Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 17 tháng 4 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Trung Quốc chú trọng phát triển chất lượng quân nhân



Quân đội Trung Quốc (PLA) đã thông qua kế hoạch hiện đại hóa quân đội trong bước tiến xa hơn.

PLA đang sở hữu một số vũ khí và khí tài công nghệ cao, điều này đặt ra vấn đề: Chất lượng đội ngũ cán bộ và binh lính của họ tụt hậu so với tốc độ hiện đại hóa của vũ khí.

Do đó, kế hoạch 8 điểm được xác định để tối ưu hóa năng lực cán bộ bao gồm, tìm kiếm và nuôi dưỡng các tài năng quân sự công nghệ cao, tìm kiếm thông tin tình báo nước ngoài, giáo dục tài năng chất lượng cao, đào tạo sử dụng vũ khí, khí tài trang bị mới, chiến tranh không gian mạng, đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống.

Quân đội Trung Quốc đang cố gắng phát triển và xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực cao hơn, có khả năng kiểm soát và xử lý tốt các vũ khí, khí tài hiện đại, và biến họ thành những bậc thầy trong chiến tranh thông tin đến năm 2020.

Kế hoạch này đã được sự nhất trí thông qua của Chủ tịch quân ủy trung ương Hồ Cẩm Đào, và đã được đăng tải trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, các trường cao đẳng, các học viện phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo cán bộ. Tu luyện các tài năng, thúc đẩy sự ra đời một số lượng lớn các tài năng chất lượng cao cho quân đội.

Ông nhấn mạnh rằng, kế hoạch tuyển dụng là chìa khóa cho sự thay đổi của quân đội trong tương lai. Các tài năng quân sự sẽ là trụ cột cho sự phát triển của khoa học quân sự của Trung Quốc.

Kế hoạch cũng hoan nghênh sự tham gia đóng góp của các nhân tài nước ngoài.

Tổng cục Chính trị PLA sẽ giám sát việc thực thi kế hoạch 8 điểm này không đưa ra bất cứ bình luận gì về điều này.



Nhân lực chất lượng cao là một trong những mục tiêu hàng đầu xây dựng quân đội của Trung Quốc.


Hiện tại, chất lượng của đội ngũ sỹ quan của PLA đã được cải thiện đáng kể, với 80% có bằng cử nhân, 20% có học vị Thạc sỹ. Tuy nhiên, hiệu suất quản lý tổng thể vẫn còn khá nghèo nàn, cùng với những bất cập trong hoạch định chính sách đào tạo và nguồn lực.

Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh tiến độ xem xét lại các hoạt động quân sự, tập trung vào việc đào tạo tin học và công nghệ cao.

Liu Yong một biên tập viên cao cấp nhận định trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, quân đội sẵn sàng tiếp thu các thành tựu của trí tuệ bên ngoài, và đó là một phần trong kế hoạch quân sự này của Trung Quốc. Điều đó chứng minh rằng, quân đội sẽ không đóng cửa với bên ngoài.

"Các quan chức cấp cao của quân đội nhận thấy tầm quan trọng của các bài học kinh nghiệm từ bên ngoài có thể thúc đẩy sự phát triển của Quân đội Trung Quốc, đặc biệt là trong các chương trình nghiên cứu", ông Liu nói.

Tuy nhiên, ông Liu tin rằng, Trung Quốc sẽ phải mất một thời gian để hoàn thành một mạng lưới với khả năng phát huy hết hiệu quả của các vũ khí tiên tiến và thiết bị công nghệ cao.

Li Jie một nhà nghiên cứu tại Học viện Hải quân Trung Quốc cho biết, Trung Quốc bắt đầu chuyển từ việc gia tăng số lượng binh sĩ sang chú trọng vào chất lượng của các binh sĩ nhằm đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh công nghệ cao.

"Trung Quốc đã nỗ lực để làm tăng khả năng sáng tạo khoa học và công nghệ của mình trong những năm gần đây, bao gồm đẩy mạnh phát triển vũ khí mới và công nghệ cao, mà cần phải được làm chủ bởi các tài năng công nghệ" ông Li Jie đã nói

Để nâng cao năng lực tác chiến, hiện tại, quân đội Trung Quốc đang tập trung xây dựng đội ngũ chiến sỹ tài năng. Họ không chuyên trong một lĩnh vực cụ thể nào, nhưng có thể thành thạo trong các hoạt động chung của 3 lực lượng Hải, Lục, Không quân.

Thế nhưng, ông Li Jie đánh giá thấp khả năng tuyển dụng chuyên gia nước ngoài trên quy mô lớn bởi những lo ngại về an ninh thông tin.

Với kế hoạch 8 điểm nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, binh sĩ chất lượng cao, PLA đang nuôi tham vọng đưa quân đội của mình lên một tầm cao mới.


[BDV news]


>> Tàu khu trục mới của Hàn Quốc gây thất vọng



Hàn Quốc đã quyết định đầu tư mạnh cho lực lượng hải quân bằng chương trình tàu khu trục FFX.

Sau khi hạ thủy và đưa vào sử dụng chiếc tàu khu trục Aegis thứ 3 thuộc chương trình KD III hay tàu khu trục lớp Sejiong Đại đế. Được đánh giá là một trong những chiếc tàu khu trục hiện đại bậc nhất khu vực châu Á.

Nhà máy đóng tàu Hyundai Heavy Industries tiếp tục bận rộn với chương trình đóng tàu khu trục đa chức năng lớp FFX. Theo giới thiệu của giới quân sự Hàn Quốc, các tàu khu trục của chương trình FFX sẽ thay thế cho các tàu khu trục thế hệ cũ đang hoạt động trong Hải quân Hàn Quốc.




Thiết kế ban đầu của FFX.


Cụ thể FFX sẽ thay thế cho các tàu khu trục lớp lớp Ulsan, tải trọng 2.200 tấn, tàu khu trục lớp Pohang tải trọng 1.200 tấn, và tàu hộ tống lớp Donghae tải trọng 1.000 tấn. Chiếc đầu tiên của chương trình đang được gấp rút hoàn thành, nhiều khả năng chiếc đầu tiên sẽ được hạ thủy vào đầu tháng 5/2011.

Qua các bức ảnh được công bố trên các trang mạng quân sự của Hàn Quốc, chiếc tàu khu trục đầu tiên của chương trình FFX khiến giới quân sự Hàn Quốc không mấy hài lòng.


Chiếc tàu khu trục FFX đang đóng với thiết kế gây thất vọng.


Ban đầu, giới quân sự Hàn Quốc kỳ vọng, các tàu khu trục FFX sẽ được đóng mới theo công nghệ hiện đại và có khả năng tàng hình. Thế nhưng, khả năng tàng hình của tàu không được như mong đợi.

Tàu được đóng với cấu hình khí động học thông thường, hai bên mạn tàu được thiết kế hơi nghiêng để làm giảm mặt cắt radar theo chiều ngang. Tuy nhiên, cấu trúc thượng tầng lại thiết kế theo kiểu truyền thống. Ngân sách hạn chế là lời giải thích cho những thiết kế bất cập trên.

Hải quân Hàn Quốc cho biết sẽ mở rộng năng lực của chương trình FFX trong các biến thể được phát triển sau.

Theo kế hoạch, Hải quân Hàn Quốc sẽ nhận được lô 6 chiếc sản xuất trong loạt đầu tiên của tàu khu trục lớp FFX vào năm 2015, hơn 14 chiếc sẽ được nhận vào trang bị cho đến năm 2018.

Tổng số của chương trình FFX sẽ vào khoảng 24 chiếc với 3-4 cấu hình khác nhau. Tính năng cơ bản của FFX

Các tàu khu trục trong chương trình FFX có tải trọng đầy tải là 3.200 tấn, được thiết kế dựa trên công nghệ bản địa của Hàn Quốc, trang bị hệ thống vũ khí hiện đại uy lực mạnh, hệ thống điện tử hiện đại với các radar 3D tầm xa.

Hệ thống điện tử dựa trên radar mảng pha đa chức năng 3D LIG Nex-1, radar kiểm soát bắn Saab CEROS 200 hoặc một loại tương tự được sản xuất trong nước. Hệ thống theo dõi mục tiêu quang-điện tử EOTS, hệ thống theo dõi mục tiêu hồng ngoại IRST được sản xuất bởi liên doanh Samsung-Thales.

Các tàu khu trục lớp FFX được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh, với pháo hạm WIA KMK-45 126mm, tổ hợp tên lửa đối không đa năng MK31 hay RIM-116.

Tổ hợp 8 tên lửa chống hạm SSM-700K Hae Sung I tầm bắn 150km và hệ thống ngư lôi chống ngầm 324mm.

Đây là tàu khu trục đầu tiên của Hàn Quốc được trang bị hệ thống phòng thủ tầm cực gần cải tiến Phalanx Block 1B.

Các biến thể được xây dựng sau này sẽ thay thế hệ thống RIM-116 bằng hệ thống phóng tên lửa đối không thẳng đứng Aster-15 hoặc Aster-30. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm.

Tàu được trang bị 2 động cơ đẩy tua bin khí GE LM2500 cùng 2 động cơ diesel MTU-12V 1164 TB83. Tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.500 hải lý.

Thông số cơ bản: Dài 114m, rộng 14m, tải trọng 3.200 tấn đầy tải, thủy thủ đoàn 145 người.

Dưới đây là một số hình ảnh về tàu khu trục FFX tại nhà máy đóng tàu Hyundai Heavy Industries:


Cấu trúc thượng tầng của FFX.



Chiếc tàu khu trục FFX đầu tiên đang được gấp rút hoàn thành.



Sàn đáp và nhà chứa máy bay trực thăng phía đuôi tàu.



Các thiết bị quan trọng đang được lắp ráp.



Phần mũi tàu và vị trí lắp đặt pháo chính.



[BDV news]


>> Hệ thống tên lửa chống tăng mới Stugna-P của Ukraine



Hệ thống tên lửa chống tăng mới Stugna-P đã được nhận vào trang bị của quân đội Ukraine theo sắc lệnh số 203 của Bộ trưởng Quốc phòng Mikhail Ezhel.

Hiện chưa rõ số lượng Stugna-P sẽ được cung cấp cho quân đội.

Ngoài Stugna-P, quân đội Ukraine còn nhận được các hệ thống tổng đài thông tin viễn thông cố định và các bộ đầu cuối hội nghị video của hệ thống chỉ đạo hoạt động hàng ngày của quân đội.

Tháng 10.2010, Bộ Quốc phòng Ukraine đã đặt hàng Viện thiết kế Luch ở Kiev 10 hệ thống Stugna-P để thử nghiệm. Việc thử nghiệm dự kiến kết thúc trong năm 2011.

Hệ thống Stugna-P dùng để tiêu diệt các mục tiêu thiết giáp cơ động hoặc tĩnh tại, các mục tiêu nhỏ như các hỏa điểm kiên cố, trực thăng bay treo.

Stugna-P và tên lửa được phát triển với sự tài trợ của Viện Luch và công ty Ukrspetsexport.


Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Stugna-P (kiev.prostogorod.com)


Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine, Stugna-P có tính năng chiến-kỹ thuật không thua kém, thậm chí có một số thông số vượt trội so với các mẫu của nước ngoài và là sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường vũ khí thế giới.

Các tên lửa có điều khiển của Stugna-P được chế tạo dựa trên tên lửa Stugna vốn dùng để phóng qua nòng pháo tăng. Các tên lửa này được sản xuất với cỡ 100 và 125 mm.

Stugna-P cho phép bắn ở cự ly từ 100 m đến 4.000 m. Tên lửa Stugna-P có khả năng xuyên giáp dày đến 800 mm. Tên lửa được dẫn bằng tia laser hoặc kênh truyền hình từ vị trí ẩn nấp được chuẩn bị sẵn.


[VietnamDefence news]


>> Indonesia bắn thử tên lửa Yakhont



Hải quân Indonesia theo kế hoạch (20.4) tiến hành bắn thử tên lửa chống hạm Yakhont dự kiến ở vịnh Zond.



Kiểm tra các nắp hầm phóng tên lửa Yakhont trên tàu chiến KRI Oswald Siahaan-354. Surabaya, 16.4.2011


Phỏng đoán, Indonesia đã lắp được Yakhont cho các bệ phóng thẳng đứng. Việc thử nghiệm có thể cũng còn là để kiểm nghiệm độ tin cậy của giải pháp này xem đáy của những con tàu non trẻ của Indonesia có chịu được hay không.

Theo tuyên bố hôm 19.4 của Đô đốc Indonesia Tri Prasodjo, tàu mục tiêu trong quá trình thử nghiệm dự định sẽ là tàu Teluk Bayur bị loại khỏi trang bị, ở cách xa frigate KRI Oswald Siahaan-354 là tàu sẽ phóng Yakhont, 200 km. Vị đô đốc còn cho biết, Indonesia mua các tên lửa Yakhont với giá 1,2 triệu USD/quả, song không nói số lượng tên lửa đã mua. Ông nói: “Hiển nhiên là chúng tôi đã mua không chỉ một quả. Vì thế, nếu cần, chúng tôi sẽ bắn lại”.

Cùng với các tên lửa Yakhont, Hải quân Indonesia sẽ thử cả tên lửa chống hạm Exocet MM-40 và các vũ khí khác. Tham gia đợt bắn thử có gần 1.000 binh sĩ Hải quân Indonesia và các chuyên gia Nga. Có tin, các nhà lãnh đạo như Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh và Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia cũng có mặt.

Đợt bắn thử có ý nghĩa quan trọng đối với hãng NPO Mashinostroenia của Nga vì việc lắp đặt Yakhont đã tốn rất nhiều công sức, khiến thời hạn thử nghiệm bị trì hoãn.

Xét tới yếu tố tên lửa Yakhont mới đây đã được Việt Nam đưa vào trang bị trong biên chế hệ thống tên lửa bờ biển Bastion, nên uy tín của sản phẩm này trên thị trường Đông Nam Á đầy triển vọng, nơi mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang gia tăng, có thể phụ thuộc vào kết quả đợt bắn thử ở Indonesia. Hơn nữa, Indonesia còn phóng thử cả loại tên lửa đối thủ cạnh tranh của Yakhont là tên lửa chống hạm Exocet của Pháp.

[Vietnamnet news]


>> Su-35 áp sát biên giới Trung Quốc



Tạp chí Kanwa dẫn nguồn tin quân sự ẩn danh ở Moskva cho biết, ít nhất một lô trong số 48 máy bay tiêm kích Su-35 mà Không quân Nga đặt mua sẽ được triển khai tại căn cứ không quân số 6968 ở thành phố Komsomolsk trên sông Amur, chỉ cách biên giới Nga-Trung 300 km.




Siêu tiêm kích Su-35


Nguồn tin cho biết, Không quân Nga sẽ bắt đầu nhận được những chiếc Su-35 đầu tiên vào năm 2012. Su-35 sẽ là tiêm kích thế hệ 4++ tiên tiến nhất. Về mặt chính thức, Không quân Nga chưa thông báo Su-35 sẽ được trang bị cho những đơn vị nào.

Trước đó, Kanwa cũng đã đưa tin, 2 trung đoàn không quân Nga Ttrung đoàn 23 đóng tại căn cứ 6987 ở Dzemgi và Trung đoàn 22 ở căn cứ 6989 Uglovaya) được trang bị các tiêm kích Su-27SM. Các căn cứ này cách tương ứng biên giới với Trung Quốc 308 và 61 km. Như vậy, toàn bộ các tiêm kích Su-27SM và lô Su-35 đầu tiên sẽ được triển khai tại quân khu phía Đông, giáp giới Trung Quốc.

Nguồn tin nhận xét, “trung thực mà nói thì không quân Trung Quốc, cũng như quân đội Trung Quốc nói chung, là mạnh nhất trong số các láng giềng của Nga. Giữa Nga và NATO còn có vùng đệm tự nhiên là Belorussia và Ukraine, chính vì vậy sự chú ý đặc biệt đối với vùng Viễn Đông xem ra là tự nhiên đối với Không quân Nga. Ngoài ra, Su-27SM và Su-35 cũng đang được sản xuất ở Viễn Đông, vì vậy, việc bố trí chúng ở cùng khu vực giúp đơn giản hóa công tác bảo dưỡng và thử nghiệm, điều này cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất”.


Su-27SM


Sau khi triển khai Su-35 tại Viễn Đông, khoảng cách công nghệ giữa Không quân Nga và không quân Trung Quốc sẽ tăng thêm và Không quân Nga với Su-35 sẽ có thể giành lại ưu thế trên không.

Radar Irbis trên Su-35 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 400 km và khi hoạt động trên lãnh thổ Nga, chúng có thể bao quát lãnh thổ các tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm, cũng như một phần tỉnh Liêu Ninh.

Thời Liên Xô, các sân bay của không quân chiến thuật và máy bay ném bom chiến lược được bố trí gần biên giới Xô-Trung. Ví dụ, căn cứ Ukrainka của các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 chỉ nằm cách biên giới 105 km.

Từ thập niên 1990, quân đội Trung Quốc bắt đầu trang bị lại bằng hệ thống rocket phóng loạt 12 nòng Type 03 AR02 cỡ 300 mm có tầm bắn 150 km và tên lửa đất-đối-đất DF-11A, tạo ra mối đe dọa lớn cho các căn cứ không quân Nga.

[Vietnamdefence news]


>> Boeing phát triển hệ thống SM-3 IIB



Boeing tiếp tục nhận được sự tin tưởng của Bộ Quốc phòng Mỹ, giành được hợp đồng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến SM-3 IIB.

Boeing đã giành được hợp đồng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa Standard Missile-3 Block IIB (SM-3 IIB). Dự án thuộc quyền chỉ đạo của cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) với giá trị lên tới 41,2 triệu USD.

SM-3 IIB là một bộ phận chủ chốt trong chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo dự kiến, mục đích của dự án là cung cấp khả năng phòng bị trước các tên lửa hành trình tầm xa.

MDA là cơ quan kiểm soát, phát triển, đặt ra kế hoạch từng phần cho dự án SM-3 IIB. Theo dự kiến, thời gian triển khai SM-3 IIB là vào năm 2020.



SM-3 IIB sẽ là "hòn đá tảng" trong hệ thống phòng thủ của Mỹ trong tương lai.


“Nhóm thực hiện dự án SM-3 IIB của Boeing sẽ cộng tác chặt chẽ cùng MDA và Hải quân Mỹ để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến này. Chúng tôi cam kết sẽ tận dụng mọi nguồn lực tốt nhất của Boeing cho dự án quan trọng này. Vì đây sẽ là bộ phận quan trọng trong hệ thống phòng thủ của quốc gia trong tương lai”, Greg Hyslop – phó giám đốc Bộ phận Phòng thủ tên lửa chiến thuật của Boeing phát biểu.

Cùng làm việc với Bộ phận Phòng thủ tên lửa chiến thuật của Boeing còn có Phantom Works. Theo các chuyên gia, nguồn lực đầy kinh nghiệm của Boeing cùng công nghệ tiên tiến của Phantom Works sẽ tạo nên bước đột phá cho dự án SM-3 IIB.

“Trong vài năm trở lại đây, những nhóm nghiên cứu công nghệ đánh chặn tên lửa tiên tiến của Boeing đã tham gia sáng tạo công nghệ dành cho thế hệ tên lửa tiếp theo. Vì vậy, chúng tôi sẽ áp dụng những công nghệ tiên tiến mới này vào SM-3 IIB nhằm giúp hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng của dự án quan trọng này”, Alex Lopez – phó giám đốc của bộ phận Phantom Works trực thuộc Boeing cho biết.

[Vietnamnet news]


>> Hàn Quốc mua trực thăng theo dõi Triều Tiên



Chính phủ Hàn Quốc cho biết, nước này có kế hoạch mua 2 máy bay trực thăng trinh sát không người lái mang tên Camcopter S-100

Camcopter S-100 do Công ty Schiebel của Áo chế tạo, để tăng cường khả năng do thám tại vùng biển phía Tây, giáp với Triều Tiên.

Theo kế hoạch, 2 máy bay Camcopter S-100 sẽ được triển khai hoạt động gần với Đường biên giới phía Bắc NLL và trên biển Hoàng Hải để giám sát các hoạt động của Quân đội Triều Tiên.



Máy bay Camcopter S-100 là loại máy bay do thám mà Chính phủ Hàn Quốc đang quan tâm.


Đường biên giới phía Bắc NLL trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, được vạch ra bởi lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ lãnh đạo, sau cuộc nội chiến Triều Tiên kết thúc năm 1953. Triều Tiên không công nhận đường giới tuyến này và yêu cầu phải vẽ một đường ranh giới khác ăn sâu về phía Hàn Quốc.

Trực thăng Camcopter S-100 là loại máy bay do thám có trọng lượng cất cánh tối đa là 200 kg, máy bay có thể hoạt động liên tục trong 6 giờ với tốc độ tối đa lên tới 220 km/h, trần bay 5,5km.

Ngày 19/4, Cơ quan phụ trách các chương trình mua sắm của Hàn Quốc dự định khởi động việc đấu thầu mua máy bay chiến đấu thế hệ mới vào đầu năm 2012 và sẽ đưa ra kết quả ngay sau đó. Tổng giá trị của gói thầu là khoảng 9,1 tỷ USD.

Theo giai đoạn thứ ba của chương trình hiện đại Không quân Hàn Quốc FX-3, Seoul dự định mua 60 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình, được đưa vào thay thế các máy bay đã lạc hậu F-4E và F-5E/F F-4.


[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Cội nguồn những sự cố trên biển Hoàng Hải



Những sự cố đáng tiếc trên biển Hoàng Hải bắt nguồn từ cách giải quyết ranh giới không thỏa đáng trong lịch sử ở vùng biển này.



Lịch sử của sự tranh chấp tại Hoàng Hải



Những đội tàu chiến của cả hai miền Triều Tiên luôn tuần tiễu trên biển Hoàng Hải.


Các chuyên gia quân sự không ngạc nhiên khi những xung đột mới đây trên bán đảo Triều Tiên thường xảy trên tại vùng biển Hoàng Hải.

Cội nguồn của tranh chấp được bắt nguồn từ vị trí của “Đường giới hạn phía bắc”. Năm 1953, sau khi hiệp định đình chiến được ký kết, Liên Hợp Quốc vẽ ra đường ranh giới trên biển nằm bám theo bờ biển của Triều Tiên. Đường giới hạn phía bắc kéo dài hơn 180 km, cách bờ biển 3 hải lý (5,5 km) về phía Nam.

Do chiến tranh vẫn chưa bao giờ kết thúc, đường giới hạn tạm thời này được duy trì tới ngày nay. Triều Tiên cho rằng “Đường giới hạn phía bắc là một sự ăn cướp trắng trợn và trái luật pháp do Mỹ đặt ra” đối với vùng biển thiêng liêng của quốc gia này.

Phía Triều Tiên nhiều lần đưa ra những ranh giới thay thế nhưng vấp phải sự từ chối từ Hàn Quốc.

Lợi ích kinh tế và quân sự

Cảng Haeju là một căn cứ quân sự quan trọng của Triều Tiên.


“Đường ranh giới phía bắc” cho phép Hàn Quốc kiểm soát 5 hòn đảo nằm sát với bờ biển, đồng thời theo dõi cảng Haeju, cảng biển nước sâu duy nhất của Triều Tiên không bị đóng băng trong mùa đông.

Thế nhưng, nếu đường ranh giới bị đẩy lùi xuống phía nam, cảng Incheon – cảng biển lớn thứ 2 của Hàn Quốc lại bị đe dọa. Vì vậy Hàn Quốc luôn kịch liệt phản đối mọi nỗ lực thay đổi biên giới trên biển của Triều Tiên.

Vùng biển Hoàng Hải cũng là ngư trường quan trọng, đặc biệt đối với ngư dân Triều Tiên. Cua biển là nguồn thu chính của ngư dân Triều Tiên trên vùng biển này. Đáng tiếc, loài cua biển này có xu hướng di cư về phía Nam trong mùa thu hoạch kéo dài từ tháng 6 tới tháng 9.

Ngoài ra, đây cũng là một vùng biển thông thương nhộn nhịp với hàng đoàn tàu lớn của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Giải quyết tranh chấp bằng vũ lực

Nhiều tàu đánh cá của Hàn Quốc bị hải quân Triều Tiên bắt giữ.


Hoàng Hải luôn là điểm tranh chấp nóng bỏng của hai miền Triều Tiên trong suốt hơn 60 năm qua. Theo lực lượng cảnh sát trên biển của Hàn Quốc, Triều Tiên đã bắt giữ 36 tàu đánh cá trên vùng biển này vào những năm 1990.

Nhiều cuộc giao chiến giữa hai quốc gia đã diễn ra, đặc biệt nghiêm trọng là sự kiện vào năm 1999 và 2002. Sau cuộc giao chiến trên biển năm 1999, hải quân Triều Tiên luôn tránh những cuộc đụng độ lớn do tụt hậu so với hải quân Hàn Quốc.


Hải quân Hàn Quốc hiện đại hơn nhiều so với Triều Tiên.


Năm 2009, một tàu của Triều Tiên đã bốc cháy khi đụng độ với hải quân Hàn Quốc. Và trong năm, là sự kiện bắn chìm tàu chiến Cheonan và pháo kích đảo Yeonpyeong.

Hiện tại, tình hình giao tranh tại Hoàng Hải trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ khi Hàn Quốc quyết định thay đổi quy tắc giao chiến và chính sách trên biển. Thay vì hạn chế quân đồn trú tại 5 hòn đảo gần bờ biển Triều Tiên theo lộ trình cải tổ, sự tăng cường khả năng hiện diện quân sự của Hàn Quốc trên vùng biển này sẽ khiến thế giới nghẹt thở theo dõi những diến biến mới có thể xảy ra.


[BDV news]


>> Hàn Quốc chi đậm cho KF-X và AH-X



Nguồn tin từ Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết, những năm tới nước này sẽ chi hàng tỷ USD để nâng cao chất lượng trang bị cho lực lượng vũ trang.

Kế hoạch tái trang bị vũ trang cho quân đội sẽ tập trung chú ý tới khả năng gia tăng sức chiến đấu toàn diện của lực lượng thiết giáp, phòng không và hải quân.

Việc Hàn Quốc nỗ lực tăng cường vũ trang toàn diện xuất phát chủ yếu từ hai sự việc xảy ra trong năm 2010. Đó là vụ chìm tàu hộ tống Cheonan tháng 3/2010 và Triều Tiên pháo kích đảo Yeonpyeong tháng 11/2010. Cả hai sự việc trên đã khiến nhiều dân thường và binh lính của Hàn Quốc thiệt mạng.

Nếu Triều Tiên công nhận vụ pháo kích lên đảo Yeonpyeong, thì trong vụ chìm tàu hộ tống của Hải quân Hàn Quốc, phía Bình Nhưỡng kiên quyết phủ định bất kỳ sự dính líu nào. Phía Seoul luôn giữ lập trường cho rằng, tàu Cheonan chìm là do ngư lôi phóng từ tàu ngầm Triều Tiên.

Trong bất kỳ trường hợp nào, các vụ việc trên đã buộc Hàn Quốc phải xem xét lại chiến lược phát triển lực lượng vũ trang của mình, cũng như quyết định tiếp tục mua sắm các loại vũ khí.

Hàn Quốc sẽ tập trung chú ý tới khả năng gia tăng sức chiến đấu toàn diện các lực lượng, trong đó có lực lượng thiết giáp, phòng không và hải quân.

Hai dự án nghiên cứu chính của Hàn Quốc mang tên KF-X và AH-X. Trong đó, dự án KF-X liên quan đến việc Hàn Quốc mua 60 chiếc máy bay chiến đấu mới, sử dụng công nghệ tàng hình.

Theo thông báo của các cơ quan truyền thông Hàn Quốc, có ba công ty tham gia cạnh tranh cung cấp vũ khí cho Hàn Quốc là Lockheed Martin (Mỹ) với máy bay chiến đầu F-35, tập đoàn Boeing với kế hoạch cung cấp F-15 SE, European Aerospace và Defense Group của Châu Âu sẽ cung cấp cho Hàn Quốc loại Eurofighter Typhoon.



Hàn Quốc cần phải tiến hành nghiên cứu so sánh các loại máy bay trên và điều kiện hợp đồng trong vài tháng tới. Hợp đồng cung cấp có thể sẽ được ký trước tháng 10/2012.


Đại diện giới lãnh đạo quân sự Hàn Quốc cho biết, hồ sơ dự thầu sẽ được công bố, nhưng nhiều khả năng lựa chọn sẽ thiên về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, F-35 của Mỹ.

Quyết định này gặp phải sự chỉ trích từ phía các chuyên gia quân sự độc lập tại Hàn Quốc. Họ cho biết, F-35 không được coi là máy bay chiến đấu hoàn hảo. Ngoài ra, các phi công cũng có ý kiến về đặc tính bay, cũng như về trang bị và tính cơ động của chiếc máy bay này.

Tờ Sinmun dẫn lời tổng biên tập tạp chí quân sự có uy tín tại Hàn Quốc D&D, ông Kim Dae, bất cứ ai có một chút kiến ​​thức trong lĩnh vực công nghệ quân sự, sẽ bị sốc bởi sự lựa chọn của Hàn Quốc đối với F-35.

Không quân Mỹ và Israel đã từ chối sử dụng loại máy bay này trong biên chế với lý do giá thành cao và những điểm yếu trong trang bị và các đặc tính bay.

Trước đó, Hàn Quốc đã xem xét một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác của Mỹ là F-22. Tuy nhiên, phương án này đã bị loại bỏ với lý do giá thành quá cao, đồng thời, chính quyền Mỹ không cho phép xuất khẩu loại máy bay này.

Nếu chiến thắng, Lockheed Martin sẽ trở thành nhà cung cấp chính máy bay mới cho Không quân Hàn Quốc. Còn Boeing sẽ phục thù trong một dự án quân sự khác của Hàn Quốc, cũng rất hấp dẫn. Đó là dự án AH-X, sẽ nâng cấp phi đội trực thăng của Hàn Quốc. Hàn Quốc sẽ mua tối thiểu 36 chiếc máy bay mới.

[BDV news]


>> Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga



Công nghiệp quốc phòng của Nga, đặc biệt là công nghệ đóng tàu ngầm còn tiến những bước dài. Tàu ngầm tiến công lớp Amur là một minh chứng.

>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Amur là thế hệ tàu ngầm với tính năng chiến đấu vượt xa các loại tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel của Nga trước đó.

Lịch sử phát triển


Đầu những năm 1990, sau khi dự án tàu ngầm diesel thế hệ thứ ba của Nga là tàu ngầm tiến công lớp Kilo đã đi vào sản xuất hàng loạt và bắt đầu có những đơn đặt hàng từ Trung Quốc hay một số quốc gia khác. Người Nga bắt đầu có những ý tưởng về một loại tàu ngầm tấn công thế hệ thứ tư vận hành bằng động cơ diesel, để luôn nắm lợi thế nếu chẳng may xảy ra xung đột với chính những khách hàng của mình trên biển.

Chính vì lẽ đó, một lần nữa, cha đẻ của tàu ngầm Kilo là Cục thiết kế hải quân Rubin, St.Peterburg lại được giao nhiệm vụ quan trọng này. Rubin đã không làm cho quân đội Nga thất vọng khi chỉ một thời gian ngắn sau, dự án tàu ngầm 677 lớp Lada (trong tiếng Nga, Lada có nghĩa là “hài hòa”,”cân đối” hoặc “hoàn hảo”) đã ra đời với nhiều tính năng vượt trội hoàn toàn thế hệ tàu ngầm Kilo trước đó.

Cuối những năm 1990, Nga quyết định chào hàng loại tàu ngầm này với một số khách hàng “thân thiện”, với một tên khác dành cho phiên bản xuất khẩu là tàu ngầm lớp Amur-1650.






Amur-1650: Tầu ngầm động cơ diesel hiện đại nhất dành cho xuất khẩu của Nga hiện nay.

Thiết kế "hài hòa", nhỏ gọn nhưng hiệu quả

Tàu ngầm tiến công lớp Amur-1650 có kích thước khá khiêm tốn, chỉ dài 66,8m, cao 7,1m với thủy thủ đoàn 34 người. Với kích thước này, cùng với việc được phủ một lớp bọc ngoài giảm phản xạ sóng âm hoàn toàn mới có tên” Molniya” (“tia chớp”) và chân vịt xoắn 7 cánh, Amur-1650 khó phát hiện hơn Kilo, vốn được NATO mệnh danh là “Lỗ đen” của đại dương.

Lượng choán nước khi nổi của Amur-1650 chỉ là 1.600 tấn, nhỏ hơn khá nhiều so với Kilo là 2.350 tấn nhưng khả năng hoạt động của Amur không hề thua kém, thậm chí là vượt trội.

Nhờ thiết kế động cơ điện hóa tiên tiến Kristall-27EP, hoạt động không cần nguồn cấp không khí từ bên ngoài, Amur-1650 có thể lặn liên tục dưới nước trong 45 ngày (với tốc độ tối đa khi lặn lên tới 39 km/h), gấp ba lần những tàu ngầm diesel thế hệ trước của Nga, nhờ đó nâng tầm di chuyển khi lặn liên tục của Amur-1650 lên tới 1.200 km, vượt hơn tàu ngầm Kilo tới 2 lần.

Tầm tuần tiễu với ống thông hơi của Amur-1650 cũng lên tới 12.000 km với tốc độ 18,5 km/h, không hề thua kém những loại tàu ngầm diesel lớn hơn nó.




Hệ thống điều khiển và buồng vận hành hiện đại của Amur-1650.

Đi kèm với thiết kế tân tiến, Amur-1650 cũng được trang bị hệ thống dò tìm phát hiện mục tiêu hiệu quả. Sonar loại LIRA được trang bị trên Amur-1650, được gắn kèm với những camera hồng ngoại, có khả năng phát hiện mục tiêu vượt trội so với loại MGK-400EM trang bị trên các tàu ngầm thế hệ ba như mẫu 877 (Kilo) hay 636 (Kilo cải tiến).

Hệ thống vũ khí vượt trội
Mặc dù có thiết kế ưu việt, các thiết bị dò tìm, quan sát hiện đại, nhưng trang bị vũ khí mới là điểm nổi bật nhất của Amur-1650. Trang bị vũ khí cơ bản của Amur-1650 vẫn là 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm với cơ số dự trữ 18 quả, có khả năng bắn cả loại ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval (loại ngư lôi khi di chuyển hình thành các bọt khí xung quanh, tạo ra một lớp không khí mỏng bao quanh thân ngư lôi triệt tiêu sức cản của nước, giúp nó có thể chuyển động với tốc độ siêu âm). Ngư lôi có thể bắn trong 15 giây và bắn loạt tiếp theo sau hai phút.

http://nghiadx.blogspot.com
 Ngư lôi VA-111 Shkval, loại ngư lôi hiện đại có thể phóng đi với tốc độ siêu âm trong nước nhờ vào cơ chế tạo bọt khí quanh thân, giảm sức cản của nước, có thể được sử dụng trên tầu ngầm lớp Amur-1650.

Điểm khác biệt so với các tàu ngầm diesel khác của Amur-1650 là nó được trang bị 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS- Vertical Launch System), sử dụng loại tên lửa Novator Club-S (có tầm bắn 220 km, đầu nổ 450 kg) vốn được trang bị trên Kilo.

Tuy nhiên, khác với việc bắn từng quả tên lửa qua ống phóng ngư lôi như Kilo, Amur-1650 có thể bắn cả loạt 10 quả tên lửa vào nhiều mục tiêu khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com

Thiết kế nguyên bản của Amur-1650 với 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng, có khả năng phóng loạt nhiều tên lửa vào nhiều mục tiêu khác nhau, sử dụng tên lửa Novator Club-S.

http://nghiadx.blogspot.com
 Tên lửa Novator Club-S, có tầm bắn tới 220 km và mang một đầu đạn loại 200 kg hoặc 450 kg. Thậm chí, trong một phiên bản chào hàng cho Ấn Độ, 10 ống phóng tên lửa Novator-Club-S đã được bỏ đi và thay bằng 8 ống phóng tên lửa BrahMos.

Tên lửa Brahmos là sản phẩm hợp tác của Nga và Ấn Độ, có tầm bắn lên tới 290 km, tốc độ gấp ba lần vận tốc âm thanh, với công nghệ dò tìm mục tiêu chuẩn xác hơn.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế Amur-1650 mang 8 tên lửa Brahmos trong phiên bản xuất khẩu dành cho Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm siêu âm Brahmos, sản phẩm hợp tác của Nga và Ấn Độ, với tầm bắn 290 km và đầu đạn 300 kg, Brahmos được coi là một trong những loại tên lửa chống hạm hiện đại nhất hiện nay.

Quân đội Nga mới sản xuất và vận hành khoảng ba chiếc Lada (tên bản nội địa của Amur-1650) mang tên St.Peterburg, Kronshtadt và Sevastopol. Tuy nhiên, Nga cũng có động thái xuất khẩu loại tàu ngầm này cho những bạn hàng quen thuộc và tin cậy, ít có khả năng xảy ra xung đột như Ấn Độ, hoặc Việt Nam.
[BDV news

>> Bộ Quốc phòng Nga thiếu chuyên nghiệp?



Sự yếu kém và thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán mua bán của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến nguy cơ phá sản cho thương vụ Mistral.

Sau một thời gian dài đàm phán, thương vụ mua bán lớn nhất giữa Nga và Pháp đang dần rơi vào thế bế tắc. Hai bên không đạt được bất kỳ sự thống nhất nào về giá cả và công nghệ cho chiếc tàu đổ bộ trực thăng này.

Theo thông tin được tiết lộ bởi ông Sergey Chemezov, Tổng giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Nhà nước Nga Rosoboronexport: Các cuộc đàm phán đã không đạt được sự thống nhất về giá cả và công nghệ.

Trong khi phía Nga yêu cầu ngoài chi phí mua sắm chiếc tàu đổ bộ trực thăng này, còn có vấn đề về chuyển giao công nghệ liên quan cho phía Nga thì Pháp lại từ chối.

“Cuộc đàm phán đang có vấn đề, ban đầu chúng tôi biết rằng giá cả mua tàu đổ bộ trực thăng này có các vấn đề liên quan đến công nghệ. Nhưng khi bắt tay vào cuộc đàm phán ở cấp độ nhà nước thì mọi thứ đã sụp đổ”, Chemezov đã trao đổi như vậy với các phóng viên.



Thương vụ mua bán Mistral tồn tại quá nhiều điều phức tạp.


Nguyên nhân của sự bế tắc?
Theo truyền thống, tất cả các hợp đồng mua bán vũ khí, khí tài quân sự của Nga phải thông qua công ty Rosoboronexport.

Tuy nhiên, ngoại lệ đã xảy ra, chính Bộ Quốc phòng Nga mà cụ thể là Hải quân Nga, dẫn đầu là Phó đô đốc Nikolai Borissov đã tiến hành các công tác đàm phán đầu tiên với Tập đoàn DCNS của Pháp.

Đích thân Phó đô đốc Nikolai Borissov đặt bút ký vào bản thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ về hợp đồng mua bán Mistral. Tưởng chừng như sau bản thỏa thuận sơ bộ này, tàu đổ bộ trực thăng Mistral sẽ sớm biên chế trong Quân đội Nga.

Theo thỏa thuận liên chính phủ được công bố vào ngày 24/12/2010, chi phí cho hợp đồng là 1,15 tỷ Euro, trong đó có chi phí mua 2 tàu đổ bộ trực thăng Mistral là 980 triệu Euro, chi phí dịch vụ hậu cần liên quan là 131 triệu Euro, chi phí đào tạo sử dụng là 39 triệu Euro.

Sau đó, đến khi bước vào vòng đàm phán chính thức với DCNS của Pháp, Rosoboronexport mới té ngửa nhận ra: Thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ đã không làm rõ các vấn đề liên quan, mở đường cho công tác đàm phán chính thức.

Thứ nhất, chi phí cho 2 tàu Mistral nêu trên đã bao gồm giấy phép sản xuất và toàn bộ tài liệu kỹ thuật để đóng 2 chiếc nữa tại Nga hay không?

Thứ hai, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ các tàu Mistral của Nga sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ nào?

Thứ ba, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ liên doanh để sản xuất các tàu Mistral sẽ đặt ở đâu nếu hợp đồng chính thức được ký kết?

Các nhà phân tích đã đặt ra sự hoài nghi, tại sao Bộ Quốc phòng Nga vốn không có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc mua bán, lại tiến hành đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài. Điều lẽ ra phải được thực hiện bởi một tổ chức chuyên nghiệp như Rosoboronexport.

Theo một thông tin được công bố bởi trang Vedomosti từ giữa tháng 4/2011, giá cả không phải là trở ngại lớn nhất cho cuộc đàm phán. Lý do của sự bế tắc là các tàu Mistral của Nga sẽ không được trang bị các hệ thống điện tử truyền thông và kiểm soát hệ thống hiện đại.

Dù sau đó hãng tin Ria Novosti trích dẫn nguồn tin khác của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, phía Pháp cam kết hoàn thành tàu Mistral với đầy đủ tính năng của hệ thống. Bao gồm cả hệ thống dữ liệu chiến đấu SENIT9. Tuy nhiên, mã nguồn của hệ thống này sẽ không được chuyển giao cho phía Nga, và Nga sẽ không thể thực hiện các thay đổi cho hệ thống phù hợp với quan điểm tác chiến của Hải quân Nga.

Rõ ràng sự yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong công tác đàm phán ban đầu của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến sự bế tắc và có nguy cơ đỗ vỡ của thương vụ này. Trước đó, công tác đàm phán mua máy bay không người lái từ Israel đã bị phá sản chính từ sự thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán của Bộ Quốc phòng Nga.


[BDV news]


>> Thực lực tàu ngầm của các nước châu Á -TBD



Trang tin China.com ngày 15/4 cho biết, các nước và khu vực ở châu Á đã tạo ra “làn sóng” mua sắm tàu ngầm trang bị cho quân đội.

Tổng quan về xu hướng mua sắm tàu ngầm


Theo dự tính của các chuyên gia quân sự tại khu vực châu Á, trong khoảng 10 năm tới, các nước khu vực này sẽ đầu tư trên 50 tỷ USD để mua hơn 90 tàu ngầm. Sự đầu tư này có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang không thể tránh được.

Báo cso nhận xét, một đặc trưng giống nhau cơ bản nhất của hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là đều có biển bao quanh hoặc một phần lãnh thổ tiếp giáp biển. Vì vậy, những quốc gia này cần phải có một lực lượng hải quân lớn mạnh và khả năng chiến đấu cao trên biển nhằm bảo vệ lãnh hải của quốc gia đó.

Chính vì vậy, tàu ngầm được coi là một trong những vũ khí bảo vệ hiệu quả nhất và rất thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ này.



Tàu ngầm tấn công lớp Kilo của Nga đang được sử dụng trong hải quân của rất nhiều nước trên thế giới.


Tất nhiên, khi hải quân của một nước có tàu ngầm đối đầu với hải quân không được trang bị tàu ngầm, ưu thế tác chiến và khả năng dành quyền kiểm soát chiến trường thuộc về nước sở hữu vũ khí lặn được dưới nước.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, ở châu Á, một số nước có nền kinh tế khá ổn định bắt đầu xây dựng các hạm đội tàu ngầm cho riêng nước mình.

Nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột Ấn Độ (Institute of Peace and Conflict Studies) chỉ ra, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, tàu ngầm đã trở thành lực lượng hàng đầu của Hải quân hiện đại. Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương có khao khát giống nhau là có thể sở hữư những chiếc tàu ngầm có khả năng chiến đấu cao. Tuy nhiên, lúc đó các khoản chi phí để chi trả cho việc mua sắm tàu ngầm, xây dựng và duy trì các hạm đội đã khiến một số nước phải đứng ngoài và mơ ước.

Hiện nay, cùng với sự ra đời của tàu ngầm động cơ diesel hiện đại hóa và giá cả hợp lý, các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng tích lũy được ngân sách để đầu tư mua tàu ngầm nhằm tăng cường sức mạnh hải quân. Trong số đó, phải kể tới Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tích cực trang bị và cạnh tranh mua sắm tàu ngầm, đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân.

Bên cạnh đó còn có các nước có nền kinh tế phát triển và các nước đang phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Malaysia, Singapore, Pakistan, Thái Lan, Indonesia, và Australia... Xu hướng chung của các nước này là phát triển và mua các loại tàu ngầm động cơ diesel trong 10 năm tới.

Dưới đây là thông tin về lực lượng tàu ngầm của một số quốc gia trong khu vực:

Trung Quốc
Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc có hạm đội tàu ngầm lớn mạnh, có hơn 60 chiếc tàu ngầm đang phục vụ trong Lực lượng Hải quân Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc đã có kế hoạch nâng cấp hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có của Hải quân, từng bước loại bỏ những các động cơ tàu ngầm đã có tuổi thọ hơn 30 năm, và sẽ thay thế vào đó là tàu ngầm hiện đại hơn như tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có kế hoạck mua tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula, và chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094

Ấn Độ:

 Hải quân Ấn Độ có 4chiếc tàu ngầm mua từ nhà máy đóng tàu Horvath Deutsche của Đức (HDW), 10 chiếc tàu ngầm lớp Kilo và 4 chiếc tàu ngầm lớp Foxtrot.


Hải quân Ấn Độ đang tăng cường phát triển lực lượng tàu ngầm.


Ngoài ra, Ấn Độ đang lên kế hoạch chuẩn bị nâng cấp các trang thiết bị cho Lực lượng Hải quân Ấn Độ bằng việc đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene và bổ sung thêm 6 chiếc tàu ngầm tiên tiến được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).

Indonesia: 

Indonesia là quốc gia có các quần đảo lớn nhất thế giới, có diện tích biển rộng lớn, nhưng lại chỉ có 2 chiếc tàu ngầm Type 209 đã được nâng cấp.

Dự kiến, Bộ quốc phòng Indonesia đã lên kế hoạch trước năm 2024 sẽ mua ít nhất 12 chiếc tàu ngầm, trong đó bao gồm tàu ngầm lớp Chang Bogo do Hàn Quốc sản xuất, tàu ngầm lớp Amur, tàu ngầm lớp Kilo của Nga, tàu ngầm Type 214 của Đức.

Malaysia: 

Hải quân Malaysia hiện tại có 2 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene do công ty DCN của Đức và Nhà máy đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha phối hợp sản xuất.

Hải quân Malaysia đang có kế hoạch để mua nhiều tàu ngầm loại nhỏ Andrsta để thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực ven biển.

Singapore:

 Hiện tại Hải quân Singapore (RSN) đang sở hữu 4 chiếc tàu ngầm lớp Sjoormen đã được cải tiến để thích ứng với điều kiện khí hậu của Singapore, số tàu ngầm này đều được mua từ Hải quân Hoàng gia Thụy Điển.

Loại tàu ngầm này sau khi được thiết kế lại và tối ưu hóa, thì thích ứng với môi trường chiến đấu dưới nước nông hơn, và còn thích hợp với các vùng biển quanh Singapore.

Bên cạnh đó, Singapore còn có dự tính mua hai chiếc tàu ngầm A-17 lớp Vastergotland của Thụy Điển, để thay thế tàu ngầm lớp Challenger.

Thái Lan: 

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã nỗ lực để xây dựng hạm đội tàu ngầm của riêng nước mình, và có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Amur, hoặc mua tàu ngầm lớp Song của Trung Quốc.

Nhật Bản: 

Lực lượng Bảo vệ bờ biển của Nhật Bản hiện có 18 chiếc tàu ngầm lớp Harushio và tàu ngầm lớp Oyashio.


Nhật Bản cũng có kế hoạch tăng cường phát triển Lực lượng phòng vệ bờ biển.


Tuy nhiên Phía Nhật cũng có kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng tàu ngầm lớp Soryu có trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).

Hàn Quốc: 

 Hải quân Hàn Quốc có 9 chiếc tàu ngầm Type 209 thuộc lớp Chang Bogo, và 2 chiếc tàu ngầm lớp Sun Yuan Yi. Đến năm 2018, Hàn Quốc có kế hoạch sử dụng tàu ngầm tiên tiến Type 214 do Đức sản xuất.

Pakistan:

 Hải quân Pakistan hiện có 3 chiếc tàu ngầm lớp Agosta 90B, 4 chiếc tàu ngầm lớp Daphne và 2 chiếc tàu ngầm Type 70 lớp Agosta. Tuy nhiên, tàu ngầm lớp Daphne sẽ sớm bị loại thải, Pakistan đã có kế hoạch mua mới 3 chiếc tàu ngầm SSK Type-214.

Australia: 

Chính phủ Australia cũng đang có kế hoạch nâng cấp hạm đội của hải quân., và dự kiến sẽ trang bị tàu ngầm thế hệ mới để thay thế tàu ngầm lớp Collins đang trong biên chế của hải quân nước này.

Dự tính tàu ngầm lớp Collins sẽ ngừng hoạt động vào năm 2026. Giai đoạn thiết kế ban đầu của tàu ngầm thế hệ mới của Australia có sẽ bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2015.

Đây là một trong những đầu tư lớn nhất trong lịch sử của Chính phủ Australia cho lĩnh vực quân sự này, tổng chí phí có thể lên tới 25 tỷ USD và sẽ mất 17 năm để hoàn thành.

Dựa vào các số liệu trên, dự đoán thị trường tàu ngầm Châu Á trong 10 năm tới sẽ đầu tư hơn 50 tỷ USD để mua hơn 90 chiếc tàu ngầm. Việc mua bán không chỉ giới hạn ở các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel truyền thống, mà nhiều nước cũng có ý định mua tàu ngầm động cơ hạt nhân được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập và có thể duy trì khả năng chiến đấu cao hơn.


[BDV news]


>> Tổng thống nào là người giàu nhất nước Mỹ?



Tất nhiên, đếm tiền trong ví người khác không phải là việc lịch sự lắm. Nhưng đối với báo chí Mỹ, đếm tiền trong ví của các nguyên thủ quốc gia, ngay cả của những người đã quá cố là việc cần thiết phải làm vì rất có ích cho các công dân khi họ biết được các nhà lãnh đạo của họ đã và đang sống ở mức độ nào.

Chính vì thế nên những thông tin mà hãng phân tích tài chính 24/7 Wall St. vừa công bố về trị giá gia sản của các đời Tổng thống Mỹ đã được truyền bá rất rộng rãi.



TT Mỹ đương nhiệm thứ 44 của nước Mỹ, ông B. Obama chỉ được xếp hạng thường thường bậc trung về tài sản trong danh sách.


Theo đó, vị Tổng thống có gia sản lớn nhất (tính theo tỉ giá hiện nay) là George Washington, người đã trị vì nước Mỹ ngay từ khi Nhà Trắng còn chưa được xây dựng. Ông Washington đã làm Tổng thống trong hai nhiệm kỳ, từ ngày 30/4/1789 tới năm 1796. Trang trại mênh mông 32 cây số vuông của ông tại Mont Vernon (bang Virginia) và các cổ phiếu cộng lại, tính theo giá hôm nay, là vào khoảng 525 triệu USD.

Trong khi đó, gia sản của đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ ở mức hơn 5 triệu USD một chút, tức là chỉ bằng khoảng một phần trăm so với bậc tiền bối Washington(!). Phần lớn thu nhập của ông Obama không phải từ bất động sản mà là từ các khoản tiền nhuận bút và bản quyền từ các cuốn sách mà ông là tác giả.

Vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ cũng từng có mức lương cao hơn hẳn so với những ông chủ Nhà Trắng thời hiện đại. Lương của Washington đã được tính bằng 2% ngân sách quốc gia khi đó. Trong khi đó nếu so sánh với ngân sách Mỹ hiện nay, mức lương của Tổng thống Obama chỉ chiếm một tỉ lệ cực kỳ nhỏ nhoi. Sinh thời, vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ vẫn bị coi là người chi ly trong mọi sinh hoạt, ngay cả khi đã rất giàu có rồi vẫn không chịu cho ai "ăn quịt" của mình dù chỉ một xu.




Một điều oái oăm là, mặc dù được xếp hạng cao như thế về sự giàu có, nhưng ông Washington trong những năm cuối cùng của đời mình đã phải sống trong cảnh giật gấu vá vai. Tiền bán và cho thuê bất động sản mà ông cho nợ không thu hồi được kịp thời, trong khi các chi phí cho các hoạt động giao tiếp càng ngày càng tăng cao.

Chẳng hạn, vào năm 67 tuổi, ông đã phải đi vay ngân hàng để có tiền thanh toán các chi phí đời thường. Trước khi chết vào ngày 14/12/1799, ông Washington đã viết di chúc cho vợ quyền sử dụng và mọi quyền lợi khác đối với trang trại của ông, tính theo tỉ giá lúc đó chỉ ở mức 500 nghìn USD.

Các chuyên gia nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ba trong số bốn vị Tổng thống giàu có nhất đã ngồi ở cương vị của mình trong bốn thập niên đầu tiên của nước Mỹ. Ngoài George Washington còn có vị Tổng thống Mỹ thứ ba Thomas Jefferson (nhiệm kỳ từ năm 1801 tới năm 1809) ở vị trí thứ hai và vị Tổng thống Mỹ thứ tư James Madison (1809-1817) ở vị trí thứ tư. Ông Jefferson từng có gia sản trị giá 212 triệu USD (tính theo tỉ giá hiện nay), còn ông Madison có gia sản trị giá 101 triệu USD.

Cũng phải nói rằng, Tổng thống Jefferson sinh ra tại một trong những gia đình giàu nhất nước Mỹ. Cha ông, Peter Jefferson, từng sở hữu 5-7 nghìn mẫu Anh đất ở hạt Goochland, phía tây bang Virginia. Thế nhưng, sau khi rời khỏi Washington về nghỉ ở Monticello, ông lại bị mắc nợ đầm đìa. Thậm chí sau khi ông mất vẫn còn những khoản nợ tới 107.274 USD mà ông chưa thanh toán được. Đến mức những người thừa kế phải bán đấu giá nhiều đồ đạc trong nhà để trả những món nợ mà ông để lại.


Đại gia nhất trong các đời TT Mỹ là George Washington.


Tổng thống Madison có họ xa với vị Tổng thống Mỹ đầu tiên Washington. Tổ tiên ông, như chính ông nói, "không giàu có", nhưng đều là những chủ đồn điền. Cha của ông từng là một chủ đất lớn nhất tại hạt Orange, bang Virginia. Tổng thống Madison sau khi về hưu cũng là một trong những đại gia về bất động sản ở hạt Orange…

Vị Tổng thống Mỹ thứ 26 Theodore Roosevelt (1901- 1909) được xếp ở vị trí thứ ba với gia sản trị giá 125 triệu USD (theo tỉ giá hiện nay). Khi ông qua đời ngày 6/7/1919, theo chúc thư của ông, phần lớn gia sản mà tính theo đồng tiền hồi đó chỉ ở mức 500 nghìn USD đã được để lại cho vợ ông.

Các con ông chỉ được nhận khoảng 60 nghìn USD, chia đều cho 6 người (một người con gái từ cuộc hôn nhân đầu và 5 người con, 4 trai, một gái từ cuộc hôn nhân thứ hai).

Vị Tổng thống Mỹ thứ 36 Lyndon Johnson (nhiệm kỳ từ năm 1963 tới năm 1969) được xếp ở vị trí thứ 5 với gia sản trị giá 98 triệu USD theo tỉ giá hiện nay. Lúc ông chết ngày 22/1/1973, gia sản của ông để lại chỉ được xác định ở mức 20 triệu USD. Gia sản này đã được chia cho 2 người con gái của ông.

Trong top - ten còn có hai vị Tổng thống nữa ở thế kỷ XIX: John Tyler (nhiệm kỳ từ năm 1841 tới năm 1845) với gia sản trị giá 8,51 triệu USD và James Monroe (1817-1825) với gia sản trị giá 10,27 triệu USD. Vị Tổng thống Mỹ thứ 10 Tyler khi nghỉ hưu đã về ở tại trang trại rộng 1.200 mẫu Anh với hàng chục nô lệ. Ông hai lần lập gia đình và là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên lấy vợ lần thứ hai ngay khi vẫn còn đương chức. Ông cũng là vị Tổng thống Mỹ có đông con nhất: 15 người từ hai bà vợ. Người vợ thứ hai kém ông tới 30 tuổi…

Vị Tổng thống Mỹ thứ 5 Monroe sinh ra trong một gia đình chủ đồn điền giàu có. Khi về hưu năm 1825, ông đã phải chịu một khoản nợ là 70 nghìn USD (theo tỉ giá hồi đó).

Ông mất năm 1831 và là vị Tổng thống Mỹ thứ ba mất vào ngày Quốc khánh Mỹ 4/7 (ngoài ông ra còn có Jefferson và Adams cũng chết vào ngày này). Vào những năm cuối đời, ông Monroe thường bị lâm vào cảnh nợ nần, một phần do những chi tiêu của cá nhân ông, phần khác do các chi phí để chạy chữa cho người vợ sức khỏe kém.

Trong những cựu Tổng thống đang còn sống hiện nay, người giàu nhất là ông Bill Cliton (hai nhiệm kỳ từ năm 1993 tới năm 2001) với gia sản trị giá 9,38 triệu USD. Phần lớn số tiền này do ông Clinton kiếm được sau khi đã rời khỏi Nhà Trắng nhờ các cuốn hồi ký và các chuyến du thuyết ở khắp nơi trên thế giới.


Người từng kế vị ông Clinton, vị Tổng thống Mỹ thứ 43 George Bush (con) được xếp ở vị trí 20 trong danh sách các nguyên thủ giàu có. Khác với người tiền nhiệm, ông Bush đã kiếm được phần lớn trong gia sản trị giá 20 triệu USD của mình từ trước khi trở thành Tổng thống nhờ các hoạt động trong ngành kinh doanh dầu mỏ và nhờ đã bán đội bóng chày Texas Rangers… Tổng thống Mỹ thứ 41 George Bush (cha) được xác định là có gia sản trị giá 23 triệu USD. Vị Tổng thống Mỹ thứ 40 Ronald Reagan có gia sản ước tính vào khoảng 13 triệu USD.



Đương kim Tổng thống Mỹ hiện nay chỉ được xếp ở vị trí thường thường bậc trung với gia sản ở mức 5 triệu USD, nhưng có cơ sở để khẳng định rằng, trong tương lai, ông sẽ có nhiều cơ hội để cải thiện tình hình tài chính của mình, đặc biệt là sau khi đã rời khỏi Nhà Trắng.

Bản báo cáo của hãng phân tích tài chính 24/7 Wall St. về gia sản của các đời Tổng thống Mỹ cũng cho thấy, không phải ông chủ Nhà Trắng nào cũng giàu có. Một số vị nguyên thủ quốc gia Mỹ chỉ có gia sản ở mức dưới 1 triệu USD. Trong số những Tổng thống Mỹ bị coi là nghèo nhất có Abraham Lincoln và Ulysses Grant.

Vị Tổng thống Mỹ thứ 16 Lincoln là người được coi là xuất sắc nhất trong các đời nguyên thủ quốc gia Mỹ. Ông bị ám sát ngày 14/4/1865. Còn vị Tổng thống Mỹ thứ 18 Grant sau khi về hưu tháng 3-1887 đã đứng ra lập công ty môi giới Grant and Ward, một công ty cổ phần cùng với con trai và một người bạn.

Thế nhưng, công ty này đã nhanh chóng bị phá sản, thậm chí đối tác của ông là Ferdinand Ward do các hành động gian lận trong điều hành công ty còn bị đi tù. Những năm cuối đời, ông Grant phải kiếm tiền thêm bằng cách viết báo cho tạp chí Century.

Ông cũng đã hoàn thành tập hồi ký về đoạn đời binh nghiệp của mình trước khi chết để lấy tiền nhuận bút làm của để dành cho người vợ góa. Vài tháng trước khi ông mất, thương tình gia cảnh khốn khó của ông, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật cho phép khôi phục lại mức lương cho ông như cho một ông tướng (trước khi trở thành Tổng thống, ông từng là một vị tướng trong quân đội Mỹ). Ông Grant mất ngày 23/7/1885.


[Bee news]


>> Những hung thần đáng sợ trên bầu trời



Fokker, A6M Zero, B – 29 hay nhiều cái tên khác chính là những cái tên gây nên nỗi khiếp sợ trên bầu trời trong những chiến trường lớn trên toàn thế giới.

Dưới sự giúp đỡ của một số chuyên gia hàng không và các cựu phi công chiến đấu, Popular Mechanics tổng kết lịch sử những chiếc máy bay sử chiến đấu. Dưới đây là danh sách 6 chiếc máy bay “tử thần” nhất trong suốt 100 năm qua, dựa trên sự thống trị bầu trời của loại máy bay trong thời kỳ nó còn hoạt động:

Fokker Eindecker


Những hình ảnh tư liệu về chiếc Fokker phục vụ quân đội Đức.


Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu sau khi anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay đầu tiên khoảng một thập kỷ. Kể từ đó, công nghệ hàng không đạt được nhiều bước phát triển vượt bậc.

Các kỹ sư trên khắp thế giới cùng nhau sáng tạo và thiết kế nên những chiếc máy bay có khả năng hoạt động lâu dài và cơ động. Nhà nghiên cứu lịch sử hàng không Walter Boyne nhận xét: “Vào thời điểm đó, sự bổ sung, cải tiến mới liên tiếp xuất hiện. Chẳng có một chiếc máy bay nào có thể giữ vai trò thống trị trong thời gian dài”.

Thế nhưng, trong suốt 8 tháng cuối năm 1915, máy bay Fokker Eindecker của Không quân Đức đã hoành hành trên bầu trời châu Âu. Nhiều nhà sử học gọi giai đoạn này là “Tai họa Fokker”. Boyne nói, chiếc máy bay mới và khủng khiếp của quân Đức đã gây ra cả sự sợ hãi lẫn căm phẫn đối với những chính phủ phe Hiệp ước.


Điểm vượt trội của Fokker là việc đồng bộ hóa súng máy và cánh quạt trước.


Cha đẻ của Eindecker là nhà thiết kế người Đức, Anthony Fokker; tên ông được đặt cho sản phẩm của mình. Anthony đã tìm cách đồng bộ bánh răng của cánh quạt và súng máy, giúp hỏa lực được bố trí hợp lý và thuận tiện cho việc không kích hơn mà không ảnh hưởng tới hoạt động bay. Trước đó, hầu hết các loại máy bay chiến đâu đều bố trí súng máy ở bên sườn do đó, phi công không thể bắn qua cánh quạt hoặc thân máy bay. Chính điều kỳ lạ này đã gây sốc cho những phi công Pháp và Anh.

Ngoài ra, Fokker còn gây nỗi sợ hãi về mặt tâm lý cho lực lượng dưới mặt đất. Bên cạnh việc phải đối mặt với xạ thủ, khí độc và pháo binh, lực lượng dưới mặt đất còn phải lo lắng với cái chết đến từ trên không.

Nhờ hoạt động tình báo, Pháp và Anh đã có được bản vẽ của Eindecker, thiết kế giúp thay đổi quan điểm về máy bay quân sự. Boyne nhận xét, Fokker chính là sự khởi đầu cho những chiếc máy bay giết người.


Thời kỳ đầu, Fokker chỉ được trang bị động cơ Oberursel U-1 100 mã lực.


Trang bị kỹ thuật:

Phi hành đoàn : 1người

Dài : 7,30 m; Sải cánh : 10,04 m; Cao : 2,49 m

Trọng lượng không tải : 399 kg; Tối đa khi cất cánh : 610 kg

Động cơ : 01 động cơ cánh quạt 09 xi-lanh Oberursel U-1 có 100 mã lực.

Tốc độ : 150 km/giờ; Trần bay: 3.600 m; Tầm hoạt động : 360 km

Hỏa lực : 01 súng máy 7,92mm MG.08.

Bay lần đầu : tháng 12/1915; Số lượng sản xuất : 249 chiếc.

A6M Zero

A6M Zero chính là con bài chủ lực trong giai đoạn đầu Thế chiến II của Nhật.


Theo John Parshall, tác giả cuốn Thanh kiếm vỡ: Câu chuyện chưa kể về trận chiến Midway, vào thời điểm bắt đầu nổ ra Thế chiến II, Hải quân Đế quốc Nhật đã vượt trội hơn nhiều so với Mỹ nhờ khai thác hiệu quả sức tàn phá hủy diệt của những chiếc máy bay ném bom bổ nhào và thủy phi cơ.

Parshall cho biết, sức mạnh thật sự của Hải quân Nhật nằm ở những chiến đấu cơ Zero do Mitshibishi sản xuất. Sức mạnh của Zero chính là sự cơ động. Các nhà thiết kế Nhật Bản đã đánh đổi thiết kế tiêu chuẩn như thùng xăng, vỏ bảo vệ để tạo nên mẫu máy bay cơ động, giảm khả năng trúng đạn.

Với Zero quân đội Nhật Bản sử dụng những phi công lão luyện nhất để khai thác những lợi thế triệt để sự cơ động khiến phi công của quân Đồng Minh phải học cách phản ứng thật nhanh với những chiếc Zero trong các cuộc hỗn chiến trên không.


Khả năng ưu việt nhất của Zero là tính cơ động cực cao.


Điều không may cho Hải quân Nhật là chiến tranh kéo dài, tiến bộ của công nghệ không cho phép bất kỳ loại máy bay nào mãi là ông hoàng trên bầu trời.

Các phi công của phe Đồng Minh vạch ra cách đối phó với Zero bằng cách dụ phi công Nhật không chiến ở độ cao 6,7 km, khiến khả năng cơ động của những chiếc Zero giảm sút đáng kể, thay vào đó là sự vượt trội của những chiếc máy bay động cơ mạnh của Mỹ. Người Mỹ không chỉ tạo ra những chiếc máy bay tốt hơn mà còn chế tạo với số lượng nhiều hơn. Trong khi đó, quân đội Nhật không đáp ứng được khả năng sản xuất để cạnh tranh. Nhất là, trong sản xuất các bộ phận của Zero đều được làm thủ công. Chính những sự thay đổi này đã đem đến những chiến thắng cho quân đội Mỹ trong trận Biển San Hô, trận Midway và trận đánh tại quần đảo Solomon.

Nhật Bản sử dụng những chiếc phi cơ Zero đến tận năm 1945. Khi đó, nó trở nên lỗi thời so với chiến đấu cơ mới như Spitfires, Hurricanes của Không quân Anh; P-51 và P-38 của Mỹ. Tuy nhiên, Parshall cho rằng, không thể phủ nhận tầm quan trọng và khả năng hủy diệt của những phi cơ Zero vào thời kỳ hoàng kim của nó.


Hình ảnh một chiếc A6M Zero xuất phát từ một tàu sân bay của Nhật.


Trang bị kỹ thuật:

Phi hành đoàn : 1 người

Dài : 9,06 m; Sải cánh : 12,0 m; Cao : 3,05 m

Trọng lượng không tải : 1.680 kg; Tối đa khi cất cánh : 2.410 kg.

Động cơ : 01 động cơ cánh quạt Nakajima Sakae 12 có 950 mã lực.

Tốc độ : 533 km/giờ; Trần bay: 10.000 m; Tầm hoạt động : 3.105 km.

Hỏa lực : 2 súng máy 7,7mm; 2 pháo 20mm; 2 bom 60kg, hoặc 2 bom 250kg gắn cố định khi tấn công cảm tử (kamikaze).

Bay lần đầu : 1/4/1939; Số lượng sản xuất : 11.000 chiếc.

Pháo đài bay B-29

B-29 thực sự là pháo đài bay với khả năng mang tới 6 tấn vũ khí.


Thời kỳ Chiến tranh thế giới lần I và giai đoạn đầu Thế Chiến II, những chiếc máy bay chiến đấu là nỗi sợ hãi với bất kỳ lực lượng nào, nhưng so với giai đoạn sau, chiến đấu cơ chỉ là một ván bài nhỏ. Đó là bình minh của những chiếc máy bay thả bom, kẻ phá hoại khủng khiếp từ bầu trời.

Có thể kể đến những cái tên như: Ju-87 và Ju-88 của Không quân Đức, những chiếc Avro Lancaster với khả năng thả bom hằng đêm trên đất Đức hoặc những chiếc B-17, B-24 của Mỹ có khả năng thả bom suốt ngày. Tuy nhiên, những kẻ hủy diệt này không thể sánh được với B-29, chiếc máy bay thả bom tầm xa đầu tiên của Mỹ.


Trong những trận dội bom, B-29 đi theo đội hình 20 chiếc.


B – 29 là sản phẩm của hãng hàng không Boeing, tham gia Thế chiến II khá muộn. Chiếc máy bay ném bom này bắt đầu tham gia chiến đấu vào năm 1944, là một phần của chiến dịch Matterhorn.

Theo đó, B- 29 sẽ tiến hành oanh tạc bom lên Nhật Bản với điểm xuất phát từ căn cứ đặt tại Trung Quốc. Mỗi pháo đài bay có thể mang tới 6 tấn bom và dội bom khi bay với đội hình có tới 20 chiếc trong một trận càn quét.

Theo thống kê, con số thiệt hại về người do những trận mưa bom mà B-29 dội xuống những thành phố như Tokyo, Yokohama lớn hơn nhiều tổn thất về người do vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945 và thành phố Nagasaki ngày 9/8/1945. Tính đến cuối năm 1945, pháo đài bay B – 29 đã giết hại hàng trăm nghìn người.

Pháo đài bay B – 29 tiếp tục phục vụ trong chiến tranh Triều Tiên và không thường xuyên cho đến năm 1960, khi dần bị thay thế bởi những loại máy bay ném bom mới hơn.

Boyne nhận xét, chính khả năng vận chuyển tầm xa và mang vũ khí hạt nhân của B-29 đã mở ra con đường phát triển rực rỡ của dòng máy bay ném bom chiến lược, đặc biệt trong Chiến tranh lạnh.


B-29 là tiền đề phát triển cho các loại máy bay thả bom trong Chiến tranh lạnh


Trang bị kỹ thuật:

Phi hành đoàn : 11 người Dài : 30,17 m; Sải cánh : 43,05 m; Cao : 8,46 m

Trọng lượng không tải : 33.800 kg; Tối đa khi cất cánh : 60.560 kg

Động cơ : 4 động cơ cánh quạt Wright R-3350-23/23A công suất 2.200 mã lực mỗi chiếc.

Tốc độ : 574 km/giờ; Trần bay: 10.200 m; Tầm hoạt động : 9.380 km

Hỏa lực : 12 súng máy 12,7mm M2 Browning điều khiển tự động ở các pháo tháp; 1 pháo 20mm M2 ở đuôi; 9.000 kg bom, có thể mang 2 bom 10.000kg T-14 Earthquake.

Bay lần đầu : 21/9/1942; Số lượng sản xuất : 3.970 chiếc.


[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Triều Tiên nợ Hàn Quốc rất nhiều tiền



Theo thông tin xuất hiện hôm 19/4, CHDCND Triều Tiên đang nợ Hàn Quốc hơn 1 nghìn tỷ Won (hơn 1 tỷ USD) tiền thực phẩm và các khoản vay khác.

Triều Tiên phải bắt đầu thanh toán nợ từ tháng 6 năm tới nhưng do những khó khăn về kinh tế và mối quan hệ căng thẳng song phương, ít có khả năng Seoul sẽ nhận được tiền dù chỉ một xu.




Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, các chính quyền Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun đã cấp cho nước láng giềng phía bắc 2,4 triệu tấn gạo và 200.000 tấn ngô từ năm 2000 tới năm 2007 với điều kiện phải trả nợ trong vòng 20 năm, trong đó có 10 năm ân hạn ở mức lãi suất 1% hàng năm. Các khoản vay này lên tới 720,04 triệu USD, với tiền lãi lên tới 155,28 triệu USD.

Chính phủ Hàn quốc cũng chi 585,2 tỷ Won từ Quỹ Hợp tác Liên Triều để nối lại các tuyến đường sắt và đường bộ thông biên giới từ năm 2002 tới năm 2008. Trong đó, 149,4 tỷ Won tiền vật liệu và thiết bị phục vụ xây dựng ở phía Triều Tiên cũng là các khoản vay phải trả với các điều kiện tương tự.

Bên cạnh đó, Seoul đã cấp cho Bình Nhưỡng 80 triệu USD tiền vật liệu thô cho sản xuất dệt may, giày dép và xà phòng trong năm 2007 và 2008. Vào thời điểm đó, Bình Nhưỡng đã trả được 3% khoản vay bằng 1.005 tấn kẽm trị giá 2,4 triệu USD, còn lại 77,4 triệu USD.

Tổng số tiền của tất cả các khoản vay lên tới 1,02 nghìn tỷ Won và tổng nợ tính cả lãi là hơn 1,2 nghìn tỷ Won.

Đợt thanh toán đầu tiên 5,83 triệu USD tiền thực phẩm cấp từ tháng 10/2000 tới tháng 3/2001 sẽ được thực hiện vào ngày 7/6/2012. Theo một quan chức thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc, khoản này đã được tính vào kế hoạch tổng thu nhập của năm tới, với giả định nó sẽ được thanh toán.

Ngoài các khoản vay về thực phẩm và kinh tế, Hàn Quốc cũng cấp cho Triều Tiên 1,37 nghìn tỷ Won thông qua Tổ chức Phát triển Năng lượng bán đảo Triều Tiên (KEDO) từ năm 1998 tới 2006 để xây dựng một lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ. Tiền này có được từ việc ban hành trái phiếu chính phủ.

Nhưng vì dự án KEDO bị hủy bỏ năm 2006, Seoul sẽ không có cách nào lấy lại số tiền đó. Và có vẻ tổng tiền này sẽ được xử lý như "những trái phiếu chính phủ không hoàn lại được" mà sẽ phải được bù đắp bằng tiền thuế.


[Vietnamnet news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang