Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 22 tháng 5 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Thụy Điển phát triển tiêm kích trên hạm Sea Gripen



Công ty Saab (Thụy Điển) ngày 24.5 tuyên bố sẽ thành lập tại Anh một viện thiết kế làm nhiệm vụ phát triển Sea Gripen, biến thể trên hạm của tiêm kích JAS 39 Gripen NG.


Đồng thời, công ty cũng sẽ mở văn phòng đại diện tại London để tuyển dụng chuyên gia cho viện thiết kế này.

Dự kiến, viện nghiên cứu ở Anh sẽ đi vào hoạt động trong mấy tháng tới. Giai đoạn 1 phát triển Sea Gripen - giai đoạn thiết kế sẽ kéo dài 12-18 tháng, sau đó Saab sẽ chế tạo một mẫu chế thử để thử nghiệm ở Linkoping, Thụy Điển. Các tiêm kích Sea Gripen sản xuất loạt có thể bắt đầu chuyển giao cho khách hàng từ năm 2018.









Hiện chưa rõ, Saab dự định bán Sea Gripen cho những nước nào, song họ có nêu hải quân Brazil và Ấn Độ là những khách hàng tiềm năng.

Saab đã tiến hành các tính toán ban đầu cho dự án Sea Gripen từ 5 năm trước. Theo thiết kế, máy bay có thể sử dụng trên các tàu sân bay có lượng giãn nước không dưới 25.000 tấn (tàu sân bay São Paulo của Brazil có lượng giãn nước 33.000 tấn). Trong quá trình phát triển máy bay, Saab hy vọng sử dụng những kết quả nghiên cứu của Anh trong lĩnh vực máy bay trên hạm.

Trước đó, được biết liên doanh Eurofighter dự định chế tạo biến thể trên hạm của tiêm kích Typhoon. 33% cổ phần của liên doanh này thuộc về công ty BAE Systems (Anh). Tại triển lãm hàng không Aero India 2011 ở Bangalore, tháng 2.2011, Eurofighter đã mời chào Bộ Quốc phòng Ấn Độ mua Typhoon trên hạm cho hải quân nước này.

Typhoon trên hạm sẽ có bộ càng vững chắc hơn, móc hạ cánh và các động cơ điều khiển vector lực kéo theo phương thẳng đứng. Còn kết cấu chung của máy bay sẽ thay đổi không đáng kể.
[VietnamDefence news]


>> Indonesia mua 16 T-50 Đại bàng Vàng



Trong lễ ký ở Jakarta, công ty Korea Aerospace Industry (KAI) đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Indonesia cung cấp 16 máy bay huấn luyện phản lực T-50 Golden Eagle, tổng trị giá ước 400 triệu USD.

Tháng 4.2011, KAI đã được chọn làm nhà thầu ưu tiên trong cuộc đấu thầu bán máy bay huấn luyện phản lực mới cho Không quân Indonesia. Trong quá trình đàm phán sau đó, hai bên đã thảo luận các điều kiện và thời hạn giao hàng, trang thiết bị mặt đất, việc bảo dưỡng kỹ thuật và cung cấp phụ tùng.

Theo Korea Herald, hợp đồng vừa ký sẽ có hiệu lực ngay sau khi Bộ Tài chính Indonesia và Ngân hàng Xuất-nhập khẩu Hàn Quốc hoàn tất đàm phán khía cạnh tài chính của hợp đồng. Nếu tất cả các thủ tục được hoàn tất thuận lợi thì hợp đồng này là thương vụ xuất khẩu đầu tiên máy bay T-50.


Hiện nay, T-50 chỉ dùng để huấn luyện phi công tiêm kích của Không quân Hàn Quốc. Trước đó, T-50 đã thua máy bay M-346 Master của Italia trong các cuộc đấu thầu mua máy bay huấn luyện phản lực của không quân UAE và Singapore.

Những chiếc T-50 đầu tiên sẽ được bàn giao cho Indonesia vào năm 2013. T-50 sẽ thay thế các máy bay huấn luyện-chiến đấu vũ Hawk Mk.53 của Không quân Indonesia vốn dự kiến bị loại bỏ trong năm 2011.

Tham dự cuộc thầu, ngoài KAI, còn có Embraer (Brazil), Alenia Aermacchi Italia), Aero Vodochody (Czech) và Rosoboronoexport với các máy bay lần lượt là EMB-314 Super Tucano, M-346 Master, L-159B ALCA và Yak-130. Trong một thời gian dài, 2 loại máy bay Yak-130 của Nga và L-159B của Czech được Indonesia xem như phương án thay thế có thể cho Hawk. Năm 2010, Indonesia đã 2 lần công bố Embraer thắng thầu. Vì thế, việc lựa chọn T-50 là một bất ngờ lớn.

T-50 đã được đưa vào tham gia tranh thầu cùng với sự củng cố quan hệ quốc phòng Hàn Quốc-Indonesia. Hai bên đã ký hợp đồng hợp tác phát triển tiêm kích KF-X thế hệ 4.5.

Trước đó, KAI tuyên bố, T-50 được chọn trong điều kiện cạnh tranh ác liệt với các máy bay khác và công ty hy vọng thương vụ với Indonesia sẽ có hiệu ứng tích cực khi đàm phán bán T-50 cho Israel, Ba Lan, Mỹ và Ấn Độ.

Quân đội Indonesia cùng từng tuyên bố không loại trừ khả năng mua máy bay huấn luyện của một hãng dự thầu khác sau khi ký hợp đồng với hãng thắng thầu.

T-50 do KAI hợp tác với Lockheed Martin (Mỹ) phát triển trong một dự án 13 năm, trị giá khoảng 2.000 tỷ won (1,8 tỷ USD). Theo KAI, việc sử dụng Golden Eagle cho phép giảm 20% giờ bay và 30% thời gian huấn luyện.

T-50 Golden Eagle 2 chỗ ngồi, có khả năng đạt tốc độ đến 1.700 km/h, tầm bay đến 1.900 km. Thiết bị avionics, các hệ thống điều khiển bay và cánh của T-50 do Lockheed Martin sản xuất. T-50 được trang bị động cơ F404 của General Electric (Mỹ).

Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, Không quân Indonesia còn dự định sử dụng T-50 làm tiêm kích hạng nhẹ.
[VietnamDefence news]


>> Việt Nam sắp sản xuất siêu tên lửa Yakhont



Quan hệ hợp tác Nga-Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.



Tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont


Trong tương lai, hợp tác kỹ thuật quân sự song phương sẽ còn mở rộng hơn nữa. Nga đang hợp tác với Việt nam về tất cả các loại vũ khí trang bị.

Trong quá trình hiện đại hóa hoàn toàn Hải quân, Việt Nam đã trở thành một trong những khách hàng lớn nhất của vũ khí trang bị hải quân Nga. Tổng giá trị các đơn đặt hàng mua vũ khí hải quân của Việt Nam có thể sánh với các hợp đồng hiện tại đang thực hiện cho Hải quân Ấn Độ.

Cuối năm 2009, Nga và Việt Nam ký hợp đồng mua bán 6 tàu ngầm diesel Projekt 636 Kilo trị giá gần 1,8 tỷ USD. Ngày 26.8.2010, tại xưởng đóng tàu Admiralteiskye Verfi đã diễn ra lễ khởi đóng tàu ngầm đầu tiên trong 6 chiếc Kilo mà Hải quân Việt Nam đặt hàng. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Club-S.

Ba tháng sau khi ký hợp đồng, hai bên đã bắt đầu đàm phán về việc xây dựng căn cứ tàu ngầm và hạ tầng liên quan. Dự án này trị giá dự đoán tương đương, hoặc thậm chí lớn hơn giá trị các tàu ngầm.

Việt Nam muốn Nga cấp tín dụng xây dựng cả căn cứ tàu ngầm, cũng như các loại tàu khác (kể cả tàu cứu hộ và bảo đảm) và máy bay hải quân.

Lực lượng tàu ngầm và không quân hải quân là những đơn vị mới trong quân đội Việt Nam.

Dự án lớn thứ hai trong lĩnh vực vũ khí hải quân là chương trình mua sắm và đóng theo giấy phép các tàu tên lửa Molnya, tổng trị giá ước 1 tỷ USD. Trong thập niên 1990, Việt Nam đã nhận được 4 tàu tên lửa Projekt 1241RE Molnya trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Termit. Năm 1993, Việt Nam mua giấy phép đóng các tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran Việc chuyển giao các tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và công nghệ để đóng các tàu này bắt đầu từ năm 2005. Từ năm 2006, bắt đầu quá trình chuẩn bị đóng tàu. Theo hợp đồng ký năm 2003, 2 tàu Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran dự định đóng tại Nga và 10 tàu còn lại đóng theo giấy phép tại Việt Nam. Tàu Molnya Projekt 1241.8 với hệ thống Uran-E đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2007, chiếc thứ hai vào năm 2008. Năm 2010, việc đóng theo giấy phép 10 tàu trong giai đoạn đến nă 2016 bắt đầu với việc khởi đóng tàu đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nga vẫn tiếp tục chương trình cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Mùa hè năm 2002, 2 tàu tuần tra Projekt 10412 Svetlyak, do Hải quân Việt Nam đặt hàng đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Almaz (St. Petersburg). Hai tàu này đã được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 1.2003. Trị giá mỗi tàu là 10-15 triệu USD.

Các tàu này đóng theo hợp đồng ký giữa Việt Nam và Rosoboronoexport vào tháng 11.2001. Tàu lớp Svetlyak dùng để bảo vệ hải phận, các tuyến giao thông ven bờ và chống đánh cá trộm. Vũ khí trên tàu gồm 2 ụ pháo АК-306, 1 bệ phóng tên lửa phòng không Igla-1М.

Hồi đó, Việt Nam cũng bày tỏ ý định tiếp tục đóng tàu Svetlyak (tổng số lên tới 10-12 chiếc). Chương trình này tiếp tục vào năm 2009. Mùa hè 2009, 2 xưởng đóng tàu Nga (hãng đóng tàu Almaz và Nhà máy sửa chữa tàu Vostochnaya Verf ở Vladivostok) đã khởi đóng tổng cộng 4 tàu Projekt 10412 Svetlyak (mỗi xưởng đóng 2 tàu) theo đơn đặt hàng của Việt Nam.

Projekt 10412 do hãng TsMKB Almaz ở St. Petersburg thiết kế. Tàu có khả năng đi biển tốt, tốc độ gần 30 hải lý/h. Tàu được trang bị 1 khẩu pháo, các súng máy phòng không, thủy thủ đoàn gồm 28 người.



Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P Bastion-P

Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006.

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

Tháng 1.2002, công ty Kronshtadt đã cung cấp cho Hải quân Việt Nam hệ thống huấn luyện tổng hợp Laguna-1241RE. Kronshtadt đã sử dụng các công nghệ phần mềm hệ thống huấn luyện của công ty Tranzas để thiết kế hệ thống Laguna.

Laguna được sử dụng để huấn luyện các kỹ năng điều khiển các tàu tên lửa lớp Projket 12141RE trang bị hệ thống tên lửa Termit được cung cấp cho Việt Nam trong những năm 1990.

Việt Nam cũng bày tỏ ý định mua hệ thống huấn luyện tổng hợp cho 3 tàu Projekt 1241RE, Projekt 1241.8 và cho các frigate mới mua Gepard-3.9.

Tháng 9.2006, hãng Rosoboronoexport đã ký hợp đồng với Hải quân Việt Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống huấn luyện Laguna-1241RE và cung cấp các hệ thống huấn luyện mới cho các tàu tên lửa Projekt 1241RE và 1241.8 Molnya. Hợp đồng đã được thực hiện vào tháng 12.2007.

Nga cũng đang thực hiện các dự án lớn bán máy bay chiến đấu và vũ khí phòng không cho Việt Nam.
[VietnamDefence news]


>> Thượng viện Mỹ 'bật đèn xanh' cho Đài Loan mua F-16



Gần 50% các Thượng nghị sỹ của Thượng viện Mỹ đồng ý bán thêm máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan.

Các Thượng nghị sỹ Mỹ cho rằng, nếu không bán thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan, hòn đảo này sẽ mất dần khả năng tự vệ trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.

Tại một buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke làm đại sứ tại Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Robert Menendez cho biết, 40 thành viên của Thượng viện sẽ gửi một lá thư cho Tổng thống Obama thúc giục bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan.

Ông Menendez cho biết rất quan tâm đến tốc độ chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc, Mỹ cần đưa ra một quyết định về việc bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan. “Nếu chúng ta rời bỏ Đài Loan, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình” Thượng nghị sỹ Menendez nói.

Rất hiếm khi cùng một lúc có nhiều nhà lập pháp gửi thư cho Tổng thống, do đó, Thượng nghị sỹ Menendez hy vọng rằng Bộ trưởng Locke sẽ ủng hộ việc bán F-16 cho Đài Loan.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke cho biết: “Mỹ đứng bên cạnh Đài Loan để đảm bảo rằng họ có thể bảo vệ mình và khả năng tự vệ của họ sẽ không bị sói mòn”.

Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời, mọi khả năng đều được đặt ra, ngay cả một chiến dịch quân sự để thu phục hòn đảo này.



Đài Loan vẫn đang mong muốn sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới, nhằm duy trì khả năng tự vệ.

Mỹ đã thiết lập ngoại giao với Bắc Kinh vào năm 1979, cùng với thời điểm đó Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua Đạo luật quan hệ với Đài Loan. Trong đó, có điều khoản yêu cầu chính quyền cung cấp vũ khí để đảm bảo khả năng phòng thủ của Đài Bắc.

Năm 2010, Mỹ đã phê duyệt hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không Patriot, trực thăng Black Hawk, nhưng không có các máy bay chiến đấu F-16 mới. Hợp đồng này đã khiến Bắc Kinh tức giận, sau đó, quan hệ ngoại giao quân sự giữa đôi bên bị cắt đứt suốt năm 2010.

Dù quan hệ ngoại giao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đang có những cải thiện rõ rệt, song Tổng thống Mã Anh Cữu vần nhiều lần yêu cầu Mỹ bán máy bay chiến đấu F-16 mới, thậm chí là cả tàu ngầm.

Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Gates đến Bắc Kinh đầu năm 2011, các nhà phân tích chính trị cho rằng, nhiều khả năng Đài Bắc sẽ không còn cơ hội để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới.

Tuy nhiên, mọi chuyện đang đi theo chiều hướng ngược lại, kể từ sau chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bình Đức đến Mỹ. Đặc biệt sau những lời phát biểu của ông tại đây.

Như vậy, với việc đa số các Thượng nghị sỹ trong Thượng viện Mỹ “bật đèn xanh” bán F-16 cho Đài Loan, Đài Bắc đang đứng trước cơ hội hiến có để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu mới. Nếu điều này được thông qua, Washington sẽ phải đối mặt thái độ của Bắc Kinh.
[BDV news]


>> Lần đầu tiên Philippines không mua trực thăng của Mỹ



Bộ Quốc phòng Philippines đã ký hợp đồng mua 8 trực thăng đa nhiệm W-3A Sokol của Công ty PZL Swidnik (Ba Lan).


Flightlobal cho biết, hợp đồng chuyển nhượng 8 trực thăng Sokol cho Philippines sẽ có giá 2,8 tỷ peso Philippines, tương đương 64,5 triệu USD.

Theo các điều kiện của đồng, Philippines sẽ nhận 4 chiếc trực thăng đầu tiên vào tháng 11/2011, số còn lại sẽ được bàn giao vào quý 2 năm 2012.



Trực thăng W-3A Sokol. Ảnh galerie.paluzga.net

Theo bình luận của các chuyên gia quân sự nước ngoài, mục đích các nhà quân sự Philippines mua trực thăng của Ba Lan là dùng để chiến đấu trong đội hình của các thăng UH-1H/V Iroquois, loại trực thăng có vai trò vận chuyển là chính.

Hiện, trong trang bị của Không quân Philippines có tất cả 88 chiếc trực thăng UH-1H/V Iroquois, trong đó phần lớn được sử dụng từ những năm 1970.

Đầu tháng 11/2010, Philippines đã được Mỹ “cho không” 5 chiếc UH-1 đã qua sử dụng.

Có thể thấy rằng, đây là lần đầu tiên Philippines mua trực thăng quân sự mà không phải do Mỹ sản xuất. Điều này có thể cho thấy ý định của Chính phủ Philippines trong tương lai là muốn đa dạng hoá các loại máy bay cho không quân.



Trực thăng W-3A Sokol có thể nâng tải nặng 2 tấn. Trực thăng W-3A Sokol có thể chở được 12 người, tăng tốc đến 260 km/h và tầm hoạt động lên tới 745km.



Philippines đang xem xét khả năng hiện đại hoá các trực thăng tấn công hạng nhẹ MD Helicopters MD 520.

Theo kế hoạch cải tiến, trực thăng MD Helicopters MD 520 sẽ được nâng cấp hệ thống điện tử, lắp đặt thiết bị quan sát đêm và thay động cơ cũ bằng động cơ có công suất lớn hơn.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các yêu cầu về việc hiện đại hoá loại trực thăng trên chưa được chính thức thông qua.

W-3A Sokol là loại trực thăng đa nhiệm do Công ty PZL Swidnik của Ba Lan sản xuất, trên cơ sở trực thăng đa nhiệm Kania. Nhà sản xuất bắt đầu thiết kế 5 chiếc W-3A Sokol thử nghiệm vào năm 1978.

Trong đó chiếc đầu tiên thực hiện chuyến bay đầu tiên vào 16/11/1979, chiếc thứ hai – 6/5/1982, sản xuất hàng loạt bắt đầu vào năm 1985. Lô hàng đầu tiên gồm 50 chiếc được chế tạo vào năm 1991.
[BDV news]


>> Mỹ dùng vũ khí hạt nhân chia rẽ châu Âu



Washington đã bí mật giúp đỡ Pháp đạt được sự tiến bộ trong công nghệ hạt nhân vào những năm 1970.


Thỏa thuận hợp tác hạt nhân giữa Pháp và Mỹ được chính thức ký kết vào năm 1996, song các hoạt động hỗ trợ bí mật đã được thực hiện từ rất lâu trước đó.

Các tài liệu mật được công bố bởi AFP cho thấy, trong những năm 1970, chính quyền của Tổng thống Mỹ Nixon đã bật đèn xanh cho việc bí mật giúp đở Pháp phát triển vũ khí hạt nhân nhằm gây chia rẽ châu Âu.

Việc giải mã các tài liệu mật cho thấy, ông Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ lúc đó tiết lộ, ông muốn làm cho người Pháp nghĩ rằng họ có thể cạnh tranh với Anh và làm suy yếu những nỗ lực thống nhất châu Âu.

Pháp đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1960, trở thành quốc gia thứ tư sau Mỹ, Liên Xô và Anh sở hữu vũ khí hạt nhân như một nỗ lực của Tổng thống Charles de Gaulle nhằm đưa nước Pháp trỏ thành một cường quốc.

Trước đó, 3 đời Tổng thống Mỹ đã từ chối hợp tác về vũ khí hạt nhân với Pháp vì lo ngại những chính sách ngoại giao của Tổng thống De Gaulle tạo ra một cuộc chay đua vũ trang dẫn đến việc nước Đức sở hữu vũ khí hạt nhân.


Sự tiến bộ trong công nghệ hạt nhân của Pháp có bàn tay của Washington.

Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Nixon nhận thấy chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Pháp là không thể dừng lại được, thay vào đó nên giúp đỡ Pháp và tạo ra đòn bẩy chiến lược.

Tại thời điểm đó, luật pháp Mỹ ngăn cản các hỗ trợ nước ngoài trực tiếp phát triển công nghệ hạt nhân. Do đó chính quyền Nixon đã gián tiếp cung cấp các tài liệu cho phía Pháp.

Robert Galley, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp dưới thời Tổng thống Georges Pompidou yêu cầu Mỹ hướng dẫn việc phát triển đầu đạn hạt nhân.

Trong một báo cáo gửi cho Tổng thống Nixon, ông Henry Kissinger nói rằng, Mỹ sẽ cung cấp thông tin cho phía Pháp một cách từ từ. Theo đó, Mỹ sẽ làm một điều gì đó cho nước Pháp hiểu biết thêm về công nghệ hạt nhân. Nhưng không phải tất cả được cung cấp một lúc, báo cáo nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Kissinger còn kết luận trong một tài liệu: “Chúng ta muốn giữ cho châu Âu sự phát triển đoàn kết của họ như là một khối đối với chúng ta. Nếu chúng ta giúp người Pháp mục tiêu của chúng ta sẽ được thực hiện”. Thông tin trên được lấy ra từ các tài liệu tìm thấy tại kho lưu trữ ĐH Quốc gia George Washington và Trung tâm lịch sử dự án phổ biến hạt nhân quốc tế.

Klaus Larres, một giáo sư tại ĐH Ulster cho biết, hành động của chính quyền Nixon là một bất thường đối với Mỹ.
[BDV news]


>> Gepard thứ 2 sắp về Việt Nam



Theo thông tin từ trang mạng Zdship, chiếc tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ 2 sẽ về Việt Nam trong khoảng 2 tháng nữa.


Sau khi các quá trình thử nghiệm hệ thống vũ khí, điện tử và các hệ thống liên quan thành công, chiếc tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard 3.9 được chế tạo bởi nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk sẽ lên đường về Việt Nam.

Kết quả nghiệm thu cho thấy tất cả các hệ thống thiết bị kỹ thuật trên tàu đều đáp ứng các yêu cầu trong hợp đồng đề ra.

Theo kế hoạch, chiến hạm Gepard thứ 2 này sẽ được đưa lên tàu Edietransporter vào ngày 26/5, tàu chuyên dụng để chở các tàu thuyền.



Tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 sắp về đến Việt Nam.


Dự kiến chiếc tàu Edietransporter này sẽ cập cảng Việt Nam trong khoảng 65 ngày nữa.

Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đã được cải thiện hiệu suất cho khả năng đi biển, khả năng cơ động cao, nhanh nhẹn trong xử lý tình huống và tầm hoạt động.

Theo nhà sản xuất, nội thất của tàu đã được sửa đổi nhằm tăng độ tiện nghi cho thủy thủ đoàn. Đặc biệt, theo các chuyên gia của nhà máy đóng tàu, chiếc Gepard thứ 2 này được cải tiến khá nhiều so với trước, tiện lợi hơn trong hoạt động bảo trì và hoạt động
[BDV news]


Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc - Israel muốn thoát khỏi sự theo dõi của Mỹ?



Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã có chuyến thăm chính thức đến Israel nhằm thúc đẩy mối quan hệ quân sự giữa đôi bên.

Tại Thủ đô Tel Aviv, Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel ông Ehud Barak, Tư lệnh Hải quân Israel, Đô đốc Eliezer Marom.

Nội dung cuộc hội đàm giữa các quan chức cấp cao hai bên không được công bố, tuy nhiên theo một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Israel, chuyến thăm có liên quan tới những thay đổi về thương mại quốc phòng giữa 2 nước.

Từ lâu nay, quan hệ thương mại quốc phòng giữa Tel Aviv và Bắc Kinh phải chịu sự chi phối từ phía Washington. Phía Mỹ nhiều lần lên tiếng cảnh báo và phủ quyết các hoạt động chuyển giao công nghệ từ Israel cho Trung Quốc, đất nước mà Washington luôn coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược, nếu không muốn nói là “kẻ thù tiềm năng”.

Trước đó, Washington ép Israel phải hủy bỏ hợp đồng chuyển giao các công nghệ của tiêm kích Lavi, hợp đồng trị giá 1 tỷ USD hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Phalcon, ngăn cấm Israel bán các máy bay trinh sát không người lái cho Bắc Kinh.


Đô đốc Ngô Thắng Lợi trong buổi hội đàm với Bộ trưởng BQP Ehud Barak.

Không chỉ vậy, Israel phải tham vấn ý kiến của Washington trước khi thực hiện bất kỳ hợp đồng mua bán vũ khí ra nước ngoài.

Tuy nhiên, sau cuộc hội đàm với Đô đốc Ngô, một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Quốc phòng Israel cho biết: “Chính sách của chúng tôi đối với người bạn Mỹ gần gũi vẫn không thay đổi”. Đồng thời, ông này vẫn tìm cách từ chối giải thích mục đích chuyến thăm của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc.

Thực tế cho thấy, mối quan hệ thương mại quân sự với Israel mang lại cho Trung Quốc một lối đi mới, một cách gián tiếp để tiếp cận công nghệ cao từ phương Tây.

Việc mua lại bản vẽ khí động học của máy bay tiêm kích Lavi đã bị hủy bỏ của Israel mang lại cho công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc một lối thoát để tạo nên J-10, xương sống cho lực lượng không quân nước này.

Israel là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng rất mạnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao và là nước dẫn đầu thế giới trong công nghệ phát triển các UAV.

Mối quan hệ với Israel có ý nghĩa đặc biệt với Trung Quốc. Hiện nay, rất nhiều công nghệ từ Israel xuất hiện trong các hệ thống vũ khí hiện đại của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, mối quan hệ của Bắc Kinh với Tel Aviv luôn bị Washington theo dõi chặt chẽ và tới nay, Tel Aviv không thể tự quyết định trong các mối quan hệ thương mại quân sự với Trung Quốc.

Nhận định về chuyến thăm này của Đô đốc Ngô, các nhà phân tích chính trị cho rằng, bất kể kết quả của cuộc hội đàm giữa đôi bên như thế nào, Tel Aviv vẫn phải nhìn “nét mặt” của Washington trước khi quyết định các hợp đồng thương mại quân sự với Bắc Kinh.
[BDV news]


>> Vũ khí hiện đại của lực lượng đột kích SEAL



Đầu tháng 5/2011, lực lượng đặc biệt SEAL của Mỹ, một lần nữa, thu hút sự quan tâm của giới truyền thông quốc tế bằng việc tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.


Lực lượng đột kích SEAL hay còn gọi là “Hải cẩu” thuộc Quân đội Mỹ có khả năng chiến đấu trên cả 3 địa hình: nhảy dù trên không, chiến đấu dưới nước, và trên cạn.

Vì SEAL gánh vác sứ mệnh đặc biệt, nên các trang thiết bị, vũ khí tiên tiến nhất của lực lượng này luôn được quân đội Mỹ ưu tiên trang bị. Chiếc trực thăng bí ẩn được sử dụng trong cuộc tấn công tiêu diệt Osama bin Laden lần này chính là điển hình nổi bật nhất.

Trong những năm gần đây, trang thiết bị vũ khí của quân đội Mỹ ngày càng phong phú và hiện đại, điều này là do tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ điện tử, đã thúc đẩy việc xây dựng mạng lưới hóa, kỹ thuật số của quân đội Mỹ.

Một loạt các thiết bị trinh sát, hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt máy bay trinh sát không người lái đang được phát triển nhanh chóng. Cuộc chiến tranh nhiều năm ở Iraq và Afghanistan hay bất kỳ chiến trường đặc biệt nào đều rất cần đến SEAL. Do đó, trong tương lai quân đội Mỹ sẽ trạng bị cho SEAL những vũ khí hiện đại hơn

Súng trường bắn tỉa loại mới thay thế M-4

Trong giai đoạn diễn ra cuộc chiến tranh ở Iraq, Afghanistan, súng M-4 trước đó được coi là loại súng hoàn hảo, loại súng này cũng được trang bị cho SEAL, tuy nhiên, M-4 cũng đã bắt đầu để lộ những điểm yếu như uy lực của các viên đạn không đủ độ chính xác và tin cậy. Một loại các thử nghiệm đã được tiến hành cho thấy tỷ lệ kẹt đạn rất cao.



Súng trường tấn công đặc chủng FN SCAR.


Để giải quyết vấn đề này, quân đội Mỹ đã áp dụng hai phương pháp, một là cải tiến tính năng của súng M-4; hai là sử dụng súng trường bắn tỉa loại mới để thay thế M4.

Loại súng được quân đội Mỹ dự định thay thế là súng trường tấn công đặc chủng SCAR của công ty FN. Kết hợp với súng phóng lựu MK-13, thì loại súng này có thể thay thế toàn bộ loại súng M-4A1,MK-18, súng trường bắn tỉa MK-12 và súng truờng MK-14.

Súng phóng lựu tự động XM – 25

Hiện nay, súng phóng lựu XM - 25 mới của quân đội Mỹ đã được thử nghiệm thực tế ở chiến trường Afghanistan. XM-25 có cỡ nòng 25 mm được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến, có thể dự đoán chính xác khoảng cách mục tiêu trước khi phóng và cài đặt giờ nổ cho lựu đạn.

Sau khi phóng lựu đạn vào các mục tiêu trên không, nó sẽ tự động phát nổ và sát thương đối phương.



Súng phóng lựu XM – 25.


Hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến của XM-25 sẽ hỗ trợ đáng kể các thủ thuật tấn công của binh sỹ SEAL và giảm thiểu thương vong, thậm chí thiết bị này còn có thể thay thế một số chức năng của súng cối, đối với lực lượng chiến đấu đặc biệt như SEAL thì trọng lượng được mang theo rất hạn chế, nên thiết bị này rất thích hợp với đặc thù chiên đấu của SEAL.

Súng trường bắn tỉa mới XM2010 và M107

Để tăng cường hơn nữa độ chính xác khi bắn, Quân đội Mỹ dự định trong tương lai lực lượng SEAL có thể sẽ được sử dụng súng trường bắn tỉa XM2010 cỡ nòng 7,62 mm và súng trường bắn tỉa M107 loại 12,7 mm.

Tất nhiên là loại súng mới này chỉ là thay đổi về lượng, và để có thể mang lại những thay đổi về chất cho việc bắn tỉa chính là tập trung cho phát triển đạn có điều khiển.



Súng trường bắn tỉa mới XM2010.


Viện nghiên cứu cấp cao của Bộ Quốc Phòng Mỹ (DARPA) đang thực hiện kế hoạch phát triển vũ khí quân sự có độ chính xác cao, trong đó sẽ tập trung nghiên cứu chế tạo một loại đạn cỡ 12,7 mm có điều khiển.

Do vậy, súng bắn tỉa không chỉ có thể bắn trúng mục tiêu đang chuyển động nhanh trong các điều kiện môi trường không thuận lợi như gió lớn, mà phạm vi bắn cũng xa hơn so với loại đạn thông thường.

Tàu chiến đấu đặc chủng

Các loại tàu được lực lượng SEAL thường sử dụng bao gồm tàu chiến đấu đặc biệt tốc độ cao MkV, thuyền hơi dạng cứng 11m, thuyền cao su chiến đấu….

Trong tương lai, Tàu chiến hạng nhẹ thế hệ mới M80 Stiletto sẽ được bàn giao cho lực lượng chiến đấu đặc biệt SEAL của Mỹ.

M80 Stiletto là mẫu tàu chiến mới của Hải quân Mỹ do công ty M Ship sản xuất năm 2006, được trang bị đặc biệt theo yêu cầu của Cơ quan tác chiến đặc biệt Bộ Quốc phòng Mỹ. Đây được coi là thế hệ tàu chiến sẽ thay thế các tàu chiến hạng nhẹ trong tương lai.



Tàu chiến hạng nhẹ thế hệ mới M80 Stiletto.


M80 Stiletto được chế tạo bằng vật liệu sợi các bon có kết cấu kiểu mạng lưới. Nó được coi là chiếc tàu độc nhất trên thế giới xét về góc độ thiết kế vỏ, tốc độ di chuyển, khả năng lướt sóng, trọng tải so với các loại tàu cùng cỡ.

M80 Stiletto hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm. Bộ Quốc phòng Mỹ từng sử dụng loại tàu chiến này trong cuộc tập trận Trident Warrior tại khu vực duyên hải bang California. Sau đó, M80 Stiletto còn được triển khai tại Colombia nhằm hỗ trợ lực lượng chống ma túy tại đây.

M80 Stiletto có tốc độ nhanh và có thể hoạt động ở các khu vực gần bờ với cấu tạo vỏ hai lớp, dài 27m, rộng 12m, cao 5,6m. Vỏ tàu M80 Stiletto chế tạo bằng sợi cacbon có những ưu điểm vượt trội so với vỏ các loại tàu chiến truyền thống giúp tăng cường tốc độ. Động cơ có sức mạnh 6.600 mã lực giúp M80 Stiletto đạt tốc độ tối đa lên tới 100 km/h. Tầm hoạt động trên 800 km.

Kết cấu đặc biệt còn giúp M80 Stiletto tránh được tầm quan sát của radar đối phương nên giúp tàu có khả năng an toàn rất cao.

Đặc biệt M80 Stiletto có khả năng quay 360 độ khi di chuyển ở tốc độ tối đa. Tàu rất thích hợp cho tấn công và rút lui vói tốc độ cao. Ngoài ra, M80 Stiletto có thể giảm dấu tích khi di chuyển nhanh, do đó có tính hoạt động bí mật tốt hơn.


Tàu ngầm mini S301
Lực lượng đột kích SEAL còn được biết đến với khả năng chiến đấu linh hoạt dưới nước. Do đó, các hoạt động tác chiến dưới nước cần phải có sự hỗ trợ của tàu ngầm loại nhỏ.



Tàu ngầm mini S301.



Để cải thiện khả năng hoạt động dưới nước cho lực lượng đột kích SEAL, công ty Marlin Submarines đã trực tiếp phát triển tàu ngầm mini S301.

Cuối năm 2009 S301 đã được tiến hành thử nghiệm vận chuyển một đơn vị đầu tiên của lực lượng SEAL, các thành viên trên tàu bao gồm 2 lái tàu và 6 thợ lặn
Trực thăng kiểu mới thay đổi khả năng chiến đấu đặc biệt

Hiện tại quân đội Mỹ nghiên cứu phát triển máy bay trực thăng có người lái và không người lái. Điều này nâng cao hiệu quả đáng kể cho các hoạt động chiến đấu đặc biệt có quy mô nhỏ của SEAL.

Với máy bay có người lái kiểu mới, khi phi công nhảy dù sẽ đối mặt với ít rủi ro hơn, hiệu quả tải trọng của trực thăng cao hơn.

Đối với máy bay trực thăng không người lái, thì quyền kiểm soát có thể được giao cho lực lượng chiến đấu đặc biệt ở mặt đất, điều khiển trực thăng bay đến các vị trí định trước, có thể nâng hạ đồ vật, vận chuyển người, cũng có thể hỗ trợ chữa cháy từ trên không.

Hiện nay, đã có trực thăng AH6 đang được nghiên cứu sửa đổi thành máy bay trực thăng chiến đấu không người lái, ngoài ra, kế hoạch này còn được dự kiến triển khai với máy bay trực thăng “Black Hawk”.
[BDV news]


>> UAV Searcher II dành riêng cho thị trường Nga



Công ty Israel Aerospace Industries (Israel) đã công bố những hình ảnh đầu tiên về UAV Searcher II sản xuất riêng cho Bộ Quốc phòng Nga.


Flightglobal cho hay, việc lắp ráp các UAV Searcher II và BirdEye-400 đang được tiến hành, chẳng bao lâu nữa Israel sẽ chuyển giao sản phẩm cho bên đặt hàng (Nga).

Hiện nay, các thông số cũng như các đặc tính chi tiết về chiếc UAV mà Nga đặt hàng sản xuất vẫn chưa được tiết lộ.
Việc sản xuất và cung cấp các UAV Searcher II được thực hiện trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 400 triệu USD được hai bên ký năm 2010.

Theo điều kiện của hợp đồng, Nga sẽ nhận được các UAV Searcher II kèm theo tất cả các phụ kiện đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Quốc phòng nước này.

Theo số liệu của Flightglobal, sau khi nhận lô hàng UAV Searcher II đầu tiên, phía Nga sẽ đặt hàng mua thêm các phương tiện bay không người lái của Israel.



UAV Searcher II của Israel sản xuất riêng cho Nga

Ngày 13/10/2010, theo thông báo, Tập đoàn Oboronprom (Nga) đã ký hợp đồng với Công ty Israel Aerospace Industries mua các thành phần để lắp ráp UAV.

Các phương tiện thông tin đại chúng Israel đánh giá tổng giá trị hợp đồng này vào khoảng 300 triệu USD.

Theo kế hoạch của Nga, các UAV sẽ được lắp ráp hoàn chỉnh tại Nhà máy trực thăng Kazan.

Tháng 4/2009, Nga đã mua của Israel 12 UAV BirdEye-400, I-View Mk150 và Searcher II trị giá 53 triệu USD.

Sau đó, Nga còn ký hợp đồng mua 36 chiếc UAV với trị giá hợp đồng lên tới 100 triệu USD. Vào tháng 4/2010, Nga mua thêm của Israel 15 UAV nữa.

Đặc điểm Searcher II

Searcher II, biến thể cải tiến của UAV Searcher, là UAV trinh sát chiến thuật do Công ty IAI Malat UAV Division sản xuất. Trong biên chế của Không quân Israel, UAV Searcher II có mật danh là Meyromit II.

Lần đầu tiên Searcher II được “trình làng” trong cuộc triển lãm tại Singapore vào tháng 2/1998. Searcher II được trang bị động cơ piston UEL AR 68-1000 công suất 83 mã lực với cánh quạt đẩy 3 cánh.



UAV Searcher II của Israel.

Nhiệm vụ chính của Searcher II là trinh sát chiến trường. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để kiểm soát các hoạt động tác chiến, chỉ thị mục tiêu và có thể đóng vai trò tấn công.

Để thực hiện các nhiệm vụ này, Searcher II được trang bị tổ hợp MOSP TV/FLIR giúp theo dõi mục tiêu bằng hình ảnh truyền hình thời gian thực hoặc hình ảnh ở các bước sóng hồng ngoại. Ngoài ra, Searcher II còn được lắp đặt thêm camera màu CCD.

UAV này có thể cất cánh tại một khu đất trống không cần chuẩn bị trước, với sự hỗ trợ của máy phóng khí nén hoặc máy gia tốc phản lực.

Loại UAV này được các lực lượng vũ trang Israel đưa vào trang bị tháng 6/1998 và được cung cấp cho nhiều nước trên thế giới, trong đó có Đài Loan, Thái Lan, Sri Lanka và Singapore. Tính đến nay, Israel đã xuất khẩu tất cả hơn 100 UAV.
[BDV news]


>> 'Hùm xám' của Lục quân Mỹ



Tổ hợp tên lửa đa năng АDATS (*) , được sản xuất năm 1984, là sản phẩm hợp tác của Công ty Oerlikon Contraves (Thụy Sỹ) và Công ty Martin Marietta (Mỹ).


(*) Air Defense Anti Tank System

Tổ hợp tên lửa đa năng АDATS được sử dụng để tiêu diệt các máy bay, trực thăng, các phương tiện trinh sát không người lái cao tốc hoạt động ở tầm thấp và các mục tiêu thiết giáp mặt đất. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để phòng thủ trong trạng thái hành tiến hoặc cố định.

Thành phần

Tổ hợp được thiết kế chế tạo theo kết cấu module, cho phép lắp đặt trên các loại xe bánh xích và bánh lốp, gồm 8 tên lửa, trạm radar phát hiện các mục tiêu trên không, module quang - điện tử theo dõi mục tiêu và điều khiển tên lửa, máy tính điện tử và các trang thiết bị cần thiết khác...

Kíp chiến đấu gồm 3 người (chỉ huy, trắc thủ, thợ cơ khí kiêm lái xe).



Tổ hợp tên lửa đa năng АDATS.

Tên lửa siêu tốc

Tên lửa của hệ thống ADATS được trang bị động cơ nhiên liệu rắn, có khả năng làm việc ở hai chế độ. Nhờ vận tốc bay tối đa cao (Mach 3), tên lửa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động ở cự ly tương đối xa và trong khoảng thời gian ngắn.

Tên lửa sử dụng đầu đạn nổ mảnh, có khả năng xuyên qua vỏ thép dày đến 900mm. Đầu nổ quả đạn gồm hai loại (phi tiếp xúc và tiếp xúc). Trong đó, đầu nổ phi tiếp xúc được sử dụng khi tiêu diệt các mục tiêu trên không. Đầu nổ tiếp xúc sử dụng khi tiêu diệt các mục tiêu mặt đất.

Thời gian nạp lại tất cả các tên lửa, do 2 thành viên trong kíp tiến hành mà không cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng, chưa đến 10 phút.

Radar cải tiến hiện đại

Trạm radar áp dụng trên tổ hợp ADATS là biến thể cải tiến của trạm radar LPD-20 do chi nhánh tại Italy của Công ty Oerlikon Contraves chế tạo.

Trạm này có thể làm việc trong trạng thái cố định và cơ động, có khả năng phát hiện máy bay và trực thăng ở cự ly đến 24km. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, đối với các mục tiêu thiết giáp mặt đất, radar có thể phát hiện ở độ cao đến 6km.

Thiết bị phát của radar làm việc ở dải sóng từ có tần số 5,2-10,9GHz, có khả năng tái lập tần nhanh. Bộ xử lý bảo đảm theo dõi đồng thời đến 6 mục tiêu.

Đặc biệt, trạm radar được tích hợp với hệ thống nhận biết “địch-ta”, có khả năng truyền các toạ độ mục tiêu (góc phương vị và cự ly), các dữ liệu có liên quan trên màn hình quan sát.



Tổ hợp ADATS khai hỏa.

Hệ thống theo dõi hiệu quả

Module theo dõi quang - điện tử được bố trí trên tháp nóc tổ hợp, gần điểm bố trí đạn tên lửa. Nó có bệ ổn định kiểu con quay, trên đó lắp đặt thiết bị quan sát nhiệt, camera truyền hình, hệ thống laser điều khiển tên lửa, thiết bị đo xa bằng laser... và máy xác định toạ độ tên lửa khi động cơ làm việc dựa vào hồng ngoại.

Module cho phép theo dõi mục tiêu theo góc tà từ -1° đến +90° với góc phương vị bất kỳ. Sở dĩ, thiết bị theo dõi hồng ngoại và truyền hình (thụ động) được lựa chọn là do chúng có trọng lượng và kích cỡ nhỏ, khả năng chống nhiễu cao trước các phương tiện tác chiến điện tử và phát huy tối đa tính hiệu quả khi theo dõi các mục tiêu trên không tầm thấp và mặt đất, bảo vệ tổ hợp trước các tên lửa chống radar tự dẫn.

Thiết bị quan sát truyền hình được sử dụng trong tổ hợp ADATS, có độ phân giải cao và thường được sử dụng như là một thiết bị chính để theo dõi các mục tiêu mặt đất. Các kênh quang học của nó được tích hợp với thiết bị đo xa bằng laser.

Khả năng tích hợp cao

Tổ hợp ADATS được lắp đặt trên khung xe bọc thép chở quân М113М2, có thể vận chuyển bằng đường không (máy bay C-130 Hercules). Qua quá trình thử nghiệm nhiều lần trong các điều kiện khí hậu khác nhau (từ -40°С đến +70°С), tổ hợp ADATS đã chứng tỏ được khả năng hoạt động bền bỉ của mình.

Ngoài ra, tổ hợp ADATS có thể tích hợp với các khung xe thiết giáp khác hoặc các hệ thống phòng không cố định. Một trong những thành công trong việc tích hợp ADATS là vào năm 1995. Khi đó, tổ hợp được tích hợp vào khung gầm xe loại MO WAG Piranha (biến thể bánh hơi 10x10) sử dụng cho nhiệm vụ bảo vệ các sân bay, các trạm điện và các mục tiêu quan trọng khác.

Dự kiến, tổ hợp ADATS sẽ được cải tiến để sử dụng trong thành phần đội hình hải quân như là một hệ thống phòng không độc lập và tích hợp với các loại vũ khí phòng không khác.

Tổ hợp ADATS, với sự hỗ trợ của hệ thống С3 (Command, Control and Communication: Chỉ huy, điều khiển và truyền tin) có thể tích hợp với kết cấu mạng gồm 6 tổ hợp. Đây được coi là một trung tâm chiến thuật, cho phép tổ hợp ADATS có khả năng liên lạc với các trạm radar khác và các hệ thống vũ khí cũng như các trung tâm chiến thuật tương tự.

Trong hệ thống đó, một trong 6 tổ hợp ADATS được coi là “trung tâm chỉ huy” để truyền các thông tin về toạ độ vị trí của mỗi tổ hợp và tình hình chiến thuật hiện tại cho người chỉ huy.

Ngoài ra, trong thành phần trung tâm chiến thuật có một hoặc một vài trạm radar quan sát, bảo đảm thông tin radar cho tất cả các tổ hợp.

Người chỉ huy trung tâm chiến thuật có trách nhiệm chỉ huy các hoạt động tác chiến của các tổ hợp, truyền mệnh lệnh tác chiến điều khiển vũ khí đến các tổ hợp, tiến hành phân bố mỗi tổ hợp theo các kệnh liên lạc thích hợp.

Qúa khứ và tương lai

Tháng 4/1986, nhà sản xuất đã ký hợp đồng chế tạo và cung cấp 36 tổ hợp tên lửa đa năng АDATS và 800 quả tên lửa đi kèm cho các lực lượng vũ trang Canada với thời hạn chuyển giao trong giai đoạn 1988-1989.

Vào năm 1987, tổ hợp АDATS đã trở thành một trong 4 hệ thống phòng không được tham gia và công nhận thắng thầu trong cuộc mở thầu do Bộ Tư lệnh phòng không Mỹ tổ chức.

Trong cuộc thi này, các sản phẩm phải trải qua các giai đoạn như đánh giá độ chính xác phát hiện và theo dõi mục tiêu, thực hiện các vụ tấn công mục tiêu theo kịch bản cho trước.

Do không đủ về ngân sách nên trong cuộc mở thầu này Mỹ chỉ lựa chọn 8 tổ hợp ADATS. Hiện nay, Hà Lan, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ và hàng loạt các quốc gia khác được xem như là những khách hàng tiềm năng muốn sở hữu tổ hợp ADATS.

Các đặc tính kỹ - chiến thuật cơ bản

Cự ly tiêu diệt tối đa: 10km (các mục tiêu bay với vận tốc cao - 8km)
Độ cao tác chiến tối đa: 7km
Vận tốc tên lửa: hơn Mach 3
Chiều dài tên lửa: 2,05m
Đường kính tên lửa: 0,15m
Sải cánh tên lửa: 0,27m
Trọng lượng tên lửa: 51 kg
Trọng lượng tên lửa trong container vận chuyển – phóng: 67 kg
Trọng lượng đầu đạn: 12,5kg.
[BDV news]


>> PZH-2000 chuẩn mực của pháo binh hiện đại



Được đánh giá là một trong những loại pháo tự hành tốt nhất thế giới hiện nay, PZH-2000 thực sự là một chuẩn mực của pháo binh hiện đại


Pháo tự hành PZH-2000 được sản xuất bởi Tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann (KMW), cùng với nhà thầu phụ chính là Rheinmetall Landsysteme.

Công việc sản xuất pháo tự hành PZH-2000 được bắt đầu vào năm 1996, hệ thống đầu tiên được giao cho Quân đội Đức vào năm 1998.

Đặc điểm kỹ thuật

Pháo tự hành PZH-2000 được phát triển trên cơ sở khung gầm của xe tăng Leopard-2A, sử dụng loại pháo L52 cỡ nòng 155mm do Rheinmetall Landsysteme sản xuất. Ngoài ra, pháo tự hành còn được trang bị súng máy MG3 7,62mm với cơ số 2.000 viên.



Kíp chiến đấu của pháo tự hành PZH-2000 gồm 5 người, chỉ huy, lái xe, pháo thủ và 2 người nạp đạn.


PZH-2000 có chế độ hoạt động tự động hóa rất cao, pháo sử dụng một hệ thống nạp đạn bán tự động. Một cánh tay nạp sẽ tra đầu đạn pháo vào nòng pháo, pháo thủ sẽ nạp liều phóng rời vào sau.

Hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ quay có thể chứa 60 đạn pháo, cùng với 228 liều phóng rời. Tầm bắn tiêu chuẩn của PZH-2000 là 30-35km, trên 40km nếu sử dụng đạn tăng tầm.



Hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ quay cho phép tăng tốc độ bắn.


Tốc độ bắn trung bình 10-13 viên/phút, PZH-2000 có một hệ thống tự quản lý vỏ đạn.

Chỉ huy được trang bị hệ thống quan sát toàn cảnh Leica PERI-RTNL 80, tích hợp khả năng quan sát ngày/đêm, máy đo xa laser.

Pháo thủ được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu Leica PzF TN 80, tích hợp khả năng quan sát ngày đêm.

Hệ thống kiểm soát bắn được điều khiển bởi máy tính hiệu MICMOS, được cung cấp bởi hãng EADS, có khả năng nhận dạng và kiểm soát mục tiêu tự động.

Việc tính đường đạn do máy tính xử lý, hệ thống sẽ tự động hiệu chỉnh góc nâng của pháo phù hợp với khoảng cách đến mục tiêu.



Hệ thống điều khiển bên trong pháo tự hành PZH-2000.


Góc nâng của PZH-2000 tương đối lớn từ 3-60 độ, tháp pháo có thể quay 360 độ, do đó không bị hạn chế về góc bắn.

Hệ thống kiểm soát bắn của pháo tự hành dựa trên công nghệ MRSI, cho phép thay đổi quỹ đạo bắn ở loạt đạn tiếp theo để tăng độ chụm của đạn. Nhờ vậy, pháo tự hành PZH-2000 có khả năng bắn liên tiếp 5 viên đạn vào cùng một mục tiêu.

Hệ thống liên kết dữ liệu và chia sẽ mục tiêu cho phép nhiều khẩu pháo tự hành PZH-2000 cùng tấn công mục tiêu cùng lúc.

Sự phát triển nhanh chóng của các loại radar định vị pháo binh, cho phép xác định chính xác vị trí khai hỏa của PZH-2000. Do đó, nhanh chóng rời khỏi vị trí sau khi bắn là một yêu cầu quan trọng của pháo binh hiện đại.

Để đảm bảo không bị lộ vị trí bắn, PZH-2000 được thiết kế để có thể nhanh chóng “bắn - rút lui” với thời gian triển khai và thu hồi pháo chưa đầy 2 phút. Điều đó cho phép pháo tự hành PZH-2000 nhanh chóng rời khỏi mục tiêu sau loạt đạn đầu tiên.

PZH-2000 được bọc giáp rất tốt, giúp bảo vệ tổ lái trước mảnh đạn pháo, súng máy hạng nặng của đối phương, bom chùm từ 2 bên hông và phía trên.

Không chỉ vậy, PZH-2000 còn được trang bị hệ thống bảo vệ tổ lái trước tác nhân sinh, hóa học NBC, hệ thống báo cháy và dập lửa tự động.

Pháo tự hành PZH-2000 được trang bị động cơ diesel tăng áp MTU MT88, 8 xi lanh công suất 987 mã lực. Xe tự hành có khả năng vượt dốc 30 độ, chướng ngại vật cao 1m, tốc độ tối đa đạt 60km/giờ, tầm hoạt động 420km.
[BDV news]


>> Soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương



Hạm đội Thái Bình Dương, hạm đội lâu đời nhất của Hải quân Nga, vừa kỷ niệm tròn 280 tuổi đầu tuần này.



Tàu chiến Varyag của Nga. Ảnh: RIA Novosti.

Là một trong hai hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga, Hạm đội Thái Bình Dương được ưu ái trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại nhất của Nga hiện nay như: soái hạm tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag, tàu khu trục chống ngầm hạng nặng lớp Udaloy, tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Sovremenny, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-III/IV, Akula, Oscar-II, tàu ngầm tấn công lớp Kilo (636), máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3, Tu-142, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay Mig-31 và các loại máy bay chống ngầm như Ka-27/31, IL-39.

Trong đó nổi bật là tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag, lớp Slava và đây cũng chính là soái hạm của hạm đội này. Varyag-011 không chỉ là biểu tượng sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương mà còn là biểu tượng đầy uy lực của Hải quân Nga trên biển.

Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag thuộc Project 1164 Atlant, Nato định danh là lớp Slava. Được manh nha thiết kế từ những năm 1960, cùng với sự ra đời của tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt.

Những chiếc tuần dương hạm này được thiết kế để đảm đương vai trò là những chiến hạm hạng nhất trong biên chế của Hải quân Nga. Sự phát triển của dự án gặp nhiều khó khăn và chậm trễ bởi tính phức tạp và yêu cầu rất cao của dự án.

Chiếc tuần dương hạm đầu tiên của lớp Slava được đưa vào sử dụng năm 1983, hiện tại Hải quân Nga có 3 chiếc tuần dương hạm lớp Slava trong biên chế, trong đó có hai chiếc đảm đương nhiệm vụ soái hạm.

Tuần dương hạm Moskva hiện tại là soái hạm của Hạm đội Biển Đen, cùng với chiếc Varyag là soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, chiếc còn lại mang tên Marshal Ustinov hoạt động trong Hạm đội Biển Bắc.

Tuần dương hạm Varyag lúc đầu được đặt tên là Chervona Ukrayina, sau lần đại tu vào năm 2002, tàu được đổi tên thành Varyag và năm 2008 bắt đầu phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương với tư cách là soái hạm của hạm đội.

Với tư cách là chiến hạm hạng nhất Varyag được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh và đầy uy lực cho nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Tuần dương hạm Varyag được trang bị 16 tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt cải tiến (NTAO định danh là SS-N-12 Sandbox) tầm bắn lên đến 550km, tên lửa được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động. Trong suốt quá trình bay đến mục tiêu, các tham số về mục tiêu được hiệu chỉnh thông qua một kênh liên kết dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B.

Không chỉ mạnh về chống hạm, tuần dương hạm Varyag còn được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa hiện đại. 8 bệ phóng với 8 ống phóng thẳng đứng cho mỗi bệ phóng cơ số 64 tên lửa đối không tầm xa S-300F, phiên bản hải quân của hệ thống tên lửa đối không S-300 PMU2 Favorit (NATO định danh là SA-N-6 Grumble).

Hệ thống tên lửa đối không này có tầm tác chiến chống máy bay là 150km, 30km chống tên lửa đạn đạo. Hai hệ thống tên lửa đối không phản ứng nhanh OSA-MA, một hệ thống ở phía trước và một ở phía sau, cơ số 40 quả tên lửa. Tên lửa 9M33M có tầm bắn tối đa là 15km, tầm cao tối đa là 12km.

Tuần dương hạm Varyag được trang bị một pháo hạm đa năng nòng kép AK-130-130mm, tầm bắn tối đa 23km chống lại các mục tiêu mặc nước, 15km chống máy bay, tốc độ bắn trung bình là 40 viên/phút.

6 pháo bắn siêu nhanh AK-630, có thể được thay thế bằng hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan, 5 ống phóng ngư lôi kép 533mm, 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000.

Đuôi tàu tuần dương hạm Varyag có bãi đáp và nhà chứa cho trực thăng chống ngầm Ka-27.

Hệ thống điện tử của tàu tuần dương hạm Varyag gồm có, radar tìm kiếm mục tiêu tầm xa đa chức năng 3D MR-800 Voshkod. Radar tìm kiếm mục tiêu trên không MR-710 Fregat-MA. Hệ thống kiểm soát bắn Volna/Top Dome, MPZ-301.Sonar phát hiện tàu ngầm gắn ở võ tàu MG-332, hệ thống sonar kéo theo Mare Tail.

Tuần dương hạm Varyag được trang bị hệ thống động cơ đẩy kết hợp tuabin khí COGOG, tổng công suất 120.000 mã lực. Tốc độ tối đa đạt 32 hải lý/giờ, tầm hoạt động 6500 dặm (10400km).

Thông số cơ bản: Dài 186,4m, rộng 20,8m, mớn nước 8,4m, tải trọng tiêu chuẩn 10.000 tấn, đầy tải 12.500 tấn, thủy thủ đoàn từ 476-529 người
[BDV news]


Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

>> Peru nhận lô trực thăng thiện chiến Mi-171SH



Ba máy bay đầu tiên trong số sáu máy bay trực thăng Mi-171SH đã đến Peru, hãng tin ITAR-TASS cho biết.


Ba chiếc trực thăng trên được vận chuyển tới Peru bằng máy bay vận tải An-124. Đây là kết quả của hợp đồng mà Peru ký với Rosoboronexport, công ty xuất nhập khẩu vũ khí của Nga.

Người đứng đầu văn phòng đại diện về công nghệ của Nga tại Peru, Viktor Polyakov thông báo: “Lô hàng thứ 2 gồm 3 chiếc trực thăng còn lại sẽ giao cho Peru và cuối tháng 7/2011”.

Theo thông tin của cơ quan báo chí Nhà máy sản xuất hàng không Ulan-Ude, nơi sản xuất các máy bay Mi-171 SH, cho biết thêm: “Hợp đồng cũng quy định về việc cung cấp các thiết bị, phụ tùng hàng không, đào tạo đội ngũ phi công và nhân viên kỹ thuật cho hệ máy bay này” .



Trực thăng Mi-171SH trong biên chế không quân Peru.

Những chiếc Mi-171 SH giao cho Peru lần này có trang bị các hệ thống mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và chiến đấu của, trong đó, các thiết bị điện tử mới được trang bị đảm bảo máy bay vận hành trong điều kiện thời tiết phức tạp.

Bộ Quốc phòng Peru có kế hoạch sử dụng Mi-171SH cho một loạt các nhiệm vụ, đặc biệt là để chống lại nạn buôn bán ma túy. Đến nay, Peru đã có hơn 10 năm sử dụng và khai thác các loại máy bay trực thăng của nhà máy Ulan-Ude.

Mi-171SH là biến thể của trực thăng vận tải quân sự Mi-17. Mẫu này được phát triển nhờ vào những phân tích toàn diện và kinh nghiệm chiến trường của quân đội Nga.

Máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-171SH có thể vận chuyển 36 lính dù, xe bọc thép, tham gia tấn công các mục tiêu trên mặt đất và các công sự kiên cố. Ngoài ra, máy bay còn thích hợp cho tìm kiếm dân sự, cứu hộ và chữa cháy.

Máy bay Mi-171SH được xuất khẩu kể từ năm 2002. Đến nay, đã có hơn 120 máy bay loại này đã được giao cho các nước ở Trung Đông, Đông Nam Á, Châu Phi và Đông Âu thông qua công ty Rosoboronexport.

Mi-171SH không chỉ được giao cho các đối tác truyền thống của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự mà còn cả các nước thuộc NATO, 26 chiếc trực thăng loại này được chuyển giao cho CH Séc và Croatia trong thời gian từ năm 2005 đến 2008.
[BDV news]


>> Nga điều trực thăng Ka-52 tới vùng Viễn đông



Thông tin trên được Giám đốc Thông tin Không quân Nga ở Viễn Đông, ông Sergei Posa thông báo với hãng thông tấn Novosti.


Các chuyến bay đầu tiên của máy bay trực thăng “Alligator” của chương trình huấn luyện chiến đấu được bắt đầu vào ngày 14/6/2011.

Chuyến bay đầu tiên của tất cả các máy bay mới diễn ra ở sân bay Chergigovka đều do tổ lái của thiếu tá Andrei Volkov và hoa tiêu là thượng úy Sergei Kolesnikov thực hiện, một phát ngôn viên thông báo.



Trực thăng Ka-52.


Người này còn cho biết thêm, tới cuối năm 2012, căn cứ không quân Chergigovka sẽ nhận đầy đủ số trực thăng Ka-52 “Alligator”.

Chỉ huy đơn vị, Đại tá Dmitry Demiakov cho biết, phi công ở căn cứ có nhiều kinh nghiệm trong việc bay thử nghiệm các trực thăng chiến đấu trước kia như Mi-24 và Mi-8. Họ được huấn luyện để nắm rõ lý thuyết, thuần thục tính năng điều khiển của trực thăng ở trung tâm đào tạo chuyển loại.

Trực thăng Ka-52 vừa đưa đến căn cứ không quân ở Chernigovka được sản xuất từ nhà máy Tiến bộ, Thành phố Arseniev, thuộc vùng duyên hải.

Ka-52 “Alligator” là trực thăng chiến đấu đa năng được phát triển dựa trên trên nền tảng của trực thăng Ka-50.

Ka-52 được sử dụng cho nhiệm vụ chỉ huy phi đội, thực hiện nhiệm vụ trinh sát, chỉ dẫn và điều phối mục tiêu cho một nhóm trực thăng chiến đấu, có khả năng tiêu diệt các xe cơ giới có vũ trang của đối phương. Trực thăng có khả năng tác chiến cả ban ngày bay đêm.

Ka-52 sử dụng 2 động cơ nâng cấp VK-2500, có công suất 2.400 mã lực/chiếc, tốc độ tối đa là 350 km/giờ, tầm hoạt động đến 1.200 km, trần bay 5.500m, tốc độ bay lên cao -10 m/giây. Tổ lái gồm phi công và hoa tiêu.

Máy bay được sản xuất từ tháng 10/2008 với số lượng hạn chế.
[BDV news]


>> 'Trục tam giác' Trung-Nhật-Hàn xoay vần thế giới?



Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản tại Thủ đô Tokyo mang ý nghĩa đặc biệt khi diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang “oằn mình” khắc phục thảm họa động đất, sóng thần và rò rỉ phóng xạ.


Dù vẫn còn những bất đồng trong tranh chấp lãnh thổ song những động thái của các nhà lãnh đạo cấp cao thể hiện trong Hội nghị lần này cho thấy, ba nước đang nỗ lực xích lại gần nhau và xây dựng mối quan hệ “kiềng ba chân” vững chãi tại khu vực Đông Á và trên trường quốc tế.

Hóa giải bất đồng

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết, Hội nghị thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn tổ chức lần đầu năm 2008 với hy vọng kết giao quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba nước.

Trải qua ba lần tổ chức, Hội nghị lần này thực sự đạt được những thỏa thuận chiến lược, giúp ba nước hóa giải phần lớn những bất đồng, căng thẳng trước đây; đồng thời, tập trung tái khẳng định kế hoạch thành lập Ban Thư ký thường trực cho hội nghị thượng đỉnh trong năm 2011, nhằm từng bước thúc đẩy hợp tác ba theo hướng cơ chế hóa.

Kế hoạch này được ghi trong Bản ghi nhớ tại hội nghị năm 2010 theo đề xuất của ông Lee Myung-bak.


Trong Hội nghị lần này, quan hệ hợp tác Trung - Nhật - Hàn không chỉ có tầm ảnh hưởng với khu vực Đông Bắc Á, mà còn mở rộng ra tầm quốc tế.

Ba nước cũng thảo luận và đạt được những thỏa thuận chung về Hiệp định Khu vực thương mại tự do Nhật - Trung - Hàn. Trên thực tế, ba nước ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước khác, nhưng giữa họ với nhau - vẫn ở thì tương lai?

Đại diện Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, những thỏa thuận chiến lược trong Hội nghị lần này sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ “kiềng ba chân” giữa những nền kinh tế tiêu biểu - nước công nghiệp hóa mới nổi (Hàn Quốc), nền kinh tế lớn thứ hai (Trung Quốc) và lớn thứ ba thế giới (Nhật Bản) phát huy tối đa tác dụng vì sự thịnh vượng chung của khu vực và toàn thế giới.

Cùng với việc các nguồn năng lượng tự nhiên ngày càng khan hiếm và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, trong Hội nghị lần này, các nước hướng tới phát triển công nghệ hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và bảo vệ môi trường. Đây là một hướng đi đúng đắn vì lợi ích quốc gia cũng như bảo vệ mái nhà chung của trái đất.

Chung tay tái thiết Nhật Bản

Một thỏa thuận quan trọng cũng được nêu ra trong tuyên bố chung của Hội nghị là hợp tác ba bên tái thiết nước Nhật sau thảm họa và đảm bảo an toàn năng lượng hạt nhân.

Trước đó, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Thủ tướng nước chủ nhà Naoto Kan ngày 21/5 tới thăm Đông Bắc Nhật Bản để động viên người dân và bày tỏ ủng hộ đối với những nỗ lực phục hồi sau thảm họa kép hồi tháng 3 của nước này.


Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo gửi lời sẻ chia và động viên tinh thần tới người dân Nhật Bản.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho rằng, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba nước láng giềng gần kề nhau nên hợp tác, chung tay vực dậy Nhật Bản sau thảm họa là nghĩa vụ và trách nhiệm của ba nước.

Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak cũng đánh giá cao tinh thần đoàn kết, khả năng tái thiết nhanh chóng của Nhật Bản và nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác trong công cuộc tái thiết của Nhật Bản.

Đặc biệt, trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Naoto Kan và Tổng thống Lee Myung-bak ngày 22/5, phía Hàn Quốc cam kết cử đoàn đại biểu gồm các quan chức Chính phủ và nhà doanh nghiệp tới Nhật Bản, hội đàm với nội các và các tập đoàn kinh tế Nhật về các phương án khôi phục đất nước.

Lần lượt, những tuyên bố chung về việc ba nước chung tay hợp tác trong lĩnh vực tái thiết Nhật Bản sau thảm họa được công khai trước giới truyền thông. Theo Tân hoa xã, ba nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường các biện pháp ngăn chặn thiệt hại do những đồn thổi về hàng hóa nhiễm xạ của Nhật Bản; đồng thời, tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, thiết lập cơ chế thông tin sớm về các trường hợp khẩn cấp liên quan đến các nhà máy điện hạt nhân, bắt đầu thảo luận về trao đổi chuyên gia… nhằm xây dựng lòng tin lẫn nhau, đảm bảo an toàn trong vận hành và xử lý sự cố nhà máy điện hạt nhân.

Theo nhận định của các nhà quan sát, động thái sẵn sàng chung tay hợp tác của Bắc Kinh và Seoul là đột phá giúp ba nước hóa giải những “khục khặc” trong vấn đề xử lý, khắc phục thảm họa và hình thành một mặt trận thống nhất ba bên trong công cuộc tái thiết nước Nhật.

Như vậy, những tuyên bố chung, những thỏa thuận đạt được sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 này là dấu hiệu mới cho quan hệ chiến lược ở khu vực Đông Á nói riêng và cả châu Á nói chung.

Sự hợp tác ba bên này không chỉ chuyển tải tới thế giới thông điệp về một nước Nhật vẫn trong vòng an toàn, mà còn khẳng định sự vững chãi và tầm ảnh hưởng sâu rộng của mối quan hệ Trung - Nhật - Hàn trên toàn thế giới.

[BDV news]


>> Chủ lực hạm Missouri và khúc khải hoàn của Hải quân Mỹ



Nếu số phận Yamato gắn với sự sụp đổ của một đế chế thì chủ lực hạm Missouri lại gắn liền với vinh quang và sự trỗi dậy của siêu cường số một thế giới.

Chủ lực hạm Missouri thuộc lớp Iowa, được khởi xướng phát triển từ năm 1938. Chiến hạm đầu tiên thuộc lớp này được đưa vào trang bị ngày 29/5/1944, Trong lịch sử, có tất cả 4 chiếc loại này được hoàn thành.

Missouri là chủ giáp hạm được sử dụng lâu nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, tới tận năm 1992. Từ năm 1998, tất cả các chủ lực hạm thuộc lớp Iowa được ngưng sử dụng và trở thành điểm tham quan cho du khách.

Tuy không đồ sộ như Yamato của Nhật, chủ lực hạm Missouri vẫn được coi là một pháo đài trên biển, với hệ thống hỏa lực cực mạnh.

Chủ lực hạm Missouri được trang bị 9 pháo hạm hạng nặng cỡ nòng 410mm, pháo hạm này có thể bắn đạn xuyên giáp với cự ly tối đa là 32km. Ngoài ra, phải kể tới 20 pháo hạm 130mm, 80 khẩu pháo phòng không 40mm, 49 khẩu pháo phòng không 20mm.




Chủ lực hạm Missouri biểu tượng đầy uy lực của Hải quân Mỹ.


Chủ lực hạm Missouri được bọc giáp dày 500mm ở vỏ tàu phía trước tháp pháo, giáp dày 310mm ở thân tàu, dày 290mm tại các vách ngăn giữa tàu, còn lại là lớp vỏ thép dày 290-440 mm ở tháp pháo, thép dày 190mm ở boong tàu.

Để di chuyển, Missouri sử dụng hệ thống động lực gồm 8 nồi hơi, 4 động cơ tuabin hơi nước với tổng công suất lên tới 212.000 mã lực, 4 chân vịt, tốc độ tối đa theo lý thuyết là 36 hải lý/giờ, tốc độ trung bình 31 hải lý/giờ. Tốc độ tối đa thực tế của chủ lực hạm Missouri được ghi nhận là 35,2 hải lý/giờ vào năm 1968.

Thông số cơ bản: Dài 271 mét, rộng 33 mét, mớn nước 11 mét, tải trọng tiêu chuẩn 45.000 tấn, tải trọng đầy tải 52.000 tấn, thủy thủ đoàn 2.700 người.

Lịch sử tham chiến

Là thiết giáp hạm chủ lực của Hải quân Mỹ trong những năm chiến tranh thế giới thứ 2, chủ lực hạm Missouri tham gia tất cả các trận chiến lớn của Hải quân Mỹ chống lại Đế quốc Nhật Bản.



Mỗi lần chủ lực hạm Missouri khai hỏa tạo pháo hạm 410mm, một vùng nước phía trước họng súng bị lõm xuống.

Trong suốt chiến tranh thế giới thứ 2, Chủ lực hạm Missouri hoạt động trong biên chế của Hạm đội 3 với tư cách là soái hạm, đảm đương nhiệm vụ bảo vệ nhóm tác chiến của các tàu sân bay, yểm trợ và chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.

Do là soái hạm, nên chủ lực hạm Missouri không tham gia vào các trận đấu súng trực tiếp với tàu chiến của đối phương.

Tại mặt trận Thái Bình Dương, chủ lực hạm Missouri góp phần quan trọng trong việc đánh bại lực lượng Nhật Bản đồn trú trên đảo Okinawa.

Trong lịch sử tồn tại của mình, chủ lực hạm Missouri ghi dấu là nơi tổ chức và chứng kiến buổi lễ ký kết văn kiện đầu hàng của đế quốc Nhật, kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2.



Đô đốc Douglas MacArthur ký kết văn kiện đầu hàng của Đế quốc Nhật trước sự chứng kiến của đông đảo quan chức cao cấp của quân đội đồng minh ngay trên boong của Chủ lực hạm Missouri.


Trong chiến tranh Triều Tiên giai đoạn 1950-1955, chủ lực hạm Missouri tiếp tục đảm đương vai trò soái hạm, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ của Mỹ lên bán đảo. Khi đó, Missouri sử dụng các pháo hạm 410mm của mình, pháo kích dữ dội lên lực lượng quân đội Triều Tiên.

Trong chiến tranh Việt Nam, Missouri được điều động sang phục vụ tại Hạm đội 7. Do yêu cầu nhiệm vụ lúc đó, toàn bộ pháo phòng không trên tàu được tháo bỏ, chỉ giữ lại các pháo hạm 410mm và 130mm.

Nhiệm vụ của chủ lực hạm Missouri trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam là pháo kích các mục tiêu dọc bờ biển. Đặc biệt là khu vực các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Ngệ An.

Năm 1984, chiến hạm này được tái trang bị, toàn bộ pháo phòng không bị tháo bỏ, thay vào đó tổ hợp 8 tên lửa chống hạm Harpoon, cùng với 32 tên lửa hành trình Tomahawk, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx. Các hệ thống điện tử được lắp mới để tương thích vớ hệ thống vũ khí hiện đại.

Năm 1991, Missouri tham chiến ở Iraq. Trong chiến dịch này, chủ lực hạm Missouri đã bắn 28 quả tên lửa Tomahwk, cùng 759 quả đạn pháo 410mm.



Chủ lực hạm Missouri bắn tên lửa chống hạm trong chiến tranh Iraq 1991.

Biểu tượng của sức mạnh tổng lực

Nếu có một cuộc “so găng” giữa chủ lực hạm Missouri và Yamato, trong cùng thời kỳ lịch sử của chúng, phần thắng nhiều khả năng sẽ nghiêng về phía Yamato. Xét trên tất cả các chỉ số, thiết giáp hạm Yamato đều vượt trội.

Tuy nhiên, trên thực tế, Missouri luôn thể hiện vai trò là “người săn đuổi”, còn Yamato tuy đầy "sức mạnh" nhưng lúc nào cũng ở vào cái thế của “kẻ bị săn đuổi”.

Điều làm nên sự vẻ vang cho chủ lực hạm Missouri đến từ sức mạnh tổng lực của quân đội Mỹ. Bản thân là soái hạm, lại được bảo vệ chặt chẽ bởi đội tàu hộ tống đông đảo. Missouri luôn được rảnh tay để thực hiện nhiệm vụ, hiệu quả tác chiến cũng vì thế mà tăng lên.

Missouri cũng là nơi chứng kiến “ngày tàn” của một đế chế, điều đó cho thấy một điều: Chiến thắng trong mọi cuộc chiến phải dựa vào sức mạnh tổng lực của cả một quân đội, một dân tộc.
[BDV news]


>> A-55 và A-57 - Siêu thủy phi cơ bí mật của Liên Xô



Thời kỳ hoàng kim, giới hàng không Liên Xô đã cho ra đời hàng chục ý tưởng siêu việt, nhưng đaphần vẫn chỉ là các dự án nằm trên giấy.


Năm 1952, nhà toán học Robert Lyudvigovich Bartini thuộc Viện nghiên cứu hàng không Siberia đã cho ra đời bản thiết kế dự án thủy phi cơ mang mật danh T-203.

Là một nhà toán học thiên tài, ông Bartini đã cho ra đời một bản thiết kế với hình dáng khí động học "có một không hai".

Năm 1955, ông nộp bản vẽ thiết kế của mình cho các quan chức quân đội, bản thiết kế thủy phi cơ ném bom chiến lược siêu âm tầm trung mang tên A-55.

Theo thiết kế, thủy phi cơ A-55 có thể được tiếp nhiên liệu trên biển từ các tàu ngầm gần bờ biển của đối phương.

Thủy phi cơ A-55 có cấu hình khí động học rất đặc biệt, toàn bộ máy bay trông như một mũi tên. Cánh của thủy phi cơ xuôi rất sát về phía sau, cánh đuôi ổn định nằm ngay trên cánh chính.



Bản vẽ thiết kế ban đầu của A-55/57, bản vẽ này thể hiện một quan điểm thiết kế hoàn toàn mới.

A-55 dự định sử dụng 4 động cơ phản lực nằm giữa khoảng trống của hai cánh đuôi ổn định, cửa hút gió được bố trí phía trên để phù hợp với điều kiện hoạt động trên biển.

Được đầu tư nhiều tâm huyết, nhưng A-55 không được giới lãnh đạo quốc phòng Liên Xô chấp nhận. Năm 1957, nhóm thiết kế của Bartini tiếp tục sửa đổi A-55 thành đề án A-57.

Ở đó, cánh chính được thiết kế dài và xuôi hơn, rìa cánh được kéo dài về phía trước nhiều hơn, thân máy bay được mở rộng hơn. A-57 có các cánh đuôi ổn định thấp hơn và xuôi về phía sau nhiều hơn.



Bản vẽ sửa đổi của A-57 vào năm 1957, thân máy bay được mở rộng hơn.


Điểm khác với A-55, A-57 được bổ sung cũng có thể cất cánh từ đường băng thông thường bằng cách thêm các bánh xe rời. Khi máy bay đạt tốc độ cần thiết để cất cánh, các bánh xe sẽ được tách ra.

A-57 được thiết kế với tốc độ tối đa là 2.500km/giờ, trần bay khoảng từ 18-23km, phạm vi hoạt động khoảng 15.000km. Thủy phi cơ A-57 có trọng lượng cất cánh khoảng 250 tấn.

Phi hành đoàn của A-57 có 3 người, khoang máy bay được thiết kế với phòng ngủ và nhà vệ sinh, đảm bảo các yêu cầu cho nhiệm vụ tầm xa.

Thủy phi cơ A-57 được thiết kế là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, phần phía trên động cơ có các giá treo gắn tên lửa hành trình. Khoang bom của máy bay được thiết kế đặc biệt với hệ thống ổn định nhiệt độ để có thể mang theo bom nhiệt hạch trọng lượng 3.000kg.

Nếu xảy ra một cuộc chiến với Mỹ, A-57 có thể được sử dụng như một quân bài chiến lược.

Khi đó, A-57 sẽ được các tàu chiến kéo đến gần bờ biển đối phương. Từ đây, thủy phi cơ này sẽ cất cánh và đánh đòn chiến lược với lực lượng mặt đất của Mỹ. Khả năng hạ cánh trên biển cho phép A-57 nhanh chóng tái nạp nhiên liệu, vũ khí và trở lại tham chiến.

Dù bản thiết kế đã được thông qua, tuy nhiên Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô cùng các quan chức quân đội cho rằng bản thiết kế của A-57 so với công nghệ lúc đó là thiếu thực tế, độ rủi ro tương đối cao. Kết quả, siêu thủy phi cơ A-55, A-57 mãi mãi nằm trên giấy tờ và chưa bao giờ được triển khai.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia nhận định rằng, nếu dự án được thông qua, có thể Liên Xô sẽ tạo ra được một cuộc cách mạng lớn trong thiết kế chế tạo máy bay.

Bản thân các bản vẽ khí động học của A-55, A-57 thể hiện một phong cách thiết kế táo bạo, một lối đi hoàn toàn mới lạ, song cũng chính vì tính quá đột phá và không giống ai, dự án A-55, A-57 đã bị “chết” ngay trên giấy.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang