Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Đài Loan

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Đài Loan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Đài Loan. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

>> Sát thủ săn ngầm P-3C Orion của Đài Loan

Đài Loan sẽ tiếp nhận máy bay săn ngầm tiến tiến P-3C Orion đầu tiên nhằm tăng cường sức mạnh đối phó hạm đội tàu ngầm đông đảo của Trung Quốc.

>> Tìm hiểu 'Thần biển' P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ
>> Mỹ dùng “Thợ săn” P-3C để trấn tàu ngầm hạt nhân TQ ở Biển Đông


Want Daily dẫn lời quan chức Hải quân Đài Loan cho hay, nước này sẽ nhận chuyển giao đợt đầu trong 12 máy bay săn tàu ngầm P-3C Orion mua của Mỹ vào cuối năm nay.

“P-3C Orion sẽ được chuyển giao cho Đài Loan bắt đầu từ năm nay, chiếc cuối cùng trong hợp đồng sẽ tới vào cuối năm 2015”, quan chức Hải quân Đài Loan nói.

P-3C là biến thể tốt nhất của dòng máy bay săn ngầm P-3 Orian, với khả năng tìm kiếm, phát hiện tàu ngầm tiên tiến.

Năm 2007, chính phủ Mỹ đã chấp thuận bán máy bay P-3C cùng động cơ cánh quạt T-56 và các trang thiết bị phụ tùng khác với tổng trị giá 1,96 tỷ USD.

Đại diện hải quân cũng xác nhận rằng, Đài Loan cũng đã nhận chuyển giao các tên lửa hành trình chống tàu phóng từ tàu ngầm UGM-84L Harpoon từ Mỹ và trang bị cho 2 tàu ngầm tấn công lớp Hải Long của nước này.

Theo quan chức hải quân, với những vũ khí mới sẽ giúp tăng cường năng lực phòng thủ bảo vệ Đài Loan.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion sẽ tăng cường khả năng đối phó tàu ngầm Trung Quốc cho Đài Loan.

Đôi nét về P-3C Orion

Máy bay tuần tra hải quân P-3 do Tập đoàn Lockheed (Mỹ) nghiên cứu phát triển từ đầu những năm 1960. Tính tới năm 2012, có tất cả 734 chiếc P-3 được chế tạo và đang hoạt động tích cực ở nhiều quốc gia trên thế giới, gồm cả Hải quân Mỹ.

Máy bay P-3 được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay chở khách thương mại Lockheed L-188 Electra dùng cho nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, tác chiến chống tàu mặt nước và tác chiến chống ngầm.

P-3 được sản xuất với rất nhiều biến thể, cho tới ngày nay chủ yếu các máy bay đều được nâng cấp lên chuẩn P-3C. Máy bay có chiều dài 35,6m, cao 11,8m, sải cánh 30,4m, trọng lượng cất cánh tối đa 64,4kg.

P-3C lắp 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-14 (công suất 4.600 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 750km/h, bán kính chiến đấu 2.490km, trần bay 10.400m, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng.

Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến đã qua nâng cấp nhiều lần trong 50 năm hoạt động. Ngoài những hệ thống điện tử này, “bộ máy” giúp P-3C săn lùng tàu ngầm gồm: hệ thống phao âm thu tín hiệu AN/ARR-78(V), phao âm AN/ARR-72, 2 thiết bị ghi âm chỉ số phao âm và phân tích tần số âm thanh AQA-7, thiết bị ghi tín hiệu hệ thống định vị thủy âm AQH-4.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra P-3C mang 10 quả bom.

P-3C thiết kế với một đuôi dài “kỳ dị” (như chiếc đuôi xuất hiện trên Y-8FQ) chứa hệ thống phát hiện từ tính lạ ASQ-81. Do đây là thiết bị có độ nhạy tín hiệu từ tính rất cao nên người ta buộc phải bố trí ở phần đuôi máy bay trong lớp vỏ sợi thủy tinh, nằm xa các khí tài điện tử trên máy bay. Đây cũng là cách bố trí thường thấy trên máy bay tuần tra săn ngầm.

ASQ-81 có thể phát hiện tín hiệu từ tính bất thường từ một chiếc tàu ngầm trong từ trường của trái đất. Phạm vi hạn chế của thiết bị này đòi hỏi máy bay phải bay ở độ cao thấp để xác định vị trí tàu ngầm. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều tàu ngầm trên thế giới được trang bị hệ thống tên lửa đối không, nếu máy bay bay thấp có thể dễ trở thành “kẻ bị săn”.

Về hệ thống vũ khí săn tàu ngầm, P-3C Orion thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá treo trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm tầm ngắn AGM-84, bom thông thường, bom hạt nhân, ngư lôi chống ngầm. Với số lượng vũ khí khổng lồ này, nó hoàn toàn có thể đánh chìm không chỉ một tàu ngầm mà nhiều chiếc, hơn nữa nó có khả năng đánh chìm chiến hạm mặt nước.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

>> Đài Loan đổ thêm dầu vào chảo lửa "biển Đông"

Xung quanh căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough giới học giả Đài Loan nhận định tình trạng trên sẽ vẫn duy trì nhưng không leo thang thêm nữa, và cũng khó có thể xảy ra một vụ đụng độ hay xung đột quân sự, “vì như vậy vô hình chung Trung Quốc tạo cớ cho Mỹ tham gia sâu hơn vào vấn đề biển Đông”




http://nghiadx.blogspot.com
Lâm Úc Phương, một "ông nghị" Đài Loan luôn cổ súy và theo đuổi chính sách tăng cường sức mạnh quân sự trên đảo Ba Bình thuộc chủ quyền Việt Nam do Đài Loan chiếm đóng trái phép

Trong buổi điều trần cục An ninh quốc gia ngày hôm qua 21/5 của viện Lập pháp Đài Loan, Lâm Úc Phương, một Ủy viên viện Lập pháp yêu cầu viện Hành chính Đài Loan xây dựng một kết cấu mang tính vĩnh cửu trên bãi Bàn Than (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) để tuyên truyền cái gọi là "chủ quyền" của Đài Loan.

>> 1200 quả tên lửa Trung Quốc đặt Đài Loan trong tầm ngắm
>> Chiến tranh Trung Quốc - Đài Loan : Đâu dễ xảy ra

Sở dĩ đưa ra đề nghị này vì theo nhận định cá nhân của Lâm Úc Phương sau chuyến "thị sát" đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị lực lượng quân sự Đài Loan chiếm đóng trái phép - PV) hôm 30/4/2012 vừa qua cùng 2 viên "nghị sĩ" khác - Ủy viên viện Lập pháp.

Theo số liệu quan trắc vệ tinh Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa (quan sát trái phép - PV), Lâm Úc Phương nhận định khu vực bãi Bàn Than (đang do Đài Loan kiểm soát trái phép - PV) nằm giữa đảo Sơn Ca và đảo Ba Bình thời gian gần đây có nhiều tàu cá Việt Nam hoạt động (trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam - PV), "nếu Đài Loan không xây dựng một kết cấu vĩnh cửu" nhằm tuyên bố cái gọi là "chủ quyền", bãi Bàn Than sẽ "có khả năng bị nước khác kiểm soát" - theo Lâm Úc Phương.

http://nghiadx.blogspot.com
Lâm Úc Phương (giữa) và 2 "ông nghị" khác của Đài Loan tham quan (trái phép) bãi Bàn Than thuộc chủ quyền Việt Nam ngày 30/4 vừa qua

Một "ông nghị" khác của Đài Loan, Trần Trấn Tương cho rằng thời gian vừa qua mọi biến động xung quanh vấn đề biển Đông mà không có sự tham dự của Đài Loan là "một điều đáng tiếc", tuy nhiên, Thái Đắc Thắng, Cục trưởng cục An ninh quốc gia khẳng định đơn vị này vẫn thường xuyên làm việc với Mã Anh Cửu, người đứng đầu chính quyền Đài Loan về "chính sách biển Đông".

Thái Đắc Thắng cho hay: "các bên có tranh chấp trên biển Đông đều "yêu cầu" Đài Loan không "liên thủ" với Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp biển Đông, và hiện tại về mặt thông tin chính thức Đài Loan vẫn chưa có ý định sẽ bắt tay với Bắc Kinh trong vấn đề biển Đông".

http://nghiadx.blogspot.com
Cục trưởng cục An ninh quốc gia Đài Loan, Thái Đắc Thắng

Xung quanh căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough giới học giả Đài Loan nhận định tình trạng trên sẽ vẫn duy trì nhưng không leo thang thêm nữa, và cũng khó có thể xảy ra một vụ đụng độ hay xung đột quân sự, “vì như vậy vô hình chung Trung Quốc tạo cớ cho Mỹ tham gia sâu hơn vào vấn đề biển Đông” – Đinh Thụ Phạm, Giám đốc viện Quan hệ quốc tế đại học Chính trị Đài Loan nhận xét.

Sau khi tái nhậm chức lãnh đạo tối cao Đài Loan nhiệm kỳ 2 hôm 20/5, ông Mã Anh Cửu tuyên bố trong một cuộc họp báo, Đài Loan thúc đẩy một chính sách gắn kết nhằm bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” trên biển Đông và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Tuy nhiên, ông Mã Anh Cửu không theo đuổi một quan điểm cứng rắn giống như Bắc Kinh.

http://nghiadx.blogspot.com
Ông Mã Anh Cửu, người vừa tái đắc cử vị trí lãnh đạo cao nhất của Đài Loan nhậm chức hôm 20/5 theo đuổi một chính sách trên biển Đông mang tính ôn hòa hơn Bắc Kinh

“Chúng ta (Đài Loan) nên thúc đẩy một thăm dò chung với các bên có đòi hỏi chủ quyền khác trên biển Đông và tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề này (tranh chấp chủ quyền biển Đông - PV)", ông Mã Anh Cửu trả lời câu hỏi của một nhà báo Mỹ.

Trong một động thái khác có liên quan, khi xảy ra căng thẳng trên bãi cạn Scarborough nhiều học giả hai bờ eo biển Đài Loan tiếp tục kêu gọi giới chức Bắc Kinh và Đài Loan bắt tay hợp tác bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” của "China" (tên tiếng Anh của cả Trung Quốc và Đài Loan) đối với vấn đề biển Đông.

Tuy nhiên, nếu điều đó có xảy ra thì cũng chỉ có thể là một sự liên kết, “liên thủ” ngấm ngầm bởi việc liên kết hai bờ trong các hoạt động đàm phán hoặc mang tính bề nổi xoay tranh chấp chủ quyền biển Đông, Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) sẽ động chạm đến chủ đề chính trị nhạy cảm giữa hai bờ eo biển Đài Loan cũng như tương lai chính trị của người cầm quyền trên hòn đảo này.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

>> 1200 quả tên lửa Trung Quốc đặt Đài Loan trong tầm ngắm

Trung Quốc vẫn bố trí cả ngàn quả tên lửa tầm ngắn ở vùng duyên hải Đông Nam hướng về phía Đài Loan, trong đó chủ yếu là tên lửa đạn đạo SRBM tầm bắn 1000 km, với 200 đến 250 dàn phóng.



http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng tên lửa phòng không quân khu Thành Đô, Trung Quốc diễn tập hồi đầu tháng 5 (ảnh minh họa)

Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 19/5 đưa tin, Báo cáo tình hình quân sự Trung Quốc năm 2012 của Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố cho biết, Trung Quốc hiện có khoảng 1000 đến 1200 quả tên lửa tầm ngắn hướng về phía Đài Loan. 10 năm nữa, Bắc Kinh có cơ hội đóng tàu sân bay và cụm chiến hạm đi kèm.

Đây là báo cáo về tình hình quân sự, quốc phòng Trung Quốc mà Lầu Năm Góc đệ trình Quốc hội nước này. Theo đó, tính đến tháng 10 năm 2011 quân đội Trung Quốc vẫn bố trí cả ngàn quả tên lửa tầm ngắn ở vùng duyên hải Đông Nam hướng về phía Đài Loan, trong đó chủ yếu là tên lửa đạn đạo SRBM tầm bắn 1000 km, với 200 đến 250 dàn phóng.

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Bắc Kinh đã nâng cáp hệ thống tên lửa duyên hải đông nam, tăng biên chế quân chủ lực, nâng tầm bắn, độ chính xác cũng như bố trí các đầu đạn tên lửa tạo thành mạng lưới hỏa lực có sức sát thương lớn hơn trước rất nhiều.

http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng xe tăng lội nước lưỡng thê quân khu Nam Kinh diễn tập đầu tháng 5 (ảnh minh họa)

Tàu sân bay Thi Lang mà Trung Quốc đang sửa chữa, trong giai đoạn đầu sẽ được dùng làm bàn đạp phục vụ huấn luyện, thường xuyên thử cơ động vận hành ra khơi, tuy nhiên khả năng tác chiến cất hạ cánh chiến đấu cơ trên tàu này trong thời gian ngắn sẽ còn nhiều hạn chế.

>> Tàu sân bay Trung Quốc có thể bị đánh chìm bởi tàu ngầm Đài Loan
>> Hạm đội Thái Bình Dương hay Đài Loan quan trọng hơn ??

Đồng thời, tin tức tình báo từ phía Mỹ cho thấy Bắc Kinh đang nghiên cứu tự chế tạo 1 hàng không mẫu hạm, nhiều khả năng đã đi vào sản xuất một số bộ phận. Sau 2015 quân đội Trung Quốc có thực lực hải - không quân nhờ tàu sân bay, và trong 10 năm tới Bắc Kinh sẽ đóng được tàu sân bay và cụm chiến hạm đi kèm.

http://nghiadx.blogspot.com
F-16C/D đang là chiến đấu cơ Đài Loan mong muốn sở hữu để đảm bảo cân bằng sức mạnh quân sự với Bắc Kinh

Trong một diễn biến khác có liên quan, Hạ viện Mỹ vừa biểu quyết thông qua gói hợp đồng bán 66 chiếc máy bay F-16C/D cho Đài Loan, nếu được Thượng viện Hoa Kỳ tiếp tục thông qua thì Đài Loan sẽ sở hữu số máy bay hiện đại này.

Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan luôn là hòn đá tảng ngăn cản sự phát triển của mối quan hệ hợp tác giữa hai cường quốc Mỹ - Trung Quốc. Bắc Kinh nhiều lần phản đối, thậm chí hủy bỏ mọi hoạt động giao lưu quân sự với Washington sau mỗi lần có tin Mỹ sẽ bán vũ khí cho Đài Loan.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay cũ Varyag Thi Lang sau khi sửa chữa, nâng cấp đã thực hiện cơ động thử trên biển lần thứ 6 thành công

Ngược lại, trong bối cảnh sức mạnh kinh tế, quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng, đe dọa đến lợi ích và vị thế của Mỹ thì việc tăng cường quan hệ chiến lược với các đồng minh ở Đông Á, trong đó có Đài Loan sẽ là một trong những ưu tiên của giới chức quân sự Hoa Kỳ.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

>> Tàu sân bay Trung Quốc có thể bị đánh chìm bởi tàu ngầm Đài Loan


Tàu ngầm Đài Loan trang bị tên lửa Harpoon đang được giao cho vai trò quan trọng hơn trước sức ép từ tàu sân bay, tàu đổ bộ cỡ lớn 071, 081 của TQ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm thông thường Hải Long - Hải quân Đài Loan.


Tuần san “Tin tức Quốc phòng” (Defense News) Mỹ kỳ mới nhất đăng bài viết của Wendell Minnick cho biết, chương trình tên lửa chống hạm của Đài Loan đưa Hải quân Trung Quốc vào tầm ngắm.

Báo Mỹ viết, những thông tin từ công nghiệp quốc phòng Đài Loan cho biết, nhà cầm quyền Đài Loan đang có kế hoạch sản xuất một loại tên lửa chống hạm có tầm phóng lớn hơn, loại tên lửa chống hạm này có thể thuộc dòng tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 (XF-3), nó sẽ được triển khai ở phía đông đảo Đài Loan, ngắm về phía tây eo biển Đài Loan và dọc bờ biển Trung Quốc.

Tin này còn cho biết, Đài Loan đang đưa tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-3 có phạm vi phòng thủ 300 km, động cơ phản lực xung áp (ép) lắp đặt trên 8 tàu hộ tống tên lửa lớp Thành Công do họ tự chế tạo.

Hành động này mang tên “Hướng Dương”, việc đặt tên này có thể đã tham khảo núi Hướng Dương giữa thành phố Hoa Liên (Hualien) và Đài Đông (Taitung) của Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Đài Loan đã phủ nhận sự tồn tại của “Hành động Hướng Dương”. Một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết:

“Nói thật là, tôi có thể cam kết với các bạn, thông tin này hoàn toàn không đúng sự thực”. Mặc dù vậy, một thông tin khác từ Bộ Quốc phòng lại chứng thực thông tin Đài Loan triển khai tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 ở hai bên bờ biển hòn đảo này, nhưng công trình này không bao gồm tên lửa tăng tầm phóng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ chế tạo.

Nhà cầm quyền Đài Loan đang gia tăng lượng dự trữ tên lửa chống hạm kiểu mới các kiểu cỡ, những tên lửa chống hạm này có thể phóng từ tàu ngầm, tàu chiến (tàu nổi), bệ pháo phòng thủ ven biển và máy bay chiến đấu.

Hành động này là một phần trong chiến lược lâu dài của Đài Loan, dưới sự giám sát chặt chẽ, triển khai các trang thiết bị nhằm vào hạm đội Hải quân Trung Quốc và ven biển.

Báo Mỹ cho rằng, nguồn tin từ công nghiệp quốc phòng và Bộ Quốc phòng Đài Loan đều nói là Hải quân Đài Loan đang cải tạo 2 tàu ngầm diesel Hải Long để trang bị 32 quả tên lửa chống hạm Harpoon kiểu phóng ngầm UGM-84L.

Những tên lửa chống hạm này được Mỹ bán cho Đài Loan năm 2008 trị giá 200 triệu USD. Chương trình này đang được tiến hành tại căn cứ hải quân Tsoying-Cao Hùng, phía nam Đài Loan.

Trung đội tàu ngầm 256 Đài Loan chỉ có 2 tàu ngầm có thể tác chiến, chúng đều là sản phẩm do Hà Lan chế tạo vào thập niên 1980, mỗi tàu có thể lắp 28 quả ngư lôi hoặc tên lửa.

Công năng mới này sẽ giúp cho Hải quân Đài Loan mở rộng khả năng của mình tới phạm vi xa hơn ở dọc bờ biển Trung Quốc cả về hướng bắc lẫn hướng nam, đảo Hải Nam, các quân cảng quan trọng Sán Đầu và Hạ Môn đều nằm trong phạm vi đe dọa.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Guppy - Hải quân Đài Loan.

Ngoài ra, Đài Loan còn có 2 tàu ngầm diesel lớp Guppy thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng hiện nay chỉ dùng để huấn luyện.

Trước đây, có phương tiện truyền thông từng đưa tin nhầm rằng, tàu Hải Long đã có khả năng phóng tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 kiểu cũ, thực ra, 2 tàu ngầm do Hà Lan chế tạo hoàn toàn không thể phóng tên lửa chống hạm.

Phó giám đốc quốc tế AMI của Công ty Phân tích Hàng hải Mỹ, Bob Nugent cho rằng, khả năng răn đe của tàu ngầm Đài Loan phải mạnh hơn khả năng điều động lực lượng quân sự của nó. Ông nói:

“Hải quân Trung Quốc hiểu rõ rằng, tàu ngầm trang bị tên lửa Harpoon được triển khai ở ngoài các cảng quan trọng sẽ tạo ra mối đe dọa, điều này khiến cho đánh giá chiến lược của và kế hoạch triển khai các hành động của hải quân ngoài eo biển Đài Loan của họ có xu hướng phức tạp hóa”.

Chuyên gia vấn đề Trung Quốc của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ Andrew Eriksson cho rằng, ở dọc tuyến bờ biển phía tây Đài Loan, Đài Loan đã triển khai tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 trên bờ biển, đồng thời còn triển khai tên lửa Harpoon loại phóng từ trên không và tàu chiến, trong đó có một số trang bị hệ thống ngăn chặn bờ biển, từ đó có thể tấn công các mục tiêu ven biển của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-3 do Đài Loan tự nghiên cứu chế tạo.


Nhưng, đối mặt với sự tấn công của tên lửa Trung Quốc, tên lửa bờ biển, tên lửa trang bị cho tàu chiến và máy bay của Đài Loan rất dễ bị tổn thương, do đó đã trao cơ hội tốt cho tàu ngầm Đài Loan tác chiến.

Nugent cho rằng, khi tác chiến với tàu chiến mặt nước càng phải như vậy, Hải quân Trung Quốc bắt đầu triển khai một số tàu chiến cỡ lớn quan trọng có giá trị cao, như tàu sân bay và tàu đổ bộ 071, 081, chúng dễ bị tổn thương nhất khi đối mặt với tên lửa Harpoon”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ tàu ngầm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến lớp Thành Công - Hải quân Đài Loan trang bị tên lửa chống hạm Hùng Phong-3.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Varyag - Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ Type 071 Côn Lôn Sơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng tàu tấn công đổ bộ 081 của dân mạng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục lớp Hiện Đại - Hải quân Trung Quốc phóng tên lửa chống hạm siêu âm Sunburn.


Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

>> Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan vào năm 2020?



Khác hẳn với những phản ứng mạnh mẽ trong những vụ việc tương tự trước đây, lần này phía Đài Loan hầu như hoàn toàn im lặng trước vụ Su-27 Trung Quốc xua đuổi U-2. Vì sao ?


Chính sách quân sự mơ hồ, những khó khăn trong việc mua những vũ khí mới từ Mỹ và phản ứng yếu ớt gần đây cho thấy chính quyền Đài Loan dường như đã đầu hàng trong việc tìm ra đối sách trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc - nhà báo Jens Kastner bình luận trên tờ Asia Times.

Trung Quốc ngày càng khẳng định sức mạnh

Chính sách trắng quân sự vừa được Đài Loan tung ra ngày 19/7 nhận định: Sự áp đảo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc so với Đài Loan đang ngày càng trở nên dữ dội hơn, và trong vòng một thập niên tới Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) có thể dễ dàng khuất phục Đài Loan bằng các biện pháp quân sự nếu cần thiết.

Sách trắng đi sâu vào phân tích những tiến bộ rõ rệt của PLA trong khả năng tác chiến mặt đất – mặt nước – trên không, khả năng tấn công bằng tên lửa, khả năng trinh sát và tình báo, khả năng tác chiến điện tử cũng như những thay đổi trong học thuyết chiến lược của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Hùng Phong 3 của Đài Loan


Sách trắng quốc phòng Đài Loan cũng chỉ ra sự chênh lệch rõ rệt về quân sự giữa hai bên, cụ thể:

- Quân đội Đài Loan đánh giá ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hiện đã gấp 21 lần Đài Loan.
- PLA có 2,3 triệu binh sĩ so với 270.000 của Đài Loan
- Lực lượng Nhị pháo (tên lửa hạt nhân và phi hạt nhân) của Trung Quốc đang không ngừng tăng cường khả năng phản công và răn đe bằng vũ khí hạt nhân bằng cách phát triển các loại tên lửa đường đạn.
- Quân đội Mỹ khi ứng cứu Đài Loan sẽ không dám tấn công các mục tiêu nào khác ngoài các mục tiêu đang trực tiếp tham chiến.
- PLA đã phát triển một số tên lửa diệt hàng không mẫu hạm DF-21D, được xem như vũ khí chính PLA sẽ sử dụng để ngăn Hải quân Mỹ giúp đỡ Đài Loan nếu có chiến tranh.
- Trung Quốc tăng cường mạnh mẽ các căn cứ phòng không và chống hạm dọc bờ biển, do đó Đài Loan khó có khả năng đánh trả để buộc Trung Quốc ngưng chiến.
- Chỉ riêng tại 2 tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông gần Đài Loan nhất, ước tính PLA đã triển khai hơn 1.000 tên lửa hướng về đảo Đài Loan, cùng vô số máy bay chiến đấu và tàu tên lửa hiện đại.
- Để tấn công vào bộ máy chỉ huy của Đài Loan, Trung Quốc đang phát triển máy bay không người lái đồng thời trang bị khả năng tác chiến điện tử cho Hải quân và Không quân, với mục đích làm tê liệt khả năng điều khiển vũ khí của đối phương.

Đến năm 2020:

- Trung Quốc sẽ hạ thủy chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên được trang bị máy bay tàng hình.
- Hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu của Trung Quốc sẽ cho phép lực lượng tên lửa của nước này khả năng tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào di động trên mặt nước, như các tàu sân bay của Mỹ.

Như để kết luận về ảnh hưởng của những bước tiến quân sự của Trung Quốc đối với kịch bản chiến tranh tương lai, các chuyên gia quân sự Đài Loan nhận định đến năm 2020 Trung Quốc có thể phong tỏa hoàn toàn đảo Đài Loan, chiếm các đảo lân cận và tấn công trực diện vào đảo Đài Loan, cũng như ngăn chặn bất cứ thế lực nước ngoài nào muốn giúp đỡ đảo quốc này.

Đài Loan đã làm gì?

Chính sách trắng quốc phòng Đài Loan thừa nhận mặc dù quan hệ giữa hai bờ biển đã ấm dần lên kể từ 2008 nhưng tình trạng sẵn sàng thời bình (của PLA) có thể nhanh chóng biến thành sức mạnh quân sự nhắm vào Đài Loan”.

Bên cạnh những khẩu hiệu như kêu gọi xây dựng một lực lượng quân đội “không biết sợ, không biết đến thất bại”, hay một thông báo mù mờ về việc nghiên cứu khả năng tác chiến phi đối xứng trong thời gian tới, sách trắng đã không đưa ra được tuyên bố nào ấn tượng. Có chăng là những đề cập chung chung rằng Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn (Chung-shan) đang nghiên cứu một số loại khí tài như vũ khí xung điện từ (EMP).

Cũng không có đề cập gì cụ thể về những tiến triển trong việc nghiên cứu các loại tên lửa dòng Hùng Phong như HF-3 và HF-2E, cũng như công nghệ tàng hình mà quân đội Đài Loan từng dự kiến áp dụng trên các tàu tên lửa. Đáng lo ngại nhất là hoàn toàn không có phân tích nào về những chuyển biến chiến lược cần phải thực hiện để đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Khả năng tấn công Đài Loan của các tên lửa Trung Quốc.


Ngay bản thân các chính trị gia Đài Loan cũng đang mâu thuẫn với nhau. Ngay sau khi công bố sách trắng quốc phòng, Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) - đảng đối lập chính ở Đài Loan – đã tố cáo chính quyền Quốc dân Đảng của Tổng thống Mã Anh Cửu chịu trách nhiệm về sự mất cân bằng quân sự với Trung Quốc.

DPP chỉ trích ông Mã không giữ lời hứa duy trì 3% GDP cho quốc phòng (ngân sách quốc phòng năm 2011 của Đài Loan chỉ chiếm 2,2% GDP) và gián tiếp vẫy cờ trắng cho phía Trung Quốc bằng cách im lặng trước những sự cố như vụ ngày 29/6.

Tuy nhiên ông Mã khó có thể làm gì hơn trước những khó khăn mà quân đội Đài Loan đang phải đối mặt trong việc hiện đại hóa quân đội, giữa lúc quan hệ Trung – Mỹ đang có dấu hiệu ấm dần lên.

Chẳng hạn việc Đài Loan hối thúc Mỹ chuyển giao máy bay F-16 C/D đã mang lại rất ít kết quả. Tổng thống Mỹ Obama đã hứa hẹn sẽ trả lời vào ngày 1/10, nhưng theo nhiều nhà phân tích, có lẽ ông Obama đã gián tiếp nói “không”. Bởi thật khó tin là Washington sẽ bán loại máy bay này cho Đài Loan vào thời điểm diễn ra các chuyến thăm của Phó Tổng thống Joe Biden đến Trung Quốc và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hawaii.

Giải pháp tình thế cho ông Mã, theo chuyên gia Oliver Braeuner của Viên nghiên cứu hòa bình Stockholm, đó là tìm kiếm thế cân bằng trong mối quan hệ với Bắc Kinh. “Ông Mã cần phải làm rõ rằng quan hệ giữa 2 bên chỉ có thể được cải thiện nếu Bắc Kinh từ bỏ mối đe dọa sử dụng vũ lực”, ông Broener nhận định.

[news]

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

>> Washington đứng giữa ngã ba đường ở Đông Á



Washington đang đứng trước ngã ba đường với những lựa chọn khó khăn, giữ lấy đòn bẫy chiến lược Đài Loan, hay đổi lấy những bình yên hiện tại với Trung Quốc.

Từ lâu Đài Loan đã nhiều lẫn gửi đề nghị đến Mỹ, thúc giục Washington bán cho họ 66 máy bay chiến đấu F-16C/D mới. Tuy nhiên đến nay đề nghị này vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Đài Loan, Trung Quốc ai quan trọng hơn?

Rõ ràng chính quyền Tổng thống Obama đang đứng trước ngã ba đường với những lựa chọn cực kỳ khó khăn. Đài Loan có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự hiển diện của Mỹ tại châu Á. Song mối quan hệ với Trung Quốc cũng vô cùng quan trọng.

Các thượng nghị sỹ Mỹ đã nhiều lần thúc giục chính quyền Tổng thống Obama bán cho Đài Loan các máy bay chiến đấu F-16C/D mới. Chính quyền Tổng thống Obama cho biết quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào đầu tháng 10/2011.



Đài Loan có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hiển diện của Mỹ tại châu Á, song Trung Quốc cũng không kém phần quan trọng.


Đích thân Ngoại trưởng Hillary Clinton đã trao đổi như vậy với thượng nghị sỹ John Cornyn, bang Texas vào ngày 21/7. Tuy nhiên, một quyết định cung cấp F-16 mới cho Đài Loan có thể làm đảo lộn những tiến bộ gần đây trong quan hệ Trung-Mỹ.

Nhiều khả năng, thay vì cung cấp F-16 mới, chính quyền Tổng thống Obama có thể lựa chọn giải pháp nâng cấp toàn bộ 146 chiếc F-16A/B hiện nay. Năm 2010, Mỹ đã chấp nhận để nâng cấp 146 chiếc F-16 của Đài Loan lên chuẩn mới hiện đại hơn.

Gói nâng cấp trị 4,6 tỷ USD đã phải đóng băng vì áp lực từ Trung Quốc, văn phòng chính phủ Mỹ đã ra thông báo cho biết gói nâng cấp F-16A/B MLU sẽ được tiếp tục sau hơn 1 năm bị đình trệ.

Từ năm 2007 đến nay, Mỹ đã bán cho Đài Loan hơn 16 tỷ USD vũ khí, điều này liên tục gặp phải những phản đối và cả áp lực trả đủa từ phía Bắc Kinh. Trong năm 2010, sau khi chính quyền Mỹ thông báo gói bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỷ USD đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của Trung Quốc. Thậm chí, Bắc Kinh còn lên tiếng đe dọa trừng phạt kinh tế và đóng băng mối quan hệ quân sự giữa hai bên suốt năm 2010.

Đầu năm 2011, mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ đã có những chuyển biến tịch cực bởi những chuyến thăm của lãnh đạo quốc phòng 2 nước. Mặc dù mối quan hệ quân sự giữa hai bên đã được cải thiện, song vẫn còn một khoảng cách rất xa trong cách suy nghĩ và nhìn nhận các vấn đề của đôi bên.

Sau chuyến thăm của Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đô đốc Mike Mullen ông tỏ ra rất lo ngại trước tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Tuy nhiên, hai bên vẫn tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán chiến lược. Đặc biệt, thời hạn công bố quyết định quan trọng này sẽ trùng với quốc khánh của Trung Quốc.

Rupert Hammond-Chambers chủ tịch hội đồng kinh doanh Mỹ-Đài Loan cho biết. Thời điểm để đưa ra quyết định bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan là rất khó khăn bởi nhiều lý do khác nữa.

Quyết định này sẽ mắc kẹt vào chuyến thăm Trung Quốc của Phó tổng thống Mỹ Joseph Biden vào tháng tới. Cùng với đó là chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hawai vào tháng 11/2010 và chuyến thăm của phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cẩn Bình đến Mỹ vào mùa đông.

Rupert Hammond-Chambers bình luận rằng: “Nó không có vẻ chính đáng, rằng chính quyền Tổng thống Obama sẽ cho Đài Loan câu trả lời ngay trong chuyến thăm của hai nhân vật cấp cao của Trung Quốc. Tôi nghi nghờ rằng, kết quả đơn giản chỉ là nhắc lại quyết định hiện đại hóa số máy bay chiến đấu của Đài Loan đã được đề cập trước đây mà thôi”.

Andrew Yang, thứ trưởng quốc phòng Đài Loan cho biết: “Trung Quốc sẽ rất khó chịu và vô cùng tức giận, tôi không tin Mỹ sẽ có hành động quyết liệt trong vấn đề này”.

Tuy nhiên, một khi việc yêu cầu bán máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan bị thất bại, điều đó sẽ làm tổn thương nghiêm trọng khả năng tự vệ của Đài Bắc. “Nếu chúng ta không có máy bay chiến đấu mới để thay thế cho máy bay chiến đấu đã cũ, chúng ta sẽ mất đi đòn bẩy của chính mình”, ông Yang đã nói.

Ông Yang cho biết, Đài Loan có quyền mua vũ khí từ bên ngoài để bảo vệ mình trước một cuộc xâm lăng từ bên ngoài. Ông cũng cho biết rằng, quân đội cùng các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một loại vũ khí xung điện từ mới EMP.

Đài Loan cũng đang phát triển các loại tên lửa mới, tuy nhiên ông Yang từ chối xác nhận sự phát triển của tên lửa hành trình đối đất Hùng Phong-2E.

Đài Loan lo ngại bị Mỹ "bán" cho Trung Quốc

Hiện tại, quan hệ Mỹ-Trung đang có những diễn biến tích cực, một quyết định bán F-16 C/D cho Đài Loan sẽ làm phá sản mọi nỗ lực hàn gắn quan hệ hiện nay. Bắc Kinh đang cho thấy họ ngày càng trở nên cứng rắn và quyết đoán hơn trong các vấn đề liên quan đến Đài Loan và biển Đông.

Thật khó có thể lường trước những phản ứng của Bắc Kinh nếu quyết định bán F-16 C/D cho Đài Loan được thông qua. Nhưng nếu không cung cấp vũ khí mới cho Đài Loan, cán cân quân sự giữa eo biển Đài Loan sẽ tiếp tục bất lợi cho Đài Bắc, một khi Đài Loan mất khả năng tự vệ trước một cuộc tấn công nếu có, sự can thiệp quân sự của Mỹ xem như đã quá muộn

Thứ trưởng quốc phòng Yang cho biết: “Mất Đài Loàn vào tay Trung Quốc đó sẽ là một thảm họa đối với sức mạnh quân sự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Nếu Trung Quốc xây dựng được các căn cứ quân sự trên đảo Đài Loan, họ sẽ thống trị toàn bộ biển Đông và đe dọa đến sự hiển diện của Mỹ tại Đông Bắc Á".

Thứ trưởng quốc phòng Đài Loan cho biết, nếu để Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc, Washington sẽ mất đi một nhà cung cấp tình báo đáng tin cậy và quan trọng. Ông nói: “Chúng tôi đang thu thập những thứ tốt nhất và chúng tôi đang chia sẽ nó với Mỹ”

Lực lượng không quân Đài Loan đang rơi vào tình trạng khủng hoảng lực lượng, các máy bay chiến đấu của họ đã bắt đầu lão hóa và xuống cấp. Trong khi đó, không quân Trung Quốc hàng năm nhận được hàng trăm máy bay chiến đấu mới. Cùng với đó là sự xuất hiện của máy bay tiêm kích thế hệ 5 J-20, tàu sân bay Thi Lang sắp được đưa vào thử nghiệm.

Hiện tại không quân Đài Loan có 126 chiếc tiêm kích phòng thủ nội địa IDF, 56 chiếc Mirage-2000, 146 chiếc F-16A/B, khoảng 60 chiếc F-5E/F số máy bay F-5 này buộc lòng phải nghỉ hưu trong khoảng 1 thập kỷ tới.

Mặc dù Đài Loan đã tiến hành nâng cấp 71 máy bay trong tổng số 126 chiếc tiêm kích phòng thủ nội địa IDF, nâng cấp một số máy bay tiêm kích Mirage-2000. Nếu Đài Loan không thể có được F-16C/D họ sẽ tiếp tục nâng cấp 55 chiếc IDF còn lại. Tuy nhiên điều này sẽ không thể lấp đầy khoảng cách đối với Không quân Trung Quốc.

Nhiều nhà phân tích chính trị nhận định rằng, nhiều khả năng Mỹ sẽ chọn giải pháp nâng cấp 146 chiếc F-16A/B hiện tại của Đài Loan lên chuẩn mới hiện đại hơn, thậm chí là lên tới Block-52 Plus, gói nâng cấp mạnh nhất hiện nay của F-16.

Điều đó sẽ phần nào trung hòa lợi ích giữa đôi bên, duy trì được mối quan hệ quân sự tốt đẹp với Trung Quốc Mỹ sẽ có thêm nhiều thời gian để củng cố những toan tính của mình tại châu Á-Thái Bình Dương.

[BDV news]


Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

>> Hồ sơ cụm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc (kỳ 2)



Việc xây dựng năng lực phòng không hạm đội và chống ngầm đã hoàn thành, tuy nhiên việc xây dựng hạt nhân của nhóm tác chiến tàu sân bay đang gặp nhiều vấn đề nan giải.

Xây dựng hạt nhân của nhóm tác chiến

Với nhóm tác chiến tàu sân bay, tàu sân bay chính là hạt nhân của nhóm quan trọng. Tàu sân bay vừa là nơi cất hạ cánh vừa là nhà chứa bảo quản và sửa chửa cho máy bay, cũng là nơi tiếp tế nhiên liệu, đạn dược cho các máy bay. Sau cùng, là khu nghỉ ngơi cho các phi công sau những giờ bay căng thẳng.

Có thể nói, tàu sân bay chính là một căn cứ không quân di động với đầy đủ trang thiết bị và hạ tầng cơ sở kỹ thuật cần thiết. Điều quan trọng hơn cả, không thể gọi một nhóm tác chiến là nhóm tác chiến tàu sân bay nếu thiếu vắng sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm.



Hạt nhân của nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc chưa thể thử nghiệm vì những lý do không rõ ràng.


Để hiện thực hóa cho tham vọng sở hữu nhóm tác chiến tàu sân bay, Trung Quốc đã mua lại một tàu sân bay hạng nhẹ bị loại khỏi biên chế của Hải quân Hoàng gia Australia trong những năm 1980 để nghiên cứu.

Đến những năm đầu của thế kỷ 21, Trung Quốc đàm phàn và mua lại tàu sân bay đóng dở dưới thời Liên Xô là chiếc tàu sân bay Varyag, thuộc sở hữu của Ukraine.

Năm 2004, Trung Quốc chính thức kéo tàu sân bay đóng dở này về cảng Đại Liên và hồi sinh. Trước khi được bán cho Trung Quốc tàu sân bay Varyag đã hoàn thành cơ bản phần khung, chỉ thiếu vũ khí, động cơ và hệ thống điện tử.

Công việc cải tạo tàu sân bay này có vẽ như đang diễn ra một cách hết sức thuận lợi, khi Trung Quốc đã phát triển một hệ thống radar mảng pha đa chức năng mới cho tàu sân bay này.

Cùng với đó, Trung Quốc đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống vũ khí cho tàu sân bay Varyag. Tàu sân bay này đã khoác lên mình một tấm áo mới cùng với một cái tên đầy ẩn ý là Thi Lang, tên 1 nhân vật lịch sử giúp vua triều Thanh của Trung Quốc chiếm Đài Loan.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hình thành nhóm tác chiến tàu sân bay, Trung Quốc đã gặp phải một bài toán hết sức nan giải. Để đóng động cơ cho tàu sân bay, nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc thiếu những công nghệ cần thiết, nhất là bài toán chế tạo động cơ tuabin khí và tuabin hơi nước, và động cơ diesel đủ mạnh.

Bởi hệ thống động lực có thể đẩy được chiến hạm có lượng giãn nước hàng chục ngàn tấn hoàn toàn khác với hệ thống tương tự ở các tàu cỡ nhỏ. Nếu không có được động cơ đẩy đủ mạnh, tàu sân bay Thi Lang sẽ không đạt được tốc độ cần thiết để có thể hoạt động một cách hiệu quả.

Bất chấp những khó khăn chưa thể giải quyết, Trung Quốc đã chính thức công bố việc đóng tiếp 1 tàu sân bay nội địa. Điều đó cho thấy, tham vọng của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc xây dựng 1 nhóm tác chiến tàu sân bay, dù theo tuyên bố của giới lãnh đạo Quân đội Trung Quốc, Thi Lang chỉ để luyện tập.

Phát triển tiêm kích trên hạm

Nếu tàu sân bay là hạt nhân của nhóm tác chiến tàu sân bay, tiêm kích trên hạm sẽ là quân xung kích của nhóm này.

Tiêm kích trên hạm, cùng với nhóm tác chiến tàu sân bay cho phép chiếm ưu thế trên không trong các cuộc giao tranh, tiến hành các cuộc tiến công phủ đầu chớp nhoáng ở những vùng biển xa xôi và vào sâu bên trong đất liền.

Đây là bài học rất thành công của Hải quân Mỹ. Lực lượng này luôn chú trọng phát triển và đưa năng lực tinh vi nhất cho các tiêm kích trên hạm của mình.


Khả năng hoạt động trên hạm của J-15 vẫn là một ẩn số quá lớn.


Sau khi mua lại tàu sân bay Varyag, Trung Quốc đã tiến hành đàm phán với Nga để mua tiêm kích trên hạm Su-33, một trong những tiêm kích trên hạm tốt nhất thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, công tác đàm phán mua tiêm kích này gặp nhiều khó khăn, giới giới quân sự Nga đã phản đối sự hợp tác này do những lo lắng Trung Quốc sẽ sao chép Su-33 như trường hợp của Su-27.

Không "bó tay chịu trói", Trung Quốc tìm đến Ukraine và sở hữu T-10, mẫu nghiên cứu của Su-33. Trung Quốc nghiên cứu T-10 và sao chép thành J-15.

Hiện nay, sau khi Nga phát triển thành công tiêm kích trên hạm Mig-29K với những công nghệ tối tân hơn, nước này ngỏ ý bán Su-33 cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ muốn mua số lượng rất hạn chế, chủ yếu là để nghiên cứu công nghệ, trong khi Nga chỉ muốn bán với số lượng lớn, do đó, cuộc đàm phán vẫn chưa có hồi kết.

Tuy nhiên, Trung Quốc tiếp tục gặp phải một bài toán hóc khác, động cơ phản lực cho tiêm kích. Dù, Trung Quốc đã sao chép động cơ phản lực AL-31F của Nga thành mẫu WS-10A và WS-10G, tuy nhiên những động cơ này đều không đạt được độ tin cậy và tạo được lực đẩy cần thiết.

Động cơ cho tiêm kích trên hạm tuy nhỏ nhưng có đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe hơn nhiều so với động cơ cho tàu sân bay, bởi động cơ này phải tạo lực đẩy đủ mạnh để máy bay cất cánh trên đoạn đường băng rất ngắn.

Vấn đề này càng trở nên bức thiết với riêng trường hợp tàu sân bay Trung Quốc, kể cả Thi Lang và tàu sân bay nội địa sắp tới (được cho là sao chép mẫu thiết kế của Siêu tàu sân bay Lênin) cùng sử dụng đường băng kiểu “nhảy cầu” không có sự hỗ trợ của máy phóng.

Như vậy, sự hình thành của nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc đang gặp phải 2 “nút thắt”, đều liên quan đến vấn đề động cơ. Trung Quốc sẽ mở những nút thắt này như thế nào vẫn là câu chuyện dài nhưng họ sẽ không dừng lại cho đến khi đạt được mục tiêu.

[BDV news]


Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

>> Tàu chiến Đài Loan: Lợi thế nhờ sơn tàng hình



Đài Loan đã phát triển thành công một loại sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ, mang lại khả năng tàng hình cho những hệ thống vũ khí thông thường.

Vật liệu hấp thu sóng điện từ này đã được thử nghiệm trên tàu tấn công cao tốc lớp Hải Âu tải trọng 57 tấn. Bản thân tàu cao tốc này không có thiết kế tàng hình. Hiện có 2 tàu cao tốc thuộc lớp Hải Âu tham gia vào đợt thử nghiệm này.

Một chiếc mang số hiệu 53 được phủ lớp vật liệu đặc biệt này lên toàn bộ thân tàu, cùng toàn bộ hệ thống vũ khí có trên tàu. Trong khi đó một chiếc khác mang số hiệu 59 không được phủ lớp vật liệu đặc biệt này.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, tàu cao tốc mang số hiệu 59 dễ dàng bị radar trên tàu hải quân phát hiện từ xa, trong khi đó tàu cao tốc mang số hiệu 53 tiến đến rất sát tàu quan sát mới bị thể phát hiện được.



Vật liệu tàng hình mới sẽ mang lại cho tàu chiến Đài Loan một lợi thế lớn.


Lớp vật liệu đặc biệt này có khả năng giảm khoảng cách bị phát hiện bằng radar xuống còn một nửa. Radar trên tàu quan sát không thể phát hiện ra tàu tấn công cao tốc số 53 ở cự ly trên 10km, trong khi tàu không được phủ lớp vật liệu đặc biệt dễ dàng bị phát hiện ở cự ly trên 20km.

Trong một cuộc thử nghiệm khác được tiến hành vào ban đêm, radar trên tàu quan sát không phát hiện được sự xuất hiện của tàu cao tốc số 53 cho đến khi con tàu này cách tàu quan sát chỉ 730 mét. Hải quân Đài Loan không đưa ra bất cứ bình luận nào về đợt thử nghiệm này.

Giới phân tích quân sự nhận định, không rõ là đến nay, lớp vật liệu đặc biệt này có được sử dụng cho tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI hay không.

Bản thân tàu hộ tống tên lửa này đã được thiết kế kiểu dáng làm tăng khả năng hấp thụ sóng radar, nếu được phủ lớp vật liệu đặc biệt này khả năng tàng hình của tàu sẽ tăng lên rất nhiều.

Đến năm 2010, đã có 10 chiếc tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI được đưa vào sử dụng. Hải quân Đài Loan dự định sẽ đóng mới khoảng 30 chiếc tàu loại này.

Tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI được trang bị 4 tên lửa chống hạm Hùng Phong-II tầm bắn 160km. Việc phát triển thành công vật liệu hấp thu sóng điện từ này, các tàu hộ tống tên lửa cao tốc của Đài Loan sẽ có một năng lực tác chiến mới.

Khả năng tiếp cận đối phương ở cự ly vài dặm mà không bị phát hiện mang lại một lợi thế chiến thuật rất lớn. Bên tấn công có thể tung ra đòn đánh phủ đầu khiến bên bị tấn công không kịp trở tay.

Trang mạng The Diplomat bình luận, sự kiện này mở ra cho Đài Bắc một năng lực mới để ngăn chặn các hành động quân sự nếu có của Trung Quốc một cách hiệu quả.

"Nếu tất cả các đội tàu chiến của châu Á được áp dụng khả năng tàng hình. Cuộc chiến trên biển lúc đó giống như cuộc chiến nơi miền Tây hoang dã của nước Mỹ với những các cuộc đấu súng diễn ra ở cự ly gần. Khi đó, phần thắng sẽ nghiêng về những ai sở hữu được tốc độ, chính xác và tinh thần quả cảm", trang mạng này nhận xét.

[BDV news]


Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

>> Đài Loan giới thiệu biến thể mới của chiến đấu cơ nội địa




Vào ngày 30/6, Đài Loan đã giới thiệu phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu “cây nhà lá vườn” do chính quốc gia này chế tạo.


Đây là một nỗ lực của chính phủ Đài Loan nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của không quân sau khi bị Mỹ từ chối bán chiến đấu cơ F16.

Đài Loan bắt đầu quá trình nâng cấp kể từ năm 2009, sau khi Mỹ tạm ngưng quá trình đánh giá yêu cầu mua chiến đấu cơ mới của Đài Loan vì e ngại phản ứng của Trung Quốc.



Máy bay chiến đấu IDF do chính Đài Loan tự chế tạo.


“Tôi hi vọng rằng máy bay chiến đấu IDF sẽ đáp ứng được khả năng chiến đấu của không quân”, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu nói khi đang ngồi thử vào ghế phi công của IDF".

Theo Bộ quốc phòng Đài Loan, họ sẽ nâng cấp 71 chiến đấu cơ IDF (chiếm khoảng 1/2 số lượng IDF mà không quân Đài Loan sở hữu). Thời gian và kinh phí của quá trình nâng cấp theo ước tính là 4 năm và 587 triệu USD.

Những máy bay IDF có radar nâng cấp, hệ thống chiến đấu điện tử và máy tính hỗ trợ. Về vũ khí, IDF sẽ có 4 tên lửa không đối không do Đài Loan tự chế tạo (gấp đôi so với hiện tại) cùng với nhiều tên lửa không đối đất và bom.

Tổng thống Mã Anh Cửu đã nhiều lần thúc giục Mỹ bán cho chính quyền Đài Loan máy bay chiến đấu F16C/D và cho rằng đây là nhân tố rất quan trọng giúp Đài Loan có đủ khả năng phòng thủ trước Trung Quốc.

Vào năm 2010, Mỹ đã thông qua hợp đồng vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD dành cho Đài Loan, bao gồm tên lửa Patriot, máy bay trực thăng Black Hawk.

[BDV news]


Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

>> Hùng Phong 'xịt', Đài Loan 'ngượng' với Trung Quốc




Hôm thứ 3 (28/6), Bộ quốc phòng Đài Loan chính thức xác nhận vụ thử tên lửa hành trình đối hạm Hùng Phong (Hsiung Feng) III đã thất bại.


Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Hsiung Feng III đã không đánh trúng mục tiêu trên biển trong một cuộc diễn tập hải quân thường niên. Bộ quốc phòng nước này giải thích việc thất bại này là do lỗi trục trặc của hệ thống máy tính.

Đài Loan bắt đầu triển khai Hsiung Feng III trên chiến hạm từ năm 2011 để đáp trả lại sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng Hải quân Trung Quốc.

Nhưng giới lãnh đạo Quân đội Đài Loan đã được phen “đỏ mặt” khi hai vụ thử tên lửa đều thất bại đầu năm nay và phải nhận sự chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Mã Anh Cửu.



Sát thủ diệt hạm Hsiung Feng III tiếp tục "tịt ngòi".


Theo tờ China Times (trụ sở tại Đài Bắc), vụ thử tên lửa mới nhất bị thất bại này đã gây sự “lúng túng” cho Hải quân Đài Loan, bởi nó “trùng” với sự kiện Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận ở trên biển Đông (Trung Quốc và Đài Loan gọi là Nam Hải) vào giữa tháng 6.

Mối quan hệ Đài Loan và Trung Quốc đã được cải thiện nhiều kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên làm Tổng thống năm 2008. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn luôn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và sẵn sàng dùng vũ lực để thu hồi.

Tên lửa hành trình tầm xa Hsiung Feng III do Đài Loan tự thiết kế và chế tạo. Hsiung Feng III có tầm bắn tối đa lên tới 300km, tốc độ bay siêu âm 2.300km/h. Tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính kết hợp radar dẫn đường chủ động ở pha cuối.

[BDV news]


Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

>> ‘Nếu chiến tranh xảy ra, Đài Loan sẽ hỗ trợ Trung Quốc’





“Nếu xảy ra xung đột bằng quân sự giữa Đại lục và Philippines thì quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương sẽ ra tay trợ giúp quân đội của Đại lục”, lãnh đạo hải quân Đài Loan Thiếu tướng Doãn Thịnh Tiên khẳng định.

Cũng trong bài phỏng vấn này, người đứng đầu hải quân Đài Loan tại khu vực Thái Bình Dương còn nhấn mạnh: “Quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương quyết không giúp đỡ quân đội Philippines. Vì thế, nếu Philippines có mưu đồ chiếm lĩnh Thái Bình Dương thì quân đội của Trung Quốc Đại lục cũng nên giúp đỡ Đài Loan”.


Tàu chiến lớn nhất của Hải quân Philippines được điều tới Biển Đông


Theo ý kiến của vị thiếu tướng này, trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, quân đội của Trung Quốc và Đài Loan nên hợp thành một “liên minh quân sự”.

Đối với việc chống lại quân đội Philippines thì quân đội của Đại lục hay Đài Loan cũng đều là quân Trung Quốc”, Tướng Doãn Thịnh Tiên nhấn mạnh.

Tướng Doãn Thịnh Tiên cho rằng, để giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước tại khu vực biển Đông thì quan trọng nhất là ở thái độ của Trung Quốc. Theo nhận xét của vị tướng này, thái độ của Trung Quốc với tình hình căng thẳng trên vấn đề biển Đông hiện nay “chưa đủ cứng rắn”.

Ông này cũng cho rằng, trước tình hình này, Đại lục cần kêu gọi lực lượng quân đội của cả Đài Loan và Trung Quốc cùng bảo vệ “tài sản chung của tổ tiên”. Và với những gì mà cha anh họ để lại, không chỉ quân giải phóng của Trung Quốc mà của cả quân đội Đài Loan cũng đều phải có trách nhiệm.

Ông Doãn Thịnh Tiên cũng cho biết thêm, hiện nay trên khu vực Thái Bình Dương, quân đội Đài Loan có một số căn cứ quân sự lớn. Ông nói: “Chính vì thế, nếu có xung đột xảy ra, quân đội Trung Quốc cần phải cám ơn Đài Loan, vì những căn cứ này chính là một hậu phương vững chắc trong việc cung cấp nước ngọt và nhu yếu phẩm cần thiết cho quân Trung Quốc”.

Nhìn lại chính sách của Đài Loan trong những năm trước đây, trong những năm 1970-1990, Đài Loan tỏ ra tự kiềm chế và ôn hòa trong vấn đề biển Đông.

Khi có va chạm chủ quyền đối với các lãnh thổ mà Đài Loan cưỡng chiếm, thì không có động thái quân sự cụ thể mà chỉ đơn giản là đưa công hàm ngoại giao để kháng nghị những hành động mà họ cho là xâm phạm lãnh thổ của họ.

Tuy nhiên, sau khi có căng thẳng trên biển Đông thời gian qua, Đài Loan lại bất ngờ tuyên bố chủ quyền của mình trên một số quần đảo tại biển Đông.

[BDV news]


Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

>> Đài Loan sẽ triển khai tàu mang tên lửa tại Trường Sa



Ngày 12/6, một phát ngôn viên quân sự Đài Loan cho biết, quân đội nước này có kế hoạch sẽ triển khai các tàu chiến mang tên lửa tại Biển Đông và xe tăng trên các hòn đảo đang tranh chấp khi căng thẳng đang leo thang tại khu vực.




Tàu chiến lớp Seagull của Đài Loan


Bộ Quốc phòng Đài Loan cho hay, họ lo ngại lực lượng bảo vệ bờ biển của họ hiện đang đóng quân tại Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và Quần đảo Đông Sa (Pratas), đang tranh chấp với Trung Quốc, có thể không được trang bị đủ mạnh để đối phó với các cuộc xung đột có thể xảy ra.

"Hiện tại, các lực lượng bảo vệ bờ biển ở Trường Sa và Đông Sa chỉ được trang bị các loại vũ khí hạng nhẹ," phát ngôn viên Bộ quốc phòng Đài Loan David Lo nói với hãng thông tấn AFP.

"Các tàu mang tên lửa và xe tăng là một lựa chọn mà chúng tôi cung cấp cho các lực lượng bảo vệ bờ biển," ông tiết lộ nhưng không nói rõ số lượng tàu. Ông cho biết thêm rằng lực lượng bảo vệ bờ biển vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

Các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin, sự hiện diện của các tàu chiến mang tên lửa sẽ là sự răn đe trên vùng biển này.

Mỗi chiếc tàu chiến lớp Seagull 47 tấn của Đài Loan được trang bị hai quả tên lửa Hsiungfeng I, loại vũ khí hạm đối hạm có tầm bắn khoảng 40 km (24 dặm).

Tuyên bố trên diễn ra khi Trung Quốc đang ngày càng tăng cường hoạt động tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông có nguồn tài nguyên phong phú và liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và Philippines, sau nhiều năm tương đối im lặng.

Hôm 11/6, Đài Loan đã nhắc lại tuyên bố chủ quyền của họ đối với Quần đảo Trường Sa, cùng với 3 nhóm đảo khác trên Biển Đông.

Xét cả về lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế, cả Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông đều thuộc chủ quyền không thể bàn cãi của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa từ giữa thế kỷ trước, còn Quần đảo Trường Sa cũng đang bị Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei tranh chấp và tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần quần đảo. Trong số các nước trên, chỉ có Brunei là không có sự hiện diện quân sự tại khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn này.

Hiện tại, lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan có 130 binh lính đang đồn trú tại đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất tại Quần đảo Trường Sa. Đài Loan đã xây dựng một đường băng tại đây để tiếp tế hậu cần được thuận lợi.

Hồi tháng 4, Quân đội Philippines cũng đã tuyên bố kế hoạch sử dụng một chiếc tàu chiến mua của Mỹ để tăng cường tuần tra tại vùng biển tranh chấp này, sau khi một chiếc tàu thăm dò dầu khí của chính phủ Philippines bị các tàu tuần tra của Trung Quốc quấy rối tại khu vực mà Philippines cho là thuộc chủ quyền của họ.


[BDV news]



Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

>> Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại?



Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng bài phân tích đánh giá chiến lược của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.




Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại?

Dưới đây là nội dung bài viết này:

Trong thời gian gần đây, Mỹ - Nhật tăng cường bố trí quân tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Một báo cáo của Mỹ cho biết, Không quân Trung Quốc hoàn toàn có khả năng cải tiến máy bay J-7 thành máy bay không người lái để giành quyền chủ động trên chiến trường.

Đồng thời báo Hong Kong Asia Sentinel cũng chỉ ra cho dù Mỹ liên minh với Nhật và bán vũ khí cho Đài Loan cũng không thể phá vỡ được chiến lược “chuỗi đảo thứ nhất” của Trung Quốc. Có hai lý do dẫn tới điều này:

Sức mạnh Mỹ ở Tây Thái Bình Dương là có hạn

Ưu thế của Không quân và Hải quân Mỹ trên biển Thái Bình Dương là có hạn. Theo báo cáo của Mỹ, tươn quan lực lượng Trung Quốc và Không quân Mỹ trong vấn đề Đài Loan cho thấy: Dù Mỹ ở vị trí chi phối, nhưng không thể đảm bảo thắng lợi.

Ông Andrew Davis, Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia cho biết: Chiến tích (kinh nghiệm chiến tranh được tích lũy) 1của máy bay chiến đấu của Mỹ cùng Trung Quốc có tỉ lệ là 6:1, Không quân Trung Quốc có đủ lực lượng đối phó với các máy bay tiếp nhiên liệu của Mỹ.

Ông Davis nhấn mạnh, cất cánh từ đảo Guam và Okinawa, các máy bay chiến đấu Mỹ sẽ có nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế nhất là tầm tác chiến quá xa. Do đó, số lượng các cuộc tấn công lực lượng không quân Trung Quốc sẽ được tổ chức nhiều hơn, thắng lợi chỉ còn là vấn đề thời gian.

Đối với các mẫu hạm của Mỹ, Davis đã nhấn mạnh: "Vấn đề là khi các tàu sân bay Mỹ tham gia trận chiến thực sự có dám vào gần đối phương?" Trước đó, Robert Willard, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã thông báo tên lửa DF-21D của Trung Quốc đã có những tiến triển bước đầu.

Theo một báo cáo của Aviation Week, ở Kosovo và Iraq, Mỹ triển khai rất nhiều các loại vũ khí công nghệ cao để tiến hành một cuộc tấn công mạnh mẽ nhưng các mô hình tác chiến này đối với trung Quốc không hẳn có hiệu quả.

Davis nói, nền tảng của “viên đạn bạc" này (vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay chiến đấu tiên tiến) không phát huy được hết tác dụng của nó. Davis suy đoán rằng, "Trung Quốc có hàng ngàn chiếc máy bay chiến đấu MiG -21 (gồm cả biến thể nội địa J-7), liệu rằng Không quân Mỹ có khả năng tiêu diệt được tất cả các máy bay này?”.

Dù các học giả phương Tây và các chuyên gia quân sự luôn cho rằng sức mạnh quân sự Trung Quốc không đúng như những gì đã “quảng cáo”, nhưng cần nhận thức rằng, các chiến hạm hoặc các máy bay chiến đấu tiên tiến đang ngày càng gia tăng thực lực cho Quân đội trung Quốc.

Tàu ngầm Trung Quốc trở nên nguy hiểm

Sau khi xảy ra sự việc chìm tàu Cheonan, tàu sân bay Mỹ nhiều lần tiến hành tập trận chống ngầm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản cũng bắt đầu tăng cường khả năng giám sát trên không và biển, và rõ ràng là hướng vào Trung Quốc.

Các nhà phân tích thế giới cho rằng Mỹ và Nhật Bản đang cố gắng để bao vây Hải quân Trung Quốc nhằm phá vỡ chiến lược “chuỗi đảo đầu tiên”.

Nhưng báo Asia Sentinel cho rằng tàu ngầm của Hải quâu Trung Quốc có đủ khả năng phá vỡ sự phong tỏa của Mỹ và Nhật Bản.

Theo báo cáo, Quân đội Trung Quốc hiện nay đã có đủ khả năng để kiểm soát vùng biển rộng 500 hải lý, có nghĩa là chỉ có sự cho phép của Trung Quốc, thì mẫu hạm của Mỹ mới có thể tiến đến gần bờ biển Trung Quốc.

Quan trọng hơn, các vùng biển xung quanh Đài Loan, đã trở thành khu vực an toàn của Hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Tháng 2/2009, một tàu ngầm của Trung Quốc từ eo biển Đài Loan vượt qua vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngay cả các “đôi mắt thần” của máy bay trinh sát P-3C của Nhật Bản cũng rất khó khăn để “bắt” tàu ngầm của Trung Quốc. Mỹ cũng đã gửi một loại thiết bị giám sát các hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc nhưng không có hiệu quả Do đó, có thể nói Mỹ và Nhật Bản đã mất khả năng theo dõi các tàu ngầm này.

Là một phần trọng yếu trong chiến lược “chuỗi đảo đầu tiên" nhưng khả năng của tàu ngầm Đài Loan là rất yếu. Gần đây, Quân đội Đài Loan đã tiết lộ kế hoạch mua 12 máy bay chống tàu ngầm P-3C, nhưng các nhà phân tính nghi ngờ về hiệu quả của nó.

Báo Asia Sentinel đánh giá sức mạnh tàu ngầm của Hải quân Đài Loan mạnh hơn Hải quân Israel, nhưng khả năng chống tàu ngầm của Hải quân Đài Loan lại rất thấp.

Tạp chí Tin tức quốc phòng của Mỹ cũng thừa nhận rằng, tất cả dự án bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan chỉ là tượng trưng. Quân đội nhân dân Trung Quốc hoàn toàn có thể phá vỡ được thế bao vây của Mỹ.
[BDV news]


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Thượng viện Mỹ 'bật đèn xanh' cho Đài Loan mua F-16



Gần 50% các Thượng nghị sỹ của Thượng viện Mỹ đồng ý bán thêm máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan.

Các Thượng nghị sỹ Mỹ cho rằng, nếu không bán thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan, hòn đảo này sẽ mất dần khả năng tự vệ trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.

Tại một buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke làm đại sứ tại Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Robert Menendez cho biết, 40 thành viên của Thượng viện sẽ gửi một lá thư cho Tổng thống Obama thúc giục bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan.

Ông Menendez cho biết rất quan tâm đến tốc độ chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc, Mỹ cần đưa ra một quyết định về việc bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan. “Nếu chúng ta rời bỏ Đài Loan, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình” Thượng nghị sỹ Menendez nói.

Rất hiếm khi cùng một lúc có nhiều nhà lập pháp gửi thư cho Tổng thống, do đó, Thượng nghị sỹ Menendez hy vọng rằng Bộ trưởng Locke sẽ ủng hộ việc bán F-16 cho Đài Loan.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke cho biết: “Mỹ đứng bên cạnh Đài Loan để đảm bảo rằng họ có thể bảo vệ mình và khả năng tự vệ của họ sẽ không bị sói mòn”.

Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời, mọi khả năng đều được đặt ra, ngay cả một chiến dịch quân sự để thu phục hòn đảo này.



Đài Loan vẫn đang mong muốn sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới, nhằm duy trì khả năng tự vệ.

Mỹ đã thiết lập ngoại giao với Bắc Kinh vào năm 1979, cùng với thời điểm đó Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua Đạo luật quan hệ với Đài Loan. Trong đó, có điều khoản yêu cầu chính quyền cung cấp vũ khí để đảm bảo khả năng phòng thủ của Đài Bắc.

Năm 2010, Mỹ đã phê duyệt hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không Patriot, trực thăng Black Hawk, nhưng không có các máy bay chiến đấu F-16 mới. Hợp đồng này đã khiến Bắc Kinh tức giận, sau đó, quan hệ ngoại giao quân sự giữa đôi bên bị cắt đứt suốt năm 2010.

Dù quan hệ ngoại giao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đang có những cải thiện rõ rệt, song Tổng thống Mã Anh Cữu vần nhiều lần yêu cầu Mỹ bán máy bay chiến đấu F-16 mới, thậm chí là cả tàu ngầm.

Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Gates đến Bắc Kinh đầu năm 2011, các nhà phân tích chính trị cho rằng, nhiều khả năng Đài Bắc sẽ không còn cơ hội để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới.

Tuy nhiên, mọi chuyện đang đi theo chiều hướng ngược lại, kể từ sau chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bình Đức đến Mỹ. Đặc biệt sau những lời phát biểu của ông tại đây.

Như vậy, với việc đa số các Thượng nghị sỹ trong Thượng viện Mỹ “bật đèn xanh” bán F-16 cho Đài Loan, Đài Bắc đang đứng trước cơ hội hiến có để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu mới. Nếu điều này được thông qua, Washington sẽ phải đối mặt thái độ của Bắc Kinh.
[BDV news]


Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc khoe Thi Lang, Đài Loan khoe Hùng Phong



Đài Loan đã triển khai tên lửa siêu âm mới trên các tàu chiến của nước này để đáp trả việc Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh hải quân.



Tên lửa Hùng Phong III.


Giới chức quân sự Đài Loan cũng đang cân nhắc triển khai tên lửa Hùng Phong III - loại tên lửa siêu âm đầu tiên được phát triển trong nước - trên các dàn phóng di động, ông Lin Yu-fang, đảng viên Quốc dân Đảng Đài Loan dẫn lời Phó Đô đốc Lee Hao. "Một vài kiểu tàu chiến của chúng tôi đã được trang bị tên lửa Hùng Phong III", ông Lin tuyên bố.

Hiện chưa rõ bao nhiêu tên lửa Hùng Phong III sẽ được lắp đặt, tuy nhiên theo ông Lin, 8 tàu hộ tống lớp Perry và 7 tàu tuần tra sẽ được lắp đặt loại tên lửa này.

Tên lửa Hùng Phong III là kết quả của một dự án trị giá 413 triệu USD. Các chuyên gia cho biết Hùng Phong 3 có thể đạt vận tốc Mach 2, có tầm bắn lên tới 128km và rất khó bị tiêu diệt.

Bộ Quốc phòng Đài Loan gần đây đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh hải quân, mới đây nhất là việc "khoe" hàng không mẫu hạm tân trang Varyag từ Ukraine.

Ông Tsai Teh-sheng, người đứng đầu Cục An ninh Quốc gia Đài Loan, phỏng đoán Trung Quốc sẽ trang bị cho tàu sân bay loại máy bay chiến đấu nội địa nhái theo máy bay Su-33 của Nga và sẽ bắt đầu cho vận hành tàu sân bay trong năm nay.

Đài Loan đã công bố kế hoạch phát triển tàu chiến tàng hình thế hệ mới trang bị tên lửa dẫn đường như một động thái đáp trả, các quan chức Quốc phòng nước này cho biết.

[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

>> Đài Loan phát triển kinh hạm mới



Đài Loan đang có kế hoạch phát triển kinh hạm tàng hình mới, có thể mang tên lửa có điều khiển Hùng Phong III.

Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Đài Loan đã cho biết về kế hoạch phát triển kinh hạm tàng hình mới này nhằm đối phó với những nguy cơ mới đối với an ninh quốc gia của Đài Loan.

Theo thông tin được tiết lộ, thiết kế của kinh hạm tàng hình mới có lượng giãn nước khoảng 500 tấn. Việc xây dựng nguyên mẫu đầu tiên sẽ được bắt đầu vào năm 2012 và dự kiến hoàn thành vào năm 2014.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Lâm Ngọc Bảo, đã cho biết như vậy trong phiên trả lời các chất vấn của các nhà lập pháp Quốc Dân Đảng.

Kinh hạm mới sẽ được thiết kế theo công nghệ hiện đại, khó bị phát hiện bằng radar từ xa (tàng hình), được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh, tầm xa.

Kinh hạm mới sẽ được trang bị tổ hợp 8 tên lửa chống hạm Hùng Phong III. Đây là loại tên lửa chống hạm được thiết kế theo công nghệ hiện đại, tên lửa có tốc độ lên đến Mach 2, tầm bắn đến 300km. Tên lửa này có hình dáng khí động học tương tự như tên lửa P-270Moskit (SS-N-22 Sunburn) của Nga.



Tên lửa Hùng Phong III được giới thiệu vào năm 2008 Ảnh: Taiwan air Power


Theo một tin tức được đăng tải bởi Liberty Times, tên lửa chống hạm Hùng Phong III đã trải qua giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy nhiên, đặc tính kỹ thuật, cơ chế dẫn đường của tên lửa được bảo mật thông tin rất chặt chẽ.

Các thử nghiệm đã được tiến hành thành công, các chuyên gia quân sự cho rằng Hùng Phong III được thiết kế để làm đối trọng với loại tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit SS-N-22 Sunburn của Nga đang có mặt trong khu vực.

Hiện tại tên lửa này đang được sản xuất thử nghiệm trước khi được phê duyệt cho sản xuất loạt.

Các nhà phân tích quân sự nhận định, việc phát triển kinh hạm tàng hình mới được trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm hiện đại, nhằm làm đối trọng với sự xuất hiện của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.


[BDV news]


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Đài Loan lập hải đội tàu tên lửa mới



[BDV news]Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu chào mừng sự ra đời của đội tàu tên lửa mới vào ngày 7/4.

Tổng thống Mã Anh Cửu đích thân tham dự buổi lễ khai trương tại quân cảng Suao, đông bắc Đài Loan.

Ông Mã Anh Cửu cam kết tăng cường tiềm lực quân sự nhằm đối phó với sức mạnh quân sự từ Trung Quốc.

Hải đội bao ngồm 10 tàu tên lửa được chế tạo tại Đài Loan.



Tên lửa Hsiungfeng II được trang bị cho đội tàu mới.

Ông Mã Anh Cửu có xu hướng thân thiện với Bắc Kinh và cho rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia đã “nồng ấm” hơn nhiều kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2008. Tuy nhiên, tổng thống Đài Loan không từ bỏ các biện pháp đề phòng Trung Quốc.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn tuyên bố Đài Loan là một phần đất thuộc chủ quyền của quốc gia này. “Chúng ta không thể ngơi nghỉ trong quá trình xây dựng quân đội”, ông Mã Anh Cửu nói.

Ông Mã phủ nhận ý kiến cho rằng Đài Loan đang chạy đua vũ trang với Trung Quốc, do có sữ khác biệt rất lớn trong qui mô kinh tế giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục.


Tàu lớp Seagull lỗi thời sẽ được thay thế hoàn toàn bằng thế hệ tàu mới.


Dù vậy, “Đài Loan vẫn duy trì một lực lượng tự vệ nhỏ nhưng tinh nhuệ, hoạt động theo đường lối “chiến tranh phi đối xứng”, ông Mã nói.

“Chiến tranh phi đối xứng” là thuật ngữ để chỉ chiến tranh giữa hai phe với tương quan lực lượng khác nhau. Phía yếu hơn sử dụng chiến thuật và chất lượng để cân bằng với số lượng.

Hải quân Đài Loan tiết lộ, sẽ chế tạo thêm 10 tàu tên lửa và bàn giao vào cuối năm 2011. Khi đó, Hải quân Đài Loan sẽ có khoảng 30 tàu loại này.

Những tàu tên lửa này được sử dụng để thay cho tàu lớp Seagull nặng 50 tấn đã lỗi thời. Mỗi tàu chiến này nặng 171 tấn, được trang bị 4 tên lửa Hsiungfeng II.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang