Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Liên bang Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Liên bang Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Liên bang Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

>> Chống đổ bộ đường biển trong nửa đầu thế kỷ 21


Theo nhật xét của đại đa số các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực quốc phòng an ninh, trong nửa đầu thế kỷ 21, những nguy cơ tiềm ẩn làm mất ổn định sẽ hình thành trên các vùng nước ven bờ biển khoảng từ 200 – 300 km và các quần đảo, hải đảo. Không phải là tình cờ khi Lầu Năm góc quyết định tái cơ cấu các lực lượng vũ trang với nhiệm vụ sẵn sàng vô hiệu hóa mọi nguy cơ mất an ninh quốc gia từ hướng biển. Sự quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ vùng biển và hải đảo của Liên bang Nga không phải là vấn đề phải tranh luận, bởi vì phần lớn biên giới và lợi ích kinh tế của quốc gia chạy dài trên sóng nước của các đại dương.


Từ đại dương đến bờ biển. Nhiệm vụ chống đổ bộ đường biển và những vấn đề cấp thiết yêu cầu đổi mới.
Nếu tính đến những kinh nghiệm chiến trường trong chiến tranh Iraq, vào giai đoạn đầu tiên, khi chính quyền Thổ Nhĩ kỳ không đồng ý cho Mỹ mở đường bay cho máy bay quân Đồng minh trên không phận nước mình, còn Jordan thì không cho Mỹ được sử dụng các sân bay trên lãnh thổ, vì vậy, các chuyên gia chiến lược quân sự Mỹ đã tìm ra giải pháp, đóng những chiếc tầu dạng kho – cầu tầu nổi khổng lồ, có lượng giãn nước từ 62 – 68 nghìn tấn, có chiều dài lên đến 959 – 1011 ft và có khả năng cơ động với tốc độ 24 knots. Đây thật sự là một hòn đảo nhỏ biết bơi, mang trong mình nó kho tàng quân sự và các hầm chứa máy bay cất cánh thẳng đứng. nhưng chiếc tầu vận tải đổ bộ khổng lồ này thay thế các tầu vận tải thông thường phải bốc hàng lên tầu sớm trước thời gian, do các loại tầu vận tải đổ bộ này có rất nhiều khả năng công tác trên biển, rất ít phụ thuộc vào các căn cứ trên bờ biển và có thể đảm bảo năng lực tác chiến của các lực lượng viễn chinh tác chiến xa bờ ổn định và hiệu quả. Đồng thời, Lầu Năm góc cũng đặc biệt quan tâm đến khả năng cơ động tác chiến của các sư đoàn quân viễn chinh, đặt khả năng cơ động viễn chinh đến một quân đoàn lính thủy đánh bộ (150 nghìn sĩ quan và binh sĩ).

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trong chiến dịch đổ bộ Wonsan. Chiến tranh Triều Tiên năm 1950


http://nghiadx.blogspot.com
Biên chế lực lượng Liên đoàn viễn chinh hỗn hợp tấn công ESG


Liên đoàn viễn chinh hỗn hợp tấn công chủ lực binh chủng hợp thành (ESG) của hải quân Mỹ được triển khai trên biển Thái bình dương, Địa Trung hải và Ấn độ dương. Trong giai đoạn hiện nay người Mỹ có thể tổ chức 12 Liên đội viễn trinh hỗn hợp tấn công chủ lực ESG và 11 Liên đoàn tầu sân bay tấn công. Số lượng các liên đoàn của hạm đội có thể lên đến 37 – 38 dựa trên yêu cầu nhiệm vụ và mục đích biên chế Liên đoàn. Theo tính toán của các chuyên gia quân sự nước ngoài, để vận chuyển vượt biển một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cần khoảng 3-5 tầu đổ bộ và tầu vận tải, một lữ đoàn viễn chính lính thủy đánh bộ cần khoảng 46 tầu đổ bộ và tầu vận tải, trong số đó có từ 3-5 tầu đổ bộ vận tải – cầu tầu đa nhiệm có khả năng mang theo máy bay trực thăng chiến đấu, 4 tầu đổ bộ - cầu tầu, 10 tầu vận tải đổ bộ và 12 tầu vận tải hàng hóa, phương tiện có khả năng đổ bộ. Hiện nay, lực lượng lính thủy đánh bộ của hạm đội trên Đại Tây dương và Thái bình dương có 43 tầu đổ bộ, trong đó có 12 tầu đổ bộ đa nhiệm, 2 kỳ hạm, 11 tầu đổ bộ - cầu tầu có khả năng chuyên chở máy bay trực thăng chiến đấu, 15 tầu vận tải đổ bộ - cầu tầu (đối với tầu đổ bộ đa nhiệm, sức chở là 1700 đến 1870 người, tầu vận tải đổ bộ - cầu tầu có sức chứa là 840 đến 950 binh sĩ và sĩ quan, tàu vận tải đổ bộ có sức chứa là 366 – 500 người, tầu đổ bộ xe tăng có sức chứa 400 binh sĩ và sĩ quan lính thủy đánh bộ.

Trung Quốc, với quân số hiện nay khoảng 2,480,000 người, trong giai đoạn sắp tới sẽ giảm biên chế xuống còn 500 000 quân tinh nhuệ, đồng thời tăng cương ứng dụng khoa học công nghệ cho tất cả các quân binh chủng lực lượng vũ trang, đặc biệt là Hải quân. Lực lượng lính thủy đánh bộ của Trung Quốc có 15 tầu đổ bộ hạng nặng chở xe tăng, 24 tầu hàng trung, 13 tầu đổ bộ hạng nhẹ, 44 xuồng đổ bộ và khoảng 10 tầu đổ bộ chạy trên đệm khí.

http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ chiến dịch đổ bộ của lính thủy đánh bộ Hồng quân Xô viết trong chiến dịch giải phóng Novorussia tháng 9 năm 1943


http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ lực lượng lính thủy đánh bộ Liên bang Xô viết đổ bộ lên đảo Sumy thuộc quần đảo Kuriin


Cũng trong giai đoạn hiện nay, cần phải nhận xét rằng, nước Nga hiện đại không đặt sự quan tâm nhiều lắm đến việc xây dựng đội ngũ chuyên gia chống các chiến dịch đổ bộ và các hoạt động đổ bộ của đối phương. Sẽ thật sự khó khăn để tưởng tượng, khi một sĩ quan mới tốt nghiệp Học viên khoa học quân sự cao cấp có thể tổ chức tiếp nhận, thu thập và xử lý thông tin liên kết phối hợp từ các đơn vị Biên phòng hoặc các đơn vị trinh sát, tuần tiễu ven biển, từ các sư đoàn phòng không, từ cơ quan trinh sát – tình báo hải quân của hạm đội và từ các đơn vị trinh sát của không quân trong một không gian thời gian thực. 

Trên bản đồ nào người sĩ quan đó sẽ thể hiện tình huống? Nếu như chúng ta không nhìn trước được tất cả các phương tiện truyền thông, thông tin đa phương tiện hiện nay và tích hợp nó trên bản đồ tác chiến cấp chiến thuật! Đồng thời, phép đo vẽ địa hình và hải hình trên các bản đồ địa hình và hải đồ khác nhau về cơ bản topographic và khó có thể trùng khớp lên nhau. 

Điều cơ bản là trong các cơ quan tham mưu của các đơn vị như các trung - lữ - sư đoàn bộ binh cơ giới, các sư đoàn không quân và phòng không, các lực lượng bộ đội biên phòng biển và bờ biển, lực lượng cảnh sát biển, các đơn vị và các hải đoàn của các hạm đội không có những sĩ quan tham mưu, chuyên nghiệp và sâu sắc trong lĩnh vực liên kết phối hợp các đơn vị trong một tổ chức hiệp đồng liên quân cấp chiến dịch - chiến thuật nhằm liên kết phối hợp thu thập thông tin, xử lý thống tin, đồng bộ hóa công tác điều hành tác chiến, thì mọi yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ là không thể. Sẽ không thể tin được nếu có một sĩ quan tốt nghiệp Học viện sĩ quan công binh có thể khi chuẩn bị chiến đấu chống đổ bộ (trên biển và hải đảo) có thể đưa những thùng casset thủy lôi tấn công đáy tầu lên một chiếc phà kiểu "tankist” và lắp đặt được số mìn đó lên các bãi cát ngầm của vùng nước nông nhằm chống các tầu đổ bộ đổ quân lên bờ, nêu như người sĩ quan ấy không được học tập dù chỉ là ngắn ngày với một chương trình rút gọn.

http://nghiadx.blogspot.com
Sa bàn diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011 Nga - Khazastan


http://nghiadx.blogspot.com
Xe thiết giáp lội nước vượt vùng nước cận bờ


http://nghiadx.blogspot.com
BTP-70pb cập bờ trong diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011


Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các sĩ quan và các vị tướng chỉ có thể trở thành chuyên gia tổ chức hiệp đồng tác chiến phòng thủ chống đổ bộ đường biển và hiệp đồng tác chiến đổ bộ đường biển sau 3 -4 năm liên tục tự học và rèn luyện trong môi trường thực tế hoạt động và làm việc, trong các đợt diễn tập thực binh cấp chiến thuật, chiến dịch – chiến thuật và chiến dịch với sự tham gia của các quân chủng như Lục quân, các liên đoàn chiến hạm các binh chủng trong hạm đội của Hải quân, các lực lượng của không quân và lực lượng phòng không quân binh chủng (phòng không chiến trường của hải quân và lục quân), hiệp đồng tác chiến với lực lượng bộ đội biên phòng biển, cảnh sát biển và các lực lượng vũ trang bán vũ trang nội địa khác, bao gồm cả dân quân tự vệ biển.

Trong các đợt diễn tập chỉ huy và tập huấn tham mưu, ngay cả những tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp, chỉ huy các quân đoàn, tập đoàn quân hoặc hạm đội, tổ chức điều hành một thế trận hiệp đồng quân binh chủng với khả năng phản ứng tức thời, nhanh chóng theo tình huống chiến trường thời gian thực là bất khả thi. Nhưng chương trình tập huấn chỉ huy, điều hành tác chiến trên bản đồ với các bộ tư lệnh quân binh chủng hoàn toàn không thể thay thế được những chương trình diễn tập đồng bộ hóa tác chiến phòng thủ chống đổ bộ và đổ bộ đường biển có sử dụng binh khí kỹ thuật và binh lực. Sự thiếu hụt giữa lý thuyết với thực hành tác chiến được thấy trong các đơn vị thuộc các quân binh chủng khác nhau, thực hiện nhiệm vụ trên các tuyến phòng thủ bờ biển, trên biển và trên các quần đảo, hải đảo, khi triển khai tổ chức nghiên cứu hiệp đồng tác chiến trong chiến dịch chống đổ bộ đường biển và đồng bộ hóa hoạt động tác chiến binh lực và hỏa lực, phương tiện chiến đấu của quân chủng Không quân, Hải quân, Lục quân, Biên phòng và cảnh sát biển. 

Có nghĩa là những hiểu biết về lý luận và thực tiễn liên kết phối hợp, theo lý luận quân sự cần được nghiên cứu trong các học viện và nhà trường quân binh chủng hoàn toàn chưa được đề cập đến trong bất cứ một chương trình nào. Hiểu biết và nắm chắc được tính năng kỹ chiến thuật của hạm đội, của không quân hải quân, của lực lượng không quân, lực lượng biên phòng và lực lượng cảnh sát biển, cơ cấu biên chế tổ chức lực lượng và vũ khí trang bị phương tiện chiến đấu "trên mặt bằng” hiệp đồng tác chiến theo một nhịp độ chung, dưới sự chỉ huy của một nhạc trưởng trong chiến dịch chống đổ bộ trên tất cả các cấp độ của không gian chiến trường hoặc là chiến dịch đổ bộ đường biển của lính thủy đánh bộ phối hợp với lực lượng bộ binh cơ giới, tăng thiết giáp và các cụm pháo binh chiến trường, nếu không có những đợt diễn tập và huấn luyện thực binh với sử dụng binh khí trang bị kỹ thuật, thậm chí bắn đạn thật sẽ hoàn toàn không thực tế và không có tính khả thi. 

Một điều tưởng chừng như rất vụn vặt là sự thiếu hiểu biết các thuật ngữ chuyên ngành cũng như ký tín hiệu của lực lượng Hải quân và ngược lại (những thuật ngữ cũng như kí tín hiệu của Lục quân), tạo ra những khó khăn trong công tác hiệp đồng tác chiến, liên kết phối hợp và hỏa lực tập trung từ nhiều hướng, đồng thời cũng gây khó khăn khi các tư lệnh trưởng và các chỉ huy trưởng đơn vị ra quyết tâm chiến đấu và liên kết phối hợp.

Hoặc một ví dụ khác: Trong giai đoạn ngày nay, chúng ta hoàn toàn không hi vọng rằng các loại tầu vận tải có lượng giãn nước khác nhau, hoặc một loại phương tiện vận tải cụ thể nào đó, tầu vận tải quy định theo biên chế động viên công nghiệp hoặc các loại tầu của các lực lượng bán vũ trang hoặc các đơn vị kinh tế…. được sử dụng để vận chuyển lực lượng binh chủng hợp thành của Hải quân trong các chiến dịch đổ bộ hoặc chuyển quân, sẽ được chuẩn bị sẵn sàng trong khoang tầu những bộ gá (theo quy định trước đây của Hội đồng bộ trưởng liên bang Xô viết theo pháp lệnh động viên công nghiệp) để có thể lắp đặt gường hoặc ghế cho lực lượng đổ bộ ngồi cũng như các bộ gá để lắp vũ khí trang thiết bị phục vụ đổ bộ.

Đương nhiên, dù có trong biên chế dự bị động viên và có thể sử dụng ngay tức khắc theo tình huống, nhưng những phương tiện này cũng không thể sử dụng cho đổ bộ hoặc tác chiến phòng thủ biển đảo được. Chúng ta hoàn toàn không thể đưa lên tầu vận tải một container tên lửa X-35 Bal – E nếu hệ thống radar trên tầu vận tải và những trang thiết bị trên tầu không đồng bộ và tương thích với hệ thống điều khiển hỏa lực tên lửa. Thực sự khó khăn khi một chỉ huy trưởng hoặc tư lệnh trưởng quân khu, vùng duyên hải có thể phối hợp với các lực lượng trên không, trên biển và lực lượng phòng thủ bờ biển tổ chức chuẩn một đoàn congvoa quân sự hải hành phục vụ mục đích tiếp cận mục tiêu đang bị uy hiếp trong thời gian chiến thuật cho phép. 

Ngoài ra, sẽ rất khó tin rằng Cơ quan tham mưu lực lượng liên quân chủng với chỉ huy trưởng là đại diện của lực lượng Hải quân có thể phân phối quản lý mục tiêu đồng thời điều phối, đồng bộ hóa hỏa lực từ nhiều chiều, nhiều hướng nhằm tăng cường tối đa hỏa lực tiêu diệt mục tiêu giữa lực lượng không quân, các chiến hạm pháo binh – tên lửa của cụm tầu hỏa lực yểm trợ chi viện, tên lửa - pháo binh bảo vệ bờ biển, pháo binh tên lửa chiến trường của lục quân trong một chiến dịch đồng bộ hiệp đồng tác chiến chống đổ bộ đường biển hoặc tổ chức đổ bộ phản công đánh chiếm lại một khu vực duyên hải, một cụm đảo hoặc một đảo bị đánh chiếm bởi lực lượng đổ bộ đường biển của đối phương trong điều kiện hiện nay, khi các hoạt động diễn tập thực tế chỉ được thực hiện trên bản đồ với sự giới hạn của các cơ quan tham mưu các đơn vị quân binh chủng khác nhau nhưng khá đồng thuận trong báo cáo thành tích đạt được.

Chiến dịch đổ bộ (chống đổ bộ) được tiến hành theo nguyên tắc hiệp đồng tác chiến là nỗ lực của các đơn vị binh chủng hợp thành của Lục quân và Hải quân phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị và phân đội chiến đấu của lực lượng Không quân và lực lượng Phòng không các cấp. Trong giai đoạn đánh chặn đòn tấn công đổ bộ của đối phương là lực lượng bộ binh, lính thủy đánh bộ tại chỗ kết hợp với lực lượng Biên phòng, lực lượng cảnh sát biển và bao gồm cả lực lượng dân quân tự vệ biển. Phụ thuộc vào không gian chiến trường và quy mô của chiến dịch đổ bộ, thứ tự quy trình tiến hành chiến dịch bao gồm có : lên kế hoạch tác chiến, đưa lực lượng đổ bộ lên các tầu đổ bộ và tầu vận tải, cơ động vượt biển, có thể diễn tập thử đổ bộ khi có điều kiện, đổ bộ đường biển và tác chiến trên bờ biển. Tương tự như vậy, chiến dịch chống đổ bộ đường biển cũng diễn ra với trình tự: phát hiện mục tiêu lực lượng đổ bộ, lên kế hoạch phòng thủ bờ biển, triển khai lực lượng đánh chặn ngăn không cho địch phát triển, triển khai lực lượng bao vây chia cắt, đánh chặn đường lực lượng tiếp viện và yểm trợ hỏa lực, tập trung lực lượng tiêu diệt địch trên bờ và đánh tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương trên vùng biển xâm nhập.

Để tiến hành các chiến dịch đổ bộ đường biển, nước Nga chưa đủ số lượng các tầu đặc chủng dành cho đổ bộ đường biển và các tầu vận tải chuyên dụng. Theo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho đến nay, Liên bang Nga có khoảng 32 tầu đổ bộ. Nhưng cũng cần nhớ rằng , sự thiếu hụt các phương tiện đổ bộ đặc chủng cũng không làm cho Liên bang Xô viết gặp khó khăn khi tiến hành chiến dịch "Anadyr” vào năm 1961 giai đoạn từ 12 tháng 7 đến 22 tháng 10 thực hiện chuyến đổ bộ liên lục địa đưa cụm lực lượng liên quân đổ bộ lên Cuba với đầy đủ vũ khí trang bị trên các tầu vận tải dân sự. Cũng có những ví dụ khác: sư đoàn bộ binh cơ giới số 33 từ quân khu Danhevostoc, tác giả đã phục vụ trong sư đoàn vào năm 1979 đã tổ chức và thực hiện thành công cuộc đổ bộ trên các tầu vận tải của công ty vận tải biển Danhevostoc vào vịnh Olga thuộc vùng duyên hải Primorski.

Tính toán các vấn đề có thể phát sinh trong nhiệm vụ đổ bộ và chống đổ bộ đối với chỉ huy trưởng đơn vị binh chủng hợp thành, cũng như tư lệnh trưởng Hạm đội Thái bình dương trong tiến trình lên kế hoạch đổ bộ, thực tế chuyển binh lực xuống tầu, hành quân vượt biển dưới sự uy hiếp và hỏa lực nhiều chiều, nhiều hướng của đối phương trong điều kiện tác chiến hiện đại và đổ bộ lực lượng bộ binh cơ giới trong các chương trình diễn tập bắn đạn thật, cho thấy có cơ sở lý luận và thực tiễn để thay đổi quan điểm về đào tạo, huấn luyện các chuyên viên - sĩ quan về các hình thức tác chiến đổ bộ đường biển và chống đổ bộ đường biển trong lực lượng lục quân và hải quân. Vấn đề đầu tiên và cũng là quan trọng nhất- tổ chức điều hành các cơ quan tham mưu tác chiến và các đơn vị quân binh chủng hợp thành, các phân đội thuộc quân binh chủng khác nhau trong chiến đầu. Vấn đề thứ hai – lập kế hoạch tổ hợp hỏa lực từ các phương tiện hỏa lực tiêu diệt mục tiêu trong các cấp độ của chiến dịch đổ bộ đường biển (tương tự như vậy đối với các cấp độ của chiến dịch chống đổ bộ đường biển).

Thực tế các hoạt động trong diễn tập cho thấy rằng, chưa có căn cứ cho rằng các vấn đề đặt ra đã được giải quyết triệt để trong gian đoạn ngày nay. Hiệp đồng tác chiến giữa lực lượng Lục quân và Hạm đội được thực hiện chỉ trên lý thuyết. Các sĩ quan chỉ huy từ cấp trung đội đến cấp quân đoàn không nắm chắc được tính năng kỹ chiến thuật và năng lực tác chiến của lực lượng tác chiến liên kết phối hợp trong hoạt động tác chiến cụ thể.

Chưa có được sự đồng bộ hóa và nhất thể hóa liên kết truyền thông giữa các lực lượng Hải quân, Không quân, Lục quân, sự thiếu hụt hệ thống nhận biết địch ta duy nhất tạo ra những vấn đề khó khăn nghiêm trọng cho công tác tổ chức hỏa lực tập trung tiêu diệt mục tiêu. Những thông tin trinh sát thu được từ hệ thống vệ tinh trinh sát và máy bay trinh sát các độ cao do thiếu hụt các trạm thu phát tín hiệu thông tin liên lạc trực tiếp trong các đơn vị của Lục quân và một số đơn vị ngay cả của Hải quân, của Biên phòng dẫn đến thông tin tiếp cận các đơn vị trực tiếp chiến đấu chậm đến hàng giờ và hàng ngày. Hệ thống radar trinh sát, cảnh báo sớm và theo dõi mục tiêu thông thường chỉ hoạt động cho những mục đích và phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chủ yếu của Không quân và Phòng không, không có khả năng chuyển tải thông tin đến các đơn vị trực tiếp chiến đấu của Lục quân, Hải quân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và tất nhiên, đến các đơn vị an ninh nội địa và dân quân tự vệ. Trong giai đoạn hiện nay, song hành cùng với bản đồ địa hình thông thường là bản đồ kỹ thuật số với rất nhiều các tính năng hiện đại, vượt trội, nhưng cả bản đồ địa hình, bản đồ vùng biển thông thường cũng như kỹ thuật số vẫn không tương thích và phù hợp lẫn nhau (trong khu vực tập kết lực lượng, đưa lực lượng đổ bộ lên tầu hoặc khu vực tiến hành chiến dịch đổ bộ) gây khó khăn cho công tác lên kế hoạch đổ bộ và điều hành chiến dịch.

Trong lực lượng lính thủy đánh bộ, sự không đồng nhất các loại tầu đổ bộ làm tăng thêm thời gian đưa binh lực và vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu lên tầu. Những khó khăn đó xuất hiện trực tiếp trong nội dung tính toán kế hoạch đưa binh lực xuống các phương tiện vận tải thông thường, được điều động và chuẩn bị bởi các sĩ quan hậu cần, kỹ thuật của các sư đoàn và quân đoàn, do những bài giảng và huấn luyện về cơ động trên các phương tiện đổ bộ đường thủy thông thường hoàn toàn không được đưa vào chương trình trong các trường sĩ quan và học viện lục quân. Trong các cơ quan tham mưu của các đơn vị chiến đấu hầu như không thừa ra đội ngũ sĩ quan tham mưu – tác chiến chuyên nghiệp trong lĩnh vực tổ chức đồng bộ hóa liên kết phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa các cụm đơn vị tham gia chiến dịch (ngay cả trong biên chế tổ chức của các tập đoàn quân binh chủng hợp thành, hoặc các liên đoàn chiến hạm binh chủng hợp thành của hải quân và hạm đội) chính vì vậy, công tác liên kết phối hợp, hiệp đồng tác chiến quân chủng thường được giao cho một sĩ quan bất kỳ.

Nhưng vấn đề nghiêm trọng đó cũng xuất hiện đối với các đơn vị binh chủng hợp thành, các phân đội phòng thủ biển đảo và bờ biển. Phòng thủ và Phản công chống lại lực lượng đổ bộ đường biển đối phương (thông thường được chuẩn bị kỹ lưỡng và có thời gian huấn luyện, diễn tập thực binh, có vũ khí trang bị, phương tiện tác chiến mạnh và hỏa lực tập trung nhiều hướng, nhiều chiều đã được chuẩn bị kỹ lưỡng trong hiệp đồng quân binh chủng) được coi là một trong những nhiệm vụ vô cùng khó khăn và phức tạp từ nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ các đơn vị binh chủng hợp thành được giao nhiệm vụ xây dựng tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp trong điều kiện thời binh, khu vực phòng thủ theo chiều dài và tầm xa tác chiến về hướng biển vô cùng phức tạp ngay cả trong trường hợp phòng thủ, không nói về khó khăn gặp phải khi ngăn chặn đối phương đổ bộ bám bờ. Hoàn toàn không có gì bí mật, vài trăm km bãi cát rộng ven biển hoặc đồi núi thấp – rừng cây ven bờ biển của vùng Viễn Đông, theo chỉ lệnh của Bộ quốc phòng và mệnh lệnh cấp quân khu trước đây, trên thực tế, hoàn toàn không thể che chắn được bằng hỏa lực của đơn vị được giao, chưa nói đến khả năng phòng thủ.

Đối với những hòn đảo hoặc quần đảo, điều đó càng thực sự khó khăn do hỏa lực đi cùng của các phương tiện phòng thủ không đủ để kiểm soát toàn bộ, hệ thống phòng thủ hoàn toàn nằm phơi trong tầm hỏa lực của vũ khí chính xác, khả năng tràn ngập của lực lượng đổ bộ đối phương hầu như không có phương án nào khả thi ngăn chặn được trong thời gian ngắn dưới sức ép hỏa lực tập trung của không quân hải quân đối phương, pháo hạm, pháo phản lực và tên lửa hải – đất liền. Kinh nghiệm các cuộc diễn tập cho thấy, các đơn vị binh chủng hợp thành của lục quân chỉ có thể phòng thủ ở nhưng khu vực xung yếu, có khả năng đổ bộ cao nhất của đối phương, các khu vực còn lại dọc bờ biển hầu như không có lực lượng đủ mạnh và hỏa lực đủ mạnh để ngăn chặn, tình huống trên cũng được đặt ra với những hải đảo, quần đảo, một số khu vực còn không có cả các đài quan sát, trinh sát radar hoặc các trạm quan sát bằng mắt thường. Tất nhiên, trong những điều kiện đó, khả năng có một tuyến phòng thủ biển đảo tin cậy và hiệu quả không thể đặt ra với bờ biển, hải đảo và quần đảo Liên bang. Hy vọng vào khả năng có được sự yểm trợ tích cực từ nhiều hướng trên không, trên biển, hỏa lực tên lửa - pháo bờ biển và pháo binh chiến trường là không thực tế. 

Chính vì vậy, nếu tính đên số lượng không đáng kể lực lượng các đơn vị phòng thủ bờ biển và hải đảo trong khu vực Viễn Đông và các đảo nhỏ, những vấn đề khá nghiêm trọng đã nêu trên sẽ phải có giải pháp về công nghệ. Đó là hệ thống quản lý chiến trường ( Chỉ huy điều hành, kiểm soát, truyền thông, công nghệ thông tin, trinh sát cảnh báo sớm và hệ thống quản lý thông tin) dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin, truyền thông kỹ thuật số đa phương tiện và hệ thống cảnh báo sớm đa nguồn tin, đa chức năng là điều kiện cấp thiết ngày nay. Song hành cùng với hệ thống điều hành tác chiến, yêu cầu cần có các trang thiết bị tự động hóa (thiết bị canh gác và cảnh báo sớm, máy bay trinh sát không người lái, hệ thồng trinh sát trên các phương tiện dân sự, đồng bộ với hiện đại hóa về công nghệ thông tin, trinh sát, chỉ thị mục tiêu cho lực lượng dân quân, tự vệ biển.

Từ những tổng kết khách quan thực tế về nhiệm vụ phòng thủ bờ biển và hải đảo. Những việc cấp thiết phải làm ngay: Thứ nhất là quyết định của Bộ trưởng bộ quốc phòng là chuẩn hóa, đồng bộ hóa cơ sở bản đồ địa hình vùng ven biển, lãnh hải và thềm lục địa, hệ thống bản đồ này là cơ sở đầu tiên cho nội dung công tác hiệp đồng quân binh chủng giữa các đơn vị lục quân phòng thủ bờ biển, các đơn vị lính thủy đánh bộ, các đơn vị hỏa lực của hạm đội và binh chủng pháo binh, tên lửa chiến trường trên cả công nghệ in ấn thông thường topographic và bản đồ kỹ thuật số digital. Chuẩn hóa hệ thống ký tín hiệu, nhận dạng mục tiêu và phân biệt địch ta trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện cho tất cả các lực lượng tham gia bảo vệ bờ biển và hải đảo: Lục quân, không quân, hải quân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển và lực lượng dân quân tự vệ biển đảo. 

Thứ ba, trong điều kiện hiện nay, thực hiện đồng bộ hóa trên nền tảng kỹ thuật số quản lý chiến trường, việc cơ cấu biên chế lại các cơ quan tham mưu cấp đơn vị binh chủng hợp thành sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng sẽ là không thừa nều biên chế một sĩ quan tham mưu được huấn luyện và chuẩn bị tốt, thực hiện thuần thục, nhuần nhuyễn nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với các lực lượng quân chủng khác trên hướng biển. Thứ tư là thực tế chiến tranh tương lai gần cho thấy, cần phải có một chương trình đầy đủ nhằm đào tạo và huấn luyện các sĩ quan – chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực đổ bộ đường biển và chống đổ bộ không – biển.

Những biến động phức tạp của quan hệ kinh tê – chính trị - quân sự hải dương không có điều kiện cho bất cứ một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm. Mọi hành động chuẩn bị cho thực tế xung đột và chiến tranh giới hạn trong khu vực nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc sẽ phản ánh mạnh mẽ trên tình hình địa chính trị khu vực lợi ích. Sẽ không có thời gian cho những bài học kinh nghiệm chiến trường. Những bài học phải được rút ra ngay từ tình hình thực tế chuẩn bị của các cường quốc biển và những hoạt động thực tế sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang Liên bang trên biển và hải đảo. Đồng bộ hóa công tác quản lý chiến trường biển đảo và nâng cao năng lực hiệp đồng tác chiến của các Quân chủng và lực lượng vũ trang, đó là nhiệm vụ khẩn cấp mà Hội đồng quốc phòng, Bộ quốc phòng liên bang với các quân chủng, các lực lượng vũ trang phải thực hiện hôm nay.

"Phà" Tankist thuốc hạm đội Biển Caspia ngày 18.11.42 bị nổ khi vận chuyển thuốc nổ, thùng thuốc nổ đã phá hủy toàn bộ con phá và 6 chiến sĩ hy sinh.

(Anatoly Tsyganok.
Giám đốc Trung tâm dự báo quân sự, thạc sĩ Khoa học quân sự)

(Theo nguồn tech.edu)

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 5)



Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi sâu sắc nghệ thuật tác chiến trên biển, với sự tham gia không chỉ của hải quân mà còn có các quân, binh chủng khác.


Sự phát triển của khoa học công nghệ quân sự đã đưa nghệ thuật chiến dịch phát triển lên một nấc thang mới, không gian của chiến trường mở rộng hơn, tham gia vào các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch trên khu vực biển, đại dương và các vùng nước ven bờ, khu vực bờ biển không chỉ là lực lượng hải quân, mà cả lực lượng không quân, lực lượng lục quân, lực lượng tên lửa chiến lược và lực lượng bộ đội không gian...

Thông thường, các hoạt động tác chiến chiến dịch của Liên bang Xô viết trước đây và nước Nga ngày nay có thể do một chiến hạm hoặc một cụm chiến hạm thực hiện, với sự yểm trợ tầm xa của các lực lượng không quân hải quân, không quân và tên lửa chiến lược.

Các cường quốc biển phương Tây thường triển khai các chiến dịch trên biển với một cụm tầu hoặc một hạm đội đến nhiều hạm đội với đầy đủ biên chế, bao gồm cả tầu sân bay. Lực lượng hạm đội của Mỹ hoàn toàn có khả năng đáp ứng một cuộc chiến tranh cục bộ hoặc một cuộc xung đột khu vực.



Tàu đổ bộ có boong phóng máy bay cỡ lớn của Hải quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Iraq.


Từ góc nhìn về sử dụng lực lượng, có thể xác định được phương án chiển khai một chiến dịch tác chiến biển đại dương.

Phương án tác chiến biển – đại dương cũng nằm trong những nguyên tắc tác chiến cơ bản, nhưng với không gian tác chiến rộng lớn hơn, trên vũ trụ, trên không, trên biển – đại dương và dưới biển, đại dương.

Các hoạt động tác chiến có thể đơn lẻ như săn ngầm hoặc đồng bộ với mục tiêu chiếm quyền chủ động, nhằm vào các mục tiêu quan trọng về kinh tế, quân sự, chính trị của đối phương, từ các căn cứ hải quân đối phương đến các mục tiêu trên không, trên biển – đại dương.



Khả năng tấn công của tàu ngầm nguyên tử Mỹ trên biển Baren.


Đối với các lực lượng Hải quân mạnh, có trong biên chế đầy đủ các phương tiện, từ tầu sân bay đến các loại tầu xuồng chiến đấu, phương thức triển khai các chiến dịch với các mục tiêu khác nhau, từ xung đột vũ trang đến chiến tranh cục bộ trong giai đoạn ngày này thông thường có tính tương đương, (ngoại trừ những hoạt động chống hải tặc).

Đó là thời gian chuẩn bị rất kỹ càng, có thể kéo dài nhiều năm đến nhiều tháng cho những hoạt động nghiên cứu vùng nước, địa hình đáy biển, hoạt động tầu thuyền, các sơ đồ bố trí lực lượng của đối phương, chi tiết đến từng mục tiêu, các mục tiêu này sẽ được lập trình trên tất cả các phương tiện trinh sát (vệ tinh, máy bay trinh sát, tầu xuồng trinh sát….. và các phương tiện mang, từ các chiến hạm mạng tên lửa, pháo hạm đến các các máy bay của lực lượng không quân hải quân, các mục tiêu nay sẽ được theo dõi chặt chẽ, đảm bảo chắc chắn không có sự bất ngờ xảy ra khi chiến dịch tiến công được triển khai.

Thời điểm triển khai chiến dịch thường được giữ bí mật tối đa, khi giờ công kích đã đến các lực lượng hải quân của các cường quốc biển sẽ đồng loạt tấn công hỏa lực từ tất cả các đơn vị tác chiến như không quân hải quân, chiến hạm, tầu ngầm, lực lượng đặc nhiệm hải quân trên toàn tuyến, trên không, trên biển, các căn cứ bờ biển và trong các trường hợp chiến tranh cục bộ, sẽ đánh sâu vào đất liên, các mục tiêu được tiến công bằng nhiều phương tiện hỏa lực, từ nhiều hướng khác nhau, với yêu cầu trong thời gian ngắn của đợt công kích, các mục tiêu quan trọng phải được chế áp hoặc tiêu diệt.

Trong quá trình triển khai chiến dịch, các đơn vị hợp thành của lực lượng hải quân có thể tiếp tục truy quét, tìm diệt các mục tiêu đã được lựa chọn ( tầu ngầm, tầu chiến) hoặc chế áp các đơn vị phòng không, tên lửa, sân bay, bến cảng…với mức độ hỏa lực ngày càng tăng, các đợt tấn công dồn dập …cho đến khi mục tiêu chiên dịch đạt được.

Do tính đặc thù của các chiến dịch hải chiến, để phòng thủ không – biển đạt hiệu quả cao, yêu cầu quan trọng đầu tiên trong cả thời chiến lẫn thời bình, đó là khả năng sẵn sàng tác chiến cao độ, bí mật, bất ngờ, tính cơ động cao, khả năng sẵn sàng tham gia chiến đấu cao của các phương tiện, vũ khí trang bị lực lượng hải quân.

Việc nghiên cứu kỹ và sâu sắc, hiểu biết thực tế vùng nước, vùng biển, ven biển, tính đặc thù của bờ biển, khả năng ngụy trang che dấu lực lượng, khả năng cơ động, khả năng bố trí các lực lượng phòng thủ hiệu quả là yếu tố vô cùng quan trong trong sự sống còn của lực lượng phòng thủ.



Tổ hợp tên lửa chống tàu Club-K phóng từ tàu chở hàng.


Để chống lại các lực lượng hải quân của các cường quốc biển, với công nghệ quân sự hiện đại ngày nay, các lực lượng hải quân liên bang Nga cần quản lý chặt chẽ các vùng nước có khả năng hình thành bàn đạp tiến công, các căn cứ hải quân mà đối phương có thể sử dụng, các phương án đột kích, phản công đánh trả ngay khi đối phương bắt đầu triển khai tấn công, các phương án phòng không, phòng hải hiệu quả nhất, đồng thời phải bố trí sẵn sàng hệ thống phòng thủ bờ biển, vùng nước nông và các hướng phản công hỏa lực từ những căn cứ đã được chuẩn bị sẵn, với những khu vực mục tiêu.

Thông thường, mỗi khu vực mục tiêu phải được sự quản lý của nhiều phương tiện hỏa lực hoặc nhiều đơn vị binh chủng như tên lửa, không quân, tầu tên lửa hoặc tầu phóng ngư lôi, các đơn vị đặc nhiệm hải quân, phòng thủ bờ biển.

Các hoạt động huấn luyện tác chiến nhằm duy trì và nâng cao sức chiến đấu của các đơn vị phải diễn ra với sự đối kháng thực tế, những hoạt động huấn luyện tác chiến phải được tiến hành trong mội trường khách quan, với góc nhìn từ phía bên kia của lực lượng đối phương có tiềm lực hải quân mạnh và hiện đại, các hoạt động triển khai chiến đấu phải năng động, sáng tạo, nhịp độ triển khai phải nhanh chóng, bất ngờ với yêu cầu cơ động chiến đấu ngày càng cao, áp lực tác chiến càng ngày càng tăng, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các sỹ quan chỉ huy, đặc biệt là các hạm trưởng và các sỹ quan chỉ huy lực lượng phòng không, phòng hải.



Hệ thống radar cảnh báo sớm chiến lược chống tên lửa của Liên bang Nga.


Điểm đặc biệt quan trọng trong nghệ thuật chiến dịch không-hải hiện đại là khả năng đảm bảo thông tin và khả năng trinh sát, theo dõi, bám mục tiêu và quản lý chiến trường bằng các phương tiện truyền thông hiện đại.

Theo đó, mạng lưới thông tin và truyền thông cần được xây dựng đa tầng, đa điểm, đa dạng, có khả năng chống nhiễu hiệu quả, ngay cả trong trường hợp bị tấn công (bị tấn công vệ tinh trinh sát, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống vệ tinh truyền thông, các trạm thông tin liên lạc, các trạm radar cảnh báo).

Để thực hiện được nhiệm vụ này, hệ thống trinh sát, truyền thông phải được tính toán, xây dựng và thử nghiệm trong điều kiện tác chiến hiện đại, với khả năng bị tấn công cao nhất, hệ thống trinh sát, truyền thông và quản lý chiến trường phải biến đổi linh hoạt, chuyển hóa liên tục trong không gian chiến trường phức tạp và và hỏa lực tấn công dầy đặc với độ chính xác cao.



Phân bố lực lượng hải quân viễn dương Trung Quốc.


Do tính đặc thù của nghệ thuật chiến dịch trên hải dương, các hoạt động huấn luyện tác chiến thường có thể nhanh chóng chuyển thành các hoạt động tác chiến trên biển, do đó, khái niệm ranh giới về huấn luyện thời bình và chiến đấu thời chiến trong nghệ thuật quân sự hải dương rất mờ nhạt.

Các đòn tấn công có thể xuất phát từ bất cứ điểm nào, bất cứ thời gian nào trên toàn bộ các đại dương hoặc vùng biển.

Đánh chặn kịp thời và phản công hiệu quả là phương án tốt nhất dành thế chủ động trên chiến trường hải dương. Đó là điểm đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nghệ thuật chiến dịch hải quân và đó cũng là mối quan hệ tương quan chặt chẽ của chiến lược và chiến dịch hải dương.

Lý luận về nghệ thuật chiến dịch

Nghệ thuật chiến dịch- Một thành phần quan trọng của nghệ thuật quân sự, giải quyết những vấn đề liên quân đế lý thuyết và thực hành huấn luyện tác chiến và tiến hành các hoạt động tác chiến hợp đồng quân binh chủng, tác chiến độc lập cấp chiến dịch, các hoạt động tác chiến của các quân chủng trên những chiến trường khác nhau. Nhưng lý luận và thực tiễn của nghệ thuật chiến dịch được hình thành cơ bản trong Điều lệnh tác chiến hải quân.

Những nhiệm vụ quan trọng của nghệ thuật chiến dịch là: nghiên cứu tính chất và nội dung của những hoạt động tác chiến. Đề xuất các phương pháp huấn luyện tác chiến và tác chiến trên bộ, trên không và trên không gian vũ trụ, xác định các giải pháp tác chiến chiến dịch với khả năng sử dụng các phương tiện chiến đấu và các lực lượng chiến đấu, đồng thời sử dụng các binh chủng sao cho có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong chiến dịch.

Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp, những phương pháp điểu hành các lực lượng tham gia tác chiến, khả năng đảm bảo hậu cần kỹ thuật, yểm trợ hỏa lực, thực tể điều khiển các hoạt động tác chiến của các lực lượng, các quân binh chủng trong các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch.



Sơ đồ tác chiến khối quân sự NATO trên mặt trận Châu Âu.


Nghệ thuật chiến dịch nghiên cứu tất cả các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch như tấn công, phòng ngự, tổ chức và thực hiện những hoạt động bố trí, di chuyển, tập trung binh lực trong các chiến dịch và mối tương quan trong quan hệ thay đổi bố trí binh lực trên chiến trường.

Nghệ thuật chiến dịch giữ vị trí kết nối giữa nghệ thuật chiến lược quân sự và nghệ thuật tác chiến (chiến thuật). Theo mối quan hệ với chiến thuật, nghệ thuật chiến dịch giữ vai trò vô cùng quan trọng, nó xác định cho chiến thuật nhiệm vụ và hướng phát triển tiếp theo.

Giữa nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật có sự ràng buộc liên kết nhân quả và sự ràng buộc phụ thuộc phả hệ (cha-con).

Ví dụ, khi xác định mục tiêu chiến lược của chiến tranh và những phương pháp tiến hành chiến tranh ở các khu vực chiến trường (địa bàn tác chiến) cần phải tính đến khả năng thực tế của các lực lượng vũ trang, các đơn vị quân chủng và các đơn vị thành viên binh chủng của quân chủng trong điều kiện cụ thể của chiến trường.

Tương tự như vậy, khi lên kế hoạch triển khai các chiến dịch, cần tính đến khả năng tác chiến của các đơn vị binh chủng hợp thành, mức độ phát triển của lý luận và thực tiến của nghệ thuật tác chiến chiến dịch.

Như vậy trong điều kiện thực tế của chiến trường, kết quả thành công của các hoạt động tác chiến quyết định những thành quả của các hoạt động của chiến dịch, và chiến thắng của các hoạt động chiến dịch ảnh hưởng trực tiếp đến những thành quả đạt được của các mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển chiến tranh và mục tiêu cuối cùng của chiến lược tiến hành chiến tranh.

Sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí trang bị và phương tiện kỹ thuật, khoa học công nghệ đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các lực lượng vũ trang, thay đổi các phương thức điều hành tác chiến, sự liên kết ràng buộc và và mối quan hệ liên kết phụ thuộc giữa nghệ thuật chiến lược quân sư, nghệ thuật chiến dịch và nghệ thuật tác chiến trở nên đa dạng hóa, đa chiều, và năng động hơn.

Do nghệ thuật chiến dịch giải quyết những vẫn đề của lý luận và thực tiến huấn luyện tác chiến và tiến hành triển khai các hoạt động tác chiến các chiến dịch hiệp đồng quân binh chủng hoặc các chiến dịch phát triển độc lập của không quân, hải quân và lục quân.

Do đó, trong nghệ thuật quân sự nói chung, có thể chia ra được 3 lĩnh vực có liên quan mật thiết là nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật của từng quân chủng.



Hệ thống phòng thủ trên tàu chiến hiện đại.


Nghệ thuật quân sự của mỗi lực lượng quân chủng xuất phát từ những cơ sở căn bản của mô hình tác chiến lực lượng, yêu cầu của lý luận và thực tiễn chiến đấu, tính đặc thù của cơ cấu tổ chức quân chủng, của môi trường tác chiến, vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, khả năng và năng lực chiến đấu của các đơn vị binh chủng hợp thành của quân chủng.

Những quan điểm về nghệ thuật chiến dịch được rút ra từ những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật quân sự nói chung.

Những điểm mấu chốt là đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của lực lượng và vũ khí trang bị; mạnh dạn, kiên quyết triển khai các hoạt động tác chiến với mục tiêu chiếm và nắm giữ quyền chủ động, sẵn sàng triển khai các hoạt động tác chiến khi địch sử dụng các loại vũ khí thông thường, vũ khí hiện đại và vũ khí có sức hủy diệt lớn; hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra bằng sức mạnh tổng hợp của của các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị liên kết phối hợp của các quân chủng, trên cơ sở mối quan hệ tác chiến chặt chẽ của hiệp đồng quân binh chủng; tập trung được lực lượng đột phá chủ lực trên hướng tiến cống chính trong thời điểm quyết định.

Áp dụng những nguyên tắc chung trong nghệ thuật chiến dịch phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của chiến trương, nơi diễn ra các hoạt động tác chiến của các đơn vị.

Lý luận quân sự của các nước phương Tây không sử dụng thuật ngữ Nghệ thuật chiến dich, các nhà quân sự phương Tây sử dụng khái niệm Nghê thuật tác chiến lớn, hoặc khái niệm nghệ thuật chiến lược nhỏ.

Sự phát triển của khoa học công nghệ quân sự đã đưa nghệ thuật chiến dịch phát triển lên một nấc thang mới, không gian của chiến trường mở rộng hơn, tham gia vào các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch trên khu vực biển, đại dương và các vùng nước ven bờ, khu vực bờ biển không chỉ là lực lượng hải quân, mà cả lực lượng không quân, lực lượng lục quân, lực lượng tên lửa chiến lược và lực lượng bộ đội không gian, các chiến dịch có sử dụng hải quân diễn ra liên tục thời bình như bảo vệ thềm lục địa, lãnh hải, vùng lợi ích, các tuyến vận tải chiến lược đường biển, các hoạt động chống xâm nhập, chống cướp biển đến thời chiến, khi các hoạt động tác chiến diễn ra trên không trên biển, trên đại dương và dưới đại dương, các đòn tấn công từ biển có thể đánh sâu vào đất liền khí sử dụng các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, không quân hải quân, đồng thời từ đất liền, các lực lượng như phòng thủ bờ biển, tên lửa chiến lược và chiến dịch, tên lửa phòng không S-500 hoàn toàn có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển và trên các đại dương.

Hỏa lực của một tầu chiến lớp khu trục có khả năng gây tổn thất nặng nề cho các đơn vị phòng thủ biển đảo mà không cần đòn tấn công của một liên đội tầu, hỏa lực của một tầu ngầm nguyên tử có khả năng tấn công hầu hết các mục tiêu chiến lược trên đất liền của cả một đất nước.

Do đó, các nguyên tắc hải chiển sẽ có những thay đổi rất nhiều, vấn đề đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hài quân được đặt lên một tầm cao mới, đó là khả năng huấn luyện, diễn tập thực binh và thực hiện những hoạt động đa nhiệm như tuần biển, trinh sát địa hình đáy biển, dòng chảy, thực hành những hoạt động cứu hộ biển và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của các loại tầu trên biển và đại dương, dưới biển (huấn luyện chống ngầm và chống ngầm).

Để đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị hải quân thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, tuần tiễu hoặc cùng với lực lượng cảnh sát biển, biên phòng duyên hải được tổ chức triển khai tương đương như những hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, với biên chế đầy đủ vũ khí trang bị và mức độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất.

[BDV news]


Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 1)





Lực lượng hải quân là lực lượng quân sự hùng mạnh trên biển và đại dương, bảo vệ nhưng lợi ích quan trọng của quốc gia và nhân dân.
Học thuyết quân sự mới của Nga về hải quân

Ngày 21/4/2000, học thuyết quân sự mới của Liên bang Nga được chuẩn y (*).

Trong Học thuyết này, đã đánh giá thực tế tình hình chính trị quân sự trên thế giới và trong từng khu vực, chỉ ra được những nguy cơ tiềm ẩn trong và ngoài nước đang đe dọa quyền lợi chính đáng của dân tộc Nga và nước Nga, trong đó có quyền lợi trên biển và đại dương. Học thuyết quân sự Hải dương được Tổng thống Nga phê chuẩn chính thức có hiệu lực ngày 27/6/2001.

Thực tế đã chứng minh, trong giai đoạn phát triển ngày nay xuất hiện nhiều nguy cơ tranh chấp, nhiều khả năng xung đột trên biển và đại dương. Có rất nhiều nguyên nhân sống còn về kinh tế, quân sự và địa chính trị làm nảy sinh những nguy cơ xung đột.

Khác với biên giới trên đất liền, danh giới trên biển và đại dương rất khó phân định, Nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng trên đất liền có giới hạn và sẽ cạn kiệt trong vài chục năm tới, không thể kéo dài đến hàng trăm năm. 71% bề mặt của trái đất được bao bọc bởi đại dương. Trong vực sâu của biển ẩn chưa nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng khổng lồ cho sự phát triển tương lai của nhân loại.

Nhưng biển và đại dương từ ngàn xưa đã là bãi chiến trường của các hạm đội, các lực lượng hải quân các nước đang phát triển và phát triển. Chân lý đơn gian là muốn phát triển, hãy ra với biển. Có nghĩa là trên biển và đại dương luôn tồn tại những nguy cơ xung đột quân sự và chiến tranh cục bộ. Đồng thời, lực lượng hải quân Liên bang Nga đang từng bước lạc hậu.



Tuần dương hạm Slava của Hải quân Nga.


Một không gian rất lớn của các đại dương, đấy là vùng nước chung, không thuộc quyền quản lý của bất cứ quốc gia nào. Điều đó đồng nghĩa với việc tài nguyên khoáng sản của khu vực nước chung có thể được khai thác của bất cứ quốc gia nào. Đồng thời, cũng như quá khứ trên đất liền, sẽ có thời điểm chia sẻ quyền lợi đó, nhưng không phải ở trên đất liền mà trên biển và đại dương.

Có thể khẳng định rằng, quốc gia nào yếu về hải lực, đương nhiên sẽ không được chia sẻ phần quyền lợi đó. Hải lực ở đây được hiểu là Lực lượng Hải quân về vũ khí trang bị, quân số và nghệ thuật tác chiến trên Không – Biển, khả năng tự vệ của nước đó trong vùng biển mang quyền lợi quốc gia chính đáng của mình. Những vùng biển đó sẽ bị chiếm đoạt hoặc chia sẻ.

Trong giai đoạn ngày nay, đã có không ít quốc gia không một giây nào rời mắt khỏi đại dương. Đầu thế kỷ 21 trên các biển, hàng ngày có 130 tàu chiến trong biên chế của 16-20 nước tuần hành. Nhiệm vụ của các tàu chiến này rất khác nhau, nhưng rất nhiều nhóm tàu chiến với vũ khí trang bị, máy bay hải quân, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có khả năng tấn công đến 80% lãnh thổ của Liên bang Nga, trong đó có khả năng tấn công 60 – 65% tiềm lực công nghiệp quốc phòng của nước Nga. Đồng thời các đảo của nước Nga đều nằm trong tầm tấn công và đổ bộ của các lực lượng linh thủy đánh bộ.

Điều đó có nghĩa là trong cuộc đấu tranh dành quyền lợi trên biển và đại dương, tồn tại và hiện hữu ngày càng sâu sắc nguy cơ đe dọa quyền lợi chính đáng của Nga từ hướng biển.

Tính toán một cách đơn giản, lực lượng hải quân Nga đến năm 2015 có khoảng 60 tàu chiến cỡ khu trục và tuần dương sẵn sàng chiến đấu, trong đó có 30 tàu ngầm nguyên tử. Trong đó, chỉ tính riêng lực lượng Hải quân NATO, (chưa tính Trung Quốc) đã có tới 800 tàu chiến, và các hạm đội của Tây Đại tây dương hàng ngày huấn luyện, và thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên các đại dương. Còn Trung quốc đang từng ngày tăng cường lực lượng Hải quân, liên tục tập trận và đã sẵn sàng vươn tới biển xa.



Hải đường vận tải chiến lược của Trung Quốc và cũng là chiến lược hải dương của Trung Quốc.


Từ những nhận định trên, Liên bang Nga thấy thật sự cần thiết phải xây dựng một hạm đội mới, nhưng một nhiệm vụ cũng khẩn cấp không kém, đó là xây dựng cho lực lượng hải quân Liên bang một chương trình huấn luyện tác chiến biển, đại dương và khả năng lực triển khai, điều hành các chiến dịch và các hoạt động tác chiến Không – Biển.

Đối với các hạm đội, chương trình huấn luyện diễn tập đó, theo những tính toán từ những cuộc chiến tranh, những nguy cơ tiềm ẩn hiện tại, và khả năng xảy ra trong tương lai, sẽ bao gồm 3 cấp huấn luyện tác chiến: Cấp chiến lược, cấp chiến dịch và chiến thuật.

Xây dựng một hạm đội mạnh và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu để nâng cao nghệ thuật tác chiến trên biển, đại dương không thể tách rời khỏi chiến lược phát triển kinh tế biển, đại dương và đường lối chính trị hải dương của Liên bang Nga, chiến lược phát triển kinh tế biển, đại dương và đường lối chính trị Hải dương bảo đảm quyền lợi của quốc gia và dân tộc Nga.

Đương nhiên, trong điều kiện quan hệ quốc tế hiện đại đòi hỏi ưu tiên bảo đảm quyền lợi của các quốc gia bằng những giải pháp hòa bình. Nhưng thực tế đáng tiếc là nhân loại vẫn còn ở rất xa với cách giải quyết những lợi ích của mình bằng con đường hòa bình. Sử dụng vũ lực và chiến tranh như một sự kiện phức tạp và có nhiều góc cạnh khác nhau, bao giờ cũng là cuộc đấu tranh bằng sức mạnh.



Hoạt động huấn luyện tác chiến của Hạm đội Thái bình dương Liên bang Nga.


Đối tượng của Học thuyết quân sự Hải quân Nga

Nhiệm vụ chủ yếu của Hải quân Liên bang Nga, kế thừa của Hải quân Xô viết, như đã được khẳng định bằng các văn bản pháp quy của nhà nước, trong điều kiện thời bình thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ quyền lợi của Quốc gia dân tộc Nga trên các vùng nước chủ quyền và lợi ích, sẵn sàng sử dụng sức mạnh để bảo vệ lợi ích chính đáng của đất nước.

Trong giai đoạn mới, lực lượng Hải quân đảm nhiệm thêm nhiệm vụ chống khủng bố và cướp biển trên mặt biển. Trong điều kiện thời chiến, lực lượng Hải quân đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển đất nước, đánh chặn các đòn tấn công từ biển vào các mục tiêu quan trọng của đất nước, đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình và không quân Hải quân của địch. Đồng thời bẻ gẫy những đòn tấn công từ phía biển của đối phương.

Như vậy, mục tiêu tác chiến của Hải quân là tất cả đơn vị chiến đấu của đối phương trên đại dương và trên biển, có vùng nước gắn liền với bờ biển của đất nước hoặc gắn liền với biển của đất nước, các đơn vị chiến đấu có thể là tàu sân bay, tàu ngầm tên lửa, tàu chiến nổi, vũ khí của các đơn vị này có thể tấn công các mục tiêu trên biển hoặc trên đất liền của đất nước hoặc quân đội Liên bang Nga.

Lực lượng hải quân Liên bang Nga trong trường hợp bắt đầu chiến tranh, sẽ phải chiến đấu chống lại các lực lượng Hải quân của các quốc gia biển hùng mạnh, có thể phải tiền hành các hoạt động tác chiến chiến dịch như:

- Các đòn tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất của đối phương, các đòn tấn công sẽ tiến hành song song cùng với các đơn vị tên lửa đạn đạo, tên lửa chiến trường, các đòn tấn công tên lửa là đòn đánh chủ đạo của hoạt động tác chiến này.

- Tiến hành các chiến dịch tìm kiếm và tiêu diệt các tàu ngầm tên lửa, tàu ngầm tấn công của địch.

- Tiến hành các chiến dịch tấn công tiêu diệt các hạm tàu của đối phương trong các vùng nước nằm cạnh bờ, các vùng nước đe dọa các mục tiêu của Hải quân và của hệ thống phòng thủ đất nước và các vùng biển kín bàn đạp tấn công trong đại dương.

- Tấn công tiêu diệt các hạm tàu vận tải của đối phương, cắt đứt đường vận tải biển của đối phương.

- Tiêu diệt các lực lượng chống tàu của địch, bao gồm cả lực lượng chống tàu nổi và tàu ngầm.

- Cùng với lực lượng phòng thủ bờ biển, thiết lập vành đai phòng thủ bảo vệ các căn cứ hải quân, các mục tiêu quan trọng về kinh tế và hệ thống truyền thông, thông tin liên lạc.

Để tiến hành các hoạt động tác chiến trên biển và trên đại dương, do tính chất đặc thù của tác chiến không - biển – đại dương, đó là sử dụng và điều hành binh lực và phương tiện hải chiến với phương thức tác chiến hiệu quả nhất.

Căn cứ vào những hoạt động tác chiến trên biển, trong lý luận tác chiến không - biển – đại dương, một vị trí vô cùng quan trọng là hệ thống hóa các hoạt động tác chiến liên tục và khả năng bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho các hoạt động tác chiến.

Khác với những hoạt động tác chiến trên bộ và trên không, hệ thống các hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Hải quân diễn ra thường xuyên liên tục, với cường độ và mức độ sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, không chỉ trong thời chiến mà ngay cả trong thời bình.

Đối với lực lượng hải quân hiên đại, rút kinh nghiệm từ thời kỳ Liên Xô, huấn luyện sẵn sàng chiến đầu cường độ cao và thường trực sẵn sàng chiến đấu là hoạt động quan trọng bậc nhất của lực lượng Hải quân thời bình.

(*) Sau sự tan vỡ của Liên Xô, trong điều kiện cần thiết của lịch sử, ở Nga đã hình thành học thuyết quân sự Liên bang Nga. Học thuyết quân sự đã được phê chuẩn 2/10/1993.

Theo chỉ lệnh của Tổng thống Nga học thuyết có tên: "Những luận điểm cơ bản của Học thuyết quân sự Liên bang Nga". Trong văn bản pháp quy đã được chuẩn y này có rất nhiều điểm được kế thừa từ chủ trương chiến lược quân sự của Liên Xô, được các lãnh đạo các nước XHCN Đông Âu phê chuẩn tại Berlin ngày 29/5/1987 như Học thuyết quân sự của Hiệp ước Vacsava.

Học thuyết quân sự 1993 của Liên bang Nga so với học thuyết quân sự khối Vacsava chưa có những thay đổi đáng kể về lý luận của Lực lượng vũ trang, những quan điểm tầm nhìn chiến lược cho sự hoàn thiện và phát triển của quân đội và Hải quân không được đặt ra.

Rất đáng tiếc là học thuyết quân sự năm 1987, học thuyết quân sự năm 1993 không hề quan tâm đến chiến lược và nghệ thuật quân sự Hải quân, dù đến tận cuối những năm 1980 vẫn chưa xác định được hướng phát triển chiến dịch và chiến thuật chiến tranh hiện đại của lực lượng hải quân hùng mạnh của Liên Xô.

Đến sau năm 1993, với yêu cầu thực tế của việc phát triển lực lượng hải quân thế giới, các nguy cơ từ nhiều hướng đã thúc đẩy một bước đi mang tính chiến lược. Chỉ lệnh của tổng thống Liên bang Nga số 11/1997 đã phê chuẩn chương trình phát triển Hải dương toàn cầu. Trong chương trình đã chỉ rõ những định hướng cụ thể của việc phát triển Lực lượng Hải quân Liên bang Nga vào thế kỷ 21.

Ở đây lực lượng Hải quân được xác định là công cụ quan trọng nhất của Liên bang để bảo vệ quyền lợi chiến lược của Liên bang Nga trong mối quan hệ Hải dương toàn cầu: " Lực lương hải quân là lược lượng bảo vệ nhưng lợi ích quan trọng của nhân dân Liên bang Nga và những mục tiêu chiến lược của Liên bang, trong trường hợp khác, là công cụ đập tan mọi âm mưu gây chiến và xâm lược".

Chỉ lệnh của Tổng thống Liên bang Nga từ 4/3/2000 đã chuẩn y Chiến lược chính sách Hải dương của Nga. Đồng thời cùng với chỉ lệnh đó, một phần đã đưa ra Chiến lược hải dương trong lĩnh vực các hoạt động của Hải quân đến năm 2010.

Những văn bản đó đã chỉ ra mục tiêu phát triển lực lượng Hải quân Liên bang Nga, làm chính xác và cụ thể hơn vị trí nhiệm vụ của Hải quân Liên bang Nga trong Học thuyết quân sự.

[BDV news]


Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

>> Thăm tổ hợp tên lửa S-300PMU1 của Việt Nam





Quân chủng Phòng không - Không quân vừa tổ chức cho đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí giao lưu và tham quan buổi luyện tập khí tài tổ hợp tên lửa S-300PMU1 của Đoàn tên lửa phòng không 64 - Sư đoàn phòng không 361.

Phải đội nắng đứng giữa thao trường để xem đơn vị luyện tập nhưng nắng chưa kịp đổ lửa lên đầu người thì buổi diễn tập đã xong vì quy trình khởi động và điều khiển tổ hợp tên lửa S-300 PMU1 hoạt động chỉ mất có mấy phút.


Trung tâm điều khiển hoạt động của tên lửa S-300.


Hệ thống S-300PMU1 là tên lửa đất đối không tầm xa do Liên bang Nga sản xuất, được đánh giá là tối tân nhất xuất hiện trên thị trường vũ khí thế giới hiện nay. (Hiện Nga sở hữu hệ thống phòng không S-400, hiện đại hơn S-300 nhưng chưa xuất khẩu. Dự kiến, thời gian tới, Nga sẽ hoàn thành nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng không S-500, hiện đại hơn, có tầm tác chiến trên không gian).

So sánh các tính năng với tên lửa Patriot của Mỹ thì S-300 PMU1 vượt trội, như: cự ly tiêu diệt xa nhất, độ cao tiêu diệt cao nhất, vận tốc mục tiêu bị tiêu diệt lớn nhất; trọng lượng đầu đạn, diện tích che phủ bảo vệ của khí tài tên lửa phòng không S-300 PMU1 cũng lớn hơn.

Tổ hợp tên lửa này là hệ thống tên lửa phòng không cơ động, đa kênh dùng để tiêu diệt tất cả các phương tiện tập kích đường không hiện đại của đối phương trong hiện tại và tương lai, gồm các loại máy bay chiến lược và chiến thuật, các loại tên lửa đạn đạo chiến lược, chiến dịch-chiến thuật ở mọi dải độ cao, vận tốc, trong mọi điều kiện có nhiễu cường độ lớn và các thủ đoạn kỹ, chiến thuật khác.


Tên lửa S-300: Cự ly phát hiện là 300 km, diệt mục tiêu cự ly gần là 5 km, cự ly xa là 150 km, độ cao 27.000 m và thấp nhất là 10m.


Thượng tá Lê Văn Thanh - Đoàn trưởng Đoàn tên lửa phòng không 64 - cho biết: Đơn vị đã tiếp nhận khí tài này được mấy năm. Trang bị tổ hợp phòng không là quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân, được tiếp nhận và sử dụng khí tài hiện đại nhất là vinh dự và trách nhiệm của đơn vị.

Để làm chủ khí tài tối tân này, đơn vị ngoài cử cán bộ sang học tập ở nước bạn tiếp cận với khoa học công nghệ thế giới còn nâng cao trách nhiệm, học tập nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, sẵn sàng chiến đấu, đối phó với các tình huống xảy ra trên không, bảo vệ bầu trời Thủ đô Hà Nội và miền Bắc.

Với khí tài này, lực lượng phòng không yên tâm bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.

Xe mang ống phóng tên lửa S-300 PMU1 có khả năng vượt địa hình phức tạp, đường xấu, lầy lội, vượt hào rãnh có độ rộng đến 2,5 km, độ chênh cao mặt đường đến 60 cm. Số lượng mục tiêu được bám sát và bắn cùng lúc là 6. Số lượng tên lửa được điều khiển cùng lúc là 12 tên lửa. Thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại dưới 5 phút; từ trạng thái trực ban sang chiến đấu 40 giây và nhiều tính năng hiện đại khác. Giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 từ 120-150 triệu USD, giá một quả tên lửa là 1 triệu USD.

[BDV news]


Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> 'Ngàn hạt cát' Trung Quốc và cỗ máy tình báo khổng lồ



Các cơ quan phản gián Mỹ đã tiến hành bắt và tuyên án một số lượng ngày càng tăng các điệp viên Trung Quốc tại Mỹ.

Phát hiện hàng loạt các vụ gián điệp công nghiệp

Vụ bắt giữ gần đây nhất là Sixing Liu, kỹ sư của một công ty sản xuất hệ thống định vị cho quân đội Mỹ.

Liu được nuôi dưỡng ở Trung Quốc và sống hợp pháp tại Mỹ, bị băt vì thực hiện chuyến đi bí mật về Trung Quốc vào cuối tháng 11/2011. Trong chuyến đi, anh ta báo cáo các dự án mà công ty của mình làm cho Bộ Quốc phòng Mỹ tới các quan chức Trung Quốc.

Đã có một số ví dụ tương tự về về kiểu đánh cắp thông tin kiểu này. Năm 2010, một nhà phân tích gốc Hoa làm việc trong Lục quân Mỹ tên Liangtian Yang bị bắt khi chuẩn bị bay bay sang Trung Quốc bằng vé một chiều. Yang giữ trong mình một file điện tử về tài liệu mật của Lục quân Mỹ.


Gần đây, xuất hiện bản cáo trạng dành cho Kexua Huang, sinh ra tại Trung Quốc, vì ăn cắp bí mật thương mại cách thức sản xuất thuốc trừ sâu hữu cơ mới (trị giá 300 triệu USD). Điểm đáng lưu ý, công nghệ này được sử dụng để tạo ra độc tố sử dụng cho chiến tranh hóa học.

Trước đó một chút, năm 2009, Dongfan Chung bị tuyên án 30 tù giam vì đã nhiều thập kỷ làm gián điệp cho Trung Quốc. Công dân Mỹ gốc Hoa này đã đến Đài Loan năm 1948 sau đó chuyển sang sinh sống ở Mỹ vào năm 1962. Sau đó, người này làm việc trong các công ty hàng không vũ trụ, chủ yếu là hãng Boeing, trước khi bị bắt vào năm 2006.

Các tài liệu tìm thấy ở nhà ông ta nêu rõ mối quan hệ giữa ông với Hoa Nam tình báo cục. Theo đó, Dongfan Chung đã chuyển cho Trung Quốc các chi tiết kỹ thuật của tàu con thoi, vệ tinh Delta IV, máy bay chiến đấu F-15, máy bay ném bom B-52, máy bay trực thăng CH-46/47, và một số hệ thống quân sự khác... Khi bị bắt, Chung là cố vấn cho Boeing.

“Ngàn hạt cát”

Trên đây là các ví dụ về việc Trung Quốc sử dụng gián điệp công nghiệp để biến quốc gia này thành một cường quốc quân sự trên thế giới. Trong hơn 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã cố gắng để đạt được điều mà Liên xô chưa thực hiện được: ăn cắp công nghệ phương Tây và sử dụng chúng để vượt trước phương Tây.

Liên xô thiếu nhiều ngành công nghiệp hỗ trợ cần thiết như ở phương Tây và chưa bao giờ có thể có đầy đủ mọi thứ cần thiết để bắt kịp thành quả kỹ thuật của phương Tây. Chẳng hạn, Liên Xô đã copy máy tính của Mỹ nhưng thiết kế ra các cỗ máy cồng kềnh cồng kềnh, độ tin cậy thấp ơn và ít tính năng tác dụng hơn. Tương tự đối với máy bay chiến đấu, xe tăng và tàu chiến của họ.

Trung Quốc đánh cắp công nghệ bằng cách tạo thuận lợi cho các công ty phương Tây thành lập nhà máy tại Trung Quốc. Tại đây, các quản đốc và công nhân của họ có thể được dạy cách thức sản xuất sản phẩm. Cùng lúc đó, Trung Quốc cho phép các sinh viên tốt nhất của họ sang Mỹ học tập, nghiên cứu. Hầu hết các sinh viên này sẽ ở lại Mỹ, nơi có nhiều cơ hội và công việc hơn. Sau đó, một số hồi hương mang về kỹ năng kinh doanh và kỹ thuật.

Cuối cùng Trung Quốc tích cực sử dụng phương pháp “ ngàn hạt cát” để làm gián điệp. Điều này liên quan đến việc Trung Quốc cố gắng thuyết phục tất cả người dân Trung Quốc ra nước ngoài và con cháu những Hoa Kiều này sẽ làm gián điệp cho Trung Quốc.

Cỗ máy tình báo khổng lồ

Biện pháp làm gián điệp này không có gì là mới. Các quốc gia khác đã sử dụng hệ thống tương tự trong nhiều thế kỷ. Vấn đề bất thường ở chỗ là quy mô nỗ lực của Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Hậu thuẫn cho các hoạt động gián điệp công nghiệp của Trung Quốc là Bộ máy Tình báo chỉ đạo từ lục địa, với đội ngũ nhân viên đông đảo gần 100.000 người. Họ có nhiệm vụ liên tục theo nhiều Hoa kiều ở nước ngoài và những gì mà họ có thể, nên là tìm mọi cách ăn cắp công nghệ về cho Tổ quốc.

Trung Quốc có hơn 100.000 sinh viên đi du học nước ngoài mỗi năm. Số lượng đi du lịch và làm ăn còn lớn hơn. Hầu hết những người này không bị yêu cầu phải làm gián điêp nhưng đơn giản, họ có thể chia sẻ với các quan chức chính phủ (những người không bao giờ nhận mình là nhân viên tình báo) về bất kỳ thông tin nào mà họ có.

Giống như Nga, Trung Quốc cũng đang thực hiện các biện pháp truyền thống, sử dụng những người có quyền miễn trừ ngoại giao để tuyển mộ điệp viên, sử dụng tiền bạc, mỹ nhân kế hoặc bất cứ chiêu thức nào có thể, để thuyết phục người khác bán thông tin cho họ. Việc làm này vẫn còn hiệu quả và khi kết hợp với các biện pháp “ngàn hạt cát” đã mang về cho Trung Quốc rất nhiều bí mật.

Biện pháp cuối cùng là hình thức vận hành vốn đầu tư mạo hiểm bí mật, đôi khi gọi là Dự án 863. đó là cung cấp tiền cho các công ty Trung Quốc chuyển đổi công nghệ đánh cắp thành ứng dụng thực tế. Nếu bạn trở về Trung Quốc mang theo bí mật, bạn sẽ được cấp nhà và giàu có.

Nhưng có một số vấn đề liên quan đến luật pháp. Khi Trung Quốc đánh cắp một số công nghệ và sản xuất ra một sản phẩm nào đó thi các nạn nhân phương Tây có thể chứng minh là bị mất trộm (qua bằng sáng chế và sử dụng trước công nghệ). Các hành động pháp lý có thể sẽ gây rất khó khăn hoặc cản trở Trung Quốc bán bất kỳ sản phẩm sử dụng công nghệ đánh cắp ra nước ngoài.

Với lý do này, Trung Quốc muốn đánh cắp công nghệ quân sự. Loại sản phẩm này hiếm khi rời khỏi Trung Quốc. Tại Trung Quốc, tòa án làm những gì họ được chỉ đạo từ trên và hiếm khi quan tâm đến tuyên bố về bằng sáng chế của nước ngoài.
[BDV news]


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> Quân đội Ai Cập nhận trực thăng đa nhiệm



Theo Defense Aerospace, Quân đội Mỹ đã trao cho công ty Agusta Westland hợp đồng máy bay trực thăng đa năng AW139 cho Ai Cập.


Theo hợp đồng có giá trị lên đến 37.800.000 USD, Agusta Westland sẽ cung cấp hai phiên bản AW139 tìm kiếm cứu nạn cho Ai Cập.

Không quân Ai Cập sẽ nhận các máy bay trực thăng thông qua cục cung ứng quân sự nước ngoài (FMS) của Bộ Quốc phòng Mỹ.


Trực thăng đa nhiệm AW139.


Ngoài việc cung cấp máy bay trực thăng AW139, công ty AgustaWestland sẽ được tham gia vào việc cung cấp phụ tùng, trang thiết bị dự phòng, cũng như giúp quân đội Mỹ đào tạo phi công Ai Cập.

Máy bay trực thăng AW139 được trang bị 2 động phản lực PT6C-67C, có tốc độ lên đến 310 km/h với tầm bay khoảng 1.000 km.

AW139 là trực thăng đa năng hạng trung có trọng lượng cất cánh tối đa 6,4 tấn, máy bay có khả năng chở 15 người hoặc hàng hóa với tổng trọng lượng 2,5 tấn.

Trước đó vào tháng 7/2008, Tập đoàn Oboronprom của Nga và Agusta Westland hợp tác lắp ráp trực thăng AW139 tại Nga. Dự kiến, chiếc trực thăng đầu tiên sẽ “ra lò” năm 2012. Oboronprom là công ty con của Rosoboronexport, tập đoàn chuyên phụ trách xuất khẩu vũ khí của Liên Bang Nga.

Agusta Westland là bộ phận của Finmeccanica Group, một trong những nhà sản xuất trực thăng lớn nhất thế giới với các cơ sở chế tạo đặt ở Italy, Anh và Mỹ.

Máy bay trực thăng AW139 và các biến thể khác nhau đang được sử dụng trong lực lượng quân đội của gần 50 nước trên thế giới.
[BDV news]


Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc đang vượt Nga?



Chuyên gia Nga nhận định, áp lực dân số, an ninh lương thực và năng lượng là nguyên nhân cơ bản để Trung Quốc tấn công quân sự với Nga.


Ông Aleksandr Khramchikhin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị quân sự IPVA có một bài viết nhận định về khả năng có hay không một cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.

Đối với vấn đề này, tác giả tin rằng, nếu có một cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên bang Nga, 95-99% sẽ xuất phát từ Trung Quốc.


Ông Aleksandr Khramchikhin.


Dưới đây là nội dung bài viết của ông Aleksandr Khramchikhin:

Nguồn gốc của vấn đề

Việc đối mặt với áp lực quá tải dân số, sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc đã tạo ra một tập hợp của các vấn đề phức tạp. Sự khan hiếm tài nguyên, diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp, tạo áp lực rất lớn đến an ninh lương thực, an sinh xã hội.

Đối mặt với những vấn đề này, mở rộng biên giới để nắm bắt các nguồn tài nguyên và vùng lãnh thổ là có thực tế.

Ông Khramchikhin cũng bác bỏ khả năng mở rộng về phía Đông Nam Á của Trung Quốc, bởi tình về mặt lãnh thổ ở đây có vẻ đã an bài. Khu vực này có nhiều tài nguyên biển, song dân số ở đây cũng rất đông.

Tuy nhiên tình hình có vẻ ngược lại tại vùng Viễn Đông của Nga, đây là vùng lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên và rất thưa thớt người. Đây chính là khu vực đầy tiềm năng nhất cho việc mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Đơn cử như trường hợp Trung Quốc đang coi vùng lãnh thổ Zauralski của Nga là lãnh thổ của mình.

Một vấn đề xã hội khá bức xúc tại Trung Quốc là tình trạng “thiếu cô dâu”, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, không loại trừ khả năng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chấp nhận hy sinh hàng chục thậm chí hàng trăm ngàn thanh niên cho vấn đề này.



Áp lực dân số là nguyên nhân cơ bản để Trung Quốc gây xung đột với Nga. Trong ảnh hàng ngàn người đang xếp hàng để mua vé tàu.


Các vấn đề tranh chấp biên giới giữa Nga và Trung Quốc sẽ là cội nguồn cho các xung đột nếu các vấn đề ở đây không được giải quyết một cách ổn thỏa. Sự “bành trướng hòa bình” vẫn là sách lược hàng đầu của Trung Quốc, nhưng không loại trừ một cuộc xung đột quân sự.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự với tốc độ chóng mặt, và có nhiều vấn đề để lo lắng ở đây.

Các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ngày một gia tăng, với sự tham gia ngày càng nhiều của các quân binh chủng khác nhau, quy mô ngày càng mở rộng. Đó có thể coi như là một bài tập chuẩn bị cho các cuộc xâm lược.

Một thực tế trớ trêu là đã từ lâu Nga không nhận ra rằng, Quân đội Nga đã mất không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng các thiết bị quân sự so với Quân đội Trung Quốc.

Sao chép công nghệ vũ khí: vấn nạn muôn thuở trong quan hệ Nga - Trung

Quân đội Trung Quốc phụ thuộc vào Liên Xô rất nhiều trong những năm 1950-1960. Tuy nhiên, sau khi hâm nóng mối quan hệ với phương Tây, gián điệp công nghiệp của Trung Quốc đã tiếp cận được các mẫu công nghệ mới của Mỹ và châu Âu. Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc đã tiếp cận được các công nghệ mới nhất của Liên Xô (Nga hiện nay).

Từ cơ sở đó tạo ra bước nhảy vọt về công nghệ, "người Trung Quốc luôn có khả năng đặc biệt để đánh cắp công nghệ", ông Khramchikhin nhận xét.

Năm 1980, tình báo Trung Quốc đã tiếp cận được bản vẽ của đầu đạn hạt nhân W-88 dành cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident-2. một số lượng lớn chi tiết kỹ thuật của đầu đạn này đã bị đánh cắp.

Không có một bằng chứng nào cho thấy Nga bán hệ thống rocket phóng loạt 9K58 Smerch, hoặc giấy phép sản xuất loại này cho Trung Quốc. Tuy nhiên, không lâu sau khi hệ thống 9K58 Smerch được giới thiệu, Trung Quốc đã cho ra đời hệ thống A-100 gần như giống hoàn toàn.

Không lâu sau đó là hệ thống PHL-03, một bản sao hoàn chỉnh của 9K58 Smerch. Hệ thống pháo tự hành PLZ-05 cũng là bản sao của hệ thống pháo tự hành Msta. Tất cả chưa bao giờ bán hay xuất giấy phép cho phía Trung Quốc.



Hệ thống MRLS A-100 đánh cắp toàn bộ công nghệ của 9K58 Smerch.


Đối với vũ khí phòng không, người Nga đã không ngăn được việc hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 bị sao chép thành HQ-9. Tương tự, người Pháp cũng bị đánh cắp công nghệ của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Crotale, tên lửa chống hạm Exocet...

Người Trung Quốc cũng rất thành công trong việc trong việc tổng hợp công nghệ nước ngoài và thêm vào chút ít công nghệ trong nước để tạo ra các hệ thống vũ khí mới. Ví dụ như pháo tự hành PLL-05, pháo chống tăng tự hành PTL-02 và còn rất nhiều hệ thống vũ khí khác nữa.

Trung Quốc cũng đang dần thay đổi súng trường Kalashniskovs bằng một loại súng trường tự động mới dựa trên sự kết hợp AK và súng trường tự động FAMAS của Pháp.

Thu hẹp sức mạnh quân sự

Sự vượt trội về các loại vũ khí thông thường của Nga so với Trung Quốc đã là quá khứ, các hệ thống vũ khí có nguồn gốc từ Nga có mặt đầy rẫy ở Trung Quốc.



J-11B một bản sao hoàn hảo của Su-27.

Dù một số chuyên gia của Nga nhận định, Trung Quốc đang phụ thuộc vào Nga như là nhà cung cấp vũ khí chính. Vì thế, theo họ để tấn công Nga là điều không thể. Tuy nhiên, thực tế thì nhận định này đã là quá khứ của những huyền thoại.

Trên thực tế, Trung Quốc đã có được một phần các công nghệ của Nga, chúng sẽ được dùng để chống lại Nga trong trường hợp xảy ra xung đột.

Sau khi sản xuất được 95 chiếc Su-27 và đã đạt được các hiểu biết cơ bản về công nghệ. Trung Quốc đã từ chối gia hạn giấy phép sản xuất loại máy bay này để sao chép thành J-11B với 70% các công nghệ trong nước.

Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc trên bờ sụp đổ. Công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga và nền công nghiệp quốc phòng Nga mất dần khả năng kiểm soát Trung Quốc.

"Xét về khả năng không chiến J-11B có thể tương đương với Su-27, khả năng của J-10 cũng tương đương với Mig-29. Như vậy khả năng chiếm ưu thế trên không của Nga gần như không có, và ưu thế về số lượng đang nghiêng về phía Trung Quốc. Trong khi đó khả năng của hệ thống phòng không tại vùng Viễn Đông là rất yếu kém", ông Aleksandr Khramchikhin nhận xét.

Áp đảo về số lượng và khả năng triển khai nhanh

Ông còn đánh giá rằng: Gần như không có khoảng cách đáng kể nào giữa những chiếc xe tăng tốt nhất của Nga là T-72B, T-80U và T-90S so với Type-96, Type-98 và Type-99 của Trung Quốc. "Bởi đây là những chiếc tăng chiến đấu chủ lực này là “họ hàng gần gũi nhau”, đặc điểm hiệu suất của chúng là tương tự nhau", ông Khramchikhin viết.



Chuyên gia Aleksandr Khramchikhin đánh giá chất lượng tăng thiết giáp Trung Quốc hoàn toàn tương đương với Nga.


Xét về mặt số lượng, tăng thiết giáp Trung Quốc đang vượt trội so với Nga, trong kho của Trung Quốc có đến 6.000 chiếc xe tăng cũ như Type-59 và Type-60. Trong trường hợp xảy ra xung đột những chiếc tăng này sẽ được sử dụng để áp đảo về số lượng.

Xét về các hệ thống vũ khí hiện đại, khoảng cách giữa Nga và Trung Quốc đang được thu hẹp. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, chỉ một thời gian ngắn nữa, ưu thế sẽ thuộc về Trung Quốc.

Một thực tế bổ sung cho lập luận này, 2 trong số 7 đại quân khu mạnh nhất của Trung Quốc là Quân khu Bắc Kinh và Thẩm Dương được bố trí gần biên giới với Nga.

Tương quan lực lượng tại đây là không thể so sánh, quân khu mạnh nhất của quân đội Nga được bố trí tận Kaliningrad. Việc điều quân tới đây trong trường hợp xảy ra xung đột là rất khó khăn.

Về khả năng cơ động

Trong huấn luyện chiến đấu tại các đơn vị, đặc biệt là trong các đơn vị hiện đại, tinh nhuệ, Trung Quốc đã vượt mặt Nga từ lâu, ông Khramchikhin nhận định.

Khả năng hoạt động tác chiến của đơn vị pháo binh số 38 của đại quân khu Bắc Kinh gần như được tự động hóa hoàn toàn. Tuy còn kém so với Mỹ về khả năng chính xác nhưng đã vượt Nga. Đơn vị này có khả năng hành quân tác chiến với tốc độ 1.000km/tuần.

Thật không may, xét về vũ khí hạt nhân chiến lược, Trung Quốc cũng có thừa khả năng này. Lực lượng tên lửa hạt nhân của họ đủ sức thổi bay tất cả các thành phố của Nga và châu Âu. Trong biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, không có tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân nào, trong khi đó Trung Quốc có rất nhiều.

Kết thúc bài viết, tác giả Aleksandr Khramchikhin nhấn mạnh đến khả năng tạo ra sự răn đe quân sự hợp lý đối với Trung Quốc và vấn đề này cần được xem xét một cách hết sức nghiêm túc tại điện Kremlin.
[BDV news]


Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

>> Tình báo Nga 'đi guốc trong bụng' NATO



[VietnamDefence news] Một quan chức cao cấp trong cơ quan tình báo Liên bang Nga tiết lộ họ nắm được kế hoạch tấn công trên bộ của NATO.



Chiến dịch trên bộ của Libya sẽ vào rơi vào cuối tháng 4. Ảnh minh họa.


Theo lời của quan chức này, chiến dịch tấn công trên bộ có thể bắt đầu vào cuối tháng tư hoặc đầu tháng 5. Kế hoạch này của NATO sẽ thành hiện thực nếu tổng thống Gaddafi chịu đầu hàng trước đòn tấn công bằng tên lửa và không quân của Liên minh. Mỹ và Anh sẽ là hai quốc gia tham gia tích cực nhất vào chiến dịch này.

Trước đó, theo thông báo chính thức của các nước tham chiến thì họ sẽ không có ý định mở chiến dịch trên bộ.



Ngày 17/3 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cho phép cộng đồng quốc tế sử dụng các biện pháp quân sự để bảo vệ dân thường tại Libya. Chiến dịch tấn công có tên gọi Bình minh Odyssey bắt đầu từ ngày 19/3. Pháp, Anh, Mỹ cùng một số nước khác tích cực tham gia vào chiến dịch này. Trong thời gian diễn ra chiếu dịch, các phương tiện của phòng không không quân của Libya đã bị phá hủy.

Theo lời của đại diện quân đội Mỹ, trong mấy ngày gần đây, đội quân của ông Gaddafi bắn 16 tên lửa có cánh. Trong khi đó, đài truyền hình quốc gia Libya kết tội lực lượng nước ngoài giết hại 100 người dân. Tuy nhiên, Libya lại không đưa ra được chứng cớ chắc chắn những người dân Libya này không phải là lực lượng tham chiến.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang