Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 13 tháng 2 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

>> Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 2)



Bảo tàng tăng - thiết giáp Đức thành lập năm 1983 với mục đích ban đầu để cung cấp tư liệu huấn luyện cho các học viên sĩ quan tương lai của quân đội Đức.

>> Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 1) 

Sau này, bảo tàng được cho phép mở cửa đón dân chúng vào thăm quan. Khuôn viên bảo tàng trải rộng trên diện tích 9.000 mét vuông, trong đó có 7.200 mét vuông dành cho trưng bày các hiện vật.


Hiện vật bảo tàng khá đa dạng gồm các loại xe tăng, thiết giáp của quân đội Đức, quân đội CHDC Đức, khí tài của các nước trong thế chiến thứ hai. Đặc biệt, bảo tàng còn trưng bày những tài sản, vật dụng cá nhân của tướng Rommel - vị tướng lừng danh của nước Đức.

Dưới đây là chùm ảnh hiện vật tại bảo tàng xe tăng Đức:


AV-7 tank

AV-7 được quân đội Anh đặt biệt danh không mấy dễ chịu là "pháo đài di động" vì nó có hình dáng khá kỳ lạ cùng lượng vũ khí lớn (một pháo 57mm và sáu khẩu súng máy 7,9mm). Có khoảng 21 chiếc AV-7 được xuất xưởng, hầu hết bị quân đồng minh tiêu diệt trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Những hiện vật còn lại tại bảo tàng chỉ là mẫu xe phục chế lại.


Đại chiến thế giới lần thứ nhất, tăng Đức tỏ ra lép vế trước quân đồng minh. Nhưng trong thế chiến thứ hai, quân đồng minh đã phải kinh hoàng trước các mẫu xe tăng quân Đức. Với ưu thế hỏa lực mạnh, giáp dày, bánh xích xe tăng Đức đã lăn khắp Châu Âu, Châu Phi. Trong ảnh là mẫu xe tăng hạng trung Panther với giáp dày hơn 100mm, trang bị pháo cỡ 75mm.

Tiger II tank

Xe tăng hạng nặng Tiger II của quân Đức chế tạo giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ hai. Tiger II có thông số kỹ thuật khá ấn tượng, giáp dày 180mm, trang bị pháo cỡ 88mm. Tham chiến vào những ngày cuối của cuộc chiến, Tiger II ít nhiều cũng chứng minh được sức mạnh của mình, tuy nhiên nó không thể cứu vãn được tình thế của quân đội phát xít khi đó.

Panzer I tank

Xe tăng hạng nhẹ Panzer I do Đức sản xuất từ trước thế chiến thế hai, nhưng đây có thể lại là loại tăng của Đức có thời gian tồn tại lâu hơn các thiết kế khác. Cho tới tận năm 1954, Panzer I vẫn còn được sử dụng trong một vài cuộc chiến. Panzer không được đánh giá cao về hỏa lực cũng như giáp phòng vệ nhưng bù lại sức cơ động tương đối tốt.

Jagdpanzer IV

Pháo tự hành diệt tăng Jagdpanzer IV phục vụ trong quân đội Đức giai đoạn cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Jagdpanzer IV là sản phẩm của những bài học kinh nghiệm sau mỗi cuộc chiến. Ra đời khá muộn nhưng loại xe này đã chứng minh được sức mạnh áp đảo của mình trong những cuộc chiến cuối cùng của quân đội phát xít. Jagdpanzer IV trang bị một pháo 75mm.

Sturmpanzer IV tank

Dựa trên khung thân xe tăng, người Đức đã chế tạo ra nhiều biến thế pháo tự hành có sức công phá khủng khiếp. Trong ảnh là pháo tự hành hạng nặng Sturmpanzer IV (đặt trên khung xe tăng Panzer IV), nó được trang bị một pháo cỡ 150mm. Hơn 300 chiếc Sturmpanzer IV được sản xuất phục vụ cho tới khi kết khi kết thúc cuộc chiến. Ngày nay chỉ còn khoảng 4 chiếc được trưng bày ở các bảo tàng Châu Âu.

Panzer III tank

Xe tăng hạng trung Panzer III được thiết kế cho mục đích hỗ trợ bộ binh và tiêu diệt xe tăng thiết giáp quân địch. Panzer III đã từng làm mưa làm gió trên khắp chiến trường châu Âu, tuy nhiên sự xuất hiện của T-34-85 đã đánh bại Panzer III. Nó tỏ ra kém thế hơn T-34-85 về độ dày của giáp cũng như sức mạnh hỏa lực.

Kleines Kettenkraftrad HK101 tank

Thiết kế độc đáo của Đức trong thế chiến thứ hai mang tên Kleines Kettenkraftrad HK101. Đây là mẫu xe máy lai bánh xích, loại xe này dùng chủ yếu cho việc chở lính, vận chuyển hàng, thậm chí nó còn được dùng để kéo máy bay từ khoang chứa ra đường băng.

 T-55AM2B tank

Sau thế chiến thứ hai, nước Đức chia tách thành hai quốc gia riêng biệt (Cộng Hòa Dân Chủ Đức và Cộng Hòa Liên Bang Đức). Cộng Hòa Dân Chủ Đức (Đông Đức) ngả về Liên Xô nhận sự tiếp trợ quân sự từ người "anh cả" này. Trong ảnh là mẫu xe tăng T-55AM2B do Liên Xô sản xuất.

 Leopard 1 tank

Cộng Hòa Liên Bang Đức (Tây Đức) ngả về phía Mỹ - Anh, nhận sự viện trợ kinh tế - kỹ thuật từ các quốc gia Tư bản phương tây. Không chỉ nhận các loại xe tăng thiết giáp từ nước ngoài, họ còn tái lập lại những mẫu tăng "tiếp nối" dòng tăng nổi tiếng trong thế chiến thứ hai là thiết kế xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1.

(English Russia)

>> 'Gia đình' súng trường huyền thoại Nga (kỳ 1)



AK-47 là mẫu súng trường đã đi vào huyền thoại nước Nga và thế giới, đây là mẫu thiết kế súng thành công nhất thế giới hiện đang phục vụ trong quân đội 60 quốc gia.

Trong suốt hàng chục năm phát triển, AK-47 đã được cải tiến thành nhiều biến thế mạnh mẽ, tốt hơn, ưu việt hơn. Dưới đây là chùm ảnh về AK-47 cùng những người 'anh em' của no:
Cha đẻ Mikhail Kalashnikov "bế" một thành viên trong gia đình súng trường huyền thoại AK. 


Thực sự, cho tới ngày nay nguồn gốc AK-47 vẫn đang nằm trong vòng tranh cãi quyết liệt. Một số cho rằng Kalashnikov đã "học tập" tiểu liên MP-44 (ảnh trên) của Đức chế tạo trong thế chiến thứ II, nhưng cha đẻ AK-47 luôn luôn phủ nhận điều này. Dù thế nào đi nữa, lịch sử MP-44 đã chôn vùi cùng chế độ phát xít năm 1945 còn AK-47 đã đi vào huyền thoại quân sự thế giới.


AK-47 chính thức đưa vào biên chế trong Hồng Quân Liên Xô năm 1949. Súng hoạt động theo nguyên lý trích khí qua thành nòng, có thể bắn phát một hoặc liên thanh. AK-47 chế tạo với cỡ nòng 7,62mm, khối lượng 3,8 kg. Tốc độ bắn thực tế 40 viên/phút (phát một) và 100 viên/phút (liên thanh). Tầm bắn hiệu quả 400m. AK-47 được phát triển thành nhiều phiên bản khác nhau như AKM, AKMS, AK-74... . AK-47 hoạt động trong thành phần quân đội 60 quốc gia trên thế giới.


Hai binh lính Etiophia trang bị súng tiểu liên AKM. Đây là phiên bản cải tiến từ mẫu AK-47, AKM nhẹ hơn AK-47. AKM cũng được đánh giá là có độ tin cậy, độ bền cao, hỏa lực mạnh, chính xác hơn nhờ nòng súng được "vát" chéo, giảm lực nảy của nòng sau mỗi phát bắn. AKM tới ngày nay vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong thành phần lực lượng vũ trang nhiều nước trên thế giới.


Năm 1974, Liên Xô cho ra đời phiên bản mới AK-74 với một loạt các cải tiến. AK-74 sử dụng cỡ đạn 5,45mm thay vì 7,62 mm. Súng được thiết kế với một số vật liệu làm nhẹ bớt trọng lượng, tăng độ bền, tăng tầm bắn hiệu quả (100 - 1.000m), sơ tốc đầu đạn 900 m/s. AK-74 phát triển thành nhiều biến thể cải tiến khác nhau như AKS-74, AKS-74U, AK-74M. Trong ảnh là người lính hải quân Xô Viết đang bồng khẩu AK-74.
 

Giữa những năm 1990, Nga quyết định phát triển seri AK-10x phục vụ cho mục đích trong nước và đặc biệt là xuất khẩu. Đầu tiên là AK-101/102 sử dụng đạn 5,56mm chủ yếu xuất khẩu cho các quốc gia Đông Âu thuộc khối NATO (trên ảnh là súng tiểu liên AK-101 lắp kính ngắm). AK-101/102 có một số tính năng nổi bật như: ống giảm nảy bù giật đầu nòng cải tiến, có khe cài để lắp kính ngắm quang hoặc quang điện tử, tương thích với các ống phóng lựu kẹp nòng GP-25 và GP-30, sử dụng một số vật liệu mới tăng độ bền. AK-101/102 có khả năng hoạt động ở ba chế độ: phát một, loạt ngắn ba viên, liên thanh. Đây là điểm cải tiến rất mới so với AK-47. Nhìn chung, hai mẫu AK-101 và AK-102 có cấu tạo, nguyên lý hoạt động giống hệt nhau. Điểm khác ở đây là chiều dài nòng AK-102 ngắn hơn AK-101. Ngoài ra, tầm bắn hiệu quả của AK-101 là 1.000m còn AK-102 là 500 m.


AK-103/104 sử dụng cỡ đạn 7,62mm dùng cho quân đội Nga và xuất khẩu tới một số khách hàng có truyền thống sử dụng cỡ đạn 7,62mm. Các tính năng, vật liệu chế tạo tương tự AK-101/102, chỉ khác nhau về cỡ đan. Trên ảnh là mẫu AK-103.


Seri AK-107/108 lại quay trở về với cỡ bạn 5,54mm và 5,56mm. Điểm cải tiến quan trọng so với các biến thể trước đó là hệ thống ổn định cân bằng dọc theo Định luật 3 NewTon (trong ảnh là mẫu AK-107 với súng phóng lựu kẹp nòng GP-25). AK-107/108 có cấu tạo độc đáo với hệ thống máy lùi đối trọng nhằm loại bỏ xung lực giật do bệ khóa nòng và các bộ phận chuyển động trong quá trình đẩy về gây ra hay còn gọi là "ổn định dọc", giúp xạ thủ duy trì hướng ngắm và độ chụm đạn khi bắn loạt. Theo đánh giá ban đầu, độ chụm đạn khi bắn loạt tăng lên 1,5 lần so với dòng AK-100 và 2 lần so với AK-47. Khả năng tác xạ chính xác khi bắn loạt nhờ ổn định hướng ngắm và chụm đạn theo cơ cấu ổn định dọc của AK-107/108 được đánh giá là vượt trội so với các loại súng trường tiến công hiện nay. Súng có ba chế độ bắn: phát một, loạt ngắn ba viên và liên thanh. AK-107/108 thiết kế với ốp lót tay và báng súng làm bằng vật liệu tổng hợp, gia cố bằng polime và sợi thủy tinh để tăng độ bền cũng như giảm bức xạ nhiệt khi tác xạ.


Quân đội Nga đang phát triển AK-200. Theo thông tin ban đầu thì AK-200 thiết kế theo dạng mô đun tích hợp dễ dàng hoán đổi nòng để dùng nhiều cỡ đạn khác nhau. Dự kiến, AK-200 sẽ được thử nghiệm vào năm 2011.


RPK là là súng máy thiết kế hoàn toàn dựa trên AKM, báng súng kiểu RPD và có nòng dài hơn. RPK dùng cỡ đạn 7,62mm với hộp tiếp đạn 40 viên hoặc 75 viên. Súng máy hạng nhẹ thường được sử dụng để hỗ trợ bộ binh tuyến đầu. Trong ảnh, binh sĩ Iraq huấn luyện sử dụng súng máy hạng nhẹ RPK.

( theo báo đất việt)

>> Những vụ thử hạt nhân của Mỹ trong chiến tranh lạnh (kỳ 2)



Thể hiện sức mạnh quân sự áp đảo thông qua những vụ thử hạt nhân "đình đám" là một trong những chiêu bài của các cường quốc.

Ivy Mike
Ivy Mike là mật danh của một vụ thử hạt nhân Mỹ tiến hành ngày 1/11/1952 trên đảo san hô Enewetak, một phần trong chiến dịch Ivy. Đây là thiết bị nhiệt hạch được thử nghiệm đầy đủ đầu tiên theo thiết kế Teller-Ulam (bom nhiệt hạch tầng) và thường được coi là quả bom khinh khí đầu tiên.

Chiến dịch Ivy là những nỗ lực mạnh mẽ được tổng thống Mỹ Harry Truman phát động sau khi Liên Xô chế tạo quả bom nhiệt hạch đầu tiên vào mùa thu 1949, khiến cuộc đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh gia tăng.



Với mức giải phóng năng lượng 10,4 Megaton, Mike là quả bom khinh khí đầu tiên được kích nổ thành công.

Quả bom Mike (nhiều người coi nó giống như thiết kế một xưởng chế tạo hơn là một loại vũ khí) có chiều dài 6,9 m; đường kinh 2,03 m và nặng tới 54 tấn với lớp vỏ thép ngoài cùng dày 30 cm.

Vụ nổ đã giải phóng khoảng 10,4-12 Metaton năng lượng, tạo thành quả cầu lửa rộng tới 5,2 km và đám mây hình nấm cao tới 37 km, phá hủy gần như toàn bộ hòn đảo nơi tiến hành vụ thử nghiệm.

Castle Bravo
Castle Bravo là mật danh của vụ thử bom hydro nhiệt hạch nhiên liệu khô đầu tiên, được kích nổ 1/3/1954 tại đảo san hô Bikini, quần đảo Marshall, mở đầu cho chuỗi thử nghiệm của Chiến dịch Castle. Đây là thiết bị hạt nhân mạnh mẽ nhất do Mỹ kích nổ với mức năng lượng đạt tới 15 Megaton, vượt xa mức dự kiến ban đầu là 4-6 Megaton.

Điều này đã vô tình tạo ra sự ô nhiễm phóng xạ lớn nhất tại Mỹ; bụi phóng xạ từ vụ nổ đã khiến những người từng sống ở đảo bị nhiễm độc. Đặc biệt trong số đó là một thuyền đánh cá của Nhật, tạo nên những quan ngại quốc tế về các vụ thử nhiệt hạch trên khí quyển.


Đám mây do vụ thử hạt nhân Bravo trên đảo Bikini, giải phóng mức năng lượng 15 Megaton.

Bravo nặng 10,7 tấn với chiều dài 4,56 m, được kích hoạt trên một hòn đảo nhân tạo xây dựng trên rặng san hô gần đảo Namu, thuộc đảo san hô Bikini. Quả bom sử dụng nhiên liệu lithium deuteride cho tầng nhiệt hạch, không giống như với quả bom Ivy Mike, sử dụng deuterium-tritium lỏng đông lạnh.

Vụ nổ của Bravo đã tạo ra một quả bóng lửa có đường kính 7 km, có thể nhìn thấy từ đảo san hô Kwajalein cách đó 450 km, tạo thành một hố có đường kính 2 km và sâu 75 m.

Chiến dịch Plumbbob
Chiến dịch Plumbbob là chuỗi thử nghiệm hạt nhân do Mỹ tiến hành từ 28/5 đến 7/10/1957 ở bãi thử nghiệm Nevada, tiếp sau chiến dịch Redwing và trước chiến dịch Hardtack 1.

Plumbbob được coi là chuỗi thử lớn nhất, lâu nhất và gây tranh cãi nhiều nhất trên đại lục Mỹ. Nguyên nhân lớn của sự tranh cãi là do chiến dịch đã giải phóng lượng phóng xạ lớn chưa từng có. Phân đội tiến hành vụ thử nghiệm Smoky đã mắc phải chứng bạch cầu do tiếp xúc với lượng phóng xạ.


Ảnh chụp vụ thử Priscilla ngày 24/6/1957 với mức năng lượng giải phóng là 37 kiloton.
Tham gia vào chiến dịch gồm 21 phòng thí nghiệm và cơ quan chính phủ.

Một vụ nổ khác trong chiến dịch Plumbbob là Priscilla, giải phóng 37 Kiloton, xếp thứ 3 trong chuỗi các vụ thử lớn nhất của Plumbboob. 700 con lợn đã được sử dụng trong thí nghiệm để nghiên cứu về tác động phóng xạ. Chúng được đặt trong những chiếc lồng và được mặt những vật liệu khác nhau để kiểm chứng mức bảo vệ đối với phóng xạ.

Operation Ranger
Chiến dịch Ranger là chuỗi thử nghiệm hạt nhân thứ 4 của người Mỹ tiến hành năm 1951. Đây cũng là chuỗi thử nghiệm đầu tiên trên đại lục Mỹ tại bãi thử Nevada.


Bức ảnh chụp vụ thử Fox khi quả bom vừa phát nổ.

Tất cả những quả bom nguyên tử đều cho phát nổ trên không, do các máy bay ném bom B-50 thả xuống. Mục đích chủ yếu của vụ thử là phát triển thế hệ vũ khí hạt nhân thứ hai sử dụng lượng vật liệu hạt nhân ít hơn nhằm tiết kiệm nguyên liệu.

Chính vì thế, 5 vụ thử bao gồm Able, Baker 1 và 2, Easy và Fox đều giải phóng năng lượng rất khiêm tốn, lớn nhất là Fox với 22 Kiloton, thấp nhất là Easy, 1 Kiloton.

(tổng hợp)

>> Làn sóng nâng cấp vũ khí tối tân tại Châu á



Sau cuộc chạy đua vũ trang Mỹ - Nga thời Chiến tranh Lạnh, giới phân tích quân sự cho rằng, thế giới đang chứng kiến làn sóng nâng cấp vũ khí tối tân với tốc độ nhanh và quy mô lớn ở châu Á - Thái Bình Dương.


Những con số…
Tháng 12/2010, Nhật Bản hiệu chỉnh Đại cương Phòng vệ mới, lên kế hoạch mua 5 tàu ngầm, 3 tàu khu trục, 12 máy bay chiến đấu, 10 máy bay tuần tra và 39 máy bay trực thăng.

Nhật Bản mới đây đã công bố kế hoạch triển khai thêm 3 giàn tên lửa đánh chặn Patriot và xúc tiến sản xuất các tàu chiến trang bị tên lửa thế hệ Aegis, tuyên bố chương trình này nhằm đối phó với Triều Tiên, đặc biệt sau khi xảy ra vụ đắm tàu Cheonan và Triều Tiên tiết lộ chương trình làm giàu urani.

Đồng thời, theo “Kế hoạch quốc phòng trung hạn” mới được Chính phủ Nhật Bản thông qua ngày 17/12/2010 cho thấy trong vòng 5 năm tới Nhật Bản sẽ đầu tư 276 tỷ USD nhằm xây dựng lực lượng Phòng vệ, trong đó sẽ chú trọng cải cách biên chế quân đội và phát triển các loại kỹ thuật tiên tiến và vũ khí có độ chính xác cao.

Tháng 3/2009, Chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh công bố Dự án 15B, theo đó Ấn Độ sẽ xây dựng các tàu chiến thế hệ tiếp theo trong các giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, Ấn Độ xây dựng ít nhất 3 tàu khu trục lớp Kolkata theo Dự án 15A và hai tàu sân bay: INS Vikramaditya và INS Vikrant.

Để đạt được sự cân bằng tương đối, Hải quân Ấn Độ đang xây dựng hạm đội tàu khu trục hộ tống tàng hình và bắt đầu thực hiện một số dự án mới. Tàu Shivalik sẽ là chiếc khu trục tàng hình đầu tiên của Ấn Độ. Các tàu khu trục lớp Sahyadri và Satpura đang được xây dựng. Sau khi tất cả các kế hoạch của chính phủ được hoàn tất, Ấn Độ sẽ có hơn 140 tàu chiến.

Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã mua số vũ khí trị giá 150 tỷ USD. Động thái đáng chú ý hiện nay là các hoạt động trên biển gần đây của Hải quân Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh có ý định tăng cường kiểm soát các tuyến đường hàng hải trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Hàng không mẫu hạm Varyag, thuộc lớp Kuznetsov, đang được xây dựng. Trung Quốc sẽ đưa vào sử dụng tất cả 3 hàng không mẫu hạm năm 2017. Các tàu sân bay này sẽ giúp Hải quân Trung Quốc đạt được khả năng cạnh tranh trên biển với Hải quân Mỹ.

Gần đây, Trung Quốc cũng không ngừng phô trương các loại vũ khí mới - một tiêu chí nhằm nâng cao sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Có chuyên gia nhận định nhiều khả năng sẽ nổ ra một cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực Đông Á, sau khi các phương tiện thông tin đưa hình ảnh Trung Quốc công bố loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ J-20.

Việc công bố công nghệ mới của Trung Quốc trùng hợp với thời điểm tại Seoul, Nhật Bản và Hàn Quốc nhất trí tìm kiếm một thỏa thuận quân sự song phương đầu tiên sau khi Mỹ hối thúc Hàn - Nhật tăng cường hợp tác để đối phó với Triều Tiên.

Trong khi tìm cách tăng cường quan hệ quân sự với Nhật Bản, quân đội Hàn Quốc cũng thông báo kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa dẫn đường diệt xe tăng do Israel chế tạo trên đảo YeonPyeong, hòn đảo vừa bị Triều Tiên pháo kích hồi cuối tháng 11/2010.

Hàn Quốc cũng đầu tư đáng kể cho sức mạnh quân sự. Ngoài việc tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn với Mỹ, quân đội Hàn Quốc còn gia tăng tổ chức các cuộc diễn tập quân sự giả định quy mô lớn.

Trong khi đó, nhập khẩu quân sự của Malaysia cũng đang tăng lên, Singapore cũng đang có kế hoạch mua 2 tàu ngầm; Australia đang lập kế hoạch chi 179 tỷ USD trong vòng 20 năm tới để mua mới tàu ngầm, tàu khu trục và máy bay chiến đấu.

Bên cạnh đó, Nga cũng có kế hoạch tổ chức cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn nhất trong lịch sử tại khu vực Viễn Đông vào năm 2011, tăng cường sự hiện diện sức mạnh quân sự của Nga tại khu vực này.

Điểm đáng quan tâm là hiện nay, Mỹ đang tăng cường sức mạnh cho các lực lượng đồn trú tại khu vực Đông Bắc Á. Theo các phương tiện truyền thông của Anh, Mỹ có kế hoạch đầu tư 12,6 tỷ USD nhằm xây dựng và mở rộng căn cứ quân sự trên đảo Guam - khoản đầu tư lớn nhất để xây dựng căn cứ quân sự tại khu vực Tây Thái Bình Dương của Mỹ kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, với mục đích là biến đảo Guam thành căn cứ quân sự lớn nhất khu vực Tây Thái Bình Dương.

Chưa hết, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ đang chạy đua mạnh mẽ phát triển các tên lửa chống hạm, điều có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong chiến tranh trên biển và thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu.

Ấn Độ và Nga đang bắt tay chế tạo tên lửa BrahMos thế hệ thứ hai, dự kiến có thể đạt tốc độ tới 7.300 km/h. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang phát triển tên lửa chống hạm siêu âm như vậy của riêng mình, mang tên Đông Phong 21D (DF-21D). Được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, loại tên lửa này có thể được dùng để chống các tàu sân bay của Mỹ, qua đó hủy diệt uy quyền tối thượng của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Bản thân Mỹ cũng đang đẩy mạnh phát triển tên lửa siêu tốc của mình mang tên X-51A WaveRider, sử dụng công nghệ phản lực tĩnh siêu âm.

… và “động cơ” kích động cuộc đua
 Sau khi xuất hiện một số sự kiện như vấn đề hạt nhân, phóng thử tên lửa đạn đạo và cái gọi là thử vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, Triều Tiên đã trở thành một trong những nhân tố nổi bật tác động đến quyết định nâng cao sức mạnh quân sự của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Đặc biệt là sau sự kiện tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm và hai miền Triều Tiên pháo kích lẫn nhau, Hàn Quốc và Nhật Bản càng có các động thái tăng cường sức mạnh quân sự hơn nữa. Tương quan sức mạnh quân sự trong khu vực đang có những thay đổi.

Nhưng một lý do được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc đua sức mạnh quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương là các nước trong khu vực đang lo ngại sự ngày càng trỗi dậy về kinh tế và sức mạnh quân sự của Trung Quốc, trong khi cho rằng Mỹ ít có khả năng can dự vào sự vụ khu vực.

Trung Quốc đã chính thức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc đang xúc tiến chính sách ngoại giao kinh tế, và vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc ngày nay chính là sức mạnh kinh tế, đặc biệt là dự trữ ngoại tệ.

Về quân sự, trước kia, các nước khác cho rằng, Trung Quốc phát triển quân sự chỉ để trấn áp “giặc cỏ”. Hiện nay, các nước bất ngờ phát hiện ra rằng, quân đội Trung Quốc đã đột phá chuỗi đảo thứ nhất, tiến ra Thái Bình Dương.

Trong khi đó, toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nguy cơ sẽ bước vào một thời kỳ “không xác định” chưa từng có: rối loạn trên bán đảoTriều Tiên, kinh tế phập phù khó đoán định và thời gian tại chức ngắn ngủi của nhiều vị Thủ tướng Nhật Bản, ngoài ra còn có vấn đề “chuyển giao quyền lực” ở nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… sắp diễn ra.

Đối với nhiều nhà quan sát, 2010 là một năm đầy thử thách đối với ngoại giao của Bắc Kinh do quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và những quan ngại trước việc Mỹ cam kết "quay trở lại" khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Báo cáo của các cố vấn quân sự Australia cho rằng Australia cần một hạm đội tàu ngầm hạt nhân tấn công cùng một loạt hệ thống vũ khí tiên tiến nhằm đáp lại những mối đe dọa về an ninh từ việc xây dựng quân đội quy mô lớn của Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu khiến Ấn Độ đang ra sức mở rộng kho vũ khí cũng bắt nguồn từ Trung Quốc.

Trung Quốc nói nước này không phải là một mối đe dọa, nhưng lập trường ngoại giao và quân sự của họ ngày càng cứng rắn, đặc biệt là tại các vùng biển. Các tàu hải quân của Trung Quốc hoạt động ngày càng thường xuyên tại các vùng biển xung quanh phía Nam Nhật Bản. Nhật Bản tuyên bố sẽ tăng cường giám sát các lực lượng của Trung Quốc và tăng cường hạm đội tàu ngầm.

Còn các chuyên gia về Nga cho rằng chính sách quân sự và các cuộc tập trận mà Nga đã tiến hành trong những tháng gần đây dường như chứng tỏ rằng Moscow đã bắt đầu cảm thấy bị đe dọa bởi sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng của Nga trong năm 2011 tăng khoảng 20% so với năm 2010.

Nhìn nhận sự thay đổi trong quan hệ quân sự giữa các bên có lợi ích an ninh trong khu vực và sự thay đổi sức mạnh giữa các bên, không khó phát hiện cục diện quân sự khu vực đang có sự thay đổi từng bước, mà nguyên nhân cơ bản chính là sức ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc ở vị trí hàng đầu, tiếp đến là sức ảnh hưởng của Nhật Bản và Hàn Quốc.

(internet info)

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

>> Việt Nam chưa chủ trương tham gia các cuộc tập trận quốc tế



Việt Nam sẵn sàng tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc khi điều kiện cho phép, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết.





Trong thời điểm hiện nay Việt Nam không tham gia các cuộc tập trận hay các cuộc diễn tập quân sự. Tuy nhiên, Việt Nam sẵn sàng tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc khi điều kiện cho phép, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết.

- Cuộc tập trận "Hổ mang vàng" hiện đang diễn ra tại Thái Lan. Vừa qua đã xuất hiện những thông tin khác nhau liên quan tới sự tham dự của Việt Nam vào cuộc tập trận. Thông tin của báo chí nước ngoài về việc Việt Nam cử 3 sĩ quan tham gia lập kế hoạch tác chiến có chính xác hay không, thưa Trung tướng?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam đã tham dự các cuộc tập trận "Hổ mang vàng" với tư cách quan sát viên từ năm 2003. Từ đó đến nay, tùy thuộc vào điều kiện của mình cũng như tùy thuộc vào tính chất hay nội dung của cuộc tập trận, có năm Việt Nam tham dự, có năm không. Mục đích tham dự của Việt Nam là để xem các nước thực hiện tập trận như thế nào.

Năm nay, Việt Nam không cử người tham gia cuộc tập trận kể cả ở mức độ quan sát viên. Thông tin về Việt Nam cử người tham gia lập kế hoạch tác chiến là sai lệch, không rõ nguồn tin xuất phát từ đâu. Thông tin sai lệch này có thể làm cho dư luận hiểu sai chủ trương của Việt Nam. Trong thời điểm hiện nay Việt Nam không tham gia các cuộc tập trận hay các cuộc diễn tập quân sự.

- Như vậy, chủ trương của Việt Nam là không tham gia các cuộc tập trận nhưng có thể cử quan sát viên. Mới đây, phát biểu tại Malaysia, Đô đốc Patrick Walsh, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã ngỏ ý mời Việt Nam tham dự cuộc tập trận CARAT giữa Mỹ và một số nước trong khu vực. Trung tướng nghĩ như thế nào về lời mời này?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cho đến nay chúng ta chưa nhận được lời mời chính thức và đầy đủ, cũng chưa có đủ điều kiện nghiên cứu kỹ nội dung của cuộc diễn tập này là gì. Nhưng tôi nhấn mạnh lại là cho đến thời điểm này, Việt Nam không tham gia các cuộc diễn tập quân sự. Trong thời gian tới, nếu có thì Việt Nam cũng bước đầu chỉ tham gia vào các cuộc diễn tập chung mang tính chất nhân đạo như rà phá bom mìn, cứu trợ thảm họa, quân y…

- Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc khi điều kiện cho phép. Xin Trung tướng cho biết QĐND Việt Nam đã chuẩn bị cho việc này như thế nào? Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam đánh giá hoạt động của Lực lượng gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ Liên hợp quốc, trên cơ sở luật pháp quốc tế, có sự kêu gọi và đồng thuận của các nước, là điểm tích cực để đem lại hòa bình và ổn định cho thế giới.

Việt Nam đã tuyên bố sẽ sẵn sàng tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc khi điều kiện cho phép, đóng góp trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế. Điều này sẽ đề cao vị thế, vai trò, trách nhiệm của Việt Nam đối với hòa bình, ổn định của thế giới, cũng là cơ hội để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu tình hình, nghiên cứu các vấn đề của thế giới để phục vụ lợi ích của đất nước.

Việt Nam hiện đang trong quá trình chuẩn bị gồm nhiều nội dung. Trước hết, chúng ta phải nghiên cứu đầy đủ về cơ chế, cách thức hoạt động của lực lượng này. Thứ hai, Việt Nam phải chuẩn bị về con người. Bộ đội tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình phải biết ngoại ngữ, phải biết kỹ thuật đặc thù, phải hiểu biết về luật pháp quốc tế v.v.. Thứ ba là vấn đề pháp lý, vì việc đưa quân ra nước ngoài cần phải có sự đồng ý của Nhà nước. Thứ tư là chúng ta phải chuẩn bị về cơ sở vật chất vì đất nước còn nghèo.

Quá trình chuẩn bị này đã bắt đầu được thực hiện một cách tích cực từ cách đây 4, 5 năm. Tôi tin rằng, trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ có những bước đi ban đầu trong việc tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Việt Nam sẽ lựa chọn lĩnh vực để tham gia như quân y, rà phá bom mìn, tẩy độc… Việt Nam cũng tham gia với mức độ phù hợp, có thể là cử sĩ quan tham mưu, các nhóm chuyên ngành. Chủ trương của Việt Nam không đưa Lực lượng gìn giữ hòa bình vào bất kỳ nơi nào đang xảy ra xung đột. Việt Nam cũng sẽ không cử lực lượng chiến đấu tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình.

Xung đột Thái Lan - Campuchia là thách thức chung của ASEAN

"Xung đột giữa Thái Lan và Campuchia là điều đáng tiếc cho tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, cũng như là một điều đáng tiếc cho các cam kết của ASEAN. Rõ ràng, cả hai nước đã vi phạm Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC). Giải quyết vấn đề này là thách thức chung của ASEAN nhưng mà tập trung trách nhiệm vào nước Chủ tịch luân phiên, cũng như trách nhiệm của Thái Lan và Campuchia đối với hòa bình và ổn định của ASEAN.

Vấn đề này trước hết phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, đối thoại, tôn trọng lẫn nhau. Thứ hai là phải công khai, minh bạch trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc và ASEAN. Thứ ba là phải tuân thủ luật pháp quốc tế mà cụ thể là Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế. Thái Lan cũng như Campuchia, với trách nhiệm đối với đất nước mình cũng như đối với ASEAN, nên thực hiện những điều này.

Qua vấn đề giữa Campuchia và Thái Lan, chúng ta cũng có thể thấy, những vấn đề song phương bên cạnh việc cần giải quyết tay đôi thì rất cần những ý kiến thiện chí, đúng mực, đúng luật pháp, tôn trọng nước chủ nhà của cộng đồng quốc tế để làm dịu tình hình. Có như vậy, các nước tranh chấp mới có cơ sở để nhìn lại hành vi của mình, tính toán bước đi để đảm bảo lợi ích của dân tộc và quốc tế, ví dụ như chủ quyền lãnh thổ thì không thể từ bỏ, nhưng đồng thời phải tính đến lợi ích chung của khu vực".


Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh

(tổng hợp)

>> Mỹ phát triển bia bay đối phó tên lửa của Nga



ATK đã công bố các tính năng then chốt của bia bay mới được phát triển để mô phỏng chế độ bay của tên lửa chống hạm Club của Nga.

Một báo cáo công khai do Hiệp hội công nghiệp quốc phòng Mỹ (US National Defense Industries Association, NDIA) công bố đầu tháng 1/2011, song đề ngày 20/10/2010 có thông tin nói rằng, bia bay siêu âm nhiều tầng (MSST) ZGQM-173A sắp tới có thể chào bán xuất khẩu với cơ chế xem xét cụ thể từng trường hợp.

Tại hội thảo thường niên của NDIA chuyên về máy bay không người lái (UAV), bia bay và thử nghiệm tại trường thử, Giám đốc АТК (Công ty Alliant TechSystems) về phát triển công nghệ tên lửa M. Stuart đã tuyên bố, chuyến bay thử đầu tiên của bia bay được ấn định vào ngày 17/11/2010, nhưng công ty thừa nhận, ngày bay thử lần đầu đã được hoãn sang quý I năm 2011 do “những chậm trễ trong quá trình phát triển” và “mức độ sẵn sàng của hạ tầng trường thử”.





АТК và Bộ chỉ huy về các hệ thống không quân của hải quân Mỹ (US Naval Air Systems Command, NAVAIR) sẵn sàng bình luận ngay về hiện trạng chương trình bay thử. NAVAIR đã ký với АТК hợp đồng trị giá 98 triệu USD để phát triển MSST từ năm 2008.

Theo đại diện АТК, ZGQM-173A gồm 2 hệ thống hiện có. Tầng dưới âm (tách khỏi tên lửa khi bắt đầu bổ nhào) dựa trên động cơ của bia bay CEi BQM-167X. Tầng hai siêu âm là biến thể tên lửa chống ngầm phóng thẳng đứng Mk 114 do АТК sản xuất.

Hải quân Mỹ phát động chương trình MSST sau khi tên lửa chống hạm 3М-54 Club (hay SS-N-27 Sizzler) do Viện MKB Novator, Nga sản xuất bất ngờ xuất hiện. Tên lửa Club được thiết kế để đột phá hệ thống phòng thủ của mục tiêu (tàu chiến nổi, tàu ngầm) bằng chế độ bay sát mặt sóng ở tốc độ cận âm, sau đó vọt lên cao và tăng tốc lên tốc độ Mach 3,5, rồi sau đó lại hạ thấp độ cao và tấn công vào thân tàu. Những thủ đoạn thay đổi tốc độ, độ cao và hướng bay làm cho Club trở thành một mục tiêu khó khăn với các hệ thống phòng thủ của tàu chiến.

Khi MSST được nhận vào trang bị vào năm 2014, Hải quân Mỹ sẽ có khả năng thử nghiệm đánh giá khả năng các hệ thống phòng thủ của họ trong đối phó với tốc độ và khả năng cơ động của tên lửa chống hạm Club.
(tổng hợp bdv)

>> Những vụ thử hạt nhân của Mỹ trong chiến tranh lạnh (kỳ 1)



Cùng với cuộc đua vũ trang từ sau Chiến tranh thế giới lần 2, Mỹ là quốc gia đi đầu tiến hành những vụ thử hạt nhân gây chấn động, giải phóng lượng năng lượng khổng lồ.

Castle Romeo

Vụ thử quả bom Castle Romeo nằm trong chuỗi thử nghiệm mang tên chiến dịch Castle của Mỹ. Romeo là tên của loại vũ khí nhiệt hạch TX-17 (lúc đầu mang tên “khả năng khẩn cấp” EC-17).

Được kích nổ ngày 27/3/1954, Romeo đã tạo ra lượng năng lượng vượt xa dự tính ban đầu (khoảng 4 Megaton), lên đến 11 Megaton. Nguyên nhân của sự gia tăng đột ngột là do sự tham gia ngẫu nhiên của đồng vị Lithium-7 trong các phản ứng nhiệt hạch.



Vụ thử của Romeo đã mạnh hơn dự kiến do có sự tham gia phản ứng của đồng vị Lithium-7.
Trở thành quả bom nhiệt hạch thả từ trên không đầu tiên, các nhà khoa học đã chế tạo khoảng 5 quả. Sau khi được tiếp tục phát triển thành Mk 17, 200 quả đã được sản xuất. Những quả bom EC-17 nặng từ 13-15 tấn, thường được các máy bay B-36 chuyên chở.

Hình ảnh từ vụ nổ của Romeo trở thành hình ảnh tiêu biểu cho những vụ nỗ hạt nhân trên những trang sách, bìa tạp chí, thể hiện sự đe dọa của vũ khí hạt nhân với màu đỏ, vàng, cam.

Chiến dịch Dominic 1 và 2
Chiến dịch Dominic là tên của chuỗi thử nghiệm nổ 105 quả bom nguyên tử của Mỹ chỉ riêng trong năm 1962 (từ tháng 4 đến tháng 7). Những vụ thử tiến hành tại Thái Bình Dương thường được gọi là Dominic 1, còn những vụ nổ tại Nevada được biết đến là Domonic 2.

Lý do khiến Mỹ tiến hành liên tiếp các vụ thử là biểu dương sức mạnh trong cuộc chạy đua với Liên Xô, sau khi siêu cường này thử Tsar Bomba và Cuba xảy ra sự kiện Vịnh Con Lợn.


Đám mây màu vàng độc đáo từ đám mây trong vụ thử Housatonic với mức giải phóng cực lớn, 8,3 Megaton.
Hầu hết những vụ thử đều tiến hành nhờ pháo đài bay B-52. Vụ thử lớn nhất là quả bom Housatonic, diễn ra ngày 30/10/1962 trên đảo san hô Johnston, giải phóng năng lượng lên tới 8,3 Megaton.

Chiến dịch Hardtack 1 và 2
Chiến dịch Hardtack 1 và 2 là chuỗi 72 thử nghiệm hạt nhân do Mỹ tiến hành năm 1958. Hardtack 1 được tiến hành chủ yếu trên Thái Bình Dương, hai đảo san hô Bikini và Enewetak, đảo Johnson.

Sự bùng nổ các vụ thử là do áp lực lệnh cấm thử nghiệm sắp diễn ra giữa Mỹ và Liên Xô. Lãnh đạo các phòng thí nghiệm muốn kiểm tra nhiều loại thiết bị, vũ khí hạt nhân nhất có thể, đồng thời trên đà tăng tốc cuộc đua vũ trang những năm 1950.


Ảnh chụp đám mây từ vụ thử Oak tại đảo Enewetak với mức giải phóng năng lượng tới 8,9 Megaton.
Chuỗi Hardtack 2 diễn ra song song với chiến dịch Argus của Mỹ tại Đại Tây Dương vào tháng 9/1958. Nó bao gồm 37 vụ thử, nhiều hơn so với 35 vụ thử của chuỗi Hardtack 1.Hai chuỗi thử nghiệm có sự khác biệt: chuỗi 1 bao gồm cuộc thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch được phát triển hoàn chỉnh, sản sinh năng lượng cực lớn, với tổng số năng lượng giải phóng là 35,6 Megaton.

Trong khi đó, chuỗi 2 bao gồm các vụ thử với hiệu năng thấp, thậm chí là bằng 0. Đó là lý do, Hardtack 2 diễn ra an toàn ở Nevada, phần lớn được kích nổ ngầm dưới mặt đất, với tổng năng lượng sinh ra là 45,8 Kiloton.

Vụ thử lớn nhất là Poplar, diễn ra ngày 12/7/1958 tại đảo san hô Bikini, giải phóng 9,3 Metagon, nằm trong chuỗi Hardtack 1.

Chiến dịch Redwing
Chiến dịch Redwing là một chuỗi 17 thử nghiệm hạt nhân khác của Mỹ tiến hành từ tháng 5 - 7/1956. 17 vụ thử đều diễn ra trên hai đảo san hô Bikini và Eniwetok. Redwing diễn ra trước chiến dịch Plumbbob và sau Wigwam.

Mục đích chủ yếu của Redwing là thử nghiệm những thiết bị nhiệt hạch mới thế hệ hai để áp dụng cho vũ khí nhiệt hạch và một vài loại vũ khí chiến thuật nhỏ, sử dụng trong phòng không.


Hình ảnh của vụ thử Apache với mức giải phóng năng lượng 1,85 megaton.
Khác với mức giải phóng năng lượng lớn quá mức so với dự kiến trong chiến dịch Castle năm 1954, trong chiến dịch Redwing, các nhà khoa học đã sử dụng chính sách “ngân quỹ năng lượng”, hạn chế tổng năng lượng giải phóng và được kiểm soát chặt chẽ.

Tên những vụ thử trong chiến dịch Redwing đặt theo tên các bộ lạc người bản địa châu Mỹ. Toàn bộ vụ thử đều được kích nổ trên bầu khí quyển.

Chiến dịch Redwing đánh dấu nhiều mốc “đầu tiên”: Vụ thử Cherokee ngày 20/5 tại đảo san hô Bikini chứng minh thả bom nhiệt hạch thành công đầu tiên của Mỹ. Vụ thử Zuni ngày 27/5 là vụ thử đầu tiên đối với thiết kế nhiệt hạch 3 tầng. Vụ thử lớn nhất trong Redwing là Tewa, diễn ra ngày 20/7 tại đảo Bikini, giải phóng năng lượng 5 Megaton.



(tổng hợp bdv)

>> Máy bay săn ngầm P-8I



Máy bay P-8I mà Ấn Độ sắp mua là biến thể của P-8A Poseidon, loại máy bay phát triển dựa trên Boeing 737 được sử dụng rộng rãi, hiện đại nhất thế giới hiện nay.


Máy bay P-8 có sải cánh 37.7m, dài 39.5m, 2 động cơ phản lực với sức đẩy tổng cộng 27.000kg. Trần bay 12,5km, phi hành đoàn 9 người, trọng lượng cất cánh tối đa 90 tấn. Bán kính hoạt động, nếu máy bay dành 4 giờ bay vòng quanh khu vực tuần tra, là 1.200 hải lý.

Máy bay trang bị nhiều loại cảm biến khác nhau, gồm phao sonar thả từ máy bay, cảm biến hình ảnh tầm xa, cảm biến từ trường, radar quét tầm xa và radar độ phân giải cao SAR cho phép 'chụp ảnh' mục tiêu ở khoảch cách xa trong mọi điều kiện thời tiết, các thiết bị trinh sát điện tử.



Bố trí thiết bị, nội thất trên máy bay P-8I.
Bộ cảm biến quang điện tử-hồng ngoại chứa 7 thiết bị khác nhau như hồng ngoại, camera, khuyếch đại hình ảnh, đo khoảng cách và chỉ thị mục tiêu bằng laser. Radar trên máy bay có thể phát hiện tiềm vọng kính của tàu ngầm đưa lên khỏi mặt nước.

P-8 trang bị GPS thế hệ mới có tính năng chống nhiễu và tích hợp khả năng phân biệt bạn thù. Nguyên mẫu P-8A được trang bị một khoang chứa bom và 4 điểm treo vũ khí ở 2 cánh. Nó có thể mang theo rất nhiều loại vũ khí khác nhau, như tên lửa diệt hạm Harpoon, tên lửa hành trình, ngư lôi, bom, rocket, mìn chống tàu ngầm v.v…

Các hệ thống trên P-8 được thiết kế theo cấu trúc mở, cho phép dễ dàng nâng cấp, tích hợp những công nghệ mới trong tương lai.



Lắp đặt radar ở mũi P-8I.
So sánh với máy bay P-3
Dù P-8I phát triển dựa vào thiết kế Boeing 737 có 2 động cơ phản lực nhưng so với máy bay có 4 động cơ lực đẩy cánh quạt P-3 (>> xem thêm), máy bay này lại thể hiện khả năng vượt trội. P-8 có diện tích sàn lớn hơn 23% do đó mang theo nhiều thiết bị hơn. Trong khi đó, thời gian hoạt động giống nhau, khoảng 10 tiếng.

Tốc độ hành trình của P-8 là 910km/h, hơn hẳn tốc độ 590 km/h của P-3. Vận tốc này của P-8 cho phép máy bay này tới khu vực tuần tra nhanh hơn. Đây là lợi thế khi thực hiện săn tàu ngầm dựa trên thông tin ban đầu do dàn thiết bị phát hiện tàu ngầm (sonar) và vệ tinh cung cấp.

P-8 chở theo ít vũ khí hơn P-3, 6 tấn so với 10 tấn, nhưng vũ khí hiện nay hiệu quả hơn nhiều so với trước kia, nên ưu thế về sức mang không đáng kể.


(báo đất việt)

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

>> Một số hình ảnh về Cobra Gold 2011



Cuộc diễn tập Cobra Gold của Mỹ và 6 nước châu Á bao gồm: Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore, đây được coi là cuộc diễn tập có quy mô lớn nhất Châu Á.

Tham gia cuộc diễn tập Cobra Gold lần thứ 30 gồm hơn 11.000 binh sĩ, trong đó có 7.200 quân Mỹ. Ngoài các khoa mục diễn tập “trên mặt đất, trên không và trên biển”, Cobra Gold 2011 cũng sẽ thực hiện 17 dự án hỗ trợ nhân đạo, trong đó có 8 dự án kỹ thuật và chín chương trình trợ giúp y tế. Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc diễn tập này:



Ngày 11/02/2011, Lục quân Mỹ tiến hành các bài tập bắn súng cối 60 mm tại Thái Lan.

Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành làm nhiệm vụ có sự giám sát của trực thăng CH-46.

Lực lượng quân đội của Mỹ và Thái Lan đến nơi làm nhiệm vụ từ trực thăng CH-46.


Lính Mỹ được hỗ trợ hỏa lực từ trực thăng CH-53E. 

Lực lượng thủy quân lục chiến Hàn Quốc tham gia khóa huấn luyện đột kích tại cuộc diễn tập lần này. 

Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng bom khói tấn công các mục tiêu giả định. 

Một lính Thủy quân lục chiến Mỹ ngắm bắn mục tiêu. 

Thủy quân lục chiến Mỹ và Thái Lan hiệp đồng tác chiến. 

Lực lượng vũ trang Mỹ và Thái Lan trao đổi thông tin qua liên lạc vô tuyến điện. 

Mô phỏng giải cứu người bị thương. 

Thủy quân lục chiến Mỹ và lực lượng tác chến đặc biệt của Thái Lan chuẩn bị tiến hành tấn công đột kích. 

Sử dụng thuốc nổ để phá các tháp phát thanh gi định.


(tổng hợp báo đất việt )

>> Máy bay vận tải quân sự C-17



Sau chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ nhận ra những bất cập của máy bay vận tải hạng nặng và ngay sau đó đã đưa ra một số yêu cầu cho các phiên bản thiết kế mới.

Quân đội Mỹ quyết định thay thế máy bay C-141 bằng máy bay vận tải hạng nặng tiên tiến hơn là C-17. Loại máy bay vận tải này phải kết hợp khả năng nâng tải nặng của C-5 và khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết như C-130 Hercules.

Trong số đó, C-17 là một biến thể vận tải quân sự hạng nặng được thiết kế bổ sung một số tính năng nâng cao, có cabin chở hàng 26,82 m và 18 khoang chứa hàng hóa. C-17 có thể chở được 144 binh sĩ và 102 lính dù.

Ngoài ra, máy bay có khả năng vận chuyển hầu hết các thiết bị chiến đấu di động của quân đội Mỹ gồm xe tăng chiến đấu M1 Abrams, xe bọc thép M2/M3 Bradley. Không chỉ vậy, C-17 còn có khả năng chuyên chở 4 máy bay trực thăng vận tải UH-60 Blackhawk, 2 máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache.



C-17 là phiên bản được tích hợp các tính năng của C-5 và C-130 Hercules.

C-17 có thể cất cánh từ độ dài đường băng ngắn dài 915 m, hẹp 27,5 m. C-17 đã chứng tỏ giá trị và tầm quan trọng của nó trong các cuộc chiến như ở khu vực Balkans, Afghanistan và Iraq. Mới đây quốc hội Mỹ đã yêu cầu tăng cường phát triển loại máy bay này.

C-17 cũng đã thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài bao gồm Anh, Australia, Canada, và Qatar...và các cơ quan quốc phòng thuộc khối NATO.

Cuối năm 2010, Không quân Mỹ đã thực hiện hàng loạt các chuyến bay thử nghiệm máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III có sử dụng nhiên liệu sinh học mới. Các cuộc thử nghiệm đã diễn ra tại căn cứ không quân Edwards của Mỹ.

Dưới đây là một số hình ảnh về C-17 Globemaster III:



Máy bay vận tải quân sự C-17 được quân đội Mỹ ưu ái phát triển và sử dụng.


Sử dụng nhiên liệu sinh học cho C-17 là bước tiến đột phá của quân đội Mỹ.






C-17 đã khẳng định khả năng vận chuyền của minh trong những cuộc chiến như ở khu vực Balkans, Afghanistan và Iraq.



Máy bay có khả năng chuyên chở các trang thiết bị quân sự hạng nặng.




Hiện tại quân đội Mỹ biên chế một số lượng lớn C-17.


 C-17 làm nhiệm vụ đáp hàng tiếp tế và chi viện.

Chi tiết thông số kỹ thuật của C-17 Globemaster III:

Chiều dài: 53,04 m; Sải cánh dài: 51,76 m; Chiều cao: 16,79 m;
Trọng lượng rỗng:125.645 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 265.350 kg;
Động cơ: 4 động cơ Pratt & Whitney PW2040;
Tốc độ hành trình: 830 km/h; Tốc độ bay thả dù: 215-465 km/h;
Trần bay thực tế: 13.715 m;
C-17 được trang bị bốn động cơ cánh quạt phản lực.

(tổng hợp)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang