Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 06 tháng 11 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

>> Israel "không hề ngán" Iran



Bộ trưởng Quốc phòng Israel cho biết nước này không sợ thương vong lớn nếu tấn công phủ đầu Iran; Các băng nhóm tội phạm tìm cách thâm nhập vào quân đội Mỹ... là những tin nóng trong 24 giờ qua.

Hôm 9/11, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết, nước này tin rằng có thể tiến hành tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân của Iran, mà số người thiệt mạng chỉ chưa đến 500 người nếu bị Tehran trả đũa.

Theo tờ Telegraph của Anh quốc, ông Barak một lần nữa đã nhắc tới viễn cảnh của một hành động quân sự nhằm vào Iran, và rằng Israel sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự giải quyết các vấn đề liên quan tới Iran.

Lời cảnh báo trên được đưa ra sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trước đó một ngày công bố bản báo cáo quan trọng, trong đó bày tỏ "những quan ngại sâu sắc" về các hoạt động hạt nhân của Tehran.

Báo cáo của IAEA khẳng định, cơ quan này có thông tin "đáng tin cậy" rằng Iran có thể đã nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân. Theo đó, Iran đã tiến hành các hoạt động liên quan đến việc phát triển một thiết bị nổ hạt nhân.

Tin từ IAEA cho hay, một vài trong số hơn 1.000 trang tài liệu mà Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế có được đã cho thấy, Iran đã "phát triển một thiết kế vũ khí hạt nhân, kể cả việc thử nghiệm các bộ phận cấu thành".


http://nghiadx.blogspot.com
Tin tức gần đây liên tiếp cho hay, Israel có khả năng sẽ tấn công phủ đầu Iran.



Ông Barak thừa nhận, cái giá phải trả cho việc đánh Iran sẽ rất đắt, bởi quốc gia Hồi giáo có thể trả đũa, phóng tên lửa tầm xa vào các thành phố Israel và kích động Hezbollah và Hamas tham gia cuộc chiến tên lửa ở Israel.

Tuy nhiên, ông cho rằng, những thông tin về sự hủy hoại nghiêm trọng mà Israel phải đón nhận khi đánh Iran là quá phóng đại. Bộ trưởng Quốc phòng Israel khẳng định, nước ông có thể đối phó được đòn trả đũa từ Tehran.

"Không có cách nào ngăn chặn được mọi tổn thất... Nhưng sẽ không có viễn cảnh 50.000 người chết hoặc 5.000 người bị giết. Nếu tất cả mọi người đều ở trong nhà, thì con số thương vong có thể còn chưa đến 500", ông nói.

Trong khi đó, cùng ngày, Phó tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran cảnh báo rằng, mọi cuộc tấn công từ phía Israel nhằm vào quốc gia Hồi giáo này đều sẽ dẫn tới sự "hủy diệt" của nhà nước Do Thái.

Phát biểu trên kênh Al-Lam, Chuẩn tướng Masoud Jazayeri nhấn mạnh rằng cơ sở hạt nhân Domona của Israel là mục tiêu tấn công khả thi nhất, song cũng cho biết "phản ứng của chúng tôi sẽ không bị giới hạn ở Trung Đông".

Liên quan tới bản báo cáo của IAEA, Chính phủ Nga đã bày tỏ sự tức giận, cho rằng báo cáo trên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đang gây ra thêm căng thẳng giữa các nước phương Tây và Iran.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, "Nga hết sức thất vọng và bối rối vì báo cáo của IAEA đang trở thành một nguyên nhân gây thêm căng thẳng liên quan đến các vấn đề về chương trình hạt nhân của Iran”.

Về phía Iran, tối 8/11, nước này đã lên tiếng bác bỏ báo cáo mới của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và cho rằng, tài liệu đáng tin cậy về việc Tehran đang phát triển vũ khí hạt nhân là vô căn cứ và bất công.

Đại diện Iran tại IAEA khẳng định các tư liệu trong phụ lục của báo cáo trên "không chứa đựng thông tin gì mới", mà chỉ là "sự lặp lại những tuyên bố cũ rích mà Iran đã chứng minh là vô căn cứ trong tài liệu gửi lại IAEA 4 năm trước."

Người đại diện này nêu rõ: "Iran đã chứng minh rằng các cáo buộc của Mỹ là vô căn cứ và trong tám năm qua không xuất hiện bằng chứng nào về sự chuyển hướng của nguyên liệu hạt nhân sang phục vụ mục đích quân sự".


>> Rộ thông tin Iran sắp bị tấn công



Anh đang lên một kế hoạch khẩn cấp để tấn công quân sự chống Iran trong bối cảnh căng thăng tăng cao tại Trung Đông. Cùng lúc, Israel đẩy mạnh thử tên lửa đạn đạo có khả năng tiêu diệt Iran.


Bộ Quốc phòng Anh hôm 2/11 cho biết, đang cân nhắc có thể đóng góp như thế nào cho các chiến dịch vũ trang nếu Mỹ phát động một cuộc tấn công nhằm vào chính quyền cứng rắn đang nắm quyền tại Tehran.

http://nghiadx.blogspot.com


Sự chú ý của chính phủ Anh đã tập trung vào Iran sau khi cuộc xung đột ở Libya kết thúc. Các quan chức cấp cao Anh lo ngại về lập trường hiếu chiến của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad khi mà nước này ngày càng tiến gần tới phát triển một một quả bom hạt nhân cũng như mối liên quan giữa Tehran với 3 âm mưu ám sát ở nước ngoài.

Hiện, tình hình ở Trung Đông ngày càng trở nên căng thẳng với những đe dọa của các chính trị gia Israel cấp cao. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak đang tranh luận công khai về một cuộc tấn công phủ đầu chống quốc gia Hồi giáo Iran. Ông Netanyahu đang tìm kiếm sự ủng hộ của nội các cho cuộc tấn công Iran.

Hôm 2/11, Tel Aviv đã thử thành công một tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có thể đánh trúng Iran.

Anh có nhiều khả năng sẽ đồng ý với bất kỳ một đề nghị nào của Mỹ về việc trợ giúp tấn công quân sự dù lực lượng vũ trang nước này đang bị dàn trải vì cắt giảm mạnh ngân sách cũng như vì các cuộc chiến ở Afghanistan và Libya.

Một đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc phòng đã được giao nhiệm vụ cân nhắc các khả năng trong trường hợp tấn công Iran.



http://nghiadx.blogspot.com
Xe chống mìn mà Mỹ có thể triển khai trong trường hợp tấn công Iran


Các nhà hoạch định chiến tranh sẽ cân nhắc các khả năng triển khai tàu của hải quân hoàng gia và tàu ngầm có gắn tên lửa hành trình Tomahawk, máy bay chiến đấu RAF được vũ trang bằng bom và tên lửa định hướng Brimstone, Paveway IV, máy bay do thám và máy bay tiếp nhiên liệu trên không, tới khu vực.

Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh nói: "Chính phủ Anh tin rằng một chiến lược hai hướng gồm gây sức ép và tham gia là cách tiếp cận tốt nhất để giải quyết mối đe dọa từ chương trình hạt nhân Iran và để tránh xung đột trong khu vực. Chúng tôi muốn có một giải pháp thương thuyết song mọi khả năng đều được đặt lên bàn".

Iran đang ngày càng trở thành tâm điểm lo ngại ngoại giao sau cuộc chiến ở Libya. Một quan chức chính phủ Anh nói, Iran hiếu chiến hơn và Anh không dám chắc về lý do của việc này.

Tình báo phương tây cho biết, Iran đang che giấu các vật liệu cần thiết trong các boongke vững chắc mà các tên lửa thông thường không thể chạm tới, để tiếp tục thực hiện chương trình vũ khí hạt nhân bí mật

Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho rằng không có ý định tấn công Iran trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ 2012. Tuy nhiên, Mỹ có thể bị sức ép từ Israel nếu chương trình hạt nhân của Iran không minh bạch.

Iran được cho là đã thu thập đủ uranium giàu để chế tạo được 4 vũ khí hạt nhân. Tổng thống Iran khẳng định chương trình hạt nhân nước này chỉ nhằm mục đích năng lượng. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế trong tháng này sẽ đưa ra báo cáo mới nhất về Iran.


>> Sức mạnh quân sự Iran đứng thứ 12 toàn thế giới



Trao đổi với cơ quan truyền thông FNA của Iran, một chỉ huy cấp cao quân đội nước này khẳng định sức mạnh các lực lượng vũ trang của họ đã vượt xa những quốc gia khác trong khu vực.


Trao đổi với FNA, Tư lệnh lực lượng vũ trang tỉnh Qazvin cho biết: "Không có quân đội quốc gia nào trong khu vực có sức mạnh như Iran khi mà quân đội của họ sở hữu cả 2 yếu tố quan trọng nhất với 1 lực lượng vũ trang là ý chí chiến đấu và khả năng chịu đựng."

Ông cũng nhấn mạnh rằng lực lượng vũ trang nước này có một sức mạnh tuyệt vời về cả số lượng và chất lượng và có vị thế đáng nể trong khu vực.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Iran được khẳng định ngày càng vững mạnh và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.


Khi được hỏi đến các chiến thuật của Iran trong trường hợp xảy ra chiến tranh, các quan chức quốc phòng cho biết: "Chiến thuật của chúng tôi phụ thuộc và thay đổi để phù hợp đặc điểm của những đối thủ khác nhau trên chiến trường. Chúng thay đổi hàng ngày dựa trên quan điểm của các bên tham chiến và sự thay đổi của các loại vũ khí trên mặt trận chứ không có một phương án cố định."

Lực lượng vũ trang Iran cũng đang đứng trước nhiều thay đổi khi các định hướng mới về tăng cường sự linh hoạt cho các binh chủng được thực hiện. Cùng với đó, giới chức quân sự Iran cũng khẳng định sẽ sẵn sàng chống lại mọi sự đe dọa đến nền an ninh quốc gia.

"Mọi sự đe dọa với Iran đều sẽ bị tiêu diệt từ khi còn trứng nước." - Thiếu tướng Ahmad Reza Pourdastan, Tổng tư lệnh lực lượng bộ binh Iran nhấn mạnh.


http://nghiadx.blogspot.com
Iran có 29 hệ thống phòng không cơ động Tor-M1


Trước các vấn đề liên quan đến tình báo và các mối đe dọa về quân sự đối với Iran, tướng Seyed Reza Pardis, người đứng đầu lực lượng Không quân nước này cho biết: "Không có một thế lực nào trên thế giới, thậm chí có sức mạnh hơn cả Anh hay Mỹ có thể tấn công Iran được, tất cả mọi lực lượng thuộc quân đội quốc gia đã sẵn sàng chống lại mọi loại kẻ thù.

Không một kẻ thù nào có thể chống lại được sức mạnh của các chiến binh Hồi giáo."

Trong khi đó Global Fire Power - GFP, trang web đánh giá sức mạnh quân sự của các nước trên thế giới đã xếp Iran vào vị trí 12, ngay sau những nước có nền quân sự lớn mạnh như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ...

Cũng theo danh sách của GFP, tính đến cuối tháng 6 năm nay Iran đang có gần 545.000 quân nhân, hơn 12.000 trang thiết bị vũ khí bộ binh, hơn 1.000 máy bay quân sự và gần 250 tàu chiến các loại.


Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

>> Pakistan có kiểm soát được kho vũ khí hạt nhân của mình?



Đa số các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây là loại cũ và được nâng cấp, nhưng một số loại sử dụng các tên lửa đã được “thử thách” qua thực tế chiến đấu như Exocet, Harpoon…

Cách đây không lâu, báo chí Mỹ có bài viết cho biết, Pakistan phổ biến sử dụng xe chở hàng thông thường để chuyển vũ khí hạt nhân, khiến cho sự an toàn của kho vũ khí hạt nhân của quốc gia đứng trên tuyến đầu chống khủng bố này tiếp tục được quan tâm.

Tuy nhiên, quân đội Pakistan cho rằng, họ đang đào tạo 8.000 nhân viên vũ trang để bảo vệ kho vũ khí hạt nhân của nước này. Theo báo Mỹ, Pakistan cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của họ rất an toàn, mối đe dọa lớn nhất không phải là tổ chức Al Qaeda, mà là Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo của quân đội Pakistan


Quân đội phản hồi quan điểm của tạp chí Mỹ

Trang mạng “Quân sự” Mỹ cho biết, Mỹ luôn lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Pakistan bị các phần tử vũ trang Hồi giáo tấn công và dùng để tấn công phương Tây.

Gần đây, “Nguyệt san Đại Tây Dương” Mỹ dẫn lời các quan chức Pakistan và Mỹ giấu tên cho biết, Pakistan dùng xe chở hàng thông thường để vận chuyển linh kiện vũ khí hạt nhân, hầu như không có biện pháp an toàn để ngăn chặn bị theo dõi, định vị. Điều này làm gia tăng sự lo ngại của Mỹ.

Pakistan rất ít công khai chương trình hạt nhân cũng như chi tiết bảo đảm an ninh cho nó. Lần này, Pakistan đưa ra thông tin đào tạo 8.000 người để bảo vệ kho vũ khí hạt nhân là để phản hồi bài báo của tạp chí Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo của Pakistan mang đầu đạn hạt nhân. Mỹ lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Pakistan mất kiểm soát, rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan


Trong một tuyên bố vào tuần trước, quân đội Pakistan cho biết: “Những người này được lựa chọn kỹ lưỡng, họ có thân thể cường tráng, chân tay nhanh nhạy và được trang bị vũ khí hiện đại”. Tuyên bố cũng đã nhắc lại việc quân đội Pakistan “đã sử dụng rất nhiều nguồn lực để đào tạo, trang bị, bố trí và duy trì một lực lượng độc lập và có hiệu quả để ứng phó với các mối đe dọa”.

Ngoài ra, tuần trước, Bộ Ngoại giao Pakistan cũng tuyên bố cho rằng, nội dung của bài báo “Nguyệt san Đại Tây Dương” là hư cấu.

Pakistan có nhiều phòng tuyến bảo đảm an toàn hạt nhân

Thực ra, Pakistan không chỉ có các biện pháp bảo đảm an toàn kho vũ khí hạt nhân nêu trên. Theo tiết lộ của Viện trưởng Viện nghiên cứu Đoàn kết Nam Á của Pakistan, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan đã tiến hành thẩm tra chính trị nghiêm ngặt đối với tất cả những công dân Pakistan tham gia công việc của kho vũ khí hạt nhân.

Đến nay, trong đội ngũ các nhân viên này hoàn toàn không có các phần tử cực đoan tôn giáo lọt vào, “sự an toàn của các cơ sở hạt nhân được kiểm soát bởi những nhân viên kỹ thuật hạt nhân và tướng lĩnh trung thành với đất nước”.

Ngoài ra, các chuyên gia và nhân viên kỹ thuật hạt nhân chắc chắc phải tuyên thệ, không được tiết lộ bí mật vũ khí hạt nhân cho bất cứ người nào, kể cả người nhà.

Thậm chí đến Tổng thống và Thủ tướng của chính phủ dân cử nhiều khóa của Pakistan cũng hiểu không nhiều về chi tiết của kho vũ khí hạt nhân nước này, bởi vì lãnh đạo quân đội và Cục Tình báo Quân sự (nắm kho vũ khí hạt nhân) luôn “từ chối khéo” những yêu cầu tìm hiều kho vũ khí hạt nhân của họ.


http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng đặc nhiệm của quân đội Mỹ tại Afghanistan, nước láng giềng Pakistan


Để đảm bảo an toàn vũ khí hạt nhân, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan còn quy định, trong thời bình, tất cả vũ khí hạt nhân đều nằm trong trạng thái tháo dời, khi có trường hợp khẩn cấp mới tiến hành lắp ráp.

Hiện nay ở Pakistan, số người hiểu vị trí cụ thể của các cơ sở hạt nhân không quá 20, còn số người hiểu toàn diện về cơ sở hạt nhân thì càng ít. Để bảo vệ các cơ sở hạt nhân, Pakistan có 30.000 binh sĩ của Lực lượng Chiến lược Hạt nhân, được đào tạo đặc biệt, đang bảo vệ các cơ sở hạt nhân được phân bố ở 5 khu vực khác nhau.

Ngoài ra, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan còn phân công nhiệm vụ về hạt nhân cho 3 quân chủng: Không quân phụ trách lực lượng có sứ mệnh đặc biệt vận chuyển nhiên liệu hạt nhân và những linh kiện hạt nhân cần lắp ráp hoặc tháo rời; Hải quân phụ trách trang bị vũ khí hạt nhân trên tàu chiến; Lục quân phụ trách cất giữ và lắp ráp vũ khí hạt nhân, đặc biệt là phụ trách cất giữ tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân.

Còn việc nghiên cứu phát triển và cất giữ vũ khí hạt nhân do các tổ chức của các quân chủng không có quan hệ với nhau phụ trách cụ thể, các ban ngành đều trực tiếp báo cáo tình hình tiến triển của các chương trình hạt nhân cho Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân.

Đa số người Pakistan lo hơn đối với Mỹ

Mặc dù Mỹ rất “lo lắng” về tình hình an toàn của kho vũ khí hạt nhân Pakistan, nhưng đối với rất nhiều người Pakistan, điều lo ngại nhất không phải là mối đe dọa của tổ chức Al Qaeda hay Taliban, mà là lo ngại Mỹ kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của nước này. Đặc biệt, sau khi Mỹ thực hiện xong chiến dịch tiêu diệt Bil Laden ở trong biên giới Pakistan, sự lo ngại này đã nhiều hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 2/5/2011, Biệt đội SEAL của quân đội Mỹ đã bất ngờ đột kích trong lãnh thổ Pakistan, tiêu diệt trùm khủng bố Bil Laden. Trong hình là xác chiếc máy bay bị rơi trong chiến dịch này.


Đối với vấn đề này, Washington luôn cho rằng họ không có kế hoạch tiếp quản kho vũ khí hạt nhân của Pakistan. Nhưng, “Nguyệt san Đại Tây Dương” gần đây dẫn lời các quan chức quân đội, tình báo Mỹ giấu tên cho rằng, Mỹ đã tiến hành rất nhiều các hoạt động huấn luyện để thực hiện nhiệm vụ tại Pakistan nhằm ngăn chặn kho vũ khí hạt nhân hoặc tài liệu hạt nhân của Pakistan rơi vào tay những người không nên có.

Tin còn cho biết, Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt liên hợp Mỹ đã xây dựng kế hoạch chi tiết, tiếp quản kho vũ khí hạt nhân của Pakistan khi tình hình Pakistan mất kiểm soát.


>> Pechora-2M, sự lựa chọn hợp lý của Việt Nam



Nhận thấy được vai trò của tên lửa SA-3 đối với các quốc gia nói trên, Nga quyết định giới thiệu chương trình nâng cấp.


Pechora-2M là sự lựa chọn hợp lý cho phòng không tầm thấp đến trung của các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế như Việt Nam.

Hệ thống S-125 Pechora (NATO định danh là SA-3 GOA) vốn là hệ thống tên lửa đối không được sản xuất dưới thời Liên Xô, nhằm bổ sung cho tên lửa đối không SA-2. Hệ thống tầm bắn hiệu quả từ 3,5-30km, tầm cao hiệu quả từ 100-18000 m, được trang bị đầu đạn phân mảnh với hơn 4.500 mảnh nhỏ.

SA-3 được điều khiển dựa vào radar cảnh giới và bám bắt mục tiêu P-15 Flat Face, tầm hoạt động 250km, radar điều khiển hỏa lực SNR-125 tầm hoạt động 110km, radar đo độ cao PRV-11, với độ cao tối đa đo được là 32km.

SA-3 được trang bị bệ phóng bán cố định với 4 tên lửa/bệ, tuy nhiên, hệ thống có thời gian triển khai và thu hồi khá chậm khoảng 2-3 giờ đồng hồ.

http://nghiadx.blogspot.com
Pechora -2M được trang bị trên khung gầm xe tải với khả năng cơ động cao. Ảnh: Ausairpower


Bước vào thập niên 1980, SA-3 trở nên lạc hậu và không còn đáp ứng được các điều kiện chiến tranh hiện đại. Hệ thống radar với máy tính điều khiển analogue dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh, bên cạnh đó, bệ phóng bán cố định trở thành thành mồi ngon cho tên lửa đối phương.

Tại Nga, SA-3 đã được thay thế bằng các hệ thống phòng không hiện đại khác như SA-11, S-300PMU1/2, S-400… Tuy nhiên, đây vẫn là hệ thống tên lửa đối không chủ lực của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới như Ai Cập, Việt Nam, Ấn Độ, Syria, Triều Tiên, Cuba và Iraq.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa đối không Pechora-2M khai hỏa Ảnh: Ausairpower


Sự lựa chọn hợp lý

Nhận thấy được vai trò của tên lửa SA-3 đối với các quốc gia nói trên, Nga quyết định giới thiệu chương trình nâng cấp.

So với các biến thể trước đó, Pechora-2M, biến thể nâng cấp mạnh nhất, đã khắc phục được gần hết các nhược điểm cố hữu, nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu hệ thống, đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.

Trong điều kiện ngân sách quốc phòng Việt Nam còn eo hẹp, việc lựa chọn gói nâng cấp Pechora-2M là sự lựa chọn hợp lý trong việc đảm bảo khả năng phòng không của đất nước trong tình hình mới. Theo công bố, gói nâng cấp Pechora lên chuẩn Pechora-2M có kinh phí dự kiến là 150 triệu USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa đối không Pechora-2M khai hỏa Ảnh: Ausairpower


Đặc điểm kỹ chiến thuật của Pechora-2M

Bệ phóng tên lửa của hệ thống được thiết kế trên khung gầm xe MZKT-8022 với 2 tên lửa/bệ để tăng khả năng cơ động cũng như giảm thời gian triển khai và thu hồi từ 2-3 giờ xuống còn từ 20-30 phút. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong tác chiến hiện đại, khả năng cơ động cao sẽ tránh được các đòn phản công của đối phương.

Pechora-2M sử dụng đạn tên lửa nâng cấp 5V27D và 5V27DE với ngòi nổ vô tuyến và đầu đạn phân mảnh mới, được dẫn đường kỹ thuật số và bổ sung kênh truyền hình (TV) và ảnh nhiệt, có thể tấn công mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Theo công bố, tên lửa mới có khả năng tiêu diệt máy bay F-16 ở cự ly 30km và các mục tiêu lớn hơn ở cự ly 35km, với tầm cao lên đến 20km. Xác xuất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa đạt đến 98%.

Ở biến thể hiện đại hóa này, các máy tính analogue của Pechora-2M được số hóa, nâng cấp khả năng kháng nhiễu chủ động và thụ động. Hiệu suất hoạt động của các hệ thống điện tử tăng lên đến 50% so với hệ thống cũ với năng tự động hóa rất cao.

Radar điều khiển hỏa lực SNR-125 Low Blow nâng cấp với angten UNV-2M mới, cung cấp 2 kênh dẫn hướng riêng biệt cho 4 tên lửa tấn công 2 mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, việc bổ sung thêm kênh dẫn hướng TV và kênh ảnh nhiệt nâng cao khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu, cho phép phóng tên lửa tấn công trong trường hợp mất liên lạc với radar điều khiển hỏa lực.

http://nghiadx.blogspot.com
Radar SNR-125 Low Blow nâng cấp cung cấp kênh dẫn hướng tân công 2 mục tiêu cùng lúc Ảnh:Ausairpower


Ở Pechora-2M, buồng chỉ huy được trang bị màn hình LCD đa chức năng thay cho các đồng hồ số của biến thể cũ, hiển thị đầy đủ các thông số về mục tiêu như độ cao, tốc độ, góc phương vị, tọa độ mục tiêu và quản lý giao diện vũ khí. Khả năng gắn kết giữa các khẩu đội được nâng cao nhờ hệ thống liên lạc vệ tinh mới.

Một khẩu đội Pechora-2M được trang bị 8 xe phóng có khả năng quản lý 16 mục tiêu trên không. Hệ thống được thiết kế để bảo vệ các trung tâm hành chính, căn cứ quân sự trước cuộc tấn công đường không của máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và cả máy bay tàng hình.

Cùng với hệ thống chiến đấu, Nga còn cung cấp hệ thống mô phỏng đào tạo cho phép kíp trắc thủ thực hiện các bài tập mô phỏng không chiến từ đơn giản đến phức tạp, nâng cao khả năng sử dụng thành thạo trang thiết bị, giảm thời gian sử dụng trực tiếp đến thiết bị, qua đó hạn chế các hỏng hóc trong quá trình huấn luyện, nâng cao tuổi thọ cho hệ thống.


>> Chiến lược của Nhật khi tập trận với Ấn Độ



Hiện nay, xu thế hợp tác quân sự giữa Mỹ và các đồng minh, giữa các đồng minh của Mỹ trong khu vực nhằm vào Trung Quốc đang gia tăng.

Gần đây, Nhật Bản có các động thái quân sự dồn dập, bên cạnh Nhật tổ chức tập trận “Bảo vệ các hòn đảo Tây Nam” trong nước từ ngày 29/10, Nhật Bản sẽ còn cùng với Hàn Quốc tổ chức tập trận chung “Quy mô chưa từng có” từ ngày 12/11 tới, ý đồ mà trang quân sự của Trung Quốc cho là "nhằm vào Trung Quốc rất rõ ràng".

Những tin tức mới nhất cho biết, ngày 2/11/2011, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản và Ấn Độ còn đạt được thỏa thuận tổ chức tập trận chung lần đầu tiên vào năm 2012, liên hợp “kiềm chế” hoạt động trên biển của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân ba nước Mỹ-Ấn-Nhật tập trận chung


Ngày 29/10, đài truyền hình NHK Nhật Bản cho biết, từ ngày 29/10 – 9/11, lực lượng và trang bị của Sư đoàn 9 Hokkaido của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản sẽ được điều đến dải khu vực từ Kagoshima đến Okinawa, tiến hành tập trận “Bảo vệ các hòn đảo Tây Nam”. Được biết, đảo Điếu Ngư vốn đang xảy ra tranh chấp giữa Trung-Nhật cũng thuộc phạm vi “các hòn đảo Tây Nam” này.

Ngoài ra, hơn 2.200 binh sĩ của lực lượng khu vực Kyushu và Sư đoàn 7 Hokkaido cũng sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật ở thao trường của Oita - Kyushu từ ngày 10 – 22/11/2011.

Tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc cho rằng, số lực lượng này của Nhật Bản trước đây chủ yếu dùng để chống lại các mối đe dọa từ Liên Xô, hiện nay được chuyển đến Kyushu, rất có ý đồ “nhằm vào Trung Quốc”.

Hơn nữa, báo chí Nhật Bản cũng cho rằng, ý nghĩa của cuộc tập trận lần này là đã giải thích cho nội dung “lực lượng phòng vệ các động thái” trong “Đại cương Kế hoạch Phòng vệ mới”. Điều này có nghĩa là “lực lượng phòng vệ nền tảng” là nhằm vào Liên Xô, còn “lực lượng phòng vệ các động thái” là lấy Trung Quốc (nước “nhanh chóng uy hiếp Nhật Bản” trong những năm gần đây) làm mục tiêu.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Mỹ tập trận ở biển Nhật Bản


Ngoài việc đẩy mạnh tập trận độc lập, Nhật Bản còn tích cực lôi kéo các nước xung quanh, tích cực sắp đặt kế hoạch tập trận.

Ngày 1/11, tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản cho biết, do các động thái của Trung Quốc trong những năm gần đây khiến cho khu vực xung quanh Nhật Bản, Hàn Quốc có “khả năng xảy ra các tình huống bất trắc ngày càng lớn”, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Hàn Quốc sẽ tiến hành tập trận cứu viện chung ở vùng biển phía bắc Eo biển Tsushima từ ngày 12 – 13/11/2011, quy mô của cuộc tập trận này là chưa từng có, quân số tham gia lên tới khoảng 1.000 người.

Đối với vấn đề này, có nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho biết, Mỹ yêu cầu “quan hệ quốc phòng Nhật-Hàn cần quá độ sang giai đoạn ứng phó với các mối đe dọa quân sự, đồng thời thực hiện được bước nhảy về chất”.


http://nghiadx.blogspot.com
Những hòn đảo ở hướng Tây Nam của Nhật Bản đang đứng trước sức ép to lớn về quân sự từ Trung Quốc


Ngoài ra, khi tổ chức hội đàm với Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna ngày 29/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Genba đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn hàng hải từ biển Đông đến Eo biển Malacca cho tới Ấn Độ Dương, đồng thời hai nước Nhật-Ấn đạt được nhất trí về tổ chức tập trận chung ở biển Đông trong thời gian tới.

Tờ “Nikkei” cho rằng, hợp tác phòng vệ đối với “Tuyến đường giao thông trên biển” giữa Nhật-Ấn là nhằm vào Trung Quốc, nước đang hoạt động tấp nập ở trên biển. Hãng Kyodo cùng cho rằng, tập trận chung giữa Nhật-Ấn có ý nghĩa “kiềm chế Trung Quốc” rất lớn.

Ngày 2/11, hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, để tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước, trong cuộc hội đàm cùng ngày giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony, hai bên đã đạt được thỏa thuận tiến hành tập trận chung lần đầu tiên giữa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Ấn Độ vào năm 2012.

Trong hội đàm, Yasuo Ichikawa nhấn mạnh: “Tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Nhật-Ấn có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Hai nước còn có kế hoạch thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản với Lục quân, Không quân Ấn Độ.

Hãng tin Kyodo bình luận, trong tình hình các hoạt động trên biển của Trung Quốc “ngày càng tấp nập”, Nhật Bản hy vọng tăng cường quan hệ quốc phòng với Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đang hết sức lo ngại các hoạt động của quân đội Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Để đáp trả, tàu chiến nước này đã tích cực hiện diện ở biển Đông. Trong hình là tàu đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ đã đến thăm Việt Nam trong năm nay


Có chuyên gia phân tích cho rằng, cuộc tập trận chung trên biển sắp được tổ chức giữa Nhật-Ấn thực sự là sự đột phá lần đầu tiên trong lịch sử hợp tác quân sự hai nước, hai bên đều đặt không ít kỳ vọng và đều hiểu rõ ý đồ chiến lược thực sự của nó.


>> Uy lực từ bờ vai (kỳ 1)



Thoắt ẩn hiện trên chiến trường, độ chính xác ngày càng tăng, các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai vẫn là nỗi ám ảnh thường trực của máy bay tầm thấp và trực thăng.

Kỳ 1: Mũi tên tầm nhiệt

Từ Strela-2 đến các biến thể Igla, những cái tên nổi tiếng là bằng chứng sống động về tính năng vượt trội và uy lực của tên lửa vác vai Nga, nhất là khi chúng được thử thách qua thực chiến và tiếp tục quá trình hiện đại hóa đầy tham vọng.

Trên chiến trường, máy bay trực thăng vũ trang và máy bay tầm thấp của đối phương là một trong những nguy cơ đe dọa bộ binh và các lực lượng khác dưới mặt đất. Vì thế, tên lửa đất đối không vác vai biên chế theo đội hình được coi là giải pháp hữu hiệu cho bài toán bảo đảm an toàn sinh mạng người lính. Đây cũng chính là cách tiếp cận của Liên Xô và Nga ngày nay khi phát triển các thế hệ tên lửa vác vai.

Đứa con cưng

Được nghiên cứu từ năm 1959, bắn thử năm 1966 và chính thức đưa vào trang bị năm 1968, Strela-2 (Mỹ gọi là SA-7) là một trong những tên lửa vác vai tầm thấp đầu tiên trên thế giới. Ngay sau đó, SA-7 đã chứng tỏ những tính năng ưu việt của mình, như linh hoạt khi tác chiến với một người bắn, hiệu suất tiêu diệt mục tiêu cao, cơ động và dễ triển khai…

Dài 1,4m, đường kính 70mm, SA-7 chỉ nặng 9,7kg với tầm bắn 500 - 5500m. áp dụng nguyên lý đầu dò tầm nhiệt, SA-7 bám theo luồng khí xả của động cơ máy bay hoặc sức nóng của động cơ trực thăng để tiêu diệt mục tiêu. SA-7 tỏ ra rất hữu hiệu khi đối phó với mục tiêu bay thấp như máy bay bổ nhào ném bom, máy bay vận tải và trực thăng.


http://nghiadx.blogspot.com
SA-7 khai hỏa.

Đầu dò của SA-7 được gắn một bộ lọc để tránh “bẫy” pháo sáng mà máy bay đối phương bắn ra. Hệ thống nhận diện bạn - thù có thể được gắn trên mũ của người bắn, trong khi hệ thống cảnh báo sớm gồm một ăng-ten thụ động và tai nghe có chức năng đưa ra những thông tin sớm về hướng của máy bay địch. Nhưng SA-7 vẫn có những “gót chân Achiles” dễ bị vô hiệu hóa. Chỉ đánh theo kiểu bám đuôi, SA-7 có thể “lạc lối” khi đối phương sử dụng các biện pháp như tấm chắn nhiệt, che chắn cửa xả nhiệt, tung “hỏa mù”…

Khắc phục hạn chế của SA-7 “đời đầu”, biến thể SA-7B đã chính thức trở thành vũ khí phòng không tầm thấp tiêu chuẩn của quân đội Liên Xô vào năm 1971. Với những cải tiến đáng kể, đặc biệt là hệ thống làm lạnh đầu dò hồng ngoại nhằm tăng độ nhạy của đầu tự dẫn, “đứa con cưng” SA-7B có thể tránh được những “bẫy” cảm nhiệt mà máy bay đối phương phóng ra. SA-7B được xuất khẩu hoặc bán quyền sản xuất cho nhiều nước trên khắp thế giới, từ Trung Đông cho tới châu Phi, Á, Mỹ…

Làn khói xanh kinh hoàng

Khi đến Việt Nam, SA-7 được biết đến với tên gọi A-72 đã lập nên những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. A-72 với làn khói xanh đặc trưng bất thần xuất hiện từ mặt đất, ở bất cứ nơi đâu, đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với phi công Mỹ và quân đội Sài Gòn thời bấy giờ. Tính năng cơ động và triển khai đơn giản của A-72 cộng với cách đánh sáng tạo mang dấu ấn của bộ đội Việt Nam đã biến A-72 trở thành huyền thoại với hiệu suất chiến đấu đáng nể.

“Ra mắt” lần đầu năm 1972 trên chiến trường Bình Trị Thiên, A-72 khiến không quân đối phương nơm nớp lo sợ. Chỉ tính riêng tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, A-72 đã bắn rơi tại chỗ 136 trực thăng và máy bay các loại như OV-10, A-37, F-5, A-6, C-130… của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Theo thống kê của trang Arms-expo.ru, từ ngày 28/4 - 14/7/1972, Mỹ đã mất 14 máy bay và 10 trực thăng vào “tay” A-72.

Phi công địch dường như không thể quên được nỗi ám ảnh mà A-72 tạo ra. Được coi là “sát thủ” trực thăng, những quả tên lửa tầm nhiệt A-72 nhanh như “luồng điện” phát ra từ rừng núi trùng trùng điệp điệp, phóng thẳng vào máy bay đối phương, khiến địch luôn phải căng ra đề phòng.

Trong những chiến công vang dội phải kể đến xạ thủ Nguyễn Văn Thoa thuộc lực lượng phòng không – không quân. Với tên lửa vác vai A-72, linh hoạt và cơ động, một mình anh đã bắn rơi 13 máy bay địch. Tháng 4/1975, chỉ bằng một phát đạn A-72, xạ thủ Lê Đại Cương đã bắn rơi tại chỗ một phản lực F-5E khi nó bổ nhào ném bom.

Tầm cao mới

Không dừng lại ở đó, thập niên 1980, Nga quyết định chế tạo Igla-1 (Mỹ gọi là SA-18). SA-18 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm gần, dùng để tiêu diệt các mục tiêu bắn đón trực diện và bám đuổi trong tầm nhìn bằng mắt thường, bất chấp nhiễu nhiệt tự nhiên hay từ các thiết bị gây nhiễu. Chưa hài lòng, các nhà sản xuất lại tiếp tục cải biến SA-18 nhằm nâng cao khả năng tự vệ của tên lửa mang vác trước các loại nhiễu nhiệt, tầm xa của đạn bắn đón, và nâng cao khả năng ứng dụng trong những điều kiện tác chiến mới, tạo ra biến thể ưu việt hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
SA-18.


Hàng loạt các vấn đề kĩ thuật còn tồn tại đều đã được giải quyết, như cơ chế chọn mục tiêu trong trường hợp có bẫy nhiệt giả, độ cảm ứng của đầu dẫn tên lửa 9M39 tăng lên 2 lần, giúp tăng cường độ chính xác cần thiết trong truy tìm mục tiêu.

Tuy nhiên, khi trục đầu tự dẫn tên lửa và hướng mặt trời tạo ra một góc nhỏ hơn 20 độ, tên lửa mất khả năng truy tìm mục tiêu. Đây cũng chính là yếu điểm phổ biến, không chỉ của tên lửa Nga mà còn của cả những hệ thống phòng không mang vác khác trên thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa vác vai SA-24 (Igla-S).

Là biến thể hoàn thiện của “dòng” Igla, Igla-S (Mỹ gọi là SA-24) được đánh giá là hệ thống phòng không hiện đại bậc nhất hiện nay với tầm bắn 6km. Được áp dụng hàng loạt giải pháp về kỹ thuật, SA-24 có khả năng tác chiến đối với máy bay có người lái và tên lửa hành trình.

Số lượng mảnh vỡ tạo ra khi phát nổ phần chiến đấu cùng ngòi nổ laser làm tăng hiệu suất chiến đấu của tên lửa. Đầu tự dẫn gồm 2 máy thu quang phổ với những dải tần khác nhau cho phép lựa chọn mục tiêu nhiệt. Lần đầu tiên một tên lửa loại này được trang bị đầu cảm biến laser để truy tìm mục tiêu, tạo điều kiện cho phần chiến đấu phát nổ khi bay qua mục tiêu.


>> 4 lĩnh vực hợp tác quân sự Việt Nam - Ấn Độ



Theo The Hindu của Ấn Độ hôm 9/11 cho biết, Việt Nam đang đề nghị Ấn Độ trợ giúp về quân sự, trong đó tập trung chủ yếu là lĩnh vực Hải quân.

Nguồn tin cho biết, trong chuyến sang thăm chính thức Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 11-15/10, hai bên đã thảo luận về nhiều lĩnh vực hợp tác, trong đó Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đề nghị Ấn Độ giúp đỡ cho việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam trên 4 lĩnh vực.

Cụ thể, Thứ nhất, Việt Nam đề nghị phía Ấn Độ giúp đỡ Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua của Nga.

Thứ hai, Việt Nam bày tỏ mong muốn Ấn Độ đào tạo cho phi công lái các máy bay Su-30.

Thứ ba, Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam hiện đại hóa cảng chiến lược và chuyển giao cho một số tàu chiến cỡ trung bình.

Sau cùng là thỏa thuận cung cấp các tên lửa hành trình tiên tiến BrahMos.


http://nghiadx.blogspot.com
Minh họa 4 lĩnh vực hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ.


Nguồn tin cũng cho biết, phía Ấn Độ đã thể hiện thái độ "tích cực" đối với việc đào tạo các phi công lái máy bay Sukhoi cho Không quân Việt Nam. Ấn Độ từng đào tạo phi công lái máy bay Su-30MKM cho Malaysia.

Đặc biệt, Ấn Độ đang xem xét về đề nghị của Việt Nam để chuyển giao các tàu chiến cỡ trung bình, trọng tải từ 1.000 - 1.500 tấn cho Hải quân Việt Nam và nâng cấp cảng Nha Trang, có vị trí ở gần Vịnh Cam Ranh.


Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)



Đa số các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây là loại cũ và được nâng cấp, nhưng một số loại sử dụng các tên lửa đã được “thử thách” qua thực tế chiến đấu như Exocet, Harpoon…

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6)
 

Sự kiện tàu khu trục Eilat của Hải quân Israel bị tàu tên lửa Ai Cập đánh đắm bằng một quả tên lửa chống hạm P-15 Termit (SS-N-2 Styx) của Liên Xô vào năm 1967 đã tạo ra một cú sốc mạnh, khiến phương Tây thức tỉnh trước hiệu quả ghê gớm của loại vũ khí đối hạm mới.

Các nước phương Tây (Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Italia, Thụy Điển, Nauy…) lập tức lao vào cuộc đua nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa tương tự và cho ra đời nhiều loại tên lửa chống hạm trang bị cho tàu chiến, máy bay, tàu ngầm và các hệ thống tên lửa bờ biển.

Trải nghiệm đáng nể

Các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây được trang bị các loại tên lửa đối hạm nổi tiếng nhất như Harpoon của Mỹ, Exocet của Pháp, Otomat của Italy - Pháp, RBS-15, RBS-17 của Thụy Điển. Mặc dù là tên lửa đối hạm nổi tiếng và phổ dụng nhất thế giới, Harpoon chỉ được sử dụng với số lượng nhỏ trong các hệ thống tên lửa bờ biển của Đan Mạch, Tây Ban Nha, Ai Cập và Hàn Quốc.

Hệ thống tên lửa bờ biển sử dụng tên lửa Exocet MM39 được sử dụng ở Argentina, Chile, Hy Lạp, Síp, Qatar, Thái Lan, Saudi Arabia, một số nước đã chuyển sang sử dụng biến thể MM40 hiện đại hơn. Hệ thống phòng thủ bờ biển Otomat có mặt ở Ai Cập, Saudi Arabia và Kenia. Thụy Điển, Phần Lan, Nauy sở hữu hệ thống đất đối hạm RBS-15. Sau Thụy Điển, Nauy cũng nhận vào trang bị RBS-17.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RBS 17 của Hải quân Thụy Điển.


Dường như ỷ vào ưu thế không quân và hải quân của mình, phương Tây, trừ các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Nauy, không thật sự chú trọng phát triển, trang bị các hệ thống tên lửa đất đối hạm hiện đại. Bởi vậy, đa số các hệ thống này của phương Tây hiện vẫn là những hệ thống cũ, song được nâng cấp liên tục, đặc biệt là về tên lửa và các phương tiện điều khiển - trinh sát để đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện tại và tương lai.

Điển hình như Exocet ở biến thể đầu chỉ có tầm bắn 40 km thì đến biến thể mới nhất MM40 Block 3 đã có tầm 180 km, Harpoon cải tiến cũng có tầm tăng từ 120 km lên tới 280 km, tầm bắn tối đa của RBS-15 đã tăng từ 100 km lên tới 200 km, tương lai có thể tăng tới 400 km, thậm chí trên 1.000 km… Một số loại trở thành vũ khí đa năng khi có thêm khả năng tấn công mặt đất tầm xa.

Đặc biệt, một số hệ thống của phương Tây sử dụng tên lửa đối hạm đã qua thực chiến như Exocet và Harpoon (vang danh trong các cuộc chiến tranh như ở quần đảo Malvinas năm 1982, Iran-Iraq 1980-1988, xung đột Mỹ-Libya năm 1986, vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991). Vì vậy, tuy tồn tại với nhiều cái tên cũ, các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây vẫn là những vũ khí tiên tiến và đáng nể cả trên thị trường và chiến trường.

Ngoài những vũ khí đối hạm tiếng tăm trận mạc, ta cần kể đến những hệ thống tên lửa đất đối hạm độc đáo và mới của phương Tây mà điển hình là hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm hạng nhẹ RBS-17 và tên lửa chống hạm tàng hình thế hệ mới NSM.

Tên lửa chống hạm… mang vác

Một trong các hệ thống tên lửa bờ biển độc đáo nhất phải kể đến RBS 17 (RBS 17KA) của Thụy Điển. Tháng 10/1984, hãng Rockwell (Mỹ) ký với Thụy Điển hợp đồng 7,7 triệu USD phát triển hệ thống tên lửa đất đối hạm tầm ngắn chuyên dùng để chống tàu đổ bộ và tàu chiến nhỏ. RBS 17 được thiết kế dựa trên tên lửa chống tăng AGM-114B Hellfire, được trang bị một bệ phóng mang vác chuyên dụng độc đáo lắp một tên lửa và một quả tên lửa tự dẫn laser bán chủ động Hellfire cải tiến với đầu đạn phá mảnh của Bofors.


http://nghiadx.blogspot.com
Gọn nhẹ, cơ động với kíp chiến đấu chỉ 2 người, RBS 17 rất thích hợp cho tác chiến phòng thủ đảo chống đổ bộ.

Một đại đội RBS 17 có 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 tiểu đội; và mỗi tiểu đội được biên chế 2 bệ phóng và một thiết bị laser chỉ thị mục tiêu, đặt cách bệ phóng 4 - 5 km để dẫn tên lửa đến mục tiêu. Khi cần, các đơn vị RBS 17 có thể cơ động bằng ô tô, xuồng cao tốc và trực thăng. Tên lửa và bệ phóng có thể mang vác trong các túi chuyên dụng bằng kíp chiến đấu 2 người.

Tuy gọn nhẹ, song RBS 17 có tầm bắn hiệu quả đến 10 km và uy lực chiến đấu khá mạnh. Một quả RBS 17 có khả năng đánh chìm tàu đổ bộ đệm khí, xuồng đổ bộ hay tàu quét lôi, 2 - 3 quả có thể đánh chìm tàu đổ bộ có lượng giãn nước 2.000 tấn. RBS 17 được chuyển giao cho Thụy Điển năm 1989-1991; năm 1997-1998, Nauy cũng mua sắm và trang bị các hệ thống này.

Siêu tên lửa NSM

Trong số các hệ thống tên lửa đất đối hạm hoàn toàn mới ít ỏi của phương Tây phải kể đến NSM. Tên lửa đối hạm NSM (Naval Strike Missile) do công ty Kongsberg Defence & Aerospace (Nauy) phát triển để trang bị cho các tiêm kích Typhoon, Gripen và tiêm kích thế hệ 5 F-35, tàu chiến và hệ thống tên lửa bờ biển.


http://nghiadx.blogspot.com
NSM phóng từ bệ phóng trên bờ biển.


Năm 2008, Nauy ký với Ba Lan hợp đồng 115 triệu USD cung cấp 1 tiểu đoàn tên lửa bờ biển NSM-CDS cung cấp vào năm 2012. Đây là hợp đồng đầu tiên mua bán hệ thống tên lửa bờ biển của Tây Âu trong một thập kỷ gần đây. Sau này, Nauy có thể cũng mua tên lửa bờ biển NSM. Mỹ, Australia và Canada cũng đang xem xét khả năng mua NSM.

Điểm nổi bật ở NSM là khả năng tàng hình radar và hồng ngoại tốt và khả năng bắn-quên, kể cả khi bắn ở tầm tối đa 185 km. Vì thế, NSM được coi là vũ khí tấn công chính xác tầm xa thế hệ 5 duy nhất hiện nay của phương Tây.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang