Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 23 tháng 1 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

>> Làng gói bánh chưng hối hả đón Tết


Chuẩn bị cho ngày Tết truyền thống, những nghệ nhân làng nghề ở ngoại thành Hà Nội hối hả rửa lá, đãi đỗ mỗi ngày để cho ra lò hàng chục nghìn chiếc bánh chưng phục vụ thực khách.


Cảnh gói bánh chưng tại nhà bà Lương ở thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà (Thanh Trì, Hà Nội).


Người dân cho biết, hầu hết các gia đình trong thôn đều làm nghề gói bánh chưng phục vụ khắp các tỉnh thành gần Hà Nội. Vào ngày thường mỗi nhà sản xuất khoảng 300 chiếc một ngày, nhưng đến dịp Tết phải huy động người quen tới làm giúp.



Trẻ em cũng giúp người lớn làm những công việc đơn giản như rửa và tước sống lá.

Những ngày giá rét này, chị Hảo thường phải mặc áo mưa đi găng tay làm việc tránh lạnh. Chị cho hay, cũng như nhiều hộ khác trong làng, gia đình chị làm nghề gói bánh chưng đã nhiều đời.

Nói đến bánh chưng là nói đến ngày Tết. Cái hương vị của thịt lợn đỗ xanh và gạo nếp gói trong chiếc lá rong xanh thơm nồng quyến rũ bao người xa quê hương.

Dù đã ở tuổi 90 nhưng cụ Tỵ vẫn miệt mài làm việc giúp đỡ con cháu trong những ngày cao điểm. Cụ tâm sự, đã gắn bó cả cuộc đời với nghề nên mỗi khi Tết đến trong lòng lại bồi hồi. "Không rửa tay ngồi gói chiếc bánh chưng không thể yên tâm được. Mong con cháu mãi mãi nối dõi nghề gia truyền này", cụ Tỵ nói.

Với người dân làng Tranh Khúc, việc gói bánh kinh doanh cũng được tính toán tỉ mỉ. Từ khâu đong gạo, đỗ xanh thật chuẩn thậm chí cân đo trọng lượng miếng thịt trước khi gói.

Những người gói bánh chuyên nghiệp không dùng khuôn chiếc bánh vẫn vuông và đều. Chưa đầy một phút, với thao tác nhanh gọn, chiếc bánh chưng đã được gói xong.

Bà Nhàn (73 tuổi) cũng đã làm nghề này từ bé.

Với người dân làng Tranh Khúc, việc gói bánh kinh doanh cũng được tính toán tỉ mỉ. Từ khâu đong gạo, đỗ xanh thật chuẩn thậm chí cân đo trọng lượng miếng thịt trước khi gói.


au khi gói, bánh được luộc bằng hệ thống nồi hơi công nghiệp, trước khi đưa ra thị trường.

>> Hương vị tết quê



tet que

TS - Gió xuân nhè nhẹ mang theo cái se se lạnh của ngày cuối đông còn vương trên chiếc khăn choàng của Ngoại. Mưa xuân rắc bụi cho buổi sớm mai thêm ngọn nắng xuân giòn ngọt, hây hây trên đôi má của chị Gái. Trước thềm, chậu hoa vạn thọ, hoa cúc vàng đang đung đưa mình làm thẫn thờ mấy chú bướm chàng ong...

Ôi hương vị Tết quê đã xa rất xa bỗng ùa về với một cảm xúc nguyên vẹn. Đã mười năm xa quê, nhưng mỗi cuối năm điệp khúc “về quê ăn Tết” vẫn cứ day dứt trong lòng những người con xa xứ, lâng lâng hoài niệm về những ký ức xa xưa.

Làm sao quên được không khí thôn xóm chuẩn bị đón Tết. Mọi người ai ai cũng nhanh nhẹn hơn, vội vã hơn thường ngày. Nhà nhà quét dọn sân vườn, lau chùi bàn ghế, đánh bóng lư đồng, quét vôi tường cũ, trang hoàng nhà cửa chuẩn bị đón Tết. Mọi người ai cũng vui vẻ, hoạt náo hơn. Mấy bé trai bé gái trong xóm bỗng ngoan hơn, làm việc nhiều hơn để được mẹ mua cho quần áo mới.

Làm sao quên được những phiên chợ quê ngày giáp Tết! Mọi người đi chợ từ tờ mờ sáng. Trên đôi quang gánh của họ là trái bí, trái bầu, bó rau, cặp gà, cặp vịt hoặc thúng dưa giạ gạo. Tiếng leng keng của chiếc xe ngựa chở hàng, tiếng bước chân vội vã của mấy bà mấy chị, tiếng gọi nhau í ới làm huyên náo cả xóm thôn. Chợ quê bỗng nhộn nhịp, đông vui lạ thường.

Làm sao quên được những đêm thức ngồi cùng bên bà bên mẹ dệt bánh in, đổ bánh thuẫn. Bánh in được làm từ bột gạo nếp xay khô, đem phơi sương rồi trộn với đường trắng, dùng khuôn gỗ dệt thành những cái bánh xinh xắn. Bánh thuẫn thì được làm với trứng gà, bánh làm ra sao cho nở đẹp 5 cánh đều nhau thì năm mới làm ăn mới phát tài phát lộc.

Làm sao quên chiều 30 Tết, bên nồi bánh chưng còn nghi ngút khói, mẹ vớt những cái bánh chưng thơm nồng mùi nếp mới, mùi lá chuối xanh, chuẩn bị làm mâm cơm họp mặt gia đình. Trên bàn thờ nghi ngút khói hương, được trang hoàng lộng lẫy với bình hoa, mâm ngũ quả, bánh mứt... Chiều cuối năm bỗng nghiêm trang hơn, linh thiêng hơn.

Làm sao quên được những trò chơi dân gian mang đặc tính miền quê. Con sông Gò Bồi vốn hiền hoà cần mẫn bỗng trở nên nhộn nhịp với hội đua ghe. Cứ mồng 2 Tết, dặt dìu trai gái kéo nhau về sông Gò Bồi xem hội đua ghe, đã trở nên một nét văn hoá đặc sắc của quê nhà. Chính nơi con sông Gò Bồi này, nhà thơ Xuân Diệu đã từng tắm tuổi thơ mình với đầy ắp những kỷ niệm ngọt ngào. Dù đi xa mấy mươi năm, Xuân Diệu cũng không thể nào quên mùi nước mắm ở vạn Gò Bồi, hương vị bánh ít lá gai mềm dẻo, mùi bánh tráng nướng giòn rụm...

Làm sao quên được những ngày Tết quê giản dị, hiền hoà và thân mật! Mấy chị gái quê quanh năm đối mặt với ruộng đồng chưa một lần biết đến hộp phấn thỏi son, Tết đến bỗng điệu đàng hẳn ra. Chị nào cũng má đỏ hây hây, diện những bộ quần áo mới còn thơm nguyên mùi vải, thẹn thùng đứng sát nhau nhìn ngắm dòng người đi tảo mộ, lễ chùa. Xa xa, thấp thoáng bóng dáng ai đi thăm đồng ngày đầu năm. Gió xuân mơn man ngọn lúa non quyện trong hương đồng gió nội ngan ngát một hương vị rất lạ: Hương vị Tết quê.

(Sưu tầm)

>> Tìm hiểu 'lão làng' của Hải quân Trung Quốc





Type 037 là thế hệ tàu tuần tra chống ngầm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc, được phát triển từ những năm 1950 - 1960.
Quá trình hình thành Type 037
Tàu tuần tra chống ngầm lớp Type 037 của Hải quân Trung Quốc (PLAN), NATO gọi là lớp tàu Hải Nam, là loại tàu rất đáng tin cậy đa năng và cũng được các binh sĩ hải quân nước này ưa thích.

Khoảng 120 chiếc tàu tuần tra chống ngầm Type 037 đã được đóng, hiện nay vẫn còn khoảng hơn 50 chiếc phục vụ trong Hải quân Trung Quốc. Nếu tính trên thế giới, vẫn còn khoảng 50 mẫu của loại tàu nàytrong lực lượng hải quân của nhiều nước khác. Trong khi Type 037 được thiết kế và đóng là chiếc tàu chống ngầm, nhưng lại được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển.


Tàu ngầm lớp Type 037 (Hải Nam) trong biên chế Hải quân Trung Quốc.

Sự phát triển của chương trình Type 037 là thành quả sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc và thất bại thử nghiệm tác chiến của tàu tuần tra cỡ lớn lớp Kronstadt của Liên Xô.

Trung Quốc đã nhập khẩu 6 trong số 20 chiếc tàu lớp Kronstadt đầu tiên có tải trọng 300 tấn từ Liên Xô vào năm 1956, lắp ráp hai chiếc từ các bộ phận do Nga chế tạo, và 12 chiếc sau đó được đóng tại các nhà máy đóng tàu Thượng Hải và Quảng Châu vào năm 1957.


Tàu chiến lớp Kronstadt của Liên Xô được chào đón trong những ngày đầu về đến Trung Quốc.

Thời kỳ đó, Hải quân Trung Quốc cần đẩy nhanh tốc độ đóng tàu để phục vụ tác chiến duyên hải, đối phó với Đài Loan. Các tàu lớp Kronstadt của Liên Xô trước đây không đáp ứng yêu cầu của về tốc độ, hỏa lực tấn công, khả năng chống gió, độ tin cậy, và tầm hoạt động… Vì vậy, tàu tuần tra chống ngầm có tải trọng 300 tấn mới trở thành yêu cầu cấp bách.

Trong năm 1959, Hải quân Trung Quốc (PLAN) nỗ lực thực hiện để thay thế các tàu lớp Kronstadt bằng loại tàu có kích cỡ và tải trọng tương đương. Tất cả công việc được giao cho Viện 701 của Học viện Hải quân dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ Tư lệnh Hải quân.

Phụ trách dự án là ông Xu Zhenqi, cố vấn của Viện 701, người được đánh giá như một huyền thoại của Hải quân Trung Quốc. Ông Xu tốt nghiệp Trường Không quân và Tàu ngầm ở Phúc Kiến, Hải quân Quốc Dân Đảng, và phụ trách giám sát chất lượng các chiến hạm Trung Quốc được mua từ nước ngoài.

Năm 1952, ông Xu được bổ nhiệm làm Trưởng phòng thiết kế, Cục Xây dựng và Sửa chữa tàu Hải quân, sau đó được bổ nhiệm là chuyên viên thiết kế cao cấp. Ngoài công việc thiết kế Type 037, ông Xu còn phụ trách chương trình phát triển Type 062. Cho đến khi mất vào năm 1982, tất cả tàu chiến lớn của Hải quân Trung Quốc đều có dáng dấp thiết kế ban đầu của ông.

Thông số kỹ thuật và trang bị vũ khí của Type 037
Ban đầu, thông số kỹ thuật mà các cố vấn Liên Xô đưa ra có đôi chút thay đổi so với lớp tàu Kronstadt (thiết kế của Hải quân Trung Quốc mang tên Type 6604), rút độ cao đường mớn nước và giảm chiều dài thân tàu xuống còn 52 mét.

Tuy nhiên, khi tiến hành thử nghiệm trên mô hình mẫu đã phát hiện con tàu không đạt tốc độ tối đa theo yêu cầu là 28 hải lý/giờ. Sau nhiều cuộc thử nghiệm đã xây dựng và thông qua được bản tái thiết kế chuẩn là giảm chiều rộng và tăng chiều dài thân tàu lên 58,8 m; tàu có bốn động cơ diesel Type 40II với công suất 2.200 mã lực. Đồng thời, tốc độ tối đa của mẫu thiết kế mới đã tăng từ 24 lên đến 28 hải lý/giờ.


Tàu Type 037 được trưng bày tại công viên. Thông số cơ bản của Type 037: Lượng giãn nước (tấn): chuẩn: 375; hết tải: 392; Kích thước (mét): dài: 58,8; rộng: 7,2; cao: 2,2.

Việc không đủ không gian làm việc trong phòng máy là một trong những thiếu sót quan trọng hơn khi thiết kế tàu lớp Kronstadt. Để khắc phục sự cố kỹ thuật này, phòng động cơ của Type 037 đã được tăng lên bằng cách di chuyển phòng của thủy thủ đoàn về phía trước bốn mét, do đó quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo trì được thuận tiện hơn.

Một số nhà phân tích dự đoán Type 037 là loại tàu tuần tra OS-1 của Liên Xô trước đây được cải tiến mở rộng, một cáo buộc mà các nhà thiết kế Trung Quốc kiên quyết phản bác vì Trung Quốc không bao giờ nhập khẩu bất kỳ chiếc tàu OS-1 nào.

Thân tàu của Type 037 được đóng hoàn toàn bằng tấm kim loại cơ bản và có 2 tầng. Tầng 1 là kho chứa đạn dược, buồng nghỉ của thủy thủ đoàn và phòng máy. Trong khi tầng trên là phòng chỉ huy, định hướng, radar, chống ngầm.

Về vũ khí, kho vũ khí chống ngầm của Type 037 bao gồm:

- Bốn ống phóng 5 nòng RBU 1200 được gắn cố định với bệ ở sườn tàu.
- Hai dàn vũ khí ngầm, mỗi dàn 4 ống BMB-2. Hệ thống định vị chống ngầm ban đầu VS-1 được thay thế bằng hệ thống SJD-3 bắt đầu hoạt động từ ngày 19/12/1976; tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thay đổi về mẫu thiết kế của Type 037.


Pháo phòng không.


Dàn rocket chống ngầm.
Trong giai đoạn thiết kế, các tháp pháo đơn 85mm của Kronstadt đã bỏ và thay bằng hai khẩu pháo lòng kéo Type 66, loại 57/70 mm. Type 66 là loại pháo được nâng cấp từ pháo phòng không Type 59 57mm (AAA) với khả năng hỏa lực đã được mở rộng lên rất lớn (tốc độ bắn: 270 viên/phút, tầm bắn lên đến 12km) và độ chính xác cao hơn, nhưng lại giảm tầm bắn của súng bắn tăng Kronstadt 85 mm (18 viên/phút, tầm bắn lên đến 15 km).

Hải quân Trung Quốc muốn sử dụng pháo tự động nòng kép AK230 30 mm của Liên Xô là hệ thống vũ khí thứ hai trang bị cho Type 037. Tuy nhiên, do quá trình thiết kế và sản xuất của AK230 bị trì hoãn, nên Hải quân Trung Quốc đã sử dụng pháo 2 nòng Type 61 25mm/60 có tốc độ bắn 270 viên/phút và đạt tầm xa 3km để thay thế.
(China Defense)

>> Hợp tác hải quân Trung - Xô qua các thời kỳ (kỳ 2)



Đầu những năm 1990, quan hệ Trung - Xô được cải thiện, thời kỳ này quân đội Trung Quốc hiện đại hóa mạnh mẽ hải - lục - không quân với sự trợ giúp đặc lực từ Nga.

Xung đột biên giới Trung - Xô 1969 đã làm mối quan hệ giữa hai quốc gia "anh em" này đóng băng suốt một thời gian dài, tất cả sự viện trợ kinh tế và quân sự cho Trung Quốc hoàn toàn bị cắt đứt. Nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc thời điểm đó vẫn chưa đủ khả năng độc lập phát triển nếu không có sự giúp đỡ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật của Liên Xô. Kết quả, hải – lục – không quân Trung Quốc không được hiện đại hóa trong thời gian dài, trở nên kém cỏi trước các cường quốc quân sự tiên tiến.

Đầu những năm 1980, Trung Quốc từng bước thiết lập trao đổi hợp tác quốc phòng với Mỹ và phương tây. Thời kỳ này Trung Quốc nhận được một số phương tiện khí tài quân sự từ các đối tác mới nhưng họ thừa khôn ngoan để không cho Trung Quốc vực dậy nền quốc phòng. Năm 1989, những vấn đề chính trị trong nước của Trung Quốc đã bị Mỹ và phương Tây lấy làm cớ để cắt đứt quan hệ quân sự.

Đứng trước tình thế khó khăn và nhu cầu cần thiết phải hiện đại hóa, Trung Quốc đành phải quay sang cầu viện người anh em Liên Xô. Năm 1989, tổng thống Liên Xô, Mikhail Gorbachev thăm Trung Quốc thiết lập lại mối quan hệ mới sau nhiều năm gián đoạn. Hai chính phủ đã ký nhiều bản hợp đồng liên quan tới chuyển giao trang bị vũ khí mới.

Năm 1991, Liên Bang Xô Viết tan vỡ, kinh tế nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Do đó, các hợp đồng mua bán vũ khí khổng lồ là cứu cánh cho nước Nga thời hậu Xô Viết. Năm 1991, Liên Xô bán 24 chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Sukhoi Su-27 cho Trung Quốc.

Bản hợp đồng hải quân đầu tiên ký năm 1992, Trung Quốc đặt đóng hai tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel lớp Kilo (Type 877EKM). Hai tàu được đóng tại nhà máy Krasnoye Sormovo (Niizhny Novgorod) và chuyển giao trong tháng 2 và tháng 11/1995.

Sau đó, Trung Quốc ký mua thêm 2 tàu ngầm Kilo cải tiến (project 636) đóng ở nhà máy Admiralty (Saint Petersburg) và chuyển giao lần lượt trong năm 1997-1998. Ước tính, trị giá 4 tàu ngầm khoảng 1 tỷ USD.

Ngày 3/5/2002, Rosoboronexport ký hợp đồng đóng 8 tàu ngầm Kilo (Type 636) trang bị hệ thống tên lửa diệt hạm Club-S với tổng trị giá 1,6 tỷ USD.

Theo một số thông tin, 5 chiếc do nhà máy Admiratly đóng, hai chiếc do Sevmash và một chiếc do Krasnoye Sormovo đóng.


Khu trục hạm Sovremenny.

Tháng 8/1997, Trung Quốc chi 885 triệu USD mua hai khu trục hạm lớp Sovremenny (project 956) và hợp đồng với nhà máy Severnaya Verf hoàn thiện hai tàu đang đóng dở này.

Hai tàu này mang tên Yekaterinburg và Alexander Nevsky được đóng năm 1988-1989 nhưng do thiếu kinh phí nên dự án bị bỏ dở nửa chừng. Khi hợp đồng với Trung Quốc ký thì công việc mới hoàn thành mức 70% và 30%.

Cuối năm 1999, cả hai khu trục Sovermenny được chuyển giao cho hải quân Trung Quốc. Chiến hạm lớp Sovremenny trang bị hệ thống điện tử và vũ khí tiên tiến của nước Nga. Trước đó, chưa có một tàu chiến nào của Trung Quốc sánh được với lớp tàu này.

Hai tàu chiến Sovremenny đã tăng cường đáng kể sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc trong tác chiến vùng biển xa.

Tháng 1/2002. Trung Quốc ký hợp đồng với Rosoboronexport trị giá 1,5 tỷ USD đóng hai tàu khu trục Sovremenny cải tiến (project 956EM). Nhà máy đóng tàu Severnaya giành chiến thắng trong bản hợp đồng đắt giá này. Không có nhiều thông tin liên quan tới trang bị của project 956EM, nhưng có thể nó tương tự phiên bản 956U đóng cho hải quân Liên Xô. Project 956EM vũ trang tổ hợp tên lửa chống hạm Yankhont thay vì Moskit và nâng cấp hệ thống phòng không.

Trung Quốc đã thể hiện mối quan tâm không chỉ mua tàu chiến mà nhập khẩu công nghệ vũ khí hải quân đặc biệt là tên lửa chống hạm.

Năm 1997, Zvezda – Strela ký hợp đồng với Trung Quốc cùng hợp tác sản xuất tên lửa đối hạm siêu âm X-31 mà tên hiệu của Nga là KR-1 còn Trung Quốc là YJ-91. Ngoài ra, Trung Quốc và Nga tiến hành nhiều cuộc đàm phán liên quan đến việc chuyển giao công nghệ tên lửa chống hạm 3M80E Moskit, 3M55E Yankhont và 3M54E Club.

Tháng 4/2002, Trung Quốc nhập khẩu thành công hai hệ thống tên lửa hải đối không tầm xa S-300FM Rif-M (SA-N-6) lắp trên khu trục hạm Type 052B do Trung Quốc đóng. Các vị lãnh đạo hải quân Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm tới pháo hạm tự động do Nga thiết kế.

Năm 1998, Trung Quốc mua một pháo hạm tự động Ak-176 cỡ 76mm lắp cho tàu tấn công lớp Houjian (project 520T) để thử nghiệm.

Trong lĩnh vực không quân hải quân, năm 1993 Trung Quốc mua hai trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 để thử nghiệm. Sau đó, họ mua tiếp 4 chiếc Ka-28 và đặt hàng 4 chiếc Ka-27PS. Tháng 1/2003, Trung Quốc ký hợp đồng mua 28 chiến đấu cơ đa năng Su-30MKK với khả năng chống hạm trị giá khoảng 1 tỷ USD.

Với sự "tiếp trợ" kỹ thuật mới từ Nga, hải quân Trung Quốc từ đầu những năm 1990 đã có bước phát triển đột phá, mạnh mẽ. Hải quân Trung Quốc từ lực lượng trang bị lạc hậu đã trở thành lực lượng có tiềm lực mạnh mẽ trên thế giới.

Hải quân Trung Quốc ngày nay được tổ chức thành 3 hạm đội chính với số quân hơn 200.000 người. Mỗi hạm đội tổ chức đầy đủ với các đơn vị tàu chiến nổi, tàu ngầm, không quân thuộc hải quân, tuần tra bờ biển... .

(Moscow Defence Brief)

>> Hợp tác hải quân Trung- Xô qua các thời kỳ (kỳ 1)



Với sự giúp đỡ của Liên Xô, từ con số 0, Trung Quốc đã xây dưng lực lượng hải quân hùng hậu.

Năm 1954, Liên Xô và Trung Quốc ký thỏa thuận quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng, theo đó Liên Xô trợ giúp Trung Quốc xây dựng và phát triển hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (People Liberation Army Navy - PLAN).

Ngay trong năm 1954-1955, hải quân Xô Viết chuyển giao cho Trung Quốc: 4 tàu khu trục lớp Gnevny; 4 tàu ngầm tấn công hạng trung lớp Srednyaya, 4 tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Malyutka (seri XV); 8 tàu ngầm lớp Kronshtadt; 6 tàu quét mìn lớp T43 và nhiều tàu phóng lôi (khoảng 12 tàu lớp P6 và 90 tàu thuộc đề án 123K).

Khu trục hạm Gnevny.

Bên cạnh việc chuyển giao tàu do Liên Xô chế tạo, Trung Quốc còn nhận viện trợ một số tàu nước ngoài gồm: 2 tàu hộ tống của Nhật (chiến lợi phẩm sau thế chiến II) và 6 tàu quét mìn của Mỹ (các tàu thuộc chương trình cho Liên Xô vay vũ khí).

Nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia Liên Xô, Hải quân Trung Quốc còn sữa chữa, trục vớt một số vũ khí như tuần dương hạm hạng nhẹ Chungkinh, sửa chữa và đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc năm 1960.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã phát triển đội tàu chiến đa dạng, tổ chức huấn luyện hải quân quy mô lớn và bước đầu hình thành không quân của hải quân. Năm 1955, số lượng cố vấn và các chuyên gia Liên Xô làm việc ở Trung Quốc lên tới 2.500 người.

Với sự hỗ trợ từ Liên Xô, Trung Quốc bắt đầu phát triển công nghiệp đóng tàu quân sự. Các cơ sở đóng tàu được xây dựng ở Giang Nam, Thượng Hải, Quảng Đông. Ngay sau khi hoàn thành xây dựng, nâng cấp nhà máy đóng tàu, Trung Quốc triển khai ngay việc sản xuất một số tàu chiến theo thiết kế Liên Xô.

Chương trình đầu tiên là dự án đóng tàu ngầm diesel hạng trung lớp Whiskey (đề án 613). Tất cả bộ phận tàu ngầm được chuẩn bị ở nhà máy Krashoye Sormono (Liên Xô), tiếp đó được chuyển tới lắp ráp tại Thượng Hải.

Các cuộc thử nghiệm được tiến hành ở cảng Lữ Thuận năm 1957. Sau đó, Trung Quốc tiếp nhận tài liệu kỹ thuật và Liên Xô cung cấp vật liệu thép, bộ phận điện tử, trang bị vũ khí cho nhà máy của Trung Quốc. Tới năm 1964, Trung Quốc đã chế tạo được tất cả 18 tàu ngầm lớp Whiskey.

Tàu hộ tống lớp Riga chủ yếu lắp pháo và giàn phóng rocket săn ngầm.

Tàu quét mìn lớp T43 (đề án 254).


Trong khoảng thời gian đó, Trung Quốc cũng xúc tiến đóng mới các tàu chiến nổi, công việc được giao cho nhà máy ở Thượng Hải và Quảng Đông chế tạo 4 tàu hộ tống lớp Riga (Trung Quốc gọi là Type 01).

Năm 1956-1965, Trung Quốc đóng tiếp 21 tàu quét mìn lớp T43 (Type 010) và sản xuất hàng loạt tàu phóng ngư lôi thuộc lớp P6.

Năm 1959, Liên Xô trợ giúp Trung Quốc tiếp thu một số công nghệ hải quân mới mà đặc biệt là các kiểu tàu chiến và tàu ngầm trang bị tên lửa. Trong giai đoạn 1959-1961, Trung Quốc tiếp nhận nhiều tài liệu liên quan tới tàu ngầm diesel lớp Golf (đề án 629) trang bị hệ thống tên lửa D-1 kết hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật R-11FM, tàu ngầm tấn công lớp Romeo, khu trục hạm lớp Kotlin và tàu tấn công tốc độ cao lớp Komar và Osa mang tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit (SS-N-2 Styx).


Tàu tên lửa Komar (đề án 183R).


Tàu tên lửa lớp Osa (đề án 205).

Hải quân Trung Quốc còn mua từ hạm đội Thái Bình Dương các tuần dương hạm lớp Kirov (đề án 26 bis), bốn khu trục hạm lớp Ognevoy và hộ tống hạm lớp Riga để tăng cường hơn nữa sức mạnh trên biển.

Theo chỉ thị của Tổng bí thư ĐCS Liên Xô, Nikita Khrushchev, Liên Xô giúp Trung Quốc nghiên cứu phát triển năng lượng hạt nhân và có thể xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân. Tuy nhiên, do những căng thẳng và xung đột giữa hai quốc gia trong những năm 1960 nên Liên Xô rút toàn bộ chuyên gia về nước đồng thời hủy bỏ chuyển giao tài liệu cho Trung Quốc, nên ý định phát triển tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc không thành hiện thực.

Thành quả bước đầu

Với sự giúp đỡ của Liên Xô và cố gắng của đội ngũ chuyên gia non trẻ, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển đủ các lớp tàu. Đầu những năm 1960, Trung Quốc cải tiến và tự sản xuất hàng loạt lớp tàu, nhưng nhìn chung vẫn mang đậm thiết kế gốc của Liên Xô.

Tàu ngầm Type 033 do Trung Quốc chế tạo.

Trong giai đoạn từ 1960-1980, nhà máy ở Thượng Hải tổ chức sản xuất tàu ngầm tấn công Type 033 (dựa vào thiết kế lớp Romeo của Liên Xô). Theo một số nguồn tin khác nhau thì có 84-88 chiếc Romeo được sản xuất. Sau này, các tàu ngầm Type 033 được Trung Quốc xuất khẩu cho Triều Tiên và Ai Cập.

Từ 1967 tới 1992, Trung Quốc đóng 17 khu trục hạm Type 051 lớp Luda. Đây là lớp tàu Trung Quốc đã sao chép và cải tiến từ đề án 56 (lớp tàu Kotlin) của Liên Xô.


Khu trục hạm lớp Kotlin.


Và đây là khu trục hạm lớp Luda của Trung Quốc trang bị sáu tên lửa đối hạm CSS-N-1.

Giữa những năm 1960, Trung Quốc cho ra phiên bản cải tiến tàu tấn công tốc độ cao Type 204 (lớp Hoku) và Type 021 (lớp Huangfeng) theo thiết kế tàu tên lửa lớp Komar và Osa.

Trong lĩnh vực tên lửa, năm 1959 Liên Xô chuyển cho phía Trung Quốc các tài liệu cơ bản liên quan tới tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit.Trung Quốc nhanh chóng sao chép P-15 để chế tạo tên lửa diệt hạm SY-1/HY-1 (NATO đặt tên là CSS-N-1).


Tên lửa hành trình đối hạm SY-1.


Năm 1970, Trung Quốc tiếp tục đưa ra phiên bản SY-2 nới rộng tầm bắn lên 90 km. Giai đoạn 1980-1990, Trung Quốc phát triển tiếp tên lửa hành trình HY-4 (tầm bắn 150km). Ngoài vai trò trang bị trên tàu chiến, họ cũng tự chế tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển.

Đầu những năm 1980, máy bay ném bom chiến lược H-6D (sao chép Tu-16 của Liên Xô) được cung cấp tên lửa không đối hạm YJ-6 (C-601). YJ-6 cũng là sản phẩm dựa trên P-15 Termit.
(còn tiếp)

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

>> Bán vũ khí: Chính sách chia để trị của Trung Quốc đối với Đông Nam Á



Trung Quốc tăng cường bán vũ khí sang Đông Nam Á.

Tạp chí Kanwa Asian Defence số tháng 11.2010 khẳng định, những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng ráo riết xúc tiến vũ khí của mình vào các thị trường Đông Nam Á và có được những thành công rõ nét.

Trong cả khu vực, chỉ có Philippines, Việt Nam và Brunei không mua vũ khí Trung Quốc. Tất cả các nước Đông Nam Á còn lại đều có trong trang bị các mẫu vũ khí Trung Quốc. Tình hình này trở thành thực tế sau tháng 6.2009 khi Trung Quốc chính thức cung cấp cho Malaysia 16 hệ thống tên lửa phòng không vác vai FN6 và đây là lần đầu tiên Kuala Lumpur mua trực tiếp vũ khí Trung Quốc.

Nhận được nhiều vũ khí Trung Quốc nhất là Thái Lan. Ngoài hợp đồng mua bán 2 tàu tuần tra, năm 2008, hai nước đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất hệ thống rocket phóng loạt WS1B với các tên lửa không điều khiển, cũng như tiếp tục hiện đại hóa hệ thống và chuyển sang dùng tên lửa có điều khiển. Đây là dự án lớn nhất phát triển công nghệ tên lửa trong quân đội Thái.

Căng thẳng giữa Thái Lan và Campuchia những năm gần đây đã tăng mạnh, bên cạnh đó Campuchia và Myanmar cũng là các khách hàng chủ chốt của vũ khí Trung Quốc. Thái Lan là nước đầu tiên mua tên lửa chống hạm Trung Quốc С802А tầm bắn 180 km. Theo dư luận, tên lửa chống hạm này đang được xúc tiến mạnh vào Myanmar, nhưng thông tin này không được các nguồn tin Myanmar xác nhận.

Ở chính Myanmar, thương vụ thành công nhất năm 2009 là việc Trung Quốc bán một số lượng không nêu cụ thể tăng МВТ2000. Do Myanmar thiếu ngoại tệ chuyển đổi tự do, một số chi tiết của hệ thống ngắm bắn đã được đơn giản hóa, nhưng dẫu sao các xe tăng này cũng vẫn là loại xe tăng uy lực nhất khu vực. Đồng thời, Trung Quốc cũng đã xúc tiến tăng Т-96 vào Thái Lan, tuy nhiên do hạn chế ngân sách, Thái Lan đã buộc phải đóng băng kế hoạch mua vũ khí Trung Quốc.

Ở Campuchia, phần lớn tàu pháo của hải quân nước này do Trung Quốc sản xuất. Trung Quốc đã xuất khẩu sang Campuchia không dưới 2 tàu nhỏ, trong đó 1 chiếc là loại Р46С, trang bị 1 pháo 37 mm và 1 súng máy phòng không, chiếc thứ hai là tàu cao tốc Р200С. Cả 2 đều được đóng ở xưởng đóng tàu Jiangxi.

Tại Malaysia, tất cả vũ khí Trung Quốc, trừ tên lửa phòng không vác vai FN6 là được nhập khẩu trực tiếp, đều được mua nhờ sự giúp đỡ của Pakistan. Các hệ thống này bao gồm hệ thống tên lửa phòng không QW1/Anza Mk II hiện đã có trong trang bị của Lục quân Malaysia, cũng như hệ thống tên lửa chống tăng HJ8F/C.

Tại triển lãm Defence Services Asia 2010 (Malaysia), đoàn Trung Quốc đã giới thiệu một bộ thiết bị tích hợp các hệ thống phòng không TH-S311, được phát triển dành riêng cho các hệ thống FN6. Thành phần then chốt của việc hiện đại hóa là bố trí 1 chiếc ô tô trang bị radar, hệ thống nhìn đêm và hệ thống trao đổi dữ liệu. Sau hiện đại hóa, FN6 có thể sử dụng thông tin chỉ thị mục tiêu từ radar và hoạt động được trong mọi thời tiết. Ngoài ra, một đại đội FN6 có thể dùng để tác chiến chống các mục tiêu tốp. Hệ thống này hiện đang được chào bán cho Malaysia.

Từ năm 2008, Trung Quốc ráo riết xúc tiến FN6 vào thị trường Brunei.

Tại Indonesia, các nỗ lực xúc tiến vũ khí trang bị của Trung Quốc đã gặt hái thành công. Hải quân và lục quân nước này hiện có trong trang bị các hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc QW1. Trong khi đó, không quân Indonesia sẽ nhận được các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa QW3, lần đầu tiên được xuất sang một nước thứ ba. Hải quân Indonesia cũng đã mua tên lửa chống hạm С802.

Các nỗ lực mới đây của Trung Quốc nhằm xâm nhập thị trường Indonesia còn đang ngày càng ấn tượng hơn. Hiện nay, Indonesia bày tỏ quan tâm đến tên lửa có điều khiển SY400 tầm bắn 200 km, sử dụng hệ dẫn quán tính và GPS, có sai số vòng tròn xác suất 30 m. Rõ ràng là các nước Đông Nam Á, trong đó có Malaysia, đang rất nỗ lực để mua sắm các hệ thống tên lửa chiến thuật-chiến dịch.

Trước đó, PT PAL của Indonesia đã có chút ít kinh nghiệm trang bị tên lửa mới mua sắm từ nước ngoài cho tàu của họ. Các nguồn công khai đã đưa tin rằng, trong trang bị của Hải quân Indonesia hiện có các tên lửa chống hạm Trung Quốc С-802 lắp trên 5 tàu tên lửa nhỏ FPB-57 sêri 5. Các tàu nhỏ này đóng ở Indonesia theo giấy phép dựa trên thiết kế Albatros của Đức với vũ khí tiêu chuẩn là tên lửa chống hạm Exocet. Một phân hãng của PT PAL đã lắp đặt tên lửa Trung Quốc cho các tàu FPB-57.

Phân hãng này cũng đang cố gắng lắp đặt tên lửa chống hạm Yakhont của Nga cho các tàu corvette và frigate của Indonesia. Thông tin này xuất hiện vào tháng 5-8.2010. Theo đó, số lượng tên lửa mua về là không dưới 120 quả.

Việt Nam và Philippines, theo Kanwa, là hai nước duy nhất ở Đông Nam Á mà Trung Quốc không xúc tiến chào bán vũ khí. Nguyên nhân chính là các nước này đang tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Bằng việc bán vũ khí, Trung Quốc đang tiến hành chiến lược ngoại giao “chia để trị” trong khu vực Đông Nam Á. Nói cách khác, sử dụng thủ đoạn “viễn giao, cận công” và tích cực bán vũ khí, Trung Quốc đang cố gắng trói tay Malaysia, Indonesia và Brunei. Malaysia và Trung Quốc đang có tranh chấp về hòn đảo Layang, nhưng có vẻ vấn đề này không nằm trong số các ưu tiên của Bắc Kinh hiện nay.

Cần lưu ý rằng, việc Trung Quốc bán vũ khí vào khu vực đã gây nên phản ứng dây chuyền, nhất là do sự xuất hiện của các hệ thống tên lửa tầm xa.

Hệ thống rocket phóng loạt WS1B

Đối với các nước Đông Nam Á, hệ thống rocket phóng loạt WS1B/2 và SY400 tầm bắn 180-200 km thuộc vào hàng vũ khí chiến lược. Một khi Thái Lan và Indonesia mua các hệ thống này, Malaysia, Myanmar và thậm chí Campuchia chắc chắn sẽ buộc phải mua các hệ thống như vậy. Campuchia cũng đang sử dụng các hệ thống rocket phóng loạt Type 81 của Trung Quốc, còn Nga xúc tiến vào Malaysia hệ thống rocket phóng loạt Smerch.

Với việc mua xe tăng МВТ2000, lục quân Myanmar trở thành lục quân mạnh thứ hai ở Đông Nam Á sau Malaysia.

Nhờ việc củng cố quan hệ quân sự với Myanmar, Trung Quốc có lẽ có thể xây dựng được các lực lượng mới để kiềm chế Ấn Độ trong khu vực và đó là yếu tố then chốt trong vấn đề vũ trang cho Myanmar. Nước này là điểm chiến lược mà cả Ấn Độ và Trung Quốc đều muốn kiểm soát. Tuy nhiên, trong lĩnh vực bán vũ khí, Ấn Độ thua Trung Quốc hầu như trên mọi lĩnh vực, Kanwa kết luận.

(vietnamdefence)

>> Trung Quốc mơ mộng siêu pháo điện từ



Pháo điện từ được cho rằng sẽ trở thành vũ khí chủ lực trong tương lai, nếu đạt được công suất tối đa, nó có thể đưa đầu đạn đi xa tới trên 500 km.

Pháo điện từ sẽ phá hủy mục tiêu nhờ động năng thay vì công phá bằng năng lượng nổ như các loại đạn pháo thông thường. Đạn của pháo điện từ sẽ bay khoảng 467 km trong vòng 6 phút - với sơ tốc đầu đạn lên tới 2.500 m/giây và công phá mục tiêu ở vận tốc khoảng khoảng 1.750 m/giây.

Với những ưu điểm siêu việt so với pháo binh hiện nay, các quốc gia đang tiếp cận công nghệ mới, trong đó, có giới kỹ thuật quân sự Trung Quốc.

Cán bộ nghiên cứu ở ĐH Quốc phòng Trung Quốc bày tỏ muốn phát triển chương trình nghiên cứu chế tạo pháo điện từ rãnh ray và đưa ra 6 thuận lợi, 4 ứng dụng của loại vũ khí này. Tuy nhiên kế hoạch này vẫn đang nằm trên giấy tờ.


Ý tưởng về pháo điện từ vốn có từ lâu nhưng điều kiện kỹ thuật chưa cho phép nên chưa được triển khai trên thực tế.


Dưới đây là một số phân tích của Trung Quốc về "giấc mơ" pháo điện từ:

6 Thuận lợi

Thứ nhất: Tốc độ rất lớn, độ chính xác tương đối cao, động năng đầu đạn mạnh mẽ. Thời gian đầu đạn bay tới khu vực sát thương ngắn và mục tiêu bị phá huỷ trực tiếp.

Thứ hai: Nếu như một con tàu chỉ mang được 70 tên lửa, thì khi trang bị pháo điện từ rãnh ray số lượng đạn sẽ lên đến vài trăm. Đầu đạn của pháo điện từ có kích thước 120 mm, nhỏ hơn 8-10 lần so với đầu đạn tương truyền thống ở cỡ nòng tương tự, do đó, có thể tăng đáng kể số lượng đạn trên tàu. Bên cạnh đó, trọng lượng pháo, đạn nhỏ sẽ giảm trọng tải trên hệ thống đảm bảo kỹ thuật và hậu cần.

Thứ ba: Đầu đạn ổn định trong khi bay, cân bằng và dễ kiểm soát và nó có quỹ đạo chính xác cao, gần như hoàn hảo.

Thứ tư: Pháo điện từ có khả năng nguỵ trang cao, khi bắn không tạo ra khói, lửa và không có sóng xung kích, do đó, vị trí bắn rất an toàn.

Thứ năm: Pháo điện từ có thể dễ dàng tuỳ chỉnh công suất để điều chỉnh cự ly tấn công.

Thứ sáu: Vũ khí này có đầu đạn rẻ hơn 10 lần hơn so với việc sử dụng các loại bom đạn thông thường. Việc nghiên cứu chế tạo loại đạn này chỉ vừa mới được tiến hành nhưng trong tương lai nó hứa hẹn sẽ là phương tiện chiến đấu hiệu quả.

Nếu nghiên cứu thành công, pháo điện từ sẽ có ứng dụng rất rộng rãi trong quân sự.



4 ứng dụng

Thứ nhất: Pháo điện từ có thể sử dụng để phòng thủ chống tên lửa từ không trung và có thể đảm bảo tiêu diệt các vệ tinh và tên lửa đẩy ở quỹ đạo thấp.

Thứ hai: Pháo điện từ có thể trở thành một phần của pháo binh chiến trường, tăng đáng kể tầm sát thương mục tiêu lên đến 150 km.

Thứ ba: Pháo này có thể trở thành vũ khí chống tăng hiệu quả. Việc thử nghiệm của Mỹ đã chứng tỏ, đầu đạn điện từ cỡ nòng 25mm và nặng 50g có thể đạt tốc độ 3 km/s, đảm bảo khả năng xuyên giáp cao.

Thứ tư: Trong tương lai pháo điện từ phòng không có thể thay thế tên lửa phòng không, cũng như có thể sử dụng để đánh chặn tên lửa chống tàu tầm xa.

Mỹ quy tụ đội ngũ kỹ thuật quân sự phát triển siêu pháo điện từ

Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ đã khéo thiết lập quan hệ giữa các nhà khoa học hàng đầu và nhiều kỹ sư từ các hãng có tên tuổi như: Boeing, Phòng thí nghiệm Charles Stark Drapper, General Atomics, Khoa Năng lượng (Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livemore), Học viện Hải quân Mỹ, Trường Đào tạo sau đại học Hải quân Mỹ (Naval Postgraduate School), Bộ tư lệnh Hải quân Naval Sea Systems, Trung tâm Chiến tranh Hải quân Naval Surface Warfare - Phân khu Carderdock và Dahlgren, Quân đội Hoa Kỳ và Quân đội Anh để phục vụ cho chương trình pháo điện từ của mình dự định ra mắt vào khoảng 2016- 2018.

(tổng hợp xinhua news)

>> Khu trục hạm Sovremenny, xương sống của Hải quân Trung Quốc



Mặc dù tự thiết kế được những chiến hạm hiện đại của riêng mình, nhưng khu trục hạm Sovremenny đặt mua của Nga vẫn là xương sống của hạm đội Đông Hải, Trung Quốc.

Từ những năm 1960, pháo hạm trở thành vũ khí cần thiết hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ đường biển của lực lượng hải quân nhiều nước. Tuy nhiên, vũ khí này càng ngày càng tỏ ra lỗi thời, không còn đáp ứng được yêu cầu chiến đấu. Cùng lúc đó, Hải quân Mỹ cho ra đời chiếc khu trục hạm đa nhiệm cỡ lớn lớp Spruance, đe dọa trực tiếp về ưu thế hải quân với Liên Xô.

Nguồn gốc ra đời

Đáp trả Mỹ, Liên Xô đã giao cho Cục Thiết kế Severnaya thiết kế mẫu tàu chiến mới, trang bị hai ụ pháo hai nòng 130 mm cho các mẫu khu trục hạm. Đầu những năm 1970, khu trục hạm lớp 956, tiền thân của Sovremenny, được trang bị hệ thống phòng không tối tân, cùng tên lửa 3M80 Moskit đầy uy lực.

Trải qua nhiều cải tiến và nâng cấp, chiếc Sovremmenny đầu tiên được hoàn thiện, hạ thủy năm 1976 và trang bị cho lực lượng Hải quân Liên Xô năm 1980.


Chiến hạmOkrylenny (lớp Sovremenny) của Hải quân Nga.

Trong tổng số 18 chiếc Sovremenny do Severnaya chế tạo và xuất xưởng, chỉ còn 12 chiếc phục vụ trong lực lượng Hải quân Nga. Khu trục hạm Sovremenny hiện có 3 phiên bản: khu trục hạm lớp 956 là mẫu ban đầu được trang bị tên lửa 3M80 Moskit, lớp 956A trang bị tên lửa 3M80M Moskit với tầm bắn xa hơn, nhưng hiện đại nhất là khu trục hạm lớp 956EM - Hải quân Trung Quốc đang sở hữu.

Chiếc Sovremenny trang bị cho Hải quân Trung Quốc có chiều dài 156,5m, lượng giãn nước tối đa 7.940 tấn với thủy thủ đoàn lên tới 344 người. Với 4 động cơ tua bin hơi công suất 50.000 mã lực, Sovremenny có thể đạt đến tốc độ tối đa là 61 km mỗi giờ và có tầm hoạt động tới 26.000 km.


Sovremenny của hải quân Trung Quốc đang diễn tập sử dụng hệ thống phòng thủ PK2.

Trái tim của hệ thống điều khiển khu trục hạm này là 3 hệ thống radar định vị, 1 hệ thống radar bám bắt mục tiêu và một radar kiểm soát hỏa lực cho pháo 130 mm và pháo 120 mm.

Chiến hạm Hangzhou (lớp Sovremenny) của Hải quân Trung Quốc.

Về vũ khí, Sovremenny có 8 tên lửa chống tầu Raduga Moskit, phân thành hai cụm bố trí trong 4 ống phóng đặt nghiêng 15 độ phía trước mũi tầu. Tên lửa Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn) là loại tên lửa siêu thanh hiện đại của Nga với tầm bắn lên đến 220km, mang theo đầu nổ 300kg.


Tên lửa lửa phòng không Shtil.



Tên lửa 3M80 Moskit trang bị trên Sovremenny.


Về phòng không, chiếc khu trục hạm này được trang bị hai hệ thống phòng không Shtil đặt phía sau ụ pháo chính. Hệ thống Shtil (NATO gọi là SA-N-7 Gadfly) được kết hợp với radar quét ba chiều, có thể tấn công các mục tiêu bay với tốc độ 3.000 km mỗi giờ ở khoảng cách 25 km. Số lượng tên lửa Shtil trang bị cho mỗi chiếc Sovremenny có thể lên tới 48 tên lửa.


Ụ pháo phòng không trên tàu Sovremenny.


Pháo chính của tầu là khẩu AK-130 MR184 130 mm, được thiết kế bởi Cục Thiết kế Ametist và Cục Thiết kế Frunze Arsenal tại Saint Peterburg. Khẩu pháo này được dẫn bắn bởi một hệ thống kiểm soát điện tử hiện đại. Nó có thể được dẫn bắn hoàn toàn tự động bởi radar, hoặc hệ thống ngắm quanq học Kondensor với tốc độ từ 20 đến 35 phát mỗi phút và tầm bắn 22 km.

Vũ khí "săn tàu ngầm" hiện đại và hiệu quả cao
Để chống tầu ngầm, Sovremenny được trang bị hai ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và hai hệ thống tên lửa chống ngầm 6 nòng RBU-1000 với 48 tên lửa trang bị đầu nổ 55kg và tầm bắn 1km. Thêm vào đó, tầu còn kèm theo một trực thăng săn ngầm Ka-27, có khả năng hoạt động trong điều kiện biển động cấp 5 và ở khoảng cách 200 km từ tầu mẹ.


Trực thăng săn ngầm Ka-27 Helix


Hệ thống phòng thủ tầm gần của Sovremenny là bốn khẩu AK-630, với 6 nòng pháo 30 mm, có thể bắn tự động nhờ radar ở tốc độ 5.000 phát đạn mỗi phút với tầm bắn từ 4km (chống tên lửa) đến 5km (chống các mục tiêu tầu nổi hạng nhẹ).


Vũ khí chống tàu ngầm RBU-1000.

Hiên nay, ngoài Hải quân Nga, Hải quân Trung Quốc được trang bị bốn chiếc Sovremenny. Trong đó, có hai chiếc lớp 956A và hai chiếc lớp 956EM. Dù tự thiết kế được những chiến hạm khá hiện đại của riêng mình, nhưng Sovremenny vẫn là xương sống của hạm đội Đông Hải, Trung Quốc.

(tổng hợp xinhua news)

>> Mỹ từng hào phóng giao tài liệu cho Trung Quốc



Mô hình cấu trúc phân tử vật liệu composite (ảnh minh họa).


Sự liên doanh với các công ty vật liệu Mỹ là một giả thuyết mới về con đường Trung Quốc sở hữu vật liệu tàng hình.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, một số báo cáo của Mỹ cho biết, trong nhiệm kỳ của tổng thống Bill Clinton, các công ty của Mỹ đã hào phóng chia sẻ cho Trung Quốc các tài liệu quan trọng liên quan tới công nghệ trong lĩnh vực vật liệu composite(*), vật liệu chủ chốt tạo nên bước đột phá lớn trong nghiên cứu và phát triển công nghệ tàng hình của Trung Quốc ngày nay.

Mặc dù composite là vật liệu đã có từ lâu, nhưng ngành khoa học về vật liệu composite chỉ mới hình thành gắn với sự xuất hiện trong công nghệ chế tạo vỏ tên lửa, máy bay, tàu vũ trụ ở Mỹ từ những năm 1950.

Từ đó đến nay, khoa học công nghệ vật liệu đã phát triển trên toàn thế giới và không hiếm khi thuật ngữ "vật liệu mới" đồng nghĩa với "vật liệu composite".

Trung Quốc lợi dụng sự liên doanh với các công ty Mỹ, như BP America từ đó lấy đươc những bí quyết và công nghệ vật liệu composite để có được tiền chất (chất hoá học, thành phần nguồn hoặc là một phần vào phản ứng trung gian khi tổng hợp một chất nào đó) và nhựa tổng hợp Hexcel (công nghệ trước khi ngâm tẩm chất composite) và Cikorsky (sản xuất cùng với công nghệ hàng không, cơ sở của công nghệ tàng hình).

Sự kết hợp của các loại hợp chất này đã tạo điều kiện cho Trung Quốc cho ra những vật liệu mới đáp ứng các chương trình quân sự, bao gồm cả việc chế tạo tên lửa, máy bay chiến đấu tàng hình tàu chiến và thiết bị mặt đất có độ bộc lộ radar thấp.

(thời báo hoàn cầu)

>> Các thiết kế sai lầm của J-20





Trước khoảng thòi gian cuối năm 2010, đầu năm 2011, giới quân sự và phân tích từng nhiều lần bàn tán xung quanh việc phát triển tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc. Đến đầu năm nay, câu chuyện lại tiếp diễn.

Ngày 11/1/2011, video chuyến bay đầu của máy bay mà Trung Quốc gọi là J-20, “Đại bàng đen” lan truyền trên mạng. Khi mà Trung Quốc đưa máy bay ra phô diễn, giới chuyên môn có thêm những bình phẩm cụ thể.

Không hề có sự kỳ diệu nào cả, không hề ra đời đối thủ cạnh tranh nào của Т-50 hay F-22A nào cả. Và sự tụt hậu của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo tiêm kích thế hệ 5 không phải là 1 năm mà là 12-15 năm. Và máy bay do Trung Quốc làm ra một lần nữa là nhờ đồ cóp nhặt của người khác.

Cắt dán lung tung

J-20 là một máy bay tiêm kích lớn (dài 21-23 m) và nặng (trọng lượng cất cánh 35-40 tấn), có sơ đồ kiểu “vịt”. Cánh nâng hình tam giác với các gờ nổi ở gốc cánh và có cánh ngang phía trước quay toàn phần.

Cánh đứng đuôi kép, quay toàn phần nghiêng ra ngoài và có các tấm đứng dưới thân. Sơ đồ J-20 giống hệt MiG-1.44 và kích thước cũng gần như thế. Nhưng cũng có những khác biệt chi tiết.

Máy bay MiG có cánh diện tích lớn, bảo đảm tải trọng riêng nhỏ hơn lên cánh và khả năng cơ động tốt hơn. Các cánh đứng đuôi của máy bay Trung Quốc ngả ra ngoài, không giống với máy bay Nga. Nhưng những nét đó cũng đã có ở các thiết kế mà hãng MiG đã kiểm nghiệm sau thất bại với dự án MiG-1.44, cụ thể là ở thiết kế 1.46.

Kết cấu các gờ nổi của gốc cánh, cũng như hình dáng các cánh đứng đuôi và cánh ngang phía trước có vẻ là do Trung Quốc thiết kế. Phần mũi xem ra chép lại từ F-22A của Mỹ. Còn các bộ hút khí rõ ràng là nhái của F-35 lận đận.

Vòm kính buồng lái làm theo thiết kế hàng không tiên tiến và sao chép của Mỹ. Kết quả là có được một máy bay rất xấu được cắt dán, chắp nối từ các giải pháp của các thế hệ, các quốc gia và các trường phái thiết kế khác nhau.

Tóm lại, “đại bàng bay” (trước đó là cái tên rất kêu - Mãnh Long) là “cơ thể” Nga được khâu thêm “cái mõm” Mỹ, ở đây, khâu bằng "kim" và "chỉ" của Trung Quốc.

Hậu quả của sự cắt dán

Cùng với sơ đồ khí động của loại máy bay không may mắn 1.44, J-20 cũng ôm lấy những vấn đề của nó mà người Trung Quốc sẽ buộc phải tự mình giải quyết. Sơ đồ khí động với cánh ngang phía trước đối với một máy bay muốn có khả năng tàng hình là sai lầm ngay từ đầu.

Cánh ngang phía trước bản thân nó đã gây khó khăn cho vấn đề tàng hình, hơn nữa lại tăng thêm lực cản không khí và làm giảm tầm bay. Việc sử dụng các cánh đứng dưới thân chỉ có thể làm các đài radar đối phương vui mừng vì chúng cũng làm tăng độ bộc lộ radar của máy bay.

Đặc biệt, là một máy bay hạng nặng, có vai trò lực lượng đột kích chủ yếu của không quân, J-20 lại sử dụng các bộ hút khí sao chép từ F-35 tốc độ chậm, loại máy bay không hề được thiết kế cho tốc độ bay siêu âm cao.

Tuy kích thước của các bộ hút khí cho phép lắp các động cơ mạnh hơn, nhưng hình dáng của nó đơn giản là không cho phép J-20 đạt tốc độ cao quá Mach 1,6. Có lẽ, tốc độ tối đa của nó sẽ chỉ ở khoảng Mach 1,5 ở độ cao lớn, khoảng 1.600 km/h.

Bên cạnh đó, họ cũng phải quên đi tốc độ hành trình siêu âm vì máy bay này dù là với các động cơ mạnh hơn cũng sẽ không thể tăng tốc quá tốc độ âm thanh ở chế độ không tăng lực. Có cảm tưởng là Trung Quốc cứ nhắm mắt sao chép tứ lung tung vì nghĩ rằng, cái gì có ở các đối thủ thì cái đó là tốt và cần làm y xì như thế.

Căn cứ vào các bức ảnh, hệ thống thủy lực của máy bay,không được thiết kế cho các áp lực cao, như được làm ở các tiêm kích thế hệ 5 thực sự là Т-50 và F-22A. Vì thế, các bộ dẫn động thủy lực có được lại to và nặng, làm kết cấu trở nên quá nặng.

Các giải pháp về cánh đứng đuôi quay toàn phần và các khoang thu càng hoàn toàn khiến người ta nghi ngờ trình độ chuyên môn của những người thiết kế. Các chuyên gia Nga công khai cười cợt các giải pháp này.

Hiện tại, chưa nghe và chưa thấy bất kỳ thành tựu thật sự nào của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo các radar anten mạng pha có trình độ xứng đáng.

Mấy năm trước, Trung Quốc có hợp tác đôi chút với Nga trong lĩnh vực này, nhưng sau đó, việc này dường như đã đình chỉ. Bởi lẽ, Nga chẳng có lợi lộc gì khi giúp chế tạo radar cho một máy bay đối thủ cạnh tranh của tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 của mình mà bản thân muốn bán sang Trung Quốc.

Nhưng đó chưa phải là điều khủng khiếp nhất, đối với Trung Quốc đó là chuyện họ không có động cơ nội địa cho J-20. Động cơ tiên tiến thế hệ 5 WS-15 mới chỉ tồn tại trong giấc mơ và những kế hoạch xa xăm.

Động cơ nội địa thế hệ 4 hiện có WS-10A không có khả năng hoạt động. Nó có đặc tính động học cực kỳ tồi tệ và độ ổn định thấp ở các chế độ làm việc khác nhau mà một máy bay tiêm kích cần có. Và nó có dự trữ làm việc gần như bằng 0 (25-40 giờ, thay vì 400-800 giờ cần thiết). Việc giải quyết các vấn đề của động cơ hiện nằm ngoài khả năng của công nghiệp Trung Quốc.

Trung Quốc hiện không có các lá cánh bình thường cho động cơ máy bay cũng như nhiều thứ khác. Cả hệ thống điều khiển số động cơ cũng không có khả năng tăng dự trữ làm việc. Lắp một động cơ như vậy lên máy bay đơn giản chỉ là là thảm họa. Kết hợp với những vấn đề khác sẽ là dấu gạch chéo cho tương lai của máy bay này.

Hai chiếc J-20 cùng số hiệu

Trung Quốc hiện có 2 mẫu chế thử J-20, nhưng lại đánh số hiệu giống nhau - đây là mưu lược sáng tạo của Trung Quốc để đánh lạc hướng. Một mẫu được lắp các động cơ Trung Quốc và dường như nó đã cất cánh.

Nhưng tải làm việc chính sẽ do máy bay thứ hai lắp các động cơ AL-31FN mà Nga bán cho Trung Quốc để lắp cho tiêm kích J-10, gánh vác. Còn máy bay lắp các động cơ nội địa thì được cất kỹ trong hangar vì nó đã hoàn thành sứ mệnh của mình.

Việc các khoang máy của động cơ AL-31FN được bố trí thấp không cho phép Trung Quốc bố trí các khoang vũ khí có kích thước bình thường ở trong bụng máy bay dưới các động cơ. Nhưng có thể họ sẽ sắp xếp được một khoang vũ khí ở giữa 2 động cơ. Tuy nhiên, trên các mẫu máy bay đầu tiên, ta chẳng thấy khoang vũ khí nào cả.

Mức trang bị sức kéo của J-20 là thấp và nó rõ ràng thua kém cả Т-50, cả F-22A, thậm chí thua cả Su-35S và Su-30.

Cơ hội để Nga bán cho Trung Quốc để lắp trên J-20 các động cơ mạnh hơn, dù là loại động cơ quá độ Nga sang thế hệ mới như 117S là gần như bằng 0.

Có chăng thì là bán cả gói trong một lô Su-35 kha khá. Dĩ nhiên là cũng có những khả năng như Nga có thể bán nhiều động cơ hơn số máy bay nếu như hợp đồng được ký kết và nhắm mắt làm ngơ chuyện một số trong các động cơ đó được dùng không đúng quy định. Nhưng việc đó cũng sẽ không giải quyết được những khó khăn của Trung Quốc. Chừng nào chưa có loại động cơ nội địa mạnh và tin cậy thì mọi dự án máy bay thế hệ 5 chỉ là trò trẻ con.

Kết luận là Trung Quốc làm ra được một máy bay nặng nề, to xác, không tàng hình với khả năng cơ động và mức trang bị sức kéo thấp, thêm nữa là không có khả năng đạt tốc độ cao tới 2 lần tốc độ âm thanh trở lên.

Vì thế tốt nhất nên so sánh J-20 không phải với đại bàng, và thậm chí không phải là với cá voi răng kiếm mà là với con thú to xác Megateri. Thòi cổ xưa, quãng 10.000 năm trước, trên lục địa châu Mỹ từng sống một loại thú dài 6 m và cao hơn con voi, được gọi là Megateri, là họ hàng với con cu li hiện đại và ăn thức ăn cây cỏ.

Vậy thì một máy bay như vậy thì làm được gì? Làm máy bay đánh chặn thì không đủ tốc độ, làm máy bay tiêm kích giành ưu thế trên không thì quá to, nặng và ì ạch, không cơ động. Kích thước phần mũi khá to, nhưng chẳng có radar để lắp vào đó. Có thể làm máy bay tiêm kích, nhưng chỉ có điều chưa rõ là vũ khí tiêu diệt mục tiêu mặt đất có bỏ vừa được vào các khoang vũ khí bên trong hay không?

Show diễn còn tiếp tục

Đặc biệt kinh ngạc là cách tiếp cận của Trung Quốc đối với vấn đề bảo mật J-20.

Ở Nga, khi đang chuẩn bị cho Т-50 cất cánh, không có một bức ảnh nào lọt lên mặt báo và internet, còn đủ thứ rò rỉ thông tin từ những người trong cuộc, như sau đó người ta nhanh chóng tìm hiểu ra, phần lớn lại là thông tin giả về hình dáng bên ngoài của máy bay. Và đó là khi mà sân bay của nhà máy nằm ngay trong thành phố! Loại xe tăng bí mật Objekt 195 (T-95) của Nga tồn tại hơn chục năm cũng chỉ mới đây mới bộc lộ, còn lại là toàn xuất hiện trong các áo bọc và ở biến thể cũ!

Còn ở Trung Quốc, xung quanh sân bay mà J-20 chuẩn bị cất cánh, người ta cắm cả các khu lều trại, dân chúng đi xe đến, mang theo trẻ con, camera và máy ảnh. Tất cả cứ như một sự phô trương cố ý. Để khoe với thiên hạ là: Thấy chưa, chúng tôi cũng làm được như Nga và Mỹ.

Hơn nữa, họ lại phô diễn cho công chúng bình dân vốn luôn sẵn lòng phấn khởi với những thành tựu của đất nước mà chẳng hiểu tí gì những điều tế nhị đằng sau.

Công chúng và cả phần lớn báo chí Trung Quốc tất nhiên là sẽ không thể hiểu được rằng thay vì máy bay thế hệ 5 thật, họ đã bị giúi cho một đồ giả. Nhưng liệu ban lãnh đạo Trung Quốc có thể hiểu ra điều đó hay không?

(báo đất việt)

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

>> Nga triển khai tên lửa Tochka-U bảo vệ Nam Ossetia


Ngoài tiểu đoàn cận vệ trang bị hệ thống hỏa lực bắn giàn Smerch, Nga dự định sẽ triển khai thêm tiểu đoàn tên lửa chiến thuật-chiến dịch Tochka-U để tăng cường bảo vệ cho Nam Ossetia.

Theo thông tin từ cơ quan tình báo Gruzia, Nga đang chuẩn bị triển khai thêm một tiểu đoàn tên lửa chiến thuật-chiến dịch Tochka-U có tầm bắn xa 120 km tại căn cứ quân sự của Nga đóng tại Nam Ossetia.

Tình báo Gruzia cho rằng, sự xuất hiện của Tochka-U trên lãnh thổ của Nam Ossetia sẽ trực tiếp đe dọa đến an ninh của Gruzia vì với tính năng và hiệu quả của tổ hợp tên lửa này sẽ vô hiệu hóa tất cả các đợt tấn công từ phía Tbilisi.

Ngoài hệ thống hỏa lực bắn giàn Smerch, trong thời gian tới Nga sẽ triển khai thêm một tiểu đoàn tên lửa chiến thuật-chiến dịch để tăng cường bảo vệ cho Nam Ossetia.

Không những thế, tổ hợp tên lửa Tochka-U của Nga còn có khả năng tiêu diệt rất hiệu quả các mục tiêu quan trọng cấp chiến thuật ở sâu trong hậu cứ của Gruzia.

Tochka-U được trang bị tên lửa một lớp phóng mang đầu đạn liền khối có thể điều khiển, thay đổi hướng bay trong suốt hành trình, quỹ đạo bay của tên lửa. Loại tổ hợp tên lửa này có độ chính xác bắn rất cao và có thể ứng dụng liên tục trong 10 năm liền.

Như vậy, trong thời gian tới, Nam Ossetia sẽ được tăng cường khả năng phòng vệ bằng hai tổ hợp tên lửa hiện đại của Nga, trong đó hệ thống hỏa lực bắn giàn Smerch hiện đang triển khai quanh thành phố Tskhinvali trong trạng thái luôn sẵn sàng chiến đấu toàn diện để “dập tắt” mọi nguy cơ xâm lược từ phía Gruzia.

Hệ thống hỏa lực bắn giàn Smerch sử dụng loại tên lửa không điều khiển có tầm bắn xa tối thiểu là 20 km và tối đa là 70 km với sai số tiêu diệt mục tiêu là 10 m. Phạm vi tiêu diệt của hệ thống hỏa lực này là 70 ha, thời gian triển khai tác chiến chỉ mất vài phút.

(vtc news)

>> Nữ phi công Trung Quốc với đồng phục mới



Theo cơ quan chuyên môn về trang thiết bị không quân Trung Quốc, trang phục mới cho nữ phi công PLAAF có thiết kế hợp lý và có tính thẩm mỹ cao.

Trong buổi lễ được tổ chức tại một sân bay của thành phố Bắc Hải (Trung Quốc), không quân Trung Quốc (PLAAF) lần đầu tiên giới thiệu thiết kế đồng phục cho các nữ phi công, phù hợp với cấu trúc sinh học cũng như thẩm mỹ và hoạt động của họ.

Lần thay đổi trang phục lần này của được PLAAF tiến hành riêng cho nữ phi công, tập trung vào mũ bảo hiểm, mặt nạ dưỡng khí, áo phao và áo nhảy dù… Đây đều là những thiết bị bảo hộ cần thiết cho các phi công khi tập luyện, tác chiến hay ứng cứu khẩn cấp.

Theo cơ quan chuyên môn về trang thiết bị không quân Trung Quốc, các thiết bị mới này được thiết kế kỹ thuật cao, hệ thống an toàn tốt, thiết kế hợp lý và có tính thẩm mỹ cao, đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. 16 nữ phi công được đổi mới trang phục mới lần này đều là những nữ phi công trải qua đào tạo giáo dục cơ bản, đào tạo cơ khí cơ bản và đào tạo cơ khí chuyên ngành sau đó mới đủ điều kiện tham gia vào đội phi công lái phi cơ chiến đấu này.

Dưới đây là hình ảnh những nữ phi công đội phi cơ chiến đấu không quân Trung Quốc mặc đồng phục mới:


Nữ phi công mặc trang phục mới đang chuẩn bị lên máy bay cất cánh.


Các nữ phi công trong buổi lễ ra mắt trang thiết bị mới của không quân Trung Quốc.


Đồng phục mới gồm: mũ bảo hiểm, áo dù và mặt nạ màu xám nhạt.

Đồng phục mới gồm: mũ bảo hiểm, áo dù và mặt nạ màu xám nhạt.


Các nữ phi công đang trên đường ra phi cơ để chuẩn bị tập luyện.


Trang phục mới với kiểu dáng và chất liệu đảm bảo tính thẩm mỹ được PLA đánh giá là bước phát triển tiên tiến trong không quân.

(tổng hợp)

>> Tàu sân bay mang tên Bush 'cha' chuẩn bị tác chiến



Ngày 19/1, Nhóm tác chiến biên đội TSB George H.W. Bush (CVN 77) đã diễn tập COMPTUEX và JTFEX, chuẩn bị cho đợt triển khai hoạt động đầu tiên.

COMPTUEX là huấn luyện thành lập đội hình, JTFEX là diễn tập lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp. Đây là những cuộc diễn tập huấn luyện bắt buộc cuối cùng trước khi tàu sân bay USS George HW Bush được cấp chứng nhận để tiến hành các hoạt động tác chiến lớn.

Chuẩn Đô đốc Nora Tyson, Chỉ huy nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay CVN 77, bày tỏ: “Đây là giây phút tuyệt vời cho cả nhóm tác chiến biên đội và tàu sân bay Mỹ CVN 77. COMPTUEX là một bước quan trọng trong tiến trình triển khai hoạt động tiền phương của biên đội tàu sân bay. Và tôi rất tự hào được triển khai thực hiện nhiệm vụ với những thủy thủ tài năng và tận tâm này”.

Tàu sân bay mới nhất, số hiệu 77 của Hải quân Mỹ mang tên tổng thống George H.W. Bush.

Diễn tập COMPTUEX giúp nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay CVN 77 làm quen với kịnh bản huấn luyện dựa trên điều kiện địa chính trị thực tế trên thế giới. Kịch bản huấn luyện diễn tập sẽ kiểm tra khả năng chiến đấu của các thành phần trong nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay, cũng như giúp các thành phần phối hợp hoạt động trong các chiến dịch hỗn hợp. Những thách thức bao gồm các cuộc tấn công bằng thuyền nhỏ, thủy lôi, di chuyển qua các vùng biển thù địch và các mối đe dọa trên không, trên biển và dưới mặt nước.

Các cán bộ thuộc Phòng Tác huấn biên đội tàu sân bay Đại Tây Dương sẽ tới quan sát các cuộc diễn tập, nhóm cố vấn và lãnh đạo biên đội tàu sân bay sẽ đánh giá kết quả cuộc diễn tập của Nhóm tác chiến biên đội tàu san bay CVN 77.

Sau khi kết thúc diễn tập COMPTUEX, nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay CVN 77 sẽ tiến hành diễn tập JTFEX, một cuộc thử nghiệm tác chiến cuối cùng của biên đội tàu sân bay trước khi được cấp chứng nhận cho các hoạt động tác chiến tiền phương.

JTFEX được xây dựng theo các kịch bản của diễn tập COMPTUEX, nhưng cũng sẽ thử nghiệm khả năng phối hợp tác chiến của biên đội tàu sân bay CVN 77 với các lực lượng khác của Quân đội Mỹ và đồng minh.

Theo đó, Chuẩn Đô đốc Tyson phát biểu: “Chúng tôi sẽ phối hợp tác chiến với các tàu liên quân của Tây Ban Nha, Pháp và Canada trong cuộc diễn tập này. Các tàu đó thuộc lực lượng liên quân của chúng tôi, và chúng tôi mong muốn được phối hợp hoạt động với họ bây giờ và trong quá trình triển khai hoạt động lần đầu tiên của biên đội tàu sân bay CVN 77 vào cuối năm nay”.

Các tàu trong Nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay George H.W. Bush tham gia diễn tập COMPTUEX/JTFEX bao gồm: tàu sân bay USS George HW Bush (CVN 77), tàu khu trục USS Mitscher (DDG 57), tàu tuần dương USS Gettysburg (CG 64), tàu khu trục USS Truxtun (DDG 103), tàu tuần dương USS Anzio (CG 68), các phi đội của Liên đội không quân hạm số 8 (CVW 8), và khinh hạm ESPS Almirante Juan de Borbon (F 102) của Tây Ban Nha.

Nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay George H.W. Bush dự kiến sẽ thực hiện đợt triển khai hoạt động ở nước ngoài đầu tiên vào mùa Xuân này.

(theo Defpro)

>> Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm



Tên lửa K-15.

Theo mạng Đông Phương, DRDO sẽ thử nghiệm tên lửa K-15 từ tàu ngầm ở bờ biển Vishakhapatnama, vào ngày 30/1.

DRDO là cơ quan nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ.

K-15 là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn hoặc B-05, có chiều dài 10m, nặng 10 tấn bao gồm 500kg trọng lượng đầu đạn và nó có thể mang đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Tầm bắn khoảng 700 km có độ chính xác cao.

Tên lửa K-15 trước đây được gọi là dự án Sagarika, được Ấn Độ thử nghiệm 6 lần, tuy nhiên chỉ có 2 lần là thành công còn lại 4 lần là thất bại. Đến nay, Ấn Độ đã sản xuất hàng loạt loại tên lửa này.

Tên lửa này có thể được so sánh với tên lửa Tomahawk của Mỹ, được phát triển nhằm đối trọng với chương trình tên lửa Babur của Pakistan. Theo các nguồn tin khác, Hải quân Ấn Độ chú trọng phát triển phiên bản loại tên lửa này dành cho tàu ngầm.

Trước đó, việc thử nghiệm tên lửa của Ấn Độ đã phải trì hoãn 2 lần do vấn đề chậm chễ trong việc chuẩn bị trang thiết bị. Theo kế hoạch ban đầu, ngày 16/1 Ấn Độ sẽ thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo này nhưng lại hoãn tới ngày 20/1 và cuối cùng là tới ngày 30/1. Nếu diễn ra đúng dự định, đây sẽ là lần thử nghiệm lần đầu của tên lửa từ tàu ngầm.

Nếu thử nghiệm này thành công thì Ấn Độ sẽ trở thành nước thứ 6 trong nhóm các quốc gia đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm gồm: Nga, Mỹ, Pháp, Anh và Trung Quốc.

(vtc news)

>> Ấn Độ thiết lập căn cứ trên đảo Lakshadweep



Tin từ New Delhi cho biết: Hải quân Ấn Độ đã bắt đầu thiết lập một căn cứ tại quần đảo Lakshadweep nhằm tăng cường an ninh bờ biển trong 2 năm tới.

Một quan chức cao cấp giấu tên của Hải quân Ấn Độ tiết lộ, việc thiết lập căn cứ quân sự mới ở đảo Lakshadweep là vô cùng cần thiết, đó cũng là một phần nỗ lực của Hải quân Ấn Độ để tăng cường an ninh bờ biển.

Trong bối cảnh các mối đe dọa và hoạt động cướp biển ngày càng gia tăng trong khu vực, căn cứ mới sẽ không chỉ giúp gia tăng sức mạnh và sự hiện diện của Hải quân Ấn Độ, mà còn nhằm tạo hành lang an ninh để ngăn chặn nạn cướp biển.


Khu vực đảo Lakshadweep của Ấn Độ.

Các quan chức quân sự cho biết, căn cứ này sẽ được dần dần mở rộng.

Từ cuối tháng 11/2010, Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường an ninh bờ biển bằng cách nâng cao khả năng chiến đấu của Hải quân và lực lượng cảnh sát biển.

Bộ trưởng Quốc phòng AK Antony tháng trước đã bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy các Khu vực An ninh bờ biển ở Kavaratti và một trạm chỉ huy ở Minicoy, cả hai đều thuộc quần đảo Lakshadweep.

Cách đây không lâu, hoạt động của cướp biển gần đảo Lakshadweep đã gia tăng. Toán cướp biển này đã tấn công một tàu buôn của Bangladesh cách đảo Kochi khoảng 90 hải lý và Minicoy khoảng 80 hải lý.

Do sự gia tăng hoạt động cướp biển, hải quân Ấn Độ đã triển khai tàu chiến cùng với tàu cảnh sát biển trong vùng biển Arab và triển khai tàu khu trục trong Vịnh Aden kể từ tháng 11/2008 và duy trì sự hiện diện của nó tại khu vực này.

>> J-20 ám ảnh Đông Nam Á



Trung Quốc có nhiều chiến lược cũng như sự chuẩn bị về trang bị để vươn ra ngoài chuỗi đảo thứ hai

Dù có nhiều lời chê nhưng J-20 vẫn tạo ra sự e ngại trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, nơi có những vấn đề chưa được giải quyết với Trung Quốc.

Với nhiều quốc gia, phát triển một vũ khí mới là chuyện hết sức bình thường. Đó là nhu cầu chính đáng cho quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, phát triển công nghiệp quân sự và hướng tới xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, do thể hiện nhiều tham vọng trong thời gian qua, việc Trung Quốc phát triển và giới thiệu J-20 được hiểu ngay là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới các quốc gia cạnh tranh tiềm tàng và cả các nước láng giềng.

Tuy Trung Quốc luôn tuyên bố chương trình hiện đại hóa quân đội của họ không nhằm vào bất kỳ ai, song đối chiếu với những việc họ làm và phát ngôn thường thấy điều ngược lại. Thể hiện qua tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" chiếm đến 80% diện tích biển Đông, thái độ hung hăng trong cách xử lý các xung đột ngoại giao, kinh tế...

Không dừng lại ở đó, Trung Quốc có nhiều chiến lược cũng như sự chuẩn bị về trang bị để vươn ra "ngoài chuỗi đảo thứ hai".


Trung Quốc có nhiều chiến lược cũng như sự chuẩn bị về trang bị để vươn ra ngoài chuỗi đảo thứ hai
Việc sản xuất thành công mẫu thử nghiệm tiêm kích tàng hình thế hệ 5, có thể mở rộng phạm vi tác chiến, nghĩa là nới rộng giới hạn can thiệp quân sự, cho phép nước này tiếp tục duy trì áp lực chính trị, quân sự lên các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải. Đồng thời, gián tiếp tạo ra áp lực đến quyền lợi Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.

Với đà phát triển hiện nay của Trung Quốc, siêu cường Mỹ cũng cần phải nghĩ đến Bắc Kinh trước khi quyết định các chiến lược của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Sự xuất hiện của J-20 làm cho tình hình an ninh khu vực châu Á càng trở nên phức tạp hơn.


Trong chiến lược hướng ra biển lớn của Trung Quốc, ASEAN có một vai trò cực kỳ quan trọng, ASEAN án ngữ trước mặt Trung Quốc.
Sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Trung Quốc, đặt ra những thách thức rất lớn với mỗi nước ASEAN. Rõ ràng, các nước trong kh vực cần phải chuẩn bị tìm sự cân bằng với tiêm kích thế hệ 5 này của Trung Quốc. Một cuộc chạy đua mua sắm tiêm kích thế hệ 5 có thể được khởi động trong tương lai nếu như dự án J-20 tiếp tục có những tiến triển rõ rệt.

Mỹ hiểu rất rõ vị trí địa lý của ASEAN đối với chiến lược hướng ra biển lớn của Trung Quốc do đó họ luôn tìm mọi cách để gây ảnh hưởng đến khu vực này.

Sẽ là rất khó khăn để làm hài lòng hai cường quốc này. Từ trước đến nay, các nước trong khu vực vốn đã rất vất vả để "đi dây" trong mối quan hệ với hai nước lớn này. Sự xuất hiện của mẫu nghiên cứu chế tạo J-20 khiến các nước ASEAN phải tìm thế cân bằng động mới.

Với những quốc gia có mối quan hệ thân mật với Washington từ lâu như Singapore, Thái Lan, chắc chắn sẽ đề nghị Mỹ bán tiêm kích F-35.

Các nước có truyền thống mua vũ khí của Nga, chắc chắn cũng yêu cầu Nga bán tiêm kích thế hệ 5 cho mình. Đối với Nga, thực lực hiện tại không cho phép họ có nhiều tham vọng tranh giành ảnh hưởng trên thế giới. Họ xuất hiện tại khu vực châu Á, hiện tại, chỉ để bán vũ khí.

Thế nhưng, bất kỳ cuộc gia nào trong khu vực này tìm kiếm sức mạnh mới, đều đánh động đến ý thức phòng vệ của các nước láng giềng. Do đó, thị trường vũ khí khu vực Đông Nam Á chắc chắn sẽ trở nên sôi động hơn.

Sự xuất hiện của J-20 đã mang lại một hình ảnh mới cho quân đội Trung Quốc. Song điều đó cũng đặt ra những khả năng sau:

+ Không muốn mất vị thế và ảnh hưởng, Mỹ có lý do để hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương. Điều đó càng khiến Trung Quốc tìm mọi cách để đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra xa khu vực này, sẽ làm cho tình hình trong khu vực trở nên phức tạp hơn.

+ Mỹ sẽ tránh xa các bờ biển Trung Quốc, nhường cho Trung Quốc nữa phần còn lại của Thái Bình Dương. Đó thực sự là một thảm họa với các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là ASEAN, khi đó biển Đông sẽ là "cái ao nhà" của Trung Quốc.

Đông Nam Á đang đứng trước nguy cơ mất đi hình ảnh về một khu vực ổn định và phát triển thịnh vượng, nếu các vấn đề an ninh trong khu vực không được giải quyết một cách thỏa đáng.

(vtc news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang