Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 04 tháng 9 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

>> 'Đừng dại mà chọc giận' Thủ tướng Putin



Trong suốt bốn năm qua, giới chức nước Anh chưa từng được tiếp kiến trực tiếp với Thủ tướng Nga Vladimir Putin bởi họ "dám" góp phần vào việc tạo ra những căng thẳng gay gắt trong quan hệ song phương.


Tiết lộ đầy bất ngờ này được đưa ra trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Anh David Cameron tới Nga vào tuần tới. Ông Cameron bày tỏ mong muốn được gặp Thủ tướng Putin song một cuộc gặp chính thức vẫn chưa được xác nhận.

Như vậy, nếu lịch trình không có gì thay đổi, ông Cameron sẽ là Thủ tướng Anh đầu tiên tới thăm Nga kề từ khi cựu Thủ tướng Blair tới St Petersburg để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra tại đây năm 2006 nhưng tới nay chưa có thông tin khẳng định chính xác ông Blair gặp Thủ tướng Putin trong dịp này.

http://nghiadx.blogspot.com
Nếu lịch trình không có gì thay đổi, Thủ tướng David Cameron sẽ đến thăm Nga vào tuần tới và trở thành Thủ tướng Anh đầu tiên đến Nga kể từ năm 2006.


Thực ra, trước chuyến thăm Nga của Thủ tướng Anh, người tiền nhiệm của ông, Gordon Brown cũng có đôi lần gặp gỡ với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev bên lề vài hội nghị quốc tế. Năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague thì có cuộc hội kiến với Tổng thổng Nga hồi năm ngoái.
Về phía Nga, cũng vào hồi năm ngoái, Tổng thống Medvedev gọi điện cho Thủ tướng Cameron để chúc mừng ông thắng cử.

Tuy nhiên, quan chức Anh tiết lộ rằng không hề có bất cứ một cuộc gặp chính thức nào với Thủ tướng Putin bởi vì những căng thẳng giữa hai nước.

Đồng thời, quan chức Anh cũng cho biết thêm rằng, lần giáp mặt trực tiếp gần đây nhất với ông Putin là vào năm 2007, trong một cuộc hôi nghị thượng đỉnh G8. Khi đó, ông Putin vẫn đang giữ cương vị Tổng thống Nga và vị quan chức Anh mà ông gặp khi đó không ai khác ngoài cựu Thủ tướng Tony Blair.

Tất cả những điều này chứng tỏ thách thức đang đè nặng lên vai Thủ tướng Cameron trong chuyến thăm Nga vào tuần tới bởi dẫu sẽ khó mà thiết lập lại quan hệ bình thường giữa hai nước nhưng giới chức Anh vẫn kỳ vọng chuyến thăm sẽ giúp cải thiện quan hệ để mở đường cho sự hợp tác và phát triển thương mại của hai nước.

Hiện ông Cameron đi du lịch với một nhóm các doanh nhân, trong đó có Bob Dudley, giám đốc điều hành của BP, tập đoàn dầu khí có trụ sở ở Moscow vừa bất ngờ bị kiểm tra, lục soát bởi lực lượng đặc biệt của Nga hồi tuần trước.
Những năm qua, quan hệ Anh – Nga trở nên vô cùng căng thẳng kể từ vụ sát hại cựu quan chức an ninh Alexander Litvinenko tại London năm 2006. Ông Litvinenko là người chống điện Kremlin một cách mạnh mẽ. Cái chết của ông chính là nguyên nhân khiến quan hệ Anh – Nga rơi vào bế tắc khi cả hai nước đều quyết định trục xuất tất cả các nhà ngoại giao ra khỏi đất nước mình.

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 3)


Leopard, Leclerc và Challenger là ba đại diện tiêu biểu của dòng xe tăng Tây Âu, đều đóng góp cho lịch sử xe tăng thế giới những câu chuyện thú vị.

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 1)
>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 4)

Kỳ 3: Bản sắc xe tăng Tây Âu


"Con báo" làm nóng thị trường

Thất bại trong chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng với vị thế của quốc gia có ngành cơ khí đỉnh cao, các cỗ xe tăng của Đức luôn được coi trọng. Thiết kế của những chiếc tăng do Tây Đức chế tạo luôn là khuôn mẫu chuẩn mực, giúp các nhà sản xuất nhận được nhiều lời mời hợp tác từ đồng minh, cũng như các hợp đồng xuất khẩu béo bở.

Trong chiến tranh lạnh, Tây Đức đã có nhiều chương trình hợp tác với Mỹ, Anh, Pháp nhằm chế tạo ra chiếc xe tăng chủ lực mới như các dự án MBT 70 với Mỹ, AMX-30 với Pháp và MBT 80 với Anh. Đa phần các chương trình này đều không cho ra sản phẩm chung. Thế nhưng, điều đáng nói là thông qua quá trình hợp tác, các thiết kế Đức đã gây ảnh hưởng hoặc áp đặt được quan điểm lên đối tác.

Điển hình nhất là đến nay, các xe tăng của Mỹ, Pháp đều sử dụng pháo do Đức chế tạo hoặc chịu ảnh hưởng của thiết kế của pháo tăng Đức. Được coi là bảo thủ như người Anh, đến tháng 1/2004, cũng thay pháo nòng rãnh (L30) bằng loại pháo nòng trơn (L55) giống xe tăng Đức.

Sau 2 lần hợp tác, nhận được sự góp ý của Đức về các thiết kế quá cao, nặng và cồng kềnh, Mỹ đã chế tạo M1 Abrams thấp hơn và có nhiều thành tích trên chiến trường Iraq. Hệ thống treo có góc xoắn lớn, chịu tải tốt, giúp xe hoạt động êm dịu của các xe tăng phương Tây ngày nay cũng mang các dáng dấp từ thiết kế Đức.


http://nghiadx.blogspot.com
Leopard 2A7+, biến thể mới nhất của Leopard 2.


Có lẽ vì vậy, không ngạc nhiên khi mẫu Leopard 1, do hãng Krauss-Maffei Wegmann (KMW) ở Munich thiết kế, được mệnh danh là “tiêu chuẩn của châu Âu”, đã bán được hơn 6.000 chiếc. “Hậu duệ” của nó là Leopard 2, có hơn 3.200 chiếc được chế tạo để xuất sang gần 20 nước như Canada, Đan Mạch, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile, Singapore…

Đặc biệt, thương vụ Leopard 2A 7+ với Saudi Arabia đã làm nóng chính trường Đức do lo ngại chiếc xe tăng này sẽ gây ra “thảm họa” với chính sách đối ngoại của Berlin khi làm lệch cán cân quân sự tại Trung Đông.

Leopard 2A 7+ là biến thể mới nhất của Leopard 2, được trang bị giáp module có khả năng chống mìn và rocket chống tăng. Các hệ thống quan sát và vũ khí của xe cũng được cải tiến và nâng cao chính xác. Xe được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực với nhiều sensor hiện đại để kíp xe thể nhìn quan sát tốt ở tất cả các hướng, cả ngày lẫn đêm, trong nhiều điều kiện thời tiết phức tạp (sương mù, bão cát…).

Leopard 2 của Đức đã và đang làm nhiệm vụ tại Kosovo và Afghanistan. Trong tương lai, các nhà chế tạo Đức sẽ cho ra mắt những cỗ xe tăng hiện đại, được điện tử hóa cao, với kíp xe chỉ có 2 người, được bố trí ngồi sâu trong xe để đảm bảo an toàn.

Leclerc, “cỗ xe tăng điện tử”

Nếu như xe tăng được điện tử hóa cao độ với kíp xe ít người là tương lai của tăng - thiết giáp Đức thì đây lại là thực tế của lục quân Pháp. Là quốc gia có nền khoa học phát triển, Pháp đã ứng dụng những công nghệ tiến bộ nhất, đặc biệt là công nghệ điện tử, để thiết kế, chế tạo xe tăng. Điển hình là Leclerc thuộc dự án AMX-56, đây có thể coi là “chiếc xe tăng điện tử”, với kíp xe chỉ có 3 người.

Leclerc được trang bị hệ thống kiểm soát chiến trường FINDERS, do hãng Nexter Suystems chế tạo, đảm bảo các nhiệm vụ thông tin, liên lạc, dẫn đường, ra quyết định nhanh. Điểm nhấn của hệ thống là màn hình màu hiển thị vị trí, nhận dạng địch/ta. FINDERS cùng với hệ thống tiếp nhận thông tin Icone, cho phép liên kết đội hình xe tăng thành mạng lưới lên tới 100 chiếc, sẽ giúp kíp xe lên kế hoạch, hiệp đồng tác chiến dễ dàng.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng Leclerc thao diễn.


Trong chiến đấu, hệ thống kiểm soát hỏa lực của Leclerc cho phép pháo thủ và trưởng xe bắt bám 6 mục tiêu khác nhau trong khoảng thời gian hơn 30 giây. Hệ thống nạp đạn tự động của xe cho phép vũ khí chính là pháo nòng trơn 120mm bắn khi hành tiến với tốc độ 12 phát/phút.

Để phòng thủ, xe được trang bị hệ thống Galix, với 9 ống phóng cỡ 80mm dùng để phóng lựu đạn khói hoặc mồi bẫy nhiệt chống lại vũ khí chống tăng dẫn hướng bằng laser hoặc ảnh nhiệt. Ngoài ra, để phục vụ tác chiến trong đô thị, nhà sản xuất còn bổ sung thêm cho Leclerc bộ kit AZUR, giúp tăng khả năng chống chịu các đòn tấn công bằng rocket vào sườn và phía sau xe.

Ngoài ra, Leclerc còn được trang bị các súng máy 7,62mm và 12,7mm để chống bộ binh và máy bay đối phương.

Rất hiện đại nhưng Leclerc chưa trải qua cuộc chiến nào và cũng không giành được thành công trên thương trường. Tới nay, loại xe tăng chủ lực này của Pháp mới chỉ bán được gần 400 chiếc cho quân đội Pháp và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) với con số tương đương.

UAE còn phàn nàn về việc Leclerc không thích nghi với khí hậu sa mạc, buộc nhà sản xuất phải tìm cách nâng cấp và cải tiến hệ thống điện tử và động cơ.

Nước đầu tiên khai sinh và khai tử xe tăng

Đầu thế kỷ 20, chính người Anh đã mang đến cho từ “tank” một nghĩa mới, không chỉ là “thùng đựng nước”, mà còn là “vũ khí hủy diệt bọc thép có gắn súng máy”, “cỗ xe không cần đường”, hay đơn giản là xe tăng.

Phát huy truyền thống này, ngày nay, lục quân Anh đang sở hữu những chiếc xe tăng đáng nể, mà đại diện là Challenger 2.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng Challenger 2 trên sa mạc Oman.

Giống Leopard 2A, Leclerc, Challenger 2 là chiếc tăng thuộc thế hệ 3+. Xe được trang bị pháo nòng rãnh của BAE System (nay đang được thay dần bằng pháo nòng trơn), có thể bắn đạn xuyên giáp thoát vỏ có cánh đuôi ổn định (APFSDS) và đạn xuyên lõm đầu mềm (HESH) và đạn uran nghèo.

Hệ thống điều khiển của Challenger 2 được số hóa trong gói Ứng dụng hệ thống thông tin chiến trường (PBISA) do Công ty Computing Devices của Canada cung cấp, gồm màn hình cho chỉ huy, hệ thống dẫn đường quán tính…

Xe cũng được trang bị các khí tài quan sát laser, ảnh nhiệt, cung cấp khả năng quan sát lập thể cho trưởng xe. Điểm tự hào của người Anh ở chiếc xe tăng này là có lớp giáp phức hợp Chobham, làm từ các lớp gốm đặt trong các lưới kim loại bền và chắc. Hiện trên thế giới, chỉ có xe tăng Challenger và Abrams (Mỹ) sử dụng loại giáp này.

Hiện nay, Challenger 2 đang được sử dụng trong quân đội Anh và Oman (biến thể xuất khẩu Challenger 2E được sa mạc hóa), từng tham gia làm nhiệm vụ tại Bosnia, Kosovo. Đặc biệt, năm 2003, 14 xe tăng Challenger 2 của Anh đã tham gia vào một trận đấu tăng lớn nhất kể từ thế chiến thứ 2, khi các xe tăng của Anh đã tiêu diệt một đoàn xe tăng T-55 của Iraq.

Năm 2009, báo chí đưa tin BAE Systems – nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Anh – chính thức dừng sản xuất các xe tăng Challenger 2 tại nhà máy gần Newcastle, đóng cửa dây chuyền sản xuất các “tuần dương hạm mặt đất” trên xứ sở sương mù.

Như vậy, Anh là nước khai sinh và cũng là nước đầu tiên khai tử hoạt động sản xuất cỗ máy chiến tranh có 94 năm lịch sử, tính từ các cuộc thử nghiệm vào năm 1915 và tham chiến lần đầu tiên vào năm 1916 ở Pháp.

Sự kiện này, phải chăng đã gióng thêm một tiếng chuông, báo hiệu sự cáo chung của vai trò xe tăng trong lịch sử chiến tranh?

>> 'Áo choàng lỏng' giúp tàu ngầm tàng hình



Trong tương lai, các tàu ngầm sẽ trở nên khó phát hiện hơn bao giờ hết với khả năng bơi trong nước mà không tạo thành vệt nước lằn tầu phía sau nhờ lớp vỏ kiểu mới.


Khi một phương tiện chuyển động trong chất lỏng, nó sẽ làm mất sự ổn định của môi trường theo hai cách.

Thứ nhất, do ma sát, một lượng chất lỏng sẽ bị cuốn theo phương tiện, hấp thụ năng lượng từ phương tiện và làm nó chậm lại.

Thứ hai, một vệt nước xoáy sẽ tạo thành phía sau phương tiện do chất lỏng tràn vào chỗ trống mà phần chất lỏng bị kéo theo phương tiện để lại.

Quá trình này cũng góp phần tạo tiếng động đặc trưng của tàu ngầm mà các thiết bị sonar có thể nhờ đó mà phát hiện ra nó.


http://nghiadx.blogspot.com
Cơ chế tạo vệt nước phía đuôi tàu ngầm.


Tuy nhiên, tàu ngầm có thể thoát khỏi tất cả rắc rối này nếu chất lỏng xung quanh tàu được điều hướng một cách chính xác.

Để làm được điều này, trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học tại ĐH Duke, Durham là Yaroslav Urzhumov và David Smith đã chế tạo ra một lớp vỏ dạng lưới, có khả năng điều hướng chất lỏng xung quanh tàu và làm nó tàng hình.

Lớp vỏ này cực kỳ phức tạp vì nó có cấu tạo khác nhau tùy thuộc vào vị trí thân tàu để có thể đảm bảo tốc độ của dòng nước đi vào bằng chính xác vòng nước đi ra.

Tuy chưa làm được mẫu thử thực tế cho tàu ngầm nhưng Urzhumov và Smith đã chế tạo được một mẫu thử nhỏ của lớp vỏ có khả năng làm biến mất hoàn toàn tín hiệu âm của một quả cầu chuyển động trong nước.

Trong lớp vỏ này được tích hợp cơ chế hỗ trợ dòng nước chảy qua bằng những chiếc bơm tí hon có đường kính chỉ một milimét vốn hay sử dụng trong các thiết bị y tế.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô tả thí nghiệm cho thấy lớp giáp lỏng có thể giúp vật thể tránh được sự truy bắt của sonar.


Lớp vỏ tàng hình thí nghiệm này có khả năng giúp tănng tốc độ dòng nước khi đi vào phần trước của thiết bị và làm chậm tốc độ dòng nước ra phía sau để dòng nước trở về tốc độ ban đầu trước khi ra khỏi vỏ tàu.

Kết quả thu được cho thấy độ ổn định của dòng nước không hề bị tác động và do đó, thiết bị thí nghiệm đã không kéo theo một vệt nước khi chuyển động.

Dù vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy người ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trước khi đưa sản phẩm ra áp dụng thực tế.

Theo một nhà nghiên cứu khác là Steven Ceccio tại đại học Michigan, lớp vỏ tàng hình này chỉ có thể ứng dụng được cho những vật nhỏ và di chuyển chậm. Ví dụ, một thiết bị có đường kính 1 cm sẽ chỉ “tàng hình” khi nó chuyển động với vận tốc nhỏ hơn 1cm/giây.

Ông Ceccio cho biết khi vật thể lớn hơn, tốc độ sẽ càng bị hạn chế hơn.

Còn lại, ông Urzhumov khẳng định chế tạo lớp vỏ dành cho thiết bị lớn hơn với hình dạng phức tạp là hoàn toàn có thể. Ông cho biết nếu lớp vỏ không triệt tiêu hẳn được tín hiệu sonar thì nó cũng làm giảm đáng kể độ lớn của tín hiệu, gây nhiễu loạn và nhầm lẫn, cản trở nghiêm trọng hoạt động săn tìm tàu ngầm.

>> Lý giải sự thất bại của phòng không Libya



Chiến tranh Libya đang dần đi đến hồi kết, ông Gaddafi bị bắt hoặc đầu hàng chỉ là vấn đề thời gian, tuy nhiên có một điều băn khoăn mà bấy lâu nay nhiều nhà phân tích vẫn chưa tìm thấy đáp án rõ ràng nhất: Tại sao lực lượng phòng không được đánh giá hàng đầu khu vực của Libya hầu như không hoạt động?

Hàng chục ngàn tên lửa phòng không của Libya đã đi đâu? Chiến thuật SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses) chế áp hệ thống phòng không đối phương của NATO quá tốt, hay ông Gaddafi đã tự thua ngay loạt đạn đầu tiên?

Đôi nét về phòng không Libya

Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS, lực lượng phòng không Libya có hàng chục ngàn tên lửa vác vai SA-7, 60 hệ thống tên lửa phòng không SA-9.

Lực lượng phòng không đặc biệt được trang bị rất nhiều các loại tên lửa đối không SA-2, SA-3, SA-8 đặc biệt là SA-5 Gammon.


http://nghiadx.blogspot.com
Trong tay của ông Gaddafi có nhiều vũ khí có thể làm nên điều bất ngờ lớn, tên lửa S/A-5 là một ví dụ.


Lực lượng radar cảnh giới của Libya có 17 hệ thống radar được bố trí trong 4 khu vực chiến lược được đặt dọc theo bờ biển phía Tây. Radar cảnh giới P-12 Nato định danh là Spoon Rest, là loại radar cảnh giới 2D, tầm phát hiện mục tiêu 200km, độ cao 25km. Một số loại khác, Radar P-18 tầm phát hiện mục tiêu 250km, độ cao 35km, Radar cảnh giới P-14 NATO định danh Tall King, tầm phát hiện mục tiêu lến đến 600km, độ cao 40km. Radar cảnh báo sớm bán di động P-35/37 NATO định dang Bar Lock, tầm phát hiện mục tiêu 350km, độ cao 25km...

Nếu nhìn vào số trang bị này, tuy rất khó để giành chiến thắng trước sức mạnh của NATO, nhưng hoàn toàn có thể làm một điều gì đó. Song số tên lửa phòng không lớn của Libya đã không một lần khai hỏa, NATO bay lượn trên bầu trời Libya như đi vào chốn không người.

Đòn đánh phủ đầu

Ngay trong ngày đầu tiên của chiến dịch Bình minh Odyssey, NATO đã phóng đi hơn 110 tên lửa hành trình Tomahawk. Như vậy có thể thấy rằng, NATO đã tung lực lượng đặc biệt tiến hành xác định các mục tiêu của ông Gaddafi từ trước. Rất có thể, NATO đã đi trước một bước trong chiến tranh tình báo.


http://nghiadx.blogspot.com
Việc không chuẩn bị trước khiến ông Gaddafi thua ngay sau đòn đánh phủ đầu của NATO. Ảnh: Getty Images


Tomahawk là loại tên lửa hành trình được dẫn đường kết hợp quán tính và GPS, tên lửa có khả năng bay kiểu men theo địa hình TERCOM. Tham số về mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng, trong suốt quá trình bay hệ thống GPS sẽ hiệu chỉnh các tham số về mục tiêu.

Tên lửa có khả năng tấn công chính xác rất cao, cùng với đó, lực lượng mặt đất của ông Gaddafi gần như không có khả năng gây nhiễu tín hiệu GPS. Xác suất trúng mục tiêu cũng vì thế mà tăng lên rất nhiều lần.

Sau loạt 110 tên lửa hành trình Tomahawk làm tê liệt phần lớn sự kháng cự của lực lượng phòng không Libya, NATO tiếp tục tung các máy bay có trang bị tên lửa hành trình Stom Shadow tiếp tục săn lùng các mục tiêu còn lại của lực lương phòng không Libya.

Đây là loại tên lửa hành trình được phóng từ máy bay chiến đấu, sử dụng để tấn công các mục tiêu như kho tàng, bến bải, căn cứ quân sự, trung tâm chỉ huy... Stom Shadow có nguyên tắc hoạt động tương tự như Tomahawk, tên lửa cũng được dẫn đường kết hợp quán tính và GPS, khả năng bay men theo địa hình TERCOM.

Tọa độ về mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng, ở giai đoạn cuối của hành trình, tên lửa bay lên cao và kích hoạt máy ảnh hồng ngoại để nhắm mục tiêu.

Tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, đây là loại tên lửa chống bức xạ tốc độ cao, được thiết kế để phá hủy các trạm radar của đối phương. Những tên lửa chống bức xạ thế hệ cũ như AGM-45 Shrike và AGM-78 có một nhược điểm là nếu đối phương ngắt trạm phát sóng radar tên lửa sẽ bị mất phương hướng.

AGM-88 Harm được bổ sung thêm hệ dẫn đường GPS, một khi mất tín hiệu phát xạ tên lửa vẫn có thể tiếp tục bay đến tọa độ mục tiêu đã được xác định trước bằng GPS.

Tại chiến trường Libya chưa có báo cáo về việc sử dụng tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm. Như vậy có thể nhận định lực lượng radar cảnh giới của Libya gần như không hoạt động.

Những lý giải

Sự im lặng của lực lượng phòng không Libya cho thấy, họ không hề được chuẩn bị cho việc chống SEAD.

Khi lực lượng nổi dậy tiến vào Tripoli, họ phát hiện ra hàng ngàn tên lửa phòng không đang được bảo quản trong kho và chưa hề được nạp nhiên liệu. Điều đó dẫn đến một nhận định rằng, lực lương phòng không của ông Gaddafi chưa bao giờ được ra lệnh phải chuẩn bị chiến đấu với máy bay NATO.

Phải chăng, ông Gaddafi đã phạm sai lầm khi “cả tin” vào các chính sách ngoại giao của phương Tây và NATO, cho rằng các quốc gia này sẽ không can thiệp vì đang sa lầy trên nhiều chiến trường khác, để đến nỗi không kịp trở tay? Ông đã quên mất một quy luật cơ bản rằng, sức mạnh quân đội mới chính là chìa khóa cho hòa bình và ổn định?

Đất nước Libya tuy rộng lớn, nhưng phần lớn diện tích là sa mạc, dân cư chỉ sống tập trung tại các khu vực ven biển Địa Trung Hải. Sơ đồ bố trí phòng không của Libya củng chỉ tập trung ở khu vực này. Do đó việc xác định mục tiêu cho các tên lửa của NATO cũng trở nên dễ dàng hơn.

Một số ý kiến khác cho rằng, ông Gaddafi không dám đương đầu với sức mạnh của không quân NATO. Họ nghĩ rằng, chạy trốn sẽ đảm bảo được an toàn hơn là đương đầu với NATO.

Một số khác lại cảm thấy tiếc cho lực lượng phòng không được đánh giá là khá hùng hậu của ông Gaddafi. Nếu họ giám mở máy phát sóng radar, quyết một trận sinh tử với không quân NATO, mọi chuyện có thể đã diễn biến theo chiều hướng khác.

Cũng có một số nhận định cho rằng, có nội gián trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự cấp cao, đã tham mưu cho ông Gaddafi kế sách "im lặng là vàng". Một khi không nhận được chỉ thị từ cấp trên về việc phải hành động, cho dù có hàng ngàn tên lửa phòng không hiện đại trong tay cũng trở nên vô dụng.

Ngoài sức mạnh áp đảo về vũ khí, NATO còn áp đảo luôn trong chiến tranh tình báo, chiến tranh thông tin, ông Gaddafi gần như thua toàn diện. Suy ngẫm từ sự thất bại của ông Gaddafi, thấy rằng câu tục ngữ Latinh cổ xưa “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh" vẫn mang tính thời sự.

>> Hàn Quốc muốn mua 36 trực thăng Apache



Hàn Quốc có thể đưa ra đề xuất mua 36 máy bay trực thăng tấn công (AHX) Apache của Boeing vào đầu năm 2012, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Nhất là trong bối cảnh quan hệ Seoul với Bình Nhưỡng đang căng thẳng và quân đội Mỹ đã giảm số lượng trực thăng Boeing AH-64 Apache hiện diện trên bán đảo Triều Tiên.

Đề xuất này sẽ được ban hành bởi Cục Quản lý chương trình thu mua Quốc phòng ở Seoul vào tháng 1/2012, và hạn muộn nhất mà Hàn Quốc muốn Boeing trả lời là vào tháng 4/2012.

Dự kiến các bên sẽ đàm phán đưa ra các quyết định vào tháng 7/2012, và một hợp đồng có thế sẽ được ký kết vào tháng 10/2012.

http://nghiadx.blogspot.com


Apache AH-64D Block III là loại trực thăng tiên tiến của Mỹ, khi ra mắt trở thành đối tượng cạnh tranh rất lớn với các loại trực thăng nổi tiếng như AH-1Z Cobra của Bell, Eurocopter Tiger của Châu Âu hay loại trực thăng T-129B của Thổ Nhĩ Kỳ.

Seoul từ lâu đã quan tâm đến Apache trong thời gian quân đội Mỹ sử dụng thường xuyên tại Hàn Quốc trong thập kỉ qua. Nhưng trong những năm gân đây Mỹ đã giảm số lượng trực thăng tại khu vực này để điều tới các chiến trường Afghanistan và Iraq.

Trong tình hình căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Boeing dự báo vai trò của Apache càng trở nên quan trọng. Nó tham gia vào tình huống chống sự xâm lược của Triều Tiên dọc bờ biển Hàn Quốc và dọc khu phi quân sự ngăn cách giữa 2 nước.

Ngoài ra, Seoul đang theo đuổi chương trình trực thăng tấn công của riêng mình, nhằm thay thế cho loại Hughes MD500s và hi vọng nâng cao doanh thu bán vũ khí quốc tế cho ngành hàng không vũ trụ Hàn Quốc.

Các thông số kĩ thuật của KAH chưa được tiết lộ, các chuyên gia cho rằng nó có thể khá giống với Apache, và có thể mang theò 6 - 8 binh lính, tương tự như trực thăng tấn công Mi-35 của Nga.

Boeing cho biết, sẵn sàng chia sẻ với Hàn Quốc về loại trực thăng tấn công AH-6 để áp dụng vào trong các thông số kĩ thuật của KAH. AH-6 chỉ có thể mang 2 phi công, và có thể thêm 2 người nữa, nhưng nó được thiết kế tối ưu để hoạt động kết hợp cùng Apache.

Liên quan đến trực thăng Apache, thân máy bay là sản phẩm do công ty Aerospace Industries (KAI) của Hàn Quốc chế tạo. Công ty này đã có rất nhiều kinh nghiệm khi hợp tác với Eurocopter sản xuất trực thăng dịch vụ Surion.

>> Đồng minh 'hờ hững' của Mỹ



Quan hệ đồng minh Mỹ - Pháp vốn bị sứt mẻ sâu sắc sau cuộc chiến Iraq đã chứng kiến những chuyển biến mới mẻ sau cuộc chiến Libya.

Trong cuộc chiến Libya, Mỹ dù vẫn giữ vai trò chủ đạo trong “sứ mệnh” lật đổ chế độ của Gaddafi song đã “buông rèm nhiếp chính”.

Các quan chức quân sự Mỹ thậm chí còn tỏ vẻ miễn cưỡng khi phải tham gia các chiến dịch không kích mở màn nhằm phá hủy hệ thống phòng không của Đại tá Gaddafi để tạo điều kiện cho các hoạt động không kích tiếp theo của NATO.

http://nghiadx.blogspot.com


Lầu Năm góc - cơ quan “diều hâu” của Mỹ luôn tỏ vẻ “coi thường” quân đội của các nước châu Âu thì lần này giữ vị trí khiêm tốn và có thái độ kiềm chế.

Về công khai, Ngũ Giác đài không thể hiện vai trò “đầu tàu” mà tạm lui về phía sau. Trong khi đó, Pháp thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác trong vai trò tích cực và mạnh mẽ trong chiến dịch này. Giới quân sự Mỹ dường như bị sự “hăng hái” của Tổng thống Pháp Sarkozy cùng các cố vấn của Nhà trắng “cuốn theo”.

Từ tháng 3/2011, NATO, Pháp thay Mỹ đảm nhận hầu hết hoạt động tiếp nhiên liệu trên không cũng như các hoạt động do thám. Không quân Pháp cũng phối hợp với không quân Anh tiến hành đợt không kích đầu tiên.

Quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ đánh giá hành động của Pháp là hình mẫu cho các đồng minh khác và nhấn mạnh điều này thể hiện sự “nhạy cảm” của các thành viên NATO về vai trò của từng nước trong cuộc chiến.

Tuy vậy, với tư cách là một trong những nước chủ chốt của châu Âu, những động thái vượt ra ngoài tiền lệ can dự truyền thống của Pháp liệu đã làm thay đổi cách nhìn của Lầu Năm góc về nước này?

Trên thực tế, giới quân sự Mỹ có vẻ chưa sẵn sàng để thay đổi cách nhìn về đồng minh này. Thái độ “vừa yêu vừa ghét” còn hiện hữu.

Theo chuyên gia về châu Âu của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington, A. Conley, Lầu Năm góc “hài lòng” với sự đóng góp của Pháp trong chiến dịch này nhưng còn “thất vọng” về hoạt động hậu cần ở giai đoạn đầu của cuộc chiến khi Mỹ không muốn giữ vai trò chủ đạo mà không nước nào đứng ra đảm trách.

Đến nay mức độ đóng góp của Pháp cho cuộc chiến tại Libya chỉ đứng sau Mỹ và Anh. Theo thống kê, trong 5 tháng của cuộc chiến, Pháp đã tiến hành 4.500 vụ xuất kích, chiếm 1/3 tổng số vụ xuất kích của NATO, trong khi đó của Mỹ là 5.300 vụ. Pháp đã cử tàu sân bay Charles gần như trong suốt cuộc chiến tại Libya.

Về chi phí quân sự, vào tháng 6/2011, Pháp ước tính chi phí 2 triệu USD/ngày (hiện tổng số có thể lên tới 300 triệu USD) nhưng đến nay Bộ Quốc phòng Pháp tuyên bố tiếp tục chi cho chiến dịch quân sự này và không giới hạn về tổng chi phí.

Tuy vậy, dù động thái của Pháp lần này được đánh giá cao song phát biểu của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đây vẫn đáng phải lưu tâm khi ông Robert Gate tỏ ra thất vọng về vai trò mờ nhạt của NATO tại Afghanistan, những khó khăn về hậu cần tại Libya và cảnh báo về quan hệ đồng minh “không tương xứng”, có thể sẽ càng trở nên “ảm đạm” hơn nếu NATO không đóng góp thêm vũ khí, tài chính và nhân lực.

Đáp lại, Tổng thống Pháp Sarkozy cho rằng phát biểu của ông Robert Gate phần nào thể hiện sự cay đắng do phải thôi chức Bộ trưởng Quốc phòng. Trong khi đó, một cựu quan chức của Lầu Năm góc lại lập luận rằng ý kiến của ông Robert Gate đã đề cập đến vấn đề liên minh theo nghĩa rộng chứ không chỉ trong vấn đề Libya, không đơn thuần muốn Pháp chia sẻ trách nhiệm cho dù Pháp tỏ ra “hăng hái” mà muốn tránh cho nước Mỹ lại bị “sa lầy” vào một cuộc chiến trên bộ khác.

Điều này cho thấy còn cần nhiều thời gian để thay đổi hình ảnh cũng như sự “hài lòng” của Lầu Năm góc về Pháp cho dù nước này không chỉ vừa thể hiện vai trò tích cực trong cuộc chiến Libya mà trước đó là chiến dịch tại Afghanistan - chiến dịch mà sự đóng góp của Pháp cũng đã được đánh giá cao với 4.000 quân được triển khai tập trung tại phía Tây Afghanistan, trong đó 74 người đã thiệt mạng trong 8 năm qua.

>> Xe thiết giáp đa năng của Ba Lan



Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới về chế tạo một thân xe thiết giáp phù hợp với nhiều cấu hình vũ khí, Ba Lan cho ra đời xe Anders.


Trong cơ cấu một quân đội hiện đại, việc sử dụng một thân xe thiết giáp đa năng cho nhiều loại vũ khí khí tài khác nhau tùy thuộc nhiệm vụ đã trở thành xu thế chủ đạo trên thế giới.

Chẳng hạn tại Nga, thân xe BMP-3 được sử dụng cho nhiều loại vũ khí với các mục đích khác nhau như xe chiến đấu bộ binh (IFV) BMP-3, pháo chống tăng tự hành Sprut-SD, pháo cối tự hành 2S31 Vena, tên lửa chống tăng tự hành 9P157 Khrizantema hay tên lửa phòng không tự hành Hermes.

Không nằm ngoài xu thế đó, Ba Lan cũng đang phát triển một thân xe thiết giáp đa năng có thể sử dụng nhiều mục đích nhằm trang bị cho quân đội của mình trong thế kỷ 21 có tên Anders.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành diệt tăng Anders FSV tại triển lãm MSPO-2011


Anders là loại xe thiết giáp bánh xích, tùy theo vũ khí trang bị và nhiệm vụ, chiếc xe này sẽ sử dụng từ 6 đến 7 bánh dẫn động.

Trái tim của chiếc thiết giáp này là một động cơ MTU V8 199 có công suất cực đại 710 mã lực. Phía dưới bộ phận truyền lực của động cơ chính là một động cơ phụ khác phục vụ máy phát điện có công suất 160 mã lực.

Máy phát điện này sẽ phục vụ hệ thống lái trợ lực, quay tháp pháo hay các khí tài điện tử khác trên xe. Việc trang bị máy phát điện riêng biệt với động cơ chính giúp Anders có khả năng sống sót tốt hơn trên chiến trường ngay cả khi động cơ chính bị hỏng.

Vỏ giáp chính của Anders có khả năng chống lại đạn cỡ 7,62 x 51 mm bắn từ khoảng cách 30 mét hay mìn có khối lượng tới 8 kg phát nổ dưới gầm xe. Nếu được trang bị thêm giáp phụ bổ sung, Anders còn có thể chịu được đạn xuyên giáp APFSDS-T cỡ 25 mm bắn từ khoảng cách 500 mét.

Với khả năng bảo vệ khá tốt nhưng tổng khối lượng của thiết giáp Anders rất nhẹ. Ở cấu hình chưa trang bị vũ khí, khối lượng của Anders chỉ ở mức 20 tấn và ở cấu hình nặng nhất ( trang bị một tháp pháo xe tăng cỡ nòng 120 mm, tổng khối lượng của Anders cũng chỉ nằm ở mức 33 tấn.

Tất nhiên, khối lượng Anders ở biến thể gắn pháo xe tăng nặng hơn rất nhiều so với mức 18 tấn của pháo tự hành chống tăng trên thên xe BMP-3 Sprut-SD của Nga, hay mức 24 tấn của pháo tự hành diệt tăng B1 Centauro (Italy).


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành diệt tăng 2S25 Sprut-SD của Nga có ưu điểm khá nhẹ, có thể đổ bộ đường không và bơi vượt sông.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành diệt tăng Centauro B1 của Italy lại có ưu điểm về tốc độ cao và hỏa lực mạnh.


Anders có khả năng đạt tốc độ tối đa 72 km/h và leo dốc 60%. Ngoài ra, Anders có khả năng vượt hào rộng 2,6 mét, vượt qua chướng ngại vậy cao một mét và tầm hoạt động tối đa 500 km.

Với mục đích ban đầu của nhà sản xuất nhằm chế tạo ra một thân xe thiết giáp đa năng, Anders có khá nhiều cấu hình vũ khí để chọn lựa như pháo tự hành diệt tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe hỗ trợ cứu kéo, xe thiết giáp trinh sát, pháo phòng không tự hành, xe cứu thương chiến trường, pháo tự hành với cỡ nòng tới 155 mm hay pháo phản lực phóng loạt.

Anders FSV

Hiện tại, biến thể pháo tự hành chống tăng của Anders có tên Anders FSV đã khá hoàn thiện và đã trải qua nhiều thử nghiệm.

Anders FSV được lắp đặt một tháp pháo nòng trơn RUAG 120 mm với thiết bị nạp đạn tự động và có khả năng sử dụng mọi loại đạn 120 mm của NATO.

Thiết bị nạp đạn tự động của Anders FSV cho phép pháo thủ có khả năng chọn loại đạn cần bắn ngay từ bảng điều khiển với 12 viên đạn nạp sẵn trong máy.

Ngoài ra, Anders FSV còn mang thêm 20 viên đạn khác trong xe. Các thử nghiệm cho thấy pháo của Anders FSV có thể bắn tối đa tới 10 phát/phút mà không ảnh hưởng đến độ chính xác hay độ bền của các cấu kiện thân xe.


http://nghiadx.blogspot.com
Cấu tạo bên trong biến thể pháo tự hành diệt tăng Anders FSV


Bên cạnh hỏa lực chính là pháo 120 mm, Anders FSV còn được trang bị một đại liên đồng trục UKM 7,62 mm do Ba Lan sản xuất cùng một súng máy hạng nặng 12,7 mm hoặc súng phóng lựu tự động 40 mm trên ụ súng ZSMU-127 Kobuz điều khiển từ bên trong xe.

Anders IFV

Biến thể xe chiến đấu bộ binh của Anders được lắp đặt tháp pháo HITFIST, vũ trang bằng một pháo bắn nhanh MK-44 Bushmaster II cỡ nòng 30 mm cùng 2 tên lửa chống tăng Spike do Israel sản xuất. Khẩu MK-44 sử dụng chung các loại đạn với khẩu súng GAU-8 Avengers gắn trên máy bay săn tăng A-10 Thunderbolt như đạn xuyên cháy (API - Amour Piercing Incendiary), đạn nổ cháy (HEI), đạn thanh xuyên APFSDS-T.
Khẩu pháo này có tốc độ bắn tối đa 200 phát/phút và có tầm bắn hiệu quả 3.000 mét.

http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể xe chiến đấu bộ binh Anders IFV với tháp pháo tự động HITFIST.


Tổ lái biến thể Ander IFV có ba người, lái xe ngồi ở vị trí như Anders FSV nhưng pháo thủ và trưởng xe ngồi luôn bên trong tháp pháo. Tuy thông thường tháp pháo được vận hành bởi cả pháo thủ và trưởng xe, tuy nhiên trong điều kiện đặc biệt tháp pháo của Anders IFV vẫn óc thể dược vận hành bởi một người.

Ngoài ra, tháp pháo HITFIST được trang bị các thiết bị đo xa laser, camera ảnh nhiệt giúp Anders có khả năng chiến đấu tốt vào ban đêm và thời tiết xấu.

Anders ARV

Với biến thể xe cứu kéo (ARV - Armoured Recovery Vehicle), Anders được trang bị một cần cẩu với trọng tải 15 tấn và cáp kéo chịu tải 30 tấn.

Biến thể này của Anders được thiết kế với khả năng có thể sửa chữa nhanh các xe cộ hỏng hóc trên chiến trường hay đưa nhanh các xe bị hỏng ra khỏi vùng nguy hiểm.

Hiện nay biến thể Ander FSV đã trải qua nhiều thử nghiệm. Tháp pháo HITFIST của bản Ander IFV cũng đã được “thử lửa” tại chiến trường Iraq và chứng minh tính hiệu quả của nó. Do đó, những loại vũ khí này sẽ sớm được sản xuất hàng loạt và là xương sống cho lục quân Ba Lan.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

>> Vũ khí khủng trong triển lãm MSPO-2011



Triển lãm MSPO lần thứ 19 tổ chức tại thành phố Targi Kielce của Ba Lan vào tháng 9/20111 đã thu hút 360 công ty từ 26 quốc gia đến tham dự.

Triển lãm về công nghiệp quốc phòng quốc tế MSPO đã được tổ chức thường niên từ năm 1993.

Triển lãm về công nghiệp quốc phòng quốc tế MSPO đã được tổ chức thường niên từ năm 1993. Triển lãm MSPO lần thứ 19 tổ chức tại thành phố Targi Kielce của Ba Lan vào tháng 9/20111 đã thu hút 360 công ty từ 26 quốc gia đến tham dự với nhiều sản phẩm quốc phòng mới nhất.

Triển lãm MSPO năm 2011 từ ngày 5/9 đến ngày 8/9 được tổ chức trong 6 hội trường lớn cùng khu vực trưng bày khí tài lớn ngoài trời đã thu hút hơn 13.000 khách tham dự.

Đây là triển lãm vũ khí và công nghệ quốc phòng hàng năm lớn thứ 3 tại châu Âu sau triển lãm Eurosatory tại Paris, Pháp (tổ chức 2 năm một lần) và triển lãm an ninh quốc phòng DSEI tổ chức tại Anh.

Dưới đây là một số hình ảnh các sản phẩm được mang đến triển lãm:


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không tầm xa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo Aster-30. Tên lửa Aster-30 được sản xuất bởi công ty Eurosam, có tầm bắn từ 3 - 120 km và có tốc độ 1.400 m/giây. Một hệ thống Aster-30 có thể theo dõi cùng lúc 300 mục tiêu bay và dẫn đường 16 tên lửa.



http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không tầm trung NASAMS (Norwaygian Advance Surface to Air Missile System) của Na Uy sản xuất. Hệ thống sử dụng tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM của công ty Raytheon và có tầm bắn tối đa 25 km.



http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa chống hạm NSM (Naval Strike Missile) của công ty Kongsberd Defence & Aerospace, Na Uy sản xuất. Hệ thống này sử dụng tên lửa chống hạm hành trình dưới âm có tầm bắn 185 km với đầu đạn nặng 125 kg.



http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép chống mìn (MRAP) hạng nhẹ Gavial Plus 4x4 của công ty Rheinmetall, Đức sản xuất. Loại xe này có khối lượng 7,5 tấn và có thể chở theo 7 binh lính cùng đầy đủ trang bị.



http://nghiadx.blogspot.com
Pháo cối tự hành Rak trứ danh của Ba Lan do công ty Huta Stalowa Wola (HSW) sản xuất. Pháo có cỡ nòng 120 mm, gắn trên thân xe bọc thép OT-64 Rys, có tầm bắn tối đa tới 12km và tốc độ bắn đạt 10-12phát/phút.



http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng PT-72U là bản nâng cấp sâu của xe tăng T-72 với giáp phản ứng nổ thế hệ mới, giáp lồng thép bảo vệ phía sau, các camera quan sát ngày đêm và thiết bị điện tử hiện đại.



http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình loại xe tăng hiện đại nhất của Ấn Độ, Arjun MK-II. Quân đội Ấn Độ dự định sẽ trang bị 124 xe tăng loại này trong vòng 5 năm tới.


http://nghiadx.blogspot.com
Súng máy hạng nhẹ Negev do hãng IMI của Israel sản xuất. Súng có khối lượng 7,4kg, sử dụng cỡ đạn 5,56 x 45 mm và sử dụng hộp tiếp đạn M27 150 viên. Negev có tốc độ bắn rất ấn tượng, có thể tới 1.150 phát/phút.



http://nghiadx.blogspot.com
Súng trường bắn tỉa hạng nặng WKW Wilk do nhà máy Zakladi sản xuất. Súng có khối lượng 16,1 kg, sử dụng cỡ đạn 12,7 x 99 mm NATO và có tầm bắn hiệu quả lên tới 2.000 mét.


http://nghiadx.blogspot.com
Súng trường bắn tỉa hạng nhẹ Bor được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu phát triển thiết bị cơ khí Ba Lan (OBRSM). Súng sử dụng cỡ đạn 7,62 x 51 mm NATO, hộp tiếp đạn 10 viên và có tầm bắn hiệu quả 800 mét.



http://nghiadx.blogspot.com
Phiên bản súng máy hạng nhẹ của súng trường tiến công Beryl do Ba Lan sản xuất.



http://nghiadx.blogspot.com
Súng trường bắn tỉa bán tự động SKW-338. Súng sử dụng cỡ đạn trung bình 8,6 x 70 mm (.338), có khối lượng 7,5 - 8 kg với hộp tiếp đạn 10 viên. Dự đoán loại súng này sẽ được trang bị trong quân đội Ba Lan từ năm 2012.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tăng Spike-ER và Spike-LR phiên bản gắn trên trực thăng của Israel. Spike-LR có tầm bắn 4.000 mét còn Spike-ER có tầm bắn tới 8.000 mét.



http://nghiadx.blogspot.com
Quân phục chiến đấu tương lai của binh lính Ba Lan.


>> Mỹ mua UAV Switchblade



Lenta đưa tin, hôm 7/9, quân đội Mỹ vừa ký kết một hợp đồng cung cấp loại UAV siêu cơ động không người lái Switchblade với công ty kỹ thuật công nghệ AeroVironment.

Theo thông cáo báo chí của AeroVironment, giá trị của hợp của đồng là 4,9 triệu USD.

UAV Switchblade là một thiết bị bay không người lái cực nhẹ và có kích thước nhỏ gọn, nó có thể mang theo một đầu đạn và tiến công bằng cách lao thẳng vào một mục tiêu nhất định.

UAV mới này có thể cho vào trong một ba lô và người lính có thể phóng nó bằng tay trên chiến trường.

http://nghiadx.blogspot.com
UAV Switchblade của công ty AeroVironment.

Nhà sản xuất cho biết, Switchblade cho phép tấn công mục tiêu với độ chính xác tuyệt cao và không có hỗ trợ của pháo binh. Bởi vì UAV này được trang bị động cơ điện hầu như không phát ra tiếng ồn.

Ngoài ra, khi tiếp cận đến gần mục tiêu định trước, UAV này có thể tắt động cơ và bay vòng tấn công mục tiêu ở chế độ tàu lượn.

Máy tính mô đun cho phép điều khiển, giám sát chuyển động của UAV ở chế độ ngoại tuyến. Việc phát hiện mục tiêu được thực hiện bằng truyền hình video về chỉ huy trong thời gian thực.

Để nâng cao hiệu quả của UAV, các kỹ sư đã thiết kế làm cho nó có thể hủy bỏ nhiệm vụ hiện tại và chuyển sang một nhiệm vụ hay một mục tiêu khác.

Lựa chọn này cho phép tránh được tự phá hủy không chỉ là UAV trong trường hợp mục tiêu chuyển động bất ngờ mà còn tránh được thương vong đáng tiếc cho dân thường.

Theo lãnh đạo AeroVironment, ông Tom Herring, Switchblade không chỉ có thể cải thiện thành phần tình báo của quân đội, mà còn có thể là một phương tiện bảo vệ hiệu quả trong điều kiện chiến đấu.

>> Syria học cách bắn hạ máy bay NATO từ Nga



Đoàn sĩ quan đại diện Bộ Quốc phòng Syria sẽ tham dự diễn tập phòng không quy mô lớn trên lãnh thổ nước Nga


Trước khả năng cuộc tấn công tiềm tàng của NATO, các đại diện của Bộ Quốc phòng Syria sẽ tham dự diễn tập quân sự Liên minh chiến đấu - 2011. Tại đó, họ sẽ quan sát có thể hạ máy bay và tên lửa như thế nào. Đất nước Arab này hiện có nhiều cuộc bạo loạn và là nhà nhập khẩu vũ khí Nga lớn nhất ở khu vực Cận Đông và Bắc Phi.

Những năm gần đây, Nga cung cấp một loạt hệ thống bán vũ khí lớn cho Syria, trong đó có chương trình cải tiến tăng T- 72 của Lục quân Syria thành T- 72M1.

Nga cũng chuyển giao cho Syria 6 hệ thống pháo - tên lửa phòng không 2S6 Tunguska, 18 tổ hợp tên lửa Buk-M2E, 36 hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1, một lô tên lửa phòng không vác vai Igla trong thành phần các mô đun phóng Strela, cũng như các hệ thống tập lái máy bay lên thẳng và máy bay phản lực.

Vì vậy, trước nguy cơ đe doạ quân sự từ phía NATO, người Syria đã nhận lời mời từ Bộ Quốc phòng Nga thăm diễn tập Liên minh chiến đấu.

Đại sứ quán Syria đã khẳng định với từ Izvestia sự có mặt của các tùy viên quân sự nước này trong đợt tập trận tới.

Ở đại sứ quán Syria giải thích là có kế hoạch cử một số đại diện bộ Quốc phòng Syria tham dự diễn tập phòng không, nhưng tạm thời chưa xác định là ai.

Để trình diễn trực quan tác chiến phòng không, gần 2.000 người tham gia diễn tập sẽ bắn hạ “máy bay địch” bằng tất cả các loại tổ hợp tên lửa phòng không như loại tầm trung Buk, S-75, S-125 và tầm xa S- 200, S-300, S-400. Các tổ hợp mục tiêu của Nga sẽ mô phỏng máy bay NATO.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125.

Theo chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makiyenko, các tên lửa tham gia diễn tập mà Syria đã sở hữu gồm: Buk, S-200 và S-125.

Ông Makiyenko nhận định: “Về mặt kỹ thuật quân nhân Syria có thể sử dụng những tên lửa này đế bắn hạ bất kỳ máy bay nào của NATO. Tuy nhiên các phi công NATO và Israel có kinh nghiệm rất lớn về chống lại tên lửa phòng không, và chắc là phòng không của Syria sẽ thất bại”.

Theo ông, việc có mặt trong diễn tập của Nga khó có thể tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cho Syria. Tuy vậy, họ sẽ có được một vài kinh nhiệm, kể cả về mặt tổ chức. Nhưng nhiều chuyên gia Nga nói chung không tin là NATO dám tấn công Syria.

Ủy viên Ủy ban về chính sách đối ngoại và quốc phòng Vitaly Shlykov cho rằng: “Syria là nước thân Nga nhất về mặt quân sự ở Cận Đông và Liên minh Bắc Đại Tây dương khó có thể tấn công Cộng hoà Syria”.

Chủ tịch Viện hàn lâm các vấn đề địa chính trị Leonid Ivashov, người tháng 7/2011 vừa thăm Syria và đã gặp Tổng thống Bashar Asad cho rằng việc mời các đại diện của Syria dự diễn tập trước hết là một hành động chính trị.

Ông Ivashov nhận định: “Nga và SNG luôn tỏ ra là Syria rất gần gũi với chúng ta và chúng ta bày tỏ sự ủng hộ chính trị đối với nước này như là một đối tác.

Toàn bộ vấn đề là ở chỗ, liệu Nga và SNG có sẵn sàng đưa sang Syria các vũ khí hiện đại không, vì chúng ta luôn bị Tel- Aviv gây sức ép và theo dõi sát sao, nơi người ta luôn muốn đưa ra quyết định, cái gì có thể đưa sang Syria, cái gì không”.

Ông này cho rằng, người Syria nếu muốn đánh nhau thì phải có vũ khí hiện đại và phải học cho được cách khai thác chúng một cách chuyên nghiệp.

>> Phillippines tăng cường ngân sách cho hải quân



118 triệu USD là số tiền sẽ được chính phủ Phillippines tăng cường thêm cho lực lượng cảnh sát biển nước này.


Ngày 7/9/2011, tại Thủ đô Manila, chính phủ Phillippines đã công bố một khoản ngân sách tăng cường trị giá 118 triệu USD cho lực lượng cảnh sát biển.

Việc tăng ngân sách này nhằm đảm bảo cho các hoạt động bảo vệ vùng lãnh thổ, lãnh hải và các dự án khai thác tài nguyên quan trọng của Phillippines trên biển Đông.

Theo đó, số tiền 118 triệu USD sẽ được dành cho việc mua thêm tàu tuần tra cùng 6 trực thăng cũng như các thiết bị quân sự liên quan.

Bộ trưởng Bộ Ngân sách và quản lý Phillipines Florencio Abad đã xác nhận thông tin về khoản ngân sách nói trên.


http://nghiadx.blogspot.com
Phillippines sẽ tăng cường ngân sách cho việc mua sắm các tàu tuần tra và máy bay trực thăng mới, trong ảnh chiến hạm BRP Gregorio del Pilar (PF-15) mà hải quân nước này mới nhận hồi tháng 8/2011.


Đây là khoản ngân sách cần thiết để đảm bảo các yêu cầu của lực lượng vũ trang trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, trong đó chú trọng đến việc thiết lập vành đai bảo vệ xung quanh dự án khai thác khí đốt Malampaya và nhà máy điện tại đây.

Dự án khai thác khí đốt Malampaya là một dự án hợp tác giữa Tập đoàn Shell và Tập đoàn dầu khí quốc gia Phillippines trị giá 4,5 tỷ USD. Đây được xem là dự án hợp tác mang tầm chiến lược với an ninh năng lượng Phillippines, cung cấp tới 50% năng lượng cần thiết trên đảo Luzon.

Đầu tháng 9/2011, Tổng thống Phillippines Benigno Aquino và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cam kết giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình khi các nhà lãnh đạo Phillippines đến thăm Bắc Kinh.

Dù khoản ngân sách tăng cường này là rất nhỏ nếu so với ngân sách mà Trung Quốc chi cho lực lượng hải giám nước này. Tuy nhiên, đây cũng là một sự tăng cường quan trọng cho lực lượng vũ trang Phillippines, trong bối cảnh quốc gia này đang đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế.

Tháng 8/2011, Phillippines cũng đã nhận một tàu tuần tra lớn nhất trong trang bị của hải quân nước này để phục vụ cho nhiệm vụ tuần tra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Tag: Hải quân các nước ASEAN

>> Hạm đội Đông Hải Trung Quốc



Trong 3 hạm đội của Hải quân Trung Quốc thì Hạm đội Đông Hải là lực lượng ra đời đầu tiên.


Ngày 23/4/1949, hạm đội chính thức thành lập ở căn cứ Thượng Hải với tên gọi Hải quân Hoa Đông. Đến ngày 23/9/1955 đổi tên thành Hạm đội Đông Hải do trung tướng Đào Dũng làm tư lệnh.

Trong 2 ngày 8 và 9/6/2011, 11 tàu chiến trong đó có toàn bộ lớp tàu khu trục hiện đại (Sovremennyi) 4 chiếc, đã di chuyển gần đảo Ryukyu (Nhật) theo đội hình 3 nhóm trong cuộc tập trận lớn nhất của Hải quân Trung Quốc. Các tàu khu trục trên đều thuộc Hạm đội Đông Hải.

Nhiệm vụ, khu vực đảm trách

Lúc mới thành lập, hạm đội Đông Hải có nhiệm vụ ngăn chặn sự phản công của Đài Loan, nếu nổ ra chiến tranh tiến hành việc phong tỏa toàn bộ Đài Loan, hoặc tấn công các đảo Đài Loan, Kim Môn, Bành Hồ... Xa hơn, sẽ là lực lượng chủ yếu giải phóng Đài loan bằng quân sự.

Quản lý vùng biển từ Nam cảng Liên Vân (tỉnh Giang Tô) xuống phía Bắc Nam Thụy (khu vực từ đảo Nam Áo tỉnh Quảng Đông đến Mũi Mèo của Đài Loan), phủ kín eo biển Đài Loan, bao gồm bờ biển các tỉnh thành ở nội địa là Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang và Phúc Kiến.

Hạm đội này đã tham gia đánh đảo Nhất Giang Sơn hỗ trợ lục quân 1955 và nhiều trận khác với Đài Loan. Từ năm 1970, Bộ tư lệnh Hạm đội chuyển từ Thượng Hải đến Ninh Ba.

Lực lượng, bố trí

Hạm đội được biên chế 2 lữ tàu ngầm, 1 lữ tàu khu trục, 1 lữ tàu hộ vệ, 3 lữ tuần tiễu, phóng lôi và 1 lữ tàu đổ bộ.

Không quân Hạm đội có 1 sư ném bom, 2 sư tiêm kích, 1 trung đoàn vận tải, 1 trung đoàn trinh sát, 1 trung đoàn huấn luyện, 1 trung đoàn máy bay tiếp dầu. Ngoài ra, Hạm đội còn có các trung đoàn tên lửa, pháo bờ biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ tàu ngầm ở Ninh Ba (vòng tròn đỏ chỉ vị trí neo đậu tàu).


Ba căn cứ hải quân lớn của Hạm đội là căn cứ Thượng hải, có lữ tàu ngầm 42 với các tàu lớp Kilo, Minh, 1 lữ tàu đổ bộ, 1 lữ tuàn tiễu, trung đoàn Không quân vận tải số 6...

Căn cứ hải quân này đảm trách từ cảng Liên Vân đến Ngô Tùng. Căn cứ Châu Sơn nằm trên đảo, đảm trách từ Định Hải đến Ôn Châu. Căn cứ Phúc Kiến đảm trách Phúc Kiến đến Hạ Môn.

Ở căn cứ chính của hạm đội là Ninh Ba có lữ tàu ngầm 22 lớp Romeo, một số tàu khu trục, sư đoàn tiêm kích số 4, trung đoàn máy bay trinh sát số 8...

Sư đoàn không quân ném bom ở Đan Dương (Giang Tô), sư tiêm kích 6 ở Đại Sơn...

Vũ khí, trang bị

- Tàu ngầm: loại Kilo mua từ Nga là 364 (Viễn chinh 64), 365 (Viễn Chinh 65), 366 (Viễn Chinh 366) và 367 (Viễn Chinh 67). Loại do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo đời mới là loại 039 lớp Tống có tàu 320 (Viễn Chinh 20), 321 (Viễn Chinh 21); lớp tàu ngầm tương đối cũ là 12 tàu ngầm 035 lớp Minh và lớp Romeo.

- Tàu khu trục:

+ Lớp Hiện đại 4 chiếc mua của Nga, chiếc đầu biên chế ngày 25.12.1999 Hàng Châu 136, chiếc thứ hai ngày 16.1.2001, Phúc Châu 137, chiếc thứ ba Thái Châu 138.

+ Tàu hộ vệ: tàng hình loại 053H3 lớp Giang Vệ II do nhà máy đóng tàu Hộ Đông Thượng Hải chế tạo là tàu 521 (Hạ Tân) và tàu 522 (Liên Vân Cảng), 4 chiếc loại 053H2G lớp Giang Vệ I là tàu 539 (An Khánh), tàu 540 (Hoài Hải), tàu 541 (Hoài Bắc) và 542 (Đồng Lăng); 9 chiếc loại 053H lớp Giang Hồ là tàu 510 (Thiệu Hưng), tàu 512 (Vô Tích), 513 (Hoài Âm), tàu 514 (Tấn Giang), tàu 515 (Hạ Môn), 516 (Cửu Giang), tàu 517 (Nam Bình), tàu 518 (Cát An), 2 chiếc loại 053H1 lớp Giang Hồ II gồm 533 (Ninh Ba), 534 (Kim Hoa).

Máy bay của Hạm đội là ném bom H-5, H-6, tiêm kích J-7, Báo bay, máy bay tiếp dầu cải tiến từ H-6....

Tính năng một số máy bay, tàu

- “Báo bay” chính là FBC-1: là máy bay siêu âm 2 chỗ ngồi đa năng mới, hoàn toàn do Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc thiết kế, tập đoàn công nghiệp máy bay Tây An sản xuất, Viện nghiên cứu bay thí nghiệm Trung Quốc kiểm định.

Chiều dài 23,32m, sải cánh 12,7m, cao 6,57m, trọng lượng cất cánh tối đa 28.475kg, trọng lượng vũ khí gắn ngoài tối đa 6.500kg. Vũ khí có tên lửa đối không, đối đất, đối hạm và pháo 23mm 2 nòng, đánh gần hoặc đánh chặn từ xa. Nhiệm vụ chủ yếu của FBC-1: đánh căn cứ, nút giao thông, tàu trên biển, trận địa tập kết....tốc độ hành trình 1,7M. Bán kính hoạt động 1.488km (máy bay thế hệ 3).


http://nghiadx.blogspot.com
Ba trong số bốn tàu khu trục lớp Sovermenny trang bị cho Hạm đội Đông Hải.


- Tàu khu trục lớp hiện đại Sovermenny

Lượng giãn nước 7.900 đến 8.480 tấn, kích thước 156,37x17,19x7,85m, quân số 296 người (25 sĩ quan), hành trinh liên tục 14.000 hải lý. Vũ khí có 2 bệ tên lửa đối hạm siêu âm Moskit SS-N-22 với 8 tên lửa tầm bắn 160km, 2 bệ tên lửa đối không SA-N-7 tầm bắn xa 25km và độ cao 15.000m, 2 khẩu pháo phòng không 130mm, 4 khẩu 30mm loại 6 nòng, 4 ống phóng ngư lôi ASW 324mm, 2 trực thăng chống ngầm Z-9A hoặc K-28. Trực thăng Z-9 có tên lửa Hồng Tiễn-8, pháo 23mm và hệ thống phóng tên lửa nhiều nòng.

- Tàu ngầm lớp Romeo loại 033

Là tàu ngầm mua của Liên Xô, lượng giãn nước 1.475 tấn khi nổi, 1.830 tấn khi lặn, kích thước 76,6x6,7x5,2m. Tốc độ 15 hải lý/h khi nổi, 13 hải lý/h khi lặn, tầm hoạt động 9.000 hải lý với vận tốc 9 hải lý/h, nổi; quân số 54 người (10 sĩ quan). Vũ khí có 8 ống phóng lôi 533mm kiểu Yu-4 tầm bắn 15km và Yu-1 tầm bắn 9,2km, 24 quả thủy lôi.

>> Trôi nổi số phận 2 vạn tên lửa tại Libya



Một lượng lớn tên lửa phòng không do Nga cung cấp cho Libya đã biến mất khỏi một kho chứa vũ khí trong tình trạng mất kiểm soát tại nước này.


Một số trong những tên lửa bị mất là loại tên lửa vác vai Igla-S (Định danh NATO là SA-24 Grinch), là loại tên lửa hiện đại nhất trong tất cả những dòng tên lửa vác vai của Nga hiện nay.

Một nhóm phóng viên của CNN và tổ chức nhân quyền HRW (Human Right Watch) đã được thấy hàng chục thùng tên lửa rỗng với số hiệu và tên vũ khí xác nhận chúng đã từng dùng để đựng tên lửa Igla-S.

Ví dụ trên một vỏ thùng người ta thấy có các dòng chú thích bằng cả tiếng Anh và tiếng Nga cho biết chúng được dùng để đựng hai tên lửa loại 9M342 cùng bộ nguồn với số hiệu 9B238.

Igla-S là biến thể mới nhất của dòng tên lửa Igla. Loại tên lửa này mới xuất hiện từ năm 2004 và hiện đại hơn nhiều so với các tên lửa trước đó của Nga cũng như tên lửa FIM-92 Stinger của Mỹ.

Tên lửa Igla-S có thể dùng để chống lại trực thăng, máy bay cánh cố định, tên lửa hành trình và máy bay không người lái với tầm bắn lên tới 6.000 mét.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không Igla-S có tầm bắn tới 6.000 mét, là mối nguy cơ rất lớn đối với các phương tiện bay cả dân dụng và quân sự nếu rơi vào tay quân khủng bố.

Nhà kho chứa Igla-S trên là một phần trong các kho chứa vũ khí trực thuộc binh đoàn đặc biệt của Khamis Gaddafi, con trai nhà lãnh đạo Libya nằm ở phía Nam thủ đô Tripoli. Ngoài tên lửa Igla-S, nhà kho trên còn chứa rất nhiều đạn cối, đạn pháo và các thùng rỗng khác vốn được dùng để chứa tên lửa SA-7 Strela.

Ông Peter Bouckaert, giám đốc bộ phận khẩn cấp của HRW cho biết ông đã thấy tình trạng cướp bóc tự do các kho vũ khí này phổ biến trên khắp đất nước Libya, và thứ biến mất nhiều nhất là các tên lửa vác vai phòng không đắt tiền.

Ông Bouckaert thừa nhận thấy nhiều xe dân sự vận chuyển các tên lửa phòng không này đi đâu không rõ, và nếu được sử dụng bởi bàn tay khủng bố, số tên lửa này dễ dàng biến cả vùng Bắc Phi thành "vùng cấm bay".

Sự thiếu kiểm soát về vũ khí đang làm dấy lên lo ngại về tình hình bất ổn tại Libya thời hậu Gaddafi khi NTC không có động thái rõ rệt gì nhằm chống lại tình trạng này.

Một nguồn tin khác từ NATO cho biết họ đã phá hủy 575 tên lửa phòng không và radar của Libya trong khoảng thời gian từ 31/3 tới 4/9 nhưng không nói rõ rằng các tên lửa bị phá hủy là loại gì.

Tướng Carter Ham, chỉ huy lực lượng tại châu Phi của Mỹ cho biết ông cũng rất lo ngại về sự quản lý lỏng lẻo 20.000 tên lửa phòng không từ các kho vũ khí tại Libya, những tên lửa này rất có thể sẽ rơi vào bàn tay quân khủng bố và chuyển tới các chiến trường chống Mỹ của lực lượng này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tình trạng kiểm soát vũ khí cực kỳ lỏng lẻo tại Libya tiềm ẩn nguy cơ cao về mất an ninh trong khu vực.

Lãnh đạo các nước láng giềng của Libya như Niger và Chad cũng đã cho biết rất nhiều vũ khí bao gồm thuốc nổ dẻo Semtex, tên lửa SA-7... đã được vận chuyển lậu vào nước họ.

Một thủ lĩnh bộ lạc người Tuareg sống tại thành phố Agadez của Niger cũng thông báo rất nhiều chiến binh Tuareg trở về đã mang theo rất nhiều vũ khí từ Libya.

Tình hình hiện nay tại Libya tương tự như ở Afghanistan những năm 1980 khi Mỹ viện trợ hàng ngàn tên lửa phòng không Stinger cho lực lượng du kích Mujahideen để chống lại quân đội Xô Viết. Sau đó, cũng chính Mỹ phải bỏ ra hàng trăm triệu USD để mua lại số tên lửa này nhằm tránh chúng rơi vào tay những kẻ khủng bố

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 2)



Quá trình phát triển của xe tăng Mỹ luôn dựa trên quan điểm ứng dụng công nghệ hiện đại nhất vào thiết kế, tạo ra tiện nghi tối đa cho kíp lái trong vận hành và chiến đấu.

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 1)

Ngày nay, vị thế của xe tăng trên chiến trường không còn như trước, nhưng đây vẫn là lực lượng tiến công quan trọng. Trong loạt bài này, Đất Việt sẽ giới thiệu những cỗ máy từng được mệnh danh là “vua chiến trường”.

Kỳ 2: Xe tăng Mỹ tìm lại danh dự

Ngôi sao xuất hiện từ những thất bại

Từ trước tới nay, Mỹ luôn ưu tiên phát triển không quân và hải quân, do đó, lực lượng tăng – thiết giáp của nước này không được thực sự coi trọng, đặc biệt từ sau tranh thế giới thứ 2, thời điểm các vũ khí chống tăng phát triển mạnh mẽ. Điều này cũng lý giải cho thất bại của xe tăng Mỹ trước các đối thủ Nga suốt một thời gian dài. Trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1965, Pakistan mất hơn 100 chiếc M-48. Cuộc chiến tranh 6 ngày giữa Israel với khối Arab (năm 1967), M-48 của Jordan đã bị hạ gục đau đớn bởi những chiếc tăng cổ lỗ M-4 Sherman được nâng cấp pháo 105mm.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà lực lượng xe tăng Mỹ không có “ngôi sao”. Đầu những năm 1960, gặp phải “ác mộng” T-62 của Liên Xô, Mỹ bắt tay với Đức phát triển dự án MBT-70.

Kiểu dáng MBT-70 khá thấp (chiều cao khoảng 1,9m) đi ngược lại thiết kế truyền thống của tăng Mỹ. Điểm mới đáng ngạc nhiên ở MBT-70 là nó được trang bị pháo cỡ 152mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, thiết bị nạp đạn tự động… những kỹ thuật chưa bao giờ xuất hiện trên xe tăng Mỹ.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp nảy sinh, chi phí dự án tốn nhiều hơn so với dự tính. Cuối cùng, Mỹ và Đức đã “đường ai nấy đi”. Đức tập trung phát triển dự án mới và cho ra đời xe tăng Leopard 2, còn Mỹ điều phối lại chi phí và phát triển dự án XM815. Sau này được đổi tên thành XM1 – mẫu chế thử của xe tăng chiến đấu chủ lực mang tính cách mạng M1 Abrams.

Tiện nghi và an toàn hơn xe tăng Nga

Nếu như xe tăng Nga thiết kế theo tiêu chí rẻ, bền, tốt, kíp lái được huấn luyện để sửa chữa tăng trong điều kiện cần thì xe tăng Mỹ thiết kế tích hợp thiết bị điện tử công nghệ cao, giá cả đắt đỏ, đi kèm luôn có đội hình hậu cần đông đảo. Đặc biệt, trường phái thiết kế xe tăng của Mỹ luôn đề cao khả năng sống sót của tổ lái lên hàng đầu.

M1 Abrams chính thức đi vào phục vụ trong Lục quân Mỹ từ đầu năm 1980, Xe được ứng công nghệ giáp, điện tử tiên tiến trên thế giới. Toàn thân xe và tháp pháo của M1 được bọc loại giáp phức hợp. Biến thể M1A1 sau này còn được trang bị thêm lớp giáp Uranium nghèo để tăng khả năng phòng vệ trước các vũ khí chống tăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Bên trong xe tăng M1 Abrams.

Bên trong xe Abrams, khoang chứa đạn đặt sau tháp pháo cách biệt với khoang chiến đấu bằng lớp cửa thép. Khoang chứa đạn có hai tấm ván trên nóc, trong trường hợp đạn phát nổ thì sức nổ sẽ thổi bay các tấm ván trên nóc giải phóng toàn bộ năng lượng ra ngoài xe mà không gây ảnh hưởng cho tổ lái. Đây cũng là một trong những điểm mà các chuyên gia Phương Tây luôn đưa ra để chê xe tăng Nga (các mẫu T-54/55, T-62, T-72, T-80, T-90 thì khoang chứa đạn nằm chung với khoang chiến đấu). Mỹ cũng đưa vào M1 thiết bị phòng vệ AN/VLQ-8A “soft kill” có khả năng gây nhiễu các loại tên lửa chống tăng.

Tất cả các vị trí trên xe đều lắp các thiết bị chuyên dụng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mỗi người: trưởng xe có 6 kính quan sát bao quát 360 độ quanh xe, thiết bị quan sát hồng ngoại độc lập hoạt động cả ngày/đêm, tự động quét khu vực, tự chuyển thông tin về mục tiêu cho pháo thủ; pháo thủ có kính ngắm chính, khí tài ảnh nhiệt; lái xe quan sát qua màn hình hiển thị tình trạng nhiên liệu, điện năng, thiết bị điện tử và kính quan sát hỗ trợ thiết bị hồng ngoại.

Ngoài ra, cũng như các dòng xe tăng hiện đại, M1 Abrams lắp thiết bị đo xa laser và máy tính điều khiển hỏa lực. Loại máy tính đạn đạo trên M1 sẽ tự động tính toán phần tử bắn dựa trên những thông tin thu được từ các sensor.

Có thể nói, M1 Abram được tích hợp nhiều công nghệ điện tử tiên tiến trợ giúp tối đa cho tổ lái trong cuộc chiến tranh hiện đại cần có độ chính xác cao và tốc độ nhanh.

Từ chối mang tên lửa

Sở hữu nhiều tính năng tiên tiến nhưng M1 Abrams cũng từ chối không ít công nghệ hiện đại. Xét về sức mạnh hỏa lực, trong khi Nga luôn tìm cách phát triển vũ khí cho xe tăng thì Mỹ lại có xu hướng rút gọn. Hỏa lực của M1 Abrams là một pháo nòng trơn 120mm M256 có khả năng bắn được hầu hết các loại đạn nhưng các nhà thiết kế kiên quyết từ chối việc phóng tên lửa qua nòng pháo.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo 120mm thể hiện sức mạnh.

M1 cũng không sử dụng máy nạp đạn tự động, do đó tốc độ nạp đạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật và sức khỏe của người nạp đạn, cũng như điều kiện địa hình.

M1 Abrams sử dụng loại động cơ tuốc bin khí đa nhiên liệu cho phép một xe tăng có trọng lượng lên tới gần 70 tấn di chuyển tốc độ 67km/h. Loại động cơ này có một nhược điểm lớn là tiêu tốn quá nhiều nhiên liệu.

“Dòng tăng cuối cùng” của Mỹ?

Người ta thường thấy hình ảnh các loại xe tăng T-80, T-90 của Nga bay lên khỏi mặt đất khi vượt chướng ngại vật. Nhưng đối với M1 Abrams không có chuyện đó, bánh xích vẫn bám sát mặt đường. Tuy nhiên, thao diễn là một chuyện, chiến đấu lại là chuyện khác.

Một trong những cuộc chiến chứng minh hiệu quả của M1 Abrams là cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991. Tại đây, các sư đoàn tăng M1 của Mỹ đối đầu với các xe tăng của Quân đội tăng Iraq trang bị chủ yếu xe tăng do Liên Xô sản xuất (T-54/55, T-62, T-72). Các xe tăng M1 Abrams đã đánh bại hoàn toàn các đơn vị tăng Iraq với con số thiệt hại tối thiểu chưa từng thấy. Theo số liệu do phía Mỹ công bố, tổng kết cuộc chiến tranh vùng Vịnh, chỉ có 18 chiếc M1 Abrams bị phá hủy (9 chiếc có thể khôi phục lại). Đồng thời, cần nhớ rằng T-72 mà Iraq sử dụng chưa hẳn là biến thể tiên tiến của T-72. Vì là biến thể xuất khẩu, T-72 của Iraq vẫn dụng giáp thép truyền thống (không có giáp phản ứng nổ, pháo tăng không có khả năng phóng tên lửa qua nòng, thiết bị ngắm bắn - quan sát có nhiều hạn chế…)

Tuy “tỏa sáng” nhưng M1 Abrams có thể là dòng tăng cuối cùng của Mỹ. Theo đó, Quân đội Mỹ có dự định dừng thiết kế xe tăng mới, chỉ duy trì cải tiến xe tăng M-1 Abrams. Trong chiến tranh hiện đại, vai trò của xe tăng đang có chiều hướng suy giảm. Ngay bản thân nước Nga – quốc gia có truyền thống coi trọng sức mạnh tăng – thiết giáp – số lượng xe tăng bị cắt giảm mạnh mẽ, sau khi Liên bang Xô Viết tan vỡ.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

>> Tên lửa đánh chặn - trò lừa đảo hay sai sót vô vọng



Từ khi có bom nguyên tử và các phương tiện bay có tầm xuyên lục địa mà điển hình là máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đường đạn vượt đại châu, vũ khí nguyên tử trở thành một phương tiện răn đe chiến lược.

Đồng thời, vấn đề phòng chống vũ khí nguyên tử cũng được các cường quốc quân sự nỗ lực phát triển nhằm tìm kiếm cơ hội sống sót trong cuộc đụng độ hạt nhân có thể xảy ra. Trong cuộc chạy đua ráo riết đó, Mỹ và Nga đi theo hai hướng khác nhau và đã đạt được những kết quả có thể tạo ra một cuộc cách mạng mới trong quân sự.

Từ hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ...

Ngày 22/6/1997, tại trường thử tên lửa trên quần đảo Marsall (Thái Bình Dương), Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công loại tên lửa chống tên lửa do hãng Boeing chế tạo. Đây là một kiểu tên lửa hoàn toàn mới, được trang bị đầu tìm kết hợp ra-đa và hồng ngoại có khả năng phát hiện các mục tiêu thật trong nhiều mục tiêu giả ngoài khí quyển. Sau cuộc thử nghiệm thành công đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố Mỹ sẽ chuẩn bị sẵn sàng triển khai hệ thống tên lửa chống tên lửa.

Với khả năng đó, Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước phòng thủ tên lửa đã từng ký kết với Nga năm 1972. Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn cung cấp 17 tỷ USD từ năm 1997 đến năm 2002 để triển khai hệ thống tên lửa chống tên lửa nhằm ngăn chặn tên lửa đường đạn từ bất kỳ hướng nào nhằm vào nước Mỹ. Hệ thống tên lửa chống tên lửa, hoặc tên lửa đánh chặn, được đánh giá như vũ khí nguyên tử ra đời cách đây nửa thế kỷ và có tác dụng răn đe không nhỏ. Đối với Nga, thành công của Mỹ trong việc chế tạo tên lửa đánh chặn là một bước mới trong cuộc chạy đua vũ trang.

Trong chiến dịch vận động bầu cử, Tổng thống Mỹ G.W.Bush hứa hẹn triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn trong thời hạn sớm nhất theo khả năng có thể, đồng thời đề nghị Liên bang Nga sửa đổi Hiệp ước phòng chống tên lửa (ABM) ký kết năm 1972 giữa Mỹ và Liên Xô trước đây. Nếu phía Nga không đồng ý, Mỹ sẽ vẫn rút khỏi hiệp ước này. Trong báo cáo dự toán ngân sách quốc phòng 2001-2005, Bộ Quốc phòng Mỹ đã từng dự chi 15 tỷ USD cho kế hoạch này.

"Một trò lừa đảo" hay sai sót vô vọng

Tuy nhiên, một số nhà khoa học Mỹ tỏ ý lo ngại về tính hiệu quả của tên lửa đánh chặn. Có người còn khuyên Mỹ nên từ bỏ kế hoạch này. Các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý Mogan của Mỹ cho biết kỹ thuật hiện thời của Mỹ chưa có khả năng phân biệt đầu đạn thật với đầu đạn giả của đối phương.

Tờ New York Time tiết lộ: "Để thí nghiệm thành công tên lửa đánh chặn, Bộ Quốc phòng Mỹ cố ý sử dụng đầu đạn mục tiêu khá đơn giản với số lượng ít để đầu đạn đánh chặn dễ nhận biết".

Giáo sư khoa học Thomat Poston - cố vấn khoa học của Hải quân Mỹ vào đầu những năm 1980 đã từng giúp Mỹ phát triển thành công tên lửa đường đạn xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm Trident-2, đã nhận xét với vẻ hoài nghi về tên lửa đánh chặn của Mỹ. Thậm chí, ông còn cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa là "một trò lừa đảo".

Dư luận được biết sau chiến tranh vùng Vịnh, Thomat Poston đã từng đơn thương độc mã phanh phui các tuyên bố thổi phồng quá mức của Lầu Năm Góc về tỉ lệ thành công của hệ thống chống tên lửa "Patriot" trong cuộc đọ sức với tên lửa đường đạn "Scud" của Iraq. Nhà vật lý học lừng danh này của Mỹ đã nghiên cứu kỹ lưỡng những vụ thử tên lửa đánh chặn của Lầu Năm Góc và rút ra kết luận rằng công nghệ tên lửa đánh chặn không có cơ hội thành công.

Trên thực tế, hệ thống phòng thủ tên lửa theo kiểu dùng một tên lửa bắn chặn một tên lửa khác là cực kỳ khó khăn và phức tạp. Đó là chưa tính đến khả năng đối phương sử dụng biện pháp đối phó bằng cách phóng ra hàng loạt đầu đạn giả dễ chế tạo từ một tên lửa đường đạn. Năm 1996, Nira Schwartz - một nhà khoa học chủ chốt hãng công nghiệp quân sự TRW của Mỹ đã lập luận rằng, công nghệ tên lửa đánh chặn đã từng có những sai sót vô vọng.

http://nghiadx.blogspot.com


Trong khi nghiên cứu kỹ dữ kiện về các vụ thử tên lửa đường đạn, Thomat Poston phát hiện thấy kỹ thuật cảm biến của tên lửa đánh chặn đã không có khả năng phân biệt được đầu đạn giả với đầu đạn hạt nhân thật. Theo Thomat Poston, trong cuộc thử nghiệm thực tế đầu tiên của hệ thống phòng thủ vào tháng 6/1997, tên lửa đánh chặn phải nhận ra một đầu đạn thật từ tám đầu đạn giả, nhưng thực tế là thiết bị cảm biến này đã hoàn toàn bất lực.

Vì thế, trong các vụ thử tiếp theo, Mỹ đã không sử dụng nhiều đầu đạn giả mà chỉ dùng một đầu đạn dưới dạng một quả bóng bạc sáng loáng có thể dễ dàng nhận biết đến mức thiết bị cảm biến này không thể nhầm lẫn được.

Thomat Poston đã thông báo cho các cố vấn của Tổng thống Mỹ về những phát hiện của ông và khẳng định thêm rằng mặc dù tên lửa có thể dễ bị bắn chặn ở giai đoạn chúng di chuyển chậm ngay sau khi rời bệ phóng, nhưng giữa khả năng có thể với thực tế còn khác nhau xa. Giai đoạn đẩy của tên lửa đường đạn xuyên lục địa kéo dài từ 120 giây đến 210 giây sau khi được phóng đi, sau đó tốc độ của chúng tăng lên tới 7 km/giây.

Trong khi đó hầu hết các tên lửa đánh chặn chiến trường hiện nay của Mỹ chỉ có tốc độ 1,5 đến 2,5 km/giây. Một số kiểu tên lửa mới có thể bay nhanh hơn như tên lửa phòng không S-400 và S-500 của Nga. Nhưng Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng họ chưa có kế hoạch thiết kế tên lửa đánh chặn bay nhanh hơn 4,5 km/giây (phóng từ biển) hoặc 5,5 km/giây (phóng từ trên mặt đất). Rõ ràng, để đánh chặn có hiệu quả còn phải nghiên cứu chế tạo tên lửa đánh chặn bay nhanh hơn thế.

Trong lĩnh vực chống tên lửa, các nhà khoa học Nga đi theo hai hướng: một là chế tạo tên lửa đánh chặn và họ đã đạt được nhiều thành tựu không thua kém Mỹ; hai là chế tạo các hệ thống phòng thủ dựa trên những nguyên lý khoa học hoàn toàn mới, khác với cách làm của Mỹ, theo một chương trình mang mật danh "Planeta". Dư luận Phương Tây gọi chương trình này là đề án "Trust". Phụ trách chương trình là Viện sĩ R. Avramenco.

Tên lửa đánh chặn của Mỹ liệu có đủ nhanh để tiêu diệt tên lửa đạn đạo của Nga

Mỹ dự định triển khai tên lửa đánh chặn ở Ba Lan có tốc độ bay đủ nhanh để bắn hạ tên lửa xuyên lục địa của Nga, một nhà nghiên cứu Mỹ cho biết. Thông tin này hoàn toàn trái ngược với những gì Mỹ khẳng định trước đó. Ted Postol, giáo sư tại Học viện Công nghệ Massachusetts, một người luôn chỉ trích hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ cho biết, Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đang đánh giá thấp tốc độ tên lửa đánh chặn của mình và đánh giá quá cao tốc độ tên lửa tầm xa của Nga.

Tuy nhiên người phát ngôn của MDA, Rick Lehner, ngay lập tức thanh minh do Postol không tiếp cận được với các tài liệu thử tên lửa nên những nhận xét của ông là "hoàn toàn sai".

Hiện tại Mỹ đang đàm phán để lắp đặt 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan, một radar dò tìm mục tiêu ở Cộng hòa Séc để đối phó với cái họ gọi là đe dọa tên lửa từ phía Iran.

http://nghiadx.blogspot.com

Phía Nga kịch liệt phản đối kế hoạch của Mỹ với lý do châu Âu có thể bị biến thành nơi tấn công tên lửa của Nga. Nhưng phía Mỹ liên tục phủ nhận điều này. Còn Giáo sư Postol cho biết người Mỹ "có thể lo châu Âu không chấp nhận kế hoạch, vì vậy họ đành phải nói dối rằng các tên lửa đánh chặn của họ không nhanh bằng tên lửa đạn đạo của Nga". Và ông cũng cho rằng muốn đánh chặn được tên lửa của Iran, thì tên lửa của Mỹ phải mạnh hơn loại tên lửa hiện họ đang công bố.

"MDA cho biết tên lửa đánh chặn có tốc độ tương đối chậm, bởi vì họ phải có tên lửa đạt tốc độ không vượt quá tên lửa đạn đạo của Nga", ông nói trong một cuộc họp báo. "Họ cho biết chúng chỉ có tốc độ 6,3km/giây. Với tốc độ này, tên lửa đánh chặn sẽ không thể giao chiến được với tên lửa đạn đạo Nga…

Nhưng trên thực tế, tốc độ của tên lửa đánh chặn này đạt tới gần 9km/giây, và với tốc độ đó hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu mới có thể chống đỡ được tên lửa của Iran". "Nếu tốc độ nhỏ hơn, tên lửa đánh chặn sẽ không thể bảo vệ được những nơi mà trước đó họ cho rằng có thể bảo vệ", ông Postol tuyên bố.

Hải quân Nga sẽ tăng cường vũ khí chính xác cao cho Hạm đội Ban-tích để đáp trả việc Ba Lan cho Mỹ triển khai tên lửa Patriot gần với biên giới Nga. "Các thành tố trên biển, dưới nước và trên không của Hạm đội Ban-tích sẽ được tăng cường. Thêm nhiều tàu hộ tống hiện đại được trang bị tên lửa hành trình có độ chính xác cao sẽ gia nhập hạm đội", hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời của một quan chức cao cấp của Hải quân Nga.

Thông tin nói trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Ba Lan tuyên bố quân đội Mỹ sẽ triển khai tên lửa Patriot tại thị trấn Mo-rác của nước này. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan B. Klich cho biết, các tên lửa Patriot của Mỹ có mặt tại Ba Lan vào cuối tháng 3. Theo đánh giá ban đầu, để xây dựng căn cứ quân sự cho các binh lính và tên lửa Patriot tại Ba Lan chỉ cần mất 2 tháng. Từ lâu nay, nhiều đơn vị quân đội Ba Lan đã đóng ở Mo-rác. Do đó ở thị trấn này có rất nhiều doanh trại, khu huấn luyện.

http://nghiadx.blogspot.com

"Ở Mo-rác chúng tôi có thể cung cấp những điều kiện tốt nhất cho quân Mỹ và căn cứ kĩ thuật tốt nhất cho hệ thống tên lửa", ông Klich nói. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan cũng khẳng định việc chọn Mo-rác để triển khai tên lửa không phải vì thị trấn này gần biên giới của Nga, hay bất cứ lí do chính trị nào khác, mà đơn giản bởi ở đây đã có sẵn hạ tầng quân sự. Tuy nhiên, thực tế Mo-rác chỉ cách tỉnh Ka-li-nin-grát của Nga chưa đầy 100 km.

Nga đã quyết liệt phản đối kế hoạch của Mỹ dưới thời chính quyền Bush định triển khai các bộ phận cấu thành của hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) với hệ thống tên lửa đánh chặn đặt ở Ba Lan và ra-đa ở Séc. Nga đã đề cập đến khả năng sẽ triển khai hệ thống tên lửa tầm ngắn Iskander-M ở Ka-li-nin-grát để đáp lại nếu Mỹ vẫn tiếp tục kế hoạch trên. Căng thẳng giữa hai bên bùng phát khi ấy như thời chiến tranh lạnh.

Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Mỹ B. Obama tuyên bố xem xét lại kế hoạch NMD, thì Nga cho biết sẽ ngừng việc triển khai tên lửa Iskander-M gần Ba Lan. Mặc dù vậy, Vac-sa-va vẫn đề nghị Washington triển khai tên lửa Patriot ở Ba Lan mặc dù Mỹ không triển khai NMD ở nước này. Cuối năm 2009, Mỹ và Ba Lan kí một thỏa thuận đặt ra điều kiện cho việc quân Mỹ triển khai trên lãnh thổ Ba Lan. Theo đó, hệ thống tên lửa Patriot sẽ được tích hợp vào hệ thống an ninh quốc gia Ba Lan và khoảng 100 lính Mỹ sẽ quản lí đơn vị tên lửa Patriot với tám bệ phóng này.

Nhiều nhà quan sát lo việc Mỹ đặt tên lửa ở gần biên giới Nga làm xói mòn niềm tin giữa Matxcova và Washington, điều vô cùng nguy hại trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực đàm phán để đạt được một hiệp ước mới nhằm thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn I đã hết hạn ngay từ ngày 5/12/2009.

Trong 2 ngày 21 và 22 tháng 1, Trợ lý Tổng thống Nga phụ trách các vấn đề quốc tế, ông S.Prikhodko và Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng N.Makarov sẽ thảo luận cùng Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông James Johns và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc M.Mullen, vấn đề hoàn chỉnh văn kiện mới.

Trung Quốc tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn

Tháng 12/2010, Bắc Kinh tuyên bố thử thành công tên lửa đánh chặn đầu tiên chỉ ít ngày sau khi Mỹ quyết định bán vũ khí cho đảo Đài Loan. "Việc thử nghiệm tên lửa mặt đất loại đánh chặn trên không đã đạt được mục tiêu đề ra", thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết. Bắc Kinh cũng khẳng định rằng việc thử nghiệm này mang tính chất phòng thủ và không nhắm đến một nước nào khác, hãng tin Xinhua dẫn thông báo trên. Loại tên lửa thử nghiệm được cho là loại phóng đi từ mặt đất và đánh chặn mục tiêu khi nó đang trên không trung.

Tuyên bố về thử tên lửa thành công này được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Mỹ bật đèn xanh cho việc bán loại tên lửa phòng không tân tiến Patriot cho Đài Loan. Hợp đồng bán vũ khí giá trị nhiều tỷ USD và có xuất xứ từ thời ông George Bush còn làm Tổng thống Mỹ.

Trung Quốc đã ngay lập tức lên án việc Mỹ bán vũ khí tên lửa cho Đài Loan. "Mỗi thương vụ bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ Trung-Mỹ. Thương vụ này cũng không phải ngoại lệ", Reuters trích bình luận của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra.

Trung Quốc luôn khẳng định Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cách đây hơn ba chục năm, Mỹ cũng khẳng định ủng hộ chính sách "một Trung Quốc", nhưng vẫn duy trì việc quan hệ quân sự với Đài Loan. Bắc Kinh từng tuyên bố không loại trừ khả năng dùng vũ lực nếu Đài Loan tuyên bố độc lập.

Vũ khí của dạng vật chất thứ tư

Viện sĩ Avramenco cho biết, giải pháp do nhóm của các ông theo đuổi nhằm chế tạo vũ khí phòng thủ với chi phí ít hơn, nhưng lại có hiệu quả gấp nhiều lần so với giải pháp tên lửa đánh chặn của Mỹ. Đó là vũ khí plasma. Theo ông, ý tưởng vũ khí plasma của Nga là sử dụng bức xạ lade hoặc bức xạ siêu cao tần cực mạnh, tạo ra một khu vực khí quyển bị plasma hoá chuyển động với tốc độ cực lớn trong khí quyển. Plasma là một trạng thái vật chất thứ tư của vật chất, cùng với ba trạng thái khác là chất khí, chất lỏng, chất rắn.

http://nghiadx.blogspot.com

Thực chất, plasma là một môi trường bao gồm các điện tích (ion dương và điện tích âm), nhưng xét về mật độ toàn khối là trung hoà về điện. Điều đáng chú ý của plasma là tính chất khí động của nó khác hẳn với không khí. Bất kỳ một khí tài bay nào, dù đó là máy bay, tên lửa hoặc đầu đạn thông thường khi bay vào khu vực khí quyển bị plasma hoá sẽ bị lộn nhào như chong chóng và bị vỡ vụn thành nhiều mảnh ngay tức khắc.

Ngay cả ở độ cao 50 km, chùm tia lade hoặc bức xạ siêu cao tần đều có thể làm cho khí quyển thay đổi căn bản về tính chất khí động để vô hiệu hoá khả năng bay bằng hiệu ứng khí động trong không khí của các khí tài bay.

Về ưu việt của vũ khí plasma, Viện sỹ Avramenco cho biết: "So với vũ khí plasma, tên lửa đánh chặn của Mỹ cũng giống như công cụ thời đồ đá so với các phương tiện kỹ thuật của thế kỷ XX. Tốc độ chuyển động của tên lửa đánh chặn của Mỹ giỏi lắm cũng chỉ chuyển động được với tốc độ 5 km trong một giây, còn tốc độ của vũ khí plasma là tốc độ của ánh sáng, nghĩa là gần 300.000 km trong một giây!

Còn một ưu điểm cơ bản nữa của vũ khí plasma là có thể thử nghiệm và kiểm tra nhiều lần nhưng không gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Vũ khí tên lửa đánh chặn của Mỹ không thể thử nghiệm được như vậy vì rất tốn kém và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng".

Các nhà khoa học Nga đã có đề án thiết kế chế tạo vũ khí plasma, vấn đề còn lại là bảo đảm kinh phí và phối hợp hoạt động của các nhà kỹ thuật. Tại trường thử Vladimir-30, các nhà khoa học quân sự Nga đã thí nghiệm thành công sử dụng vũ khí plasma bắn rơi đầu đạn. Như vậy, lần đầu tiên các nhà khoa học Nga đã vượt qua một khó khăn căn bản về mặt kinh tế: Vũ khí phòng thủ rẻ gấp nhiều lần so với vũ khí tấn công. Thí dụ, chi phí để chế tạo tên lửa đánh chặn A-135 trước đây của Nga nhiều gấp hàng chục lần chi phí chế tạo vũ khí plasma hiện nay.

Viện sĩ Avramenco cho biết: "Chương trình "Planeta" sẽ tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong phòng thủ. Nó sẽ làm phá sản nhiều công ty công nghiệp quân sự hàng đầu như Boeing, Lockheed, Mc.Donnel Doughlas của Mỹ và nhiều công ty công nghiệp quân sự khác. Kỷ nguyên máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn không còn tác dụng sẽ đến. Hiện nay, người Mỹ đang triển khai vũ khí lade với nhiều phương án phòng thủ khác nhau. Nhưng chưa có một nước nào có khả năng tiến hành thử nghiệm thành công vũ khí plasma như của Nga"
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang