Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 07 tháng 8 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

>> Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc



Hoàn thành tham vọng nguyên tử, Trung Quốc đang xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân cho riêng mình.

Dưới đây là một số tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc:


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân Type 091 (lớp Hán).


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân Type 093 (lớp Tống).



http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm hạt nhân Type 092 (lớp Hạ) trang bị tên lửa đạn đạo Cự Lãng-1.



http://nghiadx.blogspot.com

Quang cảnh nạp đạn tên lửa Cự Lãng 1 lên tàu ngầm lớp Hạ.



http://nghiadx.blogspot.com

Phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo Cự Lãng 1 từ tàu ngầm.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm hạt nhân Type 094 (lớp Tấn) với các ống phóng tên lửa đang được mở nắp.



>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 2)



Là nước có tham vọng tiến ra biển mạnh mẽ, Trung Quốc đã phát triển lực lượng tàu ngầm vào hàng lớn nhất ở châu Á.

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 1)


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel Type 035 (lớp Minh).


Chìm nổi theo quan hệ Trung - Xô

Trong khu vực châu Á, Trung Quốc có khoảng 70 tàu ngầm các loại. Nếu bỏ qua số tàu ngầm Triều Tiên (gần 90 chiếc nhưng chủ yếu là loại mini), đây là lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất và có chất lượng đáng kể. Sự hùng hậu này khởi đầu từ sự giúp đỡ hết mình của Liên Xô, tính từ khi 2 nước ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng năm 1954.

Khi đó, Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel lớp Whiskey, có thiết kế dựa theo kinh nghiệm chiến tranh kết hợp với công nghệ tàu ngầm của Đức. Tàu lớp Whiskey có lượng giãn nước 1.350 tấn với hệ thống vũ khí gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (12 quả), tháp pháo 40mm và 20mm.

Liên Xô còn trợ giúp Trung Quốc tự đóng tàu ngầm bằng việc cung cấp linh phụ kiện, các tài liệu liên quan. Điều này đã giúp ích nhiều cho công nghệ non trẻ của Trung Quốc trong lĩnh vực đóng tàu. Nhờ đó, Trung Quốc tự đóng được các tàu ngầm lớp Whiskey và biến thể nâng cấp của nó, tàu ngầm lớp Romeo.

Ở lớp tàu Romeo, Trung Quốc tăng dần yếu tố nội địa. Công việc đang triển khai hết sức tốt đẹp thì mối quan hệ Trung – Xô căng thẳng, vào những năm 1960, Liên Xô rút hết tất cả cố vấn quân sự cùng tài liệu kỹ thuật quan trọng về nước. Việc đóng tàu Romeo theo đó bị dừng mất vài năm do Trung Quốc phải tự sản xuất một số trang thiết bị cho tàu. Tới năm 1965, tàu ngầm lớp Romeo của Hải quân Trung Quốc chính thức hạ thủy. Và phải mất 5 năm (1970), tàu mới chính thức đi vào hoạt động. Đến nay, có khoảng 84 chiếc Romeo (Trung Quốc gọi lại là Type-033) đã được chế tạo.

Đối đầu với “người thầy, người bạn tốt bụng” Liên Xô trong khi nền công nghiệp quốc phòng còn lạc hậu, Trung Quốc buộc phải tự thân phát triển tàu ngầm tấn công động cơ diesel – điện. Từ tháng 11/1969, Viện thiết kế và phát triển tàu Vũ Hán (Viện 701) được giao nhiệm vụ chế tạo tàu ngầm Type 035 (lớp Minh), dựa trên thiết kế tàu ngầm lớp Romeo.

Trong khi thế giới đã phát triển bước dài chế tạo tàu ngầm cực kỳ hiện đại, độ ồn khi vận hành thấp thì Trung Quốc vẫn loay hoay ngụp lặn trong kỹ thuật kiểu cũ. Ở tàu ngầm Type-035, Trung Quốc cải tiến chút ít để tăng tốc tàu, hệ thống điều khiển, định vị thủy âm. Tuy nhiên, điểm yếu cố hữu Viện 701 không giải quyết được sự “ầm ĩ” của Type-035, vốn là nhược điểm của tàu lớp Romeo, khiến tàu dễ bị phát hiện và tiêu diệt.

Pha trộn công nghệ Nga, phương Tây và nội địa

Thế bế tắc trong thiết kế, chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc được thông tỏ khi quan hệ với Nga được cải thiện. Năm 1994, này nhập khẩu 2 tàu ngầm tiến công lớp Kilo (Project 877EKM) và sau đó trở thành khách hàng đầu tiên mua tàu ngầm Kilo cải tiến (Project 636) vào năm 1996. Những công nghệ ứng dụng trên tàu Kilo đã trợ giúp rất nhiều để Trung Quốc nâng năng lực chế tạo tàu ngầm của mình.

Sau năm 2002, khi Trung Quốc sở hữu tổng cộng 10 chiếc Kilo Project 636, nước này trình làng tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel – điện lớp Tống (Type 039), một sản phẩm của công nghệ Nga, Trung Quốc và phương Tây.

Type-039 có lượng giãn nước 2.250 tấn (khi lặn), kiểu dáng “giọt nước” khác biệt hoàn toàn so với lớp Romeo. Nhờ động cơ được gắn bộ phận giảm sốc và chân vịt tàu có 4 lá, thân tàu bọc miếng cao su chống phản hồi âm thanh tương tự kiểu của Kilo mà Type-039 hoạt động êm ái hẳn. Hệ thống định vị thủy âm chế tạo dựa trên mẫu Thomson-CSF của Pháp cho phép theo dõi đồng thời 4-12 mục tiêu cùng lúc.

Tiếp tục là sự kết hợp công nghệ Nga – Trung Quốc – phương Tây, năm 2004, Trung Quốc giới thiệu tàu ngầm tấn công điện – diesel thế hệ mới Type 041 (lớp Nguyên). Theo trang mạng Sinodefence, lớp Nguyên có vỏ rất dày với vật liệu đặc biệt có khả năng hấp thụ tín hiệu của sonar âm thanh. Vỏ tàu được bọc lớp “cao su” để làm giảm tiếng ồn kzhi hoạt động. Đặc biệt, đây là tàu ngầm Trung Quốc đầu tiên ứng dụng hệ thống đẩy khí độc lập (AIP).

Theo một số nguồn tin, các chuyên gia Trung Quốc tuyên bố tàu ngầm lớp Nguyên hiện đại và chạy êm hơn 8 lần so với tàu ngầm lớp Lada của Nga.

Tàu ngầm Type-033 có lượng giãn nước khoảng 1.800 tấn (khi lặn), tốc độ 13 hải lý/h (khi lặn), tầm hoạt động hơn 14.000km. Về vũ khí, Type 033 trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, có thể bắn các loại ngư lôi Yu-1 (Trung Quốc sao chép loại Type 53-51 của Liên Xô) có tầm bắn 9,2km và Yu-4 có tầm bắn 15km. Ngày nay, Type 033 chỉ còn làm nhiệm vụ huấn luyện thủy thủ mới trong Hải quân Trung Quốc.

Tàu ngầm Type-035 có lượng giãn nước 2.100 tấn (khi lặn), tốc độ15 hải lý/h (khi lặn), tầm hoạt động khoảng 13.000km. Tàu có hệ thống vũ khí giống tàu ngầm lớp Typ-033.

Tàu ngầm Type-039 và Type-041 trang bị 6 ống phóng ngư lôi có 533mm có thể dùng để bắn ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa hành trình chống hạm YJ-82 (tầm bắn 40-80km, đầu đạn nặng 165kg). Trong đó, tàu ngầm lớp Nguyên (Type-041) có thể bắn được các loại ngư lôi do Nga chế tạo.

>> REDUT-M - 'Sát thủ tàu sân bay' một thời



Tuy phải nhường chỗ cho những tên lửa chống hạm hiện đại hơn trong biên chế Hải quân Nga, song REDUT-M vẫn là một mối đe dọa đối với nhiều loại tàu chiến.



http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa chống hạm REDUT-M đang khai hỏa.


Tổ hợp tên lửa chống hạm REDUT-M là một biến thể dùng cho lực lượng phòng thủ bờ biển của tên lửa P-5 Pyatyorka, NATO định danh là SS-N-3 Shaddock.

Từng là một trong những tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Liên Xô trong những năm chiến tranh lạnh. P-5 Pyatyorka từng được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”.

Đến nay tuy phải nhường chỗ cho những tên lửa chống hạm hiện đại hơn trong biên chế của Hải quân Nga nhưng P-5 Pyatyorka vẫn là một mối đe dọa lớn đối với các chiến hạm bởi tốc độ và uy lực của nó. P-5 Pyatyorka vẫn là tên lửa chống hạm chiến lược với các quốc gia không có được lực lượng hải quân hùng hậu.

Bối cảnh ra đời và lịch sử phát triển

Biến thể đầu tiên của P-5 Pyatyorka là 4K48 chính thức đi vào phục vụ trong Hải quân Liên Xô vào năm 1959. Ngay sau đó biến thể nâng cấp là P-35 4K44 và P-6 4K88 được đưa vào sử dụng trong những năm 1960.

Biến thể sử dụng cho lực lượng phòng thủ bờ biển được ra đời ngay sau đó, biến thể này được gọi là REDUT, NATO định danh là CSS-1A. Biến thể REDUT đầu tiên sử dụng tên lửa FKR-2, được phát triển vào năm 1954, thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1959.

Sự phát triển của tên lửa mới P-35B được ủy quyền vào tháng 8/1960, thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào tháng 9/1963. Hệ thống được chấp nhận vào phục vụ ngày 11/8/1966.

Tên lửa P-35B (CSS-1B) được phát triển dựa trên loại tên lửa phóng từ các tàu chiến mặt nước P-35 (SS-N-3B). Biến thể nâng cấp REDUT-M, được đưa vào sử dụng từ năm 1973, chú trọng đến cải thiện khả năng kháng nhiễu, giảm độ cao hành trình và một động cơ tên lửa mới.

Đặc điểm, thông số kỹ chiến thuật

Tổ hợp tên lửa chống hạm REDUT-M là một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động, được triển khai trên xe phóng SPU-35B hoặc SPU-35V . Một tổ hợp REDUT-M có 3 xe phóng, xe chỉ huy và xe radar 4R45 Skala.

Tên lửa được đặt trong ống phóng ZIL-135K và được đặt trên xe tải BAZ-135MB 8x8 bánh. Mỗi xe phóng được vận hành bởi 5 người, thời gian triển khai sẳn sàng chiến đấu khoảng 30 phút.

Tên lửa P-35B có chiều dài 10,2m, đường kính gần 1m, sải cánh 2,6m, trọng lượng phóng 4.500kg. Tên lửa có tầm bắn tối đa 460km,với tốc độ Mach-1.4, biến thể nâng cấp về sau đạt cự ly 550km. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn KRD-26.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa của tổ hợp REDUT-M trong biên chế của Hải quân Việt Nam(ảnh:VTV1)



Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính, hiệu chỉnh tham số trong suốt hành trình và radar chủ động. Được trang bị đầu đạn thông thường nặng 1.000kg hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật 350kiloton.

Để khởi động tên lửa, 4 chân trụ thủy lực sẽ được kích hoạt để cố định vị trí của xe phóng, ống phóng được một hệ thống thủy lực khác nâng lên một góc 20 độ so với mặt bằng của xe phóng.

Sau khi phóng, tên lửa được theo dõi trong suốt chuyến bay thông qua máy bay trinh sát Tu-95RT, Tu-16D, hoặc Ka-25T. Các lệnh dẫn hướng được gửi đến tên lửa từ trạm chỉ huy mặt đất thông qua các hình ảnh mà radar của tên lửa cung cấp cho trạm chỉ huy mặt đất thông qua một liên kết dữ liệu video.

Từ hình ảnh radar của tên lửa cung cấp, kỷ thuật viên điều khiển sẽ xác định và lựa chọn mục tiêu ưa thích, sau đó khóa mục tiêu bằng radar chủ động của tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com

Lực lượng phòng thủ bờ biển Hải quân Việt Nam luôn sẳn sàng chiến đấu, bảo vệ biển đảo tổ quốc thân yêu (ảnh: VTV1)


Trong trường hợp không có sự hỗ trợ dẫn hướng từ các máy bay trinh sát, sỹ quan điều khiển tên lửa sẽ phóng 3-4 tên lửa cùng lúc. Một trong số các tên lửa này sẽ được điều khiển bay lên cao hơn so với các tên lửa khác. Tên lửa này sẽ dùng radar của mình để dẫn đường cho các tên lửa còn lại tấn công một tàu hoặc nhóm tàu được phát hiện bởi các radar cảnh giới.

Tên lửa có độ cao hành trình từ 100-400m, hoặc có thể bay cao từ 4.000-7.000m trong trường hợp dùng radar của tên lửa để dẫn đường cho các tên lửa khác. Ở pha cuối tên lửa hạ thấp độ cao xuống dưới 100 mét trước khi lao đến mục tiêu.

Hạn chế

Giống như phần lớn các tên lửa chống hạm được sản xuất dưới thời Liên Xô, tên lửa P-35B có kích thước khá đồ sộ, cùng với độ cao hành trình tương đối cao. Tên lửa dễ dàng bị phát hiện từ xa bởi các hệ thống radar trên các chiến hạm đối phương.

Dù tên lửa có tốc độ khá nhanh Mach-1.4, tuy nhiên do kích thước lớn, tên lửa cũng dễ dàng bị bắn hạ bởi các hệ thống phòng không hiện đại. Thời gian triển khai và thu hồi của hệ thống tương đối chậm.

Một nhược điểm khá lớn nữa là, trong suốt quá trình bay đến mục tiêu, tên lửa được dẫn hướng với sự hỗ trợ của máy bay trinh sát hoặc radar của một trong các tên lửa thông qua một liên kết dữ liệu video.

Tuy nhiên, kiểu liên kết dữ liệu này rất dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Radar của tên lửa cũng rất dễ bị đánh lừa bởi các biện pháp đối phó điện tử. Đây cũng là nhược điểm cơ bản của các hệ thống vũ khí được sản xuất dưới thời Liên Xô.

Hệ thống phòng thủ bờ biển REDUT-M được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam trong giai đoạn 1979, đây cũng là cơ sở để hình thành lực lượng phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây cũng là loại tên lửa chống hạm có tầm bắn xa nhất hiện nay trong khu vực ASEAN. Hiện tại, tên lửa được nâng cấp để cải thiện khả năng kháng nhiễu và khả năng khóa mục tiêu của radar.

>> 'Nhị pháo' Trung Quốc tập chiến thuật mới



Thời gian gần đây, lực lượng nhị pháo (*) Trung Quốc liên tục tập luyện chiến thuật mới: tấn công tiêu diệt lực lượng tên lửa đạn đạo của đối phương.


http://nghiadx.blogspot.com

Công nghệ dẫn đường tên lửa đạn đạo chính xác không những giúp Trung Quốc chế tạo tên lửa diệt tầu sân bay mà nó còn giúp nước này có năng lực đánh phủ đầu các lực lượng tên lửa đạn đạo đối phương.


(*) Còn gọi là lực lượng pháo binh số 2, cách Trung Quốc gọi lực lượng tên lửa mặt đất.

Phản pháo là một trong những kỹ năng cổ điển của lực lương pháo binh và tất nhiên nó cũng được áp dụng với lực lượng tên lửa đạn đạo. Gần đây Trung Quốc đang cố gắng luyện tập kỹ thuật này với khả năng cao hơn: tấn công phủ đầu các bệ phóng tên lửa đạn đạo di động của đối phương.

Đây là một việc rất khó vì các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo này có kích thước nhỏ và rất cơ động. Dù vậy, Trung Quốc tin rằng họ sẽ luyện tập thành công khả năng này trong một tương lai gần.

Lực lượng pháo binh số hai của Trung Quốc đã được mở rộng rất nhiều so với trước đây. Trong đó, mới đây họ đã tăng thêm 2 lữ đoàn sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm tầm siêu xa DF-21D, nâng tổng số lữ đoàn sử dụng tên lửa DF-21 của lực lượng này lên 10 lữ đoàn, cùng với một số lữ đoàn sử dụng các loại tên lửa đạn đạo khác.

Mỗi lữ đoàn DF-21 được biên chế gồm 6 tiểu đoàn tên lửa (với 2 xe phóng tên lửa cho mỗi tiểu đoàn), 2 tiểu đoàn bảo dưỡng, sửa chữa, 1 tiểu đoàn chỉ huy, 1 tiểu đoàn trinh sát và 1 tiểu đoàn đối kháng điện tử (ECM). Tên lửa DF-21D được cho là để chống lại các hàng không mẫu hạm của quân đội Mỹ.

Các tên lửa DF-21 được sử dụng trong 8 lữ đoàn còn lại đều là các mẫu đã cũ. Đây là loại tên lửa nhiên liệu rắn 2 tầng đẩy, có chiều dài 10,7m, đường kính 1,4m và khối lượng 15 tấn.

Các tên lửa này có tầm bắn từ 1.700 km đến 3.000 km tùy theo biến thể, với khả năng mang đầu đạn hạt nhân hay thuốc nổ thông thường nặng từ 500 - 2.000 kg.

Tên lửa DF-21 loại này thường dùng để nhắm vào các mục tiêu quan trọng ở Đài Loan vì với tốc độ rất cao ở pha cuối, DF-21 sẽ có khả năng vượt qua tầng phòng thủ của các tên lửa Patriot-PAC3 đang bố trí trên hòn đảo này.

Dù chưa có một cuộc thử nghiệm tổng thể nào đối với tên lửa DF-21D, nhưng các cuộc thử nghiệm từng phần đã được diễn ra trong suốt 2 năm vừa qua và có vẻ chúng hoạt động tốt.

Trung Quốc cũng đã có thêm nhiều động thái khẳng định việc vận hành chính thức tên lửa DF-21D như việc phóng các vệ tinh địa tĩnh dẫn đường với quỹ đạo cao 600 km trên bầu trời Thái Bình Dương.

Mỗi vệ tinh này có trang bị các radar và camera viễn thám có độ phân giải thấp ( ích cỡ điểm ảnh 20m) có khả năng bao quát một vùng rộng 10.000km2 hay các camera độ phân giải trung bình (kích cỡ điểm ảnh 3m) có khả năng bao quát diện tích 1.600km2.


http://nghiadx.blogspot.com

Với tên lửa DF-21D, Trung Quốc có thể đe dọa phần lớn biển Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương, biển Đông và eo biển Malacca.


Trong 6 năm qua, Trung Quốc đã làm việc không ngừng nghỉ để chế tạo các hệ thống dẫn đường giúp tên lửa đạn đạo có khả năng đánh trúng các mục tiêu di động. Các bộ dẫn đường này có thể sử dụng đầu dò hồng ngoại cho pha cuối tấn công.

Với các phương tiện trinh sát như vệ tinh, máy bay trinh sát, Trung Quốc có khả năng phát hiện sơ bộ vị trí của hàng không mẫu hạm hay hệ thống tên lửa đạn đạo đối phương, sau đó, các đầu đạn được dẫn đường sẽ lo nốt phần còn lại.

Hiện tại, Trung Quốc đã chế tạo thành công các bộ dẫn đường này và lắp đặt trên tên lửa DF-21D với tầm bắn 3.000 km, điều này cũng mở ra khả năng lắp đặt chúng lên các tên lửa tầm xa hơn, có khả năng vươn tới các căn cứ tên lửa của Nga, Ấn Độ hay Mỹ.

>> Việt Nam mua thêm hệ thống tên lửa bờ biển



Tập đoàn NPO Mashinostroenia bắt đầu chuẩn bị hợp đồng bán hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P cho Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P trong biên chế Hải Quân Việt Nam


Tập đoàn NPO Mashinostroenia đã bắt đầu chuẩn bị hợp đồng xuất khẩu hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P với Việt Nam không thông qua công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronoexport. Kinh phí cho hợp đồng này được lấy từ tín dụng nhà nước do Nga cấp cho Việt Nam.

Hiện nay, hai bên đang xác định các điều kiện sơ bộ của hợp đồng xuất khẩu: số lượng chính xác trang bị mua bán, quy mô tín dụng nhà nước của Nga và thời hạn chuyển giao.

Theo một nguồn tin gần gũi với Bộ Tài chính Nga, Nga đang đàm phán với Việt Nam về việc cấp tín dụng mua vũ khí Nga. Quy mô tín dụng nhà nước này chưa được xác định vì “phụ thuộc trực tiếp vào số lượng vũ khí mua sắm, mà điều đó thì hiện đang được thảo luận”. “Một trong các bên của hợp đồng mới sẽ là NPO Mashinostroenia. Vai trò đó được xác định cho NPO và hãng này đang đàm phán với Việt Nam về việc cung cấp một số hệ thống Bastion”. Nguồn tin này cũng cho biết, việc chuyển giao các hệ thống tên lửa cho Việt Nam có thể diễn ra không sớm hơn năm 2013-2014 do phía Nga cần chuẩn bị và có những bổ sung vào luật ngân sách để có thể cấp tín dụng xuất khẩu cho Việt Nam.

Một nguồn tin gần gũi với Rosoboronoexport, hôm 10.8, cho biết, “vấn đề cấp tín dụng có liên quan cho Việt Nam để mua vũ khí Nga đang ở giai đoạn bàn bạc thống nhất cuối cùng”.

NPO Mashinostroenia đã được phép của đích thân Tổng thống Nga Dmitri Medvedev tự chuẩn bị hợp đồng xuất khẩu, mặc dù việc đó chưa được hợp thức hóa về mặt pháp lý. Tập đoàn này sẽ chỉ có thể ký kết hợp đồng xuất khẩu không qua Rosoboronoexport nếu có được quyền này về mặt pháp lý.

Một nguồn tin trong văn phòng Tổng thống Nga tiết lộ, Tổng thống Dmitri Medvedev đã được báo cáo từ tháng 6.2011 về kế hoạch của NPO độc lập xuất khẩu vũ khí thành phẩm, người đệ trình báo cáo này là trợ lý Tổng thống Sergei Prikhodko đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị của NPO Mashinostroenia và Tổng thống Medvedev đã viết lên tờ trình là “Đồng ý”, tuy nhiên chưa có sắc lệnh chính thức của Tổng thống.

Một nguồn tin trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự cho hay, NPO Mashinostroenia đang thực sự chuẩn bị tự đi ra thị trường thế giới. Đến năm 2007, NPO đã tự xuất khẩu vũ khí và hiểu rõ thị trường Việt Nam, và nay đã được Tổng thống Nga cho phép tiếp tục làm việc đó. Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự đã thông báo việc này cho Rosoboronoexport.

NPO Mashinostroenia cho đến năm 2007 đã từng xuất khẩu độc lập một số mẫu sản phẩm quân dụng nên có đủ kinh nghiệm. Năm 2007, thị trường xuất khẩu vũ khí Nga đã hình thành rõ ràng và toàn quyền bán sản phẩm quân dụng thành phẩm chuyển sang tay một công ty nhà nước là Rosoboronoexport đóng vai trò nhà trung gian cung cấp vũ khí.

Quy chế chủ thể hợp tác kỹ thuật quân sự không trao quyền xuất khẩu thành phẩm, song cho phép cung cấp cho khách hàng nước ngoài phụ tùng, các tổng thành, bộ phận hay dịch vụ hiện đại hóa và bảo dưỡng.

Hiện nay, có quy chế chủ thể hợp tác kỹ thuật quân sự là Rosoboronoexport (công ty trung gian quốc doanh), Rostechnologyy (hoạt động marketing) và 21 hãng phát triển và sản xuất hàng quân sự. Trong đó, chỉ có Rosoboronoexport có quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng quân sự, trước hết là thành phẩm. Các hãng còn lại chỉ có thể xuất khẩu phụ tùng, các tổng thành, tài liệu, cũng như dịch vụ bảo dưỡng hậu mãi cho các vũ khí trang bị đã cung cấp trước đó.

Ngoài Rosoboronoexport, hiện chỉ có 2 công ty có quyền bán sản phẩm thành phẩm ra nước ngoài - đó là hãng đóng tàu Zvezdochka ở Severidvinsk và Admiralteiskye Verfi ở St. Petersburg. Hai hãng này nằm trong Tập đoàn Đóng tàu thống nhất OSK. Tháng 11.2010, Admiralteiskye Verfi công bố chiến lược phát triển của mình, trong đó đề xuất trao cho họ “quy chế chủ thể hợp tác kỹ thuật quân sự”. Quy chế này sẽ trao cho tập đoàn toàn quyền độc lập cung cấp sản phẩm của mình ra thị trường thế giới mà không cần sự trợ giúp của Rosoboronoexport.

Hiện nay, Rosoboronoexport kiểm soát phần lớn hoạt động xuất khẩu quân sự của Nga. Năm 2010, Nga đã bán ra nước ngoài 10 tỷ USD vũ khí trang bị, trong đó có 8,6 theo kênh Rosoboronoexport. Trong khi đó, năm 2009, các chỉ số này tương ứng là 8,8 và 7,4 tỷ USD. Tính đến đầu năm 2011, khối lượng đơn đặt hàng của Rosoboronoexport là 38 tỷ USD.

Có ý kiến cho rằng, nếu hợp đồng bán trực tiếp Bastion cho Việt Nam sẽ được ký kết, thì đây là đòn đau đầu tiên vào sự độc quyền của Rosoboronoexport, nhà xuất khẩu sản phẩm quân sự thành phẩm duy nhất của Nga.

Tuy nhiên, chuyên gia Konstantin Makienko, thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (TsAST, Nga) thì cho rằng, tổn thất tài chính của Rosoboronoexport do NPO Mashinostroenie độc lập xuất khẩu vũ khí là không lớn. “Nhiều lắm là bằng số hợp đồng mà NPO có thể ký được, trung bình cung cấp 1 hệ thống/năm.

Hệ thống này rất mạnh, rất đắt và rất nhạy cảm về chính trị. Ở phân khúc này, thị trường chắc chắn sẽ tập trung vào hệ thống thay thế khác là Bal-E. Vì thế, Rosoboronoexport có thể có biện pháp đối phó đối xứng là bắt đầu tiếp thị hệ thống dễ bán hơn nhiều là Bal-E. Năm 2010, trong khuôn khổ các hợp đồng mà Rosoboronoexport đã ký trước đó, Nga đã cung cấp cho Việt Nam 1 hệ thống Bastion có giá 150 triệu USD.

Còn theo ý kiến của ủy viên Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng Nga, ông Ruslan Pukhov thì tổn thất lớn hơn nhiều là tổn thất về hình ảnh của Rosoboronoexport.

>> Falcon HTV-2 mất tích sau khi phóng thử



Vào ngày 11/8 vừa rồi, Cơ quan nghiên cứu công nghệ cao của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) đã phóng thử lần thứ hai thiết bị bay siêu thanh Falcon HTV-2


http://nghiadx.blogspot.com

Thiết bị bay siêu thanh Falcon HTV-2 có khả năng bay với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh.


Thiết bị này được biết có khả năng bay với vận tốc tới gần 21.000 km/h , tức tương đương với 20 lần tốc độ âm thanh trong bầu khí quyển. Với tốc độ này, Falcon HTV-2 có thể bay từ New York tới Los Angeles trong vòng 12 phút.

Mọi việc tưởng như suôn sẻ cho đến khi chiếc máy bay chuyển sang pha lượn trong bầu khí quyển, ngay lúc đó, trung tâm điều khiển đã mất toàn bộ liên lạc với thiết bị.

Theo thông tin công bố của DARPA qua trang mạng xã hội Twitter, chiếc Falcon HTV-2 được phóng vào 8 giờ sáng (giờ địa phương) tại Căn cứ không quân Vandenberg tại California.

Giai đoạn ban đầu, HTV-2 sẽ được tên lửa đẩy Minotaur-IV đưa lên quỹ đạo gần một cách thành công. Sau đó, thiết bị sẽ tách khỏi tên lửa đẩy và sử dụng hệ thống điều khiển của mình để quay trở lại tầng khí quyển.

Sau giai đoạn này, thiết bị sẽ chuyển sang giai đoạn tự hành để kiểm soát vận tốc cũng như độ cao trong giai đoạn liệng.

Khi đã tiến sang giai đoạn liệng, chiếc HTV-2 sẽ được thử nghiệm các động tác thao diễn cũng như làm các bài kiểm tra khí động học của thiết bị. Sau giai đoạn này sẽ là giai đoạn cuối cùng, khi chiếc máy bay sẽ xoay và hạ cánh xuống biển.

Cũng qua Twitter, DARPA cho biết họ đã mất dấu HTV-2 khi thiết bị này bắt đầu đi vào giai đoạn liệng. Đoạn Tweet cuối cùng của DARPA cho biết “ không thể thu lại tín hiệu cũng như biết được thiết bị bay HTV-2 đang ở đâu”.

Tuy nhiên, theo DARPA, điều này không có nghĩa thử nghiệm thất bại hoàn toàn vì chiếc HTV-2 có cơ chế lái tự động khiến nó vẫn có thể gửi tín hiệu trở lại.


http://nghiadx.blogspot.com

Các giai đoạn trong quá trình bay của Falcon HTV-2

Trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chiếc HTV-2, DARPA cũng mất tín hiệu của thiết bị 9 phút trước khi nó hạ cánh thành công xuống biển. Thử nghiệm lần một cho thấy thiết bị có thể bay với vận tốc 5,8 km/giây và vẫn duy trì tín hiệu GPS.

Hiện tại, các trạm quan trắc dọc bờ biển Thái Bình Dương vẫn chưa thu được tín hiệu của HTV-2 và thiết bị bay này vẫn trong tình trạng mất tích.

>> Hàn Quốc có thể mua công nghệ tàng hình của Mỹ



Công ty Lockheed Martin đã công bố ý đồ chuyển giao công nghệ tàng hình cho Hàn Quốc trong khuôn khổ của việc sản xuất máy bay đa mục đích F-35.


http://nghiadx.blogspot.com


Korea Times trích lời phó chủ tịch phát triển kinh doanh của Lockheed Martin, Stephen O'Brien, "các nhà sản xuất Mỹ có thể trở thành đối tác của Hàn quốc trong chương trình KF-X và mua F-35 sẽ cho phép Hàn Quốc tiếp cận với công nghệ tàng hình và sản xuất máy bay thế hệ thứ 5".

Ông O'Brien khẳng định rằng chính phủ Mỹ đã thông qua việc cho phép lắp ráp công đoạn cuối máy bay F-35 tại Nhật Bản. Về phần mình, công ty Lockheed Martin cũng công bố ý định cho phép các công ty của Nhật Bản sản xuất các linh kiện của máy bay.

Trước kia, quyết định như vậy đã được thực hiện đối với Italy, khi Roma có kế hoạch mua 130 máy bay F-35. Điều này sẽ tạo ra dây chuyền lắp ráp công đoạn cuối trên đất Italy. Các nhà máy ở nước này sẽ lắp ráp F-35 cung cấp cho Không quân Italy và Không quân Hà Lan.

Trong chiến lược, hiện đại hoá quân đội và đặc biệt là lực lượng không quân, Hàn Quốc hiện đang thực hiện chương trình quốc gia để phát triển máy bay chiến đấu đa chức năng có khả năng tàng hình KF-X và có kế hoạch mua sắm 60 máy bay trong khuôn khổ chương trình FX-3.

Hàn Quốc là một đồng minh lâu năm của Mỹ trong khu vực và có tiềm năng công nghiệp quốc phòng mạnh. Với lý do đó, khả năng xây dựng dây chuyền lắp ráp công đoạn cuối máy bay F-35 trên đất Hàn quốc rất khả thi. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ sẽ chính thức xem xét mức độ chuyển giao công nghệ chỉ sau khi Seoul đưa ra đề nghị trong khuôn khổ của chương trình FX-3.

Chương trình FX-3 của Hàn Quốc là để thay thế các máy bay đã lỗi thời F-4E và F-5E/F . Cơ quan mua sắm quốc phòng của Hàn Quốc (DAPA) công bố ý định mua máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới vào đầu năm sau và sẽ chọn một nhà cung cấp vào tháng 10/2012.

Theo ước tính của DAPA, chi phí dự án mua 60 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 sẽ vào khoảng 8.290 tỷ won (7,86 tỷ USD). Dự kiến, danh tính hãng thắng thầu sẽ được công bố vào tháng năm 2012.

Danh sách các ứng cử viên gồm bốn công ty: Lockheed Martin với máy bay F-35 Lightning-2; Boeing với 15SE-F; Eurofighter với EF-2000. Ngoài ra, còn có còn có Su-T-50 của Sukhoi. Gần đây, Eurofighter thông báo, nếu thắng thầu, sẽ tổ chức lắp ráp EF-2000 tại Hàn Quốc.


>> Trấn an tinh thần bằng tên lửa Hùng Phong



Đài Loan đã khoe biến thể của tên lửa chống hạm Hùng Phong-III ngay sau khi Trung Quốc tiến hành thử nghiệm tàu sân bay.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong-III được giới thiệu tại triển lãm TADTE, phía sau là pano quảng cáo tên lửa này đang đánh chìm một tàu sân bay (ảnh: CNA)


Trong khi dư luận trong và ngoài Trung Quốc đang dõi theo từng bước tiến triển của tàu sân bay Thi Lang. Sự kiện tàu sân bay Thi Lang rẽ những bước sóng đầu tiên bằng tàu kéo đánh dấu một cột mốc quan trong trọng lộ trình sở hữu tàu sân bay của Trung Quốc.

Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hôm qua 10/8, Đài Loan cũng đã tổ chức một buổi giới thiệu khá hoành tráng về một tên lửa chống tàu mới tại Triển lãm công nghệ quốc phòng Đài Loan TADTE được tổ chức tại Đài Bắc.

Loại tên lửa mới được giới thiệu chính là một biến thể nâng cấp của tên lửa chống hạm Hùng Phong-III. Gian hàng trưng bày tên lửa Hùng Phong-III được bố trí ngay tại vị trí nổi bật nhất trong triển lãm.

Các phóng viên cũng như khách tham quan đã có được một cái nhìn đầy đủ nhất về tên lửa chống tàu mới này, ít nhất là hình dáng khí động học đầy đủ của tên lửa.


Tập trung đánh thủng đáy tàu

Hùng Phong-III là một tên lửa chống tàu siêu âm, có thể triển khai hoạt động trên nhiều phương tiện khác nhau. Có thể phóng từ các bệ phóng di động trên mặt đất, từ tàu khu trục. Tên lửa có tầm bắn tối đa là 300km.

Tên lửa được phát triển tại Viện khoa học công nghệ Trung Sơn (Chung Shan) CSIST, được khởi xướng từ năm 1995, bắt đầu sản xuất vào năm 2007, dự định chính thức đưa vào trang bị trong năm 2012.

Tên lửa này được giới thiệu là có công nghệ phát triển khá hiện đại, tên lửa sử dụng radar chủ động băng tần X cải tiến khả năng bắm bắt và xử lý mục tiêu. Thời gian phản ứng với mục tiêu nhanh hơn, khả năng kháng nhiễu tốt hơn so với biến thể Hùng Phong-II.

Tên lửa được trang bị đầu đạn nặng 225kg, với ngòi nổ thông minh, đầu đạn được thiết kế với lực nổ có định hướng. Theo đó, ngòi nổ thông minh sẽ kích hoạt đầu đạn và hướng toàn bộ sức mạnh của vụ nổ xuống phía dưới sau khi tên lửa đã xuyên thủng qua vỏ tàu.

Các nhà thiết kế của Đài Loan cho rằng, kiểu thiết kế này sẽ phát huy tối đa sức mạnh của đầu đạn, hướng vụ nổ để đánh thủng đáy tàu là cách nhanh nhất để nhấm chìm bất kỳ tàu chiến nào.

Sản xuất ít nhất 900 tên lửa Hùng Phong-III

Ban đầu tên lửa được thiết kế với tầm bắn tối đa là 300km, nhưng thực tế tên lửa chỉ đạt được tầm bắn tối đa là 130km, các nhà thiết kế đã phải giảm khối lượng của đầu đạn từ 225kg xuống còn 120kg để tăng tầm bắn.

Khi các phóng viên tham dự triển lãm đặt câu hỏi, có bao nhiêu tên lửa sẽ được sản xuất và triển khai trong thời gian tới. Ông Chiang Wu-ing, Phó giám đốc chương trình Hùng Phong tại CSIST đã từ chối xác nhận điều này. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin không chính thức, Đài Loan sẽ sản xuất và đưa vào trang bị khoảng 900 tên lửa Hùng Phong-III.

Buổi giới thiệu trước công chúng khá hoành tráng này cũng úp mở cho thấy mục tiêu của chương trình phát triển tên lửa này không nằm ngoài mục đích đối trọng lại với sự xuất hiện của tàu sân bay Thi Lang được cải tạo lại từ tàu sân bay Varyag của Ukraine.

Nhìn nhận về sự phát triển của tên lửa chống hạm Hùng Phong-III, một số ý kiến tại Trung Quốc cho rằng, Hùng Phong-III sẽ là một “sát thủ” đối với tàu sân bay của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong các lần thử nghiệm thực tế, không ít lần tên lửa này bắn trượt mục tiêu.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

>> Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung: Lựa chọn nào cho nước Nga? (Phần 2)



Hợp tác kỹ thuật quân sự nối lại trong thập niên 1990 giữa Moskva và Bắc Kinh đã nhanh chóng không còn chỉ là “mua bán vũ khí” mà trở thành một thứ công cụ chiến lược.


http://nghiadx.blogspot.com
Nga phải loại trừ khả năng lọt vào tay Bắc Kinh các công nghệ “thiết yếu” của Nga,
kể cả công nghệ hiện có lẫn đang được nghiên cứu (Andrei Sedykh)


Với sự trợ giúp của nó, Nga đã bảo đảm thực hiện được khái niệm thế giới đa cực. Ngày nay, ta hiểu rằng, việc tiếp tục xích lại gần Trung Quốc sẽ chỉ dẫn tới sự trở lại của trạng thái hai cực trên thế giới, nhưng trong đó Nga không được dành cho vai trò một trong các cực đó.

Kỹ thuật hàng không, động cơ và trang thiết bị hàng không trong những năm 1990-2000 là mặt hàng chủ yếu trong hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung. Kém nổi bật hơn về mặt thông tin, song rất lớn là các hợp đồng bán cho Trung Quốc các hệ thống phòng không, cũng như tàu nổi và tàu ngầm. Trong khi đó, hầu như vắng bóng các hợp đồng trong lĩnh vực vũ khí lục quân - ở đây Bắc Kinh lựa chọn dựa vào sức mình và chỉ hạn chế ở việc mua và/hoặc nhập những bộ phận và tổng thành riêng lẻ quan trọng.

Việc sao chép, kể cả là công khai làm nhái trái phép, vẫn là sở trường cầm tay, là đặc điểm nổi bật của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc (cũng như một bộ phận đáng kể các ngành chế tạo máy dân sự Trung Quốc). Đồng thời, danh hiệu “kẻ cướp toàn cầu” đang ngày càng mâu thuẫn với các tham vọng địa-chính trị của Trung Quốc và những hy vọng chủ yếu vào tương lai của họ có liên hệ với việc phát triển độc lập, kể cả trong lĩnh vực sản xuất vũ khí trang bị.

Các đặc điểm Trung Quốc trên nền tảng Xô-viết

Việc nhập các giải pháp thành công nào đó ở nước ngoài và sau đó nhái lại có thể tìm thấy trong lịch sử bất kỳ quốc gia công nghiệp phát triển nào, nhưng “trường hợp Trung Quốc” có hàng loạt những đặc điểm buộc ta phải xem xét nó như một ví dụ riêng biệt với các ví dụ khác, chẳng hạn Liên Xô, mà Trung Quốc rất nhiều khi được so sánh với.

Nét chủ yếu xác định cách tiếp cận đối với việc nhập công nghệ ở Liên Xô, cũng như ở đế quốc Nga trước đây là sao chép các trường phái. Được tái lập hay du nhập từ nước ngoài là các dây chuyền công nghệ trọn vẹn làm việc để sản xuất ra một mẫu sản phẩm cụ thể (mà nhiều khi là cả một họ sản phẩm) kỹ thuật, và đồng thời là còn cả nhiều sản phẩm hữu ích kèm theo nữa. Ở nước ngoài hay tại chỗ, dưới sự lãnh đạo của các chuyên gia nước ngoài, người ta tiến hành đào tạo các cán bộ có khả năng không chỉ triển khai sản xuất các trang bị kỹ thuật tương ứng, mà cả đào tạo ra nhân lực thay thế của mình.

Sau khi tái tạo thành công mẫu sản phẩm nước ngoài, hệ thống bắt đầu tự phát triển. Điều đó một mặt là bảo đảm sự độc lập công nghệ của đất nước trong một lĩnh vực cụ thể, mặt khác là tạo ra khả năng nhập tiếp các giải pháp kỹ thuật thành công mà không phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống, vì cơ sở cần thiết dã có. Sau đó, nhờ việc tập trung nguồn lực và nỗ lực ở một lĩnh vực nào đó, Liên Xô/Nga thường chế tạo được những mẫu vũ khí trang bị hoàn thiện, không thua kém, thậm chí vượt trội các thương hiệu thế giới. Với các ngành dân sự thì tình hình đáng buồn hơn, nhưng ở đây không đề cập đến việc đó.

Cách tiếp cận tương tự là không tránh khỏi đối với cả Trung Quốc, nhất là khi xét đến việc Liên Xô là nước đã khởi đầu việc công nghiệp hóa Trung Quốc trên thực tế vào cuối những năm 1940-đầu những năm 1950 khi mang đến hình thái phát triển kỹ thuật của mình. Trong thập niên 1950, Trung Quốc đã nhận được cả một nền công nghiệp quốc phòng trọn vẹn, như chìa khóa trao tay: ở Trung Quốc đã ra đời hàng chục nhà máy, công xưởng liên kết thành các dây chuyền sản xuất tạo ra ngay sản phẩm cuối cùng: từ khẩu súng AK cho đến máy bay tiêm kích MiG-17. Tuy vậy, sau khi đổ vỡ quan hệ với Liên Xô vào nửa đầu thập niên 1960, “cái cây” công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã không ra “quả”. Tình trạng buồn thảm của không quân Trung Quốc sau khi cãi vã với Moskva đã được nêu trong phần 1 bài báo này cũng giống như những khó khăn hiện nay trong việc sao chép các mẫu vũ khí trang bị của Liên Xô và phương Tây thời những năm 1980-1990. Lúc này chúng ta quan tâm đến những nguyên nhân khiến Trung Quốc thất bại trong việc du nhập kỹ thuật.

Để hiểu được các nguyên nhân đó, cần một lần nữa trở lại với kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Liên Xô/Nga. Khác biệt chính của Nga đối với Trung Quốc là thực tế mặc dù có sự tụt hậu ở những ngành ứng dụng nào đó, Nga từ thời Piotr Đại đế đã dành sự chú ý sát sao nhất cho tình trạng khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ bản. Không sự du nhập giải pháp kỹ thuật nước ngoài nào và thậm chí mua sắm các dây chuyển sản xuất có thể đi quá việc sao chép các sản phẩm sơ khai nếu như trong nước không có một trường phái khoa học có khả năng hiểu được các giải pháp này, “tiêu hóa” và biến thành tiềm lực của mình.

Chính sự phát triển của khoa học cơ bản đã bảo đảm cho sự đột phá công nghệ ấn tượng của Liên Xô, cho phép Liên Xô trở thành quốc gia sở hữu lá chắn tên lửa hạt nhân, thực hiện chuyến bay vào vũ trụ, thiết kế và phóng lên vệ tinh duy nhất của trái đất là mặt trăng phương tiện tự hành mặt trăng. Không có một nền tảng hùng mạnh được xây dựng từ lâu trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917, được củng cố và mở rộng dưới thời Liên Xô sẽ không thể nghĩ đến cuộc tranh đua nhiều năm với Mỹ, quốc gia dẫn đầu khoa học công nghệ đương nhiên của cả thế giới trong thời chiến tranh lạnh. Trên nền tảng tuy cũ nát và rời rã đó, công nghiệp quốc phòng Nga vẫn trụ lại đến nay.

Ở Trung Quốc, có những khó khăn mà đơn giản là tại thời điểm thành lập CHND Trung Hoa năm 1949, khoa học cơ bản không tồn tại. Vào giữa thế kỷ XX, trong khi sẵn lòng đào tạo các kỹ sư và kỹ thuật viên tương lai các ngành ứng dụng của Trung Quốc, Liên Xô đã né tránh giúp đỡ Trung Quốc đào tạo các nhà khoa học có khả năng xây dựng trường phái khoa học riêng. Sau khi đổ vỡ quan hệ với Moskva, tình hình ở Trung Quốc thêm trầm trọng bởi những sai lầm của chính sách đối nội như phong trào đại nhảy vọt, đại cách mạng văn hóa và hậu quả của những thử nghiệm to lớn này của Mao ở dạng nạn đói hàng loạt và những cuộc thanh trừng rộng khắp, vượt xa những “thành tựu” đáng buồn của Liên Xô trong thập niên 1920-1930. Tất cả những cái đó không hề trợ giúp cho sự hưng thịnh của khoa học và các thành tựu kỹ thuật. Nhiều nhà khoa học bị thanh trừng, từ phải đi làm những công việc chân tay cưỡng bức cho đến xử tử, lúc thì theo bản án của tòa, khi thì theo “ý muốn” của đám hồng vệ binh điên rồ.

Không biết công nghiệp quốc phòng và công nghiệp Trung Quốc có thể đạt được gì nếu không có những rối loạn ấy, nhưng chính thời kỳ Mao đã định hình những nét chính của ngành chế tạo máy Trung Quốc, kể cả lĩnh vực chế tạo máy quân sự. Các đặc điểm điển hình của nó là:

1. Sự thiếu vắng trường phái công nghiệp phát triển kỹ thuật, đại đa số các sản phẩm là hàng nhái các mẫu của nước ngoài ở thế hệ 1, tối đa là thế hệ 2. Các nỗ lực tự phát triển kỹ thuật có độ phức tạp lớn thường kết thúc thất bại. Ví dụ như chương trình chế tạo máy bay ném bom chiến thuật JH-7, tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn lớp Hạ và nhiều chương trình khác.

2. Sự lạc hậu so với các sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến chính là về những thông số vốn phụ thuộc trước hết vào sự phát triển của khoa học cơ bản. Việc vượt qua sự lạc hậu đó không thể thực hiện bằng một cú nhảy vọt, kể cả khi có đầu tư cực lớn, chẳng hạn như lĩnh vực chế tạo động cơ. Tuy nhiên, họ có thể giải quyết nhiệm vụ chiến thuật cụ thể, từ chế tạo tiêm kích hay tàu ngầm làm nhái cho đến bay lên quỹ đạo.

3. Luôn cần có sự “hà hơi tiếp sức” từ bên ngoài. Việc duy trì trình độ công nghệ đạt được ở mẫu sao chép cụ thể tự thân nó không bảo đảm sự phát triển tiếp theo, bởi vì để làm thế cần phải liên tục du nhập các hệ thống ngày càng mới. Ví dụ, sau khi sản xuất được động cơ máy bay WS-10 trên cơ sở động cơ AL-31F nhận được vào đầu thập kỷ 1990, Trung Quốc đã không giải quyết được vấn đề xây dựng ngành chế tạo động cơ turbine phản lực hiện đại và lại cần sự sao chép mới, vì thế mà họ rất quan tâm đến động cơ “Izdelie 117” mới đây được Nga đưa vào sản xuất loạt cho tiêm kích Su-35 và Т-50.

Cuộc chạy đua trường kỳ vì tiến bộ

Không thể nói là ban lãnh đạo Trung Quốc không hiểu các khó khăn mà công nghiệp Trung Quốc đang đối mặt. Nên để đánh giá triển vọng công nghệ quân sự của Trung Quốcс, cần phải chú ý đến sự tăng trưởng đột biến của tiềm lực khoa học cơ bản của Trung Quốc trong thập niên gần đây. Một trong những dấu hiệu căn bản của sự tăng trưởng này là sự gia tăng số lượng bài báo khoa học mà tác giả là các nhà khoa học Trung Quốc ở các lĩnh vực tri thức rất khác nhau, được ghi nhận chẳng hạn bởi hệ thống SCOPUS (cơ sở dữ liệu lớn nhất về thư mục, tóm tắt và là công cụ giám sát các bài báo được trích dẫn đăng tải trên các ấn phẩm khoa học).

Nếu xu hướng này tiếp diễn liên tục trong mấy chục năm tới thì trước hết, sự tụt hậu của Trung Quốc ở các bộ môn khoa học cơ bản sẽ được khắc phục và hai là điều kiện để Trung Quốc tự lực phát triển khoa học kỹ thuật sẽ được bảo đảm.

Tuy vậy, tự thân sự tồn tại của các điều kiện đó không phải là sự bảo đảm cho thành công. Điều không kém phần quan trọng là sự tồn tại của một hệ thống hiệu quả áp dụng các thành tựu của các nhà khoa học và công trình sư Trung Quốc vào sản xuất, điều này đặc biệt khó khăn nếu xét đến truyền thống du nhập, sao chép lâu nay. Không phải ngẫu nhiên mà ban lãnh đạo Trung Quốc đã thông qua chương trình hoàn thiện nền kinh tế, trong đó có đặt ra mục tiêu tăng tỷ trọng các nghiên cứu tự lực sử dụng trong ngành công nghiệp từ mức 5% hiện nay lên đến 25-30% trong 30 năm tới.

Hai trong một

Chính vai trò đó của Trung Quốc vào giữa thế kỷ XXI được nhiều nhà dự báo, tác giả các kịch bản địa-chính trị ham sáng tác hiện nay nêu ra. Có thể nói gì ở đây?

Nếu nhân loại phát triển bình thường, không có những thảm họa địa-chính trị lớn lao cỡ Thế chiến I và II, con rồng đỏ vào những năm 2050 sẽ leo lên được những vị thế tương xứng, chuyển từ một quốc gia chuyên tiếp nhận công nghệ hiện đại thành quốc gia đóng góp công nghệ hiện đại. Một phần vai trò này Trung Quốc ngay lúc này đã có đối với nhiều nước thế giới thứ ba, tuy nhiên ở đây là chúng ta đã nói về những khả năng và kết quả hoàn toàn khác.

Nhưng đồng thời cũng có những lý do lớn để nghi ngờ. Vấn đề là ở chỗ, bản thân vai trò đó của Trung Quốc trong tương lai tất yếu kích phát những thay đổi địa-chính trị nghiêm trọng nhất, chỉ có thể so sánh với những thảm họa nêu trên của thế kỷ trước. Bắc Kinh khi đó sẽ hợp nhất một cách kỳ quặc hai vai trò: một mặt là vai trò của một nước Đức đế chế phong kiến từng mưu toan tranh giành quyền bá chủ địa-chính trị của văn minh Anglo-Saxon trong một cuộc ganh đua hòa bình (ban đầu), và mặt khác là vai trò của nước Mỹ hiện nay. Tuy bị ràng buộc với Mỹ bằng các quan hệ kinh tế chặt chẽ nhất, Trung Quốc về kinh tế có khả năng đóng vai trò của chính nước Mỹ đối với đế quốc Anh, khi Mỹ kế thừa từ Mỹ vai trò quốc gia dẫn đầu kinh tế toàn cầu.

Nhưng sự kế thừa đó trong thế kỷ XX là có thể chỉ nhờ sự đồng thuận có được của giới tinh hoa chính trị-tài chính thế giới và được tạo điều kiện nhờ việc Mỹ thuộc về nền văn minh Anglo-Saxon. Sự chuyển giao tương tự về quyền lãnh đạo đối với một cường quốc có nền văn minh xa lạ với nước Mỹ hơn Liên Xô đương thời, xem ra là cực kỳ khó khả năng xảy ra. Ngay hiện nay, khi quan sát cách hành xử của Nhà Trắng, có thể kết luận rằng, dưới tất cả các đời tổng thống, Washington vẫn tiến hành nhất quán chính sách hạn chế sự phát triển của Trung Quốc, bằng cách cố gắng “tách” Bắc Kinh khỏi những nguồn lực và phong tỏa quan hệ của Trung Quốc với những đối tác mạnh nhất (và những đồng minh tiềm năng). Đồng thời, hai bên ráo riết xâm nhập vào sân sau của đối thủ. Ví dụ, Trung Quốc nhất quán mở rộng ảnh hưởng của mình ở Mỹ Latinh, còn Mỹ ráo riết xích lại gần địch thủ địa-chính trị truyền kiếp của Bắc Kinh khi tăng cường hợp tác với Dehli …

Câu đố đối với Moskva

Trong bối cảnh đó, có hai câu hỏi đặt ra với nước Nga: câu hỏi chiến thuật là làm thế nào đối phó với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía Trung Quốc trên các thị trường vũ khí thế giới; và câu hỏi chiến lược phải lựa chọn thế nào trong cuộc chạy đua địa-chính trị đang khai diễn?

Hiện thời, ban lãnh đạo Nga rõ ràng là chưa có sự lựa chọn: một mặt, việc tái khởi động quan hệ với Washington, mở rộng và củng cố quan hệ với NATO là một trong những ưu tiên của chính sách đối ngoại Nga, mặt khác, quan hệ đối tác với Trung Quốc trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, cũng như các tiếp xúc song phương cũng không kém phần quan trọng đối với Moskva.

Đồng thời, có thể hoàn toàn chắc chắn khi nói rằng, trong trường hợp “cả hai đều xấu đi”: cả lựa chọn “Bắc Đại Tây Dương” (Mỹ, NATO) và lựa chọn “Viễn Đông” (Trung Quốc), thì Nga trong tương lai có nguy cơ hứng chịu cả đống vấn đề nghiêm trọng.

Lựa chọn thứ nhất có nghĩa là khả năng đối đầu quân sự gần như chắc chắn với Trung Quốc và không loại trừ là chiến tranh, trong đó Nga sẽ được dành cho vai trò bất lợi của một kẻ đi đầu chịu báng địa-chính trị. Thậm chí nếu giả định rằng, dựa vào ưu thế áp đảo về tiềm lực tên lửa hạt nhân (có những lý do có sức nặng để giả định Nga giữ được ưu thế này), Nga sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này, thì những tổn thất gánh chịu kể cả về người và vật chất cũng sẽ là không thể chấp nhận, đe dọa làm suy thoái chưa từng có đối với nước Nga vốn chưa bình phục sau những chấn động của thế kỷ XX.

Lựa chọn “con đường Trung Quốc” có nghĩa là biến Nga trở thành đối tác đàn em của Bắc Kinh, mất đi vị thế đang giữ được trên thế giới và trong phương án tồi tệ nhất cũng là nguy cơ chiến tranh, nhưng ở đây địch thủ của Nga đã là Mỹ và NATO, mà cuộc chiến tranh đó đã không còn là nguy cơ gây ra suy thoái mà là hủy diệt, tuy là hủy diệt lẫn nhau.

Kết luận từ những điều trình bày ở trên chỉ có thể có một: để giữ vững sự độc lập của mình, Nga trong bất cứ trường hợp nào cũng không được là thành viên của bất kỳ liên minh chiến lược nào mà quốc gia lãnh đạo không phải là chính nước Nga. Về mặt chiến thuật, Nga cần hạn chế tối đa hợp tác kỹ thuật quân sự với Bắc Kinh vì cả những lý do kinh tế lẫn địa-chính trị.

Trong thập niên 1990, khi mà sự hợp tác đó đã là một trong những nhân tố chủ yếu giúp công nghiệp quốc phòng Nga sống sót, thì sự hợp tác ấy dù là không xác đáng, nhưng còn hiểu được. Việc Moskva không có một chính sách rõ ràng (nếu như không kể chính sách “tư nhân hóa” mang tính hủy hoại mà hậu quả của nó đến nay vẫn đang phải khắc phục), ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã tồn tại trong hoàn cảnh “khôn sống, mống chết”, “tự lo lấy thân”.

Ngày nay, khi mà đơn đặt hàng nhà nước tăng hết năm này đến năm khác, còn Trung Quốc từ lâu đã không còn là nước nhập khẩu có tầm quan trọng chiến lược vũ khí Nga, thì cần phải loại trừ chính khả năng lọt vào tay Bắc Kinh các công nghệ “thiết yếu” của Nga, kể cả công nghệ hiện có lẫn đang được nghiên cứu. Đồng thời, có thể bác bỏ ngay những ý kiến phản đối dạng “chúng ta không bán thì người khác cũng sẽ bán” - những kẻ có thể là nguồn tiếp máu công nghệ đối với Trung Quốc ngày nay ngoài Nga chỉ có thể là Mỹ, Eu và phần nào là Nhật Bản (bản thân Nhật cũng đang chịu cảnh “thiếu hụt công nghệ” rõ ràng, nhất là trong lĩnh vực quân sự). Nhưng chính sách của Mỹ và EU (đúng hơn là NATO) về mặt này đã xác định, còn sự hợp tác Trung-Nhật là không thể tưởng tượng trong thực tiễn địa-chính trị hiện nay.

Hãy cứ để Trung Quốc tự bò lên đỉnh cao công nghệ quân sự và phương Tây cũng phải tự lực giải quyết vấn đề Trung Quốc trở nên quá mạnh. Nước Nga, phải nhớ lại châm ngôn cổ của Trung Quốc, nên là “một con khỉ sáng suốt” để mà tọa sơn quan hổ đấu. Năm 1914, Nga đã không thể giữ lập trường đó khi chỉ là một đối tác đàn em trong khối hiệp ước Nga-Anh-Pháp ra đời thời trước Thế chiến I.

Ngày nay, chúng ta với tất cả những khó khăn lại có không gian rộng lớn hơn cho cuộc chơi độc lập và điều chủ yếu là Nga có sự bảo đảm chắc chắn cho sự độc lập đó - đó chính là lực lượng hạt nhân chiến lược.

>> 3 con át chủ bài trong canh bạc cuối của Gaddafi



Dưới 3 sức ép lớn – các cuộc không kích của NATO, các cuộc tấn công của phe nổi dậy và lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự quốc tế, Gaddafi vẫn không khuất phục. Để giữ được sự bình tĩnh đó, hẳn trong tay nhà lãnh đạo Libya còn có “át chủ bài”.


http://nghiadx.blogspot.com

Hàng vạn dân chúng thủ đô Tripoli biểu tình ủng hộ Gaddafi


Gần đây, sau khi Pháp cung cấp vũ khí cho phiến quân Libya, Gaddafi đã đưa ra lời đe dọa sẽ tấn công Châu Âu nhằm trả thù các hành động của NATO tại Libya. Thế giới đều nghi ngờ về khả năng này hoặc quyết tâm thực hiện khả năng này của Gaddafi.

Tuy nhiên, điều không thể nghi ngờ là bài phát biểu này ít nhất cho thấy ý chí của Gaddafi không hề thay đổi. Dưới ba sức ép lớn – các cuộc không kích của NATO, các cuộc tấn công của phe nổi dậy và lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự quốc tế, Gaddafi vẫn cứng đầu không khuất phục, có lẽ vì tin rằng trong tay mình còn có “át chủ bài”.

Át chủ bài lòng dân

Bất chấp phiến quân tại miền đông gọi Gaddafi là “đồ tể”, bất chấp quân đội chính phủ đánh chết người biểu tình tại tỉnh Benghazi là chuyện có thật; xuất phát từ yêu cầu thống trị, Gaddafi vẫn “ban” những ân huệ cho những bộ lạc trung thành và tin tưởng rằng có thể nhận được sự “báo đáp” từ những bộ lạc này.

Điều này có thể được kiểm chứng từ 2 phương diện: thứ nhất, khi NATO bắt đầu triển khai các cuộc không kích, Gaddafi đã phát vũ khí cho người dân tại thủ đô Tripoli mà không hề e sợ rằng dân chúng có thể lật đổ ông bằng chính những vũ khí này; thứ hai, mấy tháng nay, hàng vạn dân Tripoli không ngừng biểu tình ủng hộ Gaddafi.


Đối với một quốc gia dân số chỉ trên 6 triệu người thì sự ủng hộ này đủ khiến Gaddafi đắc ý. Người ta có lí do để phản biện rằng đây chỉ là sự thao túng của nhà độc tài đối với dân chúng; tuy nhiên, vấn đề ở chỗ: Tại sao cũng là nhà độc tài nhưng Mubarak lại không có bản lĩnh này?

Át chủ bài quân sự

Hồi đầu tháng, chỉ huy hành động của NATO tại Libya, Trung tướng Canada Charles Bouchard tuyên bố: "Chúng tôi đã tiêu diệt quân lực của Gaddafi trên diện rộng; hiện nay, Gaddafi đã không còn khả năng tấn công”.

Hiện nay, tình hình quân sự có thể chứng thực vế sau trong lời phát biểu của tướng Bouchard, còn về tiêu diệt quân lực của lãnh đạo Gaddafi trên diện rộng như thế nào thì không ai có thể nói rõ.

Còn nhớ trong hành động không kích của NATO đối với Nam Tư năm 1999, cường độ không kích mạnh hơn rất nhiều so với hiện nay; khi đó, NATO tuyên bố quân đội Nam Tư bị tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau khi các cuộc không kích kết thúc, quân đội Nam Tư gần như hoàn hảo không hề bị thương tổn xuất hiện chỉnh tề trên đường phố đã khiến truyền thông phương Tây kinh ngạc: “Đây nào phải đoàn quân bại trận, rõ ràng là quân đội khải hoàn”.


http://nghiadx.blogspot.com

Trung tướng Charles Bouchard: "Gaddafi đã không còn khả năng tấn công".


Cũng chính tướng Bouchard thừa nhận rằng: “Quân đội chính phủ Libya đang áp dụng chiến thuật quân đội trà trộn vào nhân dân, gây khó khăn cho hành động tấn công của NATO”. Đoạn phim tướng Bouchard cho phóng viên đài BBC xem cho thấy, một dàn phóng tên lửa gồm nhiều ống phóng được đưa vào nhà ở của dân, nữ chủ nhân của ngôi nhà này và những đứa con phơi quần áo trên dàn phóng tên lửa này.

Phương pháp phòng ngự này đang khiến quân đội NATO hết sức lúng túng.

Ngoài ra, sức mạnh quân đội được phản ánh từ tinh thần binh sĩ. Mặc dù sau các cuộc không kích của NATO, liên tục xuất hiện hiện tượng quan chức Libya đào tẩu, trong đó bao gồm cả quan chức quân đội chính phủ, nhưng hiện tượng chia rẽ trong nội bộ quân đội chính phủ đến nay vẫn chưa hề xảy ra. Điều này nói rõ sĩ khí quân đội chính phủ vẫn còn.

Đội quân vẫn còn sức mạnh, chưa mất sĩ khí tất nhiên khiến Gaddafi cảm thấy bản thân còn sức mạnh.

Át chủ bài tuyên truyền

Mấy ngày trước, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Nga, con trai Gaddafi Saif đã lên án: "Phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ Libya, mục đích chính là khống chế và cướp dầu mỏ và những nguồn tài nguyên khác của đất nước này".

Mặc dù những lời cáo buộc như thế này không hề mới, nhưng lại có thể gây cộng hưởng trong thế giới Ả rập. Cách đây không lâu, trang web Đài truyền hình Ả rập có đăng bài viết nhận định: Những năm gần đây, thái độ của các quốc gia phương Tây như Anh, Pháp đối với Gaddafi thay đổi nhanh chóng, từ tôn lên thượng khách đến dồn vào chỗ chết; bởi họ đã để ý đến hai “món hời” từ Libya là lượng dầu mỏ dữ trữ chất lượng cao gần 45 tỉ thùng và vốn đầu tư gần 100 tỉ USD.


http://nghiadx.blogspot.com

Con trai Gaddafi Saif: "Mục đích chính của phương Tây là khống chế và cướp dầu mỏ và những nguồn tài nguyên khác của Libya".


Bài viết còn chỉ ra: “Sự tàn bạo của Gaddafi không phải bây giờ mới bắt đầu. Năm 1996, khi trấn áp bạo loạn tại một nhà tù ở Tripoli, Gaddafi hạ lệnh giết gần 1200 người; nhưng tại sao khi đó phương Tây không có phản ứng?”

Tháng 3 năm nay, trả lời phỏng vấn của đài BBC, trí thức cánh tả Mỹ Noam Chomsky tiết lộ: hồi tháng 9 năm ngoái, khu vực Tây Sahara tại bờ biển phía tây Bắc Phi nổ ra cuộc biểu tình của dân chúng, quân đội Morocco chiếm đóng khu vực này 30 năm trước đã trấn áp hết sức tàn bạo đối với quần chúng biểu tình; sau đó, sự kiện này lên đến Liên Hợp Quốc, các bên liên quan yêu cầu điều tra nhưng lại bị Pháp lờ đi; bởi Pháp là nước bảo hộ chủ yếu của Morocco.

Như vậy, mặc dù bản thân Gaddafi không phải vẻ vang gì; nhưng việc vạch trần bản chất quan tâm đến lợi ích hơn là chính nghĩa, tự cho mình quyền hô mưa gọi gió của ông này với một số nước lớn, vô hình trung đã kéo các nước trong liên minh phương Tây đang ở trên cao xuống đất trũng, khiến các quốc gia này không thể không cân nhắc trong hành động của mình.

Xét cho cùng, ở nhiều khía cạnh, đó cũng là bài học chung của các nước lớn khi định dùng sức mạnh quân sự để áp đặt các nước nhỏ.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

>> UAE có thể mua 63 chiếc Rafale



Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) có thể ký hợp đồng mua máy bay chiến đấu Rafale trong năm 2011.


http://nghiadx.blogspot.com

Chiến đấu cơ đa năng Rafale.


Các cuộc đàm phán đã được nối lại giữa UAE và công ty Dassault Aviation của Pháp về việc bán 63 máy bay chiến đấu Rafale. Dự kiến, thỏa thuận này có thể được ký kết trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/2011.

Trong đàm phán, có cả chương trình bán tên lửa tầm xa không đối không lớp Meteor, đang được phát triển bởi nhiều công ty, dẫn đầu là Tập đoàn Vũ trụ và Phòng không Châu Âu (MBDA) mà mới đây đã tiến đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. (>> chi tiết)

Tháng 7/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet cho biết UAE được coi là ứng cử viên chính để cung cấp máy bay chiến đấu Rafale.

Việc Rafale tham chiến ở Libya cho phép các nhà lãnh đạo của UAE đánh giá được khả năng chiến đấu của loại máy bay này.

Pháp và UAE đã đàm phán để cung cấp 60 máy bay chiến đấu Rafale từ năm 2008 nhằm thay thế cho các máy bay Mirage-2000-9 được mua từ năm 1983.

Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, cánh tam giác, hai động cơ rất nhanh nhẹn của Pháp, với trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 24,5 tấn, tốc độ tối đa 2.250 km/giờ, tầm hoạt động 1.800 km, trần bay 18 km, trang bị hệ thống điện tử hiện đại.

Rafale có thể trang bị 8 tấn vũ khí gồm các tên lửa không đối không hiện đại như MBDA Meteor hay Magic II, cũng như các tên lửa không đối đất AASM hay AM 39 Exocet.

Ban đầu, chi phí của hợp đồng ước tính khoảng 10 tỷ euro, nhưng theo thông tin không chính thức, hiện nay giảm xuống còn 7 tỷ euro.

>> Vityaz - Hệ thống phòng không tầm trung tương lai của Nga



Các loại tên lửa tầm trung nổi tiếng như Pechora, Buk đang vận hành trong quân đội Nga sẽ phải "về vườn" để nhường chỗ cho loại tên lửa tầm trung mới với sức mạnh vượt trội có tên Vityaz.



http://nghiadx.blogspot.com


Dù đã được nâng cấp đến chuẩn M3 nhưng tên lửa phòng không Buk vẫn có nguy cơ phải nhường chỗ cho hệ thống phòng không mới.


Trong thời điểm hiện nay, đối với các hệ thống phòng không tầm trung, Nga chủ yếu dựa vào các hệ thống tên lửa phòng không 9K37 Buk (phương Tây gọi là SA-11 Gadfly hay SA-17 Grizzly đối với Buk-M2).

Tuy quân đội Nga liên tục hiện đại hóa tên lửa Buk lên các tiêu chuẩn Buk-M1, Buk-M2 hay Buk-M3 với tính năng chiến đấu được tăng cường hơn rất nhiều nhưng Nga vẫn cần một loại tên lửa tầm trung mới hiện đại hơn, có thể đồng bộ tốt hơn với các hệ thống phòng không tầm xa hiện đại như S-400 cũng như có khả năng chống các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Vì lý do đó, họ đã phát triển hệ thống tên lửa tầm trung mới mang tên Vityaz, nhằm thay thế dần các hệ thống Buk trong tương lai.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung (MRADS - Medium Range Air Defense System) Vityaz được thiết kế bởi Tổ hợp Almaz/Antey, vốn đã có rất nhiều kinh nghiệm thiết kế tên lửa phòng không với các sản phẩm tên lửa phòng không đứng đầu thế giới như S-300 hay S-400 từ những năm 1990.

Một tổ hợp chiến đấu của Vityaz bao gồm một trạm điều khiển bắn, có trang bị radar cảnh giới và bắt bám máy bay hay tên lửa địch; ba xe phóng tên lửa và các xe tiếp đạn.

Các tên lửa được đặt thành cụm gồm ba lớp, mỗi lớp bốn ống phóng thẳng đứng hoặc cụm 2 lớp, mỗi lớp gồm 5 ống phóng trên khung xe tải vượt địa hình 6x6. Tính ra, tổng số tên lửa sẵn sàng chiến đấu của mỗi tổ hợp Vityaz được trang bị 30 - 144 tên lửa có khả năng sẵn sàng bắn.


http://nghiadx.blogspot.com

Hệ thống Vityaz với cấu hình 10 ống phóng. Các ống phóng có thể chứa một tên lửa 9M96 hay bốn tên lửa 9M100. Ảnh mô hình


Tương tự như tên lửa phòng không tầm xa S-300 và S-400, Vityaz cũng sử dụng phương pháp phóng “nguội” để bắn tên lửa, tức là sử dụng khí nén để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng đến độ cao 30m, sau đó động cơ chính của tên lửa mới bắt đầu khởi động.

Phương pháp này tuy cần một cơ cấu phóng phụ và khó thiết kế cho các tên lửa cỡ nhỏ nhưng nó có độ an toàn rất cao, giúp bảo vệ bộ ống phóng và các tên lửa còn lại nếu không may một tên lửa bị phóng hỏng.

Các xe phóng tên lửa và xe chỉ huy đều liên lạc với nhau qua hệ thống datalink giúp chúng có khả năng chia sẻ mục tiêu với nhau cũng như với các hệ thống phòng không khác.

Thêm một điểm giống nhau nữa giữa Vityaz và S-400, đó là chúng sử dụng hai loại tên lửa khác nhau để đối phó với các mục tiêu ở tầm xa khác nhau trong cùng một loại ống phóng.

Một ống phóng của Vityaz có thể chứa 1 tên lửa tầm trung 9M96E/E2 hay 4 tên lửa tầm ngắn 9M100 (ống phóng tên lửa S-400 có thể chứa 1 tên lửa tầm siêu xa 40N6 hoặc 1 tên lửa tầm xa 48N6 hoặc 4 tên lửa tầm trung 9M96E/E2).


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa phòng không tầm trung 9M96E (ngắn) và 9M96E2.


Tên lửa 9M96 là loại tên lửa tầm trung dẫn đường bằng radar có tầm bắn từ 1 - 40 km đối với phiên bản 9M96E hay 1 - 120 km đối với phiên bản 9M96E2 và có thể bắn mục tiêu ở độ cao từ 5m cho đến 20.000m (9M96E) hay 30.000m (9M96E2).

Đây cũng là loại tên lửa có tốc độ cao, đạt 900m/giây và có khả năng chịu gia tốc rất tốt. Do đó, tên lửa vừa bay nhanh, vừa linh hoạt và có khả năng tấn công cả máy bay và tên lửa đạn đạo của đối phương.

Tên lửa 9M96E có khối lượng 333 g với đầu nổ nặng 24kg còn 9M96E2 có cùng kích cỡ đầu đạn, tuy nhiên có khối lượng tới 420kg do có tầm bắn xa hơn. Xác suất bắn trúng phát đầu của cả hai loại tên lửa này được phía Nga công bố đạt 90% đối với máy bay và 80% đối với các mục tiêu tên lửa đạn đạo.

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa phòng không tầm ngắn 9M100 (thứ hai từ trái sang) được cải tiến từ tên lửa không đối không RVV-AE-ZRK.


Khác với 9M96, tên lửa 9M100 là loại tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn, chỉ có tầm bắn từ 1-10km. Loại tên lửa này được cải tiến từ tên lửa không đối không tầm ngắn RVV-AE-ZRK, một phiên bản của tên lửa tầm nhiệt R-77T.

Dù có kích thước nhỏ hơn tên lửa R-77T rất nhiều, chỉ dài 2,5m và đường kính 12,5 cm và có tầm bắn ngắn nhưng 9M100 là tên lửa có khả năng thao diễn cực cao. Tên lửa này không chỉ dùng để chống lại các loại máy bay cánh bằng hay trực thăng của đối phương mà nó còn chuyên biệt để chống lại các UAV, bom dẫn đường thông minh JDAM hay thậm chí là cả tên lửa diệt radar HARM.


http://nghiadx.blogspot.com

Radar MFMTR và xe phóng tên lửa loại 12 ống phóng của hệ thống Vityaz.
Ảnh mô hình


Hệ thống Vityaz sử dụng radar mảng pha băng sóng X MFMTR có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc và tấn công cùng lúc 8 mục tiêu bằng tên lửa dẫn đường radar 9M96 với hai tên lửa tấn công mỗi mục tiêu nhằm chắc chắn khả năng tiêu diệt mục tiêu.

Radar MFMTR có cấu tạo gồm một ăng ten mảng pha gắn trên nóc xe điều khiển, có tốc độ quay 60 vòng/phút và rất khó bị làm nhiễu và dò tìm tấn công bởi tên lửa diệt radar của địch.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Cheolmae-2 của Hàn Quốc phát triển với sự hỗ trợ của Almaz/Antey được thừa hưởng một số công nghệ từ Vityaz.


Trong báo cáo về hiện đại hóa quân đội Nga trong giai đoạn tới, tướng Anatoly Gulyaev, giám đốc bộ phận khí tài thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết các hệ thống Buk cũ sắp tới sẽ bị thải loại dần dần và thay thế bằng tên lửa phòng không Vityaz.

Nga cũng để ngỏ khả năng xuất khẩu Vityaz ra thị trường vũ khí thế giới. Trong đó, Almaz/Antey của Nga đã giúp Hàn Quốc phát triển tên lửa phòng không Cheolmae-2 sử dụng tên lửa 9M96 dựa trên những công nghệ của Vityaz.

Ngoài ra, các phiên bản xuất khẩu của Vityaz sẽ sớm hoàn thành và đưa ra chào hàng cho các khách hàng truyền thống của Nga.

>> Boomerang - thiết bị chống bắn tỉa



Boomerang là thiết bị mang tính cách mạng giúp quân đội Anh tránh khỏi làn đạn của lính bắn tỉa tại các chiến trường Trung Đông nóng bỏng.



http://nghiadx.blogspot.com

Boomerang đang cứu mạng những binh lính Anh mỗi ngày.


Boomerang có khả năng “nghe” tiếng súng và phát hiện vị trí của các tay súng bắn tỉa Taliban.

Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Anh, Boomerang đang cứu mạng sống của nhiều binh lính Anh tại Afghanistan mỗi ngày. Bộ quốc phòng Anh đã đầu tư 20 triệu bảng để lắp đặt thiết bị Boomerang III lên các xe tuần tra và điểm kiểm soát mà quân Anh canh giữ tại tỉnh Helmand, Afghanistan.

Theo các chuyên gia quân sự, thiết bị này sẽ rất hữu dụng vì Taliban đã thuê lính bắn tỉa cùng chuyên gia chất nổ để tấn công binh lính NATO.


http://nghiadx.blogspot.com

Anntena gắn 6 microphone để thu âm thanh từ tiếng nổ của đạn súng bắn tỉa.


“Chúng tôi đã bị bắn tỉa một vài lần, và Boomerang thông báo ngay lập tức vị trí của tay bắn tỉa. Thông thường, chúng tôi phải mất tới 10 giây để nghe tiếng súng thì mới xác định được hướng và điểm bắn tỉa. Boomerang giúp rút ngắn thời gian này đáng kế”, đại úy George Shipman – 29 tuổi thuộc Trung đội pháo binh hoàng gia Commando 29 cho biết.

Độ nhạy cao: Thiết bị có gắn 7 microphone để dò tìm vị trí đạn nổ và định hướng sóng âm do viên đạn phát ra.

Tuy Boomerang đã được phát triển tại Mỹ nhưng Phòng thí nghiệm khoa học và công nghệ quốc phòng Anh mới là đơn vị đầu tiên ứng dụng thiết bị này trên chiến trường.

Điểm đột phá của Boomerang là thiết bị có khả năng lọc và bỏ qua các tiếng nổ của súng thường, tiếng đóng cửa, tiếng đạn pháo và tiếng gió.

Ngay khi dò được âm thanh của đạn súng bắn tỉa, vi xử lý sẽ tính toán và định vị hướng, khoảng cách, độ cao của vị trí mà tay súng đang nấp.

Vị trí này được hiển thị trên màn hình và máy cũng sẽ đọc thành tiếng cho những binh sĩ xung quanh nghe thấy.
Theo các nhà khoa học, quá trình xử lý sẽ diễn ra dưới 2 giây. Như vậy, quân lính có thể nhanh chóng tìm chỗ trú ẩn và phản công một cách hiệu quả cũng như bắn chặn để rút lui.


http://nghiadx.blogspot.com

Boomerang sẽ phát ra tín hiệu âm thanh để thông báo vị trí lính bắn tỉa.


Theo bộ trưởng bộ quốc phòng Anh Peter Luff, thiết bị này khá giống với bộ định vị mà cảnh sát New York sử dụng để xác định các mục tiêu đang nổ súng trong khu vực đông người.

Taliban đã tăng cường đáng kể hoạt động bắn tỉa nhằm vào quân đội Anh. Tuần trước, hai binh nhất Lewis Hendry – 20 tuổi và Conrad Lewis – 22 tuổi đã thiệt mạng do lính bắn tỉa Taliban.

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 1)



Có nền kinh tế phát triển cùng với nền tảng quốc phòng vững chắc, các quốc gia Đông Bắc Á đã tự giải quyết “bài toán” tàu ngầm của mình.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.


Tinh thần độc lập - tự cường mạnh mẽ

Dù xuất phát điểm của mỗi quốc gia có những điểm khác biệt nhưng cả 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đều rất chú trọng việc phát huy nội lực để nâng cao tiềm lực quốc phòng. Trong đó, Nhật Bản không muốn làm “nước lớn què quặt” nên chủ trương duy trì phát triển lực lượng quân sự tương xứng với địa vị nền kinh tế, có thể có sức ảnh hưởng tới an ninh thế giới.

Hàn Quốc cũng không chịu kém cạnh, quyết tâm xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng mạnh. Xét về khối lượng và trình độ công nghệ, công nghiệp quốc phòng của Hàn Quốc đang ở vị trí số 1 trong khu vực.

Còn Triều Tiên, với chính sách độc lập tự chủ, ưu tiên hàng đầu cho quân sự (military first) cũng đã áp dụng mô hình Liên Xô để xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng nhằm chế tạo tất cả vũ khí trang bị cho quân đội.

Cùng với đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên đều là quốc đảo hoặc bán đảo nên hải quân, trong đó có lực lượng tàu ngầm được đặc biệt chú trọng phát triển. Đến nay, bằng nhiều con đường, các nước này đều đã làm chủ công nghệ chế tạo tàu ngầm.

Khả năng này lại cộng với diễn biến an ninh phức tạp khiến Đông Bắc Á trở thành khu vực có mật độ tàu ngầm hoạt động lớn nhất thế giới. Từ hoàn cảnh và kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên, các quốc gia đang phát triển có thể rút ra bài học trong việc xây dựng, phát triển lực lượng tàu ngầm của riêng mình.

Tàu ngầm “tiêu chuẩn Mỹ”

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản trở thành đồng minh chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nhờ mối quan hệ này, Nhật Bản đã sớm có được giấy phép và tài liệu kỹ thuật của nước ngoài (chủ yếu là Mỹ) để phát triển công nghệ trong nước, trong đó có công nghệ quân sự. Vậy nên, khi sự kiềm tỏa của Mỹ lên hoạt động công nghiệp quốc phòng được nới lỏng, các nhà cung cấp nội địa Nhật Bản nhanh chóng phát triển và sản xuất được hầu như tất cả trang thiết bị hiện đại cho lực lượng phòng vệ với tiêu chuẩn rất cao.

Trong đó, các tàu ngầm Nhật Bản được thiết kế với lớp vỏ chắc chắn, được làm từ thép có độ bền cao, cho phép tàu lặn xuống độ sâu 500m. Cùng với đó, các tàu này được trang bị hệ thống đẩy khí độc lập (AIP) rất hiện đại của hãng Kockums (Thụy Điển) giúp tàu ngầm Nhật hoạt động lâu hơn dưới mặt biển với chu kỳ nổi lên để thay khí tính bằng tuần. Một số tàu ngầm Nhật Bản có thiết kế vỏ kép để tăng tính an toàn trong khi nhiều tàu ngầm Mỹ chậm áp dụng công nghệ này.


Tàu ngầm Nhật còn được tự động hóa cao, giúp giảm số thủy thủ đoàn so với các loại cùng kích cỡ do nước khác thiết kế, qua đó kéo dài thời gian hoạt động trên biển. Điển hình là tàu lớp Oyashio, “xương sống” của lực lượng tàu ngầm Nhật Bản (với số lượng khoảng 11 chiếc), có thủy thủ đoàn là 69 người nhưng có thể làm việc dưới biển tới 90 ngày. Trong khi đó, tàu ngầm lớp Kilo của Nga có thủy thủ đoàn ít hơn (52 người) nhưng số ngày hoạt động chỉ bằng một nửa.

Cùng với việc nâng cấp các tàu lớp Oyashio, Nhật Bản cũng đang đóng và bước đầu vận hành tàu ngầm lớp Soryo, tàu ngầm lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 trong biên chế Hải quân Nhật Bản với lượng giãn nước lên tới 2.900 tấn. Điểm nâng cao của tàu lớp Soryo so với Oyashio ở tính tự động hóa hệ thống chiến đấu. Trong khí đó, 2 lớp tàu này có trang bị về vũ khí như nhau, gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, loại Type-89 và tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon.

Nhằm đối phó với các thách thức an ninh hàng hải, Nhật Bản vừa quyết định nâng số tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc.

Hướng tới xuất khẩu tàu ngầm

Hàn Quốc đã có chiến lược đầu tư vào ngành đóng tàu để trở thành cường quốc hải quân. Từ năm 2001, mỗi năm Chính phủ Hàn Quốc đầu tư 7,13 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển công nghệ đóng tàu. Giống Nhật Bản, công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Mỹ qua việc chuyển giao các gói dữ liệu kỹ thuật.

Tuy nhiên, để chế tạo tàu ngầm, Hàn Quốc lại “chơi thân” với Đức, một quốc gia có truyền thống mạnh trong lĩnh vực đóng tàu ngầm. Biểu hiện rõ nét là sự có mặt của các tàu ngầm lớp Type-209/1200 với tên Hàn Quốc là Changbogo, theo tên một đô đốc hải quân vương triều Koryo tồn tại cách đây 1.000 năm.

Tàu lớp Chang Bogo, được thiết kế để bảo vệ các căn cứ hải quân và tiêu diệt các tàu ngầm và tàu mặt nước của đối phương. Tàu có lượng giãn nước 1.200 tấn, có thể lặn sâu 250m, tốc độ 11-21 hải lý/giờ và được trang bị 14 ngư lôi cỡ 533mm cùng với 28 thủy lôi. Ba chiếc đóng sau cùng thuộc lớp này còn được trang bị tên lửa chống hạm Harpoon.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế tàu ngầm Type-214 của hãng HDW mà Hàn Quốc dựa vào chế tạo tàu ngầm lớp Chang Bogo II.


Tàu có thủy thủ đoàn lên tới 40 người, có thể thực hiện các nhiệm vụ độc lập trong thời gian 2 tháng. Dựa trên mẫu thiết kế của Changbogo và sự giúp đỡ kỹ thuật của hãng HDW, hãng Huyndai bắt tay chế tạo tàu ngầm Type-214 (Chang Bogo II), lượng giãn nước 1.700 tấn, tích hợp nhiều cảm biến và hệ thống điều khiển vũ khí tối tân.

Trong “gia đình” tàu ngầm Hàn Quốc, thành viên đang nhận được nhiều sự chú ý hiện nay là tàu lớp Chang Bogo III, có lượng giãn nước lên tới 3.500 tấn. Dự kiến, tàu chiến này sẽ được trang bị các ống phóng thẳng đứng, dành cho tên lửa hành trình hạng nặng nội địa Cheonryon, có tầm bắn 500km.

Không bị cấm xuất khẩu vũ khí như Nhật Bản, Hàn Quốc đang xúc tiến xuất khẩu tàu ngầm ra thị trường thế giới với các đối tác tiềm năng là các khách hàng trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia…

Vũ khí là con người

Trong điều kiện chật vật hơn so với Nhật Bản và Hàn Quốc, Triều Tiên không có được các tàu ngầm hiện đại. Nhưng bù lại, nước này có số lượng tàu ngầm thuộc vào hàng “khủng”, với khoảng 88 chiếc. Từ sự giúp đỡ của các nước trong khối XHCN trước đây, trong hoàn cảnh eo hẹp của mình, Triều Tiên đã xây dựng lực lượng tàu ngầm đông đảo, tuy không hiện đại nhưng đảm đương được các nhiệm vụ chiến đấu.

Trong lực lượng tàu ngầm Triều Tiên, đông nhất là tàu ngầm Yugo (khoảng 40-45 chiếc, chế tạo dựa trên mẫu tàu ngầm lớp Una của Nam Tư). Đây là tàu ngầm chỉ lượng giãn nước khoảng 110 tấn với thủy thủ đoàn chỉ cần tới… 2 người. Điều khác biệt này là do quan điểm tác chiến của Triều Tiên luôn đánh giá cao yếu tố con người.

Không rõ tàu Yugo có trang bị mìn hay ngư lôi hay không, nhưng điều đó không quan trọng bởi vũ khí của tàu là… bộ đội đặc công. Yugo được thiết kế để có thể chở 6-7 binh sĩ. Sau khi tới bờ biển đối phương, lực lượng này sẽ bơi hoặc lặn để thâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương, sau đó thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Sau tàu lớp Yugo về số lượng là tàu lớp Sang O (khoảng 20-25 chiếc). Loại tàu này có lượng giãn nước gần 400 tấn, được thiết kế thành 2 loại với 2 nhiệm vụ, chở đặc công (giống tàu lớp Yugo) và rải mìn. Do đó, vũ khí trang bị cho tàu cũng rất khiêm tốn chỉ từ 2-4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và khoảng 16 quả mìn.

Nói vậy, không phải Triều Tiên không có những tàu ngầm tiến công, đó là những chiếc thuộc lớp Romeo và Wishkey. Tuy nhiên, lực lượng này khá khiêm tốn về cả số lượng và sức mạnh trên biển.

>> Tướng lĩnh Triều Tiên ‘mục sở thị’ chiến hạm Trung Quốc



Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên (KCNA) vừa công bố những hình ảnh cho thấy một số tướng lĩnh quân đội của nước này đang thăm quan hai tàu hải quân Trung Quốc đang đỗ tại cảng Wonsan của Triều Tiên.


http://nghiadx.blogspot.com
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên cùng một số quan chức khác thăm tàu chiến Trung Quốc.


Một số hình ảnh cho thấy Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên Pak Jae-gyong đeo kính đen đang đi quanh boong tàu với sự hướng dẫn của một sĩ quan hải quân Trung Quốc.

Cách đây vài ngày, hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc cũng đưa tin, tàu huấn luyện Zheng He và chiến hạm Luoyang của Trung Quốc rời cảng Vladivostok của Nga để đến thăm hữu nghị Triều Tiên.

Chuyến thăm này diễn ra nhân kỷ niệm 50 năm ngày hai nước ký kết hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ lẫn nhau. Đây là chuyến thăm đầu tiên của hai chiếc tàu này tới Triều Tiên kể từ năm 1996.

Trước đó, từ ngày 29/7 đến 2/8, đội tàu hải quân của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc có chuyến thăm hữu nghị tới căn cứ hải quân của hạm đội Thái Bình Dương tại cảng Vladivostock trong khuôn khổ chương trình hợp tác quân sự quốc tế giữa Nga và Trung Quốc.

Trong chuyến thăm này, các thủy thủ của hải quân Trung Quốc có trận bóng đá giao hữu với các thủy thủ của hạm đội Thái Bình Dương. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng hoan nghênh các vị khách quý và những người dân trên cảng tới tham quan các tàu chiến của họ.

Zheng He là tàu huấn luyện có trọng tải 4.500 tấn và từng có dịp thăm căn cứ hải quân Jinhae theo lời mời của hải quân Hàn Quốc hồi cuối năm 2009.

Chiếc tàu này được đặt tên theo chỉ huy trưởng Zheng He của một hạm đội hải quân từng viếng thăm khoảng 30 nước tại Đông Á và vùng biển phía Đông châu Phi trong triều đại nhà Minh cách đây khoảng 600 năm.

Luoyang có trọng tải 825 tấn là tàu chiến của Anh được sản xuất tại Australia trong chiến tranh thế giới thứ 2. Sau chiến tranh, chiếc tàu này được bán cho Hong Kong và sau đó hải quân Trung Quốc mua lại. Luoyang từng tham gia vào cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và Australia hồi tháng 9/2010.

>> Tên lửa chống hạm của Nga (kỳ cuối)



Là tên lửa chống hạm tốt nhất trên thế giới, Moskit luôn khiến các hạm đội tàu chiến phương Tây lo lắng bởi khả năng tấn công chính xác và sức mạnh hỏa lực kinh hoàng.



http://nghiadx.blogspot.com
Moskit được xem là tên lửa chống hạm không có đối thủ của Nga

Sau một số trận giao tranh trên biển giữa hải quân Israel với Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Li Băng (đầu thập kỷ 1970), nhận thấy họ tên lửa P-15 Termit không còn đáp ứng được những yêu cầu mới của hải chiến, Viện MKB Raduga bắt đầu tiến hành nghiên cứu một thế hệ tên lửa chống hạm mới, có hỏa lực mạnh hơn và tầm bắn xa hơn.

SS-N-22 Moskit vượt trội so với Harpoon của Mỹ

Họ tên lửa mới do Raduga phát triển được đặt tên là 3M80 Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn). Họ tên lửa này còn được Nga đặt ký hiệu P-270. Đây là họ tên lửa được thiết kế với nhiều tính năng hiện đại, vượt trội so với họ tên lửa Harpoon của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com

Là tên lửa chống hạm có tốc độ cao nhất hiện nay, các hệ thống phòng vệ trên tàu đối phương gặp nhiều khó khăn khi bị Moskit tấn công


Công tác nghiên cứu và thiết kế Moskit được bắt đầu từ năm 1973-1981, biến thể 3M80/P-80 đầu tiên được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga có tầm bắn 93km.

Năm 1984, phiên bản 3M80M/P-80M (3M80E để xuất khẩu) ra đời với tầm bắn 120km. Biến thể cuối cùng 3M82 Moskit-M/P-270 có tầm bắn xa hơn - từ 150-160km, được phóng từ ống phóng KT-190M. Toàn bộ các đời tên lửa Moskit đều được sản xuất tại Nhà máy Tiến bộ AKK tại vùng Arsenyev.

Đánh chặn Moskit là vô cùng khó khăn

Moskit được trang bị cánh đuôi hình chữ thập, động cơ hành trình phản lực nhiên liệu lỏng, động cơ khởi tốc phản lực nhiên liệu rắn. Tên lửa có chiều dài 9,745m, trọng lượng 4.500 kg, có thể mang đầu đạn thông thường nặng 320kg hoặc đầu đạn hạt nhân 120kT.

Moskit được trang bị hệ dẫn radar 2 chế độ (thụ động và chủ động) thế hệ mới của hãng GosNPO Altair, có khả năng đối phó tốt với hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

http://nghiadx.blogspot.com

Moskit tấn công đối phương với độ chính cao và sức mạnh hỏa lực kinh hoàng.
Trên ảnh là cảnh một quả Moskit được phóng từ tàu khu trục lớp Sovremenny.


Trong các loại tên lửa chống hạm hiện nay trên thế giới, Moskit là tên lửa có tốc độ bay lớn nhất, gấp 3 lần tốc độ của tên lửa Harpoon (Mỹ). Moskit đạt tốc độ 3M khi bay ở độ cao lớn và 2,2M khi bay sát mặt biển.

Sau khi được phóng đi, Moskit chỉ cần 2 phút để bay tới mục tiêu và chỉ cần từ 1-2 tên lửa để đánh chìm một tàu hàng trọng tải 20.000 tấn.
Từ khoảng cách 10km đến mục tiêu, tên lửa chỉ cần 20 giây là chạm mục tiêu, do đó đối phương ít có cơ hội chống đỡ. Ngoài ra, khi tiếp cận mục tiêu, đầu tìm radar chuyển sang chế độ thụ động, cho phép tên lửa phát hiện các nguồn gây nhiễu, đồng thời truyền toàn bộ các thông tin này về trung tâm chỉ huy bắn. Chính nhờ tính năng này và một số tính năng khác, hệ dẫn của Moskit đối phó rất hiệu quả với các hệ thống gây nhiễu điện tử của đối phương.

So với tên lửa Exocet của Pháp, việc gây nhiễu và triển khai tên lửa và pháo đánh chặn Moskit là vô cùng khó khăn. Vì thời gian cần thiết để hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu kích hoạt đối phó hiệu quả với Exocet là khoảng từ 120-150 giây. Trong khi đó, đối phương chỉ có từ 30 giây để đối phó với Moskit.

Hiện, Mỹ triển khai nghiên cứu một hệ thống tên lửa có khả năng đánh chặn Moskit, tuy nhiên, đến nay, hệ thống mới vẫn chưa được đưa vào trang bị cho hải quân Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com

Moskit được trang bị cho tàu khu trục lớp Sovremenny, với cơ số 8 quả.
Ảnh là một chiếc tàu khu trục Sovremenny của hải quân Nga.


Các thế hệ tên lửa 3M80 và 3M80M được trang bị cho tàu khu trục lớp Sovremenny, còn 3M82 được trang bị cho các tàu khu trục và tàu tên lửa thế hệ sau.

Trong các thập niên 1980-1990, hải quân Liên Xô và Nga đã đóng thêm tổng cộng 34 tàu tên lửa thuộc lớp Molnya-M, trong đó 28 tàu đang phục vụ trong hải quân Nga. Mỗi tàu Molnya-M được trang bị 2 bệ phóng x 2 quả Moskit cùng hệ thống radar điều khiển bắn hai chế độ (chủ động/thụ động).

Tổng cộng có 18 tàu khu trục của hải quân Nga được trang bị tên lửa Moskit. Mỗi tàu khu trục được trang bị 8 quả Moskit. Trung Quốc cũng đã đóng 2 tàu chiến trang bị hệ thống 3M80E và đưa vào trang bị trong năm 2000 và 2001 .

http://nghiadx.blogspot.com

Tàu đệm khí hộ vệ tên lửa lớp Bora được trang bị 8 quả 3M80 Moskit


Thế hệ tàu chiến mới nhất được trang bị 3M80 Moskit là lớp Bora/Dergach. Mỗi chiếc Bora được trang bị 8 ống phóng, giống như tàu khu trục Sovremenny.
Theo các chuyên gia, 3M80/82 Moskit là một trong những họ tên lửa chống hạm thành công nhất của Nga. Moskit có thể tấn công hiệu quả các loại tàu chiến lớn, nhỏ, các cụm tàu đổ bộ và đặc biệt là tàu sân bay.


http://nghiadx.blogspot.com

Kh-41 là biến thể tên lửa không-đối-hạm trang bị cho các máy bay Su-27, Su-30 và Su-33.


http://nghiadx.blogspot.com


Một quả Kh-41 đặt dưới bụng máy bay Su-27K.


Ngoài biến thể trang bị cho tàu chiến, Nga còn chế tạo biến thể Moskit trang bị cho lực lượng không quân hải quân có tên gọi Kh-41 để lắp trên các máy bay Su-27K, Su-30 và Su-33. Kh-41 sử dụng động cơ phản lực 2 chế độ, hoạt động giống như tên lửa Kh-31. Tên lửa Kh-41 được treo dưới thân máy bay với các cánh tên lửa được gập lại.

Khi được phóng khỏi máy bay, tên lửa tự bay đến mục tiêu, có thể có sự can thiệp của phi công. Khi đến gần mục tiêu, đầu tìm radar chủ động được kích hoạt giúp phi công xác định chính xácvà tiêu diệt mục tiêu.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang