Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Philippines

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Philippines. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Philippines. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

>> Asean trước "thuốc thử" Trung Quốc

Tại sao bàn tay của chúng ta không nắm lại thành sức mạnh mà cứ xòe ra để kẻ mạnh lợi dụng bẻ hết ngón này đến ngón khác?




http://nghiadx.blogspot.com
Bức ảnh chụp hai tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trong tháng trước. Ảnh: AFP


Đã đến lúc ASEAN phải đổi mới phát triển

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)
>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 với sự tham gia lúc đầu của 5 nước: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu, ASEAN là một tổ chức lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Indonesia) với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước như: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với nhau; Giải quyết các bất đồng hay tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình. Năm 1992 Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali và năm 1995 trở thành thành viên chính thức.

Năm 1999, ASEAN là tổ chức có 10 thành viên gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á.

Tính thống nhất và sự đoàn kết trong ASEAN

Các thành viên của ASEAN thì chỉ có một điểm chung là các nước nhỏ và chỉ trừ Thái Lan là chưa là thuộc địa của ai (chẳng qua, trong phân chia, các nước lớn thỏa thuận với nhau coi Thái Lan là vùng đệm) còn lại đều đã từng là thuộc địa của đế quốc trong thời gian dài.

Và, vì thế, nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển là đương nhiên. Cho nên, tiếng nói của ASEAN trên trường quốc tế không có nhiều trọng lượng.

Sự khác biệt giữa các thành viên thì lại rất nhiều, đặc biệt là sự khác nhau về chế độ chính trị.

Chính sự khác biệt này, các thành viên, tất yếu sẽ có những mối quan hệ, tương tác với bên ngoài vì lợi ích quốc gia khác nhau, nên khi đặt vào trong tổ chức của ASEAN thì độ “kênh” quá lớn. Giống như những hòn đá đầy góc cạnh thì không thể xếp thành khối được trừ phi mài bớt các góc cạnh ấy đi.

Sức mạnh của một tổ chức biểu hiện bởi sự đoàn kết và tính kỷ luật. Nhưng khi trong một tổ chức mà không thống nhất về quyền lợi, không thống nhất về ý chí và hành động thì rõ ràng là thiếu sự đoàn kết nhất trí.

Trong khi đó biện pháp chế tài, trừng phạt các thành viên vi phạm không có, nói cách khác kỷ luật không nghiêm, ai thích làm gì thì làm…

Một tổ chức mà thiếu sự đoàn kết, tổ chức lỏng lẻo thì làm sao có thể là mạnh được?

Hãy xem Thái Lan và Campuchia. Nguyên tắc quan hệ của các thành viên trong khối theo Hiệp ước Bali là: Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau…

Thế nhưng gần đây, 2 thành viên này đem đại bác ra nói chuyện với nhau. Mức độ quyết liệt được Thủ tướng Campuchia coi đó là một cuộc chiến tranh biên giới giữa 2 nước.

Đặc biệt gần đây, trước việc Trung Quốc thi hành chính sách của mình trên biển Đông, với hành động chèn ép, bắt nạt, đe dọa dùng vũ lực hòng đoạt gần trọn biển Đông, gây nên tình hình căng thẳng, lo ngại bất an của các nước thành viên trong ASEAN thì ASEAN càng bộc lộ sự không đoàn kết của mình.

Các nước không có tuyên bố chủ quyền trên biển gây tranh chấp với Trung Quốc thì im lặng, mặc cho Trung Quốc đe dọa, tự tung tự tác với các nước có tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, im lặng cũng còn tốt, không những thế, có những nước thành viên vì lợi ích quốc gia lại quay sang ủng hộ Trung Quốc.

Cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung quốc đang diễn ra căng thẳng, quyết liệt, có thể dẫn đến xung đột quân sự bất cứ lúc nào. Philippines đang chịu một sức ép cực lớn bởi Trung Quốc từ lời lẽ đe dọa dùng vũ lực cho đến những hành động sẵn sàng dùng vũ lực.

Dư luận tiến bộ trên thế giới coi hành động của Trung Quốc là chèn ép, cậy thế nước lớn, có tham vọng phi lý, đều đứng về phía Philippin. Trong khi đó ASEAN im lặng. Duy nhất chỉ có Việt Nam là không im lặng.

Chính phủ Việt Nam tuyên bố: “Việt Nam hết sức quan tâm, lo ngại về tình hình tranh chấp bãi cạn Scarborough… các bên liên quan cần kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và khu vực".

Tuyên bố này có điểm đặc biệt là nó cũng chính là mục đích, yêu cầu của Philippines khi đề nghị cách giải quyết tranh chấp với Trung Quốc (Trung Quốc biết đuối lý nên không chấp nhận).

Rõ ràng, đây là sự ủng hộ Philippines về mặt pháp lý, tinh thần và về cách giải quyết. Có thể nói là rất khôn khéo, rất bản lĩnh của Việt Nam.

Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” và cũng có câu: “Chơi với dao có ngày đứt tay”, các thành viên trong ASEAN chắc cũng có câu tương tự. Lẽ ra họ phải biết rằng, cái “lợi ích quốc gia” mà họ có được từ Trung Quốc không phải được phát cho không.

Trung Quốc chưa và không bao giờ có cách hành xử như vậy. (Philippines đã từng chống quan điểm của Việt Nam và Malaysia, đi theo quan điểm của Trung Quốc và nay thì…như đã biết)

Với tính thống nhất không cao, sự đoàn kết nhất trí không có, kỷ luật lỏng lẻo, lại nghèo và nhỏ, ASEAN không mạnh và không là chỗ dựa như ta tưởng và mong đợi cho bất kỳ một thành viên nào.

Vì vậy Trung Quốc vốn coi ASEAN không ra gì, thậm chí ngay cả những điều họ đã đặt bút ký như DOC cũng như để mua vui. Họ chuyên lợi dụng để biến thành diễn đàn cho họ.

Đổi mới để phát triển hoặc tồn tại không bền vững là sự lựa chọn bắt buộc với các thành viên trong tổ chức này.

Liên minh các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên biển.

Trước sự chèn ép, bắt nạt, cậy thế nước lớn, không còn cách nào khác, các nước nhỏ có cùng lợi ích trong ASEAN hãy liên minh lại với nhau tạo thành “nhóm lợi ích”. Đó là biện pháp tự cứu mình trước.

Điều gì sẽ xảy ra khi những nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông xây dựng một hiệp ước phòng thủ chung để bảo vệ vùng biển của mình trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982? Chắc chắn sẽ tạo nên thế và lực rất lớn mà các nước lớn không thể coi thường. Đặc biệt là thế trận.

Với thế địa lý của những nước có tuyên bố chủ quyền, nó tạo ra một thế trận tấn công vô cùng hiểm hóc, liên hoàn không những trên phương diện quân sự mà cả kinh tế. Bất kỳ một nước lớn nào cũng sẽ không dám mạo hiểm.

Muốn vậy, các nước có tuyên bố chủ quyền phải thống nhất nhận thức tư tưởng là: Trong giải quyết tranh chấp quốc gia này hay quốc gia kia có thể mất chút này chút nọ nhưng chúng ta cùng được và được rất nhiều, còn hơn là chúng ta tỵ nạnh nhau để bị mất sạch.

Để có thể liên minh, hợp tác…thì điều trước tiên các nước có tuyên bố chủ quyền phải giải quyết ổn thỏa việc tranh chấp với nhau bằng cách căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Có thể dùng Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLSC) làm trọng tài hoặc giám sát.

Đây là điều kiện rất thuận lợi vì phù hợp với chủ trương, nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển của các nước có tuyên bố chủ quyền, trừ Trung Quốc.

Vậy, tại sao chúng ta không ngồi lại cùng nhau để giải quyết chuyện này? Tại sao bàn tay ta không nắm lại thành quả đấm mà cứ xòa ra để kẻ mạnh cứ lần lượt bẻ hết ngón này đến ngón khác?

Sẽ rất khó khăn khi ASEAN thống nhất với nhau để ra một bản Tuyên bố về tình hình tranh chấp trên biển. Sự khó khăn càng lớn khi bản Tuyên bố, nếu có này, được Trung Quốc chấp thuận. Vì thế, những vấn đề nào dễ thống nhất ta làm trước, chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống.

Khi chúng ta đã thỏa thuận với nhau, được CLSC công nhận thì có nghĩa chúng ta đã hoàn chỉnh về mặt pháp lý. Và chúng ta có thể bắt đầu “cùng nhau” từ đây, xây dựng một tổ chức nhỏ trong lòng một tổ chức lớn ASEAN.

Có thể đó là một tổ chức các quốc gia có tuyên bố chủ quyền biển mà trong đó sự ràng buộc có thể là Hiệp ước, Hiệp định hoặc các Tuyên bố chung…tùy theo tình hình diễn biến để xác định nội dung.

Thời gian không chờ đợi chúng ta.



(Nguồn :: Lê Ngọc Thống - Báo phunutoday.vn)

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

>> Biển Đông : Philippines không sợ tàu lớn TQ

Phó đô đốc Alexander Parma xác nhận, chính căng thẳng trên bãi Scarborough đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình tăng cường năng lực phòng thủ và nâng cao đầu tư trang bị cho quân đội của chính phủ Philippines (trước những hành động lấn lướt, đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc – PV), tuy nhiên dù chưa được hiện đại, “hoành tráng” như Bắc Kinh, nhưng vị Tư lệnh này tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Chính phủ trong khả năng có thể.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Hải giám 75 của Trung Quốc cùng với Hải giám 81, Ngư chính 310 "làm mưa làm gió" trên bãi cạn Scarborough những ngày qua, đủ để chiếm quyền kiểm soát bãi Scarborough từ Philippines, nhưng vẫn chưa là gì nếu so với các chiến hạm, tàu ngầm của hạm đội Nam Hải

Trong bối cảnh tranh chấp trên biển Đông leo thang sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, Manila ý thức rằng muốn bảo toàn lãnh thổ trước ý đồ bành trướng của Bắc Kinh, tăng cường năng lực phòng thủ cho quân đội là việc không thể không làm, hơn nữa lại phải làm luôn và làm ngay.

>> Trận địa tàu ngầm của Trung Quốc ở Tam Á

Tuy nhiên, dư luận giới phân tích cũng như báo giới Philippines có vẻ như không mặn mà lắm với chiếc tàu cũ của Cục Cảnh sát bờ biển Mỹ vừa được Manila sắm về nhằm tăng cường sức mạnh cho hải quân.

Sự hững hờ ấy phần lớn xuất phát từ sự choáng ngợp trước quy mô hoành tráng của lực lượng tàu Hải giám và Ngư chính mà Trung Quốc đang làm mưa làm gió trên biển Đông, nhất là trên bãi Scarborough những ngày qua.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm cũ lớp Hamilton Mỹ vừa bàn giao cho Philippines hôm 22/5 so với các tàu Hải giám, Ngư chính của Trung Quốc trên biển Đông, nhiều người dân Philippines có cảm giác tàu của họ còn "khiêm tốn"

Để trấn an dư luận, hôm thứ 7 ngày 26/5 đã lên tiếng phân tích với báo giới, dưới góc độ quân sự thì kích thước và tuổi tác của chiếc tàu vừa mua từ Mỹ về không phải vấn đề quá quan trọng.

Ông cũng nhấn mạnh thêm, việc nâng cấp năng lực phòng thủ là một kế hoạch lớn đã được khởi động từ vài năm trước đây chứ không phải đến lúc xảy ra vụ Scarborough Manila mới tính đến.

“Tuy nhiên, muốn cải tiến công nghệ, nâng cấp thiết bị hiện đại như hải quân Mỹ cũng phải có thời gian cho sĩ quan, thủy thủ hải quân Philippines làm quen với thiết bị”, Phó đô đốc Alexander Parma cho hay, “ngay cả nếu tôi có tất cả số tiền trên thế giới này, bản thân tôi cũng sẽ không mua các thiết bị quân sự tiên tiến nhất ngay lập tức. Lý do là cái gì cũng phải có quá trình, bạn đang cưỡi một chiếc xe đạp và (không thể) đột nhiên bạn mua và sử dụng ngay một chiếc Mercedes Benz”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó đô đốc Alexander Parma chia sẻ với những băn khoăn của báo giới và công luận về chiếc chiến hạm cũ "bé hạt tiêu" vừa nhập từ Mỹ khi so sánh nó với tàu Trung Quốc

Trong bài phát biểu của mình, Tư lệnh Hải quân Philippines cho biết: “Chúng tôi liên tục phải đối mặt với những thách thức cũng như các lực lượng khác trong quân đội, đó là nhu cầu cấp thiết phải nâng cao năng lực quốc phòng và khả năng ứng phó với các mối đe dọa mang tính khu vực và xuyên quốc gia”.

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam

Ông Alexander Parma cho hay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế như hiện nay mà chính phủ đã tìm cách đảm bảo cho hải quân chiến hạm BRP Del Pilar PF-15 và BRP Alcaraz PF-16, trong đó một chiếc sẽ vận hành vào tháng 12 năm nay, đồng thời còn nỗ lực mua thêm các tàu tuần tra nhỏ cung cấp cho lực lượng Cảnh sát biển, đó là một sự cố gắng lớn.

http://nghiadx.blogspot.com
Phó đố đốc Alexander Parma và Ngoại trưởng Philippines cung cấp bằng chứng tàu Hải giám 75, 81 Trung Quốc xâm phạm bãi Scarborough hôm 10/4. Trong lúc căng thẳng leo thang giữa Philippines với Trung Quốc, người ta thấy được sự đồng thuận cao độ giữa người dân - quân đội và chính phủ Philippines

“Cần phải có một giai đoạn chuyển tiếp cho lực lượng của chúng tôi để có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Điều đó thậm chí còn quan trọng hơn là có được bất cứ điều gì khác”, Tư lệnh Hải quân Philippines nhấn mạnh, “Phải thừa nhận rằng, quân đội đã không nhận được sự quan tâm đúng mức trong một thời gian, điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì Chính phủ còn nhiều mối ưu tiên khác”.

Phó đô đốc Alexander Parma xác nhận, chính căng thẳng trên bãi Scarborough đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình tăng cường năng lực phòng thủ và nâng cao đầu tư trang bị cho quân đội của chính phủ Philippines (trước những hành động lấn lướt, đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc – PV), tuy nhiên dù chưa được hiện đại, “hoành tráng” như Bắc Kinh, nhưng vị Tư lệnh này tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Chính phủ trong khả năng có thể.
Chốt lại những băn khoăn, thắc mắc từ phía các phóng viên khi thấy tàu Trung Quốc to hơn, hoành tráng hơn “tàu nhà”, Phó đô đốc Alexander Parma khẳng định: “Kích thước của tàu phù hợp với nhu cầu hoạt động của chúng tôi. Nó không phải là mới, nhưng sau đó một lần nữa, nó là một bước dễ dàng hơn để chuyển tiếp vào các kỹ năng cần thiết cho hoạt động tàu hiện đại”.

Đòi hỏi nâng cấp vũ khí trang bị, nâng cao sức mạnh phòng thủ trong bối cảnh mối uy hiếp từ Trung Quốc trên biển Đông ngày một gia tăng là yêu cầu chính đáng và tất yếu.

Phát biểu của Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó đô đốc Alexander Parma đã cho thấy những nỗ lực rất lớn từ phía chính phủ của Tổng thống Aquino III, nhưng đồng thời cũng thể hiện rõ sự thấu hiểu – cảm thông, đồng tâm hiệp lực, chung sức chung lòng giữa quân đội nước này với chính phủ.

http://nghiadx.blogspot.com
5 tàu chiến hiện đại nhất hạm đội Nam Hải kéo theo 48 quả tên lửa áp sát lãnh hải Philippines trong những ngày căng thẳng leo thang vẫn không làm Manila sợ hãi, chính phủ và người dân vẫn giữ bình tĩnh, tỉnh táo để nói chuyện phải trái với Bắc Kinh (hình minh họa: Tàu chiến hạm đội Nam Hải diễn tập trên biển Đông)

Ở một đất nước còn rất nghèo so với Trung Quốc và bối cảnh chính trị cũng khá phức tạp, các đảng phái hoàn toàn có thể lợi dụng cơ hội này (căng thẳng trên bãi Scarborough) để gây sức ép với chính phủ của ông Aquino mà quân đội sẽ là một kênh lợi hại, nhưng những phản ứng vừa qua của Philippines đã thể hiện rõ nét tính thống nhất trên – dưới, chính phủ - người dân trong đối sách chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh trên biển Đông là một điểm sáng đáng chú ý.

Về kế hoạch hiện đại hóa quân đội và nâng cao sức mạnh phòng thủ quốc gia không phải việc một sớm một chiều, cứ muốn là được. Trước đó, Trung tá Nerelito Martinez thuộc Hạm đội Philippines cho biết, theo kế hoạch chiến lược 15 năm, hải quân Philippines sẽ cần 500 tỉ peso để nâng cấp hệ thống trang bị, vũ khí khí tài nhằm nâng cao năng lực phòng thủ.

http://nghiadx.blogspot.com
Nỗ lực hiện đại hóa quân đội, nâng cao khả năng phòng thủ của Philippines đã và đang nhận được sự hưởng ứng, tương trợ từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ảnh: Tàu ngầm tấn công USS North Carolina hải quân Mỹ bất ngờ xuất hiện trên cảng Subic gần Scarborough đúng lúc căng thẳng leo thang là một tín hiệu bảo vệ đối với Philippines?

Chỉ tính riêng Hạm đội Philippines sẽ cần phải trang bị thêm 4 chiến hạm tên lửa chiến lược (SSVs) có khả năng vận chuyển 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 18 tàu vận tải đổ bộ (LCU), 3 tàu hậu cần hỗ trợ, 3 tàu kéo, 12 tàu tuần tra CPIC, 8 máy bay tuần tra hàng hải lội nước (AMPA), 18 trực thăng hải quân cất hạ cánh trên khu trục hạm và tàu hộ tống, 8 trực thăng đa năng (MPH) đi kèm chiếc SSVs….

Chi phí quân sự luôn là một bài toán nan giải đối với các chính phủ, trong khi những nước nghèo lại đang bị đe dọa, uy hiếp gánh nặng ấy còn lớn hơn gấp bội. Những nỗ lực từ phía Philippines đã và đang nhận được sự ủng hộ từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong khi Mỹ bán chiến hạm cũ cho Philippines và thúc đẩy viện trợ, Nhật Bản gần đây cũng có những hành động thực tế nhằm giúp Philippines tăng cường khả năng phòng thủ trên biển để đối phó với những mối uy hiếp từ bên ngoài.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

>> Philippines chi đậm mua máy bay đối phó Trung Quốc

Cách đây vài hôm nhiều tờ báo quân sự của Mỹ đưa tin, Philippines đang duyệt khoản ngân sách khoảng 1,6 tỉ USD (khoảng 35 nghìn tỷ đồng) để mua khoảng 2 phi đội máy bay chiến đấu nhằm đối phó với Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Philippines sẽ mua 16-24 máy bay huấn luyện nhằm thay thế những chiếc F-5 của rích của mình


Theo đó tờ báo này cho biết: Chính quyền Philippines chi khoản ngân sách lớn chưa từng có trong lịch sử quân đội nước này để mua từ 16-24 máy bay huấn luyện và có thể nâng cấp khả năng thành máy bay chiến đấu nhằm rút ngắn khoảng cách về lực lượng với quân đội Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa hai nước vẫn chưa có chiều hướng hạ nhiệt.

>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng
>> Mỹ điều thêm tàu chiến tới biển Đông 


Hiện nay theo nhiều thông tin cho biết Philippines đang hướng tới các nhà cung cấp máy bay huấn luyện của Châu Âu để chọn lựa sản phẩm phù hợp với điều kiện tác chiến của quân đội nước này.

Dự án trên của quân đội Philippines nằm trong tiến trình hiện đại hóa quân đội của nước này, ‘ đây chỉ là bước đầu tiên của dự án trên’ một quan chức quân sự cấp cao của Philippines cho biết hôm 21/5.



http://nghiadx.blogspot.com
Philippines đang muốn mua các loại huấn luyện chiến đấu đời mới như: máy bay phản lực huấn luyện M346 của Italy, máy bay huấn luyện chiến đấu AMX-ATA của Brazil hay loại T-50 của Hàn Quốc.

Các loại máy bay huấn luyện chiến đấu mới của Philippines trong tương lai phải có khả năng tác chiến tốt trên biển, ngoài ra nước này còn muốn thông qua các loại máy bay huấn luyện mới nay sẽ nâng cao trình độ của phi công, vốn sử dụng chủ yếu các loại máy bay cũ từ những năm 70-80 thế kỷ trước của Mỹ.

Hiện nay đã có một vài hãng máy bay huấn luyện chiến đấu của Châu Âu đang chào hàng như máy bay phản lực huấn luyện M346 của Italy, máy bay huấn luyện chiến đấu AMX-ATA của Brazil hay loại T-50 của Hàn Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong bối cảnh trên, Bộ Quốc phòng Philippines còn muốn mua của Nhật Bản 10 tàu tuần tra mới cho Lực lượng Cảnh sát biển. Các tàu sẽ được bố trí tại vùng biển phía tây Philippines

 Hiện nay vũ khí chủ lực của không quân Philippines chủ yếu là các loại chiến đấu cơ F-5A loại máy bay chiến đấu thịnh hành vào những năm 70-80 của thế kỉ trước.

Theo ước tính không quân Philippines có 11 chiếc F-5A (trong đó 6 chiếc là do nước này mua của Mỹ, 6 chiếc còn lại được Hàn Quốc viện trợ năm 1997 nhưng 1 cái bị tai nạn nên hiện nay chỉ còn 5 chiếc.

Ngoài ra nước này còn có 24 máy bay tấn công OV-10 Bronco của Mỹ, 2 máy bay F27 Mk200 máy bay tuần tra hàng hải, 1 chiếc Cessna 310 máy bay liên lạc, 2 chiếc Cessna 210 và 1 chiếc Cessna 180 cùng 12 chiếc máy bay liên lạc U-17A/B có hai máy bay vận tải C-130B, 3 chiếc C-130H Hercules và còn 2 chiếc S-70A-5 máy bay trực thăng vận tải (UH-60 Black Hawk)…

http://nghiadx.blogspot.com
Philippines đang đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội nhắm đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc

Trong bối cảnh trên, Bộ Quốc phòng Philippines sẽ mua của Nhật Bản 10 tàu tuần tra mới cho lực lượng cảnh sát biển.

Các tàu sẽ được bố trí tại vùng biển phía tây Philippines. Các loại tàu tuần tra cụ thể Philippines sẽ mua, chưa được tiết lộ. Chỉ biết chiều dài của tàu là khoảng 40 mét, và trọng tải khoảng 1.000 tấn. Bộ Quốc phòng Philippine hy vọng sẽ nhận được 10 tàu đầu tiên vào cuối năm nay.

Từ năm 2010, Bộ Quốc phòng Philippines khởi xướng một chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Lý do cho điều này là gia tăng tình hình căng thẳng báo động trong quan hệ với Trung Quốc, tranh chấp ở biển Biển Đông với Philippines.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

>> Nga muốn tập trận hải quân với Philippines ?

Trong một động thái khác có liên quan, ngày hôm qua 21/5, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng tải một bài xã luận kêu gọi thành lập liên minh "chuẩn" Nga - Trung Quốc được Tân Hoa Xã và nhiều tờ báo tiếng Hoa trích dẫn lại.



http://nghiadx.blogspot.com
Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev trong lễ trình quốc thư lên Phó tổng thống Philippines

Những căng thẳng xung quanh bãi Scarborough giữa Philippines với Trung Quốc hơn 1 tháng qua đang làm cho ngày càng nhiều các nước thứ 3 không có tranh chấp bắt đầu quan tâm sâu hơn và muốn tham gia, hiện diện ở biển Đông với một vai trò và ý đồ nhất định.

>> Tàu ngầm Virginia Mỹ bí mật ra vào Biển Đông

Không chỉ lên tiếng ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về việc giải quyết tranh chấp bãi cạn Scarborough và tranh chấp biển Đông thông qua đàm phán tay đôi, trực tiếp, đồng thời, phản đối "bên thứ 3 can dự" (chính là Mỹ - PV), Nga lần đầu tiên bày tỏ thái độ ủng hộ việc đảm bảo tự do hàng hải trên biển Đông.

Một vài chuyên gia quan hệ quốc tế cho rằng đó có thể là một phần sự manh nha hình thành "liên minh" Nga - Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, ít nhất là về quan điểm, lý luận. Tuy nhiên, trên thực tế Nga không chỉ nói xuông mà dường như đang thực sự muốn quay trở lại biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev trong một hoạt động tại Philippines

Tờ Manila Bulletin xuất bản tại Philippines ngày 20/5 dẫn lời Đại sứ Liên bang Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev cho biết, Nga đang rất cởi mở với các ý tưởng tiến hành tập trận quân sự chung với Philippines trong lĩnh vực chống cướp biển, tìm kiếm cứu nạn giống như những gì họ đã triển khai với Indonesia hồi đầu năm.

Tuy nhiên, theo Đại sứ Nikolay Kudashev, để một hoạt động hợp tác trở nên thường xuyên hơn, để tăng cường mối gắn kết trong quan hệ quân sự giữa Moscow và Manila, hai nước cần hình thành ý tưởng mới về "tái cấu trúc khu vực", đồng thời đạp đổ "bóng ma Chiến tranh lạnh".

http://nghiadx.blogspot.com
Hoạt động quân sự trên biển Đông, đặc biệt là những cuộc tập trận chung Mỹ - Philippines đã và đang là chủ đề Mowscov quan tâm, theo dõi (ảnh tập trận chung Mỹ - Philippines)

"Trong khi bóng ma của Chiến tranh lạnh vẫn đang tồn tại, trong khi các liên minh truyền thống vẫn duy trì bản chất chia rẽ, có thể điều đó sẽ là một vấn đề", ông Nikolay Kudashev nói với Manila Bulletin trong một cuộc phỏng vấn tại công viên Forbes thành phố Makati, ông "có cảm giác" như Philippines vẫn đang sống trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Nilkolai Kudashev lưu ý rằng các thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Philippines đã ký với các nước khác, đặc biệt là với Mỹ (Hiệp ước đảm bảo an ninh MDT) có nguồn gốc từ thời kỳ Chiến tranh lạnh.

http://nghiadx.blogspot.com
Sự quay trở lại châu Á và hiện diện ngày càng thường xuyên của Mỹ trên biển Đông khiến Moscow bắt đầu nhấp nhổm

"Những gì chúng tôi tin là cần thiết trong hiện tại, đó là một vấn đề lớn hơn để suy nghĩ và điều chỉnh lại. Chúng tôi (Nga) sẽ cố gắng để đạt được sự tinh tế nhất trong khả năng có thể, chúng tôi (Nga) sẽ không nói đến chuyện dỡ bỏ nó (hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ - Philippines - PV)".

Đại sứ Nga nói rõ hơn, "Điều chỉnh lại các liên minh này (gồm liên minh Mỹ - Philippines - PV) và làm cho chúng trở nên phù hợp với thời đại mới, thực tế mới của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thực tế của hoạt động hợp tác đối phó với các nguy cơ, bảo vệ nền kinh tế, phát triển các hoạt động kinh doanh. Chúng ta nên nghĩ về nó."

Ông Nikolay Kudashev nhấn mạnh, "Nhìn về tương lai là điều vô cùng quan trọng để thiết kế một cấu trúc khu vực mới, để tìm kiếm một hướng đi và điều đó không hề dễ dàng." Quay trở lại khả năng tập trân quân sự chung Nga - Philippines, Kudashev nhắc lại các chuyến thăm Manila của 3 tàu hải quân Nga thời gian gần đây.

Khu trục hạm chống tàu ngầm Admiral Panteleyev, tàu chở dầu Boris và tàu cứu hộ Fotiy Krylov đã đến Philippines vào tháng 2 vừa qua. Trong chuyến thăm này các thủy thủ Nga đã có hoạt động giao lưu với giới lãnh đạo quân sự và người dân Philippines.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm chống tàu ngầm Admiral Panteleyev của Nga đã ghé thăm Philippines tháng 2 năm nay

"Trong các cuộc gặp (của lực lượng tàu chiến hải quân Nga) với đại diện hải quân và cảnh sát biển Philippines, phía Nga đã thảo luận với Philippines về vấn đề tập trận chung", Đại sứ Nikolay Kudashev cho biết.

Trong một động thái khác có liên quan, ngày hôm qua 21/5, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng tải một bài xã luận kêu gọi thành lập liên minh "chuẩn" Nga - Trung Quốc được Tân Hoa Xã và nhiều tờ báo tiếng Hoa trích dẫn lại.

http://nghiadx.blogspot.com
Tập trận chung hải quân Nga - Trung vừa diễn ra trên biển Hoàng Hải khiến nhiều người tin rằng đang manh nha hình thành một liên minh quân sự giữa Bắc Kinh với Moscow

Theo quan điểm của bài báo này, dầu khí sẽ là "đột phá khẩu" cho việc hình thành một liên minh "chuẩn" Trung Quốc - Nga mà trước hết, Trung Quốc sẽ cùng với Nga xây dựng và phát triển mạng lưới vận chuyển, cung cấp dầu, khí đốt từ Trung Á, ngành công nghiệp chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu và 1/2 ngân sách quốc gia của Liên bang Nga.

Nếu nhìn lại những hành động leo thang, của Trung Quốc trong lúc căng thẳng leo thang trên bãi cạn Scarborough bằng việc kéo dàn khoan khổng lồ 981 và những tàu chở dầu, lọc dầu "khủng" ra biển Đông thời gian vừa qua, không phải vô căn cứ nếu đặt ra giả thuyết Bắc Kinh muốn lôi kéo Moscow vào các dự án dầu khí (phi pháp - PV) của họ trên biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Dàn khoan khổng lồ 981 Trung Quốc vừa kéo ra biển Đông, khi Nga quay trở lại khu vực này liệu Moscow có trở thành một "đồng minh" của Bắc Kinh là điều các bên liên quan đang quan tâm, theo dõi

Những dấu hiệu trên một mặt cho thấy người Nga đang thực sự quan tâm và tìm kiếm một vai trò ngày càng lớn hơn tại biển Đông, nhưng điều đáng chú ý hơn cả là Moscow dường như có khuynh hướng nghiêng về phía Trung Quốc.

Sự xuất hiện nhân tố mới trên biển Đông ngoài Mỹ, các nước đã bày tỏ sự quan tâm trước đó như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ thì sự hiện diện của Nga có thể sẽ là một nhân tố mới ít nhiều sẽ làm thay đổi cục diện trên biển Đông.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

>> Tàu chiến Mỹ sẽ đe dọa an ninh châu Á-Thái Bình Dương

Mỹ triển khai thường trú 4 tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore sẽ ảnh hưởng đến an ninh châu Á-Thái Bình Dương, nhưng không mang tính quyết định.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến đấu duyên hải kiểu mới của Mỹ.


Một chương trình quân sự trên Đài tiếng nói Trung Quốc đưa tin, ngày 10/5 quan chức Hải quân Mỹ tiết lộ, cùng với việc Mỹ từng bước mở rộng khả năng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ sẽ cử chiếc tàu chiến kiểu mới đầu tiên là tàu USS Independence đến Singapore vào mùa hè năm 2013, thời gian triển khai dài tới 10 tháng.

Mỹ dự kiến trong tương lai sẽ trang bị 55 tàu chiến đấu duyên hải, trong đó 4 tàu được cử đến đồn trú ở Singapore, tốp tàu chiến này sẽ triển khai theo phương thức bố trí luân phiên. Mỹ sẽ còn tăng triển khai tàu chiến ở Philippines và Thái Lan.

Tàu chiến USS Independence có đặc điểm gì? Mỹ đóng quân ở Singapore gây ảnh hưởng thế nào đến tình hình châu Á-Thái Bình Dương? Về vấn đề này, phóng viên Trung Quốc đã phỏng vấn giáo sư Vương Bảo Phó, Đại học Quốc phòng Trung Quốc.

USS Independence có uy lực tác chiến duyên hải lớn

Tàu chiến USS Independence là một loại tàu chiến đấu duyên hải kiểu mới, thích hợp cho tác chiến biển gần, nó từng lần đầu tiên xuất hiện trong “diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương (Pacific Rim)” diễn ra 2 năm 1 lần, tổ chức vào năm 2010.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến đấu duyên hải USS Independence , Mỹ.

Vương Bảo Phó cho rằng, tàu USS Independence có chức năng chủ yếu nhất là tác chiến kiểu mô-đun, nó có thể tiến hành chiến đấu với các phương thức tổ hợp khác nhau tùy thuộc vào nhiệm vụ khác nhau.

Ngoài ra, khi tác chiến ở khu vực biển gần, nó có tốc độ khá nhanh, hỏa lực cũng tương đối mạnh, chức năng đa dạng, không chỉ có khả năng chống tàu ngầm, còn có thể chống thủy lôi, chống tàu nổi…, cộng với kiểu dáng của nó không lớn, khoảng 2.000-3.000 tấn, cho nên tác chiến ở duyên hải tương đối có uy lực.

Mỹ một mặt tập trung phát triển tàu chiến gần bờ đa chức năng, mặt khác có kế hoạch thu nhỏ quy mô tàu chiến cỡ lớn. Vương Bảo Phó phân tích, sau khi bước vào thế kỷ 21, chiến lược biển của Mỹ có sự thay đổi to lớn, sự phát triển “từ biển tới bờ” là đặc điểm chính.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đặc biệt là sau sự kiện 11/9, Mỹ cảm thấy tác chiến của hải quân phần lớn là đến vùng biển duyên hải của đối phương, của nước khác để tác chiến.

Phát triển tàu chiến đấu duyên hải chính là vũ khí trang bị được phát triển dựa trên sự thay đổi này. Cho nên, nó là một sản phẩm của sự thay đổi toàn bộ tư tưởng tác chiến trên biển của Mỹ, đặc biệt là sự chuyển đổi lực lượng chiến lược của hải quân.

Singapore dựa Mỹ về an ninh, Mỹ thấy Singapore có giá trị chiến lược

Singapore nằm ở eo biển Malacca có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, 1/3 vận tải dầu thô, gần 40% thương mại toàn cầu đều phải đi qua tuyến đường quan trọng có tính chất “yết hầu” này.

Đối với việc Mỹ lựa chọn triển khai tàu chiến đấu duyên hải kiểu mới tại Singapore, Vương Bảo Phó cho rằng, trước đây, Mỹ và Singapore đã sớm có thỏa thuận về tiếp tế hậu cần trên biển, tàu sân bay Mỹ có thể neo đậu tại căn cứ hải quân Changi của Singapore để tiến hành các hoạt động như tiếp tế hậu cần và sửa chữa.

Vương Bảo Phó cho rằng, lần này Mỹ đưa tàu chiến đấu duyên hải đến thường trú tại Singapore tiếp tục là một nội dung rất quan trọng trong phát triển quan hệ hợp tác quân sự song phương.
Singapore sở dĩ sẽ đồng ý cho Mỹ triển khai tàu chiến này thực chất là do đã nhìn thấy được vị trí và giá trị chiến lược độc đáo của Singapore: Không chỉ kề sát eo biển Malacca, mà còn là điểm tựa chiến lược rất quan trọng của toàn bộ hướng Đông Nam Á.

Mặc dù Singapore luôn thực hiện tư tưởng chiến lược quan trọng cân bằng nước lớn về chính trị đối ngoại, nhưng nhìn vào góc độ an ninh, chủ yếu vẫn dựa vào Mỹ.

Còn đối với Mỹ, sau khi quyết định chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là sau khi Mỹ đưa ra “Phương hướng Chiến lược Quốc phòng” vào đầu năm nay, quân Mỹ cử tàu chiến đấu duyên hải tới thường trú ở Singapore là một bước đi rất quan trọng thực hiện phương hướng chiến lược này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Mỹ vừa đến Philippines và neo đậu tại cảng biển của nước này.

Ảnh hưởng tới tình hình châu Á-Thái Bình Dương, nhưng không có vai trò quyết định?

Vương Bảo Phó phân tích, Mỹ triển khai tàu chiến ở Singapore sẽ có ảnh hưởng nhất định tới tình hình an ninh trên biển ở châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai.

Nhưng, bất cứ một loại vũ khí trang bị nào kể cả tàu sân bay hay tàu chiến đấu duyên hải của Mỹ, cho dù đã triển khai chúng ở một khu vực, thì cũng không thể gây ảnh hưởng mang tính quyết định tới cán cân sức mạnh quân sự của toàn bộ khu vực.

Bởi vì, tình hình an ninh và cán cân sức mạnh trên biển của bất cứ khu vực nào đều liên quan đến nhiều phương diện, không phải do một loại vũ khí nào đó quyết định.

http://nghiadx.blogspot.com
Vịnh Subic của Philippines là tiền duyên chiến lược để quân Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương.

>> “Philippines ăn hiếp Trung Quốc”

Trung Quốc không tiếc lời phê phán, chỉ trích, thậm chí là đe dọa đánh cho Philippines “sứt đầu mẻ trán” (Theo Kim Nhất Minh – thiếu tướng TQ) thì ngày 15/5, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Đới Bình Quốc lại thêm một tuyên bố gây sốc nữa: Philippines ăn hiếp Trung Quốc!



http://nghiadx.blogspot.com
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, Đới Bỉnh Quốc vốn nổi tiếng với phong cách ngoại giao mới, nói thật như nói chơi, nói chơi như nói thật khiến Philippines không biết đâu mà lần

Trong khi giới học giả, tướng tá quân đội và truyền thông nhà nước Trung Quốc không tiếc lời phê phán, chỉ trích, thậm chí là đe dọa đánh cho Philippines “sứt đầu mẻ trán” (Theo Kim Nhất Minh – thiếu tướng TQ) thì ngày 15/5, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Đới Bình Quốc lại thêm một tuyên bố gây sốc nữa: Philippines ăn hiếp Trung Quốc!?

Trong bài phát biểu tại Liên hiệp các hội hữu nghị nhân dân Trung Quốc sáng 15/5, vị quan chức phụ trách đối ngoại của chính phủ Trung Quốc, hàm thấp hơn Phó thủ tướng nhưng lại cao hơn Bộ trưởng này của Trung Quốc, Đới Bỉnh Quốc đã đưa ra tuyên bố bất ngờ nhưng lại không có gì khó hiểu.

Ông Quốc tỏ ra rất khiêm tốn khi đại diện cho chính phủ Trung Quốc phân bua với cộng đồng quốc tế, “Trung Quốc là một nước to đầu (nước lớn – PV), lại đang trong quá trình phát triển nên (Trung Quốc) phải biết khiêm nhường, không dược kiêu ngạo với nước nhỏ, và cũng không được kiêu ngạo với các nước lớn, nước giàu.”

Tuy nhiên, vị quan chức phụ trách ngành ngoại giao, đặc trách vấn đề biển Đông này cũng giải thích luôn: Khiêm nhường, thận trọng không có nghĩa là để cho nước khác ăn hiếp. “Nước nhỏ cũng không được ăn hiếp nước lớn, Philippines (nước nhỏ) là một ví dụ”, ông Đới Bỉnh Quốc nhấn mạnh.


http://nghiadx.blogspot.com
Liệu những chiếc tàu cá nhỏ (góc phải, trái phía trên) này có thể "ăn hiếp" cả tàu Ngư chính 310 - kẻ khổng lồ trên biển?

Để chứng minh cho kết luận của mình (Philippines ăn hiếp Trung Quốc), ông Đới Bỉnh Quốc lấy luôn dẫn chứng vụ căng thẳng trên bãi Scarborough kéo dài từ 10/4 cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu ngã ngũ.

Ông “tố” Philippines định bắt tàu cá Trung Quốc nhưng “âm mưu bất thành”, 2 nước đối đầu căng thẳng từ đó đến nay bất chấp thực tế hơn 30 tàu Trung Quốc cả to cả bé xông vào đầm phá bãi cạn Scarborough xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường của họ hơn 1 tháng qua, lại còn ra cái gọi là “lệnh cấm đánh cá trên biển Đông”.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiếu tướng La Viện: Trung Quốc sẽ "chơi" đến cùng với Philippines, không ngán Mỹ


Một thực tế khác, có ít nhất 5 viên “thiếu tướng học giả” Trung Quốc qua các diễn đàn của CCTV, Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo, Giải phóng quân để bày tỏ những quan điểm hết sức hiếu chiến và khiêu khích đối với Philippines, thậm chí còn đánh tiếng sang cả các nước khác có tranh chấp trên biển Đông trong suốt tháng qua không hề được ông Đới Bỉnh Quốc nhắc tới để chứng minh cho cái gọi là “khiêm nhường, thận trọng” của Trung Quốc với các nước nhỏ láng giềng.

http://nghiadx.blogspot.com
Hoàng Thiện Xuân, thiếu tướng, Chính ủy tỉnh quân khu Quảng Đông chủ động chia sẻ với báo giới, quân khu này sẵn sàng theo điều động của Quân ủy TƯ bảo vệ cái gọi là "chủ quyền bãi Hoàng Nham" (Scarborough)

Gần đây nhất, 2 viên thiếu tướng tại chức, một là Chính ủy quân khu tỉnh Quảng Đông, Hoàng Thiện Xuân (14/5/2012, phát biểu tại Quảng Đông), một là Phó tham mưu trưởng hạm đội Nam Hải, Lý Sỹ Hồng (1/5/2012 phát biểu tại Hồng Kông) đều bất ngờ chủ động đánh tiếng qua báo giới.

Quân khu tỉnh Quảng Đông, hạm đội Nam Hải đều sẵn sàng nghe lệnh điều động của Quân ủy trung ương một khi xảy ra tình huống (xung đột – PV) và bảo vệ tốt cái họ gọi là “chủ quyền trên bãi cạn Scarborough”. Ông Đới Bỉnh Quốc có biết chuyện này không? Tại sao 2 viên tướng lãnh đạo lực lượng thường trực chiến đấu chủ lực sát biển Đông phải vội vã bày tỏ chính kiến như vậy?

http://nghiadx.blogspot.com
Lý Sỹ Hồng, thiếu tướng, Tham mưu phó hạm đội Nam Hải: Hạm đội Nam Hải sẵn sàng (cho xung đột trên bãi Scarborough/biển Đông?!)

Bóng gió xa xôi hơn, ngày 14/5 báo Quân giải phóng đăng lời kêu gọi của ông Quách Bá Hùng, thượng tướng, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc: “Quân đội (Trung Quốc) quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, chào mừng đại hội 18” sau khi ông đi điều tra, nghiên cứu ở 1 loạt các đơn vị quân đội chủ lực. Bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia là nhiệm vụ nghiễm nhiên, bắt buộc, không cần nói của bất cứ quân đội nào, đưa ra lời kêu gọi vào lúc nhạy cảm này, khó tránh khỏi khiến dư luận đồn đoán.

Và dường như không chỉ nói xuông, lúc bãi đá Scarborough đang “căng như dây đàn”, hạm đội Nam Hải lại chia quân 2 cánh, tạo thế gọng kìm tập trận sát vùng biển Philippines. Ngạc nhiên hơn, khi Nhật Bản phát hiện và loan báo, có 5 tàu chiến hiện đại nhất của hạm đội Nam Hải kéo 48 quả tên lửa áp sát Philippines thì được báo chí Trung Quốc đưa lại với thái độ vô cùng hồ hởi và phấn khởi!?

http://nghiadx.blogspot.com
5 chiến hạm hiện đại nhất hạm đội Nam Hải lặng lẽ kéo theo 48 quả tên lửa hướng thẳng về phía Philippines đúng lúc Scarborough căng thẳng nói lên điều gì? La Viện: Nếu Hoàng Nham (Scarborough) "có chuyện", (5 chiến hạm với 48 quả tên lửa) sẵn sàng nhập cuộc!

Chỉ bấy nhiêu thôi, những động thái quân sự trên mặt trận truyền thông hoặc trên thực địa cũng đủ thấy sức uy hiếp từ phía nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Philippines lớn như thế nào. Đó cũng là dấu hiệu cảnh báo cho các bên liên quan khác trên biển Đông, Trung Quốc không “khiêm nhường, thận trọng” như ông Đới Bỉnh Quốc vừa phát biểu.

Liên quan đến việc Trung Quốc vừa ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, ngày 15/5/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Cục Ngư chính Trung Quốc công bố việc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16/5/2012 đến ngày 01/8/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Lập trường của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu rõ trong phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 20/01/2012.Việt Nam phản đối quyết định đơn phương này của Trung Quốc và coi quyết định này là không có giá trị”. - Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam


Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

>> Phillippines tăng cường ngân sách cho hải quân



118 triệu USD là số tiền sẽ được chính phủ Phillippines tăng cường thêm cho lực lượng cảnh sát biển nước này.


Ngày 7/9/2011, tại Thủ đô Manila, chính phủ Phillippines đã công bố một khoản ngân sách tăng cường trị giá 118 triệu USD cho lực lượng cảnh sát biển.

Việc tăng ngân sách này nhằm đảm bảo cho các hoạt động bảo vệ vùng lãnh thổ, lãnh hải và các dự án khai thác tài nguyên quan trọng của Phillippines trên biển Đông.

Theo đó, số tiền 118 triệu USD sẽ được dành cho việc mua thêm tàu tuần tra cùng 6 trực thăng cũng như các thiết bị quân sự liên quan.

Bộ trưởng Bộ Ngân sách và quản lý Phillipines Florencio Abad đã xác nhận thông tin về khoản ngân sách nói trên.


http://nghiadx.blogspot.com
Phillippines sẽ tăng cường ngân sách cho việc mua sắm các tàu tuần tra và máy bay trực thăng mới, trong ảnh chiến hạm BRP Gregorio del Pilar (PF-15) mà hải quân nước này mới nhận hồi tháng 8/2011.


Đây là khoản ngân sách cần thiết để đảm bảo các yêu cầu của lực lượng vũ trang trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, trong đó chú trọng đến việc thiết lập vành đai bảo vệ xung quanh dự án khai thác khí đốt Malampaya và nhà máy điện tại đây.

Dự án khai thác khí đốt Malampaya là một dự án hợp tác giữa Tập đoàn Shell và Tập đoàn dầu khí quốc gia Phillippines trị giá 4,5 tỷ USD. Đây được xem là dự án hợp tác mang tầm chiến lược với an ninh năng lượng Phillippines, cung cấp tới 50% năng lượng cần thiết trên đảo Luzon.

Đầu tháng 9/2011, Tổng thống Phillippines Benigno Aquino và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cam kết giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình khi các nhà lãnh đạo Phillippines đến thăm Bắc Kinh.

Dù khoản ngân sách tăng cường này là rất nhỏ nếu so với ngân sách mà Trung Quốc chi cho lực lượng hải giám nước này. Tuy nhiên, đây cũng là một sự tăng cường quan trọng cho lực lượng vũ trang Phillippines, trong bối cảnh quốc gia này đang đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế.

Tháng 8/2011, Phillippines cũng đã nhận một tàu tuần tra lớn nhất trong trang bị của hải quân nước này để phục vụ cho nhiệm vụ tuần tra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Tag: Hải quân các nước ASEAN

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

>> Gregorio del Pilar - chiến hạm hiện đại nhất Hải quân Philippines



Ngày 23/8, Hải quân Philippines đã chính thức tiếp nhận chiến hạm lớn nhất BRP Gregorio del Pilar (PF-15) mua lại của Hải quân Mỹ.

Trước khi chuyển cho Philippines, Gregorio del Pilar là tàu tuần tra USCGC Hamilton của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.

Lịch sử trước khi “sang tên, đổi chủ”

USCGC Hamilton được đóng tại nhà máy Avondale (thành phố New Orleans, bang Louisiana), hạ thủy ngày 18/12/1965, trang bị sẵn sàng đi vào hoạt động ngày 18/3/1967.

Trong giai đoạn 1969-1970, tàu Hamilton được điều động tới vùng biển Việt Nam tham chiến. Tại đây nó đã bắn khoảng 4.600 phát đạn hỗ trợ quân Mỹ ở miền nam Việt Nam.

Sau thời gian ở Việt Nam, tàu Hamilton tới hoạt động trên vùng biển Đại Tây Dương làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu hải dương học và thường xuyên tiến hành hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm Hamilton khi còn trong biên chế lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.


Năm 1994, Hamilton đã nhận bằng khen vì chiến công cứu hộ thành công 135 người Haiti sau khi tàu chở họ gặp nạn trên biển.

Năm 1996, Hamilton tiến vào kênh đào Panama và thực hiện một loạt hoạt động nhằm ngăn chặn dòng ma túy vận chuyển vào nước Mỹ. Thủy thủ đoàn đã trực tiếp chặn đứng 14 tàu buôn lậu chở hơn 115 tấn hàng trị giá 200 triệu USD.

Năm 1999, Hamilton tiếp tục ngăn chặn được bọn buôn lậu ma túy vận chuyển 2,7 tấn cocain vào nước Mỹ.

Năm 2007, Hamilton đã chặn được một tàu đánh cá treo cờ Panama chở 20 tấn cocain trị giá 600 triệu USD. Đây là một trong những vụ bắt ma túy trên biển lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Ngoài các chiến dịch ngăn chặn bọn buôn lậu, vận chuyển ma túy. Tàu Hamilton còn thường xuyên tham gia tuần tra biển bảo vệ vùng “đặc quyền kinh tế” trên biển của nước Mỹ.

Trong quá trình hoạt động, năm 1988 Hamilton trải qua chương trình hiện đại hóa và tân trang, được cung cấp hệ thống điện tử và vũ khí hiện đại. Tất cả không gian và máy móc đều được đại tu sửa chữa lại.

“Sang tay” Hải quân Philippines

Tháng 3/2011, Lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ chính thức cho tàu Hamilton nghỉ hưu, họ tiến hành gỡ bỏ radar tìm kiếm trên không/biển, hệ thống vũ khí phòng thủ tầm cực gần (Phalanx CIWS) và 2 pháo cỡ 25mm trên tàu.

Sau đó, phía Mỹ bắt đầu lắp đặt hệ thống định vị, radar và thiết bị điện tử khác theo yêu cầu hợp đồng ký kết với Philippines.

Ngày 13/5/2011, chiến hạm Hamilton được chuyển giao cho Hải quân Philippines trong một buổi lễ trang trọng tổ chức ở Cost Guard Island. Con tàu được đổi tên thành BRP Gregorio del Pilar (PF-15). Và vị thuyền thưởng đầu tiên của PF-15 là ông Alberto A.Cruz.

Sau ngày 30/6, BRP Gregorio del Pilar tiếp tục trải qua các sửa đổi khác. Đầu tháng 7, con tàu đã tiến hành chạy 4 ngày trên biển để thử nghiệm đánh giá khả năng làm việc của thủy thủ đoàn.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 18/7, Gregorio del Pilar rời Cost Guard Island bắt đầu cuộc hành trình về Philippines.


Ngày 17/8, tàu về tới lãnh hải Philippines sau 1 tháng hành trình. Ngày 21/8, con tàu cập cảng Manila. Ngày 23/8, một buổi lễ tiếp nhận đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều quan chức cao cấp chính phủ Philippine trong đó có cả Tổng thống Benigno Aquino III.

Tuy nhiên, BRP Gregorio del Pilar (PF-15) không đi vào hoạt động ngay mà sẽ được sơn đổi màu xám giống với màu các tàu chiến khác của Philippines. Ngoài ra, Hải quân Philippines sẽ thực hiện một vài sửa chữa nhỏ, bổ sung thêm vài trang thiết bị.

Giá trị chuyển giao con tàu vào khoảng 13,18 triệu USD (năm 2011).

Tàu Hải quân Philippines đầu tiên sử dụng động cơ tuốc bin

BRP Gregorio del Pilar có lượng choán nước 3.250 tấn, kích thước 115x13x2,67m. Tàu được thiết kế với không gian thoải mái, tiện nghi bao gồm cả điều hòa nhiệt độ.

Hệ thống điện tử của tàu gồm radar tìm kiếm trên biển và định vị, hệ thống kiểm soát hỏa lực Mk92 mod.1 cùng các thiết bị liên lạc.

Mục đích khi thiết kế tàu của Hải quân Mỹ là dành cho nhiệm vụ bảo vệ bờ biển Mỹ, bảo vệ đặc quyền kinh tế (EEZ), chống buôn lậu, tìm kiếm cứu nạn nên sức mạnh hỏa lực của tàu tương đối “nhẹ”.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm lớn nhất Hải quân Philippines BRP Gregorio del Pilar với hỏa lực mạnh nhất là pháo hạm cỡ 76,2mm (vòng tròn màu đỏ).


Hiện tại, sau khi trải qua đại tu nâng cấp, BRP Gregorio del Pilar trang bị một pháo hạm Oto Melara 76mm, có tốc độ bắn khá nhanh khoảng 85 viên/phút, sơ tốc đầu đạn 925m/s, tầm bắn 20km. Loại pháo này chỉ thích hợp cho nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ, tầm gần trên biển hoặc pháo kích bờ biển hỗ trợ tác chiến đổ bộ.

Đuôi tàu có boong đáp dành cho trực thăng cùng nhà chứa máy bay.

Hệ thống động lực của tàu gồm 2 động cơ tuốc bin phí do Pratt và Whitney sản xuất và 2 động cơ diesel do Fairbanks – Morse chế tạo.

BRP Gregorio del Pilar là tàu chiến đầu tiên của Hải quân Philippines sử dụng động cơ tuốc bin khí, nếu chạy loại này tàu đạt tốc độ 28 hải lý/h. Trong khi nếu dùng động cơ diesel tàu đạt tốc độ 17 hải lý/h, tầm hoạt động của tàu lên tới 26.700km không cần tiếp liệu.

Dự kiến, nó sẽ được triển khai để bảo vệ hoạt động thăm dò và khai thác dầu mỏ ở vùng biển phía Tây và phía Nam Philippines.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

>> 'Sứ giả' ở Đông Nam Á




Dường như tên gọi của chiến hạm USS Chung-Hoon đã định sẵn cho chiến hạm này sứ mệnh ngoại giao ở Đông Á (*).

Hiện đại bậc nhất

Chiến hạm mang tên lửa có điều khiển, trang bị hệ thống Aegis USS Chung-Hoon, số hiệu DDG-93, là loại tàu khu trục biến thể FligtIIA của lớp Areigh Burke hiện đại bậc nhất trong lực lượng tàu mặt nước của Hải quân Mỹ. Tàu được hãng Northorp Grumman hạ thủy vào tháng 12/2002, sau đó biên chế trong Hạm đội Thái Bình Dương (tháng 9/2004), đóng quân ở Trân Châu cảng, Hawaii.

Được trang bị hệ thống Aegis, đối tượng tác chiến chủ yếu của USS Chung-Hoon là các tên lửa đường đạn. Do đó, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ là thành phần của lá chắn phòng thủ xuyên quốc gia, hệ thống điện tử của tàu rất tối tân, gồm: Radar mảng pha 3 chiều đa chức năng AN/SPY-1(V); Hệ thống chỉ huy – ra quyết định (viết tắt tiếng Anh là CDS); Hệ thống hiển thị Aegis; Hệ thống điều khiển vũ khí… Theo đó, hệ thống CDS sẽ nhận dữ liệu chiến đấu từ hệ thống cảm biến của tàu, vệ tinh quân sự, từ đó, đánh giá mối nguy hiểm và ra lệnh cho hệ thống vũ khí hoạt động đánh trả. Hệ thống tên lửa đánh chặn của USS Chung-Hoon do Lookheed Martin cung cấp, được đưa vào sử dụng từ năm 2006, với nòng cốt là tên lửa SM-3 block 1A được cho là đủ sức đối chọi với các tên lửa đường đạn tầm ngắn và tầm trung của đối phương.



Khu trục hạm USS Chung-Hoon (DDG-93).



USS Chung-Hoon còn là tàu chiến đa năng, được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ thông thường khác, như đảm bảo an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu hộ, hộ tống, đổ bộ và vận tải… Các vũ khí đáng kể khác của tàu gồm: 56 tên lửa hành trình Tomahawk, có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển và trên mặt đất; 8 tên lửa Harpoon; Hệ thống chống ngầm ASROC; 6 ống phóng ngư lôi 324mm; Ngoài ra, USS Chung-Hoon được trang bị pháo hạm Mk45 127mm, 2 pháo cao tốc Phalanx 6 nòng với tốc độ bắn chóng mặt, 4.500 phát/phút/bệ;…

Điểm đặc biệt khác của USS Chung-Hoon còn ở lớp vỏ tàu có thêm lớp giáp kevlar nặng tới 70 tấn. Ngoài ra, USS Chung-Hoon thuộc lớp tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ được thiết kế để phòng chống ảnh hưởng của tác chiến xạ - sinh – hóa. Trong một dự án 30 triệu USD của Hải quân Mỹ, tàu được lắp các các cánh cửa kín nước giúp ngăn sự xâm nhập của nước biển vào bên trong tàu.

Sứ mệnh ngoại giao

Là tàu quân sự nhưng gần như USS Chung-Hoon chưa phải “đánh đấm” nhiều. Có lẽ, sự vụ căng thẳng trên truyền thông nhất mà USS Chung-Hoon từng tham gia là việc hộ tống tàu USNS Impeccable, sau khi tàu này bị các tàu Trung Quốc “tiếp cận quá gần” ở một nơi cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 75 hải lý về phía Nam, hồi giữa tháng 3/2009. Trước đó, vào tháng 10/2005, USS Chung-Hoon đã thực hiện thành công nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ tàu chở hàng C-Laurel gặp nạn gần đảo Kahului ở quần đảo Hawaii.

Ngoài việc tuần tra, sẵn sàng chiến đấu đúng với chức năng của một khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis, USS Chung-Hoon còn được điều động để làm ngoại giao, tạo dựng hình ảnh cho nước Mỹ nói chung và Hải quân Mỹ nói riêng ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á.

Tháng 9/2006, USS Chung-Hoon được cử đón tiếp tàu khu trục Thanh Đảo, thuộc lớp Lữ Đại của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, khi tàu này tới thăm Trân Châu cảng. Sau đó, thủy thủ đoàn ở 2 tàu đã có nhiều hoạt động giao lưu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Hải quân Mỹ và Trung Quốc thực hiện một chuyến thăm và hoạt động chung như vậy.



USS Chung-Hoon được chào đón khi trở về căn cứ ở quần đảo Hawaii với vòng hoa khổng lồ.


Năm 2010, USS Chung-Hoon hỗ trợ Hải quân Philippines thực hiện chiến dịch tiễu trừ phiến quân Hồi giáo cực đoan ở nước này trên vùng biển Sulu. Sang năm 2011, USS Chung-Hoon lại lên đường tới khu vực này để cùng các tàu chiến khác của Hải quân Mỹ, Philippines tham gia cuộc tập trận chung mang tên "Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng ứng phó trên biển" (CARAT), kéo dài 11 ngày ở ngoài khơi đảo Palawan (Tây Nam Philippines). Cuộc tập trận được lập ra để nâng cao kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm trong vấn đề hàng hải, tác chiến trên biển và tăng cường hợp tác quân sự song phương.
Ngày 7/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga cho biế, từ ngày 15-21/7/2011, 3 tàu Hải quân Hoa Kỳ là USS Chung-Hoon, USS Prebel, USNS Safeguard sẽ ghé thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Đây là hoạt động giao lưu định kỳ hằng năm, đã được sửa hai bên thỏa thuận từ trước nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa hải quân 2 nước, thực hiện các hoạt động nhân đạo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động chuyên môn của hải quân và tìm kiếm cứu nạn.

(*) Tuy là chiến hạm Mỹ nhưng DDG-93 được đặt cái tên rất châu Á, bởi vị Chuẩn Đô đốc mà nó mang tên là có nguồn gốc Mỹ, Hawaii và Trung Quốc. Là sĩ quan cấp đô đốc gốc Á đầu tiên trong Hải quân Mỹ, ông đã được tặng Thập tự Hải quân và Huân chương Sao bạc vì sự quả cảm và gan dạ khi chiến đấu với quân đội Nhật Bản, trong chiến tranh Thái Bình Dương.

Thông số của USS Chung-Hoon: Dài 155,3m, rộng 20m, mớn nước 9,4m, lượng giãn nước 9.200 tấn; Tốc độ: 30 hải lý/giờ; Thủy thủ đoàn: khoảng 300 người;

[BDV news]


Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

>> Philippines sẽ chi gần 1 tỷ USD hiện đại hóa quân sự




Chính phủ Phillipines sẽ chi 40 tỷ peso (tương đương hơn 914 triệu USD) để nâng cấp các trang thiết bị quân sự trong vòng 5 năm bắt đầu từ năm 2012.

Quyết định được đưa ra giữa lúc căng thẳng trên biển Đông đang dâng cao. Như vậy, kể từ năm sau, ngân sách quân sự bổ sung mỗi năm của đảo quốc này sẽ là 8 tỷ peso thay vì 5 tỷ như hiện nay.

Tướng Brig.Gen.Roy Deveraturde, người đứng đầu lực lượng vũ trang Phillipines (AFP) khi trả lời tờ Manila Standard Today cho biết: “Nâng cấp trang thiết bị không phải là sự chuẩn bị cho bất cứ xung đột nào, cũng không phải chạy đua cho một cuộc chiến tranh”.

Người đứng đầu hải quân Philippines, Phó Đô đốc Alexandra Pama cho biết việc phân bổ kinh phí vẫn đang được cân nhắc nhưng hải quân sẽ chiếm một phần lớn của chương trình này.

“Những thiết bị của chúng tôi đã quá cũ nhưng chúng tôi vẫn phải sử dụng chúng để hoàn thành nhiệm vụ”, ông Pama nói thêm khi trả lời đài phát thanh dzPH.

Phillippines có 53 tàu chiến trong biên chế nhưng chỉ có 26 tàu hoạt động hiệu quả. Những con tàu này có tuổi thọ trung bình là 36,4 tuổi. Các tàu lớn hơn – như tàu khu trục Humabon đã 66 - 67 tuổi.Trong số 7 tàu vận tải của hải quân nước này, chỉ có 3 tàu 15 tuổi hiện đang sử dụng, tất cả những tàu không hoạt động được đều đã 64 tuổi.


Tuần duyên hạm Hamilton - Một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân sự của Philippines


Với nguồn kinh phí bổ sung, quân đội Philippines sẽ trang bị các thiết bị mới như trực thăng tuần tra bằng cảm biến, trực thăng tìm kiếm cứu nạn, máy bay vận tải, nâng cấp tàu biển và cải tạo tuần duyên hạm Hamilton... nhằm củng cố và nâng cao sức mạnh hải quân, bảo vệ lãnh thổ.

Tuy nhiên ít nhất 7 nhà lập pháp phản đối kế hoạch tăng ngân sách quân sự. Ông Teodoro Casino – đại biểu Đảng Bayan Muna cho rằng mức chi ngân sách như vậy là quá lớn.

"Tại sao chính phủ lại chi hàng tỷ cho tàu chiến, máy bay, trong khi chúng ta thậm chí không có đủ giáo viên, sách, ghế cho trường học? Năm 2011, chính phủ cũng đã phải thừa nhận thiếu khoảng 100.000 giáo viên, 150.000 lớp học, 13.500.000 ghế, và 95.500.000 sách giáo khoa".

Ông Casino đề xuất ý kiến chính phủ nên kiểm kê lại các nguồn quỹ, xem xét các cáo buộc tham nhũng thông qua các hợp đồng mua bán quân sự suốt hàng thập kỷ qua. "Xung đột với Trung Quốc và các bên liên quan về biển đảo có thể được giải quyết một cách hòa bình, " ông Casino nói.

Trước những nghi ngại trên, tướng Deveraturde khẳng định: “Ngân sách chương trình hiện đại hóa quân sự sẽ không bị lãng phí, tôi có thể hứa như vậy. Đây là một nguồn hỗ trợ lớn. Chúng tôi sẽ sử dụng thích hợp, hồ sơ mua bán luôn minh bạch và bất cứ ai nhìn vào đều có thể thấy rõ điều đó”.

[BDV news]


Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

>> Philippines sắp mua tàu ngầm





Hải quân Philippines dự định trong 9 năm tới mua 1 tàu ngầm để bảo đảm an ninh quốc gia, Jane's Navy International cho hay.

Quyết định này phù hợp xu hướng xây dựng quân đội trong khu vực - trong 2 năm gần đây, các nước láng giềng của Philippines như Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam đều đã bắt tay vào xây dựng và củng cố hạm đội tàu ngầm.

Đại diện hải quân Phillipines tiết lộ với Jane's, hiện nay họ đang tiến hành các nghiên cứu nhằm xác định các yêu cầu của nước này đối với tàu ngầm và đánh giá luận cứ cho các kế hoạch này. Trên cơ sở các nghiên cứu này, hải quân Phillipines dự kiến sẽ chuẩn bị đề xuất với Bộ Quốc phòng trong năm tới.

Đại diện hải quân Phillipines cho biết, hiện còn quá sớm để nói đó sẽ là một tàu ngầm mới hay là tàu ngầm đã qua sử dụng. Những khó khăn kinh tế của Philippines nhiều khi đã thúc đẩy họ mua các loại vũ khí trang bị đã qua sử dụng. Chẳng hạn, chiếc tàu cũ của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ USCGC Hamilton sẽ được chuyển giao trong năm nay để làm kỳ hạm mới của hải quân Phillipines.

Hải quân Phillipines cần có 1 tàu ngầm để mở rộng khả năng tuần tra các vùng biển mà dự đoán là có trữ lượng dầu khí lớn. Các vùng biển này lại có sự tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực và tất cả các nước này đều hoặc là mới mua sắm hoặc chuẩn bị mua sắm tàu ngầm.

Việc mua sắm tàu ngầm là bộ phận của “Kế hoạch hải quân năm 2020” (Sail Plan 2020) xác định chiến lược cân bằng có tính tới những khó khăn tài chính của đất nước của hải quân Philippines. Theo các tài liệu của hải quân Philippines, kế hoạch xác định các nhu cầu của họ về khả năng phản ứng nhanh hơn với các mối đe dọa, xây dựng “các mục tiêu hải quân tin cậy” và xây dựng “các khả năng hải quân hiện đại” vào cuối thập kỷ.

Việc chuyển giao Hamilton cũng là một phần của kế hoạch hiện đại hóa cũng như việc mua sắm các tàu đốc đổ bộ vốn đang ở giai đoạn đàm phán giữa hải quân Philippines và hãng đóng tàu Indonesia PT Pal. Trong số các nhu cầu của hải quân Philippines có bao gồm 1 máy bay tuần tra của không quân bờ biển, 2 tàu tuần tra ven bờ và ít nhất 2 trực thăng đa dụng.

Kinh phí cho các vụ mua sắm này được dự trù trong “Chương trình nâng cao khả năng của Philippines” (Philippines' Capability Upgrade Program). Chương trình gồm 3 giai đoạn, trùng với các nhiệm kỳ tổng thống: 2005-2010, 2011-2016 và 2017-2022. Giai đoạn 2 hiện nay trù tính chi 1 tỷ USD cho mua sắm quốc phòng.

Các đại diện Bộ Quốc phòng Philippines cũng cho biết, quy mô kinh phí có thể tăng lên nhờ lấy từ các khoản chi phi quân sự.

Chi phí quân sự của các nước Đông Nam Á khác trong những năm gần đây bị hạn chế (ngoại trừ Singapore), mặc dù điều đó cũng không ảnh hưởng đến các kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm của khu vực. Malaysia đã mua 2 tàu ngầm Scorpene và đưa vào trang bị năm 2009; tháng 6.2009, Singapore đã nối lại việc mua sắm 1 trong 2 tàu ngầm lớp Västergötland (A 17); Việt Nam năm 2009 đã ký với Nga hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Projekt 877EKM (?); Indonesia, nước đang sở hữu 2 tàu ngầm lớp Type 209 đã công bố ý định mua thêm 2 tàu ngầm của Hàn Quốc hoặc Nga.

Kế hoạch của hải quân Thái Lan mua đến 6 tàu ngầm diesel cũ lớp Type 206A của Hải quân Đức đã được Bộ Quốc phòng này thông qua năm 2011. Tuy nhiên, họ không kịp nhận kinh phí cho chương trình này trước khi giải tán quốc hội và bầu cử ấn định vào ngày 3.7. Hiện nay, dự kiến hải quân Thái Lan sẽ chuẩn bị kế hoạch mua sắm quốc phòng mới để đệ trình chính phủ mới trong năm nay hoặc đầu năm sau.

[Vietnamdefence news]


>> Ba phép thử cho xung đột Biển Đông





Nói như nhiều nhà quan sát, đằng sau vụ tàu Bình Minh và mới đây là tàu Viking bị cắt cáp là mũi tên của Bắc Kinh nhắm vào nhiều đích.

Một, xác quyết chủ quyền với đường lưỡi bò. Hai, xem thái độ của các nước cùng tranh chấp xung quanh. Và ba, răn đe các nước khác có tranh chấp như Nhật qua đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Nhưng không chỉ từ phía Trung Quốc, đối với các nước cùng chia sẻ lợi ích tại Biển Đông, sự kiện này cũng đặt lên bàn cờ những phép thử khác. Với Mỹ là định lại bức tranh chiến lược còn nhiều góc khuất. Với ASEAN là đi tìm một đồng thuận chung. Còn với Việt Nam là cuộc sát hạch về chiến lược, lựa chọn hiện tại để hình dung tương lai.

Siêu cường giữa những ngả rẽ

Là một cường quốc Thái Bình Dương, và tiếp tục muốn đảm bảo vị trí này, trước những động thái leo thang gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông trực tiếp ảnh hưởng đến quyền tự do lưu thông hàng hải, nước Mỹ đứng trước những lựa chọn: (1) ủng hộ thiết lập cơ chế an ninh vùng để ngăn chặn hành động dùng vũ lực; (2) tiếp tục đảm bảo sự hiện diện quân sự và tham gia gây ảnh hưởng đến các sự kiện xảy ra trong vùng (inshore balancer) và (3) giữ vai trò người cân bằng lực lượng bên ngoài (offshore balancer) bằng cách hỗ trợ những nước khác yếu hơn trong khu vực làm đối trọng với sự gia tăng quyền lực của đối thủ tiềm năng. Thực tế cho thấy chính sách Washington qua nhiều đời tổng thống là một chiến lược hỗn hợp. Điểm khác biệt nằm ở liều lượng chính sách và mức độ ưu tiên trong những cung thời điểm.

Kể từ khi George W. Bush nắm quyền, Mỹ ưu tiên cho các giải pháp đơn phương nhiều hơn trong việc giải quyết các vấn đề chung toàn cầu. Song song với đó là tăng cường khả năng quân sự với mục tiêu chống khủng bố. Tuy nhấn mạnh ưu tiên chuyển đổi phong cách lãnh đạo đa phương hơn là đơn phương, hợp tác, thương lượng hơn là gây sức ép, chính phủ của tổng thống Obama cho đến nay vẫn cảm thấy khó khăn khi chấp nhận tham gia vào một cơ chế giải quyết đa phương trong bài toán Biển Đông. Một mặt, quá trình này sẽ ràng buộc khung hành động chính sách, một mặt sẽ không có ý nghĩa nếu không thuyết phục được Trung Quốc từ bỏ quan điểm song phương hiện nay cùng tham gia.



Tàu Viking II do PetroVietnam thuê bị tàu Trung Quốc tấn công


Nếu một cơ chế đa phương mang tính pháp lý chưa được hình thành, việc giảm bớt hiện diện quân sự như chủ thuyết "cân bằng lực lượng bên ngoài" đề xướng sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Khoảng trống quyền lực không những nằm ở chỗ hiện nay ở Đông Á vẫn chưa có cường quốc khu vực nào đủ sức về mặt quân sự đối trọng với Bắc Kinh - dẫu cho đó là tiếng nói từ Tokyo, Seoul hay tất cả các nước ASEAN, mà còn nằm ở việc phân tầng lợi ích từ mối quan hệ với Trung Quốc khiến cho một liên minh thống nhất cùng thời điểm khó khả thi. Điểm mạnh của việc cân bằng bên ngoài đảm bảo thu hẹp ngân sách về quốc phòng, thúc đẩy phát triển thế hệ vũ khí hiện đại, tạo sức mạnh từ xa, nhưng cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt mức độ tham gia cũng như ảnh hưởng trực tiếp của nước Mỹ vào các hồ sơ nóng, điều mà về lợi ích của Mỹ thỏa mãn trong ngắn hạn, cân nhắc trong dài hạn.

Trong tư thế bá cường, sức mạnh sẽ trở thành bạo lực nếu không tồn tại sự chính đáng. Bài toán làm giới lãnh đạo Mỹ đau đầu nhiều năm nay là sự hiện diện "như vị khách không mời". Nay sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc đã giúp đáp số rõ ràng hơn. Lựa chọn giữ vai trò "người cân bằng tại chỗ" dường như đang cùng chiều với lợi ích với nhiều nước trong vùng. Kết quả Đối thoại Shangri- La năm ngoái và năm nay đều cho thấy mức độ chấp nhận sự hiện diện của chính phủ Washington như một người cầm nhịp.

ASEAN và chính sách ba "không"

Một sự đồng thuận của ASEAN trong thời điểm này cần phải vượt qua những lực cản nào? Có ít nhất ba "không" làm tâm điểm. Thứ nhất, đồng thuận ASEAN không phải là liên minh chống Trung Quốc. Do mức độ phân tảng về gắn kết địa lý, văn hóa, chủng tộc và đặc biệt là thương mại kinh tế, một con đường chung mang tên ASEAN liên quan đến Trung Quốc không dễ thực hiện.

Chưa kể những quốc gia không liên quan lợi ích trực tiếp đến khu vực Biển Đông (hiện nay Myanmar đã công khai theo lập trường của Bắc Kinh), giữa những quốc gia cùng hội cùng thuyền, việc bẻ bánh lái theo hướng nào vẫn là câu chuyện hạ hồi phân giải. Không lâu để có thể quên câu chuyện chính phủ Philippines chọn cho mình lối đi riêng năm 2004, ký một thỏa thuận với Trung Quốc về khảo sát địa chấn chung ở khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Góc nhìn đó, liên minh ASEAN về hồ sơ Biển Đông cần hình thành trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối thiểu cho tất cả các thành viên thông qua tiêu chí loại trừ việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp trên toàn bộ Biển Đông.



Tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, phá hoại cáp của tàu địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam


Thứ hai, đồng thuận ASEAN không nên quy định những vấn đề tranh chấp trực tiếp giữa các nước thành viên. Tiếp cận riêng rẽ về góc nhìn, dẫn đến riêng lẻ về phương thức hành động, nhất là khi trên con thuyền cùng ra khơi vẫn không phải chỉ là những thuyền viên đồng nhất hoàn toàn về lợi ích. Đừng quên rằng, giữa các nước ASEAN với nhau vẫn tồn tại mâu thuẫn trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền.

Trong khi những thí dụ gần đây cho thấy, một hợp tác giữa các nước ASEAN thành lập một tiếng nói chung là hoàn toàn có thể qua thỏa thuận trong hồ sơ đăng ký thềm lục địa vào tháng 5/2009 giữa Việt Nam và Malaysia, thì quyết định của Philippines phản đối cả hồ sơ của Việt Nam lẫn hồ sơ chung Việt Nam - Malaysia lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hiệp Quốc (CLCS) lại chỉ ra màu xám còn lại của bức tranh. Một vấn đề trở nên cốt lõi của ASEAN và cơ chế hoạt động của tổ chức này là sự lệch pha giữa chủ quyền quốc gia và tính "ASEAN hóa" trong quá trình hình thành các quyết định dẫn đến một lệch pha khác trong việc thống nhất lập trường chung trên các hồ sơ quan trọng.

Thứ ba, nếu "không" có bước đi cụ thể hóa, "con đường ASEAN" mãi chỉ là lời nói nằm trên giấy. Sau những động thái gần đây đánh động dư luận về việc leo thang từ phía Trung Quốc, một cái nhìn trung hạn cần tính tới. Ba đích ngắm nhắm tới hội nghị cấp cao Đông Á (East Asian Community - EAC) sắp tới do Indonesia chủ trì vào tháng 9. Một, là ủng hộ đề nghị đưa các vấn đề an ninh địa chính trị vào khung làm việc. Dẫu gọi tên là cộng đồng kinh tế hay cộng đồng chung, thì một môi trường không xung đột đóng vai trò tiên yếu.

Hai, cần đẩy nhanh tiến độ mở rộng thêm tổ chức, cụ thể là bỏ phiếu đồng thuận Hoa Kỳ và Nga từ tư cách quan sát viên trở thành thành viên chính thức. Sự gắn kết thành viên mới không chỉ mang ý nghĩa của chính trị thực ở quan điểm cân bằng lực lượng, mà còn tạo cơ hội để xác tính lại chuẩn tắc, mục đích và viễn kiến của tổ chức đang hướng tới. Một cộng đồng hướng tới hòa bình và thịnh vượng chung cho toàn châu lục tham vọng trình làng với thế giới vào 2015 phải thể hiện ý muốn và có khả năng thiết lập được cơ chế dung hòa và giải quyết mâu thuẫn giữa các nước thành viên. Và đó cũng là mục tiêu thứ ba khi chuyển hóa chuẩn tắc thành khung pháp lý mang tính ràng buộc với việc khởi động vòng đàm phán để tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trong thời gian ngắn nhất.

Lựa chọn nào cho Việt Nam?

Giữa ba phép thử trên, Việt Nam trong một tư thế đặc biệt, vừa ảnh hưởng lợi ích trực tiếp, vừa có thể đóng vai trò thúc đẩy hay hạn chế ở mức độ tương đối những chuyển động trên bàn cờ. Trực tiếp qua thái độ phản đối dứt khoát với mọi phép thử của Trung Quốc, gián tiếp qua việc xây dựng các biện pháp cân bằng và đối trọng an ninh thông qua Hoa Kỳ và cộng đồng chung ASEAN. Sự hiện diện của Mỹ về mặt quân sự đối với các nước trong khu vực giữ cho sợi dây cân bằng, nhưng kinh nghiệm "chơi" với Mỹ cũng cho thấy, một hợp tác dựa vào tiêu chí lợi ích sẽ mang tính ngắn hạn và có khả năng bị thay đổi rất nhanh vì chuyển biến lợi ích từ chính trị đối nội bên trong.




Kíp lái tàu HQ 641 thuộc Hải đội 413 (vùng D Hải quân) trong chuyến ra các hải đảo.
Ảnh TTXVN


Một hợp tác mà nền tảng bền vững vừa dựa trên lợi ích nhưng cũng vừa phải vượt trên các yếu tố lợi ích. Cho đến nay, một "định chế cứng" ở dạng liên minh quân sự, theo đó, các nước ràng buộc với nhau bằng một cam kết bảo vệ an ninh lẫn nhau (và có thể chống lại một đe dọa đến từ phe thứ ba) vẫn chưa phải là lựa chọn của Việt Nam.

Một "định chế mềm", tuy vậy, vẫn có thể khả thi qua hình thức đối thoại chiến lược về an ninh - quốc phòng hay các mô thức hợp tác hải quân giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thời gian gần đây. Câu hỏi đặt ra sẽ nằm ở việc thúc đẩy mô hình liên minh này tới đâu thông qua xúc tiến các định chế hóa. Song phương trong mối quan hệ đối tác chiến lược, đa phương trong việc thiết lập khung cơ chế an ninh tập thể, sao cho lợi ích của hai bên thuận chiều. Định chế hóa một lập trường chung về hồ sơ Biển Đông giữa các nước ASEAN cũng là bước đi ngoại giao quan trọng mà Việt Nam cần ủng hộ.

Hiện nay, đoàn kết nội khối đang cần một lực đẩy mà động thái càng ngày càng leo thang gần đây từ Trung Quốc có thể là chất xúc tác. Ra khơi trên cùng một chiếc thuyền, xây dựng lòng tin giữa những thuyền viên với nhau phải nghĩ về đại cuộc trong một khung cảnh rộng lớn hơn. Nhiều đề nghị đã nhấn mạnh một COC trước hết giữa các nước ASEAN với nhau làm nền tảng mở đường. Một mặt thể hiện quyết tâm chính trị về một cộng đồng ASEAN thống nhất, một mặt là bước đầu tiên đánh giá mô hình giải quyết xung đột vùng với ASEAN như một lực đẩy trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực. Vừa là người bị đặt trước phép thử, cũng là người phải giải quyết nó, Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường. Một chiến lược tổng thể cho Biển Đông hơn bao giờ hết cần lập tức đặt lên bàn nghị sự...

[Vitinfo news]


>> Philippines lên kế hoạch nâng cấp quân đội




Chính quyền Tổng thống Aquino sẵn sàng thực hiện dự án hiện đại hóa quân sự đầy tham vọng trị giá 40 tỷ peso cho lực lượng vũ trang Philippines (AFP) trong vòng 5 năm tới, bắt đầu từ năm 2012, nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thổ của nước này tại biển Đông.





Bộ trưởng Ngân sách Florencio Abad tiết lộ, bắt đầu từ năm sau, chính phủ sẽ phân bổ 8 tỷ peso cho chương trình hiện đại hóa AFP kéo dài 5 năm nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên biển và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Theo ông Abad, kế hoạch này sẽ giúp Philippines bảo vệ lãnh thổ, bao gồm cả những khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, đồng thời ngăn chặn sự bắt nạt từ các quốc gia khác trong biển Đông.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Calamba, Laguna, tham mưu trưởng AFP Eduardo Oban Jr. cho biết khoản ngân sách dùng cho việc hiện đại hóa mới sẽ giúp quân đội cải thiện khả năng.

“Chúng tôi sẽ phải mua thêm trang thiết bị. Chắc chắn 40 tỷ peso đã sẵn sàng sử dụng cho những yêu cầu ngay lập tức. Chúng tôi sẽ lên danh sách những trang thiết bị ưu tiên cần mua… Đó là khả năng cơ bản mà AFP thực sự cần phải cải thiện”, ông nói với cánh phóng viên.

Trong số 330 tỷ peso được ấn định cho chương trình hiện đại hóa AFP kéo dài 15 năm (1995-2010), chỉ có khoảng 33 tỷ peso (10% tổng số tiền) thực sự được phân bổ đến lực lượng AFP.

“Đó thực sự là một ngân sách lớn. Và chúng tôi đang xem xét những khả năng cơ bản mà AFP cần phải phát triển. Trong một số trường hợp, chúng tôi phải tổ chức lại và chuyển sự tập trung nhất định từ việc bảo vệ lãnh thổ sang bảo vệ những vấn đề nội bộ trong nước”, ông Oban nói.

Người đứng đầu AFP còn nhấn mạnh, Tổng thống Aquino nhận thức rất rõ về thiếu khuyết của AFP và vui mừng vì 8 tỷ peso đã sẵn sàng cho chương trình hiện đại hóa này.

[Vitinfo news]


>> Tàu chiến Philippines chưa vào vùng tranh chấp với Trung Quốc?





“Tàu khu trục chống tàu ngầm BRP Rajah Humabon sẽ không vượt ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trong 200 hải lý của Philippines”, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Eduardo Oban khẳng định.

Theo AFP, Tướng Oban tỏ ra lạc quan về khả năng giải quyết tranh chấp chủ quyền biển Đông bằng hòa bình và tránh được những nguy cơ đối đầu vũ trang.


Tàu khu trục chống tàu ngầm BRP Rajah Humabon của Philippines.


Ông này khẳng định: “Tàu chiến của Philippines sẽ hoạt động giới hạn trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và không đi vào các vùng biển quốc tế. Nếu xảy ra bất kỳ tranh chấp nào, Chính phủ Philippines sẽ kiên quyết giải quyết bằng hòa bình đối thoại”.

Giới phân tích đánh giá, Manila tuyên bố cử tàu chiến BRP Rajah Humabon tới biển Đông vào ngày 17/6 vừa qua trong bối cảnh Bắc Kinh cũng rầm rộ phái Hải tuần 31 – tàu tuần tra hàng hải lớn nhất Trung Quốc rời cảng Cao Lan, Quảng Đông tới Singapore, sẽ càng khiến biển Đông ngày càng "dậy sóng".

[BDV news]


>> ‘Nếu chiến tranh xảy ra, Đài Loan sẽ hỗ trợ Trung Quốc’





“Nếu xảy ra xung đột bằng quân sự giữa Đại lục và Philippines thì quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương sẽ ra tay trợ giúp quân đội của Đại lục”, lãnh đạo hải quân Đài Loan Thiếu tướng Doãn Thịnh Tiên khẳng định.

Cũng trong bài phỏng vấn này, người đứng đầu hải quân Đài Loan tại khu vực Thái Bình Dương còn nhấn mạnh: “Quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương quyết không giúp đỡ quân đội Philippines. Vì thế, nếu Philippines có mưu đồ chiếm lĩnh Thái Bình Dương thì quân đội của Trung Quốc Đại lục cũng nên giúp đỡ Đài Loan”.


Tàu chiến lớn nhất của Hải quân Philippines được điều tới Biển Đông


Theo ý kiến của vị thiếu tướng này, trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, quân đội của Trung Quốc và Đài Loan nên hợp thành một “liên minh quân sự”.

Đối với việc chống lại quân đội Philippines thì quân đội của Đại lục hay Đài Loan cũng đều là quân Trung Quốc”, Tướng Doãn Thịnh Tiên nhấn mạnh.

Tướng Doãn Thịnh Tiên cho rằng, để giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước tại khu vực biển Đông thì quan trọng nhất là ở thái độ của Trung Quốc. Theo nhận xét của vị tướng này, thái độ của Trung Quốc với tình hình căng thẳng trên vấn đề biển Đông hiện nay “chưa đủ cứng rắn”.

Ông này cũng cho rằng, trước tình hình này, Đại lục cần kêu gọi lực lượng quân đội của cả Đài Loan và Trung Quốc cùng bảo vệ “tài sản chung của tổ tiên”. Và với những gì mà cha anh họ để lại, không chỉ quân giải phóng của Trung Quốc mà của cả quân đội Đài Loan cũng đều phải có trách nhiệm.

Ông Doãn Thịnh Tiên cũng cho biết thêm, hiện nay trên khu vực Thái Bình Dương, quân đội Đài Loan có một số căn cứ quân sự lớn. Ông nói: “Chính vì thế, nếu có xung đột xảy ra, quân đội Trung Quốc cần phải cám ơn Đài Loan, vì những căn cứ này chính là một hậu phương vững chắc trong việc cung cấp nước ngọt và nhu yếu phẩm cần thiết cho quân Trung Quốc”.

Nhìn lại chính sách của Đài Loan trong những năm trước đây, trong những năm 1970-1990, Đài Loan tỏ ra tự kiềm chế và ôn hòa trong vấn đề biển Đông.

Khi có va chạm chủ quyền đối với các lãnh thổ mà Đài Loan cưỡng chiếm, thì không có động thái quân sự cụ thể mà chỉ đơn giản là đưa công hàm ngoại giao để kháng nghị những hành động mà họ cho là xâm phạm lãnh thổ của họ.

Tuy nhiên, sau khi có căng thẳng trên biển Đông thời gian qua, Đài Loan lại bất ngờ tuyên bố chủ quyền của mình trên một số quần đảo tại biển Đông.

[BDV news]


Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc diễn tập quân sự ở Biển Đông





Theo Global Times, 14 tàu hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập ở vùng nước gần hòn đảo Hải Nam của Trung Quốc. Cuộc tập này chỉ diễn ra vài ngày sau cuộc tập trận bắn đạn thật của Hải Quân Việt Nam trong vùng lãnh hải 200 hải lý thuộc vùng chủ quyển của Việt Nam.


Trung Quốc tổ chức cuộc tập trận kéo dài 3 ngày ở Biển Đông để luyện chiến thuật đổ bộ và chống ngầm. Nước này cũng xác nhận kế hoạch tăng cường lực lượng hải giám.


Tàu Trung Quốc trong một cuộc tập trận trên biển Hoa Đông năm 2010. Ảnh: Xinhua. Ảnh: Xinhua.

Trong khi đó, China Daily đưa tin giới chức Trung Quốc khẳng định việc lực lượng Hải giám sẽ được tăng cường nhân lực, từ 9.000 người lên đến 15.000 người vào năm 2020. Lực lượng này nằm dưới sự quản lý của Ủy ban hải dương quốc gia - cơ quan giám sát đường bờ biển và các vùng nước mà Trung Quốc cho là có chủ quyền.

Đội tàu tuần tra của lực lượng Hải giám cũng sẽ được tăng lên 350 chiếc vào năm 2015 và lên đến 520 chiếc vào năm 2020. Ngoài ra, lực lượng cũng sẽ được trang bị 16 máy bay vào năm 2015.

Hôm qua, Trung Quốc đã cử một tàu tuần tra tới Biển Đông và tuyên bố sẽ tiến hành kiểm tra các con tàu mang cờ nước ngoài trên vùng biển mà nước này tuyên bố là thuộc chủ quyền của họ.

Trung Quốc đang vướng vào hàng loạt tranh chấp với các nước láng giềng trên Biển Đông.

Trong khi đó, trong vòng nửa tháng qua các tàu Trung Quốc từ hải giám, ngư chính đến tàu đánh cá liên tục xâm phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, nơi không có tranh chấp.

Trung Quốc cũng bị Phillippines tố cáo là vi phạm quyền của họ trên Biển Đông. Manila dự tính đưa các hành động của Trung Quốc ra diễn đàn Liên hợp quốc.

[Vitinfo news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang