Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 06 tháng 2 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

>> Ấn Độ chi 4 tỷ USD mua tên lửa BrahMos



Ấn Độ ký kết với Nga hợp đồng trị giá 4 tỷ USD việc cùng nhau hợp tác thành lập công ty BrahMos Aerospace sản xuất tên lửa hành trình vượt âm BrahMos.

Phụ trách công ty, ông Pillay cho biết, trong vòng 5-6 năm tới Ấn Độ sẽ được trang bị một loạt tên lửa mới có tính năng vượt trội so với các tên lửa hiện có. Ngoài ra, Ấn Độ còn thu được khoảng 10 tỷ USD từ các đơn đặt hàng nước ngoài, trong đó có thương vụ tên lửa BrahMos.

Đồng thời ông cũng chỉ ra, để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong tương lai, Ấn Độ và Nga sẽ nâng cao khả năng hoạt động của công ty BrahMos Aerospace. Theo đó, Tên lửa BrahMos trong 2-3 năm tới sẽ trở thành tên lửa được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, các động cơ của tên lửa BrahMos được Nga sản xuất, trong tương lai, sẽ chuyển giao cho Ấn Độ sản xuất.

Dự án tên lửa hành trình vượt âm bắt đầu nghiên cứu từ giữa năm 1999, cơ bản là dựa trên hệ thống tên lửa phóng từ tàu ngầm P-800 do Liên Xô chế tạo. Tên lửa BrahMos lần đầu được thử nghiệm thành công vào 12/6/2001 tại bang Orissa/Ấn Độ.




  Tên lửa BrahMos rời bệ phóng.
Tên lửa "BrahMos" có chiều dài 10 m, đường kính 70 cm, trọng lượng khởi động trong khoảng 3,9 tấn (bao gồm cả hộp khởi động), trọng lượng đầu đạn khoảng 300 kg, cự li phóng 290 km, tốc độ bay tối đa 2.9M.

Công ty BrahMos Aerospace đã hoàn thành việc nghiên cứu cải tiến tên lửa Brahmos, trong đó, đã thử nghiệm thành công trên biển và trên mặt đất, tiến tới trang bị cho quân đội Ấn Độ. Ngoài ra, việc nghiên cứu các biến thể của tên lửa này để phóng từ tàu ngầm và trên không cũng đã hoàn thành vào tháng 12/2010.

Tháng 9/2008 Ấn Độ và Nga tuyên bố sẽ nghiên cứu cải tiến tính năng tên lửa này thành tên lủa Brahmos-2. Theo đó BrahMos-2 có uy lực rất cao nhờ tốc độ khủng khiếp của nó (khoảng 5-7 Mach, cao nhất thế giới). Một tên lửa tấn công mục tiêu với tốc độ 6 Mach sẽ có uy lực công phá gấp 36 lần tên lửa cùng trọng lượng tấn công mục tiêu ở tốc độ 1 Mach.

Với động năng cao nhờ tốc độ lớn hơn 6 Mach, BrahMos-2 là vũ khí lý tưởng đế tấn công các mục tiêu ngầm sâu dưới đất như boongke, các cơ sở hạt nhân, hóa - sinh và các mục tiêu kiên cố khác. Với tốc độ này, đối phương sẽ không có thời gian phản ứng đối phó. Theo kế hoạch, trước năm 2013 việc chế tạo tên lửa này sẽ hoàn tất.

Trong vòng 10 năm, Ấn Độ sẽ mua khoảng 1.000 tên lửa BrahMos. Có khoảng 14 khách hàng tìm hiểu loại tên lửa này, tuy nhiên các hợp đồng này phải cùng đạt được sự đồng thuận từ chính phủ Nga và Ấn Độ.

Mỗi năm công ty BrahMos Aerospace có thể sản xuất từ 50-100 tên lửa BrahMos. Cho đến khi nhận được các đơn đặt hàng thì số lượng của tên lửa này sẽ là 2.000 quả.
(tổng hợp)

>> Phát hiện vũ khí cấm ở khu vực Preah Vihear



Campuchia cáo buộc Thái Lan sử dụng vũ khí vô nhân đạo ở khu vực xảy ra xung đột.


Đáp lại, phát ngôn viên chính phủ Thái Lan cho biết, quân đội nước này phát hiện vỏ đại bác và bom chùm từ phía binh lính Campuchia.

Đại tá Sansern, quân đội Thái Lan cho biết: “Trung sĩ Thanakorn Poonperm bị thương bởi một mảnh đạn vào đầu và sau đó chết trong bệnh viện. Đó chính là mảnh bom từ một quả bom chùm”. Sau đó, ông cáo buộc quân đội Campuchia trong việc sử dụng bom chùm chống lại Thái Lan.

Ngày 9/2, tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen phát biểu rằng, Thái Lan và Campuchia không phải là xảy ra xung đột vũ trang mà là một cuộc chiến tranh thật sự.

Phía Campuchia không đồng ý bất kì cuộc hội đàm song phương nào với Thái Lan, yêu cầu Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc khẩn trương tổ chức một cuộc họp để giải quyết tình hình hiện nay.

Trong một bài phát biểu tổng kết công tác Bộ Thương mại hàng năm Thủ tướng Hun Sen cho biết, dân tộc Campuchia chưa bao giờ tồn tại quan điểm gây hấn với Thái Lan. Ông cũng từ chối xác nhận vụ việc phương tiện truyền thông Thái Lan báo cáo rằng con trai ông, Hun Manet bị thương trong cuộc đụng độ biên giới Campuchia - Thái Lan.



Xe tăng Thái Lan được điều động đến khu vực biên giới.

Bộ ngoại giao Thái Lan đã thông báo với Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc ngày 14/2 sẽ tổ chức cuôc họp hòa giải với Campuchia tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ) về tranh chấp biên giới Campuchia và Thái Lan ở phía bắc và phía nam của ngôi đền Preah Vihear.

Ngày 9/2, phát ngôn viên của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Thái Lan, ông Ali al-Sistani phát biểu trước báo chí, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã thông báo với Thái Lan vào ngày 14/2 sẽ tổ chức cuộc họp hòa giải tại trụ sở chính của Liên hiệp quốc ở Newyork về vấn đề xung đột giữa Thái Lan và Campuchia. Bộ trưởng ngoại giao Thái Lan, Kasit Piromya và Bộ trưởng ngoại giao Campuchia, Hor Namhong đã được mời tham dự.

Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cũng sẽ đến New York để tham dự.

Tính đến ngày 9/2 binh lính của hai nước tại khu vực bắc nam ngôi đền cổ Preah Vihear vẫn tiếp tục điều động binh lính nhưng không xảy ra nổ súng.

Theo Reuters, binh sĩ Campuchia gần khu vực đền Preah Vihear tiếp tục đào chiến hào. Khoảng 20 xe tăng của Thái Lan đã tiến vào khu vực biên giới.

Tính đến ngày 4/2 theo số liệu mới nhất của hai bên, 3 binh sĩ Thái, 8 binh sĩ Campuchia đã thiệt mạng và 34 người Thái, 55 người Campuchia bị thương kể từ khi quân đội Thái Lan và Campuchia xảy ra xung đột gần ngôi đền tranh chấp Preah Vihear trong 4 ngày.


(tổng hợp)

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

>> Ấn Độ mua ‘ngôi sao’ pháo binh M-777 đối phó Trung Quốc



Lực lượng pháo binh luôn được coi là “anh cả” trong quân đội Ấn Độ.


Lực lượng này có khoảng 170.000 người, vượt qua số lượng binh lính của không quân và hải quân (tổng số khoảng 165.000 người). Chiếm 15,45% tổng đầu tư vào lực lượng Lục quân.

Hiện nay quân đội Trung Quốc tạo ra rất nhiều thử thách cho lực lượng pháo binh của Ấn Độ, đặc biệt là tại khu vực xảy ra tranh chấp giữa 2 nước. Do đó, nâng cao khả năng chiến đấu và trang bị kĩ thuật của lực lượng này được chính phủ Ấn Độ đặc biệt quan tâm.

Nhập khẩu lượng lớn các loại pháo mới

Một quan chức Ấn Độ cho biết, các hạng mục quan trọng nhằm trang bị cho lực lượng pháo binh đã được chính phủ phê duyệt cách đây 2 tuần. Đồng thời, các sư đoàn pháo binh và bộ đội đặc chủng được tăng cường lần này sẽ hợp đồng tác chiến cùng với hai sư đoàn sơn cước được thành lập vào năm 2010.

Theo đó, lực lượng của hai sư đoàn sơn cước này sẽ được huấn luyện đặc biệt và bố trí tại khu vực đông bắc Arunachal Pradesh (khu vực nam Tây Tạng).

Ấn Độ biên chế cho hai sư đoàn này những vũ khí trang bị tiên tiến, và bộ phận pháo binh cũng được trang bị những loại hình pháo hạng nhẹ mới.



Lực lượng pháo dã chiến M-777 trong cuộc tập trận quy mô lớn.
Trong các loại pháo hạng nhẹ tiên tiến của nước ngoài thì pháo dã chiến M-777 của Mỹ đã lọt vào “tầm ngắm” của Ấn Độ.

Đầu tháng 1/2010, cơ quan an ninh quốc phòng Mỹ đã thông báo sẽ xuất khẩu một số loại vũ khí mới trong đó có việc cung cấp pháo M-777 cho Ấn Độ. Cuối năm 2010 và đầu năm 2011, Ấn Độ đã 2 lần thử nghiệm tính năng kĩ chiến thuật của loại pháo này.

Theo thông báo của cục kĩ thuật quân sự Mỹ, pháo M-777 đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm khả năng chiến đấu, trong năm 2011 sẽ xuất sang Ấn Độ một số lượng lớn loại vũ khí này.

Loại pháo M-777 cỡ nòng 155mm này vượt qua tất cả các loại pháo mà Ấn Độ sở hữu, có thể chiến đấu trong mọi điều kiện khí hậu, được trang bị hệ thống định vị laser quang học, tầm bắn lên tới 30 km, sẽ được trang bị cho 5 sư đoàn pháo binh của Ấn Độ.

Ấn Độ sẽ mua 145 khẩu pháo này cùng hệ thống định vị laser quang học và các thiết bị liên quan khác, tổng trị giá hợp đồng là 647 triệu USD.

Tính năng độc đáo của M-777

M-777 là loại pháo đầu tiên trên thế giới được sản xuất bằng titan và hợp kim nhôm, do đó nó có tính cơ động rất cao.

Trong 10 năm trở lại đây, giới quân sự thế giới cho rằng chỉ có loại pháo 105mm mới có thể được vận chuyển bằng trực thăng Cougar và Black Hawk, nhưng M-777 ra đời đã làm thay đổi quan niệm này.

M-777 có một thiết kế độc đáo làm giảm đáng kể trọng lượng của nó, tổng trọng lượng chỉ bằng một nửa pháo M-198 155mm của Mỹ, do vậy nó có thể được vận chuyển bằng các loại máy bay vận chuyển như C-130, C-141, C-5 và C-6, cũng có thể sử dụng trực thăng UH-60L/UH-60M Black Hawk, CH-53E/CH-53D và máy bay MV-22 Osprey để vận chuyển loại pháo này.


Máy bay MV-22 Osprey vận chuyển M-777.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng các xe Hummer có lực kéo từ 2,5 tấn trở lên để di chuyển loại pháo này.

Tầm bắn, tính ổn định, độ chính xác và độ bền của loại pháo này rất cao không bị ảnh hưởng bởi điều kiện bên ngoài. Với đạn pháo M-109 thông thường, tầm bắn xa của M-777 là 24 km.

Với đạn pháo trợ lực ERFB, tầm bắn của M-777 được gia tăng lên đến 30 km. Đặc biệt với loại đạn pháo thông minh EXCALIBUR tự tìm mục tiêu định trước bằng vệ tinh định vị GPS thì pháo dã chiến M-777 có thể bắn xa đến 40 km.

Tính chính xác của M-777 so với các loại pháo hiện nay có rất nhiều cải tiến. Trong một lần tác xạ trắc nghiệm ở Trung Tâm Thử Nghiệm Quân Sự Yuma Proving Ground của Lục Quân Mỹ, 13 trong số 14 quả đạn pháo thông minh M-982 EXCALIBUR được khai hỏa từ xa 24 km rơi vào mục tiêu chỉ định trong vòng 10 m.


Cấu tạo của đạn M-982 EXCALIBUR.
Trong suốt quá trình M-982 EXCALIBUR bay thì loại đạn pháo này sẽ sử dụng hệ thống phanh nhiều lần để điều chỉnh hướng bay và cuối cùng đạt được độ chính xác tuyệt vời.Với các loại pháo thông thường đối với các mục tiêu trong phạm vi 30 km, độ chính xác đạt khoảng 50 m.

Theo báo cáo của Ấn Độ, vì để đối phó với Trung Quốc, chính phủ Ấn Độ đã phê chuẩn rất nhiều hạng mục vũ khí tiên tiến để bố trí tại khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài Pháo M-777 Ấn Độ còn mua thêm 4 máy bay trinh sát mới và biên chế cho mỗi sư đoàn pháo binh 200 khẩu pháo tầm xa.
(tổng hợp)

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

>> Mây đen bao phủ thị trường vũ khí Nga - Trung (kỳ 1)



Số tháng 11 của tạp chí Kanwa Asian Defence đăng tải đánh giá triển vọng các loại vũ khí cơ bản của Nga trên thị trường Trung Quốc.
Cụ thể là: máy bay tiêm kích Sukhoi, máy bay ném bom, tàu ngầm Projekt 636, tàu mặt nước cỡ lớn. Theo Kanwa, Trung Quốc rõ ràng đang từ bỏ việc dựa vào Nga với tư cách nhà cung cấp các loại vũ khí này, tuy nhiên vẫn cần các bộ phận, linh kiện như động cơ máy bay RD-93, AL-31F, D30-KP2, cũng như linh kiện cho những mẫu vũ khí đã có trong trang bị của không quân và hải quân Trung Quốc.

Các mẫu vũ khí khác của Nga có thể xâm nhập thị trường Trung Quốc gồm có máy bay vận tải quân sự hạng nặng và các hệ thống tên lửa phòng không S-400 tầm bắn 400 km.

Trung Quốc tính chuyện chia tay với Sukhoi

Theo tổng kết của Kanwa, hãng Sukhoi đã xuất sang Trung Quốc 143 máy bay tiêm kích Su-27SK, J-11, J-11A, trong đó J-11 và J-11 là các biến thể lắp ráp tại nhà máy chế tạo máy bay ở Thượng Hải, Trung Quốc.

Trong số 143 máy bay tiêm kích này, có 70 chiếc đã được nâng cấp để có khả năng sử dụng tên lửa tầm trung RVV-AE. Trung Quốc cũng đã mua 40 máy bay tiêm kích huấn luyện Su-27UBK, 76 máy bay tiêm kích Su-30MKK và 24 Su-30MK, đưa tổng số máy bay tiêm kích Sukhoi ở nước này lên đến 283 chiếc. Nhưng kể từ đó, Trung Quốc đã chọn con đường “độc lập sản xuất”, một cách gọi khác của việc làm nhái các máy bay tiêm kích Nga.

Tại sao Trung Quốc lại quyết định chia tay với Sukhoi? Kanwa đề nghị dựa vào văn hóa Trung Quốc và tình hình thực tế trong quan hệ quốc tế hiện nay để trả lời câu hỏi này.

Từ góc độ văn hóa truyền thống Trung Quốc, quan điểm “đánh cắp sách vở của người khác không phải là phạm pháp” đã ăn sâu trong xã hội Trung Quốc. Nói cách khác, đối với Trung Quốc, việc sao chép văn hóa hay kiến thức của người khác là một yếu tố của chủ nghĩa yêu nước Trung Quốc, giải quyết vấn đề này không đơn giản, bởi vậy không thể nào bị chỉ trích được.

Hai là, do tư tưởng đặc biệt của Trung Quốc, các chương trình hợp tác quân sự của Trung Quốc với các nước khác đều đã suy tàn. Ví dụ, hợp tác Xô-Trung những năm 1950 và 1960, quan hệ với Mỹ và châu Âu những năm 1980 đều đã kết thúc bằng việc đóng băng các thương vụ cung cấp vũ khí và rút chuyên gia quân sự đại diện cho đối tác nước ngoài do những lý do chính trị. Vì nguyên nhân đó, người Trung Quốc có thái độ nhạy cảm và ngờ vực đối với việc hợp tác với các nước khác.

Kể cả xét đến việc sao chép các máy bay tiêm kích sản xuất loạt Su-27SK và tiếp tục phát triển chúng, trong tương lai tất cả các máy bay tiêm kích Sukhoi sẽ bị thay thế bằng các bản sao Trung Quốc. Theo Kanwa, quá trình này sẽ kéo dài trong 5-10 năm.

Trước tiên, J-11B sẽ phải thay thế toàn bộ số máy bay tiêm kích Su-27SK. Còn đối với Su-27SK, Trung Quốc đặt ra nhiệm vụ trang bị cho chúng động cơ nội địa WS10A lực đẩy 13.200 kg. Bên cạnh đó, việc tích hợp radar và hệ thống điều khiển điện từ xa vẫn đang nghiên cứu.




Tiêm kích Sukhoi, chiến đấu cơ "thèm khát" một thời của Trung Quốc.
Một trong những lý do để Trung Quốc có thể sao chép máy bay tiêm kích Su-27 trong một thời gian ngắn như thế, ngoài các yếu tố do Kanwa nêu ra, còn có yếu tố trong quá trình hợp tác với Nga sản xuất J-11 và J-11А, các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật Trung Quốc được đào trong thời gian dài tại Viện Nghiên cứu khoa học hàng không Siberia SibNIIA (Nga), chủ yếu là trong lĩnh vực thiết kế máy bay chiến đấu.

Việc đào tạo là kinh nghiệm cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc trong việc thiết kế các biến thể máy bay tiêm kích của mình dựa vào thiết kế của Nga. Tất cả điều đó đã diễn ra vào giữa những năm 1990.

Trung Quốc chưa bao giờ mua của Nga giấy phép sản xuất máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi Su-27UBK. Không dưới 3-4 máy bay tiêm kích J-11BS được sản xuất ở Trung Quốc năm 2008 đang được thử nghiệm ở Nhan Lương (Yan Lian). Như vậy là thị trường Trung Quốc hầu như đã đóng lại đối với máy bay tiêm kích Su-27UBK.

Tầm quan trọng của việc Trung Quốc sao chép thành công máy bay tiêm kích Su-27UBK vượt quá việc sao chép thành công J-11B. Người ta biết rõ rằng, các thiết kế Su-30MKK và МК2 dựa trên Su-27UBK hay là sự hiện đại hóa nó. Như vậy, ta có mọi cơ sở để phỏng đoán rằng, trong 10-20 năm nữa, Trung Quốc sẽ có thể phát triển được các biến thể làm nhái máy bay tiêm kích Su-30MKK và МК2 dựa trên J-11B.

Vì lý do đó, Su-30MKK và МК2 không có triển vọng trên thị trường Trung Quốc. Với tư cách một bệ mang quá độ, máy bay tiêm kích đa năng J-11B đã vượt qua tất cả các thử nghiệm bay vào năm 2010.

Từ năm 2006, khi bắt đầu thực hiện dự án tàu sân bay cỡ lớn, Trung Quốc rất hy vọng nhận được các máy bay tiêm kích trên hạm Su-33. Nhưng Trung Quốc cũng đã có biến thể làm nhái J-15. Căn cứ trình độ “công nghệ làm nhái” và trình độ công nghệ của công nghiệp hàng không Trung Quốc, Kanwa dự báo, việc triển khai sử dụng J-15 sẽ mất 5-10 năm nữa.


Trung Quốc hào hứng với hợp đồng tiềm kích hạm Su-33 có điều kiện.
Trong thời gian đó, vấn đề tối quan trọng là tích hợp thiết bị avionics (điện tử không quân) của máy bay và các động cơ nội địa.

Ngoài ra, cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc đang tiến hành những nghiên cứu trong lĩnh vực chế tạo máy bay 2 chỗ ngồi với các phi công ngồi vai kề vai. Trên một đoạn video do công ty AVIC I giới thiệu trước đó có hình ảnh một máy bay huấn luyện với vị trí các phi công ngang nhau giống như Su-33KUB, đang thử nghiệm điện từ đối với radar. Nếu đó là sự thật thì không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục sao chép máy bay ném bom Su-34 dựa trên J-11BS và Su-33KUB dựa trên J-15.

Máy bay tiêm kích thế hệ 5 Т-50 của Nga sẽ không đến được thị trường Trung Quốc.

Điều đó bị quy định bởi chính tiến trình phát triển của dự án Т-50, bởi vì nó trước hết có “dấu ấn Ấn Độ” rõ nét. Ngoài ra, Trung Quốc đang phát triển các máy bay tiêm kích thế hệ 5 nội địa.

Động cơ máy bay - điểm sáng trong thị trường vũ khí

Theo một báo cáo xuất hiện ở phương Tây vào năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm các động cơ thế hệ mới với lực đẩy 15.000 kg ở chế độ tăng lực.

Theo một nguồn tin uy tín của Kanwa, việc nghiên cứu chế tạo động cơ thế hệ mới với các tham số mức trang bị lực kéo tốt hơn do công ty Chian tiến hành đang ở tình trạng nan giải bởi vì ngay khi thử nghiệm động cơ WS10A lực đẩy 13.200 kg đã thấy những vấn đề tương tự gây ra bởi sự không ổn định các tham số làm việc của nó do hỏng hóc của một số bộ phận (theo các báo cáo nội bộ).

Lịch trình nghiên cứu nội bộ của công ty Liming Engine Factory ở Thẩm Dương cho thấy rõ rằng, động cơ với lực đẩy mạnh có tên Thái Sơn (Taishan) sẽ bước sang giai đoạn phát triển cuối vào năm 2020. Cũng theo lịch trìh này, việc phát triển động cơ WS10A dự kiến hoàn tất năm 2010-2011.

Việc chuẩn bị sản xuất động cơ WS13 vốn là hàng nhái động cơ Nga RD-33 đang được Guizhou United Engine Corporation tiến hành gấp rút. Nhưng năm 2010, những khó khăn kỹ thuật nghiêm trọng vẫn còn và có vẻ là Trung Quốc mới chỉ chế tạo được mẫu chế thử WS13 sa lầy ở giai đoạn “5 so sánh” (5 giai đoạn sao chép).

Trong tình hình hiện tại, theo Kanwa, trong 10 năm tới, các động cơ RD-33, AL-31FN và AL-31F có tương lai rất tươi sáng ở Trung Quốc. Trung Quốc không có lựa chọn nào khác và họ chỉ còn cách tiếp tục nhập khẩu các động cơ này từ Nga cho đến khi chính phủ Nga áp đặt hạn chế chính trị đối với các hợp đồng này.

Kanwa dự báo, chừng nào Trung Quốc còn chưa triển khai được sản xuất động cơ nội địa WS10A, thì họ sẽ không thể xuất khẩu máy bay tiêm kích J-11B và J-11BS bởi vì việc đó sẽ gây ra sự phản đối quyết liệt từ phía Nga.

Trong khi đó, việc sản xuất hạn chế J-11B/BS vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của không quân và hải quân Trung Quốc. Nhưng ở chân trời năm 2020, khi động cơ WS10A được tích hợp hoàn toàn với J-11B/BS, Trung Quốc sẽ không do dự ráo riết xúc tiến các máy bay này ra thị trường các nước thứ ba cùng với các biến thể Su-30MKK/МК2 do Trung Quốc phát triển dựa trên máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi J-11B/BS.

Trung Quốc không bao giờ thừa nhận các máy bay chiến đấu đó là làm nhái máy bay Nga và sẽ khẳng định chúng là máy bay do Trung Quốc phát triển. Từ góc độ luật pháp Trung Quốc, không hề có hạn chế gì đối với việc xuất khẩu J-11B/BS, nhất là cho các đồng minh của Trung Quốc như Pakistan.
(Kanwa Asian Defence)

>> Iran sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo thông minh



Tư lệnh Vệ binh cách mạng Iran, Thiếu tướng Mohammad Ali Jafari thông báo rằng Tehran đang sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo thông minh.
Theo ông Jafari, tên lửa đạn đạo thông minh đạt tốc độ lớn gấp ba lần sóng siêu âm. Không chỉ vậy, loại tên lửa này còn không thể bị vô hiệu hóa cũng như bị tiêu diệt. “Sau hai năm ra mắt và thử nghiệm, tên lửa đạn đạo thông minh đang được sản xuất với số lượng lớn.

 Hiện giờ, loại tên lửa này trở nên hiện đại hơn và có thể tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác rất cao”, Tướng Jafari khẳng định. Tuy nhiên, quan chức này không cho biết thêm các chi tiết cụ thể cũng như loại tên lửa mà ông đang đề cập.


Iran tuyên bố sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo thông minh. Ảnh minh họa.
Theo các nhà quan sát, tuyên bố trên của giới chức quân sự Iran là động thái khuếch trương các thành tựu khoa học và công nghệ của nước này trước lễ kỷ niệm lần thứ 32 Cách mạng Hồi giáo thành công vào ngày 11/2 tới.

 Tehran đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong việc phát triển các tên lửa tầm trung và tầm xa trong vài thập kỷ gần đây. Đồng thời, Iran luôn nhấn mạnh, sức mạnh tên lửa của nước này “chỉ là một công cụ phòng vệ nhằm chống lại các cuộc xâm lược”. Chương trình hạt nhân và tên lửa của Iran từ lâu trở thành mối quan ngại lớn của các cường quốc phương Tây.
Mỹ nhiều năm nay không ngừng tìm cách ngăn chặn chương trình hạt nhân và tên lửa của Tehran nhưng đến nay vẫn chưa thành công.
(xinhua news)

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

>> Việt Nam kêu gọi Campuchia, Thái Lan kiềm chế



Người phát ngôn Bộ Ngoại giao - bà Nguyễn Phương Nga: Việt Nam lo ngại sâu sắc về xung đột tại khu vực đền Preah Vihear


Trước những diễn biến mới căng thẳng tại khu vực biên giới với Thái Lan, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 7/2 tuyên bố nước này sẽ đề nghị LHQ cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới "một vùng đệm" tại khu vực biên giới gần khu đền tranh chấp Preah Vihear nhằm ngăn chặn các cuộc đụng độ mới giữa quân đội hai nước.




Thường dân Thái Lan tránh đạn lạc dưới ống cống được gia cố.
Tuyên bố của người đứng đầu Chính phủ Hoàng gia Campuchia được đưa ra sau khi liên tiếp trong những ngày qua, binh lính hai nước đã 5 lần đấu súng ở khu vực biên giới tranh chấp này. Phía Campuchia cho biết các vụ giao tranh từ ngày 4 đến ngày 7/2 đã làm hàng chục người của cả hai bên bị thương vong, trong đó có cả dân thường. Khoảng 10.000 dân làng của cả Campuchia và Thái Lan gần khu vực xảy ra đấu pháo đã phải đi sơ tán. Khu đền Preah Vihear cũng bị hư hại nghiêm trọng.

Còn bên phía Thái Lan, Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban ngày 7/2 nêu rõ Thái Lan muốn đối thoại hòa bình với Campuchia. Chính phủ Thái Lan hy vọng hai bên có thể giải quyết các căng thẳng hiện nay mà không cần tới sự can thiệp của bên thứ ba.

Căng thẳng biên giới giữa Campuchia và Thái Lan nay không chỉ giới hạn ở khu vực Preah Vihear mà đã lan sang khu vực biên giới thuộc tỉnh Oddar Meanchey. Tư lệnh lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF) đóng tại cửa khẩu O’ Smach thuộc tỉnh Oddar Meanchey, cho biết quân đội Thái Lan đã tăng thêm quân tới khu vực biên giới này trong hai ngày 5-6/2 và số quân Thái Lan hiện nay lên tới 700 người.

Hôm nay (7/2), trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước xung đột xảy ra trong những ngày vừa qua tại khu vực đền Preah Vihear trên biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta, bà Nguyễn Phương Nga nêu rõ: “Cùng là thành viên của ASEAN, Việt Nam lo ngại sâu sắc về xung đột tại khu vực đền Preah Vihear trên biên giới giữa Campuchia và Thái Lan.

Việt Nam kêu gọi hai bên kiềm chế tránh để sự việc diễn biến phức tạp, giải quyết vấn đề thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hiến chương Liên hợp quốc và trên tinh thần hữu nghị, đoàn kết ASEAN, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, và hợp tác ở khu vực và trên thế giới”.
(vtc news)

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

>> Các 'đại gia' sở hữu tàu ngầm



Ngoài Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc thì Ấn Độ và Brazil cũng góp phần làm phong phú các chương trình phát triển tàu ngầm quân sự trên thế giới.
Nga
Kế hoạch phát triển tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Nga được tiến hành từ những năm 1970. Trước đây, Nga có 4 cơ sở đóng tàu ngầm là: St Petersburg, Nizhny Novgorod, Severodvinsk và Komsomolsk-on-Amur. Hiện nay, tàu ngầm của Nga chủ yếu được đóng ở Severodvinsk Sevmash.




Tàu ngầm nguyên tử Yuri Dolgoruky của Nga.
Hiện, hạm đội tàu ngầm của Nga có khoảng 40 tàu trong đó có 12 tàu thuộc project 971, 6 tàu thuộc project 667BDRM, 5 tàu mang tên lửa chiến lược thuộc project 667BDR, 8 tàu mang tên lửa có cánh thuộc project 949A và 8 tàu thuộc hai project 945, 671RTMK.

Hiện nay, tàu Yuri Dolgoruky và Alexander Nevsky đã được hạ thủy. Nga đang đóng tàu ngầm Borey thuộc dự án RPLSN Project 955, tàu Vladimir Monomakh và tàu ngầm nguyên tử đa năng Ash thuộc dự án 855. Theo kế hoạch trong năm 2011, Nga sẽ hạ thủy tàu Ash.

Mỹ
Hạm đội tàu ngầm nguyên tử của Mỹ bao gồm: 14 tàu lớp Ohio trang bị tên lửa có cánh, các loại tàu ngầm lớp này sẽ được Mỹ thay thế bằng các tàu ngầm mới vào năm 2040.

Các dự án đóng tàu ngầm của Mỹ phần lớn do hãng General Dynamics và hãng Northrop Grumman đảm nhiệm. Hiện nay hai hãng này đang đóng cho Hải Quân Mỹ tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia.


Kết cấu bên trong tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia.
3 tàu ngầm Seawolf, 44 tàu ngầm lớp Los Angeles và 7 tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia. Hiện nay tàu ngầm thuộc lớp Los Angeles đang được đóng.
Đến năm 2030 tất cả tàu ngầm thuộc lớp Los Angeles sẽ được thay thế bằng tàu ngầm hiện đại thuộc lớp Virginia và số lượng tàu ngầm nguyên tử đa năng sẽ giảm xuống còn 30 chiếc.

Trung Quốc
Hầu hết các tàu ngầm của Trung Quốc được đóng tại nhà máy Bác Hải trên biển Hoàng Hải. Tuy nhiên, việc đóng tàu ngầm của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về phương diện kĩ thuật.

Hiện nay Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện kỹ thuật trên tàu ngầm để nâng cao sức chiến đấu của hạm đội tàu ngầm. Những chiếc tàu ngầm đầu tiên 091 lớp Hán của Trung Quốc không có khả năng chiến đấu vì nó có tiếng ồn lớn, hệ thống sonar không hoàn thiện và độ an toàn của các thủy thủ trong tàu không cao.


Tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn (Jin) của Trung Quốc.
Tàu ngầm 092 thuộc lớp Hạ cũng tương tự tàu 091 chỉ để “trưng bày”. Năm 2001 Trung Quốc tiến hành đóng tàu ngầm 093, là sự phát triển từ tàu ngầm lớp Hán được trang bị nhiều vũ khí hiện đại. 5 tàu ngầm lớp mới có tên là Tấn (Jin) được Trung Quốc tiến hành đóng vào năm 1999.

Đây là con tàu có lượng choán nước 10.000 tấn, trang bị 12 tên lửa đạn đạo tầm bắn hơn 800 km. Đặc biệt, nó được giới thiệu có khả năng tấn công vào lãnh thổ Mỹ dưới sự hỗ trợ của Hải quân và không quân ở Tây Thái Bình Dương. Tới năm 2020 Trung Quốc sẽ đóng tàu ngầm 096 lớp Đường (Tang), tàu này được trang bị 24 tên lửa.

Anh
Công ty BAE Systems Solutions là công ty độc quyền phụ trách việc đóng tàu ngầm cho hải quân Hoàng gia Anh. Nước này đang có kế hoạch phát triển tàu ngầm lớp Astute, đây là tàu ngầm hiện đại nhất của Anh.

Các tàu ngầm của Anh không có các bệ phóng tên lửa thẳng đứng mà sử dụng các ống phóng ngư lôi. Tuy nhiên các Chương trình đóng tàu ngầm của Anh còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Trong đó có việc cắt giảm vũ khí hạt nhân.


Tàu ngầm nguyên tử toàn năng Astute của Anh.
Pháp Pháp sở hữu hạm đội tàu ngầm bao gồm: 4 tàu ngầm nguyên tử lớp Le Triomphant được trang bị tên lửa có cánh, 6 tàu ngầm nguyên tử phá băng lớp Rubis.

Tàu ngầm này được coi là nhỏ nhất thế giới có lượng choán nước là 2.600 tấn. Pháp đang đóng mới tàu ngầm nguyên tử phi chiến lược Suffren lớp Barracuda có lượng choán nước là 5.300 tấn.

Con tàu này sẽ được Pháp sử dụng vào các hoạt động đặc biệt do có nhiều tính năng và trang bị hiện đại. Pháp được coi là nước sở hữu một hạm đội tàu ngầm mạnh nhất trong các nước thành viên NATO.


Tàu ngầm nguyên tử Le Triomphant của Pháp.

  Ấn Độ 

Chương trình phát triển tàu ngầm nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ấn Độ, tuy nhiên Ấn Độ không có loại tàu ngầm nào khác ngoại trừ loại tàu Arihant được hạ thủy vào tháng 7/2009.



Sơ đồ cấu tạo tàu ngầm nguyên tử Arihant của Ấn Độ.
Chakra là con tàu mà Ấn Độ thuê của Nga. Thông qua việc này Ấn Độ đã học hỏi về kỹ thuật chế tạo tàu ngầm để tự đóng tàu riêng. Tên lửa Sagarika có tầm bắn 700 km là vũ khí chủ lực trên tàu ngầm của Ấn Độ.
Mặc dù là tàu ngầm nhưng Arihant chỉ hoạt động được trong khu vực biển nội địa của Ấn Độ do đó nước này đang đẩy nhanh tiến trình phát triển tàu ngầm hạt nhân. Dự kiến, trong một thập kỷ, tới Ấn Độ sẽ có tàu ngầm hạt nhân của riêng mình để không phải thuê tàu ngầm hạt nhân Seal của Nga.

Brazil

 Trước năm 2020 Brazil sẽ hạ thủy tàu ngầm Scorpene sử dụng động cơ diesel. Đây là con tàu được phát triển trên cơ sở kỹ thuật của tàu ngầm Barracuda/Pháp.

Đến nay, Brazil chưa được xếp vào nhóm các quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân.

Tàu ngầm nguyên tử Scorpene của Brazil.
Chương trình phát triển tàu ngầm hiện nay được các quốc gia đầu tư rất lớn tạo thành xu hướng mới trong lĩnh vực quân sự. Tàu ngầm nguyên tử đa năng là loại tàu được ưa chuộng trong lĩnh vực quân sự của các nước.

Tuy nhiên để sản xuất loại tàu này còn rất nhiều vấn đề về tài chính được đặt ra. Chi phí cho một tàu nguyên tử đa năng là rất lớn. Theo thống kê, tàu ngầm nguyên tử của mỹ được sản xuất với chi phí lên đến 8 tỷ USD.

(*) Ngày nay, tàu ngầm tấn công hạt nhân được phân loại theo tiêu chí như sau: Thứ 1: Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược (RPLSN, SSBN). Sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công hạt nhân trên lãnh thổ của đối phương. Thông thường những chiếc tàu ngầm này mang 12-14 quả tên lửa đạn đạo và các loại ngư lôi khác. Khả năng che giấu của tàu ngầm loại này rất cao.

Thứ 2: Tàu ngầm nguyên tử đa năng. Đây là loại tàu ngầm phổ biến nhất được biên chế các loại tên lửa như: Harpoon, Exocet, Tomahawk, Vodopad, Granat…. Nhiệm vụ chính của loại tàu này là kiểm soát tàu và tiêu diệt các mục tiêu ven biển của đối phương bằng tên lửa hành trình, riêng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa Granit được chế tạo nhằm tiêu diệt chiến hạm.

Các loại tàu ngầm này được trang bị các thiết bị thông tin và điều khiển chiến đấu tích hợp (CICS), tổ hợp điều khiển số đa năng sonar (GAK) và các trạm điều khiển phóng ngư lôi (tên lửa), ăng-ten GAK và các thiết bị vô tuyến điện nhằm thu thập tin tức của đối phương.
Phần lớn các tàu ngầm được trang bị các lò phản ứng hạt nhân có tuổi thọ kéo dài hơn so với các lớp trước từ 15-20 năm và trang bị động cơ bơm cánh quạt làm giảm tiếng ồn xuống gấp 2-3 lần ở tốc độ hành trình 15-25 hải lý/giờ.
(defence news)

>> Cận cảnh các 'bia' tập bắn trên biển



Một số tàu chiến sau khi hết hạn sử dụng ngoài việc phá dỡ còn được tận dụng để làm mục tiêu tập bắn trên biển.

Dưới đây là chùm ảnh một số tàu chiến, tàu hàng đưa ra làm mục tiêu tập bắn:



Tàu chở hàng Pongsu bị trúng hai quả bom dẫn đường laze được thả từ một chiếc cường kích F-111C của không quân Australia. Chiếc tàu này trước đó thuộc sở hữu của Triều Tiên, bị cảnh sát Australia bắt giữ vào năm 2003 do vận chuyển trái phép ma túy (khoảng 150kg). Năm 2006, chính quyền Australia quyết định cho đánh đắm con tàu này, việc này thực hiện kết hợp với cuộc tập trận của không quân.

Tàu đổ bộ có boong phóng máy bay USS Guam đang bị oanh tạc trong cuộc tập trận cuối năm 2001 của Hải quân Không quân Mỹ.


 Năm 2002, hải quân Mỹ và một số quốc gia khác tiến hành cuộc tập trận RIMPAC. Lực lượng đa quốc gia thực hiện bài tập chống hạm với mục tiêu là tàu khu trục USS Rathburne. "Trận đánh" kết thúc khi tàu mục tiêu bị đánh chìm bởi 2 quả tên lửa diệt hạm AGM-84D (phóng từ một chiếc P-3C Orion) cùng loạt pháo từ các chiến hạm tham gia tập trận. Ảnh trên là phần thân tàu sau khi trúng tên lửa.

Hình tròn đánh dấu trên ảnh là một quả tên lửa Harpoon nhắm vào tàu khu trục USS Ramsey trong cuộc tập trận hải quân Mỹ RIMPAC 2000.


Tàu khu trục DD-997 USS Hayler trúng đạn từ pháo hạm 57mm trên tàu khu trục đa năng Halifax của hải quân Canada trong cuộc diễn tập chống tàu trên biển Atlantic cuối năm 2004.

Tập trận RIMPAC 2000 trên biển Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ đưa tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển USS Buchanan làm "bia". Tổng cộng, chiếc tàu bị trúng 3 tên lửa AGM-114 Hellfire, 3 tên lửa chống hạm Harpoon và bom GBU-10 nhưng không chìm. Cuối cùng, Hải quân Mỹ phải cài khối thuốc nổ gần 100kg lên tàu mới đánh chìm được nó.

Cận cảnh tên lửa hành trình đối hạm BGM-109B Tomahawk "tiếp cận" chiến hạm của hải quân Mỹ.

Trong cuộc tập trân cuối năm 2004, Hải quân Mỹ đưa tàu đổ bộ cỡ lớn Schenectary làm mục tiêu cho hai loại bom JDAM và GBU-10. Trên ảnh là phần thân tàu đổ bộ bị phá hủy "khủng khiếp" sau khi trúng nhiều bom dẫn đường bằng laze GBU-10.

(báo đất việt)

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

>> Chương trình phòng thủ tên lửa Liên Xô (kỳ 2)





Các thế hệ tên lửa đạn đạo trên thế giới phát triển không ngừng, để đối phó với mối nguy tên lửa từ Mỹ, Liên Xô thực hiện nhiều chương trình phát triển ABM mới. [+] Chương trình phòng thủ tên lửa Liên Xô (kỳ 1) 
A-35M (ABM-1B) A-35M là phiên bản nâng cấp của A-35. Công tác thử nghiệm A-35M bắt đầu năm 1977 và tới năm 1978 đưa vào hoạt động thay thế A-35 bố trí bảo vệ thủ đô Moscow. Hệ thống này được mong đợi là sẽ đánh chặn được các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa trang bị hệ thống đối phó chống ABM (như là bộ gây nhiễu hoặc mồi bẫy).


Sơ đồ bố trí hê thống A-35M.

Hệ thống A-35M bố trí các radar cảnh báo sớm, radar kiểm soát chiến đấu Dunai-3M, tên lửa đánh chặn A-350R.

Kể từ khi đưa vào biên chế, A-35M đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ bảo vệ Moscow. Một số điểm phóng tên lửa đánh chặn A-350Zh chuyển đổi thành A-350R. A-35M hoạt động cho tới khi A-135 hoàn thành đầu những năm 1990.

Điểm đáng nghi ngại của A-35M là tên lửa đánh chặn không nằm trực tiếp trên bệ phóng mà được lưu trữ ở một cơ sở gần đó. Trên bệ phóng chỉ là các ống phóng tên lửa giả, khi có lệnh chiến đấu các tên lửa sẽ được nạp nhiên liệu, lắp đầu đạn vận chuyển tới bệ phóng.

Thực tế, động cơ nhiên liệu lỏng thường không được đánh giá cao, dễ bay hơi và không ổn định, có thể gây ra vụ nổ nhiên liệu khủng khiếp “góp phần” phát tán chất phóng xạ ra bên ngoài môi trường.

Taran ABM

Hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo Taran được đề xuất năm 1963. Taran được trang bị tên lửa đánh chặn UR-100PRO, đây là biến thể của tên lửa đạn đạo liên lục địa UR-100 (SS-11 Sego). UR-100PRO lắp đầu đạn hạt nhân 10 Megaton để tiêu diệt mục tiêu nguy hiểm ở tầm xa.

Dự kiến, Liên Xô sẽ chế tạo radar kiểm soát hỏa lực TSSO-S và đặt ở gần Leningrad. Năm 1964, dự án chính thức hủy bỏ và không có bất kỳ radar TSSO-S nào được xây dựng.

Aurora (ABM-X-2)

Aurora là hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia được phát triển bổ sung cho hệ thống A-35 bảo vệ Moscow. Hệ thống được triển khai với hai loại tên lửa đánh chặn tầm xa A-900 và tầm ngắn A-351 (cả hai đều là biến thể tên lửa A-350Zh), radar kiểm soát hỏa lực 5N24 Argun.

Năm 1967, dự án Aurora hủy bỏ, nhưng radar Argun vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay ở trung tâm thử nghiệm Sary Shagan. Theo tạp chí Jane Defence, radar Argun đã được sử dụng cho các hoạt động thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh.

S-225 (ABM-X-3)

S-225 là hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo di động được hi vọng trở thành vũ khí phòng thủ khu vực chống lại các cuộc tấn công hạn chế của 1-2 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).


Radar kiểm soát hỏa lực RSN-225.
S-225 được phát triển trong giai đoạn 1965-1978, thành phần hệ thống bao gồm: radar mảng pha RSN-225 làm nhiệm vụ theo dõi mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa; hai loại tên lửa đánh chặn tầm xa 5Ya27 (V-825) và tầm ngắn 5Ya26 (PRS-1); trung tâm truyền tải lệnh dẫn đường tới tên lửa.

Theo kế hoạch ban đầu, S-225 sẽ tiếp nhận dữ liệu mục tiêu từ hệ thống radar cảnh báo sớm Dnestr-M. Năm 1978, dự án S-225 bị đình chỉ.

A-135 (ABM-4) Để tiếp tục nâng cao sức mạnh bảo vệ thủ đô Moscow trước các loại tên lửa đạn đạo tối tân từ phương tây, năm 1968 Liên Xô tiến hành phát triển hệ thống ABM A-135.

Nguyên mẫu A-135 được xây dựng ở Sary Shagan năm 1974. Trong giai đoạn 1976-1980, A-135 trải qua các bài kiểm tra khắt khe để đánh giá đầy đủ tham số hiệu suất hoạt động. A-135 chính thức đưa vào hoạt động năm 1989.

Thành phần chính của A-135 gồm: radar kiểm soát chiến đấu Don-2N; tên lửa đánh chặn tầm ngắn SH-08 (Gazelle) và tên lửa đánh chặn tầm xa SH-11 (Gorgon).

 
Radar kiểm soát hỏa lực độc đáo Don-2N.

 
Tên lửa đánh chặn tầm xa SH-11 (51T6).

“Trái tim” hệ thống A-135 là radar mảng pha 5V20 Don-2N. Don-2N thiết kế theo kiểu kim tự tháp chóp cụt, hình dáng kỳ lạ. Để xây dựng Don-2N Liên Xô phải tiêu tốn 32.000 tấn sắt thép, 50.000 tấn bê tông, 20.000 dây cáp điện và hàng trăm km đường ống các loại.

Bốn mặt phẳng hình thang Don-2N là khung trạm phát sóng và xử lý tín hiệu, các hình tròn ở mỗi mặt là ăng ten mảng pha phần tử thụ động.

Tên lửa đánh chặn tầm ngắn SH-8 (hay còn gọi là 53T6) được triển khai ở năm vị trí (gồm 68 giếng phóng) bao bọc thủ đô Moscow. SH-8 là tên lửa hai tầng nhiên liệu, sử dụng vật liệu nhẹ có độ bền cao để giúp cho SH-8 “vượt qua” nhiệt độ sinh ra khi bay với tốc độ Mach 10. SH-8 có tầm bắn tối đa 80 km, trang bị đầu đạn hạt nhân 10 kiloton.

Tên lửa đánh chặn tầm xa SH-11 (hay còn gọi là 51T6) được triển khai ở hai vị trí bảo vệ thủ đô Moscow. SH-11 là tên lửa ba tầng nhiên liệu, tầm bắn 350 km, trang bị đầu đạn hạt nhân 1 Megaton.

Hiện tại, cả hai loại tên lửa đánh chặn này đều đã gỡ bỏ đầu đạn hạt nhân và thay vào đó bằng đầu đạn thuốc nổ thông thường.
(báo đất việt)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang