Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: USA

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn USA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn USA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

>> Chương trình siêu tiêm kích F-35 đã về đích



Lockheed Martin đã bàn giao chiếc F-35 đầu tiên cho không quân Mỹ đánh dấu cột mốc quan trọng cho chương trình phát triển tiêm kích này.

Chiếc F-35A mang số hiệu AF-7 được bàn giao cho Không quân Mỹ tại nhà máy láp ráp cuối cùng trong dây chuyền sản xuất F-35 tại Fort Worth, bang Texas, Mỹ.

Sau đó, máy bay đã bay đến căn cứ không quân Edwards, bang California để tiến hành các hoạt động đánh giá khả năng hoạt động thực tế tại đây.

Việc bàn giao này đánh giấu một cột mốc quan trọng của chương trình phát triển tiêm kích tiến công kết hợp JSF.

Như vậy, phải sau 10 năm thử nghiệm, kể từ khi Lockheed Martin giành được hợp đồng cung cấp 1.763 chiếc F-35A cho Không quân Mỹ và 640 chiếc F-35B và F-35C cho hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ, chiếc máy bay đầu tiên mới được chuyển giao cho Không quân Mỹ.

Larry Lawson, người quản lý chương trình phát triển F-35 của Lockheed Martin hồ hởi tuyên bố: “Hôm nay, chúng ta bắt đầu một cột mốc quan trọng để thể hiện tầm nhìn của chính phủ chúng ta và các khách hàng quốc tế”.



Chiếc F-35A số hiệu AF-7 đang trên đường đến căn cứ không quân Edwards.

Chương trình phát triển tiêm kích tiến công kết hợp JSF từng được mạnh danh là “tiêm kích nhiều tiền, lắm tiếng”, phát triển liên tục bị trì hoãn với những lỗi trong thiết kế, còn kinh phí cho dự án liên tục bị đội lên.

Đây là chương trình phát triển máy bay có sự tham gia của nhiều quốc gia nhất từ trước đến nay, gồm 9 nước. Sự chậm trễ khiến các quốc gia tham gia liên tục phàn nàn và xem xét lại kế hoạch mua sắm vũ khí.

Quốc hội Mỹ cũng liệt chương trình JSF vào "tầm ngắm" do quá tốn kém, thậm chí, biến thể F-35B từng bị "khai tử" để chương trình sớm hoàn thành.

Với sự kiện ngày hôm nay, chương trình JSF đã đạt được những bước tiến quan trọng, vượt qua những sự chỉ trích gay gắt.

F-35A đã bước vào giai đoạn sản xuất đầu tiên, hiện tại đã có 8 trong tổng số 13 chiếc của đợt sản xuất đầu tiên được xuất xưởng. F-35B đã vượt qua các đợt thử nghiệm quan trọng, F-35C cũng đã sẳn sàng cho sản xuất loạt đầu tiên

Theo kế hoạch không quân Mỹ sẽ chính thức đưa phi đội F-35A đầu tiên đi vào hoạt động trong năm 2017-2018. Theo một báo cáo của Không quân Mỹ, đến cuối năm 2011, sẽ có 20 chiếc F-35A đầu tiên được sản xuất và bàn giao để huấn luyện phi công.

Song song với việc huấn luyện phi công, Không quân Mỹ sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ khả năng của máy bay. Các sửa đổi nếu có sẽ được tiến hành sau đợt đánh giá này.

Những chiếc F-35A đầu tiên này thuộc biến thể rút gọn, các thông tin về môi trường xung quanh, mục tiêu, giao diện vũ khí sẽ được hiển thị trên bảng điều khiển, thay vì mũ bay tích hợp như bản thiết kế ban đầu.

Hệ thống hoàn chỉnh và đầy đủ nhất của chiếc F-35A sẽ được trang bị trong đợt sản xuất thứ hai. Lockheed Martin sẽ sản xuất F-35 theo nhiều block khác nhau, sau khi đưa vào hoạt động và đánh giá. Các thiếu sót (nếu có) sẽ được khắc phục cho block tiếp theo.

Lockheed Martin cho biết, việc hoàn thiện máy bay qua các bolck khác nhau sẽ cho kết quả tốt hơn và tiết kiệm thời gian, chi phí hơn là cố gắng hoàn thiện ngay trong đợt sản xuất đầu tiên.
[BDV news]


Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Mỹ tăng gấp đôi tốc độ đóng tàu ngầm



Chiếc tàu ngầm thứ 2 được đặt hàng trong năm 2011 đánh dấu việc lần đầu tiên trong suốt 20 năm qua, Hải quân Mỹ đặt hàng nhiều hơn 1 tàu ngầm trong vòng 1 năm.



Theo thông tin ban đầu, chiếc tàu ngầm chưa được đặt tên mang số hiệu SSN-87, thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân Virginia và là chiếc thứ 14 của lớp tàu ngầm này.

Kinh phí đóng tàu là 1,2 tỷ USD, chưa bao gồm các khoản chi trả cho các thiết bị sử dụng lâu dài trên tàu ngầm, nhất là lò phản ứng hạt nhân.

Việc đóng thêm tàu ngầm là ưu tiên hàng đầu của Hải quân Mỹ, trong bối cảnh Washington liên tục đưa ra các chính sách thắt lưng buộc bụng nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách.



Tàu ngầm lớp Virginia của Hải quân Mỹ


Bản ngân sách quốc phòng với kế hoạch đóng tàu ngầm thứ 2 vừa được Quốc hội Mỹ đồng ý hồi đầu tháng 4 và chính thức phê chuẩn ngày 15/4.

Theo quy định hiện hành, giới hạn ngân sách dành cho đóng tàu ngầm của Mỹ là 2 tỷ USD, 2 năm/lần. Với 2 tàu ngầm đặt hàng trong năm 2011 và 2012, lẽ ra Hải quân Mỹ đã chạm giới hạn ngân sách nhưng Quốc hội Mỹ đã cho phép "vượt rào".

Sở dĩ Mỹ tăng được số tàu ngầm đóng trong năm là vì Hải quân Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với công ty Electric Boat để tìm cách cắt giảm chi phí đóng tàu ngầm.

Đại diện công ty Electric Boat tuyên bố: Công ty đã cắt giảm được 20% chi phí so với lần đóng tàu ngầm đầu tiên vào năm 1998.

Virginia là lớp tàu ngầm tấn công đa chức năng thế hệ mới chạy bằng năng lượng hạt nhân, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như: chống ngầm, chống tàu nổi, yểm trợ cho lực lượng đặc biệt, giám sát, trinh sát và tác chiến thủy lôi.

Dự kiến chiếc tàu ngầm số hiệu SSN-87 sẽ được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2016.


[BDV news]


Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

>> Vũ khí laser ‘làm mù’ phòng không đối phương



Cơ quan chuyên trách về ứng dụng công nghệ laser năng lượng cao đã công bố yêu cầu phát triển trong thời gian ngắn loại vũ khí mới dùng để chế áp phòng không.



Vũ khí mới này “bằng các laser liên tục hay laser xung bảo đảm ngắt các sensor của đối phương”.

Vũ khí laser mới sẽ lắp trên phương tiện bay và không nhất thiết phải tiêu diệt,  các sensor của đối phương mà đơn giản chỉ cần ngắt là đủ.

Các chi tiết của chương trình được bảo mật, song xem ra, quân đội Mỹ muốn có một loại laser mới có khả năng ngắt các phương tiện phát hiện máy bay - các sensor quang-điện tử và radar - của các hệ thống phòng không.

Kinh nghiệm các cuộc xung đột trong những thập niên gần đây cho thấy, quân đội Mỹ đã thành công lớn trong việc vô hiệu hóa các đài radar của đối phương. Sau khi phát hiện, các sensor phòng không bị tiêu diệt nhanh chóng bằng bom, tên lửa chống radar và tên lửa hành trình, nhưng chiến thuật này cũng có những điểm yếu. Trước hết đó là vấn đề chi phí. Chẳng hạn, trong cuộc chiến tranh chống Nam Tư năm 1999, không quân Mỹ đã tốn nhiều triệu USD cho việc oanh kích các mồi bẫy-mục tiêu giả.

Tia laser là phương án thay thế rẻ tiền cho các tên lửa chống radar và tên lửa hành trình đắt tiền.




Pháo laser chế thử YAL-1 đánh chặn tên lửa đường đạn có thể chế áp hiệu quả các khí tài quan sát, phát hiện của phòng không


Theo yêu cầu của Không quân Mỹ, công nghệ laser mới phải sẵn sàng cho tác chiến trên chiến trường trong vòng 5 năm tới. Chắc chắn, Mỹ sẽ sử dụng các kết quả nghiên cứu của Cục Nghiên cứu hải quân Mỹ - đó là các vũ khí laser thể rắn và laser hóa học đang được thử nghiệm hay laser điện tử tự do tiên tiến.

Theo yêu cầu chiến thuật đối với vũ khí mới thì nó phải có bán kính hoạt động rất lớn, tới hàng chục kilômet để máy bay mang không cần phải tiến vào tầm bắn của hỏa lực phòng không. Theo yêu cầu của Không quân Mỹ, tia laser phải phát đi một năng lượng 1 kJ/cm2 khi bắn ở cự ly 10 km.

Đây là công suất rất cao không chỉ đối với vũ khí năng lượng. Chẳng hạn, viên đạn AK 7,62 mm tại mặt cắt đầu nòng có năng lượng gần 2 kJ.

Hiện nay, quân đội Mỹ chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả tác động của các laser công suất lớn đối với các hệ thống phòng không, do đó, phần thứ hai của yêu cầu có bao gồm việc phát triển các hệ thống xách tay, các khái niệm và công nghệ cho phép đánh giá các hư hỏng do laser gây ra và xác định xem sensor của đối phương còn khả năng hoạt động hay không.

Hiện chưa có thông tin gì về phương tiện mang của vũ khí laser mới, tất cả phụ thuộc vào kích thước của thiết bị laser. Có khả năng quân đội Mỹ sẽ tìm cách ứng dụng mẫu chế thử máy bay mang vũ khí laser chống tên lửa đường đạn YAL-1 trang bị laser hóa học công suất cỡ MW mà Mỹ đã chi hàng tỷ USD để phát triển.


[VietnamDefence news]


Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

>> Mỹ phát triển trí tuệ nhân tạo cho UAV



Không quân Mỹ đang phát triển một phần mềm mới giúp UAV có khả năng tư duy như được điều khiển bởi một phi công thực thụ.

Phần mềm mới có tên là Get Closer. Giám đốc điều hành của chương trình phát triển phần mềm mới cố gắng đưa trí tuệ nhân tạo vào công việc điều khiển UAV, giúp phương tiện này có thể tư duy như con người.

Chương trình phát triển dựa trên các thuật toán dạng tìm kiếm và so sánh cho phép UAV có thể dự đoán đường bay của máy bay khác, giúp tránh tình huống tại nạn giữa máy bay không người lái và các máy bay có người lái.

Nếu chiếc UAV có thể dự đoán được hành động của viên phi công trên máy bay, nó có thể thiết lập quỹ đạo bay khác để tránh va chạm.



Các UAV tương lai sẽ có khả năng tư duy và xử lý các tình huống như phi công thực thụ.


Điều đó cũng tương tự như chúng ta đang chuẩn bị rẽ vào đường cao tốc, bên cạnh là hai chiếc SUV đang chạy. Chắc chắn lúc đó bạn cần phải suy nghĩ và phán đoán để có thể vào làn đường một cách hợp lý nhất, nhà khoa học Dick Stottler của công ty Stottler Henke Associates, giải thích.

Công ty đã nhận được một khoản kinh phí trị giá 100.000 USD để phát triển thí điểm hệ thống phân tích ý định, xác định mô hình các hành vi trong thực tế và dự báo tình huống như: cất cánh, cơ động, tiếp đất, tích hợp thông tin từ kiểm soát không lưu, tình trạng của các đường băng, dự báo các mối nguy hiểm.

Các thuật toán được giới thiệu là thông minh tới mức giúp UAV nhận định về một máy bay bị hư hỏng, hoặc một máy bay đang trong tình huống khó khăn, dự đoán các hành vi có thể đi chệch khỏi các mô hình tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, Dick Stottler thừa nhận, các thuật toán sẽ không nhận định được các hành vi sai trái. Hiện tại, chương trình đang xây dựng ở mức độ để tránh va chạm, chưa phát triển cho các mục đích khác trong chiến đấu.


[BDV news]


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

>> UAE đặt mua 218 tên lửa Sidewinder



Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất (UAE) đã đặt hàng của Mỹ 218 tên lửa không đối không AIM-9X-2 Sidewinder.

Cơ quan Hợp tác Quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình đơn đặt hàng trên lên Quốc hội. Nếu Quốc hội Mỹ thông qua, Công ty Raytheon của Mỹ sẽ đảm nhiệm việc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng này có trị giá khoảng 251 triệu USD. Thời điểm chuyển giao tên lửa cho bên đặt hàng chưa được công bố chính xác.



Tên lửa AIM-9X-2 Sidewinder. Ảnh: Aviation News


Trong đơn đặt hàng mà DSCA trình lên Quốc hội Mỹ nói rằng, UAE có kinh nghiệm trong việc sử dụng các tên lửa tương tự và việc cung cấp tên lửa AIM-9X-2 cho nước này sẽ không làm thay đổi sự cân bằng quân sự tại khu vực.

Theo đánh giá của DSCA, vũ khí mới cho phép UAE tham gia vào các chiến dịch quân sự của Mỹ ở nước ngoài và yểm trợ trên không.

Ngoài 218 tên lửa AIM-9X-2, UAE còn đặt mua 48 tên lửa huấn luyện, 18 hệ thống dẫn đường chiến thuật AIM-9X-2 WGU-51/B, 8 hệ thống dẫn đường huấn luyện CATM-9X-2 WGU-51/B và các thiết bị phụ kèm.


[BDV news]


>> Iraq chọn mua radar pháo binh Fire Finder



Dù Mỹ giới thiệu hệ thống radar định vị pháo binh EQ-36 mới và hiệu quả hơn, nhưng Iraq từ chối và đặt hàng mua 6 hệ thống radar đời cũ là Fire Finder.

Năm 2010, trước khi gửi lời chào hàng tới Iraq, Mỹ từng đưa hệ thống radar định vị pháo và đạn cối thế hệ mới EQ-36 tới chiến trường Afghanistan để thực nghiệm khả năng. Hệ thống mới dễ sử dụng và sửa chữa cũng như đáng tin cậy hơn hệ thống tiền nhiệm là Fire Finder AN TPQ-36/37.

EQ-36 có khả năng quét 360 độ, thay vì góc 90 độ như Fire Finder với tốc độ nhanh hơn đáng kể. Lục quân Mỹ có kế hoạch mua 180 hệ thống EQ-36 với giá 9 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, do ngân quỹ hạn hẹp, Mỹ chỉ có thể đặt hàng 33 chiếc.

Hệ thống Fire Finder tuy cũ và có nhiều điểm hạn chế nhưng có giá thành rẻ hơn mà vẫn đảm bảo tối thiểu nhiệm vụ. Đó là lý do Iraq chọn mua thay vì hệ thống mới tiên tiến hơn.



Với giá thành rẻ và đáng tin cậy, Iraq lựa chọn hệ thống định vị pháo Fire Finder thay vì hệ thống mới EQ-36.


Trước đây, khi trình diễn ở Iraq, hệ thống Fire Finder đã phạm phải những lỗi nghiêm trọng và không thể phát hiện đạn pháo cối bay đến. Nguyên nhân là do Fire Finder được phát triển dựa trên kinh nghiệm chiến trường Đông Nam Á, không phù hợp với thực tiễn mới. Sau đó, các kỹ sư Mỹ đã khắc phục lỗi này.

Biến thể mới nâng cấp của Fire Finder có có khả năng quét và phát hiện pháo trong tầm 18 km, tên lửa trong tầm 24 km với khả năng định vị 10 điểm vũ khí cùng lúc

Trong cuộc tấn công vào Iraq, hiệu quả của Fire Finder được chứng minh nên chúng được sử dụng rộng rãi. Sự gọn nhẹ trong thiết kế giúp các hệ thống có thể triển khai nhanh chóng trên các chiến trường nhờ vận chuyển đường không/đường bộ.

Hệ thống Fire Finder hoạt động dựa trên nguyên lý xác định địa điểm và thời gian của đạn bay đến, tính toán và gửi thông tin về các đơn vị quân đội, đặc biệt là pháo binh.

Biết được điểm xuất phát của pháo, quân đội sẽ tấn công dồn dập vào điểm đó. Quá trình phát hiện và tấn công chỉ khoảng 3-4 phút (có thể ít hơn với các đơn vị chuyên nghiệp và có kinh nghiệm).


[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Mỹ sắm 400 'bộ giáp' cho xe HEMTT



Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ vừa trang bị 400 bộ giáp chìm cho những chiếc xe tải kéo cứu hộ 8 bánh HEMTT.

Việc trang bị nhằm đảm bảo an toàn trước bom và mìn khi thực hiện cứu hộ các MRAP ở Afghanistan.

HEMTT: Xe tải kéo cứu hộ hạng nặng chiến thuật cơ động cao
MRAP: Xe chống phục kích, chống mìn (*)


Khi trúng bom và mìn, MRAP rất dễ hư hỏng, dẫn đến thiệt hại lớn. Giá thành của một chiếc MRAP đắt gấp 5-10 lần một chiếc hummer.

Theo thống kê, trên chiến trường Afghanistan có hàng nghìn chiếc MRAP với vai trò phương tiện chiến đấu vũ trang chứ không đơn thuần là phương tiện vận tải giống như dòng xe hummer hoặc xe tải, nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động.

Năm 2007, Lục quân và Thủy quân lục chiến đã bỏ ra 20 tỷ USD để mua 20.000 chiếc MRAP để phục vụ cho tình hình quân sự tại Iraq.

Tuy nhiên, việc sử dụng MRAP ngày càng gặp phải nhiều chỉ trích do chi phí quá lớn cũng như dễ bị hỏng hóc khi trúng bom.

Chưa ở chiến trường nào mà Mỹ đối mặt với thiệt hại lớn từ bom mìn cài bên đường như ở Iraq và Afghanistan

Cứu hộ các MRAP hư hỏng trên các tuyến đường trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các xe tải kéo.

Những chiếc HEMTT nặng tới 17 tấn là những "lực sĩ" duy nhất đủ to lớn và sức khỏe để có thể xử lý những chiếc MRAP bị hỏng hóc.

Hiện nay, quân đội Mỹ có khoảng 14.000 xe tải 8 bánh, là xương sống cho lực lượng vận tải.

Dòng xe tải kéo HEMTT có 5 biến thể khác nhau với các nhiệm vụ chủ yếu: chở hàng (phiên bản M977 với cần trục MHC, có thể chở trên xe 10 tấn hàng, kéo thêm 10 tấn trên xe moóc); chở nhiên liệu (phiên bản M978 có khoang chứa có thể tích 10.500 lít). HEMTT có tốc độ tối đa 90 km/h, tầm hoạt động là 480 km (với 1 thùng nhiên liệu).



Dòng xe tải kéo hạng nặng HEMTT cần trang bị "áo giáp" để tránh các nguy cơ từ bom, mìn trên đường ở Afghanistan và Iraq khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ MRAP.


Chịu nhiều thiệt hại trên chiến trường, cộng vào đó là chi phí bảo dưỡng và vận hành của MRAP cũng tốn kém hơn Hummer nên Lục quân Mỹ đang tính đến chuyện bán bớt MRAP cho các đối tác có nhu cầu sau khi chấm dứt hoạt động tại Iraq hay Afghanistan


[BDV news]


Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

>> Arab Saudi tăng cường sức mạnh hải quân



Arab Saudi đang đặc biệt quan tâm đến các tàu chiến của Mỹ.

Mục đích chính của sự quan tâm này là nhằm tăng cường sức mạnh hải quân để chống lại sự lớn mạnh không ngừng trong thời gian gần đây của Hải quân Iran.

Các tàu chiến của Mỹ được Arab Saudi quan tâm là các tàu nổi, có khả năng chống lại “các mối đe doạ phi đối xứng” từ trên không và trên biển.

“Tham vọng” sở hữu các tàu chiến của Mỹ là vấn đề trọng tâm trong chương trình tăng cường sức mạnh Hải quân Arab Saudi giai đoạn 2, dự kiến được thực hiện trong vòng 10 năm, với mức chi phí lên tới 23 tỷ USD.

Dự án được khởi xướng từ khi kết thúc cuộc chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1990-1991. Khi đó, đơn đặt hàng đầu tiên của Arab Saudi chỉ hạn chế ở số lượng 10 chiến hạm.



Arab Saudi có nhiều chương trình mua bán với Mỹ nhằm tăng cương sức mạnh quân sự.


Ngày 8/4, Hải quân Mỹ thông báo, Bộ Quốc phòng và Không quân Arab Saudi đã gửi đề xuất đến Washington yêu cầu Mỹ cung cấp cho quốc gia Trung Đông các tàu chiến, hệ thống phòng không tích hợp, trực thăng và các cơ sở hạ tầng bờ biển như sở chỉ huy bảo vệ bến cảng và các trung tâm huấn luyện. Giá trị hợp đồng dự kiến sẽ được công bố trong tháng tới.

Trong đề xuất của Riyadh không nhắc đến loại tàu cụ thể. Tuy nhiên, đã từ lâu Riyadh đã đặc biệt quan tâm đến các loại tàu bảo vệ bờ biển lớp LCS, có thể hoạt động trong điều kiện của các cuộc chiến tranh phi đối xứng.

Tàu loại này có pháo Mk 110 57mm, bãi đáp cất hạ cánh cho 2 máy bay trực thăng SH-60 Seahawk. Tài có thể tăng tốc đến 47 hải lý/h.


Al-Riyadh - chiến hạm chủ lực của Hải quân Arab Saudi


Mặc dù, tàu chiến có lượng choán nước trung bình của Mỹ không thể trang bị hệ thống Aegis, nhưng trong tương lai không loại trừ khả năng Lockheed Martin sẽ đóng các biến thể LCS tích hợp được hệ thống này.

Hiện nay, Aegis chỉ được trang bị cho các chiến hạm loại Nansen (Na Uy) và Bazan (Tây Ban Nha). Các chiến hạm này có lượng choán nước lần lượt là 5.200 tấn và 6.200 tấn, dùng để hoạt động tại các vùng nước sâu.

Theo giới chức Lầu Năm Góc, ngoài các tàu LCS, Mỹ có thể cung cấp cho Arab Saudi các chiến hạm mới, có thể tích hợp được hệ thống Aegis.

Hiện chưa rõ khoản tiền 67 tỷ USD chi cho việc mua vũ khí của Mỹ (hợp đồng ký năm 2010) có nằm trong ngân sách của chương trình giai đoạn 2 hay không?

Các điều kiện trong hợp đồng quy định, việc chuyển giao vũ khí sẽ được thực hiện trong vòng 15-20 năm, bao gồm các loại vũ khí như máy bay tiêm kích Boeing F-15S, xe tăng M1A2 do General Dynamics Land Systems sản xuất. Hợp đồng này được đánh giá là hợp đồng “khủng” nhất trong lịch sử bán vũ khí Hải quân của Mỹ.


Trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Iran, Arab Saudi đầu tư mạnh cho hải quân.


Hiện nay, Hải quân Arab Saudi gồm 13.500 binh sỹ. Quốc gia này có 2 hạm đội: Hạm đội lớn đồn trú tại Jubail trên bờ biển Vịnh Ba Tư, hạm đội nhỏ đồn trú tại Biển Đỏ với trụ sở chính ở Jeddah.

Nhiệm vụ chính của Hạm đội phía Tây (hạm đội lớn) là bảo đảm an ninh cho các phương tiện vận chuyển dầu đến bờ biển Vịnh Ba Tư, phía đông Arab Saudi.

Ngoài ra, hạm đội này còn có nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng hải quân các nước láng giềng bảo đảm lưu thông tự do cho các tàu ở vịnh Hormuz, cửa ngõ vào Vịnh Ba Tư. Nếu Iran đóng cửa ngõ này thì thế giới sẽ mất đi 1/5 nguồn cung cấp dầu.

Trước đây, Arab Saudi tuyên bố dự định hiện đại hoá các đơn vị lính thuỷ đánh bộ và đặc nhiệm. Theo đó, Riyadh sở hữu 6-8 chiếc tàu ngầm trị giá từ 4-6 tỷ USD, nhưng kế hoạch này đã không được thực hiện. Tàu chủ lực của Hải quân Arab Saudi hiện nay là 3 chiến hạm Al-Riyadh do Pháp đóng, được trang bị tên lửa đối hạm MM-40 Exocet và 4 chiếm hạm tàng hình F3000 La Fayette (Madina) cũng do Pháp đóng.


[BDV news]


Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

>> Hạm đội 'xanh' của Mỹ



Quân đội nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm nguồn năng lượng sạch thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

Thế giới đã chứng kiến một vài thử nghiệm xe tăng chạy bằng xăng và điện của các nhà khoa học. Nhưng trong ngành hải quân, điều này chưa có tiền lệ cho đến khi Hải quân Mỹ công bố thế hệ mới của tàu tuần tiễu RCB sử dụng nhiên liệu chiết suất từ rong biển.

Đến nay, Mỹ đã hoàn tất nghiên cứu thế hệ tàu chiến ngụy trang không người lái thân thiện với môi trường. Lớp tàu Riverine Command Boat (RCB) có mục đích tuần tra trên các sông và đầm lầy.



RCB làm nhiệm vụ tuần tra trên sông và đầm lầy.


Sự khác biệt lớn nhất của thế hệ RCB mới ở việc sử dụng hỗn hợp dầu diesel và nhiên liệu chế xuất từ rong biển. Theo thông tin của hải quân Mỹ, RCB thế hệ mới có khả năng đạt đến tốc độ 40 hải lý/giờ

Đô đốc Philip Cullom – tham mưu trưởng về những vấn đề năng lượng, môi trường của hải quân Mỹ, cho biết: “Tàu chiến thế hệ mới đã được thử nghiệm tại căn cứ hải quân ở Norfolk vào ngày thứ năm. Ba động cơ công suất lớn cùng vận hành và đạt tốc độ lớn nhất theo đúng mong muốn.”

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng những nỗ lực của Hải quân Mỹ trong phát triển nhiên liệu xanh không chỉ vì mục đích môi trường. Theo tờ Ibtimes, với hơn 300.000 thùng dầu tiêu thụ mỗi ngày, chi phí dành cho nhiên liệu chiếm một số tiền lớn trong ngân sách của Hải quân Mỹ.


RCB rất mạnh mẽ dù sử dụng nhiên liệu xanh.


Hải quân Mỹ cũng đang tiến hành thử nghiệm nhiên liệu thay thế để sử dụng trên máy bay. Đầu năm nay, một chiếc F-18 Hornet đã bay bằng nhiên liệu hỗn hợp từ cây hoa trà và xăng.

Trong tương lai gần một hạm đội tàu sân bay tấn công với biệt danh “Hạm đội xanh vĩ đại” sẽ sử dụng toàn bộ năng lượng xanh và có thể bắt đầu phục vụ trong hải quân Mỹ vào năm 2016.

[BDV news]


Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Indonesia và Hàn Quốc cam kết phát triển KF-X



[BDV news] Chương trình hợp tác phát triển chung máy bay tiêm kích thế hệ mới KF-X giữa Indonesia và Hàn Quốc sẽ được ký kết trong tháng 4/2011.

Hàn Quốc và Indonesia đã ký một bản dự thảo xác định danh mục các chương trình mà hai quốc gia sẽ thực hiện trong vòng 10 năm để phát triển tiêm kích KF-X.

Bản dự thảo này được ký vào ngày 13/3/2011 trong chuyến thăm Indonesia của đoàn đại biểu cấp cao quân đội Hàn Quốc.

Đây là kết quả của biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển một máy bay tiêm kích chung giữa Hàn Quốc và Indonesia vào tháng 7/2010.

Hợp đồng chính thức cho chương trình phát triển tiêm kích chung này sẽ được ký kết trong tháng 4/2011 với các điều khoản chi tiết cho việc hợp tác phát triển tiêm kích KF-X.



Hình mẫu khí động học của tiêm kích KF-X.


Theo một báo cáo cho biết, Indonesia đã đồng ý tài trợ 20% kinh phí cho chương trình. Phía Hàn Quốc sẽ tài trợ 60% kinh phí, hai chính phủ đang hy vọng rằng phần kinh phí còn lại sẽ được tài trợ bởi các nhà thầu trong và ngoài nước quan tâm đến dự án.

Tổng kinh phí cho chương trình phát triển bản thiết kế khí động học, đánh giá tính năng cùng với sản xuất nguyên mẫu thử nghiệm là 4,1 tỷ USD. Tổng kinh phí cho toàn bộ chương trình phát triển vào khoảng 8 tỷ USD.

Hàn Quốc đã theo đuổi chương trình phát triển tiêm kích KF-X từ năm 2001, nhằm phát triển một máy bay tiêm kích hiện đại. Máy bay mới được kỳ vọng sẽ có được các đặc tính hiện đại như Rafale của Pháp, hay EF-2000 Typhoon của Châu Âu, thậm chí là có thể so sánh với F-35 Lighting II của Mỹ.


KF-X sẽ có khả năng mang vũ khí bên trong khoang để tăng khả năng tàng hình, bên cạnh đó còn có thể mang các vũ khí ở ngoài thân.


Dự kiến nguyên mẫu KF-X sẽ được trình làng vào năm 2020, tổng số lượng đặt hàng cho cả hai bên Hàn Quốc và Indonesia vào khoảng 120 chiếc, và có thể nhiều hơn tùy thuộc vào năng lực của máy bay.

Thông tin chi tiết về thỏa thuận không được tiết lộ, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, công ty hàng không vũ trụ Dirgantara Indonesia sẽ là nhà thầu chính phía Indonesia cho chương trình phát triển này. Nhiều khả năng đây cũng sẽ là cơ sở thiết kế và sản xuất chính cho chương trình tiêm kích KF-X.

Phía Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ có sự tham gia chính của Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc DAPA. Một số nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Thỗ Nhĩ Kỳ đang xem xét tham gia vào chương trình KF-X.



>> Bắn cháy xuồng bằng tia laser



[BDV news] Một tia laser năng lượng cao phóng đi từ tàu chiến Hải quân Mỹ ngoài khơi California đã bắn cháy một chiếc xuống ở gần đó.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một khẩu pháo laser năng lượng cao để tiêu diệt chiếc xuồng trên biển.

Các thử nghiệm tương tự đã được tiến hành trên mặt đất, tuy nhiên, độ ẩm không khí cao trên biển đã làm giảm hiệu suất và phạm vi của tia laser.

Hải quân Mỹ cho biết, pháo laser năng lượng cao này có thể được sử dụng để bảo vệ tàu chiến trước các cuộc tấn công của các tàu nhỏ, tốc độ cao.



Hệ thống pháo laser năng lượng cao HEL bố trí trên tàu chiến Hải quân Mỹ. (HEL high-energy laser: Laser năng lượng cao.)


Hải quân Mỹ đã theo đuổi việc phát triển vũ khí laser năng lượng cao từ năm 1970. Các hệ thống laser ban đầu dựa trên các phản ứng hóa học, khối lượng của hệ thống khá đồ sộ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Gần đây các nhà khoa học đã phát triển hệ thống laser năng lượng cao kết hợp với các máy phát tia nhỏ gọn, tương tự như nguyên tắc hoạt động của đèn LED.

Hệ thống pháo laser trên tàu chiến Hải quân Mỹ kết hợp một hệ thống phát điện cao tần và một hệ thống laser bán dẫn được gắn trên boong tàu.


Hình ảnh chiếc xuồng thử nghiệm bị bắn cháy bởi pháo laser năng lượng cao.


Đến nay, việc phát triển của laser năng lượng cao nhằm bắn hạ các tên lửa hoặc các mục tiêu khác trên đất liền.

Ông Peter Morrison, Văn phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ cho biết: “Thử nghiệm này cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc tiến tới sử dụng năng lượng dẫn hướng trên các tàu chiến. Còn nhiều việc phải làm để hệ thống hoạt động một cách an toàn và hiệu quả”

Hệ thống pháo laser năng lượng cao hiện nay được phát triển để trang bị trên các tàu chiến. Tuy nhiên, các nhà vận tải hàng hóa đường biển cũng bày tỏ sự quan tâm đến hệ thống này, để bảo vệ cho các tàu hàng trước nạn cướp biển.

Trước đó, BAE System đã sử dụng một khẩu súng laser có khả năng làm mờ mắt của bọn cướp biển trong năm 2010.

Các nhà khoa học cho rằng, pháo laser năng lượng cao vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, còn quá sớm để nói về khả năng thương mại hóa của hệ thống này.



Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

>> Quân Mỹ ở Afghanistan nhận đạn cối 120 mm siêu chính xác



[VietnamDefence news]  Trung tâm nghiên cứu và phát triển vũ khí ARDEC, Lục quân Mỹ, đã bắt đầu cung cấp cho quân đội Mỹ các lô thử nghiệm đầu tiên loại đạn cối dẫn bằng GPS dùng cho pháo cối 120 mm M120.




Đạn cối thông minh thử nghiệm APMI XM395 120 mm (army.mil)



Loại đạn mới có độ chính xác được khẳng định là cao hơn 7-13 lần so với các loại đạn tương tự nhưng không có khả năng tự định vị trên địa hình.

Hệ thống đạn cối thông minh APMI (Accelerated Precision Mortar Initiative) là loại đạn cối tiêu chuẩn dành cho cối M120, được lắp thêm sensor GPS và cánh ổn định ở phần đầu đạn điều khiển bằng máy tính.

Đạn cối thông thường có sai số vòng tròn xác suất trung bình khi bắn ở tầm đối đa từ 76-136 m. Vì thế, pháo cối thường chỉ dùng để tiêu diệt sinh lực đối phương ở địa hình trống trải. Còn đạn cối mới APMI, theo tài liệu kỹ thuật, có sai số vòng tròn xác suất không quá 10 m. Còn quan chức Cục mua sắm đạn dược (Program Executive Office Ammunition - PEO Ammo), Bộ Quốc phòng Mỹ, Peter Burke thì sai số của APMI trong thực tế là không quá 3 m.

Tháng 4.2011, APMI đã được trang bị cho một lữ đoàn bộ binh đóng tại Afghanistan, còn trong nửa năm tới sẽ bắt đầu trang bị cho 7 lữ đoàn nữa.

Việc sử dụng cối cỡ nòng lớn tại các khu phố gặp khó khăn vì đây là loại vũ khí dùng để đánh mục tiêu diện, khi mà độ chính xác điểm chạm của đạn được bù đắp bằng bán kính văng mảnh lớn theo quỹ đạo là là mặt đất.

Các tay súng đang lợi dụng đặc điểm này bằng cách ẩn náu trong các khu dân cư với hy vọng là quân đội sẽ không thể dễ dàng lôi cổ họ khỏi đó.

Trước đây, theo ông Peter Burke, trong những trường hợp đó, người ta buộc phải cử các phân đội lính đến khiến họ chịu thêm rủi ro.

Lục quân Mỹ không định dùng đạn APMI thay thế các đạn cối thường. APMI sẽ chỉ sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu điểm, nhằm giảm tổn thất phụ hoặc bắn các mục tiêu ở gần quân nhà.

Chuyên gia này cũng cho biết, giới quân sự hiện chưa dự định hiện đại hóa các đạn cối cỡ nhỏ hơn (81 và 60 mm).

Theo các chuyên gia, sử dụng đạn cối mới sẽ cho phép tiêu diệt chắc chắn và nhanh chóng các mục tiêu điểm như các hầm trú ẩn, hầm ngầm, xe bọc thép nhẹ.

Một máy tính vi hình nhận dữ liệu từ sensor GPS trên suốt quỹ đạo bay cho đến khi chạm mục tiêu. Trước khi bắn, hệ thống nhận thông tin tọa độ trận địa bắn nơi đặt pháo cối.

Việc ứng dụng hệ thống này sẽ cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng pháo cối hiện có tại các đơn vị. Thông thường, việc tính toán phần tử bắn là một nhiệm vụ phức tạp, biến việc bắn pháo thành một nghệ thuật.

Các thế hệ lính pháo binh đã từng sử dụng các công thức, bảng tính, các máy tính cơ và điện tử, nhưng không thể nhận thông tin tọa độ chính xác của quả đạn đang bay ở thời gian thực.

Nay thì việc dẫn quả đạn đến mục tiêu không chỉ có các khẩu đội pháo của các hệ thống tối tân nhất có thể làm được mà cả khi sử dụng các hệ thống vũ khí cũ đã được thời gian kiểm nghiệm.


Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

>> Mỹ bắt tay chế tạo trực thăng AH-64 Block III



[BDV news] Tập đoàng Boeing bắt đầu chế tạo khung thân đầu tiên của trực thăng vũ trang thế hệ mới AH-64 Block III tại nhà máy lắp ráp ở bang Arizona.

Dự kiến, “Thổ dân” AH-64 Block III đầu tiên sẽ rời dây chuyền sản xuất vào mùa thu năm 2011, trung tá Dan Bailey – giám đốc quản lý chương trình sản xuất AH-64 cho biết.

Hai chiếc AH-64 Block III đầu tiên sẽ được sử dụng cho nghiên cứu, thử nghiệm, sau đó mới dùng để huấn luyện phi công trong các đơn vị quân đội.

Theo sĩ quan cấp cao Quân đội Mỹ, mẫu AH-64 mới sẽ bắt đầu phục vụ vào cuối năm 2012.



Trực thăng tấn công AH-64D, tiền thân của AH-64 Block III.


Trực thăng tấn công AH-64 Block III được thiết kế với động cơ General Electric T700-701D mạnh hơn, đáng tin cậy hơn.

Ngoài ra, các cánh quạt làm bằng vật liệu compostie, cải tiến hệ thống điện tử hàng không và tăng độ cơ động so với phiên bản AH-64 hiện tại.

Quân đội Mỹ có kế hoạch đặt hàng 690 trực thăng AH-64 Block III tính tới năm 2026, với tốc độ sản xuất 2 tiểu đoàn/năm từ tài khóa 2013.




>> Pháp 'tung hoành' ở châu Phi



[BDV news] Trong các cuộc xung đột ngoài lãnh thổ hiện nay, Mỹ đang có một đối thủ “tương tầm”: đồng minh thân cận Pháp đang tích cực tham gia hai chiến dịch nhằm lật đổ chế độ cầm quyền ở châu Phi.

Thứ nhất, dưới sự hỗ trợ Anh và các nước thuộc khối NATO, Pháp là “kẻ đứng mũi chịu sào”có trách nhiệm không kích vào các căn cứ của lực lượng trung thành với đại tá Moammar Gaddafi tại Libya.

Thứ hai, quân đội Pháp tích cực tham gia vào các hoạt động tại Cote d’Ivoire theo sự uỷ quyền của Liên Hiệp Quốc. Trực thăng yểm trợ của Pháp tấn công vào các kho vũ khí hạng nặng và thiết bị kỹ thuật bọc thép của Tổng thống thất cử Laurent Gbagbo.

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sau khi được Liên Hiệp Quốc uỷ quyền, Pháp không kích không chỉ sân bay quốc tế ở Abidjan, mà còn một số khu vực tại thành phố được cho là thành trì của ông Gbagbo.



Máy bay của không quân Pháp chuẩn bị không kích Libya.


Thực tế, hiện nay Pháp là người đứng đầu phương Tây, tham gia vào cả hai cuộc xung đột. Trước thời điểm này, Pháp muốn đứng ngoài cuộc trong vấn đề nội bộ của Cote d’Ivoire khi mâu thuẫn giữa phe đối lập và chế độ Gbagbo xảy ra.

Đồng thời, dù trên danh nghĩa chỉ huy tấn công Libya nhưng thực tế trong giai đoạn đầu chiến dịch tấn công Libya, Mỹ mới chính là chỉ huy chiến dịch.

Nhưng vào thứ hai vừa qua, Paris chính thức tiếp quản trách nhiệm chỉ huy chiến dịch quân sự tại cả hai quốc gia châu Phi. Quân đội Pháp tại Cote d’Ivoire đập tan các ưu thế chiến lược quan trọng của chế độ Gbagbo trong cuộc xung đột chống lại lực lượng nổi dậy Ouattara, còn các máy bay của không quân Pháp tại Libya đã gánh gác trọng trách tiến hành các hoạt động tác chiến.

Tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây, quân đội của Tổng thống đắc cử Alassane Ouattara đã sẵn sàng mở các cuộc tấn công tiếp theo vào quân đội của chế độ cầm quyền.

Tình huống tương tự cũng xảy ra tại Cote d’Ivoire. Không quân Pháp đã yểm trợ trên không cho quân đội của ông Alassane Ouattara vào thời điểm quan trọng, khi tất cả sẵn sàng tấn công đòn quyết định vào căn cứ của quân đội chính phủ tại Abidjan.

Ý định thực của Pháp được thể hiện rõ trong cuộc điện đàm hôm 4/4/2011 giữa Tổng thống Nicolas Sarkozy và người đứng đầu phe đối lập Cote d’Ivoire, ông Ouattara.


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Phóng tên lửa chống tăng từ hệ thống phòng không



[BDV news] Lục quân Mỹ đã lần đầu tiên thử nghiệm phóng loại tên lửa Hellfire từ hệ thống tên lửa phòng không biến đổi Avenger.

Cuộc thử nghiệm diễn ra tại Căn cứ không quân Eglin ở bang Florida.

Phill Hillman, quản lý chương trình Avenger thuộc bộ phận Hệ thống chiến thuật và mạng lưới của Boeing phát biểu: “Những bệ phóng của Avenger có khả năng phóng tên lửa Hellfire, giúp cho người lính có thể tăng cường sức mạnh của hỏa lực mặt đất. Chúng tôi sẽ tiếp tục tích hợp và thử nghiệm những khả năng khác cho hệ thống".

Ngoài ra, theo ông Hillman, việc nâng cấp Avenger thay vì phát triển một hệ thống mới giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. "Điều này vô cùng quan trọng trong tình hình căng thẳng về ngân sách như hiện nay”, ông Hillman nói.



Hệ thống tên lửa phòng không Avenger sẽ được dùng để phóng tên lửa tấn công mặt đất.


Cuộc thử nghiệm nhằm đánh giá độ tin cậy của việc biến đổi hệ thống Avenger thích hợp với tên lửa Hellfire. Trong đó, Boeing chịu trách nhiệm nghiên cứu làm thế nào để phóng tên lửa Hellfire từ bệ phóng Avenger. Đây thực sự là bước tiến đáng kể. Bởi vì, thiết kế nguyên gốc của Avenger là hệ thống phòng không.

Các ống phóng trong hệ thống Avenger có thể đặt trên nhiều loại phương tiện, bao gồm cả các xe cơ giới được thiết kế bảo vệ chống mai phục và chống mìn (MRAP), các xe tự hành khác hoặc lắp cố định.


>> Ấn Độ nhập khẩu 'Cây đũa thần' của Israel



[BDV news] Công ty Rafael (Israel) chính thức xác nhận, họ đang sản xuất biến thể của Iron Dome, với tên gọi David's Sling cho quân đội Ấn Độ.

Phó chủ tịch của Rafael, Lova Drori cho biết: “Chúng tôi có nhiều sản phẩm mà Ấn Độ quan tâm, các cuộc đàm phán giữa hai bên đang diễn ra một cách tích cực, không chỉ về hệ thống phòng thủ tên lửa mà còn nhiều lĩnh vực khác”.

Hiện tại chưa rõ, trong sự hợp tác với Israel, Ấn Độ sẽ chỉ nhập khẩu vũ khí hay yêu cầu Israel chuyển giao công nghệ tên lửa. Theo một số nguồn tin, Ấn Độ có thể nhập khẩu cả hệ thống Iron Dome chứ không chỉ David's Sling.



Hệ thống phòng thủ tên lửa David's Ling (Cây đũa thần) là biến thể của Iron Dome (Vòm sắt) với tầm bắn được nâng cao hơn.

Hệ thống Iron Dome (Vòm sắt) và biến thể của nó David's Sling (mệnh danh là “Cây đũa thần”), là một phần quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng của Israel, cùng với hệ thống đánh chặn tầm xa Arrow-3, tạo nên hệ thống phòng thủ tên lửa tầng tầng, lớp lớp bảo vệ không phận quốc gia Do Thái.

Theo kế hoạch hệ thống Iron Dome đầu tiên sẽ được chuyển giao cho lực lượng phòng thủ tên lửa của Israel vào đầu năm 2011.

Một khẩu đội Iron Dome, gồm 3 xe phóng, với 20 tên lửa mỗi xe, xe đài tìm kiếm mục tiêu, có khả năng kiểm soát bầu trời bao phủ trên diện tích lên đến 150km2. Tên lửa Tamir của hệ thống có đầu dò cảm biến quang-điện tử, có khả năng đánh chặn các loại tên lửa và đạn pháo 155mm từ khoảng cách 4-70km.

Trong khi đó biến thể David's Sling được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu tên lửa đạn đạo từ tầm trung đến xa. Hệ thống có khả năng đánh chặn các tên lửa ở cự ly từ 40-300km. Tên lửa Stunner của hệ thống được trang bị hệ dẫn đường kết hợp giữa radar chủ động và cảm biến quang-điện tử.

Hệ thống David's Sling được hợp tác phát triển cùng với công ty Raytheon của Mỹ.

Trong thời gian qua Ấn Độ và Israel đã có sự hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, đặc biệt là các dự án hợp tác liên quan đến hệ thống tên lửa. Với sự có mặt của 2 hệ thống phòng thủ tên lửa này, Ấn Độ có thể yên tâm về quá trình "thay máu" lực lượng phòng không của mình.


Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

>> Vũ khí “tia sét” trị ác mộng mìn tự tạo



[Vietnamdefence news] Bom mìn tự tạo (IEDs) là vũ khí gây thương vong nhiều nhất cho lính Mỹ và liên quân tại Iraq và Afghanistan thời gian qua. Quân đội Mỹ đang đau đầu đối phó với mối đe dọa phi đối xứng này.





IEDs là ác mộng đối với binh lính Mỹ, NATO tại Iraq và Afghanistan (wired.com)


Trong nhiều năm qua, Lầu Năm góc và Tổng thống Mỹ đã trách móc các nhà báo về việc tiết lộ thông tin về một loại vũ khí thần diệu dùng để phá hủy các bom mìn tự tạo bằng sét nhân tạo. Năm 2006, TT Mỹ George Bush kêu ca việc các nhà báo đăng tải “thông tin chi tiết về các công nghệ chống mìn tự tạo mới” và rằng “chúng tôi không thể cho phép kẻ thù biết được những gì chúng tôi đang làm để không cho kẻ thù có được ưu thế”.

Mặc dù vũ khí này chưa thể sử dụng chiến đấu và thất bại trong hàng loạt thử nghiệm, Mỹ tiếp tục chi tiền cho chương trình mật này. Các nhà thiết kế đã thuyết phục được Bộ Quốc phòng Mỹ chi 30 triệu USD để tiếp tục nghiên cứu chế tạo “thiết bị vô hiệu hóa mìn tự tạo” JIN (Joint IED Neutralizer). JIN sử dụng các xung laser cực ngắn tạo ra trong không khí các kênh dẫn điện. Một dòng điện được đưa vào các kênh này và kích nổ mìn tự tạo từ khoảng cách an toàn.

JIEDDO (Joint IED Defeat Organization), cơ quan chuyên trách về chống mối đe dọa mìn tự tạo (IEDs) của Lầu Năm góc cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự về công nghệ xử lý bom mìn bằng tia sét.

Điều này thật lạ bởi vì cho đến lúc này, công nghệ này đã thất bại trong hàng loạt thử nghiệm. Các nhà khoa học tham gia các vụ thử đã nói rằng, thiết bị này sẽ vô dụng trong đất ẩm ướt và bụi.



Một xe quân sự Mỹ trúng mìn tự tạo (wired.com)


Năm 2006, JIN cũng đã được triển khai ở Afghanistan, nhưng các thử nghiệm thực chiến cũng thất bại thảm hại. Xe vận tải lắp JIN đã rất khó khăn khi chạy trên địa hình núi non, được bảo vệ kém, thậm chí có tin nói rằng, thiết bị còn “tự ý” phóng ra các tia sét, ngay cả khi công tắc trên bàn điều khiển đã ngắt. JIN đã không thể hoàn thành chức năng chính của nó vì để kích nổ bom mìn, người ta đã phải đưa thiết bị gần như sát vào thiết bị nổ, điều đó làm cho việc sử dụng JIN trở nên hầu như vô nghĩa.

Tuy nhiên, việc tiết lộ về JIN đến nay không hề bị Lầu Năm góc chỉ trích, còn tiền thì tiếp tục được chi ra. JIEDDO, Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) và các nhà đầu tư quốc gia đã chi tổng cộng gần 2 triệu USD để tích hợp JIN với dàn bánh xe phá mìn vốn đang được sử dụng rộng rãi và hiệu quả ở Afghanistan. Sự kết hợp này được gọi là JOLLER và từ tháng 10.2010, USMC đã sử dụng thử “thiết bị kích nổ bằng tia sét” này.


Hệ thống JOLLER của USMC (wired.com)


Bức ảnh chụp vào tháng 5.2009 và được USMC giới thiệu cho thấy cấu tạo của JOLLER gồm thiết bị tạo tia sét giống như quả cầu của Nikola Tesla và một dàn bánh lăn phá mìn.

Toàn bộ các thiết bị được lắp trên khung gầm một xe tải quân sự, máy phát được lắp trên thùng xe. Chắc chắn, thiết bị này sẽ lại bị các chuyên gia JIEDDO đang làm việc ở Afghanistan chỉ trích. Trước hết, đó là vì kíp xe và các thiết bị của xe không được bảo vệ đúng mức, còn kích nổ bom dưới quả cầu có lẽ sẽ làm hỏng cả hệ thống đắt tiền.

Tuy vậy, những nhược điểm của JIN có lẽ đã được khắc phục nên giới quân sự Mỹ hy vọng thiết bị công nghệ cao dị kỳ này sẽ giải quyết được vấn đề mìn tự tạo mà phiến quân Afghanistan cài tới 1.300 quả/tháng.

Hiểm họa bom mìn tự tạo là một đặc điểm chính của các cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Loại vũ khí tiêu hao gây khiếp đảm này đang được Taliban sử dụng hiệu quả chống lính Mỹ và NATO tại Afghanistan.

Trong tháng 7, 8, 9.2010 tổng số vụ nổ bom tự tạo là 1.374-1.391 quả, so với tháng 6.2010 là 1.314 quả. Theo thống kê của Mỹ, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2010 đã xảy ra 1.063 vụ tấn công thành công bằng bom tự tạo nhằm vào lính Mỹ, liên quân, so với 820 vụ trong 8 tháng đầu năm 2009. Riêng trong tháng 11.2010, 1.508 quả bom tự tạo đã phát nổ, giết hại 24 lính Mỹ, NATO, lính chính phủ Afghanistan, làm bị thương 301 người; so với 1.415 quả trong tháng 10.2010, làm chết 52 lính và bị thương 297 người. Tháng 1.2011, có 1.344 quả bom bị phát hiện hoặc phát nổ ở Afghanistan.




Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

>> Pháp cả gan đánh cuộc ở cả Libya và Bờ Biển Ngà?



[VITINFO news]Trong năm nay, quốc gia đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự và kéo cộng đồng quốc tế vào cuộc chống lại những người chuyên quyền tại cả Libya và Bờ Biển Ngà: đó chính là nước Pháp.

Pháp đã từng phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược Iraq do Mỹ đứng đầu cách đây 8 năm và đã ủng hộ việc cố gắng tiếp cận mọi cách có thể trước khi mang súng vào các cuộc khủng hoảng quốc tế khác.

Giới phân tích nhận định, sự thay đổi bất thường này có thể được bén rễ từ nỗ lực của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nhằm nới lỏng châu Âu khỏi sự phụ thuộc lâu nay vào chiếc ô an ninh của Mỹ.

Trong bối cảnh bất ổn ở thế giới Ả Rập và sức mạnh kinh tế của châu Á ngày càng phát triển, giới chuyên gia cho rằng Pháp muốn thúc đẩy sự tham gia của châu Âu với các hoạt động can thiệp quân sự dựa trên nhân quyền và dập tắt tình trạng bất bình kéo dài trong dân chúng về sự suy sụp của lục địa này.

Hiện cũng có một nhân tố khác liên quan đến sự thay đổi trên: Ông Sarkozy phải đối mặt với chiến dịch tái tranh cử vào năm tới và ông ấy có thể sẽ đánh cuộc rằng việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền của Pháp có thể giúp ông giành thắng lợi.

Hành động can thiệp quân sự tại Libya cũng là sự chuyển hướng cá nhân đáng chú ý đối với ông Sarkozy, người đã nồng nhiệt đón chào lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi tới Paris trong năm 2007, thời điểm hai nước ký kết một loạt thỏa thuận vũ khí và thương mại. Tháng trước, Tổng thống Pháp đã tập hợp các nhà lãnh đạo châu Âu chống lại đại tá Gadhafi khi ông này phát động chiến dịch đẫm máu nhằm vào người biểu tình.




Xác chiếc Soko của không quân Libya sau khi bị máy bay Rafale của Pháp bắn hạ hôm 24/3. (Ảnh Defensetalk)


Tại Bờ Biển Ngà, một thuộc địa cũ của Pháp, Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên khai hỏa vào lực lượng của lãnh đạo Laurent Gbagbo trong tuần này. Hành động của họ tại Bờ Biển Ngà liên quan tới yếu tố kinh tế và văn hóa.

Trong Liên minh châu Âu, Pháp và Anh là những nước có ảnh hưởng lớn nhất về quân sự. Trong khối này, một số quốc gia, đáng chú ý là Đức, hiện do dự trong việc điều binh lính của họ tới các chiến trường nước ngoài.

“Tôi nghĩ rằng hiện nay Pháp có thể tự hào khi can thiệp quân sự và sự biểu hiện dân chủ tại Bờ Biển Ngà”, Thủ tướng Pháp Francois Fillon phát biểu trước quốc hội hôm 05/4.

Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Pháp tiết lộ ông Gbagbo đang đàm phán về đầu hàng.

Hôm 04/4, máy bay trực thăng của Pháp và Liên Hợp Quốc đã khai hỏa vào Bờ Biển Ngà và vô hiệu hóa các loại vũ khí hạng nặng, chẳng hạn như súng đại bác và máy phóng rocket, của lực lượng trung thành với ông Gbagbo, người từ chối chuyển giao quyền lực cho ông Alassane Ouattara. Liên Hợp Quốc khẳng định, ông Alassane Ouattara đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm ngoái.


Trực thăng của LHQ và Pháp không kích một doanh trại của lực lượng thân ông Gbagbo ngày 04/42011. (Ảnh CNN)


Theo một nhà phân tích, tại Bờ Biển Ngà và Libya, Pháp đang tìm cách lay chuyển châu Âu từ bỏ thái độ do dự trong việc sử dụng vũ lực khi cần thiết và có thể để bảo vệ công dân và các giá trị của họ.

“Tại Pháp, các quan chức nhìn thấy các cơ hội tham gia – thường dưới tên của châu Âu – khi giương lá cờ châu Âu, bởi vì ngoài các bạn Anh của chúng ta, các nước đều lặng im về việc sử dụng vũ lực. Người Pháp nghĩ rằng châu Âu chưa chủ động trong việc ủng hộ nhân quyền”, Jean-Dominique Giuliani, Chủ tịch Quỹ Robert Schuman, cho biết.

Ông khẳng định, Pháp muốn nhắc tới các bài học khó khăn trước đây như các bài học từ cuộc chiến những năm 1990 tại Nam Tư cũ, nơi những trì hoãn, những cuộc tranh luận và đường lối ngoại giao không hiệu quả đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng.

“Bài học của những người vùng Balkan này là các cuộc tàn sát, và người Mỹ cuối cùng tới giúp đỡ chúng tôi khôi phục trật tự”, ông Giuliani nói. “Các bạn cảm nhận được ý nghĩ trong số các quan chức Pháp rằng không ai muốn tiếp tục chiều hướng này”, ông nói thêm.

Nhưng nhà phân tích Philippe Moreau Defarges cho hay, hành động quân sự của Pháp tại Libya và Bờ Biển Ngà không nên gộp lại với nhau: điểm giống nhau duy nhất là họ nhắm tới những người chuyên chế - những người mà thể chế của họ đã giết hại dân thường trong nỗ lực duy trì quyền lực.

“Mặc khác, có chiến dịch “duy tâm” ở Libya, và chiến dịch “thực tế” tại Bờ Biển Ngà – được ra lệnh bởi những lợi ích cụ thể”, Moreau Defarges, người thuộc Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Pháp (IFRI), nhận định.

Dominique Moisi, một cố vấn cấp cao tại IFRI, khẳng định rằng sau khi Pháp đóng vai trò chính tại các cuộc không kích chống lại binh lính của ông Gadhafi, quốc gia này gần như buộc phải hành động tại Bờ Biển Ngà.

“Sau chiến dịch can thiệp của Pháp tại Libya, sẽ không thể hiểu được nếu Pháp không hành động gì tại Bờ Biển Ngà”, ông cho biết, giải thích hàng ngàn người Pháp xa xứ và mối quan hệ văn hóa của Pháp với quốc gia châu Phi này.

Khi cuộc chiến Nga - Gruzia đang ở thời điểm hết sức căng thẳng và có dấu hiệu ngày càng leo thang, Tổng thống Sarkozy, trên cương vị Chủ tịch EU, đã chủ động bay đến Moscow trong vai trò nhà trung gian hòa giải để thuyết phục ban lãnh đạo Nga về một thỏa thuận hòa bình 6 điểm mang tên Medvedev/Sarkozy, được các bên liên quan chấp thuận. Với nỗ lực ngoại giao con thoi không mệt mỏi của mình, ông Sarkozy đã thành công trong việc làm "nguội" cái đầu "nóng" của cả Moscow lẫn Tbilisi.

Theo ông Giuliani, mục đích của ông Sarkozy là để “cho thấy rằng châu Âu muốn tồn tại, thậm chí chỉ có một số quốc gia thành viên, đặc biệt khi Tổng thống Barack Obama hi vọng châu Âu sẽ gánh vác trách nhiệm nhiều hơn về an ninh.

Tại Libya và Bờ Biển Ngà, ông Sarkozy “đã cả gan đánh cuộc”, Moisi nói.

“Thật là nguy hiểm khi có sự đánh cuộc là ông Gaddafi sẽ ra đi, và cộng đồng quốc tế sẽ nói “Ồ, Tổng thống Pháp đã đóng một vai trò then chốt”, ông khẳng định.


Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

>> Thiệt hại của quân đội Libya qua ảnh



[BDV news] Với sức mạnh vượt trội, lực lượng Liên quân đã khiến quân đội trung thành với ông Gadhafi những chịu những đòn chí mạng.



Tên lửa hành trình Tomahawk được giao nhiệm vụ tiên phong trong việc tiêu diệt các căn cứ của quân đội ông Gadhafi.



Một quả tên lửa Tomahawk đánh trúng một bãi đỗ xe của quân chính phủ Libya.



Các căn cứ của quân đội chính phủ liên tiếp bị trúng bom của Liên quân.



Một xe phóng rocket bắn loạt BM-21 của quân chính phủ bị hỏa lực của Liên quân thiêu rụi.



Nét mặt vui sướng của một chiến binh nổi dậy trước một xe tăng T-72 của quân đội chính phủ bị Liên quân tiêu diệt.



Một chiếc tháp pháo xe tăng T-72 của quân đội chính phủ bị tên lửa chống tăng Liên quân đánh bay ra khỏi thân xa một đoạn khá xa.



Một xe phóng tên lửa đối không SA-8 của quân chính phủ bị Liên quân tiêu diệt.



Lực lượng nỗi dậy đang kiểm tra các xe quân sự của quân chính phủ bị Liên quân tiêu diệt.



Một xe phóng tên lửa hành trình đối đất Scud của quân đội chính phủ bị trúng mảnh đạn của hỏa lực Liên quân làm vỡ kính buồng lái.



Một phiến quân với lá cờ của lực lượng nổi dậy đứng trên đống đổ nát của các xe quân sự của quân đội chính phủ như một sự khẳng định cho chiến thắng.



Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Hệ lụy khi cường điệu quá Trung Quốc nổi lên



[BDV news] Những người theo chủ nghĩa hiện thực phân tích về việc các quá trình chuyển đổi quyền lực sẽ diễn ra như thế nào dựa trên giả định rằng các quốc gia hiểu đúng và phản ứng chính xác trước các tình huống quốc tế mà họ đối mặt.

Những người theo chủ nghĩa hiện thực lạc quan trong trường hợp này dựa vào giả định rằng, giới lãnh đạo ở Mỹ đánh giá cao (và sẽ có thể hành động) mức độ an toàn cao bất thường mà Mỹ đang tận hưởng hiện nay.

Nếu giả định này là sai, tức là nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn.

Thật không may, có một số lý do khiến ta phải lo ngại rằng giả định này trên thực tế có thể là sai.

Ví dụ, hiện rất nhiều người tin rằng một Trung Quốc đang nổi lên sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ. Niềm tin này có thể trở thành một lời tiên đoán tự đúng.

Nếu Washington không nghĩ rằng việc Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự không đe dọa đến các lợi ích sống còn của Mỹ, họ có thể có các chính sách ngoại giao và quân sự mang tính cạnh tranh thái quá, những chính sách mà đến lượt nó lại khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang có những động cơ xấu.

Nếu Trung Quốc khi đó cảm thấy bất an, nhiều khả năng họ sẽ có những chính sách cạnh tranh mà Mỹ cũng sẽ xem là mang tính đe dọa cao hơn. Kết quả sẽ là một vòng luẩn quẩn không quyết định bởi tình hình quốc tế mà các nước này thực sự đang đối mặt, mà bởi sự bất an mà chính họ thổi phồng.

Hơn nữa, các nước thường xem nặng sự bất an của mình khi đánh giá không đúng các khả năng quân sự nhằm mục đích quốc phòng có thể với tới đâu. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức cường điệu về khả năng dễ xâm lược nên tin rằng sức mạnh đang gia tăng của Nga đe dọa đến sự tồn vong của mình. Kết quả là Đức phát động một cuộc chiến tranh phòng vệ không cần thiết.

Trong cuộc chiến tranh Lạnh, Mỹ cường điệu hóa mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô, nên nghĩ rằng những cải tiến trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô có thể vô hiệu quá mặt mạnh nhất trong khả năng răn đe của Mỹ - một cuộc trả đũa mạnh tay.

Rất may là điều này không dẫn tới chiến tranh, nhưng nó làm gia tăng nguy cơ chiến tranh và gây ra quá nhiều căng thẳng và kéo theo những chi tiêu không cần thiết.

Washington sẽ phải cảnh giác để không mắc phải những sai lầm tương tự khi Trung Quốc gia tăng các sức mạnh hạt nhân và thông thường, và khi các cuộc va chạm trong các vấn đề thứ yếu làm căng thẳng quan hệ.

Đến nay chưa có phản ứng thái quá nào của Mỹ trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng khả năng đó chắc chắn tồn tại. Ví dụ, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hiện nay kêu gọi Mỹ duy trì thế bá chủ về quân sự thông thường, nhưng lại không giải thích tại sao thế bá chủ này là cần thiết cũng như việc nó đòi hỏi có những lực lượng và khả năng quân sự như thế nào.

Trong tương lai trước mắt, Trung Quốc sẽ yếu hơn Mỹ về khả năng tấn công, nhưng chính việc họ tăng cường sức mạnh quân sự làm giảm khả năng của Mỹ trong việc tấn công vào các khu vực ngoại biên của Trung Quốc.

Điều này sẽ sớm đặt ra những câu hỏi như chính xác tại sao Mỹ cần có sự bá chủ về các khả năng tấn công thông thường trên thế giới, các nhiệm vụ đặc biệt nào Mỹ sẽ không thể thực hiện nếu không có thế bá chủ ấy và việc không thể thực hiện các nhiệm vụ này sẽ gây nguy hại cho an ninh của Mỹ đến mức nào.

Nếu không có những câu trả lời rõ ràng, Mỹ có thể sẽ đánh giá quá cao ý nghĩa của việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự.



Nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn. Ảnh minh họa.


Nguy cơ của một mối đe dọa an ninh bị cường điệu hóa sẽ càng lớn hơn trong lĩnh vực hạt nhân. Báo cáo tình hình hạt nhân (NPR) năm 2010 của chính quyền Obama nhận định: "Mỹ và các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, trong đó có việc hiện đại hóa về chất lượng và số lượng kho vũ khí hạt nhân của họ".

Tuy nhiên, NPR không nói rõ việc hiện đại hóa này đặt ra mối nguy hiểm nào. Hoàn toàn không có chuyện hiện đại hóa hạt nhân trong tương lai gần sẽ giúp Trung Quốc có thể phá hủy toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ và hủy hoại khả năng đáp trả mạnh mẽ của Mỹ.

Một cuộc hiện đại hóa lớn nhất cũng chỉ có thể loại trừ một phần ưu thế hạt nhân của Mỹ khi tạo cho Trung Quốc một lực lượng lớn hơn và bền bỉ hơn, từ đó giảm khả năng Mỹ đe dọa Trung Quốc bằng việc chạy đua hạt nhân trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

NPR cho rằng, Mỹ "nên tiếp tục duy trì các quan hệ chiến lược ổn định với Nga và Trung Quốc", nhưng Trung Quốc luôn thiếu dạng sức mạnh có thể tạo sự ổn định theo tiêu chuẩn của Mỹ. Nếu Mỹ quyết định rằng an ninh của họ cần duy trì ưu thế hạt nhân so với Trung Quốc, họ sẽ đầu tư vào các khả năng nhằm phá hủy các sức mạnh hạt nhân mới của Trung Quốc.

Một nỗ lực như thế sẽ giống với chiến lược hạt nhân thời chiến tranh Lạnh của Mỹ, theo đó đặt tầm quan trọng hàng đầu vào việc phá hủy các sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Kiểu chạy đua vũ trang này giờ đây càng không cần thiết hơn trước.

Mỹ có thể duy trì khả năng răn đe mạnh ngay cả khi Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí, và một chính sách cạnh tranh hạt nhân có thể làm giảm an ninh của Mỹ vì nó sẽ khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang thù địch, làm gia tăng sự bất an của Trung Quốc và hủy hoại quan hệ Mỹ - Trung.

Chắc chắn việc Trung Quốc tăng cường hạt nhân và vũ khí thông thường sẽ giảm một số khả năng của Mỹ mà Washington muốn duy trì. Nhưng Mỹ cũng không nên coi việc tăng cường các sức mạnh quân sự này là có động cơ xấu, thay vì thế nên hiểu là việc này cho thấy mong muốn chính đáng của Trung Quốc là đảm bảo an ninh cho mình.

Khi ông Donald Rumsfeld là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông nói về Trung Quốc tăng chi tiêu cho quốc phòng rằng "vì không có nước nào đe dọa Trung Quốc, nên nước này phải tự hỏi: Tại sao phải gia tăng đầu tư cho quốc phòng? Tại sao phải tiếp tục tăng mua vũ khí?"

Câu trả lời là quá rõ. Nếu Trung Quốc có thể đưa các tàu sân bay tới gần bờ biển Mỹ và tấn công vào nước Mỹ bằng máy bay ném bom tầm xa, Washington đương nhiên sẽ muốn "mài cùn" các khả năng này, và nếu Mỹ có một sức mạnh hạt nhân chiến lược cũng dễ bị tổn thương và kém cạnh tranh như của Trung Quốc (hiện chỉ bằng 1/10 hoặc 1/100 của Mỹ), họ cũng sẽ cố gắng đuổi kịp nhanh nhất có thể.

Các hành động này sẽ không nhằm khuất phục thế giới, vì vậy không có lý do nào đủ thuyết phục để nghĩ rằng Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự là vì như thế.

Tóm lại, sự nổi lên của Trung Quốc là hòa bình, nhưng không có gì để đảm bảo điều đó. Ngược lại với lập luận của người theo chủ nghĩa hiện thực thông thường, các sức ép cơ bản của hệ thống quốc tế sẽ không đẩy Mỹ và Trung Quốc vào xung đột.

Vũ khí hạt nhân, ngăn cách về địa lý bởi Thái Bình Dương, và các quan hệ chính trị hiện tương đối tốt sẽ khiến hai nước này đảm bảo an ninh ở mức cao và tránh các chính sách quân sự gây căng thẳng nghiêm trọng quan hệ giữa họ.

Nhu cầu của Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình ở Đông Bắc Á làm phức tạp vấn đề trong một chừng mực nào đó, nhưng hoàn toàn có thể tin rằng Washington có thể gia tăng khả năng răn đe cho Nhật Bản và Hàn Quốc, các đối tác khu vực quan trọng nhất của mình.

Thách thức đối với Mỹ sẽ là khả năng điều chỉnh chính sách trong các tình huống mà các lợi ích chưa phải là sống còn (như Đài Loan) có thể gây ra vấn đề, và ở chỗ đảm bảo rằng không cường điệu hóa nguy cơ đặt ra bởi việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh và khả năng quân sự.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang