Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hạm đội Thái Bình Dương

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội Thái Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội Thái Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc sẽ học Nga sử dụng vũ lực ?

Từ nay đến năm 2020, phương hướng khu vực chính của chính sách biển Nga là: Đại Tây Dương, Bắc Cực, Thái Bình Dương, biển Caspian...

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)


Tân Hoa xã Trung Quốc dẫn bài viết từ “Nhật báo Phương Nam” cho rằng, Nga xứng đáng là nước có tuyến đường hàng hải phức tạp nhất. Lãnh thổ của Nga vắt ngang hai châu lục Âu-Á, phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp biển Baltic, phía tây nam giáp biển Đen, biển Azov và biển Caspian, phía đông giáp Thái Bình Dương.

Nga có đặc điểm lãnh thổ vươn “vòi” tới các đại dương, đây không phải là sự ban tặng của Chúa cứu thế, mà là do người Nga giành được bằng vũ lực. Trước thế kỷ 17, Nga còn là một nước lục địa.

Trong thời gian cầm quyền sau đó của các ông vua như Peter Đại đế, Ekaterina và Paul I, Nga trở thành cường quốc biển chính của thế giới. Đã làm “thông” các cửa ra biển chủ yếu ở biển Barents, biển Baltic, biển Đen và biển Nhật Bản.

Trong các giai đoạn lịch sử đặc biệt, chẳng hạn thời kỳ “Cách mạng tháng Mười” và “Liên Xô giải thể”, chiến lược biển của Nga không ổn định, nhưng về lâu dài, họ chưa bao giờ từ bỏ tham vọng trở thành một cường quốc biển.

Tổng quan lịch sử và hiện thực, những biểu hiện và hành động của Nga trong các vấn đề biển, chiến lược biển đằng sau đó không chỉ đáng làm bài học lịch sử để nghiên cứu, hơn nữa những nước lớn đang tìm kiếm nhiều quyền phát ngôn hơn về chiến lược biển sẽ có rất nhiều chỗ để tham khảo và học tập.

Ngày 7/5, Putin tiếp tục quay trở lại làm chủ Điện Kremlin, phương hướng ưu tiên về an ninh biển của ông phải chăng như cũ?



http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu hộ tống "Yaroslav thông thái", Hải quân Nga.

Chiến lược biển đã xác định đến năm 2020

Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, vắt qua hai châu lục lớn là châu Âu và châu Á, tuyến đường bờ biển kéo dài của họ từ Bắc Băng Dương kéo tới bắc Thái Bình Dương, đồng thời còn gồm cả biển Đen và biển Caspian trong lục địa.

Trên thực tế, Nga vốn là một quốc gia lục địa truyền thống, trong quá trình phát triển và mở rộng của họ, đặc biệt là khi bước vào thế kỷ 17, chiến lược an ninh biển của Nga sớm coi đoạt lấy biển Baltic, biển Đen, cửa ra biển Thái Bình Dương làm mục tiêu chủ yếu.

“Nếu từ bỏ xây dựng hải quân, Nga sẽ mất đi quyền phát ngôn trên sân khấu quốc tế. Chúng ta cần nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của hải quân trong hệ thống quốc phòng, làm cho hải quân triệt để kết thúc và thoát khỏi cục diện tồi tệ hiện nay”.

Sau khi Putin, người được mệnh danh là “Peter đại đế thứ hai” lên cầm quyền, để thay đổi thực tế sức mạnh hải quân suy yếu do Liên Xô sụp đổ, Putin đã thực hiện một loạt biện pháp thúc đẩy.

Hiện nay, Nga đã tăng cường quyền phát ngôn và khả năng hiện diện trên các đại dương. Hạm đội Biển Bắc của Nga gần đây xác nhận, Nga, Mỹ và Na Uy sẽ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp vào tháng 8 tới tại biển Barents và biển Na Uy, bao gồm tác chiến phong tỏa trên biển, hành động tìm kiếm cứu nạn.

Tháng 3/2000, Putin trở thành Tổng thống nhiệm kỳ 2 trong lịch sử Nga. “Dành cho tôi 20 năm, sẽ trả lại cho bạn một nước Nga mạnh mẽ” – Putin phát biểu những lời nói hùng hồn khi mới lên cầm quyền.

Dưới sự thúc đẩy mạnh mẽ của Tổng thống Putin, Hải quân Nga đã có những bước đi quay trở lại đại dương. Dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của ông, kinh tế phát triển nhanh chóng, chính trị phát triển ổn định, giấc mơ biển cả chôn sâu trong lòng của Nga lại được đánh thức.

http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu chiến chủ lực Hạm đội Biển Đen, Hải quân Nga.

“Nga chỉ có 2 người bạn là Lục quân và Hải quân” – Lời nói của Putin giống như học thuyết “hai đôi tay” của Peter đại đế. Trên phương diện thúc đẩy phát triển sức mạnh trên biển, Putin có tham vọng như Peter Đại đế.

Tháng 4/2000, Nga đã công bố “Chiến lược Hải quân Liên bang Nga” (dự thảo), dự thảo này đã lần đầu tiên chính thức công nhận và sử dụng khái niệm “chiến lược hải quân”, đã đưa ra ý tưởng chiến lược to lớn hải quân cần hướng ra các đại dương trên thế giới.

Năm 2000 và 2001, Nga lại lần lượt công bố các văn kiện như “Nguyên tắc chính sách hoạt động quân sự trên biển của Liên bang Nga trước năm 2010”, “Học thuyết hải dương trước năm 2020”, đã xác lập tư duy tổng thể của chiến lược an ninh biển trong thời đại Putin.

Căn cứ vào học thuyết biển của Liên bang Nga, mục tiêu chính trị chủ yếu của Liên bang Nga trong lĩnh vực hoạt động biển quân sự là: thực hiện và bảo vệ lợi ích quốc gia của Liên bang Nga trên biển trên thế giới; duy trì vị thế cường quốc biển thế giới của Nga; phát triển và sử dụng có hiệu quả tiềm lực biển quân sự của Liên bang Nga.

Nỗ lực vũ trang cho Hạm đội Thái Bình Dương

Mùa hè năm 2007, tàu sân bay “Nguyên soái Kuznetsov” còn lại của Nga khôi phục lại nhiệm vụ cất/hạ cánh máy bay chiến đấu thường trực. Hành động này đã truyền đi một thông điệp tích cực: Hành trình xây dựng lại sức mạnh hải quân của Nga đã bắt đầu.

Tuy nhiên, Putin hoàn toàn không vấp phải những góc độ cực đoan như thời kỳ Liên Xô. Mà là căn cứ vào môi trường an ninh của đất nước, bối cảnh kinh tế để có phương hướng ưu tiên cụ thể. Căn cứ vào “Học thuyết biển Nga trước năm 2020”, phương hướng khu vực chủ yếu của chính sách biển quốc gia Liên bang Nga được chia thành: Đại Tây Dương, Bắc Cực, Thái Bình Dương, biển Caspian, Ấn Độ Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Delta, Hải quân Nga.

Putin xuất phát từ lợi ích chiến lược khu vực Viễn Đông, Nga coi Hạm đội Thái Bình Dương là hạm đội phát triển trọng điểm. Theo hãng RIA Novosti ngày 7/5/2012, người vừa tiếp tục trúng cử Tổng thống, Putin đã ra lệnh cho Chính phủ Nga đảm bảo sự phát triển của hải quân, đặc biệt là khu vực Viễn Đông và khu vực Bắc Cực.

Putin còn yêu cầu cung cấp hệ thống vũ khí hiện đại cho các lực lượng vũ trang Nga, đến năm 2020 phải nâng mức độ hệ thống vũ khí hiện đại hóa lên 70%.

Được biết, hiện nay, Hạm đội Thái Bình Dương Nga chiếm 27% binh lực Hải quân Nga. Thông qua chiến lược “Đông tiến” tích cực tìm cách tiến hành thâm nhập Thái Bình Dương, đồng thời ra sức phát triển lực lượng trên biển đặc biệt là lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển. Nga vẫn coi tàu ngầm tên lửa đạn đạo là một bộ phận quan trọng của toàn bộ hệ thống răn đe Nga.

Cùng với việc thực hiện chiến lược coi trọng cả đông và tây, sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ tăng mạnh, hiện đã triển khai một lô tàu chiến cỡ lớn mới, trong đó có hơn 10 tàu ngầm hạt nhân chiến lược triển khai ở căn cứ bán đảo Kamchatka.

Tàu tuần dương tên lửa, tàu khu trục và tàu hộ tống tập trung triển khai ở các căn cứ hải quân chính của khu vực Tân Hải, dùng để bảo vệ an toàn cho vùng biển quan trọng xung quanh và các tuyến đường eo biển có liên quan.

Được biết, Nga có kế hoạch triển khai chiếc tàu sân bay lớp Mistral (tàu đổ bộ) đầu tiên (do Pháp chế tạo) cho Hạm đội Thái Bình Dương, đồng thời còn có kế hoạch triển khai nhiều tàu tuần dương lớp Slava (có biệt hiệu là “sát thủ tàu sân bay”) ở khu vực Thái Bình Dương; tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey hiện đại nhất của Nga cũng có kế hoạch triển khai ở khu vực Thái Bình Dương.

Người phụ trách mạng Tình hình quân sự Trung Quốc Quách Tuyên cho rằng, Nga đồng thời duy trì tuần tra chiến lược ở Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. Điều này cũng có nghĩa là, tàu ngầm hạt nhân của Nga triển khai ở mỗi một đại dương là lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển, đều có thể xem là một điểm tấn công chiến lược.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Yuri Dolgoruky lớp Borey của Hải quân Nga.

Quách Tuyên cho rằng, đối với Hải quân Nga, triển khai tàu ngầm hạt nhân là đòn sát thủ của họ. Phương tiện lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển của Nga là tàu ngầm hạt nhân. Bản chất của chiến tranh là đoạt lấy 2 loại quyền lực: quyền kiểm soát và quyền gây thiệt hại.

Đại diện vũ khí của quyền kiểm soát là tàu sân bay, đại diện vũ khí của quyền gây thiệt hại là tàu ngầm hạt nhân. Đại diện cho tàu ngầm hạt nhân chính là sức mạnh của Hải quân Nga.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga chủ yếu ở Hạm đội Biển Bắc, tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Thái Bình Dương chủ yếu là tàu ngầm hạt nhân có tính hiệu quả. Tình hình Nga tăng cường khả năng răn đe hạt nhân đối với khu vực Thái Bình Dương cho thấy họ muốn tăng cường phát triển Hạm đội Thái Bình Dương.

Vương Lệ Cửu, Phòng Nghiên cứu Nga, Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc cho biết, trọng tâm của thế giới dịch chuyển sang châu Á-Thái Bình Dương, sự phát triển của Siberia trở thành phương hướng quan trọng trong phát triển của Nga.

Các nhà sử học Nga cũng từng nói, Nga muốn lớn mạnh, cần coi trọng phát triển Siberia-Viễn Đông. Putin thành lập “Bộ Phát triển Viễn Đông” cho thấy sự coi trọng đối với Siberia. Ngoài ra, về an ninh, Nga hiện có 4 quân khu lớn, Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Quân khu Miền Đông.

Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, điều này làm cho Nga đối mặt với sức ép quân sự tương đối lớn ở Viễn Đông. Mặc dù phương diện phòng bị quân sự trước đây có sức mạnh rất lớn, nhưng trên phương diện tấn công Mỹ, đầu tư cho quân sự tương đối yếu. Cho nên, hiện nay đang ra sức gia tăng đầu tư cho phương diện này.


http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu săn ngầm cỡ lớn Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga.


(Theo nguồn BÁO GIÁO DỤC.NET.VN)

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

>> Kế hoạch phục sinh hạm đội Thái Bình Dương của Nga

Tốc độ hiện đại hoá nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc trong vòng một thập kỉ vừa qua đã che khuất tham vọng Hải quân của một thế lực khác ở khu vực.


http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.


Tốc độ hiện đại hoá nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc trong vòng một thập kỉ vừa qua đã che khuất tham vọng Hải quân của một thế lực khác ở khu vực.

Đó là Nga. Hiện nước này có kế hoạch xây dựng lại hạm đội Châu Á-Thái Bình Dương trong một vài thập kỉ tới.

Báo Đất Việt đăng tải bài viết của giáo sư Ian Storey, chuyên viên cao cấp của Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á, có trụ sở tại Singapore, nhằm làm sáng tỏ hơn ý định quay lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Nga

Có thể nói một cách lí trí rằng tham vọng của Nga không phải do sự lớn mạnh của Trung Quốc hay tuyên bố gần đây của Mỹ về việc coi khu vực này là ưu tiên, mà có liên quan trực tiếp đến khu vực Bắc Cực: hiện tượng tan chảy băng, khả năng về những nguồn dự trữ năng lượng mới và việc mở ra các tuyến đường biển thương mại nối liền Á-Âu.

Hiện tượng nóng lên của Trái Đất dẫn đến hiện tượng tan băng ở Bắc Cực, đặc biệt trong những tháng hè. Nếu cứ đà này, một số nhà khoa học dự đoán, đến năm 2020, Bắc Băng Dương sẽ hoàn toàn không có băng bao phủ trong mùa hè.

Trong khi điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của các loài động vật và khiến mùa đông ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ thêm khắc nghiệt thì nó lại đem đến 2 cơ hội cho Nga.

Thứ nhất, nó mở ra cơ hội cho các công ty Nga khai thác những mỏ dầu và khí tự nhiên có trữ lượng lớn dưới đáy biển Bắc Cực, để cung cấp cho các cường quốc kinh tế đang khát năng lượng là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thứ hai, băng tan ở Bắc Cực cho phép tuyến đường biển Phương Bắc có thời gian thông thương dài hơn.

Đây là tuyến đường biển chính nối biển Barren và khu vực Viễn Đông của Nga, ôm trọn vùng Cực Bắc của Nga và vùng bờ biển Siberia và sau đó là thông ra vùng nước ấm thuộc Đại Tây Dương.

Các công ty vận chuyển hàng hải quốc tế mong đợi kịch bản này bởi băng tan có nghĩa là khoảng cách giữa châu Âu và châu Á sẽ được thu hẹp lại, giúp việc vận chuyển nhanh và rẻ hơn.

Mùa hè năm 2011, tuyến đường biển Phương Bắc đã hoàn toàn thông thương trong vòng 141 ngày, dài hơn so với mọi năm một tháng.

34 tàu đã đi qua khu vực này, trong đó có cả một tàu hàng siêu trọng của Nga, chở khí đốt đến Đông Nam Á.

Để bảo vệ và tiếp tục phát huy những lợi ích kinh tế của mình trên vùng biển Bắc Băng Dương, Moscow bắt đầu kế hoạch tăng cường sức mạnh hải quân trên tuyến đường biển Phương Bắc.

Nhiệm vụ này giao cho Hạm đội Phương Bắc ở Murmansk và Severodvinsk tại khu vực bán đảo Kola và hạm đội Thái Bình Dương ở Vladivostok và Petropavlovsk tại khu vực Viễn Đông.

Chính phủ Nga mới đây vừa tuyên bố một kế hoạch đầy tham vọng dành cho lực lượng Hải quân.

Một chương trình hiện đại hoá có thời hạn đến năm 2020 trị giá 160 tỉ USD được dành để đóng mới 36 tàu ngầm, 40 tàu chiến, trong đó có cả tàu sân bay , trong đó ưu tiên cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Những tàu khu trục, tàu chiến, tàu lưỡng cư mới được neo đậu tại Vladivostok sẽ giúp Hải quân Nga có thể kiểm soát được toàn bộ các tuyến đường biển qua Cực Bắc, trong khi những tàu ngầm hạt nhân neo đậu tại Petropavlovsk trên bán đảo Kamchatka gần Nhật có thể giúp Nga dễ dàng tiếp cận với Thái Bình Dương.

Kế hoạch "tái sinh" hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện chưa khiến nhiều nước chú ý lắm.

Các nhà hoạch định quân sự Mỹ đang mải bận rộn với sự phát triển lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc, trong khi Trung Quốc thì lại tập trung vào việc đối phó với các tranh chấp trên vùng biển Đông và Hoa Đông. Chỉ có Nhật Bản là nước duy nhất quan sát tham vọng biển của Nga.

Từ sau khi Liên Xô cũ sụp đổ năm 1992, tại vùng biển Nhật Bản hầu như chỉ có tàu ngầm Mỹ hoạt động.

Nhưng nay Hải quân Nhật đang phải gánh một trách nhiệm nặng nề là theo dõi các hoạt động ngày càng tăng của tàu ngầm Nga trong khu vực, trong khi vẫn phải để mắt tới lực lượng quân sự của Trung Quốc và Triều Tiên, và ngân sách chi cho quốc phòng nước này đang bị chững lại.

Vấn đề của Hải quân Nga là phải tìm được nguồn vốn và khắc phục được những nhược điểm trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng của mình, trước khi có thể tái khẳng định vai trò chiến lược của mình tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Băng tan chảy ở Bắc Cực cho phép Nga có thể mở rộng dấu ấn quân sự của mình. Tuy nhiên, trong khi Mỹ có khả năng để “tái cân bằng” lực lượng quân sự từ Trung Đông đến châu Á thì việc Nga có thể biến giấc mơ Thái Bình Dương của mình thành hiện thực hay không hiện vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

>> Hạm đội Thái Bình Dương hay Đài Loan quan trọng hơn ??

Trung Quốc và Mỹ đang chơi trò mèo vờn chuột, quân Mỹ vẫn có thể tiến vào khu vực do Trung Quốc phong tỏa, nhưng trả giá đắt hơn.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Đông Phong của quân đội Trung Quốc. (Ảnh minh hoạ)

Ngày 8/5, tờ “Thời báo châu Á” Hồng Kông có bài viết nhan đề “Lỗ hổng chiến lược ngăn cản khu vực của Trung Quốc”.

Bài viết cho rằng, dư luận bên ngoài luôn có quan điểm cho rằng, khả năng tác chiến của Quân đội Trung Quốc được cải thiện rõ rệt, có thể ngăn cản Mỹ ở ngoài ngàn dặm.

>> Sẽ đến lúc Trung - Mỹ đối đầu trực tiếp

“Chống can dự/ngăn cản khu vực” tức là lực lượng pháo binh duyên hải, máy bay chiến đấu và tàu chiến của Quân đội Trung Quốc có thể ngăn chặn Mỹ triển khai nhanh chóng lực lượng ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Mỹ rốt cuộc lo ngại thế nào đối với vấn đề này?

Tháng 4/2012, Mỹ tiến hành diễn tập quân sự tại Alaska đã đem đến một phần câu trả lời. Do cuộc diễn tập này được đặt trong hoàn cảnh tấn công tầm xa, rõ ràng mục tiêu là Trung Quốc.

Từ giữa thập niên 1990, sau khi bị Clinton “làm nhục”, Quân đội Trung Quốc bắt đầu xây dựng học thuyết “chống can dự/ngăn cản khu vực”, trong đó vũ khí quan trọng nhất là tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, cộng với vệ tinh Bắc Đẩu và vô số hệ thống vũ khí khác, Bắc Kinh còn có kho vũ khí hạt nhân.

Khi sử dụng vũ khí thông thường tấn công Trung Quốc, Mỹ có thể gặp phải vấn đề. Chỉ có một bộ phận máy bay ném bom B-2 có khả năng tàng hình, khiến cho hầu hết máy bay ném bom dễ bị hệ thống phòng không Trung Quốc tấn công.

Ngoài ra, số lượng máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ không đến 200 chiếc, F-35 thì còn chưa sản xuất đủ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ.

Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn cho rằng, ưu thế của Mỹ trước Trung Quốc vẫn chưa mất đi. Oliver Braeuner, chuyên gia vấn đề Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho rằng, quan điểm “khu vực chống can dự của Trung Quốc khó bị thâm nhập” bị thổi phồng quá mức, “Mỹ vẫn là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới”.

Ông nói, đồng minh khu vực của Mỹ có thể thay thế một phần trách nhiệm. “Washington tái khẳng định cam kết đối với an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng điều này hoàn toàn không chỉ là dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ. Trong tương lai, đồng minh khu vực của Mỹ sẽ đảm nhận trách nhiệm an ninh lớn hơn”.

Steve Tsang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Trung Quốc, Đại học Nottingham cho rằng, Bắc Kinh đã nhầm trong đánh giá khả năng chống can dự/ngăn cản khu vực của họ, “tên lửa chống hạm thực tế hoàn toàn không cực kỳ quan trọng như quan điểm của Bắc Kinh. Tàu chiến chủ lực như tàu sân bay bị phá hủy nghiêm trọng hoàn toàn không đủ để ngăn chặn quân Mỹ thực hiện ý chí chính trị của họ”.

Mỹ đã có kế hoạch ứng phó với khả năng chống can dự của Quân đội Trung Quốc. Trung Quốc và Mỹ đang chơi trò mèo vờn chuột, cùng với sự biến đổi, phát triển của công nghệ, tình hình sẽ không ngừng thay đổi, “người thay đổi trò chơi sẽ không làm cho trò chơi kết thúc.

Nếu Quân đội Trung Quốc có thể chứng minh tên lửa đạn đạo của họ chính xác, hiệu quả, Mỹ sẽ chỉ cần sử dụng chiến thuật và hệ thống vũ khí khác nhau để đáp trả, giảm rủi ro đến mức thấp nhất”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay USS George Washington, hạt nhân của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ.

James Holmes, Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết, tác chiến ở vùng cấm ở Trung Quốc mặc dù có rủi ro, nhưng đối với quân Mỹ vẫn không được tính là hành động tự sát.

Ông nói: “Họ vẫn coi điều này là một thách thức nghiêm trọng, hoàn toàn không phải do Trung Quốc hoặc Iran có thể phong tỏa một khu vực nào đó và ngăn chặn quân Mỹ tiến vào, mà là do phải trả giá đắt khi quân đội tiến vào những khu vực này”.

Trừ phi các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẵn sàng trả giá, nếu không trong thời chiến không thể điều lực lượng đến khu vực đầy nguy cơ. Trung Quốc nhận định, tầm quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đối với Washington vượt cả Đài Loan.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu ngầm Trung Quốc.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

>> Nga sẽ đóng mới 20 tàu ngầm nguyên tử chiến lược



Trong một cuộc họp cấp cao, Tư lệnh lực lượng hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Vysotsky thông báo về việc hải quân Nga sẽ đóng thêm 20 tàu ngầm nguyên tử chiến lược (SSBN) trong vòng 10 - 12 năm tới.


Trước đó, đã có thông tin hải quân Nga chuẩn bị đóng mới thêm 8 tàu ngầm nguyên tử chiến lược (SSBN) thuộc lớp Borei.

Chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp này có tên Yuri Dolgoruky sẽ được chuyển đến hạm đội Thái Bình Dương vào cuối năm 2011. Ba chiếc tiếp theo đang được đóng gồm các chiếc Aleksandr Nevsky, Vladimir Monomakh và Svyatitel Nikolay.

Tàu ngầm lớp Borei là loại tàu ngầm nguyên tử chiến lược hiện đại nhất của Nga, có lượng giãn nước tối đa 24.000 tấn, khả năng lặn sâu 450 mét, đạt tốc độ tối đa 54 km/h khi đang lặn với hệ thống động lực kiểu phụt nước (waterjet) thay cho chân vịt truyền thống.

Tàu vũ trang 16 tên lửa hạt nhân xuyên lục địa Bulava với 6 - 10 đầu đạn hạt nhân mỗi tên lửa.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm nguyên tử chiến lược lớp Borei đầu tiên sẽ được biên chế cho hạm đội Thái Bình Dương.

Chiếc tàu ngầm lớp Borei đầu tiên Yuri Dolgoruki thực hiện khử từ trước khi ra biển.

Trong thông báo ngày 20/9/2011 của đô đốc Vysotsky không nhắc đến việc biên chế ra sao với 20 chiếc tàu ngầm nguyên tử chiến lược được đóng mới, liệu chúng có được biên chế cho hạm đội biển Bắc của Nga hay không.

Hạm đội biển Bắc đóng ở bán đảo Kola có vai trò tiền tiêu đối phó với khối NATO trong chiến tranh lạnh.

Nơi duy nhất được chọn để đóng toàn bộ số tàu ngầm chiến lược này là xưởng đóng tàu Sevmash thuộc thành phố Severodvinsk gần Arkhangelsk.

Ngoài 20 tàu ngầm hạt nhân chiến lược trên, hải quân Nga cũng sẽ đóng thêm 10 tàu ngầm tấn công hạt nhân đa năng lớp Graney mới nhất.

Chiếc Graney đầu tiên có tên Severodvinsk đã có cuộc chạy thử nghiệm đầu tiên tại biển Trắng vào tuần trước.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

>> Tuần dương hạm Varyag tập trận bắn đạn thật ở Kamchatka



Trong quá trình tập trận, các chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương cũng đã sử dụng các hệ thống tên lửa hải đối không Fort and Kinzhal.


Tuần dương Hạm Varyag – chiến hạm dẫn đầu của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga vừa tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn diễn ra ngoài khơi bờ biển Kamchatka.


http://nghiadx.blogspot.com
Tuần dương hạm Varyag

Lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương dưới sự dẫn đầu của chiến hạm Varyga đã bắn tên lửa tiêu diệt các mục tiêu giả định trong cuộc diễn tập.

Trong khi đó, được sự hỗ trợ của từ chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, một đơn vị đổ bộ đã được lệnh tiến quân lên cảng Avacha để đánh chiến các mục tiêu địch.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Trong quá trình tập trận, các chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương cũng đã sử dụng các hệ thống tên lửa hải đối không Fort and Kinzhal để bắn máy bay địch.

Trong khi đó tuần dương hạm Varyag đã bắn các tên lửa hải đối không S-300 Fort/SA-N-6 Grumble.

Varyag cũng là chiến hạm đầu tiên hoàn thành việc bắn và tiêu diệt các mục tiêu trên không của địch.

Hoả lực từ các tàu săn ngầm Admiral Tributs và Admiral Vinogradov cũng đã phát huy hiểu quả khi ngăn chặn và tiêu diệt được các tàu ngầm giả định của đối phương.

Theo Ria Novosti, cuộc tập trận quân sự quy mô lớn này có sự tham gia của hơn 50 tàu chiến và tàu hỗ trợ các loại, nhiều máy bay phản lực, trực thăng chiến đấu cũng như hơn 10000 quân nhân đã được huy động.


Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

>> Hải quân Nga thể hiện trong ngày lễ kỷ niệm



Ngày 31/7 là lễ kỷ niệm Ngày Hải Quân Nga. Vào ngày này, hàng chục ngàn sĩ quan và binh lính tham gia vào nhiều hoạt động để phô trương sức mạnh của lực lượng này.


Những cuộc diễu hành được tổ chức từ căn cứ quân sự Vladivostoc ở vùng viễn đông cho tới bờ biển Baltic phía tây. Đây là một buổi lễ được nhiều người chú ý khi Nga đang có kế hoạch quốc phòng tập trung phát triển mạnh hải quân cho tới năm 2020.

Dưới đây là một số hình ảnh về lực lượng hùng mạnh này:



http://nghiadx.blogspot.com

Những màn biểu diễn phô trương sức mạnh của công nghệ cùng kỹ năng thuần thục của thủy thủ là điểm nhấn chính trong lễ kỷ niệm Ngày Hải Quân của Nga.




http://nghiadx.blogspot.com
Diễu hành quân sự tại Vladivostok là nghi thức truyền thống mở đầu cho buổi lễ. Trên hình là Đô đốc Konstantin Sidenko – chỉ huy trưởng của mặt trận quân sự phía đông. Ông chúc mừng các thủy thủ và cầu chúc cho họ “thuận buồm xuôi gió”.



http://nghiadx.blogspot.com
Những sự kiện chính bao gồm: màn diễu hành truyền thống của các tàu chiến…



http://nghiadx.blogspot.com
…phô trương sức mạnh của khí tài quân sự hiện đại.



http://nghiadx.blogspot.com
…và thực hành đổ bộ vào bờ biển.



http://nghiadx.blogspot.com
Thiết giáp lội nước đổ bộ trong tiếng súng, pháo yểm trợ rền vang từ những tàu chiến phía sau. Lá cờ của thánh Andrew tung bay trên các cỗ máy cơ bắp.



http://nghiadx.blogspot.com
Trên bờ, thủy thủ của hạm đội Thái Bình Dương phô diễn sức mạnh và sự bền bỉ trước sự chứng kiến của hàng ngàn người xem. Những màn biểu diễn phổ biến là: đập gạch và chai thủy tinh bằng đầu, đi trên mảnh kính vỡ, biểu diễn võ thuật.



http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Nga tổ chức cả những cuộc đua thuyền trong Ngày Hải Quân tại vịnh Amur.



http://nghiadx.blogspot.com
Lễ tưởng nhớ những người thợ mỏ đã thiệt mạng ở vùng Donetsk và Lugansk là một nội dung của Ngày Hải Quân. Những khán giả rất ưa thích các màn biểu diễn chiến đấu của tàu chiến.



http://nghiadx.blogspot.com
Hoạt động thể thao cũng rất được ưa chuộng.



http://nghiadx.blogspot.com
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã tới tham dự lễ kỷ niệm tại Baltiisk – căn cứ hải quân chính của hạm đội Baltic.


[BDV news]


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

>> Sức mạnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga



Ra đời sớm nhất trong các hạm đội thuộc Hải quân Nga, với trang thiết bị vũ khí ngày càng hiện đại, Hạm đội Thái Bình Dương được coi là lực lượng cơ động chiến lược.


Lực lượng này sẽ giúp Moskva duy trì lợi ích và tăng cường ảnh hưởng đối với châu Á – Thái Bình Dương.

Ngày 21/5/1731, Thượng viện Nga quyết định thành lập đội tàu quân sự tại cảng Okhotsk với nhiệm vụ ban đầu là bảo vệ bờ biển, hải đảo và thám hiểm ở vùng Viễn Đông. Đây chính là tiền thân của Hạm đội Thái Bình Dương hùng mạnh ngày nay.

Vươn dài ảnh hưởng

Căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương hiện đặt tại Vladivostok. Dù chủ yếu đứng chân trên địa bàn châu Á – Thái Bình Dương, nhưng có thể nói nhiệm vụ của Hạm đội Thái Bình Dương được xác định rõ ràng trên phạm vi toàn cầu.

Thứ nhất, duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược luôn ở tình trạng sẵn sàng cho hành động răn đe.
Thứ 2, bảo vệ các khu kinh tế và trung tâm công nghiệp, chặn đứng những hoạt động phi pháp.
Thứ 3, đảm bảo an toàn giao thông hàng hải.
Thứ 4, triển khai các hoạt động mang tính đối ngoại của Chính phủ trên các vùng biển thế giới như tham gia tập trận chung quốc tế, gìn giữ hòa bình...

Trong chương trình hiện đại hóa quốc phòng đầy tham vọng với tổng ngân sách 650 tỷ USD vừa được Moskva công bố tháng 3 vừa qua, Hạm đội Thái Bình Dương được nhận tới ¼ ngân sách mua sắm trang thiết bị.

Theo đánh giá của giới phân tích, một trong những lý do Nga bỏ tiền hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương là muốn chứng tỏ rằng họ vẫn có lợi ích quốc gia ở những khu vực địa chiến lược thuộc châu Á – Thái Bình Dương.



Hải quân Nga tập trận ở Thái Bình Dương.


Thực tế cho thấy: Hạm đội Thái Bình Dương được đặc biệt quan tâm để vươn dài tầm ảnh hưởng của Moskva không chỉ ở châu Á – Thái Bình Dương mà trên toàn cầu. Vì thế, tính đến tháng 5/2010, hạm đội này đã được biên chế các đội tàu hiện đại và hùng mạnh nhất: 3 tàu ngầm nguyên tử tuần dương mang tên lửa chiến lược, 5 tầu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình, 8 tầu ngầm thông thường (trong đó có 6 tầu ngầm lớp Kilo thuộc dự án 636), 1 tầu tuần dương mang tên lửa điều khiển Varyag, 2 tầu tuần dương, 8 tầu khu trục lớn, 7 tầu tên lửa nhỏ và 32 tầu chiến hoạt động gần bờ...

Ngày 27/3, hãng tin RIA còn loan báo rằng: tuần dương hạm mang tên lửa hành trình Ustinov của Hạm đội phương Bắc năm 2013 có thể được chuyển đến Hạm đội Thái Bình Dương nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu.

Không quân hải quân trong biên chế của hạm đội Thái Bình Dương có các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3, Tu-142 Bear F, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay MiG-31 và các loại máy bay chống ngầm như Ka-27 Helix D, Ka-31 May và máy bay IL-38. Phòng không trên bờ là những tên lửa S-300P hiện đại.

Những “quả đấm thép"

Với khả năng bí mật và triển khai nhanh chóng, tấn công mạnh mẽ và bất ngờ từ dưới đại dương đến các mục tiêu trên biển và đất liền ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đội tầu ngầm nguyên tử được coi là “quả đấm” thép của hạm đội.

Chúng được trang bị tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, hệ thống định vị sonar cực mạnh và vũ khí có độ chính xác cao. Đội tàu này liên tục có mặt ở những vùng biển khác nhau trên đại dương, sẵn sàng tác chiến ngay lập tức như một mũi chủ công chiến lược.



Tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Petropavlovlovsk.



Trong số đó, tàu ngầm tuần dương mang tên lửa chiến lược Petropavlovlovsk là tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ 2 thuộc dự án 667BDR Kalmar.

Được đưa vào biên chế trong hạm đội từ năm 1979, với thủy thủ đoàn 130 người, tàu Petropavlovlovsk có thể hoạt động ở tốc độ 14 hải lý/giờ trên mặt nước và 24 hải lý/giờ dưới nước, với độ sâu tối đa 560m và liên tục trong 90 ngày.

Vũ khí cơ bản trên tàu là 16 quả ngư lôi hoặc 24 quả mìn, 16 thiết bị phóng tên lửa đạn đạo R-29P (PCM-50) và 2 tổ hợp tên lửa phòng không Strela-2M.

Còn tàu ngầm lớp Kilo thuộc dự án 636 có nhiệm vụ chống tàu chiến và chống tàu ngầm ở những vùng biển nước nông. Loại tàu ngầm, chuẩn bị được biên chế trong Hải quân Nhân dân Việt Nam, này được ví như “sát thủ vô hình” dưới biển, bởi nó là một trong những loại tàu ngầm diesel êm nhất thế giới. Nó có thể phát hiện ra một tàu ngầm khác ở khoảng cách xa gấp 3-4 lần trước khi bị đối phương phát hiện.

Hiện Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch biên chế tàu ngầm đầu tiên thuộc dự án 955 “Yuri Dolgoruky” cho Hạm đội Thái Bình Dương. Đây là tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hiện đại nhất Bulava. Sau lần phóng thử thành công thứ 15 gần đây, Bulava đã được quyết định sản xuất hàng loạt.

Biểu tượng sức mạnh

Trong lực lượng tàu mặt nước hùng hậu của Hạm đội TBD đáng gờm nhất là kỳ hạm Varyag mang tên lửa có điều khiển. Được coi là biểu tượng sức mạnh trên mặt biển không chỉ của hạm đội mà còn cả hải quân Nga, Varyag bắt đầu phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương năm 2008.



Kỳ hạm Varyag.



Với tư cách là chiến hạm hạng nhất, tàu được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh và đầy uy lực: tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt cải tiến (SS-N-12 Sandbox theo NTAO) tầm bắn lên đến 550km, tên lửa được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

Các tham số về mục tiêu trong hành trình bay được hiệu chỉnh thông qua việc kết nối dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B.

Không những thế, Varyag còn được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa hiện đại S-300F với số lượng lên đến 64 quả. Hệ thống tên lửa này có khả năng chống nhiễu cao và tiêu diệt máy bay ở cự ly 200km, tên lửa đạn đạo ở 40km.

Ngoài ra còn có một số tên lửa đối không phản ứng nhanh, pháo hạm đa năng, pháo siêu nhanh, hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu tầm xa đa chức năng 3D MR-800, radar tìm kiếm mục tiêu trên không MR-710 Fregat-MA và một số hệ thống điện tử hiện đại khác.
Hải quân Nga là một trong lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới với hơn 140.000 quân nhân và 600 tàu chiến. Chiến lược mới của Hải quân Nga là tập trung ngân sách cho việc mua sắm trang bị theo hướng loại bỏ các tàu mặt nước quá cũ, tăng cường khả năng chiến đấu của các tàu tuần dương hạng nặng chạy bằng động cơ hạt nhân mang tên lửa chiến lược (TARKR), tàu ngầm chiến lược...

[BDV news]


Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

>> Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại?



Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng bài phân tích đánh giá chiến lược của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.




Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại?

Dưới đây là nội dung bài viết này:

Trong thời gian gần đây, Mỹ - Nhật tăng cường bố trí quân tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Một báo cáo của Mỹ cho biết, Không quân Trung Quốc hoàn toàn có khả năng cải tiến máy bay J-7 thành máy bay không người lái để giành quyền chủ động trên chiến trường.

Đồng thời báo Hong Kong Asia Sentinel cũng chỉ ra cho dù Mỹ liên minh với Nhật và bán vũ khí cho Đài Loan cũng không thể phá vỡ được chiến lược “chuỗi đảo thứ nhất” của Trung Quốc. Có hai lý do dẫn tới điều này:

Sức mạnh Mỹ ở Tây Thái Bình Dương là có hạn

Ưu thế của Không quân và Hải quân Mỹ trên biển Thái Bình Dương là có hạn. Theo báo cáo của Mỹ, tươn quan lực lượng Trung Quốc và Không quân Mỹ trong vấn đề Đài Loan cho thấy: Dù Mỹ ở vị trí chi phối, nhưng không thể đảm bảo thắng lợi.

Ông Andrew Davis, Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia cho biết: Chiến tích (kinh nghiệm chiến tranh được tích lũy) 1của máy bay chiến đấu của Mỹ cùng Trung Quốc có tỉ lệ là 6:1, Không quân Trung Quốc có đủ lực lượng đối phó với các máy bay tiếp nhiên liệu của Mỹ.

Ông Davis nhấn mạnh, cất cánh từ đảo Guam và Okinawa, các máy bay chiến đấu Mỹ sẽ có nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế nhất là tầm tác chiến quá xa. Do đó, số lượng các cuộc tấn công lực lượng không quân Trung Quốc sẽ được tổ chức nhiều hơn, thắng lợi chỉ còn là vấn đề thời gian.

Đối với các mẫu hạm của Mỹ, Davis đã nhấn mạnh: "Vấn đề là khi các tàu sân bay Mỹ tham gia trận chiến thực sự có dám vào gần đối phương?" Trước đó, Robert Willard, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã thông báo tên lửa DF-21D của Trung Quốc đã có những tiến triển bước đầu.

Theo một báo cáo của Aviation Week, ở Kosovo và Iraq, Mỹ triển khai rất nhiều các loại vũ khí công nghệ cao để tiến hành một cuộc tấn công mạnh mẽ nhưng các mô hình tác chiến này đối với trung Quốc không hẳn có hiệu quả.

Davis nói, nền tảng của “viên đạn bạc" này (vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay chiến đấu tiên tiến) không phát huy được hết tác dụng của nó. Davis suy đoán rằng, "Trung Quốc có hàng ngàn chiếc máy bay chiến đấu MiG -21 (gồm cả biến thể nội địa J-7), liệu rằng Không quân Mỹ có khả năng tiêu diệt được tất cả các máy bay này?”.

Dù các học giả phương Tây và các chuyên gia quân sự luôn cho rằng sức mạnh quân sự Trung Quốc không đúng như những gì đã “quảng cáo”, nhưng cần nhận thức rằng, các chiến hạm hoặc các máy bay chiến đấu tiên tiến đang ngày càng gia tăng thực lực cho Quân đội trung Quốc.

Tàu ngầm Trung Quốc trở nên nguy hiểm

Sau khi xảy ra sự việc chìm tàu Cheonan, tàu sân bay Mỹ nhiều lần tiến hành tập trận chống ngầm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản cũng bắt đầu tăng cường khả năng giám sát trên không và biển, và rõ ràng là hướng vào Trung Quốc.

Các nhà phân tích thế giới cho rằng Mỹ và Nhật Bản đang cố gắng để bao vây Hải quân Trung Quốc nhằm phá vỡ chiến lược “chuỗi đảo đầu tiên”.

Nhưng báo Asia Sentinel cho rằng tàu ngầm của Hải quâu Trung Quốc có đủ khả năng phá vỡ sự phong tỏa của Mỹ và Nhật Bản.

Theo báo cáo, Quân đội Trung Quốc hiện nay đã có đủ khả năng để kiểm soát vùng biển rộng 500 hải lý, có nghĩa là chỉ có sự cho phép của Trung Quốc, thì mẫu hạm của Mỹ mới có thể tiến đến gần bờ biển Trung Quốc.

Quan trọng hơn, các vùng biển xung quanh Đài Loan, đã trở thành khu vực an toàn của Hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Tháng 2/2009, một tàu ngầm của Trung Quốc từ eo biển Đài Loan vượt qua vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngay cả các “đôi mắt thần” của máy bay trinh sát P-3C của Nhật Bản cũng rất khó khăn để “bắt” tàu ngầm của Trung Quốc. Mỹ cũng đã gửi một loại thiết bị giám sát các hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc nhưng không có hiệu quả Do đó, có thể nói Mỹ và Nhật Bản đã mất khả năng theo dõi các tàu ngầm này.

Là một phần trọng yếu trong chiến lược “chuỗi đảo đầu tiên" nhưng khả năng của tàu ngầm Đài Loan là rất yếu. Gần đây, Quân đội Đài Loan đã tiết lộ kế hoạch mua 12 máy bay chống tàu ngầm P-3C, nhưng các nhà phân tính nghi ngờ về hiệu quả của nó.

Báo Asia Sentinel đánh giá sức mạnh tàu ngầm của Hải quân Đài Loan mạnh hơn Hải quân Israel, nhưng khả năng chống tàu ngầm của Hải quân Đài Loan lại rất thấp.

Tạp chí Tin tức quốc phòng của Mỹ cũng thừa nhận rằng, tất cả dự án bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan chỉ là tượng trưng. Quân đội nhân dân Trung Quốc hoàn toàn có thể phá vỡ được thế bao vây của Mỹ.
[BDV news]


Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

>> Soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương



Hạm đội Thái Bình Dương, hạm đội lâu đời nhất của Hải quân Nga, vừa kỷ niệm tròn 280 tuổi đầu tuần này.



Tàu chiến Varyag của Nga. Ảnh: RIA Novosti.

Là một trong hai hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga, Hạm đội Thái Bình Dương được ưu ái trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại nhất của Nga hiện nay như: soái hạm tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag, tàu khu trục chống ngầm hạng nặng lớp Udaloy, tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Sovremenny, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-III/IV, Akula, Oscar-II, tàu ngầm tấn công lớp Kilo (636), máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3, Tu-142, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay Mig-31 và các loại máy bay chống ngầm như Ka-27/31, IL-39.

Trong đó nổi bật là tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag, lớp Slava và đây cũng chính là soái hạm của hạm đội này. Varyag-011 không chỉ là biểu tượng sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương mà còn là biểu tượng đầy uy lực của Hải quân Nga trên biển.

Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag thuộc Project 1164 Atlant, Nato định danh là lớp Slava. Được manh nha thiết kế từ những năm 1960, cùng với sự ra đời của tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt.

Những chiếc tuần dương hạm này được thiết kế để đảm đương vai trò là những chiến hạm hạng nhất trong biên chế của Hải quân Nga. Sự phát triển của dự án gặp nhiều khó khăn và chậm trễ bởi tính phức tạp và yêu cầu rất cao của dự án.

Chiếc tuần dương hạm đầu tiên của lớp Slava được đưa vào sử dụng năm 1983, hiện tại Hải quân Nga có 3 chiếc tuần dương hạm lớp Slava trong biên chế, trong đó có hai chiếc đảm đương nhiệm vụ soái hạm.

Tuần dương hạm Moskva hiện tại là soái hạm của Hạm đội Biển Đen, cùng với chiếc Varyag là soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, chiếc còn lại mang tên Marshal Ustinov hoạt động trong Hạm đội Biển Bắc.

Tuần dương hạm Varyag lúc đầu được đặt tên là Chervona Ukrayina, sau lần đại tu vào năm 2002, tàu được đổi tên thành Varyag và năm 2008 bắt đầu phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương với tư cách là soái hạm của hạm đội.

Với tư cách là chiến hạm hạng nhất Varyag được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh và đầy uy lực cho nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Tuần dương hạm Varyag được trang bị 16 tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt cải tiến (NTAO định danh là SS-N-12 Sandbox) tầm bắn lên đến 550km, tên lửa được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động. Trong suốt quá trình bay đến mục tiêu, các tham số về mục tiêu được hiệu chỉnh thông qua một kênh liên kết dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B.

Không chỉ mạnh về chống hạm, tuần dương hạm Varyag còn được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa hiện đại. 8 bệ phóng với 8 ống phóng thẳng đứng cho mỗi bệ phóng cơ số 64 tên lửa đối không tầm xa S-300F, phiên bản hải quân của hệ thống tên lửa đối không S-300 PMU2 Favorit (NATO định danh là SA-N-6 Grumble).

Hệ thống tên lửa đối không này có tầm tác chiến chống máy bay là 150km, 30km chống tên lửa đạn đạo. Hai hệ thống tên lửa đối không phản ứng nhanh OSA-MA, một hệ thống ở phía trước và một ở phía sau, cơ số 40 quả tên lửa. Tên lửa 9M33M có tầm bắn tối đa là 15km, tầm cao tối đa là 12km.

Tuần dương hạm Varyag được trang bị một pháo hạm đa năng nòng kép AK-130-130mm, tầm bắn tối đa 23km chống lại các mục tiêu mặc nước, 15km chống máy bay, tốc độ bắn trung bình là 40 viên/phút.

6 pháo bắn siêu nhanh AK-630, có thể được thay thế bằng hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan, 5 ống phóng ngư lôi kép 533mm, 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000.

Đuôi tàu tuần dương hạm Varyag có bãi đáp và nhà chứa cho trực thăng chống ngầm Ka-27.

Hệ thống điện tử của tàu tuần dương hạm Varyag gồm có, radar tìm kiếm mục tiêu tầm xa đa chức năng 3D MR-800 Voshkod. Radar tìm kiếm mục tiêu trên không MR-710 Fregat-MA. Hệ thống kiểm soát bắn Volna/Top Dome, MPZ-301.Sonar phát hiện tàu ngầm gắn ở võ tàu MG-332, hệ thống sonar kéo theo Mare Tail.

Tuần dương hạm Varyag được trang bị hệ thống động cơ đẩy kết hợp tuabin khí COGOG, tổng công suất 120.000 mã lực. Tốc độ tối đa đạt 32 hải lý/giờ, tầm hoạt động 6500 dặm (10400km).

Thông số cơ bản: Dài 186,4m, rộng 20,8m, mớn nước 8,4m, tải trọng tiêu chuẩn 10.000 tấn, đầy tải 12.500 tấn, thủy thủ đoàn từ 476-529 người
[BDV news]


Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

>> Hạm đội Thái Bình Dương tròn 280 tuổi



Ngày 21/5/2011, đánh dấu một cột mốc quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương, hạm đội lâu đời nhất của Nga tròn 280 tuổi.

Ngày 21/5/1731, Thượng nghị viện Nga lúc đó quyết định thành lập một đội tàu quân sự tại cảng Okhotsk nhằm bảo vệ các vùng lãnh thổ của Nga tại vùng Viễn Đông. Đó là cơ sở quan trọng để xây dựng lực lượng hải quân Nga tại khu vực này, sau này đội tàu phát triển và được đổi tên là Hạm đội Thái Bình Dương.

Từ đó đến nay, ngày 21/5 trở thành ngày truyền thống của Hạm đội lâu đời nhất Hải quân Nga. Buổi lễ kỷ niệm được tổ chức long trọng bắt đầu lúc 9h00 (giờ địa phương), đặt vòng hoa tưởng niệm tại Đài tưởng niệm của Hạm đội Thái Bình Dương.

Đến buổi chiều cùng ngày, tại cầu tàu số 33, hạm đội sẽ tổ chức đón tiếp đoàn tàu khu trục vừa hoàn thành sứ mệnh tại Vinh Aden về dự lễ kỷ niệm 280 năm thành lập.

Trải qua 280 năm xây dựng và phát triển, từng tham gia nhiều cuộc chiến trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại, những năm tháng căng thẳng trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đến hôm nay, Hạm đội Thái Bình Dương cùng với Hạm đội Biển Bắc là 2 hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga.

Hiện tại, căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương đặt tại Vladivostok, ngoài ra còn có các căn cứ tàu ngầm khác tại Vilyuchinsk. Trước đây, Hạm đội Thái Bình Dương từng đặt căn cứ tại Cam Ranh, Việt Nam.

Hạm đội Thái Bình Dương được Quân đội Nga ưu ái trang bị vũ khí nhiều hiện đại, trong đó có Soái hạm: Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag lớp Slava, tàu khu trục chống ngầm hạng nặng lớp Udaloy I/II, tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Sovremenny, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-III/IV, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Akula, Oscar-II, tàu ngầm tấn công lớp Kilo.

Không quân hải quân của hạm đội trang bị các máy bay ném bom chiến lược như Tu-22M3,Tu-142, đánh chặn Mig-31, chiến tranh chống ngầm IL-39, KA-27, KA-31, vận tải An-12/24/26.

Sau đây là một số hình ảnh về một số vũ khí tiêu biểu trong biên chế của Hạm đội Thái Bình Dương:



Soái hạm, Tuần dương hạm Varyag.



Tàu khu trục chống ngầm hạng nặng lớp Udaloy.



Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Sovremenny.



Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-III.



Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Akula.



Tàu ngầm tấn công lớp Kilo.



Máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3.



Tiêm kích đánh chặn Mig-31.



Trực thăng chống ngầm Ka-27PS.

[BDV news]


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

>> Hải quân Nga ‘dương oai’ ở Đông Nam Á



Một đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương hôm nay thăm Singapore và Indonesia. Trong số này có tàu săn ngầm lớn nhất thế giới là Đô đốc Panteleev và tàu cứu hộ "khủng" nhất thế giới Fotiy Krylov.



Đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương hôm nay thăm Singapore và Indonesia.

Hôm nay, đội tàu chiến này tới Singapore để dự Triển lãm phòng vệ hải quân quốc tế (IMDEX-2011). Tới ngày 20/5, đội tàu chiến sẽ tới cảng Macasar của Indonesia để tham dự cuộc tập trận chung chống cướp biển với hải quân Indonesia.

Đông Nam Á từ lâu là khu vực hợp tác chặt với Nga trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Ngay từ giai đoạn đấu tranh vũ trang vì độc lập dân tộc, nhiều quốc gia trong khu vực là đối tác tiếp nhận vũ khí Liên Xô như Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia...

Tình hình ngày nay cũng không khác trước là mấy. Học giả Nga Anatoly Voronin khẳng định: “Do các nước của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á duy trì chính sách đối ngoại tự chủ nên họ mua của Nga thiết bị hàng không, các phương tiện phòng không, quân trang phục vụ lực lượng bộ binh và hải quân. Hiệp hội là một trong những thị trường hứa hẹn nhất đối với các sản phẩm quốc phòng của Nga. Nga tiếp tục thúc đẩy hợp tác quân sự với Malaysia, Myanmar, Thái Lan và cả Singapore”.

Tương lai là năng lượng

Học giả Nga Anatoly Voronin nhận định, ASEAN là những nhà nhập siêu dầu mỏ và khí đốt. Sự phụ thuộc rất lớn của họ vào thị trường năng lượng toàn cầu sẽ không ngừng tăng cùng với tiến trình tăng trưởng kinh tế của họ.

Tuy nhiên, việc phụ thuộc như trên là rất nguy hiểm bởi tình hình chính trị Trung Đông rất mất ổn định. Do đó, ASEAN ngày càng có nhu cầu đa dạng hóa thị trường năng lượng nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Đông. Và như một lẽ tất yếu, Hiệp hội ngày càng hướng sự chú ý của mình về phía Nga, cường quốc về sản xuất năng lượng với cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật vững chắc…

Hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt và thủy điện là những sự lựa chọn tốt bởi nó không chỉ đáp ứng được các yêu cầu an ninh, thương mại và còn giúp các nước ASEAN hạn chế khí thải nhà kính, giảm phụ thuộc vào việc vận tải dầu, khí đốt… trên biển bởi nhiều nước trong Hiệp hội chưa kiểm soát được hoàn toàn vấn đề an ninh, dễ bị hải quân nước ngoài, cướp biển, khủng bố… phá rối.

Về phía Nga, đây là cơ hội lớn cho họ. Trong chuyến thăm Hà Nội vừa qua, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng khẳng định, Nga có lợi ích to lớn tại châu lục này.



Nga tăng cường hợp tác với ASEAN.

Tiềm năng to lớn

Hiện, Nga và ASEAN có tiềm năng lớn về hợp tác kinh tế, năng lượng, quân sự và quan trọng hơn, cả hai đều muốn cộng tác với nhau.

Học giả Anatoly Voronin, thành viên Hội đồng chuyên viên thuộc Hội đồng liên bang Nga nhận xét: “Các nước của Hiệp hội là một thị trường phong phú và năng động. Tổng trị giá sản phẩm của họ vượt quá 500 tỷ USD. Đã vậy, ASEAN còn ở ngã tư động giao thông thế giới: một phần ba khối lượng lưu thông thương mại, một nửa dòng chảy dầu mỏ thế giới… đi qua eo biển Malacca. Rõ ràng rằng, cùng với sự đẩy mạnh các quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, ý nghĩa của khu vực sẽ chỉ tăng lên”.

Tuy vậy, quan hệ kinh tế, thương mại Nga - ASEAN vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Thương mại giữa các quốc gia ASEAN và Nga chiếm dưới 0,5% tổng kim ngạch ngoại thương của hiệp hội. Trong năm 2009, trị giá các hợp đồng qua lại giữa đôi bên không vượt quá 7 tỷ USD.

Trong khi đó, theo các chuyên gia Nga, trao đổi kinh tế giữa Nga và các nước ASEAN tới năm 2020 hoàn toàn có thể tăng tới 40-50 tỷ USD.

Học giả Voronin tiếp tục nói: “Trong mặt này, sự hợp tác của Nga và Việt Nam mang tính tiêu biểu, tự tin chứng minh hiệu quả kinh tế cao đối với cả hai bên. Nhờ có sự hợp tác với Nga, Việt Nam hiện sở hữu một tổ hợp nhiên liệu - năng lượng hiện đại, là nguồn đóng góp lớn cho ngân sách. Chỉ riêng Liên doanh Vietsovpetro trong thời gian hoạt động tại Việt Nam khai thác khoảng 200 triệu tấn dầu, thúc đẩy Việt Nam hòa nhập vị trí các nước hàng đầu trong khu vực về sản xuất dầu mỏ".

"Phía Nga cũng không hề chịu sự thiệt thòi. Ngân sách Nga nhận được khoảng 8 tỷ USD từ hoạt động liên doanh này. Và gần đây, Nga là đối tác được Việt Nam chọn lựa để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên", ông Voronin nói tiếp.
[BDV news]


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

>> Chiến hạm Nga thăm Đà Nẵng



10h sáng nay (7/05/2011), tàu chiến hạm đội Thái Bình Dương (Nga) đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm và giao lưu tại thành phố này.






Tàu chiến hạm đội Thái Bình Dương thăm Đà Nẵng. Ảnh: Minh Nhật.


Đội tàu chiến hạm đội Thái Bình Dương do Trung tá hải quân Kovalev Ivan Alexandrovich làm chỉ huy. Theo lịch trình, từ ngày 7/5 đến 11/5, chỉ huy, sĩ quan, thủy thủ đoàn sẽ tổ chức thi đấu bóng chuyền hữu nghị với đội bóng của Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân và tham quan một số danh lam thắng cảnh của thành phố Đà Nẵng…

Đặc biệt, vào ngày 9/5 sẽ diễn ra lễ bàn giao bia tưởng niệm các quân nhân Nga hy sinh tại Việt Nam và lễ đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ thành phố Đà Nẵng do Công ty Vietsovpetro và phía Nga tổ chức.


Thủy thủ trên tàu sẽ có các hoạt động giao lưu với các chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân. Ảnh: Minh Nhật.


Chuyến thăm lần này của tàu Hải quân Nga góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga nói chung, quân đội hai nước nói riêng.

Cụm tàu này vừa hoàn tất chuyến hộ tống an ninh cho các tàu hàng Nga tại khu vực châu Phi trở về.

[Vnexpress news]


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> "Đo" sức mạnh của chiến hạm Nga sắp sang thăm Việt Nam



Ngày 7/5 tới, chiến hạm săn ngầm của Nga mang tên Đô đốc Vinogradov sẽ tới Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm 6 ngày tới Việt Nam. Đây được coi là một trong những sát thủ tiêu diệt tàu ngầm đáng sợ nhất hiện có trong trang bị của Hạm đội Thái Bình Dương.

Dự án 1155 và chiến hạm săn ngầm cỡ lớn lớp Udaloy Chiến hạm săn ngầm Đô đốc Vinogradov thuộc Dự án 1155 của Liên Xô cũ. Con tàu này được sản xuất trong loạt chiến hạm thuộc lớp khu trục săn ngầm Udaloy, gồm Udaloy I và II nhằm tăng cường sức mạnh cho Hải quân Xô Viết. Theo kế hoạch ban đầu, Liên Xô muốn chế tạo 15 chiếc khu trục săn ngầm. Tuy nhiên, tất cả chỉ có 13 chiếc được hoàn thành, trong đó có 1 chiếc thuộc lớp Udaloy II. Trong số 13 chiếc, hiện chỉ còn 8 chiếc phục vụ trong Hải quân Nga.

Bắt đầu từ những năm 1970, Liên Xô phát triển học thuyết phát triển các loại tàu mặt nước đặc dụng nhằm chiếm lĩnh ưu thế trên biển và đại dương. Giới lãnh đạo Liên Xô cho rằng cần phải chế tạo những con tàu cỡ lớn và có khả năng chiến đấu đa dạng. Khi đó, 2 phương án đã được đề xuất là Dự án tàu khu trục 956 và Dự án tàu khu trục săn ngầm 1155. Dự án tàu khu trục săn ngầm 1155 sau đó đã cho ra đời các chiến hạm lớp Udaloy I và II. Các phiên bản Udaloy được cho là tương đương với tàu khu trục lớp Spruance của Mỹ. Udaloy được thiết kế dựa trên nguyên mẫu lớp Krivak và nhấn mạnh tính năng săn ngầm hơn khả năng đối hạm và phòng không.



Với trọng tải lớn và tầm hoạt động xa, Đô đốc Vinogradov giúp Hải quân Nga giữ được vẫn duy trì được các lợi ích tại khu vực Thái Bình Dương


Hiện nay, 8 chiếc khu trục săn ngầm cỡ lớn thuộc lớp Udaloy còn trong trang bị Hải quân Nga gồm các tàu: Phó Đô đốc Kulakov (Hạm đội Biển Bắc, đang trong quá trình đại tu); Nguyên soái Shaposhnikov (Hạm đội Thái Bình Dương); Severomorsk (Hạm đội Thái Bình Dương); Đô đốc Levchenko (Hạm đội Biển Bắc); Đô đốc Kharlamov (Hạm đội Biển Bắc); Đô đốc Panterleyev (Hạm đội Thái Bình Dương); Đô đốc Chabanenko (chiến hạm duy nhất thuộc lớp Udaloy II được nâng cấp từ Udaloy I vào năm 1999 và thuộc biên chế Hạm đội Biển Bắc) và cuối cùng là Đô đốc Vinogradov (Hạm đội Thái Bình Dương).

“Số đo” chung của Đô đốc Vinogradov
Chiến hạm Đô đốc Vinogradov được phương Tây liệt vào loại tàu khu trục có trang bị tên lửa. Tàu được khởi công xây dựng vào 5/2/1986 tại nhà máy đóng tàu Yaltar ở Leningrad. Năm 1987 tàu được hạ thủy để tiếp tục hoàn thiện và đến năm 1989, tàu chính thức được trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô. Hiện nay, Đô đốc Vinogradov thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga. Tàu từng tham gia các hoạt động quân sự tại Vùng Vịnh vào các năm 1990, 1993 và hiện đang tham gia sứ mạng chống cướp biển trên vịnh Aden.


Chiến hạm săn ngầm Đô đốc Vinogradov (572) tại căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương


Tàu Đô đốc Vinogradov có chiều dài 163 m, rộng 19 m và cao 7,8 m. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 6.840 tấn và lượng giãn nước tối đa lên tới 7.480 tấn. Số lượng thủy thủ trên tàu hiện là 293 người. Với tốc độ tối đa đạt 29,5 hải lý/giờ, Đô đốc Vinogradov có tầm hoạt động trên 6.500 km nên có thể vươn ra các khu vực biển và đại dương cách xa nước Nga.

Hệ thống điện tử đồ sộ
Các loại radar thông thường trên tàu bao gồm: radar tìm kiếm trên không MR-760MA Fregat-MA/Top plate-3D, radar tìm kiếm trên không và trên biển MR-320M Topaz-V/Strut Pair. Các thiết bị điều khiển hỏa lực gồm: hệ thống Lesorub-5, 2 radar kiểm soát bắn MR-360 Podkat/Cross Sword dành cho SA-N-9.


Hệ thống điện tử đồ sộ biến chiến hạm săn ngầm Đô đốc Vinogradov trở thành kẻ đáng sợ săn lùng và tiêu diệt tàu ngầm


Để hỗ trợ săn tìm tàu ngầm, Udaloy lắp đặt một loạt thiết bị định vị gồm: bộ thiết bị định vị thủy âm MGK-355 Polinom với định vị thủy âm đặt ở mũi tàu Orion/Horse Jaw Bow và định vị Horse Tail.

Ngoài ra, Udaloy còn trang bị hệ thống giàn phóng mồi bẫy PK-2. PK-2 gồm các ống phóng mồi bẫy, rocket mồi bẫy và radar điều khiển.

Vũ khí săn ngầm cực mạnh
Tổ hợp tên lửa SS-N-14 được dùng cho cả hai nhiệm vụ săn ngầm và đối hạm. Tên lửa thiết kế dựa trên tên lửa SS-N-9 (hay còn gọi là P-120 Malakhit), đạn tên lửa SS-N-14 có trọng lượng gần 4 tấn và dài 7,2m. Tên lửa SS-N-14 trang bị một động cơ đẩy nhiên liệu rắn, mang được các loại đầu đạn khác nhau phù hợp cho từng nhiệm vụ đảm nhiệm.


Các ống phóng tên lửa SS-N-4 được bố trí ngay sau 2 pháo hạm AK-100


Khi sử dụng săn ngầm, SS-N-14 mang ngư lôi săn ngầm hoặc bom phá tàu ngầm. Trong giai đoạn hành trình, nó bay cách mặt biển 400m. Sau khi xác định được cự ly khoảng cách mục tiêu, tên lửa “nhả” ngư lôi hoặc bom phá để tấn công tàu ngầm. Tầm bắn trong tác chiến săn ngầm từ 5-50km.

Còn khi dùng chống hạm, tên lửa mang đầu đạn nặng 185kg, bay cách mặt biển 15m. Tầm bắn khoảng 10-50km.

Tên lửa SS-N-14 được điều khiển theo phương thức dẫn đường vô tuyến. Tốc độ tối đa đạt được trong hành trình bay là Mach 0,95.

Giống như các “anh em” thuộc lớp Udaloy, Đô đốc Vinogradov được trang 8 tên lửa SS-N-14, luôn gây ra nỗi kinh hoàng cho tàu ngầm đối phương mỗi khi xuất hiện.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị giàn phóng rocket chống ngầm (ASWRL) RBU-6000 do Liên Xô phát triển từ năm 1960. RBU-6000 thiết kế với 12 ống phóng cỡ 213mm, đạn rocket không điều khiển RGB-60 và hệ thống kiểm soát bắn Burya. Thông thường một loạt bắn của RBU-6000 từ 1, 2, 4, 8 hoặc 12 quả cùng lúc. Sau khi bắn hết nó được nạp từng viên đạn thông qua thiết bị nạp đạn tự động 60UP. Kho đạn dữ trữ chứa khoảng 72 tới 96 quả đạn Rocket.


Giàn phóng rocket chống ngầm (ASWRL) RBU-6000


Đạn RGB-6000 mang đầu đạn nặng 25kg, có tầm bắn từ 350m tới 5.800m, xuyên sâu xuống mặt nước tới 500m. Trên tàu còn có 2 cụm phóng lôi RPK-2 Viyuga (hay còn gọi là SS-N-15) 533mm.

Sẵn sàng đối đầu mối đe dọa trên không
Tuy tính năng chính Đô đốc Vinogradov là săn ngầm, nhưng nó cũng được trang bị các loại tên lửa và pháo pháo phòng không để đối phó với các mối đe dọa từ trên không.

Hỏa lực phòng không của tàu gồm tổ hợp tên lửa đối không SA-N-9 “bàn tay sắt” (Nga gọi là 3K95 Kinzhal) phát triển dựa trên tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn tự hành Tor. Đạn tên lửa SA-N-9 chứa trong 4 mô đun ống phóng thẳng đứng, mỗi một mô đun chứa 8 quả tên lửa trong “tư thế sẵn sàng bắn” bố trí ngay mũi tàu. Tổng cộng, tàu có 64 quả tên lửa SA-N-9 được dẫn đường bằng hệ thống kiểm soát hỏa lực đa kênh 3R95 gồm hai loại radar khác nhau kết hợp. Tầm bắn hiệu quả của SA-N-9 từ 1,5-2 km, trần bay 5m – 6.000m.


4 ống phóng thẳng đứng tên lửa SA-N-9 bố trí ngay mũi tàu


Phía trước mũi tàu còn được bố trí 2 tổ hợp pháo phòng không tầm gần Ak-630 sáu nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn 5.000 viên/phút. Ak-630 có thể tiếp nhận thông tin từ hệ thống kiểm soát 3R95 của SA-N-9. Phía trước tàu còn bố trí 2 pháo hạm cỡ AK-100 dùng để tiêu diệt tàu thuyền cỡ nhỏ hoặc tấn công các mục tiêu ven bờ.


Trực thăng săn ngầm K-27 hạ cánh xuống sân đỗ trên boong tàu


Đáng chú ý trên Đô đốc Vinogradov là boong phía sau có đủ thể chứa 2 trực thăng săn ngầm Ka-27. Mỗi chiếc K-27 mang một ngư lôi hoặc 36 phao âm phát hiện tàu ngầm RGB-NM và RGB-NM-1.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang