Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 30 tháng 12 2012

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

>> Xem màn biểu diễn "Voi đi dạo" của Mỹ - Hàn

Hôm 15/12/2012 vừa qua các tiêm kích F-16 của phi đội 35, 80 thuộc đoàn tiêm kích số 8 tại căn cứ Không quân Mỹ ở Kunsan, Hàn Quốc cùng lực lượng của phi đội 4, Đoàn tiêm kích Viễn Dương số 388 của căn cứ Hill Air; Nhóm tiêm kích tấn công số 38 của Không quân Hàn Quốc đã tham gia vào một cuộc trình diễn, phô diễn sức mạnh mang tên "Voi đi dạo".

>> Tên lửa xuyên lục địa Agni-5 chưa thể đe dọa Trung Quốc?



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích F-16 của phi đội 35, 80 thuộc đoàn tiêm kích số 8 tại căn cứ Không quân Mỹ ở Kunsan, Hàn Quốc cùng lực lượng của phi đội 4, Đoàn tiêm kích Viễn Dương số 388 của căn cứ Hill Air; Nhóm tiêm kích tấn công số 38 của Không quân Hàn Quốc tham gia vào cuộc trình diễn "Voi đi dạo".

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích F-16 của phi đội 35, 80 thuộc đoàn tiêm kích số 8 tại căn cứ Không quân Mỹ ở Kunsan, Hàn Quốc cùng lực lượng của phi đội 4, Đoàn tiêm kích Viễn Dương số 388 của căn cứ Hill Air; Nhóm tiêm kích tấn công số 38 của Không quân Hàn Quốc

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích F-16 của phi đội 35, 80 thuộc đoàn tiêm kích số 8 tại căn cứ Không quân Mỹ ở Kunsan, Hàn Quốc cùng lực lượng của phi đội 4, Đoàn tiêm kích Viễn Dương số 388 của căn cứ Hill Air; Nhóm tiêm kích tấn công số 38 của Không quân Hàn Quốc .

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích F-16 của phi đội 35, 80 thuộc đoàn tiêm kích số 8 tại căn cứ Không quân Mỹ ở Kunsan, Hàn Quốc cùng lực lượng của phi đội 4, Đoàn tiêm kích Viễn Dương số 388 của căn cứ Hill Air; Nhóm tiêm kích tấn công số 38 của Không quân Hàn Quốc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải tiếp dầu trên không KC-135R Stratotanker đang bơm nhiên liệu cho tiêm kích F-16 Falcon của Không quân Mỹ thuộc phi đoàn iêm kích Viễn Dương số 388 trong cuộc diễn tập chung với lực lượng của Hàn Quốc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-16 Falcon của Không quân Mỹ

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải tiếp dầu trên không KC-135R Stratotanker đang bơm nhiên liệu cho tiêm kích F-16 Falcon của Không quân Mỹ thuộc phi đoàn tiêm kích Viễn Dương số 388 trong cuộc diễn tập chung với lực lượng của Hàn Quốc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-16 Falcon của Không quân Mỹ

>> Kế hoạch đáp trả của Nhật bản khi bị TQ tấn công chiếm đảo

Chiến lược mới của Nhật Bản đưa ra các tình huống xấu nhất là khi bị Trung Quốc đánh chiếm phần đảo chủ quyền, đồng thời đề xuất các phương án đối phó.

>> Đại chiến Trung - Nhật : "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa"


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng WAiR thuộc Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, giỏi tác chiến đổ bộ, trong năm 2012 đã nhiều lần tham gia diễn tập liên hợp với Lính thủy đánh bộ Mỹ.

Ngày 1/1/2013, tờ Sankei Shimbun Nhật Bản đăng bài viết “Chính quyền Abe bắt tay xây dựng ‘Chiến lược phòng vệ tổng hợp’ hợp nhất trên bộ-trên biển-trên không”.

Bài viết cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã bắt đầu bắt tay xây dựng “Chiến lược phòng vệ tổng hợp” phối hợp thống nhất giữa các lực lượng quân sự gồm Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Biển, Lực lượng Phòng vệ Trên không, nhằm ứng phó với tình hình mới có thể xuất hiện trong 10-20 năm tới. Mặc dù không loại trừ khả năng các nước như Nga và CHDCND Triều Tiên tiến hành tấn công Nhật Bản trong tương lai, nhưng chiến lược này chủ yếu nhằm vào Trung Quốc.

Xét thấy quần đảo Senkaku thuộc tỉnh Okinawa có khả năng bị tấn công, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng có thể tăng cường chức năng cho lực lượng Lính thủy đánh bộ, đồng thời tiếp tục nâng cao khả năng cảnh giới và giám sát.

Thủ tướng Shinzo Abe đã quyết định phải sửa đổi “Đại cương kế hoạch phòng vệ”, công tác này sẽ bắt đầu triển khai toàn diện vào mùa hè năm nay (2013). Để đưa nội dung này vào đại cương mới, việc xây dựng Chiến lược phòng vệ tổng hợp sẽ kết thúc trước mùa hè.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản đưa ra tình huống: Đảo Senkaku có khả năng bị Trung Quốc tấn công trong tương lai

Trong việc đề phòng Trung Quốc, Nhật Bản đưa ra 3 tình huống: (1) Quần đảo Senkaku bị tấn công; (2) Quần đảo Senkaku và hai hòn đảo gồm Ishigaki, Miyako bị tấn công; (3) Ngoài những hòn đảo này, Đài Loan cũng bị tấn công.

Chiến lược phòng vệ tổng hợp sẽ dựa trên các động thái của ba nước, trong đó có Nga, trên cơ sở phân tích tình hình an ninh châu Á trong tương lai, đề xuất phương hướng tăng cường đồng minh Nhật-Mỹ và sức mạnh phòng vệ.

Về việc nhằm vào Trung Quốc, tác chiến đánh chiếm lại các hòn đảo nhỏ là điều quan trọng hàng đầu. Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ tính toán để Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có khả năng như một lực lượng Lính thủy đánh bộ, số quân đạt quy mô như Lực lượng viễn chinh lính thủy đánh bộ 31 của quân Mỹ tại Okinawa (khoảng 2.200 quân).

Để tăng cường theo dõi, giám sát bình thường đối với biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ xem xét nhập khẩu “trang bị tầng bình lưu” có thể giúp phi thuyền cỡ lớn hoạt động và máy bay do thám không người lái.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tháng 9/2012, Trung Quốc tổ chức diễn tập quy mô lớn ở biển Hoa Đông (hình ảnh do dân mạng TQ chế)

Xét thấy sức mạnh của Hải quân, Không quân Trung Quốc không ngừng được tăng cường, Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn chuẩn bị phát triển và nhập khẩu tàu ngầm kiểu mới và các loại máy bay thế hệ tiếp theo thay cho máy bay chiến đấu chủ lực F-15.

Ngày 2/1/2013, tờ “Bình Quả nhật báo” Đài Loan đăng bài viết “Sức mạnh quân sự của Trung Quốc tăng cường gây sức ép đối với Nhật Bản” dẫn nguồn tin từ tờ Sankei Shimbun Nhật Bản tiết lộ, “Chiến lược phòng vệ tổng hợp” do Bộ Quốc phòng Nhật Bản đưa ra cho rằng, Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan vào năm 2021, khi đó nếu ngăn chặn thành công sự can thiệp của Mỹ, Trung Quốc sẽ có thể vượt qua chuỗi đảo thứ hai, tiến tới chi phối Tây Thái Bình Dương.

Nhưng các học giả Đài Loan cho rằng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản chỉ là đưa ra tình huống xấu nhất, không có nghĩa là tương lai sẽ diễn ra như vậy, sức mạnh trên biển của Trung Quốc cũng không đủ để thách thức quân Mỹ.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, nếu đánh chiếm đảo Senkaku, Trung Quốc sẽ sử dụng 2 tàu sân bay để răn đe, gây sức ép với Nhật Bản, đồng thời sử dụng lực lượng nhảy dù và xe chiến đấu đổ bộ tiến hành tác chiến đổ bộ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đã sở hữu tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh và có kế hoạch chế tạo một số tàu sân bay nội địa khác.

Quan chức Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho rằng, đảo Senkaku, Ishigaki và Miyako đều thuộc cùng chiến khu, Trung Quốc sẽ sử dụng tàu khu trục lớp Lữ Châu, tàu hộ vệ lớp Giang Khải, máy bay chiến đấu J-20 phát động cuộc tấn công kiểu “gợn sóng”.

Đồng thời, sau khi dùng tên lửa phá hủy trạm radar của Lực lượng Phòng vệ Trên không, “chọc mù hai mắt” của mạng phòng thủ Nhật Bản, tiếp tục nhân lúc rối loạn sử dụng lực lượng đặc nhiệm chiếm lấy sân bay Miyako và sân bay Ishigaki.

Tình huống gây lo ngại nhất cho Bộ Quốc phòng Nhật Bản là khi Đảng CSTQ tròn 100 năm thành lập vào năm 2021, thì Trung Quốc có thể tiến hành các biện pháp để thống nhất Đài Loan. Do Mỹ-Nhật có thể can thiệp, Trung Quốc trước hết sẽ áp chế đảo Ishigaki và Miyako – những nơi có sân bay.

Nhật Bản suy đoán, Trung Quốc sẽ đối phó với Đài Loan bằng cách phong tỏa trên biển và sử dụng tên lửa, đồng thời sử dụng lực lượng đặc nhiệm để tác chiến đổ bộ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, nếu Quân đội Trung Quốc ngăn chặn được sự can thiệp của quân Mỹ, con đường hàng hải từ eo biển Bashi đến eo biển Miyako sẽ rơi vào sự kiểm soát của Trung Quốc, “đê chắn sóng” ngăn chặn Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương của quân Mỹ sẽ mất. Trung Quốc có thể xác lập bá quyền ở biển Hoa Đông và biển Đông, vượt qua chuỗi đảo thứ hai, dần dần có thể chi phối Tây Thái Bình Dương.

Giáo sư Vương Côn Nghĩa, Chủ tịch Hội nghiên cứu chiến lược Đài Loan cho rằng, Trung Quốc thực sự có thể xảy ra xung đột quy mô nhỏ với Nhật Bản ở đảo Senkaku. Nếu từ bỏ đảo Senkaku, sẽ tạo ra không gian tưởng tượng là Trung Quốc cũng “gián tiếp từ bỏ Đài Loan”, như vậy Quân đội Trung Quốc có thể có chiến tranh với Nhật Bản.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ-Nhật tăng cường khả năng tác chiến liên hợp. Trong hình là máy bay chiến đấu Mỹ-Nhật Bản diễn tập quân sự liên hợp ở Guam vào ngày 15/2/2010.

>> CASA C-295 - Mẫu máy bay có thể được bán cho Việt Nam

Hãng hàng không châu Âu Airbus vừa thử nghiệm thành công máy bay vận tải quân sự CASA C-295 với kiểu cánh gấp đầu. Trên cơ sở loại máy bay này có thể phát triển máy bay cảnh báo sớm và săn ngầm mà không ít chuyên gia cho rằng phù hợp với Việt Nam.

>> >> Sức mạnh quốc phòng Việt Nam 2012




Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
C-295 biến thể cánh gấp

Theo phân tích của Flightglobal, kiểu thiết kế cánh này sẽ giúp nâng hiệu quả sử dụng nhiên liệu và khả năng điều khiển, tăng độ cao và tốc độ bay trung bình cho máy bay.

Đây là chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, được thực hiện ngày 21/12/2012, song vừa mới được công bố cho báo chí. Hiện chi tiết về cấu tạo kiểu cánh mới của CASA C-295 vẫn chưa được Airbus công bố chi tiết.

Theo số liệu của Airbus, kiểu cánh mới sẽ thích hợp cho máy bay khi cất cánh từ các sân bay có khí hậu nóng và cao so với mặt nước biển. Ngoài ra, thiết kế mới còn cho phép tăng tầm bay xa và giảm chi phí hoạt động cho máy bay.

Theo kế hoạch, biến thể CASA C-295 cải tiến sẽ phục vụ trước hết cho việc sản xuất các máy bay cảnh báo sớm trên không C-295 AEW&C. Những chiếc máy bay cảnh báo sớm trên không trên cơ sở C-295 ra đời từ tháng 1/2012 được trang bị radar do hãng Elta của Israel sản xuất.

Quá trình thử nghiệm cho thấy máy bay cảnh báo sớm trên không C-295 AEW&C có thể bay liên tục trên không trong 8 tiếng ở độ cao trung bình 6,1-7,3 km.

Airbus đã bán được tổng cộng 114 chiếc C-295, trong đó có 88 chiếc đã đi vào phục vụ trên 15 quốc gia.

Tại khu vực Đông Nam Á hiện có Indonesia đang sử dụng C-295M làm máy bay vận tải quân sự. Tháng 2/2012, Indonesia đặt mua tổng cộng 9 chiếc C-295M. Tháng 9 cùng năm, nước này đã nhận bàn giao 2 chiếc đầu tiên và đưa vào trang bị cho không quân với tên gọi CN-295.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải quân sự CN-295 của Indonesia

Mới đây, một chuyên gia quân sự Nga khi viết về không quân Việt Nam trên tờ “Bình luận quân sự độc lập” cho rằng Việt Nam sẽ mua ít nhất 2 máy bay cảnh báo sớm trên không. Theo đó, một trong những ứng cử viên là loại CASA EC-295.

Thông số chung của loại máy bay C-295 là: Dài 24,5 m, sải cánh 25,81 m, cao 8,6 m. Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa là 23.200 kg. Máy bay được trang bị 2 động cơ 2.645 mã lực mỗi bên. Tốc độ tối đa của máy bay là 576 km/h, tầm bay 4.600 km và có trần bay 9.100 m. Máy bay cần đường băng cất cánh 670 m và đường băng hạ cánh 320 m. Phi hành đoàn 2 người và phiên bản vận tải có thể chở tối đa 71 binh sĩ.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

>> Sức mạnh tên lửa liên lục địa các nước

Tên lửa liên lục địa - ICBM là thành phần quan trọng nhất trong kho vũ khí và là yếu tố cân bằng tương quan sức mạnh giữa các cường quốc quân sự.

>> Tên lửa xuyên lục địa Agni-5 chưa thể đe dọa Trung Quốc?


Với kích thước và trọng lượng khổng lồ, phóng bằng bệ phóng đứng, các tên lửa đạn đạo có đường bay vượt qua khỏi khí quyển đậm đặc của Trái đất trước khi tái nhập khí quyển và lao vào mục tiêu.

ICBM khác hoàn toàn so với quỹ đạo bay của các loại tên lửa hành trình cỡ nhỏ đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Tên lửa đạn đạo được chia thành nhiều loại khác nhau, dựa trên tầm bắn của nó, trong đó những tên lửa có thể chạm đến mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn 5.500km được gọi là tên lửa liên lục địa.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa liên lục địa Topol của Nga

Hiện nay, đa số các tên lửa ICBM có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đã được hủy bỏ theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân II (START II) được kí giữa Nga và Mỹ.

Tên lửa liên lục địa bây giờ đa số được sử dụng để đưa các vệ tinh, tàu vũ trụ lên không gian, phục vụ mục đích nghiên cứu dân sự.

Sau khi Hiệp ước có hiệu lực, một số tên lửa liên lục địa đã phải hủy bỏ, không được đưa vào biên chế quân sự hoặc tháo dỡ hoàn toàn các đầu đạn hạt nhân trước đây để phục vụ mục đích dân sự. Tiêu biểu trong đó là LGM-118 Peacekeeper - loại ICBM đã từng hiện đại nhất cho đến lúc này của Mỹ.

Tìm chỗ đứng trong hệ thống tên lửa Mỹ

Ngày 17/6/1983, Peacekeeper có lần phóng thử thành công đầu tiên, sau đó là 11 lần phóng tiếp theo để các đơn vị chế tạo có được con số chính xác về tầm bắn và tải trọng tối đa của nó.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
LGM-118 Peacekeeper được phóng lên từ hầm tên lửa

Trong tổng số 12 lần thử nghiệm ở 2 giai đoạn đầu có 8 lần Peacekeeper phóng đi từ hầm phóng cố định, 4 lần còn lại khai hỏa từ ống phóng của hệ thống Minuteman III.

Lần đầu tiên cất cánh tại Căn cứ Không quân Vandenberg, bang California, năm 1983, Peacekeeper đã bay trên quỹ đạo dài 6.704km, phóng ra 6 đầu đạn tấn công các mục tiêu giả định độc lập với nhau tại bãi thử tên lửa Kwajalein, Thái Bình Dương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Lắp đặt đầu đạn hạt nhân vào tên lửa LGM-118 Peacekeeper

Theo ý đồ của Cơ quan chỉ huy Không quân chiến lược Mỹ, Peacekeeper sẽ bắt đầu thay thế Minuteman III vào tháng 4/1986 và đến tháng 12 cùng năm, tất cả sẽ sẵn sàng đi vào phục vụ.

Họ còn lên kế hoạch bổ sung thêm 50 hệ thống Peacekeeper mới cho Lực lượng tên lửa chiến lược 319, dự kiến hoàn tất quá trình vào tháng 12/1989.

Thế nhưng, mọi chuyện chỉ là dự kiến và bị tạm hoãn vào tháng 7/1985 do tranh cãi trong Quốc hội Mỹ. Mãi tới cuối năm 1986, sau khi được sự đồng ý của Tổng thống Reagan, dự án Peacekeeper mới bắt đầu được triển khai và hoàn thành vào cuối năm 1988.


Video ghi lại quá trình phóng thử của LGM-118 Peacekeeper

Tên lửa 'gãy cánh'

Được gọi là tên lửa mạnh nhất trong kho vũ khí của Mỹ, Peacekeeper có một sức mạnh rất đáng gờm. Nó có khả năng mang tối đa 11 đầu đạn hạt nhân với Công nghệ tái nhập khí quyển tấn công nhiều mục tiêu độc lập - MIRV. Đây là công nghệ tên lửa liên lục địa cực tiên tiến, hiện chỉ có Nga và Mỹ sở hữu.

Các đầu đạn của Peacekeeper là W87/MK-21 RV, loại đầu đạn hạt nhân với sức nổ 300 kiloton, tương đương 300 nghìn tấn thuốc nổ TNT.

Mỗi tên lửa mang được 11 đầu đạn, với khả năng tấn công các mục tiêu độc lập khi tái nhập vào khí quyển sau giai đoạn bay ngoài không gian.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
8 đầu đạn của Peacekeeper tái nhập khí quyển tấn công các mục tiêu độc lập trong một lần thử nghiệm trước đây

Tuy nhiên, sau khi Hiệp ước START II được kí, số đầu đạn trang bị cho Peacekeeper bị giảm xuống còn 10 và đến năm 2005 thì bị loại bỏ hoàn toàn, nó trở thành tên lửa không mang đầu đạn hạt nhân và ngừng sản xuất mới.

Tất cả hơn 500 đầu đạn W87/MK-21 RV khi đó được tháo gỡ và chuyển giao cho các tên lửa đạn đạo Minuteman III, thế hệ tên lửa trước của Peacekeeper.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tái nhập khí quyển của các tên lửa liên lục địa mang đầu đạn MIRV

Người thừa kế của LGM-118

Tên lửa liên lục địa Minuteman III, tiền bối nhưng lại cũng chính là người thừa kế di sản đồ sộ về đầu đạn hạt nhân của Peacekeeper. Tính đến thời điểm hiện nay, Minuteman III là loại tên lửa lục địa duy nhất còn lại trong kho vũ khí của Mỹ.

Ra đời từ những năm 1970 và ngừng sản xuất từ năm 1978, Cơ quan Không quân chiến lược Mỹ đã từng muốn thay thế hoàn toàn Minuteman III bằng Peacekeeper.

Nhưng do Hiệp ước START II, bỗng nhiên Minuteman III lại được tái sử dụng và dự kiến sẽ phục vụ đến năm 2040.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Minuteman III trong ống phóng

Mặc dù không sản xuất thêm nhưng trong hơn 30 năm qua, quân đội Mỹ đã liên tục 'nâng cấp' Minuteman III. Tên lửa này liên tục được thay thế các đầu đạn tiên tiến, trong đó có W87/MK-21 RV thừa hưởng từ Peacekeeper. Ngoài ra các hệ thống dẫn đường và điều khiển cũng được nâng cấp để phù hợp với điều kiện hiện tại.

Hiện tại, Mỹ có 500 tên lửa Minuteman III, triển khai ở các địa điểm chiến lược với tổng số đầu đạn lên đến 1.200 chiếc.

Mỗi tên lửa Minuteman III có khả năng mang 3 đầu đạn với nhiều loại khách nhau như W62, W78 hay W87, mỗi loại có sức nổ từ 170 - 300 kiloton.



Video mô phỏng quá trình bay và tấn công mục tiêu của Minuteman III


Trải qua nhiều lần nâng cấp, hiện nay Minuteman III có giá trị khoảng 7 triệu USD/quả, với trọng lượng 36 tấn, các tên lửa này có thể bay với vận tốc tối đa xấp xỉ 78km/s và tầm bắn hiệu quả vào khoảng 9.600 km.

>> Lưới lửa phòng không của Nga

Nga đang tập trung phát triển một hệ thống phòng không nhiều tầng dày đặc với S-500, A-235 và các tổ hợp phòng không chủ động khác.

>> Khám phá lưới lửa phòng không Syria



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không của Nga được xây dựng thành nhiều tầng

Truyền thông Nga cho biết trong một vài năm tới Nga sẽ bắt đầu xây dựng hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa nhiều lớp. Thành phần chủ yếu của hệ thống này sẽ là các tổ hợp tên lửa phòng không S-500 và hệ thống phòng thủ chống tên lửa cải tiến A-235 bảo vệ Mosocw.

Tuyến cuối của hệ thống này là các tổ hợp bảo vệ chủ động. Theo các chuyên gia quân sự thì một hệ thống phòng không nhiều lớp như vậy không chỉ đảm bảo an ninh cho riêng khu vưc thủ đô, mà còn các mục tiêu quan trọng khác (ví dụ như các khu công nghiệp) trên toàn lãnh thổ Nga.

S- 500

Hiện không có nhiều thông tin về tổ hợp tên lửa phòng không này. Chức năng chủ yếu của tổ hợp là tiêu diệt khối tác chiến của các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa. S-500 có thể tiêu diệt các khối tác chiến của tên lửa ở đoạn cuối trong quỹ đạo bay.

Tổ hợp này được trang bị các radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 900 km. Theo một số nguồn thông tin khác nhau thì các tổ hợp này sẽ được đưa vào trang bị ngay trong các năm 2013-2015.

Thời gian đầu sau khi triển khai, các S-500 có thể sử dụng tên lửa của các tổ hợp S-400 “Triumph”. Tháng 3/2012 Bộ quốc phòng Nga đã đặt hàng nhà máy chế tạo máy “Avangard” sản xuất các tên lửa có điều khiển dùng cho S-400 và như vậy có thể hiểu rằng Bộ quốc phòng Nga đã bắt đầu mua các tên lửa dùng cho các hệ thống mới (tức S-500).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa S-400

Hiện nay, các tổ hợp phòng không S-400 “Triumph” đang sử dụng các tên lửa của S-300, nhưng các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đang nghiên cứu thiết kế loại tên lửa riêng cho dùng cho S-400 là 9M96E, 9M96E2 và 40N6M tầm xa.

Các tổ hợp S-500 cũng sẽ có các loại tên lửa riêng của mình là 40N6M, 77N6-H và 77N6-N1. Nhiều khả năng các tên lửa này sẽ được đưa vào trang bị trong các năm 2014 và 2015.

Ngày 24/12/2012, qua các tuyên bố của Tư lệnh Không quân Nga, trung tướng V. Bondarev, một số thông tin mới về đặc tính kỹ thuật và chức năng của thành phần mới trong hệ thống phòng không nhiều tầng của Nga đã được tiết lộ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Patriot PAC-3 của Mỹ

Tổ hợp này có thể đồng thời tiêu diệt 10 mục tiêu là các tên lửa đạn đạo, các đầu tác chiến của các tên lửa có cánh có tốc độ trên siêu âm, kể cả khi tốc độ của các mục tiêu bị đánh chặn này lên tới 7.000 m/s. Để dễ hình dung chúng ta biết rằng tốc độ vũ trụ cấp một (tốc độ cần thiết để để đưa các vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo vòng tròn quanh trái đất) chỉ là 7.900 m/s.

Tư lệnh V. Bondarev cũng thông báo rằng S-500 có các khả năng vượt trội so với các tổ hợp S-400 đang có trong trang bị của Nga và các tổ hợp MIM-104F Patriot PAC-3 của Mỹ. Không những thế, S-500 còn được sử dụng để bảo vệ các khu vực lớn, các mục tiêu công nghiệp và chiến lược trước các đòn tấn công từ trên không và các đòn tấn công bằng tên lửa .

A-235

Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga, các tổ hợp S-500 sẽ dần trở thành thành phần chủ yếu trong hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa của Nga. Nó khác với các hệ thống đã có ở chỗ sẽ có hai bộ phận gồm : bộ phận chống máy bay và bộ phận chống tên lửa. Bộ phận chống tên lửa sẽ được tích hợp với hệ thống phòng không bảo vệ Moscow A-235 “Amur”, và cũng sẽ tích hợp với hệ thống A-235 mới “Samolet-M” trong tương lai.

Hệ thống A-235 mới sẽ được đưa vào thử nghiệm trong nửa đầu năm 2013. Hệ thống phòng không bảo vệ Moscow mới (Samolet-M) sẽ thay thế hệ thống A-135 đã lạc hậu. Theo số liệu mới nhất, “Samolet-M” sẽ được trang bị các tên lửa đánh chặn cải tiến 53T6 đang được các tổ hợp “Amur” sử dụng. Các tên lửa đánh chặn của hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới có thể mang cả đầu tác chiến hạt nhân và đầu đạn thông thường.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa A-135 cũ kỹ

Các hợp đồng xây dựng hệ thống A-235 đã được ký kết từ năm 1991 và dự án này sẽ kết thúc vào năm 2015. Nhà thầu chính của dự án này là Tập đoàn “Almaz-Antei”, đơn vị đã thiết kế S-300, S-400 và hiện đang thiết kế sản xuất S-500.

Theo kế hoạch, A-235 sẽ được trang bị siêu máy tính “Elbrus-3M”, trạm radar “Don-2M” và 2 tuyến phòng thủ chống tên lửa bán kính hoạt động tầm trung và tầm xa. Tất cả các tham số chủ yếu của hệ thống phòng thủ sắp tới này đều được giữ bí mật, nhưng có thể nhận định rằng các hệ thống S-500 có thể trao đổi số liệu với “Samlet-M” để tăng độ chính xác khi tiêu diệt mục tiêu.

Hiện nay, hệ số hiệu quả bảo vệ khu vực thủ đô Moscow, theo lời quyền Tư lệnh Bộ đội phòng không và phòng chống tên lửa trực thuộc Bộ tư lệnh Bộ đội phòng thủ vũ trụ là thiếu tướng A. Demin, đạt 90%, còn các khu vực công nghiệp trung tâm- 60%. Các chỉ số trên sẽ được cải thiện bằng cách đưa vào trực chiến không chỉ các hệ thống S-500 và A-236 mà còn cả các tổ hợp bảo vệ chủ động (KAZ).

Các tổ hợp KAZ

Nguyên tắc làm việc của KAZ dựa trên nguyên lý tiêu diệt các mục tiêu trên không bằng các viên bi đường kính đến 30mm ở độ cao đến 6.000m.

Vào đầu năm 2012, một số nguồn tin từ Bộ quốc phòng Nga tiết lộ nguyên lý hoạt động của KAZ là các đầu đạn chứa 40.000 viên bi sẽ được bắn về phía mục tiêu với sơ tốc là 1.800 m/s và sau khi nổ ở một độ cao nhất định sẽ tạo thành “một đám mây sắt” có thể tiêu diệt được bất kỳ mục tiêu trên không nào. Các KAZ nói trên sẽ được sử dụng trước hết là bảo vệ các mục tiêu chiến lược: các hầm phóng tên lửa, sở chỉ huy và các đầu mối thông tin liên lạc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Một sở chỉ huy phòng thủ tên lửa của Nga

Việc thử nghiệm lần đầu KAZ được thực hiện vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, các mẫu đầu tiên của KAZ được mang tên “Mozyir”. Một trong các cuộc thử nghiệm như vậy đã được tiến hành tại trường bắn Kura và được ghi nhận là thành công.

Tuy nhiên dự án về tổ hợp này bị đình hoãn sau đó vì thiếu kinh phí và một sô nguyên nhân kỹ thuật như các máy tính của tổ hợp này chưa đủ mạnh để tính toán khi tiêu diệt các mục tiêu cơ động trên không ( xác xuất tiêu diệt các mục tiêu cơ động thấp hơn so với tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo).

Vào giữa năm 2012, Bộ quốc phòng Nga quyết định triển khai lại dự án KAZ vào năm 2013. Để tiếp tục thực hiện dự án này cần phải có các hệ thống máy tính có công suất lớn hơn, đặc biệt là đối với tổ hợp tiêu diệt các mục tiêu có khả năng cơ động cao. Trong trường hợp này các máy tính phải tính được điểm tiếp cận của các tên lửa chống tên lửa hoặc các viên bi với các mục tiêu đang bay ở tốc độ lớn.

Nếu như đối với các mục tiêu đạn đạo (bay theo quỹ đạo) nhiệm vụ này trên thực tế là tương đối dễ và có thể giải rất nhanh thì đối với các mục tiêu cơ động nhiệm vụ này phức tạp hơn rất nhiều lần. Các tên lửa đạn đạo hiện đại đã được trang bị không những các khối tác chiến riêng biệt tự dẫn có khả năng cơ động, mà còn các mục tiêu giả với nhiệm vụ chính là gây khó khăn cho việc phân biệt các mục tiêu là các đầu đạn hạt nhân và tiêu diệt chúng.

Việc các tên lửa đạn đạo hiện đại (ví dụ như tên lửa R-30 sắp sản xuất của Nga) có thể cơ động trong một không gian rất hẹp cũng gây khó khăn rất lớn cho việc đánh chặn ở đoạn đầu và đoạn cuối của quỹ đạo bay.

Lưới lửa phòng không

Từ năm 2008 Nga đã bắt đầu xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa và phòng không thống nhất bao gồm không chỉ các hệ thống phòng thủ chống tên lửa và phòng không của riêng nước Nga mà của tất cả các nước SNG. Trên thực tế, việc thành lập một hệ thống như vậy là một quá trình xóa bỏ ranh giới giữa các hệ thống phòng thủ chống tên lửa và hệ thống phòng không cấp chiến lược và cấp chiến thuật.

Bản chất Học thuyết xây dựng một hệ thống thống nhất của Nga là thiết lập một hệ thống phòng thủ chống tên lửa và phòng không nhiều lớp và nhiều tầng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở các cự ly và độ cao khác nhau.

Trong tương lai trong hệ thống này sẽ có các tổ hợp tầm ngắn "Tunguska", "Top-M2", "Pansir"-S1, "Buk" và "Morfei", các tổ hợp tầm trung S-300, "Vitiaz" và tầm xa S-400, S-500, A-235 và có thể là S-1000.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp phòng không Pansir

Vào đầu năm 2011, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga lúc đó là N. Makarov đã tuyên bố hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới của Nga thực sự là “một cái ô” che chắn lãnh thổ Nga trước tất cả các đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo, tên lửa tầm trung, tên lửa có cánh bắn từ tất cả các hướng- từ trên không, trên biển, từ mặt đất- trong đó có cả tên lửa bay ở độ cao cực thấp, vào bất kỳ thời gian nào trong ngày và trong bất kỳ tình huống nào”.

Giới phân tích cho rằng cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Nga, sau một thời kỳ tạm hạ nhiệt khi Liên Xô tan rã, đã lại bước vào một vòng xoáy mới.

Mỹ chọn con đường bố trí hệ thống phòng thủ chống tên lửa bên ngoài lãnh thổ tại các khu vực ở Châu Âu và Đại Tây Dương, còn Nga chọn việc thiết lập lá chắn ngay trên lãnh thổ của mình.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang