Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

>> Tìm hiểu hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ

Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ là các hệ thống liên hợp chiến lược của quân đội để bảo vệ đất nước, chống lại sự thâm nhập của các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa.

>> Bí mật chiến lược Xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ (Kỳ 1)
>> Tương lai của phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bệ phóng tên lửa PAC-3.

Các tên lửa có thể bị chặn bằng các tên lửa khác (hoặc cũng có thể bằng kỹ thuật laser) ở gần bệ phóng, trong giai đoạn bay ngoài tầm khí quyển hoặc ở giai đoạn cuối.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được thiết kế và triển khai để bảo vệ lãnh thổ của Mỹ và đồng minh trước mối đe dọa tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Ban đầu, Lầu Năm góc nghiên cứu phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) để đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, đến thế kỷ 21, hệ thống này đã chuyển trọng tâm sang phòng thủ và ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ một số đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Iran và Bắc Triều Tiên.

Tháng 3.2013, Lầu Năm góc tuyên bố sẽ củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ biển phía tây của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên ngày càng gia tăng, cùng lúc quyết định hủy bỏ giai đoạn cuối của kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn ở Châu Âu trong thập kỷ tới.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD)

Tên lửa đạn đạo có thể được phóng từ nhiều vị trí khác nhau, như từ hầm chứa, xe cơ động, xe lửa, tàu ngầm, tàu chiến và máy bay. Tên lửa được phân chia thành bốn loại cơ bản dựa trên tầm bắn tối đa: Tầm ngắn (dưới 1.000m), tầm cận trung (1.000 - 3.000 km), tầm trung (3.000 - 5.500km); tên lửa đạn đạo liên lục địa, hoặc ICBM (hơn 5.500km).

Hành trình của tên lửa đạn đạo được phân chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn tăng tốc, bắt đầu phóng và kéo dài cho đến khi kết thúc động cơ tên lửa đẩy; giai đoạn giữa- giai đoạn dài nhất- từ khi tên lửa vào quỹ đạo parabol cho tới mục tiêu; giai đoạn cuối, khi đầu đạn tên lửa được tách ra, thông thường giai đoạn này chỉ mất chưa đầy một phút thì phát nổ.

Căn cứ vào các đặc điểm nêu trên của tên lửa, quân đội Mỹ đã hình thành bốn chức năng cơ bản để đối phó với một tên lửa đạn đạo thông qua hệ thống phòng thủ. Bốn chức năng cơ bản của hệ thống phòng thủ tên lửa là: Phát hiện; phân biệt (phân biệt giữa mục tiêu là tên lửa với các mục tiêu khác); điều khiển hỏa lực (xác định chính xác điểm đánh chặn); tiêu diệt (tấn công mục tiêu bằng một số loại tên lửa đánh chặn). Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống BMD trong các lần thử nghiệm còn khác nhau và các nhà phân tích quốc phòng tiếp tục nghi ngờ về khả năng tác chiến thực sự của tên lửa trong điều kiện chiến đấu thực tế.

Các hệ thống phòng thủ tên lửa chính

Cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ (MDA) đang phát triển một số hệ thống có khả năng đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Các hệ thống này không được thiết kế để phòng thủ trước các cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn từ Nga và Trung Quốc. Tính từ năm 2002 đến nay, MDA đã chi khoảng 90 tỉ USD vào hệ thống phòng thủ tên lửa và có kế hoạch sẽ chi cho hệ thống này khoảng 8 tỉ USD/năm đến năm 2017 - tương đương khoảng 2% ngân sách quốc phòng.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình phân chia giai đoạn tên lửa.

Các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, cho đến nay, hầu hết công nghệ BMD vẫn chưa được minh chứng, thường chậm tiến độ, có chi phí quá lớn, khả năng tác chiến thực sự có thể còn hạn chế khi xảy ra tình huống thực tế. Trong năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lần đầu tiên yêu cầu xem xét đánh giá toàn diện về BMD, trong đó, ngoài việc nêu rõ các mối đe dọa và chiến lược phát triển, thì Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ còn phải tìm cách cải thiện các chương trình thử nghiệm, giám sát và hiệu quả chi phí đối với BMD.

Chính quyền của Tổng thống Obama cũng hủy bỏ ba chương trình BMD, gồm: Phương tiện tiêu diệt đa năng (tháng 4.2009); tên lửa đánh chặn năng lượng Kinetic (tháng 5.2009) và tên lửa laser đường không (tháng 2.2012).

Hiện tại, quân đội Mỹ đang sở hữu bốn chương trình BMD bao gồm: Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD); hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis; hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD); hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD)

GMD là thành phần phức tạp và tốn kém nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa giai đoạn giữa bằng các tên lửa đánh chặn triển khai trên mặt đất.

Cấu trúc hệ thống GMD.

Tính đến mùa xuân năm 2013, quân đội Mỹ đã triển khai 30 tên lửa đánh chặn trong các hầm chứa ở căn cứ Fort Greely, bang Alaska và căn cứ Vandenberg, bang California. Đồng thời, Mỹ có kế hoạch tăng con số này lên 44 tên lửa đánh chặn vào năm 2017.
MDA thông báo, cho đến nay, có 7 trong tổng số 14 lần thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn loại này.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis

Hệ thống Aegis được coi là thành phần hiệu quả nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Hệ thống Aegis thường được triển khai trên biển để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung sau khi được phóng hoặc ngay trước khi tấn công mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Mỹ thử nghiệm hệ thống Aegis.

Tính đến mùa xuân năm 2013, quân đội Mỹ có 24 hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis triển khai trên các tàu chiến của lực lượng hải quân, với phần lớn biên chế hoạt động trong Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Quân đội Mỹ có kế hoạch triển khai lên đến 38 tàu lớp Aegis vào năm 2015. Tính đến tháng 2.2013, Lầu Năm góc thông báo có 24 lần thử nghiệm thành công trong tổng số 30.
Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD)

THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động trên đất liền, có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung. Mỗi hệ thống tên lửa THAAD có chứa tám tên lửa đánh chặn và được bắn từ một bệ phóng gắn trên xe cơ động. Theo báo cáo thử nghiệm và đánh giá tác chiến năm 2008, Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ có ý định triển khai hệ thống THAAD “để bảo vệ các cơ sở quan trọng trên toàn thế giới”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe phóng hệ thống THAAD với 8 ống phóng tên lửa.

Vào tháng 4.2013, Lầu Năm góc công bố kế hoạch triển khai một trong ba khẩu đội tên lửa THAAD tới Guam để bảo vệ các lực lượng Mỹ đóng trên lãnh thổ đảo Thái Bình Dương.

Hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3)

PAC-3 là sự kế thừa của các hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và là hệ thống phát triển hoàn thiện nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. PAC-3 được triển khai nhanh chóng trên các bệ phóng cơ động, sử dụng các bộ cảm biến để theo dõi và đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (thấp hơn so với các hệ thống THAAD).

 PAC-3 đã được sử dụng rất thành công trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003. Hiện nay, các khẩu đội tên lửa PAC-3 đã được triển khai tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Afghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ...

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

>> Mỹ tăng cường triển khai chiến lược quân sự nhằm vào Trung Quốc

Gần đây, Mỹ liên tiếp có các động thái điều chỉnh bố trí quân sự nhằm vào Trung Quốc như triển khai máy bay Osprey, F-22, tổ chức diễn tập quân sự…

>> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ


Mỹ có kế hoạch triển khai 24 máy bay cánh xoay MV-22 Osprey ở căn cứ Futenma, Okinawa, Nhật Bản, hiện đã đưa 12 máy bay loại này đến căn cứ Iwakuni,Nhật Bản.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ có kế hoạch triển khai 24 máy bay cánh xoay MV-22 Osprey ở căn cứ Futenma, Okinawa, Nhật Bản, hiện đã đưa 12 máy bay loại này đến căn cứ Iwakuni,Nhật Bản.

Dành một vị trí thường trực cho sĩ quan liên lạc Nhật Bản tại bộ phận chỉ huy của quân Mỹ

Ngày 3/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto bắt đầu có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Mỹ kể từ khi lên nhậm chức đến nay.

Hai bên sẽ trao đổi ý kiến về các vấn đề như kế hoạch điều chỉnh quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, tăng cường đồng minh Mỹ-Nhật trong bối cảnh Mỹ điều chỉnh chiến lược quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương.

>> Vì sao người Trung Quốc không có đồng minh?

Do 12 máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của quân Mỹ đến Nhật Bản ngày 23/7 hiện vẫn bị dư luận Nhật Bản phản đối mạnh, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto sẽ phản hồi lại sức ép của người dân trong nước bằng cách đáp máy bay Osprey tại Mỹ, nhằm tiếp tục liên kết với Mỹ trên phương diện gia tăng cường độ bố trí quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Lần này Mỹ-Nhật phối hợp lập trường còn có một bối cảnh khác là, ngày 31/7, Nhật Bản công bố “Sách trắng Quốc phòng” năm 2012 đã bị Trung Quốc phê phán kịch liệt.

Trong chiến lược quân sự châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, Nhật Bản có vai trò quan trọng của một đồng minh tin cậy. Trong nhiều ngày qua, Mỹ-Nhật dồn dập tương tác quân sự, Mỹ rõ ràng gia tăng mức độ đầu tư sức mạnh quân sự cho các căn cứ quân Mỹ tại Nhật Bản.

Sau khi máy bay chiến đấu/vận tải cánh xoay Osprey đến Nhật Bản, ngày 28/7, 8 máy bay chiến đấu F-22 Raptor cũng đến căn cứ Kadena ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Nghe nói, quân Mỹ sẽ còn triển khai 12 máy bay chiến đấu F-22 Raptor ở căn cứ này vào nửa cuối năm nay.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tại căn cứ quân Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản

Ngày 2/8, quân Mỹ tiết lộ, Mỹ-Nhật đang triển khai phối hợp, có kế hoạch dành một vị trí thường trực cho sĩ quan liên lạc của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Bộ Tham mưu Không quân và Bộ Tác chiến Hải quân Mỹ ở ngoại ô Washington.

Nếu điều này được thực hiện thì đây là lần đầu tiên Nhật Bản cử nhân viên đến cơ quan trung tâm của Hải quân và Không quân Mỹ.

“Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” lấy Trung Quốc làm “hồng tâm”

Trong tất cả những hoạt động giao lưu và triển khai quân sự này, Trung Quốc đều trở thành chủ đề trung tâm. Ngày 2/8, tờ “Bưu điện Washington” có bài viết cho rằng, trong 20 năm qua, Lầu Năm Góc luôn nghiên cứu cách thức dùng “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” đối phó Trung Quốc.

Mục đích chính là nếu Mỹ-Trung xảy ra chiến tranh, trong trận đầu, máy bay ném bom tàng hình và tàu ngầm Mỹ sẽ phá hủy radar phát hiện tầm xa và hệ thống tên lửa chính xác trong đất liền Trung Quốc, khiến cho Quân đội Trung Quốc “mù lòa”, sau đó sẽ triển khai tấn công trên biển-trên không quy mô lớn đối với Trung Quốc.

Tư tưởng “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” của quân Mỹ hoàn toàn không phải là tin mới, nhưng truyền thông Mỹ trần trụi tuyên truyền Trung Quốc là “hồng tâm” (điểm chính giữa của bia ngắm bắn) thì ít gặp.

Sau khi Obama đưa ra chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, Quốc hội Mỹ yêu cầu Lầu Năm Góc tiến hành đánh giá độc lập đối với chiến lược mới này. Về vấn đề này, Lầu Năm Góc giao cho Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tiến hành viết báo cáo. Hiện nay, báo cáo “Chiến lược hành động của quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương: Đánh giá độc lập” đã ra đời.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ mới triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler ở khu vực Đông Bắc Á.

Báo cáo cho rằng, tính không xác định về địa chính trị chủ yếu của Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là “sự trỗi dậy và vai trò ảnh hưởng tăng lên của Trung Quốc sẽ tác động ảnh hưởng thế nào đối với trật tự và ổn định”.

Báo cáo thúc giục chính quyền Obama tăng tốc hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều nhiều hơn lính thủy đánh bộ, tàu ngầm hạt nhân tấn công, hệ thống tên lửa và các trang bị vũ khí khác.

Báo cáo kiến nghị, ít nhất cần tiếp tục điều thêm một hoặc nhiều hơn tàu ngầm hạt nhân và hơn 5.000 binh sĩ lực lượng chiến đấu đổ bộ của lính thủy đánh bộ tới quanh Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ cũng nên điều nhiều hơn vũ khí trang bị tiên tiến như tàu tấn công đổ bộ, xe chiến đấu đổ bộ, máy bay chiến đấu đa dụng F/A-18, máy bay chiến đấu AV-8B Harrier, máy bay trực thăng tấn công.

Guam nằm ở trung tâm Tây Thái Bình Dương, là trung tâm chiến lược quan trọng kiểm soát tình hình châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Hiện nay, quân Mỹ đã triển khai một hạm đội 3 tàu ngầm hạt nhân tấn công, máy bay ném bom B-52 luân phiên ở khu vực này. Báo cáo đề nghị, cần tăng triển khai số lượng tàu ngầm tấn công ở Guam, triển khai mang tính vĩnh viễn 12 máy bay ném bom B-52.

>> Vũ khí chiến lược Trung Quốc bị Mỹ bắt bài

Trả lời báo cáo này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, rất nhiều đề nghị trong báo cáo thống nhất với quan điểm chiến lược của Lầu Năm Góc, Hải quân Mỹ sẽ tái bố trí lực lượng quân sự, từ 50% cho mỗi khu vực - Đại Tây Dương và Thái Bình Dương hiện nay, chuyển sang triển khai 60% lực lượng ở khu vực Thái Bình Dương. Quân Mỹ sẽ tăng số lần tiến hành diễn tập quân sự với đồng minh và bạn bè của khu vực này, tăng cường hiệu quả điều chỉnh lực lượng quân sự.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu AV-8B Harrier của Quân đội Mỹ.

Ngày 1/8, Ủy ban Quân sự, Hạ viện Mỹ tổ chức phiên điều trần về báo cáo trên. Tại phiên điều trần, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Shirl cho biết, Lầu Năm Góc sẽ căn cứ vào đánh giá của báo cáo này, xem xét điều nhiều lực lượng quân sự hơn tới Guam.

Mỹ triển khai quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương còn rất nhiều khó khăn

Báo chí Trung Quốc bình luận rằng: Mỹ khó che giấu được ý đồ chống lại Trung Quốc trong chiến lược quân sự của họ, nhưng họ vẫn tiếp tục hành động. Ngày 1/8, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, người vừa kết thúc chuyến thăm các nước châu Á-Thái Bình Dương, ông Carter cho biết, đối với việc phát triển một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng và an ninh, Trung Quốc có vai trò rất quan trọng.

Ông nói, việc tái cân bằng sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương không phải là nhằm vào một hay một số quốc gia nào, nó không phải là về Trung Quốc cũng không phải là về Mỹ, cái liên quan đến là toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình.

Mỹ cũng còn rất nhiều khó khăn trong triển khai quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong báo cáo, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ cảnh báo, chiến lược quân sự mới của Mỹ sẽ xung đột với ngân sách quân sự liên tục thu hẹp của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Ohio mang theo tên lửa hành trình, của quân Mỹ, tại căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.

Cùng ngày, Carter cho rằng, nếu Quốc hội Mỹ không đạt được giải pháp cắt giảm thâm hụt trước cuối năm nay, cơ chế giảm thâm hụt tự động được khởi động vào đầu năm 2013 sẽ gây ra hậu quả mang “tính phá hoại” đối với chiến lược quốc phòng mới và việc sẵn sàng chiến đấu, ứng phó khẩn cấp. Nếu cơ chế giảm thâm hụt tự động được khởi động, ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 2013 sẽ giảm 55 tỷ USD.

>> Việt Nam khôn ngoan khi cân bằng giữa Mỹ - Trung Quốc

Ngoài ra, một số ý tưởng chiến lược của Mỹ hoàn toàn không được đồng minh tán thành và ủng hộ. Trong báo cáo, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược cho rằng, Australia đã tạo ra chiều sâu chiến lược đầy đủ cho Mỹ trên các phương diện như địa lý, chính trị, khả năng quốc phòng hiện có và hạ tầng cơ sở, đề nghị Mỹ xây dựng ở Perth, Australia một biên đội tấn công tàu sân bay gồm có tàu sân bay động cơ hạt nhân, máy bay chiến đấu, tàu tuần dương và tàu khu trục.

Đối với vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Stephen Smith phản hồi cho biết, Mỹ sẽ không có căn cứ quân sự vĩnh viễn trên lãnh thổ Australia, điểm này sẽ không thay đổi.

http://nghiadx.blogspot.com
Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

>> Vũ khí chiến lược Trung Quốc bị Mỹ bắt bài

Bản thân giới quân sự Trung Quốc vẫn thường rêu rao về 3 loại vũ khí sẽ giúp Bắc Kinh “bất chiến tự nhiên thành”, đó là tên lửa DF – 21D, tàu sân bay và máy bay tàng hình. Thế nhưng trong thực tế cả 3 loại vũ khí này đều không qua mặt được Mỹ.

>> Hồ sơ các dự án đóng tàu của TQ


Tên lửa phòng thủ Mỹ dễ dàng hạ gục Đông Phong

Về cơ bản việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á của Mỹ thực chất là nhằm đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm xa của Trung Quốc.

Nhìn vào bề ngoài, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á là nhằm vào tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên, nhưng căn bản mục đích là nâng cấp khả năng tên lửa đạn đạo tầm trung phòng thủ Standard-3 hiện nay lên, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong.

Trong giai đoạn đầu khi tên lửa đạn đạo Trung Quốc phóng lên được 5-10 giây, sẽ bị vệ tinh dò hồng ngoại bắt được. Ngay sau đó, vệ tinh sẽ truyền thông tin này về trạm chiến thuật liên hợp mặt đất ở lãnh thổ Mỹ bằng liên kết dữ liệu chiến thuật liên hợp.

Song song với đó trạm mặt đất chịu trách nhiệm cảnh giới tên lửa đạn đạo của Trung Quốc được thiết lập tại Nhật Bản sẽ nhận lệnh. Bên cạnh đó, ở các căn cứ của Nhật Bản, vẫn thường xuyên triển khai máy bay cảnh báo sớm đối với tên lửa đạn đạo như RC-135, WC-135 của quân Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cảnh báo sớm RC-135 của Mỹ sẽ phát hiện tên lửa Đông Phong từ khi nó chưa kịp dời khỏi lãnh thổ Trung Quốc nếu được phóng đi...

Từ cuối thập niên 1990, Mỹ bắt đầu phát triển hệ thống đánh chặn đối với tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, lần lượt gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chiến lược và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia.

>> Quân sự Trung Quốc mạnh cỡ nào?

Đối tượng mục tiêu của hệ thống trước là tên lửa đạn đạo DF-15, đối tượng đánh chặn của hệ thống sau là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A. Ý đồ của Mỹ là triển khai tên lửa đánh chặn Standard-3, loại tên lửa được cải tiến liên tục, để nó có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm phóng trên 3.000 km, chẳng hạn tên lửa DF-21C/D, DF-25, đồng thời tiếp tục cải tiến hệ thống phòng thủ tên lửa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A.

Từ những thông tin trên có thể khẳng định niềm kiêu hãnh hàng đầu, biểu tượng cho sức mạnh quân đội Trung Quốc đã sớm bị Mỹ bắt bài, bất kỳ một hành động gây hấn nào từ Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị Mỹ loại bỏ...

Chiến đấu cơ tàng hình, vẫn còn yếu kém...

Trong khi Trung Quốc đang úp mở về sức mạnh của loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới J-20 thì các quan chức Lầu Năm Góc lại tự tin khẳng định rằng loại chiến đấu cơ này chưa thể sánh được với những chiếc F-22 của Mỹ.

Theo đó, J-20 của Trung Quốc vẫn đang vấp phải những vấn đề về động cơ và còn phải mất nhiều năm nữa, Trung Quốc mới có thể có được chiếc máy bay tàng hình tiếp theo.

Lầu Năm Góc thậm chí còn tin rằng, Trung Quốc vẫn đang gặp khó khăn trong việc phát triển những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. "Trung Quốc đúng là đang trong quá trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Nhưng Trung Quốc vẫn còn đang gặp khó trong việc phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 4," đại diện Lầu Năm Góc đã đưa ra nhận định về tiêm kích cơ thế hệ mới của Bắc Kinh.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc không được Mỹ đánh giá cao...

Mặc dù vẫn tiến hành theo dõi sát sao hoạt động chế tạo máy bay tàng hình của Trung Quốc, nhưng Lầu Năm Góc vẫn cho rằng họ chưa tìm thấy bất kỳ một mối nguy nào đến từ dự án này táo bạo này của Bắc Kinh.

"Chúng tôi đã từng nói về chiếc máy bay tàng hình của Trung Quốc. Chúng tôi biết họ đang theo đuổi việc phát triển một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 nhưng chương trình đó chưa thực sự gây lo ngại", một đại diện của Lầu Năm Góc phát biểu trước giới truyền thông.

Đại diện cao nhất của quân đội Mỹ từng tuyên bố, không quốc gia nào có thể sánh kịp với sức mạnh không quân của Mỹ và dự đoán Trung Quốc sẽ chỉ “có một số ít” máy bay chiến đấu có thể thách thức các phi đội tân tiến của Mỹ vào năm 2025, nhưng đến lúc đó thì cán cân quyền lực quân sự ở Thái Bình Dương đã không còn chỗ cho Trung Quốc.

Tầu sân bay chưa hoàn thiện đã đầy yếu điểm

Trái với những quan ngại của các nước trong khu vực về tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, các chuyên gia quân sự Mỹ và Úc lại không đánh giá cao thành tựu này của Bắc Kinh.

Theo đó, thì dù đã được nâng cấp hết mức, nhưng hàng không mẫu hạm Varyag từ thời Liên Xô mà Trung Quốc mua lại, vẫn chỉ thuộc loại tàu sân bay hạng dưới so với chuẩn mực của thế kỷ 21.

Nếu tầu sân bay lớp Nimitz của Mỹ chở được 90 máy bay, có thể hoạt động trên biển liên tục 20 năm trước khi về bến rà soát lại động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, thì ngược lại, tàu Varyag chở được tối đa 60 máy bay, và chỉ ra khơi được... 45 ngày.

Trái với nguyên lý tồn tại của hàng không mẫu hạm là làm bệ phóng cho máy bay chiến đấu, chiếc Varyag vẫn sử dụng kỹ thuật cổ điển là cho máy bay chiến đấu cất cánh từ một dàn phóng trên boong.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong mắt người Mỹ tầu sân bay của Trung Quốc chỉ là... hổ giấy

Để có thể cất cánh được, máy bay phải nhẹ, do đó loại chiến đấu cơ duy nhất của Trung Quốc dùng được trên hàng không mẫu hạm này là J-15 sẽ phải mang ít vũ khí và nhiên liệu hơn. Hệ quả là hỏa lực cũng như tầm hoạt động bị giảm bớt.

Varyag cũng không có khả năng chứa các loại máy bay tiếp nhiên liệu, vốn thường rất nặng. Tương tự như vậy, các loại máy bay trinh sát cũng rất nặng nên không thể được sử dụng trên Varyag. Điều này khiến cho tàu sân bay Trung Quốc không có được hệ thống cảnh báo sớm, dễ bị không quân đối phương tấn công.

Như vậy có thể thấy rằng dù đang tích cực rêu rao về sức mạnh quân sự của mình, nhưng nếu xét trên bình diện của một quốc gia lớn thì rõ ràng Trung Quốc đang ở thiếu yếu, có lẽ thế nên Bắc Kinh chỉ dám hùng hổ với các quốc gia nhỏ hơn, còn đối với các cường quốc khác thì họ sẽ phải ngoan ngoãn cúi đầu...

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

>> 10 năm nữa TQ cũng không thể thắng Mỹ?

Trung Quốc muốn chi tiêu khổng lồ cho hải quân và cần vài chục năm nữa để thách thức tầm toàn cầu với Mỹ, nhưng cũng không thể chiến thắng.

>> Trung Quốc và giấc mơ siêu cường số 1
>> Trung Quốc bất lực nhìn Mỹ bao vây?



http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc tăng cường phát triển khả năng chống can thiệp và ngăn chặn khu vực. Trong hình là máy bay chiến đấu tàng hình J-20 đang được Trung Quốc phát triển.



Ngày 12/6, Phương Đông báo dẫn nguồn từ tờ “Thời báo New York” Mỹ có bài viết nhan đề “Tránh một cuộc chiến tranh Mỹ-Trung”.

Theo bài viết, quan hệ Trung-Mỹ có thể sẽ khiến cho hai nước xảy ra chiến tranh vào một ngày nào đó.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố, đến năm 2020, 60% tàu chiến của Hải quân Mỹ sẽ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tháng 11/2011, tại Australia, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ thành lập căn cứ quân sự của Mỹ ở nước này và khơi dậy thách thức về ý thức hệ với Trung Quốc.

Ông còn nói, Mỹ sẽ “tiếp tục nói thẳng thắn với Bắc Kinh về tầm quan trọng của việc kiên trì các quy tắc quốc tế và tôn trọng nhân quyền”.

Cuốn sách “Sự lựa chọn của Trung Quốc: Tại sao Mỹ cần chia sẻ quyền lực” của Hugh White, chuyên gia các vấn đề quốc tế Australia đã diễn giải về nguy cơ nội tại của Trung-Mỹ và chính sách khu vực hiện nay.

Đến năm 2020, Mỹ sẽ chuyển 60% tàu chiến tới khu vực Thái Bình Dương. Trong hình là máy bay không người lái X-47B dự kiến sẽ triển khai cho tàu sân bay Mỹ.
Ông viết: “Washington và Bắc Kinh đã lặng lẽ rơi vào đối đầu”. Để tránh xảy ra xung đột giữa hai nước, Hugh White cho rằng, Trung Quốc và Mỹ cần tiến hành “điều hòa nước lớn” ở châu Á, nền tảng kinh tế được hai bên đồng thuận đã tồn tại.

Rủi ro xung đột hoàn toàn không đến từ việc Trung Quốc theo đuổi tham vọng khả năng lãnh đạo toàn cầu. Ở khu vực ngoài Đông Á, Trung Quốc thúc đẩy chính sách rất thận trọng, chính sách này lấy ưu thế kinh tế làm cốt lõi, không hàm chứa bất cứ nội dung quân sự nào - báo Trung Quốc bình luận.

Một phần lý do kiên trì chính sách này là, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ý thức được rằng, họ muốn có thời gian vài chục năm nữa và chi tiêu hải quân khổng lồ mới có thể tạo ra thách thức mang tính toàn cầu cho Mỹ. Nhưng cho dù đến lúc đó, Trung Quốc cũng hầu như chắc chắn sẽ thất bại.

Ở Đông Á, tình hình lại rất khác. Về lịch sử, hầu hết thời gian, Trung Quốc luôn chủ đạo khu vực này. Khi họ trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới, chắc chắn sẽ muốn làm như vậy. Mặc dù Trung Quốc không thể xây dựng được một lực lượng hải quân thách thức Mỹ ở biển xa, nhưng trong tương lai, họ có thể sản xuất tên lửa, tăng cường lực lượng trên không, đủ để khiến cho Hải quân Mỹ không thể xâm nhập các vùng biển xung quanh Trung Quốc.

Ngoài ra, giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực còn tồn tại tranh chấp lãnh thổ đảo, đá. Trong các tranh chấp này, chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc và chủ nghĩa dân tộc của các nước khác va chạm lẫn nhau.


http://nghiadx.blogspot.com
Philippines mới trang bị 4 máy bay trực thăng vũ trang Sokol.

Sự thù địch đó là tài sản lớn nhất và cũng là rủi ro lớn nhất của Mỹ. Báo Đông Phương viết, điều này có nghĩa là, hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc muốn Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự ở khu vực này. Đúng như Hugh White nói, cho dù Mỹ rút khỏi Đông Á, những nước này cũng không thể “cúi đầu phục tùng” bá quyền của Trung Quốc.

Nhưng nếu Mỹ dốc sức xây dựng đồng minh chống Trung Quốc với các nước này, Washington đang liều lĩnh đưa bản thân cuốn vào tranh chấp lãnh thổ giữa các nước này. Một khi Trung Quốc và một nước nào đó trong khu vực xảy ra xung đột, Washington sẽ đối mặt với sự lựa chọn: Hoặc bàng quan đứng nhìn, danh dự nước đồng minh bị tổn hại; hoặc giao chiến với Trung Quốc - báo Trung Quốc tuyên truyền.

Cho dù là Mỹ hay Trung Quốc đều sẽ không giành được chiến thắng trong chiến tranh, nhưng họ chắc chắn sẽ tạo ra sự phá hoại mang tính tai họa cho nền kinh tế của nhau và thế giới.

Nếu xung đột leo thang thành chiến tranh hạt nhân, văn minh hiện đại sẽ bị hủy diệt. Mặc dù duy trì sự đối đầu quân sự và chiến lược lâu dài với Trung Quốc - nước có nền kinh tế mạnh, vị thế trên thế giới của Mỹ cũng sẽ bị suy yếu nghiêm trọng.

Để tránh tình huống này, Hugh White cho rằng, trật tự Đông Á cần thiết lập một giới hạn mà Trung Quốc và Mỹ đều đồng ý không vượt qua: cam kết không được sự đồng ý của đối phương, không sử dụng vũ lực. Điều nhạy cảm nhất là, nếu Trung Quốc tuyên bố từ bỏ sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, Mỹ rất có thể sẽ công khai ủng hộ Đài Loan và Trung Quốc thống nhất.

http://nghiadx.blogspot.com
Dư luận Đài Loan cho biết, chính quyền Mã Anh Cửu muốn mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ.

Điều cũng quan trọng tương tự là, Trung Quốc phải thừa nhận tính hợp pháp sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á, bởi vì đây là nhu cầu của khu vực này và các nước trong khu vực. Mỹ cũng phải thừa nhận trật tự chính trị hiện nay của Trung Quốc, bởi vì nó giúp kinh tế phát triển và thúc đẩy rất lớn tự do thực sự cho nhân dân Trung Quốc. Trong sự điều hòa đó, Mỹ phải từ bỏ những ngôn từ như của Obama ủng hộ dân chủ hóa Trung Quốc.

Chính như Hugh White nói, sự điều hòa này giữa Mỹ và các nước trong khu vực có thể rất khó sắp đặt, “nếu có sự lựa chọn thay thế không có hại, thì quan điểm này hầu như không đáng xem xét”. Nhưng, Hugh White cũng viết một cách đáng sợ rằng, sự lựa chọn khác có thể cũng tạo ra hậu quả mang tính tai họa.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler ở khu vực Đông Bắc Á.


(Nguồn :: Báo Giáo Dục)

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

>> Mỹ: Thừa tiền vẫn chưa đánh được Iran

Với 299 phiếu thuận và 120 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2013 với mức ngân sách 642,5 tỷ USD, cao hơn 8 tỷ USD so với đề nghị của BQP Mỹ.




http://nghiadx.blogspot.com
2013 sẽ là năm "bận rộn" của thủy quân lục chiến Mỹ?

Theo dự luật được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 18/5 (giờ địa phương), mức ngân sách quốc phòng cơ bản là 554 tỷ USD, bao gồm chi tiêu cho Lầu Năm Góc và các hoạt động hạt nhân quốc phòng của Bộ Năng lượng.

88,5 tỷ USD còn lại được dự chi cho cuộc chiến ở Afghanistan và các chiến dịch quân sự khác ở nước ngoài.

Ngoài chi tiêu ngân sách, Hạ viện Mỹ trước đó cũng bỏ phiếu đề nghị chính phủ bán 66 máy bay chiến đấu mới cho Đài Loan bất chấp sự chỉ trích của Trung Quốc.

>> Tiềm lực quân sự của Iran

Dự luật này đi ngược lại nỗ lực cắt giảm chi tiêu của Lầu Năm Góc xuống 487 tỉ USD trong thập kỷ tới.

Quốc hội Mỹ năm 2011 cũng yêu cầu cắt giảm để đối phó với thâm hụt hàng nghìn tỉ USD của chính phủ. Hạ viện Mỹ phần lớn do Đảng Cộng hòa kiểm soát.

Đáng chú ý, dự luật còn đề cập tới vấn đề Iran như “mối đe dọa thực sự”.

Theo Nghị sĩ Dennis Kucinich, Mỹ “sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết, kể cả hành động quân sự nếu cần thiết, để ngăn chặn Iran đe dọa Mỹ, các đồng minh của Mỹ hoặc các nước láng giềng của Iran bằng vũ khí hạt nhân”.

Đài tiếng nói nước Nga ngày 19/5 dẫn lời ông Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga: “Washington đang mở rộng hoạt động tích cực trong khu vực, đặc biệt là Iran. Chúng ta đã thấy điều đó qua thí dụ của Libya, cũng như qua diễn biến các sự kiện xung quanh Syria. Kết quả là tình hình hỗn loạn, mà Mỹ đang cố gắng sử dụng có lợi cho họ”.

Theo ông Leonid Ivashov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu địa chính trị, vào thời điểm này, rất ít khả năng Mỹ bắt đầu hoạt động quân sự quy mô lớn nhằm vào Iran.

Tuy nhiên, năm 2013 có thể là thời điểm phù hợp cho việc khởi đầu nhiệm kỳ Tổng thống mới của nước Mỹ.

Trong khi dự luật được thông qua tại Hạ viện, nơi đảng Cộng hòa kiểm soát, thì các nghị sĩ của đảng Dân chủ cho rằng, chiến tranh với Iran sẽ dẫn đến hậu quả thảm kịch cho nước Mỹ và đảng này chống lại dự luật mà phái Cộng hòa đề xuất.

Ít có cơ hội để dự thảo ngân sách quốc phòng được thông qua trong hình thức hiện nay, vì phái Dân chủ đang chiếm phần lớn số ghế tại Thượng viện.

Ngoài ra, Nhà Trắng đã tuyên bố dự định phủ quyết văn bản này.

Tuy nhiên, theo giới thạo tin từ Washington, ngân sách quốc phòng năm 2013 sau khi được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn sẽ có “khoản” dành cho cuộc can thiệp quân sự vào Iran.

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

>> Siêu vũ khí của quân đội Mỹ

Vũ khí laser thể rắn trên tàu chiến có đủ khả năng đối phó với tên lửa hành trình chống hạm, máy bay không người lái và máy bay tấn công nhanh.


http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser của Hải quân Mỹ.


Ngày 2/5, tờ “Nhật báo phố Wall” Mỹ có bài viết cho rằng, đối mặt với vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa của đối thủ, Mỹ đang tìm cách tiến hành phòng thủ bằng công nghệ cao.

Chuyên gia hải quân Mỹ cho rằng, trong 6 năm tới, Hải quân Mỹ có thể sử dụng thiết bị laser trạng thái rắn trên tàu chiến, công suất đủ để ứng phó với tên lửa hành trình chống hạm của các nước như Iran.

Cũng trong 6 năm tới, không quân và lục quân cũng có thể ứng dụng thiết bị laser hóa học cấp megawatt nền, bảo vệ các căn cứ quan trọng ở vịnh Péc-xích và Tây Thái Bình Dương.

Bài báo cho rằng, trong 20 năm qua, từ chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất đến chiến dịch không kích Libya gần đây, quân Mỹ hầu như chưa từng đối mặt với khó khăn về lực lượng tiếp tế và triển khai.

Đối thủ cạnh tranh và kẻ thù tiềm tàng của Mỹ - từ Trung Quốc đến Hezbollah – đã chú ý đến tình tình này, đang nỗ lực tìm kiếm vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa, thông qua xây dựng rất nhiều “khu tìm diệt” ở xung quanh sân bay, bến cảng và trạm tiếp tế, đe dọa quân Mỹ.

Mối đe dọa này khó ứng phó hơn nhiều so với bom cài ven đường ở Afghanistan và Iraq. Mặc dù Lầu Năm Góc hiểu rõ mối đe dọa này, nhưng phương pháp ứng phó lỗi thời và tốn kém.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser trên máy bay.

Khi đối mặt với cắt giảm ngân sách, Lầu Năm Góc vẫn đang tiếp tục nhấn mạnh dùng vũ khí đánh chặn có giá trị hàng triệu USD để đánh chặn tên lửa giá rẻ của đối phương, khiến cho quân Mỹ rơi vào vị thế bất lợi trong cạnh tranh chi phí, trong khi đối thủ lại lạc quan về tình hình và tiếp tục tiến lên.

Bài báo cho rằng, quân Mỹ có biện pháp có thể bảo vệ hiệu quả hơn bản thân mình và tránh bị tập kích, tăng gánh nặng chi phí tấn công cho kẻ thù.

Trong đó có một giải pháp là bất ngờ tấn công thiết bị phóng tên lửa của đối thủ (máy phóng) trên mặt đất, tiêu diệt chúng trước khi vũ khí phát huy hiệu lực. Nhưng, việc tấn công “áp chế” này cần tìm được và phá hủy thiết bị phóng tên lửa, lực lượng pháo và súng cối cơ động cao, đây là một thách thức rất lớn.

Một biện pháp bổ sung tốt hơn là sử dụng công nghệ cao, giảm mạnh chi phí tấn công – đó là thiết bị laser công suất cao. Nguyên mẫu vũ khí laser công suất cao trước đây hoặc là hiệu lực không đầy đủ, hoặc quá cồng kềnh, hoặc đều có hai khuyết điểm này.

Một loại thiết bị laser hóa học trang bị cho chiếc Boeing 747 (được cải tạo thành quân dụng) gần đây bị hủy bỏ, đây là một ví dụ mới nhất mà vũ khí laser không đạt được mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser chiến thuật.

Có lẽ giống như tàu ngầm và ngư lôi không phát huy được vai trò trong mấy chục năm cuối thế kỷ 19, nhưng nhanh chóng trở thành vũ khí mạnh mẽ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, vũ khí laser cuối cùng cũng sẽ bước vào thời kỳ hoàng kim của nó.

Bài viết chỉ ra rằng, gần đây công nghệ vũ khí laser trạng thái rắn đạt được tiến bộ to lớn (nghĩa là vũ khí laser có thể bằng thể rắn hoặc sợi chứ không phải thể lỏng hoặc khí, sản xuất ra chùm tia chết người), có chi phí phóng đơn vị rất thấp, đã đạt mức công suất rất cao, đã tạo sự đối lập rất rõ rệt với vũ khí đánh chặn tên lửa truyền thống với đơn giá có thể hơn 10 triệu USD.

Chuyên gia hải quân Mỹ cho rằng, trong 6 năm tới sử dụng công nghệ đã được phát triển và đang thử nghiệm, họ có thể sử dụng thiết bị laser thể rắn trên tàu chiến, công suất đủ để ứng phó với tên lửa hành trình chống hạm, máy bay không người lái và tốp máy bay tấn công nhanh của các nước như Iran.

Những thiết bị laser này có thể giảm đạn dược phòng thủ đắt đỏ và cồng kềnh trên tàu chiến, dành ra không gian cho vũ khí khác. Giống với thiết bị laser thể rắn, thiết bị laser hóa học kiểu mới có thể có công suất lớn hơn mấy thế hệ trước, có thể ứng phó với rất nhiều mối đe dọa trên không và tên lửa, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm xa.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser tấn công vệ tinh.

Cũng trong 6 năm tới, sử dụng công nghệ phát triển cho thiết bị laser trang bị trên máy bay, không quân và lục quân có thể ứng dụng thiết bị laser hóa học cấp megawatt nền, giúp bảo vệ các căn cứ quan trọng ở vịnh Péc-xích và Tây Thái Bình Dương.

Bài báo cho rằng, đương nhiên, vũ khí laser cũng có những hạn chế của nó. Thời tiết khắc nghiệt sẽ làm giảm hiệu quả của nó (rất nhiều vũ khí khác cũng như vậy), hơn nữa tìm diệt những mục tiêu khó khăn như đầu đạn tên lửa đạn đạo sẽ cần công suất thiết bị laser nhiều megawatt.

Tuy nhiên, kết hợp tấn công áp chế và phòng thủ truyền thống, thiết bị laser công suất cao có thể cải thiện đáng kể việc phòng thủ của quân đội, giảm giá thành, đồng thời cũng làm cho kế hoạch của kẻ thù trở nên phức tạp hơn.

Các nước khác, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, đã nhìn thấy tiềm năng hoàn toàn mới của những vũ khí này, đồng thời đang tích cực đầu tư cho nó. Trong khi đó, Lầu Năm Góc có kế hoạch cắt giảm vốn nghiên cứu lĩnh vực này, mặc dù hiện nay đầu tư trong lĩnh vực này hàng năm nhiều hơn 500 triệu USD, nhưng đầu tư cho phòng thủ tên lửa và trên không truyền thống khác vượt xa 10 tỷ USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser.

Do muốn tăng chi phí cho đối thủ cạnh tranh, đồng thời giảm chi phí của bản thân Mỹ, sự mất cân bằng này sẽ làm cho quân Mỹ càng lo ngại hơn. Bộ Quốc phòng cho biết đang nỗ lực duy trì ưu thế công nghệ, chiến lược mới của họ chủ trương “duy trì xu thế sáng tạo quan trọng có thể đem lại lợi ích lâu dài quan trọng là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu”.

Điều đáng tiếc là, động lực thúc đẩy của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta hoặc Quốc hội Mỹ không đủ, thiết bị laser công suất cao hầu như không có nhiều khả năng sớm từ phòng thực nghiệm đi vào sản xuất.

Nếu như vậy, quân Mỹ sẽ giống như Afghanistan và Iraq, chỉ có thể tiếp tục đáp trả mối đe dọa, chứ không thể hành động trước khi mối đe dọa xuất hiện.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

>> Quân đội Mỹ đã đụng độ đặc nhiệm Liên Xô trên chiến trường Việt Nam ?

Với nhiều người Mỹ, vai trò của các cố vấn Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam mãi là điều bí ẩn. Bởi họ không tin khả năng của người Việt Nam lẫn sự giúp đỡ tận tình của Liên Xô đối với Việt Nam.



Sự cần thiết của viện trợ và cố vấn Liên Xô

Không lâu sau khi phát-xít Đức đầu hàng ở châu Âu, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, đã được công bố thành lập. Sự thành lập quốc gia công nông đầu tiên ở châu Á, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về cơ bản đã thay đổi tình hình địa chính trị trong khu vực. Trong khi đó, người Pháp không có ý định rời bỏ khu vực cựu thuộc địa. Không lâu sau một cuộc chiến tranh mới và đẫm máu đã nổ ra.

Quân đội Anh do Tướng Gracie chỉ huy đã tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp quay lại thuộc địa cũ, thay vì hứa sẽ trợ giúp giải giáp quân Nhật. Các nước đồng minh công khai vi phạm các quy định của Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó nói rằng, tất cả các nước đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát-xít sẽ nhận được sự tự do mà họ mong đợi.

Tuy nhiên, vào thời gian này Việt Nam đã cho thấy một sự gia tăng đáng kinh ngạc của tinh thần yêu nước, và thực dân Pháp đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ chính phủ Pháp đã buộc phải đồng ý ký Hiệp định Geneva.



http://nghiadx.blogspot.com
Hội nghị Geneva 1954. Ảnh: Internet

Theo sáng kiến của Liên Xô, cuối tháng 4/1954 tại Geneva đã diễn ra lễ ký văn kiện công nhận độc lập của Việt Nam, Lào và Campuchia, và khôi phục hòa bình tại khu vực. Kết quả, Việt Nam tạm ngăn cách bởi ranh giới vĩ tuyến 17.

Nếu như Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo có uy tín thực sự, có sự ủng hộ của đại đa số nhân dân Việt Nam, và được các nước XHCN hỗ trợ, thì Ngô Đình Diệm đơn giản chỉ là con rối tầm thường của phương Tây. Không lâu sau đó Diệm cũng bị mất đi sự ủng hộ vốn rất ít ỏi trong dân chúng và phải đối phó với cuộc chiến tranh du kích quy mô lớn trên toàn lãnh thổ miền Nam.

Những diễn biến nêu trên cho thấy kế hoạch bầu cử dân chủ như đã định tại Hội nghị Geneva sẽ bất lợi đối với phương Tây, bởi chiến thắng của Hồ Chí Minh là không thể đảo ngược. Ngay sau đó Mỹ can thiệp vào tình hình, tuy nhiên một cuộc chinh phục thần tốc đất nước này như ý đồ của Wasington đã không diễn ra.

Lãnh thổ miền Nam của Việt Nam gần như hoàn toàn được bao phủ bởi rừng rậm, tạo điều kiện cho lực lượng du kích dễ dàng ẩn náu. Những hành động quân sự quen thuộc và hiệu quả ở châu Âu, đã không áp dụng được ở đây, trong khi chính quyền miền Bắc cung cấp hỗ trợ đáng kể cho du kích địa phương.

Sau sự cố “Vịnh Bắc Bộ” Không quân Mỹ ném bom miền phá hoại Bắc Việt Nam. Những “Bóng ma màu đen” (Phantom) dội từng đợt bom xuống Hà Nội, phá hủy các mục tiêu quân sự và gây tác động tâm lý lớn đối với dân chúng. Lúc này hệ thống phòng không ở miền Bắc gần như không có, và người Mỹ nhanh chóng cảm thấy đắc ý khi không bị trừng phạt vì những tội ác.

Trong bối cảnh như vậy sự giúp đỡ từ phía Liên Xô cần phải tiến hành ngay không chậm trễ.

Người Mỹ đinh ninh giao chiến với Quân đội Liên Xô

Ngoài vũ khí, Liên Xô còn gửi đến Việt Nam cả những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quân sự cũng nhưng dân sự. Điều này làm người Mỹ lo ngại thực sự.

Để minh họa cho sự lo ngại đó, các nhà làm phim Mỹ đã thực hiện bộ phim "Rambo". Trong đó, các đạo diễn Mỹ đã "đưa ra ánh sáng" những trận chiến khốc liệt giữa các "anh hùng" của họ và "những tên côn đồ khét tiếng" của lực lượng đặc biệt Nga. (*)

Trên thực tế, các chuyên gia và cán bộ Liên Xô có mặt ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu tham gia đào tạo sĩ quan Việt Nam và dạy cách sử dụng vũ khí trang thiết bị quân sự của Liên Xô.

Trái ngược với mong đợi của người Mỹ, mà theo dự báo của họ, công việc đào tạo của chuyên gia Liên Xô đạt được kết quả phải mất ít nhất một năm. Người Việt Nam chỉ mất 2-3 tháng đã có thể làm chủ trang thiết bị quân sự do Liên Xô viện trợ và sử dụng các vũ khí mới đó chống lại người Mỹ.

Điều này dẫn đến sự nghi ngờ lớn trong quân đội Mỹ, họ cho rằng chuyên gia Liên Xô tham trực tiếp vào cuộc chiến, và rằng những phi công đối phương đang đối đầu với họ trên bầu trời không phải là những người Việt Nam mà là những phi công Xô-viết.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhóm chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam năm 1966. Ảnh: Internet

http://nghiadx.blogspot.com
Chuyên gia Liên Xô và các học viên Việt Nam. Ảnh: Internet

http://nghiadx.blogspot.com
Các chuyên gia Liên Xô xem xét mảnh vỡ máy bay B-52 bị bắn rơi ngày 23/12/1972 trên bầu trời Hà Nội. Ảnh: Internet

Không thể phủ nhận rằng người Mỹ có lý do để không tin tưởng vào sự đảm bảo của Liên Xô rằng, các chuyên gia quân sự chỉ làm nhiệm vụ cố vấn. Thực tế là phần lớn dân số của miền Bắc Việt Nam vừa mới được xóa mù chữ. Những khó khăn kinh tế thời hậu chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất hạ thấp thể lực của đa số dân chúng. Ngay cả sức lực tối thiểu của sự chịu đựng và sức mạnh ở nam giới bình thường cũng yếu. Theo đánh giá, thanh niên chỉ có thể cầm cự được trong vòng 10 phút chiến đấu với kẻ thù. Về kỹ năng trong việc thử nghiệm trên máy móc hiện đại là hoàn toàn không có.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, có hơn 10.000 người Việt Nam được gửi sang Liên Xô đào tạo quân sự và kỹ thuật-công nghệ quân sự hiện đại. Theo các đánh giá khác nhau, viện trợ hữu nghị cho Việt Nam tiêu tốn của ngân sách Liên Xô từ 0,5-2 triệu USD/ngày.

Đứng trước nhiều khó khăn này, trong năm đầu tiên của cuộc đối đầu bằng không quân miền Bắc Việt Nam (1964-1965) đã tiêu diệt một phần lớn số máy bay quân sự của Mỹ. Máy bay MiG đã giành được khả năng cơ động cao hơn trước những “bóng ma” huyền thoại của Không quân Mỹ, họ đã tấn công chớp nhoáng gây thiệt hại vào đội hình bay của quân đội Mỹ và trốn tránh thành công sau vụ tấn công.

Hệ thống phòng không là thách thức thật sự với Không quân Mỹ vì chúng được đặt dưới vỏ bọc của rừng rậm nhiệt đới, do đó, phần lớn máy bay ném bom Mỹ đã bị bắn rơi. Ngoài ra, công tác tình báo đã hoạt động thành công, thông báo kịp thời và trước thời hạn về những phi vụ xuất kích của máy bay đối phương.

Người Mỹ đánh giá, toàn bộ hệ thống phòng không của miền Bắc Việt Nam khi đó không cho phép bất kỳ máy bay tiêm kích nào qua mặt, đã được Liên Xô xây dựng, thông qua các cố vấn Liên Xô.

Đúng là đối với những cố vấn Liên Xô, những tháng đầu tiên ở Việt Nam là vô cùng căng thẳng. Điều kiện khí hậu khác nhau, xuất hiện các căn bệnh lạ, côn trùng gây phiền nhiễu không phải là vấn đề chính trong thực hiện nhiệm vụ của họ. Việc đào tạo các đồng chí Việt Nam không hiểu tiếng Nga diễn ra bằng cách “cầm tay chỉ việc”, bời vì không phải lúc nào cũng có sự giúp đỡ của thông dịch viên, một lực lượng thiếu hụt nghiêm trọng vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia Liên Xô không trực tiếp tham gia chiến đấu, vì họ có số lượng rất ít, và có "giá trị lớn" và không được phép đem ra đánh đổi trong bất kỳ trận chiến nào. Theo hồi ký của các cựu Liên Xô, họ thậm chí không có vũ khí cá nhân của mình.

Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Mỹ nghiêm cấm việc bắn tàu và phương tiện vận tải của Liên Xô, bởi hành động như vậy có thể kích động một cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba. Số vũ khí phòng không kể trên đến được với Hà Nội cũng là một kỳ tích, bởi trên suốt quá trình vận chuyển đã phải trải qua các vụ đánh bom ác liệt của Không quân Mỹ và cả sự dòm ngó của Trung Quốc.

Xua tan những nghi ngờ

Có ý kiến cho rằng, Liên Xô đã viện trợ cho Hà Nội những vũ khí đã lỗi thời. Điều này hoàn toàn là bịa đặt. Theo ý kiến của ông Nikolay Koliesnik, cựu trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô tại Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, những máy bay tiêm kích hiện đại nhất MiG-21 và cả hệ thống tên lửa đất đối không Dvina - những vũ khí, mà theo xác nhận của chính người Mỹ, ở thời điểm đó là đáng sợ nhất hành tinh.

Ông Kolesnik cũng đặc biệt nhấn mạnh trình độ chuyên môn cao của các chuyên gia Liên Xô được gửi sang Việt Nam, đồng thời cũng đánh giá cao tính kiên trì của người Việt trong việc học tập làm chủ vũ khí cũng như nắm vững khoa học quản lý nhanh nhất có thể.

Trong chiến tranh chống Mỹ Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam nhiều xe tăng các loại từ T-34 đến T-54. 2.000 xe tăng, 700 máy bay cơ động, 7.000 súng cối, cùng hơn 100 trực thăng và đã được Liên Xô chuyển giao cho Hà Nội, như là một nguồn viện trợ không hoàn lại và hữu nghị với Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép BTP-60PB được Liên Xô viện trợ.

http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành Su-100 quân đội Việt Nam nhận viện trợ từ Liên Xô

http://nghiadx.blogspot.com
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử quân đội Việt Nam lần đầu tiên đã được Liên Xô viện trợ tổ hợp phòng không tự hành Su-23-4-Shilka mới nhất và hiện đại nhất thế giới vào thời điểm đó.

Chính quyền Mỹ biết rõ có sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô cho miền Bắc Việt Nam, nhưng tất cả các chuyên gia, gồm cả chuyên gia quân sự, đều bắt buộc phải mặc trang phục dân sự, tất cả giấy tờ tùy thân của họ đều bị giữ lại ở Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội, và cả đích đến cuối cùng của “chuyến công tác” của mình, họ cũng chỉ được biết vào phút chót. Yêu cầu về tính bí mật được người ta giữ kín cho đến khi chuyên gia Liên Xô rút khỏi Việt Nam, số liệu chính xác và tên tuổi của những người tham gia đã không được tiết lộ cho đến thời gian gần đây.

Ngày nay, Liên bang Nga như là người thừa kế trực tiếp của Liên Xô, đang tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ với Việt Nam. Bối cảnh chính trị đã thay đổi khác nhiều so với trước kia, tuy nhiên người dân Việt Nam vẫn giữ tình cảm biết ơn các cố vấn Liên Xô, còn những nhân vật của cuộc chiến bí mật đó luôn tự hào về sự tham gia của họ.

(*) Tất cả sự sợ hãi trước những người lính đặc nhiệm Liên Xô được tập trung thể hiện trong bộ phim "Rambo", như một cách để thuyết phục các chính trị gia Mỹ về cái gọi là "sự dính líu của Liên Xô ở Việt Nam". Thế nhưng, nếu tính ra, số quân nhân Liên Xô đến Hà Nội chỉ bằng khoảng 6/1.000 so với quân số Mỹ (chưa kể thêm 4.000 nhân viên gắn mác dân sự ở Nam Việt Nam). Rõ ràng sự sợ hãi được đề cập trong bộ phim "Rambo" chỉ là sự phóng đại.

Chưa có sự xác nhận chính thức nào của các bên về việc có hay không sự hoạt động của các toán lính biệt kích đặc nhiệm Liên Xô chống lại Quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam. Trong khi trên một số mạng của Nga cũng có đề cập đến một số hoạt động của lực lượng biệt Liên Xô ở đây, tuy nhiên lượng thông tin rất ít ỏi. Đó là chiến dịch đánh cắp 1 trực thăng Mỹ Cobra tại Khe Sanh năm 1962 và một số hoạt động ở khu vực Tây Ninh.

Nếu tin vào những câu chuyện huyễn hoặc về những người Bolshevik với súng máy, ẩn nấp trong rừng rậm và tấn công lực lượng dân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam, ngày càng được phổ biến ở Hoa Kỳ, thì có thể kết luận rằng chỉ có 10.000 hay 11.000 binh sĩ Liên Xô chiến thắng trước đội quân nửa triệu người của Mỹ?

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

>> Quân đội Iran sẽ bị hạ gục trong ba tuần ?

Các chiến lược gia của Lầu Năm Góc ước tính rằng, chỉ cần chưa đầy một tháng là Mỹ có thể “hạ gục” quân đội Iran nếu xung đột xảy ra.



>> Binh pháp Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)


Theo Bộ chỉ huy Trung ương Mỹ (CENTCOM), với các cuộc tấn công trên không và trên biển, Washington có thể phá hủy hoặc làm suy giảm đáng kể lực lượng vũ trang "cơ bản" của Iran trong khoảng ba tuần.

“Chúng tôi đã lên kế hoạch cho mọi tình huống và chỉ chờ quyết định cuối cùng của Tổng thống”, trung tá T.G Taylor, phát ngôn viên của CENTCOM cho hay.

Người phát ngôn này nhấn mạnh thêm: “Chúng tôi hành động theo chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng và các lãnh đạo ở Washington DC. Vì vậy, bất kỳ chỉ thị nào họ đưa ra, đó là những gì chúng tôi sẽ thực hiện”.


http://nghiadx.blogspot.com
Các chiến lược gia của Lầu Năm Góc ước tính, chỉ cần chưa đầy một tháng là Mỹ có thể “hạ gục” quân đội Iran nếu xung đột xảy ra. Ảnh minh họa: RT.

Không chỉ dừng lại ở những tuyên bố hùng hồn, những tuần gần đây, quân đội Mỹ không ngừng tăng cường hiện diện quân sự gần Iran trong bối cảnh căng thẳng về vấn đề hạt nhân giữa Tehran với Washington và Tel Aviv ngày càng leo thang.

Hải quân Mỹ vừa đưa hai tàu sân bay và một số tàu dò phá mìn tới gần Iran. Không quân Mỹ gần đây cũng triển khai một số máy bay chiến đấu F-22 Raptor đến một căn cứ ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Loạt động thái này lập tức vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía Iran. Theo họ, sự tăng cường hiện diện của quân đội Mỹ đe dọa trực tiếp đến sự ổn định của khu vực.

Tuy nhiên, bất chấp mọi phản ứng của quốc gia Hồi giáo, Mỹ còn dự tính triển khai một “căn cứ nổi” ở vịnh Pécxich. Đây là một chiếc tàu chở hàng có tên USS Ponce được chuyển đổi mục đích sử dụng thành "căn cứ bán cố định", hỗ trợ cho các chiến dịch của quân đội Mỹ. Theo kế hoạch, USS Ponce sẽ được trang bị trực thăng và tàu cao tốc.

Không chỉ vậy, Lầu Năm Góc còn tăng cường huấn luyện những binh sĩ của các nước đồng minh trong khu vực thành những đội quân tinh nhuệ. Ngoài ra, một đội biệt kích thuộc Hội đồng đặc nhiệm chung vùng Vịnh cũng có thể được điều động đến khu vực này khi tình hình căng thẳng gia tăng.

Theo giới phân tích quân sự, những kế hoạch này được vạch ra nhằm đối phó với khả năng Iran tấn công quân đội Mỹ tại vùng Vịnh hoặc viễn cảnh quốc gia Hồi giáo chặn eo biển Hormuz, tuyến đường huyết mạch để vận chuyển dầu.

Bên cạnh đó, CENTCOM cũng cho biết, khoảng 125.000 binh sĩ Mỹ cũng đã tiến sát Iran. Phần lớn trong số binh sĩ này, khoảng 90.000 người, đã được triển khai trong hoặc xung quanh Afghanistan. 20.000 binh sĩ khác được đưa đến khu vực cận Đông và khoảng từ 15.000 đến 20.000 phục vụ trên các tàu hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, theo giới chức Mỹ, các mối đe dọa quân sự chỉ là một phần trong nỗ lực gia tăng sức ép với quốc gia Hồi giáo. Washington cho hay, họ sẽ chỉ sử dụng vũ lực khi các biện pháp trừng phạt kinh tế thất bại và giờ đây, họ dồn mọi áp lực kinh tế lên Tehran.

Ngày 1/5 vừa qua, Tổng thống Obama ký một văn bản trao thêm quyền lực cho Bộ Tài chính Mỹ nhằm siết chặt các lệnh cấm vận tài chính với Iran.

Bên cạnh đó, Washington còn gây sức ép buộc các đồng minh cùng tham gia vào nỗ lực siết chặt nền kinh tế Tehran. Theo tờ Wall Street Journal, sau nhiều lần khước từ thì cuối cùng Ấn Độ cũng phải chấp thuận yêu cầu của Mỹ, theo đó, giảm ít nhất 15% lượng nhập khẩu dầu Iran trong năm tài khóa này.

Theo nguồn tin trên, Chính phủ Ấn Độ yêu cầu hai công ty gồm công ty quốc doanh Mangalore Refinery & Petrochemicals Ltd. và công ty tư nhân Essar Oil Ltd., giảm nhập khẩu dầu Iran từ nay đến tháng 3/2013 theo đề nghị của Mỹ.

Động thái trên cùng với thực tế số liệu sản lượng dầu Iran rơi xuống mức thấp nhất 20 năm, cho thấy nỗ lực cấm vận dầu Iran của Mỹ bắt đầu có hiệu quả.

Theo giới quan sát, Ấn Độ buộc phải chấp nhận yêu cầu của Mỹ bởi các cơ sở lọc dầu của Ấn Độ khó được tiếp cận nguồn vốn bằng USD và khó khăn hơn trong việc nhận được bảo hiệm vận chuyển dầu từ Iran.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

>> Mỹ sẽ tấn công Nga và Trung Quốc ?

Không lực Mỹ tập dượt chiến thuật tấn công tầm siêu xa trong cuộc tập trận Operation Chimichanga.



http://nghiadx.blogspot.com
Các máy bay ném bom chiến lược siêu âm hạng nặng B-1B Lancer là lực lượng tấn công trong cuộc tập kích đường không tầm siêu xa. Ảnh: USAF

Trong cuộc tập trận quy mô lớn có mật danh Operation Chimichanga, Lầu Năm góc đã cho thế giới thấy một cuộc chiến tranh mới. Có thể, trong tương lai, đây sẽ là một trong phương thức tiến hành chiến tranh tiêu chuẩn của Mỹ.

Ngày 4/4/2012, Lầu Năm góc đã tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn, kết hợp mô hình hóa trên máy tính và sự tham gia của các máy bay thật từ Fort Yukon (Alaska). Trong cuộc tập trận mật danh Operation Chimichanga, Mỹ đã lần đầu tiên kiểm tra khái niệm tấn công tầm siêu xa có sử dụng tiêm kích thế hệ 5 F-22 và máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B.

Kịch bản của Chimichanga gợi nhớ chiến dịch El Dorado Canyon năm 1986, khi một lực lượng 150 máy bay Mỹ đã thực hiện hành trình bay siêu xa và tấn công các mục tiêu quân sự và dinh thự của Tổng thống Libya Gaddafi.

Ngày nay, các vũ khí trang bị hiện đại hơn đã ra đời, trong đó có máy bay tàng hình, vũ khí chính xác cao uy lực mạnh và kinh nghiệm chiến dịch này đã được nghiên cứu điều chỉnh, hoàn thiện và phát huy trong cuộc tập trận Chimichanga.

Có thể nói rằng, các cuộc tấn công như thế sẽ trở thành phương thức chính để “trừng phạt” và tiêu diệt hạ tầng của các nước nhỏ, cũng như là phương thức hoàn toàn mới để giành ưu thế quân sự trong chiến tranh với các quốc gia nhỏ có quân đội mạnh và lãnh thổ trải dài.

Operation Chimichanga: Một kịch bản

Nhiệm vụ của cuộc tập trận Chimichanga là thực hiện cuộc tấn công bất ngờ choáng váng nhằm tiêu diệt hoặc làm suy yếu cơ bản phòng không đối phương, phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất, các bệ phóng tên lửa chiến lược/chiến dịch-chiến thuật, các tàu bè đang neo đậu… Theo ý đồ của giới quân sự Mỹ, cuộc tấn công sẽ mạnh mẽ và bất ngờ đến mức đối phương đơn giản là không kịp có sự kháng cự mạnh. Chính người Mỹ đã trải qua điều tương tự trong cuộc tấn công của Nhật nhằm vào căn cứ hải quân Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941.

Mỹ dự định đạt được yếu tố bất ngờ nhờ các máy bay tiêm kích tàng hình F-22. Bản thân cuộc tấn công sẽ được tiến hành từ các sân bay nằm ở xa mục tiêu. Ví dụ, từ Fort Yukon đến Moskva theo đường chim bay là gần 6.400 km. Thoạt nhìn, đây là khoảng cách rất xa, tuy nhiên các cuộc tập trận bay xa 3.500-4.000 km đối với phi công tiêm kích lại là chuyện bình thường, chứ chưa nói đến máy bay ném bom chiến lược xuyên lục địa B-1B. Trong cuộc chiến tranh Libya năm 2011, các máy bay B-1B đã cất cánh từ một căn cứ không quân ở South Dakota và thực hiện các cuộc không kích trên lãnh thổ Libya, sau khi vượt qua quãng đường dài gần 9.000 km. Các máy bay ném bom tàng hình B-2 cũng thực hiện thủ đoạn tác chiến này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor "lĩnh ấn tiên phong" trong chiến thuật tấn công tầm siêu xa. Ảnh: aviationcorner.net)

Các máy bay B-2 không tham gia chiến dịch Chimichanga B-2, nhưng nếu phải tác chiến với một cường quốc hạt nhân như Nga hay Trung Quốc, thì các máy bay này nhất định sẽ được sử dụng, trước hết để tiêu diệt các bệ phóng cơ động và giếng phóng tên lửa đường đường đạn xuyên lục địa (ICBM).

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự mở màn chiến dịch Chimichanga đối với đối phương sẽ là… những trái bom nổ trên các trận địa phòng không. Cuộc tấn công bất ngờ sẽ do các tiêm kích tàng hình F-22 Raptor thực hiện. Tùy thuộc tình hình, chúng sẽ tiến đến mục tiêu ở độ cao cực nhỏ (dưới 100 m) hay độ cao lớn (đến 15.000 m). Các mục tiêu sẽ bị phát hiện từ trước nhờ hệ thống vệ tinh trinh sát, cũng như bằng các sensor thụ động của F-22.

Các tiêm kích F-22 có thể mang 2 bom chính xác cao hạng nặng cỡ 450 kg JDAM GBU-32 hay 8 bom cỡ 130 kg SDB. Các máy bay mang bom hạng nặng sẽ tiêu diệt các mục tiêu kiên cố lớn: các sở chỉ huy quân đội, nhà máy điện, đường băng của các căn cứ không quân. Các máy bay mang bom SDB sẽ nhằm vào các radar và bệ phóng tên lửa phòng không.

Theo giới quân sự Mỹ, nhờ đặc tính tàng hình của F-22 và tầm bay xa của bom SDB (gần110 km), có thể tiêu diệt thậm chí các hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà không chịu rủi ro quá lớn, chứ chưa nói đến các hệ thống tính năng kém hơn như Buk và Tor. Một trái bom SDB mang phần chiến đấu kiểu xuyên nặng 93 kg, có khả năng xuyên qua tấm bê tông dày 1 m và tiêu diệt mọi loại xe thiết giáp. Cần lưu ý là, độ dày của lớp bê tông kín bảo vệ các lò phản ứng hạt nhân vốn chỉ dày 1-1,5 m ở đa số các nhà máy điện hạt nhân.

Sau khi các tiêm kích F-22 thả bom và loại khỏi vòng chiến tất cả các phương tiện phòng không nguy hiểm, giai đoạn giành ưu thế trên không sẽ bắt đầu. Làn sóng không kích thứ hai gồm các tiêm kích F-22 và F-16 (trong tương lai các máy bay này sẽ được thay thế bằng F-35) sẽ tiêu diệt tất cả các máy tiêm kích đối phương vẫn tìm cách cất cánh được từ các sân bay bị hư hỏng. Song song, các tiêm kích F-16 sẽ kịp thời tiêu diệt các phương tiện phòng không “tỉnh giấc” hoặc còn lành lặn sót lại.

http://nghiadx.blogspot.com
Các mồi bẫy kéo theo như ALE-50 có khả năng ‘đánh lừa” các ngòi nổ radar thô sơ của tên lửa phòng không. Ảnh: RND

Để bảo vệ chống tên lửa phòng không và tiêm kích đánh chặn đối phương, Mỹ dự kiến sử dụng các tên lửa MALD làm nhiệm vụ mô phỏng tín hiệu radar của máy bay tiêm kích, cũng như các mồi bẫy kéo theo dạng như ALE-50 dùng để “đánh lừa” ngòi nổ radar của tên lửa khiến chúng kích nổ ở khoảng cách an toàn so với máy bay. Các máy bay F-22 và F-16 sẽ cô lập chiến trường đối với không quân đối phương và đồng minh đối phương, mở đường cho làn sóng thứ ba là các máy bay ném bom B-1B.

Các máy bay ném bom hạng nặng B-1B là lực lượng tấn công chủ lực của chiến dịch Chimichanga, có nhiệm vụ gây tổn thất nghiêm trọng cho quân đội và kinh tế đối phương. Nhờ có tốc độ bay cao và vũ khí chính xác cao, hoạt động chiến đấu của B-1B sẽ kết thúc rất nhanh chóng. Khi bay qua bên trên các mục tiêu, các máy bay ném bom B-1B sẽ rải xuống các quả bom uy lực rất cao cỡ 900 kg GBU-31, mỗi máy bay có thể mang 24 quả bom này.


http://nghiadx.blogspot.com
Các phương án mang vũ khí của máy bay ném bom B-1B. Ảnh: RND

GBU-31 có thể được trang bị phần chiến đấu độc đáo BLU-119/B, có khả năng xuyên qua các lớp bê tông dày nhiều mét và đốt cháy mọi thứ bên trong.

Nhờ có tác động lâu và nhiệt độ cao, loại bom này có hiệu quả cực kỳ cao khi tác chiến chống các kho vũ khí (kể cả vũ khí hóa học và sinh học), các sở chỉ huy ngầm, các cơ sở hạ tầng công nghiệp, các tòa nhà cao tầng...

Để tiêu diệt các mục tiêu đặc biệt “khó nhằn”, các máy bay F-16 và B-1B sẽ sử dụng các tên lửa hành trình tàng hình chính xác cao AGM-158 JASSM có tầm bắn 400 km (biến thể JASSM ER có tầm bắn 900 km). Nhờ vũ khí này, máy bay ném bom B-1B có thể trong một lần bay qua tiêu diệt đến 12 mục tiêu ở xa được phòng không mạnh bảo vệ.

http://nghiadx.blogspot.com
Các phương án trang bị vũ khí của máy bay ném bom B-2. Ảnh: RND

Cần lưu ý rằng, tên lửa JASSM được phát triển chuyên dùng để vượt qua các tuyến phòng không của các hệ thống tên lửa phòng không Liên Xô S-300, Tor và Buk mà hiện nay Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác đang được trang bị. Tên lửa được trang bị phần chiến đấu nổ phá uy lực mạnh 450 kg hoặc phần chiến đấu kiểu xuyên 108, có khả năng xuyên qua mấy mét bê tông và tiêu diệt bệ phóng tên lửa đường đạn nằm dưới mái che bê tông chẳng hạn.

Như vậy, với các tên lửa JASSM, một máy bay ném bom B-1B bay qua trên bầu trời Moskva có thể bắn phá các mục tiêu đến tận Nizhny Novgorod và Smolensk. Nếu sử dụng biến thể JASSM ER có tầm bắn xa hơn, B-1B sẽ có thể với tới Samara và Minsk (thủ đô Belarus).

Sau khi giải phóng hết các khoang bom, các máy bay ném bom sẽ quay trở về căn cứ xuất phát. Đồ dài chiến dịch Chimichanga không được nêu ra mà phụ thuộc vào quãng đường trên lãnh thổ đối phương mà các máy bay sẽ phải vượt qua. Ví dụ, cuộc tập kích đường không chiến dịch El Dorado Canyon chỉ kéo dài dưới 20 phút. Cuộc tấn công bất ngờ và choáng váng đến nỗi quân đội Gaddafi đã hầu như không có sự chống trả nào và Mỹ chỉ mất 1 trong 100 máy bay. Các máy bay đánh chặn Libya hoàn toàn không thể cất cánh, điều đó một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc tuần tra trên không liên tục của không quân phòng không.

Các phương án có thể

Chimichanga tổng hợp nhiều kinh nghiệm của các chiến dịch đường không tích lũy được từ thời Thế chiến II. Đa số các quốc gia sẽ không thể chống chọi nổi một cuộc tập kích của 50 tiêm kích F-22, 20-30 chiếc F-16 và gần 60 chiếc B-1B. Thậm chí các quốc gia có quân đội rất mạnh như Nga và Trung Quốc hiện nay cũng không sẵn sàng cho việc đánh trả một cuộc tấn công như thế. Đặc điểm của công tác hoạch định những chiến dịch như thể giảm thiểu tối đa nguy cơ rò rỉ thông tin vì các máy bay có thể tiếp cận khu vực tấn công từ mấy hướng, còn phi công sẽ chỉ được biết nhiệm vụ chiến đấu khi đã ở trên đường băng hay thậm chí khi đang bay trên không

http://nghiadx.blogspot.com
Radar 55Zh6-1 Nebo-UE. Ảnh: RND

Chúng ta hãy xem xét một kịch bản giả định của chiến dịch Chimichanga. Các khía cạnh chính trị của đòn đánh trả hạt nhân, chúng ta sẽ không để ý đến, cũng như khả năng Mỹ vô hiệu hóa tiềm lực hạt nhân của Nga bằng tên lửa hành trình, bom hạt nhân và vũ khí tấn công toàn cầu siêu vượt âm như AHW.

Như chúng ta đã thấy, các máy bay cất cánh từ lãnh thổ Mỹ phải bay qua quãng đường gần 7.000 km đến Moskva. Các máy bay ném bom B-1B và B-2 có thể vượt qua khoảng cách này mà không cần tiếp dầu trong vòng dưới 10 giờ đồng hồ. Ví dụ, trong cuộc tập trận ngày 4/4/2012, chúng đã thực hiện chuyến bay tầm xa dài 10 giờ (gần 9.000 km) và tấn công vào đối phương tưởng định. Các máy bay tiêm kích F-22 nạp đầy nhiên liệu có thể vượt qua quãng đường 3000 km, nghĩa là trên đường bay tiếp cận mục tiêu, chúng sẽ cần 2 lần tiếp dầu.

Tuy nhiên, các máy bay tiêm kích có thể cất cánh từ lãnh thổ Anh chẳng hạn như đã xảy ra trong chiến dịch El Dorado Canyon hoặc từ một nước châu Âu khác. Yếu tố đó sẽ rút ngắn 2 lần quãng đường bay của các máy bay tiêm kích.

Các máy bay ném bom cũng có thể tiến vào lãnh thổ Nga từ phía Bắc cực (các máy bay B-2 trong năm 2012 đã chứng minh thành công khả năng bay như vậy), còn các tiêm kích F-22 và F-16 có thể bay qua lãnh thổ các nước Baltic, vòng qua Thụy Điển. Ở khu vực này, các máy bay F-22 nằm dưới sự quan sát của vô số radar nên chắc chắn sẽ giảm độ cao bay xuống độ cao cực nhỏ.

Các tiêm kích siêu âm sẽ mất hơn 2 giờ để bay từ Anh đến Nga. Từ lãnh thổ Ba Lan, các máy bay tiêm kích sẽ bay đến Moskva trong vòng hơn 1 giờ một chút, còn từ lãnh thổ Gruzia là trong 1,5 giờ, từ Phần Lan là 1 giờ. Từ khi vượt biên giới quốc gia của Liên bang Nga cho đến khi bay trên Moskva, các máy bay F-22 chỉ mất có nửa giờ.

Các phương tiện phòng không Nga có thể hoạt động hiệu quả đến mức nào? Các hệ thống radar cảnh báo tấn công tên lửa mạnh nhất của Nga sẽ không phát hiện được F-22 vì chúng dùng để phát hiện các cuộc tấn công của tên lửa đường đạn.

Chỉ còn các trạm radar phòng không, chẳng hạn như 55Zh6-1 Nebo-UE vốn mới bắt đầu được trang bị cho các đơn vị phòng không Moskva từ năm 2009. Radar này có thể phát hiện tiêm kích có bề mặt tán xạ hiệu dụng 2,5 m2: bay ở độ cao 3.000 m từ cự ly 170 km và bay ở độ cao 500 m từ cự ly 70 km. Nhưng cái khó là ở chỗ, bề mặt tán xạ hiệu dụng, tức là độ bộc lộ, của F-22 ít nhất cũng nhỏ hơn thế 2 lần. Như vậy, các tiêm kích này có thể bay đến Moskva theo cách hạ thấp dần độ cao và vẫn không bị phát hiện.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố rằng, một trong các nhiệm vụ của F-22 là tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Tuy nhiên, chiến thuật tiêu diệt phòng không bằng tiêm kích F-22 được giữ bí mật do có liên quan đến các tham số mật về bề mặt tán xạ hiệu dụng.

Còn theo các chuyên gia của công ty Lockheed Martin, F-22 có thể an toàn tiếp cận hệ thống S-300 đến khoảng cách 24 km. Mà ta thì đã biết là tầm bay của bom SDB là gần 110 km, bởi vậy, F-22 có thể bất ngờ tiến vào không phận Moskva, thực hiện “cú nhảy” từ độ cao cực nhỏ lên độ cao lớn, rồi rải bom về hướng các trận địa radar và tên lửa phòng không. Có thể tiến hành ném bom cả từ độ cao trung bình 1.000-2.000 m. Trong trường hợp đó, phi công F-22 có thể nhanh chóng “nép mình sát mặt đất” khi có tên lửa phòng không phóng lên.

Tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 là 200 km, của tên lửa tiên tiến 40N6 của hệ thống S-400 là 450 km, nhưng đó là tầm bắn tối đa. Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, trong điều kiện chiến đấu thực tế thì bắn tên lửa phòng không vào máy bay công nghệ cao từ cự ly hơn 70-100 km sẽ ít hiệu quả.

Nhưng thậm chí nếu giả thiết rằng, F-22 sẽ bị các phương tiện phòng không Nga phát hiện, thì chiếc tiêm kích tàng hình này vẫn có một luận chứng tiềm tàng hùng mạnh nữa là tên lửa hành trình tiên tiến dạng SMACM với tầm bắn 460 km và trọng lượng 113 kg - một chiếc F-22 có thể mang 4 quả SMACM trong các khoang trong thân. Khi tiếp cận mục tiêu, SMACM có thể trao đổi dữ liệu từ xa với máy bay mang, nên cho phép tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không đã bắt đầu chuồn khỏi các trận địa. Vũ khí loại này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ hệ thống phòng không nào.

Sau khi chế áp phòng không và oanh kích các căn cứ không quân ở khu vực Moskva, các tiêm kích F-22 sẽ vẫn duy trì được ưu thế trên không trong vòng tối đa 15-20 phút, trong khi các máy bay ném bom sẽ tiêu diệt các mục tiêu đã lựa chọn và rút về hướng biên giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Trong tương lai, các máy bay không người lái tiến công X-47B sẽ tham gia các cuộc tập kích đường không siêu xa. Ảnh: RND

Chiến dịch Chimichanga không phải là một kịch bản giả định. Ví dụ, đầu tháng 4/2012, ở Karelia, quân đội Nga đã tiến hành cuộc tập trận Ladoga-2012, trong đó có tập dượt khoa mục đánh trả cuộc tập kích ồ ạt của không quân. Trong cuộc tập trận, quân đội Nga đã thực hiện hơn 110 phi xuất và bắn hạ hơn 200 “máy bay” được mô phỏng bằng các quả bom chiếu sáng. Tham gia cuộc tập trận này có gần 50 máy bay, trong đó có 30 chiếc bay đến từ các căn cứ không quân ở các tỉnh Kaliningrad, Kursk, Murmansk và Tver.

Tham gia chiến dịch Chimichanga cũng có chừng ấy máy bay tiêm kích công nghệ cao thế hệ mới nhất, còn trong tương lai là cả các máy bay không người lái tiến công tàng hình kiểu như X-47B và Predator C Avenger. Hơn nữa, yếu tố bất ngờ lại ở phía tấn công, có nghĩa là chắc chắn sẽ không thể điều động tập trung sẵn lực lượng tới các đường bay của các máy bay tấn công.

Bởi vậy, cách duy nhất để bảo vệ chống các chiến dịch dạng Chimichanga là cho các máy bay đánh chặn bay tuần tra trực chiến liên tục trên các đường biên giới quốc gia và ở các khu vực công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia và sử dụng các phương tiện quan sát công nghệ cao. Đáng tiếc là đa số các quốc gia không thể cho phép mình có “sự xa xỉ” đó và hầu như bất lực trước đòn tấn công siêu xa của không quân Mỹ.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

>> Một phút thế giới chi 3,3 triệu USD cho quốc phòng


Mỹ vẫn dẫn đầu về chi phí quốc phòng với 711 tỷ USD, tương đương với 41% chi phí về quốc phòng của thế giới.




http://nghiadx.blogspot.com

Theo thống kê về chi phí quốc phòng của thế giới năm 2011 được công bố mới đây của Viện Quốc tế (Sipri), có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, mỗi phút, thế giới chi tới 3,3 triệu USD, tức 198 triệu USD mỗi giờ, 4,7 tỷ USD mỗi ngày và tương đương với 1.738 tỷ USD mỗi năm cho chi phí về quân sự.

Mỹ vẫn dẫn đầu về chi phí quốc phòng với 711 tỷ USD, tương đương với 41% chi phí về quốc phòng của thế giới.

Thông báo cắt giảm 45 tỷ USD chi phí quốc phòng hàng năm trong thập kỷ tới vẫn còn đang trong quá trình thực hiện.

Mỹ đang thực hiện cắt giảm lực lượng bộ binh và thu hẹp trợ cấp (bao gồm cả hỗ trợ y tế) đối với các cựu chiến binh.

Mục tiêu của Lầu Năm Góc là xây dựng lực lượng quân sự gọn nhẹ, linh hoạt và sẵn sàng triển khai một cách nhanh chóng.

Việc cắt giảm lực lượng bộ binh nằm trong chiến lược mới, đã được thử nghiệm tại cuộc chiến Libya: sử dụng ưu thế vượt trội về không quân và hải quân của Mỹ và các chi phí lớn khác do liên quân đảm nhiệm.

Tuy nhiên, chi phí cho các cuộc chiến không hề giảm đi chút nào, như ngân sách cần thiết phục vụ cho cuộc chiến tại Libya đã được quốc hội Mỹ thông qua cũng được bổ sung vào ngân sách của Lầu Năm Góc.

Ngoài ra, còn có các khoản chi cho ngân sách quân sự khác, trong số đó có khoảng 125 tỷ USD hàng năm chi cho nghỉ dưỡng của quân nhân và 50 tỷ USD dành cho Bộ phận Anh ninh, theo đó, chi phí quốc phòng của Hoa Kỳ phải chiếm tới 50% chi phí quốc phòng của thế giới.

Theo ước tính của Sipri, Trung Quốc vẫn đứng thứ 2 thế giới về chi phí quốc phòng trong năm 2011, với 143 tỷ USD, tương đương với 8% chi phí quốc phòng thế giới.

Tuy nhiên, với mức tăng ngân sách quốc phòng hiện nay là 170% trong giai đoạn 2002-2011, là mức tăng cao hơn cả mức tăng ngân sách quốc phòng của Mỹ, tức 59% cho cùng giai đoạn này. Sự gia tăng này cơ bản là do Mỹ đang thực hiện chính sách chuyển trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Nga cũng là quốc gia có mức tăng chi phí quốc phòng cao với ngân sách quốc phòng năm 2001 lên tới 72 tỷ USD, theo đó, Nga từ vị trí thứ 5 leo lên vị trí thứ 3 về mức chi phí quốc phòng cao trên thế giới.

Tiếp theo sau Nga là Anh, Pháp, Nhật Bản, Arập Xêút, Ấn Độ, Đức, Brazil và Italy.

Về phân bố khu vực, khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản chiếm tới 70% chi phí quân sự của thế giới. Bộ ba này hiện cũng là trung tâm kinh tế của thế giới và đồng thời cũng đầu tư nguồn lực lớn nhất vào lĩnh vực quân sự.

Theo nhận định của các chuyên gia, chi phí quân sự thế giới sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Theo ước tính của Sipri, chi phí quân sự thế giới đã tăng 250 USD trên đầu người trong số 7 tỷ dân trên trái đất

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

>> Trung Quốc đang bị kẹp chặt từ hai cánh


“Mỹ-Philippines, Mỹ-Ấn đồng thời tổ chức tập trận ở biển Đông và Ấn Độ Dương đã tạo thế tấn công gọng kìm đối với Hải quân Trung Quốc”.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ và Philippines tập trận chung trên biển Đông.

Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Hải quân Mỹ và Philippines trong tuần này “vai kề vai” tổ chức tập trận chung ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV), kéo dài đến ngày 27/4.

Giới tình báo quân sự phương Tây cho rằng, Hải quân Mỹ và Philippines triển khai diễn tập ở biển Đông lần này là để tăng cường quan hệ hợp tác quân sự song phương, hiệp đồng trang bị, đồng thời Mỹ cũng muốn đưa ra một lời cảnh báo cứng rắn với các nước ở biển Đông như Trung Quốc; còn Philippines cũng muốn thể hiện với Trung Quốc về vai trò hợp tác với Mỹ, thể hiện sức mạnh quân sự của Mỹ, Philippines trong thời điểm tình hình biển Đông căng thẳng.

Tổng thống Philippines còn công khai nói rằng, cuộc diễn tập lần này là nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu thực tế trên biển cho Hải quân Philippines và Mỹ, cùng đối mặt với các thách thức từ Trung Quốc, đồng thời thông qua diễn tập cũng giúp cho Quân đội Mỹ và Philippines tăng cường hiệp đồng sẵn sàng chiến đấu.

Cách đây một tuần, 8 tàu cá của Trung Quốc đánh bắt cá ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) đã bị tàu chiến cỡ lớn mới nhất của Philippines bao vây một cách công khai, các binh sĩ Philippines còn có ý định bắt giữ ngư dân Trung Quốc mà họ cáo buộc vi phạm.

Khi đó, Trung Quốc đã lập tức điều 3 tàu hải giám có vũ trang tới, tàu thuyền của Trung Quốc và tàu chiến của Philippines đã xảy ra cuộc đối đầu trên biển dài ngày.

http://nghiadx.blogspot.com
Lính thủy đánh bộ Mỹ-Philippinese tập trận đổ bộ tháng 10/2011.


Trong khi đó, chính quyền Philippines đặc biệt nhấn mạnh, cuộc diễn tập Mỹ-Philippines lần này ở biển Đông đã được lên kế hoạch từ sớm, là diễn tập thường lệ, không phải cố ý khiêu khích Trung Quốc, không có liên quan đến sự cố đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines.

Trung Quốc đã đưa các tàu cá về cảng biển ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, nhưng vẫn giữ lại một tàu hải giám để tiếp tục tuần tra ở vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough.

Trong bối cảnh này, Mỹ và Philippines đã tổ chức cuộc diễn tập lớn trên biển nhạy cảm, với sự tham gia của 4.500 binh sĩ Mỹ và 2.300 binh sĩ Philippines.

Địa điểm chủ yếu ở vùng biển đảo Luzon phía bắc Philippines và ở vùng biển xung yếu chiến lược kiểm soát tuyến đường trên biển Đông.

Theo các nguồn tin mới nhất, khoa mục diễn tập trên biển Đông của Hải quân Mỹ và Philippines bao gồm diễn tập sơ tán khẩn cấp nhân viên trên biển, diễn tập bắn đạn thật, diễn tập chiến đấu mô phỏng, diễn tập máy bay chiến đấu, diễn tập tàu chiến, diễn tập đột kích đổ bộ tàu nhỏ và diễn tập đột kích đổ bộ lưỡng thê ở đảo Palawan…

Chuyên gia quân sự Australia cho rằng, Mỹ và Philippines lựa chọn biển Đông để diễn tập đã phát đi tín hiệu cảnh báo nhạy cảm đối với Trung Quốc. Mỹ muốn đóng vai trò thực sự ở biển Đông, lần này Mỹ diễn tập ở biển Đông chính là muốn phát đi một tín hiệu với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải giúp các nước có liên quan đối phó với Trung Quốc, đồng thời Mỹ cũng quan tâm đến các hoạt động quân sự của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông.

Mỹ muốn cùng các đồng minh trong khu vực tăng cường hiện diện quân sự ở biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội liên hợp Mỹ-Ấn tập trận chung ở Ấn Độ Dương tháng 4/2012.

Mặt khác, tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản mới tiết lộ, trong cuộc diễn tập Malabar lần thứ 16 giữa Hải quân Mỹ và Ấn Độ đang được tiến hành, Mỹ đã cử cụm chiến đấu tàu sân bay của Hạm đội 7, có tàu sân bay USS Carl Vinson, liên đội máy bay chiến đấu 17, tàu tuần dương, tàu khu trục tên lửa; còn Ấn Độ đã cử 2 tàu khu trục tên lửa, tàu hộ tống tên lửa, tàu tiếp tế viễn dương.

Cuộc diễn tập này diễn ra liên tục ở vịnh Bengal trong thời gian 10 ngày, đồng thời khoa mục diễn tập gồm tác chiến chống tàu ngầm và phòng không trên biển, tác chiến trên tàu chiến, hành động chống cướp biển, tác chiến chống tàu ngầm đặc biệt là tàu ngầm Trung Quốc. Hải quân Ấn Độ và Mỹ đã triển khai diễn tập lớn trên biển, tính chất chiến đấu thực tế rất mạnh.

Quan chức Mỹ công khai cho rằng, hiện nay ở biển Đông có cuộc diễn tập của Mỹ-Philippinese, còn ở Ấn Độ Dương có cuộc diễn tập của Mỹ-Ấn, đã tạo thành thế tấn công gọng kìm. Mỹ không thể coi thường Hải quân Trung Quốc, đồng thời cũng đang tăng cường đề phòng Hải quân Trung Quốc từ hai cánh.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ-Ấn tập trận chung ở Ấn Độ Dương.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

>> Trung Quốc, Mỹ sẽ phát sinh xung đột nghiêm trọng?


Các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ngày càng xem mối quan hệ Trung-Mỹ như “một trò chơi có tổng bằng không”.



Ông Kenneth Lieberthal, Giám đốc phụ trách nghiên cứu Trung Quốc của Trung tâm John L. Thornton tại Brookings, cựu thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Bill Clinton cho biết, khi thảo luận về mối quan hệ với Mỹ một cách trực tiếp hay gián tiếp, thì các quan chức Trung Quốc về cơ bản đều thông qua một “tư duy số không”.



http://nghiadx.blogspot.com
Khó có giải pháp trong quan hệ Trung-Mỹ?


Một chuyên gia phân tích những ảnh hưởng của Trung Quốc cho biết, các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ngày càng xem mối quan hệ Trung-Mỹ như “một trò chơi có tổng bằng không”.

Tức là, nếu kinh tế và chính trị Mỹ tiếp tục trượt dốc thì Trung Quốc lại càng ở thế thượng phong trong một thời gian dài.

Mới đây, Viện Brookings tại Washington và Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Đại học Bắc Kinh đưa ra một báo cáo mang tên “Đối phó với sự nghi ngờ chiến lược lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Theo báo cáo này, nhà phân tích chiến lược, chuyên gia cố vấn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Tập Ân cho rằng, Trung Quốc coi Mỹ là một quốc gia đang trong quá trình suy giảm trầm trọng.

Nhưng đồng thời nhấn mạnh, Washington đã cố gắng để trở lại, thậm chí đang cố làm suy yếu sự trỗi dậy về quân sự và kinh tế Trung Quốc, với mục đích cuối cùng là ngăn cẳn Trung Quốc đã trở thành quốc gia mạnh nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, cả hai chuyên gia Kenneth Lieberthal và Vương Tập Ân đều nhận định rằng, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng này sinh những mối nghi ngời lẫn nhau.

Nếu không có những bước tiến tích cực trong thời gian tới, quan hệ hai nước có thể sẽ biến thành một cuộc đối đầu quân sự trong tương lai.

Ông Vương đã đưa ra một giải pháp trong mối quan hệ này tới các nhà lãnh đạo Trung Quốc là, Mỹ không còn là một cường quốc đáng sợ và đáng tin cậy như trước nữa.

Ngược lại, với việc phát triển mạnh trong lĩnh vực quân sự và kinh tế,Trung Quốc ngày càng tự tin hơn trong vai trò là một nước lớn.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung, Mỹ sẽ phát sinh xung đột?


Đặc biệt là kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh ở Iraq, khoảng cách giữa hai nước đã bị thu hẹp đáng kể.Năm 2003, GDP của Mỹ gấp 8 lần Trung Quốc, nhưng đến nay chỉ còn có 3 lần.

Ông Vương nhấn mạnh, thời kỳ của Trung Quốc đã đến, giờ đây, Mỹ đã thuộc về “một mặt trái của lịch sử”.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ngày càng tin rằng về lâu dài, Trung Quốc sẽ giành chiến thắng trong cuộc chạy đua với Mỹ. Ở một mức độ nhất định, chuyên gia Lieberthal của Mỹ cũng xác nhận điều này.

Cách đây không lâu, tại một hộ thảo đươc tổ chức tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, ông Lieberthal cho biết, hai bên ngày càng nhìn nhận theo một khung hướng đó là, quan hệ hai nước có thể trở thành một cuộc đối đầu quân sự sau 15 năm nữa.

Điều này có nghĩa rằng hai nước sẽ tăng đáng kể chi tiêu quân sự để tiến hành ngăn chặn lẫn nhau.

“Trường hợp xấu nhất là hai bên có thể gây ra xung đột vũ trang thực sự, song cuộc đối đầu đó sẽ không mang lại nhiều kết quả.

Đây chỉ là hệ quả của việc hai bên không tiếp tục kiềm chế và muốn loại bỏ lẫn nhau”. Ông Lieberthal nhấn mạnh.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang