Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Liên Xô

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Liên Xô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Liên Xô. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

>> "Quân nhân Xô viết là thủy thủ anh hùng, các quân nhân Mỹ - các thủy thủ vô dụng" ?

Có lẽ đó là trường hợp chưa từng có với cả Liên Xô và Mỹ trong thời kỳ căng thẳng sau đại chiến thế giới lần thứ II. Hơn nữa, sự việc này đã diễn ra khi cuộc chiến tranh Lạnh giữa các cường quốc thế giới đã đến hồi kết.

>> Liên Xô từng có ý định tấn công hạt nhân Trung Quốc ? (Phần 1)

Câu chuyện của cuộc va chạm bắt đầu khi người Mỹ liều lĩnh xâm phạm lãnh hải của Liên Xô. Những chiến sĩ Hải quân Liên Xô thực sự đã dạy cho các tầu xâm lấn một bài học nhớ đời.

Đó là một cuộc đối đầu vũ trang thực sự ngoài khơi bờ biển bán đảo Crimea. Trong cuộc đối đầu này có sự tham dự của tàu tuần dương "Yorktown" và tàu khu trục "Caron" Mỹ, phía Liên Xô là chiến hạmchống ngầm loại lớn ""Bezzavetnyi – Quên mình" và khinh hạm tuần biển SKR-6.

Thủy thủ của hải quân Xô viết đã giành được thắng lợi cả về thực tế hoàn thành nhiệm vụ và ý chí tinh thần, theo đúngnghĩa của chiến thắng, xua đuổi những chiến hạm Mỹ đã xâm phạm biên giới biển của Liên Xô. May mắn cho tất cả, sự việc đã kết thúc bình yên, không nổ súng, mặc dù cuộc xung đột quân sự, có vẻ như trong một vài phút, có thể là không thể tránh được. Đạn đã được nạp vào buồng nòng của các pháo hạm với cả hai bên, tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng, ngư lôi cũng đã được mở khóa an toàn ống phóng.


Sau sự cố này, báo chí Mỹ lần đầu tiên gọi quân nhân Xô viết là thủy thủ anh hùng, và các quân nhân Mỹ - các thủy thủ vô dụng.
Nhưng câu chuyện này không được bắt đầu vào năm 1988, mà hơn hai năm trước đó. Vào năm 1986, chiếc tàu tuần dương Mỹ "Yorktown" và tàu khu trục "Caron", đi qua eo biển Bosphorus và eo biểnDardanelles thuộc biển Địa Trung Hải, đã vượt qua hải phận trên vùng nước bờ biển của Liên Xô từ phía Feodosiya. Nhưng lúc đó Bộ tư lệnh Hải quân đã không có được sự kiên quyết cần thiết, hoặc sự nhạy bén tình huống để đuổi người Mỹ ra khỏi vùng biển Liên bang Xô viết .

Đô đốc Vladimir Tchernavin mới nhận nhiệm vụ là Tổng tư lệnh Hải quân được vài tháng, và có thể, lúc đó ông không có một chút kinh nghiệm trong sự kiện tầu chiến của Mỹ trắng trợn (không thể có cách nói nào khác) xâm phạm lãnh hải của Liên Xô, để có được các mệnh lệnh mạnh mẽ, quyết đoán điều hành các đơn vị thuộc quyền .

Nhưng khi lực lượng tình báo tối mật của Liên Xô thông báo về kế hoạch đầu năm 1988, Hải quân Mỹ sẽ lặp lại các cuộc xâm phạm lãnh hải Xô viết với mưu đồ kích động chính trị và gây bạo động , ông đã không ngần ngại báo cáo với Tổng bí thư Đảng CS Nga Mikhail Gorbachev: "Kế hoạch cần phải ngăn chặn một cách quyết liệt và không khoan nhượng".

Như đã được ghi lại trong các biên niên sử của thời gian đó, M. Gorbachev chỉ nhún vai, nhưng không nói một lời nào để trả lời. Nhưng cái nhún vai của ông ta được vị Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Xô viết hiểu như là một kiểu “carte blansh– tùy ý định liệu”. Và như vậy, tháng 2 năm 1988.

Những người bạn xấu xa cũ, chiếc tàu tuần dương "Yorktown" và tàu khu trục "Caron" lại xâm phạm Biển Đen, nhưng lần này từ hướng hải cảng quân sựSevastopol. Và cuộc xâm phạm lãnh hải của Xô viết diễn ra rất ngang ngược và phô trường, loại bỏbất kỳ nghi ngờ nào về những ý định tốt đẹp của các ông bạn bên kia đại dương mang đến vùng nước Liên xô.

Ở đây, có lẽ, điều đáng chú ý là Công ước quốc tế về Vận tải biển, được Chính phủ Liên Xô kỹ vào giữa những năm tám mươi, có cho phép các tầu quân sự đi qua vùng nước (phụ) thuộc lãnh hải của quốc ven biển. Nhưng chỉ trong trường hợp đặc biệt, với mục đích rút ngắn hải trình và bắt buộc phải thi hành hàng loạt những yêu cầu khắt khe. Có nghĩa không phải là để thực hiện nhiệm vụ trinh sát, tình báo, không cho phép các máy bay trên boong tầu được cất, hạ cánh, không tiến hành các hoạt động diễn tập (dù là không sử dụng đạn thật) và không có những hành vi làm cho các quốc gia ven biển phải nghi ngại. Nhưng Công ước chưa được Liên Xô phê chuẩn vào năm 1988, điều này chắc chắn các sĩ quan hải quân và lính thủy Mỹ biết rất rõ.

Tuyến đường hoạt động hai chiếc tầu chiến hiện đại của Mỹ trong vùng lãnh hải của Liên bang Xô viết thể hiện rất rõ ràng là đang tiến hành các hoạt động trinh sát, thăm dò. Hải quân Mỹ đang đi theo một lộ trình hoàn toàn không vì mục đích rút ngắn tuyến đường hải hành của họ mà thể hiện rõ ý đồ đi dọc theo vùng nước ven bờ biển một cách có ý thức.

Chiến hạm của Hạm đội Biển Đen tầu chống ngầm Dự án 1135 "Bezzavetnyi" vừa trở về từ một chuyến hải hành sáu tháng ở Địa Trung Hải. Thủy thủ đoàn đã được huấn luyện và rèn luyện kỹ càng, có kinh nghiệm cơ động trong các vùng nước ven biển của nhiều quốc gia nước ngoài. Tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân của Liên Xô và tư lệnh Hạm đội Biển Đen quyết định giao nhiệm vụ cho "Bezzavetnyi": bám sát và theo dõi những hành động củahai tàu chiến Mỹ, hiểu rõ mục đích ý đồ của các chiến hạm này.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm chống ngầm Bezzavetnyi.

Cùng lái tầu song song với các chiến hạm Mỹ, nhiều lần tầu chiến của Liên Xô trên kênh thông tin quốc tế đã cảnh báo Mỹ: "Các ông đang vi phạm lãnh hải của Liên Xô". Các cảnh báo tương tự được lặp đilặp lại bằng tín hiệu semaphore được đánh bằng cờ hiệu.

Tầu chiến Mỹ trả lời một cách mơ hồ đại loại như, "Được rồi" và tiếp tục theo quỹ đạo của mình. Khi đó, sau khi báo cáo, thuyền trưởng của "Bezzavetnyi " Đại úy hạng 2 Vladimir Bogdashin nhận được mệnh lệnh: chèn đẩy các tàu Mỹ ra khỏilãnh hải của Liên bang Xô viết.

Chỉ đạo hành động, các lãnh đạo chỉ huy bộ tư lệnh hạm đội hướng dẫn phương án : để tạo ra va chạm lớn thậm chí nghiêm trọng và gây ra những thiệt hại đáng kể cho tàu chiếnMỹ, thả neo bên phải và giữ neo trong tình trạng treo lơ lửng trên xích neo dưới lỗ thả neo mạn phải. Nhưvậy, phần mũi tầu cao của "Bezzavetnyi" và cái neo treo lủng lẳng ở mũi tầu cơ bản sẽ xé tan và quét đitất cả những gì nằm trên boong và rơi vào tầm quét của neo tầu khi "Bezzavetnyi" chèn đè vào tầu tuần dương của Mỹ.

Sau đó, thuyền trưởng nhận được mệnh lệnh cụ thể và rõ nét: "Một lần nữa cảnh báo người Mỹ: hành vi xâm phạm vùng lãnh hải của Liên Xô là không thể chấp nhận được. Chúng tôi có lệnh đẩy chiến hạm của các ông, bao gồm cả sẵn sàng cho hành động va chạm và đâm tầu. Hãy cảnh báo tất cả nội dung bằng loa công suất lớn với hai thứ tiếng – Tiếng Nga và tiếng Anh...". Cảnh báo được phát đi với công suất lớn nhất, nhưng người Mỹ chỉ trả lời một câu gì đó khó hiểu, và tiếp tục theo hành trìnhcủa mình mà không thay đổi hướng.

Cũng phải nói thêm, lượng giãn nước của "Bezzavetnyi" ít hơn so với "Yorktown" tới 3 lần (3200 tấn so với 9600tấn). Chỉ một sai lầm nhỏ có thể dễ dàng bị tầu tuần dương của Mỹ đè bẹp như vỏ trứng.

Giải pháp trong tình huống này sẽ chỉ có một - giáng một loạt đòn đánh vào mạn tàu Mỹ. Lịch sử của Hải quân hiện đại chưa bao giờ có tình huống như thế này. Chiến hạm của Liên Xô xông thẳng vào va chạm mà không có giáp bảo vệ . Lúc đầu cả hai tầu chiến của Liên xô và Mỹ đều nằm trên hai đường hải trình song song.

Tuần dương "Yorktown" đã tăng vòng quay tạo ra làn sóng lớn, ngăn chặn chiến hạm Liên xô tiếp cận gần tầu của họ. "Bezzavetnyi " tăng tốc độ và nhanh chóng tiếp cận tầucủa Mỹ từ mạn bên trái. Theo đường thông tin nội bộ, thủy thủ đoàn của tàu " Bezzavetnyi " được thông báo tàu sẽ va chạm mạnh với tầu của Mỹ.

Trong tầu, tất cả các khoang ngăn cách được đóng kín. ... "Bezzavetnyi " bẻ lái phải và hạ neo bên phải xuống lơ lừng, các mỏ neo xòe ra bên ngoài tua tủa như móng vuôt. Sau này mới xác định được rằng, ban chỉ huy của tàu tuần dương Mỹ hoàn toàn không hiểu được hành động của các tàu Liên Xô, nhỏ hơn nhiều về kích thước và lượng giãn nước.

Những thủy thủ Mỹ không trực chiến và thực hiện nhiệm vụ tập trung ở thượng tầng cầu tầu, chụp ảnh, vẫy tay ​​và la hét gì đó vui vẻ. Nhìn sự ồn ào vô tư của thủy thủ Mỹ, sự thoải mái của họ, sự tự tin thái quá và thờ ơ kiêu căng đã khẳng định sự coi thường quá giới hạn đối với chiến hạm của Liên Xô. Cuộc đối đầu đạt đến cao trào. "Bezzavetnyi" đã tiếp cận được "Yorktown," còn tầu tuần biểnSKR-6 tiếp cận bên mạn phải của "Caron".

Để yểm trợ và tăng sức ép hơn nữa, hai chiếc máy bayTU-95 và máy bay BE-12 mang tên lửa chống tầu treo dưới cách được lệnh xuất kích. Trên "Yorktown"đài radar dẫn đường vẫn quay liên tục và đài radar giám sát hàng không vẫn hoạt động, thông báo tình huống nguy hiểm cho thuyền trưởng của tàu tuần dương. Nhưng cho đến khi đó các sĩ quan chỉ huy Mỹ vẫn không hiểu được, người Nga có khả năng làm được điều gì! "Yorktown" vẫn duy trì hướng lái tầu trên vùng nước lãnh hải của Liên xô.

Theo như một bài viết đã được đăng trên báo chí nước ngoài về sự cố hi hữu này cú tấn công đầu tiên " Bezzavetnyi " giáng thẳng vào "Yorktown" ở phần giữa, trên khu vực cầu thang. Toàn bộ lan can bị quét bay, cuốn vào nhàu nát, các thủy thủ"yorktauntsev" choáng váng vì tiếng sắt thép va chạm. Chiếc neo ba tấn, bị kéo lê trên cạnh boong của tàu tuần dương, gây lên những cú va quyệt và vết lõm sâu hoắm.

Một giây tiếp theo, chiếc neo nặng nề đứt xích và rơi xuống biển. Như bị gió thổi từ cầu tầu trên boong thượng, các thủy thủ Mỹ biến mất. Có thể nghe thấy được trên "Yorktown", rú còi báo động khẩn cấp, tất cả các thủy binh chạy về vị trí chiến đấu.

Sau cú đánh đầu tiên, thân tầu " Bezzavetnyi "bị đẩy sang trái, đuôi tầu đập mạnh vào mạn tầu tuần dương, nơi có các thùng container với tên lửa chống tàu "Harpoon", làm bẹp bốn container. Xuất hiện nguy cơ móp méo với các ống phóng ngư lôi của tầu “Bezzavetnyi”. Chuyển lái đột ngột vào vị trí “hết lái phải", " Bezzavetnyi " quay mũi tầu lạitấn công va chạm và húc chéo vào vùng khoang chiến đấu. Cú đánh thứ hai vào chiến hạm Mỹ thực sựrất mạnh.

"Yorktown" rung chuyển, và "Bezzavetnyi" trong một một thời điểm nào đó đã nghiêng mạn đến 13 độ. Độ chìm đuôi tầu đạt 4 độ. Trong thời điểm tiếp theo, thân tầu "Bezzavetnyi " tiếp tục quét sạchkhỏi "Yorktown" tất cả mọi thứ trên đường va chạm của nó: cột lan can, trụ buộc neo tầu, cổ ống thoát không khí, những tấm tôn lá đóng tầu và các phần nhô ra mạn tầu, biến tất cả thành phế liệu kim loại.

Dưới những chùm tia lửa hoa cà hoa cải do va chạm sắt thép bắn tóe ra, trong một vài giây nghe lạnh buốt ngực bới âm thanh của các cấu trúc bị phá hủy và rạn nứt.Có thể nhìn thấy các miếng sơn bay tung tóe ra khỏi sắt thép, khói bốc khét lẹt do ma sát – cho đến khi mũi tàu chiến Liên xô trượt xuống khỏi mạn tầu Mỹ. Sau cú va cham và đâm dữ dội vào tầu tuần dương, cuối cùngchỉ huy chiến hạm Mỹ mới đánh giá được mức độ vô cùng nguy hiểm của tình huống vừa xảy ra.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ hoạt động tác chiến của chiến hạm Liên Xô.

"Yorktown" lập tức chuyển lái phải và chạy hết tốc độ. Một lúc sau, tầu tuần dương của Mỹ đã thoát ra khỏi lãnh hải của Liên Xô vào vùng biển quốc tế. Tất cả hoạt động "chèn đè" đã diễn ra không quá mười lăm phút. "Yorktown" đã lấn sâu vào vùng biển thuộc lãnh hải Liên Xô khoảng 2,5 dặm, "Caron" - gần bảy dặm. Trong khi " Bezzavetnyi " chiến đấu với tầu "Yorktown," tàu tuần biển SKR-6 cũng tấn công đe dọa tương tự vào mạn tầu của "Caron", tuy nhiên, vì trọng lượng giãn nước nhỏ, nên không gây được tổn thất đáng kể.
Trên "Yorktown" khoảng các tầng ở giữa, xuất hiện một đám cháy, các thủy thủ Mỹ mặc áo chống cháy chạy hỗn loạn trên boong, kéo theo các đường ống phun nước, cố gắng dập một khu vực nào đó đang bốc lửa.

"Bezzavetnyi " hải hành thêm một khoảng thời gian nữa, không rời tầm nhìn khỏi các tàu chiến Mỹ.Sau đó lại tăng tốc độ và bơi một vòng "chiến thắng danh dự " xung quanh "Yorktown" và "Caron". "Yorktown" dường như đã chết - không còn một ai có mặt trên boong và cầu tầu. " Bezzavetnyi " kéo hết tốc độ, kiêu hãnh lướt qua các tầu của Mỹ, và, như không có chuyện gì xảy ra, hướng mũi tầu về quân cảng Sevastopol.

Theo tin từ các nguồn nước ngoài, sau khi vụ việc xảy ra, "Yorktown" phải neo đậu sửa chữa tại một xưởng đóng tàu vài tháng. Thuyền trưởng của tàu tuần dương đã bị sa thải và bị đưa về làm việc ở văn phòng do hành động thụ động và để cho ​​chiến hạm của Liên Xô dành quyền chủ động. Quốc hội Mỹ đã đóng băng gần nửa năm ngân sách của Lực lượng Hải quân Mỹ.

Gorbachev – dù trước đây đã tỏ ra yếu đuối - (sau khi nhận được báo cáo "đã điều chỉnh" của Tư lệnh trưởng Hải quân Chernavin) đã ca ngợi lòng dũng cảm của các thủy thủ hạm đội Biển Đen - một sự kiện chưa từng có. Sau này, thuyền trưởng "Bezzavetnyi" Vladimir Bogdashin, người đã giáng "một đòn choáng váng" vào tàu tuần dương Mỹ và cả hải quân Mỹ, được thăng chức và kết thúc sự nghiệp hải quân của mình với quân hàm chuẩn đô đốc. Tuy nhiên, ông đã nhận được danh hiệu đó tại thời điểm không còn là hải quân Liên Xô nữa, mà là Lực lượng Hải quân Liên bang Nga.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

>> Con tàu bí ẩn nhất Hải quân Liên Xô

Cuối những năm 1950 cùng với việc tạo ra các đầu đạn hạt nhân và các phương tiện mang thế hệ mới, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng với Mỹ và Phương Tây.


Mỹ đã không còn nằm ngoài tầm với của tên lửa Liên Xô. Sự cân bằng hạt nhân giữa hai siêu cường đã được duy trì, nhưng sau 5 năm, đã thay đổi về số lượng và chất lượng.

Tên lửa đẩy đã được cải tiến thành tên lửa đạn đạo tầm xa và thử nghiệm thành công về tầm xa và độ chính xác của cuộc tấn công được thực hiện từ lãnh thổ Liên Xô. Thông thường, việc theo dõi hành trình bay của tên lửa đạn đạo được thực hiện bởi các trạm đo lường trên mặt đất.

Tuy nhiên, do những yêu cầu bức thiết đặt ra từ các vấn đề giám sát và quản lý không gian trong điều kiện mới, một trong những viện nghiên cứu lâu đời nhất của Bộ Quốc phòng – Trung tâm nghiên cứu khoa học số 4, bắt đầu công việc nghiên cứu xây dựng các trạm đo lường tương tự trên biển và đại dương. Kết quả hướng tới sẽ là phương tiện trang bị các thiết bị trắc thám lớn với hình hài bên ngoài là con tàu khổng lồ mang các chảo ăng ten lớn.

Đầu năm 1958, lãnh đạo Liên Xô quyết định thành lập bộ phận chỉ huy đo lường hải quân và đo lường phức tạp, để hiện thực hoá dự án nghiên cứu, được biết đến với tên gọi Đoàn thám hiểm thuỷ văn Thái Bình Dương Liên Xô.

Với danh nghĩa là thám hiểm thuỷ văn đại dương, đoàn đã hoạt động ở khắp các khu vực Thái Bình Dương, thậm chí tiến sát quần đảo Hawai của Mỹ. Hải quân Mỹ luôn theo sát hoạt động của đoàn tàu này, nhưng không thể biết chính xác các nhiệm vụ mà nó đang thực hiện.

Thậm chí ngay trong số thuỷ thủ đoàn cũng là những “thành phần phức tạp”. Họ đều là những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực, nhưng hầu như đều là các nhóm làm việc độc lập, không được hỏi hoặc trao đổi về công việc của nhau. Nhóm này không bao giờ biết chỉ huy có nhóm kia là ai và họ tuân lệnh cơ quan nào. Các tướng lĩnh quân đội Liên Xô cũng không được biết về những chuyến hành trình của Đoàn thám hiểm này.

Ban đầu, Đoàn thám hiểm đặc biệt bao gồm các tàu Sibir, Sakhalin, Suchan (sau này đổi tên thành Spassk) và Chukotka.

Nhiệm vụ chính của đoàn thám hiểm Thủy văn Thái Bình Dương:

- Đo đường bay của tên lửa đạn đạo chiến lược ở tất cả các khu vực;
- Xác định tọa độ của điểm rơi đầu đạn;
- Giám sát công việc của các cơ chế cấu trúc hạt nhân;
- Chặn bắt, giải mã và xử lý dữ liệu từ xa;
và kiểm soát quỹ đạo từ xa của các đối tượng không gian;
- Tập trung thông tin liên lạc với các phi hành gia.

Tăng cường lực lượng bằng Project 1914

Để phục vụ cho công tác, Tổng cục thông tin liên lạc không gian Liên Xô đã đặt đóng 3 tàu đo lường viễn thám thế hệ mới gồm: Marshall Nedelin, Marshal Krylov và Akademik Nikolay Pilyugin, với tên gọi chung Project 1941. Nhà máy đóng tàu Admiralty là đơn vị thực hiện dự án này.

Do tầm quan trọng của đối tượng được xây dựng và để giải quyết tốt hàng loạt nhiệm vụ đặt ra Ban lãnh đạo Liên Xô đã quyết định thành lập Hội đồng Điều phối liên ngành, trong đó bao gồm các thứ trưởng của các Bộ chủ chốt, đứng đầu Hội đồng Thứ trưởng Bộ công nghiệp đóng tàu L.N.Rezunov.

Ngày 19/11/1977 Marshall Nedelin chính thức được khởi đóng và 4 năm sau đó được hoàn thành và hạ thủy. Hai năm tiếp theo con tàu được hoàn thiện và thử nghiệm. Tốc độ thử nghiệm đạt được 22,8 hải lý/h.

Thử nghiệm kiểm tra đã được tiến hành trong hai giai đoạn: đầu tiên, chủ yếu ở vùng biển Baltic và giai đoạn thứ hai ở Thái Bình Dương.

Marshall Nedelin là chiếc tàu đầu tiên của Project 1941 và cũng là chiếc tàu đầu tiên do Liên Xô tự sản xuất hoàn toàn để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thăm dò không gian. Đây cũng là lần đầu tiên một nhà máy phát điện với tổng công suất 22.000 kW được lắp đặt trên con tàu mặt nước.

Liên Xô cũng lập ra một Uỷ ban chính phủ về tiếp nhận tàu Marshal Nedelin do Phó Tham mưu trưởng Hải quân, Phó Đô đốc E.I.Volobuev đứng đầu. Ủy ban bao gồm đại diện từ các cơ quan khác nhau liên quan đến việc phát triển dự án.

Việc đóng và vận hành một con tàu của lớp này là một thời điểm bước ngoặt đối với Bộ tư lệnh Hải quân, khi mang đến cơ hội nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp và khả năng kiến thức liên quan đến lĩnh vực công nghệ mới lạ này.

Con tàu cuối cùng của lớp này mang tên Viện sĩ Nikolay Pilyugin, được khởi đóng ngày 12/4/1988 thuộc dự án 19510.

Năm 1991 nó được hạ thủy, nhưng do hoàn cảnh chính trị-kinh tế phức tạp lúc đó việc hoàn thiện đã bị ngưng lại. Sau đó được bán cho một doanh nghiệp Italy để làm tàu du lịch.



http://nghiadx.blogspot.com
 Marshall Nedelin Project 1914 do phòng thiết kế Baltsudoproekt đảm trách, dưới sự chủ trì của kiến trúc sư trưởng D.G. Sokolov.


http://nghiadx.blogspot.com
Marshall Nedelin được thiết kế để phục vụ cho các mục đích thử nghiệm, theo dõi và khai thác các hệ thống không gian và tên lửa mới, tìm kiếm, cứu hộ phi hành đoàn và các đối tượng, tàu do thám không gian hạ cánh xuống mặt nước ở các khu vực đại dương trên thế giới; phát hiện tàu chiến, tàu ngầm và máy bay, nghiên cứu hải dương học và thủy văn, chuyển tiếp tất cả các loại thông tin.


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
Để giải quyết tất cả những vấn đề này, tàu được trang bị các dụng cụ đo lường hiện đại có hiệu suất cao, hệ thống thông tin liên lạc, radar phát thanh, radar trinh sát, dẫn đường và vũ khí khí tượng thuỷ văn. Ngoài ra, để có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp trong tương lai, như sự phát triển của công nghệ mới, các công trình sư Liên Xô đã thiết kế dự phòng thêm các diện tích bổ sung trên tàu.


http://nghiadx.blogspot.com

Năm 1982, bắt đầu đóng con tàu thứ hai của lớp này - Marshal Krylov Project 19141, thực tế chỉ là một dự án giống nhau, việc thêm vào 1 con số chỉ mang tính hình thức.

http://nghiadx.blogspot.com
Con tàu mới đã được thử nghiệm thành công ở Biển Baltic và ngày cuối cùng của năm 1989 đã được giao cho phía đặt hàng.

http://nghiadx.blogspot.com

Cả hai tàu đã được gửi đến Thái Bình Dương và do chính quyền vùng Petropavlovsk-Kamchatsk quản lý về mặt hành chính. Trong ảnh: Phần đầu tàu Marshal Krylov.

http://nghiadx.blogspot.com
Phía sau là sân bay trực thăng và nhà chứa với hai chiếc trực thăng thường trực. Con tàu có các phương tiện tiện nghi đủ để đảm bảo cuộc sống và làm việc dài ngày trên biển cho gần 450 thành viên thuỷ thủ đoàn, gồm một phòng tắm hơi, hai hồ bơi, một phòng tập thể dục và một đơn vị y tế. Trong ảnh: Trực thăng cất cánh từ tàu Marshal Krylov.

http://nghiadx.blogspot.com
Con tàu cuối cùng của lớp này mang tên Viện sĩ Nikolay Pilyugin, được khởi đóng ngày 12/4/1988.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Đến ngày 23/8/1991 con tàu đã được hạ thuỷ. Tuy nhiên, do bối cảnh chính trị và kinh tế Liên Xô lúc đó việc hoàn thiện tàu Viện sĩ Nikolay Pilyugin đã bị ngừng lại.

http://nghiadx.blogspot.com

Sau đó con tàu này được bán cho đối tác Italy để chuyển thành tàu du lịch cao cấp. Trong ảnh: Radisson Seven Seas Cruises (Nassau); Builder: 1999, T. Mariotti, Genoa. She was built on the incomplete hull of the AKADEMIK NIKOLAY PILYUGIN, Russia.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

>> Quân cảng Cam Ranh, điều ít biết

Hơn 10 năm trước, ngày 4/5/2002, những người lính Nga cuối cùng đã bước chân lên tàu Xakhalin từ biệt căn cứ Cam Ranh, sau gần 25 năm có mặt tại nơi này.



>> Binh pháp Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)


Cam Ranh đã được gửi lại cho Việt Nam, như một căn cứ nền tảng để trở nên hùng mạnh. Và dường như cho đến tận bây giờ, phần đông trong số chúng ta không thực sự biết gì nhiều về căn cứ ấy.

Ngày 23/4/2012, khi ba chiến hạm Mỹ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng để bắt đầu hoạt động giao lưu, trao đổi hải quân “phi tác chiến” với Việt Nam, một hãng thông tấn nước ngoài đã bình luận, nếu các chuyến ghé cảng này được nói một cách công khai, có một khía cạnh hợp tác Mỹ – Việt khác ít được loan báo: Đó là chiến hạm Mỹ đã được gửi đến sửa chữa, bảo trì tại các cảng Việt Nam.

Tàu Hải quân Mỹ đã có lần được gửi đến sửa chữa tại các xưởng đóng tàu Việt Nam. Gần đây nhất, vào năm 2012, chiếc USNS Rappahannock (T-AO-204) đã có chuyến đến bảo trì tại Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh.


http://nghiadx.blogspot.com
Cán bộ vùng 4 Hải quân chụp ảnh lưu niệm với sĩ quan thủy thủ tàu khu trục Hải quân Nga tại Cảng Cam Ranh (năm 1982).

Một thông tin thú vị trong không khí biến động thời cuộc không ngừng của Biển Đông, Cam Ranh đã âm thầm phát triển, trở thành một tổ hợp hải quân và không quân hùng mạnh, với các trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại có thể đánh trả mọi đe dọa chiến tranh với Việt Nam, như lời Trung tướng, Viện sĩ A.V Phêđôrôvích nhận xét.

Lời vị Trung tướng hoàn toàn có cơ sở, bởi ông là một trong số những người Xô Viết có mặt ở Việt Nam từ những năm 1980 và ông không xa lạ gì với căn cứ này.

Giới chuyên gia quân sự đã thừa nhận vị trí của Cam Ranh có tầm ảnh hưởng to lớn tới bản đồ địa – chiến lược toàn cầu, cho dù họ có đứng ở các chân trời quan điểm nào đi chăng nữa. Năm 1888, Hải hạm của Nga mang tên “Tráng sĩ” trong chuyến đi vòng quanh thế giới đã cập cảng Cam Ranh, sau đó, nơi đây đã trở thành quân cảng của các nước lớn thay nhau đồn trú trong vòng gần 100 năm trở lại đây. Trong cuộc chiến Nga – Nhật 1905, hơn 100 chiến thuyền thuộc Hạm đội Thái Bình Dương số 2 (Hạm đội Bantic khi làm nhiệm vụ ở Thái Bình Dương) của Hải quân Nga Hoàng đã từng tập trung tại Cam Ranh.

Năm 1935, thực dân Pháp bắt đầu cho xây dựng căn cứ hải quân tại Cam Ranh. Năm 1940, Cam Ranh rơi vào tay Nhật Bản, trở thành bàn đạp để Nhật Bản tiến đánh Malaysia và các quần đảo thuộc địa của Hà Lan (nay là Indonesia).

Ngày 18/10/1946, Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Hồ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cao ủy Pháp Dargenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huy hải, lục, không quân Pháp và các nhà báo nước ngoài.

Trong bữa tiệc trên chiến hạm Suffren, khi DArgenlieu bóng gió nói: “Thưa ngài Chủ tịch, ngài thật đang bị đóng trong cái khung”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mỉm cười và trả lời: “Nhưng mà ngài Đô đốc biết đấy, chính bức tranh làm nên giá trị cái khung”. DArgenlieu lại nói: “Chủ tịch thật quen với biển cả, có lẽ xin tặng Người danh hiệu “Người thủy thủ nhỏ” như Quân đội Pháp đã quý mến tặng Napoleon cái tên “Người đội trưởng nhỏ!”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đáp lại: “Phải, người thủy thủ nhỏ của Hải quân Việt Nam”.

Từ năm 1965 đến 1972, Mỹ đã xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự khổng lồ được coi là “bất khả xâm phạm” để làm cứ điểm tiếp liệu và khí tài quân sự cho chiến tranh, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương.

Vào năm 1969, Lyndon B. Jhonson đã đến thị sát căn cứ này, và đó là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ khi tới Việt Nam. Lúc đó, căn cứ không quân của Mỹ ở vịnh Cam Ranh rất lớn, gồm hai sân bay cho máy bay phản lực và một sân bay cho máy bay trực thăng, mỗi sân bay có sức chứa hơn 100 máy bay.

Người Mỹ còn tiến hành khoét núi Cam Ranh, xây dựng kho chứa máy bay trong lòng núi, nâng cấp đường băng lớn có thể cho máy bay ném bom chiến lược B-52 cất và hạ cánh. Vào lúc cao điểm, sân bay quân sự Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.

Năm 1972, người Mỹ trao lại căn cứ này cho Quân đội Sài Gòn và 3 năm sau Quân đội Nhân dân Việt Nam đã giải phóng Cam Ranh. Khi tiếp quản, Cam Ranh đã bị phá hủy hoàn toàn các bến neo tàu, đường sá, sân bay, hệ thống đường dây tải điện cũng như các khu nhà ở.

Hải quân Liên Xô tại Cam Ranh 1982

Chuẩn đô đốc E.I Prokôpievich, người cuối cùng lên cầu tàu thủy Xakhalin-9 rời Việt Nam năm 2002 trong cương vị Chỉ huy trưởng Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật 922 của Cam Ranh nhận định, căn cứ quân sự trước đây của Mỹ trên bán đảo Cam Ranh – Khánh Hòa đã thu hút sự chú ý Liên Xô bằng chính vị trí địa lý của nó, xét về mọi phương diện thì hoàn toàn ưu việt cho việc triển khai một căn cứ hải quân.

Nó cho phép khống chế các eo biển Malaysia và Philippines, có thể tiến hành trinh sát điện tử Biển Đông, biển Philippines, Đông Hải, thậm chí tới tận khu vực vịnh Ba Tư hay vùng bắc Ấn Độ Dương.

Bán đảo Cam Ranh bọc trong mình hai vịnh Bình Ba và Cam Ranh, nơi không chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết, có độ lớn và sâu để có thể neo đậu mọi loại chiến hạm và tàu hộ tống, kể cả tàu sân bay.

Từ những năm 1960 của thế kỷ trước, Hải quân Liên Xô đã vươn ra biển lớn, bắt đầu tiến hành trực ban chiến đấu trên các đại dương. Tàu chiến, tàu ngầm, máy bay hải quân được triển khai trên các đại dương nhằm mục đích bình ổn cục diện chung. Việc mở rộng quy mô cũng như vùng hoạt động của tàu thuyền và không quân trên biển yêu cầu phải có mạng lưới hậu cần kỹ thuật hải quân rộng khắp.

Vì không có căn cứ quân sự ở nước ngoài nên Liên Xô đã xây dựng trạm cung ứng vật tư kỹ thuật trên lãnh thổ các nước có quan hệ thân thiện, đương nhiên Cam Ranh là một điểm sáng tô son. Cuối năm 1978, nhóm sĩ quan đại diện cho các tổng cục của Bộ Tư lệnh Hải quân và của Hạm đội Thái Bình Dương đáp máy bay sang Việt Nam để ngày 30/12 đã thỏa thuận xong và ký biên bản ghi nhớ làm cơ sở đàm phán xây dựng và cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật.

Ngày 2/5/1979, Chính phủ LB CHXHCN Xô Viết và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ký hiệp định về việc sử dụng Cam Ranh làm Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của quân đội Liên Xô – trong 25 năm.

Ngay ngày hôm đó, thi hành lệnh của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô và Chỉ thị số 13/1/0143 của Cục Tham mưu hạm đội Thái Bình Dương ngày 28/8/1980 đã thành lập Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật trên bán đảo Cam Ranh mang phiên hiệu đơn vị 31350.

Theo quy định trong Hiệp định, tại quân cảng Cam Ranh cùng lúc có thể tập trung từ 8-10 tàu chiến Liên Xô, 4-8 tàu ngầm có khu neo nổi và tối đa 6 tàu hộ tống. Tại sân bay cùng lúc có thể tiếp nhận từ 14-16 máy bay mang tên lửa, 6-9 máy bay trinh sát do thám và 2-3 máy bay vận tải. Tùy theo tình hình chiến sự cụ thể, số lượng máy bay và tàu chiến có thể tăng lên theo thỏa thuận giữa hai Bộ Quốc phòng Liên Xô và Việt Nam.

Tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Mùa Hè năm đó, tàu ngầm nguyên tử phóng ngư lôi K-45 đã neo đậu tại Cam Ranh, sau đó ít lâu, các máy bay hải quân của hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh.

Tháng 12/1979, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, Đô đốc X. Gorskốp tới Cam Ranh và ông đã dành hẳn một ngày để quan sát vịnh biển này, giống y như cách Tổng thống Mỹ Johnson đã tới để ngắm nhìn địa thế “sông núi nước Nam” 10 năm về trước.

Phân đội đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương gồm 54 người đến đây tháng 4/1980 và tháng 8 năm đó quân số được bổ sung thêm 24 người thuộc bộ phận thông tin liên lạc.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Liên Xô tại Cam Ranh 1982

Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Chính phủ Liên Xô đã giao cho Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật 922 nhiệm vụ làm giảm nhẹ đáng kể áp lực cho Hạm đội Thái Bình Dương nói riêng và toàn bộ Hải quân Liên Xô nói chung trong việc cung cấp những dự trữ cần thiết cho các chiến hạm và tàu hộ tống đang làm nhiệm vụ tại Biển Đông trong tình hình chiến sự lúc đó của khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Và Cam Ranh trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, căn cứ duy nhất bên bờ Biển Đông, nơi cách cảng gần nhất của Nga 2.500 hải lý.

Từ mùa Thu năm 1983 đến tháng 8/1991, hải đoàn cơ động số 17 triển khai tại Cam Ranh, từ tháng 8/1991 đến tháng 12/1991 được thay thế bằng hải đoàn cơ động số 8 và sau đó là hải đội tàu hỗn hợp 119.

Thời điểm năm 1986, trên sân bay triển khai trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập gồm 4 máy bay Tu-95, 4 chiếc Tu-142, phi đoàn máy bay Tu-16 khoảng 20 chiếc các loại, phi đoàn MiG-25 khoảng 15 chiếc, hai máy bay vận tải An-24 và 3 máy bay lên thẳng Mi-8. Ngoài ra trung đoàn còn quản lý và chỉ huy căn cứ chống tàu ngầm, tiểu đoàn tên lửa và tiểu đoàn kỹ thuật.

Tháng 2/1984, theo đề nghị của phía Việt Nam, Chính phủ Liên Xô quyết định khôi phục và xây dựng thêm một loạt công trình tại căn cứ Cam Ranh. Việc xây dựng Cam Ranh bước sang một giai đoạn mới, chuyển từ hình thức tự hạch toán kinh tế sang hình thức đấu thầu khoán gọn, bắt đầu giai đoạn xây dựng kiên cố thay cho các kết cấu lắp ghép tạm thời. N.M Zariphôvich – Phó tổng giám đốc Công ty Xây lắp Liên Xô tại Việt Nam giai đoạn 1987-1989 đã kể lại trong cuốn “Liên Xô – một từ không bao giờ quên” (Nguyễn Đình Long dịch) rằng, Cục kỹ thuật xây dựng nước ngoài thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô, đơn vị có nhiều kinh nghiệm xây dựng các công trình ở hơn 60 nước trên thế giới đảm nhiệm việc lựa chọn và đưa chuyên gia đến Cam Ranh. Họ là những chuyên gia tài năng của các đơn vị trong và ngoài quân đội được các tổ chức Đảng, Đoàn giới thiệu, được chở sang bằng đường hàng không qua Moscow hay Vladivostock theo hành trình Moscow – Tasken – Karachi (đôi khi là Bombay) – Kancútta – Hà Nội – Cam Ranh.


Dựng tượng lên bệ ngày 12/11/2009

Trên cơ sở Hiệp định ký giữa Liên Xô và Việt Nam ngày 20/4/1984, hai bên đã ký hợp đồng xây dựng cụm đài radar số ba, là công trình viện trợ không hoàn lại. Tính chung từ năm 1984 đến năm 1987, Tổng Công ty Xây lắp Liên Xô do E.X Bôprênhép làm Tổng giám đốc đã xây dựng tổng cộng 28 nhà ở và công trình chuyên dụng các loại. Lúc đó tổng số người Liên Xô sống trong khu quân sự là 6.000 người, kể cả công nhân xây dựng.

Theo thỏa thuận trong mục 71 của Hiệp định ký ngày 20/4/1984, các công trình xây dựng xong sẽ bàn giao cho phía Việt Nam sử dụng. Các hạng mục đầu tiên được xây dựng xong từ tháng 12/1987, sau đó các chuyên gia Liên Xô bắt đầu sử dụng theo hình thức thuê miễn phí.

Có thể thấy rằng, về cơ bản, các công trình được Liên Xô – Nga xây dựng ở Cam Ranh bao gồm: Khu nhà ở của Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật, trong đó có chỉ huy sở đơn vị 31350 và doanh trại cho quân số biên chế của đơn vị, nhà ăn 250 chỗ, lò bánh mỳ, tổ hợp tắm hơi – giặt là, CLB, trường phổ thông số 183, 18 tòa nhà ở, kho tổng hợp lưu giữ và cấp phát vật tư, đội xe (gồm cả xe chuyên dụng); Vùng bến nhỏ; Bể chứa ngầm thể tích 14.000m3 dùng để chứa nhiên liệu; hai hầm lạnh dung tích 270 tấn dùng để chứa thực phẩm lưu trữ; 12 kho khung sắt dùng để chứa các loại vật tư khác nhau; Hai bể lọc giếng khoan, một dùng cho sinh hoạt, một dùng cho chiến hạm và các tàu hộ tống; Trạm phát điện trung tâm công suất 24.000kW cấp điện cho tất cả các công trình thuộc khu quân sự và của Việt Nam trên bán đảo…

Khi từ biệt Cam Ranh, người Nga đã chở đi 588 người, 819 tấn hàng trong đó có 50 chiếc ôtô và xe chuyên dụng, 190 tấn dầu diezel, 133 tấn dầu mỡ các loại, vũ khí đạn dược cũng như tài liệu lưu trữ và tài liệu mật, bằng cả đường hàng không và đường biển. Đồng thời, người Nga bàn giao cho phía Việt Nam 57 tòa nhà và công trình thuộc căn cứ, 85km đường dây tải điện lưới, 62km đường điện cáp, 25km công trình ngầm, 250m cầu cảng, sân bay và hệ thống quản lý kho.

Những người Nga đã sống và làm việc như thế tại Cam Ranh. U.X Ivanôvích, Đại tá quân dự bị, cựu binh Cam Ranh kể lại rằng, cho đến tận năm 1992, khi Liên Xô tan rã, thủ tục ra vào khu quân sự vẫn do phía Việt Nam quy định.

Theo thỏa thuận, mỗi tháng chỉ cho phép 4 chuyến xe đi ra ngoài theo kế hoạch định trước với số lượng người hạn chế, chủ yếu là dành cho thủy thủ Hạm đội Thái Bình Dương. Còn đối với số nhân viên kỹ thuật của Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật thì do “nhiều yếu tố” nên ra “vùng tự do” là vi phạm luật. Những người lính Nga đã ra đi, nhưng những hình ảnh của họ còn đọng lại mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

Năm 2007, Hội đồng Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro đã quyết định xây dựng tượng đài những người lính Nga ở Cam Ranh và đó là tượng đài của tình hữu nghị Việt – Nga.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

>> Chiến thuật tầu ngầm hải quân Xô Viết (Kỳ 1)


*Bài viết được tổng hợp từ nguồn Tech.edu (Biên dịch: Trịnh Thái Bằng)
Lực lượng tầu ngầm hải quân là một binh chủng của quân chủng hải quân, có nhiệm vụ chủ yếu là sử dụng tầu ngầm để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu dưới biển, binh chủng tầu ngầm trong thời bình và thời chiến phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong công tác bảo vệ biển, hải đảo, lãnh hải, thềm lục địa và các vùng biển có lợi ích chính đáng của quốc gia dân tộc




http://nghiadx.blogspot.com


Trong giai đoạn ngày nay, các cường quốc biển tăng cương phát triển lực lượng hải quân, trong biên chế của các lực lượng, các hạm đội, lực lượng tấn công chủ lực của Hải quân là tầu ngầm và tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình phóng từ tầu ngầm và tầu nổi. Sự phát triển mạnh mẽ của tầu ngầm kết hợp tên lửa đã tăng cường khả năng tiến công và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng hải quân các cường quốc biển.

Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của các nền kinh tế trên các biển và đại dương, các quốc gia hùng mạnh và có nền kinh tế cường thịnh đều có xu hương phát triển mạnh kinh tế biển đảo, những mâu thuẫn của các nền kinh tế phát triển làm nẩy sinh những nguy cơ tranh chấp các khu vực đặc quyền kinh tế, lãnh hải và bờ biển, đảo và quần đảo, vùng nước và thềm lục địa, sự tăng trưởng kinh tế và những suy thoái, lạm phát của những nền kinh tế mới nổi, các mâu thuẫn về chính trị, tôn giáo, áp lực dân số, cạn kiệt tài nguyên của nhiều vùng trên thế giới làm sâu thêm những mâu thuẫn giữa các nước có nền kinh tế phát triển, đang phát triển và chậm phát triển, từ đó hình thành những nguy cơ chiến tranh cục bộ, xung đột khu vực, với sự tham gia của của các lực lượng quân sự hùng mạnh, có tiềm lực lớn cả về quân số, vũ khí trang bị và khoa học công nghệ. Nguy cơ chiến tranh, xung đột đang có xu hướng chuyển dần ra biển và đại dương. Trọng trách bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc được giao cho các lực lượng vũ trang, mà trong đó, trên biển và đại dương là chủ chốt là lực lượng hải quân và không quân hải quân.

Quân chủng Hải quân là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tác chiến chủ yếu trên đại dương, trên biển, khu vực bờ biển và trong những trường hợp cần thiết, tác chiến sâu trong đất liền, quân chủng Hải quân bao gồm có lực lượng tầu chiến trên mặt nước, lực lượng tầu ngầm, không quân Hải quân, lực lượng pháo binh – tên lửa phòng thủ bờ biển, lực lượng lính thủy đánh bộ, lực lượng đặc nhiệm hải quân, lực lượng vận tải đường biển, hậu cần kỹ thuật biển và các lực lượng khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

http://nghiadx.blogspot.com

Lực lượng tầu ngầm hải quân là một binh chủng của quân chủng hải quân, có nhiệm vụ chủ yếu là sử dụng tầu ngầm để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu dưới biển, binh chủng tầu ngầm trong thời bình và thời chiến phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong công tác bảo vệ biển, hải đảo, lãnh hải, thềm lục địa và các vùng biển có lợi ích chính đáng của quốc gia dân tộc. Trong một số trường hợp theo yêu cầu, lực lượng tầu ngầm có thể thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho lợi ích của đất nước như nghiên cứu khoa học, cứu hộ cứu nạn, xây dựng các công trình ngầm….

Chiến thuật là một bộ phận của nghệ thuật quân sự, bao hàm lý thuyết và thực tế, huấn luyện sẵn sàng chiến đâu, triển khai các trận chiến đấu của các tầu, các đội tầu và các phân đội tầu. Chiến thuật nghiên cứu quy luật, tính chất và nội dung của trận đánh, từ đó đưa ra những phương pháp tiến hành trận đánh trên biển với các loại vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh. Chiến thuật bao gồm: Liên tục cập nhật các thông tin tình huống chiến trường, ra quyết định triển khai trận đánh và quyết tâm chiến đấu, giao nhiệm vụ cho cấp thuộc quyền theo quyết tâm chiến đấu, lên kế hoạch tác chiến, công tác đảm bảo và kế hoạch chuẩn bị cho trận đánh; điều hành các hoạt động tác chiến và các chiến hạm, các đội tầu và các phân đội binh chủng hợp thành thuộc quyền, tổ chức hiệp đồng và công tác đảm bảo cho các các hoạt động tác chiến.

Chiến thuật của hạm đội bao gồm có chiến thuật của tầu ngầm, các loại tầu nổi trên mặt biển và không quân hải quân. Mỗi binh chủng trong hạm đội được phát triển chiến thuật của mình dựa trên cơ sở những nội dung chủ yếu của chiến thuật hạm đội, đồng thời chú trọng ý nghĩa chiến thuật, cấp loại tầu và vũ khí trang bị được biên chế cho tầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm U-boat của phát xít Đức


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tầu ngầm U-boat Đức trực triến trên biển thuộc hải phận Anh, Đại chiến thế giới thứ II


Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, các trận chiến đấu trên biển là sự phối hợp giữa các binh chủng của Hạm đội, bao gồm cả không quân Hải quân, các tầu ngầm tấn công đối phương hầu hết trong điều kiện lặn ngầm. Pháo binh trên tầu ngầm chủ yếu để tấn công các tầu vận tải không có vũ trang, các tầu ngầm thường hoạt động đơn lẻ hoặc theo đội tầu, sử dụng chiến thuật che mành (phục kích). Thời điểm ban đầu chiến tranh, các tầu ngầm của Đức thường thực hiện chiến thuật Bầy sói trên các tuyến đường vận tải của đối phương ( Anh, Mỹ..). Các đội tầu ngầm Đức sau khi tấn công đoàn công voa quân sự bằng ngư lôi, tiếp tục theo đuổi và tấn công nhiều ngày liền để gây tổn thất nặng nề cho đối phương.

Phương pháp cơ động chủ yếu là ban đêm, nổi trên mặt nước, chiếm lĩnh vùng nước trên tuyến đường vận tải của đối phương, khi phát hiện đối phương sẽ lặn xuống và tấn công mục tiêu bằng ngư lôi. Cuối chiến tranh, các lực lượng chống ngầm phát triển mạnh, cùng với sự phát triển của sonar và radar, sự hiển diện của tầu ngầm trên mặt biển trở lên vô cùng nguy hiểm, bất cứ lúc nào cũng có thể bị phát hiện, bị tấn công tiêu diệt, chiến thuật Bầy Sói phá sản, các tầu ngầm bắt buộc phải hoạt động chủ yếu ở dưới ngầm, sử dụng động cơ điện hoặc cận ngầm, tầu phải lặn ở độ sâu không đáng kể, sử dụng thiết bị thông khí để chạy động cơ diesen dưới mặt nước biển.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến thuật treo mành ( phục kích) dọc tuyến đường vận tải của Tầu ngầm hải quân Xô viết. 1944


http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm tấn công các tầu vận tải và tầu chiến


Trong đại chiến thế giới lần thứ II, các tầu ngầm đã rất thành công trong nhiệm vụ sử dụng vũ khí trên boong, chủ yếu là ngư lôi chống các tầu nổi, cài đặt và rải thủy lôi, đổ bộ lực lượng đặc công trinh sát vào sâu trong hậu phương địch, rút các lực lượng đặc nhiệm và du kích khỏi chiến trường, cung cấp lương thực thực phẩm và cơ sở vật chất cho các tầu ngầm khác, cung cấp cơ sở vật chất cho các khu vực bị phong tỏa, cứu hộ cho lực lượng không quân.

Sau chiến tranh, giai đoạn chiến tranh lạnh đã có sự phát triển mạnh mẽ của các lực lượng hải quân, trong đó có lực lượng tầu ngầm. Nền công nghiệp đóng tầu ngầm đã có những thay đổi rất lớn, đó là sử dụng năng lượng nguyên tử cho tầu ngầm, ứng dụng sự phát triển vượt bậc của điện tử, vi mạch, bán dẫn, các tầu ngầm được trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại như tên lửa các loại, ngư lôi, các phương tiện trang thiết bị hiện đại khác …)

Từ đó, chiến thuật sử dụng tầu ngầm cũng có những thay đổi mang tính cách mạng, không gian chiến trường rộng lớn, uy lực của vũ khí trang bị trên boong rất mạnh như vũ khí hủy diệt lớn, vũ khí có độ chính xác cao, các lực lượng tham gia đội hình chiến đấu cũng trở lên đa dạng và hiệu quả tác chiến cao hơn hẳn so với chiến tranh thế giới thứ II, từ đó, việc triển khai và điều hành các lực lượng tác chiến trên biển cũng trở lên phức tạp và đòi hỏi trình độ khoa học rất cao. Phải có những phương thức và nghệ thuật điều hành chiến đấu hoàn toàn mới với các lực lượng tham gia tác chiến, đảm bảo cho các đơn vị hiệp đồng chiến đấu nhịp nhàng ăn khớp, hiệu quả trận đánh cao.

http://nghiadx.blogspot.com
Phối hợp tác chiến cùng chiến hạm


http://nghiadx.blogspot.com
Hoạt động trong đội hình của hạm đội


Chiến thuật tác chiến tầu ngầm cũng có những phương pháp chiến đấu mới, có thể là một tầu độc lập tác chiến, một đội tầu hoặc một liên đội trong hình thức tác chiến phục kích che mành, và tác chiến của phân đội tầu ngầm nhiều loại hoặc các phân đội binh chủng hợp thành. Trong chiến thuật của các phân đội tầu, trọng tâm là điều hành tác chiến của các tầu nhiều cấp loại và mục đích chiến thuật khác nhau. Chiến thuật của không quân Hải quân có vị trí then chốt là hoạt đống chống lại các đòn tấn công của các lực lượng tầu trên biển của đối phương, ngăn chặn những đòn tấn công của máy bay cường kích mang tên lửa của địch, thực hiện nhiệm vụ chống ngầm bằng vũ khí của không quân và phối hợp với các lực lượng chống ngầm khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm phóng tên lửa đạn đạo


Theo nhận định của các chuyên gia, tầu ngầm nguyên tử cấp chiến lược, trang bị ICBM với độ chính xác cao và các đầu đạn hạt nhân có công suất phá hủy lớn, hoạt động bí mật, tính cơ động cao và các tính năng kỹ thuật khác, đảm bảo cho tầu ngầm nguyên tử có khả năng tác chiến ổn định, có ảnh hưởng mang tính quyết định chiến lược đến cục diện chiến trường. Tầu ngầm nguyên tử là lực lượng tấn công hải – đất liền chủ đạo nhằm vào các mục tiêu trong khu vực kiểm soát, nội địa của đối phương. Do có khả năng duy trì hoạt động thời gian dài dưới biển, xuất hiện hình thức sử dụng tầu ngầm nguyên tử mới, bí mật tuần phòng và trực chiến đấu trong các vùng nước sâu trên đại dương, sắn sàng khai hỏa tấn công các mục tiêu trên bờ và ở sâu trong đất liền đối với các quốc gia được coi là có nguy cơ xảy ra chiến tranh.

http://nghiadx.blogspot.com


Khả năng duy trì liên tục nguy cơ bị tấn công bất ngờ từ dưới biển sâu đã làm xuất hiện một hướng phát triển tầu ngầm và phương thức tác chiến mới- chống ngầm. Lực lượng chống ngầm của tầu ngầm chống lại các lực lượng tên lửa chiến lược từ dưới biển – các tầu ngầm mang tên lửa. Theo các chuyên gia nước ngoài nhận định, để chống lại đòn đánh từ các tầu ngầm, phương thức tác chiến hiệu quả nhất là sử dụng các tầu ngầm, được trang bị các vũ khí và phương tiện chống ngầm. Hầu hết các tầu ngầm của Mỹ và Anh, ngoại trừ các tầu mang tên lửa, đều có khả năng chống ngầm rất cao. Điển hình là các tầu ngầm nguyên tử ngư lôi đa nhiệm với tốc độ cao và được trang bị các thiết bị trinh sát sonar, thủy âm, cho phép phát hiện tầu ngầm đối phương và theo dõi từ khoảng cách rất xa.

http://nghiadx.blogspot.com
Phóng tên lửa Tomahawk từ tầu ngầm


Một trong những phương pháp sử dụng tầu ngầm chống ngầm được xác định là cơ bản, đó là tầu ngầm tiến hành tuần tiễu ở tuyển chống ngầm ( phục kích chống ngầm) hoặc tham gia truy tìm các tầu tên lửa cùng với các lực lượng chống ngầm và phương tiện chống ngầm khác. Song song cùng triển khai các tầu ngầm đơn lẻ, các đội tầu tìm kiếm, theo dõi và phục kích các tầu ngầm tên lửa là hoạt động tác chiến chống ngầm của phân đội binh chủng hợp thành (tầu ngầm, tầu chống ngầm và máy bay chống ngầm).

Các chuyên gia quân sự cho rằng: sự liên kết phối hợp chống ngầm của phân đội binh chủng hợp thành, với hệ thống thiết bị trinh sát siêu âm, thủy âm tầm xa có thể dự đoán, cảnh báo và phát hiện sớm các tầu ngầm đối phương, từ đó có thể giải quyết tốt nhiệm vụ bảo vệ các tầu ngầm tên lửa của Hạm đội trước các đòn tấn công của tầu ngầm đối phương, đồng thời còn có thể bảo vệ tốt các tập đoàn chiến hạm của Hạm đội và các đoàn vận tải quân sự.

Các tầu ngầm ngày càng được biên chế chung vào trong đội hình tác chiến của các liên đoàn tầu chiến hoặc các đoàn công voa quân sự hoặc tham gia tuần tiễu bảo vệ các tầu ngầm nguyên tử mang vũ khí chiến lược. Các tầu ngầm diesen được biên chế trong tuyến phòng thủ các khu vực bờ biển, hải đảo, trong đội hình phòng thủ chúng của các lực lượng phòng thủ bờ biển.

Đồng thời cùng với các phương án sử dụng tầu ngầm trong tác chiến, hình thành và phát triển các phương tiện, trang thiết bị hiện đại để tìm kiếm, phát hiện và tấn công các tầu ngầm. Chiến thuật tầu ngầm hiện đại đã và đang phát triển các giải pháp, phương án và thủ đoạn chiến thuật vượt qua các lực lượng chống ngầm và các phương tiện chống ngầm của đối phương, các phương án chế áp chống ngầm được xây dựng dưa trên khả năng giữ bí mật cao, vũ khí trang bị hiện đại, hiệp đồng binh chủng và trang thiết bị, phương tiện chế áp điện tử.

Song hành cũng với các phương án chiến thuật hiện đại, dựa trên cơ sở của vũ khí trang bị công nghệ cao. Hướng phát triển tiếp theo của chiến thuật tầu ngầm dưa trên kinh nghiệm của chiến tranh thế giới lần thừ II, và được phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thế giới hiện này, đó là sử dụng tầu ngầm để chống tầu nổi và các đoàn vận tải quân sự. Chiến trường trên biển, trên các tuyến đường vận tải huyết mạch ngày càng trở lên rộng lớn và phức tạp hơn do sự lớn mạnh của các nước phát triển, nhu cầu về các nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược, năng lượng cũng như khai thác tài nguyên trên biển, trên đảo và thềm lục địa ngày càng gay gắt, dẫn đến cạnh tranh và mâu thuẫn lợi ích vô cùng sâu sắc. Trong các nguy cơ xung đột này, lực lượng tầu ngầm, đặc biệt tầu ngầm nguyên tử đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định. Các tầu ngầm nguyên tử, tầu ngầm diesen hiện đại cần phải có khả năng hoạt động, bảo vệ tất cả các tuyến đường vận tải biển, từ hải cảng này đến hải cảng khác.

Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó, lực lượng Hải quân Mỹ, đặc biệt là tầu ngầm, đã đưa vào biên chế trang bị cho tầu ngầm hệ thống tên lửa hành trình có tầm bắn đến 2000 km, phóng từ tầu ngầm qua ống phóng ngư lôi, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu nằm sâu trong đất liền đối phương, các tầu chiến trên mặt nước, tầu vận tải, căn cứ hải quân trên biển, trên đảo và hải cảng. Đồng thời, người Mỹ cũng phát triển những thủ đoạn chiến thuật sử dụng tên lửa hành trình khi tác chiến tấn công các mục tiêu được lựa chọn, có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ mạnh mẽ của đối phương trên đất liền, trên biển và đại dương.

Sự hiểu biết của các sĩ quan hải quân tầu ngầm về chiến thuật tác chiến của tầu khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, đồng thời khả năng và phương thức sử dụng lực lượng chống ngầm, phương tiện chống ngầm của đối phương, các thủ đoạn, phương pháp chọc thủng tuyến phòng thủ chống ngầm là điều kiện căn bản để hoàn thành xuất sắc nhiệm vị được giao trong chiến đấu trên biển.

Sự hiểu biết căn bản về sử dụng tầu ngầm, tính năng kỹ chiến thuật của tầu và các phương án, thủ đoạn của chiến thuật sử dụng tầu ngầm cần thiết không chỉ cho các sỹ quan hạ sĩ quan trong lực lượng Hải quân, và còn là sự hiểu biết căn bản, sâu sắc trong lực lượng vũ tranh. Khi thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chiến thuật hoặc chiến dịch, có sự hiệp đồng của các quân binh chủng, lực lượng phòng thủ bờ biển, lực lượng bảo vệ tuyến phòng thủ lợi ích quốc gia, phối hợp nhuần nhuyễn, nhanh chóng và hiệu quả với lực lượng tầu ngầm, đặc biệt khi tác chiến chống ngầm.

Chương I. Tính năng kỹ chiến thuật tầu ngầm

1.1 Phân loại tầu ngầm và cơ cấu tổ chức biên chế của binh chủng Tầu ngầm

1.2 Nhiệm vụ chủ yếu của tầu ngầm

1.3 Những tính năng kỹ chiến thuật

Chương II. Những hình thức tác chiến chủ yếu của tầu ngầm

2.1 Các hình thức chiến thuật của tầu ngầm

2.2. Các phương án tác chiến sử dụng lực lượng tầu ngầm

2.3 . Điều hành, kiểm soát lực lượng tầu ngầm và công tác đảm bảo

Chương III. Cơ động hành quân của tầu ngầm dưới biển.

3.1 Tổ chức hành quân cơ động

3.2 Bí mật bất ngờ trong hành quân chiến đấu.

3.3 Lực lượng chống ngầm và vũ khí trang bị, phương tiện

3.4. Giải pháp vượt qua khu vực chống ngầm và phòng tuyến chống ngầm

Chương IV. Tầu ngầm trong hoạt động Trinh sát địch

4.1 Nhiệm vụ, mục tiêu và phương tiện trang bị trinh sát

4.2 Tìm kiếm và quan sát

4.3 Theo dõi mục tiêu

Chương V. Tầu ngầm tác chiến chống chiến hạm nổi

5.1. Lực lượng tấn công chủ lực trên biển

5.2 Đoàn vận tải quân sự (congvoa) và các đội đặc nhiệm đổ bộ.

5.3 Các hình thức tác chiến với chiến hạm trên mặt biển.

Chương VI. Tầu ngầm tác chiến chống tầu ngầm.

6.1 Tầu ngâm nguyên tử mang tên lửa.

6.2 Hoạt động tác chiến chống tầu ngầm

Chương VII. Tầu ngầm tác chiến tấn công các mục tiêu trên đất liền

7.1 Hệ thống phòng thủ tên lửa

7.2 Đòn tấn công vào các mục tiêu trên đất liền

Kết luận

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

>> Hé lộ về lực lượng tuyệt mật của Liên Xô (kỳ 2)



Khi các ứng viên trải qua được những cuộc kiểm tra gắt gao về y tế và tâm lý, họ được tuyển chọn và trở thành học viên.

>> Hé lộ về lực lượng tuyệt mật của Liên Xô (kỳ 1)

Bắt đầu khóa huấn luyện cơ bản, cực kỳ khó khăn, mức độ huấn luyện của khóa chỉ có thể so sánh với huấn luyện phi công vũ trụ. Khóa dài 26 tuần (½ năm) và được chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 có 7 tuần, 1 ngày học tập dài 15 giờ. Học viên phải chạy vượt chướng ngại vật trên đoạn đường dài, bơi, chèo thuyền, vượt qua những tuyến vật cản.

Từng ngày tải trọng huấn luyện càng tăng lên, yêu cầu huấn luyện cũng càng ngày càng khắc nghiệp hơn. Đồng thời, huấn luyện viên luôn luôn đặt ra những bài tập gây nhiễu, ví dụ: đổ dầu lên mặt nước và đốt, hoặc buộc học viên phải bơi cạnh chiếc bè, phía trên có đặt thuốc nổ và kích nổ.

Tuần huấn luyện cuối cùng là tuần huấn luyện chịu đựng tải trọng vượt quá sức chịu đựng của con người và trạng thái tâm lý vô cùng căng thẳng.

Trong thời gian này, học viên chỉ được ngủ không quá 3-4 giờ mỗi ngày. Học viên phải hành quân liên tục 100 km với đầy đủ vũ khí trang bị, sau đó bơi với bộ quần áo lặn wetsuit khoảng 10 hải lý (18,5 km), kéo theo một vật nặng khoảng 40 kg.

Giai đoạn huấn luyện thứ nhất này, từ hàng vài trăm người, lượng học viên chịu đựng được còn độ khoảng 15 đến 20 học viên.


Xạ kích dưới đáy biển.



Súng tiểu liên bắn dưới nước APM


Giai đoạn hai kéo dài khoảng 11 tuần, ở giai đoạn này, học viên nghiên cứu sử dụng các phương tiện, thiết bị lặn ngầm, các kỹ thuật công binh phá nổ, chiến thuật tổ nhóm ít người trong nước và trên đất liền, sử dụng vũ khí lạnh và vũ khí nóng (bao gồm cả vũ khí thông thường và vũ khí đặc chủng).

Học viên học nhẩy dù, leo núi hoặc những bức tường dựng đứng, điều khiển các phương tiện cơ động ngầm dưới mặt nước và trên mặt nước, đồng thời sử dụng các phương tiện giao thông trên bộ thông dụng khác, kể cả xe nâng hạ bằng điện trên bến cảng.

Tất nhiên, nội dung trọng tâm huấn luyện vẫn là các hoạt động tác chiến dưới nước, khả năng tiềm nhập từ dưới nước vào vị trí đã chọn và rút lui xuống dưới nước từ trên bờ.

Một lượng thời gian rất lớn học viên phải học kỹ thuật chiến đấu tay không trên bộ, tay không và có dao găm (loại thông thường và loại lưỡi lê nhọn). Các chàng học viên trẻ tuổi phải nghiên cứu kỹ lưỡng các thủ pháp gây shock, gây tổn thương và hạ sát đối phương.

Trong quá trình thực hiện các bài huấn luyện thường lựa chọn ra những nhóm nhỏ, phù hợp hoạt động ăn ý với nhau. Bởi các phân đội (tổ 2-4 người) cần phải hoạt động chính xác, đồng bộ, như bộ máy của một chiếc đồng hồ cơ khí hoàn hảo. Đó là yêu cầu mãi rũa sự ăn ý, hiểu nhau đến từng cử động trong quá trình các bài huấn luyện tác chiến.

Kết thúc giai đoạn 2 khóa huấn luyện, học viên được trả thi bằng bài kiểm tra bảo vệ và phòng thủ các điểm chốt trên bờ biển hoặc chiến hạm chống lại các lực lượng đặc nhiệm hải quân ngầm của đối phương trong các cuộc diễn tập như một trận đánh. Bài thi sẽ kiểm tra đánh giá khả năng hoạt động tác chiến dưới nước ở các độ sâu khác nhau.

Định hướng, quan sát trong điều kiện tầm nhìn rất hạn chế, tiến hành hoạt động tác chiến, theo dõi đối phương, cắt đuôi khỏi sự theo dõi của đối phương, ngụy trang ẩn nấp trên bộ… Những học viên trả thi có kết quả tốt được đưa về các đơn vị lính thủy đánh bộ để nâng cao kỹ năng chiến đấu.

Giai đoạn 3 kéo dài 8 tuần. Các huấn luyện viên có kinh nghiệm theo dõi học viên hàng ngày hàng giờ. Sau đó các chiến sỹ đặc nhiệm lặn ngầm một số được giữ lại ở đơn vị lính thủy đánh bộ, một số quay về lực lượng PDSS, ở đó họ tiếp tục được huấn luyện.

Những người có tiềm năng hơn cả được mời tham gia 2 năm huấn luyện trong một trung tâm huấn luyện đặc biệt của trinh sát đặc nhiệm công kích hải quân.

Đây là trung tâm huấn luyện lực lượng đặc biệt tinh nhuệ Denphin. Cách đây không lâu, căn cứ của nó nằm trên bờ hồ Balkhash nước cộng hòa Kazakhstan, hồ muối mặn có diện tích 17.000 km2, sâu đến 226m.

Ở đây, học viên phải nhẩy dù với mọi độ cao, bắt đầu từ độ cao 200m đến độ cao nhất trên tầng bình lưu xuống mọi địa hình khác nhau – mặt nước, rừng, đồi núi, thảo nguyên, hoang mạc trong mọi điều kiện thời tiết, thời gian và khí hậu.

Tuột xuống từ máy bay trực thăng bằng dây trong 28 giây ở độ cao 40m, và không dùng dây, nhẩy từ độ cao 5m xuống nước, học viên được học phương pháp từ trong tàu ngầm lao vào nước biển thông qua ống phóng ngư lôi. Học viên học các kỹ năng đánh tàu, cửa chắn tàu, đê biển, cầu cống, đánh chiếm sân bay, vị trí chỉ huy, các điểm kết nối thông tin liên lạc...

Đồng thời, học viên học cách tồn tại và sống trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết, trên mọi địa bàn phức tạp nhất như ở đầm lầy, trên sa mạc… đồng thời có khả năng tự cởi trói, trốn tù, chịu đựng tra tấn, có khả năng làm việc với mọi đài thông tin liên lạc, sử dụng độc dược và sử dụng tât cả các loại phương tiện, thiết bị dân dụng và quân sự.

Kỹ năng xạ kích từ các loại vũ khí trong nước và nước ngoài chiếm một thời lượng rất lớn trong huấn luyện. Trong các loại vũ khí mà Denphin sử dụng, có những loại không hề có ở nước ngoài, ví dụ như súng tiểu liên APS-55.



Chuẩn bị tác chiến.


Nhưng quan trọng nhất, tại sao đặc công ngầm Delphin có thể vượt hơn cả các đội đặc nhiệm tương đương trên thế giới, đó là khả năng vượt qua mọi tuyến vật cản dưới nước và vận động qua mọi tuyến phòng thủ tưởng chừng như tuyệt đối không thể vượt qua. Ví dụ: Trong đêm biển động, sóng lớn, đổ bộ từ trực thăng ở khoảng cách mục tiêu là 15 hải lý (28km) nhiệm vụ đặt ra là bí mật luồn sâu vào căn cứ hải quân của đối phương và phá nổ một mục tiêu được bảo vệ cẩn mật.

Tuyến vật cản thứ nhất là bãi mìn ngầm dưới nước, có thể kích nổ từ trên bờ bằng sóng âm từ những trạm điều khiển theo tín hiệu của sonar.

Tuyến vật cản thứ 2, các dây phát tín hiệu dăng dày dưới mặt nước từ nhiều hướng khác nhau.

Tuyến phòng thủ thứ 3, Lưới nổ với những khối nổ nhậy được gắn chặt. Lưới không thể cắt được và bơi luồn dưới lưới cũng không được, phía trên là đèn pha công suất lớn với những khẩu súng máy phòng thủ bờ biển hạng nặng, nếu bơi lên phía trên lưới sẽ bị bắn nát.

Nhưng các thành viên delphin đã bí mật luồn qua mọi tuyến phòng thủ, vượt qua một vách núi dựng đứng, bí mật, không một tiếng động họ vô hiệu hóa lực lượng lính canh. Sau đó gài thuốc nổ và rút lui an toàn.

Trong biệt đội Delphin, các tổ được huấn luyện chuyên sâu theo từng vùng tác chiến, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Nam Á, Nam và Tây Nam Phi, Trung cận đông, các nước ở khu vực Địa Trung hải... Sau giai đoạn huấn luyện ở Trung tâm Delphin, họ được chuyển về đóng quân tại Sevastopol, ở đó, những họ nghiên cứu các bài tập với cá heo, chiến đấu chống lại các động vật dưới biển được huấn luyện để chống người nhái. Tập luyện chiến đấu chống lại người nhái của đối phương.

Khi các huấn luyện viên xác định, học viên Delphin đã hoàn toàn sẵn sàng, delphin được tham gia vào các hoạt động tác chiến. Nhưng bắt buộc mỗi năm, đặc công nước phải trải qua một khóa huấn luyện với các trang thiết bị mới, vũ khí mới, các thiết bị y tế mới, đồng thời học hỏi các kinh nghiệm của các chiến sỹ đặc công nước khác và các lực lượng đặc công nước ngoài qua các trận đánh của 1 năm qua.

Mọi chiến dịch do lực lượng đặc nhiệm Hải quân delphin tiến hành đều không thể thiếu được sự hỗ trợ tuyệt đối của các nhóm khoa học hải dương. Các nhóm đã cung cấp đầy đủ thông tin về địa hình hải dương, nơi Delphin tiến hành tác chiến (thông tin về hải lưu, địa hình bờ biển, vị trí thuận lợi để đổ bộ, những vị trí ẩn nấp tự nhiên, nhiệt độ, những sinh vật có thể gây nguy hiểm cho con người ở vùng nước tác chiến, độ trong của nước biển, thời gian và cao độ cũng như mực nước thấp nhất của thủy triều và rất nhiều các thông tin quan trọng khác…).

Các chuyên gia hải dương thực hiện kết nối thông tin tín hiệu âm thanh dưới nước, sử dụng thiết bị sonar định hướng, định vị vị trí trên bản đồ hải dương và bờ biển, tạo màn ngụy trang che dấu vị trí đổ bộ từ tàu xuống biển và từ biển lên tàu.

Thông thường các phân đội bảo đảm khoa học kỹ thuật làm việc trên các con tàu nghiên cứu hải dương học hoặc trên các con tàu – nhà máy sản xuất thủy sản lưu động trên đại dương.

[BDV news]


Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

>> Hé lộ về lực lượng tuyệt mật của Liên Xô (kỳ 1)



Phương Tây có rất nhiều thông tin về lực lượng trinh sát đặc nhiệm công kích và chống phá hoại của nhưng hầu như không có chút thông tin nào về đặc nhiệm Hải quân Liên Xô.

Rõ ràng, việc không chút thông tin nào của các lực lượng đặc nhiệm hải quân phản ánh trạng thái giữ bí mật tuyệt đối về các lực lượng đặc nhiệm này.

Thứ nhất: Trong lĩnh vực huấn luyện chiến đấu, chiến thuật triển khai các hoạt động tác chiến, trang thiết bị kỹ thuật và vũ khí trang bị của Liên Xô đã vượt cả các nước trong khối quân sự Bắc đại tây dương.

Thứ hai: trong những năm 1970 – 1980 các lực lượng đặc nhiệm Hải quân Liên Xô đã tham chiến trong nhiều nước trên thế giới (ví dụ như Angola, Arab, Nicaragoa, Etyopia và nhiều khu vực có xung đột khác). Nhận trách nhiệm cho những hoạt động của họ thông thường là lực lượng đặc nhiệm hoặc lực lượng quân đội của các nước bạn bè hữu nghị với Liên Xô. Nói chung, những hoạt động của đặc nhiệm Hải quân Liên Xô thời điểm đó là tối mật.




Delphin tập kích từ biển chống hải tặc với súng lục đặc biệt.


Lịch sử hình thành lực lượng đặc nhiệm hải quân Liên Xô bắt đầu bằng một câu chuyện. Tháng 10/1955 tuần dương hạm Liên Xô mang tên nhà cách mạng Gruzia Ordzhonikidze cập cảng Portsmouth của nước Anh.

Trên boong tầu có 2 nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev và Bulganin. Các lãnh đạo Liên Xô có cuộc gặp gỡ và hội đàm với thủ tướng nước Anh ở London. Trong thời gian tuần dương hạm Ordzhonikidze đỗ trên bến cảng, một thợ lặn, đại úy hải quân bậc II Hoàng gia Anh Lionel Crabb đã lặn xuống bên dưới của chiến hạm.

Các chuyên gia quân sự Hải quân Hoàng gia Anh rất quan tâm đến cấu trúc thiết kế của chân vịt chiến hạm, các chuyên gia cho rằng nhờ có cánh quạt chân vịt hợp lý mà chiến hạm Liên Xô có khả năng đạt tốc độ 35 hải lý/giờ trong trạng thái hoạt động hải trình tiết kiệm của động cơ tuốc bin.

Nhưng nhiệm vụ tình báo công nghiệp của ngài đại úy hải quân Crabb đã bị tình báo Liên Xô phát hiện. Khi vị sĩ quan Anh "tò mò" với thiết kế ở phần đuôi tàu, cánh quạt chân vịt chiến hạm "vô tình" quay vài vòng và ngài Crabb tử thương. Phía Hải quân Liên Xô lấy làm rất tiếc và vô cùng xin lỗi.

Các cán bộ chuyên viên của Bộ quốc phòng Liên bang Liên Xô sau sự kiện đó đã nghiên cứu vấn đề cần phải thành lập lực lượng đặc nhiệm trinh sát công kích của lực lượng hải quân. Tổ nghiên cứu phương án thành lập đội đặc nhiệm bắt đầu làm việc.

Cuối cùng vào năm 1957, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái G.K Giucov ra mệnh lệnh thành lập lực lượng đặc nhiệm Hải quân. Nhưng sau khi bị thuyên chuyển, những hoạt động liên quan đến việc thành lập đặc nhiệm Hải quân bị dừng lại.



Delphin tập kích bằng ngư lôi cao tốc Sirena.


Chỉ đến năm 1967, có nghĩa là 10 năm sau, mệnh lệnh của Bộ tư lệnh Hải quân Liên Xô về việc thành lập đội huấn luyện thợ lặn hải quân của hạm đội Cờ đỏ Biển Đen được thực hiện.

Nhiệm vụ theo chương trình đặt ra của đội huấn luyện thợ lặn hải quân là thử nghiệm các thiết bị lặn ngầm, triển khai các hoạt động huấn luyện lặn ngầm, thực hiện các công việc dưới nước trong vùng nước của các căn cứ hải quân, nghiên cứu địa hình bờ biển…

Nói chung, những nhiệm vụ thường xuyên dưới nước của các phân đội bảo đảmgiữ bí mật với cấp trên, họ luyện tập theo một chương trình riêng biệt. Trong những cuộc tập trận lớn về đổ bộ đường biển, lực lượng lặn ngầm hải quân đã thể hiện hoàn toàn bất ngờ.

Các chiến sỹ đặc công nước không chỉ trinh sát địa điểm đổ bộ thích hợp nhất, họ còn chiếm luôn bàn đạp đầu cầu. Xuất hiện từ dưới nước, ở chỗ chẳng có ai ngờ, lực lượng lặn ngầm đã đè bẹp mọi ổ hỏa lực của đối phương, tiêu diệt các xe tăng và pháo tự hành, pháo bờ biển, cắt toàn bộ đường liên lạc hữu tuyến và vô tuyến.

Không những thế, lực lượng lặn ngầm đã sử dụng rất thông minh và hiệu quả chất nổ và súng tiểu liên, khả năng tác chiến tuyệt vời của lực lượng người nhái đã làm cho tất cả các tướng lĩnh và nguyên soái, những người mang trên vai kinh nghiệm từ đại chiến thế giới lần thứ 2 kinh ngạc đến không giới hạn. Căn cứ vào những kết quả đạt được trong các cuộc diễn tập.

Chỉ lệnh Bộ quốc phòng cho phép chuyển đổi đội huấn luyện thợ lặn hải quân thành lực lượng đặc nhiệm hải quân người nhái (viết tắt là PDSS).

Vào năm 1969 các đội PDSS được thành lập trong biên chế của Hạm đội Ban Tích, hạm đội Вiển bắc, hạm đội Thái bình dương. Các lực lượng chống đặc nhiệm ngầm được thành lập tại tất cả các căn cứ hải quân lớn, đặc biệt là các căn cứ tầu ngầm trang bị tên lửa và ngư lôi với các đầu đạn hạt nhân.

Sau khi các lực lượng quân đội Liên Xô rút quân khỏi Đông Đức, Ba Lan, các nước vùng Ban Tich, sau khi hạm đội Biển Đen bị phân rã, một phần của lực lượng đặc nhiệm hải quân PDSS bị giải thể, ngoài ra, các lực lượng còn lại đều được biên chế lại với lực lượng hạn chế.



Thực hiện nhiệm vụ hải kích (tấn công từ biển).


Năm 1970, Trung tâm tình báo quân sự của Bộ tổng tham mưu GRU thành lập đơn vị trinh sát đặc nhiệm công kích hải quân với mật danh Delphin (Cá heo), là một đơn vị không có chiến sỹ, chỉ có sỹ quan và sỹ quan chuyên nghiệp, Denphin có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ tối mật chống lại các căn cứ quân sự hải quân nước ngoài.

Chiến thuật tác chiến, kỹ thuật và phương pháp huấn luyện, phương tiện, vũ khí, trang thiết bị - tất cả mọi vấn đề, các chuyên gia Liên Xô phải bắt đầu từ con số 0, thực tế những vấn đề cơ bản này trước đây chưa hề có, ngoại trừ một số những phương án tác chiến sáng tạo hoặc các cuộc thử nghiệm.

Dù như vậy, sau những năm phát triển, theo những thông số và báo cáo đạt được trong những nhiệm vụ trinh sát và phá hoại căn cứ đối phương, lực lượng Delphin không những đuổi kịp các lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Mỹ, Anh, Pháp, Liên bang Đức, Italy mà còn vượt hẳn họ về khả năng tác chiến và hoàn thành nhiệm vụ.

Tuyển chọn vào lực lượng PDSS chủ yếu là lực lượng lính thủy đánh bộ - tình nguyện, được sự giới thiệu của các sỹ quan chỉ huy. Người dự tuyển cần phải có tinh thần rất vững vàng, có khả năng giữ bình tĩnh trong các tình huống khắc nghiệp, không sợ bóng đêm, không gian đóng kín, cô độc.

Họ có khả năng chịu đựng những tải trọng lớn, chịu được áp lực nước ở độ sâu đáng kể hơn 40m, sự thay đổi áp suất qua các tầng nước sâu.

[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

>> Số phận hẩm hiu của vũ khí chiến lược T-4



T-4 đã chạm một tay vào danh hiệu "kẻ hủy diệt tàu sân bay" nhưng dự án máy bay ném bom chiến lược này đã bị hủy bỏ mà không có một lời giải thích.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh Liên Xô luôn cố gắng để tạo ra một kẻ hủy diệt tàu sân bay của Mỹ, song tất cả đều chỉ là những giấc mơ.

Hóa giải sức mạnh của đội tàu sân bay hùng hậu của Mỹ luôn là một bài toán đau đầu đối với lãnh đạo Liên Xô trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Mỹ luôn chiếm thế thượng phong trên mặt trận hải quân và không quân.

Đến cuối những năm 1950, có thể nói Liên Xô đã không thể tạo ra được một sự cân bằng nếu có một cuộc chạm trán trên không và trên biển.



T-4 có cấu hình khí động học khá ấn tượng. Theo thống kê, có hơn 600 bằng sáng chế được cấp liên quan đến sự phát triển của T-4.


Liên Xô cũng có được sự hậu thuẫn từ lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Song tại thời điểm đó, Mỹ cũng phát triển thành công tên lửa đạn đạo triển khai trên tàu ngầm, có khả năng đánh trúng mục tiêu ở cự ly đến 2.200km. Kết hợp với nhóm tác chiến của tàu sân bay, đây thực sự là một sự đe dọa lớn đối với Liên Xô. Cách duy nhất để hóa giải mối hiểm họa này là sử dụng các tên lửa cực nhanh với một đầu đạn đặc biệt, thậm chí là đầu đạn hạt nhân.

Với một mục tiêu liên tục di chuyển trên biển, cách tiếp cận hiệu quả nhất là một đột kích từ trên không. Với một tên lửa siêu âm, có tốc độ gấp 4-5 lần tốc độ âm thanh, một máy bay có khả năng đột kích mạng lưới phòng không của tàu sân bay. Đó là cơ sơ để Ủy ban hàng không nhà nước yêu cầu sự ra đời của “kẻ hủy diệt tàu sân bay".

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, phạm vi hủy diệt tối đa của các tên lửa đối không là 160km, tầm cao tối đa 30km. Các tên lửa đối không có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay với tốc độ 2.650km/h ở tầm cao 25km.

Vì vậy, yêu cầu của Ủy ban hàng không nhà nước khá cao, máy bay phải đạt được các tiêu chí sau. Tốc độ tối đa 3.000km/h, trần bay 24km, tên lửa hành trình siêu âm có tầm bắn từ 400-600 dặm, vượt ngoài tầm với của hệ thống phòng không đối phương.



Nếu được hoàn thành T-4 xứng đáng với danh hiệu "kẻ hủy diệt tàu sân bay"

Bản thiết kế vượt thời gian

Năm 1964 Pavel Sukhoi cha đẻ của phòng thiết kế máy bay Sukhoi và Tập đoàn Sukhoi hiện nay đã trình bày bản vẻ mẫu thiết kế máy bay ném bom chiến lược mới T-4.

Với thiết kế khí động học cực kỳ ấn tượng, máy bay có kết cấu cánh tam giác, rìa cánh được kéo dài đến tận gần buồng lái, 2 cánh mũi ở phía trước nhằm tăng độ ổn định và khả năng cơ động.

Phần mũi của máy bay được thiết kế rất độc đáo, phần mũi chúi về phía trước, điều này thể hiện quan điểm thiết kế của T-4 là một mẫu máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất và mặt nước. Bởi phần mũi chúi xuống, radar sẽ quan sát địa hình tốt hơn, cung cấp khả năng lập bản đồ địa hình, tầm nhìn xuống của phi công cũng không bị hạn chế.

T-4 được trang bị 4 động cơ RD36-41 cung cấp lực đẩy có đốt sau 157kN mỗi chiếc, tốc độ tối đa dự kiến là 3.200km/h. Để máy bay có thể đạt tốc độ như vậy, đòi hỏi vật liệu chế tạo phải có khả năng chịu ma sát đặc biệt. Do đó, T-4 được chế tạo từ vật liệu hợp kim titan và thép không gỉ, đây có thể xem là bước đột phá trong vật liệu chế tạo máy bay.

T-4 được dự định trang bị hệ thống điều khiển Fly-by-wire tiên tiến, ngoài ra còn có một hệ thống điều khiển cơ khí dự phòng. Hệ thống radar công suất lớn nhằm phát hiện và tấn công mục tiêu từ xa.

Song song với sự phát triển của T-4 là chương trình phát triển tên lửa siêu âm X-33(Kh-45), do phòng thiết kế OKB-155 (nay là Raduga) đảm nhiệm. Theo yêu cầu tên lửa phải có tốc độ tối đa Mach 6,5-7 lần tốc và có khả năng phóng từ độ cao 30km, tầm bắn từ 550-600km.

Ngày 22/8/1972, mẫu thử nghiệm đầu tiên của T-4 101 chính thức cất cánh.

Phi công thử nghiệm Vladimir Ilyushin, con trai của nhà thiết kế máy bay nỗi tiếng Sergei Ilyushin, được giao nhiệm vụ thực hiện các chuyến bay thử nghiệm của T-4.

Tính đến ngày 19/1/1974, mẫu thử nghiệm T-4 101 đã thực hiện 10 chuyến bay với thời gian 10 giờ 20 phút, mẫu thử nghiệm đã đạt tốc độ Mach-1,3 và đạt độ cao 12km.

Sự kết thúc trong im lặng

Mọi chuyện đối với T-4 đang diễn biến theo chiều hướng khá thuận lợi, mẫu thử nghiệm T-4 102 cũng đã được sản xuất, các mẫu thử nghiệm 103-104 cũng đã được lên kế hoạch.

Đây là thời điểm quan trọng để các nhà thiết kế có thể đạt mục tiêu là đưa máy bay đạt tốc độ tối đa 3.200km/h như yêu cầu. Các chuyến bay thử nghiệm tiếp theo là điều hết sức cần thiết để hoàn thành dự án tiến tới sản xuất loạt.

Với thiết kế khí động học ưu việt, sở hữu tốc độ cao, tầm bay xa, vũ khí uy lực, T-4 chuẩn bị trở thành kẻ hủy diệt tàu sân bay như dự định. Cùng với tên lửa Kh-45 tầm bắn 600km, T-4 hoàn toàn có thể thực hiện các cuộc đột kích tiêu diệt tàu sân bay trước khi đối phương kịp phản ứng.

Thế nhưng, đầu năm 1974, Ủy ban hàng không nhà nước Liên Xô ra quyết đinh tạm đình chỉ công việc đối với dự án T-4. Đến ngày 19/12/1975 các công việc liên quan đến T-4 chính thức bị hủy bỏ mà không có bất kỳ một lời lý giải nào.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu Liên Xô tiếp tục theo đuổi chương trình T-4, có thể họ sẽ tạo ra một ưu thế lớn đối với không quân Mỹ, đe dọa nghiêm trọng các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ.

Song cũng có một số ý kiến cho rằng, chi phí phát triển của T-4 là quá đắt đỏ, vai trò của T-4 là không thực sự cần thiết khi Mỹ đã quyết đinh hủy bỏ dự án XB-70 Valkyrie 's.

Điều đáng buồn hơn cả là dành cho nhà thiết kế vĩ đại Pavel Sukhoi, cho đến khi ông qua đời vào ngày 15/9/1975, ông vẫn không nhận được bất kỳ câu trả lời nào cho sự hủy bỏ dự án đầy tâm huyết của ông và nhóm thiết kế.

[BDV news]


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 4)



Sự phát triển tiếp theo của Hải quân đã gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, tiềm lực kinh tế.



Theo đó, khoa học quân sự đã hình thành các lực lượng hải quân tác chiến trên biển xa và đại dương, được trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và các loại vũ khí có khả năng hủy diệt lớn. Hạm đội đã trở thành lực lượng tác chiến chiến lược, có thể thực hiện một cuộc chiến tranh hạn chế và xung đột khu vực.


Lực lượng chủ lực của Hải quân xô viết bao gồm các tàu ngầm nguyên tử và không quân hải quân, được trang bị chủ yếu là tên lửa và ngư lôi hiện đại. Trong ảnh, tuần dương hạm tên lửa Moscow thuộc Hạm đội Biển Đen.


Sự phát triển của khoa học công nghệ quân sự tiên tiến, đặc biệt là tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo với các đầu đạn hạt nhân, hóa học, sinh học và nhiệt áp đã làm thay đổi căn bản nghệ thuật quân sự hải quân, hạm đội có thể tấn công đối phương trên toàn bộ diện tích lãnh thổ, tấn công các hạm tàu trên nhiều điểm khác nhau, tấn công các căn cứ hải quân với khoảng cách đến hàng ngàn km, các đòn tấn công của hạm đội có khả năng tiêu diệt các mục tiêu chiến lược của đối phương và các mục tiêu trong hải chiến tầm xa.

Nghệ thuật quân sự hải quân đã mang ý nghĩa chiến lược trong sử dụng hạm đội, đồng thời mang ý nghĩa chiến dịch trong xung đột khu vực, đấu tranh vũ trang trên biển. Những phương thức chiến thuật và kỹ thuật tác chiến mới được hình thành và phát triển trong nội dung chiến dịch sử dụng binh chủng hợp thành: binh chủng tàu ngầm có trang bị tên lửa và ngư lôi, không quân hải quân, các chiến hạm nổi các lớp từ tuần dương, khu trục, tàu phóng lôi, rải và quét mìn,…các đơn vị hải quân đánh bộ, lính thủy đánh bộ trong các chiến dịch và các trận hải chiến.

Đồng thời các giải pháp mới cũng được triển khai nhằm duy trì và phát triển sức mạnh của hải quân, khả năng sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng đánh chặn mọi cuộc tấn công của kẻ thù, hoàn thành những nhiệm vụ chiến lược và chiến thuật mà nhà nước, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang giao phó.

Nét đặc sắc trong quan điểm tác chiến hải quân Anh, Mỹ

Nghệ thuật quân sự hải quân của các hạm đội Mỹ, Anh, Pháp và các nước khác, trọng tâm được chú ý đến là những phương án, kỹ chiến thuật tác chiến biển sâu của các tàu ngầm, những phương án kỹ chiến thuật tấn công từ tàu sân bay trong một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực hoặc hạn chế, đồng thời xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột khu vực.

Các chuyên gia hải quân có quan điểm cho rằng, kết quả của các nhiệm vụ tác chiến trên biển và đại dương phụ thuộc vào hiệu quả chiến đấu chống ngầm, do đó, Anh, Mỹ và các nước trong khối NATO tập trung vào nghiên cứu phương pháp đấu tranh chống các tàu ngầm nguyên tử, có trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.

Phương án tác chiến là triển khai các chiến dịch lớn với các loại vũ khí trang bị của hạm đội trên các tuyến chiến đấu chống tàu ngầm hoặc các khu vực tàu ngầm đối phương triển khai sẵn sàng chiến đấu. Không gian hải chiến chống tàu ngầm sẽ được diễn ra tại các khu vực tác chiến nhiều chiều, trên không, trên biển, đại dương và cuộc săn đuổi của các tàu ngầm.



Mô phỏng chiến trường săn đuổi và chống ngầm.


Ngày nay, các cường quốc quân sự hải dương rất quan tâm đến các đòn tấn công hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc nhiệt áp vào các căn cứ hải quân, tàu ngầm đối phương.

Không quân hải quân triển khai các hoạt động tác chiến, tiến hành chống ngầm trên khu vực tàu ngầm đối phương tiến ra biển hoặc trong khu vực có sử dụng lực lượng tác chiến hiệp đồng không - hải quân.

Lực lượng hải quân Mỹ xây dựng các đơn vị chuyên trách chống ngầm, các lực lượng này có thể tác chiến trong khu vực xảy ra hải chiến, hoặc tác chiến phục kích, tập kích chiến lược ngay tại vùng vịnh , cửa biển của đối phương.



Mô phỏng hệ thống phòng thủ biển của Hải quân Trung Quốc.


Như vậy, quá trình lịch sử phát triển của nghệ thuật quân sự hải quân cho thấy, lực lượng Hải quân từ nhiệm vụ yểm trợ và tác chiến độc lập, đã hình thành lực lượng tác chiến mang tính chiến lược, chiến lược hải quân thời bình và thời chiến phản ánh trung thành đường lối chính trị của quốc gia, dân tộc với mục tiêu phát triển và bảo vệ lợi ích biển, đại dương.

Chiến lược phát triển và sử dụng hải quân phụ thuộc vào đường lối phát triển kinh tế và đối ngoại, nhưng có ý nghĩa quyết định trong nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của quốc gia.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang