Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 11 tháng 9 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

>> Xe tăng sẽ sớm biến mất khỏi lục quân Tây Âu?



Châu Âu, nơi khởi nguồn xe tăng và phát triển đưa nó tới sự hoàn thiện về mọi mặt trong thế kỷ 20 đang nhanh chóng cho cỗ máy chiến tranh này “về hưu” .

Gần một thế kỷ tung hoành, sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 xe tăng bắt đầu mất dần vị trí trong thành phần vũ trang Quân đội các nước Châu Âu.

http://nghiadx.blogspot.com
Anh đã quyết định không phát triển xe tăng dù họ là nước đầu tiên chế tạo ra cỗ máy sắt thép này.


Hai thập kỷ trước, trên toàn châu Âu có 80.000 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) được sản xuất và phục vụ. Nhưng tới cuối thập kỷ này, khoảng 80% trong số đó bị loại bỏ hoàn toàn. Xe tăng đang được thay thế bằng các dòng xe bọc thép chống mìn (MRAP) hoặc xe thiết giáp chiến đấu bánh hơi như Stryker của Mỹ.

Thực tế, các quốc gia châu Âu đang nhìn về tương lai không còn trận đấu tăng lớn như trong thế chiến 2. Tuy nhiên, họ vẫn cần xe thiết giáp trong các hoạt động giữ gìn hòa bình. Và MRAP hay Stryker là những lựa chọn tối ưu

Trong vòng 10 năm, 80% xe tăng trong đội quân đông đảo 50.000 chiếc của Quân đội Liên Xô đã “ra quân”. Chừng 10.000 chiếc tăng tại các quốc gia thành viên Liên bang Xô Viết thành đống phế liệu. Gần đây “người khai sinh ra xe tăng” – nước Anh đã quyết định không sản xuất thêm xe tăng.

Trong khi, kỷ nguyên xe tăng ở Châu Âu chuẩn bị kết thúc thì ở Châu Á nó vẫn đang phát triển mạnh. Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ đang tính cực mở rộng lực lượng xe tăng. Điều này khiến các chuyên gia quân sự ở trang Strategy Page nhận định, tương lai, nếu những trận đấu tăng lớn còn có thể diễn ra thì chắc chỉ nó chỉ ở khu vực Châu Á.

>> "Gấu Nga" đã già



Gần đây, căng thẳng trong quan hệ Nga - Nhật Bản làm nổi lên hình ảnh của máy bay Tu-95/142.


Nhật Bản đã nhắc nhở Nga không để máy bay trinh sát Tu-95/142 thường xuyên đến gần lãnh hải nước này. Lời yêu cầu này được đưa ra sau khi 2 chiếc Tu-95M đã thực hiện các chuyến bay gần Nhật Bản. Hai chiếc máy bay này đã thực hiện nhiệm vụ trong thời gian ít nhất là 19 giờ.

Nhật Bản cho rằng sự việc này liên quan tới nỗ lực đàm phán vấn đề các đảo phương bắc (phía Nga gọi là Nam Kurils).

Ngược lại, phía Nga lại cho rằng đây chỉ là nỗ lực tái thiết lực lượng máy bay trinh sát đại dương từ thời Chiến tranh Lạnh. Những chuyến bay như vậy là phổ biến từ những năm 1970 đến đầu 1990, sau đó bị ngưng trệ suốt một thập kỷ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tu-95 được phương Tây gọi là "Gấu Nga".


Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dự đoán, những chuyến bay như vậy có thể không tồn tại lâu.

“Tuổi tác” là “kẻ thù” của các phi đội máy bay tuần tra trên biển. Tháng 12/2011, Nga đã cho nguyên cả phi đội 65 chiếc Tu-95M và Tu-142 ngừng bay do phát hiện trục trặc ở phần động cơ phản lực NK-12M.

Máy bay vận tải An-22, cũng sử dụng động cơ phản lực cùng loại, mới đây đã gặp tai nạn do sự cố động cơ. Việc cho máy bay hạ cánh này ngày càng trở nên phổ biến và mỗi đợt thường kéo dài vài tuần hoặc một tháng.

Tất cả các loại máy bay chiến đấu này đều đã “già” và cần được quan tâm đặc biệt khi có bất kỳ một bộ phận nào hỏng hóc bất ngờ.

Máy bay Tu-95 (định danh NATO là “Con gấu”) đã tham gia phục vụ hơn nửa thế kỷ và được kỳ vọng sẽ tiếp tục nhiệm vụ thêm 3 thập kỷ nữa. Trên 500 chiếc Tu-95 đã được ra đời.

Phi hành đoàn của loại máy bay nặng 188 tấn này gồm 2 phi công, kỹ thuật viên và nhân viên điện đài. Hành trình dự trữ mỗi lần nạp đầy nhiên liệu là 15.000 km.

Tốc độ tối đa của Tu-95 là 925km/h trong khi tốc độ tuần tra là 440km/h. Thiết kế nguyên bản như một máy bay ném bom hạt nhân, Tu-142 có thể mang 10 tấn vũ khí (gồm ngư lôi, thủy lôi, tên lửa chống tàu) và khí tài trinh sát chống ngầm cùng radar... Ngoài ra, còn có pháo 23 mm được lắp ở phía đuôi máy bay.

>> Chiến tranh mạng được đưa vào hiệp ước



Mỹ và Australia dự định đưa thêm lĩnh vực chiến tranh mạng vào hiệp ước quốc phòng chung giữa hai nước để phản ánh “chiến trường trong tương lai”.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta cho biết các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng 2 nước sẽ ban hành một tuyên bố chung về chủ đề này trong cuộc gặp mặt liên minh tại San Francisco.

Các quan chức Lầu Năm Góc cho hay đây là lần đầu tiên chiến tranh mạng được chính thức đưa vào một hiệp ước quốc phòng song phương của Mỹ, mặc dù các đồng minh của NATO đã chú ý tới các mối đe dọa về mạng internet từ lâu.

“Đây là điều mà tôi đã nói đi nói lại nhiều lần, rằng mạng chính là chiến trường trong tương lai”, ông Panetta nói trước chuyến đi tới San Francisco tham dự hội nghị. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng gợi ý Mỹ và các đồng minh cần xem xét các hoạt động tấn công trong lĩnh vực số hóa, một chủ đề mà các quan chức Mỹ đã từ chối đề cập chi tiết.

“Chúng ta cần làm nhiều hơn nữa không chỉ để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng mà còn phải phản kích những cuộc tấn công đó. Cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ đó là hợp tác với các đồng minh”, ông cho biết thêm.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến tranh mạng được Mỹ và Australia cùng quan tâm.


Ông Panetta cho hay các buổi tọa đàm với quan chức Australia cũng sẽ đề cập đến việc hợp tác về vũ trụ và các dự án phòng hộ tên lửa.

Hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Australia ngày càng được coi trọng và tăng cường trước lo ngại của Washington về việc Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh quân sự tại Thái Bình Dương. Các cơ quan tình báo Mỹ cũng tiết lộ một loạt xâm phạm số hóa nhằm vào Mỹ đều bắt nguồn từ Trung Quốc.

Dù sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á trong những năm qua đều tập trung vào bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates năm 2010 đã hứa sẽ đưa thêm nhiều lực lượng tới Đông Nam Á, bao gồm cả khả năng chia sẻ các cảng biển và căn cứ quân sự với Australia.

Quân đội 2 nước đang tìm kiếm “cơ hội tiếp cận với các kế hoạch luyện tập, tập trận và thử nghiệm bắn đạn thật cũng như tăng cường các thiết bị của Mỹ ở Australia”, một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho biết.

“Chúng tôi không định thiết lập các căn cứ quân sự. Chúng tôi tìm kiếm khả năng tham gia huấn luyện, tiếp cận và hợp tác. Điều đó có nghĩa là nâng cao vị trí của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương”, vị quan chức này nói.
Mỹ và Australia đang tiến tới một quyết định cuối cùng về việc mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ với tuyên bố chính thức có thể được đưa ra vào cuối năm 2011.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

>> Quân đội Nga vẫn nói không với T-90



Dù kết cấu xe tăng T-90S mới có nhiều cải tiến đáng kể và thủ tướng Putin đã vào hẳn tháp pháo trải nghiệm. Nhưng BQP Nga vẫn từ chối việc mua xe tăng này.

"T-90S vẫn là xe tăng kiểu cũ"

Quân nhân chủ chốt của đất nước – Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga Nikolai Makarov giải thích đó là do xe chưa thật hoàn thiện. “Xe còn nhiều cái chưa hoàn chỉnh, cần phải khắc phục”. Tuy nhiên ông từ chối không nói rõ ông không ưa điều gì cụ thể trên chiếc xe này", Ông Nikolai Makarov nói.

Ông này cũng khen ngợi tháp pháo mới mà Thủ tướng Putin đã vào thăm. Tổng tham mưu trưởng nói: “Tháp pháo T–90 làm chúng tôi rất nể trọng, nó không hề thua kém các tháp pháo hàng đầu tương tự trên thế giới, mà nhiều chỉ tiêu còn vượt xa so với nước ngoài”, song ông vẫn không cho biết gì cụ thể hơn.

Hôm 9/9, Thủ tướng Vladimir Putin đã thăm triển lãm Russian Expo Arms 2011 ở Nizhny Tagil, đích thân xem xét phương án cải tiến nâng cấp T–90 được gọi là T–90S.

Như báo Izvestia đã đưa tin, trong tháp pháo mới đạn được để trong khoang riêng có vách bọc thép ngăn với kíp xe và có pháo mạnh hơn. Các cải tiến này là để tăng tính hấp dẫn của T– 90 đối với giới quân sự Nga nhưng đã không đạt được như vậy.

Vì các đòi hỏi đối với T–90 mà nhà sản xuất là Tập đoàn Khoa học – Sản xuất (NPK) Uralvagonzavod (UVZ) thiếu chút nữa đã bất hoà với Bộ Quốc phòng.

Giới quân sự đã nhiều lần "kết tội" UVZ là giá cả không tương xứng với chất lượng xe tăng, cho rằng giá bị nâng lên quá cao, mà chất lượng thì thấp.

Kết quả, Bộ Quốc phòng hoàn toàn từ chối đặt hàng. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố là Bộ này chỉ mua xe hoàn toàn mới, và cho đến khi chưa sản xuất ra xe đó sẽ không mua bất cứ xe tăng kiểu cũ nào.


http://nghiadx.blogspot.com
Dù có sự "hậu thuẫn" của Thủ tướng Putin, nhưng Uralvagonzavod vẫn thất bại trong việc bán T-90 cho chính Quân đội Nga.


Triển vọng ở thị trường xuất khẩu

Tuy nhiên, vẫn có tin tốt lành. Tại triển lãm đã có thông tin là T–90S đã nhận được chứng chỉ xuất khẩu – văn bản cho phép bán xe tăng ra nước ngoài.

Theo chuyên gia về xe tăng, Tổng biên tập tạp chí Arsenal, ông Victor Murakhovski thì đã có thoả thuận sơ bộ về bán xe tăng T–90 cho Uganda, Tanzania, Kazakhstan và Azerbaijan. Hãng còn đàm phán với các khách hàng truyền thống mua vũ khí Nga là Algeria, Ấn Độ, Venezuela là những nước có thể đặt mua hàng chục xe.

Murakhovski nhấn mạnh: “Thậm chí Syria và Libya, nơi đang thay đổi chính quyền, cũng có thể mua T– 90S, triển vọng xuất khẩu sang các nước này hoàn toàn sáng sủa”.

Về phần mình chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makiyenko lưu ý, do những tuyên bố thiếu thận trọng của giới quân sự Nga về chất lượng của trang bị kỹ thuật do Nga sản xuất mà Bangladesh và Myamar đã từ chối mua T-90S. Tuy nhiên, ông Makiyenko tin là sẽ không có sự bỏ đi hàng loạt của khách hàng do mâu thuẫn giữa Bộ Quốc phòng Nga và UVZ.

Ông Makiyenko giải thích với từ Izvestia: “Tất cả các nước có trình độ đều tự tính toán và khi lựa chọn vũ khí trang bị họ không theo các tuyên bố của các chính trị gia hoặc giới quân sự mà dựa vào chất lượng của chúng, điều có thể thấy rõ khi thử nghiệm.

Thêm vào đó cần nhớ là các nước có yêu cầu khác nhau đối với trình độ của trang bị vũ khí. Ví dụ đối với Algeria hoặc Ấn Độ thì tính năng của T– 90S đáp ứng hoàn toàn, bởi vì ai cũng biết là ở các nước đó khó tìm các chiến sĩ xe tăng được huấn luyện hơn ở Nga nhiều”.

Một trong những ưu thế xuất khẩu của T–90 vẫn là giá cả. Ngay biến thể đã cải tiến nâng cấp của xe tăng này vẫn rẻ hơn các biến thể mới nhất của xe tăng Mỹ Abrams và xe tăng Đức Leopard.

Trong khí xe tăng Nga đã cải tiến không thua kém các xe này về mức độ bảo vệ và vượt trội về hoả lực vì được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển phóng qua nòng pháo.



Clip demo T-90MS tank



>>Global Hawk được Mỹ điều động tới Đông Bắc Á



Tờ Stars and Stripes Mỹ mới đây cho biết, Lầu Năm Góc có kế hoạch phối hợp cùng Hàn Quốc điều động UAV RQ-4 Global Hawk tới khu DMZ Triều Tiên.


RQ-4 Global Hawk là một trong những phương tiện bay không người lái hiện đại nhất thế giới được Quân đội Mỹ sử dụng phổ biến và hiệu quả tại chiến trường Afghanistan và Iraq.

Tuy thời hạn và lịch trình thương lượng được giữ bí mật, nhưng Trung tá Terran Reno - người đứng đầu bộ phận tình báo của Không Quân Mỹ tại Hawaii úp mở rằng thời điểm Global Hawk hiện diện tại Đông Bắc Á không còn xa nữa.

Giới phân tích quân sự nhận định: Nếu nguồn tin chính xác, động thái trên của Mỹ sẽ khiến không chỉ Bình Nhưỡng mà cả Bắc Kinh cũng cảm thấy bất an, bởi tính năng trinh sát và nghe trộm của Global Hawk không chỉ giới hạn tại bán đảo Triều Tiên mà có thể vươn tới tận biên giới Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Trinh thám cơ tầm xa RQ-4 Global Hawk.


“Trung Quốc không thể không lo lắng bởi hiện diện của máy bay do thám chiến lược không người lái của Mỹ có thể hướng cả vào thu thập thông tin về tiềm năng quân sự của Quân Giải phóng Trung Quốc, nhất là sau khi Trung Quốc giới thiệu tàu sân bay đầu tiên.

Có thể đoán định rằng trước khả năng sử dụng máy bay Mỹ trong khu vực, hoạt động ngoại giao của Bắc Kinh sẽ không những đẩy mạnh mà còn trở nên cương quyết hơn”, Igor Korotchenko - chuyên viên phân tích quân sự Nga nói.

Đáng chú ý, sau khi bán đảo Triều Tiêu đột ngột căng thẳng trở lại, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã không ít lần đề cập tới việc trang bị Global Hawk. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ hợp đồng nào liên quan tới Global Hawk được ký kết.

RQ-4 Global Hawk có hệ thống quan sát tầm xa gồm radar, các thiết bị nghe trộm và camera hồng ngoại, đặc biệt có thể ghi lại hình ảnh từ độ cao 18km trong phạm vi 550km. UAV này có thể hoạt động liên tục trên bầu trời tối đa 36 giờ đồng hồ trên vùng rộng 137.000 km2.

Global Hawk được Trung tâm Hàng không Ryan, thuộc Tập đoàn Grumman Northrop, Mỹ thiết kế nhằm phục vụ hoạt động do thám trên một diện tích lớn. Chi phí sản xuất mỗi chiếc máy bay do thám loại này dao động từ 10 đến 20 triệu USD.

>> Hải quân Mỹ sẽ thay thế toàn bộ F-35 bằng các UAV



Do những tính năng đặc biệt và độ an toàn cao của nó, các máy bay không người lái sẽ được Hải quân Mỹ dần thay thế toàn bộ các chiến đấu cơ thế hệ F


Sáu tháng sau khi Hải quân Mỹ tiến hành thử nghiệm chuyến bay đầu tiên của UAV (chiến đấu cơ không người lái), lãnh đạo của lực lượng này đã lệnh cho các đơn vị xem xét khả năng giảm các đơn đặt hàng F-35B và F-35C mới để dùng số tiền đó mua dòng X-47B mới và các chiến đấu cơ rô-bốt tương tự.


http://nghiadx.blogspot.com
Khi được trang bị cho tàu sân bay, những chiếc X-47B này sẽ rất thích hợp cho các nhiệm vụ như trinh sát và ném bom trong vùng chiến sự


Quyết định này có lẽ đã nhận được sự hậu thuẫn của DARPA (Vụ tổ chức nghiên cứu quốc phòng Mỹ), khi đầu năm nay cơ quan này đã cho triển khai các chiến đấu cơ rô-bốt hỗ trợ mặt đất. Chương trình này được tiến hành theo hai xu hướng.

Một là, DARPA sẽ biến F-16, F-18 và A-10 thành những chiến đấu cơ hỗ trợ mặt đất không người lái, để xem nó có hoạt động được như các dòng không người lái thông thường hay không. Hai là, DARPA sẽ nghiên cứu cải tiến tính năng của dòng MQ-9 Reaper hiện tại.

DARPA dự kiến thực hiện việc này trong vòng 2 năm. Hiện tại Hải quân đang có kế hoạch mua 680 chiếc F-35B và F-35C với giá trung bình khoảng 100 triệu USD. Một hệ thống chiến đấu cơ không người lái có giá chỉ bằng một nửa con số trên, nhưng lại có những tính năng tương tự.

Trong những năm gần đây, hải quân đã gấp rút chế tạo các chiến đấu cơ không người lái X-47B để trang bị cho tàu sân bay và vào các mục đích chiến đấu. Trong vòng 5 năm, hải quân có kế hoạch sẽ đưa X-47B trở thành dòng chiến đấu cơ tác chiến phù hợp trên tàu sân bay, và phục vụ chiến đấu (bao gồm cả sứ mệnh trinh sát và giám sát).

Mục tiêu tiếp theo là những chiến đấu cơ không người lái này sẽ được đưa vào sử dụng cho các sứ mệnh tấn công mặt đất, điều mà những chiếc Predator đã làm trong suốt thập kỷ qua. Những chiếc UAV Reaper lớn hơn sẽ được thiết kế để mở rộng khả năng tấn công mặt đất, và nó sẽ nhanh chóng được sản xuất để thay thế cho dòng F-16 và các máy bay ném bom khác trong vùng chiến sự.

X-47B nặng như một chiếc F18, hai khoang chứa bom của nó có thể mang theo 2 tấn bom thông minh. Một khi được trang bị cho tàu sân bay, X-47B sẽ được sử dụng chủ yếu cho các nhiệm vụ ném bom. Hải quân đã rất ấn tượng với những thành công của Predator và Reaper. Nhưng Reaper chỉ nặng có 4,7 tấn, trong khi X-47B nặng hơn nhiều, tới 15 tấn, sử dụng động cơ F100-P220, hiện đang được trang bị cho F-16 và F-15.


http://nghiadx.blogspot.com
Chi phí cho một chiếc X-47B chỉ bằng một nửa so với một chiếc F-35 như thế này, lại an toàn và hiệu quả hơn nhiều


Hải quân Mỹ mới tung X-47B ra chỉ một năm trước, đây là thế hệ máy bay không người lái UAV đầu tiên của nước này. Đây là một phần trong hợp đồng kéo dài 6 năm (trị giá 636 triệu USD) nhằm thiết kế và thử nghiệm 2 chiếc X-47B.

Với nhiện liệu mang theo, X-47B có thể bay được 2.700 km và quay trở lại tàu sân bay. Điều này giúp mở rộng khả năng trinh sát của các tàu sân bay.
Không quân Mỹ cũng có kế hoạch tương tự khi đang phát triển dòng máy bay không người lái X-45. Hải quân và không quân luôn có cách tiếp cận khác nhau đối với việc sử dụng rộng rãi UAV. Trong khi không quân thận trọng với việc sử dụng dòng máy bay này thì hải quân lại rất nôn nóng sử dụng chúng để trang bị trên các tàu sân bay.

Lý do rất đơn giản, vì việc cất hạ cánh trên tàu sân bay rất nguy hiểm, và để đào tạo được một phi công đủ tiêu chuẩn điều khiển chiến đấu cơ trên tàu sân bay rất khó khăn và tốn kém. Bộ Quốc phòng Mỹ rất ủng hộ dự án này của Hải quân và cũng đang hối thúc Không quân triển khai để bắt kịp với hải quân.

>> Tàu ngầm Mỹ có thể mặc sức tung hoành ở lãnh hải quanh TQ



Hải quân Trung Quốc hiện chưa có khả năng tác chiến chống tàu ngầm, "khát vọng đại dương vẫn xa vời" và nếu Mỹ can dự, tàu sân bay Varyag sẽ vô dụng.


Ngày 6/9, tờ “The Australian” đăng bài của chuyên gia quân sự Anh và Australia là Josh và Townshend cho biết, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hạ thủy có thể gây ra sự lo ngại chiến lược cho các nước châu Á, nhưng trên thực tế mối lo ngại này là không cần thiết, bởi vì tàu sân bay này chẳng thể nào tạo ra được mối đe dọa đối với sự ổn định trên biển, nó không chỉ rất yếu ớt, mà còn rất dễ đối phó.


http://nghiadx.blogspot.com
Siêu tàu sân bay của hải quân Mỹ


Bài viết còn nhấn mạnh, tàu sân bay Varyag (Thi Lang) không thể tiếp nhận máy bay tiếp dầu hạng nặng hoặc máy bay do thám cánh cố định, điều này sẽ làm giảm mạnh khả năng tấn công của máy bay trên tàu sân bay, đồng thời khiến cho tàu sân bay dễ bị tập kích bởi tên lửa từ xa.

Bài viết cho rằng, mặc dù Trung Quốc đã tiến hành đại tu đối với con tàu này, nhưng sau cải tạo tàu sân bay Varyag chỉ đạt tiêu chuẩn sơ cấp của tàu sân bay thế kỷ 21. Nhìn vào trọng tải, kích thước tàu Varyag chỉ bằng hơn một nửa siêu tàu sân bay Mỹ. Mỹ cho biết, họ sở hữu 11 tàu sân bay, hơn nữa còn đang chế tạo tàu sân bay mới.

Tàu sân bay Nimitz có thể mang theo 90 máy bay, một lần nạp đủ nhiên liệu có thể hoạt động trên biển trên 20 năm. So sánh cho thấy, tàu sân bay Varyag nhiều nhất có thể mang theo 60 máy bay, chạy liên tục trên biển chỉ có thể đến 45 ngày.

Từ giữa thập niên 30 của thế kỷ 20, hải quân Mỹ đã bắt đầu vận hành tàu sân bay, mà Trung Quốc đến nay vẫn chưa hoàn thành được việc kết hợp các vũ khí mới (phần lớn chưa thử nghiệm), máy cảm biến, trình tự vận hành và kỹ năng “thủy binh”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Varyag áp dụng cất cánh kiểu nhảy cầu, nên mang theo lượng máy bay J-15 hạn chế


Báo Australia cho biết, máy bay trang bị cho tàu sân bay của Trung Quốc sẽ chịu sức ép to lớn. Khác với tàu sân bay Mỹ, tàu sân bay Varyag có đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu, tức là máy bay chiến đấu phản lực cất cánh nhảy cầu trên đường băng. Do phải hạn chế về trọng lượng máy bay, tàu sân bay này chỉ mang theo duy nhất máy bay chiến đấu J-15, buộc phải giảm lượng vũ khí và nhiên liệu mang theo, điều này sẽ làm giảm bán kính tác chiến của chúng.

Tàu sân bay Varyag không thể mang theo máy bay tiếp dầu trên không hoặc máy bay do thám cánh cố định, từ đó thu nhỏ hành trình của J-15, khiến cho tàu sân bay và máy bay mang theo dễ bị tập kích đường không từ xa.

Ngoài hạn chế về công nghệ, tác chiến tàu sân bay là loại phức tạp nhất trong tất cả các hành động quân sự. Là vũ khí dễ bị phát hiện và tấn công, tàu sân bay chắc chắn phải được triển khai cùng một hạm đội. Nhưng, cho dù là hải quân mạnh nhất thế giới thì cũng phải mất nhiều năm tâm huyết mói có thể hoàn thành nhiệm vụ này.

Do hải quân Trung Quốc sử dụng trình tự chỉ huy, kiểm soát và hậu cần kiểu mới, để làm tốt công tác chuẩn bị tác chiến, tàu sân bay Trung Quốc vẫn cần đến mấy chục năm.

Báo Australia cho biết, hải quân Trung Quốc hiện nay vẫn không có khả năng tác chiến chống tàu ngầm, điều này có nghĩa là tàu ngầm tấn công của hải quân Mỹ vẫn có thể mặc sức tung hoành trong lãnh hải của Trung Quốc, mà không bị bất cứ sự trừng phạt nào. Đài Loan đang triển khai tên lửa hành trình chống hạm nội địa có thể tiêu diệt tàu sân bay di động ở Eo biển Đài Loan.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa hành trình Ohio của hải quân Mỹ


Ở vùng biển xa hơn, tàu sân bay Trung Quốc thiếu mạng lưới dịch vụ hậu cần, chưa kể đến mạng lưới tác chiến, vì vậy làm cho “khát vọng đại dương” của Bắc Kinh vẫn rất xa vời.

Mục đích tác chiến là gì? Nếu có, thì tàu sân bay Varyag của Trung Quốc có đạt được hay không? Có quan điểm cho rằng, tàu sân bay có thể đóng vai trò nhất định trong chiến tranh ở Eo biển Đài Loan, bởi vì nó có thể làm cho Trung Quốc điều động lực lượng trên không và trên biển từ nhiều hướng, chứ không chỉ vượt qua Eo biển Đài Loan.

Nhưng, duyên hải đông nam của Đại lục đã sở hữu hơn 1.300 quả tên lửa, vì vậy rất khó nhìn ra giá trị của tàu sân bay Varyag. Do chiến tranh Eo biển Đài Loan (nếu xảy ra) sẽ có sự can dự của Mỹ, khi đó tàu sân bay sơ cấp của Trung Quốc sẽ chẳng làm nên trò trống gì.

Báo Australia cho biết, có một quan điểm khác cho rằng, Bắc Kinh có thể sử dụng tàu sân bay để răn đe các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Việc sử dụng tàu Ngư chính để dọa nạt và ngăn cản tàu thương mại của đối phương chỉ là một chuyện. Nếu điều tàu sân bay đến thì sẽ làm cho tình hình leo thang một cách nhanh chóng. Bởi vì hành động này sẽ thúc đẩy các nước ASEAN dựa gần hơn vào Washington, Bắc Kinh không thể sử dụng cách thức dùng nắm đấm để điều tàu sân bay Varyag. Cho dù tàu sân bay của Trung Quốc cuối cùng sẽ được triển khai ở biển Đông, nhưng vẫn dễ bị đe dọa bởi các cơ sở quân sự ven bờ và trên biển.

Mấy năm gần đây, Malaysia đã đặt mua 2 tàu ngầm lớp Scorpene, năm nay Indonesia có kế hoạch mua 2 tàu ngầm; Philippines tìm kiếm sở hữu 1 tàu ngầm. Ngoài tên lửa chống hạm của chúng, mặc dù chưa tính đến hải quân ngày càng mạnh lên của Ấn Độ và Nhật Bản, những sát thủ tàu sân bay này cũng là một “cơn ác mộng” đối với Bắc Kinh.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhiều nước trong khu vực đang tăng cường lực lượng có khả năng tiêu diệt tàu sân bay, tạo ra "cơn ác mộng" cho tàu Varyag. Trong hình là tàu ngầm động cơ thông thường Scorpene được hải quân Malaysia đặt mua của Pháp


Báo Australia viết, Trung Quốc cải tạo tàu sân bay Varyag có ý nghĩa gì? Một mặt tàu sân bay Varyag sẽ là một tàu sân bay huấn luyện hiệu quả, giúp hải quân Trung Quốc nâng cấp khả năng học hỏi.

Được biết, Trung Quốc có một chương trình tàu sân bay nội địa, chương trình này được lợi rất nhiều từ khóa trình hiện nay. Giá trị thực sự của tàu sân bay Varyag có thể là nó có lợi cho việc nâng cao danh tiếng cho Bắc Kinh.

Một cuộc tranh luận về sức mạnh trên biển ở Trung Quốc nhấn mạnh, một nước lớn cần có một lực lượng hải quân mạnh, mà một lực lượng hải quân mạnh cần 1 tàu sân bay. Trung Quốc là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an duy nhất chưa sở hữu tàu sân bay được vận hành hoàn toàn. Đây là một “nỗi nhục” của người Trung Quốc.

Sau khi tàu sân bay chạy thử, Đài Loan trưng bày tên lửa chống hạm mới nhất của họ, trong hình ảnh còn vẽ một tàu sân bay bị tên lửa bắn bốc cháy. Sau 4 ngày, tàu sân bay USS George Washington lại đến thăm Biển Đông đã gây ra một luồng tình cảm dân tộc mới ở Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc có khả năng rất hạn chế nên dễ đối phó


Tuy rằng Mỹ và đồng minh bắt tay để làm suy yếu khả năng tấn công của hải quân Trung Quốc, nhưng họ buộc phải thừa nhận lợi ích trên biển của Bắc Kinh. Sự công nhận này cần quan tâm đến tự do ở vùng biển quốc tế, song cũng phải nhấn mạnh, sự ổn định của khu vực là điều kiện cần thiết cho sự phát triển và tiến bộ của Trung Quốc.

Cho dù tàu sân bay Varyag đã tăng thêm sự cân bằng trên biển cho Trung Quốc, nhưng cũng là thách thức lớn nhất của châu Á.

>> Bí mật dự án phòng thủ tên lửa của Trung Quốc



Trung Quốc từng muốn xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa với kinh phí khổng lồ từ những năm 60. Tuy nhiên, năm 1980, kế hoạch này chính thức bị hủy bỏ. Cùng Bee nhìn lại quy mô và các trang bị dự kiến cho kế hoạch này.


Lịch sử phát triển

Ngày 15/12/1963, chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã phát biểu rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc là phòng thủ, vì vậy Trung Quốc cần thiết phải phát triển vũ khí phòng thủ (chiến lược) cũng như vũ khí tấn công.

Ngày 6/2/1964, trong cuộc gặp gỡ với Qian Xuesen (cha đẻ của ngành khoa học tên lửa Trung Quốc), chủ tịch Mao Trạch Đông đã một lần nữa khẳng định rõ ràng tầm quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa. Theo chủ tịch Mao Trạch Đông, hệ thống phòng thủ tên lửa này sẽ không chịu ảnh hưởng của hai siêu cường lớn (Mĩ và Liên Xô), và Trung Quốc phải tự phát triển vũ khí phòng thủ tên lửa của riêng mình.

Ngày 23/3/1964, 30 nhà khoa học hàng đầu ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã có mặt trong một cuộc gặp gỡ do Ủy ban khoa học, công nghệ và công nghiệp Bộ quốc phòng Trung Quốc (COSTIND) tổ chức ở Bắc Kinh để cùng thảo luận về tính khả thi của hệ thống phòng thủ tên lửa.

Tháng 8/1965, Ủy ban Trung Ương đặc biệt đã phê chuẩn bản kế hoạch phác thảo việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa do Ủy ban khoa học – công nghệ và công nghiệp Bộ quốc phòng đệ trình.

Ngày 23/2/1966, COSTIND đã tổ chức cuộc thảo luận khác xoay quanh kế hoạch phát triển chương trình phòng thủ tên lửa, mang mật danh “đề án 640” sau “chỉ thị 640” của chủ tịch Mao Trạch Đông.

Các yếu tố chủ yếu của đề án 640 bao gồm seri chống tên lửa đạn đạo Fanji, siêu pháo chống tên lửa XianFeng và mạng lưới cảnh báo sớm chống tên lửa. Hội nghị đã quyết định đẩy nhanh việc xây dựng một khu vực để thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa và phát triển đầu đạn hạt nhân cho hệ thống.

Dưới sự chỉ đạo của thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, viện khoa học số 2 đã được đổi tên thành viện nghiên cứu chống tên lửa đạn đạo và chống vệ tinh năm 1969 từ đó để gánh vác trọng trách phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa.

Viện 210 cấp dưới được phân công phát triển siêu pháo chống tên lửa. Viện Shanghai chịu trách nhiệm phát triển vũ khí laze chống tên lửa.

Sau đây là một số thành phần chính trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc:

Tên lửa đánh chặn FanJi (FJ)

Viện khoa học số 2 đã khởi đầu bằng ba chương trình phát triển tên lửa đánh chặn vào đầu những năm 1970 gồm: tên lửa đánh chặn tầm thấp/ tầm trung FanJi 1, tên lửa đánh chặn tầm thấp FanJi 2, đánh chặn tầm cao FanJi 3.

- FanJi 1 là loại tên lửa đánh chặn tốc độ siêu âm được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm thấp và tầm trung.

FanJi 1 thiết kế 2 tầng phóng, tầng thứ nhất của tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng và tầng thứ hai dùng động cơ nhiên liệu rắn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đánh chặn FanJi 1


Cuộc thử nghiệm bắn thử hai tên lửa đã được thực hiện thành công vào tháng 8 và tháng 9 năm 1979. Quân đội Trung Quốc dự định đề xuất triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa xung quanh thủ đô Bắc Kinh dùng FanJi-1.

Mặc dù vậy, chương trình phát triển đã bị hủy bỏ bởi chính phủ Trung Quốc tháng 3 năm 1980 do những lý do về chính trị và tài chính.

- Từ tháng 10/1971 tới tháng 4/1972, viện nghiên cứu số 2 đã thử nghiệm sáu lần với mô hình thu nhỏ tỉ lệ 1:5 của tên lửa đánh chặn tầm thấp FanJi 2, trong đó có năm lần thành công. Chương trình phát triển bị hủy bỏ năm 1973.

- Tên lửa đánh chặn tầm cao FanJi 3 cũng do Viện nghiên cứu số 2 lên kế hoạch phát triển năm 1974. Tuy nhiên, năm 1977 thì dự án bị hủy bỏ.

Siêu pháo chống tên lửa “Xianfeng”

Siêu pháo chống tên lửa do viện nghiên cứu 210 phát triển. Tháng 1 năm 1967, siêu pháo chống tên lửa biết đến với cái tên “Xianfeng” (“Pioneer” – tiên phong) được đề xuất.

Siêu pháo dài 26m và nặng 155 tấn. Siêu pháo có cỡ nòng 420mm thiết kế để bắn ra đạn nặng 160kg, đây là loại đạn không điều khiển, có sử dụng động cơ rocket dùng để đánh chặn đầu đạn hạt nhân.

http://nghiadx.blogspot.com
Siêu pháo chống tên lửa XianFeng


Các cuộc thử nghiệm khác nhau tiến hành đầu những năm 1970 và sớm chứng minh đây là thiết kế không thực tế. Chương trình phát triển siêu pháo tạm dừng năm 1977 và hủy bỏ tháng 3/1980.

Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa

Cùng với hệ thống ABM, cần phải phát triển kết hợp với hệ thống theo dõi và cảnh báo sớm tên lửa. Giai đoạn đầu của dự án bao gồm năm trạm cảnh báo sớm tên lửa đặt ở Khashi, Nanning, Kunming, Hainan, Jiaodong và Xiangxi và trung tâm điều khiển chỉ huy ở Weinan.

Các yếu tố chủ yếu của hệ thống mạng cảnh báo sớm bao gồm radar theo dõi cảnh báo sớm mảng pha 7010 và radar dò tìm tên lửa 110.

Cả hai hệ thống radar đều đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp khả năng cảnh báo sớm tên lửa cho Trung Quốc, cũng như hỗ trợ các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và chương trình không gian.

Radar cảnh báo sớm 7010

Radar 7010 do viện nghiên cứu điện tử số 14 phát triển năm 1970. Radar 7010 là loại radar mảng pha thiết kế để dò tìm, nhận dạng và theo dấu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và các vật thể khác trong khoảng không vũ trụ.

Chương trình phát triển radar 7010 hoàn thiện đầy đủ và chính thức đi vào hoạt động năm 1976. Ăng ten của radar có kích cỡ 40x20m được chế tạo và đặt ở ngọn núi Huangyang cao hơn mực nước biển 1600m ở Xuanhua, tỉnh Hebei, nằm phía tây bắc cách Bắc Kinh 140km. Chiếc thứ hai đặt ở tỉnh Henan.


http://nghiadx.blogspot.com
Radar cảnh báo sớm 7010



http://nghiadx.blogspot.com
Phòng điều khiển radar 7010

Tháng 7/1979, trạm radar 7010 đã cung cấp chính xác thời gian trở lại bầu khí quyển của tàu vũ trụ Skylab (Mĩ).

Ngày 12/1/1983, radar 7010 dự đoán thành công được thời gian và địa điểm đổ bộ của vệ tinh nhân tạo Cosmos 1402 (Liên Xô). Trạm radar 7010 đã bị “bỏ rơi” vào đầu những năm 90.

Radar theo dõi tên lửa đơn xung 110

Radar 110 là sản phẩm hợp tác phát triển giữa viện nghiên cứu điện tử số 14 và viện nghiên cứu điện tử thuộc học viện khoa học Trung Quốc chế tạo trong những năm đầu 1970.


http://nghiadx.blogspot.com
Radar 110


Ăng ten radar có đường kính 25m và nặng 400 tấn. Radar 110 hoàn thành và đi vào hoạt động năm 1977, với một trạm xây dựng ở Zhanyi và trạm theo dõi tên lửa ở phía nam tỉnh Yunnan.

Hủy bỏ

Đề án 640 đòi hỏi phải có công nghệ kĩ thuật hiện đại và nguồn kinh phí khổng lồ nên dự án này đã gặp khó ngay khi mới bắt đầu.

Thêm vào đó, năm 1972 hiệp ước chống tên lửa đạn đạo đã được kí kết giữa Hoa Kì và Liên Xô và sau đó sự kết thúc của hệ thống phòng thủ tên lửa Safeguard (Mĩ). Hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc trở nên đơn độc và thực sự không cần thiết.

Tháng 3/1980, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình quyết định hủy bỏ toàn bộ dự án để tập trung phát triển kinh tế đất nước.

Đề án 640 hủy bỏ, toàn bộ mạng lưới theo dõi và cảnh báo sớm chống tên lửa được cải tiến thành mạng theo dõi, đo xa và điều khiển để hỗ trợ chương trình không gian của Trung Quốc.

>> Tên lửa TQ có thể "chạm đến" mọi nơi trên nước Mỹ



Tên lửa Đông Phong-31A (DF-31A) có tầm phóng 11.200 km đã được trang bị cho lữ đoàn mới thứ 2 của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc, có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa Mỹ.


Ngày 12/9, mạng tạp chí “Tin tức Quốc phòng” Mỹ đăng bài viết “Trung Quốc tăng thêm một lữ đoàn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”. Bài báo cho biết, theo một báo cáo do Viện nghiên cứu chương trình 2049 ở Washington mới công bố, Trung Quốc đã tăng thêm 1 lữ đoàn cơ động đường bộ, tên lửa Đông Phong-31A trang bị cho lữ đoàn này có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa nước Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Trung Quốc có thể vươn tới toàn bộ nước Mỹ.


Mark Stokes, tác giả bản báo cáo cho biết, lữ đoàn này được đặt tại Thiệu Dương, Hồ Nam là lữ đoàn thứ hai của Lực lượng Pháo binh 2 được trang bị tên lửa DF-31A. Tầm phóng của tên lửa này là 11.200 km. Lữ đoàn đầu tiên được trang bị tên lửa DF-31A đóng quân tại Diệt Thủy, Cam Túc, năm 2001 đã có khả năng tác chiến ban đầu.

Năm 2006, một lữ đoàn của Pháo binh 2 đóng tại Nam Dương, Hà Nam bắt đầu được trang bị tên lửa Đông Phong-31. Tầm phóng của tên lửa Đông Phong-31 là 7.200 km, có thể tấn công tất cả các khu vực của châu Á, Nga và khu vực Thái Bình Dương bao gồm Alaska và Guam. Trung Quốc hiện có tổng cộng khoảng 30 quả tên lửa Đông Phong-31 và tên lửa Đông Phong-31A.


http://nghiadx.blogspot.com
DF-31A được cải tiến trên nền tảng DF-31, tính cơ động rất cao, có tầm phóng 11.200 km, có thể mang một đầu đạn hạt nhân 1 triệu tấn hoặc 3 – 5 đầu đạn hạt nhân 90.000 tấn, bán kính sai lệch là 200 – 500 m, thời gian sẵn sàng chiến đấu 10 – 15 phút.


Trước khi đưa ra báo cáo này một tuần, ngày 5/9, tại hội nghị phòng thủ tên lửa đạn đạo tổ chức ở Copenhagen, Đại diện Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách chính sách không gian và quốc phòng Frank Ross cho biết: “Việc phòng thủ tên lửa của chúng tôi hoàn toàn không có ý định đe dọa lực lượng chiến lược của Trung Quốc”.

Mỹ đang cố gắng tạo ra sự cân bằng, một mặt bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc tránh phải chịu mối đe dọa ngày càng lớn bởi tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, mặt khác lại phải tránh sự lo ngại của Trung Quốc đối với việc Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở khu vực này.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa DF-31 của quân đội Trung Quốc có thể tấn công các khu vực của châu Á.


Frank Ross nói: “Tuy nhiên, điều quan trọng là Trung Quốc cần hiểu rằng: Mỹ sẽ làm việc để đảm bảo sự ổn định của khu vực. Chúng tôi cam kết cùng Trung Quốc xây dựng quan hệ hợp tác tích cực, đồng thời phòng thủ mối đe dọa của tên lửa đạn đạo mang tính khu vực, cho dù mối đe dọa đến từ nơi đâu”.

Một nhà quan sát Mỹ có quan điểm tương đồng cho rằng: Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Lầu Năm Góc hoàn toàn không nhằm vào Trung Quốc, nhưng hệ thống phòng thủ (đánh chặn tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên hoặc Iran) rõ ràng cũng có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa DF-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay.


Trung Quốc đang triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm mới Đông Phong-21D. Được biết, nó có thể bắn chìm hoặc làm tê liệt một tàu sân bay Mỹ.

Hiện nay, mỗi quả tên lửa Đông Phong-31A chỉ có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân, vì vậy tính hiệu quả của tên lửa bị hạn chế. Nhưng Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu công nghệ sử dụng nhiều đầu đạn (MIRV).


http://nghiadx.blogspot.com
Hiện nay, mỗi quả tên lửa Đông Phong-31A chỉ có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân, vì vậy tính hiệu quả của tên lửa bị hạn chế.


Nhà phân tích của Công ty Phân tích Độc quyền Anh là Gary Lee cho rằng, đối với Mỹ, Trung Quốc nghiên cứu phát triển MIRV sẽ trở thành “người thay đổi trò chơi thực sự”.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

>> Ấn Độ có thể cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa



Ấn Độ có vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực và toàn cầu, vì vậy Mỹ và NATO đang lôi kéo Ấn Độ để ngăn chặn "con rồng" khổng lồ Trung Quốc.


Mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga ngày 8/9 đưa tin, nhiều chuyên gia Nga cho rằng, Ấn Độ có thể sẽ cho phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trong lãnh thổ của mình để giành lấy sự ủng hộ của phương Tây, chống lại Trung Quốc và Pakistan.


http://nghiadx.blogspot.com
Các loại tên lửa của Ấn Độ


Khi bình luận về thông tin Mỹ đề nghị hợp tác phòng thủ tên lửa với Ấn Độ, chuyên gia phân tích đài “Tiếng nói nước Nga” Berestov cho rằng, Ấn Độ có thể triển khai hợp tác phòng thủ tên lửa với NATO không có bất kỳ điểm gì khiến người ta quá ngạc nhiên.

Bởi Ấn Độ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác với phương Tây trên các phương diện: đưa tình hình Afghanistan trở lại bình thường, chống khủng bố, kiểm soát ma túy, bảo đảm an ninh không gian mạng, đương nhiên sẽ xem xét vấn đề tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực và toàn cầu.

Đại diện Mỹ tại NATO Ivo Daalder từng tuyên bố rằng, Ấn Độ nên từ bỏ vị thế nước không liên kết, gia nhập NATO.

Đại diện Văn phòng Thông tin NATO tại Moscow Pusher đồng ý với quan điểm của Daalder, cho rằng nhiều mối đe dọa hiện nay mang tính toàn cầu, muốn ứng phó thành công các mối đe dọa này, chắc chắn sẽ không thể tách rời những nước lớn đang phát triển như Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Agni-3 của Ấn Độ


Chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga W. Konzesky nhấn mạnh, các cuộc chiến tranh khu vực trong những năm gần đây đều do NATO đứng đầu. Việc lôi kéo các nước đồng minh như Ấn Độ không những có thể củng cố vị thế của Mỹ ở Nam Á và Tây Nam Á, mà còn có thể ngăn chặn con rồng khổng lồ phương Đông đang trỗi dậy – Trung Quốc.

Theo báo Nga, Moscow cho rằng Mỹ có thể sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ấn Độ, điều này giống với các hành động triển khai tên lửa đánh chặn ở Romania và radar chống tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới, đều là một phần của kế hoạch thống nhất xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Phạm vi phóng của tên lửa Agni-3 của Ấn Độ


Trước đây, Mỹ và Ấn Độ đã nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung, nhưng hiện nay việc đàm phán giữa hai bên vẫn còn ở giai đoạn đầu.

Các chuyên gia Nga cho rằng, hiện nay Ấn Độ vẫn đang muốn tự cố gắng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình, nhưng một khi đưa ra quyết định xây dựng lá chắn phòng thủ tên lửa với phương Tây, họ sẽ mở cửa thị trường cho các nhà sản xuất chính của hệ thống phòng thủ tên lửa của lực lượng lục, hải, không quân và không gian của Mỹ, như Boeing, Lockheed Martin, Raytheon, Northrop Grumman v.v…, có thể ký một hợp đồng lớn với Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí công nghệ cao của Mỹ


Tuy nhiên, cho dù Ấn Độ có đồng ý triển khai bất cứ loại tên lửa đánh chặn nào của Mỹ, tiến hành hợp tác phòng thủ tên lửa với bất kỳ hình thức nào, đều sẽ gây ra sự quan ngại nghiêm trọng cho các nước trong khu vực, dù là Trung Quốc, Pakistan hay Iran, Nga.

>> Giá thành cắt cổ của tiêm kích F-35



Xunh quanh giá thành chính thức của một chiếc chiến đấu cơ, hiện nay cả BQP và các cơ quan chuyên môn của Mỹ đều chưa biết tính thế nào cho đúng.


Hiện nay trong Bộ Quốc phòng Mỹ chưa thống nhất được chính xác giá của một chiếc tiêm kích hỗn hợp (JSF) F-35 là bao nhiêu khi Văn phòng chương trình JSF có một cách tính còn Văn phòng định giá Lầu Năm góc lại có một cách tính khác.

“Hiện cả hai chưa thống nhất được với nhau, và giá cuối cùng cho một chiếc F-35 sẽ chỉ được đưa ra khi hai bên đạt được sự nhất trí”, một quan chức chương trình JSF cho biết.


http://nghiadx.blogspot.com
Việc một chiếc F-35 cần những trang bị gì và có giá thành bao nhiêu cũng khiến các cơ quan chức năng của Mỹ phải đau đầu


Quan trọng hơn, điều này ảnh hưởng đến quyết định ngân sách cuối cùng của Quân đội tới năm 2013 và của Quốc hội trong năm 2012.

Một điều rõ ràng là giá thành cho một chiếc F-35A sẽ không thể là 65 triệu USD theo thời giá đồng USD năm 2010.

Theo một quan chức của chương trình F-35, đây là mức giá trung bình cho một chiếc F-35 xuất xưởng theo tính toán của nhà thầu Lockeed Martin, khi tuần trước ông này đưa ra cùng mức giá trên nhưng là của thời giá đồng USD năm 2011.

“Điều này phù hợp cho chi phí của thế hệ tiêm kích thứ tư hiện tại, không bao gồm vỏ, hệ thống gây nhiễu, các trang bị điện tử, thùng chứa nhiên liệu, hệ thống theo dõi và tìm kiếm hồng ngoại, thiết bị quan sát đêm, mũ bảo hiểm và các hệ thống khác”, nữ phát ngôn viên Laure Quincy của Lockheed Martin cho biết.

Một quan chức của Văn phòng chương trình F-35 còn cho biết, mức giá 65 triệu USD mà Lockheed Martin đưa ra là “không trung thực” bởi nó còn chưa bao gồm giá của động cơ F-35 Pratt&Whitney. “Văn phòng đã nhiều lần yêu cầu hãng này ngừng đưa mức giá đó vào các báo cáo”, ông nói.

Một nguồn tin công nghiệp đã phủ nhận điều này và cho rằng mức giá 65 triệu USD đã bao gồm động cơ và bày tỏ rằng có thể quan chức trên đã không biết được điều này.

Ông cho biết giá trên là mức trung bình cho cả kế hoạch sản xuất 3.163 chiếc tiêm kích F-35. Hiện nay Mỹ có kế hoạch sẽ mua khoảng 2.433 chiếc F-35 như thế.

Ngay cả khi tính toán của quan chức chương trình JSF là đúng, và cái giá 65 triệu USD do Lockheed Marin đưa ra không bao gồm động cơ, thì dòng F-35A vẫn có mức giá rất cạnh tranh.

“Đó là do chất lượng của các thành phần khác, chẳng hạn như bộ cảm biến, được tính như một phần của giá mà nhà thầu đưa ra”, nhà phân tích David Rockwell của tập đoàn Teal Group cho biết.

“Ra-đa và bộ cảm biến luôn luôn do nhà thầu cung cấp, các dòng F-35 và F/A-18 cũng như thế”, Rockwell nói. “Rất hiếm khi Bộ Quốc phòng yêu cầu lắp cảm biến”.

Với mức giá 76 triệu USD, những chiếc phản lực này sẽ có đầy đủ các thiết bị cảm biến cùng khả năng tàng hình, đây là những thiết bị mà các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư cũ như F/A-18E/F hay EA-18G không có.

Thậm chí nếu mức giá là 80 triệu USD sẽ còn nhiều trang bị tối tân khác đi kèm, một nhà phân tích khác thuộc Teal Group cho biết. Những thiết bị như tàng hình, cảm biến, kết nối số liệu đều rất cần thiết cho một chiến đấu cơ như F-35.

Ngay cả việc tính toán giá thành cho một chiếc Boeing F/A-18E/F Super Hornet cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc Super Hornet này hiện đang có hai mức giá: 60,3 triệu USD và 53 triệu USD


Một nhà phân tích của Teal Group trên cơ sở ngân sách năm 2011 cho biết chi phí cho một chiếc Super Hornet là 60,3 triệu USD, trong đó khung máy bay và thiết bị điện tử là 40,2 triệu USD; động cơ và phụ kiện là 8,4 triệu USD; hệ thống điện tử của nhà thầu là 6,2 triệu USD; hệ thống điện tử của chính phủ là 1,7 triệu USD; cộng với một số chi phí phụ trợ khác.

Số liệu này do tài liệu ngân sách Hải quân đưa ra. Tuy nhiên, giá này còn chưa bao gồm Thiết bị truy tìm mục tiêu nâng cao hồng ngoại, gây nhiễu…

Tuy nhiên, cả tính toán của Teal Group và của Hải quân đều không trùng khớp với báo giá mà Boeing đưa ra.

Phát ngôn viên Philip Carder của Boeing cho biết: “Giá cho một chiếc Super Hornet là 53 triệu USD, không bao gồm động cơ, thiết bị ra-đa quét điện tử APG-79, thiết bị tác chiến điện tử; bồn chứa nhiên liệu ngoài, mũ bảo hiểm có gắn thiết bị nhận diện.

>> Tornado GR4 tiêu diệt nhiều mục tiêu của phe Gaddafi



Máy bay cường kích Tornado của Không quân Anh tích cực tiến hành các cuộc không kích tầm xa vào các căn cứ còn lại của lực lượng trung thành với ông Gaddafi.


Ngày 8/9, Tornado GR4 của Không quân Hoàng gia Anh cùng máy bay đồng minh đã thực hiện cuộc không kích vào căn cứ chỉ huy của lực lượng trung thành với Đại tá Gaddafi gần Birak, cách thủ đô Tripoli 644km về phía Nam.

“Máy bay NATO đã tiến hành trinh sát và chứng minh được rằng địa điểm trên từng được chế độ Gaddafi sử dụng trong quá khứ và nay lại tiếp tục hoạt động như căn cứ chỉ huy. Nhiều mục tiêu trong khu vực này đã bị phá hủy,” Thiếu tướng Nick Pope – phát ngôn viên Bộ Tổng Tham mưu nói.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Tornado của Không quân Anh.



Tương tự, ngày 10/9, tên lửa hành trình Storm Shadow phóng từ một chiếc Tornado GR4 (cất cánh từ căn cứ Marham, Norfolk) đã đánh trúng cơ sở quân sự của quân đội trung thành với Đại tá Gaddafi ở Sebha, cách Birak 48km.

“Các máy bay của Không quân Anh cũng giúp NATO duy trì các chuyến bay tuần tra trinh sát vũ trang trên phần khác của Libya, và vào chiều thứ 6 tuần trước thì máy bay Tornado và Typhoon tiếp tục phá hủy cơ sở chỉ huy khác ở gần thành phố Hun,” tướng Pope nói.

Ngày 10/9, nhiệm vụ tương tự được tiến hành khi NATO phát hiện ra đơn vị xe tăng của lực lượng trung thành với Tổng thống Gaddafi.

Máy bay Typhoon đã ném xuống những quả bom dẫn đường chính xác cao Paveway phá hủy chúng.

Ngoài ra, trong chuyến tuần tra khác máy bay NATO đã định vị được hệ thống pháo phản lực phóng loạt được ngụy trang cẩn thận và tiêu diệt chúng bằng bom Paveway.

>> Nga - Triều Tiên sẽ diễn tập Hải quân chung



Theo AFP, Nga và Triều Tiên sẽ tiến hành cuộc tập trận chung đầu tiên trong năm 2012 sau khi đồng ý mở rộng mối quan hệ từ chuyến thăm của Chủ tịch Kim Jong II tới Nga.


Quyết định thực hiện cuộc diễn tập hải quân tìm kiếm cứu nạn chưa có tiền lệ này đạt được trong chuyến viếng thăm vào cuối tháng 8/2011 của Tư lệnh Quân khu phía Đông (Nga) Igor Muginov tới Bình Nhưỡng, theo hãng tin Interfax.

Trong chuyến thăm tới Bình Nhưỡng, ông Muginov đã có cuộc hội đàm với một trong tư lệnh cấp cao của Quân đội Triều Tiên, việc này diễn ra chưa đầy một tuần sau cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Kim Jong II và Tổng thống Dmitry Medvedev ở Siberia bàn về các vấn đề lương thực và viện trợ kinh tế.

http://nghiadx.blogspot.com
Nga - Triều Tiên có thể tiến hành tập trận chung trong năm 2012.


Quân đội Triều Tiên hiếm khi tiến hành hoạt động diễn tập quân sự chung với các nước khác, và việc Nga tập trận chung chắc chắn sẽ bị theo dõi chặt chẽ từ phía Mỹ và Hàn Quốc, những quốc gia thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực.

Tướng Migunov không tiết lộ chi tiết các tàu sẽ tham gia cuộc tập trận hay nội dung các bài tập.

>> 2 chiếc F-5 Đài Loan đâm vào núi



Giới chức Đài Loan đang tiến hành điều tra nguyên nhân khiến 2 chiếc máy bay phản lực quân sự đâm vào núi, làm 3 người thiệt mạng.

Nhóm tìm kiếm đang làm việc tại hiện trường vụ tai nạn để tìm các bằng chứng dẫn tới tai nạn cũng như phần còn lại của máy bay. Theo truyền thông Đài Loan, mới chỉ tìm thấy một phần nhỏ của máy bay.

Các quan chức cho biết chiếc máy bay giám sát RF-5 và máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi F-5F xuất phát trong một chuyến bay luyện tập vào đêm ngày 13/9 và biến mất khỏi màn hình radar sau 13 phút cất cánh.

Ngư dân địa phương cho biết đã nhìn thấy 2 chiếc máy bay mất lái và đâm vào một ngọn núi gần bờ biển phía Đông Bắc hạt Yilan, gây ra một vụ cháy lớn.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-5E của Đài Loan. Ảnh: AFP


Đài Loan hy vọng sẽ thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-5 “già nua” của mình bằng máy bay F-16C/Ds hiện đại nếu Mỹ đồng ý bán. Tuy nhiên, thương vụ này luôn bị Trung Quốc phản đối mạnh mẽ. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào tháng tới.

Trước đó, vào năm 2009, Không quân Đài Loan yêu cầu kiểm tra an toàn khẩn cấp đối với phi đội máy bay F-5 sau vụ tai nạn khiến 2 phi công bị chết. Chiếc máy bay xấu số này đã đâm vào eo biển Đài Loan sau khi cất cánh trong một buổi luyện tập ném bom.

Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm đã xảy ra 3 vụ tai nạn liên quan đến F-5, làm dấy lên lo ngại về loại máy bay do Mỹ thiết kế và được lắp ráp tại Đài Loan từ đầu những năm 1980.

>> Irkutsk sắp ra lô Yak-130 mới



Trong lô máy bay Yak-130 xuất khẩu sắp tới, 16 chiếc sẽ chuyển giao cho Không quân Yak-130, 6 chiếc còn lại sẽ biên chế cho Không quân Nga thay vì bán cho Libya.

Tại diễn đàn kinh tế Baikal ở Irkutsk, chủ tịch tập đoàn sản xuất máy bay Irkut, ông Alexei Fedorov nói với các phóng viên rằng hiện nay có khoảng 30 chiếc máy bay Yak-130 đang được hoàn thiện các khâu cuối cùng và chờ xuất xưởng tại nhà máy Irkutsk. Trong số đó, 16 chiếc bán cho không quân Algeria theo một bản hợp đồng kí trong năm 2006.

Một hợp đồng khác là với Libya, khi Irkut hợp tác với công ty Rosoboronexport dự định cung cấp 6 chiếc Yak-130 huấn luyện chiến đấu mới. Theo đó, Nga sẽ cung cấp 2 chiếc trong năm 2011 và 4 chiếc năm 2012. Nhưng hợp đồng này đã bị đình chỉ do chiến sự xảy ra ở quốc gia Bắc Phi này.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay huấn luyện/chiến đấu Yak - 130.


Tuy nhiên, khách hàng chính của Irkut vẫn là Không quân Nga.

Các hợp đồng với Bộ Quốc phòng dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2011, và các lô máy bay sẽ được giao vào đầu năm 2012.

Chủ tịch Fedorov cho biết Bộ quốc phòng Nga vẫn chưa đồng ý với mức giá Yak-130 mà tập đoàn đưa ra. Nhưng người ta cho rằng vấn đề này sẽ được giải quyết trong tương lai gần, và nếu thế Irkut sẽ cung cấp 65 chiếc Yak-130 cho không quân Nga.

Hiện tại vẫn còn nhiều đối thủ cạnh tranh với Irkut, trong đó có nhà máy Nizhny Novgorov. Nhưng lợi thế của Irkut là có nền tảng sản xuất hiện đại, và hiện tại đã có khoảng 20 thân máy bay đã được lắp ráp.

65 chiếc Yak-130 dự kiến sẽ hoàn thành chuyển giao vào năm 2015, đáp ứng yêu cầu chương trình cung cấp vật tư vũ khí và máy bay tấn công cho không quân Nga, dần dần thay thế Su-25.

Yak-130 được phát triển do yêu cầu của không lực Nga và được thiết kế để huấn luyện chiến thuật cho phi công.

Hiện nay, Yak-130 là máy bay huấn luyện duy nhất trên thế giới có các đặc tính khí động học không thua kém các máy bay chiến đấu hiện đại.

Máy bay được trang bị hiện đại, khả năng cơ động được đánh giá cao với vận tốc có thể đạt 1.060 km/h. Trong phiên bản chiến đấu của UBS Yak-130 có thể mang tổng số vũ khí với trọng lượng lên tới 3 tấn.

>> Tầu ngầm hạt nhân mới nhất của Nga bắt đầu thử nghiệm



Tàu ngầm tấn công đa năng chạy bằng năng lượng hạt nhân Severodvinsk, thuộc lớp Project 885 Yasen (Graney) đầu tiên của Nga đã được đưa ra biển để thử nghiệm vào hôm 12/9.


Thông tin được nhà máy đóng tàu Sevmash công bố. Con tàu được hạ thủy dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Sergey Mitiaeva.

Việc lắp đặt tàu Severodvinsk - dự án tàu ngầm lớp 885 Yasen (lớp Graney) đầu tiên, được bắt đầu năm 1993 tại nhà máy đóng tàu Sevmash ở thành phố cảng Severodvinsk thuộc miền bắc nước Nga.

Các chuyên gia cho biết việc đóng tàu bị kéo dài như vậy không chỉ do các khó khăn kinh tế, mà còn bởi nguyên tắc thiết kế thân tàu và trang bị vũ khí.

Hiện nay, không chỉ ở Nga, mà cả trên thế giới đều không có tàu ngầm tương đương với tàu nguyên tử thế hệ thứ tư Severodvinsk. Tàu dự kiến sẽ đi vào phục vụ trong Hải quân Nga vào cuối năm 2011.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình 3D của tàu ngầm Severodvinsk.


Tàu ngầm hạt nhân lớp Graney là tàu ngầm đa năng thế hệ thứ tư, có thiết kế thân tàu và trang bị vũ khí mới hiện đại và là tàu ngầm gây ít tiếng ồn nhất thế giới và có khả năng tàng hình.

Severodvinsk được thiết kế để phóng nhiều tên lửa hành trình tầm xa khác nhau lên đến 3.100-5.000 km, với đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân, và có thể tiêu diệt tất cả tàu ngầm, tàu nổi và các mục tiêu trên đất liền của đối phương.

Đuôi vỏ tàu ngầm trục với một mức độ thấp của lĩnh vực âm thanh. Thân tàu có kiểu dáng lướt nước hình bầu dục với 10 khoang chiến đấu.

Tàu được trang bị các hệ thống thông tin liên lạc và định vị hiện đại nhất, động cơ hạt nhân mới và có nhiệm vụ tấn công các mục tiêu khác nhau ngầm dưới nước, trên biển và trên bộ.

Tàu có lượng giãn nước 8.600 tấn khi nổi, 13.800 tấn khi lặn, độ lặn sâu tối đa 600m, di chuyển với tốc độ 16 hải lý/h khi nổi và 31 hải lý/h khi lặn, với thủy thủ đoàn 90 người.

Vũ khí trang bị cho tàu ngầm này bao gồm tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm (SLCM) 3M51 Alfa, NX-26 Onik hoặc the SS-N-21 Granat/Sampson. Tàu có 8 ống phóng ngư lôi cũng như thủy lôi và các tên lửa chống tàu (như SS-N-16 Stallion).

Điểm mới ở tàu ngầm Severodvinsk là ống phóng ngư lôi không được đặt ở trong mũi của con tàu.

Tàu ngầm thứ hai của lớp Graney, tàu Kazan hiện đang được đóng ở nhà máy Sevmash trong khi việc đóng tàu ngầm thứ ba thuộc lớp này sẽ bắt đầu đóng vào cuối năm 2011.

Hải quân Nga có kế hoạch nhận được tới 10 tàu ngầm lớp Graney cho đến năm 2020.

>> Đài Loan đẩy mạnh sản xuất vũ khí



Đài Loan đang nỗ lực phát triển và tự chế tạo vũ khí khi các hợp đồng quân sự với Mỹ ngày càng trở nên khó khăn.


Trong vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp quốc phòng của Đài Loan được đẩy mạnh và họ tập trung và chế tạo các loại vũ khí tiên tiến.

Hiện nay, Học viện khoa học và công nghệ Trung Sơn (Chungshan) (CSIST) và Tập đoàn phát triển công nghiệp vũ trụ (AIDC) do nhà nước điều hành là 2 đơn vị chính chịu trách nhiệm phát triển các loại vũ khí mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu IDF-II là một biểu tượng của việc tự lập trong sản xuất vũ khí của Đài Loan.


Theo kế hoạch, những chương trình chế tạo vũ khí hiện đại mà quốc đảo này đang theo đuổi gồm: UAV chống radar, vũ khí phát xung điện từ, các vũ khí siêu thanh, UAV tầm xa, công nghệ tàu tàng hình và tàu 2 thân.

Trong những năm gần đây, Mỹ từ chối bán cho Đài Loan các vũ khí được xếp vào loại tấn công như tên lửa chống radar siêu tốc AGM-88.

Vào ngày 6/9/2011, ông Lin Yu-fang – nghị sĩ đại diện cho Quốc dân Đảng cầm quyền tuyên bố kế hoạch sản tên lửa Vạn Kiếm bắt đầu trong khoảng từ năm 2014-2018.

Vạn Kiếm được thiết kế dựa trên nguyên mẫu AGM-154 của Mỹ và sẽ được trang bị trên máy bay chiến đấu F-CK-1 IDF.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Hùng Phong 3 "đình đám" do Đài Loan tự chế tạo.


Ngành công nghiệp quốc phòng của Đài Loan đã sử dụng chính sách “phát triển theo hình xoắn ốc”, dần dần nâng cao kỹ thuật từng bước thông qua quá trình sản xuất, mỗi sản phẩm mới sẽ là một bước tiến nhỏ về mặt công nghệ.

Máy bay chiến đấu IDF-II là một ví dụ điển hình khi được trăng bị hệ thống do thám, quan sát, giao tiếp, điều khiển và ra lệnh Po Sheng/Syun An mới. Tên lửa chống hạm Hùng Phong 3 và tên lửa đất đối không Thiên Cung cải tiến do CSIST thiết kế cũng là ví dụ tương tự.

Để nâng cao khả năng nghiên cứu và phát triển của CSIST, Bộ quốc phòng Đài Loan đã lên kế hoạch nâng cấp CSIST trở thành một học viện cấp bộ có tên Học viện khoa học kỹ thuật quốc gia Trung Sơn.

>> Nghị sĩ Mỹ: TQ quyết cạnh tranh về sức mạnh quân sự với Mỹ



Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân, đầu tư vũ khí công nghệ cao, vươn ra đại dương, làm các tướng lĩnh hải quân Mỹ mất ngủ.

Ngày 12/9, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ Buck McKeon cho biết, Trung Quốc đang nỗ lực cạnh tranh sức mạnh quân sự với Mỹ, tấn công hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ diễn ra hàng ngày.

Khi phát biểu tại Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ ở Washington, nghị sĩ Đảng Cộng hòa McKeon cho rằng: “Thực tế hiện nay là, Trung Quốc làm cho các tướng lĩnh hải quân của chúng ta "mất ngủ", không phải là không có nguyên nhân”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D tạo ra mối đe dọa cho tàu sân bay Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương


Ông nói: “Tôi muốn hòa bình, tôi cầu nguyện cho hòa bình, nhưng chúng ta phải thông minh để duy trì hòa bình”.

Hiện nay, chính phủ Mỹ yêu cầu các bộ ngành đều phải thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu. Nhưng, McKeon chủ trương quốc phòng Mỹ cần tránh tiếp tục cắt giảm chi tiêu.

McKeon chỉ ra, Ủy ban Quân sự do ông lãnh đạo gần đây đã nhận được báo cáo của quân đội Mỹ. Báo cáo này cảnh báo rằng, sức mạnh hải quân của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, đồng thời đầu tư cho vũ khí công nghệ cao, gia tăng khả năng vươn ra Thái Bình Dương và các khu vực khác.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc tăng cường đầu tư cho vũ khí công nghệ cao như máy bay chiến đấu tàng hình J-20


AFP dẫn lời McKeon cho biết: “Báo cáo của Lầu Năm Góc đã mô tả là một nước đã ngang ngược làm liều do tăng trưởng về sức mạnh quân sự, bị choáng váng bởi sức mạnh kinh tế. Phía Trung Quốc xác nhận, do chúng ta hiện nay rơi vào khủng hoảng tài chính, họ đã có được một khâu đột phá”.

Ông cũng nhấn mạnh: “Bắc Kinh lần đầu tiên tin rằng, họ có thể ngồi ngang hàng với Mỹ về quân sự. Trung Quốc đang chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình và tàu ngầm. Quy mô hải quân của họ lớn hơn chúng ta. Họ điều tàu chiến đến lãnh hải của đồng minh chúng ta”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân mới 095 của hải quân Trung Quốc


Chủ tịch Ủy ban Quân sự Hạ viện McKeon còn nói: “Quân đội Trung Quốc hàng ngày đều tấn công hệ thống máy tính của chính phủ chúng ta, đe dọa các nước bạn bè của chúng ta ở ven bờ Thái Bình Dương”.

“Bất kỳ nhà sử học thực sự nào cũng đều biết, việc phát triển sức mạnh quân sự quy mô lớn là diễu võ dương oai nói về vận mệnh dân tộc, sự kết hợp của chúng sẽ rất nguy hiểm”.

Trong cuối tháng này, McKeon có kế hoạch dẫn đầu một đoàn đại biểu Hạ viện Mỹ sang thăm Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

>> Mỹ có thể bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc bất cứ lúc nào



Trong nhiều năm nữa, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không giành được thắng lợi trong bất cứ cuộc chiến tranh nào với Mỹ và các cường quốc hải quân khác


Ngày 30/8/2011, tờ “Sydney Morning Herald” của Australia đã đăng bài viết phân tích của Hugh White, giáo sư Trung tâm nghiên cứu chiến lược, Đại học Quốc gia Australia về khả năng thực hiện quyền kiểm soát biển của Trung Quốc. Nội dung cơ bản như sau:

Hugh White cho rằng, Trung Quốc tận dụng chạy thử tàu sân bay để “làm mưa làm gió” ở Thái Bình Dương, nhưng đồng thời cho rằng, trên thế giới hiện nay, tàu sân bay phần lớn là biểu tượng cho sức mạnh, chứ không phải là vũ khí quân sự.

Trung Quốc cũng hiểu được, trong nhiều năm nữa, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không giành được thắng lợi trong bất cứ cuộc chiến tranh nào với Mỹ và các cường quốc hải quân khác.

Nhưng, nhìn vào việc chạy thử tàu sân bay Thi Lang vừa qua, việc chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc là nghiêm túc. Điều này phát đi một tín hiệu gây lo ngại, đó là: Trung Quốc nhìn nhận vai trò của mình trong thời đại của châu Á như thế nào?

Kế tiếp Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Anh, Mỹ đã kiểm soát Tây Thái Bình Dương 100 năm. Đến nay, nước duy nhất đe dọa quyền kiểm soát biển của phương Tây ở khu vực này là Nhật Bản trước năm 1945. Nhưng sau đó Mỹ sử dụng hạm đội tàu sân bay độc nhất vô nhị đánh bại Nhật Bản.

Người Trung Quốc thừa hiểu quyền kiểm soát biển ở Tây Thái Bình Dương là hòn đá tảng quân sự bảo đảm cho Mỹ giữ vị thế chủ đạo ở châu Á, trong khi đó tàu sân bay là lực lượng then chốt của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội tàu sân bay là lực lượng then chốt để Mỹ giữ vững vị thể chủ đạo ở châu Á


Vì vậy, gần 20 năm qua, Trung Quốc đã tập trung các nguồn lực tăng cường sức mạnh hải, không quân, muốn giành lấy khả năng bắn chìm tàu sân bay để làm cho Mỹ mất đi quyền kiểm soát biển. Về điểm này, họ hầu như đã có thành quả rõ rệt, đến lãnh đạo quân Mỹ cũng thừa nhận quyền kiểm soát Tây Thái Bình Dương của họ cũng ngày càng suy yếu.

Đối với Trung Quốc, việc làm cho Mỹ mất đi quyền kiểm soát biển không có nghĩa là Trung Quốc sẽ sở hữu riêng nó cho mình. Chiến lược hải quân của Bắc Kinh đã luôn tập trung hơn vào “chống lại các trở ngại trên biển”: có khả năng tấn công tàu đối phương, nhưng không có khả năng ngăn chặn đối phương tấn công mình.

Đến nay, không đưa tàu chiến ra biển cũng có thể thực hiện được mục tiêu này, bởi vì máy bay chiến đấu, tên lửa tầm xa và tàu ngầm có thể bắn chìm có hiệu quả hơn đối với tàu chiến. Đây là điều mà Trung Quốc luôn luôn thực hiện.

Tuy nhiên, chỉ có tàu sân bay mới đảm bảo được cho các tàu chiến khác giành lấy quyền kiểm soát biển trong mọi điều kiện thời tiết, nhưng lại cần quyền kiểm soát biển để triển khai tàu sân bay. Vấn đề là tàu sân bay có thể tích rất lớn, hoạt động chậm chạp, dễ nhận biết. Ngoài ra, chi phí chế tạo chúng đắt đỏ, rất dễ trở thành mục tiêu tấn công.

Trung Quốc và các nước khác đều hiểu rõ, đặc trưng chính của chiến tranh trên biển hiện đại là có thể đạt được khá dễ dàng khả năng chống lại các trở ngại trên biển, nhưng để có được quyền kiểm soát biển thì sẽ rất khó. Chúng ta hầu như đang bước vào thời đại nhiều nước có thể chống lại các trở ngại trên biển, nhưng không ai có thể giành được quyền kiểm soát biển.

Vì vậy, kế hoạch tàu sân bay của Trung Quốc đã xuất hiện một vấn đề khó. Hải quân Trung Quốc có khả năng bắn chìm bất cứ tàu sân bay nào của Mỹ ở gần Trung Quốc, nhưng hải quân Mỹ chắc chắn cũng có thể bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc bất cứ lúc nào, thậm chí ở ngay trước "cửa nhà" của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Hyuga mang theo trực thăng của Nhật Bản dài 197 m, rộng 33 m, lượng choán nước chuẩn 1.395 tấn.


Không chỉ có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ thậm chí Australia đều có khả năng bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc mà không tốn nhiều công sức.

Điều này có nghĩa là, chỉ cần đối mặt với các nước lớn khác thậm chí là các nước hạng trung hiếu chiến ở vùng biển châu Á, Trung Quốc sẽ không có cơ hội giành được quyền kiểm soát biển. Nói như vậy thì tàu sân bay có ý nghĩa gì với Trung Quốc? Tại sao Bắc Kinh đầu tư lớn cho nó như vậy?

Có hai khả năng. Thứ nhất, Trung Quốc chế tạo tàu sân bay để nâng cao danh tiếng quốc gia, dùng khoản tiền lớn để đổi lấy khả năng hoàn toàn không có ý nghĩa chiến lược. Nếu khả năng này xảy ra thì đây là một tin tốt đối với những người lo ngại về sức mạnh hải quân của Trung Quốc, bởi vì Bắc Kinh đầu tư cho tàu sân bay “mỏng manh” càng nhiều, thì tiền đầu tư cho tàu ngầm, tên lửa và các sức mạnh có hiệu quả hơn khác càng ít. Nhưng điều này khó có thể xảy ra.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Varyag (Thi Lang) đang được Trung Quốc tiếp tục cải tạo


Thứ hai, khả năng khiến người ta tương đối lo ngại là, Trung Quốc đang nhìn tới tương lai xa hơn, coi châu Á là khu vực có thể thực hiện quyền kiểm soát biển, đồng thời giống như Mỹ sử dụng tàu sân bay để điều động lực lượng tới các khu vực của châu Á. Đó sẽ là một châu Á, trong đó Mỹ sẽ bị Trung Quốc đuổi khỏi, thay thế vị thế chủ đạo ở châu Á, đồng thời sử dụng vũ lực để ép các nước láng giềng phải tuân theo.

Như vậy, đối mặt với sức mạnh không ngừng tăng lên của Trung Quốc, sự khó khăn tài chính của Mỹ chắc chắn có lợi cho thế cân bằng chiến lược chống lại các cản trở trên biển, phương thức ứng phó tiêu cực là tìm cách bảo đảm quyền kiểm soát của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Cách làm sáng suốt là bảo đảm khả năng chống lại các cản trở trên biển mạnh mẽ của Mỹ và Trung Quốc, đồng thời làm cho Trung Quốc tin rằng họ không thể thực hiện được tham vọng đằng sau kế hoạch tàu sân bay.

>> Nhật Bản chuẩn bị đóng tàu sân bay 24.000 tấn



Không chịu thua kém láng giềng Trung Quốc, năm tới Nhật sẽ bắt đầu đóng tàu sân bay mang theo trực thăng mới lớn gấp đôi hiện nay

Ngày 8/9, mạng hải quân Nga đưa tin, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có kế hoạch lắp đặt hệ thống phòng không SeaRam Mk 15 Mod 31 (do Công ty Raytheon sản xuất) cho tàu sân bay mang theo trực thăng "Kế hoạch 22DDH".

Đây là lần đầu tiên hệ thống phòng không SeaRAM được lắp đặt cho tàu chiến không phải của quân đội Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh tàu sân bay trực thăng "Kế hoạch 22DDH" với tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga hiện có của Nhật Bản


Tàu sân bay mang theo trực thăng của "Kế hoạch 22DDH" có lượng choán nước là 24.000 tấn, dài 248 m, sẽ là tàu chiến lớn nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Hệ thống phòng không SeaRAM mà Nhật đặt mua có 11 ống phóng tên lửa RIM-116 (tên lửa thân quay).


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không hiện đại SeaRAM


Thỏa thuận mua này là thỏa thuận bổ sung của hợp đồng mua 6 hệ thống phòng thủ tầm ngắn Phanlanx trị giá 161 triệu USD được hải quân Mỹ và công ty Raytheon ký kết.

Thỏa thuận bổ sung còn bao gồm việc hải quân Mỹ mua hệ thống phòng không SeaRAM cho chiếc tàu chiến ven bờ thứ 6 và thứ 8 do Công ty Aosta mới chế tạo. Independence là chiếc tàu chiến ven bờ thứ hai của hải quân Mỹ đi vào hoạt động từ tháng 1/2010, đồng thời là tàu chiến đầu tiên được trang bị hệ thống phòng không SeaRAM.


http://nghiadx.blogspot.com
Kích cỡ của tàu sân bay "Kế hoạch 22DDH" sẽ gấp đôi so với tàu sân bay lớp Hyuga hiện nay


Hệ thống phòng không SeaRAM có 11 ống phóng tên lửa, đã thay thế cho hệ thống pháo xoay tự động 20 mm được quen dùng cho hệ thống Phalanx. Hệ thống này có radar tìm kiếm số hóa J-band (sóng ngắn), ra dar đeo bám xung/Doppler và thiết bị cảm biến quang học.

Nhật Bản có kế hoạch chế tạo 2 chiếc tàu sân bay mang theo trực thăng "Kế hoạch 22DDH", mỗi chiếc có thể mang theo 9 máy bay trực thăng.

Công ty IHI Marine United Nhật Bản sẽ bắt đầu chế tạo loại tàu sân bay này từ năm 2012, chi phí chế tạo mỗi chiếc khoảng 1,04 tỷ USD.


http://nghiadx.blogspot.com
Hiện nay, Nhật Bản sở hữu 2 tàu sân bay mang theo trực thăng lớp Hyuga


Tàu sân bay mang theo trực thăng của "Kế hoạch 22DDH" to hơn nhiều so với các tàu sân bay mang theo trực thăng lớp Hyuga gồm tàu Hyuga và tàu Ise (lần lượt đi vào hoạt động tháng 3/2009 và tháng 3/2011).

Loại tàu sân bay mang theo trực thăng này sẽ thay thế cho tàu khu trục Shirane được sản xuất từ thập niên 70 của thế kỷ 20.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Hyuga của hải quân Nhật Bản

>> Khai mạc triển lãm vũ khí DSEi 2011



Triển lãm Công nghệ Quốc phòng và An ninh Quốc tế (DSEi) là một trong những triển lãm vũ khí lớn nhất thế giới, tổ chức định kỳ 2 năm/lần tại London, Anh.


DSEi 2011 kéo dài từ ngày 13 đến 16/9, triển lãm nhằm giới thiệu những thành tựu công nghệ quân sự mới nhất của hơn 1.000 công ty sản xuất vũ khí và trang thiết bị quân sự tới từ các quốc gia như: Pháp, Đức, Brazil, Italy, Nga, Ba Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Mỹ, Anh…

Dự kiến sẽ có nguyên thủ và những người đứng đầu lực lượng an ninh nhiều quốc gia tham dự. Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Cơ quan Bảo trì và cung cấp NATO (NAMSA) và Bộ Quốc phòng Anh (MOD) cũng đã có mặt tại DSEi 2011.

Ngoài các triển lãm vũ khí, khí tài quân sự như mọi năm, DSEi 2011 sẽ tổ chức các diễn đàn an ninh nhằm thảo luận về các mối đe dọa và thách thức mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay.

Những công nghệ mới nhất phục vụ hoạt động tình báo và thông tin liên lạc cũng lần đầu tiên được giới thiệu công khai tại DSEi 2011.

Dưới đây là một số hình ảnh đầu tiên về DSEi 2011 tại London:


http://nghiadx.blogspot.com
DSEi 2011 được tổ chức tại trung tâm hội nghị và triển lãm ExCeL London.



http://nghiadx.blogspot.com
Một số phương tiện kỹ thuật quân sự cao trưng bày trong nhà.


http://nghiadx.blogspot.com
Tham dự hội nghị có nhiều "nhãn hiệu" vũ khí nổi tiếng như Saab, Thales, Lockheed Martin, Northop Grumman, Airbus Military...



http://nghiadx.blogspot.com
Đạn pháo phản lực phóng loạt của Tập đoàn Lockheed Martin.



http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng không người lái Fire Scout của tập đoàn Northop Grumman.



http://nghiadx.blogspot.com
Ngay bên cạnh Fire Scout là UAV Ranger của Israel Aerospace Industries.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang