Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: HĐBA Liên Hợp Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn HĐBA Liên Hợp Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HĐBA Liên Hợp Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

>> "Phương Tây không cần phản ứng điên cuồng như thế!"


Đáp trả những lời lẽ vô cùng gay gắt của Mỹ và các nước EU về việc hai nước Nga - Trung bác bỏ dự thảo nghị quyết về Syria của Hội đồng Bảo an, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov chế giễu phản ứng này là "gần như điên cuồng".


Trước đó, trong chuyến thăm Bulgary, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gọi những gì mới diễn ra là một "trò hề", và cao giọng tuyên bố rằng với một Hội đồng Bảo an "què quặt" thì không còn cách nào khác là Mỹ và đồng minh phải tự tìm hướng giải quyết riêng.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton: "Những gì đã diễn ra ở HĐBA là một trò hề!" (Ảnh: BBC)


Còn Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé gọi 2 lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc là "vết nhơ đạo đức". Không kém phần nặng lời, Ngoại trưởng Anh William Hague gọi hành động này là một sự phản bội đối với người dân Syria.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Moscow, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov mỉa mai: "Những người nóng giận thì khó lòng mà sáng suốt." Ông khẳng định, những phản ứng 'cuồng loạn' này thực chất là nhằm che giấu những gì đang thực sự xảy ra ở Syria.

Theo ông, có nhiều hơn một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực tại đất nước Cộng hòa Arab này, và đó là lý do mà Nga ủng hộ các sáng kiến mà Liên đoàn Arab đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái, trong đó kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Syria bất kể nó đến từ đâu.

Ngoại trưởng Nga cũng thừa nhận nghị quyết của Hội đồng Bảo an đã bao gồm nội dung này, nhưng nhấn mạnh rằng không thể chỉ có những khẩu hiệu suông mà thiếu các bước cụ thể để thực thi nó.

"Các biện pháp được đề ra rất cụ thể, nhưng lại chỉ áp đặt cho một bên - chính phủ Syria. Chúng tôi đã yêu cầu sửa đổi một số điều để xóa bỏ sự bất công này, cũng như mô tả các bước cụ thể mà chúng tôi chờ đợi từ phía phe đối lập và cộng đồng quốc tế, liên quan đến các lực lượng vũ trang cực đoan ở Syria."

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov: "Phương Tây không cần phản ứng điên cuồng như thế!"


Trong số các sửa đổi này, song song với việc yêu cầu chính phủ Syria rút quân đội và lực lượng an ninh ra khỏi các thị trấn, Nga cũng đề xuất yêu cầu các nhóm vũ trang chống đối cũng phải rút quân và chấm dứt những nỗ lực chiếm đóng của họ. Ngoài ra, Nga đề nghị tách các nhóm đối lập chính trị với các phần tử cực đoan, đồng thời từ bình diện quốc tế thuyết phục các nhóm vũ trang chấm dứt bạo lực.

Ông Lavrov cho biết, Moscow hết sức ngạc nhiên khi Hội đồng Bảo an từ chối những đóng góp sửa đổi vô cùng hợp lý này và vội vàng đưa một bản nghị quyết chưa hoàn chỉnh ra biểu quyết. Ngoại trưởng này nhấn mạnh, phía Nga đã đề nghị hoãn cuộc bỏ phiếu lại vài ngày để chờ tin tức từ chuyến thăm Damascus của ông và Giám đốc Tình báo ở nước ngoài Mikhail Fradkov ngày 7/2. Theo ông, việc từ chối chờ đợi này là một sự thiếu tôn trọng.

Ngoại trưởng Nga khẳng định, các thế lực bên ngoài đang cố gắng lật đổ chính quyền Assad và điều này chỉ dẫn đến kết quả duy nhất là số nạn nhân ngày càng tăng. "Chúng tôi đã nhiều lần thúc giục Damscus đẩy nhanh tiến độ cải cách và vẫn đang tiếp tục nỗ lực làm điều đó. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng có những người lại mang mục đích khác, họ đang cố gắng lợi dụng diễn biến này để thay đổi chế độ."

http://nghiadx.blogspot.com
Cuộc chiến tại Homs do ai khởi xướng? (Ảnh: AP)


Ông mạnh mẽ chỉ trích, trong khi phe đối lập Syria cứ khăng khăng đòi nước ngoài can thiệp chứ không chấp nhận bất cứ sự thỏa hiệp nào với chính phủ, thì các thế lực bên ngoài lại khuyến khích các nhóm vũ trang cực đoan, bao gồm cả việc cung cấp vũ khí và tài trợ dưới nhiều hình thức. Từ đây, không khó để nhận ra rằng ai mới là người cổ vũ cho bạo lực.

Phản pháo lại điều này, đại diện Hội đồng Quốc gia Syria (SNC) của phe đối lập tuyên bố, 2 lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc là "hành động vô trách nhiệm", đồng thời cáo buộc Nga - Trung phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với tình trạng bắn giết leo thang ở quốc gia này.

Cuộc giao tranh ở thành phố Homs đang trở nên ngày càng dữ dội, tuy nhiên sự thật đằng sau đó thì chưa được tiết lộ. Phe đối lập tố cáo chính phủ Syria đã tấn công bằng vũ khí hạng nặng và nã rocket vào nhà dân, khiến không dưới 200 người thiệt mạng. Còn chính quyền Assad khẳng định chính các lực lượng vũ trang cực đoan đã cố tình kích động cuộc giao tranh đẫm máu này.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

>> Ai đủ khả năng lật đổ Assad?


Trong khi phương Tây đang cố thúc đẩy Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết mới về Syria nhằm lật đổ Tổng thống Assad thì Lực lượng Quân đội Tự do Syria (FSA) cũng bắt đầu chứng tỏ ảnh hưởng của họ đối với cục diện trong nước. Câu hỏi đặt ra là, ai đủ khả năng lật đổ ông Assad?

FSA lớn mạnh... Hy vọng chấm dứt tình trạng bạo lực ở Syria nhờ các giải pháp ngoại giao đang ngày càng trở nên mong manh khi cộng đồng quốc tế bắt đầu chú ý nhiều hơn đến vài trò của lực lượng Quân đội Tự do Syria (FSA). Ngày càng trưởng thành và không ngừng lớn mạnh, FSA đang được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chính trong việc lật đổ chế độ Tổng thống Bashar Assad.


http://nghiadx.blogspot.com
Với sự lớn mạnh vượt bậc thời gian gần đây, liệu Lực lượng Quân đội Tự do Syria liệu có đủ khả năng lật đổ chế độ Assad? Ảnh minh họa: Reuters.


Giới quan sát quốc tế nhận định, hai tháng qua, trong khi FSA đi lên cả về chất lượng và số lượng thì lực lượng trung thành với chế độ Assad dường như lại đang yếu đi. Một trong những nguyên nhân quan trong là bởi những người đào tẩu khỏi hàng ngũ quân sự cũng như dân sự thuộc lực lượng trung thành với Tổng thống Assad ngày càng gia tăng. Thực tế này tạo cơ hội cho FSA thực hiện các cuộc tấn công chống lại quân đội của Tổng thống.

Cụ thể, thời gian gần đây, FSA tích cực và chủ động tổ chức các cuộc tấn công khá quy mô chống chế độ Assad trong vòng bán kính 8 km xung quanh Damacus cũng như các thành trì, thành phố do quân đội Tổng thống Assad kiểm soát, bất chấp các khó khăn về mặt hậu cần, vũ khí, đạn dược. "Tôi tin rằng FSA sẽ ngày càng chứng tỏ được vai trò chi phối tình hình Syria. FSA sẽ định hình kết quả cuộc đối đầu giữa chế độ Assad và người biểu tình Syria khi đang dần thay đổi bản chất của nó. Sự thật là FSA đang lớn mạnh về cả chất lượng lẫn số lượng và chứng tỏ khả năng phục hồi nhanh trên chiến trường", nhà phân tích quân sự cho Chính sách Cận Đông (WINEP) tại Học viện Washington Jeffrey White nhấn mạnh.

FSA tuyên bố hiện họ có 37 tiểu đoàn bao gồm khoảng 40.000 binh sĩ trong đó có 17 đến 23 tiểu đoàn quân sự hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu ước tính con số binh sĩ của FSA trên thực tế chỉ dao động xung quanh con số 4.000 đến 7.000 người.

… và tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế

Dù chứng tỏ sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng trong thời gian qua, trên thực tế FSA vẫn đối mặt với vô vàn khó khăn, thiếu thốn. Hiện nay, việc tìm kiếm các nguồn hỗ trợ vũ khí, đạn dược để duy trì cuộc đấu tranh chống lại chế độ Assad đang là thách thức sống còn mà FSA phải đối mặt từng ngày từng giờ.

Bởi sự thiếu thốn về vũ khí, đạn dược FSA gặp nhiều bất lợi trong nỗ lực cân bằng lực lượng với quân đội của Tổng thống Assad cũng như nhiều khó khăn trong việc kiểm soát các khu vực vừa giành được của chế độ Assad. Đó là một số vùng ngoại ô Damacus, một phần tỉnh Idlib ở phía Bắc Syria và thị trấn Zabadani gần biên giới với Lebanon.

"Chúng tôi cần tất cả mọi thứ, súng phóng lựu, súng đại liên, bộ phận giảm thanh hay đạn dược. Chúng tôi ngày càng gia tăng về số lượng và do đó, chúng tôi cần nhiều hơn những gì mà chúng tôi đang nhận được", Mohammed, một sĩ quan FSA tầm 40 tuổi cho hay.

“Vấn đề then chốt trong tình hình hiện nay chính là phải đảm bảo cung cấp các trang thiết bị quân sự, hậu cần cho quân nổi dậy cũng như khả năng cố vấn hợp lý cho ban lãnh đạo FSA để vạch ra những chiến lược đúng đắn”, nhà hoạt động chính trị người Syria tại Mỹ Ammar Abdulhamid nhận định.

Trong khi đó, ông White cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ FSA bằng cách cung cấp tiền, vũ khí, đặc biệt là vũ khí chống tăng, cũng như tư vấn xây dựng chiến lược và chiến thuật cho ban lãnh đạo FSA.

Tuy nhiên, giới phân tích cũng nhận định rằng các nguồn hỗ trợ FSA đến từ cộng đồng quốc tế sẽ vấp phải sự phản đối dữ dội và gay gắt từ chế độ Assad cũng như đồng mình của họ ở Iran và tổ chức Hezbollah ở Lebanon, thậm chí, từ cả Nga và Trung Quốc.

Một trong những lý do quan trọng là việc ủng hộ cho FSA để tổ chức các cuộc tấn công lật độ chế độ Assad mà sao lãng các giải pháp ngoại giao đàm phán hòa bình có thể đẩy mức độ bạo lực ở Syria tăng cao và kéo dài thêm nhiều tháng trước khi cục diện chuyến sang có lợi cho phe đối lập.

Các nguồn ủng hộ vũ khí đáng kể cho FSA

Tuy nhiên, bất chấp nguy cơ trên, từ trước đến nay, vũ khí ủng hộ cho FSA đa phần đến với tư cách cá nhân và với số lượng nhỏ vẫn được bí mật vận chuyển thông qua biên giới giữa Lebanon – Syria. Ngoài ra, một số loại vũ khí khác cũng đến tay quân nổi dậy Syria khá dễ dàng thông qua biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo một nguồn tin ngoại giao đáng tin cậy thì nhiều bộ lạc người Sunni ở tận tỉnh Al-Anbar của Iraq rất nhiệt tình ủng hộ vũ khí, đạn dược cho những người anh em của họ, những người Sunni ở miền Đông Syria. Ngoài ra, người Kurd ở miền Bắc Iraq cũng hết lòng ủng hộ vũ khí cho người Kurd phía Đông Bắc Syria giúp họ lật đổ chế độ Assad.

Không dừng lại ở đó, theo một quan chức FSA, nguồn vũ khí đáng kể ủng hộ cho quân nổi dậy thậm chí, còn đến từ binh lính lẫn một số quan chức quân đội phục vụ cho chế độ Assad.

“Khi một binh lính thuộc lực lượng trung thành với Tổng thống Assad muốn đào ngũ, họ liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ yêu cầu anh ta cung cấp tên tuổi và chức vụ. Từ đó, chúng tôi có thể đề nghị anh ta tiếp tục ở lại vị trí để lén đánh cắp vũ khí ủng hộ cho quân nổi dậy”, Sheikh Zuheir Amr Abassi, phát ngôn viên của Hội đồng Hồi giáo tối cao Syria kiêm điều phối viên hậu cần cho FSA tiết lộ.

Ngoài ra, ông Sheikh Zuheir Amr Abassi còn kể lại chuyện một sỹ quan thuộc lực lượng trung thành với Tổng thống Assad trước khí đào tẩu giúp FSA lấy được một lượng vũ khí đáng kể.

"Anh ta liên lạc với chúng tôi và tiết lộ nơi cất giấu vũ khí. Chúng tôi liền gửi 20 người tới và lấy được nhiều bao tải vũ khí, đạn dược”, Abassi kể lại.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

>> Phía sau vụ Pháp rút tàu Charles de Gaulle



Dù cứng rắn đe dọa "Gaddafi sẽ không có ngày nghỉ" những việc tàu sân bay Charles de Gaulle về Pháp không che dấu nổi sự bế tắc của liên quân NATO chống chế độ Gaddafi.



http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Charles de Gaulle ngoài khơi bờ biển Libya hồi tháng 6/2011 Ảnh: AP


Vắng mặt vài tháng

Theo thông báo từ phía Bộ Quốc phòng Pháp, tàu sân bay Charles de Gaulle đã chính thức tạm ngưng thực hiện các phi vụ tấn công tại chiến trường Libya để lên đường trở về cảng Toulon từ ngày hôm qua 4/8. Tàu sân bay lớn nhất châu Âu sẽ trở về cảng Tuolon vào ngày 10/8.

Công việc bảo trì tàu sân bay này sẽ mất khoảng vài tuần. Một số trang mạng của Hải quân Pháp cho biết, công tác bảo trì tàu sân bay có thể sẽ mất đến vài tháng để hoàn thành công việc.

Tuy nhiên, Pháp khẳng định "ông Gaddafi sẽ không có được những ngày nghỉ ngơi". Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet nhấn mạnh, Pháp sẽ duy trì cam kết của mình cho sứ mạng tại Libya, ông nói

“Ông Gaddafi không nên trông đợi vào thời gian nghỉ ngơi sau khi tàu sân bay rút khỏi Libya, máy bay chiến đấu của Pháp sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc không kích cùng các chuyến bay trinh sát từ các căn cứ mặt đất”.

Khí thế nản dần sau 4 tháng

Khi bắt đầu tham gia các chiến dịch không kích Libya theo nghị quyết số 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Các đồng minh trong khối NATO từng hy vọng sẽ kết thúc chiến dịch quân sự tại đây chỉ trong vài tuần.

Tuy nhiên chiến dịch quân sự tại đây đã kéo dài hơn 4 tháng mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề gì. Các đồng minh trong chiến dịch không kích do Pháp và Anh dẫn đầu đã bắt đầu chùn bước.

Na Uy đã thông báo rút toàn bộ chiến đấu cơ của mình đang làm nhiệm vụ tại Libya về nước. Italy, quốc gia gần Libya nhất cũng đã thu hẹp sự tham gia của mình trong các chiến dịch không kích bằng cách rút tàu sân bay Garibaldi.

Sau khi Na Uy thông báo rút quân, Anh đã thông báo tăng cường thêm 4 máy bay cường kích Tornado nhằm bổ sung cho số máy bay của Na Uy rút khỏi đây. Từ khi bắt đầu chiến dịch không kích Libya từ ngày 19/3/2011 đến nay. Tổng cộng có 17.566 phi vụ, trong đó có 6.648 phi vụ ném bom đã được thực hiện.

Sau hơn 4 tháng không kích, tình hình trên chiến trường Libya vẫn không hề thay đổi, lực lượng nỗi dậy với sự hậu thuẫn của NATO vẫn không thể làm được gì thêm ngoài những khu vực đã chiếm đóng trước khi nổ ra các cuộc không kích.

Lực lượng nỗi dậy chẳng những không thay đổi được tình hình mà trọng nội bộ của chính họ cũng trở nên rối ren hơn. Cùng với sự nản lòng của các đồng minh trong khối NATO điều đó càng cho thấy, chiến dịch quân sự tại Libya đang lâm vào ngõ cụt.

Một lần nữa cho thấy, tình hình tại các chiến trường như Iraq, Afghanistan đang tái diễn tại chiến trường Libya, Anh, Pháp 2 quốc gia dẫn đầu chiến dịch quân sự tại đây đang trên đường rơi vào vết xe đổ mà Mỹ đã gặp phải tại Iraq và Afghanistan.

>> Trung Quốc tổ chức chiến dịch Shady RAT?



Trung Quốc đang bị cả thế giới nghi ngờ chủ mưu cuộc tấn công tin học vào 72 tổ chức, trong đó nạn nhân là các chính phủ, tập đoàn và Liên Hợp Quốc suốt 5 năm.

Ngạc nhiên trước danh sách các nạn nhân

Mc Afee gọi đây là “chiến dịch Shady RAT”, trong đó RAT có nghĩa là các công cụ xâm nhập từ xa. Chiến dịch này bắt đầu từ giữa năm 2006.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc tổ chức chiến dịch Shady RAT


Công ty an ninh mạng McAfee tin rằng họ đã xác định được một “quốc gia chủ mưu” đứng đằng sau các cuộc tấn công này, nhưng từ chối cung cấp danh tính cụ thể. Theo nhiều chuyên gia an ninh mạng thì mọi bằng chứng đều hướng tới Trung Quốc.

Danh sách nạn nhân dài dằng dặc bao gồm các cơ quan chính phủ Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam, Canada, tổ chức ASEAN, ủy ban Olympic quốc tế IOC, cơ quan chống Doping thế giới và hàng loạt các công ty chế tạo vũ khí, công ty công nghệ cao...

Trong trường hợp của Liên Hợp Quốc, máy tính của giám đốc trụ sở tại Geneva đã bị đột nhập vào năm 2008 và theo dõi trong suốt 2 năm. Chúng tôi cũng ngạc nhiên trước danh sách dài các tổ chức đã bị đột nhập trong thời gian qua”, phó giám đốc Mc Affe – ông Dmitri Alperovitch cho biết.

“Điều gì đã xảy ra với lượng thông tin khổng lồ này…vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, những mảnh nhỏ thông tin đó có thể ghép thành một bức tranh lớn, giúp kẻ nắm giữ có thể giành chiến thắng trong các cuộc đàm phán. Những thông tin này rất có giá trị về mặt kinh tế”, ông Alperovitch nói thêm.

Theo ông Alperovitch, McAfee đã đề nghị cơ quan luật pháp điều tra các vụ xâm nhập đối với 72 tổ chức và quốc gia này.

Trung Quốc – điểm đến của mọi sự nghi ngờ

Chuyên gia an ning mạng Jim Lewis của Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế tin rằng nhiều khả năng Trung Quốc đứng sau chiến dịch này vì tất cả các thông tin bị khai thác đều mang lại lợi ích đặc biệt cho quốc gia này.

Ví dụ trong trường hợp hệ thống mạng của hiệp hội Olympic thế giới và hiệp hội Olympic của các quốc gia thành viên bị đột nhập vào trước kỳ đại hội Olympic Bắc Kinh vào năm 2008. Hay các cơ quan của Đài Loan bị đột nhập khi Trung Quốc vẫn là mối đe dọa lớn nhất và luôn coi Đài Loan là một tỉnh lẻ của mình. “Mọi dấu hiệu đều hướng tới Trung Quốc. Nhưng cũng có thể là người Nga, tuy nhiên thì vẫn không đáng nghi bằng Trung Quốc”, ông Lewis nói.

“Lại nói về Trung Quốc, chúng tôi đã báo cáo với quốc hội vào năm 2010 là Trung Quốc đang theo đuổi khả năng mạng với mục tiêu tập trung vào khai thác thông tin. Một trong các mục tiêu của họ là các cơ sở quân đội chiến lược”, Trung tá Không quân April Cunningham cho biết.

Theo những nguồn tin không chính thức, tổng thống Mỹ coi an ninh mạng là một vấn đề chủ chốt và đang huy động mọi nguồn lực để tăng cường độ bảo mật cho chính phủ và các công ty Mỹ.

Những vùng đang nằm trong “thời kỳ đồ đá”

Chuyên gia mạng Vijay Mukhi của Ấn Độ cho rằng chính phủ các quốc gia Đông Nam Á rất dễ bị hacker Trung Quốc tấn công. “Tôi không ngạc nhiên trước những gì Trung Quốc đang làm. Họ đang dần dần chiếm thế thượng phong trong thế giới ảo. Tôi có thể nói rằng các hacker truy cập vào thông tin của chính phủ Ấn Độ “dễ như trở bàn tay”. Thực sự thì chúng ta đang ở trong thời kỳ đồ đá”, ông nói.

Theo quan chức bộ phận bảo mật của bộ thương mại Nhật Bản, việc xác nhận chính xác một quốc gia đứng đằng sau các cuộc tấn công là rất khó khăn. Tuy nhiên, các công ty an ninh mạng có thể tìm ra nguồn gốc máy tính mà hacker sử dụng để thực hiện hành vi phạm pháp.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

>> Sau Việt Nam, Philippines, TQ sẽ gây hấn với nhiều quốc gia khác?



Các chuyên gia bình luận chính trị quốc tế cho rằng, thứ nhất, mặc dù cả Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei đều bị tác động trực tiếp bởi sự bành trướng, đòi chủ quyền phi lý của Trung Quốc song không gian biển của các quốc gia nằm gần Trung Quốc nhất sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất.



Hải quân Trung Quốc (ảnh minh hoạ)

Thứ hai, là nếu Trung Quốc không cố khẳng định chủ quyền đối với các không gian biển thuộc về Philippines và Việt Nam thì những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các không gian biển của Malaysia, Indonesia và Brunei sẽ vô giá trị.

Điều này cho thấy, mặc dù Trung Quốc có thể chấp nhận thỏa hiệp đối với vùng biển ở cực Nam của yêu sách “đường lưỡi bò” thể hiện sự nhận vơ của họ cốt sao giữ cho Malaysia, Indonesia và Brunei không lên tiếng phản đối mạnh mẽ trong lúc Trung Quốc giải quyết tình hình với Philippines và Việt Nam.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng chưa chắc Trung Quốc rồi đây sẽ tự nguyện hạ giọng trong các tuyên bố chủ quyền đối với những không gian biển thuộc chủ quyền của Philippines và Việt Nam. Mặt khác, nếu như Trung Quốc đạt được ý đồ của họ đối với Philippines và Việt Nam thì chắc chắn sau đó sẽ đến lượt Malaysia, Indonesia và Brunei.

Việc Philippines gửi thư ngoại giao cho Tiểu ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc sau vụ bãi Cỏ Rong cho thấy rằng nước này đang áp dụng UNCLOS (Công ước Luật biển quốc tế của Liên Hiệp Quốc) để bảo vệ các quyền của họ ở biển Đông.

Các chuyên gia cho rằng nếu Việt Nam cũng sử dụng cơ quan pháp lý này, hai nước sẽ có một khung thông tin, hiểu biết và hợp tác chung. Ví dụ, nếu Việt Nam và Philippines có thể bày tỏ sự ủng hộ lẫn nhau qua con đường ngoại giao trong những sự cố như sự cố bãi Cỏ Rong và tàu Bình Minh 02, Viking 2 thì việc làm đó sẽ có tác dụng tốt trước dư luận quốc tế.

Biện pháp căn bản hơn là chuyên gia và nhà ngoại giao của hai nước nên tiếp xúc với những đối tác và người đồng nhiệm ở Malaysia, Brunei và Indonesia để xác định chính xác quần đảo Trường Sa gồm những gì và không gian biển của quần đảo Trường Sa thực sự là bao nhiêu.

Bằng cách này cả 5 quốc gia nói trên sẽ thống nhất và vạch rõ được đường ranh giới của những khu vực có tranh chấp và những khu vực không có tranh chấp ở biển Đông. Điều này sẽ giúp cho cả 5 nước với tư cách cá nhân và tư cách tập thể chống lại những ý đồ của Trung Quốc nhằm mở rộng tranh chấp biển Đông tới những khu vực không có tranh chấp.

Ngoài ra, về mặt đối ngoại điều này còn góp phần thuyết phục cả thế giới rằng công cuộc đi đòi công lý của cả 5 quốc gia này xứng đáng được cả thế giới ủng hộ.

Cách đây nhiều ngày, Ngoại trưởng Philippines đã lên tiếng thúc giục các quốc gia trong vùng đang có tranh chấp biển Đông hãy gia nhập Bộ luật quốc tế ngăn ngừa xung đột vũ trang và thúc đẩy các giải pháp giải quyết tranh chấp.

Theo Manila, cần một Bộ luật quốc tế bảo đảm cho mỗi quốc gia liên quan một tiếng nói bình đẳng, bất kể sức mạnh kinh tế và quân sự đến đâu và ngăn cấm mọi hành động đè bẹp luật pháp, ỷ mạnh hiếp yếu, lấn chiếm biển đảo bằng vũ lực.

Hiện nay các nước Đông Nam Á và Trung Quốc có một thỏa thuận không trói buộc là DOC nhưng Trung Quốc đã liên tục vi phạm thỏa thuận này. Mặt khác, Ngoại trưởng Philippines cũng nói rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ “là đảm bảo an toàn” cho vùng biển có tranh chấp.

Bộ trưởng quốc phòng Philipines, ông Voltaire Gazmin nhận định, Mỹ “có quyền lợi trong việc duy trì ổn định, an ninh và tự do tại tuyến hằng hải nhộn nhịp thứ nhì thế giới”. Ông cũng cho rằng sự có mặt của Mỹ có tác dụng răn đe mọi hành động bất hợp pháp ở vùng biển này.

Sau tháng 7/2011, một loạt các hội nghị quốc tế quan trọng gồm Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ được tổ chức. Các nước có tranh chấp chủ quyền biển Đông cần chủ động hơn đối với tình hình khu vực.


[Vietnamdefence news]



Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

>> Putin, Medvedev và một nước Nga thực sự hùng mạnh!





Tổng thống Nga Medvedev và Thủ tướng Putin

Người ta đồn đoán và lo sợ về cuộc đấu tranh chính trị đang diễn ra hiện nay ở nước Nga khi xuất hiện những tuyên bố bất đồng của "Bội đôi quyền lực nhất Putin - Medvedev". Điều này chưa hẳn đã xấu. Có đấu tranh sẽ có phát triển. Vấn đề ở chỗ, bất đồng giữa 2 người quyền lực nhất nước Nga sẽ là tốt nếu xuất phát đầu tiên từ lợi ích sống còn của quốc gia Nga, nhân dân Nga; nhưng sẽ là khôn lường nếu một trong 2 người đặt mục tiêu cá nhân lên sau lợi ích đất nước!

Putin và Medvedev - Sự khác biệt là tất yếu!

Người ta luôn thấy hình ảnh Tổng thống và Thủ tướng Nga phối hợp ăn ý trong các hoạt động chính trị và vui vẻ, thân thiết trong các hoạt động cuộc sống bình thường. Nhưng sự khác biệt về quan điểm giữa cựu luật sư Medvedev, 43 tuổi và cựu điệp viên KGB Putin, 56 tuổi, là rất tất yếu và rõ ràng. Trong thời gian làm Tổng thống từ năm 2000 tới 2008, ông Putin đã biến Kremlin thành trung tâm của đời sống Nga, với việc Nga tái khẳng định vị thế trên trường quốc tế nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Không một vấn đề lớn nào có thể được quyết định mà không có ý kiến của Tổng thống.


Medvedev bắt đầu với một quan điểm khác biệt. “Một hệ thống nơi mọi thứ được quyết định tại Kremlin không phải là lý tưởng” - ông từng nói vậy với các thống đốc tỉnh, rõ ràng là tương phản với phong cách tập trung quyền lực của Putin. Ngôn từ dân túy của Putin đã giúp ông giành được sự yêu mến của những công dân Nga bình thường, còn phong cách luật sư của Medvedev lại mang đến những ngôn từ đầy chất quy phạm pháp luật.

Trái ngược với Putin, người thường bị xúc cảm chi phối khi chống lại các phần tử ly khai Chechnya hoặc những quan chức có tham vọng về chính trị, ông Medvedev có vẻ thực dụng hơn trong các quyết định.

"Họ là những đối tác tốt, chia sẻ các quan điểm về tương lai của Nga song có một sự khác biệt lớn về kinh nghiệm, phong cách và quan điểm liên quan tới cách quản lý", một quan chức Nga nhận định sau khi được hỏi về những tin đồn gần đây về sự rạn nứt giữa ông Medvedev và Putin.

Khi Vladimir Putin nói về việc khôi phục sự vĩ đại của nước Nga, ông đã nêu ra một tầm nhìn sâu sắc trong thế kỷ 20 về việc sử dụng sức mạnh nhà nước, khả năng quân sự và sự dồi dào dầu lửa để khiến thế giới phải tôn trọng.

Còn học trò của ông, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, lại nói về việc xây dựng "một thành phố đổi mới" ở ngoại ô Skolkovo của Moscow, nơi nhà nước sẽ để những khối óc giỏi nhất của quốc gia tự do theo đuổi những bước đột phá về khoa học và công nghệ, nền tảng của "nền kinh tế tri thức" trong thế kỷ 21.

Tầm nhìn của Medvedev được thiết kế để giải phóng nước Nga khỏi thứ mà ông gọi là sự phụ thuộc "nhục nhã" vào xuất khẩu dầu khí, và để khôi phục sự vĩ đại của một dân tộc đã từng nổi tiếng về thành tựu khoa học và công nghệ.

Cả Putin lẫn Medvedev đều tin rằng nhà nước có thể giải quyết các vấn đề của Nga - nhưng trong khi Putin xem bộ máy hành chính của Nga hiện nay như nguồn sức mạnh của ông, thì Medvedev xem nó như trở ngại (nạn tham nhũng) cho việc tạo ra một nền kinh tế hậu dầu lửa.

Kể từ khi nhậm chức đến nay (7/5/2008), Tổng thống Nga luôn coi chống quan liêu và tham nhũng là ưu tiên hàng đầu. Việc thành lập Hội đồng chống tham nhũng trực thuộc Phủ Tổng thống là minh chứng rõ nhất cho nhận xét kể trên.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký sắc lệnh hoàn thiện mọi hoạt động trong Bộ Nội vụ (24/12/2009). Dư luận coi đây là quyết định quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh quan liêu và tham nhũng đang diễn ra khá phổ biến ở Nga hiện nay.

Theo sắc lệnh ký ngày 24/12/2009, khoảng 20% nhân viên cảnh sát và 2 bộ phận trong Bộ Nội vụ phải "bị xóa sổ" - hàng ngàn cảnh sát sẽ nghỉ hưu bởi lực lượng này đã và đang bị chỉ trích vì tham nhũng, lạm quyền và liên quan tới tội phạm. Việc cắt giảm khoảng 50% nhân viên đang làm việc tại Bộ Nội vụ - từ 19.970 người xuống còn 10.000 người, Tổng thống Dmitry Medvedev hy vọng sẽ cải thiện và nâng cao đời sống của những nhân viên còn lại.

Từ đó, cuộc thanh lọc lực lượng cảnh sát diễn ra rất mạnh mẽ, quyết định cách chức nhân viên Bộ Nội vụ được ký “đều đặn”. Cuộc thay đổi nhân sự lớn nhất trong lịch sử Bộ Nội vụ kể từ đầu năm 1990 đã diễn ra khi ngày 18/2/2010, Tổng thống Nga đã ký quyết định cách chức 17 tướng, trong đó có 2 thứ trưởng Nội vụ; sau đó, ngày 25/2, Tổng thống đã ký sắc lệnh cách chức 7 viên tướng của Bộ Nội vụ; ngày 21/3, một sắc lệnh cách chức 6 viên tướng mang hàm Thiếu tướng của Bộ Nội vụ cũng được TT Nga ký trong khuôn khổ cuộc sát hạch để thực hiện chương trình cải tổ lực lượng Công an thành Cảnh sát Nga; sau đó ngày 01/4, có thêm 3 trung tướng, 8 thiếu tướng và 2 đại tá của Bộ Nội vụ bị cách chức; ngày 11/4, 4 thiếu tướng cảnh sát bị sa thải.

Mâu thuẫn mang tên Quyền lực

Việc xuất hiện những dấu hiệu rạn nứt giữa ông Medvedev và ông Putin là điều rất không bình thường bởi suốt thời gian qua, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu nước Nga được đánh giá là rất gắn bó, thân thiết. Người ta luôn thấy hình ảnh Tổng thống và Thủ tướng Nga phối hợp ăn ý trong các hoạt động chính trị và vui vẻ, thân thiết trong các hoạt động cuộc sống bình thường. Mối quan hệ gắn bó này được xây dựng và củng cố từ khi ông Putin còn là Tổng thống Nga và ông Medvedev còn là một chính khách đuợc ít người biết đến.

Vào ngày 18/4, Thủ tướng Nga Vladimir Putin lên án Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa ra những nghị quyết về Libya là "sai lầm" và nói rằng " nó giống như một cuộc thánh chiến thời trung cổ." Một vài giờ sau đó, Tổng thống Dmitry Medvedev chỉ trích về những sự biểu hiện của một "cuộc thánh chiến" tại Libya, và gọi chúng là "không thể chấp nhận được". Từ đây, những đồn đoán về sự chia rẽ trong quan hệ “bộ đôi quyền lực” của sứ xử Bạch Dương đã xuất hiện.

Điều này càng thể hiện rõ hơn khi Thủ tướng Putin đã kêu gọi thành lập Mặt trận Dân tộc toàn nước Nga để mở rộng thành phần cử tri ủng hộ cho đảng hồi giữa tháng 5/2011. Trong khi Putin tuyên bố Tổng thống Medvedev đã ủng hộ ý tưởng trên. Nhưng sau đó ông Medvedev không đưa ra sự ủng hộ, mà chỉ khẳng định rằng ông “đã hiểu các động cơ” sau động thái trên. Ông chỉ tuyên bố: “Tôi hiểu những động cơ của một đảng muốn duy trì sự ảnh hưởng trên khắp quốc gia. Một khối liên minh như vậy là hợp với luật pháp và hợp lý theo luật bầu cử”. Theo các chuyên gia, sáng kiến thành lập Mặt trận Dân tộc toàn nước Nga của ông Putin đang phá vỡ thế cân bằng trong "Bộ đôi Putin-Medvedev" và giảm bớt không gian chính trị của đương kim Tổng thống Dmitry Medvedev.

Diễn biến mới trên đang làm dấy lên những đồn đoán cho rằng, sắp có một cuộc đua gay cấn, kịch tính và nóng bỏng giữa ông Medvedev và ông Putin. Nhiều người tỏ ra rất thích thú với viễn cảnh này, bởi nó hứa hẹn sẽ là một trong những cuộc bầu cử hấp dẫn nhất thế giới.

Medvedev thực dụng vì một nước Nga hùng mạnh?

Không dễ gì để Medvedev có thể làm được những gì mình muốn trong suốt 3 năm qua. Nước Nga đang trải qua một thời kỳ khó khăn nghiêm trọng về kinh tế: tỷ lệ thất nghiệp lên đến 10%, tỷ lệ lạm phát là 15%, thị trường chứng khoán Nga gần như sụp đổ, đồng ruple mất giá thảm hại và giá dầu lửa, nguồn thu chính của Nga, thì giảm tới 300%... Tất cả những khó khăn này đã khiến ông Medvedev không thể thực thi được kế hoạch cải tổ nước Nga mà nhờ nó ông đã thắng cử. Song xét trên nhiều khía cạnh, ông đã thay đổi được khá nhiều hình ảnh của nước Nga trong thế kỷ mới. Đó chính là một nước Nga cởi mở hơn và tự do hơn.

Trên sân khấu chính trị quốc tế, nhiều kế hoạch ông đưa ra như kế hoạch an ninh mới cho châu Âu và kế hoạch cải tổ hệ thống tài chính quốc tế đã bị coi là "mơ mộng" nhưng cái mà ông đã làm được lớn nhất sau chiến thắng ở cuộc chiến tại Nam Ossetia chính là xác lập lại một vị trí mới cho nước Nga trong thời kỳ mới. Sau khi Liên Xô sụp đổ, trong suốt một thời kỳ dài chìm ngập trong khó khăn kinh tế, nước Nga đã phải lặng lẽ chứng kiến phương Tây tìm cách lấn lướt ở Đông Âu, can thiệp vào sự bất ổn ở khu vực láng giềng thân cận của Nga và làm hao mòn vị trí đối trọng mà Liên Xô từng có trong một thế giới có xu hướng đơn cực hóa.

"Medvedev rất cần cơ sở quyền lực của chính ông và giờ ông phải giành được những người ủng hộ ở mọi ngóc ngách", Alexei Mukhin thuộc Trung tâm thông tin chính trị nhận định.

Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy, tuy tỷ lệ ủng hộ ông Putin đã giảm đi ít nhiều, xuống còn 53% trong tháng 3/2011 nhưng ông vẫn là chính khách được người dân Nga yêu mến nhất. Đây là vị trí mà Thủ tướng Putin đã chiếm giữ liên tục trong nhiều năm nay. Vì vậy, nói về sự ủng hộ, có vẻ Thủ tướng Putin đang vượt qua Tổng thống Medvedev.

Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh tình hình trong nước không thuận lợi cho Medvedev, ông đang suy nghĩ và tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài nhất là trong quan hệ với Mỹ, Phương Tây. Sau một thời gian dài chỉ trích hành động can thiệp quân sự của Phương Tây vào Libya, cuối cùng tại Hội nghị G8 diễn ra tại Pháp tuần trước, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã bất ngờ tuyên bố “chính quyền của Tổng thống Gaddafi đã mất tính hợp pháp” và Nga có kế hoạch giúp ông này ra đi. Theo giới chuyên gia, lý do mà Tổng thống Nga thay đổi quan điểm là vì những lợi ích riêng của mình tại quốc gia Bắc Phi này, cũng như Nga không muốn tương lai của Libya chỉ do một mình Phương Tây quyết định. Và để tránh nguy cơ này, Nga đành phải nhảy vào. Bằng động thái này, Medvedev đã “ghi điểm” trong mắt Phương Tây. Mỹ coi việc Nga thay đổi quan điểm về Libya là một thắng lợi về ngoại giao. Việc Nga cuối cùng vẫn đứng về phía phương Tây trong vấn đề ở Libya chứng tỏ chính sách cài đặt lại quan hệ Nga-Mỹ dù tiến triển chậm nhưng rất vững chắc và "sự tốt đẹp trong quan hệ với Mỹ" có vai trò quan trọng đối với việc hiện đại hóa nền kinh tế Nga – chiến lược mà Tổng thống Medvedev đang theo đuổi.

Có một thực tế ai cũng nhận ra rằng, nước Nga hiện nay không thể hiện đại hóa - thậm chí là tồn tại - nếu thiếu đầu tư nước ngoài, thiếu kiều hối, thiếu công nghệ hiện đại mà những thứ này có được từ đâu - chỉ có thể là từ Phương Tây. Như vậy, việc Medvedev thân Phương Tây hơn Putin xem ra là điều cần cho nước Nga hiện nay. Nhưng thân ra sao, ở mức độ nào để nước Nga vừa phát triển đúng hướng vừa không quá phụ thuộc là điều cần phải bàn. Cách mà Medvedev đang làm có mang liệu hiệu quả đúng như mong muốn hay không? Liệu có "rủi ro" nào đang rình rập nước Nga ở phía trước hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải xác đáng.

Trên thực tế, mọi mối quan hệ dù gắn bó, thân thiết đến mấy cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng đâu đó. Và mối quan hệ của ông Putin và Medvedev cũng không phải là ngoại lệ, nhất là khi hai ông này có sự khác biệt về thế hệ, tính cách, quan điểm. Những người yêu mến ông Putin và ông Medvedev hầu hết tin rằng, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo này vẫn tốt đẹp và họ sẽ quyết định vấn đề tranh cử vì lợi ích sống còn của nước Nga như họ vẫn thường tuyên bố chứ không vì lợi ích cá nhân khi nắm trong tay quyền lực cao nhất của một nước.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc đang đẩy ASEAN vào vòng tay Mỹ



Sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc đang khiến các bên tranh chấp Biển Đông hết sức lo ngại. Tập hợp liên minh ASEAN, tìm đối trọng cân bằng sức mạnh sẽ là một trong những chính sách mà các quốc gia tranh chấp với Trung Quốc lựa chọn.



Trung Quốc đang đẩy ASEAN vào vòng tay Mỹ

Hà Nội đưa ra tuyên bố kháng nghị mạnh mẽ đối với Bắc Kinh về vụ các tàu tuần tra của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam tại vùng Biển Đông. Theo thông báo ngày 30/5 của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, tàu hải giám Trung Quốc đã tiến sát gần tàu nghiên cứu của Việt Nam đang tiến hành công tác khảo sát tình trạng địa chấn trên bề mặt đáy biển. Các binh sĩ Trung Quốc đã phá những thiết bị nghiên cứu, cắt đứt dây cáp nối tàu Việt Nam với các thiết bị khảo sát đáy biển.

Vấn đề các đảo tranh chấp ở Biển Đông luôn là yếu tố gây bất ổn nghiêm trọng trong khu vực. Cách đây chưa lâu, Philíppin và sau đó là Việt Nam đã gửi Liên hợp quốc công hàm chính thức, khẳng định chủ quyền của nước mình đối với quần đảo Trường Sa. Đó là phản ứng trước việc Bắc Kinh công bố vùng lợi ích của họ bao trùm gần như toàn bộ lãnh thổ vùng biển Đông có trữ lượng dầu khí dồi dào và tài nguyên sinh vật biển rất phong phú. Manila có động thái trên sau khi các tàu hải quân Trung Quốc uy hiếp tàu của Philippin đang tiến hành thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp.

Bắc Kinh không tỏ thái độ gì trước phản đối chính thức của Philíppin và mấy ngày sau công bố lệnh cấm đánh cá tại một số khu vực vùng biển có những quần đảo tranh chấp. Hà Nội không chấp nhận lệnh cấm này và xem văn bản như là sự vi phạm trắng trợn tới toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và chủ quyền của quốc gia trên các quần đảo và đặc khu kinh tế biển độc quyền xung quanh.

Các nước trong khu vực đang cố gắng giảm độ gay gắt của vấn đề. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử trong vùng biển Đông, theo đó quy định về sự sẵn sàng từ bỏ đối đầu và giải quyết vấn đề quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuần túy bằng con đường ngoại giao. Văn kiện ghi nhận sự cần thiết hoạch định một cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ, để quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các vùng biển xung quanh trở thành “khu vực của hòa bình và hợp tác”.

Ông Vasily Mikheev, Phó Giám đốc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, cho rằng cuộc tranh chấp xung quanh các quần đảo trên Biển Đông cần và có thể giải quyết bằng nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Ông Mikheev nói: “Trung Quốc và ASEAN đã có thỏa thuận cơ bản về cùng chung sử dụng các quần đảo này, về việc tại đây là khu vực phi hạt nhân, khu vực hòa bình... Đó là Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông. Nhưng thỏa thuận này mang tính chất văn kiện khung, chỉ xác định những nguyên tắc quan hệ cơ bản. Nhiệm vụ giờ đây là phải làm thế nào để biến thỏa thuận này thành cơ chế hành động thực tiễn, không chia rẽ mà liên kết các quốc gia lại với nhau. Xét trên những tác động tiêu cực thể hiện qua tất cả các động thái ngoại giao thời gian gần đây, tôi cho rằng rằng ban lãnh đạo các nước tuyên bố tham vọng chủ quyền với các quần đảo này cần suy nghĩ kỹ lưỡng, có thái độ tiếp cận nghiêm túc hơn với vấn đề, để biến thỏa thuận khung thành những bước đi thực tế”.

Tuy nhiên, hiện Trung Quốc tỏ ra không vội gì tuân thủ tinh thần và văn bản của Tuyên bố. Các tàu hải giám Trung Quốc tiến hành tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa, chiếm tàu đánh cá của Việt Nam và lấy đi các thiết bị đánh bắt hải sản của ngư dân Việt Nam. Bằng hành động cứng rắn ngang nhiên của mình, Trung Quốc thực sự đang buộc các nước láng giềng phải tìm kiếm một đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. Trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ASEAN đang thể hiện mong muốn Mỹ không chỉ duy trì mà còn tăng thêm sự hiện diện tại khu vực. Nguyện vọng đó hiển nhiên được Oasinhtơn hoan nghênh. Năm ngoái, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nói nước Mỹ có “lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải và sự tôn trọng pháp quyền quốc tế tại khu vực Biển Đông”.

ASEAN hy vọng rằng đến năm 2012, mốc đánh dấu 45 năm thành lập tổ chức - sẽ ký kết được Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Luật phải mang tính bắt buộc đối với tất cả các quốc gia trong khu vực. Nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, thì Biển Đông sẽ có thể trở thành một khu vực của hòa bình và hợp tác.
[Đài Tiếng nói nước Nga]


Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

>> Hải quân VN sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ



HQVN sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, người phát ngôn BNG Việt Nam khẳng định.

Trong buổi họp báo quốc tế chiều 29/5 tại Hà Nội về việc tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 02 (thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - PVN), người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga khẳng định: Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Nói về vụ việc ngày 26/5, bà Nga cho biết: Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, vi phạm Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc.



Bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.

Trước sự quan tâm của báo chí quốc tế về vai trò của hải quân Việt Nam trong việc bảo vệ các tàu ở biển Đông, bà Nguyễn Phương Nga nói, chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Duy Chiến, phó chủ nhiệm Uỷ ban biên giới quốc gia Việt Nam cho biết, việc Trung Quốc hiện nay tìm cách để thực hiện đường yêu sách 9 đoạn (đường lưỡi bò) ở biển Đông thực tế đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Phó chủ nhiệm Uỷ ban biên giới khẳng định, một điều rất rõ ràng là đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý quốc tế nào cả. Đường lưỡi bò cũng trái với Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc mà Trung Quốc cũng là một thành viên. Yêu sách này đã xâm phạm các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, và bị nhiều nước phản đối.

Trả lời câu hỏi về việc người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho rằng “Việt Nam tiến hành thăm dò dầu khí ở vùng biển do Trung Quốc quản lý đã làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc. Việc tàu hải giám Trung Quốc thực hiện với tàu Việt Nam là hoạt động giám sát và chấp pháp ở vùng biển do Trung Quốc quản lý. Trung Quốc luôn nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông”, bà Nguyễn Phương Nga nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam bác bỏ luận điệu phát biểu này”.

Bà Nga nói, cần phải làm rõ một số điểm như sau, trước hết, khu vực mà Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý theo công ước Luật biển quốc tế năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý. Phía Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp.

Cũng theo người phát ngôn, Việt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình.



Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong ảnh, Hải quân đánh bộ Việt Nam trên luyện tập trên quần đảo Trường Sa.

Tuy nhiên cũng cần nói rõ rằng, không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức của lãnh đạo cấp cao hai nước. Điểm thứ ba, Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông.

Phó tổng giám đốc tập đoàn PVN, ông Đỗ Văn Hậu cho biết, tàu hải giám Trung Quốc đã gây hai loại thiệt hại cho tàu Bình Minh 02. Thứ nhất là hỏng các phương tiện thiết bị khảo sát địa chấn, cắt đứt cáp địa chấn, làm hỏng hệ thống tín hiệu, thu tín hiệu của tàu Bình Minh 02.

Và thiệt hại quan trọng hơn cả là PVN phải dừng hoạt động hai ngày để loại bỏ thiết bị hỏng và thay thiết bị mới, sửa chữa thiết bị. Sau đó PVN cũng phải dành nhiều thời gian nữa để sửa chữa thiết bị bị hỏng. “Chúng tôi đang đánh giá mức độ thiệt hại và sẽ có báo cáo chi tiết”, ông Hậu nói.

Trả lời về việc Trung Quốc đã từng can thiệp vào công tác của PVN, ông Hậu nói, hoạt động dầu khí trên thềm lục địa của chúng ta trải dài từ phía bắc Vịnh Bắc Bộ cho tới mũi Cà Mau. Và Trung Quốc đã nhiều lần vi phạm nằm ở khu vực chúng ta gọi là nhạy cảm.

Các hoạt động này bao gồm khảo sát địa chấn, khảo sát địa chất công trình, hoạt động khoan, và nhiều hoạt động này đã bị tàu Trung Quốc vào gần để quấy nhiễu và đã từng có trường hợp cắt cáp. Tất cả các trường hợp này đều được các cơ quan chính quyền Việt Nam đưa ra phản đối mạnh mẽ với Trung Quốc.

Đối với Petro Việt Nam, ngoài thiệt hại ra, Tập đoàn đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác với nhiều đối tác, nhà đầu tư nước ngoài tại vùng thềm lục địa Việt Nam, kể cả ở khu vực PVN đang khảo sát hôm 26.5. Chắc chắn sự kiện này cũng làm ảnh hưởng đến chủ trương, tâm lý và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. “Tuy nhiên tôi khẳng định tất cả nhà đầu tư nước ngoài biết rằng các hoạt động dầu khí của PVN và của họ trên những khu vực đã ký kết là nằm trong vùng Việt Nam có chủ quyền”, ông Hậu khẳng định.
[VietnamDefence news]


Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

>> Trò hề 'giết người, cướp của' dưới cờ Liên hiệp quốc



Cuộc chiến của NATO chống Libya lâm vào bế tắc khiến Mỹ, Anh, Pháp... phải dùng trò hạ lưu là ám sát Gaddafi và gia đình ông. Mục đích biện minh cho phương tiện, nên một sinh viên 29 tuổi và 3 đứa cháu dưới 12 tuổi của anh ta bị giết vì bị Thủ tướng Anh coi là những người ra lệnh cho quân đội Libya.



Trả lời phỏng vấn của BBC, Thủ tướng Anh David Cameron, khẳng định việc máy bay NATO bắn tên lửa giết hại Saif al-Arab, con trai út ông Muammar Gaddafi, và con đứa con của Saif là không vi phạm nghị quyết của LHQ.






Theo ông Cameron, nghị quyết 1973 cho phép tiêu diệt sức mạnh chiến đấu của đối phương: xe tăng, bệ phóng tên lửa, các vũ khí trang bị khác, cũng như những ai ra mệnh lệnh để ngăn chặn sự giết chóc dân thường. Vì thế ông Cameron, cho rằng, cái chết của Gaddafi con và 3 con anh ta nằm trong hiệu lực của đoạn cuối nghị quyết.

Bên cạnh đó, ông Cameron vẫn bai bải: “Các nhân vật cụ thể không phải là mục tiêu của các cuộc không kích của NATO vào lãnh thổ Libya”

Ông Cameron cũng nói ông Gaddafi từng vừa tuyên bố muốn đình chiến, nhưng ngay sau đó đã hạ lệnh cho nổ cảng Misurata, nơi đón nhận các tàu chở hàng trợ giúp nhân đạo đến thành phố này.

Tuy nhiên, ông Cameron không nói rõ, liệu vũ khí, đạn dược do những con tàu này chở đến cho quân nổi dậy ở Misurata có phải là “hàng trợ giúp nhân đạo” hay không.



Cuộc không kích đêm 30.4 rạng sáng 1.5 nhằm vào một biệt thự ở Bab al-Azizya, Tripoli, trong đó có mặt các thành viên gia đình nhà lãnh đạo Gaddafi và vợ ông, giết chết con trai út và 3 đứa cháu của ông Gaddafi, làm bị thương một số họ hàng và bạn bè ông, song vợ chồng ông Gaddafi đã may mắn thoát chết.

Saif al-Arab Gaddafi, 29 tuổi, sinh ngày 1.1.1982, là con trai út của ông Muamamar Gaddafi. Mẹ anh ta là người vợ thứ hai của ông Muammar Gaddafi là Safia Farkash. Saifđang học kinh tế tại một trường đại học ở Đại học kỹ thuật Munich, Đức, chỉ mới trở về sau khi bạo loạn bắt đầu ở Libya và không đóng vai trò gì trong đời sống chính trị Libya. Khác với các anh mình, Saif al-Arab, không phải là một chỉ huy quân đội hay quan chức tuyên truyền cao cấp.


David Cameron: Giết con trai và các cháu của Gaddafi không vi phạm nghị quyết LHQ ???


David Cameron: Giết con trai và các cháu của Gaddafi không vi phạm nghị quyết LHQ Đây không phải lần đầu tiên con cái ông Gaddafi bị chết trong các vụ không kích. Năm 1986, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Tripoli đã giết chết con gái nuôi của ông Muammar Gaddafi.

Đại diện NATO xác nhận sự việc không kích, song nhấn mạnh, họ chỉ không kích “các mục tiêu quân sự”.

Bài viết của Shashank Joshi trên BBC cho rằng, nếu đúng là Saif bị chết thì nhiều khả năng điều đó cho thấy NATO áp dụng chiến thuật quyết liệt hơn nhằm thoát khỏi thế bế tắc ở Libya. Song việc giết hại Saif Al-Arab Gaddafi trong một cuộc không kích là một sai lầm chiến lược trầm trọng, vô nghĩa về mặt quân sự nhưng tai hại về mặt ngoại giao.

Từ cuối tháng 4.2011, NATO loay hoay giở thêm các bài mới ở Libya, ví dụ: Anh, Pháp, Italia cử cố vấn quân sự tới giúp phe nổi loạn, Mỹ cử máy bay không người lái làm nhiệm vụ ‘tìm-diệt’ các lãnh đạo Libya; không kích các mạng lưới chỉ huy, kiểm soát, truyền tin và tình báo.

Bài báo đặt câu hỏi: Nhưng liệu cuộc tấn công có còn là vụ ám sát không?
Việc ám sát một nguyên thủ quốc gia là bất hợp pháp theo luật quốc tế và bị nhiều sắc lệnh tổng thống Mỹ nghiêm cấm. Cuộc tấn công này và cái chết của Saif al-Arab mang lại kết quả quân sự nhỏ nhoi nhưng với cái giá ngoại giao và tượng trưng rất lớn đối với NATO.

Dư luận cho rằng, cái chết của con và cháu ông Gaddafi có thể gây chia rẽ trong hàng ngũ kẻ thù của Libya, bôi nhọ nặng nề hình ảnh của phương Tây.

NATO đang muốn đánh đòn tâm lý nhằm khuất phục ông Gaddafi dù biết trước khả năng “giết nhầm”. Vấn đề là cái chết của những người không liên quan đến giới lãnh đạo chính trị và quân sự sẽ làm gia tăng sự phản đối ngoại giao đối với cuộc chiến từ phía Nga, Trung Quốc và những nước khác, sẽ làm các thành viên liên minh kém tích cực như Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, nổi giận, gây phẫn nộ trong dư luận Arab và châu Phi. Cuối cùng, nó có thể khiến Anh và Pháp phải đơn độc gánh vác cuộc chiến với sự giúp đỡ khiêm tốn và hạn chế của chính quyền Mỹ vốn khôn ngoan phó mặc cuộc chiến cho các đồng minh châu Âu.

Bộ Ngoại giao Nga đã bày tỏ nghi ngờ các mục tiêu mà NATO tấn công đều là các mục tiêu quân sự và cho rằng, mục tiêu thật sự của NATO là giết hại ông M. Gaddafi, đồng thời chỉ trích NATO đã vượt quá khuôn khổ nghị quyết LHQ.

Chủ tịch Ủy ban quốc tế Duma Quốc gia Nga Konstantin Kossachev cho rằng, nếu cái chết của con trai và 3 cháu của ông Gaddafi bị giết được xác nhận thì đây là đòn đau nhất giáng vào hoạt động của liên minh chống Libya. Các hành động đó vượt quá khỏi phạm vi ủy nhiệm của Hội đồng Bảo an LHQ và là sự can thiệp trắng trợn nhất vào công việc nội bộ của Libya. Ông Kosachev nhận xét đang có ngày càng nhiều sự kiện cho thấy mục đích của liên minh chống Libya là giết hại ông Gaddafi.

Phía chính phủ Libya tuyên bố, đây là âm mưu trực tiếp giết hại nhà lãnh đạo Libya và cuộc không kích hôm 30.4 là âm mưu thứ tư sát hại ông M. Gaddafi.

Đối phó với chiến thuật “tấn công chặt đầu” (ám hại các nhà lãnh đạo), ông Gaddafi nên cải tổ hệ thống lãnh đạo nhà nước và chỉ huy quân đội, phân tán và tăng cường bảo vệ đội ngũ lãnh đạo, đồng thời động viên hơn nữa lực lượng của mình chiến đấu hơn là cầu hòa với phương Tây và phe nổi dậy.

[VietnamDefence news]


Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

>> Thêm một người con của Gaddafi thiệt mạng vì không kích



Ngày 1/5, Chính phủ Libya xác nhận con trai út của Tổng thống Libya Muammar Gaddafi đã thiệt mạng sau một đợt không kích của NATO.



Phát ngôn viên Chính phủ Libya Moussa Ibrahim cho biết: Ngày 30/4, các máy bay của NATO đã ném bom vào dinh thự nơi ông Gaddafi đang trú ẩn cùng vợ, phá hủy hoàn toàn dinh thự này và để lại một hố bom khổng lồ. Ông Gaddafi may mắn thoát chết, tuy nhiên con trai và 3 cháu nội của ông đã thiệt mạng.

Theo ông Ibrahim, dinh thự của Tổng thống Gaddafi nằm trong một khu vực dân cư ở Tripoli, đồng thời nhấn mạnh Saif al-Arab Gaddafi – người con trai bị giết chết – không liên quan nhiều đến chính trị ở Libya. Saif al-Arab Gaddafi, 29 tuổi, chỉ mới quay về Libya gần đây sau một thời gian học ở Đức.

“Các máy bay của NATO đã tấn công bằng tất cả sức mạnh. Đây là một âm mưu ám sát trực tiếp của NATO nhằm vào lãnh tụ Gaddafi”, ông Ibrahim nói, và khẳng định lãnh tụ Gaddafi và vợ “vẫn mạnh khỏe”.




Saif al-Arab Gaddafi


Ngay sau vụ tấn công, Đài truyền hình Libya chiếu cảnh đám đông tụ tập xung quanh khu vực dinh thự, hô vang khẩu hiệu “thánh chiến” và bày tỏ sự ủng hộ với ông Gaddafi.

Phóng viên BBC Christian Fraser, người được đưa đến hiện trường 2 giờ sau đó, xác nhận vụ ném bom đã đánh trúng dinh thự của ông Gaddafi và có dấu hiệu về một cuộc họp mặt gia đình đã diễn ra tại đây.

Tuy nhiên, theo phóng viên Fraser, “sức mạnh hủy diệt của vụ tấn công” lớn đến nỗi rất khó tưởng tượng được ông Gaddafi và vợ có thể thoát chết mà không bị thương tích gì nghiêm trọng, nếu thật sự ông Gaddafi đã có mặt tại đây.

"Luật rừng"
Chính phủ Libya đã bày tỏ sự phẫn nộ trước một hành động mà theo họ là “bất chấp luật pháp quốc tế” và “một tội ác chiến tranh”.

“Chúng tôi yêu cầu thế giới hãy nhìn vào vụ việc này để thấy rằng có những người đang hành xử theo luật rừng – BBC dẫn lời phát ngôn viên Moussa Ibrahim – Việc ném bom này đang bảo vệ thường dân như thế nào? Saif al-Arab chỉ là một sinh viên, một thường dân… Anh ta đang sống cùng cha mẹ, các cháu trai cháu gái và những người quen khác, anh ta phạm phải tội ác gì cho đến khi bị NATO sát hại”.

Vụ tấn công xảy ra chỉ chưa đầy một ngày sau khi Tổng thống Gaddafi xuất hiện trên Đài truyền hình Libya kêu gọi ngừng bắn và đối thoại. Chính phủ Libya tố cáo NATO đã cố gắng áp sát ông Gaddafi bằng cách không kích vào khu vực có đài truyền hình trong thời gian ông Gaddafi phát biểu.

“NATO không quan tâm đến lời kêu gọi đối thoại của chúng tôi, mà chỉ quan tâm đến việc cướp đi tự do và dầu mỏ, cũng như quyền tự quyết tương lai của chúng tôi”, ông Ibrahim nói.

Các quan chức NATO vẫn chưa bình luận về vụ việc. Một quan chức cấp cao của Chính quyền Obama nói Chính phủ Mỹ “có biết” về vụ tấn công, tuy nhiên không xác nhận về số người thiệt mạng và yêu cầu giới truyền thông đặt câu hỏi với NATO về các vấn đề liên quan.

Trong khi đó Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Chuyển tiếp của phe nổi dậy Abdul Hafiz Ghoga bác bỏ thông tin mà Chính phủ Libya đưa ra, cho rằng “đây chỉ là lời nói dối để tìm kiếm sự thông cảm”.

CNN dẫn lời Brian Riedel, lãnh đạo Viện Brookings và từng làm cố vấn cho 3 đời Tổng thống Mỹ, nhận định nếu vụ giết con trai Gaddafi thật sự xảy ra thì các triển vọng về việc ông Gaddafi sẽ rời quyền lực trong hòa bình lại càng thêm mờ mịt.

Năm 1986, Quân đội Mỹ từng tiến hành không kích vào dinh thự của ông Gaddafi, giết chết con gái nuôi Hanna Gaddafi của ông.


[BDV news]


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

>> Thái Lan - Campuchia đưa vũ khí hạng nặng tới biên giới



Tình hình xung đột biên giới Thái Lan - Campuchia đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp.

Mối lo ngại về nguy cơ chiến tranh ngày càng gia tăng khi cả hai bên đều điều động thêm vũ khí hạng nặng đến gần biên giới. Ngày 24/4/2011, lại xảy ra một vụ đấu súng nữa kéo dài đến 7 giờ, từ 10h sáng đến tận 18h, thêm 3 binh sĩ của Thái Lan bị thương.

Quân đội của đôi bên đã được đặt trong tình trạng báo động cao, cả hai đã điều động thêm viện quân đến khu vực xảy ra xung đột.



Xe tăng của Thái Lan đang được điều động đến biên giới làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn.


Sau vụ đấu pháo ngày 22/4/2011 giữa hai bên, tình hình vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống, cả hai đều đổ lỗi cho nhau về vụ xung đột này.

Theo thống kê sơ bộ,đến thời điểm hiện tại đã có 4 binh sĩ Thái Lan thiệt mạng và 27 người khác bị thương. Trong khi đó phía Campuchia có 6 binh sĩ thiệt mạng và 13 người khác bị thương.

Trong khi đó, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN đang tỏ ra lo lắng trước tình hình xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon, kêu gọi hai bên lập tức ngồi vào bàn đàm phán và thiết lập một lệnh ngừng bắn. Ông tin rằng, các tranh chấp không thể giải quyết ổn thỏa bằng phương tiện quân sự.

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cũng lên tiếng kêu gọi hai bên nhanh chóng ngồi vào bàn đàm phán. Tránh nguy cơ chiến tranh leo thang.

"Tôi chỉ có thể thêm vào đó tiếng nói của tôi để kêu gọi một giải pháp hòa bình cho một căng thẳng âm ỉ từ lâu giữa hai nước thành viên ASEAN của chúng tôi", ông Pitsuwan nói.


[BDV news]


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

>> Góc nhìn về vấn đề Libya từ châu Phi



Libya sẽ đi đâu về đâu? Lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng chính trị quân sự tại đây? Đó là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.

Ngày 19/3/2011, Pháp, Anh, Mỹ mở màn cuộc không kích chống lại quân đội của Tổng thống Gaddafi theo Nghị quyết 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới tin rằng, hành động can thiệp quân sự với mục đích bảo vệ dân thường khỏi các cuộc tấn công của quân đội chính phủ, cải thiện tình hình nhân đạo tại đây, sẽ cho kết quả ngược lại.

Động cơ nào của hành động quân sự?

Một số nhà phân tích cho rằng, phương Tây có mục đích khác đằng sau việc thực thi vùng cấm bay để bảo vệ thường dân theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Abdullatif Haj Hussein, một nhà phân tích chính trị người Sudan nói với Tân Hoa Xã rằng, thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc chỉ là cái cớ cho hành động can thiệp quân sự vào Libya.

“Chúng ta đã nhận thấy bài học từ Iraq và Afghanistan, can thiệp quân sự vào các quốc gia này có liên quan mật thiết với lợi ích kinh tế và chính trị. Lượng dầu mỏ của Libya chiếm 2/3 nhu cầu của các quốc gia đang tiến hành can thiệp quân sự vào Libya, các quốc gia này đang tìm kiếm một giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích về dầu mỏ của họ tại Libya”, Ông Hussien đã nói.

Ông cũng lưu ý thêm rằng: “Tham vọng to lớn của các cường quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi đường đi của các cuộc biểu tình tại Libya và các quốc gia khác. Các nước lớn đang tìm cách vẽ một bản đồ mới tại Bắc Phi và Địa Trung Hải và Nghị quyết số 1973 là cơ hội lớn để thực hiện điều này”.



Vùng cấm bay chỉ là cái cớ cho hành động can thiệp quân sự vào Libya.


Abdul-Rahim al-Sunny một nhà phân tích trị người Sudan khác cho biết: “Mục tiêu đằng sau sự can thiệp quân sự tại Libya là chia nước này thành hai miền phía Đông và phía Tây và đưa đất nước này trở lại thời kỳ đã tồn tại dưới sự cai trị của vua Al –Sanousi”

Ông Abdul-Rahim al-Sunny cho biết thêm: “Một khía cạnh nữa giải thích cho động cơ can thiệp quân sự vào Libya là để bán vũ khí, thúc đẩy chính phủ các nước trên tiếp tục rót vốn cho các chương trình phát triển vũ khí. Đó là lợi ích cốt lõi của phương Tây, họ sẽ kéo dài cuộc chiến tại Libya càng lâu càng tốt, và dường như họ không quan tâm đến việc lật đổ ông Gaddafi. Tôi tin rằng, các nước phương Tây lọ ngại người Hồi Giáo sẽ kiểm soát Libya nếu ông Gaddafi bị lật đổ”

Các chuyên gia cho rằng, tầm quan trọng của dầu mỏ tại Libya không nằm ở số lượng mà ở chất lượng của dầu mỏ tại đây. Hiện tại, Libya đang sản xuất 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và đang có kế hoạch tăng sản lượng lên đến 3 triệu thùng mỗi ngày trong những năm tới. Năm 2010, các công ty dầu mỏ tại Libya phát hiện ra hơn 24 mỏ dầu mới.

Liên minh châu Phi và nhiều quốc gia trên thế giới phản đối sự can thiệp quân sự để giải quyết tình hình tại Libya. Can thiệp quân sự làm chiến sự trở nên phức tạp hơn, kéo dài và đó sẽ tạo ra một cuộc khủng khoảng nhân đạo nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Nghị quyết 1973 ra đời nhằm bảo vệ thường dân trước các cuộc tấn công của quân đội chính phủ ông Gaddafi. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy chiều hướng ngược lại, vùng cấm bay được lập ra để bảo vệ thường dân tại các khu vực do lực lượng nỗi dậy kiểm soát, nhưng lại gây hại cho thường dân tại các khu vực do quân đội chính phủ kiểm soát.

Với lực lượng nỗi dậy, thiếu vũ khí hạng nặng, binh sĩ không có kinh nghiệm chiến đấu. Rõ ràng, họ không thể dành chiến thắng nếu không có sự can thiệp quân sự từ bên ngoài.

Anh, Pháp, Italy đã điều động cố vấn quân sự đến Libya hỗ trợ cho lực lượng nỗi dậy. Điều đó càng khẳng định họ đang muốn chia Libya thành hai miền, phía Tây do Tổng thống Gaddafi quản lý và phía Đông do Hội đồng chuyển tiếp quốc gia TNC đại diện cho lực lượng nỗi dậy kiểm soát.

Cần lưu ý rằng, phía Đông là khu vực giàu dầu mỏ nhất của Libya.

Liên minh châu Phi AU tin rằng, một giải pháp chính trị là chìa khóa cho cuộc xung đột tại Libya. Chủ tịch AU cho biết: “Ngay từ đầu, chúng tôi tin rằng, tình hình tại Libya chỉ có thể giải quyết bằng một giải pháp chính trị”. Tuy vậy, Bruce Jones, Giám đốc của Trung tâm hợp tác quốc tế ĐH New York cho biết, vẫn chưa thấy các hoạt động xúc tiến cho một thỏa thuận ngừng bắn giữa đôi bên.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị tin rằng, bất kỳ giải pháp chính trị nào cần phải được kiểm soát bởi chính người dân Libya. Họ chứ không phải ai khác mới chính là những người có quyền quyết định về vận mệnh của đất nước mình. Thực tế cho thấy rằng, phương Tây đã không thành công trong việc tái thiết Iraq và Afghanistan sau chiến tranh.


[BDV news]


Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

>> Philippines mua tàu chiến vì Trung Quốc?



[BDV news] Quân đội Philippines thông báo là định sử dụng loại tàu mới do Mỹ chế tạo để tăng cường tuần tra. Theo RFI, thông tin này được đưa ra trong lúc Manila tỏ thái độ cứng rắn hơn trước các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại biển Đông.

Theo Chuẩn tướng Jose Mabanta, phát ngôn viên quân đội Philippines, hải quân nước này có ý định đưa vào sử dụng tàu tuần tra loại Hamilton hiện đại mới mua của Mỹ và sẽ được giao cho Philippines vào tháng 6 tới đây.

Quân đội Philippines còn tiết lộ thêm là một nhóm lính hải quân Philippines đang tu nghiệp tại Mỹ để học cách vận hành loại tàu tuần tra mới.



Philippines mua tàu chiến. Ảnh minh họa.


Theo hải quân Mỹ, Hamilton có khả năng di chuyển đường trường, được trang bị hệ thống vũ khí thuận tiện cho việc cận chiến. Loại tàu này như vậy sẽ góp phần tăng cường hiệu năng của hải quân Philippines, vốn chỉ có một đội tàu rất nhỏ và cũ kỹ so với Trung Quốc.

Hạm đội Philippines chủ yếu bao gồm các chiến hạm cũ do Mỹ “thải ra” và được tân trang lại. Soái hạm của hải quân Philippines cũng chỉ là chiếc Rajah Humabon, một khu trục hạm hộ tống loại Cannon được đóng từ Thế chiến II và hiện là một trong chiến hạm cũ nhất trên thế giới còn đang hoạt động.

Theo RFI, Philippines ngày càng cảm thấy cần phải gia tăng sự hiện diện quân sự trong bối cảnh họ cố tránh làm “phật ý” Bắc Kinh.

Trước đó, Philippines chính thức gửi thư lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ tấm bản đồ chủ quyền hình “lưỡi bò” mà Bắc Kinh công bố.

Cũng theo RFI, bất chấp phản ứng của Philippines, Trung Quốc vẫn tiếp tục đòi hỏi độc quyền trên toàn bộ các vùng đang tranh chấp và vùng biển liền kề. Vào hôm 14/4, một lần nữa, Bắc Kinh lại lên tiếng cho rằng hành động phản đối của chính quyền Manila là điều không thể chấp nhận được.

Nhân cuộc họp báo thường kỳ, ông Hồng Lôi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Chính quyền Trung Quốc không thể chấp nhận nội dung thư ngoại giao mà Chính phủ Philippines đệ trình lên Liên Hiệp Quốc”.

Lý do mà Bắc Kinh đưa ra cũng vẫn là: “Chủ quyền của Trung Quốc, các quyền liên quan và quyền quản lý hành chính tại biển Đông đều bắt nguồn từ lịch sử và dựa trên các cơ sở pháp lý”.

Theo RFI, lập luận này từng bị biết bao nhà khoa học và nghiên cứu quốc tế phản bác. Dù vậy, Trung Quốc đến nay vẫn thường xuyên nhắc đi nhắc lại nhiều lần.



Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

>> Sức mạnh Không quân Indonesia



[BDV news] Indonesia đang bắt đầu khôi phục lại các lực lượng vũ trang vốn danh tiếng một thời.

Trong kế hoạch “khoác cho quân đội bộ áo mới”, bước đầu giới chức Indonesia tập trung khôi phục lại lực lượng không quân với khoản kinh phí lên đến 150.000 tỷ rupi cho kế hoạch 5 năm tới.

Đồng thời, Indonesia không ngần ngại tuyên bố sẽ tăng số lượng các cuộc tập trận quân sự trên không để nâng cao khả năng tác chiến.

Để thực hiện kế hoạch khôi phục sức mạnh cho không quân, Indonesia dự định sẽ mua sắm các loại máy bay mới, các trang thiết bị kỹ thuật quân sự của các nước châu Âu, Mỹ và Nga.

Sau đỉnh cao là khủng hoảng
Không quân Indonesia được thành lập từ năm 1946, tiền thân là một quân chủng với số lượng nhân sự và sức mạnh khá khiêm tốn.

Đầu những năm 1960, dù đảng Cộng sản Indonesia không nắm quyền, nhưng vẫn có một uy tín chính trị tương đối cao và ảnh hưởng lớn đến chính sách quốc phòng. Dựa vào đó, Indonesia đã tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc và Nga. Nhờ vậy, Indonesia đã đầu tư sức mạnh cho lực lượng không quân của mình.



MiG-17 trong biên chế Không quân Indonesia.


Cụ thể, năm 1961, Indonesia trở thành khách hàng thứ hai của Liên Xô mua máy bay ném bom Tu-16. Ngoài ra, Indonesia tích cực mua sắm các loại máy bay hiện đại khi đó, như MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21, Il-28, An-12, La-11 và trực thăng Mi-4, Mi-6... Các loại máy bay này được sử dụng trong khoảng thời gian khá lâu cùng thời với với Ту-2, B-25 Mitchel, A-26 Invader, P-51 Mustang, C-47 Dakota.

Với sức mạnh tiềm năng khá lớn (hơn 400 máy bay và trực thăng), đến cuối năm 1965, không quân Indonesia đã trở thành lưc lượng không quân có uy lực mạnh nhất ở nam bán cầu.

Tuy nhiên, thời kỳ hưng thịnh đã nhanh chóng lụi tàn vào năm 1966, khi Thiếu tướng Khadzi Mukhammed Sukharto lên nắm quyền, làm đóng băng quan hệ của Indonesia với các nước thuộc phe XHCN. Điều này khiến các lực lượng vũ trang mất đi khả năng mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật và thiết bị phụ trợ mới.

Đầu những năm 1970, Không quân Indonesia tuyên bố, chỉ 20% máy bay trong trang bị có thể thực hiện các chuyến bay, số còn lại đã không thể hoạt động và cần phải sửa chữa.

Năm 1970, tất cả các loại máy bay MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21 và Tu-16, muộn hơn nữa là B-25 và P-51 bị loại khỏi biên chế.


Những "chiến binh" tạo nên đỉnh cao sức mạnh một thời của Không quân Indonesia lần lượt bị loại khỏi biên chế. Trong ảnh là máy bay ném bom Tu-16 của Không quân Indonesia.


Trên thực tế, trong thời gian hàng chục năm, Không quân Indonesia được liệt vào loại kém nhất trong khu vực.

Tình hình có vẻ được cải thiện đôi chút vào cuối những năm 1970 khi Austrailia chuyển giao cho Indonesia một vài máy bay tiêm kích F-86 Sabre. Sau đó, Indonesia đã “tậu” được của Anh các máy bay huấn luyện chiến đấu BAE Hawk Mk.53. Cuối những năm 1980, không quân nước này đã mua của Mỹ và Israel các máy bay tấn công A-4 Skyhawk và máy bay tiêm kích F-5E/F Tiger II. Năm 1989, Indonesia mua thêm của Mỹ 12 máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon.

Indonesia đã tổ chức nhiều vụ thầu cung cấp máy bay chiến đấu và vận tải. Cụ thể, không quân nước này có kế hoạch sở hữu 60 máy bay tiêm kích F-16, 24 Su-30KI và một vài BAE Hawk. Nhưng kế hoạch này ngay lập tức đã bị tiêu tan vào năm 1992 khi Mỹ tuyên bố cắt đứt hợp tác quân sự với Indonesia với lý do Indonesia đã tiến hành các hoạt động quân sự tại Đông Timor, tây Papua và Achekh. Sau Mỹ, nhiều nước châu Âu đã cắt đứt quan hệ ngoại giao, kinh tế và quân sự với nước này.

Cùng với lệnh cấm vận, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã tước đi hoàn toàn khả năng mua sắm các trang thiết bị quân sự và thiết bị ở thị trường bên ngoài của Indonesia. Chính vì vậy, không quân Indonesia lâm vào khủng hoảng, yếu kém.

Hiện nay, trong trang bị của không quân có 330 máy bay và trực thăng huấn luyện, huấn luyện - chiến đấu, chiến đấu, vận tải. Trong số các loai máy bay trên, theo các đánh giá khác nhau, chỉ có 150-260 có thể hoàn thành các chuyến bay. Và tất cả các loại máy bay này cần sửa chữa và hiện đại hoá.

“Vươn vai thức giấc” mạnh mẽ
Năm 2005, khi Chính phủ Indonesia và lãnh đạo nhóm nổi dậy “Acher tự do” ký thảo hiệp hoà bình, Mỹ đã bãi lệnh cấm vận vũ khí cho nước này. Nhờ vậy, Không quân Indonesia có những bước khởi sắc.

Theo số liệu của Flightglobal MiliCAS, trong trang bị của Không quân Indonesia chỉ còn 194 máy bay và trực thăng có thể cất cánh (1).

Vào tháng 3/2011, Tư lệnh không quân Indonesia, Imam Sufaat tuyên bố, không quân cần tăng số lượng các trang thiết bị kỹ thuật, bởi trong 5 năm tới đất nước sẽ tiến hành nhiều chiến dịch quân sự.

Theo kế hoạch này, không loại trừ khả năng Indonesia sẽ tiếp tục tham gia các chiến dịch hoà bình của Liên Hợp Quốc (2).

Với kế hoạch phát triển không quân trong 5 năm tới, Indonesia dự định chi khoản ngân sách 150.000 tỷ rupi, tương đương 17 tỷ USD. 2/3 số tiền trên sẽ lấy từ ngân sách quốc gia, số còn lại Bộ Quốc phòng sẽ nhận dưới dạng thanh toán tín dụng.


Không quân Indonesia ngày càng có nhiều hoạt động hợp tác quốc phòng.


Với số tiền này, Indonesia sẽ mua các máy bay tiêm kích mới, máy bay vận tải quân sự, trực thăng tìm kiếm cứu hộ và hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật hàng không hiện có trong trang bị.

Không quân nước này dự định hiện đại hoá 4 Su-27SK và Su-30MK biến thể SKM và MK2, 10 máy bay tiêm kích F-16A/B, tiến hành đại tu 15 máy bay tiêm kích F-15E.

Tháng 1/2011, Indonesia đã ký hợp đồng với công ty Arinc Engineering của Mỹ hiện đại hoá 5 máy bay vận tải quân sự C-130B. Dự kiến, các máy bay này sẽ được trang bị các thiết bị hàng không mới và vỏ khác, chuyển giao cho không quân Indonesia trong thời gian 3 năm tới.

Ngoài ra, không quân Indonesia đang xem xét khả năng mua đến 6 máy bay vận tải quân sự C-27J Spartan hoặc Casa CN-295. Dự kiến, việc mua sắm máy bay sẽ được thực hiện trong khuôn khổ đấu thầu.

Ngày 21/3/2011, theo thông báo, Công ty hàng không Indonesia Garuda đã bán cho không quân nước này 2 máy bay vận tải đã qua sử dụng B737-400. Không quân sẽ sử dụng để vận chuyển quân đổ bộ.


Không quân Indonesia có những bước tiến mạnh mẽ thời gian gần đây. Trong ảnh là một phi đội F-16 trong biên chế Không quân Indonesia.


Hiện nay, Indonesia tiến hành đàm phán với Mỹ mua 24 máy bay tiêm kích đã qua sử dụng F-16A/B Block 25. Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó đã đề xuất viện trợ miễn phí cho Indonesia các máy bay này với điều kiện sau khi nhận được máy bay nước này, Indonesia phải thuê các công ty Mỹ sửa chữa và hiện đại hoá.Indonesia đã thông qua đề xuất của Mỹ và tuyên bố rằng, việc hiện đại hoá các máy bay Mỹ “cho không” sẽ rẻ hơn mua 6 chiếc F-16C/D Block 52 mới như dự kiến.

Ngoài ra, Indonesia đã gửi yêu cầu không chính thức đến Anh để mua 24 máy bay tiêm kích Eurofighter Typhoon. Nếu đề xuất này được chính phủ Anh tán thành thì tổng giá trị của hợp đồng sẽ lên tới 5 tỷ bảng, tương đương 8,1 tỷ USD.

Để thực hiện kế hoạch hiện đại hoá không quân, ngoài những đối tác trên, Indonesia còn đặc biệt quan tâm đến nhà cung cấp truyền thống – Nga.


Indonesia nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-30MK của Nga.


Bộ Quốc phòng Indonesia tuyên bố trong 10 năm tới sẽ mua 180 máy bay tiêm kích Sukhoi để thành lập 10 phi đội bay.

Tháng 9/2010, Indonesia tuyên bố đã mua thêm 6 tiêm kích Su-30MK2. Trong tương lai, máy bay tiêm kích của Nga sẽ là lực lượng nòng cốt trong thành phần máy bay chiến đấu của không quân Indonesia.

Tháng 6/2010, Indonesia đã ký thoả thuận tham gia dự án chung với Hàn Quốc chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình KF-X thế hệ "4++".

KF-X thế hệ "4++" sẽ được chế tạo bằng cách sử dụng công nghệ tàng hình và theo sự mô tả kỹ thuật, nó có khả năng vượt trội so với máy bay Rafale và Typhoon, tuy nhiên không thể sánh được với tiêm kích F-22 Raptor và F-35 Lightning II.

Với việc tham gia dự án chung với Hàn Quốc, không quân Indonesia dự định sẽ sở hữu 50 máy bay tiêm kích KF-X.

(1) Cụ thể là các loại máy bay tiêm kích F-16A, Hawk Mk.209, Mirage 2000, Su—27SK/SKM, Su-30МК/МК2, máy bay tấn công OV-10 Bronco, máy bay tuần tiễu B737MPA, CN-235MPA, máy bay tiếp dầu KC-130B, máy bay vận tải C-130B/H/L-100 Hercules, C-212 Aviocar, Casa CN-235, Fokker F-27 Friendship, Pilatus PC-6 Porter, trực thăng tấn công đa năng AS332 Super Puma, Bell 412, EC725 Super Cougar và SA330 Puma.

Ngoài ra, không quân nước này còn trang bị máy bay trực thăng huấn luyện EC120B Colibri, máy bay SF.260, F-16B, Hawk Mk.53, Hawk Mk.109, KT-1 Ungbi và T-34 Mentor.

(2) Trước đó, với tư cách là thành viên, Indonesia đã tham gia các chiến dịch của Liên Hợp Quốc tại nước Cộng hoà Dân chủ Congo, Lebanon, chiến dịch thứ nhất và thứ hai tại Somali, Bosnia và Campuchia. Ngoài ra, quân đội nước này còn tham gia chế áp du kích tại Tây Papua.


Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

>> Ông Gaddafi đồng ý giải pháp 4 điểm



[BDV news] Tuyên bố trên được ông Ramtane Lamara, đặc phái viên của Liên minh Châu Phi và ông Musa Ibrahim, người phát ngôn Chính phủ Libya đưa ra sau cuộc gặp giữa phái đoàn của Liên minh Châu Phi với ông Gaddafi tại Tripoli ngày 10/4.

Đề xuất của Liên minh Châu Phi không đi kèm yêu cầu ông Gaddafi từ chức, tuy nhiên có 4 điểm cơ bản sau:

- Ngừng bắn ngay lập tức;

- Chính phủ Libya sẽ hợp tác trong nỗ lực cứu trợ nhân đạo khẩn cấp;

- Bảo vệ công dân nước ngoài ở Libya;

- Khởi động đàm phán giữa các bên liên quan tại Libya, với mục đích thiết lập một “giai đoạn chuyển tiếp” để tiến hành “cải cách chính trị nhằm xóa bỏ những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện tại”;

Bản đề xuất đã được ông Gaddafi phê chuẩn và nhấn mạnh giải pháp cuối cùng phải “đáp ứng nguyện vọng của người dân Libya”.

Không có thời gian biểu cụ thể nào được đưa ra, cũng như mốc thời gian thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, tuy ông Gaddafi cũng ủng hộ thiết lập “một cơ chế giám sát đáng tin cậy”.

“Lãnh đạo Muammar Gaddafi đặt trọn niềm tin vào khả năng của Liên minh Châu Phi trong việc tái lập nền hòa bình ở Libya”, tuyên bố chung nói rõ.




Phe nổi dậy nói sẽ không chấp nhận việc ông Gaddafi giữ quyền lực.


Đại diện phe nổi dậy Guma al-Gamaty tuyên bố sẽ xem xét kỹ đề xuất từ Liên minh Châu Phi, tuy nhiên nhấn mạnh phe nổi dậy sẽ không đồng ý với bất kỳ thỏa thuận nào cho phép ông Gaddafi hoặc con trai ông tiếp tục nắm quyền.

Các lãnh đạo phe nổi dậy cũng không thật sự tin tưởng vào sự trung gian của Liên minh Châu Phi, vốn nhận được sự ủng hộ về tài chính và chính trị của ông Gaddafi trong suốt nhiều năm qua. Hiện, chính quyền Libya có 15 ghế trong Hội đồng hòa bình và an ninh thuộc Liên minh Châu Phi.

Ông Lamara cho biết sự ra đi của ông Gaddafi cũng là một nội dung trong cuộc đàm phán, tuy nhiên từ chối tiết lộ thêm chi tiết.

Chiến sự tiếp diễn ác liệt
Các cuộc giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt ngày 10/4, trong đó đáng chú ý là việc phe nổi dậy đã giành lại quyền kiểm soát nhiều phần của thị trấn Ajdabiya đang bị quân đội của ông Gaddafi vây chặt.

Cùng ngày, NATO tuyên bố đã tiêu diệt 25 xe tăng của quân đội Libya trong 2 cuộc không kích tại thành phố Misrata và thị trấn Ajdabiya. Tuy nhiên, tướng Charles Bouchard của NATO nhìn nhận tình hình tại Misrata và Ajdabiya vẫn “rất tuyệt vọng” với phe nổi dậy.

Về phần mình, Chính phủ Libya cho biết đã bắn hạ 2 trực thăng của phe nổi dậy xâm phạm vùng cấm bay Liên Hợp Quốc đặt ra.

Trong ngày 10/4, quân đội Libya đã pháo kích dữ dội các vị trí của quân nổi dậy tại Adjabiya và Misrata.




Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang