Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 31 tháng 3 2013

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Việt Nam (Kỳ 2)

6 tàu ngầm trang bị hệ thống tên lửa Club-S với các tên lửa tấn công mặt đất sẽ cho phép hạm đội Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược đối với đối phương tiềm tàng, còn các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P cho phép tổ chức một tiền duyên phòng ngự rộng 2000 km.

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)
>> Viễn cảnh mới cho Không quân Việt Nam


Kỳ 2: Đỉnh điểm huy hoàng của việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam sẽ là việc xây dựng lực lượng tàu ngầm.

Về hình thức, Việt Nam bắt tay vào xây dựng binh chủng tàu ngầm từ năm 1997 khi mua sắm 2 tàu ngầm siêu nhỏ của Bắc Triều Tiên với năng lực chiến đấu đáng ngờ vì chúng không có ngư lôi và có thời gian lặn ngắn. Các tàu ngầm siêu nhỏ này chỉ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát-phá hoại hạn chế trên một vùng biển hạn chế, chẳng hạn như vịnh Bắc Bộ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu ngầm Kilo Projekt 06361 đầu tiên là HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ về Việt Nam trong năm 2013 (TsKB Rubin)

Thực tế, Việt Nam bước vào xây dựng lực lượng tàu ngầm vào năm 2009 khi công bố ý định mua 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 636 của Nga. Về thực chất, lớp Projekt 636 là sự hiện đại hóa sâu loại tàu ngầm Kilo vốn “phổ biến khắp thế giới. Theo các nhà thiết kế, tàu ngầm hiện đại hóa có tốc độ chạy ngầm cao hơn nhiều (đến 20 hải lý/h) do lượng giãn nước chỉ tăng nhẹ, thời gian lặn ngầm cũng tăng lên, độ ồn giảm đi và trang bị vô tuyến điện tử được cải tiến.

Điểm nổi bật của lớp Projekt 636 là sự hiện diện của hệ thống tên lửa Club-S mà tùy thuộc vào cấu hình có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất (tên lửa 3M-14E) và mục tiêu mặt nước (tên lửa 3M-54E) ở cự ly 220-300 km [ 20 ]. Tàu ngầm điện-diesel đầu tiên đã được đưa vào biên chế hạm đội Việt Nam vào mùa thu năm 2012 (Thông tin này lạ quá, có lẽ tác giả nhầm?), còn tàu cuối cùng dự kiến được đưa vào trang bị vào năm 2016.

Cùng với đó, Việt Nam cũng đã công bố việc xây dựng một căn cứ tàu ngầm. Và mặc dù vị trí xây dựng căn cứ không được tiết lộ cho báo chí công khai, nhưng chúng tôi cho rằng, đó sẽ là Cam Ranh như một điểm cách đều các vùng lãnh thổ và vùng biển phía bắc, phía đông và phía nam.

Trong số các khía cạnh khá của hoạt động hiện đại hóa Hải quân Việt Nam cần nói đến việc mua sắm vào năm 2011 2 hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P, mỗi hệ thống được trang bị 2 tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn đến 300 km. Đến năm 2015, dự báo sẽ có thêm một số hệ tên lửa bờ biển cơ động loại này đưa vào trang bị [ 21 ].

Để khái quát những điều trình bày ở trên, chúng tôi sẽ kết luận rằng, hiện tại, việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam đang được thực hiện theo hướng mở rộng tiềm lực tấn công, việc đổi mới các lực lượng và phương tiện của hạm đội chỉ đi theo hướng này.


Ví dụ, việc đưa vào biên chế hạm đội Việt Nam 6 tàu ngầm trang bị hệ thống tên lửa Club-S với các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất [ 22 ], sẽ cho phép hạm đội Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược đối với đối phương tiềm tàng nhờ có khả năng tấn công lãnh thổ đối phương.

Biên chế tương lai của các tàu chiến mặt nước sẽ cho phép bảo đảm sự hiện diện thường xuyên của 2-3 tàu chiến mặt nước tại vùng biển tranh chấp Trường Sa, trong trường hợp khủng hoảng leo thang thì thành lập lực lượng dự bị để triển khai trên 2-3 hướng tác chiến.

Biên chế tương lai của lực lượng tàu ngầm sẽ cho phép bảo đảm sự hiện diện đồng thời tại các vị trí chiến đấu của 3-4 tàu ngầm. Việc trang bị tên lửa chống hạm cho các tàu ngầm này giúp tăng cường sức mạnh tiến công của các lực lượng tàu mặt nước. Không nên bỏ qua cả khả năng rải lôi ngăn chặn của các tàu ngầm, cũng như khả năng tiến hành rải lôi bí mật và có lựa chọn các vùng biển của đối phương tiềm tàng.

Sự hiện diện của các tàu ngầm có độ ồn thấp làm tăng mạnh tiềm lực chống ngầm của hạm đội Việt Nam. Điều không phải nghi ngờ là khả năng của các lực lượng tàu nổi và tàu ngầm tương lai của Việt Nam gây áp lực lên các tuyến đường giao thông hàng hải của đối phương tiềm tàng tại các eo biển chiến lược của Đông Nam Á. Với đường bờ biển trải dài 3260 km của Việt Nam, việc tập trung các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động cho phép tổ chức một tiền duyên phòng ngự rộng 2000 km.

Trong khi đó, chúng tôi cảm thấy khó coi sự hiện đại hóa của Hải quân Việt Nam là có tính tổ hợp. Chẳng hạn, điều gây nghi ngờ là vấn đề phòng không lãnh thổ, phòng không cho các chiến hạm, cho các vị trí trú đóng của hạm đội và hạ tầng hải quân [ 23 ]. Điểm yếu hiển nhiên là phòng thủ chống thủy lôi cho các vùng biển quốc gia với chỉ 6 tàu quét lôi do Liên Xô đóng và được trang bị các phương tiện quét lôi của “thời đại đó”.

Thực tế, Hải quân Việt Nam không có các phương tiện cơ động lực lượng đổ bộ đường biển như một yếu tố tăng cường cho các lực lượng đồn trú ở quần đảo Trường Sa. Họ cũng không có các phương tiện trinh sát và chỉ thị mục tiêu hướng sâu vào Biển Đông [ 24 ]. Sự thiếu vắng trên thực tế kinh nghiệm chiến đấu và các phương tiện truyền tin và chỉ huy tạo ra sự ngờ vực đối với khả năng của bộ chỉ huy Việt Nam tổ chức hiệp đồng cần thiết giữa Hải quân, Không quân và Lục quân [ 25 ].


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.comTin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Biên chế hiện tại và tương lai của Hải quân Việt Nam

Chúng ta hãy lưu ý đến các khía cạnh khác của việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.

Ví dụ, theo thông tin báo chí Nga [ 26 ], chi phí mua sắm 6 tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 là 1,8 tỷ USD, 2 frigate Projekt 11661E là 350 triệu USD, 2 hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P là 300 triệu USD, xây dựng căn cứ tàu ngầm - đến 2,1 tỷ USD. Tổng cộng các khoản nêu trên [ 27 ] là 4,55 tỷ USD. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2011 là 2,9 tỷ USD, còn thâm hụt cán cân ngoại thương (chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu) là 2,51 tỷ USD. Việc so sánh các con số này khiến người ta nghi ngờ cơ sở kinh tế của triển vọng hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.

Mặt khác, một loạt phương tiện truyền thông đại chúng cũng đưa tin ý đồ của Việt Nam chuyển sang đóng tàu chiến tại các xưởng đóng tàu của mình. Ví dụ như các corvette tên lửa và tuần tra lớp Projekt 1241 và Projekt 1041.2, và thậm chí các frigate Projekt 11661E. Chúng tôi sẽ liệt các tuyên bố như vậy vào loại lạc quan quá mức.

Kinh nghiệm đóng tàu chiến của Việt Nam khá hạn chế - năm1997, Việt Nam đóng xong 2 corvette tên lửa lớp Projekt BSP-500 và một số tàu tuần tra nhỏ. Kinh nghiệm đóng tàu thực tế của Việt Nam hạn chế ở các tàu dân sự [ 28 ], còn trong số các tàu chiến, chỉ có thế nhắc đến việc đưa vào biên chế vào năm 2012 tàu đổ bộ mà thực chất là một tàu chở khách/chở hàng nhỏ [ 29 ]. Những nghi ngờ của chúng tôi được xác nhận cả bằng những thông tin trên internet nói đến khả năng nhập khẩu thêm 2 frigate lớp Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam [ 30 ].

Cũng đáng nghi ngờ, theo quan điểm của chúng tôi, là khả năng khai thác kỹ thuật và sửa chữa trình độ cao của Hải quân Việt Nam đối với các tàu mới như các tàu ngầm lớp Projekt 636М. Ở đây, chúng tôi không nói rằng, bộ đội tàu ngầm Việt Nam không có năng lực giải quyết các nhiệm vụ này mà nói đến sự thiếu vắng kinh nghiệm lịch sử của Hải quân Việt Nam trong những quá trình đó, tính phức tạp trong sửa chữa các tàu ngầm lớp này, nhất là trong các điều kiện thường ngày (không thích hợp cho việc này) ….

* * * * *


Nhưng dù sao thì cũng không có ai nghi ngờ quyền chủ quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc phát triển lực lượng hải quân của mình như một thành tố của nền quốc phòng. Chỉ có thể nêu lên sự nghi ngờ về thành công của sự hiện đại hóa này khi ta định nghĩa nó trong hiện tại như “sự mất cân bằng đầy tham vọng” và trước hết như mối đe dọa đối với nền kinh tế quốc dân [ 31 ].

Tuy nhiên, có thể chắc chắn tuyệt đối khi nói đến việc gia tăng vũ khí hải quân ở khu vực Đông Á [ 32 ]. Với sự chắc chắn tuyệt đối, cũng có thể nói đến sự can thiệp có tính kích động của các nước thứ ba vào các vấn đề của khu vực như một khía cạnh của chính trị thế giới, việc các nước tại vùng biển này sử dụng chưa đầy đủ tiềm năng ngoại giao để giải quyết hòa bình các vấn đề ở Biển Đông, sự tích tụ nguy hiểm các vấn đề này và việc chuẩn bị triệt tiêu chúng theo nguyên tắc “Si vis pacem, para bellum” (Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh).

(Theo VietnamDefence)

>> Sức mạnh thật sự của hệ thống phòng không Triều Tiên?

Mặc dù trang bị vũ khí đã lỗi thời, song hệ thống phòng không Triều Tiên vẫn có thể ‘hoàn thành’ các nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp, đó là đánh giá của Mil.eastday.com, một trang web của Trung Quốc. Vậy sức mạnh thật sự hệ thống "canh trời" của Triều Tiên mạnh tới đâu?

>> Tên lửa S-200 : Rồng lửa canh trời của Triều Tiên
>> Triều Tiên có thể vít cổ B-52 như Việt Nam? 


Quá khứ vinh quang

Bằng những vũ khí của thời Liên Xô, hệ thống phòng không Triều Tiên cũng đã làm Không lực Hoa Kỳ có những ký ức buồn.

Ngày 18/4/1990, máy bay trực trăng trinh sát hạng nhẹ OH-58B của quân đội Mỹ đã “phá vỡ” đường ranh giới quân sự hai miền Nam-Bắc (còn được biết đến là vĩ tuyến 38) và đã bị trúng đạn pháo phòng không của Quân đội Triều Tiên. Máy bay đã phải hạ cánh bắt buộc, hai phi công sống sót và bị bắt làm tù binh. Các phi công đã được trao trả sau khi có công hàm chính thức từ phía Hoa Kỳ.

Sau đó 13 năm, vào ngày 03/3/2003, máy bay trinh sát điện tử RC-135 cất cánh từ căn cứ trên lãnh thổ Nhật Bản và tiến đến cách bờ biển Triều Tiên 240 km với mục đích quan sát việc bố trí các hệ thống tên lửa của “Miền Bắc”. Ngay lập tức hai chiếc MiG-23 và một MiG-29 cất cánh đánh chặn. MiG-29 đã bay “rất sát” với máy bay do thám của đối phương, buộc RC-135 phải “bỏ chạy trong nỗi khiếp sợ” về phía Nhật Bản.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không Triều Tiên - Ảnh: Chinamil

Hệ thống phòng không "toàn Nga"

Triều Tiên là quốc gia có hệ thống phòng không rất hùng hậu với 300 bệ phóng tên lửa, bao gồm 240 SAM-2, 36 SAM-3 và 24 SAM-5 (S-200) đã từng tham chiến trên các chiến trường Trung Đông, Việt Nam, Nam Tư và được bố trí trên khắp lãnh thổ, nhất là gần khu phi quân sự và thủ đô Bình Nhưỡng.

Hệ thống phòng không SAM-2 được đưa vào Triều Tiên từ những năm 1964. SAM-2 có chiều dài 10,9 m, đường kính 0,65 m, trọng lượng 2.160 kg, tên lửa có tốc độ Mach 3, có thể phá hủy mục tiêu xa từ 13-35 km, độ cao mục tiêu từ 3-22 km. SAM-2 là một trong những vũ khí đã làm thất bại mưu toan của Mỹ ở Việt Nam. Thế nhưng, tổ hợp SAM-2 không có tính cơ động cao và cũng dễ bị “tổn thương” trong chiến tranh điện tử.

SAM-3 là hệ thống phòng không thế hệ thứ ba của Liên Xô, được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên không tầm thấp, ngoài ra cũng có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Chiều dài của SAM-3 là 5,95 m, tốc độ tối đa Mach 2, tấn công mục tiêu bay từ 20 m đến 8.000 m.

“Rồng sát thủ” S-200 là “át chủ bài” hệ thống phòng không Triều Tiên, được Liên Xô chuyển giao từ năm 1987, bố trí gần khu phi quân sự và thủ đô Bình Nhưỡng. SAM-5 có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 250-300 km và độ cao lên đến 40 km, tên lửa nặng tới 7,1 tấn, dài 10,8 m, được kết nối với 4 động cơ đẩy.

Tuy nhiên là tên lửa tầm xa nên khi mục tiêu lọt vào sau 60 km thì SAM-5 “bó tay”, mặt khác SAM-5 chỉ có thể “hạ” mục tiêu có tính cơ động không cao như máy bay ném bom chiến lược, khả năng kháng nhiễu kém. Nhưng nếu có chiến thuật, cách đánh hợp lý thì vẫn có thể bắn hạ những máy bay tối tân của đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Triều Tiên sở hữu khoảng 40 tiểu đoàn (240 bệ phóng) tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2)

Trong những năm 80 thế kỷ trước, Triều Tiên đã sản xuất hàng loạt hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) SA-7, chính là tên lửa vác vai 9K32 Strela-2 của Liên Xô. SA-7 nặng 14,5 kg, đường kính 0,72 m, trọng lượng 0,87 kg, tấn công mục tiêu tầm xa 3.400 m và độ cao 1.200 m. Đặc biệt của tên lửa này là nó tự hủy sau 14 giây nếu không trúng mục tiêu. Với thiết kế đơn giản, cho phép người lính có thể sử dụng thành thạo chỉ sau một ngày tìm hiểu.

Ngoài ra, trong biên chế của lực lượng phòng không Triều Tiên còn có MANPADS SA-16, có chiều dài 1,67 m, đường kính 0,72 m, trọng lượng 10,8 kg, tốc độ tối đa 880 m/s, có thể tấn công mục tiêu trong khoảng cách từ 600-8.000 m, độ cao mục tiêu từ 10-3500 m. MANPADS SA-16 tham chiến đầu tiên vào năm 1991 trong cuộc chiến vùng Vịnh, đã bắn hạ 8 máy bay ném bom A-10 và 4 máy bay chiến đấu đa chức năng AV-8. Chính những tổ hợp tên lửa này đã bắn rơi một số máy bay và trực thăng của Nga trong cuộc chiến tại Chechnya.

Lực lượng trên không “khủng”

Không quân quân đội Triều Tiên có 80.000 người, biên chế trong 3 trung đoàn máy bay ném bom hạng nhẹ, 6 trung đoàn máy bay ném bom và 10 trung đoàn máy bay chiến đấu.

Tổng số máy bay của không quân Triều Tiên là 1.500 máy bay các loại, trong đó 690 máy bay chiến đấu, bao gồm 80 máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28 và Yak-28, tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ có 110 MiG-17, 130 MiG-19, 130 MiG-21, 46 tiêm kích đánh chặn MiG-23, 40 tiêm kích hiện đại thế hệ thứ 4 MiG-29 có sức mạnh tác chiến hùng mạnh, 36 máy bay ném bom Su-25 và trực thăng Mi-24.

Vũ khí chính trên các máy bay chiến đấu là tên lửa dẫn đường AA-2 (K-13), AA-7 (R-23) và AA-11 (R-60) với tổng số lượng vào khoảng 1.000 tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mig-29 - Loại tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Triều Tiên

Năm 1999, Triều Tiên mua 40 máy bay MiG-21 đã qua sữ dụng của Kazakhstan với mục chính là “tìm kiếm” phụ tùng thay thế. Khả năng vận tải đường không của Quân đội Triều Tiên “giao phó” cho 300 máy bay, bao gồm các loại An-24, IL-14, IL-18, IL-62, Tu-134 và TU-154.

Ngoài ra còn có 283 máy bay trực thăng, chủ yếu là Heu-500D, Mi-2, Mi-8, Mi-17. Hệ thống máy bay huấn luyện có tất cả 283 máy bay, cơ bản là MiG-21 và Yak-18.

Là lực lượng hùng hậu, song tính sẵn sàng và sức mạnh chiến đấu của những máy bay, vũ khí kèm theo cũng như khả năng hợp đồng tác chiến của lực lượng Không quân Triều Tiên đến đâu sẽ là một bài toán khó cho các chuyên gia quân sự nước ngoài.

>> Triều Tiên đã sai lầm khi quá trớn với Mỹ ?

Lối chơi rắn và không tương xứng của Mỹ, thái độ tức giận của Trung Quốc khiến Triều Tiên phải chùn chân và bất an. Đừng dại đùa với kẻ thực dụng như Mỹ.

>> Triều Tiên đánh bại Hàn Quốc trong vòng 3 ngày
>> Tiềm lực quân sự của CHDCND Triều Tiên
>> Chân dung Chủ tịch CHDCND Triều Tiên


Triều Tiên đang hoảng hốt, run sợ?

Không chỉ căn cứ vào những suy luận khoa học, biện chứng, mà càng ngày càng thấy có những dấu hiệu khẳng định chắc chắn rằng Triều Tiên không thể, không muốn châm ngòi cho cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Những lời tuyên bố, những động thái của Triều Tiên khiến thế giới “lạnh gáy” lo âu, như sắp chứng kiến một cuộc chiến tranh thảm khốc sắp xảy ra, có thể không thành hiện thực.

Điều ngạc nhiên là những lời tuyên bố, động thái của Triều Tiên dọa dẫm, răn đe mang tính chất “ảo, diễn” bao nhiêu và không quá khó để kiểm chứng thì Mỹ đối phó, đáp trả với quy mô vượt trội và đặc biệt là có tính chất “thật 100%” bấy nhiêu. Mỹ không “diễn”, Mỹ đang triển khai lực lượng.

Cụ thể như đã triển khai xong 14 hệ thống phòng thủ tên lửa ở phía Tây nước Mỹ (mà Triều Tiên còn lâu mới có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bay được tới được đất Mỹ), tiếp theo điều động máy bay ném bom chiến lược B-52, tàng hình B-2, F-22.

Trong khi cuộc diễn tập hùng hậu mang tên “Đại bàng non” với Hàn Quốc đang diễn tiến, cùng với sự điều động các phương tiện vũ khí chiến lược như trên, chứng tỏ Mỹ đã lên phương án tác chiến rất rõ ràng, tỉ mỉ để sẵn sàng đè bẹp Triều Tiên tức khắc, ngay cả khi có sự can thiệp của Trung Quốc, nếu như Triều Tiên manh động.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 “rải thảm” là quá đủ với Triều Tiên, còn B-2, F-22 để làm gì nếu như không phải là để thực hiện chiến lược “tác chiến không-biển” của Mỹ nhằm đối phó với chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc, như đã từng được vạch ra để chống lại hải quân Mỹ?

Sự “dửng dưng” của Trung Quốc khi Mỹ điều động B-52, B-2, F-22 sang Nhật Bản, Đông Bắc Á không phải vì không hiểu, không biết, mà lý do của nó, về bản chất cũng giống như Malaysia trong vụ Trung Quốc ở bãi cạn James cách thành phố biển của mình 80 km.

Triều Tiên đã đưa Trung Quốc vào chỗ khó, rất khó, bởi cũng như Triều Tiên, tuyên bố mạnh mẽ, phô trương thì dễ, nhưng để đối đầu thực sự với Mỹ, cường quốc quân sự số 1 thế giới, thì không phải chuyện đùa.

Trung Quốc sẽ can thiệp khi Mỹ-Hàn và Triều Tiên nổ ra chiến tranh? Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho Trung Quốc thấy và không ngán ngại.

Theo MissileThreat.com, 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Mỹ lại đóng ở Bangor, ở trạng thái trực chiến với 156 tên lửa. Tại căn cứ hải quân ở vịnh King của Mỹ có 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo ở trạng thái trực chiến cùng với 96 tên lửa.

Trong 500 đầu đạn hạt nhân có 130 đầu đạn có thể bay tới Trung Quốc trong vòng 10-15 phút. Ngoài ra còn các hệ thống phòng thủ tên lửa…tất cả, tất cả các thứ đó dùng cho Triều Tiên chẳng khác nào dùng búa tấn đập ruồi. Vậy thì để dành cho ai nếu không phải là Trung Quốc?

Chắc chắn nếu Triều Tiên manh động thì Trung Quốc sẽ không bao giờ trực tiếp can thiệp quân sự như cách đây 60 năm.

Bởi vậy, trước áp lực quân sự cực lớn của Mỹ, trước thái độ của Trung Quốc, Triều Tiên có vẻ đã bắt đầu lo ngại, nên đã sử dụng con bài cuối cùng, đó là tuyên bố vận hành trở lại nhà máy nguyên tử phục vụ cho điện năng và chế tạo bom hạt nhân.

Đây, có vẻ như là hành động “ôm bom cùng con tin chờ chết”. Nếu chiến tranh Mỹ và Triều Tiên nổ ra, dù là thông thường, thì khi nhà máy nguyên tử này nổ tung, hậu quả gây ra sẽ khủng khiếp cho khu vực, trong đó có Trung Quốc.

Triều Tiên đã buộc Trung Quốc trở thành “con tin” của mình để Mỹ phải suy nghĩ lại và Trung Quốc cũng phải làm điều gì đó.

Khi Triều Tiên muốn cải cách mở cửa, khi Triều Tiên muốn dùng VKHN để ra giá, mặc cả đổi lấy những thuận lợi của Mỹ, phương Tây cho cải cách mở cửa…thì đương nhiên Triều Tiên không muốn để xảy ra chiến tranh. Nếu chiến tranh, cơ hội cải cách, mở cửa của Triều Tiên sẽ không còn bởi đơn giản là chẳng còn gì để mà cải cách, mở cửa.

Triều Tiên dường như muốn giống với Myanma, và họ đã quá tự tin vào những thứ mình có như VKHN, tên lửa, nhưng khi thứ mình có đã không có giá trị hữu hiệu thì sẽ dẫn đến lo lắng, bất an.

Đó chính là nguyên nhân khiến Triều Tiên lo ngại, khi Mỹ ngày càng khiêu khích, thách thức Triều Tiên. Chỉ cần Triều Tiên có dấu hiệu điều động lực lượng cho chiến tranh thực sự được phát hiện là lập tức Mỹ-Hàn Quốc sẽ đánh phủ đầu như liên minh này đã tuyên bố.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 2/10/2007, bán đảo Triều Tiên chứng kiến giây phút lịch sử đầy cảm xúc: Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đi bộ qua biên giới 2 nước, rồi đi ô tô tới Bình Nhưỡng gặp lãnh đạo Kim Jong-il. Nhưng đến nay, cơn sóng chiến tranh giữa hai miền lại nguy cơ trỗi dậy.

Cơ hội nào cho thống nhất Triều Tiên?

Trên thế giới hiếm có một quốc gia nào văn minh, dân chủ, giỏi giang như dân tộc Triều Tiên mà lại bị cảnh chia lìa Nam, Bắc lâu như vậy. Đương nhiên, bán đảo Triều Tiên bị tác động lớn của thế lực nước lớn, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chính người Triều Tiên.

Cơ hội để thống nhất Triều Tiên nhanh nhất có thể là chiến tranh. Chiến tranh là huynh đệ tương tàn, nhưng, như một khối u nhức nhối muốn lành thì phải chịu đau đớn một lần để mổ. Tuy nhiên, đã là thế kỷ 21 rồi, dân tộc văn minh không ai dùng biện pháp đó mà chỉ dùng biện pháp hòa bình. Dân tộc Đức là một tấm gương cho dân tộc Triều Tiên noi theo.

Tới đây, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ giảm, và CHDCND Triều Tiên có thể sẽ có mối quan hệ khác hẳn. Quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nga và phương Tây… có thể sẽ không như trước, nếu như họ không muốn bị lệ thuộc mãi mãi vào Trung Quốc. Đó chính là ý đồ của Triều Tiên khi cố tình tuyên bố chiến tranh rầm rộ và đẩy căng thẳng lên cao.

Tuy nhiên, “giá cả” sẽ không “cao” như mong đợi.

Triều Tiên như một “cây chuyền hai” của Trung Quốc, đương nhiên vậy, vì là đồng minh thân cận của Trung Quốc. Trung Quốc đổ không biết bao nhiêu tiền của vào đó, dù như vào một thùng không đáy, không phải để chơi. Đã bao lần nhờ Triều Tiên mà Trung Quốc ghi điểm có lợi khi đàm phán với Mỹ, Nhật Bản, Nga đó sao. Điều đáng buồn là gần đây, “cây chuyền hai” này luôn luôn “nêu” quá lố để cho Mỹ ghi điểm mà thay ra sân cũng dở, để lại cũng dở.

Mỹ thì lại rất thích “cây chuyền hai” này và do đó muốn có anh ta khi trận đấu chưa ngã ngũ hay khi chưa nắm chắc phần thắng.

Cho nên, ký với Triều Tiên một hiệp ước hòa bình, với Mỹ là chưa thể.

Dù sao dư luận yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn Triều Tiên cải cách, mở cửa, không sở hữu VKHN, độc lập, đi theo con đường mà mình đã chọn, tới một ngày nào đó sẽ cùng với Hàn Quốc thống nhất giang sơn bằng hòa bình. Thời gian có thể là 5, 10, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng so với lịch sử thì đó chỉ là một khoảnh khắc.

(Báo Đất Việt)

>> Tên lửa Club: 'Sát thủ giấu mặt' kinh hoàng của tàu chiến mặt nước

Đa năng, mạnh mẽ, độc đáo và thiên biến vạn hóa, Club-M và Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế

>> Việt Nam sẽ mua hệ thống tên lửa Club-K
>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa
>> Tìm hiểu sức mạnh của tên lửa Iskander


Một hệ thống tên lửa bờ biển cơ động siêu hiện đại nữa của Nga là Kalibr-M (ký hiệu xuất khẩu là Club-M). Hệ thống dùng để phòng thủ chống hạm và tăng cường bảo vệ các mục tiêu ven biển, tiêu diệt các loại mục tiêu tĩnh và ít cơ động trên mặt đất bất kể ngày đêm và thời tiết.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M mang 4-6 ống phóng chứa tên lửa


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-M (Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M)

Kalibr-M (Club-M) được hãng Morinformsystema-Agat chế tạo trên cơ sở hệ thống tên lửa Kalibr (Club) do Công ty OKB Novator phát triển vào đầu thập niên 1990.

Ngoài các biến thể đầu tiên là Kalibr-NKE (Club-N) trang bị cho tàu nổi và Kalibr-PLE (Club-S) trang bị cho tàu ngầm các loại và Kalibr-A (Club-A) trang bị cho máy bay, Morinformsystema-Agat tiếp tục phát triển thêm các biến thể Club-U (thiết kế module) dành cho tàu nổi, Club-K bố trí trong container triển khai trên trận địa bờ biển, tàu hỏa, xe tải hay tàu biển.

Mới đây, các công ty Morinformsystema-Agat, NPP radar-MMS và Ilyushin đã ký hợp đồng chế tạo biến thể Club lắp trên máy bay vận tải Il-76, có thể phóng các tên lửa của Club-K và dự kiến phóng thử lần đầu vào cuối năm 2011-năm 2012.

Hệ thống tên lửa bờ biển đa năng Kalibr-M/Club-M bao gồm: 1 xe bệ phóng; 3 xe tiếp đạn; các tên lửa hành trình 3M-54E, 3M-54E1 và 3M-14 trong các ống phóng; 1 xe bảo đảm kỹ thuật; 1 xe thông tin và điều khiển; các thiết bị bảo đảm và cất giữ tên lửa.

Được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm, bay bám mặt biển 3M-54E, tầm bắn 220 km, tên lửa chống hạm dưới âm, bay bám mặt biển 3M-54E1, tầm bắn 300 km (có khả năng làm tê liệt, thậm chí đánh chìm tàu sân bay) và tên lửa hành trình dưới âm, tấn công mặt đất chính xác cao 3M-14E, tầm bắn 275 km; với 1 hệ thống điều khiển duy nhất nên Kalibr-M (Club-M) có tính linh hoạt, hiệu quả cực kỳ cao và tính vạn năng trong sử dụng, kể cả ở chiến trường hoàn toàn trên bộ.

Vì thế, Kalibr-M (Club-M) cho phép xây dựng hệ thống phòng thủ vạn năng, đồng thời có thể sử dụng như hệ thống tấn công mặt đất ở chiến trường trên bộ thuần tuý.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54E (trên) và 3M-54E1 Club (okb-novator.ru)

3M-54E (SS-N-27 Sizzler) mang phần chiến đấu 200 kg, dùng để tiêu diệt tàu nổi các loại (tàu tuần dương, khu trục, đổ bộ, vận tải, tàu tên lửa cỡ nhỏ…) đơn lẻ hay trong đội hình tốp. Phần lớn đường bay, tên lửa bay với tốc độ dưới âm, khi cách mục tiêu 20 km, tên lửa đột ngột tăng tốc lên tốc độ khủng khiếp 2,9M khiến phòng không tàu địch cực kỳ khó chặn đánh. Biến thể 3М54E1 có phần chiến đấu nặng gấp đôi (400 kg) và tầm bắn xa hơn (300 km).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E (army-news)

Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E bay bám địa hình, sử dụng hệ dẫn vệ tinh GLONASS hay GPS chính xác cao và đầu tự dẫn radar chủ động, dùng để tiêu diệt các mục tiêu quân sự, hành chính, kinh tế cố định như hạ tầng công nghiệp, trung tâm phát thanh-truyền hình, các sở chỉ huy, sân bay... trên lãnh thổ đối phương.

Vũ khí chiến lược rẻ tiền Club-K

Một bước phát triển có tính cách mạng trong lĩnh vực tên lửa đối hạm và của họ tên lửa Club là hệ thống tên lửa Club-K với các tên lửa được bố trí trong một container tiêu chuẩn và cơ chế tự hoạt phóng tên lửa. Điều đó làm thay đổi tận gốc chiến thuật và chiến lược sử dụng tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên tàu chở container (army-news)

Club-K do Tập đoàn Morinformsystema-Agat phát triển, là hệ thống tên lửa lắp trong containter tàu biển và dùng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu mặt nước và mặt đất. Club-K có thể bố trí trên bờ, tàu biển, tàu hỏa và ô tô tải.

Club-K bề ngoài trông giống như một container chở hàng tàu biển tiêu chuẩn loại 20 ft (6 m) hay 40 ft (12 m). Nhờ cách ngụy trang đó, nên hầu như không thể phát hiện Club-K cho đến khi nó được kích hoạt. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất và đặc sắc của Club-K.

Club-K gồm một bệ phóng nâng với 4 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UE (hoặc các tên lửa Club là 3M-54KE, 3M-54KE1 và 3М-14KE) giấu kín trong container chở hàng tiêu chuẩn với kíp chiến đấu 2 người điều khiển hệ thống làm nhiệm vụ liên lạc vệ tinh và dẫn tên lửa vào mục tiêu.

Tùy chủng loại, tên lửa có tầm bắn từ 12,5-300 km, độ cao bay tiếp cận mục tiêu từ 5-10 m, trọng lượng phần chiến đấu 200-450 kg.

Hệ thống Club-K bao gồm: module phóng vạn năng USM, module điều khiển chiến đấu MBU và module cấp nguồn và bảo đảm sinh hoạt MEZh. Mỗi module được bố trí gọn trong một container tàu biển tiêu chuẩn.

Module USM chứa 4 tên lửa hành trình, trước khi phóng tên lửa được dựng thẳng đứng.

Club-K có thể phối hợp hoạt động với hệ thống định vị vệ tinh GPS và GLONASS, sau này có thể tương thích với hệ thống Beidou-2 của Trung Quốc và Galileo của châu Âu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Module chỉ huy chiến đấu MBU của Club-K (army-news)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Club-K là vũ khí dùng để trang bị cho các tàu dân sự được động viên trong thời kỳ nguy cơ.

Khi xảy ra xâm lược, quốc gia duyên hải có thể nhanh chóng có được một hạm đội nhỏ để chiến đấu chống lực lượng tấn công đường biển của kẻ thù tiềm tàng.

Các container này được bố trí trên bờ biển và bảo vệ bờ biển chống các tàu đổ bộ đang lại gần, có nghĩa đây là vũ khí phòng thủ rất hiệu quả, hơn nữa giá lại rất rẻ - chỉ gần 15 triệu USD cho một hệ thống cơ bản (3 container, 4 tên lửa).

Số tiền đó nhỏ hơn hàng chục lần giá một khinh hạm hay corvette thường dùng để phòng thủ đường bờ biển.

Vì thế, các nhà thiết kế Nga gọi Club-K là “vũ khí chiến lược rẻ tiền”.

Club-K có khả năng thay thế cả các tàu chiến lẫn máy bay hải quân. Đối với những nước không giàu có với đường bờ biển dài thì đây là giải pháp lý tưởng thay thế cho việc mua sắm các vũ khí đắt tiền.

Ác mộng ám ảnh

Sự phổ biến của các tên lửa chống hạm Club, Yakhont, BrahMos, DF-21 và ngư lôi Shkval làm cho Mỹ và phương Tây rất đau đầu nghĩ kế đối phó. Theo các chuyên gia Mỹ, tên lửa Club, Yakhont, BrahMos đang làm thay đổi tư duy trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa cho hạm tàu.

Các tên lửa chống hạm SS-N-27 Sizzler (Club) khiến họ sợ hãi bởi vũ khí khủng khiếp này có tầm bắn xa, tốc độ siêu âm, thủ đoạn cơ động và tấn công tinh quái. Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria hiện đã có tên lửa Club, còn Việt Nam, Syria, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Iran cũng đã mua hoặc muốn mua các tên lửa này.

Các chuyên gia quân sự Mỹ không tin chắc các tàu chiến Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm Club. Phó đô đốc Hải quân Mỹ Tim Keating từng tuyên bố, Mỹ không có khả năng đối phó với các tên lửa như vậy. Vì vậy, trong nhiều năm nay, hạm đội Mỹ ráo riết chuẩn bị đối phó với tên lửa Club. Mỹ đã phát triển và mua sắm bia bay siêu âm, bay bám mặt biển GQM-163A Coyote SSST để kiểm tra khả năng chống tên lửa siêu âm Club của các hệ thống phòng không hạm tàu Mỹ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K trà trộn trong hàng ngàn container tàu biển

Hệ thống tên lửa trong container Club-K cũng khiến giới quân sự phương Tây thực sự kinh hoàng. Họ cho rằng, Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế. Họ đặt biệt danh cho Club-K là “chiếc hộp Pandora”, “sát thủ tàu sân bay” vì mối nguy hiểm chết người trong vẻ ngoài vô hại của nó.

Đặc điểm chủ yếu và đặc sắc nhất ở đây là toàn hệ thống có dạng 3 container tàu biển tiêu chuẩn 20 hay 40 ft, có thể bố trí trên mặt đất, xe tải, toa xe hỏa, các tàu biển, được ngụy trang tuyệt vời, có thể bất thần tấn công mà không hề có dấu hiệu báo trước nào. Vì thế, các tàu chiến đối phương chỉ còn biết trông cậy vào hệ thống phòng không của bản thân.

Bất cứ hệ thống trinh sát đường không và trinh sát kỹ thuật dù tinh vi đến đâu cũng bó tay, không thể phát hiện ra Cub-K trong hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn container rải khắp các hải cảng, nhà ga hay chuyên chở trên vô số tàu biển, tàu hỏa, xe tải chở container.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đối hạm Kh35E (trên, ktrv)và Kh-35UE tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Đối phương sẽ phải trinh sát kỹ càng hơn khi lên kế hoạch tấn công. Theo quy luật, khi tấn công, đối phương trước hết chế áp các phương tiện phòng không, sau đó mới đánh tan tành hệ thống phòng thủ bờ biển. Nhưng ở đây bên tấn công chẳng thể làm gì được khi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn và thậm chí hàng chục ngàn mục tiêu giả (các container bình thường vốn được coi là “hồng cầu của thương mại thế giới”).

Điều đó sẽ buộc các tàu sân bay phải giữ mình xa bờ hơn, nên hạn chế được tầm hoạt động của máy bay từ tàu sân bay, hoặc khi chiến dịch đổ bộ xảy ra thì một phần các container có thể mở nắp và tiễn đưa các tàu đổ bộ xuống đáy biển cùng với binh lính cùng vũ khí trang bị, tổn thất sẽ vô cùng lớn. Ba là nó cho phép giữ ở gần bờ hơn các phương tiện sát thương quan trọng nhất và lực lượng dự bị. Bởi lẽ các tàu sân bay đã đuổi ra xa thì khả năng tác động đối với bờ biển sẽ giảm mạnh.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Thậm chí có ý kiến khẳng định rằng, nếu như vào năm 2003, Iraq có các Club-K thì Mỹ không thể tiến vào vịnh Persique được vì bất kỳ tàu hàng dân sự nào trong vùng vịnh cũng tiềm ẩn mối đe dọa đối với các tàu quân sự và hàng hóa.

Chính vì vậy, “sát thủ giấu mặt” Club-K có thể tạo ra tiềm lực nguy hiểm cho hải quân các quốc gia đối địch với phương Tây và cơ hội phổ biến tên lửa hành trình chưa từng có. Các chuyên gia Lầu Năm góc rất lo sợ khi Nga công khai chào bán hệ thống Club-K cho tất cả các nước đang có nguy cơ bị Mỹ tấn công. Họ cho rằng, Club-K có thể gây mất ổn định tình hình trên thế giới nếu được trang bị cho Venezuela và Iran.

Sự phổ biến của các vũ khí như Club-K cũng có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự bất ngờ trên các vùng biển tranh chấp.

Một vài hình ảnh trong Clip giới thiệu về hệ thống tên lửa Club của Nga :

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Club-K thiên biến vạn hóa

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

>> Việt Nam sẽ mua hệ thống tên lửa Club-K

Báo chí Nga đưa tin, nước này đã đàm phán với một nước Đông Nam Á để bán vũ khí chiến lược của người nghèo Club-K. Đó là nước nào? Indonesia, Malaysia, Philippines hay Việt Nam?

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa


Công ty Concern Morinsystema-Agat (Nga) tại triển lãm LIMA-2013 ở Malaysia đã có nhiều cuộc gặp gỡ và đàm phán bán hệ thống tên lửa lắp trong container Club-K.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí chiến lược của người nghèo Club-K

“Sự quan tâm đối với hệ thống là khá lớn,chúng tôi đã tiến hành đàm phán. Hơn nữa, đây không phải là cuộc đàm phán đầu tiên, chúng tôi đang lặng lẽ tiến về phía trước”, Tổng giám đốc, Tổng công trình sư của Concern Morinsystema-Agat, ông Georgy Antsev cho biết.

Ông Antsev cho biết, công ty của ông đang đàm phán với một nước Đông Nam Á, nhưng không nói rõ cụ thể là nước nào. “Chúng tôi đang tiến hành ráo riết chính sách marketing. Chúng tôi dự nhiều triển lãm, đàm phán cùng với công ty Rosoboronoexport. Tôi nghĩ rằng, kết quả sẽ có. Tiến vào thị trường nào cũng không đơn giản”, ông Antsev nói.

Theo ông, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện các đối thủ khá mạnh. Đó là Trung Quốc, Ấn Độ và các nước NATO. “Sau khi đã thực hiện chuyển giao lớn công nghệ cho các nước châu Á-Thái Bình Dương, nay tự chúng tôi phải tiến lên phía trước bằng cách nghiên cứu chế tạo và chào hàng cái gì đó mới mẻ. Hệ thống Club-K chính là cái mới mà hiện người khác chưa có”, ông Antsev nói.

“Điều dễ hiểu là giải pháp được áp dụng ở hệ thống này bản thân nó đã độc đáo, nó đòi hỏi bất kỳ quốc gia nào cũng phải xem xét lại học thuyết của mình, trước hết là học thuyết quân sự. Ta biết là ai cũng có những mối quan tâm riêng, mỗi vị tư lệnh, bộ trưởng quốc phòng cũng có thẩm quyền của mình. Đưa ra quyết định mua cái gì đó hoàn toàn mới, vạn năng và ở đâu đó có thể lấy đi một ít của hạm đội, ở đâu đó của lục quân, ở đâu đó của không quân là không đơn giản. Đó là vấn đề chính trị, nơi mà mỗi quốc gia phải tự mình đưa ra quyết định cho mình”, ông Antsev nói.

Tổng giám đốc Concern Morinsystema-Agat nhấn mạnh, Club-K có các đặc điểm nổi bật là tính cơ động, bí mật và chi phí sử dụng tương đối rẻ.

“Khi quý vị đã có hệ thống logistics (kho vận) ổn thỏa, ưu điểm ở đó thậm chí không phải là ở chỗ hệ thống nằm trong container, có thể giấy ở đâu tùy ý. Điều chủ yếu ở đây là logistics. Trước hết đó là thuận tiện cho vận chuyển, thuận tiện lưu kho, không cần trang thiết bị đặc chủng: tất cả trang thiết bị đều có sẵn trên thị trường, có rất nhiều và rẻ. Tốt nhất là mua dư những quả tên lửa thay cho hạ tầng logistics. Hệ thống này không đòi hỏi khung gầm chuyên dụng đồ sộ như cả chục quả tên lửa. Tốt nhất là mua khung gầm xe thông thường và thêm các quả tên lửa”, ông Antsev nói.

Theo ông Antsev, đây chính là ưu thế nổi trội của hệ thống tên lửa container Club-K.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K sẽ trở thành ác mộng đối với các cường quốc hải quân như Mỹ, Trung Quốc

“Chúng tôi đang ra thị trường với một sản phẩm mới, chúng tôi đang tới các nước nhỏ. Chúng tôi sẽ rất quan tâm đến chính sách giá cả cùng với công ty Rosoboronoexport. Điều đó rất quan trọng. Giới quân sự cần phải thay đổi chút ít cách nhìn của mình đối với các cuộc xung đột quân sự và xem xem cần chi tiền vào đâu, giải quyết nhiệm vụ bảo đảm an ninh bằng những lực lượng và phương tiện nào”.

Trước đó, có tin Concern Morinsystema-Agat đã thử nghiệm phóng thành công hệ thống Club-K vào năm 2012. Chương trình thử nghiệm đã hoàn thành đầy đủ. Các thử nghiệm này một lần nữa cho thấy rằng, Nga đang chào bán cho các khách hàng không phải là mô hình hay maket, mà là một hệ thống vũ khí tên lửa container có thực. Club-K được triển khai trong container đường sắt tiêu chuẩn. Chỉ có thể phát hiện khi hệ thống phóng tên lửa, khi hệ thống được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Những lúc khác, bề ngoài, đó chỉ là một container đường sắt quen thuộc.

Trở lại vấn đề phía Nga đang đàm phán với quốc gia Đông Nam Á nào về việc bán Club-K. Vậy quốc gia Đông Nam Á mà Concern Morinsystema-Agat đã đàm phán bán Club-K là nước nào? Ta hãy phân tích, suy luận dựa trên những thông tin báo chí đã có.

Trước hết, phải thấy rằng, Nga ngay từ đầu đã xác định Đông Nam Á với điểm nóng xung đột chủ quyền biển đảo là một trong những thị trường hàng đầu của Club-K. Các chuyên gia Nga khẳng định, Club-K trước hết dành cho các nước nhỏ có bờ biển dài, không có điều kiện mua các tàu chiến lớn như ở Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Với 4 tên lửa cất giấu trong contenơ đặt trên tàu biển, tàu hỏa hoặc xe tải và có tầm bắn xa 220-275 km, phần chiến đấu 200-450 kg, Club-K là hệ thống vũ khí đối hạm và đối đất rẻ tiền mà Mỹ và các cường quốc khác phải khiếp sợ.

Và những quốc gia Đông Nam Á quan tâm đến loại vũ khí đáng sợ và là một phương tiện phi đối xứng của các nước nhỏ chống lại các hạm đội hùng mạnh, chắc chắn là có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong tầm ngắm, dễ thấy là Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Với đặc điểm lãnh thổ rộng lớn với hàng vạn hòn đảo, cũng như do không có mối đe dọa trực tiếp từ hướng biển vào đất liền, Indonesia sẽ không quan tâm đến Club-K. Họ chú trọng trang bị tên lửa chống hạm cho hải quân, cho tàu chiến mặt nước. Đó là tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont của Nga, các tên lửa chống hạm dưới âm C-802 và mới đây là C-705 của Trung Quốc. Nếu muốn tăng cường khả năng tác chiến chống hạm, Indonesia sẽ tìm cách trang bị các tên lửa chống hạm hiện đại khác như BrahMos cho các tiêm kích Su-30 của họ hơn là mua Club-K.

Nếu tính đến tranh chấp gay gắt giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực quần đảo Trường Sa và bãi Scarborough, cũng như yếu tố địa lý, Club-K nếu được mua sắm sẽ tăng mạnh sức uy hiếp của Philippines đối với hải quân Trung Quốc. Club-K là vũ khí phòng thủ có sức răn đe hữu dụng nhất đối với Philippines. Philippines là đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á và chưa từng mua vũ khí Nga, lại là quốc gia có tiềm lực hải quân và kinh tế yếu kém. Khả năng nước này mua Club-K là rất nhỏ.

Malaysia là quốc gia từng mua sắm vũ khí Nga như máy bay tiêm kích Su-30MKM, MiG-29N…, nhưng họ chủ yếu dùng tên lửa chống hạm Exocet cho tàu chiến và tàu ngầm. Nước này ít có khả năng mua Club-K.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cabin điều khiển Club-K

Hội tụ nhiều yếu tố quan tâm đến Club-K nhất là Việt Nam. Với đặc điểm lãnh thổ, đường bờ biển và tranh chấp biển đảo với nước ngoài, Việt Nam rất cần một loại vũ khí đa năng, tầm xa, cơ động, bí mật, có tính răn đe mạnh cả với mục tiêu trên biển và đất liền và lại vừa túi tiền (15 triệu USD/hệ thống) như Club-K. Nếu được triển khai trên bờ, Club-K cùng với Bastion-P có khả năng bao phủ phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khi được triển khai trên các tàu dân sự hay vận tải quân sự, tầm với của Club-K sẽ vươn xa hơn nữa. Đặc biệt, khi được trang bị cho các tàu hoạt động gần Trường Sa hay bố trí trên các đảo lớn ở quần đảo này, Club-K trở thành vũ khí chống phong tỏa, chống đổ bộ từ xa cực kỳ lợi hại.

Trước đó, có tin trong năm 2012, Nga và Việt Nam bắt đầu phát triển một tên lửa hành trình mớidựa trên hệ thống tên lửa Uran. Nhiều khả năng, Việt Nam sẽ chọn hợp tác sản xuất biến thể mới nhất của Uran là Kh-35UE có tầm bắn 260 km. Hơn nữa, phần lớn các tàu tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực. Vì thế, mua Club-K sẽ là một giải pháp đúng đắn, hợp lý và cần thiết cả về mặt kỹ thuật, hậu cần trang bị và kinh tế đối với Việt Nam vì Kh-35UE chính là một phương án trang bị của Club-K. Hơn nữa, có lẽ các nhà sản xuất vũ khí Nga cũng đã xác định Việt Nam là khách hàng tiềm năng của Club-K nên trong một clip video quảng cáo Club-K xuất hiện các container chở hàng có in dòng chữ "DONGNAMA" (Đông Nam Á).

Xét tất cả những yếu tố trên, Việt Nam là quốc gia có nhiều khả năng nhất quan tâm đến việc mua sắm và trang bị hệ thống tên lửa vạn năng đối hạm/đối đất Club-K. Đây chỉ là những suy đoán, sự thực thế nào, chúng ta còn phải chờ xem.

Xem demo sức mạnh bất ngờ và khủng khiếp của tên lửa Club-K :



>> Tìm hiểu ‘Bóng ma’ B-2 Spirit của Mỹ

B-2 Spirit (bóng ma) là siêu máy bay ném bom chiến lược tàng hình đầu tiên trên thế giới, thần tượng mới của Không quân Mỹ.

>> Một số máy bay Tupolev (Tu) nổi tiếng của Nga


Kể từ sau sự thất bại của “pháo đài bay” B-52 tại Việt Nam, người Mỹ bắt đầu khởi động chương trình phát triển máy bay ném bom thế hệ mới để hiện đại Không quân ném bom chiến lược Mỹ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Kiểu dáng độc đáo "không giống ai" của máy bay ném bom chiến lược B-2.

Và B-2 chính là thành quả sau cùng của một nỗ lực kéo dài gần 10 năm, không những có khả năng mang nhiều bom, B-2 còn thiết kế công nghệ tàng hình tiên tiến giúp nó đột phá hệ thống phòng không tiến công mục tiêu chiến lược đối phương, có khả năng tác chiến độc lập hoàn toàn.

Chương trình phát triển B-2 thực hiện từ đầu những năm 1980, tới năm 1989 mẫu thử B-2 cất cánh thử nghiệm lần đầu. Năm 1993, B-2 chính thức được đưa vào phục vụ trong Không quân Mỹ. Tuy chưa có dịp tham gia chiến trận, nhưng có một sự kiện đã giúp chứng minh được nó xứng đáng là máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất thế giới.

Tháng 6/1995, tại triển lãm hàng không Paris (Pháp), Mỹ đã đưa máy bay tàng hình B-2 tới thăm Pháp. Trước khi xuất phát, phía Mỹ đã thông báo cho Pháp thời gian cất cánh, đường bay của B-2. Quân đội Pháp ra lệnh cho trạm radar cảnh giới sục sạo nhưng không thể phát hiện được tung tích B-2 cho tới khi nó xuất hiện trên bầu trời nước Pháp.

“Cuộc thử nghiệm” B-2 ở một trong những quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới như Pháp gây chấn động dư luận. Cuộc thử gián tiếp khẳng định B-2 là máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất thế giới, đủ sức đột phá bất kể một hệ thống phòng không tiên tiến trên thế giới. B-2 chính thức soán ngôi của B-52 trở thành “thần tượng mới của Không quân Mỹ”.

Công nghệ tàng hình trên B-2

Để có khả năng tàng hình biến mất hoàn toàn trên màn hình radar đối không, người Mỹ đã ứng dụng một loạt công nghệ về khí động học, vật liệu trên B-2 để giám tín hiệu sóng phản xạ radar.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
B-2 ném bom.

Về kiểu dáng khí động học, B-2 có kiểu dáng còn độc đáo hơn nhiều so với cường kích tàng F-117A. Dáng ngoài của B-2 giống như con dơi khổng lồ, gần như không phân rõ ra “thân, cánh, đuôi” mà hợp này một khối thống nhất. B-2 có chiều cao 5,18m, dài 21m và sải cánh dài tới 52,42m.

Với kiểu dáng đặc biệt kết hợp vật liệu hấp thụ sóng radar làm cho sóng radar dò tìm của đối phương bị trượt đi theo hướng khác (không thể trở lại máy thu) hoặc bị hấp thụ, giảm nhỏ được sóng phản xạ radar khiến hình ảnh đưa lên màn hình radar yếu hoặc gần như không có.

B-2 được chế tạo chủ yếu sử dụng vật liệu phức hợp đá đen và sợi than, loại vật liệu này không chỉ nhẹ, cường động chịu lực lớn mà còn phản xạ sóng radar nhỏ. Trên bề mặt vật liệu có dạng tổ ong nhỏ li ti để hấp thụ sóng radar.

Khung thân kết cấu B-2 và khoang động cơ dùng hợp kim titan, còn lại đều do vật liệu phức hợp ghép nối với nhau, không phải dùng đinh tán mà do ép ở áp suất cao, do vậy máy bay không dễ phản xạ tín hiệu radar.

>> H-9: Bao giờ mới thành 'ngáo ộp'?

Buồng lái được thiết kế kiểu dạng cung tròn, khi sóng radar chiếu vào sẽ trượt theo dáng ngoài buồng lái để truyền đi, khó phản xạ lại.

Mép trước cánh máy bay B-2 được phủ lớp sơn hấp thụ sóng radar và thiết kế có lỗ rỗng kiểu tổ ong không thành qui tắc, sóng radar khi chiếu vào chỉ có thể vào vào mà không thể ra.

B-2 không thiết kế cánh đuôi đứng truyền thống, đây cũng là yếu tố giúp tăng khả năng tàng hình. Vì cánh đuôi đứng là một trong những nơi mà máy bay thông thường hay bị sóng radar chiếu vào để dễ phát hiện nhất. Mặt cắt phản xạ của cánh đuôi lớn làm cho máy bay khó giấu mình.

B-2 thiết kế với khoang vũ khí nằm trong thân (không có bất kỳ giá treo ngoài nào) để tối ưu hóa tính tàng hình. Hai khoang vũ khí trong thân có thể chở 23 tấn bom. Tùy theo từng nhiệm vụ, nó sẽ mang 80 bom Mk82 227kg hoặc 16 bom Mk84 1.000kg hoặc 16 bom hạt nhân B61/B83. Với một số sự nâng cấp hệ thống điện tử, B-2 sau này mang được bom có điều khiển GBU-28, GBU-57A/B và tên lửa hành trình đối đất tầm xa AGM-158.

Với công nghệ như vậy, tiết diện phản xạ radar của B-2 chỉ còn 0,1 mét vuông, tức là chỉ giống như một con chim nhỏ bay trên trời cao.

“Giấu lửa” động cơ

Để đưa chiếc B-2 có trọng lượng cất cánh tối đa 170 tấn lên trời cao, nhà thiết kế trang bị cho máy bay 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F118-GE-100 cho phép đạt tốc độ tối đa cận âm 1.010km/h, tầm bay hơn 11.000km (nếu tiếp dầu một lần trên không, B-2 bay quá nửa vòng trái đất), trần bay hơn 15.000m.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Loa phụt động cơ nằm sâu trong thân (giấu đỏ) do đó giảm đáng kể nguồn nhiệt phát ra.

Động cơ luôn là phát ra nguồn nhiệt lớn nhất, dễ bị phát hiển bởi các hệ thống dò tìm hồng ngoại đối phương. Để xử lý điều này, động cơ B-2 lắp bộ trộn dòng khí, lấy không khí lạnh dẫn vào buồng đốt của động cơ và máy tuabin làm hạ thấp nhiệt độ mặt ngoài. Loa phụt động cơ nằm sâu trong thân máy bay làm tín hiệu hồng ngoại yếu đi.

Tiên tiến và tiện nghi

Ngoài tính tàng hình ưu việt, B-2 còn trang bị những công nghệ điện tử hàng không tiên tiến. B-2 được trang bị radar mạng pha quét điện tử bị động AN/APQ-81 cung cấp chế độ ngắm mục tiêu mặt đất có độ chính xác cao, hỗ trợ B-2 bay bám sát và tránh địa hình; hệ thống định vị hàng không chiến thuật; hệ thống đối phó trả đũa điện tử…

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Buồng lái tiện nghi, hiện đại của B-2.

B-2 được điều khiển bởi hai phi công, điều đo cho thấy máy bay có tính tự động hóa cực cao. Buồng lái thiết kế rất tiện nghi đem lại sự thoải mái tối đa cho phi công.

Buồng lái lắp đặt hệ thống màn hình tinh thể lỏng tiện nghi hiển thị thông số kỹ thuật bay, thông số cảm biến dữ liệu, tình trạng động cơ, vũ khí… Bên cạnh đó, buồng lái còn có thêm cả toilet để phi công thoải mái hơn trong chuyến bay dài kéo dài nhiều giờ.

>> Phương án tác chiến của lực lượng ném bom chiến lược Mỹ

Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng B-2 vẫn tồn tại không ít nhược điểm. B-2 có khả năng tàng hình ưu việt hoàn toàn có thể qua mặt hệ thống phòng không đối phương, nhưng đồng thời nó sẽ tàng hình luôn với “quân nhà”. Vì vậy, trong các chiến dịch không kích, B-2 phải hoàn toàn tác chiến độc lập.

Một điều nữa, để đảm bảo tính tàng hình, B-2 bắt buộc không nhận được bất kỳ sự hộ tống nào. Nên trong trường hợp bị tiêm kích đối phương phát hiện, B-2 chắc chắn không có “cửa sống” vì nó không có khả năng tự vệ.

Ngoài ra, B-2 có lẽ chỉ xứng với “con nhà giàu” vì sự “õng ẹo” của nó. Để bảo quản được lớp sơn hấp thụ sóng radar, máy bay phải được đặt trong nhà chứa máy bay với những tiêu chuẩn đặc biệt về độ ẩm và nhiệt độ.

Sau mỗi chuyến bay, B-2 đều phải vào xưởng phục hồi lớp sơn phủ bên ngoài với thời gian chiếm tới 30% thời gian chuẩn bị mỗi chuyển bay.

Cuối cùng, vì được áp dụng nghệ cực kỳ tiên tiến như vậy nên B-2 có giá thành đắt nhất thế giới, 1,07 tỷ USD/chiếc. Bản thân nước Mỹ, quốc gia có ngân sách quốc phòng dồi dào cũng chỉ dám mua 21 chiếc B-2.

>> Những loại vũ khí Trung Quốc nhập từ Nga năm 2012

Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho thấy, Trung Quốc nhận khá nhiều trang bị vũ khí từ Nga trong năm 2012.

>> Soryu - Lớp tàu ngầm hiện đại nhất của Hải quân Nhật Bản


Những năm gần đây, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã có bước tiến vượt bậc. Thành quả đáng kể nhất, nước này đã “hất cẳng” Anh Quốc ra khỏi vị trí thứ 5 trong top 5 nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới năm 2012 (tính theo giá trị). 

Ngoài xuất khẩu, công nghiệp quốc phòng nội địa của Trung Quốc đã hoàn toàn làm chủ nhiều công nghệ để sản xuất vũ khí trang bị cho toàn quân.

Dù vậy, theo dữ liệu thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2012 Trung Quốc vẫn mua và nhận khá nhiều vũ khí, trang bị từ Nga. Chủ yếu các hợp đồng có liên quan tới “nút thắt” trong công nghiệp quốc phòng nước này (đó là động cơ hàng không, vũ khí chính xác cao, radar...).

Dưới đây là dữ liệu thống kê của SIPRI về một số hợp đồng và nhận giao hàng:

Không quân

Đối với trang bị Không quân, năm 2012, Trung Quốc ký hợp đồng mua 55 trực thăng vận tải đa năng Mi-171E. Thời hạn giao hàng của hợp đồng này không được tiết lộ.

Trước đó, năm 2005, Trung Quốc cũng đã ký với Nga hợp đồng mua 54 trực thăng Mi-171 và Mi-171E. Trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2007-2012, phía Nga đã hoàn thành hợp đồng này.

Giai đoạn 2008-2012, Trung Quốc cũng nhận từ Nga 125 tên lửa không đối hạm Kh-59MK theo hợp đồng được ký năm 2004. Dự kiến, tên lửa Kh-59MK sẽ được Trung Quốc sử dụng cho tiêm kích Su-30MKK/MK2.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc nhập khẩu số lượng lớn vũ khí chính xác cao.

Ngoài tên lửa không đối hạm Kh-59MK, Trung Quốc và Nga đã hợp tác sản xuất tên lửa không đối hạm Kh-31A1 từ năm 1997 (mang tên YJ-91). Giai đoạn 2001-2012, Trung Quốc đã sản xuất được 760 tên lửa loại này. Tên lửa Kh-31A1 (hay là YJ-91) sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu như Su-30MKK/MKII, J-8M hay JH-7.

Cùng với công nghệ vũ khí chính xác cao, Trung Quốc vẫn tiếp tục nhập động cơ phản lực cho tiêm kích từ Nga. Trong suốt hàng chục năm nỗ lực, cho tới hôm nay nước này vẫn chưa thể có động cơ “ra trò” dùng cho tiêm kích thế hệ thứ 4 như J-10, J-11, J-15 hay tiêm kích thế hệ 5 J-20, J-31.

Giai đoạn 2009-2012, Trung Quốc đã nhận 122 động cơ tuốc bin phản lực AL-31FN (sử dụng cho tiêm kích J-10) và 55 động cơ phản lực D-30 (sử dụng cho máy bay ném bom H-6K) theo 2 hợp đồng được ký vào năm 2009.

Năm 2011, Trung Quốc ký hợp đồng mua thêm 123 động cơ AL-31FN (trang bị cho J-10) và 150 động cơ AL-31F (trang bị cho tiêm kích J-11B). Trong năm 2012, Nga đã chuyển cho Trung Quốc được 20 động cơ AL-31FN và 10 động cơ AL-31F.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích nội địa Trung Quốc cất cánh bằng động cơ ngoại nhập.

Cùng năm đó, Trung Quốc mua 184 động cơ phản lực D-30KP-2 để trang bị cho máy bay ném bom H-6K, máy bay vận tải Y-20. Hiện Nga đã chuyển cho Trung Quốc 24 động cơ loại này. Dự kiến số còn lại sẽ được chuyển giao từ nay đến năm 2015.

Hải quân

Trong năm 2012, Trung Quốc cũng nhận nhiều pháo dành cho hải quân từ Nga theo hợp đồng ký từ những năm trước đó.

Giai đoạn 2004-2012, Trung Quốc đã nhập khẩu 86 pháo phòng không cao tốc AK-630 30mm trong tổng số hợp đồng mua 92 khẩu pháo loại này được ký năm 2002.

Số pháo này sẽ được trang bị cho khinh hạm Type 054 Giang Khải I, tàu cao tốc tên lửa Type 022,tàu đổ bộ Type 071 lớp Ngọc Châu, cũng như tàu đổ bộ đệm khí Zubr nhập khẩu từ Ukraine.

Gia đoạn 2008-2012, Nga cũng chuyển cho Trung Quốc 13 pháo hạm AK-176M 76mm trong hợp đồng mua 20 khẩu pháo cùng loại được 2 nước ký năm 2004. Dự kiến, 20 khẩu pháo này sẽ được trang bị cho 20 khinh hạm Type 054A Giang Khải II.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế pháo hạm AK-176 được Trung Quốc khá ưa chuộng.

Năm 2005, Trung Quốc cũng ký hợp đồng mua thêm 4 khẩu pháo AK-176M 76mm để trang bị cho tàu đổ bộ Type 071 lớp Ngọc Châu. Tính tới năm 2012, Trung Quốc đã nhận được 3 khẩu pháo loại này.

Cũng nhằm trang bị cho 20 khinh hạm Type 054A Giang Khải II, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 20 hệ thống radar trinh sát đường không Fregat của Nga vào năm 2004. Hiện nay, Nga đã bàn giao được 13 hệ thống.

Trước đó, 2 nước cũng ký hợp đồng mua 80 hệ thống radar điều khiển hỏa lực MR-90 vào năm 2004. Từ năm 2008 đến năm 2012, Trung Quốc đã nhận được 52 hệ thống này. Radar MR-90/Front Dome cũng sẽ được trang bị cho 20 khinh hạm Type-054A kết hợp hệ thống tên lửa tầm trung HHQ-16.

Năm 2009, Trung Quốc cũng đặt mua từ Nga 4 hệ thống radar điều khiển hỏa lực MR-123 để trang bị cho 4 tàu đổ bộ đệm khí Zubr. Trong năm 2012, phía Nga đã chuyển cho Trung Quốc hệ thống đầu tiên.

Lục quân

Trong nhập khẩu vũ khí trang bị lục quân, hầu như Trung Quốc đã tự lực hoàn toàn mà không cần dựa vào Nga. Kể từ đầu những năm 2000, chỉ duy nhất một hợp đồng được ký với Nga về việc hợp tác sản xuất tên lửa chống tăng AT-11 để trang bị cho xe tăng Type 98, Type 99.

(Tổng hợp nhiều nguồn)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang