Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Australia

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Australia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Australia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

>> Tổ hợp tên lửa phòng không tối tân của Nga



Chuyên gia của Trung tâm phân tích Air Power Australia (APA), Tiến sĩ Carlo Kopp - nhà phân tích quốc phòng của Australia, người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trong lĩnh vực kỹ thuật radio định vị đã khẳng định rằng, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga thực sự là “có một không hai trên thế giới”.

Trung tâm phân tích APA của Australia từ lâu đã thực hiện các công trình nghiên cứu hiệu quả các hệ thống phòng không và là nguồn tin có uy tín trong lĩnh vực quân sự.




Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf (khối NATO gọi là SA-21 Growler) là phiên bản mới nhất phát triển từ hệ thống tên lửa S-300, được quân đội Nga công bố từ tháng 1/1999. Tổ hợp S-400 được tích hợp nhiều tính năng kỹ, chiến thuật vượt trội so với các phiên bản trước đó cũng như một số loại tên lửa của phương Tây.




Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf được đưa vào trang bị ngày 28/4/2007 theo nghị quyết của Chính phủ Nga. Năm 2007, trung đoàn tên lửa phòng không cận vệ từng được tăng huân chương Cờ đỏ trong Lực lượng Không quân Nga thuộc Lực lượng Vũ trang đã được tái trang bị tổ hợp tên lửa phòng không này. Cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng đã được thiết lập và việc đào tạo sĩ quan cho trung đoàn này đang được tiến hành. Ngày 06/8/2007, tại ngoại ô Moscow tiểu đoàn và trung tâm chỉ huy S-400 đầu tiên đã bắt đầu trực chiến.





Cần khẳng định rằng, những tổ hợp tên lửa phòng không di động S-400 của Nga sở hữu những đặc điểm kỹ - chiến thuật cao hơn so với những tổ hợp tương tự như vậy của nước ngoài. Chúng có thể được triển khai linh hoạt trong hệ thống phòng không phi chiến lược của cộng đồng châu Âu.





Tổ hợp tên lửa S-400 được thiết kế để làm nhiệm vụ phòng không và bảo vệ những mục tiêu quan trọng nhất khỏi các cuộc tấn công tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn chiến thuật và chiến thuật linh hoạt cũng như chống máy bay của hàng không chiến thuật và chiến lược. S-400 Triumf có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.





Hệ thống S-400 vượt trội tổ hợp tên lửa Patriot của Mỹ về nhiều chỉ số. S-400 Triumf được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng nên nó có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch từ bất kỳ hướng nào mà không cần phải mở máy phóng. Còn tổ hợp tên lửa Patriot vì phóng theo chiều nghiêng trong trận chiến cơ động nên buộc phải mở máy phóng, vì thế dẫn đến việc giảm khả năng của hỏa lực là điều bất biến. Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng đó là thời gian triển khai S-400. Nếu thời gian triển khai tổ hợp S-400 của Nga vào thế trận ít hơn 5 phút thì tổ hợp của Mỹ phải cần tới 30 phút để thực hiện điều này.




S-400 có thể phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cự ly 400km. Đáng chú ý, tên lửa S-400 Triumf có thể tiêu diệt các loại tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500km và bắn được cả các loại tên lửa của hệ thống S-300 như 48H6E, 48H6E2.



Hệ thống S-400 đảm bảo tiêu diệt tên lửa đường đạn phi chiến lược ở cự ly khoảng 60km; xác suất cao tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu; tính miễn nhiễm tiếng ồn cao; giải quyết tự động những nhiệm vụ chiến đấu; có khả năng tích hợp vào nhóm hệ thống phòng không.
[BDV news]


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> 1/2 dân số Australia coi Trung Quốc là mối đe dọa quân sự



Một cuộc thăm dò dư luận được công bố hôm nay (25/4), cho thấy, gần một nửa người dân Australia tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa quân sự trong 20 năm tới và đa số cho rằng Canberra đang cho phép quá nhiều đầu tư của Trung Quốc.

Cuộc thăm dò tiến hành trên 1.002 người Australia, do Viện chính sách quốc tế Lowy, thực hiện cho thấy 44% người Australia coi Trung Quốc là mối đe dọa quốc phòng tiềm tàng.



Quân đội Trung Quốc


Trong số những người được hỏi, 87% trả lời Trung Quốc sẽ trở thành đe dọa quân sự bởi Australia sẽ bị cuốn vào bất kỳ xung đột nào với Trung Quốc khi là liên minh của Mỹ.

Được công bố ngay khi Thủ tướng Australia Julia Gillard có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc trên cương vị lãnh đạo, cuộc khảo sát còn cho thấy 75% người dân Australia nghĩ rằng sự phát triển của Trung Quốc tốt cho Australia tuy nhiên 57% cho rằng hiện có quá nhiều đầu tư của Trung Quốc vào đất nước của họ.

Nhà nghiên cứu Fergus Hanson thuộc Viện Lowy cho hay, 58% cũng tin rằng Canberra không gây sức ép đủ đối với Bắc Kinh về các vấn đề nhân quyền, mặc dù con số này có giảm so với 66% kết quả thăm dò năm ngoái.

Số người cho rằng Australia nên tham gia cùng các quốc gia khác hạn chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc cũng tụt xuống từ 55% của năm ngoái xuống 50%.

52% ủng hộ Australia gia nhập một liên minh bảo vệ Hàn Quốc nếu bị Triều Tiên tấn công.

“Và nếu Trung Quốc, đối tác thương mai lớn nhất của Australia, can thiệp ủng hộ Triều Tiên đối phó với Hàn Quốc, 56% cho rằng họ đồng tình với việc điều lực lượng Australia tới giúp đỡ Hàn Quốc”, Hanson nói.

Bà Gillard cũng cam kết hối thúc Trung Quốc giúp “thuần hóa” Triều Tiên và xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong suốt chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của bà, bắt đầu vào chiều hôm nay.

Michael Wesley, Giám đốc Viện Lowy, cho hay kết quả trên phản ánh sự phức tạp trong quan hệ của Australia với Trung Quốc, quốc gia mà thương mại thường niên song phương với Australia đạt 50,6 tỉ đô la Mỹ.

“Kết quả cho thấy mức độ khó khăn như thế nào đối với bà Gillard trong việc cân bằng các yêu cầu kinh tế trong mối quan hệ với những lo ngại của công chúng Australia về lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc, sự mở rộng quân sự và những quan niệm tiêu cực về đầu tư của Trung Quốc tại Australia”, Wesley nói.


[Lenta news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Thực lực tàu ngầm của các nước châu Á -TBD



Trang tin China.com ngày 15/4 cho biết, các nước và khu vực ở châu Á đã tạo ra “làn sóng” mua sắm tàu ngầm trang bị cho quân đội.

Tổng quan về xu hướng mua sắm tàu ngầm


Theo dự tính của các chuyên gia quân sự tại khu vực châu Á, trong khoảng 10 năm tới, các nước khu vực này sẽ đầu tư trên 50 tỷ USD để mua hơn 90 tàu ngầm. Sự đầu tư này có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang không thể tránh được.

Báo cso nhận xét, một đặc trưng giống nhau cơ bản nhất của hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là đều có biển bao quanh hoặc một phần lãnh thổ tiếp giáp biển. Vì vậy, những quốc gia này cần phải có một lực lượng hải quân lớn mạnh và khả năng chiến đấu cao trên biển nhằm bảo vệ lãnh hải của quốc gia đó.

Chính vì vậy, tàu ngầm được coi là một trong những vũ khí bảo vệ hiệu quả nhất và rất thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ này.



Tàu ngầm tấn công lớp Kilo của Nga đang được sử dụng trong hải quân của rất nhiều nước trên thế giới.


Tất nhiên, khi hải quân của một nước có tàu ngầm đối đầu với hải quân không được trang bị tàu ngầm, ưu thế tác chiến và khả năng dành quyền kiểm soát chiến trường thuộc về nước sở hữu vũ khí lặn được dưới nước.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, ở châu Á, một số nước có nền kinh tế khá ổn định bắt đầu xây dựng các hạm đội tàu ngầm cho riêng nước mình.

Nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột Ấn Độ (Institute of Peace and Conflict Studies) chỉ ra, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, tàu ngầm đã trở thành lực lượng hàng đầu của Hải quân hiện đại. Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương có khao khát giống nhau là có thể sở hữư những chiếc tàu ngầm có khả năng chiến đấu cao. Tuy nhiên, lúc đó các khoản chi phí để chi trả cho việc mua sắm tàu ngầm, xây dựng và duy trì các hạm đội đã khiến một số nước phải đứng ngoài và mơ ước.

Hiện nay, cùng với sự ra đời của tàu ngầm động cơ diesel hiện đại hóa và giá cả hợp lý, các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng tích lũy được ngân sách để đầu tư mua tàu ngầm nhằm tăng cường sức mạnh hải quân. Trong số đó, phải kể tới Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tích cực trang bị và cạnh tranh mua sắm tàu ngầm, đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân.

Bên cạnh đó còn có các nước có nền kinh tế phát triển và các nước đang phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Malaysia, Singapore, Pakistan, Thái Lan, Indonesia, và Australia... Xu hướng chung của các nước này là phát triển và mua các loại tàu ngầm động cơ diesel trong 10 năm tới.

Dưới đây là thông tin về lực lượng tàu ngầm của một số quốc gia trong khu vực:

Trung Quốc
Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc có hạm đội tàu ngầm lớn mạnh, có hơn 60 chiếc tàu ngầm đang phục vụ trong Lực lượng Hải quân Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc đã có kế hoạch nâng cấp hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có của Hải quân, từng bước loại bỏ những các động cơ tàu ngầm đã có tuổi thọ hơn 30 năm, và sẽ thay thế vào đó là tàu ngầm hiện đại hơn như tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có kế hoạck mua tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula, và chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094

Ấn Độ:

 Hải quân Ấn Độ có 4chiếc tàu ngầm mua từ nhà máy đóng tàu Horvath Deutsche của Đức (HDW), 10 chiếc tàu ngầm lớp Kilo và 4 chiếc tàu ngầm lớp Foxtrot.


Hải quân Ấn Độ đang tăng cường phát triển lực lượng tàu ngầm.


Ngoài ra, Ấn Độ đang lên kế hoạch chuẩn bị nâng cấp các trang thiết bị cho Lực lượng Hải quân Ấn Độ bằng việc đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene và bổ sung thêm 6 chiếc tàu ngầm tiên tiến được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).

Indonesia: 

Indonesia là quốc gia có các quần đảo lớn nhất thế giới, có diện tích biển rộng lớn, nhưng lại chỉ có 2 chiếc tàu ngầm Type 209 đã được nâng cấp.

Dự kiến, Bộ quốc phòng Indonesia đã lên kế hoạch trước năm 2024 sẽ mua ít nhất 12 chiếc tàu ngầm, trong đó bao gồm tàu ngầm lớp Chang Bogo do Hàn Quốc sản xuất, tàu ngầm lớp Amur, tàu ngầm lớp Kilo của Nga, tàu ngầm Type 214 của Đức.

Malaysia: 

Hải quân Malaysia hiện tại có 2 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene do công ty DCN của Đức và Nhà máy đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha phối hợp sản xuất.

Hải quân Malaysia đang có kế hoạch để mua nhiều tàu ngầm loại nhỏ Andrsta để thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực ven biển.

Singapore:

 Hiện tại Hải quân Singapore (RSN) đang sở hữu 4 chiếc tàu ngầm lớp Sjoormen đã được cải tiến để thích ứng với điều kiện khí hậu của Singapore, số tàu ngầm này đều được mua từ Hải quân Hoàng gia Thụy Điển.

Loại tàu ngầm này sau khi được thiết kế lại và tối ưu hóa, thì thích ứng với môi trường chiến đấu dưới nước nông hơn, và còn thích hợp với các vùng biển quanh Singapore.

Bên cạnh đó, Singapore còn có dự tính mua hai chiếc tàu ngầm A-17 lớp Vastergotland của Thụy Điển, để thay thế tàu ngầm lớp Challenger.

Thái Lan: 

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã nỗ lực để xây dựng hạm đội tàu ngầm của riêng nước mình, và có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Amur, hoặc mua tàu ngầm lớp Song của Trung Quốc.

Nhật Bản: 

Lực lượng Bảo vệ bờ biển của Nhật Bản hiện có 18 chiếc tàu ngầm lớp Harushio và tàu ngầm lớp Oyashio.


Nhật Bản cũng có kế hoạch tăng cường phát triển Lực lượng phòng vệ bờ biển.


Tuy nhiên Phía Nhật cũng có kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng tàu ngầm lớp Soryu có trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).

Hàn Quốc: 

 Hải quân Hàn Quốc có 9 chiếc tàu ngầm Type 209 thuộc lớp Chang Bogo, và 2 chiếc tàu ngầm lớp Sun Yuan Yi. Đến năm 2018, Hàn Quốc có kế hoạch sử dụng tàu ngầm tiên tiến Type 214 do Đức sản xuất.

Pakistan:

 Hải quân Pakistan hiện có 3 chiếc tàu ngầm lớp Agosta 90B, 4 chiếc tàu ngầm lớp Daphne và 2 chiếc tàu ngầm Type 70 lớp Agosta. Tuy nhiên, tàu ngầm lớp Daphne sẽ sớm bị loại thải, Pakistan đã có kế hoạch mua mới 3 chiếc tàu ngầm SSK Type-214.

Australia: 

Chính phủ Australia cũng đang có kế hoạch nâng cấp hạm đội của hải quân., và dự kiến sẽ trang bị tàu ngầm thế hệ mới để thay thế tàu ngầm lớp Collins đang trong biên chế của hải quân nước này.

Dự tính tàu ngầm lớp Collins sẽ ngừng hoạt động vào năm 2026. Giai đoạn thiết kế ban đầu của tàu ngầm thế hệ mới của Australia có sẽ bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2015.

Đây là một trong những đầu tư lớn nhất trong lịch sử của Chính phủ Australia cho lĩnh vực quân sự này, tổng chí phí có thể lên tới 25 tỷ USD và sẽ mất 17 năm để hoàn thành.

Dựa vào các số liệu trên, dự đoán thị trường tàu ngầm Châu Á trong 10 năm tới sẽ đầu tư hơn 50 tỷ USD để mua hơn 90 chiếc tàu ngầm. Việc mua bán không chỉ giới hạn ở các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel truyền thống, mà nhiều nước cũng có ý định mua tàu ngầm động cơ hạt nhân được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập và có thể duy trì khả năng chiến đấu cao hơn.


[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Czech bán cho Iraq máy bay L-159



Bộ trưởng Bộ ngoại giao Czech vừa công khai kế hoạch đề nghị bán máy bay tấn công hạng nhẹ L-159 và hiện đại hóa trực thăng cho Iraq.



Để thúc đẩy cho hoạt động hợp tác kinh tế, quân sự kể trên, Thủ tướng Czech, ông Petr Necas sẽ sang thăm Iraq vào ngày 23-24/5 để bàn bạc và ký kết thỏa thuận về đầu tư cho lĩnh vực an ninh chung.

Ngày 18/4, Bộ trưởng Hoshyar Zebari phát biểu tại thủ đô Prague: “Cộng hòa Czech sẽ đề nghị Iraq mua một số máy bay chiến đấu L-159. Chúng tôi cũng còn tham gia chương trình nâng cấp trực thăng cho Iraq”.



Hợp đồng mua bán L-159 sẽ mở đầu cho quan hệ hợp tác giữa Czech và Iraq trên nhiều mặt.


L-159 là máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ do chính Czech sản xuất, được thiết kế thực hiện các nhiệm vụ tấn công trên không, mặt đất và do thám.

Aero Vodochody là nhà sản xuất của mẫu máy bay L-159. Chương trình phát triển của nó bắt đầu từ năm 1992 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 4/8/1997. Giá của mỗi chiếc L-159 là khoảng 15 đến 17 triệu USD.

Không quân nhiều nước đã bày tỏ mối quan tâm với mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ này, trong đó có Australia, Indonesia, Tây Ban Nha, Bolivia…

Đặc điểm kỹ thuật:

Phi hành đoàn: 1 người.

Chiều dài: 12,72 m; sải cánh: 9,54 m; chiều cao: 4,78 m;

Trọng lượng rỗng: 4.350 kg; trọng lượng cất cánh tối đa: 8.000 kg

Động cơ: Honeywell F124-GA-100 công suất 28,2 kN.

Tốc độ bay tối đa: 936 km/h; tầm hoạt động: 1.570 km;

Vũ khí:

Pháo ZVI Plamen PL-20

Tên lửa: Không đối không AIM 9M Sidewindser; IRIS-T; AIM-132 ASRAAM và không đối đất AGM-65 Maverick; AGM-88 HARM

Bom laser dẫn đường. Hệ thống radar Grifo-F.


[BDV news]


Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

>> Các căn cứ hải quân nhìn từ trên cao (kỳ 2)



Các nước có tiềm lực lớn về kinh tế ngày nay cũng không hề chịu kém cạnh các “ông lớn” khi ra sức phát triển căn cứ hải quân cho riêng mình. 

>> Các căn cứ hải quân nhìn từ trên cao (kỳ 1)



Căn cứ hải quân Kadamba (Ấn Độ)

Hiện nay, các căn cứ hải quân của quân đội Ấn Độ tập trung nhiều ở Mumbai và Vikhashapatnam và ngày càng trở nên chật chội khi mà tàu hải quân phải chia sẻ nơi đỗ với các tàu thương mại. Vì thế, bắt buộc Ấn Độ phải tính đến việc xây dựng căn cứ mới.

Năm 2005, căn cứ mới mang tên Kadamba ra đời. Kadamba là thành quả của giai đoạn đầu thực hiện kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân mới.





Căn cứ hải quân Kadamba. Mặt nước trong căn cứ hải quân này khá phẳng lặng nhờ có các đê chắn sóng.

Kadamba là cảng nước sâu mang tính chiến lược của quân đội Ấn Độ, được xây dựng làm nơi đỗ đậu cho các tàu chiến hiện đại, tàu cỡ lớn, tàu ngầm.

Ngoài ra, hệ thống nâng ở căn cứ có thể nâng vật có trọng lượng lên tới 10.000 tấn, tương đương với trọng lượng tất cả tàu chiến hải quân Ấn Độ, ngoại trừ tàu sân bay và các tàu hỗ trợ.

Giai đoạn hai hoàn thành căn cứ hải quân sẽ được thực hiện từ năm 2005 tới năm 2020 xây dựng sân bay cho không quân của hải quân.

Căn cứ hải quân Yokosuka (Nhật Bản)
Sau thế chiến lần thứ hai, quân đội Mỹ đã ở lại chiếm đóng Nhật Bản. Từ đó cho tới nay, người Mỹ đã xây dựng rất nhiều căn cứ quân sự lớn trên đất Nhật.

Điển hình là Yokosuka, căn cứ hải quân cực kì quan trọng ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Đây cũng là nơi đóng quân các tàu thuộc lực lượng hải quân của Nhật Bản.


Căn cứ Yokosuka nhìn từ trên cao.



Căn cứ Yokosuka tiếp nhận được các tàu chiến cỡ lớn kể cả tàu sân bay.

Cảng Yokosuka có tới 18 cầu tàu và rất nhiều nơi neo đậu, căn cứ này hoàn toàn đủ khả năng tiếp nhận nhiều loại tàu khác nhau kể cả tàu sân bay, tàu ngầm.


Căn cứ Yokosuka nhìn từ trên cao.

Căn cứ Yokosuka có 28.000 nhân viên quân sự và dân sự làm việc.

Căn cứ hải quân Stirling (Australia)
Stirling là căn cứ chính của hạm đội phía tây hải quân Australia, được xem là một trong những căn cứ lớn nhất của nước này.

Stirling nằm trên đảo Garden, chiếm tới 28% diện tích toàn đảo.


Căn cứ Stirling nằm trên đảo Garden.

Stirling hiện là căn cứ của hạm đội tàu ngầm của Australia gồm 6 chiếc tàu ngầm tấn công động cơ diesel – điện lớp Colin và đội tàu khu trục lớp Anzac.

Stirling còn có trung tâm huấn luyện thoát hiểm khỏi tàu ngầm trong trường hợp khẩn cấp, 1 trong 6 trung tâm về lĩnh vực này trên thế giới.

Căn cứ hải quân Rota (Tây Ban Nha)
Rota là căn cứ đặc biệt của Tây Ban Nha khi tại đây đặt đặt bộ chỉ huy lực lượng hải quân Tây Ban Nha và các đơn vị của Mỹ.


Căn cứ hải quân Rota được hải quân Mỹ và Tây Ban Nha kiểm soát quản lý.



Khu vực cảng neo đậu của căn cứ Rota.

Căn cứ Rota nằm ở vị trí chiến lược gần eo biển Gibralta... Đây là nơi lý tưởng cung cấp sự hỗ trợ vô giá cho các đơn vị hạm đội 6 (Mỹ) ở Địa Trung Hải.

Căn cứ Rota còn đóng vai trò hậu cần cung cấp nhiên liệu, hàng hóa, đạn dược cho các tàu chiến Mỹ và NATO (khối quân sự Bắc Đại Tây Dương).

Theo các điều khoản của hợp tác quốc phòng, hải quân Mỹ và Tây Ban Nha cùng quản lý và chia sẻ công việc trong căn cứ. Trong đó, hải quân Mỹ chịu trách nhiệm duy trì kiểm soát các bộ phận bao gồm sân bay, ba cầu cảng, 426 phương tiện và 806 hộ gia đình (vợ con sĩ quan binh lính). Phía Tây Ban Nha sẽ đảm bảo an ninh bên ngoài căn cứ, trong căn cứ và cho cả hai lực lượng tại đây.

Căn cứ hải quân Puerto Belgrano (Argentina)
Puerot Belgrano là căn cứ hải quân lớn nhất của Argentina, nằm cách thủ phủ Buenos Aires 700 km về phía nam.

Tại căn cứ này, tập trung toàn bộ các tàu chiến chủ lực và khu xưởng sửa chữa lớn của hải quân Argentina.


Căn cứ hải quân lớn nhất của Argentina.



Cận cảnh khu xưởng sửa chữa tàu và các nơi neo đậu.

Khu sửa chữa của căn cứ này hoàn toàn đủ khả năng tiếp nhận các tàu chiến đủ mọi kích cỡ, từ thời gian xảy ra đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và lần thứ hai (1939 – 1945), nơi đây đã sửa cho nhiều tàu tuần dương cỡ lớn và tàu sân bay.

Ngày nay, Puerot Belgrano tiếp tục làm công việc bảo dưỡng và sửa các tàu chiến tàu ngầm.

Tháng 4/2006, tại căn cứ này đã diễn ra sự kiện đặc biệt khi một tàu chiến của hải quân Anh đã cập cảng để sửa chữa bánh lái bị hư hỏng. Năm 1982, Anh và Argentina đã giao chiến tranh chấp quần đảo Falklands.

(tổng hợp bdv)

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

>> Việt Nam mở rộng hợp tác quốc phòng



Mười quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam đã nhất trí mở rộng hợp tác quốc phòng nhằm thúc đẩy sự ổn định và an ninh khu vực trong các hoạt động quân sự.

Dự thảo tuyên bố chung về tăng cường hợp tác quốc phòng giữa các nước thành viên ASEAN sẽ là chương trình nghị sự chính của Hội nghị Nhóm công tác Quan chức Cấp cao Quốc phòng ASEAN (ADSOM WG), tổ chức tại Surabaya, Đông Java, ngày 23/2.




Tổng Tham mưu trưởng Indonesia, Trung tướng Eris Herryanto cho biết, Hội nghị sẽ thảo luận một loạt các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực ASEAN.

Ngoài ra, Hội nghị cũng sẽ thảo luận về các chương trình công tác hàng năm, hợp tác quốc phòng, như phát triển Mạng trung tâm gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các ngành công nghiệp quốc phòng ASEAN, ông Eris Herryanto nói.

“Kết luận của cuộc họp trong 3 ngày sẽ được đưa vào dự thảo Tuyên bố chung về Tăng cường Hợp tác Quốc phòng các nước ASEAN và Cộng đồng Toàn cầu để đối phó với những thách thức mới. Sau đó, dự thảo tuyên bố chung sẽ được đưa ra trước Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, tổ chức ở Jakarta vào tháng 4/2011, để thông qua”, Trung tướng Eris Herryanto cho biết thêm.

Sau cuộc họp giữa các quốc gia thành viên ASEAN, sẽ tiến hành tổ chức hội nghị ADSOM+ với các đối tác đối thoại của ASEAN, như Mỹ, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, và New Zealand.

Hội nghị ADSOM+ WG sẽ thảo luận về dự thảo thành lập một nhóm chuyên gia công tác bao gồm 5 lĩnh vực hợp tác, như hoạt động hàng hải, hoạt động nhân đạo và xử lý thảm họa, các hoạt động gìn giữ hòa bình, đối phó với chủ nghĩa khủng bố, và công tác quân y, ông Eris Herryanto giải thích.

“Kết quả của cuộc họp hy vọng sẽ đặt nền tảng cho hợp tác quốc phòng giữa các nước thành viên ASEAN và các đối tác thoại của khối để xây dựng được chính sách cụ thể”, nguồn tin dẫn lời ông Eris Herryanto.


(Antara News)

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

>> Việt Nam tham gia tập trận an ninh mạng châu Á - Thái Bình Dương


Hiệp hội các tổ chức Cứu hộ máy tính khu vực châu Á - Thái Bình Dương APCERT đã tổ chức diễn tập an ninh mạng, nhằm kiểm tra khả năng phản ứng của các thành viên trước các cuộc tấn công vào hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu.

Theo kịch bản, các công ty hạ tầng trọng yếu của một nền kinh tế là đích nhắm của nhóm tội phạm. Nhân viên tại những công ty này nhận được email lừa đảo và tin nhắn SMS chứa đường link dẫn đến các website có chứa mã độc.

Mã độc này, một khi đã được kích hoạt, sẽ trở thành một phần của mạng botnet, sử dụng kênh chat IRC và mạng xã hội để kết nối với server điều khiển (C&C Server). Mạng botnet này sẽ làm tê liệt nền kinh tế bằng cách yêu cầu các bot tìm kiếm, xâm nhập và gây hỏng hóc các thiết bị hạ tầng trọng yếu như: hệ thống điện, hệ thống điều khiển giao thông…

Kịch bản trên được xây dựng xuất phát từ vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra trong thực tế vào đầu năm 2010, virus Stuxnet được sử dụng để tấn công vào hàng loạt hệ thống điều khiển mạng công nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Stuxnet cũng chính là thủ phạm phá hoại hệ thống cơ sở hạt nhân của Iran khi xuất hiện tràn lan trong các cơ sở công nghiệp của nước này.

Đại diện của 15 quốc gia và nền kinh tế gồm: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia… và Việt Nam đã tham gia cuộc diễn tập này. Tham gia vào cuộc diễn tập, Bkav của Việt Nam thuộc Ban tổ chức phụ trách thiết kế hệ thống giả lập và trong nhóm điều phối tập trận.

Ông Roy Ko, Chủ tịch APCERT, cho biết: “Các cuộc tấn công mạng thường khởi nguồn từ nhiều địa điểm phân tán, do đó để lần ra dấu vết và dập tắt những cuộc tấn công này đòi hỏi sự hợp tác giữa các tổ chức an ninh mạng từ các nền kinh tế khác nhau. Nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi là xây dựng khả năng phát hiện và phòng vệ khi một cộng đồng lớn bị tấn công và hoạt động của nền kinh tế bị cản trở. Mạng lưới phối hợp đã được xây dựng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một nguồn lực quý giá để hỗ trợ lẫn nhau khi những sự cố như vậy xảy ra. Hoạt động diễn tập sẽ giúp chúng tôi xác minh lại những đầu mối liên lạc và các quy trình phản ứng trước một cuộc tấn công mạng đang thực sự diễn ra”.


(Reuters news)

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

>> Làn sóng nâng cấp vũ khí tối tân tại Châu á



Sau cuộc chạy đua vũ trang Mỹ - Nga thời Chiến tranh Lạnh, giới phân tích quân sự cho rằng, thế giới đang chứng kiến làn sóng nâng cấp vũ khí tối tân với tốc độ nhanh và quy mô lớn ở châu Á - Thái Bình Dương.


Những con số…
Tháng 12/2010, Nhật Bản hiệu chỉnh Đại cương Phòng vệ mới, lên kế hoạch mua 5 tàu ngầm, 3 tàu khu trục, 12 máy bay chiến đấu, 10 máy bay tuần tra và 39 máy bay trực thăng.

Nhật Bản mới đây đã công bố kế hoạch triển khai thêm 3 giàn tên lửa đánh chặn Patriot và xúc tiến sản xuất các tàu chiến trang bị tên lửa thế hệ Aegis, tuyên bố chương trình này nhằm đối phó với Triều Tiên, đặc biệt sau khi xảy ra vụ đắm tàu Cheonan và Triều Tiên tiết lộ chương trình làm giàu urani.

Đồng thời, theo “Kế hoạch quốc phòng trung hạn” mới được Chính phủ Nhật Bản thông qua ngày 17/12/2010 cho thấy trong vòng 5 năm tới Nhật Bản sẽ đầu tư 276 tỷ USD nhằm xây dựng lực lượng Phòng vệ, trong đó sẽ chú trọng cải cách biên chế quân đội và phát triển các loại kỹ thuật tiên tiến và vũ khí có độ chính xác cao.

Tháng 3/2009, Chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh công bố Dự án 15B, theo đó Ấn Độ sẽ xây dựng các tàu chiến thế hệ tiếp theo trong các giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, Ấn Độ xây dựng ít nhất 3 tàu khu trục lớp Kolkata theo Dự án 15A và hai tàu sân bay: INS Vikramaditya và INS Vikrant.

Để đạt được sự cân bằng tương đối, Hải quân Ấn Độ đang xây dựng hạm đội tàu khu trục hộ tống tàng hình và bắt đầu thực hiện một số dự án mới. Tàu Shivalik sẽ là chiếc khu trục tàng hình đầu tiên của Ấn Độ. Các tàu khu trục lớp Sahyadri và Satpura đang được xây dựng. Sau khi tất cả các kế hoạch của chính phủ được hoàn tất, Ấn Độ sẽ có hơn 140 tàu chiến.

Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã mua số vũ khí trị giá 150 tỷ USD. Động thái đáng chú ý hiện nay là các hoạt động trên biển gần đây của Hải quân Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh có ý định tăng cường kiểm soát các tuyến đường hàng hải trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Hàng không mẫu hạm Varyag, thuộc lớp Kuznetsov, đang được xây dựng. Trung Quốc sẽ đưa vào sử dụng tất cả 3 hàng không mẫu hạm năm 2017. Các tàu sân bay này sẽ giúp Hải quân Trung Quốc đạt được khả năng cạnh tranh trên biển với Hải quân Mỹ.

Gần đây, Trung Quốc cũng không ngừng phô trương các loại vũ khí mới - một tiêu chí nhằm nâng cao sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Có chuyên gia nhận định nhiều khả năng sẽ nổ ra một cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực Đông Á, sau khi các phương tiện thông tin đưa hình ảnh Trung Quốc công bố loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ J-20.

Việc công bố công nghệ mới của Trung Quốc trùng hợp với thời điểm tại Seoul, Nhật Bản và Hàn Quốc nhất trí tìm kiếm một thỏa thuận quân sự song phương đầu tiên sau khi Mỹ hối thúc Hàn - Nhật tăng cường hợp tác để đối phó với Triều Tiên.

Trong khi tìm cách tăng cường quan hệ quân sự với Nhật Bản, quân đội Hàn Quốc cũng thông báo kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa dẫn đường diệt xe tăng do Israel chế tạo trên đảo YeonPyeong, hòn đảo vừa bị Triều Tiên pháo kích hồi cuối tháng 11/2010.

Hàn Quốc cũng đầu tư đáng kể cho sức mạnh quân sự. Ngoài việc tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn với Mỹ, quân đội Hàn Quốc còn gia tăng tổ chức các cuộc diễn tập quân sự giả định quy mô lớn.

Trong khi đó, nhập khẩu quân sự của Malaysia cũng đang tăng lên, Singapore cũng đang có kế hoạch mua 2 tàu ngầm; Australia đang lập kế hoạch chi 179 tỷ USD trong vòng 20 năm tới để mua mới tàu ngầm, tàu khu trục và máy bay chiến đấu.

Bên cạnh đó, Nga cũng có kế hoạch tổ chức cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn nhất trong lịch sử tại khu vực Viễn Đông vào năm 2011, tăng cường sự hiện diện sức mạnh quân sự của Nga tại khu vực này.

Điểm đáng quan tâm là hiện nay, Mỹ đang tăng cường sức mạnh cho các lực lượng đồn trú tại khu vực Đông Bắc Á. Theo các phương tiện truyền thông của Anh, Mỹ có kế hoạch đầu tư 12,6 tỷ USD nhằm xây dựng và mở rộng căn cứ quân sự trên đảo Guam - khoản đầu tư lớn nhất để xây dựng căn cứ quân sự tại khu vực Tây Thái Bình Dương của Mỹ kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, với mục đích là biến đảo Guam thành căn cứ quân sự lớn nhất khu vực Tây Thái Bình Dương.

Chưa hết, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ đang chạy đua mạnh mẽ phát triển các tên lửa chống hạm, điều có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong chiến tranh trên biển và thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu.

Ấn Độ và Nga đang bắt tay chế tạo tên lửa BrahMos thế hệ thứ hai, dự kiến có thể đạt tốc độ tới 7.300 km/h. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang phát triển tên lửa chống hạm siêu âm như vậy của riêng mình, mang tên Đông Phong 21D (DF-21D). Được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, loại tên lửa này có thể được dùng để chống các tàu sân bay của Mỹ, qua đó hủy diệt uy quyền tối thượng của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Bản thân Mỹ cũng đang đẩy mạnh phát triển tên lửa siêu tốc của mình mang tên X-51A WaveRider, sử dụng công nghệ phản lực tĩnh siêu âm.

… và “động cơ” kích động cuộc đua
 Sau khi xuất hiện một số sự kiện như vấn đề hạt nhân, phóng thử tên lửa đạn đạo và cái gọi là thử vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, Triều Tiên đã trở thành một trong những nhân tố nổi bật tác động đến quyết định nâng cao sức mạnh quân sự của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Đặc biệt là sau sự kiện tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm và hai miền Triều Tiên pháo kích lẫn nhau, Hàn Quốc và Nhật Bản càng có các động thái tăng cường sức mạnh quân sự hơn nữa. Tương quan sức mạnh quân sự trong khu vực đang có những thay đổi.

Nhưng một lý do được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc đua sức mạnh quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương là các nước trong khu vực đang lo ngại sự ngày càng trỗi dậy về kinh tế và sức mạnh quân sự của Trung Quốc, trong khi cho rằng Mỹ ít có khả năng can dự vào sự vụ khu vực.

Trung Quốc đã chính thức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc đang xúc tiến chính sách ngoại giao kinh tế, và vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc ngày nay chính là sức mạnh kinh tế, đặc biệt là dự trữ ngoại tệ.

Về quân sự, trước kia, các nước khác cho rằng, Trung Quốc phát triển quân sự chỉ để trấn áp “giặc cỏ”. Hiện nay, các nước bất ngờ phát hiện ra rằng, quân đội Trung Quốc đã đột phá chuỗi đảo thứ nhất, tiến ra Thái Bình Dương.

Trong khi đó, toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nguy cơ sẽ bước vào một thời kỳ “không xác định” chưa từng có: rối loạn trên bán đảoTriều Tiên, kinh tế phập phù khó đoán định và thời gian tại chức ngắn ngủi của nhiều vị Thủ tướng Nhật Bản, ngoài ra còn có vấn đề “chuyển giao quyền lực” ở nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… sắp diễn ra.

Đối với nhiều nhà quan sát, 2010 là một năm đầy thử thách đối với ngoại giao của Bắc Kinh do quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và những quan ngại trước việc Mỹ cam kết "quay trở lại" khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Báo cáo của các cố vấn quân sự Australia cho rằng Australia cần một hạm đội tàu ngầm hạt nhân tấn công cùng một loạt hệ thống vũ khí tiên tiến nhằm đáp lại những mối đe dọa về an ninh từ việc xây dựng quân đội quy mô lớn của Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu khiến Ấn Độ đang ra sức mở rộng kho vũ khí cũng bắt nguồn từ Trung Quốc.

Trung Quốc nói nước này không phải là một mối đe dọa, nhưng lập trường ngoại giao và quân sự của họ ngày càng cứng rắn, đặc biệt là tại các vùng biển. Các tàu hải quân của Trung Quốc hoạt động ngày càng thường xuyên tại các vùng biển xung quanh phía Nam Nhật Bản. Nhật Bản tuyên bố sẽ tăng cường giám sát các lực lượng của Trung Quốc và tăng cường hạm đội tàu ngầm.

Còn các chuyên gia về Nga cho rằng chính sách quân sự và các cuộc tập trận mà Nga đã tiến hành trong những tháng gần đây dường như chứng tỏ rằng Moscow đã bắt đầu cảm thấy bị đe dọa bởi sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng của Nga trong năm 2011 tăng khoảng 20% so với năm 2010.

Nhìn nhận sự thay đổi trong quan hệ quân sự giữa các bên có lợi ích an ninh trong khu vực và sự thay đổi sức mạnh giữa các bên, không khó phát hiện cục diện quân sự khu vực đang có sự thay đổi từng bước, mà nguyên nhân cơ bản chính là sức ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc ở vị trí hàng đầu, tiếp đến là sức ảnh hưởng của Nhật Bản và Hàn Quốc.

(internet info)

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

>> Máy bay vận tải quân sự C-17



Sau chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ nhận ra những bất cập của máy bay vận tải hạng nặng và ngay sau đó đã đưa ra một số yêu cầu cho các phiên bản thiết kế mới.

Quân đội Mỹ quyết định thay thế máy bay C-141 bằng máy bay vận tải hạng nặng tiên tiến hơn là C-17. Loại máy bay vận tải này phải kết hợp khả năng nâng tải nặng của C-5 và khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết như C-130 Hercules.

Trong số đó, C-17 là một biến thể vận tải quân sự hạng nặng được thiết kế bổ sung một số tính năng nâng cao, có cabin chở hàng 26,82 m và 18 khoang chứa hàng hóa. C-17 có thể chở được 144 binh sĩ và 102 lính dù.

Ngoài ra, máy bay có khả năng vận chuyển hầu hết các thiết bị chiến đấu di động của quân đội Mỹ gồm xe tăng chiến đấu M1 Abrams, xe bọc thép M2/M3 Bradley. Không chỉ vậy, C-17 còn có khả năng chuyên chở 4 máy bay trực thăng vận tải UH-60 Blackhawk, 2 máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache.



C-17 là phiên bản được tích hợp các tính năng của C-5 và C-130 Hercules.

C-17 có thể cất cánh từ độ dài đường băng ngắn dài 915 m, hẹp 27,5 m. C-17 đã chứng tỏ giá trị và tầm quan trọng của nó trong các cuộc chiến như ở khu vực Balkans, Afghanistan và Iraq. Mới đây quốc hội Mỹ đã yêu cầu tăng cường phát triển loại máy bay này.

C-17 cũng đã thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài bao gồm Anh, Australia, Canada, và Qatar...và các cơ quan quốc phòng thuộc khối NATO.

Cuối năm 2010, Không quân Mỹ đã thực hiện hàng loạt các chuyến bay thử nghiệm máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III có sử dụng nhiên liệu sinh học mới. Các cuộc thử nghiệm đã diễn ra tại căn cứ không quân Edwards của Mỹ.

Dưới đây là một số hình ảnh về C-17 Globemaster III:



Máy bay vận tải quân sự C-17 được quân đội Mỹ ưu ái phát triển và sử dụng.


Sử dụng nhiên liệu sinh học cho C-17 là bước tiến đột phá của quân đội Mỹ.






C-17 đã khẳng định khả năng vận chuyền của minh trong những cuộc chiến như ở khu vực Balkans, Afghanistan và Iraq.



Máy bay có khả năng chuyên chở các trang thiết bị quân sự hạng nặng.




Hiện tại quân đội Mỹ biên chế một số lượng lớn C-17.


 C-17 làm nhiệm vụ đáp hàng tiếp tế và chi viện.

Chi tiết thông số kỹ thuật của C-17 Globemaster III:

Chiều dài: 53,04 m; Sải cánh dài: 51,76 m; Chiều cao: 16,79 m;
Trọng lượng rỗng:125.645 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 265.350 kg;
Động cơ: 4 động cơ Pratt & Whitney PW2040;
Tốc độ hành trình: 830 km/h; Tốc độ bay thả dù: 215-465 km/h;
Trần bay thực tế: 13.715 m;
C-17 được trang bị bốn động cơ cánh quạt phản lực.

(tổng hợp)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang