Việt Nam đã ký hợp đồng với Rosoboronexport để bổ sung thêm hai tàu khu trục nhỏ thuộc Dự án Gepard 3.9. Hãng tin Interfax của Nga hôm nay cho hay Việt Nam đã ký hợp đồng với Cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport để cung cấp bổ sung thêm hai tàu khu trục nhỏ thuộc Dự án Gepard 3.9. Interfax dẫn lời Phó Giám đốc Nhà máy Zelenodolsk Gorky Sergei Rudenko rằng nếu hai tàu Gepard đầu tiên của Việt Nam được trang bị các tên lửa hiện đại nhất hiện nay của Nga thì hai tàu tiếp theo sẽ được "trang bị thêm các thiết bị chống ngầm". Trong vài năm qua, Việt Nam đã ký kết với Nga một số hợp đồng cung cấp các tàu nổi và tàu ngầm cho Hải quân. Đặc biệt, trong năm 2005, Việt Nam đã mua 12 tàu thuộc dự án 12418, và bắt đầu được cấp giấy phép lắp ráp các tàu này tại Việt Nam vào mùa thu năm 2010. Theo báo Nga trong năm 2009, Việt Nam mua 6 tàu ngầm diesel lớp Varshavyanka của Nga thuộc Dự án 636 với tổng giá trị 1,8 tỷ đôla. Ngoài ra, trong tháng 4 năm 2011, Việt Nam đã thỏa thuận với Nga về việc cung cấp các phụ tùng thay thế và các công cụ cần thiết để bảo trì trang thiết bị hàng hải. Hộ vệ hạm Đinh Tiên Hoàng Trong một hợp đồng được ký kết giữa Hải quân Việt Nam và Nga năm 2008, phía Việt Nam đã đặt mua của Nga 2 chiếc tàu đa năng hạng nhẹ Gepard-3.9 để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải quân và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển. Khi cần thiết, Gepard 3.9 có thể săn tìm, theo dõi, tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật. Hai chiếc Gepard-3.9 đã được bàn giao vào năm 2011. Chiếc đầu tiên mang tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và chiếc thứ hai mang tên Lý Thái Tổ (HQ-012). Cả hai được biên chế vào Hải quân Nhân dân Việt Nam, trong đó Đinh Tiên Hoàng (xem video) được biên chế vào tháng 3/2011 còn Lý Thái Tổ được biên chế vào tháng 8/2011. Hộ vệ hạm Lý Thái Tổ Tính năng kỹ thuật của Gepard 3.9 Gepard 3.9 có khả năng hoạt động độc lập cũng như có thể tác chiến với cả tàu ngầm và tàu chiến, tiêu diệt các mục tiêu trên không. Gepard 3.9 rẽ nước 2.100 tấn, dài 102,2m, rộng 13,1m, mớn nước cao 3,8m. Tốc độ tối đa 28 hải lý/ giờ. Tầm hoạt động 5.000 hải lý. Độ dài của một chuyến đi: 20 ngày. Sử dụng turbine dùng cả dầu và khí gas có thể đi 5.000 dặm mà không cần tiếp nhiên liệu. Hệ thống vũ khí Gepard 3.9 được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm 4 bệ phóng, mỗi bệ có 16 quả tên lửa chống tàu nổi Kh - 35E. Một súng 76,2 mm AK-176M đặt ở mũi tùi dùng để chống mục tiêu trên mặt nước, mặt đất và máy bay tầm thấp có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15km và bay cao 11,5km. 3 tên lửa pháo phòng không cao tốc Palma-SU có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000m và bay cao 3.500m, thời gian phản ứng của hệ thống là 3,5s. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút. 2 súng máy 30mm AK-630 M. 2 ống phóng ngư lôi 533 mm. 1 dàn 12 ống phóng rocket RBU-6000 chống ngầm. Ngoài ra, Gepard có thể mang theo một máy bay trực thăng hải quân Ka-28 hoặc máy bay trực thăng KA-31 ở đuôi tàu có nhiệm vụ chính là chống ngầm. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hộ vệ hạm Đinh Tiên Hoàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hộ vệ hạm Đinh Tiên Hoàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011
>> Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu Gepard 3.9
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)