Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 08 tháng 1 2012

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

>> Trung Quốc tăng bất thường các cuộc tập trận đổ bộ


Hạm đội Nam Hải đã tập trung huấn luyện các khoa mục như tác chiến đổ bộ, chống tàu ngầm… tăng cường phản ứng nhanh.

Ngày 11/1, tờ “Đại Công báo” Hồng Kông có bài viết cho rằng, trong thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và mới, Hải quân Trung Quốc tăng cường huấn luyện quy mô lớn, các binh chủng và tàu thuyền như tàu ngầm, tàu khu trục, thuyền máy (ca-nô), lực lượng trên không đều tới tấp tăng cường tập trận chung, nâng cao khả năng tác chiến hiệp đồng.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ

Ba hạm đội lớn gồm Hạm đội Nam Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Bắc Hải đều tăng cường huấn luyện có tính mục đích, đột phá một loạt vấn đề nan giải trong huấn luyện, tăng cường khả năng tác chiến ứng phó khẩn cấp.

Những năm gần đây, tranh chấp các vùng biển như biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng liên tục tăng lên,

nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi trên biển ngày càng nặng nề. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng, phát triển hải quân Trung Quốc được quan tâm rộng rãi.

Ngày 6/12/2011, khi hội kiến với các đại biểu Đại hội Đảng bộ Hải quân PLA lần thứ 11,

Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cho rằng,

đẩy nhanh xây dựng chuyển đổi hải quân, mở rộng và tăng cường chuẩn bị đấu tranh quân sự, thúc đẩy vững chắc hiện đại hải quân,

đóng góp mới và lớn hơn cho việc bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới.

Hạm đội Nam Hải diễn tập đổ bộ

Từ tháng trước đến nay, các tờ báo quân sự chính của Trung Quốc như báo Giải phóng quân, mạng quân sự chinamil,

trang mạng của Bộ Quốc phòng, CCTV quân sự… đã tiến hành đưa tin rộng rãi về công tác tập trận của Hải quân Trung Quốc.

Cuộc tập trận hàng năm của Hải quân cũng bắt đầu từ tuần trước.

Chi đội thuyền máy của Hạm đội Nam Hải tập trung vào các khoa mục như tác chiến đổ bộ, săn ngầm ở dưới biển sâu…, bám sát thực tiễn chiến đấu, tổ chức huấn luyện có khoa học.

Chú trọng nâng cao khả năng phản ứng nhanh cho bộ đội và khả năng đổ bộ trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và vùng biển mới lạ, gia tăng mức độ huấn luyện hiệp đồng giữa các tàu chiến khác nhau.

Các loại tàu chiến khác nhau như tàu đổ bộ, tàu săn ngầm tổ chức thành biên đội liên hợp, diễn tập tiến hành tấn công liên hợp đối với các mục tiêu trên không, trên mặt biển và dưới mặt biển. Chi đội thuyền máy này hoàn thiện đề án đổ bộ như chạy trong bụi nước, hoạt động tại vùng biển phức tạp và vùng nước nhỏ hẹp giữa các đảo đá,

tổ chức cho bộ đội trải nghiệm thực tế chiến đấu ở vùng biển lạ và trong các khu vực nước chảy xiết phức tạp, tăng cường khả năng tác chiến ứng phó khẩn cấp.

Chi đội tàu đổ bộ của Hạm đội Đông Hải cũng tập trung giải quyết những vấn đề nan giải trong huấn luyện liên hợp.

Đồng thời phá vỡ giới hạn giữa các quân binh chủng, tổ chức tập trận chung cho tập đoàn quân của Lục quân, chi đội tàu khu trục của Hải quân và lực lượng bảo đảm,

đã tổ chức tập trận chiến đấu thực tế (người thật, đạn thật) liên hợp, đã nâng cao hiệu suất huấn luyện, đã kiểm tra trang bị của nhiều quân binh chủng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tập trận cả ngày lẫn đêm

Trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tiết lộ, lực lượng máy bay của Hạm đội Bắc Hải đã tiến hành dự báo đầy đủ về ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ thấp, khí tượng trên biển phức tạp, tình huống đặc biệt trên không có thể xuất hiện và vấn đề khó trọng điểm trong huấn luyện, ngày 6/1 đã hoàn thành tốt tập trận bay đầu năm mới.

http://nghiadx.blogspot.com


Vào trung tuần tháng 12/2011, nhiều tàu ngầm của một chi đội hải quân đã tập trận với tàu khu trục và máy bay trực thăng chống tàu ngầm, làm thay đổi phương thức huấn luyện tàu ngầm sớm đi tối về trước đây, gia tăng mức độ huấn luyện liên tục cả ngày lẫn đêm với cường độ cao, làm nổi bật huấn luyện hiệp đồng, đã nâng cao hiệu quả huấn luyện tầm xa.

Trong huấn luyện qua đêm đã hoàn thành nhiều khoa mục có độ khó cao như “đột phá khu vực phong tỏa chống tàu ngầm lập thể hải, không quân”, phá giải một loại vấn đề khó trong huấn luyện, đạt mục đích một lần luyện nhiều khả năng.

http://nghiadx.blogspot.com


Năm 2011, chi đội tàu ngầm, sư đoàn hàng không của hải quân, chi đội tàu khu trục, chi đội tàu hỗ trợ đã lần lượt triển khai hơn 20 cuộc tập trận chung.

>> Ấn Độ chi 1,1 tỉ USD mua trang bị vũ khí Israel?


Công ty Israel IAI vừa nhận một hợp đồng có giá trị kỷ lục trong lịch sử tồn tại của công ty để chuyển giao một loạt máy bay chiến đấu, đạn tên lửa....

Công ty Israel IAI vừa nhận một hợp đồng có giá trị kỷ lục trong lịch sử tồn tại của công ty để chuyển giao một loạt máy bay chiến đấu, đạn tên lửa, tổ hợp máy bay không người lái và hệ thống trinh sát.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa phòng không Spyder/ Ảnh minh họa

Theo Globes, tổng trị giá của hợp đồng nói trên ước đạt 1,1 tỉ USD. Thông tin về hợp đồng trị giá kỷ lục của IAI đã xuất hiện trên thị trường chứng khoán ở Tel Aviv, nhưng hiện vẫn chưa rõ ai là khách hàng.

Tuy nhiên, Globes dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ đăng tải, quốc gia này đã tích cực đàm phán một hợp đồng vũ khí lớn với phía Israel.

Hiện tại, cả IAI và phía Ấn Độ đều chưa lên tiếng khẳng định sự tồn tại của hợp đồng quân sự nói trên.

Tờ Globes đăng tải, nhiều công ty công nghiệp quốc phòng Israel đang tích cực đàm phán với phía Ấn Độ để nhận một hợp đồng quân sự kỷ lục.

Cần nhấn mạnh rằng, giám đốc IAI Itzhak Nissanm, người không thường xuyên tham gia đàm phán với đối tác nước ngoài, đã có cuộc đàm phán kín với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ.

Thông tin chi tiết về đơn hàng vũ khí Ấn Độ định mua vẫn chưa được công bố.

Trong vài năm gần đây, Ấn Độ đã chi nhiều tỉ USD để mua sắm vũ khí-trang bị do các công ty quốc phòng Israel sản xuất. Cụ thể, năm 2009, Ấn Độ đã chi 1,1 tỉ USD mua tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Barak-8.

Cùng năm, công ty Rafael của Israel cũng nhận được hợp đồng bán cho Ấn Độ 18 tổ hợp tên lửa phòng không Spyder trị giá 1 tỉ USD. Theo nhận định của UPI, trong 10 năm qua, Ấn Độ tổng cộng đã chi ra khoảng 10 tỉ USD để mua vũ khí-trang bị từ Israel.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

>> Tàu 3 thân của Mỹ bị sao chép


Trung Quốc và Ấn Độ đang bắt tay thực hiện chương trình phát triển chiến hạm tương lai cho hải quân lấy ý tưởng từ thiết kế ba thân (Trimaran) của Mỹ.

Thiết kế được nói tới thuộc chiến hạm USS Independence (LCS 2).

Trimaran của Hải quân Ấn Độ

Các nhà thiết kế Ấn Độ đang làm việc để thiết kế một chiến hạm tương lai trong thời gian 10 năm tới, đó là một chiến hạm tàng hình với thiết kế ba thân, và họ thừa nhận việc lấy ý tưởng từ thiết kế của USS Independence.

Theo đó, chiếc Trimaran trong tương lai của Ấn Độ sẽ được thiết kế ưu tiên khả năng tàng hình. Do đó, các loại vũ khí chính như tên lửa, ngư lôi... sẽ được đưa vào trong thân tàu. Đồng thời, phần thân tàu được thiết kế tạo góc cạnh để giảm khả năng phản xạ tín hiệu radar đối phương.

Ông KN Vaidyanathan, trưởng nhóm thiết kế dự án cho biết, ngoài việc giảm tiết diện mặt cắt radar, chiến hạm tương lai còn giảm các dao động sóng âm khi di chuyển dưới nước, đồng thời, giảm độ bộc lộ hồng ngoại và các tín hiệu khác.

Không chỉ vậy, chiến hạm Trimaran tương lai sẽ được trang bị radar đa chức năng và tất cả các ống phóng tên lửa thẳng đứng. Các ống phóng ngư lôi được bố trí ở bên trong của hai bên sườn tàu, giống như ở chiến hạm hộ tống Project 20380 của Hải quân Nga. Tàu còn mang được một trực thăng chống ngầm Kamov.

Ngoài ra, dựa vào thiết kế của tàu LCS 2 của Hải quân Mỹ, các nhà thiết kế Ấn Độ cũng đưa ra ý tưởng sẽ chế tạo chiến hạm tương lai của họ theo kiểu mô đun để có thể nhanh chóng thay đổi vai trò và nhiệm vụ cho con tàu.




Clip mô phỏng chiến hạm Trimaran tương lai của Hải quân Ấn Độ. "Siêu chiến hạm" ba thân Trung Quốc


Đối với Trung Quốc, họ cũng đã đưa ra ý tưởng thiết kế chiến hạm ba thân cho tương lai. Trong trường hợp này, USS Independence (LCS 2) của Hải quân Mỹ chính là ý tưởng để Hải quân Trung Quốc phát triển chiến hạm tương lai của họ.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm USS Independence của Mỹ (trên) và hình mô phỏng chiến hạm LCS tương lai của Hải quân Trung Quốc (dưới).


Tuy nhiên, Trung Quốc lại đi theo một hướng phát triển khác với Ấn Độ. Hải quân Trung Quốc đã chế tạo thành công một chiến hạm dùng cho nhiệm vụ tuần duyên với kích cỡ nhỏ, mục đích chủ yếu để phục vụ cho việc thử nghiệm, từ đó, họ sẽ tìm ra các phương án tối ưu cho thiết kế chiến hạm Trimaran thực thụ của mình trong tương lai.

Trong tháng 11/2011, Trung Quốc đã chạy thử nghiệm lần đầu tiên đối với chiến hạm này, và chuyến thử nghiệm được cho là đã thành công.

Đối với chiến hạm Trimaran tương lai mà Hải quân Trung Quốc đang phát triển, tất cả mới chỉ lộ diện về mặt hình ảnh mô phỏng, các chi tiết về hệ thống vũ khí của tàu chưa được tiết lộ.

Tuy nhiên, với tham vọng tăng cường sức mạnh Hải quân của mình, chiến hạm Trimaran của Trung Quốc chắc chắn sẽ được ưu tiên trang bị những loại vũ khí hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh chiến hạm Trimaran mới được Trung Quốc chế tạo thử nghiệm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần duyên ba thân của Trung Quốc trong chuyến thử nghiệm hồi tháng 11/2011 vừa qua.


>> Khó tàng hình… khiếm khuyết


Trung Quốc gần đây đã cho ra mắt tàu lớp Hồ Bắc (Houbei - Type 22) thế hệ mới với những tính năng kỹ chiến thuật khá độc đáo.

Thế nhưng, sự khác lạ cả về… “cái áo khoác” sơn phủ bên ngoài cũng không thể che đậy hết những khiếm khuyết còn tồn tại.

Được coi là điểm nhấn của chiến lược hiện đại hóa hải quân Trung Quốc đến năm 2020, Hồ Bắc (Type 22) có khả năng tác chiến linh động và tấn công nhanh các mục tiêu cả trên không, bộ và trên biển.

Nguỵ trang kiểu truyền thống

Houbei thuộc dạng tàu chiến 2 thân, có khả năng tàng hình, tốc độ cao (khoảng 58 km/giờ), mang tên lửa, thuộc thế hệ tàu chiến mới nhất của lực lượng Hải quân Trung Quốc. Thiết kế đặc biệt của tàu cho phép giảm tín hiệu radar đến mức tối đa. Thân tàu dốc với những cửa sổ có cạnh hình răng cưa hạn chế phản xạ radar. Ngoài ra, tàu còn sử dụng công nghệ ngụy trang truyền thống với các màu sơn khác nhau tùy thuộc vào khu vực triển khai tàu. Ở miền Bắc, tàu được phủ “tấm áo choàng” với 4 màu sơn: đen, xám, xanh, trắng. Ở miền Nam, màu sơn sáng hơn với 3 màu chủ đạo trắng, xám, xanh. Tốc độ cao không chỉ giúp tàu có khả năng chiến đấu tốt hơn mà còn giúp tàu tránh né được radar đối phương một cách khá hiệu quả.

Tuy vậy, khả năng tàng hình không phải là thế mạnh chủ chốt của tàu. Chính thiết kế 2 thân của tàu mới thu hút được sự chú ý của nhiều người. Phải nói đây là một ý tưởng không mới, nhưng táo bạo. Từ xưa, thiết kế hai thân đã được sử dụng trong thuyền buồm thể thao. Cuối thế kỉ 20, không ít nước đã thử nghiệm thiết kế 2 thân cho phà tốc độ cao, rất nhiều tàu nhỏ, có nhiệm vụ trợ chiến được thử nghiệm cũng dùng thiết kế này, tuy nhiên hiếm có Hải quân nước nào mạo hiểm dùng thiết kế này cho tàu có nhiệm vụ trực tiếp tác chiến.

Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên trên thế giới sử dụng kiểu thiết kế 2 thân cho tàu chiến (Hải quân Mỹ hiện cũng đang phát triển FSF 1 "Sea Fighter” cho nhiệm vụ tuần duyên). Thiết kế 2 thân có rất nhiều ưu điểm: cho phép tàu hoạt động với vận tốc lớn, lý trình dài, có tính ổn định cao hơn khi chạy với tốc độ cao so với tàu có thiết kế một thân thông thường, giúp tàu có thể hoạt động được ở những vùng nước nông, đặc biệt khi kết hợp với các chiến hạm và máy bay ném bom có căn cứ ở đất liền, tàu là một bổ trợ lý tưởng cho nhiệm vụ bảo vệ đường bờ biển dài của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Houbei tham gia tập trận.


Houbei được trang bị 8 tên lửa chống hạm loại C-801/802/803, đặt trên 2 bệ phóng phía đuôi tàu. Những tên lửa này có tầm hoạt động xa, từ 150 đến 200 km, có thể liên lạc với trực thăng và máy bay cánh cố định để nhận những thông tin mới nhất về mục tiêu. Ở giai đoạn cuối của chu trình bay, tên lửa có thể đạt tốc độ siêu âm (Mach 1,5). Hệ thống phòng không của tàu gồm các tên lửa hạm đối không FLS-1 với 12 tên lửa loại QW lớp MANPAD, 1 khẩu pháo AO-18 30mm và hệ thống pháo phòng không tầm gần AK-630 của Nga, có tốc độ bắn 5000 vòng trên phút, tầm bắn 4km đặt ở boong trước.

Để phục vụ mục đích chiến đấu gần bờ, tàu được trang bị 2 bệ phóng với 8 tên lửa hành trình, tấn công mặt đất tầm xa Hongniao, sản xuất dựa trên nguyên mẫu tên lửa Kh-SD/65 của Nga, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu nổ thường, tầm hoạt động từ 600 đến 3000 km, với trần bay từ Mach 0,7-0,8. Về thiết bị vô tuyến, tàu được trang bị hệ thống radar rà soát bề mặt Type 362, hệ thống radar định hướng và thiết bị định hướng quang điện HEOS 300.

http://nghiadx.blogspot.com
Houbei được thiết kế theo kiểu 2 thân.
Houbei thích hợp tác chiến trong vai trò phòng thủ, bảo vệ những khu vực gần bờ. Tuy nhiên nó cũng là lựa chọn tuyệt vời bởi khả năng tấn công vượt trội cho chiến lược “phòng thủ chủ động”. Nhiều nhà phân tích cho rằng, mối đe dọa thực sự của lực lượng hải quân Trung Quốc hiện nay không đặt vào các tàu sân bay và những tàu chiến lớn mua từ Nga, mà nằm ở những tàu ngầm diesel và những tàu chiến nhỏ có tốc độ cao như Houbei. Loại tàu này sẽ thực sự phát huy sức mạnh khi được tác chiến cùng các tàu ngầm diesel và tên lửa đường đạn, trở thành một “vật cản” cho bất cứ một tàu chiến hay thậm chí là tàu sân bay nào có ý định tiến vào vùng biển mà Trung Quốc đang nắm giữ.

Những điểm yếu chí tử

Phải chăng Houbei kiểu 022 “hoàn hảo không tì vết”? Nhiều chuyên gia quân sự đã đưa ra những phân tích, mà theo đó Houbei không phải là không có yếu điểm. Thứ nhất, thiết kế 2 thân nổi bật của tàu lại ẩn chứa nhiều nguy cơ cho bản thân nó. Để đảm bảo độ bền vững cho phần thân chìm dưới nước ở thời điểm MUNK (phá vỡ sự ổn định của tàu, thường khiến tàu xoay vuông góc với dòng chảy), các nhà thiết kế chắc hẳn sẽ lắp đặt thêm bộ phận ổn định, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tính động lực học của tàu và đòi hỏi 1 hệ thống diều khiển khá phức tạp. Thứ hai, tàu dùng nhôm làm chất liệu đóng tàu, giúp giảm trọng lượng, đồng thời tăng tốc độ hoạt động cho tàu. Tuy nhiên, chất liệu này lại khiến tàu dễ bị biến dạng khi gặp những lực tác động lớn.

Thứ ba, hệ thống tên lửa chống hạm hoạt động một cách bị động, phụ thuộc vào máy bay cánh cố định hay trực thăng cũng là một trong những yếu điểm của tàu. Thứ tư, vùng hoạt động nhỏ, hệ thống phòng không yếu nên chắc chắn tàu sẽ trở thành “miếng mồi ngon” cho trực thăng và tàu ngầm đối phương. Ngoài ra, đây là loại tàu chiến nhỏ, khó có khả năng hoạt động xa bờ hoặc chiến đấu dài ngày trên biển. Cuối cùng, sức mạnh của các tàu Houbei mới chỉ được Trung Quốc “quảng bá” chứ chưa hề được “thử lửa” trên chiến trường. Vì vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng không nên quá lo lắng về sức mạnh của Hồ Bắc.

>> Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm


Cả Mỹ và Đài Loan đều xác nhận, Hải quân Trung Quốc đã phóng thử 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) Type-094.

Tờ Washington Times dẫn một báo cáo trực tuyến của Quốc hội Mỹ hôm 4/1 cho biết, đầu năm 2012, Trung Quốc có thể đã triển khai vụ phóng thử nghiệm bí mật của tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2, một trong ba loại tên lửa chiến lược tầm xa mới của Trung Quốc.

Richard Fisher, một chuyên gia phân tích quân sự của quân đội Mỹ cho biết, trong những ngày đầu năm mới 2012, Trung Quốc đã phóng thử 6 tên lửa JL-2 từ dưới nước, trong vùng cảng quân sự phía Bắc của cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, nơi Trung Quốc đang bố trí ít nhất 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Hạm đội Bắc Hải, đặt tại căn cứ hải quân Tiểu Bình Đảo.



http://nghiadx.blogspot.com
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 8/10 cũng đã chính thức xác nhận Trung Quốc đã bắn thử tên lửa JL-2 nhân dịp năm mới.

Ông Fisher cho biết, "Quân đội Trung Quốc gần như muốn chứng minh điều này. Nếu các cuộc thử nghiệm SLBM mới thành công, Tàu ngầm nguyên tử chiến lược (SSBN) Type-094 sẵn sàng thực hiện tuần tra chiến đấu với tên lửa mới".

"Chúng tôi đang giám sát các vụ phóng tên lửa tiếp theo của PLAN", ông này cho biết thêm.

http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 của Hải quân Trung Quốc tại một quân cảng. SSBN Type-094 có thể mang 12 SLBM JL-2.


Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại úy John Kirby nói rằng: "Chúng tôi đã theo dõi chương trình JL-2 trong nhiều năm. Trung Quốc đã gặp phải những vấn đề kỹ thuật khiến họ phải liên tục trì hoãn việc ra mắt tên lửa mới".

Chuyên gia quân sự Mỹ Roger Cliff, một người cũng chuyên nghiên cứu sức mạnh quân sự Quân đội Trung Quốc gần đây đã viết bài đăng trên tờ Defense News rằng, có thể, Trung Quốc sẽ thực hiện một đợt "thử nghiệm quân sự lớn”. Trong số đó bao gồm cả việc phóng tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D.

Nếu thông tin trên là chính xác, các cuộc thử nghiệm DF-21D có tầm quan trọng tương tự như việc Trung Quốc bắn rơi thành công một vệ tinh khí tượng hồi năm 2007 và hay cho J-20 cất cánh vào đầu năm 2011.

Việc mở rộng thử nghiệm vũ khí mới của Trung Quốc có thể để gây sức ép với người dân Đài Loan trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội sắp tới tại hòn đảo này.

ICBM DF-31, nguyên mẫu của JL-2.

http://nghiadx.blogspot.com
DF-31

Tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 được Viện Công nghiệp và Khoa học Hàng Không Trung Quốc thiết kế. Tên lửa này được phát triển dựa vào tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn Đông Phong 31 (DF-31).

JL-2 là một trong ba loại tên lửa chiến lược tầm xa của Trung Quốc, nó có tầm bắn tối đa khoảng 8.000 km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân với công suất khác nhau, từ 25 - 1.000 kiloton, sức phá hủy của nó gấp khoảng 80 quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

>> Nga: Lá chắn tên lửa Mỹ có liên quan đếnTrung Quốc


Thiếu tướng Vladimir Dvorkin nói rằng lá chắn này sẽ đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.

Nói về sự hiện diện của các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin nói rằng lá chắn này sẽ đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.

Thiếu tướng Dvorkin thuộc Học viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: Nhật Bản và Hàn Quốc đã được trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.


http://nghiadx.blogspot.com
Về cơ bản, hệ thống phòng thủ tên lửa (màu xanh) sẽ có nhiệm vụ đánh chặn các mục tiêu của kẻ thù (màu vàng, màu hồng) khi hệ thống rađa (màu tím) phát hiện ra mục tiêu nguy hiểm


"Một hệ thống phòng thủ tên lửa Thái Bình Dương không phải là vấn đề trong tương lai xa. Nhật Bản đã sở hữu 4 hệ thống này, hai tàu khu trục của Hàn Quốc được trang bị các hệ thống Aegis. Nhật còn đang muốn tăng con số này lên 6 hệ thống".

Ông Dvorkin cũng nói thêm: Nhật đã chặn đứng các mục tiêu đạn đạo với sự hỗ trợ từ phía Mỹ. Dựa trên địa điểm bố trí các cơ sở phòng thủ tên lửa đặc biệt đó, chúng đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.

"Đây là một hệ thống phòng thủ tên lửa đang hoạt động. Và chắc chắn là chúng đe dọa tới tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là so với của Nga".

Cũng trong các phát hiện này, vị tướng Nga còn nói rằng Trung Quốc cũng sẽ liên quan tới các cuộc đàm phán sắp tới về vấn đề phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và châu Á.

"Chúng ta không thể chỉ nhìn hệ thống này trong khuôn khổ đối thoại giữa Nga, Mỹ và NATO. Bởi vì Trung Quốc là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động lên các quan điểm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc" - ông Dvorkin nói.

Trong khi đó, Alexey Arbatov - lãnh đạo của Trung tâm An ninh quốc tế cũng thuộc học viện trên gợi ý rằng Nga nên thay đổi cách thức đàm phán về các cơ sở phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu.

"Các đàm phán về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu nên được khởi động lại, và nên thay đổi về cách thức. Điều cần thiế là phải nói về khả năng tương thích của hệ thống phòng thủ không gian của Nga và chương trình của NATO, chứ không phải là về khả năng tham dự của Nga vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hay của NATO".

Arbatov sau đó đề xuất rằng Mỹ cũng có thể muốn đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ của Nga không nhằm vào lãnh thổ của họ.

"Moscow yêu cầu Washington phải đưa ra các đảm bảo mang tính pháp lý rằng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu không nhằm chống lại Nga. Sau đó, chúng ta mới nghĩ đến việc Nga có thể đưa ra điều gì đảm bảo với Mỹ rằng hệ thống phòng thủ không gian của Nga không nhằm vào Mỹ".

Arbatov cho rằng trên thực tế, các hệ thống này cùng theo đuổi một mục đích.

Arbatov nói thêm các cuộc đàm phán về hệ thống phòng thủ này của Mỹ tại châu Âu nên được tiến hành cùng lúc với các cuộc thương lượng về một hiệp ước mới đối với các loại vũ khí tấn công chiến lược, các vũ khí có độ chính xác cao và các vũ khí thông thường.

"Tôi nghĩ rằng nếu như cách thức được thay đổi theo cách này, rất nhiều vấn đề sẽ được coi như giải pháp thực tế hơn so với một sự tuyên truyền chính trị".

Tháng trước, Mỹ đưa ra các thông tin về việc bố trí lại các tàu chiến với tên lửa điều khiển ở các vùng biển gần biên giới Nga. Chính quyền Mỹ lên kế hoạch triển khai các đơn vị chống tên lửa tại các tàu quanh Tây Ban Nha và ở Romania, Thổ Nhĩ Kỳ thay vì trên đất Ba Lan và Cộng hòa Séc.

Phía Nga cho rằng động thái này nhắm vào các lực lượng hạt nhân của Nga và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã phản ứng một cách "cứng rắn" bất thường.

Để đáp trả lại động thái này của Mỹ, Tổng thống Nga đã cho kích hoạt hệ thống rađa giám sát toàn bộ các tên lửa có thể được phóng tại lục địa châu Âu, bao gồm cả lãnh thổ Anh.

Những diễn biến quanh hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và căng thẳng leo thang tại Syria khiến cho nhiều nhà phân tích của Nga lo ngại rằng Nga - Mỹ đang có nguy cơ cận kề với một cuộc chiến tranh lạnh mới.

>> Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom tàng hình để đối phó Trung Quốc


Vào giữa thập niên 20 tới, Mỹ có khả năng sản xuất được khoảng 100 máy bay ném bom tàng hình kiểu mới được trang bị vũ khí laser hiện đại.

Ngày 6/1, tạp chí “Tuần san Hàng không” Mỹ có bài viết cho rằng, gần đây chiến lược quân sự mới của Mỹ cùng với việc đang tiến hành điều chỉnh trọng điểm chi tiêu quốc phòng, sẽ đẩy nhanh phát triển máy bay ném bom tàng hình kiểu mới từng bị đình trệ trước đây, gia tăng đầu tư cho nghiên cứu phát triển máy bay do thám kiểu mới. Điều này sẽ làm cho công nghiệp hàng không Mỹ được lợi rất nhiều.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tàng hình B-2 hiện nay của quân đội Mỹ


Được biết, Quốc hội Mỹ đã đồng ý cắt giảm 487 tỷ USD ngân sách chi tiêu quân sự trong 10 năm tới, hơn nữa nếu mức độ cắt giảm nợ công Liên bang vào tháng 1/2013 không đủ 1.200 tỷ USD, chi tiêu quân sự của Mỹ sẽ tiếp tục cắt giảm 600 tỷ USD.

Điều đã xác định là, chi tiêu cho Lục quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ bị cắt giảm, nhưng đầu tư cho lực lượng tác chiến chiến lược tầm xa sẽ được tăng cường, để đáp ứng nhu cầu tác chiến ở các khu vực như Trung Quốc, Iran, CHDCND Triều Tiên. Đối với vấn đề này, Không quân Mỹ sẽ gia tăng mức độ đầu tư cho chương trình máy bay ném bom tàng hình kiểu mới.

Ngay từ đầu năm 2011, Không quân Mỹ đề xuất cần đầu tư 3,7 tỷ USD trong 5 năm tới để phát triển loại máy bay ném bom tàng hình tầm xa kiểu mới này.

Nếu được thúc đẩy thuận lợi, có triển vọng vào giữa thập niên 20 của thế kỷ này, sẽ sản xuất được khoảng 100 máy bay ném bom tàng hình kiểu mới, mục đích chủ yếu là tăng cường lớn sức mạnh chiến lược cho Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám MC-12W


Các nguồn tin từ Không quân Mỹ cho biết, trong tương lai có thể trang bị vũ khí laser hiện đại cho máy bay ném bom kiểu mới này. Có phương tiện truyền thông phỏng đoán, việc phát triển và triển khai loại máy bay ném bom này chủ yếu nhằm vào Trung Quốc.

Mỹ còn tăng cường đầu tư vào máy bay do thám để hỗ trợ cho kế hoạch tác chiến chống bạo loạn và chống du kích. Hiện nay, “Kế hoạch Tự do” của Không quân Mỹ đã bàn giao một lô máy bay do thám MC-12W, nó sẽ phát huy tác dụng lâu dài.

Đồng thời, Lục quân Mỹ cũng có hệ thống do thám trên không tăng cường của mình. Ngân sách quốc phòng được điều chỉnh như thế nào đối với phương án vốn cho lực lượng trinh sát/do thám trên không của Lục quân Mỹ vẫn còn chưa xác định.

Nhưng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta nhấn mạnh, công nghệ không gian dùng cho do thám, máy bay không người lái và hệ thống mạng sẽ đều tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của ngân sách quốc phòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ


Một nhiệm vụ phát triển quan trọng của Không quân Mỹ chắc chắn là máy bay chiến đấu F-35. Hiện nay vẫn chưa rõ việc phát triển F-35 có bị cắt giảm ngân sách theo sự điều chỉnh mới về chính sách quốc phòng hay không.

Có chuyên gia cho rằng, máy bay chiến đấu F-35 sẽ được nghiên cứu phát triển 3 phiên bản, nhưng sản lượng trong 5 năm tới sẽ giảm đi.

Hiện nay, Nhật Bản và Israel đều đang tích cực tìm kiếm mua sắm máy bay chiến đấu F-35, điều này ở mức độ nào đó làm giảm vấn đề dành nguồn vốn ngân sách của Mỹ cho nó.

>> Cơn ác mộng 'vũ khí không sát thương' đã bắt đầu


Một thông tin rò rỉ từ Lầu Năm Góc cho hay, loại vũ khí không để lại dấu vết trực tiếp mà gây hậu quả về tâm lí, thể chất về sau đã được phát triển.

Trong một bức thư gửi đến biên tập viên của New York Times năm 1908, nhà khoa học Nikola Telsa đã viết: "Khi nói về chiến tranh trong tương lai, tôi nghĩ rằng sẽ không còn việc tấn công trực tiếp lên cơ thể mà là một sự tấn công trực tiếp bằng sóng điện với một cơ chế phá hủy mới."

Tuần trước, một thông tin rò rỉ trên trang web PublicIntelligence.org về bộ phận Nghiên cứu vũ khí không giết người của Quân đội Mỹ đã khẳng định lời tiên đoán của Telsa.

Trong khi súng gây tê bằng điện vẫn còn thịnh hành thì một loại súng mới tích hợp 600 viên đạn cao su cùng với hơi cay đã cho thấy sức mạnh khi kết hợp 2 loại công cụ trấn áp đám đông nổi tiếng. Loại vũ khí kể trên đã được sử dụng rộng rãi trong việc trấn áp người biểu tình trong phong trào Chiếm phố Wall cuối năm ngoái.



http://nghiadx.blogspot.com
ADS (Active Denial System) Hệ thống khống chế hành động, một trong số các vũ khí không gây sát thương của Mỹ (Ảnh: military.wikia.com)


Tuy nhiên, loại vũ khí không giết người tối tân nhất hiện nay không còn tác động vào cơ thể nữa mà có cơ chế tấn công hoàn toàn mới. Một thiết bị có tên là Hệ thống khống chế hành động - Active Denial System (ADS) được miêu tả là có thể hoạt động tầm xa với một chùm sóng vô hình, bước sóng khoảng vài mm.

Các chuyên gia cho rằng tác hại đầu tiên của nó là có thể gây mù lòa cho nạn nhân bị tấn công; trong khi những người khác còn tin rằng các nạn nhân còn có thể bị ung thư sau khi bị tấn công bằng sóng này.

Ngoài ra, khi di chuyển trong không khí, ADS còn có khả năng được điều chỉnh hướng từ trung tâm điều khiển nơi phát đi những chùm sóng.

Bên cạnh đó, Hệ thống tấn công âm thanh - Acoustic Hailing Devices (AHD) lại có khả năng gây ra các tổn thương về thính giác cho các nạn nhân trên mặt đất. Đối với các thợ lặn dưới nước thì có một thiết bị mang tên eLOUD© có thể gây ra cảm giác buồn nôn và tê liệt thính giác từ khoảng cách 457m.

Còn nếu những người sử dụng muốn nạn nhân bị tấn công cả về thị và thính giác - đồng nghĩa với việc mù và điếc cùng lúc, thì một thiết bị có tên Phân tán âm thanh và ánh sáng - Distributed Sound and Light Array (DSLA) sẽ làm nhiệm vụ này. Loại vũ khí này sẽ sử dụng những chùm tia hỗn hợp cùng với âm thanh tạo nên sức mạnh của mình.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống DSLA trên xe tác chiến (Ảnh: website Bộ Quốc phòng Mỹ)


Nói một cách đơn giản, những thiết bị này có khả năng làm đối tượng bị tấn công tê liệt và ngừng hoạt động trong các môi trường khác nhau.

Một số người Mỹ tin rằng các phương tiện này đã được sử dụng trong việc trấn áp người biểu tình; tuy nhiên cũng chưa ai dám khẳng định điều này.

Vào tháng 9/2006, Thư ký Không quân Mỹ Michael Wynne đã khẳng định, Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên phát triển hệ thống vũ khí không gây sát thương trên toàn thế giới. Ông cho biết: "Nếu chúng ta chưa có cơ hội sử dụng nó cho người Mỹ thì nên sử dụng trong thời chiến. Bởi vì nếu tấn công ai đó bằng các loại vũ khí này mà không có mục đích cụ thể thì sẽ bị các phương tin truyền thông lên án."

Trên thực tế, năm 2004 tại New York, trong cuộc biểu tình phản đối Hội nghị Quốc gia và Đảng Cộng hòa, các cảnh sát đã sử dụng một thiết bị phát điện ảnh hưởng đến thần kinh, chúng còn được gọi là từ âm thanh đến hộp sọ - voice to skull.

Khi nói về việc sử dụng sóng điện từ trong các loại vũ khí chiến tranh tương lai, nhà khoa học Telsa đã nói rằng nó là 'một giấc mơ' và giờ đây nó đã thành sự thật.

Tuy nhiên, sẽ hợp lý hơn nếu gọi đây là một cơn ác mộng.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

>> Học thuyết AirSea Battle và nguy cơ xung đột


Nhằm đảm bảo ưu thế trước bất kỳ cuộc chiến nào, từ những năm 1990 Mỹ đã phát triển một học thuyết quân sự mới, song đằng sau đó là những nguy cơ xung đột rất lớn. 

Tiến sỹ Raoul Heinrichs, một học giả tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc phòng ĐH Quốc gia Australia đã có bài viết nhận định về tác động của học thuyết quân sự AirSea Battle mà Mỹ đang phát triển đối với tình hình an ninh tại châu Á.




http://nghiadx.blogspot.com


Dưới đây là một phần bài viết của ông:

Không - Hải chiến thay Không - Lục chiến

Năm 1992, Đô đốc James Stavridis, Chỉ huy tối cao của quân đồng minh châu Âu đã nói: “Chúng ta cần một khái niệm về không chiến trên biển mới, một lực lượng có khả năng triển khai ngay lập tức, tích hợp đầy đủ cho mọi cuộc không kích có thể xảy ra”.

Học thuyết quân sự “AirSea Battle” (Không chiến trên biển) được ra đời từ đó. Mỹ cùng với các đồng minh trong khối quân sự NATO đã tập trung vào các bài tập quân sự nhằm phát triển cho học thuyết quân sự mới này.

Học thuyết quân sự này tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Không quân và Hải quân Mỹ. Ở đó, AirSea Battle vận hành một cỗ máy chiến tranh tổng thể, từ trinh sát, phân tích tình báo tầm xa, hiệp đồng giữa tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, đến các máy bay trinh sát và chiến đấu trên không, hệ thống vệ tinh... cho tới vượt qua hệ thống phòng không của đối phương, chỉ thị và tấn công các mục tiêu, phá hoại khả năng trinh sát, ngăn chặn các hệ thống tấn công và cuối cùng là phá hoại và làm tê liệt khả năng tấn công từ xa của đối phương. Kế hoạch này có vai trò quan trọng tương tự như kế hoạch tổng hợp không quân - lục quân được triển khai tại châu Âu trong những năm chiến tranh lạnh nhằm đối phó với Liên Xô.

http://nghiadx.blogspot.com
Học thuyết quân sự mới của Mỹ có thể đẩy thế giới vào những cuộc xung đột.


Học thuyết mới nhằm ngăn cản Trung Quốc

Kế hoạch chi tiết cho sự phát triển của học thuyết AirSea Battle vẫn chưa được công bố một cách rõ ràng. Mục tiêu hướng tới của học thuyết quân sự này là khu vực châu Á, nếu không muốn trắng ra là để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc.

Phía bên kia, có vẻ như Trung Quốc đã chuẩn bị mọi thứ cho sự thách thức quyền kiểm soát của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Bắc Kinh đã cho thấy họ không còn nhượng bộ trước các chiến lược của Mỹ tại châu Á. Đồng thời, các đồng minh Mỹ tại châu Á cho rằng, Washington ưu thế quân sự tại Tây Thái Bình Dương đang mất dần. Uy tín quân sự của Mỹ phụ thuộc vào khả năng ngăn chặn thống trị đại dương của Trung Quốc.

Đó là những bài toán mà Washington phải giải đáp trong thời gian tới. Và ở đây, mục đích thực tiễn của Học thuyết quân sự "AirSea Battle" chính là vượt qua những chiến lược chống xâm nhập của Trung Quốc, bảo vệ và kiểm soát các vùng biển, bảo đảm tự do hàng hải...

Ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn tích cực

Để đạt được sự vượt trội trong chiến lược AirSea Battle, Mỹ cần phải tiến hành một loạt các nâng cấp cho hạ tầng cơ sở như: hệ thống chỉ huy chiến trường C4ISR, tăng số lượng các tàu ngầm tối tân, chống ngầm toàn diện, các máy bay ném bom chiến lược mới và vũ khí chống vệ tinh... Tiếp đến là các tàu sân bay, tàu khu trục, tàu tuần dương mới, máy bay chiến đấu mới và thậm chí là tàu đổ bộ mới.

Những hệ thống trên đều rất đắt tiền, trong khi đó Washington đang phải đối mặt với áp lực cắt giảm ngân sách lên tới hàng tỷ USD trong thập kỷ tới, sau các cuộc chiến mệt mởi ở Trung Đông và Nam Á. Điều này là trở ngại cho bước tiến của học thuyết AirSea Battle và thói quen bá quyền suốt nửa thế kỷ qua của Washington.

Tuy học thuyết quân sự chưa định hình một cách rõ ràng, song đã có nhiều ý kiến cho rằng. AirSea Battle là một chiến lược tốn kém và vô ích, thậm chí nếu học thuyết quân sự này được cụ thể hóa hơn nữa, nó sẽ dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn xung đột vũ trang thậm chí là xung đột hạt nhân tại khu vực.

Hệ quả đầu tiên của việc thực thi AirSea Battle là thúc đẩy cuộc vũ trang, vốn diễn ra ỉ cháy ở châu Á.

Thứ hai, tốc độ phát triển của ngoại giao Trung Quốc không bắt kịp sự phát triển của sức mạnh quân sự của nước này. Do đó, việc giải quyết các thách thức mới bằng các biện pháp ngoại giao có thể thực hiện chậm trễ.

Cuối cùng, khi AirSea Battle được thực hiện, việc triển khai ngăn chặn các hệ thống giám sát làm suy giảm khả năng tấn công từ xa của Trung Quốc chắc chắn sẽ diễn ra. Dù thủ đoạn thực hiện bằng các phương tiện thông thường cũng dẫn đến việc Bắc Kinh nhận thức đó là nỗ lực phá hủy khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc. Mọi sự leo thang sẽ không loại trừ khả năng xảy ra xung đột hạt nhân.

Tuy nhiên, học thuyết AirSea Battle cũng có điểm tích cực nhất định, việc đảm bảo tự do hàng hải cho phép Mỹ tiếp tục đóng một vai trò mạnh mẽ trong khu vực. Điều này cho phép Washington thực hiện các cam kết với đồng minh, ngăn chặn "chủ nghĩa đơn phương" của Trung Quốc tại châu Á.

Bằng cách cung cấp cho Bắc Kinh một sự cởi mở hơn về chính trị và giảm ảnh hưởng của quân đội tại những khu vực nhạy cảm, Mỹ sẽ tránh được hệ quả tiêu cực của học thuyết quân sự AirSea Battle gây ra, trong khi vẫn giữ được vai trò của mình tại châu Á.

>> Boeing sẽ nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ


Tập đoàn Boeing nhận được một bản hợp đồng từ bộ quốc phòng Mỹ về việc phát triển và nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến GMD.

Hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới Boeing nhận được một bản hợp đồng từ bộ quốc phòng Mỹ về việc tiếp tục phát triển và nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến GMD cho các căn cứ quân sự của Mỹ.

Theo Defense Aerospace, hợp đồng có tổng giá trị lên tới 3.48 tỷ USD, và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 12 năm 2018.


http://nghiadx.blogspot.com
 Mô phỏng hoạt động của Hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ


Theo thỏa thuận, Boeing sẽ tham gia vào việc hiện đại hóa và phát triển các hệ thống GMD cùng với sự hợp tác của tập đoàn Northrop Grumman, và trực tiếp nhận các phần việc phát triển nâng cấp cho các bệ phóng và các hệ thống cảnh báo sớm và rada chỉ dẫn tới mục tiêu.

Tờ Defense Aerospace cũng cho biết bước đầu công việc hiện đại hóa sẽ được triển khai đối với 20 tên lửa đánh chặn EKV và đưa vào thử nghiệm tại các căn cứ quân sự ở Huntsville Alabama, Fort Greely, Alaska, Vandenberg ở California, Schriever, Peterson, Cheyenne, Colorado Springs, Colorado, Tucson, Arizona, và các căn cứ bí mật của Chính phủ.

http://nghiadx.blogspot.com
Dàn phóng tên lửa của Mỹ

Dự kiến, việc cải tiến các tên lửa đánh chặn EKV (một phần của chương trình GMD) sẽ được hoàn thành và đưa vào thử nghiệm trong năm 2012.

Đầu đạn EKV có khả năng phá hủy được các tên lửa đạn đạo khi đang trong giai đoạn hành trình trên không, đối với cải tiến mới này sẽ cho phép tính toán được quỹ đạo của EKV, trong đó sau khi tách rời khỏi phần động cơ đầu đạn có thể điều chỉnh hướng va chạm tới mục tiêu.

>> "Nói Trung Quốc sắp vượt Mỹ là hơi quá"



Hàn Quốc nghiên cứu phát triển tên lửa chống hạm và tàu ngầm cỡ nhỏ để ứng phó với tàu sân bay của Trung Quốc.


Ngày 2/1, tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc có bài viết nhan đề “Thời đại Trung Quốc đến gần, Hàn Quốc sẽ đi về đâu?”. Dưới đây là toàn bộ nội dung và viết:

Hàn Quốc hành động để đối phó với tàu sân bay Trung Quốc

"Năm 2012 là tròn 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hàn Quốc và Trung Quốc nằm trong trạng thái đối đầu. Ngày 24/8/1992, Hàn-Trung chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, sau đó Trung Quốc vượt qua Mỹ và Nhật Bản, trở thành quốc gia thương mại lớn nhất của Hàn Quốc.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình Hyunmu-3C Hàn Quốc
Năm 2011, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trung Quốc dựa vào sự phát triển kinh tế nhanh chóng và bành trướng sức mạnh quân sự, trở thành một nước bá quyền mới. Có người dự đoán, năm 2020 Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành nước có GDP đứng đầu thế giới.

Đối mặt với “thời đại Trung Quốc” đến gần, Hàn Quốc sẽ ứng phó với thách thức như thế nào?

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Armitage dự đoán, về kinh tế Hàn Quốc sẽ nương tựa rất nhiều vào Trung Quốc, nhưng sẽ không lệ thuộc Trung Quốc. Song cũng có người dự đoán, cùng với việc Trung Quốc dẫn dắt chính trị và kinh tế toàn cầu, Hàn Quốc cuối cùng sẽ đi vào phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc".

Armitage: Hàn Quốc nương tựa nhưng không lệ thuộc vào Trung Quốc

Vào tháng trước, tại Văn phòng ở gần Washington, Armitage nói: “Về kinh tế, Hàn Quốc sẽ nương tựa (phụ thuộc) nhiều vào Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng nương tựa một phần vào Hàn Quốc”.

Armitage cho biết: “Ngay từ trước đây 30 năm đã có người cho rằng, Hàn Quốc sẽ trở thành “con kiến” giữa hai “con voi” Mỹ và Trung Quốc. Nhưng, Hàn Quốc giành được sự phát triển kinh tế như một kỳ tích và trở thành nước có vai trò quan trọng trong cộng đồng quốc tế, Hàn Quốc sẽ không còn là “con kiến”. Hàn Quốc sẽ không lệ thuộc vào Trung Quốc”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Harpoon của Hàn Quốc


Armitage nói: “Hàn Quốc không thể nới lỏng đề phòng Trung Quốc. Tôi muốn nói với Hàn Quốc rằng “khi ngủ cũng cần mở một mắt””.

Khi phóng viên tờ “Chosun Ilbo” hỏi về cách thức tự chủ của Hàn Quốc khi đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Armitage cho rằng: “Kết luận của Mỹ là duy trì “quan hệ thương mại” với Trung Quốc, nhưng không nhất định trở thành “bạn”. Tôi muốn Hàn Quốc cũng như vậy. Về kinh tế, Hàn Quốc và Trung Quốc là mối quan hệ không thể chia cắt.

Liên quan đến mối quan ngại về Trung Quốc, Armitage cho rằng, Trung Quốc dùng cách gì để bành trướng sức mạnh quân sự rất khó dự đoán. Khi xảy ra sự kiện tàu Choenan (Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng là thủ phạm) và sự cố đảo Yeongpyeong, Trung Quốc ủng hộ Bắc Triều Tiên, Trung Quốc còn tạo ra tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, những điều này khiến người ta hoài nghi về ý đồ của Trung Quốc. Trước khi những mối lo ngại này bị xua tan, không thể nới lỏng đề phòng Trung Quốc.

Về khả năng Trung Quốc vượt Mỹ, Armitage cho rằng, tuy Mỹ không thể tiếp tục duy trì ưu thế mang tính áp đảo, nhưng cho dù về GDP hay về sức mạnh quân sự, Trung Quốc muốn đuổi kịp Mỹ còn phải đi một con đường dài. Hơn nữa, Trung Quốc có rất nhiều vấn đề đối nội cần giải quyết, quan điểm Trung Quốc sắp vượt Mỹ là hơi nói quá.

Về cách thức ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Armitage cho rằng, không phải là nhất định phải kiềm chế, nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản cần không ngừng mạnh lên về chính trị và kinh tế, không thể trở thành vật hy sinh của Trung Quốc. Mỹ cũng sẽ phát huy vai trò này ở châu Á, nhưng không có sự hỗ trợ của Hàn Quốc và Nhật Bản thì không thể làm được.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm ROK An Jung-geun của Hàn Quốc


Về tương lai đồng minh Hàn-Mỹ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Armitage cho rằng, quan hệ Hàn-Mỹ đã từng có thời kỳ khó khăn, nhưng cuối cùng đều biến nguy thành an theo hướng có lợi cho hai bên. Armitage cho rằng, phương hướng này sẽ không thay đổi trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, Hàn Quốc sẽ đi vào phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc.

Rất nhiều quan điểm cho rằng, cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và sức mạnh quốc gia không ngừng tăng lên của Trung Quốc, Hàn Quốc cuối cùng rất có thể đi vào phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc.

Năm 2010, ủy viên Ủy ban Chính sách Quốc phòng Mỹ Bob Kaplan đã đưa ra “Bản đồ ảnh hưởng của Trung Quốc”, đưa Nhật Bản vào nước nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc, liệt Ấn Độ thành nước có thể chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, còn liệt Hàn Quốc thành nước không thể thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.

Kaplan cho rằng, vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ mở rộng đến Hàn Quốc, khu vực Viễn Đông của Nga, Trung Á, biển Đông, Ấn Độ Dương và khu vực Đông Nam Á.

Neil Ferguson, giáo sư Đại học Harvard cũng có bài viết cho rằng: “Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm thế giới, Mỹ sẽ khó ngăn chặn”. Gần đây, ông cho rằng: “Do vị trí địa lý, Hàn Quốc xưa nay chịu mối đe dọa của cường quốc láng giềng”.

Kim ngạch mậu dịch của Hàn Quốc đối với Trung Quốc đã vượt kim ngạch thương mại đối với Mỹ. Một phần vai trò ảnh hưởng của Mỹ giảm xuống là do Trung Quốc chiếm lấy. Trong tương lai, khi Mỹ và Trung Quốc đối đầu, Hàn Quốc sẽ đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa Mỹ và Trung Quốc. Rất nhiều học giả chính trị quốc tế cho rằng, trong “Thời đại Trung Quốc”, Hàn Quốc sẽ lệ thuộc vào Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Sohn Won-il động cơ AIP của Hải quân Hàn Quốc


David Kang, giáo sư Đại học Nam California cho rằng, Đông Á sẽ xuất hiện trật tự thứ bậc mới đứng đầu là Trung Quốc. Ông nói, các nước Đông Á trong đó có Hàn Quốc đã thích ứng với Trung Quốc, một nước giành được phát triển kinh tế nhanh chóng trong 30 năm qua, mức độ phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc tăng lên rất lớn, vì vậy xuất hiện trật tự khu vực do Trung Quốc đứng đầu là hiện tượng tất yếu. Hàn Quốc cũng sẽ tham gia vào trật tự này.

Các chuyên gia cho rằng, Nhật Bản là nước duy nhất có thể thách thức Trung Quốc, nhưng khả năng Hàn Quốc và Nhật Bản bắt tay chống lại Trung Quốc là rất nhỏ. Tuy Hàn Quốc không có thiện cảm với Trung Quốc do nguyên nhân lịch sử, nhưng lại có ác cảm lớn hơn đối với Nhật Bản, nước từng xâm lược Hàn Quốc và tuyên bố chủ quyền đối với đảo Dokdo (Nhật Bản gọi là Takeshima).

Các chuyên gia dự đoán, nếu bán đảo Triều Tiên thống nhất, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ trở nên gần gũi hơn. Kaplan cho rằng, ở một nước “Triều Tiên thống nhất”, quân Mỹ sẽ không còn danh nghĩa tiếp tục đồn trú ở bán đảo Triều Tiên, vì vậy vai trò ảnh hưởng của Mỹ sẽ nhanh chóng suy giảm, nhưng mức độ phụ thuộc về chính trị, kinh tế của Hàn Quốc đối với Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên.

Chuyên gia quân sự: tìm kiếm hợp tác quân sự đa mô hình với Trung Quốc

Ngày 3/1, tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc có bài viết nhan đề “Sức mạnh quân sự Trung Quốc tăng cường nhanh chóng, Hàn Quốc phải ứng phó thế nào”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm 209 của Hải quân Hàn Quốc


Trong “Báo cáo Hiện đại hóa Trung Quốc 2008”, Viện Khoa học Trung Quốc cho biết, sau năm 2050, sức mạnh quân sự của Trung Quốc mới có thể ngang hàng với Mỹ ở mức độ nào đó, đến năm 2070 hoặc 2080 mới có thể đuổi kịp các bước của Mỹ về tổng thể. Trước cuối thế kỷ này, Trung Quốc rất khó vượt qua Mỹ về quân sự.

Trên thực tế, trong mấy năm qua, sự tăng trưởng trên các lĩnh vực Hải quân, Không quân, Vũ trụ, Tên lửa của Trung Quốc đã làm cho dư luận hết sức ngạc nhiên. Trung Quốc còn tiến hành cải tạo tàu sân bay Varyag nhập về từ Ukraine và chạy thử trong năm 2011. Có dự đoán cho rằng, Trung Quốc sẽ tự chủ nghiên cứu phát triển tàu sân bay và đến năm 2015 sẽ hạ thủy.

Nhưng rất nhiều người cho rằng, nhìn vào trình độ vũ khí, quy mô vũ khí chiến lược và chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc, Trung Quốc rất khó vượt Mỹ trong 30-50 năm tới.

Theo báo cáo công bố cuối năm 2010 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh, nói về tiêu chuẩn so sánh quyền kiểm soát trên biển, tức là tổng số lượng choán nước của tàu chiến, Hải quân Mỹ là 31,21014 tỷ tấn, còn lớn hơn cả tổng số nước đứng thứ hai cho đến thứ 14. Tổng số tấn của tàu chiến Trung Quốc là 680.000 tấn.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Varyag (Thi Lang) Trung Quốc chạy thử lần 3
"


Chuyên gia quân sự cho rằng, nếu lấy khoa học công nghệ quốc phòng của Trung Quốc so sánh với Mỹ, lĩnh vực vũ khí thông thường lạc hậu 30 năm, vũ khí hạt nhân lạc hậu 20 năm, lĩnh vực vũ trụ lạc hậu 10-15 năm.

Lý Xương Hanh (dịch âm), nhà nghiên cứu chuyên sâu quốc phòng của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng: “Từ năm 2002-2007, 94% vũ khí thông thường chính của Trung Quốc đều là nhập khẩu từ Nga. Trong ngắn hạn rất khó thu hẹp đáng kể khoảng cách với Mỹ”.

Đối mặt với sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, nhà cầm quyền quân sự Hàn Quốc đang đang tìm mọi cách nghiên cứu sách lược ứng phó trên nhiều góc độ.

Để ứng phó với tình hình Trung Quốc triển khai tàu sân bay trên thực tế, Hàn Quốc đang phát triển tên lửa hành trình chống hạm siêu âm có thể tấn công tàu sân bay khi chiến tranh xảy ra, đồng thời xem cải tạo tàu ngầm cỡ nhỏ. Bởi vì, biển phía Tây Hàn Quốc (biển Hoàng Hải) tương đối nông, cần tàu ngầm cỡ nhỏ, loại tàu khó bị phát hiện.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay USS George Washington Mỹ


Từ giữa thập niên 1990, Quân đội Hàn Quốc bắt đầu tăng cường sức chiến đấu cho các vũ khí mũi nhọn như tàu khu trục Aegis, máy bay cảnh báo sớm, làm như vậy trên thực tế không phải là do Bắc Triều Tiên, mà là để ứng phó với mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc hoặc Nhật Bản sau khi thống nhất.

Tuy nhiên, một quan chức Quân đội Hàn Quốc cho biết: “Chỉ dựa vào sức mạnh quân sự để ứng phó với sức mạnh quân sự đang gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc trên thực tế có tính hạn chế.

Cần xây dựng chiến lược an ninh với cấp độ mới, một mặt lấy đồng minh Hàn-Mỹ làm nền tảng, mặt khác tìm cách tiến hành hợp tác quân sự đa mô hình với Trung Quốc”.

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

>> 2024: Indonesia sẽ có 24 tàu tên lửa tàng hình nội địa



Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu cho ngành công nghiệp đóng tàu nước này chế tạo tới 24 tàu tên lửa tàng hình cao tốc KRI -40 cho đến năm 2024.


Trong chuyến thăm mới nhất tới nhà máy công nghiệp đóng tàu Hải quân PT Palindo Marine (PMI) ở Batam vào hôm 4/12/2012, Chuẩn Đô đốc Hải quân Indonesia TNI Sumartono đã tuyên bố rằng, tới năm 2024, Hải quân Indonesia sẽ có tới 24 tàu tên lửa tàng hình cao tốc KRI-40 được triển khai đến khu vực biển Tây Indonesia và biển Bắc Sulawesi.

Trong khi đó, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie cho biết thêm rằng, "tàu tấn công tên lửa tốc độ cao thuộc dự án KRI-40 là không thể thiếu được đối với các vùng lãnh hải và vùng hải đảo của nước này".

Hải quân Indonesia đã đưa vào vận hành tàu tên lửa tốc độ cao (KCR) KRI-641 từ tháng 9/2011, trong khi một chiến hạm cùng loại khác là KRI Kujang-642 đang trong giai đoạn lắp ráp hoàn chỉnh các thiết bị và vũ khí.




http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tên lửa cao tốc tàng hình Cluirt–641


Cả hai tàu tên lửa thuộc dự án KRI-40 đều được đóng bởi nhà máy công ty đóng tàu PT Palindo.

Tàu tên lửa cao tốc tàng hình KRI-40 được ứng dụng các công nghệ hiện đại và có thể tàng hình trước radar của đối phương. Tàu có tải trọng khoảng 250 tấn, chiều dài thân tàu 44 m, rộng 7,4 m và mướn nước 1,54 m.

Tàu tên lửa tên lửa dự án KRI-40 sử dụng 3 động cơ diezen MAN V12 công suất 1.800 mã lực, sử dụng 3 chân vịt 5 cánh và có tốc độ lên tới 30 hải lý/giờ (48 km/h). Thủy thủ đoàn 35 người và có một cabin nghỉ ngơi cho 13 thủy thủ.

Vũ khí của tàu dự án KRI-40 bao gồm 4 ống phóng tên lửa chống hạm C-705 do Trung Quốc sản xuất, 2 súng máy phòng không 12,7 mm bố trí ở phía đuôi tàu. Ở phía mũi tàu có một bệ pháo 20 mm để bắn máy bay và tấn công tàu mặt nước.

http://nghiadx.blogspot.com


Ngoài ra, ở tàu KRI-40 Kujang thứ hai sẽ được trang bị cả một ụ pháo 6 nòng 30mm AK-630 để phòng thủ tầm gần, hệ thống phóng mồi bẫy, gây nhiễu điện tử.

Nhân chuyến thăm, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Sjafrie đã lên tàu KRI Kujang và thực hiện chuyến hành trình từ Batam đến Bintan với tốc độ 20 hải lý/h

Theo dự kiến, nhà máy đóng tàu PT Palindo sẽ hoàn thành chế tạo tàu tên lửa cao tốc thứ ba của dự án KRI-40 vào năm 2014.

Với việc chế tạo thành công tàu tên lửa cao tốc Cluirt–641 và tàu Kujang-642, Indonesia đánh dấu một bước nhảy vọt trong công nghệ chế tạo tàu chiến hiện đại trong khu vực Đông Nam Á, họ đã tự đóng được chiến hạm cỡ nhỏ mà có khả năng tàng hình.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

>> Tên lửa 53T6 - thành phần mới của "ô bảo vệ" Moscow



Quân đội Nga đã tiến hành thử thành công tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo được cho là loại cải tiến thuộc chương trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ chống tên lửa (PRO) của Nga.


Mới đây, tại trường bắn Sary - Shagan (Kazakhstan), Quân đội Nga đã thử thành công tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tuy Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố loại thử là 53T6 nhưng nhiều khả năng đây là loại tên lửa mới được chế tạo trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa PRO.

Mục đích bắn thử là để khẳng định các tính năng kỹ chiến thuật của các tên lửa thuộc hệ thống phòng thủ chống tên lửa. Các phương tiện đánh chặn mang ký hiệu 53T6 hiện nằm trong hệ thống A-135 , đã được đưa vào trang bị năm 1995 và triển khai quanh Moscow. Phó tư lệnh Bộ đội phòng không – vũ trụ, ông Sergei Lobov tuyên bố là tên lửa thử nghiệm đã tiêu diệt mục tiêu giả trong thời gian quy định.

Không lâu sau thông báo về các cuộc thử nghiệm vừa diễn ra, trang mạng của Bộ Quốc phòng Nga đã giới thiệu đoạn video ngắn về việc phóng 53T6.

Đoạn video này đã khẳng định loại tên lửa vừa thử là “sản phẩm mới về nguyên tắc của công nghiệp quốc phòng nước nhà”, có thể đạt tới “tốc độ kỷ lục”; hầu như toàn bộ các phần tử của tên lửa “được sử dụng lần đầu tiên”.

Có điều lạ, dù tên lửa mới là “sản phẩm mới về nguyên tắc”, ký hiệu của nó vẫn như cũ, không thay đổi như thường thấy trong trường hợp cải tiến nâng cấp trang bị hiện có hoặc chế tạo vũ khí mới.

Dẫu sao, nhiều tình tiết quan trọng về tên lửa mới đã không được công bố, trong đó có thông tin về việc nó thuộc hệ thống PRO và các thông số kỹ thuật. Tên lửa 53T6 cũ có chiều dài 10m, đường kính 1m và khối lượng gần 10 tấn có thể bắn hạ các mục tiêu hành trình ở cự ly 80km và độ cao đến 30.000m.

Từ khi Nga đưa hệ thống A-135 vào trang bị, họ thường xuyên thử nghiệm các tên lửa đánh chặn tại trường bắn Sary-Shagan ở Kazakhstan.

Gần đây nhất, tên lửa 53T6 được phóng thử vào tháng 10/2010. Chắc những cuộc phóng thử gần đây là nhằm kiểm tra các bộ phận đã được cải tiến trong khuôn khổ chương trình lớn hơn nhằm hiện đại hoá hệ thống phòng thủ chống tên lửa đến biến thể A-235.



http://nghiadx.blogspot.com
Chuẩn bị chuyển tên lửa đánh chặn 53T6 vào hầm phóng.


Việc nghiên cứu chế tạo hệ thống A-135 được bắt đầu năm 1971. Trong thành phần của PRO mới sẽ thay thế hệ thống đã lạc hậu A-35M dự kiến sử dụng hai loại tên lửa 51T6 để đánh chặn từ ngoài tầng khí quyển ở độ cao đến 100.000m và cự ly đến 600km, và 53T6.

Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về việc xây dựng A-135 đã được ký năm 1978, nghị quyết này cũng đã đề cập đến quyết định bắt đầu nghiên cứu cải tiến hệ thống PRO.

Việc chế tạo và xây dựng A-135 đã được tiến hành trong khuôn khổ Hiệp ước về hệ thống phòng thủ chống tên lửa không thời hạn Xô– Mỹ được ký năm 1972. Theo hiệp ước này, mỗi bên có quyền xây dựng không quá hai hệ thống, mỗi hệ thống được trang bị không quá 100 bệ phóng cố định.

Đến năm 1974, các điều kiện của hiệp ước được xiết chặt lại, mỗi bên chỉ còn được có không quá một hệ thống. Theo hiệp ước, Mỹ đã triển khai hệ thống của mình tại căn cứ quân sự Grand Forks, nhưng chỉ sau một năm đã cho tháo dỡ. Liên Xô quyết định dùng hệ thống phòng thủ chống tên lửa bảo vệ Moscow.

Đến năm 2002, Hiệp ước về PRO đã hết hiệu lực, khi Mỹ rút khỏi hiệp ước và bắt đầu triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa của mình ở châu Âu (AMD).

Việc xây dựng hệ thống A-135 về cơ bản đã hoàn thành vào giữa những năm 1980. Trong quá trình xây dựng hệ thống đã tiến hành thành công nhiều thử nghiệm khẳng định khả năng của các tên lửa chống tên lửa đánh chặn các mục tiêu đạn đạo, kể cả các mục tiêu phức tạp như các đầu đạn được dẫn đường độc lập tách ra khỏi tên lửa mang nhiều đầu đạn. Các tổ hợp tên lửa đánh chặn của A-135 gồm tất cả 100 tên lửa năm 1995 đã được đưa vào trực chiến sau một thời gian dài thử nghiệm và hiệu chỉnh hoàn thiện.

http://nghiadx.blogspot.com
Kỳ quan quân sự Nga radar DON-2NP.


Ngoài các tên lửa 51T6, theo những nguồn tin chưa được kiểm chứng, nó còn được trang bị đầu đạn hạt nhân để tăng xác suất tiêu diệt các mục tiêu. "Trái tim" A-135 là đài radar Don– 2NP bố trí gần Sofrino, Moscow.

Đài radar này có dạng hình chóp cụt với chiều dài và chiều rộng bằng 100m, cao 35m. Đài này có khả năng kiểm soát không gian xa đến 2.000km và có độ cao đến 40km. Siêu máy tính Elbrus-2 điều khiển hoạt động của radar này.

Theo tin chính thức, tên lửa 51T6 đã được đưa ra khỏi hệ thống A-135 trong các năm 2002– 2003 do hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, theo các nguồn tin chưa được thẩm định, các tên lửa này vẫn đang được giữ trong các hầm phóng và tham gia trực chiến.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng các tên lửa 51T6 đã cải tiến hoặc những tên lửa mới được chế tạo trên cơ sở của tên lửa này sẽ được đưa vào hệ thống được hiện đại hoá A-235. Hợp đồng chế tạo hệ thống này đã được ký kết năm 1991, theo kế hoạch chương trình sẽ được hoàn tất năm 2015.

Tập đoàn Almaz-Antei của Nga chịu trách nhiệm nghiên cứu chế tạo A-235 theo một số hướng:

- RTC-181M (chính là hệ thống A-235 và Plane-M (chế tạo các đầu đạn mới cho tên lửa chống tên lửa). Hiện không có thông tin chính xác về PRO được hiện đại hoá.

Năm 2009 tập đoàn “Các hệ thống vô tuyến điện kỹ thuật và thông tin” đã hoàn thành việc hiện đại các bộ phận thu của radar Don– 2NP và chuẩn bị xong các cụm chi tiết được cải tiến của các bộ phận truyền của trạm radar.

Dự kiến, máy tính của A-135 trong hệ thống A–235 được cải tiến nâng cấp, thay thế Elbus-2 bằng Elbus-3. Ngoài ra, A-235 sẽ bao gồm ba lớp: lớp bảo vệ tầm xa sẽ gồm các tên lửa đánh chặn được chế tạo trên cơ sở 51T6, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 1.500 km và độ cao đến 80km.

Lớp tầm trung sẽ có loại tổ hợp tên lửa 58R6 dùng để tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 1.000 km và độ cao đến 120km.

Cuối cùng, lớp phòng thủ tầm gần sẽ bao gồm các tên lửa 53T6M (có thể một tên lửa loại này đã được bắn thử hôm 20/12/2011) hoặc 45T6 (được chế tạo trên cơ sở 53T6).

Những tên lửa này có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 350km và độ cao, theo các dữ liệu khác nhau, từ 40 đến 50km. Dự kiến các tên lửa chống tên lửa của thê đội tầm xa sẽ được trang bị đầu đạn hạt nhân.

http://nghiadx.blogspot.com
Thử nghiệm tên lửa đánh chặn 53T6.


Cho đến nay mọi công việc nghiên cứu chế tạo phương án hiện đại hoá của hệ thống A-135 được tiến hành một cách âm thầm, chỉ đôi khi có lọt ra báo chí chút thông tin nghèo nàn về các vụ phóng tên lửa, về chế tạo các linh kiện được nâng cấp của kết cấu hoặc về triển vọng nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa mới.

Xem ra, chuyện rùm beng xung quanh các cuộc thử tên lửa chống tên lửa ở Kazakhstan (các phát biểu cố tình khen ngợi của các chỉ huy quân đội về yếu tố mới về nguyên tắc và “tốc độ kỷ lục” và thậm chí việc công bố videop phóng tên lửa trên trang mạng của bộ Quốc phòng, điều mà trước đây chưa từng có) chính là lời đáp trả chính trị của chính quyền Nga trước việc triển khai AMD ở châu Âu.

Việc triển khai đài radar trinh sát ngoài đường chân trời mới ở Kaliningrad và nhiều bước đi khác, trên thực tế hoàn toàn hiệu quả, nhưng phô trương hơi quá mức một cách vụng về phục vụ cho ý đồ chính trị của chính quyền Nga.

Từ năm 2008, Nga và các nước SNG đã thiết lập hệ thống phòng không và chống tên lửa thống nhất, được cho là có thể hợp nhất việc chỉ huy và trao đổi thông tin giữa các hệ thống khác nhau.

Thực tế trong khuôn khổ hệ thống thống nhất sẽ không còn ranh giới giữa hệ thống phòng chống tên lửa chiến thuật và chiến lược của Nga. Đồng thời trên lãnh thổ Nga từ tháng 12 thực tế đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống phòng không– vũ trụ. Từ ngày 1/12/2011 các đơn vị của Bộ đội phòng không – vũ trụ đã thực hiện trực chiến.

Học thuyết hệ thống nhất mới dự kiến thiết lập hệ thống phòng thủ chống tên lửa nhiều lớp. Nó sẽ bao gồm các tổ hợp tầm gần Tunguska, Tor–M2 và Pantsir-S1, tầm trung và tầm xa S–300, S–400, và từ năm 2015 là S-500.

Hiện các tổ hợp vừa nêu đang tạo nên hệ thống phòng không PVO đơn vị và mục tiêu, nhưng về hình thức trực thuộc hệ thống phòng thủ chống tên lửa chiến thuật của Nga. “Lớp” trên cùng của hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Nga chắc sẽ là A–235.

Tháng 1/2011, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga đại tướng Nikolai Makarov tuyên bố, là hệ thống thống nhất cho phép đất nước có được “cái ô” bảo vệ chống lại “các đòn đánh của tên lửa đạn đạo, tên lửa cự ly trung bình, tên lửa có cánh phóng đi từ nhiều loại bệ phóng – từ máy bay, tầu chiến, mặt đất – kể cả từ độ cao cực thấp bất cứ lúc nào và trong hoàn cảnh bất kỳ”.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang