Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Triều Tiên

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

>> Tên lửa mới của Triều Tiên là "hàng mã"

Triều Tiên có thể đã sử dụng các tên lửa giả trong lễ duyệt binh nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành (15/4). Thông tin vừa được đăng tải trên trang web chính thức của Liên hợp quốc.

>> Bí mật tên lửa tầm xa của Triều Tiên


http://nghiadx.blogspot.com
Chuyên gia LHQ cho rằng mẫu tên lửa KN-80 này là giả


Theo hãng tin AFP, báo cáo này đã được LHQ hoàn tất cách đây hơn một tháng, song đã bị phía Trung Quốc ngăn cản không cho công bố. Các chuyên gia của công ty Schmucker Technologie (Đức) là những người đưa ra kết luận này.

Trong lễ duyệt binh hôm 15/4, Triều Tiên đã trưng ít nhất 6 loại tên lửa mới lớp KN-08. Các tên lửa này lớn hơn rất nhiều so với các loại tên lửa từng được biết đến của Triều Tiên là KN-02, Hwasongs, Nodong và Musudan.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa KN-08 của Triều Tiên và phương tiện chuyên chở 8 bánh "lạ mắt" trong lễ duyệt binh hôm 15/8

Tuy nhiên, các chuyên gia của LHQ đã bày tỏ hoài nghi về khả năng hoạt động của tên lửa KN-08 và Musudan. Hai loại tên lửa này chưa hề được Triều Tiên bắn thử nghiệm. Với lý do này, LHQ cho rằng mẫu tên lửa tham gia duyệt binh là giả.

Kết luận trên cho thấy hiện chưa có bằng chứng về việc Triều Tiên sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Báo cáo của LHQ còn đề cập tới các xe tám bánh chở tên lửa. Theo báo cáo, Triều Tiên "trước đây chưa hề cho thấy khả năng sản xuất loại phương tiện này. Trong khi đó, báo Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin chính Trung Quốc đã cung cấp loại xe này cho Triều Tiên, song Bắc Kinh phủ nhận thông tin này.

Ngoài ra, tại lễ duyệt binh hôm 15/4, người ta còn thấy 2 chiếc xe Limusin Mercedes Benz được cho là thuộc mẫu mới nhất S600. LHQ cho rằng hai chiếc xe này đã được nhập lậu vào Triều Tiên bởi cho đến nay đây vẫn là mặt hàng xa xỉ mà Bình Nhưỡng bị cấm nhập.

Sau đó, trong ngày 16/4, nhiều thông tin độc lập còn cho biết thêm trên đường phố Bình Nhưỡng xuất hiện hàng chục chiếc Mercedes Benz E350. Ngoài ra còn xuất hiện nhiều thông tin về các loại thuốc lá và rượu được Triều Tiên nhập lậu.

LHQ hiện duy trì lệnh cấm Bình Nhưỡng nhập hàng các mặt hàng xa xỉ vì các vụ thử hạt nhân hồi năm 2006 và 2009. Các biện pháp cấm vận khác của LHQ cũng đang gây khó khăn cho việc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

>> Thông tin mới nhất về quân đội Triều Tiên

Quân đội Triều Tiên là một lực lượng quân sự đáng chú ý, đứng thứ 4 thế giới về quân số với 1,2 triệu người trên tổng số 23,5 triệu dân.



http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng vũ trang Triều Tiên có vai trò lịch sử quan trọng


Nhiều người biết chắc rằng ông có thể không tới Chicago tham dự hội nghị của NATO, nhưng việc ông từ chối xuất hiện tại Trại David lại là một bất ngờ.

Việc 'không xuất hiện' này có một phần mang tính tượng trưng, nhưng cũng không quá quan trọng. Cho dù nguyên nhân là gì thì thực tế là, ông Putin cũng chẳng có nhiều nội dung để tranh luận trong các cuộc hội nghị này.

Nhưng hẳn nhiên, ai cũng có thể đoán ra nguyên nhân một phần trong đó có thể là vấn đề lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO ở châu Âu vẫn đang phủ bóng lên quan hệ giữa Mỹ và phương Tây.

Các cuộc thảo luận diễn ra từ cuối năm 2010 và nửa đầu 2011 về chủ đề này tỏ ra khá hữu ích, nhưng lại mang lại một kết quả tiêu cực - không đưa ra có bất kỳ khả năng phòng thủ tên lửa chung nào. Kể từ sau đó, các cuộc thảo luận đã bị ngưng lại, và lúc này thì không có bất kỳ cuộc đàm phán nào mang lại kết quả khả quan.

Trong một sự cố quên tắt micro, Tổng thống Barack Obama đã hứa hẹn với Thủ tướng Dmitry Medvedev (khi đó còn làm Tổng thống Nga) rằng ông sẽ 'linh hoạt hơn' sau cuộc bầu cử tới đây. Nhưng dù ông Obama có tái đắc cử đi chăng nữa, thì việc 'linh hoạt' này chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế - bởi hệ thống phòng thủ tên lửa này vẫn được phần lớn giới chính trị của Mỹ coi đó là một biểu tượng cho cả sức mạnh về quân sự và an ninh của Mỹ.

Hầu hết các nghị sĩ ở Thượng và Hạ viện của Mỹ đều hiểu rõ vấn đề phức tạp trong tương tác giữa các yếu tố bảo phòng thủ và tấn công của hệ thống chiến lược và ảnh hưởng của nó lên sự ổn định mang tính chiến lược.(Họ chỉ không hiểu tại sao người Nga lại có thể phàn nàn bất kỳ điều gì về một hệ thống tên lửa chỉ đơn thuần mang tính 'phòng thủ').

Đối với Putin, ông có thể mềm mỏng hơn trong một số khía cạnh, nhưng riêng với vấn đề lá chắn tên lửa này thì không ai mong chờ ông sẽ có nhượng bộ. Hy vọng 'tái thiết' quan hệ Nga - Mỹ theo sáng kiến của ông Obama hồi năm 2009 vừa mới được nhen nhóm trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Medevdev.

Nay, Tổng thư ký NATO tuyên bố giai đoạn đầu của hệ thống đã được lắp đặt và đưa vào hoạt động. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quá trình 'tái thiết' này sẽ bị đẩy về không xa vạch xuất phát ban đầu, bởi giữa hai 'cựu thù' chẳng có nhiều nền tảng vững chắc để xây dựng niềm tin trên đó.

Hồi tháng 11 năm ngoái, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu đối thủ cũ thời Chiến tranh Lạnh, NATO đưa ra lời mời hợp tác với Nga về hệ thống này tại Lisbon, nhưng cả hai phía đã phải rất chật vật để tìm ra một cơ sở chung.

'Đây không phải là một dự án nhằm chống lại Nga, đó là một dự án mà chúng tôi muốn cùng Nga thúc đẩy mối quan tâm về an ninh tại châu Âu" - Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói. "Và do đó, cánh cửa với Nga vẫn luôn mở".

Tuy nhiên, cánh cửa đó có mở đủ rộng để Nga bước vào hay không lại là việc khác. Moscow đã kêu gọi cùng kiểm soát hệ thống này với NATO và kêu gọi NATO ký một cam kết mang tính ràng buộc pháp lý rằng hệ thống không nhằm vào Nga.

Nhưng NATO kiên quyết không đồng ý, và khẳng định rằng hệ thống này chỉ nhằm đánh chặn các loại tên lửa của những nước như Iran. Còn Nga lại tin rằng các tên lửa của Iran khó có thể uy hiếp được Mỹ hoặc các mục tiêu của Mỹ ở châu Âu.

Sẽ chẳng còn bất kỳ cơ hội nào cho việc 'tái thiết' nếu như nhìn vào thực tế: Mỹ không bao giờ từ bỏ chương trình phòng thủ tên lửa này, lại càng không bao giờ làm việc đó vì mong muốn của Nga.

Nhưng khi nhìn vào túi tiền và thực trạng kinh tế ảm đạm của cả Mỹ và NATO, Nga có khi cũng chẳng cần phải quá sốt ruột về hệ thống tên lửa phòng thủ có nguy cơ đặt sát nách của mình. Nếu không có tiền, thì hệ thống này sẽ chẳng có động lực để vận hành.

Hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Chicago bàn thảo một nội dung vô cùng quan trọng đối với lá chắn tên lửa: ai sẽ phải trả tiền cho toàn bộ kế hoạch?

Sáng kiến "quốc phòng thông minh" là một trong nội dung thảo luận lần này của NATO, nhằm cắt giảm một khoản tiền đáng kể bằng việc nâng cấp độ hợp tác về việc lên kế hoạch ngân sách.

Nếu đi vào chi tiết các bất đồng bên trong NATO, thì có thể tính đến một giả thiết tương đối khả thi. Washington mong châu Âu đóng góp nhiều hơn về mặt tài chính để tạo ra hệ thống phòng thủ tại châu lục này.

Nhưng nếu châu Âu cảm thấy rằng họ chưa cần tới một hệ thống đắt đỏ như vậy, thì người được lợi nhất hẳn sẽ là Nga. Bởi Moscow sẽ chẳng cần phải giương rađa hay đe dọa dùng bất kỳ loại tên lửa tối tân nào để đáp trả, thì tự thân một chiếc túi rỗng cũng là 'sát thủ' đáng gờm nhất cho cả hệ thống tên lửa phòng thủ tối tân nhất thế giới này rồi.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

>> Unha-3 nổ tung vì lãnh đạo Triều Tiên duy ý chí?


Hôm 13/4, sau khi rời bệ phóng 1-2 phút, tên lửa đẩy Unha-3 của Triều Tiên đã nổ tung thành 20 mảnh rơi trên biển.



Cùng ngày, chính quyền Triều Tiên đã lên tiếng xác nhận cuộc phóng thất bại và cho biết các chuyên gia đang tìm hiểu nguyên nhân sai sót. Nhiều khả năng, những nguyên nhân này sẽ không bao giờ được tiết lộ. Do đó, đây sẽ là đề tài hấp dẫn cho những chuyên gia.

Ngay lập tức, một số chuyên gia Hàn Quốc đã đưa ra lập luận của mình tìm hiểu vì sao Unha-3 nổ tung.

Tách tầng không thành công?

Tầng nhiên liệu đầu tiên của Unha-3 đã xé toang thành 20 mảnh rơi trên vùng biển phía Tây Taean, cách xa điểm dự định tách tầng (gần phía Tây bán đảo Byeonsan (Hàn Quốc).

Thông thường, 56% vụ phóng lỗi gặp vấn đề ở tầng phóng thứ nhất. Các vụ nổ thường phát sinh từ việc rò rỉ nhiên liệu động cơ đẩy hoặc máy bơm tuabin gặp trục trặc hơn là việc tách tầng không thành công.

Giáo sư Yoon Woong-sup, ĐH Yonsei, cho biết: “Nếu vấn đề xảy ra trong quá trình tách tầng thì khả năng thấp là tầng động cơ đẩy thứ nhất khó nổ tung bởi lượng nhiêu liệu đã được đốt cháy hết.” Theo ông này,

Nhưng ông Cho Kwang Rae – lãnh đạo dự án phóng vệ tinh thuộc Viện Nghiên cứu Hàng không Bũ trụ Hàn Quốc khẳng định có vấn đề trong việc tách tầng. “Không thể loại trừ lỗi xảy ra trong quá trình tách tầng động cơ thứ nhất,” ông nói.

Một số chuyên gia khác cho rằng, trong vụ phóng Unha-2 năm 2009, tên lửa đã vào quỹ đạo vì thiếu lực đẩy cần thiết. Có thể, trong cuộc phóng 2012, Triều Tiên rút kinh nghiệm cố gắng sửa chữa sai lầm bằng việc tăng thêm nhiên liệu nhưng lại gây ra vấn đề khác.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô phỏng tên lửa Unha-3 tách tầng động cơ thứ nhất thành công, tầng thứ hai kích hoạt.


Nằm càng gần xích đạo thì càng dễ trong việc đưa các trọng tải lên quỹ đạo bởi lực đẩy cộng hưởng thêm vận tốc quay trái đất. Thế nhưng, Triều Tiên nằm ở tọa độ 39,4 vĩ độ bắc, bệ phóng Tongchang-ri nằm ở xa xích đạo, cách khoảng 4.300km (so với khoảng 3.100km đối với sân bay vũ trụ NASA tại Florida - Mỹ), điều đó khiến vệ tinh khó khăn trong việc vươn tới độ nghiêng quỹ đạo so với các quốc gia khác.

Ngoài ra, tầm phóng của tên lửa Triều Tiên “hạn hẹp” do phải tránh đường bay có thể bay qua lãnh hải các quốc gia khác, hoặc có thể gây ra nguy hiểm cho người dân các nước đó nếu tên lửa nổ.

Một cách giải thích khác nhưng thiếu thuyết phục, có thể do tên lửa đi không đúng đường bay nên bộ phận tự hủy được kích hoạt.

Thất bại vì duy ý chí?

Một số lý giải khác cho thất bại này cho rằng Triều Tiên đã quá vội vàng thực hiện cuộc phóng để kịp cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kim Il Sung.

Không rõ tại sao những người lãnh đạo cuộc phóng lại quyết định phóng vệ tinh khi màn sương sớm vẫn bao quanh bệ phóng vào sáng ngày 13/4, sớm hơn một ngày so với dự đoán các chuyên gia.

“Triều Tiên đã không có sự chuẩn bị đầy đủ ở bệ phóng Tongchang-ri (Trung tâm Sonhae), chúng tôi có cảm giác họ đã quá vội vàng. Họ có thể đã cẩu thả trong khâu kiểm tra cuối cùng, bởi thời gian không còn nhiều trước ngày sinh nhật Kim Il Sung”, quan chức chính phủ Hàn Quốc nói.


http://nghiadx.blogspot.com
Phải chăng Triều Tiên đã vội vàng, cẩu thả trong những bước kiểm tra cuối cùng?


Bước tiến hay bước lùi?

Dù lý do là gì, tên lửa tách tầng không thành công hay đã có rò rỉ động cơ…, lần phóng này đã thất bại. Và cũng như cuộc phóng vệ tinh năm 2006, 2009 mọi nguyên nhân đều được giấu kín.

Tuy vậy, lần phóng 2012 đã có một sự khác biệt nhất định, bởi đây là lần đầu tiên Triều Tiên công khai thừa nhận thất bại. Hai lần phóng trước, Triều Tiên đều tuyên bố thành công dù cả thế giới nhìn nhận kết quả trái ngược.

Tháng 4/2009, tên lửa đẩy Unha-2 đã không thể đưa vệ tinh Kwangmyongsong-2 lên quỹ đạo, nhưng tầng động cơ thứ hai và thứ ba đã tách thành công. Với Unha-3 thì ngược lại, lỗi đã xảy ra ở ngay tầng thứ nhất và nổ tung trên không.

Người ta có thể dễ dàng cho rằng đây là bước lùi lớn của Triều Tiên. Thế nhưng, một số chuyên gia Quân đội Hàn Quốc tỏ ra cảnh giác. “Rất nhiều quốc gia có nền công nghệ tiên tiến, tên lửa đã nổ tung ngay trên bệ phóng. Vì vậy, điều đó không có nghĩa công nghệ Triều Tiên bước lùi,” ông này cho biết.

“Sự thật thì công nghệ tên lửa tầm xa của Triều Tiên tụt hậu khá xa so với các nước phương Tây, nhưng dẫu sao họ đã có những bước tiến đáng kể từ năm 1988,” một chuyên gia tên lửa Hàn Quốc nói.

Tên lửa đẩy Unha-3 có chiều cao 32,01m, đường kính thân 2,41m, tổng trọng lượng 85 tấn, trọng tải 100kg.

Tên lửa kết cấu với 3 tầng động cơ: tầng thứ nhất có thời gian đốt nhiên liên 120 giây, tầng thứ 2 110 giây và tầng cuối cùng 40 giây.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

>> Tên lửa Unha-3 của Triều Tiên


Các phóng viên truyền thông quốc tế lần đầu tiên được Triều Tiên cho phép tham quan trung tâm phóng vệ tinh Sonhae.



Hôm 8/4, Triều Tiên đã đưa tên lửa đẩy Unha-3 lên bệ phóng tại trung tâm phóng vệ tinh Sonhae. Khoảng 70 phóng viên tới từ nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đã được phía Triều Tiên đưa tới thăm quan trung tâm Sonhae. 

Trong 5h tại trung tâm, các phóng viên đã được quan sát bệ phóng Uhna-3, khu vực điều khiển vệ tinh, trung tâm điều hành và một vài cơ sở khác.

Ông Jang Myung Jin - lãnh đạo trung tâm Sonhae cho biết, tên lửa đẩy 3 tầng Unha-3 sẽ mang vệ tinh Kwangmyongsong-3 lên quỹ đạo, nhưng hiện tại phần nhiên liệu vẫn chưa được nạp.

“Unha-3 là tên lửa đẩy chứ không phải là tên lửa đạn đạo", ông này khẳng định. Ông cũng nói thêm rằng cuộc phóng là một chương trình hòa bình nhằm xây dựng nền kinh tế Triều Tiên và nâng cao mức sống của người dân.

“Tên lửa được trang bị một hệ thống tự hủy và do đó nó không ảnh hưởng tới các nước khác trong khu vực,” ông nói.

Jang Myung Jin nhấn mạnh rằng mỗi quốc gia có các quyền tự do khám phá vũ trụ một cách hòa binh, vì thế Triều Tiên sẽ tiếp tục hành trình khám phá không gian bất chấp khó khăn về kinh tế.

Trước đó, trong tháng 3,Triều Tiên đã công bố kế hoạch phóng vệ tinh vào thời gian từ 12-16/4 đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Kim Il Sung. Kế hoạch này đã bị Mỹ và đồng minh cáo buộc là nhằm che đậy cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo.

Mới đây, tình báo Hàn Quốc còn đưa ra “bằng chứng” cho rằng ngay sau khi diễn ra cuộc phóng tên lửa này, Triều Tiên sẽ tiến hành thử hạt nhân lần thứ 3.

Dưới đây là một vài hình ảnh Unha-3 tại trung tâm Sonhae:


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đẩy Unha-3 trên bệ phóng tại trung tâm Sonhae.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đẩy Unha-3 có chiều cao 32,1m, đường kính thân 2,41m, nặng 85 tấn.

http://nghiadx.blogspot.com
Tầng trên cùng là nơi đặt vệ tinh, Uhna-3 có thể mang khối lượng hàng hóa 100kg.

http://nghiadx.blogspot.com
Các nhân viên kỹ thuật làm việc trên bệ phóng.

http://nghiadx.blogspot.com
Vệ tinh Kwangmyongsong-3 nặng 100kg, thời gian hoạt động 2 năm.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhân viên ở Sonhae giới thiệu với các nhà báo nước ngoài vệ tinh Kwangmyongsong.

http://nghiadx.blogspot.com
Đây có thể là bên trong trung tâm điều hành phóng vệ tinh.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Phóng viên nước ngoài nghe lãnh đạo trung tâm Sonhae giới thiệu.

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

>> 'Để tồn tại cần có vũ khí hạt nhân'



Triều Tiên tuyên bố đã bắt đầu giai đoạn cuối cùng chế tạo lò phản ứng nguyên tử nước nhẹ, cũng như công bố kết quả trong làm giàu uranium.

Đại diện Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh, toàn bộ chương trình hạt nhân hoàn toàn chỉ nhằm mục đích hoà bình. Bình Nhưỡng cũng sẵn sàng thảo luận “vấn đề hạt nhân” tại các cuộc hội đàm sáu bên, chúng có thể được nối lại mà không cần những điều kiện bổ sung.

Cộng tác viên khoa học hàng đầu của Trung tâm Triều Tiên - Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, ông Konstantin Asmolov giải thích: “Triều Tiên thật sự hết sức cần năng lượng điện, vì họ không thể xây dựng các nhà máy thuỷ điện trên các con sông nhỏ ở vùng núi có dòng chảy luôn thay đổi. Họ không có trữ lượng than đá, mà xây dựng các nhà máy năng lượng sạch thì quá đắt đỏ. Trong những điều kiện như vậy thì năng lượng hạt nhân có thể là lối thoát”.

Nhưng giáo sư trường Đại học Nhân văn Quốc gia (RSUH), ông Valery Denisov cho rằng những tuyên bố về các thành tựu trong lĩnh vực hạt nhân còn nhằm các mục đích chính trị. “Triều Tiên muốn các nước đối xử với họ bình đẳng, có tính đến lợi ích của họ. Chỉ với những điều kiện như vậy thì nước này mới sẵn sàng thương lượng," ông nói.




http://nghiadx.blogspot.com
Hình chụp vệ tinh lò phản ứng Yongbyon của Triều Tiên.


Tuy nhiên, tất cả đều quan tâm đến vấn đề: Vậy Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân nào? Mọi tuyên bố về tính chất hoà bình của các nghiên cứu ngay lập tức vấp phải việc thiếu bằng chứng, bởi vì Triều Tiên không hợp tác với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Đồng thời các nhân vật chính thức luôn đòi hỏi việc thừa nhận quyền nghiên cứu nguyên tử vì mục đích hoà bình là điều kiện tất yếu để bắt đầu thảo luận quốc tế về vấn đề hạt nhân. Nhưng các nước phản đối không chịu đưa ra sự công nhận đó khi chưa chứng minh được là đất nước đóng cửa nhất thế giới này sẵn sàng đặt vũ khí hạt nhân của mình dưới sự kiểm soát.

Ông Valery Denisov cho rằng, Triều Tiên phải mở cửa đối với IAEA và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Còn ông Asmolov nói: “Kinh nghiệm Libya cho thấy là từ chối chương trình hạt nhân là bất lợi. Năm 2003, cựu Tổng thống Gaddafi đã ngừng các công việc trong lĩnh vực này và bắt đầu đối thoại với các đối thủ cũ, nhưng cuối cùng ông ta đã bị tiêu diệt. Và Bình Nhưỡng ghi nhận điều đó để tính toán”.

“Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên không từ chối thực hiện các yêu cầu của cộng đồng thế giới, nhưng họ muốn nhận được những lợi ích nào đó," ông Denisov nói.

Những tuyên bố của Bình Nhưỡng về các kết quả sắp đạt được trong lĩnh vực nguyên tử vì mục đích hoà bình xuất hiện trong bối cảnh bê bối xung quanh Iran đang nóng lên.

Trước đó không lâu báo chí Hàn Quốc đã đưa các thông tin về việc tại các cơ sở hạt nhân của Iran, kể cả ở Natanz và Kum có hàng trăm chuyên gia Triều Tiên làm việc. Nghĩa là hai nước đang chịu sự trừng phạt của quốc tế cố gắng hỗ trợ lẫn nhau.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo là hai thứ "đảm bảo" hòa bình cho Triều Tiên.

Chính sách của Iran và Triều Tiên có nhiều điểm giống nhau. Cả hai nước đề nói bóng nói gió đến việc họ có vũ khí huỷ diệt hàng loạt nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.

Ông Konstantin Asmolov cho rằng: “Triều Tiên, trong bối cảnh không có nền công nghiệp quốc phòng riêng của mình, buộc phải “phùng mang trợn mắt” và nói về chương trình hạt nhân của mình”. Nhưng, theo chuyên gia này, toàn bộ chương trình của Triều Tiên là 3 lần khởi động thất bại trong 11 năm. Đồng thời, Triều Tiên không bao giờ nói về vũ khí hạt nhân, mà chỉ nói về kiềm chế hạt nhân.

Nếu nổ ra chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên, thì Hàn Quốc sẽ đưa ra đội quân UAV và các kỹ thuật tự động khác. Các lính gác tự động hoá (robot), đã được đưa ra lắp đặt dọc đường biên giới của Hàn Quốc.

Ông Asmolov giải thích: “Điều này có nghĩa là sự đối đầu của tiềm năng con người chống lại tiềm nămg kỹ thuật. Nhưng muốn có người lính phải cần 15 năm nuôi dưỡng, còn máy móc thì có thể lắp trên dây chuyền trong mấy giờ đồng hồ. Vì vậy, Bình Nhưỡng muốn sử dụng vũ khí hạt nhân như là một phương tiện chế áp điện từ các máy móc tự động”.

Bộ Ngoại giao Nga đã có đáp trả tuyên bố của Triều Tiên, kêu gọi thực hiện việc kiểm soát toàn bộ chương trình hạt nhân và mời các chuyên gia của IAEA đến thanh sát cơ sở làm giàu uranium ở Neneben.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

>> Hàn Quốc chưa có khả năng chống lại bom xung điện từ của BTT



Theo các quan chức Hàn Quốc, hiện nước này chưa có công nghệ có thể đối phó với 1 cuộc tấn công bằng bom xung điện từ tiềm năng của Bắc Triều Tiên.


Theo một báo cáo vào đầu tuần qua, tất cả các cơ sở quốc phòng chính của Hàn Quốc, bao gồm cả Bộ Quốc phòng đều không có khả năng chống đỡ một cuộc tấn công điện tử tiềm năng của Bắc Triều Tiên.

Theo Cơ quan phát triển Quốc phòng (ADD) và Cục quản lý chương trình thu mua Quốc phòng (DAPA) Hàn Quốc, hiện nước này không có một công nghệ nào có thể đối phó được với bom xung điện từ (EMP) của Bắc Triều Tiên. Đây là nội dung mà hai cơ quan này trình bày trước quốc hội trong phiên điều trần hàng năm.


http://nghiadx.blogspot.com
Bắc Triều Tiên được cho là đã phát triển loại bom siêu điện từ này từ những năm 90 của thế kỷ trước dưới sự trợ giúp của các chuyên gia Nga

Bom xung điện từ EMP được cho là có khả năng làm vô hiệu hóa hoặc tổn hại nghiêm trọng đến các hệ thống phòng thủ công nghệ cao như ra-đa và mạng lưới truyền thông.

Gần đây Hàn Quốc đang tiến hành xây dựng mới Bộ Quốc phòng và Văn phòng Bộ chỉ huy tham mưu liên quân và cũng được xem xét lắp đặt các hệ thống nhằm chống lại bom EMP nhưng các báo cáo gần đây cho biết, các cơ quan trọng yếu này chỉ chống được hệ thống gây nhiễu điện tử EMI đơn giản.

Cả ADD và DAPA đều cho biết họ sẽ cố gắng phát triển công nghệ phòng thủ tiên tiến nhằm chống lại các cuộc tấn công bằng bom EMP trong vòng 4 năm tới.

Đầu tháng này, trong một báo cáo riêng tới Quốc hội, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Bắc Triều Tiên có thể đã sớm phát triển bom EMP. “Việc tiến hành này của miền Bắc có thể song song với các nước khác”, báo cáo cho biết.

Bắc Triều Tiên được cho là đã tiến hành phát triển loại bom xung điện từ này từ những năm 90 của thế kỷ trước dưới sự trợ giúp của các chuyên gia Nga. Một quả bom EMP tuy chỉ tạo ra xung điện ngắn nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, có khả năng phát nổ ở độ cao cách mặt đất 40 km và ảnh hưởng đến mọi thiết bị trong vòng bán kính 700 km, bao gồm cả dây điện và các thiết bị liên quan đến điện khác.

Khi phát nổ, loại bom này sẽ tác động đến mọi thiết bị phòng thủ công nghệ cao như ra-đa hay mạng lưới truyền thông trong vòng bán kính 700 km

Theo một công ty xây dựng địa phương, công ty này đã ký hợp đồng trị giá 17,8 tỷ Won (tương đương 15,6 triệu USD) với Bộ Quốc phòng để lắp đặt hệ thống phòng thủ bom EMP cho trụ sở mới của Bộ chỉ huy tham mưu liên quân, nhưng hợp đồng đã bị thu nhỏ lại chỉ còn 13,4 tỷ Won.


http://nghiadx.blogspot.com
Cũng theo công ty này, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã không xác nhận việc công ty có khả năng lắp đặt hệ thống chống bom EMP.


“Các cơ sở quốc phòng chính, nơi sẽ được dùng làm trung tâm chỉ huy thời chiến cho Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và các quan chức cao cấp khác, sẽ không thể chống lại được các cuộc tấn công điện tử của Bắc Triều Tiên. Chúng tôi đã chuẩn bị các biện pháp nhằm chống lại bom EMP tại trụ sở Bộ chỉ huy tham mưu liên quân và các địa điểm khác đáp ứng đúng những tiêu chuẩn toàn cầu”, báo cáo của công ty cho biết.


Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

>> Nga - Triều Tiên sẽ diễn tập Hải quân chung



Theo AFP, Nga và Triều Tiên sẽ tiến hành cuộc tập trận chung đầu tiên trong năm 2012 sau khi đồng ý mở rộng mối quan hệ từ chuyến thăm của Chủ tịch Kim Jong II tới Nga.


Quyết định thực hiện cuộc diễn tập hải quân tìm kiếm cứu nạn chưa có tiền lệ này đạt được trong chuyến viếng thăm vào cuối tháng 8/2011 của Tư lệnh Quân khu phía Đông (Nga) Igor Muginov tới Bình Nhưỡng, theo hãng tin Interfax.

Trong chuyến thăm tới Bình Nhưỡng, ông Muginov đã có cuộc hội đàm với một trong tư lệnh cấp cao của Quân đội Triều Tiên, việc này diễn ra chưa đầy một tuần sau cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Kim Jong II và Tổng thống Dmitry Medvedev ở Siberia bàn về các vấn đề lương thực và viện trợ kinh tế.

http://nghiadx.blogspot.com
Nga - Triều Tiên có thể tiến hành tập trận chung trong năm 2012.


Quân đội Triều Tiên hiếm khi tiến hành hoạt động diễn tập quân sự chung với các nước khác, và việc Nga tập trận chung chắc chắn sẽ bị theo dõi chặt chẽ từ phía Mỹ và Hàn Quốc, những quốc gia thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực.

Tướng Migunov không tiết lộ chi tiết các tàu sẽ tham gia cuộc tập trận hay nội dung các bài tập.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

>> Triều Tiên dẫn đầu về xuất khẩu tên lửa đạn đạo



Triều Tiên đã trở thành nhà cung cấp tên lửa đạn đạo lớn nhất cho quân đội các nước đang phát triển.


Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu dự báo quốc phòng quốc tế cho biết, trong giai đoạn từ năm 1987-2009, Triều Tiên đã xuất khẩu hơn 1200 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung các loại chiếm tới 40% thị phần của thị trường tên lửa đạn đạo.




Trong khi đó con số xuất khẩu tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho các nước đang phát triển của hai đại gia là Nga và Trung Quốc trong giai đoạn này chỉ chiếm hơn phân nửa con số xuất khẩu của Triều Tiên.

Cụ thể trong giai đoạn từ 1987-2009, Nga xuất khẩu cho các nước đang phát triển 400 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, con số tương ứng của Trung Quốc là 270 tên lửa.

Do Nga là thành viên của MTCR (*) nên không thể xuất khẩu các tên lửa có tầm bắn trên 300km. Trung Quốc tuy không phải là thành viên của MTCR nhưng cũng đã cam kết tuân thủ các quy định của MTCR từ năm 1991.

Triều Tiên không tham gia vào các cam kết của MTCR nên đã trở thành nhà cung cấp chính cho các tên lửa có tầm bắn trên 300km.

Khách hàng chủ yếu của Triều Tiên là các nước đang phát triển, tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Đông. Theo báo cáo, khách hàng lớn nhất của Triều Tiên là Ai Cập, Iran, Syria, Libya, Yemen , UAE và Pakistan.

Thông tin chi tiết về chủng loại tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên đã xuất khẩu thường không rõ ràng. Các tên lửa xuất khẩu chủ yếu là loại tên lửa tầm ngắn KN-2, Hwasong-5, Hwasong-6. Tên lửa tầm trung Nodong-1, Nodong-2, Taepodong-1 và Musudan. Các tên lửa này có tầm bắn từ khoảng 300-4.000km.

Nm 1985, Iran đã mua 100 tên lửa Hwasong-5 trị giá 500 triệu USD, sau đó trên cơ sở của tên lửa này Iran đã phát triển thành tên lửa Shahab-1 của riêng mình.

Theo ghi nhận của công ty nghiên cứu dự báo quốc phòng quốc tế, xuất khẩu tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã bắt đầu giảm mạnh từ năm 1994. Lý do chính của sự sụt giảm này là chiến tranh Iran-Iraq đã kết thúc.

Ngoài ra, nhiều quốc gia từng mua tên lửa của Triều Tiên đã bắt đầu mở dây chuyền sản xuất trong nước. Triều Tiên chuyển sang chủ yếu xuất khẩu linh kiện và vật liệu để sản xuất tên lửa đạn đạo.

Theo một báo cáo của SIPRI, trong giai đoạn từ 1987-2009, khối lượng xuất khẩu vũ khí của Triều Tiên đạt giá trị hơn 1,7 tỷ USD. Chủ yếu tập trung vào tên lửa và các tàu chiến cao tốc, cao điểm là giai đoạn 2002-2004 Triều Tiên đã xuất khẩu 257 tàu tuần tra cao tốc, chủ yếu là tàu phóng lôi và tàu tên lửa cao tốc.

(*) MTCR - Missile Techonolory Control Regime Quy chế kiểm soát công nghệ tên lửa có điều khiển: được thành lập dưới sự cam kết của chính phủ 34 quốc gia trên thế giới, nhằm ngăn chặn phổ biến các công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300km và đầu đạn nặng trên 500kg. Các nước thành viên đều bị cấm xuất khẩu các tên lửa và công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300km.

[BDV news]


Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

>> Chuyên gia Trung Quốc nói về quan hệ với Triều Tiên



50 năm trôi qua từ khi Trung Quốc và Triều Tiên ký kết hiệp ước hữu nghị. Tuy nhiên, hoàn cảnh và lợi ích đang buộc Trung Quốc phải xem xét lại mối quan hệ này hơn bao giờ hết.


Thứ hai ngày 11/7 là kỷ niệm tròn 50 năm ngày bắt đầu hiệp định ngoại giao, cộng tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng mối quan hệ đó đang thay đổi, liệu Trung Quốc có nên thay đổi mối thâm giao này và cân nhắc được mất nhiều hơn trong mối quan hệ với người láng giềng “tai tiếng”.

Sau đây là ý kiến cuả 5 chuyên gia Trung Quốc về vấn đề này:

Han Xiandong – Phó giám đốc của Viện nghiên cứu quốc tế thuộc ĐH Khoa học Chính trị và luật Trung Quốc.

Những lợi ích an ninh quyết định giá trị của hiệp ước này. Chỉ bằng cách đảm bảo an ninh và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên mới bảo vệ được kinh tế của vùng Đông Bắc Trung Quốc – trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia này, đồng thời giữ đất nước không phải rơi vào tình trạng tổng động viên.

Có vùng đệm là Triều Tiên giúp Trung Quốc không phải chịu áp lực đầu tư quân sự và cũng giảm bớt áp lực từ khối các quốc gia Xô Viết cũ.

Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện quốc tế được tái lập lại và nền Trung Quốc cũng hưởng lợi từ đó.

Vấn đề vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên là một cục than nóng đối với Trung Quốc. Nếu thay đổi chiến lược ngoại giao với Triều Tiên thì Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hiệp ước hữu nghị này cũng giúp Trung Quốc ngăn cản nguy cơ xảy ra các cuộc chiến trong tương lai.



Trung Quốc có còn đủ kiên nhẫn đối với người láng giềng lắm tai tiếng?


Wang Yisheng – Nghiên cứu viên của Phòng nghiên cứu quân sự thuộc Học viện Khoa học quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa:

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã bị nguội lại phần nào.

Ban đầu, mối quan hệ này được thiết lập giữa hai quốc gia nhằm nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc tăng cường buôn bán song phương nhưng kể từ khi nền kinh tế Triều Tiên suy thoái, tổng giá trị thương mại giữa hai quốc gia đã giảm chỉ còn hơn 30% so với trước đây.

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, mối quan hệ song phương lại được tái khởi động vì lợi ích chung mà 2 bên cùng chia sẻ. Hiệp ước giữa 2 nước cũng không gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc.

Không có điều gì đảm bảo rằng việc phá vỡ hiệp ước với Triều Tiên sẽ giúp mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc “mặn nồng” hơn. Ngược lại, hiệp ước cung cấp cho cho Trung Quốc công cụ để hỗ trợ Triều Tiên và ngăn cản Mỹ cùng Hàn Quốc.

Cao Shigong – thành viên của Hội đồng nghiên cứu bán đảo Triều Tiên, Hiệp hội nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương:

Đang có 2 ý kiến cực đoan hiện hữu.

Một là xóa bỏ hiệp ước hữu nghị. Một số học giả đã viết thư gửi tới Chính phủ trung ương Trung Quốc vào năm 2010 nhằm kêu gọi thay đối chính sách chính trị đối với Triều Tiên. Một số học giả còn tuyên bố rằng hiệp ước này là vi phạm chính sách quốc hội.

Số còn lại ủng hộ một liên minh giữa Triều Tiên và Trung Quốc nhằm chống lại 3 quốc gia: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cả 2 quan điểm trên đều sai lầm. Chính sách ngoại giao trung lập của Trung Quốc đã mang lại những lợi ích to lớn trong quá trình đổi mới và mở cửa. Bất cứ liên minh nào cũng sẽ gây tổn hại cho an ninh của Trung Quốc vì điều đó sẽ thúc đẩy sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa ba đồng minh: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Pian Jianyi – Giáo sư khoa ngoại giao Triều Tiên của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc:

Mối đe dọa lớn nhất trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng trong vài thập kỷ tới chính là Mỹ. Sự đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ rất khó xảy ra. Nhưng Mỹ có ảnh hưởng và nhúng tay vào rất nhiều vấn đề, đặc biệt là trên bán đảo Triều Tiên.

Xóa bỏ hiệp ước hữu nghị đồng nghĩa với việc Trung Quốc gửi thông điệp tới Mỹ và Hàn Quốc rằng họ từ bỏ vai trò trên bán đảo này. Vì vậy, Hàn Quốc sẽ chiếm vị trí thống trị trong quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, Hàn Quốc không đủ mạnh để nhanh chóng thống nhất bán đảo này và nếu quân đội Mỹ hiện diện ở gần biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên thì áp lực lớn sẽ đặt lên quốc gia đông dân nhất thế giới. Trong trường hợp đó, Mỹ có thể áp đặt và truyền bá các giá trị xã hội Mỹ lên miền đông bắc Trung Quốc.

Vì vậy, hiệp ước hữu nghị cần được củng cố nhiều hơn là xóa bỏ.

Shen Dingchang – Phó Giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc tại ĐH Bắc Kinh

Triều Tiên là một nhân tố tích cực bậc nhất tại Đông Bắc Á. Duy trì mối quan hệ ổn định với Triều Tiên cho phép Trung Quốc áp đặt ảnh hưởng lên khu vực.

Chiến lược của Trung Quốc nhiều khi quá “bảo thủ” và có thể tạo ra những rắc rối không cần thiết. Trung Quốc cần phải có thái độ cương quyết đối với hiệp ước hữu nghị Trung Quốc - Triều Tiên.


[BDV news]


Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

>> Hải quân Triều Tiên: Sức mạnh tiềm ẩn



Có lượng tàu chiến đông đảo, gồm tàu ngầm, tàu tên lửa, tàu phóng lôi… tổ chức thành 2 hạm đội, Hải quân Triều Tiên luôn tiềm ẩn sức mạnh không thể phủ nhận.

Ngày 9/9/1948 thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, trước đó, Quân đội Triều Tiên ra đời (ngày 8/2/1948) gồm 3 quân chủng: Lục, Không và Hải quân.

Ngầm, nhanh, nhỏ, nhiều

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thực hiện chính sách “tiên quân chính trị” ưu tiên phát triển quốc phòng, đề cao vai trò quân đội. Chiến lược quân sự lấy “phòng thủ” làm hạt nhân, từng bước xây dựng khả năng “răn đe”, “tiến công”, xây dựng quân đội theo hướng “đông về quân số, nhiều về số lượng vũ khí trang bị”.

Nằm trong chủ trương này, Hải quân Triều Tiên được xây dựng theo hướng “ngầm, nhanh, nhỏ, nhiều, hiệu quả”. Lực lượng này có số lượng tàu ngầm rất lớn, khoảng 80 chiếc, góp phần cùng với Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc… biến vùng biển của nước này trở thành khu vực có mật độ tàu ngầm nhiều nhất thế giới.



Tàu ngầm Sango thường được Triều Tiên sử dụng cho nhiệm vụ tác chiến đặc biệt.


Trong biên chế lực lượng, Hải quân Triều Tiên có 22 tàu ngầm lớp Romeo, mỗi tàu trang bị 14 ngư lôi 533mm và 24 thủy lôi. Tiếp đó là 32 chiếc lớp Sango tự đóng, làm nhiệm vụ trinh sát, chở quân tác chiến đặc biệt có nhiều thiết bị chống ngầm của Nga. Sau cùng là tàu ngầm lớp SSI có trên 20 chiếc.

Tàu ngầm của Triều Tiên thuộc loại trung bình, kích thước nhỏ, không có vũ khí uy lực, hiện đại nhưng bù lại nước này có thể chủ động sản xuất, lấy số lượng bù chất lượng. Tàu ngầm Triều Tiên còn có ưu thế phù hợp địa hình, thủy văn.




Tên lửa chống hạm P-15.


Sức mạnh thứ hai của Hải quân Triều Tiên là hơn 600 tàu mặt nước với “3 đòn chủ công” là tàu tên lửa, tàu phóng lôi và tàu đổ bộ. Đặc điểm của các tàu mặt nước của Hải quân Triều Tiên là có lượng giãn nước nhỏ (vài trăm tấn) nhưng có tốc độ cao và phần lớn là hàng “nội địa”. Điển hình là hơn 40 tàu tên lửa cao tốc mang tên lửa chống hạm cận âm P-15 (định danh NATO là SS-N-2 Styx) hay CSS-N-1 (biến thể của P-15 do Trung Quốc sản xuất); 200 tàu phóng lôi (một nửa tự đóng) mang pháo 25 và 37mm, cùng nhiều loại ngư lôi… Như vậy, vũ khí “uy lực nhất”, “hiện đại nhất” trong lực lượng tàu mặt nước của Triều Tiên là P-15, thuộc lớp tên lửa chống hạm thế hệ đầu tiên của Liên Xô, phát triển từ những năm 1950.

Nỗi ám ảnh đền từ bờ biển Triều Tiên

Hải quân Triều Tiên không tổ chức Hải quân đánh bộ nhưng có lực lượng tác chiến đặc biệt trực thuộc Bộ quốc phòng gồm 3 loại trên bộ, trên không và trên biển. Khi tác chiến trên biển, lực lượng này sẽ phối hợp với các tàu hải quân.

Ngay trong thời bình, Hải quân và lực lượng tác chiến đặc biệt trên biển thường xuyên luyện tập. Đặc biệt, có 2 lữ đoàn “bắn tỉa” trên biển trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân trang bị hiện đại từ súng, pháo đến tên lửa đối hải đối không.

Trong biên chế, Hải quân Triều Tiên có 200 tàu đổ bộ, gồm: 100 chiếc tàu đổ bộ lớp Nampo có thể chở 50 lính; 8 tàu đổ bộ cỡ trung lớp Hantae có thể chứa 3-4 xe tăng hạng nhẹ và 350 lính. Hiện nay, Triều Tiên đẩy mạnh sản xuất tàu đổ bộ đệm khí lớp Kinh Bang được trang bị pháo 30 và 57mm và đã chế tạo được 125 chiếc loại này.



Triều Tiên không tổ chức hải quân đánh bộ nên các chiến dịch tác chiến đổ bộ đều phụ thuộc vào các đơn vị quân đặc nhiệm.


Lực lượng đổ bộ của Triều Tiên luôn là mối đe dọa thường trực, luôn xuất hiện trong tính toán phòng thủ của Hàn Quốc và Mỹ. Theo thông tin tình báo, từ căn cứ Goampo, Triều Tiên có thể đổ bộ vào 5 hòn đảo của Hàn Quốc, bao gồm cả Baeknyeong trong khoảng thời gian 30-40 phút với khoảng 70 tàu đổ bộ (mỗi tàu chở được 1 trung đội, di chuyển với tốc độ 90km/h). Cũng theo nguồn tin trên, Triều Tiên có 130 tàu đệm hơi khác bố trí ven biển.

Vì lý do đó, Hàn Quốc và Mỹ buộc phải thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận có mục tiêu giả định là lực lượng đổ bộ của Triều Tiên. Thậm chí, phía Hàn Quốc cân nhắc triển khai trực thăng tấn công MD-500 Defence và đầu tư mua sắm nhiều rocket có điều khiển nhằm ngăn chặn các cuộc đổ bộ trong tương lai.

Ngoài 2 binh chủng tàu ngầm và tàu mặt nước, binh chủng thứ 3 của hải quân là các trung đoàn tên lửa và pháo bờ biển, gồm các tổ hợp: SSC-2B Samlet; CSS-2 Silkworm; CSSC-3 Seersucker.

Pháo bờ biển trong lực lượng Hải quân Triều Tiên là loại có cỡ nòng 122, 130, 152mm. Ngoài ra, có nhiều đơn vị pháo phòng không yểm trợ cho các trung đoàn trên. Triều Tiên không có không quân hải quân, nhiệm vụ tuần tiễu trên không ở vùng biển do không quân đảm trách.

Tốc độ hóa, tên lửa hóa, uy lực hóa

Từ trước chiến tranh 1950-1953, Triều Tiên đã cử hàng vạn thiếu niên ra nước ngoài học tập, nhằm xây dựng lực lượng “chất xám” phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng.

Về ngân sách quốc phòng liên tục chiếm đến 17-18,7%GDP, có nền công nghiệp quốc phòng đủ khả năng sản xuất cả vũ khí thông thường lẫn hạt nhân, Hải quân Triều Tiên tiếp tục nghiên cứu đóng tàu ngầm, tàu khu trục, tàu hộ vệ để thay thế lớp cũ, phát triển tiềm lực trên biển, nhất là khả năng tiến công bằng tên lửa và vũ khí sát thương cao theo hướng tốc độ hóa – tên lửa hóa – uy lực hóa.

Hải quân Triều Tiên có 2 Bộ tư lệnh hạm đội. Hạm đội Hoàng Hải ở phía Tây trên căn cứ chính Nampo và 2 căn cứ lớn Pipagat, SagonNi có 300 tàu. Hạm đội Đông Hải có 400 tàu căn cứ chính Toejo và 2 căn cứ ở phía Đông lớn Najian, Wosan, ngoài ra cả 2 hạm đội còn có 9 căn cứ khác. Hiện nay, Hải quân Triều Tiên có 46.000 người, chưa kể bán vũ trang, dự bị. Có hơn 700 tàu gồm 80 tàu ngầm, hơn 300 tàu mặt nước, hơn 300 tàu đổ bộ, phục vụ.

[BDV news]


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Hàn Quốc mua trực thăng theo dõi Triều Tiên



Chính phủ Hàn Quốc cho biết, nước này có kế hoạch mua 2 máy bay trực thăng trinh sát không người lái mang tên Camcopter S-100

Camcopter S-100 do Công ty Schiebel của Áo chế tạo, để tăng cường khả năng do thám tại vùng biển phía Tây, giáp với Triều Tiên.

Theo kế hoạch, 2 máy bay Camcopter S-100 sẽ được triển khai hoạt động gần với Đường biên giới phía Bắc NLL và trên biển Hoàng Hải để giám sát các hoạt động của Quân đội Triều Tiên.



Máy bay Camcopter S-100 là loại máy bay do thám mà Chính phủ Hàn Quốc đang quan tâm.


Đường biên giới phía Bắc NLL trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, được vạch ra bởi lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ lãnh đạo, sau cuộc nội chiến Triều Tiên kết thúc năm 1953. Triều Tiên không công nhận đường giới tuyến này và yêu cầu phải vẽ một đường ranh giới khác ăn sâu về phía Hàn Quốc.

Trực thăng Camcopter S-100 là loại máy bay do thám có trọng lượng cất cánh tối đa là 200 kg, máy bay có thể hoạt động liên tục trong 6 giờ với tốc độ tối đa lên tới 220 km/h, trần bay 5,5km.

Ngày 19/4, Cơ quan phụ trách các chương trình mua sắm của Hàn Quốc dự định khởi động việc đấu thầu mua máy bay chiến đấu thế hệ mới vào đầu năm 2012 và sẽ đưa ra kết quả ngay sau đó. Tổng giá trị của gói thầu là khoảng 9,1 tỷ USD.

Theo giai đoạn thứ ba của chương trình hiện đại Không quân Hàn Quốc FX-3, Seoul dự định mua 60 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình, được đưa vào thay thế các máy bay đã lạc hậu F-4E và F-5E/F F-4.


[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Cội nguồn những sự cố trên biển Hoàng Hải



Những sự cố đáng tiếc trên biển Hoàng Hải bắt nguồn từ cách giải quyết ranh giới không thỏa đáng trong lịch sử ở vùng biển này.



Lịch sử của sự tranh chấp tại Hoàng Hải



Những đội tàu chiến của cả hai miền Triều Tiên luôn tuần tiễu trên biển Hoàng Hải.


Các chuyên gia quân sự không ngạc nhiên khi những xung đột mới đây trên bán đảo Triều Tiên thường xảy trên tại vùng biển Hoàng Hải.

Cội nguồn của tranh chấp được bắt nguồn từ vị trí của “Đường giới hạn phía bắc”. Năm 1953, sau khi hiệp định đình chiến được ký kết, Liên Hợp Quốc vẽ ra đường ranh giới trên biển nằm bám theo bờ biển của Triều Tiên. Đường giới hạn phía bắc kéo dài hơn 180 km, cách bờ biển 3 hải lý (5,5 km) về phía Nam.

Do chiến tranh vẫn chưa bao giờ kết thúc, đường giới hạn tạm thời này được duy trì tới ngày nay. Triều Tiên cho rằng “Đường giới hạn phía bắc là một sự ăn cướp trắng trợn và trái luật pháp do Mỹ đặt ra” đối với vùng biển thiêng liêng của quốc gia này.

Phía Triều Tiên nhiều lần đưa ra những ranh giới thay thế nhưng vấp phải sự từ chối từ Hàn Quốc.

Lợi ích kinh tế và quân sự

Cảng Haeju là một căn cứ quân sự quan trọng của Triều Tiên.


“Đường ranh giới phía bắc” cho phép Hàn Quốc kiểm soát 5 hòn đảo nằm sát với bờ biển, đồng thời theo dõi cảng Haeju, cảng biển nước sâu duy nhất của Triều Tiên không bị đóng băng trong mùa đông.

Thế nhưng, nếu đường ranh giới bị đẩy lùi xuống phía nam, cảng Incheon – cảng biển lớn thứ 2 của Hàn Quốc lại bị đe dọa. Vì vậy Hàn Quốc luôn kịch liệt phản đối mọi nỗ lực thay đổi biên giới trên biển của Triều Tiên.

Vùng biển Hoàng Hải cũng là ngư trường quan trọng, đặc biệt đối với ngư dân Triều Tiên. Cua biển là nguồn thu chính của ngư dân Triều Tiên trên vùng biển này. Đáng tiếc, loài cua biển này có xu hướng di cư về phía Nam trong mùa thu hoạch kéo dài từ tháng 6 tới tháng 9.

Ngoài ra, đây cũng là một vùng biển thông thương nhộn nhịp với hàng đoàn tàu lớn của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Giải quyết tranh chấp bằng vũ lực

Nhiều tàu đánh cá của Hàn Quốc bị hải quân Triều Tiên bắt giữ.


Hoàng Hải luôn là điểm tranh chấp nóng bỏng của hai miền Triều Tiên trong suốt hơn 60 năm qua. Theo lực lượng cảnh sát trên biển của Hàn Quốc, Triều Tiên đã bắt giữ 36 tàu đánh cá trên vùng biển này vào những năm 1990.

Nhiều cuộc giao chiến giữa hai quốc gia đã diễn ra, đặc biệt nghiêm trọng là sự kiện vào năm 1999 và 2002. Sau cuộc giao chiến trên biển năm 1999, hải quân Triều Tiên luôn tránh những cuộc đụng độ lớn do tụt hậu so với hải quân Hàn Quốc.


Hải quân Hàn Quốc hiện đại hơn nhiều so với Triều Tiên.


Năm 2009, một tàu của Triều Tiên đã bốc cháy khi đụng độ với hải quân Hàn Quốc. Và trong năm, là sự kiện bắn chìm tàu chiến Cheonan và pháo kích đảo Yeonpyeong.

Hiện tại, tình hình giao tranh tại Hoàng Hải trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ khi Hàn Quốc quyết định thay đổi quy tắc giao chiến và chính sách trên biển. Thay vì hạn chế quân đồn trú tại 5 hòn đảo gần bờ biển Triều Tiên theo lộ trình cải tổ, sự tăng cường khả năng hiện diện quân sự của Hàn Quốc trên vùng biển này sẽ khiến thế giới nghẹt thở theo dõi những diến biến mới có thể xảy ra.


[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

>> Mỹ, Hàn tập trận chống đổ bộ



Trước những thông tin về việc Triều Tiên xây dựng căn cứ chế tạo tàu đệm hơi đổ bộ, Hàn Quốc và Mỹ sẽ tiến hành tập trận chống đổ bộ vào tháng 5.

Thông tin trên xuất phát từ việc Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đến Hàn Quốc để hội đàm với Tổng thống Lee Myung-Bak. Theo 2 hãng tin là SBS TV và Chosun, quân đội 2 bên sẽ tiến hành tập trận vào giữa tháng 5.

Nguồn tin cho hay, phía Mỹ sẽ đưa cả trực thăng tấn công Apache vào cuộc tập trận. Về phía Hàn Quốc, khoảng 3.000 lính thủy đánh bộ cùng tàu chiến, máy bay phản lực sẽ được điều động tham gia nhằm tăng cường khả năng chiến đấu chống lại tàu đệm hơi.

Cuộc tập trận lẽ ra đã tiến hành từ tháng 3. Tuy nhiên, do trận động đất kinh hoàng tại Nhật Bản nên buộc phải hoãn lại.

Phát ngôn viên quân đội Mỹ chưa khẳng định thông tin trên. Tuy nhiên, nếu đúng, đây sẽ lần đầu tiên 2 nước tiến hành tập trận chung trên đảo Baengyeong, gần khu vực vành đai biển tranh chấp ở Hoàng Hải.




Với tàu đệm hơi mới, Triều Tiên có thể đổ bộ vào Hàn Quốc trong vòng 30-40 phút. Vì thế, đây là nguy cơ tiềm tàng với an ninh Hàn Quốc.


Động thái của 2 nước nhằm phản ứng với những thông tin tình báo của 2 nước thu được các ảnh chụp vệ tinh cho thấy, Triều Tiên đang xây dựng một căn cứ quân sự để chế tạo tàu đệm hơi đổ bộ tại khu vực Goampo, tỉnh Hwanghae, cách đảo Baeknyeong khoảng 50-60 km.

Mỗi chiếc tàu đệm hơi, với chiều dài khoảng 34-40 m (gấp đôi chiều dài tàu đệm hơi hiện tại của Triều Tiên) có thể chở một trung đội di chuyển với tốc độ 90 km/h.

Căn cứ Goampo có thể sản xuất khoảng 70 chiếc. Nếu hoàn thành, Quân đội Triều Tiên có thể đổ bộ vào 5 hòn đảo của Hàn Quốc, bao gồm cả Baeknyeong trong vòng 30-40 phút.

Số lượng tàu đệm hơi này mà mối nguy hiểm cận kề với Hàn Quốc. Không chỉ có căn cứ quân sự ở Goampo, Triều Tiên hiện có 130 tàu đệm hơi khác bố trí ven biển.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang