Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tranh chấp biển Đông

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tranh chấp biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tranh chấp biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

>> So găng Không quân Việt Nam và Không quân Trung Quốc trên Trường Sa

Sự căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hằng chục năm nay. Trong trường hợp xảy ra tình huống xung đột trên quần đảo Trường Sa, không quân cả hai phía sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thử tìm hiểu xem bên nào sẽ chiếm ưu thế trong cuộc đọ sức này.

>> Biển Đông – 'Tử địa' của các cường quốc hải quân


Gần đây phía Trung Quốc liên tục có những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế. Trong trường hợp xảy ra tình huống xung đột trên quần đảo Trường Sa, không quân cả hai phía sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc chi viện, chế áp mạnh mẽ và tức thời của lực lượng không quân có thể đảo ngược cục diện chiến sự.

Nhận thức được điều này, cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều ra sức tăng cường lực lượng Không quân Hải quân. Tuy nhiên, quan điểm và tư duy về chiến thuật của mỗi nước là khác nhau.

Việt Nam thua về số lượng nhưng ưu thế hơn về tác chiến biển

Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản.

Theo các đánh giá các chuyên gia quốc tế, trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào.

Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2.

Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.
Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế.

Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại. Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ.

Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Việt Nam tuần tra Trường Sa


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Trung Quốc

Có thể thấy, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương.

Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Ngoài ra, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu.
Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam trong năm 2012.

Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc đều có khả năng mang tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình không đối đất Kh-29TE tầm bắn 30km. Về vũ khí không đối không, cả hai bên đều được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-27. Trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu tên lửa R-27T/R từ Ukraine thì Việt Nam lại được nhập khẩu các tên lửa này trực tiếp từ Nga. Loại tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77 không được Nga bán cho cả hai bên.
Như vậy ta có thể tạm kết luận, lợi thế về số lượng đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng lợi thế về sự đa dạng trong lựa chọn vũ khí hiện đại lại thuộc về Việt Nam.

Chỉ tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ không đối không hoặc không đối hải có vẻ lỗi thời với xu hướng đa nhiệm của thế giới nhưng xét trên đường lối quân sự và những đối thủ tiềm tàng của Việt Nam thì đây là một lối đi hết sức đúng đắn, cho phép một số lượng máy bay khiêm tốn có thể bẽ gãy các đợt tấn công bằng đường không hay đường biển của đối phương.

Lợi thế về địa lý thuộc về Việt Nam

Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công Su- 22 của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu Su- 30MK2V và Su- 27SK với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Máy bay Su-30MK2 của Việt Nam có thể mang đầy đủ vũ khí và tác chiến liên tục ở Trường Sa 45 phút.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Với bờ biển dài và khoảng cách tới Trường Sa chỉ 400-600 km là lợi thế rất lớn cho không quân Việt Nam

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sân bay trên đảo Trường Sa (Việt Nam)

Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa tuy nhiên hiện nay các loại máy bay tiêm kích Su-27SK, SU-30MK2, SU-30MK2V có thể cất hạ cánh được tại đường băng này. Mà điều này cũng không cần thiết bởi nếu để máy bay trên Trường Sa sẽ dễ bị phía Trung Quốc tìm cách vô hiệu hóa sân bay này.

Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu J- 10 và J- 8D và cả Su- 30MKK và Su- 27SK của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.

Theo tạp chí “Sức mạnh không gian Trung quốc”, tính về tổng số, PLA (Quân đội Trung Quốc) chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng Không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu).

Vì thế, trong khi về lý thuyết, PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo.

Tạp chí đặt giả thiết trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Chưa kể tác chiến ở Trường Sa còn phức tạp và khó khăn hơn nhiều ở Đài Loan.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sân bay Trung Quốc xây dựng trái phép tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam)

Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị phía Việt Nam chế áp. Ngoài ra, còn một yếu tố cần lưu ý, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam và các căn cứ xuất kích của Không quân Trung Quốc ra Trường Sa đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu Su- 30MK2V của Không quân Việt Nam.

Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay Su- 27SK và J- 10A của Trung Quốc, trước và sau khi tham chiến, trên đường bay đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu MiG- 21 của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG- 21 của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc nhất là khi những máy bay này trờ về đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu.

Yếu tố chính nghĩa và con người thuộc về Việt Nam

Nổ ra chiến sự ở Trường Sa nói chung và biển Đông nới riêng là điều không ai muốn. Về phía Việt Nam chúng ta đã có đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với Haong Sa, Trường Sa đã được công bố.

Về phía quốc tế, chắc chắn không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở biển Đông, bởi đây là con đường huyết mạch của thế giới. Việc đảm bảo an ninh hàng hải là lợi ích của nhiều quốc gia trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…

Hình ảnh Trung Quốc vốn đã gây ra nhiều sự e ngại cho thế giới về “hình ảnh một đất nước hòa bình” như tuyên bố của Trung Quốc. Trong lịch sử, Trung Quốc xung đột vũ trang với Nga, Ấn Độ, Việt Nam, gần đây là tranh chấp với Nhật Bản và một loạt các nước ASEAN về vấn đề biển đảo. Do đó, dư luận thế giới sẽ lên án Trung Quốc ủng hộ Việt Nam.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Việt Nam huấn luyện bay đêm trên biển

Tuy nhiên, lịch sử quân sự Việt Nam đã cho thấy yếu tố con người là quyết định. Ngoài việc huấn luyện về nhận thức chính trị cho nhiệm vụ của lực lượng Không quân còn cần thiết nâng cao trình độ tác chiến trên biển của Không quân Việt Nam.

Chúng ta đã có kinh nghiệm khi đối đầu với không quân Mỹ, có lực lượng đông và hiện đại hơn ta nhiều lần. Những năm vừa qua, Không quân Việt Nam liên tục huấn luyện tác chiến cả ngày và đêm trên biển. Thời gian không chờ đợi Không quân Việt Nam. Một khi có sự hiện diện tàu sân bay của đối phương trên biển Đông thì lợi thế về địa lý của ta không còn nhiều. Nhưng bù lại chúng ta đã và phải có một lực lượng Không quân thiện chiến trên biển sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo đất nước.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

>>Khả năng xảy ra chiến tranh ở biển Đông thấp hơn biên giới Trung-Ấn?

Báo Ấn Độ cho rằng, khả năng xảy ra chiến tranh ở biển Đông thấp hơn ở biên giới Trung-Ấn, vì Mỹ và phương Tây sẽ can thiệp.



http://nghiadx.blogspot.com
Biển đánh dấu của Lục quân Ấn Độ: "Chúng ta sớm muộn sẽ tiến đến Lhasa và Bắc Kinh (Trung Quốc)"


Ngày 10/7, trang mạng “Thời báo Ấn Độ” cho biết, gần đây Lục quân Ấn Độ đã đưa ra kế hoạch 5 năm lần thứ 12, kinh phí cần có lên tới 10.000 tỷ rupee, kế hoạch này đã đề ra một loạt biện pháp nhằm vào Trung Quốc và Pakistan, khiến cho nó tương tự một kế hoạch chống lại Trung Quốc và Pakistan.

Còn trang mạng “Ấn Độ ngày nay” thì cho rằng, càng thổi phồng, khả năng hai người khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra chiến tranh càng cao hơn so với xung đột biển Đông.

Xây dựng kế hoạch đáp trả Trung Quốc và Pakistan

Với tít bài “Lục quân tìm nguồn tài chính khổng lồ đáp trả lại Trung Quốc và Pakistan”, trang mạng “Thời báo Ấn Độ” cho biết, kế hoạch 5 năm lần thứ 20 của Lục quân Ấn Độ (2012-2017) đã phác thảo ra một kế hoạch đầy tham vọng “cải thiện sức chiến đấu nhằm vào Trung Quốc và Pakistan”.

Căn cứ vào kế hoạch này, Ấn Độ sẽ nâng cấp các công trình quân sự ở biên giới phía bắc, bảo đảm chắc chắn cho khả năng chiến đấu ban đêm thế hệ thứ ba (vũ khí trang bị) và trang bị máy bay trực thăng tấn công.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCH là máy bay trực thăng tấn công đầu tiên do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo. Không quân Ấn Độ có kế hoạch mua 65 chiếc. Công tác bàn giao dự kiến bắt đầu từ năm 2013-2014.

Máy bay LCH có trọng lượng cất cánh tối đa 5,8 tấn, do hãng HAL sản xuất, phát triển trên nền tảng máy bay trực thăng hạng nhẹ tiên tiến Dhruv. Công ty Turbomeca của Pháp hỗ trợ cho HAL khai thác động cơ Shakti của LCH. Trong hình là chiếc máy bay trực thăng tấn công hạng nhẹ LCH TD-2 thứ hai.

Bài báo cho rằng, kế hoạch này còn đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề còn tồn tại trong kế hoạch “5 năm lần thứ 11”, chẳng hạn khắc phục vấn đề thiếu thốn vũ khí trang bị và đạn dược, vấn đề này đã từng gây khó cho sự phát triển của đội quân hơn 1,13 triệu người của Ấn Độ.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11, Lục quân Ấn Độ từng vạch ra một kế hoạch to lớn, nhằm khắc phục những điểm yếu trên các phương diện như pháo binh, lực lượng hàng không của lục quân, phòng không, chiến đấu ban đêm, tên lửa chống tăng, xe tăng chuyên dụng và đạn dược.

Tất cả những vấn đề này chắc chắn phải bỏ ra nguồn kinh phí rất lớn. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12, Lục quân Ấn Độ có nhu cầu cần hơn 10.000 tỷ rupee (khoảng 180 tỷ USD). Nhưng, trên thực tế, Bộ Tài chính Ấn Độ hầu như chỉ có thể thông qua 60% số tiền này.

Đối chiếu sẽ thấy, ngân sách của Lục quân Ấn Độ trong năm tài khóa này cơ bản là 965,64 tỷ rupee, trong đó số tiền dành để mua sắm vũ khí mới chiếm khoảng 24%. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony đồng ý cố gắng nâng chi tiêu quân sự lên 1.930 tỷ rupee, với bối cảnh là “tình hình trên bộ mới” và “quan hệ quân sự Trung Quốc-Pakistan được tăng cường”.

Ấn Độ muốn bao vây Trung Quốc?

Mặc dù kế hoạch này được cho là nhằm vào Trung Quốc và Pakistan, nhưng báo chí Ấn Độ lại chỉ đề cập tới các biện pháp nhằm vào Trung Quốc. Một chương trình quan trọng trong kế hoạch 5 năm lần thứ 20 là xây dựng quân đoàn tấn công miền núi mới và 2 sư đoàn đặc nhiệm ở khu vực vùng cao, kinh phí cần hơn 600 tỷ rupee.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng Arjun do Ấn Độ tự chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng T-71 của Ấn Độ đã triển khai ở biên giới Trung-Ấn.

Theo bài báo, đến năm 2020-2021, việc xây dựng hạ tầng cơ sở ở biên giới phía bắc hướng vào Trung Quốc sẽ hoàn thành, cần có số tiền khác là 261,55 tỷ rupee. Việc xây dựng hạ tầng cơ sở đang được Bộ Tư lệnh Miền Đông Ấn Độ tiến hành cần khoảng 92,43 tỷ rupee, có kế hoạch hoàn thành vào năm 2016-2017.

Lục quân Ấn Độ còn có kế hoạch chi hơn 400 tỷ rupee để xây dựng khả năng chiến đấu ban đêm cho lực lượng cơ giới, gồm trang bị hoặc nâng cấp thiết bị nhìn đêm cho hơn 3.000 xe tăng, 1.900 chiến xa bộ binh và rất nhiều lực lượng bộ binh.

Trong khi đó, kế hoạch lâu dài xây dựng lực lượng hàng không của Lục quân Ấn Độ gồm: 13 tập đoàn quân đều được trang bị một phi đội (trung đội) máy bay trực thăng tấn công/vũ trang, 1 phi đội máy bay trực thăng trinh sát/quan sát và 1 phi đội máy bay trực thăng chi viện chiến trường chiến thuật.

Ngoài ra, 4 bộ tư lệnh vùng hoặc bộ tư lệnh tác chiến ít nhất được 5 máy bay cánh cố định dùng để vận chuyển binh lính và trang bị.

Đối với một loạt biện pháp này của Quân đội Ấn Độ, tờ “Thời báo Hồng Kông” ngày 12/7 đã dẫn lời của Daniel Thorp, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế, Đại học Brunel, London, phân tích cho rằng, trong chính giới Ấn Độ và lĩnh vực phân tích chiến lược, “Thuyết mối đe dọa Trung Quốc” không ngừng lan tràn trong 10 năm qua.

Không ít người Ấn Độ lo ngại, Trung Quốc cuối cùng sẽ giới hạn sức ảnh hưởng của Ấn Độ ở cấp độ tiểu lục địa. Vì vậy, New Delhi luôn tăng cường hiện đại hóa trang bị trên nhiều lĩnh vực hải, lục, không quân, đồng thời tăng cường hợp tác với các nước Đông Á và Đông Nam Á, chống lại sự bành trướng và hung hãn của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng tấn công Mi-35 của Lực lượng hàng không - Lục quân Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng hạng nhẹ tiên tiến ALH của Lục quân Ấn Độ.

Trong hợp tác đối ngoại, năm 2010, Ấn Độ và Mông Cổ đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng, thiết lập ở Mông Cổ radar theo dõi hoạt động thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc.

Để đối phó với việc Trung Quốc ủng hộ lâu dài cho Pakistan, Ấn Độ đã tăng cường quan hệ ngoại giao với Afghanistan và Tajikistan, hy vọng có được vai trò ảnh hưởng ở khu vực Nam Á để kiềm chế Trung Quốc.

Tờ “Thời báo châu Á” dẫn quan điểm của Thorp cho rằng, bước tiếp theo Ấn Độ phải tăng cường hợp tác với Đông Nam Á. Cùng với sự phát triển của tình hình biển Đông, đối thoại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á chắc chắn sẽ càng thuận lợi hơn.

Ngoài ra, quan hệ Nhật Bản-Ấn Độ được cho là có sự thay đổi mới trong thập niên thứ hai của thế kỷ này, nhưng tất cả những điều này đều là để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc - Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền.

Bầu không khí chiến tranh Trung-Ấn cao hơn biển Đông

Ngoài việc Lục quân có kế hoạch chi hơn 100 tỷ USD “chống lại Trung Quốc và Pakistan”, trang mạng “Ấn Độ ngày nay” cũng có bài viết nhan đề “Trước thềm tròn 50 năm xung đột Trung-Ấn năm 1962, nguy cơ xung đột Trung-Ấn tăng lên”. Bài viết cho rằng, “người láng giềng này (Trung Quốc) hiện nay có thể mong muốn một cuộc chiến tranh thực sự”.

Bài báo cho rằng, nguy cơ Ấn Độ xảy ra xung đột quy mô nhỏ, tiến tới đẩy hai người khổng lồ châu Á này tới bờ vực chiến tranh đã đến rất gần, “điều thần bí hơn là, lời cảnh báo về mây đen chiến tranh lại được đưa ra đúng vào đêm trước tròn 50 năm xảy ra xung đột Trung-Ấn tháng 10/1962”.

Theo bài báo, tuần trước, một tài liệu bí mật của cơ quan tình báo Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ gây ra bất ổn hoặc xung đột quy mô nhỏ ở khu vực xung quanh tuyến kiểm soát. “Trung Quốc đang tính toán đến hành động này nhằm chuyển sự chú ý của các bên đối với vấn đề trong nước”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình siêu âm Brahmos phiên bản Lục quân do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển.

Cơ quan tình báo này cho rằng, hành động dọc theo tuyến kiểm soát của Trung Quốc tăng lên rất nhiều, lần đầu tiên Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu ở sân bay Gonggar (Cống Ca) ở khu tự trị Tây Tạng trong cả mùa đông, Trung Quốc còn kích hoạt radar tìm kiếm và theo dõi kiểu mới của Quân khu Lan Châu và ở chỗ giáp giới với Ấn Độ nhằm theo dõi hoạt động của Ấn Độ.

Ngoài ra, tháng 6/2012, Quân đội Trung Quốc đã tiến hành diễn tập quy mô lớn nhằm vào Ấn Độ tại khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải.

Ấn Độ cho rằng, mặc dù ở biển Đông, Trung Quốc và rất nhiều nước có tranh chấp, nhưng Trung Quốc không có nhiều khả năng gây chiến tranh ở biển Đông, bởi vì điều này sẽ khiến cho Mỹ và các nước phương Tây khác can thiệp.

Trong khi đó, khả năng xảy ra một cuộc xung đột nhỏ ở biên giới Trung-Ấn lại rất lớn.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc đã chủ quan khi chọn đối thủ?

Một Philippines không chịu khuất phục trước sự đe dọa quân sự, trừng phạt kinh tế mà vẫn đầy tự tin, chủ động.

Một Philippines không chỉ một mình khi đối phó với Trung Quốc trên biển Tây Philippines đã khiến cho vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough căng thẳng, bế tắc. Phải chăng Trung Quốc đã chủ quan khi chọn đối thủ?

>> Trung Quốc: 'Mỹ không có cơ hội chiến thắng'
>> Trăm năm tàu sân bay trên Thái Bình Dương
>> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?



http://nghiadx.blogspot.com
Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra vi phạm chủ quyền của 4 quốc gia trong khối ASEAN.


Kể từ khi yêu sách “đường lưỡi bò” ra đời và quá trình ráo riết thực hiện thì đối tượng chủ yếu là Việt Nam, Trung Quốc đơn phương ngang ngược tuyên bố vùng cấm đánh bắt hải sản, xua đuổi, bắt ngư dân Việt Nam đòi tiền chuộc… gây khó khăn cho ngư dân Việt Nam trên vùng biển đánh bắt truyền thống của chủ quyền Việt Nam.

Trung Quốc đã nhận được những gì cần biết qua phép thử này. Tình hình tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã dịu đi khi 2 bên đã ký văn bản thỏa thuận về các nguyên tắc giải quyết trên Biển Đông.

Philippines không phải là Việt Nam, họ không đủ khả năng, kinh nghiệm lịch sử ứng đối cứng rắn với Trung Quốc. Philippines chỉ có cứu cánh duy nhất là Hiệp ước phòng thủ với Mỹ và rủi thay đây chính là điểm mà Trung Quốc chọn lựa “kịch bản”.

Trong bối cảnh Mỹ hiện diện ở châu Á-TBD với rất nhiều hành động để “bảo vệ tự do hàng hải” đã khiến cho Indonesia và Singapore lo lắng vì “đặt khối ASEAN trong sự lựa chọn Trung Quốc hay là Mỹ” thì một kiểu xô xát vốn rất nhỏ và rất thường xuyên giữa Trung Quốc và Philippines ở khu tranh chấp Scarborough bỗng trở nên căng thẳng.

Philippines bị Trung Quốc “lấy thịt đè người” khống chế hoàn toàn khu tranh chấp. Dùng tàu chiến mang tên lửa đe dọa Philippines.

Về kinh tế, Trung Quốc ngừng nhập khẩu chuối làm cho kinh tế Philippines gặp khó khăn. Chỉ cần giảm 25% lượng nhập khẩu, Philippines thiệt hại 33 triệu USD/tuần, làm cho 220.000 người thiếu việc làm…

Sự kiện Scarborough, Trung Quốc bắn một mũi tên đạt 2 mục đích:

Một là, Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng Trung Quốc không sợ Mỹ (Ngoài Philippines ra, trong khối ASEAN có nước nào có Hiệp ước quân sự với Mỹ không? Không có. Vậy mà Trung Quốc vẫn “chơi” Philippines thì chẳng có ngán ai hết).

Chống lại Trung Quốc là thiệt về kinh tế, hại về quân sự, đừng ai có mong vào sự giúp đỡ của Mỹ, Mỹ vì quyền lợi của Mỹ, Mỹ cần Trung Quốc hơn tất cả.

Hai là, “Kịch bản” tranh chấp Scarborough của Trung Quốc thực sự mở đầu cho sách lược lấn tới từng bước trong kế hoạch thực thi đường “lưỡi bò” hòng chiếm trọn Biển Đông của mình. “Sự kiện Scarborough, nếu xử lý tốt, cả cục diện sẽ mở ra, xử lý không tốt cả quốc gia sẽ không có thế chủ động chiến lược” như ý kiến của thế lực “diều hâu” xác định.

Xử lý tốt sự kiện Scarborough là không để Mỹ trực tiếp can thiệp; không để các nước trong khối ASEAN phản đối, liên minh với nhau; làm tê liệt ý chí phản kháng của Philippines; tránh dùng biện pháp quân sự.

Nếu được như vậy thì bước đầu tiên trong kế hoạch thực thi “đường lưỡi bò” là thành công, bước tiếp theo sẽ vô cùng thuận lợi.

“Xử lý không tốt”, nguyên nhân là do nôn nóng biến hành động tranh chấp thành hành động xâm lược bằng bạo lực.

Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra vi phạm chủ quyền của 4 quốc gia trong khối ASEAN. “Sự xử lý không tốt” của Trung Quốc trong vụ Scarborough chắc chắn gây nên sự lo lắng, bất an cho ASEAN.

Đây là điều Trung Quốc không muốn, bởi một ASEAN đoàn kết, liên minh kinh tế, quân sự để chống lại những thách thức an ninh chung, được hỗ trợ từ Mỹ, Nhật Bản… là một thế lực đáng sợ với Trung Quốc.

Chọn đối tượng hợp lý kết hợp với sử dụng chiến thuật mới, Trung Quốc đã dễ dàng thắng lợi khi hoạt động tranh chấp. Trung Quốc làm chủ và phong tỏa hoàn toàn bãi cạn Scarborough.

Trên khu vực tranh chấp, gần 30 tàu đánh cá Trung Quốc đang nhởn nhơ đánh bắt hải sản dưới sự bảo vệ của 2 tàu Hải giám trong khi Philippines chỉ có 1 tàu “neo, nhìn” mà thôi. Tuy thế, tình hình tranh chấp không thế mà bớt căng thẳng trái lại căng thẳng như có vẻ ngày càng leo thang. Sự căng thẳng mang tính vĩ mô, tầm chiến lược bởi liên quan đến tình hình khu vực và nhiều “đạo diễn” khác.

Trong đó, một điều không thể phủ nhận là Philippines từ ngày 8/4/2012 đã hoàn toàn lột xác khiến dư luận thế giới từ chỗ lo ngại, thông cảm sâu sắc với Philippines trước cường quyền nay chuyển sang lạc quan, hy vọng.

Về ý chí họ tỏ ra mạnh mẽ, tự tin, không khuất phục, bất chấp những hù dọa chiến tranh, trừng phạt kinh tế.

Về lực lượng, tăng cường, tìm kiếm sức mạnh cho không quân, hải quân. Sau lưng họ có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia đang hỗ trợ quân sự và đặc biệt là Mỹ khi cần thiết sẽ viện trợ hệ thống radar và máy bay chiến đấu hiện đại. Đối phó với Trung quốc, họ không chỉ có một mình.

Về biện pháp đấu tranh, họ chủ động, có sự chuẩn bị kỹ càng, kiên quyết đưa vấn đề tranh chấp ra quốc tế giải quyết theo UNCLOS mà Trung Quốc là thành viên.

Vấp phải những điều không ngờ này, Trung Quốc chỉ biết lớn tiến đe dọa, yêu cầu Philippines không “khiêu khích” “làm căng thẳng tình hình”…tuyệt nhiên không có một giải pháp nào. Trung Quốc rơi vào thế bị động, thiếu biện pháp đối phó, bế tắc, “tiến thoái lưỡng nan”.

Té ra, gây chiến tranh hay gây bất cứ điều gì thì rất dễ dàng. Nhưng kết thúc nó như thế nào mới là quan trọng, khó khăn. Trên thế giới có quá nhiều bài học.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

>> Tàu chiến Trung Quốc rợp biển Đông

Doãn Trác cho biết, ngay tới đây Trung Quốc sẽ xây dựng trạm quan sát khí tượng trên bãi Scarborough và cho rằng còn phải tăng cường cái gọi là "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông, hoàn thiện cái gọi là "căn cứ pháp lý". Về lâu dài, Trung Quốc phải tính đến việc xây sân bay, cầu cảng trên biển Đông, đồng thời thống nhất chỉ huy và quản lý thông tin cho các "lực lượng chấp pháp".



http://nghiadx.blogspot.com
Philippines đang đau đầu nghĩ cách đối phó với các hành động lấn lướt của Trung Quốc (ảnh: Trụ sở bộ Ngoại giao Philippines, hình minh họa)

Theo thông tin mới nhất từ bộ Ngoại giao Philippines, tính đến 7 giờ sáng ngày 21/5 đã phát hiện được 5 tàu "công vụ" Trung Quốc mang các số hiệu CMS-71, CMS-84, FLEC-301, FLEC-303 và FLEC-310 đang hoạt động (trái phép) bên trong đầm phá bãi Scarborough cùng với 10 chiếc tàu cá Trung Quốc, một động thái leo thang mới của Bắc Kinh trong hơn một tháng qua.

6 tàu cá Trung Quốc khác được Philippines phát hiện đang hoạt động trên vùng biển Bajo de Masinloc thuộc Philippines. Cũng trong ngày 21/5 có 56 tàu cá Trung Quốc trang bị nhiều phương tiện hiện đại đã được phát hiện, trong đó 27 chiếc bên trong, 29 chiếc hoạt động ngoài đầm phá bãi Scarborough.

>> Chiến lược 'chống tiếp cận' của Trung Quốc đã bị hóa giải
>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng

Con số tàu thuyền Trung Quốc tăng nhanh từng ngày, sang ngày thứ Ba, 22/5 đã có 16 tàu cá và 76 tàu "đa phương tiện" của Trung Quốc bị Philippines phát hiện đang hoạt động trái phép tại Scarborough.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Trung Quốc ngày càng xuất hiện dày đặc trên biển Đông, nhất là khu vực bãi cạn Scarborough (ảnh: lực lượng "chức năng" Trung Quốc tràn ra sàn tàu quan sát bãi cạn Scarborough và cảnh xua đuổi tàu thuyền Philippines

"Thật đáng tiếc rằng những hành động trên lại xảy ra đúng thời điểm Trung Quốc đã nối lại đàm phán và hai bên đã và đang thảo luận với nhau làm thế nào để xoa dịu tình hình căng thẳng trong khu vực", bộ Ngoại giao Philippines vừa phát đi thông điệp này ngày hôm nay cho giới truyền thông địa phương.

"Những hành động gần đây của Trung Quốc là vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, cụ thể là Điều 2.4", bộ Ngoại giao Philippines nêu rõ, Philippines phản đối những hành động này của Trung Quốc, Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyền tài phán đối với bãi cạn Scarborough và vùng đặc quyền kinh tế của Philippines bao gồm vùng biển xung quanh Bajo de Masinloc.

http://nghiadx.blogspot.com
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez

Philippines lo ngại rằng sự gia tăng liên tục của các tàu Trung Quốc trên bãi Scarborough sẽ làm gia tăng căng thẳng.

Manila đã gửi kháng nghị chính thức đến chính phủ Trung Quốc thông qua đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh để phản đối vấn đề này ngay trong hôm thứ Hai, 21/5.

Dù đã dự báo trước về các động thái leo thang của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough ngay từ khi Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát Scarborough bằng tàu Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81, sau đó lại ban hành cái lệnh quái gở và phi pháp, vô hiệu "cấm đánh bắt cá" trên biển Đông, đặc biệt nhằm vào bãi Scarborough thì kiểu gì Trung Quốc cũng sẽ kéo cả dàn tàu các loại ra khu vực này, nhưng khó ai ngờ rằng tàu Trung Quốc xuất hiện nhiều và nhanh như vậy.

http://nghiadx.blogspot.com
Doãn Trác, thiếu tướng hải quân Trung Quốc tự cho mình có quyền dùng vũ lực quân sự trên biển Đông, tỏ ra "hí hửng" với việc xây cầu tàu, sân bay (trái phép - PV) trên biển Đông

Bất ngờ hơn, Nhân dân nhật báo bản điện tử của Trung Quốc hôm nay 23/5 đăng bài xã luận của Doãn Trác, thiếu tướng hải quân - một trong 5 gương mặt "học giả" đeo lon thiếu tướng theo đuổi quan điểm hiếu chiến trên biển Đông từng được điểm mặt, đã kêu gọi: "(Trung Quốc) trên thực tế đã kiểm soát Scarborough rồi, cần tăng ngay "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông!"

Doãn Trác cho biết, ngay tới đây Trung Quốc sẽ xây dựng trạm quan sát khí tượng trên bãi Scarborough và cho rằng còn phải tăng cường cái gọi là "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông, hoàn thiện cái gọi là "căn cứ pháp lý". Về lâu dài, Trung Quốc phải tính đến việc xây sân bay, cầu cảng trên biển Đông, đồng thời thống nhất chỉ huy và quản lý thông tin cho các "lực lượng chấp pháp".=

http://nghiadx.blogspot.com
Hoạt động diễn tập của hạm đội Nam Hải trên biển Đông đang có dấu hiệu ngày một gia tăng về tần suất và mức độ, quy mô (hình minh họa, nguồn Quân giải phóng)

 Bất ngờ ở đây không chỉ là sự trùng lặp giữa hành động lấn lướt trên thực địa ở biển Đông với các luận điệu, thông tin tuyên truyền bóp méo sự thật (về chủ quyền lãnh thổ và những cái gọi là “hoạt động chấp pháp trên biển” – PV) của Trung Quốc mà còn ở mức độ trắng trợn, táo tợn trong những nước cờ tiếp theo nhằm củng cố thực lực trên vùng biển Trung Quốc vừa chiếm được quyền kiểm soát.

Về chiến lược dài hạn hơn, hôm nay tờ Quang Minh báo xuất bản tại Bắc Kinh dẫn nguồn tin “tình báo Mỹ” trích dẫn trong báo cáo Lầu Năm Góc trình Quốc hội Mỹ về tình hình quân sự Trung Quốc cho hay, hiện có 3 chiếc tàu ngầm của hải quân Trung Quốc có những “hoạt động bất thường” ở khu vực cảng Tam Á, đồng thời “trận địa phóng tên lửa” mà Bắc Kinh xây dựng trên đảo Hải Nam sẽ giúp Bắc Kinh tăng sức mạnh khống chế trên biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hải quân Trung Quốc diễn tập trên biển (ảnh minh họa, nguồn CCTV)

Việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh kiểm soát và xây dựng các cơ sở, kết cấu trên các bãi đá, đảo chìm hay rặng san hô mà họ vừa chiếm được từ nước khác là một nước cờ tất yếu theo chiến thuật lấn đến đâu, cắm chốt đến đấy.

Đây là một bài học cảnh giác cho tất cả các bên đang có tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ với Trung Quốc và các bên cần tính toán cách đối phó với sự tham lam không cùng này của Bắc Kinh.

Điều này sẽ càng gia tăng hơn nữa những khó khăn cho Philippines vẫn đang theo đuổi thiện chí giải quyết tranh chấp bằng đàm phán, đồng thời cũng làm bộc lộ rõ bản chất, âm mưu thôn tính các vùng biển tranh chấp với chiến lược gặm nhấm từng mảng, tằm ăn dâu của Bắc Kinh.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

>> Biển Đông - điểm nóng của thế giới tương lai?



Tạp chí Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy) vừa qua đã đăng bài phân tích với nhan đề "Biển Đông - xung đột của tương lai" của học giả Robert D. Kaplan, chuyên gia cao cấp thuộc Trung tâm An ninh Mỹ Mới, đồng thời là thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com

Biển Đông là xung đột trong tương lai.


Mở đầu bài phân tích, R. D. Kaplan cho rằng, trong thế kỷ 20, thế giới thường xuyên chứng kiến các cuộc tranh chấp diễn ra trên đất liền, đặc biệt là ở Châu Âu. Tuy nhiên sang thế kỷ 21, trọng tâm dân số và kinh tế đã dần có sự dịch chuyển sang Đông Á, nơi mà các trung tâm lớn của khu vực phần lớn được ngăn cách bởi các vùng lãnh hải. Đặc điểm địa hình này của Đông Á là điều có thể dự báo trước về 1 kỷ nguyên của hải quân – được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm các thế trận trên biển và trên không đang có những diễn biến ngày càng căng thẳng.

Kaplan cho rằng, nguyên nhân lý giải cho tình trạng căng thẳng trên là vì Trung Quốc, đất nước có vùng biên giới đất liền được xem là an toàn nhất kể từ triều nhà Thanh vào cuối thế kỷ 18 đến nay, đang không ngừng mở rộng các hoạt động hải quân của mình. Thông qua quyền lực biển đó, Trung Quốc dường như muốn xóa bỏ hai thế kỷ xâm lấn của các thế lực bên ngoài đối với lãnh thổ của mình – khiến các nước láng giềng phải phản ứng.

Đông Á, hay chính xác hơn là Tây Thái Bình Dương, khu vực đang nhanh chóng trở thành trung tâm mới của các hoạt động hải quân, cho thấy trước một động cơ thực sự khác biệt. Cuộc đấu tranh giành ưu thế ở Tây Thái Bình Dương không nhất thiết cần tới vũ trang mà gần như sẽ diễn ra một cách thầm lặng trên những vùng biển trống, chấp nhận sức mạnh kinh tế và quân sự tăng chậm nhưng chắc mà các nhà nước có được trong suốt quá trình lịch sử.

Kaplan nhận định, không giống như đất liền, vùng biển tạo ra các đường biên giới rõ ràng, giúp giảm khả năng xung đột. Vùng biển rộng lớn cũng là rào cản đối với các cuộc chiến, khi mà những con tàu chiến nhanh nhất cũng chỉ đạt 35 hải lý. Chính những vùng biển xung quanh Đông Á – một trung tâm sản xuất cũng như mua bán khí tài quân sự mới nổi của thế giới – sẽ giúp cho thế kỷ 21 có nhiều cơ hội tránh được các đại chiến so với thế kỷ 20.

Tất nhiên, vùng biển mênh mông không ngăn được nhiều cuộc đại chiến diễn ra ở Đông Á vào thế kỷ 20. Chẳng hạn như chiến tranh Nga – Nhật, cuộc nội chiến kéo dài nửa thế kỷ ở Trung Quốc, các cuộc xâm chiếm của Nhật Hoàng, thế chiến thứ hai ở Thái Bình Dương, chiến tranh Triều Tiên, hay các cuộc chiến ở Lào, Campuchia và Việt Nam. Nhưng thời kỳ đấu tranh để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã lùi lại phía sau. Cái mà quân đội Đông Á đang hướng tới là lực lượng hải quân và không quân công nghệ cao theo hướng hướng ngoại, hơn là hướng nội công nghệ thấp.

Vì sao Biển Đông là “ngòi nổ” tranh chấp?

Kaplan đưa ra nhận định, Biển Đông nối liền Đông Nam Á với Tây Thái Bình Dương, có chức năng như tuyến đường biển trọng yếu của toàn cầu. Đây là trung tâm của vùng biển Á Âu, ngăn cách bởi các Eo biển Malacca, Sunda, Lombok, và Makassar. Hơn một nửa lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển đi qua vùng biển này, và cũng chiếm tới 1/3 giao thông đường thủy của thế giới. Lượng dầu mỏ được chuyên chở từ Ấn Độ Dương qua Eo biển Malacca, đến Đông Á qua Biển Đông, được cho là nhiều gấp 6 lần lượng dầu được vận chuyển qua kênh đào Suez và 17 lần lượng dầu chuyển qua Kênh đào Panama. Trong khi đó, 2/3 nguồn cung cấp năng lượng của Hàn Quốc, gần 60% của Nhật Bản và Đài Loan, và khoảng 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông. Thêm nữa, Biển Đông còn chứa nguồn tài nguyên dồi dào, trong đó có nguồn dầu dự trữ lên tới 7 tỷ thùng và 900 nghìn tỷ m3 khí gas tự nhiên.

Nhiều cuộc tranh chấp đã diễn ra ở Biển Đông không chỉ bởi vị thế và trữ lượng tài nguyên mà còn vì chủ quyền lãnh hải, trong đó có những tranh chấp liên quan đến Quần đảo Trường Sa. Trong đó, Bắc Kinh đòi chủ quyền “đường lưỡi bò” trải dài từ Đảo Hải Nam của Trung Quốc xuống gần Singapore và Malaysia. Điều này khiến cho 9 nước giáp Biển Đông gần như đã đứng về một phía để phản đối Trung Quốc.

Thực tế, Biển Đông đang trở thành một căn cứ quân sự, nơi mà mỗi nước xây dựng và hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình. Thậm chí, khi mà sự tranh chấp chủ quyền hai hòn đảo những thập niên gần đây hầu như không còn. Trung Quốc chiếm đóng bằng quân sự 8 đảo nhỏ trên biển Đông, Việt Nam 25 đảo, Philippin 8 đảo, Malaysia 5 đảo và Đài Loan 1 đảo.

Căn nguyên Trung Quốc muốn lấn chiếm

Ông Kaplan so sánh vị trí của Trung Quốc ở Biển Đông giống với vị trí của Mỹ ở vùng Biển Caribe hồi thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Khi đó, dù Mỹ nhận ra sự hiện diện và khẳng định chủ quyền của các thế lực Châu Âu ở Caribe, nhưng nước này vẫn tìm cách để thống trị vùng biển này. Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha vào năm 1898 và việc xây dựng kênh đào Panama từ năm 1904 - 1914 đã cho phép Mỹ kiểm soát hiệu quả Tây Bán cầu và qua đó gây ảnh hưởng tới cán cân lực lượng ở Đông Bán cầu. Ngày nay, Trung Quốc tự thấy mình đang ở vị thế tương tự trên Biển Đông, nơi Trung Quốc cũng muốn có sự hiện diện của hải quân để bảo vệ đường vận chuyển nhiên liệu từ Trung Đông.

Nhưng dường như nguyên nhân sâu xa khiến Trung Quốc tiến sâu vào vùng Biển Đông và xa hơn nữa là Thái Bình Dương có lẽ là vì Trung Quốc đã từng bị các cường quốc phương Tây gồm Anh, Pháp, Nhật và Nga xâm chiếm lãnh thổ và chia rẽ đất nước sau một thiên niên kỷ từng ở vị trí siêu cường và một nền văn minh của thế giới.
Sự hối hả bành trướng của Trung Quốc là một lời tuyên bố rằng họ không bao giờ muốn để cho người nước ngoài lợi dụng mình một lần nữa. Kaplan nhận định mặc dù không tuyên bố, nhưng Trung Quốc sẽ theo phương châm “Kẻ mạnh làm những gì họ đủ sức làm và kẻ yếu phải hứng chịu những gì họ phải hứng chịu”.

Các nước bảo vệ tự do

Không chỉ Trung Quốc vội vàng xây dựng lực lượng quân sự của mình, các nước Đông Nam Á cũng đang làm vậy. Ngân sách quốc phòng của các nước này đã tăng khoảng 1/3 trong thập kỷ qua, thậm chí khi các nước Châu Âu còn đang giảm chi tiêu quân sự. Nếu tính từ năm 2000, nhập khẩu vũ khí của Indonesia, Singapore, và Malaysia đã lần lượt tăng 84%, 146 %, và 722 %. Ngoài ra, Malaysia cũng mới mở căn cứ tàu ngầm ở đảo Borneo, thuộc Đông Nam A, trong khi Việt Nam gần đây mua 6 tàu ngầm lớp Kilo và chiến hạm của Nga.

Ông Kaplan còn cho rằng, sự hiện diện của Mỹ vẫn giúp đảm bảo hiện trạng “không dễ dàng” ở Biển Đông và hạn chế sự hung hăng của Trung Quốc, cùng với đó là đóng vai trò giám sát ngoại giao và hải quân Trung Quốc. Sự cân bằng quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ giúp Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Singapore, Indonesia và Malaysia “thoải mái hơn”, nhưng cũng có thể khiến hai siêu cường này xung đột với nhau.

Kaplan cũng trích nghiên cứu của ông Hugh White, giáo sư nghiên cứu về chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia, nói rằng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và sự thống trị của Mỹ ở Châu Á lại có thể là nguồn gốc gây bất ổn khi hai siêu cường này có xung đột về lợi ích.

Theo Kaplan, chính Mỹ chứ không phải Trung Quốc mới là vấn đề trong tương lai. Bởi lẽ thực chất, Mỹ tìm cách hạn chế quyền lực của nước này. Ông khuyến cáo Mỹ nên hướng vai trò của họ ở Châu Á tới sự cân bằng, thay vì thống trị; và bởi lẽ quyền lực cứng sẽ vẫn là chìa khóa cho các mối quan hệ quốc tế, do đó Mỹ cần xem xét việc áp dụng nó đối với Trung Quốc. Mỹ không cần tăng cường sức mạnh hải quân ở Tây Thái Bình Dương, nhưng cũng không thể giảm đáng kể sự hiện diện của lực lượng này ở đây.


Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

>> Biển Đông sẽ 'nóng' tại Hội nghị Tư lệnh Hải quân



"Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN là một trong ba hội nghị quân binh chủng quan trọng trong khuôn khổ hợp tác quân sự ASEAN được triển khai", Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Chấn, Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, cho biết tại cuộc họp báo giới thiệu về ANCM-5 chiều 18/7, tại Hà Nội.


Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN lần thứ 5 (ANCM-5) do Tư lệnh Hải quân Việt Nam chủ trì, sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/7, với sự tham dự của 9 nước thành viên ASEAN và tùy viên quốc phòng Lào tại Việt Nam. Ngoài thành viên các nước ASEAN, hội nghị không mời mở rộng thêm.

Trong cuộc họp báo chiều nay, Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam cho biết, các bên tham dự sẽ chia sẻ quan điểm và trao đổi, thống nhất những biện pháp hợp tác đối phó với các thách thức an ninh của khu vực trong thời gian tới.

"Việt Nam là nước chủ nhà, trong báo cáo trước hội nghị sẽ nêu các vấn đề liên quan tới các vụ cắt cáp của các tàu Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền về đường lưỡi bò của nước này", ông Minh nói.



Họp báo giới thiệu về ANCM-5 chiều 18/7, tại Hà Nội. Ảnh: QDND


Với chủ đề “Hợp tác hải quân ASEAN vì hòa bình và an ninh biển”, đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện hợp tác quốc phòng này và cũng là sự tiếp nối của Việt Nam về tổ chức các hội nghị quân sự của ASEAN như: Hội nghị Tư lệnh Không quân các nước ASEAN (AACC) năm 2010; Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN (ACAMM) năm 2006 và Hội nghị những người đứng đầu Quân y các nước ASEAN (ACMMC) năm 2011.

ANCM-5 sẽ tập trung vào hai nội dung quan trọng: Thứ nhất, Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN sẽ trao đổi và chia sẻ quan điểm về tình hình an ninh khu vực hiện nay và vai trò cũng như biện pháp hợp tác của Hải quân trong đối phó với các thách thức an ninh của khu vực trong thời gian tới. Thứ hai, thảo luận hai tài liệu sáng kiến của Việt Nam: “Định hướng Hợp tác Hải quân ASEAN” và “Giao lưu Sỹ quan Hải quân trẻ của các nước ASEAN”.

Sáng kiến “Định hướng Hợp tác Hải quân ASEAN” bao gồm trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, những kiến thức chuyên môn thông qua các hội thảo, hội nghị chuyên ngành; trao đổi đoàn tàu; thiết lập kênh chia sẻ thông tin; tập huấn đào tạo và xây dựng năng lực, khả năng chung; xây dựng cơ chế hợp tác trong chuyên môn và diễn tập hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

Trong khi đó, về sáng kiến “Giao lưu Sỹ quan Hải quân trẻ của các nước ASEAN”, lực lượng hải quân mỗi nước sẽ tự giới thiệu về hải quân nước mình; chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn thông qua các hội thảo về chống hải tặc, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; tiến hành các hoạt động chung như tập huấn; tham quan thực tiễn qua các hoạt động trên tàu và tham quan văn hóa, chào xã giao tư lệnh hải quân nước đăng cai.

Kể từ năm 2001 đến nay, Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN đã có 4 cuộc gặp gỡ nhưng chủ yếu dừng ở mức giao lưu. Còn hội nghị lần này được nâng lên thành Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN để thể hiện quy mô, tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của hải quân các nước ASEAN trong việc đảm bảo hoà bình, ổn định, môi trường an ninh ở khu vực, nhất là khu vực biển. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để tăng cường quan hệ giữa hải quân các nước ASEAN.

[BDV news]


Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

>> 'Trung Quốc sẽ nhận 1 bài học xác đáng'



Đó là nhận định của Thiếu tướng, AHLLVTND Lê Mã Lương, người nổi tiếng với câu nói "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù..."

Bản chất của Trung Quốc là “khát đất, khát nước”

- Là người từng nghiên cứu lịch sử và có những đóng góp quan trọng vào công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, ông có suy nghĩ gì khi Trung Quốc đang có những hoạt động gây hấn, đe dọa đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam?

- Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Trung Quốc là một người bạn, một người hàng xóm vĩ đại của dân tộc ta. Đó là điều đã được lịch sử thừa nhận. Thế hệ chúng tôi không bao giờ quên ơn những đóng góp, ủng hộ của họ, đứng đầu là Đảng và Chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, từ năm 1979 – 1986, tranh chấp biên giới Việt – Trung liên tục xảy ra. 6 năm liền, tôi chỉ huy binh đoàn chiến đấu từ Quảng Ninh, Lạng Sơn rồi tới Hà Giang, Tuyên Quang, 2 năm liền cầm súng trực tiếp chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang). Sau khi đất liền tạm ổn, từ năm 1986, vấn đề biển Đông lại dội lên. Tất cả những điều đó khiến tôi không lạ gì bản chất của người Trung Quốc.



Thiếu tướng Lê Mã Lương: "Hành động đó xuất phát từ tư tưởng bành trướng đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc từ thế hệ nọ tới thế hệ kia".


Bản chất của họ là “khát đất” và “khát nước”. Để có “đất” và “nước”, mỗi một ngày thêm một tấc đất liền, mỗi một ngày thêm một thước nước biển, người Trung Quốc không có cách nào khác là phải bành trướng.

Tôi ở sát biên giới 6 năm, ban đầu rất ngạc nhiên bởi hành động của những người dân Trung Quốc. Mỗi ngày, người ta trồng một cây ngô, một cây đậu, một cây khoai… để lấn được sang đất Việt Nam. Nhưng càng về sau, càng ngẫm nghĩ thì càng hiểu ra rằng: hành động đó xuất phát từ tư tưởng bành trướng đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc từ thế hệ nọ tới thế hệ kia.

Vì vậy, sự kiện tàu quân sự của Trung Quốc ngụy trang thành tàu dân sự, cắt cáp tàu Bình Minh và Viking 2 của Việt Nam đã không khiến tôi bất ngờ. Đó là hành động của một kẻ cướp biển, là biểu hiện của tư tưởng “khát đất” và “khát nước”. “Khát” đến không còn giới hạn, không còn tôn trọng luật pháp quốc tế.

- Theo ông, những hành động vừa qua của Trung Quốc chỉ là một bước đi trong chiến lược bành trướng lâu dài đã được vạch sẵn?

- Đúng vậy. Việc khống chế biển Đông nằm trong chiến lược, ý đồ lâu dài của Trung Quốc, không đơn thuần là vấn đề dầu mỏ, khí đốt mà còn là vấn đề gây áp lực lên các nước Đông Nam Á và giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực này.

Tuy nhiên, đó là điều Trung Quốc không thể làm được. Thứ nhất, vấn đề lịch sử biển Đông của Trung Quốc nêu ra với thế giới là không có sức thuyết phục đối với những ai quan tâm đến biển và hiểu luật biển trên thế giới.

“Trung Quốc sẽ “đánh” ai trước? Việt Nam hay Philippines?”. Tôi có thể trả lời quả quyết: Trung Quốc không thể đánh ai trước, đánh ai sau cả. Bởi Trung Quốc không thể làm được điều ấy!

Không phải người lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng đồng ý với những chính sách đe dọa đến hòa bình và tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Thứ hai, tham vọng của Trung Quốc là muốn đàm phán song phương với từng nước có xung đột. Nhưng tất cả các các nước trong khối ASEAN như Philippines, Việt Nam, Malaysia… thừa hiểu, nếu như đoàn kết lại thì buộc Trung Quốc phải điều chỉnh chiến lược biển Đông của mình.

Hơn nữa, không chỉ có Mỹ mà các nước khác trên thế giới như Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ đều ủng hộ các nước ASEAN để bảo vệ công lý, bảo vệ luật biển quốc tế.

Vừa qua, có một số người hỏi ý kiến của tôi: “Trung Quốc sẽ “đánh” ai trước? Việt Nam hay Philippin?”. Tôi có thể trả lời quả quyết: Trung Quốc không thể đánh ai trước, đánh ai sau cả. Bởi Trung Quốc không thể làm được điều ấy!

- Vậy ông nghĩ sao khi một tướng Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố sẽ “dạy Việt Nam một bài học lớn hơn”?

- Đó là phát ngôn của một kẻ ngông cuồng và thiếu hiểu biết, đồng thời thể hiện rất rõ bản chất võ biền, liều lĩnh của một bộ phận người Trung Quốc.

Hiện nay, tình hình đã khác. Sau năm 1975, sau chiến tranh biên giới Tây Nam với Campuchia, sau chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc… thế giới đã hiểu tranh chấp biển Đông như thế nào, cái vô lý của Trung Quốc như thế nào. Hơn nữa, nếu như Trung Quốc tiếp tục làm căng vấn đề biển Đông thì nội bộ của Trung Quốc chuẩn bị cho Đại hội Đảng 18 sẽ có nhiều vấn đề.

Không phải người lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng đồng ý với những chính sách đe dọa đến hòa bình và tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.

Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức bình tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà Nước.

Vừa qua, việc Trung Quốc tạm hoãn hạ thủy tàu sân bay cho thấy, Trung Quốc đang tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông. Uy tín của họ trên trường quốc tế đang bị giảm sút nặng nề.

Nếu để xảy ra “lình xình” lớn hơn, thế giới tiếp tục lên án, Việt Nam và Asean tiếp tục có những động thái mạnh mẽ … thì Trung Quốc sẽ nhận được một bài học xác đáng.

“Trung Quốc lùi một bước để tiến hai bước”

- Trung Quốc tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông? Liệu rằng, Trung Quốc sẽ bớt hung hăng hơn tại biển Đông?

- “Lùi một bước và tiến hai bước” là thủ đoạn và sách lược bất biến của người Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ quay đầu và biển Đông sẽ là một sự kiện lịch sử không bao giờ hết phức tạp. Do đó, chúng ta vẫn phải hết sức cảnh giác lưu ý với từng hành động của họ.

- Đâu là giải pháp chiến lược của Việt Nam để đối phó với vấn đề sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp này?

Hơn bao giờ hết, Việt Nam phải thể hiện thái độ cứng rắn của mình. Việt Nam phải tiếp tục thông tin để thế giới và nhân dân trong nước hiểu rõ hơn bản chất tranh chấp ở biển Đông. Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.

Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.

Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức bình tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà Nước.

Hiện nay, công tác tuyên truyền của chúng ta đã được đẩy mạnh song vẫn còn nhiều hạn chế. Tôi cho rằng, không ít người Việt Nam chưa thực sự hiểu được bản chất của vấn đề, thậm chí ngay cả những khái niệm đơn giản nhất như: thềm lục địa, hải lý là gì? “Đường lưỡi bò” ra sao?...

Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức bình tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà Nước. Ngoài ra, ngư dân ta nên được tổ chức thành những tổ hợp đánh cá khi đánh bắt xa bờ.

Thử tưởng tượng, cả một tập đoàn với vài chục con tàu, làm sao Trung Quốc có thể làm được những chuyện phá hoại như đối với tàu Bình Minh và Viking 2. Tất nhiên, nhiều người dân của ta không làm theo phương thức này vì tư tưởng làm ăn riêng lẻ và tư lợi. Tuy nhiên, Nhà nước phải kiên quyết đứng ra tổ chức vì cộng đồng và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhà nước cần đứng ra bảo trợ, trang bị cho họ phương tiện tự bảo vệ, máy thông tin để liên lạc với đất liền khi xảy ra sự cố.

“Tin tưởng vào thế hệ thanh niên Việt Nam”

- Trong suốt quá trình trực tiếp tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, theo ông còn có thông tin nào cần được tuyên truyền để người dân trong và ngoài nước hiểu hơn về chủ nghĩa bành trướng?

- Có nhiều điều mà chúng ta chưa tiện nhắc tới vì tình đoàn kết, hòa hảo giữa hai dân tộc. Nhưng có một sự thật tôi có thể nhắc đến ở đây là sự kiện biển Đông năm 1988. Khi đó, hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam đã xảy ra một vụ đụng độ.

Chúng ta đã chịu không ít tổn thất nặng nề. Nhiều chiến sĩ ưu tú của Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ vùng biển Tổ quốc. Chúng ta đã ứng xử bằng một thái độ hết sức mềm dẻo nhưng kiên quyết. Tuy nhiên, đối với những người lính như chúng tôi, những người trực tiếp chứng kiến đồng đội mình hy sinh thì đó là một nỗi đau tới tận cùng.

- Là anh hùng LLVTND, một tấm gương đấu tranh gìn giữ nền độc lập dân tộc, ông có nhắn nhủ điều gì đối với hậu thế?

Đối với những người lính như chúng tôi, những người trực tiếp chứng kiến đồng đội mình hy sinh thì đó là một nỗi đau tới tận cùng.

Tôi rất tin tưởng vào thế hệ trẻ Việt Nam. Khi tôi đi giao lưu, có nhiều ý kiến cho rằng: không thể tin vào thế hệ trẻ bây giờ. Nhưng theo tôi, họ đã quá sai lầm.
- Để có được một đất nước Việt Nam trọn vẹn và thống nhất như ngày hôm nay, bao thế hệ Việt Nam đã phải đổ cả núi xương, sông máu. Vì vậy, thế hệ trẻ hiện tại và tương lai phải có trách nhiệm để giữ gìn và cống hiến, làm cho nước Việt Nam ngày càng mạnh hơn, uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn. Đặc biệt, chúng ta phải lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trọng tâm. Bởi nếu nền kinh tế của chúng ta yếu kém, chúng ta không mạnh lên thì chúng ta sẽ dễ dàng đối mặt với nguy cơ mất nước.

- Thời gian qua, ông đánh giá như thế nào về thế hệ trẻ Việt Nam khi đứng trước sự an nguy của Tổ Quốc?

- Tôi rất tin tưởng vào thế hệ trẻ Việt Nam. Khi tôi đi giao lưu, có nhiều ý kiến cho rằng: không thể tin vào thế hệ trẻ bây giờ. Nhưng theo tôi, họ đã quá sai lầm.

Thành tựu của đất nước ta trong mấy chục năm qua có sự đóng góp lớn lao của những người trẻ. Đặc biệt, khi dân tộc xảy ra xung đột, ảnh hưởng tới sự an nguy của Tổ Quốc thì lòng tự trọng của thanh niên Việt Nam được đẩy lên rất cao. Họ sẵn sàng dẹp bỏ tất cả mọi rào cản để hành động vì mục tiêu chung.

Vừa qua, tôi nhận thấy Đoàn Thanh niên đã tổ chức những chuyến đi dọc các bờ biển Việt Nam. Đó là một hành động rất hữu ích góp phần trang bị cho thế hệ trẻ hiểu hơn về vùng biển đảo quê hương và tăng cường sự gắn bó quân dân, giúp những người lính hải quân thêm ấm lòng và chắc tay súng.

Thiết nghĩ, các tổ chức, đoàn thể của ta nên tiếp tục hướng tới những hoạt động có ý nghĩa như vậy, vừa có tính chất giáo dục sâu sắc lại vừa làm “mềm” ngoại giao của ta.


Anh hùng Lê Mã Lương trong kháng chiến chống Mỹ.

Trong bài thơ Gửi miền Nam của nhà thơ Tố Hữu có câu: “Đẹp biết mấy bài ca ra trận - Mỗi chàng trai, một Lê Mã Lương” để nói về ông. Năm 17 tuổi, anh đã từ chối ước mơ vào giảng đường Đại học Tổng hợp Hà Nội và giấy báo du học nước ngoài để lên đường vào Nam đánh Mỹ. 18 tuổi anh bị thương lần đầu tiên, rất nặng, hỏng một mắt.

21 tuổi Trung uý Lê Mã Lương được tuyên dương Anh hùng quân đội; tháng 7/1968 anh được gặp Bác Hồ tại Quân y viện 108. Sau ngày miền Nam giải phóng, anh học tiếp khoa Sử ĐHTH Hà Nội mà năm xưa bỏ dở và làm luôn luận án tiến sĩ. Giữa năm 1998, anh có quyết định làm Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam.

Anh hùng LLVTND (tiền thân là các danh hiệu Anh hùng quân đội và Anh hùng LLVT giải phóng miền Nam) là danh hiệu vinh dự cao nhất của nhà nước phong tặng cho đơn vị và phong tặng hay truy tặng cho cá nhân trong các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã lập được "thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân".


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang