Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 19 tháng 8 2012

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

>> Cuộc đua chế tạo tiêm kích thế hệ 6

"Dẫn trước và độc quyền về công nghệ là một nguyên nhân quan trọng để quân Mỹ có thể tung hoành ngang dọc trên thế giới".

>> Bốn chiến đấu cơ chủ lực của KQND Việt Nam


Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc cho rằng, về máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, rất nhiều người cảm thấy bàn về vấn đề này còn quá sớm. Bởi vì, hiện nay việc nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ năm trên toàn cầu còn phổ biến ở trạng thái khắc phục khó khăn về công nghệ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu do hãng Boeing, Mỹ công bố.

Chẳng hạn, máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ đang ở giai đoạn nghiên cứu phát triển quan trọng nhất trước khi sản xuất hàng loạt, cần giải quyết một số vấn đề công nghệ cuối cùng để bảo đảm nhanh chóng đưa vào sản xuất và có thể kiểm soát giá thành có hiệu quả.

Ngoài ra, T-50 của Nga còn ở giai đoạn bay thử máy bay nghiệm chứng công nghệ. Còn một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, việc nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ năm về cơ bản vẫn còn nằm trên giấy.

>> Tiêm kích thế hệ 5 của Hàn Quốc giống J-20 ?

Như vậy, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện nay vẫn chưa từ nghiên cứu phát triển đi vào trạng thái sản xuất, trang bị toàn diện.

Mặc dù việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vẫn nằm trong giai đoạn thảo luận khái niệm, nhưng thời gian máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu thực sự đi vào nghiên cứu phát triển các kiểu cỡ đã không còn quá lâu.

Nhìn vào chu kỳ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến, trong 20 năm tới, chúng ta sẽ nhìn thấy máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu bay trên bầu trời.

Cho nên, đối với những nước có tham vọng giành quyền kiểm soát trên không trong tương lai, hành động hiện nay đã chứng minh một câu nói thịnh hành là: không thể thua trên vạch xuất phát.Có lẽ câu nói này luôn đúng trong mọi lĩnh vực cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới, chứ không chỉ đơn thuần là lĩnh vực chế tạo và sử dụng vũ khí quốc phòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Boeing Mỹ

Năm 2011, nhà máy của hãng Boeing đã công bố một ý tưởng máy bay chiến đấu “thế hệ thứ sáu” với mục tiêu rõ ràng, đưa ra phản ứng với cuộc tranh chấp máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay sau năm 2025.

Đây là máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi, 2 động cơ, không có đuôi buông, dòng chữ “F/A-XX” trên hình ảnh về máy bay này là mã số chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới của Hải quân Mỹ.

Tháng 5/2012, hãng Boeing đã trưng bày một mô hình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo với tỷ lệ 1:16. Theo quan chức của hãng Boeing, chương trình mua sắm máy bay chiến đấu kiểu mới của Hải quân và Không quân Mỹ đã bắt đầu, Hải quân đã đổi tên kế hoạch F/A-XX thành kế hoạch “Ưu thế trên không thế hệ tiếp theo” (NGAD), điều này có nghĩa là chương trình này đã bước vào giai đoạn luận chức phân tích. Đồng thời, Không quân cũng bày tỏ quan điểm tìm kiếm người thay thế F-22.

>> Các tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 6

Tại sao Không quân và Hải quân Mỹ muốn có được máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo? Dẫn trước và độc quyền về công nghệ là một nguyên nhân quan trọng để quân Mỹ có thể tung hoành ngang dọc trên thế giới.

Không chỉ về công nghệ hàng không, tất cả các lĩnh vực quân sự khác như tàu chiến, binh khí/vũ khí, hàng không vũ trụ, mạng, công nghệ hạt nhân…, quân Mỹ đều tìm cách nới rộng khoảng cách với đối thủ, lấy ưu thế dẫn trước đối thủ 1-2 thế hệ để củng cố vị thế bá chủ của mình.

Giành lấy quyền kiểm soát trên không có ý nghĩa mang tính quyết định đối với sự thành bại của chiến tranh, quan điểm này đã được các nước trên thế giới thừa nhận.

Các nước có công nghệ hàng không tự phát triển chắc chắn sẽ coi máy bay chiến đấu tiên tiến là quan trọng hàng đầu của công nghiệp hàng không trong nước.

http://nghiadx.blogspot.com
Hãng Boeing Mỹ công bố ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu

Thời gian trước, Nhật Bản đã đưa ra khái niệm nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ sáu “i3”. Hầu như đồng thời, theo tờ “Thời báo Tài chính” Đức, một cơ quan nghiên cứu Ấn Độ đề nghị nghiên cứu phát triển một loại máy bay chiến đấu kiểu mới có tốc độ và độ cao lớn, tốc độ tối đa có thể đạt 5 lần tốc độ âm thanh, độ cao có thể đạt 100 km, tức là tiếp cận bên ngoài bầu khí quyển.

Như vậy, máy bay chiến đấu tiên tiến này của Ấn Độ trên thực tế là một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Đồng thời, bài báo cho rằng, khi tiếp tục nhìn vào máy bay chiến đấu không người lái X-47, X-37B đã bay thử của Mỹ và máy bay Neuron từng tham gia triển lãm hàng không của Pháp - một loạt thông tin này nhắc nhở Trung Quốc rằng: Rất nhiều nước đã sớm sẵn sàng cho nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ sáu do Nhật Bản nghiên cứu chế tạo sẽ áp dụng công nghệ buồng lái tiên tiến và “bắn đám mây”.

Ý tưởng này tương tự “toán đám mây”, sử dụng hệ thống liên kết dữ liệu tiên tiến, sử dụng tốp máy bay như “đám mây”, thông qua các phương thức như chia sẻ thông tin, tạo thành một nhóm phát động tấn công có hiệu quả nhất.

Chẳng hạn, khi biên đội nhiều máy bay chiến đấu tiếp cận đối phương, nếu máy bay A chưa thể phát hiện máy bay địch ở gần đó, trong khi máy bay B thì lại phát hiện được, thì máy bay B có thể thông báo tình hình cho máy bay A, hơn nữa radar trên mặt đất và tàu chiến trên biển cũng có thể truyền số liệu vào hệ thống này.

Điều này có thể làm cho phạm vi tấn công của máy bay chiến đấu được mở rộng rất lớn, đồng thời tăng thêm cơ hội “đánh đòn phủ đầu”, giảm tiêu hao đạn dược.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhật công bố ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu "i3"

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình thế hệ thứ sáu Nhật Bản áp dụng công nghệ buồng lái tiên tiến và "bắn đám mây"

Mặc dù F-22 có ưu thế về khả năng tàng hình, hành trình siêu âm, siêu cơ động và thông tin, nhưng những các nước lớn về hàng không khác cũng không phải không thể đạt được.

Máy bay chiến đấu tiên tiến của một số nước từng bước xuất hiện, làm cho người Mỹ cảm thấy đứng ngồi không yên. Không thể nới khoảng cách thế hệ về công nghệ với các nước khác làm cho người Mỹ cảm thấy ít nhiều không chắc chắn khi sử dụng F-22 đối với những nước có sở hữu máy bay chiến đấu tiên tiến.

Thứ đi theo công nghệ cao là giá cả cao. Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, lúc ban đầu bắt đầu vạch ra chương trình máy bay tàng hình, Mỹ từng có kế hoạch mua hơn 2.400 chiếc, nhưng tình hình hiện nay là F-22 mới sản xuất được 187 chiếc, B-2 cũng mới chỉ sản xuất được 21 chiếc.

Ngoài ra còn có máy bay F-117 đã bị từ bỏ và máy bay F-35 vẫn chưa đi vào hoạt động. Đó là những máy bay chiến đấu có thể tàng hình của Mỹ và Mỹ mới chỉ có thể sở hữu hơn 200 chiếc.

Giá cả đã trở thành gánh nặng không thể đỡ nổi của máy bay chiến đấu công nghệ cao. Một máy bay F-22 có giá gần 200 triệu USD, giá một chiếc máy bay B-2 lên tới 2,2 tỷ USD!

Như vậy, khi quân Mỹ mua sắm máy bay chiến đấu công nghệ cao, câu nói “nhà địa chủ cũng không có lương thực dư” đã không còn là câu nói đùa nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ muốn có một loại máy bay chiến đấu mới thay thế cho F/A-18E/F vào năm 2031

http://nghiadx.blogspot.com
Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Lockheed Martin, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Boeing, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Khái niệm máy bay thế hệ thứ sáu của hãng Boeing, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Khái niệm máy bay thế hệ thứ sáu của hãng Lockheed Martin (trên) và của hãng Boeing (dưới) Mỹ

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

>> Báo Trung Quốc : "Mỹ hãy cư xử công bằng trên biển Đông"

Căng thẳng Biển Đông
"Tàu chiến Hải quân Trung Quốc đang hạn chế tự do hàng hải ở biển Đông, gây cản trở cho hoạt động thu thập tin tức tình báo của Mỹ".

>> Căng thẳng Biển Đông 'làm nóng' thế giới
>> TQ sẽ bị hủy diệt nếu tấn công tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa


Tờ “Hoàn Cầu” dẫn các nguồn tin cho biết, mặc dù Mỹ nhiều lần tuyên bố duy trì sự trung lập trong vấn đề biển Đông, nhưng vào tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ lại công khai ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng ở biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu chiến của một Chi đội tàu đổ bộ, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.

Báo Trung Quốc dẫn nguồn tin (chưa xác định) từ Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie Mỹ tuyên truyền cho rằng: “Mỹ chỉ phê phán Trung Quốc, không quan tâm đến việc Việt Nam và Philippines khai thác dầu mỏ ở biển Đông là nguyên nhân làm tăng thái độ bất mãn của Trung Quốc và làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng ở biển Đông”.

Theo báo Trung Quốc, Quỹ Carnegie vừa có bài viết cho rằng, tranh cãi xung quanh vấn đề biển Đông giữa Trung Quốc, các nước láng giềng Đông Á và Mỹ ngày càng kịch liệt. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ thậm chí đã ra tuyên bố cảnh cáo Trung Quốc đơn phương thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” tại khu vực tranh chấp biển Đông, đã làm cho truyền thông Trung Quốc phản ứng kịch liệt và tiếp tục làm gia tăng thái độ bất mãn của người dân Trung Quốc.

Theo bài viết, nhiệm vụ làm dịu tình hình căng thẳng và giải quyết tranh chấp lãnh thổ sẽ ngày càng trở nên khó khăn. Nhưng mặc dù trong vài năm tới chưa thể hoàn toàn giải quyết tranh chấp, tình hình căng thẳng ở biển Đông sẽ không mất kiểm soát.

Tuy nhiên, bài viết cho rằng, Chính phủ Mỹ hoàn toàn không có ý định để cho tình hình phát triển theo hướng xấu đi. Mỹ không hứng thú trong việc can dự tranh chấp biển Đông, nhưng “kiên trì bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông và giải quyết hòa bình tranh chấp theo luật pháp quốc tế”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến của một Chi đội tàu đổ bộ, Hạm đội Nam Hải diễn tập hiệp đồng trên biển.

Bài viết còn vô cớ, xuyên tạc rằng: “Philippines, Việt Nam rất muốn Mỹ can thiệp tranh chấp biển Đông, giúp đỡ vô điều kiện cho họ đối đầu với Trung Quốc”. Bài viết còn lên tiếng doạ dẫm: Vì vậy, Mỹ cần thận trọng xem xét trước khi hành động. Chính sách châu Á của Mỹ, mục đích tuy là muốn ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng đồng thời lại muốn bảo đảm lợi ích của Mỹ ở châu Á, cho nên Mỹ phải nhận rõ môi trường hiện thực không ngừng thay đổi.

Bài viết cho rằng, trong quá trình Mỹ thuyết phục Trung Quốc chấp nhận “nguyên tắc và luật pháp quốc tế”, quan hệ Trung-Mỹ chắc chắn sẽ đối mặt với không ít thách thức.

Trước khi công khai phê phán Trung Quốc vài tuần, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hội kiến với Tổng thống Philippines Aquino tại Nhà Trắng. Khi đó, Aquino cho biết, Philippines muốn Mỹ có sự chi viện nhiều hơn cho nước này trong vấn đề biển Đông.

Đối với vấn đề này, Obama cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines”, nhưng hoàn toàn sẽ không can thiệp vấn đề biển Đông. Ông còn nói, Mỹ sẽ hỗ trợ các bên liên quan tiến hành đối thoại, giải quyết hòa bình tranh chấp.

Nhưng, báo Trung Quốc cho rằng, hiện nay, Mỹ chỉ nhằm vào Trung Quốc mà chỉ trích, nên các nhà quan sát Trung Quốc nhận thấy lập trường của Mỹ là đối lập với Trung Quốc. Báo Trung Quốc coi đây là thái độ “thiên vị”, thậm chí nghi ngờ Mỹ muốn sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp biển Đông.

Báo Trung Quốc nhấn mạnh một vấn đề đáng chú ý, đó là: “Mỹ hoàn toàn không có lợi ích trực tiếp gì ở biển Đông, hoàn toàn không liên quan gì tới tranh chấp chủ quyền, hơn nữa lợi ích của người dân và doanh nghiệp Mỹ cũng không bị đe dọa”.


http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội hỗn hợp Hạm đội Nam Hải tiến hành cơ động tầm xa và huấn luyện tác chiến.

Tuy nhiên, “tự do hàng hải” ở biển Đông rất quan trọng đối với Mỹ, trong khi đó tàu chiến của Hải quân Trung Quốc lại hạn chế tự do hàng hải trên phạm vi hầu hết biển Đông, do đó, công việc thu thập tình báo của Mỹ bị hạn chế. Trong khi đó, lãnh đạo hai nước này cũng luôn tích cực ngăn chặn quan hệ Trung-Mỹ xảy ra xung đột vì vấn đề tự do hàng hải ở biển Đông.

Cuối cùng, bài viết chỉ ra, xét tới sự trỗi dậy của Trung Quốc và ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra từ sự phản ứng của các nước láng giềng, việc giải quyết hòa bình vấn đề biển Đông thực sự rất quan trọng đối với Mỹ. Ngoài ra, việc tiếp tục thúc đẩy áp dụng luật pháp quốc tế cũng có lợi cho Mỹ, bởi vì điều này sẽ giúp làm giảm chi phí duy trì sự ổn định và quản lý của Mỹ.

Báo Trung Quốc tuyên truyền với luận điệu hết sức lực cười, đòi hỏi "công bằng" cho rằng: "trong tình hình đó, Mỹ tuyệt đối có thể dùng nguyên tắc nhất quán, sử dụng phương pháp công bằng nhất cho các nước tranh chấp để giải quyết vấn đề. Muốn đạt được mục tiêu này, Chính phủ Mỹ phải duy trì lập trường không thiên vị, không nên tiếp tục phạm sai lầm như việc ra tuyên bố về biển Đông của Bộ Ngoại giao Mỹ"!.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải diễn tập vượt biển đổ bộ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu cần vụ và tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải diễn tập hiệp đồng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Hải Khẩu tập trận.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

>> Căng thẳng Biển Đông 'làm nóng' thế giới

Tình hình căng thẳng tại Biển Đông đang có dấu hiệu ngày càng nóng hơn bởi những hành động khiêu khích liên tiếp của Trung Quốc, khiến chính giới và báo chí quốc tế quan ngại.

>> TQ sẽ bị hủy diệt nếu tấn công tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa


Dư luận quốc tế “lo ngại” Trung Quốc

Sức nóng của vấn đề Biển Đông đang lan tỏa trên thế giới, thu hút sự quan tâm của không chỉ các nước trong khu vực mà của giới chức và dân chúng nhiều nước trên khắp thế giới. Dư luận quốc tế tỏ ra quan ngại và lên án mạnh mẽ những hành động có dấu hiệu leo thang, làm gia tăng căng thẳng của Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Lo ngại trước những “hành động khiêu khích thái quá” của Trung Quốc, Mỹ cảnh báo Trung Quốc “chớ có những hành động đơn phương trên Biển Đông”. Tuyên bố này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đưa ra trong cuộc họp báo hôm 24/7, ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập một đơn vị hành chính gọi là “thành phố Tam Sa” quanh các vùng biển đang tranh chấp. Bà Victoria Nuland nhấn mạnh: “Chúng tôi vẫn quan ngại về khả năng có bất kỳ hành động đơn phương nào như vậy”.

Đồng thời, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong chuyến công du châu Á gần đây “thường bày tỏ quan ngại trước mọi tình trạng ép buộc về kinh tế hay quân sự” liên quan tới những tranh chấp giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á, thông qua những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb nói Trung Quốc vi phạm luật quốc tế. Ảnh: AP.

Trong một phát biểu gần đây, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho rằng: “Quyết định của Quân ủy Quân sự Trung ương Trung Quốc triển khai binh sỹ tới các đảo tại khu vực Biển Đông là một quyết định khiêu khích không cần thiết. Tương tự như vậy, việc Trung Quốc bổ nhiệm các nhà lập pháp để quản lý tất cả các đảo và vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền tại khu vực Biển Đông chỉ một lần nữa khẳng định tại sao rất nhiều nước châu Á đang ngày càng lo ngại về việc mở rộng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Các tuyên bố của Trung Quốc theo luật pháp quốc tế là không có cơ sở”.

Ông John McCain khẳng định, các hành động của Trung Quốc “gây thất vọng và không xứng đáng là một cường quốc lớn có trách nhiệm”. Chính vì thế, Mỹ sẽ thúc giục tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông nhanh chóng tìm kiếm giải pháp hòa bình và đa phương để giải quyết tình hình.

Trong một động thái tương tự, trong tuần này, Thượng nghị sỹ Mỹ John Kerry, Chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cùng các Thượng nghị sỹ Jim Webb, Lugar, James Inhofe và Lieberman đã giới thiệu Nghị quyết S.Res 524 ra Thượng viện Mỹ, tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với bản tuyên bố DOC về vấn đề Biển Đông giữa các quốc gia thuộc khối ASEAN và Trung Quốc được ký kết năm 2002. Nghị quyết này cũng thúc giục Trung Quốc và ASEAN hoàn tất việc soạn thảo COC dùng để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông trước khi căng thẳng tiếp tục leo thang.

Ngày 25/7, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb, chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, nhận định rằng những hành động đơn phương khẳng định chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc là vi phạm luật quốc tế. Phát biểu tại Thượng viện, ông Webb thúc giục Bộ Ngoại giao Mỹ làm rõ tình hình với Trung Quốc và báo cáo lại Quốc hội.

Ông Webb cũng chính là thượng nghị sĩ đã bảo trợ cho cho một nghị quyết được Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua vào tháng 6/2011, trong đó lên án việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc ở biển Đông, đồng thời kêu gọi giải pháp hòa bình, đa phương cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển ở Đông Nam Á.

Trong khi đó, ngày 25/7, tờ Philippines Daily Inquirer cho hay, hôm 24/7, Philippines đã lên tiếng phản đối về kế hoạch đồn trú quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Philippines cũng đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc tại nước này để trao công hàm ngoại giao phản đối việc hạm đội tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Không chỉ quan chức các nước lên tiếng bày tỏ quan ngại, nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) cũng có những phân tích về tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Trong một báo cáo mang tên “Khuấy động Biển Đông: Các phản ứng trong khu vực” được ICG công bố ngày 24/7, các chuyên gia nghiên cứu khủng hoảng quốc tế đều cho rằng, tranh chấp trên Biển Đông đang phức tạp vì những động thái căng thẳng từ phía Trung Quốc. Báo cáo cũng nhấn mạnh: “Sự thiếu đoàn kết giữa các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc, cộng với những điểm yếu trong cơ chế đa phương của khu vực đang gây khó khăn cho việc tìm kiếm một giải pháp”. Từ đó, các chuyên gia của ICG đưa ra quan điểm: mọi động thái căng thẳng có thể sẽ phá hỏng giải pháp lâu dài, bền vững cho vấn đề Biển Đông; và đưa ra giải pháp “các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc phải đoàn kết, tìm kiếm một giải pháp với Trung Quốc”.

Những kẻ “đổ thêm dầu vào lửa”

Trong khi một số nước liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông và nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế để giải quyết căng thẳng, phía Trung Quốc vẫn liên tục đưa ra các phát ngôn và hành động mang nặng tính “khiêu khích”.

Hãng tin Reuters ngày 26/7 nhận định: Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các tranh chấp trên Biển Đông. Điều này được thể hiện qua việc các quan chức trong giới quân sự và giới học giả, bình luận nước này liên tục kêu gọi Bắc Kinh “mạnh tay” hơn, “kiên quyết” hơn với các quốc gia láng giềng. Các phát ngôn “kích động chiến tranh”, mang tính dọa nạt của một số tướng lĩnh “diều hâu” Trung Quốc như La Viện, Bành Quang Khiêm, Kiều Lương… xuất hiện nhiều trong các bài viết và trả lời phỏng vấn trên báo mạng, truyền hình như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Sau khi ra quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, ngày 19/7, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngày 21/7 Trung Quốc tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Tiếp đó, ngày 23/7, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế, Trung Quốc đã tiến hành kỳ họp lần thứ nhất Hội đồng Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa” tại đảo Phú Lâm, để thông qua các chương trình công tác liên quan và bầu ban lãnh đạo chính thức của đơn vị hành chính này.

Cùng ngày 23/7, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã chính thức thông qua quyết định bố trí đơn vị quân sự đồn trú tại cái gọi là “Thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố và gửi công hàm phản đối tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc về các sự việc trên.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Trung Quốc di chuyển tới Biển Đông. Ảnh cắt từ clip của CCTV.

Trong một động thái leo thang căng thẳng mới đây nhất, báo giới Trung Quốc đưa tin, hạm đội tàu chiến của quân đội Trung Quốc đang gấp rút đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam để chờ lệnh bắn đạn thật. Đây được xem như một hành động “thể hiện thực lực của hải quân Trung Quốc”" với các nước láng giềng.

Trong khi đó, lợi dụng lúc Bắc Kinh liên tục leo thang gây căng thẳng, Đài Loan cũng tranh thủ củng cố lực lượng chiếm đóng trái phép trên đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Theo thông tin trên báo Giáo dục Việt Nam, tờ Liên Hợp xuất bản tại Singapore ngày 25/7 dẫn nguồn tin Thông tấn xã Đài Loan cho hay, Bộ Quốc phòng và Cục Tuần tra biển của Đài Loan vừa xác nhận, thông tin tăng cường pháo cao xạ 40 mm và pháo truy kích 120 mm cho lực lượng đồn trú (chiếm đóng trái phép) trên đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là có thật. Phía Đài Loan lên kế hoạch cuối tháng 8 sẽ vận chuyển số hỏa lực mạnh này ra đảo Ba Bình bằng tàu đổ bộ chở tăng thiết giáp lớp Trung Hòa và đội tàu tuần tra biển Vĩ Tinh của Cục Tuần tra biển.

Ngoài ra, theo kế hoạch của Cục Tuần tra biển Đài Loan, lực lượng này sẽ triển khai hoạt động diễn tập bắn đạn thật (trái phép) ngay trên đảo Ba Bình với sự tham gia của 20 súng máy và 40 khẩu lựu pháo. Thậm chí cơ quan này đang đợi phê duyệt của Viện Lập pháp Đài Loan, có thể sẽ công khai hóa hoạt động diễn tập này.

(Nguồn :: BDV )

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

>> TQ sẽ bị hủy diệt nếu tấn công tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa

"Mỹ sẽ không ngồi yên nhìn Trung Quốc mạnh lên về quân sự, còn nếu Trung Quốc dùng tên lửa tấn công tàu sân bay Mỹ thì họ sẽ bị hủy diệt...".
Trung Quốc bị hủy diệt
>> 'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc'


http://nghiadx.blogspot.com
Dân mạng Trung Quốc đưa ra ý tưởng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 của Trung Quốc tấn công tàu sân bay hạt nhân Mỹ.

Ngày 13/8, trang mạng “The Australian” có bài viết “Tại sao tôi không tán thành quan điểm của Hugh White về sự trỗi dậy của Trung Quốc” của tác giả Paul Dub, giáo sư Đại học Quốc gia Australia.
Pau Dub đã dẫn quan điểm của chuyên gia an ninh nổi tiếng Australia, Hugh White về cách thức kiểm soát quan hệ Trung-Mỹ, đặc biệt White cho rằng, Mỹ cần cư xử bình đẳng với Trung Quốc, phân/chia quyền với Trung Quốc.

Nhưng tác giả bài viết lại không tán thành với rất nhiều phân tích và kiến nghị chính sách của Hugh White. Ông dẫn ra các nguyên nhân dưới đây:

Trước tiên, Hugh White thổi phồng hai nước đã rơi vào nguy cơ quan hệ căng thẳng. Đặc biệt là nguy cơ xung đột dẫn đến chiến tranh hạt nhân. White nói, cạnh tranh Mỹ-Trung chắc chắn sẽ gây ra đối đầu và xung đột quân sự.

Nhưng, đối đầu Mỹ-Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh càng nguy hiểm hơn, song cuối cùng đã sống yên ổn với nhau. Đây là do hai bên đều hiểu rõ, chiến tranh hạt nhân sẽ gây ra sự phá hoại to lớn.

Thứ hai, Hugh White nhận thức không đầy đủ về tính giới hạn của sức mạnh quân sự Trung Quốc. Học viện Quân sự Hải quân Mỹ cho rằng, tàu sân bay Mỹ dễ bị tên lửa đạn đạo Trung Quốc tấn công. Tán thành lời lẽ khoa trương này không sáng suốt. Quả thật, Trung Quốc đang phát triển những lực lượng quân sự lợi hại, nhưng lẽ nào Mỹ thực sự ngồi nhìn không quan tâm?


http://nghiadx.blogspot.com
Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ.

Khác với Mỹ, Trung Quốc không có kinh nghiệm chiến tranh hiện đại, rất nhiều công nghệ quân sự hoặc là bản sao từ thiết kế của phương Tây, hoặc là mua của Nga. Nếu Trung Quốc dùng tên lửa tấn công tàu sân bay Mỹ, sẽ gây ra một cuộc tấn công mang tính hủy diệt đối với các mục tiêu trong lãnh thổ Trung Quốc.

Về việc Mỹ chia quyền với Trung Quốc và đối xử bình đẳng với Trung Quốc, dựa vào cái gì để Mỹ phải tạo “không gian chiến lược” cho Trung Quốc như cựu Thủ tướng Australia Paul Keating nói? Ý nói ở đây là nhường lại toàn bộ ảnh hưởng ở biển Đông và Đông Nam Á cho Trung Quốc hoặc để cho Trung Quốc đe dọa Nhật Bản mà không bị cản trở?

Thực ra, các nước trong khu vực liên quan lẫn nhau, ngoài Pakistan và CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc không có bạn bè thực sự. Trong khi đó, người Trung Quốc hung hăng dọa nạt, hầu như các nước chủ yếu ở khu vực này đều gần gũi với Mỹ.

Cuối cùng Hugh White đề xuất “điều hòa châu Á” trong chia quyền Mỹ-Trung. White thừa nhận, điều này có thể hy sinh an ninh của các nước vừa và nhỏ. Nhưng đừng quên rằng, do ảnh hưởng của “điều hòa châu Âu” ở thế kỷ 19, các nước hạng trung như Ba Lan hoặc bị biến mất hoặc bị chia cắt.

Ngoài ra, “điều hòa châu Âu” sở dĩ được thực hiện có hiệu quả là do có một nền văn hóa châu Âu chung, trong khi đó châu Á hiện nay không có nó.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay hạt nhân Mỹ vẫn tung hoành ở các đại dương trên thế giới.

Trên thực tế, tình hình giữa Mỹ-Trung hiện nay căn bản không giống với nguy cơ theo quan điểm của Keating và White.

Đe dọa hạt nhân và sự phụ thuộc kinh tế ngày càng sâu sắc sẽ giúp ngăn chặn hai bên tiến hành mạo hiểm quân sự. Hơn nữa, Trung Quốc hoàn toàn dựa vào thị trường nước ngoài, là một nước bị ràng buộc rất lớn.

Đồng thời, Trung Quốc cần có sự điều chỉnh, đối mặt với thực tế: 10 năm trước, Mỹ luôn bận rộn với các vấn đề của Trung Đông, hiện nay lại chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bắc Kinh không thể tiếp tục hưởng đặc quyền “thích làm gì thì làm” ở khu vực này.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang