Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 20 tháng 5 2012

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

>> Ấn Độ - Biển Đông, trong bàn cờ địa chính trị Đông Á

Đã có báo cáo rằng Ấn Độ đang có kế hoạch rút khỏi việc khai thác dầu khí với Việt Nam trong vùng biển Đông Việt Nam ( vùng biển phía Nam Trung Hoa).

Mặc dù không có thông báo chính thức phản ảnh lại thông tin trên, các quan chức Ấn Độ đã cho rằng hai lô dầu 127, 128 cho kết quả thương mại không hứa hẹn. Tại một điểm khi mà Biển Đông là tâm điểm của cuộc khủng hoảng khu vực ở Đông Á, Ấn Độ quyết định rút sẽ có ảnh hưởng vượt xa hơn các kết luận đơn thuần về kỹ thuật và thương mại về hydrocarbon.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ và Biển Đông


Thậm chí nếu có thể đây là lô không có dầu để khai thác, thì cách mà phía Ấn Độ tuyên bố rút lui là bằng chứng chứng tỏ rằng Ấn Độ không đủ "lòng dạ" để thách thức Trung Quốc trong sân sau của mình. Hà Nội đã cho rằng quyết định của New Delhi là một phản ứng từ áp lực của Trung Quốc.

>> Chiến hạm Ấn Độ thăm cảng Hải Phòng
>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng

Chính trong năm ngoái rằng New Delhi đã khẳng định quyền của mình trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông, báo hiệu một sự tham gia chiều sâu của mình với Việt Nam. Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng SM Krishna đã lên tiếng gay gắt với Trung Quốc, và tiếp tục khẳng định rõ ràng rằng Cty ONGC Videsh Ltd (OVL) của Ấn Độ sẽ tiếp tục theo đuổi thăm dò dầu khí trong hai khối của Việt Nam ở Biển Đông.

Với tuyên bố đoạn chín gạch và lô 127 và 128 nằm trong đoạn chín gạch, vậy liệu không có cái đoạn chín gạch đó thì sao mà có thì hoạt động OVL của sẽ được coi là bất hợp pháp ? Trong khi đó Việt Nam, đã nhấn mạnh tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 khẳng định quyền chủ quyền của mình đối với hai khối được khai thác. Ấn Độ đã quyết định đi theo tuyên bố của Việt Nam và bỏ qua sự phản đối của Trung Quốc.

Bước đi táo bạo của Ấn Độ nhằm mục đích khẳng định tranh chấp pháp lý của họ trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông cũng như tăng cường mối quan hệ với Việt Nam.Trung Quốc xem sự tham gia ngày càng tăng của Ấn Độ trong khu vực Đông Á là nguyên nhân gây bất ổn.
Quyết định của Ấn Độ để thăm dò khai thác hydrocacbon với Việt Nam được thực hiện sau khi một tàu chiến của Trung Quốc không xác định đã yêu cầu tàu Airavat INS, một tàu tấn công đổ bộ của Ấn Độ, xác định và giải thích sự hiện diện của nó trong vùng biển về phía Nam Trung Quốc nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền sau khi tàu rời khỏi bờ biển Việt Nam. 



Tàu chiến của Ấn Độ đã hoàn thành việc cập cảng dự kiến ​​tại Việt Nam và trong vùng biển quốc tế. Mặc dù Hải quân Ấn Độ ngay lập tức phủ nhận rằng một tàu chiến Trung Quốc đã đối đầu với tàu tấn công theo tin tức của Financial Times của London, họ đã không hoàn toàn phủ nhận cơ sở thực tiễn của báo cáo trên.

Giám hộ Mỹ

Trung Quốc đã va chạm với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipines và Việt Nam trong những tháng gần đây về các vấn đề liên quan đến việc khai thác biển Đông Trung Quốc và vùng biển phía Nam Trung Quốc nới giàu tài nguyên khoáng sản và dầu. Thời gian trước là dưới sự giám hộ của Mỹ và với những lợi ích chung cho những thập kỷ gần đây đã đưa Trung Quốc nổi lên là một cường quốc kinh tế như ngày nay. Bây giờ Trung Quốc muốn có một hệ thống mới, hệ thống chỉ hoạt động cho Bắc Kinh và không phối hợp với việc cung cấp hàng hoá công cộng hoặc các nguồn tài nguyên chung. Với di chuyển của họ trong biển phía Nam Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang thách thức tuyên bố của Trung Quốc.

Nếu nhìn vào cốt lõi của việc Ấn Độ theo đuổi thăm dò dầu khí với Việt Nam, bất chấp phản đối của Trung Quốc, việc đó đã giúp Ấn Độ tăng cường quan hệ với Việt Nam và ép buộc người khác phải thừa nhận Ấn Độ như là một người chơi đáng tin cậy trong khu vực, thông báo không quá kiểu cách rút lui sẽ không chỉ gây ra sự thất vọng của Hà Nội mà còn xoáy sâu vào câu hỏi về toàn bộ ý tưởng của Ấn Độ trong việc thiết lập một cân bằng trong khu vực Indo-Thái Bình Dương. Các nước nhỏ hơn ở phía Đông và Đông Nam châu Á đã tìm đến New Delhi cân bằng sự gia tăng của Trung Quốc. Trừ khi thiết lập một cách cẩn thận, uy tín của Ấn Độ sẽ là câu hỏi.

Để kiểm soát thiệt hại đối với danh tiếng của Ấn Độ từ việc "cua gấp" đột ngột này, Ấn Độ nên làm cho mình rõ ràng đối với Hà Nội, mặc dù với quyết định này, Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ chiến lược với Việt Nam. Sau tất cả, cả hai quốc gia có trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh tuyến đường biển, cũng như mối quan tâm chia sẻ về Trung Quốc đến Ấn Độ Dương và vùng biển phía Nam Trung Quốc. Như vùng biển phía Nam Trung Quốc đã trở thành một điểm nóng, Hà Nội đã quá bận rộn trong việc tán tỉnh các đối thủ thuở trước của họ, Hoa Kỳ và chính Hoa Kỳ đã yêu cầu Ấn Độ "không chỉ nhìn về phía Đông mà hãy cùng tham và hành động về phía Đông càng tốt." Đoàn kết giữa các nước lớn trên Biển Đông Việt Nam trong tranh chấp là điều cần thiết để buộc Trung Quốc hạ nước và phải theo phe đa số trong vấn đề này.

Trung Quốc quá lớn và quá mạnh mẽ và không bỏ qua các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, các quốc gia trong vùng lân cận của Trung Quốc đang tìm cách mở rộng không gian chiến lược của họ bằng cách tiếp cận với các cường quốc khác trong khu vực và toàn cầu. Các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực đang tìm đến Ấn Độ như một cân bằng trong quan điểm và về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và sự cắt giảm dự kiến ​​của Mỹ từ các khu vực trong tương lai gần, trong khi các nước lớn coi Ấn Độ như là một công cụ hấp dẫn đối với sự tăng trưởng khu vực. Để tồn tại từ tiềm năng của mình và đáp ứng mong đợi của khu vực, Ấn Độ phải làm một công việc đầy thuyết phục hơn và nổi lên như một đối tác chiến lược đáng tin cậy của khu vực.

Nếu Trung Quốc có thể hoạt động ở sân sau của Ấn Độ và hệ thống mở rộng ảnh hưởng của họ, không có lý do gì Ấn Độ lại cảm thấy thiếu tự tin về hoạt động trong nơi mà Trung Quốc xem xét là phạm vi ảnh hưởng của họ. Thiếu tự tin trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ vẫn là lý do tại sao mặc dù theo đuổi Chính sách "Hướng Đông" trong hai thập kỷ qua, họ vẫn tiếp tục chơi biên rìa của bàn cờ địa chính trị ở Đông Á.

>> Bí mật siêu tên lửa tối tân của Quân đội Nga

Mẫu chế thử tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) mới của Nga được thử nghiệm ngày 23/5/2012 tại sân bay vũ trụ Plesetsk là biến thể của R-30 Bulava.

http://nghiadx.blogspot.com
R-30 Bulava (militaryrussia.ru)

Hai tên lửa này có nhiều thông số gần giống nhau. Vì thế, mẫu chế thử ICBM thế hệ 5 vừa phóng thử được xem là biến thể triển khai trên mặt đất của hệ thống ICBM phóng từ tàu ngầm R-30 Bulava.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)

Sau khi chấm dứt chuỗi thất bại khi phóng thử Bulava từ tàu ngầm, bằng vụ phóng thử này, Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT), cơ quan thiết kế các ICBM mới nhất của Nga như RS-12М2 Topol-M, RS-24 Yars và R-30 Bulava, thực tế đã bắt tay vào việc chuẩn hóa các phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân tương lai triển khai trên bộ và trên biển có tính năng cực mạnh để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Tên lửa mới được phóng vào lúc 10 giờ 15 (giờ Moskva) ngày 23/5/2012 tại Plesetsk, tỉnh Arkhangelsk từ xe bệ phóng cơ động bởi kíp phóng hỗn hợp của RVSN và Bộ đội Phòng không-vũ trụ Nga.

Vụ thử được đánh giá là thành công khi đầu đạn tập đã tiêu diệt mục tiêu đã định ở trường thử Kura ở bán đảo Kamchatka sau nửa giờ bay. Các mục tiêu của vụ phóng đã đạt được.

Lần phóng trước của tên lửa này ở Plesetsk vào ngày 28/9/2011 đã thất bại vì tên lửa bị rơi chỉ cách sân bay vũ trụ do trục trặc tầng 1.

Tham dự lần thử mới nhất có Tổng công trình sư MIT Yuri Solomonov, vị phó của ông là Aleksandr Dorofeyev và Tổng giám đốc MIT Sergei Nikulin.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, mục đích chính của lần phóng là nhằm có được thông tin về khả năng làm việc của các hệ thống của ICBM, kiểm tra các giải pháp KHKT và công nghệ được áp dụng. Mấy ngày trước khi phóng, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Mỹ về địa điểm và thời gian phóng - đây là điều kiện bắt buộc của hiệp ước song phương. Tuy nhiên, ở Nga kể cả sau khi phóng, tất cả vẫn bị giữ kín, hôm 23/5, các quan chức Bộ Quốc phòng Nga vẫn quyết liệt từ chối tiết lộ với báo chí về tên lửa mà họ đã phóng.

Cùng với vụ phóng này, MIT đã tiến sát đến việc tiến hành các vụ thử biến thể mặt đất của Bulava. Theo các nguồn tin trong ngành tên lửa, Bulava và tên lửa được thử nghiệm rất giống nhau. Chúng đều có trọng lượng gần 36 tấn, chiều dài 12 m và có cùng số tầng (R-30 có 3 tầng). Tên lửa mới cũng sử dụng nhiên liệu rắn cùng loại với Bulava và phần chiến đấu có khả năng mang đến 10 đầu đạn.

“Tên lửa này được chế tạo có sử dụng và phát triển tối đa các kết quả nghiên cứu và giải pháp kỹ thuật mới hiện có có được khi phát triển các hệ thống tên lửa thế hệ 5, nên rút ngắn được nhiều thời gian và giảm được nhiều chi phí chế tạo”, đại diện Bộ Quốc phòng Nga về Bộ đội tên lửa chiến lược (RVSN) Vadim Koval cho biết hôm 23/5. Điều này khẳng định thông tin nói rằng tên lửa mới được chuẩn hóa với các hệ thống Yars, Topol và Bulava.

Để có tính năng chiến đấu cao hơn các hệ thống ICBM mặt đất hiện có Topol-M và Yars, tên lửa mới sử dụng nhiều công nghệ mới. Một là, sử dụng loại nhiên liệu rắn hoàn toàn mới như của Bulava, cho phép rút ngắn thời gian làm việc của động cơ ở giai đoạn bay tích cực. Nhờ vậy mà tăng được đáng kể cơ hội vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa. Hai là, tên lửa sẽ có khả năng mang nhiều đầu đạn hơn (đến 10 đầu đạn). Hiện chỉ có ICBM siêu nặng (trọng lượng hơn 200 tấn), nhiên liệu lỏng, triển khai trong giếng phóng RS-20 (SS-18) do Ukraine phát triển là mang được số lượng đầu đạn như vậy (Nga còn một số tên lửa RS-20, nhưng tuổi thọ của chúng sau nhiều lần tăng hạn cũng đã đến giới hạn).

Tuy nhiên, Nga còn phải thiết kế phần chiến đấu mới cho tên lửa này (lần phóng vừa rồi mới chỉ mang phần chiến đấu giả có trọng lượng-kích thước tương đương), cải tiến thích ứng hệ thống điều khiển tên lửa với điều kiện phóng mặt đất (chứ không phải phóng ngầm từ dưới nước), containe vận chuyển-phóng và một số thiết bị khác. Nếu thành công, Nga sẽ có cơ hội có được một hệ thống tên lửa chiến lược có tính năng cực cao mà đến nay chưa có được.

Tuy nhiên, giới phân tích Nga vẫn chưa thống nhất ý kiến về bản chất của tên lửa mới.

Theo tờ Izvestia, tên lửa vừa thử nghiệm có ứng dụng một số thành phần của hệ thống ICBM tối tân RS-24 Yars (chế tạo dựa trên tên lửa Topol-М RS-12М2).

Một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, hệ thống tên lửa mới trong tương lai có thể thay thế các hệ thống Yars và Topol mặc dù nó có những khác biệt thiết kế không lớn so với chúng. Theo nguồn tin, đây là một tên lửa khác, lớn hơn Yars và thể nhận thấy sự khác biệt bằng mắt thường. Nó có đường kính và trọng lượng khác. Nhưng cũng có những bộ phận và hệ thống lấy từ Yard. Các thông số của tên lửa, kể cả tên gọi, sẽ được bảo mật ít nhất trong 6 tháng nữa.

Belarus đang phát triển một khung gầm bánh lốp mới cho loại ICBM mới. Khung gầm này khác với khung gầm MZKT-79221 mà Yars và Topol-M đang sử dụng, mặc dù cũng được sản xuất tại Nhà máy xe kéo bánh lốp Minsk (MZKT). Những khác biệt về khung gầm không được tiết lộ vì qua số lượng trục hay kích thước bánh xe có thể tính ra trọng lượng tên lửa, mà biết trọng lượng sẽ đoán ra tính năng của nó.

Nguồn tin cho hay, những khác biệt chính là ở bên trong. Tên lửa sử dụng nhiên liệu mới, hiệu quả hơn nhiên liệu hỗn hợp của Yars và Topol. Các nguồn tin ở Trung công nghệ lưỡng dụng liên bang Soyuz, nơi sản xuất nhiên liệu cho tên lửa mới, cho hay, đây không phải là hợp chất hoàn toàn mới mà là nâng cao chất lượng của chúng.

Một đại diện của Trung tâm Soyuz nói rằng, các tham số nhiên liệu được cải thiện nhờ hiện đại hóa công nghệ sản xuất các thành phần nhiên liệu và nâng cao chất lượng của chúng. Hiện không thể tạo được đột phá trên hướng này nên họ chỉ cải tiến những gì đang có. Song nguồn tin này cũng không tiết lộ nhiên liệu mới làm tăng được bao nhiêu công suất động cơ. Hiện nay, đa số tên lửa nhiên liệu rắn sử dụng kim loại (nhôm, manhê…) làm chất cháy, kim loại này cháy trong chất oxy hóa.

Cựu Tham mưu trưởng RVSN, Thượng tướng Viktor Esin giải thích rằng, nhờ nhiên liệu mới giai đoạn bay tích cực của tên lửa sẽ ngắn hơn nên nó sẽ có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO một cách hiệu quả hơn và có thể xem như câu trả lời của Nga đối với việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Đó là vì động cơ làm việc càng ít thì càng khó phát hiện tên lửa. Nhưng ông Esin cũng nói thêm rằng, theo các thông tin được công bố thì tên lửa mới không phải là sản phẩm có tính đột phá mà chỉ là một bước tiến bộ mới.

Tháng 3/2011, ông Solomonov lần đầu tiên tiết lộ về việc bắt đầu phát triển ICBM mới và cho biết thời gian phóng thử lần đầu là trong năm 2011 và hoàn thành thiết kế vào năm 2013.

Tháng 9/2011, một số hãng tin Nga cho biết, tại sân bay vũ trụ Plesetsk đã tiến hành thử nghiệm phần chiến đấu mới của hệ thống tên lửa cơ động mặt đất Yars vốn được trang bị tên lửa nhiên liệu rắn RS-24. Phần chiến đấu mới được cho là sẽ có khả năng cao đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa.

Một nguồn tin cho hay, vụ phóng vừa qua ban đầu dự kiến tiến hành vào tháng 6/2012, nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định đổi sang tháng 5 theo ý kiến của lãnh đạo cấp trên vài ngày sau khi hội nghị quốc tế về vấn đề phòng thủ tên lửa châu Âu được tiến hành ở Moskva. Lần phóng tiếp theo dự kiến tiến hành trước tháng 9/2012.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề kiểm soát vũ khí Yevgeny Myasnikov cho rằng, việc Nga đồng thời phát triển mấy loại ICBM như Bulava, ICBM nhiên liệu lỏng hạng nặng và tên lửa vừa phóng sẽ là cực kỳ tốn kém.

Còn ông Vladimir Dvorkin thì tin rằng, hệ thống mới sẽ không “giết chết” các hệ thống Yars và Topol. Vì Topol và Yars là các tên lửa mới nên phát triển loại tên lửa mới để thay thế chúng là vô nghĩa. Không ai đi thay thế các tên lửa vốn có tuổi thọ rất dài.

Một nguồn tin khác trong công nghiệp quốc phòng Nga thì nói rằng, tên lửa mới có các thông số trọng lượng-kích thước gần như giống hệt Toppol và Yars. Người ta đã dùng một bệ phóng của Yars được cải tiến đôi chút để phóng tên lửa mới. Về nguyên tắc, tên lửa mới sẽ tương thích với các xe bệ phóng cũ, mặc dù các giải pháp về điện tử, các hệ thống điều khiển và các hệ thống khác sẽ thay đổi, và có thể sẽ phải sửa đổi lớn đối với bệ phóng.
Hãng thiết kế tên lửa MIT và Nhà máy Votkinsk chế tạo tên lửa đều từ chối tiết lộ gì về tên lửa mới, dù chỉ là cái tên, nhưng đó không phải là Yars hay Avangard.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga gọi tên lửa đang được MIT phát triển là Avangard. Theo các chuyên gia, tên lửa này là sự phát triển của thiết kế Yars, còn Yars được phát triển trực tiếp từ các hệ thống tên lửa Topol (RS-12М Topol và RS-12М2 Topol-M). Tên lửa Bulava vốn được phát triển trên cơ sở Topol cũng được sản xuất theo công nghệ giống như vậy.

>> Thần chiến tranh 'gõ cửa' Iran

Bất chấp các nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình, các phương tiện truyền thông phương Tây luôn dày đặc thông tin về một kế hoạch quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Tehran.



Kể từ khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Iraq và Afghanistan, hai cuộc chiến do nước này phát động đã không còn thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Trong khi đó, hầu hết mọi con mắt đang hướng tới Iran, đặc biệt khi áp lực mọi mặt kể cả quân sự của Mỹ và Israel nhằm vào Tehran gia tăng nhanh chóng. 

Một mất, một còn

Iran luôn giữ quan điểm cứng rắn trong vấn đề phát triển hạt nhân. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu, nỗ lực bành trướng phạm vi thế lực sang khu vực Trung Đông. Mỹ bắt đầu sử dụng biện pháp "cây gậy và củ cà rốt" để âm mưu xâm nhập vào khu vực này. Khi Liên Xô muốn mở rộng ảnh hưởng tại Iran thì Mỹ giúp đỡ Iran, khi Iran trở thành một cường quốc ở khu vực Trung Đông thì Mỹ lại giúp Iraq đánh Iran. Khi Iraq xâm lược Kuwat, thì Mỹ tiến công Iraq, đồng thời lại âm thầm lôi kéo Iran. Khi thực lực của Iraq bị suy yếu nặng nề rồi bị Mỹ chi phối, Mỹ lại coi Iran là cái gai trong mắt.

Trong khi đó, Iran liên tiếp phóng thử tên lửa, tiến hành các cuộc diễn tập quân sự trên mọi quy mô với nhiều khoa mục khác nhau làm cho quan hệ giữa Mỹ và Iran đã trở thành cục diện một mất, một còn. Về vấn đề hạt nhân, khi Iran không ngừng nỗ lực phát triển vũ khí này, Mỹ cũng tăng cường áp lực đối với Iran. Nhưng Iran, với đường lối cứng rắn của tổng thống Ahmadinejah, dường như nước này chưa bao giờ từ bỏ ý đồ tìm kiếm và sở hữu sức mạnh hạt nhân, đối đầu với Mỹ. Như vậy, Washington tuyệt đối không để cho Iran muốn làm gì thì làm và đây chính là điểm mấu chốt có thể dẫn tới chiến tranh liên quan tới vấn đề hạt nhân của Iran. Trên thực tế, trong 3 điểm nóng ở khu vực châu Á và Trung Đông thì nhiệt độ "vấn đề Iran" đang tăng cao.

Trải qua hơn 20 năm, Iran không ngừng nâng cao khả năng tự chủ trong nghiên cứu, phát triển vũ khí, trang bị của mình. Quân đội Iran có thể nói phần nào thoát khỏi tình trạng phải dựa dẫm vào vũ khí, trang bị nhập ngoại. Không khó để nhận ra là, trong các cuộc diễn tập được liên tiếp tổ chức của quân đội Iran mấy năm gần đây, dường như mỗi cuộc diễn tập đều thấy xuất hiện một loại vũ khí mới. Đây chính là chỗ dựa to lớn để nâng cao niềm tin và dũng khí đối đầu với phương Tây của quân đội Iran.



http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ có thể sử dụng máy bay không người lái tấn công Iran. Ảnh: AFP
"Cung đã giương?"

Lập trường của Mỹ và đồng minh, đặc biệt là Israel trong vấn đề ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân là không thể thay đổi, sử dụng vũ lực sẽ là biện pháp cuối cùng. Iran kiên trì quan điểm phát triển vũ khí hạt nhân của mình, Mỹ cũng kiên quyết ngăn cản điều đó, cả 2 bên đều không cho thấy dấu hiệu thỏa hiệp. Điều gì sẽ xảy ra khi hai bên đều kiên trì lập trường của mình, và theo giới phân tích quân sự, khả năng xảy ra xung đột quân sự hoặc chiến tranh quy mô giữa Mỹ và Iran là rất lớn. Mỹ mặc dù tính toán kỹ lưỡng việc sử dụng vũ lực đối với Iran, nhưng nếu đã "đụng binh" thì có lẽ quy mô không thể nhỏ.

Tính toán đến các yếu tố bên ngoài, nếu Mỹ và đồng minh đánh Iran, khả năng Syria phối hợp đối phó là rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu vì Syria đang bị cuốn vào trong vòng xoáy nội chiến, chính phủ Syria chỉ đủ lực để bảo vệ chính quyền của mình, khó có thể sử dụng quân đội để chi viện cho Iran. Không chỉ vậy, môi trường xung quanh Iran rất dễ để Mỹ bao vây, phong tỏa. Quan sát chung quanh Iran ta dễ dàng nhận thấy, Mỹ có thể phát động tiến công vào phía tây Iran từ các bàn đạp ở Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc có thể dùng các căn cứ ở Afghanistan và Pakistan để tiến vào từ phía đông hoặc là tiến công bằng đường biển vào phía nam.

Ngoài ra Mỹ còn có thể đổ quân vào khu vực Trung Á làm cho Iran hoàn toàn nằm trong vòng vây quân sự của Mỹ, không còn đủ chiều sâu và bề rộng không gian chiến lược để mà xoay xở, điều này làm cho Iran gần như bị cô lập với bên ngoài. Nhìn từ góc độ này, khả năng Mỹ sử dụng các biện pháp quân sự đối với Iran là cao nhất trong 3 điểm nóng quân sự nói trên.

Do Iran làm cho Mỹ có cảm giác bị uy hiếp về mặt quân sự nên khả năng Mỹ sẽ tiến công Iran theo kiểu "điểm huyệt". Thực hiện phương pháp này đạt hiệu quả cao nhất là sử dụng máy bay không người lái, tên lửa hành trình. Một mặt, Mỹ đã có rất nhiều kinh nghiệm trong sử dụng máy bay không người lái tiến công từ trên không vào các phần tử khủng bố trên chiến trường Afghanistan. Mặt khác, việc sử dụng máy bay không người lái và tên lửa hành trình có độ chính xác cao tiến công Iran có thể giúp Washington kiểm soát được mức độ khốc liệt của chiến tranh, chừa lại một lối thoát cho hành động sau này.

Trong diễn biến mới nhất, ngay trước thềm đàm phán giữa phương Tây và Iran nhằm tìm kiếm giải pháp tháo gỡ bế tắc hôm qua (23/5) Mỹ cảnh báo kế hoạch tấn công Iran đã "sẵn sàng". Đại sứ Mỹ tại Israel ông Dan Shapiro trước đó cho biết Mỹ đã sẵn sàng các kế hoạch cho khả năng tấn công quân sự nhằm vào Tehran và để ngỏ lựa chọn này. Tuyên bố trên của quan chức ngoại giao Washington được đưa ra ít ngày trước thời điểm Tehran và các cường quốc thế giới vốn nghi ngờ quốc gia Hồi giáo này đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân nối lại đàm phán.

Phát biểu trên Đài phát thanh quân đội Israel, Đại sứ Shapiro cho rằng sẽ thích hợp hơn nếu giải quyết vấn đề bằng biện pháp ngoại giao và thông qua gây áp lực, thay vì sử dụng sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điều này không có nghĩa là biện pháp quân sự hoàn toàn không được tính đến và Mỹ đã có kế hoạch riêng, đảm bảo lựa chọn này đã sẵn sàng. Và như vậy, không ít ý kiến trong giới quan sát quốc tế cho rằng, cuộc đàm phán hôm nay là cơ hội cuối cùng để tránh khỏi một cuộc chiến mới sắp nổ ra.

>> Thông tin mới nhất về quân đội Triều Tiên

Quân đội Triều Tiên là một lực lượng quân sự đáng chú ý, đứng thứ 4 thế giới về quân số với 1,2 triệu người trên tổng số 23,5 triệu dân.



http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng vũ trang Triều Tiên có vai trò lịch sử quan trọng


Nhiều người biết chắc rằng ông có thể không tới Chicago tham dự hội nghị của NATO, nhưng việc ông từ chối xuất hiện tại Trại David lại là một bất ngờ.

Việc 'không xuất hiện' này có một phần mang tính tượng trưng, nhưng cũng không quá quan trọng. Cho dù nguyên nhân là gì thì thực tế là, ông Putin cũng chẳng có nhiều nội dung để tranh luận trong các cuộc hội nghị này.

Nhưng hẳn nhiên, ai cũng có thể đoán ra nguyên nhân một phần trong đó có thể là vấn đề lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO ở châu Âu vẫn đang phủ bóng lên quan hệ giữa Mỹ và phương Tây.

Các cuộc thảo luận diễn ra từ cuối năm 2010 và nửa đầu 2011 về chủ đề này tỏ ra khá hữu ích, nhưng lại mang lại một kết quả tiêu cực - không đưa ra có bất kỳ khả năng phòng thủ tên lửa chung nào. Kể từ sau đó, các cuộc thảo luận đã bị ngưng lại, và lúc này thì không có bất kỳ cuộc đàm phán nào mang lại kết quả khả quan.

Trong một sự cố quên tắt micro, Tổng thống Barack Obama đã hứa hẹn với Thủ tướng Dmitry Medvedev (khi đó còn làm Tổng thống Nga) rằng ông sẽ 'linh hoạt hơn' sau cuộc bầu cử tới đây. Nhưng dù ông Obama có tái đắc cử đi chăng nữa, thì việc 'linh hoạt' này chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế - bởi hệ thống phòng thủ tên lửa này vẫn được phần lớn giới chính trị của Mỹ coi đó là một biểu tượng cho cả sức mạnh về quân sự và an ninh của Mỹ.

Hầu hết các nghị sĩ ở Thượng và Hạ viện của Mỹ đều hiểu rõ vấn đề phức tạp trong tương tác giữa các yếu tố bảo phòng thủ và tấn công của hệ thống chiến lược và ảnh hưởng của nó lên sự ổn định mang tính chiến lược.(Họ chỉ không hiểu tại sao người Nga lại có thể phàn nàn bất kỳ điều gì về một hệ thống tên lửa chỉ đơn thuần mang tính 'phòng thủ').

Đối với Putin, ông có thể mềm mỏng hơn trong một số khía cạnh, nhưng riêng với vấn đề lá chắn tên lửa này thì không ai mong chờ ông sẽ có nhượng bộ. Hy vọng 'tái thiết' quan hệ Nga - Mỹ theo sáng kiến của ông Obama hồi năm 2009 vừa mới được nhen nhóm trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Medevdev.

Nay, Tổng thư ký NATO tuyên bố giai đoạn đầu của hệ thống đã được lắp đặt và đưa vào hoạt động. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quá trình 'tái thiết' này sẽ bị đẩy về không xa vạch xuất phát ban đầu, bởi giữa hai 'cựu thù' chẳng có nhiều nền tảng vững chắc để xây dựng niềm tin trên đó.

Hồi tháng 11 năm ngoái, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu đối thủ cũ thời Chiến tranh Lạnh, NATO đưa ra lời mời hợp tác với Nga về hệ thống này tại Lisbon, nhưng cả hai phía đã phải rất chật vật để tìm ra một cơ sở chung.

'Đây không phải là một dự án nhằm chống lại Nga, đó là một dự án mà chúng tôi muốn cùng Nga thúc đẩy mối quan tâm về an ninh tại châu Âu" - Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói. "Và do đó, cánh cửa với Nga vẫn luôn mở".

Tuy nhiên, cánh cửa đó có mở đủ rộng để Nga bước vào hay không lại là việc khác. Moscow đã kêu gọi cùng kiểm soát hệ thống này với NATO và kêu gọi NATO ký một cam kết mang tính ràng buộc pháp lý rằng hệ thống không nhằm vào Nga.

Nhưng NATO kiên quyết không đồng ý, và khẳng định rằng hệ thống này chỉ nhằm đánh chặn các loại tên lửa của những nước như Iran. Còn Nga lại tin rằng các tên lửa của Iran khó có thể uy hiếp được Mỹ hoặc các mục tiêu của Mỹ ở châu Âu.

Sẽ chẳng còn bất kỳ cơ hội nào cho việc 'tái thiết' nếu như nhìn vào thực tế: Mỹ không bao giờ từ bỏ chương trình phòng thủ tên lửa này, lại càng không bao giờ làm việc đó vì mong muốn của Nga.

Nhưng khi nhìn vào túi tiền và thực trạng kinh tế ảm đạm của cả Mỹ và NATO, Nga có khi cũng chẳng cần phải quá sốt ruột về hệ thống tên lửa phòng thủ có nguy cơ đặt sát nách của mình. Nếu không có tiền, thì hệ thống này sẽ chẳng có động lực để vận hành.

Hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Chicago bàn thảo một nội dung vô cùng quan trọng đối với lá chắn tên lửa: ai sẽ phải trả tiền cho toàn bộ kế hoạch?

Sáng kiến "quốc phòng thông minh" là một trong nội dung thảo luận lần này của NATO, nhằm cắt giảm một khoản tiền đáng kể bằng việc nâng cấp độ hợp tác về việc lên kế hoạch ngân sách.

Nếu đi vào chi tiết các bất đồng bên trong NATO, thì có thể tính đến một giả thiết tương đối khả thi. Washington mong châu Âu đóng góp nhiều hơn về mặt tài chính để tạo ra hệ thống phòng thủ tại châu lục này.

Nhưng nếu châu Âu cảm thấy rằng họ chưa cần tới một hệ thống đắt đỏ như vậy, thì người được lợi nhất hẳn sẽ là Nga. Bởi Moscow sẽ chẳng cần phải giương rađa hay đe dọa dùng bất kỳ loại tên lửa tối tân nào để đáp trả, thì tự thân một chiếc túi rỗng cũng là 'sát thủ' đáng gờm nhất cho cả hệ thống tên lửa phòng thủ tối tân nhất thế giới này rồi.

>> Mỹ phát triển UAV tiến công trên hạm

Lầu Năm góc dự định nhận vào trang bị máy bay không người lái (UAV) tàng hình trên hạm vào cuối thập kỷ này.



http://nghiadx.blogspot.com
UAV tiến công tối tân X-47B.


Hải quân Mỹ dự định đẩy nhanh việc đưa vào trang bị UAV tiến công triển khai trên tàu sân bay X-47B. Theo Giám đốc chương trình UAV và vũ khí tiến công của Hải quân Mỹ, Chuẩn đô đốc William E. Shannon, Hải quân Mỹ dự kiến đạt được mục tiêu đưa đó trước hết bằng cách xem xét lại các yêu cầu đối với hệ thống UAV tương lai và đơn giản hóa quá trình mua sắm UAV.

Chắc chắn, các yêu cầu về tính năng của UAV sẽ được hạ thấp đến mức thích hợp để có thể đưa nhanh vào trang bị các UAV dạng như X-47B và Predator С Avenger.

Gần hai tháng trước, các chuyên gia Lầu Năm góc đã bắt đầu thảo luận các yêu cầu đối với UAV trên hạm và đi đến kết luận rằng, trong trường hợp này cần nới lỏng các yêu cầu vốn thường làm chậm tiến độ phát triển và làm tăng giá sản phẩm cuối cùng như trong trường hợp tiêm kích F-35.

Thay vào đó, Quân đội Mỹ sẽ yêu cầu các hãng thiết kế đưa ra một thiết kế UAV đơn giản nhất, có thể giúp giảm chi phí và giảm thiểu tình trạng chậm trễ, đồng thời quá trình mua sắm cũng được đơn giản hóa như đang áp dụng với các UAV thử nghiệm đang được sử dụng hiệu quả ở Afghanistan. Như vậy, chương trình UCLASS với mục tiêu trang bị các UAV tiến công cho các cụm tàu sân bay Mỹ sẽ được đẩy nhanh lên rất nhiều.

Hiện nay, các loại UAV chủ yếu tham gia chương trình UCLASS là X-47B và Predator С Avenger có tất cả những khả năng của các UAV cũ như MQ-9 Reaper. Đồng thời, chúng lại có thể mang vũ khí mạnh hơn, có tốc độ cao hơn và tầm bay xa hơn, tức là hoàn thiện hơn các UAV tiến công trước đó. Predator С Avenger đã được đưa sang Afghanistan.

Rút ra bài học từ các chương trình F-22 và F-35, Quân đội Mỹ đã hiểu ra là không nên tốn thời gian để chờ có sản phẩm tốt nhất mà muốn hệ thống UAV mới càng nhanh càng tốt.

Về mặt quân sự, chương trình UCLASS sẽ mang lại cho các cụm tàu sân bay Mỹ một “cánh tay dài” có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở xa mấy ngàn km. Nó sẽ biến tàu sân bay thành một vũ khí chiến lược và hầu như bất khả xâm phạm trước tên lửa và máy bay đối phương.

Liên quan đến X-47B, vào mùa hè này, UAV tiến công tối tân cUCAS-D (Unmanned Combat Air System Demonstrator - Mẫu trình diễn hệ thống máy bay chiến đấu không người lái) sẽ tiến hành thử nghiệm cường độ cao tại trường thử Patuxent River, bang Maryland.

Hiện nay, đội thử nghiệm đang chuẩn bị cho chuyến bay đầu của X-47B từ sân bay mới và chờ đợi mẫu thử nghiệm X-47B thứ hai bay đến từ căn cứ không quân Edwards, bang California. Trong mấy tháng tới, 2 chiếc X-47B sẽ bắt đầu bay thử ở Patuxent River và dọc theo vịnh Chesapeake.

X-47B là UAV đầu tiên được thiết kế để cất/hạ cánh trên tàu sân bay. Tại Patuxent River có tổ hợp huấn luyện phi công hải quân hoạt động trên tàu sân bay.

Trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm, X-47B sẽ thực hành cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh dùng cáp hãm đà. Như vậy, X-47B sẽ lần đầu tiên thực hành vào hạ cánh tự động bằng cáp hãm đà và cất cánh bằng máy phóng mô phỏng điều kiện hoạt động thực tế của UAV trên tàu sân bay.

Trước hết, giống như mọi máy bay quân sự, X-47B sẽ được kiểm tra tính ổn định chống nhiễu và hỏng hóc của thiết bị điện tử. Các thử nghiệm này sẽ bắt đầu sau 6 tuần nữa tại Trung tâm NERF.

Sau khi hoàn tất thử nghiệm mặt đất và chạy thử trên đường băng, sẽ bắt đầu các chuyến bay đầu tiên. Song song sẽ tiến hành các chuyến bay của máy bay phòng thí nghiệm F/A-18 King Air được trang bị thiết bị điện tử hàng không của X-47B, trong đó có hệ thống hạ cánh tự động. Chương trình bay thử này sẽ là giai đoạn cuối cùng trước khi bay thử từ tàu sân bay thật sự dự định vào năm 2013.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)

Ngày 09 tháng 2 năm 2012. trên các phương tiện thông tin đại chúng, công báo của Tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân Vladimir Vysotsky về nội dung thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay sẽ được tiến hành đến năm 2014, triển khai đóng tầu sân bay sẽ bắt đầu sau năm 2020.

Cũng có thông báo từ Hải quân Liên bang: tầu sân bay thế hệ mới sẽ được biên chế vào lực lượng của hạm đội Biển Bắc. Nhiệm vụ đóng tầu được giao cho Tổ hợp công nghiệp đóng tầu "Sevmash" tại thành phố Severodvinsk.



http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình 3D tầu sân bay - tuần dương tên lửa do Semash đề xuất


Theo thông báo của các phương tiện thông tin đại chúng và theo phát biểu của đô đốc Hải quân, Tổng tư lệnh lực lượng hải quân Liên bang Nga V.Kuroedov.

>> Tìm hiểu khu trục hạm F-22P của Hải quân Pakistan

Mẫu thiết kế tầu sân bay trong tương lai bắt đầu vào năm 2005. Kế hoạch đóng tầu sân bay được dự kiến sau năm 2010. Nhiệm vụ thiết kế tầu sân bay được thực hiện bởi Trung tâm thiết kế dự án Nhevki ( thành phố Sant- Peterburg) đồng thời cùng với Trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc Viên nghiên cứu khoa học mang tên Viện sĩ Hàn lâm khoa học Krylov. Trong năm 2005 cũng có thông báo từ Hải quân Liên bang: tầu sân bay thế hệ mới sẽ được biên chế vào lực lượng của hạm đội Biển Bắc vào năm 2016 – 2017. Nhiệm vụ đóng tầu được giao cho Tổ hợp công nghiệp đóng tầu "Sevmash" tại thành phố Severodvinsk.

Tháng 5 năm 2007 theo các nguồn thông tin khác nhau, các thông số và tính năng cơ bản của nhiệm vụ đóng tầu sân bay hiện đại mới được tiêu chuẩn hóa. Các thông số kỹ chiến thuật của tầu sân bay mới được đưa ra xem xét, nghiên cứu trong cuộc hội thảo tất các lãnh đạo chủ chốt các Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm của Lực lượng Hải quân Liên bang, bộ trưởng bộ Công nghiệm Hàng hải và Đại diện bộ tư lệnh Lực lượng hải quân Liên bang tại thành phố Sant – Peterburg. Nhu cầu của của Hải quân là cần khoảng từ 3-4 chiếc tầu sân bay thế hệ mới. Ngày 4 tháng 4 năm 2008. Tổng tham mưu trưởng lực lượng hải quân Liên bang V.Vuwsosky khi trình bày kế hoạch phát triển Hải quân Liên bang đến năm 2050 đã tuyên bố về kế hoạch triển khai 5-6 cụm tầu sân bay đến năm 2017 với dự kiến bắt đầu xây dựng tầu vào sau năm 2012. 25 tháng 7 năm 2009.

Vẫn Tổng tham mưu trưởng lực lượng Hải quân Liên bang thông báo, đóng những chiếc tầu sân bay theo truyền thống sẽ được coi là không có tiềm năng phát triển, hải quân Nga cần có kế hoạch nghiên cứu đóng những tổ hợp không quân hải quân (MAS). Có lẽ, sự thay đổi các tính chất nhiệm vụ được chuyển sang thế hệ tầu mới, do đó, khả năng đóng những con tầu sân bay đa nhiệm (tổ hợp không quân – hải quân) sẽ thực hiện theo dự án trong tổ hợp đóng tầu Sevmash tại thành phố Severodvinsk hoặc tại nhà máy đóng tầu Ban tích tại Sant – Peterburg. Kế hoạch đặt ra là đóng 3 con tầu sân bay cho hạm đội Biển Bắc và hạm đội Thái bình dương. Trong tương lai, số lượng tầu có thể tăng lên đến 6 chiếc. Cuối tháng 2 năm 2010, thông cáo báo chí cho biết, thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay thế hệ mới Trung tâm thiết kế dự án Nhevki PKB sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010, sau đó là các thủ tục văn bản, hồ sơ thiết kế và tài liệu chi tiết thiết kế.

Tổng tham mưu trưởng lực lượng hải quân Liên bang Nga vào năm 2010 đưa ra kế hoạch hạ thủy chiếc tầu sân bay thế hệ mới đầu tiên vào năm 2020. Ngày10 tháng 11 năm 2010. RIA "Novosti" dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Liên bang Nga thông báo về kế hoạch đóng 4 tầu sân bay đến năm 2020. nhưng sau đó thông báo đó được loại bỏ bởi Bộ trưởng bộ quốc phòng Liên bang ông A.Serdyukovy và ngày 14 tháng 12 năm 2010, Phó thủ tướng Nga S.Ivanov thông báo, trong chương trình mua sắm vũ khí trang bị từ năm 2011 đến 2020, kế hoạch đóng tầu sân bay không được đưa ra thảo luận.

Rõ ràng, việc người Nga đóng tầu sân bay là một thông tin nhạy cảm, đặc biệt với tình hình thế giới hiện nay, sự xuất hiện của tầu sân bay Trung Quốc Thị Lang cũng như ảnh hưởng của quyền lợi và lợi ích quốc tế trên các vùng nước chung. Nhưng có vẻ như Liên bang Nga cũng rất khó dừng lại trước những quyền lợi của quốc gia, dân tộc.

Ngày 29 tháng 6 năm 2011. trên các phượng tiện thông tin đại chúng xuất hiện thông tin có nội dung khẳng định Tập đoàn đóng tầu và nâng cấp sửa chữa tầu Liên bang Nga vào năm 2016 sẽ bắt đầu thiết kế và đóng tầu sân bay cho Hải quân Liên bang. Quá trình đóng tầu theo kế hoạch sẽ bắt đầu vào năm 2018 và kết thức vào năm 2023. 1 tháng 7 năm 2011 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông A. Serdiukov loại bỏ thông tin về khả năng đóng các tầu sân bay cho Hải quân Liên bang trong tương lai gần. 2 Tháng 10 năm 2011 trên các phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về kế hoạch của Bộ tham mưu lực lượng hải quân về kế hoạch đóng 2 nhóm tầu sân bay cho hạm đội Thái bình dương và hạm đội Biển Bắc đến năm 2027. Giai đoạn hiện nay là giai đoạn lên khung nội dung kỹ thuật của tầu sân bay. 18 tháng 11 năm 2011, dựa vào công báo của Bộ trưởng bộ quốc phòng Liên bang Nga A. Serdiukov: thiết kế tầu sân bay đã được thực hiện theo lệnh đặt hàng tại Tập đoàn đóng tầu, cải tiến và sửa chữa tầu OSK và sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2012, quyết định đóng tầu sẽ được tiếp nhập cho đến năm 2017. Đồng thời cần phải nhận thấy rằng, phát triển thiết kế tầu sân bay Liên bang Nga có thể không chỉ có Trung tâm thiết kế dự án tầu PKB Nhevki, nhưng các thông tin nói chung đều hướng đến dự án thiết kế tầu sân bay của Trung tâm Nhevki.

Ngày 09 tháng 2 năm 2012. trên các phương tiện thông tin đại chúng, công báo của Tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân Vladimir Vysotsky về nội dung thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay sẽ được tiến hành đến năm 2014, triển khai đóng tầu sân bay sẽ bắt đầu sau năm 2020. " tầu sân bay sẽ là một bước tiến vượt bậc. Tầu sân bay phải có khả năng hoạt động tác chiến trong mọi không gian chiến trường – dưới biển, trên biển, trên không, tham gia tác chiến trên vùng ven bờ và thậm chí, tham giá tác chiến trong không gian vũ trụ tầm thấp với các phương tiện hàng không có người lái và không có người lái. Có nghĩa là, tầu sân bay sẽ là phương tiện mang đa nhiệm, cho phép mang trên boong tầu tất cả các phương tiện để giải quyết tất cả các nhiệm vụ tác chiến trong nhiều môi trường chiến đấu khác nhau. Nghiên cứu các nội dung tác chiến trong các không gian chiến trường đã được đặt ra, nhưng cho đến nay, giải pháp kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ một cách hợp lý vẫn chưa được tìm ra.”.

Chủ trương chế tạo và phát triển lực lượng tầu sân bay chốt lại là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất, được nêu lên nhiều nhất trong các cuộc họp, hội thảo nghiên cứu về phương hướng phát triển lực lượng hải quân Liên bang Nga trong tương lai gần và giai đoạn tiếp theo. Các tầu sân bay của Liên bang Nga – đấy không đơn giản chỉ là vấn đề mode của lực lượng Hải quân hùng mạnh hoặc là một nội dung ưa thích của các cuộc hội thảo khoa học. Lực lượng tầu sân bay – đấy là một đặc trưng mang tính sống còn của lực lượng Hải quân Liên bang và lợi ích chính đáng của Liên bang Nga, không có tầu sân bay, Hải quân Liên bang Nga chưa thể nào vươn tới đại dương theo đúng nghĩa của nó.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình đã hoàn thiện - tàu sân bay Ulianovsk "Military Parity»

NHƯNG YÊU CẦU CƠ BẢN

Cần nhận thức rằng, đến năm 2012 đã là 10 năm tính từ ngày, khi Tổng thống Liên bang Nga phê chuẩn định hướng phát triển kinh tế chính trị nước Nga, cũng đồng thời lập bản đồ xây dựng và phát triển nền công nghiệp quốc phòng trong lĩnh vực hàng hải – hải quân " Những cơ sở căn bản của kinh tế chính trị liên bang Nga trong lĩnh vực hoạt động của lực lượng hải quân trong giai đoạn đến năm 2010”. Chính trong tập văn bản này có nêu lên rõ ràng và cụ thể những yêu cấu bức thiết phải có trong biên chế của lực lượng Hải quân các tầu sân bay chủ lực.

Trong chương "Những giải pháp để thực tế hóa định hướng chính trị hàng đầu của Liên bang Nga trong lĩnh vực hoạt động quân sự hải dương” đặc biệt trong nội dung giữ vững và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thiện và hiện đại hóa vũ khí trang thiết bị tác chiến trên đại dương … bao gồm cả đóng những tầu sân bay tác chiến chủ lực, với những tính năng kỹ chiến thuật cao và hiện đại, được biên chế các phương tiện bay đa nhiệm, có hiệu năng tác chiến cao trong mọi môi trường chiến đấu”.

Cũng cần phải nói thêm, sự yếu kém về năng lực tài chính của nhà nước dù chỉ là đóng những con tầu chiến đấu loại nhỏ, tầu khu trục hoặc các tầu ngầm phi hạt nhân, chính những khó khăn về tài chính đã làm cho bộ tư lệnh lực lượng Hải quân liên bang hoặc tập đoàn đóng, nâng cấp và sửa chữa tầu thủy Liên bang đã ngần ngừ trước những yêu câu cấp thiết của việc nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng. Chỉ những năm gần đây, khi nền kinh tế nước Nga có những nguồn thu từ những hoạt động kinh tế, xuất khẩu. Và ngân sách dành cho quốc phòng được tăng lên. Bộ quốc phòng, các đơn vị nghiên cứu sản xuất và chế tạo bắt đầu có được khoàn tài chính đáng kể.

Từ đó có đủ điều kiện để nghiên cứu phương án thiết kế và đóng các tầu sân bay, đồng thời nghiên cứu xây dựng các đơn vị tầu sân bay cũng như nghệ thuật tác chiến và phương án khai thác, sử dụng tầu sân bay nói chung. Nhưng cùng với lợi ích sống còn của quốc gia, tầu sân bay đối với Liên bang Nga là vô cùng cần thiết – nếu như không nói thẳng ra trong các cuộc họp, thì cũng ngoài hành lang- là nhận xét của gần như tất cả các sĩ quan cao cấp lực lượng hải quân Liên bang. Các ban ngành chức năng cũng đã họp và bàn phương án xây dựng một chương trình quốc gia về việc xây dựng một hạm đội tầu sân bay Liên bang Nga, nhưng cho đến ngày nay, những gì thực hiện được vẫn là các buổi hội thảo mà không có một thực tế nào được triển khai.

Tình hình kinh tế chính trị nước Nga có những thay đổi gần đây- xuất hiện các nguồn thu tài chính từ việc xuất khẩu các loại sản phẩm. Chính phủ Liên bang Nga bắt đầu tăng ngân sách quốc phòng và nền công nghiệp quốc phòng có được ngân sách để hiện đại hóa quân đội. Cuối năm 2007 tại cơ sở của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Hải Quân Liên bang Nga số 1 tại Sant- Peterburg dưới sụ chủ tọa trực tiếp đô đốc hải quân Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Liên bang ông Vladimir Masorin đã tiến hành một cuộc hội thảo với các lãnh đạo hàng đầu của các tổ hợp, đơn vị nghiên cứu khoa học của Hải quân Liên bang, trong khuôn khổ cuộc hội thảo đã nghiên cứu và thảo luận kỹ nhu cầu và khả năng đóng các tầu sân bay hiện đại của Nga. Trong cuộc hội thảo, một nội dung đã được thông nhất cao và khẳng định: những cơ sở căn bản về học thuyết quân sự, lý thuyết khoa học quân sự và thực tế tác chiến cho việc biên chế vào lực lượng hải quân tầu sân bay trên các quan điểm kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ đã được khẳng định, nhiệm vụ đóng tầu sân bay và đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Sau đó một tháng, đô đốc hải quân- tổng tư lệnh lực lượng hải quân Liên bang Vladimir Masorin tuyên bố: trên cơ sở nghiên cứu sâu và rộng vấn đề chiến lược hải dương, những lợi ích của quốc gia, dân tộc, sự phát triển trong tương lai của lực lượng hải quân, từ nhiều góc nhìn chiến lược và chiến thuật khác nhau, thống nhất đưa ra kết luận, trong lực lượng Hải quân liên bang cần được biên chế các tầu sân bay thế hệ mới. Khoảng 6 chiếc tầu sân bay trong khoảng thời gian từ 20 – 30 năm trong tương lai gần. « Hiện nay chúng ta đang phát triển mô hình tầu sân bay của tương lai với sự tham gia tích cực của các ngành khoa học và công nghệp quốc phòng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng – tầu sân bay sẽ là tầu sử dụng năng lượng nguyên tử, có lượng giãn nước từ 50 đến 80 nghìn tấn – Đô đốc Hải quân Masorin thông báo- tầu có thể mang trên mình khoảng từ 30 đến 40 các phương tiện bay bao gồm cả máy bay chiến thuật, trực thăng chiến đấu và cứu hộ. Các tầu sân bay khổng lổ như tầu sân bay của Hải quân Mỹ, mang trên boong từ 100 – 130 phương tiện bay chiến đấu, chúng ta sẽ không thiết kế và chế tạo.

Môt sự kiện thực tế đã xảy ra, Đô đốc hải quân Vladimir Masorin được về hưu – theo độ tuổi- và những vấn đề liên quan đến đóng tầu sân bay đã chìm lắng một thời gian, đồng thời, Hải quân Nga đã mua 4 chiếc tầu đổ bộ của Pháp Mistral và chi phí vào đó một lượng tài chính không nhỏ.

Chương trình tầu sân bay của Liên bang Nga quay trở lại với công chúng vào tháng 2 năm 2010, khi trong cuộc hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đô đốc hải quân Liên bang Xô viết Sergei Gorskov, vấn đề đóng tầu sân bay tương lai cho Hải quân Liên bang lại được đưa ra thảo luận. Sau cuộc hội thảo, Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Liên bang Nga Vladimir Vuwsoski thông báo, theo kế hoạch đã được nghiên cứu và thẩm định, phê chuẩn của Liên bang Nga, đến cuối năm 2010, Trung tâm Nhivki PKB, nơi thiết kế tất cả các tầu sân bay Liên bang Xô viết – cần phải trình bản thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay tương lai, với đầy đủ các thông số kỹ chiến thuật như đã yêu cầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ thiết kế tầu sân bay Đô đốc Kuznhetsov

Những thông báo của Bộ tư lệnh Hải quân Liên bang Nga, dù sao vẫn còn ẩn dưới đó cả khối lượng khổng lồ những vẫn đề chưa được giải quyết, mà từ đó quyết định sự thành công của toàn bộ chiến dịch đóng tầu sân bay, những câu hỏi quan trọng được đặt ra là:

– Mô hình bản thân tầu sân bay thế hệ mới;

– Xác định cơ cấu biên chế lực lượng không quân trên boong tầu;

– Xây dựng hệ thống căn cứ, hải cảng cho các tầu sân bay, tổ chức huấn luyện và tác chiến cho phi công hải quân trên tầu sân bay và các lực lượng đảm bảo.

Những nhận định về tầu sân bay thế hệ mới.

Hiện nay, trên thế giới phổ biến 3 mô hình lớp tầu sân bay:

– Mô hình CTOL (Conventional Take-Off and Landing), hiện nay các chuyên gia quân sự Hải quân hay gọi là CATOBAR (Catapult Assisted Take Off But Arrested Recovery);

– Mô hình STOBAR (Short Take-Off But Arrested Landing);

– Mô hình STOVL (Short Take-Off and Vertical Landing).

Mô hình thứ nhất: CATOBAR - máy bay khi cất cánh được hỗ trợ bởi máy phóng phi cơ có độ dài là 100m bằng pittong hơi nước, khi hạ cánh, máy bay được giảm tốc bằng thiết bị bắt và hãm máy bay. Các tầu sân bay của Mỹ được lắp đặt 4 hệ thống phóng máy bay bằng hơi nước, trên tầu sân bay của Pháp được lắp 2 máy phóng máy bay bằng hơi nước loại S-13, loại này có khả năng trong vòng 2,5s đẩy máy bay có trọng tải cất cánh 35 tấn đạt tốc độ đến 300km/h. tầu sân bay của Brazin São Paulo, tên gọi khi ở Pháp là Foch cũng sử dụng hệ thống này.

Mô hình thứ 2 STOBAR, Khi phi cơ cất cánh, đồng thời với việc tăng tốc là sử dụng đường băng mũi tầu cong lên phía trên, hoặc máy bay sẽ cất cánh thẳng đứng, như vậy, khi máy bay hạ cánh sử dụng hệ thống bắt và hãm máy bay. Model điển hình của tầu sân bay này là Tầu sân bay đóng trong thời kỳ Liên bang Xô viết Đô đốc hải quân Kuznetsov tầu sân bay của Ấn độ hoặc tầu sân bay Thi Lang của Hải quân Trung Quốc.

Mô hình tầu sân bay thứ 3 STOVL, về cơ bản tương tự như mô hình STOBAR, nhưng máy bay hạ cánh theo chiều thẳng đứng, chứ không sử dụng hệ thống bắt và hãm. Loại mô hình tầu này bao gồm các tầu sân bay của Anh "Invincible" tầu sân bay của Spanish "Prince of Asturias," tầu sân bay của Italian "Cavour" và "Garibaldi," tầu sân bay của Thái lan "Chakri Narubet". Thiết kế tầu thế hệ mới của Anh tầu Nữ hoàng Elisabet bao gồm cả 2, chính thức là STOVL, nhưng có thêm bộ phận phóng đẩy máy bay và thiết bị bắt và hãm. Như vậy, loại tầu sân bay đa nhiệm này có thể nói tương tự như CATOBAR.

http://nghiadx.blogspot.com
http://nghiadx.blogspot.com
Tầu sân bay của Anh - nữ hoàng Elizabeth

>> Tàu chiến Trung Quốc rợp biển Đông

Doãn Trác cho biết, ngay tới đây Trung Quốc sẽ xây dựng trạm quan sát khí tượng trên bãi Scarborough và cho rằng còn phải tăng cường cái gọi là "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông, hoàn thiện cái gọi là "căn cứ pháp lý". Về lâu dài, Trung Quốc phải tính đến việc xây sân bay, cầu cảng trên biển Đông, đồng thời thống nhất chỉ huy và quản lý thông tin cho các "lực lượng chấp pháp".



http://nghiadx.blogspot.com
Philippines đang đau đầu nghĩ cách đối phó với các hành động lấn lướt của Trung Quốc (ảnh: Trụ sở bộ Ngoại giao Philippines, hình minh họa)

Theo thông tin mới nhất từ bộ Ngoại giao Philippines, tính đến 7 giờ sáng ngày 21/5 đã phát hiện được 5 tàu "công vụ" Trung Quốc mang các số hiệu CMS-71, CMS-84, FLEC-301, FLEC-303 và FLEC-310 đang hoạt động (trái phép) bên trong đầm phá bãi Scarborough cùng với 10 chiếc tàu cá Trung Quốc, một động thái leo thang mới của Bắc Kinh trong hơn một tháng qua.

6 tàu cá Trung Quốc khác được Philippines phát hiện đang hoạt động trên vùng biển Bajo de Masinloc thuộc Philippines. Cũng trong ngày 21/5 có 56 tàu cá Trung Quốc trang bị nhiều phương tiện hiện đại đã được phát hiện, trong đó 27 chiếc bên trong, 29 chiếc hoạt động ngoài đầm phá bãi Scarborough.

>> Chiến lược 'chống tiếp cận' của Trung Quốc đã bị hóa giải
>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng

Con số tàu thuyền Trung Quốc tăng nhanh từng ngày, sang ngày thứ Ba, 22/5 đã có 16 tàu cá và 76 tàu "đa phương tiện" của Trung Quốc bị Philippines phát hiện đang hoạt động trái phép tại Scarborough.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Trung Quốc ngày càng xuất hiện dày đặc trên biển Đông, nhất là khu vực bãi cạn Scarborough (ảnh: lực lượng "chức năng" Trung Quốc tràn ra sàn tàu quan sát bãi cạn Scarborough và cảnh xua đuổi tàu thuyền Philippines

"Thật đáng tiếc rằng những hành động trên lại xảy ra đúng thời điểm Trung Quốc đã nối lại đàm phán và hai bên đã và đang thảo luận với nhau làm thế nào để xoa dịu tình hình căng thẳng trong khu vực", bộ Ngoại giao Philippines vừa phát đi thông điệp này ngày hôm nay cho giới truyền thông địa phương.

"Những hành động gần đây của Trung Quốc là vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, cụ thể là Điều 2.4", bộ Ngoại giao Philippines nêu rõ, Philippines phản đối những hành động này của Trung Quốc, Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyền tài phán đối với bãi cạn Scarborough và vùng đặc quyền kinh tế của Philippines bao gồm vùng biển xung quanh Bajo de Masinloc.

http://nghiadx.blogspot.com
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez

Philippines lo ngại rằng sự gia tăng liên tục của các tàu Trung Quốc trên bãi Scarborough sẽ làm gia tăng căng thẳng.

Manila đã gửi kháng nghị chính thức đến chính phủ Trung Quốc thông qua đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh để phản đối vấn đề này ngay trong hôm thứ Hai, 21/5.

Dù đã dự báo trước về các động thái leo thang của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough ngay từ khi Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát Scarborough bằng tàu Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81, sau đó lại ban hành cái lệnh quái gở và phi pháp, vô hiệu "cấm đánh bắt cá" trên biển Đông, đặc biệt nhằm vào bãi Scarborough thì kiểu gì Trung Quốc cũng sẽ kéo cả dàn tàu các loại ra khu vực này, nhưng khó ai ngờ rằng tàu Trung Quốc xuất hiện nhiều và nhanh như vậy.

http://nghiadx.blogspot.com
Doãn Trác, thiếu tướng hải quân Trung Quốc tự cho mình có quyền dùng vũ lực quân sự trên biển Đông, tỏ ra "hí hửng" với việc xây cầu tàu, sân bay (trái phép - PV) trên biển Đông

Bất ngờ hơn, Nhân dân nhật báo bản điện tử của Trung Quốc hôm nay 23/5 đăng bài xã luận của Doãn Trác, thiếu tướng hải quân - một trong 5 gương mặt "học giả" đeo lon thiếu tướng theo đuổi quan điểm hiếu chiến trên biển Đông từng được điểm mặt, đã kêu gọi: "(Trung Quốc) trên thực tế đã kiểm soát Scarborough rồi, cần tăng ngay "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông!"

Doãn Trác cho biết, ngay tới đây Trung Quốc sẽ xây dựng trạm quan sát khí tượng trên bãi Scarborough và cho rằng còn phải tăng cường cái gọi là "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông, hoàn thiện cái gọi là "căn cứ pháp lý". Về lâu dài, Trung Quốc phải tính đến việc xây sân bay, cầu cảng trên biển Đông, đồng thời thống nhất chỉ huy và quản lý thông tin cho các "lực lượng chấp pháp".=

http://nghiadx.blogspot.com
Hoạt động diễn tập của hạm đội Nam Hải trên biển Đông đang có dấu hiệu ngày một gia tăng về tần suất và mức độ, quy mô (hình minh họa, nguồn Quân giải phóng)

 Bất ngờ ở đây không chỉ là sự trùng lặp giữa hành động lấn lướt trên thực địa ở biển Đông với các luận điệu, thông tin tuyên truyền bóp méo sự thật (về chủ quyền lãnh thổ và những cái gọi là “hoạt động chấp pháp trên biển” – PV) của Trung Quốc mà còn ở mức độ trắng trợn, táo tợn trong những nước cờ tiếp theo nhằm củng cố thực lực trên vùng biển Trung Quốc vừa chiếm được quyền kiểm soát.

Về chiến lược dài hạn hơn, hôm nay tờ Quang Minh báo xuất bản tại Bắc Kinh dẫn nguồn tin “tình báo Mỹ” trích dẫn trong báo cáo Lầu Năm Góc trình Quốc hội Mỹ về tình hình quân sự Trung Quốc cho hay, hiện có 3 chiếc tàu ngầm của hải quân Trung Quốc có những “hoạt động bất thường” ở khu vực cảng Tam Á, đồng thời “trận địa phóng tên lửa” mà Bắc Kinh xây dựng trên đảo Hải Nam sẽ giúp Bắc Kinh tăng sức mạnh khống chế trên biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hải quân Trung Quốc diễn tập trên biển (ảnh minh họa, nguồn CCTV)

Việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh kiểm soát và xây dựng các cơ sở, kết cấu trên các bãi đá, đảo chìm hay rặng san hô mà họ vừa chiếm được từ nước khác là một nước cờ tất yếu theo chiến thuật lấn đến đâu, cắm chốt đến đấy.

Đây là một bài học cảnh giác cho tất cả các bên đang có tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ với Trung Quốc và các bên cần tính toán cách đối phó với sự tham lam không cùng này của Bắc Kinh.

Điều này sẽ càng gia tăng hơn nữa những khó khăn cho Philippines vẫn đang theo đuổi thiện chí giải quyết tranh chấp bằng đàm phán, đồng thời cũng làm bộc lộ rõ bản chất, âm mưu thôn tính các vùng biển tranh chấp với chiến lược gặm nhấm từng mảng, tằm ăn dâu của Bắc Kinh.

>> Chống lại Mỹ, Trung Quốc chẳng khác nào tự sát

Không quá “hầm hố” nhưng máy bay F-16 đã trở thành chủ đề gây nhiều tranh cãi giữa Mỹ, Đài Loan và Trung Quốc trong những ngày gần đây.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ sẽ bán tiêm kích F-16 cho Đài Loan?

Mới đây, hôm 18 tháng 5, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu yêu cầu chính quyền Tổng thống Obama cung cấp 66 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan.

Động thái này của Hoa Kỳ được cho là đã “đổ thêm dầu vào lửa” khi mà Trung Quốc đang trên đà tăng cường nguồn ngân sách cho quốc phòng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trên thực tế, chi tiêu quân sự của Bắc Kinh còn ở một khoảng cách xa sau lưng Mỹ nếu như không muốn nói là còn lâu mới có thể đuổi kịp.

Trước động thái này, Trung Quốc, thông qua các kênh ngoại giao đã bày tỏ sự không hài lòng đối với Hoa Kỳ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi (Hong Lei) nói rằng quân đội Hoa Kỳ đã “tưởng tượng” ra kịch bản của một cuộc Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc và “rêu rao”, cường điệu hóa về mối đe dọa quân sự của quốc gia Đông Á này.

“Thực tế, Trung Quốc phát triển lực lượng quân sự là nhằm mục đích bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ chứ không nhằm vào quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào" - Ông Hồng nói.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc

 Theo một báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang sử dụng nguồn ngân sách quân sự “dồi dào” của mình, khai thác công nghệ phương Tây để phát triển công nghệ tên lửa đối hạm tiên tiến và vũ khí chiến tranh trong không gian mạng.

Đồng thời, báo cáo cũng khẳng định rằng, các hoạt động tình báo gián điệp của Trung Quốc đang đe dọa đến nền an ninh và kinh tế Hoa Kỳ.

Giới chức quân sự Hoa Kỳ lo ngại rằng việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển các tàu ngầm hiện đại và tạo ra các máy bay chiến đấu sử dụng công nghệ tàng hình tiến tiến, nhiều khả năng là để trang bị cho tàu sân bay đầu tiên Thi Lang của nước này là nhằm mục đích hạn chế tầm ảnh hưởng của Hải quân Mỹ trong khu vực tranh chấp với Đài Loan.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc sẽ đóng thêm hai tàu sân bay?

Ông Thái Đắc Thắng (Tsai Teh-sheng), Cục trưởng Cục an ninh Đài Loan ngày hôm qua (21 tháng 5) đã báo cáo với Quốc hội hòn đảo này rằng Trung Quốc đã có kế hoạch đóng thêm 2 tàu sân bay nữa ngoài chiếc thứ nhất (Varyag) mua lại của Liên Xô cũ đang được chạy thử trên biển.

Ông Thái cho biết, công việc đóng hai tàu chiến này sẽ lần lượt được bắt đầu vào các năm 2013 và 2015, với thời hạn chuyển giao là 2020, 2022 và sẽ chạy bằng năng lượng thông thường.

Mỹ tin rằng trong năm qua, Trung Quốc đã chi hơn 180 tỷ đôla cho mục đích quốc phòng, cao hơn rất nhiều so với con số mà Bắc Kinh công bố mới đây là 106 tỷ đôla.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Type-054A mang số hiệu 529, có tên Châu Hán.

 Trong cuộc phỏng vấn với một trong những tờ báo hàng đầu nước Nga Nezavisimaya Gazeta, Giáo sư Yakov Berger, một chuyên gia nghiên cứu chiến lược thuộc Viện Ngiên cứu Viễn Đông – Nga cho rằng:

"Không ai biết về khoản ngân sách thực sự mà Trung Quốc dành cho quốc phòng. Nếu như tính đến giá trị sử dụng, thì những con số thật có thể lớn hơn nhiều so với con số được công bố, nhưng lại ít hơn con số cung cấp cho phía Mỹ”.
"Tuy nhiên, chi tiêu quân sự của Trung Quốc không thể so sánh được với Mỹ - chiến lược gia người Nga khẳng định. – “Nếu (TQ) tiến hành một cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ thì điều đó chẳng khác nào tự sát".

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc thường hay tiến hành huấn luyện tác chiến cách bờ biển khoảng 30 dặm.

 Chiến lược của Bắc Kinh dựa trên một thực tế rằng Trung Quốc đang chơi một ván cờ lật ngửa với kỳ thủ không chỉ là Hoa Kỳ, mà còn là Liên minh châu Âu, là các nước láng giềng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Liên quan đến vấn đề này, Trung Quốc đã có những biện pháp vừa cứng rắn vừa mềm mỏng, Berger nói. Trong trường hợp diễn ra xung đột, Trung Quốc phải tính đến một cuộc chiến tranh phi đối xứng. Đây là yếu điểm dễ bị khai thác nhất trong chiến tranh hiện đại. Do đó Trung Quốc cần phải dành sự quan tâm đặc biệt cho chiến tranh mạng và không gian.

Trên trang web của tờ Nhân dân nhật báo - cơ quan của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, một vị tướng nghỉ hưu của Trung Quốc đã đưa ra những lý lẽ:

"Vị thế của Trung Quốc ở ở vùng biển phía Nam liệu có phải được tăng cường là do đưa vào vận hành tàu sân bay đầu tiên Thi Lang? Quân đội cho biết rằng các tàu sân bay có thể mất đến hai tuần để tới được các khu vực xung đột. Tuy nhiên, có rất nhiều biện pháp phản ứng nhanh chóng một khi xung đột xảy ra, có thể chỉ trong vòng vài phút.”

http://nghiadx.blogspot.com
Những tàu hộ tống tên lửa hiện đại của hải quân Trung Quốc

Tóm lại, Bắc Kinh, nên kiềm chế những bước đi quyết liệt, phải xem xét tính toán các cách thức khác nhau để có thể đáp ứng kịp thời với các mối đe dọa đến lợi ích của mình, vị tướng này kết luận.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cho rằng các kế hoạch quân sự của Trung Quốc chủ yếu là nhằm vào Đài Loan. Vì không được phép sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan, nên trước mắt, Trung Quốc đang đầu tư một cách mạnh mẽ cho ngành công nghiệp quốc phòng trong trường hợp chiến sự bùng nổ ở eo biển Đài Loan.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ sẽ "không thể để bạn của bạn phải đối mặt với các đe dọa từ Trung Quốc"?

 Trên thực tế, Bắc Kinh, Washington và Đài Bắc luôn tuân thủ một cách “nghiêm ngặt” các chính sách để duy trì tình trạng ổn định như từ trước đến nay và không muốn làm cho tình hình thêm căng thẳng.

Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa với đa số ghế trong Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu yêu cầu chính quyền của Tổng thống Barack Obama bán 66 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan cùng với việc nâng cấp các máy bay hiện thời của Không quân nước này, theo một thoả thuận trị giá 5,85 tỷ đôla hồi tháng 9 năm ngoái.

Theo báo cáo của AFP, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama không muốn làm trầm trọng thêm tình hình và hiện tại, Mỹ cũng chưa có quyết định chính thức thông qua việc bán các máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan.

Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã đưa ra lời kêu gọi "không thể để "bạn" của Mỹ phải đối mặt với các đe dọa từ Trung Quốc" cùng với lập luận quan trọng: hợp đồng bán máy bay chiến đấu sẽ tạo ra công ăn việc làm cho lao động ở Texas cũng như các tiểu bang khác.

>> Philippines chi đậm mua máy bay đối phó Trung Quốc

Cách đây vài hôm nhiều tờ báo quân sự của Mỹ đưa tin, Philippines đang duyệt khoản ngân sách khoảng 1,6 tỉ USD (khoảng 35 nghìn tỷ đồng) để mua khoảng 2 phi đội máy bay chiến đấu nhằm đối phó với Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Philippines sẽ mua 16-24 máy bay huấn luyện nhằm thay thế những chiếc F-5 của rích của mình


Theo đó tờ báo này cho biết: Chính quyền Philippines chi khoản ngân sách lớn chưa từng có trong lịch sử quân đội nước này để mua từ 16-24 máy bay huấn luyện và có thể nâng cấp khả năng thành máy bay chiến đấu nhằm rút ngắn khoảng cách về lực lượng với quân đội Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa hai nước vẫn chưa có chiều hướng hạ nhiệt.

>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng
>> Mỹ điều thêm tàu chiến tới biển Đông 


Hiện nay theo nhiều thông tin cho biết Philippines đang hướng tới các nhà cung cấp máy bay huấn luyện của Châu Âu để chọn lựa sản phẩm phù hợp với điều kiện tác chiến của quân đội nước này.

Dự án trên của quân đội Philippines nằm trong tiến trình hiện đại hóa quân đội của nước này, ‘ đây chỉ là bước đầu tiên của dự án trên’ một quan chức quân sự cấp cao của Philippines cho biết hôm 21/5.



http://nghiadx.blogspot.com
Philippines đang muốn mua các loại huấn luyện chiến đấu đời mới như: máy bay phản lực huấn luyện M346 của Italy, máy bay huấn luyện chiến đấu AMX-ATA của Brazil hay loại T-50 của Hàn Quốc.

Các loại máy bay huấn luyện chiến đấu mới của Philippines trong tương lai phải có khả năng tác chiến tốt trên biển, ngoài ra nước này còn muốn thông qua các loại máy bay huấn luyện mới nay sẽ nâng cao trình độ của phi công, vốn sử dụng chủ yếu các loại máy bay cũ từ những năm 70-80 thế kỷ trước của Mỹ.

Hiện nay đã có một vài hãng máy bay huấn luyện chiến đấu của Châu Âu đang chào hàng như máy bay phản lực huấn luyện M346 của Italy, máy bay huấn luyện chiến đấu AMX-ATA của Brazil hay loại T-50 của Hàn Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong bối cảnh trên, Bộ Quốc phòng Philippines còn muốn mua của Nhật Bản 10 tàu tuần tra mới cho Lực lượng Cảnh sát biển. Các tàu sẽ được bố trí tại vùng biển phía tây Philippines

 Hiện nay vũ khí chủ lực của không quân Philippines chủ yếu là các loại chiến đấu cơ F-5A loại máy bay chiến đấu thịnh hành vào những năm 70-80 của thế kỉ trước.

Theo ước tính không quân Philippines có 11 chiếc F-5A (trong đó 6 chiếc là do nước này mua của Mỹ, 6 chiếc còn lại được Hàn Quốc viện trợ năm 1997 nhưng 1 cái bị tai nạn nên hiện nay chỉ còn 5 chiếc.

Ngoài ra nước này còn có 24 máy bay tấn công OV-10 Bronco của Mỹ, 2 máy bay F27 Mk200 máy bay tuần tra hàng hải, 1 chiếc Cessna 310 máy bay liên lạc, 2 chiếc Cessna 210 và 1 chiếc Cessna 180 cùng 12 chiếc máy bay liên lạc U-17A/B có hai máy bay vận tải C-130B, 3 chiếc C-130H Hercules và còn 2 chiếc S-70A-5 máy bay trực thăng vận tải (UH-60 Black Hawk)…

http://nghiadx.blogspot.com
Philippines đang đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội nhắm đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc

Trong bối cảnh trên, Bộ Quốc phòng Philippines sẽ mua của Nhật Bản 10 tàu tuần tra mới cho lực lượng cảnh sát biển.

Các tàu sẽ được bố trí tại vùng biển phía tây Philippines. Các loại tàu tuần tra cụ thể Philippines sẽ mua, chưa được tiết lộ. Chỉ biết chiều dài của tàu là khoảng 40 mét, và trọng tải khoảng 1.000 tấn. Bộ Quốc phòng Philippine hy vọng sẽ nhận được 10 tàu đầu tiên vào cuối năm nay.

Từ năm 2010, Bộ Quốc phòng Philippines khởi xướng một chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Lý do cho điều này là gia tăng tình hình căng thẳng báo động trong quan hệ với Trung Quốc, tranh chấp ở biển Biển Đông với Philippines.

>> Kế 'bẻ từng chiếc đũa' của Trung Quốc liệu có thành ?

"Nếu các nước trong ngôi nhà chung ASEAN mà nghĩ đây là việc của Việt Nam, của Philippines mà không có những hành động thiết thực thì ngôi nhà chung ASEAN sẽ khó mà tồn tại vững bền. Chính vì vậy, bản thân của từng nước ASEAN phải tỉnh táo, nhận diện và hành động, đừng coi đó là việc riêng của một nước nào"... - PGS.TS Nguyễn Bá Diến nhận định.

Ông cho rằng một loạt những hành động của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham thực chất là cách thức không hề mới trong mưu đồ bành trướng trên biển.

Bên cạnh đó, những việc làm của Bắc Kinh như đã nêu, là trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982.



http://nghiadx.blogspot.com
PGS.TS Nguyễn Bá Diến

Scarborough là “dịp” Trung Quốc thử sức Philippines và Mỹ

PV: - Trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila lên cao, Trung Quốc thời gian qua liên tục đưa những phương tiện khổng lồ ra Biển Đông như: phái tàu Ngư chính 310 tới tăng cường tuần tra quanh khu vực bãi đá Scarborough/Hoàng Nham; đưa giàn khoan khổng lồ vào hoạt động gần đảo Hải Nam, tương đối gần Philippines; triển khai ra Biển Đông đội tàu hùng hậu đóng vai trò như 1 tổ hợp chế biến hải sản di động... và mới đây nhất là phái tàu chiến đến gần lãnh hải Philippines. Là chuyên gia hàng đầu về luật biển, xin ông cho biết nhận định của mình?
>> Trung Quốc tấn công tổng lực
>> Thi Lang nhập cuộc chơi ở Biển Đông 

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: - Đây chính là bước leo thang mới nằm trong chiến lược hiện thực hóa tham vọng đường lưỡi bò (đường chữ U) của Trung Quốc trên Biển Đông, sau một loạt các động thái như liên tục “chọc ghẹo” Mỹ trong vụ tàu Impecable tháng 3 năm 2009; ban hành lệnh cấm đánh bắt cá hết sức vô lý trên Biển Đông; phá hoại thiết bị và cản trở tàu Bình Minh 02 (tháng 5 năm 2011) và tàu khảo sát địa chấn Viking 2 của Việt Nam khi đang hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam….

Nếu nghiên cứu và quan sát một cách tổng thể chiến lược bành trướng trên biển của Trung Quốc và những hành động của họ hơn 6 thập kỷ qua thì sẽ thấy rõ “thâm ý” của những hành vi mà Trung Quốc đã và đang rốt ráo triển khai.

Tuy nhiên, những việc làm của Bắc Kinh như đã nêu, là trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982.

Việc Trung Quốc bác bỏ chủ trương quốc tế hóa việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, bao gồm tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cũng như tiếp tục bác bỏ việc Manila đòi đưa tranh chấp bãi cạn Scarborough ra Tòa án luật biển quốc tế càng chứng tỏ sự đuối lý của Trung Quốc và tính không xây dựng của nước này.

PV: - Nhiều nhà phân tích gọi đây là chiến thuật mới của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông, liệu đây có thật sự là chiến thuật mới hay chỉ là chiêu bài cũ với cách thức táo tợn hơn, tổng lực hơn để mưu đồ độc chiếm Biển Đông?

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: - Đây là cách thức không có gì mới, là bước thử không hề mới. Nó chỉ mới về cấp độ, táo tợn hơn, đậm đặc hơn, quyết liệt hơn và có tính tổng hợp hơn.

Ví dụ trước đây họ chỉ mới tuyên bố có chủ quyền hoặc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông.

Còn bây giờ, những ngày vừa rồi họ đưa các đội tàu đánh bắt hùng mạnh dưới sự yểm trợ của các tàu ngư chính, hải giám hiện đại, đưa những giàn khoan khủng về phía bắc Biển Đông và chuẩn bị chuyển những giàn khoan khủng đó vào phía Nam của Biển Đông.

Thứ 2, họ đưa đội tàu đánh bắt xuống nhiều hơn và đặc biệt là đội tàu ngư chính và hải giám hiện đại, bán quân sự mà điển hình là việc đưa tàu Ngư chính 310 xuống khu vực Scarborough vừa rồi là sự thể hiện một cách quyết liệt hơn.

Trung Quốc không chỉ đẩy mạnh hoạt động trên các lĩnh vực như truyền thông, ngoại giao,pháp lý, kinh tế, kể cả quân sự.

Theo các phương tiện truyền thông trong mấy ngày qua, thì một số tàu quân sự của hải quân Trung Quốc cũng bắt đầu được đưa đến gần bãi cạn Scarboroough/Hoàng Nham ngay sau khi tàu ngầm của Mỹ cập cảng Philippines.

Tất nhiên, về giải pháp quân sự Trung Quốc có vẻ vẫn chỉ muốn sử dụng như là một giải pháp răn đe mà thôi.

Vì cục diện quốc tế và khu vực cũng như chính khả năng nội tại của Trung Quốc chưa cho phép họ có thể hành xử theo lối luật rừng được: phớt lờ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, phớt lờ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia trong khu vực, phớt lờ lợi ích của các nước lớn, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ,…Vì vậy, họ vẫn giữ giải pháp dân sự để thực hiện ý đồ của mình.

Và về mặt pháp lý thì họ tuyên bố rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với Scarboruogh “kể từ thời cổ đại” và với một loạt những cảnh báo Philippines như “đừng có lấn tới”, “đừng có làm căng thêm tình hình”. Hơn nữa, họ còn khẳng định “Scarborough là bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc”.

Không những vậy, họ đẩy mạnh cả một chiến dịch tuyên truyền trong mỗi người dân Trung Quốc để kích động tính dân tộc.

Ngay cả trên mặt trận ngoại giao - quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vừa có chuyến thăm Mỹ nhằm tranh thủ lôi kéo Mỹ, ly gián và làm suy yếu quan hệ Mỹ - Philippines, đánh lạc hướng dư luận.

Như vậy, đây thực sự là một cách thức tổng hợp hết sức tinh vi, bài bản nhằm thực hiện cho được tham vọng về đường lưỡi bò, tham vọng độc chiếm Biển Đông.

PV: - Dường như việc đấu tranh pháp lý đã bị Trung Quốc gạt ra một bên, Trung Quốc có vẻ sẵn sàng dùng vũ lực khi Trung Quốc đuối lý. Vậy, theo ông giữa việc duy trì đấu tranh pháp lý chủ quyền Biển Đông và giữ chủ quyền trên thực tế cần điều chỉnh như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: - Rõ ràng rằng Việt Nam cũng như các nước Philippines, Mailaysia, các nước khác ở Biển Đông nếu xem xét ở nhiều khía cạnh như tương quan lực lượng, tiềm lực kinh tế, chính trị và kể cả quốc phòng… với Trung Quốc thì yếu hơn.

Nhưng Việt Nam, Philippines và các nước khác ở Biển Đông có những thế mạnh, có sức mạnh lớn đó là sức mạnh của lẽ phải, sức mạnh của luật pháp quốc tế và sức mạnh của thời đại mà nền tảng là Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước quốc tế về luật biển 1982 và Tuyên bố DOC mà Trung Quốc đã tham gia ký kết. Đó là nền tảng sức mạnh của Việt Nam cũng như các nước ở Biển Đông.

Vụ Scarborough cũng là “dịp” Trung Quốc muốn thử sức Philippines và thử cả Mỹ. Mỹ và Philippines có mối ràng buộc bởi Hiệp định phòng thủ chung ký năm 1951. Hiệp định này cho phép trong trường hợp Philippines bị tấn công Mỹ sẽ nhảy vào cuộc và bảo vệ Philippines.

Thứ nữa, Mỹ luôn tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Đông Nam Á, ở biển Đông nên sự kiện Scarborough cũng là dịp Trung Quốc muốn thử xem Mỹ hành động như thế nào. Thêm đó là thử Philippines xem họ phản ứng ra sao, sức đề kháng của nước này đến đâu.

Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Philippines trong phạm vi 200 hải lý theo Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp quốc.

Không chỉ có vậy, trong vụ này Trung Quốc thử luôn cả ASEAN, những nước có lợi ích thiết thân như Việt Nam, Malaysia, Brunei. Năm ngoái Trung Quốc đã thử vụ tàu Bình Minh và tàu Viking 2 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.

Nếu lần này Philippines chịu thua, chịu nhượng bộ và để Trung Quốc chiếm được bãi cạn Scarboruogh thì coi như Trung Quốc đã rất thành công trong âm mưu hiện thực hóa tham vọng đường 9 đường lưỡi bò hết sức phi lý của họ. Có nghĩa là, nếu lần này Trung Quốc lấn được vùng Scarborough thì lần sau họ sẽ lấn được những vùng khác trên Biển Đông.

Vậy Việt Nam cũng như các nước khác phải dựa trên sức mạnh của thời đại mà cụ thể là Hiến chương Liên Hợp quốc và Công ước quốc tế về luật biển 1982 - văn bản pháp lý quốc tế nền tảng đã chính thức công nhận quyền và chủ quyền của các quốc gia trong phạm vi 200 hải lý, đã cấp “sổ đỏ” cho các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của minh. Đó là sức mạnh của lẽ phải, của công lý.

Chưa kể Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an rất lớn với khẩu hiệu lâu nay là “trỗi dậy hòa bình”, “hợp tác hòa bình”, “phát triển hòa bình” thì đó là điều không nên.

Chính vì vậy, Việt Nam cũng như các nước cần phải tuyên truyền, phổ biến cho mọi người dân quyền mà các nước ven biển được hưởng. Mọi sự đấu tranh đều phải dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế.

Trung Quốc - Philippines đang trong thế giằng co

http://nghiadx.blogspot.com
Trong bối cảnh đang có tranh chấp chủ quyền bãi đá Scarborough/Hoàng Nham với Philippines, Trung Quốc hôm 18/4 điều tàu Ngư Chính 310 tới tăng cường tuần tra quanh khu vực này. Trong ảnh là tàu Ngư Chính 310 hoạt động gần bãi đá Scarborough/Hoàng Nham. Ảnh: Nddaily

PV: - Ông đánh giá như thế nào về thái độ của Mỹ, Philippines trong phép thử này của Trung Quốc?

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: - Mỹ cũng đã thể hiện một thái độ mà vừa rồi chúng ta thấy Bộ trưởng Ngoại giao Bộ Quốc phòng của Philippines sang thăm Mỹ và tuyên bố chung và Mỹ chủ trương giải quyết tranh chấp Scarborough bằng phương pháp hòa bình.

Những ngày vừa rồi, Mỹ cũng đã phái tàu ngầm hiện đại của mình cập cảng Philippines với lý do sửa chữa.

Tuy nhiên, tính đến hiện nay Mỹ vẫn đề nghị giải quyết tranh chấp bằng những phương pháp hòa bình, không ủng hộ vũ lực. Nhưng trong trường hợp Trung Quốc có những động thái mạnh tay hơn như dùng vũ lực đánh chiếm bãi Scarborough thì Mỹ sẽ ứng xử như thế nào cũng là một câu hỏi được đặt ra.

Bởi vì, theo tinh thần của Hiệp định phòng thủ chung Mỹ - Philippines năm 1951 thì có quyền phản ứng lại bằng vũ lực. Tuy nhiên, Mỹ có làm như thế hay không cũng là một vấn đề, đó là lợi ích của Mỹ. Trung Quốc là một nước khổng lồ, là một thị trường khổng lồ về đầu tư, hợp tác kinh tế, đối ngoại... Nếu mâu thuẫn với một bạn hàng lớn như thế thì sẽ bất lợi.

So với Philippines, một nước nhỏ, nền kinh tế thấp, rõ ràng về đối tác làm ăn Trung Quốc sẽ vượt trội. Mỹ sẽ phải tính toán xem việc bảo vệ này có ảnh hưởng gì đến quan hệ của mình với Trung Quốc hay không thì đây chính là vấn đề bài toán lợi ích của Mỹ chứ không đơn giản là việc Trung Quốc đưa tàu vào bãi Hoàng Nham, hoặc chiếm bãi Hoàng Nham bằng vũ lực thì Mỹ sẽ phản ứng ngay.

Nhưng nếu Mỹ bỏ rơi Philippines thì Mỹ sẽ mất uy tín trên trường quốc tế, mất những đối tác, bạn hàng chiến lược ở Đông Nam Á. Đó là cái mất lớn nhất của Mỹ.

Ngược lại, nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực trong vụ này Trung Quốc cũng mất uy tín và lộ chiêu bài lâu nay là “trỗi dậy hòa bình”, “hữu nghị hòa bình”... Và như vậy, các nước ASEAN sẽ tỉnh giấc hơn, thế giới cũng sẽ tỉnh giấc hơn. Và đó là cái mất lớn nhất của Trung Quốc.

Còn đối với Philippines, trong thời gian qua cũng đã có bước chuyển biến. Từ sự kêu gọi sự hợp tác của Mỹ, bắt đầu mua sắm vũ khí, động viên người dân sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ quyền của nước này tại bãi cạn cũng như vùng biển phía tây Philippines nếu bị thách thức.

Khi Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá tại vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough, Philippines cũng ra lệnh cấm tương tự để đáp trả. Chứng tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Philippines cũng rất mạnh mẽ, toàn diện.

Nhưng phải để xem những bước tiếp theo như thế nào, hai bên đang ở trong tư thế giằng co. Giải pháp tốt nhất bây giờ đối với Philippines là đưa vấn đề ra trước thiết chế khu vực và quốc tế.

PV: - Dự báo của ông về những biến động tiếp theo sau sự kiện bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham ra sao? Và Trung Quốc sẽ thực hiện chiến thuật dầu loang tới đâu, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: - Vấn đề là ở chỗ đó. Như tôi đã nói, những ngày vừa qua họ dùng sức ép tổng hợp rất lớn từ ngoại giao, pháp lý, quân sự (bằng chứng là từ việc đưa tàu hải giám, ngư chính và đến nay đưa 5 tàu chiến đến gần vùng biển Philippines), đưa dân chài ra khai thác trên thực tế.

Vì vậy, sắp tới Trung Quốc dùng chiến thuật mềm hay mạnh theo tôi tùy thuộc không chỉ Trung Quốc, mà còn tùy thuộc ở Philippines. Nếu anh yếu, anh non người ta sẽ dùng biện pháp mạnh, lấn tới. Nếu anh cứng, mạnh thì ngược lại.

Nếu các nước ASEAN cùng lên tiếng nữa thì tốt quá, nhưng rất tiếc trong vụ việc này ASEAN hầu như im hơi lặng tiếng. Thật đáng buồn vì điều đó.

PV: - Có ý kiến cho rằng để đối phó với hải giám quân sự, đội lốt dân sự cần phát triển mạnh lực lượng chấp pháp khác ở Biển Đông, sẵn sàng đâm va hàng hải. Tuy nhiên, liệu đây có phải là cái bẫy của Trung Quốc không, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: - Thực ra đó không hẳn là bẫy của Trung Quốc, họ có hải giám ta cũng có hải giám, họ có ngư chính ta cũng phải có, không nên dùng đối đầu quân sự.

Tất nhiên, tàu hải giám của họ phần lớn thuộc tàu quân sự hoán cải. Chúng ta cũng phải xây dựng đội tàu nay để bảo vệ dân mình, thực thi chủ quyền hợp pháp trên biển chứ.

Bây giờ, tàu quân sự đội lốt dưới áo dân sự mà mình lại đối đầu bằng tàu quân sự thì không hay rồi. Mình phải có đối sách như vậy. Họ có quân sự thì mình có quân sự, họ dùng dân sự mình cũng làm tương tự.

Nếu ASEAN bỏ mặc cho Trung Quốc độc diễn ở Biển Đông thì thật sai lầm!

PV: - Trung Quốc đang bẻ gãy chiếc đũa yếu nhất là Philippines, theo ông ASEAN cần phải lên tiếng ra sao để đối phó với tình hình này?

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: - ASEAN là tổ chức được gọi là ngôi nhà chung, trong đó có Việt Nam, chúng ta lấy mục đích, mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của nó thực hiện những việc lớn. Tuy nhiên, hiệu quả của nó trong những năm qua đặc biệt là vấn đề bảo vệ chủ quyền, trong vấn đề hợp tác kinh tế thương mại lại không có những hiệu quả thực sự như mong đợi.

Nhất là trong thời gian vừa qua, vai trò của ASEAN rất mờ nhạt trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Một trong những nguyên nhân sâu xa như tôi đã nói nó liên quan đến vấn đề lợi ích.

Vấn đề Biển Đông cũng như vấn đề lợi ích, quan hệ các nước của ASEAN không phải nước nào cũng có lợi ích trên vấn đề Biển Đông. Trực tiếp chỉ có các nước: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.

Tuy nhiên, Biển Đông cũng là nơi chứa đựng lợi ích gián tiếp của nhiều nước như Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia, Mianma… bởi vị thế địa chiến lược của vùng biển này, kể cả những nước xa xôi như Pháp, Đức..; vì Biển Đông là con đường hàng hải quan trọng bậc nhất của thế giới đã và đang đem lại cho các quốc gia những lợi ích hết sức to lớn.

Chưa kể, Đông Nam Á là một trong những thị trường đầy tiềm năng. Nếu chiến tranh, xung đột xảy ra, hậu quả sẽ thật khó lường!

Quay trở lại vấn đề ASEAN, lợi ích của ASEAN tuy vậy nhưng không phải như nhau, tranh chấp trên Biển Đông không phải bao giờ cũng gắn trực tiếp với tất cả các nước.

Lợi dụng điều này, Trung Quốc đã tìm cách li gián các nước ASEAN với nhau với chiêu bài không quốc tế hóa và khu vực hóa, chỉ giải quyết song phương. Hay còn gọi là bẻ đũa từng chiếc, chia để trị.

Và hiện nay Trung Quốc có vẻ như đang thành công. Hiện nay chủ tịch ASEAN là Campuchia, đương nhiên không ngoại trừ lý do Trung Quốc sẽ tác động. Nếu các nước ASEAN chỉ cho rằng đây chỉ là vấn đề của riêng Philippines hoặc của riêng Việt Nam mà bỏ mặc cho Trung Quốc độc diễn ở Biển Đông thì thật sai lầm.

Như vậy, việc nhìn nhận lợi ích như thế nào là một vấn đề. Có những nước nhìn lợi ích trước mắt mà quên lâu dài. Trong nội khối các nước ASEAN cũng như chính bản thân Trung Quốc cần phải tuân thủ nguyên tắc nền tảng trong quan hệ quốc tế hiện đại, đó là đấu tranh và hợp tác trên cơ sở tôn trọng chủ quyền lẫn nhau, chứ không phải trên cơ sở cá lớn nuốt cá bé, theo kiểu “luật rừng” được.

Vì vậy, trong thế giới ngày nay, nhất là vấn đề Biển Đông, không nên sống theo kiểu “cháy nhà hàng xóm vẫn bình chân như vại” được. Đây là vấn đề lớn của khu vực, cần phải lên tiếng vì đó là chính nghĩa.

Nếu các nước trong ngôi nhà chung ASEAN nghĩ đây là việc của Việt Nam, của Philippines mà không có những hành động thiết thực thì ngôi nhà chung ASEAN sẽ khó mà tồn tại vững bền. Chính vì vậy, bản thân của từng nước ASEAN phải tỉnh táo, nhận diện và hành động, đừng coi đó là việc riêng của một nước nào.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

>> Đài Loan đổ thêm dầu vào chảo lửa "biển Đông"

Xung quanh căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough giới học giả Đài Loan nhận định tình trạng trên sẽ vẫn duy trì nhưng không leo thang thêm nữa, và cũng khó có thể xảy ra một vụ đụng độ hay xung đột quân sự, “vì như vậy vô hình chung Trung Quốc tạo cớ cho Mỹ tham gia sâu hơn vào vấn đề biển Đông”




http://nghiadx.blogspot.com
Lâm Úc Phương, một "ông nghị" Đài Loan luôn cổ súy và theo đuổi chính sách tăng cường sức mạnh quân sự trên đảo Ba Bình thuộc chủ quyền Việt Nam do Đài Loan chiếm đóng trái phép

Trong buổi điều trần cục An ninh quốc gia ngày hôm qua 21/5 của viện Lập pháp Đài Loan, Lâm Úc Phương, một Ủy viên viện Lập pháp yêu cầu viện Hành chính Đài Loan xây dựng một kết cấu mang tính vĩnh cửu trên bãi Bàn Than (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) để tuyên truyền cái gọi là "chủ quyền" của Đài Loan.

>> 1200 quả tên lửa Trung Quốc đặt Đài Loan trong tầm ngắm
>> Chiến tranh Trung Quốc - Đài Loan : Đâu dễ xảy ra

Sở dĩ đưa ra đề nghị này vì theo nhận định cá nhân của Lâm Úc Phương sau chuyến "thị sát" đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị lực lượng quân sự Đài Loan chiếm đóng trái phép - PV) hôm 30/4/2012 vừa qua cùng 2 viên "nghị sĩ" khác - Ủy viên viện Lập pháp.

Theo số liệu quan trắc vệ tinh Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa (quan sát trái phép - PV), Lâm Úc Phương nhận định khu vực bãi Bàn Than (đang do Đài Loan kiểm soát trái phép - PV) nằm giữa đảo Sơn Ca và đảo Ba Bình thời gian gần đây có nhiều tàu cá Việt Nam hoạt động (trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam - PV), "nếu Đài Loan không xây dựng một kết cấu vĩnh cửu" nhằm tuyên bố cái gọi là "chủ quyền", bãi Bàn Than sẽ "có khả năng bị nước khác kiểm soát" - theo Lâm Úc Phương.

http://nghiadx.blogspot.com
Lâm Úc Phương (giữa) và 2 "ông nghị" khác của Đài Loan tham quan (trái phép) bãi Bàn Than thuộc chủ quyền Việt Nam ngày 30/4 vừa qua

Một "ông nghị" khác của Đài Loan, Trần Trấn Tương cho rằng thời gian vừa qua mọi biến động xung quanh vấn đề biển Đông mà không có sự tham dự của Đài Loan là "một điều đáng tiếc", tuy nhiên, Thái Đắc Thắng, Cục trưởng cục An ninh quốc gia khẳng định đơn vị này vẫn thường xuyên làm việc với Mã Anh Cửu, người đứng đầu chính quyền Đài Loan về "chính sách biển Đông".

Thái Đắc Thắng cho hay: "các bên có tranh chấp trên biển Đông đều "yêu cầu" Đài Loan không "liên thủ" với Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp biển Đông, và hiện tại về mặt thông tin chính thức Đài Loan vẫn chưa có ý định sẽ bắt tay với Bắc Kinh trong vấn đề biển Đông".

http://nghiadx.blogspot.com
Cục trưởng cục An ninh quốc gia Đài Loan, Thái Đắc Thắng

Xung quanh căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough giới học giả Đài Loan nhận định tình trạng trên sẽ vẫn duy trì nhưng không leo thang thêm nữa, và cũng khó có thể xảy ra một vụ đụng độ hay xung đột quân sự, “vì như vậy vô hình chung Trung Quốc tạo cớ cho Mỹ tham gia sâu hơn vào vấn đề biển Đông” – Đinh Thụ Phạm, Giám đốc viện Quan hệ quốc tế đại học Chính trị Đài Loan nhận xét.

Sau khi tái nhậm chức lãnh đạo tối cao Đài Loan nhiệm kỳ 2 hôm 20/5, ông Mã Anh Cửu tuyên bố trong một cuộc họp báo, Đài Loan thúc đẩy một chính sách gắn kết nhằm bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” trên biển Đông và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Tuy nhiên, ông Mã Anh Cửu không theo đuổi một quan điểm cứng rắn giống như Bắc Kinh.

http://nghiadx.blogspot.com
Ông Mã Anh Cửu, người vừa tái đắc cử vị trí lãnh đạo cao nhất của Đài Loan nhậm chức hôm 20/5 theo đuổi một chính sách trên biển Đông mang tính ôn hòa hơn Bắc Kinh

“Chúng ta (Đài Loan) nên thúc đẩy một thăm dò chung với các bên có đòi hỏi chủ quyền khác trên biển Đông và tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề này (tranh chấp chủ quyền biển Đông - PV)", ông Mã Anh Cửu trả lời câu hỏi của một nhà báo Mỹ.

Trong một động thái khác có liên quan, khi xảy ra căng thẳng trên bãi cạn Scarborough nhiều học giả hai bờ eo biển Đài Loan tiếp tục kêu gọi giới chức Bắc Kinh và Đài Loan bắt tay hợp tác bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” của "China" (tên tiếng Anh của cả Trung Quốc và Đài Loan) đối với vấn đề biển Đông.

Tuy nhiên, nếu điều đó có xảy ra thì cũng chỉ có thể là một sự liên kết, “liên thủ” ngấm ngầm bởi việc liên kết hai bờ trong các hoạt động đàm phán hoặc mang tính bề nổi xoay tranh chấp chủ quyền biển Đông, Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) sẽ động chạm đến chủ đề chính trị nhạy cảm giữa hai bờ eo biển Đài Loan cũng như tương lai chính trị của người cầm quyền trên hòn đảo này.

>> Quan hệ Nga - Mỹ căng như dây đàn ?

Vladimir Putin đã trở thành nhân vật gần như được chú ý nhất trong hội nghị thượng đỉnh G8 và NATO vừa qua, cho dù ông không tham dự các cuộc họp này.




http://nghiadx.blogspot.com
Mô phỏng hệ thống phòng thủ tên lửa


Nhiều người biết chắc rằng ông có thể không tới Chicago tham dự hội nghị của NATO, nhưng việc ông từ chối xuất hiện tại Trại David lại là một bất ngờ.

Việc 'không xuất hiện' này có một phần mang tính tượng trưng, nhưng cũng không quá quan trọng. Cho dù nguyên nhân là gì thì thực tế là, ông Putin cũng chẳng có nhiều nội dung để tranh luận trong các cuộc hội nghị này.

Nhưng hẳn nhiên, ai cũng có thể đoán ra nguyên nhân một phần trong đó có thể là vấn đề lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO ở châu Âu vẫn đang phủ bóng lên quan hệ giữa Mỹ và phương Tây.

Các cuộc thảo luận diễn ra từ cuối năm 2010 và nửa đầu 2011 về chủ đề này tỏ ra khá hữu ích, nhưng lại mang lại một kết quả tiêu cực - không đưa ra có bất kỳ khả năng phòng thủ tên lửa chung nào. Kể từ sau đó, các cuộc thảo luận đã bị ngưng lại, và lúc này thì không có bất kỳ cuộc đàm phán nào mang lại kết quả khả quan.

Trong một sự cố quên tắt micro, Tổng thống Barack Obama đã hứa hẹn với Thủ tướng Dmitry Medvedev (khi đó còn làm Tổng thống Nga) rằng ông sẽ 'linh hoạt hơn' sau cuộc bầu cử tới đây. Nhưng dù ông Obama có tái đắc cử đi chăng nữa, thì việc 'linh hoạt' này chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế - bởi hệ thống phòng thủ tên lửa này vẫn được phần lớn giới chính trị của Mỹ coi đó là một biểu tượng cho cả sức mạnh về quân sự và an ninh của Mỹ.

Hầu hết các nghị sĩ ở Thượng và Hạ viện của Mỹ đều hiểu rõ vấn đề phức tạp trong tương tác giữa các yếu tố bảo phòng thủ và tấn công của hệ thống chiến lược và ảnh hưởng của nó lên sự ổn định mang tính chiến lược. (Họ chỉ không hiểu tại sao người Nga lại có thể phàn nàn bất kỳ điều gì về một hệ thống tên lửa chỉ đơn thuần mang tính 'phòng thủ').

Đối với Putin, ông có thể mềm mỏng hơn trong một số khía cạnh, nhưng riêng với vấn đề lá chắn tên lửa này thì không ai mong chờ ông sẽ có nhượng bộ. Hy vọng 'tái thiết' quan hệ Nga - Mỹ theo sáng kiến của ông Obama hồi năm 2009 vừa mới được nhen nhóm trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Medevdev.

Nay, Tổng thư ký NATO tuyên bố giai đoạn đầu của hệ thống đã được lắp đặt và đưa vào hoạt động. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quá trình 'tái thiết' này sẽ bị đẩy về không xa vạch xuất phát ban đầu, bởi giữa hai 'cựu thù' chẳng có nhiều nền tảng vững chắc để xây dựng niềm tin trên đó.

Hồi tháng 11 năm ngoái, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu đối thủ cũ thời Chiến tranh Lạnh, NATO đưa ra lời mời hợp tác với Nga về hệ thống này tại Lisbon, nhưng cả hai phía đã phải rất chật vật để tìm ra một cơ sở chung.

'Đây không phải là một dự án nhằm chống lại Nga, đó là một dự án mà chúng tôi muốn cùng Nga thúc đẩy mối quan tâm về an ninh tại châu Âu" - Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói. "Và do đó, cánh cửa với Nga vẫn luôn mở".

Tuy nhiên, cánh cửa đó có mở đủ rộng để Nga bước vào hay không lại là việc khác. Moscow đã kêu gọi cùng kiểm soát hệ thống này với NATO và kêu gọi NATO ký một cam kết mang tính ràng buộc pháp lý rằng hệ thống không nhằm vào Nga.

Nhưng NATO kiên quyết không đồng ý, và khẳng định rằng hệ thống này chỉ nhằm đánh chặn các loại tên lửa của những nước như Iran. Còn Nga lại tin rằng các tên lửa của Iran khó có thể uy hiếp được Mỹ hoặc các mục tiêu của Mỹ ở châu Âu.

Sẽ chẳng còn bất kỳ cơ hội nào cho việc 'tái thiết' nếu như nhìn vào thực tế: Mỹ không bao giờ từ bỏ chương trình phòng thủ tên lửa này, lại càng không bao giờ làm việc đó vì mong muốn của Nga.

Nhưng khi nhìn vào túi tiền và thực trạng kinh tế ảm đạm của cả Mỹ và NATO, Nga có khi cũng chẳng cần phải quá sốt ruột về hệ thống tên lửa phòng thủ có nguy cơ đặt sát nách của mình. Nếu không có tiền, thì hệ thống này sẽ chẳng có động lực để vận hành.

Hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Chicago bàn thảo một nội dung vô cùng quan trọng đối với lá chắn tên lửa: ai sẽ phải trả tiền cho toàn bộ kế hoạch?

Sáng kiến "quốc phòng thông minh" là một trong nội dung thảo luận lần này của NATO, nhằm cắt giảm một khoản tiền đáng kể bằng việc nâng cấp độ hợp tác về việc lên kế hoạch ngân sách.

Nếu đi vào chi tiết các bất đồng bên trong NATO, thì có thể tính đến một giả thiết tương đối khả thi. Washington mong châu Âu đóng góp nhiều hơn về mặt tài chính để tạo ra hệ thống phòng thủ tại châu lục này.

Nhưng nếu châu Âu cảm thấy rằng họ chưa cần tới một hệ thống đắt đỏ như vậy, thì người được lợi nhất hẳn sẽ là Nga. Bởi Moscow sẽ chẳng cần phải giương rađa hay đe dọa dùng bất kỳ loại tên lửa tối tân nào để đáp trả, thì tự thân một chiếc túi rỗng cũng là 'sát thủ' đáng gờm nhất cho cả hệ thống tên lửa phòng thủ tối tân nhất thế giới này rồi.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang