Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 03 tháng 6 2012

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

>> Hạ gục Syria - đâu phải chuyện dễ ?

Cuộc chiến chống Syria có thể nổ ra vào tháng 8-9. Bình luận của các chuyên gia Nga trước cuộc chiến có thể diễn ra.

(*)Hạ gục Syria, cần 2.000 máy bay, 60 vạn quân ?

>> Mỹ chùn tay trước kế hoạch tấn công Syria
>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P3)



http://nghiadx.blogspot.com
Kịch bản Libya có lặp lại ở Syria?


Phương Tây đang thực sự chuẩn bị cho cuộc chiến với Syria. Tân Tổng thống Pháp François Hollande trên kênh truyền hình France 2 hôm thứ tư, 30/5, đã tuyên bố không loại trừ khả năng xâm lược vũ trang vào Syria. Tuy nhiên, ông Hollande vẫn nhấn mạnh rằng, việc đó chỉ có thể thực hiện khi có nghị quyết tương ứng của Hội đồng Bảo an LHQ.

Bỉ cũng không ngại gây chiến. Ngày 30/5, ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders đã ủng hộ ý tưởng can thiệp. Dĩ nhiên, người Mỹ cũng rất máu chiến. “Lầu Năm góc sẵn sàng bất cứ lúc nào soạn thảo kế hoạch can thiệp quân sự vào cuộc xung đột ở Syria. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ đệ trình các kịch bản can thiệp quân sự khác nhau”, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS. Song ông Dempsey cũng kêu gọi xem xét thận trọng việc sử dụng sức mạnh quân sự ở Syria.

Tướng Dempsey tỏ ra nghi ngờ khả năng lặp lại kịch bản Libya ở Syria, khi mà Mỹ và các đồng minh đã trực tiếp giúp đỡ phe đối lập. Mặc dù, ông ta cũng không loại trừ khả năng Washington sẽ vận dụng các thủ đoạn đã được kiểm nghiệm.

Kiên quyết phản đối can thiệp vào Syria, Moskva và Bắc Kinh phong tỏa việc thông qua nghị quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ. Nhưng có thể lần này, phương Tây sẽ chẳng cần đến nghị quyết.

Đáng lưu ý là hôm thứ tư, 30/5, tờ báo Al-Quds Al-Arabi đưa tin rằng, trong cuộc tập trận Eager Lion ở miền nam Jordanie (kết thúc vài ngày trước), Mỹ và các đồng minh đã chuẩn bị cho việc chiếm giữ các kho vũ khí hóa học của Syria. Ngày 29/5, tờ Haaretz của Israel đã đăng bài phỏng vấn một đại diện của cái gọi alf “Quân đội Syria tự do” (nhóm vũ trang lớn nhất của phe đối lập Syria). Trong đó có nói rằng, các kẻ thù của Tổng thống Syria té ra cũng rất chú ý đến số phận của kho vũ khí hủy diệt lớn. Và nếu như chế độ Assad sụp đổ, “Quân đội Syria tự do” sẽ đặt các kho vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát chặt chẽ để nó không rơi vào tay những kẻ xấu thuộc các nhóm vũ trang.

Tóm lại, công tác khởi sự đã có. Nếu nghị quyết sẽ không có, NATO sẽ thanh toán Assad với cớ là cần tước đoạt vũ khí hóa học khỏi tay “nhà độc tài khát máu” mà ông ta đang sử dụng đe dọa cả thế giới. Đó là điều đã xảy ra với Iraq.

Tình hình xung quanh Syria sẽ diễn biến thế nào? Dưới đây là bình luận của một số chuyên gia Nga với tờ Svobodnaya Pressa (SP)

* Thượng tướng, GS, TS sử học, Chủ tịch Viện Các vấn đề địa-chính trị (AGP, Nga) Leonid Ivashov

SP: Leonid Grigorievich, ông đánh giá thế nào về tình hình hiện tại xung quang Syria?

Tình hình đang bị hun nóng, nhất là xung quanh tình huống không rõ ràng ở Houla, và một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ cho phép can thiệp đang được chuẩn bị. Căn cứ là dường như Syria đang đe dọa các nước có chủ quyền khác. Tất cả những điều này không phù hợp với tinh thần và lời văn của Hiến chương LHQ, nhưng người Mỹ cần bất cứ lý do nào để được cho phép mở cuộc xâm lược mặt đất.

Tình huống như ở Houla đã từng xảy ra năm 1999 ở khu dân cư Račak thuộc Nam Tư (theo giả thiết của các phần tử ly khai người Albania, các cơ quan quyền lực Nam Tư đã tổ chức tàn sát hàng loạt dân thường ở thôn này; biến cố ở Račak được mô tả như thế đã trở thành cái cớ để NATO lần đầu tiên nêu ra vấn đề sử dung vũ lực với Nam Tư - SP). Ở đó, chính quyền cũng bị buộc tội diệt chủng, còn sau đó ủy ban điều tra độc lập quốc tế phát hiện ra là thực tế hoàn toàn không phải thế, mà xác của những người bị giết ở Račak bị cố ý kéo đi để khiêu khích. Nhưng việc cũng đã rồi - Nam Tư đã chấm dứt tồn tại như một nhà nước.

Tình huống tương tự bây giờ đang hình thành xung quanh Syria. Nếu như xảy a cuộc tấn công vũ trang vào Syria không có nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ thì đây sẽ là cuộc xâm lược ăn cướp mới vi phạm mọi chuẩn mực luật pháp quốc tế. Nếu như Nga và Trung Quốc dao động và cho phép thông qua một nghị quyết như vậy (cho phép đóng cửa không phận chẳng hạn) thì cuộc xâm lược vũ trang sẽ lập tức được phát động.

Một cuộc xâm lược giấu mặt chống Syria ngay hôm nay đã đang diễn ra. Cũng giống như ở Libya, đang hoạt động ở đó là lực lượng đặc nhiệm của nước ngoài, trước hết là của Qatar và bọn lính đánh thuê từ các nước khác. Tóm lại, ngay hôm nay đã có thể nói về sự can thiệp quân sự vào công việc nội bộ của Syria.


http://nghiadx.blogspot.com
Được sự ủng hộ của đa số dân chúng, Tổng thống Assad có đứng vững trước cuộc xâm lược của NATO? Ảnh: RIA Novosti

SP: Quân đội Syria như thế nào, có khả năng sẵn sàng chiến đấu đến đâu?

Hiện nay, đây là lực lượng quân sự có khả năng chiến đấu nhất ở Cận Đông. Mặc dù, họ được trang bị chủ yếu bằng vũ khí lạc hậu do Liên Xô sản xuất, nhưng cũng có những vũ khí trang bị hiện đại do nước Nga hiện nay cung cấp.

Tuy nhiên, khi chúng ta nói về sức chiến đấu của một quân đội, ta cần hiểu đối phương của nó là ai. Syria không chuẩn bị để đánh nhau với Mỹ, NATO, châu Âu. Nước này xây dựng quân đội để bảo vệ đất nước trước các nước láng giềng, trước hết là Israel, nhiều nước Arab. Nếu như NATO sẽ sử dụng không quân, các phương tiện vũ khí và chế áp hiện đại nhất chống Syria thì tất nhiên quân đội Syria không chống nổi.

Dù sao thì NATO vẫn là cỗ máy chiến tranh hùng mạnh và hiện đại nhất thế giới. Bởi vậy, dĩ nhiên là Syria sẽ không thể trụ được lâu.

Thực tế ở Iraq và Afghanistan cho thấy, NATO đang áp dụng chiến thuật chiến tranh phi tiếp xúc. Trước tiên, các lực lượng NATO đánh tan các đài radar phòng không đối phương, sau đó chế áp các bệ phóng tên lửa phòng không, tiếp đó không quân NATO hành động ở chế độ săn lùng tự do. Dĩ nhiên là quân đội Syria không sẵn sàng cho điều đó.

Quân đội Syria:

Thời bình, quân đội Syria có gần 300.000 quân (ngoài ra còn lực lượng gần 300.000 người).

Xe tăng: 4.700-4.800 chiếc, trong đó có 1.500-1.700 Т-72 thuộc các biến thể khác nhau, 1.000 Т-62, 2.250 Т-55/Т-55MV, trong đó có khoảng 1.000 chiếc đang được cất giữ.

Hệ thống rocket phóng loạt: 300 hệ thống Grad của Liên Xô, 200 hệ thống Type 63 của Trung Quốc.

Pháo binh: Khoảng 1.500 khẩu lựu pháo kéo, 450 pháo tự hành 2S3 Akatsya và 2S1 Gvozdika.

Trong trang bị còn có gần 4.000 hệ thống tên lửa chống tăng, trong đó có 1.000 hệ thống hiện đại Kornet của Nga.

Phòng không: Gần 30 hệ thống tên lửa phòng không Buk và Osa, 36 hệ thống tên lửa/pháo phòng không Pantsir-S1, gần 50 hệ thống tên lửa phòng không S-200, gần 500 hệ thống tên lửa phòng không lạc hậu S-75 Volga và S-125 Pechora. Hợp đồng mua 8 tiểu đoàn tên lửa phòng không Buk-M2E ký năm 2008 đang trong quá trình thực hiện.

Không quân: 48 máy bay tiêm kích MiG-29 được Nga nâng cấp vào đầu những năm 2000, 50 tiêm kích đánh chặn MiG-25, gần 100 MiG-23 thuộc các biến thể khác nhau, 20 Su-24MK. Theo thông tin không được xác nhận, Không quân Syria còn sở hữu gần 20 tiêm kích Su-27.

Tên lửa chiến dịch-chiến thuật: 36 hệ thống Luna-M và Tochka.

Đang trong quá trình thực hiện là hợp đồng mua sắm các hệ thống tên lửa chống hạm tối tân Bastion-P có tầm bắn 300 km của Nga.

Hiện tại, vũ khí trang bị của Liên Xô/Nga chiếm hơn 90% vũ khí trang bị của quân đội Syria, nhưng 80% đã lạc hậu hoặc cần hiện đại hóa.


SP: Nếu tình hình đi đến xung đột, Syria có đứng vững lâu hơn Libya không?
Tôi không dám khẳng định điều gì, bởi lẽ ở Syria, chúng ta cũng có thể nhận được yếu tố nội chiến như đã xảy ra ở Libya. Nhưng cũng có thể nhận được hiệu ứng trái ngược: đại đa số dân chúng Syria có thái độ phản đối hành động xâm lược, nhất là với chiến dịch mặt đất và đoàn kết lại để đánh đuổi quân xâm lược. Nếu chỉ dừng ở chiến dịch không kích, NATO sẽ không đạt được các mục tiêu của họ và Syria vẫn tồn tại như một quốc gia. Dĩ nhiên là sẽ có tổn thất kinh tế, sẽ có những nạn nhân vô tội, nhưng Syria có thể đứng vững.

Câu hỏi then chốt ở đây là hôm nay ai còn ủng hộ Syria? Liệu nhân dân các nước Arab, rồi Iran có ủng hộ họ không, liệu Nga và Trung Quốc có ủng hộ không dù chỉ là về chính trị? Dĩ nhiên không một quốc gia Cận Đông nào có thể đơn độc chống nổi được sức mạnh quân sự thống nhất của phương Tây.

SP: Ông có nghĩ là Iran sẽ can thiệp vào cuộc xung đột Syria - NATO không?

Tôi không thể nghĩ thay người Iran. Dĩ nhiên, họ hiểu rằng, Syria chỉ là màn dạo đầu cho cuộc tấn công vào Iran. Nhưng họ có thể làm gì?

SP: Nghĩa là từ giác độ quân sự, Iran không thể có sự chi viện đáng kể?

Nếu như không quân hiện đại ra tay thì Iran có thể chi viện được gì? Đưa các đài radar của mình sang Syria ư? Chúng cũng sẽ bị tiêu diệt, hơn nữa Iran cũng làm gì có radar hiện đại. Cung cấp các phương tiện hỏa lực diệt máy bay đối phương ư? Đó cũng là một câu hỏi. Tung không quân sang ư? Điều đó có nghĩa là khiêu khích một cuộc tấn công vào Iran.

Tôi nghĩ rằng, trong tình huống này cần thể hiện trước hết sự cương quyết chính trị. Ví dụ, Tổng thống Pháp Hollande tuyên bố rằng, Pháp sẽ tham gia chiến dịch chống Syria, nhưng chỉ sau khi một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ được thông qua. Cần không được để người ta tiêu diệt một đồng minh nữa của Nga, cần phong tỏa việc thông qua nghị quyết.

SP: Các nước châu Âu có sẵn sàng cho cuộc chiến không? Bởi lẽ, ở Libya, nhiều nước châu Âu đã vấp phải vấn đề kinh phí cho lực lượng quân đội tham chiến…

Hiển nhiên, cả người châu Âu và người Mỹ đều có khó khăn tài chính. Nhưng để thực hiện một chiến dịch như thế, người ta có thể huy động các tập đoàn tư nhân có mưu đồ kiếm chác lợi ích từ cuộc chiến ở Syria.

Ta hãy xem nhé. Hiện nay, người ta đang cố mở một tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Qatar đi qua Cận Đông để cung cấp khí đốt cho châu Âu từ phía nam và cạnh tranh với tuyến đường ống “Dòng chảy phương bắc” của Nga và tuyến Nabucco. Những ai sẽ sử dụng tuyến đường ống này thì có thể đầu tư những khoản tiền tương ứng vào cuộc chiến ở Syria.

SP: Mối quan tâm của họ là các mỏ khí đốt ở Syria có phải không?

Không chỉ là mỏ mà chủ yếu là lãnh thổ. Cần thủ tiêu một nhà nước độc lập vốn đang thi hành chính sách của mình, tạo ra tình thế hỗn loạn, đưa các phần tử Hồi giáo cực đoan lên nắm quyền. Tại các nước Arab đã diễn ra cách mạng, chẳng hề có tăng trưởng mà chỉ rặt có suy thoái. Bằng cách cung cấp các khoản tín dụng ăn cướp, nay các nước này dễ dàng bị chi phối, dắt mũi. Người ta cũng đang cố làm điều đó với Syria - nổ bom, gây hỗn loạn, làm sao để ở đó các chính phủ lần lượt thay thế nhau. Kết quả là Syria sẽ không phát triển được và mãi mãi sẽ chìa tay ăn xin. Trong tình thế đó, có thể áp đặt bất kỳ điều kiện nào, không gian trở nên bị kiểm soát.

SP: Thế các công ty tư nhân không sợ là một khi làm cho Syria hỗn loạn, họ sẽ không thể sử dụng được tuyến đường ống dẫn khí đốt à? Không sợ là sẽ nhận được hoạt động khủng bố gia tăng, các vụ nổ hàng ngày đối với chính tuyến đường ống đó ư?

Không. Bất kỳ chế độ nào cũng muốn tuyến đường ống được an toàn - ta hãy xem gương chế độ Iraq mà xem. Họ sẽ tự bảo vệ tuyến đường ống vì nó mang lại nguồn thu nhập nào đó, hoặc là các công ty quân sự tư nhân vốn đang nhan nhản ở Mỹ sẽ nhận lãnh trách nhiệm này. Ở đây, mọi thứ đã được tính toán.

SP: NATO có thể phát động xâm lược mà không cần có nghị quyết với cớ vũ khí hóa học mà dường như Syria có là một mối nguy hiểm không?

Có thể, như đã xảy ra với Iraq. Người Mỹ hành xử một cách ngang ngược đến mức thậm chí không bận tâm để nghĩ ra cái cớ xác đáng hơn là việc sở hữu vũ khí hóa học. Vì lợi nhuận, để duy trì đồng đô la, vì để tiếp tục bòn rút từ khắp thế giới, mà người Mỹ gây ra những cuộc chiến tranh kiểu đó…

* TS KHQS, đại tá hải quân Konstantin Sivkov, Phó Chủ tịch Viện Các vấn đề địa-chính trị (AGP)

Điều kiện cơ bản cho thắng lợi của cả chiến dịch quân sự sẽ là thành công trong chiến dịch không quân nhằm giành ưu thế trên bầu trời Syria. Cái đó sẽ đóng vai trò quyết định trong cả cuộc xung đột sau đó.

SP: Khả năng của các lực lượng phòng không và không quân Syria đánh trả cuộc tấn công đường không là như thế nào?

Nếu được sử dụng đúng đắn, xét tới việc tập trung cao các lực lượng này ở một không gian rất hạn chế, phòng không và không quân Syria có tiềm năng tiêu diệt hơn 100 máy bay đối phương. Nhưng vì đòn tấn công trước tiên sẽ nhằm vào chính các vị trí đóng quân của các lực lượng đó nên khả năng của chúng sẽ bị giảm mạnh.

Để trấn áp hệ thống phòng không Syria vốn bao gồm gần 650 hệ thống tên lửa phòng không, và không quân với gần 450 máy bay các loại, sẽ cần phải tạo lập ưu thế trên không áp đảo, nếu không không quân NATO sẽ chịu tổn thất lớn. NATO sẽ cần tập hợp một lực lượng không quân hùng hậu với 1.500-2.000 máy bay.

Nếu NATO chỉ tổ chức một lực lượng với 600-700 máy bay thì lực lượng này sẽ chịu tổn thất lớn vì sẽ không thể đồng thời chế áp tất cả các phương tiện phòng không và không quân Syria, và nhiều trong số các phương tiện này sẽ đánh trả hiệu quả. Nếu như NATO tổ chức một lực lượng tương đương với lực lượng đánh Iraq năm 2003, tức là 2.000-2.500 máy bay, thì bằng lực lượng đông đảo, họ sẽ có thể giải quyết được nhiệm vụ chế áp các phương tiện phòng không và không quân ngay trong những đòn đánh đầu tiên. Khi đó, tổn thất của không quân NATO có thể trong khoảng 20-30 máy bay.

SP: Sức chiến đấu của Lục quân Syria ra sao?

Lực lượng này có khả năng chiến đấu cao nhất, sẽ không có chuyện đào ngũ hàng loạt nào đâu, và việc lực lượng này đánh tan các tay súng ở Homs là bằng chứng khẳng định điều đó.

SP: Mục tiêu được công bố của các nước phương Tây là truất quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Họ có thể đạt được mục tiêu đó mà không cần tiến hành chiến dịch mặt đất không?

Không tiến hành chiến dịch mặt đất thì không thể lật đổ được ông Assad. Không thể nghi ngờ gì về điều đó được: kinh nghiệm tất cả các cuộc xung đột trước đó đã cho thấy điều đó. Để tiến hành chiến dịch đó, tối ưu là NATO sẽ phải tổ chức một lực lượng lục quân 500-600 ngàn người. Điều đó cực khó. Nhưng kể cả khi đã có một lực lượng như thế rồi, họ sẽ phải giải quyết vấn đề là phát động tấn công từ lãnh thổ của ai? Thổ Nhĩ Ký khó lòng cho phép dùng lãnh thổ của họ để xâm lược Syria, vì họ hiểu rằng, thu được lợi lộc từ chuyện này sau đó sẽ là các nước thứ ba, chứ không phải họ.

Li-băng, Iraq, Jordanie và Israel cũng khó dám làm chuyện đó. Còn đổ bộ lực lượng từ Địa Trung Hải thì mạo hiểu vì Syria đã được Nga chuyển giao các hệ thống tên lửa bờ biển. Nếu như không bị tiêu diệt trong giai đoạn đầu, các hệ thống đó có thể gây tổn thất lớn cho các tàu đổ bộ.

Việc NATO có dám mở chiến dịch mặt đất hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc liệu không quân của họ có chế áp được chắc chắn lục quân Syria từ trên không hay không, liệu họ có mua chuộc được giới chỉ huy quân sự cấp cao của Syria như đã làm ở Iraq hay không. Nếu không thì tôi nghiêng về hướng cho rằng, sẽ không có chiến dịch mặt đất.

Không có ưu thế hoàn toàn về lực lượng và khi quân đội đối phương vẫn duy trì được sức chiến đấu, các lực lượng NATO có thể hứng chịu những tổn thất rất lớn. Nếu như chiến dịch cuối cùng vẫn được phát động thì dưới áp lực của những tổn thất, họ đơn thuần là sẽ phải ngừng chiến dịch. NATO hiện đang ở trong một cuộc khủng hoảng quân sự và tinh thần cực kỳ trầm trọng, còn ở phương Tây chẳng có ai sẵn sàng cho những tổn thất nặng nề.

SP: Ông nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó lòng mà cho phép sử dụng lãnh thổ của họ, nhưng chính nước này ngay từ đầu cuộc xung đột là nước chỉ trích gay gắt nhất chính quyền Syria?

Đúng, trước đây là thế, nhưng trong mấy tháng gần đây, những chỉ trích đó đã bắt đầu dịu đi, bởi vì các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rằng, Saudi Arrabia hiện đang bắt đầu giành lấy quyền chủ động ở Syria, và sau khi giải quyết xong, ưu thế chi phối trong khu vực sẽ không phải lọt vày tay Thổ Nhĩ Kỳ mà lọt vào tay Saudi Arabia thực thi. Bởi vậy, hiện giờ, Thổ Nhĩ Kỳ không ráo riết chỉ trích Assad nữa.

SP: Liệu cuộc xâm lược Syria có thể diễn ra không có Mỹ tham gia không?

Câu trả lời cho câu hỏi này đã rõ ràng với tất cả trong cuộc chiến tranh chống Libya một năm trước. Về thực chất, NATO đã không thể độc lập giải quyết được dù một nhiệm vụ của chiến dịch không kích, hơn nữa chiến dịch cũng kéo dài đến nửa năm. Đó chính là tất cả những khả năng của NATO khi không có Mỹ. Nhưng ở đây cần phải nói thêm là họ đã huy động một số lượng máy bay không đủ cho chiến dịch này, chỉ có gần 250 chiếc. Nếu như họ tập hợp được trong tay 600-700 máy bay thì các sự kiện đã diễn ra thuận lợi hơn đối với họ.

Trong trường hợp Syria, tình hình cũng tương tự, chỉ có điều là tồi tệ hơn nhiều vì cả về số lượng và chất lượng, đây là địch thủ đáng gớm hơn nhiều so với Libya. Nếu xét đến yếu tố đại đa số dân chúng nước này đứng về phía ông Bashar al-Assad thì không còn nghi ngờ gì nữa, NATO không thể đơn thương độc mã thanh toán được ông ấy.

SP: Điều gì có thể cản trở phát động cuộc xâm lược?

Trở ngại thì rất nhiều. Một là, không có nước hay nhóm nước nào sẵn sàng cho việc triển khai trên lãnh thổ của mình một số lượng quân đội, chiến cụ lớn như thế, cung cấp các sân bay của mình và đóng vai trò làm bàn đạp phát động tấn công xâm lược Syria. Hai là, hiện nay không có những điều kiện chính trị để phát động chiến tranh bởi vì không có liên minh các nước sẵn sàng khai chiến. Sẽ mất nhiều tháng cho việc tham vấn và quyết định. Ba là, không có các phương tiện vật chất-kỹ thuật sẵn sàng cho sử dụng, được phân tán ở những khu vực cần thiết và cũng như chưa thiết lập được hạ tầng quân sự cần thiết. Cũng phải mất mấy tháng cho việc này.

Đánh thắng một địch thủ như Syria, chỉ có thể nhờ ưu thế áp đảo về lực lượng và phương tiện, và nếu như hôm nay, các nhà lãnh đạo của những nước nào đó tuyên bố rằng, cần tiến hành một chiến dịch quân sự ở Syria, thì điều đó không có nghĩa là ngay ngày mai binh lính của họ sẽ đổ bộ ngay vào lãnh thổ đối phương, còn các máy bay sẽ bắt đầu các phi vụ chiến đấu.

Việc tiến hành một chiến dịch quy mô như thế sẽ đòi hỏi xây dựng kho dự trữ vật chất cỡ 3-4 triệu tấn: thực phẩm, nhiên liệu, phụ tùng, đạn dược... Để triển khai 2.000 máy bay sẽ phải tìm ra gần 30-40 sân bay thích hợp. Tất cả những cái đó đòi hỏi một thời gian dài và xét đến tất cả những trở ngại, tôi kết luận rằng, dù một số chính trị gia muốn đến thế nào, nhưng họ sẽ khó phát động xâm lược Syria trong vài tháng tới.

* Geidar Dzhemal, Chủ tịch Ủy ban Hồi giáo Nga:

Để bất chấp lập trường ngăn chặn của Trung Quốc và Nga ở Hội đồng Bảo an LHQ và làm cho việc xâm lược Syria trở thành có thể, Mỹ muốn bịa ra một cái cớ nhân đạo nào đó, chẳng hạn như việc Assad sở hữu vũ khí hủy diệt lớn. Sự hiện diện của các mối đe dọa đó không đòi hỏi sự can thiệp ở cấp độ LHQ, mà là sự can thiệp ở cấp độ NATO, nhanh chóng hơn.

Quân đội Syria, nhìn chung, là khúc xương khó nhằn. Họ được huấn luyện khá tốt và có đủ bộ những vũ khí trang bị khá ghê gớm, tốt hơn nhiều những thứ mà ông Gaddafi đã có. Cuối cùng, còn một yếu tố nữa: Iran nhất định sẽ can thiệp nếu ai đó xâm lược quân sự Syria.

SP: Tình hình sẽ diễn biến nhanh như thế nào?

Tôi nghĩ rằng, hiện thời mới chỉ là thi triển các mánh khóe. Obama cực kỳ không muốn sự phát triển của đề tài Syria. Tôi cho là sự kiện ở Houla là một vụ khiêu khích do các thế lực muốn tạo ra những điều kiện bất khả kháng cho phép phớt lờ Obama.

Những điều kiện bất khả kháng tạo ra những bối cảnh bất trắc trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ mà kết quả là Obama có thể thực sự thua cuộc mặc dù hiện giờ ông ấy có mọi cơ hội giành chiến thắng. Nếu tình hình đi đến một cuộc xâm lược chống Syria và kéo theo Iran vào cuộc xung đột, Obama sẽ rất mờ nhạt trong con mắt cử tri.

Ở phương Tây, sau sự kiện Houla, đã diễn ra làn sóng trục xuất các đại sứ của Syria, vang lên hàng loạt tuyên bố sẵn sàng can thiệp. Có cảm tưởng là người ta đang gỡ bí cho Obama. Tuy nhiên, ít ai chú ý tới việc chỉ có 20 người chết vì đạn pháo của quân chính phủ. Đa phần nạn nhân chết bởi tay các đội quân vũ trang ủng hộ ông Assad - các quan sát viên LHQ đã xác định như thế. Cuộc tàn sát có thể là trò chơi bẩn, là sự khiêu khích. Chẳng hạn, nó có thể do các cấp chỉ huy được trả thêm tiền để gây ra. Một mặt, họ là các chỉ huy chiến trường ủng hộ ông Assad, mặt khác, điệp viên Mỹ có thể đã móc nối được với họ. Nên sự khiêu khích này có những hậu quả địa-chính trị to lớn.

* Nữ nhà báo, nhà nghiên cứu Đông phương học Ankhar Kochneva, người đang sống ở ngay Damascus

Gọi từ Damascus, Ankhar Kochneva chia sẻ về cảm nhận của người dân ở Syria đối với những ý đồ hiếu chiến của các nước phương Tây:

Một là, về cái được gọi là “nguyên nhân” để xâm lược Syria, tức là vụ tàn sát ở al-Houla. Hiện giờ đã có các tài liệu chính thức, băng ghi hình chính cuộc tàn sát, từ đó thấy rõ rằng, ra tay là những tên kẻ cướp, chúng giết những người ủng hộ Tổng thống. Trong 108 người bị giết, 62 người mang cùng một họ. Tất cả 32 trẻ em bị giết là thành viên của gia đình này, số còn lại là thành viên của hai gia đình khác. Nghĩa là ba gia đình cụ thể của những người ủng hộ Tổng thống đã bị tàn sát cố ý. Một trong những người bị giết giữ cương vị quan trọng ở quốc hội. Ngày 23, ông ấy được bổ nhiệm, ngày 25 cả gia đình bị sát hại.

Có những băng ghi hình, trên đó thấy rõ bọn cướp gài mìn các ngôi nhà, cho nổ chúng như thế nào, sau đó làm ra vẻ đó là các cuộc không kích. Các tài liệu chính thức của LHQ về sự kiện ở al-Houla đã được soạn thảo. Trong đó không hề có một chữ nói có những cái xác nào bị thương tổn do các vụ nổ hay mảnh bom. Nghĩa là người ta đe dọa xâm lược chúng tôi vì bọn cướp đã tổ chức một cuộc thảm sát những người ủng hộ ông Assad.

Còn về phản ứng ở phương Tây thì từ các nguồn của mình, mấy tuần trước tôi đã nhận được thông tin từ Mỹ nói rằng, chính quyền Mỹ đã thông qua quyết định cụ thể chuẩn bị xâm lược Syria. Nghĩa là bước ngoặt đó không phải là điều bất ngờ, và quyết định đó đã được thông qua không phải là sau khi vụ tàn sát này diễn ra. Mặt khác, ở Syria chúng tôi, những kẻ nổi loạn từ lâu đã nói đến gờ “X” nào đó mà sau đó thì tất cả sẽ thay đổi. Hiện giờ, chúng tôi đã có được phiên bản Syria của ngôi làng Nam Tư Račak: đó là tội ác biện minh cho những tội ác sau đó.

SP: Dân chúng có sợ cuộc xâm lược không?

Chúng tôi có gì phải sợ? Quân đội có, nếu cần thì ngày mai sẽ làm điều cần làm, nhưng bởi lẽ NATO sẽ không đánh nhau như quân đội với quân đội, họ sẽ đánh bom. Còn bản thân người dân thì nói “Cứ để họ nhảy vào, chúng ta chẳng có gì mà mất, chúng ta đang bảo vệ những ngôi nhà của mình”. Ở ý nghĩa tốt đẹp, người Syria đó là chính những con người Xô-viết như chúng ta đã từng. Chúng tôi không nhìn thấy những sự chuẩn bị đặc biệt nào trong bối cảnh những sự kiện gần đây.

Cũng chẳng có ai ở đây có ảo tưởng gì cả: họ hiểu rằng, người ta có mục tiêu, mục tiêu là hủy diệt một đất nước, chứ không phải truy đến cùng sự thật. Các vị hay xem điều gì đang diễn ra ở Sudan - người ta bị giết hàng trăm, LHQ ở đâu? Ở Yemen, một lúc có 100 người bị giết, 300 người tàn phế do vụ khủng bố, LHQ ở đâu? Còn ở chỗ chúng tôi, chính những người bảo vệ chúng tôi bị kẻ thù giết hại, thế nên thế giới phương Tây rắp tâm mau chóng phát động oanh kích Syria.

Chúng tôi đang chờ đợi cuộc xâm lược. Chúng tôi nghĩ rằng, điều đó sẽ xảy ra trong tháng 8-9. Hôm qua, tại cuộc họp báo của ông Kofi Annan, tôi đã đặt câu hỏi này với ông ấy: “Theo thông tin của tôi, Lầu Năm góc đang chuẩn bị cuộc xâm lược vào tháng 8-9. Những người sống ở Syria và ban lãnh đạo Syria phải làm gì?” Nhưng ông ấy, cũng như với các câu hỏi còn lại, đã không trả lời được rành rẽ, mà chỉ là “Không, tôi không nghĩ là sẽ như thế ”.

>> Trung Quốc và giấc mơ siêu cường số 1

Với tư cách là người am tường văn học Trung Hoa, nữ văn sĩ Mỹ Pearl Buck (tên tiếng Trung là Trại Trân Châu giải Nobel năm 1938) đã nhận xét: “Cốt lõi tinh thần Trung Hoa vẫn là cái được George Russell viết về cái tinh thần Ireland, hai bên giống nhau đến lạ lùng, cái tinh thần tin vào mọi điều theo lối tưởng tượng dân dã. Nó tạo nên những con tàu bằng vàng, cột buồm bằng bạc và những thành phố trắng bên bờ biển, những truyện trả công, các nàng tiên và khi cái tư duy dân dã bao la ấy biến thành chính trị, thì con người sẵn sàng tin vào mọi thứ… Niềm tin vào điều siêu nhiên vẫn tồn tại trong người dân xứ này và nó còn mãi tới ngày nay, thành một phần cuộc sống Trung Hoa”.

>> Tàu ngầm Trung Quốc tập trung gần Vịnh Bắc Bộ





http://nghiadx.blogspot.com
Bố trí lực lượng trong tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn


Tư duy ấy đã được chuyển hóa vào chính trị như thế nào? Trong khoảng 100 năm qua, các chính trị gia hàng đầu của Trung Quốc đã nhiều lần nhắc tới việc nước này phải đứng đầu thế giới, mà tiêu biểu là thông qua phát ngôn của Tôn Trung Sơn – người tiên phong của cách mạng dân chủ, Mao Trạch Đông – người sáng tạo ra Trung Quốc mới và Đặng Tiểu Bình – nhà thiết kế cải cách mở cửa.

1. Trong thời đại Trung Quốc là “nước nghèo nhất thế giới”, Tôn Trung Sơn đã yêu cầu “mọi người phải lập chí”, xây dựng Trung Quốc trở thành “nước giàu mạnh nhất thế giới” và kêu gọi 400 triệu người dân phải có nguyện vọng và ý chí này. Năm 1894, trong thư gửi lên Lý Hồng Chương, quan đại thần triều Thanh, Tôn Trung Sơn đã đề xuất cương lĩnh cải cách “nhân năng tận kỳ tài, địa năng tận kỳ lợi, vật năng tận kỳ dụng, hóa năng sướng kỳ lưu” (có thể phát huy hết tài năng của mọi người, có thể khai thác hết tác dụng của đất đai, có thể lợi dụng hết công năng của vạn vật, có thể để cho hàng hóa được lưu thông). Thực hiện được bốn điều này, Trung Quốc “có thể vượt lên châu Âu”. Tôn Trung Sơn mong muốn “người Trung Quốc phải làm nên những kỳ tích vĩ đại nhất nhân loại”, với “bốn nhất” gồm mạnh nhất thế giới, giàu nhất thế giới, nền chính trị tốt nhất thế giới, dân chúng hạnh phúc nhất thế giới hoặc “sáu nhất” gồm lớn nhất, ưu việt nhất, tiến bộ nhất, trang nghiêm nhất, giàu có nhất và bình yên sung sướng nhất.

Trong cuộc đời kéo dài 58 năm 8 tháng, có tới 10 năm 1 tháng Tôn Trung Sơn sống ở Mỹ và châu Âu, mục tiêu “Trung Quốc cần trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới được xây dựng trên cơ sở những năm tháng đi du ngoạn của ông. Trong chủ nghĩa tam dân, ông nêu rõ: “Dân tộc Trung Hoa là dân tộc lâu đời nhất thế giới, là dân tộc lớn nhất thế giới, là dân tộc văn minh nhất thế giới, là dân tộc có khả năng đại đồng hóa nhất thế giới… So với các dân tộc khác trên thế giới, dân tộc chúng ta vẫn đông nhất và lớn nhất. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến nay vẫn là dân tộc ưu tú nhất trên thế giới”.

Ông đưa ra nhận xét: “Chúng ta có đất đai rộng lớn, dân số đông, tài trí thông minh bẩm sinh ưu thế hơn nhiều so với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Đất nước chúng ta cải tạo tốt, Trung Quốc cường thịnh, còn phải vượt lên Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Mọi người phấn đấu vì đất nước, xây dựng một đất nước tốt đẹp nhất thế giới, thế mới là có ý chí lớn. Hy vọng mọi người từ nay phải có ý chí lớn”. Ông cũng nhận định: “Trung Quốc cần phải xây dựng cơ nghiệp. Chúng ta không có vốn thì mượn vốn nước ngoài. Chúng ta không có nhân tài thì sử dụng nhân tài của nước ngoài. Phương pháp của chúng ta không tốt thì vận dụng phương pháp của nước ngoài. Lẽ nào lại không văn minh hơn nhiều lần so với các nước ở phương Tây và phương Đông?”.

Ngày 26/10/1912, phát biểu tại buổi chiêu đãi các học viên Trường Quân chính Nam Xương, Tôn Trung Sơn nêu rõ từ nay về sau hy vọng sâu sắc các học viên phát huy khí thế hào hùng, chăm chỉ nghiên cứu học tập, để đồng bào đều có tinh thần thượng võ. Trung Quốc khi đó có 400 triệu dân, kế hoạch của Tôn Trung Sơn là xây dựng lực lượng quân đội và kỹ thuật với 40 triệu quân, chiếm 1/10 dân số.

>> Tàu hộ tống lớp 056 của Trung Quốc vô đối ở Biển Đông

Ngày 18/8/1916, trong diễn thuyết của mình, Tôn Trung Sơn nói: “Các nước văn minh trên thế giới hiện nay phần lớn đều thực hiện tam quyền phân lập, tuy có nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều cái hại, vì thế 15 năm trước tôi mới đưa ra “ngũ quyền phân lập”. Đó là ngoài lập pháp, tư pháp và hành chính ra, còn có thêm chế độ chất vấn và thi cử. Hai chế độ này không có gì là mới đối với nước ta, từ thời cổ đã có, là cách làm hay, có thể trở thành mô hình của các nước trên thế giới trong thời kỳ cận đại”.

Nói đến ưu thế trí tuệ, ngày 21/12/1923, phát biểu tại buổi liên hoan của sinh viên Trường Lĩnh Nam, Quảng Châu, Tôn Trung Sơn đã nói: “Trên toàn nước Mỹ, tài trí thông minh vốn có của người Trung Quốc đều được người Mỹ thừa nhận, cho dù là học trường nào hay lớp nào ở Mỹ, điểm thi mỗi học kỳ của sinh viên Trung Quốc đều cao hơn sinh viên Mỹ… Khi Mỹ tách khỏi Anh, dân số chỉ 4 triệu người, cả nước chỉ có 13 tỉnh thành phố, toàn là những vùng đất hoang sơ. Về dân số chỉ bằng 1/100 Trung Quốc hiện nay. Trung Quốc hiện có 400 triệu dân với 22 tỉnh thành phố, tài nguyên phong phú. Nước Mỹ bé nhỏ như vậy lại có thể làm nên nghiệp lớn như hiện nay, nếu có thể đi theo con đường cách mạng của Mỹ, Trung Quốc người đông, tài nguyên phong phú thì kết quả trong tương lai đương nhiên sẽ tốt đẹp hơn Mỹ”.

Trong cuốn “Phương lược kiến quốc”, ông nhắc lại: “Đất đai của Trung Quốc rộng lớn hơn Mỹ. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đứng vào hàng đầu thế giới. Dân số có tới 400 triệu người, cũng đứng đầu thế giới. Tài trí thông minh của người Trung Quốc cũng nổi tiếng từ thời xa xưa. Việc kế thừa nền văn hóa 5.000 năm cũng là điều thế giới chưa từng có. Hàng nghìn năm trước cũng đã từng là quốc gia hùng mạnh trên thế giới”. Ngày 10/10/1919, trong cuốn “Các ngành của Trung Quốc nên phát triển như thế nào”, Tôn Trung Sơn viết: “Trung Quốc đất rộng, của cải nhiều, nông sản và khoáng sản phong phú, không những đuổi kịp mà còn có thể vượt Mỹ. Sức lao động của Trung Quốc nhiều gấp 4 lần so với Mỹ, nước ta chỉ thiếu vốn và tài năng. Nếu nước ta có 2 nhân tố này thì các ngành của nước ta sẽ phát triển, không chỉ ngang bằng Mỹ, mà còn có thể gấp 4 lần Mỹ”.

2. Mao Trạch Đông cũng là một người theo đuổi ý tưởng “đứng đầu thế giới”, ông cho rằng vượt qua Mỹ là trách nhiệm của người Trung Quốc. Ngày 29/10/1955, trong bài phát biểu tại cuộc hội đàm về cải tạo công thương nghiệp TBCN, Mao Trạch Đông từng nói: “Mục tiêu của chúng ta là phải đuổi kịp và vượt Mỹ. Nước Mỹ chỉ có hơn 100 triệu dân, còn chúng ta có hơn 600 triệu dân, do đó chúng ta phải đuổi kịp Mỹ… Ngày nào đuổi kịp Mỹ, vượt qua Mỹ chúng ta mới mở mày mở mặt. Hiện chúng ta vẫn chưa là gì, bị các nước khác chèn ép… Chúng ta cần phải lãnh trách nhiệm này. Trên thế giới, cứ bốn người chúng ta có một người, do đó không phấn đấu vươn lên là điều không thể chấp nhận được, chúng ta nhất định cần phải phấn đấu vươn lên không chịu thua kém”.

Năm 1956, phát biểu tại lễ tưởng niệm Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông nói: “Là quốc gia rộng 9,6 triệu km2 và có hơn 600 triệu dân, Trung Quốc cần phải có đóng góp tương đối lớn đối với nhân loại. Song trong thời gian dài quá khứ, đóng góp này lại quá nhỏ. Điều này khiến chúng ta cảm thấy hổ thẹn… Vượt qua Mỹ, không chỉ có thể mà còn hoàn toàn cần thiết, hoàn toàn đáng làm. Nếu không như vậy thì dân tộc Trung Hoa chúng ta có lỗi với các dân tộc trên thế giới, cống hiến của chúng ta cho nhân loại quá nhỏ bé”.

Cũng trong năm 1956, khi bàn về vấn đề vượt qua Mỹ tại hội nghị trù bị Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 8, Mao Trạch Đông nói: “Liệu có nên đuổi theo Mỹ hay không? Hoàn toàn nên. 600 triệu dân số của chúng ta làm gì đây? Ngủ ư? Nên ngủ hay nên làm việc? Nếu nói cần làm việc, người ta (Mỹ) 170 triệu dân sản xuất 100 triệu tấn thép, thế chúng ta với 600 triệu dân không thể sản xuất 200-300 triệu tấn ư? Nếu không thể đuổi kịp được thì chúng ta chẳng còn lý do gì để biện minh, chẳng còn vinh quang cũng như chẳng còn vĩ đại gì nữa. Nước Mỹ mới chỉ thành lập được 180 năm, sản lượng thép 60 năm trước cũng chỉ đạt được 4 triệu tấn, vậy chúng ta lạc hậu so với Mỹ 60 năm. Giá như có thêm 50-60 năm, chúng ta hoàn toàn nên vượt qua Mỹ. Đây là một trách nhiệm. Có dân cư đông, đất đai rộng lớn, tài nguyên phong phú, lại đang xây dựng CNXH, nhưng sau 50-60 năm xây dựng đất nước mà vẫn không đuổi kịp Mỹ thì chúng ta sẽ ra sao đây? Chúng ta sẽ bị khai trừ khỏi thế giới!”.

Tháng 5/1958, tại Hội nghị lần thứ hai khóa 8 của Đảng, Phó thủ tướng Lý Phú Xuân nêu rõ: 7 năm đuổi kịp Anh, 15 năm đuổi kịp Mỹ. Trong lời phê, Mao Trạch Đông sửa lại thành: 7 năm đuổi kịp Anh, thêm 8-10 năm đuổi kịp Mỹ. Ngày 22/6/1958, Mao Trạch Đông tiếp tục nhận xét một báo cáo của Phó thủ tướng Bạc Nhất Ba: vượt Anh, đuổi kịp Mỹ không phải là 15 năm, cũng không phải là 7 năm, mà chỉ cần 2-3 năm, 2 năm là có thể. Ngày 2/9/1958, Mao Trạch Đông sửa lại một chút và tuyên truyền khẩu hiệu: Hãy phấn đấu vì mục tiêu 5 năm đuổi kịp Anh, 7 năm vượt qua Mỹ! Để thực thi chiến lược này, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc vận động “Đại nhảy vọt”. Tại hội nghị ở Nam Ninh đầu năm 1958, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Tôi không tin xây dựng đất nước khó khăn hơn đánh trận”…

3. Tới thời Đặng Tiểu Bình, tuy trong những phát biểu và sách báo công khai không đề cập tới những từ ngữ như “Trung Quốc đứng đầu”, “đuổi kịp, vượt qua Mỹ”, nhưng quan điểm không thay đổi. Ngày 24/5/1977, Đặng Tiểu Bình từng nói: “Minh Trị Duy Tân (Nhật Bản) là công cuộc hiện đại hóa do giai cấp tư sản thực hiện, chúng ta là giai cấp vô sản có khả năng thực hiện tốt hơn họ”. Trong thập niên 80 của thế kỷ XX, Đặng Tiểu Bình từng đề xuất thực hiện “chiến lược ba bước” với thời gian 70 năm, đến khi kỷ niệm 100 năm dựng nước thì thực hiện được mục tiêu chiến lược của Trung Quốc. Bước thứ nhất, cần 10 năm để đạt được mức sống ăn no mặc ấm; bước thứ hai, cần 10 năm để đạt được mức khấm khá, bước thứ ba, cần 50 năm trong thế kỷ XXI để thực hiện mục tiêu vĩ đại chấn hưng dân tộc. Ngày 15/4/1985, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: “Nay chúng ta thực hiện việc mà Trung Quốc vài nghìn năm qua chưa từng làm. Cuộc cải cách này không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc, mà còn tác động tới thế giới”. Ngày 7/4/1990, tại cuộc tọa đàm “Chấn hưng dân tộc Trung Hoa” lần thứ nhất, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: “Thế kỷ tới, Trung Quốc rất có triển vọng”. Ông cũng nói: “Từ nay đến giữa thế kỷ sau sẽ là thời kỳ rất gấp gáp, chúng ta cần chăm chỉ làm việc. Trên vai chúng ta mang gánh nặng, trách nhiệm lớn”.

Mới đây, chuyên gia Gergely Varga, nhà nghiên cứu thuộc Viện Quốc phòng và chiến lược Hunggari, nhằm lý giải những ý đồ quân sự thực sự của Trung Quốc đã nhắc lại, trụ cột chính trong chiến lược của Trung Quốc đã được đưa ra trong chiến lược nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình với 24 chữ như sau: “Lặng lẽ quan sát; giữ vững trận địa; bình tĩnh ứng phó; giấu mình chờ thời; giỏi về phòng thủ; quyết không đi đầu”.

“Giấu mình” nhưng vẫn là tư duy đứng đầu thế giới.

Theo báo “Bưu điện Huffington” (Mỹ) ngày 30/5/2012, hơn 20 năm kể từ khi Liên Xô tan rã và sau khi thế giới trải qua giai đoạn “đơn cực” do Mỹ đứng đầu, Trung Quốc đang dần nổi lên thành siêu cường mới nhất. Tất cả các siêu cường trước đây thường thiết lập vị thế của họ bằng sức mạnh quân sự ghê gớm, song Trung Quốc lại tiến tới địa vị siêu cường bằng một con đường khác. Nhận thấy để đuổi kịp Mỹ bằng sức mạnh quân sự, Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá đắt, Bắc Kinh đã chú trọng đến “sức mạnh mềm” bằng cách nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua “lực hấp dẫn” chứ không phải là sự ép buộc. Mặc dù Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì sức mạnh với các nước khác bằng vũ khí, kinh tế, đầu tư và thương mại, song Trung Quốc đã trở thành nước đại diện cho nền ngoại giao công chúng tích cực nhất thế giới.

Trung Quốc đã chi khoảng 7 tỉ USD cho các nỗ lực phát thanh quốc tế, nhiều trăm triệu USD để xây dựng mạng lưới các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới và đổ một khối lượng tiền lớn vào các dự án quan trọng khác như các chương trình giao lưu và trao đổi giáo dục, các chương trình quảng cáo trên các bảng điện tử đắt giá tại Quảng trường Thời Đại của TP NewYork (Mỹ). Bên cạnh đó, một số trường đại học tổng hợp nổi tiếng của Trung Quốc đang giảng dạy về nền ngoại giao công chúng và coi đây như một môn học chủ yếu để huấn luyện thế hệ tiếp theo trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực này. Báo này nhận xét rằng, không nôn nóng, Trung Quốc chấp nhận các thực tiễn của một “siêu cường chậm”.

Từ cuối tháng 12/2007, Trung Quốc đã trang bị tàu đổ bộ đầu tiên mang tên Côn Luân Sơn cho Hạm đội Nam Hải. Tháng 7/2011, Trung Quốc tiếp tục hạ thủy tàu đổ bộ lớn nhất nước này mang tên Tĩnh Cương Sơn có trọng tải khoảng 19.000 tấn, dài 210m, rộng 28m và được cho rằng có thể chở một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ (400-800 lính), từ 15-20 xe quân sự. Boong phía sau có sân bay đủ rộng cho đồng thời hai chiếc trực thăng vận tải Z-8/AS-321 Super Frelon cất, hạ cánh. Mỗi trực thăng này có thể chở 30 lính đổ bộ được vũ trang đầy đủ. Khoang tàu phía sau có thể chứa tới 4 tàu đổ bộ đệm không khí. Các khoang chứa phía trước có thể mang 2 tăng T-99. Cuối tháng 5/2012, Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc tiếp tục đưa ra bản thiết kế tiêu chuẩn của tàu đổ bộ trực thăng thế hệ mới, có lượng giãn nước lên tới 25.000 tấn, có khả năng chở 1.068 binh lính và 8 trực thăng, đáp ứng yêu cầu cất – hạ cánh của 4 trực thăng hạng nặng trong điều kiện sóng gió cấp 6. Theo báo chí phương Tây, đây là thiết kế tàu đổ bộ hạng nặng ấn tượng nhất của Trung Quốc tính cho đến thời điểm này.

(Nguồn:: Petrotimes)

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

>> Những siêu phẩm có số phận hẩm hiu của Liên Xô (P1)

Một trong những điểm chung mà siêu phẩm của Liên Xô phải chịu cảnh chết yểu là do quá to, quá độc và quá lạ.

>> Kalinin K-7 - 'siêu pháo đài bay của Liên Xô



http://nghiadx.blogspot.com
Siêu pháo đài bay K-7 giữ kỷ lục mang bom nhiều nhất trong thời đại máy bay cánh quạt.


Nền công nghiệp quốc phòng của Liên Xô từng tạo ra nhiều vũ khí huyền thoại nhưng cũng không ít “siêu phẩm” có số phận hẩm hiu.

Những vũ khí có kích thước khủng đầu tiên của Liên Xô xuất hiện từ những năm 1930 không lâu sau khi nhà nước Liên bang Xô Viết ra đời.

Pháo đài bay K-7

Đầu năm 1930, nhà thiết kế máy bay Konstantin Kalinin đã nghiên cứu, phát triển, chế tạo thành công máy bay ném bom hạng nặng Kalinin K-7. Điều làm cho K-7 được xưng tụng như là kỳ quan thế giới vì nó sở hữu kích thước khổng lồ, một trong những máy bay động cơ cánh quạt lớn nhất từng được chế tạo trước khi lịch sử hàng không bước vào thời đại phản lực.

K-7 có sải cánh dài 53m, chỉ kém một chút so với cánh “pháo đài bay” B-52, nhưng diện tích cánh K-7 lớn hơn nhiều. Với biến thế quân sự, K-7 được xem là pháo đài với 12 tháp pháo có những bộ phận tiếp đạn được điện khí hóa - công nghệ cực kỳ hiện đại vào thời điểm đó.

Ngoài ra, máy bay có thể mang được 16 tấn bom, nếu so với pháo đài bay B-17 (2 - 3 tấn bom) hay B-29 (9 tấn bom) mà Mỹ tự nhận thì chẳng khác nào đem so “người không lồ và chàng tí hon”. Kỷ lục này giữ tới tận khi B-36, B-52 ra đời mới bị phá vỡ.

Độc đáo hơn, trong thiết kế K-7, Kalinin dự định phát triển biến thể chở khách. Nó có thể chứa được 128 hành khách trong cánh khổng lồ của máy bay, trên thân thiết kế 16 phòng hạng sang bên trong.

Nhưng các dự định không thành hiện thực, một phần vì thiết kế chứa quá nhiều tham vọng, trong khi công nghệ chưa thể theo kịp. Kalinin K-7 cất cánh thành công ngày 11/8/1933 nhưng từ đó nó bộc lộ một số vấn đề về tính không ổn định và sự rung mạnh do khung thân cộng hưởng tần suất động cơ gây nên.

Hậu quả, ngày 21/10/1933, K-7 gặp tai nạn do có sự cố cánh đuôi làm 14 người thiệt mạng. Dự án bị đình chỉ sau đó 2 năm. Tư liệu về K-7 ngày nay chỉ còn trong bức hình đen trắng và ảnh đồ họa máy tính.

Vài chục năm sau khi K-7 ra đời, công nghệ kỹ thuật Liên Xô tăng tiến vượt bậc và lại có thêm những siêu phẩm khủng hơn tiếp bước K-7.

Thủy phi cơ M-70 “chết trên giấy”

Những năm 1950-1960, Hải quân Mỹ vượt trội Liên Xô nhờ sức mạnh hàng không mẫu hạm đông đảo, hùng hậu trên biển. Ngược lại, Liên Xô vẫn chưa tìm ra thiết kế tàu sân bay phù hợp. Vì vậy, họ quyết định chọn giải pháp phát triển thủy phi cơ để tăng tầm tác chiến xa bờ. Năm 1956, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô quyết định chọn phòng thiết kế OKB Myasischev thực hiện.

OKB Myasischev đã cho ra đời thiết kế thủy phi cơ ném bom M-70. Loại máy bay dùng kiểu cánh tam giác, cánh đuôi đứng, cánh ổn định nằm ngang trên cánh đuôi đứng. M-70 trang bị 4 động cơ phản lực (2 trên cánh và 2 ở hai bên cánh đuôi đứng) cho phép đạt tốc độ 950 - 1700km/h, tầm bay 6.500 - 7.500km, trần bay 18 - 22.000m.




http://nghiadx.blogspot.com
Thủy phi cơ chống tàu sân bay M-70

Theo thiết kế, máy bay này có trọng lượng cất cánh khoảng 200 tấn, đủ thể thấy kích cỡ khổng lồ của máy bay. M-70 mang thiết bị trinh sát ở sát cánh chính và thân máy bay, bom ở trong khoang. Tuy nhiên, dự án đã chết ngay từ trên giấy khi không được Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thông qua.

Trước nguy cơ từ sức mạnh hàng không mẫu hạm của Mỹ, tham vọng tạo ra vũ khí đối phó mặc dù được thúc đẩy nhưng không thể mang lại kết quả gì trong nhiều năm, cho tới khi mẫu thử Sukhoi T-4 xuất hiện, le lói tia sáng cuối đường hầm giải pháp đối phó hiệu quả hạm đội tàu sân bay Mỹ.

“Sát thủ diệt tàu sân bay” T-4

Năm 1964, nhà sáng chế tài ba Pavel Sukhoi đã trình bày bản vẽ mẫu thiết kế máy bay ném bom chiến lược T-4. Chiếc máy bay ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của chính quyền Xô Viết về loại vũ khí có thể áp chế sức mạnh tàu sân bay Mỹ. Vì lẽ đó, Sukhoi T-4 ra đời được xem là siêu vũ khí của Liên Xô, thể hiện từ hình dáng tới công nghệ chế tạo.

Thiết kế khí động học T-4 cực kỳ ấn tượng. Máy bay có kết cấu cánh tam giác, rìa cánh được kéo dài đến gần buồng lái, có thêm 2 cánh mũi để tăng ổn định và cơ động. Phần mũi máy bay chúi xuống về phía trước, radar sẽ quan sát địa hình tốt hơn, tầm nhìn phi công không bị hạn chế. Kiểu dáng T-4 ở thời kỳ này làm người ta dễ liên tưởng tới máy bay chở khách siêu thanh Tupolev Tu-144S và Concorde (Pháp).

Vật liệu chế tạo T-4 được đánh giá là bước đột phá trong vật liệu sản xuất máy bay, với hợp kim titan và thép không gỉ. Nhờ đó, máy bay có thể chịu ma sát mạnh với không khí khi đạt vận tốc cực cao, 3.200km/g với 4 động cơ phản lực RD36-41.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Sukhoi T-4.

Một điểm đột phá nữa thiết kế T-4, máy bay trang bị hệ thống điều khiển Fly-by-wire thay vì dùng hệ thống điều khiển cơ khí dự phòng. Sau này, trong thiết kế Su-27, Sukhoi đã phát triển hệ thống Fly-by-wire dựa trên loại dùng cho T-4. Cùng với T-4, phòng thiết kế OKB-155 tiến hành phát triển tên lửa siêu thanh Kh-45 (tầm bắn 600km, tốc độ Mach 6-7).

>> Số phận hẩm hiu của vũ khí chiến lược T-4

Tháng 8/1972, mẫu thử đầu tiên T-4 101 cất cánh thành công. Tính tới thời điểm tháng 1/1974, T-4 đã thực hiện 10 chuyến bay, đạt tốc độ Mach 1,3 ở trần bay 12.000m.

Mọi chuyện đang tiến triển rất tốt, với thiết kế khí động học ưu việt, sở hữu tốc độ cao, tầm bay xa, vũ khí uy lực, T-4 được hy vọng là “cơn ác mộng” kinh hoàng đối với tàu sân bay. Có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách cực xa nằm ngoài tầm với hệ thống phòng không, tốc độ trần bay vượt tầm tiêm kích.

Tuy nhiên, đầu năm 1974, Ủy ban hàng không nhà nước Liên Xô ra quyết định đình chỉ dự án T-4. Cuối năm 1975, T-4 chính thức bị xóa sổ. Rất bí ẩn, siêu phẩm vũ khí chiến lược của Liên Xô kết thúc mà không có lời giải thích thỏa đáng được đưa ra. Một số ý kiến đưa ra là do T-4 ngốn quá nhiều ngân sách quốc phòng hoặc do Mỹ hủy bỏ dự án XB-70 - đối trọng T-4.

(Theo nguồn :: Báo Đất Việt)

>> Tàu ngầm 094 - "công trình thể diện" của Trung Quốc ?

Trung Quốc có thể chủ yếu vẫn dựa vào khả năng đáp trả hạt nhân bằng tên lửa triển khai trên đất liền, chứ không phải tàu ngầm hạt nhân.

>> Trận địa tàu ngầm của Trung Quốc ở Tam Á
>> Thực hư về sức mạnh tàu ngầm Trung Quốc



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược 094 của Hải quân Trung Quốc.

Ngày 4/6, tờ “Thời báo Eo biển” Singapore có bài viết nhan đề “Vấn đề gai góc chi phối chiến lược tàu ngầm của Trung Quốc”.

Theo bài viết, vào thập niên 1980, Quân đội Trung Quốc (PLA) đã hạ thủy tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Hạ. Nhưng, tàu ngầm lớp Hạ có tốc độ chậm chạp, tiếng ồn lớn, tính năng không ổn định, rất dễ bị tấn công.

Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc xúc tiến đưa ra tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn kiểu mới và tên lửa đạn đạo JL-2. Hiện có 2 tàu ngầm lớp Tấn đã bàn giao sử dụng, ít nhất còn có 2 tàu đang chế tạo.

Nhưng, muốn chuyển hóa những tài sản này thành khả năng tấn công lần hai, Bắc Kinh ít nhất còn phải đối mặt với 2 vấn đề quan trọng. Một là vấn đề công nghệ, hai là vấn đề chính trị nghiêm túc hơn.

Trên phương diện công nghệ gồm có khả năng thông tin. Một bản báo cáo 2 năm trước của Lầu Năm Góc cho biết, tàu ngầm trên biển của PLA có khả năng thông tin hạn chế, đồng thời cũng không có kinh nghiệm quản lý hạm đội tàu ngầm hạt nhân thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến lược.

Tóm lại, khi hoạt động dưới biển, tàu ngầm Trung Quốc không thể tiến hành liên hệ thông tin với Bộ tổng tư lệnh. Nó phải nổi lên mặt nước hoặc phóng phao thông tin, hai cách làm này sẽ khiến cho nó dễ bị phát hiện và tấn công.

Một nguồn tin đáng tin cậy trong lĩnh vực này cho rằng, giải quyết vấn đề này không dễ dàng, nhưng cuối cùng sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, trước đó, PLA thậm chí không thể huấn luyện hiệu quả tàu ngầm hạt nhân tiến hành tuần tra chiến lược.

Mặt khác, còn tồn tại vấn đề kiểm soát mệnh lệnh, tức là sự ràng buộc chính trị. Hệ thống trên mặt đất là bộ phận chính của kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc, đầu đạn và tên lửa được giữ tách rời.

Chúng được kiểm soát bởi hệ thống tập trung rất cao, từ Quân ủy Trung ương đến Bộ Chính trị, rồi đến Bộ Tổng tham mưu và Tổng bộ Pháo binh 2, cuối cùng mới là lực lượng chiến đấu có trách nhiệm phóng.

Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân tuần tra cần đồng thời trang bị đầu đạn và tên lửa. Quyền quyết sách quan trọng để cho chỉ huy Hải quân nắm lấy là điều mà Bắc Kinh chưa cho phép.

Hans Kristensen, Giám đốc chương trình thông tin hạt nhân, Hiệp hội Nhà khoa học Mỹ cho rằng: “Nếu triển khai khả năng tấn công lần hai trên biển, Bắc Kinh phải có sự điều chỉnh quan trọng đối với chính sách và thực tiễn hạt nhân”.

Ông nói: “Quân ủy Trung ương phải giải quyết các vấn đề phức tạp như làm thế nào duy trì kiểm soát mệnh lệnh đối với tàu ngầm hạt nhân trên biển. Nếu ở trong thời điểm khủng hoảng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc dành đầu đạn hạt nhân cho Hải quân, nhưng triển khai vũ khí hạt nhân sẽ gây ra rất nhiều vấn đề gai góc, nếu xảy ra tình hình tàu ngầm mất tích hoặc không thể liên lạc được thì phải ứng phó với khủng hoảng thế nào, Bắc Kinh phải chăng sẽ cho rằng tàu ngầm đã bị chìm và coi đây là tín hiệu Trung Quốc bị tấn công, theo đó sử dụng vũ khí hạt nhân?”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phóng từ tàu ngầm mang tên JL-2.

Ngoài ra, tầm bắn dự kiến của tên lửa JL-2 là 7.400 km, tức là nó không thể bắn được tới lãnh thổ Mỹ khi triển khai ở duyên hải Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân phải vượt qua thành công một vài điểm ngăn chặn, hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương thoải mái hoàn toàn không dễ dàng.

Xét tới những tính toán trên, các nguồn tin cho biết, tàu ngầm hạt nhân mới có thể nhiều nhất là Trung Quốc đưa ra sự mơ hồ chiến lược với mức độ nào đó.

Hans Kristensen cho rằng, chúng là “công trình thể diện”, “Trung Quốc có thể tập trung khả năng đáp trả hạt nhân vào tên lửa mặt đất (cơ động), chúng có thể được che giấu ở trên đất liền rộng lớn của Trung Quốc”.

>> Thủy phi cơ Trung Quốc tiếp tục bay rợp biển Đông

Mới đây, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bác bỏ những thông tin của báo chí nước này về việc quân đội đang chuẩn bị cho cuộc chiến ở biển Đông với Philippines, thế nhưng nhiều nguồn tin lại cho hay Trung Quốc vẫn điều thủy phi cơ quần thảo trên biển Đông.


>> 'Món quà' Việt Nam tặng Liên Xô sau giải phóng
>> Nhân Dân nhật báo: "Mỹ lôi kéo mối thù cũ -Việt Nam


http://nghiadx.blogspot.com
Thủy quái SH-5 của Trung Quốc tung hoành trên biển Đông

Đây có thể được xem là một động thái khác của Trung Quốc nhằm vào Philippines, trong bối cảnh mối quan hệ giữa 2 quốc gia này đang căng thẳng.

Việc điều động một số đơn vị bí mật chuẩn bị cho việc tuần tiễu trên biển Đông đã được Trung Quốc tiến hành nhiều tuần qua.

Nhưng việc để thủy phi cơ chiến lược SH-5 xuất hiện trước chính là cách “cứu lửa xa” của quân đội Trung Quốc. Ý thức được sự thua thiệt về địa lý, nên việc để thủy phi cơ tham chiến sẽ là một cách làm hiệu quả.

Nếu thực sự xảy ra một cuộc chiến thì quân đội Trung Quốc rõ ràng không muốn bị mất đi lợi thế so sánh với quân đội Philippines và đồng minh

Thủy phi cơ SH-5 của Trung Quốc được xem là phương tiện yểm trợ hữu hiệu cho chiến lược mới của Hải quân Trung Quốc trong thế kỷ 21. Giới chức quân sự Trung Quốc coi những chiếc SH-5 là một phương tiện bí mật của hải quân.

SH-5 có độ bền chắc và khả năng cất hạ cánh tốt trên mặt nước để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên biển. “Thủy quái” SH-5 đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược mới của Trung Quốc, từ nhiệm vụ bảo bệ bờ biển sang phòng vệ xa bờ cũng như làm lực lượng hộ tống cho tàu thương mại.

SH-5 có vận tốc cực đại 300 hải lý/h (mất khoảng 3 tiếng để tới được bãi đá cạn Scarborough), các động cơ của SH-5 được chế tạo dựa trên phiên bản động cơ thủy phi cơ loại Be-12 của Nga và US-1A của Nhật, vỏ làm hoàn toàn bằng thép nhẹ, thân đơn, có độ bền cao, chống sự va đập tốt khi đáp xuống mặt nước có sóng lớn.

SH-5 được trang bị một số vũ khí như tháp súng 23 mm trên lưng, 4 giá treo mang được 6.000 kg vũ khí, tên lửa đối hạm loại YJ-1 (C-101), ngư lôi chống tàu ngầm, thiết bị đo độ sâu, thủy lôi và bom, nhằm sử dụng cho các mục đích tác chiến đối hải và chống ngầm.

Ngoài ra, loại “thủy quái” này còn được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại như: bom điều khiển bằng laser, tên lửa không đối không PL-5, tên lửa chống hạm chiến thuật tầm trung YJ-82, radar kiểm soát bắn JL-10A, hệ thống tác chiến điện tử, ngư lôi chống tàu ngầm, thiết bị đo độ sâu và thủy lôi.

http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc SH-52 trở về căn cứ trên đảo Hải Nam sau khi thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu trên biển Đông

Ngoài những đặc tính như cất hạ cánh trên mặt nước, tốc độ bay nhanh, trần bay cao cùng kết cấu khá chắc chắn đã khiến SH-5 trở nên linh hoạt trong tác chiến chống hạm. SH-5 có thể tiến công vào các mục tiêu trên biển bằng bom điều khiển bằng laser, tên lửa YJ-82 (C-802), có thể tiến công các mục tiêu đó khi hạ cánh xuống mặt nước như một chiến hạm.

Với đặc tính là thủy phi cơ cho nên SH-5 trở thành một mục tiêu khó bị phát hiện và tiêu diệt khi đối phương truy kích.

Nhờ trang bị ngư lôi, radar nén xung hiện đại, thiết bị phát hiện tàu ngầm đang lặn tần số thấp cùng các thiết bị điện tử hiện đại khác như máy thu cảnh báo đỏ và hệ thống điều khiển Doppler, thủy phi cơ có khả năng phát hiện, định vị và tiêu diệt nhanh các mục tiêu là tàu ngầm ngay cả khi đang bay hoặc hạ cánh xuống mặt nước.

Ngoài khả năng tác chiến linh động và hỏa lực mạnh, SH-5 có thể hoạt động ở tầm xa, vươn tới những nơi xa xôi trên biển cả nhờ vào một số ưu điểm như: có động cơ ổn định, 4 động cơ có thể thay nhau hoạt động ngay cả khi bay, khoang chứa nhiên liệu lớn, bảo đảm bay liên tục trong 15 giờ, khoang vận tải lớn có thể mang theo tới 8.000 kg nhiên liệu.

Đặc biệt, thủy phi cơ có thể hạ cánh xuống mặt nước và hoạt động như một chiếc tàu chiến thông thường. SH-5 có thể hoạt động độc lập không cần sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật khác, có khả năng tự cung ứng nhiên liệu từ khoang chứa ngoài. Bên cạnh đó, SH-5 còn đảm trách nhiệm vụ vận tải và tiếp tế cho các hạm tàu tác chiến dài ngày trên biển.

Hiện hạm đội Nam Hải của Trung Quốc có trong tay 2 chiếc SH-5, và con số này sẽ được tăng lên nếu xảy ra xung đột, bởi hạm đội Bắc Hải đang biên chế 4 chiếc tương tự sẽ được điều động hỗ trợ trong trường hợp cần kíp.

>> Trung Quốc nằm trong tầm ngắm của tên lửa Đài Loan

Lần đầu tiên Đài Loan đã bố trí hàng loạt tên lửa Hùng Phong 2 E do chính hòn đảo này sản xuất có tầm bắn lên đến 500 km có khả năng tấn công vào các cơ sở quân sự của Trung Quốc dọc bờ biển phía Đông Nam.

>> Tàu sân bay Trung Quốc có thể bị đánh chìm bởi tàu ngầm Đài Loan
>> 1200 quả tên lửa Trung Quốc đặt Đài Loan trong tầm ngắm


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong 2 E của Đài Loan


Theo đó, sau rất nhiều năm bị tên lửa Trung Quốc đe dọa lần đầu tiên Đài Loan đã trang bị hỏa tiễn trả đũa.

Theo tờ Nhật báo Tự do hàng loạt tên lửa hành trình Hùng Phong 2 E đã chính thức đưa vào bệ phóng. Việc này nằm trong kế hoạch bí mật mang tên Diều Hâu trị giá 30 tỉ đô la Đài Loan tương đương 1 tỉ đô la Mỹ.

Theo AFP, các chuyên gia quân sự nhận định nếu xung đột xảy ra, Đài Loan nằm trong tầm tấn công của ít nhất 1.600 tên lửa Trung Quốc.

Với Hùng Phong 2 E, Đài Loan có thể phản công phá hủy các căn cứ quân sự, sân bay, hải cảng của Giải phóng quân Trung Quốc nhất là khu vực duyên hải Đông Nam của Trung Quốc đại lục.

Theo một nguồn tin quân sự Đài Loan cho biết, hiện nay nước này đang bố trí khoảng 100 tên lửa Hùng Phong 2 E ở khu vực này.

Đây là lần đầu tiên Đài Loan thể hiện rõ lập trường hướng tên lửa hàng trình số 1 của mình vào lãnh thổ Trung Quốc, mặc dù ông Mã Anh Cửu, lãnh đạo Đài Loan đang có lập trường hòa dịu với Bắc Kinh.

Tuy báo chí Đài Loan và chuyên gia quốc phòng bình luận rộng rãi về tin này, nhưng Bộ Quốc phòng Đài Loan giữ im lặng.



http://nghiadx.blogspot.com
Theo một nguồn tin quân sự Đài Loan cho biết hiện nay nước này đang bố trí khoảng 100 tên lửa Hùng Phong 2 E hướng về phía Đông Nam Trung Quốc

Cách đây ít lâu tờ China Post cho biết: máy bay chiến đấu tấn công và tên lửa đất-đối-không được triển khai tại một căn cứ không quân mới ở tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc với bán kính hoạt động bao phủ cả Đài Loan và các đảo tranh chấp ở Biển Đông.

Vũ khí đang được triển khai bao gồm các loại máy bay chiến đấu J-10, Sukhoi Su-30, máy bay tấn công không người lái, và tên lửa S-300.

Tuy nhiên, các quan chức tình báo Đài Loan không quá quan tâm, nói rằng dự án có thể nhằm để để tăng cường sẵn sàng chiến đấu của Trung Quốc chống lại các nước có tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc có thể bùng phát trong vùng Biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ Không quân mới của Trung Quốc mang tên Thủy Môn ở tỉnh Phúc Kiến cách Đài Bắc 246km, đảo Điếu Ngư 380km và mỏ dầu biển Đông Hải 200km

Sân bay mới của Trung Quốc chỉ cách Đài Bắc 246 km về phía đông nam; quần đảo Điếu Ngư (gọi là quần đảo Senkaku ở Nhật Bản) 380 km về phía đông của nó, và các giếng dầu Chunxiao ở nước ngoài, 200 km về phía đông bắc của nó. Tuy nhiên, nó cũng nằm trong phạm vi radar của Đài Loan.

Máy bay cất cánh từ đường băng có thể tiếp cận bầu trời của Đài Bắc trong ít hơn 10 phút.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

>> DDG 1000 USS Zumwalt - Tàu chiến 7 tỉ đô la của Hải quân Mỹ

Con tàu tối tân này sẽ là một thách thức lớn với Trung Quốc nếu Trung Quốc muốn cản đường Mỹ can thiệp vào cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Con tàu hiệu DDG 1000 USS Zumwalt này có giá 7 tỉ đô la Mỹ.


Con tàu hiệu DDG 1000 USS Zumwalt có giá 7 tỉ đô la Mỹ này sẽ tập trung vào các cuộc tấn công trên cạn và phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ tàng hình, tàng âm của nó để di chuyển nhanh vào bờ trước khi bắn phá ồ ạt vào đất liền.

Ngoài những vũ khí truyền thống, con tàu này được trang bị thêm loại vũ khí mới mà Hải quân Mỹ từng dự định tung ra có tên gọi “railgun” (có thể tạm dịch là “súng đường ray” – PV).

Đây là một loại pháo điện từ, phóng ra rất nhiều đạn ở tốc độ cao mà không phải sử dụng thuốc phóng. Thay vì đó sẽ có một dòng điện chạy qua vỏ pháo, tương tác với lực từ trường trong những đường ray và nện mạnh vào vỏ pháo từ phía nòng pháo.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
DDG 1000 USS Zumwalt

Hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công vũ khí này vào tháng 2 năm nay nhưng nó chưa được đưa vào sử dụng.

Ban đầu chiếc Zumwalt được dự đoán trị giá khoảng 3.8 tỉ đô la Mỹ, tuy nhiên do sử dụng nhiều công nghệ nên giá thành của nó đã đội lên gần gấp đôi. Cộng với chi phí nghiên cứu và phát triển mỗi chiếc Zumwalt có giá lên tới 7 tỉ đô la Mỹ.

Tuy nhiên Hải quân Mỹ chỉ dự định sản xuất ba chiếc tàu loại này.

Một nhà phân tích quốc phòng tên Jay Korman cho rằng do sử dụng quá nhiều công nghệ nên giá thành của chiếc tàu này mới ngất ngưởng như vậy và ông cho rằng chi phí như vậy là quá đắt.

Xưởng lắp ráp con tàu này là Bath Iron Works ở Maine (Mỹ) đã phải mua một xưởng mới với giá 40 triệu đô la Mỹ để có thể lắp ráp con tàu khổng lồ này.

Nhưng dù kích cỡ lớn như vậy con tàu này cũng chỉ cần nửa đoàn thợ lắp ráp một con tàu truyền thống do trên tàu có hệ thống máy ráp tự động hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Xưởng lắp ráp con tàu này là Bath Iron Works ở Maine (Mỹ).

Đây có thể coi là một động thái đáng chú ý của Bộ Quốc phòng Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương và thách thức lời đe dọa từ phía Trung Quốc rằng chỉ cần sử dụng một vài con thuyền chứa đầy thuốc nổ là có thể khiến chiếc tàu Zumwalt này chìm xuống đáy Biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com

Chiếc tàu Zumwalt này quả là một thách thức lớn với lời đe dọa từ phía Trung Quốc rằng chỉ cần sử dụng một vài con thuyền chứa đầy thuốc nổ là có thể khiến nó chìm xuống đáy Biển Đông.

Tuy nhiên hiện tại Trung Quốc cũng đang nghiên cứu củng cố năng lực hàng không mẫu hạm và phát triển các hệ thống tên lửa và tàu ngầm có thể cản đường tiếp cận của Mỹ tới những làn biển quan trọng.

>> F-35 chỉ là 'lính đánh thuê' của Nhật Bản

Với trình độ công nghệ và khả năng tài chính của Nhật Bản, chiến đấu cơ thế hệ thứ năm ATD-X do nước này tự phát triển được các chuyên gia đánh giá sẽ "vượt xa" tính năng của F-35.




http://nghiadx.blogspot.com
ATD-X

Nhật Bản có thể trở thành quốc gia thứ tư sau Mỹ, Nga và Trung Quốc có được loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do họ tự phát triển.

Máy bay mới, có kích thước và trọng lượng tướng đối nhỏ, và sẽ trở thành máy bay chiến đấu đầu tiên được Nhật Bản tự phát triển sau hơn 7 thập kỷ qua.

>> Nhật Bản sẽ có căn cứ quân sự tại Mỹ
>> Với Hải quân Nhật, TSB Trung Quốc chỉ là "quan tài sắt"

Trong đầu tháng 5/2012, Nhật Bản đã ký một đơn đặt hàng để mua 4 máy bay chiến đấu F-35 đầu tiên của Mỹ. Trong thập kỷ này, Nhật Bản dự định mua tất cả 42 máy bay loại này và tiếp tục mua thêm sau năm 2020.

Tuy nhiên, những kế hoạch này có thể phải xem xét lại nếu Nhật Bản phát triển thành công loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của riêng họ, những chiến đấu cơ đầy hứa hẹn sẽ thay thế được F-35 trong nhiều khía cạnh.

Máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Nhật Bản được biết đến tương đối ít, đang được phát triển theo tên gọi là chương trình ATD-X (Advanced Technology Demonstrator - Trình diễn Công nghệ Tiên tiến).

Sự phát triển của dự án được bắt đầu từ năm 2004, tên gọi ATD-X cũng được ấn định ngay từ thời điểm đó, máy bay mới đã được xem như là một minh chứng cho khả năng công nghệ của Nhật bản.

Năm 2007, khi Mỹ quyết định cấm xuất khẩu đối với loại máy bay tàng hình F-22 mà Nhật Bản đặt mua. Chính phủ Nhật Bản quyết định phát triển một máy bay chiến đấu chính thức dựa trên cơ sở của dự án ATD-X (hay còn gọi là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-3 Shinshin). Tuy nhiên, tên của dự án vẫn được giữ nguyên.

Chuyến bay đầu tiên của loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của Nga trong tháng 1/2010 và một năm sau đó là loại máy bay cùng thế hệ J-20 của Trung Quốc cũng đã tạo ra những sức ép mạnh mẽ hơn cho chương trình ATD-X.

Khi đó, Nhật Bản không thể mua được F-22, cùng với viễn cảnh đầy mờ mịt của máy bay F-35 và khả năng giới hạn của không quân thúc đẩy Nhật Bản quyết tâm đẩy nhanh tiến độ phát triển dự án ATD-X.

http://nghiadx.blogspot.com

Lo ngại chiến đấu cơ F-2 của Nhật Bản sẽ không đủ sức để chiến đấu với J-20 của Trung Quốc thúc đẩy nhanh hơn dự án ATD-X. Ảnh minh họa.
Trong tháng 3/2012, cách thành phố Nagoya không xa, Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi ở Tobishima, đã bắt đầu lắp ráp mẫu máy bay ATD-X đầu tiên để sử dụng cho thử nghiệm tĩnh.

Theo kế hoạch, sang năm 2013 sẽ lắp ráp thêm 3 bản sao thiết kế như vậy. Chuyến bay đầu tiên của máy bay do Mitsubishi chế tạo, được đặt tên là Shinshin (có thể dịch ra tiếng Anh là Divine spirit - Tinh thần siêu phàm), dự kiến bắt đầu từ năm 2014.

Dự án ATD-X nhằm mục đích kết hợp một chiếc máy bay mới cho Lực lượng Không quân Nhật Bản, ATD-X sẽ vượt qua những hạn chế của F-35 bởi nó được yêu cầu tạo ra một nền tảng máy bay mới đáp ứng tất cả những yêu cầu hàng không trên thế giới.

Hạn chế về tài chính và công nghệ không phải là lo ngại đối với dự án này, bởi Nhật Bản là nước có đầy đủ phương tiện và đủ khả năng thực hiện ngay cả đối với loại máy bay tốn tiền nhất, và trình độ công nghệ của họ cho phép phát triển tất cả các đơn vị thiết bị máy bay cần thiết, gồm động cơ, trong một khoảng thời gian hợp lý.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, chiến đấu cơ mới của Nhật Bản sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2014 và sẽ được trang bị hạn chế trong khoảng thời gian không sớm hơn năm 2017 - 2018, việc sản xuất loạt chỉ được bắt đầu vào năm 2020 - 2021.

Trong thời gian này, Nhật Bản sẽ nhận được các chiến đấu cơ F-35 để bổ sung cho các đơn vị không quân của họ trong năm 2016.

Nếu các thông số kỹ thuật của Tinh thần siêu phàm cao hơn F-35, trong tương lai Nhật Bản có thể hạn chế số lượng máy bay F-35 để đầu tư vào ngành công nghiệp hàng không của mình.

Trong trường hợp này, nếu Nhật Bản có thể phát triển động cơ của riêng mình và thực hiện dự án hoàn toàn đọc lập từ việc cung cấp các thiết bị quan trọng, không loại trừ khả năng họ sẽ tìm cách xuất khẩu - ít nhất là phục vụ cho mục đích giảm giá thành máy bay bằng việc sản xuất với số lượng lớn.

>> Nhân Dân nhật báo: "Mỹ lôi kéo mối thù cũ -Việt Nam"

Truyền thông Trung Quốc đặc biệt "nhạy" với chuyến thăm “lịch sử” của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tới Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Chỉ một số ít các tờ báo phản ánh lại các thông tin thông tấn, còn lại các tờ báo mạng đua nhau giật tít "nóng", suy diễn chủ quan, trong đó nổi bật là các tờ Thời báo Hoàn Cầu, Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa xã, mạng Sina... Để nắm bắt thông tin một cách toàn diện, đa chiều, hiểu rõ hơn về các hoạt động, chiến dịch tuyên truyền của nước ngoài, đặc biệt là truyền thông TQ



http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có mặt tại Cam Ranh đầu tháng 6/2012

Ngày 4/6, tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc có bài viết cho rằng, kế tiếp chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton năm 2010, chuyến thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là một chuyến thăm quan trọng.

>> Asean trước "thuốc thử" Trung Quốc

Điều đáng chú ý là, ngay sau khi Panetta trình bày về chiến lược “tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ” tại Đối thoại Shangri-La, thì ông lại chọn vịnh Cam Ranh, một căn cứ quân sự cũ của Mỹ làm điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam, điều này thực sự thu hút phỏng đoán của dư luận quốc tế đối với việc Mỹ muốn tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam.



http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Nhân Dân nhật báo viết: "Mỹ-Việt đã dồn dập (?-pv) tiến hành giao lưu quân sự trong thời gian qua. Như Bộ trưởng Panetta nói ngày 3/6 rằng: “Sở dĩ tôi chọn thăm Cam Ranh đầu tiên là do, quan hệ Mỹ-Việt đã được cải thiện rất lớn. Đối với tôi, đây là thời khắc rất xúc động”.

Panetta nói: “Trong lĩnh vực quốc phòng, Mỹ-Việt có quan hệ phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ không bị trói buộc bởi lịch sử. Mỹ muốn mở rộng quan hệ quốc phòng với Việt Nam”. Được biết, tàu tiếp tế USNS Richard E. Byrd của Hạm đội 7 Mỹ đến vịnh Cam Ranh từ ngày 24/5 và tiến hành bảo dưỡng 14 ngày.

Tàu USNS Richard E. Byrd chuyên vận tải vũ khí, trang bị và lương thực; dài 210 m, rộng 32,3 m, tải trọng 40.298 tấn. Trên tàu có rất nhiều nhân viên không làm nhiệm vụ chiến đấu. Đây là lần thứ ba tàu này đến vịnh Cam Ranh sửa chữa, hai lần trước lần lượt là tháng 2/2010 và tháng 8/2011.

Bài báo cho rằng, ngay từ ngày 24/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo với báo giới về chuyến thăm của Panetta, đủ thấy Việt Nam coi trọng chuyến thăm này của Panetta. Panetta thăm Việt Nam cũng phản ánh cụ thể việc giao lưu và tương tác quân sự bình thường giữa Mỹ-Việt gần đây.

Ngày 23/4/2012, 3 tàu chiến của Hạm đội 7 Mỹ gồm tàu USS Blue Ridge, USS Chafee và USNS Safeguard thăm cảng Đà Nẵng, Việt Nam. Ngày 15/7/2011, các tàu chiến gồm USS Chung-Hoon, USS Preble và USNS Safeguard của Hạm đội 7 cũng thăm cảng Đà Nẵng. Ngày 8/8/2010, đoàn cán bộ Việt Nam cũng đã lên tàu sân bay USS George Washington neo đậu gần cảng Đà Nẵng để tham quan.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tiếp xúc với quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam

Bài báo viết, Mỹ duy trì giao lưu quân sự dồn dập với Việt Nam là một phần của chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Không ít phân tích cho rằng, Mỹ đang thông qua củng cố căn cứ quân sự ở Philippines và Singapore, đồng thời kết hợp với dịch vụ sửa chữa trả tiền ở quân cảng Cam Ranh, Việt Nam, xây dựng nên mạng lưới quân sự của họ ở khu vực biển Đông.
“Trên thực tế, các động thái liên tiếp của Việt Nam trong vấn đề biển Đông cũng thu hút sự chú ý của Mỹ, Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh đến tự do hàng hải ở biển Đông ăn khớp với việc Mỹ tuyên bố có lợi ích quốc gia ở khu vực này”.- Nhân Dân nhật báo suy diễn.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Bài báo của Nhân Dân nhật báo thì tự do hàng hải ở biển Đông “chưa hề bị ảnh hưởng”, nhưng một số nước “cố tình lôi kéo nước ngoài khu vực can thiệp biển Đông, tăng thêm thủ đoạn”. Trong khi đó, “Mỹ cũng có ý đồ tận dụng vấn đề biển Đông để can thiệp vào các vấn đề khu vực, tăng cường hiện diện quân sự của họ ở khu vực này”. “Hai nước Mỹ-Việt đang cố gắng gác lại bất đồng, đáp ứng nhu cầu riêng của mỗi nước, phát triển quan hệ”.

Theo hãng AP, sau 1 ngày trình bày chi tiết chiến lược “tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ”, Panetta thăm Việt Nam là nhằm tái khẳng định Mỹ muốn giúp đỡ các đồng minh và đối tác khu vực “phát triển và thực hiện quyền lợi biển ở phần lớn vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền (đường lưỡi bò phi lý mà Trung Quốc tự vẽ)” và tìm kiếm khả năng sử dụng vịnh Cam Ranh - “đại diện cho quá khứ đau thương của quân Mỹ”.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Chuyến thăm Cam Ranh của Panetta đánh dấu quan hệ quân sự Mỹ-Việt không ngừng cải thiện, cho thấy Mỹ muốn dựa vào quan hệ đối tác để đối phó với vai trò ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, bài báo này cũng tuyên truyền rằng: "Mỹ vẫn còn có “thành kiến, khúc mắc” với Việt Nam, chẳng hạn, khi thăm Việt Nam năm 2010, Hillary Clinton nói là Tổng thống Mỹ Obama có khả năng thăm Việt Nam sau khi đến Indonesia tham dự hội nghị của ASEAN, nhưng dự báo của bà không đúng. Mỹ luôn nói muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam, nhưng hàng năm đều phê phán Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền và bảo hộ mậu dịch. Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đã có các loạt bài viết đề phòng “diễn biến hòa bình”.

Bài báo cho rằng, hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam trở thành một nhiệm vụ quan trọng khác trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Panetta. Tìm kiếm di hài binh sĩ Mỹ và đưa trở về Mỹ là thể hiện bảo đảm nhân quyền, nhưng Mỹ cũng cần có trách nhiệm đối với việc rải chất độc màu da cam-điôxin…

Báo Nhân Dân, TQ: Chuyến thăm xoay quanh Trung Quốc

Ngày 1/6, tờ “Nhân Dân” Trung Quốc có bài viết dẫn lời Carla Freeman, phó Chủ nhiệm Khoa nghiên cứu Trung Quốc, Đại học John Hopkins, Mỹ cho rằng, chuyến thăm châu Á lần này của Bộ trưởng Panetta xoay quanh Trung Quốc.

Còn Alan Romberg, Chủ nhiệm Chương trình Đông Á, Trung tâm Stimson-Think Tank Mỹ cho rằng, Panetta quyết định thăm Việt Nam và Ấn Độ sau khi tham dự Đối thoại Shangri-La đã phản ánh chính sách quốc phòng của Mỹ, đó là thiện chí tìm kiếm “tái cân bằng” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Alan Romberg, mặc dù có các quan điểm cho là chuyến thăm lần này của Panetta nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy và vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, Mỹ có suy nghĩ rộng hơn, tức là họ có lợi ích kinh tế, an ninh và chính trị quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Mỹ rất coi trọng hợp tác với Trung Quốc về an ninh. Tổng thống, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều nhấn mạnh, sự lựa chọn của Mỹ là hợp tác với Trung Quốc để tăng cường và bảo vệ lợi ích chung.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7 Mỹ từng thăm Việt Nam.

Theo Alan Romberg, trong chính sách biển Đông, Mỹ đã công khai quan điểm của họ, đó là bảo vệ hòa bình và ổn định, giúp các nước châu Á giải quyết hòa bình tranh chấp. Đối với một số tranh chấp đã xảy ra ở khu vực biển Đông, Mỹ đề xướng xây dựng “quy tắc đi lại”, giải quyết bằng khuôn khổ pháp lý.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 4/6 có bài viết cho rằng, mặc dù trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không nhắc đến Trung Quốc, nhưng với bối cảnh biển Đông hiện nay, ông rõ ràng cho biết Mỹ sẽ duy trì lực lượng mạnh ở khu vực này, muốn giúp đỡ đồng minh và đối tác bảo vệ quyền lợi biển của họ.

Ngày 31/5, tờ “Thái Dương báo” Malaysia có bài viết dẫn lời thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman của Mỹ cho rằng, Chính phủ Mỹ không ủng hộ yêu cầu của Trung Quốc đòi thông qua đàm phán “một chọi một” để giải quyết xung đột biển Đông.

Hai thượng nghị sĩ này chủ trương, dựa trên kiến nghị của ASEAN, tiến hành đàm phán đa phương giữa các nước có liên quan.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (nguồn: NTD)

Lieberman cho rằng, Mỹ không muốn đối đầu hoặc ngăn chặn Trung Quốc, nhưng sẽ không đơn giản chấp nhận bất cứ chủ trương nào của Trung Quốc. Ông nói: “Nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ là bảo vệ tự do hàng hải và an ninh biển”. “Chúng tôi không đồng ý Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết biển Đông”. “Điều này không công bằng đối với những nước chủ trương chủ quyền như Malaysia. Họ có lợi ích rất quan trọng với việc giải quyết những vấn đề này”.

Còn McCain kiên trì cho rằng, đây không phải là sự can thiệp của Mỹ đối với xung đột biển Đông, mà là quan điểm tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực của Mỹ.

Bài báo dẫn lời học giả Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore cho rằng: “Đối với Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt không tham dự là điều tương đối bất lợi. Bởi vì tiếng nói của Mỹ nổi bật, các nước trong khu vực có thể được dẫn dắt bởi lập trường của Mỹ. Do đó, Trung Quốc mất đi cơ hội rất tốt để cân bằng quan điểm của Mỹ”.

Mạng Sina: Mỹ lợi dụng cảng Cam Ranh ly gián quan hệ Việt-Trung

Ngày 4/6, mạng sina.com.cn dẫn “Global News Live” Trung Quốc phỏng vấn chuyên gia, Thiếu tướng Doãn Trác và giáo sư Cao Tổ Quý-Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Trung Quốc.

Theo bài báo, ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã thăm quân cảng chính của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam – vịnh Cam Ranh. Panetta là quan chức Mỹ cấp cao nhất quay trở lại vịnh Cam Ranh sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam.

Panetta đã có bài phát biểu trên tàu tiếp tế USNS Richard E. Byrd-Hạm đội 7 Mỹ neo đậu tại vịnh Cam Ranh, kỷ niệm 58.000 binh sĩ Mỹ tử trận trong Chiến tranh Việt Nam. Đây là tín hiệu quan trọng cải thiện quan hệ Việt-Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Đến năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ triển khai 60% tàu chiến ở khu vực Thái Bình Dương, trong đó có 6 tàu sân bay hạt nhân.

 Bài viết cho rằng, trong khi vừa trình bày chi tiết chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương tại Đối thoại Shangri-La ngày 2/6, thì ngày 3/6, tại Việt Nam, Panetta tái khẳng định, Mỹ triển khai 60% tàu chiến ở châu Á-Thái Bình Dương, 40% ở Đại Tây Dương.

Khi đó, ở khu vực Thái Bình Dương, lực lượng quân sự Mỹ sẽ có 6 tàu sân bay, còn số lượng tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu chiến đấu duyên hải và tàu ngầm cũng hơn 1 nửa.

Panetta cũng cho biết, số lượng và quy mô diễn tập quân sự của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương cũng sẽ gia tăng, việc Panetta chọn Cam Ranh làm địa điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam cũng gây sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Theo Panetta, xuất phát từ chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, những đối tác như Việt Nam đặc biệt quan trọng, khi hạm đội Mỹ chuyển từ bờ biển phía tây sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những cảng biển như vịnh Cam Ranh là không thể thiếu.

Còn báo chí Hàn Quốc ngày 2/6 cũng cho biết, Panetta tuyên bố chuyển lực lượng chính của hải quân tới Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ đồng minh, cuộc diễn tập quân sự liên hợp đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương 2012 cũng sắp bắt đầu.

Đây là cuộc diễn tập trên biển quy mô lớn nhất toàn cầu, năm 2010 có hải quân 14 nước tham gia, năm nay tăng vọt lên 22 nước, lực lượng tham gia chưa từng có, bao gồm 42 tàu chiến, 6 tàu ngầm, 200 máy bay quân sự và 25.000 binh sĩ, thời gian diễn tập từ ngày 29/6 đến ngày 3/8/2012.

Đối với việc Panetta thăm vịnh Cam Ranh, chuyên gia bàn giấy-diều hâu Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác cho rằng, hiện nay quân Mỹ muốn tìm kiếm một “cảng tác chiến” ở biển Đông, bởi vì một số cảng như ở Philippines đều là cảng tiếp tế, hậu cần.

Mặc dù có 4 tàu chiến đấu duyên hải sắp đến Singapore (năm 2013), nhưng đây không phải là căn cứ tác chiến thực sự, do đây là những tàu chiến có tải trọng nhỏ. Mỹ thực sự muốn có nơi triển khai hạm đội tàu sân bay lâu dài, và cảng Cam Ranh được họ quan tâm nhất. Nhưng, họ rất khó để thực hiện được mong muốn này…

Còn học giả Trung Quốc Cam Tổ Quý thì cho rằng, lần này Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, hoặc tái tăng cường vị thế lãnh đạo, họ có vài động thái mới. Ở phạm vi khu vực, sau 2 năm chuẩn bị, hiện nay Mỹ rõ ràng đã chuyển hướng từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á.

Quan hệ đồng minh truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc đã được tăng cường, hiện nay quan trọng hơn là muốn tăng cường quan hệ với các đối tác mới, như hợp tác với Việt Nam và Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến đấu duyên hải USS Indenpendence, Mỹ như "đinh chốt" sẽ án ngữ tại Singapore từ năm 2013.

Theo Cao Tổ Quý: “Mỹ đã lựa chọn cảng Cam Ranh của Việt Nam và cảng Subic của Philippines. Mục tiêu của Mỹ là không xây dựng căn cứ quân sự mang tính chất vĩnh viễn như trước đây, mà muốn hiện diện tình thế mang tính chất luân phiên.

Do ở Philippines và Việt Nam có nhiều quan điểm phản đối rất mạnh. Trong tình hình đó, Mỹ muốn tìm kiếm một cơ chế luân phiên, nhưng vẫn bảo đảm được vai trò ảnh hưởng và chú ý đến chưa đến mức bị một số nước phản pháo gay gắt hơn”.

Cao Tổ Quý suy diễn theo lối nghĩ chủ quan, quy chụp và áp đặt rằng, các nước Nhật Bản, Australia, Nga, Ấn Độ đều tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á, trong khi đó Philippines và Việt Nam cũng muốn dựa vào sức mạnh của các bên để cân bằng, họ không muốn hoàn toàn dựa vào Mỹ, mà dựa vào các nước lớn khác cùng nâng đỡ vai trò ảnh hưởng của họ ở Đông Nam Á, do đó đã xuất hiện một cục diện đấu đá đan xen.

Ông Doãn Trác phán rằng: “Việt-Mỹ chắc chắn không thể trở thành đồng minh trong giai đoạn hiện nay. Mỹ muốn dùng vịnh Cam Ranh, ly gián quan hệ Việt-Trung. Hiện nay, Việt Nam thiếu ngoại hối, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.... Trong tình hình đó, lợi ích thương mại trong quan hệ với Mỹ thu được từ sửa chữa tàu thuyền, tiếp tế ở vịnh Cam Ranh cũng rất quan trọng. Điều quan trọng hơn là, Mỹ hiện diện ở khu vực này để ly gián quan hệ Trung-Việt” (???).

Theo Doãn Trác, năm 2010, khi tàu sân bay Mỹ thăm vịnh Cam Ranh thì Hà Nội lại kỷ niệm về các nạn nhân chất độc màu da cam. Phải chăng ông Doãn Trác cũng muốn ly gián quan hệ ngoại giao hết sức bình thường Việt-Mỹ?

Doãn Trác nói thêm là: “Mỹ vừa lôi kéo Việt Nam, vừa tiến hành “cách mạng nguyên tử” (?). Còn Việt Nam vừa cho phép Mỹ đến vịnh Cam Ranh, chuẩn bị đối phó Trung Quốc, giữ lợi ích ở biển Đông; vừa đề phòng Mỹ, không để Mỹ tới với quy mô lớn... Trong tình hình đó, Việt-Mỹ không thể phát triển thành quan hệ đồng minh…”.

(Theo Báo Giáo Dục.NET)

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

>> Thông tin Việt Nam mua tàu ngầm Amur là thiếu cơ sở ?

Đang có những đồn đoán cho rằng Việt Nam sẽ mua tàu ngầm Amur của Nga, vậy khả năng thực tế của thương vụ này ở mức nào?




http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Lada và biến thể xuất khẩu Amur vẫn chỉ là một nguyên mẫu, Hải quân Nga còn chưa chấp nhận sử dụng nó nói chi đến bán cho Việt Nam.


Gần đây, xuất hiện thông tin cho rằng, Việt Nam sẽ mua tàu ngầm Amur của Nga, thông tin này được dẫn nguồn từ bài viết đăng trên trang mạng Epochtimes (Đại kỷ nguyên, một trang thông tin bị chính quyền Trung Quốc coi là phản động).

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam
>> Việt Nam có thể mua 18 chiếc Su-30K
>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Epochtimes đăng tải thông tin trên nhưng lại không phỏng vấn chuyên gia hay trích dẫn từ các nguồn tin chính thống và uy tín của Nga hay Việt Nam.

Từ trước tới nay, các tin tức về hợp tác quốc phòng Việt - Nga, thường được lấy nguồn từ quan chức của cơ quan trung gian, công ty quốc phòng của nước sở tại (Nga) hoặc được đăng tải công khai trên các trang mạng của Bộ Quốc phòng, Bộ ngoại giao Nga hoặc trang mạng của nhà sản xuất.

Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào? Việc mua tàu ngầm Amur cũng cần được đánh giá một cách tổng thể từ nhiều góc độ như vấn đề đặc tính kỹ thuật, khả năng vận hành, tài chính của Việt Nam.

Đặc tính kỹ thuật của tàu ngầm Amur

Theo giới thiệu từ Nga, tàu ngầm lớp Amur là biến thể xuất khẩu của tàu ngầm lớp Lada thuộc Project 677.

Về bản chất, tàu ngầm lớp Lada thực ra là bản nâng cấp của tàu ngầm lớp Kilo Project 636, trong đó Amur 1650 là biến thể được hướng tới thị trường xuất khẩu.

Nga đang kỳ vọng tàu ngầm Amur 1650 sẽ tạo ra sự cạnh tranh với Đức và Pháp trong thị phần tàu ngầm điện-diesel trên thế giới.

Tàu ngầm Lada và biến thể xuất khẩu Amur 1650 có lượng giãn nước 1.750 tấn, giảm đáng kể so với 2.300 tấn của tàu ngầm Kilo.

Điểm đặc biệt của tàu ngầm Amur là sử dụng động cơ đẩy không khí độc lập AIP cho phép hoạt động êm hơn và lâu hơn dưới nước.

Tìm hiểu công nghệ AIP

Theo quảng cáo của Nga, Amur được trang bị một hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, hệ thống sonar tinh vi, hệ thống chiến tranh chống ngầm ASW, hệ thống chiến tranh mặt nước AsuW toàn diện.

Đặc biệt, hệ thống sonar Lira được quảng bá là có thể phát hiện tàu ngầm có độ ồn rất thấp từ khoảng cách rất xa. Hệ thống định vị quán tính, hệ thống điều hướng, hệ thống đối phó điện tử toàn diện.

Hệ thống vũ khí của Amur khá mạnh mẽ, tàu ngầm được trang bị hệ thống tên lửa phóng từ tàu ngầm Club-S, tên lửa được phóng từ ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn với tầm bắn 300km, cơ số ngư lôi và tên lửa có thể lên đến 18 quả.

Amur được quảng bá là có khả năng tự động hóa rất cao, thủy thủ đoàn giảm xuống chỉ còn khoảng 37 người.

Hệ thống điện tử hiện đại, độ ồn khi hoạt động cực thấp, hệ thống vũ khí mạnh mẽ, Lada và biến thể xuất khẩu của nó từng được ví von là “vua tàu ngầm điện-diesel”.

Sự có mặt của Amur 1650 trong biên chế là niềm mơ ước của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống điện tử được quảng bá là cực kỳ hiện đại của tàu ngầm Amur.

Dựa trên những đặc tính kỹ thuật sơ bộ này cho thấy Amur 1650 là một "lựa chọn tuyệt vời" để nâng cao năng lực tác chiến cho Hải quân Việt Nam.

Tuy nhiên, từ khi dự án được giới thiệu vào năm 1997 đến nay chỉ có duy nhất một chiếc tàu ngầm lớp Lada mang số hiệu B-585 Saint Petersburg được hoàn thành và chuyển giao cho hạm đội Baltic đánh giá.

Điều đáng nói là các thử nghiệm cho thấy “vua tàu ngầm điện-diesel” không đạt được các yêu cầu cơ bản trong tác chiến hiện đại của Hải quân Nga.

Cụ thể, hệ thống đẩy AIP chỉ đạt một nửa sức mạnh so với quảng cáo, đặc biệt, hệ thống sonar được quảng bá “cực kỳ hiện đại” hoạt động kém hiệu quả.

Ngày 2/5/2012, đô đốc Vladimir Vysotsky, Tư lệnh Hải quân Nga nói: “Hải quân Nga không cần tàu ngầm Lada với cấu hình hiện nay của nó”, hai chiếc đang đóng dở tại nhà máy đóng tàu Admiralty mang số hiệu B-586 và B-587 bị đình chỉ, toàn bộ dự án tàu ngầm Lada bị đóng cửa hoàn toàn, Hải quân Nga chuyển sang phương án nâng cấp tàu ngầm Kilo thay vì chọn tàu ngầm điện-diesel mới.

Việc Hải quân Nga từ chối tiếp nhận tàu ngầm Lada cho thấy bản thân nó là một thiết kế không hoàn hảo như giới thiệu. Kinh nghiệm cho thấy chưa có một hệ thống vũ khí nào sẽ xuất khẩu thành công nếu quân đội nước sở tại không chấp nhận sử dụng nó.

Điều này ảnh hưởng không ít tới khả năng xuất khẩu của Amur vì thường thì tính năng ở biến thể xuất khẩu bao giờ cũng kém hơn so với biến thể nội địa.

Xét khả năng vận hành

Hải quân Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong vận hành hạm đội tàu ngầm, số tàu ngầm Kilo đã đặt mua trước đó đến năm 2014 mới được chuyển giao chiếc đầu tiên, dự kiến số tàu ngầm này sẽ được chuyển giao hết vào năm 2016.

Trong khi hiệu suất hoạt động của tàu ngầm Kilo còn chưa rõ, nhất là tàu ngầm đầu tiên còn chưa được bàn giao thì khả năng đàm phán mua thêm tàu ngầm mới sẽ không cao, có thể khẳng định là 0%.

Hải quân Việt Nam sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để vận hành hạm đội tàu ngầm Kilo một cách trơn tru. Trong khi đó, Amur hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao, đòi hỏi thủy thủ đoàn phải được đào tạo bài bản.

Một thông tin khá quan trọng nhưng rất ít được lưu tâm, xét về tính năng kỹ thuật, Amur nhỉnh hơn so với Kilo ở hệ thống động lực với động cơ đẩy khí độc lập AIP. Điều này cho phép Amur hoạt động dưới nước lâu hơn so với Kilo. Thế nhưng, ít ai biết rằng các động cơ AIP sử dụng pin nhiên liệu hydrogen đòi hỏi quy trình vận hành rất khắt khe.

Theo đó, Hydrogen cần được duy trì ở mức độ tinh khiết ít nhất là 99%. Va để cung cấp nhiên liệu cho tàu ngầm sử dụng động cơ AIP cần có một cơ sở hạ tầng trên bờ cực kỳ hiện đại và tốn kém mới có khả năng chiết xuất và duy trì hydrogen tinh khiết ở mức độ 99%.

Cơ sở hạ tầng hiện nay mà Nga đang xây dựng cho Việt Nam nhiều khả năng không thể đáp ứng vận hành cho tàu ngầm động cơ đẩy không khí độc lập AIP. Năng lực tài chính hiện tại của Việt Nam khó lòng đáp ứng được cho việc xây dựng, vận hành cơ sở hạ tầng hiện đại cho tàu ngầm động cơ AIP.

Bên cạnh đó, việc mua thêm tàu ngầm mới sẽ kéo theo một loạt các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, hệ thống kho tàng bến bãi. Các cơ sở hạ tầng cho tàu ngầm hiện nay đang được phía Nga giúp đỡ xây dựng, dù đã được dự trù tính toán cho phát triển về sau nhưng khi đi vào vận hành thực tế sẽ có nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Hạm đội tàu ngầm đã đặt mua còn chưa đi vào vận hành nói chi đến việc mua thêm tàu ngầm mới, việc mua tàu ngầm Amur hay không vẫn còn là chuyện của nhiều năm nữa.

Xét khả năng tài chính

Trong giai đoạn 2008- 2011 Việt Nam đã thực hiện một loạt các hợp đồng quân sự lớn, trong đó đáng chú ý là hợp đồng mua 20 máy bay tiêm kích Su-30MK2, 8 chiếc được ký kết vào năm 2009 và 12 chiếc vào năm 2012, hợp đồng mua 6 tàu ngầm điện-diesel Kilo Project 636.

http://nghiadx.blogspot.com
Việc mua 6 tàu ngầm Kilo đã là một gánh nặng lớn đối với ngân sách Ảnh minh họa

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang lan tỏa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế trong nước, việc thực hiện các hợp đồng quân sự lớn nói trên là một cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao khả năng quốc phòng trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp.

Những hợp đồng quân sự lớn nói trên là một gánh nặng rất lớn cho ngân sách, phải mất một thời gian khá dài để hoàn thành việc trả nợ cho phía Nga, việc mua thêm tàu ngầm mới trong bối cảnh hiện tại sẽ tạo thêm nhiều gánh nặng không cần thiết cho ngân sách quốc gia.

Xét về giá cả, hiện nay chưa có thông tin chính thức nào về giá bán của Amur, tuy nhiên theo một số nguồn tin không chính thức giá bán của Amur không thấp hơn 500 triệu USD, so với Kilo Project 636 mà Việt Nam đã ký với Nga thì mức giá này cao hơn nhiều.

Về hợp đồng mua bán tàu ngầm Amur giữa Nga và Ấn Độ đến nay chỉ có phát biểuchung chung của đại diện công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport, ông Viktor Komardin tại Triển lãm DefExpo 2012, tổ chức ở New Delhi Ấn Độ ngày 27/3/2012. Tại đây, ông này nói: “Cơ hội dành chiến thắng tại Ấn Độ của Amur là rất tốt”.

Tuy nhiên, ông Viktor Komardin phát biểu trước khi Hải quân Nga tuyên bố từ chối tàu ngầm Lada, việc Hải quân Nga từ chối tàu ngầm Lada có thể khiến cho thương vụ Amur giữa Nga và Ấn Độ đỗ vỡ.

Bên cạnh đó, sau khi Hải quân Nga từ chối tàu ngầm Lada, Cục thiết kế trung ương Rubin đã khởi động một dự án khác mang tên Lada M, Project 677M, dự án được cho là sẽ triển khai vào năm 2013.

Như vậy, tàu ngầm Lada sẽ còn khá nhiều việc phải làm trước khi có thể được chấp nhận sử dụng và xuất khẩu, tất nhiên, với mỗi hệ thống vũ khí nào đều có những trục trặc cần phải khắc phục trước khi được chấp nhận, Lada cũng không phải là một ngoại lệ.

Kết luận: Từ việc đánh giá tính năng kỹ thuật, khả năng vận hành, khả năng tài chính cho thấy việc Việt Nam mua tàu ngầm Amur của Nga trong bối cảnh hiện tại là không có cơ sở.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang