Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Lục quân Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lục quân Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lục quân Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

>> Lai lịch pháo tự hành Trung Quốc PLL05

Cuộc chiến tranh của Liên Xô ở Afghanistan đã giúp Trung Quốc chế tạo pháo tự hành PLL05 sao chép pháo tự hành Nova của Liên Xô?



http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành Nova

Pháo tự hành 120 mm PLL05 (Type 05) là một trong các loại pháo tự hành hạng nhẹ bánh lốp, được đưa vào trang bị của quân đội Trung Quốc trong những năm gần đây. Pháo tự hành này lần đầu tiên được công ty NORINCO giới thiệu vào năm 2001 với tư cách một hệ pháo xuất khẩu, song không tìm được khách hàng đặt mua.

Sau đó, vào đầu năm 2008, biến thể cải tiến có ký hiệu PLL05 được đưa vào trang bị cho sư đoàn bộ binh nhẹ số 127, thuộc quân đoàn 54, quân khu Tế Nam.


Hệ thống pháo mới gồm một khẩu pháo 120 mm độc đáo, kết hợp các phẩm chất của pháo cối và lựu pháo. Pháo có thể bắn cầu vồng với tầm bắn tối đa (góc tầm đến 80 độ), cũng như bắn thẳng ngắm trực tiếp. Pháo có thể bắn đạn pháo 120 mm hoặc đạn cối 120 mm, kể cả các loại đạn NATO.

http://nghiadx.blogspot.com

Liên Xô lần đầu tiên thực hiện khái niệm pháo vạn nặng như vậy khi chế tạo pháo tự hành bánh xích 120 mm 2S9 Nona-S cho Bộ đội Đổ bộ đường không vào năm 1981. Đồng thời, với pháo tự hành, Liên Xô còn phát triển cả các hệ thống pháo kéo có tính năng tương tự, sau này là biến thể bánh lốp 2S23 Nona-SVK.

http://nghiadx.blogspot.com

Xuất sứ của bản sao Trung Quốc của pháo tự hành Liên Xô 120 mm Nona là vấn đề khá tối tăm. Người ta biết chính xác là cả thời Liên Xô lẫn sau khi Liên Xô đã sụp đổ, pháo Nona không hề được xuất khẩu, mặc dù một vài nguồn (mà khởi đầu là tờ Washington Post năm 1997) đã kiên trì khẳng định Trung Quốc đã mua từ Nga gần 100 khẩu 2S23.

http://nghiadx.blogspot.com

Giả thiết rất có thể là Trung Quốc đã có được một khẩu 2S9 từ Pakistan, đối tác hợp tác quân sự truyền thống của Trung Quốc. Còn Pakistan có thể có được pháo này từ Afghanistan khi quân đội Liên Xô còn chiến đấu ở đây (1978-89) và đã sử dụng các pháo tự hành này rất hiệu quả chống phiến quân.

Có thể Trung Quốc đã mua lại một trong các pháo tự hành mà Liên Xô bị mất trong tác chiến. Sau đó thì như thường lệ, Trung Quốc nghiên cứu từng ly từng tý hệ thống pháo này, rồi sản xuất sao chép nó, nhưng lắp tháp pháo lên khung gầm bánh lốp của xe bọc thép chở quân Type 92 ZSL92 / WZ5516x6 do họ chế tạo.

Pháo 120 mm của PLL05 có góc tầm -4 đến +80 độ và góc hướng 360 độ. Tầm bắn bằng đạn pháo phá-mảnh lên tới 8,8 km, bằng đạn cối phá-mảnh là 7,1 km. Ngoài ra, pháo tự hành có thể bắn đạn pháo phản lực tích cực có tầm tối đa 12,8 km.
Pháo được nạp đạn bằng hệ thống bán tự động (rõ ràng là sao chép hoàn toàn từ 2S9) với tốc độ 6-8 phát/phút đối với đạn pháo phá-mảnh, 10 phát/phút đối với đạn cối phá-mảnh và 4-6 phát/phút đối với đạn pháo động năng.

Tổng cơ số đạn là 36 phát bắn nạp rời đặt trên các giá đạn bên trong thùng xe và tháp. Các khí tài ngắm bao gồm máy ngắm bắn thẳng (phía trái pháo) và máy ngắm toàn cảnh kết hợp với máy đo xa laser lắp liền được bố trí trên nóc tháp. Hệ thống điều khiển hỏa lực có 3 chế độ bắn: tự động, bán tự động và bằng tay.

http://nghiadx.blogspot.com

Vũ khí bổ trợ của PLL05 là 1 súng máy cao xạ 12,7 mm Type 85 lắp trên tháp con của chỉ huy, 2 cụm x 3 ống phóng lựu khói ở 2 bên sườn tháp pháo.

Kíp xe gồm 4 người: trưởng xe, lái xe (ngồi ở phía trước thân xe), pháo thủ và người nạp đạn (ngồi trong tháp).

Thân và tháp xe kiểu hàn bảo vệ kíp xe chống hỏa lực súng bộ binh và các mảnh đạn nhỏ.

Ở các mẫu chế thử đầu tiên, tháp xe có thể tích tương đối nhỏ, nhưng ở các mẫu sau này, thể tích tăng lên đáng kể.

Xe cũng được trang bị hệ thống phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Động cơ diesel 8 xy lanh BF8L413F làm mát bằng không khí có công suất 320 mã lực cho phép đạt tốc độ 85 km/h trên đường nhựa và 8 km/h khi bơi.

Khi bơi, xe sử dụng 2 chân vịt đặt trong ổ quay hình tròn, gắn ở đuôi, phía sau các bánh sau.

4 bánh trước có thể điều khiển, có hệ thống bơm lốp trung tâm.

PLL05 có trọng lượng chiến đấu 16,5 tấn, nên có thể không vận bằng máy bay vận tải Y-8.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

>> Hệ thống phòng không hỗn hợp của Trung Quốc



Các hệ thống phòng không hỗn hợp súng - tên lửa (GMS) ngày càng được ưa chuộng khi trực thăng, tên lửa hành trình và UAV hiện diện nhiều hơn trên chiến trường.


GMS - Gun Missile System

Trước những phương tiện chiến tranh trên, các loại pháo phòng không tự hành hay tên lửa phòng không tầm ngắn thường khó đạt hiệu quả toàn diện. Tầm bắn của tên lửa không đối đất trên UAV và trực thăng tấn công thường lớn hơn tầm pháo phòng không, tuy nhiên, tên lửa phòng không tầm ngắn lại đắt đỏ, số lượng triển khai hạn chế và thời gian phản ứng chậm.

Chính vì vậy, việc kết hợp pháo phòng không bắn nhanh và tên lửa phòng không đang là xu hướng chung của phòng không tầm ngắn trên thế giới với các hệ thống nổi tiếng như GMS của Pháp (kết hợp pháo 40 mm và tên lửa StarStreak), Tunguska hay Pantsir-S1 của Nga.

Không nằm ngoài xu thế đó, Trung Quốc cũng đã phát triển những hệ thống phòng không kết hợp pháo phòng không và tên lửa của mình với các đại diện là PGZ-04A (còn gọi là PGZ-95) và PGZ-07.

PGZ-04A/PGZ-95

PGZ-04A, còn được gọi là PGZ-95 hay Type-95 được tính là loại pháo phòng không tự hành thế hệ 2 của Trung Quốc (Pháo phòng không tự hành thế hệ thứ nhất bao gồm Type-69/80, là biến thể sao chép từ pháo phòng không ZSU-57-2 của Nga và pháo phòng không tự hành 37 mm Type-88).

Hệ thống này được Tập đoàn công nghiệp phương Bắc Trung Quốc thiết kế và sản xuất vào cuối những năm 1990 và xuất hiện lần đầu tiên tại cuộc duyệt binh mừng 50 năm Quốc khánh Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống pháo phòng không tự hành PGZ-04A trong một cuộc duyệt binh


Vũ khí chính của hệ thống PGZ-04A là bốn khẩu pháo tự động Type-87 cỡ nòng 25 mm với 2 khẩu mỗi bên tháp pháo. Mỗi khẩu pháo này có tốc độ bắn tới 600 - 800 phát/phút và có tầm bắn tới 2.500 mét.

Ngoài bốn khẩu pháo này, PGZ-04A còn trang bị thêm 4 tên lửa tầm nhiệt vác vai QW-2 gắn trên giá phóng có tầm bắn từ 500 - 6.000 mét.

PGZ-04A được dẫn bắn bằng một radar xung doppler CLC-1 với khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 11 km và bắt bám các mục tiêu bay thấp.

Ngoài ra, xạ thủ còn được hỗ trợ ngắm bắn bằng camera TV và camera hồng ngoại với tầm ngắm 6 km ban ngày và 5 km ban đêm.

Nếu tác chiến theo biên đội, cứ 6 xe PGZ-04A sẽ có 1 điều khiển có thể được trang bị radar CLC-2 có tầm phát hiện mục tiêu tới 45 km và độ cao 4,5 km.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe chỉ huy của hệ thống PGZ-04A trang bị radar CLC-2 (đi trước) và xe chiến đấu (đi sau)


Nhằm mục đích phòng vệ, trên xe chỉ huy được trang bị một súng máy hạng nặng 12,7 mm và các hệ thống đều có các ống phóng lựu đạn khói 2 bên.

Tổng khối lượng một hệ thống PGZ-04A là 22,5 tấn, có thể di chuyển với tốc độ 53 km/h và tầm hoạt động đạt 450 km.

PGZ-07

Do sử dụng pháo 25 mm cỡ nòng nhỏ cùng tên lửa tầm nhiệt (biến thể cải tiến của tên lửa vác vai), PGZ-04A còn nhiều hạn chế như tầm bắn thấp, tốc độ phản ứng chậm và dễ bị khắc chế. Do đó, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo hệ thống PGZ-07 với pháo cỡ nòng lớn hơn và tên lửa hiệu quả hơn.

PGZ-07 sử dụng hai khẩu pháo cỡ nòng 35 mm được chế tạo theo mẫu pháo Oerlikon 35 mm của Thụy Sĩ. Mỗi khẩu pháo này có thể đạt tốc độ bắn 550 phát/phút và tầm bắn tới 4.000 m, vượt xa pháo 25 mm trên PGZ-04A.

Hệ thống pháo này được dẫn bắn bằng radar và máy tính điều khiển bắn có thể hoạt động hoàn toàn tự động với kíp điều khiển không cần ngồi trong xe khi chiến đấu.

Hệ thống tên lửa của PGZ-07 cũng được hiện đại hóa hơn hẳn PGZ-04A. Hệ thống này trang bị bốn tên lửa HQ-10 (một biến thể của tên lửa phòng không tầm ngắn FL-3000N đang được trang bị trên tầu sân bay mới hoàn thành của Trung Quốc) với khả năng vượt xa loại tên lửa tầm nhiệt như QW-2.

http://nghiadx.blogspot.com
PGZ-07 sử dụng hai pháo 35 mm tương tự như pháo Oerlikon của Thụy Sĩ trang bị trên các hệ thống phòng không tự hành Gepard Flakpanzer của Đức hay Type-87 của Nhật Bản.



http://nghiadx.blogspot.com
Một hệ thống PGZ-07 đã được lắp tên lửa HQ-10


Tên lửa HQ-10 có kích cỡ lớn hơn QW-2 (nặng 20 kg, đầu nổ 3 kg so với khối lượng QW-2 là 11,3 kg và đầu nổ 1,42 kg), sử dụng hệ thống dẫn đường tiên tiến bằng sóng radio thụ động và ảnh nhiệt với khả năng khóa mục tiêu ở mọi hướng.

Tầm bắn ở HQ-10 có thể đạt tới 9 km nếu bắn các mục tiêu cận âm và 6 km đối với các mục tiêu siêu âm.
Hiện tại, PGZ-07 được trang bị hạn chế trong quân đội Trung Quốc. Các thông số chi tiết về hệ thống vũ khí này vẫn đang được quân đội Trung Quốc giữ bí mật cao.


Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

>> QLT-89 - Pháo cối siêu nhẹ của Trung Quốc



Rút ra kinh nghiệm từ những cuộc xung đột biên giới tại các vùng rừng núi địa hình phức tạp, Trung Quốc đã phát triển súng cối siêu nhẹ QLT-89.

Sau những cuộc xung đột biên giới ở những vùng rừng núi với các nước láng giềng cuối thập niên 1970, đến đầu những năm 1980, Trung Quốc đã thấy được sự cần thiết của những hệ thống pháo cối siêu nhẹ để trang bị cho lực lượng đặc nhiệm hay sơn cước của mình.

Đầu thập niên 1990, sau nhiều năm phát triển và “tham khảo” pháo cối siêu nhẹ Fly-K của Bỉ, Trung Quốc đã cho ra đời loại pháo cối siêu nhẹ của riêng mình với tên QLT-89.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo cối QLT-89 của Trung Quốc (trái) và Fly-K của Bỉ (phải)


Pháo cối QLT-89 dài 60 cm và nặng 4,1 kg, chỉ tương đương với một khẩu súng bộ binh thông thường. Nhờ độ gọn gàng của nó (thậm chí còn ngắn hơn súng phóng lựu M-79), một người lính dễ dàng mang theo khẩu pháo cối này kèm thêm khá nhiều đạn và đi bộ hành quân trên các địa hình đồi núi.

Pháo cối QLT-89 có cỡ nòng 50 mm, có thể sử dụng nhiều loại đạn bao gồm đạn nổ mảnh, đạn xuyên giáp, đạn khói và đạn cháy.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) luyện tập với pháo cối QLT-89.


QLT-89 có tầm bắn từ 200 - 800m, rất hữu hiệu để tiêu diệt sinh lực và khí tài của đối phương sau vật cản hoặc được các đơn vị biệt kích sử dụng để tập kích bất ngờ địa điểm đóng quân và phá hủy các khí tài đắt tiền.

Loại đạn sử dụng chủ yếu của QLT-89 là đạn nổ mảnh, đạn có khối lượng 0,7kg và dài 33cm. Khi loại đạn này nổ, nó có thể tạo ra 800 mảnh văng và có sức sát thương trong bàn kính 16m.



http://nghiadx.blogspot.com
Pháo cối QLT-89A, bản nâng cấp của QLT-89, có khả năng bắn chính xác để thích hợp với tác chiến đô thị.


Tốc độ bắn tối đa của QLT-89 có thể đạt 30 phát/phút, do đó, loại pháo cối này cũng là hỏa lực hỗ trợ tấn công hữu hiệu. Ngoài ra, nhờ cơ chế vận hành đơn giản, QLT-89 rất dễ sử dụng và có độ bền cao. Theo quân đội Trung Quốc, nòng của QLT-89 có thể bắn tới 6.000 phát đạn trước khi phải thay mới.

Điểm yếu của QLT-89 ở chỗ hệ thống ngắm bắn của nó còn rất thô sơ, yêu cầu thời gian huấn luyện và kinh nghiệm đáng kể mới có thể bắn chính xác.

Đặc điểm này khiến QLT-89 không thích hợp với yêu cầu tác chiến trong đô thị. Do đó, Trung Quốc cũng đã sản xuất bản nâng cấp của loại pháo cối này có tên QLT-89A với khả năng xạ kích chuẩn xác hơn rất nhiều.


Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

>> Động cơ cực khỏe cho Xe tăng Trung Quốc?



Trang mạng Xinjunshi của Trung Quốc cho biết xe tăng Type-99KM được trang bị động cơ lên đến 2.100 mã lực, một chuẩn mực mới của xe tăng hiện đại.


Trang mạng trên giới thiệu: Type-99KM là một sự vượt trội về hệ thống điện tử, giáp bảo vệ thế hệ mới, động cơ cực khỏe, hệ thống vũ khí đầy uy lực. Và rằng, Type-99KM là một chuẩn mực mới của xe tăng, hoàn toàn vượt trội so với xe tăng M1A2 của Mỹ về hiệu suất tổng thể. Đây là loại tăng hiện đại nhất và uy lực nhất trong kho vũ khí của quân đội Trung Quốc.

Đồng thời, xe tăng chiến đấu chủ lực Type-99KM sẽ là nòng cốt của lực lượng tăng thiết giáp Trung Quốc trong tương lai, thay thế cho loại tăng Type-99 hiện nay. "Type-99KM không còn là một sự tuyên truyền như mọi người vẫn nghĩ", bài viết của Xinjunshi có đoạn.



Thông số cơ bản dài 11 mét, rộng 3,4 mét, cao 2,2 mét, khối lượng của Type-99KM lên đến 60 tấn. Type-99KM được Trung Quốc cho là chuẩn mực mới của xe tăng hiện đại.


Theo một số nguồn tin, Type-99KM được trang bị áo giáp composite dạng modun thế hệ mới, dể dàng tháo lắp và thay đổi tùy theo nhiệm vụ. Thiết bị điện tử bên trong được cải tiến, hiện đại hơn, hệ thống dữ liệu quản lý chiến đấu mới cho phép xe tăng Type-99KM nhanh chóng định vị và tiêu diệt mục tiêu.

Hệ thống phòng vệ chủ động laser APS JD-4 tối ưu với các cảm biến tinh vi hơn cho phép đối phó hiệu quả với mối đe dọa đến từ tên lửa chống tăng. Hệ thống quan sát ưu việt cho phép kiểm soát tốt môi trường xung quanh xe tăng và các khu vực khác.

Pháo chính của Type-99KM được cho là có thể lên đến cỡ 155mm, tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo. Hệ thống nạp đạn tự động mới, hệ thống kiểm soát bắn mới, máy tính đường đạn thế hệ mới, hệ thống ổn định nòng pháo khi hành tiến, cho phép bắn chính xác hơn, ngay cả trong khi xe đang di chuyển.

Pháo chính của Type-99KM có khả năng xuyên thủng vỏ giáp dày 850mm, kể cả trang bị giáp cảm ứng nỗ, thậm chí lên đến 950mm với loại đạn chống tăng mới, khoảng cách để pháo chính của Type-99KM có thể đạt được khả năng xuyên giáp như vậy không được công bố, trong khi đó khả năng này ở pháo chính 120mm của M1A2 chỉ xuyên có 810mm.

Ngoài ra, Type-99KM còn được trang bị súng phòng không cỡ 12,7mm được điều khiển bắn từ bên trong xe, giúp xe tăng đối phó với các mục tiêu trên không.

Công suất động cơ gây sốc

Đặc biệt hơn cả, Type-99KM được trang bị động cơ diesel làm mát bằng chất lỏng công suất lên đến 2.100 mã lực, được giới thiệu là động cơ trang bị cho xe tăng mạnh nhất thế giới hiện nay.

Tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lên đến 28 mã lực/tấn. Tốc độ tối đa của Type-99KM có thể lên đến 80km/h. "Thông số này hoàn toàn có thể cạnh tranh danh hiệu “xe tăng bay” với Leopard-2A6 của Đức và T-80 của Nga", trang mạng Xinjunshi bình luận.

Xe tăng Type-99KM được bọc giáp dày từ 500-600 mm xung quanh tháp pháo, phía trước mũi xe được bọc giáp dày đến 1.000-1.200mm, kết hợp với giáp cảm ứng nỗ ERA.

Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự thế giới đang băn khoăn, với một động cơ có công suất lớn như vậy tầm hoạt động của xe tăng này sẽ là bao nhiêu? Thân xe buộc phải kéo dài hơn để tăng độ tiện nghi và dung tích chứa nhiên liệu làm cho khối lương xe tăng đáng kể, 60 tấn so với 54 tấn của Type-99.

Cho dù Trung Quốc đã cố gắng để tạo ra một mẫu xe tăng hoàn toàn mới, song người ta không khó để nhận ra bóng dáng của T-72 phía sau những tấm giáp hộp bọc phía trước tháp pháo. Chi phí sản xuất của loại tăng này cũng rất đắt đỏ, 2,5 triệu USD/mỗi chiếc, số lượng sản xuất của Type-99KM bị hạn chế do thiếu kinh phí.

[BDV news]


>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 2)



Hệ thống pháo cối tự hành hiện đại không những chỉ được đặt lên xe thiết giáp mà còn trang bị thêm hệ thống giảm giật, máy tính đường đạn, thậm chí là khả năng bắn các loại đạn pháo.

>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 1)

Tuy các hệ thống như M-106, M-125, 2S4 Tyulpan đã đưa pháo cối thành phương tiện chiến đấu có tính cơ động cao nhưng chúng vẫn chưa thể xứng đáng với tên gọi “pháo cối tự hành” vì nhiều nguyên nhân:

+ Pháo cối và thân xe vẫn chưa tích hợp với nhau thành một hệ thống đồng nhất;
+ Vẫn cần có một tổ vận hành pháo riêng, việc điều chỉnh, ngắm bắn và bắn pháo vẫn thực hiện bằng sức người nên độ chính xác của pháo chưa cao;
+ Pháo cối khi bắn vẫn thiếu sự che chắn bảo vệ.

Chính vì yêu cầu của chiến trường hiện đại, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu thế hệ pháo cối 120 mm mới, được tích hợp hệ thống chống giật hiện đại. Không những thế, một số loại pháo cối mới còn có thể được sử dụng làm hỏa lực bắn thẳng nhờ sử dụng đạn pháo bên cạnh đạn cối thông thường. Đây là tính năng rất hữu hiệu khi các hệ thống cối tự hành này phải tác chiến trong đô thị.

Ở đó, hệ thống pháo cối hiện đại thường đi kèm với tháp pháo riêng biệt, giúp kíp vận hành luôn ở trong tình trạng được bảo vệ. Ngoài một số hệ thống vẫn nạp đạn bằng tay, một số hệ thống pháo cối tự hành khác cũng đã trang bị hệ thống nạp đạn tự động có khả năng lựa chọn loại đạn khi bắn như loại 2S31 Vena của Nga.

Thêm nữa, các loại pháo cối tự hành hiện đại còn tích hợp thêm các khí tài trinh sát điện tử cùng hệ thống điều khiển bắn vi tính hóa khiến vai trò của chúng trên chiến trường ngày một quan trọng. Dưới đây là những loại pháo cối tự hành thuộc thế hệ này trong quân đội một số nước trên thế giới.

PLL-05 (Trung Quốc)

Pháo cối tư hành PLL-05 là sản phẩm của Tổng công ty công nghiệp Phương Bắc (NORINCO) dựa trên thân xe thiết giáp lội nước WZ-551, vốn là thân xe đã được Trung Quốc sử dụng để tích hợp rất nhiều loại vũ khí. Hệ thống này đã được trang bị tại Sư đoàn bộ binh cơ giới hạng nhẹ số 127, quân đoàn 54 của Trung Quốc từ năm 2008.

PLL-05 được trang bị một pháo cối 120 mm có khả năng bắn cả hai chế độ thẳng và bắn cầu vồng trong một tháp pháo chứa 36 viên đạn, bắn 2 loại đạn nổ phá và đạn HEAT chống tăng bắn ở chế độ bắn thẳng có tầm hiệu quả tới 1.200 mét.

Ở chế độ bắn cầu vồng, pháo có thể bắn 2 loại đạn nổ phá và đạn chùm - mang theo 30 quả đạn con với tầm bắn 8,5 km. Nếu sử dụng đạn pháo 120 mm ở chế độ này, PLL-05 đạt tầm bắn 9,5 km với đạn thường và 12,8 km với đạn có hỗ trợ động cơ tên lửa.



Pháo cối tư hành PLL-05 trong cuộc duyệt binh kỷ niệm quốc khánh lần thứ 60 của Trung Quốc.



Với khả năng nâng nòng pháo lên một góc tới 85 độ, kết hợp với tầm bắn thẳng 1,2 km; PLL-05 cực kỳ hữu hiệu trong việc tiêu diệt các mục tiêu trên các tòa nhà cao tầng trong tác chiến đô thị



PLL-05 cũng được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động, giúp pháo có thể đạt tốc độ bắn 6-8 phát/phút với đạn pháo và 10 phát/phút đối với đạn cối. Hệ thống PLL-05 có tổng khối lượng chiến đấu là 16,5 tấn, có thể đạt tốc độ tối đa 85 km/h trên đường và 8 km/h khi ở chế độ lội nước. Hiện nay, Trung Quốc tiến hành nghiên cứu phát triển loại đạn cối “thông minh” dẫn hướng bằng laser.

TDA 120 2R2M (Pháp)
Công ty TDA Armements (Pháp) đã tham gia vào việc thiết kế, phát triển và sản xuất rất nhiều hệ thống pháo cối cũng như đạn cối trong nhiều năm.

Trong đó, hệ thống pháo cối nòng xoắn 120mm MO 120-RT của công ty đã được sử dụng trong lực lượng của quân đội 25 nước, bao gồm cả lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

Hệ thống pháo cối tự hành 120 2R2M đã được công ty bắt đầu nghiên cứu từ năm 1990 và cho đến năm 1993 thì ý tưởng thiết kế đã hoàn thành. Đến năm 1994, hệ thống 120 2R2M thử nghiệm đầu tiên đã hoàn thành và được tích hợp trên thân xe MOWAG Piranha 8x8 hay thân xe FNSS IFV của Thổ Nhĩ Kỳ.

Lợi thế của hệ thống 120 2R2M là cả hệ thống có khối lượng chỉ nặng 1.500 kg cùng với hệ thống chống giật hiện đại khiến 120 2R2M có thể đặt trên các khung xe thiết giáp cỡ từ 10-15 tấn.

Hệ thống 2R2M được đặt trên đế riêng biệt có thể quay một góc 220 độ cùng một hệ thống nạp đạn bán tự động tích hợp giúp tóc độ bắn của hệ thống đạt từ 6-10 phát/phút.



Biến thể pháo cối tự hành 120mm 2R2M đặt trên thân xe Renault 6x6 xuất khẩu cho Oman.



Biến thể 2R2M đặt trên xe thiết giáp ACV-S của FNSS (Thổ Nhĩ Kỳ) được bán cho Malaysia với giá 2,4 triệu USD/xe.


Tầm bắn của 2R2M biến đổi tùy thuộc vào loại đạn. Tầm bắn tối đa của hệ thống khi sử dụng đạn HE tiêu chuẩn là 8,1 km và 13 km nếu sử dụng loại đạn được tăng lực tên lửa.

Hiện tại, chỉ hệ thống 2R2M với pháo cối nòng trơn mới có thể tích hợp được trên các thân xe tự hành. Tuy nhiên, theo TDA họ sẽ sớm cải tiến để đưa hệ thống MO 120-RT nòng xoắn lên xe thiết giáp vì đây là phiên bản có độ chính xác cao hơn.

Cho đến năm 2010, đã có 120 hệ thống 2R2M đã được xuất khẩu, thêm 30 hệ thống đã được ký hợp đồng nhưng chưa chuyển giao. 120 hệ thống trên đã được chuyển giao cho Oman năm 2008 để lắp đặt trên các xe thiết giáp Renault.

Tại châu Âu, Italy cũng mua 2 hệ thống lắp đặt trên xe Dardo và Freccia 8x8 với mục đích thử nghiệm. Ngoài ra, quân đội Malaysia cũng mua 8 hệ thống 2R2M 120mm kèm xe thiết giáp FNSS của Thổ Nhĩ Kỳ để lắp đặt. Toàn bộ gói hợp đồng này trị giá 19 triệu USD.

Rak (Ba Lan)

Hệ thống pháo cối tự hành 120 mm Rak của Ba Lan được phát triển bởi công ty vũ khí trong nước Huta Stalowa Wola (HSW), vốn đã có nhiều kinh nghiệm phát triển các hệ thống tên lửa và pháo cối.

Hệ thống này có tầm bắn 8 km với đạn thông thường và 12 km với đạn tăng tầm hỗ trợ động cơ tên lửa.

Được trang bị hệ thống nạp đạn tự động hoàn toàn, Rak có thể đạt tốc độ bắn tối đa từ 10 tới 12 phát/phút.



Hệ thống Rak được đặt trên thân xe bọc thép OT-64 Rys cũng do Ba Lan sản xuất.


Biến thể khác của Rak được đặt trên thân xe MT-LB của Nga.


Với cơ số đạn mang theo tới 60 viên, Rak có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ bắn áp chế địch trong thời gian dài. Với hệ thống điều khiển bắn điện tử Topaz, Rak vẫn có khả năng đạt độ chính xác cao ở cự ly bắn xa.

Hiện tại, hệ thống Rak có thể được lắp đặt trên thân xe MT-LB của Nga, AMV của Thụy Điển hoặc OT-64 Rys sản xuất trong nước.

[BDV news]


Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

>> Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc (P1)



"Chiến lược ngoại biên tổng thể" trong trường hợp Trung Quốc nghĩa là những hành động quân sự chủ động được tiến hành dọc theo một số chiến trường, trong đó bao gồm cả các quốc gia có biên giới biển.


"Chiến lược quân sự ngoại biên tổng thể" (da zhoubian guojia junshi zhanlue) là một thuật ngữ mới được các nhà nghiên cứu Trung Quốc thường xuyên sử dụng. Lần đầu tiên, thuật ngữ này xuất hiện trong một bài viết đăng trên tờ báo xuất bản hàng ngày bằng tiếng Trung Quốc, Đại Công báo (Ta Kung Pao) vào ngày 24/9/2009. Nó thể hiện thái độ hồ nghi về năng lực thực sự của Quân Giải phóng Nhân dân trong việc bảo vệ các biên giới xa xôi.

Những quan điểm này sau đó còn được thể hiện lại trên một tờ báo hàng ngày xuất bản bằng tiếng Trung khác có trụ sở đặt ở Hồng Công, Jing Bao vào ngày 29/1/2010.

Bởi nội dung này liên quan đến yếu tố địa chính trị của nhiều quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc, nên nó đòi hỏi phải có một sự nhận thức đúng đắn trong lĩnh vực học thuật.

Ba tháng sau, khái niệm này tiếp tục được đề cập đến trong một bài thuyết trình của Chen Xiangyang, một nhà nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR). Ông lý giải động cơ và tính cấp thiết của việc xây dựng một chiến lược cho Trung Quốc trong bối cảnh địa chính trị đang có những thay đổi chóng mặt ở khu vực Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á, và Đông Bắc Á. Sau này, ông tìm thấy độc giả trong hàng ngũ những sĩ quan cấp cao cả đang phục vụ và đã nghỉ hưu của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), trong đó bao gồm cả những đại biểu đến dự cuộc họp thường niên vừa mới bế mạc của Ủy ban quốc gia về Tư vấn Chính trị của Nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Đáng chú ý trong số các đại biểu này có Phó Đô đốc Yin Zhou và Thiếu tướng Luo Yuan.



Ảnh China Daily


Một vài nhà quan sát Trung Quốc, trong đó có cả Christina Lin nhìn nhận động thái của Trung Quốc trong việc mở rộng các tuyến đường sắt cao tốc, và trang bị cho trên 1.000 nhà ga xe lửa với các phương tiện vận tải quân sự như là một bước đi theo định hướng này.

Các nhà phân tích dường như coi sự dính líu của Tổng cục Hậu cần (GLD) của PLA đến việc thiết kế, lên kế hoạch và thực hiện các dự án đường sắt chạy qua các khu vực chiến lược là một minh chứng cụ thể.

Quyết định sử dụng chuyến tàu tốc hành Thượng Hải - Nam Kinh của PLA để vận chuyển binh lính trở lại đơn vị vào tháng 11/2010 được đánh giá như là một bước thử nghiệm của ý định triển khai nhanh trong vài giờ.

"Chiến lược ngoại biên tổng thể" trong trường hợp Trung Quốc nghĩa là những hành động quân sự chủ động được tiến hành dọc theo một số chiến trường, trong đó bao gồm cả các quốc gia có biên giới biển. Bất chấp những tuyến đường sắt cao tốc đã được xây dựng ở Tây Tạng và dự kiến sẽ được kết nối với Nepal, trong vấn đề này, các kế hoạch mở rộng mạng lưới đường sắt trong tương lai đến các quốc gia khác nằm trong phạm vi ngoại biên của Trung Quốc sẽ chỉ thu được những kết quả nghèo nàn bởi một số lý do. Bởi vậy, người ta kêu gọi một sự cải cách trong lĩnh vực học thuyết. Trong một thế giới đa cực tương lai, điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua sự đầu tư mạnh mẽ. Bởi Trung Quốc hiện nay đang đứng bên phải của cán cân quyền lực quốc tế đang biến đổi, những thay đổi trong giải pháp quân sự đơn phương không thể bị loại trừ hoàn toàn.

Bài viết này đi sâu vào tìm hiểu động cơ mà Trung Quốc xây dựng "Chiến lược ngoại biên tổng thể", cũng như tất cả những hàm ý chiến lược của chiến lược này. Được thừa kế một văn hóa chiến lược đặc trưng, xây dựng dựa trên nền tảng khái niệm của Shi, được coi là một biện pháp để làm dịch chuyển cán cân quyền lực chiến lược, các học giả Trung Quốc hiếm khi có những phát ngôn thiếu chính xác. Do vậy, việc các phương tiện truyền thông đề cập đến vấn đề này theo cách thức đó là kiểu "đánh lừa chiến lược" (Zhanlue Zhali) của Trung Quốc đối với thế giới nói chung. Phương pháp này rất giống với quan điểm chiến lược "đánh lừa đối phương" (bing yi zha li) của Tôn Tử.

Văn hóa chiến lược này của Trung Quốc cũng là một trong những nội dung được thể hiện qua các câu chuyện dân gian kể về Gia Cát Lượng (Zhuge Liang). Sự im lặng, bao gồm cả việc thiếu vắng một khái niệm trong cuốn Sách Trắng vừa mới được công bố, "Quốc phòng Trung Quốc năm 2010", là điều không thể chấp nhận được.

Cứ lần nào mà Trung Quốc đạt được thành tựu về kinh tế và quân sự, nước này lại sửa đổi học thuyết. Sự tâng bốc mà các phương tiện truyền thông giành cho khái niệm này vì vậy có thể được nhìn nhận như là một kết quả tất yếu nhưng đầy toan tính của quá trình trỗi dậy của Trung Quốc cả với tư cách của một cường quốc kinh tế và quân sự.

Nói tóm lại, bài viết này tập trung vào: Cơ sở học thuyết và động cơ của chiến lược này; những nhược điểm trong quá trình chuyển hướng chiến lược; và những biện pháp đối phó với ý đồ chiến lược này của Trung Quốc. Những giả thiết của nghiên cứu này gồm: sự chuyển hướng chiến lược của Trung Quốc từ phòng thủ sang tấn công là một sản phẩm của quá trình phát triển về kinh tế và quân sự; giới lãnh đạo đất nước Trung Quốc đều nhận thức được những sai lầm nên phần lớn các bài viết trên các phương tiện truyền thông hiện nay đều thiếu cơ sở để đi đến các kết luận cuối cùng; và các nước ở khu vực ngoại biên không có đủ điều kiện để tham gia chiến lược.

Cơ sở học thuyết và động cơ của chiến lược

Các thế hệ lãnh đạo kế tiếp nhau của Trung Quốc trong đó gồm cả Hồ Cẩm Đào được cho là tiếp tục phát triển văn hóa chiến lược sẵn sàng cho chiến tranh (parabellum). Trong văn hóa chiến lược này, khái niệm tuyệt đối linh hoạt (Quan Bian) là một yếu tố quyết định quan trọng. Nó được khắc họa tinh tế trong các nguyên tắc căn bản trong khái niệm của Shi (lợi thế chiến lược).

Khái niệm này mang lại cho giới lãnh đạo Trung Quốc một cách thức linh hoạt trong việc hoạch định chiến lược liên quan đến các yếu tố thời gian, địa điểm, sử dụng lực lượng và kế sách để khuếch trương các nguồn lực còn hạn chế và ngăn chặn đối phương chiếm mất lợi thế thông qua tấn công quân sự hoặc xóa bỏ hệ tư tưởng.

Khái niệm này được phát triển dựa trên quan điểm của Tôn Tử "chiến tranh là một chức năng quan trọng của nhà nước".

Theo như một nghiên cứu của Michael D. Swaine và Ashley J. Tellis đã chỉ ra, Trung Quốc cố gắng sử dụng các biện pháp răn đe và/hoặc hòa bình để hoặc tăng cường bảo vệ nước này trước nguy cơ ngoại xâm hoặc thôn tính các nước ở ngoại biên trong kỷ nguyên của quyền lực và hiện đại dựa trên sự tính toán toàn bộ các lợi thế so sánh của nước này. Sự phát triển và suy tàn của quyền lực và ảnh hưởng đối với các nước ở sát biên giới và khu vực ngoại biên đã luôn là một nhân tố dẫn đến sự thăng trầm của sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc (CNP).

Trong lịch sử, nước này đã từng sử dụng vũ lực quân sự trong khi đang đứng ở một vị thế mạnh để giải quyết những bất đồng trong quan hệ, để xâm chiếm các khu vực lãnh thổ và để ngăn chặn hoặc đánh bại các cuộc tấn công từ khu vực ngoại biên.

Văn hoá chiến lược tạo ra các khuynh hướng hay xu hướng. Vì vậy, rõ ràng nó có vai trò trong việc hình thành thái độ và hành vi. Đây là lý do giải thích tại sao đất nước Trung Quốc dưới thời Quốc dân đảng hay Đảng Cộng sản đều không có sự khác biệt trong vấn đề này. Cho dù chỉ đạt được những thành công hạn chế trong giai đoạn 1911-1935, Trung Quốc dưới thời Quốc dân đảng đã tiến hành các chiến dịch quân sự ở Tây Tạng, Tân Cương và Mông Cổ để xây dựng các vùng đệm vững chắc chống lại các cường quốc Anh và Nga ở khu vực ngoại biên.

Đi ngược lại với tất cả các yếu tố xã hội, văn hoá, ngôn ngữ và lịch sử hiện thời, những người theo chủ nghĩa dân tộc lấy cớ có quyền thống trị và/hoặc quyền cai quản nhất định của hoàng đế cuối cùng triều Thanh để bào chữa cho hành động phiêu lưu của mình.

Trong những năm 1950, 1960, và 1970, dưới thời kỳ chủ nghĩa cộng sản, Trung Quốc lại một lần nữa tiến hành các chiến dịch tương tự ở khu vực ngoại biên với một loạt những mục tiêu quân sự và chính trị, từ chính thức thành lập một khu vực ngoại biên mà đã tồn tại trong suốt triều đại nhà Thanh và giai đoạn đầu nền Cộng hoà đến xâm lược chủ quyền nước khác như Ấn Độ và Việt Nam.

Dẫu vậy, người ta có thể thấy những khác biệt trong trường hợp của chính sách, một chức năng của một loạt những yếu tố bao gồm cả công nghệ. Những theo đuổi liên tục của Trung Quốc trong việc cải cách chiến lược quân sự trong sáu thập kỷ qua đã chứng minh cho giả thiết này.

Trong khi là một bộ phận không thể thiếu được của tư duy chiến lược của Trung Quốc, vỏ bọc học thuyết của "chiến lược ngoại biên" của Trung Quốc đang dần cho thấy tính không rõ ràng của nó. Đây lại là một bước đi có tính toán của giới lãnh đạo Trung Quốc, gắn liền quá khứ chiến lược của họ, được thể hiện qua hai phép ẩn dụ, Vạn lý Trường Thành và Thành trống (kong yanwuting), những biểu tượng của sự kết hợp giữa những cái yếu và cái mạnh.

Có một sự thay đổi rõ ràng về nghĩa của những khái niệm chính trong các công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc ở cả bốn cấp độ dự báo chiến lược - tư tưởng quân sự (junshi sixiang), chiến lược quân sự (junshi zhanlue), chiến dịch quân sự (junshi Zhanyi) và chiến thuật quân sự (junshi zhanshu).

Trong suốt một thời gian dài cho đến tận các nghị quyết năm 1985 của Quân uỷ Trung ương (CMC) mà đã thể hiện sự ủng hộ với quan điểm của Đặng Tiểu Bình lấy "chiến tranh cục bộ" (jubu zhanzheng) để đối phó với chiến tranh tổng lực (quanbu zhanzheng), các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã không dự báo vượt ra khỏi khuôn khổ của những quy tắc của Chiến tranh nhân dân (renmin zhangzheng) và Phòng ngự tích cực (jiji fangyu). Có lẽ cũng không còn giải pháp thay thế nào khác.

Nền kinh tế yếu kém của Trung Quốc chắc hẳn không đủ khả năng trang bị thích hợp cho 2,8 triệu quân của Quân giải phóng nhân dân (PLA). Chiến lược chiến tranh nhân dân kêu gọi sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân và một chiến lược ba giai đoạn được tiến hành kết hợp với lấy chiến tranh du kích (youji zhanzheng) làm phương thức đấu tranh chính.

Mao Trạch Đông định nghĩa Phòng ngự tích cực trái với Phòng ngự bị động. Trong tác chiến, Phòng ngự tích cực nghĩa là giành thế chủ động tấn công trước. Căn cứ vào cách phân tích "mạnh-yếu" của Tôn Tử, chiến lược này cho phép Trung Quốc làm cái điều bất đắc dĩ phải làm.

Tất cả các chiến dịch quân sự của Trung Quốc trong quá khứ, kể cả Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, về mặt lý thuyết đã đặt nền móng cho sự ra đời của chiến lược ngoại biên này. Hiện tượng thay đổi, kéo theo sự minh bạch tương đối trong lời nói và hành động, là kết quả của một cuộc tranh luận khốc liệt khi đứng trước một loạt những phát triển, mặc dù chỉ diễn ra trong phạm vi của các mục tiêu quân sự quốc gia đã được định sẵn.

Khoa học Chiến lược Quân sự (zhanluexue), do Học viện Khoa học Quân sự (AMS) giới thiệu năm 1987, là một phương thức tiếp cận chiến lược "chiến tranh cục bộ" với mục đích tấn công, dựa trên Chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới, kết hợp giữa chiến tranh chiến hào và chiến tranh chớp nhoáng với tác chiến phối hợp quân binh chủng để đối phó với cuộc xâm lược có thể xảy ra từ phía Liên Xô.

Ngược lại, phiên bản năm 1999 của Khoa học Quân sự đã đề cập đến một phương thức tiếp cận chiến lược bao trùm hơn dựa trên việc chuẩn bị tiến hành một loạt những "cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện công nghệ hiện đại" (gaojishu tiaojian xia jubu zhanzheng) mà rất khác nhau về mục đích, cường độ và tính chất ác liệt. Hai công trình nghiên cứu khác trong năm đó, một của Đại tướng Zhang Wannian và một của Đại tướng Ma Baoan lần lượt có tiêu đề là Các vấn đề quân sự thế giới đương đại và Quốc phòng Trung Quốc (Dangdai Shijie Junshi Yu Zhongguo Guofang) và Hướng dẫn nghiên cứu lý thuyết chiến lược (Zhanlue Lilun Xuexi Zhinan), là những sự bổ sung khía cạnh công nghệ cho luận điểm này.

Những bài phê bình về Chiến tranh vùng Vịnh 1991 và Kosovo 1999 thay vào đó sẽ là những minh chứng sống động. Việc Mỹ tăng cường "chiến lược con trăn" và tranh giành những gì tốt đẹp nhất của hai thế giới thông qua việc sử dụng có chọn lựa "Học thuyết Monroe", chính sách "Mở cửa", và "Học thuyết Truman" được các giảng viên trích dẫn như là một ví dụ tiêu cực trong việc xác định mục tiêu cho chiến lược. Hướng dẫn nghiên cứu lý thuyết chiến lược (Zhanlue Lilun Xuexi Zhinan), do Đại học Quốc phòng Trung Quốc xuất bản năm 2002, thể hiện quan điểm nhất quán của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về bản chất và đặc điểm của khái niệm "chiến tranh cục bộ trong điều kiện công nghệ cao hiện đại".

[TuanVietnamnet news]


Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

>> Nếu Trung Quốc là 'số 1'?




Trung Quốc có thể vượt Mỹ hay không còn phụ thuộc vào thời gian.

Quan trọng là Trung Quốc sẽ tận dụng sức mạnh và quyền lực đó để gây ảnh hưởng lớn đến ổn định, an ninh khu vực và thế giới như thế nào?

Tạp chí Yale Global Online của Mỹ mới đây đăng bài bình luận với tiêu đề "Khi trở thành cường quốc số 1 về kinh tế, Trung Quốc sẽ đứng trước sự lựa chọn nào?”


Trung Quốc và Mỹ đang chạy đua cạnh tranh ảnh hưởng trên thế giới.


Bài viết trên chỉ ra rằng, Trung Quốc sẽ nhanh chóng vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, xếp hạng về tổng khối lượng kinh tế không có mối liên hệ với quyền lực và tầm ảnh hưởng. Điều quan trọng hơn là cường quốc này sẽ sử dụng sức mạnh quốc gia của mình như thế nào.

Bài viết là sự soi rọi vào quá trình trỗi dậy của các cường quốc trên thế giới trong lịch sử, qua đó tác giả đưa ra một số nhận định và phép so sánh giúp độc giả hiểu rõ hơn về những quy luật chính trị, đồng thời, hình dung những lựa chọn và thách thức của Bắc Kinh và Washington nếu Trung Quốc soán ngôi cường quốc số 1 thế giới của Mỹ.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Khi các chuyên gia thảo luận về việc Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, họ luôn ngầm cho rằng, sự trỗi dậy nhanh chóng của quốc gia mới nổi này sẽ làm lung lay hệ thống quốc tế, thậm chí còn dẫn tới xung đột.

Thực lực kinh tế có thể chuyển hóa thành sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng chính trị, nhưng nhìn xét theo khía cạnh lịch sử, con đường này không chỉ dẫn tới một điểm.

Năm 1913, một năm trước khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất ra nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và các vị trí tiếp theo là nước Đức, Anh, Nga, còn có cả Trung Quốc. Điều này không có gì kỳ lạ, Trung Quốc khi đó cũng giống như bây giờ, có dân số khổng lồ, sản xuất sẽ nhiều hơn, nhưng nền chính trị yếu kém, trong nước liên tục xảy ra bất ổn còn bên ngoài cũng bị các chủ nghĩa đế quốc đe dọa.

Đương nhiên, thế giới hiện nay đã thay đổi, nhưng cục diện năm 1913 vẫn còn ý nghĩa. Thứ nhất, quy mô kinh tế không đồng nghĩa với tầm ảnh hưởng chính trị. Khi đó Mỹ là cường quốc kinh tế lớn nhất, nhưng lại không hề có chút ảnh hưởng nào với châu Âu lớn mạnh.

Thứ hai, kinh tế lớn chưa chắc giúp quân sự mạnh. Sức mạnh quân sự khi đó của Mỹ tương đối yếu, trái lại Đức, Nhật Bản lại sở hữu lực lượng Hải, Lục quân với quy mô to lớn.

Thứ ba, nền kinh tế hàng đầu mới xuất hiện không có nghĩa là chắc chắn sẽ có tranh chấp quốc tế.

Đến năm 1913, Mỹ lãnh đạo tây bán cầu, Anh lại chấp nhận hiện thực đó, là sự ảnh hưởng toàn cầu của nước này bị suy yếu.

Cuối cùng, xung đột xảy ra chưa chắc là do các nước mới nổi có khuynh hướng xâm lược. Việc các cường quốc đưa ra lựa chọn gì quan trọng hơn rất nhiều so với việc xếp hạng kinh tế của mình.

Đối với Trung Quốc, sau khi trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, Trung Quốc có thể sẽ lựa chọn, Trung Quốc có quyền coi thường lợi ích nước khác, mở rộng thế lực của mình, hoặc Trung Quốc tiếp tục tăng cường xây dựng kinh tế tạo ra một cuộc sống sung túc hơn cho người dân hoặc để Mỹ tiếp tục đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo thế giới, hay Trung Quốc có thể hợp tác với các cường quốc khác đối phó với những thách thức hệ thống quốc tế.

Đối với Mỹ, nếu bị Trung Quốc chiếm ngôi vị nền kinh tế số 1 thế giới, Mỹ có thể lựa chọn, Mỹ có thể coi việc tụt hạng là điềm báo cho thấy sự suy thoái và rút lui khỏi vị trí lãnh đạo quốc tế, hoặc cũng có thể lựa chọn việc thiết lập lại các trụ cột sức mạnh quốc gia vốn bị coi nhẹ như tài chính, khoa học giáo dục, hay Mỹ vẫn có thể cho rằng, Trung Quốc chắc chắn trở thành đối thủ của Mỹ, và hoạch định chính sách, từ đó dẫn tới vòng tuần hoàn nguy hiểm.

[BDV news]


Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

>> Điểm mặt một số vũ khí của lục quân Trung Quốc




Cùng với sự phát triển của Không quân và Hải quân, Lục quân Trung Quốc có những bước tiến mới, tương xứng với vai trò là lực lượng chiến đấu nòng cốt của PLA.

Lục quân Trung Quốc hiện có khoảng 1,6 triệu quân, trong đó 800.000 quân chính quy và 800.000 quân dự bị.

Lực lượng chính quy gồm: 18 đơn vị chính quy, 7 đại quân khu, 9 sư đoàn thiết giáp, 9 lữ đoàn thiết giáp, 3 sư đoàn pháo binh, 15 lữ đoàn pháo binh và 10 tiểu đoàn trực thăng.

Lực lượng quân cảnh gồm: 30 đơn vị ở các tỉnh và 14 sư đoàn cơ động; trang bị của Lục quân hiện có: 7.500 xe tăng, 2.000 xe cơ giới chiến đấu, 5.500 xe bọc thép, 20.000 khẩu pháo các loại, 400 trực thăng và nhiều loại vũ khí chiến thuật khác.

Đối với lực lượng bộ binh gồm 25 sư đoàn và 33 lữ đoàn bộ, cùng với nhiều loại vũ khí khác nhau như: Súng chống tăng, rocket chống tăng, súng cối, súng phóng lựu, súng trường, tiểu liên, súng máy, các loại súng bắn tỉa, súng ngắn, lựu đạn, bộc phá…vv.

Sau đây xin giới thiệu về một số loại vũ khí chống tăng hiện đang được sử dụng trong lực lượng bộ binh Trung Quốc:


Súng chống tăng Type 65 và Type 78 (cỡ 82mm)

Súng chống tăng Type 65/78 được thiết kế khá hoàn hảo với nòng trơn và có nhiều ưu điểm vượt trội như: không giật khi bắn, khả năng tiến công nhanh, yểm trợ hỏa lực trực tiếp.

Súng được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu là xe tăng hạng nhẹ, xe bọc thép chở quân, các phương tiện đổ bộ, boong-ke, đặc biệt sử dụng để phá các vật cản trong hệ thống phòng ngự của đối phương.



Súng chống tăng không giật Type 65 cỡ nòng 82mm.


Type 65 phát triển vào giữa những năm 1960 dựa trên một số mẫu súng chống tăng của quân đội Liên Xô cũ. Súng có nòng dài 1,540m, trọng lượng 29kg, tốc độ đạn bắn đạt 247m/giây, tầm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả 300m.

Type 65 biên chế chủ yếu cho các đơn vị đóng quân khu vực biên giới phía Nam Trung Quốc, đặc biệt vào cuối những năm 1970. Mỗi khẩu đội Type 65 được biên chế 8 lính.

Type 78 phát triển dựa trên mẫu của súng Type 65 vào những năm 1980. Súng có nòng dài 1,445m, trọng lượng 34,1kg, tốc độ đạn bắn 252m/giây, tầm tiêu diệt mục tiêu hiệu quá 500m, súng được cải tiến có thể bắn hai loại đạn HE và HEAT.



Súng chống tăng không giật Type 78 cỡ nòng 82mm.


Trong Lục quân Trung Quốc, cả hai phiên bản vũ khí này đều được biên chế ở cấp tiểu đoàn và đại đội. Xu hướng hiện đại hóa trong những năm tới, súng Type 65 và Type 78 bắn đạn 82mm sẽ được thay thế bằng những khẩu bắn rocket chống tăng Type 98 (PF98) cỡ 120mm.

Súng chống tăng Type 52 và Type 56 (cỡ 75mm)

Súng chống tăng Type 52 cỡ nòng 75 mm được Trung Quốc sản xuất dựa trên phiên bản súng M-20 bắn đạn 75 mm của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, khả năng tác chiến, chức năng và tầm hỏa lực vẫn không sánh được với M-20.

Type 52 có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng hạng nhẹ, xe bọc thép chở quân, xuồng đổ bộ tiến công và các hệ thống phòng ngự của đối phương và tiêu diệt những toán quân nhỏ.

Trên thực tế chiến trường, Type 52 có phát huy được hiệu quả tác chiến hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả về không gian, thời gian và kỹ năng tác chiến của người bắn.


Súng chống tăng Type 52 cỡ nòng 75mm.



Và kiểu súng chống tăng Type 56 cùng cỡ nòng.


Type 52 có chiều dài 2,08m, nặng 52kg, tốc độ bạn bắn 300m/giây. Ưu điểm thiết kế là bắn không giật, sử dụng hai loại đạn HE và HEAT (theo tiết lộ đạn HE có trọng lượng 9,92kg và HEAT là 9,32kg), tầm bắn hiệu quả 800m và có thể xuyên thép dày 228mm.

Căn cứ vào khả năng thực tế trên chiến trường của súng Type 52 và những yêu cầu phát triển vũ khí tiến tiến hơn. Quân đội Trung Quốc đã nghiên cứu và cho ra đời phiên bản mới Type 56 dựa trên mẫu của Type 52.

Về kích thước và nguyên lý hoạt động, Type 56 không có gì biến đổi nhiều so với Type 52 trước đó, nhưng về khả năng tác chiến và hỏa lực đã được tăng cường hơn. Mỗi khẩu đội súng Type 52/56 đều được biên chế từ 8 – 10 người và được trang bị ở cấp tiểu đoàn và đại đội.

Súng chống tăng Type 75 (cỡ 105mm)

Mặc dù được ra đời từ giữa nhưng năm 1970, súng Type 75 hiện vẫn là một trong những vũ khí chống tăng chủ đạo của bộ binh Trung Quốc bởi súng có những ưu điểm vượt trội (khả năng cơ động nhanh, hỏa lực mạnh và tác chiến linh động).

Súng có chiều dài 3,4m, nặng 121kg, tầm bắn 7.700m, tầm tác chiến hiệu quả 580 m (bắn trực tiếp), tốc độ bắn 320m/giây với đạn HE và 503m/giây với đạn HEAT. Tốc độ bắn của Type 75 khoảng 5-6 viên/phút.


Súng không giật Type 75 đặt trên khung thân xe Bắc Kinh BJ2020S.


Súng được đặt trên chiếc xe Bắc Kinh BJ2020S, mỗi xe được biên chế từ 4-5 lính và 1 lái xe. Tốc độ xe BJ2020S có thể lên tới 100 km/giờ ở đường cao tốc.

Type 75 còn được trang bị thêm các phụ kiện khác như kính quang học để kiểm soát hỏa lực, đầu dò tia laser và hệ thống máy tính điều khiển bắn.

Súng có khả năng triển khai nhanh trên chiến trường, sẵn sàng đánh chặn lại đường hành quân tiến công của lực lượng bộ binh cơ giới đối phương, tiêu diệt các xe tăng hạng nhẹ, xe bọc thép, phương tiện đổ bộ, hệ thống công sự, hệ thống vật cản và các toán quân. Đồng thời, tạo bước đệm cho lính bộ binh tiến công vào đội hình đối phương, chia cắt lực lượng và phá vỡ hệ thống phòng ngự trước khi tiến sâu vào trung tâm địch.

[BDV news]


Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

>> Xe chiến đấu bộ binh ZBL-09 "Báo Tuyết" của Trung Quốc



Loại xe chiến đấu bộ binh mới của Trung Quốc Type 07, còn được gọi là ZBL-09 “Báo Tuyết”, được phát triển bởi Tập đoàn Công nghiệp Phương bắc NORINCO, thuộc họ xe bọc thép bánh lốp 8x8.




Xe chiến đấu bộ binh ZBL-09

Loại xe này xuất hiện lần đầu năm 2006 trong các cuộc thử nghiệm trên đường. Nó có thể trở thành thế hệ kế tiếp của các kiểu xe bọc thép chở quân Type 92 APC và xe chiến đấu bộ binh Type 92 IFV. Nó cũng được đề xuất xuất khẩu với mã hiệu VN-1.




Xe chiến đấu bộ binh Type 07 8x8


Một biến thể 6x6 đã được tiết lộ năm 2006 và được nhắm vào thị trường xuất khẩu. Mặc dù không nhận được đơn đặt hàng sản xuất nào nhưng điều đáng nói là loại xe này có thiết kế kiểu mô-đun tiên tiến. Xe có 6 phần, gồm các khối động cơ, truyền động, điều khiển, hệ thống treo, thân xe và tháp pháo. Loại xe bọc thép chở quân 6x6 mới này đã sử dụng một số thành phần được phổ biến rộng rãi.

Loại xe chiến đấu bộ binh mới Type 07 8x8 IFV có một số tính năng chung với xe bọc thép chở quân 6x6 APC và có thể dùng cùng công nghệ.

Vỏ giáp của loại xe mới Type 07 có thể chống được đạn xuyên giáp cỡ 7,62mm ở mọi mặt. Vòng cung trước có thể chống đạn xuyên giáp cỡ 12,7mm. Vỏ giáp có thể được tăng cường bằng các tấm vỏ gốm composite được lắp thêm vào. Các nguồn tin Trung Quốc tuyên bố rằng các phụ kiện lắp thêm này có thể chống lại đạn xuyên giáp AP cỡ 12,7mm quanh xe và đạn xuyên giáp AP cỡ 25mm ở vòng cung trước. Xe có thể đã sử dụng các phần tử và công nghệ thiết kế để bảo vệ binh sĩ khỏi mìn và các thiết bị nổ tự tạo (IDE). Xe cũng có thể có bảo vệ chống vũ khí NBC và các hệ thống tự động chữa cháy.




Vỏ giáp của xe Type 07 có thể chống được đạn xuyên giáp cỡ 7,62mm ở mọi mặt


Loại xe chiến đấu bộ binh mới của Trung Quốc trang bị tháp pháo trên đó lắp pháo 30mm và súng máy đồng trục 7,62mm. Hầu như chắc chắn xe đã được trang bị hệ thống điện tử quản lý chiến trường.


Xe Type 07 được trang bị pháo 30mm và súng máy đồng trục 7,62mm


Loại xe Type 07 có kíp xe 3 người và có thể chở 7 đến 10 binh sĩ. Binh sĩ lên xuống xe qua bậc dẫn phía sau hoặc các cửa sập trên nóc xe. Có các lỗ châu mai để binh sĩ có thể bắn ra.


Xe có thể chở 7 đến 10 binh sĩ


Xe được dẫn động bằng động cơ diesel Deutz BF6M1015C công suất 440 mã lực. Khoang chứa động cơ được bố trí ở giữa thân xe, phía sau khoang lái. Xe được lắp một hệ thống bơm lốp để tăng cường khả năng cơ động đường dài. Loại xe chiến đấu bộ binh mới của Trung Quốc còn là loại xe đổ bộ đúng nghĩa. Nó chuyển động dưới nước bằng công nghệ waterjet với 2 luồng phụt.


Xe Type 07 còn là xe đổ bộ


Loại xe Type 07 được chế tạo với các phiên bản sau:

- Xe bọc thép chở quân.

- Xe chiến đấu bộ binh.

- Xe chỉ huy.

- Xe thu hồi.

- Xe hỗ trợ hỏa lực 105 mm.

- Pháo (nòng ngắn) tự hành 122 mm, 155 mm.

- Hệ thống cối 2 nòng 120 mm.




Phiên bản xe thu hồi





Type 07 có phiên bản dùng làm xe chỉ huy





Phiên bản pháo tự hành


Các thông số kỹ- chiến thuật cơ bản:

- Kích thước:

Dài: 8m; rộng: 3m; cao: 2.1m (kể cả tấm giáp đỉnh bằng gốm composite).

- Kíp xe: 3 người.

- Năng lực chở quân: 7 - 10 người.

- Động cơ: DEUTZ V6 BF6M1015C 440 mã lực.

- Tốc độ:

Lớn nhất trên đường bằng: 100km/h; tốc độ lội nước lớn nhất: 8km/h.

- Vũ khí trang bị:

Súng máy 2A72 30mm (Trung Quốc); hệ thống ngắm bắn 3 trong 1, máy nhìn toàn cảnh của chỉ huy.

- Bảo vệ:

Phía trước: Chống đạn xuyên giáp 12,7 mm ở khoảng cách 100m; chống đạn xuyên giáp 25mm ở khoảng cách 1000m (khi có tăng cường vỏ giáp gốm composite).

Bên sườn: Chống đạn xuyên giáp 7,62 mm ở khoảng cách 100m; Chống đạn xuyên giáp 12,7 mm ở khoảng cách 100m (khi có tăng cường vỏ giáp gốm composite);

Phía sau: Chống đạn xuyên giáp 7,62 mm ở khoảng cách 120m.
[Vitinfo news]


>> Nga: Trung Quốc sẽ tấn công Nga trong vài năm tới



Sự tăng trưởng về chất lượng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với Nga trong thập kỷ tới, và khả năng Trung Quốc tấn công nước Nga chỉ còn là vấn đề thời gian...





Trong thập kỷ vừa qua học thuyết quân sự của Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi: từ chiến thuật phòng thủ nay học thuyết quân sự của Trung Quốc đã mang định hướng tấn công bằng các quân đoàn có khả năng cơ động cao hơn trong các cuộc chiến tranh cục bộ. Quá trình trang bị lại của Quân đội Trung Quốc đang được triển khai mạnh mẽ, 80% trang bị là vũ khí của Nga. Mục tiêu chủ yếu của cuộc cải cách quân đội Trung Quốc là nhằm nâng cao khả năng chiến đấu và hiện đại hóa trang bị vũ khí.

So với Quân đội Nga Quân đội Trung Quốc đã có những ưu thế đáng kể: khả năng chiến đấu cao, số lượng đông, và được trang bị tốt hơn bằng chính vũ khí do Nga sản xuất. Điều này đã được các quan chức Nga chính thức thừa nhận, bởi vì Trung Quốc đã mua hầu hết tất cả các loại vũ khí mới nhất của Nga với số tiền, theo số liệu chính thức, là 30 tỷ USD hàng năm; còn theo số liệu không chính thức là 40-45 tỷ USD.

So với các nước láng giềng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc được tăng cường mạnh mẽ đến mức đã làm cho nhiều nước phải lo ngại. Quốc hội Nhật Bản - đối thủ địa chính trị truyền thống của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông - năm ngoái đã sửa đổi Hiến pháp để cho phép tăng cường khả năng xây dựng quốc phòng của Nhật Bản trước mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc.

Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ dọc theo toàn bộ biên giới của mình và thực hiện chính sách bành trướng một cách đa dạng. Nếu đối với Đài Loan về mặt lãnh thổ chính sách của lãnh đạo Trung Quốc không thay đổi trong suốt 40 năm nay (luôn coi Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc), thì đối các khu vực lãnh thổ tranh chấp khác trung Quốc lại sử dụng các chiến thuật khác nhau về cách thức và mức độ gây hấn. Như ở Nepal các nhóm bạo loạn theo chủ nghĩa Mao đã không ít lần đưa đất nước Nepal đến bờ vực của nội chiến. Còn Mông Cổ, tuy không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với Trung Quốc, nhưng đất nước này có thể trở thành bàn đạp để Trung Quốc triển khai các cuộc tấn công vào vùng Đông Siberia và vùng Viễn Đông của Nga.

Sự tăng trưởng về chất lượng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với Nga trong thập kỷ tới. Sau khi giải quyết xong các vấn đề về lãnh thổ dọc biên giới, việc Trung Quốc tấn công nước Nga chỉ còn là vấn đề thời gian. Trung Quốc sẽ không dừng tấn công ngay cả khi Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, bởi vì nhiều lần quân đội Trung Quốc đã từng xâm nhập chống lại Liên Xô khi Liên Xô đã có vũ khí hạt nhân; hơn nữa hiện nay Trung Quốc cũng đã có một số lượng lớn đầu đạn hạt nhân.

Hơn thế nữa, tham vọng của Trung Quốc đối với vùng Viễn Đông Nga có lý do không đơn giản từ trong quá khứ. Vùng đất gốc rễ của nước Nga này chỉ thật sự trở thành của Nga trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh thuốc phiện thứ hai từ 1856 đến1860, khi đó Anh và Pháp đã đánh bại Trung Quốc, còn nước Nga của Sa hoàng đã khôn khéo tham gia vào việc phân chia thành quả cuộc chiến để có được vùng lãnh thổ Viễn Đông rộng lớn. Ngay năm sau (1861) nước Nga đã xây dựng cảng biển Vladivostok.

Trung Quốc thường xuyên gây ra các cuộc xung đột biên giới gần như với tất cả các nước láng giềng. Năm 1969 giữa Liên Xô và Trung Quốc đã xảy ra xung đột trên đảo Damansky (trên sông Ussuri) và ở vùng Hồ Zhalanashkol thuộc Kazakhstan ngày nay. Vào những năm 70 của thế kỷ trước Trung Quốc đã gây ra các cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và Việt Nam. Các sự kiện này cho thấy Trung Quốc là nước hiếu chiến và nguy hiểm đối với các nước láng giềng.

Vào năm 2005, cuộc diễn tập quân sự Nga-Trung Quốc tại bán đảo Sơn Đông là lý do tạo ra sự lạc quan trên các phương tiện truyền thông của chính phủ Nga. Mặc dù kịch bản của cuộc diễn tập quân sự mang tính chất chống khủng bố, nhưng rõ ràng về thực chất đối với phía Trung Quốc đó là cuộc diễn tập cho việc chiếm lại đảo Đài Loan. Trung Quốc muốn tìm hiểu sức mạnh và khả năng của vũ khí Nga trước khi mua. Những lời nói rằng Trung Quốc là đối tác và đồng minh của Nga thật là nực cười, bởi vì chỉ có những kẻ thiển cận mới không thấy mối quan hệ này là bất bình đẳng, mới không thấy nước Nga đang đứng trước một nước láng giềng hiếu chiến. Nước Nga chỉ có một vài năm để trang bị lại và huấn luyện quân đội, và nếu chúng ta không làm điều đó thì chỉ sau một vài năm tới có thể mất tới một phần ba lãnh thổ!

Trong lịch sử thế giới có rất nhiều bài học khi cuộc tập trận chung được một bên coi là sự phối hợp giữa các đồng minh, còn một bên lại coi là cơ hội để tìm hiểu và đánh giá đối phương. Một ví dụ kinh điển là cuộc tập trận giữa Liên Xô và nước Đức phát xít trước Cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai đã giúp cho nước Đức biết được vũ khí và khả năng tác chiến của Quân đội Liên Xô.

Lời bình của chuyên gia quân sự Anatoly Tsyganok Dmitrievich - giáo sư, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học quân sự, giám đốc Trung tâm dự báo quân sự trực thuộc Viện Phân tích Chính trị và quân sự:

Sau 15 năm nữa, thậm chí có thể sớm hơn. Trung Quốc sẽ trở thành một đối thủ quân sự nguy hiểm của nước Nga. Trong trường hợp Trung Quốc sụp đổ, giống như Liên Xô trước đây, nhiều vùng của Trung Quốc có thể tuyên bố trở thành các quốc gia độc lập, như từng đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử sóng gió của Trung Quốc, và các quốc gia này sẽ đòi hỏi mở rộng lãnh thổ sang các nước láng giềng.

Tập trận chung với Trung Quốc (lại còn phô diễn khả năng lực lượng máy bay ném bom chiến lược của chúng ta) là đi ngược lại với lợi ích quốc gia và an ninh của nước Nga.

Trung Quốc đã thông qua chương trình bành trướng dần sang lãnh thổ Nga – theo cách của Khổng Tử: nếu không bằng vũ lực, thì bằng sự khôn ngoan và trí thông minh. Điều này chúng ta thấy rõ ở vùng Viễn Đông, nơi hiện nay số lượng dân di cư Trung Quốc đang tăng lên một cách đáng sợ.

Trong cuộc diễn tập năm 2005 tại bán đảo Sơn Đông các chuyên gia quân sự Nga đã ngẫu nhiên nhìn thấy bản đồ tác chiến của phía Trung Quốc. Trên bản đồ màu vàng được phủ kín toàn bộ vùng Siberia, Kazakhstan và Trung Á. Trung Quốc coi các khu vực này bị nước Nga xâm chiếm hơn 300 năm trước đây.
[Vitinfo news]


Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc triển khai xuất khẩu SY-400



Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác CPMIEC Trung Quốc đã hoàn thành việc sản xuất loại tên lửa đạn đạo chiến thuật mới mang tên SY-400.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, loại tên lửa đạn đạo chiến thuật này có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly 400km.

Sự phát triển của SY-400 được tiết lộ từ năm 2008, loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn này được cho là sử dụng công nghệ của loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất RGM-165 của Mỹ.


Trung Quốc gọi SY-400 là pháo phản lực bắn loạt, trong khi các nước gọi là tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn.

Các tên lửa được bố trí trong 8 container ống phóng kiêm ống bảo quản, các tên lửa có thể chứa trong container nhiều năm mà không cần bảo quản. Đây là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, tên lửa được phóng đi theo chiều thẳng đứng.

Sy-400 được đặt trên xe tải WS 2400 8x8 bánh, xe sử dụng hệ thống thủy lực để nâng và hạ tên lửa khi phóng và khi di chuyển.

Tên lửa sử dụng hệ dẫn đường kết hợp quán tính và hệ thống định vị toàn cầu GPS, tên lửa có 4 cánh ổn định ở giữa thân và 4 cánh lái ở đuôi. Tên lửa sử dụng đầu đạn nặng từ 200-300 kg tùy theo loại đầu nổ.



Tên lửa của SY-400 và tên lửa RGM-165 của Mỹ (ảnh nhỏ).


Theo quan sát, tên lửa SY-400 có cách thiết kế và hình dáng khí động học rất giống với tên lửa RGM-165 của Mỹ. Hiện tại thông số kỷ thuật của loại tên lửa này đang được bảo mật.

Trung Quốc đang xúc tiến để xuất khẩu loại tên lửa này, có thể, SY-400 sẽ trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới.

Trung Quốc xếp SY-400 thuộc loại pháo phản lực bắn loạt có dẫn hướng, trong khi đó, giới quân sự các nước gọi SY-400 là tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn,

Nếu SY-400 thuộc loại pháo phản lực bắn loạt, nó sẽ không bị giới hạn về tầm bắn dưới 300km theo quy định của MTCR (*), một ranh giới này khá mong manh

Tuy nhiên một điều đang được giới quân sự các nước quan tâm, liệu SY-400 có được trang bị radar dẫn đường hay không. Nếu SY-400 được trang bị radar dẫn đường thì SY-400 không đơn thuần là một loại pháp phản lực bắn loạt có dẫn hướng nữa, mà thuộc loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn.

Nếu SY-400 được xuất khẩu rộng rãi ra các nước, có thể gây ra cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Với tầm bắn 400km, loại tên lửa đạn đạo chiến thuật này có thể đe dọa mọi mục tiêu.

(*) MTCR - Missile Technology Control Regime: Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa, do một tổ chức quốc tế gồm 34 quốc gia thành viên lập ra, nhằm ngăn chặn sự phổ biến các công nghệ tên lửa điều khiển có tầm bắn trên 300km với đầu đạn nặng trên 500kg.

MTCR chỉ hạn chế việc xuất khẩu các loại tên lửa cũng như công nghệ tên lửa điều khiển có tầm bắn trên 300km, chứ không hạn chế việc tự sản xuất theo công nghệ nội địa của quốc gia sở tại.

[BDV news]


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc và liên minh tập trận chống khủng bố



Trung Quốc, Kyrgyzstan và Tajikistan - các nước thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), đã tổ chức một cuộc diễn tập chống khủng bố quy mô lớn tại Kashi, thuộc khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, hôm qua.





Mang tên "Tianshan-II (2011)", cuộc tập trận có sự tham gia của các lực lượng an ninh và các nhà lập pháp từ 3 nước, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ truy tìm và tiêu diệt khủng bố ở vùng biên giới.


Cuộc diễn tập bao gồm 3 phần: quyết định và chỉ huy, giải thoát con tin và thu dọn hiện trường.


Nhằm tăng cường khả năng đối phó với khủng bố dưới mọi hình thức, cuộc diễn tập được tiến hành khi ba thế lực: khủng bố, ly khai và cực đoan đang cấu kết với lực lượng East Turkistan hoành hành ở vùng biên giới trong những năm gần đây.


Phát ngôn viên văn phòng chống khủng bố quốc gia của Trung Quốc cho hay các lực lượng này đang chờ thời cơ để gây rối loạn vùng biên giới và luôn là một mối đe dọa chung với các nước thành viên SCO.


Đây là cuộc tập trận chống khủng bố thứ hai mà Trung Quốc tham dự trong khuôn khổ SCO.


Tháng 8/2006, các cơ quan hành pháp và lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc và Kazakhstan cũng tổ chức một cuộc tập trận chống khủng bố ở Tân Cương.


Được thành lập tại Thượng Hải năm 2001, SCO bao gồm 6 nước thành viên: Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan.


Meng Hongwei, Chủ tịch Ủy ban chống khủng bố khu vực thuộc SCO, tuyên bố cuộc diễn tập đã diễn ra thành công tốt đẹp.


Meng Hongwei, cũng là Thứ trưởng Bộ Công An Trung Quốc, cho biết cuộc diễn tập minh chứng sự quyết tâm và khả năng của ba nước nói riêng và SCO nói chung, trong việc chiến đấu chống lại 3 thế lực thù địch: khủng bố, ly khai và cực đoan trong khu vực.


Ông Meng cũng bổ sung rằng Trung Quốc sẵn sàng tăng cường trao đổi và hợp tác với các nước SCO để đảm bảo an ninh và ổn định cho mọi nước thành viên và cả khu vực nói chung.


Các binh lính đặc nhiệm diễn tập đột nhập vào một ngôi nhà giả định có khủng bố.


Những tên khủng bố giả định bị tóm gọn.


Lính đặc nhiệm di chuyển trên một chiếc xe quân sự đặc biệt.


Những cỗ xe tham gia cuộc diễn tập.


Khói lửa bùng lên tại bãi tập với tình huống giải thoát con tin trên một xe buýt.


Một lính đặc nhiệm với trang phục che kín mặt.




[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang