Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Lầu Năm Góc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lầu Năm Góc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lầu Năm Góc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

>> Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc


Báo cáo hàng năm về tổng thể sức mạnh quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc tháng 5/2012 được cho là sơ sài và không phong phú bằng các bản báo cáo trước.

>> "Siêu tàu sân bay" Ford của Mỹ là để dành cho Trung Quốc
>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)




http://nghiadx.blogspot.com
Sức mạnh TQ ngày một gia tăng


Đánh giá về sự phát triển quân sự của Trung Quốc, báo cáo lưu ý, trong năm 2011, Đài Loan vẫn là đối tượng quan trọng nhất của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Trung Quốc tiếp tục gia tăng các cơ hội để tiến hành hoạt động quân sự chống lại hòn đảo này trong trường hợp Đài Bắc tuyên bố độc lập. Đồng thời, Bắc Kinh còn tìm cách ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ trong cuộc xung đột. Cùng với kế hoạch này, Quân đội Trung Quốc cũng đang từng bước tăng cường khả năng hoạt động của quân đội ở những vùng xa xôi của thế giới, báo cáo cho biết.

Việc xây dựng các lực lượng vũ trang Trung Quốc thực hiện theo yêu cầu của "Chiến tranh thông tin cục bộ" dựa trên Học thuyết gọi là "Đường lối quân sự chiến lược trong giai đoạn mới", lần đầu tiên được công bố vào năm 1993 và sửa đổi năm 2004.

Ngân sách quân sự chính thức của Trung Quốc trong giai đoạn năm 2001 - 2011 tăng trưởng với tốc độ trung bình 11,8%/năm.

Theo ước tính của Lầu Năm Góc, trong năm 2012, ngân sách quân sự Trung Quốc sẽ lên tới 106,2 tỷ USD, chi tiêu quân sự của Trung Quốc vượt quá công bố tới 30 - 100%. Ví dụ, nếu ngân sách được Trung Quốc công bố cho năm 2011 lên tới 91,5 tỷ USD, thì theo Mỹ, ước tính con số này đạt tới khoảng 120 -180 tỷ USD.

Báo cáo về Không quân PLA (PLAAF) chỉ ra, trước đây lưc lượng này chủ yếu tập trung cho việc bảo vệ lãnh thổ thì giờ đây dần chuyển đổi, và đã đạt được khả năng hoạt động tấn công và phòng thủ ở nước ngoài.

Cụ thể, Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường khả năng của máy bay vận tải quân sự để bảo vệ lợi ích quốc gia ở nước ngoài (4 chiếc máy bay vận tải IL-76 của PLAAF đã tham gia sơ tán công dân Trung Quốc từ Libya trong cuộc chiến tranh năm 2011).

Cần lưu ý, trong năm 2011, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung mới (không nêu tên). Trong số những ưu tiên khác của PLAAF được báo cáo ghi nhận, Trung Quốc đang đầu tư mạnh cho các hệ thống phòng thủ tên lửa, cũng như hệ thống cảnh báo sớm.

Báo cáo cũng đề cập đến việc trong năm 2011, PLA đã bắt đầu thực hiện một cuộc cải cách không quân quy mô lớn, đi kèm với việc giải thể các sư đoàn, trung đoàn không quân.

Tuy nhiên các kết quả thông tin này được báo cáo có vẻ như chưa được cập nhật về số lượng phân chia của các lực lượng vũ trang Trung Quốc.

Ví dụ, một bản đồ đánh giá về sự dịch chuyển "sức mạnh cốt lõi" của PLAAF cho thấy sự hiện diện của căn cứ Không quân ở Lan Châu, gồm 2 sư đoàn máy bay chiến đấu và một sư đoàn máy bay ném bom. Tấm bản đồ được biết đến khi đó ít nhất là một sư đoàn máy bay chiến đấu (số 37) đã không còn tồn tại vào cuối năm 2011.

Thay đổi tương tự, có thể được đánh giá đã xảy ra với một số các sư đoàn khác ở những khu vực khác, ví dụ như Sư đoàn không quân tiêm kích số 30 ở Thẩm Dương đã được loại bỏ, trung đoàn được triển khai theo các đội, trực thuộc căn cứ không quân Đại Liên. Thay đổi tương tự, cũng được thực hiện đối với sư đoàn không quân tiêm kích 29 ở Nam Kinh.

Về không quân, PLAAF có tổng cộng 2.120 máy bay, gồm 1.570 máy bay chiến đấu và 550 máy bay ném bom. Ngoài ra, vẫn còn có khoảng 1.450 máy bay chiến đấu lỗi thời các loại được sử dụng cho đào tạo, thử nghiệm,... Số máy bay vận tải quân sự có khoảng 300 chiếc các loại.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Type 094 được quan tâm nhất của Trung Quốc đã không được báo cáo nói chi tiết.

 Theo báo cáo, hai loại tàu ngầm mới của Hải quân Trung Quốc (PLAN) là tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSBN) lớp Thương (Shang, Type-093) đã đạt khả năng hoạt động ban đầu và trong vài năm tới, PLAN có thể được xây dựng thêm lên tới 5 tàu ngầm lớp này.

Các tác giả của bản báo cáo trên cũng cho rằng, ICBM JL-2 có tầm bắn trên 7.400 km trang bị trên SSBN Type 093 sẽ đạt được khả năng chiến đấu ban đầu trong 2 năm tới.

Tàu sân bay cũ Varyag sẽ được PLAN sử dụng chủ yếu là đào tạo và làm nền tảng thử nghiệm, đồng thời sau khi tàu sân bay này chính thức hoạt động, nó có thể được sử dụng trong phạm vi hạn chế và thực hiện các hoạt động phức tạp.

Theo bản báo cáo, tàu sân bay Varyag sẽ đạt được khả năng sẵn sàng chiến đấu thực sự sau năm 2015.

Để chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể chống lại Đài Loan, Trung Quốc quan tâm đặc biệt đến việc phát triển ngư lôi và thủy lôi.

Báo cáo của Mỹ cho rằng, Hải quân Trung Quốc đã đặt mua hơn 5 vạn quả thủy lôi, trong 10 năm qua, Hải quân Trung Quốc đang phát triển những thiết kế thủy lôi tiên tiến của họ.

Đối với các lực lượng hạt nhân chiến lược, Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ khái niệm răn đe hạn chế và gạt bỏ cách tìm kiếm tương đương với Mỹ, sản xuất ICBM trên bệ phóng cơ động nhiên liệu rắn DF-31A, và các biến thể mới của ICBM nhiên liệu lỏng DF-5A đã được cải thiện.

Số tất cả các loại ICBM của Trung Quốc được ước tính là 50-75 tên lửa, MRBM có tầm bắn từ 3.000-5.500 km là khoảng 5-20 tên lửa, MRBM tầm bắn từ 1.000-3.000 km là khoảng 75-100, tên lửa tầm ngắn (1.000 km) khoảng 1.000-1.200 quả. Ngoài ra còn có khoảng 40-55 tổ hợp tên lửa đối đất với khoảng 200-500 tên lửa có tầm bắn hơn 1.500 km.

Cũng theo báo cáo, Lục quân Trung Quốc có khoảng 1,25 triệu quân, gồm 18 quân đoàn, 18 sư đoàn bộ binh, 22 lữ đoàn, 8 sư đoàn và 6 lữ đoàn cơ giới, 9 sư đoàn và 9 lữ đoàn thiết giáp, 2 sư đoàn và 17 lữ đoàn pháo binh, 3 sư đoàn phòng không (của Không quân), 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ hải quân (thuộc Hải quân).

Tổng số các phương tiện chiến đấu đang phục vụ bao gồm 7.000 xe tăng và 8.000 hệ thống pháo. Các hạm đội với tổng số lượng 26 tàu khu trục, 53 tàu hộ tống, 48 tàu ngầm phi hạt nhân, năm tàu ngầm hạt nhân, 86 tàu tên lửa, 28 tàu chở xe cơ giới và tàu đổ bộ hạng nặng và 23 tàu đổ bộ hạng trung.

Báo cáo nhấn mạnh việc tiếp tục cải cách cơ cấu trong quân đội Trung Quốc, cũng thu hút sự chú ý đến sự gia tăng các đơn vị giám sát trong năm 2011, số lượng đơn vị hoạt động đặc biệt cũng tăng lên đáng kể.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

>> Quân đội Iran sẽ bị hạ gục trong ba tuần ?

Các chiến lược gia của Lầu Năm Góc ước tính rằng, chỉ cần chưa đầy một tháng là Mỹ có thể “hạ gục” quân đội Iran nếu xung đột xảy ra.



>> Binh pháp Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)


Theo Bộ chỉ huy Trung ương Mỹ (CENTCOM), với các cuộc tấn công trên không và trên biển, Washington có thể phá hủy hoặc làm suy giảm đáng kể lực lượng vũ trang "cơ bản" của Iran trong khoảng ba tuần.

“Chúng tôi đã lên kế hoạch cho mọi tình huống và chỉ chờ quyết định cuối cùng của Tổng thống”, trung tá T.G Taylor, phát ngôn viên của CENTCOM cho hay.

Người phát ngôn này nhấn mạnh thêm: “Chúng tôi hành động theo chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng và các lãnh đạo ở Washington DC. Vì vậy, bất kỳ chỉ thị nào họ đưa ra, đó là những gì chúng tôi sẽ thực hiện”.


http://nghiadx.blogspot.com
Các chiến lược gia của Lầu Năm Góc ước tính, chỉ cần chưa đầy một tháng là Mỹ có thể “hạ gục” quân đội Iran nếu xung đột xảy ra. Ảnh minh họa: RT.

Không chỉ dừng lại ở những tuyên bố hùng hồn, những tuần gần đây, quân đội Mỹ không ngừng tăng cường hiện diện quân sự gần Iran trong bối cảnh căng thẳng về vấn đề hạt nhân giữa Tehran với Washington và Tel Aviv ngày càng leo thang.

Hải quân Mỹ vừa đưa hai tàu sân bay và một số tàu dò phá mìn tới gần Iran. Không quân Mỹ gần đây cũng triển khai một số máy bay chiến đấu F-22 Raptor đến một căn cứ ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Loạt động thái này lập tức vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía Iran. Theo họ, sự tăng cường hiện diện của quân đội Mỹ đe dọa trực tiếp đến sự ổn định của khu vực.

Tuy nhiên, bất chấp mọi phản ứng của quốc gia Hồi giáo, Mỹ còn dự tính triển khai một “căn cứ nổi” ở vịnh Pécxich. Đây là một chiếc tàu chở hàng có tên USS Ponce được chuyển đổi mục đích sử dụng thành "căn cứ bán cố định", hỗ trợ cho các chiến dịch của quân đội Mỹ. Theo kế hoạch, USS Ponce sẽ được trang bị trực thăng và tàu cao tốc.

Không chỉ vậy, Lầu Năm Góc còn tăng cường huấn luyện những binh sĩ của các nước đồng minh trong khu vực thành những đội quân tinh nhuệ. Ngoài ra, một đội biệt kích thuộc Hội đồng đặc nhiệm chung vùng Vịnh cũng có thể được điều động đến khu vực này khi tình hình căng thẳng gia tăng.

Theo giới phân tích quân sự, những kế hoạch này được vạch ra nhằm đối phó với khả năng Iran tấn công quân đội Mỹ tại vùng Vịnh hoặc viễn cảnh quốc gia Hồi giáo chặn eo biển Hormuz, tuyến đường huyết mạch để vận chuyển dầu.

Bên cạnh đó, CENTCOM cũng cho biết, khoảng 125.000 binh sĩ Mỹ cũng đã tiến sát Iran. Phần lớn trong số binh sĩ này, khoảng 90.000 người, đã được triển khai trong hoặc xung quanh Afghanistan. 20.000 binh sĩ khác được đưa đến khu vực cận Đông và khoảng từ 15.000 đến 20.000 phục vụ trên các tàu hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, theo giới chức Mỹ, các mối đe dọa quân sự chỉ là một phần trong nỗ lực gia tăng sức ép với quốc gia Hồi giáo. Washington cho hay, họ sẽ chỉ sử dụng vũ lực khi các biện pháp trừng phạt kinh tế thất bại và giờ đây, họ dồn mọi áp lực kinh tế lên Tehran.

Ngày 1/5 vừa qua, Tổng thống Obama ký một văn bản trao thêm quyền lực cho Bộ Tài chính Mỹ nhằm siết chặt các lệnh cấm vận tài chính với Iran.

Bên cạnh đó, Washington còn gây sức ép buộc các đồng minh cùng tham gia vào nỗ lực siết chặt nền kinh tế Tehran. Theo tờ Wall Street Journal, sau nhiều lần khước từ thì cuối cùng Ấn Độ cũng phải chấp thuận yêu cầu của Mỹ, theo đó, giảm ít nhất 15% lượng nhập khẩu dầu Iran trong năm tài khóa này.

Theo nguồn tin trên, Chính phủ Ấn Độ yêu cầu hai công ty gồm công ty quốc doanh Mangalore Refinery & Petrochemicals Ltd. và công ty tư nhân Essar Oil Ltd., giảm nhập khẩu dầu Iran từ nay đến tháng 3/2013 theo đề nghị của Mỹ.

Động thái trên cùng với thực tế số liệu sản lượng dầu Iran rơi xuống mức thấp nhất 20 năm, cho thấy nỗ lực cấm vận dầu Iran của Mỹ bắt đầu có hiệu quả.

Theo giới quan sát, Ấn Độ buộc phải chấp nhận yêu cầu của Mỹ bởi các cơ sở lọc dầu của Ấn Độ khó được tiếp cận nguồn vốn bằng USD và khó khăn hơn trong việc nhận được bảo hiệm vận chuyển dầu từ Iran.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

>> 320 tên lửa hành trình Tomahawk tới gần biên giới Iran


(10/2) trong khu vực vùng Vịnh, Lầu Năm Góc đã đặt hơn 320 tên lửa Tomahawk, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bên trong lãnh thổ Iran


http://nghiadx.blogspot.com
Tomahawk

Những dữ liệu này được thu thập từ các hoạt động giám sát của Hải quân Mỹ trong khu vực. Hiện tại, trong vùng Vịnh Ba Tư và Biển Ả Rập có 2 nhóm tàu bay, dẫn đầu là tàu sân bay Carl Vinson và Abraham Lincoln.

Trong các nhóm tàu sân bay này còn có 2 tàu tuần dương mang theo 26 tên lửa hành trình, bốn tàu khu trục, có khả năng mang từ 8 đến 56 tên lửa hành trình, 2 tàu ngầm (Annapolis), mang theo 12 tên lửa hành trình, và tàu ngầm tên lửa Georgia được trang bị 154 tên lửa Tomahawks.

Đến tháng Tư, khi mà khu vực này có thêm một nhóm tàu sân bay, dẫn đầu là tàu sân bay Enterprise, cùng với tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường và ba tàu khu trục, số lượng tên lửa hành trình Tomahawk sẽ tăng lên 430 tên lửa với tầm hoạt động lên đến 1.600 km.

Trước đó, nó đã được báo cáo rằng các căn cứ quân sự Hoa Kỳ, nằm trên đảo Diego Garcia của Anh ở Ấn Độ Dương, đã được đưa đến hàng trăm bom khoan bê tông có khả năng tiêu diệt các cơ sở ngầm nằm sâu dưới lòng đất của Iran.

Tất cả điều này xảy ra đồng thời với việc Mỹ triển khai không quân, hiệp đồng tác chiến với lực lượng mặt đất và các đồng minh của mình xung quanh Iran.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga đang cố gắng để bác bỏ những tin đồn rằng Nga đang giúp Iran phát triển vũ khí hạt nhân và các phương tiện mang các loại vũ khí loại này.

Bộ Ngoại giao Nga tin rằng sự lây lan của tin đồn như vậy chỉ làm cho tình hình thêm trầm trọng.

http://nghiadx.blogspot.com
USS Enterprise

Mikhail Ulyanov, giám đốc Cục An ninh và Giải trừ quân bị Bộ Ngoại giao Nga, cho rằng những tin đồn không ngừng phát sinh xung quanh các chương trình hạt nhân Iran hoàn toàn không có cơ sở đúng đắn và chỉ mang "mục đích tuyên truyền chính trị."

Theo các nhà ngoại giao Nga, những tin đồn như vậy có thể khiến cho các các giải pháp quân sự và an ninh trong khu vực trở nên tai hại.

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Israel nói rằng họ sẽ tấn công Iran nếu các biện pháp trừng phạt kinh tế không mang lại kết quả như mong đợi. Ông cũng nhấn mạnh rằng sẽ là khó khăn để chống lại nước cộng hòa Hồi giáo, hiện đang sở hữu vũ khí hạt nhân.

Sau đó, Leon Panetta, người đứng đầu Lầu Năm Góc, cho rằng phía Israel có thể tấn công Iran trong mùa xuân năm nay.

Tomahawk là loại tên lửa tự dẫn với nhiều biến thể, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được phóng đi từ các hệ thống phóng mặt đất, tàu nổi hoặc tàu ngầm.

Tên lửa được phóng đi nhờ một động cơ khởi tốc, sau khi đạt tốc độ cần thiết, động cơ khởi tốc tách ra, động cơ hành trình phản lực mini hoạt động và đẩy tên lửa bay đi.

http://nghiadx.blogspot.com
Tomahawk

Tomahawk là loại tên lửa tầm xa, có khả năng sống còn cao, rất khó phát hiện bằng ra đa hay hồng ngoại. Các thiết bị chính bên trong bao gồm: hệ thống dẫn đường, đầu đạn (có nhiều loại theo từng phiên bản), hệ thống lái, khoang nhiên liệu và động cơ phản lực.

Tomahawk có một số biến thể như: biến thể tấn công mặt đất mang đầu đạn thông thường đơn khối TLAM-C, biến thể tấn công mặt đất mang đầu đạn chùm TLAM-D, biến thể tấn công mặt đất mang đầu đạn mang đầu đạn hạt nhân TLAM-N (chưa được sử dụng), biến thể chống hạm (TASM) và biến thể tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (GLCM, đã bị loại bỏ).

Loại Block III TLAM được đưa vào sử dụng năm 1993 có thể bay xa hơn và sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) để tăng độ chính xác.

Block IV TLAM có sự phát triển hơn do có hệ thống so sánh ảnh kỹ thuật số về vị trí mục tiêu mà nó sẽ tấn công (DSMAC).

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

>>Global Hawk được Mỹ điều động tới Đông Bắc Á



Tờ Stars and Stripes Mỹ mới đây cho biết, Lầu Năm Góc có kế hoạch phối hợp cùng Hàn Quốc điều động UAV RQ-4 Global Hawk tới khu DMZ Triều Tiên.


RQ-4 Global Hawk là một trong những phương tiện bay không người lái hiện đại nhất thế giới được Quân đội Mỹ sử dụng phổ biến và hiệu quả tại chiến trường Afghanistan và Iraq.

Tuy thời hạn và lịch trình thương lượng được giữ bí mật, nhưng Trung tá Terran Reno - người đứng đầu bộ phận tình báo của Không Quân Mỹ tại Hawaii úp mở rằng thời điểm Global Hawk hiện diện tại Đông Bắc Á không còn xa nữa.

Giới phân tích quân sự nhận định: Nếu nguồn tin chính xác, động thái trên của Mỹ sẽ khiến không chỉ Bình Nhưỡng mà cả Bắc Kinh cũng cảm thấy bất an, bởi tính năng trinh sát và nghe trộm của Global Hawk không chỉ giới hạn tại bán đảo Triều Tiên mà có thể vươn tới tận biên giới Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Trinh thám cơ tầm xa RQ-4 Global Hawk.


“Trung Quốc không thể không lo lắng bởi hiện diện của máy bay do thám chiến lược không người lái của Mỹ có thể hướng cả vào thu thập thông tin về tiềm năng quân sự của Quân Giải phóng Trung Quốc, nhất là sau khi Trung Quốc giới thiệu tàu sân bay đầu tiên.

Có thể đoán định rằng trước khả năng sử dụng máy bay Mỹ trong khu vực, hoạt động ngoại giao của Bắc Kinh sẽ không những đẩy mạnh mà còn trở nên cương quyết hơn”, Igor Korotchenko - chuyên viên phân tích quân sự Nga nói.

Đáng chú ý, sau khi bán đảo Triều Tiêu đột ngột căng thẳng trở lại, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã không ít lần đề cập tới việc trang bị Global Hawk. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ hợp đồng nào liên quan tới Global Hawk được ký kết.

RQ-4 Global Hawk có hệ thống quan sát tầm xa gồm radar, các thiết bị nghe trộm và camera hồng ngoại, đặc biệt có thể ghi lại hình ảnh từ độ cao 18km trong phạm vi 550km. UAV này có thể hoạt động liên tục trên bầu trời tối đa 36 giờ đồng hồ trên vùng rộng 137.000 km2.

Global Hawk được Trung tâm Hàng không Ryan, thuộc Tập đoàn Grumman Northrop, Mỹ thiết kế nhằm phục vụ hoạt động do thám trên một diện tích lớn. Chi phí sản xuất mỗi chiếc máy bay do thám loại này dao động từ 10 đến 20 triệu USD.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

>> Australia xét lại kế hoạch mua F-35?



Tại Australia, cuộc tranh luận về khả năng xét lại kế hoạch mua 100 chiếc F-35 trị giá hơn 16 tỷ USD nổ ra sau tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith.


Với tư cách là một trong 8 đối tác toàn cầu chính thức tài trợ cho việc phát triển máy bay tiêm kích F-35, các nhà phân tích lo ngại bất cứ sự sụt giảm nghiêm trọng nào trong cam kết của Australia sẽ tác động mạnh tới khoảng 125.000 nhân viên của nhà thầu quốc phòng.

Khi được hỏi về tin Australia đang suy tính lại các lựa chọn của mình, Tom Casey, Giám đốc truyền thông quốc tế của nhà sản xuất máy bay Lockheed nói rằng công ty: “Không biết về bất cứ thay đổi nào của chính phủ Australia đối với chương trình máy bay tiêm kích F-35 Lightning II”.

Trên thực tế, Lockheed rất tin tưởng vào cam kết của Australia vẫn được quảng cáo trên trang mạng F-35 như sau: “Cuối cùng, khoảng 100 máy bay F-35A thế hệ thứ 5 sẽ đưa lực lượng Không quân Hoàng gia Australia trở thành lực lượng máy bay chiến đấu giữ vai trò nòng cốt có khả năng đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia”.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà phân tích đều chia sẻ sự lạc quan với Lockheed.

Thực chất, nhiều người tin rằng chương trình này đang đối mặt với trở lực ghê gớm về chính trị và của bộ máy quan liêu, thậm chí cả với một số người tin rằng F-35 là sự lựa chọn tốt nhất cho Không quân Hoàng gia Australia.

Những người này lập luận Australia có thể sẽ cắt giảm một phần trong số 100 máy bay đã cam kết để dành chi cho những hạng mục khác. Theo quan điểm này, vấn đề không phải là “nếu” tiến hành cắt giảm một phần đơn đặt hàng mà là khoản tiền được cắt giảm là bao nhiêu.

Cuối cùng, họ cho rằng vấn đề với Lockheed không phải là sự thể hiện kém cỏi trong giai đoạn đầu của giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Thay vào đó là mối quan ngại với việc Lockheed cung cấp đúng thời hạn và đúng dự toán máy bay tiêm kích FA-35 để đáp ứng nhu cầu an ninh của Australia sau khi các yêu cầu về ngân sách, lịch trình và kỹ thuật được duyệt lại.


http://nghiadx.blogspot.com
Kế hoạch mua F-35 của Australia bị xét lại?


Alan Stepnens, nghiên cứu viên ĐH New South Wales, giảng viên thỉnh giảng tại Học viện Quốc phòng Australia đã đưa ra quan điểm cho rằng: “Hầu hết mọi người đều đồng ý sau những trì hoãn thì hoạt động phát triển máy bay F-35 cần trở lại đúng quỹ đạo. Nó rõ ràng đem lại năng lực tiềm tàng tốt nhất cho Australia .Vấn đề nhức nhối hiện tại là đơn giá liên tục tăng lên”.

Trong khi đó, một số nhà phân tích nghĩ rằng việc Lầu Năm Góc không đặt hết sự tin tưởng và sức nặng chính trị vào chương trình phát triển loại máy bay này cũng là một nhân tố.

Một học giả Australia lại cho rằng: “Lịch trình và chi phí là mối quan tâm chủ yếu. Tôi chưa nghe được tin chính phủ đứng đằng sau chủ trương xét lại chương trình này của Bộ trưởng Quốc phòng. Quan tâm chính của Bộ Quốc Phòng Australia là liệu nền công nghiệp quốc phòng gắn với F-35 có khả năng sản xuất được máy báy đúng thời hạn và dự toán”.

Trên thực tế, giả sử các mối quan ngại chủ yếu này chi phối sự suy xét lại, Canberra có thể tìm cách bù đắp các nguy cơ liên quan đến chương trình F-35 bằng cách chuyển một số chi phí dành cho chương trình này sang công nghệ tiên tiến có mức độ thấp hơn song vẫn có được thẩm quyền liên quan.

“Bộ trưởng Quốc phòng Australia nhận thức Không quân Hoàng gia Australia đã không theo quy trình giao dịch thông thường khi gần đây mua các loại máy bay C-17 và Super Hornets. Các loại vũ khí này được mua theo hình thức COT (mua máy bay sẵn có và đưa luôn vào sử dụng) và thường được giới quân sự viện dẫn như là phi vụ mua bán thành công nhất”.

“Hiện Bộ Quốc phòng không thể chi tiêu phần ngân sách đã được phân bổ vì sự kém hiệu quả của hệ thống. Do vậy, mua theo hình thức COT có vẻ hấp dẫn hơn. Các tin đồn ở Canberra đang theo hiệu ứng này”.

Các nhà phân tích đồng ý rằng nếu Canberra chọn mua theo hình thức COT thì đối thủ chiến lược của Lockheed, công ty Boeing sẽ được lợi nhất. Đây sẽ là mối lợi lớn cho Boeing khi công ty này đang có chiến lược tập trung mở rộng sự hiện diện ra khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
F-35 Lightning II được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF), có khả năng tàng hình, đa năng, thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, chiến đấu không đối không.

F-35 được thiết kế và phát triển bởi một tổ hợp công nghiệp hàng không do Lockheed Martin dẫn đầu. F-35 được phát triển thành 3 phiên bản:

F-35A là kiểu cất cánh và hạ cánh thông thường (CTOL-conventional takeoff and landing);
F-35B là phiên bản máy bay cất cánh đường bay ngắn và hạ cánh (STOVL-short take-off vertical landing);
F-35C dành cho hải quân có cánh lớn hơn và gấp được.

Việc phát triển loại máy bay này đã được đưa vào kế hoạch tài chính của Mỹ, Anh và các chính phủ liên minh khác. Có 3 cấp độ tham gia của các nước khác. Các cấp độ nói chung phản ảnh vai trò về tài chính, mức độ chuyển giao công nghệ và các gói thầu phụ mở ra cho các công ty quốc gia và các đơn đặt hàng mà các quốc gia có thể sản xuất.

Anh là nước duy nhất thuộc đồng minh cấp 1, đóng góp khoảng 2,5 tỉ USD, chiếm 10% chi phí. Các đồng minh cấp 2 là Italy (1 tỉ USD), Hà Lan (800 triệu USD). Các nước cấp 3 là Canada (440 triệu USD), Thổ Nhĩ Kỳ (175 triệu USD), Australia (144 triệu USD), Na Uy (122 triệu USD), Đan Mạch (110 triệu USD). Israel và Singapore cũng tham gia với tư cách thành viên cộng tác của dự án

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

>> Mỹ “bộp chộp” ném 32 tỉ đô vào vũ khí




Quân đội Mỹ đã chi 32 tỷ USD trong 15 năm gần đây cho các dự án “khủng” dở dang mà không nhận được bấy kỳ một loại vũ khí và các trang thiết bị kỹ thuật quân sự nào.


Nguyên nhân là do Mỹ đã quá “bộp chộp” trong việc thực hiện các chương trình quốc phòng mà không cân nhắc kỹ lưỡng.

Từ năm 1995-2010, Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc đã “đóng băng” 22 dự án quân sự, trong đó 15 dự án được thực hiện trong vòng 10 năm gần đây. Giữa tháng 5/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố, từ 11/9/2001, Lầu Năm Góc đã tăng gấp đôi ngân sách cho việc tái vũ trang, hơn 700 tỷ USD cho các dự án chế tạo và mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật quân sự mới.

25 tỷ đô cho dự án trực thăng và tác chiến dở dang

Trong số các dự án chưa hoàn thành mà Mỹ lại phải chi phí số tiền khổng lồ nhất là dự án “máy bay trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche” và “các hệ thống tác chiến tương lai” (FCS). Chỉ 2 dự án này trên thực tế đã “ăn mất” 25 tỷ USD. Ngoài ra, còn các dự án dang dở khác như chế tạo hệ thống pháo tự hành Crusader 155mm, hệ thống tên lửa ATACMS BAT, Stinger RPM B


Dự án trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche "đóng cửa" vào năm 2004.


Việc chế tạo trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche được bắt đầu tiến hành vào năm 1998. Theo kế hoạch, trực thăng này được chế tạo trên cơ sở sử dụng công nghệ tàng hình và sẽ dùng để thay tất cả các loại trực thăng UH-1 Iroquois, AH-1 Cobra, OH-6 Cayuse và OH-58 Kiowa.

Theo ước tính, để sản xuất 650 trực thăng Comanche Mỹ cần phải chi 39 tỷ USD. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị đóng cửa vào năm 2004 bởi quyết định chung của Tư lệnh Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc. Bởi theo dự tính của các quan chức quân đội Mỹ, nếu mua các máy bay không người lái và các mẫu trực thăng hiện có sẽ rẻ hơn rất nhiều so với chi phí chế tạo trực thăng Comanche. Tổng cộng, chi phí cho chương trình chế tạo RAH-66 tốn gần 8 tỷ USD, trong đó 6 tỷ USD được chi trong giai đoạn 1995-2004.

Vừa đóng cửa, vừa phải bồi thường

Việc đóng cửa trước thời hạn dự án này buộc Mỹ phải bồi thường 700 triệu USD cho Công ty Boeing và Sikorsky (đảm trách việc chế tạo Comanche). Nhưng nhờ việc đóng cửa dự án này, Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc có cơ hội chuyển số tiền 15 triệu USD từ số tiền dùng cho chương trình chế tạo trực thăng RAH-66 sang các dự án khác.



Dự án UAV FCS Class IV


Từ năm 2004, với số tiền này, Mỹ đã chi 2,2 tỷ USD để mua UAV, 2,2 tỷ USD mua máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache và 1,5 tỷ USD để sửa chữa và hiện đại hoá các trực thăng vận tải CH-47 Chinook. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng từ dự án Comanche, Quân đội Mỹ đã thừa hưởng được nhiều công nghệ của cỗ máy siêu khủng này để ứng dụng cho việc chế tạo AH-64D Apache Longbow Block III, loại trực thăng được sản xuất hàng loạt vào mùa xuân năm 2011.

Cũng thật thú vị, thay cho số tiền đắt đỏ để sản xuất Comanche (gần 60 triệu USD/ chiếc), Mỹ đã quyết định chế tạo loại trực thăng trinh sát rẻ hơn là ARH-70 Arapaho. Hợp đồng này do Công ty Bell Helicopter (Mỹ) đảm nhận. Chuyến bay đầu tiên của trực thăng này được thực hiện vào năm 2006, nhưng vào tháng 10/2008, Lầu Năm Góc đã quyết định đóng cửa dự án vì giá cuối cùng chi phí sản xuất Arapaho cao hơn rất nhiều so với dự tính.

Cho đến thời điểm đó, chi phí cho dự án đã lên tới 533 triệu USD. Như vậy, so với RAH-66, tổng số tiền chi cho việc sản xuất Arapaho không lớn hơn nhưng các nhà quân sự Mỹ đã rút ra được bài học từ những sai lầm của mình và không cho phép tăng số tiền chi phí cho dự án này nữa.



Chương trình FCS được bắt đầu triển khai năm 2003, đến năm 2009 thì đóng cửa.

Muốn thay đổi mọi thứ…thì phải trả giá đắt

Tuy nhiên, bài học này có vẻ cũng chưa thực sự “thấm” với các nhà quân sự Mỹ khi họ quyết định thực hiện chương trình chế tạo tổ hợp các hệ thống tác chiến tương lai (FCS). Việc triển khai chế tạo FCS được bắt đầu triển khai từ năm 2003. Kết quả của dự án là nhằm chế tạo các trang thiết bị kỹ thuật quân sự (đầu tiên từ UAV và cuối cùng là pháo và xe tăng).

Đồng thời, ngoài các hệ thống pháo thông thường, súng máy và súng phóng lựu cần phải chế tạo thành công vũ khí lazer tương lai để tiêu diệt các mục tiêu bọc thép và bay thấp. Dự án FCS trong tất cả thời gian thực hiện đã trải qua nhiều thay đổi và vào năm 2009, dự án này đóng cửa hoàn toàn.


UAV Class I trong khuôn khổ FCS dùng để trinh sát.


Bình luận về quyết định ngừng dự án, ông Robert Gates tuyên bố: “Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bạn muốn thay đổi mọi thứ cùng một lúc và tạo ra một cái gì hoàn toàn mới thì bạn thường phải trả giá rất đắt. Nếu Google có khả năng tạo ra một cuộc cách mạng thì chúng tôi (quân đội) không có khả năng”.

Đến thời điểm có quyết định đóng cửa, chi phí cho dự án FCS mất 19 triệu USD. Kết quả, dự án FCS đã thay đổi hoàn toàn và hiện nay được gọi là chương trình hiện đại hoá quân đội Mỹ. Chương trình này chủ yếu là mua sắm các mẫu vũ khí hiện có và chế tạo một vài loại vũ khí mới nhưng theo các yêu cầu đơn giản.

[Bee news]


Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

>> Lầu Năm góc chia tay ông Robert Gates




Sau hơn 4 năm là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ngày 30/6/2011 ông Robert Gates (*) đã chích thức tạm biệt Lầu Năm Góc và trao quyền cho người kế nhiệm ông Leon Panetta.


Tại Lầu Năm Góc, Tổng thống Barack Obama và các lãnh đạo chủ chốt trong chính phủ, thành viên của Quốc hội, các binh lính, tướng sỹ trong quân đội Mỹ cũng đã có mặt trong buổi lễ long trọng để chia tay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.


Huân chương Tự do của Tổng thống Mỹ.


Tại đây, Tổng thống Barack Obama đã ca ngợi Bộ trưởng R.Gates vì những đóng góp to lớn của ông cho nước Mỹ trong suốt hơn 4 năm qua, và trao tặng Huy chương Tự do của Tổng thống, một phần thưởng cao quý của nước Mỹ.

Ông Robert Gates là vị Bộ trưởng Quốc phòng thứ 22 của nước Mỹ và là người duy nhất trong lịch sử Mỹ được Tổng thống dành sự ưu ái đặc biệt nhờ những công lao và đóng góp to lớn cho nước Mỹ.

Ông Robert Gates bắt đầu chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ vào thời điểm quyết định trong cuộc chiến tranh Iraq.

Tổng thống Obama cũng không quên ghi nhận công lao của ông R.Gates đã hoàn thành một trong những nhiệm kỳ xuất sắc nhất đối với các lãnh đạo Lầu Năm Góc, với những khó khăn trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, cũng như những thách thức từ hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.

Ông Gates đã có công lớn trong việc giúp xoay chuyển tình thế ở cả 2 mặt trận Iraq và Afghanistan thông qua chiến lược điều chỉnh quân tại 2 chiến trường này. Đặc biệt, ông đã góp phần hoàn thành sứ mệnh truy lùng và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

Tổng thống Obama ca ngợi về ông Gates, ví ông là một nhà ái quốc khiêm nhường, một người quả cảm và có nhãn quan rộng lớn, là một người xuất sắc nhất của nước Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates là một Bộ trưởng Quốc phòng phục vụ lâu năm nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trước đó, cựu Tổng thống George W. Bush vì đã bổ nhiệm ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong năm 2006, đến năm 2009 khi thay đổi chính quyền, tân Tổng thống Obama khi đó đã tái bổ nhiệm ông tiếp tục giữ chức vị Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ.

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng quốc phòng R.Gates nói rằng, ông tự hào vì sự hợp tác của Lầu Năm Góc với các cơ quan khác trong chính phủ liên bang Mỹ, nhất là trong lĩnh vực tình báo và ngoại giao.

Bộ trưởng Gates còn cho rằng, cuộc tấn công al-Qaeda bằng những đòn bất ngờ, mà cao điểm là vụ đột kích tiêu diệt Osama bin Laden là một minh chứng cho thấy sự thay đổi lớn về chiến lược, cách thức kết hợp linh hoạt giữa tình báo và các hoạt động quân sự trong thế kỷ thứ 21.

Bộ trưởng Gates bày tỏ, được phục vụ trong Quân đội Mỹ và với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng chính là một vinh dự lớn nhất, một đặc ân trong cuộc đời ông.

Trong thông điệp từ biệt gửi đến các quân nhân Mỹ và gia đình, Bộ trưởng Quốc phòng Gates bày tỏ lời cảm ơn các quân nhân rằng, lòng dũng cảm và sự phục vụ tận tâm của họ đã giữ cho nước Mỹ được bình yên.

Hình ảnh về buổi lễ long trọng lễ chia tay Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates:



Buổi lễ long trọng chia tay Bộ trưởng Robert Gates ngay tại khuôn viên Lầu Năm Góc.




Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates duyệt nghi lễ lần cuối trước khi chuyển giao chức vụ cho người kế nhiệm.




Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã điều hành bộ máy quân sự nước Mỹ hơn 4 năm.




Tổng thống Barack Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mike Mullen chào danh dự.




Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mike Mullen nhận cái bắt tay từ Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates.




Tổng thống Obama đã đánh giá cao những công lao của Bộ trưởng Gates và coi ông như một người bạn.




Tổng thống Barack Obama phát biểu ca ngợi Bộ trưởng R.Gates vì những đóng góp to lớn của ông cho nước Mỹ trong suốt hơn 4 năm qua.




Tổng thống Barack Obama dành cho Bộ trưởng R.Gates một sự bất ngờ bằng việc tặng thưởng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ.




Ông Robert Gates và vợ của ông bà Becky chào các vị khách trước khi rời Lầu Năm Góc.




Sau khi Bộ trưởng R.Gates ra đi, bộ máy quân sự nước Mỹ lại hy vọng vào vị tân Bộ trưởng Leon Panetta (cựu Giám đốc CIA).


(*) Ông Robert Michael Gates sinh ngày 25/9/1943 tại Wichita, Kansas, Mỹ, ông là một chính khách Mỹ, đã phục vụ trong CIA và Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ 26 năm, là Giám đốc CIA dưới thời Tổng thống George W. Bush. Sau khi rời CIA, ông trở thành Hiệu trưởng trường ĐH Texas A&M, và là thành viên Hội đồng quản trị của một số công ty.

Ông Gates là thành viên của Nhóm nghiên cứu về Iraq. Với kết quả kết quả bầu cử giữa kỳ 2006, ngày 8/11/2006, Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm ông Robert Michael Gates vào cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thay thế Bộ trưởng Donald Rumsfeld.

Sau khi Tổng thống Barack Obama thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, Bộ trưởng Robert Gates tiếp tục được đề cử giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho đến 30/6/2011.

Những thành quả ông Robert Michael Gates đã làm cho nước Mỹ phải kể đến việc thực hiện một nỗ lực khó khăn là thuyết phục đồng minh tiếp tục duy trì sự hỗ trợ cho cuộc chiến tại Afghanistan, giảm bớt thiệt hại cho Quân đội Mỹ . Đặc biệt là những nỗ lực tiêu diệt mạng lưới khủng bố al-Qaeda.

[BDV news]


Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

>> Mỹ kết án tử hình với 'Bóng ma trên biển'





Hải quân Mỹ đã quyết định cắt làm sắt vụn chiến hạm độc đáo Sea Shadow (Bóng ma trên biển), được đóng trong thập niên 1980 theo công nghệ tàng hình.


Sea Shadow là tàu chiến tàng hình đầu tiên trên thế giới. Công nghệ tàng hình đòi hỏi tạo ra cho vật thể hình dáng hình học sao cho tán xạ tối đa sóng radar. Ngoài ra, còn có các vật liệu đặc biệt để bảo vệ tàu tàng hình trước radar. So với các tàu thông thường, tầm phát hiện tàu tàng hình chỉ bằng 1/3 nên tạo ra ưu thế chiến lược trong tác chiến.

Hai mạn của tàu Sea Shadow được thiết kế nghiêng tạo một góc 45 độ và tựa trên các phao ngầm dưới nước, đáy tàu được nâng lên trên mặt nước. Tàu được trang bị thiết bị bảo vệ tăng cường, tạo ra quanh tàu một đám mây bụi nước, làm cho nó khó bị radar và các sensor nhiệt phát hiện. Tất cả các mối hàn trên thân cũng được phủ bằng hợp chất đặc biệt.

Sea Shadow đã được thử nghiệm ban đêm để tránh các vệ tinh do thám của Liên Xô. Nhưng Hải quân Mỹ đã không thể giữ kín hoàn toàn bí mật của mình. Năm 1995, một trong các kỹ sư tham gia chế tạo Sea Shadow đã bị bắt và kết án vì bán bí mật quân sự.


Sea Shadow xuất cảng.


Sau mấy năm thử nghiệm, Lầu Năm góc kết luận, dù chỉ chạy ở tốc độ thấp, tàu này cũng dễ bị radar phát hiện, các bức màn nước cũng chẳng giúp ích gì. Vì thế với chi phí đóng và khai thác 195 triệu USD, Sea Shadow bước vào ngõ cụt trong phát triển công nghệ hải quân.

Sea Shadow nổi danh khi được sử dụng trong thập niên 1990 để quay bộ phim “Ngày mai không lụi tàn” (Tomorrow never dies) trong loạt phim về điệp viên 007 James Bond, phát hành năm 1997. Theo cốt chuyện, một tàu tàng hình thuộc về trùm truyền thông Elliot Carver và khi ở trong hải phận Trung Quốc đã được sử dụng để khiêu khích một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Anh.

Sau bộ phim này, con tàu thử nghiệm Sea Shadow chẳng dùng được vào việc gì nữa. Hải quân Mỹ đã hy vọng một tư nhân nào đó mua lại con tàu, song cuối cùng họ chẳng tìm được khách hàng nào mặc dù tuyên bố tiêu hủy con tàu đã thu hút nhiều sự quan tâm.



Mô hình của tàu quái dị Sea Shadow.

Dù có sẵn tiền thì chẳng phải tư nhân nào cũng có thể mua Sea Shadow. Người ta không thể để nó trong sân một ngôi nhà bình thường vì nó dài gần 48m, rộng hơn 30m và nó cũng không được bảo quản cẩn thận cho lắm.

Một đại diện của nhà sản xuất Lockheed Martin cho biết, trong 4-5 năm gần đây, con tàu không hề được bảo quản, sửa chữa vì thế việc tu sửa nó phải do khách mua tàu tự lo.

Năm 2009, người ta đã thảo luận vấn đề chuyển giao tàu Sea Shadow cho bảo tàng, song không bảo tàng hải quân nào tỏ ý muốn nhận lấy vật trưng bày độc đáo này. Dẫu sao hiện thời chưa phải là mất tất cả vì đại diện Hải quân Mỹ Chris Johnson nói rằng, cho đến phút cuối vẫn có thể tìm ra người mua.


[BDV news]


Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

>> Đang có chiến tranh mạng giữa Mỹ và Trung Quốc?





Các cuộc tấn công mới đây vào tài khoản Gmail của các quan chức chính phủ Mỹ mà theo Google là có xuất sứ từ Trung Quốc càng làm cho tình hình thêm căng thẳng.


Trước đó, Đại tá Dave Lapan, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cho biết: “Để đáp trả lại một cuộc tấn công mạng không nhất thiết chúng ta phải dùng một cuộc tấn công mạng khác. Mọi sự lựa chọn đều cần xem xét kỹ lưỡng”.

Tuy nhiên, dù rõ ràng đại tá Lapan nói tới cuộc tấn công vật lý bằng sức mạnh quân sự thực thụ nhưng đặt trong bối cảnh căng thẳng đến từ những vụ tấn công tin học, lời cảnh báo của Lầu Năm Góc gợi tới hình ảnh cuộc chiến trong tương lai sẽ là những người lính với những chiếc bàn phím trong hầm tối thay vì cầm những khẩu M-16 xung phong trên mặt trận.



Google từng hứng chịu nhiều đợt tấn công bắt nguồn từ Trung Quốc.


Giáo sư Dan Kuehl, ĐH Quốc phòng tại Washington cho biết: “Chúng tôi làm việc ở cả 5 lĩnh vực như trên không, đất liền, biển, không gian và không gian mạng. Với sự gia tăng trong sự phụ thuộc của con người vào máy tính, viễn cảnh một cuộc chiến tranh mạng ngày càng trở nên rõ ràng”.

Ông Kuehl nhấn mạnh rằng ông không phát biểu để ủng hộ chính phủ Mỹ hay “PR” cho trường đại học quân sự của ông.

Cuộc nói chuyện khó khăn và những lá thư giả mạo

Tờ The Wall Street Journal dẫn lời một quan chức Quốc phòng Mỹ cho biết: “Nếu bạn tắt một lưới điện của chúng tôi, chúng tôi có thể bắn 1 quả tên lửa vào ống khói nhà bạn”. Lời đe dọa của quan chức này được cho là nhằm vào Trung Quốc.

Về phần mình, Chính phủ Trung Quốc phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào với các cuộc tấn công mạng mà Google thông báo cho chính phủ Mỹ.

Giáo sư Kuehl cho biết: “Đây là giá trị của sự mơ hồ, các bên muốn đối thủ của họ nghĩ rằng họ có thể vượt qua các giới hạn”.

Một cuộc tấn công dạng phishing vừa được khởi động để tấn công hệ thống thư điện tử của Google với mục tiêu nhằm là các quan chức Mỹ, Hàn Quốc cũng như các nhà báo Trung Quốc, các nhà hoạt động vì nhân quyền ở quốc gia này.

Những cuộc tấn công trên tương tự với các email lừa đảo mà hầu hết mọi người đều nhận dược về khoản thừa kế hàng triệu USD của triệu phú. Email yêu cầu người dùng mở thông điệp và họ sẽ nhận được 14 triệu USD. Khi thông điệp được mở, máy tính của nạn nhân đã bị xâm nhập.

Nhận xét về cuộc tấn công vào Gmail, trưởng nhóm nghiên cứu và phân tích tại IT-Harvest, tác giá cuốn sách Surviving Cyberwar cho biết: “Cuộc tấn công phishing vẫn dừng ở mức độ đơn giản. Có những cuộc tấn công khác tinh vi hơn. Khi đó, các email nạn nhân nhận được giống với những email được gửi từ những người quen. Để làm được điều này, tin tặc khai thác thói quen, mối quan hệ của bạn từ mạng xã hội mà bạn tham gia”.

“Những người Trung Quốc đã có những lợi thế ban đầu trong cuộc chiến tranh mạng nhờ thu thập được nhiều dữ liệu kể cả những dữ liệu cá nhân của nhiều quan chức”, ông Stiennon cho biết. Các dữ liệu lấy trộm được sẽ được đem vào ngân hàng dữ liệu để xử lý và phân tích.

Các tài liệu WikiLeaks cho thấy Chính phủ Mỹ đang lo lắng vì Chính phủ Trung Quốc đang thuê các hackers hàng đầu để khởi động chiến dịch chiến tranh qua mạng.

Một báo cáo mật của Chính phủ Mỹ từ tháng 6/2009 cho thấy khả năng rất lớn là Chính phủ Trung Quốc đang đầu tư vào các tài năng có năng khiếu trong các khu vực tư nhân để tăng cường khả năng tấn công và phòng thủ cho các hệ thống mạng thông tin của nước này.

Can thiệp vào tàu chiến và hậu cần

Những cuộc tấn công mạng kể trên không chỉ mới xuất hiện thời gian gần đây.

Từ năm 2002, những kẻ xâm nhập trên mạng, được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc đã phát tán mã độc hại trong hệ điều hành Windows để ăn cắp thông tin đăng nhập nhằm truy cập vào hệ thống của Chính phủ Mỹ cũng như hệ thống các công ty quốc phòng ở nước này.

Tuy nhiên, trên tờ China Youth Daily, các học giả Zheng and Zhao Baoxian của Học viện Khoa học quân sự (Trung Quốc) cho biết: ”Các cơn lốc xoáy vừa quét qua internet trên toàn thế giới gây nên những tác động ồ ạt. Đằng sau cơn lốc này là cái bóng của Mỹ”.

Bài viết cũng khẳng định Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến tranh trên mạng: “Đối mặt với những dấu hiệu nóng lên của chiến tranh trên internet, mọi quốc gia và quân đội không thể ở thế bị động mà phải chuẩn bị cho cuộc chiến này”.


Quân đội Mỹ là mục tiêu của chiến trang mạng do quá phụ thuộc vào máy tính?


Ông Bruce Schneir, chuyên gia công nghệ, cũng là tác giả của nhiều cuốn sách và được tờ The Economist miêu tả là chuyên gia hàng đầu về bảo mật cho biết: “Làm cách nào để chúng ta biết được địa chỉ chính xác của thủ phạm để tấn công ngược lại? Điều đó là không thể”.

Trả lời tờ Al Jazeera, ông Schneier khẳng định việc xác định quốc tịch của một cuộc tấn công mạng là không khả thi.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc, hầu hết các tập đoàn, đội nhóm đều có liên quan và chịu sự chi phối của chính phủ. Điều đó có nghĩa, nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc có sự hiểu biết nhất định về điều gì đang diễn ra, ông Stiennon cho biết.

Giáo sư Kuehl ở ĐH Quốc Phòng Mỹ cho rằng: “Trung Quốc đã xem xét rất kỹ đối thủ quân sự lớn nhất của họ là Mỹ và nhận ra điểm yếu của Mỹ là quá phụ thuộc vào các hệ thống máy tính”.

Từ quan điểm đó, giáo sư Kuehl cho rằng chiến lược của Trung Quốc gồm 2 phần, phần đầu các cuộc tấn công sẽ làm suy yếu bộ máy chiến tranh của Mỹ tại chính đất nước này và ngăn chặn Mỹ khởi động lại bộ máy.

Phần thứ hai, các cuộc tấn công mạng vào tàu chiến cũng như hệ thống hậu cần sẽ là những đòn quyết định.

Giáo sư Kuehl cho biết: “Đối với quan điểm của quân đội, các mối đe dọa đến từ thao tác với thông tin. Điêu gì sẽ xảy ra khi các thông tin hiển thị trên máy tính bạn về điều khiển sân bay, các lực lượng được triển khai, các mệnh lệnh đều bị làm sai lệch?”.

Đánh lạc hướng dư luận và kiểm duyệt

Tuy nhiên cũng có chuyên gia rằng, nguy cơ về cuộc chiến tranh mạng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể chỉ là cách đánh lạc hướng dư luận của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm tăng ngân sách quốc phòng cũng như tạo cớ cho việc kiểm duyệt nội dung trên internet.



Có thực sự có cuộc tấn công mạng vào Mỹ từ phía Trung Quốc?


Ông Schneier cho biết hàng triệu các cuộc tấn công dạng này xảy ra hàng ngày.Theo ông, cuộc tấn công vừa rồi vào Google còn ở mức đổ giản đơn và xảy ra thường xuyên.

Giám đốc công nghệ của quỹ vận động vì tự do điện tử, ông Chris Palmer cho biết cuộc chiến tranh mạng chỉ là tấm màn che để hạn chế sự tự do ngôn luận trên internet. Theo ông Chris Palmer, chiến dịch an ninh mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ chỉ phóng đại các mối đe dọa và thu hút tiền từ đó.

Cũng theo ông này, giải pháp trả đũa bằng quân sự không phải là đường lối hiệu quả để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công mạng. Giải pháp hiệu quả đơn giản hơn là cách ly các dữ liệu nhạy cảm khỏi internet.

Quyền truy cập vào các tài liệu quân sự hoặc các mạng lưới điều khiển cơ sở hạ tầng quan trọng như nguồn nước, cơ sở hạt nhân nên được bảo vệ một cách thủ công, ông Palmer nói.

Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, những nhà máy điện được chạy trong các mạng lưới riêng tuy nhiên hiện nay những hệ thống điều khiển này đã trở nên kém bảo mật hơn khi giao tiếp qua mạng internet.

Nguyên nhân giải thích cho việc này là giá thảnh rẻ hơn, thay vì sử dụng mạng lưới riêng, các công ty chuyển qua sử dụng mạng thông thường.

Còn về phía các công ty quốc phòng, các cuộc tấn công mạng vào các công ty này mang nhiều ý nghĩa kinh tế hơn là cuộc chiến tranh mạng vì các công ty luôn tìm cách đánh cắp thông tin cũng như các dự án bí mật của đối thủ cạnh tranh.

Nhà phân tích bảo mật Richard Stiennon nói: “Tất cả các vấn đề này đều mới, chúng ta không có cơ sở trong luật pháp quốc tế hoặc cơ sở pháp lý để xây dựng chiến lược phản ứng lại các cuộc tấn công dạng này”. Điều này cho thấy sự cần thiết đối với các quy tắc quốc tế cho các cuộc chiến tranh qua mạng.

Tuy nhiều người cho rằng các điều luật quốc tế thường chỉ có giá trị trên giấy nhưng các điều luật này có thể giúp tạo ra 1 khung để hạn chế các cuộc chiến tranh mạng thay vì không có gì như hiện nay.

Chuyên gia Bruce Schneier cho rằng cuộc họp về chiến tranh mạng của Liên Hợp Quốc là một điều nên làm về lúc này.


[BDV news]


Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Mỹ đầu tư cho các chương trình Internet 'ma'



Mỹ đang đầu tư tiền xây dựng mạng Internet tàng hình nhằm giúp người dùng có thể kết nối Internet mà không thông qua cổng kết nối của các chính phủ.


Chính phủ Mỹ đang đầu tư tiền vào mạng Internet tàng hình và một hệ thống điện thoại di động có thể giúp người dùng vượt qua sự cản trở bằng kiểm duyệt.

Các hạng mục được chính phủ Mỹ đầu tư bao gồm cả những dự án bí mật để xây dựng các mạng di động độc lập trong nội bộ các quốc gia khác cũng như tiền đầu tư cho việc thiết kế các thiết bị có thể bỏ vừa vào 1 chiếc vali để có thể kết nối với các mạng di động này.

The New York Times cho biết một nhóm các chuyên gia trẻ đang làm việc trên tầng 5 một tòa nhà ở đường L, Washington được Bộ ngoại giao Mỹ tài trợ 2 triệu USD để chế tạo các thiết bị chứa trong vali như trên.

Nỗ lực của Mỹ trong việc tạo dựng mạng Internet tàng hình được The New York Times thu thập được qua nhiều cuộc phỏng vấn, và các tài liệu cho thấy khá rõ quy mô, giá thành cũng như sự tinh tế của chương trình mà Chính phủ Mỹ theo đuổi.

Nhiều dự án trong đó liên quan đến các vấn đề kỹ thuật được Mỹ phát triển trong khi một số khác đã và đang được các tin tặc phát triển trong một công nghệ có tên phong trào giải phóng công nghệ toàn cầu.



Các tình nguyên viên xây dựng mạng Internet không dây ở Jalalabad, Afghanistan bằng máy phát điện tự chế và các vật liệu địa phương sử dụng công nghệ phát triển tại Viện Công nghệ Massachusetts. Ảnh: New York Times


Một trong các dự án internet "ma" là mạng di động độc lập ở Afghanistan sử dụng các tháp tín hiệu được bảo vệ trong các quân cứ quân sự. Dự án này được Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc nước đầu tư 50 triệu USD, lập ra nhằm giảm thiểu khả năng Taliban tấn công các dịch vụ liên quan đến Internet ở Afghanistan.

Không những thế, Chính phủ Mỹ cũng lên kế hoạch chôn giấu điện thoại di động gần biên giới Triều Tiên để những người vượt biên ở quốc gia này có thể sử dụng, The New York Times tiết lộ.

Nỗ lực của Mỹ bắt đầu từ việc Chính phủ của tổng thống Hosni Mubarak cắt hoàn toàn mạng internet ở Ai Cập trong biến cố chính trị của nước này. Trong một động thái tương tự, Chính phủ Syria cũng tạm thời tắt phần lớn mạng internet của đất nước này nhằm hạn chế liên lạc của những người biểu tình.

Các nỗ lực của chính phủ Obama có ý nghĩa trên mặt trận ngoại giao được gọi là để "bảo vệ quyền tự do ngôn luận" cũng như "nuôi dưỡng nền dân chủ". Trước đó, Washington cũng hỗ trợ phát triển các phần mềm giúp người dùng ở các nước như Trung Quốc thoát khỏi khỏi sự điều tra của chính phủ.



Sơ đồ hoạt động của mạng Internet tàng hình: các máy tính sử dụng kết nối từ điện thoại di động của những mạng di động độc lập để kết nối với Internet thay vì sử dụng đường kết nối thông qua các cổng kết nối thông thường vốn bị kiểm soát bởi các chính phủ.


Việc đầu tư xây dựng mạng internet "ma" nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ Bộ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton. Bà Clinton cho biết: "Chúng tôi muốn thấy nhiều người hơn nữa trên toàn cầu sử dụng Internet, điện thoại di động và các công nghệ khác để họ có thể nói về các bất công họ gặp phải cũng như tìm cách giúp thực hiện nguyện vọng của họ".

Thế nhưng, việc phát triển các mạng điện thoại độc lập cũng gặp những khuyết điểm khá lớn như các chính phủ có thể dò theo sóng và bắt giữ người sử dụng hoặc đơn giản hơn là bắt họ khi người sử dụng mang các thiết bị này qua biên giới. Nguy hiểm hơn, công nghệ trên có thể bị nhóm khủng bố sử dụng để liên lạc trong các nhiệm vụ.

Tuy nhiên, các chuyên gia tham gia phát triển mạng internet "ma" cho rằng những khuyết điểm này khó có thể so sánh với những ưu điểm mà mạng lưới này đem lại.

Ông Sascha Meinrath, chuyên gia đứng đầu dự án "internet trong chiếc vali", giám đốc dự án Công Nghệ Mở ở quỹ New America cho biết: "Chúng tôi đang xây dựng một cơ sở hạ tầng riêng biệt cho phép công nghệ hầu như không thể bị tắt hay kiểm soát. Việc này giúp con người thực hiện quyền đơn giản nhất của họ là được nói".



Internet trong chiếc vali giúp người sử dụng có thể kết nối Internet qua mạng không dây nhanh chóng.



Mô hình chiếc vali chứa Internet với các thiết bị giúp tạo lập một mạng Wifi tại chỗ và kết nối với Internet mà không qua các cổng kết nối của chính phủ.
Ảnh: New York Times




[BDV news]



Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> LCS USS Independence được Mỹ triển khai tới Châu Á



Nhằm duy trì sự hiển diện lâu dài tại châu Á-Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến khu vực này loại tàu tuần duyên LCS mới, cùng với một số vũ khí công nghệ cao.

Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết, quân đội Mỹ sẽ duy trì sự hiển diện mạnh mẽ và lâu dài trên khắp châu Á-Thái Bình Dương.

Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến khu vực này các hệ thống vũ khí công nghệ cao để bảo vệ các đồng minh và lợi ích cốt lõi của Mỹ cũng như đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Washington cam kết, sự hiện diện của Mỹ tại đây không hề giảm sút như nhiều người vẫn nghĩ, quân đội Mỹ sẽ mở rộng hợp tác và chia sẽ các căn cứ với Autralia tại Ấn Độ Dương.

Theo đó, trong thời gian tới Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến Singapore loại tàu tuần duyên LCS mới.



Tàu tuần duyên LCS USS Independence trông rất hầm hố.?


Chiến hạm loại LCS được thiết kế để hoạt động tại các vùng biển nông xung quanh Singapore, một đồng minh thân cận của Mỹ tại ASEAN. Khu vực có tuyến đường biển thương mại bận rộn nhất thế giới.

Trước mắt, Lầu Năm Góc dự định sẽ triển khai đến Singapore 1 hoặc 2 tàu LCS, nhằm đánh giá hoạt động cũng như tăng cường sự hợp tác với hải quân các nước trong khu vực thông qua các cuộc tập trận và huấn luyện thủy thủ.

Ngoài việc triển khai hoạt động tàu tuần duyên thế hệ mới đến châu Á, Bộ trưởng Gates còn nhấn mạnh, Lầu Năm Góc sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các loại máy bay trinh sát không người lái mới, cùng với các tàu chiến mới, hệ thống vũ khí không gian và các biện pháp đối phó với an ninh mạng.

Các hệ thống vũ khí công nghệ cao này sẽ tiếp tục được triển khai đến châu Á nhằm xây dựng và tăng cường năng lực phòng thủ hợp nhất liên quốc gia, đảm bảo an ninh, chủ quyền, tự do hàng hải của Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác trong khu vực.



LCS có khả năng hoạt động như một tàu đổ bộ trực thăng mini.


Việc triển khai tàu tuần duyên cao tốc thế hệ mới LCS đến châu Á sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra và ứng phó trước các nguy cơ đối với an ninh hàng hải của Mỹ cũng như các nước đồng minh trong khu vực. Nếu không muốn nói thẳng ra là việc triển khai tàu tuần duyên LCS, cùng với hàng loạt các hệ thống vũ khí công nghệ cao là để đối phó với những thách thức mới đến từ Hải quân Trung Quốc.

LCS Littoral Combat Ship, tàu tấn công khu vực duyên hải, là một loại tàu chiến được thiết kế đặc biệt để hoạt động tại các vùng biển nông.

LCS được thiết kế với khả năng tàng hình tối ưu, trang bị hỏa lực mạnh. Đây là một biện pháp để đối phó trước các cuộc tấn công, xâm nhập theo kiểu tác chiến phi đối xứng, cũng như các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực duyên hải gần bờ.

So với tiêu chuẩn của các tàu khu trục mang tên lửa điều khiển, LCS có thiết kế nhỏ hơn, tuy nhiên đuôi tàu được thiết kế với sàn đáp và nhà chứa khá lớn cho 2 trực thăng SH-60 Seahawk hoạt động.

Đuôi tàu được thiết như một hệ thống đổ bộ mini với khả năng mang theo 4 xe chiến đấu bọc thép Stryker , hoặc xe chiến đấu bộ binh Humvee. Một hệ thống đường nối kiểu roll-on/roll-off cho phép nhanh chóng triển khai các xe chiến đấu bộ binh cho nhiệm vụ đổ bộ nhẹ.

Hệ thống vũ khí trên tàu chủ yếu cho nhiệm vụ đảm bảo an ninh ven biển, pháo hạm Mk-110 57mm, 4 súng máy caliber 50 (2 đặt phía trước, 2 đặt phía sau), 2 pháo Mk44 30mm, hệ thống phòng thủ tên lửa Evolved SeaRam được bố trí phía trên nhà chứa máy bay.

Với thiết kế 3 thân độc đáo, LCS có thể đạt tốc độ tối đa hơn 44 hải lý/giờ, tầm hoạt động 10.000 hải lý.

LCS được trang bị hệ thống điện tử hàng hải rất hiện đại, radar tìm kiếm mục tiêu 3D Sea GiRaffe, radar dẫn đường hàng hải BridgeMaster E, cảm biến chỉ thị mục tiêu quang-điện tử AN/KAX-2, hệ thống chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR.

Đặc biệt, trung tâm của LCS là hệ thống quản lý thông tin chiến đấu tích hợp ICMS được thiết kế bởi Northrop Grumman, hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp ES-3601. 4 hệ thống phóng mồi bẫy hồng ngoại Mark 36 SRBOC, hệ thống phóng mồi bẫy radar Nulka.


[BDV news]


Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

>> 'Sẽ trả đũa quân sự nếu bị tấn công mạng'



Theo chiến lược mới của Lầu Năm Góc, tấn công máy tính nhằm vào Mỹ được coi là một hành động chiến tranh.

Lầu Năm Góc đang thảo ra một chiến lược chính thức nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công máy tính nhằm vào Mỹ.

Theo chiến lược mới của Lầu Năm Góc, cuộc tấn công máy tính từ một quốc gia khác nhằm vào Mỹ được coi là một hành động chiến tranh và có thể sẽ hứng chịu những hành động trả đũa bằng quân sự của Mỹ.

Từ năm 2009, nhiều hình thức trả đũa những cuộc chiến tranh mạng đã được chính phủ Mỹ tuyên bố công khai như lệnh trừng phạt kinh tế, cuộc tấn công số trả đũa và kể cả dùng tới quân đội.

Chiến lược mới về chiến tranh mạng của Mỹ mô phỏng lại mô hình đã từng được nước này áp dụng thành công những năm 1950 trong nỗ lực của Washington nhằm răn đe những cuộc tấn công hạt nhân.

Điều này càng làm nổi bật hơn quan điểm của Lầu Năm Góc trong việc coi những cuộc chiến trang mạng là một hành động chiến tranh truyền thống.

Lầu Năm Góc tuyên bố bất kỳ cuộc tấn công máy tính nào có khả năng lan rộng và đe dọa đến tính mạng người dân Mỹ như cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng cho bệnh viên hay các cơ quan cứu hộ khẩn cấp đều được coi là hành động xâm lược nước Mỹ.



Chính phủ Mỹ có thể dùng đến quân sự để đáp trả các hành động tấn công máy tính nước này.

Tuy nhiên, trả lời tờ Wall Street Journal, nhiều quan chức chính phủ cũng như giới quân sự Mỹ đều tỏ ra nhập nhằng trong việc khẳng định tính đe dọa của chiến lược mới này.

Một quan chức chính phủ mô tả sự mơ hồ trong tình đe dọa của chiến lược mới là một yếu tố của chiến lược và cho biết chiến lược chỉ hoạt động khi có nhiều yếu tố đáng tin cậy hơn.

Bổ sung thêm về những hạn chế trong chiến lược ứng phó chiến tranh mạng của Mỹ, một quan chức quân sự Mỹ cho biết: "Chính sách mới không đề cập đến cách Mỹ phản ứng với những cuộc tấn công đến từ những nhóm khủng bố. Ngoài ra, chính sách mới về chiến tranh mạng cũng không nêu rõ chiến trang mạng leo thang đến mức độ nào thì chính phủ Mỹ sẽ sử dụng đến sức mạnh quân sự".

Tháng 5/2009, 4 tháng sau khi Tổng thống Obama nhận chức, người đứng đầu Bộ Tư lệnh chiến lược Quân đội Mỹ, tướng Kevin P. Chilton trả lời phỏng vấn của tờ Stars and Stripes cho biết: "Các luật về sử dụng vũ trang đối phó với chiến trang mạng sẽ sớm được áp dụng".

Tướng Kevin cũng đưa ra cảnh báo: "Tại sao chúng ta phải hạn chế bản thân chúng ta?".

Trong cuộc chiến tranh lạnh, chiến lược đe dọa của Mỹ làm việc rất hiệu quả vì Lầu Năm Góc thể nhanh chóng xác định nguồn gốc các cuộc tấn công và phản công chính xác từng địa điểm cụ thể.

Tuy nhiên, trong một cuộc chiến tranh mạng, nguồn gốc của các cuộc tấn công hầu như không rõ ràng. Trường hợp điển hình có thể kể đến những cuộc tấn công nhằm vào Google năm 2010. Trong khi, Google kết luận những cuộc tấn công đến từ Trung Quốc thì chính phủ Mỹ chưa bao giờ công khai xác định nguồn gốc của những cuộc tấn công này.



Chính phủ Mỹ chưa bao giờ công khai thừa nhận Trung Quốc tấn công Google.

"Một trong những câu hỏi là làm cách nào để biết chúng ta đang có chiến tranh và cách để phân biệt giữa tin tặc và Quân đội Trung Quốc?", Một cựu quan chức Lầu Năm Góc cho biết.

Một quan chức chính phủ Mỹ từng tham gia những cuộc thảo luận về chiến tranh mạng trong nội bộ chính phủ nói thêm: "Hầu như tất cả kinh nghiệm chúng tôi học được trong thời kỳ căng thẳng hạt nhân với Liên Xô trong những thập niên 1960, 1970 và 1980 đều không áp dụng được với những cuộc chiến tranh mạng".

Nhà Trắng cho biết phương pháp sử dụng quân đội để đáp trả lại những cuộc chiến tranh mạng đều được coi là giải pháp cuối cùng sau khi những giải pháp ngăn chặn và đe dọa đều thất bại.

Chính phủ Mỹ vừa đưa ra chiến lược quốc tế về chiến tranh mạng kêu gọi hợp tác quốc tế để ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng, nâng cao bảo mật mức máy tính.

Chiến lược mới của Lầu Năm Góc được đưa ra khi các cơ quan liên bang Mỹ như cơ quan An ninh Quốc gia, cơ quan Tình báo Trung ương và Bộ An ninh Nội địa chi hàng tỷ USD vào các vấn đề liên quan đến bảo mật mạng máy tính.

Hầu hết những khoản chi này đều để điều chỉnh phù hợp với chiến lược chống chiến trang mạng quốc tế được chính phủ Mỹ đưa ra hồi tháng 5/2011.
[BDV news]


Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

>> 'Chi phí sản xuất F-35 là không thể kham nhổi'



Theo quan chức quốc phòng Mỹ chi phí sản xuất F-35 là “không kham nổi” và kêu gọi xem xét là toàn bộ dự án, dù chương trình này đạt được những tiến bộ rõ rệt.


“Sau một thập kỷ thực hiện chương trình thì giá của mỗi máy bay trong tổng số 2.443 chiếc F-35 mà chúng ta dự định sản xuất đã tăng gấp đôi”, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carton nói.

Ông Carter cho rằng nếu cứ tiếp tục chương trình như hiện nay thì chi phí sẽ đội lên đến một mức “không thể chấp nhận được, và cũng không thể kham nổi”.

Chi phí dành cho F-35 đã đội lên đến 385 tỷ USD, tức là 103 triệu USD cho mỗi máy bay nếu tính theo giá trị đồng USD không đổi hoặc 113 triệu USD nếu tính theo giá trị đồng USD trong tài khóa 2011.


Mẫu máy bay F-35 được giới thiệu năm 2006


Ước tính tổng chi phí dành cho chương trình F-35 bao gồm thiết kế, sản xuất, mua, vận hành và sửa chữa máy bay sẽ vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nhận xét mức giá trên “thật sự đáng lo ngại”, nếu xét rằng chi phí ban đầu chỉ là 69 triệu USD cho mỗi máy bay. “Đã đến lúc chúng ta ít nhất phải tìm kiếm một giảm pháp thay thế”, ông McCain tuyên bố.

“Những số liệu liên quan tới chương trình này thật sự đáng lo ngại. Không có bất cứ chương trình nào nên được phép tiếp tục với một "bản lý lịch" như vậy, nhất là trong tình hình tài chính của chúng ta hiện nay”, ông nói.

Dự án máy bay F-35 hay máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF) được phát triển bởi hãng Lockheed Martin, giờ đây đã trở thành dự án vũ khí tốn kém nhất trong lịch sử của Lầu Năm Góc. Chỉ riêng chi phí nghiên cứu phát triển đã ngốn hết 51 tỷ USD, con số mà Thượng nghị sĩ Carl Levin mô tả là “đáng sợ”.

Những khoản chi quá tay, việc trì hoãn liên tục để bổ sung 2 phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và cất cánh theo kiểu thẳng đứng, cũng như bổ sung thêm hệ thống giảm độ bộc lộ radarr và nhiều chi tiết phức tạp khác, theo Thứ trưởng Carter. Ông Carter cũng đổ lỗi cho "văn hóa chi tiêu" vô tội vạ của Lầu Năm Góc kể từ sau sự kiện 11/9.

Tờ Huffington Post nhận xét, dù các quan chức cấp cao như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates hay Thứ trưởng Carter vẫn bảo vệ dự án F-35 như một sự lựa chọn “không thể thay thế” và là “tương lai của năng lực tấn công chính xác của Quân đội Mỹ”, ngày càng có nhiều nhà chính trị Mỹ đặt dấu hỏi về dự án này.

Từng được hứa hẹn là loại máy bay “kinh tế” với chi phí bảo dưỡng chỉ bằng 1/3 so với máy bay F-16, giờ đây chi phí cho máy bay F-35 là 16.425 USD cho 1 giờ bay – đắt gấp 1,2 lần so với loại máy bay F-16 C/D, theo một báo cáo vừa rò rỉ ngày 12/5 của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Rõ ràng tương lai của loại máy bay chủ lực đang ngày càng trở nên phức tạp như bản thiết kế của nó vậy.

[BDV news]


Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

>> 50 tỷ USD được Mỹ chi cho máy bay ném bom chiến lược mới



Ông Ashton Carter, Cục trưởng Cục mua sắm và công nghệ, Bộ Quốc phòng Mỹ đã gặp các quan chức công ty Northrop Grumman và công nghiệp quốc phòng để thảo luận triển vọng chế tạo và mua sắm máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới NGB (Next Generation Bomber).

Dự kiến, Mỹ sẽ chi tổng cộng 40-50 tỷ USD cho chương trình phát triển và mua sắm NGB.

Lầu Năm góc dự định hiện đại hóa các máy bay В-2 được chế tạo trong thập niên 1990 và không hiện đại hóa 6 chiếc В-1В sản xuất trong thập niên 1980.
Năm 2012, Mỹ sẽ chi 3,7 tỷ USD cho dự án NGB. Khoản kinh phí bổ sung 800 triệu USD sẽ được chi để phát triển tên lửa hành trình hạt nhân mới.

Hình ảnh giả định NGB của Northrop Grumman(defaiya.com)


Bộ Quốc phòng Mỹ dự định mua NGB với đơn giá không quá 550 triệu USD/chiếc. Không quân Mỹ sẽ nhận được tổng cộng 80-100 máy bay ném bom mới. Chúng sẽ thay thế toàn bộ 66 máy bay ném bom B-1B Lancer, 20 B-2 Spirit và 85 B-52 Stratofortress hiện có trong trang bị. Dự án chế tạo NGB sẽ bắt đầu được cấp kinh phí vào năm 2012. Trong 5 năm tới, Mỹ sẽ chi tổng cộng 3,7 USD cho dự án.

Đặc điểm của dự án NGB sẽ là toàn bộ công tác phát triển máy bay, cũng như tính năng kỹ thuật sẽ được bảo mật hoàn toàn, còn chi phí cho dự án sẽ được công khai. Điều khiến các công ty Mỹ lo ngại là Lầu Năm góc có thể ký hợp đồng phát triển NGB với mức giá cố định thay vì hợp đồng dạng “chi phí+” như với nhiều dự án trước đó.

Thông tin chi tiết về NGB hiện chưa được tiết lộ. Dự kiến máy bay mới sẽ được nhận vào trang bị vào năm 2018. NGB sẽ là bước quá độ chuyển sang máy bay ném bom siêu âm mới “2037 Bomber” (Máy bay ném bom năm 2037), vốn chưa được bắt đầu phát triển. Dự định tham gia dự án NGB có Northrop Grumman, Boeing và Lockheed Martin. Theo một số nguồn tin, các công ty này đã nhận được 1 tỷ USD để phát triển các công nghệ cho NGB.

Chương trình phát triển NGB bắt đầu vào năm 2007 được tiếp tục đến giữa năm 2009, khi Lầu Năm góc công bố dự định tăng hạn sử dụng các máy bay ném bom B-1B, B-52 và B-2 hiện có, cũng như ngừng cấp kinh phí cho chương trình chế tạo NGB. Đầu năm 2011, Mỹ quyết định nối lại dự án. Hiện chưa rõ công ty nào sẽ đảm nhiệm nghiên cứu chế tạo NGB.

Chi tiết kỹ thuật về máy bay mới vẫn được bảo mật. Theo thông tin chính thức chỉ biết rằng, máy bay sẽ có 2 chế độ bay có và không có người lái, có khả năng đột phá phòng không đối phương và mang vũ khí hạt nhân.
[VietnamDefence news]


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> ‘Quỷ xanh’ gia nhập Không quân Mỹ



Tháng 2/2012, Không quân Mỹ (USAF) sẽ nhận vào trang bị khinh khí cầu mềm mới Blue Devil 2, được chế tạo trong chương trình Blue Devil.

Hợp đồng chế tạo khinh khí cầu do thám - chỉ huy trị giá 82,6 triệu USD này được ký với công ty MAV6 vào tháng 10/2010. Chuyến bay đầu tiên của Blue Devil 2 được ấn định vào tháng 9/2011.

Blue Devil 2 được chế tạo dựa trên khinh khí cầu Polar 100. Khinh khí cầu mới sẽ có chế độ điều khiển tùy chọn: hoặc do phi công (ngồi trong khoang đặc biệt trên khí cầu) hoặc do nhân viên mặt đất điều khiển. Blue Devil 2 có chiều dài 7 m, chiều rộng 3m, chiều cao khoang thiết bị 2,1 m.



Sơ đồ sử dụng Blue Devil 2. Blue Devil 2 có một khoang chở hàng phía dưới và có thể tiến hành do thám trong vòng 5 ngày.


Blue Devil 2 có khả năng tiến hành trinh sát quang - điện tử và hồng ngoại với độ nét cao và dải tần hẹp để thu thập thông tin, cung cấp mốc định hướng, định vị mặt đất và nhận dạng mục tiêu.

Khinh khí cầu sẽ được trang bị nhiều loại sensor, camera quang - điện tử và hồng ngoại độ nét cao và hệ thống trinh sát điện tử nên nó có thể đảm nhiệm vai trò một phương tiện tương tự trạm điều khiển mặt đất.

Blue Devil 2 là thành quả hợp tác của USAF, Lục quân Mỹ và một cơ quan khác của Lầu Năm góc.

Trước đó, chương trình Blue Devil đã phát triển máy bay do thám Blue Devil 1 và chuyển giao cho Quân đội Mỹ vào tháng 12/2010. Máy bay này được chế tạo dựa trên cơ sở máy bay King Air 90, 2 động cơ turbine cánh quạt của Hawker Beechcraft và được trang bị các phương tiện do thám gần như tương tự Blue Devil 2.

Máy bay do thám không người lái Blue Devil 1 được USA coi như bước quá độ và dự định từ bỏ Blue Devil 1 sau khi đưa vào trang bị Blue Devil 2.

[BDV news]


Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

>> Malaysia nâng cấp tiêm kích Hornet



Bộ Quốc phòng Malaysia dự định hiện đại hoá các máy bay tiêm kích F/A-18D Hornet trong biên chế không quân nước này.


Để thực hiện dự án, Bộ Quốc phòng Malaysia đã đặt hàng mua của Mỹ các khí tài theo dõi mục tiêu và thiết bị điều khiển tên lửa cũng như các phụ kiệnđi kèm với tổng trị giá lên tới 72 triệu USD.

Cụ thể, Bộ Quốc phòng Malaysia đặt hàng tất cả 6 bộ khí tài theo dõi mục tiêu AN/ASQ-228 ATFLIR cùng phần mềm điều khiển.

Hiện nay, đơn đặt hàng này đã được Cơ quan Hợp tác Quốc phòng Lầu Năm Góc (DSCA) trình lên Quốc hội Mỹ.



Hệ thống ATFLIR tích hợp trên máy bay tiêm kích F/A 18C

Nếu hợp đồng được Quốc hội Mỹ thông qua, Công ty Raytheon của Mỹ sẽ đứng ra đảm trách thực hiện hợp đồng, còn việc tích hợp các bộ AN/ASQ-228 ATFLIR cho máy bay tiêm kích do Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing đảm nhiệm.

Theo tiết lộ từ DSCA, Mỹ sẽ cử 8 chuyên gia đến Malaysia để tích hợp ATFLIR cho máy bay tiêm kích Hornet.

Khí tài theo dõi mục tiêu ATFLIR được trang bị một vài bộ cảm biến, gồm cả các camera quang - điện tử, hồng ngoại. Ngoài ra, các bộ AN/ASQ-228 còn được lắp đặt các thiết bị chỉ thị, theo dõi mục tiêu bằng laser, thiết bị đo xa.

Trọng lượng của AN/ASQ-228 là 191 kg. Theo nhà sản xuất, ATFLIR có khả năng dẫn đường vũ khí đến mục tiêu ở cự ly 48km, tầm cao 15.200m.

Các chuyên gia quân sự Mỹ cho biết, ATFLIR được sử dụng để đơn giản hoá quá trình dẫn đường và điều khiển vũ khí trong điều kiện thời tiết xấu.

Ban đầu, ATFLIR được sản xuất cho Hải quân Mỹ để thay cho các hệ thống AN/AAS-38 Nite Hawk đã quá cũ lắp đặt trên các máy bay tiêm kích F/A-18 Hornet của Mỹ.
[BDV news]


Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

>> Tranh cãi quanh lễ tang của Bin Laden



Một nghi thức tang lễ theo truyền thống Hồi giáo đã được tổ chức trên biển Arab dành cho Osama Bin Laden.



Tang lễ được tổ chức trên tàu sân bay USS Carl Vinson, 24 giờ đồng hồ sau khi thi thể của Bin Laden được tìm thấy và xác nhận sau một chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm Mỹ.

Một quan chức của Lầu Năm Góc cho biết “ Tang lễ diễn ra lúc 1h10 và kết thúc vào lúc 2h (giờ địa phương)”.

Tang lễ của Bin Laden diễn ra đúng theo nghi thức truyền thống của người Hồi giáo, thi thể của Bin Laden được tắm rửa sạch sẽ và đặt trong một chiếc quan tài màu trắng rất nặng.

Quan chức nọ cho biết thêm: “Thi thể của Bin Laden được đặt trong quan tài, một sỹ quan quân đội đọc bài diễn văn đã được dịch ra tiếng Arab bởi một người bản xứ”.

Sau khi kết thúc bài diễn văn, quan tài chứa thi thể của Bin Laden được thả xuống biển và chìm xuống đáy đại dương.

Theo quan điểm của Lầu Năm Góc, các trùm khủng bố sau khi chết đều được chôn cất trên biển.




Tang lễ của Bin Laden được tổ chức trên tàu sân bay USS Carl Vinson.


Các quan chức của CIA và Lầu Năm Góc đảm bảo rằng thi thể được tìm thấy chính là của Osama Bin Laden. Việc phân tích và so sánh hình ảnh cho ra kết quả 95%, một đại diện của CIA cho biết.

Việc phân tích DNA cũng cho kết quả 100% trùng khớp với DNA của các thành viên trong gia đình Bin Laden.

Ngoài ra, một quan chức khác của CIA cho biết thêm, cái chết của Bin Laden đã được xác nhận bởi vợ của ông ta, khi lực lượng đặc nhiệm đang tiến hành cuộc tấn công vào cở sở trú ẩn của Bin Laden.

Theo một số nhà phân tích, việc tang lễ của Bin Laden được tổ chức trên biển và quan tài của ông ta được dìm xuống đáy biển nhằm tránh chiến hữu của ông ta tiến hành các hoạt động chống phá.

Phải chăng, tang lễ được tổ chức theo nghi lễ Hồi giáo là một ân huệ cuối cùng mà Lầu Năm Góc dành cho kẻ một thời từng sát cánh cùng CIA trong các hoạt động chống phá Liên Xô trong những năm chiến tranh lạnh.

Tại sao bin Laden lại được mai tang ngoài biển?
Theo New York Times, ngay từ khi bắt đầu ra lệnh tấn công vào nơi trú ẩn của Osama bin Laden thì các quan chức Nhà Trắng đã quyết định sẽ chôn xác của trùm khủng bố ngoài biển nếu giết được.

Lý do là vì Nhà Trắng sợ rằng nếu tiến hành mai táng tại đất liền thì mộ của Bin Laden có thể trở thành điện thờ hay địa điểm hành hương của những tín đồ Hồi giáo cực đoan. Akbar Ahmed, giáo sư chuyên nghiên cứu về đạo Hồi tại đại học Mỹ cho biết: “Trong văn hóa đạo Hồi thì hệ thống điện thờ được xem là hết sức linh thiêng. Lịch sử Hồi giáo đã cho thấy các điện thờ có thể trở thành nơi thu hút sự giận dữ. Điện thờ chính là nơi đặt nền tảng cho các lãnh tụ tôn giáo gây dựng quyền lực. Nên nếu Osama bin Laden được chôn cất tại Pakistan thì những kẻ cuồng tín có thể coi đó như một địa điểm hành hương, đặc biệt là những kẻ không được giáo dục. Và như thế ‘huyền thoại’ về bin Laden vẫn sẽ được tiếp tục".

Tuy vậy, giáo sư Ahmed cũng cho rằng việc an táng bin Laden ở một địa điểm bí mật ngoài biển cũng có thể làm gia tăng sự giận giữ, cũng như tiếp tục gây nên tranh cãi rằng đúng là bin Laden đã chết hay chưa. “Ai cũng muốn tận mắt nhìn thấy xác của bin Laden. Nếu như những việc này được thực hiện trong bóng tối thì điều đó càng làm dấy lên những câu hỏi.

”Điều đó cũng đã lý giải tại sao các quan chức chính phủ Mỹ đã nhấn mạnh rằng bin Laden dù được hải táng, nhưng tuân theo đúng các nghi lễ của đạo Hồi. Việc an táng được thực hiện theo đúng giới luật nghiêm nhặt của đạo Hồi,” John O.Brennan, người đứng đầu cơ quan chống khủng bố của Mỹ nói, đồng thời cho biết thêm các quan chức Mỹ đã tham khảo rất nhiều từ các chuyên gia về đạo Hồi.

Ông Brennan cũng tiết lộ rằng các quan chức Mỹ cũng đã liên hệ với một quốc gia giấu tên để chôn cất bin Laden, song quốc gia đó đã từ chối. Trong khi đó, theo luật Hồi giáo thì xác chết cần phải được mai táng trong vòng 24 giờ sau khi qua đời. Thế nên việc hải táng là giải pháp hợp lý nhất.

Ông Brennan cho biết CIA đã so sánh mẫu ADN của bin Laden với mẫu ADN của rất nhiều thành viên trong gia đình của y, qua đó xác định “100%” rằng kẻ bị giết đúng là trùm khủng bố. Ngoài ra, các đặc vụ CIA cũng tiến hành so sánh xác chết với các tấm ảnh đã biết về bin Laden căn cứ qua giải phẫu và nhân tướng học. “Chúng tôi hiểu rằng công chúng sẽ đòi hỏi được nhìn thấy xác bin Laden, nhưng chúng tôi rất tin tưởng vào kết quả của mình”, Brennan cho biết.

Ông Brennen cũng nói rằng các quan chức Nhà Trắng vẫn chưa quyết định có công bố hình ảnh xác của bin Laden hay không, bởi họ sợ rằng những hình ảnh đó có thể sẽ thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ từ thế giới Hồi giáo cũng như phong trào jihad.

Học giả Hồi giáo lên án việc Bin Laden bị hải táng
Các học giả Hồi giáo ngày 2/5 cho rằng việc Bin Laden bị hải táng đã vi phạm truyền thống của người Hồi giáo và điều này có thể kích động thêm những lời kêu gọi phiến quân tiến hành các vụ tấn công trả đũa nhằm vào các mục tiêu của Mỹ.

Ông Ahmed al-Tayeb, một thủ lĩnh Hồi giáo của nhà thờ al-Azhar ở Cairo cho biết việc hải táng Bin Laden đã đi ngược lại các nguyên tắc của luật pháp Hồi giáo, các giá trị tôn giáo và quy tắc nhân đạo.

Một giáo sỹ tại Lebanon, ông Omar Bakri Mohammed, nói: "Người Mỹ muốn làm nhục người Hồi giáo thông qua việc hải táng, tôi không cho rằng điều này nằm trong lợi ích của chính quyền Mỹ."

Một giáo sỹ Hồi giáo nổi tiếng của Dubai Mohammed al-Qubaisi cho hay: "Họ có thể nói họ an táng ông ấy ở biển nhưng không thể nói họ đã làm theo phong tục của người Hồi giáo. "Ông cho biết, nếu gia đình Bin Laden không muốn ông ấy, điều này rất bình thường trong đạo Hồi, họ có thể đào một cái huyệt ở bất cứ đâu, kể cả ở ngoài đảo xa. Hải táng là được phép với người Hồi giáo trong những hoàn cảnh đặc biệt, nhưng trường hợp này không nằm trong số những hoàn cảnh đặc biệt đó.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang