Báo The Christian Science Monitor của Mỹ mới đây đã thống kế 6 công nghệ tên lửa đang gây chú ý nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Cùng với sự kiện Ấn Độ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa thành công và Triều Tiên phóng tên lửa thất bị, chủ đề về tên lửa đang chiếm vị trí nổi bật thời gian gần đây. Sau đây là 6 hệ thống tên lửa tiên tiến nhất đang là chủ đề nóng trong những tuần gần đây: 3 hệ thống tên lửa tấn công và 3 hệ thống tên lửa phòng thủ. 1. Tên lửa Agni-5 của Ấn Độ Ấn Độ tiến hành thử tên lửa đạn đạo đầu tiên có khả năng tấn công các thành phố lớn của Trung Quốc như: Bắc Kinh và Thượng Hải. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 của Ấn Độ Sau vụ thử lần này, các nhà khoa học Ấn Độ tin rằng, Ấn Độ đã trở thành một trong những cường quốc sở hữu công nghệ tên lửa tiên tiến và hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Agni-5 là loại tên lửa được Ấn Độ hoàn toàn tự sản xuất, có tầm bắn lên tới 5.000km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng 1,5 tấn.. Agni-5 được cho là sẽ cản trở Trung Quốc trước tham vọng gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực. Mặc dù Ấn Độ đã sở hữu tên lửa hạt nhân, nhưng Agni-5 là loại tên lửa đạn đạo đầu tiên có thể tấn công các mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Trung Quốc. Không những thế, nó sẽ làm suy giảm những ảnh hưởng về quân sự và chính trị từ quốc gia có dân số lớn nhất thế giới này. 2. Tên lửa Ngân Hà -3 của Triều Tiên Chưa đầy 1 tuần trước khi Ấn Độ thử tên lửa, Triều Tiên đã tiến hành phóng tên lửa Ngân Hà-3 nhưng thất bại. Tên lửa Ngân Hà-3 của Triều Tiên Mặc dù Bình Nhưỡng đã thừa nhận thất bại trước các phương tiện truyền thông nước ngoài. Tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng, đó là một vụ tên lửa đạn đạo tầm xa trá hình. Tên lửa này đã rơi xuống vùng biển Hoàng Hải ngay sau khi khởi động. 3. Tên lửa hành trình mới của Hàn Quốc Sau khi Triều Tiên bắn thử tên lửa, gần như để đáp trả lại điều này, Hàn Quốc tuyên bố sẽ triển khai một loại tên lửa hành trình mới để đối phó với Triều Tiên. Hàn Quốc triển khai tên lửa hành trình mới nhất để đối phó với Triều Tiên Đài tiếng nói Mỹ bình luận, loại tên lửa hành trình mới này của Hàn Quốc có tầm bắn khoảng 1.500 km, đây là loại tên lửa được phát triển hoàn toàn bằng công nghệ của Hàn Quốc. Quân đội Hàn Quốc đã không tiết lộ tên gọi của nó, nhưng các chuyên gia cho rằng loại tên lửa hành trình mới này của Hàn Quốc có tên là “Bazan”. Quân đội Hàn Quốc đã cho ra mắt một video trong lần bắn thử thành công loại tên lửa này. Điều này hoàn toàn trái ngược với tuyên bố trước đó của Triều Tiên là Hàn Quốc đã thử tên lửa thất bại. 4. Hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ Cùng với sự thịnh hành của nhiều loại tên lửa trên thế giới, Mỹ muốn đẩy mạnh triển khai các hệ thống tên lửa đánh chặn tương ứng để bảo vệ mình. Hệ thống tên lửa Patriot (ảnh minh hoạ) Thời kỳ Tổng thống George W. Bush lên nắm quyền, các quan chức Mỹ và NATO đã ủng hộ mạnh mẽ việc bố trí một hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu. Kế hoạch cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền Obama hiện tại, cho dù có đôi chút thay đổi. Nhưng nó lại khiến Nga cảm thấy không hài lòng. Điện Kremlin cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là nhằm chống lại Nga và kho tên lửa đạn đạo khổng lồ Nga. Đài RFE đưa tin, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen mới đây đã nhắc lại một lần nữa, hệ thống này sẽ không đe dọa gì đến an ninh nước Nga. 5. Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 của Iran Hiện này, có lẽ có rất nhiều quốc gia đang xem xét việc làm thế nào để đối phó với tên lửa của Iran khi nước này quyết định phát triển hệ thống tên lửa phòng thủ hiện đại S-300. Hệ thống tên lửa S-300 của Iran do Nga chế tạo Theo kế hoạch sơ bộ, Iran cần mua thêm hệ thống tên lửa S-300 của Nga. Tuy nhiên, các kế hoạch này bị cản trở bởi Nga muốn thực hiện theo các lệnh trừng phạt mới của các nước phương Tây. Theo báo cáo chính thức của đài truyền hình Press TV, Iran đã tuyên bố rằng, họ có thể phát triển hệ thống tên lửa S-300 theo phiên bản của riêng mình và công tác này đang thu được những kết quả đang kể. Theo thông tấn xã Fars bán chính thức của Iran, nước này đã công khai chỉ trích kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa tại vùng Vịnh của Mỹ, cho đây là ý đồ thao tùng khu vực Trung Đông dưới vỏ bọc của mối đe dọa từ tên lửa Iran. 6. Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel Iron Dome là hệ thống đánh tên lửa chặn tiên tiến nhất mà Israel triển khai tại miền nam và bên ngoài Dải Gaza. Hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome của Israel Hệ thống tên lửa Iron Dome cũng là kết quả của một phần giúp đỡ về kinh phí và thiết kế của Mỹ, nó có khả năng theo dõi tên lửa đang bay và có thể phán đoán được các vị trí mà tên lửa của đối phương muốn hướng tới. Nếu khu vực bị ảnh hưởng là các thành phố thì hệ thống này sẽ tự khởi động các tên lửa để tiến hành đánh chặn. Mặc dù đắt tiền (mỗi tổ hợp tên lửa này có giá trị 21 triệu USD), nhưng Iron Dome là hệ thống tên lửa đánh chặn rất khả thi. Lầu Năm Góc đã tính toán rằng, khả năng bặn hạ các tên lửa tấn công của nó đạt hiệu quả đến 80%. |
Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012
>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới
Nhãn:
Hệ thống tên lửa,
tên lửa,
Tên lửa đánh chặn
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét