Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Ấn Độ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

>> Độc chiêu khống chế Trung Quốc của Ấn Độ

Ưu tiên hàng đầu của Hải quân Ấn Độ là Ấn Độ Dương chứ không phải Biển Đông. Đây là khẳng định mới đây của Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Verma. Phát biểu này dường như nhằm tránh đối đầu trực diện với Trung Quốc, nhưng thực tế lại tiết lộ một độc chiêu “siết cổ” con Rồng châu Á.

>> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ


Làm cao với Mỹ, tránh đối đầu Trung Quốc

Theo tờ Business Standard, phát biểu trên của người đứng đầu Hải quân Ấn Độ được đưa ra 7 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chiến lược mới của Mỹ nhằm vào Trung Quốc mang tên "Chiến lược tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương" và coi Ấn Độ như một đồng minh quan trọng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Verma

Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 8/8 tại New Delhi, Đô đốc Nirmal Verma nói: "Bất chấp các tuyên bố về điều chỉnh chính sách của Mỹ, khu vực quan tâm chủ yếu của chúng tôi kéo dài từ Eo biển Malacca đến phía tây Vùng Vịnh và từ phía nam Mũi Hảo Vọng đến Thái Bình Dương. Biển Đông cũng là khu vực quan tâm, nhưng không phải là trọng điểm hoạt động của Hải quân Ấn Độ".

Theo Đô đốc Verman, triển vọng hợp tác hải quân Mỹ-Ấn là không cao và mối quan tâm của Ấn Độ là làm giảm các căng thẳng trên biển. Ông nói: "Chúng tôi không muốn căng thẳng trên Biển Đông gây lo ngại cho việc vận chuyển hàng hóa, vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia. Tôi tin tưởng các cường quốc lớn sẽ nỗ lực can dự ở Biển Đông và họ cũng sẽ áp dụng các biện pháp làm giảm căng thẳng trên Biển Đông".


http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon panetta trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 6/2012

Trên thực tế, Mỹ và Ấn Độ đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận kéo dài về tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tháng 4/2012, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị và quân sự của Mỹ Andrew Shapiro đã hội đàm với các quan chức Ấn Độ nhằm khôi phục đối thoại chính trị-quân sự giữa hai nước sau 6 năm tạm ngừng.

Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A K Antony. Tháng 6/2012, cuộc Đối thoại Chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ ba đã thảo luận chi tiết về tình hình châu Á-Thái Bình Dương.

Tuyên bố chung sau cuộc đối thoại này nhấn mạnh: "Mỹ và Ấn Độ có chung quan điểm về hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở châu Á, khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hai bên cam kết hợp tác với nhau và với các nước khác trong khu vực nhằm phát triển một cơ cấu toàn diện, cân bằng và mở cửa. Hai nước nhất trí tăng cường hơn nữa các cuộc tham khảo ý kiến của nhau về tình hình khu vực Ấn Độ Dương".

Lời cảnh báo gián tiếp với Trung Quốc

Những phát biểu của người đứng đầu lực lượng Hải quân Ấn Độ cho thấy Ấn Độ có sự quyết đoán và độc lập riêng. Lời lẽ của Đô đốc Verma thể hiện có vẻ như New Delhi chỉ quan tâm tới “sân nhà” của mình là khu vực Ấn Độ Dương, mà không mấy chú ý tới một Biển Đông đang nóng bỏng.

Điều này cho thấy Ấn Độ khôn khéo về mặt ngoại giao và đang thực thi chính sách cân bằng trong quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc.

Nhưng những tiết lộ của Đô đốc Verma cho thấy Hải quân Ấn Độ tuy không can dự trực tiếp vào Biển Đông song đang thực hiện những bước đi nhằm kiểm soát khu vực này, và đặc biệt là nắm chặt yết hầu của Trung Quốc. Hải quân Ấn Độ không ngừng tăng cường lực lượng, kiểm soát chặt eo biển Malacca và mở rộng tầm hoạt động trong khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ không ngừng tăng cường lực lượng trong những năm gần đây

Trong cuộc họp báo tại New Delhi, Đô đốc Verma thông báo chi tiết kết quả thực hiện chương trình xây dựng lực lượng Hải quân Ấn Độ trong thời gian gần đây. Theo đó, trong 5 năm qua, Hải quân Ấn Độ đã được trang bị thêm 15 tàu chiến nổi, một tàu ngầm hạt nhân tấn công (INS Chakra thuê của Nga).

Còn 46 chiếc tàu chiến nữa vẫn đang trong quá trình đóng mới, trong đó có 43 chiếc được đóng tại Ấn Độ và 3 chiếc đang đóng tại Nga.

>> "Chiến tranh kiểu mới" trong mối quan hệ Trung - Ấn

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đang tìm mua trực tiếp 49 tàu chiến khác từ các công ty sản xuất trong nước. Trong số đó có 7 tàu khu trục nhỏ sẽ sớm được khởi công tại công ty Mazagon Dock ở Mumbai và Garden Reach Shipbuilders & Engineers (GRSE) ở Kolkata theo dự án 17A; 4 tàu tấn công tốc độ cao được đóng tại GRSE.

Ngoài ra, một tàu huấn luyện sẽ được đóng tại một xưởng đóng tàu của tư nhân; 8 tàu quét thủy lôi, trong đó 2 chiếc đóng tại Hàn Quốc và 6 chiếc được sản xuất trong nước trên cơ sở công nghệ được Hàn Quốc chuyển giao.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm INS Charka của Ấn Độ

Dự án đóng mới 6 tàu ngầm thông thường theo dự án 75 (I) cũng sắp được thông qua. Ấn Độ cũng đang xem xét kinh phí để mua 1 tàu lặn sâu và một tàu cứu hộ để sử dụng trong trường hợp tàu ngầm gặp nạn. Trong vài tháng tới, Ấn Độ cũng sẽ mở gói thầu mua 4 tàu đổ bộ, 16 tàu săn ngầm hoạt động tại các vùng nước nông, 1 tàu huấn luyện tổng hợp và 2 tàu hỗ trợ lặn.

Theo Đô đốc Verma, trong vòng 5 năm tới mỗi năm Hải quân Ấn Độ sẽ đưa vào biên chế ít nhất 5 tàu chiến nổi và 5 tàu ngầm. Phần lớn các tàu mới được tăng cường này sẽ được triển khai ở các quần đảo Andama và Nicobar thuộc Vịnh Bengal, cách đất liền 1.200 km và là nơi kiểm soát các tuyến đường vận chuyển quốc tế dẫn đến Eo biển Malacca. Đây là điểm yết hầu mà tất cả các tàu thuyền từ Tây Á đến Biển Đông phải đi qua.

Chặn yết hầu Trung Quốc

Ngày 31/7, Ấn Độ đã khánh thành căn cứ không quân hải quân INS Baaz trên đảo Great Nicobar gần Eo biển Malacca. Căn cứ này sẽ hỗ trợ cho các máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ tại Car Nicobar. INS Baaz nằm gần eo biển Malacca hơn 300 km so với Car Nicobar.

Tuy nhiên, INS Baaz chưa có đường băng đủ dài cho máy bay chiến đấu hạ cánh. Hải quân Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng một sân bay dài khoảng 3.000 m nhằm giải quyết vấn đề này.

Đô đốc Verma cũng cho biết Hải quân Ấn Độ muốn tăng mạnh số lượng tàu chiến tại căn cứ Port Blair, trung tâm đầu não của khu vực Andaman và Nicobar. Đô đốc Verma cũng đánh giá căn cứ INS Baaz có một vị trí chiến lược trọng yếu. Căn cứ này sẽ giúp Hải quân Ấn Độ mở rộng tầm hoạt động cũng như thời gian hoạt động của tàu chiến và máy bay tuần tra trong khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Eo biển Malacca và đường đi của dầu mỏ về Trung Quốc

Không nói trực tiếp, song có thể hiểu một khi kiểm soát được eo Malacca tức là Ấn Độ đã khống chế được Trung Quốc. Eo Malacca nối liền Biển Đông (rộng hơn là Thái Bình Dương) với Ấn Độ Dương. Trên tuyến vận tải này, có tới 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu và một tỷ lệ hàng hóa tương đương của Trung Quốc phải đi qua.

Nếu nguồn năng lượng này bị cắt, nền kinh tế của Trung Quốc khó mà “sống” nổi. Thêm vào đó, tuyến hàng hải này bị Ấn Độ (hay bất kỳ nước nào khác khống chế), hàng hóa ra vào Trung Quốc sẽ bị đình trệ gần như hoàn toàn.

Người Trung Quốc hiểu rõ điều này hơn ai hết. Có lẽ, chính vì vậy mà họ đã và đang sốt sắng tính tới các phương án nhằm tránh bị phụ thuộc vào eo biển Malacca.

Phương án thứ nhất là thuyết phục Thái Lan mở một kênh đào nối từ biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương vào biển Đông. Phương án thứ hai là mở tuyến đường xuyên suốt từ cảng Gwadar của Pakistan về Tân Cương. Phương án thứ ba là “đi nhờ” đường Myanmar rồi chuyển dầu mỏ về các tỉnh Tây Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Các căn cứ trên quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ nằm chặn ngay eo biển Malacca

Tuy nhiên, cả ba phương án trên đều không thực sự khả thi. Con kênh mà Trung Quốc muốn đào vắt qua Thái Lan mang tên Karat có thể cần tới 20 tỷ USD. Còn tuyến đường xuyên Pakistan sẽ khó có thể được bảo đảm vì những trở ngại an ninh mà Islamabad đang phải đối mặt.

Chưa kể đây lại là một nước đồng minh của Mỹ. Khả thi nhất vẫn là con đường đi qua Myanmar với các chặng từ đường biển, đường sông rồi lại lên đường bộ. Nhưng thực tế thời gian qua cho thấy, Myanmar đang “vẫy” khỏi vòng kiểm tỏa của Trung Quốc.

Những tiết lộ của Đô đốc Verma cho thấy Ấn Độ đang áp dụng chính bài miếng của người Trung Quốc. Đó là nguyên tắc giả trá được nêu trong Binh pháp Tôn Tử. Theo đó, người Ấn Độ “có thể đánh mà làm như không thể đánh, muốn đánh mà làm như không cần đánh, muốn đến gần mà làm như lùi ra xa”.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ)

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

>> Ấn Độ thử thành công SLBM K-15

Ấn Độ đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đưa quốc gia này gia nhập các quốc gia có khả năng răn đe hạt nhân trên biển.

>> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ


Ấn Độ đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đưa quốc gia này gia nhập các quốc gia có khả năng răn đe hạt nhân trên biển.

Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM (submarine-launched ballistic missile).

Tên lửa này được đưa vào trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược INS Arihant do Ấn Độ thiết kế.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình cấu tạo tên lửa K-15

K-15 là một tên lửa được thiết kế phóng từ tàu ngầm hai tầng phóng, tầng đầu tiên sử dụng nhiên liệu lỏng, tầng thứ 2 sử dụng nhiên liệu rắn.

Tên lửa có chiều dài 10 mét, đường kính 740mm, trọng lượng 17 tấn, tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn nặng 1000kg với tầm bắn 700km, tầm bắn của tên lửa có thể tăng lên 1000km nếu sử dụng đầu đạn nặng 500km, nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Dù tên lửa K-15 chỉ có tầm bắn khiêm tốn 700km so với tầm bắn trên 5.000km của các tên lửa SLBM Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, song đây là một bước tiến bộ quan trọng đưa Ấn Độ trở thành cường quốc quân sự trên thế giới.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa K-15 cùng với tàu ngầm hạt nhân chiến lược INS Arihant mang lại một sức mạnh mới cho Ấn Độ.

Cần lưu ý, Ấn Độ gọi tên lửa K-15 thuộc loại SLBM nhưng một số chuyên gia quân sự trên thế giới cho rằng, vai trò của nó giống như một tên lửa hành trình kiểu như Tomahawk của Mỹ.

Một điều quan trọng là tên lửa K-15 có nhiều ưu điểm, đơn giản trong vận hành và bảo trì, nó có một chế độ dẫn đường tinh vi, tên lửa được bảo quản trong các ống bảo quản riêng biệt nhằm kéo dài thời gian sử dụng và dễ dàng trong lúc vận chuyển cũng như lắp đặt vào ống phóng.

Hiện tại, chưa rõ tên lửa K-15 đã trang bị trên tàu ngầm INS Arihant hay chưa. Thử nghiệm mới nhất của tên lửa được thực hiện trong một phao đặt dưới nước.

Cho dù vai trò của K-15 là gì thì đây cũng là cột mốc quan trọng đưa tiềm lực quân sự của Ấn Độ lên một tầm cao mới.

Dự án phát triển SLBM bản địa mang mật danh K-15 hay còn gọi dự án 420 Sagarika, được DRDO khởi động vào những năm 1990 cùng thời điểm với sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân chiến lược nội địa.

Tương tự như sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân nội địa, sự phát triển của K-15 gặp khá nhiều khó khăn và chậm trễ.

Tên lửa được hoàn thành vào năm 2001, các thử nghiệm được tiến hành ngay sau đó nhưng không đạt được thành công như mong đợi.

Tháng 10/2005 các báo cáo cho biết, Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa phóng từ tàu ngầm với cự ly 300km.

Đến tháng 4/2007, Ấn Độ tiếp tục phát triển tên lửa hành trình có tầm bắn 1.000km với khả năng phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom.

Đến tháng 2/2008, sự phát triển của tên lửa đạn đạo Sagarika chính thức được xác nhận.

Trong năm 2008, tên lửa K-15 đã có tổng cộng 7 lần thử nghiệm thành công trong đó có ít nhất một lần được phóng từ một phao mang ống phóng ở độ sâu 50 mét dưới nước.

Ngày 12/11/2008 một biến thể đối đất của K-15 đã được thử nghiệm thành công.

Thử nghiệm mới nhất của K-15 được thực hiện vào ngày 11/03/2012 ngoài khơi thành phố cảng Visakhapatnam tên lửa đánh trúng mục tiêu giả định ở cự ly 700km vào lúc 13h (7h30 GMT).

Sau thử nghiệm này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ấn Độ hồ hởi tuyên bố: “Với thành công lần này, Ấn Độ đã gia nhập cùng với Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc có khả năng răn đe hạt nhân trên biển”.


(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

>> Ấn Độ : hãy học tập Trung Quốc để tự sản xuất vũ khí ?


Hiện tại Ấn Độ vẫn chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu về an ninh quốc phòng quốc gia.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đang cố gắng thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng trong nước để tiết kiệm ngân sách quốc phòng cho mua sắm, vũ khí trang bị từ nước ngoài

Thời báo Ấn Độ dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự Vasu Deva cho hay, Tư lệnh lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh gần đây đã đánh giá, hiện tại Ấn Độ vẫn chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu về an ninh quốc phòng quốc gia.

Mới đây, Tư lệnh lục quân Ấn Độ K. Singh đã có một bức thư gửi lên Thủ tướng Ấn Độ chỉ ra những yếu điểm trong quân đội Ấn Độ như:

Hiện tại, lực lượng tăng, thiết giáp của Ấn Độ vẫn còn thiếu đạn dược, lực lượng phòng không thì có đến 97% vũ khí đã lỗi thời, ngay cả đội quân tinh nhuệ nhất cũng thiếu những loại vũ khí cần thiết.

Sự yếu kém của quân đội Ấn Độ đang khiến cho Chính phủ nước này đang phải đau đầu để giải quyết, đồng thời điều này cũng làm cho hình ảnh một cường quốc quân sự ở châu Á đang trở nên xấu đi.

Ông Singh đồng thời chỉ ra rằng, hiện tại những loại vũ khí trang bị như: thiết bị cơ giới hóa, pháo, trang bị không quân, lục quân và các lực lượng đặc nhiệm đang là vấn đề đáng lo ngại.

Có đến 70% nhu cầu vũ khí của Ấn Độ phải phục thuộc vào nhập khẩu. Và lý do chính dẫn đến tình trạng này là Ấn Độ không có một nền công nghiệp quốc phòng phát triển.

Năm 1993, Ấn Độ đang từng quyết định thành lập một nhà máy sản xuất đạn dược với sự giúp đỡ của Công ty Naland của Israel, nhưng cho đến nay, công tác xây dựng nhà máy này mới chỉ hoàn thành được 27%.

Ngoài ra, Lục quân Ấn Độ còn có kế hoạch trang bị 1.697 xe tăng T-90S cho 59 đơn vị tăng của nước này, trong đó 1.000 xe tăng sẽ được quân đội Ấn Độ tự sản xuất.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Brahmos là sản phẩm hợp tác giữa Ấn Độ và Nga

Tuy nhiên, kế hoạch này đã không được thực hiện thành công khi các doanh nghiệp của Ấn Độ không đủ khả năng nghiên cứu, sản xuất, đồng thời phía Nga cung chậm trễ trong việc chuyển giao công nghệ.

Chuyên gia quân sự Vasu Deva cho rằng, sự tụt hậu về công nghiệp quốc phòng là lý do Ấn Độ phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu vũ khí.

Ông Deva đồng thời nhấn mạnh, Ấn Độ nên học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong vấn đề này, thúc đẩy “chủ nghĩa dân tộc kỹ thuật”.

Ấn Độ cần có sự quân tâm và đầu tư mạnh mẽ cho ngành công nghiệp quốc phòng của mình.


>> Ấn Độ: Người khổng lồ chân đất?


Bất chấp việc Ấn Độ thử thành công tên lửa Agni-V, giới phân tích quân sự nước ngoài vẫn nghi ngờ khả năng tác chiến của quân đội nước này.


http://nghiadx.blogspot.com
Năng lực tác chiến của quân đội Ấn Độ vẫn là dấu hỏi lớn.

Izvestia của Nga ngày 19/4 dẫn lời nhiều chuyên gia là tướng lĩnh quân đội cho rằng, tuy Ấn Độ dẫn đầu thế giới về nhập khẩu vũ khí, nhưng trên thực tế, số lượng máy bay chiến đấu cũng như xe tăng của quân đội nước này rất khiêm tốn so với đòi hỏi của các cuộc chiến tranh hiện đại.

Theo Izvestia, nội bộ trong giới quân nhân Ấn Độ vẫn chia rẽ sâu sắc sau tuyên bố của tướng Vijay Kumar Sing, Tư lệnh Lục quân, về khả năng tác chiến yếu kém quân đội nước này.

Trung tuần tháng 4/2012, New Dehli đề nghị Ủy ban Nghị viện về quốc phòng tổ chức phiên điều trần, triệu tập lãnh đạo của tất cả 3 loại quân binh chủng, để tìm kiếm một lời giải đáp cho câu hỏi: vì sao một đất nước chiếm đến 9% lượng nhập khẩu vũ khí toàn thế giới, mà lại đứng trước những nghi vấn về khả năng chiến đấu của lực lượng quân đội?

Ngân sách quốc phòng của Ấn Độ là 32,5 tỷ USD. Trong 5 năm tới, New Delhi có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn, tới 50 tỷ USD, để hiện đại hóa lực lượng vũ trang.

Tuy nhiên, phiên điều trần tưởng như “vô tiền khoáng hậu” đã phơi bày hàng loạt sự thật khiến giới chức New Dehli giật mình: Các kho vũ khí của Quân đội Ấn Độ thiếu thốn đạn dược một cách nghiêm trọng. Đáng chú ý, đạn dành cho xe tăng chỉ đủ cung cấp cho hoạt động chiến sự trong vòng 4 ngày, tức là ít hơn mức chuẩn cần thiết của tác chiến hiện đại tới 10 lần.

Về không quân, trong số 42 phi đội tiêm kích hiện hoạt động chỉ có 34. Nhưng con số đó chưa phải chấn động, bởi đến cuối giai đoạn bắt đầu “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12”, cơ số phi đội trong biên chế không quân Ấn Độ sẽ giảm xuống còn 31.

Báo cáo tại phiên điều trần cũng cho thấy, trong biên chế của Không quân Ấn Độ vẫn còn các loại máy bay chiến đấu lỗi thời và quá hạn sử dụng từ thời Xô Viết là MiG-21, MiG-27. Hiện Ấn Độ lên kế hoạch thay thế số máy bay trên bằng Su-30MKI, máy bay chiến đấu đa năng hạng trung của Pháp, cũng như các máy bay hạng nhẹ LCA do Ấn Độ sản xuất.

Được chờ đợi hơn cả là phi cơ tiêm kích thế hệ thứ năm. Tuy nhiên, theo Izvestia, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới chỉ là dự án. Rất khó xác định thời điểm đưa những phi cơ hiện đại này được chuyển vào biên chế của lực lượng không quân.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiềm lực quốc phòng chưa tương xứng với tham vọng của New Dehli.

Tháng 3/2012, trong buổi điều trần trước quốc hội về ngân sách tài khóa 2012-2013, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, ông Pranab Mukherjee tuyên bố: New Dehli sẽ tăng 17% cho mua sắm quốc phòng, trong đó, 41% sẽ được sử dụng để mua sắm các hệ thống vũ khí hiện đại và vũ khí hạng nặng.

Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế nhận định, trên thực tế, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ còn lớn hơn nhiều, bởi số liệu vừa được công bố chưa tính tới chương trình vũ khí hạt nhân, việc trả lương hưu cho quân nhân và các lực lượng bán quân sự.

Ấn Độ đang nỗ lực thực hiện các hợp đồng mua sắm phương tiện quân sự hiện đại của Nga, Pháp, trong đó, ưu tiên tàu ngầm hạt nhân, máy bay và xe tăng hạng nặng. Ngoài ra, Ấn Độ cũng lên kế hoạch mua 145 khẩu pháo hạng nặng, 197 máy bay trực thăng chiến đấu và các loại vũ khí trang bị khác trong năm 2012.

Theo đường hướng của New Dehli, cùng với phát triển kinh tế, tiềm lực quốc phòng hùng mạnh sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc xác lập vị thế một cường quốc của Ấn Độ tại khu vực. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony không dưới một lần thẳng thừng tuyên bố: New Dehli đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các tiềm lực quân sự để chuẩn bị cho những cuộc xung đột hạn chế dọc khu vực biên giới tranh chấp và để cân bằng với sức mạnh của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, theo nhận định của Rajeswari Pillai Rajagopalan, chuyên gia phân tích quốc phòng tại Quỹ Nghiên cứu ở New Dehli, các nỗ lực hiện đại hóa lực lượng của Ấn Độ diễn ra rất chậm chạp.

Cùng với sự thiếu hụt nghiêm trọng về khí tài và phương tiện tác chiến hiện đại, phải mất rất nhiều thời gian nữa, New Dehli mới có thể hy vọng đối đầu một cách sòng phẳng với Trung Quốc tại khu vực.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

>> Sức mạnh của "thần lửa" Agni V


Hệ thống tên lửa Agni V của Ấn Độ mới đây mang trong mình các cải tiến công nghệ quan trọng nhất của Ấn Độ, hứa hẹn sẽ là quân bài chiến lược quan trọng.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni V

Được nghiên cứu và phát triển tại Phòng Thí nghiệm các hệ thống quốc phòng tiên tiến (ASH) tại Hyderabad, Agni V có tầm bắn 5.000km. Tuy vậy với khả năng cơ động của mình, nó có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu xa hơn con số trên.

Lấy một cuộc chiến giả định, với Thụy Điển chẳng hạn, tên lửa Agni V đặt tại Bangalore sẽ không đủ sức vượt khoảng cách 7.000km tới Stockholm nhưng nếu tên lửa được chuyển tới Amritstar, thủ đô Thụy Điển sẽ rời vào tầm khống chế.

Tương tự như vậy, thành phố xa nhất phía Bắc Trung Quốc là Harbin sẽ nằm trong tầm bắn của Agni V khi tên lửa này được triển khai tại Đông Bắc Ấn Độ. Như vậy, Agni V có thể bắn tới tất cả các châu lục, trừ châu Mỹ.

Trong kho vũ khí Ấn Độ, Agni V sẽ là tên lửa đầu tiên có thể di chuyển trên đường bộ và được bọc kín, giống như loại Đông Phong 31A khiến giới quan sát xôn xao khi Trung Quốc trình diễn trong diễu binh mừng quốc khánh 1/10/2010.

So với Agni III, Agni V sử dụng tối đa các cấu trúc composite để giảm trọng lượng đến mức thấp nhất và có thêm tầng thứ ba, vì vậy Agni V bay xa hơn được 1.500km so với đàn anh của nó.

Avinash Chander, giám đốc phòng thí nghiệm ASL giải thích: “Agni V được thiết kế để cơ động trên đường bộ”, từ nay tất cả các loại tên lửa chiến lược mặt đất của Ấn Độ đều có thể được bao bọc bằng lớp bảo vệ sử dụng trong hệ thống Agni V”.

Lớp bao bọc tên lửa được làm bởi hợp kim sắt-nickel không chứa carbon, giúp tạo ra môi trường kín bảo quản tên lửa trong nhiều năm. Lớp bao bọc sẽ hấp thụ một phần lớn lực ép từ sức đẩy 300-400 tấn sản sinh trong quá trình phóng tên lửa.

Công nghệ bao bọc tên lửa lần đầu tiên được Ấn Độ nghiên cứu cho dòng tên lửa đối hải Brahmos. Công nghệ này được phát triển hoàn chỉnh ở dòng tên lửa phóng ngầm dưới mặt biển K15 được phát triển tại Hyderabad cho tàu ngầm hạt nhân INS Arihant.

Sức mạnh khủng khiếp trong tương lai

Một trong các đột phá công nghệ tiếp theo sau thành công của Agni V là việc phát triển đầu đa đa mục tiêu độc lập (MIRV). Theo đó, Agni V sẽ được trang bị từ 3-10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có thể nhắm đến một mục tiêu độc lập cách nhau hàng trăm kilomet. Có thể đặt chế độ cho hai hoặc nhiều đầu đạn nhắm vào cùng một mục tiêu. Theo Giám đốc ASL Avinash Chander, công nghệ MIRV đã đạt được những bước tiến rất lớn trong 2 năm qua.

Tuy nhiên, công nghệ MIRV sẽ chỉ được áp dụng trên Agni V trong vòng 4-5 năm tới do cần được kiểm tra và thử nghiệm.

Công nghệ MIRV tương tự như kỹ thuật phóng nhiều vệ tinh với cùng một tên lửa đẩy, tuy nhiên đối với vệ tinh, việc phóng chệch một km so với độ cao quỹ đạo dự định vẫn được coi là thành công. Trong khi đó, khi MIRV sử dụng cho mục đích quân sự cần độ chính xác cao hơn nhiều. Mỗi đầu đạn được phóng đi sẽ phải rơi trong vòng 40 mét tính từ mục tiêu dự định. Khoảng cách 40m là đủ để một đầu đạn hạt nhân loại nhỏ có thể phát huy sức mạnh của mình.

Các nhà hoạch định chiến lược của Ấn Độ dù vẫn bảo lưu quan điểm không sử dụng vũ khí hạt nhân trước nhưng cũng đánh giá MIRV là một công nghệ không thể thiếu. Ngay cả nếu Ấn Độ bị tấn công hạt nhân phủ đầu và kho vũ khí chiến lược bị phá hủy phần lớn, chỉ cần một số tên lửa còn lại cũng đủ để trả đũa đối thủ với sức công phá cực lớn. Chỉ cần vài tên lửa Agni V là có thể đạt được năng lực tấn công ở mức yêu cầu.

Với MIRV, chỉ cần một tên lửa Ấn Độ cũng có thể vô hiệu hóa lớp phòng thủ của đối phương. Việc phát hiện và bắn hạ nhiều đầu đạn hạt nhân khó khăn hơn nhiều so với việc can thiệp vào đầu đạn duy nhất. MIRV cũng được trang bị hệ thống điện tử để làm nhiễu radar trong trường hợp đối phương tìm cách bắn hạ.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

>> Tìm hiểu gia đình tên lửa đạn đạo Ấn Độ


Chương trình tên lửa của Ấn Độ gồm 5 hệ thống tên lửa cốt lõi, trong đó đáng chú ý là các loại tên lửa đạn đạo: tầm gần Prihvi, tầm trung/xa Agni.




http://nghiadx.blogspot.com
So sánh tên lửa đạn đạo các loại của Ấn Độ.

Ngày 19/4, báo giới Ấn Độ đưa tin, tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5 do nước này tự nghiên cứu chế tạo đã phóng thành công lần đầu tiên vào 8h5’.

Từ thập niên 1970, Ấn Độ đã bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo, khi đó Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã đưa ra “Chương trình phát triển tên lửa tổng hợp”, chương trình này chủ yếu nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa khác nhau thực hiện nhiều nhiệm vụ, yêu cầu cung cấp tính năng toàn diện, tổng hợp, và chú ý tính gần gũi, tính đan cài.

“Chương trình tổng hợp phát triển tên lửa” được hợp thành bởi 5 hệ thống tên lửa cốt lõi, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi, tên lửa đạn đạo tầm trung Agni, tên lửa đất đối không Akash, tên lửa đất đối không Trishul và tên lửa dẫn đường chống tăng Nag.

Năm 1988 và năm 1989, tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi và tên lửa đạn đạo tầm trung Agni dựa trên công nghệ trong nước của Ấn Độ đã lần lượt tiến hành thử nghiệm đầu tiên.

Tên lửa đạn đạo Prihvi là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm gần đất đối đất chi viện chiến thuật đầu tiên được Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ thập niên 1970, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu tung thâm của đối phương, tiến hành chi viện hỏa lực chiến trường.

Mục tiêu tấn công chủ yếu của nó gồm: nơi tập kết lực lượng và vũ khí trang bị, trung tâm chỉ huy chiến trường, trung tâm thông tin và các mục tiêu quan trọng khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi-2 của Ấn Độ.

Prihvi là tên lửa đạn đạo tầm gần thể lỏng đơn cực, có thể được tiến hành phóng bởi các hệ thống phóng của Lục, Hải, Không quân.

Các loại cỡ gồm: Prihvi-1 có tầm phóng 150 km chế tạo cho Lục quân; Prihvi-2 có tầm phóng 250 km chế tạo cho Không quân; Prihvi-3 có tầm phóng 450 km chế tạo cho cả Lục quân và Hải quân.

Để tăng tầm phóng cho tên lửa Prihvi, ở mức độ nhất định, Ấn Độ đã hy sinh trọng lượng đầu đạn – trọng lượng đầu đạn của tên lửa Prihvi-1 có tầm phóng gần nhất có thể lên tới 1.000 kg, còn đầu đạn của tên lửa Prihvi-3 có tầm phóng xa nhất thì giảm đáng kể.

Nhiên liệu đẩy được tên lửa Prithvi sử dụng là axit nitric bốc khói đỏ và amin hỗn hợp, nhìn vào tình hình phát triển của nhiên liệu đẩy tên lửa trên thế giới hiện nay, tên lửa chiến thuật của các nước phát triển đã không còn sử dụng loại nhiên liệu thể lỏng này nữa.

Tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm gần Prithvi là một loại tên lửa có hiệu quả đầu tiên của “Chương trình phát triển tên lửa dẫn đường tổng hợp” của Ấn Độ, nó rất được coi trọng. Trong nhiều cuộc duyệt binh, tên lửa Prihvi luôn được công khai.

Dòng tên lửa Agni

Năm 1989, tên lửa Agni kiểu trình diễn công nghệ đã tiến hành phóng thử thành công lần đầu tiên. Tên lửa này là tên lửa lưỡng cực, dài 21 m, tầm phóng tối đa 2.000 km và chưa phát triển thành hệ thống vũ khí. Năm 1995, bị sức ép của Chính phủ Mỹ, Ấn Độ tạm dừng chương trình phát triển tên lửa Agni.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni-1 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Năm 1998, Ấn Độ tiến hành thử hạt nhân thành công và bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-2. Trong vài năm sau đó, bên ngoài luôn coi tên lửa mẫu Agni do Ấn Độ thử năm 1989 là Agni-1.

Trên thực tế, đến năm 1999, xuất phát từ sự tính toán chính trị, Ấn Độ mới quyết định bắt đầu nghiên cứu chế tạo một loại tên lửa đạn đạo có tầm phóng đan xen giữa tên lửa Agni-2 và tên lửa Prihvi và đặt tên nó là Agni-1 để phân biệt với tên lửa mẫu Agni phóng lúc ban đầu của họ.

Agni-1 là tên lửa đạn đạo nhiên liệu đẩy thể rắn đơn cực, có tầm phóng 700-800 km, dài 15 m, đường kính 1 m, nặng 12 tấn, sử dụng hệ thống dẫn đường/kiểm soát mới, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân nặng 1.000 kg. Agni-1 được phóng theo phương thức cơ động đường sắt hoặc cơ động đường bộ, từ đó đã giảm khả năng bị tấn công trước, nâng cao rất lớn tính cơ động tác chiến.

Do áp dụng phương thức đẩy thể rắn đơn cực, vì vậy việc triển khai, phóng sẽ nhanh hơn, vì vậy nó có khả năng tấn công lần 2 hiệu quả.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni-2 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Agni-2 là tên lửa đạn đạo thể rắn lưỡng cực, dài 20 m, đường kính lưỡng cực đều là 1 m, trọng lượng phóng 16 tấn, tầm phóng tối đa 3.000 km. Tên lửa áp dụng quán tính cộng với dẫn đường của hệ thống định vị dẫn đường toàn cầu, độ chính xác khoảng 45 m.

Tên lửa này có thể phóng bằng phương thức cơ động đường sắt hoặc cơ động đường bộ, do Ấn Độ tự thiết kế, nghiên cứu chế tạo, ngoài số ít thiết bị cảm biến của hệ thống dẫn đường phải nhập khẩu từ các nước châu Âu, những bộ kiện khác đều được tự sản xuất.

Sau khi phóng thử thành công 2 lần, năm 2002, tên lửa Agni-2 bước vào giai đoạn sản xuất ban đầu với tốc độ thấp.

Tên lửa Agni-3 có tầm phóng 3500-4000 km, dài khoảng 13 m, là tên lửa đẩy thể rắn lưỡng cực. Căn cứ vào thông tin của Cục Nghiên cứu Phát triển Quốc phòng Ấn Độ, lớp thứ nhất và thứ hai của tên lửa này được chế tạo bởi vật liệu carbon tổng hợp tiên tiến, đã giảm được trọng lượng tổng thể của hệ thống, động cơ lưỡng cực cũng đã lắp vòi phun phổ quát.

Hệ thống này có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 600-1800 kg, theo dự đoán đầu đạn hạt nhân có thể lên tới 200-300 kg. Dẫn đường thiết bị đầu cuối đã sử dụng dẫn đường quang học tiên tiến hoặc dẫn đường radar chủ động, đã nâng cao độ chính xác bắn trúng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-3 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Ngày 15/11/2011, Ấn Độ bất ngờ công bố phóng thử thành công tên lửa tầm xa Agni-4. Về tên gọi, Agni-4 thuộc tên lửa dòng Agni của Ấn Độ.

Tên lửa dòng này cơ bản đều sử dụng động cơ nhiên liệu thể rắn, vì vậy thể tích tương đối nhỏ. Có phân tích cho rằng, nó đã sử dụng khung thiết kế của Agni-3. Nhưng nhìn bề ngoài, nó cơ bản bắt chước tư duy thiết kế và công nghệ có liên quan của Agni-2.

Khả năng răn đe chiến lược liên tục nâng lên

Việc nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo của Ấn Độ chủ yếu dựa vào sức mạnh công nghệ của nước này, trải qua mấy chục năm phát triển, một số loại đã có khả năng sử dụng tác chiến, trình độ công nghệ của nó cao hơn so với đa số các nước đang phát triển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-4 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Ấn Độ phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo, trước hết chú trọng sử dụng thành quả của công nghệ không gian của họ được phát triển nhanh chóng, như lớp thứ nhất của tên lửa lưỡng cực Agni đã sử dụng phiên bản cải tiến của động cơ lớp thứ nhất “tên lửa đẩy vệ tinh”-3 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo;

thứ hai, đã phát triển công nghệ đường đạn bay thay đổi độc đáo, tên lửa Prihvi có thể bay theo nhiều đường đạn khác nhau theo lập trình sẵn, có khả năng đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tương đối mạnh; thứ ba là có thể ứng dụng tương đối nhanh các công nghệ tiên tiến như đẩy thể rắn hoàn toàn, triển khai cơ động đường bộ và đường sắt.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni (sau phát triển thành tên lửa tầm xa) và tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi đều có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Đặc biệt, sau khi tiến hành thử hạt nhân nhiều lần, Ấn Độ càng lấy tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa làm phương tiện mang theo quan trọng nhất của đầu đạn hạt nhân.

Đồng thời, Ấn Độ cũng dùng tên lửa đạn đạo làm lực lượng tấn công thông thường quan trọng. Tên lửa tầm gần Prihvi có thể tăng cường tấn công hỏa lực của Lục quân, hiệp đồng Lục quân và Không quân tiến hành tấn công tung thâm (chiều sâu), hoàn thành nhiệm vụ chi viện hỏa lực chiến trường.

Tên lửa tầm trung và tầm xa Agni cũng thông qua nâng cao độ chính xác bắn trúng, đổi nhiều loại đầu đạn thông thường phát triển khả năng tấn công thông thường.

http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ vừa phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

>> 10 sự thật về ICBM Agni-V


19/4 là ngày đầy ý nghĩa đối với Ấn Độ bởi đất nước này đã bắn thử thành công loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Agni-V.



Agni-V là một ICBM sử dụng 3 tầng nhiên liệu đẩy, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được các nhà khoa học của Cơ quan nghiên cứu và phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ phát triển.

Dưới đây là 10 sự thật về loại tên lửa này:

1. Với sự kiện bắn thử thành công tên lửa Agni-V, Ấn Độ chính thức gia nhập câu lạc bộ các cường quốc sở hữu ICBM mà trước đó gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. ICBM Agni-V có trọng lượng nặng tới 50 tấn và sẽ sẵn sàng sản xuất vào năm 2014 - 2015.

2. Họ tên lửa Agni, gồm Agni-V có vai trò quan trọng đối với Quân đội Ấn Độ trong việc đối mặt và duy trì cán cân sức mạnh quân sự với Trung Quốc, nhất là sau khi Bắc Kinh triển khai các loại tên lửa tầm xa của họ ở Tây Tạng.

3. Loại tên lửa này có thể tấn công toàn bộ các vùng lãnh thổ châu Á, vươn sang một phần châu Âu, châu Phi và một vùng lãnh thổ nhỏ của châu Mỹ. Do đó, sự xuất hiện của Agni-V đã làm thay đổi cuộc chơi. Agni-V sẽ làm cho cả thế giới phải kiêng nể Ấn Độ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tầm bắn của tên lửa là hơn 5000km, bao trùm lãnh thổ Trung Quốc.


4. Một khi được phóng lên, không thể cản được sức mạnh của tên lửa này, nó di chuyển nhanh hơn một viên đạn nhưng lại mang đầu đạn hạt nhân nặng tới 1 tấn. Tên lửa có thể triển khai từ bệ phóng cỡ container, đặc biệt có thể phóng có tính cơ động cao.

5. Với tầm bắn xa tới 5.000 km, một khi được xác nhận và thông qua bởi các lực lượng quân đội sau một vài lần thử nữa, Agni-V sẽ là tên lửa bắn xa nhất của Ấn Độ.

6. Từ Agni-V, Ấn Độ sẽ hướng tới khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân. Lúc đó, uy lực của nó sẽ vô cùng ghê gớm.

7. Agni-V có thể được sửa đổi cấu hình để biến thành tên lửa mang vệ tinh cỡ nhỏ và sau đó thậm chí có thể sử dụng để bắn rơi vệ tinh của đối phương.

8. Việc phóng tên lửa chỉ được thực hiện khi có lệnh trực tiếp từ Thủ tướng chính phủ Ấn Độ. Tuy nhiên, họ hy vọng rằng loại vũ khí giết người hàng loạt này chỉ được sử dụng với mục đích "duy trì hòa bình" và không gây chiến tranh.

9. Tên lửa Agni-V có chiều dài 17 m, ba tầng nhiên liệu đẩy đều sử dụng nhiên liệu rắn. Tâng đẩy động cơ đầu tiên sẽ đưa tên lửa lên độ cao khoảng 40 km. Tầng đẩy thứ hai sẽ đẩy tên lửa lên độ cao khoảng 150 km. Tầng đẩy thứ ba sẽ đưa lên 300 km so với mặt đất. Tên lửa cuối cùng sẽ đẩy nó lên độ cao khoảng 800 km.

10. Vụ thử hôm 19/4 là lần phóng đầu tiên của tên lửa Agni-V, theo tính toán, tên lửa có thể đạt tầm xa trên 5.000 km.

Một số hình ảnh vụ phóng thử tên lửa Agni-V của Ấn Độ hôm 19/4.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Agni-V được đặt trên một bệ phóng cơ động và phóng lúc 8h5p trên đảo Wheeler.

http://nghiadx.blogspot.com
Theo dự tính ban đầu thì cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra vào hôm 18/4, tuy nhiên nó đã bị hoãn lại do thời tiết xấu.

http://nghiadx.blogspot.com
Cuộc thử nghiệm thành công đánh dấu một bước tiến dài của chương trình tên lửa Ấn Độ


http://nghiadx.blogspot.com
Agni-V được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong lĩnh vực định vị và dẫn đường, đầu nổ và động cơ cũng có nhiều cải tiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Hiện trong kho vũ khí của Ấn Độ có Agni-I với tầm bắn là 700 km, Agni-II với tầm bắn là 2.000 km, Agni-III và IV với tầm bắn lần lượt là 2500 và 3.500 km.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

>> Quân đội Ấn Độ "yếu" là do tham nhũng ?


Mặc dù Ấn Độ chi tiêu quốc phòng rất lớn khiến tất cả các nước phải ghen tị, nhưng tham nhũng lớn dẫn đến bị “rút ruột” và trở thành “trò hề”.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Chakra Ấn Độ thuê của Nga.


Trong những ngày qua, có rất nhiều thông tin khác nhau về sức mạnh quân sự của Ấn Độ, nhưng bộ mặt thật của lực lượng này thế nào?

Trong cuốn sách “Phát kiến của Ấn Độ”, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru viết: “Chúng ta hoặc là trở thành một quốc gia ấn tượng lớn, hoặc là biến mất”. Đến nay, Ấn Độ, một nước mải mê với “mộng nước lớn có ấn tượng” đã tập trung nhiều nguồn lực cho xây dựng quân đội.

Ngày 26/3, con số mới nhất được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) Thụy Điển đã gây chấn động: Tổng chi tiêu quân sự của châu Á đã vượt châu Âu, đây là bước nhảy mang tính lịch sử, hơn nữa năm 2011, Ấn Độ đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu vũ khí toàn cầu.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, cách đây không lâu, Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh đã viết thư cho Thủ tướng Manmohan Singh nói rằng: Lực lượng xe tăng của Lục quân “rất thiếu đạn dược”, hệ thống phòng không “97% đã lỗi thời, không thể bảo vệ bầu trời hiệu quả”, “các binh chủng chủ yếu (chiến đấu), như lực lượng cơ giới hóa, pháo binh, không quân, bộ binh, lực lượng đặc nhiệm, công binh và lực lượng thông tin rất đáng lo ngại”.

Nội dung bức thư của Tham mưu trưởng Lục quân gửi Thủ tướng ngày 12/3 bị tiết lộ đã lập tức gây chấn động dư luận Ấn Độ. Trong một thời gian, những thông tin hai chiều về sức mạnh quân sự của Ấn Độ đã làm cho dư luận bên ngoài nghi ngờ.

Mọi người sẽ hỏi, là một khách hàng vũ khí lớn trên thế giới, mà trang bị lạc hậu như vậy thì rốt cuộc bộ mặt thật của “đoàn quân voi” Ấn Độ như thế nào?

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến xa BMP-2 của Ấn Độ ngụy trang diễn tập. (ảnh minh hoạ, nguồn: internet)

Vừa mua nhiều vũ khí vừa tham nhũng lớn

Báo cáo này của SIPRI Thụy Điển cho biết, nhiều nhân tố như cạnh tranh địa-chính trị quốc tế, phong trào du kích cánh tả trong nước, tấn công khủng bố và việc theo đuổi bá quyền Ấn Độ Dương đang thúc đẩy Ấn Độ phát triển sức mạnh quân sự.

Trong khi đó, 10 ngày trước khi SIPRI công bố báo cáo, Chính phủ Ấn Độ đã mạnh mẽ tuyên bố, ngân sách quốc phòng năm 2012-2013 là 39 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 15,9 tỷ USD dùng cho mua vũ khí, điều này có nghĩa là tình hình chi tiêu 3 mặt “duy trì nhân viên”,

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)

“hoạt động huấn luyện” và “mua sắm vũ khí” theo truyền thống của Quân đội Ấn Độ đã bị phá vỡ triệt để, Ấn Độ đang thích thú hơn với vũ khí trang bị nhập khẩu từ nhà sản xuất vũ khí các nước.

Tuần san “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cho rằng, trong đợt mở rộng quân sự mới của Ấn Độ, Hải quân là "người" được lợi lớn nhất, chi tiêu năm tài chính 2012-2013 tăng vọt tới 74%, chủ yếu dùng để mua sắm tàu chiến cỡ lớn viễn dương và tàu ngầm, đồng thời tiếp tục dành chi phí hậu mãi cho việc nhập khẩu tàu sân bay từ Nga.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)

Một quan chức Ấn Độ cho biết, chi phí cải tạo tàu sân bay cũ “Đô đốc Gorshkov” được Ấn-Nga ký ban đầu đã từ 1 tỷ USD tăng lên 2,6 tỷ USD, còn tàu sân bay Vikrant do Ấn Độ tự chế tạo cũng có giá thành tăng vọt do phải nhập vật liệu thép đặc chủng có giá cao của Nga.

Mặc dù vậy, Ấn Độ vẫn không chút do dự tiếp tục bỏ tiền ra mua. Thậm chí, Không quân Ấn Độ còn nổi hơn, cuối năm 2011, Ấn Độ xác định mua 126 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, kim ngạch hợp đồng hơn 10 tỷ USD, được cho là “đơn đặt hàng vũ khí đắt nhất thế giới”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Gorshkov Nga đang cải tạo cho Ấn Độ.

Nhưng, đúng vào lúc Ấn Độ đẩy mạnh mua nhiều vũ khí, việc xây dựng sức chiến đấu cho Quân đội Ấn Độ lại xuất hiện một loạt “nốt nhạc không hài hòa”.

Theo “The Hindu”, Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh đã viết trong bức thư rằng, có người đút lót ông 140 triệu rupee (khoảng 2,8 triệu USD), xin ông thúc đẩy một vụ làm ăn mua xe tải chất lượng không đạt tiêu chuẩn, trong khi đó Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI) phụ trách chống tham nhũng hiện cũng đã công bố một nhóm danh sách đen, tiến hành trừng phạt đối với các công ty nước ngoài tham gia đút lót hoặc trả tiền thuê cho người trung gian, cấm họ tham gia đấu thầu vũ khí của Ấn Độ, trong đó có Công ty Công nghiệp Quân sự Israel (IMI) phụ trách cung cấp súng ngắm cho lực lượng đặc nhiệm Ấn Độ.

Được biết, Bộ Quốc phòng Ấn Độ từng muốn “ban ơn ngoài luật pháp”, tránh để vì “trừng phạt quá mức” mà ảnh hưởng đến xây dựng trang bị quân đội, nhưng CBI hầu như không hề nương tay, đến nay các vụ đút lót liên quan đến các nhà sản xuất vũ khí nước ngoài vẫn làm xôn xao ở Ấn Độ.

Cựu Cục trưởng CBI Ashwani Kumar từng nhắc đến, vấn đề tham nhũng trong quân đội và các vụ gian lận đấu thầu nhiều vô kể, thực sự ảnh hưởng đến tiến trình hiện đại hóa của Quân đội Ấn Độ, “nguồn chi cho lĩnh vực quốc phòng của chúng tôi làm cho tất cả các nước phải ghen tị, nhưng thành quả đạt được lại nhiều khi trở thành trò hề của người khác”.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng T-90S của Lục quân Ấn Độ diễn tập.

Theo tiết lộ của tờ “Deccan Herald”, Ấn Độ chi khoản tiền rất lớn nhập hơn 1.000 xe tăng chủ lực T-90S từ Nga, nhưng không đủ cơ số đạn dược để có thể lập tức tiến hành các hành động quân sự cường độ trung bình, hơn nữa hệ thống phòng thủ chủ động của xe tăng dùng để đánh chặn bom đạn của đối phương lại không được lắp đặt với lý do “không có nhu cầu tác chiến đầy đủ”.

Ngoài ra, mấy năm trước, Bộ Quốc phòng Ấn Độ từng khiếu nại Công ty Xuất khẩu Vũ khí Quốc gia Nga, cho rằng một số súng trường tấn công AK-47 trang bị cho quân đội nước này có vấn đề về chất lượng, có thể đợi các chuyên gia Nga kiểm tra, lại phát hiện đây đều là một lô hàng nhái do Romania sản xuất, lừa gạt Quân đội Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)

Đẩy nhanh triển khai lực lượng quân sự ở biên giới

Cùng với sự phát triển của Quân đội, Ấn Độ tập trung hơn vào đẩy nhanh triển khai lực lượng quân sự ở biên giới.

Hiện nay, Lục quân Ấn Độ có 3 quân đoàn tấn công tinh nhuệ, Quân đoàn 1 nằm ở thành phố Mathura, bang Uttar, Quân đoàn 2 nằm ở Amubala, Quân đoàn 21 nằm ở Bhopal, thủ phủ bang Madhya, mỗi quân đoàn tổ chức ra 3-4 “cụm chiến đấu” cơ động cao độc lập, trang bị các xe tăng chủ lực T-90S, T-72M1, sau khi nhận lệnh có thể hoàn thành tập kết tấn công ở biên giới trong vòng 1 tuần.


http://nghiadx.blogspot.com
Binh sĩ bộ binh miền núi Ấn Độ.

Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee cam kết với Thủ tướng Manmohan Singh rằng: “Nguồn vốn thành lập lực lượng tấn công miền núi ở Panagar và xây dựng công sự ở dọc tuyến kiểm soát thực tế hơn 4.000 km tiếp giáp Trung Quốc đang được gom góp, không lâu nữa sẽ được phân bổ.

Ngoài việc Lục quân tiếp tục tăng cường đề phòng quân sự đối với Trung Quốc ở khu vực biên giới, Ấn Độ càng tìm cách “quyết đấu cao thấp” với Trung Quốc ở đại dương và trên bầu trời rộng lớn.

Theo “India Defence Online”, những năm gần đây, Hạm đội Miền Đông Ấn Độ (có khu vực phòng thủ tiến sát eo biển Malacca) có tốc độ mở rộng rất nhanh, năm 2005 chỉ có 30 tàu chiến, hiện đã tăng tới 50 tàu chiến (bao gồm tàu vận tải đổ bộ Trenton mua của Mỹ và tàu hộ tống tàng hình tự sản xuất INS Shivalik), chiếm khoảng 1/3 lực lượng Hải quân Ấn Độ.

Tờ “Tin vắn Trung Quốc” của Quỹ Jamestown Mỹ từng đăng bài viết của học giả Ấn Độ Kumar Singh cho rằng, việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc với các thành tựu to lớn đang trở thành “động lực to lớn” cho hành động có liên quan của Ấn Độ,

mặc dù New Delhi mua sắm vũ khí và các động thái của một quân đội mạnh thu hút sự chú ý của dư luận, nhưng Ấn Độ hiểu rất rõ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc có ảnh hưởng gì tới quốc phòng-an ninh Ấn Độ, “trang bị quốc phòng của họ lại rất cũ kỹ, không thể đối đầu với các xung lực từ Trung Quốc đối với “biên giới Ấn Độ””.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ đã trang bị tàu vận tải đổ bộ Trenton, do Mỹ chế tạo.


Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh cho biết, mặc dù hiện nay chính sách ngoại giao quân sự của Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp cho hai nước thực hiện được hòa bình tương đối, nhưng vẫn không thể giải quyết được tình hình khó khăn về an ninh của Ấn Độ.

Do sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, cộng với việc xây dựng quân đội mạnh của bản thân vấp phải quá nhiều khó khăn, vì vậy ông kiến nghị New Delhi phải tránh xảy ra xung đột trực tiếp với Trung Quốc, tập trung vào “biện pháp xây dựng lòng tin (CBM), xây dựng nhiều kênh tương tác và trao đổi hơn giữa hai nước Trung-Ấn.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

>> So sánh tiềm lực hạt nhân Trung - Ấn


So sánh khả năng hạt nhân của Ấn Độ và Trung Quốc không thể tiến hành một cách riêng biệt.



Bối cảnh chiến lược

Sự so sánh này cần phải gắn với bối cảnh quan điểm chiến lược, tham vọng toàn cầu và các đặc tính chính trị và xã hội của mỗi nước vốn là điều kiện cấu thành nhận thức của mỗi nước.

>> Ấn Độ sẽ dùng chiến tranh du kích nếu chiến tranh Trung - Ấn xảy ra

Tầm nhìn chiến lược của mỗi nước quyết định sự phát triển khả năng hạt nhân của họ (bao gồm chính sách hạt nhân, khái niệm, vũ khí và các hệ thống phóng) phù hợp với môi trường địa chiến lược.

Trung Quốc dè chừng sự hiện diện của Mỹ

Kể từ năm 2008, khi kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng, thành tựu kinh tế của Trung Quốc không ngừng gia tăng. Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đặc biệt quan tâm đến việc lôi kéo Trung Quốc nhằm giúp vào việc ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ.

Tình hình này rõ ràng là điều kiện để cho các tham vọng toàn cầu của Trung Quốc gia tăng. Vì vậy, không mấy ngạc nhiên khi Trung Quốc đã không hồ hởi với các "trò chơi" của chính quyền Obama trong những vấn đề quốc tế.

Tuy nhiên, một trong những lý do quan trọng giải thích cho sự lưỡng lự của Trung Quốc là mối hoài nghi đối với các ý đồ của Mỹ ở châu Á nơi mà Mỹ đang phát triển quan hệ phù hợp với chiến lược của Ấn Độ.

Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc năm 2008 đã nói rõ điều này khi nhấn mạnh: “Mỹ đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương.” Trung Quốc lo ngại về khả năng hình thành một trục chống Trung Quốc do Mỹ khởi xướng, kéo dài từ Nhật Bản đến Ấn Độ.

Điều này không được tướng Mã Hiểu Thiên - Phó tổng tư lệnh Quân đội Trung Quốc nói ra trong cuộc đối thoại Shangri La 2010 tại Singapore. Ông Mã chỉ nói rằng: "Chúng tôi tin rằng duy trì an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc, và đó cũng là trách nhiệm của Trung Quốc.”

Rõ ràng là vị thế ngày càng được khẳng định của Hải quân Trung Quốc tại Biển Đông chỉ là một cách khẳng định của chính sách này.


http://nghiadx.blogspot.com
Vòng xoay Mỹ - Trung, Mỹ - Ấn.


Sự khẳng định quyền lực này có ý nghĩa chiến lược mạnh mẽ đối với các nước ASEAN, đặc biệt khi Trung Quốc rất có thể sẽ chen vào cấu trúc an ninh của ASEAN trong những năm tới.

Quan hệ Mỹ - Ấn nồng ấm

Quan hệ Ấn - Mỹ gần đây đã có những bước cải thiện, nhất là từ khi Obama khẳng định sẽ quay trở lại châu Á.

Sau khi Hiệp định hạt nhân Ấn - Mỹ được ký kết, quan hệ kinh tế 2 nước dự kiến đi vào thời kỳ phát triển mạnh. Tuy nhiên điều này đã không diễn ra do nội bộ chính quyền Obama có vấn đề với Ấn Độ.

Thực tế là việc cải thiện quan hệ này xảy ra khi quan hệ Mỹ - Trung có những bước trục trặc. Một phần vì kinh tế Ấn Độ duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, gần 8%, và khác với tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc là phụ thuộc vào xuất khẩu.

Hơn nữa, khi lực lượng quân đội Mỹ tại Afghanistan rút hết, Mỹ sẽ mong muốn duy trì Pakistan làn một đồng minh ở khu vực. Giới quân sự ở Pakistan dường như sẽ tiếp tục quyết định thế chiến lược của nước này trong những năm tới.

Có lẽ đây là lý do sâu xa của việc Mỹ tiếp tục duy trì viện trợ 10 tỷ USD cho quân đội Pakistan. Không được quên rằng Pakistan, một đồng minh thân cận của Trung Quốc, cũng đã đạt được khả năng hạt nhân của mình nhờ có sự giúp đỡ và tiếp tay của Trung Quốc.

Những tính toán này có lẽ đã ảnh hưởng đến việc Mỹ khuyến khích Ấn Độ đóng một vai trò chiến lược lớn hơn ở Afghanistan và xa hơn nữa ở phía Tây Á.

Với những tính toán như vậy, trong viễn cảnh quan hệ đối ngoại của Mỹ, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục chiếm một khoảng không gian lớn hơn Ấn Độ trong những năm tới, bất chấp những thăng trầm trong quan hệ Mỹ Trung.

Về kinh tế và sức mạnh, Ấn Độ vượt trội ở khu vực Nam Á. Sức mạnh mềm của văn hóa Ấn Độ cũng phổ biến khắp khu vực.

Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Ấn Độ có quan hệ tốt với Liên Xô đặc biệt là nguồn cung cấp vũ khí và trang thiết bị chủ yếu cho Ấn Độ. Vị trí đia lý của Ấn Độ cho phép nước này bao trùn khu vực Ấn Độ Dương.

Chính vì vậy mà không ngạc nhiên khi Trung Quốc đang tranh thủ các nước nhỏ hơn trong khu vực, nhằm tách họ ra khỏi ảnh hưởng của Ấn Độ.

Quan hệ thân thiện gần gũi giữa Trung Quốc với Pakistan là rất rõ. Nepal và Sri Lanka đang ngày càng rơi vào khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc. Trừ Pakistan, quan hệ của Trung Quốc đối với các nước láng giềng khác gần Ấn Độ tỏ ra nhấn mạnh về chính trị và kinh tế nhiều hơn là quan hệ quân sự.

Thực tế hạt nhân

Với sức mạnh kinh tế và quân sự tương đối yếu hơn Trung Quốc, Ấn Độ dường như chỉ nuôi dưỡng những tham vọng khu vực. Khác với Trung Quốc, nước đã ký Hiệp định chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và được công nhận là cường quốc hạt nhân,

Ấn Độ chưa ký NPT, khả năng hạt nhân của Ấn Độ chỉ được công nhận sau vụ thử hạt nhân năm 1998. Vì vậy, Ấn Độ có những hạn chế cơ bản trong cố gắng mở rộng khả năng kho vũ khí hạt nhân của mình. Dù theo tin tức, Ấn Độ đã làm giàu được một khối lượng uranium đủ để chế tạo thêm 30 đầu đạn hạt nhân nữa.

Theo dự đoán, kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ có từ 40-80 đầu đạn. Số lượng này ít hơn cả số đầu đạn của Pakistan và bằng khoảng 1/5 số đầu đạn mà Trung Quốc đang sở hữu.

Với những vụ thử vũ khí hạt nhân hạn chế, vấn đề hoạt động thực tế của các vũ khí hạt nhân của Ấn Độ đang được đặt ra. Nhưng sự hạn chế chính của Ấn Độ là ở khả năng yếu kém trong hệ thống phóng. Hiện nay, Ấn Độ chỉ có những loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Sự phát triển tên lửa của hải quân chỉ nhằm vào hoàn thiện khả năng phóng ở tầm trung.

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ, INS Arihant, đang được chạy thử ở biển, nếu theo đúng lịch trình thì có thể bắt đầu chính thức hoạt động vào năm 2012.

Vì vậy, hiện nay Ấn Độ vẫn chưa có tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo. Hạm đội tàu ngầm của Ấn Độ đã cũ và phải dựa vào chương trình mua sắm chung của hải quân. Theo tin tức, rất có thể ngân sách hải quân sẽ bị cắt giảm đến 50%. Vì vậy khả năng phóng hạt nhân của Ấn Độ hiện nay chủ yếu dựa vào máy bay và hạm đội tàu nổi có khả năng mang vũ khí hạt nhân là chính. Trước mắt, vấn đề này hạn chế tầm với khả năng hạt nhân của Ấn Độ trong phạm vi khu vực Nam Á và vùng Tây Tạng.

http://nghiadx.blogspot.com
Hầu hết các tên lửa đạn đạo của Ấn Độ chỉ dừng ở tầm ngắn và tầm trung.

Sau vụ thử hạt nhân năm 1998, Ấn Độ áp dụng chính sách “không sử dụng trước” (NFU). Tuy nhiên, theo chính sách hạt nhân của mình, dù Ấn Độ không là nước sử dụng vũ khí hạt nhân trước, vẫn sẽ có “trả đũa hạt nhân ồ ạt đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên và nhằm gây ra những tổn thất không thể chấp nhận được” cho kẻ thù. Tuy nhiên, những từ ngữ này có sức nặng đến đâu thì còn phải chờ xem.

Với khả năng hạn chế về hạt nhân của mình, khả năng đánh đòn hạt nhân thứ 2 của Ấn Độ sẽ phải dựa vào lực lượng không quân và các hạm đội tàu nổi. Như vậy Ấn Độ sẽ tiếp tục ở thế yếu đối với các đòn tấn công hạt nhân xa hơn tầm trung.

Cho đến năm 2003, Ấn Độ mới thành lập Bộ chỉ huy hạt nhân chiến lược. Tổ chức liên nghành này có trách nhiệm bao quát toàn bộ lực lượng hạt nhân, tên lửa và các khí tài khác. Đồng thời cũng có một trách nhiêm đặc biệt trong việc thực hiện chính sách hạt nhân của Ấn Độ.

Điểm yếu cơ bản của Ấn Độ không chỉ ở quá trình quyết định chính sách chiến lược mà còn ở việc chậm trễ trong thực hiện các quyết định đó. Ấn Độ đã không tận dung được thời gian như là nguồn lực không thể thay thế. Do đó công tác nghiên cứu và phát triển quốc phòng do nhà nước chỉ đạo thường không đạt tiến độ đề ra.

Việc mua sắm quốc phòng trở thành mảnh đất mầu mỡ cho tham nhũng và các thủ tục hành chính tỏ ra tập trung vào chống tham nhũng hơn là vào việc mua sắm các hệ thống vũ khí đúng hạn định. Tình hình này vẫn chưa được cải thiện bất chấp các tư lệnh quân chủng đã đưa ra lời phàn nàn. Tình trạng này đã làm suy yếu chương trình hiện đại hóa quân đội của Ấn Độ.

Tuy nhiên, Ủy ban nội các về an ninh (CCS) do Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo là cơ quan sẽ ra lệnh đánh trả bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào. Quyết định nhanh đưa ra dưới sức ép chưa bao giờ là điểm mạnh của Ủy ban này. Liệu ủy ban này trên thực tế có ra lệnh cho một cuộc trả đũa hạt nhân hay không lại là một vấn đề còn tranh luận.

Trái lại, Trung Quốc đã phát triển một tầm nhìn chiến lược dài hạn rõ ràng để mở rộng khả năng chiến lược hạt nhân của họ, phù hợp với những tham vọng toàn cầu đề ra.

Trung Quốc đã thiết lập khả năng sản xuất, phát triển và nghiên cứu vũ khí hạt nhân quy mô lớn. Trung Quốc đã trở thành một nước xuất khẩu vũ khí lớn và điều này đã cho phép họ một tư thế mạnh và thuận lợi để mở rộng ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.

Trung Quốc cũng áp dung chính sách không là nước đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, trước Ấn Độ rất nhiều (năm 1964) và với sự khẳng định không là nước sử dụng vũ khí hạt nhân “bất kỳ lúc nào hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào.”

Dù Trung Quốc tái khẳng định chính sách NFU vào năm 2009, độ tin tưởng để thi hành chính sách này được đánh giá là thấp. Thí dụ, có nhiều tin tức cho rằng Trung Quốc đã từng tính đến các phương án tấn công hạt nhân chống lại Liên Xô trong trường hợp Liến Xô mở cuộc tiến công thông thường. Lúc đó, Trung Quốc đã có khả năng phóng vũ khí hạt nhân từ máy bay, tàu nổi và tàu ngầm cũng như bằng tên lửa.

Chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đang được tiến hành tốt với việc phát triển tập trung vào việc cải tiến khả năng hệ thống tên lửa và hải quân 
trong khi nhằm biến Lực lượng giải phóng quân Nhân dân (PLA) thành một quân đội hiện đại với khả năng cơ động cao và hỏa lực ngày càng hoàn thiện hơn. 

http://nghiadx.blogspot.com
Với Trung Quốc thì sức mạnh tên lửa đạn đạo đã "bảo" cả trên biển với hạm đội tàu ngầm hùng hậu có khả năng phóng tên lửa liên lục địa.

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc là nước có số đầu đạn hạt nhân thấp nhất trong 5 cường quốc hạt nhân. Dù không biết con số chính xác số đầu đạn hạt nhân mà Trung Quốc đang sở hữu là bao nhiêu, số lượng đưa ra là khoảng 130 đầu đạn đang được triển khai trên các tên lửa và máy bay. Bản tin Nhà khoa học nguyên tử cho rằng con số này có thể là chính xác. Có khả năng còn 70 đầu đạn nữa đang nằm trong kho.

Trung Quốc hiện có một số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tự chế tạo bao gồm DF-5 với tầm bắn khoảng 15.00Km đã đưa vào trực chiến từ năm 1980. Khoảng 80 đầu đạn hạt nhân đang được triển khai trên các tên lửa DF-3, DF-4, DF-5 và DF-21. Trong số này, Trung Quốc có khoảng 25 tên lửa DF-5.

Trong chương trình hiện đại hóa quốc phòng, Trung Quốc đang cải tiến sự cơ động của tên lửa và khả năng hoạt động của chúng. Trung Quốc có tiềm năng phát triển loại tên lửa có khả năng mang nhiều đầu đạn từ một số loại tên lửa này.

Dù lực lượng hải quân của Trung Quốc lớn thứ 3 trên thế giới, nhưng Trung Quốc chỉ có khả năng tự vệ giới hạn cho khu vực bờ biển và chỉ với khả năng "nước nâu". Tuy nhiên, với kết quả của các nỗ lực hiện đại hóa, hải quân PLA hiện đã có khả năng "nước xanh". Điều đó có nghĩa là họ đã có khả năng tiến công trong giới hạn cách bờ biển khoảng 1.000 hải lý.

Thêm vào đó, Hải quân Trung Quốc tiếp tục ở thế yếu trong hệ thống chỉ huy C4. Để đáp ứng với những ưu tiên chiến lược ngày càng cao, hải quân Trung Quốc đang trong một quá trình chuyển hóa thành lực lượng hải quân nước xanh, tuy còn phải mất nhiều thời gian nữa.

Họ đã phát triển được loại tàu ngầm hạt nhân Type 094 được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL 2 với tầm bắn 8.000Km; đưa bán cầu phía Tây vào tầm bắn của mình. Trung Quốc cũng đã phát triển một căn cứ tàu ngầm lớn ở đảo Hải Nam, gây lo ngại cho cả Mỹ lẫn Ấn Độ.

Từ thập kỷ trước, sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc trên hải phận quốc tế đã không ngừng gia tăng. Trung Quốc đã tiến hành tập trận chung với hàng chục nước, bao gồm cả Ấn Độ và Pakistan.

Trong cố gắng đầu tiên vươn ra quốc tế, Trung Quốc đã cử một đội tàu chiến tham gia vào các nhiệm vụ chống hải tặc tại Vịnh Aden. Rất có thể trong thập kỷ tới chúng ta sẽ chứng kiến sự khẳng định sức mạnh với quy mô lớn của hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.

Trung Quốc có công trong việc giúp Pakistan phát triển khả năng hạt nhân và tên lửa, bất chấp các hiệp định quốc tế. Hai nước này có quan hệ chiến lược chặt chẽ và quan hệ đó có thể giúp Pakistan gia tăng khả năng hạt nhân trong tương lai.

Tuyên bố mới đây của Trung Quốc xây thêm hai nhà máy hạt nhân cho Pakistan mà họ nói là theo hợp đồng ký năm 1991 là một điều cần xem xét.

Dù chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Bush trước đây đã phản đối, nhưng giờ đây chính phủ Mỹ tìm cách làm ngơ do mục tiêu chính trị trong chiến lược Afghanistan - Pakistan. Vì thế mà Trung Quốc đang giành được lợi thế to lớn trong sự hiển diện của mình tại Pakistan.

"Thua vì tham vọng nhỏ hơn"

Cho đến nay Trung Quốc có lợi thế hơn Ấn Độ về ba phương diện cơ bản trong việc phát triển khả năng hạt nhân: Quá trình hoạch định chính sách, phát triển các thống vũ khí và các lựa chọn hệ thống phóng.

Tuy nhiên, khả năng hạt nhân của Trung Quốc hầu như hoàn toàn dựa vào các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa triển khai trên biển và đất liền. Khả năng nước xanh của họ đang được mở rộng với việc phát triển 94 tàu ngầm hạt nhân được trang bị các tên lửa SLBM.

Với trang bị này họ có thể vượt qua được các giới hạn hoạt động ở vùng biển nước xanh. Vì vậy khả năng hạt nhân của Trung Quốc phù hợp với những tham vọng toàn cầu của họ.

So sánh với Trung Quốc, khả năng hạt nhân của Ấn Độ bị giới hạn bởi những tham vọng hạn hẹp trong khu vực của mình. Tình hình này khó có thể thay đổi trừ khi Ấn Độ cải thiện được khả năng giải quyết được những thách thức về an ninh chiến lược của mình. Để làm được điều này thì sở hữu những vũ khí hạt nhân và các khả năng về tên lửa hiện đại hơn sẽ là thiết yếu đối với Ấn Độ.

Hiện tại, vị thế của Ấn Độ ít có khả năng thay đổi trừ khi Ấn Độ cải thiện được khả năng giải quyết những thách thức chiến lược của mình. Để làm được điều này, cải thiện khả năng hạt nhân và tên lửa là thiết yếu.

Đặc biệt, Ấn Độ phải phát triển được một khả năng phòng thủ chống tên lửa mạnh. Để làm được như vậy Ấn Độ còn phải mất nhiều thời gian. Sức mạnh của Ấn Độ phụ thuộc vào việc xây dựng được một quan hệ hai bên cùng thắng với Trung Quốc, trong khi đồng thời phát triển được mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn với Mỹ mà không phải hy sinh các lợi ích của mình ở khu vực.

Quan hệ Ấn - Nga, hiện hơi trì trệ, cũng cần phải được nuôi dưỡng. Trên hết, Ấn Độ phải tăng tốc hiện đại hóa quân đội. Trong những năm sắp tới, khu vực Ấn Độ Dương rất có thể trở thành địa bàn khẳng định sức mạnh.

Tình hình này đòi hỏi phải làm cho hải quân Ấn Độ trở thành một lực lượng mạnh. Vì có như vậy Ấn Độ mới không đánh mất lợi thế chiến lược của nình ở khu vực.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

>> Ấn Độ sẽ dùng chiến tranh du kích nếu chiến tranh Trung - Ấn xảy ra


Báo cáo Ấn Độ cho rằng, TQ là thách thức to lớn đối với ngoại giao, an ninh Ấn Độ. Về chiến lược, cần giữ vững hướng bắc, giành ưu thế hướng Nam…




http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 29/3, tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Singh hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore ngày 30/3 có bài viết nhan đề ““Không liên kết 2.0” Ấn Độ phản đối liên minh với Mỹ chống Trung Quốc”, nội dung như sau:

Cách đây không lâu, Ấn Độ đã công bố 1 báo cáo quan trọng, mang tên “Không liên kết 2.0: chính sách ngoại giao và chiến lược của Ấn Độ trong thế kỷ 21”.

>> Sắp xảy ra chiến tranh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc

Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, Ấn Độ vẫn chưa có một báo cáo chính sách ngoại giao và chiến lược toàn diện và sâu sắc như vậy, một nhóm học giả Ấn Độ và Mỹ rất coi trọng vấn đề này, đang sôi nổi thảo luận.
Tầm quan trọng của báo cáo này rất rõ:

Thứ nhất, mặc dù không phải là một văn kiện của chính phủ, nhưng có bối cảnh về mặt chính quyền rất lớn.

Đây là hoạt động tập thể của 8 nhân sĩ uy tín thảo luận thường xuyên dài tới 14 tháng, trong số họ có nguyên Thư ký ngoại giao (quan chức ngoại giao cao nhất Ấn Độ), Thư ký quân sự của Hội đồng An ninh Quốc gia, các học giả nổi tiếng và ưu tú trong giới thương nhân của thế giới, hơn nữa, cố vấn an ninh quốc gia đương nhiệm Menon mặc dù nằm ngoài danh sách, nhưng đôi lúc cũng tham gia các cuộc thảo luận của họ.

Hoạt động của họ còn nhận được sự hỗ trợ hành chính của Học viện Quốc phòng Quốc gia Ấn Độ. Ngày 28/2, 3 cố vấn an ninh quốc gia tiền nhiệm và đương nhiệm đều tham dự lễ công bố báo cáo và cùng có bài phát biểu, có thể coi là rầm rộ chưa từng có. Nói cách khác, một phần nội dung của báo cáo rất có thể trở thành chính sách chính thức.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc.


Thứ hai, báo cáo thực sự có ý tưởng mới.

Chỉ riêng tiêu đề “Không liên kết 2.0” đã nói lên được rất nhiều điều. “Không liên kết” có nghĩa là Ấn Độ và Mỹ sẽ duy trì một khoảng cách nhất định; “2. 0” cho biết đây là một phiên bản mới, vừa có liên hệ lại vừa khác với “bản 1. 0” thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Ấn Độ và Mỹ đều có không ít học giả bày tỏ thất vọng đối với vấn đề này. Nhưng đối với việc báo cáo đề xuất lấy chiến lược Ấn Độ Dương để ứng phó với thách thức từ Trung Quốc, có đánh giá cho là “giàu sức tưởng tượng”.
Thứ ba, báo cáo khá thẳng thắn.

Mặc dù là báo cáo ngoại giao, nhưng ít có “ngôn ngữ ngoại giao” dè dặt. Bất kề là kết luận của nó thế nào, tính toàn diện của khuôn khổ báo cáo,

tính phản biện đối với các vấn đề quan trọng và tính thẳng thắn đối với những khó khăn trực diện, đã quyết định đây là một tài liệu tham khảo hiếm có nghiên cứu về chính sách ngoại giao và chiến lược quân sự (thậm chí có thể bao gồm công việc nội bộ của Ấn Độ).

“Trung Quốc trực tiếp va chạm vào Ấn Độ”

Không cần úp mở, đề phòng Trung Quốc là trục chính của báo cáo. Lời nói đầu của báo cáo đã nói thẳng: “Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ tiếp tục là thách thức to lớn của chính sách ngoại giao và an ninh của Ấn Độ.

Là 1 nước lớn chủ yếu, Trung Quốc trực tiếp động chạm đến không gian địa-chính trị của Ấn Độ. Cùng với việc tăng cường khả năng kinh tế và quân sự của Trung Quốc, khoảng cách sức mạnh giữa Trung-Ấn sẽ mở rộng”.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu JF-17 của Không quân Pakistan, do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất.


Báo cáo thừa nhận rằng vấn đề biên giới Trung-Ấn không thể giải quyết được trong ngắn hạn, nhấn mạnh Trung Quốc chiếm ưu thế về triển khai quân sự và tình hình ở biên giới, vì vậy đề xuất phương châm chung ứng phó chiến lược là:


Ở hướng bắc, tuyến một biên giới trên bộ “giữ vững không dao động”; về hướng nam, cần mở rộng ưu thế hải quân ở Ấn Độ Dương.
Báo cáo đề xuất, về ngoại giao, một mặt cần tích cực phát triển quan hệ với các nước lớn chủ yếu, “nhằm buộc Trung Quốc phải kiềm chế trong các vấn đề đối với Ấn Độ”; mặt khác, quan hệ nước lớn của Ấn Độ lại không thể đi quá mức, tránh gây ra đối đầu công khai của Trung Quốc đối với Ấn Độ.

Đoạn cuối “phần Trung Quốc” của báo cáo dừng lại ở từ “cân bằng”: “Chiến lược đối với Trung Quốc của Ấn Độ phải cân bằng thận trọng, tức là cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh,

cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị, cân bằng song phương và khu vực. Xét thấy tính bất đối xứng về sức mạnh và vai trò ảnh hưởng của hai nước Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay và trong tương lai, Ấn Độ phải nắm chắc sự cân bằng này. Điều này có lẽ là thách thức quan trọng nhất của chiến lược Ấn Độ trong tương lai”.

Xét một cách công bằng, chính sách Trung Quốc của báo cáo này có sự khác biệt rất lớn với quan điểm của “phái diều hâu” Ấn Độ hiện nay. Nhưng, nhận thức của báo cáo đối với quan hệ Trung-Ấn không toàn diện, mà có phần tiêu cực.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội hộ tống Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.

Thứ nhất, báo cáo đã hoàn toàn tránh né một phần quan trọng, đó là, với tư cách là hai nước lớn đang phát triển có dân số đông nhất, trong rất nhiều vấn đề quốc tế quan trọng như trật tự tài chính quốc tế, phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, biến đổi khí hậu toàn cầu, Trung-Ấn tự nhiều có lợi ích chung và đã thực hiện hợp tác chiến lược quan trọng.

Thứ hai, báo cáo nhấn mạnh “Ấn Độ phải coi châu Á là khu vực hàng đầu về cơ hội kinh tế, nhấn mạnh toàn cầu hóa “lợi nhiều hơn hại” đối với Ấn Độ. Bài báo cho rằng,

thực ra, có một thực tế cơ bản nhất là "Trung Quốc phát triển nhanh chóng đã là một trong những nguồn gốc chủ yếu của “cơ hội kinh tế châu Á”, phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc chính là một khía cạnh quan trọng của toàn cầu hóa kinh tế Ấn Độ".

Theo bài báo thì, trên phương diện này, nhận thức của báo cáo rõ ràng lạc hậu với thực tế. Ấn Độ là một nước lớn về phần mềm, nhưng thiết bị máy tính phải mua nhiều từ Thâm Quyến;

Ấn Độ thiếu điện nghiêm trọng là “nút cổ chai” lớn nhất trong phát triển kinh tế của họ, mà đó lại là các thiết bị nhiệt điện của Trung Quốc có sức cạnh tranh, chứ không phải là hợp tác điện hạt nhân với các nước phát triển, đang giúp Ấn Độ thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn;

mặc dù Ấn Độ lo ngại thiết bị của Trung Quốc có thể cài lẫn phần mềm gián điệp, nhưng các doanh nghiệp viễn thông chính của Trung Quốc vẫn thực sự chiếm thị phần tương đối lớn ở Ấn Độ.

Tóm lại, thái độ của báo cáo đối với quan hệ kinh tế thương mại Trung-Ấn vốn có thể tích cực hơn một chút.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Hơn nữa, báo cáo đã đề cập: “Chính sách Tây Tạng của Ấn Độ cần đánh giá và điều chỉnh lại, thuyết phục Trung Quốc tìm cách hòa giải với Dalai Lama và những người Tây Tạng lưu vong có thể giúp giảm quan hệ căng thẳng Ấn-Trung”.

Đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm, trách nhiệm quan trọng hàng đầu của Chính phủ Ấn Độ là không cho phép người Tây Tạng lưu vong triển khai tại Ấn Độ bất cứ hoạt động chính trị chống Trung Quốc nào.
Ngoài ra, khi phân tích về việc khó có thể cải thiện quan hệ với Pakistan, báo cáo cho rằng: “Chúng ta cần coi Pakistan là một phần thách thức lớn từ Trung Quốc”. Có thể nói, đầy là sai lầm có tính thành kiến từ tác giả đối với chính sách Nam Á tổng thể của Trung Quốc.

“Mỹ là bạn chứ không phải là đồng minh”

Những năm gần đây, “liên minh với Mỹ chống Trung Quốc” hầu như đã trở thành dòng chính của dư luận Ấn Độ, chính ở điểm này, báo cáo có phần lại đi ngược trào lưu. Báo cáo không hề viết sơ lược về vấn đề này:

Báo cáo chỉ ra rằng, do đặc điểm bản sắc quốc gia và tính đa dạng về lợi ích của Ấn Độ quyết định, trên thế giới không có nhóm quốc gia “tự nhiên”, kể cả về chính trị, kinh tế hay địa-chính trị, hoàn toàn thích hợp với Ấn Độ.

Ở cấp độ toàn cầu, hệ thống liên minh quốc tế của Mỹ bắt đầu trượt dốc rõ rệt. Nếu nói sức mạnh kinh tế và quân sự, hệ thống liên minh quốc tế, vị thế chi phối trong lĩnh vực tài chính và năng lượng từng là 4 trụ cột lớn của Mỹ, thì những trụ cột này hiện đã không ổn định, không đáng tin cậy nữa.

Ấn Độ có sức hút đặc biệt đối với Mỹ, bởi vì Ấn Độ chỉ đứng sau nước mới nổi lớn nhất là Trung Quốc, quan hệ với Bắc Kinh lại rất phức tạp.

Đối với chính quyền Bush và Obama, giá trị tạo nên của Ấn Độ thường vượt giá trị của bản thân Ấn Độ. Ấn Độ muốn tận dụng giá trị tạo nên này sẽ có rủi ro, một khi quan hệ Trung-Mỹ có chiều hướng tốt lên, quan hệ Ấn-Mỹ sẽ phải trả giá.

Hơn nữa, hiện nay còn chưa hoàn toàn rõ ràng, nếu Trung Quốc xâm phạm lợi ích của Ấn Độ, Mỹ cuối cùng sẽ có phản ứng thế nào.

Lịch sử chứng minh rằng, hễ nước Mỹ chính thức liên minh thường đều phát hiện thấy quyền tự chủ chiến lược của mình bị tổn hại. Ấn Độ và Mỹ là bạn chứ không phải đồng minh, sẽ phù hợp hơn với lợi ích của mỗi nước.

http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đặt mua máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8I Poseidon của Mỹ.

Do Trung Quốc luôn nghi ngờ Ấn Độ phát triển quan hệ đối tác với các nước khác, đặc biệt sử dụng quan điểm “tổng bằng không” để nhìn mối quan Ấn-Mỹ, Ấn-Nhật được cải thiện, vì vậy, nhìn về lâu dài, cần xử lý rất thận trọng quan hệ ba bước Ấn-Trung-Mỹ.
Tác giả cho rằng, đến đây có thể nói, đây chính là cốt lõi của chính sách không liên kết phiên bản mới của Ấn Độ, tức là coi trọng cả Mỹ và Trung Quốc.

“Nước lớn về hải quân là mục tiêu của Ấn Độ”

Mặc dù Trung Quốc nói rõ là “không hề tồn tại vấn đề Trung Quốc muốn “tấn công Ấn Độ”, “gây sức ép với Ấn Độ””,

mặc dù Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố tại Quốc hội rằng “Chính phủ không cho rằng Trung Quốc có kế hoạch tấn công Ấn Độ, biên giới Ấn-Trung về tổng thể là hòa bình”, mặc dù Cố vấn An ninh quốc gia tiền nhiệm Ấn Độ Narayanan (cựu Giám đốc Tình báo Ấn Độ) công khai nói rằng “ý nguyện tìm kiếm hòa bình và an ninh của Trung Quốc ở khu vực biên giới là chân thành”, mặc dù báo cáo cũng thừa nhận “biên giới Ấn-Trung nhiều năm qua cơ bản ổn định”, nhưng, trung tâm chính sách quốc phòng của Ấn Độ là sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Chakra của Ấn Độ, thuê của Nga, đã đi vào hoạt động.

Điểm này có thể hiểu được, quân đội bất cứ nước nào đều cần sẵn sàng cho khả năng xấu nhất, chỉ có điều thường không nói rõ mà thôi.

“Phần sức mạnh” của báo cáo đã bàn về hai khả năng dùng vũ lực quy mô nhỏ chiếm đóng ở biên giới và phát động tấn công quy mô lớn đối với Ấn Độ, đồng thời đề xuất, cho dù xuất hiện tình huống thế nào, mục tiêu chiến lược của Ấn Độ đều là “khôi phục hiện trạng”.
Về khả năng Trung Quốc dùng vũ lực quy mô nhỏ chiếm đóng ở biên giới, báo cáo cho rằng, có khả năng nhất xảy ra ở đoạn còn nhận thức khác nhau đối với Tuyến kiểm soát thực tế.

Sách lược ứng phó tốt nhất là “lấy gậy ông đập lưng ông”. Có vài đoạn, Ấn Độ chiếm ưu thế chiến thuật, cần xác định đó là khu vực có thể phát động tấn công hạn chế. Đối với vấn đề này, cần tăng cường xây dựng giao thông và doanh trại.

Về khả năng Trung Quốc phát động tấn công quy mô lớn đối với Ấn Độ, báo cáo không chủ trương “ứng phó đối xứng” chính diện (proportionate response), đồng thời bày tỏ nghi ngờ về ý tưởng tăng cường và bố trí “lực lượng tấn công miền núi” phổ biến hiện nay, cho rằng “điều này chỉ có thể tái hiện tất cả những vấn đề mà lực lượng tấn công hiện có của chúng ta phải đối mặt, trong điều kiện địa lý và hậu cần khắc nghiệt”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Viraat của Hải quân Ấn Độ.


Điều này có thể chỉ những vấn đề mà quân đội Ấn Độ phải đối mặt khi đối đầu với Pakistan ở Siachen Glacier hoặc xảy ra cuộc xung đột Kargil giữa Ấn Độ-Pakistan.

Báo cáo đưa ra chiến lược ứng phó: Dùng 3 “khả năng phi đối xứng” lớn (asymmetric capabilities) buộc Quân đội Trung Quốc rút lui. Thứ nhất, tiến hành chiến tranh du kích ở khu vực bị chiếm đóng, đồng thời thâm nhập Tây Tạng cắt đứt tuyến đường giao thông tiếp tế của Trung Quốc.

Thứ hai, đẩy nhanh xây dựng giao thông, thông tin, đẩy nhanh tiến trình hợp nhất khu vực biên giới và người dân khu vực này với nội địa Ấn Độ.

Thứ ba, dốc sức phát triển hải quân, đảm bảo có khả năng tiến hành kiểm soát đối với Ấn Độ Dương. Đây là cốt lõi của “chiến lược phi đối xứng”. Báo cáo nhấn mạnh, về khả năng trên biển, hiện nay Ấn Độ chiếm ưu thế, nhưng Trung Quốc đuổi kịp rất nhanh.

Trung Quốc hiện tập trung sức cho kiểm soát biển Hoàng Hải, eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Đông, tầm quan trọng của Ấn Độ Dương đối với họ chiếm vị trí thứ hai.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm siêu âm Brahmos do Ấn-Nga hợp tác sản xuất.

Hành động chiến lược biển của Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Australia và Việt Nam đều có lợi cho việc làm chậm lại việc Trung Quốc điều động lực lượng hải quân đến Ấn Độ Dương. Ấn Độ cần tận dụng cơ hội này tăng cường xây dựng hải quân.

Ngoại giao khu vực của Ấn Độ cũng cần phục vụ cho vấn đề này, cần phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với các lực lượng “ngăn chặn” nói trên, bao gồm đạt được hiệp định hợp tác an ninh và triển khai diễn tập hải quân định kỳ với những nước này. Phóng viên cho rằng, một khi có sự kiện lớn, Ấn Độ sẽ cắt đứt tuyến đường vận chuyển dầu mỏ của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Sau khi báo cáo được công bố, nhà phân tích chiến lược nổi tiếng Ấn Độ Raja Mohan có bài viết cho rằng, đây là chiến lược đối với Trung Quốc “giàu sức tưởng tượng”.

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

>> Sức mạnh mới của "thần lửa" Agni-V


Tên lửa Agni-V có phạm vi bao trùm toàn bộ Trung Quốc, nếu phóng thành công, Ấn Độ sẽ bước vào câu lạc bộ tên lửa xuyên lục địa.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni-V do Ấn Độ nghiên cứu phát triển.


Ngày 1/4, tờ “Thời báo Ấn Độ” đưa tin, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết, trong 2 tuần nữa Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa đạn đạo Agni-V.

Ngoài ra, Ấn Độ sẽ tiến hành thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm trước năm 2013, vào năm 2014 sẽ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, trong mấy năm tới phóng vệ tinh cỡ nhỏ và nghiên cứu phát triển vũ khí laser.
Ngày 31/3, tại “Triển lãm vũ khí trang bị hệ thống an ninh nội bộ và Lục-hải không quân quốc tế năm 2012” (DefExpo2012) ở New Delhi, người phụ trách DRDO V.K.

Saraswat cho biết, Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa xuyên lục địa Agni-V (có tầm phóng 5.000 km, có thể mang đầu đạn hạt nhân) vào trung tuần tháng 4/2012.

Saraswat nói, tên lửa 3 tầng này đã được trang bị con quay laser hình vòng tiên tiến, động cơ tên lửa tích hợp và hệ thống dẫn đường vệ tinh có độ chính xác cao, về công nghệ đã tiếp cận khoa học công nghệ mũi nhọn của Mỹ. Hiện nay, việc phóng thử đã đi vào giai đoạn cuối cùng.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, một khi tên lửa Agni-V được phóng thành công, Ấn Độ sẽ “bước vào câu lạc bộ tên lửa xuyên lục địa”. Thành viên câu lạc bộ này đến nay chỉ có Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh.

Đồng thời, tên lửa này có đặc tính linh hoạt khi tác chiến, phạm vi tấn công có thể bao trùm toàn bộ Trung Quốc, điều này rất quan trọng cho việc nâng cao tư thế răn đe hạt nhân cho Ấn Độ.

Bài báo còn cho biết, trong bối cảnh “Trung Quốc phát triển vũ khí chống vệ tinh”, DRDO còn dốc sức cho nghiên cứu “an ninh không gian”, tập trung bảo vệ tài sản vũ trụ của Ấn Độ “tránh bị phá hoại”.

Một số hình ảnh về tên lửa Agni-V của Ấn Độ:


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang