Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 28 tháng 10 2012

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

>> Xung đột trên biển: Không quân Trung Quốc chiếm ưu thế trước Nhật Bản?

Trong khi cán cân sức mạnh hải quân nghiêng về phía Nhật Bản, cuộc chạm trán trên không cơ hội chia đều cho cả đôi bên, thậm chí có phần nghiêng về Trung Quốc.

>> Hồ sơ vũ khí hạt nhân Trung Quốc (Kỳ 1)


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-2 phía trên chắc chắn tốt hơn J-10 phía dưới nhưng điều đó không hoàn toàn mang lại lợi thế cho Nhật Bản trước Trung Quốc.

ăng thẳng Trung-Nhật liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã có phần giảm nhiệt so với trước. Tuy nhiên, cán cân sức mạnh quân sự luôn được tính đến trong các nấc thang tranh chấp giữa đôi bên.

Khác với hải quân, ưu thế chất lượng nghiêng hẳn về phía Nhật Bản, chất lượng không quân Trung - Nhật tương đương nhau. Cả hai bên đều có trong biên chế những chiếc tiêm kích hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Không quân Nhật Bản, chất lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu

Tương tự như hải quân, Không quân Nhật Bản (Không quân Nhật Bản còn được gọi là Lực lượng phòng vệ đường không Nhật Bản JASDF), luôn lấy chất lượng là ưu tiên hàng đầu. Những chiếc máy bay của JASDF được trang bị những thiết bị điện tử tiên tiến nhất thế giới.

F-2

Trong biên chế của JASDF, có tới 94 tiêm kích Mitsubishi F-2, đây là biến thể của F-16 hợp tác sản xuất giữa Mitsubishi Heavy Industries (MHI) và Lockheed Martin với tỷ lệ 60/40.

So với F-16, F-2 lớn hơn, sử dụng nhiều vật liệu composite hơn để giảm trọng lượng và độ bộc lộ radar.

F-2 phía trên chắc chắn tốt hơn J-10 phía dưới nhưng điều đó không hoàn toàn mang lại lợi thế cho Nhật Bản trước Trung Quốc.
Ngoài ra, F-2 sử dụng phần lớn thiết bị điện tử của Nhật Bản, đặc biệt F-2 được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA J/APG-1 biến nó trở thành tiêm kích được trang bị radar AESA sớm nhất khu vực châu Á.

Gần đây, khoảng 60 chiếc F-2 của JASDF đã được nâng cấp với một radar AESA mạnh hơn loại J/APG-2, tầm phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar RCS 1m2 ở cự ly tới 189km so với 130km của biến thể cũ. Khả năng không chiến với radar với tăng lên đến 40% so với chưa được nâng cấp. F-2 nâng cấp còn có khả năng trang bị tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM hay còn gọi là AMM-4B theo Nhật Bản.

F-2 thường bị chê là quá đắt trong khi khả năng của nó không cao hơn so với F-16 Block 40, đơn giá của F-2 lên đến 110 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, sở dĩ đơn giá của F-2 cao là do số lượng sản xuất ít, nếu số lượng sản xuất nhiều hơn đơn giá sẽ giảm xuống. Lợi thế của F-2 là nó được trang bị radar AESA từ rất sớm trong khi loại radar tương tự từ Trung Quốc đang trong giai đoạn phát triển.

Ngoài F-2, JASDF còn sở hữu 213 chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không trong mọi thời tiết F-15J. Đây là biến thế của tiêm kích F-15 của Mỹ sản xuất theo giấy phép tại Mitsubishi Heavy Industries.

F-15J

Ban đầu, phía Mỹ từ chối cấp phép cho Nhật Bản để sản xuất F-15. 14 chiếc đầu tiên bao gồm 2 chiếc F-15J và 12 chiếc biến thể 2 chổ ngồi dùng cho đào tạo phi công F-15DJ được sản xuất tại Mỹ. Về sau phía Mỹ đã đồng ý cấp phép cho Nhật Bản để sản xuất F-15J tại nước này và đây cũng là quốc gia duy nhất được Mỹ cấp phép sản xuất máy bay. Nhật Bản cũng là quốc gia sử dụng nhiều F-15 nhất ngoài Không quân Mỹ.

Về cơ bản F-15J hoàn toàn giống với F-15 của Không quân Mỹ, điểm khác biệt là F-15J sử dụng hệ thống cảnh báo radar J/ALQ-8 và hệ thống chiến tranh điện tử J/ALQ-4 do Nhật Bản sản xuất. Những năm 2000 F-15J đã trải qua quá trình hiện đại hóa lớn, cập nhật các công nghệ điện tử hàng không mới nhất, đặc biệt trang bị radar AN/APG-63 V1, radar mới có khả năng theo dõi đồng thời 14 mục tiêu, tấn công 6 mục tiêu cùng lúc, bổ sung hệ thống liên kết dữ liệu datalink-16.

Ngoài ra JASDF còn có 117 chiếc máy bay phản lực F-4 Phantom-II. Tuy số máy bay này đã lạc hậu nhưng không vì thế mà khả năng không chiến của nó bị giảm đi. Đặc biệt, trong biên chế JASDF, khả năng chiến đấu của F-4 luôn được duy trì ở mức độ cao nhất.

JASDF đã có kế hoạch thay thế phi đội F-4 bằng chương trình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo FX.

Bên cạnh đó, Nhật Bản quyết định mua 42 chiếc tiêm kích tàng hình F-35. Với sự có mặt của tiêm kích thế hệ 5 này, JASDF có thể là lực lượng không quân đầu tiên của châu Á sở hữu phi đội tiêm kích tàng hình trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Hiện thương vụ F-35 với Mỹ của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, liên quan đến vấn đề tài chính. Tuy nhiên, Nhật Bản đã có sự chuẩn bị riêng, cùng lúc đặt mua F-35, Nhật Bản tự lực phát triển thử nghiệm tiêm kích tàng hình ATD-X. Dự kiến, tiêm kích tàng hình này sẽ có chuyến bay đầu tiên vào năm 2014.

Một thế mạnh khác của Không quân Nhật Bản là họ có phi đội chỉ huy và cảnh báo sớm trên không rất hùng hậu, gồm 4 chiếc AEW&C Boeing E-767 và 13 chiếc AWACS E-2C Hawkeye. Lực lượng này cung cấp khả năng cảnh báo sớm và chỉ huy trên không toàn diện. Máy bay vận tải các loại khoảng 157 chiếc.

Không quân Trung Quốc số lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu

Không quân Trung Quốc (PLAAF) là lực lượng lớn nhất châu Á và đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nga.

Mua tiêm kích từ Nga, sau đó tự sản xuất trong nước, PLAAF sở hữu rất nhiều máy bay chiến đấu hiện đại được sản xuất trong những năm 2000.

PLAAF có khoảng 200 chiếc tiêm kích “con cưng” J-10. Đây là loại tiêm kích do Trung Quốc tự sản xuất dựa trên bản vẽ thiết kế tiêm kích Lavi và sự giúp đỡ âm thầm của Israel. 


Khả năng chiến đấu của J-10 là điều rất khó để kiểm chứng, bởi PLAAF là lực lượng duy nhất sử dụng loại tiêm kích này.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-15J phía trên và Su-30MKK phía dưới, máy bay nào hơn?

Bên cạnh, PLAAF còn có Su-27SK/UBK với khoảng 76 chiếc, được sản xuất tại Nga, biên chế từ những năm 1990 khi bên nối lại quan hệ. Từ vốn liếng này, Trung Quốc đã sao chép và sản xuất J-11, J-11B/BS, tới này có khoảng 140 chiếc.

Đặc biệt, PLAAF sở hữu trong biên chế 76 chiếc Su-30MKK, được xem là những chiếc tiêm kích thế hệ 4+ hiện đại nhất thế giới. Loại tiêm kích đánh chặn hạng nặng này được đánh giá ngang ngửa, thậm chí, vượt trội ở một số lĩnh vực so với F-15E của Mỹ.

Một biến thể khác, Su-30MK2 của PLAAF có khoảng 24 chiếc, được biên chế cho không quân hải quân nước này. Đây là những chiếc tiêm kích được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển hàng đầu thế giới hiện nay. Đây chính là điểm khác biệt so với JASDF.

Ngoài những loại trên, Trung Quốc sở hữu một lực lượng chiến đấu cơ khá hùng hậu khác, gồm cường kích JH-7 khoảng 70 chiếc, những loại máy bay cũ hơn gồm có: J-8 khoảng 360 chiếc, J-7 (biến thể của Mig-21) khoảng 350 chiếc, máy bay ném bom chiến lược H-6 khoảng 120 chiếc, Q-5 khoảng 370 chiếc.

Lực lượng chỉ huy và cảnh báo sớm đường không của PLAAF có sự phục vụ của khoảng 5 chiếc KJ-2000. Đây là loại máy bay AWACS do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở bộ khung máy bay vận tải IL-76 của Nga.

Máy bay vận tải các loại khoảng 195 chiếc, PLAAF đang nỗ lực để thu hẹp khoảng cách so với Mỹ, Nga bằng chương trình phát triển tiêm kích tàng hình J-20, hiện tại đã có 3 nguyên mẫu của J-20 đang được phát triển dự kiến đi vào phục vụ trong năm 2018.

Bên cạnh đó còn rất nhiều chương trình phát triển tiêm kích khác như : Tiêm kích trên hạm J-15, tiêm kích tàng hình J-31, tiêm kích cất hạ cánh ngắn J-18, rồi tiêm kích bom hạng nặng J-16. Đó là chưa kể đến tiêm kích tàng hình J-20 nổi như cồn trên mặt báo thời gian qua. Dù còn trong giai đoạn phát triển nhưng sự xuất hiện của J-20 cũng tạo lợi thế nhất định về mặt tâm lý cho Không uân Trung Quốc.

Lợi thế nghiêng về Trung Quốc?

Bỏ qua vấn đề số lượng bởi một cuộc chạm trán trên không mang tính quy ước giữa hàng trăm máy bay Trung - Nhật là điều rất khó xảy ra.

Nếu có sẽ chỉ là cuộc chạm trán ngắn giữa các phi đội tiêm kích giữa hai bên và trong kịch bản như vậy, cơ hội có phần nghiêng về phía Trung Quốc.

Trước hết, những chiếc F-15J, F-2 của Nhật Bản đã có tuổi đời phục vụ gần 20 năm trong khi những chiếc tiêm kích J-10, J-11B/BS, Su-30MKK/MK2 mới được sản xuất và đưa vào sử dụng chưa đầy 10 năm.

Ngoài ra, JASDF không có loại tiêm kích được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Dù F-15J là một tiêm kích đa nhiệm, nhưng lịch sử tham chiến cho thấy nó phát huy hiệu quả cao hơn trong nhiệm vụ tấn công mặt đất.

Trong khi đó, Trung Quốc có sự phục vụ của phi đội tiêm kích đánh biển chuyên nghiệp Su-30MK2. Một cuộc chạm trán không quân Trung-Nhật chỉ có thể diễn ra trên biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và trong tình huống này lợi thế nghiêng về phía Trung Quốc.

Một bất lợi khác của Nhật Bản là khoảng cách về địa lý. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ cách Trung Quốc 120 hải lý và cách Nhật Bản tới 220 hải lý tính từ phía Tây đảo Okinawa.

>> Viễn cảnh mới cho Không quân Việt Nam

Theo các chuyên gia phương Tây, JAS Gripen, Su-30MK2, Su-34 và L-159 ALCA là những máy bay được đánh giá là những ứng viên cho viễn cảnh tương lai của Không quân Nhân dân Việt Nam.


>> Tầm tác chiến của VN đã bao trùm Biển Đông !


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2 đang là chiến đấu cơ tiên tiến nhất của Không quân Việt Nam.


Tạp chí hàng không Air Forces Monthly mới đây vừa có một bài viết về sự phát triển và nhiệm vụ bảo vệ bầu trời của Không quân Nhân dân Việt Nam.


Dưới đây xin trích dẫn lại một phần nội dung của bài viết về Học thuyết hoạt động và Viễn cảnh tương lai của Không quân Việt Nam do các chuyên gia nước ngoài đánh giá.

Học thuyết hành động

Không quân Nhân dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ không phận và các vùng biển lân cận. Trong tình hình chính trị trong khu vực và trên thế giới đang diễn ra phức tạp, những thách thức mà lực lượng này phải đối mặt là đáng kể. Tuy nhiên, sự hạn chế về các nguồn lực tài chính dẫn đến những chi tiêu, mua sắm chiến đấu cơ mới phải được phân phối một cách cẩn thận.

Để đảm bảo được chiến thuật, cách đánh và tính bí mật, những dữ liệu về số lượng và vị trí các phi đội máy bay không bao giờ được công bố, sơn ký hiệu số hiệu của máy bay được thực hiện theo qui định của lực lượng và không mang ký hiệu riêng nào về đơn vị được biên chế. Do vậy, việc sắp xếp, bố trí máy bay sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với những kẻ thù tiềm năng trong việc dự đoán sức mạnh thật sự về Không quân Nhân dân Việt Nam.

Mối đe dọa lớn nhất của Việt Nam được xác định từ hướng biển, vì vậy, cả không quân và hải quân đều đang được tích cực mua sắm, trang bị những vũ khí hiện đại.

Kết quả là, Không quân Việt Nam được trang bị những vũ khí để có thể tối ưu, vô hiệu hóa các mối đe dọa từ biển.

Các máy bay ném bom Su-22 đang được sử dụng với số lượng lớn, nhưng được vũ trang vũ khí chủ yếu là loại tên lửa Kh-25 đã có 30 tuổi đời và không thể tạo ra khả năng ngăn ngừa các mối đe dọa một cách hiệu quả.

Việc cần thiết phải có những vũ khí bắn trúng mục tiêu từ khoảng cách xa từ bờ biển dẫn tới việc trang bị những chiến đấu cơ đa năng Su-27 và S-30 hiện đại hơn nhiều lần.

>> So sánh Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc

Các chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 được trang bị hai loại tên lửa chủ lực để đánh biển là Kh-29 và Kh-31, được xem là vũ khí hiệu quả để tấn công các mục tiêu trên biển từ khoảng cách xa và cân bằng những mối đe dọa từ biển.

Để có thể tăng cường khả năng tuần tra, giám sát từ xa. Trong năm 2008, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã đặt mua 3 máy bay tuần thám biển CASA C212-400 từ châu Âu.

Cảnh sát biển là một bộ phận tuần tra biên giới, hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.

Không quân Nhân dân Việt Nam đang kiểm soát mạng lưới phòng không tích hợp, trong đó bao gồm một vài thê đội được kết nối đường truyền tới hệ thống trao đổi dữ liệu, gồm nhiều radar, trong đó có những dàn radar P-18 được đặt trên khung gầm xe tải Ural.

Các phần tử của hệ thống đều có khả năng cơ động, cho phép mở rộng tầm quan sát trên toàn quốc và có thể phát hiện bất cứ mục tiêu nào xâm phạm.


Trong thời bình, hầu hết các hệ thống radar đều được bố trí ở trong hoặc vùng phụ cận của các căn cứ không quân, căn cứ quân sự và kho chứa. Các hệ thống radar được kết nối tới các tổ hợp tên lửa phòng không, trong đó, tổng số có khoảng 3.200 tên lửa phòng không vác vai Igla-S cùng với hệ thống phòng không tầm xa S-300 PMU-1.

Ngoài ra, lực lượng phòng không Việt Nam còn có hàng trăm khẩu đội pháo phòng không cỡ 23 mm, 37 mm và 57 mm.

Những ứng viên cho tương lai


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chuyên gia phương Tây cho rằng Su-34 sẽ là một lựa chọn phù hợp để thay thế cho các phi đội Su-22 đang lão hóa của Việt Nam.

Theo Air Forces Monthly, tùy thuộc vào kinh phí mua sắm máy bay mới mà Không quân Nhân dân Việt Nam có kế hoạch đầy tham vọng để nâng cấp, bao gồm cả việc triển khai 4 trung đoàn máy bay chiến đấu Sukhoi để tăng cường khả năng tác chiến chống lại các mục tiêu mặt đất, mặt nước.

Với kế hoạch này, Không quân Nhân dân Việt Nam sẽ tăng số lượng máy bay chiến đấu Su-27/30 trang bị lên vài chục chiếc, trở thành xương sống trong lực lượng tấn công và phòng thủ của lực lượng, nhưng cũng có thể, nếu tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, Việt Nam có thể có thêm một sản phẩm khác của dòng máy bay Sukhoi là loại tiêm kích bom Su-34.

Hiện chưa có thông tin về việc đặt hàng Su-34, nhưng Việt Nam có mong muốn thay thế các phi đội Su-22 lão hóa bằng một loại máy bay tiên tiến như vậy, sẽ tốt hơn khi có một biến thể máy bay tấn công hải quân Su-34 được dành cho xuất khẩu.

MiG-21 là loại máy bay chiến đấu đông nhất, sẽ tiếp tục hoạt động trong Không quân Việt Nam, trong một khoảng thời gian 5-10 năm nữa, sau đó nó sẽ được thay thế với một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, có thể là JAS Gripen 39 của Thụy Điển, loại đang phục vụ trong Lực lượng Không quân Thái Lan.

Ban đầu Việt Nam có kế hoạch thay thế loại máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ L-39 bằng loại máy bay mới, đó sẽ là loại Yak-130 của người Nga, và lên kế hoạch mua 12 chiếc Yak-130 trong khoảng thời gian năm 2015 - 2025. Tuy nhiên, các nhân viên đào tạo và huấn luyện bay của Việt Nam đã không hài lòng Yak-130 sau khi thử nghiệm loại này ở Nga trong năm 2011. Do đó, Nga sẽ không có cơ hội cạnh tranh để thực hiện được kế hoạch cung cấp máy bay huấn luyện Yak-130 cho Việt Nam. Trong lĩnh vực này, biến thể nâng cấp của máy bay huấn luyện L-39 là L-159 ALCA có vẻ thích hợp hơn và có khả năng chiến thắng cao hơn.

Cũng theo nguồn tin, Việt Nam đang xem xét mua ít nhất 2 máy bay cảnh báo sớm trên không AWACS. Trong đó, theo các chuyên gia, CASA EC-295 là lựa chọn hợp lý nhất.

Hải quân Trung Quốc sắp đuổi kịp Hải quân Mỹ?

Trên tờ Wall Street Journal, tác giả Mark Helprin cảnh báo rằng trong khi sức mạnh của Hải quân Trung Quốc trên các vùng biển phía Tây Thái Bình Dương ngày càng gia tăng thì qui mô của Hải quân Mỹ lại đang tiếp tục co lại.


>>Đại chiến Trung - Nhật : "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa"
>> Trung Quốc khoe "lá chắn thép" trên biển


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến lớp sovremeny. Ảnh wired.com

Trong cuộc tranh luận truyền hình về chính sách ngoại giao vừa qua, Tổng thống đang mãn nhiệm Barack Obama đã tỏ ra rất tự tin khi “chỉ bảo” đối thủ Mitt Romney: “Thống đốc Romney có thể vẫn chưa dành đủ thời gian xem xét cách thức hoạt động của quân đội chúng ta. Ví dụ như ông đề cập đến Hải quân và nói rằng chúng ta có ít tàu chiến hơn so với thời kỳ năm 1916. Vâng, thưa Thống đốc, chúng ta cũng có ít ngựa và lưỡi lê hơn bởi lẽ bản chất của quân đội chúng ta đã thay đổi. Chúng ta đã có những thứ như tàu sân bay là nơi máy bay có thể đậu. Chúng ta cũng có những con tàu hoạt động dưới mặt nước và đó là tàu ngầm hạt nhân. Và do đó vấn đề ở đây không phải là cuộc chơi của các tàu chiến mà trong đó chúng ta ngồi đếm xem mình có bao nhiêu tàu. Vấn đề là năng lực của chúng ta”.

Cái gì có thể thay thế tàu chiến?

Đúng là ngựa của quân đội đã bị thay thế bởi xe tăng và máy bay trực thăng, lưỡi lê đã phải rút lui để nhường chỗ cho các vũ khí tự động chính xác. Vậy trong lực lượng hải quân, cái gì đã thay thế tàu chiến?
Vị Tổng tư lệnh quân đội Mỹ (Tổng thống Obama) đã trình bày với thái độ kẻ cả rằng những con tàu chiến của nước Mỹ ngày nay có thể dễ dàng tiêu diệt những con tàu của năm 1916.

Chỉ có điều, Hải quân của Mỹ không đối mặt với những tàu chiến của năm 1916 mà sẽ phải đương đầu với “những thứ như tàu sân bay, nơi máy bay có thể đậu”, “những tàu chiến hoạt động dưới mặt nước”, tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu cất cánh từ mặt đất và cả chiến tranh điện tử nữa.

Tư tưởng cho rằng trong chiến tranh không cần quan tâm đến số lượng và qui mô là tư tưởng rất nguy hiểm cũng giống như niềm tin chỉ cần số lượng và qui mô lớn là đủ.

Nhà thầu quốc phòng Norman Augustine nổi tiếng vì nhận xét rằng các máy bay chiến đấu đang ngày càng trở nên phức tạp đắt đỏ và sớm muộn gì, Mỹ sẽ chỉ có thể chế tạo ra một chiếc duy nhất. Bất kể đó là một chiếc máy bay hay một con tàu, bất kể hiện đại đến đâu, máy bay và tàu chiến cũng không thể “phân thân” để hoạt động nhiều nơi cùng một lúc. Và nếu hai con tàu có giá tương đương 100 con tàu khác, thì khi bị hỏng hoặc bị mất, nó cũng sẽ tương đương với 100 con tàu khác bị hỏng hoặc bị mất.

Hải quân Mỹ không còn độc tôn như trước đây

Xét về tương quan lực lượng, Hải quân Mỹ hiện đang yếu hơn rất nhiều so với thời điểm cách đây không lâu trong lĩnh vực chiến tranh chống tàu ngầm, chống mìn, yếu hơn về khả năng đưa tàu quay trở lại chiến trường và không có đủ số lượng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn phòng ngừa hoặc tham chiến.

Một ví dụ là trong vấn đề Biển Đông, chính sách ngoại giao của Ngoại trưởng Hillary Clinton gần như là bất lực bởi lẽ chính sách đó chỉ hoàn toàn dựa trên những tuyên bố mà không có sự hậu thuẫn đầy đủ của sức mạnh hải quân, ngay cả vào lúc này khi mà Hải quân Trung Quốc mới chỉ bằng chưa đến một nửa so với hải quân nước này trong vòng một thập kỷ tới. Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, cũng giống như hành động chiếm đoạt các vùng biển Caribe cho tới bờ biển Venezuela của Mỹ, có vẻ giống hành động thôn tính của Hitler. Nhưng đến nay Mỹ không còn các căn cứ quân sự ở khu vực này, con đường cung cấp của Mỹ bị suy yếu do Thái Bình Dương quá rộng lớn, những chiếc máy bay chiến đấu tầm xa của Mỹ sẽ bị tiêu hao năng lượng rất nhiều và ngay cả khi sử dụng hết công suất tàu sân bay, thì quân đội Mỹ sẽ tổn hao năng lực gấp đôi quân đội Trung Quốc.

Không phải đến tận bây giờ Trung Quốc mới tỏ ra hung hăng như vậy trên Biển Đông, nhưng đến nay nước này đã có một kể hoạch và đang ngày càng quyết liệt thực hiện kế hoạch đó. Còn kế hoạch của Mỹ là co rút và như mọi người thường nói “tiền nào của nấy”.

Trung Quốc đang hiện đại hóa các lực lượng quân đội một cách có chủ ý, có hiệu quả và thành công đồng thời chấp nhận chất lượng không quá cao.

Một số ví dụ có thể nêu ra là 20 năm trước đây Trung Quốc chỉ có 1 tàu ngầm tên lửa đạn đạo và Mỹ có 34 chiếc. Đến nay Trung Quốc có 3 chiếc (và sắp có thêm 2 chiếc nữa) còn Mỹ đang sở hữu 14 chiếc. Tương tự, Trung Quốc hiện có 71 chiếc tàu ngầm, còn Mỹ thì tụt từ 121 chiếc cách đây 20 năm xuống còn 71 chiếc. Khi các con số về vũ khí khí tài của Mỹ ngày càng suy giảm với tốc độ cao hơn, thì Trung Quốc lại đang thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng.

Tương quan lực lượng về tàu chiến trên mặt nước lại càng rõ nét hơn nữa. Trong khi Trung Quốc tăng số tàu từ 56 lên 78 chiếc, thì Mỹ lại giảm từ 207 xuống còn 114 chiếc. Ngoài ra, Trung Quốc đang rất thành công trong việc tập trung vào đúng cái họ cần – tên lửa đạn đạo dẫn đường, ngư lôi siêu tốc, tên lửa “lướt sóng” (giúp tránh bị ra đa phát hiện), đội tàu chiến được trang bị tên lửa, kỹ thuật tung hỏa mù bịt mắt đối phương – để đánh vào những nhược điểm của Mỹ, trong khi các vũ khí khí tài của Mỹ nhằm đối phó lại Trung Quốc lại chưa đủ hoặc chưa có.

Không chỉ có một đối thủ duy nhất

Trung Quốc cũng không phải là kẻ thù trên biển duy nhất của Mỹ. Chỉ cần có máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối đất và các hệ thống ra đa, các nước ven biển không cần đển hải quân để khẳng định chủ quyền đối với hàng triệu cây số vuông trên biển.

Ngay cả cướp biển Somali cũng chỉ cần dùng loại ca nô có động cơ gắn ngoài mạn, xuồng nhỏ, súng chống tăng và tiểu liên Kalashnikov cũng đã đủ trở thành một thách thức lớn đối với các cường quốc hải quân trên thế giới.

Vậy quốc gia giàu có nhất và cường quốc hải quân hàng đầu thế giới là Mỹ phải cần đến bao nhiêu tàu chiến hiện đại?

Câu trả lời là không dưới 300 chiếc như hiện nay hay 200 chiếc như mục tiêu mà Mỹ đang hướng đến. Câu trả lời cũng không phải là 330 hay 350 chiếc mà phải là 600 chiếc, như thời điểm những năm 1980. Thời điểm đó Mỹ đang đối đầu với Liên Xô nhưng bây giờ là Trung Quốc, cường quốc hàng hải được trang bị tốt hơn và đang phát triển với tốc độ nhanh hơn.

Bất kỳ lúc nào Trung Quốc tự tin về các hệ thống vũ khí hải quân của mình, nước này sẽ triển khai sản xuất hàng loạt và bỏ rơi Mỹ ở phía sau giống như Mỹ đã từng “vượt mặt” phe Trục (Đức, Italy và Nhật) trong Chiến tranh thế giới II.

Hải quân Trung Quốc sẽ có đủ năng lực thống lĩnh các đại dương và dong tàu tới tận ngoài bờ biển nước Mỹ, đưa họ vào thế thắng còn đẩy Mỹ vào thế yếu. Điều đó chỉ có thể được ngăn chặn, nếu Mỹ tập trung đầu tư cho hải quân về số lượng và đầu tư ngay từ bây giờ, không trì hoãn.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang