Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

>> F-35 không có cửa khi "cận chiến" với Su-35 ?

Là máy bay chiến đấu có khả năng tàng hình tốt nhất của Mỹ nhưng F-35 vẫn là con mồi dễ dàng cho Su-35.

Nhiều người tin rằng đây là tuyên bố hoàn toàn đúng, indrus.in ngày 26 tháng 6 cho biết.

Trong tháng 7 năm 2008, một trận chiến giả định trên không đã được thực hiện, mô phỏng chiến đấu cơ siêu cơ động thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga chống lại một phi đội hỗn hợp bao gồm các máy bay chiến đấu của Mỹ là F-22, F/A-18 Super Hornet và F-35. Kết quả là phi đội chiến đấu cơ của Mỹ đã bị đánh cho te tua, hệt như "một đứa trẻ bị ăn đòn roi" vậy.

Cuộc chiến mô phỏng được thực hiện tại căn cứ không quân Hickam của Mỹ ở Hawaii, trước sự chứng kiến của ít nhất bốn thành viên thuộc lực lượng không quân và tình báo quân sự Australia. Nghị sĩ quốc hội Australia Dennis Jensen với những hiểu biết của mình cho rằng, F-35 đã bị Su-35 “đánh bại một cách không thương tiếc".


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Sukhoi Su-35 là một máy bay chiến đấu của 4 + + nhưng còn được trang bị các công nghệ tiên tiến áp dụng cho máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 như khả năng tàng hình. Khả năng để bắn hạ máy bay tàng hình được quyết định chủ yếu bởi khả năng cơ động.

Hệ thống khí động học của Su-35 cho phép nó có thể thực hiện tất cả các thao tác bay phức tạp, trong đó có thuật bay rắn hổ mang Pugachev và thuật bay quay tròn mà chưa từng có loại máy bay nào làm được (thuật bay này gọi là Pancake – tức là máy bay có thể cua 360 độ trên không mà không mất tốc độ).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thuật bay rắn hổ mang của Su-35.

Các nhà quân sự phương Tây không coi trọng khả năng cơ động của máy bay, mà theo họ trong thực tế khả năng tàng hình mới là số một. Người đứng đầu chương trình F-35 của công ty Northrop Grumman Pete Bartos cho rằng tàng hình là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển của F-35, do đó nó không cần có khả năng cơ động cao.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-35 tại triển lãm Paris Air Show 2013.

Tuy nhiên, Daily Mail dẫn một nguồn tin quân sự tin cậy từ ngành công nghiệp quốc phòng cho biết rằng "tàng hình là rất hữu ích, nhưng nó không phải là áo tàng hình của Harry Potter". Thật vậy, Không quân Hoa Kỳ luôn chú trọng đến tàng hình, trong khi lý thuyết chiến đấu trên không thì liên tục được phát triển.

"Trong những năm 1940-1950 yêu cầu của máy bay chiến đấu đầu tiên đó là độ cao, sau đó là tốc độ, rồi mới đến tính cơ động và hỏa lực. Còn đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thứ tư thì ưu tiên tốc độ hơn, sau đó mới là cơ động, và cuối cùng là siêu cơ động. Nó giống như con dao trong túi của người lính”, Anh hùng phi công Nga Sergey Bogdan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Aviation Week.

Chuyên gia hàng không Bill Sweetman nói rằng máy bay chiến đấu bay với quỹ đạo bay không thể đoán trước sẽ làm “hỏng” thuật bay của tên lửa đối phương, đồng thời nó có thể phóng tên lửa tầm ngắn với độc chính xác cực cao để tiêu diệt mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình F-35.

F-35 thì hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tàng hình và không thích hợp khi tham gia các cuộc chiến tầm gần và do đó nó dễ bị tiêu diệt khi cận chiến với Su-35. Máy bay chiến đấu Nga sở hữu một kho vũ khí chết người, với tầm bắn xa và tất nhiên là có khả năng cơ động tuyệt vời, thậm chí trở thành thương hiệu của gia đình Su-27.

Sergei Bogdan nhớ lại rằng vào năm 1989, Su-27 đã thực hiện thành công thuật bay "rắn hổ mang": thay đổi vận tốc một cách nhanh chóng có thể thoát khỏi sự đeo bám của radar Doppler điều khiển hỏa lực của máy bay chiến đấu đối phương. “Tính cơ động thậm chí còn hiệu quả hơn ở Su-35, bởi vì khi đó phi công có thể điều khiển máy bay theo bất kỳ hướng nào" - Sergei Bogdan nói.

Bill Sweetman nói rằng lợi thế chiến thuật của "Rắn hổ mang" đó chính là việc máy bay bay với quỹ đạo khó lường và có thể thay đổi tốc độ một cánh đột ngột, mà không bị mất khả năng kiểm soát khiến cho tên lửa đối phương rất khó khăn trong việc tiêu diệt máy bay.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Để tiêu diệt được Su-35, F-35 cần phải đến gần hơn, do đó nó tự đặt mình vào nguy cơ bị phát hiện (hệ thống radar mạnh mẽ của Su-35 hoàn toàn có thể thực hiện việc này, hơn nữa máy bay có kho vũ khí gồm các tên lửa không chiến tầm xa họ Vympel với tầm bắn 400 km - là một kỷ lục thế giới).

Các chuyên gia cũng nói rằng các chiến thuật không chiến của không quân Mỹ được rút xuống còn ba nguyên tắc - "tìm kiếm, bắn và tiêu diệt". Với sự ra đời của Su-35, chiến thuật này nhiều khả năng là phải được sửa đổi. F-35 có thể phát hiện ra Su-35 đầu tiên, nhưng để sử dụng tên lửa nó phải di chuyển lại gần, và tại thời điểm đó cả hai sẽ nhìn thấy nhau. "Trong trường hợp này, lợi thế tàng hình sẽ giảm đáng kể" Sweetman nói.

Trong cận chiến, Su-35 có khả năng huyền diệu là bay tốc độ thấp và đồng thời tăng tốc độ lên đến siêu âm, biến thành một chàng thợ săn. Tốc độ tối đa của máy bay là 2,5 M, tầm hoạt động 3.600 km có thể mang 12 tên lửa tầm trung Vympel (chẳng hạn như các biến thể sửa đổi khác nhau của R-77). Máy bay chiến đấu F-35 mang được ít tên lửa hơn và phạm vi hoạt động chỉ đạt 2.222 km còn tốc độ tối đa của nó là 1,6 M.

Trong thực tế, F-35 không có những "tính năng kỳ lạ" mà phần lớn lực lượng không quân của thế giới đang rất cần. Ngược lại, Su-35S cung cấp hiệu suất ngang bằng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thậm chí nó còn đáng sợ hơn đối với các lực lượng phương Tây bởi vì thực tế rằng F-35 đã mắc rất nhiều khiếm khuyết khi chưa đi vào hoạt động và vào năm 2020 sẽ có sự xuất hiện của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm Sukhoi PAK FA.



(Tổng hợp)

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

>> Su-27 Flanker - Quái vật biết bay của Không quân Nga

Su-27 là môt trong những tiêm kích hiện đại bậc nhất của Liên bang Xô Viết nói chung và Liên bang Nga nói riêng. Su-27 được NATO định danh là “Flanker”- kẻ tấn công sườn, nhờ vào độ linh hoạt và nhanh nhẹn hiếm có của nó.

>> Su-27 ra Trường Sa
>> So sánh Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-27 của phi đội Hiệp sĩ Nga trong duyệt binh kỷ niệm chiến thắng năm 2008.

Su-27 là loại máy bay 2 động cơ độc lập, nó cũng là một trong những dự án cuối cùng của Tập đoàn hàng không Sukhoi dưới thời Liên bang Xô Viết. Su-27 là dòng máy bay tiên kích thế hệ thứ 4 của Xô Viết và là đối thủ trực tiếp của thế hệ máy bay F-14 “TomCat”, F-15”Eagle” và thậm chí cả F-18 “Hornet”.

Dựa trên nguyên mẫu Su-27, đã có một loạt các phiên bản nâng cấp và hiện đại hóa của mẫu máy bay huyền thoại này được ra đời như Su-30 (mẫu máy bay tiêm kích tấn công 2 chỗ ngồi được NATO định danh là “Flanker C”). Su-30 là một trong những mẫu tiêm kích khá mạnh của Liên bang Nga, hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết.

Ngoài ra, còn có một phiên bản hoạt động trên hàng không mẫu hạm là Su-33 (NATO định danh là “Flanker D” với những thiết kế tương thích và khả năng bay trên tàu sân bay. Su-33 có nhiệm vụ chính là đánh chặn và bảo vệ hạm dội trên không. Tuy nhiên, hiện đại nhất phải kể đến dòng Su-35 “Flanker E” được trang bị tối tân và hiện đại nhất trong các dòng máy bay tiêm kích tấn công thế hệ thứ 4++.

Bên cạnh đó, dựa trên mẫu Su-27, đã có một loại tiêm kích tấn công mặt đất 2 chỗ ngồi song song ra đời là Su-34 “Fullback”. Đây là loại tiêm kích tấn công mặt đất đáng sợ nhất hiện nay nhờ được trang bị vũ trang khá mạnh, kết hợp khả năng bay linh hoạt và cơ động của nó.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-27 đang mở cánh hãm tốc độ trên không.

Lịch sử phát triển

Năm 1968, Liên bang Xô Viết đã bắt đầu để ý đến chương trình phát triển các mẫu tiêm kích tấn công thế hệ thứ 4, để cạnh tranh với chương trình “F-X” của Không lực Hoa Kỳ, mà sản phẩm đầu tiên là F-15 “Eagle”. Các cố vấn quân sự đã đề cập khá nhiều vấn đề này với Tổng bí thư thứ nhất của Liên bang Xô Viết là Leonid Brezhnev rằng:

“Với những công hiện đại như vậy được trang bị trên F-15, trong tương lai, Không lực Hoa Kỳ sẽ vượt mặt chúng ta trên bầu trời.”
Ngay sau đó, Leonid Brezhnev đã đưa vấn đề này ra trong các buổi họp nội các Chính phủ và yêu cầu tăng mức chi cho quốc phòng nhằm hiện thực hóa giấc mơ về một máy bay tiêm kích mới cho Quân đội Liên Bang Xô Viết. Hội đồng bộ trưởng đã thông qua và cấp kinh phí thêm cho các dự án phục vụ quốc phòng. Tổng tham mưu trưởng Không quân Liên bang Xô Viết đã ký quyết định cho dự án máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 của Không quân Liên bang Xô Viết. Đã có 3 nhà thầu được chọn là Antonov, Mikoyan (khá nổi tiếng với các mẫu tiêm kích MiG) và cuối cùng là nhà thầu Sukhoi. Những yêu cầu của Tổng tham mưu khá khắt khe như:


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-27 thả pháo sáng đánh lừa tên lửa tầm nhiệt.

- Phải là một chiếc tiêm kích hoàn hảo với khả năng chiếm ưu thế trên không.
- Phải là một chiếc tiêm kích cơ động và linh hoạt nhất. Với tốc độ hoàn hảo, và yêu cầu phải là Mach 2+.
- Phải có đủ khả năng mang được các loại vũ trang hạng nặng và khả năng tấn công kinh hoàng lên đối phương.

Sau những yêu cầu như vậy thì các bản thiết kế của Antonov và Mikoyan không được duyệt. Chỉ có thiết kế của Sukhoi là làm vừa lòng các lãnh đạo Không quân Liên bang Xô Viết. Một lý do khác nữa là Sukhoi có những dịch vụ bảo dưỡng và chính sách về tài chính nới lỏng rất hấp dẫn.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-30 “Flanker E”trên bầu trời Trường Sa Việt Nam.

Vì thế, tập đoàn hàng không Sukhoi đã được giao phát triển chương trình Tiêm kích thế hệ thứ 4. Trước đó, đã có khá nhiều các mẫu tiêm kích ra đời cũng là thế hệ thứ 4 nhưng về khả năng thì còn khá hạn chế. Điển hình là Mig-29 của Mikoyan với 1 thiết kế khá ấn tượng và theo kiểu LPFI.

>> "Anh em' của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực

Với những mẫu tiêm kích thế hệ thứ 4 và những yêu cầu về kỹ thuật đặt ra thì có 2 loại như sau:

- LPFI: loại thiên về kiểu dáng và trọng lượng. Những loại tiêm kích như thế này không đáp ứng được về tầm hoạt động và vũ trang hạng nặng. Nó có kích thước nhỏ và không phù hợp với những quốc gia rộng lớn như Nga.

- PTFI: loại thiên về khả năng tấn công, chiếm ưu thế và tầm hoạt động. Tiêm kích loại này có kích thước lớn, tầm hoạt động từ 2.000m trở lên và được trang bị khá nhiều loại vũ khí hạng nặng.

Cuối cùng thì Sukhoi đã lấy thiết kế kiểu dáng tương tự chiếc Mig-29 nhưng có một vài sửa đổi về khung và cánh máy bay. Kiểu dáng của Mig-29 khá nhỏ gọn và phù hợp để phát triển Su-27, tuy nhiên, chiếc Su-27 lớn hơn chiếc Mig-29 nhiều để tăng cường tầm hoạt động của nó.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Giá treo bom đẫn đường của Su-27.

Thiết kế và kiểu dáng

Như đã nói, thiết kế của Su-27 về cơ bản là giống người anh em Mig-29, tuy nhiên, nó được phát triển theo hướng PTFI. Su-27 được kì vòng trở thành đối thủ xứng tầm của các chiếc F-X từ phía Hoa Kỳ và minh chứng là những chiếc F-18 “Hornet” không thể nào đuổi kịp được Su-27 nhờ khả năng nhanh nhẹn, linh hoat và cơ động bậc nhất của mình.

Mẫu đầu tiên của S-27 ra đời vào năm 1977 với tên gọi T-10, cất cánh lần đầu tiên và ngày 20-5-1977. Mẫu T-10 được trang bị 2 động cơ phản lực độc lập, tốc độ tối đa là Mach 2.5, có sải cánh dài và xiên 30 độ, cùng với đó là cánh đuôi kép. Nhờ vậy, nó tăng tốc khá nhanh và đạt đến Mach 2.5 nhanh hơn 10 giây so với những đối thủ của mình. T-10 được NATO định danh là “Flanker A”. Sau đó 1 năm, T-10S ra đời với khá nhiều nâng cấp về hệ thống radar, hệ thống quan sát và hệ thống bay mới được Sukhoi nghiên cứu phát triển. T-10S cất cánh lần đầu trên bầu trời Xô Viết vào ngày 20-4-1978, một năm sau khi chiếc T-10 cất cánh.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Buồng lái của một chiếc Su-27.

Su-27 là chiếc máy bay tiêm kích đầu tiên được trang bị hệ thống Fly-by-wire (FBW) do Sukhoi nghiên cứu và phát triển. Nó là một hệ thống điều khiển máy bay thông qua các màn hình kỹ thuật số, qua đó giảm bớt đi các nút điều khiển trên máy bay. Đồng thời FBW còn cung cấp 1 thiết bị thủy lực ở 2 cánh chính, cánh tà và cánh đuôi. Khi các cánh này bị tấn công, bị hở dầu do đạn hay mất khả năng điều khiển thì FBW sẽ tự động ngắt hệ thống thủy lực ở vị trí bị sự cố, sau đó sẽ ổn định thăng bằng cho chiếc tiêm kích và nó có thể duy trì độ cao trong 1 giờ đồng hồ để hạ cánh an toàn. Đây là một trong những hệ thống mới khá hiện đại được Liên bang Xô Viết phát triển. Hiện nay FBW được trang bị khá nhiều trên các loại máy bay dân dụng và cả máy bay quân sự trên thế giới.

Su-27 là một trong những chiếc tiêm kích có sự linh hoạt, nhanh nhẹn và cơ động mà hiếm chiếc tiêm kích nào của Hoa Kỳ có được. Theo tính toán, khung và trần máy bay có thể chịu áp lực lên đến 10.000N tương đương với 1 chiếc xe đầu kéo hạng lớn. Do đó Su-27 có những động tác bay kỹ thuật độc đáo mà không loại tiêm kích nào có thể trình diễn được.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Động tác bay Pugachev’s Cobra độc đáo

Một trong số đó là động tác Pugachev’s Cobra (Hổ mang Pugachev). Với động tác này, trông Su-27 như một con rắn hổ mang đang chuẩn bị săn mồi. Pugachev’s Cobra được phi công Viktor Pugachev, một trong những phi công trình diễn kỹ thuật bậc thầy của Liên bang Xô Viết trình diễn lần đầu trong triển lãm hàng không Paris 1989. Sau cuộc trinh diễn này, người Mỹ đã phải lắc đầu ngán ngẩm khả năng quá ưu việt của Su-27.

Trước đó, năm 1981, đã có một chiếc Mig-29 vượt biên và lái đến Nhật. Các kỹ sư Mỹ-Nhật đã mở tung chiếc tiêm kích và họ khám phá ra 1 bí mật lớn: Động cơ và kỹ thuật chế tạo tiêm kích của người Nga vượt quá xa người Mỹ. Đến Su-27 người Mỹ đã phải thán phục trước tài năng của người Nga về máy bay.


SU-27 Flanker


(Tổng hợp)

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

>> Su24MK của Nga sẽ trang bị tên lửa có độ chính xác 1m

Không quân chiến thuật Nga sẽ được trang bị tên lửa dẫn bằng hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GLONASS từ năm 2014.

>> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai?


Tháng 7/2013, Không quân Nga sẽ thử nghiệm các tên lửa mới dẫn bằng GLONASS, dùng để trang bị cho các máy bay ném bom chiến thuật Su-24 và Su-34, máy bay cường kích Su-25 và trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-24.

Một nguồn tin tại Bộ tư lệnh Không quân Nga cho hay, nếu thử nghiệm thành công, các tên lửa chính xác cao này sẽ được trang bị hàng loạt cho quân đội Nga từ năm 2014. Như vậy, máy bay chiến thuật và trực thăng Nga sẽ hoàn toàn chuyển sang sử dụng vũ khí chính xác cao.

Các tên lửa mới sẽ được trang bị đầu tự dẫn và đai ốp lắp các cánh lái, cho phép các máy bay và trực thăng Nga tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác đến 1 m.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Theo nguồn tin tại Bộ Quốc phòng Nga, các hệ thống dẫn cho các tên lửa mới sẽ được các kỹ thuật viên lắp đặt ngay tại đơn vị.

Hiện nay, các tên lửa không điều khiển (rocket) S-24 và S-25 vẫn là vũ khí cơ bản của máy bay cường kích và ném bom của Nga mặc dù chúng được đưa vào trang bị từ thập niên 1970-1980. Theo các chuyên gia, trong tương lai gần vẫn chưa có vũ khí thay thế cho chúng, hơn nữa trong quá trình sử dụng, chúng vẫn tỏ ra là vũ khí tin cậy.

Tuy nhiên, các rocket là vũ khí đánh diện, còn trong điều kiện hiện đại thì đó là sự tốn kém và không hiệu quả. Các đầu tự dẫn GLONASS sẽ biến S-24 và S-25 thành vũ khí chính xác cao, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu nhỏ với độ chính xác đến 1 m.
Các tính năng chiến đấu này hoàn toàn có thể sánh ngang các mẫu của phương Tây. Độ chính xác công bố chính thức của bom JDAM dẫn bằng GPS của Mỹ là 11 m, còn dẫn bằng tia laser là gần 1 m. Mặc dù laser giúp bom có độ chính xác cao hơn, nhưng chiếu xạ mục tiêu cho chúng khá phức tạp, nhất là khi máy bay liên tục cơ động với quá tải lớn.

Các tên lửa có điều khiển mới dự kiến được dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước. Các hệ dẫn mới cho phép sử dụng S-24 và S-25 ở 2 chế độ: laser và hỗn hợp. Ở chế độ hỗn hợp, chúng được phóng và dẫn đến mục tiêu theo hệ thống vệ tinh định vị GLONASS.

Nguồn tin tại Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các tên lửa sẽ được phóng thử nghiệm từ các máy bay ném bom chiến thuật Su-24 và Su-34 của Trung tâm huấn luyện tác chiến không quân Lipetsk, kể cả trong điều kiện thời tiết xấu. Các cường kích Su-25 và trực thăng Mi-24 cũng sẽ được huy động tham gia thử nghiệm.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Trước đó, có tin các tên lửa dẫn bằng GLONASS dự kiến sẽ trang bị cho các cường kích cải tiến Su-25.

Chuyên gia độc lập về xung đột vũ trang hiện đại Vyacheslav Tseluiko cho rằng, các tên lửa hoán cải sẽ có hiệu quả cao trong tác chiến chống nổi dậy.

Còn chuyên gia không quân Anton Lavrov thì nói rằng, các tên lửa với các hệ dẫn mới sẽ là vũ khí tầm ngắn hiệu quả. Lượng dự trữ S-24 và S-25 trong kho từ thời Liên Xô còn nhiều và đa số máy bay, trực thăng Nga có thể sử dụng chúng. Việc trang bị ồ ạt vũ khí chính xác cao sẽ làm Không quân Nga thay đổi về chất.

Trên cơ sở S-25, trong những năm 1980, Liê Xô đã chế tạo tên lửa dẫn bằng laser S-25L. Tên lửa này đã thể hiện hiệu quả tốt ở Afghanistan, nhưng nay đã lạc hậu.

Hiện nay, hệ dẫn GLONASS còn được trang bị cho các tên lửa không đối đất mới Kh-38 (trang bị tháng 12/2012), cũng như bom KAB-E.

Các đầu tự dẫn GLONASS hiện vẫn được giữ bí mật nên các nguồn tin trong Bộ Quốc phòng và công nghiệp quốc phòng Nga không tiết lộ hãng sản xuất chúng.

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

>> 2 siêu tiêm kích đối đầu và huyền thoại về MiG-31

Sự xuất hiện của MiG-31 Foxhound đã nhanh chóng buộc người Mỹ phải tiễn đưa SR-71 về nghỉ hưu sớm.

>> MiG-31 - 'Ngôi sao' không quân Nga
>> Không quân Nga năm 2020 ?

http://nghiadx.blogspot.com
Hiện tại,SR-71 Blackbird vẫn đang là máy bay có tốc độ nhanh nhất thế giới.

Cách đây 30 năm, một máy bay chiến đấu mạnh mẽ mới đã xuất hiện trên bầu trời Liên Xô. Đó là một thế hệ máy bay tiêm kích đánh chặn Mikoyan mới, hoàn toàn làm thỏa mãn những kỳ vọng của Quân đội Liên Xô trong việc cố gắng ngăn chặn các phi vụ xâm nhập của máy bay gián điệp Mỹ.

Sự xuất hiện của MiG-31 Foxhound giúp Không quân Liên Xô không phải tốn một viên đạn nào mà vẫn buộc người Mỹ phải đưa SR-71 về "nghỉ hưu" sớm.

Thách thức của “chim hét” SR-71

Từ chuyến bay đầu tiên vào năm 1972 cho tới khi bị loại khỏi biên chế vào năm 1989, SR-71 Blackbird (Chim hét) của CIA đã thống trị bầu trời nhờ tốc độ bay nhanh nhất và trần bay cũng thuộc hàng cao nhất so với tất cả các loại máy bay khác ở cùng thời điểm.

Tốc độ bay cực đại của máy bay mà CIA sử dụng có thể lên tới Mach 3,3 (4.042 km/h). Khi đưa vào hoạt động, SR-71 không gặp phải nhiều vấn đề như ở chiến trường Việt Nam và Trung Đông. Thậm chí, nó thường xuyên bay do thám ở gần biên giới Liên Xô và gián điệp các hoạt động tàu ngầm ở vùng biển Bắc Cực mà không hề lo sợ bị truy đuổi hay bị tấn công.

Trần bay cao (24.000 mét) và tốc độ siêu thanh Mach 3,3 giúp SR-71 ung dung bay lượn trên bầu trời đối phương và thực hiện các hoạt động do thám, trinh sát... Bởi các tên lửa phòng không gần như "vô dụng" do không với tới trần bay cũng như đuổi theo nó. Lúc này, các máy bay tiêm kích đánh chặn được xem là lực lượng nòng cốt cho nhiệm vụ ngăn chặn SR-71.



Thời điểm đó, Không quân Liên Xô đang sở hữu loại máy bay tiêm kích/đánh chặn siêu thanh nhanh nhất thế giới là MiG-25 Foxbat có tốc độ tối đa lên đến Mach 3,2. Về lý thuyết, tốc độ siêu thanh này có thể giúp nó đạt gần tới vận tốc cực đại mà SR-71 có được cũng như dễ dàng trừng phạt nó bằng tên lửa không đối không, nhưng thực tế, Foxbat chỉ có thể duy trì tốc độ Mach 3 trong hành trình ngắn..

Ngoại trừ sự kiện phi công Liên Xô lái MiG-25 đào tẩu sang Nhật Bản và sau đó bị các chuyên gia phương Tây mổ xẻ công nghệ thì Foxbat không thể làm gì SR-71 là yếu tố quan trọng dẫn tới sự ra đời của một loại tiêm kích đánh chặn siêu thanh có tốc độ nhanh và khả năng duy trì tốc độ cao lâu hơn.

Không có đối thủ

Sau vài năm nghiên cứu cải tiến, tới đầu năm 1982, Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich đã giới thiệu các máy bay tiêm kích/đánh chặn mới đầu tiên. Máy bay mới được định danh là MiG-31, phát triển dựa trên thiết kế của MiG-25 Foxbat. MiG-31 là tiêm kích đa năng, được trang bị vũ khí với nhiệm vụ chính là "săn tìm" và "hạ gục" các mục tiêu như máy bay ném bom, máy bay tàng hình và các tên lửa hành trình bay thấp phóng từ trên không (ALCMs).

>> 10 máy bay quân sự nhanh nhất thế giới

Theo trang mạng Air Power Australia, khả năng duy trì tốc độ siêu âm trên quãng đường dài tới 722 km (tăng lên 2.200 km khi được tiếp nhiên liệu trên không) của MiG-31 Foxhound làm nên vị thế "không có đối thủ ở phương Tây".

Một trong các nhiệm vụ đầu tiên của MiG-31 gắn liền với một sự kiện nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh.

Tháng 9/1983, khi xâm nhập và sâu bên trong không phận Liên Xô, một chiếc máy bay chở khách Boeing 747 của hãng hàng không Korean Air Lines (Hàn Quốc) bị một chiếc Sukhoi-15 bắn rơi.


http://nghiadx.blogspot.com
MiG-31 Foxhound chính là "sát thủ" mà Liên Xô dành riêng cho SR-71.

Toàn bộ thông tin tiếp theo vụ việc trên được giữ bí mật và mãi tới gần đây mới được hé lộ phần nào. Tạp chí Combat Aircraft số ra tháng 10/2010 đăng tải một bài báo của nhà báo Đức Stefan Buttner hé lộ những thông tin thú vị xảy ra sau đó. Cụ thể, sau sự kiện trên, một biên đội đặc biệt bao gồm 4 máy bay MiG-31 dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Vladimir Ivlev được phái tới căn cứ không quân Sokol ở Sakhalin vào cuối tháng đó.

Nhiệm vụ chính của nhóm là ngăn chặn các vụ xâm nhập bất ngờ của máy bay SR-71. Được sự cho phép của Moscow, phi hành đoàn được thực hiện các chuyến bay được trang bị radar hiện đại để ngăn chặn Blackbird bay dọc theo biên giới Liên Xô.

Khi phát hiện sự xâm nhập không phận, phi hành đoàn sẽ bay lên, tiến tới gần mục tiêu ở cự li khoảng 300 – 320 km và sau đó chuyển radar về chế độ bức xạ và báo cáo tới các nhân viên kiểm soát mặt đất là họ đã phát hiện mục tiêu. Sau đó, họ tiếp tục áp sát đối tượng, khi tới cự li 120 – 150 km, mục tiêu hoàn toàn bị khóa.

"Tại thời điểm này, hệ thống cảnh báo phát hiện tên lửa của SR-71 sẽ được kích hoạt, phi hành đoàn sẽ biết họ đang bị săn đuổi và không thể giữ được bình tĩnh, họ không thể làm gì tốt hơn ngoài việc khởi động chế độ đốt sau của động cơ để tăng tốc độ và chạy nhanh về căn cứ", tác giả Buttner viết trong bài báo của ông.

Tuần tra Bắc cực

Trước đó, vào cuối tháng 4/1983, chiếc MiG-31 đầu tiên xuất kích để ngăn chặn một chiếc SR-71. Đại tá Mikhail Myagkiy là một trong số những phi công chiến đấu ưu tú nhất được bay trên những chiếc MiG-31 này. Trong khoảng thời gian 4 năm, ông Myagkiy đã liên tục “đơn độc” đánh chặn thành công 14 vụ xâm nhập của SR-71.

“Khi đó, máy bay gián điệp thường xuyên xuất hiện từ hướng Na Uy, nó xé rách bầu trời lao về phía Biển Trắng và sau đó tiến lên phía Bắc Novaya Zemlya trước khi thực hiện hành trình ngược lại từ phía Tây qua Bắc Băng Dương và về căn cứ”, đại ta Myagkiy nhớ lại.

Ngoài ra, một số nguồn tin từng đề cập, lực lượng phòng thủ tên lửa Liên Xô đã sở hữu khả năng tiêu diệt thành công "kẻ xâm nhập" SR-71. Trong một cuộc phỏng vấn với Valery Romanenko, một chuyên gia hàng không Nga, để làm nội dung cho cuốn sách hấp dẫn có tên "Lockheed Blackbird: Beyond The Secret Missions" (tạm dịch là "Đằng sau nhiệm vụ bí mật của Blackbird"), đại tá Myagkiy cho biết: Cơ quan phản gián Liên Xô luôn hy vọng máy bay Mỹ sẽ vượt qua biên giới và họ chỉ chờ cơ hội đó để có được một lý do hoàn hảo cho phép bắn rơi Blackbird bằng tên lửa phòng không.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

>> Tiêm kích Su vẫn đang dẫn đầu về số lượng

Máy bay tiêm kích thương hiệu Su của hãng Sukhoi (Nga) hiện chiếm vị trí số một về số lượng trên thị trường máy bay tiêm kích thế giới giai đoạn 2008-2015.

>> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN


Máy bay tiêm kích thương hiệu Su của hãng Sukhoi (Nga) hiện chiếm vị trí số một về số lượng trên thị trường máy bay tiêm kích thế giới giai đoạn 2008-2015.

Đây là kết luận của Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (SAMTO) công bố ngày 9/7 nhân dịp diễn ra Triển lãm Hàng không quốc tế Farnborough-2012 tại Anh.

Theo báo cáo 4 năm một lần của SAMTO, trong giai đoạn 2008-2015, các dòng máy bay Su luôn đứng đầu về số lượng xuất khẩu với 280 chiếc, có tổng trị giá 12,73 tỷ USD.

Đứng thứ hai là Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ với 204 chiếc, tổng trị giá là 15,15 tỷ USD. Chiếm vị trí thứ ba là Tập đoàn chế tạo hàng không Thành Đô của Trung Quốc với 179 chiếc, thu được 3,37 tỷ USD.

Theo dự báo của SAMTO, trong giai đoạn 2012-2015, Su chiếm 15,7% về tổng giá trị máy bay tiêm kích xuất khẩu của thế giới và 21,9% về số lượng. Trong đó, riêng Ấn Độ đặt mua 109 chiếc Su với giá 5,33 tỷ USD.

Ngoài ra, một thương hiệu máy bay chiến đấu nổi tiếng khác của Nga là MiG có nhiều cơ hội củng cố mạnh mẽ vị thế trên thị trường máy bay tiêm kích đa chức năng thế giới giai đoạn 2012-2015.

Theo SAMTO, MiG có thể chiếm 7,9% tổng giá trị xuất khẩu trên thị trường này và 11,9% về số lượng.

Trong giai đoạn này, các khách hàng nước ngoài đặt mua 59 máy báy tiêm kích MiG thế hệ mới với tổng trị giá 2,67 tỷ USD, cao hơn nhiều so với giai đoạn 2008-2011, chỉ 30 chiếc (tương đương 5,6% tổng số lượng) với tổng trị giá 1,13 tỷ USD.

Dưới đây là hình ảnh một số loại máy bay Su của hãng Sukhoi (Nga) hiện đang chiếm vị trí số một về số lượng trên thị trường máy bay tiêm kích thế giới giai đoạn 2008-2015.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

>> Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K

Tờ Kommersant cho biết, một đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đã sang Belarus để bày tỏ ý muốn mua lại 18 máy bay Su-30K hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với giá hấp dẫn.

>> Việt Nam có thể mua 18 chiếc Su-30K



http://nghiadx.blogspot.com
Su-30K sẽ được hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với sức mạnh không chiến vượt trội. Ảnh minh họa.

Rosoboronexport đã tìm thấy một khách hàng tiềm năng để mua các máy bay chiến đấu Su-30K đang được sửa chữa tại nhà máy sửa chữa máy bay số 558 ở Baranavichy (Belarus), một nguồn tin giấu tên B tiết lộ với tờ Kommersant.

Theo nguồn tin này, một đoàn chuyên gia quân sự của Việt Nam đã tới thăm nhà máy 558 và bày tỏ sẵn sàng mua tất cả 18 máy bay Su-30K đã qua sử dụng.

Nếu Việt Nam bắt đầu các cuộc đàm phán cụ thể về hợp đồng này, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi thành lập nhà xuất nhập khẩu vũ khí độc quyền nhà nước Rosoboronexport, có 2 công ty vũ khí của Nga phải cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.

Trước đây, việc cung cấp các máy bay Su-30 cho Không quân Việt Nam đều được thực hiện ở nhà máy sản xuất máy bay ở Hiệp hội hàng không Komsomolsk-on-Amur, một thành viên của Tổng công ty Hàng không quốc gia Nga (UAC). Còn 18 máy bay Su-30K đang nằm ở Belarus và thuộc sở hữu của Tập đoàn hàng không Irkut, và công ty này không thuộc bộ phận của UAC.

Thực tế, vào giữa tháng 5/2012, một đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đã đến Belarus để thảo luận, Kommersant dẫn nguồn tin B.

Cũng theo nguồn tin này, các chuyên gia Việt Nam đã thể hiện mong muốn được kiểm tra một vài máy bay chiến đấu, và sau đó công việc sẽ được bắt đầu khi có một lời đề nghị từ phía Nga. Các chuyên gia đánh giá rằng, Su-30K không phải là hoàn hảo, nhưng vẫn đủ tốt.

Nguồn tin B của nhà máy 558 tiết lộ thêm, đại diện phía nhà máy cố gắng thuyết phục họ (Việt Nam) rằng, nhà máy này có đủ tất cả những khả năng để thực hiện việc sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu Su-30K theo yêu cầu cụ thể của Việt Nam.

Nguồn tin cũng nhấn mạnh rằng hai bên chưa thảo luận về việc mua lại. "Chúng tôi mong muốn sẽ sớm bắt đầu các cuộc đàm phán", ông này nói.

Đối với 18 máy bay Su-30K ở Belarus, Nga dự định sẽ bán với giá trị ít nhất là 270 triệu USD (khoảng 15 triệu USD đối với một máy bay đã được hiện đại hóa), nếu so sánh với giá trị hiện tại của 18 chiếc Su-30 mới (hơn 1 tỷ USD) thì đây sẽ là một con số rất khiêm tốn.

Nguồn B cũng tiết lộ, trong số các quốc gia có hợp tác kỹ thuật quân sự (MTC) thể hiện quan tâm tới việc mua lại 18 máy bay Su-30K không chỉ có Việt Nam, còn cả Sudan, và Belarus. Họ có xu hướng sử dụng nguồn ngân quĩ tài chính tối thiểu để nâng cấp cho các phi đội không quân của mình, đặc biệt để thay thế cho các loại máy bay đã lỗi thời như MiG-21, Su-22 ở Việt Nam.

Tuy nhiên, nguồn tin B dẫn lời từ Tổ hợp công nghiệm hàng không Nga cho biết, Bộ tài chính Nga đã từ chối không cấp khoản vay tín dụng cho Minsk (Belarus) để mua máy bay và yêu cầu phải thanh toán hợp đồng mà không phụ thuộc vào Belarus.

Giai đoạn thực tế để bắt đầu cuộc đàm phán đầu tiên với Việt Nam và Sudan được xem như một giải pháp dự phòng.

Nga đã cố gắng xoay sở để tìm được một khách hàng mua lại 18 máy bay Su-30K, và họ không thể vui mừng hơn khi đã có khác hàng là Việt Nam, nước mà trước đây chỉ mua các máy bay chiến đấu hoàn toàn mới.

Ông Konstantin Makiyenko, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược đánh giá, giá trị của hợp đồng này là cực kỳ thuận lợi cho Việt Nam và họ (Việt Nam) có khả năng thực hiện được mong muốn mua 18 máy bay Su-30K với mức giá hấp dẫn.
http://nghiadx.blogspot.com
Nếu hợp đồng mua 18 chiếc Su-30K thuận lợi, việc tiếp nhận những máy bay đầu tiên sẽ được thực hiện trong thời gian ngắn.

Theo Kommersant, việc Irkut muốn bán số máy bay Su-30K mà không thông qua UAC chính là nguyên nhân để các lãnh đạo cấp cao của UAC phản đối việc thực hiện hợp đồng, họ cố gắng để bảo vệ được vị trí cung cấp các sản phẩm hàng không trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà cụ thể trong trường hợp này là Việt Nam.

Tuy nhiên, UAC sẽ rất khó khăn để thuyết phục được Việt Nam từ bỏ việc mua 18 máy bay Su-30K của Irkut - chủ yếu là do mức giá "quá hấp dẫn".

Ngoài ra, nguồn tin B tiết lộ thêm, Rosoboronexport đã xác định sẽ thực hiện hợp đồng Su-30K trong thời gian nhanh nhất.

Tuy nhiên, tiết lộ gây "sốc" của nguồn tin B nói rằng, vẫn còn 4 máy bay Su-30MK2 đang được sản xuất tại nhà máy ở đây. Bởi theo báo chí trước đó đưa tin, thì chỉ còn 1 chiếc máy bay Su-30MK2 được sản xuất để bù lại chiếc đã mất cho Không quân Việt Nam.

Nguồn tin B nhắc lại rằng, cuối tháng 11/2011, Không quân Ấn Độ đã vận chuyển các máy bay Su-30K bằng máy bay vận tải quân sự chuyển về nhà máy 558 ở Belarus, nơi số máy bay này sẽ được sửa chữa và nâng cấp lên chuẩn Su-30KN trước khi bán cho khách hàng thứ hai.

Năm 1996, công nghệ Nga lúc đó chưa đủ để tạo ra 18 chiến đấu cơ tiên tiến Su-30MKI mà Ấn Độ đã đề nghị mua. Vì vậy Nga đã sản xuất với cấu hình rút gọn là Su-30K. Nhưng sau đó Ấn Độ đã yêu cầu thay thế số máy bay Su-30K này bằng một số lượng tương tự máy bay Su-30MKI cấu hình cao cấp hơn và trả lại 18 chiếc Su-30K cho Tổng Công ty Irkut. Tuy nhiên, số máy bay này không được chuyển về Nga mà tới nhà máy sửa chữa 558 ở Baranavichy ở Belarus, nguồn tin B nói rằng việc này là để công ty nga tránh phải trả thuế hải quan khi nhập khẩu máy bay trở về Nga.

Một số hình ảnh về Tiêm kích Su-30KN :


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com


Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

>> Sukhoi Superjet 100: Hy vọng - Thảm kịch - Hệ lụy

(Theo BDV)Thảm kịch Sukhoi Superjet 100 tại Indonesia đã giáng một cú mạnh vào những nỗ lực của nước Nga khôi phục lại thời huy hoàng công nghiệp hàng không dân dụng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tu-134 từng hoạt động trong hãng Hàng không Việt Nam. Đây là một trong hai loại máy bay dân dụng góp phần tạo dựng nền công nghiệp hàng không huy hoàng của Liên Xô.


Vụ tai nạn máy bay Sukhoi Superjet 100 tại Indonesia cướp đi sinh mạng của gần 50 người là một thảm kịch về nhân mạng nhưng cũng thể hiện những khó khăn của nền công nghiệp hàng không Nga sau một thời gian dài thất thế đang cố gắng tìm lại chính mình.

>>CNQP Nga tìm ánh hào quang xưa
>> Lịch sử không quân VN trên báo nước ngoài

Dưới thời Liên Xô, công nghiệp hàng không được quan tâm đầu tư và phát triển vô cùng lớn mạnh, thời điểm cao nhất quy tụ tới 1,5 triệu người lao động trong các lĩnh vực liên quan và sản xuất tới 2/5 số lượng máy bay quân sự trên toàn thế giới.

>> CNQP Nga tìm ánh hào quang xưa

Có một thời chưa xa những chiếc máy bay do Liên Xô ngang dọc khắp năm châu dưới đủ màu cờ và là niềm tự hào của nền công nghiệp hàng không Xô Viết.

Ở Việt Nam mãi đến cuối những năm 1990, Tupolev-134 vẫn là loại máy bay chủ lực phục vụ vận chuyển hành khách trên các chặng nội địa và quốc tế.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, các cơ sở sản xuất của nền công nghiệp hàng không bị phân tán khắp nơi.

Đồng thời với sự thay đổi của cơ chế kinh tế, cũng như nhiều ngành công nghiệp khác (xe hơi, đóng tàu, chế tạo máy…) công nghiệp hàng không Nga phải khó khăn để thích ứng với những đòi hỏi về năng suất và chất lượng và sự cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Chỉ riêng lĩnh vực hàng không quân sự nước Nga vẫn phần nào giữ được sức mạnh về kĩ thuật cũng như công nghệ mà ví dụ điển hình là sự thành công của các loại máy bay chiến đấu Sukhoi và MiG trên thị trường quốc phòng thế giới.

Còn trong lĩnh vực sản xuất máy bay dân dụng thì ngay cả hãng hàng không lâu đời và lớn nhất của nước Nga là Aeroflot cũng cho về hưu gần hết các máy bay sản xuất trong nước và chuyển sang sử dụng các dòng máy bay Airbus và Boeing vốn an toàn, tiện nghi và có chi phí khai thác thấp hơn.

Để thoát khỏi sự suy tàn, công nghiệp hàng không dân sự của Nga buộc phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính quyền cũng như sự hợp tác quốc tế.

Đầu những năm 2000, đánh dấu bước ngoặt của sự đổi thay với sự ủng hộ của Tổng thống Vladimir Putin trong việc hình thành một tập đoàn hàng không duy nhất thông qua việc sáp nhập các công ty chế tạo máy bay vốn hoạt động riêng rẽ phân tán trước đây.

Những năm 1950-1960 từng tồn tại tới hơn 20 phòng nghiên cứu và thiết kế hàng không khác nhau gắn liền với các trung tâm thử nghiệm và nhà máy chế tạo, điều này không thích hợp trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gắt gao và phân công lao động sản suất cao độ.

Trong bối cảnh đó, Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (OAK) được thành lập bởi Tổng thống Putin vào tháng 2/2006 nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong sản xuất, thiết kế và bán các sản phẩm.

Tập đoàn này quy tụ các phòng thiết kế và nhà sản xuất máy bay hàng đầu của Nga như Irkut, Mikoyan, Sukhoi, Ilyushin, Tupolev, Yakovlev.

Superjet - biểu tượng "hồi sinh" hàng không Nga

Một trong những dự án lớn nhất của tập đoàn OAK đã cho ra đời loại máy bay chở khách Superjet 100 nhằm thay thế cho đội bay cũ kỹ đông đúc đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn đang hoạt động trên toàn nước Nga và các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ).

Theo số liệu của Bộ Giao thông, chưa kể các nước SNG, các nước Đông Âu và Phi Châu khác, trên toàn bộ nước Nga có tới 2.500 máy bay chở khách cỡ vừa và nhỏ hoạt động, hơn một nữa trong số đó đã hoạt động quá tuổi đời cho phép, nguy cơ gây thêm những tai nạn hàng không khủng khiếp vốn là chuyện khá phổ biến ở Nga trong những năm gần đây.

Từ nay cho tới năm 2030, theo tính toán, đội bay của Nga cần tới 620 máy bay chở khách cỡ lớn và tầm trung, một thị trường béo bở đáng mơ ước cho bất kỳ nhà chế tạo máy bay nào.

Loại máy bay Superjet 100 được thiết kế và chế tạo bởi hãng máy bay chiến đấu Sukhoi được xem như niềm hi vọng của công nghiệp hàng không dân dụng Nga.

Superjet 100 cất cánh lần đầu tiên vào năm 2008 và bắt đầu các chuyến bay thương mại từ năm 2011.

Loại máy bay có sức chở tối đa 100 hành khách và có hành trình bay 4.500km với giá trung bình khoảng 35 triệu USD.



http://nghiadx.blogspot.com
Superjet - nỗ lực vực dậy công nghiệp hàng không Nga.

Loại máy bay mới nhất này không chỉ là biểu tượng của sự cố gắng tìm lại thời hoàng kim của hàng không dân Nga mà còn là biểu tượng của sự hòa nhập quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế của công nghiệp hàng không Nga. Điều đã được hầu hết các hãng chế tạo máy bay khác thực hiện từ lâu.

Thay cho thiết kế cũ kỹ mộc mạc kiểu Liên Xô trước đây là một hình ảnh tươi mới và hiện đại, Superjet 100 là một chiếc máy bay Nga mang hình hài và dáng vóc phương Tây với sự tham gia của các hãng chế tạo máy bay hàng đầu khác.

Trong đó, Hãng Boeing tham tham gia chương trình với vai trò tư vấn, nhưng đối tác chủ yếu là hãng Alenia của Italia (thuộc tập đoàn Finmeccanica), vốn nắm giữa 51% vốn của công ty Superjet International, để đổi lại chịu trách nhiệm thương mại hóa sản phẩm ở khu vực châu Âu, châu Mỹ, Châu Phi, Úc và Nhật bản. Hãng mẹ tập đoàn Sukhoi nắm giữ 49% cổ phần còn lại.

Về mặt công nghệ, nhiều hãng sản xuất hàng không phương Tây cũng tham gia vào chương trình này: động cơ PowerJet SaM146 được phát triển bởi liên doanh giữa hãng NPO Saturn của Nga và tập đoàn Pháp Snecma, Hãng Thales thiết kế hệ thống điện tử hàng không cho máy bay, hãng Honeywall phát triển hệ thông cung cấp nguồn điện trên máy bay, các hãng Goodrich, Zodiac Aerospace, Liebherr, BE Aeropsace và Hamilton Sundstrand cung cấp một lượng lớn linh kiện quan trọng của máy bay.

Superjet 100 được xem như là kẻ thách đấu trên thị trường loại máy bay dưới 100 chỗ ngồi hiện do 2 hãng Embraer (Brazil) và Bombardier (Canada) chiếm phần lớn thị phần.

Bước tiếp theo của chương trình là máy bay chở khách tầm trung MS-21 của Irkut, một hãng chế tạo khác thuộc OAK, nhằm cạnh tranh với loại A320 và B737 do hai ông lớn Airbus và Boeing nắm giữ, với mục tiêu cho ra đời loại máy bay với 3 lựa chọn khác nhau từ 150 tới 212 chỗ ngồi với mức giá cạnh tranh và chi phí khai thác thấp.

Trước vòng trình diễn ở các nước Đông Nam Á, SuperJet đã được khai thác bởi hai hãng hàng không Aeroflot của Nga và Armavie của Armenia.

Nhiều hãng khác trong đó có hãng Kartika Airlines của Indonesia đã đặt hàng 15 chiếc cho đội bay của mình.

Loại máy bay này cũng đã nhận được chứng chỉ bay của châu Âu vào tháng 2/2012 cho phép nó có thể được bán tại thị trường các nước châu Âu.

Tổng cộng đã có 169 đơn đặt hàng từ nhiều nước khác nhau. Đây là một tín hiệu vô cùng khả quan với một loại máy bay hoàn toàn mới. Giới chức Nga hy vọng sự thành công của nó sẽ đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đối với ngành công nghiệp hàng không dân dụng Nga.

Bước khởi đầu không may mắn hay một chiến dịch marketing thất bại?

Tai nạn tại Indonesie vừa qua cướp đi sinh mạng của phi hành đoàn và hơn 40 hành khách, giáng một đòn mạnh vào công nghiệp hàng không của nước này vốn lâm làm khủng hoảng kể từ ngày Liên Xô sụp đổ và sau một loại các tai nạn khủng khiếp.

Hiện thời, còn sớm để các chuyên gia vẫn từ chối đưa ra các kết luận. Họ phải chờ đợi có thêm thông tin từ các cuộc điều tra về nguyên nhân tai nạn, đặc biệt là các thông tin được giải mã từ hai hộp đen của máy bay đã được lực lượng cứu hộ tìm thấy.

Nhưng dù với nguyên nhân nào đi nữa, việc một chiếc máy bay tham dự trình diễn trong chuyến quảng bá một vòng châu Á, đã tác động nghiêm trọng tới danh tiếng của mẫu máy bay mới nhất này của hãng Sukhoi, vốn mang theo nó biết bao niềm hi vọng của nước Nga.

Phát biểu trên đài phát thanh Tiếng vọng Moscow, phi công Magomed Tolboiev đánh giá đây là "một cú giáng mạnh vào danh tiếng của công nghệ hàng không của nước Nga, nó giống như một cái tát trời giáng vậy.

Đất nước chúng tả không ngừng tuyên bố là tạo ra được một kiểu máy bay có một không hai, và đây là những gì đang diễn ra". Ông này không dấu nổi vẻ thất vọng.

http://nghiadx.blogspot.com
Vụ tai nạn Superjet ở Indonesia như cú tát mạnh vào niềm hi vọng số một của công nghiệp hàng không Nga.

Với loại superjet 100, chương trình tiêu tốn khoảng 1 tỉ USD phần lớn được hỗ trợ từ Nhà nước, người Nga cố gắng làm sống lại hình ảnh của nền công nghiệp hàng không vốn lâm vào khủng hoảng trầm trọng từ những năm 1990, cũng như bị phủ bóng bởi danh sách đen các vụ tai nạn hàng không.

"Thảm kịch này cho thấy thêm một sa sút mới của những tham vọng về công nghiệp hàng không dân dụng của nước Nga. Điều này có tác động tiêu cực trước mắt tới các đơn đặt hàng loại máy bay này," Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch bình luận.

Chưa kể thm kịch về con người, tai nạn khủng khiếp trên là một đòn mạnh giáng vào công nghiệp hàng không của Nga, vốn đặt niềm hi vọng ở loại máy bay cỡ nhỏ này như một cuộc tái chinh phục thị trường hàng không dân sự lâu nay bị các đại gia Mỹ và Tây Âu làm mưa làm gió cũng như vai trò không nhỏ của 2 hãng Canada và Brazil.

Hơn cả một loại máy bay mới, Superjet còn là một biểu tượng - chương trình máy bay dân sự đâu tiên của nước Nga kể từ ngày Liên Xô tan rã. Tập đoàn hàng không thống nhất Nga OAK và những nhà chức trách xem đây như là bước khởi đầu để chinh phục lại thị trường vốn đang bị Airbus và Boeing chiếm giữ.

"Không cần phải nghi ngờ gì sự kiện này sẽ làm chậm lại chương trình Superjet và ảnh hưởng tới danh tiếng của nó," ông Rouslan Poukhov - Giám đốc trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ bình luận trên báo Izvestia.

Nhưng điều này không có nghĩa là nó đặt dấu chấm dứt chương trình và người ta vẫn sẽ bán được loại máy bay này ở thị trường trong nước cũng như quốc tế.

"Chương trình có được một sự hỗ trợ chính trị rất quan trọng, đặc biệt là trong các hợp đồng bán hàng vốn không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào các tính năng kỹ thuật và công nghệ của máy bay," chuyên gia Boris Rybak nhận định trên tờ Komersant.

Hãng Aeroflot hiện khai thác 6 chiếc và đã đặt hàng 30 chiếc, họ cũng thông báo là vẫn sử dụng Superjet cho các chuyến bay của mình.

Hi vọng về lâu dài của Sukhoi là sẽ đạt được doanh số bán hàng 1.000 chiếc. Họ hứa hẹn là chi phí khai thác sẽ thấp hơn 15% so với máy bay cùng loại của 2 đối thủ Canada và Braxin.

Liệu tai nạn ở Indonesia về lâu dài có ảnh hưởng tới các chương trình đầy tham vọng của công nghiệp hàng không dân dụng Nga hay không thì cần phải có thời gian trả lời, nhưng trước mắt ở thị trường Đông Nam Á và đặc biệt là Indonesia với gần 250 triệu dân thì rõ ràng đây là một chương trình marketing thất bại.

"Điều này là cực kỳ phiền phức dưới góc độ thương mại nếu biết rằng Indonesia là quốc gia mua rất nhiều máy bay và ở thị trường này hai hãng Boeing và Airbus đã và đang hoạt động rất tích cực, không nói ra nhưng rõ ràng đây lại thêm một lợi thế của hai ông lớn này," chuyên gia phân tích của hãng Kepler Capital Markets nói.

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

>> Không quân Nga năm 2020 ?

Quân đội Nga đang đẩy nhanh những bước phát triển vượt bậc và hiện đại các loại máy bay tân tiến phục vụ chiến đấu.
Công cuộc hiện đại hóa này còn nhằm tăng cường sức mạnh làm chủ trên không, đối trọng với các cường quốc và sẵn sàng đẩy lui những âm mưu đe doạ tới an ninh quốc gia Nga.

Những số liệu thống kê dưới đây được công bố bới tạp chí Topwar của Nga sẽ cung cấp thông tin một cách cơ bản nhất số lượng và chủng loại máy bay sẽ xuất hiện trên bầu trời nước Nga tính đến năm 2020.

http://nghiadx.blogspot.com


Số liệu này dựa trên những hợp đồng đã được ký kết cho việc hiện đại hóa và phát triển máy bay tính đến thời điểm hiện tại.

Máy bay tiêm kích

Tính đến năm 2020, Quân đội Nga sẽ nâng tổng số máy bay chiến đấu lên tới 439 chiếc.

Trong đó, máy bay chiến đấu MiG-29SMT/UBT sẽ được tăng lên thành 34 chiếc, máy bay MiG-29K/KUB là 24 (tính đến năm 2015), 100 máy bay MiG-31BM, 96 máy bay Su-27SM, 5 chiếc Su-27SM, Su-27SM3 bằng 12 chiếc, Su-30M2 bằng 12 đơn vị, Su-35 bằng 96 đơn vị.

Riêng máy bay PAK-FA T-50 đến năm 2015 sẽ mua 10 máy bay và đến năm 2020 số lượng máy bay loại này sẽ được nâng lên 60 chiếc.

Máy bay cường kích

Số lượng máy bay tấn công cũng sẽ được nâng lên thành 474 chiếc vào năm 2020, trong đó máy bay Su-24M2 chiếm 150 chiếc, máy bay Su-25SM/UBT là 200 chiếc và 124 máy bay Su-34.

Máy bay vận tải quân sự, số lượng máy bay này cũng sẽ được nâng lên đáng kế với tổng số là 157 chiếc, trong đó có 100 máy bay IL-476, 42 máy bay AN-124-100M và 15 máy bay AN-140.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiêm kích hạng nặng Su-35.

Máy bay cảnh báo sớm

Cuối năm 2011, Không quân Nga đã tiếp nhận một máy bay loại này. A-50U là biến thể hiện đại hóa của máy bay cảnh báo sớm A-50. Đến năm 2020 số lượng máy bay này sẽ được tăng lên thành 20 chiếc.

Máy bay A-50U mới được trang bị "các máy tính hiện đại, thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh cải tiến, hiệu suất hoạt động và độ tin cậy của hệ thống thiết bị điện tử trên máy bay được tăng lên đáng kể".

Do vậy, tầm phát hiện các mục tiêu trên không như trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay siêu âm đã được nâng lên so với máy bay A-50M hiện có.

Máy bay ném bom tầm xa

Theo kế hoạch, máy bay ném bom tầm xa sẽ 65 chiếc. Trong đó máy bay Tu-160M ​​sẽ được tăng lên thành 15 chiếc, Tu-95MSM sẽ là 20 chiếc, Tu-22M3M lên tới 30 chiếc.

Máy bay huấn luyện

Sơ bộ dựa trên các hợp đồng đã ký kết đến năm 2015, Không quân Nga sẽ tăng số lượng máy bay huấn luyện Yak-130 lên tới 65 chiếc.

Như vậy, trong giai đoạn 2008-2020, Quân đội Nga sẽ nâng tổng số máy bay phục vụ chiến đấu các loại lên tới 1220 chiếc, chưa kể đến máy bay trực thăng.

Ngoài ra, có thể có những kế hoạch điều chỉnh khác như mua thêm các loại máy bay mới vào năm 2020. Hầu hết những thống kê trên đều dựa trên những hợp đồng đã được ký kết tính đến thời điểm hiện tại.

Dự kiến, đến năm 2015 Quân đội Nga sẽ có thêm những hợp đồng mới như hợp đồng hiện đại hóa máy bay IL-76, MiG-29, IL-38, cũng như mở rộng các hợp đồng hiện đại hóa của Su-25 và Su-24, thêm nữa là một hợp đồng mới cho hiện đại hoá máy bay Yak-130, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) phiên bản nâng cấp A-100, các máy bay Su-30 và MiG-29, MiG-35, T-50 (PAK FA), máy bay An-140.

Tổng số máy bay dự kiến sẽ ký cho việc hiện đại hoá khoảng 500 chiếc. Như vậy, đến vào năm 2020 sẽ có khoảng 2000 máy bay phục vụ trong Không quân Nga.

Dưới đây là hình ảnh về những chiến đấu cơ sẽ xuất hiện năm 2020:

http://nghiadx.blogspot.com
MiG-29 là máy bay chiến đấu chủ yếu làm nhiệm vụ đánh chặn.

http://nghiadx.blogspot.com
MiG-29 có khả năng tăng tốc độ lên 2.200 km/h và bay cao tới tầm 15.000m.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay đánh chặn MiG-31BM có thể mang tên lửa đối không và không đối đất tương tự tên lửa chống radar AS-17 Krypton.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-27SM là một biến thể nâng cấp vượt trội của Su-27S, thuộc thế hệ 4+.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay Su-30M2 của Không quân Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-35 được thiết kế để thực hiện như một máy bay chiến đấu thế hệ 4++.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi PAK FA T-50 được chế tạo để thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không, trên bộ, trên biển.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom/tấn công Su-24M2 có khả năng bay với vận tốc 1.700km/h và tầm hoạt động là 2.900km, được trang bị pháo 6 nòng 23mm cũng như có 8 điểm treo bên ngoài mang tên lửa điều khiển và không điều khiển.

http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Nga hiện có hơn 30 máy bay Su-25SM đang được sử dụng.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-34 Fullback được đánh giá là một trong những chiếc máy bay tiêm kích ném bom hàng đầu thế giới hiện nay.

http://nghiadx.blogspot.com
IL-476 là loại máy bay vận tải cỡ lớn được cải tiến từ phiên bản IL-76.

http://nghiadx.blogspot.com
An-124-100 Ruslan là máy bay vận tải lớn nhất thế giới có khả năng chở đến 130 tấn, do tổ hợp khoa học kỹ thuật hàng không mang tên Antonov chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com
An-140 là một máy bay sử dụng cho hoạt động tuần tra.

http://nghiadx.blogspot.com
A-50U là máy bay cảnh báo sớm đa năng và kiểm soát trên không.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom hạng nặng TU-160 có khả năng thực hiện các chiến dịch tầm xa.

http://nghiadx.blogspot.com
Tu-95 MS là máy bay ném bom chiến lược tầm xa.

http://nghiadx.blogspot.com
Tu-22M3 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, được quân đội Nga sử dụng để tuần tra bầu trời thuộc vùng biên giới phía nam, Trung Á và Biển Đen.

http://nghiadx.blogspot.com
Yak-130 là loại máy bay có thể được sử dụng như máy bay huấn luyện hoặc như phi cơ cường kích hạng nhẹ.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang