Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 15 tháng 7 2012

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

>> Trung Quốc - Việt Nam: cuộc chiến vì thềm lục địa đang được chuẩn bị

Nếu như Trung Quốc toan báo thù thì họ sẽ vấp phải phản ứng của Mỹ và Nga.

>>Khả năng xảy ra chiến tranh ở biển Đông thấp hơn biên giới Trung-Ấn?



http://nghiadx.blogspot.com
Giàn khoan Hải Dương 981 - Ảnh: Nhân Dân nhật báo


Từ đầu tháng này, EU đã ngừng nhập khẩu dầu mỏ Iran và này chỉ còn Trung Quốc và Ấn Độ là khách hàng lớn nhất dầu mỏ Iran.

Do tình hình ở Trung Á căng thẳng, chính quyền Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực tìm các nguồn cung cấp hydrocarbon thay thế.

Trung Quốc đang đưa ra trắng trợn hơn yêu sách đối với vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, nơi các công ty dầu khí Gazprom của Nga và Exxon của Mỹ đang hoạt động.

Cuối tháng 6, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mời các công ty nước ngoài thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông.

Vấn đề là ở chỗ các hãng dầu khí Gazprom của Nga và Exxon của Mỹ đang tiến hành thăm dò địa chất, hơn nữa lại rất thành công ở các lô này. Các công ty này đã được Chính phủ Việt Nam, quốc gia đang kiểm soát các lô này trên thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông, cấp giấy phép thăm dò địa chất.

Chính phủ Việt Nam và Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) Đỗ Văn Hậu đã yêu cầu Trung Quốc phải lập tức hủy bỏ việc mời thầu này vì nó vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Các lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu “nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Namа”, vì thế nó “vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền” của Việt Nam, ông Đỗ Văn Hậu nói.

Sau đó, có những tin tức nói rằng, các tàu chiến Trung Quốc và Việt Nam đang tập trung tại khu vực này.

Hồi đầu năm, Mỹ đã thông báo thay đổi các ưu tiên đối ngoại. Nay khu vực châu Á-Thái Bình Dương chứ không phải khu vực Cận Đông trở thành khu vực lợi ích chủ yếu của người Mỹ. Vì thế, chỉ cần Trung Quốc mưu toan chiếm giữ các mỏ dầu mà Exxon đang làm việc và hạm đội Mỹ nhảy vào bảo vệ, điều đó có thể gây ra một cuộc xung đột quân sự lớn.

Một vấn đề quan trọng là Nga sẽ có lập trường thế nào trong cuộc xung đột này. Một mặt, Nga và Trung Quốc là các đối tác trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, mùa xuân năm nay, hai nước đã tổ chức tập trận chung.

Nhưng mặt khác, Trung Quốc đang đưa ra yêu sách phi pháp đối với các mỏ dầu mà Gazprom đang hoạt động.

Đáng chú ý là hiện nay các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đang tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ mà Trung Quốc thì không được mời tham dự.

Ngoài ra, mấy năm nay, Việt Nam tăng cường rất mạnh việc mua sắm vũ khí của Nga. Nga đang bán cho Việt Nam các máy bay tiêm kích Su-30MK2, các tàu tên lửa, các frigate lớp Gepard, tàu ngầm, các hệ thống tên lửa bờ biển cực mạnh Bastion trang bị tên lửa hành trình chống hạm Yakhont… Kết quả là Việt Nam đã giành vị trí thứ hai trong số các khách hàng mua vũ khí Nga, chỉ đứng sau Ấn Độ. Trước đó, Trung Quốc từng giữ vị trí này.

Nếu đánh giá danh mục vũ khí Nga được bán cho Việt Nam thì thấy rằng, vũ khí dùng để chống xâm lược từ hướng biển, kể cả bảo vệ các mỏ dầu trên thềm lục địa của Việt Nam chiếm một phần quan trọng.

Tình hình chính trị nội bộ của Trung Quốc có thể là cú hích dẫn đến xung đột quân sự với Việt Nam. Mùa thu tới sẽ diễn ra việc thay đổi ban lãnh đạo Trung Quốc, điều này đã làm cuộc đấu tranh nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc căng thẳng đột biến. Cụ thể là ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc Bạc Hy Lai đã bị bắt.

Một thời gian sau, trên báo chí xuất hiện những thông tin nói rằng, thân nhân của nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc Tập Cận Bình đang sở hữu cổ phần trong các công ty ước trị giá 376 triệu USD. Ngoài ra, họ còn sở hữu một phần công ty khai thác đất hiếm có giá trị khoảng 1,73 tỷ USD.

Chính quyền Trung Quốc đang muốn hướng dư luận khỏi những thông tin khó chịu này nên một cuộc chiến tranh ngắn thắng lợi sẽ có thể rất hữu ích. Cần lưu ý rằng, lần gần đây nhất Trung Quốc tấn công Việt Nam là vào năm 1979 và đã thất bại thảm hại, điều mà Trung Quốc đến nay vẫn coi là nỗi nhục quốc gia. Và nếu như Trung Quốc toan báo thù thì họ sẽ vấp phải phản ứng của Mỹ và Nga, những quốc gia có các công ty đang hoạt động trên thềm lục địa của Việt Nam.

(Nguồn :: VIETNAMDEFENCE)

>> Khi Việt Nam rút "kiếm khỏi vỏ" ?

Bình tĩnh, sáng suốt, để làm chủ tình hình. Kiên quyết, khôn khéo, không khoan nhượng, dù phải hy sinh nhiều của, nhiều người khi bảo vệ quyền lợi tối thượng: Chủ quyền và toàn vẹn lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc trước bất kỳ kẻ thù nào.

>> Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của CS Biển Việt Nam



http://nghiadx.blogspot.com
Đội tàu cá theo kiểu liên hoành ngang ngược của Trung Quốc


Hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông có thể nói rất ngang ngược và nguy hiểm, thách thức đến an ninh chủ quyền toàn vẹn lãnh hải của các quốc gia ven biển ĐNA nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ngang ngược, bởi Trung Quốc bất chấp tất cả luật lệ quốc tế, cậy thế nước lớn đe dọa sử dụng vũ lực…nhằm thực hiện âm mưu bành trướng của mình.

Nguy hiểm, bởi hành động của Trung Quốc là hành động thực dân, xâm phạm đến chủ quyền, lãnh hải – điều thiêng liêng của bất kỳ quốc gia nào, nguyên nhân trực tiếp gây nên xung đột quân sự, chiến tranh tàn khốc, ảnh hưởng đến hòa bình khu vực.

Chúng ta không như Trung Quốc trong vụ tranh chấp Philipines khi cho rằng Philipines “bắt nạt” và cũng không như Philipines hô to lên rằng quân khu này, hạm đội kia sẵn sàng đợi lệnh. Và hiện nay khi biết 30 tàu cá Trung Quốc ra Trường Sa, Philipines cũng hô lên “Hải quân sẵn sàng đợi lệnh”…

Việt Nam không như vậy.

Trước một tình thế hiểm nghèo, ông cha ta đã dạy “Khoan vội rút kiếm ra khỏi vỏ mà trước tiên phải biết kẻ thù là ai, từ đâu tới, chúng muốn gì và bằng cách nào”?

Đó chính là bản lĩnh dày dạn của Việt Nam được tôi luyện qua các cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc ác liệt nhất, trước những đối thủ hùng mạnh nhất như Nguyên Mông rồi Pháp và sau đó là Mỹ…Đó chính là sự bình tĩnh, sáng suốt, khôn khéo của cái đầu lạnh để làm chủ tình hình, làm chủ tình huống, với một trái tim nóng sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Kẻ thù là ai? Chúng từ đâu đến? Không nói, ngay một người dân Việt Nam bình thường cũng đã xác định. Âm mưu chiến lược của kẻ thù có thể biết dễ dàng, nhưng sách lược, thủ đoạn, tính chất, mức độ các giai đoạn thực hiện, biết được là rất khó.

Bởi thế, “biết được chúng muốn gì và bằng cách nào” là coi như ta làm chủ được tình hình. Khi làm chủ được tình hình thì không sợ, không bất ngờ trước bất kỳ tình huống nào xảy ra.

Biển Đông, Trung Quốc đã khuấy động, đưa Việt Nam, Philipines vào một tình thế nguy hiểm, cấp bách khiến dư luận và những người yêu chuộng hòa bình hết sức lo ngại.

Dấn tiếp bước nữa là Trung Quốc coi như đã dồn Việt Nam, Philipines vào chân tường. Xung đột quân sự, chiến tranh sẽ chắc chắn nổ ra. Liệu Trung Quốc có dám mạo hiểm tiến hành một cuộc chiến tranh trên biển với Việt Nam lúc này không?

Quan sát, theo dõi kỹ tình hình, diễn biến gần đây chúng ta thấy có vẻ như sự nguy hiểm đang ở mức hành vi. Hàng hải Biển Đông vẫn an toàn…

Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và hô hào quân sự hóa Tam Sa; “Mời thầu quốc tế 09 lô dầu khí” trong EEZ của Việt Nam…tuy tính chất thì rất nghiêm trọng, nhưng mức độ cũng mới chỉ lời nói.

Nếu như Trung Quốc phản ứng trước hành động của Nhật khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Sekaku rằng, “Cho Nhật bản muốn nói gì thì nói, quần đảo này cũng thuộc Trung Quốc” thì Việt Nam cũng vậy thôi.

Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và vi phạm UNCLOS. Trung Quốc nói gì thì nói, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam như điều 1 Luật biển Việt Nam và thềm lục địa, EEZ 200 hải lý thuộc Việt Nam như UNCLOS quy định.

Trung Quốc hùng hổ tổ chức 30 tàu cá tiến ra khai thác ở Trường Sa…Rõ ràng, mục đích của họ là không phải đánh cá mà chủ yếu là khẳng định và hợp lý hóa chủ quyền (bành trướng) trong yêu sách đường “lưỡi bò”.

Có một thực tế mà chúng ta nên hiểu và bình tĩnh, tránh quá khích, rằng, chúng ta có thể coi các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa thuộc dạng không có “kinh tế riêng…” nên chỉ có lãnh hải mà không có EEZ.

Như vậy, quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn có khu vực không thuộc EEZ của Việt Nam và lãnh hải của Trường Sa và do vậy, 30 hay 100 tàu đánh cá của họ có quyền đánh bắt tự do mà chúng ta không quan tâm.

Một thực tế nữa là Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, do vậy, đương nhiên, bất cứ hành động nào của Trung Quốc liên quan đến nó là vi phạm chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam.

Chúng ta đòi lại bằng biện pháp hòa bình, cho nên không thể ngày một ngày hai là công cuộc hoàn thành, bởi vậy, trước mắt, chúng ta phải chấp nhận thực trạng này.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng, mấu chốt ở đây là Việt Nam, cũng như Philipines phải theo dõi chặt chẽ khu vực đánh cá của 30 tàu này ở đâu?(Báo chí đăng tin đầy nhưng chưa rõ khu vực thuộc EEZ của Việt Nam hay Philipines).

Nếu trong khu EEZ của Việt Nam thì kiên quyết, không khoan nhượng, dùng Cảnh sát biển và các cơ quan chức năng trên biển khác như biên phòng, kiểm ngư nhắc nhở, đuổi ra khỏi khu vực và khi cần thiết phải trấn áp bằng bạo lực như Nga đã từng làm mới đây với tàu cá Trung Quốc.

Nếu ngoài EEZ của ta nhưng trong vùng đảo Chữ Thập thì chúng ta vẫn phản đối và theo dõi chặt chẽ, nhưng phải chấp nhận thực trạng trên, không và chưa cần thiết làm tăng thêm căng thẳng trên Biển Đông trước phản ứng của nước lớn với Luật biển Việt Nam.

Đó là sự lựa chọn khôn ngoan, hiểu mình, hiểu người mà đôi bên cùng chấp nhận được.

Việc Trung Quốc có hung hăng cho tàu cá tràn vào EEZ của Việt Nam, khiêu khích, tạo cớ gây xung đột hay gì đi nữa hay không là cách gây hấn của họ.

Việc Trung Quốc ngang ngược, bất chấp, cho dàn khoan tiến về 09 lô dầu khí trong EEZ của Việt Nam khai thác hay không là cách làm của họ.

Chỉ biết rằng, vì những thứ đó-chủ quyền, toàn vẹn lãnh hải, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mà dân tộc Việt Nam không tiếc một thứ gì, không sợ bất cứ ai và đã rất nhiều lần dạy cho quân xâm lược những bài học đích đáng.

Tượng người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã có ở Trường Sa. Mắt Người hiên ngang nhìn thẳng ra biển khơi, tay cầm sách và một tay hờ lên đốc kiếm nhắc nhở cháu con rằng; “Phải bình tĩnh, sáng suốt, nhìn xa trông rộng để làm chủ tình hình”, nhưng tay Người vẫn chỉ để hờ trên đốc kiếm bởi Việt Nam không phải là kẻ hiếu chiến, ưa dùng dao kiếm mà chỉ “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn”.

Việt Nam quý trọng hòa bình hữu nghị hơn ai hết và chỉ rút kiếm khi phải bảo vệ biên cương Tổ quốc bị xâm lăng.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

>> Tìm hiểu loại tàu Trung Quốc mắc cạn ở biển Đông

Hôm 11/7, Chính phủ Trung Quốc xác nhận một chiếc tàu chiến đã bị mắc cạn ở biển Đông.

>> Tàu 871 của Hạm đội Nam Hải TQ bị chìm ở Hoàng Sa



http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc tàu thuộc lớp Giang Hồ V (cùng loại Đông Hoán), bố trí hai cụm bệ phóng (lắp 3 đạn) tên lửa ở trước và sau ống khói.


Theo tin từ Bộ Quốc phòng Philippines, chiếc tàu chiến của Trung Quốc bị mắc cạn mang số hiệu 560 có tên Đông Hoán, thuộc lớp tàu Giang Hồ V (Type-053H1G).

Đây là một trong những loại tàu chiến cũ kỹ, lạc hậu của Hải quân Trung Quốc.

“Cải lùi” vì vội vàng

Đầu những năm 1990, trước “cơn khát” tàu chiến của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành chương trình đóng mới khẩn cấp 6 tàu lớp Giang Hồ V.

Nhưng vì khẩn cấp nên Giang Hồ V (Type 053H1G) tuy được xem là biến thể cuối cùng của lớp tàu Giang Hồ (Type 053) nhưng thay vì cải tiến thì nó lại “cải lùi” để giảm giá thành và thời gian chế tạo.

Thực vậy, trong vòng 3 năm (1992-1995), Trung Quốc đã chế tạo và đưa vào hoạt động đồng loạt cả 6 tàu Giang Hồ V trong Hạm đội Nam Hải.

Giang Hồ V có lượng giãn nước 1.960 tấn, kích thước 103,22 x 10,8 x 3,05m. Tàu trang bị hai động cơ diesel 12E390VA sản sinh 16.000 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 25,6 hải lý/h, hoạt động liên tục trên biển 15 ngày.

Để giảm thời gian, Giang Hồ V thiết kế dựa trên khung thân Giang Hồ II (Type 053H1) chế tạo từ đầu những năm 1980, có một số sửa đổi cải tiến nhỏ (cabin kín, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống phòng vệ xạ - sinh - hóa NBC, hệ thống chiến đấu tích hợp).

Tất nhiên, nó cũng kế thừa sẵn những yếu điểm của công nghệ tàu chiến những năm 1980, đó là tính tự động hóa kỹ thuật không cao (thủy thủ đoàn đông đảo 200 người), kiểu dáng dễ bộc lộ trước radar đối phương.

Hiện đại với những năm... 1960-1970

Trang bị vũ khí của Giang Hồ V thậm chí còn yếu kém hơn cả "người em" Giang Hồ III khi trang bị tên lửa chống hạm lỗi thời, không phù hợp với chiến tranh hiện đại.

Về hỏa lực, Giang Hồ V trang bị 6 tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn SY-1. Loại tên lửa này được chế tạo dựa theo mẫu P-15 Termit của Nga, có tầm bắn khoảng 80km, lắp đầu đạn nặng 513kg. Đây là loại vũ khí cũ kỹ, đầu đạn tuy lớn nhưng tầm bắn hạn chế.

Ngoài tổ hợp SY-1, Giang Hồ V trang bị hai pháo hạm Type 79 2 nòng cỡ 100mm bố trí ở đầu và đuôi tàu. Loại pháo này được dùng để chống mục tiêu trên biển tầm gần hoặc hỗ trợ tác chiến đổ bộ đường biến. Pháo Type 79 có tầm bắn 22km, tốc độ bắn 18 phát/phút.

Cả hai hệ thống tên lửa SY-1 và pháo hạm Type 79 dùng chung radar điều khiển hỏa lực Type 343. Pháo 100mm còn được hỗ trợ thêm thiết bị ngắm quang – điện trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh.

Hỏa lực phòng không của Giang Hồ V cũng không khá hơn hỏa lực chống hạm khi nó không có hệ thống tên lửa đối không. Giang Hồ V chỉ có 4 tháp pháo phòng không Type 76A 2 nòng cỡ 37mm kết hợp radar điều khiển hỏa lực Type 341.

Pháo Type 76A có tầm bắn 8.500m, tốc độ 180 phát/phút. Type 76A có thể hữu hiệu phần nào khi đối phó với máy bay nhưng với tên lửa hành trình đối hạm cao tốc thì có lẽ là không đủ để cứu nó khỏi bị đánh chìm.

Giang Hồ V còn được thiết kế hệ thống chống ngầm gồm 2 cụm máy phóng rocket săn ngầm Type 87 (6 nòng) bắn đạn cỡ 240mm, tầm bắn xa nhất 1.200m.




http://nghiadx.blogspot.com
SY-1 là loại tên lửa chống hạm kiểu cũ.

Hệ thống điện tử của Giang Hồ V gồm: đài radar trinh sát đường không/đường biển Type 360 có tầm hoạt động 150km phát hiện máy bay và 50km phát hiện tên lửa đối hạm đối phương; đài radar cảnh giới đường không tầm xa Type 517H; 2 đài radar định vị RM-1290 cùng hệ thống sonar gắn dưới thân tàu.

Nhìn chung, vũ khí của Giang Hồ V là cực kỳ lạc hậu trên cả ba mặt. Tên lửa đối hạm SY-1 có tầm bắn ngắn, tốc độ chậm, dễ bị đánh chặn, độ chính xác kém.

Bên cạnh đó, hỏa lực đối không của nó không hữu hiệu đối với mục tiêu là tên lửa đối hạm cao tốc. Không những thế, các tên lửa ngày nay có độ cao bay pha cuối rất thấp, khó đánh chặn.

Vũ khí chống ngầm không của tàu cũng còn phù hợp với tác chiến hiện đại. Không chắc Giang Hồ V có đủ khả năng tiếp cận vào tầm gần (1.200m) để tiêu diệt tàu ngầm hay không? Trong khi đó, đối phương có thể phát hiện ra nó trước từ cả trăm kilomet và phóng tên lửa tiêu diệt. Type 87 có lẽ chỉ còn để “làm cảnh” hoặc sẽ dùng cho yểm trợ hỏa lực đổ bộ đường biển.

Quả thực, Giang Hồ V chỉ thích hợp với một cuộc chiến tranh trên biển những năm 1960-1970 hơn là từ năm 1990 trở đi. Xu thế chung lúc này là kiểu dáng tàu chiến được thiết kế để giảm thiểu tối đa phản xạ sóng radar. Hỏa lực trang bị tên lửa hành trình đối hạm có tầm bắn hàng trăm km, tốc độ bay siêu âm, bố trí tên lửa đối không, pháo phòng không có tốc độ bắn vài nghìn viên/phút.

Ưu tiên hiện đại hóa

Thấy được những yếu kém đó, từ những năm 2000 Hải quân Trung Quốc bắt đầu hiện đại hóa các tàu chiến lớp Giang Hồ V. Hai chiếc đầu tiên, trong đó có tàu Đông Hoán (560) được ưu tiên thực hiện trước.

Sau khi hoàn tất vào năm 2008, Đông Hoán (560) thay thế tổ hợp tên lửa SY-1 bằng tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm YJ-83 (8 đạn). YJ-83 là loại tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc được trang bị cho nhiều chiến hạm hiện đại của nước này. Với YJ-83 thì sức mạnh chống hạm của Đông Hoán trở nên mạnh hơn trước.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Đông Hoán (560) sau khi được hiện đại hóa.

YJ-83 lắp động cơ tuốc bin phản lực cho phép đạt tốc độ hành trình siêu âm Mach 1.3-1.5, tầm bắn tối đa khoảng 120-160km. Trong hành trình bay, YJ-83 bay cách mặt nước 10-30m, ở pha cuối hạ xuống 5m. Tên lửa được điều khiển bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động.

Tàu Đông Hoán (560) thay thế kiểu tháp pháo Type 79A và thay thế bằng loại PJ33A cùng cỡ nòng nhưng thiết kể để làm giảm tiết diện phản xạ sóng radar. Đài radar cảnh giới đường không tầm xa Type 514 cũng được gỡ bỏ.

Tuy có mạnh hơn trong vai trò chống hạm tàu, nhưng hỏa lực phòng không của Đông Hoán vẫn được giữ nguyên với 4 tháp pháo 37mm. Thế nên, nó vẫn có thể “dễ dàng” bị đối phương diệt gọn.

(Nguồn :: BDV)

>> Kh-31A - ‘Cái chết’ đến từ bầu trời

Kh-31A là tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn tốc độ cao do Liên Xô (Nga) phát triển trang bị trên các tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/35.

>> "Sát thủ diệt hạm" Kh-59MK trên Su-30MK2 Việt Nam
>> Đối tác hoàn hảo của Su-30 Việt Nam
>> Tên lửa chống radar của Nga, Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Kh-31A ra đời từ những "cây kim chọc mù mắt thần".


Ra đời từ chương trình tên lửa chống radar

Những năm 1970-1980, Quân đội Mỹ bắt đầu đưa vào sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại MIM-104 Patriot, hệ thống chiến đấu Aegis cùng tên lửa đánh chặn Standard Missile dành cho Hải quân Mỹ.

Quá trình biên chế này gây áp lực lớn lên đội ngũ kỹ sư Liên Xô. Nhiệm vụ mới của họ là phải tạo ra vũ khí để chế áp hệ thống phòng không đối phương.

Đó chính là việc phải tập trung phát triển các loại tên lửa chống radar để tiêu diệt “mắt thần” hệ thống Patriot, từ đó vô hiệu hóa hoàn toàn chúng, mở đường cho lực lượng ném bom hạng nặng xâm nhập oanh tạc mục tiêu.

Năm 1977, Cục thiết kế Zvezda bắt đầu chương trình phát triển tên lửa chống radar tầm xa thế hệ mới.

Năm 1982, Zvezda thực hiện lần phóng thử đầu tiên mẫu thử tên lửa chống radar Kh-31. Tới năm 1988, tên lửa chống radar với tên gọi chính thức Kh-31P được chấp nhận đưa vào phục vụ trong Không quân Nga.

Dựa trên nền tảng Kh-31P, Zvezda tiếp tục phát triển và đưa vào sử dụng tên lửa hành trình không đối hạm tầm ngắn Kh-31A. Tên lửa có thể phóng từ tiêm kích đa năng MiG-29 (biến thể mới), Su-30MK, Su-34, Su-35.

“Họ hàng P-270 Moskit”

Kh-31A ngoài định danh của NATO AS-17 Krypton, nó còn được người ta gọi với biệt danh “Mini Moskit”. Đơn giản, Kh-31A (kể cả Kh-31P) có ngoại hình rất giống với tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-270 Moskit – sản phẩm của cục thiết kế Raduga. Vì lẽ đó, Kh-31A được coi như là biến thể thu nhỏ của P-270.

Kh-31A có chiều dài 4,7m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 610kg. Tên lửa được lắp hai động cơ đẩy.

Khi phóng, động cơ rocket nhiên liệu lỏng gắn ở đuôi được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ Mach 1,8 và tự tách ra khi hết nhiên liệu. Sau đó, 4 cửa hút khí mở ra và vỏ tên lửa rỗng trở thành buồng đốt động cơ tĩnh phản lực dùng nhiên liệu dầu lửa giúp tên lửa đạt vận tốc Mach 2,9, tầm bắn tiêu diệt mục tiêu 5-70km.

Về hệ thống điều khiển, ở pha giữa tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính dẫn đường, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31 có khả năng kháng nhiễu cao, lựa chọn một mục tiêu trong nhóm mục tiêu cùng loại dày đặc.


http://nghiadx.blogspot.com
Kh-31A có khả năng tiêu diệt tàu chiến có lượng giãn nước đến 4.500 tấn.
Trong ảnh: Su-30MKI phóng tên lửa không đối hạm Kh-31A.

Trọng lượng phần chiến đấu của tên lửa nặng 95kg dùng để tiêu diệt tàu khu trục, hộ vệ cỡ lớn, tàu tên lửa cở nhỏ, tàu vận tải đổ bộ.

Khi tiếp xúc bề mặt mục tiêu, tên lửa xuyên phá vào bên trong tàu rồi mới kích nổ đầu đạn hoặc nổ theo kiểu phá mảnh khi bay trên mục tiêu.

Ước tính, để tiêu diệt tàu khu trục cần 2,5 quả Kh-31A, với tàu tên lửa cỡ nhỏ chỉ cần 1 quả.

Có thể nói, Kh-31A là vũ khí chống tàu cực kỳ nguy hiểm, "cơn ác mộng" từ bầu trời đối với tàu địch.

Tên lửa có tốc độ hành trình bay rất cao, tiếp cận nhanh, khó đánh chặn. Không những thế, khi bị radar địch phát hiện, tên lửa có thể cơ động vọt cao đối phó với tên lửa đánh chặn đối phương.

Cục thiết kế Zvezda đã phát triển thêm các biển thể mới của Kh-31A như: Kh-31AD (kích thước lớn hơn, lắp radar chủ động cải tiến ARGS-31E, tầm bắn tăng lên 100km); Kh-31AM (nâng cấp hệ thống điện tử để chống lại biện pháp đối phó của đối phương, cải tiến động cơ để tăng tầm bắn nhưng không tăng trọng lượng).

Ngày nay, Kh-31A cũng được xuất khẩu tới một số quốc gia trên thế giới.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

>> HQ Trung Quốc xưng bá ở Thái Bình Dương đâu có dễ ?

Các nước láng giềng có thực lực mạnh có thể bắt chước Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân, do đó Trung Quốc sẽ không thể xưng bá…
>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 2)



http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc còn rất nhiều tàu chiến cũ còn hoạt động.


Tờ “Phương Đông” Trung Quốc dẫn các nguồn tin cho rằng, Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật ở biển Hoa Đông thu hút sự quan tâm mạnh mẽ và đồn thổi quá mức của một số nước.

Trong bối cảnh này, nhà nghiên cứu của Tập đoàn Chính sách Delhi, Ấn Độ là Kailash Prasad vừa có bài viết cho rằng, Trung Quốc hiện đang dốc sức phát triển hải quân tầm xa, nhưng so với các cường quốc hàng đầu, Quân đội Trung Quốc vẫn còn phải đi một con đường dài, trong một khoảng thời gian tương lai tương đối dài, Hải quân Trung Quốc đều không có khả năng lắm xưng bá ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Ngày 9/7, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thừa nhận, từ ngày 10-15/7, Hải quân Trung Quốc sẽ tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở khu vực lân cận quần đảo Châu Sơn, vùng biển Hoa Đông. Trước đó, Hải quân Trung Quốc cũng đã thông báo lệnh cấm, công bố tọa độ vùng biển diễn tập.

Các chuyên gia cho rằng, cuộc diễn tập trên biển Hoa Đông lần này sở dĩ thu hút sự chú ý của dư luận là do tranh chấp quyền lợi biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ngày càng gay gắt, đặc biệt là tại khu vực quần đảo Senkaku của Nhật Bản, theo đó, Hải quân Trung Quốc tiến hành đáp trả.

Tờ “JoongAng Ilbo” Hàn Quốc ngày 9/7 có bài viết “Nhật Bản muốn quốc hữu hóa đảo Senkaku, Trung Quốc dự định tổ chức diễn tập bắn đạn thật” cho rằng, cuộc diễn tập trên biển lần này của Trung Quốc là sự cảnh báo mạnh mẽ đối với Nhật Bản.

2 ngày trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda trong một buổi lễ kỷ niệm đã công khai tuyên bố, Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét mua đảo Senkaku. Trung Quốc cho rằng đó một hành vi cá nhân đã nâng lên thành hành vi quốc gia.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc đang vươn ra biển xa.

Tờ “Munhwa Ilbo” Hàn Quốc cùng ngày cũng có bài viết bình luận về thái độ cứng rắn của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong tranh chấp lãnh hải. Bài viết cho rằng, Quân đội Trung Quốc lần này tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở biển Hoa Đông rõ ràng là cảnh cáo Nhật Bản, tình hình biển Hoa Đông ngày càng căng thẳng.

Tờ “Chosun Ilbo” bình luận cho rằng, hiện nay, tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản có xu thế ngày càng gay gắt, những động thái gần đây của cả Trung Quốc và Nhật Bản đang làm cho quan hệ hai nước đối mặt với “cuộc khủng hoảng lớn nhất sau 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao”.

Chính phủ Nhật Bản muốn quốc hữu hóa đảo Senkaku có thể sẽ bị Trung Quốc đáp trả bằng chính sách cứng rắn tương ứng, từ đó gây ra phản ứng dây chuyền.

Tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ bình luận cho rằng, ngày 7/7, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda vừa tuyên bố xem xét mua đảo Senkaku, Trung Quốc lập tức tiến hành diễn tập bắn đạn thật, mục đích không cần nói ra cũng thấy rõ ràng.

Hãng Kyodo Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc tổ chức diễn tập ở biển Hoa Đông nhằm kiềm chế Mỹ và Philippines.

Cuộc diễn tập này mặc dù không rõ ràng về quy mô và nội dung cụ thể, nhưng rất có thể nhằm đáp trả cuộc diễn tập Carat do Mỹ-Philippines tổ chức từ ngày 2-10/7. Trung Quốc muốn thông qua cuộc diễn tập này để kiềm chế Mỹ, Philippines, nắm chắc quyền chủ động trên biển.

Ngày 9/7, tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore cho rằng, Quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập ở biển Hoa Đông hoàn toàn không phải là hiếm gặp, đối với Trung Quốc, cuộc diễn tập lần này là “rất bình thường”.

So với các cuộc diễn tập trước đây, cuộc diễn tập trên biển Hoa Đông lần này được mở rộng thêm, nhưng khu vực diễn tập cách xa các vùng biển tranh chấp như bãi cạn Scarborough và đảo Senkaku, dư luận không cần phải giải thích quá mức.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu vực diễn tập của Hải quân Trung Quốc trên biển Hoa Đông từ ngày 10-15/7/2012.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, cuộc diễn tập lần này là “thường lệ”, không nhằm vào đối tượng đặc biệt nào. Theo thói quen, do bị chi phối bởi điều kiện thủy văn và khí tượng, các nước châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Trung Quốc thường tổ chức diễn tập trên biển từ tháng 5-7.

Ngoài ra, tổ chức diễn tập trên biển hoàn toàn không phải là việc nhỏ, thông thường cần ít nhất nửa năm làm công tác chuẩn bị. Cuộc diễn tập lần này sớm được thông báo khu vực diễn tập vài ngày trước khi bắt đầu nên không thể nói là nhằm vào nước khác.

Hải quân Trung Quốc không đủ hiện đại hóa

Báo Trung Quốc cho rằng, các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc sở dĩ rất quan tâm đến cuộc diễn tập của Quân đội Trung Quốc rốt cuộc là do lo ngại về sự phát triển sức mạnh của Quân đội Trung Quốc. Nhưng, nhà nghiên cứu Tập đoàn Chính sách Delhi, Ấn Độ, ông Kailash Prasad lại cho rằng, Hải quân Trung Quốc còn kém xa trình độ đứng đầu thế giới.

Trong bài viết “Tham vọng đại dương” trên tạp chí “Lợi ích quốc gia” của Mỹ, ông chỉ ra, trước khi trở thành bá chủ trên biển, trên rất nhiều phương diện, Trung Quốc còn phải nỗ lực theo đuổi. Hiện nay, tổng trọng tải tàu chiến của 21 quốc gia đứng đầu về sức mạnh hải quân trên thế giới là 6,75 triệu tấn, Mỹ chiếm 46%.

Mặc dù điều này hoàn toàn không phải là tiêu chuẩn chính xác đánh giá sức mạnh hải quân, nhưng cộng với ưu thế công nghệ của Hải quân Mỹ, đối với “một nước lớn trỗi dậy cảnh giác cao với hiện trạng”, điều này chắc chắn không phải là việc tốt.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Tống, Hải quân Trung Quốc.

Tác giả cho rằng, 30 năm qua, thành quả hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc vẫn chỉ giới hạn ở lượng nhỏ tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân và tàu ngầm tên lửa đạn đạo, tàu sân bay và tên lửa đạn đạo chống hạm.

>> Mỹ dùng “Thợ săn” P-3C để trấn tàu ngầm hạt nhân TQ ở Biển Đông

Bài viết cho rằng, những loại vũ khí này vẫn có khoảng cách so với hải quân hàng đầu thế giới. Còn tàu sân bay - loại trang bị được thế giới chú ý, vẫn ở giai đoạn khởi đầu, người Trung Quốc “vừa mới bắt đầu học tập thao tác thế nào”. Chỉ có tên lửa đạn đạo chống hạm của Quân đội Trung Quốc mới là "đòn sát thủ" duy nhất để Bắc Kinh giành ưu thế trong cuộc cạnh tranh.

Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, tầm phóng của những tên lửa “cơ động cao” này có thể đạt 1.000 dặm Anh (1 dặm Anh = 1,6093 m), cho dù bán kính tác chiến của máy bay phiên bản hải quân thế hệ tiếp theo cũng không đạt được khoảng cách này, từ đó giúp Trung Quốc có thể khả năng ngăn chặn đối thủ tiềm tàng xâm nhập hầu hết các vùng biển ở Tây Thái Bình Dương.

Theo bài viết, trong thời gian tới, tham vọng đại dương của Trung Quốc vẫn khó mà thực hiện. Mặc dù các thủy thủ Trung Quốc đã nắm chắc thông thạo phương pháp thao tác tàu mới, nhưng “một tàu sân bay thời kỳ Liên Xô cũ được tân trang, tên lửa đạn đạo chống hạm và vài tàu ngầm hạt nhân không thể tàng hình” cũng không đủ làm cho Quân đội Trung Quốc thực hiện các hành động tác chiến phức tạp ở biển xa.

Môi trường xung quanh có thể nguy hiểm hơn

Tuy nhiên, đối với các nước láng giềng của Trung Quốc, sự đổi mới trang bị của Hải quân Trung Quốc vẫn có ảnh hưởng. Prasad chỉ ra, số lượng không nhỏ các các tàu ngầm lớp Tống, lớp Minh và tàu ngầm diesel Romeo sao chép Liên Xô cũ, tàu catamaran (nhiều mảnh), tàu vận tải đổ bộ và vũ khí trên bờ tầm ngắn khác sẽ gây tác động ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các nước láng giềng - rốt cuộc lựa chọn quan hệ với Trung Quốc hay tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ và các cường quốc hùng mạnh khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ 071 Tỉnh Cương Sơn, có lượng giãn nước 18.500 tấn, dài 210m, rộng 28m, mang theo 120 binh sĩ, trang bị cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.

Gần đây, quan hệ Myanmar-Mỹ liên tục được cải thiện, bài viết cho rằng, sau khi mất đi Myanmar - con đường năng lượng dự bị này, Bắc Kinh đã bắt đầu hoài nghi về mối quan hệ “đầu tư lớn, sinh lợi ít” giữa Trung Quốc và Myanmar, đồng thời càng khát vọng có được sự hỗ trợ của các nước láng giềng trên biển đối với những nỗ lực hiện đại hóa hải quân của họ.

Nhưng, nếu Trung Quốc “tiếp tục thực hiện chính sách mạo hiểm tương tự như đối đầu ở bãi cạn Scarborough”, rất ít quốc gia sẽ hoan nghênh tham vọng phát triển hải quân của họ.

Prasad cho rằng, các nước cách Trung Quốc tương đối xa như Ấn Độ, Australia, đến nay, cũng bắt đầu buộc phải đối mặt với Hải quân Trung Quốc ngày càng mạnh, những ngôn từ “hữu nghị” của Bắc Kinh hầu như không thể làm tan biến bất cứ sự nghi ngờ nào.

Hiện nay, Australia bắt đầu chi 40 tỷ USD tiến hành nâng cấp đối với lực lượng tàu ngầm, Ấn Độ đã đưa tàu ngầm hạt nhân Chakra thuê của Nga vào hoạt động, công việc tự chế tạo tàu ngầm hạt nhân Arihanta và tàu sân bay của Ấn Độ cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ.

Lần đầu tiên trong 36 năm qua, Nhật Bản tiến hành mở rộng lực lượng tàu ngầm, còn Hàn Quốc cũng đang dốc sức nâng cấp hải quân và lực lượng tác chiến đổ bộ.

Bài viết cho rằng, nếu nước nào ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương phán đoán nhầm, sẽ phải trả giá đắt, môi trường này rất bất lợi cho Trung Quốc. Thoạt nhìn, hải quân có thực lực càng mạnh hầu như có thể làm cho Bắc Kinh phát huy vai trò ảnh hưởng một cách thoải mái hơn, nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy.

Nhìn về lâu dài, các nước khác ở khu vực này có thể bắt chước tiến trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc, một số nước láng giềng có thực lực tương đối mạnh thậm chí có thể đuổi vượt Trung Quốc, vì vậy trong tương lai Quân đội Trung Quốc hoàn toàn không nhất định có thể giành được ưu thế, “không có nhiều khả năng lắm xưng bá Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”.

Nếu thực sự xuất hiện tình hình này, ở sân sau thiếu lòng tin và có sự hiện diện của rất nhiều các cường quốc, Bắc Kinh sẽ trở nên bị cô lập và yếu ớt hơn.
http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo kiểu cơ động DF-21C của Lực lượng Pháo binh 2 (Lực lượng Tên lửa Chiến lược), Quân đội Trung Quốc.


(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

>> Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của CS Biển Việt Nam

Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

>> Cảnh sát biển Việt Nam trang bị hiện đại
>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam



http://nghiadx.blogspot.com
Những người chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam.


Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài 3.260km và vùng thềm lục địa rộng gần 1 triệu Km2 bao gồm hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có hai quần đảo lớn Hoàng Sa – Trường Sa. Biển Việt Nam cũng có giá trị kinh tế rất cao, là nguồn sống của 4 triệu ngư dân (có 1,3 triệu ngư dân đánh bắt xa bờ) ở 28 tỉnh thành trong cả nước.

Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận ra tầm quan trọng của kinh tế biển và các vấn đề phức tạp trong công tác bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia. Năm 1998, Chính phủ quyết định thành lập lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam để thực thi pháp luật trên biển.

Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điều 1, Pháp lệnh Cảnh sát biển Việt Nam).

Lực lượng cảnh sát biển ra đời, đòi hỏi cần có kiểu trang phục phù hợp với nhiệm vụ. Ngày 5/8/1998, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định về kiểu mẫu, màu sắc và quy định sử dụng quân phục, biểu tên đơn vị, quân kỷ của Cảnh sát biển Việt Nam.

Cơ bản, cảnh sát biển dùng bộ quân phục thường dùng và dã chiến như sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Lục quân nhưng có khác về màu sắc.

Cụ thể, quân phục đông thì áo ngoài có màu xanh dương, áo sơ mi mặc trong màu xanh hòa bình nhạt, quần màu xanh dương. Quân phục hè có áo màu xanh hòa bình nhạt, quần xanh dương.

Về quân phục nghiệp vụ, hạ sĩ quan – chiến sĩ đi giày da đen, mang thắt lưng to có dây choàng vai, phù hiệu gắn trên cánh tay áo bên trái.

Về mũ, cảnh sát biển dùng kiểu mũ giống với sĩ quan Lục quân nhưng khác về màu (vành mũ có màu xanh hòa bình, thành mũ màu xanh dương). Nhưng đặc biệt nhất, cảnh sát biển có thêm mũ bere dệt định hình màu tím than, trước có ô đê đeo quân hiệu.

Thắt lưng to có dây đeo qua vai màu trắng, phía trước có khóa trắng gắn hình mỏ neo và chữ CSB màu đen, giày đen thấp cổ, có chun cơ động khi tháo ra.

Trang bị của cảnh sát biển

Để lực lượng cảnh sát biển có thể thực hiện tốt nhiệm vụ: kiểm tra, kiểm soát để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện ngăn chặn, đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Trong những năm qua, chính phủ đã quan tâm và tiến hành đầu tư đóng nhiều loại tàu tuần tra, mua sắm trang thiết bị hiện đại cho cảnh sát biển.

Hiện nay, trong biên chế của cảnh sát biển có nhiều tàu tuần tra TT-120, tàu TT-200 và tàu TT-400 với lượng giãn nước lần lượt là 120, 200 và 400 tấn. Đây đều là loại tàu cao tốc vỏ thép, tính tự động hóa cao, lắp đặt nhiều thiết bị điện tử hiện đại, có khả năng chịu sóng gió cấp 8-10. Các tàu thường được vũ trang tháp pháo cỡ nòng nhỏ để phòng vệ khi cần.

Đặc biệt, những tàu này đều do Viện kỹ thuật Hải quân thiết kế và xí nghiệp đóng tàu Hồng Hà sản xuất trong nước.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tra cao tốc TT-200 của Cảnh sát biển Việt Nam.

Để đáp ứng nhiệm tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn ngư dân gặp nạn trên biển, Cảnh sát biển còn được trang bị thêm 4 tàu kéo cứu hộ (CSB 9001, 9002, 9003, 9004) do Tập đoàn Damen Hà Lan thiết kế, công ty Sông Thu sản xuất trong nước. Tàu kéo này có lượng giãn nước 1.400 tấn, dài 52,4m, rộng 12m. Tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, sóng to gió lớn, thời gian 30 ngày đêm.

Tàu còn trang bị tổ hợp máy bơm cứu hộ để chữa cháy khi cần. Thông quan cửa thông biển riêng, tổ hợp sẽ cung cấp nước cứu hỏ, bọt Foam chống cháy ra 2 súng phun đặt trên nóc cabin có thể đạt tầm xa 75m.

Trong tương lai gần, đội tàu Cảnh sát biển sẽ có thêm tàu hiện đại DN 2000 do Tập đoàn Damen Hà Lan thiết kế, doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam thực hiện. Tàu DN-2000 có thể thực hiện vai trò cứu hộ cứu kéo tàu bị nạn, chuyển quân, chi viện hậu cần cho các lực lượng khác trên biển đảo. DN 2000 còn được thiết kế một sân đỗ trực thăng ở đuôi tàu.

Cảnh sát biển Việt Nam cũng được trang bị 3 máy bay tuần thám biển C-212-400 do Tập đoàn CASA Tây Ban Nha thiết kế sản xuất.

Máy bay C212-400 trang bị hai động cơ tuốc bin cánh quạt TPE-331-12JR cho phép đạt tốc độ tối đa 360km/h, trần bay 3.300m, có khả năng cất cánh đường băng ngắn (khoảng 395m). Theo thiết kế của nhà sản xuất, C212-400 có thể mang súng máy và rocket để tham gia tấn công trên biển.


Cảnh sát biển Việt Nam bảo vệ chủ quyền, chống buôn lậu, cứu hộ cứu nạn trên biển. Nguồn: Youtube

Hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam

Phải quản lý vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam hết sức nặng nề. Cảnh sát biển phải vừa thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền, vừa chống buôn lậu trên biển, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn…

Trong vai trò bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc, những năm qua cảnh sát biển đã thường xuyên tiến hành chuyến tuần tra kiểm soát trên vùng biển Việt Nam, kiên quyết xử lý các hành động vi phạm chủ quyền của tàu nước ngoài.

Đặc biệt, gần đây, các hoạt động vi phạm lãnh hải ngày càng gia tăng, nhiệm vụ của cảnh sát biển càng thêm nặng, phải thường xuyên túc trực, sẵn sàng nhổ neo tiến ra biển bảo vệ ngư dân, bảo vệ biển. Cảnh sát biển cũng phối hợp chặt chẽ với hải quân cùng thực hiện nhiệm vụ bảo chủ quyền tổ quốc, đặc biệt ở khu vực đang xảy ra các tranh chấp gay gắt những năm gần đây.

Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác mà cảnh sát biển phải tham gia đấu tranh, chống buôn lậu (buôn ma túy) bằng đường biển. Những năm qua, cảnh sát biển đã tiến hành kiểm tra xử lý hàng nghìn tàu thuyền vi phạm, phá thành công hơn 100 chuyên án lớn.

Tháng 5/2008, cảnh sát biển đã phối hợp với công an và hải quan bắt chuyến tàu chở 8,8 tấn nhựa cần sa – đây có thể nói là vụ vận chuyển ma túy vào Việt Nam lớn nhất từ trước tới nay.

Bên canh nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trên biển, cảnh sát biển cũng là lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. Những năm qua, cảnh sát biển đã cứu được hàng trăm ngư dân Việt Nam (và nước ngoài) cùng phương tiện tàu cá gặp nạn.

Với bà con ngư dân, cảnh sát biển cũng “kiêm nhiệm” tuyên truyền vận động ngư dân nắm vững pháp luật, tôn trọng điều ước quốc tế để từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh chống sự xâm phạm lãnh hải của nước ngoài.

“Những năm tới, tình hình trên biển Đông vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, cần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Trong đó, cảnh sát biển là nòng cốt, cần tập trung vào một số nội dung chính như xây dựng đội ngũ, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên có bản lĩnh chính trị vững vàng; có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng và Tổ quốc, Nhân dân; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trên giao, xử lý tốt các tình huống trên biển để đáp ứng cả nhiệm vụ trong nước và quốc tế”, Chuẩn Đô đốc Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cảnh sát biển nói.

(Nguồn :: BDV )

>> Quân sự Trung Quốc mạnh cỡ nào?

Những phát ngôn nóng bỏng của các nhà bình luận quân sự TQ trong những tháng gần đây không khỏi khiến các nhà quan sát đặt câu hỏi về việc liệu Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phải chăng đang đóng một vai trò ngày càng lớn trong hoạt động hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Bắc Kinh.

Sự trở nên quyết liệt hơn, dù khôn ngoan hơn của Trung Quốc, khiến vấn đề ảnh hưởng của quân đội trong Trung Nam Hải càng có ý nghĩa quan trọng hơn giúp tìm hiểu chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trên thực tế có đang phát huy tác dụng.

>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?



http://nghiadx.blogspot.com
Lính TQ.


Liệu ảnh hưởng lớn hơn của PLA tại Bắc Kinh có thể được giải thích mà không cần liên hệ tới những lời lẽ gay gắt của giới bình luận hiếu chiến - những người mà chưa rõ thẩm quyền đến đâu - như Dương Nghi và La Viện? Câu trả lời đơn giản là có và bằng chứng đang cho thấy rõ thực tế này. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về vai trò của PLA vẫn.

Thứ nhất, ở vào thời điểm khi các phe phái chính trị ít kết dính và liên hệ với nhau hơn trước đó, cần phải lưu ý rằng PLA chỉ kiểm soát hơn 20% Hội đồng Trung ương - một cơ quan trên danh nghĩa lựa chọn ra Bộ chính trị và Ủy ban thường vụ quốc hội. Tuy nhiên, mặc dù PLA không phải là người lập "hoàng đế", nhưng lực lượng này có thể phủ quyết các lựa chọn cho các vị trí cấp cao tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào mùa thu năm nay. Điều đó có tiềm năng đặt quân đội Trung Quốc ở vào thế có thể đòi hỏi nhượng bộ, tập hợp các cam kết, và khuyến khích những người có tham vọng chính trị hơn ủng hộ các ưu tiên của PLA.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cũng nên lưu ý không dấn sâu những thông tin này - ít nhất là khi chưa có những nghiên cứu xa hơn. Nghiên cứu lớn về các phe phái trong PLA được xuất bản đã cách đây gần 20 năm và chúng ta không rõ sự thống nhất của PLA trong Ủy ban trung ương với tư cách là một khối thống nhất ra sao. Hơn nữa, PLA chỉ có 2 ghế trong Bộ chính trị và không có đại diện trong Ủy ban thường vụ quốc hội, do đó vai trò của quân đội trong công tác chính trị có thể chỉ mang tính gián tiếp chứ không nhất thiết là thường trực.


Thứ hai, như David Finkelstein của CNA Corporation ghi nhận hồi năm ngoái, PLA cũng có thể trình lên giới lãnh đạo các lựa chọn chính sách. Trong cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan 1995/1996, PLA phải chấp nhận trước các lãnh đạo dân sự rằng PLA không có nhiều vai trò trong vấn đề Đài Loan hay trước các lực lượng Mỹ triển khai tới khu vực. Điều này không còn đúng trong thời điểm hiện nay. Dù là việc sơ tán công dân tq khỏi Libya, hay hoạt động tuần tra chống cượp biển tại vịnh Eden hay khả năng áp đặt (chứ chưa phải giành được) Đài Loan, PLA đã chứng tỏ rằng mình có vị trí để đưa ra khuyến nghị với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Những người có thể đề xuất lựa chọn và giải pháp gần như luôn chiến thắng trên bàn hoạch định chính sách trước những người chỉ nêu ra những trở ngại.

Thứ ba, PLA đang trở nên ngày càng chuyên nghiệp hơn trong vai trò của một lực lượng chiến đấu với nhiều năng lực hơn ở cả trên bộ, trên biển, trên không và trên vũ trị. Theo đuổi hiện đại hóa, quân đội Trung Quốc đang cố gắng phá vỡ các giới hạn hoạt động trong các lĩnh vực này. Việc tập chung hơn vào các chiến dịch chính xác cao hơn trong những lĩnh vực chât chội này sẽ cho phép PLA chiến đấu theo phương thức căn bản khác biệt. Lục quân PLA đang trong quá chính chuyển đổi lớn cả về học thuyết và công nghệ. Điều đó có nghĩa là việc hiểu được PLA có thể làm được những gì còn khó khăn hơn khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào năm 1979 hay khi tq gửi quân tình nguyện tới Triều Tiên vào năm 1950.

Thứ tư, giới lãnh đạo chính trị hiện nay gần như không có kinh nghiệp trực tiếp với các vấn đề chính trị và phải hoàn toàn dựa vào PLA về chuyên môn quân sự hay ở một mức độ nào đó là chính trị quân sự. Không giống như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào và người được cho là sắp kế nhiệm, Đặng Tiểu Bình, không có trải nghiệm trực tiếp với việc sử dụng lực lượng quân đội để đạt được các mục đích chính trị và có lẽ sẽ phải dựa vào người khác về chuyên môn quân sự. Điều đó có nghĩa là Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình phải phụ thuộc rất lớn do thiếu kinh nghiệm về các vấn đề quân sự để đưa ra những đánh giá cho những hành động phù hợp.

Họ có biết vấn đề nào đang được đặt ra? PLA có có trình bầy lên một văn bản hợp lý? Hay phản ứng của PLA và Hội đồng Quân sự trung ương trước các yêu cầu về thông tin ra sao?

Cũng chưa rõ liệu Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình có tìm thấy những hỗ trợ chuyên môn khi cần thiết. Trong số những nghiên cứu về vấn đề quân sự trong Cơ sở hạ tầng tri thức quốc gia hay kho sách Trung Quốc, các tác giả PLA vẫn chiếm tuyệt đại đa số các nghiên cứu chiến lược. Ngược lại với Anh hay Mỹ, Trung Quốc dường như không có một ngành phân tích quốc phòng dân sự phát triển.

Đơn cử, nếu Nhá Trắng muốn một đánh giá khác với của Lầu năm góc, họ có thể tìm tới bất kỳ trong số rất nhiều các viện nghiên cứu và nhóm chuyên gia - như Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, và Trung tâm An ninh Mỹ mới, đó là chưa kể tới các Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hoạt động bằng ngân sách liên bang - để thu thập các phân tích quân sự được thực hiện rất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu Trung Nam Hải muốn "rung cây", không rõ các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể tìm thấy những đánh giá độc lập với PLA ở đâu. Điều này mang đến một sức mạnh rất lớn cho PLA - ngay cả khi không hề chủ định - khiến họ có tể che giấu những gì họ đang làm trên thực tế và ảnh hưởng toàn diện của những hành động đó ra sao nếu không thâm nhập giám sát.

Các nhà quan sát thường chỉ vào vụ thử tên lửa đạn đạo năm 2007 như một dấu hiệu cho thấy quá trình hoạch định chính sách của tq thiếu sự phối hợp. Một số cho rằng giới lãnh đạo dân sự cấp cao đã không được thông tin - hay không nắm thông tin đầy đủ. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu PLA chỉ trình Hồ Cẩm Đào một sổ ghi nhớ đề nghị "Chúng tôi có thể tiếp tục với kế hoạch thử nghiệm chương trình X thí điểm hay không?" Các quan chức có thể che giấu thông tin quan trọng trừ khi có ai đó nhiều thời gian và công sức tìm hiểu ý nghĩa đẩy đủ của nó. Và ở thời điểm đó, Hồ Cẩm Đào là cá nhân dân sự duy nhất có thẩm quyền trên PLA.

Ảnh hưởng của PLA đang lớn dần lên vì một số nguyên nhân. Chưa kể đến những cá nhân liên quan, PLA đang ở vào vị thế rất tốt để đòi hỏi lợi ích và quan điểm của mình trong bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu một tiếng nói chung của tổ chức về chính trị đảng phái và chính sách quốc gia - chứ không chỉ lợi ích vật chất của PLA và phương thức bảo vệ lợi ích - và liệu tiếng nói đó có thống nhất trong những giới quân sự khác nhau hay không.

Ngay cả khi PLA có tiếng nói lớn hơn trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Trung Quốc, những gì PLA nói ra cũng rất không rõ ràng. Đối phó với những thách thức về hiện đại hóa nhiều khả năng vẫn khiến PLA tập trung hơn vào nội bộ và có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy PLA đã có những nỗ lực quyết tâm để tự đánh giá. Hội đồng quân sự trung ương do chủ tịch Hồ Cẩm Đào dẫn dầu đã thông qua bản đánh giá quan trọng nhất, được biết đến là "Hai không tương xứng", - năng lực PLA không tương xứng với việc giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh trong điều kiện thông tin hiện nay và không tương xứng với việc hoàn thành các sứ mệnh lịch sử của PLA. Điều đó nghe có vẻ không mang tính hiếu chiến nhưng, liên tục khiến giới lãnh đạo phải hành động.

Mối quan ngại thực sự là liệu các nhà lãnh đạo dân sự có trải nghiệm tri thức hay khả năng dựa vào những tri thức quân sự ngoài PLA để quản lý vai trò và ảnh hưởng ngày một lớn của PLA. Vấn đề này ở mức độ nào đó các nhà hoạch định dân sự của Trung quốc, đặc biệt là Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, có hiểu đầy đủ được năng lực và hạn chế của PLA hay không và những lựa chọn được cơ quan này đưa ra - và cách hiểu của họ ảnh hưởng ra sao tới quyết định chiến tranh và hòa bình.

(Nguồn :: The Diplomat)

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

>>Khả năng xảy ra chiến tranh ở biển Đông thấp hơn biên giới Trung-Ấn?

Báo Ấn Độ cho rằng, khả năng xảy ra chiến tranh ở biển Đông thấp hơn ở biên giới Trung-Ấn, vì Mỹ và phương Tây sẽ can thiệp.



http://nghiadx.blogspot.com
Biển đánh dấu của Lục quân Ấn Độ: "Chúng ta sớm muộn sẽ tiến đến Lhasa và Bắc Kinh (Trung Quốc)"


Ngày 10/7, trang mạng “Thời báo Ấn Độ” cho biết, gần đây Lục quân Ấn Độ đã đưa ra kế hoạch 5 năm lần thứ 12, kinh phí cần có lên tới 10.000 tỷ rupee, kế hoạch này đã đề ra một loạt biện pháp nhằm vào Trung Quốc và Pakistan, khiến cho nó tương tự một kế hoạch chống lại Trung Quốc và Pakistan.

Còn trang mạng “Ấn Độ ngày nay” thì cho rằng, càng thổi phồng, khả năng hai người khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra chiến tranh càng cao hơn so với xung đột biển Đông.

Xây dựng kế hoạch đáp trả Trung Quốc và Pakistan

Với tít bài “Lục quân tìm nguồn tài chính khổng lồ đáp trả lại Trung Quốc và Pakistan”, trang mạng “Thời báo Ấn Độ” cho biết, kế hoạch 5 năm lần thứ 20 của Lục quân Ấn Độ (2012-2017) đã phác thảo ra một kế hoạch đầy tham vọng “cải thiện sức chiến đấu nhằm vào Trung Quốc và Pakistan”.

Căn cứ vào kế hoạch này, Ấn Độ sẽ nâng cấp các công trình quân sự ở biên giới phía bắc, bảo đảm chắc chắn cho khả năng chiến đấu ban đêm thế hệ thứ ba (vũ khí trang bị) và trang bị máy bay trực thăng tấn công.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCH là máy bay trực thăng tấn công đầu tiên do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo. Không quân Ấn Độ có kế hoạch mua 65 chiếc. Công tác bàn giao dự kiến bắt đầu từ năm 2013-2014.

Máy bay LCH có trọng lượng cất cánh tối đa 5,8 tấn, do hãng HAL sản xuất, phát triển trên nền tảng máy bay trực thăng hạng nhẹ tiên tiến Dhruv. Công ty Turbomeca của Pháp hỗ trợ cho HAL khai thác động cơ Shakti của LCH. Trong hình là chiếc máy bay trực thăng tấn công hạng nhẹ LCH TD-2 thứ hai.

Bài báo cho rằng, kế hoạch này còn đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề còn tồn tại trong kế hoạch “5 năm lần thứ 11”, chẳng hạn khắc phục vấn đề thiếu thốn vũ khí trang bị và đạn dược, vấn đề này đã từng gây khó cho sự phát triển của đội quân hơn 1,13 triệu người của Ấn Độ.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11, Lục quân Ấn Độ từng vạch ra một kế hoạch to lớn, nhằm khắc phục những điểm yếu trên các phương diện như pháo binh, lực lượng hàng không của lục quân, phòng không, chiến đấu ban đêm, tên lửa chống tăng, xe tăng chuyên dụng và đạn dược.

Tất cả những vấn đề này chắc chắn phải bỏ ra nguồn kinh phí rất lớn. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12, Lục quân Ấn Độ có nhu cầu cần hơn 10.000 tỷ rupee (khoảng 180 tỷ USD). Nhưng, trên thực tế, Bộ Tài chính Ấn Độ hầu như chỉ có thể thông qua 60% số tiền này.

Đối chiếu sẽ thấy, ngân sách của Lục quân Ấn Độ trong năm tài khóa này cơ bản là 965,64 tỷ rupee, trong đó số tiền dành để mua sắm vũ khí mới chiếm khoảng 24%. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony đồng ý cố gắng nâng chi tiêu quân sự lên 1.930 tỷ rupee, với bối cảnh là “tình hình trên bộ mới” và “quan hệ quân sự Trung Quốc-Pakistan được tăng cường”.

Ấn Độ muốn bao vây Trung Quốc?

Mặc dù kế hoạch này được cho là nhằm vào Trung Quốc và Pakistan, nhưng báo chí Ấn Độ lại chỉ đề cập tới các biện pháp nhằm vào Trung Quốc. Một chương trình quan trọng trong kế hoạch 5 năm lần thứ 20 là xây dựng quân đoàn tấn công miền núi mới và 2 sư đoàn đặc nhiệm ở khu vực vùng cao, kinh phí cần hơn 600 tỷ rupee.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng Arjun do Ấn Độ tự chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng T-71 của Ấn Độ đã triển khai ở biên giới Trung-Ấn.

Theo bài báo, đến năm 2020-2021, việc xây dựng hạ tầng cơ sở ở biên giới phía bắc hướng vào Trung Quốc sẽ hoàn thành, cần có số tiền khác là 261,55 tỷ rupee. Việc xây dựng hạ tầng cơ sở đang được Bộ Tư lệnh Miền Đông Ấn Độ tiến hành cần khoảng 92,43 tỷ rupee, có kế hoạch hoàn thành vào năm 2016-2017.

Lục quân Ấn Độ còn có kế hoạch chi hơn 400 tỷ rupee để xây dựng khả năng chiến đấu ban đêm cho lực lượng cơ giới, gồm trang bị hoặc nâng cấp thiết bị nhìn đêm cho hơn 3.000 xe tăng, 1.900 chiến xa bộ binh và rất nhiều lực lượng bộ binh.

Trong khi đó, kế hoạch lâu dài xây dựng lực lượng hàng không của Lục quân Ấn Độ gồm: 13 tập đoàn quân đều được trang bị một phi đội (trung đội) máy bay trực thăng tấn công/vũ trang, 1 phi đội máy bay trực thăng trinh sát/quan sát và 1 phi đội máy bay trực thăng chi viện chiến trường chiến thuật.

Ngoài ra, 4 bộ tư lệnh vùng hoặc bộ tư lệnh tác chiến ít nhất được 5 máy bay cánh cố định dùng để vận chuyển binh lính và trang bị.

Đối với một loạt biện pháp này của Quân đội Ấn Độ, tờ “Thời báo Hồng Kông” ngày 12/7 đã dẫn lời của Daniel Thorp, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế, Đại học Brunel, London, phân tích cho rằng, trong chính giới Ấn Độ và lĩnh vực phân tích chiến lược, “Thuyết mối đe dọa Trung Quốc” không ngừng lan tràn trong 10 năm qua.

Không ít người Ấn Độ lo ngại, Trung Quốc cuối cùng sẽ giới hạn sức ảnh hưởng của Ấn Độ ở cấp độ tiểu lục địa. Vì vậy, New Delhi luôn tăng cường hiện đại hóa trang bị trên nhiều lĩnh vực hải, lục, không quân, đồng thời tăng cường hợp tác với các nước Đông Á và Đông Nam Á, chống lại sự bành trướng và hung hãn của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng tấn công Mi-35 của Lực lượng hàng không - Lục quân Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng hạng nhẹ tiên tiến ALH của Lục quân Ấn Độ.

Trong hợp tác đối ngoại, năm 2010, Ấn Độ và Mông Cổ đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng, thiết lập ở Mông Cổ radar theo dõi hoạt động thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc.

Để đối phó với việc Trung Quốc ủng hộ lâu dài cho Pakistan, Ấn Độ đã tăng cường quan hệ ngoại giao với Afghanistan và Tajikistan, hy vọng có được vai trò ảnh hưởng ở khu vực Nam Á để kiềm chế Trung Quốc.

Tờ “Thời báo châu Á” dẫn quan điểm của Thorp cho rằng, bước tiếp theo Ấn Độ phải tăng cường hợp tác với Đông Nam Á. Cùng với sự phát triển của tình hình biển Đông, đối thoại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á chắc chắn sẽ càng thuận lợi hơn.

Ngoài ra, quan hệ Nhật Bản-Ấn Độ được cho là có sự thay đổi mới trong thập niên thứ hai của thế kỷ này, nhưng tất cả những điều này đều là để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc - Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền.

Bầu không khí chiến tranh Trung-Ấn cao hơn biển Đông

Ngoài việc Lục quân có kế hoạch chi hơn 100 tỷ USD “chống lại Trung Quốc và Pakistan”, trang mạng “Ấn Độ ngày nay” cũng có bài viết nhan đề “Trước thềm tròn 50 năm xung đột Trung-Ấn năm 1962, nguy cơ xung đột Trung-Ấn tăng lên”. Bài viết cho rằng, “người láng giềng này (Trung Quốc) hiện nay có thể mong muốn một cuộc chiến tranh thực sự”.

Bài báo cho rằng, nguy cơ Ấn Độ xảy ra xung đột quy mô nhỏ, tiến tới đẩy hai người khổng lồ châu Á này tới bờ vực chiến tranh đã đến rất gần, “điều thần bí hơn là, lời cảnh báo về mây đen chiến tranh lại được đưa ra đúng vào đêm trước tròn 50 năm xảy ra xung đột Trung-Ấn tháng 10/1962”.

Theo bài báo, tuần trước, một tài liệu bí mật của cơ quan tình báo Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ gây ra bất ổn hoặc xung đột quy mô nhỏ ở khu vực xung quanh tuyến kiểm soát. “Trung Quốc đang tính toán đến hành động này nhằm chuyển sự chú ý của các bên đối với vấn đề trong nước”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình siêu âm Brahmos phiên bản Lục quân do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển.

Cơ quan tình báo này cho rằng, hành động dọc theo tuyến kiểm soát của Trung Quốc tăng lên rất nhiều, lần đầu tiên Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu ở sân bay Gonggar (Cống Ca) ở khu tự trị Tây Tạng trong cả mùa đông, Trung Quốc còn kích hoạt radar tìm kiếm và theo dõi kiểu mới của Quân khu Lan Châu và ở chỗ giáp giới với Ấn Độ nhằm theo dõi hoạt động của Ấn Độ.

Ngoài ra, tháng 6/2012, Quân đội Trung Quốc đã tiến hành diễn tập quy mô lớn nhằm vào Ấn Độ tại khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải.

Ấn Độ cho rằng, mặc dù ở biển Đông, Trung Quốc và rất nhiều nước có tranh chấp, nhưng Trung Quốc không có nhiều khả năng gây chiến tranh ở biển Đông, bởi vì điều này sẽ khiến cho Mỹ và các nước phương Tây khác can thiệp.

Trong khi đó, khả năng xảy ra một cuộc xung đột nhỏ ở biên giới Trung-Ấn lại rất lớn.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

>> Trung Quốc không dám bước qua lằn ranh đỏ ?

Trong tình hình hiện nay, chúng ta chưa thấy có dấu hiệu gì và cũng không có hy vọng nào về vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết tận gốc. Nếu bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc đạt được trong năm nay thì cũng chỉ hy vọng tạo ra một nguyên trạng nào đó.

>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?
>> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?



http://nghiadx.blogspot.com
Tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”? (Ảnh: Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc)


Nhưng có thể Trung Quốc không bao giờ chấp nhận COC bởi họ không muốn duy trì một nguyên trạng như vậy.
Trung Quốc đang tìm mọi cách để nhằm thỏa mãn tham vọng chiếm trọn Biển Đông của mình. Nhưng, liệu có tồn tại những “vạch đỏ” nguy hiểm mà Trung Quốc chưa thể, chưa muốn vượt qua?

Tại sao Trung Quốc chưa hành động tiếp theo để hợp lý hóa khu tranh chấp đã chiếm được?

Hành động tranh chấp trực tiếp trên bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines đã kết thúc từ lâu. Có thể nói, Trung Quốc đã hoàn toàn làm chủ khi Philippines đã rút hết lực lượng của mình ra khỏi khu vực tranh chấp này trong khi 30 tàu cá Trung Quốc được sự bảo vệ của 2 tàu Hải giám, ung dung đánh bắt hải sản dù có lệnh cấm của chính họ ban ra và Philippines chấp nhận.

Với kết quả này, không những giới quân sự “diều hâu” mà các học giả Trung Quốc cũng hiếu chiến, hân hoan chẳng kém. Tất cả, theo họ đại loại là “Trung Quốc cần sớm phái tàu chiến ra bãi cạn Scarborough đồng thời xây dựng công trình quân sự và đóng quân tại khu vực này thì đó mới là “chiếm đóng thực tế”.

Sau đó, giới chức Trung Quốc sẽ ban hành văn bản pháp luật để tạo ra cái gọi là “khu an toàn” có bán kính 500 đến 600 hải lý lấy tâm từ Scarborough làm “căn cứ” xử phạt tàu thuyền bất cứ nước nào “vi phạm”…

Xét về tình thế cuộc tranh chấp thì Philippines không còn gì để nói, nhưng tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”?

Rõ ràng là, nếu ai đó cho rằng Trung Quốc trong sự kiện Scarborough chỉ là thử sự đoàn kết trong khối ASEAN, thử độ tin cậy của hiệp ước Mỹ - Philippines thì chưa chính xác.

Trung Quốc không cần thử cũng quá rõ nội tình đoàn kết của ASEAN ra sao; Trung Quốc đã quá biết giới hạn trong Hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ và Philippin ở đâu và Mỹ sẽ hành động ở mức độ nào …

Trước hết với ASEAN. Trung Quốc đã thành công khi dùng chính trị và kinh tế để chia rẽ ASEAN. Nguyên tắc “không can thiệp” khiến ASEAN trở nên trung lập, có lợi cho Trung Quốc trong vụ Scarborough. Nhưng nếu Trung Quốc dùng hành động quân sự tấn công Philippines đánh chiếm bãi cạn Scarborough hoặc có hành động xâm lược như phái “diều hâu” chủ trương ở trên thì chính Trung Quốc phá vỡ nguyên tắc “không can thiệp”, lập tức ASEAN là một phía chống lại Trung Quốc.

Việc các nước trong khối ASEAN ngả theo Mỹ, với Trung Quốc không đáng sợ bằng việc họ liên minh kinh tế, quân sự với nhau.

Đây là vạch đỏ nguy hiểm mà Bắc Kinh có đủ khôn ngoan không vượt qua khi chưa cần thiết.

Với Philippines, Trung Quốc thừa biết, hành động đến giới hạn nào thì Mỹ sẽ can thiệp. Mỹ chỉ can thiệp khi lợi ích cốt lõi của Mỹ bị xâm hại, tức tự do hàng hải bị ngăn chặn. Mỹ sẽ không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đó không phải là lợi ích cốt lõi của nước Mỹ. Trung Quốc chưa làm gì chứng tỏ họ sẽ đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác thì đương nhiên Mỹ không dại gì nhúng tay vào.

Dù “kịch bản” Scarborough, Trung Quốc đã thu được những kết quả mong muốn, nhưng hậu quả cũng đem lại cho Trung Quốc ngoài ý muốn không ngờ. Philippines bỗng cứng rắn, mạnh mẽ hẳn lên.

Họ tăng cường sức mạnh quân sự, ngoài Mỹ ra lại được sự giúp đỡ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Ôxtrâylia khiến Philippines không còn là một mình, họ tự tin “chơi tới cùng” với Trung Quốc, đặt Trung Quốc vào thế bị động “tiến thoái lưỡng nan”.

Việc Mỹ đang nhăm nhe viện trợ cho Philippines hệ thống radar cảnh giới và máy bay chiến đấu hiện đại không ngoài mục đích là cảnh báo Trung Quốc chớ bước qua vạch đỏ nguy hiểm.

Nếu Trung Quốc dấn thêm bước nữa như chủ trương của thế lực “diều hâu”, lập tức Philippines sẽ được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại từ Mỹ, Nhật Bản… và họ sẽ không để yên cho Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm bãi cạn Scarborough.

Trong bối cảnh khu vực hiện nay, Trung Quốc có đủ khôn ngoan để không “đem xe đổi tốt”, làm khó cho mình khi bước qua vạch đỏ nguy hiểm đó.

Đó là lý do tại sao đến giờ Trung Quốc vẫn chưa biến vụ Scarborough “thành việc đã rồi” mà luôn tồn tại sự căng thẳng, nếu như không nói là đang leo thang vì Philippines không chịu khuất phục. Họ vừa tìm sự hỗ trợ sức mạnh từ bên ngoài, vừa kiên quyết đưa vụ tranh chấp ra quốc tế phán xét…Đây là điều mà Trung Quốc không muốn và bế tắc trong giải quyết.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc, ngoài việc phải kiểm soát được tình hình, tránh “lau súng bị cướp cò” hoặc dồn ép Philippines đến đường cùng còn phải bằng mọi cách như đe dọa quân sự, trừng phạt kinh tế…nhằm ngăn chặn, làm tê liệt sự phản kháng của Philippines, ít nhất làm cho Philippines không sử dụng biện pháp quân sự để có lợi thế khi đàm phán.

Đoạn cuối cho “kịch bản” Scarborough

Trên khu vực tranh chấp, hiện nay Philippines chỉ để lại 1 tàu canh chừng Trung Quốc (có thực hiện chủ trương như thế lực hiếu chiến đề xuất không), trong khi Trung Quốc vẫn còn 2 tàu Hải giám canh chừng cho khoảng 30 tàu cá của họ khai thác.

Trung Quốc không bao giờ rút lui bởi bất kỳ lý do nào từ Philippines vì Trung Quốc là nước lớn trong khi Philippines chỉ là “con muỗi”. Trung Quốc chỉ rút hết lực lượng khi mùa bão đến gần vì sợ Trời chứ không phải Philippines.

Đây là vụ tranh chấp song phương và trong thời gian này, bằng con đường ngoại giao Trung Quốc và Philippines sẽ giải quyết bằng hòa bình.

Gác tranh chấp cùng khai thác là chủ trương có thể được cả đôi bên chấp nhận?


(Nguồn :: Báo Phụ Nữ)

>> Mỹ dùng “Thợ săn” P-3C để trấn tàu ngầm hạt nhân TQ ở Biển Đông

Nếu Mỹ nhận lời Philippines triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-3C ở biển Đông, sẽ tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho tàu ngầm hạt nhân TQ.

>> Trung Quốc bắn đạn thật nắn gân Nhật Bản
>> Báo Hoàn Cầu : Trung Quốc đang bị bao vây



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C do Mỹ chế tạo, đã triển khai ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan - phía đông và đông bắc Trung Quốc. Trong hình là máy bay P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

“Lính tạm thời” P-3C

“Thợ săn” P-3C là một loại máy bay săn ngầm (chống tàu ngầm) trên biển tầm xa, có 4 động cơ và cất cánh từ đất liền, do Công ty Lockheed Martin, Mỹ thiết kế sản xuất, chủ yếu dùng để thực hiện tác chiến săn ngầm trên biển tầm xa và tác chiến chống hạm.

Máy bay săn ngầm P-3C trang bị 4 động cơ cánh quạt, dài 35,6 m, sải cánh 30,4 m, trọng lượng cất cánh tối đa 64,4 tấn, tốc độ 610 km/giờ, hành trình có thể đạt 8.944 km, bán kính hoạt động tối đa là 3.835 km.
Máy bay này tổng cộng đã phát triển 3 phiên bản, lần lượt là P-3A/B/C, mỗi phiên bản đều có nhiều kiểu loại, nhưng hiện nay chỉ có P-3C là đang hoạt động. P-3C của Hải quân Mỹ ngoài việc thực hiện nhiệm vụ trinh sát và chống tàu ngầm độc lập, còn có thể yểm hộ cho cụm chiến đấu tàu sân bay trên toàn cầu, trong mọi điều kiện thời tiết.

Nguồn tin mới nhất từ Quân đội Mỹ cho biết, quân Mỹ đã bắt đầu nâng cấp lô 5 máy bay P-3C đầu tiên thành P-3C4, loại máy bay đã được cải tạo khả năng mạng này đã được bàn giao cho Hải quân Mỹ.

Mặc dù Hải quân Mỹ đã phát triển được máy bay P-8A Poseidon tiên tiến hơn, đồng thời có kế hoạch thay thế toàn diện P-3C vào năm 2013, nhưng mục đích chủ yếu của P-3C phiên bản cải tiến chỉ là lấp chỗ trống tác chiến trước khi đưa P-8A vào hoạt động.

Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng không Hải quân, có 50 chiếc trong số 157 máy bay P-3C của Hải quân Mỹ được cải tạo.

Nội dung cải tiến gồm: liên kết dữ liệu Link 16, thông tin vệ tinh băng thông rộng được mã hóa của vệ tinh thông tin hàng hải quốc tế, và hiển thị hình ảnh chiến thuật tích hợp dựa trên Windows.

"Thợ săn" P-3C của Hải quân Mỹ, mối đe dọa của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.
Liên kết dữ liệu Link 16 chủ yếu dùng cho chia sẻ dữ liệu với lực lượng NATO, thông tin vệ tinh thì cung cấp truyền dữ liệu giao thức internet và cuối cùng thực hiện video trực tuyến.

Đầu năm nay, Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng không Hải quân đã bàn giao 74 máy bay P-3C được cải tạo kỹ thuật hệ thống âm thanh, đã tăng cường khả năng tiếp nhận phao sonar cho máy bay.

Ở giữa và dưới thân trước của máy bay này có 1 khoang đạn 3,91 m x 2,03 m x 0,088 m, dưới cánh máy bay có 10 giá treo, có thể mang theo ngư lôi, bom nổ dưới nước, bom, thủy lôi, ổ phóng tên lửa, tên lửa chống hạm, tên lửa không đối không; đồng thời có thể mang theo các loại phao sonar, phao nước và pháo sáng. Vũ khí chính dùng để tác chiến của P-3C có ngư lôi MK-46, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa đối đất AGM-65 Maverick.

Mỗi máy bay P-3C đều biên chế 11 nhân viên phi hành đoàn. Trong đó, 2 chuyên gia tình báo sonar có thể tiến hành phân tích dữ liệu của phao sonar bất cứ lúc nào, làm rõ loại hình cụ thể của các mục tiêu dưới nước.

Do tàu ngầm khác nhau của các nước trên thế giới phát ra âm thanh khác nhau, máy bay P-3C dò tàu ngầm bằng nhiều phương pháp như thả hệ thống dò sonar xuống vùng biển khả nghi để tìm kiếm âm thanh khả nghi.

Chuyên gia tình báo có thể so sánh những âm thanh đó với những “âm thanh” các loại tàu ngầm ở trong kho dữ liệu máy tính, nhanh chóng có thể phán đoán mục tiêu dưới nước là loại tàu ngầm nào, của nước nào.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ.

Không chỉ như vậy, loại máy bay này còn có thể sử dụng radar hoặc hệ thống sonar khác xác định vị trí cụ thể của tàu ngầm đối phương. Để dò tàu ngầm đối phương trên phạm vi lớn, mỗi máy bay P-3C không chỉ có thể sử dụng hệ thống phao sonar mang theo, mà còn có thể trang bị nhiều thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại để nhận rõ và chính xác hơn vị trí của tàu ngầm dưới nước.

Tàu ngầm Trung Quốc khó có thể giấu mình

Hiện nay, P-3C đã hoạt động ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đương nhiên, các căn cứ của quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương cũng triển khai rất nhiều máy bay P-3C các loại.

Nhưng, ở khu vực biển Đông, còn chưa có nước nào trang bị loại máy bay săn ngầm này, nếu Philippines mời được máy bay săn ngầm của quân Mỹ đến đây, nó sẽ là lực lượng máy bay P-3C lần đầu tiên triển khai ở biển Đông.

Philippines không chỉ muốn mời máy bay P-3C của quân Mỹ, hơn nữa, theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ, Mỹ “đang sơ bộ lập kế hoạch hỗ trợ Philippines xây dựng một trung tâm giám sát bờ biển quốc gia”.

Trung tâm giám sát này có thể cung cấp tình hình tổng thể về vùng biển lãnh thổ của Philippines, có thể hỗ trợ Philippines tấn công buôn lậu và ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hiện nay, Mỹ và Quân đội Philippines đang tiến hành thảo luận một loạt sự lựa chọn.

Các nhà phân tích cho rằng, Philippines có đường bờ biển dài, chỉ dựa vào radar mặt đất rất khó bao quát toàn bộ vùng biển xung quanh, vì vậy “Trung tâm giám sát bờ biển quốc gia” theo kế hoạch của Philippines rất có thể sẽ còn tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ như máy bay giám sát và tình báo vệ tinh.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C của Quân đội Hàn Quốc, do Mỹ chế tạo.

Theo các nguồn tin, gần đây, Tổng thống Philippines Aquino tuyên bố, Philippines hoan nghênh quân Mỹ triển khai máy bay không người lái Global Hawk và các máy bay trinh sát khác ở Philippines và khu vực xung quanh.

Philippines không những tăng cường khả năng giám sát của mình, mà còn duy trì đề phòng rất cao đối với hoạt động của Trung Quốc ở khu vực này.

Thực lực của Hải quân Philippines rất có hạn, cũng không thể đối phó với hoạt động của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông. Nhưng, máy bay P-3C đến biển Đông sẽ làm thay đổi tình hình bất lợi này của Philippines. Đối với quân Mỹ, tác dụng càng nổi bật hơn.

Những năm gần đây, máy bay tuần tra săn ngầm P-3C từng nhiều lần tiến hành theo dõi tàu thuyền trên biển của Trung Quốc, cung cấp thông tin tình báo để bảo vệ lợi ích trên biển cho Mỹ, Nhật Bản.

Nhưng, máy bay này muốn tuần tra thường xuyên ở biển Đông thì phải xuất phát từ các căn cứ ở Guam và Okinawa, mặc dù cũng có thể tiến hành do thám trong thời gian nhất định đối với khu vực biển Đông, nhưng không thể duy trì 24/24 giờ, đặc biệt là việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp, rõ ràng là lực bất tòng tâm.

Nếu máy bay P-3C của quân Mỹ nhận lời mời của Philippines chính thức đến đóng ở các căn cứ ở Philippines, nó sẽ tác động nghiêm trọng đối với hoạt động tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc ở khu vực biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Philippines mời Mỹ triển khai máy bay do thám không người lái Global Hawk ở biển Đông.

Mặc dù khả năng chạy yên lặng của tàu ngầm Trung Quốc trong những năm gần đây tiến bộ rất nhanh, cộng với địa hình lòng biển ở biển Đông rất phức tạp, thủy triều và nhiệt độ nước thay đổi thất thường, đều đã gây khó khăn cho hoạt động do thám của P-3C.

Nhưng, một khi máy bay P-3C hoạt động lâu dài ở biển Đông, nắm chắc đầy đủ địa hình dưới nước và đặc điểm thủy văn của vùng biển này, cộng với việc nâng cấp máy bay này, sẽ có thể từng bước nắm chắc được thông tin các hoạt động của lực lượng tàu ngầm Hải quân Trung Quốc, từ đó tạo ra mối đe dọa sống còn cho tàu ngầm Trung Quốc.

Điều nghiêm trọng hơn là, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất của Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ “trực ban” sẵn sàng chiến đấu ở biển Đông, Mỹ đưa máy bay tuần tra săn ngầm P-3C đến chắc chắn sẽ làm cho ý đồ phong tỏa tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc vươn ra biển xa của Mỹ được thực hiện.

Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho Philippines trong vấn đề bãi cạn Scarborough vừa qua, cho rằng nước này đã “lôi kéo thế lực bên ngoài vào can thiệp tình hình biển Đông”.

Ngày 3/7 hãng AFP dẫn lời người phát ngôn Tổng thống Philippines Ricky Carandang cho biết, Philippines có thể có kế hoạch mời Mỹ điều vài máy bay săn ngầm P-3C Orion đến biển Đông nhằm tăng cường hoạt động giám sát của Philippines đối với vùng biển này.

Theo bài báo, yêu cầu này là sẽ tăng cường khả năng theo dõi, kiểm soát cho Philippines, nhưng hành động này có thể gia tăng quan hệ căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Sát thủ săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ, dự kiến sẽ thay thế cho máy bay P-3C.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

>> 'Điệp viên Đức' ở Điện Kremlin

Bên cạnh V. Putin ở Điện Kremlin có một "điệp viên người Đức" giúp Tổng thống Nga xử lý nhiều vấn đề kinh tế phức tạp.

>> Vì sao Putin không đi Mỹ ?
>> Putin, Medvedev và một nước Nga thực sự hùng mạnh!



http://nghiadx.blogspot.com
Chân dung Matthias Warnig.

Xuất thân từ quân đội, trở thành điệp viên của cơ quan tình báo khét tiếng Stasi hoạt động trong lĩnh vực kinh tế với mật danh "The Economist", gia nhập mạng lưới của trung tá điệp viên KGB Vladimir Putin tại Dresden (CHDC Đức) những năm 1985-1990 và hiện nay nhân vật này được coi là gương mặt đại diện của Putin trong lĩnh vực kinh doanh. Đó là những giới thiệu ngắn gọn và đầy bí ẩn về Mathias Warnig, một trong những nhân vật thân cận lâu năm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cánh tay bí mật của Putin.

Ông chủ của một bộ sưu tập các chức vụ quản lý

Trong số các nhà doanh nghiệp cự phú của châu Âu có không ít người là những nhà sưu tập nối tiếng. Mathias Warnig cũng là một nhà sưu tập, nhưng cái mà ông sưu tập không phải là cổ vật, mà là chức vụ quản lý trong các tập đoàn lớn ở Nga. Ngoài chức danh Giám đốc điều hành Nord Stream từ năm 2005, Mathias Warnig có chân trong Hội đồng quản trị Công ty dầu khí Rosneft, Transneft, Ngân hàng Vneshtorgbank Nga và chi nhánh Ngân hàng Dresdner tại Moscow.

Gần đây nhất, Mathias Warnig đã thêm vào bộ sưu tập của mình chức vụ thành viên Hội đồng quản trị của nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới - công ty Rusal. Trước khi Warnig xuất hiện ở đây, Rusal nổi tiếng là “chiến trường” của các ông trùm tài phiệt Nga: Oleg Deripaska, Viktor Vekselberg, Vladimir Potanin và Mikhail Prokhorov. Họ chia chác nhau phần lợi nhuận của Mikhail Khodorkovsky, sau khi ông trùm này vướng vào vòng lao lý. Và tất nhiên, không chắc là họ sẽ trung thành với Kremlin.

Putin cũng không tin tưởng bất kỳ ai trong số họ. Trong khi đó, xuất khẩu kim loại màu là khu vực duy nhất của nền kinh tế mà “người của Putin” không nắm giữ. Vì vậy, Warnig cần phải đến và thiết lập lại trật tự ở Rusal.

“Putin không tin tưởng bất kỳ ai ngoại trừ doanh nhân gốc Đức đầy bí ẩn này. Ông ta được phái đến đó, nơi số phận lợi ích chiến lược quy mô lớn của nước Nga cần được giải quyết thoả đáng" – chuyên gia về kinh doanh năng lượng Nga, giám đốc Diễn đàn chính sách năng lượng của ĐH Cambridge, Pierre Noel lý giải về sự kiện trên.

Chính Wargnig đã tham mưu cho Putin xây dựng dự án đường ống dẫn khí dưới biển Baltic. Ông ta còn là người đứng tên phần tài chính giữ quyền kiểm soát của Điện Kremlin với công ty dầu mỏ Yukos của Mikhail Khodorkovsky, và áp đặt trật tự kinh doanh dầu mỏ của Nga.

Có lẽ, Vargnig còn nắm giữ một dự án khác có tầm quan trọng đặc biệt đối với lợi ích của Nga, được biết tới với cái tên South Stream. Đây là dự án đường ống dẫn khí dưới Biển Đen ở phía nam của châu Âu. South Stream được kỳ vọng sẽ trở thành thế lực mới của nước Nga có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Châu Âu, trong khi đối thủ cạnh tranh Nabucco được Liên minh châu Âu hỗ trợ, đang ngày càng mất đi sự ủng hộ chính trị do bối cảnh ảm đạm của kinh tế, tài chính Châu Âu sau khủng hoảng.

Xuất thân từ điệp viên

Sau khi tốt nghiệp trung học, Warnig tham gia Quân đội CHDC Đức và có thời gian phục vụ ngắn hạn tại Trung đoàn Dzerzhinsky. Đây một trong những đơn vị tinh nhuệ của Stasi - Bộ an ninh quốc gia, cơ quan chuyên trách phản gián và tình báo của CHDC Đức. Năm 1975 Warnig chính thức được tiếp nhận vào làm việc tại Tổng cục tình báo Stasi. Năm 1977, Warnig rời quân đội và thi vào Khoa Kinh tế của Trường Kinh tế Berlin mang tên Leuschner.

Khi còn học đại học, Warnig được biết đến là sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, nhiều tham vọng và cẩn trọng. Ông còn nổi tiếng là người say mê và am hiểu sâu sắc học thuyết kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác. Đổi lại, kiến thức về nền kinh tế thị trường phương Tây Warnig hầu như không có. Chỉ sau khi tham gia Trường đào tạo tình báo Stasi, Warnig bắt đầu nghiên cứu kinh tế phương Tây. Kết thúc khoá đào tạo đặc biệt này ông được nhận mật danh “The Economist” và được phái đi hoạt động ở CHLB Đức.

Ban đầu Warnig được phái vào mạng lưới gián điệp công nghiệp quốc phòng với nhiệm vụ thu thập thông tin về ngành công nghiệp sản xuất máy bay quân sự và tên lửa của CHLB Đức và Phương Tây. Tuy nhiên, các sĩ quan chỉ huy tình báo sau đó đã nhận ra rằng chuyên môn của Warnig không phụ hợp để có thể “chui sâu” vào các nhà máy sản xuất tên lửa của đối phương. Và thế là lãnh đạo cơ quan tình báo đã chuyển Warnig sang làm gián điệp kinh tế.

Năm 1986, Warnig nhận mật danh mới "Arthur" và được biệt phái hoạt động tại Uỷ ban thương mại CHDC Đức ở Düsseldorf (CHLB Đức). Tại đây Warnig đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với một loạt nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng, bao gồm cả nhân viên quản lý ở Dresdner Bank AG, một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên mở chi nhánh tại Liên Xô (năm 1972). Dresdner Bank AG là công ty con thuộc tập đoàn kinh doanh bảo hiểm Allianz AG. Sau đó, nhờ các mối quan hệ của mình Warnig đã được vào làm việc ở Dresdner Bank AG.

Với công việc "Arthur" có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin có giá trị. "Arthur" thường xuyên báo cáo về Trung tâm nội dung các cuộc hội đàm bí mật của ngân hàng phương Tây để tiến hành các đòn trừng phạt tài chính đối với khối Đông Âu, cũng như thông tin về các khoản tín dụng bí mật dành cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Ngày 22/4/1987, Warnig gửi báo cáo về Trung tâm Stasi ở CHDC Đức thông báo rằng các nước phương Tây đang bí mật thảo luận về Tuyên bố COCOM nhằm cấm vận và ngăn chặn xuất khẩu các mặt hàng công nghệ nhạy cảm cho các nước khối Đông Âu. Thông tin này đến từ một điệp viên là lãnh đạo cao cấp của Dresdner Bank AG được Warnig tuyển mộ. Sau ngày nước Đức thống nhất, một phần báo cáo này của Warnig được liệt vào dạng “bí mật quốc gia” và danh tính của điệp viên cung cấp thông tin đến nay vẫn chưa được tiết lộ.

Trong khi đó, nhờ năng lực tuyệt vời của mình Warnig nhanh chóng tạo dựng được chỗ đứng vững chắc ở Dresdner Bank và được Giám đốc ngân hàng này đánh giá cao.

"Thực tế những điệp viên được phái đi CHLB Đức đều là những cá nhân có chuyên môn xuất sắc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Họ đều là những người được đào tạo bài bản và có tầm hiểu biết nhất định về cơ chế thị trường” - nhà văn Nga, cựu sĩ quan tình báo KGB Igor Prelin, giải thích.

Chính nhờ những con người ưu tú như vậy, cho nên đến nửa sau thập niên 1980 giới ngân hàng phương Tây không chút mảy may nghi ngờ rằng, chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu sẽ sụp đổ. Và họ không tiếc tiền tuyển mộ những nhân viên xuất sắc từ phương Đông.

Gia nhập “mạng lưới của Putin”

Thành phố Dresden của nước Đức ngày nay vẫn là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với phần lớn du khách Nga. Người Nga đến đó không chỉ đơn giản là để uống vài vại bia Torah. Đối với nhiều người Nga yêu mến Putin, đó còn là một địa danh lịch sử, bởi Dresden chính là nơi ghi dấu quãng thời gian hoạt động sôi nổi của Putin khi còn là điệp viên KGB. Từ năm 1985 đến 1990 Vladimir Putin là trưởng chi nhánh KGB tại Dresden (CHDC Đức) trong vỏ bọc là Giám đốc Nhà văn hoá hữu nghị Liên Xô – CHDC Đức. Cũng chính tại đây có sự phối hợp hoạt động khăng khít giữa KGB và Cơ quan an ninh Stasi (CHDC Đức).

Hai mươi lăm năm trước, có một người Nga thường xuyên ghé vào một quán bar quen thuộc, gọi một cốc bia và chỉ uống hết hai phần ba cốc là đứng dậy. Người đàn ông này chính là một điệp viên cỡ bự của KGB, sau này là Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cũng tại quán bar đó, đôi khi xuất hiện một người đàn ông Đức dáng to đậm cùng ngồi uống bia và nói vài câu chuyện rồi họ lại tạm biệt nhau. Người đàn ông đó chính là Warnig, một đồng nghiệp đến từ Stasi.

Cuối thập niên 1980, không một ai nghi ngờ rằng hệ thống XHCN Đông Âu đang xuất hiện những vết rạn nứt và mạng lưới điệp viên do Putin xây dựng vẫn đang hoạt động tích cực. Nhiệm vụ của Putin lúc này là tuyển dụng các điệp viên có khả năng nhất của mạng lưới tình báo Đông Âu, đặc biệt là những người đã có tiếp xúc ở phương Tây. Khi hai người quen nhau Putin là Trung tá KGB, còn Warnig mang quân hàm Thiếu tá của Stasi. Sau đó, Warnig đã quyết định gia nhập mạng lưới của Trung tá KGB tại Dresden.

Một người bạn Đức của gia đình Putin

Đầu những năm 1990, các cư dân của thành phố trên sông Neva không phải là Leningrad của ngày xưa mà đã trở thành St Petersburg của thế giới các băng đảng tội phạm. Mafia là lực lượng cai trị ở thành phố này. Chính quyền dân chủ mới của Thị trưởng Anatoly Sobchak khó có thể kiểm soát bất cứ điều gì.

Giữa lúc đó Putin đã về làm việc cho Sobchak, một người thầy cũ của ông ở trường đại học. Putin được giao phụ trách các hoạt động kinh doanh, tài chính, và hợp tác kinh tế với nước ngoài. Đúng lúc này, một người bạn cũ từ Dresden cũng xuất hiện ở St Petersburg.

"Anh ta là một người Đức tốt bụng và trung thực, chúng ta sẽ làm kinh doanh với anh ta" – Putin đã giới thiệu với Sobchak bằng những lời ngắn gọn như vậy về Warnig. Đương nhiên, phần còn lại của St Petersburg lại không hề có thiện cảm với bất kỳ người Đức nào, chưa kể tới những ảnh hưởng từ lịch sử của chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Tuy nhiên, Putin đã chiến thắng tất cả. Warnig đã mở chi nhánh của Dresdner Bank tại St Petersburg, và đây là ngân hàng nước ngoài đầu tiên ở Nga. Thành phố lúc này đang cần tiền để mua thực phẩm, và người Đức thì muốn có được một chỗ đứng vững chắc tại một đất nước rộng lớn nhiều tiềm năng, nhưng cũng được ví như một khu rừng rậm hoang sơ đầy nguy hiểm đối với các nhà đầu tư. Những điều bất lợi đó có thể được nhìn thấy bằng mắt, nhưng Warnig vẫn quyết đoán đầu tư vào đây.

Sau đó ông là khách thường xuyên của Putin. Năm 1994, chính Warnig đã trợ giúp người vợ của vị Tổng thống tương lai được sang điều trị tại Đức sau một tai nạn xe hơi nghiêm trọng. Vụ tai nạn đó đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Như người ta vẫn thường nói, trong hoạn nạn mới biết bạn bè tốt, và nhờ vậy chúng ta hiểu vì sao một người Đức như Warnig luôn được chào đón ở nước Nga và trở thành cánh tay đắc lực của Tổng thống Vladimir Putin. Ngược lại, Warnig cũng có tình cảm đặc biệt với nước Nga, thông thạo tiếng Nga và luôn trung thành với “người bạn lớn”.


http://nghiadx.blogspot.com
Mối quan hệ Nga và Đức trở nên gần gũi hơn nhờ những người như Matthias Warnig

“Warnig đã làm quen với hàng trăm quan chức Nga. Đó là phương pháp hợp tác của ông với nước này. Bây giờ Warnig có thể nhận được thông tin về mỗi của dự án luật, về mỗi quyết định sắp được ban hành, trước khi nó được công bố rộng rãi. Đó thực sự là một đặc ân” - Tổng Biên tập trang mạng Forbes (tiếng Nga) Roman Badanin cho biết.

Những năm 1990, việc làm ăn lớn thực sự lớn vẫn còn ngoài tầm với của Warnig, đồng thời sân khấu chính trị lớn cũng nằm ngoài khả năng của Putin. Bước ngoặt chỉ đến khi Tổng thống Boris Yeltsin trao cho Putin chức vụ Thủ tướng, và sau đó là Tổng thống Nga. Warnig cũng chuyển tới Moscow cùng “người bảo trợ” của mình.

(Nguồn :: BDV )
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang