Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 26 tháng 5 2013

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

>> Việt Nam sẽ có thêm nhiều loại vũ khí mới trong tương lai gần ?

Trước tình hình an ninh chủ quyền biển đảo của Việt Nam đang căng thẳng, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chuyến thăm hữu nghị nhằm giới thiệu về vũ khí, máy bay quân sự. Tuy nhiên, Việt Nam khẳng định "không chạy đua vũ trang".

>> Giương oai gần bờ

Chào bán giới thiệu

Tin từ Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội cho biết tuần dương hạm Pháp L’Adroit do Trung tá hải quân Luc Regnier chỉ huy ngày 27/5 sẽ đến cảng Hải Phòng bắt đầu chuyến thăm và giới thiệu với Việt Nam đến ngày 1/6.

Với mục đích giới thiệu với Hải quân nhân dân Việt Nam về mẫu tàu mới cùng nhiệm vụ của nó. Là mẫu tàu thử nghiệm thuộc lớp Gowind OPV (pour Offshore Patrol Vessel), L’Adroit là một tàu tuần tra do hãng DCNS thiết kế và được dành cho Hải quân quốc gia Pháp.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm L’Adroit của Hải quân Pháp

L'Adroit được thiết kế để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Khả năng hoạt động tác chiến của con tàu rất phong phú nhờ một hệ thống vũ khí và trang bị dành cho các nhiệm vụ tuần tra và cảnh sát biển như là : xuồng cao tốc, máy bay trực thăng, thiết bị tuần thám không người lái, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống thông tin băng thông rộng và được bảo mật, hệ thống hỗ trợ chỉ huy, buồng lái có thể quan sát được toàn cảnh 360 độ và hệ thống hạ thủy xuồng siêu nhanh.

Trong thời gian chuyến thăm Việt Nam, sẽ có nhiều phái đoàn của Bộ quốc phòng, UBND TP Hải Phòng và Cảnh sát biển sẽ lên thăm tàu.

Tuần dương hạm Pháp L’Adroit do Trung tá hải quân Luc Regnier chỉ huy khởi hành từ cảng Toulon (Pháp) ngày 14/1/2013 và sẽ trở về cảng này vào ngày 15/7 sau khi đã thực hiện một nhiệm vụ khéo dài tổng cộng là 6 tháng.

Thời gian này, một chiếc máy bay vận tải chiến thuật CN-295 của Không quân Indonesia cũng dự kiến sẽ thực hiện đến thăm và trình diễn ở 6 nước ASEAN gồm: Việt Nam, Philippines, Brunei, Thái Lan, Myanmar và Malaysia trong thời gian từ ngày 22 đến ngày 31/5 nhằm chào bán loại máy bay vận tải này tại các Đông Nam Á.

Máy bay vận tải C-295, được đặt tên là CN-295 trong biên chế của Không quân Indonesia, là loại máy bay vận tải đa năng hạng trung sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự, thông tin đăng tải trên trang web của hãng Airbus Military cho biết.

Chuyến công diễn này, do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsuddien dẫn đầu, sẽ phô diễn những ưu điểm của máy bay, được cho là phù hợp nhất cho các nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo cũng như quốc phòng mà chính phủ các nước ASEAN đang cần.

Thời gian qua, báo chí Nga cũng nhiều lần đánh tiếng Việt Nam sắp ký kết thêm các hợp đồng mua các trang thiết bị và vũ khí mới, tối tân của Nga để tăng cường khả năng chiến đấu cho quân đội.

Giám đốc Liên bang về Hợp tác kỹ thuật - quân sự (FSMTC), ông Alexander Fomin nói với tờ Tin tức quân sự Nga hôm thứ Ba, "Nga và Việt Nam đang thảo luận về một số hợp đồng hợp tác kỹ thuật - quân sự mới. Các hợp đồng sẽ được ký kết trong tương lai gần", người đứng đầu FSMTC cho biết, ông ám chỉ tới các cuộc thảo luận về việc cung cấp trang thiết bị quân sự và vũ khí mới cho Việt Nam.

Ông Fomin tiết lộ thêm rằng, phía Việt Nam đã bày tỏ tới việc quan tâm tới một số hệ thống vũ khí tiên tiến của Nga, đặc biệt là các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa của, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, thiết bị trên tàu hải quân. Ông Fomin cũng nhấn mạnh rằng, hiện nay, các chi tiết về hợp đồng mới đang được chuẩn bị.

Việt Nam không chạy đua vũ khí

Hai nghiên cứu gần đây cho thấy, một cuộc chạy đua vũ khí đang diễn ra mạnh mẽ ở châu Á và người ta ngày càng có lý do để lo lắng rằng, số lượng các vụ đụng độ trong khu vực ngày một gia tăng.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Thụy Điển (SIPRI) cho thấy châu Á nhập vũ khí nhiều nhất thế giới trong năm năm gần đây 2007 - 2011.
Trong năm năm 2007 - 2011, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm 44% tổng lượng nhập khẩu vũ khí của thế giới, trong khi châu Âu chiếm 19%, Trung Đông 17%, Bắc và Nam Mỹ 11%, và châu Phi 9%.

Lợi ích quốc gia của các nước châu Á đang trỗi dậy cùng với sức mạnh kinh tế và thịnh vượng đã khiến cho nhiều chính phủ trong khu vực không ngừng nỗ lực bảo vệ phạm vi ảnh hưởng của họ bằng cách rộng tay mua sắm nhiều vũ khí trang thiết bị quân sự hiện đại.

Theo SIPRI, những quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong 5 năm qua tất cả đều ở châu Á, đó là: Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Hàn Quốc và Singapore.

Lý do cho sự đầu tư mạnh mẽ trong mua sắm vũ khí ở châu Á mà chuyên gia của SIPRI Siemon Wezeman chỉ ra là "có khá nhiều mối đe dọa và nguy cơ ở châu Á, đó là bất đồng về lãnh thổ, là tình hình bất ổn ở hầu hết châu Á", ông chỉ ra sự mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Pakistan, những đe dọa từ Triều Tiên và các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Hoa Đông.

Tuy vậy, IISS nhấn mạnh, việc mua sắm vũ khí mới hay nâng cấp trang thiết bị quân sự không khiến cho khu vực trở nên an toàn hơn. "Mua sắm hệ thống quân sự hiện đại ở Đông Á - một khu vực thiếu những cơ chế an ninh được thiết lập lâu dài - sẽ chỉ làm gia tăng rủi ro những xung đột bất ngờ hay leo thang căng thẳng".

Về phía Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhiều lần khẳng định rõ ràng: "Việt Nam đã mua sắm một số vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu có tính năng ưu việt hệ thống tên lửa phòng không mạnh, các tàu tuần tiễu tàu ngầm hiện đại… nhưng Việt Nam không chạy đua vũ trang, chúng ta bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp của đất nước.

"Việc mua sắm vũ khí trang bị là một vấn đề hết sức bình thường, trên cơ sở khả năng kinh tế phát triển đến đâu, chúng ta mua sắm trang bị đến đó".

>> Tìm hiểu hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ

Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ là các hệ thống liên hợp chiến lược của quân đội để bảo vệ đất nước, chống lại sự thâm nhập của các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa.

>> Bí mật chiến lược Xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ (Kỳ 1)
>> Tương lai của phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bệ phóng tên lửa PAC-3.

Các tên lửa có thể bị chặn bằng các tên lửa khác (hoặc cũng có thể bằng kỹ thuật laser) ở gần bệ phóng, trong giai đoạn bay ngoài tầm khí quyển hoặc ở giai đoạn cuối.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được thiết kế và triển khai để bảo vệ lãnh thổ của Mỹ và đồng minh trước mối đe dọa tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Ban đầu, Lầu Năm góc nghiên cứu phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) để đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, đến thế kỷ 21, hệ thống này đã chuyển trọng tâm sang phòng thủ và ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ một số đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Iran và Bắc Triều Tiên.

Tháng 3.2013, Lầu Năm góc tuyên bố sẽ củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ biển phía tây của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên ngày càng gia tăng, cùng lúc quyết định hủy bỏ giai đoạn cuối của kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn ở Châu Âu trong thập kỷ tới.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD)

Tên lửa đạn đạo có thể được phóng từ nhiều vị trí khác nhau, như từ hầm chứa, xe cơ động, xe lửa, tàu ngầm, tàu chiến và máy bay. Tên lửa được phân chia thành bốn loại cơ bản dựa trên tầm bắn tối đa: Tầm ngắn (dưới 1.000m), tầm cận trung (1.000 - 3.000 km), tầm trung (3.000 - 5.500km); tên lửa đạn đạo liên lục địa, hoặc ICBM (hơn 5.500km).

Hành trình của tên lửa đạn đạo được phân chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn tăng tốc, bắt đầu phóng và kéo dài cho đến khi kết thúc động cơ tên lửa đẩy; giai đoạn giữa- giai đoạn dài nhất- từ khi tên lửa vào quỹ đạo parabol cho tới mục tiêu; giai đoạn cuối, khi đầu đạn tên lửa được tách ra, thông thường giai đoạn này chỉ mất chưa đầy một phút thì phát nổ.

Căn cứ vào các đặc điểm nêu trên của tên lửa, quân đội Mỹ đã hình thành bốn chức năng cơ bản để đối phó với một tên lửa đạn đạo thông qua hệ thống phòng thủ. Bốn chức năng cơ bản của hệ thống phòng thủ tên lửa là: Phát hiện; phân biệt (phân biệt giữa mục tiêu là tên lửa với các mục tiêu khác); điều khiển hỏa lực (xác định chính xác điểm đánh chặn); tiêu diệt (tấn công mục tiêu bằng một số loại tên lửa đánh chặn). Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống BMD trong các lần thử nghiệm còn khác nhau và các nhà phân tích quốc phòng tiếp tục nghi ngờ về khả năng tác chiến thực sự của tên lửa trong điều kiện chiến đấu thực tế.

Các hệ thống phòng thủ tên lửa chính

Cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ (MDA) đang phát triển một số hệ thống có khả năng đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Các hệ thống này không được thiết kế để phòng thủ trước các cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn từ Nga và Trung Quốc. Tính từ năm 2002 đến nay, MDA đã chi khoảng 90 tỉ USD vào hệ thống phòng thủ tên lửa và có kế hoạch sẽ chi cho hệ thống này khoảng 8 tỉ USD/năm đến năm 2017 - tương đương khoảng 2% ngân sách quốc phòng.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình phân chia giai đoạn tên lửa.

Các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, cho đến nay, hầu hết công nghệ BMD vẫn chưa được minh chứng, thường chậm tiến độ, có chi phí quá lớn, khả năng tác chiến thực sự có thể còn hạn chế khi xảy ra tình huống thực tế. Trong năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lần đầu tiên yêu cầu xem xét đánh giá toàn diện về BMD, trong đó, ngoài việc nêu rõ các mối đe dọa và chiến lược phát triển, thì Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ còn phải tìm cách cải thiện các chương trình thử nghiệm, giám sát và hiệu quả chi phí đối với BMD.

Chính quyền của Tổng thống Obama cũng hủy bỏ ba chương trình BMD, gồm: Phương tiện tiêu diệt đa năng (tháng 4.2009); tên lửa đánh chặn năng lượng Kinetic (tháng 5.2009) và tên lửa laser đường không (tháng 2.2012).

Hiện tại, quân đội Mỹ đang sở hữu bốn chương trình BMD bao gồm: Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD); hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis; hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD); hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD)

GMD là thành phần phức tạp và tốn kém nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa giai đoạn giữa bằng các tên lửa đánh chặn triển khai trên mặt đất.

Cấu trúc hệ thống GMD.

Tính đến mùa xuân năm 2013, quân đội Mỹ đã triển khai 30 tên lửa đánh chặn trong các hầm chứa ở căn cứ Fort Greely, bang Alaska và căn cứ Vandenberg, bang California. Đồng thời, Mỹ có kế hoạch tăng con số này lên 44 tên lửa đánh chặn vào năm 2017.
MDA thông báo, cho đến nay, có 7 trong tổng số 14 lần thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn loại này.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis

Hệ thống Aegis được coi là thành phần hiệu quả nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Hệ thống Aegis thường được triển khai trên biển để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung sau khi được phóng hoặc ngay trước khi tấn công mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Mỹ thử nghiệm hệ thống Aegis.

Tính đến mùa xuân năm 2013, quân đội Mỹ có 24 hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis triển khai trên các tàu chiến của lực lượng hải quân, với phần lớn biên chế hoạt động trong Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Quân đội Mỹ có kế hoạch triển khai lên đến 38 tàu lớp Aegis vào năm 2015. Tính đến tháng 2.2013, Lầu Năm góc thông báo có 24 lần thử nghiệm thành công trong tổng số 30.
Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD)

THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động trên đất liền, có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung. Mỗi hệ thống tên lửa THAAD có chứa tám tên lửa đánh chặn và được bắn từ một bệ phóng gắn trên xe cơ động. Theo báo cáo thử nghiệm và đánh giá tác chiến năm 2008, Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ có ý định triển khai hệ thống THAAD “để bảo vệ các cơ sở quan trọng trên toàn thế giới”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe phóng hệ thống THAAD với 8 ống phóng tên lửa.

Vào tháng 4.2013, Lầu Năm góc công bố kế hoạch triển khai một trong ba khẩu đội tên lửa THAAD tới Guam để bảo vệ các lực lượng Mỹ đóng trên lãnh thổ đảo Thái Bình Dương.

Hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3)

PAC-3 là sự kế thừa của các hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và là hệ thống phát triển hoàn thiện nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. PAC-3 được triển khai nhanh chóng trên các bệ phóng cơ động, sử dụng các bộ cảm biến để theo dõi và đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (thấp hơn so với các hệ thống THAAD).

 PAC-3 đã được sử dụng rất thành công trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003. Hiện nay, các khẩu đội tên lửa PAC-3 đã được triển khai tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Afghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ...

>> Khu trục hạm Sovremenny, "gừng già" của Hải quân Nga

Sovremenny là một trong những lớp tàu khu trục phục vụ cho Hải quân Xô Viết và nay là Hải quân Nga, với nhiệm vụ chính là chống tàu nổi và có khả năng tham chiến trong các trận hải chiến tầm gần và tầm xa với những khả năng ưu việt.

>> Soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc Gremyashchiy (439) thuộc hạm đội Thái Bình Dương.

Sovremenny được phát triển dựa trên thiết kế của Đề án Project-956 “Sarych” (được NATO định danh là Bazzard). Như đã nói nhiệm vụ chính của Sovremenny là chống tàu mặt nước, tuy nhiên, những khả năng như phòng không, chống ngầm cũng khá hoàn thiện nhằm bảo vệ các tàu trong cùng một hạm đội. Sovremenny là một trong những giải pháp kết hợp hoàn hảo với tàu khu trục lớp Udaloy trong những nhiệm vụ tuần tra, chống ngầm, hộ tống và bảo vệ.

Những chiếc Sovremenny đầu tiên của Hải quân Xô Viết

Đề án Project-956 “Sarych” được chính thức khởi động từ thập niên 60 của thế kỷ XX với sự phát triển mạnh mẽ của các loại pháo hải quân và vai trò quan trọng trong các cuộc đổ bộ đất liền, đổ bộ chiếm đảo và đổ bộ xâm nhập. Thời gian này, các loại pháo trên các tàu tuần dương tên lửa, tàu khu trục tên lửa của Hải quân Xô Viết bắt đầu bộc lộ những yếu điểm và hạn chế trong các nhiệm vụ hỗ trợ mặt đất. Vì thế, các thiết kế pháo của Xô Viết mới đã được xúc tiến với hai loại nòng đơn và nòng kép. Thiết kế nòng kép đã được cải tiến đáng kể để nâng cao tốc độ bắn, khả năng công phá và tầm xa của các loại pháo.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Đô đốc Ushakov (434) thuộc Hạm đội Sao đỏ phương Bắc trên biển Barents.

Vào năm 1971, phiên bản pháo nòng kép đã được phát triển để trang bị cho lớp tàu mới phát triển từ Đề án Project-956, nhằm thiết kế 1 chiếc tàu toàn diện về mọi khả năng như lời Công trình sư Yuri Stenov: “Một chiếc tàu khu trục có khả năng hỗ trợ tối đa cho các cuộc đổ bộ”.

Cùng thời gian này, phía Hoa Kỳ đã triển khai phát triển lớp tàu khu trục mới là Spruance với kích thước khổng lồ và được coi như lớp tàu khu trục đa nhiệm hoàn hảo của Hải quân Hoa Kỳ. Để nâng cao khả năng phòng thủ cũng như đáp lại sự thách thức của người Mỹ, đề án Project-956 đã được đẩy nhanh.

Đề án Project-956 được nâng cấp đáng kể so với các lớp tàu thế hệ trước, với tính năng phòng thủ mạnh mẽ và hiện đại nhất của Xô Viết, bên cạnh đó là các bệ phóng tên lửa hạm đối hạm 3M80 với khả năng phóng các loại tên lửa siêu âm nhằm tiêu diệt các mục tiêu như tàu khu trục, hàng không mẫu hạm. Trong thời kì này, phía Xô Viết đã có hệ thống máy turbine cỡ lớn dành cho các tàu khu trục, tuy nhiên động cơ được chọn cho lớp Sovremenny vẫn là động cơ hơi nước. Cục phát triển Severnaya khi ấy lý giải rằng: động cơ turbine sẽ hoạt động không hiệu quả bằng động cơ hơi nước trong chương trình phát triển lớp tàu này.

Chiếc đầu tiên của lớp Sovremenny được đặt tên là Sovremenny -420. Con tàu hạ thủy năm 1976 và được biên chế vào Hạm đội Sao đỏ phương Bắc năm 1980. Đã có tổng cộng 18 chiếc được đặt hàng cho Hải quân Xô Viết nhưng chỉ có 12 chiếc được hoàn thành vì những lý do thâm hụt tài chính và chi phí đào tạo thủy thủ cho các tàu mới. 12 chiếc đều được đóng tại cảng Severnaya 190 ở thành phố Sankt-Petersburg (hiện nay đã được đổi tên thành Xưởng đóng tàu Zhdanov, đây là nơi nhận các hợp đồng đóng mới tàu chiến cho lực lượng Hải quân khắp nơi trên thế giới trong đó có cả Hải quân nhân dân Việt Nam).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Kamov Ka-27 “Helix” trở về chiếc Đô đốc Ushakov (434) trong bài tập chống ngầm.

Tàu có trọng tải choán nước 7.940 tấn, chiều dài thực tế 156m, độ mớn nước là 6.5m, tàu rộng 17.3m tính từ nơi rộng nhất. Sovremenny được trang bị cả máy bay chống ngầm Kamov KA-27 “Helix”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Dàn phóng tên lửa 3M80M chứa các tên lửa P-270 “Moskit”.

Sovremenny được trang bị đến 44 tên lửa phòng không (SAM), 6 tên lửa hạm đối hạm, ngư lôi và pháo hạm AK-130 tầm xa. Cùng đó là hệ thống radar hiện đại, các thiết bị chiến tranh điện tử. Để phù hợp với mục đích sử dụng, Sovremenny được phân loại thành 3 phiên bản chính:

- Phiên bản gốc Project-956 được trang bị tên lửa hạm đối hạm P-270 “Moskit” với các ống phóng 3M80, tầm phóng từ 10km đến 50km.
- Phiên bản Project-956A với những nâng cấp về hệ thống ống phóng và tên lửa hạm đối hạm. Phiên bản này được trang bị ống phóng 3M80M và tên lửa P-270 “Moskit” có chiều dài hơn hẳn phiên bản gốc, tầm bắn xa hơn từ 10 đến 120km.

- Phiên bản xuất khẩu Project-956EM là bản nâng cấp cuối cùng và được phát triển cho Hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAN – PLA Navy). Ở phiên bản này, một số tính năng ưu việt đã bị loại bỏ.

Sức mạnh của “gừng già” Sovremenny

Hệ thống tác chiến trên tàu có khả năng tương thích với mọi dữ liệu từ các tàu khu trục thế hệ đàn anh. Ngoài ra, nó còn có khả năng tái tạo dữ liệu mới về các tàu địch bằng các radar và cảm biến cực nhạy của mình. Sovremenny có khả năng tác chiến đa tầng và khả năng tấn công đến 40 mục tiêu cùng một lúc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không SAM SA-N-7 “Gadfly” trên Sovremenny.

- Tên lửa: Sovremenny được trang bị tên lửa hành trình hạm đối hạm Raduga P-270 “Moskit” với 4 ống phóng trên 1 bệ phóng, tàu có 2 bệ phóng, mỗi bệ phóng có độ nghiêm 15 độ so với sàn tàu, mang được đến 8 tên lửa P-270 “Moskit” (được NATO định danh là SS-N-27 Sunburn). Moskit là loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn nổ thông thường 300kg hoặc đầu đạn hạt nhân 200kiloton. Đây chính là điểm đáng sợ của P-270 “Moskit”, nó có thể hủy diệt cả một hải đoàn và khiến cho cả hạm đội đối phương choáng váng trước đòn tấn công hạt nhân khủng khiếp của mình.

P-270 “Moskit” được trang bị công nghệ lẩn tránh radar và cả hệ thống phòng thủ tần gần (Close in Weapon System – CIWS). Nó bay chỉ cách mặt biển từ 3m đến 4m với tốc độ Mach 2.5 khiến cho các hệ thống CIWS không kịp trở tay. Ngoài ra, Sovremenny còn được trang bị 2 bệ phóng tên lửa phòng không SA-N-7 thường được NATO gọi là Gadfly, tầm bắn 25km, tốc độ siêu âm 830m/s.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc Bezuderzhnyy (672) đang phóng P-270 “Moskit” tiêu diệt kẻ thù.

Pháo hạm: Sovremenny được trang bị 2 khẩu AK-130-MR0184 phía trước và phía sau nhằm nâng cao khả năng phòng thủ. AK-130-MR0184 có 2 chế độ bắn linh hoạt là: hoàn toàn tự động, nhận diện mục tiêu bằng radar và ngắm bắn bằng tay với 1 pháo thủ điều khiển.

AK-130-MR0184 được cho là có khả năng ngang bằng khẩu Creusotline -100mm của Hải quân Pháp và khẩu Octobera-127mm nhưng lại được giới chuyên môn đánh giá là nhỉnh hơn hẳn khẩu Mark 45 của Hải quân Hoa Kỳ (được trang bị cho tác tàu khu trục Arleigh Burke). Sovremenny còn được trang bị đến 6 khẩu AK-630 CIWS nhằm bảo vệ tàu tốt hơn trước các máy bay không người lái (UAV), tên lửa hạm đối hạm và các máy bay cường kích.

Vũ khí chống ngầm: Sovremenny được trang bị 2 dàn phóng ngư lôi cỡ 533mm và 6 ống phóng tên lửa chống ngầm RBU-1000. Bên cạnh đó là khả năng săn ngầm ưu việt nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của trực thăng Kamov KA-27 với tầm hoạt động lên đến 200km và dễ dàng phát hiện những chiếc tàu ngầm ẩn mình bên dưới lòng biển.

(Soha)

>> Bao giờ Việt Nam có bom thông minh, tên lửa hành trình?

Khi mà sự vui mừng của giới am hiểu chuyên môn lắng xuống và sự dửng dưng, dè bỉu của vài người đã không còn dấu vết trong sự kiện Việt Nam chế tạo thành công UAV thì giờ là lúc những tinh hoa dân tộc Việt tự vấn mình: Khi nào chúng ta có những quả bom thông minh biết bay, khi nào chúng ta có tên lửa hành trình để bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu?

>> Tên lửa đạn đạo tầm gần Scud-B của Việt Nam

Việt Nam chế tạo hay “lắp ráp” thành công UAV?

UAV là máy bay không người lái được tự động điều khiển theo chương trình cài sẵn hoặc được điều khiển từ xa.

Trong quân sự, theo nhiệm vụ nó được chia thành 2 loại, loại dùng trinh sát, chỉ dẫn mục tiêu và loại có mang theo vũ khí tấn công.

Một UAV phải có 2 yếu tố: Phần cứng, tức là phần để làm cho máy bay bay được trên bầu trời như động cơ, cánh quạt… và phần mềm, tức là bộ óc của UAV, đó là hệ thống kết nối các linh kiện điện tử rất phức tạp trên máy bay và trạm điều khiển từ xa.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Những mẫu UAV của Việt Nam chế tạo thành công.

Phần cứng của UAV thì không khó nhưng bộ óc của UAV mới khó, mới mang tính quyết định. Những bộ óc của UAV giống như những bài toán khó. UAV càng hiện đại, tiên tiến bao nhiêu có nghĩa là những bài toán càng khó bấy nhiêu. Tạo ra được những bộ óc của UAV, tức là giải ra được những bài toán khó này, điều mà không phải ai cũng giải ra được.

Đâu phải khi thuộc các công thức toán học là giải được các bài tập toán, nếu vậy thế giới chẳng có khái niệm “học sinh giỏi toán”, nếu vậy thì chẳng đến giờ, Giáo sư Ngô Bảo Châu mới đoạt giải toán học Fields …

Cho nên, đâu phải cứ có các linh kiện điện tử tinh vi hiện đại là lắp ráp được UAV, nếu vậy thế giới này các quốc gia chế tạo được UAV không chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nói như vậy để chứng tỏ một điều, “chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông nhường nào”, còn những kẻ “ngoại đạo” thì dửng dưng, mai mỉa, là cũng là dễ hiểu.

Vấn đề là Việt Nam đã bước vào câu lạc bộ các quốc gia chế tạo được UAV bằng chính bộ óc thông minh của mình, bất chấp sự phát triển chưa cao của nền kinh tế.

5 mẫu máy bay do các nhà khoa học, các kỹ sư thuộc Viện Công nghệ không gian – HTI thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo thành công (và những mẫu UAV bí mật khác được những nhà khoa học thầm lặng khác nghiên cứu chế tạo) khiến các chuyên gia quân sự, bộ tham mưu QĐNDVN có quyền mơ tới và vạch ra những định hướng sử dụng lực lượng, chiến thuật mới theo cách Việt Nam.

Tương lai nào cho "UAV made in Vietnam"?

UAV khác với tên lửa hành trình, tên lửa điều khiển hay bom thông minh ở chỗ chúng (UAV) được sử dụng nhiều lần.

Những quốc gia có nền khoa học công nghệ cao không sử dụng UAV để làm các nhiệm vụ của tên lửa hay bom thông minh (cảm tử) bởi lẽ tốc độ của UAV chậm nếu mang khối thuốc nổ lớn thì càng chậm thêm nên dễ bị đánh chặn, phát hiện và tiêu diệt.

UAV với lợi thế nhỏ gọn, trang bị các phương tiện nghe nhìn hiện đại sẽ rất lợi thế để trinh sát sâu trong vùng địch. Và, khi bộ óc của UAV “gần giống với người hơn” thì việc trang bị vũ khí tấn công trên đó sẽ hết sức lợi hại. Chính vì vậy, tất yếu, họ có một nghệ thuật sử dụng lực lượng khác và một lối đánh khác Việt Nam là thế.

Với Việt Nam, chẳng hạn như mẫu AV.UAV.S4: Chiều dài 4,20m; sải cánh 5,0m; khối lượng tối đa 170kg; khối lượng tải có ích 50kg; bán kính hoạt động 100km; trần bay 3000m; tốc độ lớn nhất 180km/h…

Nếu sử dụng như một quả tên lửa hành trình hay điều khiển có phần chiến đấu 50kg TNT và với tốc độ 180km/h để độc lập tấn công một mục tiêu xa hơn 100km thì đúng là một ý tưởng tồi. Nhưng, trong một thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thì ý tưởng đó không tồi. Khi công nghệ lạc hậu của UAV không thể thì chiến thuật có thể.

Tất nhiên đó chỉ là trước mắt, nếu về lâu dài chúng ta cứ bám vào ý tưởng đó thì thất bại, không thể lấy ý chí anh hùng đối đầu mãi với đạn bom.

UAV và những vũ khí công nghệ cao, nguy hiểm, lợi hại hay không, không phải là sức công phá của nó mà chính là “bộ óc” của nó thông minh cỡ nào.

Chẳng hạn loại tên lửa Kh-35 mà Nga-Việt Nam hợp tác sản xuất, có 3 hạn chế: tầm bắn gần (130 km); tốc độ cận âm và hệ thống điều khiển tên lửa chưa cho phép tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu trên bờ biển và vào sâu trong đất liền. Nhưng tên lửa diệt hạm X-35 có một đặc điểm là nó cho phép cải tiến nâng cấp không giới hạn, như có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa…

Vậy chúng ta có ý tưởng cải tiến để nâng cao tầm bắn lên không? Chúng ta có thể dùng bộ óc Việt, kết hợp bộ óc Nga trong Kh-35 để biến nó thành tên lửa hành trình hay tên lửa điều khiển hay không? Việt Nam đã cải tiến, nâng cấp tầm bắn tên lửa Scud-B lên từ 550-700 km nhưng quan trọng hơn, bộ óc của nó có cải tiến được không?...

Chế tạo được UAV là phải có bộ óc thông minh, thế giới đã thán phục sự thông minh của người Do thái nên chẳng ngạc nhiên khi UAV của Ixrael thuộc loại nhất nhì thế giới. Đáng tiếc là chúng ta xuất phát trên nền tảng một nền công nghiệp còn nghèo nàn lạc hậu, nhưng nếu chúng ta biết cách “công nhận mà không cần chứng minh” để áp dụng ngay vào thực tế thì Việt Nam cũng ít nhất “giành được giải”.

Chỉ có đầu tư mạnh, đi tắt đón đầu công nghệ, dưới sự lãnh đạo của những bộ óc có tầm nhìn xa chiến lược thì vấn đề cải tiến, sản xuất vũ khí thông minh, công nghệ cao sẽ rất phù hợp với sở trường, tư chất của người Việt Nam, đặc biệt quan trọng là cải tiến vũ khí. Có gì nguy hiểm hơn khi tất cả các loại vũ khí nước ngoài trong tay đều có “trí khôn người Việt”?

Khi đó chúng ta sẽ tạo ra sự khác biệt, tạo ra sự răn đe mạnh, bí hiểm với kẻ thù.

(Lê Ngọc Thống)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang