Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 27 tháng 3 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

>> Mỹ tăng số lượng hệ thống phòng không



[BDV news]Chiến dịch quân sự tại Libya đã làm nóng thị trường vũ khí thế giới, đặc biệt là thị trường tên lửa phòng không.


Ngày 31/3/2011, Cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ MDA đã ký kết một bản hợp đồng cung cấp 6 tổ hợp tên lửa phòng không di động THAAD (Theatre High Altitude Area Defense) với công ty Lockheed Martin.

Tổng trị giá của bản hợp đồng lên tới 694,9 triệu USD. Dự kiến đến năm 2013 Quân đội mỹ sẽ đưa vào biên chế cho lực lượng phòng không hệ thống tên lửa di động hiện đại này.

Hiện nay trong biên chế của Quân đội Mỹ có hai tổ hợp THAAD với tên gọi Alpha. Trong đó, tổ hợp Alpha thứ nhất được biên chế cho Trung đoàn phòng không số 4, Tổ hợp Alpha thứ hai được biên chế Trung đoàn phòng không số 2 có căn cứ tại Fort Bliss bang Texas.

Tổ hợp THAAD bao gồm 3 bệ phòng với 24 tên lửa cùng với một hệ thống chỉ huy và hệ thống rađa band-X.



Tên lửa phòng không của hệ thống THAAD rời bệ phóng.


Tổ hợp THAAD thực hiện theo nguyên tắc tấn công trực tiếp các mục tiêu tên lửa, có khả năng trao đổi thông tin với các tổ hợp tên lửa đạn đạo bao gồm Aegis, tên lửa phòng không Patriot PAC-2 và PAC-3.

Hệ thống phòng thủ THAAD được mệnh danh là "nỗi khiếp sợ" của tên lửa. Hệ thống này được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm thấp, tầm trung như tên lửa Scud. Ngoài ra, THAAD cũng có khả năng tấn công lại các tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Do khả năng của của hệ thống Patriot PAC-2 và PAC-3 đã không đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tiên tiến, Quân đội Mỹ đã đưa ra đề xuất chính thức cho việc chế tạo hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới THAAD. Lockheed Martin được lựa chọn cho sự phát triển hệ thống phòng thủ tiên tiến THAAD.

THAAD là một phần của một mạng lưới phòng thủ tên lửa ba lớp. Trong đó, lớp phòng thủ thứ nhất là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Nếu lớp thứ nhất không ngăn chặn được thì đến hệ thống đánh chặn THAAD và lớp cuối cùng là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn Patriot PAC-2 và PAC-3.

Hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD có một phạm vi hoạt động khoảng 150-200 km và có thể đạt đến độ cao 25 km. Trong giây đầu tiên sau khi được phóng tên, lửa sẽ xoay vòng và sau đó mới tấn công mục tiêu.


THAAD là một phần của một mạng lưới phòng thủ tên lửa ba lớp.


Xe gắn bệ phóng THAAD gắn trên xe tải hạng nặng Oshkosh M1120 LHS có tính cơ động cao, mỗi xe có thể được mang được 8 ống phóng tên lửa, tên lửa có chiều dài 6,17 m, đường kính 0,34 m trọng lượng của tên lửa là 900 kg, vận tốc tối đa lên tới 100 km/h.

Xe được trang bị một động cơ diesel Detroit 8V92TA với công suất tối đa 450 mã lực.

Biên chế đủ của một đơn vị THAAD bao gồm một radar, một trung tâm kiểm soát-điều khiển và 4 xe phóng tên lửa.



>> Chương trình radar mới cho EF-2000 thiếu tiền



[BDV news]"Chiến binh châu Âu" EF-2000 Typhoon sẽ được trang bị radar AESA trong thời gian ngắn tới


(*) AESA - Active Electronically Scanned Array: quét mảng pha điện tử chủ động 4 quốc gia trụ cột trong chương trình phát triển của Eurofighter Typhoon là Anh, Đức, Italy và Tây Ban Nha đã bật đèn xanh để Tập đoàn Euroradar, tiếp tục các chương trình đầu tư phát triển radar quét mảng pha điện tử chủ động, radar AESA cho EF-2000 Typhoon.

Radar AESA là một đảm bảo quan trọng cho khả năng thắng thầu của EF-2000 Typhoon trong các hợp đồng xuất khẩu của chiến đấu cơ này trên toàn thế giới. Đặc biệt là trong các chương trình đấu thầu lớn như chương trình MMRCA của không quân Ấn Độ, chương trình hiện đại hóa không quân của Nhật Bản và các chương trình mua sắm khác của các nước trên thế giới.

Tất nhiên, các radar AESA cũng được sản xuất để lắp đặt cho các chiến đấu cơ của các nước tham gia dự án.



Radar quét mảng pha điện tử chủ động Captor-E
Công ty SELEX Galileo, một công ty con của Tập đoàn Euroradar đã bắt đầu công việc phát triển một cách toàn diện một radar mới có tên gọi là Captor-E. Dự kiến công việc phát triển đầu tiên sẽ hoàn thành trong 9 tháng.

Tuy nhiên, kinh phí tài trợ cho chương trình liên tục bị gián đoạn do các nước tham gia dự án gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Hiện tại, vẫn chưa rõ kinh phí cho giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ được tài trợ như thế nào. Nhưng với tình hình cắt giảm ngân sách quốc phòng tại các quốc gia châu Âu, Các nhà phân tích cho rằng, giai đoạn phát triển tiếp theo vẫn còn bỏ ngỏ.

Phát ngôn viên của Eurofighter từ chối bình luận về kinh phí cho giai đoạn phát triển tiếp theo, nhưng đã phát biểu như sau: “Các quốc gia đối tác và các công ty trong dự án sẽ tiếp tục các bước để phát triển toàn diện radar AESA. Chúng tôi xác nhận là radar mới sẽ đi vào hoạt động chính thức trong năm 2015”.

Nếu không có một radar AESA với các công nghệ tối ưu so với các đối thủ, EF-2000 sẽ khó lòng cạnh tranh được trong các hợp đồng xuất khẩu lớn trị giá nhiều tỷ USD.

Radar Captor-E được phát triển dựa trên radar Captor đang sử dụng trên EF-2000 Typhoon, được thiết kế lại phần ăng ten, thiết bị phát năng lượng tần số cao.

Được trang bị bộ vi xử lý “back-end”, radar mới có khả năng phát 1.425 tia điện tử độc lập, cung cấp khả năng giám sát đồng thời không đối không, đối đất, đối hải và quản lý giao diện vũ khí, cho phép phát hiện nhanh, chính xác, nhiều đối tượng cùng lúc, với chi phí bảo dưỡng thấp hơn so với radar cũ.

Các nhà sản xuất hy vọng, sự xuất hiện của một radar AESA mới cho chiếc EF-2000 Typhoon sẽ mang lại cho chiến đấu cơ này nhiều cơ hội xuất khẩu hơn.




>> Dự án quốc phòng Mỹ tăng 135 tỷ USD từ 2008-2011



[BDV news]Ngày 31/3, theo báo cáo của Cơ quan kiểm soát Chính phủ Mỹ (GAO), kinh phí đầu tư cho các dự án quốc phòng của Mỹ từ năm 2008 đến đầu năm 2011 đã tăng thêm 135 tỷ USD.


Mặc dù hồi tháng 2/2011, Lầu Năm Góc đã đưa ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu quân sự, nhưng theo thống kê của GAO, từ năm 2008 những dự án quốc phòng của Mỹ đã tăng từ 96 đến 98 dự án. Và tổng kinh phí để thực hiện những chương trình này ước tính lên tới 1,68 nghìn tỷ USD.

Như vậy, chỉ trong vòng 3 năm, ngân sách đầu tư quốc phòng của Mỹ đã tăng thêm 135 tỷ USD, trong đó bội chi 70 tỷ USD là do của việc mua sắm vũ khí.

Chỉ tính riêng năm 2008, Lầu Năm Góc đưa ra dự tính, giá trị thực hiện các hợp đồng quốc phòng là 407 tỷ USD, tuy nhiên đến năm 2010 con số này đã tăng lên mức 428 tỷ USD.

Cũng trong năm 2008, dự kiến tổng ngân sách mua sắm vũ khí mới và trang thiết bị quân sự sẽ ở mức 1,089 nghìn tỷ USD, nhưng đến năm 2010 đánh giá này đã tăng lên mức 1,219 nghìn tỷ USD.

Đặc biệt dự án chiến đấu cơ thế hệ 5, F-35 Lightning II ký kết với công ty Lockheed Martin nằm trong danh sách những dự án quốc phòng đắt nhất của Mỹ trong giai đoạn này.

Ngày từ khi khởi động chương trình F-35 từ năm 2008, quân đội Mỹ ước tính chi phí cho toàn bộ dự án chỉ ở mức 149,7 tỷ USD, nhưng trong năm 2010 con số này đã lên tới 263,7 tỷ USD. Trong khi đó, dự đoán giá một máy bay F-35 đã tăng từ 101,7 triệu USD lên 115,5 triệu USD.

Tiếp theo là chương trình đóng tàu khu trục thuộc dự án DDG 51 Arleigh Burke cũng là một trong những dự án bội chi. Tổng chi phí cho dự án này tăng từ 77,4 tỷ USD lên 94,3 tỷ USD, giá trị của một chiếc tàu khu trục loại này đã tăng từ 1,2 lên 1,3 tỷ USD.



Mô phỏng tàu khu trục DDG-1000 Zumwal.


Chương trình mua chiến đấu cơ F-22 Raptor cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, tổng giá trị của chương trình này chỉ trong vòng 2 năm (2008-2010) đã tăng từ 75,2 lên 77,4 tỷ USD. Trong khi đó, giá mỗi chiếc F-22 trong giai đoạn này đã tăng từ 408,7 lên 411,7 triệu USD.

Khi đề cập đến giá thành mua mỗi sản phẩm quốc phòng, Cơ quan kiểm soát Chính phủ Mỹ không chỉ tính giá trị thực của sản phẩm mà cả tất cả những trang thiết bị và dịch vụ đi kèm bao gồm mua vũ khí, thiết bị bảo dưỡng, dịch vụ kỹ thuật đi kèm và đào tạo nhân viên.

Trong khi đó, Giám đốc chương trình thu mua và tính toán kinh phí của GAO, Michael Sullivan tuyên bố, trong 2 năm trở lại đây xuất hiện xu hướng gia tăng sự phá vỡ Quy chế Nunn-McCurdy (tổng chi phí thực tế của dự án vượt qua chi phí dự kiến 15%).

Từ năm 1997 tới nay đã ghi nhận 74 trường hợp vi phạm quy chế Nunn-McCurdy, trong đó có tới 47 dự án quân sự. Phần lớn các trường hợp vi phạm do Quốc hội Mỹ nghiên cứu xảy ra trong các năm 2001, 2005, 2006 và 2009.


Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II.


Quy chế Nunn-McCurdy Chính phủ Mỹ ban hành từ năm 1982 và có hiệu lực vào năm 1983. Theo quy chế này, Lầu Năm Góc phải có trách nhiệm giải trình chi tiết cho Quốc hội Mỹ nếu tổng giá trị của dự án quốc phòng tăng lên hoặc giá cuối cùng của mỗi sản phẩm quốc phòng đưa ra tăng quá 15% so với dự kiến ban đầu.

Quy chế Nunn-McCurdy yêu cầu ngừng bất kỳ dự án nào do Lầu Năm Góc và các đơn vị của Lầu Năm Góc tiến hành nếu chi phí chương trình vượt quá 25% so với dự tính ban đầu.

Dự án máy bay chiến đấu F-35 đã vi phạm quy tắc Nunn-McCurdy. Lầu Năm Góc đã dự đoán một sự gia tăng chi phí cho chương trình F-35 tới 51 tỷ USD. Việc chi phí quá cao cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu trình F-35 được coi như là một kịch bản bi quan.

Lầu Năm Góc đã tổ chức một loạt các cuộc tham vấn từ Quốc hội Mỹ nhằm tiếp tục hoàn chương trình F-35. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã thành công trong việc tái thiết dự án chiến đấu cơ F-35 bất chấp kinh phí phát triển dự án tăng quá 25% và chương trình này đứng trên bờ vực đóng cửa. Dự án đã được duy trì vì chứng minh được lợi ích của chương trình là quan trọng đối với an ninh quốc gia.



>> Việt Nam đề xuất hợp tác giữa quân đội ASEAN



[BDV news] Ngày 31/3, Hội nghị không chính thức Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước thành viên ASEAN lần thứ 8 (ACDFIM-8) đã diễn ra tại Jakarta, với sự tham dự của nhiều tham mưu trưởng quân đội và tướng lĩnh các nước ASEAN.


Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu đoàn quân sự cấp cao Việt Nam tham dự hội nghị.




Phát biểu tại ACDFIM-8 với chủ đề "Phát huy sự đồng tâm hiệp lực của quân đội các nước ASEAN trong đối phó với những thách thức hiện tại của khu vực," Trung tướng Đỗ Bá Tỵ đã trình bày quan điểm của Quân đội Việt Nam về vấn đề an ninh khu vực và đề xuất phương hướng hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN trong thời gian tới.

Về tình hình an ninh Biển Đông, vấn đề đang được khu vực và thế giới quan tâm, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ nêu rõ Biển Đông là vùng biển gắn với lợi ích của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực, song vùng biển này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn khó lường. Các tranh chấp chủ quyền trên biển vẫn chưa được giải quyết. Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) chưa đủ sức mạnh pháp lý để được các bên tuân thủ nghiêm túc.

Việt Nam luôn nhất quán trong chủ trương giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và tinh thần của DOC trong khi tiếp tục tìm giải pháp đảm bảo hòa bình và ổn định lâu dài.

Vấn đề an ninh Biển Đông đòi hỏi nỗ lực hợp tác của tất cả các nước trong khu vực và có lợi ích liên quan, đặc biệt trong giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống, góp phần thực hiện đầy đủ DOC, ngăn chặn hoạt động làm phức tạp tình hình, các cuộc diễn tập phô trương sức mạnh quân sự hay đe dọa các nước khác.

Nhân dịp này, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ đã đề xuất một số vấn đề cụ thể cần được tập trung trong hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN như xây dựng nhận thức chung về các mối đe dọa và thách thức trong khu vực thông qua tăng cường chia sẻ và trao đổi; thiết lập đường dây nóng và phối hợp tuần tra chung giữa hải quân các nước nhằm đối phó với các thách thức an ninh biển; xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN, đặc biệt trong tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai; thành lập các lực lượng phản ứng nhanh có khả năng ứng phó khẩn cấp tại chỗ cũng như hỗ trợ các nước láng giềng khi cần.

Trung tướng đề xuất hợp tác xây dựng các trung tâm cảnh báo sớm; tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, phối hợp chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia; tăng cường diễn tập cả trên sa bàn và thực tế; tăng cường trao đổi đoàn, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.

Đại biểu nước chủ nhà Indonesia, Malaysia và Singapore cũng đã phát biểu chia sẻ quan điểm về tình hình ở Biển Đông.

Cũng nhân dịp này, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ đã bày tỏ chia sẻ với Chính phủ và nhân dân Nhật Bản cũng như Chính phủ và nhân dân Myanmar trước những thiệt hại to lớn do hậu quả các trận động đất và sóng thần mới đây.



>> Xe bọc thép 'hút hồn' quân đội Nga



[BDV news]Quân đội Nga quyết định mua 500 xe bọc thép của Pháp do những tính năng vượt trội của loại xe về khả năng phòng vệ cũng như độ an toàn so với xe thiết giáp tương tự của Nga.


VBL (Véhicule Blindé Léger) là loại xe bọc thép hạng nhẹ do công ty Panhard thiết kế sản xuất. VBL được phát triển trong những năm 1980, bắt đầu phục vụ trong quân đội Pháp từ năm 1990.

VBL được dùng để đảm nhiệm vai trò trinh sát, tuần tra các vùng biên giới, chiến đấu chống tăng trên chiến trường, hỗ trợ các hoạt động chống bạo động. Xe có chiều dài 3,8m, rộng 2,02m, cao 1,7m, trọng lượng từ 3.500-4.000kg tùy theo vũ khí đi kèm.

Xe được thiết kế kết hợp sự nhanh nhẹn, tính việt giã rất cao, khả năng hoạt động trên mọi địa hình. VBC có thể dễ dàng vận chuyển đến chiến trường bằng nhiều phương tiện khác nhau.



Xe bọc thép hạng nhẹ VBL có mặt trong thành phần trang bị 16 quốc gia trên thế giới.


VBL bọc thép TDH dày từ 5-11,5mm đạt tiêu chuẩn NATO STANAG cấp 1 dành cho xe bọc thép hạng nhẹ. Lớp giáp này cho phép xe chống chịu đạn súng cá nhân hoặc mảnh đạn pháo hay mìn.

VBL lắp động cơ turbo-diesel Peugeot XD3T, 4 xi lanh công suất 105 mã lực, mô men xoắn cực đại 4.150 vòng/phút, hộp số tự động ZF (3 số tiến và 1 số lùi), tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu 16 lít/100km, hệ thống treo kết hợp thủy lực và lò xo giảm xóc.

Tốc độ xe đạt 100km/h, xe có khả năng lội nước với tốc độ 5,4km/h. Lốp xe được trang bị hệ thống điều chỉnh áp suất tùy theo địa hình hoạt động.

Điểm nổi bật của VBL so với các xe bọc thép cùng loại của Nga là toàn bộ hệ thống vũ khí được điều khiển từ bên trong buồng lái thông qua trạm điều khiển vũ khí từ xa Wasp, với sự hỗ trợ nhắm mục tiêu từ xa bằng thiết bị quan sát ảnh nhiệt bị động. Ngoài ra còn có, thiết bị gây nhiễu vô tuyến nhằm ngăn chặn và phá vỡ các thiết bị báo động không dây bằng vô tuyến điện.

VBL bảo vệ an toàn cho tổ lái trong các môi trường nguy hiểm cao. Người ngồi trong xe tác chiến từ bên trong thông qua các thiết bị quan sát ảnh nhiệt và các cảm biến, giảm thương vong do bị bắn tỉa nhất là trong môi trường tác chiến đô thị.


Phiên bản VBL Milan trang bị tên lửa diệt tăng.


Vũ khí trang bị trên xe thay đổi tùy theo phiên bản, mục đích sử dụng. Bao gồm:

- VBL Milan thiết kế đảm nhiệm vai trò chống tăng, nó được trang bị 6 tên lửa chống tăng Milan kết hợp thiết bị dò tìm mục tiêu ảnh nhiệt Mira, tầm bắn 2.000m.

- VBL ERYX cũng là phiên bản chống tăng trang bị 4 tên lửa ERYX kết hợp thiết bị dò tìm mục tiêu ảnh nhiệt MIRABEL, tầm bắn khoảng 600m. Súng máy 7,62mm tốc độ bắn lên đến 1.400 viên/phút.

- VB2L POSTE DE COMMANDEMENT là phiên bản xe chỉ huy với hệ thống liên lạc băng tần VHF, 2 radio PR4G, một hệ thống phát thanh SSB băng tần HF phục vụ cho công tác liên lạc thông tin và chỉ huy các hoạt động trên chiến trường. Bên trong xe được bố trí một trạm làm việc với hệ thống bản đồ quản lý các hoạt động của đơn vị. Xe có khả năng hoạt động chỉ huy trong 8 giờ liên tục. Xe được vũ trang một súng máy 7,62mm.

- VBL RECO 12.7 phiên bản trinh sát chiến trường được trang bị hệ thống liên lạc băng tần VHF và thiết bị chống súng phóng lựu cá nhân FLY-K (PL 127). Loại này lắp súng máy hạng nặng M2 12,7mm.

- VBL AT4CS phiên bản chống tăng tầm ngắn trang bị loại tên lửa AT4CS 84mm có khả năng xuyên giáp dày 550mm hoặc xuyên 1,5m tường bê tông, tầm bắn ngắn 250m.

So với các loại xe bọc thép của Nga, tính an toàn với tổ lái của VBL được đảm bảo hơn, đó cũng là tiêu chuẩn hàng đầu trong thiết kế các loại xe bọc thép theo tiêu chuẩn NATO.


VBL đã "hút hồn" giới chức quân sự Nga nhờ vào tính năng ưu việt của mình so với các dòng xe thiết giáp hạng nhẹ của Nga.


Thiết bị điện tử của VBL vượt trội so với các xe bọc thép cùng loại của Nga, đây cũng chính là điểm yếu chí tử của các hệ thống vũ khí của Nga. Hiện nay Nga phải nhập khẩu các thiết bị điện tử từ Pháp để trang bị cho các hệ thống vũ khí của mình, nhất là các thiết bị nhắm mục tiêu ảnh nhiệt.

Các hệ thống vũ khí của Nga luôn có sự vượt trội về sức mạnh hỏa lực, tuy nhiên tính an toàn đối với tổ lái chưa được đặt lên hàng đầu, các thiết bị điện tử có năng lực hạn chế hơn các thiết bị cùng loại của NATO. Đó cũng chính là vấn đề mà các nhà quân sự Nga phải nhập khẩu xe bọc thép từ nước ngoài.

Thông qua việc nhập khẩu xe bọc thép từ nước ngoài nhằm khai thác các công nghệ để phát triển các mẫu xe tương tự trong nước. Tuy nhiên, việc sao chép công nghệ từ nước ngoài lại không phải là truyền thống của công nghiệp quốc phòng Nga.



>> Mỹ triển khai ‘robot bay khủng khiếp’ năm 2018



[BDV news]Hải quân Mỹ đang có kế hoạch triển khai máy bay trinh sát robot và máy bay ném bom không người lái cất cánh từ tàu sân bay.




Đây được xem là những loại máy bay robot giết người khủng khiếp nhất của Mỹ.


Những máy bay chiến đấu không người lái ngày nay, nổi tiếng như Predator và các biến thể của nó, được trang bị hoả lực mạnh, có khả năng chiến đấu cao. Tuy nhiên, đối với sự phát triển của các tình huống tác chiến trên không ngày nay, những loại máy bay này còn khá yếu ớt. Thay vì sử dụng động cơ đẩy phản lực siêu âm, các loại máy bay này thường sử dụng cánh quạt tương đối chậm, trang bị vũ khí cũng hạn chế.

Vào thời điểm hiện nay, trong thời gian chiến đấu ngắn, các máy bay có người lái sẽ dễ dàng đánh bại các phương tiện không chiến không người lái kể trên.

Tuy nhiên, điều này sẽ có thể thay đổi trong khoảng 7 năm tới. Ngày 29/3, Cơ quan trang bị không quân của Hải quân Mỹ đã đưa ra thông báo về việc, lực lượng này sẽ mở thầu để các hãng quốc phòng chứng minh khả năng triển khai Hệ thống máy bay Trinh sát và Tấn công không người lái trên tàu sân bay (UCLASS) vào năm 2018.

Chương trình UCLASS cho phép các liên đội không quân hải quân triển khai máy bay trinh sát – ném bom robot trong khoảng thời gian trên, và có thể triển khai hoạt động trên các tàu sân bay hạt nhân (CVN).

Hoạt động của các hệ thống trên cho phép một tàu sân bay duy trì khả năng hoạt động 24/7 ngay cả khi tiến hành hoạt động 12 giờ liên tục trên boong. Hệ thống này cũng có thể yêu cầu khả năng tiếp nhiên liệu trên không.

Nhìn chung, kế hoạch trên của Hải quân Mỹ chủ yếu tập trung vào chương trình máy bay X-47B hiện tại.

Trước đó, tháng 2/2011, chiếc máy bay X-47B đầu tiên đã cất cánh từ một đường băng trên bộ bình thường. Dự kiến, máy bay X-47B sẽ được triển khai hoạt động vào cuối năm 2013.



>> Pakistan hợp tác với Trung Quốc chế tạo tàu ngầm



[BDV news]Hiện Hải quân Pakistan không ngừng tăng cường sức mạnh của mình nhằm đối trọng với Hải quân Ấn Độ.


Theo thời báo Hindu, gần đây Pakistan tỏ ra rất thân thiện với Trung Quốc và nhập khẩu nhiều máy bay chiến đấu của Bắc Kinh. Hiện nay Pakistan còn nhập khẩu 6 tàu ngầm tiên tiến nhất của Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển.

Ngày 14/3, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan đã phê chuẩn kế hoạch nhập khẩu 6 tàu ngầm từ Trung Quốc, đồng thời bày tỏ mong muốn tiến hành một cuộc đàm phán với Bắc Kinh.

Bộ trưởng Bộ Truyền thông của Pakistan sau cuộc họp với Trung Quốc tuyên bố với giới báo chí rằng, Bắc Kinh đã đồng ý xuất khẩu sang Pakistan 6 tàu ngầm hiện đại và Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan sẽ hội đàm với phía Trung Quốc.

Đồng thời, ông còn nhấn mạnh rằng, do kế hoạch đang trong giai đoạn chuẩn bị nên các tình tiết không được tiết lộ.



Tàu ngầm lớp Agosta của Pakistan được nhập khẩu từ Pháp.


Theo báo cáo của hãng thông tấn Pakistan, Bộ Quốc phòng Pakistan có kế hoạch mua từ Trung Quốc 6 tàu ngầm đồng thời cũng yêu cầu phía Trung Quốc kết hợp chế tạo động cơ tàu ngầm thông thường. Báo cáo cũng cho biết,tàu ngầm tiên tiến sẽ được trang bị hệ thống động cơ AIP (*)

(*) Air-Independent propulsion: Động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập. Không khí để sử dụng cho động cơ được cung cấp qua một nguồn phụ trợ, không sử dụng ống thông hơi như các tàu ngầm cũ. Nguồn phụ trợ để tạo ra không khí dựa trên các phản ứng hóa học, thông qua các tế bào nhiên liệu chứa oxy hóa lỏng, hoặc sử dụng phản ứng hạt nhân.

Bộ Quốc phòng Pakistan cho biết, số lượng tàu ngầm và các tàu chiến đấu khác chưa đủ để phục vục nhu cầu của Pakistan. Do đó, Hải quân nước này phải đối mặt với sự “mất cân bằng quân sự” một cách nghiêm trọng.

Pakistan hiện có 5 tàu ngầm Diesel và 3 tàu ngầm loại nhỏ. Trong đó, có 3 tàu ngầm lớp SSK được nhập khẩu từ Đức, ngoài ra còn có 2 tàu ngầm gần giống với tàu ngầm lớp Agosta của Pháp.

Islamabad hy vọng việc sử dụng kĩ thuật tiên tiến AIP sẽ có thể cạnh tranh cùng với Hải quân Ấn Độ trên Ấn Độ Dương. Theo kế hoạch, năm 2013 Pakistan sẽ chế tạo được tàu ngầm lớp Scorpene, trang bị hệ thống AIP.

Quân đội Pakistan yêu cầu 6 tàu ngầm sử dụng động cơ AIP của Trung Quốc phải có khả năng "tác chiến trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và trong môi trường có nhiều mối đe dọa", thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ khác nhau và cũng có khả năng phóng ngư lôi, tên lửa.

Quân đội Pakistan sẽ sớm giao dịch với Công ty Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc để ký kết hợp tác phát triển sản xuất tàu ngầm và dự thảo các thỏa thuận liên quan khác. Pakistan hy vọng 4 tàu ngầm được chế tạo tại Trung Quốc, 2 chiếc còn lại sẽ được chế tạo tại Pakistan.


Kế hoạch mua 36 máy bay J-10 của Pakistan chính thức được triển khai.


Pakistan và Trung Quốc có những kế hoạch hợp tác phát triển kĩ thuật quân sự bí mật, Trung Quốc là quốc gia cung cấp phần lớn các loại vũ khí cho Islamabad.

Hiện nay, Hải quân Pakistan đã chính thức tiếp nhận tàu hộ vệ lớp F-22P do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất, phía Trung Quốc còn bày tỏ mong muốn giúp đỡ Hải quân Pakistan chế tạo 2 tàu ngầm phóng tên lửa khác.

Mối quan hệ quân sự giữa Bắc Kinh và Islamabad còn phải kể tới hợp đồng mua 36 máy bay chiến đấu J-10 vừa được chính thức được triển khai. Các hợp đồng này có trị giá lên tới 140.000.000 USD.

Ngoài ra, Pakistan cũng có kế hoạch nhập khẩu nhiều loại máy bay chiến đấu khác từ Trung Quốc. Điển hình trong các thương vụ hợp tác phát triển máy bay chiến đấu JF-17.



Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

>> Ngày Cá tháng Tư



Những người hay đùa và hài hước tại nhiều nước giờ đây đang háo hức chuẩn bị các “chiêu” để đánh lừa bạn bè và người thân vào ngày Cá tháng Tư (1/4). Nhưng không ai biết chính xác truyền thống này có từ khi nào, tại sao và ở đâu.

Những trò nói dối vui vẻ có vẻ như trùng với thời điểm mùa xuân đến từ thời La Mã cổ đại và người Xen-tơ, vốn có truyền thống mừng ngày hội gây bất hòa. Những ghi chép đầu tiên về ngày Cá tháng Tư xuất hiện tại châu Âu trong thời Trung Cổ (khoảng năm 1.100-400 sau Công nguyên).

Có vài dấu vết về ngày Cá tháng Tư trong thần thoại La Mã, đặc biệt là câu chuyện về Nữ thần Ceres mùa màng và con gái bà, nàng Proserpina.

Theo thần thoại La Mã, thần cai quản địa ngục Pluto đã bắt cóc nàng Proserpina và đưa nàng tới sống cùng ông ở địa ngục. Cô gái đã gọi mẹ nhưng nữ thần Ceres chỉ nghe thấy âm vang giọng nói của con gái và đi tìm kiếm cô trong tuyệt vọng.

Những cuộc tìm kiếm vô vọng đó, hay các cuộc rượt đuổi ngỗng trời, đã trở thành chuyện cười phổ biến tại châu Âu trong các thế kỷ trước.

Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc ngày Cá tháng Tư xuất phát từ việc chuyển đổi lịch Julian cũ sang lịch Gregorian - hệ thống lịch do Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1582) đưa ra vào cuối thế kỷ 16 và cũng là hệ thống lịch mà thế giới ngày nay vẫn dùng.

Theo lịch Julian, năm mới được tổ chức trong khoảng thời gian từ 25/3 đến 1/4 nhưng theo lịch Gregorian, năm mới đến vào ngày 1/1. Những người không được thông báo về sự thay đổi này, hoặc kiên quyết giữ truyền thống cũ, thường bị chế giễu. Từ đó nảy sinh những câu chuyện cười nhằm vào họ vào thời điểm năm mới theo lịch cũ.

Tại Pháp, những người hay đùa thường dính cá vào những người theo truyền thống cũ, nên mới có tên gọi là “Poisson d\'Avril” hay Cá tháng Tư. Nhưng giả thuyết này cũng không lý giải được tại sao ngày hội nói dối lại lan sang nhiều nước khác ở châu Âu vốn không sử dụng lịch Gregorian cho tới tận sau này.

Tại Scotland, ngày Cá tháng Tư có tên gọi là April “Gowks” - tên khác của một loài chim cúc cu. Nguồn gốc của tấm biển “Đá tôi” cũng có thể xuất phát lễ kỷ niệm ngày April “Gowks” của người Scotland.

Những năm gần đây, các đài phát thanh, chương trình truyền hình và các trang web trên khắp thế giới thường nói đùa bạn đọc và người nghe vào ngày Cá tháng Tư. Một trong những lời nói dối nổi tiếng nhất là năm 1957 khi đài BBC của Anh phát bộ phim tài liệu về mùa thu hoạch mì ống thường niên tại Thụy Sỹ. Phim quay cảnh một gia đình đang lượm những sợi mì từ “các cây mì spaghetti”. Món mì Italia rất được ưa chuộng tại Anh thời điểm đó và nhiều người Anh đã "ngây thơ" tin vào trò lừa của BBC tới nỗi họ muốn tìm hiểu xem làm thế nào để có thể tự trồng được các cây spaghetti!

Vào ngày Cá tháng Tư năm 2007, công cụ tìm kiếm trên internet Google đã thông báo cung cấp dịch vụ mới Gmail Paper, nơi người sử dụng dịch vụ thư miễn phí có thể lưu giữ email vào kho lưu trữ giấy mà Google sẽ in ra và rồi gửi cho họ miễn phí. Năm 2008, Google đã mời mọi người tham gia dự án thám hiểm sao Hoả.

Vì thế, khi lướt web hoặc xem tivi hôm nay, bạn hãy cảnh giác về những gì nhìn thấy và đọc được, nếu không bạn có thể bị mắc lừa trong ngày Cá tháng Tư.




Nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư (1/4)
Cá tháng Tư là ngày đầu tiên của tháng 4, ngày mà mọi người trên thế giới có thể nói khoác với nhau cho vui mà không sợ bị người kia giận dữ. Trong ngày này, mọi người đi nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt và ở một số nơi thì việc nói khoác này sẽ kết thúc vào buổi trưa. Nếu sau buổi trưa còn ai tiếp tục nói khoác thì vận đen sẽ ập tới với người đó.

Cho tới bây giờ nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn chưa được lộ rõ. Tại sao lại là ngày đầu tháng 4 và tại sao lại nói khoác với nhau? Một giả thuyết cho rằng đó là ngày đánh dấu mùa xuân tới (ở phương Tây) trong khi giả thuyết khác cho rằng đây là ngày kết thúc Đại Hồng Thủy và kết thúc chuỗi ngày lênh đênh trên biển của Noah, người đã được Chúa chỉ bảo để đóng thuyền.

Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất bắt nguồn từ cuối thế kỷ XVI khi mà lịch Julian (lấy tên từ Julius Caesar) được thay thế bởi lịch Gregorian. Trong lịch Julian cũ, năm mới bắt đầu từ 25 tháng 3 và ngày lễ kỷ niệm năm mới thường được tổ chức sau đó 1 tuần (tức là rơi vào khoảng 1/4) vì tuần có ngày 25/3 lại vướng vào Holy Week. Do vậy sau khi đã đổi lịch sang lịch mới và kỷ niệm năm mới vào ngày 1/1, một vài người vẫn muốn ăn Tết lần thứ hai bằng cách lừa mọi người nhớ lại rằng 1/4 mới là ngày lễ kỷ niệm năm mới. Trong ngày đó, người đi lừa thường mời người bị lừa tới các bữa tiệc mừng năm mới không tồn tại trên thực tế.

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool”, ở Scotland thì được gọi là “gowk” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư” và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta cũng gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.

Tản mạn: NÓI DỐI
Mỗi ngày đều có ý nghĩa lịch sử và ngày ấy để lại dấu ấn nào đó trong lòng người. Ngày Cá tháng Tư mặc dầu không có lịch sử rõ ràng nhưng ít nhiều gì con người cũng nghe đến ngày này và thi thoảng vẫn "nhắc nhau" ngày này bằng cách nói dối chuyện gì đó cho vui chứ không làm hại đến người khác. Mỗi nền văn hoá có lịch sử kỷ niệm ngày Nói Dối khác nhau nhưng thường vào ngày đầu tiên của mùa Xuân.

Người ta cho rằng, quê hương của cá tháng tư là ở nước Pháp. Ngày cá tháng tư được "khai sinh" từ thế kỷ 16. Theo cách giải thích này, vào thời kỳ đó, năm mới ở Pháp được tổ chức từ ngày 25/3 đến 1/4. Đến năm 1562, công lịch mới được giáo hoàng Gregory đưa ra với ngày đầu tiên của năm mới là 1/1 và 2 năm sau công lịch này được hoàng đế Henry IX thông qua. Tuy nhiên, có một số người không biết lịch mới mà vẫn tiếp tục tổ chức đón mừng tất niên vào ngày 1/4. Những người này bị bạn bè trêu đùa bằng cách gửi những món quà nghịch ngợm, nói dối họ và thuyết phục họ tin vào những chuyện đó. Những người bị lừa trở thành "April fool" (Kẻ ngốc tháng 4 - Cá tháng tư). Ở Việt Nam, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, ngày cá tháng tư đã được chấp nhận và nhanh chóng trở thành cơ hội để mọi người cùng chia sẻ các bất ngờ thú vị.



Nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai sự thật về vấn đề nào đó để người nói dối đạt được mục đích mà họ mong muốn - thường là không chính đáng. Người nói dối luôn tạo môi trường giống như thật, tạo mọi cử chỉ, hành động để đối tượng tin vào những gì họ đang nói. Còn với người bị nói dối thì họ thường để lộ những cảm xúc tiêu cực, không ít người nhận thấy mình bị đem ra làm trò đùa. Trong trường hợp họ bị nói dối mà không phát hiện ra thực tế phũ phàng, thì họ rất quan tâm đến hậu quả của sự nói dối sẽ xảy ra ra sao.

Vậy là khi người thông tin mong muốn người khác hiểu lệch lạc về một vấn đề, sự kiện, hoặc mong muốn đạt được điều gì đó (thường là quyền lợi vật chất, vị trí công tác, biện minh cho việc làm xấu cho của mình, cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh...) nhờ thông tin sai sự thật, bịa chuyện thì nói dối xuất hiện. Người nói dối nhiều lần, không quan tâm hoặc bất chấp hậu quả xấu có thể xảy ra cho nhiều người khác thì thường được gọi là trí trá. Xã hội, cộng đồng thường tỏ ý khinh ghét, xa lánh những người nói dối kiểu này.

Không ngờ, với phương Tây, người ta kỷ niệm cái ngày này và trêu nhau một chút cho vui còn với người Việt thì ngược lại. Chuyện đùa vui ở Tây Phương lại trở thành căn bệnh trầm kha của một số người Việt. Người Tây Phương họ thường rất thẳng thắn, đâu ra đó và họ không hề sợ mất lòng khi nói thẳng, nói thật. Người Việt thì bị cái vỏ bọc bên ngoài che chắn quá lớn để rồi khi ai nào đó nói thẳng, nói thật, góp ý với mình thì mình xừng cồ lên với sự góp ý đó. Từ cái chuyện không dám nói thẳng nói thật đâm sinh ra cái tật xấu nữa là nói xấu nhau.

Người ta vẫn thường đùa với nhau:

Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt,

Lọc lừa lươn lẹo lại lên lương.

Đùa nhưng mà đúng đấy ! Thử hỏi trong xã hội hiện nay những người sống thẳng, sống thật xem hậu quả sẽ như thế nào ? Còn với những người lọc lừa lươn lẹo ấy thì ngày lại ngày cứ thăng quan tiến chức !

Với lối sống ích kỷ và giả tạo để rồi người ta không còn ngần ngại hứa lèo, hứa lần, hứa hồi và nói dối trở thành thói quen trong cuộc sống.

Lớn nói dối theo lớn, nhỏ nói dối theo nhỏ. Không biết có quá đáng chăng bây giờ đi tìm người nói thật khó quá ! Vì lẽ nói thật, nói thẳng thường hay bị ganh ghét, đố kỵ. "Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng" ! Vì sợ mất lòng nên nhiều người đã sợ làm mất lòng người khác nên đành né đi bằng cách nói dối để làm hài lòng đối phương. Mà cũng khổ, biết nói dối là điều xấu, là điều không ai thích nhưng dần dần chuyện nói dối xảy ra quá nhiều trong xã hội nên nói dối đâm ra là "chuyện thường ngày ở huyện".

Cách đây không lâu, có việc xuống Cần Thơ. Dân "Hai Lúa" lâu lâu mới có dịp ngồi trên xe "tốc hành", "Hai Lúa" vào bến xe Miền Tây, hỏi và mua được chiếc vé đi Cần Thơ của hãng xe KL. Nhân viên bán vé bảo 16 giờ 00 xe xuất bến nhưng chờ mãi đến 17 g 15 xe chưa xuất bến. Thế là đành mất 80.000 cho vé xe KL để chuyển qua xe ML vì có khách đi xe ML bỏ chỗ ! Lần sau có cho thêm tiền chẳng bao giờ tôi đi xe KL nữa.

Đi xe khách bị trễ thì còn thông cảm được, đàng này đi máy bay mà cứ bị trễ hoài. Báo chí vẫn nói lên tiếng nói của người dân về hãng X trễ hẹn. Mới đây thôi, chuyến bay từ Vinh vào Sài Gòn bị trễ mà đến phút chót hành khách mới được thông báo, hơn 20 đứa trẻ lây lất trong sân bay để chờ chuyến bay "đến hẹn lại trễ" của hãng hàng không X. Trễ hẹn hoài nên đâm ra chuyện hứa lèo, chuyện nói dối của hãng hàng không ấy cũng chẳng còn lạ gì với hành khách.



Nói chi xa, đơn giản nhất là việc thi công đường sá, đoạn đường từ Bình Khánh về Cần Giờ đã chậm với dự định thời gian không đến mức tưởng tượng nữa. Hết hẹn ngày này đến hẹn ngày khác, hết hẹn năm này đến hẹn năm khác. Mới nghe thông tin là nhà thầu phải thuê 7 công ty để đẩy nhanh tiến độ thi công đến cuối năm 2009 hoàn tất công trình. Nghe thì nghe vậy chứ khi nào nó hoàn thành mới biết được chứ cũng đã biết bao nhiêu năm nay người dân nghe con đường Rừng Sác ấy hoàn thành năm 2006, rồi đợi đến 2007. Nay đến 2009 mà cỏ ở bên mặt đường thi công cao hơn cả đầu người. Cỏ cao hơn cả đầu người thì thử hỏi đến bao giờ mới hoàn thành được vậy mà người ta lại hứa đến cuối 2009. Hãy đợi đấy !

Những đoạn đường đang vướng mắc lô-cốt được mấy con đường hoàn thành đúng tiến độ ...

Còn biết bao nhiêu và biết bao nhiêu chuyện nói dối xảy ra trong cuộc đời, trong xã hội.

Lúc đầu, người ta con tin tưởng vào lời hứa nhưng dần dần người ta có một cái kinh nghiệm là chẳng bao giờ lời hứa ấy được thực hiện. Tất cả những lời hứa ấy đều chờ đợi một câu: Hãy đợi đấy ! Người dân đợi hoài, đợi mãi riết rồi cũng thành thói quen. Kêu chi cho mệt, gào chi cho khổ ! Thôi thì cứ nhắm mắt chờ. Ngày nào nó xong thì biết nó xong chứ chờ đợi chi vào "lời nói dối như cuội" ấy !

Nhiều và nhiều việc khác chắc không cần nói ra thì ai ai cũng biết cả. "Thượng bất chính - hạ tất loạn" là hậu qủa bình thường của những người có trách nhiệm mà hứa lèo, hứa cụi. Người cầm quyền, người có trách nhiệm mà nói dối thì ở dưới làm sao không nói dối được.

Thẳng thắn - thật thà thường vẫn thường thua thiệt so với người nói dối, người lươn lẹo. Thật thà - dối trá vẫn là hai mặt của đồng tiền, hai mặt của vấn đề mãi mãi tồn tại trong xã hội. Thật thà - dối trá vẫn luôn là lựa chọn dành cho con người. Chớ gì thấy được hậu quả của lối sống dối trá, của những người nói dối đã gây biết bao nhiêu thiệt hại cho anh chị em đồng loại để ngày mỗi ngày con người sống thật với nhau hơn, sống chân thành với nhau hơn.
                                                                                                                                                                                                                                          [vietbao.vn]


>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.2)



[Vitinfo news] Về sức mạnh chiến đấu Hải quân Trung Quốc đang dần chiếm lĩnh vị trí thứ hai trên thế giới chỉ sau Hải quân Mỹ.




>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.1)

 Phần II: Hải quân Trung quốc

Về sức mạnh chiến đấu Hải quân Trung Quốc đang dần chiếm lĩnh vị trí thứ hai trên thế giới chỉ sau Hải quân Mỹ. Và trong một tương lai rất gần Hải quân Trung quốc có đầy đủ khả năng tiến hành các chiến dịch quân sự trên tất cả các đại dương.

Hải quân - là Quân chủng có trang bị kỹ thuật hiện đại - trong một thời gian dài trước đây là khâu yếu nhất của Quân đội Trung quốc. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, Hải quân Trung quốc đã phát triển với tốc độ đột phá. Lãnh đạo Trung quốc giao cho lực lượng Hải quân Trung quốc các nhiệm vụ rất quan trọng. Thứ nhất, lực lượng Hải quân phải đủ khả năng chiếm lĩnh Đài Loan khi cần thiết. Thứ hai, đảm bảo việc vận chuyển nguyên liệu (chủ yếu là dầu) từ châu Phi và vịnh Péc-xích về Trung quốc không bị gián đoạn, và đảm bảo cho việc khai thác dầu ở các vùng biển của Trung quốc. Thứ ba là thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Trung quốc.

Một điều dễ thấy là ngay cả Hải quân Mỹ, chứ không cần nói đến bất cứ lực lượng Hải quân nào khác, cũng không giám đưa quân đổ bộ lên bờ biển Trung Quốc, bởi vì lực lượng đổ bộ chắc chắn sẽ bị lực lượng đông đảo của Lục quân Trung quốc tiêu diệt hoàn toàn. Vấn đề đáng lo ngại đối với lãnh đạo Trung quốc là khả năng của Hải quân và Không quân Mỹ sử dụng các loại vũ khí chính xác cao tấn công từ xa các mục tiêu quân sự và kinh tế của Trung quốc. Trên 80% các cơ sở doanh nghiệp - biểu tượng cho sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc - nằm ở vùng ven biển, rất dễ bị tấn công từ hướng biển. Vì vậy, Hải quân của Trung Quốc cần phải xây dựng tuyến phòng vệ trên biển càng xa bờ càng tốt.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên đây một cách hiệu quả, kế hoạch xây dựng và phát triển Hải quân của lãnh đạo Trung quốc bao gồm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu Hải quân Trung Quốc cần phải đảm bảo khả năng hoạt động tác chiến trong phạm vi các đảo của tuyến thứ nhất (từ các đảo Ryukyu của Nhật đến Philippin); giai đoạn thứ hai - trong phạm vi các đảo của tuyến thứ hai (từ quần đảo Kuril qua các đảo Mariana đến New Guinea); giai đoạn thứ ba - tự do hoạt động tại bất cứ vùng biển nào trên thế giới.

Hải quân Trung Quốc có ba hạm đội: Bắc, Đông và Nam. Mỗi hạm đội có 2 đội tàu ngầm (riêng Bắc Hạm đội có 3 đội tàu ngầm), 2 đội tàu khu trục (riêng Đông Hạm đội có 3 đội tàu khu trục), 2 đội tàu cao tốc (riêng Bắc Hạm đội có 1 đội tàu cao tốc), 1 đội tàu phá mìn, 1 đội tàu đổ bộ (riêng Nam Hạm đội có 2 đội tàu đổ bộ). Đội tàu ngầm hạt nhân duy nhất của Hải quân Trung Quốc nằm trong thành phần của Bắc Hạm đội .

Lực lượng Hải quân Trung quốc có: 02 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, 06 tàu ngầm hạt nhân, 57 tàu ngầm diesel, 77 tàu khu trục, 78 tàu tên lửa cao tốc, 170 tàu tuần tra cao tốc, 22 tàu phá mìn và 72 tàu đổ bộ.

Lực lượng không quân đánh biển của Trung quốc cũng khá lớn, bao gồm các loại ném bom (30 máy bay H-6, 100 máy bay H-5), tiêm kích và cường kích (48 máy bay Su-30, 18 máy bay JH-7, 320 máy bay J-8, 26 máy bay J-7, 200 máy bay J-6, 30 máy bay Q-5), trinh sát (7 máy bay HZ-5, 4 máy bay SH-5, 4 máy bay Y-8X), tiếp nhiên liệu (3 máy bay HY-6), vận tải (2 máy bay Yak-42, 4 máy bay Y-8, 50 máy bay Y-5, 4 máy bay Y-7, 6 máy bay Y-7H), trực thăng (10 trực thăng Ka-28, 8 trực thăng Mi-8, 25 trực thăng Z-9C, 15 trực thăng Z-8).

Đông hạm đội là hạm đội mạnh nhất, dùng để tấn công Đài Loan khi cần thiết. Đông hạm đội được trang bị các loại tàu mới nhất mua từ Nga (tàu ngầm 877 và 636, tàu khu trục 956) và tàu ngầm “Sun” 039 mới nhất của Trung Quốc; toàn bộ số máy bay đánh biển hiện đại (48 máy bay Su-30 và 18 máy bay JH-7) được trang bị cho sư đoàn không quân số 6 của Đông hạm đội. Yếu hơn một chút là Nam hạm đội, có nhiệm vụ phối hợp hỗ trợ Đông hạm đội tấn công Đài Loan, và đảm bảo việc chiếm giữ các nguồn tài nguyên ở thềm lục địa vùng biển phía Nam. Nam hạm đội được trang bị một nửa số lượng tàu ngầm và toàn bộ số lượng tàu khu trục 052.

Tất cả các loại tàu mới của Hải quân Trung Quốc được mua của Nga hoặc tự chế tạo có số lượng nhỏ với mục đích chủ yếu là để nắm bắt công nghệ mới. Khi cần thiết, việc sản xuất tàu với số lượng lớn có thể được triển khai nhanh chóng. Nhưng chỉ với số lượng tàu hiện nay, Hải quân Trung quốc đã có sức mạnh chiến đấu đáng kể. Tàu khu trục 956 là loại tàu chiến đấu với các mục tiêu trên mặt biển; còn tàu khu trục 052C (do Trung quốc tự chế tạo) là loại tàu thực hiện nhiệm vụ phòng không của lực lượng hải quân. Tàu 052C được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “RIF” của Nga (“RIF” là tên gọi phương án lắp trên tàu của Hệ thống tên lửa phòng không C-300 nổi tiếng, gồm 6 bệ phóng và 8 tên lửa cho mỗi bệ phóng) và hệ thống chỉ huy đa chức năng tương tự như hệ thống “Aegis” của Mỹ.

Tàu khu trục 052C có thể được coi là một ví dụ điển hình chính sách tổng hợp các công nghệ nước ngoài của Trung quốc. Tàu này được lắp động cơ tuabin-khí “Zaria” của Ukraina; về vũ khí, ngoài hệ thống tên lửa phòng không "RIF" của Nga, tàu còn được trang bị tên lửa đối hạm C-803 của Trung Quốc (bản thân C-803 cũng được tổng hợp từ tên lửa đối hạm “Exocet” của Pháp và tên lửa đối hạm "Gabriel" của Israel), pháo 100-mm (được làm theo loại pháo AC M68 của Pháp), pháo phòng không 30-mm 7-nòng (được làm theo loại pháo “Golkiper” của Hà Lan), ngư lôi Yu-7 chống tàu ngầm (được làm theo loại ngư lôi Mk46 của Mỹ), máy bay trực thăng Z-9 (được làm theo loại máy bay trực thăng SA-365 của Pháp). Ngoại trừ máy bay trực thăng và hệ thống phòng không "RIF", tất cả các loại vũ khí còn lại đã được sao chép sản xuất tại Trung Quốc mà không có giấy phép.

Trang bị vũ khí các tàu cũ của Hải quân Trung quốc gồm có: tên lửa đối hạm loại HY, được chế tạo trên cơ sở loại tên lửa P-15 của Liên Xô trước đây; hiện đại hơn thì có tên lửa đối hạm loại YJ, được chế tạo trên cơ sở tổng hợp từ tên lửa đối hạm “Exocet” của Pháp và tên lửa đối hạm "Gabriel" của Israel. Khá hơn cả là tên lửa đối hạm YJ-83 (cũng chính là C-803) có tốc độ siêu âm.

Hải quân Trung Quốc hiện vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết nhằm tăng cường các hệ thống phòng không cho lực lượng hải quân. Ngoài các tàu khu trục loại 052C được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “RIF”, mới chỉ có thêm các tàu khu trục loại 956 và 052B được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “Stil” (cũng của Nga). Một phần các tàu khu trục khác chỉ có hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7 (là bản sao hệ thống tên lửa phòng không “Krotalya” của Pháp). Số tàu còn lại chỉ được trang bị các loại pháo phòng không đã cũ. Các tàu của Hải quân Trung Quốc cũng chưa có khả năng chống tàu ngầm đủ mạnh, ngoại trừ các tàu khu trục loại 52. Vào tháng Giêng năm nay hai tàu khu trục loại này, trong khi đi chống cướp biển Somali, không chỉ đã phát hiện được, mà còn buộc tàu ngầm loại 877 của Ấn Độ đang theo dõi hai tàu này phải nổi lên trên mặt nước. Tàu ngầm loại 877, là loại tàu của Nga sản xuất, có mức độ tiếng ồn rất thấp.

Trung quốc đang tích cực triển khai thiết kế chế tạo tàu sân bay (trên cơ sở các loại tàu sân bay cũ được mua lại từ các nước: tàu sân bay "Variag" của Ukrraina, các tàu sân bay “Kiev” và “Minsk” của Hải quân Nga và tàu sân bay “Melbourne” của Hải quân Australia). Hải quân Trung Quốc đã đưa vào hoạt động chiếc tàu đổ bộ 071 đầu tiên. Cho đến nay đó là chiếc tàu lớn nhất của Hải quân Trung Quốc có tải trọng 20 nghìn tấn, có khả năng vận chuyển 800 lính thủy đánh bộ và 50 xe bọc thép. Xe bọc thép và lính thủy đánh bộ được đổ bộ từ tàu vào bờ bằng 4 tàu đổ bộ cao tốc và 4 máy bay trực thăng.

Lực lượng lính thủy đánh bộ của Hải quân Trung quốc hiện nay có khoảng 10 nghìn người, gồm hai lữ đoàn trực thuộc Nam hạm đội. Trong quân chủng Lục quân của quân đội Trung quốc cũng có lực lượng lính thủy đánh bộ, còn mạnh hơn rất nhiều so với lực lượng lính thủy đánh bộ của Hải quân. Các tàu sân bay và các tàu đổ bộ lớn sẽ tạo cho Hải quân Trung Quốc những khả năng mới trước hết là trong cuộc chiến nhằm lấy lại Đài Loan, và tiếp sau đó là cho các hoạt động trên các đại dương. Nếu lấy lại được Đài loan Trung Quốc sẽ có khả năng kiểm soát các tuyến giao thông ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương và vùng Đông Nam Á. Trong trường hợp này, Trung Quốc sẽ gỡ bỏ được “rào cản đảo” chạy dọc theo bờ biển, và Hải quân Trung quốc sẽ tự do bước vào đại dương rộng lớn. Trung Quốc đang chuẩn bị cho bước đột phá này, bằng cách phát triển nhanh số lượng tàu hoạt động trên đại dương và giảm số lượng tàu hoạt động vùng ven bờ. Trên thực tế, chỉ cần có một tàu sân bay Hải quân Trung Quốc đã có thể đảm bảo hoạt động trong phạm vi các đảo của tuyến thứ hai, bao gồm cả Sakhalin, Kuril và Kamchatka.


>> Lục quân Mỹ 'rót' 66 triệu USD mua XM25



[BDV news] Lục quân Mỹ đã phê chuẩn kế hoạch phát triển kỹ thuật và sản xuất súng phóng lựu XM-25 và thông qua việc ký thỏa thuận với nhà sản xuất ATK mua XM-25.

Với biệt danh “The Punisher”, súng phóng lựu bán tự động XM-25 có một máy đo khoảng cách bằng laser và có thể bắn theo khoảng cách định sẵn. Điều này có nghĩa là loại súng phóng lựu này có thể đánh bại các hệ thống phòng thủ bảo vệ máy bay chiến đấu của đối phương.

Súng phóng lựu XM-25 nặng 5,4kg, có thể bắn đạn 25 mm, tấn công chính xác mục tiêu trên không cách 500 mét hoặc 700 mét đối với mục tiêu trên bộ. Nhà sản xuất vũ khí ATK cũng có thể phát triển các loại đạn phá cửa và xuyên thép cho súng phóng lựu XM-25.



Súng phóng lựu tiên tiến XM-25 sẽ hỗ trợ hỏa lực đáng kể cho binh lính Mỹ.


Theo thỏa thuận thực hiện trong 30 tháng với Cục Quân huấn của Lục quân Mỹ, súng phóng lựu XM-25 sẽ được tiếp tục thiết kế và thử nghiệm để đảm bảo cho loại vũ khí này đáp ứng tất cả yêu cầu đề ra.

Lực lượng Mỹ tại Afghanistan đã tiến hành thử nghiệm súng phóng lựu XM-25 từ tháng 11/2010. Tuy nhiên, tính đến tháng 3/2011, Lục quân Mỹ mới chỉ có 5 súng phóng lựu XM-25.

Ngoài ra, Lục quân Mỹ muốn mua thêm 36 súng phóng lựu XM-25. Trong đó, lô súng phóng lựu đầu tiên có thể được triển khai trong năm 2011. Mặc dù quá trình sản xuất hàng loạt sẽ được thực hiện sớm nhất là sau 2013.

Từ năm 2012, quân đội sẽ đặt hàng khoảng 12.500 khẩu XM-25.

ATK là nhà sản xuất tên lửa, máy bay và vũ khí, có trụ sở tại Minneapolis, bang Minnesota (Mỹ).


>> Hệ thống phòng thủ xe tăng (kỳ 1)



[BDV news]  Xe tăng là mũi nhọn tấn công chính của lục quân trên chiến trường, do đó, người ta luôn phát triển các loại vũ khí từ thô sơ đến hiện đại nhất để chống lại nó. Để có khả năng tồn tại, hệ thống bảo vệ của xe tăng cũng phải phát triển theo với một tốc độ không kém.

Với khả năng chống chịu hỏa lực đặc biệt trên chiến trường, xe tăng vẫn là phương tiện lý tưởng để thực hiện nhiệm vụ đột kích trên chiến trường. Để đảm bảo được vị trí này, hệ thống bảo vệ của xe tăng đã trải qua quãng đường phát triển rất dài.

Giáp dày và dày hơn nữa
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến thuật chiến hào còn chiếm ưu thế, các loại pháo trên chiến trường còn kém chính xác, vũ khí chính trên chiến trường chủ yếu là các loại súng liên thanh, súng trường, lựu đạn cùng phương tiện đột kích chính là kỵ binh, ưu thế tuyệt đối thường thuộc về những quân đội phòng thủ. Yếu tố quyết định sự thành bại trên chiến trường thường không phụ thuộc vào những trận đánh lớn mà chủ yếu phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế và sức chịu đựng của xã hội nước tham chiến.

Trong thời điểm này, sự xuất hiện của xe tăng đã làm thay đổi tất cả. Hai loại xe tăng trên chiến trường đầu tiên, Little Willie và Big Willie do Anh phát triển và sản xuất đã thực sự trở thành nỗi sợ hãi của các đơn vị phòng thủ của quân đội Đức lúc đó.

Trong trận chiến sông Somme, mặc dù chỉ có 18 chiếc xe tăng Anh tham gia tấn công (31 trong tổng số 49 chiếc được chuẩn bị đã gặp phải nhiều vấn đề trục trặc kỹ thuật khác nhau và không thể ra trận) đã tiến được 5 km trong một ngày với số thương vong giảm 20 lần.

Những chiếc Willie của Anh, mặc dù chỉ được trang bị vỏ giáp trước dày 10 mm, giáp sườn dày từ 6-8 mm (còn thua xa cả loại xe trinh sát bọc thép hạng nhẹ BRDM-1/2 sau này), nhưng loại xe tăng này đã gần như “miễn dịch” hoàn toàn với các loại vũ khí bộ binh hạng nhẹ được sử dụng chủ yếu khi đó.



Xe tăng đầu tiên của thế giới - Little Willie - do Anh chế tạo với lớp giáp làm bằng thép cán và ghép với nhau bằng đinh tán


Không chỉ mỏng, kỹ thuật gia công giáp xe tăng thời kỳ này còn rất thô sơ. Những tấm giáp này được làm đơn thuần bằng thép cán (RHA - Rolled homogeneous armor) và cũng vì độ dày hạn chế, chúng được ghép với nhau bằng đinh tán.

Đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, để chế áp xe tăng, vũ khí thường được dùng là các loại pháo bắn đạn xuyên, làm bằng các loại hợp kim thép cứng, có sơ tốc đầu đạn cao.

Do hạn chế về chất lượng thuốc phóng do công nghệ hiện thời, pháo chống tăng trước thế chiến thứ hai thường có cỡ nòng nhỏ hơn 50 mm như Pak-36 của Đức, M3 của Hoa Kỳ, M-1930 của Liên Xô (cỡ nòng 37 mm); Hotchkiss của Pháp (cỡ nòng 25 mm) hay Ordnance QF-2 pounder của Anh (cỡ nòng 40 mm). Để đối phó với những loại đạn chống tăng này, các nhà sản xuất chỉ cần cần gia tăng độ dày của giáp.


Với lớp giáp mỏng, vũ khí chống tăng chuyên dụng đầu tiên chỉ là súng trường cỡ nòng lớn. Trong ảnh là khẩu M1918 T-Gewehr cỡ nòng 13 mm được quân đội Đức sử dụng trong Thế chiến thứ nhất


Trong suốt thời kỳ lịch sử này, cuộc đua chỉ diễn ra giữa độ dày giáp thép xe tăng và cỡ nòng của súng chống tăng. Tuy nhiên, cho đến khi độ dày giáp thép đã chạm đến ngưỡng không thể tăng thêm do ảnh hưởng đến kích cỡ, khối lượng và không gian vận hành của tổ lái, nhà sản xuất buộc phải nghĩ đến một giải pháp thay thế khác.

Xoay nghiêng lớp giáp
Chiến tranh thế giới thứ hai là thời điểm nhảy vọt, phát triển vượt bậc của các loại súng chống tăng cỡ nòng lớn. Kể từ khi người Đức phát minh ra súng chống tăng Pak-38 với cỡ nòng 50 mm; các loại xe tăng giáp đứng như T-28 của Liên Xô, M2, M3 Stuart của Hoa Kỳ hay A9 (cruiser tank mk-1) của Anh ... đã gần như vô dụng trên chiến trường. Ngay cả loại tăng hạng nặng giáp đứng như T-35 của Liên Xô cũng nhanh chóng bị loại bỏ.


Pháo Flak-88 mm, tử thần của các loại xe tăng đồng minh trong Thế chiến hai


Điều này buộc các nhà sản xuất xe tăng nghĩ đến một phương pháp hiệu quả hơn, không ảnh hưởng đến khối lượng, tính cơ động của xe tăng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho xe trên chiến trường. Chính vì vậy, giáp kiểu nghiêng ra đời.


Xe tăng giáp đứng sớm vô dụng trên chiến trường, ngay cả loại hạng nặng như T-35 của Liên Xô



Lớp giáp thép dày tới 102 mm của xe tăng Tiger (Đức) vẫn bị đạn pháo chống tăng hạ gục.


Giáp nghiêng mang rất nhiều ưu điểm so với giáp thẳng đứng. Trước hết, giáp nghiêng làm giảm khối lượng thép cần thiết mà vẫn đảm bảo độ dày (tính trên khối lượng) của giáp xe tăng, giúp xe chống lại các loại súng chống tăng cỡ nòng lớn.


Trong hình mô tả vectơ động năng của đạn đã bị phân tán khi gặp giáp nghiêng


Không chỉ thế, giáp thép nghiêng còn có tác dụng đặc biệt chống lại các loại đạn thanh xuyên, vốn được dùng chủ yếu trong Thế chiến 2.

Những loại đạn thanh xuyên có khối lượng riêng không đủ lớn, tốc độ không đủ cao hay đơn thuần bắn từ khoảng cách quá xa có thể bị trượt, nảy hoặc gẫy khi bắn vào giáp nghiêng của xe tăng.


Các hiệu ứng tác động của giáp nghiêng đối với đạn chống tăng dạng thanh xuyên: a - bật lại tức thời, b - trượt đi, c - bật lại khi đã xuyên một phần, d - bật ngược trở lại và e - bẻ gãy thanh xuyên.


Trong Thế chiến thứ hai, xe tăng T-34 của Liên Xô là loại xe tăng chủ lực đầu tiên khai thác thành công ưu điểm của giáp nghiêng và trở thành loại xe tăng cực kỳ hiệu quả trên chiến trường.

Đây cũng là chiếc xe tăng được chương trình Discovery bình chọn là loại xe tăng hiệu quả nhất mọi thời đại, tính đến thời điểm hiện nay.


Xe tăng T-34 là xe tăng đầu tiên khai thác hiệu quả năng lực của giáp nghiêng trên chiến trường.


Trong điều kiện chiến trường, góc chạm của đạn không phải lúc nào cũng theo phương ngang, do đó để tối ưu hóa hiệu quả của giáp nghiêng, nhiều loại xe tăng đã chọn cách thiết kế tháp pháo hình chỏm cầu (vỏ trứng), sớm nhất là IS-3 của Liên Xô, sau đó là một số loại của phương Tây như M60 Patton của Mỹ; Leopard 1A1 của Đức hay Type-74 của Nhật Bản. Sau này, mẫu tháp pháo chỏm cầu trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các thiết kế xe tăng Liên Xô và Nga.


Xe tăng Type-74 Nana-yon của Nhật Bản với thiết kế tháp pháo hình chỏm cầu.



Thiết kế chỏm cầu vẫn được áp dụng với loại xe tăng hiện đại nhất hiện nay của quân đội Nga - T80-UM2 Black Eagle.


Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, việc phát minh ra đạn chống tăng đầu nổ lõm, có hiệu quả xuyên giáp không phụ thuộc vào tốc độ bay và góc chạm với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại rocket chống tăng cá nhân như Bazooka (Mỹ), Panzerschreck, Panzerfaust (Đức), các nhà thiết kế giáp bảo vệ xe tăng đã nhận ra rằng nếu chỉ có một lớp giáp thép dày, kể cả giáp nghiêng vẫn là chưa đủ, và họ cần phải sáng chế ra phương tiện bảo vệ khác hiệu quả hơn. Điều này khiến lịch sử thiết kế xe tăng bước sang trang tiếp theo.


>> Hàn Quốc phát triển hệ thống phòng vệ cho Báo đen



[BDV news]Cục Phát triển quốc phòng Hàn Quốc ADD mới đây đã tiết lộ kế hoạch phát triển hệ thống phòng vệ chủ động APS (Active Protection System) để lắp cho tăng chủ lực K2 Black Panther (Báo đen) để chống tên lửa chống tăng của đối phương.


APS được phát triển từ năm 2006, dự kiến hoàn thành phát triển APS trước cuối năm 2011, song chưa rõ thời điểm đưa hệ thống vào trang bị cho Lục quân Hàn Quốc. Hàn Quốc đã chi cho dự án này 40 tỷ won (36 triệu USD).

APS bao gồm: radar phát hiện và bám 3 tọa độ, các sensor hồng ngoại phát hiện và bám, máy tính điều khiển, bệ phóng và tên lửa chống tên lửa. Radar làm nhiệm vụ bắt và bám các tên lửa chống tăng, máy tính thì tính toán quỹ đạo bay của chúng, còn các tên lửa chống tên lửa sẽ tiêu diệt các tên lửa đe dọa xe tăng.

APS sẽ sử dụng bệ phóng bắn các tên lửa chống tên lửa LOGIR cỡ 70 mm để tiêu diệt tên lửa chống tăng đối phương bắn vào xe tăng.

Tên lửa LOGIR (Low Cost Guided Imaging Rocket) do Hàn Quốc hợp tác với Mỹ phát triển, được trang bị hệ dẫn ảnh hồng ngoại và hệ thống điều khiển. LOGIR hoạt động theo cơ chế bắn-quên và có thể bay với tốc độ đến Mach-2 (2.300 km/h).

Theo tính toán của ADD, từ thời điểm bắt mục tiêu cho đến khi tiêu diệt mục tiêu bằng tên lửa chống tên lửa sẽ mất 0,2-0,3 giây.

Lục quân, Không quân và Hải quân Hàn Quốc tỏ ra quan tâm đến hệ thống này để trang bị cho các loại xe, máy bay và hạm tàu.



Xe tăng chủ lực K-2 Black Panther của Hàn Quốc. Ảnh: Defpro.



ADD giới thiệu ảnh bệ phóng APS cùng với tên lửa có điều khiển 70 mm trong triển lãm khoa học công nghệ quốc phòng ở Hawaii hôm 15/3/2011. Ảnh: mnd.go.kr.



Xe tăng chủ lực K2 lắp ống thông hơi để vượt vật cản nước. Ảnh: militaryphotos.net.




>> Ấn Độ chi 3,1 tỷ USD mua tên lửa Akash



[BDV news] Ấn Độ lên kế hoạch trang bị cho quân đội tổ hợp tên lửa phòng không Akash nhằm đối phó với mối đe dọa tại vùng biên giới đông bắc nước này.

Ngày 28/3/2011 tờ báo The Hindu đưa tin, Ấn Độ vừa kí hợp đồng trị giá 3,1 tỷ USD với công ty Bharat Dynamics cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không Akash.

Tuy nhiên, số lượng tên lửa chưa được tiết lộ. Bên cạnh đó, một hợp đồng cung cấp tên lửa phòng không trị giá khoảng 230 triệu USD cũng được ký kết với Không quân Ấn Độ.

Theo thông báo từ tháng 2/2010, Không quân Ấn Độ cần trang bị 8 tiểu đoàn tên lửa phòng không Akash đến năm 2015.



Akash là một trong tổng số 5 tên lửa do Tổ DRDO phát triển.


Với 3,1 tỷ USD Lục quân Ấn Độ có thể sở hữu khoảng 18 tiểu đoàn trang bị tổ hợp tên lửa phòng không mới.

Một bộ phận tên lửa Akash gồm 8 xe mang bệ phóng tên lửa (mỗi bệ mang 3 tên lửa), trung tâm điều khiển hỏa lực, radar đa chức năng Rajendra, thiết bị liên lạc và hệ thống cung cấp năng lượng.

Dự kiến, đơn vị tên lửa đầu tiên sẽ trang bị cho Lục quân Ấn Độ vào đầu năm 2012. Bên cạnh đó, Không quân Ấn Độ sẽ tiếp nhận đơn vị Akash vào nửa đầu năm 2011.

Theo thông báo của Bộ quốc phòng Ấn Độ, trong 20 năm tới Lục quân và Không quân Ấn Độ có kế hoạch sở hữu tới 3.000 tên lửa Akash.

Hệ thống phòng không Akash trang bị tên lửa đánh chặn có tầm bắn tối đa 30km, độ cao bay tối đa 18km, tốc độ hành trình bay Mach 2,5.


Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ 2)



[BDV news]Những thế hệ tên lửa chế tạo trong giai đoạn 1970 - 1980 của Nga, đến nay còn nguyên giá trị tác chiến.

>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ 1)

>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ 3)

Họ tên lửa SS-N-9
 Họ tên lửa SS-N-9 (NATO gọi là Siren) là loại tên lửa chống hạm tầm trung, được trang bị cho các tàu chiến loại nhỏ và tàu ngầm.

SS-N-9 có tên thiết kế là Malakhit P-120, 4K84, bắt đầu được trang bị trong quân đội Nga từ năm 1972, có tầm bắn lên tới 110 km.

Cho tới thời điểm hiện nay, SS-N-9 vẫn còn được sử dụng trong quân đội Nga và nhiều nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn loại tên lửa này đã được Nga thay thế bằng loại tên lửa đời mới hơn SS-N-22 Sunburn.










P-120 có tầm bắn 110km, được trang bị cho hải quân Nga và nhiều nước trên thế giới.

SS-N-9 có kích thước 0,96x11,85 m, sải cánh rộng 2,1 m, hoạt động trong bán kính từ 90-110 km với vận tốc cực đại lên tới 1.100 km/h.

SS-N-9 có trọng lượng khoảng 3.200 kg, đầu nổ có thể là đầu đạn thường hoặc đầu đạn hạt nhân với trọng lượng lên tới 500 kg, sử dụng động cơ đẩy phản lực, nhiên liệu rắn. Malakhit P-120 được trang bị lần đầu tiên cho hải quân Liên Xô vào tháng 3/1972 trên các tàu nổi hộ tống lớp nhỏ như Tarantul, Nanuchka.

Vào năm 1997, loại tên lửa này được trang bị cho các tàu ngầm lớp PAPA, với cơ số 8 tên lửa trên một tàu ngầm, trong đó có thể có 2 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

Tuy nhiên, các tàu ngầm lớp này đã được cho "về hưu", thay thế bằng những lớp tàu ngầm mới hiện đại hơn nhiều.


P-120 được trang bị cho các tàu chiến lớp Tarantul, Nanuchka. Ảnh đưa tên lửa lên tàu chiến lớp Tarantul.

Kể từ khi chính thức được trang bị cho hải quân, đến nay đã có hơn 500 tên lửa được sản xuất. Loại tên lửa này từng sử dụng trong cuộc đụng độ giữa Nga và Gruzia.

Malakhit P-120 được trang bị hai đầu dẫn đường, một đầu dẫn bằng radar chủ động và một đầu tự dẫn bằng hồng ngoại. Radar dẫn đường của P-120 được đặt phía dướng bụng tên lửa, hoạt động ở dải tần tương tự khiến cho việc phát hiện và đối phó khi bị tấn công trở nên vô cùng khó khăn. Hơn thế, hệ thống dẫn đường của P-120 còn cho phép các người điều khiển có thể lập trình mục tiêu trước khi tên lửa được phóng đi.


Trong cuộc chiến với Gruzia tháng 8/2008, P-120 trang bị cho hạm đội Biển đen đã đánh chìm một tàu chiến của Gruzia.

So với các loại tên lửa chống hạm thế hệ trước, P-120 có thể được phóng trên mặt nước hoặc khi tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 50m.

Khi tên lửa được phóng, tên lửa bay lên cao với vận tốc siêu âm, rồi từ từ chuyển xuống bay là là, cách mặt nước khoảng 40 m. Trên đường hành trình tìm mục tiêu, nhân viên điều khiển có thể lập trình thay đổi đường đi và mục tiêu để có thể tấn công mục tiêu một cách chính xác hơn hoặc thay đổi mục tiêu tấn công theo yêu cầu của chỉ huy.

Họ tên lửa SS-N-12
SS-N-12 (NATO gọi là Sandbox) là loại tên lửa chống hạm tầm xa, sử dụng nhiên liệu lỏng, được trang bị cho tàu sân bay Kiev của Liên Xô, các tàu ngầm lớp Echo II và Juliett và sau đó còn được trang bị cho các tàu khu trục lớp Slava và một số loại tàu chiến khác.


Sandbox có khả năng tác chiến trong phạm vi 550 km, được trang bị cho tàu sân bay, các tàu ngầm và tàu khu trục lớp Slava.

SS-N-12 có tên thiết kế là Bazalt P-500, Bazalt 4k80, bắt đầu được trang bị trong quân đội Nga từ năm 1975 với mục tiêu thay thế lớp tên lửa Shaddock.

P-500 có kích thước 11,7x1,544 m, sải cánh rộng 2,6m, hoạt động trong bán kính khoảng 550 km, có thể mang đầu đạn thường (từ 500 kg đến 1.000 kg) hoặc đầu đạn hạt nhân (350KT).


Các ống phóng tên lửa Sandbox trên tàu khu trục lớp Slava.

Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và radar hoạt động chế độ chủ động. Do tầm hoạt động xa, hệ thống dẫn đường của tên lửa được cập nhật thông quan một số loại máy bay như Tu-95, Ka-25 và Ka-27 Helix hoặc thông tin truyền dẫn qua vệ tinh.

Điểm ưu việt của thế hệ P-500 là hệ thống gây nhiễu điện tử hiện đại, khiến cho hệ thống phòng thủ đối phương khó có thể phát hiện và tiêu diệt trước khi tên lửa lao đến mục tiêu.

So với các thế hệ tên lửa trước đó, P-500 có tầm hoạt động xa hơn và bay thấp hơn khiến cho hệ thống phòng thủ của đối phương trở nên vô hiệu.


Do có phạm vi tác chiến xa, Sandbox thường sử dụng hệ thống dẫn đường truyền dẫn qua một số loại máy bay như Tu-95, Ka-25 và Ka-27 Helix

Họ tên lửa SS-N-19 Không thỏa mãn với khả năng tấn công của các thế hệ tên lửa trước đó, vào giữa thập kỷ 1970, Liên Xô tiếp tục yêu cầu các nhà thiết kế vũ khí nghiên cứu loại tên lửa chống hạm có tên SS-N-19 (NATO gọi là Shipwreck) với khả năng hỏa lực mạnh và xác định đây là vũ khí số một nhằm trang bị cho các tàu chiến cỡ lớp, các tàu sân bay và tàu ngầm tên lửa.


Shipwreck được thiết kế nhằm chống lại các mục tiêu là các tàu sân bay, các hạm đội lớn của đối phương.

SS-N-19 có tên thiết kế là Chelomey P-700 Granit, 3M45, kích thước 0,96x10,2 m, sải cánh rộng 3,2 m, hoạt động trong phạm vi 450 km với vận tốc tối đa lên tới 1,7M (gấp 1,7 lần vận tốc âm thanh).

Thân tên lửa P-700 được thiết kế để có thể chịu được vận tốc siêu âm ở độ cao thấp. P-700 sử dụng động cơ tua bin phản lực nhiên liệu lỏng hoặc động cơ phản lực thẳng dòng.

P-700 có trọng lượng lên tới 4.350 kg, có thể sử dụng đầu đạn thường, nặng 750 kg hoặc đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên tới 500KT.


Vị trí bố trí tên lửa Shipwreck trên tàu khu trục tên lửa lớp Kirov của Nga

P-700 được trang bị hệ thống điều khiển bắn hiện đại với hàng loạt cải tiến. Hệ thống dẫn đường, kiểm soát mục tiêu hoạt động thông qua nhiều cảm biến, cho phép hệ thống có thể tự động lựa chọn các mục tiêu.

Tính năng mới này nhằm mục đích thực hiện các cuộc tấn công vào các hải đội của đối phương và lựa chọn mục tiêu có giá trị nhất để tiêu diệt.

Radar dẫn đường được đặt ở phía mũi của tên lửa. Trong quá trình hành trình tìm mục tiêu, radar của tên lửa hoạt động ở chế độ chủ động trên dải băng tần X. Khi tên lửa tiến gần đến mục tiêu, rada chủ động chuyển sang hoạt động ở dải băng tần Ku.


Shipwreck được trang bị hàng loạt cho các tàu chiến lớp Oscar. Ảnh là một chiếc tàu chiến lớp Oscar.

P-700 được trang bị hàng loạt cho các tàu ngầm thuộc lớp Oscar. Mỗi tàu ngầm có 20 ống phóng chứa tên lửa, được đặt nghiêng một góc 47 độ. Trước khi tên lửa được phóng ra khỏi ống, ống phóng sẽ được nước tràn ngập.

Họ tên lửa SS-N-21
SS-N-21 (NATO gọi là Sampson) có tên thiết kế là 3k10 Granat, RK-55 Granat, S-10/3M10 là tên lửa đối hạm chiến lược tầm trung, trang bị cho tàu ngầm, sử dụng động cơ đẩy phản lực và bắt đầu trang bị cho hải quân Nga kể từ năm 1984.

Sampson được xem là loại tên lửa có khả năng tác chiến ngang ngửa với tên lửa Tomahawk của Mỹ.

Granat được cho là có khả năng tấn công và tiêu diệt mục tiêu ngang ngửa với tên lửa Tomahawk của Mỹ. Ảnh là một quả tên lửa RK-55 Granat.

Sampson được thiết kế nhằm trang bị cho các tàu ngầm lớp Victor 3, Akula 1/2, Sierra 1/2 và Yankee Notch. Mỗi tàu ngầm có thể mang từ 20-35 tên lửa. Sampson có kích thước 8,09x0,51 m, trọng lượng 1.700 kg, có thể phóng từ ống phóng ngư lôi 533 mm.

Sampson sử dụng hệ dẫn đường quán tính, có khả năng cập nhật thông tin địa hình trên đường bay và điều khiển từ trung tâm chỉ huy. Sampson có thể tiêu diệt mục tiêu cách tàu lên tới 2.400km, hành trình trên biển với vận tốc 0,7 M, mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá 200 kt hoặc đầu đạn thường nặng 400 kg hoặc đầu đạn có chứa nhiều đầu đạn con bên trong.


Samspon được trang bị cho các tàu ngầm lớp Victor 3, Akula 1/2, Sierra 1/2 và Yankee Notch. Ảnh là một chiếc tàu ngầm lớp Yankee Notch của Nga.

Kể từ khi chính thức đưa vào trang bị cho hải quân, đến nay, có hơn 240 tên lửa Sampson triển khai trên 37 tàu ngầm của Nga.

Theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START 2, loại tên lửa này đã được cắt giảm đáng kể, hiện còn khoảng 200 tên lửa. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho rằng, một số tên lửa này đã được hoán cải mang đầu đạn thông thường hoặc loại mang nhiều đầu đạn con.

Nguồn tin cho hay, có thể Nga trang bị loại tên lửa này cho các tàu ngầm hiện đại lớp Delta 1/2/3 và có thể triển khai trên một số khu trục hạm.


Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

>> Sức mạnh tên lửa chống tăng Spike của Israel



[BDV news] Quân đội Israel có một loại vũ khí chống tăng hiện đại do Hãng Rafael nghiên cứu, chế tạo mà trong suốt một thời gian dài không ai biết, kể cả Mỹ.

Tên lửa chống tăng có điều khiển Spike NLOS của Israel đã được giữ bí mật trong nhiều năm liền.

Đó chính là tên lửa chống tăng có điều khiển Spike NLOS, biến thể mới nhất thuộc dòng tên lửa Spike hiện đang có mặt trong biên chế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Chile, Columbia, Croatia, Ecuador, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Newzealand, Peru, Ba Lan, Rumania, Singapore, Slovenia, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.
Khác với các tên lửa cùng lớp thế hệ trước, Spike NLOS (Non Line Of Sight) không được giới thiệu rộng rãi trong triển lãm vũ khí mặc dù đã xuất xưởng từ vài năm trước.

Trong suốt một thời gian dài Israel đã giữ bí mật về loại tên lửa mới này, cất giữ nó trong kho vũ khí chuyên dụng. Chỉ mới cách đây một tuần Israel mới chính thức tiết lộ.

Ngay đến cả đồng minh thân cận như Mỹ cũng không được biết đến loại tên lửa này trong suốt một thời gian dài. Sau đó, Mỹ cũng đã phát hiện ra sự hiện diện của Spike NLOS nhờ bản đồ vệ tinh.

Thậm chí ngay đến tên của tên lửa này cũng được bảo mật khi cất giữ trong kho vũ khí chuyên dụng. Ở đây tên lửa Spike NLOS được gọi là Tamuz và chỉ có sỹ quan mới biết có sự hiện diện của nó trong kho.


Ngay từ khi xuất hiện trên thị trường vũ khí thế giới, Spike NLOS đã được nhiều nước ưu chuộng và tin dùng.

Spike NLOS lần đầu tiên được thử nghiệm trong điều kiện tác chiến vào năm 2006 khi diễn ra chiến tranh Lebanon lần hai. Khi đó, Spike NLOS đã được sử dụng để tiêu diệt nhóm tay súng Hezbollah.

Sau khi thử nghiệm thành công, Israel đã quyết định cho triển khai Spike NLOS tại biên giới dải Gaza, đồng thời giới thiệu và xuất khẩu loại vũ khí này ra nước ngoài, đặc biệt là giới thiệu cho Ả Rập như một “món quà đặc biệt” phòng thân trong trường hợp xảy ra chiến tranh.


Cận cảnh hệ thống phóng tên lửa chống tăng Spike NLOS.

Spike NLOS lần đầu tiên được biết đến trên thị trường vũ khí thế giới vào cuối năm 2009 tại triển lãm vũ khí tổ chức tại Singapore.

Tuy nhiên, khi đó, Israel vẫn chưa chính thức khẳng định đã trang bị loại tên lửa hiện đại này cho quân đội của mình.

Theo tuyên bố của các nhà chế tạo, Spike NLOS là hệ thống tên lửa điện quang đa năng, đa dụng, có thể ứng dụng trên nhiều phương tiện tác chiến khác nhau (trên bộ, trên không, trên biển).

Tên lửa loại này có bán kính hoạt động 25 km, trọng lượng 71 kg, rất nhẹ mà giá thành lại rẻ cả trong bảo dưỡng lẫn khai thác, sử dụng nên vừa mới xuất hiện trên thị trường vũ khí thế giới đã được nhiều quốc gia ưa chuộng, tin dùng.


Dòng tên lửa chống tăng có điều khiển Spike thế hệ thứ 3.


Spike NLOS có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau: nổ phá mảnh, xuyên phá, thông minh, đa năng,…Nó có thể tích hợp với hệ thống dẫn đường vệ tinh hoặc máy bay không người lái, có hệ thống định vị mục tiêu riêng kết hợp điều khiển từ xa. 

[Vitinfo news] Ấn Độ chi 1 tỷ đôla mua tên lửa Spike của Israel
Theo thông tin của đại diện Bộ Quốc phòng Ấn Độ, thỏa thuận này xem xét việc cung cấp 321 máy phóng, 8356 tên lửa, 15 thiết bị huấn luyện và thiết bị khác. Hợp đồng có tổng trị giá là 1 tỷ đôla.

Rafael là công ty duy nhất tham gia vụ đấu thầu được tuyên bố vào tháng 6/2010. Công ty General Dynamics và Raytheon của Mỹ, MBDA của châu Âu và Rosoboronexport của Nga không tham gia đấu vì Ấn Độ đòi hỏi thực hiện một phần đơn hàng tại các doanh nghiệp quốc phòng nước này. Về phần mình, tập đoàn Rafael đã bày tỏ sẵn sàng chuyển một phần hợp đồng cho tập đoàn quốc doanh Bharat Dynamics của Ấn Độ.

Theo thông tin hiện có, cản trở chính đối với các công ty tham gia là yêu cầu chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, Defense News không tiết lộ các công ty không tham gia đấu thầu có từ chối chuyển giao công nghệ của mình cho ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ hay không cũng như quan điểm của Rafael về vấn đề này.

Lực lượng Lục quân Ấn Độ nhận tổ hợp tên lửa chống tăng Spike ở những dạng khác nhau gồm dạng tên lửa sẵn sàng sử dụng được lắp ráp tại Israel, dạng tên lửa được lắp ráp một phần, còn khâu lắp ráp cuối cùng sẽ diễn ra tại Ấn Độ và một số bộ phận tên lửa sẽ được sản xuất tại tập đoàn quốc doanh Bharat Dynamics của Ấn Độ.

Bộ Tư lệnh Lực lượng Lục quân Ấn Độ dự định trang bị tên lửa chống tăng Spike này cho trang thiết bị bọc thép hiện có do Nga sản xuất. Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, việc thử nghiệm tổ hợp tên lửa chống tăng trong điều kiện chiến đấu đã hoàn tất, đặc điểm tên lửa phù hợp với tất cả các yêu cầu của Lực lượng Lục quân Ấn Độ bao gồm tầm xa tiêu diệt mục tiêu không được dưới 2,5km trong điều kiện cả ban ngày và ban đêm và độ chính xác là 90%.

Việc Ấn Độ mua tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ 3 của nước ngoài xuất phát từ sự chậm trễ đưa tổ hợp tên lửa chống tăng Nag nội địa vào trang bị và từ dự định tiếp cận được những công nghệ hiện đại sản xuất tên lửa chống tăng.

Hiện nay, Lục quân Ấn Độ được trang bị tổ hợp tên lửa chống tăng Milan-2 – đây là hệ thống thế hệ 2 được sản xuất vào thập niên 70. Tổ hợp tên lửa chống tăng Milan-2 được sản xuất tại công ty Bharat Dynamics Limited từ đầu thập niên 80 theo thỏa thuận cấp phép về chuyển giao công nghệ với MBDA.

Tên lửa Spike đặt trên ô tô, tàu biển và trực thăng được trang bị 2 đầu đạn chiến đấu và hệ thống tự dẫn đường nâng cao tính chính xác khi bắn những mục tiêu di chuyển của kẻ địch. Theo nhiều thông số, tên lửa này giống với tên lửa FGM-148 Javelin của Mỹ. Tên lửa Spike có nhiều phiên bản khác nhau như tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tầm xa và tầm xa hạng nặng cũng như phiên bản Spike NLOS (Non Line Of Sight).


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang