Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

>> Có phải Việt Nam "dửng dưng" với Barhmos ?

BrahMos chỉ được Nga- Ấn Độ phê chuẩn bán cho 15 nước. Trung Quốc mặc dù rất thèm muốn nhưng bị từ chối còn Việt Nam tại sao lại bỏ qua cơ hội này?

>> Bao phủ biển Đông bằng hệ thống tên lửa S-300F - "điều không tưởng"

Theo khẳng định của người đứng đầu BrahMos Aerospace, chưa có hợp đồng cung cấp tên lửa BrahMos cho quốc gia thứ ba nào, điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể sẽ không mua tên lửa BrahMos hoặc chí ít là nếu mua, cũng sẽ mất ít nhất là vài năm nữa.
Tại sao Việt Nam lại bỏ qua cơ hội sở hữu một vũ khí quan trọng và đầy sức mạnh như BrahMos? Có những nguyên nhân chủ yếu như sau:

1. Ưu tiên cho vùng biển xa

Những căng thẳng ở biển Đông khiến việc tăng cường tiềm lực quân sự, nhất là lực lượng Hải quân, trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do vậy, sở hữu tên lửa BrahMos là một động thái hết sức hợp lý, Tuy nhiên, nếu tinh ý hơn một chút trong vấn đề biển Đông, chúng ta có thể hiểu: "Vì sao Việt Nam không hay đúng hơn là chưa mua BrahMos trong tương lai gần?"

Nếu mua BrahMos hiện nay thì Việt Nam chỉ có thể mua tổ hợp tên lửa bờ với tầm bắn khoảng 300 km. Với tầm bắn này, tên lửa BrahMos chỉ phù hợp với nhiệm vụ phòng thủ bờ biển, chứ không phải là một vũ khí chuyên dụng để chống tàu trên vùng biển xa.
Các vùng biển chủ quyền có nguy cơ xảy ra xung đột của Việt Nam đều là những vùng biển xa như khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cách bờ biển trên 400 km, do vậy, BrahMos khó phát huy được hiệu quả.

Ngược lại, hệ thống phòng thủ bờ biển của Việt Nam hiện nay khá mạnh với lá chắn thép Bastion sử dụng phiên bản tên lửa Yakhont, với tính năng tương đương BrahMos cũng như nhiều hệ thống tên lửa khác như Rubezh, Redut, đảm bảo hỏa lực nhiều lớp từ xa tới gần.
Do vậy, với tiềm lực tài chính có hạn, Việt Nam sẽ ưu tiên cho việc tăng cường sức mạnh trên biển xa như đóng các tàu tên lửa Gepard 3.9, tàu tên lửa Molniya được trang bị tên lửa chống tàu khác, mua tàu ngầm Kilo 636, máy bay Su-30MK2V, máy bay tuần thám...

Vì sao Việt Nam bỏ qua "cơ hội vàng” mua tên lửa Trung Quốc thèm muốn?


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bờ biển Việt Nam được bảo vệ vững chắc với bộ ba tên lửa bờ Bastion, Redut, Rubezh

2. Tên lửa “made in Vietnam” Kh-35E

Ngày 15 tháng 2 năm 2012, theo nguồn tin ITAR-TASS, Việt Nam dưới sự giúp đỡ của Liên bang Nga sẽ triển khai dây chuyền sản xuất tên lửa chống tàu Uran. Thông báo với các phóng viên tại cuộc họp báo, Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev nhận định, tổ hợp sản xuất tên lửa Uran sẽ được triển khai theo sơ đồ, tương tự như sơ đồ sản xuất, công nghệ hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Liên bang Nga trong dự án tên lửa chống tàu BrahMos.

Bản tin ngày 15/2/2012 của hãng tin Ria Novosti dẫn lời Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev cho biết: "Chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng cơ sở tại Việt Nam để sản xuất một phiên bản của Uran Nga [SS-N-25], trong một dự án tương tự như sản xuất tên lửa BrahMos của Nga-Ấn Độ".

Kh-35 được trang bị rất nhiều trong Hải quân Việt Nam hiện nay. Các dự án như mua 4 tàu Gpard 3.9, đóng 12 tàu Molniya, tàu BPS 500, mua máy bay Su-30MK2 đều là những phương tiện trang bị Kh-35. Có thể nói rằng Kh-35 là loại tên lửa đối hải chủ lực của Việt Nam hiện nay.

Kh-35 còn có thể phát triển hơn nữa với tổ hợp Bal-E, phiên bản trên máy bay Su-30MK2, phiên bản ngụy trang Club-K.
So với Yakhont thì tên lửa Kh-35 có hiệu quả chiến đấu cao, khối lượng và kích thước nhỏ, khả năng bố trí đa dạng, giá thành lại không quá đắt.

Bên cạnh đó, còn có thông tin cho rằng, Việt Nam sẽ hợp tác với Nga để chế tạo biến thể Kh-35UE có tầm bắn tới 260 km. Như vậy với dự án sản xuất Kh-35 thì càng dễ hiểu khi Việt Nam không vội mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ.

Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa Kh-35E

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa Kh-35E tầm bắn 130 km

Vì sao Việt Nam bỏ qua “cơ hội vàng” mua tên lửa Trung Quốc thèm muốn?

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cũng có thông tin là dự án sẽ chế tạo tên lửa Kh-35UE với tầm bắn lên đến 260 km

3. Chỉ mua hàng đã được sàng lọc

Việt Nam với một tiềm lực tài chính có hạn cùng với phương châm vũ khí “quý hồ tinh bất quý hồ đa” nên thường lựa chọn những vũ khí đã chứng tỏ được hiệu quả qua quá trình sử dụng chứ không phải là những phiên bản đời đầu. Có thể thấy điều này khi Việt Nam mua S-300PMU1 chứ không phải là S-300, mua Su-30MK2 và Su-30MK2V chứ không phải là Su-30.
Với cách lựa chọn này thì Việt Nam luôn có được loại vũ khí hoàn chỉnh do được nâng cấp, cải tiến sau một thời gian dài sử dụng, từ đó tránh được những lãng phí về mặt đầu tư.

Tất nhiên, điều này cũng có hạn chế là không có được ưu thế trước đối phương về loại vũ khí mới nhất nhưng thực ra, các loại vũ khí mới đều cần một thời gian huấn luyện khá dài mới phát huy được hiệu quả nên chưa hẳn đã giành ngay ưu thế khi sử dụng.
Tuy nhiên, nguyên tắc đa dạng hóa vũ khí cũng cần được xem xét trong trường hợp này. Dựa theo xu thế đó, có thể thấy BrahMos vẫn có khả năng được Việt Nam chọn mua sau một thời gian nữa nếu như đáp ứng được tiêu chí độ tin cậy cao, giá thành phải chăng và chứng tỏ được các điều sau:

Phiên bản phóng từ máy bay Su-30MKI đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Ấn Độ dự định thử nghiệm vào năm 2014. Khi đó, có thể các Su-30MK2 của Việt Nam cũng sẽ được trang bị tên lửa loại này để tăng cường sức mạnh trên biển Đông.

Phiên bản trang bị trên tàu có thể tích hợp vào các tàu nhỏ gọn hơn mà Việt Nam sở hữu. Hiện nay tàu nhỏ nhất được trang bị BrahMos của Ấn Độ là tàu khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55) có chiều dài 147m, rộng 15,8m, mớn nước 4,8m, lượng giãn nước 4.974 tấn, mang theo 8 tên lửa BrahMos. Lượng giãn nước hơn hai lần so với tàu lớn nhất của Việt Nam là hai tàu Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ với lượng giãn nước là 2.100 tấn.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa BrahMos của Ấn Độ phóng từ MiG-29
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55) phóng tên lửa BrahMos
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu lớn nhất của Việt Nam lớp Gepard 3.9 lượng giãn nước 2.100 tấn được trang bị 8 tên lửa Kh-35E.

Với các lý do trên có thể giải thích vì sao trong tương lai gần Việt Nam sẽ chưa mua tên lửa BrahMos. Hy vọng trong tương lai, Hải quân Việt Nam sẽ sở hữu nhiều loại tên lửa hiện đại hơn góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo đất nước.


Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

>> Giải pháp tăng sức mạnh cho lưới lửa phòng không Việt Nam

Không phận Việt Nam có an toàn trước cuộc tập kích đường không của đối phương hay không phần lớn phụ thuộc vào sức mạnh của các hệ thống phòng không tầm trung.

>> Tìm hiểu "Ba ngón tay Thần chết"

Hạn chế của phòng không tầm trung Việt Nam

Khi vũ khí công nghệ cao phổ biến hơn, các cuộc tập kích đường không ngày càng trở nên ác liệt. Lịch sử các cuộc chiến tranh gần đây cho thấy, đa phần các cuộc tập kích đường không đều tập trung ở khu vực phòng không tầm trung đến tầm thấp.

Mặc dù trên thế giới có khá nhiều hệ thống phòng thủ cũng như tấn công tầm xa, nhưng đa phần những vũ khí này đóng vai trò ngăn chặn và tấn công dạng điểm nhiều hơn là đại trà.

Sự thắng - thua giữa bên tập kích và bên phòng thủ thường quyết định ở khu vực phòng không tầm trung có bán kính chiến đấu dưới 100 km.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mặc dù đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn mới hiện đại hơn nhưng tên lửa phòng không tầm trung SA-3 của Việt Nam vẫn mắc phải điểm yếu là thiếu khả năng cơ động.

Đối với các nước có đường lối quốc phòng lấy phòng ngự làm đầu như Việt Nam thì vai trò của phòng không tầm trung là cực kỳ quan trọng. Trong biên chế lực lượng phòng không Việt Nam hiện nay, gánh nặng phòng không tầm trung phụ thuộc vào 2 hệ thống tên lửa chủ đạo là SA-2 và SA-3.

Mặc dù đã trải qua những gói nâng cấp nhằm duy trì và tăng cường sức mạnh chiến đấu nhưng thực tế những hệ thống này khó lòng đáp ứng được yêu cầu của chống tập kích đường không hiện đại.

Các gói nâng cấp SA-2, SA-3 mà Việt Nam đã thực hiện chủ yếu tập trung vào nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực, cải thiện khả năng cơ động và độ chính xác của tên lửa. Tuy nhiên, có một điểm rất hạn chế của SA-2, SA-3 vẫn chưa khắc phục được là khả năng cơ động.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
SA-2, SA-3 gặp bất lợi khi phải đối mặt với những tên lửa hành trình tấn công mặt đất như Tomahawk trong khi đó đây lại là loại vũ khí được sử dụng đầu tiên.

Buk-M2E - lời giải cho bài toán

Mặc dù chúng ta đã có trong biên chế 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không di động tầm xa S-300PMU1. Tuy nhiên, 2 tiểu đoàn S-300 vẫn chưa đủ để đảm bảo sự toàn vẹn của không phận Việt Nam.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sự có mặt của hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2E sẽ khắc phục hầu hết các điểm yếu của phòng không tầm trung Việt Nam.

Để bảo toàn lực lượng chiến đấu qua đó bảo vệ sự an toàn cho lực lượng phòng không Việt Nam thì khả năng cơ động có vai trò rất quan trọng. Trước đây, phía Nga đã giới thiệu gói nâng cấp S-125 Pechora 2M được trang bị trên khung gầm xe tải MZKT-8022 tương đối tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp mang tính tạm thời chứ không hoàn toàn khắc phục được hết các điểm yếu và hạn chế của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung SA-3.

Mặc dù, SA-3 có khả năng tác chiến chống máy bay tương đối tốt nhưng hệ thống này vẫn chưa thực sự hiệu quả trong việc đánh chặn các loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo. Trong khi đó, đây chính là những vũ khí được sử dụng đầu tiên để đánh đòn phủ đầu.

Việc tiêu diệt thành công đòn đánh phủ đầu của đối phương vừa bảo vệ được lực lượng chiến đấu vừa khiến đối phương phải nhụt chí, tạo tâm lý tốt cho những trận chiến tiếp theo. Các chiến trường Iraq, Libya đã cho thấy một điều nếu không thể chống lại đòn đánh phủ đầu bằng tên lửa hành trình thì gần như lực lượng chiến đấu đều bị tê liệt.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Buk-M2E được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu trong phạm vi tác chiến của hệ thống.

Một thực tế là những quốc gia này đều thiếu các hệ thống phòng không tầm trung hiện đại. Đối với phòng không tầm trung Việt Nam giải pháp hiệu quả nhất chính là đầu tư mua sắm hệ thống phòng không tầm trung hiện đại mới.

Hệ thống phòng không tầm trung duy nhất trên thế giới hiện nay có thể đáp ứng được các yêu cầu tác chiến phù hợp với chiến trường Việt Nam là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung di động 9K317E Buk-M2E, NATO định danh SA-17 Grizzly. Đây là biến thể xuất khẩu của hệ thống Buk-M2 của Nga, điểm khác biệt so với biến thể của Nga là hệ thống được trang bị trên xe bánh lốp MZTK-6922 6x6 bánh.

Buk-M2E được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không trong phạm vi tác chiến như (máy bay cánh cố định, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, trực thăng, UAV, tên lửa chống radar...).

Ngoài ra Buk-M2E còn có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất, tàu khu trục hoạt động gần bờ biển. Điểm nổi bật của Buk-M2E là thời gian triển khai và thu hồi đội hình chiến đấu cực nhanh. Chỉ mất 5 phút để chuyển từ trạng thái hành quân sang sẳn sàng chiến đấu.

Trong tác chiến phòng không hiện đại, tiêu chí “ai nhanh hơn thì thắng” luôn được đặt lên hàng đầu, đó chính là điểm mạnh của Buk-M2E. Radar điều khiển hỏa lực cùng 4 tên lửa sẳn sàng phóng đều nằm chung trên khung gầm xe, điều này tạo nên sự khác biệt của Buk-M2E so với những hệ thống khác.

Radar tìm kiếm mục tiêu và radar điều khiển hỏa lực đều được trang bị an-ten mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn, bộ vi xử lý, máy tính điều khiển kỹ thuật số giúp Buk-M2E có hiệu suất chiến đấu rất cao. Cụ thể, xác suất tiêu diệt tiêm kích F-15 từ 90-95%, tên lửa hành trình tấn công mặt đất từ 70-80%, tên lửa đạn đạo từ 60-70%, trực thăng, UAV từ 70-80%.

Buk-M2E cung cấp chiếc ô bảo vệ không phận với bán kính 50 km, tầm cao 25 km. Sự có mặt của Buk-M2E sẽ khắc phục được hầu hết các điểm yếu của phòng không tầm trung Việt Nam. Mặc khác hệ thống này hoàn toàn tương thích với nền tảng cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, chỉ huy sẵn có mà không cần đầu tư thêm các hệ thống riêng biệt.

Buk-M2E triển khai xen kẻ cùng với SA-2, SA-3 vừa bảo vệ được đội hình chiến đấu vừa tạo lưới lửa phòng không đa dạng tiêu diệt hiệu quả mọi mục tiêu. Mỗi tiểu đoàn Buk-M2E tiêu chuẩn bao gồm: 1 xe chỉ huy, 1 xe radar tìm kiếm và chị thị mục tiêu, 6 xe phóng tích hợp radar điều khiển hỏa lực với 24 tên lửa sẳn sàng phóng, 3 xe tiếp đạn. Đơn giá cho mỗi tiểu đoàn Buk-M2E khoảng 125 triệu USD.


(Theo Infonet)

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

>> Mắt thần "tóm cổ" máy bay tàng hình của Việt Nam

Phòng không Việt Nam được trang bị hệ thống trinh sát đường không có thể “tóm cổ” mọi máy bay tàng hình tối tân nhất thế giới.

>> Tìm hiểu tổ hợp radar VERA-E

Ngày nay, tàng hình trước các hệ thống radar trinh sát đã trở thành một xu hướng mới trong thiết kế, chế tạo các hệ thống vũ khí. Từ tàu chiến, tiêm kích, máy bay ném bom.. các nhà thiết kế đều cố gắng trang bị cho chúng khả năng tàng hình trước sóng điện từ nhằm tạo sự bất ngờ về mặt chiến thuật.

Trong các vũ khí được thiết kế với khả năng tàng hình, máy bay tàng hình được đánh giá là vũ khí cực kỳ lợi hại bởi tốc độ di chuyển nhanh chóng, khả năng đánh đòn phủ đầu chớp nhoáng khiến đối phương không kịp trở tay.

Máy bay tàng hình trước các biện pháp trinh sát điện từ chủ yếu nhờ vào thiết kế khí động học độc đáo giúp làm giảm tối đa diện tích phản xạ sóng radar (RCS). Ngoài ra máy bay còn được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ cùng với các biện pháp che chắn hồng ngoại toàn diện.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình thực sự là đối thủ "khó nhai" với bất kỳ một lực lượng phòng không quốc gia nào trên thế giới. Ảnh minh họa

Phần lớn sóng điện từ do các radar phát đi sẽ bị tán xạ trong không khí do thiết kế khi động học của máy bay hoặc bị hấp thụ bởi lớp sơn đặc biệt. Điều đó khiến cho máy bay trở nên “tàng hình” trước các biện pháp trinh sát điện từ chủ động. Các radar chủ động gặp bất lợi lớn trong việc phát hiện các máy bay có khả năng tàng hình từ xa.

Tuy nhiên, máy bay tàng hình không hẳn là không có điểm yếu, máy bay tàng hình bay trong đội hình phải trao đổi thông tin liên lạc với nhau, mở radar phát sóng để tìm kiếm mục tiêu tạo nên những bức xạ điện từ trong không khí.

Đây chính là “nhược điểm lớn nhất” máy bay tàng hình, qua đó một số quốc gia đã phát triển thành công các hệ thống trinh sát điện từ (tìm kiếm, bắt tín hiệu điện từ phát ra từ máy bay tàng hình) chuyên trị loại vũ khí nguy hiểm này.

Một trong những quốc gia đang đạt được nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực này là Ukraine với hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga.

Kolchuga được hợp tác phát triển giữa Cục thiết kế các thiết bị radar đặc biệt, Đại học Kỹ thuật Quốc gia Donetsk và Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrainae Ukrspetsexport. Quá trình phát triển hệ thống kéo dài trong 8 năm từ năm 1993-2000.

Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Ukraine mua 4 hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga với tổng giá trị 54 triệu USD. Việc chuyển giao được hoàn tất trong năm 2012.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các thành phần trong hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga chuyên bắt máy bay tàng hình.

Kolchuga được coi là một trong những hệ thống cảnh báo sớm đường không đặc biệt hiệu quả. Nó có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình hiện có hoặc sẽ được trang bị trong tương lai thông qua sóng điện từ (thiết bị vô tuyến liên lạc, radar hoạt động sinh ra) phát từ máy bay. Đồng thời, nó cũng có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình nhờ sóng điện từ phát ra từ động cơ.

Mỗi hệ thống trinh sát điện từ Kolchuga gồm: 3 đài thu tín hiệu sóng điện từ có thể bố trí cách nhau 10km; 1 đài điều khiển xử lý tín hiệu trung tâm, có thể phát hiện và bám sát các loại phương tiện bay bằng việc giao hội sóng điện từ giữa 3 đài thu tín hiệu.

Kolchuga có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Các đài thu và trạm điều khiển trung tâm đều được đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp Kraz 6x6.

Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Với Kolchuga, phòng không Việt Nam có khả năng bắn hạ được máy bay tàng hình nếu phải đối đầu.

Như vậy, Kolchuga có thể hoạt động như một hệ thống cảnh báo sớm tầm xa hiệu quả. “Mắt thần” Kolchuga sẽ đảm đương nhiệm vụ cảnh giới phát hiện sớm các mục tiêu xâm nhập bầu trời Việt Nam, cung cấp tham số về mục tiêu cho các hệ thống phòng không sẵn sàng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào.

Mặt khác do không chủ động phát sóng mà chỉ thu nhận tín hiệu điện từ phát ra từ máy bay đối phương nên nó “miễn nhiễm” với các loại tên lửa chống radar hoạt động theo nguyên lý bám theo cánh sóng radar.

Kolchuga cùng với Tamara và Vera của Cộng hòa Czech là các hệ thống trinh sát điện tử thụ động hiện đại nhất hiện nay. Các chuyên gia về vũ khí cho rằng Kolchuga có tính năng vượt trội hơn so với hệ thống 85V6-VEGA tương tự của Nga.


(Nguồn: Báo Kiến Thức)

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

>> Lính đặc công Việt Nam

Những người lính đặc công và đặc nhiệm là các lực lượng tinh nhuệ chuyên đánh hiểm thắng lớn. Hàng ngày họ luôn rèn luyện với cường độ cao, sẵn sàng khi tổ quốc cần. Trong mọi hoàn cảnh tác chiến, bất kể nắng, mưa, lính đặc công luôn thích ứng một cách nhanh chóng nhất điều kiện địa hình, địa vật , từ đó vận dụng tất cả kỹ-chiến thuật để tiếp cận mục tiêu.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xuất hiện với hình ảnh mới, "trang bị tận răng", gây ấn tượng mạnh trong lễ diễu binh 1000 năm Thăng Long


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Những bài tập luyện hàng ngày ...

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bài tập luyện hàng ngày
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bay qua hàng rào thép gai, tấn công sấm sét.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tập kết trước giờ thực hành đổ bộ đường không.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong 1 cuộc diễn tập đổ bộ bằng trực thăng

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Súng tiểu liên chuyên dùng cho cận chiến

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Kiểm tra trước khi tập bắn

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sử dụng thành thạo nhiều loại vũ khí, trang bị

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Kĩ năng ngụy trang

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xuất quỷ, nhập thần

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

>> Việt Nam khôn ngoan khi cân bằng giữa Mỹ - Trung Quốc

Tác giả Carlyle A. Thayer, giảng viên bộ môn Chính trị học tại Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra đã nói về vấn đề này trong 1 bài báo gần đây…

>> Tầm tác chiến của VN đã bao trùm Biển Đông !


Bối cảnh lịch sử này là một lời nhắc nhở cần thiết cho độc giả rằng Việt Nam không ngả theo Mỹ để chống Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáo sư Carlyle A. Thayer

Từ năm 1991, Việt Nam đã theo đuổi một chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hoá quan hệ và trở thành một đối tác đáng tin cậy cho tất cả các quốc gia. Đây là 1 chính sách ngoại giao vô cùng khôn ngoan và nó đã đạt được thành công.

Việt Nam được cả châu Á nhất trí là đại diện cho châu lục này để làm thành viện không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và nước này đã trở thành đối tác chiến lược với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh, và Đức. Việt Nam tìm kiếm một chỗ đứng trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

>> Su-27 ra Trường Sa

Nói cách khác, Việt Nam tìm cách phát triển quan hệ toàn diện với mỗi nước và điều chỉnh mỗi mối quan hệ song phương quan trọng trong quyền hạn riêng của mình.

Khi đóng vai trò là một trục, Việt Nam mong muốn Trung Quốc và Mỹ chấp nhận Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy. Việt Nam muốn hình thành mối quan hệ với cả hai vì vậy Hà Nội không liên minh với nước này chống lại nước kia.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam cho phép tất cả các nước đến thăm cảng hải quân, nhưng hạn chế các chuyến thăm chỉ được diễn ra một lần một năm, trong đó có Mỹ. Ví dụ, trong năm 2010, các tàu khu trục USS John S. McCain thăm cảng Đà Nẵng, vài tháng sau đó một trong những tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất của Trung Quốc cũng đến đây.

Năm 2003, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua các thuật ngữ "hợp tác" và "đấu tranh" làm kim chỉ nam trong mối quan hệ của mình với cả Trung Quốc và Mỹ.

Đường lối rõ ràng này đã vượt qua những mâu thuẫn nội tại của mình. Việt Nam quyết định hợp tác với cả hai nhưng phải đấu tranh khi lợi ích cốt lõi của Việt Nam được thử thách.

Hoa Kỳ đã công bố một chính sách tái cân bằng sự hiện diện quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một số nhà phân tích Trung Quốc và khu vực đã kết luận rằng Hoa Kỳ đang cố gắng để kiềm chế Trung Quốc.

Là một phần của chính sách tái cân bằng của nó, Mỹ đã tìm cách nâng cấp quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Việt Nam đã tiếp nhận nhưng có giới hạn. Ví dụ, ba năm qua Việt Nam và Mỹ đã tiến hành các hoạt động hải quân chung, nhưng đây không phải là tập trận quân sự liên quan đến việc trao đổi các kỹ năng chiến đấu.

Cách tốt nhất để xem xét quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt là so sánh chúng với các quan hệ quốc phòng Trung-Việt. Việt Nam trao đổi các chuyến thăm cấp cao với cả hai nước. Việt Nam tiến hành đối thoại chiến lược với cả hai nước và mới đây đã nâng cấp trao đổi quốc phòng với cả hai nước.

Việt Nam cho phép tất cả các nước đến thăm cảng hải quân, nhưng hạn chế các chuyến thăm chỉ được diễn ra một lần một năm, trong đó có Mỹ.

Ví dụ, trong năm 2010, các tàu khu trục USS John S. McCain thăm cảng Đà Nẵng, vài tháng sau đó một trong những tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất của Trung Quốc cũng đến đây.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam khôn ngoan khi cân bằng với Mỹ và Trung Quốc

Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn đến Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta làm rõ điều đó trong chuyến thăm gần đây của ông tới Vịnh Cam Ranh. Nhưng Hà Nội không cho phép tàu chiến Mỹ ghé thăm cảng.

Việt Nam đã mở cơ sở sửa chữa thương mại tại Cam Ranh cho tất cả các lực lượng hải quân. Mỹ là nước đầu tiên được chấp nhận khi ba tàu chỉ huy quân sự Sealift đã đến đây sửa chữa. Những con tàu này là tàu hậu cần, không phải tàu chiến và phi hành đoàn là lực lượng dân sự.

Sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2009 phác thảo chính sách duy trì độc lập. Tôi đã đặt tên cho chính sách này là "chính sách ba không": không có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, không có liên minh quân sự, và không sử dụng một nước thứ ba để chống lại một quốc gia khác.

Mỹ có thể muốn tăng lực lượng hải quân của mình trong vùng biển Việt Nam, nhưng Hà Nội sẽ không cho phép sự hiện diện hải quân Mỹ để bảo vệ nền độc lập của mình.

Trong năm 2009, căng thẳng gia tăng trong vùng biển Đông, Việt Nam phản ứng bằng cách báo hiệu rằng họ ủng hộ một sự hiện diện hải quân Mỹ để đối trọng Trung Quốc. Việt Nam đã chứng minh điều này một cách tượng trưng bằng cách cho sỹ quan ra tàu sân bay Mỹ để quan sát các hoạt động bay.

Nói cách khác, Việt Nam tự mình đã đóng vai trò là một trục. Tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, nhưng không đi theo Mỹ để đối đầu với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam đóng vai trò then chốt với 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc

Cuối cùng, có một lý do tại sao Việt Nam sẽ áp đặt giới hạn về quan hệ quốc phòng với Mỹ. Một bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu, ngày 11 tháng 7 năm 2012, nắm bắt điểm này một cách độc đáo.

Bài xã luận bình luận rằng Việt Nam đã tạo ra một sự cân bằng giữa các mối quan hệ với bên ngoài.

Không có kết luận về giải pháp cho tình thế của Việt Nam, theo người chủ trương biên tập của Thời báo Hoàn cầu, "phối hợp với Trung Quốc để hạn chế trục Mỹ đến châu Á", nhưng Việt Nam duy trì độc lập của mình bằng cách làm một trục giữa Trung Quốc và Mỹ.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

>> Tầm tác chiến của VN đã bao trùm Biển Đông !

"Việt Nam đã tăng cường rất lớn việc xây dựng hải, không quân, trọng điểm chiến lược hoàn toàn chuyển hướng biển Đông".

>> Chiến hạm Lý Thái Tổ - Gerpard 3.9 thứ 2 của Hải quân Việt Nam



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-30MK của Không quân Việt Nam.

Tân Hoa Xã, Trung Quốc mới đây đã có bài viết về sự thay đổi của Không quân Việt Nam. Để nắm rõ các thủ đoạn khai thác thông tin và chiến lược tuyên truyền của truyền thông Trung Quốc, báo GDVN đăng tải toàn bộ nội dung bài viết xuất bản trên trang mạng THX như sau:

TheoTân Hoa Xã viện dẫn từ tờ “Kanwa Defense Review” của Canada, cho rằng, dưới sự ra sức hỗ trợ quân sự của Nga, trong 5 năm qua, Việt Nam đã tăng cường rất lớn việc xây dựng hải, không quân, trọng điểm chiến lược hoàn toàn chuyển hướng biển Đông.

Trang bị chủ yếu mới kiểu Nga – máy bay chiến đấu Su-30MKV, tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont, tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới đều triển khai ở nam trung bộ.

Cùng với việc nhập khẩu trang bị tiên tiến, Quân đội Việt Nam cũng đã gia tăng mức độ xây dựng sân bay, căn cứ quân sự, đã thi công một loạt căn cứ hải quân mới, kho chứa máy bay bảo đảm tuyến một của không quân, tình hình rất giống với Quân đội Trung Quốc nửa sau thập niên 1990.

Theo tờ “Kanwa Defense Review”, ở vịnh Cam Ranh, cùng với việc nhập khẩu tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9, Hải quân Việt Nam đã tiến hành sửa chữa toàn diện đối với căn cứ. Việt Nam trước tiên đã tiếp nhận 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 từ Nga, trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam sẽ tự lắp ráp sản xuất ít nhất 2 tàu hộ vệ lớp này.

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 có lượng giãn nước đầy là 2.100 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, hành trình tác chiến tối đa là 5.000 hải lý. Tàu hộ vệ này có thể trang bị 16 quả tên lửa hạm đối hạm Switchblade. Tên lửa này có tầm phóng tối đa 130 km, tốc độ tối đa 0,9 Mach, áp dụng bay kiểm soát hệ thống quán tính và dẫn đường radar chủ động.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Yakhont, do Nga sản xuất, triển khai ở bờ biển.

Tháng 8/2010, Nga đã bàn giao cho Việt Nam tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont có thể trang bị cho một tiểu đoàn. Gồm 4 xe phóng tên lửa, mỗi xe phóng trang bị 4 quả tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont.

Ngoài ra còn có 4 xe nhồi tên lửa và 2 hệ thống radar phòng thủ bờ biển đồng bộ kiểu mới. Bắt đầu từ năm 2012, Nga sẽ còn thảo luận thỏa thuận mới với Việt Nam, tiếp tục cung cấp cho Việt Nam một tiểu đoàn tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont.

Tên lửa Yakhont triển khai ở Phan Thiết, gần thành phố Hồ Chí Minh, trận địa cách bờ biển chỉ 1,3 km, đã thi công kho tên lửa có nóc nhà màu xanh và xưởng sửa chữa. Radar phòng thủ bờ biển của Việt Nam có khoảng cách dò tìm đạt 450 km, khoảng cách dò đối với các mục tiêu tên lửa đạt 35 km.

Khi tìm kiếm theo mô hình chủ động, nó có thể đồng thời bám theo 30 mục tiêu, còn khi tìm kiếm bằng mô hình bị động, có thể bám theo 50 mục tiêu. Hệ thống xử lý số liệu của nó có thể đồng thời xử lý 200 mục tiêu.

Theo bài báo, tình hình triển khai này đã phản ánh mức độ quan tâm của Hải quân Việt Nam đối với các hòn đảo trên biển Đông. Đa số các hòn đảo cách bờ biển Việt Nam chưa đến 300 km, trong khi đó tầm phóng của tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont trên thực tế hơn 300 km.

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống hạm Yakhont là một trong những tên lửa chống hạm tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó tên lửa Brahmos của Ấn Độ là một phiên bản cải tiến của loại tên lửa này. Việt Nam đã sở hữu tên lửa Yakhont để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
“Không quân coi trọng phía nam hơn phía bắc” - Tân Hoa Xã, Trung Quốc

Bài báo còn cho rằng, việc triển khai máy bay tiên tiến của Không quân Việt Nam đã hoàn thành, thể hiện rất lớn sự coi trọng của Việt Nam đối với biển Đông.

Năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ trang bị tổng cộng 24 máy bay chiến đấu đa dụng Su-30MKV/MK2, 12 máy bay chiến đấu Su-27SK/UBK, nhiều nhất trong số các nước Đông Nam Á trang bị máy bay chiến đấu dòng Su.

Bán kính tác chiến của những máy bay chiến đấu này bao trùm lên tất cả các hòn đảo của Việt Nam (trong khi Trung Quốc cũng đòi hỏi một cách hết sức vô lý, không có chứng cứ lịch sử và pháp lý).

Lực lượng không quân Việt Nam tinh nhuệ nhất là sư đoàn hàng không XX0, trong đó trung đoàn XX5 trực thuộc triển khai Su-30MKV ở căn cứ không quân Biên Hòa nằm ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh.

Bài báo cho rằng, thành phố Hồ Chí Minh cách eo biển Malacca 1.124 km, có thể thấy, bán kính tác chiến của lực lượng Su-30 Không quân Việt Nam bao trùm lên toàn bộ biển Đông.

Còn các trung đoàn XX1, XX7, XX3, XX0 (tên đơn vị đã được thay đổi - PV) ở miền bắc Việt Nam lại chủ yếu triển khai máy bay chiến đấu MiG-21 và Su-22 kiểu cũ.

Không quân Việt Nam còn có một kế hoạch đổi mới trang bị cỡ lớn hơn, vẫn sẽ tiếp tục mua máy bay chiến đấu đa dụng Su-30MK cho trung đoàn thứ ba và máy bay huấn luyện Yak-130. Từ năm 2011, tình hình xây dựng lại căn cứ không quân của Việt Nam có thể thấy, nhiều sân bay hơn đang được hiện đại hóa, dự kiến sẽ triển khai nhiều máy bay chiến đấu kiểu mới, máy bay huấn luyện hơn.

Theo bài báo, căn cứ không quân Phan Rang ở phía nam vốn triển khai Su-22, nhưng những hình ảnh vệ tinh chụp vào tháng 1/8/2011 cho thấy, ở đây cũng đã thi công mới 12 kho chứa máy bay kết hợp, rất có thể trở thành căn cứ cho một lực lượng máy bay chiến đấu dòng Su tiếp theo.
http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tàng hình HQ-012 Lý Công Uẩn, Việt Nam mua của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-27UBK của Không quân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng EC-225S của Hải quân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải An-26 của Không quân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tấn công Su-22 của Không quân Việt Nam.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang