Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 04 tháng 12 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

>> S-400 Triumf - Hệ thống tên lửa hiện đại nhất nước Nga



S-400 Triumf là hệ thống tên lửa hiện đại nhất của Nga được xem là “nền móng” cho hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của Nga tới năm 2020.

Lịch sử phát triển

Từ sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống phòng không với khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 400 km, điều mà các tên lửa đất đối không S-200, S-300 chưa làm được, các chuyên gia quân sự Nga đã nghĩ tới việc tạo ra loại tên lửa làm “nền móng” cho hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của Nga cho tới năm 2020. Đó chính là tên lửa S-400 Triumf, một biến thể của tên lửa đất đối không S-300.

http://nghiadx.blogspot.com

Dự án chế tạo tên lửa S-400 Triumph với tầm bắn 400 km được bắt đầu từ năm 1988 dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư Lemanskogo. S-400 thuộc thế hệ vũ khí phòng thủ tên lửa đường đạn và phòng không thế hệ 4+ do tập đoàn Almaz-Antey AD Concern phát triển.

Mẫu thử nghiệm đầu tiên của tên lửa này là S-300P - biến thể nguyên thuỷ của hệ thống S-300 đi vào hoạt động năm 1978. Các mẫu thử nghiệm tiếp theo của Triumph được phát triển từ các tên lửa S-300PMU-1 và S-300PMU-2 được giới thiệu năm 1992 và 1997.

S-400 Triumph mang đầy đủ các tính năng cũng như đặc điểm kỹ thuật của người anh em S-300PMU nhưng hiện đại và tiên tiến hơn. Vì thế mà trước đây người ta còn gọi S-400 là S-300PMU-3 (tiếng Nga C-300ПМУ-3, tên hiệu NATO SA-21 GROWLER).

Hệ thống S-400 bắt đầu được thử nghiệm năm 1999, hoàn thiện vào năm 2000 tại căn cứ Kasputin Yar. Nó bắt đầu được triển khai vào cuối năm 2001. Tháng 7/2007 đã có 2 tiểu đoàn S-400 bắt đầu trực chiến, người Nga dự định sẽ trang bị đồng loạt S-400 cho hơn 30 trung đoàn phòng không yếu địa hiện đang dùng S-300.

Hệ thống S-400 được Putin cho phép xuất khẩu, nó đang được một số quốc gia như Arab Saudi và Trung Quốc quan tâm.

Mục đích sử dụng

S-400 được chế tạo với mục đích tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu bay như máy bay bao gồm cả máy bay gây nhiễu, máy bay chỉ huy/báo động sớm kiểu AWACS, máy bay trinh sát, máy bay chiến lược, chiến thuật, kể cả máy bay tàng hình, máy bay không người lái, trực thăng, tên lửa hành trình.

Đặc biệt là khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km với độ chính xác cao. S-400 có thể giải quyết được tất cả các vấn đề khó khăn mà 2 người em của nó là S-200 và S-400 đang gặp phải.

http://nghiadx.blogspot.com

Đặc điểm cấu tạo

Triumph là hệ thống tên lửa phòng không có đặc điểm cấu tạo tương tự như người em S-300, bao gồm: Radar tầm xa 64N6, 76N6 và các radar mới có cự ly phát hiện lên đến 600 km; radar kiểm soát đa nhiệm 30N6, tên lửa phòng không 48N6E, 48N6E2, các tên lửa mới 9M96E, 9M96E2 và tên lửa tầm siêu xa 40N6E.

Hệ thống Radar

S-400 có thể sử dụng các radar của biến thể nguyên thủy S-300P để phát hiện và bám mục tiêu. Đó là các radar kiểm soát đa nhiệm 30N6, radar doppler sóng liên tục 76N6 CLAM SHELL, radar tấn công mạng pha số 30N6 FLAP LID A.

Nếu được sử dụng trong vai trò chống tên lửa đạn đạo hay chống tên lửa hành trình, radar băng E/F 64N6 BIG BIRD cũng sẽ được bổ sung cho khẩu đội.

Nó có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo bay với tốc độ tới 10.000 km/h ở khoảng cách lên tới 1.000 km và tên lửa hành trình ở khoảng cách 300 km.

Hệ thống Radar

Ngoài ra, Radar 36D6 TIN SHIELD của S-300 cũng có thể sử dụng cho S-400 giúp tăng khả năng thám sát mục tiêu sớm hơn so với radar FLAP LID. Nó có thể phát hiện một mục tiêu cỡ tên lửa bay ở độ cao lên tới 175 km và tầm thám sát tối đa 300 km.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com

Tất cả các radar được sử dụng trên S-400 đều là các radar mạng pha 3 tọa độ (độ cao, phương vị và cự ly). Các chuyên gia Nga hiện đang nghiên cứu phát triển các radar mới cho S-400 với cự ly phát hiện lên đến 600 km, một tầm thám sát quá “khủng”.

Hệ thống tên lửa

S-400 sử dụng các tên lửa 9M96E, 9M96E2 và 40N6E. Tuy nhiên, các loại tên lửa 48N6E của S-300PMU-1 và 48N6E2 của S-300PMU-2 cũng vẫn có thể sử dụng cho S-400, việc này nâng cao khả năng linh hoạt trong tác chiến cũng như bảo đảm tác chiến cho S-400.

Các tên lửa này được dẫn đường bằng radar đa nhiệm, được điều khiển bằng một bộ cánh đuôi và qua các van phụt chỉnh hướng và phóng thẳng lên trên sau đó quay về hướng mục tiêu, không cần thiết phải ngắm tên lửa trước khi bắn.

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa 48N6E được bố trí trong thùng hình trụ có tốc độ Mach 6 và tốc độ tiếp cận mục tiêu tối đa lên đến Mach 8.5, có trần bắn tối đa 27 km và tầm bắn 5-150 km, xa hơn 1,5 lần so với Patriot, 1,2 với Hồng Kỳ 9 của Trung Quốc.

Tên lửa 9M96E có trọng lượng 330 kg, đầu đạn 24 kg, tốc độ tối đa 900m/s và tầm hoạt động 40 km.

Tên lửa 9M96E2 có trọng lượng 420 kg, đầu đạn 24 kg, tốc độ tối đa 1.000m/s, độ cao tiêu diệt mục tiêu 30km, thời gian chuẩn bị phóng không quá 8s và tầm hoạt động 120 km.


http://nghiadx.blogspot.com
Các tên lửa 9M96E, 9M96E2

Ngoài ra, S-400 sử dụng tên lửa siêu tầm xa 40N6E có tầm bắn lên tới 400km, ở tọa độ cách mặt nước biển từ 40 -50 km có thể coi là khắc tinh của các loại máy bay AWACS. 40N6E là một bí mật quân sự của Nga. Vì thế mà ngoại trừ các biến thể của 40N6E có tầm bắn 400km còn lại các biến thể của 48N6 và M96E thì “hỏi mua là bán ngay”.

Tất cả các loại tên lửa kể trên đều được gắn thiết bị điều khiển chiến đấu, giúp tăng độ chính xác tiêu diệt mục tiêu. Hệ thống xe phóng của S-400 vẫn dùng loại Maz 7910 8x8 của hệ thống S-300PMU-1 và S-300PMU-2 Favorit.

S-400 có nhiều tính năng vượt trội

Ưu điểm chính của Triumph, so với S-300PM là khả năng hủy diệt mục tiêu. Triumph có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có tốc độ lên đến 5000 m/s với độ chính xác cực kỳ cao.

Tham mưu trưởng Không quân Nga Vadim Volkovitsky cho rằng, hiện trên thế giới không có hệ thống tên lửa phòng không nào có tính năng kỹ thuật tốt hơn S-400. Về giá thành và hiệu quả, S-400 vượt trội 2,5 lần so với các hệ thống tương tự của Nga và nước ngoài hiện nay.

http://nghiadx.blogspot.com

Theo tổng công trình sư của tập đoàn Almaz-Antei Vladimir Kasparyants, S-400 có thể làm việc tự động, hầu như không có sự tham gia của con người.

Hệ thống tự động phát hiện mục tiêu, xác định tọa độ, độ cao, hướng bay và lập tức cung cấp các tham số cơ bản cho trắc thủ. Còn trắc thủ thì chuyển thông tin cho tiểu đoàn trưởng để ra quyết định thực hiện các hành động tiếp theo.

>> Iran chuẩn bị gì nếu có chiến tranh?



Căng thẳng lâu dài và ngày càng gia tăng giữa Iran với các nước phương Tây khiến Tehran tập trung phát triển và mua sắm nhiều loại vũ khí để đối phó với tình huống xấu nhất.



http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa đất đối đất Shahab-3 có thể mang theo đầu đạn với tầm bắn từ 1.300 - 2.000km, có khả năng tấn công các mục tiêu tại Israel, phần lớn các nước Arab và một phần lãnh thổ châu Âu. Loại tên lửa này được coi là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Iran. Các tên lửa Shahab gồm ba phiên bản do nước này tự sản xuất. Ảnh: military.ir

http://nghiadx.blogspot.com


Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 tương tự của Nga do chính Iran chế tạo sau khi Nga chấm dứt hợp đồng cung cấp S-300 vào tháng 9 năm nay, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế. Rada của hệ thống này có thể cùng lúc theo dõi 100 mục tiêu, trong khi việc triển khai chỉ mất 5 phút. Hệ thống này còn có tuổi thọ cao và tính cơ động tốt. Ảnh: FARS


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa đất-đối-không Tor M1 9M330 là hệ thống tên lửa tầm trung hiện đại được mua từ Nga. Nó có nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng chiến đấu, tiêu diệt các mục tiêu là máy bay ném bom, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và các mục tiêu bay ở độ cao thấp đến trung bình. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Fateh 110 tầm thấp với bán kính hoạt động 150-200 km. Fateh trong tiếng Farsi và tiếng Ả Rập có nghĩa là "Chinh phục". Tên lửa đất đối đất thế hệ thứ 3 của Fateh-110 có chiều dài khoảng 9m và nặng 3,5 tấn. Ảnh: defence.pk

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa được trang bị một hệ thống kiểm soát hướng dẫn giúp nó có độ chính xác cao hơn so với phiên bản cũ và có thời gian khởi động cũng nhanh hơn so với các thế hệ trước. Fateh-110 sử dụng nhiên liệu dạng rắn do tổ chức Aerospace Industries của Iran tự nghiên cứu và chế tạo. Bản thân Fateh-110 cũng do chính các nhà khoa học của Iran thiết kế và chế tạo. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay không người lái tấn công (UACV) mang tên Karar được trưng bày năm 2010 trong một buổi lễ ở Iran. Nó được cho là có thể mang hai quả bom và bốn tên lửa hành trình. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hành trình "Nasr-1" có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên bộ, trên không và trên biển. Loại tên lửa này không chỉ có khả năng “qua mặt” hệ thống radar, có thể phá hủy mục tiêu 3.000 tấn như tàu chiến. defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Qaem “đất đối không”được sử dụng để tiêu diệt máy bay trực thăng và các mục tiêu trên không hoạt động ở tầm thấp và tầm trung. Được dẫn đường bằng laser, rất có thể đây sẽ “hắc tinh” của máy bay trực thăng chiến đấu đối phương. . Ảnh: MEHR


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa đất đối đất mới Qiam (Hồi sinh). Đây là loại tên lửa đất đối đất hoàn toàn mới mang đặc tính kỹ thuật và khả năng chiến thuật duy nhất. Tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, không có cánh nên rất khó đánh chặn. Nó được lắp ráp và chế tạo hoàn toàn tại Iran. Ảnh: defence.pk

http://nghiadx.blogspot.com

Saeqeh (tiếng Ba Tư "tiếng sét") là máy bay tiêm kích 1 chỗ do Iran chế tạo. Máy bay tiêm kích Saeqeh được thử nghiệm thành công tại Iran vào ngày 20 tháng 9/2007 xuất hiện với vài đặc điểm giống F-5E. Loại phi cơ chiến đấu này được đưa vào phục vụ năm 2011Ảnh: ISNA


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay tiêm kích Azarakhsh (tia chớp) là loại máy bay tiêm kích phản lực chiến đấu đầu tiên do Iran tự sản xuất. Azarakhsh có nhiều điểm khác biệt so với F-5 của Mỹ, chẳng hạn như có thân dài hơn, cánh có hình dạng khác. Nhưng nhìn chung đây là loại máy bay được phát triển trên cơ sở F-5 hoặc F-4. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hai tầng Sejil -1 là tên lửa đầu tiên được Iran phóng thử và sử dụng nhiên liệu rắn. Ảnh: military.ir


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay chiến đấu tàng hình không người lái Sofreh Mahi đã qua các thử nghiệm radar cần thiết và đang trong giai đoạn chuẩn bị đưa vào sản xuất hàng loạt. Máy bay tàng hình không người lái mới này được sử dụng để tiến hành các chiến dịch tác chiến, trinh sát, đồng thời sẽ sử dụng như máy bay ném bom không người lái thông thường.. Ảnh: military.ir

Các loại khí tài dùng cho tác chiến mặt đất cũng được chú trọng phát triển. Tên lửa Toofan-5 “đất đối đất” được coi là “hắc tinh” của các phương tiện bọc thép bộ binh. Ảnh: military.ir

http://nghiadx.blogspot.com

Nó có thể mang hai loại đầu đạn khác nhau. Ảnh: military.ir


http://nghiadx.blogspot.com

Xe tăng Zolfaghar-3 MBT là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ hai của Iran, Chuẩn tướng Mir-Younes Masoumzadeh, Phó chỉ huy lực lượng mặt đất đã cho tiến hành nghiên cứu và sản xuất loại tăng này để tăng cường sức mạnh cho lực lượng Lục quân Iran. Các phiên bản thử nghiệm của xe được hoàn thành vào năm 1993. Sáu phiên bản đầu tiên được sản xuất và thử nghiệm vào năm 1997. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Xe chiến đấu bộ binh Boragh IFV. Vỏ bọc thép dày hơn và trang bị hỏa lực mạnh hơn được thiết kế để phục vụ tích cực cho chiến đấu trực tiếp. Ảnh: military.ir

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

>> 10 vũ khí gây chú ý nhất năm 2011



Trong một năm đầy ắp các sự kiện quân sự, thế giới được chứng kiến các màn ra mắt của những loại vũ khí mới cùng sự khẳng định của những khí tài đã có tên tuổi từ lâu.

http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc thu hút sự chú ý của thế giới trong suốt năm qua, ngay cả trước khi quân đội nước này thừa nhận sự tồn tại của hàng không mẫu hạm thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov. Quân đội Trung Quốc mua lại vỏ tàu sân bay này từ Ukraina vào năm 1998, rồi sau đó tiến hành quá trình làm mới để biến nó thành hàng không mẫu hạm đầu tiên. Tàu Thi Lang chạy thử lần đầu vào tháng 8 năm nay.

Bất chấp sự e ngại của nhiều nước trước mục đích sử dụng tàu sân bay Thi Lang, Trung Quốc khẳng định sẽ dùng hàng không mẫu hạm này để nghiên cứu và huấn luyện. Ảnh: Xinhua


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 mang tên J-20 cũng là một trong những vũ khí được Trung Quốc tích cực thử nghiệm trong năm nay. J-20 (Tiêm 20) đã liên tục trải qua khoảng gần 30 lần bay thử tại thủ phủ Thành Đô của tỉnh miền tây nam Tứ Xuyên. Nó cất cánh lần đầu tiên vào tháng 1, đúng thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Robert Gates đến thăm Trung Quốc.

Trong các cuộc bay thử, J-20 chưa được trang bị một loại vũ khí nào. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng ở loại máy bay được so sánh với F-22 Raptor của Mỹ và Sukhoi SU-50 Firefox của Nga. Ảnh: FlyBNB


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay không người lái Predator của Mỹ tham gia vào nhiều chiến dịch trong năm nay. Nó được sử dụng để truy kích các phiến quân ở khu vực biên giới Afghanistan - Pakistan, đồng thời cũng được điều động tham gia nhiệm vụ hỗ trợ trong chiến dịch không kích các mục tiêu ở Libya.

Những cuộc tìm diệt của Predator trên lãnh thổ Pakistan đã khiến quan hệ giữa Mỹ và quốc gia Nam Á trở nên căng thẳng, với đỉnh điểm là việc Washington tuyên bố ngừng viện trợ quân sự cho quốc gia vốn có quan hệ đồng minh thân thiết. Ảnh: AFP

http://nghiadx.blogspot.com

Chiến đấu cơ Rafale của Pháp là một trong những vũ khí chủ lực trong chiến dịch không kích của NATO nhằm vào các mục tiêu quân sự của chế độ Moammar Gadhafi. Vai trò của Rafale đặc biệt nổi bật sau khi Mỹ trao lại quyền chỉ huy chiến dịch cho NATO.

Chính những đợt không kích của những chiếc Rafale cùng nhiều máy bay khác của liên quân NATO đã góp phần vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của lực lượng trung thành với Gadhafi, giúp binh sĩ nổi dậy ở Libya dần chiếm thế thượng phong trong cuộc nội chiến. Ảnh: Outlookindia

http://nghiadx.blogspot.com

Các máy bay F-16 của Mỹ cũng là một đề tài nóng bỏng trong năm 2011. Trước sức ép của Trung Quốc, Mỹ đã không cung cấp những chiếc F-16 C/D cho Đài Loan, nhưng lại thông qua thương vụ bán vũ khí cho hòn đảo này, bao gồm việc nâng cấp 145 chiến đấu cơ F-16 A/B mà đảo này hiện có.

Bất chấp việc quan chức quân sự và lãnh đạo cấp cao hai nước liên tục thăm viếng lẫn nhau kể từ đầu năm, Trung Quốc vẫn đưa ra cảnh báo nguy cơ rạn nứt các quan hệ ngoại giao và quân sự nếu Mỹ tiếp tục có những thương vụ vũ khí với Đài Loan. Ảnh: Defenseindustrydaily

http://nghiadx.blogspot.com

Trong điệp vụ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden hồi đầu tháng 5, một chiếc trực thăng tàng hình của biệt kích Mỹ đã gặp nạn và rơi xuống gần khu nhà của cựu trùm mạng Al-Qaeda tại thị trấn Abbottabad, Pakistan. Trước khi rút đi, biệt kích Mỹ đã cho nổ chiếc trực thăng để đảm bảo bí mật quân sự.

Tuy nhiên, những mảnh vỡ của chiếc trực thăng, được cho là loại UH-60 Black Hawk đang trong quá trình thử nghiệm bí mật, còn vương lại hiện trường đã trở thành một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Có tin cho rằng Trung Quốc đã tiếp cận để tìm hiểu bí mật công nghệ trực thăng tàng hình của Mỹ, nhưng Trung Quốc bác bỏ thông tin này. Mỹ gây sức ép đòi Pakistan trả lại các mảnh vỡ, nhưng rạn nứt quan hệ giữa hai nước sau vụ tiêu diệt Bin Laden khiến việc này bị chậm trễ.

Mọi chuyện chỉ kết thúc khi cuối cùng những mảnh vỡ của chiếc trực thăng này được Pakistan đồng ý giao lại cho Mỹ. Ảnh: EPA

http://nghiadx.blogspot.com

Các tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và Anh góp phần tạo nên những cú đánh tiêu diệt hệ thống phòng không của chế độ cũ ở Libya, mở đường cho chiến dịch không kích của liên quân NATO sau đó diễn ra thuận lợi.

Mỗi quả tên lửa Tomahawk có giá cả triệu USD, vì thế chi phí khi sử dụng loại vũ khí tối tân này rất tốn kém. Chiến phí mà Anh và Mỹ phải gánh trong những ngày đầu chiến dịch tấn công Libya chủ yếu đến từ những quả Tomahawk được bắn đi từ các tàu sân bay. Ảnh: US Navy


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa diệt tàu sân bay Dongfeng (Đông Phương) DF-21D là một trong số những vũ khí đáng chú ý nhất của Trung Quốc trong vài năm qua. Đây là loại tên lửa đầu tiên được đặt trên bờ nhưng có thể vươn tới các hàng không mẫu hạm ngoài khơi xa và chính điều này khiến các nhà phân tích quân sự của Mỹ lo ngại.

Chương trình chế tạo DF-21D được khởi động từ những năm 60 thế kỷ trước. Mỹ ước tính Trung Quốc hiện có từ 60 tới 80 tên lửa loại này, kèm theo 60 giàn phóng tự hành đạt tầm bắn lên tới 1.500 km. Ảnh: AP


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa xuyên lục địa Bulava của Nga trong một lần được bắn thử từ tàu ngầm Yury Dolgoruky tại biển Bạch Hải. Đây là loại tên lửa đạt tầm bắn tới 8.000 km và là một trong những vũ khí chiến lược của Nga trong thế kỷ này.

Quân đội Nga liên tục bắn thử tên lửa Bulava trong năm nay, và có cả thành công lẫn thất bại. Bulava (Cây chùy) được cho là sẽ thay thế các loại tên lửa từ thời Xô viết mà quân đội Nga đang không sử dụng, do "tuổi tác" của các tên lửa này cũng như theo các thỏa thuận với Mỹ. Ảnh: RIA Novosti

http://nghiadx.blogspot.com

Những chiếc xe bán tải hiệu Toyota được lắp thêm các dàn phóng tên lửa UB-32 do Nga sản xuất. Đây là một trong số những vũ khí quen thuộc của quân nổi dậy ở Libya trong cuộc chiến với lực lượng trung thành của đại tá Gadhafi. Hình ảnh những chiếc xe bán tải với dàn tên lửa UB-32 trở nên rất quen thuộc trong suốt cuộc nội chiến ở Libya. Ảnh: AP

>> Sự khủng khiếp của bom Nga



Tsar Bomba được kích nổ lúc 11:32 ngày 30 tháng 10 năm 1961 trên khu vực thử nghiệm hạt nhân Vịnh Mityushikha.

Tsar Bomba, dịch nghĩa "bom-Sa hoàng", là tên hiệu của quả bom khinh khí AN602 (mã hiệu "Ivan" (do những người phát triển nó đặt) — là vũ khí hạt nhân lớn nhất, mạnh nhất từng được cho nổ, và hiện vẫn là thiết bị nổ mạnh nhất con người từng cho nổ trong lịch sử nhân loại.

Được phát triển tại Liên xô, quả bom ban đầu được thiết kế để có đương lượng nổ khoảng 100 mêga tấn TNT; tuy nhiên, đương lượng nổ đã được giảm đi một nửa để giới hạn khối lượng bị phóng xạ sẽ phát tán. Chỉ một quả bom loại này được chế tạo và thử nghiệm ngày 30 tháng 10 năm 1961, tại quần đảo Novaya Zemlya.


http://nghiadx.blogspot.com
Đám mây hình nấm của Tsar Bomba


Những vỏ bom còn lại được đặt ở: Bảo tàng vũ khí hạt nhân Nga, Sarov (Arzamas-16); Bảo tàng Vũ khí hạt nhân, Viện nghiên cứu Kỹ thuật Vật lý Toàn Nga, Snezhinsk (Chelyabinsk-70). Không vỏ bom nào trong số trên có cùng cấu hình ăng ten như thiết bị thực tế đã được thử nghiệm.

Thiết bị này được gán cho nhiều cái tên trong văn học. Cái tên nào là chính xác, được đưa ra để đánh lạc hướng đối phương hay theo thực tế là vấn đề chưa được giải quyết: Số dự án- Dự án 700; Mã sản phẩm- Mã sản phẩm 202 (Izdeliye 202); Tên định danh- RDS-220 (РДС-220), RDS-202 (РДС-202), RN202 (PH202), AN602 (AH602); Bí hiệu- Vanya; Tên hiệu- Big Ivan, Tsar Bomba.

Thuật ngữ "Tsar Bomba" đã được tạo ra trong một sự suy luận với hai dự án lớn khác của nga, Tsar Kolokol, quả chuông lớn nhất thế giới của Nga, và Tsar Pushka, bích kích pháo lớn nhất thế giới. Dù quả bom được các nguồn tin phương Tây gọi tên như vậy, cái tên này hiện được sử dụng tại Nga.


http://nghiadx.blogspot.com
Địa điểm vụ nổ


Tsar Bomba là một quả bom khinh khí ba giai đoạn với một đương lượng nổ 57 megaton (Mt). Nó tương đương 10 lần lượng thuốc nổ được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, gồm cả Little Boy và Fat Man, những quả bom đã tàn phá Hiroshima và Nagasaki.

Một quả bom H ba giai đoạn sử dụng một quả bom hạt nhân ban đầu để tạo ra một phản ứng nhiệt hạch tiếp theo, như trong hầu hết các quả bom H, và sau đó sử dụng năng lượng từ vụ nổ này để tạo ra một giai đoạn nhiệt hạch lớn hơn nữa.

Tuy nhiên, có bằng chứng rằng Tsar Bomba có một số giai đoạn thứ ba chứ không phải chỉ là một giai đoạn rất lớn duy nhất.

Thiết kế ba giai đoạn ban đầu có khả năng tạo ra vụ nổ xấp xỉ 100 Mt, nhưng sẽ tạo ra quá nhiều bụi hạt nhân. Để giới hạn bụi hạt nhân, giai đoạn ba, và có thể cả giai đoạn hai, có một tamper chì thay cho một tamper uranium-238 (nó khuếch đại cực mạnh phản ứng bằng cách phân hạt các nguyên tử uranium với các neutron nhanh từ vụ nổ nhiệt hạch).


http://nghiadx.blogspot.com
Một vỏ bom kiểu Tsar Bomba được trưng bày tại Sarov


Điều này giúp làm hạn chế sự phân hạt nhanh bằng các neutron ở giai đoạn tổng hợp, vì thế xấp xỉ 97% tổng năng lượng có được từ sự tổng hợp hạt nhân (như vậy, nó là một trong những quả bom hạt nhân "sạch nhất" từng được chế tạo, tạo ra một khối lượng bụi hạt nhân khá nhỏ so với đương lượng nổ).

Có một sự khuyến khích rất lớn với kiểu thiết kế này bởi hầu hết bụi hạt nhân của vụ thử nghiệm bom sẽ rơi trên vùng lãnh thổ có người ở của Liên xô.

Các thành phần được thiết kế bởi một đội các nhà vật lý dưới sự lãnh đạo của Academician Julii Borisovich Khariton và gồm cả Andrei Sakharov, Victor Adamsky, Yuri Babayev, Yuri Smirnov, và Yuri Trutnev.

Một thời gian ngắn sau khi Tsar Bomba được cho nổ, Sakharov bắt đầu phát biểu chống lại các loại vũ khí hạt nhân, cuối cùng biến ông trở thành một người bất đồng.

Tsar Bomba được đưa tới nơi thử bởi một chiếc máy bay ném bom Tu-95V đã được sửa đổi đặc biệt, do Thiếu tá Andrei Durnovtsev điều khiển, cất cánh từ một sân bay trên bán đảo Kola.


http://nghiadx.blogspot.com
Vùng bị Tsar Bomba phá hoại hoàn toàn (ví dụ – phạm vi lớn hơn bản độ Paris): Vòng đỏ = Bị phá hủy hoàn toàn (bán kính 35 km), vòng vàng = quả cầu lửa (bán kính 3,5 km).


Chiếc máy bay ném bom được tháp tùng bởi một máy bay quan sát Tu-16 lấy các mẫu trên không và quay phim vụ thử nghiệm. Cả hai máy bay đều được sơn sơn phản quang trắng đặc biệt để hạn chế hư hại do nhiệt.

Quả bom, cân nặng 27 tấn, quá lớn với chiều dài 8 mét và đường kính 2 mét khiến chiếc Tu-95V chở nó phải bỏ các cửa khoang bom và thùng nhiên liệu trong thân. Quả bom được gắn một dù giảm tốc 800 kilôgam, để chiếc máy bay ném bom và máy bay quan sát có thời gian bay khoảng 45km khỏi điểm nổ.

Tsar Bomba được kích nổ lúc 11:32 ngày 30 tháng 10 năm 1961 trên khu vực thử nghiệm hạt nhân Vịnh Mityushikha (Sukhoy Nos Zone C), phía bắc Vòng Bắc Cực trên hòn đảo Novaya Zemlya tại Biển Arctic.

Quả bom được thả từ độ cao 10.5km; nó được dự định nổ ở độ cao 4km trên mặt đất (4.2km trên mực nước biển) bằng các cảm biến khí áp.


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh các quả cầu lửa của một số loại vũ khí hạt nhân, gồm cả Tsar Bomba. Các hiệu ứng luồng gió rộng hơn rất nhiều lần bán kính của quả cầu lửa.


Ước tính ban đầu về đương lượng nổ của Hoa Kỳ là 57 Mt, nhưng từ năm 1991 mọi nguồn tin của Nga đều nói rằng nó có đương lượng nổ 50 Mt. Khrushchev đã cảnh báo trong một bài phát biểu được quay phim trước nghị viện Liên Xô về sự tồn tại của một quả bom 100 Mt (về kỹ thuật việc thiết kế một quả bom có đương lượng nổ này là có thể).

Quả cầu lửa chạm tới mặt đất, gần tới cao độ của chiếc máy bay ném bom, và được nhìn thấy và cảm thấy từ 1000km từ ground zero. Sức nóng của vụ nổ có thể gây bỏng độ ba 100 km (62 dặm) từ ground zero.

Đám mây hình nấm sau đó cao khoảng 64km (gần cao hơn bảy lần Núi Everest) và rộng 40km. Vụ nổ có thể được quan sát và cảm nhận thấy ở Phần Lan, làm vỡ kính cửa sổ tại Phần Lan và Thuỵ Điển.




Hội tụ khí quyển gây ra thiệt hại ở khoảng cách lên tới 1000km. Sóng địa chấn do vụ nổ gây ra có thể đo được thậm chí ở lần chạy quanh Trái đất thứ ba.

Mức sóng địa chấn của nó khoảng 5 tới 5.25. Lượng năng lượng khoảng 7.1 trên thang Richter nhưng bởi quả bom được cho nổ trên không chứ không phải ngầm dưới đất, đa số năng lượng không được chuyển thành sóng địa chấn.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

>> Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu Gepard 3.9



Việt Nam đã ký hợp đồng với Rosoboronexport để bổ sung thêm hai tàu khu trục nhỏ thuộc Dự án Gepard 3.9.

Hãng tin Interfax của Nga hôm nay cho hay Việt Nam đã ký hợp đồng với Cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport để cung cấp bổ sung thêm hai tàu khu trục nhỏ thuộc Dự án Gepard 3.9.


Interfax dẫn lời Phó Giám đốc Nhà máy Zelenodolsk Gorky Sergei Rudenko rằng nếu hai tàu Gepard đầu tiên của Việt Nam được trang bị các tên lửa hiện đại nhất hiện nay của Nga thì hai tàu tiếp theo sẽ được "trang bị thêm các thiết bị chống ngầm".

Trong vài năm qua, Việt Nam đã ký kết với Nga một số hợp đồng cung cấp các tàu nổi và tàu ngầm cho Hải quân.

Đặc biệt, trong năm 2005, Việt Nam đã mua 12 tàu thuộc dự án 12418, và bắt đầu được cấp giấy phép lắp ráp các tàu này tại Việt Nam vào mùa thu năm 2010.

Theo báo Nga trong năm 2009, Việt Nam mua 6 tàu ngầm diesel lớp Varshavyanka của Nga thuộc Dự án 636 với tổng giá trị 1,8 tỷ đôla.

Ngoài ra, trong tháng 4 năm 2011, Việt Nam đã thỏa thuận với Nga về việc cung cấp các phụ tùng thay thế và các công cụ cần thiết để bảo trì trang thiết bị hàng hải.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Hộ vệ hạm Đinh Tiên Hoàng


Trong một hợp đồng được ký kết giữa Hải quân Việt Nam và Nga năm 2008, phía Việt Nam đã đặt mua của Nga 2 chiếc tàu đa năng hạng nhẹ Gepard-3.9 để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải quân và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển.

Khi cần thiết, Gepard 3.9 có thể săn tìm, theo dõi, tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.

Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Hai chiếc Gepard-3.9 đã được bàn giao vào năm 2011. Chiếc đầu tiên mang tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và chiếc thứ hai mang tên Lý Thái Tổ (HQ-012).

Cả hai được biên chế vào Hải quân Nhân dân Việt Nam, trong đó Đinh Tiên Hoàng (xem video) được biên chế vào tháng 3/2011 còn Lý Thái Tổ được biên chế vào tháng 8/2011.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Hộ vệ hạm Lý Thái Tổ

Tính năng kỹ thuật của Gepard 3.9

Gepard 3.9 có khả năng hoạt động độc lập cũng như có thể tác chiến với cả tàu ngầm và tàu chiến, tiêu diệt các mục tiêu trên không.

Gepard 3.9 rẽ nước 2.100 tấn, dài 102,2m, rộng 13,1m, mớn nước cao 3,8m.

Tốc độ tối đa 28 hải lý/ giờ.

Tầm hoạt động 5.000 hải lý.

Độ dài của một chuyến đi: 20 ngày.

Sử dụng turbine dùng cả dầu và khí gas có thể đi 5.000 dặm mà không cần tiếp nhiên liệu.

Hệ thống vũ khí

Gepard 3.9 được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm 4 bệ phóng, mỗi bệ có 16 quả tên lửa chống tàu nổi Kh - 35E.

Một súng 76,2 mm AK-176M đặt ở mũi tùi dùng để chống mục tiêu trên mặt nước, mặt đất và máy bay tầm thấp có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15km và bay cao 11,5km.

3 tên lửa pháo phòng không cao tốc Palma-SU có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000m và bay cao 3.500m, thời gian phản ứng của hệ thống là 3,5s.

Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.

2 súng máy 30mm AK-630 M.

2 ống phóng ngư lôi 533 mm.

1 dàn 12 ống phóng rocket RBU-6000 chống ngầm.

Ngoài ra, Gepard có thể mang theo một máy bay trực thăng hải quân Ka-28 hoặc máy bay trực thăng KA-31 ở đuôi tàu có nhiệm vụ chính là chống ngầm.

>> Nga khôi phục thế siêu cường bằng siêu vũ khí



Liệu nước Nga có thể giành lại vị thế siêu cường trước đây? Chiếc máy bay phản lực chiến đấu này chính là chìa khóa.


Quân đội Nga đang nỗ lực chế tạo nên một chiến đấu cơ thế kỷ 21. Liệu nước Nga có thể giành lại vị thế siêu cường trước đây? Chiếc máy bay phản lực chiến đấu này chính là chìa khóa.

Mới đây, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã đề xuất việc thành lập nên một "Liên minh Âu Á" gồm các quốc gia trong liên bang Xô Viết cũ. Động thái này được coi là một thách thức đối với phương Tây, và một cú huých nhằm tái thiết lại vị trí siêu cường của Moscow trước đây.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Sukhoi PAK T-50


Ông Putin đưa ra ý tưởng này trong bối cảnh quân đội Nga hồi sinh phi thường. Moscow đang rất muốn thiết lập lại sức mạnh thần kỳ của quân đội, trên thực tế, họ đã hứa chi 730 tỉ USD để trang bị lại các lực lượng vũ trang của mình với các loại vũ khí của thế kỷ 21 cho tới năm 2020.

Theo kế hoạch này, quân đội Nga sẽ tiếp nhận 1000 máy bay trực thăng mới, 600 chiến đấu cơ và 100 tàu chiến, bao gồm cả các hàng không mẫu hạm và 8 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo. Việc tăng cường dần lực lượng vũ trang cũng nhắm đến một thế hệ các tên lửa xuyên lục địa thế hệ mới và các hệ thống phòng không tân tiến.

Tất cả những điều này nghe đều rất hoành tráng. Nhưng trên hết thảy, Moscow có thể giành lại vị trí thống trị toàn cầu dựa vào một quân bài chủ chốt của quân đội hùng tráng của họ: phi cơ chiến đấu đẹp "mượt mà" thuộc "thế hệ thứ năm" được biết đến với tên gọi Sukhoi PAK T-50.

Với đôi cánh cụp phía sau và trông như một mũi tên sắc nhọn, T-50 là chiến đấu cơ đầu tiên và ấn tượng mà nước Nga thiết kế nên mà không phải kế thừa từ thời Xô Viết. Nhưng câu hỏi lớn đặt ra ở đây là, liệu Nga có đủ hầu bao để lắp rắp loại máy bay này?


Moscow không hề nản chí. Tổng thống Dmitri Medvedev đã giải thích từ tháng Hai rằng Nga cần bắt kịp NATO và Mỹ, sau hai thập kỷ bị coi là cường quốc "hạng ba". "NATO vẫn không ngừng nỗ lưc để mở rộng cấu trúc quân sự. Tất cả điều này kêu gọi việc hiện đại hóa về mặt chất lượng các lực lượng vũ trang của chúng ta và định hình lại hình ảnh của họ... chúng ta cần đổi mới vũ khí toàn diện" - ông Medvedev nói.

Chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng lên 10 lần kể từ khi ông Putin lên nắm quyền năm 2000. Cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin nói rằng, nếu như kế hoạch chi tiêu triển khai, Moscow sẽ tăng gấp đôi lượng tiền đổ vào quốc phòng vào năm sau, từ 3 % lên 6% GDP.

Tiền và động cơ đóng vai trò quan trọng với bất kỳ nước nào muốn trở thành siêu cường. Tiềm lực công nghiệp cũng vậy. Một số chuyên gia an ninh nghi ngờ rằng tổ hợp quân sự - công nghiệp của Nga khó có thể sản xuất nên các mặt hàng như vậy.

"Bây giờ thì tiền rất sẵn, và có thể là một dự án riêng lẻ như T-50 là khả thi, thậm chí trong các bối cảnh của Nga" - Vitaly Shlyko, một cựu Phó bộ trưởng Quốc phòng và là nhà lên kế hoạch chiến tranh thời Xô Viết, nói. "Nhưng Nga lại có xu hướng giảm công nghiệp hóa. Về cơ bản thì Nga vẫn là một đất nước ở thế giới thứ ba sống nhờ xuất khẩu dầu. Chương trình đổi mới vũ khí là một chiến dịch chính trị, để khiến Putin tự hào. T-50 chủ yếu chỉ là một phương tiện chính trị".

Nếu như T-50 là thật, đây quả là một chiến đấu cơ ấn tượng. Các quan chức quân đội gọi đây là chiến đấu cơ "thế hệ thứ 5". Đó là hạng chiến đấu cơ duy nhất mà Mỹ đã xuất xưởng thành công, với mẫu hình là loại tiêm kích "Chim ăn thịt" F-22.

Các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đều có thể tàng hình, có siêu động cơ, bay với vận tốc siêu thanh và rađa trinh sát vượt tầm nhìn. Chúng cũng có các loại vũ khí tích hợp và các hệ thống điều hướng do trí tuệ nhân tạo kiểm soát, và bộ khung làm từ các vật liệu tân tiến.

Đó là những gì cần thiết để trở thành một siêu cường thực sự.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Liệu Nga sẽ cần tới bao nhiêu chiếc Sukhoi PAK T-50 để giành lại vị thế siêu cường?


Tới nay, T-50 vẫn đang gặp trục trặc. Khi một trong hai nguyên mẫu được đem ra trình diễn vào tháng 8/2011, nó có vẻ như chỉ biểu diễn được các động tác bay chậm và lượn vài vòng "bình thường". Ngày hôm sau, khi máy bay phải trình diễn trước công chúng, nó bị bốc cháy khi cất cánh và phải chôn chân trên mặt đất trong suốt buổi diễn.

"Chúng tôi thậm chí còn không hề biết các thông số cơ bản về nó, chẳng hạn như nó có động cơ mới hay cũ? Khi chúng tôi hỏi, họ chỉ nói rằng "đó là tối mật" - Alexander Golts, một chuyên gia quân sự, cho biết.

Trong những năm gần đây, ông Putin đã cố gắng để khôi phục lại tiềm lực của Liên Xô bằng cách gộp lại những tên tuổi của các chiến đấu cơ nổi tiếng nhất như Sukhoi, MiG, Tupolev, Ilyushin vào tập đoàn khổng lồ của nhà nước

Nhưng các chuyên gia cho rằng động thái này chỉ nhằm che dấu đi vấn đề chính. Gần một nửa các ngành công nghiệp quân sự thời Xô Viết cũ của Nga vẫn đang hoạt động. Chuyên gia quân sự Pavel Felgenhauer chobiết: điều đó cũng có nghĩa là những bộ phận lắp ráp thành một chiến đấu cơ của Nga hiện nay phải được sản xuất trong một nhóm, quy trình tiêu tốn thời gian và công sức, tiền bạc. "Tệ hơn là, có một khoảng cách về công nghệ quá lớn giữa công nghiệp Nga và phương Tây".

Tổng thống Medvedev từng gợi ý rằng có thể mua vũ khí ở nước khác. Nga cũng nhập khẩu một vài loại, bao gồm súng trường bắn tỉa của Đức và máy bay không người lái của Israel và tàu chiến của Pháp. Nhưng trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao nhất của Nga lại có mâu thuẫn vì việc nhập khẩu này. Với sự trở lại của một vị lãnh đạo bảo thủ và chủ nghĩa dân tộc như Putin vào năm tới, lựa chọn này sẽ khó khả thi về mặt chính trị.


Phi công huyền thoại của Nga là Magomed Tolboyev nói rằng ông là một trong những người hâm mộ T-50 nhất, nhưng cũng không dám chắc việc sản xuất chính thức loại máy bay này vào năm 2013 là hiện thực.

"Ngành công nghiệp hàng không của chúng tôi mất 20 năm đình đốn, hầu hết các nhà máy đều ngừng hoạt động, các chuyên gia đã rời đi" - ông Tolboyev cho biết. "Khoảng trông đó sẽ cần 10 đến 15 năm để lấp đầy. Bạn sẽ không thể chỉ đưa người vào một ngành công nghiệp trống rỗng và bảo họ bắt đầu sản xuất ra các cỗ máy tinh xảo và phức tạp được".

>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 2)



Nhằm hiện thực hóa cho chương trình phòng thủ tên lửa, SM-3 ra đời là nỗ lực để cụ thể hóa chương trình BMD của hệ thống chiến đấu Aegis.


Để duy trì sức mạnh và lợi thế trước bất kỳ cuộc chiến nào, Mỹ nỗ lực xây dựng chương trình phòng thủ tên lửa xuyên quốc gia. Hệ thống chiến đấu Aegis chính là trái tim của chương trình phòng thủ tên lửa này.

Các biến thể SM-2ER hiện tại không còn đáp ứng được kỳ vọng của chương trình BMD, nhà sản xuất Raytheon tiếp tục cho ra đời biến thể mới có tên gọi RIM-161 SM-3. SM-3 thực ra là một phát triển mở rộng tiếp theo của SM-2ER lô IV đã bị hủy bỏ trước đó.

Về cơ bản SM-3 giống với SM-2ER lô IV. SM-3 sử dụng chung động cơ đẩy phụ Mk-72 như SM-2. Tuy nhiên, SM-3 được trang bị thêm một tầng đẩy thứ 3 Mk136, hay còn gọi là tầng đẩy tăng cường thay vì chỉ có 2 tầng đẩy như SM-2ER.

Tầng đẩy tăng cường Mk136 được phát triển bởi công ty hàng không vũ trụ Alliant Techsystems Inc của Mỹ thường được gọi tắt là ATK. Tầng đẩy tăng cường giúp tên lửa SM-3 vượt ra ngoài tầng khí quyển.

Cấu tạo của SM-3 bao gồm các thành phần sau, động cơ đẩy phụ kiểm soát lực đẩy vector Mk72, hệ thống lái, động cơ tên lửa nhiên liệu rắn lực đẩy kép Mk104, động cơ đẩy tăng cường Mk136, hệ thống đầu dò mục tiêu và cuối cùng là đầu đạn động năng KW.

Cơ chế hoạt động

Radar AN/SPY-1 của hệ thống chiến đấu Aegis sẽ phát hiện các mục tiêu tên lửa đạn đạo, hệ thống chiến đấu Aegis sẽ dựa vào các thông số cần thiết như, tốc độ của mục tiêu, quỹ đạo bay, nhằm tính toán một giải pháp đánh chặn.


http://nghiadx.blogspot.com
Đồ họa cơ chế tách tầng đẩy của tên lửa SM-3.


Hệ thống sẽ kích hoạt tên lửa đánh chặn SM-3 để tiêu diệt mục tiêu, tên lửa SM-3 có tới 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu tên lửa sẽ được đưa ra khỏi ống phóng Mk-41 bằng tầng đẩy phụ Mk72. Tên lửa thiết lập các thông số liên lạc với tàu Aegis. Giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng bằng quán tính.

Giai đoạn thứ 2 tên lửa tách bỏ tầng đẩy phụ Mk72 và kích hoạt động cơ tên lửa nhiên liệu rắn lực đẩy kép Mk104. Giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng thông qua radar AN/SPY-1 của tàu phóng với sự hỗ trợ của hệ thống GPS.

Giai đoạn thứ 3, tên lửa tách bỏ phần còn lại của động cơ đẩy và kích hoạt động cơ đẩy tăng cường Mk136. Động cơ đẩy tăng cường sẽ giúp tên lửa SM-3 vượt ra ngoài tầng khí quyển. Động cơ đẩy tăng cường Mk136 sẽ cung cấp lực đẩy cho tên lửa trong khoảng 30 giây trước khi tiếp cận mục tiêu.

Giai đoạn thứ 4, tên lửa tách bỏ tầng đẩy tăng cường và kích hoạt hệ thống LEAP, một modun chuyên dụng để đánh chặn tên lửa bên ngoài bầu khí quyển. LEAP bao gồm một đầu đạn không thuốc nổ, được thiết kế với công nghệ “hit-to-kill” truy đuổi và tiêu diệt.


http://nghiadx.blogspot.com
Module đánh chặn chuyên dụng bên ngoài không gian LEAP.


LEAP sẽ tự động tìm kiếm mục tiêu thông qua các dữ liệu được hệ thống Aegis của tàu phóng cung cấp. Để làm được điều này, LEAP sử dụng một cảm biến hồng ngoại FWIR cùng radar bán chủ động để xác định mục tiêu.

LEAP được trang bị một đầu đạn Kinetic Warhead (KW) thuộc dạng đầu đạn động năng (dùng động lực để phá hủy mục tiêu thay vì sức nổ). Theo tính toán, động năng của vụ va chạm có thể đạt 130 Jun, tương đương với 31kg TNT.

LEAP được ứng dụng các thuật toán so sánh tiên tiến, cho phép nó xác định mục tiêu của nó là đầu đạn tên lửa hay mảnh vụn tách ra từ tên lửa mục tiêu.

SM-3 đã chứng minh khả năng phân biệt mục tiêu trong mớ hỗn độn này. Sự kết hợp của hệ thống cảm biến hồng ngoại FWIR và hệ thống radar AN/SPY1 của hệ thống Aegis đã nâng cao khả năng nhận biết mục tiêu của tên lửa SM-3.

Các biến thể

Tên lửa RIM-161A thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 9/1999, thử nghiệm tiếp theo diễn ra vào tháng 1/2000. Các thử nghiệm được đánh giá là thành công, việc kiểm soát tên lửa được thực hiện cho đến giai đoạn thứ 4 khi đầu đạn động năng được tách ra.

Tuy nhiên, sự phát triển của SM-3 không hoàn toàn suôn sẻ, khả năng hứng chịu ứng suất trọng trường của tên lửa không tốt khi tên lửa đạt tốc độ 9600km/h. Các thử nghiệm nhiều lần bị trì hoãn, nhưng cuối cùng tên lửa cũng thử nghiệm thành công vào ngày 24/2/2005.


http://nghiadx.blogspot.com
Các biến thể đã và đang được sản xuất của tên lửa SM-3.


Đến giữa năm 2006, các thử nghiệm tiếp theo diễn ra khá thành công, tên lửa SM-3 đã đánh chặn thành công mục tiêu giả định vào ngày 22/6/2006. Biến thể nâng cấp RIM-161B block IA được giới thiệu vào năm 2008, bao gồm cải tiến động cơ tên lửa, nâng cấp phần mềm điều khiển.

Biến thể RIM-161C được giới thiệu vào năm 2009, với những cải tiến quan trọng như, cảm biến hồng ngoại FWIR hai màu sắc, hệ thống kiểm soát mới, hệ thống xữ lý tín hiệu tiên tiến.

RIM-161D block II được giới thiệu vào năm 2010, bao gồm trang bị đầu đạn KW tốc độ cao, phần khí động học của tên lửa cũng được thiết kế lại. Đường kính của tên lửa lớn hơn 530mm so với 340mm của SM-3 block IA, vây ổn định và vây lái ngắn hơn, vây ổn định nằm sát xuống phía dưới của động cơ tên lửa chính thay vì nằm chính giữa động cơ như biến thể SM-3 block IA.

Sự phát triển của SM-3 block IB và block II có sự tham gia của đối tác Nhật Bản, tên lửa được dự định hoàn thiện trong giai đoạn 2010-2012. Biến thể SM-3 block IIA được dự định hoàn thiện trong giai đoạn 2012-2014. SM-3 block IIB bao gồm một đầu đạn KW lớn hơn, cải thiện chế độ điều khiển đầu đạn ở tốc độ siêu thanh.

Thông số kỹ thuật: Dài 6,55 m, đường kính 340mm với SM-3 block IA, 530mm với block IB/II/IIA/IIB, sải cánh 1,57 m với block IA, sải cánh của block IB/II/IIA/IIB chưa được công bố.

Trọng lượng của tên lửa SM-3 vẫn chưa được công bố, SM-3 có tầm bắn lên đến 500km, tầm cao tối đa lên đến 160km, tốc độ tối đa của tên lửa khoảng 9600km/h, SM-3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn tới 12000 km. Ngoài nhiệm vụ chính là đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa, SM-3 có thể được sử dụng cho mục đích chống vệ tinh.

Tên lửa SM-3 block IIA/IIB được dự định sẽ trở thành tên lửa tiêu chuẩn của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia BMD và tương thích với chương trình phát triển hệ thống chiến đấu Aegis 4.01.

SM-3 được xem là tên lửa đánh chặn hàng đầu thế giới hiện nay, xét về tầm bắn, các công nghệ được áp dụng khó có loại tên lửa nào trên thế giới có thể so sánh. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa muốn dừng lại, tham vọng của họ là rất lớn, SM-3 chưa hoàn thiện hết các phiên bản, Mỹ đã bắt đầu rục rịch phát triển tiếp biến thể tiếp theo là RIM-174 hay còn gọi là SM-6ERAM.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

>> Khu vực triển khai DF-21C bị lộ



Báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về quân sự Trung Quốc được là bản tổng hợp tin tức từ truyền thông Ấn Độ.

Trong đó có thông tin nói rằng Trung Quốc đã triển khai tên lửa hạt nhân tới khu vực giáp ranh với biên giới Ấn Độ.

Những thông tin mới này đã được chứng thực bằng những hình ảnh vệ tinh do thám cho thấy rõ cả loại tên lửa hạt nhân mà quân đội Trung Quốc đã triển khai.

Theo những tấm ảnh chụp từ vệ tinh, các chuyên gia có thể khẳng định chắc chắn những tổ hợp phóng tên lửa hạt nhân DF-21C đã được di chuyển đến khu vực lãnh thổ phía Tây của Trung Quốc.

Các nhà phân tích hình ảnh chỉ ra, các tổ hợp phóng di động tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C được triển khai đến khu vực trung tâm của lãnh thổ Trung Quốc, cách Delingha vài trăm kilomet về phía Tây.

Trên một trong những bức ảnh được vệ tinh GeoEye-1 chụp ngày 14/6/2010, có thể nhìn thấy rõ 2 tổ hợp phóng tên lửa nằm ở vị trí cách Delingha chỉ 230 km về phía Tây.

Các tổ hợp này nằm bên sườn dốc ở khu vực sa mạc, dọc theo quốc lộ G215 của Trung Quốc. Các tổ hợp phóng, doanh trại, trạm bảo dưỡng kỹ thuật và dịch vụ được ngụy trang khéo léo, rất khó phân biệt với màu nâu bạc của sa mạc.

Những hình ảnh vệ tinh cho thấy rõ phẫn mũi tên lửa có hình nón đặc trưng, phần còn lại có thể được phủ bạt.


http://nghiadx.blogspot.com
Vị trí triển khai DF-21C


Đây là lần đầu tiên DF-21C bị phát hiện tại khu vực triển khai.

Năm 2007 trên hình ảnh vệ tinh thương mại có thể quan sát được các dấu hiệu trực quan đầu tiên về quá trình chuyển đổi từ DF-4 sang DF-21 ở khu vực Delingha.

Lần thứ hai là năm 2008, vệ tinh có thể quan sát được một hệ thống rộng lớn các bãi phóng tên lửa, kéo dài về phía tây Delingha, dọc theo quốc lộ G215.

Có tất cả năm khu vực phóng trong vòng bán kính năm dặm với 2 khu vực bố trí tên lửa, ngoài ra còn có hàng chục bãi phóng khác dọc theo quốc lộ G215.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang