Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Ấn Độ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

>> Lời đáp trả của Ấn Độ với căn cứ khổng lồ TQ

Chậm nhưng chắc, một căn cứ hải quân tương lai mới của Ấn Độ đang thành hình ở bờ biển phía Đông của nước này. Căn cứ hải quân chiến lược này, với chủ trương đối phó với Trung Quốc, sẽ bao gồm các hầm ngầm boongke để bảo vệ các tầu ngầm hạt nhân khỏi bị các vệ tinh do thám của đối phương dò xét và các cuộc tấn công của kẻ thù.

>> Độc chiêu khống chế Trung Quốc của Ấn Độ



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ Hải quân của Ấn Độ trong tương lai

Các nguồn tin từ New Delhi cho biết, trong mấy tháng qua đã diễn ra một loạt các cuộc họp và trao đổi sôi nổi giữa Văn phòng thủ tướng và Bộ Quốc phòng nhằm cụ thể hóa “Kế hoạch mở rộng” một căn cứ hải quân ở gần Rambilli gọi là “Dự án Varsha” trên bờ biển Andhra – cách bộ tổng chỉ huy hải quân miến Đông Visakhapatnam 50 Km – trong thập kỷ tới.


Dù hiện nay vẫn còn quá sớm để nói về Dự án Varsha, nhưng một số giới phân tích cho rằng đây là một câu trả lời đối với việc Trung Quốc xây dựng một căn cứ hải quân khổng lồ tại Yalong, một điểm cực nam của đảo Hải Nam, nơi đón tiếp các tầu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) lớp Shang của Trung Quốc và các tầu ngầm trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm xa (SSBN).

Mặc dù việc cắm đất và các công việc phát triển hạ tầng khác cho căn cứ đã được tiến hành cách đây vài năm nhưng sắp tới một loạt các công trình quan trọng như đường ngầm, kho tàng, nhà xưởng và khu ở sẽ được sớm khởi công.

“Hiện việc thu hồi thêm đất để diện tích căn cứ có tổng diện tích 20 km2 đang được tiến hành, cùng với một ngân sách dài hạn cho khu căn cứ đang được lên kế hoạch”. Một nguồn tin cho biết.

Nỗ lực này trùng khớp với chính sách tổng thể nhằm tăng cường triển khai lực lượng ở khu vực biển phía đông với nhiều tầu chiến mới, máy bay và máy bay trinh sát không người lái cũng như xây thêm các căn cứ quân sự tiền phương (FOB) và các căn cứ luân phiên (OTR) nhằm đối phó với việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện trong toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương (IOR).

Tiếp cận hải quân nhằm bảo vệ toàn bộ tuyến bờ biển dài của Ấn Độ và theo dõi những tuyến đường biển thương mại trọng yếu trên Ấn Độ Dương là thiết yếu đối với các lợi ích của Ấn Độ. Giá trị chiến lược của việc triển khai lực lượng ngoài khu vực quần đào Andaman đang được xem xét dưới góc độ răn đe trước sự mở rộng ảnh hưởng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.

Chương trình SSBN của Ấn Độ dự kiến sẽ tạo bước ngoặt sau khi kết thúc các cuộc chạy thử nghiệm trên biển của tầu sân bay Arihant, 6.000 tấn, và sẽ được biên chế trước tầu sân bay Visakhapatnam. Tầu sân bay Arihant và ba tầu ngầm SSBN hộ tống sẽ hoàn thiện chương trình trang bị vũ khí hạt nhân trên ba trụ cột của Ấn Độ khi các tầu ngầm hạt nhân lớp ‘K’ được trang bị các tên lửa đạn đạo cũng như các tầu chiến tiền phương có căn cứ mới ở đây.

Hải quân Ấn Độ đang lên kế hoạch đưa vào hoạt động ít nhất là ba tầu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân và sáu tầu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân về lâu dài để củng cố sức mạnh răn đe hạt nhân một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi biên chế tầu ngầm hạt nhân Chakra, 8,140 tấn, với hợp đồng thuê 10 năm của Nga năm ngoái, Ấn Độ hiện đang thương lượng với Nga để thuê một tầu ngầm tương tự chạy bằng năng lượng hạt nhân lấy tên là Akula II.

Dự án Varsha trong những năm tới dự kiến sẽ xây dựng căn cứ hải quân trên bờ biển bang Karrnataka sẽ tạo cho Ấn Độ có thêm chiều sâu cả về chiến lược lẫn linh hoạt trong triển khai quân tại khu vực biển phía tây chống lại Pakistan. Trong khi căn cứ Karrwar sẽ giải tỏa cho cảng Mumbai, căn cứ mới xây dựng sẽ giải tỏa cho cảng Vizag ở phía đông.

Hiện Karwar có thể đón tiếp 11 tầu chiến lớn và Ủy ban an ninh nội các (CCS) đã chuẩn y khoảng 2 tỷ USD để mở rộng giai đoạn 2A nhằm bảo đảm căn cứ có thể neo đậu 32 tầu chiến cỡ lớn và tầu ngầm trước năm 2018-19.

Karwar sẽ được xây dựng làm căn cứ chính cho tầu sân bay Vikramaditya đang được tân trang từ tầu sân bay Đô đốc Gorshkov của Nga và sẽ được bàn giao cho Ấn Độ vào cuối năm nay với giá 2,33 tỷ USD. Căn cứ cũng sẽ đón thêm 6 tầu ngầm lớp Scorpene của Pháp đang được đóng mới tại nhà máy đóng tầu Mazagon với giá khoảng 4 tỷ USD.

(From Bao Đat Viet)

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

>> Shivalik Ấn Độ - Khắc tinh Type-052C Trung Quốc

Nếu như tàu khu trục Type-052C được coi là chiến hạm trụ cột của Hải quân Trung Quốc thì Shivalik của Ấn Độ là đối trọng đáng gờm.

>> Hồ sơ các dự án đóng tàu của TQ
>> Tàu ngầm Trung Quốc : quy mô lớn nhưng dễ bị tiêu diệt


Xét ở tiêu chí tốc độ hiện đại hóa quân đội nói chung và hải quân nói riêng thì Ấn Độ đang còn thua Trung Quốc. Tuy nhiên, người phương Đông có câu “dục tốc, bất đạt”. Tuy chậm nhưng Ấn Độ đang có những bước tiến vững chắc trong khẳng định sức mạnh là cường quốc quân sự tại châu Á.

Trong số những dự án hiện đại hóa quân đội nói chung và hải quân nói riêng của Ấn Độ, dự án tàu khu trục Shivalik được xem là một điển hình cho phương châm "chậm nhưng chắc".

Tàu khu trục Shivalik (Project 17) là dự án đóng tàu khu trục nhỏ có khả năng tàng hình, hệ thống điện tử, vũ khí tiên tiến. Tàu này sẽ là lực lượng nòng cốt của Hải quân Ấn Độ trong nửa đầu thế kỷ 21. Dự án được Chính phủ Ấn Độ phê duyệt vào năm 1997. Công việc bắt tay vào đóng mới được thực hiện vào năm 2001.

Như vậy, cả hai dự án phát triển tàu khu trục trọng điểm của Trung Quốc và Ấn Độ đều có cùng thời gian triển khai tương tự nhau. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ mất 2 năm để hoàn thành chiếc tàu khu trục Type-052C đầu tiên. Trong khi đó, Ấn Độ phải mất gần 10 năm mới đưa con tàu đầu tiên của lớp này đi vào hoạt động. Điều đó khiến giới quân sự thế giới hoài nghi về chất lượng chiến hạm Trung Quốc.

Về phía Ấn Độ, sự chậm trễ của dự án là do phía đối tác (Nga) chậm trễ trong việc giao thép cường độ cao D-40S. Bên cạnh đó các kỹ sư Ấn Độ phải sửa đổi thiết kế vũ khí trên tàu để phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra, dự án còn vướng mắc một số vấn đề pháp lý với Mỹ liên quan tới một số thiết bị sử dụng trên tàu. (*)

Dù bị chậm tiến độ, song Shivalik được đánh giá là một lớp tàu đẳng cấp với khả năng tàng hình, hệ thống điện tử đa năng hiện đại, hệ thống vũ khí tấn công phòng thủ cực mạnh. Dự kiến, 12 chiếc loại này sẽ trở thành trụ cột cho Hải quân Ấn Độ.

Thiết kế

Điểm đặc biệt của Project 17 là toàn bộ hình dáng khí động học của tàu đều do các kỹ sư của Hải quân Ấn Độ nghiên cứu, thiết kế.

Tàu mang một lối thiết kế rất hiện đại với khả năng tàng hình cao, một xu thế đang thịnh hành trong phát triển các tàu chiến hiện nay trên thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Shivalik có thiết kế khí động học hiên đại. Thông số cơ bản: dài 142,5m, rộng 16,9m, mớn nước 4,5m, tải trọng tiêu chuẩn 4.900 tấn, đầy tải 6.200 tấn, thủy thủ đoàn 257 người trong đó có 35 sĩ quan.

Tính năng tàng hình của tàu dựa trên thiết kế khí động học ưu việt cùng với hệ thống che chắn hồng ngoại và hệ thống triệt tiêu âm thanh của động cơ làm cho tàu khó bị phát hiện bởi các khí tài trinh sát.

Khả năng tàng hình của Shivalik được đánh giá là ngang bằng với tàu khu trục nhỏ Visby của Thụy Điển và Lafayette của Pháp. Thậm chí, mức độ bộc lộ bức xạ hồng ngoại của Shivalik còn thấp hơn 2 loại tàu chiến nói trên.

Trong khi đó, tàu khu trục Type-052C gần như không có khả năng tàng hình, mức độ bộc lộ bức xạ hồng ngoại và bức xạ điện từ được coi là tử huyệt của tàu này.

Giới quân sự Ấn Độ đã nghiên cứu và đánh giá khả năng đánh chìm tàu khu trục Type-052C gần như 100% ngay sau loạt bắn đầu tiên.

Hệ thống điện tử

Hệ thống điện tử trên tàu Shivalik được đánh giá hiện đại hàng đầu thế giới.

Tàu sử dụng hệ thống điện tử kết hợp giữa Nga, Ấn Độ và phương Tây gồm: radar tìm kiếm mục tiêu trên không 3 tọa độ MR-760 Fregat M2EM 3-D, 4 x MR-90 Orekh radar tìm kiếm mục tiêu trên không và mặt nước cho pháo hạm và hệ thống tên lửa đối không do Nga chế tạo; Radar giám sát trên không tầm xa và cảnh báo mối đe dọa ELTA EL/M 2238 STAR; 2 hệ thống radar dẫn hướng cho tên lửa và pháo hạm ELTA EL/M 2221 STGR, (2 loại radar này do tập đoàn IAI của Israel phát triển). Hệ thống tác chiến điện tử Aparna do Bharat Electronics của Ấn Độ sản xuất.

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ bố trí các hệ thống điện tử và vũ khí trên tàu khu trục Shivalik.

Để trinh sát các mục tiêu dưới nước, tàu được trang bị hệ thống sonar mảng pha gắn ở thân tàu HUMSA và sonar mảng pha kéo theo ATAS Sintra do tập đoàn Thales của Pháp phát triển.

Đặc biệt, nhờ sử dụng hệ thống che chắn hồng ngoại IRSS do Davis Engineering của Canada phát triển, tàu khu trục Shivalik có bộc lộ bức xạ hồng ngoại cực thấp. Hệ thống che chắn hồng ngoại IRSS của Canada được đánh giá là hệ thống che chắn hồng ngoại hàng đầu thế giới hiện nay. Ngoài Nga, Mỹ, Pháp không một quốc gia nào có hệ thống che chắn hồng ngoại hiệu quả như vậy.

(*) Việc đưa vào sử dụng hệ thống che chắn hồng ngoại “hiện đại” này từng vấp phải sự phản đối từ phía Mỹ, điều này đã góp phần làm chậm tiến độ của chương trình.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống dữ liệu chiến đấu CMS-17 do Ấn Độ phát triển, hệ thống liên kết dữ liệu tích hợp AISDN-17. Hê thống này kết nối tất cả các thiết bị trên tàu thông qua hệ thống cáp quang tốc độ cao dưới dạng Gigabit Ethernet. Nhờ vậy, khả năng phản ứng và xử lý các tình huống của tàu được nâng lên đáng kể.

Trong khi Trung Quốc lựa chọn giải pháp sao chép không giấy phép các hệ thống điện tử, vũ khí của các quốc gia nước ngoài nhằm đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa trang thiết bị quân sự, Ấn Độ lựa chọn giải pháp mua hẳn thiết bị hoặc chế tạo theo giấy phép. Điều này dẫn đến sự chậm trễ và tốn kém nhưng bù lại chất lượng của các hệ thống này tương đương với các hệ thống tại quốc gia chuyển giao công nghệ và tất nhiên vượt trội so với các hệ thống tương tự của Trung Quốc.

Hệ thống vũ khí

Sức mạnh của tàu Shivalik là kết hợp giữa các hệ thống vũ khí đến từ Nga, Italy, Israel, và Ấn Độ gồm:

- Pháo hạm Otobreda 76mm do Italy sản xuất, đây là loại pháo cao tốc (tốc độ bắn trung bình 85-120 phát/phút).
- Hệ thống tên lửa đối không tầm trung đa kênh Shtil-1 với tầm bắn 30km, bố trí ở phía trước mũi tàu, cơ số 24 tên lửa
- Hệ thống tên lửa đối không tầm thấp kiêm phòng thủ tầm cực gần Barak-1 do Israel chế tạo
- Hai pháo cao tốc AK-630 do Nga chế tạo
- Hai hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000, 2x2 ống phóng ngư lôi DTA-53-965.

Đặc biệt, tàu khu trục Shivalik có khả năng chống hạm mạnh mẽ nhờ vào hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) với 8 tên lửa hành trình chống tàu Klub-N (>> chi tiết) hoặc 8 tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos (>> chi tiết).

Những tên lửa chống hạm có khả năng phóng thẳng đứng luôn có nhiều lợi thế trong việc tấn công mục tiêu so với các tên lửa đặt trong ống phóng nghiêng. Với tốc độ siêu âm của BrahMos, hầu hết các hệ thống phòng thủ trên chiến hạm đều trở nên vô dụng.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhà chứa trực thăng của tàu Shivalik, có thể thấy nội thất của tàu rất hiện đại.

Xét về khả năng chống ngầm,Shivalik cũng rất mạnh mẽ. Ngoài hệ thống sonar gắn trên thân tàu và sonar kéo theo, tàu còn được hỗ trợ bởi 2 trực thăng chống ngầm hoặc HAL Dhruv hoặc Sea King. Theo các thông tin mới nhất, tàu Shivalik sẽ được trang bị 2 trực thăng chống ngầm Ka-31 của Nga.

Trong khi đó, khả năng chống ngầm của tàu khu trục Type-052C khá hạn chế, các hệ thống tác chiến chống ngầm được trang bị trên tàu chỉ mang tính chất phòng vệ. Dù có kích thước lớn hơn song tàu khu trục Type-052C chỉ có thể mang theo 1 trực thăng chống ngầm.

Tuy rằng, tàu khu trục Shivalik không có khả năng phòng không hạm đội như tàu khu trục Type-052C của Trung Quốc, tuy nhiên, trong cuộc chiến trên biển, khả năng phòng không tầm xa chỉ mang tính chất răn đe và cảnh báo hoặc để tấn công các mục tiêu có giá trị như máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm của đối phương. Một khi đối phương đã vượt qua được hệ thống phòng không tầm xa thì những hệ thống phòng không tầm trung mới chính là nhân tố để quyết định sự sống còn của tàu chiến và đó chính là thế mạnh của Shivalik.

Hệ thống động lực

Hệ thống động lực trên tàu khu trục Shivalik kết hợp giữa động cơ diesel và động cơ tuabin khí, thường được gọi là hệ thống động lực CODOG.

Hệ thống này gồm 2 động cơ diesel Pielstick 16 PA6 STC công suất 7600 mã lực, 2 động cơ tuabin khi GE LM2500 công suất 33.600 mã lực. Với hệ thống động lực này, tàu khu trục Shivalik đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tốc độ trung bình 22 hải lý/h.

Xét về khả năng, nhiệm vụ, tàu khu trục Type-052C thiên về khả năng phòng không cấp hạm đội. Điều đó khiến nó dễ bị tổn thương trước một cuộc chạm trán với những tàu khu trục nhanh nhẹn, tàng hình và có khả năng tấn công mạnh mẽ như Shivalik.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

>> Độc chiêu khống chế Trung Quốc của Ấn Độ

Ưu tiên hàng đầu của Hải quân Ấn Độ là Ấn Độ Dương chứ không phải Biển Đông. Đây là khẳng định mới đây của Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Verma. Phát biểu này dường như nhằm tránh đối đầu trực diện với Trung Quốc, nhưng thực tế lại tiết lộ một độc chiêu “siết cổ” con Rồng châu Á.

>> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ


Làm cao với Mỹ, tránh đối đầu Trung Quốc

Theo tờ Business Standard, phát biểu trên của người đứng đầu Hải quân Ấn Độ được đưa ra 7 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chiến lược mới của Mỹ nhằm vào Trung Quốc mang tên "Chiến lược tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương" và coi Ấn Độ như một đồng minh quan trọng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Verma

Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 8/8 tại New Delhi, Đô đốc Nirmal Verma nói: "Bất chấp các tuyên bố về điều chỉnh chính sách của Mỹ, khu vực quan tâm chủ yếu của chúng tôi kéo dài từ Eo biển Malacca đến phía tây Vùng Vịnh và từ phía nam Mũi Hảo Vọng đến Thái Bình Dương. Biển Đông cũng là khu vực quan tâm, nhưng không phải là trọng điểm hoạt động của Hải quân Ấn Độ".

Theo Đô đốc Verman, triển vọng hợp tác hải quân Mỹ-Ấn là không cao và mối quan tâm của Ấn Độ là làm giảm các căng thẳng trên biển. Ông nói: "Chúng tôi không muốn căng thẳng trên Biển Đông gây lo ngại cho việc vận chuyển hàng hóa, vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia. Tôi tin tưởng các cường quốc lớn sẽ nỗ lực can dự ở Biển Đông và họ cũng sẽ áp dụng các biện pháp làm giảm căng thẳng trên Biển Đông".


http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon panetta trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 6/2012

Trên thực tế, Mỹ và Ấn Độ đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận kéo dài về tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tháng 4/2012, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị và quân sự của Mỹ Andrew Shapiro đã hội đàm với các quan chức Ấn Độ nhằm khôi phục đối thoại chính trị-quân sự giữa hai nước sau 6 năm tạm ngừng.

Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A K Antony. Tháng 6/2012, cuộc Đối thoại Chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ ba đã thảo luận chi tiết về tình hình châu Á-Thái Bình Dương.

Tuyên bố chung sau cuộc đối thoại này nhấn mạnh: "Mỹ và Ấn Độ có chung quan điểm về hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở châu Á, khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hai bên cam kết hợp tác với nhau và với các nước khác trong khu vực nhằm phát triển một cơ cấu toàn diện, cân bằng và mở cửa. Hai nước nhất trí tăng cường hơn nữa các cuộc tham khảo ý kiến của nhau về tình hình khu vực Ấn Độ Dương".

Lời cảnh báo gián tiếp với Trung Quốc

Những phát biểu của người đứng đầu lực lượng Hải quân Ấn Độ cho thấy Ấn Độ có sự quyết đoán và độc lập riêng. Lời lẽ của Đô đốc Verma thể hiện có vẻ như New Delhi chỉ quan tâm tới “sân nhà” của mình là khu vực Ấn Độ Dương, mà không mấy chú ý tới một Biển Đông đang nóng bỏng.

Điều này cho thấy Ấn Độ khôn khéo về mặt ngoại giao và đang thực thi chính sách cân bằng trong quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc.

Nhưng những tiết lộ của Đô đốc Verma cho thấy Hải quân Ấn Độ tuy không can dự trực tiếp vào Biển Đông song đang thực hiện những bước đi nhằm kiểm soát khu vực này, và đặc biệt là nắm chặt yết hầu của Trung Quốc. Hải quân Ấn Độ không ngừng tăng cường lực lượng, kiểm soát chặt eo biển Malacca và mở rộng tầm hoạt động trong khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ không ngừng tăng cường lực lượng trong những năm gần đây

Trong cuộc họp báo tại New Delhi, Đô đốc Verma thông báo chi tiết kết quả thực hiện chương trình xây dựng lực lượng Hải quân Ấn Độ trong thời gian gần đây. Theo đó, trong 5 năm qua, Hải quân Ấn Độ đã được trang bị thêm 15 tàu chiến nổi, một tàu ngầm hạt nhân tấn công (INS Chakra thuê của Nga).

Còn 46 chiếc tàu chiến nữa vẫn đang trong quá trình đóng mới, trong đó có 43 chiếc được đóng tại Ấn Độ và 3 chiếc đang đóng tại Nga.

>> "Chiến tranh kiểu mới" trong mối quan hệ Trung - Ấn

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đang tìm mua trực tiếp 49 tàu chiến khác từ các công ty sản xuất trong nước. Trong số đó có 7 tàu khu trục nhỏ sẽ sớm được khởi công tại công ty Mazagon Dock ở Mumbai và Garden Reach Shipbuilders & Engineers (GRSE) ở Kolkata theo dự án 17A; 4 tàu tấn công tốc độ cao được đóng tại GRSE.

Ngoài ra, một tàu huấn luyện sẽ được đóng tại một xưởng đóng tàu của tư nhân; 8 tàu quét thủy lôi, trong đó 2 chiếc đóng tại Hàn Quốc và 6 chiếc được sản xuất trong nước trên cơ sở công nghệ được Hàn Quốc chuyển giao.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm INS Charka của Ấn Độ

Dự án đóng mới 6 tàu ngầm thông thường theo dự án 75 (I) cũng sắp được thông qua. Ấn Độ cũng đang xem xét kinh phí để mua 1 tàu lặn sâu và một tàu cứu hộ để sử dụng trong trường hợp tàu ngầm gặp nạn. Trong vài tháng tới, Ấn Độ cũng sẽ mở gói thầu mua 4 tàu đổ bộ, 16 tàu săn ngầm hoạt động tại các vùng nước nông, 1 tàu huấn luyện tổng hợp và 2 tàu hỗ trợ lặn.

Theo Đô đốc Verma, trong vòng 5 năm tới mỗi năm Hải quân Ấn Độ sẽ đưa vào biên chế ít nhất 5 tàu chiến nổi và 5 tàu ngầm. Phần lớn các tàu mới được tăng cường này sẽ được triển khai ở các quần đảo Andama và Nicobar thuộc Vịnh Bengal, cách đất liền 1.200 km và là nơi kiểm soát các tuyến đường vận chuyển quốc tế dẫn đến Eo biển Malacca. Đây là điểm yết hầu mà tất cả các tàu thuyền từ Tây Á đến Biển Đông phải đi qua.

Chặn yết hầu Trung Quốc

Ngày 31/7, Ấn Độ đã khánh thành căn cứ không quân hải quân INS Baaz trên đảo Great Nicobar gần Eo biển Malacca. Căn cứ này sẽ hỗ trợ cho các máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ tại Car Nicobar. INS Baaz nằm gần eo biển Malacca hơn 300 km so với Car Nicobar.

Tuy nhiên, INS Baaz chưa có đường băng đủ dài cho máy bay chiến đấu hạ cánh. Hải quân Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng một sân bay dài khoảng 3.000 m nhằm giải quyết vấn đề này.

Đô đốc Verma cũng cho biết Hải quân Ấn Độ muốn tăng mạnh số lượng tàu chiến tại căn cứ Port Blair, trung tâm đầu não của khu vực Andaman và Nicobar. Đô đốc Verma cũng đánh giá căn cứ INS Baaz có một vị trí chiến lược trọng yếu. Căn cứ này sẽ giúp Hải quân Ấn Độ mở rộng tầm hoạt động cũng như thời gian hoạt động của tàu chiến và máy bay tuần tra trong khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Eo biển Malacca và đường đi của dầu mỏ về Trung Quốc

Không nói trực tiếp, song có thể hiểu một khi kiểm soát được eo Malacca tức là Ấn Độ đã khống chế được Trung Quốc. Eo Malacca nối liền Biển Đông (rộng hơn là Thái Bình Dương) với Ấn Độ Dương. Trên tuyến vận tải này, có tới 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu và một tỷ lệ hàng hóa tương đương của Trung Quốc phải đi qua.

Nếu nguồn năng lượng này bị cắt, nền kinh tế của Trung Quốc khó mà “sống” nổi. Thêm vào đó, tuyến hàng hải này bị Ấn Độ (hay bất kỳ nước nào khác khống chế), hàng hóa ra vào Trung Quốc sẽ bị đình trệ gần như hoàn toàn.

Người Trung Quốc hiểu rõ điều này hơn ai hết. Có lẽ, chính vì vậy mà họ đã và đang sốt sắng tính tới các phương án nhằm tránh bị phụ thuộc vào eo biển Malacca.

Phương án thứ nhất là thuyết phục Thái Lan mở một kênh đào nối từ biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương vào biển Đông. Phương án thứ hai là mở tuyến đường xuyên suốt từ cảng Gwadar của Pakistan về Tân Cương. Phương án thứ ba là “đi nhờ” đường Myanmar rồi chuyển dầu mỏ về các tỉnh Tây Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Các căn cứ trên quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ nằm chặn ngay eo biển Malacca

Tuy nhiên, cả ba phương án trên đều không thực sự khả thi. Con kênh mà Trung Quốc muốn đào vắt qua Thái Lan mang tên Karat có thể cần tới 20 tỷ USD. Còn tuyến đường xuyên Pakistan sẽ khó có thể được bảo đảm vì những trở ngại an ninh mà Islamabad đang phải đối mặt.

Chưa kể đây lại là một nước đồng minh của Mỹ. Khả thi nhất vẫn là con đường đi qua Myanmar với các chặng từ đường biển, đường sông rồi lại lên đường bộ. Nhưng thực tế thời gian qua cho thấy, Myanmar đang “vẫy” khỏi vòng kiểm tỏa của Trung Quốc.

Những tiết lộ của Đô đốc Verma cho thấy Ấn Độ đang áp dụng chính bài miếng của người Trung Quốc. Đó là nguyên tắc giả trá được nêu trong Binh pháp Tôn Tử. Theo đó, người Ấn Độ “có thể đánh mà làm như không thể đánh, muốn đánh mà làm như không cần đánh, muốn đến gần mà làm như lùi ra xa”.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ)

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

>> Ấn Độ thử thành công SLBM K-15

Ấn Độ đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đưa quốc gia này gia nhập các quốc gia có khả năng răn đe hạt nhân trên biển.

>> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ


Ấn Độ đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đưa quốc gia này gia nhập các quốc gia có khả năng răn đe hạt nhân trên biển.

Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM (submarine-launched ballistic missile).

Tên lửa này được đưa vào trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược INS Arihant do Ấn Độ thiết kế.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình cấu tạo tên lửa K-15

K-15 là một tên lửa được thiết kế phóng từ tàu ngầm hai tầng phóng, tầng đầu tiên sử dụng nhiên liệu lỏng, tầng thứ 2 sử dụng nhiên liệu rắn.

Tên lửa có chiều dài 10 mét, đường kính 740mm, trọng lượng 17 tấn, tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn nặng 1000kg với tầm bắn 700km, tầm bắn của tên lửa có thể tăng lên 1000km nếu sử dụng đầu đạn nặng 500km, nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Dù tên lửa K-15 chỉ có tầm bắn khiêm tốn 700km so với tầm bắn trên 5.000km của các tên lửa SLBM Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, song đây là một bước tiến bộ quan trọng đưa Ấn Độ trở thành cường quốc quân sự trên thế giới.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa K-15 cùng với tàu ngầm hạt nhân chiến lược INS Arihant mang lại một sức mạnh mới cho Ấn Độ.

Cần lưu ý, Ấn Độ gọi tên lửa K-15 thuộc loại SLBM nhưng một số chuyên gia quân sự trên thế giới cho rằng, vai trò của nó giống như một tên lửa hành trình kiểu như Tomahawk của Mỹ.

Một điều quan trọng là tên lửa K-15 có nhiều ưu điểm, đơn giản trong vận hành và bảo trì, nó có một chế độ dẫn đường tinh vi, tên lửa được bảo quản trong các ống bảo quản riêng biệt nhằm kéo dài thời gian sử dụng và dễ dàng trong lúc vận chuyển cũng như lắp đặt vào ống phóng.

Hiện tại, chưa rõ tên lửa K-15 đã trang bị trên tàu ngầm INS Arihant hay chưa. Thử nghiệm mới nhất của tên lửa được thực hiện trong một phao đặt dưới nước.

Cho dù vai trò của K-15 là gì thì đây cũng là cột mốc quan trọng đưa tiềm lực quân sự của Ấn Độ lên một tầm cao mới.

Dự án phát triển SLBM bản địa mang mật danh K-15 hay còn gọi dự án 420 Sagarika, được DRDO khởi động vào những năm 1990 cùng thời điểm với sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân chiến lược nội địa.

Tương tự như sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân nội địa, sự phát triển của K-15 gặp khá nhiều khó khăn và chậm trễ.

Tên lửa được hoàn thành vào năm 2001, các thử nghiệm được tiến hành ngay sau đó nhưng không đạt được thành công như mong đợi.

Tháng 10/2005 các báo cáo cho biết, Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa phóng từ tàu ngầm với cự ly 300km.

Đến tháng 4/2007, Ấn Độ tiếp tục phát triển tên lửa hành trình có tầm bắn 1.000km với khả năng phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom.

Đến tháng 2/2008, sự phát triển của tên lửa đạn đạo Sagarika chính thức được xác nhận.

Trong năm 2008, tên lửa K-15 đã có tổng cộng 7 lần thử nghiệm thành công trong đó có ít nhất một lần được phóng từ một phao mang ống phóng ở độ sâu 50 mét dưới nước.

Ngày 12/11/2008 một biến thể đối đất của K-15 đã được thử nghiệm thành công.

Thử nghiệm mới nhất của K-15 được thực hiện vào ngày 11/03/2012 ngoài khơi thành phố cảng Visakhapatnam tên lửa đánh trúng mục tiêu giả định ở cự ly 700km vào lúc 13h (7h30 GMT).

Sau thử nghiệm này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ấn Độ hồ hởi tuyên bố: “Với thành công lần này, Ấn Độ đã gia nhập cùng với Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc có khả năng răn đe hạt nhân trên biển”.


(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

>> Tarantul-I sẽ trang bị 8 tên lửa BrahMos

Ấn Độ lên kế hoạch hiện đại hóa các tàu tên lửa cao tốc Project 1241RE (NATO gọi là Tarantul-I) trang bị vũ khí "siêu khủng".

>> Chiến hạm Việt Nam: Tarantul I


Theo Trishul-trident, Hải quân Ấn Độ đang lên kế hoạch hiện đại hóa 5 tàu tên lửa cao tốc Project 1241R bằng cách vũ trang cho lớp tàu này tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos. Khi đó, lớp tàu này sẽ có sức mạnh chiến đấu vượt trội, tăng cường khả năng tiêu diệt đội tàu chiến của đối phương và khả năng sống sót nhờ vào "tốc độ kép" của cả tàu và tên lửa mới.

Các tàu Project 1241RE được thiết kế bởi Văn phòng Thiết kế Trung ương Almaz ở St Petersburg (Nga). Nguyên mẫu đầu tiên của lớp tàu này trang bị tất cả 4 tên lửa hành trình chống hạm cận âm P-15 Termit, nay được coi là lỗi thời. Đó là lý do thúc đẩy Hải quân Ấn Độ lên kế hoạch thay thế loại tên lửa này.

Cùng với việc thay đổi cấu hình vũ khí mới, Project 1241RE sẽ được nâng cấp hệ thống bám bắn mục tiêu. Cụ thể, hệ thống chiến đấu Harpoon-E sẽ được thay thế bằng hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu Sigma-E.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Project 1241RE cũng đang được biên chế trong lực lượng tàu nổi của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Đặt ống phóng nghiêng để phù hợp với Tarantul-I

Tàu tên lửa Project 1241RE thuộc loại tàu chiến cỡ nhỏ, chuyên thực hiện nhiệm vụ chính là chống tàu đối phương.

Thiết kế hiện tại của Tarantul-I không đủ không gian trang bị các ống phóng BrahMos thẳng đứng.

Trước thực tế đó, Hải quân Ấn Độ đề ra giải pháp thiết kế mỗi bên thân tàu đặt 4 ống phóng tên lửa BrahMos kiểu nghiêng, bố trí ở bốn góc hình vuông – giống như việc triển khai các tên lửa Uran-E trên tàu Gepard 3.9 hiện nay.

Việc thay thế hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu bằng hệ thống Sigma-E mới của Nga cũng tăng cường đáng kể khả năng tác chiến cho Project 1241R.

Sigma-E là hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu trang bị cho tàu chiến hiện đại được Nga nghiên cứu và phát triển, có khả năng chống nhiễu cao, bí mật việc trao đổi thông tin theo các kênh vô tuyến dải tần X với tốc độ thông tin 0,95Mb/s; Điều khiển điện tử tia theo góc tà; thu thập, xử lý thông tin để thiết lập trường thông tin thống nhất và cơ sở dữ liệu thống nhất của các nhóm tàu chiến thuật; tổ chức các mạng điện thoại có khả năng chống nhiễu cao cho các nhóm tàu chiến thuật...

Những đặc điểm này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu chiến đấu trong các cuộc chiến tranh hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Bệ phóng tên lửa P-15 Termit trên tàu Project 1241RE sẽ được thay thế bằng 4 ống phóng tên lửa BrahMos ở mỗi bên mạn tàu.

Tốc độ chết người

Tàu tên lửa Tarantul-I có sức cơ động rất cao. Tốc độ tối đa của tàu có thể lên tới 43 hải lý/giờ (khoảng 69 km/h). Do đó, Tarantul-I được xếp vào loại tàu tên lửa cao tốc.

Kích thước nhỏ gọn, tốc độ cao, tàu có khả năng tránh màn đạn của đối phương so với nhiều tàu chiến cỡ lớn hiện nay. Ngoài ra, tàu phù hợp với chiến thuật "hit and run" tấn công chớp nhoáng và rúi lui nhanh chóng.

Trong khi đó, Tên lửa hành trình chống tàu siêu âm BrahMos đạt tốc độ tối đa tới Mach 2,9, tầm bắn xa cực đại 290 km.

Như vậy, kích thước nhỏ gọn, sức cơ động của tàu Molnyia với tốc độ và uy lực của BrahMos sẽ tạo nên sức mạnh kép trên mặt biển.

Ngoài ra, khả năng phóng loạt nhiều tên lửa bay ở nhiều quỹ đạo khác nhau vào một mục tiêu hoặc cụm mục tiêu có thể dễ dàng vượt qua được hệ thống phòng thủ đối phương và tiêu diệt mục tiêu từ xa.

Tình hình trang bị

Việc đưa các tên lửa hành trình BrahMos trang bị cho các tàu chiến cũ không còn là điều mới mẻ.

Từ năm 2005, Hải quân Ấn Độ bắt đầu trang bị biến thể đời đầu của BrahMos cho một số tàu chiến tuyến đầu của họ. Trong đó, tàu khu trục 3.950 tấn INS Rajput lớp Kashin mua của Liên Xô đã được trang bị với 4 ống phóng tên lửa BrahMos, mỗi bên mạn tàu bố trí 2 quả.

Sau đó, một tàu cùng lớp khác là INS Ranvir (mua từ thời Liên Xô) tiếp tục được Ấn Độ trang bị 4 bệ phóng tên lửa BrahMos theo kiểu thẳng đứng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa BrahMos trang bị trên tàu chiến INS Rajput của Hải quân Ấn Độ.

Do BrahMos sở hữu nhiều đặc tính “siêu việt” nên Hải quân Ấn Độ đã lên một kế hoạch tham vọng, dự định sẽ trang bị loại tên lửa này cho tất cả các tàu chiến đang đóng và nâng cấp giữa vòng đời.

Thậm chí, ba tàu Project 15A DDG đang đóng trong nước sẽ được trang bị tới 16 tên lửa BrahMos, b tàu khu trục lớp Talwar cũng được trang bị mỗi tàu 8 ống phóng tên lửa thẳng đứng.

Đối với tàu tên lửa Project 1241R, Ấn Độ dự định trang bị tên lửa BrahMos cho 5 tàu như vậy.

Hải quân Nhân dân Việt Nam đang sở hữu một số tàu tên lửa Project 1241RE (giống loại của Ấn Độ) và vẫn trang bị những hệ thống vũ khí cũ của Nga.

Nếu các tàu Tarantul-I đang sử dụng có thể được hiện đại hóa trang bị tên lửa BrahMos, sức mạnh chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể.

Năm 2011, Hải quân Indonesia cũng thử nghiệm lắp đặt hệ thống tên lửa Yakhont (họ hàng của BrahMos) mà nước này nhập khẩu từ Nga trên một thiết kế tàu chiến cũ của Hà Lan đang có trong biên chế. Cuộc thử nghiệm đã đạt kết quả tốt và cho thấy triển vọng của việc triển khai hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm này trên các phương tiện mặt nước.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

>> Tàu TQ hộ tống tàu Hải quân Ấn Độ

Khi 4 tàu chiến Ấn Độ đi qua biển Đông để đến thăm Trung Quốc, 1 tàu hộ tống Trung Quốc bất ngờ đòi “hộ tống” như coi biển Đông là "lãnh hải" của riêng mình.

>> Siêu hạm của Ấn Độ sẽ xuất hiện ở Biển Đông ?
>> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống tên lửa Shivalik - Hải quân Ấn Độ.


Trang mạng “Hoàn Cầu” Trung Quốc cho biết, 4 tàu chiến Ấn Độ gồm INS Rana, Shakti, Shivalik (Shivalik là tàu hộ tống tên lửa tiên tiến nhất do Ấn Độ tự sản xuất) và Kurmak, ngày 13/6 đã đến Thượng Hải, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Thượng Hải 5 ngày.

Ngày 14/6, tờ “The Hindu” tiết lộ, vào đầu tháng này, khi 4 tàu chiến trên đi qua biển Đông đã bất ngờ bị tàu Trung Quốc “hộ tống” trong thời gian 12 giờ.

Bài báo cho biết, khi đó 4 tàu chiến này vừa rời khỏi Philippines đang đi đến biển Đông, chúng đã nhận được “yêu cầu hộ tống” do Hải quân Trung Quốc chủ động đề xuất.

“Hoan nghênh đến biển Đông, Foxtrot-47” – một tàu hộ tống của Hải quân Trung Quốc đã phát tín hiệu cho tàu Shivalik (F-47).

Trong 12 giờ sau đó, chiếc tàu chiến của Trung Quốc đã “hộ tống” ngoài dự kiến đối với biên đội tàu chiến trên của Ấn Độ. Sau khi kết thúc “hộ tống”, tàu hộ tống Trung Quốc đã rời khỏi tàu Shivalik và cho biết họ đã rời khỏi vùng biển liên quan theo "chỉ đạo" của Trung Quốc.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu INS Rana, Hải quân Ấn Độ.

Theo bài báo, chiếc tàu hộ tống này của Trung Quốc đã biết 4 tàu chiến Ấn Độ sẽ thăm Thượng Hải sau đó, nhưng họ kiên trì muốn tiến hành “hộ tống” đã phản ánh rõ “quan điểm của Trung Quốc đối với tuyến đường hàng hải quan trọng nhất toàn cầu này”.

“Ngữ khí thông tin là hoan nghênh, nhưng đồng thời gây cho người khác cảm giác là, chúng ta dường như đã đi vào vùng biển của Trung Quốc” – một quan chức Ấn Độ giấu tên bình luận.

Bài báo còn cho biết, trước khi thăm Trung Quốc, 4 tàu chiến Ấn Độ đã thăm Singapore, Việt Nam (gồm tàu Shivalik và tàu Kurmak), Philippines (tàu INS Rana và Shakti thăm vịnh Subic), Hàn Quốc và Nhật Bản, toàn bộ hành trình kéo dài gần một tháng, điều này cũng thể hiện rõ Ấn Độ ngày càng quan tâm tới việc bảo vệ lợi ích biển của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu INS Shakti, Hải quân Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 19/5/2012, tàu Kurmak Hải quân Ấn Độ thăm Hải Phòng, Việt Nam

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

>> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ

Tàu hộ tống NS Satpura vừa có khả năng tàng hình, hỏa lực mạnh, vừa có tốc độ cực lớn, được cho là “át chủ bài” kiểm soát châu Á-Thái Bình Dương.

>> Việt Nam sắp mua tàu khu trục tàng hình P28 của Ấn Độ



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống tàng hình INS Satpura, Hải quân Ấn Độ.

Ngày 10/6, Đài truyền hình New Delhi Ấn Độ cho rằng, dư luận thế giới đã đổ dồn về khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tìm cách hợp tác với Ấn Độ để chống lại Trung Quốc.

Ấn Độ không nói không đồng ý với quan điểm của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK. Antony thậm chí còn vòng vo nhắc tới Trung Quốc và tranh chấp biển Đông, cho rằng “phần lớn khu vực của vùng biển này không thể bị một nước hay tổ chức nào tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế”.

Bài viết đặt ngược câu hỏi, “át chủ bài” bảo vệ quyền kiểm soát và địa vị ưu thế của Ấn Độ đối với khu vực Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương là gì? Đáp án rất có thể là tàu hộ tống tàng hình NS Satpura.

“Trong việc ai phát hiện ra địch trước, công nghệ tàng hình sẽ làm cho chúng ta có thể bí mật tiếp cận kẻ thù và khi kẻ thù tìm kiếm bạn, gây nhiều khó khăn hơn cho kẻ thù” – Thiếu tá Hải quân Nitin Oberoi nói.

Ngoài ra, tàu hộ tống này còn có một số đặc điểm khác. Nó đã trang bị một khẩu pháo tầm trung, có thể ngắm chuẩn mục tiêu cự ly gần; hệ thống phòng không Shtil có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào trong 30 km; tên lửa đất đối đất KLUB và tên lửa hải đối không Barak có thể tấn công mục tiêu ngoài đường chân trời.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu INS Satpura của Hải quân Ấn Độ có tốc độ cực lớn, tăng cường khả năng cơ động khi tác chiến.

Nhưng đây vẫn chưa phải là toàn bộ, tốc độ của chiếc tàu hộ tống này mới chính là thứ cải thiện sức mạnh của hải quân. Con tàu này dài gần 143 m, lượng choán nước đạt 6.200 tấn, tốc độ có thể lên tới 60 km/giờ. Điều này có nghĩa là, nó có thể bí mật tiếp cận mục tiêu, tấn công mãnh liệt và rút lui rất nhanh.

Bài viết cho rằng, có một vấn đề rất rõ, đó là Ấn Độ có lẽ không gia nhập đội ngũ lớn chống Trung Quốc của Mỹ, Ấn Độ đã xây dựng “cơ bắp” và khả năng trên biển của mình để quản lý có hiệu quả khu vực Ấn Độ Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc cơ động.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

>> Ý đồ cuộc tập trận chung Nhật Bản-Ấn Độ

Cuộc diễn tập quân sự liên hợp trên biển lần đầu tiên phản ánh Nhật-Ấn sẽ không khoan nhượng với bá quyền trên biển của Trung Quốc.

>> Trung Quốc–EU mạnh hơn Mỹ-Nhật?
>> Với Hải quân Nhật, TSB Trung Quốc chỉ là "quan tài sắt"



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục INS Shivalik của Hải quân Ấn Độ tham gia diễn tập quân sự liên hợp với Nhật Bản.

Thời báo hoàn cầu dẫn nguồn tin từ trang mạng “Press Trust of India” Ấn Độ cho biết, bắt đầu từ ngày 9/6, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Ấn Độ tổ chức cuộc diễn tập quân sự trên biển liên hợp lần đầu tiên tại vịnh Sagami, khu vực Kanagawa, Nhật Bản.

Hải quân Ấn Độ cho biết, họ cử 4 tàu chiến tham diễn, trong đó có tàu khu trục INS Shivalik và tàu khu trục INS Rana được trang bị tên lửa dẫn đường lớp Kashin, tàu tiếp tế và tàu hộ tống cỡ nhỏ. Còn Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có 2 tàu hộ tống (Kanji, Hatakaze-2), 1 máy bay tuần tra trên biển và 1 máy bay trực thăng tham diễn.

Theo tiết lộ của Hải quân Ấn Độ, 4 tàu chiến này đã thăm Singapore, Việt Nam, Philippines và Hàn Quốc, rồi mới đến vùng biển của Nhật Bản. Hoạt động 3 ngày tại Nhật Bản đúng vào dịp tròn 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Ấn-Nhật.

4 tàu chiến này của Hạm đội Miền Đông Ấn Độ (quản lý một vùng biển lớn ở vịnh Bengal và Ấn Độ Dương) hiện đang tiếp tục triển khai ở biển Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương. Sau khi kết thúc diễn tập liên hợp, trước sau trung tuần tháng 6, những tàu chiến này sẽ thăm Trung Quốc và cảng Kelang của Malaysia.

Ấn Độ liên tục triển khai tàu chiến ở phía đông, phù hợp với chính sách “hướng Đông” tăng cường quan hệ quân sự với các nước trong khu vực có vị trí chiến lược rất quan trọng này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Ấn Độ tại cảng biển Nhật Bản.


Ngày 10/6, tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản cho biết, Hải quân Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành diễn tập các khoa mục như chiến thuật hành động hạm đội, máy bay US-2 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng tiến hành diễn tập tìm kiếm cứu nạn. Bài báo ca ngợi Hải quân Ấn Độ là một lực lượng đáng tin cậy, có khả năng tốt.

Theo bài báo thì, cuộc diễn tập lần này giữa Nhật-Ấn là nhằm vào Trung Quốc. Lực lượng Hải quân Trung Quốc không ngừng lớn mạnh, đang gây sức ép với các nước láng giềng trong vấn đề đảo Senkaku và biển Đông.

Tại cuộc họp báo ngày 5/6, quan chức Nhật Bản cho biết: “Thông qua diễn tập liên hợp có thể tăng cường sự ổn định cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Ấn Độ và Trung Quốc còn tồn tại vấn đề Tây Tạng và biên giới chưa được phân định. Trung Quốc thúc đẩy chiến lược “chuỗi ngọc trai” ở các nước ven bờ Ấn Độ Dương như Pakistan, xây dựng căn cứ quân sự cho tàu chiến viễn dương, muốn thâm nhập Ấn Độ Dương.

Đối với vấn đề này, Ấn Độ tỏ ra không hài lòng, Ấn Độ đã thông qua tiến hành diễn tập liên hợp với hải quân các nước như Indonesia, Thái Lan, Singapore, Nam Phi, thông qua tăng cường hợp tác để chống lại Trung Quốc.

Đối với Nhật Bản và Ấn Độ, ngăn chặn Trung Quốc bá quyền trên biển phù hợp với lợi ích của hai nước. Đối với Nhật Bản, đây là một cơ hội để tăng cường quan hệ với Hải quân Ấn Độ, lực lượng chốt trên tuyến đường hàng hải quan trọng này; đối với Ấn Độ, tăng cường hợp tác với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, có thể cải thiện khả năng cho hải quân.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng Nhật Bản.

So với diễn tập liên hợp như chống tàu ngầm, quét mìn và phòng thủ tên lửa đạn đạo giữa Nhật-Mỹ, cuộc diễn tập liên hợp lần này giữa Ấn-Nhật chỉ ở cấp độ sơ cấp. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản không cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể, cũng khiến cho hợp tác quân sự Nhật-Ấn bị hạn chế.

Nhưng, quan chức Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho biết: “Lượng lượng Phòng vệ Biển và Hải quân Ấn Độ thông qua diễn tập liên hợp để tăng cường hợp tác, điều này vốn có ý nghĩa quan trọng”. Điều này cho thấy, Nhật Bản và Ấn Độ đều sẽ không khoan nhượng với bá quyền trên biển của Trung Quốc.

Một nội dung quan trọng của hợp tác quốc phòng Nhật-Ấn
Cuộc diễn tập lần này là nhằm thực hiện thỏa thuận đạt được giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật-Ấn vào tháng 11/2011, trên nền tảng "Tuyên bố chung hợp tác bảo đảm an ninh".

Diễn tập quân sự liên hợp Ấn-Nhật là một nội dung quan trọng trong hợp tác quốc phòng song phương. Ngoài ra, hai nước còn tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng thường niên, Đối thoại chính sách quốc phòng và Đối thoại quan chức cấp cao Quân đội.

Hai nước cũng đang khởi thảo Kế hoạch hành động liên hợp quốc phòng, đồng thời cũng đang tìm kiếm khả năng thiết lập Đối thoại chiến lược đa phương, trong đó có Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra trên biển Nhật Bản.

Bắt đầu từ nửa cuối năm 2010, quan hệ hợp tác chiến lược Ấn-Nhật được cải thiện mạnh mẽ. Tháng 7/2010, hai nước đã tổ chức đối thoại cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng lần đầu tiên, từ là "Đối thoại 2+2".

Tháng 10/2010, Thủ tướng Ấn Độ Singh thăm Nhật Bản, hai nước đã ký Hiệp định Hợp tác Kinh tế và đã triển khai thảo luận sâu sắc về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng như đất hiếm, năng lượng hạt nhân.

Cuối tháng 10/2011, tại Tokyo, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã tổ chức vòng đối thoại chiến lược mới, ngoài tăng cường quan hệ kinh tế, còn muốn tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh song phương trong các vấn đề như biển.

Ngày 2/11/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony đã tiến hành hội đàm, đạt được thỏa thuận về tiến hành cuộc diễn tập quân sự liên hợp lần đầu tiên tổ chức vào năm nay (2012).

Ngoài ra, trong chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 12/2011, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã cùng với Thủ tướng Ấn Độ Singh thảo luận về các vấn đề hợp tác như tấn công cướp biển và bảo đảm an ninh hàng hải.

Tờ "Nhân dân nhật báo" Trung Quốc cho rằng, thông qua diễn tập quân sự, hai nước muốn tăng cường hợp tác song phương, đồng thời xây dựng quan hệ tin cậy để ngăn chặn Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc. Đặc biệt là khi Ấn Độ kiểm soát tuyến đường hàng hải quan trọng ở Ấn Độ Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Nhật Bản.

>> Vikramaditya - Tàu sân bay mang theo giấc mộng lớn của Ấn Độ

Mỹ coi Ấn Độ là “then chốt” cho chiến lược mới của họ, trong khi Ấn Độ đang muốn mở rộng ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

>> Siêu hạm của Ấn Độ sẽ xuất hiện ở Biển Đông ?
>> Việt Nam sắp mua tàu khu trục tàng hình P28 của Ấn Độ
>> Ấn Độ 'ảo mộng' với tên lửa ?



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ.


Ngày 9/6, tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc có bài viết cho biết, tối ngày 8/6, tàu sân bay Vikramaditya mang theo giấc mơ “quân đội mạnh” của Ấn Độ đã đến biển Trắng. Hãng RIA Novosti Nga cho biết, tàu sân bay này đã tiến hành chạy thử lần đầu tiên.

Trước đó 2 ngày, Mỹ và Ấn Độ ký một hợp đồng mua sắm quân sự của Quân đội Ấn Độ trị giá 647 triệu USD, hãng Boeing Mỹ cũng chuẩn bị cung cấp 22 máy bay trực thăng Apache cho Không quân Ấn Độ, kim ngạch khoảng 1,4 tỷ USD.

Ấn-Mỹ bước vào tuần trăng mật

Ngày 5-6/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tiến hành chuyến thăm 2 ngày tới Ấn Độ. Quan chức hai nước Mỹ-Ấn cho biết, chuyến thăm này của Panetta nhằm nâng cao quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn và tăng cường hợp tác trong vấn đề Afghanistan. Panetta cũng cho biết, hợp tác an ninh Mỹ-Ấn là “then chốt” trong việc Mỹ điều chỉnh triển khai quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong 10 năm qua, hợp tác quốc phòng giữa Ấn-Mỹ được cải thiện ổn định. Chỉ trong năm 2011, Quân đội Mỹ và Ấn Độ đã tiến hành hơn 50 cuộc diễn tập quân sự quan trọng. Trong chiến lược mới do Obama công bố, Ấn Độ cũng là nước duy nhất được nhắc cụ thể là đối tác then chốt/quan trọng. Các dấu hiệu đều cho thấy, Ấn Độ đang cùng Mỹ bước vào “tuần trăng mật”.




http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng Apache của hãng Boeing, Mỹ.

Đồng thời, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đã tăng cường hợp tác quân sự. Ngày 9-10/6, Hải quân Ấn Độ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở vịnh Sagami, vùng biển lân cận tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.

Ngày 30/4, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Genba thăm Ấn Độ, hai nước đã triển khai đối thoại về các lĩnh vực như chiến lược, năng lượng, kinh tế và an ninh hàng hải.

Tham vọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Đằng sau các động thái dồn dập của Ấn Độ là “giấc mộng nước lớn” của nước này. Trong mấy chục năm qua, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ luôn không hoàn toàn được toại nguyện.

Các phong trào ly khai dân tộc và xung đột giáo phái do mâu thuẫn phức tạp về dân tộc, tôn giáo, chủng tộc gây nên đã trở thành mầm họa phía sau tham vọng “bành trướng” của Ấn Độ.

Cải cách kinh tế gần 20 năm qua giúp cho Ấn Độ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là 10 năm gần đây, Ấn Độ gia nhập hàng ngũ các nước BRIC, “giấc mộng nước lớn” của Ấn Độ đã có nền tảng kinh tế để trở thành hiện thực.

Trải qua xây dựng vài kế hoạch quốc phòng 5 năm, Quân đội Ấn Độ không ngừng phát triển mạnh mẽ, Ấn Độ đã đạt mục tiêu chiến lược của họ ở tiểu lục địa Nam Á.

Đồng thời, tình hình nội bộ Pakistan rối ren, kinh tế phát triển chậm chạp, sức mạnh quốc gia tổng hợp và sức mạnh quân sự đều ở thế bất lợi.
http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ và Mỹ tập trận chung tại vịnh Bengal ngày 7/4/2012.

Do đó, giống như tên lửa Agni được phóng thử, cùng với việc mở rộng tầm phóng, Ấn Độ cũng bắt đầu chú ý tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tâm lý quốc dân bùng lên, cộng với việc cổ xúy của truyền thông và quân đội đã như “thêm dầu vào lửa”. Trong khi trọng tâm chiến lược của Mỹ “tái cân bằng” châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ vừa kịp đã bước lên “xe đi nhờ” chiến lược của Mỹ. Là sự tính toán ở cấp độ chiến lược, Ấn Độ đang không ngừng tăng cường hợp tác với các nước Đông Á có địa lý rất xa như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Sức mạnh vẫn chưa đủ

Ấn Độ cũng đã tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Myanmar. Ấn Độ có kế hoạch đến năm 2016 hoàn thành xây dựng một con đường cao tốc nối liền Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ấn Độ hoàn toàn không hài lòng với việc làm “bá chủ” ở tiểu lục địa Nam Á, đang không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Việc xây dựng xong tuyến đường cao tốc này sẽ mở rộng vai trò ảnh hưởng của Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, trong đó có Myanmar và Việt Nam.

Ngày 6/6, tờ “Thời báo Ấn Độ” viết, sự chuyển dịch chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ có mục đích “tập trung chú ý vào Trung Quốc”, trong khi Ấn Độ sẽ trở thành một đối tác hợp tác “cố gắng” tại khu vực này của Mỹ.

Dư luận Ấn Độ gần đây luôn cho rằng, Trung Quốc là mối đe dọa tiềm tàng trong quá trình mở rộng ảnh hưởng của họ. Các phân tích cho rằng, Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ, Nhật Bản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng có tính toán chiến lược ngăn chặn Trung Quốc.

Các chuyên gia cho rằng, bước vào thế kỷ 21, cùng với việc liên tục mở rộng lợi ích quốc gia, cùng với việc bảo đảm ưu thế chiến lược ở khu vực tiểu lục địa Nam Á và Ấn Độ Dương, Ấn Độ tích cực mở rộng ảnh hưởng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, từ anh cả Nam Á từng bước hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn.

Giấc mơ của Ấn Độ không ngừng lớn lên, nhưng sức mạnh vẫn chưa đủ. Theo báo Trung Quốc thì phải “cảnh giác, đề phòng” với “tham vọng bành trướng” của Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đã bước vào câu lạc bộ những nước sở hữu tên lửa xuyên lục địa.


(Nguồn :: Báo Giáo Dục . Net)

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

>> Siêu hạm của Ấn Độ sẽ xuất hiện ở Biển Đông ?

Từ chối hợp tác với Mỹ để có thể kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc ở Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng Ấn Độ lại muốn đưa siêu chiến hạm ‘khủng’ nhất của mình gia tăng ảnh hưởng tại Biển Đông?

>> Chiến hạm Ấn Độ thăm cảng Hải Phòng
>> "Chiến tranh kiểu mới" trong mối quan hệ Trung - Ấn
>> Ấn Độ - Biển Đông, trong bàn cờ địa chính trị Đông Á



http://nghiadx.blogspot.com
Không hợp tác với Mỹ để hạn chế sức mạnh Trung Quốc nhưng Ấn Độ lại muốn tham gia tăng ảnh hưởng tại Châu Á Thái Bình Dương bằng việc định chiến chiến hạm khủng nhất của mình sớm tới Biển Đông


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tìm cách hợp tác với Ấn Độ để cùng nhau hạn chế sức mạnh Trung Quốc. Ấn Độ từ chối nói rằng họ không chia sẻ với Mỹ về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã nói đến Trung Quốc và tranh chấp xung quanh Biển Đông: ‘Phần lớn của các vùng biển chung không thể được tuyên bố độc quyền cho bất kỳ một nước hoặc một nhóm nước’.

Vì vậy, con át chủ bài của Ấn Độ trong việc đảm bảo kiểm soát và sự thống trị của mình đối với Ấn Độ Dương và khu vực châu Á-Thái Bình Dương là gì? Câu trả lời có thể là siêu chiến hạm INS Satpura.

Tàu chiến tàng hình mới nhất trong biên chế của Hải quân Ấn Độ, INS Satpura sẽ đưa Hải quân Ấn Độ lên thêm 1 tầm cao mới , Ấn Độ là một trong sáu quốc gia trên thế giới sở hữu siêu chiến hạm tàng hình hiện đại đến như vậy. ‘Tàu chiến tàng hình cho phép chúng tôi tiến gần hơn đến kẻ thù và rất khó khăn để đối phương phát hiện ra chúng tôi’, Tướng Nitin Oberoi nói.

Ngoài ra, con tàu còn có một số tính năng chưa từng có. Nó được trang bị hỏa lực mạnh để hủy diệt các mục tiêu gần, hệ thống phòng không có thể phá hủy bất cứ thứ gì trong vòng bán kính 30 km, các tên lửa đối hải Klub bắn trúng mục tiêu ngoài đường chân trời cùng với hệ thống tên lửa đánh chặn Barack.


http://nghiadx.blogspot.com

Một điều rõ ràng là: Trong khi Ấn Độ có thể không tham gia với Mỹ để chống lại Trung Quốc, nó tự phát triển cơ bắp để có thể trở thành lực lượng đảm bảo an ninh trong khu vực không thua kém gì bất cứ quốc gia nào ở Châu Á Thái Bình Dương.
Tính năng tàng hình và tăng cường hỏa lực không phải là tất cả, tốc độ của nó cũng là một lợi thế. INS Satpura là một tàu chiến lớp Shivalik dài 143 mét, tàu chiến 6.200 tấn. Nó có thể đạt tối đa tốc độ 30 hải lý (khoảng 60 km mỗi giờ).

Con tàu có thể lẻn sâu vào lãnh hải đối phương, tấn công nhanh và rút đi nhanh chóng. Tất cả mọi thứ từ động cơ đến vũ khí đều được tự động hóa hoàn toàn. Nó có thể được khởi động bằng cách nhấn nút thông qua máy vi tính, có nghĩa là nguồn nhân lực ít hơn và điều kiện làm việc tốt hơn.

Trong năm năm tới, Hải quân Ấn Độ sẽ bổ sung thêm ít nhất 46 tàu cho hạm đội của mình, nó cũng sẽ có hai tàu sân bay vào cuối năm. Tàu sân bay thứ hai của Ấn Độ, INS Vikramaditya, sẽ tham gia hạm đội này cùng với ba tàu khu trục tàng hình.

Bên cạnh INS Chakra - tàu ngầm hạt nhân - gia nhập hạm đội trong năm nay, INS Arihant - tàu ngầm hạt nhân được hỗ trợ sẽ mang tên lửa hạt nhân đang được xây dựng ở Ấn Độ sẽ thử nghiệm trên biển trong năm nay.



http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đang vươn lên trở thành sức mạnh mới không kém gì Trung Quốc ở Châu Á - Thái Bình Dương

Hải quân cũng sẽ nhận được tàu khu trục tàng hình lớp Kolkata vào năm tới. Một điều rõ ràng là: Trong khi Ấn Độ có thể không tham gia với Mỹ để chống lại Trung Quốc, nó tự phát triển cơ bắp để có thể trở thành lực lượng đảm bảo an ninh trong khu vực không thua kém gì bất cứ quốc gia nào ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

>> Trăm năm tàu sân bay trên Thái Bình Dương

Có một thực tế không chối cãi trong phát biểu của tướng La Viện: Trung Quốc đang lẹt đẹt sau Ấn Độ và Nhật Bản trong lĩnh vực tàu sân bay và khoảng cách này là từ xa đến... rất xa.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)
>> Với Hải quân Nhật, TSB Trung Quốc chỉ là "quan tài sắt" ?



http://nghiadx.blogspot.com
Ngày tàn của tàu sân bay Hosho (Ảnh tư liệu)

Ngày 10-8, Tân Hoa xã đưa tin tàu sân bay Thi Lang mà Trung Quốc mua lại của Ukraine đã chính thức đưa vào chạy thử.

Nhưng trước đó, AFP đã trích phát biểu của tướng La Viện trên Beijing News: “Cả Ấn Độ và Nhật Bản sẽ có ba tàu sân bay vào năm 2014, nên Trung Quốc cũng không thể có ít hơn ba tàu sân bay”. Tàu sân bay “quý báu” như thế nào mà thiên hạ phải tranh nhau để có?

Hải quân Ấn: 50 năm chiến đấu với tàu sân bay

Hải quân Ấn đã sử dụng tàu sân bay từ 50 năm trước (tháng 3-1961) với chiếc INS Vikrant (INS: India Navy Ship, tàu hải quân Ấn) mua lại của hải quân Anh! Đây là một tàu sân bay hạng nhẹ (19.500 tấn), chuyên trị tàu ngầm, có tầm hoạt động 12.000 hải lý với vận tốc 14 hải lý/giờ.

Mười năm sau ngày gia nhập hải quân Ấn, chiếc INS Vikrant tham gia cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1971, từng được xem là đã đánh đắm chiếc tàu ngầm PNS Ghazi (PNS: Pakistan Navy Ship, tàu hải quân Pakistan) vốn có nhiệm vụ theo dõi và đánh chìm chiếc Vikrant. Sau 36 năm chinh chiến, chiếc Vikrant được cho “giải ngũ” từ năm 1997, cách đây 14 năm, nay trở thành một bảo tàng nổi ở cảng Mumbai.

Sau chiếc INS Vikrant là chiếc INS Viraat, mua lại của hải quân Anh, được biến cải thành tàu sân bay chuyên chở loại máy bay chiến đấu lên thẳng (VSTOL) và tham gia hải quân Ấn từ năm 1987. Với 21 chiếc phản lực lên thẳng, chiếc INS Viraat, tuy cũng là một tàu sân bay hạng nhẹ (chỉ 28.700 tấn), song đã trở thành một quả đấm thép trên biển. Sau chiếc Viraat duy nhất đang sử dụng, hải quân Ấn Độ nghĩ đến một thế hệ tàu sân bay mới, cũng hạng nhẹ, song được trang bị chiến đấu cơ Mig-29.

Có thể nói, hải quân Ấn Độ đã có đến 50 năm sử dụng tàu sân bay, tức phi công của hải quân Ấn Độ ít nhất cũng đã có 50 năm kinh nghiệm hải hành và hải chiến với tàu sân bay, trong khi phi công hải quân Trung Quốc nay vẫn đang tập hạ/cất cánh trên tàu sân bay, bắt đầu là từ sân thượng một tòa nhà giả làm boong tàu... Ít nhất, hải quân Ấn cũng đã có được một số kinh nghiệm chiến trường, đặc biệt có khoảng thời gian mười năm cùng lúc có trong tay hai tàu sân bay để thao dượt tác chiến theo đội hình tấn công của một hải đội gồm hai tàu sân bay làm nòng cốt với đầy đủ tàu tùy tùng trên mặt nước và dưới nước.

Điều động hai tàu sân bay cùng mấy mươi chiếc máy bay trên đó cất/hạ cánh sao cho đừng giây phút nào rơi vào thế bị động, máy bay cạn xăng phải bỏ cuộc bay về tàu hạ cánh hoặc còn kẹt lấy nhiên liệu phải nằm chết gí trong khoang tàu chịu trận mưa bom và thủy lôi của quân địch, chính là bài học tan xương nát thịt của hải quân Nhật Bản năm 1942 ở trận Midway.

Điều lớn nhất mà Trung Quốc có thể rút ra được từ kinh nghiệm của Ấn Độ là: có thể sử dụng tàu sân bay trong chiến tranh với lân quốc như là một lực lượng tham gia tấn công hoặc săn tàu ngầm đối phương như đã từng thấy trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1971. Đó là nỗi thèm khát thứ nhất!

Nhật Bản: 100 năm tàu sân bay

Tháng 9-1914, chiếc tàu vận tải Wakamiya được hải quân Nhật biến cải thành tàu sân bay đầu tiên trên thế giới, đã tung bốn chiếc máy bay chong chóng Maurice Farman từ vịnh Kiaochow (Trung Quốc) bay vào tấn công một số mục tiêu của quân Đức tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, cùng các tàu của Đức ở vịnh Qiaozhou.

Suốt từ ngày 5-9 đến 6-11 năm ấy, bốn chiếc máy bay này đã “làm mưa làm gió” trên vịnh này. Thật ra chiếc Wakamiya chưa phải là tàu sân bay đúng nghĩa mà chỉ làm nhiệm vụ chở máy bay, hai chiếc trong hầm tàu, hai chiếc trên boong. Khi cần cho máy bay xuất kích thì dùng cần cẩu trên tàu đưa máy bay xuống biển, thủy phi cơ cứ thế mà cất cánh; chuyến về thì ngược lại.

Hải quân Nhật sớm đóng và hạ thủy chiếc tàu sân bay thật sự đầu tiên là chiếc Hosho chỉ bảy năm sau đó (ngày 13-11-1921). Nếu Trung Quốc giải thích chiếc Thi Lang đầu tiên của họ là tàu huấn luyện và thử nghiệm, thì chiếc Hosho chính là để thử nghiệm và huấn luyện cất/hạ cánh mở đường cho mọi trường phái hải quân dựa trên tàu sân bay.

Sau ba năm trời ngày ngày chứng kiến bao vụ cất/hạ cánh và được các phi công góp ý, boong tàu Hosho và đường băng được sửa đổi để việc cất/hạ cánh trở nên hoàn hảo. Thành ra, nói rằng chính người Nhật đã khai sinh tàu sân bay cả trong khái niệm (chiến tranh) và vật thể (tàu sân bay) là không ngoa.

Chiếc Lexus mà ngày nay khối người trầm trồ chẳng là “cái đinh” gì so với những con quái vật trên biển nặng đến 20.000 tấn hoặc hơn như chiếc Hosho cùng những chiếc máy bay cất cánh từ cái boong tàu dài không đầy 200m! Nội những cái thang máy khổng lồ, từ hai hầm chở máy bay của chiếc Hosho lên đến boong, khối nền kỹ nghệ cơ khí trên thế giới này nằm mơ cũng chưa sản xuất nổi!

Nỗi hận Thượng Hải

Thật ra người Anh, đế quốc trên biển của thế kỷ 19, đã nghĩ ra việc đóng tàu sân bay, song chiếc Hermes của hải quân Anh ra đời sau chiếc Hosho. Sau mười năm thử nghiệm, chỉnh sửa, rèn luyện, đến tháng 2-1932 chiếc Hosho được phái đến Thượng Hải với nhiệm vụ là bảo vệ 7.000 quân Nhật đang bị lộ quân 19 của Tưởng thống chế bao vây, trong khi chờ đợi lữ đoàn 24 và sư đoàn 9 bộ binh đến tiếp cứu vào giữa tháng 2.

Cùng tham gia trận Thượng Hải này còn có một chiếc tàu sân bay khác, chiếc Kaga. Sự kiện hai chiếc tàu sân bay Kaga và Hosho đánh vào Thượng Hải sẽ hằn sâu vào trong bộ nhớ phục thù của người Trung Quốc.

Chi tiết hai chiếc tàu sân bay Hosho và Kaga tham gia trận Thượng Hải (còn gọi là chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất) rất đáng lưu ý. Vào năm 1932 đó, thậm chí trước đó, hải quân Nhật đã hình thành được sư đoàn tàu sân bay số 1 của mình, với đầy đủ chức năng được xác định rõ ràng và được thao dượt các kỹ thuật tác chiến bảo vệ hạm đội, tham gia tấn công trên biển và trên bộ.

Vào đầu thập niên 1920, hải quân Nhật Bản đã được xếp thứ ba thế giới, sau hải quân hoàng gia Anh và hải quân Mỹ.

Lịch sử đã ghi lại rằng ngày 5-2-1932 ba chiếc máy bay chiến đấu phóng đi từ tàu Hosho đã hộ tống cho hai máy bay phóng pháo (ném bom) lao xuống Thượng Hải, bất chấp nỗ lực cản trở của chín chiếc máy bay của không quân Tưởng Giới Thạch. Bất chấp ưu thế số đông, không quân Tưởng Giới Thạch đã chịu mất một máy bay trong cuộc không chiến này. Hai hôm sau, cả chiếc Hosho và chiếc Kaga cùng tung máy bay tấn công sân bay Kunda để hỗ trợ bộ binh Nhật tấn công vào đây. Trong những ngày từ 23 đến 26-2, máy bay của hai chiếc này còn tấn công các sân bay Hàng Châu và Tô Châu, phá hủy một số máy bay đối phương. Ngày 26-2, sáu máy bay chiến đấu của tàu Hosho hộ tống chín máy bay phóng pháo của tàu Kaga bị năm chiếc máy bay của không quân Tưởng Giới Thạch chặn đánh, đã bắn hạ hai chiếc.

Sự cố Thượng Hải kết thúc chín ngày sau đó bằng một cuộc ngưng bắn mà phần thiệt hại nghiêng về phía người Trung Quốc. Và 80 năm sau, nay người Trung Quốc mới chỉ bắt đầu “nghịch” tàu sân bay với chiếc Thi Lang mua lại “ve chai”!

(Nguồn :: VIETNAMDEFENCE)

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

>> Việt Nam sắp mua tàu khu trục tàng hình P28 của Ấn Độ

Khu trục hạm tàng hình P28
Nhiều ngày nay trên các trang quân sự của Trung Quốc đã đăng thông tin Việt Nam và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận về việc Ấn Độ sẽ bán cho Việt Nam 6 khu trục hạm tàng hình hiện đại mang tên P28.

>> Tìm hiểu khu trục hạm F-22P của Hải quân Pakistan


Theo đó tờ Tân Hoa Xã cho biết : Theo các phương tiện thông tin đại chúng của Ấn Độ và Đài Loan thì Việt Nam và Ấn Độ gần đây đang có mối hợp tác quân sự khăng khít chặt chẽ hơn bao giờ hết. Hệ quả của mối quan hệ đó là Việt Nam đã đạt được với Ấn Độ 1 thỏa thuận mua 6 tàu khu trục tàng hình hiện đại P28.



http://nghiadx.blogspot.com


Nếu Việt Nam mua 6 Khu trục hạm tàng hình P28 thì có thể nói đây là hợp đồng mua vũ khí lớn nhất trong lịch sử của quân đội Việt Nam. Nhưng các tờ báo mạng này không cho biết trị giá của hợp đồng, thời gian giao hàng,.... Tờ Tân Hoa Xã cho biết thêm

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh những chiếc chiến hạm tàng hình hiện đại P28 tại xưởng đóng tàu của Ấn Độ

Khu trục hạm tàng hình P28 do Ấn Độ tự sản xuất trang bị vũ khí vô cùng hiện đại, tiêu biểu trong số chúng là tổ hợp tên lửa tên lửa Barak , tổ hợp này có thể đánh chặn tên lửa mục tiêu chỉ vài giây sau khi rời bệ phóng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa tên lửa Barak

Tổ hợp tên lửa tên lửa Barak được coi là một trong những tổ hợp tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới. Ngoài ra, P28 còn mang theo khoảng 16 tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới Brahmos.

Tờ Tân Hoa Xã cho biết nếu Việt Nam sở hữu các loại tổ hợp tên lửa trên, sức mạnh Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể.

Khu trục hạm P28, Gepard 3.9, Sigma, tàu ngầm Kilos, cùng các tàu chiến lớp 1241. Chúng sẽ trở thành xương sống của Hải quân Việt Nam trong tương lai.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm khủng P28 của Việt Nam trong tương lai

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm khủng P28 sát cánh cùng Gepard 3.9 và Sigma giúp Việt Nam bảo vệ tốt hơn chủ quyền lãnh thổ

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm khủng P28 do Ấn Độ đóng

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

>> Ấn Độ - Biển Đông, trong bàn cờ địa chính trị Đông Á

Đã có báo cáo rằng Ấn Độ đang có kế hoạch rút khỏi việc khai thác dầu khí với Việt Nam trong vùng biển Đông Việt Nam ( vùng biển phía Nam Trung Hoa).

Mặc dù không có thông báo chính thức phản ảnh lại thông tin trên, các quan chức Ấn Độ đã cho rằng hai lô dầu 127, 128 cho kết quả thương mại không hứa hẹn. Tại một điểm khi mà Biển Đông là tâm điểm của cuộc khủng hoảng khu vực ở Đông Á, Ấn Độ quyết định rút sẽ có ảnh hưởng vượt xa hơn các kết luận đơn thuần về kỹ thuật và thương mại về hydrocarbon.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ và Biển Đông


Thậm chí nếu có thể đây là lô không có dầu để khai thác, thì cách mà phía Ấn Độ tuyên bố rút lui là bằng chứng chứng tỏ rằng Ấn Độ không đủ "lòng dạ" để thách thức Trung Quốc trong sân sau của mình. Hà Nội đã cho rằng quyết định của New Delhi là một phản ứng từ áp lực của Trung Quốc.

>> Chiến hạm Ấn Độ thăm cảng Hải Phòng
>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng

Chính trong năm ngoái rằng New Delhi đã khẳng định quyền của mình trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông, báo hiệu một sự tham gia chiều sâu của mình với Việt Nam. Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng SM Krishna đã lên tiếng gay gắt với Trung Quốc, và tiếp tục khẳng định rõ ràng rằng Cty ONGC Videsh Ltd (OVL) của Ấn Độ sẽ tiếp tục theo đuổi thăm dò dầu khí trong hai khối của Việt Nam ở Biển Đông.

Với tuyên bố đoạn chín gạch và lô 127 và 128 nằm trong đoạn chín gạch, vậy liệu không có cái đoạn chín gạch đó thì sao mà có thì hoạt động OVL của sẽ được coi là bất hợp pháp ? Trong khi đó Việt Nam, đã nhấn mạnh tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 khẳng định quyền chủ quyền của mình đối với hai khối được khai thác. Ấn Độ đã quyết định đi theo tuyên bố của Việt Nam và bỏ qua sự phản đối của Trung Quốc.

Bước đi táo bạo của Ấn Độ nhằm mục đích khẳng định tranh chấp pháp lý của họ trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông cũng như tăng cường mối quan hệ với Việt Nam.Trung Quốc xem sự tham gia ngày càng tăng của Ấn Độ trong khu vực Đông Á là nguyên nhân gây bất ổn.
Quyết định của Ấn Độ để thăm dò khai thác hydrocacbon với Việt Nam được thực hiện sau khi một tàu chiến của Trung Quốc không xác định đã yêu cầu tàu Airavat INS, một tàu tấn công đổ bộ của Ấn Độ, xác định và giải thích sự hiện diện của nó trong vùng biển về phía Nam Trung Quốc nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền sau khi tàu rời khỏi bờ biển Việt Nam. 



Tàu chiến của Ấn Độ đã hoàn thành việc cập cảng dự kiến ​​tại Việt Nam và trong vùng biển quốc tế. Mặc dù Hải quân Ấn Độ ngay lập tức phủ nhận rằng một tàu chiến Trung Quốc đã đối đầu với tàu tấn công theo tin tức của Financial Times của London, họ đã không hoàn toàn phủ nhận cơ sở thực tiễn của báo cáo trên.

Giám hộ Mỹ

Trung Quốc đã va chạm với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipines và Việt Nam trong những tháng gần đây về các vấn đề liên quan đến việc khai thác biển Đông Trung Quốc và vùng biển phía Nam Trung Quốc nới giàu tài nguyên khoáng sản và dầu. Thời gian trước là dưới sự giám hộ của Mỹ và với những lợi ích chung cho những thập kỷ gần đây đã đưa Trung Quốc nổi lên là một cường quốc kinh tế như ngày nay. Bây giờ Trung Quốc muốn có một hệ thống mới, hệ thống chỉ hoạt động cho Bắc Kinh và không phối hợp với việc cung cấp hàng hoá công cộng hoặc các nguồn tài nguyên chung. Với di chuyển của họ trong biển phía Nam Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang thách thức tuyên bố của Trung Quốc.

Nếu nhìn vào cốt lõi của việc Ấn Độ theo đuổi thăm dò dầu khí với Việt Nam, bất chấp phản đối của Trung Quốc, việc đó đã giúp Ấn Độ tăng cường quan hệ với Việt Nam và ép buộc người khác phải thừa nhận Ấn Độ như là một người chơi đáng tin cậy trong khu vực, thông báo không quá kiểu cách rút lui sẽ không chỉ gây ra sự thất vọng của Hà Nội mà còn xoáy sâu vào câu hỏi về toàn bộ ý tưởng của Ấn Độ trong việc thiết lập một cân bằng trong khu vực Indo-Thái Bình Dương. Các nước nhỏ hơn ở phía Đông và Đông Nam châu Á đã tìm đến New Delhi cân bằng sự gia tăng của Trung Quốc. Trừ khi thiết lập một cách cẩn thận, uy tín của Ấn Độ sẽ là câu hỏi.

Để kiểm soát thiệt hại đối với danh tiếng của Ấn Độ từ việc "cua gấp" đột ngột này, Ấn Độ nên làm cho mình rõ ràng đối với Hà Nội, mặc dù với quyết định này, Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ chiến lược với Việt Nam. Sau tất cả, cả hai quốc gia có trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh tuyến đường biển, cũng như mối quan tâm chia sẻ về Trung Quốc đến Ấn Độ Dương và vùng biển phía Nam Trung Quốc. Như vùng biển phía Nam Trung Quốc đã trở thành một điểm nóng, Hà Nội đã quá bận rộn trong việc tán tỉnh các đối thủ thuở trước của họ, Hoa Kỳ và chính Hoa Kỳ đã yêu cầu Ấn Độ "không chỉ nhìn về phía Đông mà hãy cùng tham và hành động về phía Đông càng tốt." Đoàn kết giữa các nước lớn trên Biển Đông Việt Nam trong tranh chấp là điều cần thiết để buộc Trung Quốc hạ nước và phải theo phe đa số trong vấn đề này.

Trung Quốc quá lớn và quá mạnh mẽ và không bỏ qua các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, các quốc gia trong vùng lân cận của Trung Quốc đang tìm cách mở rộng không gian chiến lược của họ bằng cách tiếp cận với các cường quốc khác trong khu vực và toàn cầu. Các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực đang tìm đến Ấn Độ như một cân bằng trong quan điểm và về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và sự cắt giảm dự kiến ​​của Mỹ từ các khu vực trong tương lai gần, trong khi các nước lớn coi Ấn Độ như là một công cụ hấp dẫn đối với sự tăng trưởng khu vực. Để tồn tại từ tiềm năng của mình và đáp ứng mong đợi của khu vực, Ấn Độ phải làm một công việc đầy thuyết phục hơn và nổi lên như một đối tác chiến lược đáng tin cậy của khu vực.

Nếu Trung Quốc có thể hoạt động ở sân sau của Ấn Độ và hệ thống mở rộng ảnh hưởng của họ, không có lý do gì Ấn Độ lại cảm thấy thiếu tự tin về hoạt động trong nơi mà Trung Quốc xem xét là phạm vi ảnh hưởng của họ. Thiếu tự tin trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ vẫn là lý do tại sao mặc dù theo đuổi Chính sách "Hướng Đông" trong hai thập kỷ qua, họ vẫn tiếp tục chơi biên rìa của bàn cờ địa chính trị ở Đông Á.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

>> Chiến hạm Ấn Độ thăm cảng Hải Phòng

Hôm 19/5, hai chiến hạm INS Shivalik và INS Karmuk của Hải quân Ấn Độ đã cập cảng Hải Phòng bắt đầu chuyến thăm Việt Nam kéo dài từ 19-23/5/2012.



Chuyến thăm nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Ấn Độ và Việt Nam, trong đó có trao đổi, giao lưu trong lĩnh vực quốc phòng.

>> Hải quân Ấn Độ tại Biển Đông: Sự khởi đầu suôn sẻ

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, chiều 19/5, đoàn đến chào xã giao lãnh đạo Thành phố Hải Phòng; chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân khu 3; Lãnh đạo Quân chủng Hải quân.

Phát biểu tại các buổi tiếp, lãnh đạo địa phương, cơ quan phía Việt Nam khẳng định, chuyến thăm giúp tăng cường hiểu biết, hợp tác giữa hai bên về quốc phòng và các mặt khác.

Trong thời gian ở Việt Nam, Đoàn cũng sẽ đi thăm một số di tích lịch sử, văn hóa của Việt Nam, thi đấu giao hữu thể thao với học viên trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân và một số hoạt động khác…

Dưới đây là một vài hình ảnh tàu chiến Ấn Độ tại Hải Phòng:



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Sĩ quan đại diện Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam đón đoàn Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục tên lửa INS Shivalik (bên phải ảnh) là loại tàu chiến hiện đại của Hải quân Ấn Độ, có lượng giãn nước hơn 6.000 tấn, dài 142,5m.


Shivalik trang bị hệ thống vũ khí có uy lực mạnh: 8 tên lửa đối hạm Club (hoặc Brahmos), tên lửa phòng không tầm trung 9M317 Shtil, tên lửa phòng không tầm ngắn Barak, pháo Ak-630...Tàu có thể chở được 2 trực thăng.

Neo bên trái tàu Shivalik là tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ INS Karmuk thuộc lớp Kora. Tàu này có cấu hình vũ khí tương đương tàu tên lửa 1241.8 của Hải quân Nhân dân việt Nam (với 16 tên lửa Uran, pháo hạm 76mm, pháo phòng không Ak-630, tên lửa Igla) nhưng kích thước lớn hơn với bãi đáp trực thăng đuôi tàu.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống radar trên tàu INS Shivalik, chiếc tàu này do Ấn Độ tự đóng nhưng trang bị hệ thống vũ khí điện tử chủ yếu do Nga - Israel sản xuất.

http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh cụm giàn phóng rocket săn ngầm RBU-6000 trên INS Shivalik, ngoài ra tàu còn có 2 cụm máy phóng ngư lôi chống ngầm.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang