Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: tên lửa Yakhont

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn tên lửa Yakhont. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tên lửa Yakhont. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

>> Việt Nam sẽ sản xuất tên lửa tầm bắn 300km


Trang mạng Đài tiếng nói Nga (Ruvr) cho biết, với sự giúp đỡ của Nga, sắp tới Việt Nam sẽ đưa vào sản xuất biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35.

>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến

Theo đó, tên lửa mới sẽ có tầm xa tấn công mục tiêu lên tới 300 km và mang theo đầu đạn nặng tới 300 kg. Tên lửa được thiết kế để có thể hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, có thể chống lại mức độ gây nhiễu cao và cường độ hỏa lực mạnh của đối phương. Như vậy, so với nguyên mẫu, tên lửa Việt - Nga hợp tác sản xuất có tầm bắn được nâng lên gấp đôi.

Ông Igor Korotchenko, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga cho biết: "Đây là loại tên lửa cận âm hiệu quả cao. Nó có thể vượt qua phòng không của bất kỳ lực lượng hải quân nào. Tất nhiên, tên lửa sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, giống như tên lửa BrahMos được liên doanh Nga-Ấn phát triển.

Năm 2011, Việt Nam xếp thứ ba sau Ấn Độ và Algeria trong số các khách hàng nước ngoài mua vũ khí lớn nhất của Nga. Nếu trong năm 2003, thị phần xuất khẩu vũ khí của Nga cho Việt Nam chỉ là 1%, thì tới năm 2011 đã đạt mức10%, ông Igor Korotchenko cho biết:

“Việt Nam đã chiếm vị trí ưu tiên về nhập khẩu vũ khí của Nga trong vài năm qua. Điều này liên quan với các quyết định của lãnh đạo Việt Nam nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội trong tình hình mới. Việt Nam quan tâm đến việc tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang của mình và đặc biệt là hải quân, đủ hùng mạnh để đẩy lùi bất kỳ mối đe dọa quân sự nào có thể xảy ra”, ông Korotchenko nói thêm.




http://nghiadx.blogspot.com
Với sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam sẽ sản xuất biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 và tên lửa Yakhont. Ảnh minh họa: Tên lửa Yakhont.


Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á nhận được hai tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion. Mỗi tổ hợp được trang bị 36 tên lửa hành trình dẫn đường có cánh Yakhont. Với hai hệ thống tên lửa này, Việt Nam có thể bảo vệ 600 km đường bờ biển và giám sát vùng biển trong khu vực đến 200.000 km2. Hiện tại, Việt Nam đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc mua thêm một tổ hợp tên lửa loại này.

Năm 2011, Hải quân Việt Nam cũng đã được bổ sung thêm hai chiếc tàu tuần tra Svetlyak, có thể hoạt động độc lập trong vòng 30 ngày. Tàu tên lửa lớp Molniya đã chứng minh tính hiệu quả của nó, vì vậy mà Việt Nam và Nga ký hợp đồng sản xuất theo giấy phép tại TP HCM thêm 10 tàu như vậy.

Hai tàu khu trục nhỏ mang tên lửa chống tàu Kh-35E và có bãi đáp máy bay trực thăng Gepard được đánh giá cao, với phạm vi hoạt động 9.000 km. Tại Việt Nam, tàu Gepard thứ nhất, tàu HQ-011 được đặt tên vua Đinh Tiên Hoàng và tàu thứ hai đặt tên là HQ-012 Lý Thái Tổ. Dự kiến Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam thêm hai tàu khu trục chống ngầm lớp này.

Hai năm tới, Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm riêng. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đã đăng ký thỏa thuận mua 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 vào hồi tháng 5/2011.

Trong năm 2011 vừa qua, Nga đã hoàn thành việc chuyển giao đến Việt Nam 20 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2V. Ngoài ra, hai nước cũng đang bắt đầu nghiên cứu khả năng mở trung tâm dịch vụ bảo dưỡng máy bay Sukhoi tại Việt Nam.

Trong những năm tới, tỷ lệ phần trăm của Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng lên, các chuyên gia Nga khẳng định.

Nga sẽ tiến hành nâng cấp căn cứ Hải quân Cam Ranh thành căn cứ đóng quân cho các tàu ngầm Kilo, cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng ven biển. Hiện đang chuẩn bị thỏa thuận cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất tại Việt Nam tên lửa chống hạm Yakhont.

Theo ông Igor Korotchenko, đến năm 2014, thị phần Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng đến 15%.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

>> Dương oai bằng màn phóng tên lửa Yakhont



Lần đầu tiên Quân đội Syria thể hiện với thế giới rằng họ đang hữu tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont bằng một cuộc tập trận bắn đạn thật.

Theo kế hoạch huấn luyện trong năm 2011, Lực lượng Phòng không - Không quân và Hải quân Quân đội Syria tiến hành tiến hành cuộc tập trận qui mô lớn (chủ yếu là trên biển) hôm 20/12.

Nhiều tên lửa hiện đại, tàu chiến, cùng với các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, trực thăng tấn công, các đơn vị lính dù và các tổ hợp tên lửa phòng không đã tham gia cuộc tập trận này.

Điểm nhấn của cuộc tập trận là sự xuất hiện của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion được trang bị các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont.

Hình ảnh tên lửa Yakhont xuất hiện ở đoạn 1 phút 18 giây trong clip dưới đây:





Mục đích của cuộc tập trận là kiểm tra khả năng tấn công máy bay, tiêu diệt tàu chiến và đẩy lùi mọi cuộc xâm lược của đối phương.

Theo các chuyên gia quan sát, cuộc tập trận của Quân đội Syria cho thấy trình độ phối hợp tác chiến cao và sát với thực tế chiến đấu thật. Quân đội Syria cũng thể hiện được kỹ năng và kinh nghiệm tốt của họ trong việc sử dụng các loại vũ khí hiện đại để tìm kiếm, phát hiện và tấn công các mục tiêu của đối phương.

Phó Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Syria, Bộ trưởng Quốc phòng, Tướng Raja Dawood Abdullah đã ca ngợi kết quả tập trận, xác nhận khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Syria để bảo vệ đất nước của họ có thể chống lại bất kỳ sự xâm lược từ trên biển, trên bộ và trên không.

Một số hình ảnh của cuộc diễn tập.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa phòng không SA-6 bảo vệ vùng trời Syria.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không dời bệ phóng.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ MiG-23 đang ném bom trên biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tàu dời bệ phóng.


http://nghiadx.blogspot.com
Các sỹ quan Syria tham gia quan sát và chỉ huy cuộc tập trận.


Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

>> “Sát thủ” SSN-26 Yakhont



Bất chấp sức ép từ Mỹ và Israel, Nga vẫn tuân thủ cam kết với Syria khi khẳng định vừa giao cho Damascus một số tên lửa

Bất chấp sức ép từ Mỹ và Israel, Nga vẫn tuân thủ cam kết với Syria khi khẳng định vừa giao cho Damascus một số tên lửa đất đối hạm siêu thanh SSN-26 Yakhont tiên tiến bậc nhất hiện nay.

Thông tin về thương vụ này, được đồn đoán vào khoảng 300 triệu USD, xuất hiện vào năm 2009; một năm sau đó, Nga chính thức thông báo sẽ thực hiện thỏa thuận với đồng minh truyền thống trong thế giới Arab cho dù nhận được yêu cầu phá bỏ hợp đồng từ Washington và Tel Aviv.

http://nghiadx.blogspot.com
Với tầm bắn gần 400km và tốc độ Mach 2, gấp đôi vận tốc âm thanh, tên lửa Yakhont được xem là cơn ác mộng với mọi lực lượng hải quân.(Hình minh họa)


Sử dụng nhiên liệu lỏng, dài 8,9m, nặng 3 tấn và có khả năng làm nổ tung mục tiêu với đầu đạn khoảng 300kg, Yakhont có nguyên lý hoạt động cực kỳ đặc biệt khi có thể bay ở tầm cao trong suốt hành trình và hạ xuống tầm thấp khi tiếp cận mục tiêu.

Khi cách đích khoảng 15km, tên lửa hành trình này có thể bay cách mặt biển chỉ 10m khiến nó gần như không bị radar phát hiện. Bên cạnh đó, việc triển khai vũ khí này cũng khá linh hoạt do Yakhont có thể đặt trên xe tải hoặc bệ phóng cố định.

Chương trình tên lửa hiện đại này được thực hiện từ những năm 1990 nhưng sau đó bị đình trệ vì thiếu kinh phí. Việc nối lại chế tạo loại vũ khí đặc biệt này chỉ diễn ra khi Nga có ý định xuất khẩu.

Những tính năng đặc biệt của Yakhont là lý do Mỹ, đặc biệt là Israel phản đối kịch liệt giao dịch giữa Nga và Syria. Tel Aviv cho rằng việc Damascus sở hữu tên lửa được xem như "sát thủ tàu chiến" có thể đe dọa cân bằng quân sự chiến lược tại khu vực cũng như những nguy cơ nghiêm trọng với toàn bộ các tàu hải quân ở khu vực Địa Trung Hải.

Cho đến thời điểm hiện tại, tên lửa đất đối hạm này cũng là loại vũ khí tối tân hơn bất kỳ tên lửa chống hạm nào mà Syria đang sở hữu.

Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy Syria có thể chuyển phiên bản cũ của Yakhont cho nhóm Hezbollah tại quốc gia láng giềng Lebanon mà Damascus được cho là đang hậu thuẫn, nhưng Israel vẫn xem đây là một mối nguy tiềm tàng có khả năng ảnh hưởng đến sự ổn định của quốc gia Do Thái. Tuy nhiên, phía Nga cho rằng, không có lý do gì để phiên bản mới nhất của Yakhont rơi vào tay nhóm vũ trang Shiite bị Mỹ liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế.

Sự việc trở nên nóng hơn khi có thông tin cho rằng, Nga sẽ chuyển giao tới 72 quả tên lửa siêu thanh này cho Syria vào thời điểm chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad đang chịu những sức ép toàn cầu liên quan đến tình trạng bất ổn an ninh trong nước.

Mátxcơva cho rằng thỏa thuận mua bán vũ khí gây tranh cãi này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và Nga sẽ tiếp tục theo đuổi bản hợp đồng.

Mặc dù vậy, thương vụ giữa Nga - Syria diễn ra vào thời điểm vô cùng nhạy cảm làm phương Tây và Israel không thể không dè chừng khi Yakhont có thể hoạt động trong khuôn khổ hệ thống phòng thủ ven biển lưu động với nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ bờ biển Syria khỏi nguy cơ tấn công từ biển.

Nó cũng được xem là một động thái cho thấy, Nga vẫn tiếp tục củng cố sự hiện diện ở Trung Đông đang dần nằm dưới sự sắp đặt của phương Tây.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

>> Hàn Quốc thiết kế tên lửa chống hạm dựa vào Yakhont



Hàn Quốc đang tích cực làm việc để tạo ra loại tên lửa hành trình chống tàu siêu âm (ASM) của riêng mình, dựa trên thiết kế tên lửa chống hạm Yakhont của Nga.



http://nghiadx.blogspot.com
Nguyên tắc hoạt động của tên lửa chống ngầm "Hongsangeo".
Photo: Lenta


Các chuyên gia quân sự Hàn Quốc đang tích cực làm việc để tạo ra loại tên lửa hành trình chống hạm siêu âm (ASM) của riêng mình, với khả năng tiêu diệt các tàu sân bay, tàu khu trục và tàu lớn khác.

Seoul không che giấu một thực tế là tên lửa chống hạm của họ được phát triển dựa theo mô hình tên lửa Yakhont của Nga.

Thông tin này được tờ Chosun Ilbo tiết lộ, với bình luận thêm rằng loại vũ khí này sẽ là một câu trả lời đích đáng trước những sức mạnh hải quân ngày càng tăng của các nước trong khu vực.

"Công việc tạo ra một loại tên lửa chống hạm siêu âm đã được chúng tôi tiến hành trong nhiều năm nay. Dự kiến ​​phiên bản hoàn chỉnh sẽ xuất hiện trong 3 hoặc 4 năm nữa." - một nguồn trong chính phủ Hàn Quốc tiết lộ với tờ báo "Chosun Ilbo".

Người xác nhận thông tin rằng loại tên lửa mà Hàn Quốc đang nghiên cứu được dựa trên nguyên mẫu của tên lửa chống hạm Yakhont của Nga. Loại tên lửa này sẽ có chiều dài 9m, nặng 3 tấn và có tốc độ Mach 2,5, tầm hoạt động từ 250-300 km.

Hải quân của Hàn Quốc đang được trang bị tên lửa chống hạm "Heson" và "Harpoon" của Mỹ. Tuy nhiên, những tên lửa này dễ bị phát hiện và có thể bị đánh chặn. So với chúng, phiên bản tương tự của Nga được đánh giá là hoàn thiện hơn và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tàu sân bay Mỹ.

Tờ báo này gián tiếp ám chỉ rằng tên lửa chống hạm siêu âm của Hàn Quốc sẽ là sự đáp trả hiệu quả trước/với sự xuất hiện của tàu sân bay của các quốc gia lân cận. "Chúng tôi đang tạo ra loại tên lửa chống hạm của riêng mình, không chỉ nhằm để tự vệ trước Triều Tiên mà là để có thể đáp trả lại những nỗ lực tăng cường lực lượng hải quân của các nước lớn xung quanh", Chosun Ilbo trích dẫn lời phát biểu của một sĩ quan Hàn Quốc.

Trước đó, một nguồn tin cho biết vào cuối tháng 8/2011, Hải quân của Hàn Quốc sẽ được trang bị một loại vũ khí mới - tên lửa chống tàu ngầm hiện đại "Hongsangeo" (Cá mập đỏ).

Tên lửa này đã chứng minh được hiệu quả cao của nó, và còn được biết đến với tên gọi không chính thức: "Sát thủ diệt tàu ngầm."

Tờ Chosun Ilbo nhấn mạnh rằng quyết định trang bị "cá mập đỏ" có thể được coi là câu trả lời của Seoul trước sự việc gần đây Hải quân Trung Quốc tiến hành thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên của mình.



Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

>> CVS-401 Perseus - Tên lửa chống hạm hiện đại của Nato



Nhằm bắt kịp cuộc đua chế tạo tên lửa chống hạm siêu âm của Nga, tập đoàn MBDA cùng với Hải quân Anh và Pháp đã phát triển tên lửa chống hạm hiện đại CVS-401 Perseus.


http://nghiadx.blogspot.com

Mô hình tên lửa chống hạm CVS-401 Perseus tại triển lãm hàng không Paris 2011.


Trong lĩnh vực tên lửa chống hạm, tên lửa Exocet của tập đoàn nghiên cứu chế tạo tên lửa MBDA là niềm tự hào của nước Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.

Loại tên lửa này đã rất nổi tiếng với nhiều thành tích trên chiến trường như đánh chìm khu trục hạm HMS Sheffield và đánh bị thương nặng chiến hạm HMS Glamorgan của hải quân Anh trong chiến tranh đảo Falkland; đánh bị thương nặng hộ vệ hạm USS Stark trong chiến tranh Iran-Iraq.

Tuy nhiên, dưới áp lực hiện đại hóa của hải quân trên thế giới, Exocet đã dần dần trở nên lạc hậu khi so với các loại tên lửa chống hạm siêu âm tân tiến như Klub hay Yakhont của Nga.

Chính vì vậy, với sự hợp tác của Anh và Pháp, tập đoàn MBDA đã sẵn sàng cho ra đời phiên bản tên lửa chống hạm mới thay thế Exocet: CVS-401 Perseus.

Tập hợp mọi tinh hoa khoa học của hai cường quốc hải quân châu Âu, Perseus là loại tên lửa chống hạm rất cơ động, cấu tạo từ các mô đun có thể thay đổi dễ dàng tùy thuộc nhiệm vụ, có tầm bắn xa, tốc độ hành trình siêu âm và có thể phóng được từ các bệ phóng trên tầu ngầm, tầu nổi hay trên mặt đất.

Nhằm cho phép Perseus có thể dễ dàng lắp đặt trên các máy bay hiện nay, tên lửa sẽ có kích cỡ tương tự tên lửa Exocet với chiều dài 5 mét và có khối lượng phóng chỉ nằm ở mức 800 kg.

Động cơ đẩy của Perseus là loại động cơ ramjet được áp dụng công nghệ mới nhất CDWE (Continous Detonation Wave Engine), tức nhiên liệu và chất oxy hóa sẽ được trộn với nhau từng đợt liên tiếp nhờ sóng xung kích.

Cấu tạo động cơ này giúp đơn giản hóa cấu tạo động cơ, loại bỏ các cánh nén nhiên liệu giúp giảm kích cỡ động cơ. Đồng thời, công nghệ CDWE cũng giúp giảm khả năng nhiên liệu bị bắt cháy trước buồng đốt.


http://nghiadx.blogspot.com

Sơ đồ cấu tạo công nghệ phun nhiên liệu tiên tiến CDWE được áp dụng cho tên lửa Perseus.

Hình dạng đặc biệt của Perseus không những đảm bảo yêu cầu khí động học mà còn làm tiết diện phản xạ radar của tên lửa, khiến nó khó bị đánh chặn hơn bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cực gần (CIWS) trên tầu.

Ngoài ra, với các cảm biến trên thân, Perseus có khả năng phát hiện cả những tên lửa đánh chặn đang hướng tới nó và né tránh với khả năng cơ động rất cao.

Không thua kém những tên lửa chống hạm siêu âm Nga đứng đầu thị trường vũ khí hiện nay là Klub và Yakhont, Perseus có tầm bắn 300km với tốc độ hành trình 1.020m/giây (Mach 3) ở độ cao lớn và 680m/giây (Mach 2) ở sát mặt biển.

Trong khi đó, tên lửa Yakhont có tầm bắn 300 km với tốc độ hành trình 850m/giây (Mach 2,5); tên lửa 3M54E Klub có tầm bắn 300 km với tốc độ hành trình pha cuối đạt 987m/giây (Mach 2,9).


http://nghiadx.blogspot.com

Perseus được trang bị một đầu đạn chính nặng 200 kg cùng hai đầu đạn phụ, mỗi đầu đạn nặng 40 kg để có thể ứng phó linh hoạt với nhiều loại mục tiêu.


Một điểm không kém phần thú vị là cấu tạo đầu đạn của Perseus.

Tên lửa này được trang bị một đầu đạn chính loại nổ lõm nặng 200 kg và hai đầu đạn phụ, mỗi đầu đạn nặng 40 kg có khả năng tách rời tên lửa chính ở pha cuối để tấn công nhiều mục tiêu hay nằm yên tại tên lửa để gia tăng sức công phá khi đánh phá các mục tiêu lớn.





Khối lượng đầu đạn này là tương đương với đầu đạn tên lửa Yakhont (nặng 300 kg) và nhỏ hơn đầu đạn tên lửa 3M54E Club một chút (400 kg), tuy nhiên Perseus lại gọn nhẹ hơn rất nhiều hai loại tên lửa trên. Khối lượng phóng của Perseus chỉ bằng một phần tư Yakhont (3.000 kg) hay một phần ba 3M54E Klub (2.300 kg).

Đây là ưu thế rất lớn nếu sử dụng tên lửa phóng đi từ máy bay. Khi đó một máy bay chiến đấu có trọng tải 8 tấn có khả năng mang theo đến 10 tên lửa Perseus thay cho con số hai tên lửa Yakhont hay ba tên lửa Klub.

Đầu dò của Perseus bao gồm nhiều bộ phận với các mục đích khác nhau. Các bộ phận này bao gồm hệ thống thám trắc địa hình bằng laser LADAR, radar AESA để phát hiện và bắt bám mục tiêu cùng đầu dò laser bán chủ động để tấn công các mục tiêu đã được chỉ điểm laser trên mặt đất.

Vào thời điểm này, mặc dù công việc phát triển CVS-401 Perseus vẫn chưa hoàn thành, tuy nhiên chủ nhiệm chương trình phát triển tên lửa, ông Lionel Mazenq cho biết Perseus sẽ được đưa vào phục vụ trong tương lai gần và nó sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về công nghệ tên lửa chống hạm.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

>> Bệ phóng Yakhont trên biển



Indonesia là nước thứ 3 sở hữu loại tên lửa siêu âm đời mới Yakhont. Điều đặc biệt, Indonesia triển khai các tên lửa này từ trên chiến hạm lớp Ahmad Yani cũ kỹ.


Lịch sử phát triển tàu Ahmad Yani

Bắt đầu vào năm 1959, với tình hình hơn 100 tàu ngầm Liên Xô thường xuyên thoắt ẩn thoắt hiện trong Đại Tây Dương, các nước NATO đã phải lên kế hoạch tìm một mẫu tàu khu trục hiện đại thay thế cho hàng nghìn tàu khu trục và tuần tra vốn được nâng cấp từ Thế chiến thứ 2.

Ở Anh, lớp tàu Leander đã được chế tạo để đạt được những yêu cầu mới này.

Tổng cộng 26 tàu chiến loại này đã được đóng cho các nước Anh, Hà Lan (dưới tên gọi là lớp Van Speijk), New Zealand, Australia, Ấn Độ và Chile.

Trong hơn 3 thập kỉ qua, những chiếc khu trục này đã chơi mèo vờn chuột với Hải quân Liên Xô, chiến đấu trong cuộc chiến Cod ở Iceland hay là xương sống của Hải quân Hoàng gia Anh trong cuộc chiến Falklands.

Khi Chiến Tranh Lạnh hạ màn vào cuối những năm 1980, Hà Lan cũng rút ra khỏi biên chế 6 tàu lớp này, Indonesia đã mua lại chúng và đặt tên là lớp tàu Ahmad Yani.



Van Speijk khi còn trong hải quân Hà Lan




Về Indonesia với cái tên mới Ahmad Yani.


Những nâng cấp chính

Theo thiết kế thì Ahmad Yani có độ giãn nước 2.850 tấn đầy tải với chiều dài 113m. Khi biên chế trong Hải quân Indonesia, chúng được lắp đặt động cơ diesel Caterpillar thay cho những động cơ hơi nước, qua đó có thể đẩy con tàu hơn 40 năm tuổi đạt tới tốc độ 24 hải lý/giờ.

Hải pháo đời mới Oto Melara 76mm được sử dụng thay thế pháo nòng đôi 113mm đời cũ, bên cạnh đó tên lửa phòng không Sea Cat cũng được thay thế bởi hệ thống Sinbad/Mistrals của Pháp, tương tự như trên lớp tàu Sigma hiện đại.

Phiên bản lúc đầu của Hà Lan sử dụng tên lửa đối hạm Harpoon của Mĩ, sau đó đã có những thông tin chúng sẽ được trang bị loại tên lửa cận âm C-802 của Trung Quốc, vốn có tầm bắn chừng 100km với đầu đạn 165kg.



Các ống phóng thẳng đứng Yakhont trên Oswald Siahaan 354


Tuy vậy, đáng ngạc nhiên là những bức ảnh được tung ra tháng 3/2011 cho thấy một trong những con tàu lớp này, tàu KRI Oswald Siahaan 354, được lắp đặt 4 ống phóng thẳng đứng của loại tên lửa cực kì hiện đại 3M-55 Yakhont (SS-N-26).

Thì ra từ năm 2007, Indonesia đã kí hợp đồng mua tên lửa Yakhont từ Nga với giá 1,2 triệu USD/quả với số lượng không xác định. Loại tên lửa siêu âm tốc độ Mach 2,5 này có khối lượng lên tới 3 tấn, nó chỉ mất 6 phút để tiêu diệt mục tiêu ở cách xa 250km và tầm bắn tối đa 300km.

Nhiều thông tin cho rằng kể cả các tàu khu trục Aegis hiện đại nhất của hải quân Mĩ cũng chỉ có 45 giây để phản ứng, điều đó cho thấy sự lợi hại của Yakhont.

Khi cả 4 ống phóng Yakhont trên tàu chiến của Indonesia cùng khai hỏa, kể cả tàu chiến hiện đại nhất cũng khó tránh khả năng bị đánh chìm bởi ít nhất 1 trong 4 quả tên lửa siêu âm.

Với việc cải tiến tăng sức mạnh bằng tên lửa Yakhont này, Indonesia đã cứu vớt số phận tàu khu trục cũ khỏi các rặng san hô thành những chiếc tàu chiến cực kì lợi hại, nếu không muốn nói là có nắm đấm mạnh nhất trên biển Đông hay trong các nước Đông Nam Á, bên cạnh đó vẫn phát triển song song các loại tàu khu trục thế hệ mới như Sigma

[BDV news]


Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

>> Hải quân Indonesia: Xứng với xứ “Vạn đảo”



Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.

Tự hào nội lực

Sự đầu tư cho công nghiệp quốc phòng cho hải quân của Indonesia đã “đơm hoa, kết trái” với nhiều thành tựu đáng kể.

Tháng 4/2011 đánh dấu nhiều mốc quan trọng với nền quốc phòng Indonesia khi hải quân nước này liên tiếp thông báo những tin vui. Đầu tiên, cuộc phóng thử tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont từ tàu KRI Oswald Siahaan (số hiệu 354) đã tiêu diệt mục tiêu là 1 tàu cũ ở cự ly 250km.

Chuẩn đô đốc Iskandar Sitompul nói: “Vũ khí thử nghiệm thành công và hải quân chúng tôi thu được kinh nghiệm thực tế quý giá”.

Thế nhưng có một thành công mà ngài Chuẩn đô đốc không nhắc đến là Hải quân Indonesia đã cải tiến các tàu chiến mua của Hà Lan, trong đó có việc đảm bảo đáy tàu chịu được phản lực của tên lửa Yakhont trong mỗi lần phóng.



Nắp ống phóng thẳng đứng của tên lửa chống hạm Yakhont đặt trên tàu chiến Indonesia.

Cũng vào cuối tháng 4/2011, Hải quân Indonesia hạ thủy chiến hạm nội địa KRI Clurit trong một buổi lễ có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro tại cảng hàng hóa Ampar Batu, Batam, tỉnh Riau Islands (>> chi tiết). Đây là chiến hạm cao tốc mang tên lửa, do Tập đoàn PT Palindo Marine thiết kế và chế tạo.

Đặc biệt, tàu sử dụng nhiều trang, thiết bị nội địa và quá trình phát triển KRI Clurit có sự tham gia của các sinh viên tốt nghiệp từ Viện Công nghệ Surabaya, có trụ sở ở “thủ đô đóng tàu” của Indonesia. “Hiện nay, chúng ta đã có điều để tự hào vì nguồn nhân lực của Indonesia có khả năng đóng được tàu chiến.

Với chiến hạm KRI-Clurit, Indonesia sẽ bảo vệ vùng biển của mình bằng tàu hải quân được đóng trong nước. Chúng ta sẽ không cần nhận viện trợ tàu hải quân từ nước ngoài”, Bộ trưởng Yusgiantoro phát biểu.

Cội nguồn của thành công

Thành công kể trên có nguồn gốc từ nền công nghiệp quốc phòng đã phát triển hơn 70 năm của Indonesia, đặc biệt từ giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ giữa những năm 1970, khi nước này tập trung đầu tư cho ngành đóng tàu quân sự và các công nghệ cao khác.

Năm 1974, Indonesia đặt nền móng cho công nghệ hàng hải quân sự bằng việc đầu tư máy móc cho công ty đóng tàu PAL Indonesia, chuyên đóng, sửa chữa và bảo trì các chiến hạm. Hoạt động của công ty đã tạo xương sống cho quân đội và nhà nước với 9 cơ sở sản xuất các loại tàu cỡ nhỏ và vừa, lớn nhất là xưởng đóng tàu ở Surabaya (do Hà Lan xây dựng từ 1899) với đội nhân sự hùng hậu (8.000 thợ lành nghề và 3.000 kỹ sư).

Ban đầu, trên cơ sở thiết bị còn lại sau khi giành lại độc lập vào năm 1945, xưởng này làm nhiệm vụ sửa chữa là chủ yếu. Đến cuối thế kỷ 20 đã tiến bộ vượt bậc, chế tạo được 60% trang thiết bị tàu.



Chiến hạm KRI Clurit, niềm tự hào của Hải quân Indonesia trong lễ ra mắt.

Bên cạnh việc tự đóng tàu, Indonesia chủ trương đa phương hóa các nguồn vũ khí mua từ nước ngoài. Điển hình là các hợp đồng đóng chiến hạm lớp Vanspejk với Hà Lan, máy bay tuần tra trên biển tầm trung CN-235-100, tàu ngầm lớp Type 209/1200 Cakrra, tàu hộ tống Parchim, tàu quét mình, đổ bộ từ Đức, Nga, Mỹ...

Phương châm vừa tự đóng vừa đóng theo chuyển giao công nghệ hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thành tựu mới cho Hải quân Indonesia. Theo Tư lệnh Hải quân Indonesia, thời gian tới, ông sẽ hội đàm với lãnh đạo Bộ Quốc phòng để xác định loại tàu ngầm disel có trị giá 700 triệu USD. Trong đó, hai ứng viên nặng ký là Kilo thuộc Project 636 của Nga và Type-208 của Hàn Quốc. Dự kiến, việc lắp ráp chiếc tàu thứ hai sẽ được thực hiện tại các xưởng đóng tàu của công ty PT Pal tại Indonesia.

Qua mấy chục năm phát triển, nay nhìn lại, thấy từng bước đi của ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia là đúng hướng, thiết thực, hiệu quả. Thật không thừa khi nhấn mạnh rằng nhiều các thành tựu tuy phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn gần đây nhưng sự phôi thai đã có từ rất lâu, do người Indonesia ý thức được hiện trạng của quốc gia – hải đảo và thiên nhiên rất đa dạng.

Sức mạnh và các hợp đồng quốc phòng đầy tham vọng

Ngày nay, Hải quân Indonesia được Chính phủ đầu tư phát triển thành một lực lượng khá mạnh trong khu vực. Toàn bộ Hải quân Indonesia có 74.000 quân nhân phục vụ, được trang bị hơn 130 tàu các loại gồm cả tàu ngầm tấn công trang bị tên lửa diệt hạm. Lực lượng tàu chiến chủ lực của Indonesia hiện tại gồm 6 tàu khu trục lớp Van Speijk do Hà Lan chế tạo được mua từ những năm 1980, 16 tàu hộ tống lớp Parchim và một vài chiến hạm khác mua từ những năm 1990.

Để tăng cường sức mạnh hải quân tương xứng với quốc gia có hơn 17.000 hòn đảo, Hải quân Indonesia liên tiếp mua mới nhiều tàu hiện đại. Tháng 3/2009 Indonesia tiếp nhận chiếc thứ tư trong hợp đồng mua bốn 4 hộ tống Sigma 9113 do Hà Lan chế tạo. Tàu Sigma 9113 có lượng choán nước khoảng 1.700 tấn, dài 90,7m và trang bị tên lửa chống hạm MM40 Exocet, tên lửa phòng không MBDA Mistral Tetral.


Tên lửa chống hạm Yakhont phóng đi từ chiến hạm KRI Oswald Siahaan.

Ngày 16/8/2010, Bộ Quốc phòng Indonesia tiếp tục hợp tác với Hà Lan qua đồng giữa PT PAL Indonesia và Damen Schelde chế tạo khu trục hạm Sigma 10514. Đây là lớp tàu cải tiến có lượng choán nước tới 2.400 tấn, dài 105m. Chiến hạm này sử dụng vũ khí đối hải tương tự tàu lớp Sigma 9113 nhưng có thêm pháo hạm 100mm, hệ thống phòng không sử dụng ống phóng thẳng đứng, pháo phòng cao tốc không tầm cực gần Phalanx, rocket chống ngầm SR375A cùng nhiều thiết bị điện tử tiên tiến. Dự kiến, năm 2014 chiếc đầu tiên sẽ hoàn thiện và chuyển giao cho Indonesia. Đây sẽ là những “quả đấm thép” của Hải quân xứ “Vạn đảo”.

Thế nhưng tham vọng nhất phải kể tới các kế hoạch đóng những chiến hạm cỡ lớn. Tháng 12/2004, Indonesia ký hợp đồng với Hàn Quốc trị giá 150 triệu USD mua 2 tàu đổ bộ có boong đỗ máy bay lớp Makassar (chở được 218 lính, 2 tàu đổ bộ đệm khí và 5 trực thăng, lượng giãn nước 7.300 tấn), cùng công nghệ sẽ được chuyển giao. Dựa vào đó, PT PAL sẽ đóng mới 2 tàu Makassar. Ngoài ra, cũng có một số nguồn tin cho rằng Indonesia còn có tham vọng chế tạo tàu chở trực thăng dài 190m, lượng giãn nước 35.000 tấn.

Trong tương lai, những dự án quốc phòng của Indonesia còn “khủng” hơn thế với các kế hoạch sở hữu 180 tiêm kích Sukhoi (trong vòng 20 năm nữa), mua 1.000 tên lửa tầm bắn 15km và đóng đủ 39 tàu ngầm. Theo lời Tư lệnh phó Hải quân Indonesia, Phó đô đốc Marset, có đủ 39 tàu ngầm mới đảm bảo việc tuần tra lãnh hải và bảo vệ chủ quyền của Indonesia.

Theo đánh giá của Janes, ngân sách quốc phòng của Indonesia trong những năm 2013-2014 sẽ tăng thêm 80%. Cụ thể, từ mức 4,8 tỷ USD năm 2010 sẽ lên tới con số 8,8 tỷ USD trong tài khóa 2014.


[BDV news]


Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

>>Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói


Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.


Để bảo vệ vững chắc vùng biển Tổ quốc, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã trang bị, làm chủ hệ thống phòng thủ Bastion-P với nòng cốt là tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont.


Xe bệ phóng Bastion-P với 2 ống phóng thẳng đứng.

Sự ghê gớm của Bastion-P và Yakhont

Đúng như tên gọi “pháo đài”, Hệ thống vạn năng Bastion-P do công ty quốc phòng NPO của Nga thiết kế, chế tạo, xứng đáng là “lá chắn thép” của các quốc gia có bờ biển dài, hải phận rộng lớn nhờ sự linh hoạt và uy lực của hệ thống này.

Một tổ hợp chiến đấu Bastion-P gồm có các xe chỉ huy, bảo đảm chiến đấu và quan trọng nhất là xe bệ phóng, lắp trên khung gầm 8 bánh lốp, với 2 ống phóng tên lửa chống hạm.

Nhờ đó, Bastion-P có thể triển khai ở bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ, để trong 5 phút là sẵn sàng phóng loại tên lửa có sức mạnh ghê gớm Yakhont, tiêu diệt các mục tiêu đe dọa an ninh từ phía biển.

Cái tên Yakhont (“Hồng ngọc”, biến thể xuất khẩu của tên lửa Onyx, “Bạch ngọc”) gợi lên vẻ đẹp danh giá nhưng đây sẽ là một vẻ đẹp ghê gớm. Bởi loại tên lửa này nặng tới 3 tấn, có thể mang đầu đạn nặng 200-250 kg.

Dù nặng nhưng nhờ động cơ phản lực dòng thẳng sử dụng nhiên liệu lỏng, Yakhont có thể đạt tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay, (tối đa là Mach 2,6), tạo nên uy lực công phá rất mạnh mẽ, đủ sức vô hiệu hóa mọi loại tàu chiến đang có mặt trên khắp các đại dương.

Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa Yakhont thể hiện khả năng tấn công chính xác của mình khi bắn trúng mục tiêu cỡ một tấm bảng đen trong lớp học. Vì vậy, giới chuyên gia quân sự đánh giá: Yakhont khiến Mỹ và đồng minh phải “dựng tóc gáy” (>> chi tiết), đẩy lùi các vũ khí tương đương của NATO xuống phía sau trong cuộc đua của các tên lửa chống hạm.

Chiến thuật thông minh

Là tên lửa chiến thuật, chiến dịch thế hệ 4, được phát triển từ cuối những năm 197, đầu những năm 1980, Yakhont được lập trình để có quỹ đạo bay phức tạp. Sau khi cất cánh, tên lửa sẽ bay cao nhằm tiết kiệm nhiên liệu (tối đa 15km).

Lúc tới gần mục tiêu, tên lửa sẽ hạ độ cao cách mực nước biển chừng 5-15m, trước khi lao vào tàu chiến đối phương và thực hiện sứ mệnh hủy diệt. Cùng với lớp vỏ đặc biệt hấp thụ sóng radar, chế độ bay này của Yakhont nhằm giảm thiểu tối đa khả năng đánh chặn của đối phương.




Minh họa chiến thuật phòng thủ bờ biển sử dụng hệ thống Bastion-P.

Tuy nhiên, để đảm bảo hoành thành nhiệm vụ với xác suất 100%, những người điều khiển Bastion-P thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”. Khi đó, có ít nhất 3 quả tên lửa Yakhont được phóng đi, một quả sẽ bay cao, bật radar chủ động dẫn đường cho 2 quả còn lại hạ gục mục tiêu.

Không chỉ vậy, loại tên lửa này có khả năng độc lập phân cấp mức độ nguy hiểm và lựa chọn mục tiêu dựa vào dữ liệu chiến đấu rất phong phú, có thể nhận dạng tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu đổ bộ tới tàu vận tải...

Trong trường hợp đối phó với biên đội tàu chiến, sau khi tiêu diệt mục tiêu chính, những tên lửa còn lại sẽ tự động tiến công những mục tiêu khác, không để xảy ra tình trạng 2 tên lửa tấn công 1 mục tiêu cùng lúc. Do đó, khi tác chiếnm kíp chiến đấu của Bastion-P chỉ cần “bắn và quên”.

Nới rộng tầm bảo vệ

Theo tính năng kỹ chiến thuật mà nhà sản xuất công bố, hệ thống Bastion-P có tầm bắn ngoài đường chân trời, (300km, khoảng 162 hải lý). Tuy nhiên, Yakhont là một tên lửa rất linh hoạt, có nhiều biến thể cho phép triển khai trên nhiều phương tiện mang khác ngoài bệ phóng trên đất liền.

Từ lâu, Yakhont đã được thử nghiệm thành công khi phóng đi từ các tiêm kích Su-27 và “hậu duệ” là Su-30. Tháng 4/2011, Indonesia đã phóng thử thành công Yakhont từ các tàu chiến ở vịnh Zond.



Tên lửa chống hạm Yakhont có thể phóng đi từ tiêm kích đa năng Su-27/30.

Tới đây, Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa Brahmos (biến thể nội địa của Yakhont ở Ấn Độ) từ tàu ngầm vào cuối năm 2011. Do đó, nước nào sở hữu Bastion-P và Yakhont hoàn toàn có khả năng nới tầm bảo vệ hải phận của mình dựa vào các phương tiện mang.

Đặc biệt, trong trường hợp, sử dụng Su-30MK2 để mang phóng, tầm xa 300km của Yakhont hầu như không có ý nghĩa với tầm hoạt động lên tới 3.000km (1.620 hải lý) của loại tiêm kích đa năng được thiết kế để chiến đấu trên biển này.

Triển vọng trong tương lai

Từ lúc được sản xuất tới nay, tuy chưa tham chiến nhưng Yakhont và Bastion-P vẫn dành được sự tín nhiệm cao từ các bạn hàng của Nga. Có thể nói không ngoa, đây là một trong những hệ thống phòng thủ bờ biển “đắt khách” nhất thế giới.

Một loạt quốc gia đã và đang ký hợp đồng để sở hữu tên lửa và hệ thống phòng thủ bờ biển này gồm Ấn Độ, Syria, Venezula, Indonesia… Trong đó, Ấn Độ và Nga đã hợp tác phát triển biến thể của Yakhont là Brahmos (tên ghép của 2 con sông Brahmaputra và Moskva).



Trong tương lai, tên lửa Brahmos II, biến thể phát triển từ nguyên mẫu Brahmos (ảnh) sẽ có tốc độ ghê gớm hơn nữa.

Đẩy mạnh ưu điểm của Yakhont/Brahmos, Ấn Độ tìm cách nâng tốc độ tên lửa Brahmos II lên tới Mach 5, tốc độ chóng mặt trong thế giới của các tên lửa chống hạm. Còn hợp đồng với Syria liên tục bị Israel chỉ trích do lo ngại sự xuất hiện của tên lửa Yakhont sẽ làm cán cân quân sự trong khu vực.

Với các quốc gia phải đối mặt với các mối đe dọa từ hướng biển, hệ thống Bastion-P và tên lửa Yakhont là giải pháp hiệu quả, giúp giảm gánh nặng chi phí đầu từ phát triển các hạm đội tàu ngầm và tàu mặt nước. Hiện Nga đang có kế hoạch triển khai Bastion-P cùng với nhiều vũ khí hiện đại ở Kuril, quần đảo mà Nhật Bản tranh chấp với nước này.

Là nước đầu tiên sở hữu Bastion-P ở Đông Nam Á, Việt Nam có thể yên tâm giữ cho hải phận “sóng yên, biển lặng”. Nếu kế hoạch sản xuất Yakhont với sự trợ giúp của Nga tiến triển, tiềm lực phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ trở nên đáng gờm trong khu vực.

Xe bệ phóng của Bastion-P có thể đạt vận tốc tối đa 80 km/h, với dự trữ hành trình 1.000km; Thời gian độc lập trực chiến 24 giờ, nếu có thêm xe đảm bảo có thể kéo dài lên tới 30 ngày; Cơ số đạn tối đa của 1 hệ thống 36 quả, nhịp phóng 2-5 giây/quả;

Tên lửa Yakhont có chiều dài 8,9m, chiều rộng 0,9 m, trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7m; tên lửa còn có 4 cánh đuôi giúp chuyển động linh hoạt khi đang bay.
[BDV news]

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

>> Việt Nam tự chủ số lượng tên lửa bảo vệ lãnh hải



Quan hệ hợp tác Nga - Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.


Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006.

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.



Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P

Tên lửa Yakhont

Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.

Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.


SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont.

Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.

So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.

Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.



Nga và Ấn Độ phối hợp sản xuất một phiên bản SS-N-26, có tên là Brahmos A/S.
Ảnh là hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion, sử dụng tên lửa Brahmos.



Hệ thống dò mục tiêu Granit - Elektron được trang bị cho Yakhont của Nga và Brahmos của Ấn Độ.

P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.

Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.



Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30

Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.

Hệ thống Bastion-P

Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.



Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa.

Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.

Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh.

Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.



Bastion-P được gọi là hệ thống tên lửa đối hạm tiên tiến nhất trên thế giới với thời gian triển khai bố trí của tên lửa chống tàu Fortress chỉ mất 5 phút.


Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.
[BDV news]


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Việt Nam sắp sản xuất siêu tên lửa Yakhont



Quan hệ hợp tác Nga-Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.



Tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont


Trong tương lai, hợp tác kỹ thuật quân sự song phương sẽ còn mở rộng hơn nữa. Nga đang hợp tác với Việt nam về tất cả các loại vũ khí trang bị.

Trong quá trình hiện đại hóa hoàn toàn Hải quân, Việt Nam đã trở thành một trong những khách hàng lớn nhất của vũ khí trang bị hải quân Nga. Tổng giá trị các đơn đặt hàng mua vũ khí hải quân của Việt Nam có thể sánh với các hợp đồng hiện tại đang thực hiện cho Hải quân Ấn Độ.

Cuối năm 2009, Nga và Việt Nam ký hợp đồng mua bán 6 tàu ngầm diesel Projekt 636 Kilo trị giá gần 1,8 tỷ USD. Ngày 26.8.2010, tại xưởng đóng tàu Admiralteiskye Verfi đã diễn ra lễ khởi đóng tàu ngầm đầu tiên trong 6 chiếc Kilo mà Hải quân Việt Nam đặt hàng. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Club-S.

Ba tháng sau khi ký hợp đồng, hai bên đã bắt đầu đàm phán về việc xây dựng căn cứ tàu ngầm và hạ tầng liên quan. Dự án này trị giá dự đoán tương đương, hoặc thậm chí lớn hơn giá trị các tàu ngầm.

Việt Nam muốn Nga cấp tín dụng xây dựng cả căn cứ tàu ngầm, cũng như các loại tàu khác (kể cả tàu cứu hộ và bảo đảm) và máy bay hải quân.

Lực lượng tàu ngầm và không quân hải quân là những đơn vị mới trong quân đội Việt Nam.

Dự án lớn thứ hai trong lĩnh vực vũ khí hải quân là chương trình mua sắm và đóng theo giấy phép các tàu tên lửa Molnya, tổng trị giá ước 1 tỷ USD. Trong thập niên 1990, Việt Nam đã nhận được 4 tàu tên lửa Projekt 1241RE Molnya trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Termit. Năm 1993, Việt Nam mua giấy phép đóng các tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran Việc chuyển giao các tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và công nghệ để đóng các tàu này bắt đầu từ năm 2005. Từ năm 2006, bắt đầu quá trình chuẩn bị đóng tàu. Theo hợp đồng ký năm 2003, 2 tàu Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa Uran dự định đóng tại Nga và 10 tàu còn lại đóng theo giấy phép tại Việt Nam. Tàu Molnya Projekt 1241.8 với hệ thống Uran-E đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2007, chiếc thứ hai vào năm 2008. Năm 2010, việc đóng theo giấy phép 10 tàu trong giai đoạn đến nă 2016 bắt đầu với việc khởi đóng tàu đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nga vẫn tiếp tục chương trình cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Mùa hè năm 2002, 2 tàu tuần tra Projekt 10412 Svetlyak, do Hải quân Việt Nam đặt hàng đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Almaz (St. Petersburg). Hai tàu này đã được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 1.2003. Trị giá mỗi tàu là 10-15 triệu USD.

Các tàu này đóng theo hợp đồng ký giữa Việt Nam và Rosoboronoexport vào tháng 11.2001. Tàu lớp Svetlyak dùng để bảo vệ hải phận, các tuyến giao thông ven bờ và chống đánh cá trộm. Vũ khí trên tàu gồm 2 ụ pháo АК-306, 1 bệ phóng tên lửa phòng không Igla-1М.

Hồi đó, Việt Nam cũng bày tỏ ý định tiếp tục đóng tàu Svetlyak (tổng số lên tới 10-12 chiếc). Chương trình này tiếp tục vào năm 2009. Mùa hè 2009, 2 xưởng đóng tàu Nga (hãng đóng tàu Almaz và Nhà máy sửa chữa tàu Vostochnaya Verf ở Vladivostok) đã khởi đóng tổng cộng 4 tàu Projekt 10412 Svetlyak (mỗi xưởng đóng 2 tàu) theo đơn đặt hàng của Việt Nam.

Projekt 10412 do hãng TsMKB Almaz ở St. Petersburg thiết kế. Tàu có khả năng đi biển tốt, tốc độ gần 30 hải lý/h. Tàu được trang bị 1 khẩu pháo, các súng máy phòng không, thủy thủ đoàn gồm 28 người.



Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P Bastion-P

Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006.

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

Tháng 1.2002, công ty Kronshtadt đã cung cấp cho Hải quân Việt Nam hệ thống huấn luyện tổng hợp Laguna-1241RE. Kronshtadt đã sử dụng các công nghệ phần mềm hệ thống huấn luyện của công ty Tranzas để thiết kế hệ thống Laguna.

Laguna được sử dụng để huấn luyện các kỹ năng điều khiển các tàu tên lửa lớp Projket 12141RE trang bị hệ thống tên lửa Termit được cung cấp cho Việt Nam trong những năm 1990.

Việt Nam cũng bày tỏ ý định mua hệ thống huấn luyện tổng hợp cho 3 tàu Projekt 1241RE, Projekt 1241.8 và cho các frigate mới mua Gepard-3.9.

Tháng 9.2006, hãng Rosoboronoexport đã ký hợp đồng với Hải quân Việt Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống huấn luyện Laguna-1241RE và cung cấp các hệ thống huấn luyện mới cho các tàu tên lửa Projekt 1241RE và 1241.8 Molnya. Hợp đồng đã được thực hiện vào tháng 12.2007.

Nga cũng đang thực hiện các dự án lớn bán máy bay chiến đấu và vũ khí phòng không cho Việt Nam.
[VietnamDefence news]


Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

>> Việt Nam nhận 2 hệ thống Bastion/Yakhont và trang bị BrahMos cho Su-30MK2



Với Bastion và tên lửa Yakhont, Trường Sa trở thành mục tiêu khó gặm đối với Trung Quốc. Việt Nam có thể đã nhận được 2 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion dùng tên lửa Yakhont. Sau Việt Nam, Indonesia, Syria, Venezuela và Iran cũng muốn mua tên lửa này - Bản tin P2 của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga).



Ngày 21.5.2010, Việt Nam đã nhận được hệ thống đầu tiên trong số các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion sử dụng tên lửa Yakhont đã đặt mua. Chưa rõ đã diễn ra việc bàn giao chính thức hay chưa.






Dư luận từ lâu đã bàn tán về việc cung cấp hệ thống Bastion cho Việt Nam. Những đồn đoán càng nhiều sau khi tạp chí Kanwa số tháng 12.2009 khẳng định hệ thống Bastion đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trước cuối năm 2009.

Qua những bàn tán đó, có thể phỏng đoán là việc chuyển giao cho đến nay chưa được thực hiện, nhưng dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian gần nhất vì dư luận cho rằng, Việt Nam đang hoặc đã chuẩn bị tới 7 khu vực triển khai các hệ thống này, trong đó dự đoán có 2 ở Hải Phòng.

Tháng 12.2009, Kanwa dựa vào nguồn tin trong ngành công nghiệp Nga cho biết, Việt Nam từ năm 2009 sẽ bắt đầu nhận hệ thống tên lửa bờ biển trang bị tên lửa Yakhont và bình luận rằng, đây là lần đầu tiên biến thể triển khai trên bộ của Yakhont được xuất khẩu. Kanwa cũng nói rằng, dường như Indonesia đã mua một số tên lửa chống hạm Yakhont triển khai trên hạm để thử nghiệm, song không nêu rõ chi tiết.

Theo Kanwa, Việt Nam đã đặt mua tổng cộng 12 bệ phóng, mỗi bệ mang 6 tên lửa hành trình siêu âm Yakhont (? ). Mỗi hệ thống được trang bị 1-2 radar phát hiện-điều khiển tên lửa ngoài đường chân trời Monolit-B. Radar này cũng có thể nhận các tín hiệu từ radar Mineral-ME và các trực thăng chỉ huy/báo động sớm Ка-31.

Tạp chí này cũng cho hay, 8 máy bay tiêm kích Su-30МК2 dành cho hải quân mà Việt Nam đặt mua tháng 1.2009 cũng sẽ được trang bị tên lửa Yakhont do liên doanh Nga-Ấn BrahMos ASM sản xuất, mặc dù hợp đồng chính thức còn chưa được ký kết.



Biến thể phóng từ trên không của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos sẽ được trang bị cho Su-30MK2 của Việt Nam

Xác nhận cho những đồn đoán này là bức ảnh chụp được ngày 21.5.2010 tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh chụp con tàu biển được cho là chở 6 xe chiến đấu của Bastion, tức là hệ thống Bastion đầu tiên. Bản thân các xe này cũng bị chụp ảnh cả ở cảng và trên đường di chuyển.



Như vậy, P. 2 cho rằng, việc chuyển giao hệ thống Bastion đầu tiên đã diễn ra bởi vì Việt Nam thường không công bố thông tin về việc chính thức tiếp nhận vũ khí trang bị. Cần cho rằng, việc tiếp nhận này đã diễn ra hoặc sắp diễn ra trong vài ngày tới.

Song một bức ảnh đăng trên mạng của Việt Nam vào cuối tháng 6.2010 cho thấy rằng, Việt Nam đã nhận được cả 2 hệ thống tên lửa chống hạm Bastion đặt mua của Nga.




Biến thể phóng từ trên không của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos sẽ được trang bị cho Su-30MK2 của Việt Nam





Việt Nam cần Bastion làm gì?
Kanwa cho rằng, các tên lửa chống hạm siêu âm nhập khẩu sẽ tăng cường mạnh mẽ hệ thống phòng thủ bở biển của Việt Nam. Khi được triển khai ở gần các thành phố ven biển ở miền Bắc Việt Nam, ví dụ như Hải Phòng, hệ thống có thể phong tỏa căn cứ hải quân Tam Á của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.

Hiện chưa rõ là liệu các tên lửa chống hạm Yakhont mà Việt Nam mua có thể tiêu diệt các tàu chiến đang neo đậu ở cảng hay không, nhưng theo một công trình sư tên lửa chống hạm BrahMos, điều đó không phải là vấn đề. Để làm việc đó, chỉ cần sửa đổi phần mềm và chế độ làm việc của đầu tự dẫn bởi vì tên lửa đa năng BrahMos vốn có khả năng tấn công mọi mục tiêu tàu nổi neo đậu ở cảng.

Đối với hải quân Trung Quốc, thông tin về việc Việt Nam mua Yakhont có nghĩa là các tàu sân bay và tàu nổi cỡ lớn đóng tại căn cứ Tam Á ở Hải Nam không còn được bảo vệ đủ vững chắc nữa.

Nguồn tin trong ngành đóng tàu Nga nói với Kanwa rằng, mặc dù Yakhont và BrahMos sử dụng các máy tính trên khoang và phần mềm khác nhau, nhưng Yakhont không nằm trong danh sách vũ khí được phép bán cho Trung Quốc.

Hiện Hải quân Việt Nam đã có trong trang bị các hệ thống tên lửa bờ biển Redut và Rubezh, nay có thêm cả Bastion. Quần đảo Trường Sa đã trở thành khúc xương khó gặm đối với Trung Quốc.

Lịch sử hợp đồng Bastion
Tháng 8.1999, Phó Tổng giám đốc hãng NPO Mashinostroenie Viktor Tsarev đã thông báo với báo chí rằng, hãng của ông đã hoàn tất phát triển tên lửa chống hạm Yakhont và đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu với một nước ngoài.

Tháng 1.2006, báo chí đưa tin, NPO Mashinostroenie vào đầu năm 2006 đã ký được hợp đồng cung cấp 2 hệ thống Bastion cho Việt Nam, kèm theo 16 tên lửa và toàn bộ cơ sở hạ tầng. Việc cung cấp được ấn định vào năm 2007.

Tháng 11.2006. Giám đốc Cơ quan Hợp tác KTQS Liên bang Nga Mikhail Dmitriev cho biết, hiệp định với Việt nam về hỗ trợ kỹ thuật sản xuất tên lửa chống hạm Yakhonttrị giá khoảng 300 triệu USD đang được chuẩn bị.

Tháng 8.2009, Tổng Giám đốc, Tổng công trình sư tập đoàn NPO MashinostroenieAleksandr Leonov tiết lộ với báo chí rằng, các nhà máy sản xuất Yakhont và BrahMos “đang làm việc hết công suất”. Theo ông, hàng năm có “nhiều chục quả tên lửa chống hạm Yakhont được sản xuất”.

Tháng 8.2009, có tin Bastion đã thực hiện các cuộc bắn thử thành công và đang được chuẩn bị để chuyển sang Việt Nam.

Tháng 9.2009, có tin khẳng định sự tồn tại của hợp đồng bán 2 hệ thống Bastion cho Việt Nam, nhưng phỏng đoán việc chuyển giao còn chưa được thực hiện.

Tháng 10.2009, có tin nói rằng, Nga và Belarú bắt đầu chuyển giao 1 hoặc 2 hệ thống đã đặt mua vào năm 2005, đồng thời cũng nói rằng có cả các khách hàng khác, nhưng Việt Nam là khách hàng đầu tiên.

Các hợp đồng khác mua Yakhont
Tháng 5.2001, báo chí Nga dẫn nguồn tờ Times của Anh đưa tin về các cuộc đàm phán cung cấp Yakhont cho Iran trong chuyến thăm Nga của TT Iran Mahmoud Ahmadinejad.

Tháng 10.2008, Tư lệnh Hải quân Indonesia tuyên bố rằng, “Hải quân Indonesia rất muốn mua bằng tiền mặt (không phải bằng tín dụng) các tên lửa chống hạm Yakhont.

Trước đó, vào tháng 7.2008, có tin nói về chuyến thăm Moskva khẩn cấp của Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) do Nga có kế hoạch bán cho Indonesia các tên lửa chống hạm không được nêu tên, điều mà theo DRDO sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường của tên lửa BrahMos. Báo chí cho biết, các cuộc đàm phán với Indonesia cho đến thời điểm đó đã diễn ra được 3 năm.

Tháng 10.2009, xuất hiện thông tin nói rằng, Indonesia đã nhận được một số lượng chưa xác định tên lửa Yakhont.

Tháng 9.2009, có tin nói rằng, Venezuela có thể mua các hệ thống Bastion.

Tháng 10.2009, báo chí Israel đưa tin nói rằng, Nga “đã đồng ý bán” cho Syria một lô tên lửa Yakhont trong khuôn khổ thỏa thuận mở rộng sự hiện diện quân sự của Nga tại quân cảng Tartus P. 2 cho rằng, việc cung cấp Yakhont cho Syria là rất có khả năng, còn cho Iran là cực kỳ khó xảy ra.

[Vietnamdefence. news]


Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

>> Nga xác nhận kế hoạch cung cấp tên lửa Yakhont cho Syria



Ngày 26/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho biết nước này không hủy bỏ kế hoạch cung cấp các hệ thống tên lửa đối hạm Yakhont cho Syria.

“Hợp đồng (cung cấp tên lửa cho Syria) đang được thực hiện” Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov nói với phóng viên tại Vladivostok, thuộc vùng Viễn Đông của Nga.

Trước đó, Nga đã công bố họ sẽ tôn trọng hợp đồng cung cấp nhiều hệ thống tên lửa đối hạm Bastion được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh SS-N-26 Yakhont cho Syria.

Tên lửa Yakhont có khả năng bắn ở tầm xa 300 km, có thể mang được đầu đạn hạt nhân nặng tới 200 kg và khả năng vượt trội nhất của nó là có thể hành trình ở tầm cao vài mét so với mực nước biển mà không bị phát hiện và đánh chặn.



Tên lửa chống hạm siêu thanh Yakhont do Nga sản xuất tích hợp nhiều tính năng vượt trội

Theo ông Igor Korrotchenko, một chuyên gia vũ khí thương mại của Nga, hiện trên thế giới chưa có một tàu chiến nào có thể chống đỡ cũng như bắn phá được những tên lửa chống hạm siêu thanh Yakhont.

Tháng 9 năm ngoái, Nga đã khẳng định nước này vẫn tiếp tục bán tên lửa Yakhont cho Syria, bất chấp những lo ngại và phản ứng quyết liệt từ Mỹ và Israel. Hợp đồng mua bán Yakhont giữa Nga và Syria đã được ký từ năm 2007 và theo các quan chức Nga, Moscow sẽ sớm hoàn thành các điều khoản của hợp đồng và tiếp tục cung cấp loại vũ khí này cho Syria.

Hãng tin Interfax trích dẫn các nguồn công nghiệp quốc phòng cho biết, hợp đồng mà hai bên ký với nhau có trị giá ít nhất 300 triệu USD, theo đó Nga sẽ cung cấp cho Syria khoảng 72 tên lửa hành trình.

Washington và Tel Aviv đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc với vấn đề tên lửa Yakhont. Đặc biệt về phía Israel, các quan chức nước này lo ngại sâu sắc việc củng cố khả năng phòng thủ của Syria cũng như về mối đe dọa về việc chuyển giao vũ khí cho Li-băng và các phiến quân Hezbollah.

Cả Mỹ và Israel đều cho rằng, việc Nga cung cấp vũ khí cho Syria hoàn toàn có thể làm gia tăng khủng bố tại khu vực Trung Đông và có thể làm mất ổn định tình hình tại khu vực này.

(RIA, VIT)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang