Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Đài Loan

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Đài Loan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Đài Loan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

>> Sự sống còn của Đài Loan phụ thuộc vào Không quân




Triển lãm hàng không và công nghệ quốc phòng Đài Bắc (TADTE) tổ chức tháng 8/2011 hiện rõ những thế khó của Đài Loan trong ý đồ hiện đại hóa Không quân.


Tại triển lãm, chỉ có một số ít các công ty hàng không quân sự tham dự như: Lockheed Martin, Northrop Grumman, Pratt & Whitney, Raytheon và Sikorsky.

Các "ông lớn" ở Châu Âu gồm: Boeing, Dassault, Eurofighter, Saab, Sukhoi, Thales và nhiều doanh nghiệp khác đã không tới.

Lý do giải thích cho điều này rất dễ hiểu, các tập đoàn hàng không châu Âu đều có lợi ích thương mại đáng kể ở Trung Quốc và việc tới tham dự TADTE là điều không nên.

Tình hình hiện nay, Đài Loan đang rất cần những chiến đấu cơ mới. Các máy bay chủ lực trong không quân Đài Loan như F-16A/B, F-CK-1 Chingkuo, Dassault Mirage 200 và F-5E/F đều tỏ ra lỗi thời so với các chiến đấu cơ của Không quân Trung Quốc.

“Các đơn vị không quân trang bị bốn biến thể chiến đấu cơ trên, là quá già và ngày càng khó khăn để duy trì. Thách thức khác gồm việc duy trì sự sống còn của căn cứ không quân, mặc dù Đài Loan đã có bước đi quan trọng tăng cường khả năng sửa chữa đường băng nhanh chóng,” ông Michael Stokes – chuyên gia về Trung Quốc nói.

Trong khi đó, Trung Quốc luôn luôn coi Đài Loan là một tỉnh và muốn thu hồi hòn đảo này. Họ ưu tiên biện pháp hòa bình nhưng không loại trừ khả năng dùng vũ lực. Không quân Trung Quốc liên tục nâng cấp các phi đội với các chiến đấu cơ mới như J-10A/B.

Trung Quốc có lực lượng mạnh chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 và biến thể nội địa J-11B. Đầu năm 2011, Trung Quốc tiếp tục gây sốc với loạt hình ảnh và video thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20.

Viễn cảnh "đen tối"

Theo một báo cáo của Rand - Viện nghiên cứu và phát triển (Mỹ), đã vẽ ra bức tranh về cuộc tấn công giả định của Trung Quốc vào Đài Loan giai đoạn 2015-2030.

Rand cho rằng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc sẽ chôn vùi lực lượng phòng không và các căn cứ không quân Đài Loan.

Căn cứ Mỹ ở Tây Thái Bình Dương sẽ chịu chung số phận như vậy, thêm vào đó là các cuộc không kích của máy bay ném bom H-6K mang tên lửa hành trình tầm xa. Trung Quốc có nhiều sân bay, nhiều không gian để che giấu các bệ phóng tên lửa – rất phức tạp nếu Mỹ và Đài Loan muốn đối phó.

Lực lượng phòng không Đài Loan sẽ bị đánh bại và căn cứ Không quân Mỹ sẽ mất tác dụng. Khi đó, chiến đấu cơ Trung Quốc sẽ tạo một hành lang để các máy bay cường kích tiếp cận không phận Đài Loan ở trần bay thấp.

Cuối cùng, Không quân Trung Quốc sẽ thiết lập ưu thế trên bờ biển phía Đông Đài Loan bằng cách sử dụng các máy bay chiến đấu tầm xa như J-10, J-11. Điều này sẽ ngăn chặn máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không của Mỹ “nhòm ngó” eo biển Đài Loan, mở ra cánh cửa cho chiến dịch đổ bộ.


http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Trung Quốc liên tiếp nâng sức mạnh trong khi Đài Loan vẫn "dậm chân tại chỗ".


Đây là kế hoạch “cực đoan”, nhưng dù trong bất kỳ cuộc xung đột nào thì Không quân Đài Loan vẫn luôn đóng vai trò bảo vệ đáng tin cậy, cung cấp cho các nhà lãnh đạo hòn đảo này khoảng không gian “thoáng” đối phó với đòi hỏi của Bắc Kinh. Sứ mệnh này sẽ suy yếu nếu sức mạnh chiến đấu của Không quân tiếp tục mất cân bằng so với Trung Quốc.

Trung Quốc nhận thức rõ ý đồ của Đài Loan nên: trong chuyến viếng thăm Mỹ đầu năm 2011, tư lệnh Quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức kêu gọi Mỹ ngừng bán vũ khí cho Đài Loan và xem xét lại Đạo luật quan hệ Đài Loan 1979, đòi hỏi Washington chỉ bán cho Đài Loan các loại vũ khí có tính chất phòng thủ.

Về phía Đài Loan, từ năm 2006 họ đã đề nghị Mỹ bán 66 chiến đấu cơ F-16C/D Block 50/52 cho Không quân Đài Loan. Nhưng trước vấn đề ngoại giao với Trung Quốc, chính quyền Mỹ quanh co chối từ đề xuất của Đài Loan.

Theo nguồn tin ở TATDE nói rằng, Đài Loan khó có khả năng đi tiếp trong thương vụ mua bán này. Ngoài ra, sau triển lãm thì phương tiện truyền thông đưa tin Mỹ có kế hoạch không trợ giúp nâng cấp máy bay F-16A/B đang phục vụ trong Không quân Đài Loan. Ngay lập tức, giới chức Mỹ - Đài đã phủ nhận chuyên này và nói rằng quyết định vẫn chưa được đưa ra.

Nếu như thương vụ F-16C/D tiếp tục trì hoãn, nó sẽ trở thành vấn đề nóng của chính giới Mỹ trong năm 2012. Vì tập đoàn Lockheed nói rằng họ có kế hoạch ngừng sản xuất F-16C/D vào năm 2013 nếu họ không nhận được thêm hợp đồng nào nữa.

Viện nghiên cứu Mỹ đưa ra đánh giá về bản hợp đồng F-16C/D cho Đài Loan, nó sẽ đem lại 8,7 tỷ USD cho Công nghiệp quốc phòng Mỹ, 768 triệu USD cho thuế liên bang và 593 triệu USD cho thuế địa phương.

Trong bối cảnh này, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng cao và chính quyền Obama cần hết sức cân nhắc việc họ nhượng bộ Trung Quốc sẽ phải hy sinh hàng nghìn chỗ làm người dân Mỹ.

Nâng cấp để tăng cường sức mạnh

Trước tình trạng nhiều khả năng chính quyền Mỹ không chấp nhận hợp đồng mua F-16C/D, Đài Loan nhanh chóng tính tới phương án khác "dễ" thành công hơn. Đó là nâng cấp các loại máy bay hiện có theo tiêu chuẩn mới.

Đài Loan tìm kiếm giải pháp nâng cấp 150 chiến đấu cơ F-16A/B. Những chiếc máy bay này được chuyển giao vào đầu những năm 1990. Nhân tố chính của gói nâng cấp đó là trang bị radar quét mạng pha chủ động (AESA) cho F-16A/B.

Theo nguồn tin từ triển lãm TADTE, phía Đài Loan có thể đã lựa chọn được loại radar AESA cho chương trình nâng cấp F-16A/B.

Bên cạnh giải pháp F-16A/B, Đài Loan còn tiến hành nâng cấp F-CK-1. Không quân Đài Loan đã ký hợp đồng với Tập đoàn phát triển công nghiệp hàng không (AIDC) để nâng cấp 71 chiếc F-CK-1 với tổng trị giá 588 triệu USD.

Cuối tháng 6/2011, AIDC đã chuyển giao 6 chiếc F-CK-1 cải tiến đầu tiên cho không quân. Dự kiện, công việc này sẽ hoàn thành trong thời gian 2-3 năm.

Dựa trên chương trình này, F-CK-1 sẽ được trang bị ra đa xung doppler GD-53 (biến thể nội địa của ra đa AN/APG-67), thiết bị đối phó điện tử, máy tính điều khiển bay kỹ thuật số, thiết bị gây nhiễu chủ động và kênh truyền dẫn dữ liệu. F-CK-1 nâng cấp sẽ mang được 4 tên lửa không đối không tầm trung Thiên Tiễn II (Tien Chien II).



http://nghiadx.blogspot.com
Không chỉ gặp khó với hợp đồng F-16C/D từ Mỹ, Đài Loan còn khó mua phụ tùng từ Pháp duy trì hoạt động của phi đội Mirage 2000.

Ngoài ra, Đài Loan cũng sở hữu 50 chiến đấu cơ Mirage 2000-5 cũ. Các quan chức Không quân từ chối tiết lộ tình trạng máy bay, nhưng nguồn tin từ cơ sở công nghiệp quốc phòng cho biết, Đài Loan rất khó khăn để duy trì hoạt động của Mirage 2000. Nước Pháp có rất nhiều lợi ích kinh tề từ Trung Quốc, và họ còn cẩn thận hơn Mỹ trong các vấn đề nhảy cảm với Bắc Kinh.

Cuối cùng là đơn vị F-5E/F già cỗi, lạc hậu khó có thể nâng cấp. Theo ông Richard Bitzinger – Chuyên gia của trường quốc tế Rajaratnam Singapore nghiên cứu chương trình biến đổi quân sự nhận xét rằng những chiếc máy bay đó phải nghỉ hưu cách đây 10 năm: “Bạn có thể làm được gì với khung thân máy bay đã 30-35 năm tuổi?”.

Ông này cũng đánh giá triển vọng Không quân Đài Loan phụ thuộc vào F-16. Ông cho rằng cơ hội để Đài Loan được chấp nhận mua F-16C/D đã đi qua, nhưng gói nâng cấp F-16A/B nếu được thực hiện thì sẽ đưa nó tới tiêu chuẩn gần với biến thể F-16E/F Block 60.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

>> Tổng thống Obama đã phê chuẩn bán vũ khí cho Đài Loan?



Theo báo Mỹ, Obama đã phê chuẩn bán vũ khí trị giá 4,2 tỷ USD cho Đài Loan, điều này có thể làm cho quan hệ Trung-Mỹ xấu đi.


Ngày 15/9, “Thời báo Washington” Mỹ đã dẫn lời các quan chức Quốc hội và Chính phủ Mỹ giấu tên cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định bán vũ khí có trị giá 4,2 tỷ USD cho Đài Loan, bao gồm việc nâng cấp các thiết bị của máy bay chiến đấu F-16A/B, và đến ngày 16/9 Quốc hội Mỹ sẽ nhận được một bản báo cáo vắn tắt.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-16A/B MLU của Không quân Đài Loan


Thông tin này nhanh chóng được báo giới cho là “quan hệ Trung-Mỹ sẽ tiếp tục xấu đi”. Đối với vấn đề này, ngày 16/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tái khẳng định, phía Trung Quốc kiên quyết phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.

“Giai đoạn ngừng chiến giữa hai siêu sức mạnh đã kết thúc, quay trở lại năm 2010” - Reuters ngày 16/9 đã bình luận như vậy về thông tin Washington bán vũ khí cho Đài Loan.

Năm 2010, do các vấn đề như Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỷ USD và Obama gặp Dalai Lama, quan hệ Trung-Mỹ đã rơi xuống vực thẳm, các chuyến thăm cấp cao gồm cả trao đổi quân sự đã gián đoạn, năm 2011 mới bắt đầu dịu lại.


Do sức ép từ Trung Quốc, Đài Loan chưa thể nhận được máy bay chiến đấu F-16C/D do Mỹ chế tạo


Có không ít tờ báo cho rằng, lần này Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan “đã giữ thể diện cho Trung Quốc”. Ngày 16/9, BBC cho biết, lần trước Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan có quy mô lớn là vào năm 2001, khi đó Đài Loan đã nhận được tên lửa Patriot, máy bay trực thăng Black Hawk và máy bay chiến đấu F-16, nhưng không bao gồm tàu ngầm và máy bay chiến đấu mới.

Sau đó, tuy hàng năm Mỹ đều bán vũ khí cho Đài Loan và huấn luyện quân sự cho binh sĩ Đài Loan, nhưng phần lớn đều là những linh kiện thay thế, không có vũ khí tiên tiến.




F-16 là máy bay chiến đấu phản lực, hạng nhẹ, đa nhiệm vụ, do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển và hiện hoạt động tại 24 quốc gia,

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

>> 2 chiếc F-5 Đài Loan đâm vào núi



Giới chức Đài Loan đang tiến hành điều tra nguyên nhân khiến 2 chiếc máy bay phản lực quân sự đâm vào núi, làm 3 người thiệt mạng.

Nhóm tìm kiếm đang làm việc tại hiện trường vụ tai nạn để tìm các bằng chứng dẫn tới tai nạn cũng như phần còn lại của máy bay. Theo truyền thông Đài Loan, mới chỉ tìm thấy một phần nhỏ của máy bay.

Các quan chức cho biết chiếc máy bay giám sát RF-5 và máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi F-5F xuất phát trong một chuyến bay luyện tập vào đêm ngày 13/9 và biến mất khỏi màn hình radar sau 13 phút cất cánh.

Ngư dân địa phương cho biết đã nhìn thấy 2 chiếc máy bay mất lái và đâm vào một ngọn núi gần bờ biển phía Đông Bắc hạt Yilan, gây ra một vụ cháy lớn.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-5E của Đài Loan. Ảnh: AFP


Đài Loan hy vọng sẽ thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-5 “già nua” của mình bằng máy bay F-16C/Ds hiện đại nếu Mỹ đồng ý bán. Tuy nhiên, thương vụ này luôn bị Trung Quốc phản đối mạnh mẽ. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào tháng tới.

Trước đó, vào năm 2009, Không quân Đài Loan yêu cầu kiểm tra an toàn khẩn cấp đối với phi đội máy bay F-5 sau vụ tai nạn khiến 2 phi công bị chết. Chiếc máy bay xấu số này đã đâm vào eo biển Đài Loan sau khi cất cánh trong một buổi luyện tập ném bom.

Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm đã xảy ra 3 vụ tai nạn liên quan đến F-5, làm dấy lên lo ngại về loại máy bay do Mỹ thiết kế và được lắp ráp tại Đài Loan từ đầu những năm 1980.

>> Đài Loan đẩy mạnh sản xuất vũ khí



Đài Loan đang nỗ lực phát triển và tự chế tạo vũ khí khi các hợp đồng quân sự với Mỹ ngày càng trở nên khó khăn.


Trong vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp quốc phòng của Đài Loan được đẩy mạnh và họ tập trung và chế tạo các loại vũ khí tiên tiến.

Hiện nay, Học viện khoa học và công nghệ Trung Sơn (Chungshan) (CSIST) và Tập đoàn phát triển công nghiệp vũ trụ (AIDC) do nhà nước điều hành là 2 đơn vị chính chịu trách nhiệm phát triển các loại vũ khí mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu IDF-II là một biểu tượng của việc tự lập trong sản xuất vũ khí của Đài Loan.


Theo kế hoạch, những chương trình chế tạo vũ khí hiện đại mà quốc đảo này đang theo đuổi gồm: UAV chống radar, vũ khí phát xung điện từ, các vũ khí siêu thanh, UAV tầm xa, công nghệ tàu tàng hình và tàu 2 thân.

Trong những năm gần đây, Mỹ từ chối bán cho Đài Loan các vũ khí được xếp vào loại tấn công như tên lửa chống radar siêu tốc AGM-88.

Vào ngày 6/9/2011, ông Lin Yu-fang – nghị sĩ đại diện cho Quốc dân Đảng cầm quyền tuyên bố kế hoạch sản tên lửa Vạn Kiếm bắt đầu trong khoảng từ năm 2014-2018.

Vạn Kiếm được thiết kế dựa trên nguyên mẫu AGM-154 của Mỹ và sẽ được trang bị trên máy bay chiến đấu F-CK-1 IDF.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Hùng Phong 3 "đình đám" do Đài Loan tự chế tạo.


Ngành công nghiệp quốc phòng của Đài Loan đã sử dụng chính sách “phát triển theo hình xoắn ốc”, dần dần nâng cao kỹ thuật từng bước thông qua quá trình sản xuất, mỗi sản phẩm mới sẽ là một bước tiến nhỏ về mặt công nghệ.

Máy bay chiến đấu IDF-II là một ví dụ điển hình khi được trăng bị hệ thống do thám, quan sát, giao tiếp, điều khiển và ra lệnh Po Sheng/Syun An mới. Tên lửa chống hạm Hùng Phong 3 và tên lửa đất đối không Thiên Cung cải tiến do CSIST thiết kế cũng là ví dụ tương tự.

Để nâng cao khả năng nghiên cứu và phát triển của CSIST, Bộ quốc phòng Đài Loan đã lên kế hoạch nâng cấp CSIST trở thành một học viện cấp bộ có tên Học viện khoa học kỹ thuật quốc gia Trung Sơn.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

>> Mỹ có thể nâng cấp F-16 cho Đài Loan




Hôm 3/7, một nhà lập pháp Đài Loan tiết lộ Mỹ sẽ giúp Đài Loan nâng cấp máy bay F-16A/B hiện tại hơn là việc cho phép Đài Loan mua F-16C/D tiên tiến.

Theo các chuyên gia phân tích, thì việc chuyển sang hình thức nâng cấp F-16A/B sẽ tốt hơn là Mỹ bán F-16C/D hiện đại cho Đài Loan chắc chắn sẽ gặp phải phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc.

“Đây là thỏa thuận mang tính thỏa hiệp,” ông Lâm Ngọc Phương, thành viên của Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Đài Loan nói. Ông Lâm cũng là người mà trong hai năm qua đã tới Mỹ để thảo luận các vấn đề mua bán vũ khí.

Chính quyền Đài Loan liên tục đề nghị với phía Mỹ đề nghị bán chiến đấu cơ đa năng F-16C/D tiên tiến nhằm đối phó với sức mạnh quân sự Trung Quốc tăng một cách nhanh chóng.

Nhưng việc này chắc chắn gây ra sự tức giận đối với Trung Quốc, điển hành là vụ việc tháng 1/2010 khi chính quyền Obama tuyên bố cung cấp gói vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD gồm: hệ thống tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk và chiến đấu cơ F-16. Điều này ngay lập tức làm cho chính quyền Trung Quốc giận dữ.



Chiến đấu cơ F-16A/B gói 20 của Đài Loan rất có thể sẽ được Mỹ nâng cấp lên chuẩn mới.


Trong tháng trước, các nhà lập pháp Mỹ cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền của Tổng thống Obama thông qua việc bán F-16 cho Đài Loan. Đồng thời, họ cũng cáo buộc chính quyền ngày càng hy sinh lợi ích đồng minh để "vuốt ve" Trung Quốc.

“Dự kiến, chính phủ Mỹ sẽ đưa ra quyết định chính thức về việc này trong vòng vài tháng tới. Chính quyền Tổng thống Obama chắc chắn không muốn thấy hợp đồng mua bán vũ khí này trở thành vấn đề trong cuộc vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2,” ông Lâm cho biết.

Hôm 30/6, Đài Loan chính thức giới thiệu biến thể nâng cấp mới của chiến đấu cơ nội địa Kinh Quốc F-CK-1. Đây là cứu cánh tạm thời cho Đài Loan trong điều kiện F-16C/D có thể không bao giờ được Mỹ đáp ứng.

Kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên làm Tổng thống Đài Loan năm 2008 thì mối quan hệ Trung – Đài cải thiện khá nhiều. Mặc dù vây, chính quyền Đài Loan vẫn nhiều lần "nài nỉ" Mỹ bán F-16 với lý do là tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo này.

Hiện nay, Không quân Đài Loan đang sở hữu khoảng 145 chiếc F-16A/B gói 20. Biến thể F-16 này tích hợp radar xung – doppler AN/APG-66, lắp động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F100-PW-200.

Hệ thống vũ khí của F-16A/B gói 20 có thể mang tên lửa chống radar AGM-45 hoặc AGM-88, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon. Hệ thống điện tử của F-16A/B gói 20 dành cho Đài Loan mạnh hơn, tốt hơn các gói 1/5/15 thuộc biến thể F-16A/B.

[BDV news]


Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

>> Đài Loan giới thiệu biến thể mới của chiến đấu cơ nội địa




Vào ngày 30/6, Đài Loan đã giới thiệu phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu “cây nhà lá vườn” do chính quốc gia này chế tạo.


Đây là một nỗ lực của chính phủ Đài Loan nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của không quân sau khi bị Mỹ từ chối bán chiến đấu cơ F16.

Đài Loan bắt đầu quá trình nâng cấp kể từ năm 2009, sau khi Mỹ tạm ngưng quá trình đánh giá yêu cầu mua chiến đấu cơ mới của Đài Loan vì e ngại phản ứng của Trung Quốc.



Máy bay chiến đấu IDF do chính Đài Loan tự chế tạo.


“Tôi hi vọng rằng máy bay chiến đấu IDF sẽ đáp ứng được khả năng chiến đấu của không quân”, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu nói khi đang ngồi thử vào ghế phi công của IDF".

Theo Bộ quốc phòng Đài Loan, họ sẽ nâng cấp 71 chiến đấu cơ IDF (chiếm khoảng 1/2 số lượng IDF mà không quân Đài Loan sở hữu). Thời gian và kinh phí của quá trình nâng cấp theo ước tính là 4 năm và 587 triệu USD.

Những máy bay IDF có radar nâng cấp, hệ thống chiến đấu điện tử và máy tính hỗ trợ. Về vũ khí, IDF sẽ có 4 tên lửa không đối không do Đài Loan tự chế tạo (gấp đôi so với hiện tại) cùng với nhiều tên lửa không đối đất và bom.

Tổng thống Mã Anh Cửu đã nhiều lần thúc giục Mỹ bán cho chính quyền Đài Loan máy bay chiến đấu F16C/D và cho rằng đây là nhân tố rất quan trọng giúp Đài Loan có đủ khả năng phòng thủ trước Trung Quốc.

Vào năm 2010, Mỹ đã thông qua hợp đồng vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD dành cho Đài Loan, bao gồm tên lửa Patriot, máy bay trực thăng Black Hawk.

[BDV news]


Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

>> Đài Loan hoàn thành nâng cấp máy bay Chinh-Kuo




Tập đoàn phát triển công nghiệp hàng không (AIDC) Đài Loan sẽ chuyển giao phiên bản nâng cấp của chiến đấu cơ nội địa Kinh Quốc cho Không quân Đài Loan cuối tháng 6.

Theo phương tiện truyền thông Đài Loan, Tập đoàn phát triển công nghiệp hàng không Đài Loan (AIDC) đã làm việc với không quân để nâng cấp khả năng cường kích của chiến đấu cơ F-CK-1 Kinh Quốc (Chinh-Kuo). Đài Loan sẽ nâng cấp 70 chiếc F-CK-1 với tổng chi phi lên tới 590 triệu USD.

Phát ngôn viên của AIDC cho biết buổi lễ giới thiệu được lên kế hoạch tổ chức vào hôm 30/6/2011 ở Đài Trung. Ông cũng nói thêm, trong buổi hôm đó sẽ có một chiếc máy bay được ra mắt, nhưng ông không tiết lộ giá cả cũng như tổng số máy bay được nâng cấp.



Chiến đấu cơ đa năng F-CK-1 Ching-Kuo.


F-CK-1 Ching-Kuo là kết quả của chương trình phát triển chiến đấu cơ mới nhằm thay thế cho phi đội máy bay F-104 và F-5 lỗi thời trong Không quân Đài Loan. Chiến đấu cơ đa chức năng Chinh-Kuo có sử dụng một loạt các bộ phận quan trọng do các nhà sản xuất Mỹ cung cấp (động cơ, radar, thiết bị điện tử).

F-CK-1 có khả năng mang tên lửa không đối không, không đối hạm, không đối đất, bom có điều khiển hoặc. Máy bay lắp hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho phép đạt tốc độ tối đa 1.275km/h, tầm bay hơn 1.000km, trần bay 16.800m.


[BDV news]


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Thượng viện Mỹ 'bật đèn xanh' cho Đài Loan mua F-16



Gần 50% các Thượng nghị sỹ của Thượng viện Mỹ đồng ý bán thêm máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan.

Các Thượng nghị sỹ Mỹ cho rằng, nếu không bán thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan, hòn đảo này sẽ mất dần khả năng tự vệ trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.

Tại một buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke làm đại sứ tại Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Robert Menendez cho biết, 40 thành viên của Thượng viện sẽ gửi một lá thư cho Tổng thống Obama thúc giục bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan.

Ông Menendez cho biết rất quan tâm đến tốc độ chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc, Mỹ cần đưa ra một quyết định về việc bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan. “Nếu chúng ta rời bỏ Đài Loan, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình” Thượng nghị sỹ Menendez nói.

Rất hiếm khi cùng một lúc có nhiều nhà lập pháp gửi thư cho Tổng thống, do đó, Thượng nghị sỹ Menendez hy vọng rằng Bộ trưởng Locke sẽ ủng hộ việc bán F-16 cho Đài Loan.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke cho biết: “Mỹ đứng bên cạnh Đài Loan để đảm bảo rằng họ có thể bảo vệ mình và khả năng tự vệ của họ sẽ không bị sói mòn”.

Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời, mọi khả năng đều được đặt ra, ngay cả một chiến dịch quân sự để thu phục hòn đảo này.



Đài Loan vẫn đang mong muốn sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới, nhằm duy trì khả năng tự vệ.

Mỹ đã thiết lập ngoại giao với Bắc Kinh vào năm 1979, cùng với thời điểm đó Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua Đạo luật quan hệ với Đài Loan. Trong đó, có điều khoản yêu cầu chính quyền cung cấp vũ khí để đảm bảo khả năng phòng thủ của Đài Bắc.

Năm 2010, Mỹ đã phê duyệt hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không Patriot, trực thăng Black Hawk, nhưng không có các máy bay chiến đấu F-16 mới. Hợp đồng này đã khiến Bắc Kinh tức giận, sau đó, quan hệ ngoại giao quân sự giữa đôi bên bị cắt đứt suốt năm 2010.

Dù quan hệ ngoại giao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đang có những cải thiện rõ rệt, song Tổng thống Mã Anh Cữu vần nhiều lần yêu cầu Mỹ bán máy bay chiến đấu F-16 mới, thậm chí là cả tàu ngầm.

Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Gates đến Bắc Kinh đầu năm 2011, các nhà phân tích chính trị cho rằng, nhiều khả năng Đài Bắc sẽ không còn cơ hội để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới.

Tuy nhiên, mọi chuyện đang đi theo chiều hướng ngược lại, kể từ sau chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bình Đức đến Mỹ. Đặc biệt sau những lời phát biểu của ông tại đây.

Như vậy, với việc đa số các Thượng nghị sỹ trong Thượng viện Mỹ “bật đèn xanh” bán F-16 cho Đài Loan, Đài Bắc đang đứng trước cơ hội hiến có để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu mới. Nếu điều này được thông qua, Washington sẽ phải đối mặt thái độ của Bắc Kinh.
[BDV news]


Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

>> Đài Loan dùng đường cao tốc thay đường băng



[BDV news] Không quân Đài Loan đã tiến hành một cuộc tập trận với kịch bản cất và hạ cánh trên đường cao tốc.

6 máy bay chiến đấu F-16 đã lần lượt thực hiện cất và hạ cánh trên đường cao tốc trước sự chứng kiến của rất đông thường dân.

Một đại diện của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết: “Trong kịch bản tập trận lần này, các căn cứ của không quân Đài Loan đã bị hư hại nặng trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của đối phương, khiến các máy bay chiến đấu của không thể cất và hạ cánh.

Do đó, chúng tôi cần chuẩn bị trước cho việc sử dụng các đoạn đường cao tốc làm đường băng khẩn cấp, thử nghiệm khả năng giải phóng đoạn đường, thiết lập mạng lưới hỗ trợ các hoạt động cất và hạ cánh”.

Cuộc tập trận bắt đầu lúc 7h26 phút (giờ địa phương) trong điều kiện sương mù nặng.

Hai máy bay tiêm kích phòng thủ nội địa AIDC F-CK-1 Ching-kuo, 2 chiếc F-16A/B, cùng với 2 chiếc Mirage-2000 đã thực hiện các bài tập cất hạ cánh trên một đoạn đường cao tốc dài 2,7km, thuộc xa lộ số 1 trong khu vực Đài Nam.

Cuộc tập trận có sự tham gia của hơn 1.300 thành viên đến từ các đơn vị vũ trang khác nhau.

Để đảm bảo các máy bay có thể cất hạ cánh an toàn trên đường cao tốc, một số lượng lớn binh sĩ đã được huy động để dọn sạch các hòn đá nhỏ và các dị vật khác trên đường cao tốc, có thể ảnh hưởng tới việc cất, hạ cánh.



Một chiếc F-16 đang hạ cánh trên đường cao tốc trước sự chứng kiến của rất nhiều thường dân.


Một số xe ô tô được huy động để chạy dọc đoạn đường, sử dụng các loa truyền thanh tần số cao để xua đuổi các loại chim ra khỏi khu vực này. Tránh tình trạng chim bị hút vào động cơ máy bay.

Trong khi các máy bay chiến đấu đang tiến hành cất hạ cánh trên đường cao tốc, một chiếc trực thăng trinh sát OH-58 D tiến hành giám sát các hoạt động trong khu vực.

Một chiếc trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra tiến hành các hoạt động bảo vệ cho trực thăng vận tải CH-47 Chinook vận chuyển tên lửa và bom tiếp tế cho các máy bay chiến đấu.

Khi 6 chiếc máy bay chiến đấu hạ cánh xuống đường cao tốc, lực lượng hỗ trợ dưới mặt đất sẽ thực hiện các công tác. Kiểm tra lại các chỉ số an toàn cho máy bay, tái nạp nhiên liệu, tên lửa và bom. Tất cả công việc được hoàn thành trong vòng 1 giờ đồng hồ.


Binh sĩ Đài Loan dọn dẹp đường cao tốc trước khi máy bay cất, hạ cánh.


Mỗi chiếc AIDC F-CK-1 Ching-kuo được gắn 6 quả bom MK-82, trong khi mỗi chiếc F-16 được được trang bị tên lửa AGM-65 Maverick và tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon, những chiếc Mirage-2000 được trang bị các tên lửa đối không Mica.

Cuộc tập trận cất hạ cánh trên đường cao tốc là một phần trong kế hoạch tập trận thường niên mang tên Han Kuang 27


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang