Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 25 tháng 12 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

>> Chỉ tìm nơi đồn trú?



Theo Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia), Mỹ sẽ không thiết lập căn cứ thường trực ở Đông Nam Á vì các căn cứ quân sự sẽ là gánh nặng.

Trong một bài phỏng vấn, GS Carl Thayer cho biết, nhiều năm qua Mỹ đã theo đuổi cách tiếp cận “địa điểm không phải căn cứ (thường trực)”. Singapore đã đồng ý cho tàu tuần duyên của Mỹ tới đồn trú, nhưng vấn đề này ở Philippines vẫn chưa tìm được câu trả lời. “Có những điều rất nhạy cảm ở Philippines khi đề cập tới việc cung cấp cơ sở hạ tầng cho quân đội nước ngoài mà có thể được hiểu là căn cứ quân sự”, ông nói. Việc triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ đến căn cứ huấn luyện gần Darwin chỉ là luân chuyển quân định kỳ. Họ không đóng quân lâu dài tại đây và Mỹ cũng không lập căn cứ thường trực tại Australia.

Những điều chỉnh này là kết quả của bản báo cáo đánh giá tình hình lực lượng Mỹ về việc làm thế nào để sử dụng hiệu quả nhất lực lượng và trang thiết bị ở châu Á - Thái Bình Dương. Một trong những động thái chiến lược chủ chốt dẫn đến việc Mỹ đưa tàu đến đồn trú tại Singapore và luân chuyển quân tới Darwin là sự trỗi dậy của khu vực hàng hải Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó gồm cả Ấn Độ Dương, vùng biển Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Sự hiện diện của Mỹ tại Singapore và Australia giúp củng cố thêm mối quan hệ an ninh - quốc phòng vốn đã bền chặt giữa các nước, nhằm đảm bảo lợi ích về tự do và an toàn hàng hải, hàng không ở biển Đông Nam Á, trong đó có biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáo sư Carl Thayer.


PV - Liệu Mỹ có tái lập căn cứ quân sự ở Đông Nam Á như Subic và Clark trước đây không, thưa GS? Trong trường hợp đồn trú ở Singapore, tàu chiến Mỹ có phạm vi ảnh hưởng đến đâu, xét dưới góc độ địa lý?

GS Carl Thayer - Mỹ sẽ không thiết lập căn cứ quân sự tại Đông Nam Á. Trong thời đại này, các căn cứ quân sự sẽ là gánh nặng và có thể trở thành mục tiêu tấn công của những nước sở hữu tên lửa đạn đạo. Chẳng hạn, tên lửa từ Trung Quốc có thể đe dọa các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản và Guam. Mỹ đang tìm kiếm sự linh hoạt về hành động để đối phó với những thách thức mới nổi trong trật tự khu vực. Tàu tuần duyên sẽ cho phép Mỹ triển khai tới những vùng nước tương đối nông của Biển Đông. Những tàu này có thể được sử dụng để chống tàu ngầm, săn ngư lôi và chở quân.

Singapore đã cho phép Mỹ tiếp cận các cơ sở của mình khi Philippines chắc chắn đóng cửa căn cứ ở Subic và Clark. Philippines coi sự hiện diện về quân sự của Mỹ là đảm bảo cho sự ổn định, vì thế họ đã đề nghị Mỹ đưa tàu chiến và máy bay đến đây. Tàu chiến Mỹ có thể tham gia những hoạt động duy trì sự ổn định không chỉ ở Biển Đông mà cả Eo biển Malacca và Singapore.

Theo GS, quyết định của Mỹ sẽ tác động tới môi trường và cấu trúc an ninh khu vực như thế nào?

Cán cân sức mạnh Mỹ chủ yếu dựa vào 3 nhóm tàu sân bay và gần 60% tàu ngầm hạt nhân (tấn công và được trang bị tên lửa đạn đạo). Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nói, dù ngân sách quốc phòng có bị cắt giảm, cũng không ảnh hưởng đến tương quan lực lượng Mỹ tại châu Á. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh hải quân mạnh nhất tại châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới, cho dù Trung Quốc đang hiện đại hóa hải quân. Bên cạnh đó, Mỹ có liên minh hải quân mạnh với Nhật Bản và Australia.

Sự hiện diện của lực lượng Mỹ được coi là để ngăn chặn Trung Quốc. Ngoài ra, nó cũng đồng nghĩa với việc Mỹ có thể thúc đẩy quá trình xây dựng tiềm lực và huấn luyện của hải quân các nước khu vực, và phản ứng nhanh hơn trước những nguy cơ đe dọa an ninh.

Đã nhiều lần Mỹ khẳng định họ sẽ đứng ngoài tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông. Những tranh chấp này phải được các bên liên quan giải quyết. Mỹ phản đối bất cứ nước nào sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Và Mỹ có thể cung cấp lực lượng quân sự để chống lại những hành động như thế. Cuối cùng, trong trường hợp nỗ lực đàm phán giữa Trung Quốc và các bên liên quan thất bại, Mỹ sẽ đưa ra một giải pháp ngoại giao.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục RSS Supreme của Singapore (trước) và tàu USS Chung-Hoon của Mỹ (sau) trong diễn tập CARAT năm 2011.


Các nước khu vực sẽ điều chỉnh chính sách ra sao để thích ứng với bối cảnh mới, thưa GS?

Gần đây, Trung Quốc đã hé lộ một phần chiến lược của mình. Họ sẽ tăng cường tuyên truyền để thuyết phục mọi người rằng: Mỹ là nước bên ngoài, vì thế không nên can dự vào các vấn đề khu vực, và rằng Mỹ là nguyên nhân gây ra căng thẳng về an ninh. Trung Quốc cũng sẽ cảnh báo các nước như Việt Nam, Philippines rằng họ “đang đùa với lửa”. Nỗ lực tuyên truyền của Trung Quốc nhằm ngăn chặn các nước trong khu vực hợp tác với Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch hiện đại hóa và chuyển đổi lực lượng hải quân để có thể triển khai ở Tây Thái Bình Dương vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất. Trung Quốc sẽ theo đuổi chiến lược gây khó khăn cho Mỹ trong việc tiếp cận với Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng biển xung quanh đảo Đài Loan.

Mỹ cùng với các đồng minh và các đối tác chiến lược sẽ tiếp tục hiện đại hóa và nâng cao khả năng phối hợp hành động. Các nước khác như Indonesia, Việt Nam sẽ thận trọng hơn, nhưng đồng thời cũng tăng cường tiềm lực để tự vệ. Các nước này sẽ phát triển mối quan hệ quân sự, nhưng ở mức độ hạn chế hơn, với cả Trung Quốc và Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác và đối ngoại quốc phòng với các nước khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.

Xin cảm ơn GS!

>> RBU-6000: “Sát thủ diệt ngầm” của Hải quân Nga



Việt Nam cũng đã trang bị tổ hợp pháo phản lực RBU-6000 cho các tàu chiến hiện đang phục vụ trong lực lượng Hải quân.

RBU-6000 là một trong những hệ thống phóng bom ngầm phản lực lâu đời nhất, được thiết kế để chống ngầm, chống ngư lôi và tàu biệt kích.

Tổ hợp bom-rocket chống ngầm RBU-6000 (Реактивно Бомбовая Установка, Reaktivno Bombovaja Ustanovka) sử dụng bom chìm RGB-60 được trang bị cho các tàu mặt nước và phục vụ trong Hải quân Liên bang Xô viết từ những năm 1961.



http://nghiadx.blogspot.com


RBU-6000 là tổ hợp bom-rocket chống ngầm tầm ngắn, đã được nghiên cứu sản xuất tại Viện Kỹ thuật nhiệt Moscow dưới sự chỉ đạo của nhà thiết kế V. Mastalygina. Từ cuối năm 1980, nó được sản xuất hàng loạt tại nhà máy cơ khí hạng nặng Ural (UZTM) tại thành phố Sverdlovsk.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, tổ hợp được tiếp nhận trang bị trong lực lượng Hải Quân Nga ngày 26/11/1991.

Để thử nghiệm RBU-6000, người ta đã lắp đặt 4 thiết bị phóng bom phản lực RBU-6000 (mỗi thiết bị gồm 12 ống phóng) trên các tàu đánh cá kiểu Cuồng phong-2/Смерч-2 và Cuồng phong-3/Смерч-3. Bom-rocket đã bắn trúng các mục tiêu giả định là ngư lôi và tàu ngầm ở các cự li và độ sâu khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com


Nhìn từ phía đối diện, RBU-6000 trông giống như một chiếc móng ngựa được tạo nên từ 12 ống phóng tên lửa, mỗi ống phóng có đường kính 21,3 cm. Còn về cấu trúc, mỗi tổ hợp phóng bom ngầm phản lực RBU-6000 bao gồm các thiết bị:

Hệ thống điều khiển bắn

Thiết bị phóng RBU-6000

Băng truyền tải và nạp đạn

Bom chìm phản lực không điều khiển RGB-60 (được sử dụng phổ biến nhất)

Hệ thống điều khiển bắn bao gồm bảng điều khiển, máy tính và dụng cụ truyền dữ liệu vào bệ phóng.

Hệ thống này nhận tín hiệu từ trạm thủy âm trên tàu hoặc từ các nguồn bên ngoài như từ trực thăng cảnh báo sớm hoặc từ các phao thủy âm do trực thăng thả xuống.

Thời gian phản ứng của hệ thống kể từ thời điểm phát hiện các đối tượng dưới nước khoảng 60 đến 120 giây.

Bom-rocket RBU-6000 được bố trí trên boong tàu, gồm 2 thiết bị phóng cách nhau ở cự li được xác định trước để phát huy tối đa uy lực. Thiết bị phóng RBU-6000 có thể phóng từng quả một hoặc phóng loạt.

http://nghiadx.blogspot.com


Băng truyền tải và nạp đạn bảo đảm tải đạn từ hầm đạn trong khoang tàu lên trên mặt boong và nạp đạn.

Việc này diễn ra mà không có sự tham gia của thủy thủ tàu, tức là hoàn toàn tự động. Sau khi toàn bộ số bom RGB-60 được nạp hết vào các ống phóng, thiết bị phóng RBU-6000 được thiết lập ở chế độ chờ.

Lúc này, các ống phóng của RBU-6000 tạo với mặt boong tàu một góc 90 độ. Đây là góc bắn tối thiểu của tổ hợp bom-rocket này.

Ở chế độ ngắm bắn, các ống phóng có thể xoay quanh trục theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang tương ứng với góc hướng bay của bom chìm phản lực không điều khiển RGB-60.

Thiết bị phóng RBU-6000 có góc bắn tối đa theo phương thẳng đứng 60 độ, góc bắn tối đa theo phương ngang là 340 độ. Ở góc bắn 46 độ nó có tầm bắn xa nhất và ở góc bắn 8,5 độ tầm bắn là gần nhất.

http://nghiadx.blogspot.com
46 độ là góc bắn có tầm bắn xa nhất


Sức mạnh cũng như khả năng bắn phá, tiêu diệt mục tiêu của hệ thống pháo phản lực RBU-6000 nằm ở bom-rocket RGB-60. Đây là là loại tên lửa không điều khiển sử dụng động cơ nhiên liệu rắn.

RGB-60 có đường kính 21,2 cm, dài 1,832 m và nặng 112,5kg; tầm bắn tối đa lên đến 5.800 m.

Các thông số kỹ thuật cơ bản của pháo phản lực chống ngầm RBU-6000

Góc bắn tối đa theo phương thẳng đứng : 60 độ

Góc bắn nhỏ nhất: 90 độ .

Góc bắn tối đa theo phương ngang : 340 độ

Góc bắn có tầm bắn xa nhất: 46 độ

Góc bắn có tầm bắn gần nhất: 8,5 độ

Đường kính ống phóng: 21,3 cm

Đường kính bom chìm phản lực RGB (реактивная глубинная бомба): 21,2 cm

Trọng lượng thuốc nổ : 23,5kg

Trọng lượng không bom của tổ hợp: 9 tấn

Tầm bắn: 300-5.800 m

Độ sâu phá hủy mục tiêu: 15-500 m

Tốc độ lặn sâu: 11,6 m/s

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tra Fearless được trang bị RBU-6000


Hệ thống phóng bom ngầm phản lực RBU-6000 được trang bị trên các tàu mặt nước bao gồm: Sarytch, Albatross, Zozulya, Kronstadt, Nikolaev, 1151, Fearless, Frigate, Slava…

Việt Nam cũng đã trang bị tổ hợp pháo phản lực RBU-6000 cho các tàu chiến hiện đang phục vụ trong lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Trong đó có chiến hạm đầu tiên của Việt Nam - Tàu tuần dương Petya II – III, nhận về sau khi giải phóng miền nam và năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ.

Petya-III có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60. RBU-6000 còn được trang bị trên các Hộ vệ hạm tên lửa Gepard 3.9 (Project 11661 ) – những khu trục hạm mới được biên chế vào Hải quân nhân dân Việt Nam trong năm nay.

Ngoài Việt Nam, Ấn Độ cũng là một khách hàng lớn của thiết bị phóng bom ngầm phản lực RBU-6000. Năm 2003, Nga cũng đã cung cấp cho Ấn Độ các tổ hợp pháo phản lực này để trang bị cho 3 chiếc khu trục hạm Talwar (Project 1135.6).

Dưới đây là một số hình ảnh về thiết bị phóng bom ngầm phản lực RBU-6000:

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

>> Áo giáp của tank T-90MS



Các nhà thiết kế T-90MS đã tính toán kỹ lưỡng và bảo vệ xe bằng "tầng tầng, lớp lớp" các phương án an toàn nhất.

Bố trí các lớp giáp kiểu mới

Ở phía trước tháp pháo và 2 bên sườn phía sau T-90MS được tăng cường khả năng bảo vệ bằng giáp Relikt thế hệ mới, thay thế giáp phản ứng nổ Kontakt-5, nâng cao đáng kể khả năng bảo vệ cho xe tăng trước đạn chống tăng sử dụng thanh xuyên dưới cỡ và đầu đạn nổ lõm bắn tới từ mọi góc độ.

Hầu hết các vị trí trọng yếu của xe tăng đều được lắp giáp thế hệ mới này. Đặc biệt, vị trí phía trước mũi thân xe, giáp phản ứng nổ được bố trí dày hơn.

Ngoài ra, phía sau tháp pháo và 2 bên sườn sau của thân xe được trang bị giáp lồng thép để nâng cao khả năng phòng thủ trước đạn và tên lửa chống tăng của đối phương.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáp Relikt thế hệ mới bố trí 2 bên tháp pháo xe tăng T-90MS.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáp Relikt ở phía trước tháp pháo xe tăng T-90MS.


T-90MS còn được trang bị giáp lưới ở giữa lớp giáp lồng và tháp pháo nhằm ngăn cản hiệu quả các mối đe doạ của xe tăng, nhất là đối với đạn chống tăng phản lực trong trường hợp giáp lồng bị phá hủy.

http://nghiadx.blogspot.com
Lớp giáp lồng ở ngoài cùng và một hộp giáp lưới bố trí phía sau tháp pháo để chống lại đạn bắn từ súng chống tăng phản lực.


http://nghiadx.blogspot.com
Bố trí các bộ phận giáp bảo vệ trên T-90MS:


1. Module giáp bảo vệ phần thân xe chính diện phía trước.

2. Module giáp bảo vệ tháp pháo phía trước.

3. Module bảo vệ 2 bên sườn xe.

4. Module bảo vệ 2 bên tháp pháo.

5. Giáp lồng thép để bảo vệ động cơ và phía sau tháp pháo trước vũ khí trống tăng. Tất cả các module giáp bảo vệ trên đều có thể tháo lắp.

Khoang chứa đạn an toàn

Nếu điểm yếu chết người của các dòng xe tăng thế hệ trước như T-72, T-80 và T-90 là kíp xe không được ngăn cách với khoang đạn thì ở T-90MS, các nhà thiết kế đã bố trí lại 1 hộp đạn phụ, gồm 3 ngăn, được bọc thép dày 4-5 mm, bố trí phía sau tháp pháo theo kiểu module, mỗi ngăn chưa các loại đạn khác nhau.

Trong trường hợp hộp đạn phụ không mang theo đạn thì nó sẽ được lấp đầy bằng các chất có khả năng dập lửa.

http://nghiadx.blogspot.com
Bố trí đạn pháo ở hộp đạn phụ bên ngoài của xe tăng T-90MS.


Việc sắp xếp các viên đạn ở trong các ngăn chứa đạn cũng đã được tính toán rất kỹ lưỡng.

10 viên đạn pháo ở ngăn giữa được xếp theo chiều dọc, nằm trong các ống thép theo kiểu tổ ong, 2 ngăn chứa đạn còn lại ở 2 bên, mỗi ngăn sếp được 5 viên đạn với đầu quay ra ngoài tháp pháo.

Việc bố trí này nhằm giảm tối đa thương vong trong trường hợp đạn pháo bị nổ ở ngăn chứa đạn phụ, khi đó, luồng phóng và mảnh đạn với sức ép cực lớn sẽ hướng ra phía ngoài tháp pháo.

http://nghiadx.blogspot.com
Hộp đạn phụ gồm 3 ngăn chứa đạn phía sau tháp pháo của xe tăng T-90MS.


Trong trường hợp xấu nhất, hộp đạn phụ bị tấn công sẽ tự rơi ra nhờ thiết kế module, do đó, không ảnh hưởng tới tháp pháo.

Một điểm khá độc đáo nữa của hộp đạn phụ đó là, nắp của nó sẽ tự động bung ra khi áp suất trong hộp vượt một mức độ cho phép, làm giảm sức công phá của đạn pháo khi đạn bị nổ ở bên trong.

Ngăn giữa chứa được 10 viên đạn đặt thẳng đứng và hai ngăn hai bên, mỗi ngăn chứa được 5 viên đạn đặt nằm ngang.

Bộ Quốc Phòng Nga yêu cầu xe tăng mới sẽ phải mang được cơ số ít nhất là 40 viên đạn pháo, đây cũng là lý do để T-90MS được trang bị thêm hộp đạn phụ.

Tuy nhiên, việc lấy đạn từ từ hộp đạn phụ sẽ được làm thủ công tại các điểm dừng chân trên chiến trường. Cơ số đạn mà T-90MS mang được ít nhất là 42 viên, trong đó 20 viên được bố trí ở hộp đạn phụ và 22 viên đạn sẵn sàng chiến đấu.

Hệ thống bảo vệ chủ động

http://nghiadx.blogspot.com
Hình mô phỏng hệ thống bảo vệ chủ động trên xe tăng T-90MS.


Khả năng bảo vệ chủ động của xe tăng T-90MS tiếp tục được tăng cường đáng kể nhờ việc lắp đặt thiết bị cảm biến xung quanh tháp pháo, cho phép báo động khi xe bị ngắm bắn bởi các loại vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Đây là điểm mạnh có ở xe tăng Nga còn các dòng xe tăng chủ lực của phương Tây chưa có.

Cụ thể, 4 cảm biến lắp ngoài xe kiểm soát toàn bộ vùng không gian 360 độ xung quanh, phát hiện và ra lệnh tấn công phá hủy tên lửa hướng về xe tăng.

Trong đó, 2 cảm biến được bố trí ở phía trước 2 bên nòng pháo, kiểm soát vùng không gian 90 độ. Hai cảm biến còn lại bố trí ở giữa 2 bên tháp pháo, mỗi cảm biến kiểm soát cung không gian 135 độ. Các cảm biến này có kích thước nhỏ hơn so với cảm biến được trang bị cho xe tăng T-90 trước đó.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng T-90MS phóng lựu đạn khói.


http://nghiadx.blogspot.com
T-90 thể hiện khả năng đánh chặn tên lửa đối phương.


Ở biến thể tiêu chuẩn T-90, việc gây nhiễu quang - hồng ngoại do tổ hợp Shtora đảm nhận, còn ở T-90MS, thiết bị tương tự chưa được xác định.

Ngoài ra, hệ thống các ống phóng lựu đạn khói truyền thống cũng được lắp đặt ở hai bên tháp pháo của T-90MS, nhằm tạo khói mù bảo vệ xe.

>> Pháo phòng không 'hồi sinh' (kỳ 2)



Kỳ 2: Sánh vai cùng tên lửa

Tên lửa phòng không gặp nhiều khó khăn khi đối phó với tên lửa hành trình bởi chúng có diện tích phản xạ sóng radar nhỏ, trần bay thấp, khó bị phát hiện. Tuy nhiên, ưu điểm lại khiến chúng trở thành “mồi ngon” trước hỏa lực pháo phòng không.

Ngày nay, thay vì tiếp tục phát triển cỡ nòng lớn hay tầm bắn xa, các nhà kỹ thuật quân sự tập trung nâng cao khả năng tự hành, tốc độ bắn cũng như tích hợp khí tài trinh sát hiện đại, thậm chí “lai ghép” với tên lửa nhằm “hồi sinh” vị thế của pháo phòng không.

Nhanh và chính xác hơn

Theo đó, một số pháo phòng không được đưa khung gầm xe thiết giáp như hệ thống ZSU-23-4 Shilka do Liên Xô chế tạo từ những năm 1960. ZSU-23-4 được đặt trên xe bánh xích bọc thép GM-575, có 4 nòng pháo cỡ 23mm đạt tốc độ bắn 3.400 phát/phút, tầm bắn 2.500m. Không chỉ vậy, hệ thống còn được trang bị radar theo dõi và bám bắt mục tiêu RPK-2 có khả năng đối phó tốt với gây nhiễu điện tử đối phương.

Đối thủ của ZSU-23-4 là M163 Vulcan do Mỹ chế tạo. Pháo đặt trên khung thân xe thiết giáp M113, lắp pháo quay 6 nòng cỡ 20mm M168, đạt tốc độ bắn 3.000 viên/phút. M163 bị cho là kém hơn so với ZSU-23-4 ở một số điểm như không có radar, pháo thủ phải phải ngồi trong tháp pháo mở… Do đó, M162 bị hạn chế khả năng đánh đêm, và pháo thủ tuy quan sát bên ngoài tốt hơn nhưng chịu nhiều nguy hiểm trong tác chiến.




http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 của Việt Nam tham gia diễn tập bắn đạn thật TB1.

Nếu ZSU-23-4 và M163 tập trung tăng tốc độ bắn thì các đồng minh Tây Âu của Mỹ chú ý tích hợp nhiều thiết bị điện tử hiện đại. Điển hình, pháo tự hành Otomatic 76mm (Italy), pháo có tốc độ bắn chậm, chỉ 120 phát/phút nhưng có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Radar lắp cho pháo có thể tìm kiếm theo dõi đồng thời 8-24 mục tiêu với tầm hoạt động 15km. Đức có pháo Gepard dùng khung thân tăng Leopard trang bị hai pháo 35mm (tốc độ bắn 1.100 phát/phút), lắp radar tìm kiếm theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau và hệ thống phân biệt địch – ta.

Ở Ba Lan, các nhà kỹ thuật quân sự phát triển pháo phòng không Loara dùng 2 pháo cỡ 35mm, với radar có tầm phát hiện 24km, theo dõi và nhận diện đồng thời 64 mục tiêu, tác chiến tốt trong môi trường chế áp gây nhiễu điện tử. Đặc biệt nhất, năm 2009 Thụy Sỹ trình làng pháo phòng không không cần pháo thủ Skyranger, trang bị tháp pháo cỡ nòng 35mm. Tháp pháo của Skyranger lắp cảm biến quang điện tự động theo dõi mục tiêu hoặc chịu điều phối từ trung tâm chỉ huy.

“Lai ghép” pháo – tên lửa

Ngoài pháo phòng không tự hành cơ động cao, tốc độ bắn nhanh, độ chính xác lớn. Một xu thế nữa đang phát triển, kết hợp pháo - tên lửa vừa đảm bảo tạo màn đạn dày, vừa tăng tầm tiêu diệt mục tiêu, tiêu diệt mục tiêu bay tốc độ cao vì nhiều loại tên lửa hành trình ngày nay đạt tốc độ siêu thanh.

Điển hình là hệ thống pháo – tên lửa phòng không 2S6 Tunguska do Nga thiết kế sản xuất. Tháp pháo 2S6 trang bị 2 pháo cỡ 30mm đạt tốc độ bắn cực nhanh 5.000 phát/phút (tầm bắn 4km, xác suất trúng mục tiêu 80%) và 8 tên lửa 9M331 có thể tiêu diệt mục tiêu bay tốc độ 500m/giây (tầm bắn 8km, xác suất đánh trúng 65%). Radar của 2S6 phát hiện mục tiêu bay ở cự ly 17km và theo dõi ở tầm 11-16km.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsyr S1 phóng tên lửa.

Cải tiến 2S6, người Nga cho ra đời hệ thống Pantsyr S1, đặt trên khung thân xe vận tải bánh lốp, vũ trang 2 pháo siêu tốc 30mm cùng 12 tên lửa đối không 57E6 đạt tốc độ 1.000m/giây, tầm bắn xa 20km. Pantsyr S1 lắp radar theo dõi bám bắt mục tiêu đa băng tần (phát hiện 30km, theo dõi từ 24km). Được thiết kế tiêu chuẩn hiện đại, hệ thống có khả năng kháng nhiễu cao.

Không chịu thua kém Nga, phương Tây cũng phát triển loại vũ khí phòng không hiệu quả này. Hãng Thales (Pháp) giới thiệu hệ thống pháo – tên lửa GMS trang bị 2 pháo 40mm và 6 tên lửa Starstreak có tốc độ 1.190m/giây đủ sức đánh chặn mục tiêu bay vượt âm, tầm bắn 7km. Tuy sức mạnh hỏa lực của pháo phòng không phương Tây không bằng hệ thống của Nga, nhưng khí tài trinh sát của họ rất mạnh. Cụ thể, GMS lắp radar SHIKRA-60 phát hiện mục tiêu xa tới 80km vượt trên radar của 2S6 và Pantsyr S1.

“Tự lực cánh sinh”

Với điều kiện kinh tế đất nước, Việt Nam chủ trương khai thác, sử dụng tối đa trang bị hiện có, tự lực cải tiến đáp ứng tình hình mới. Trong những năm qua, chúng ta bắt đầu cải tiến một phần, khẩu đội pháo được trang bị khí tài đánh đêm, máy nạp đạn tự động, hệ thống thông tin liên lạc lắp tới từng khẩu đội,... Đặc biệt với việc áp dụng “cò điện” sẽ giảm hiện tượng các khẩu đội bắn không đồng loạt, sẽ tạo ra mật độ hỏa lực dày, nâng cao xác suất trúng mục tiêu.

Đối với việc tự hành pháo, Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự đã triển khai đề tài “Nghiên cứu lắp đặt pháo 2 nòng 37mm lên xe vận tải bánh lốp”. Theo phương án bố trí pháo trên xe, toàn bộ được đặt trên sàn công tác và nâng hạ bằng 4 chân chống thủy lực. Sau một thời gian nghiên cứu, cán bộ viện đã hoàn thành công trình, chế tạo thiết bị tự động điều khiển sàn công tác cho tổ hợp pháo phòng không 37mm hai nòng lắp trên xe Ural-375D. Qua thử nghiệm, thiết bị điều khiển sàn công tác hoạt động ổn định, bảo đảm độ cứng vững, tự động điều khiển lấy thăng bằng sàn công tác sau mỗi phát bắn, rút ngắn thời gian triển khai và thu hồi tổ hợp.

Đặc biệt, thời gian tự động triển khai không quá 3 phút, tự động thu hồi không quá 2 phút, thời gian tự lấy thăng bằng sau mỗi loạt bắn không quá 30 giây. Khi tác xạ ở các tư thế khác nhau đều đạt độ chụm tương đương với pháo bắn trên mặt đất. Ngoài pháo 37mm, Việt Nam đã cải tiến thành công đưa súng máy phòng không 14,5mm lên xe thiết giáp BTR-152.

Pháo phòng không xe kéo ngày nay gần như không còn phát triển. Tuy nhiên, gần đây Iran giới thiệu hệ thống pháo xe kéo Mesbah-1 chuyên trị tên lửa hành trình. Có lẽ do hạn chế kỹ thuật chưa đủ khả năng thiết kế pháo siêu tốc nên họ đã dùng tới 8 nòng pháo 23mm, qua đó tốc độ bắn đạt 4.000 phát/phút. Mesbah-1 được hỗ trợ dẫn bắn từ radar điều khiển.

Ảnh phụ chú:

http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không "hỏa thần" 6 nòng M163.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Otomatic 76mm của Italia.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Gepard của Đức.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Loara của Ba Lan.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Skyranger của Thụy Sỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống pháo - tên lửa phòng không 2S6 Tunguska.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

>> Trung Quốc đã có được UAV RQ-170 Sentinel?



Trung Quốc rất có thể đã có được công nghệ trong chiếc UAV trinh sát tàng hình RQ-170 Sentinel của Hoa Kỳ

Gần đây, có tin đồn rằng Trung Quốc cuối cùng cũng đã tiếp cận được với chiếc UAV trinh sát tàng hình RQ-170 Sentinel bị bắn rơi ở Iran. Nếu điều này thực sự xảy ra, Trung Quốc sẽ có thể làm chủ các công nghệ chủ yếu có trong RQ-170 và sử dụng chúng trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của họ.


http://nghiadx.blogspot.com


Đặc biệt, Trung Quốc có thể xây dựng các biện pháp để đối phó với các máy bay tàng hình của Mỹ nếu chúng trinh sát dọc theo biên giới nước này. Iran có đầy đủ những lý do chính trị, quân sự cũng như tài chính, để trao cơ hội này cho Trung Quốc.

Mặc dù một số quan chức Iran rất tự tin khi khoe khoang rằng nước này đã có thể làm chủ công nghệ Sentinel, tuy nhiên theo các chuyên gia, Iran còn lâu mới có thể khai thác được công nghệ tiên tiến sử dụng trong UAV tàng hình của Mỹ, nếu không muốn nói là nước này gần như không có khả năng đó.

http://nghiadx.blogspot.com


Nhưng nếu như Iran thực sự trao cho Trung Quốc cơ hội có được RQ-170 thì đây sẽ là bước đi rất thông minh của quốc gia Hồi giáo này. Trao RQ cho Trung Quốc đồng nghĩa với việc Iran có thể tiếp cận một cách rộng rãi hơn với công nghệ Trung Quốc cũng như tăng cường mối quan hệ với nước này trong cuộc đối đầu với phương Tây về chương trình hạt nhân của mình.

Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy cho Iran kể từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, bao gồm việc cung cấp các máy bay chiến đấu F -7, tàu tuần tra cao tốc, tên lửa chống tàu, cũng như giúp đỡ trong việc phát triển các tên lửa đạn đạo của Iran.

Gần đây, nguồn tin không chính thức từ hãng thông tấn Iran cho biết rằng, các quan chức Nga và Trung Quốc đã đưa ra các yêu cầu để có thể tiếp cận chiếc UAV trinh sát tàng hình của Hoa Kỳ.

http://nghiadx.blogspot.com


Sau khi mối quan hệ Trung - Xô trở nên lãnh đạm vào những năm 1960, Trung Quốc đã tích cực copy công nghệ của Liên Xô để hiện đại hóa quân đội.

Đồng thời, thông qua các nước thứ ba, Trung Quốc cũng đã tiếp cận với một số loại máy bay và công nghệ hàng không vũ trụ của Mỹ. Và rất khó để xác định mức độ “truy cập” của Trung Quốc vào các sản phẩm này. Ví dụ điển hình nhất là việc Trung Quốc tiếp cận các máy bay chiến đấu F -16 của Không quân Pakistan.

Trong hai thập kỷ qua, trình độ công nghệ của máy bay quân sự Trung Quốc và khả năng sản xuất các hệ thống hàng không vũ trụ phức tạp đã phát triển một cách nhanh chóng. Điều đó có nghĩa rằng, Trung Quốc có thể copy công nghệ của bất cứ loại vũ khí nào kể cả UAV hiện đại và bí mật nhất của Mỹ, Sentinel.

http://nghiadx.blogspot.com


Ví dụ, trong thiết kế của máy bay chiến đấu J -10, Trung Quốc đã sử dụng các hợp kim tối tân và vật liệu composite với mật độ cao và trọng lượng thấp.

Trung Quốc cũng đã phát triển máy bay chiến đấu J -11 B dựa trên cơ sở máy bay Su-27 của Nga, và có những bước tiến lớn trong việc nội địa hóa sản xuất.

Sự xuất hiện của một nguyên mẫu máy bay chiến đấu tàng hình J -20, lần đầu tiên cất cánh vào tháng Giêng năm nay, cho thấy rằng, Trung Quốc có thể sử dụng công nghệ tàng hình trong việc xây dựng và phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ mới.

>> Pháo phòng không 'hồi sinh' (kỳ 1)


Trong tác chiến phòng không, sự xuất hiện của tên lửa gần như đưa pháo cao xạ về “dĩ vãng”. Nhưng không phải lúc nào tên lửa cũng là lựa chọn tối ưu./

Kỳ 1: "Chọc mù" radar, "bẻ gãy" cánh sóng


Trong lịch sử tác chiến đường không, pháo phòng không là phương tiện đối phó ra đời sớm nhất đáp ứng yêu cầu chống máy bay. Sự phát triển của pháo phòng không đạt tới đỉnh điểm trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai với đủ chủng loại cỡ nòng, từ pháo 23mm, 37mm, 40mm tới pháo cỡ nòng “lớn” 90mm, 100mm, 128mm, 130mm có tầm bắn xa, trần bay diệt mục tiêu cao.

Tuy nhiên, sau thế chiến hai, hàng không thế giới bước vào thời đại phản lực, những chiếc phi cơ chiến đấu có thể đạt tốc độ vượt âm, trần bay lên tới 10.000 - 20.000m. Đồng thời, sự xuất hiện của kỹ thuật tên lửa – tên lửa đối không có điều khiển đạt độ chính xác cao khiến pháo phòng không ngày càng ít được quan tâm. Thực tế kể từ những năm 1960, thế giới bắt đầu ngừng phát triển loại vũ khí này.

Điểm tựa để không quân tung hoành

Dựa dẫm vào không lực để chiếm ưu thế trong các cuộc chiến, người Mỹ tìm mọi cách để đối phó với tên lửa nói riêng và các hệ thống phòng không nói chung. Trong đó, thủ đoạn phổ biến là chế áp điện tử, dùng khí tài gây nhiễu, tên lửa chống radar. Cách thức này từng được áp dụng ở Việt Nam và dần được bổ sung, hoàn thiện sử dụng ở quy mô lớn từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991.

Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, Không quân Mỹ và NATO đã tấn công phá hủy lực lượng phòng không Iraq nặng nề. Dù vào lúc đó, hệ thống phòng không nước này được đánh giá khá mạnh, với mạng lưới radar cảnh giới tầm xa gồm các loại P-35M (tầm hoạt động 350km), P-37 (tầm xa 250km), P-12 (tầm hoạt động 200km), P-15 (tầm hoạt động 150km).




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đối không SA-2 rời bệ phóng.


Hệ thống tên lửa phòng không bảo vệ thành phố, các căn cứ quân sự quan trọng mang tính chiến lược ở Iraq có: tên lửa tầm xa SA-2 (20 tiểu đoàn, 120 bệ phóng), SA-3 (25 tiểu đoàn, 100 bệ phóng – mỗi bệ 2-4 quả tên lửa); tên lửa tầm trung di động SA-6. Bổ trợ cho các đơn vị phòng không tầm cao, vừa tham gia bảo vệ thành phố tầm thấp, bảo vệ đơn vị bộ binh – tăng thiết giáp mặt đất là các hệ thống tên lửa phòng không cơ động cao như SA-8, SA-9, Roland, tên lửa vác vai SA-7, pháo phòng không đủ kích cỡ.

Để xuyên thủng mạng lưới dày đặc của Iraq, Mỹ và NATO tiến hành chiến dịch chế áp hệ thống phòng không đối phương quy mô lớn với sự tham gia nhiều phương tiện khí tài hiện đại nhằm phá hủy, tê liệt đài trạm radar cảnh giới tầm xa, ngăn chặn sự liên kết giữa trạm radar đó đơn vị tên lửa, pháo phòng không. Cụ thể, Mỹ sử dụng máy bay chiến đấu F-4G, F-16C, F/A-18A, mang tên lửa chống radar AGM-88 Harm lần theo sóng radar tấn công đài trạm phát sóng. Máy bay EF-111A và EA-6B trang bị hệ thống gây nhiễu điện tử tích cực. Máy bay EC-130 gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc UHF/VHF làm đơn vị phòng không Iraq không liên kết được với nhau. Ngoài ra, Mỹ còn dùng UAV BQM-74A “giả máy bay” đánh lừa, buộc tên lửa phòng không Iraq lộ diện để tên lửa AGM-88 lần theo tấn công trạm radar.

Kết quả, trong cuộc chiến, Không quân Mỹ và NATO khống chế làm chủ hoàn toàn bầu trời Iraq. Các hệ thống phòng không Iraq không thể tự bảo vệ chính mình, chưa nói tới việc bảo vệ căn cứ quân sự, đơn vị chiến đấu mặt đất. Hàng nghìn xe tăng – thiết giáp Iraq phải phơi mình trước hỏa lực từ trên không (A-10, AH-64 Apache) mà không nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng phòng không. Ngược lại, phía Iraq bắn rơi một số máy bay Mỹ và NATO nhưng số lượng đó là quá ít ỏi.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay EA-6B phóng tên lửa chống radar AGM-88
.
Gần 10 năm sau, năm 1999, thêm một lần nữa Mỹ và NATO tiếp tục thực hiện chiến dịch chế áp điện tử tương tự ở Liên bang Nam Tư (cũ), khống chế tiêu diệt gây thiệt hại lực lượng phòng không Nam Tư vốn có nhiều nét tương đồng với Iraq. Theo thống kê của NATO, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến họ đã phá hủy 30% khẩu đội tên lửa SA-2/SA-3, 15% SA-6. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp lúc đó tự tin rằng NATO “knoct out” 50% toàn bộ hệ thống phòng không Nam Tư.

Lần gần đây nhất, năm 2011 khi Mỹ và đồng minh thực hiện “nghị quyết của Liên Hợp Quốc thiết lập vùng cấm bay” trên lãnh thổ Libya, tiến hành chiến dịch không kích nhắm vào Quân đội của Tổng thống Gaddafi. Lực lượng phòng không Libya được xếp hàng mạnh trong khu vực hoàn toàn “im hơi lặng tiếng” để mặc cho máy bay đối phương dạo chơi trên bầu trời, các đơn vị thiết giáp không có sự hỗ trợ mặc nhiên trở thành “con mồi béo bở”. Dễ hiểu, phòng không Libya bị chế áp hoàn toàn bởi các thiết bị gây nhiễu điện tử, tên lửa chống radar, vũ khí chính xác cao. Khi lực lượng radar bị “chọc mù”, tên lửa phòng không coi như bị “bịt mắt”, không thể phát huy sức mạnh.

Tên lửa tiên phong

Trong cả ba cuộc chiến kể trên, một loại vũ khí luôn luôn được lựa chọn khai hỏa và đồng thời là nhân tố quan trọng trong các chiến dịch chế áp điện tử là tên lửa hành trình tầm xa BGM-109 Tomahawk. Đi vào phục vụ từ những năm 1980, BGM-109 thiết kế để tấn công mục tiêu cố định như hệ thống phòng không, trạm radar, căn cứ chỉ huy.


Minh họa hoạt động của tên lửa Tomahawk.

>> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1)
>> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 2)

Tên lửa có khối lượng phóng 1,6 tấn, lắp đầu đạn thuốc nổ thường 450kg, trang bị hai động cơ (động cơ rocket đưa tên lửa rời bệ phóng, đạt độ cao ổn định động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy khởi động đưa tên lửa bay tới mục tiêu), tốc độ bay tốc đa 880km/h, tầm bay tùy từng biến thể từ 1.000km tới hơn 2.000km.

Tomahawk có độ chính xác cao nhờ được trang bị hệ dẫn đường tiên tiến với hệ định vị quán tính, hệ thống so sánh ảnh quang học kỹ thuật số về vị trí mục tiêu mà nó tấn công. Đặc biệt, nó có trần bay thấp (khoảng 15m) nhờ hệ thống dẫn đường đối chiếu so sánh theo biên dạng địa hình TERCOM.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình đối đất tầm xa BGM-109 Tomahawk.


Lần đầu được đưa vào thực chiến ở Iraq 1991, Mỹ đã dùng BGM-109 làm “quân tiên phong” đánh vào đài radar cảnh giới, sở chỉ huy, cơ sở thông tin liên lạc của Iraq. Theo một báo cáo tổng kết được đưa ra thì Mỹ đã phóng 297 tên lửa, trong đó có 282 tên lửa trúng đích, số còn lại rơi do trục trặc kỹ thuật và chỉ có…2 quả bị bắn rơi.

Xuyên suốt trong nhiều cuộc chiến sau này, Tomahawk luôn mở đầu trận đánh. Ở Nam Tư năm 1999, 218 tên lửa Tomahawk được phóng đi từ tàu ngầm Anh và tàu chiến Mỹ. Cuộc chiến Iraq 2003, 725 Tomahawk được bắn vào các mục tiêu ở Iraq. Còn tại cuộc chiến Libya 2011, chỉ trong ngày đầu 19/3 Mỹ - Anh phóng tới 124 quả, ngày 22/3 phóng tiếp 159 quả.

Có thể nói, BGM-109 Tomahawk thực sự trở thành kẻ thù nguy hiểm đối với hệ thống phòng không đối phương. Dù vậy, đối với bất kỳ loại vũ khí nào cũng luôn có cách khắc chế, nhược điểm của Tomahawk có tốc độ bay chậm, trần bay nằm ở tầm mà pháo phòng không phát huy tối đa hiệu quả. Đó là cơ sở để trong chiến tranh hiện đại, pháo tiếp tục có thể sánh vai bên tên lửa bảo vệ bầu trời.

>> Dương oai bằng màn phóng tên lửa Yakhont



Lần đầu tiên Quân đội Syria thể hiện với thế giới rằng họ đang hữu tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont bằng một cuộc tập trận bắn đạn thật.

Theo kế hoạch huấn luyện trong năm 2011, Lực lượng Phòng không - Không quân và Hải quân Quân đội Syria tiến hành tiến hành cuộc tập trận qui mô lớn (chủ yếu là trên biển) hôm 20/12.

Nhiều tên lửa hiện đại, tàu chiến, cùng với các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, trực thăng tấn công, các đơn vị lính dù và các tổ hợp tên lửa phòng không đã tham gia cuộc tập trận này.

Điểm nhấn của cuộc tập trận là sự xuất hiện của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion được trang bị các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont.

Hình ảnh tên lửa Yakhont xuất hiện ở đoạn 1 phút 18 giây trong clip dưới đây:





Mục đích của cuộc tập trận là kiểm tra khả năng tấn công máy bay, tiêu diệt tàu chiến và đẩy lùi mọi cuộc xâm lược của đối phương.

Theo các chuyên gia quan sát, cuộc tập trận của Quân đội Syria cho thấy trình độ phối hợp tác chiến cao và sát với thực tế chiến đấu thật. Quân đội Syria cũng thể hiện được kỹ năng và kinh nghiệm tốt của họ trong việc sử dụng các loại vũ khí hiện đại để tìm kiếm, phát hiện và tấn công các mục tiêu của đối phương.

Phó Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Syria, Bộ trưởng Quốc phòng, Tướng Raja Dawood Abdullah đã ca ngợi kết quả tập trận, xác nhận khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Syria để bảo vệ đất nước của họ có thể chống lại bất kỳ sự xâm lược từ trên biển, trên bộ và trên không.

Một số hình ảnh của cuộc diễn tập.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa phòng không SA-6 bảo vệ vùng trời Syria.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không dời bệ phóng.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ MiG-23 đang ném bom trên biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tàu dời bệ phóng.


http://nghiadx.blogspot.com
Các sỹ quan Syria tham gia quan sát và chỉ huy cuộc tập trận.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang