Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: CHDCND Triều Tiên

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn CHDCND Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHDCND Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

>> Kim Jong-un gửi thư cho … toàn thế giới

Trong lá thư gửi đến “người dân thế giới”, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã lý giải lý do vì sao nước này quyết tâm theo đuổi chương trình hạt nhân rằng: “Vũ khí hạt nhân không giết người. Chỉ có những kẻ đi giết những người (khác) không có vũ khí hạt nhân”.

>> Khám phá kho tên lửa của Triều Tiên



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.comKim Jong-un

Trong những ngày qua, hàng triệu người dùng mạng Internet toàn cầu đã chia sẻ với nhau một bức thư được cho là của vị Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un gửi tới người dân khắp thế giới sau khi nước này thông báo đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3. Lá thư này cũng đã được nhiều hãng thông tấn, báo chí lớn trên thế giới đăng lại nhưng không kèm bình luận gì và cũng chưa có một ai có thể xác minh có đúng là nó được gửi đi từ vị lãnh đạo tối cao của đất nước Triều Tiên hay không.
Dưới đây là toàn văn bức thư:

Kính gửi người dân trên khắp thế giới,

Từ nhiều thập kỷ qua, Triều Tiên đã bị đe dọa bởi những kẻ thù có vũ khí hạt nhân trong tay. Khi mà sự an toàn của chúng tôi liên tục bị đe dọa bởi những kẻ xâm lược, chúng tôi đã tự hỏi: Làm sao để có thể tự bảo vệ mình? Trong những lời bất tử của cha tôi, nhà lãnh đạo vinh quang Kim Jong-Israel đã nói: “Điều duy nhất có thể ngăn chặn những kẻ xấu có vũ khí hạt nhân là những người tốt cũng phải có vũ khí hạt nhân”.

Tôi có thể ngủ ngon trong đêm khi biết chắc rằng những silo hạt nhân đã được bơm đầy và nút bấm kích hoạt đang nằm trên bàn trong phòng ngủ của tôi. Và bây giờ tôi hiểu điều mà cha tôi đã biết từ trong bản năng của mình: thế giới sẽ không thể thực sự được an toàn cho đến khi mọi quốc gia đều có vũ khí hạt nhân.

Có lẽ bởi vì vũ khí hạt nhân rất cần thiết cho nền quốc phòng của chúng tôi nên chính phủ Mỹ cùng với những “con chó cảnh” của họ tại Liên Hợp Quốc đang âm mưu tước đoạt chúng khỏi tay Triều Tiên. Nhưng giống như cha tôi đã nói: “Khi chúng đến vì vũ khí hạt nhân của chúng tôi….”

Đó là lý do vì sao ngày hôm nay tôi đã thành lập Hiệp hội hạt nhân báo thù để bảo vệ chủ quyền của tất cả những dân tộc khác trên hành tinh này để nhấn chìm cả thế giới trong biển lửa địa ngục. Nếu hôm nay bạn gia nhập với chúng tôi, bạn sẽ được miễn những chi phí ban đầu và tôi muốn gửi đến các bạn một câu nói rằng: Vũ khí hạt nhân không giết người. Chỉ có con người đi giết những người không có vũ khí hạt nhân.

Kim Jong-un

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

>> Triều Tiên khoe tên lửa mới trong lễ duyệt binh


Lần đầu tiên Triều Tiên công khai giới thiệu loại tên lửa mới tại cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng hôm 15/4.



Một số người Triều Tiên có mặt trong cuộc duyệt binh cho biết, đây là lần đầu tiên họ đã nhìn thấy những tên lửa mới.

Các quan chức quân sự nước ngoài chưa thể xác nhận thiết kế chính xác của tên lửa này.

"Tên lửa mới trông giống một mô hình hơn, rất có thể nó là một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), nhưng khá khó để xác định được tên lửa mới thuộc loại gì trong thời điểm này", Isaku Okabe, một chuyên gia quân sự Nhật Bản bình luận.

Sohn Young-hwan, một nhà khoa học tên lửa của Hàn Quốc, người đứng đầu Viện Công nghệ và Phân tích Quản lý tư nhân ở Seoul cho rằng, tên lửa mới có thể là một tên lửa đạn đạo tầm trung, không phải là một ICBM.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa mới của Triều Tiên tiến qua lễ đài.


Các nhà phân tích của Hàn Quốc và Nhật Bản còn suy đoán, Triều Tiên đang phát triển loại tên lửa mới, lớn và mạnh hơn Unha-3 mà họ đã phóng không thành công vào ngày 13/4.

Nick Hansen, chuyên gia phân tích đến từ Trung tâm Hợp tác và An ninh quốc tế tại ĐH Stanford (Mỹ), viết trên trang mạng 38 North rằng, những hình ảnh do vệ tinh và các nhà báo chụp được về bệ phóng tên lửa của Triều Tiên hôm 13/4 cho thấy nó lớn hơn tưởng tượng, bởi giàn đỡ tên lửa được sử dụng hôm 13/4 lớn hơn nhiều so với giàn đỡ cần thiết cho Unha-3.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa mới của Triều Tiên xuất hiện trong lễ duyệt binh hôm 15/4.


Một số nguồn tin từ Nhật Bản và Hàn Quốc phỏng đoán, tên lửa mới có tầm bắn tối đa hơn 10.000 km.

Về lý thuyết, nếu tên lửa Triều Tiên thực sự có khả năng đó, nó sẽ vươn tới nước Mỹ. Thông tin này khiến Mỹ không khỏi lo ngại, dù vào ngày 13/4, Triều Tiên đã cho thấy, nước này còn chặng đường dài trước khi chế tạo được ICBM có khả năng tấn công hiệu quả.

Triều Tiên thường dùng các cuộc duyệt binh quân sự để tiết lộ tên lửa mới của họ. Điển hình là trong một cuộc duyệt binh năm 2010, Triều Tiên đã cho thế giới thấy tận mắt một loại tên lửa đạn đạo cơ động với tầm bắn ước tính khoảng 3.000 - 4.000 km.

Ngay tức khắc, Hàn Quốc, Nhật Bản và phương Tây đã thể hiện mối quan tâm "đặc biệt" tới tên lửa này, bởi họ hiểu rằng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc định vị và phá hủy tên lửa của Triều Tiên trong trường hợp xung đột.

Với tầm bắn 4.000 km, tên lửa Triều Tiên sẽ đặt các căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam, Hàn Quốc và Nhật Bản trong tầm ngắm của họ.



Nhật Bản, Hàn Quốc tranh cãi về tên lửa mới của Triều Tiên

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng, tên lửa mà Triều Tiên trình diễn tại lễ duyệt binh ngày 15/4 vừa qua có thể là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM. Trong khi truyền thông Nhật Bản, dẫn lời các chuyên gia, lại cho rằng, Bình Nhưỡng không thể có loại tên lửa như vậy.

Một vài giờ sau khi kết thúc cuộc duyệt binh tại Bình Nhưỡng kênh truyền hình Nhật Bản Radiopress, chuyên nghiên cứu và phân tích thông tin về Triều Tiên, tuyên bố rằng, không có loại tên lửa đạn đạo mới nào được giới thiệu tại lễ duyệt binh. Tuy nhiên, sau đó Bộ Quốc phòng Hàn Quốc lên tiếng rằng, có tên lửa đạn đạo loại mới tại cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng.

Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, tầm xa của loại tên lửa này có thể đạt đến 6.000 km, và rằng, với tầm xa như vậy có thể gọi đó là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Sau tuyên bố nêu trên của các chuyên gia Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, các nhà phân tích Nhật Bản lên tiếng xác nhận, có loại tên lửa đạn đạo mới được giới thiệu tại duyệt binh ở Bình Nhưỡng. Loại tên lửa mới này được xếp vào nhóm cùng với các loại tên lửa đạn đạo cơ động tầm trung và đi ngay sau tên lửa đạn đạo Musudan (tầm xa 4000 km). Tuy nhiên, các chuyên gia của Radiopress vẫn bày tỏ mối hoài nghi rằng, đây là một loại tên lửa đạn đạo mới.

Trước đó, ngày 3/4, truyền thông Hàn Quốc dẫn một nguồn tin từ cơ quan tình báo nước này cho biết, các kỹ sư của Triều Tiên đã phát triển thành công tên lửa đạn đạo tầm xa loại mới.

Theo kênh truyền hình YTN, Triều Tiên đã hoàn thành chuỗi thử nghiệm kéo dài 16 tuần, bắt đầu từ đầu tháng 1/2012, tại bãi thử nghiệm nằm ở khu vực duyên hải miền Đông Bắc với một loại tên lửa đạn đạo mới.

Từ các hình ảnh mà vệ tinh trinh sát của Hàn Quốc thu được cho thấy tên lửa này có chiều dài 40 mét, mang động cơ cỡ lớn. Tuy nhiên, chưa thể xác nhận được đây là loại tên lửa tầm trung hay tầm xa.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

>> Tại sao phương Tây lại "rùm beng" khi Triều Tiên phóng tên lửa đẩy


“Phương Tây đã lấy “ý thức hệ” để đặt ra tiêu chuẩn kép, còn Mỹ là mối đe dọa lớn nhất của hòa bình thế giới khi dựa vào xã hội đen cao bồi…”.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đẩy Ngân Hà-3 của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã được lắp đặt ở Trạm phóng Vệ tinh Sohae.


Tân Hoa xã ngày 11/4 có bài viết bình luận về thái độ ứng xử của phương Tây mang màu sắc ý thức hệ đối với CHDCND Triều Tiên và Ấn Độ trong vấn đề phóng tên lửa.

Tân Hoa xã viết, nếu bạn vào công cụ tìm kiếm Google, bạn sẽ phát hiện ra rằng những thông tin về việc CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) trên báo chí phương Tây có tới hơn 5.000 kết quả, nhưng các thông tin về việc Ấn Độ chuẩn bị phóng tên lửa Agni-5 chỉ có khoảng 100 kết quả.

Nhìn vào số lượng này, báo chí phương Tây có thái độ hoàn toàn khác nhau trong cách ứng xử với Ấn Độ và CHDCND Triều Tiên.

Về góc độ độ minh bạch, CHDCND Triều Tiên đã vượt xa Ấn Độ. Khi tuyên bố phóng vệ tinh, CHDCND Triều Tiên ra tuyên bố muốn mời các nước quan sát, hai ngày trước báo giới các nước còn đến Trạm phóng vệ tinh Sohae – CHDCND Triều Tiên để chụp ảnh tên lửa đẩy Ngân Hà-3 đã hoàn thành lắp đặt.

Tân Hoa xã viết: "Trong khi đó, Ấn Độ phóng tên lửa đạn đạo Agni-5, vừa không công bố các hình ảnh có liên quan, vừa không mời báo giới đến đưa tin. Hành vi này đã phân rõ trắng đen".

Nhìn từ góc độ công nghệ, lần này CHDCND Triều Tiên sử dụng tên lửa đẩy để phóng vệ tinh nhân tạo. Mặc dù công nghệ hàng không này có thể ứng dụng cho phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa, nhưng chúng rốt cuộc có sự khác biệt nhất định.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đẩy Ngân Hà-3.


Trong khi đó, tình hình của Ấn Độ lại hoàn toàn khác. Tờ “The Hindu” cho biết, tên lửa Agni-5 đã hoàn thành lắp áp trên mặt đất, có tầm phóng 5.000 km. Chuyên gia Ấn Độ Cheadle còn tuyên bố muốn tiến hành phóng từ xe phóng cơ động trên đường bộ.

Về tên gọi, Ấn Độ cho biết rõ Agni-5 là một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, hơn nữa còn có thể tiến hành phóng cơ động trên mặt đất. Điều này tạo ra sự trái ngược hoàn toàn với tên lửa đẩy Ngân Hà-3 của CHDCND Triều Tiên chờ đợi ở giá phóng.

Nhìn vào phương pháp phán đoán “mối đe dọa” của báo giới phương Tây trước đây, mức độ “phạm luật” của Ấn Độ đều vượt xa CHDCND Triều Tiên.

Ấn Độ nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, trên thực tế là sự tác động to lớn tới hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân của thế giới. Nhưng, thực tế là các nước phương Tây không quan tâm tới Ấn Độ, lại tốn nhiều bút mực đối với việc CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa.

Tân Hoa xã cho rằng, trong vấn đề này, dẫn đầu là Nhật Bản và Mỹ, các phương tiện truyền thông của một số nước đã tiến hành “ma quái hóa” có hệ thống và mục đích đối với việc CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa. Tên lửa còn chưa phóng, đã bắt đầu dự đoán phải dùng biện pháp nào để đánh chặn khi nó thất bại.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản triển khai tên lửa Patriot-3 sẵn sàng đánh chặn tên lửa CHDCND Triều Tiên.


Báo giới Nhật Bản liên tục đưa tin điều chỉnh tuyến đường biển quốc tế, cố gắng tạo ra bầu không khí dư luận về ảnh hưởng bất lợi của tên lửa CHDCND Triều Tiên đối với cuộc sống người dân.

Theo Tân Hoa xã thì Mỹ càng hung hăng hơn, đối với việc CHDCND Triều Tiên mời các chuyên gia nước ngoài đến tham quan hiện trường phóng vệ tinh, Mỹ không chỉ tuyên bố không cử chuyên gia, mà còn yêu cầu nước khác cũng không cử chuyên gia.

Ngoài ra, với tư cách là nước lớn về hàng không vũ trụ, ở góc độ công nghệ, Mỹ còn phân tích tên lửa CHDCND Triều Tiên phóng xuống phía nam, phỏng đoán CHDCND Triều Tiên có mục đích phóng tên lửa lớn hơn là vệ tinh.

Tân Hoa xã kết luận, trong con mắt của báo giới phương Tây, CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa là “xấu”, Ấn Độ mặc dù bất chấp tất cả, tiến hành phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, thì cũng có thể tha thứ.

Tân Hoa xã cho rằng, hiện nay, các nước trên thế giới không nên lấy ý thức hệ làm tiêu chuẩn, thực hiện tiêu chuẩn kép, mà nên bắt tay với nhau, cùng cố gắng cắt giảm vũ khí tên lửa, vũ khí hạt nhân thậm chí phi hạt nhân hóa trên phạm vi thế giới.

Tân Hoa xã kết luận rằng: "Nếu Mỹ đến cả sự công bằng, khách quan tối thiểu cũng không quan tâm, dựa vào xã hội đen cao bồi có tổ chức để duy trì an ninh trật tự, thì họ thực sự đã trở thành mối đe dọa lớn nhất của hòa bình thế giới".

Dưới đây là một số hình ảnh về tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 của Quân đội Ấn Độ sắp được phóng thử trong thời gian tới:

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

>> Mỹ, Hàn, Nhật phản ứng về kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên


Ngày 16/3, Triều Tiên đã công bố kế hoạch phóng vệ tinh vào tháng 4 tới khiến Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản có những lo ngại sâu sắc.

Ngày 16/3, sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thông báo kế hoạch phóng vệ tinh bằng tên lửa đẩy tầm xa trong tháng Tư tới, Mỹ cùng Hàn Quốc và Nhật Bản đã nhanh chóng có phản ứng lo ngại.


http://nghiadx.blogspot.com


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland cho rằng một vụ phóng như vậy sẽ tạo ra "mối đe dọa cho an ninh khu vực," đồng thời thể hiện sự "không nhất quán" với cam kết gần đây của Bình Nhưỡng về hạn chế, ngừng các vụ thử tên lửa tầm xa.

Theo người phát ngôn này, các Nghị quyết 1718 và 1874 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nghiêm cấm Triều Tiên thực hiện các vụ phóng có sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.

Mỹ kêu gọi Bình Nhưỡng tuân thủ các cam kết quốc tế, trong đó có tất cả nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan và cho biết đang tham vấn với các đối tác quốc tế về phản ứng tiếp theo.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ra tuyên bố bày tỏ "lo ngại sâu sắc", cho rằng một vụ phóng vệ tinh như vậy sẽ vi phạm Nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và "tạo ra một hành động nghiêm trọng đe dọa hòa bình, an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực Đông Bắc Á."

Thông điệp từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc yêu cầu Bình Nhưỡng "ngừng ngay lập tức" kế hoạch trên và tuân thủ các cam kết quốc tế. Seoul nói rằng sẽ tham vấn chặt chẽ với các thành viên khác trong tiến trình đàm phán sáu bên để cố gắng ngăn ngừa vụ phóng vệ tinh.

Trong khi đó, Nhật Bản cũng yêu cầu Triều Tiên hủy bỏ kế hoạch phóng vệ tinh, nhấn mạnh bất cứ hoạt động nào như vậy cũng vi phạm luật quốc tế.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura tuyên bố: "Cho dù là vệ tinh hay tên lửa đạn đạo, đây cũng là sự vi phạm các nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc."

Theo quan chức này, vụ phóng có thể kéo lùi những nỗ lực hướng tới giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại."

Cùng ngày, Bình Nhưỡng cho biết trong khoảng thời gian từ 12-16/4 tới sẽ phóng vệ tinh ứng dụng Kwangmyongsong-3 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố của một phát ngôn viên Ủy ban Công nghệ Vũ trụ Triều Tiên cho hay vệ tinh do Triều Tiên tự nghiên cứu chế tạo này "sẽ được phóng về phía Nam từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Sohae đặt tại huyện Cholsan thuộc tỉnh Bắc Phyongan bằng tên lửa đẩy Unha-3."

Bình Nhưỡng nêu rõ đã lựa chọn một quỹ đạo bay an toàn để các mảnh vỡ do tên lửa đẩy Unha-3 tạo ra trong quá trình phóng không ảnh hưởng tới các nước láng giềng.

Bình Nhưỡng cũng sẽ "nghiêm chỉnh tuân thủ các các qui định quốc tế liên quan và sử dụng các vệ tinh khoa học-công nghệ vì mục đích hòa bình, đảm bảo minh bạch tối đa, qua đó góp phần thúc đẩy niềm tin của cộng đồng quốc tế và hợp tác trong lĩnh vực nghiêm cứu khoa học vũ trụ cũng như phóng vệ tinh."

Kế hoạch phóng vệ tinh trên được công bố chỉ 16 ngày sau khi Triều Tiên thông báo đồng ý ngừng các vụ thử tên lửa tầm xa, một phần trong thỏa thuận với Mỹ để dổi lấy việc Washington sẽ cung cấp 240.000 tấn viện trợ lương thực cho Bình Nhưỡng.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

>> Chân dung Chủ tịch CHDCND Triều Tiên


Chủ tịch Kim Jong-il (Kim Chính Nhật) là một trong những lãnh đạo bí ẩn và kín đáo nhất trên thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Chủ tịch Kim Jong-il


Ông mất ngày 17/12/2011, thọ 69 tuổi. Thông tin về sự ra đi của ông đã được thông báo trên truyền hình quốc gia của CHDCND Triều Tiên.

Là nhà cầm quyền cộng sản duy nhất theo chế độ cha truyền con nối, ông bị chỉ trích vì đe dọa ổn định trong khu vực bằng chính sách theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân và thử các tên lửa tầm xa.

Sau khi cha ông là Kim Nhật Thành mất (năm 1994), rất ít người biết đến Kim Jong-il. Trước đó, ông hầu như không xuất hiện trước công chúng.

Giới truyền thông Hàn Quốc mô tả ông là một người tự phụ, với mái tóc chải phồng và hay đi đôi giày cao gót.

Konstantin Pulikovsky - một phái viên của Nga từng đi cùng chuyến tàu với Chủ tịch Kim trong thời gian ông tới Nga - đã kể lại rằng, lãnh đạo Triều Tiên ăn tôm hùm mỗi ngày. Ông dùng bữa bằng đũa bạc.

Mọi người cho rằng ông đã uống hết 10 cốc rượu trong kỳ hội nghị năm 2000 với người sau này trở thành Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung. Nhiều người nói rằng Chủ tịch Kim thích rượu cô-nhắc Hennessy VSOP.

Người được tôn sùng

http://nghiadx.blogspot.com
Chủ tịch Kim Jong-il thời trẻ. Ảnh: Corbis

Những người từng gặp Chủ tịch Kim kể lại rằng, ông là một người hiểu biết, và theo dõi các sự kiện quốc tế một cách sát sao.

Chủ tịch Kim Jong-il đã có cuộc gặp với cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright tại Bình Nhưỡng vào năm 2000. Bà cho rằng ông là người kiệm lời.

Một số người khác lại cho rằng Chủ tịch Kim là người có đầu óc khôn ngoan, sẵn sàng chấp nhận rủi ro để có thể củng cố được chế độ.

Hình ảnh của Chủ tịch Kim tại Hàn Quốc được mô tả là một anh hùng, với sự tôn kính đặc biệt.

Các quan chức Triều Tiên cho biết, ngày Chủ tịch Kim ra đời, có một hiện tượng thiện nhiên rất đặc biệt xảy ra: hai chiếc cầu vồng và một ngôi sao sáng cùng xuất hiện trên bầu trời.

Họ cũng cho biết thêm, Chủ tịch Kim đã viết 6 vở nhạc kịch trong vòng 2 năm, và đã tạo dựng nên mộ trong những bước ngoặt quan trọng nhất của Bình Nhưỡng.

Trên thực tế, theo các chuyên gia nước ngoài, Chủ tịch Kim Jong-il được sinh ra gần thành phố Khabarovsk của Nga - nơi nhóm du kích của Chủ tịch Kim Nhật Thành đã nhận được sự trợ giúp về mặt quân sự của Liên Xô.

Sau đó, ông Kim Jong-il ở Trung Quốc trong thời gian chiến tranh Nam - Bắc Hàn.

Cũng giống như các lãnh đạo khác của CHDCND Triều Tiên, ông Kim Jong-il đã tốt nghiệp Đại học Kim Il-sung.

Năm 1975, ông được người dân tôn sùng và gọi là "Lãnh tụ mến yêu", và 5 năm sau, ông tham gia vào Ủy ban Trung ương của Đảng Công nhân Triều Tiên. Ông được giao trách nhiệm đặc biệt về nghệ thuật và văn hóa.

Chủ tịch Kim Jong-il là người có tình yêu đặc biệt với phim ảnh. Có nguồn tin cho rằng ông đã sưu tập 20.000 bộ phim của Hollywood và thậm chí còn viết một cuốn sách về điện ảnh.

Kinh tế và hàn gắn

Năm 1991, ông được bầu làm chỉ huy tối cao của Quân đội Nhân dân Triều Tiên.

Lúc đó, nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên đã rơi vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc và bị làm cho trầm trọng thêm bởi sự sụp đổ của Liên Xô - đối tác thương mại chính của Bình Nhưỡng.

Thương mại gặp khó khăn, đất nước bị thiếu hụt nhiên liệu để duy trì hoạt động của các nhà máy và công sở.

Thiên tai đã làm hỏng mùa màng và gây nên cái chết của rất nhiều người dân.

Tình trạng khó khăn này còn kéo dài cho tới sau khi Kim Jong-il kế nhiệm cha là Chủ tịch Kim Nhật Thành vào năm 1994. Chủ tịch Kim Jong-il đã đưa đất nước vượt qua được khủng hoảng, cùng với sự trợ giúp quốc tế, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Ông cũng tới thăm Trung Quốc vài lần. Ông cũng thể hiện sự quan tâm tới cách mà Trung Quốc đưa các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa áp dụng vào nền kinh tế thị trường.

Sau khi tới thăm Trung Quốc và Thượng Hải vào năm 2000, 2001, CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu thử nghiệm phương thức trên trong một quy mô nhỏ hẹp, với các doanh nghiệp tư nhân.

Ông cũng có các động thái để cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.

Vào tháng 6/2000, ông đã có cuộc gặp với lãnh đạo Hàn Quốc Kim Dae-jung trong hội nghị thượng đỉnh liên triều đầu tiên kể từ sau chiến tranh Triều Tiên năm 1953, khiến hai miền nam, bắc bị chia cắt.

http://nghiadx.blogspot.com
Thành quả chính từ hội nghị trên là tăng cường các mối liên hệ giữa hai quốc gia, bao gồm cả việc cho phép đoàn tụ các gia đình bị chiến tranh làm cho ly tán.

Tên lửa và các tin đồn

Vào tháng 8/2008, trên tạp chí của Nhật đưa tin Chủ tịch Triều Tiên đã qua đời từ năm 2003. Tờ báo trên cho rằng người xuất hiện trước công chúng chỉ là "người đóng thế".

Một tháng sau đó, các nguồn tin tình báo của Mỹ tuyên bố rằng Chủ tịch Kim đã bị đột quỵ. Đây là lý do tại sao ông không thể xuất hiện trong cuộc diễu binh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập đất nước.


Người dân Triều Tiên than khóc Chủ tịch Kim


Vào tháng 4/2009, các nhà cầm quyền của CHDCND Triều Tiên đã phát một đoạn băng ghi hình ghi lại cảnh Chủ tịch Kim đến thăm các nhà máy sản xuất trong thời gian từ tháng 11-12/2008.

Tháng 8/2009, ông đã xuất hiện khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton bay tới Triều Tiên để đón hai nhà báo Mỹ bị bắt sau khi thâm nhập trái phép vào nước này hồi tháng 3.

Chủ tịch Kim Jong-il đã đi theo đường lối của cha mình, lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin làm nguyên tắc nền tảng.

Chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng vẫn gặp phải chỉ trích của cộng đồng quốc tế cũng như việc phát triển, thử nghiệm tiềm lực tên lửa tầm xa nhằm vào các thành phố của Mỹ.

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

>> Hải quân Triều Tiên: Sức mạnh tiềm ẩn



Có lượng tàu chiến đông đảo, gồm tàu ngầm, tàu tên lửa, tàu phóng lôi… tổ chức thành 2 hạm đội, Hải quân Triều Tiên luôn tiềm ẩn sức mạnh không thể phủ nhận.

Ngày 9/9/1948 thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, trước đó, Quân đội Triều Tiên ra đời (ngày 8/2/1948) gồm 3 quân chủng: Lục, Không và Hải quân.

Ngầm, nhanh, nhỏ, nhiều

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thực hiện chính sách “tiên quân chính trị” ưu tiên phát triển quốc phòng, đề cao vai trò quân đội. Chiến lược quân sự lấy “phòng thủ” làm hạt nhân, từng bước xây dựng khả năng “răn đe”, “tiến công”, xây dựng quân đội theo hướng “đông về quân số, nhiều về số lượng vũ khí trang bị”.

Nằm trong chủ trương này, Hải quân Triều Tiên được xây dựng theo hướng “ngầm, nhanh, nhỏ, nhiều, hiệu quả”. Lực lượng này có số lượng tàu ngầm rất lớn, khoảng 80 chiếc, góp phần cùng với Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc… biến vùng biển của nước này trở thành khu vực có mật độ tàu ngầm nhiều nhất thế giới.



Tàu ngầm Sango thường được Triều Tiên sử dụng cho nhiệm vụ tác chiến đặc biệt.


Trong biên chế lực lượng, Hải quân Triều Tiên có 22 tàu ngầm lớp Romeo, mỗi tàu trang bị 14 ngư lôi 533mm và 24 thủy lôi. Tiếp đó là 32 chiếc lớp Sango tự đóng, làm nhiệm vụ trinh sát, chở quân tác chiến đặc biệt có nhiều thiết bị chống ngầm của Nga. Sau cùng là tàu ngầm lớp SSI có trên 20 chiếc.

Tàu ngầm của Triều Tiên thuộc loại trung bình, kích thước nhỏ, không có vũ khí uy lực, hiện đại nhưng bù lại nước này có thể chủ động sản xuất, lấy số lượng bù chất lượng. Tàu ngầm Triều Tiên còn có ưu thế phù hợp địa hình, thủy văn.




Tên lửa chống hạm P-15.


Sức mạnh thứ hai của Hải quân Triều Tiên là hơn 600 tàu mặt nước với “3 đòn chủ công” là tàu tên lửa, tàu phóng lôi và tàu đổ bộ. Đặc điểm của các tàu mặt nước của Hải quân Triều Tiên là có lượng giãn nước nhỏ (vài trăm tấn) nhưng có tốc độ cao và phần lớn là hàng “nội địa”. Điển hình là hơn 40 tàu tên lửa cao tốc mang tên lửa chống hạm cận âm P-15 (định danh NATO là SS-N-2 Styx) hay CSS-N-1 (biến thể của P-15 do Trung Quốc sản xuất); 200 tàu phóng lôi (một nửa tự đóng) mang pháo 25 và 37mm, cùng nhiều loại ngư lôi… Như vậy, vũ khí “uy lực nhất”, “hiện đại nhất” trong lực lượng tàu mặt nước của Triều Tiên là P-15, thuộc lớp tên lửa chống hạm thế hệ đầu tiên của Liên Xô, phát triển từ những năm 1950.

Nỗi ám ảnh đền từ bờ biển Triều Tiên

Hải quân Triều Tiên không tổ chức Hải quân đánh bộ nhưng có lực lượng tác chiến đặc biệt trực thuộc Bộ quốc phòng gồm 3 loại trên bộ, trên không và trên biển. Khi tác chiến trên biển, lực lượng này sẽ phối hợp với các tàu hải quân.

Ngay trong thời bình, Hải quân và lực lượng tác chiến đặc biệt trên biển thường xuyên luyện tập. Đặc biệt, có 2 lữ đoàn “bắn tỉa” trên biển trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân trang bị hiện đại từ súng, pháo đến tên lửa đối hải đối không.

Trong biên chế, Hải quân Triều Tiên có 200 tàu đổ bộ, gồm: 100 chiếc tàu đổ bộ lớp Nampo có thể chở 50 lính; 8 tàu đổ bộ cỡ trung lớp Hantae có thể chứa 3-4 xe tăng hạng nhẹ và 350 lính. Hiện nay, Triều Tiên đẩy mạnh sản xuất tàu đổ bộ đệm khí lớp Kinh Bang được trang bị pháo 30 và 57mm và đã chế tạo được 125 chiếc loại này.



Triều Tiên không tổ chức hải quân đánh bộ nên các chiến dịch tác chiến đổ bộ đều phụ thuộc vào các đơn vị quân đặc nhiệm.


Lực lượng đổ bộ của Triều Tiên luôn là mối đe dọa thường trực, luôn xuất hiện trong tính toán phòng thủ của Hàn Quốc và Mỹ. Theo thông tin tình báo, từ căn cứ Goampo, Triều Tiên có thể đổ bộ vào 5 hòn đảo của Hàn Quốc, bao gồm cả Baeknyeong trong khoảng thời gian 30-40 phút với khoảng 70 tàu đổ bộ (mỗi tàu chở được 1 trung đội, di chuyển với tốc độ 90km/h). Cũng theo nguồn tin trên, Triều Tiên có 130 tàu đệm hơi khác bố trí ven biển.

Vì lý do đó, Hàn Quốc và Mỹ buộc phải thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận có mục tiêu giả định là lực lượng đổ bộ của Triều Tiên. Thậm chí, phía Hàn Quốc cân nhắc triển khai trực thăng tấn công MD-500 Defence và đầu tư mua sắm nhiều rocket có điều khiển nhằm ngăn chặn các cuộc đổ bộ trong tương lai.

Ngoài 2 binh chủng tàu ngầm và tàu mặt nước, binh chủng thứ 3 của hải quân là các trung đoàn tên lửa và pháo bờ biển, gồm các tổ hợp: SSC-2B Samlet; CSS-2 Silkworm; CSSC-3 Seersucker.

Pháo bờ biển trong lực lượng Hải quân Triều Tiên là loại có cỡ nòng 122, 130, 152mm. Ngoài ra, có nhiều đơn vị pháo phòng không yểm trợ cho các trung đoàn trên. Triều Tiên không có không quân hải quân, nhiệm vụ tuần tiễu trên không ở vùng biển do không quân đảm trách.

Tốc độ hóa, tên lửa hóa, uy lực hóa

Từ trước chiến tranh 1950-1953, Triều Tiên đã cử hàng vạn thiếu niên ra nước ngoài học tập, nhằm xây dựng lực lượng “chất xám” phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng.

Về ngân sách quốc phòng liên tục chiếm đến 17-18,7%GDP, có nền công nghiệp quốc phòng đủ khả năng sản xuất cả vũ khí thông thường lẫn hạt nhân, Hải quân Triều Tiên tiếp tục nghiên cứu đóng tàu ngầm, tàu khu trục, tàu hộ vệ để thay thế lớp cũ, phát triển tiềm lực trên biển, nhất là khả năng tiến công bằng tên lửa và vũ khí sát thương cao theo hướng tốc độ hóa – tên lửa hóa – uy lực hóa.

Hải quân Triều Tiên có 2 Bộ tư lệnh hạm đội. Hạm đội Hoàng Hải ở phía Tây trên căn cứ chính Nampo và 2 căn cứ lớn Pipagat, SagonNi có 300 tàu. Hạm đội Đông Hải có 400 tàu căn cứ chính Toejo và 2 căn cứ ở phía Đông lớn Najian, Wosan, ngoài ra cả 2 hạm đội còn có 9 căn cứ khác. Hiện nay, Hải quân Triều Tiên có 46.000 người, chưa kể bán vũ trang, dự bị. Có hơn 700 tàu gồm 80 tàu ngầm, hơn 300 tàu mặt nước, hơn 300 tàu đổ bộ, phục vụ.

[BDV news]


Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

>> Con số thực đầu đạn hạt nhân của các cường quốc



Số lượng đầu đạn hạt nhân của các cường quốc hạt nhân phần nào thấy rõ tổng thể bức tranh hạt nhân trên toàn thế giới và mối đe doạ tiềm tàng của nó trong tương lai.


Theo báo cáo thường niên của Viện nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stokholm (SIPRI), các cường quốc hạt nhân trên thế giới hiện có 5.027 đầu đạn hạt nhân đã được triển khai. Ngoài ra, các quốc gia này có 15500 đầu đạn hạt nhân hiện chưa đưa vào sẵn sàng chiến đấu.

Theo số liệu của SIPRI, các cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới hiện nay bao gồm, Nga có 2.427 đầu đạn, Mỹ có 2.150, Pháp có 290 và Anh có 160. Tổng cộng có 20.530 đầu đạn hạt nhân được trang bị cho các lực lượng vũ trang trên khắp thế giới.

Các đầu đạn này đã được lắp đặt cho các loại tên lửa cũng như hiện đang nằm tại các kho của các quốc gia nói trên. Năm 2009, con số này là 22.600 đơn vị so với tổng số 20.530 đơn vị đầu đạn hạt nhân hiện nay.

Cũng theo các số liệu của Viện nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stokholm, hiện tại ngoài các cường quốc lớn nói trên, một số các quốc gia khác cũng đã có sự phát triển về đầu đạn hạt nhân như, Trung Quốc đã có 200 đầu đạn hạt nhân, Ấn Độ có khoảng 80-110, Pakistan 90-110 và Israel có khoảng 80 đơn vị.

Các nước này đang bảo quản các đầu đạn hạt nhân trong các kho, chưa đưa vào sẵn sàng chiến đấu.

Ngày 22/3/2011, Nga và Mỹ đã trao đổi các thông tin về thành phần và các vị trí bố trí các vũ khí hạt nhân chiến lược. Việc trao đổi các thông tin được tiến hành trong khuôn khổ hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START-3.

Theo các thông tin mới được công bố đầu tháng 6/2011 vừa qua, hiện nay Mỹ có 1.800 đầu đạn trang bị cho các lực lượng vũ trang, còn Nga có 1.537 đầu đạn.

Theo đánh giá của SIPRI, triển vọng về việc giải trừ vũ khí đầy ý nghĩa trong một tương lai gần là không cao trong bối cảnh tất cả 8 quốc gia nói trên không ngừng cải thiện hoặc duy trì các chương trình hạt nhân của mình và vẫn tiếp tục đầu tư vào các hệ thống vũ khí mới.

SIPRI cũng nhấn mạnh, 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân được công nhận hợp pháp theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 là Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ đang triển khai hệ thống vũ khí hạt nhân mới hoặc thông báo ý định sẽ làm như vậy.

Do đó, theo ông Daniel Nord Giám đốc SIPRI, việc giải trừ vũ khí hạt nhân khó có thể trở thành hiện thực trong một tương lai gần, mối đe doạ hạt nhân vẫn ở mức cao.

Đồng thời, ông Daniel Nord còn đưa ra nhận định rằng, Nam Á là nơi mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan dường như thường xuyên căng thẳng, là khu vực duy nhất trên thế giới xảy ra cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.

Hai quốc gia này đang tiếp tục nghiên cứu các loại tên lửa có cánh mới, mang đầu đạn hạt nhân có khả năng bắn đến các kho đạn hạt nhân của nhau. Báo cáo của SIPRI quả quyết rằng, cả 2 nước này cũng đã mở rộng khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, ông Nord cho rằng, Pakistan đã mất quyền kiểm soát một phần kho vũ khí hạt nhân của nước này vào tay một tổ chức khủng bố

Trong khi đó, Israel chưa bao giờ khẳng định mình sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng nước này đã được công nhận là nước sở hữu hạt nhân.

SIPRI nhấn mạnh Israel dường như muốn đánh giá chương trình vũ khí hạt nhân của Iran phát triển như thế nào. Ông Daniel Nord tỏ ra lo lắng về hậu quả có thể xảy ra nếu như Mỹ và Israel quyết định phải can thiệp hoặc làm một điều gì đó đối với chương trình hạt nhân ở Iran.

Về phần mình, Tehran vẫn liên tục khẳng định chương trình hạt nhân của nước này không nhằm mục đích quân sự. Msố cường quốc yêu cầu thanh sát chặt chẽ hơn các cơ sở hạt nhân ở Iran để kiểm chứng tuyên bố này.

Bên cạnh đó, bản báo cáo còn nêu, Triều Tiên được cho là đã sản xuất đủ plutonium để chế tạo một số ít đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, chưa có thông tin xác nhận liệu nước này có vũ khí hạt nhân sẵn sàng sử dụng hay không.


[BDV news]



Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

>> Kim Jong Un thăm Trung Quốc



Hôm nay, Hãng Thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết, con trai út của người đứng đầu CHDCND Triều Tiên, Đại tướng Kim Jong Un đã chính thức đến thăm Trung Quốc.


Theo Yonhap, đại tướng Kim Jong Un, người được cho là sẽ kế nhiệm cha mình đã qua cầu bắc trên sông Tuman sang đất Trung Quốc, bắt đầu chuyến công du vốn được báo chí quốc tế tốn giấy mực khá nhiều, vào sáng ngày 20/5.

Về lộ trình tiếp theo cũng như các đối tượng mà Đại tướng Kim Jong Un sẽ gặp gỡ tiếp xúc hiện nay chưa được tiết lộ.

Vào tháng 11/2010, theo thông báo, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã mời Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il và con trai Kim Jong Un viếng thăm Trung Quốc.

Đại tướng Kim Jong Un. Ảnh: AFP

Lời mời được chuyển thông qua một quan chức quân đội cấp cao Trung Quốc tham dự lễ duyệt binh được tổ chức ngày 10/5/2010 tại Bình Nhưỡng nhân kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng cầm quyền tại Triều Tiên.

Các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây và Hàn Quốc cho rằng, Kim Jong Un sẽ là người kế nhiệm cha mình.

Trong 2 năm gần đây, Kim Jong Un liên tiếp được bổ nhiệm nắm các vị trí chủ chốt trong giới lãnh đạo Triều Tiên (Quốc hội, Quân đội và Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên).

Ngoài ra, vị tướng trẻ tuổi này thường xuyên được các phương tiện thông tin đại chúng chính thống Triều Tiên đề cập đến.


[BDV news]


Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Mỹ kiến nghị tăng cường quan hệ với Việt Nam



Lãnh đạo BQP Mỹ cho rằng cần xây dựng quan hệ đối tác với Việt Nam. Đây là một trọng tâm trong xây dựng mối quan hệ chiến lược tại khu vực châu Á.



Ý kiến trên được bà Michèle Flournoy, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, phụ trách các chính sách khu vực Châu Á, phát biểu trong một sự kiện tổ chức tại Arlington, bang Virginia, ngày 28/4.

Bên cạnh đó, bà còn nhắc tới việc một số thế lực ở châu Á đang cũng cố và kiểm soát khu vực, điều này làm suy yếu hình ảnh về khu vực Đông Á hòa bình và thịnh vượng. Do đó, Mỹ cần tăng cường sự hiện diện lâu lài tại châu Á, xây dựng các liên minh không truyền thống, răn đe và đối phó hiệu quả với các mối đe dọa tiềm năng, củng cố khả năng đối phó với mọi kịch bản có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.

“Chúng tôi đang làm mọi việc có thể để hiện đại hóa mối quan hệ của liên minh để đạt được mối quan hệ đối tác trên toàn cầu theo một cách tự nhiên nhất”, bà Michèle Flournoy nói.



Bà Michèle Flournoy, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ.


“Chúng ta phải đảm bảo rằng các đồng minh và các đối tác trong khu vực thực sự tin tưởng vào sức mạnh quân sự của chúng ta, trong việc đối phó và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm năng” bà bà Michèle Flournoy nhấn mạnh thêm.

Với các hoạt động xây dựng lực lượng và các căn cứ trong khu vực, Lầu Năm Góc đã xây dựng cho mình một lực lượng đủ khả năng ngăn chặn sự xâm lược, bảo vệ các đối tác và lợi ích của Mỹ tại châu Á trong thời gian dài.

Bà Flournoy cho biết, Mỹ đang xúc tiến các hoạt động để tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của các đồng minh trong khu vực. Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, Lầu Năm Góc cũng đã kêu gọi một chương trình phát triển máy bay ném bom mới vào tài khóa 2012.

Trước đó, Lầu Năm Góc đã tăng cường số máy bay không người lái đến hoạt động tại châu Á, thể hiện sự thay đổi về chiến lược tại khu vực.


[BDV news]


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> 1/2 dân số Australia coi Trung Quốc là mối đe dọa quân sự



Một cuộc thăm dò dư luận được công bố hôm nay (25/4), cho thấy, gần một nửa người dân Australia tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa quân sự trong 20 năm tới và đa số cho rằng Canberra đang cho phép quá nhiều đầu tư của Trung Quốc.

Cuộc thăm dò tiến hành trên 1.002 người Australia, do Viện chính sách quốc tế Lowy, thực hiện cho thấy 44% người Australia coi Trung Quốc là mối đe dọa quốc phòng tiềm tàng.



Quân đội Trung Quốc


Trong số những người được hỏi, 87% trả lời Trung Quốc sẽ trở thành đe dọa quân sự bởi Australia sẽ bị cuốn vào bất kỳ xung đột nào với Trung Quốc khi là liên minh của Mỹ.

Được công bố ngay khi Thủ tướng Australia Julia Gillard có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc trên cương vị lãnh đạo, cuộc khảo sát còn cho thấy 75% người dân Australia nghĩ rằng sự phát triển của Trung Quốc tốt cho Australia tuy nhiên 57% cho rằng hiện có quá nhiều đầu tư của Trung Quốc vào đất nước của họ.

Nhà nghiên cứu Fergus Hanson thuộc Viện Lowy cho hay, 58% cũng tin rằng Canberra không gây sức ép đủ đối với Bắc Kinh về các vấn đề nhân quyền, mặc dù con số này có giảm so với 66% kết quả thăm dò năm ngoái.

Số người cho rằng Australia nên tham gia cùng các quốc gia khác hạn chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc cũng tụt xuống từ 55% của năm ngoái xuống 50%.

52% ủng hộ Australia gia nhập một liên minh bảo vệ Hàn Quốc nếu bị Triều Tiên tấn công.

“Và nếu Trung Quốc, đối tác thương mai lớn nhất của Australia, can thiệp ủng hộ Triều Tiên đối phó với Hàn Quốc, 56% cho rằng họ đồng tình với việc điều lực lượng Australia tới giúp đỡ Hàn Quốc”, Hanson nói.

Bà Gillard cũng cam kết hối thúc Trung Quốc giúp “thuần hóa” Triều Tiên và xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong suốt chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của bà, bắt đầu vào chiều hôm nay.

Michael Wesley, Giám đốc Viện Lowy, cho hay kết quả trên phản ánh sự phức tạp trong quan hệ của Australia với Trung Quốc, quốc gia mà thương mại thường niên song phương với Australia đạt 50,6 tỉ đô la Mỹ.

“Kết quả cho thấy mức độ khó khăn như thế nào đối với bà Gillard trong việc cân bằng các yêu cầu kinh tế trong mối quan hệ với những lo ngại của công chúng Australia về lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc, sự mở rộng quân sự và những quan niệm tiêu cực về đầu tư của Trung Quốc tại Australia”, Wesley nói.


[Lenta news]


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Hàn Quốc mua trực thăng theo dõi Triều Tiên



Chính phủ Hàn Quốc cho biết, nước này có kế hoạch mua 2 máy bay trực thăng trinh sát không người lái mang tên Camcopter S-100

Camcopter S-100 do Công ty Schiebel của Áo chế tạo, để tăng cường khả năng do thám tại vùng biển phía Tây, giáp với Triều Tiên.

Theo kế hoạch, 2 máy bay Camcopter S-100 sẽ được triển khai hoạt động gần với Đường biên giới phía Bắc NLL và trên biển Hoàng Hải để giám sát các hoạt động của Quân đội Triều Tiên.



Máy bay Camcopter S-100 là loại máy bay do thám mà Chính phủ Hàn Quốc đang quan tâm.


Đường biên giới phía Bắc NLL trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, được vạch ra bởi lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ lãnh đạo, sau cuộc nội chiến Triều Tiên kết thúc năm 1953. Triều Tiên không công nhận đường giới tuyến này và yêu cầu phải vẽ một đường ranh giới khác ăn sâu về phía Hàn Quốc.

Trực thăng Camcopter S-100 là loại máy bay do thám có trọng lượng cất cánh tối đa là 200 kg, máy bay có thể hoạt động liên tục trong 6 giờ với tốc độ tối đa lên tới 220 km/h, trần bay 5,5km.

Ngày 19/4, Cơ quan phụ trách các chương trình mua sắm của Hàn Quốc dự định khởi động việc đấu thầu mua máy bay chiến đấu thế hệ mới vào đầu năm 2012 và sẽ đưa ra kết quả ngay sau đó. Tổng giá trị của gói thầu là khoảng 9,1 tỷ USD.

Theo giai đoạn thứ ba của chương trình hiện đại Không quân Hàn Quốc FX-3, Seoul dự định mua 60 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình, được đưa vào thay thế các máy bay đã lạc hậu F-4E và F-5E/F F-4.


[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Triều Tiên nợ Hàn Quốc rất nhiều tiền



Theo thông tin xuất hiện hôm 19/4, CHDCND Triều Tiên đang nợ Hàn Quốc hơn 1 nghìn tỷ Won (hơn 1 tỷ USD) tiền thực phẩm và các khoản vay khác.

Triều Tiên phải bắt đầu thanh toán nợ từ tháng 6 năm tới nhưng do những khó khăn về kinh tế và mối quan hệ căng thẳng song phương, ít có khả năng Seoul sẽ nhận được tiền dù chỉ một xu.




Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, các chính quyền Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun đã cấp cho nước láng giềng phía bắc 2,4 triệu tấn gạo và 200.000 tấn ngô từ năm 2000 tới năm 2007 với điều kiện phải trả nợ trong vòng 20 năm, trong đó có 10 năm ân hạn ở mức lãi suất 1% hàng năm. Các khoản vay này lên tới 720,04 triệu USD, với tiền lãi lên tới 155,28 triệu USD.

Chính phủ Hàn quốc cũng chi 585,2 tỷ Won từ Quỹ Hợp tác Liên Triều để nối lại các tuyến đường sắt và đường bộ thông biên giới từ năm 2002 tới năm 2008. Trong đó, 149,4 tỷ Won tiền vật liệu và thiết bị phục vụ xây dựng ở phía Triều Tiên cũng là các khoản vay phải trả với các điều kiện tương tự.

Bên cạnh đó, Seoul đã cấp cho Bình Nhưỡng 80 triệu USD tiền vật liệu thô cho sản xuất dệt may, giày dép và xà phòng trong năm 2007 và 2008. Vào thời điểm đó, Bình Nhưỡng đã trả được 3% khoản vay bằng 1.005 tấn kẽm trị giá 2,4 triệu USD, còn lại 77,4 triệu USD.

Tổng số tiền của tất cả các khoản vay lên tới 1,02 nghìn tỷ Won và tổng nợ tính cả lãi là hơn 1,2 nghìn tỷ Won.

Đợt thanh toán đầu tiên 5,83 triệu USD tiền thực phẩm cấp từ tháng 10/2000 tới tháng 3/2001 sẽ được thực hiện vào ngày 7/6/2012. Theo một quan chức thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc, khoản này đã được tính vào kế hoạch tổng thu nhập của năm tới, với giả định nó sẽ được thanh toán.

Ngoài các khoản vay về thực phẩm và kinh tế, Hàn Quốc cũng cấp cho Triều Tiên 1,37 nghìn tỷ Won thông qua Tổ chức Phát triển Năng lượng bán đảo Triều Tiên (KEDO) từ năm 1998 tới 2006 để xây dựng một lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ. Tiền này có được từ việc ban hành trái phiếu chính phủ.

Nhưng vì dự án KEDO bị hủy bỏ năm 2006, Seoul sẽ không có cách nào lấy lại số tiền đó. Và có vẻ tổng tiền này sẽ được xử lý như "những trái phiếu chính phủ không hoàn lại được" mà sẽ phải được bù đắp bằng tiền thuế.


[Vietnamnet news]


Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

>> Hai tấm lá chắn của Mỹ ở Đông Bắc Á



[BDV news] Hệ thống phòng tên Aegis và THAAD sẽ là con bài cuối cùng mà Mỹ và các nước đồng minh tung ra để đối phó với các đòn tấn công bất ngờ từ tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Hệ thống Aegis trên biển
Hệ thống vũ khí Aegis (ACS - Aegis combat system) hiện đang là hệ thống vũ khí phòng thủ hiện đại nhất của Hải quân Mỹ và các nước đồng minh.

Theo các nhà thiết kế, Aegis đóng vai trò hệ thống phòng thủ toàn diện, có thể chống lại mọi mối đe dọa từ trên không, trên biển hay dưới đại dương. Ý tưởng phát triển hệ thống Aegis có từ hơn 40 năm trước khi Hải quân Mỹ dựa vào pháo hạm cỡ lớn lép vế trước các thế hệ tên lửa chống hạm của Liên Xô.





Khu trục hạm Arleigh Burke được trang bị hệ thống Aegis hiện đại nhất của hải quân Hoa Kỳ.
Sau sự kiện khu trục hạm Eylat của Israel bị đánh chìm bởi tên lửa chống hạm P-15 Termit và Hải quân Mỹ đánh chìm một hộ vệ hạm cùng một tầu tên lửa cỡ nhỏ của Iran năm 1988 bằng tên lửa Harpoon, người Mỹ càng thấy sự quan trọng của việc triển khai hệ thống phòng thủ này.


Trung tâm điều khiển điện tử của hệ thống Aegis.


Chính phủ Mỹ hầu như “ném” hết tất cả những thành tựu của mình vào một hệ thống phòng thủ trên biển. Vũ khí của Aegis có tầm tác chiến rộng, có khả năng chống đỡ các cuộc tấn công từ mọi độ cao, mọi hướng, với đủ loại vũ khí từ tên lửa chống hạm, cho đến máy bay đối phương ở mọi tốc độ bay từ dưới âm, cận âm đến siêu âm.

Không những thế, Aegis không hề giảm sút khả năng ngay cả trong những điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, hay dưới điều kiện nhiễu mạnh mà đối phương gây ra.

“Trái tim” của hệ thống Aegis là radar đa kênh AN/SPY-1 có khả năng tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu. Nhờ công suất cực lớn 4MW (cần một nhà máy thủy điện cơ vừa như nhà máy thủy điện Khe Cách của Việt Nam để cung cấp năng lượng cho radar này hoạt động).

AN/SPY-1 có khả năng theo dõi và dẫn bắn cùng lúc tới hơn 100 mục tiêu. Về hệ thống vũ khí, Aegis là sự kết hợp hoàn hảo của tên lửa đối đất Tomahawk; tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, hệ thống phòng không SM-2, SM-3; hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, các loại ngư lôi MK-46, MK-50 và trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk.


Hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, một phần của Aegis.



Tên lửa phòng không tầm xa SM-2 được phóng thử nghiệm trong hệ thống Aegis.



Trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk.


Hiện nay, hệ thống Aegis đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng trên các khu trục lớp Ticonderoga; Arleigh Burke của Mỹ; Kongo của Nhật Bản và tầu hộ vệ lớp F-100 của Tây Ban Nha. Gần đây, Hàn Quốc cũng lắp đặt thành công hệ thống Aegis trên khu trục hạm mới nhất của họ là King Sejong the Great.

Trong tình hình thời sự hiện nay, Aegis được tin tưởng và đặt trọng trách lớn với nhiệm vụ ngăn chặn các tên lửa của các nước “thù địch” với Mỹ và đồng minh như CHDCND Triều Tiên hay Iran.

Hệ thống THAAD trên đất liền
THAAD (Theatre high-altitude area defence - Hệ thống phòng không tầm cao) là một hệ thống tên lửa phòng không có khả năng di chuyển linh hoạt với nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ và mục tiêu quan trọng khỏi các loại tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 200 km và độ cao lên tới 150 km.

THAAD chính là lớp ngoài cùng trong “Hệ thống bảo vệ nhiều tầng” mà người Mỹ dày công xây dựng. Các hệ thống khác như Patriot PAC-3 sẽ “lo liệu” các mục tiêu ở tầm thấp hơn từ 1,5-7,5 km.

Hệ thống THAAD có tuổi đời khá trẻ, mới được Lockheed Martin phát triển theo một hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ trị giá 689 triệu USD. Sau đó, nhiệm vụ phát triển hệ thống còn được chia cả cho các công ty khác như Raytheon với nhiệm vụ thiết kế radar mặt đất.

Cho đến năm 2000, hệ thống THAAD mới chuyển sang giai đoạn thiết kế chính thức và năm 2004, 16 tên lửa dành cho hệ thống mới được sản xuất với mục đích thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm đầu tiên của hệ thống này diễn ra tốt đẹp tại bãi thử Kauai (Hawaii) tháng 1/2007, khi tên lửa THAAD bắn trúng mục tiêu ở tầng bình lưu (độ cao khoảng 30-70km).


Loại xe phóng M1075 có chiều dài 12 mét, rộng 3,25 mét và mang được 8 tên lửa THAAD.



Tên lửa THAAD đang được phóng thử nghiệm.


Sau thử nghiệm thành công lần thứ hai vào tháng 4 cùng năm, THAAD dành được một hợp đồng cung cấp hai hệ thống gồm 6 xe phóng, 48 tên lửa, hai radar và hai trạm điều khiển. Hệ thống đầu tiên trong hợp đồng này được giao, kích hoạt và đưa vào sử dụng tại Fort Bliss tháng 5/2008. Một hệ thống THAAD hoàn chỉnh bao gồm 9 xe phóng, mỗi xe có khả năng mang 8 tên lửa và được điều khiển bằng hai trạm kiểm soát (TOCs - Tactical operation centres) và một radar mặt đất (GBR - Ground Base Radar).

Tên lửa sử dụng cho THAAD là loại tên lửa nhiên liệu rắn một tầng đẩy với khả năng điều chỉnh hướng phụt có khối lượng 900 kg và dài 6,17m. Tên lửa được nạp dữ liệu trực tiếp về mục tiêu từ trạm điều khiển, từ đó nó sẽ tự tính toán điểm va chạm để tiêu diệt mục tiêu.


Tên lửa THAAD đánh chặn mục tiêu tầm cao.


Trong suốt quá trình bay, dữ liệu về mục tiêu tiếp tục được cập nhật để tăng tính chính xác; nếu vì một lý do nào đó quá trình này không hiệu quả thì tên lửa sẽ sử dụng đầu dò hồng ngoại để tự tìm kiếm mục tiêu.

Tên lửa được vận chuyển và phóng trên xe tải M1075. Nguồn năng lượng để phóng tên lửa được tích trữ trong các acqui chì vận chuyển theo xe; các acqui này có thể sạc rất nhanh bằng máy phát điện đi kèm nên quá trình thay tên lửa và phóng loạt thứ hai của THAAD rất nhanh, chỉ trong vòng 30 phút.

THAAD sử dụng radar băng sóng milimet và micromet loại AN/TPY-2, là phiên bản đất liền của loại AN/SPY-2 vốn được sử dụng trong hệ thống Aegis. Với công suất mạnh như nêu ở trên, radar này có khả năng phát hiện được tên lửa đạn đạo đối phương ở khoảng cách lên tới 1.000 km.


Sơ đồ tác chiến phòng thủ của hệ thống THAAD.


Ngoài khả năng tác chiến độc lập, THAAD còn có khả năng cung cấp thông tin về mục tiêu cho các hệ thống phòng không khác qua hệ thống data link nhằm nâng cao khả năng chiến đấu đến mức tối đa.

Tháng 9/2008, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất đã đặt mua 3 hệ thống THAAD gồm 147 tên lửa, bốn radar, 6 trạm kiểm soát thông tin và 9 xe phóng. Tuy nhiên, thông tin về giá trị hợp đồng cũng như thời gian giao hàng vẫn được các bên giữ kín.

Tháng 6/2009, trước sức nóng của các vụ thử tên lửa của CHDCND Triêu Tiên, Mỹ cũng đã có ý định triển khai hệ thống THAAD tại Nhật Bản kết hợp với hệ thống Aegis trên biển nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa này.

Mặc dù được thử nghiệm không ít lần thành công, hệ thống Aegis và THAAD vẫn bị nhiều thành viên của Bộ Quốc phòng Mỹ nghi hoặc. Các thử nghiệm dựa trên các mẫu tên lửa với đường bay cố định mang một đầu đạn hạt nhân; trong khi các tên lửa của đối trọng lớn nhất của Mỹ là Nga thường có khả năng tàng hình, có đường bay thay đổi liên tục, mang theo hàng chục đầu đạn hạt nhân và có thể phóng từ tầu ngầm từ bất cứ nơi nào trên thế giới.



Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

>> Triều Tiên chuẩn bị tặng quà 'bất ngờ' cho Hàn Quốc?



[BDV news] Giới chuyên gia Hàn Quốc nhận định, Triều Tiên có thể tiến hành vụ thử hạt nhân lần 3 nếu đàm phán liên Triều tiếp tục rơi vào bế tắc.

Theo những chuyên gia này, do bị “kìm kẹp” bởi hàng loạt lệnh cấm vận của cộng đồng quốc tế sau vụ chìm tàu chiến Cheonan và cuộc nã pháo lên hòn đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc nên giờ Triều Tiên sử dụng đến chiến thuật “vừa đàm vừa đe”. Điều đó có nghĩa là Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục nỗ lực kêu gọi đàm phán của mình. Nếu lời kêu gọi đó không nhận được những hồi đáp mà Triều Tiên cho là thỏa đáng thì khả năng nước này sử dụng đến biện pháp mạnh tay hơn nhằm đe dọa cộng động quốc tế là rất cao.

“Triều Tiên sẽ tìm mọi cách nhằm tái khởi động các vòng đàm phán trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu quan hệ liên Triều không đạt được những bước tiến thiết thực và Mỹ không viện trợ lương thực thì Bình Nhưỡng sẽ sử dụng chiến lược ‘bên miệng hố chiến tranh’”, Yang Moo-jin, giáo sư tại ĐH Triều Tiên ở Thủ đô Seoul đánh giá.

Ông Yang nhấn mạnh, Triều Tiên có thể lại sử dụng các chiêu bài khiêu khích như tiến hành hàng loạt vụ thử tên lửa tầm xa hoặc thử hạt nhân lần 3 hay gần hơn là các hành động chọc giận trên biển Hoàng Hải.

Thời gian gần đây Bình Nhưỡng liên tục gợi ý đến khả năng tiến hành các cuộc đàm phán mới với Seoul. Tuy nhiên, Hàn Quốc khẳng định, nếu Triều Tiên không nhận trách nhiệm về vụ chìm tàu chiến và cuộc pháo kích hồi năm ngoái, đàm phán song phương “sẽ chẳng có nghĩa lý gì”.

Tuy nhiên, giới chuyên gia Hàn Quốc cảnh báo, nếu Seoul tiếp tục lãng phí thời gian vào việc chờ đợi một lời xin lỗi chân thành thì Bình Nhưỡng sẽ mất kiên nhẫn mà “làm liều”.



Giới chuyên gia Hàn Quốc lo ngại Triều Tiên sẽ có những hành động khiêu khích như vụ khai hỏa vào hòn đảo Yeonpyeong.


“Nhiều nguồn tin cho thấy, Triều Tiên vừa quyết định sẽ tái khởi động các nỗ lực khiêu chiến vào năm sau, thời điểm quốc gia này đặt mục tiêu trở thành một quốc gia giàu mạnh”, Park Hyeong-jung, một chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu thống nhất liên Triều cho hay.

Tỏ ra bi quan hơn, một số chuyên gia còn cho rằng, Seoul nên chuẩn bị các phương án đối phó với những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng.

“Nhớ lại thời điểm trước khi xảy ra vụ chìm tàu chiến Cheonan, vòng đàm phán 6 bên về hạt nhân Triều Tiên đang chuẩn bị được tái khởi động. Sau đó, Bình Nhưỡng cũng nã pháo về phía đảo Yeonpyeong ngay trước khi Triều Tiên đưa ra tuyên bố về việc nối lại đàm phán liên Triều. Vì vậy, sự sốt sắng hiện giờ của Bình Nhưỡng trong việc tái khởi động đàm phán cũng đáng để cảnh giác. Chúng ta cần chuẩn bị tốt cho mọi tình huống”, Yoon Deok-min, chuyên gia tại Viện nghiên cứu đối ngoại và an ninh quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nhấn mạnh.

Những lo ngại của các chuyên gia Hàn Quốc không phải không có cơ sở. Triều Tiên hôm qua lên tiếng cảnh báo nước này sẽ nổ súng nếu các nhà hoạt động Hàn Quốc rải truyền đơn qua biên giới trong tuần này.

“Các binh lính Triều Tiên bảo vệ dọc toàn bộ biên giới với Hàn Quốc sẵn sàng nổ súng chống lại cái mà ông gọi là chiến tranh tâm lý liều lĩnh”, một quan chức Triều Tiên tuyên bố.

Ngoài ra, quan chức này cũng tố cáo quân đội Hàn Quốc đem “những tổ chức bảo thủ xấu xa” đến đảo biên giới cho một phần của chiến tranh tâm lý.

Hàn Quốc phải dừng ngay lập tức chiến thuật này nếu như nước này không muốn “nhận được bài học tương tự” như vụ pháo kích hồi tháng 11/2010, ông này khẳng định.


Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

>> 'Kiếm' của Triều Tiên, 'khiên' của Hàn Quốc



Theo ước tính của các chuyên gia, tiềm lực của pháo binh Triều Tiên cho phép nước này nã 10.000 quả đạn pháo vào thủ đô Seoul trong mỗi phút.

Hiện nay, sức mạnh vũ khí của Triều Tiên bị suy giảm đáng kể do sự yếu kém của nền kinh tế. Hải quân và không quân Triều Tiên trở nên lạc hậu nhanh chóng, tuy nhiên sức mạnh quân sự của quốc gia này nằm ở pháo binh.

Vụ pháo kích vừa qua tại hòn đảo Yeonpyeong đã nhấn mạnh sự nguy hiểm của pháo binh Triều Tiên và Seoul – thủ đô của Hàn Quốc cách vùng phi quân sự khoảng 40 km dễ dàng bị “san bằng” bởi pháo binh của Triều Tiên.

Dưới đây là những vũ khí hủy diệt nguy hiểm nhất của pháo binh Triều Tiên:

Pháo phản lực


M1985 có tầm bắn khoảng 40 km.


Triều Tiên sở hữu nhiều pháo phản lực có thiết kế dựa trên các nguyên mẫu của Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, quân đội Triều Tiên cũng phát triển một số loại đạn dành cho pháo trên cỡ 240 mm, nặng tới 407kg, trong đó đầu đạn nặng 90kg có thể chứa thuốc nổ, chất cháy, khói hay chất độc hóa học. Thiết bị chuyên chở là xe tải, phiên bản do Triều Tiên tự chủ sản xuất.

Theo nhiều nguồn tin, loại vũ khí này của Triều Tiên còn được xuất khẩu sang Iran.

Hai phiên bản nổi tiếng nhất trong các pháo phản lực của Triều Tiên là M1985 và M1991 với loạt phóng 12-22 quả đạn trong một lần nạp.


Xe phóng tên lửa M1991 có khả năng mang 22 tên lửa.


Pháo tự hành

Pháo binh luôn là niềm tự hào của quân đội Triều Tiên.


Pháo tự hành cỡ nòng 170 mm với tên gọi M1978 và M1989 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu là các súng phòng thủ bờ biển của Nga. Pháo tự hành được đặt trên xe thiết giáp, và sử dụng đạn có tầm xa lên tới 60 km.

Vào năm 1978, trong lần đầu tiên ra mắt, giới quân sự Triều Tiên giới thiệu pháo tự hành của nước này có tầm bắn xa nhất thế giới khi đó.

Iran đã nhập khẩu và sử dụng những khẩu pháo loại này trong Iran-Iraq.

Hệ thống lô cốt ngầm

Triều Tiên có rất nhiều hầm ngầm và lô cốt tại vùng phi quân sự giáp với Hàn Quốc.


Triều Tiên đã xây dựng hàng ngàn lô cốt nằm ngầm dưới lòng đất tại gần biên giới với Hàn Quốc và sử dụng chúng như một công cụ hữu hiệu để phòng thủ và tấn công.

Từ hệ thống lô cốt ngầm này, pháo binh Triều Tiên sẽ áp dụng chiến thuật “đánh du kích” để tiêu hao sinh lực của kẻ thù.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia quân sự, một dàn pháo phản lực của Triều Tiên chỉ mất 75 giây để bắn và quay trở lại hầm trú ẩn.

Vũ khí sinh hóa

Diễn tập chống vũ khí sinh hóa luôn được phía Hàn Quốc đặt lên hàng đầu.


Tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, tuy nhiên đây chưa phải là vũ khí có khả năng gây thiệt hại lớn nhất mà quốc gia này sở hữu.

Theo một nghiên cứu vào năm 2007, khả năng Triều Tiên sử dụng bom khí độc để bắn phá các mục tiêu dân sự là nguy hiểm và nghiêm trọng nhất.

Hiệp hội khoa học Mỹ và nhiều tổ chức khác cho rằng kho vũ khí của Triều Tiên chứa nhiều vũ khí sinh hóa như: vi khuẩn bệnh than, khí ngạt, khí độc sarin, phosgene và botulism.

Trong nhiều thập kỷ qua, Hàn Quốc đã nỗ lực nghiên cứu và lập những kế hoạch ứng phó với hiểm họa đáng sợ từ phía Triều Tiên. Dựa vào những tiến bộ khoa học, chính phủ nước này các biện pháp mà họ chuẩn bị sẽ hạn chế tối đa thiệt hại đối với thủ đô Seoul và nhiều thành phố lớn khác nếu chiến tranh bùng nổ.

Cơ chế phản ứng nhanh

DMáy bay do thám không người lái là tai và mắt của quân đội Hàn Quốc.


Trong chiến tranh, thời gian luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Khi chiến tranh xảy ra, bên nào phản ứng càng nhanh thì sẽ càng hạn chế được khả năng tấn công của kẻ thù.

Do vậy, Hàn Quốc đầu tư nhiều tiền của để đầu tư vào hệ thống tác chiến. Nước này còn nghiên cứu công nghệ giúp tiêu diệt nhanh các dàn pháo phản lực, rút ngắn thời gian phản ứng từ 20 phút xuống còn 4 phút. Dự án được nghiệm thu vào năm 1998.

Tuy nhiên, sự trả đũa lúng túng trong vụ Triều Tiên tấn công đảo Yeonpyeong cho thấy, hệ thống này cần được cải thiện nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, các máy bay trinh thám không người lái của liên quân Mỹ - Hàn luôn theo dõi “nhất cử nhất động” của các giàn phóng tên lửa 240 mm và pháo tự hành 170 mm của quân đội Triều Tiên.

Tên lửa đạn đạo chống lô cốt

ATACMS-P có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm trong lô cốt vững chắc.


ATACMS-P là tên lửa đặc biệt dùng để tiêu diệt các mục tiêu nằm ngầm dưới lòng đất hoặc trong các lô cốt. ATACMS-P có tầm 220 km và được phóng từ các xe tải di động. Tên lửa có thiết kế đặc biệt để xuyên sâu xuống lòng đất trước khi phát nổ, từ đó phá hủy các mục tiêu nằm sâu trong hệ thống lô cốt của Triều Tiên. Mục tiêu chính mà loại tên lửa này nhắm tới chính là lực lượng pháo binh của Triều Tiên ẩn nấp trong các đường hầm.

Radar truy tìm vị trí địch

Hệ thống Radar dò tìm vị trí địch giúp Hàn Quốc xác định được nhanh chóng vị trí của pháo binh địch.


Ưu thế đặc biệt về công nghệ của Hàn Quốc được thể hiện ở “hệ thống dò tìm vị trí địch”. Phiên bản đơn giản được lắp đặt trên xe quân sự đặc chủng, có khả năng xác định được 20 khu vực pháo binh và mục tiêu của đối phương mỗi phút.

Ngoài ra, phiên bản lớn hơn được đặt trên các xe chuyên dụng cỡ lớn có thể dò tìm, tính toán và phát hiện vị trí của các dàn pháo phản lực ngay khi chúng khai hỏa.

Tuy nhiên, cũng giống cơ chế phản ứng nhanh kể trên, vụ pháo kích đảo Yeonpyeong là một bài kiểm tra mà hệ thống radar công phu của Hàn Quốc đã không cho kết quả tốt.

Pháo bắn đạn có điều khiển

Đạn pháo Excalibur 155 mm đã chứng minh được khả năng bắn chính xác tại chiến trường Iraq.


Tấn công mục tiêu di chuyển luôn là một nhiệm vụ khó khăn đối với pháo binh do sự bắt buộc phải thành công ngay trong lần bắn đầu tiên. Đạn pháo Excalibur 155 mm là một trong số rất ít vũ khí có khả năng thực hiện điều đó.

Với sự trợ giúp của công nghệ định vị toàn cầu GPS, đạn pháo Excalibur có độ sai lệch mục tiêu gần 20m. Do vậy, Excalibur 155mm sẽ dễ dàng tiêu diệt các xe chở pháo phản lực.

Trong chiến tranh tại Iraq, đạn pháo Excalibur 155mm đã có những màn trình diễn hết sức thuyết phục.

Như vậy trên lý thuyết, những nỗ lực trong công nghệ và vũ khí cho phép quân đội Hàn Quốc "khóa các họng pháo" của Triều Tiên hữu hiệu. Nhưng giải pháp có thể giúp thủ đô Seoul thoát khỏi “cơn thịnh nộ” đạn pháo Triều Tiên hiệu quả nhất vẫn là một chính đối sách khôn ngoan hơn so với những gì họ thể hiện thời gian vừa qua.


(bdv news)

>> Lộ diện Bạo Phong Hổ, xe tăng chủ lực mới của Triều Tiên



Từ tháng 5 -2010, những hình ảnh và video được phát hành từ Triều Tiên lần đầu tiên công khai cho thế giới thấy một vài hình ảnh về chiếc xe tăng nội địa tự chế tạo hiện đại nhất của nước này: xe tăng Bạo phong hổ.

Từ mong đợi đến thất vọng
Đầu những năm 1990, nhận thức về sự kém hiệu quả của các loại xe tăng đã cũ trong một cuộc chiến tranh tổng lực (tương tự như Chiến tranh vùng Vịnh), quân đội Triều Tiên lên kế hoạch phát triển loại xe tăng mới nhằm thay thế cho các xe tăng Thiên mã hổ đang dần lỗi thời của mình.



Trong thập niên 1990, Triều Tiên đã nhận ra sản xuất loại xe tăng hiện đại hơn Thiên Mã Hổ là việc làm tối cần thiết.

Suốt từ cuối thập niên 1990 cho đến nay, dù Bạo Phong Hổ được đưa vào sử dụng nhiều năm, nhưng quanh nó vẫn có một bức màn che phủ khiến thế giới không khỏi tò mò.

Mặc dù được mong đợi là một bản nâng cấp toàn diện của xe tăng T-72 tương tự như Type-99 của Trung Quốc, nhưng Bạo Phong Hổ khiến các chuyên gia thất vọng khi có quá nhiều điểm cho thấy nó chỉ là bản thiết kế lại dựa trên thân xe T-62 kém hiện đại hơn, chỉ tương đương với Type-96.


Xe tăng Type-96G của Trung Quốc, được cho là có nhiều ảnh hưởng nhất đến thiết kế Bạo Phong Hổ.

Bạo Phong Hổ được Học viện Khoa học quốc phòng số 2 của Triều Tiên nghiên cứu thiết kế. Việc sản xuất các bộ phận chính của xe tăng này và khâu lắp ráp cuối cùng được thực hiện tại nhà máy Ryu-Kongsu trực thuộc Bộ Công nghiệp cơ khí số 2 nằm tại Sinhung, Hamgyong-namdo.

Ngoài ra các bộ phận khác của xe có thể được sản xuất tại toàn bộ các nhà máy khác trên cả nước. Một số các thiết bị điện tử công nghệ cao của Bạo Phong Hổ có thể được cung cấp trực tiếp từ Nga hoặc Trung Quốc.


Thiết kế Bạo Phong Hổ được cho là vẫn dựa chủ yếu trên kiểu xe tăng T-62 của Liên Xô cũ.

Những dự đoán qua ảnh
Tháp pháo của Bạo Phong Hổ tuy có kích cỡ tương đương như tháp pháo của T-62 nhưng được gia cố bằng một lớp giáp hình chữ V rất dày phía trước cùng nhiều tấm giáp nghiêng có thể tháo lắp được hai bên. Đây là cấu trúc tương tự như xe tăng Leopard 2A6 của Đức hay Type-99 của Trung Quốc.

Ngoài ra, phía sau tháp pháo của xe cũng được lắp thêm một khoang rộng, có thể được dùng để chứa phụ tùng, đạn dự trữ hay đơn giản là gia tăng thêm sự bảo vệ khi xe bị bắn từ phía sau.


Giáp trước của Bạo Phong Hổ được gia cố thêm lớp giáp dày hình chữ V.



Phía sau xe tăng Bạo Phong Hổ.


Từ các bức ảnh được cung cấp, các chuyên gia không thể nhận biết được chính xác cỡ pháo của Bạo Phong Hổ nhưng khả năng đó là mẫu pháo 2A20 cỡ nòng 115 mm vì nếu lắp pháo 2A46 125 mm thì không gian của tháp pháo xe T-62 sẽ không đảm bảo để loại pháo này có thể vận hành bình thường.

Dù vậy, Bạo Phong Hổ cho thấy nó có khả năng bắn mọi loại đạn từ đạn nổ phá (HE), đạn nổ phá mảnh (HE-FRAG), đạn xuyên phá (HEAT) hay đạn thanh xuyên dưỡi cỡ nòng (APFSDS).

Nếu cấu tạo phía trong của pháo và tháp pháo Bạo Phong Hổ đúng như dự đoán, cơ số đạn tiêu chuẩn của nó sẽ có khoảng 40 viên tương tự như T-62 và có thể thêm một số ít nữa nếu khoang sau tháp pháo cũng được sử dụng để chứa đạn.

Bạo Phong Hổ cũng được trang bị một đại liên đồng trục cỡ nòng 7,62 mm và một súng máy phòng không KPV cỡ nòng 14,5 mm. Việc sử dụng súng máy phòng không ngoại cỡ (lớn hơn của các xe tăng Nga, Mỹ hay châu Âu thông thường là 12,7 mm) có thể lý giải vì đối thủ trực tiếp của Bạo Phong Hổ sẽ là các trực thăng tấn công của liên quân Mỹ - Hàn Quốc.

Dù KPV 14,5 mm có tầm bắn và sức công phá mạnh hơn nhiều so với các súng máy cỡ nòng 12,7 mm khác, nhưng xạ thủ vẫn phải chui ra phía ngoài để tác chiến cho thấy Bạo Phong Hổ rất bất lợi khi ở trong các tình huống thực chiến.

(bdv news)

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

>> Mỹ sẽ tấn công Triều Tiên bằng vũ khí hiện đại bậc nhất



Mỹ kịch liệt phản đối việc Triều Tiên phát triển các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và đưa ra một kế hoạch tác chiến hiện đại nhằm tiêu diệt những cơ sở hạt nhân này.

Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông của Hàn Quốc, Bộ quốc phòng Mỹ đang soạn thảo một kế hoạch tấn công Triều Tiên.

Căn cứ theo kế hoạch này, quân đội Mỹ sẽ sử dụng các loại trang bị kỹ thuật và vũ khí hiện đại bậc nhất để đảm bảo có thể đánh bại Triều Tiên trong khoảng thời gian ngắn nhất. Mục đích chính của kế hoạch này nhằm tiêu diệt vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng.

Cụ thể, ngày 19/2 nhật báo Hàn Quốc cho biết, bộ tư lệnh chiến lược Mỹ đã đưa ra kế hoạch tác chiến số hiệu 8010-08, nội dung của kế hoạch này bao gồm các phương án tán công nhằm tiêu diệt các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) của Triều Tiên.

Báo cáo chỉ ra, chiến lược này cùng với kế hoạch thu hồi vũ khí hạt nhân chiến lược của Triều Tiên sau năm 1991 đã khẳng định Mỹ là “một chiếc ô hạt nhân” của Hàn Quốc.

Căn cứ theo các tài liệu của hiệp hội các nhà khoa học Mỹ được công bố tháng 2/2010, chủ thể vận dụng của kế hoạch tác chiến 8010-08 chính là Triều Tiên.



Máy bay ném bom tàng hình B-2 phá vỡ "bức tường âm thanh".

Kế hoạch 8010-08 còn đưa ra các phương án kết hợp tấn công của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và các loại hình tên lửa khác, đồng thời cũng sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2, máy bay ném bom chiến lược B-52, tàu ngầm và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 để kết hợp tấn công.

Hans Kristensen, trưởng ban nghiên cứu hạt nhân của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ cho biết: “Các loại vũ khí thông thường chỉ được sử dụng để tấn công 30% các mục tiêu trong kế hoạch tác chiến hiện đại này”.

Mặt khác, tại Căn cứ Không quân Whiteman, bang Missouri (Mỹ) bom của các máy bay ném bom tàng hình B-2 được các kĩ sư trang bị đầu đạn hạt nhân B61.

Hàn Quốc báo cáo các mục tiêu đầu tiên của B61 là các cơ sở hạt nhân bí mật của Triều Tiên dưới lòng đất, đây là loại đầu đạn có sức công phá khủng khiếp. Từ cuối những năm 1990, B-2 đã đạt khả năng gọi gọn thời gian từ lúc chuẩn bị đến khi tiêu diệt mục tiêu chỉ trong 25 giờ.

Trải qua 3 lần nâng cấp, thời gian tác chiến của B-2 được rút xuống còn 1/2 so với thời gian ban đầu. Đặc biệt, thông qua lần nâng cấp gần đây nhất, thời gian tác chiến của B-2 đã đựoc rút ngắn còn 8 giờ.

Báo cáo còn chỉ ra, mục tiêu của kế hoạch tác chiến 8010-08 bao gồm: Các cơ sở hạt nhân dưới lòng đất của Triều Tiên, bộ chỉ huy quân sự quốc gia và các cơ sở kỹ thuật khác.

Trong bài phát biểu về tình hình hạt nhân thế giới tháng 4/2010, tổng thống Mỹ Obama đã nói rõ một điều rằng nếu Triều Tiên không chịu từ bỏ các loại vũ khí hạt nhân Mỹ sẽ sử dụng phương pháp tấn công “tiên phát chế nhân” nhằm loại bỏ các cơ sở hạt nhân này.

(Xinhua news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang