Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Công ty Lockheed Martin

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Công ty Lockheed Martin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công ty Lockheed Martin. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

>> Tên lửa thế hệ mới của Mỹ có đe dọa được Trung Quốc

Trước tin Mỹ sắp đưa siêu tầu sân bay USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động từ năm 2015 để tạo ưu thế áp đảo so với các cường quốc, Trung Quốc đã tự tin tuyên bố họ không e ngại trước loại vũ khí “khủng” này...

>> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai?
>> Siêu tên lửa chống tăng CKEM của Mỹ
>> Siêu tên lửa đánh chặn không đầu đạn



http://nghiadx.blogspot.com


Một giới chức cấp cao tiết lộ, Hải quân Mỹ cố gắng khám phá những bí mật về DF-21D và đưa ra những kế hoạch điều chỉnh hạm đội Thái Bình Dương nằm ngoài tầm bắn 1.500km của DF-21D. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại mang đến sự bất lợi khi Mỹ muốn áp sát biên giới Trung Quốc hay có mặt tại những vùng đặc quyền của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com


Và một điều được cho là cần kíp nhất lúc này chính là việc bằng mọi giá phải tìm ra cách để bảo vệ siêu tầu sân bay thế hệ mới USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động mà không phải lo ngại tên lửa diệt hạm của của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Vào tháng đầu năm 2010, công ty Lockheed Martin đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của chương trình LRASM, một chương trình phát triển vũ khí tuyệt mật của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com

Theo đó một dòng tên lửa đối hạm mới sẽ được phát triển mang tên LRASM bao gồm 2 phiên bản: LRASM-A là tên lửa hành trình tầm thấp tàng hình. Mẫu tên lửa này được thiết kế sử dụng cho máy bay.

http://nghiadx.blogspot.com

Và LRASM-B được thiết kế là tên lửa hành trình tầm cao, sử dụng 1 động cơ phản lực, có tốc độ siêu âm. Với thiết kế có tác dụng phát triển ưu tiên khả năng đẩy và phù hợp với sự trợ giúp của các bộ cảm biến cũng như các hệ thống điện tử đạo hàng để đạt được tốc độ cân bằng và khả năng tàng hình nhằm tăng khả năng tấn công hiệu quả.

http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu thiết kế tên lửa LRASM-B

http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu thiết kế tên lửa LRASM-A

Theo kế hoạch, quá trình phóng thử nghiệm tên lửa LRASM sẽ được tiến hành bắt đầu vào cuối năm 2012 và tới năm 2015, chúng sẽ được chuyển giao cho hải quân Mỹ cùng thời điểm tầu sân bay USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô phỏng hình ảnh thử nghiệm tên lửa LRASM tiêu diệt mục tiêu

Theo yêu cầu của hải quân Mỹ, tên lửa đối hạm LRASM thế hệ mới phải khác biệt so với các loại vũ khí hiện có, có khả năng tự dẫn cao, trang bị khả năng tìm kiếm thông minh và phát hiện mục tiêu, ít phụ thuộc vào nguồn dữ liệu từ phía ngoài và tích hợp hệ thống thông tin và dẫn đường vệ tinh (GPS).

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài ra, dòng tên lửa đối hạm nói trên phải phù hợp để sử dụng trong thiết bị phóng thẳng đứng Mk.41 trên các chiến hạm của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Cùng với đó, tên lửa này cũng được áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng sống sót trước hệ thống phòng không của đối phương và có xác suất đánh trúng mục tiêu cao, nhanh chóng phá vỡ mạng lưới phòng không của kẻ địch.

Từ những điều trên có thể thấy rõ ràng Mỹ luôn chủ động đi trước Trung Quốc một bước trong việc phát triển những thế hệ vũ khí hiện đại để nắm được lợi thế so sánh khi những mâu thuẫn giữa 2 quốc gia này ngày càng khó lường hơn...

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

>> F-35 được phép bay không hạn chế



Defence News cho biết, tất cả các biến thể của máy bay chiến đấu phản lực F-35 Lightning II đã được cho phép thử nghiệm trở lại.


Quyết định nối lại các chuyến bay được thực hiện sau khi kiểm tra một số thông số kỹ thuật của máy bay, đặc biệt là hệ thống cấp điện

Toàn bộ 20 chiếc F-35 đã bị cấm bay vào ngày 2/8 khi phát hiện lỗi của hệ thống cung cấp điện IPP khi thử nghiệm mẫu AF-4 (F-35A).

Ngày 11/8, Lầu Năm Góc đã cho phép các máy bay F-35 bay thử nghiệm hạn chế.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kich F-35



"Ngày 24/8, quyết định cho các máy bay phản lực F-35 được ủy quyền để bay một lần nữa," phát ngôn viên của hãng Lockheed Martin, ông Mike Rein nói.

Các máy bay chiến đấu tàng hình này được lắp ráp tại một nhà máy của Lockheed Martin ở Fort Worth.
Bộ Quốc phòng Mỹ trong năm 2011 đã 2 lần tạm dừng bay F-35. Tháng 3/2011, F-35 bị đình chỉ bay do hỏng van điều khiển ở hệ thống cấp điện trên máy bay mang số hiệu AF-4 khi đang bay thử

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

>> BAE Systems trình 7 mẫu UGV lên BQP Anh



Chương trình xe thiết giáp không người lái tương lai (FPV - Future Protected Vehicle) của Anh được đảm nhận bởi công ty BAE Systems mới đây đã có những thành công bước đầu.



http://nghiadx.blogspot.com
Trong tương lai, các UGV chiến đấu sẽ đóng một phần rất quan trọng trong cơ cấu quân đội.


Chương trình FPV giới thiệu các UGV (Phương tiện không người lái mặt đất) được thiết kế với những công nghệ hiện đại nhất như hệ thống ngụy trang có thể thay đổi bằng mực điện tử, vũ khí viba, giáp nóc nổi bằng lực điện từ và lớp giáp bọc đặc biệt làm giảm tín hiệu hồng ngoại phát ra.

Có tất cả 7 mẫu thử UGV đã được BAE Systems trình lên Bộ Quốc phòng Anh. Dưới đây là thông tin về từng loại UGV đó:

UGV chiến đấu Pointer:

Có kích thước tương đương một chiến binh, UGV Pointer là một robot hình nhện được trang bị bốn chiếc “chân” với bánh xích khiến nó có khả năng di chuyển trên rất nhiều loại địa hình phức tạp.

Với hệ thống camera quan sát hiện đại và súng máy cỡ nòng nhỏ, UGV Pointer có thể đảm nhận các nhiệm vụ trinh sát, làm hỏa lực hỗ trợ cho các binh sĩ cũng như tác chiến độc lập.


http://nghiadx.blogspot.com
UGV Pointer với bốn chân với bánh xích hỗ trợ có khả năng vượt địa hình không kém những người lính thực thụ.

UGV hỗ trợ Wraith

Với hình dáng bên ngoài giống một chiếc xe tăng với các thiết kế làm tăng khả năng tàng hình, Wraith được thiết kế cho các nhiệm vụ đột nhập sâu trong hậu phương quân địch.

Vũ khí chính của Wraith là một máy phát sóng viba công suất cao, có khả năng làm tê liệt các hệ thống điện tử của đối phương ở khoảng cách xa.

Vũ khí sóng viba này cũng có tác dụng gây cảm giác bỏng rát lên da người nên Wraith cũng có khả năng vô hiệu hóa binh lính đối phương hay giải tán đám đông rất hữu hiệu.

http://nghiadx.blogspot.com
Với công nghệ tàng hình sử dụng mực điện tử và pháo vi ba, Wraith sẽ không thua kém một bóng ma thực thụ trên chiến trường.


Wraith cũng sẽ được trang bị những thiết bị điện tử hiện đại giúp nó có thể tự động tuần tiễu và ứng phó với các mối nguy hiểm trong khu vực cần bảo vệ.

Không những thế, Wraith sẽ có khả năng phân biệt địch - ta hay phản ứng dựa theo những hành động của các đối tượng nó bắt gặp (ví dụ như tấn công khi đối phương mang vũ khí, bỏ qua nếu đối phương là dân thường).

UGV hậu cần Bearer

Bearer được thiết kế đơn thuần đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển và đảm bảo hậu cần. Trong tình huống chiến đấu, Bearer cũng có thể được dùng với chức năng tải thương hay đảm nhận vai trò trạm chỉ huy di động.

http://nghiadx.blogspot.com
UGV hậu cần Bearer.


UGV tấn công Charger

Được thiết kế với vai trò là mũi nhọn tấn công, Charger có hình dạng bên ngoài như một chiếc xe tăng có gắn thêm lưỡi gạt. Ngoài khả năng có thể húc đổ mọi vật cản trên đường đi, UGV có khối lượng 30 tấn này còn được trang bị các tên lửa chống tăng đặt trong bệ phóng thẳng đứng phía sau, pháo bắn thẳng hay pháo cối phía trước tuy ftheo nhiệm vụ.

Lớp giáp của Charger được ứng dụng công nghệ lực nâng từ trường, có thể di chuyển, “nổi” lên phía trên xe để che đạn trong trường hợp UGV bị tấn công bởi các loại tên lửa tấn công từ nóc như loại FGM-148 Javelin của Hoa Kỳ.



Với lớp giáp tiên tiến và vũ khí cực mạnh, Charger là UGV đảm nhận tốt vai trò mũi nhọn tiến công.


UGV trinh sát Raider

Raider là loại UGV đảm nhận các nhiệm vụ trinh sát, quấy rối vùng hậu phương địch hay tuần tra canh gác. Loại UGV này có khối lượng nặng hai tấn và trang bị các loại camera, cảm biến chuyên biệt cho nhiệm vụ.
Về vũ khí, Raider được trang bị một súng máy hạng nặng 12,7 mm và các ống phóng lựu đạn khói hai bên thân.

http://nghiadx.blogspot.com
UGV trinh sát Raider.

UGV chở quân đa năng Safeguard

UGV Safeguard được thiết kế với vai trò là xương sống trong các đơn vị bộ binh cơ giới. Toàn bộ UGV sẽ được bọc giáp chống lại các loại đạn súng và mảnh bom, pháo cùng hệ thống chỉ huy, liên lạc tiên tiến.

Bên trong thân Safeguard được thiết kế 8 chỗ ngồi có thể chở theo 8 binh lính đầy đủ vũ khí hay các UGV chiến đấu như Pointer.

http://nghiadx.blogspot.com
Không chỉ chở người, Safeguard còn có khả năng mang theo các UGV chiến đấu khác vào chiến trường.

UGV vận tải Atlas

Atlas là loại UGV vận tải được thiết kế nhằm mục đích có thể chuyên chở hàng hóa mà không cần có sự tham gia của con người qua các vùng chiến sự nguy hiểm. Về vũ khí, Atlas trang bị một bệ phóng tên lửa thẳng đứng với khả năng bao quát mục tiêu 360 độ xung quanh xe.

Điểm đặc biệt nhất của Atlas là UGV này trang bị một thiết bị phun hơi nước làm giảm tín hiệu hồng ngoại. Nước được lấy từ không khí với công suất 7 lít/phút, sau đó lượng nước này sẽ được phun ra ngoài qua những lỗ siêu nhỏ nằm trên giáp tạo ra một màn bụi nước làm giảm tín hiệu nhiệt xung quanh xe.


http://nghiadx.blogspot.com
Trong tương lai, rất có thể sẽ có những cuộc hành quân chiến đấu mà không có sự tham gia của bất kỳ một binh lính nào.


Dù 7 UGV này vẫn chỉ là những bản thiết kế trên giấy, nhưng có tới 47 công nghệ hiện đại sẽ được áp dụng cho việc chế tạo chúng. BAE Systems đã khẳng định những mẫu thử của chúng sẽ được chế tạo phục vụ thử nghiệm trong tương lai gần

Vụ việc đang gây một làn sóng giận dữ trong dư luận Hàn Quốc về sự vô trách nhiệm của các sĩ quan này trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Hiện cả 3 người đều bác bỏ các cáo buộc, trong khi công ty Lockheed Martin từ chối bình luận về vụ việc.

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

>> Hàn Quốc truy tố 3 sĩ quan bán bí mật quân sự



Ngày 3/8, các công tố viên Hàn Quốc đã truy tố 3 sĩ quan không quân cấp cao về hưu, trong đó có 1 cựu tướng bốn sao, với cáo buộc đã đưa các bí mật quân sự cho công ty vũ khí Mỹ.


Tờ Korea Herald dẫn lời một quan chức Hàn Quốc cho biết trong số các sĩ quan bị truy tố có một nhân vật mang họ Kim, từng là thành viên của Bộ Tham mưu Không quân và giữ một vị trí cao cấp trong Không quân từ 1982-1984. Ông Kim đã nghỉ hưu và mở một công ty bán vũ khí vào năm 1995. Hai sĩ quan còn lại cũng làm việc cho công ty của ông Kim, một người cấp bậc đại tá và một cấp bậc thượng sĩ.

Theo các công tố viên, 3 sĩ quan này đã nhận tổng cộng 2,5 tỉ won (2,35 triệu USD) từ công ty Lockheed Martin trong khoảng thời gian từ 2009-2010. Công tố viên cũng nghi ngờ, kể từ 2004 đã có ít nhất 12 lần ông Kim cung cấp cho Lockheed Martin những thông tin bí mật như các kế hoạch quân sự trung hạn và nhiều kế hoạch tăng cường sức chiến đấu của Không quân Hàn Quốc.

Có vẻ như ông Kim đã lấy được các bí mật này thông qua quan hệ với các quan chức cấp cao trong quân đội và các cơ quan mua vũ khí của Hàn Quốc, theo các công tố viên.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay F-16 của Hàn Quốc do Lockheed Martin sản xuất


“Những bí mật quân sự bị tiết lộ khiến những mục tiêu tăng cường sức mạnh không quân bị lộ theo. Có những lo ngại rằng điều này có nghĩa là những vũ khí chúng ta mua sắm sẽ không còn tác dụng như mong muốn”, Korea Herald dẫn lời một công tố viên.

“Với tư cách là những cựu sĩ quan cấp cao, đáng lẽ những người này phải có một tinh thần trách nhiệm cao trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Vụ việc cho thấy sự thiếu trách nhiệm và suy đồi đạo đức của họ”.

Cơ quan điều tra cho rằng ông Kim đã bán thông tin về ngân sách và số lượng tên lửa mà Liên quân Hàn Quốc dự định mua để có thể tấn công chính xác các mục tiêu chiến lược của CHDCND Triều Tiên khi cần.

Thậm chí ông Kim còn trao tận tay công ty Mỹ tường thuật chi tiết diễn biến các buổi họp quân sự, bao gồm những thảo luận về loại vũ khí cần mua và thời gian mua sắm dự định. Những thông tin này được ông Kim tuồn cho Lockheed Martin trong những cuộc hội thảo về marketing ở Hàn Quốc hoặc nước ngoài.

Các công tố viên Hàn Quốc cho rằng Lockheed Martin đã sử dụng những thông tin trên để điều chỉnh cách quảng cáo cho phù hợp với yêu cầu của phía Hàn Quốc.

Năm 2010, công ty này đã được Cục Mua sắm Thiết bị Quốc phòng Hàn Quốc chọn là “nhà thầu được ưu tiên” trong kế hoạch mua sắm thiết bị dò tìm.

Vụ việc đang gây một làn sóng giận dữ trong dư luận Hàn Quốc về sự vô trách nhiệm của các sĩ quan này trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Hiện cả 3 người đều bác bỏ các cáo buộc, trong khi công ty Lockheed Martin từ chối bình luận về vụ việc.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

>> F-35 của Israel có hệ thống điện tử riêng



Mỹ đã cho phép thiết lập hệ thống vũ khí và điện tử riêng cho tiêm kích F-35 bán cho Israel thể hiện sự mềm mỏng trong các giao dịch với đồng minh chiến lược.

Cuộc đàm phán kéo dài trong nhiều năm về hệ thống vũ khí và điện tử cho tiêm kích F-35 đã kết thúc trong thắng lợi dành cho Israel.

Điều đó cũng cho thấy những tín hiệu Mỹ đã bớt cứng rắn hơn trong việc xuất khẩu các công nghệ được cho là nhạy cảm.

Trong các cuộc đàm phán với Mỹ phía Israel luôn cho rằng các thiết bị điện tử lắp sẳn trên tiêm kích F-35 sẽ không có cơ hội trước các hệ thống phòng không hiện đại của Nga đang được bán cho một số nước Trung Đông.

Cụ thể F-35 với hệ thống vũ khí và thiết bị điện tử hiện tại sẽ F-35 sẽ không thể chống lại trước các hệ thông phòng không tầm xa S-300PMU1/2, hay hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2, 2 hệ thống này đang có mặt trong biên chế của lực lượng phòng không Syria.



F-35 xuất khẩu cho Israel sẽ được cài đặt hệ thống điện tử riêng.


Tương lai hệ thống phòng không S-300PMU1 có thể có mặt trong biên chế của lực lượng phòng không một số nước khác như Iran, dù nước này đã phát triển được biến thể "nhái" hệ thống phòng không của Nga.

Phía Israel cho rằng, F-35 bán cho họ cần có hệ thống chiến tranh điện tử EW đủ mạnh, hệ thống vũ khí riêng biệt mới có khả năng dành ưu thế trong cuộc đối đầu với các hệ thống phòng không hiện đại của Nga đang có mặt tại đây.

Dù vậy, ở bên ngoài, các quan chức không quân Israel tuyên bố, những ai cho rằng, F-35 với các thiết bị hiện tại sẽ là mối đe dọa đối với hệ thống phòng không S-300PMU1/2 của Nga là một nhận định hoàn toàn sai lầm.

Israel muốn có được các công nghệ liên quan để họ có thể cài đặt một hệ thống chiến tranh điện tử EW của riêng mình. Tuy nhiên, ban đầu Mỹ không đồng ý với lý do cho rằng, việc cho Israel tiếp cận mã nguồn có thể gây ra các quan ngại về rò rỉ công nghệ cao.


Israel cho rằng, nếu không có một hệ thống điện tử riêng biệt, F-35 sẽ là mồi ngon cho hệ thống tên lửa S-300PMU2 của Nga.


Đa phần các nước đồng minh thân cận của Mỹ muốn được tiếp cận theo phương thức này. Đơn cử là Nhật Bản, nước này cũng đã đưa ra các đề nghị tương tự trong cuộc đấu thầu cung cấp chiến đấu cơ mới cho không quân Nhật Bản, cho phép họ có thể thực hiện các thay đổi tùy theo nhiệm vụ và quan điểm tác chiến của riêng mình.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đưa ra các đề nghị về việc xây dựng dây chuyền sản xuất trong nước, điều này cho thấy số lượng đặt hàng không hề nhỏ.

Nếu Mỹ không thay đổi, họ có thể đánh mất các hợp đồng vào tay các đối thủ khác như Eurofighter Typhoon, hay các tiêm kích mới như Su-35 hay Mig-35 của Nga. Bước thay đổi này có thể sẽ gia tăng số lượng đặt hàng từ các khách hàng đồng minh.

Nếu dành được hợp đồng theo phương thức chuyển giao một phần công nghệ, số lượng đặt hàng ban đầu không hề thua kém so với số lượng đặt hàng từ Lầu Năm Góc.

Trước đó Israel và Mỹ đã ký hợp đồng về việc mua bán 20 tiêm kích F-35A dành cho Israel, 20 chiếc F-35 này sẽ được trang bị hệ thống điện tử cơ bản tương tự như các máy bay F-35A của Mỹ.

Theo điều khoảng bổ sung mới hệ thống điều khiển bay và mã nguồn phần mềm sẽ được thiết kế theo dạng mở, cho phép Israel tiếp cận và từng bước thay thế hệ thống chiến tranh điện tử EW của riêng mình. Qua đó họ có thể thay đổi tùy chọn vũ khí theo nhiệm vụ.

Tom Burbage, tổng giám đốc chương trình F-35 của Lockheed Martin cho biết “Tôi tin rằng Israel có thể nhận được chiếc F-35 đầu tiên vào năm 2016”. Một đại diện của không quân Israel cho rằng, mặc dù hợp đồng F-35 gặp nhiều chậm trễ, song kết quả lại rất khả quan.

Có vẻ dù muốn duy trì truyền thống rất khắt khe trong việc chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các công nghệ cao mang tính chiến lược nhưng Mỹ đã buộc phải thay đổi cách nhìn nhận để giữ chân các đồng minh thân cận.

[BDV news]


Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

>> Quốc hội Mỹ thúc đẩy bán F-35 cho Ấn Độ




Quốc hội Mỹ đề xuất khả năng cho Lockheed Martin trở lại đấu thầu cung cấp máy bay cho MMRCA của Ấn Độ băng "siêu phẩm" F-35.

MMRCA - Medium Multirole Combat Aircraft: Chương trình trang bị máy bay chiến đấu đa năng hạng trung

Đề xuất trên được Ủy ban thượng viện về các vấn đề vũ trang thuộc Quốc hội Mỹ đưa ra cùng với báo cáo các khoản chi dự tính của Bộ Quốc phòng Mỹ trong tài khóa 2012.

Với đề xuất này, chỉ cần Bộ Quốc phòng thông qua “mục đích và tính khả thi” của việc xuất khẩu F-35 cho Ấn Độ là F-35 sẽ có thể được mang đi tham gia đấu thầu chương trình MMRCA.



Máy bay F-35 chỉ cần qua "cửa" của Bộ Quốc phòng trước khi được phép tham gia dự án đấu thầu cung cấp máy bay cho Ấn Độ theo chương trình MMRCA.


Phát ngôn viên của Lockheed Martin đã xác nhận lại thông tin này nhưng cho biết thêm tất cả tiến trình trong việc mang F-35 đi đấu thầu và bán cho Ấn Độ sẽ được quyết định bởi chính phủ Hoa Kỳ chứ không phải công ty.

Bà cho biết thêm, chương trình JSF là chương trình của Chính phủ Hoa Kỳ, vì thế đích thân chính phủ sẽ quyết định chính sách bán F-35 cho quốc gia nào trên thế giới.

Công ty Lockheed Martin sẽ không có bất kỳ một vai trò nào trong việc đưa ra quyết định thị trường sẽ xuất khẩu F-35, tuy nhiên, công ty sẽ bán loại máy bay này cho bất kỳ quốc gia nào nếu Chính phủ Hoa Kỳ cho phép.

Trong tháng 4/2011, chiếc F-16IN của Lockheed Martin là 1 trong 4 loại máy bay đã bị loại khỏi cuộc đấu thầu cung cấp máy bay cho chương trình MMRCA cùng với F/A-18E/F của Boeing, MiG-35 của Nga và JAS-39 Gripen của Thụy Điển.

Hai loại máy bay được chấp nhận là Dassault Rafale và Eurofighter Typhoon của Châu Âu đã thắng thầu sẽ được ký hợp đồng cung cấp trong vài tháng tới. Do tiến độ của chương trình MMRCA, việc F-35 được cung cấp cho Ấn Độ nếu có sẽ không thể sớm hơn năm 2016.



Máy bay Sukhoi T-50 đẫ vượt qua F-35 trong cuộc đấu thầu cung cấp máy bay thế hệ thứ năm cho Ấn Độ theo chương trình FGFA.


Đây không phải lần đầu Washington xem xét đến khả năng bán F-35 cho Ấn Độ. Tháng 7/2007, Lockheed Martin đã gửi các thông số kỹ thuật của F-35 cho lực lượng không quân Ấn Độ (IAF) xem xét.

Cùng với động thái này, phó chủ tịch công ty đã cho biết F-35 có thể thỏa mãn mọi nhu cầu tương lai của chương trình phát triển máy bay thế hệ thứ 5 (FGFA) của Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ đã chọn hợp tác với Nga để phát triển chương trình FGFA.

Theo một hợp đồng được kỳ tháng 12/2010, Nga và Ấn Độ sẽ hợp tác để phát triển loại máy bay FGFA dựa theo phiên bản thử nghiệm Sukhoi T-50 của Nga với sự tham gia của các công ty Hindustan, Sukhoi và Rosoboronexport.

[BDV news]


Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

>> Mỹ kết án tử hình với 'Bóng ma trên biển'





Hải quân Mỹ đã quyết định cắt làm sắt vụn chiến hạm độc đáo Sea Shadow (Bóng ma trên biển), được đóng trong thập niên 1980 theo công nghệ tàng hình.


Sea Shadow là tàu chiến tàng hình đầu tiên trên thế giới. Công nghệ tàng hình đòi hỏi tạo ra cho vật thể hình dáng hình học sao cho tán xạ tối đa sóng radar. Ngoài ra, còn có các vật liệu đặc biệt để bảo vệ tàu tàng hình trước radar. So với các tàu thông thường, tầm phát hiện tàu tàng hình chỉ bằng 1/3 nên tạo ra ưu thế chiến lược trong tác chiến.

Hai mạn của tàu Sea Shadow được thiết kế nghiêng tạo một góc 45 độ và tựa trên các phao ngầm dưới nước, đáy tàu được nâng lên trên mặt nước. Tàu được trang bị thiết bị bảo vệ tăng cường, tạo ra quanh tàu một đám mây bụi nước, làm cho nó khó bị radar và các sensor nhiệt phát hiện. Tất cả các mối hàn trên thân cũng được phủ bằng hợp chất đặc biệt.

Sea Shadow đã được thử nghiệm ban đêm để tránh các vệ tinh do thám của Liên Xô. Nhưng Hải quân Mỹ đã không thể giữ kín hoàn toàn bí mật của mình. Năm 1995, một trong các kỹ sư tham gia chế tạo Sea Shadow đã bị bắt và kết án vì bán bí mật quân sự.


Sea Shadow xuất cảng.


Sau mấy năm thử nghiệm, Lầu Năm góc kết luận, dù chỉ chạy ở tốc độ thấp, tàu này cũng dễ bị radar phát hiện, các bức màn nước cũng chẳng giúp ích gì. Vì thế với chi phí đóng và khai thác 195 triệu USD, Sea Shadow bước vào ngõ cụt trong phát triển công nghệ hải quân.

Sea Shadow nổi danh khi được sử dụng trong thập niên 1990 để quay bộ phim “Ngày mai không lụi tàn” (Tomorrow never dies) trong loạt phim về điệp viên 007 James Bond, phát hành năm 1997. Theo cốt chuyện, một tàu tàng hình thuộc về trùm truyền thông Elliot Carver và khi ở trong hải phận Trung Quốc đã được sử dụng để khiêu khích một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Anh.

Sau bộ phim này, con tàu thử nghiệm Sea Shadow chẳng dùng được vào việc gì nữa. Hải quân Mỹ đã hy vọng một tư nhân nào đó mua lại con tàu, song cuối cùng họ chẳng tìm được khách hàng nào mặc dù tuyên bố tiêu hủy con tàu đã thu hút nhiều sự quan tâm.



Mô hình của tàu quái dị Sea Shadow.

Dù có sẵn tiền thì chẳng phải tư nhân nào cũng có thể mua Sea Shadow. Người ta không thể để nó trong sân một ngôi nhà bình thường vì nó dài gần 48m, rộng hơn 30m và nó cũng không được bảo quản cẩn thận cho lắm.

Một đại diện của nhà sản xuất Lockheed Martin cho biết, trong 4-5 năm gần đây, con tàu không hề được bảo quản, sửa chữa vì thế việc tu sửa nó phải do khách mua tàu tự lo.

Năm 2009, người ta đã thảo luận vấn đề chuyển giao tàu Sea Shadow cho bảo tàng, song không bảo tàng hải quân nào tỏ ý muốn nhận lấy vật trưng bày độc đáo này. Dẫu sao hiện thời chưa phải là mất tất cả vì đại diện Hải quân Mỹ Chris Johnson nói rằng, cho đến phút cuối vẫn có thể tìm ra người mua.


[BDV news]


Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Arab Saudi muốn mua tàu khu trục Aegis của Mỹ



Arab Saudi đã bày tỏ mong muốn sở hữu tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, với khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.


Để đáp ứng quá trình hiện đại hóa hải quân, Arab Saudi muốn mua loại tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis thực thụ với khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Trước đó, Hải quân Arab Saudi đã mua của Mỹ một số tàu duyên hải có trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, cấu hình đơn giản.

Vào cuối tháng 5/2011, Hải quân Mỹ đã thông báo cho các quan chức Arab Saudi rằng, các tàu khu trục mới sẽ mạnh hơn bất cứ con tàu nào đang phục vụ trong biên chế hải quân nước này.



Tàu khu trục lớp Arleigh Burke là những chiếc tàu khu trục duy nhất trên thế giới hội tụ đủ khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Dự kiến, tàu tuần duyên của Arab Saudi có tải trọng thiết kế là 3.000-4.000 tấn, có thể được trang bị biến thể hạng nhẹ của radar SPY-1F, tương tự loại radar Aegis nhẹ trên tàu khu trục của Na Uy.

Radar SPY-1F thiếu năng lực và phần mềm để thực hiện khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, hệ thống điện trên tàu không đáp ứng được nhu cầu cho một radar có khả năng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Hiện tại các tàu khu trục Aegis của Mỹ có tải trọng 9.100 tấn, là "trái tim" của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ. Có khoảng 20 tàu tuần dương và tàu khu trục được trang bị radar SPY-1D, hệ thống Aegis nâng cấp để thực hiện nhiêm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Tương lai, 60 tàu khu trục Arleigh Burke cùng với 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga sẽ được trang bị khả năng phòng thủ tên lửa hoàn thiện. Hệ thống Aegis trên đất liền cũng đang được triển khai hoạt động tại châu Âu trong kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa xuyên lục địa.

Đại úy Cate Mueller, phát ngôn viên của phòng quản lý mua sắm Hải quân Mỹ cho biết, các tàu chiến mặt nước giao hàng cho Arab Saudi với khả năng đối không trung bình, tích hợp khả năng phòng thủ tên lửa, cùng với một số máy bay trực thăng, tàu tuần tra và hệ thống cơ sở ven bờ.

Hiện, Hải quân Arab Saudi thông qua một kế hoạch hiện đại hóa với chi phí lên đến 23 tỷ USD. Một đại diện của Lockheed Martin cho biết “Các tàu khu trục Aegis mới cho Arab Saudi sẽ cung cấp một khả năng phòng thủ tên lửa đáng kể, có thể vượt qua bất kỳ quốc gia vùng Vịnh nào kể cả Israel”.

“Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke được xem là tốt nhất thế giới hiện nay, nếu Arab Saudi có được các tàu này, đây sẽ là một cột mốc rất quan trọng” ,một chuyên gia hải quân Mỹ khẳng định.

Hiện tại, các tàu khu trục Aegis chỉ được xuất khẩu cho 2 đồng minh thân cận của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc xuất khẩu tàu khu trục Aegis cho Arab Saudi có thể gặp phải cản trở từ Quốc hội bởi những lo lắng về rò rỉ công nghệ cao, nhất là từ đầu năm 2011 đến nay các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi gặp bất ổn chính trị.

Một số ý kiến cho rằng, việc xuất khẩu tàu khu trục Aegis cho Arab Saudi là để đối phó lại với mối đe dọa về tên lửa từ Iran. Tuy nhiên, các nhà phân tích không lạc quan và cho rằng, nếu có thì các tàu này chỉ được trang bị ở mức tối thiểu và chắc chắn sẽ không có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo.


[Vitinfo news]



Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

>> “Vũ khí mạng” : Không thể thiếu trong kho vũ khí Anh



Theo nguồn tin từ các bộ trưởng Anh, chính phủ nước này đang phát triển các loại “vũ khí mạng” để chống lại các mối đe dọa từ Internet đối với an ninh quốc gia.



Trung tâm an ninh mạng (CSOC) thuộc Tổng hành dinh Truyền thông tổng hợp GCHQ (Anh)

“Hộp công cụ” – các khả năng có thể xảy ra đe dọa an ninh mạng đang được lắp ráp, lồng ghép nhằm chống lại các hacker có ý định nhắm vào các cơ sở quân sự, cơ sở dữ liệu và các phòng ban quan trọng của Anh.

Trong một cuộc phỏng vấn của Guardian, Nick Harvey, Bộ trưởng quốc phòng Anh thừa nhận sự tồn tại của chương trình vũ khí này và rằng đây là “phần không thể thiếu” trong kho vũ khí Anh.

Các thông tin về loại vũ khí này chưa được tiết lộ, nhưng theo Bộ trưởng quốc phòng Anh, loại vũ khí này do chính phủ quản lý và sẽ được áp dụng, triển khai ở các cơ sở quân sự. Văn phòng nội các và Trung tâm an ninh mạng (CSOC) thuộc Tổng hành dinh Truyền thông tổng hợp GCHQ (Anh) đứng đầu chương trình vũ khí mạng này.

Bộ trưởng quốc phòng Anh cho biết mạng lưới kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng thống như hệ thống vận tải, thông tin và liên lạc. Sự phụ thuộc của hệ thống này vào mạng lưới kỹ thuật số dễ làm nảy sinh cuộc chiến tranh không gian mạng. Và hậu quả của một cuộc tấn công được chuẩn bị kĩ càng để phá hệ thống mạng sẽ gây ra thảm họa.

Tuần trước, hệ thống mạng của Lockheed Martin (Mỹ) - nhà thầu quân sự chính của Mỹ chứa đựng các dữ liệu nhạy cảm về các loại võ khí cũng như các kỹ thuật mà lực lượng Hoa Kỳ sử dụng đã bị tấn công. Đội ngũ an ninh mạng của hãng đã nhanh chóng phát hiện các mối đe dọa và bảo vệ các chương trình của họ tránh bị tổn hại.

Tháng trước, Sony cũng đưa ra công bố về hàng triệu thông tin cá nhân của người sử dụng - bao gồm cả các chi tiết thẻ tín dụng của họ - có nguy cơ bị đánh cắp sau khi hệ thống PlayStation Network bị các hacker tấn công.
[BDV news]


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Indonesia mua 16 T-50 Đại bàng Vàng



Trong lễ ký ở Jakarta, công ty Korea Aerospace Industry (KAI) đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Indonesia cung cấp 16 máy bay huấn luyện phản lực T-50 Golden Eagle, tổng trị giá ước 400 triệu USD.

Tháng 4.2011, KAI đã được chọn làm nhà thầu ưu tiên trong cuộc đấu thầu bán máy bay huấn luyện phản lực mới cho Không quân Indonesia. Trong quá trình đàm phán sau đó, hai bên đã thảo luận các điều kiện và thời hạn giao hàng, trang thiết bị mặt đất, việc bảo dưỡng kỹ thuật và cung cấp phụ tùng.

Theo Korea Herald, hợp đồng vừa ký sẽ có hiệu lực ngay sau khi Bộ Tài chính Indonesia và Ngân hàng Xuất-nhập khẩu Hàn Quốc hoàn tất đàm phán khía cạnh tài chính của hợp đồng. Nếu tất cả các thủ tục được hoàn tất thuận lợi thì hợp đồng này là thương vụ xuất khẩu đầu tiên máy bay T-50.


Hiện nay, T-50 chỉ dùng để huấn luyện phi công tiêm kích của Không quân Hàn Quốc. Trước đó, T-50 đã thua máy bay M-346 Master của Italia trong các cuộc đấu thầu mua máy bay huấn luyện phản lực của không quân UAE và Singapore.

Những chiếc T-50 đầu tiên sẽ được bàn giao cho Indonesia vào năm 2013. T-50 sẽ thay thế các máy bay huấn luyện-chiến đấu vũ Hawk Mk.53 của Không quân Indonesia vốn dự kiến bị loại bỏ trong năm 2011.

Tham dự cuộc thầu, ngoài KAI, còn có Embraer (Brazil), Alenia Aermacchi Italia), Aero Vodochody (Czech) và Rosoboronoexport với các máy bay lần lượt là EMB-314 Super Tucano, M-346 Master, L-159B ALCA và Yak-130. Trong một thời gian dài, 2 loại máy bay Yak-130 của Nga và L-159B của Czech được Indonesia xem như phương án thay thế có thể cho Hawk. Năm 2010, Indonesia đã 2 lần công bố Embraer thắng thầu. Vì thế, việc lựa chọn T-50 là một bất ngờ lớn.

T-50 đã được đưa vào tham gia tranh thầu cùng với sự củng cố quan hệ quốc phòng Hàn Quốc-Indonesia. Hai bên đã ký hợp đồng hợp tác phát triển tiêm kích KF-X thế hệ 4.5.

Trước đó, KAI tuyên bố, T-50 được chọn trong điều kiện cạnh tranh ác liệt với các máy bay khác và công ty hy vọng thương vụ với Indonesia sẽ có hiệu ứng tích cực khi đàm phán bán T-50 cho Israel, Ba Lan, Mỹ và Ấn Độ.

Quân đội Indonesia cùng từng tuyên bố không loại trừ khả năng mua máy bay huấn luyện của một hãng dự thầu khác sau khi ký hợp đồng với hãng thắng thầu.

T-50 do KAI hợp tác với Lockheed Martin (Mỹ) phát triển trong một dự án 13 năm, trị giá khoảng 2.000 tỷ won (1,8 tỷ USD). Theo KAI, việc sử dụng Golden Eagle cho phép giảm 20% giờ bay và 30% thời gian huấn luyện.

T-50 Golden Eagle 2 chỗ ngồi, có khả năng đạt tốc độ đến 1.700 km/h, tầm bay đến 1.900 km. Thiết bị avionics, các hệ thống điều khiển bay và cánh của T-50 do Lockheed Martin sản xuất. T-50 được trang bị động cơ F404 của General Electric (Mỹ).

Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, Không quân Indonesia còn dự định sử dụng T-50 làm tiêm kích hạng nhẹ.
[VietnamDefence news]


Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

>> 50 tỷ USD được Mỹ chi cho máy bay ném bom chiến lược mới



Ông Ashton Carter, Cục trưởng Cục mua sắm và công nghệ, Bộ Quốc phòng Mỹ đã gặp các quan chức công ty Northrop Grumman và công nghiệp quốc phòng để thảo luận triển vọng chế tạo và mua sắm máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới NGB (Next Generation Bomber).

Dự kiến, Mỹ sẽ chi tổng cộng 40-50 tỷ USD cho chương trình phát triển và mua sắm NGB.

Lầu Năm góc dự định hiện đại hóa các máy bay В-2 được chế tạo trong thập niên 1990 và không hiện đại hóa 6 chiếc В-1В sản xuất trong thập niên 1980.
Năm 2012, Mỹ sẽ chi 3,7 tỷ USD cho dự án NGB. Khoản kinh phí bổ sung 800 triệu USD sẽ được chi để phát triển tên lửa hành trình hạt nhân mới.

Hình ảnh giả định NGB của Northrop Grumman(defaiya.com)


Bộ Quốc phòng Mỹ dự định mua NGB với đơn giá không quá 550 triệu USD/chiếc. Không quân Mỹ sẽ nhận được tổng cộng 80-100 máy bay ném bom mới. Chúng sẽ thay thế toàn bộ 66 máy bay ném bom B-1B Lancer, 20 B-2 Spirit và 85 B-52 Stratofortress hiện có trong trang bị. Dự án chế tạo NGB sẽ bắt đầu được cấp kinh phí vào năm 2012. Trong 5 năm tới, Mỹ sẽ chi tổng cộng 3,7 USD cho dự án.

Đặc điểm của dự án NGB sẽ là toàn bộ công tác phát triển máy bay, cũng như tính năng kỹ thuật sẽ được bảo mật hoàn toàn, còn chi phí cho dự án sẽ được công khai. Điều khiến các công ty Mỹ lo ngại là Lầu Năm góc có thể ký hợp đồng phát triển NGB với mức giá cố định thay vì hợp đồng dạng “chi phí+” như với nhiều dự án trước đó.

Thông tin chi tiết về NGB hiện chưa được tiết lộ. Dự kiến máy bay mới sẽ được nhận vào trang bị vào năm 2018. NGB sẽ là bước quá độ chuyển sang máy bay ném bom siêu âm mới “2037 Bomber” (Máy bay ném bom năm 2037), vốn chưa được bắt đầu phát triển. Dự định tham gia dự án NGB có Northrop Grumman, Boeing và Lockheed Martin. Theo một số nguồn tin, các công ty này đã nhận được 1 tỷ USD để phát triển các công nghệ cho NGB.

Chương trình phát triển NGB bắt đầu vào năm 2007 được tiếp tục đến giữa năm 2009, khi Lầu Năm góc công bố dự định tăng hạn sử dụng các máy bay ném bom B-1B, B-52 và B-2 hiện có, cũng như ngừng cấp kinh phí cho chương trình chế tạo NGB. Đầu năm 2011, Mỹ quyết định nối lại dự án. Hiện chưa rõ công ty nào sẽ đảm nhiệm nghiên cứu chế tạo NGB.

Chi tiết kỹ thuật về máy bay mới vẫn được bảo mật. Theo thông tin chính thức chỉ biết rằng, máy bay sẽ có 2 chế độ bay có và không có người lái, có khả năng đột phá phòng không đối phương và mang vũ khí hạt nhân.
[VietnamDefence news]


Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

>> Mỹ mua 33.000 tên lửa JAGM



Lục quân, Hải quân và Lính thuỷ đánh bộ Mỹ dự định chi khoảng 5 tỷ USD để mua 33.000 tên lửa không đối đất JAGM (Joint Air-to-Ground Missile).

Tham gia thầu chế tạo các tên lửa này có Công ty Lockheed Martin và Tập đoàn Raytheon\Boeing của Mỹ.

Các nhà quân sự Mỹ dự định đưa tên lửa mới vào trang bị trong năm 2016. Tên lửa mới sẽ được tích hợp với hệ thống vũ khí của các máy bay trực thăng AH-64D Apache Longbow, MH-60R\S Seahawk, AH-1Z Viper, máy bay không người lái MC-1C Gray Eagle, máy bay tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet và F-35 Lightning II.

Giá hợp đồng chế tạo và thử nghiệm JAGM dự tính 7 tỷ USD. Chiều dài của JAGM là 1,8m, đường kính 17,8cm, trọng lượng 48,9kg.

Các tên lửa mới JAGM sẽ dùng để thay cho 3 loại tên lửa hiện có trong biên chế của Quân đội Mỹ, bao gồm tên lửa BGM-71 TOW, AGM-114 Hellfire và AGM-65 Maverick.

Dự kiến, việc thầu cung cấp tên lửa cho quân đội Mỹ sẽ được hoàn thành vào ngày 31/5/2011. Thông tin về công ty thắng thầu sẽ được công bố sau 2 tháng.



Tên lửa mới JAGM của quân đội Mỹ


Theo yêu cầu của giới quân sự Mỹ, JAGM cần phải đảm bảo tiêu diệt các mục tiêu mặt đất của đối phương ở cự ly không nhỏ hơn 28km.

Theo các dữ liệu của Raytheon, ưu điểm chính của biến thể tên lửa do công ty này chế tạo là đầu đạn không cần thiết bị làm mát, được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại.

Hệ thống dẫn đường này cho phép loại bỏ hệ thống làm mát phức tạp, giảm trọng lượng của tên lửa. Đồng thời, việc tích hợp các hệ thống vũ khí vào hệ thống vũ khí của trực thăng và máy bay tương đối đơn giản.


JAGM được tích hợp vào hệ thống vũ khí của trực thăng AH-64D Apache Longbow


Công ty Lockheed Martin khẳng định, trong biến thể JAGM của họ sử dụng đầu đạn dẫn hướng hồng ngoại và laser bán chủ động trên cơ sở đầu đạn tác chiến của các loại tên lửa AGM-114 Hellfire, AGM-114L Longbow Hellfire và FGM-148 Javelin. Theo số liệu của công ty, các hệ thống này cho phép nâng cao độ chính xác tiêu diệt mục tiêu của tên lửa.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang