Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

>> F-35 không có cửa khi "cận chiến" với Su-35 ?

Là máy bay chiến đấu có khả năng tàng hình tốt nhất của Mỹ nhưng F-35 vẫn là con mồi dễ dàng cho Su-35.

Nhiều người tin rằng đây là tuyên bố hoàn toàn đúng, indrus.in ngày 26 tháng 6 cho biết.

Trong tháng 7 năm 2008, một trận chiến giả định trên không đã được thực hiện, mô phỏng chiến đấu cơ siêu cơ động thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga chống lại một phi đội hỗn hợp bao gồm các máy bay chiến đấu của Mỹ là F-22, F/A-18 Super Hornet và F-35. Kết quả là phi đội chiến đấu cơ của Mỹ đã bị đánh cho te tua, hệt như "một đứa trẻ bị ăn đòn roi" vậy.

Cuộc chiến mô phỏng được thực hiện tại căn cứ không quân Hickam của Mỹ ở Hawaii, trước sự chứng kiến của ít nhất bốn thành viên thuộc lực lượng không quân và tình báo quân sự Australia. Nghị sĩ quốc hội Australia Dennis Jensen với những hiểu biết của mình cho rằng, F-35 đã bị Su-35 “đánh bại một cách không thương tiếc".


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Sukhoi Su-35 là một máy bay chiến đấu của 4 + + nhưng còn được trang bị các công nghệ tiên tiến áp dụng cho máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 như khả năng tàng hình. Khả năng để bắn hạ máy bay tàng hình được quyết định chủ yếu bởi khả năng cơ động.

Hệ thống khí động học của Su-35 cho phép nó có thể thực hiện tất cả các thao tác bay phức tạp, trong đó có thuật bay rắn hổ mang Pugachev và thuật bay quay tròn mà chưa từng có loại máy bay nào làm được (thuật bay này gọi là Pancake – tức là máy bay có thể cua 360 độ trên không mà không mất tốc độ).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thuật bay rắn hổ mang của Su-35.

Các nhà quân sự phương Tây không coi trọng khả năng cơ động của máy bay, mà theo họ trong thực tế khả năng tàng hình mới là số một. Người đứng đầu chương trình F-35 của công ty Northrop Grumman Pete Bartos cho rằng tàng hình là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển của F-35, do đó nó không cần có khả năng cơ động cao.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-35 tại triển lãm Paris Air Show 2013.

Tuy nhiên, Daily Mail dẫn một nguồn tin quân sự tin cậy từ ngành công nghiệp quốc phòng cho biết rằng "tàng hình là rất hữu ích, nhưng nó không phải là áo tàng hình của Harry Potter". Thật vậy, Không quân Hoa Kỳ luôn chú trọng đến tàng hình, trong khi lý thuyết chiến đấu trên không thì liên tục được phát triển.

"Trong những năm 1940-1950 yêu cầu của máy bay chiến đấu đầu tiên đó là độ cao, sau đó là tốc độ, rồi mới đến tính cơ động và hỏa lực. Còn đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thứ tư thì ưu tiên tốc độ hơn, sau đó mới là cơ động, và cuối cùng là siêu cơ động. Nó giống như con dao trong túi của người lính”, Anh hùng phi công Nga Sergey Bogdan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Aviation Week.

Chuyên gia hàng không Bill Sweetman nói rằng máy bay chiến đấu bay với quỹ đạo bay không thể đoán trước sẽ làm “hỏng” thuật bay của tên lửa đối phương, đồng thời nó có thể phóng tên lửa tầm ngắn với độc chính xác cực cao để tiêu diệt mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình F-35.

F-35 thì hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tàng hình và không thích hợp khi tham gia các cuộc chiến tầm gần và do đó nó dễ bị tiêu diệt khi cận chiến với Su-35. Máy bay chiến đấu Nga sở hữu một kho vũ khí chết người, với tầm bắn xa và tất nhiên là có khả năng cơ động tuyệt vời, thậm chí trở thành thương hiệu của gia đình Su-27.

Sergei Bogdan nhớ lại rằng vào năm 1989, Su-27 đã thực hiện thành công thuật bay "rắn hổ mang": thay đổi vận tốc một cách nhanh chóng có thể thoát khỏi sự đeo bám của radar Doppler điều khiển hỏa lực của máy bay chiến đấu đối phương. “Tính cơ động thậm chí còn hiệu quả hơn ở Su-35, bởi vì khi đó phi công có thể điều khiển máy bay theo bất kỳ hướng nào" - Sergei Bogdan nói.

Bill Sweetman nói rằng lợi thế chiến thuật của "Rắn hổ mang" đó chính là việc máy bay bay với quỹ đạo khó lường và có thể thay đổi tốc độ một cánh đột ngột, mà không bị mất khả năng kiểm soát khiến cho tên lửa đối phương rất khó khăn trong việc tiêu diệt máy bay.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Để tiêu diệt được Su-35, F-35 cần phải đến gần hơn, do đó nó tự đặt mình vào nguy cơ bị phát hiện (hệ thống radar mạnh mẽ của Su-35 hoàn toàn có thể thực hiện việc này, hơn nữa máy bay có kho vũ khí gồm các tên lửa không chiến tầm xa họ Vympel với tầm bắn 400 km - là một kỷ lục thế giới).

Các chuyên gia cũng nói rằng các chiến thuật không chiến của không quân Mỹ được rút xuống còn ba nguyên tắc - "tìm kiếm, bắn và tiêu diệt". Với sự ra đời của Su-35, chiến thuật này nhiều khả năng là phải được sửa đổi. F-35 có thể phát hiện ra Su-35 đầu tiên, nhưng để sử dụng tên lửa nó phải di chuyển lại gần, và tại thời điểm đó cả hai sẽ nhìn thấy nhau. "Trong trường hợp này, lợi thế tàng hình sẽ giảm đáng kể" Sweetman nói.

Trong cận chiến, Su-35 có khả năng huyền diệu là bay tốc độ thấp và đồng thời tăng tốc độ lên đến siêu âm, biến thành một chàng thợ săn. Tốc độ tối đa của máy bay là 2,5 M, tầm hoạt động 3.600 km có thể mang 12 tên lửa tầm trung Vympel (chẳng hạn như các biến thể sửa đổi khác nhau của R-77). Máy bay chiến đấu F-35 mang được ít tên lửa hơn và phạm vi hoạt động chỉ đạt 2.222 km còn tốc độ tối đa của nó là 1,6 M.

Trong thực tế, F-35 không có những "tính năng kỳ lạ" mà phần lớn lực lượng không quân của thế giới đang rất cần. Ngược lại, Su-35S cung cấp hiệu suất ngang bằng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thậm chí nó còn đáng sợ hơn đối với các lực lượng phương Tây bởi vì thực tế rằng F-35 đã mắc rất nhiều khiếm khuyết khi chưa đi vào hoạt động và vào năm 2020 sẽ có sự xuất hiện của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm Sukhoi PAK FA.



(Tổng hợp)

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

>> Người Nga nhìn nhận thảm bại của B-52 Mỹ tại Việt Nam như thế nào ?

Bầu trời Hà nội tháng 12-1972 đã đi vào lịch sử chiến tranh như một cuộc chiến đấu trên không với sự tham gia của lực lượng không quân chiến lược mạnh nhất, sức hủy diệt cao nhất và vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh hiện đại nhất, cường độ tác chiến cao nhất tính từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II.

>> Triều Tiên có thể vít cổ B-52 như Việt Nam?

Trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam ngày 18-31 tháng 12-1972, cả lực lượng tên lửa QĐND Việt Nam với các cố vấn Liên Xô, hệ thống tên lửa S-75, hai tập đoàn không quân hùng mạnh của Mỹ 7 và 8 (Seventh air force và Eighth air force) đã chịu đựng một cuộc thử thách vô cùng khắc nghiệt.

Trong rất nhiều các tài liệu của Nga đã viết về những trận đánh khốc liệt trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam vào tháng 12-1972. (tạp chí VKO số. № 1, 2, 4 và 6 trong năm 2004). Điều đó cũng dễ hiểu vì đó là chiến dịch không tập và phòng không lớn nhất trong lịch sử chiến tranh giai đoạn giữa của thế kỷ 20.

Nhưng cũng có nhiều chi tiết cũng như nhiều sự kiện đã diễn ra ngoài tầm quan sát và nghiên cứu của các tác giả VKO trong chiến dịch Linebacker II. Bài viết này đề cập đến những chi tiết có ảnh hưởng đến các hoạt động tác chiến cụ thể của các phi đội máy bay B-52 thuộc lực lượng không quân Mỹ, được các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ đăng tải.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Ngày 18-12-1972, căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam của lực lượng không quân Mỹ. Trong suốt một giờ 43 phút, cả mặt đất, không gian và bầu trời rung chuyển bởi áp lực và tiếng gầm của động cơ phản lực công suất cực lớn. 87 'pháo đài bay' khổng lồ B-52 Stratofortress lần lượt cất cánh chiếm lĩnh vị trí trong đội hình hành tiến hướng về bầu trời miền Bắc Việt Nam. Sau đó là 42 máy bay B-52 Stratofortress từ căn cứ Utapao – Thái Lan cũng kết nối vào đội hình không kích.

Đội hình lực lượng không kích chủ công lớn nhất trong lịch sử chiến tranh đường không sẽ đổ một khối lượng khổng lồ bom xuống các sân bay Hòa Lạc, Kép, Phú Yên, nhà máy sửa chữa ô tô Kinh Nỗ, thuộc xã Uy Nỗ, Hải Dương. Nhà máy sửa chữa đầu máy, toa xe lửa tại Hà Nội, Ga đường sắt Yên Viên, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Mỗi chiếc máy bay B-52D cất cánh ở sân bay Utapao Thái Lan mang theo 108 quả bom 340 kg, B-52 D từ Guam mang theo 66 quả bom 340 kg, trên máy bay B-52G là 27 quả bom.

Đòn tấn công các mục tiêu đã nêu được chia thành 3 đợt dồn dập trút bom của B-52. Chỉ có máy bay “Nước” 02 “và Đỏ” 03 (cả hai đều là B-52G; theo quy định thông thường, phi chuẩn, biên đội máy bay 3 chiếc được đặt tên, số là vị trí số của máy bay trong biên đội). Đây cũng là câu trả lời hết sức mập mờ từ một nguồn giấu tên. Tốp máy bay này đã tiến hành tấn công các trận địa pháo phòng không và thoát ra khỏi lưới lửa an toàn. Nhưng tất cả 127 chiếcStratofortress còn lại sẽ được đón tiếp 'nồng hậu'.
Gặp gỡ với tử thần

Đợt tấn công dồn dập 1 bao gồm 48 chiếc Stratofortress 21 từ Utapao và 27 chiếc từ Andersen. 12 chiếc B-52D và 15 chiếc B-52G trong đợt dồn dập 1 có mặt trên các mục tiêu vào hồi 19h45 giờ Hà Nội. Tốp “Tuyết” đã trút 324 quả bom xuống đường băng của sân bay Hòa Lạc, phía Tây Nam ngoại thành Hà Nội.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com


20h03 chiếc B-52D từ tốp máy bay “Tử đinh hương – Cà tím ”03 số hiệu máy bay là 6768, sân bay Andersen đang chuẩn bị cắt bom xuống nhà máy sửa chữa ô tô sau 15 phút thì một quả tên lửa SA-75M nổ tung bên cạnh. Máy bay bị mảnh tên lửa xuyên thủng nhiều chỗ. Nhưng nó đã cố gắng lết đến sân bay Utapao – Thái Lan. Các tài liệu ghi lại hoàn toàn không rõ ràng số bom trên máy bay kíp lái đã trút đi đâu.

Mấy phút sau chiếc B-52G thuộc phi đội “Than” 01 (số hiệu 8201), đang bay ở độ cao 34 000 ft (10km) nổ tung do trúng 2 quả đạn tên lửa V-750 trước khi máy bay kịp trút bom xuống nhà ga xe lửa Yên Viên. Sau gần một phút chiếc pháo đài bay vỡ tung thành nhiều mảnh và rơi xuống địa phận Huyện Kim Anh, Vĩnh Phúc. 3 phi công trong kíp lái 6 người kịp nhảy dù, nhưng bị bắt làm tù binh và cũng là 3 tù binh đầu tiên thuộc lực lượng không quân chiến lược Hoa Kỳ. Tiêu diệt chiếc pháo đài bay này là tiểu đoàn tên lửa số 59 của Quân chủng Phòng không- không quân. Mảnh xác của chiếc máy bay này hiện đang nằm trong Viện bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ở Hà Nội.

Đợt tấn công thứ hai do 30 pháo đài bay B52D và G thuộc căn cứ Andersen. Thời gian là khoảng gần nửa đêm, mục tiêu vẫn là các điểm ném bom của đợt tấn công thứ nhất. Bay trên độ cao 38 500 ft (11.734km) “Cam”02 (B-52G số hiệu 8246) đã trút toàn bộ bom xuống mục tiêu và bắt đầu vòng lượn trở về thì một đầu đạn tên lửa V-750 phát nổ phía bên trái. Mảnh tên lửa xé nát cánh cản và chọc thủng thùng dầu trên cánh. Hai động cơ bị mảnh đạn băm thành nhiều mảng vỡ. Máy bay bốc cháy, nhưng cơ trưởng đã cố gắng giữ được lái, thoát khỏi vòng lửa và duy trì hướng bay về phía Thái Lan. Kíp lái nhảy dù rơi xuống vịnh Bắc bộ và được lực lượng cứu hộ của hải quân Mỹ vớt lên, đưa về Utapao, sau đó chuyển về Andersen - Guam.

Trong lúc kíp lái “Cam”02 nhảy dù, đợt tấn công thứ 3 của không quân Mỹ với 51 máy bay B-52 D và G. 21 chiếc từ Thái Lan tấn công khu trung tâm Thành phố Hà Nội.

Chiếc B-52 “Hoa hồng”01 (số hiệu 6608) cất cánh lúc 02.46 theo giờ Thái lan tại căn cứ Utapao. Vào 4h56 phút theo giờ Hà Nội đã thả 108 quả bom 340kg xuống thủ đô Hà Nội. Các máy bay B-52 bay ổn định như đang duyệt binh và trở thành mục tiêu tuyệt vời cho các chiến sĩ tên lửa. Các máy bay B-52D lọt vào khu vực hỏa lực của 11 tiểu đoàn tên lửa SA-75M. Hàng loạt bệ phòng đồng loạt phóng đạn diệt mục tiêu.

Trên máy bay, các xạ thủ súng 20 mm ở phía đuôi máy bay, có khả năng quan sát được toàn bộ vùng bán cầu phía sau máy bay, thấy rõ được các vệt quỹ đạo đường bay của tên lửa, đặc biệt khi tên lửa xuyên qua lớp mây dày. Một quả tên lửa bay giữa làn khói từ động cơ phía bên phải và đuôi máy bay Hoa hồng” 01, khi xạ thủ súng máy chỉ kịp báo cáo cơ trưởng (tên lửa bay quá gần..) thì đầu đạn tên lửa thứ hai, bay tiếp theo đầu đạn thứ nhất, nổ tung phía bên trái sườn B-52 khi chiếc này bắt đầu vòng lượn thoát hiểm.

Mảnh đạn tên lửa đã cắt toàn bộ các đường truyền trong thân máy bay, tạo ra hàng trăm lỗ thủng trên thân máy bay. Có những lỗ thủng có đường kính rất lớn, đến nỗi hoa tiêu có thể quan sát được các giá giữ bom dưới cách trái. Trong cabin phi công phát hỏa, Hoa hồng” 01 không vòng hết nổi ½ vòng, toàn bộ kíp lái vội vàng nhảy dù thoát thân. Máy bay rơi khoảng 9 km về phía tây nam thành phố Hà Nội, làng Thanh Oai (Hà Tây khi đó). 4 trong số sau phi công bị bắt ngay trong đêm, Mảnh vỡ máy bay được trưng bày tại viện bảo tàng Phòng không – Không quân tại Hà Nội.

Tháng giêng năm 1996, tổ chức tìm kiếm người Mỹ mất tích và các đồng nghiệp người Việt đã đào bới vị trí rơi của "Hoa hồng" 01, thu được hài cốt của trung sĩ Charlie Poole, xạ thủ súng tự động đuôi máy bay. Các tìm kiếm thu thập được tiến hành xét nghiệm tại phòng thí nghiệm trung tâm của căn cứ không quân Hikam trên quần đảo Ha oai.

Chiếc "Stratofortress" "Cầu vồng" 01 (B-52D, số hiệu 6583) bị thương do trúng tên lửa ở độ cao 34000 ft. (11km) khi đang trên đường tiếp cận mục tiêu – nhà máy sửa chữa xe lửa Gia Lâm Hà Nội, tuyến đường bay của chiếc Cầu vồng 01 đi qua khu vực xạ kích của 6 bệ phóng tên lửa SA-75M. Máy bay bị thương tổn nặng nề nhưng cố gắng lết về Utapao và hạ cánh. ...

Hiểm họa trong màn đêm

Các mục tiêu của đêm không kích thứ hai "Stratofortress" bao gồm thêm cả nhà máy sửa chữa ô tô Kinh Nỗ, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội, nhà ga Yên Viên, nhà ga trung chuyển ở Bắc Giang và nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên (55km phía Tây Hà Nội). Các pháo đài bay tiến công theo 3 đợt công kích với 21, 36 và 36 máy bay mỗi đợt. Đội hình bay theo tốp 3 chiếc, khoảng cách mỗi tốp là 500 ft theo độ cao và giãn cách với máy bay dẫn đầu khoảng 1 dặm, khoảng cách giữa các máy bay cũng là 1 dặm.

Đợt tấn công thứ nhất bao gồm có 12 máy bay B-52D và 9 máy bay B-52G từ căn cứ Andersen, lúc 20h10 theo giờ Hà Nội các B-52 tiếp cận nhà máy sửa chữa ô tô và trút xuống một trận mưa bom 340 kg lên mục tiêu. Từ phía dưới hàng chục tên lửa S-75 được phóng lên nhưng không đạt hiệu quả, các máy bay B-52 an toàn thoát khỏi vùng lửa.

Đợt tấn công thứ 2 bao gồm có mục tiêu ga trung chuyển Bắc Giang và trung tâm thành phố Hà Nội, 36 máy bay B 52 với 21 máy nay B-52G từ Guam, 15 máy bay từ Thái lan. Theo kế hoạch chung sẽ gặp nhau và tổ chức đội hình chiến đấu ở ngoại vi thành phố Hà Nội.
Bắt đầu vào lúc 23h50 theo giờ Hà Nội, mưa bom rơi liên tục trong vòng 25 phút vào các mục tiêu đã được chỉ định. Và lực lượng phòng không tên lửa cũng đáp trả quyết liệt, các phi công B-52D đếm được 25 lượt phóng tên lửa. Kíp lái các máy bay tiếp sau cũng xác nhận được điều này. Nhưng phi đội "Xương voi" (B52D, căn cứ Utapao) có nhiệm vụ ném bom trung tâm thủ đô Hà Nội, khi thực hiện nhiệm vụ đã rơi vào vùng chiến đấu của gần 10 khẩu đội tên lửa SA-75M.

Một ghi chú nhỏ: Bộ tư lệnh lực lượng không quân Mỹ từ kinh nghiệm những đợt không kích bằng máy bay tiêm kích ném bom đã hiểu rõ, thông thường vùng sát thương, hủy diệt của tên lửa S-75 nằm cách vị trí phóng đạn khoảng tử 15 đến 18 km của phân đội tên lửa. Do đó, kíp lái B-52 được nhận mệnh lệnh vào thời điểm cách khu vực có khả năng có tên lửa SA-75M bật hết công suất tất cả các đài gây nhiễu và tác chiến điện tử, được sử dụng để chống lại radar dẫn bắn của tên lửa SNR-75, đồng thời không phá đội hình không kích...

Các máy bay của nhóm "Xương voi" trước khi tiếp cận mục tiêu trên đường bay chiến đấu vẫn giữ được đội hình của phi đội. Các kíp lái phát hiện có từ 25 đến 40 tên lửa SA -75M được phóng lên. Khoảng 10 giây sau khi trút hết 108 quả bom 340 kg trên độ cao 11,5km, B-52D “Xương voi”01 (số hiệu 6592) bắt đầu vòng ngoặt gấp thoát ly mục tiêu. Đây là thời điểm các trắc thủ tên lửa có điều kiện phát hiện rõ mục tiêu do khi bẻ lái, độ phản xạ hiệu dụng của B-52 là lớn nhất.

Không một phi công nào trên “Xương voi” 01 phát hiện ra tên lửa đang phóng tới máy bay. Khối nổ mảnh của tên lửa phát nổ ở khoảng cách 50 – 100 ft cách đuôi máy bay, gây chết máy động cơ, đồng thời mọi đường dẫn trong thân máy bay bị tổn thất nặng nề. Nhưng chiếc B-52 cố gắng thoát ly vòng lượn, “Xương voi” 01 nhận thêm 1 tên lửa nữa, nhưng vụ nổ xảy ra cao hơn máy bay, do đó không có tổn thất đáng kể, chiếc “Xương voi”01 lết được về đến căn cứ Nam Fong Thái Lan.

Ba chiếc B-52G, bay phía sau phi đội “Xương voi” nằm trong phi đội “Hạt dẻ” hai trong số 3 máy bay còn trang bị các máy gây nhiễu điện tử đời cũ hơn. Các máy bay hành tiến về phía đài phát thanh tiếng nói Việt Nam trên khoảng cách 9 dặm lệch hướng bên trái so với quỹ đạo đường bay đã được vạch ra. Khoảng 13 dặm đến vị trí ném bom, “Hạt dẻ” 03 (số hiệu 8254) trên độ cao 11.243km bị tên lửa SA-75 đánh trúng, đầu đạn V-750 khiến chiếc máy bay bị tổn thương nặng nề. Tai họa xảy ra khi máy bay phá vỡ đội hình bay của máy bay ném bom, lệch khỏi quỹ đạo vạch sẵn để hướng về phía mục tiêu, nên tách ra khỏi phông nền ngụy trang của nhiễu, đồng thời các thiết bị gây nhiễu sóng âm không đủ mạnh. Kết quả là các trắc thủ tên lửa đã xác định được B-52 trên nền nhiễu và bắn hạ.

Ngoài ra, phi đội "Hạt dẻ" còn hành tiến trong vùng xạ kích của nhiều khẩu đội tên lửa SA-75M. Cũng cần phải nhận xét: "Hạt dẻ”03 là máy bay B-52G duy nhất bị tổn thương bởi đầu đạn V-750 nổ ngay sát gần, rất may là các tổn thương không khiến cho B-52 rơi ngay tại chỗ.

Đợt tấn công thứ 3 của Stratofortress bao gồm có 15 B-52D và 6-B52G từ căn cứ không quân Andersen, 15 B-52D từ căn cứ Utapao. 9 chiếc B-52D cất cánh từ Guam có nhiệm vụ ném bom nhà ga Yên Viên, phía đông của Sông Hồng. Mục tiêu nhà ga đã bị không kích đến 1116 quả bom 340 kg, đến đó mất khoảng 8 phút. Các kíp lái không phát hiện ra tên lửa được phóng lên.

Khi những tiếng nổ trên khu vực Yên Viên sắp kết thúc, 27 chiếc B-52 chuẩn bị ném bom nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên, 35 dặm (55km) cách Hà Nội. Kíp lái của một Stratofortress phát hiện đốm lửa của tên lửa SA-75 được phòng lên, nhưng không thấy vụ nổ. Chỉ khi máy bay bay về đến căn cứ, các thợ máy và phi công phát hiện ra chiếc “Cầu vồng” 01, thân và cánh bị các mảnh tên lửa V-750 xuyên thủng từ 30 – 35 lỗ.

Các phi công Mỹ ngày 19 tháng 12 ghi nhận được suốt trận đánh có 182 tên lửa được phóng lên. Nhưng chỉ có 2 máy bay B-52 bị thương, và không chiếc nào bị bắn hạ, điều đó làm cho bộ tư lệnh không quân và cơ quan điều hành tác chiến “Linebacker II’ quyết định vẫn bay theo đường bay đó vào tối ngày 20 tháng 12. Điều đó đã dẫn đến một thảm kịch đối với B-52, 4 chiếc B-52 G và 2 chiếc B-52D rơi tại chỗ, đồng thời 1 chiếc B-52D bị mảnh tên lửa SA-75 băm thủng lỗ chỗ khi hạ cánh xuống Utapao.

Thảm bại của 'pháo đài bay'

Sự kiện các tình huống chiến trường càng xấu đi với B-52. Ngày 20-12, 99 chiếc Stratofortress bay vào Việt Nam theo 3 đợt tấn công. Đợt tấn công thứ nhất gồm có 6 B-52D và 12 B-52G từ căn cứ Andersen, 15 chiếc từ căn cứ Utapao có nhiệm vụ ném bom nhà máy sửa chữa xe lửa Gia lâm ở Hà Nội. Hai phi đội 6 chiếc B-52 từ Guam ném bom xuống nhà máy, đã bay qua trận địa tên lửa của hàng chục khẩu đội SA-75M nhưng chỉ bị 4 quả tên lửa tấn công và không có tổn thất.

Nhưng sự kiện lại rất xấu đối với mục tiêu nhà ga xe lửa Yên Viên và tổng kho Ái Mỗ nằm cạnh đó. 27 chiếc B-52 được chia thành 9 tốp máy bay mỗi tốp 3 chiếc đã lao đầu vào 1 lưới lửa dày đặc tên lửa SAM-2, các kíp lái đếm được đến 130 quả tên lửa được phóng lên.

Xác 'pháo đài bay' B-52 bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội.

Phi đội “Chăn bông” 3 chiếc B-52 G, bay ở độ cao 35000 feet (10, 688km) là phi đội dẫn đầu, hai chiếc B-52 không có được các trang thiết bị gây nhiễu tốt nhất, “Chăn bông”03 (số hiệu 6496, đồng thời chiếc “Chăn bông”01 khi bắt đầu chuyển trạng thái từ hành trình sang chiến đấu xuất hiện những trục trặc với bộ phận tạo nhiễu radio, mặc dù vậy, các sensors tạo nhiễu cho các đài radar dẫn bắn tên lửa vẫn hoạt động ổn định, chiếc “Chăn bông” 02 tập trung toàn bộ công suất gây nhiễu trên tần số dẫn bắn và điều khiển tên lửa của đài phát sóng radar RSNA -75M.

Phi đội đã chọc thủng tuyến phòng thủ dày đặc của lực lượng tên lửa Việt Nam bảo vệ mục tiêu (xác định có 16 tên lửa được phóng lên). Các máy bay sau khi trút bom đã bẻ góc gấp để thoát ly chiến trường, “Chăn bông” 03 bị trúng tên lửa. 10 giây sau khi phi công ném bom đóng các cửa thả bom trên B-52, tên lửa phòng không đâm vào bên trái sườn máy bay. Áp lực trong các đường ống dẫn dầu điều khiển máy bay về tầm và hướng tụt xuống bằng 0. Tốc độ bay của máy bay lúc đó là 900 km/h. Máy bay tụt xuống độ cao 20000 feet (6km). Cơ trưởng ra lệnh nhẩy dù, 4 phi công bị bắt ngay khi chạm đất và được trả về vào tháng 3 năm 1973. Hai phi công bị chết khi tên lửa đâm vào máy bay. Xác của họ được trả về quê hương sau khi ký Hiệp định Paris.

Bốn phi đội pháo đài bay bay sau phi đội “Chăn bông” sau đó là phi đội “Đồng thau” 3 chiếc, trong đó chỉ có một chiếc B-52G được trang bị đầy đủ các thiết bị gây nhiễu. Phi đội bay lệch khỏi quỹ đạo đường bay quy định từ 4-7 dặm về phía trái, do các kíp lái nhìn đường bay của tên lửa đất đối không và cho rằng hỏa lực đang tập trung về phía mình nên đánh lệch hướng nhằm giảm bớt nguy cơ bị tiêu diệt. Khi phi đội đã ném bom lên mục tiêu, 40 giây sau, khi các máy bay bẻ lái thoát ly mục tiêu, đội hình chiến đấu bị phá vỡ do “Đồng thau”01 rời khỏi đội hình chiến đấu cách 6 dặm so với “Đồng thau”02, ngay tức khắc, “Đồng thau” 02 (số hiệu 6481) bị hai quả tên lửa SA-75 đánh trúng.

Khối nổ của tên lửa xé tan cánh bên phải của Stratofortress, quả tên lửa thứ hai nổ gần bên phải, phía đuôi của máy bay, Kíp lái, sau vụ nổ, khi quan sát phát hiện 4 động cơ của máy bay đã bị phá hủy. Tốc độ máy bay tụt xuống 250 knots (463km/h) đồng thời máy bay gặp gió cản với tốc độ rất lớn, 5 phút sau 2 động cơ tiếp tục bốc khói rồi chết hẳn. Cơ trưởng cố gắng đưa chiếc máy bay nặng nề vào chế độ bay hành trình theo động năng và cố gắng lết đến ngoại vi căn cứ Nam Phong của Thái Lan, ở ngoài biển kíp lái bỏ máy bay nhẩy dù và sau đó được lực lượng cứu hộ Hải quân Mỹ vớt, ngày hôm sau máy bay tiếp dầu KC-135 đưa các phi công trở về căn cứ Andersen. Trước lễ Giáng sinh, kíp lái được chuyển về căn cứ ở Mỹ.

Phi đội “ Cam” B-52D, cất cánh từ căn cứ Utapao bay ngay tiếp sau phi đội Đồng Thau, khi “Cam”01 và “Cam”02 đã kịp trút bom xuống ga Yên Viên và tiến hành bẻ góc gấp thoát ly mục tiêu, khi đó biểu đồ hướng của các sensors gây nhiễu điện từ trên máy bay không đủ khả năng chống lại các đài phát radar phát hiện mục tiêu RSNA – 75M và che cho chiếc “Cam” 03 số hiệu 6622. Máy bay vừa trút xong toàn bộ cơ số bom xuống mục tiêu và đang bay ở độ cao 35500 ft (10,082km) bị trúng cùng một lúc 2 quả tên lửa. Máy bay bốc cháy và quay vòng xung quanh, nổ tung. Các mảnh vỡ rơi xuống Xã Yên Thượng. Hai phi công nhảy dù khỏi máy bay lập tức bị bắt làm tù binh và được trao trả vào năm 1973. Số phận 4 phi công còn lại được cho là mất tích.

Cũng phải nhận xét rằng: Trên đường bay, các kíp lái B-52 phát hiện nhiều lần máy bay MiG, nhưng các MiG hầu như không tham chiến, theo ý kiến của các phi công B-52, MiG đóng vai trò máy bay trinh sát, chỉ quan sát, xác định đội hình, tốc độ, tầm cao, hướng bay của các phi đoàn B-52 cho Bộ chỉ huy quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam.

Tất nhiên, đợt tấn công thứ 2 không phải đã diễn ra không có sự quan tâm của các trắc thủ tên lửa Việt Nam. 9 chiếc B-52D, 18 B-52G (tất cả đều xuất kích từ sân bay Andersen) ném bom nhà ga Hà Nội, ga chung chuyển Bắc Giang và nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên. Đội hình của đợt tấn công này không bị tổn thất nặng nề do giữ nguyên được đội hình chiến đấu. Sở chỉ huy và ban tham mưu chiến dịch ném bom của Không quân Mỹ nhận thấy không phải tất cả các máy bay B-52G đều được trang bị các trang thiết bị tác chiến điện tử, có đủ công suất để chống lại các đài phát radars dẫn bắn tên lửa của Phòng không Việt Nam. Vì vậy, 6 máy bay B-52G được sử dụng để che chắn gây nhiễu cho các máy bay còn lại ném bom, vì thế nên ở đợt tấn công thứ 2, các B-52 không bị tổn thất.

Nhưng đợt tấn công thứ 3, các pháo đài bay không được may mắn như đợt thứ 2, với 12 B-52G, 9 B-52D từ căn cứ Andersen, 18 B-52D từ căn cứ Utapao, trong 16 phút ném bom trên bầu trời Việt Nam đã chịu những tổn thấn nặng nề. 9 chiếc B-52D đã ném khối gang thép chết chóc xuống nhà ga Hà nội, chiếc B-52 thứ năm trên độ cao 35500 feet (10,822km) thuộc phi đội “Rơm” 02 (số hiệu 6669), kíp lái chiếc máy bay này vừa kịp thông báo có 4 tên lửa SA-75 bay trượt bên cạnh thì quả tên lửa thứ 5 nổ tung. Vụ nổ xảy ra vài giây sau khi chiếc máy bay xấu số vừa trút bom xuống mục tiêu và bắt đầu vòng lượt thoát ly mục tiêu.

"Rơm" 02 mất ngay hai động cơ, máy bay duy trì bay được khoảng 30 phút, điều đó giúp cho kíp lái lết được đến biên giới Việt Lào, toàn bộ kíp lái nhảy dù trước khi máy bay nổ tung. 5 trong số 6 phi công được máy bay trực thăng cứu hộ HH-53 cứu thoát, phi công radar –ném bom mất tích cho đến tận ngày nay, hoàn toàn có khả năng phi công này đã tử vong. Hoàn toàn không có khả năng cho rằng các phi công đã bị bắt, cho đến khi kết thúc chiến tranh, có hơn 500 người Mỹ mà dấu vết của họ biến mất. Kíp lái của “Rơm”02 xác nhận có đến 18 tên lửa SAM được phóng về phía máy bay.

Ba chiếc B-52G thuộc phi đội “ Oliu” tiến đến mục tiêu là nhà máy sửa chữa ô tô Kinh Nỗ vào lúc 23.12 theo giờ Hà Nội. Khoảng cách theo hướng bay giữa các máy bay là từ 2 đến 3 dặm. “Oliu” 01, số hiệu 8198 đang bay trên độ cao 35000 feet (10,6km). Chiếc B-52 này là máy bay dẫn đầu trong đợt tấn công, trút hết số lượng bom 750 bảng Anh (340kg), B-52 bẻ lái thoát ly gấp khỏi mục tiêu, ngay tức khắc bị trúng 1 tên lửa SA-75M. Điều đó xảy ra khi “Oliu” 03 đang ở điểm ném bom và cách “Oliu” 02 khoảng 2 dặm theo đường bay. Sử dụng các thiết bị gây nhiễu ngăn chặn chùm sóng radar xác định, khóa mục tiêu và radar dẫn bắn tên lửa. Cả “Oliu” 02 và 03 đều thông báo về phi đội đang bị chiếu xạ radar tên lửa RSNA-75 1 phút trước khi 01 bắt đầu ném bom. Theo xác định của các kíp lái, phi đội bị xạ kích bởi 7 khẩu đội tên lửa SA-75M, với 38 tên lửa đất đối không.

Nguyên nhân tử vong của “Oliu” 01 là không giữ được đội hình tác chiến khi tiến hành không kích, đồng thời góc ngoặt gấp của B-52 khi thoát ly mục tiêu. Ba phi công nhảy dù thành công và bị bắt, 2 phi công được trao trả vào tháng 3-1973. Sau khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam đã trao trả nốt tro cốt của phi công thứ 3, đã tử vong trong giai đoạn ở trại giam.

8 phút sau phi đội “Oliu” là phi đội “Nâu xám” chiếc máy bay số 03 B-52G (số hiệu 8169) bay ở độ cao 36000ft (11km). Chiếc máy bay này quả thực không may mắn: Thứ nhất, máy bay không được trang bị các thiết bị tác chiến điện tử, gây nhiễu đã được nâng cấp mà vẫn phải tham gia không tập, khi cất cánh, radar mục tiêu bị hỏng. Khi không kích, chiếc máy bay này đã tách khỏi đội hình chiến đấu, nghiêng về phía bên phải so với quỹ đạo đường bay khoảng 4 dặm so với quy định.

“Nâu xám” 03 đang bay cách 2 thành viên còn lại của phi đội khoảng 6 dặm thì trúng tên lửa, vụ nổ của đạn V-750 đã xé tan toàn bộ máy bay. Thoát chết duy nhất là phi công hỏa lực đuôi máy bay, bằng một phép thần kỳ nào đó đã kịp bung dù. Phi công bị bắt và được trao trả vào tháng 3-1973.
Trong số các mục tiêu ở Hà Nội, theo kế hoạch sẽ bị ném bom vào ngày 20-12-1972, có kho xăng dầu Gia Thượng. Phi đội “Gạch” sẽ trút đợt bom cuối cùng trong đêm không kích. Khi ba máy bay B-52D bắt đầu lượn vòng thoát ly mục tiêu, 4 tên lửa SA-75M lao tới. Vụ nổ của đầu đạn tên lửa tạo ra hàng trăm lỗ thủng trên cánh phải của “Gạch” 02 (số hiệu 5067), đang bay ở độ cao 35000 feet (10, 6km). Kíp lái đã cố gắng kéo chiếc máy bay về đến căn cứ Utapao.

Ngày đen tối nhất của không quân Mỹ

...Ngày 20-12-1972 cho đến ngày nay được coi là một trong những blackday (ngày đen tối) của lực lượng không quân Mỹ, khi Mỹ đã mất một số lượng B-52 lớn nhất trong lịch sử chiến tranh chỉ trong một lần không tập.

Trên miền Bắc Việt Nam ngày 21-12-1972. Xuất phát từ sân bay Utapao là các máy bay B-52D, được trang bị các thiết bị tác chiến điện tử mới. 30 chiếc pháo đài bay nhằm các mục tiêu đã định trước là sân bay Quang Tề (6 chiếc) sân bay Bạch Mai (12 chiếc), khu kho hàng tại Văn Điển (12 chiếc) trong khu vực Hà nội vào khoảng lúc 3h33 - 3h48 theo giờ địa phương.

Tầm cao của hành trình bay cũng có thay đổi so với 3 đêm không kích đầu tiên. Ngày 21-12-1972 các đội hình bay của B-52 nằm trong khoảng 33500 ft đến 38000 ft (10, 21km – 11,58 km). Giãn cách thời gian giữa các phi đội được rút ngắn từ 4 phút bay đến 90 – 120 giây. Điều này cho phép các máy bay B-52 có điều kiện rút ngắn thời gian có mặt trên mục tiêu (có nghĩa là trong khu vực tác chiến của tên lửa) đến 15 phút thay vì 30 – 40 phút. Máy bay không tiến hành ngoặt gấp thoát ly mục tiêu mà tiếp tục bay thẳng theo đường bay ra Vịnh Bắc bộ, sau đó chuyển hướng về phía Thái Lan.

Vào lúc 3h33 chiếc máy bay đầu tiên B-52D bắt đầu trút bom xuống sân bay Quang Tề. Kíp lái thông bao có hai khẩu đội tên lứa phóng đạn nhưng không trúng mục tiêu. Sau vài phút 12 chiếc máy bay B-52D bắt đầu tấn công tổ hợp nhà kho ở Văn Điển. Lần này phi đoàn B-52 bị tấn công bằng nhiều tên lửa đất đối không, do B-52 nằm trong khu vực xạ kích của 12 khẩu đội tên lửa, nhưng các tên lửa không đạt hiệu suất tác chiến cao, 12 chiếc B-52 thoát ly an toàn.

Nhưng tốp máy bay đánh sân bay Bạch Mai thì không được may mắn như vậy. ở độ cao 36500 ft (11,12km) tại điểm chuyển trạng thái hành tiến sang tấn công, máy bay “Đỏ”01 số hiệu 55-0061 phát hiện hỏng hóc ở hệ thống radar kính ngắm mục tiêu. Tiến hành ném bom vào mục tiêu chính xác máy bay không thực hiện được. Để thực hiện ném bom cần có một máy bay B-52 khác trong phi đội làm điểm định vị bổ sung, “Đỏ” 01 thông báo sẽ chiếm vị trí ngay sau “Đỏ”02, do radar kính ngắm của máy bay 02 hoạt động tốt, có thể cho phép 01 ném bom chính xác.

Trong thời gian đó, theo đội hình “Đỏ”03 bay ngay phía sau 01 và 02 trên dãn cách 6 dặm, pháo phòng không bắn liên tục vào 01 và 02 (không có hiệu quả). Một trong những thiết bị phát xung của hệ thống tác chiến điện tử trên 03 bị hỏng, khi đó các sensors trên 01 và 02 thông báo, máy bay đang bị chiếu xạ bởi radar tên lửa RSNA-75M. Kíp lái của “Đỏ” trực tiếp nhìn thấy điểm và ánh lửa phóng tên lửa trên mặt đất. Phi công nhận định có đến 15 tên lửa V-750. Một tên lửa lao vào máy bay 03 và nổ tung vào lúc 3.43 theo giờ địa phương. “Đỏ” 03 không có đủ 60 giây bay đến mục tiêu và trút bom.

3 phi công của “Đỏ” 03 nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Được trao trả vào tháng 3-1973. Ba phi công còn lại mất tích. Sau này Việt Nam trao trả hài cốt hai phi công. Số phận của phi công thứ 3 cho đến ngày nay không ai biết.

Sau 3 phút sau khi “Đỏ” tấn công mục tiêu, phi đội “Xanh” tiến đến mục tiêu, phi đội bay ở độ cao 34000ft (1,03km). Kíp lái "Xanh” B-52D số hiệu 55-0050 đã bay trong đòn tấn công đầu tiên của chiến dịch Linebacker II (trong biên chế của phi đội “Cam” ) khi đó máy bay của họ bay trước máy bay “Hoa hồng”01, máy bay này đã bị bắn cháy.

Trong khi chuẩn bị xuất kích, cơ trưởng “Xanh”01- trung tá John Yuill thông báo cho các phi công rằng Kíp lái "Hoa hồng" đã bị bắt. Quen thuộc và có nhiều kinh nghiệm với những tính năng đặc trưng của khi máy bay bốc lửa đã giúp cho viên trung tá Yuill ra quyết định đúng đắn, cứu sống toàn bộ kíp lái .

"Xanh" 01 tiếp cận mục tiêu ném bom, lập tức bị tấn công bởi 6-7 quả tên lửa S-75. Một đầu đạn tên lửa nổ tung dưới thân máy bay, Kíp lái được lệnh của cơ trưởng nhanh chóng nhẩy dù. Pháo đài bay bị bắn rơi trước thời điểm ném bom khoảng 30 giây.
Trên “Xanh" 01 có hai sensors của thiết bị tác chiến điện tử bị hỏng RE5. Nhưng các thiết bị còn lại (hơn 10 sensor) phát xung, 02 và 03 đã sử dụng thiết bị gây nhiễu tích cực ở mức độ tối đa. Các hai máy bay B-52 đều bật 3 sensor phát xung chế áp tần số sóng radar của đài phát tên lửa. Khi phi đội Xanh tiến đến gần mục tiêu ném bom đã thực hiện cơ động tránh tên lửa. Cả ba máy bay đều giữ vững đội hình chiến đấu và đang bay trên quỹ đạo tác chiến được vạch ra. Nhưng 01 bị tiêu diệt. Như vậy, động tác kỹ thuật cơ động tránh tên lửa có thể đã diễn ra quá gấp. Đồng thời, hành trình bay chiến đấu của "Xanh" đi qua vùng hỏa lực của gần 9 khẩu đội tên lửa SA-75M.
Kết quả và đánh giá
Suy ngẫm về những nguyên nhân dẫn đến thảm bại của lực lượng không quân Mỹ trên bầu trời Việt Nam, có thể rút ra những kết luận như sau: Từ 9 máy bay B-52 bị bắn hạ trong vòng 3 đêm không kích, 6 máy bay Stratofortress bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không khi đang thực hiện vòng lượn gấp thoát ly mục tiêu, bẻ góc 45o. Khi máy bay lượn vòng gấp, cường độ phát xung gây nhiễu của các trang thiết bị tác chiến điện tử, gây nhiễu của B-52 đối với đài radar dẫn đường mục tiêu RSNA-75 hạ xuống thấp nhất. 5 % trong số 7 máy bay B-52G bị bắn rơi, không được lắp các trang thiết bị tác chiến điện tử mới được nâng cấp.

Trong giai đoạn không kích, thời tiết và khí tượng cũng ảnh hưởng rất lớn, do tốc độ gió ngược rất cao (180km/h) trên độ cao 10 km, độ cao máy bay B-52 trong 3 đợt không kích cường độ cao, hiệu ứng của nhiễu thụ động giảm xuống rất thấp. Các máy bay tiêm kích – ném bom F-4 Fantom, có nhiệm vụ rải nhiễu thụ động. Nhưng gió mạnh đã thổi bay các đám mây nhiễu xạ kim loại. Điều đó giúp cho các đài radar điểu khiển của tổ hợp tên lửa SA-75M có điều kiện tốt hơn phát hiện máy bay B-52 trên nền nhiễu dầy đặc.

Để có thể tấn công chính xác mục tiêu bằng các loại bom rơi tự do không có điều khiển với thiết bị phụ trợ là máy ngắm radar. Máy bay B-52 bắt buộc phải giữ đường bay và độ cao chuẩn. Đây là điều kiện tuyệt vời cho các trắc thủ radar – tên lửa đối với 1 chiếc pháo đài bay khổng lồ, tốc độ hành trình dưới âm và tính cơ động rất thấp. Trên thực tế phải có tới 4 phi đội 3 chiếc máy bay mới có hiệu quả sử dụng máy gây nhiễu tích cực và thụ động đối với đài phát radar RSNA-75, các thiết bị gây nhiễu của máy bay B-52 chỉ có thể gây nhiễu hiệu quả nếu máy bay bay thẳng trực tiếp đến các phương tiện phòng không với giá trị các thông số bằng 0 và đang ở độ cao 10 -11 km.

Khi máy bay trút bom và vòng thoát ly khỏi mục tiêu, hiệu ứng của các trang thiết bị gây nhiễu tụt giảm. Đã có quyết định là khi phi đội bắt đầu vòng lượn thoát ly mục tiêu thì phi đội thứ 2 sẽ che chắn và gây nhiễu tăng cường cho phi đội đi trước. Đồng thời trong khi máy bay quay vòng hệ số phản xạ hiệu dụng của máy bay tăng lên và khả năng phát hiện và khóa bám mục tiêu tăng lên rõ rệt. Đồng thời, hệ số phản xạ hiệu dụng cũng tăng lên khi máy bay bắt đầu mở các cửa khoang chứa bom.

Vì vậy, tổn thất nặng nề máy bay ném bom B-52 buộc Bộ tổng tham mưu không quân Mỹ phải nghiên cứu lại chiến thuật sử dụng máy bay ném bom B-52. Sự tổn thất tiếp theo của loại máy bay đắt giá này là không thể chấp nhận được. Để tiếp tục không kích miền Bắc Việt Nam bằng máy bay ném bom B-52 cần có những thay đổi cơ bản trong khai thác sử dụng các pháo đài bay B-52.

Sau chiến dịch Linebacker II, các đợt không kích bằng máy bay B-52 từ căn cứ Andersen đã chấm dứt. B-52 chỉ tham gia tác chiến trong chiến dịch Arc Light, ném bom các mục tiêu trong khu vực Miền Nam Việt Nam. Số lượng các máy bay gây nhiễu tăng từ 8 đến 12 máy bay. Số lượng máy bay yểm trợ tác chiến tăng từ 39 đến 58.

Đấy là một số những diễn biến xảy ra trên boong của các máy bay B-52 trong thời gian ném bom Hà Nội, theo công nhận với giới báo chí của không quân Mỹ, đã có 15 máy bay B-52 bị bắn hạ và 11 máy bay chiến thuật khác chịu chung số phận. Tuy nhiên, theo công bố của Việt Nam, đã có 34 máy bay B-52 và 47 các loại máy bay khác bị bắn rơi. Hà Nội và Hải Phòng, cũng bị tổn thất nặng nề do bom đạn về người và cơ sở vật chất, bao gồm cả các nhà máy, bệnh viện, trường học, khu dân cư, công trinh dân sinh và dân sự.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

>> Công nghệ tàng hình của Trung - Nga thua xa Mỹ ?

"Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là chiếc vé vào cửa. F-35B trang bị cho Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ duy trì tái cân bằng khu vực Thái Bình Dương".

>> Sức mạnh thật của F-35
>> Siêu phẩm F-35 có dễ dàng bị phát hiện


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35A Mỹ

Trang mạng “U.S News & World Report” ngày 3/5 có bài viết cho rằng, quan chức Lầu Năm Góc quân Mỹ tiết lộ, Trung Quốc và Nga sẽ sở hữu vũ khí có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất của Mỹ.

Theo bài viết, quan chức Lầu Năm Góc cho rằng, “những nước quan tâm” của Mỹ như Trung Quốc và Nga sắp sở hữu vũ khí sánh ngang với máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất của Mỹ. Nhưng, chuyên gia lĩnh vực này bày tỏ nghi ngờ về chương trình nghiên cứu phát triển tiêu tốn hàng trăm triệu USD của Chính phủ Mỹ.

Đại tá Kevin Kirya, người phụ trách cơ quan mua sắm vũ khí hàng không của Lính thủy đánh bộ Mỹ cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm như F-35 Lightning II rất quan trọng đối với việc duy trì khả năng răn đe của Mỹ ở nước ngoài trong 10 năm tới. Ông nói: “Chúng tôi không thể coi thường những tiến bộ công nghệ của các nước quan tâm chính của chúng tôi”.

Kirya cho rằng: “Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là chiếc vé vào cửa”, “nếu làm không tốt như họ hoặc tốt hơn họ thì không thể không thể duy trì ưu thế”. Bên ngoài phổ biến cho rằng, chương trình máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử quân sự. Máy bay chiến đấu F-35 phiên bản Lính thủy đánh bộ mỗi chiếc khoảng 240 triệu USD, trong khi đó tổng chi phí của chương trình nghiên cứu phát triển dự kiến trên 1.000 tỷ USD.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35B sử dụng cho Thủy quân lục chiến Mỹ (tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ)


Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35B sử dụng cho Thủy quân lục chiến Mỹ (tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ)
Theo báo Mỹ, Kirya cảm thấy vui mừng về việc F-35 trang bị cho Lính thủy đánh bộ, cho rằng điều này sẽ “duy trì tái cân bằng khu vực Thái Bình Dương”. Ông chỉ ra, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ cũng đều đang gia tăng nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. “Chúng tôi đã tiến cùng thời đại, cũng luôn tìm cách duy trì vị thế dẫn trước, không để mình rơi vào đường cùng, cũng chuẩn bị cho các cuộc chiến tiếp theo”.

Nhưng, bài viết đồng thời chỉ ra, một chuyên gia vấn đề an ninh châu Á cho rằng, đối tượng của những lo ngại này có thể chỉ là “hổ giấy”. Tom Snitch từng làm cố vấn cấp cao của Cơ quan kiểm soát và giải trừ quân bị Mỹ (U.S. Arms Control and Disarmament Agency, ACDA), trong 20 năm qua chủ yếu nghiên cứu sức mạnh quân sự của Nga và Trung Quốc như máy bay chiến đấu MiG.

Ông cho rằng: “Tôi rất khó tin rằng, Trung Quốc phải chi 1 tỷ USD để chế tạo 1 máy bay có tính năng tương tự vũ khí của những người khác”, “công nghệ của Trung Quốc và Nga trên phương diện này phải lạc hậu mấy chục năm so với chúng tôi”.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nghiên cứu phát triển một loại vũ khí và tuyên bố nó là “khắc tinh” đối với vũ khí tương ứng của đối phương, cách làm này thực sự cần thiết. Ngay từ hơn 20 năm trước, chính quyền Reagan đã ra sức tuyên truyền chương trình “Star Wars” rất tiên tiến, được cho là có thể bảo vệ Mỹ tránh được mối đe dọa của tên lửa đạn đạo hạt nhân.

Tom Snitch nói: “Điều này giống như nói ‘Này, nghe đi, các anh thậm chí đừng có nghĩ. Bởi vì, cho dù các anh thực sự tiến hành nghiên cứu chế tạo, đợi đến khi chế tạo được, chúng tôi đã có vũ khí tiên tiến hơn anh’. Quan điểm này không phải vô ích, nhưng 1 tỷ USD 1 chiếc (máy bay chiến đấu F-35), chúng tôi không có giải pháp rẻ hơn ư?”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35C phiên bản Lính thủy đánh bộ, giúp quân Mỹ duy trì tái cân bằng Thái Bình Dương


(Nguồn: Giáo Dục Quốc Phòng - Báo Giáo Dục Việt Nam)

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

>> Khám phá sức mạnh tiêm kích F-16

F-16 là loại máy bay tiêm kích được Không quân Mỹ ưa dùng nhất. Nguyên nhân không chỉ nằm ở khả năng tác chiến của F-16 mà còn ở chi phí bay rất thấp của loại máy bay này.

>> F-16 và các biến thể
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 2)

Một giờ bay của F-16 được đánh giá tiêu tốn hết 23.000 USD. Trong khi đó, các loại tiêm kích khác có chi phí bay cao hơn nhiều. Ví dụ, chi phí một giờ bay của F-22 là 68.000 USD, F-15C là 42.000 USD và F-15E là 36.000 USD.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-16 thực hiện tiếp dầu trên không

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng từng công khai chi phí một giờ bay của một số loại máy bay của nước này. Theo báo cáo chính thức của bộ này thì chi phí một giờ bay của F-16 là khoảng 22.000 USD, F-22 là 20.000 USD hay F-35A là 24.000 USD. Tuy nhiên, có nhiều khúc mắc trong các báo cáo chưa được làm rõ khiến chúng không có độ tin cậy.

Hiện chỉ có một loại máy bay có chi phí bay thấp hơn F-16 là A-10C với khoảng 18.000 USD cho mỗi giờ bay. Tuy nhiên, A-10C lại không phải là tiêm kích và thích hợp nhất với nhiệm vụ yểm trợ lực lượng mặt đất. Trong khi đó, tuy không hiệu quả bằng A-10, song F-16 cũng có thể thực hiện nhiệm vụ này.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Với khả năng sử dung đa dạng các loại vũ khí chính xác cao, F-16 không chỉ giỏi tác chiến trên không mà còn có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ cường kích

Mỹ còn có một loại máy bay yểm trợ khác là AC-130U. Tuy nhiên, chi phí một giờ bay của loại máy bay này lên tới 46.000 USD. Chính vì vậy, người Mỹ đã sử dụng máy bay vận tải C-130 với chi phí một giờ bay chỉ 18.000 USD để thay thế. Khi thực hiện nhiệm vụ yểm trợ mặt đất, C-130 được trang bị các khoang chở đặc biệt, các thiết bị cảm ứng và vũ khí tương tự như của AC-130.

F-16 cũng giống như A-10 đều có thể sử dụng các loại bom thông minh. Cộng với chi phí bay rẻ nên chúng thường được sử dụng để thay thế các loại máy bay ném bom có chi phí bay cực khủng như B-52H (70.000 USD), B-1B (58.000 USD) và B-2 (169.000 USD) trong nhiều nhiệm vụ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong nhiều nhiệm vụ, F-16 hoàn toàn có thể thay thế cả pháo đài bay B-52 với chi phí rẻ hơn rất nhiều

Một lý do khác để Mỹ có thể sử dụng F-16 hay A-10 cho các nhiệm vụ ném bom nhằm tiết kiệm chi phí là với bom thông minh Mỹ không cần tốn quá nhiều. Chỉ một vài quả có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu đã định. Chiến tranh hiện đại gần như không còn chỗ cho kiểu “rải thảm” trước đây.

Ở chiến trường Afghanistan, Mỹ chỉ cần sử dụng F-16 mang một số lượng bom thông minh vừa đủ là có thể tiêu diệt nhiều căn cứ của phiến quân. Những chiếc máy bay ném bom chiến lược với chi phí bay đắt đỏ sẽ chỉ phát huy tối đa hiệu quả trong các đòn tấn công ồ ạt ban đầu, nhằm vào hàng loạt mục tiêu mà trong nhiều trường hợp không phải chọn lựa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc F-16 của Mỹ tại chiến trường Afghanistan

Nói về hiệu quả tác chiến, giới quân sự hiện vẫn đánh giá rất cao F-16 với vai trò là máy bay tiêm kích. Dù được sản xuất từ nửa cuối những năm 1970, song cho tới nay F-16 không ngừng được nâng cấp và được trang bị các loại trang bị điện tử, các bộ cảm biến và tên lửa hiện đại.

Ngay cả các chuyên gia Nga cũng phải thừa nhận F-16 có khả năng giành chiến thắng trước hầu hết các đối thủ cùng loại trên không, kể các các máy bay tàng hình. Trong cuộc chiến Kosovo năm 1999, một chiếc F-16AM của Hà Lan đã bắn hạ một chiếc MiG-29 của Serbia.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đến nay, hơn 4.500 chiếc F-16 đã được sản xuất và có trong trang bị của khoảng 26 quốc gia trên thế giới

Ngoài ra, F-16 còn sở hữu những tính năng không kém gì các loại tiêm kích hiện đại. Với một động cơ, F-16 có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 2.410 km/h, tức là gấp khoảng 2 lần tốc độ âm thanh. Tầm tác chiến của F-16 là trên 550 km và trần bay cao trên 15 km.

Tính đến nay, đã có trên 4.500 chiếc F-16 với các phiên bản khác nhau được sản xuất. Ngoài Mỹ, F-16 còn được trang bị cho quân đội của khoảng 25 quốc gia khác trên thế giới, trong đó hầu hết là các nước đồng minh của Mỹ.

(Đông Triều)

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

>> Tìm hiểu ‘Bóng ma’ B-2 Spirit của Mỹ

B-2 Spirit (bóng ma) là siêu máy bay ném bom chiến lược tàng hình đầu tiên trên thế giới, thần tượng mới của Không quân Mỹ.

>> Một số máy bay Tupolev (Tu) nổi tiếng của Nga


Kể từ sau sự thất bại của “pháo đài bay” B-52 tại Việt Nam, người Mỹ bắt đầu khởi động chương trình phát triển máy bay ném bom thế hệ mới để hiện đại Không quân ném bom chiến lược Mỹ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Kiểu dáng độc đáo "không giống ai" của máy bay ném bom chiến lược B-2.

Và B-2 chính là thành quả sau cùng của một nỗ lực kéo dài gần 10 năm, không những có khả năng mang nhiều bom, B-2 còn thiết kế công nghệ tàng hình tiên tiến giúp nó đột phá hệ thống phòng không tiến công mục tiêu chiến lược đối phương, có khả năng tác chiến độc lập hoàn toàn.

Chương trình phát triển B-2 thực hiện từ đầu những năm 1980, tới năm 1989 mẫu thử B-2 cất cánh thử nghiệm lần đầu. Năm 1993, B-2 chính thức được đưa vào phục vụ trong Không quân Mỹ. Tuy chưa có dịp tham gia chiến trận, nhưng có một sự kiện đã giúp chứng minh được nó xứng đáng là máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất thế giới.

Tháng 6/1995, tại triển lãm hàng không Paris (Pháp), Mỹ đã đưa máy bay tàng hình B-2 tới thăm Pháp. Trước khi xuất phát, phía Mỹ đã thông báo cho Pháp thời gian cất cánh, đường bay của B-2. Quân đội Pháp ra lệnh cho trạm radar cảnh giới sục sạo nhưng không thể phát hiện được tung tích B-2 cho tới khi nó xuất hiện trên bầu trời nước Pháp.

“Cuộc thử nghiệm” B-2 ở một trong những quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới như Pháp gây chấn động dư luận. Cuộc thử gián tiếp khẳng định B-2 là máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất thế giới, đủ sức đột phá bất kể một hệ thống phòng không tiên tiến trên thế giới. B-2 chính thức soán ngôi của B-52 trở thành “thần tượng mới của Không quân Mỹ”.

Công nghệ tàng hình trên B-2

Để có khả năng tàng hình biến mất hoàn toàn trên màn hình radar đối không, người Mỹ đã ứng dụng một loạt công nghệ về khí động học, vật liệu trên B-2 để giám tín hiệu sóng phản xạ radar.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
B-2 ném bom.

Về kiểu dáng khí động học, B-2 có kiểu dáng còn độc đáo hơn nhiều so với cường kích tàng F-117A. Dáng ngoài của B-2 giống như con dơi khổng lồ, gần như không phân rõ ra “thân, cánh, đuôi” mà hợp này một khối thống nhất. B-2 có chiều cao 5,18m, dài 21m và sải cánh dài tới 52,42m.

Với kiểu dáng đặc biệt kết hợp vật liệu hấp thụ sóng radar làm cho sóng radar dò tìm của đối phương bị trượt đi theo hướng khác (không thể trở lại máy thu) hoặc bị hấp thụ, giảm nhỏ được sóng phản xạ radar khiến hình ảnh đưa lên màn hình radar yếu hoặc gần như không có.

B-2 được chế tạo chủ yếu sử dụng vật liệu phức hợp đá đen và sợi than, loại vật liệu này không chỉ nhẹ, cường động chịu lực lớn mà còn phản xạ sóng radar nhỏ. Trên bề mặt vật liệu có dạng tổ ong nhỏ li ti để hấp thụ sóng radar.

Khung thân kết cấu B-2 và khoang động cơ dùng hợp kim titan, còn lại đều do vật liệu phức hợp ghép nối với nhau, không phải dùng đinh tán mà do ép ở áp suất cao, do vậy máy bay không dễ phản xạ tín hiệu radar.

>> H-9: Bao giờ mới thành 'ngáo ộp'?

Buồng lái được thiết kế kiểu dạng cung tròn, khi sóng radar chiếu vào sẽ trượt theo dáng ngoài buồng lái để truyền đi, khó phản xạ lại.

Mép trước cánh máy bay B-2 được phủ lớp sơn hấp thụ sóng radar và thiết kế có lỗ rỗng kiểu tổ ong không thành qui tắc, sóng radar khi chiếu vào chỉ có thể vào vào mà không thể ra.

B-2 không thiết kế cánh đuôi đứng truyền thống, đây cũng là yếu tố giúp tăng khả năng tàng hình. Vì cánh đuôi đứng là một trong những nơi mà máy bay thông thường hay bị sóng radar chiếu vào để dễ phát hiện nhất. Mặt cắt phản xạ của cánh đuôi lớn làm cho máy bay khó giấu mình.

B-2 thiết kế với khoang vũ khí nằm trong thân (không có bất kỳ giá treo ngoài nào) để tối ưu hóa tính tàng hình. Hai khoang vũ khí trong thân có thể chở 23 tấn bom. Tùy theo từng nhiệm vụ, nó sẽ mang 80 bom Mk82 227kg hoặc 16 bom Mk84 1.000kg hoặc 16 bom hạt nhân B61/B83. Với một số sự nâng cấp hệ thống điện tử, B-2 sau này mang được bom có điều khiển GBU-28, GBU-57A/B và tên lửa hành trình đối đất tầm xa AGM-158.

Với công nghệ như vậy, tiết diện phản xạ radar của B-2 chỉ còn 0,1 mét vuông, tức là chỉ giống như một con chim nhỏ bay trên trời cao.

“Giấu lửa” động cơ

Để đưa chiếc B-2 có trọng lượng cất cánh tối đa 170 tấn lên trời cao, nhà thiết kế trang bị cho máy bay 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F118-GE-100 cho phép đạt tốc độ tối đa cận âm 1.010km/h, tầm bay hơn 11.000km (nếu tiếp dầu một lần trên không, B-2 bay quá nửa vòng trái đất), trần bay hơn 15.000m.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Loa phụt động cơ nằm sâu trong thân (giấu đỏ) do đó giảm đáng kể nguồn nhiệt phát ra.

Động cơ luôn là phát ra nguồn nhiệt lớn nhất, dễ bị phát hiển bởi các hệ thống dò tìm hồng ngoại đối phương. Để xử lý điều này, động cơ B-2 lắp bộ trộn dòng khí, lấy không khí lạnh dẫn vào buồng đốt của động cơ và máy tuabin làm hạ thấp nhiệt độ mặt ngoài. Loa phụt động cơ nằm sâu trong thân máy bay làm tín hiệu hồng ngoại yếu đi.

Tiên tiến và tiện nghi

Ngoài tính tàng hình ưu việt, B-2 còn trang bị những công nghệ điện tử hàng không tiên tiến. B-2 được trang bị radar mạng pha quét điện tử bị động AN/APQ-81 cung cấp chế độ ngắm mục tiêu mặt đất có độ chính xác cao, hỗ trợ B-2 bay bám sát và tránh địa hình; hệ thống định vị hàng không chiến thuật; hệ thống đối phó trả đũa điện tử…

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Buồng lái tiện nghi, hiện đại của B-2.

B-2 được điều khiển bởi hai phi công, điều đo cho thấy máy bay có tính tự động hóa cực cao. Buồng lái thiết kế rất tiện nghi đem lại sự thoải mái tối đa cho phi công.

Buồng lái lắp đặt hệ thống màn hình tinh thể lỏng tiện nghi hiển thị thông số kỹ thuật bay, thông số cảm biến dữ liệu, tình trạng động cơ, vũ khí… Bên cạnh đó, buồng lái còn có thêm cả toilet để phi công thoải mái hơn trong chuyến bay dài kéo dài nhiều giờ.

>> Phương án tác chiến của lực lượng ném bom chiến lược Mỹ

Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng B-2 vẫn tồn tại không ít nhược điểm. B-2 có khả năng tàng hình ưu việt hoàn toàn có thể qua mặt hệ thống phòng không đối phương, nhưng đồng thời nó sẽ tàng hình luôn với “quân nhà”. Vì vậy, trong các chiến dịch không kích, B-2 phải hoàn toàn tác chiến độc lập.

Một điều nữa, để đảm bảo tính tàng hình, B-2 bắt buộc không nhận được bất kỳ sự hộ tống nào. Nên trong trường hợp bị tiêm kích đối phương phát hiện, B-2 chắc chắn không có “cửa sống” vì nó không có khả năng tự vệ.

Ngoài ra, B-2 có lẽ chỉ xứng với “con nhà giàu” vì sự “õng ẹo” của nó. Để bảo quản được lớp sơn hấp thụ sóng radar, máy bay phải được đặt trong nhà chứa máy bay với những tiêu chuẩn đặc biệt về độ ẩm và nhiệt độ.

Sau mỗi chuyến bay, B-2 đều phải vào xưởng phục hồi lớp sơn phủ bên ngoài với thời gian chiếm tới 30% thời gian chuẩn bị mỗi chuyển bay.

Cuối cùng, vì được áp dụng nghệ cực kỳ tiên tiến như vậy nên B-2 có giá thành đắt nhất thế giới, 1,07 tỷ USD/chiếc. Bản thân nước Mỹ, quốc gia có ngân sách quốc phòng dồi dào cũng chỉ dám mua 21 chiếc B-2.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

>> F-22 cũng "thường" thôi ?

Chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Đức đã chiến đấu "ngang cơ" với máy bay tàng hình F-22 của Không quân Mỹ trong cuộc chiến giả định Red Flag.

>> Tại sao 'siêu phẩm' F-22 'mất điểm'?


Giữa tháng 6/2012, cuộc tập trận Red Flag diễn ra ở căn cứ không quân Eielson ở Alaska. Red Flag có sự tham gia của hơn 100 máy bay chiến đấu đến từ Không quân Đức, Mỹ, Nhật Bản, Australia và một số nước NATO.

Trong cuộc tập trận kéo dài 2 tuần này, các máy bay chiến đấu Typhoon của Đức đã chống lại máy bay F-22 đơn lẻ trong một cuộc diễn tập chiến đấu cơ bản, một cuộc chiến mô phỏng tầm gần.

Cuộc chiến tưởng chừng “không cân sức” bởi một bên là chiến đấu cơ tàng hình tốt nhất thế giới F-22 Raptor và một bên là chiến đấu cơ không tàng hình Typhoon của châu Âu.

Tuy nhiên, kết quả công bố thật quá ngạc nhiên đối với cả người Đức và có lẽ cả người Mỹ. Trong tổng số lần đối mặt giữa F-22 và Typhoon, số lần máy bay của cả hai bên bị kẻ thù giả định tiêu diệt đều bằng nhau. Đây là một kết quả không tưởng với nhiều người.


http://nghiadx.blogspot.com
F-22 đã không thể chiến thắng áp đảo trước Typhoon. Chiến thuật của người Đức được tiết lộ trong Tạp chí Combat Aircraft số ra tháng 7/2012.

“Chúng tôi đã ngang cơ nhau”, Thiếu tướng Gruene nói với phóng viên Jamie Hunter của Tạp chí Combat Aircraft.

Tướng Gruene đã chỉ ra cách làm thế nào mà Typhoon có thể chiến đấu tốt với máy bay tàng hình của Mỹ. “Điều quan trọng, máy bay của bạn phải cố gắng tiếp cận được F-22 càng gần càng tốt…và duy trì được cự li gần như vậy. Họ (Không quân Mỹ) không nghĩ chúng tôi lại hung hăng như thế”, Tướng Gruene nói thêm.

Tướng Gruene cũng nói rằng, F-22 Raptor thực sự “vượt trội” khi chiến đấu ở ngoài tầm nhìn do đạt được tốt độ cao, trần bay cao, radar tinh vi và trang bị các tên lửa tầm xa AMRAAM.

Tuy nhiên, trong một cuộc chiến ở cự ly gần hơn, tốt hơn nữa là có thể hỗn chiến với F-22, máy bay tàng hình Mỹ có kích thước lớn và nặng hơn so với Typhoon và sẽ gặp bất lợi. “Ngay khi bạn tiến lại gần hơn …Typhoon không cần phải lo ngại về F-22”, Tướng Gruene bình luận.

Việc máy bay tàng hình F-22 không áp đảo được kẻ thù giả định là chiến đấu cơ Typhoon khiến Không quân Mỹ lo lắng.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ Typhoon.

Trong nhiều năm qua, Không quân Mỹ đã công bố Raptor là tiêm kích tuyệt vời. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, trong năm 2009, còn tự tin cắt giảm số lượng máy bay F-22, mới sản xuất được 187 chiếc.

Khi đó, ông Gates nói rằng, F-22 là một máy bay tàng hình chiếm ưu thế trên không tốt nhất từng được chế tạo” và dự đoán “nó sẽ bảo đảm cho Quân đội Mỹ là chủ bầu trời trong những thập kỷ tiếp theo”.

Từ sau đó, các máy bay F-22 “từ từ” được quản chế, thậm chí bị cấm bay trong thời gian dài sau khi xảy ra các sự cố kỹ thuật làm phi công bị nghẹt thở.

Tác giả David Axe, Biên tập viên của Danger Room thừa nhận, các lực lượng không quân tiên tiến phải lên kế hoạch để làm cho các chiến đấu cơ của họ phải chiến đấu ngay từ khoảng cách xa và tránh xa những cuộc “hỗn chiến” đầy mạo hiểm - điều mà Tướng Gruene thừa nhận trong ý kiến của ông về cách làm thế nào để có thể chống lại được máy bay chiến đấu tàng hình tốt nhất thế giới F-22.

Tuy nhiên, có những bằng chứng cho rằng, trong thực tế, hầu hết các cuộc chiến trên không trong chiến tranh hiện đại đều xảy ra ở những khoảng cách gần.

Đó là thực tiễn không vui vẻ gì với F-22, đặc biệt khi các đối thủ tiềm tàng của nó là tiêm kích Nga hay Trung Quốc. Nếu kinh nghiệm của người Đức được các nước khác áp dụng, chiến đấu cơ được nhiều ca ngợi như F-22 sẽ phải đối mặt với cái chết.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

>> Sức mạnh thật của F-35

Hội tụ tất cả các nhiệm vụ nhưng F-35 chỉ có thể phát huy tối đa sức mạnh khi nó hoạt động chiến đấu trong đội hình biên đội.

>> Siêu phẩm F-35 có dễ dàng bị phát hiện



http://nghiadx.blogspot.com
Tất cả các hệ thống cảm biến hội tụ cùng nhau và chia sẽ cho các máy bay khác là sức mạnh lớn nhất của F-35.


Diễn đàn của Thủy quân lục chiến Mỹ đã có buổi phỏng vấn đối với Đại tá Arthur Tomassetti, phi công thử nghiệm hàng đầu chương trình phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 về cảm nhận của ông đối với quá trình phát triển của F-35 và những khả năng ứng dụng của nó trong tương lai.

Đại tá Tomassetti đã tham gia vào chương trình phát triển JSF F-35 với tư cách là phi công thử nghiệm ngay từ khi khái niệm JSF mới được hình thành. Ông sống, làm việc cùng các kỹ sư, chuyên gia của dự án. Những cảm nhận của ông là cơ sở quan trọng để các nhà phát triển hoàn thiện chương trình, sự hài lòng của phi công chính là thước đo cho năng lực của bất kỳ chiến đấu cơ nào.

Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:

Phóng viên: - Những điểm nào theo ông cần phải cải thiện đối với một tiêm kích STOVL (máy bay cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh thẳng đứng)?

Đại tá Tomassetti: - Bạn phải cảm thấy thoải mái với một chiếc máy bay cho dù bạn đang bay trong các phi vụ thường xuyên hoặc trong đội hình chiến đấu. Bạn cần phải tìm hiểu những gì bạn muốn làm và những gì bạn có thể làm đối với mỗi chiếc máy bay.

-Suy nghĩ của ông là gì khi ông được mời với tư cách là phi công thử nghiệm chính, một phần của sự phát triển F-35 ngay khi nó còn là nguyên mẫu X-32, X-35?

- Khi một ai đó trở thành phi công thử nghiệm, tôi nghĩ rằng trong tâm trí của họ đang suy nghĩ muốn là người đầu tiên bay một loại máy bay mới và làm một điều gì đó mới mẻ hơn. Tôi đã ở ngưỡng cửa của một điều mới mẻ mang tên X-35 và F-35.

- Ông có nhiều ảnh hưởng đối với sự phát triển của F-35?

- Các kỹ sư sẽ xem xét các cảm nhận của phi công để quyết định quá trình phát triển, điều đó rất thú vị vì chúng tôi có nhiều ảnh hưởng vào thiết kế của những máy bay cụ thể.

-Sức mạnh lớn nhất của F-35 là gì?

- Sức mạnh lớn nhất của F-35 không phải là ở một máy bay mà ở những gì nó có thể làm. Sức mạnh lớn nhất của F-35 là ở biên đội bay, ở nơi những gì các phi công có thể làm cùng nhau.

Có một sự kết hợp của tất cả các hệ thống cảm biến và tất cả thông tin chúng thu thập được tụ lên màn hình trên bảng điều khiển. Bạn có thể chuyển thông tin đó cho những chiếc F-35 bay trong biên đội.

- Làm thế nào để F-35 có thể thay thế hiệu quả cho Harrier, Hornet và Prowler?

- Lúc trước chúng tôi sử dụng F/A-18 cho nhiệm vụ không chiến, Harrier cho nhiệm vụ tấn công ném bom, EA-6B cho nhiệm vụ hỗ trợ tác chiến điện tử. Bây giờ chúng đã có F-35 để làm tất cả nhiệm vụ trên. Nhờ vậy, số lượng máy bay cho một chiến dịch có thể ít hơn.

- Vai trò hỗ trợ của F-35 trong những cuộc chiến cùng với các nước đồng minh là gì?

- Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả chúng ta đều có F-35. Bây giờ chúng ta đều có thể chia sẽ thông tin, trong điều kiện chiến tranh liên minh, máy bay này làm tăng khả năng nhận thức tình huống ở mức độ cao hơn bất cứ những gì chúng ta có hôm nay.

- Làm thế nào để F-35 có thể tương thích với sự thay đổi công nghệ và môi trường chiến tranh trong nhiều năm?

- F-35 được phát triển để phục vụ từ 40-50 năm. Do đó một số ý tưởng đi trước thời đại đã được đưa vào trong thiết kế của máy bay để tương thích với sự thay đổi của công nghệ trên thế giới.

Chúng tôi phát triển máy bay để nó có thể kết hợp với một số những thay đổi về công nghệ trong tương lai gần. F-35 là một máy bay có phần mềm đặc biệt và dễ nâng cấp ngoại trừ phần cứng. Mọi thứ trên máy bay đã được xây dựng với thiết kế kiểu module, nếu một module nào đó không hoạt động bạn chỉ việc tháo nó ra mang đến nhà máy và nhận một module khác để thay thế.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

>> Mỹ sẽ phá cơ sở hạt nhân Iran năm 2013

Để tấn công các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran, vũ khí then chốt của Mỹ sẽ là máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay chiến đấu F-22.

>> "Người" gác cổng trời Tehran (kỳ 1)
>> Tên lửa DF-31A có thể bị tên lửa Mỹ đánh chặn


http://nghiadx.blogspot.com
Iran vừa tổ chức cuộc diễn tập "Nhà tiên tri-7. Trong hình là tên lửa tầm trung Shahab-1 của Iran trong cuộc diễn tập này.


Hãng Reuters Anh dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi ngày 4/7, tại Thủ đô Tehran, cho biết, nếu quyền tiến hành làm giàu uranium sử dụng cho mục đích hòa bình được thừa nhận, Iran sẵn sàng thông qua trình văn kiện lên Liên Hợp Quốc cam kết chính thức không chế tạo vũ khí hạt nhân.

Nhưng, trong đàm phán vấn đề hạt nhân với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức, 6 nước trên yêu cầu Iran chấm dứt sản xuất uranium có nồng độ khoảng 20%, dự kiến Tehran sẽ khó chấp nhận.

Có lẽ do đã mất tính kiên nhẫn với việc đàm phán vấn đề hạt nhân của Iran, Paul Rogers, giáo sư Viện Nghiên cứu Hòa bình, Đại học Bradford, Anh tiết lộ, dưới sự ảnh hưởng của nhân tố chính trị nội bộ Mỹ, kế hoạch tác chiến “không kích cơ sở hạt nhân của Iran” đang được vạch ra.

Iran tuyên bố nhằm vào 35 căn cứ của Mỹ

Vòng đối thoại thứ ba giữa Iran và 6 nước được tổ chức tại Moscow từ ngày 18-19/6/2012, nhưng cuối cùng vẫn kết thúc trong bế tắc.

Iran cho rằng, hầu hết các nước trong nhóm G6 đang mặc cả, hy vọng thông qua trừng phạt để có thể tăng cường vai trò ảnh hưởng của họ, cho đến khi nào Tehran phục tùng ý chí của họ mới thôi.

Nhưng, Washington cũng luôn cho rằng, Iran thích thú hơn khi quá trình đàm phán liên tục kéo dài, vì nó giúp Iran có thể đẩy nhanh các bước làm giàu uranium.

Ngoài ra, một số nhà chính trị châu Âu (đặc biệt là Đức) thừa nhận, bất cứ sự trì hoãn mang tính thực chất nào trong đàm phán đều có thể tạo không gian cho Israel đơn phương tiến hành tấn công quân sự đối với Iran, hành động này sẽ gây ra sự bất ổn rất lớn trong thời gian dài và có thể gây ra một cuộc chiến tranh mang tính thảm họa dữ dội.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa tầm trung Shahab-3 có tầm phóng xa nhất (2.000 km) của Iran được phóng lên trong cuộc diễn tập "Nhà tiên tri-7" diễn ra ngày 3/7/2012.

Để chứng tỏ sẽ không khuất phục trước Mỹ và Israel, chỉ huy Không quân Lực lượng Cách mạng Hồi giáo Iran, Emile Ali Hajizadeh ngày 4/7 cho biết, tên lửa đạn đạo tiên tiến của Iran có tầm phóng đến 2.000 km, Iran đã định ra kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự và triển khai tên lửa, sau khi bị tấn công, Iran sẽ phá hủy tất cả các căn cứ quân Mỹ trong vòng vài phút.

Do EU cấm nhập khẩu dầu mỏ của Iran bắt đầu từ ngày 1/7, hành động này làm cho thái độ chống phương Tây ở Iran tiếp tục lên cao. Quân đội Iran thậm chí đe dọa phong tỏa tuyến đường vận chuyển dầu mỏ - eo biển Hormuz.

Từ ngày 2/7, Lực lượng Cách mạng Hồi giáo Iran tổ chức cuộc diễn tập quân sự “Nhà tiên tri vĩ đại-7” trong thời gian 3 ngày, trong cuộc diễn tập đã phóng thành công nhiều loại tên lửa.

Phía Iran cho biết, quân Mỹ có tổng cộng 35 căn cứ ở xung quanh Iran, “tất cả những căn cứ này đều nằm trong tầm phóng của tên lửa chúng tôi. Đồng thời, lãnh thổ bị chiếm đóng (chỉ Israel) là bia ngắm tốt của chúng tôi”.

Hãng Reuters cho rằng, rất nhiều chuyên gia quân sự phương Tây tỏ ra hoài nghi về sức mạnh quân sự của Iran, cho rằng Iran hiện không thể đối đầu với hệ thống phòng thủ quân sự tiên tiến của Mỹ.

Mỹ muốn dùng B-2, F-22 tập kích Iran

Paul Rogers, giáo sư Viện Nghiên cứu Hòa bình, Đại học Bradford, Anh cho rằng, các nước châu Âu sở dĩ tích cực đề xướng áp dụng biện pháp ngoại giao trong vấn đề Iran, một phần nguyên nhân chính là bị thúc đẩy bởi rủi ro Israel tấn công Iran.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Israel đã chuẩn bị tốt cho việc phát động tấn công quân sự đối với Iran trong thời điểm thích hợp. Nhưng, điều lo ngại hơn của các nước châu Âu là, Lầu Năm Góc hầu như cũng đang vạch ra một kế hoạch chiến tranh toàn diện với nhiều phương án.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 của Không quân Mỹ.


Lý do hàng đầu ủng hộ cách làm này của phái diều hâu dường như là: Một chiến dịch quân sự trong thời gian ngắn, nhanh chóng có thể phá hủy rất chính xác các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran, đây là con đường duy nhất làm suy yếu Iran và buộc họ “chấp nhận sự cay nghiệt, quay trở lại bàn đàm phán”, đồng thời có thể triệt để thủ tiêu tham vọng hạt nhân của Iran.

Nhưng, trong giới ưu tú chính trị Mỹ hoàn toàn không đạt được quan điểm thống nhất về cách thức giải quyết vấn đề hạt nhân Iran. Một số tuyên bố của cơ quan sức mạnh (gồm Lầu Năm Góc) chủ trương, sự lựa chọn tốt nhất là tiếp tục phương thức “kết hợp giữa trừng phạt và chiến tranh mạng”. Nhưng, một số lực lượng chính trị khác cho rằng, cần thiết vạch ra một kế hoạch tác chiến đối với Iran.

Một số nhân sĩ của Lầu Năm Góc cho rằng, nửa đầu năm 2013 có thể là thời gian tốt nhất để phát động kế hoạch tác chiến này. Theo quan điểm của họ, thời điểm này có thể có thể có 3 điều kiện có lợi:

Trước hết, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và Quốc hội tổ chức vào tháng 11/2012, cho nên hoàn toàn không gặp trở ngại, hơn nữa còn cách thời điểm bầu cử Quốc hội giữa kỳ tới gần 2 năm, bất cứ sự bất đồng chính trị nào đều sẽ có đủ thời gian để giải quyết.

Thứ hai, trong thời gian vài tháng này, sẽ có thể đưa ra một kết luận rõ ràng – vấn đề hạt nhân Iran có thể có khả năng đạt được thỏa hiệp chính trị hay không. Thứ ba, việc duy trì sự tồn tại của phương án tấn công quân sự Iran và kịp thời thông báo cho Israel trước khi hành động, sẽ làm cho khả năng Israel đơn phương tấn công Iran nhỏ đi.

Trong số các nhà hoạch định chính sách Mỹ, quan điểm của phái cứng rắn nhất là “Mỹ thích đáng giương ngọn cờ tấn công Iran, tốt hơn là để Israel dùng lực lượng quy mô nhỏ để tiến công quân sự trước”.

Paul Rogers cho biết, các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh, sức mạnh có ưu thế tuyệt đối của Quân đội Mỹ, đặc biệt là máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ có khả năng cất cánh từ các căn cứ ở khu vực Trung Đông, đồng thời phối hợp với các máy bay trên tàu sân bay triển khai ở biển Ả-rập.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ.

Khi đó, vũ khí then chốt được quân Mỹ sử dụng sẽ là máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay chiến đấu F-22 tiên tiến nhất thế giới hiện nay; sau khi các công trình radar phòng không của Iran bị thiết bị đánh lừa kiểu mới và hệ thống khác của quân Mỹ gây nhiễu, những máy bay ném bom tàng hình và máy bay chiến đấu này sẽ bay đến Iran, thực hiện các đòn tấn công oanh tạc.

Trong một cuộc tập kích, máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể phóng, thả hơn 40 quả bom dẫn đường chính xác, hoặc ném bom xuyên lòng đất thông minh “bunker-busters” đối với các cơ sở hạt nhân của Iran. Nhưng, máy bay ném bom tàng hình B-2 lại phụ thuộc vào rất nhiều công trình chi viện của căn cứ.

Nhìn vào tình hình hiện nay, căn cứ có khả năng lựa chọn nhất là căn cứ không quân Fairford của Không quân Hoàng gia Anh ở Gloucestershire, miền tây nước Anh, và căn cứ không quân Diego Garcia mà Anh từng kiểm soát ở Ấn Độ Dương. Vì vậy, bắt đầu từ một chiến dịch quân sự, Anh sẽ trực tiếp bị kéo vào cuộc chiến tranh này.

Romney lên cầm quyền, chiến tranh sẽ xảy ra?

Trong bài viết, Paul Rogers cho rằng, hệ thống vũ khí nêu trên và những vũ khí khác sẽ được đưa vào chiến dịch, số lượng nhiều hơn nhiều so với vũ khí hiện có của Israel, hơn nữa khả năng thành công lớn hơn.

Nhưng, một phương diện không bình thường của kế hoạch tấn công quân sự này ở chỗ, quy mô của chiến dịch sẽ được kiểm soát có hiệu quả, hoặc tham khảo nhu cầu tấn công Iran của Israel, nhưng sẽ không mở rộng chiến dịch này.

Đối với những nhà hoạch định chính sách này, chiến dịch quân sự chỉ xoay quanh một trọng điểm, đó chính là tiến hành tấn công chính xác đơn thuần đối với các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran, cuối cùng ép Iran phải chấp nhận một sự thực – tham vọng hạt nhân của họ thế nào cũng thất bại.

http://nghiadx.blogspot.com
Hình màu xanh là tàu chiến, máy bay chiến đấu và căn cứ của quân Mỹ bao quanh Iran.

Một điểm cần nhấn mạnh là, Paul Rogers chỉ ra, kế hoạch tấn công quân sự của Mỹ hoàn toàn không lập tức phải tiến hành, thậm chí có thực hiện hay không cũng còn tranh cãi.

Nhưng, một khi đàm phán chính trị với Iran thất bại, nếu Romney giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, hơn nữa Đảng Cộng hòa ít nhất đang kiểm soát một trong 2 viện của Quốc hội Mỹ, như vậy trong vài tháng đầu năm 2013, vấn đề tấn công quân sự Iran có thể sẽ xuất hiện hướng đi hoàn toàn khác.

Một khi thực sự nổ ra chiến tranh, Iran phải chăng sẽ vui vẻ từ bỏ “tham vọng hạt nhân” dưới sức ép nặng nề, giả thiết này hoàn toàn không lạc quan, tình hình tương tự đã xảy ra 2 lần trong 10 năm qua.

Năm 2001, khi chiến tranh Afghanistan kết thúc, Mỹ cho rằng Taliban đã hết vai trò ảnh hưởng. Năm 2003, chiến tranh Iraq nhanh chóng kết thúc, nhưng sự phát triển của tình hình cuối cùng không như mong muốn.

Trong khi người Mỹ hầu như hoàn toàn không rút ra bài học, cuộc chiến chống khủng bố 10 năm làm cho họ rất mệt mỏi. Có lẽ đây chính là điều mà chính quyền Obama thực sự lo ngại.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

>> F-15 Silent Eagle được thử nghiệm thành công

Hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ vừa hoàn tất thử nghiệm khí động học mẫu máy bay tiêm kích F-15 Silent Eagle. Flightglobal ngày 27/6 đưa tin.

>> F-15E được hiện đại hóa mạnh mẽ
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 5)



http://nghiadx.blogspot.com
Boeing sử dụng mô hình thu nhỏ của F-15 Silent Eagle cho lần thử nghiệm này


Mỹ đã sử dụng mô hình thu nhỏ của F-15 Silent Eagle trong lần thử nghiệm này nhằm đánh giá các đặc tính về khí động học với các tốc độ khác nhau, các luồng khí và hướng khác nhau. Mục đích của cuộc thử nghiệm là kiểm tra sự tác động của các khoang chứa vũ khí đối với khả năng điều khiển cũng như đặc điểm bay của F-15 Silent Eagle.

Hãng Boeing hiện đang phân tích các kết quả thu được từ cuộc thử nghiệm lần này. Tham gia các cuộc thử nghiệm còn có các chuyên gia hàng không đến từ công ty Korea Aerospace Industries (KAI) của Hàn Quốc. Đây là công ty tham gia thiết kế, chế tạo các khoang chứa vũ khí cho F-15 Silent Eagle.



http://nghiadx.blogspot.com
F-15 Silent Eagle được đánh giá là phương án thay thế "giá rẻ" của F-35

Theo kế hoạch, Boeing và KAI sẽ tiến hành thử nghiệm F-15 Silent Eagle với khả mang các loại vũ khí khác nhau vào cuối năm nay. Các cuộc thử nghiệm sẽ bao gồm cả việc mang các loại vũ khí không đối xứng về khối lượng so với trục của máy bay.

Mẫu tiêm kích F-15 Silent Eagle được Boeing nghiên cứu phát triển từ năm 2008. Một năm sau đó, hãng đã cho ra mắt nguyên mẫu F-15 Silent Eagle và thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 7/2010.

F-15 Silent Eagle được coi là phương án thay thể “giá rẻ” của các siêu tiêm kích F-35 Lightning II. F-15 Silent Eagle sử dụng vật liệu hấp thụ sóng radar nên được đánh giá có khả năng tàng hình tốt. Ngoài ra, máy bay cũng được thiết kế để có diện tích phản xạ hiệu dụng thấp nhờ các khoang chứa vũ khí và thùng nhiên liệu chìm trong thân.

Mẫu F-15 Silent Eagle hiện được Boeing mang ra đấu thầu gói cung cấp 60 máy bay tiêm kích cho không quân Hàn Quốc. Hồ sơ thầu đã được Boeing nộp cho Hàn Quốc. Ngoài mẫu F-15 Silent Eagle, tham gia cuộc đua này còn có các đối thủ F-35A của Lockheed Martin và Typhoon của Eurofighter.

http://nghiadx.blogspot.com
Khoang chứa vũ khí và thùng nhiên liệu chìm trong thân giúp F-15 Silent Eagle giảm diện dích phản xạ hiệu dụng và tăng cường khả năng tàng hình

Tiêm kích cơ F-15 Silent Eagle dài 19,43 m, sải cánh 13,05 m vào cao 5,63 m. Máy bay có trọng lượng cất cánh rỗng là 14,3 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa 36,7 tấn.

Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 2,5 Mach (2.650 km/h), tầm hoạt động 1.480 km. Trần bay của F-15 Silent Eagle là 18.200 m. Giá bán dự kiến của F-15 Silent Eagle là 100 triệu USD mỗi chiếc.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

>> Hàn-Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung

Khu vực Đông Bắc Á tiếp tục nóng lên với việc Hàn-Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung bên cạnh hệ thống phòng thủ tên lửa Nhật-Mỹ.

>> Tiêm kích thế hệ 5 của Hàn Quốc giống J-20 ?
>> Hải quân Hàn Quốc: Khẳng định vị thế trên biển



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa NHK hiện có của Hàn Quốc, tầm phóng chỉ đạt 250 km.


Ngày 18/6, tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc cho rằng, đối với Hàn Quốc, mặc dù mối đe dọa lớn nhất đến từ CHDCND Triều Tiên là hàng chục nghìn khẩu pháo ở sát “vĩ tuyến 38”, nhưng tên lửa của CHDCND Triều Tiên (đưa toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và tầm bắn) cũng được Hàn Quốc xác định là mối đe dọa to lớn.

Hội đàm 2+2 Hàn-Mỹ vừa kết thúc đã rõ ràng cho biết, phải tăng cường “phương án thế trận phòng thủ tổng hợp” đối với tên lửa của CHDCND Triều Tiên, tức là Mỹ hỗ trợ Hàn Quốc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa riêng. Báo Hàn Quốc cho biết, cùng với việc nhập radar cảnh báo sớm từ sớm, hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.

Theo hãng Yonhap, hai nước Hàn, Mỹ sẽ cùng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa có phạm vi phòng thủ tên lửa trong bán đảo Triều Tiên, hệ thống này sẽ kết nối khả năng phòng thủ tên lửa của Quân đội Hàn Quốc và quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc (mà hai bên đã có trước đây), xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc.

Nhân sĩ cấp cao Chính phủ Hàn Quốc cho biết, tại cuộc hội đàm 2+2 Hàn-Mỹ tổ chức tại Washington vừa qua, hai nước Hàn-Mỹ đều đồng ý tăng cường “phương án thế trận phòng thủ tổng hợp”, điều này thực tế chính là chuẩn bị cho việc tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa của quân đội hai nước Hàn-Mỹ.

Trong tương lai, Hàn-Mỹ sẽ cùng hợp tác trên các phương diện như tăng tầm phóng cho tên lửa của Quân đội Hàn Quốc, tăng số lượng tên lửa đánh chặn, do thám căn cứ tên lửa, cơ quan nghiên cứu phát triển, hệ thống nhận biết tên lửa của CHDCND Triều Tiên.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám chiến lược U-2 của Không quân Mỹ.

Nguồn tin này cho biết, thông qua chia sẻ vệ tinh do thám, máy bay do thám U-2 và các biện pháp do thám khác của quân Mỹ, Quân đội Hàn Quốc có thể “nhìn thấy” khu vực biên giới Trung Quốc-CHDCND Triều Tiên như núi Trường Bạch (thuộc ba tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang của Trung Quốc).

Nguồn tin trên tiết lộ, hệ thống phòng thủ tên lửa do Hàn Quốc và quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc cùng xây dựng khác với hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực mà Mỹ-Nhật xây dựng để đánh chặn tên lửa tầm xa. Hệ thống đánh chặn và theo dõi của hệ thống phòng thủ tên lửa Hàn Quốc sẽ giới hạn ở bán đảo Triều Tiên.

Tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc cho biết, phương thức vận hành của hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc là, sau khi radar cảnh báo sớm ban đầu Green Pine Block-B (do Israel sản xuất, khoảng cách dò tìm là 900 km) dò tìm được tên lửa của CHDCND Triều Tiên, sẽ sử dụng tên lửa dòng Iron Hawk-II và Patriot để tiến hành đánh chặn.

Tháng 12 năm nay, Hàn Quốc và Mỹ sẽ thiết lập “Sở chỉ huy tác chiến tên lửa đạn đạo”, đây sẽ là trung tâm của hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Radar Green Pine do Israel sản xuất.

Tờ “Tin tức Seoul” cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc chủ yếu dùng để phòng thủ tên lửa Scud (tầm phóng 300-500 km) và tên lửa Nodong (tầm phóng 1.300 km) của CHDCND Triều Tiên, hệ thống này sẽ xây dựng xong trong năm nay.

Tờ “Nhật báo Trung ương” Hàn Quốc cho biết, Mỹ luôn mời Hàn Quốc tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa, nhưng Chính phủ Hàn Quốc luôn do dự vì lo ngại kích động Trung Quốc và phải chi phí khổng lồ.

Lần này Hàn Quốc chính thức tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ giúp Hàn Quốc có khả năng phòng thủ tên lửa CHDCND Triều Tiên tấn công.

Ngày 17/6, hãng Yonhap dẫn lời chuyên gia phân tích cho rằng, mặc dù hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc khác với hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Mỹ-Nhật xây dựng, nhưng vẫn có thể kích động Trung Quốc.

Trước đó, Trung Quốc đã phản ứng gay gắt cho rằng, việc Hàn Quốc và Mỹ tổ chức diễn tập liên hợp trên biển Hoàng Hải có sử dụng tàu sân bay là “quay trở lại Chiến tranh Lạnh”.

Theo hãng Yonhap, ngày 17/6, Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc tuyên bố, sẽ tiến hành cuộc diễn tập tổng hợp tại khu vực Ganghwa - Incheon và Gimpo - Gyeonggi từ ngày 18-20/6 nhằm ứng phó với sự “gây hấn” cục bộ của kẻ thù.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không tầm trung của Hàn Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ-Nhật tập trận ngày 3/12/2010.

( Nguồn :: Báo Giáo Dục )
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang