Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P5)

Sơ lược về những loại vũ khí trang bị hàng đầu của quân đội Nga hiện nay: Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Favorit, tàu hộ vệ Yaroslav Mudry, hệ thống rocket phóng loạt BM-21 Grad...

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P1)
>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P2)
>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P3)
>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P4)


Hệ thống tên lửa bờ biển Redut


http://nghiadx.blogspot.com
Redut (mil.ru)

Hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm Redut được phát triển vào nửa đầu những năm 1960 và được nhận vào trang bị vào năm 1966. Năm 1974, Liên Xô phát triển tên lửa mới Progress có hệ thống trên khoang thay đổi cho hệ thống, năm 1977, tên lửa được khuyến nghị nhận vào trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ biển Utes và Redut.

Hiện nay, trong trang bị của Hải quân Nga có 18 bệ phóng của hệ thống Redut.

Redut có khả năng di chuyển với tốc độ đến 40 km/h, cự ly hành trình 500 km. Kíp chiến đấu của xe gồm 5 người. Thời gian triển khai bệ phóng từ trạng thái hành quân không quá 30 phút.

Tên lửa có thể bay với tốc độ 1.200 km/h và tiêu diệt mục tiêu trên biển ở tầm đến 460 km. Tên lửa có thể mang đầu đạn nổ phá hay hạt nhân nặng không quá 1 tấn.

Một hệ thống Redut bao gồm 1 xe bệ phóng, các tên lửa P-35B và 3M44 Progress, các xe điều khiển và một đài radar cơ động.

Hệ thống có thể tiếp nhận thông tin chỉ thị mục tiêu từ các máy bay tuần tra bờ biển Tu-95D và trực thăng Ка-25Ts.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Favorit

http://nghiadx.blogspot.com
S-300 (mil.ru)

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Favorit được phát triển vào nửa cuối thập niên 1960, nhận vào trang bị vào năm 1978. Nó là nền tảng cho các một họ các hệ thống tên lửa phòng không dành cho Bộ đội Phòng không, Hải quân và Lục quân Liên Xô/Nga, gồm gần 25 biến thể.
Năm 2011, Nga dừng sản xuất các biến thể S-300PS và S-300PM. Trong suốt thời gian sử dụng, S-300 chưa từng tham chiến.

Hệ thống có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 300 km, tầm bắn mục tiêu bay ở tốc độ đến 2.800 m/s là gần 150 km. Một hệ thống có thể đồng thời bắn 36 mục tiêu và dẫn 72 tên lửa vào các mục tiêu đó. Thời gian triển khai S-300 là gần 5 phút.

Hệ thống S-300 Favorit bao gồm đài chỉ huy chiến đấu 55K6E, radar chiếu xạ mục tiêu và dẫn tên lửa 30N6E2, radar mọi độ cao 96L6E và radar độ cao nhỏ 76N6, radar phát hiện 64N6E2, đến 12 bệ phóng, mỗi bệ mang 4 tên lửa, một tháp anten.

Trong tương lai, Bộ Quốc phòng Nga dự định thay thế các hệ thống S-300 bằng các hệ thống mới S-400.

Tàu hộ vệ Yaroslav Mudry

http://nghiadx.blogspot.com
Yaroslav Mudry (mil.ru)

Tàu hộ vệ Yaroslav Mudry được đóng theo thiết kế Projekt 1154.0 Yastreb và được đưa vào biên chế Hạm đội Baltic của Hải quân Nga vào năm 2009.

Người ta đã dự tính chuyển giao tàu này cho Hạm đội Biển Đen của Nga vào năm 2011 để duy trì chế độ tác chiến ở Biển Đen và Địa Trung Hải, nhưng việc chuyển giao đã không diễn ra.

Ngày 25/4/2012, được sự đồng ý của Tư lệnh Hạm đội Baltic, Phó đô đốc Viktor Chirkov, tàu đã được đặt dưới sự bảo trợ của người đứng đầu Hoàng tộc Nga, nữ đại công tước Maria Vladimirovna.

Các tàu Projekt 1154.0 dùng để bảo đảm phòng thủ chống tàu nổi và tàu ngầm cho các chiến hạm, tấn công các mục tiêu trên biển và ven bờ, chi viện cho lục quân tác chiến, cũng như bảo đảm hoạt động đổ bộ và thực hiện các nhiệm vụ khác.

Tàu Yaroslav Mudry có chiều dài 129,8 m, lượng giãn nước 4.500 tấn, có thể chạy với tốc độ đến 30 hải lý/h, cự ly hành trình đến 3.000 hải lý và hoạt động độc lập trên biển trong vòng 30 ngày đêm.

Thủy thủ đoàn gồm 214 người, trong đó có 27 sĩ quan. Tàu chở được 1 trực thăng trên hạm Ка-27. Vũ khí của tàu gồm 1 ụ pháo АК-100, các tên lửa chống hạm Kh-35, các hệ thống ngư lôi chống ngầm cỡ 533 mm, các hệ thống tên lửa phòng không Kortik và Kinzhal, 1 ụ phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.

Hệ thống rocket phóng loạt BM-21 Grad

http://nghiadx.blogspot.com
Bão lửa BM-21 Grad (mil.ru)

Hệ thống rocket phóng loạt BM-21 Grad được phát triển trong thập niên 1960, sử dụng khung gầm xe tải 6 bánh lốp Ural.

BM-21 dùng để tiêu diệt sinh lực đối phương, vũ khí trang bị, các trận địa pháo, cối, sở chỉ huy, kho tàng và các mục tiêu khác.

Xe chiến đấu có trọng lượng 13,7 tấn, kíp xe gồm 3 người. BM-21 có khả năng chạy với tốc độ đến 75 km/h và cự ly hành trình đến 750 km. Thời gian hệ thống chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu là 3,5 phút.

Tùy thuộc vào biến thể, hệ thống Grad có thể có tới 50 nòng, bắn các loại đạn rocket 122 mm, trong đó có đạn phá-mảnh, chống tăng, tạo khói và gây nhiễu. BM-21 có tầm bắn đến 40 km, diện tích sát thương đến 14,5 ha, thời gian bắn hết cả loạt là 20 s.

Hiện nay, các hệ thống Grad trong quân đội Nga đang được thay thế dần bằng các hệ thống rocket phóng loạt thế hệ mới Tornado-G được chế tạo dựa trên cơ sở BM-21.

Tiêm kích trên hạm Su-33

http://nghiadx.blogspot.com
Su-33 (wikipedia.org)

Máy bay tiêm kích trên hạm Su-33 (NATO gọi là Flanker-D) được phát triển dựa trên cơ sở tiêm kích Su-27 và thực hiện chuyến bay đầu vào năm 1987.

Su-33 là máy bay tiêm kích thế hệ 4 và được nhận vào trang bị Hải quân Nga vào năm 1998.

Su-33 dùng để tiêu diệt máy bay đối phương một cách độc lập, cũng như khi có sự yểm trợ của các cụm tàu sân bay, khi thực hiện các nhiệm vụ phòng không và phòng thủ tên lửa.

Máy bay Su-33 được thiết kế cho một phi công điều khiển, có trọng lượng cất cánh tối đa 33 tấn, tốc độ tối đa 2.300 km/h, tầm bay 3.000 km, trần bay thực tế 17 km.

Su-33 có thể mang 6,5 tấn vũ khí và có 12 mấu treo. Vũ khí của Su-33 bao gồm 1 pháo 30 mm GSh-30-1 với cơ số đạn 150 viên, tên lửa có điều khiển và rocket các loại, bom không điều khiển và bom chùm.

Dự kiến, tuổi thọ của các máy bay Su-33 trong trang bị Hải quân Nga sẽ hết vào năm 2015. Sau đó, nền tảng của không quân tiêm kích trên hạm Nga, theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga, sẽ là các máy bay tiêm kích MiG-29К.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P4)

Sơ lược về những loại vũ khí trang bị hàng đầu của quân đội Nga hiện nay: Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf, máy bay ném bom chiến thuật Su-34, tên lửa đẩy hạng nặng Proton-M, tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Chabanenko.

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P1)
>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P2)
>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P3)

17. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 (mil.ru)

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf (NATO gọi là SA-21 Growler) do Liên hiệp NPO Almaz-Antei phát triển vào nửa đầu thập kỷ 2010, đưa vào trang bị quân đội Nga năm 2007.

Tiểu đoàn S-400 đầu tiên được triển khai ở thành phố Elektrostal, ngoại ô Moskva vào năm 2007, tiểu đoàn thứ hai bước vào trực chiến vào năm 2009.

Năm 2011, tại thành phố Dmitrov, tỉnh Moskva đã triển khai 2 tiểu đoàn S-400.

Đến nay, quân đội Nga đã nhận vào trang bị 5 tiểu đoàn S-400 (2,5 trung đoàn, 40 bệ phóng), 1 tiểu đoàn trong số đó triển khai ở tỉnh Kaliningrad.

Đến năm 2020, quân đội Nga dự định nhận được 56 tiểu đoàn S-400.

S-400 có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 600 km và bắn đồng thời 36 mục tiêu và dẫn đồng thời 72 tên lửa.

Tầm bắn tối đa chống mục tiêu bay là 400 km, chống tên lửa đường đạn chiến thuật là 60 km, độ cao tác chiến đến 30 km. Tốc độ mục tiêu cần diệt có thể đạt 4.800 m/s. Thời gian triển khai hệ thống từ trạng thái hành quân là không quá 10 phút, thời gian đưa vào sẵn sàng chiến đấu là không quá 5 phút.

Cuối tháng 3/2012, Bộ Quốc phòng Nga đã ký với Nhà máy chế tạo máy Avangard ở Moskva hợp đồng sản xuất tên lửa phòng không có điều khiển cho S-400. Nhà máy này sẽ cung cấp tên lửa trong vòng 3 năm. Hiện chưa rõ, quân đội Nga mua cụ thể những loại tên lửa nào.

S-400 có thể sử dụng các loại tên lửa 48N6Е, 48N6Е2 và 48N6Е3 của các hệ thống tên lửa phòng không S-300PM-1 và S-300PM-2, cũng như các tên lửa cải tiến 48N6DM. Ngoài ra, Nga đang phát triển cho S-400 các tên lửa 9М96Е và 9М96Е2, cũng như tên lửa tầm xa 40N6Е (tầm 400 km).

18. Máy bay ném bom chiến thuật Su-34

http://nghiadx.blogspot.com
Su-34 (mil.ru)

 Máy bay ném bom chiến thuật Su-34 được phát triển vào nửa cuối thập niên 1980, được cải tiến ngay ở giai đoạn tiền sản xuất loạt vào đầu thập niên 1990.

Máy bay Su-34 sản xuất loạt thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1994. Quân đội Nga bắt đầu nhận được Su-34 từ năm 2006, nhưng đến năm 2011 mới chính thức được nhận vào trang bị.

Tháng 8/2008, mặc dù chưa được nhận vào trang bị, Su-34 vẫn tham chiến ở Nam Ossertya.

Su-34 có tổ lái 2 người, có khả năng bay với tốc độ đến 1.900 km/h, tầm bay đến 4.000 km, bán kính chiến đấu 1.100 km, trần bay thực tế 17.000 m.

Máy bay được trang bị 1 pháo 30 mm GSh-301 và 12 điểm treo tên lửa có điều khiển và không điều khiển thuộc các loại không đối không và không đối diện, cũng như bom có điều khiển, bom không điều khiển và bom chùm. Su-34 có khả năng treo đến 8 tấn vũ khí.

Đến nay, Không quân Nga đã nhận được 22 chiếc Su-34. Đầu tháng 3/2012, Bộ Quốc phòng Nga đã ký với công ty Sukhoi hợp đồng mua 92 chiếc Su-34. Các máy bay này sẽ được chuyển giao trước cuối năm 2020. Bộ Quốc phòng Nga dự định trong 9 năm tới mua 124 chiếc Su-34.

19. Tên lửa đẩy Proton-M

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tải vũ trụ Proton-M (mil.ru)

Tên lửa đẩy hạng nặng Proton-M được sử dụng từ năm 2001 và đã thay thế cho tên lửa Proton-K. Giống như loại tiền nhiệm, Proton-M chỉ được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan và dùng để đưa vào vũ trụ các loại vệ tinh, kể cả vệ tinh quân sự, các khí cụ bay vũ trụ có điều khiển và không điều khiển, cũng như các trạm quỹ đạo.

Nga đã thực hiện từ Baikonur tổng cộng 63 lần phóng Proton-M, trong đó 58 lần thành công. Lần phóng đầu tiên diễn ra ngày 7/4/2001 khi Proton-M đưa lên quỹ đạo vệ tinh truyền hình Ekran-M.

Sau đó, tên lửa đã đưa vào vũ trụ các vệ tinh Intelsat, DirecTV, Ekspress và nhiều vệ tinh khác.

Lần phóng gần đây nhất cho đến hiện tại của Proton-M diễn ra hôm 17/5/2012. Khi đó, tên lửa đã đưa vệ tinh thông tin Telesat của Canada lên quỹ đạo.

Tên lửa Proton-M có thể gồm 3 hay 4 tầng, có chiều dài 58,2 m và trọng lượng phóng 705 tấn. Với cụm động cơ khởi tốc Briz-M, Proton có khả năng đưa vào vũ trụ tải trọng hữu ích nặng hơn 6 tấn. Kỷ lục là lần phóng Proton-M mang vệ tinh thông tin ViaSat của Mỹ nặng 6,74 tấn.

20. Tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Chabanenko

http://nghiadx.blogspot.com
Sát thủ tàu ngầm Đô đốc Chabanenko (mil.ru)

Tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Chabanenko được đóng theo thiết kế Projekt 1155.1 và vào biên chế Hải quân Nga vào ngày 28/1/1999. Năm 2008, tàu đã tham gia cuộc tập trận chung VENRUS 2008 với Venezuela tại vùng biển Caribe.

Từ tháng 11/2009 đến tháng 4/2010, thủy thủ đoàn của tàu này đã làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng hải chống hải tặc Somalia ở vịnh Aden. Cảng nhà của tàu Đô đốc Chabanenko là Severomorsk.

Đô đốc Chabanenko có chiều dài 162,8 m và lượng giãn nước 8.900 tấn. Thủy thủ đoàn gồm 296 người, trong đó có 32 sĩ quan.

Tàu có khả năng chạy với vận tốc đến 32 hải lý/h, cự ly hành trình 3.500 hải lý và hoạt động độc lập trong vòng 30 ngày.

Tàu được trang bị hệ thống pháo 130 mm АK-130 với cơ số đạn 360 viên, các hệ thống tên lửa phòng không Kortik và Kinzhal, hệ thống chống ngầm RBU-12000, các ống phóng lôi 533 mm, các bệ phóng tên lửa chống hạm Moskit. Lực lượng máy bay trên tàu Đô đốc Chabanenko gồm 2 trực thăng (Ка-27PL và Ка-27RTs).

21. Hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U

http://nghiadx.blogspot.com
Tochka-U (mil.ru)

 Hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka được phát triển vào cuối thập niên 1960-đầu thập niên 1970 và đưa vào trang bị vào năm 1975.

Trên cơ sở Tochka, đã phát triển 2 biến thể là Tochka-U và Tochka-R, khác nhau ở hệ thống điều khiển và tên lửa. Biến thể Tochka-U với tên lửa được điều khiển trên toàn đường bay được nhận vào trang bị vào năm 1989.

Hiện nay, quân đội Nga sở hữu 160-200 hệ thống Tochka-U.

Hệ thống có thể chạy trên đường với tốc độ 60 km/h và dự trữ hành trình gần 650 km.

Tochka-U cần không quá 16 phút để chuẩn bị phóng từ trạng thái hành quân và không quá 2 phút từ trạng thái sẵn sàng.

Tùy thuộc chủng loại tên lửa sử dụng, tầm bắn của hệ thống là 70-120 km. Các tên lửa của Tochka-U có thể được trang bị phần chiến đấu phá-mảnh, chùm, hóa học và hạt nhân.

Trong lịch sử tồn tại, Tochka-U đã được sử dụng trong cả hai chiến dịch ở Chêchnya và trong chiến tranh ở Nam Ossetya.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga dự định thay thế dần Tochka-U bằng các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật mới. Đồng thời, Tochka-U cũng sẽ không được hiện đại hóa nữa.

22. Tiêm kích đa năng Su-35

Su-35 Tiêm kích đa năng Su-35 được phát triển vào nửa đầu thập niên 2010, sản xuất loạt từ năm 2011 và dự định nhận vào trang bị vào năm 2015.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích Su-35

Đến nay, Nga đã sản xuất tổng cộng 7 máy bay, trong đó có 4 chiếc sản xuất loạt. Các máy bay này đã thực hiện hơn 500 chuyến bay thử.

Su-35 là biến thể hiện đại hóa sâu của Su-27. Su-35 có khả năng đạt tốc độ đến 2.400 km/h, tầm bay 3.600 km, trọng lượng cất cánh tối đa 34,5 tấn.

Máy bay được trang bị 1 pháo hàng không GSh-30-1 cỡ 30 mm và 12 điểm treo có thể mang đến 8 tấn vũ khí.

Su-35 có thể mang các tên lửa không đối không có điều khiển tầm ngắn, trung và xa, các tên lửa không đối diện, bom có và không điều khiển.

Bộ Quốc phòng Nga đã mua sắm tổng cộng 48 chiếc Su-35, việc chuyển giao sẽ hoàn thành vào năm 2015. Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình vũ khí nhà nước Nga, dự định mua và tiếp nhận trong giai đoạn 2015-2020 thêm 48 chiếc Su-35 để sử dụng song song với các tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 đang trong giai đoạn phát triển.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P3)

Sơ lược về những loại vũ khí trang bị hàng đầu của quân đội Nga hiện nay: Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk, xe chiến đấu bộ binh BMP-2, tiêm kích Su-27, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov,  trực thăng tiến công Mi-28N Night Hunter, tuần dương hạm tên lửa Moskva...

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P1)
>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P2)


8. Hệ thống tên lửa phòng không Buk


http://nghiadx.blogspot.com
Buk-M1 (mil.ru)

Hệ thống tên lửa phòng không Buk được phát triển vào cuối thập niên 1970, nhận vào trang bị năm 1979.

Buk do Viện nghiên cứu Chế tạo dụng cụ (NIIP) mang tên Tikhomirov nghiên cứu chế tạo và đã thay thế các hệ thống tên lửa phòng không lạc hậu 2К12 Kub.

Hệ thống Buk dùng để bảo vệ các mục tiêu quan trọng chống các mục tiêu khí động cơ động ở độ cao từ 30-18.000 m và được trang bị hệ thống đối kháng chế áp điện tử.

Buk có khả năng chặn đánh các mục tiêu bay ở tốc độ đến 1.200 m/s ở cự ly đến 40 km.

Xác xuất tiêu diệt mục tiêu cơ động là 0,5-0,7, còn mục tiêu không cơ động là 0,7-0,9.

Một hệ thống Buk bao gồm tới 21 xe, trong đó có 6 bệ phóng x 4 tên lửa, 1 đài chỉ huy, 1 xe bệ phóng-tiếp đạn và 1 đài phát hiện mục tiêu.

Để bảo vệ mục tiêu hiệu quả, hệ thống có thể được sử dụng ở phương án rút gọn: đài chỉ huy, đài phát hiện mục tiêu, 2 xe bệ phóng và 1 xe bệ phóng-tiếp đạn.

Buk hiện có 6 biến thể chính là Buk-М1, Buk-М2, Buk-М1-2, Buk-М2E, Buk-М3 và biến thể hải quân М-22 Uragan.

Trang bị chiến đấu của hệ thống có thể khác biệt đáng kể tùy thuộc ở biến thể. Nga sử dụng chủ yếu các hệ thống Buk-М1 và Buk-М2. Ngoài ra, hệ thống tên lửa phòng không Buk còn có trong trang bị 9 nước khác, trong đó có Belarus, Phần Lan, Syria, Ai Cập và Gruzia.

9. Xe chiến đấu bộ binh BMP-2

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết mã BMP-2 (mil.ru)

Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 do Nhà máy chế tạo máy Kurgansk phát triển trên cơ sở BMP-1 vào nửa đầu thập niên 1970.

Xe được nhận vào trang bị vào năm 1977 và dừng sản xuất vào năm 2008.

BMP-2 được trang bị vỏ giáp thép cán chống đạn con và mảnh đạn pháo.

Xe có chiều dài 6,7 m, chiều rộng 3,2 m, chiều cao 2,5 m.

Kíp xe BMP-2 gồm 3 người. Xe có thể chở đến 7 lính đổ bộ.

BMP-2 được trang bị 1 pháo nòng rãnh 30 mm 2А42 với cơ số đạn 500 viên, các tên lửa chống tăng. Xe có thể chạy với tốc độ đến 65 km/h, dự trữ hành trình trên đường nhựa là gần 550 km.

Hiện nay, Lục quân Nga có trong trang bị gần 4.600 xe BMP-2. Ngoài ra, biến thể hải quân của BMP-2 được trang bị cho Bộ binh hải quân Nga (gần 200 chiếc) và Bộ đội nội vụ của Bộ Nội vụ Nga (gần 1.200 chiếc).

Trong lịch sử tồn tại, BMP-2 đã tham chiến ở Afghanistan và cuộc đảo chính ở Moskva năm 1993, các chiến dịch ở Chechnya lần thứ nhất và thứ hai, và chiến tranh ở Nam Ossetya.

BMP-2 có 5 biến thể chính, khác nhau ở vũ khí và vỏ giáp. Trong tương lai, BMP-2 và xe chiến đấu bộ binh thế hệ sau nó là BMP-3 sẽ bị thay thế bằng các xe chiến đấu bộ binh mới chế tạo trên cơ sở bệ mang thiết giáp hạng nặng tiêu chuẩn Armata.

10. Máy bay tiêm kích Su-27

http://nghiadx.blogspot.com
Su-27 Flanker (mil.ru)

Máy bay tiêm kích hạng nặng Su-27 do Viện thiết kế OKB Sukhoi phát triển vào nửa cuối thập niên 1970.

Các máy bay sản xuất loạt đầu tiên bắt đầu được đưa vào trang bị vào năm 1984, song phải đến năm 1990, Su-27 mới chính thức được nhận vào trang bị.

Mệnh lệnh nhận Su-27 vào trang bị được ký sau khi các nhà thiết kế khắc phục được tất cả những khiếm khuyết phát hiện được trong quá trình thử nghiệm và sử dụng thử máy bay.

Nga chế tạo nhiều biến thể trên cơ sở Su-27 và máy bay này cũng tiếp tục được hiện đại hóa. NATO gọi Su-27 là Flanker.

Su-27 được thiết kế theo sơ đồ khí động thông thường và có thiết kế khí động kiểu tích hợp. Nhiều biến thể của máy bay như Su-27М, Su-30 hay Su-33 có cánh ngang phía trước.

Máy bay được trang bị hệ thống điều khiển điện từ xa, cho phép điều khiển máy bay hiệu quả hơn. Su-27 đã tạo ra một số thao tác bay cao cấp như “rắn hổ mang” và “Chakra Frolova” (bay lượn vòng cực nhỏ theo góc chúc ngóc).

Hiện Nga có gần 360 tiêm kích họ Su-27, trong đó có 53 chiếc trong biên chế của Hải quân Nga.

Máy bay có thể bay với tốc độ đến 2.500 km/h, bán kính chiến đấu tùy thuộc biến thể là từ 440-1.680 km. Tốc độ lên của máy bay là đến 345 m/s, mức trang bị sức kéo 1,1-1,2 tùy thuộc vào biến thể.

Su-27 được trang bị 1 pháo 30 mm và có 8-12 điểm treo cho tên lửa không đối không, không đối diện, rocket, bom có điều khiển và bom không điều khiển.

Đội bay trình diễn nổi tiếng của Nga “Russkye vityazi” bay biểu diễn trên các máy bay Su-27.

12. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (mil.ru)

Tuần dương hạm chở máy bay hạng nặng Đô đốc hạm đội Liên Xô Kuznetsov được đóng tại Nhà máy đóng tàu biển Đen theo thiết kế Projekt 11435. Tháng 12/1985, tàu được hạ thủy, năm 1991 được đưa vào trang bị. Tàu được biên chế cho Hạm đội phương Bắc Nga. Hiên nay, đây là tàu sân bay duy nhất trong biên chế hạm đội Nga.

Trong lịch sử tồn tại, tên của tàu đã được thay đổi một số lần. Trong thiết kế, tàu được gọi là “Liên Xô”, khi khởi đóng - “Riga”, khi hạ thủy - “Leonid Brezhnev, khi thử nghiệm - “Tbilisi”. Tàu được đặt tên hiện nay vào tháng 10/1990.

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov có lượng giãn nước 61.400 tấn, chiều dài 306,5 m, chiều rộng 71,9 m và mớn nước 10,4 m. Tàu có khả năng chạy với tốc độ đến 29 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập trên biển 45 ngày đêm. Thủy thủ đoàn gồm 1.980 người, trong đó có 520 sĩ quan, 322 chuẩn úy và 1.138 thủy binh.

Tàu được thiết kế để triển khai 50 máy bay và trực thăng. Hiện nay, được triển khai trên tàu là các tiêm kích Su-33, máy bay huấn luyện chiến đấu Su-25UTG và trực thăng Ка-27.

Đô đốc Kuznetsov được trang bị 6 hệ thống pháo 30 mm 6 nòng AK-630 với cơ số đạn 48.000 viên, 12 bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm Granit, 2 hệ thống chống ngầm RBU-12000, 4 hệ thống pháo phòng không Kortik và 4 hệ thống tên lửa phòng không Kinzhal.

Tháng 4/2010, có tin Hải quân Nga sẽ bắt đầu công việc sửa chữa và hiện đại hóa trên tàu Kuznetsov vào năm 2012 và kết thúc vào năm 2017.

Trong tương lai, Bộ Quốc phòng Nga dự định tăng cường đáng kể lực lượng tàu sân bay của Hải quân Nga. Tháng 2/2012, Tư lệnh Hải quân Nga khi đó Vladimir Vysotsky cho biết, đến năm 2014, thiết kế kỹ thuật của tàu sân bay mới của Hải quân Nga sẽ hoàn thành, bản thân tàu sân bay mới sẽ đóng xong sau năm 2020.

Nhu cầu tàu sân bay của hạm đội Nga trước đó được đánh giá là 4-6 tàu.

13. Trực thăng tiến công Mi-28N Thợ săn đêm

http://nghiadx.blogspot.com
Mi-28N (mil.ru)

Trực thăng tiến công Mi-28N được phát triển trên cơ sở Mi-28 vào nửa đầu thập niên 1990.

Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 11/1996 và được nhận vào trang bị của Không quân Nga vào tháng 10/2009.

Bộ Quốc phòng Nga đã mua tổng cộng 97 chiếc theo 2 hợp đồng năm 2005 và 2010. Đến nay, quân đội Nga đã nhận được 38 chiếc.

Ở giai đoạn đầu, các trực thăng không được trang bị hệ thống nhìn đêm.

Mi-28N có khả năng đạt tốc độ bay 300 km/h và tầm bay đến 450 km. Tổ lái gồm 2 người. Vũ khí của máy bay gồm 1 pháo 30 mm 2А42 với cơ số đạn 250 viên, các container treo gắn pháo, tên lửa và rocket không đối không, không đối diện, bom có và không điều khiển cỡ đến 500 kg. Mi-28N có 4 điểm treo vũ khí.

Hiện nay, Mi-28N được trang bị các hệ thống nhìn đêm, hệ thống dẫn tên lửa có điều khiển Tor và các hệ thống phát hiện mục tiêu mặt đất và trên không.

Chương trình vũ khí nhà nước Nga giai đoạn 2011-2020 dự định mua sắm và trang bị 200 chiếc Mi-28N với đơn giá ước 245-250 triệu rúp.

14. Tuần dương hạm tên lửa Moskva

http://nghiadx.blogspot.com
Tuần dương hạm tên lửa Moskva, Kỳ hạm Hạm đội Biển Đen của Nga (mil.ru)

Tàu tuần dương hạm cận vệ Moskva do Nhà máy đóng tàu mang tên “61 chiến sĩ công xã” ở Nikolayev vào năm 1982, được đưa vào biên chế Hạm đội Biển Đen vào năm 1983. Đây là tàu đầu tiên của lớp Projekt 1164 Atlant.

Khi đóng, tuần dương hạm này có tên Slava, nhưng sau khi tuần dương hạm chống ngầm chở trực thăng Moskva Projekt 1123 Kondor bị thải loại vào tháng 11/1996, tàu đã thừa kế tên của nó và trở thành kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen.

Tháng 8/2008, tuần dương hạm Moskva đã tham gia cuộc chiến ở Nam Ossetya và hoạt động trong vùng biển của Abkhazia.

Tuần dương hạm tên lửa Moskva có chiều dài 186,4 m, chiều rộng 20,8 m, mớn nước 8,4 m và lượng giãn nước 11.500 tấn. Tàu có khả năng đạt tốc độ đến 32 hải lý/h, dự trữ hành trình đến 8.000 hải lý. Thủy thủ đoàn của tàu tuần dương Moskva là 510 người.

Tàu được trang bị 1 ụ pháo 130 mm АK-130, 6 hệ thống pháo phòng không 30 mm 6 nòng АK-630, 8 bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm P-1000 Vulkan, 8 hệ thống tên lửa phòng không S-300FФ và 2 hệ thống tên lửa phòng không Osa-МА, cũng như 2 ống phóng lôi 533 mm. Trên bông tàu triển khai 1 trực thăng Ка-27.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P2)

Sơ lược về những loại vũ khí trang bị hàng đầu của quân đội Nga hiện nay: Xe bọc thép chở quân BTR-80, hệ thống phun lửa TOS-1, hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander, hệ thống rocket phóng loạt Smerch.

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P1)


6. Xe bọc thép chở quân BTR-80


http://nghiadx.blogspot.com
BTR-80 (mil.ru)

Xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-80, được chế tạo vào đầu thập kỷ 1980 để thay thế các xe lạc hậu và không hiệu quả BTR-70, được nhận vào trang bị vào năm 1986. Ngoài Nga, xe này còn có trong trang bị của 25 nước khác, liên tục được hiện đại hóa và vẫn đang được sản xuất.

BTR-80 đôi khi cũng được xuất khẩu. Ví dụ, năm 2010, Bộ Quốc phòng Nga đã tặng cho Palestine 50 xe bọc thép chở quân BTR-80 lấy từ kho.

Hiện nay, BTR-80 là xe bọc thép chở quân chủ lực của quân đội Nga.

BTR-80 có chiều dài 7,7 m, chiều rộng 2,9 m, độ cao 2,5 m và trọng lượng 13,6 tấn. Xe 8 bánh BTR-80 có khả năng chở đến 7 lính, cùng 3 thành viên kíp xe. BTR-80 được trang bị vỏ giáp thép cán, có khả năng chạy với tốc độ đến 80 km/h trên đường nhựa, dự trữ hành trình 600 km.

Trong đa số các trường hợp, BTR-80 được trang bị các súng máy KPVT và PKT cỡ 14,5 và 7,62 mm. Song cũng có các biến thể trang bị vũ khí uy lực hơn, ví dụ như pháo tự động 30 mm 2А72 (BTR-80А).

Trên cơ sở BTR-80, đã chế tạo một số biến thể xe đặc chủng, trong đó có đài chỉ huy-quan sát, trạm gây nhiễu, xe cứu kéo và phục hồi bọc thép, xe trinh sát và xe trinh độc-phóng xạ bọc thép.

BTR-80 từng tham chiến ở Afghanistan, 2 chiến dịch ở Chechnya và cuộc chiến ở Nam Ossetya.

Quân đội Nga hiện đang được cung cấp biến thể hiện đại hóa của BTR-80 là BTR-82А.

Trong tương lai, Nga dự kiến thay thế các xe bọc thép chở quân này bằng các xe bọc thép chở quân được chế tạo trên cơ sở bệ mang thiết giáp vạn năng đang được phát triển.

2. Bão lửa TOS-1 Buratino

http://nghiadx.blogspot.com
TOS-1 (Aleksandr Kotomin)

Hệ thống phun lửa hạng nặng (TOS) Buratino được phát triển trong thập kỷ 1970 trên cơ sở khung gầm xe tăng Т-72.

Ở cấu hình ban đầu, hệ thống gồm 1 xe bệ phóng chạy xích với cụm 30 ống phóng và 1 xe tiếp đạn (TZM) sử dụng khung gầm xe tải KrAZ-255B.

Hiện nay, Bộ đội Phòng chống bức xạ-hóa sinh của Nga sử dụng các xe mang 24 ống phóng, còn có tên gọi Kaunas.

Buratino đã hoàn thành thử nghiệm nhà nước vào năm 1980 và được khuyến nghị đưa vào trang bị quân đội Liên Xô.

Năm 1988-1989, TOS-1 đã tham chiến ở Afghanistan, và chiến dịch Chechnya lần thứ hai vào tháng 3/2000.

Xe chiến đấu Buratino có trọng lượng 46 tấn, kíp xe 3 người, tầm bắn 400-6.000 m (tùy thuộc loại rocket). Diện tích sát thương của Buratino là đến 1.000 m2 khi sử dụng đạn gây cháy và đến 2.000 m2 khi sử dụng rocket nhiệt áp. Để tiêu diệt chính xác mục tiêu, xe được trang bị máy ngắm quang học và máy đo xa laser.

Năm 2001, dựa trên Buratino, Nga đã phát triển hệ thống mới TOS-1А Solntsepek. Xe chiến đấu mang 24 ống phóng và được trang bị các loại đạn uy lực mạnh hơn.

3. Hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander

http://nghiadx.blogspot.com
Iskander phóng đạn (mil.ru)

Hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander, được chế tạo trong thập niên 1990 và nhận vào trang bị của quân đội Nga vào năm 2007.

Iskander do Viện thiết kế chế tạo máy Kolomna (KBM) phát triển, được giới thiệu công khai vào năm 1999 tại triển lãm MAKS ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva. Mục tiêu chính của Iskander trong chiến đấu là các hỏa điểm, phương tiện phòng không, phòng thủ tên lửa, sân bay, sở chỉ huy, đầu mối liên lạc và các mục tiêu hạ tầng the chốt của đối phương.

Hệ thống Iskander bao gồm xe bệ phóng, xe tiếp đạn, xe chỉ huy-tham mưu, xe bảo dưỡng kỹ thuật, trạm chuẩn bị thông tin và xe bảo đảm sinh hoạt.

Hiện nay, Iskander có 3 biến thể: Iskander-E dùng để xuất khẩu với xe bệ phóng mang 1 tên lửa, Iskander-К trang bị tên lửa hành trình và Iskander-М trang bị tên lửa đường đạn tầm ngắn mới. Tùy chủng loại tên lửa sử dụng, Iskander có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 280-500 km.

Thời gian chuẩn bị để phóng tên lửa của hệ thống từ 4-16 phút, nhịp phóng là 2 phút (với xe bệ phóng 9P78 trang bị 2 tên lửa).

Tên lửa có thể mang nhiều loại phần chiến đấu khác nhau như: đầu đạn chùm chứa các đạn con tạo mảnh, xuyên lõm, tự dẫn hay nổ khối, phá-gây cháy, tạo mảnh-gây cháy hay xuyên. Ngoài ra, các tên lửa có thể mang cả đầu đạn hạt nhân.

Đến năm 2020, Lục quân Nga dự định nhận vào trang bị 120 hệ thống Iskander. Nga đang sử dụng Iskander như một trong những đối trọng trong cuộc đối thoại chính trị với Mỹ và NATO về vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.

Các đối trọng khác là hiện đại hóa tiềm lực hạt nhân của Nga và xây dựng các trạm radar loại Voronezh mới.

7. Hệ thống rocket phóng loạt Smerch

http://nghiadx.blogspot.com
Smerch (mil.ru)

Hệ thống rocket phóng loạt Smerch được phát triển vào nửa đầu thập niên 1980 và nhận vào trang bị vào năm 1987.

Smerch do Viện TULGOSNIITOCHMASh (nay là GNPP Splav) phát triển.

Đến năm 1990, Smerch với tầm bắn tối đa 90 km được coi là hệ thống rocket phóng loạt có tầm bắn xa nhất thế giới. Hiện nay, đứng đầu về chỉ số này là hệ thống WS-1 của Trung Quốc với tầm bắn đến 180 km.

Tùy thuộc vào biến thể, hệ thống Smerch có thể được trang bị 4, 6 hay 12 ống phóng rocket 300 mm.

Kíp xe chiến đấu Smerch gồm 3 người. Smerch cần hơn 40 giây để thực hiện xong loạt bắn 12 quả đạn rocket, thời gian để khẩn cấp thoát ly trận địa bắn là không quá 3 phút.

Đạn rocket của Smerch có thể được trang bị phần chiến đấu dạng chùm, tự dẫn hay nổ lõm-tạo mảnh, phá-mảnh và nhiệt áp. Ngoài ra, Smerch có thể sử dụng để rải mìn chống tăng hay phóng máy bay không người lái trinh sát.

Một trong những nhược điểm chính của Smerch là giá cao, một trung đoàn Smerch có giá gần 200-220 triệu rúp.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga trong khuôn khổ chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn 2011-2020 đang mua sắm các hệ thống rocket phóng loạt mới Tornado-S cỡ 300 mm.

Trong tương lai, Tornado-S sẽ thay thế các hệ thống Smerch đã lạc hậu trong quân đội Nga.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P1)

Sơ lược về những loại vũ khí trang bị hàng đầu của quân đội Nga hiện nay: Tăng chủ lực T-90, máy bay ném bom chiến lược Tu-160, tuần dương hạm nguyên tử Piotr Đại đế, xe phá mìn UR-77, trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-24.


>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P2)

1. Xe tăng chủ lực T-90




http://nghiadx.blogspot.com
T-90 (mil.ru)


Xe tăng chủ lực Т-90 được nghiên cứu chế tạo vào cuối thập niên 1980 và là biến thể hiện đại hóa sâu của Т-72B. Năm 1992, xe được nhận vào trang bị của quân đội Nga với tên gọi Т-90.

>> Hạm đội Mỹ chuẩn bị đối phó với tên lửa Club
>> Sự nguy hiểm ẩn nấp trong các container

Xe có khả năng chạy với tốc độ đến 70 km/h trên đường nhựa và đến 50 km/h trên địa hình chia cắt. T-90 được trang bị các hệ thống dẫn tự động, nhìn đêm, máy đo xa laser.

Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125 mm có khả năng bắn đạn pháo thông thường và tên lửa chống tăng có điều khiển. Cơ số đạn là 42 viên, 22 viên trong số đó nằm trong máy nạp đạn tự động.

Vũ khí bổ trợ là các súng máy 12,7 và 7,62 mm.

Т-90 được trang bị vỏ giáp tương đương giáp thép dày đến 850 mm. Ngoài ra, xe tăng còn được lắp hệ thống phòng vệ quang-điện tử chủ động Shtora-1, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 hoặc Relikt.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga không mua sắm Т-90 mà ưu tiên hiện đại hóa các xe tăng lạc hậu T-72 lên chuẩn Т-90.

Từ năm 2015, dự kiến quân đội Nga sẽ nhận được loại tăng chủ lực mới dựa trên bệ mang thiết giáp hạng nặng tiêu chuẩn Armata.

2. Máy bay ném bom chiến lược Tu-160



http://nghiadx.blogspot.com
Tu-160 (mil.ru)

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 được phát triển vào nửa đầu thập niên 1980 và được nhận vào trang bị vào năm 1987. Trong biên chế Không quân Nga, máy bay nổi tiếng hơn với cái tên “Thiên nga trắng”.

Máy bay ném bom với cánh hình tên thay đổi có khả năng bay với tốc độ đến 2.200 km/h - khả năng bay siêu âm được áp dụng cho Tu-160 nhằm vượt qua hệ thống phòng không đối phương.

Tu-160 có thể bay ở tốc độ hành trình 917 km/h, bán kính chiến đấu là gần 6.000 km, tầm bay cực đại đến 13.900 km.

Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 275 tấn, có thể mang đến 40 tấn vũ khí, gồm các loại tên lửa, bom có và không điều khiển hạt nhân và thông thường.

Liên Xô/Nga đã sản xuất tổng cộng 27 chiếc Tu-160, 19 trong số đó nằm lại Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ. 8 chiếc trong số này đã quay lại Nga, một phần với tư cách thanh toán tiền nợ khí đốt của Ukraine, còn 3 chiếc khác bị Ukraine phá bỏ.

Trong trang bị của Không quân Nga hiện có 16 chiếc Tu-160: 13 chiếc chiến đấu và 3 chiếc huấn luyện. Đa số Tu-160 có tên riêng.

Trong mấy năm tới, tất cả các máy bay Tu-160 sẽ được hiện đại hóa lên chuẩn Tu-160М với nhiều tính năng kỹ thuật được cải tiến.

Trong tương lai, Nga dự định thay thế các máy bay ném bom chiến lược này bằng loại máy bay mới là hệ thống máy bay tầm xa tương lai PAK DA. Máy bay này đang được Viện OKB Tupolev phát triển. Mẫu chế thử đầu tiên của PAK DA dự kiến ra đời vào năm 2020.

3. Tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng Piotr Đại đế

http://nghiadx.blogspot.com
Tuần dương hạm nguyên tử Piotr Đại Đế (rosenergoatom.ru)

Tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng Piotr Đại đế được đóng theo thiết kế Projekt 1144 Orlan vào năm 1989, hiện là tàu duy nhất thuộc lớp này còn trong biên chế Hải quân Nga, được đưa vào sử dụng năm 1998.

Chức năng chính của tàu tuần dương này là tiêu diệt các cụm tàu sân bay đối phương. Trong thời gian tồn tại, Piotr Đại đế đã hai lần được đổi tên: khi khởi đóng, tàu được gọi là Kuibyshev, sau đó được đổi thành Yuri Andropov. Tàu có tên hiện tại vào tháng 4/1992.

Piotr Đại đế có lượng giãn nước 25.900 tấn, chiều dài 251,1 m, chiều rộng 28,5 m và mớn nước 10,3 m. Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân KN-3, 2 nồi hơi bổ trợ và 2 turbine công suất 70.000 mã lực mỗi turbine.

Piotr Đại đế có khả năng chạy với tốc độ đến 31 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập là gần 60 ngày đêm.

Thủy thủ đoàn gồm 635 người, trong đó có 105 sĩ quan và 400 thủy thủ.

Piotr Đại đế được trang bị hệ thống pháo АK-130, hệ thống pháo phòng không Kortik, các tên lửa chống hạm P-700 Granit, các hệ thống chống ngầm RBU-1000 và RBU-12000, hệ thống tên lửa phòng không S-300FM và 10 ống phóng lôi 533 mm.

Lực lượng máy bay trên tàu gồm 3 trực thăng chống ngầm Ка-27PL.

Tháng 7/2010, được biết Bộ Quốc phòng Nga dự định đưa các tàu tuần dương tên lửa Projekt 1144 trở lại biên chế Hải quân Nga. Đó là các tàu Đô đốc Nakhimov, Đô đốc Lazarev và Đô đốc Ushakov hiện đang nằm trong lực lượng dự bị.

Nga dự định hiện đại hóa các tàu này theo kiểu như tàu Piotr Đại đế, cụ thể các tàu này sẽ được trang bị thiết bị máy tính mới thay cho thiết bị máy tính kiểu tương tự và vũ khí mới.

4. Xe phá mìn UR-77
http://nghiadx.blogspot.com
Rồng lửa UR-77 (2ch.so)

Xe phá mìn UR-77 Meteorit, còn được gọi là Zmey Gorynyc (rồng phun lửa nhiều đầu trong thần thoại Slavơ, được chế tạo dựa trên khung gầm pháo tự hành 2S1 Gvozdika vào nửa đầu thập niên 1970.

Xe được sản xuất loạt từ năm 1978 và thay thế xe UR-67 trong quân đội Nga.

Với chiều dài 7,9 m, chiều rộng 2,9 m và chiều cao 2,5 m, xe có trọng lượng 15,5 tấn và có khả năng đạt tốc độ 60 km/h.

Dự trữ hành trình đến 500 km trên đường nhựa và đến 250 km trên địa hình chia cắt. Kíp chiến đấu của xe gồm 2 người.

Vũ khí chính của UR-77 là 2 lượng nổ phá mìn UZ-67 hoặc UZP-77. Mỗi lượng nổ có khả năng tạo cửa mở rộng đến 6 m và dài đến 90 m qua bãi mìn. Việc phá mìn thực hiện bằng cách kích nổ lượng nổ tạo sóng nổ kích hoạt các quả mìn trên bãi mìn.

Để phóng 2 lượng nổ, xe cần gần 5 phút còn để nạp lại đầy đủ lượng nổ sau chu trình phá mìn, xe cần đến 40 phút.

Tuy nhiên, sau khi phóng các lượng nổ, vẫn không bảo đảm phá sạch hết mìn bởi lẽ UZ-67 và UZP-77 không thể kích nổ các loại mìn với ngòi nổ kiểu đè nổ, vướng nổ 2 lần, cũng như các thiết bị nổ lắp ngòi nổ hồng ngoại hay nam châm. UR-77 được xem là một trong những xe phá mìn tốt nhất thế giới.

5. Trực thăng chiến đấu Mi-24

http://nghiadx.blogspot.com
Cá sấu Mi-24 (mil.ru)

Trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-24, được phát triển trong thập niên 1960, nhận vào trang bị vào năm 1971.
Nó có tên không chính thức là “Cá sấu”.

Các trực thăng Mi-24 thuộc các serie đầu có tên “Stakan” (Cái cốc) do buồng lái được bọc kính phẳng.

Mi-24 có trọng lượng cất cánh tối đa 11 tấn, trọng tải 2,4 tấn, tổ lái 2-3 người, có thể chở đến 8 lính đổ bộ.

Trực thăng có khả năng bay với tốc độ 270 km/h và tầm bay đến 450 km.

Vũ khí lắp liền của Mi-24 ở các biến thể có thể khác nhau. Ví dụ, Mi-24V được trang bị ụ súng máy di động USPU-24 với 1 súng máy 12,7 mm, còn Mi-24VP được trang bị 1 pháo GSh-23L.

Trực thăng vận tải-chiến đấu có thể trang bị 4-6 điểm treo để treo các container gắn pháo, tên lửa có điều khiển và rocket, tên lửa không đối không, cũng như bom và các bom chùm cỡ 50-500 kg.

Dựa trên Mi-24, người ta đã chế tạo trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-35 để trang bị cho Không quân Nga và xuất khẩu.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

>> Nga thử nghiệm vũ khí điện từ


Nga đã phát triển một loại vũ khí điện từ phi sát thương, dùng để vô hiệu hóa các phần tử khủng bố và trấn áp người biểu tình.

Bức xạ điện từ siêu cao tần được sử dụng làm yếu tố sát thương, gây ra cảm giác đau không thể chịu đựng ở đối tượng tác động.

Vị Phó Trưởng phòng của Viện Nghiên cứu Trung ương (TsNII) 12, Bộ Quốc phòng Nga, Trung tá Dmitri Soskov cho biết, vũ khí mới sẽ có hiệu quả cao nhất trong các cuộc xung đột cục bộ, nơi không phân chia chiến tuyến rõ ràng, cũng như khi ngăn chặn bạo loạn đông người trong các thành phố.

http://nghiadx.blogspot.com
Các chuyên gia quân sự Nga đang thử nghiệm "tia chiến đấu độc đáo"
mà Mỹ đã thử nghiệm trên các tình nguyện viên


Có thể bắn vũ khí này từ góc khuất nhờ một bộ phản xạ và đây là một ưu điểm nổi bật khi hoạt động trong đô thị.

Tia định hướng tương tác với nước trong các tầng trên của da người và không tác động đến các cơ quan nội tạng. Đối tượng tác động sẽ cảm thấy cực kỳ bỏng rát như bị sốc nhiệt và tìm cách rời khỏi khu vực bắn tia.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ Quốc phòng Nga gọi vũ khí này là độc đáo, mặc dù Mỹ đã chế tạo được loại pháo này và thậm chí công khai thử nghiệm trên các tình nguyện viên


Hiệu ứng đau đạt được sau 2-3 s. Tia điện từ đi xuyên qua mà không đốt cháy quần áo, xuyên qua bất kỳ màn khói, bụi nào. “Máy phát cho phép bắn tia từ góc khuất nhờ bộ phản xạ, nó là không thể thay thế trong thành phố”, ông Soskov nói.
Tầm tác động của tia là 200-300 m. Một thiết bị có công suất như vậy có thể đặt trên một ô tô như Gazel hay Tigr. Thiết bị mạnh hơn sẽ đòi hỏi không gian lớn hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống vũ khí điện từ ADS (Active Denial System)

của hãng Raytheon, Mỹ được mệnh danh là "tia nhiệt" hay "pháo vi ba

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

>> Chi phí quốc phòng của Nga lớn thứ 3 thế giới


Chi phí quốc phòng của Nga đạt 72 tỷ USD, vượt qua Anh với 62,7 tỷ USD và Pháp là 62,5 tỷ USD, trở thành quốc gia đứng thứ 3 thế giới.



Theo báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2011, chi phí quốc phòng toàn cầu đạt 1.700 tỷ USD, trong đó chi tiêu quốc phòng của Nga đạt 72 tỷ USD, vượt qua Anh với 62,7 tỷ USD và Pháp là 62,5 tỷ USD, trở thành quốc gia đứng thứ 3 thế giới về chi phí quốc phòng sau Mỹ và Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tàu siêu thanh SM80E của Nga


Theo báo cáo của SIPRI, Nga lại có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng. Theo dự đoán, đến năm 2014, chi phí quốc phòng của nước này sẽ tăng khoảng 53%.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích nghi ngờ rằng, sau khi nền công nghiệp Liên Xô sụp đổ vào đầu những năm 1990, liệu Nga hiện nay có thể thúc đẩy một kế hoạch đầy tham vọng như vậy?

Trong khi hầu hết các quốc gia phương Tây bao gồm cả Mỹ bắt đầu từ năm 2011 đều có kế hoạch giảm chi tiêu quốc phòng, Nga và Trung Quốc lại có kế hoạch tăng đáng kể chi phí quân sự cho việc mua vũ khí.

Năm 2011, chi phí quân sự của Nga và Trung Quốc đều tăng lần lượt 9% và 6%.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn là quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới với 711 tỷ USD trong năm 2011, Trung Quốc xếp thứ 2 với khoảng 143 tỷ USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Siêu chiến đấu cơ T-50 cũng đang được Nga đầu tư phát triển (ảnh: Su 35)


Việc tăng cường chi phí quốc phòng của Trung Quốc đã mang lại mối quan tâm lớn cho các nước láng giềng và Mỹ.Chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á của Mỹ mới đây cũng là để đối phó với mối quan tâm này.

Trong báo cáo của SIPRI có đoạn viết: “Quan hệ thương mại của Trung Quốc những năm gần đây phải chịu những thiệt hại to lớn bởi vấn đề tranh chấp lãnh hải với các nước lánh giềng. Do đó, các chi phí để hiện đại hóa quân sự đối với Trung Quốc là điều cần thiết và đang được ưu tiên”.

Báo cáo này còn chỉ ra, vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng, một cuộc chạy đua vũ trang trên toàn cầu đang hiện diện. Tuy nhiên, những con số thông kê đang chỉ ra một xu hướng tăng cường quân sự và mua sắm vũ khí đang dần hiển thị rõ rệt”.

Trước mối quan tâm đến sự phát triển quân sự của Trung Quốc, Ấn Độ và một số các quốc gia khác dường như cũng đang nằm trong số những quốc gia mới nổi trong vấn đề chi tiêu quốc phòng.

Từ năm 2002, chi phí quân sự của Ấn Độ đã tăng lên 66%. Bằng cách này hay cách khác, Ấn Độ luôn coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

Tuy nhiên, đến năm 2011, chi phí quân sự của Ấn Độ đã giảm hơn so với trước.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

>> Vũ khí Nga áp đảo đối phương ?


Trong cuộc chiến mô phỏng, các loại tên lửa, bom, ngư lôi do Nga chế tạo đã giành chiến thắng áp đảo, đánh tơi bời lực lượng không quân - hải quân đối phương.


Các loại tên lửa, bom, ngư lôi do Nga sản xuất hoàn toàn đánh bại đối phương trên mọi mặt trận.

Kịch bản cuộc chiến mở đầu từ không gian thành phố ven biển với hoạt động thường ngày diễn ra bình thường như những ngày khác, ở các khu bến cảng hoạt động bốc dỡ hàng hóa nhộn nhịp.

Nhưng tất cả đâu biết rằng, ở hòn đảo đối diện, một kế hoạch tiến công tổng lực đang âm thầm diễn ra nhắm vào nước Nga. Tại một sân bay, hàng chục chiếc tiêm kích F-5 đang cất cánh và trên cảng biến, các tàu chiến lớn nhỏ “vũ trang tận răng” chuẩn bị ra khơi. Những tàu chiến này được làm giống với các chiến hạm của Mỹ.

Lệnh tấn công phát ra, các chiến hạm địch lần lượt nối đuôi nhau rời căn cứ chia hai hướng tiến công thành phố ven biển kia. Bí mật, bất ngờ, tiếp cận, áp sát, hạm đội tàu chiến đối phương đã tiến vào gần sát bờ biển.

Nhưng không may cho kẻ địch, một máy bay tuần thám biển Il-38 đang thực hiện chuyến bay tuần tra thường kì. “Mắt thần” giám sát biển của Il-38 nhanh chóng phát hiện ra hạm đội tàu địch đang xâm phạm lãnh hải.

Phi hành đoàn Il-38 lập tức báo động tới các đơn vị hải quân, không quân, lữ đoàn tên lửa bảo vệ bờ biển nhanh chóng triển khai công tác sẵn sàng chiến đấu.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra, trinh sát, chống ngầm Il-38 của Không quân Hải quân Nga.


Trên biển, tàu sân bay Kuznetsov nhận được cảnh báo hành động xâm phạm nguy hiểm từ đối phương. Phi đội tiêm kích hạm MIG-29K trang bị tên lửa không đối hạm Kh-31P, Kh-35E… và tên lửa không đối không R-73, RVV-AE cất cánh đánh chặn địch (>> chi tiết).

Ở cảng quân sự, hạm đội tàu tên lửa 1241.8 nối đuôi nhau rời cảng và trên đất liền, tổ hợp tên lửa bờ Bal sẵn sàng triển khai “hỏa đồ trận” nghênh tiếp địch.

Băm nát đối phương trên biển

Phát hiện kẻ địch trước, radar điều khiển hỏa lực trên Il-38 khóa mục tiêu, sĩ quan điều khiển vũ khí ấn nút phóng tên lửa Kh-35E, quả tên lửa bay nhanh với trần bay rất thấp đánh trúng giữa thân tàu địch.

“Phát Kh-35E” như phát súng lệnh phát động cuộc tấn công, trên trời phi đội tiêm kích MiG-29K đặt hạm đội tàu địch vào vòng ngắm. Các phi công lần lượt ấn nút, những quả tên lửa Kh-31A “Mini Moskit”, Kh-35E, Kh-59MK lao vun vút vào những chiến hạm khổng lồ đối phương.

Không chịu thua kém những “cánh chim”, trên biển hạm đội tàu tên lửa 1241.8 đã bắt được mục tiêu, sĩ quan điều khiển ấn nút, những quả tên lửa 3M24E lao vút trên cao rồi hạ thấp trần bay áp sát đánh vào tàu địch. Bên cạnh đó, đơn vị tàu tên lửa 1241.1M trang bị tên lửa P-270 Moskit cũng diệt gọn những chiếc còn lại.

Bị những đòn tấn công chớp nhoáng, hướng tiến công thứ nhất của địch hoàn toàn bị bẻ gãy. Ở hướng còn lại, chiến hạm địch có lẽ đã biết “đồng đội” của mình bị đánh tan nát. Vì vậy, chúng quyết định tấn công trước, hàng loạt tên lửa cùng lúc phóng về hạm đội tàu chiến Nga.

Phát hiện mối nguy hiểm, hệ thống phòng vệ của tàu 1241.8 kích hoạt đã kịp thời đánh chặn được đạn tên lửa địch. Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gorshkov đáp trả kẻ thù bằng một quả ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval E.

Bấy giờ, lữ đoàn tên lửa bờ Bal-E mới tham chiến, xe đài điều khiển triển khai radar sục sạo bắt mục tiêu. Sau đó, xe mang bệ giá phóng bắt đầu bắn tên lửa đối hạm 3M24E và đương nhiên tất cả đều trúng đích.

Hạm đội địch hoàn toàn bị vô hiệu hóa, nhưng chúng vẫn chưa chịu rút lui. Dưới lòng biển, tàu ngầm địch phóng ngư lôi vào chiến hạm Nga nhưng đã bị hệ thống chống ngư lôi đánh chặn.

Trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27 cất cánh tham gia trận chiến, sau khi phát hiện mục tiêu. Chiếc trực thăng mở cửa khoang vũ khí, phóng ngư lôi hạng nhẹ APR-3E nhấn chìm tàu ngầm đối phương.

Vậy là toàn bộ các hướng tiến công trên biển của hạm đội địch đều đã bị xóa sổ, nhưng trận chiến đường không giờ mới bắt đầu (phút 7,54).

Su – MiG hạ đo ván F

Trên không, phi đội tiêm kích F-5 địch đang tiến vào áp sát không phân đảo Nga. Phi đội MiG-29K đã phát hiện ra mục tiêu, tuy vậy phải đối phó với lực lượng đông đảo. Phi đội trưởng MiG-29K đã liên lạc với sở chỉ huy điều động thêm máy bay.

Các máy bay tiêm kích đa năng Su-30 lập tức được lệnh cất cánh hỗ trợ đơn vị bạn đánh chặn tiêu diệt máy bay địch. Những chiếc Su-30 vũ trang tên lửa không đối không RVV-AE, R-73 và tên lửa không đối hạm/đối đất Kh-59ME, Kh-29TE.

Phi đội địch phát hiện ra máy bay đánh chặn liền phóng tên lửa định tiêu diệt, các phi công tiêm kích Nga lập tức sử dụng biên pháp đối phó gây nhiễu. Thoát được những con “rắn đuôi chuông” AIM-9, MiG-29K “trả lại” bằng một quả R-27EA1 và chiếc F-5 không thể nào thoát kịp.

Sau đó, tới lượt màn trình diễn xuất sắc của tên lửa đối không tầm trung RVV-AE, R-73 từ những chiếc Su-30. Đối phó với một đối thủ mạnh hơn về mọi mặt, toàn bộ F-5 bị tiêu diệt sạch.

Một chiếc F-5E đã lọt được “lưới” MiG-29 và Su-30 vào không kích cơ sở quân sự của Nga. Nhưng, đài radar cảnh giới trên đảo đã kịp phát hiện, tiêm kích đánh chặn MiG-31 cất cánh. Một quả tên lửa đối không tầm xa R-33E từ chiếc MiG-31 đã không cho “chiến sĩ đấu tranh cho tự do” F-5E bất kỳ một cơ hội nào vào đất liền.

Hành động đáp trả

Trả đũa cho hành vi xâm phạm lãnh thổ trắng trợn đó, phi đội Su-30 được lệnh tiến công sào huyệt quân địch với ba mục tiêu chính: cảng quân sự, cầu và sân bay.

Để vào đánh các mục tiêu, phi đội Su-30 cần phải tổ chức tấn công tiêu diệt radar cảnh giới và tổ hợp tên lửa phòng không bảo vệ đảo.

Bằng quả tên lửa “săn mắt thần” Kh-31A, Su-30 đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới bố trí ở cảng biển. Tiếp đó, một chiếc Su-30 khác phóng tên lửa chống radar Kh-58E tiêu diệt radar điều khiển của tổ hợp tên lửa phòng không đối phương.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30 phóng tên lửa không đối đất Kh-29.

Toàn bộ hệ thống phòng vệ đối phương đã bị dọn sạch, mở toang cánh cửa cho Su-30 thoải mái tiến vào diệt tàu địch ngay tại cảng. Phi đội Su-30 đồng loạt phóng tên lửa Kh-59ME đánh chìm toàn bộ chiến hạm địch, phá tan hoang căn cứ đối phương.

Hoàn thành mục tiêu thứ nhất, phi đội Sukhoi tiến tới mục tiêu thứ hai, một chiếc Su-30 bắn tên lửa không đối đất Kh-29TE đánh sập chiếc cầu.

Cuối cùng, chốt hạ cho cuộc chiến, phi đội Su-30 thả những quả bom có điều khiển KAB-500KR và KAB-1500KR san phẳng căn cứ địch, hoàn tất chiến dịch đáp trả.

Những chiếc Su-30 cùng đơn vị tàu chiến đấu làm lễ duyệt binh chiến thắng vang dội, toàn bộ quân địch bị tiêu diệt hoàn toàn.

Vẫn còn “sạn”

Thực tế, đây là kịch bản cuộc chiến giả tưởng của Tập đoàn vũ khí chiến thuật (KTRV) nhằm quảng bá cho các thiết kế của mình. Vì vậy, không lạ khi trong đoạn clip PR mạnh cho vũ khí Nga, thậm chí những người làm clip còn không cho đối phương đánh chìm hay bắn hạ bất kỳ một tàu chiến – máy bay nào của Nga.

Dù là quảng cáo, nhưng đoạn clip vẫn còn “sạn” kỹ thuật, ví dụ như việc không quân địch ít kiểu loại, chỉ gồm tiêm kích F-5E cổ lổ sĩ mà không phải là máy bay hiện đại hơn (F-15, F-16, F-18 hay Dassault Rafale, EF 2000).

Và sự xuất hiện “kỳ lạ” của ngư lôi VA-111 trên tàu hộ vệ tên lửa Gorshkov. Loại tàu này trang bị máy phóng cỡ 324mm trong khi VA-111 lại có cỡ 533mm. Hoặc tàu ngầm địch trong đoạn clip tương tự kiểu dáng tàu ngầm Kilo của Nga.

Tuy nhiên, dẫu sao đây là đoạn quảng cáo nhắm tới sản phẩm tên lửa đối không, đối hạm, đối đất của KTRV nên những “sạn” này có thể tạm bỏ qua.

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

>> "Bom Nga" hay "Bom Mỹ" thông minh hơn ?


Mỹ và Nga đang ráo riết phát triển các loại bom tinh khôn cỡ nhỏ để trang bị cho các máy bay chiến đấu tiên tiến của họ, trong đó có F-22, F-35 và PAK FA T-50.



* Bom có điều khiển là gì? 

Bom có điều khiển mà nay thường gọi là bom thông minh hay bom tinh khôn (smart bomb) là một trong các loại vũ khí hàng không có điều khiển dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt đất. Bom có điều khiển là bom hàng không, được trang bị hệ dẫn và điều khiển.

Thông số quan trọng nhất của bom đạn hàng không là hệ số tỷ lệ trọng lượng thuốc nổ trên tổng trọng lượng của bom/tên lửa.

Đối với tên lửa hàng không, chỉ số này là 0,2-0,5 (sở dĩ tỷ lệ thấp như vậy là do tên lửa được lắp động cơ, thùng nhiên liệu, các hệ dẫn), đối với bom không điều khiển, chỉ số này gần bằng 1, còn đối với bom có điều khiển, chỉ số này là 0,7-0,9.

Với trọng lượng và tầm bắn gần như giống nhau (so với tên lửa), bom có thể mang lượng thuốc nổ lớn hơn nhiều.


Bom chính xác cao SDB của Mỹ

Bom chính xác cao hiện đại SDB (Small Diameter Bomb - bom đường kính nhỏ) có khả năng xuyên qua các bức tường để tiêu diệt các hăng-ga và boongke bê tông cốt thép. Bom có cánh mở ra khi bay, cho phép tăng rất nhiều tầm tiêu diệt mục tiêu. Bom được trang bị cho quân đội Mỹ từ tháng 9.2006. Tiêm kích thế hệ 5, tối tân nhất của Mỹ F-22A Raptor có thể mang 8 bom SDB treo trên giá treo đặc biệt trong khoang bom bên trong.

Biến thể được đưa vào trang bị đầu tiên cho quân đội Mỹ là SDB I (GBU-39). Bom có trọng lượng khá nhỏ, chỉ 130 kg, đường kính gần 190 mm, chiều dài gần 1,8 m. Nếu so sánh với các bom thời Thế chiến II thì có thể thấy bom có trọng lượng và đường kính khá nhỏ, song lại dài hơn đáng kể.

Bom có khả năng tiêu diệt khá chính xác các loại mục tiêu với sai số vòng tròn xác suất là 5-8 m. Độ chính xác đó đạt được nhờ hệ thống điều khiển trên khoang với các kênh quán tính và GPS. Các kênh quán tính có khả năng bảo đảm hoạt động trong điều kiện đối phương tiến hành chế áp vô tuyến điện tử cường độ cao. Tất cả chỉ là nhằm đưa 17 kg thuốc nổ mạnh đến mục tiêu một cách chính xác. Giá một quả bom này là 70.000 USD, bằng 2 lần thu nhập trung bình năm ở Mỹ.

SDB có thể trang bị cho các máy bay như: các máy bay ném bom B-52 Stratofortress, B-1 Lancer, B-2 Spirit, các tiêm kích F-15E Strike Eagle, F-16 Fighting Falcon, F-22 Raptor, F-35 Lightning II, cũng như cường kích A-10 Thunderbolt II.

Nếu không tính các máy bay đời cũ mà chỉ nhìn vào giá cả các máy bay tối tân nhất thì giá của bom SDB là bình thường. Ví dụ, giá của một máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit là hơn 1 tỷ USD một chút (không tính chi phí nghiên cứu, phát triển). Còn giá của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor có giá ước 137,5 triệu USD cho một chiếc sản xuất loạt năm 2008. Giá của tiêm kích-bom F-35 Lightning II bắt đầu từ mức 83 triệu USD cho biến thể rẻ nhất. So với những mức giá trên trời này thì giá bom SDB chỉ là chuyện vặt.




http://nghiadx.blogspot.com
SDB I GBU-39. Ảnh: topwar.ru

Bom SDB I GBU-39 là loại bom liệng, tiếp cận mục tiêu với cánh gấp lại. SDB được xếp trên các giá bom chuyên dụng BRU-61/A chứa 4 quả bom này. Một “bó bom 4 quả” như vậy chiếm đúng một vị trí trên mấu treo bom trong khoang bom và được treo lên máy bay ném bom như đó là một quả bom lớn.
Sau khi thả giá bom, cơ cấu khí nén của nó hất các quả bom ra, các quả bom bung thẳng các cánh được xếp dọc theo thân nhờ một cơ cấu đặc biệt, các cánh lái bung ra ở phần đuôi (hệ thống điều khiển cũng được bố trí ở đây) và bắt đầu tự bay đến mục tiêu.

Bom tiếp cận mục tiêu bằng cách liệng. Tầm bay của bom cho đến mục tiêu cần tiêu diệt có thể đạt đến 110 km. Tầm bay này giảm thiểu tối đa rủi ro cho máy bay tiêm kích và ném bom cực kỳ đắt tiền khi phải đối đầu với phòng không đối phương. Máy bay ở càng xa các vũ khí phòng không thì hiệu quả của công nghệ tàng hình áp dụng cho chúng càng hiệu quả, còn hỏa lực pháo phòng không dẫn bằng mắt không làm gì nổi các máy bay này.

Tiêm kích F-22 Raptor có tốc độ bay hành trình siêu âm cũng có khả năng thả các quả bom này ở tốc độ siêu âm. Lúc đó, SDB có thể bay còn xa hơn nhờ lực nâng của cánh tăng lên và bay ở quỹ đạo cao hơn. Khi đến mục tiêu, bom có thể ứng phó khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com
F-22 Raptor thả bom SDB I. Ảnh: f-16.net


Ngòi nổ được điều khiển từ buồng lái máy bay có thể hoạt động ở mấy chế độ: chế độ tiếp xúc thông thường, nổ có giữ chậm và nổ trên không. Chế độ nổ chậm của bom giải thích vì sao ở SDB lại có ít thuốc nổ hơn các bom cũ và các loại tương tự cùng thời. Vấn đề là ở chỗ vỏ bom kết cấu vững chắc có tác dụng như một quả đạn chiếm khoảng 70 kg, cho phép bom xuyên sâu cả mét vào bê tông cốt thép.

Bom có điều khiển SDB I chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu không cơ động. Bom này đã được sử dụng trong các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan.

http://nghiadx.blogspot.com
GBU-39 tiêu diệt một máy bay cường kích trong hầm bê tông. Ảnh: topwar.ru


Thế hệ tiếp theo của bom này là SDB II (GBU-40 của Boeing hay GBU-53 của Raytheon) có thêm hệ thống nhận dạng mục tiêu và sensor ảnh nhiệt, cho phép bom tiêu diệt cơ động như xe tăng và các phương tiện kỹ thuật mặt đất khác, trong thời tiết xấu. SDB II có giá khoảng 90.000 USD/quả.

Tháng 8.2010, Không quân Mỹ đã chọn GBU-53 và ký hợp đồng 450 triệu USD với Công ty Raytheon (Mỹ) để phát triển mẫu bom này. Raytheon đã chế tạo đầu tự dẫn 3 chế độ không làm lệnh cho bom SDB II. Trong quá trình thử nghiệm đầu tìm mới trong phòng thí nghiệm đã thu được các kết quả cao hơn tính toán. Đầu tìm gồm radar vi ba, sensor ảnh nhiệt không làm lạnh và sensor laser bán chủ động lắp cùng trên một khung cardan.


http://nghiadx.blogspot.com
SDBII (GBU-53B). Ảnh: ausairpower.net

Đầu tìm tích hợp này có thể phân phối lại thông tin chỉ thị mục tiêu từ 3 sensor đó, cho phép bom tiêu diệt bất kể ngày đêm cả mục tiêu tĩnh và động trong thời tiết phức tạp. Theo các nhà thiết kế, trong quá trình thử nghiệm, sensor ảnh nhiệt không làm lạnh đã thể hiện các thông số tốt, vì thế người ta đã từ bỏ ý định lắp sensor ảnh nhiệt không làm lạnh đắt tiền hơn.

GBU-53 có kênh truyền dữ liệu mã hóa, cho phép tiêu diệt mục tiêu động. Kênh liên lạc đó cho phép điều khiển chuyển động của bom SDB nhờ mạng máy tính trên khoang. Khả năng này là một trong những cải tiến cơ bản cho SDB II, loại bom dự kiến chưa thể đưa vào sử dụng trong vài năm nữa.

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

>> Vũ khí chống tàng hình của Quân đội Nga


Ngày 23.3, tạp chí hàng không Mỹ Aviation Week đăng bài phân tích của các chuyên gia nổi tiếng Carlo Kopp và Bill Sweetman về các kế hoạch của Nga đối phó với các phương tiện tiến công tàng hình.

Chiến lược công nghệ cho không quân thời kỳ sau năm 2010 của Nga được vạch ra khá chi tiết vào cuối thập niên 1990 và thể hiện ở sự ra đời của các mẫu chế thử hay sản xuất ban đầu các máy bay và vũ khí phòng không.

Khác với nhiều nước vốn đi theo những chiến lược đặc biệt để xác định các hệ thống vũ khí tương lai (thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ sở công nghiệp và cơ cấu lực lượng hiện có), công tác kế hoạch quốc phòng của Nga có cách tiếp cận có hệ thống và có nguyên tắc nhằm thách thức một cách đối xứng sức mạnh của Mỹ và thách thức một cách đối xứng phi đối xứng các điểm yếu của Mỹ. Ý đồ chiến lược là mở rộng quyền tự do hành động chính trị của Nga trong một thế giới hậu chiến tranh lạnh mà Mỹ chiếm ưu thế, khi mà các khoản thu nhập từ xuất khẩu vũ khí được sử dụng để giảm bớt áp lực đối với nguồn lực quốc phòng hạn chế.

Các lựa chọn của Nga đã được hướng dẫn bởi kế hoạch phòng không chiến thuật của phương Tây vốn kiên định tập trung vào tiêm kích F-35 Joint Strike Fighter (JSF).

Sự chậm trễ của chương trình JSF đã cho Nga hơn 20 năm để chuẩn bị cho thời điểm F-35 bắt đầu đi vào hoạt động. 



http://nghiadx.blogspot.com
 Ba loại máy bay chiến đấu chủ lực: T-50, Su-34 và Su-35S của Nga

Về máy bay, các nhà hoạch định quốc phòng Nga đã chọn chất lượng hơn là số lượng, với lực lượng tương lai được dựa trên 3 loại máy bay tiêm kích-tiến công của hãng Sukhoi, 2 trong số đó là sự phát triển trực tiếp của Su-27. Các tiêm kích nhẹ hơn là MiG-29/35 được phát triển chỉ để chào bán xuất khẩu.

Trong số 3 loại máy bay Sukhoi này, hoàn thiện hơn cả là tiêm kích bom hạng trung Su-34. Lô đầu tiên gồm 6 chiếc trong 32 chiếc của đơn đặt hàng đầu tiên đã tới Trung tâm Huấn luyện sử dụng chiến đấu ở Lipetsk, 10 chiếc nữa sẽ được chuyển giao trong năm nay. Theo hợp đồng công bố ngày 1.3, đến năm 2020, Không quân Nga sẽ nhận vào trang bị 92 chiếc Su-34 nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom chiến thuật Su-34

Được phát triển từ cuối thập niên 1980, Su-34 sẽ thay thế Su-24 Fencer trong các nhiệm vụ tiến công mặt đất và mặt biển, chế áp/tiêu diệt hệ thống phòng không đối phương và các nhiệm vụ khác, trong khi có tốc độ và sự linh hoạt để tự bảo vệ.

Loại thứ hai là tiêm kích giành ưu thế trên không Su-35. Ngày 17.1, mẫu chế thử thứ ba Su-35S ở cấu hình sản xuất loạt đã bắt đầu bay thử.

Tại thời điểm đó, theo hãng Sukhoi, 2 mẫu chế thử Su-35 (một chiếc phá hủy khi chạy trên đường băng) đã thực hiện 400 chuyến bay thử, các cuộc thử nghiệm nghiệm thu nhà nước đã bắt đầu vào tháng 8.2011, cùng với chiếc máy bay sản xuất loạt đầu tiên.


http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích đa năng siêu cơ động thế hệ 4++ Su-35S

Su-35S là mẫu hiện đại hóa sâu của Su-27 Flanker nguyên bản. Hệ thống động cơ vector lực đẩy thay đổi có hiệu quả theo góc hướng, góc chúc ngóc và góc chòng chành và được liên kết toàn phần với các tấm lái khí động. Điều đó cho phép loại bỏ cánh ngang phía trước (cánh vịt) giống như cánh vịt ở Su-30MKI và các biến thể tương tự, vốn làm hạn chế tốc độ tối đa chỉ ở mức 1,8M, cùng với một dù phanh riêng biệt, làm giảm trọng lượng và tăng lượng nhiên liệu mang theo. Hệ thống điều khiển bay và điều khiển động cơ lien kết tạo ra cho máy bay “khả năng cơ động vô song” và độ an toàn cao khi bảo đảm duy trì khả năng điều khiển máy bay thậm chí trong cả những điều kiện phi đối xứng.

Hai động cơ turbine phản lực lưỡng mạch 117S có lực đẩy tăng thêm 16%, trong khi các vật liệu mới và cấu trúc cải tiến giúp duy trì trọng lượng máy bay gần với trọng lượng của biến thể cơ sở.

Bề mặt tán xạ hiệu dụng của máy bay giảm đi nhờ sử dụng các công nghệ do công ty ITAE phát triển trong những năm 1990 và hệ thống avionics mới bao gồm một radar trường nhìn rộng kết hợp anten mạng pha thụ động quét điện tử và một khớp cardan.

Tất cả những tính năng mới của Su-35 là nhằm giảm tầm bắn hiệu quả của tên lửa phòng không đối phương: bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ và khả năng gây nhiễu tốt hơn làm việc bám máy bay khó khăn hơn, khả năng cơ động tốt hơn của máy bay làm tác động đến đặc tính động năng của tên lửa, kết hợp với một radar có thể có khả năng theo dõi tình huống tốt và chỉ dẫn thực hiện một biện pháp chống tấn công bằng cách cơ động tránh đạn. Tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AMRAAM của Không quân Mỹ đối phó rất kém với các biện pháp đối phó như thế vì thế đã thúc đẩy hãng MBDA phát triển tên lửa không đối không mới Meteor.

Loại thứ ba là tiêm kích thế hệ 5 Т-50. Phân tích các bức ảnh và video bay thử cho thấy loại máy bay thứ ba của Sukhoi là T-50 cho thấy sự khác biệt căn bản của nó. Mẫu chế thử thứ ba của T-50 được trang bị thiết bị trên khoang bảo đảm hoạt động của radar và các sensor khác đã cất cánh vào tháng 11.2011 ngay sau khi chương trình đạt con số 100 chuyến bay thử. Máy bay được phát triển dựa trên thiết kế trước đó với phần bên trong giữa cánh rộng hơn, nơi bố trí các khoang vũ khí bên trong, có hệ thống điều khiển vector lực đẩy 3 chiều và các động cơ đặt xa nhau, Т-50 có các tấm lái ở mép trước giữa cánh. Các tấm lái này có thể di động khác nhau một dải rộng. Các loa phụt động cơ tách xa nhau có trục vector hướng ra bên ngoài và lên trên 30 độ so với phương thẳng đứng, nhờ đó chúng có thể tạo các moment hướng, chòng chành và chúc ngóc. Các cánh đứng đuôi nhỏ là kiểu xoay toàn bộ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50

Một câu hỏi chưa có giải đáp là cấu hình T-50 hiện hữu đã là cuối cùng chưa. Các loa phụt động cơ tròn hiện nay và độ cong của các vỏ động cơ phía sau thoạt nhìn là không được tối ưu hóa để tàng hình, và động cơ không được che chắn toàn bộ bằng các cửa hút khí.

Các chương trình Su-35S và T-50 có liên quan với nhau ở mức độ nào đó khi mà một số đặc tính của Su-35S như các màn hình rộng trong buồng lái và hệ thống điều khiển bay/động cơ tích hợp sẽ đem lại kinh nghiệm cho các nhà thiết kế T-50. Động cơ 117S của Su-35S được sử dụng làm động cơ tạm thời cho T-50 cho đến khi hoàn thành động cơ hoàn toàn mới 117.

Xu hướng phi đối xứng trong các chương trình tác chiến đường không Nga bao gồm việc phát triển các công nghệ radar chống tàng hình (CVLO) và các tên lửa phòng không cao tốc, tầm siêu xa, cũng như các hệ thống tên lửa phòng thủ điểm, tầm ngắn thế hệ mới để tiêu diệt vũ khí có điều khiển, đặc biệt là tên lửa chống radar, tên lửa hành trình và bom có điều khiển. Tất cả các hệ thống này có sức cơ động cao, thường có thời gian triển khai chiến đấu/thu hồi 5 phút, nên cho phép chúng thay đổi trận địa bắn ngay trong các chu trình ngắm bắn và đánh chặn đa số các loại vũ khí có điều khiển.

Trong lĩnh vực radar CVLO, Nga tập trung vào dải sóng 1 m VHF (dải sóng cực ngắn). Vấn đề là ở chỗ thiết kế tạo dáng tàng hình ở các máy bay tiêm kích phần lớn không có hiệu quả ở dải sóng này bởi vì các chi tiết như các cánh ổn định và các đầu mút cánh máy bay có kích thước gần bằng độ dài bước sóng radar. Các giải pháp hấp thụ radar được phát triển cho băng tần S và cao hơn không có hiệu quả ở dải VHF.

Sản phẩm hàng đầu trong các radar này là radar 3 tọa độ 55Zh6М Nebo-М của Viện nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến điện Nizhy Novgorod (NNIIRT) thuộc Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei. Không quân Nga mới đât đã đặt mua 100 đài radar này để trang bị cho lực lượng phòng không.

Nebo-M là một thiết kế “đa băng” độc đáo, bao gồm 3 đài radar, 1 module hợp nhất dữ liệu trung tâm và sở chỉ huy, tất cả đều lắp riêng biệt trên các các xe tải 8 trục 24 tấn cơ động cao.

http://nghiadx.blogspot.com
Các radar của S-400

Các radar RLM-М băng VHF, RLM-D băng L và RLM-S băng C/X đều cung cấp dữ liệu bám tới hệ thống hợp nhất dữ liệu của xe chỉ huy, giống như hệ thống CEC (Cooperative Engagement Capability) của Hải quân Mỹ khi sử dụng các kênh truyền dữ liệu số, cao tốc, chùm sóng hẹp ở băng viba. Tất cả các radar đều có anten mạng pha chủ động, thể rắn. RLM-М được sử dụng để phát hiện các mục tiêu tàng hình, RLM-D và RLM-S dùng để bám các mục tiêu đó và dẫn tên lửa. Cự ly phát hiện và bám mục tiêu không được tiết lộ, song dự đoán, tầm hoạt động của RLM-М ít nhất cũng lớn hơn 40% so với radar Nebo-SVU trước đó.

Đài radar 1L118E Nebo-SVU băng VHF với anten mạng pha chủ động cũng do NNIIRT phát triển dường như không được sản xuất số lượng lớn. Radar này được lắp trên một bán moóc, “kém cơ động hơn”. Nebo-SVU được cho là sử dụng công nghệ xử lý thích ứng không gian-thời gian STAP (space-time adaptive processing technology) tương tự như ở máy bay báo động sớm E-2D Hawkeye của hãng Northrop Grumman và năm 2002, công trình sư trưởng radar Igor Krylov của NNIIRT nói rằng, “chúng tôi có thể nhìn thấy máy bay tàng hình (F-117A) rõ như bất kỳ máy bay nào khác”.

Bên cạnh việc tập trung phát triển radar chống tàng hình, Nga cũng đầu tư cho các thiết kế tên lửa phòng không cơ động tầm xa, có tốc độ cao và thời gian bay ngắn nhằm cả 2 mục đích: ngăn chặn các máy bay trinh sát, tác chiến điện tử hoạt động ngoài tầm hoặc xâm nhập tiếp cận không phận, đồng thời cho phép các hệ thống tên lửa phòng không tiếp cận các mục tiêu tàng hình trước khi chúng có thể thoát khỏi tầm bám.

Hệ thống phòng thủ đường không-vũ trụ tích hợp trong tương lai của Nga sẽ được xây dựng xung quanh hệ thống phòng không chiến lược S-400 Triumf (SA-21 Growler), S-500 Triumfator-M (SA-X-NN) và hệ thống phòng thủ tên lửa. Các trung đoàn S-400 hiện nay được triển khai ở Dubrovka, Elektrostal và Vladivostok.

S-400 được phát triển trực tiếp từ hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 (SA-20B Gargoyle), và vẫn giữ lại radar điều khiển băng Х và các ống phóng tên lửa hình trụ và khung thân tên lửa cơ sở. Hệ thống được trang bị radar số đa chế độ 92N6E Grave Stone và radar điều khiển chiến đấu 91N6E được phát triển dựa trên họ radar 5N64/64N6E/E2 Big Bird. S-400 được trang bị các bệ phóng lắp trên bán moóc 5P85TE2 hoặc các xe bệ phóng 5P90S/SE lắp trên khung gầm BAZ-6909 8x8.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không chiến lược S-400


Ngoài tên lửa cải tiến 48N6Е3/DM có tầm bắn tăng lên đến 250 km (155 dặm) vốn được sử dụng ở S-300PMU2, Ssắp tới, S-400 sẽ được trang bị tên lửa mới 40N6 tầm bắn 400 km. Belarus sẽ là nước đầu tiên ngoài Nga có S-400.

Đồng thời, các đơn vị phòng không lục quân Nga cũng đang tiếp nhận S-300V4, bước phát triển tiếp theo của hệ thống tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa S-300V (SA-12 Giant/Gladiator). S-300V4 sẽ có xe bệ phóng chạy xích cải tiến và các tên lửa mới 9М82М và 9М83М được phát triển cho hệ thống Antei-2500 (SA-X-23) có tầm bắn tương ứng là 200-250 và 120-130 km. Đến nay, Nga chưa tiết lộ họ có thay thế radar 9S32 Grill Pan bằng radar lớn hơn 9S32М Grill Screen trong chương trình S-300V4.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa Antei-2500


“Tầng trên” của hệ thống phòng thủ đường không-vũ trụ tương lai của Nga sẽ là hệ thống S-500 hiện đang được phát triển. Thông tin về hệ thống này không nhiều, nhưng vào giữa năm 2010 có tin, tên lửa của S-500 sẽ được chế tạo dựa trên tên lửa chống tên lửa 9M82M với tầm bắn tăng lên đến 500-600 km và có khả năng chống tên lửa. S-500 sẽ được trang bị radar bắt mục tiêu và điều khiển chiến đấu 91N6А(М) cải tiến từ radar Big Bird, radar bắt mục tiêu 96L6-TsP, các radar mới là radar dẫn tên lửa đa chế độ 76Т6 và radar phòng thủ tên lửa 77Т6.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

>> Văn hóa khoe tên lửa 'khủng'


Các tổ hợp tên lửa có một không hai đã được đưa ra khỏi trực chiến 2 tháng trước ngày 9/5 để sơn lại

Ba xe phóng cơ động của tổ hợp tên lửa Topol– M đã xuất phát từ sư đoàn tên lửa Take hướng về Moscow để tham gia chuẩn bị cho lễ duyệt binh Chiến thắng ngày 9/5.

Theo Bộ đội tên lửa chiến lược RRF, những cỗ xe khổng lồ này mang trên lưng mô phỏng của tên lửa hạt nhân ghê gớm sẽ xuất hiện gần Thủ đô đầu tháng 3/2012, chúng phải vượt qua quãng đường dài 400 km với tốc độ trung bình 25 km/h.

Báo Izvestia tìm hiểu được nguyên nhân của kỳ nghỉ phép 2 tháng của “binh nhất dự bị” này là do nhu cầu khoác lên nó "bộ cánh" mới để tham gia duyệt binh.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa Topol– M. Ảnh: Ria Novosti


Thư ký báo chí của Bộ đội tên lửa chiến lược RRF Vadim Koval kể với Izvestia: “Chúng đang được sơn màu xanh lá cây. Để tham gia duyệt binh phải sơn lại thành màu rằn ri nguỵ trang. Đây là một quá trình phức tạp, bởi vì phải sơn nhiều lớp và để chúng khô kiệt”.

Mọi việc sẽ được tiến hành ở lữ đoàn lục quân Taman ở thị trấn Alabino tỉnh Moscow, nơi trong tháng 3-4/2012 sẽ luyện tập duyệt binh.

Ngoài các tên lửa Topol– M, tất cả các loại vũ khí trang bị khác tham gia duyệt binh sẽ kéo về đây từ khắp nơi trên nước Nga. Lịch có mặt đã được ghi trong mệnh lệnh đặc biệt của bộ trưởng bộ Quốc phòng Anatoli Serdyukov. Tất cả các loại vũ khí trang bị đều được sơn mới.

Như mọi khi, toàn bộ đội hình duyệt binh sẽ tiến về Quảng trường Đỏ từ cánh đồng Hodyn (khu vực rộng lớn không có nhà ở phía Bắc– Tây Bắc thành phố Moscow).

Dự kiến, ít nhất sẽ có ba buổi tổng duyệt vào ban đêm (đi qua Quảng trường Đỏ).

Theo ông Koval, ngoài việc sẽ được sơn lại, cả ba xe sẽ được sửa chữa theo kế hoạch sau chuyến hành quân dài ngày.

Khoảng 50 chiến sĩ phục vụ theo hợp đồng sẽ đi theo đoàn xe. Khác với các đơn vị khác, ở Bộ đội tên lửa chiến lược SRF không bố trí các chiến sĩ nghĩa vụ phụ trách trang bị.

Ông Koval kể rằng ngay từ tháng 1/2012, đã bắt đầu chuẩn bị cho các xe này tham gia duyệt binh. Các đầu đạn thật đã được tháo ra khỏi xe cùng hệ thống dẫn đường, điều khiển và các trang bị đặc chủng khác có đóng dấu “mật”.

Sau đó các bộ phận mô phỏng thùng phóng và điều đi Moscow. Sau duyệt binh sẽ diễn ra chu trình ngược lại. Đến tháng 6/2012 thì hoàn tất mọi việc để đưa cả ba xe Topol– M về trực chiến.

Ông Koval cam đoan với báo Izvestia: “Việc điều xe trực chiến tham gia duyệt binh không ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của các Lực lượng kiềm chế hạt nhân”.

Theo ông này, thường không ít hơn 95% tổng các tổ hợp của Bộ đội tên lửa chiến lược SRF tham gia trực chiến. Số còn lại 5% được phép tạm thời đưa ra khỏi chế độ trực để sửa chữa, thực hiện các công việc kiểm tra và tham gia duyệt binh.

Cộng tác viên khoa học chủ chốt của Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Viện Hàn lâm khoa học Ngal, ông Vladimir Dvorkin khẳng định với báo Izvestia là việc ba Topol– M đi Moscow) không gây hại gì cho khả năng quốc phòng của đất nước.

“Ba tổ hợp này chỉ là 1/1.000 tổng số vũ khí hạt nhân. Vì vậy chúng không làm nên được điều gì quan trọng cả. Chuyện khác là tôi không hiểu nổi, việc gì phải lôi chúng đi khắp Moscow để cho mọi người chiêm ngưỡng, chả ai sẽ sợ chúng ta hơn, ai cũng đã biết là chúng ta có thứ vũ khí đó”, ông nói.

Chủ tịch Viện đánh giá chiến lược Alexander Konovalov nhận định là trường hợp Topol– M tham gia duyệt binh “rất Nga”.

“Điều này rất là theo kiểu Nga, 2 tháng tháo dỡ tổ hợp, 2 tháng sơn lại, sau đó tiếp 2 tháng lại lắp lại. Quân đội nước ta chính xác là luôn làm mọi thứ theo mô hình này. Và người ta đưa các bệ phóng này về đây để sơn hoàn toàn không phải là ở đơn vị không thể sơn một cách tử tế, mà là để cấp trên phê duyệt chuyện sơn lại”, ông cho biết.

Người lãnh đạo Trung tâm phân tích khoa học chuyên về các vấn đề an ninh quốc gia, ông Anatoly Tsyganok, về phần mình, đề nghị chế tạo một số tổ hợp chuyên dùng không phải để tác chiến, mà chỉ để diễu duyệt. “Nhiều cuộc duyệt binh được tổ chức chỉ nhằm doạ đối thủ, và khi đó thậm chí người ta còn đưa ra thứ vũ khí không hề có. Vì vậy đưa những vũ khí thật sự chiến đấu được ra đó để làm gì, khi mà có thể chế tạo riêng những mẫu chỉ để diễu duyệt?”.

Ông Vadim Koval nhắc lại, là trước năm 2008, khi các tổ hợp Topol– M bắt đầu tham gia duyệt binh, đi qua Quảng trường Đỏ là các khí tài tác chiến đã được chuyển thành trang bị huấn luyện, trình diễn Topol thế hệ trước, không có chữ cái “M” trong ký hiệu. Hiện các cỗ máy này đựơc dùng để huấn luyện lái xe ở Học viện Quân sự Serpukhov của bộ đội tên lửa (muốn làm các xe Topol– M chuyên chỉ để diễu duyệt thì phải có quyết định của lãnh đạo quân sự).

Ông Koval giải thích: “Các cỗ xe này còn khá mới, chúng còn dự trữ rất lớn. Và chúng tôi hiện không có những tổ hợp “thừa” có thể chuyển sang làm trang bị chuyên để duyệt binh”.

Theo ông này, nếu đến lúc nào đó Bộ đội tên lửa chiến lược SRF sẽ có những khung bệ không lắp tên lửa Topol– M nữa thì hoàn toàn có thể làm mấy cỗ xe huấn luyện để tham gia duyệt binh.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

>> Top 10 vũ khí Nga năm 2011



Dưới đây là 10 vũ khí Nga nổi bật năm 2011 theo xếp hạng của chuyên gia quân sự Igor Korotchenko và Slon.ru.

Dưới đây là chùm ảnh giới thiệu 10 vũ khí tốt nhất của Nga:



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn RS-24 Yars
Cơ quan phát triển: Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT)

Hãng sản xuất: Nhà máy Votkinsky

Mô tả: Được sản xuất loạt ở 2 dạng bố trí (trong giếng phóng và cơ động).

Trong tương lai Yars sẽ là hệ thống tên lửa chủ lực của Bộ đội Tên lửa chiến lược Nga RVSN. Tên lửa có thể đưa 6 đầu đạn hạt nhân đi xa xuyên lục địa. Tầm bắn tối đa 12.000 km. Tên lửa có chiều dài 23 m, đường kính 2 m.

Dự kiến, RS-24 Yars sẽ là nền tảng của RVSN trong 20-30 năm tới.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiêm kích thế hệ 5 Т-50 PAK FA
Cơ quan phát triển: Viện thiết kế OKB Sukhoi

Hãng sản xuất: Công ty Sukhoi

Mô tả: Là thiết kế máy bay tiêm kích sử dụng công nghệ tàng hình nhằm nâng cao khả năng sống còn của tiêm kích trong chiến đấu.

Đang có 2 mẫu T-50 bay thử nghiệm (ra mắt công chúng lần đầu tại triển lãm MAKS-2011).

Vũ khí chính gồm tên lửa và bom có điều khiển được bố trí trong các khoang bên trong máy bay.

Các đặc điểm nổi bật khác: chế độ bay siêu hành trình, có radar mạng pha chủ động, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho thiết bị trên khoang nhờ đó phi công trao đổi thông tin ở chế độ đối thoại, khả năng siêu cơ động. Máy bay có chiều dài 19,4 m, sải cánh 14 m, trọng lượng cất cánh tối đa 35,5 tấn.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không S-500.
Hãng phát triển và sản xuất: Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei

Mô tả: S-500 dùng để tiêu diệt tên lửa chiến dịch-chiến thuật và tên lửa tầm trung, cũng như các mục tiêu đường đạn trong vũ trụ gần bay với tốc độ đến 7 km/s.

Bán kính chiến đấu của tên lửa phòng không có điều khiển đến 600 km.

Hệ thống có khả năng phát hiện và tiêu diệt đồng thời đến 10 mục tiêu đường đạn siêu âm.

Dự kiến bắt đầu sản xuất loạt vào năm 2015.

Hệ thống S-500 sẽ là nền tảng sức mạnh hỏa lực của hệ thống phòng không-vũ trụ đang được xây dựng của Nga. Ưu điểm chủ yếu của hệ thống là nó có thể bắn hạ không chỉ tất cả các loại mục tiêu bay hiện có mà cả các mục tiêu ở vũ trụ gần.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm nguyên tử đa năng Projekt 885 Yasen
Cơ quan phát triển: Viện KB Malakhit

Hãng sản xuất: PO Sevmash

Mô tả: Là tàu ngầm thế hệ 4, có độ bí mật và tàng hình cao. Có khả năng mang các tên lửa hành trình (8 bệ phóng thẳng đứng, mỗi bệ mang 3 tên lửa), 10 ống phóng lôi cỡ 650 mm và 533 mm.

Tàu ngầm có chiều dài 119 m, chiều rộng lớn nhất của thân 13,5 m, thủy thủ đoàn 85 người. Đây là một thiết kế hoàn toàn mới. Nga chưa từng có các tàu ngầm như vậy.

Tàu ngầm nguyên tử này còn có thể làm nhiệm vụ trinh sát trong các vùng biển gần bờ của đối phương và theo dõi các tàu ngầm nước ngoài. Khi cần, tàu ngầm có thể tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu mặt đất, cũng như tàu mặt nước.

Với tính đa năng của mình, tàu ngầm Yasen có độ ồn thấp và đặc tính thủy âm học tuyệt vời.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng hiện đại hóa Т-90АМ
Hãng phát triển và sản xuất: NPK Uralvagonzavod

Mô tả: Т-90АМ là biến thể hiện đại hóa sâu của Т-90.

Tính năng kỹ thuật chi tiết của Т-90АМ hiện chưa được tiết lộ, nhưng nhiều khả năng xe tăng được trang bị hộp số tự động, các lưới chắn phòng vệ, module súng máy điều khiển từ xa và các khí tài quan sát mới.

Công suất của động cơ xe tăng được tăng thêm 130 mã lực (đạt 1.130 mã lực).

Т-90АМ lần đầu tiên được giới thiệu vào mùa thu năm 2011 tại triển lãm vũ khí ở Nizhny Tagil.

Hướng hiện đại hóa chính: tháp xe nay được trang bị pháo, máy nạp đạn tự động và hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến, cũng như trang bị thêm súng máy điều khiển từ xa.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-M
Cơ quan phát triển: Viện thiết kế chế tạo máy Kolomna (KBM)

Hãng sản xuất: Nhà máy Votkinsky

Mô tả: Dùng để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ và mục tiêu diện trong hậu phương đối phương ở tầm đến 500 km. Có thể mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Iskander đang được sản xuất loạt.

Tên lửa có trọng lượng phóng 3.800 kg, trọng lượng phần chiến đấu 480 kg, chiều dài 7,2 m, đường kính 920 mm. Tên lửa có tốc độ sau giai đoạn bay đầu là 2,1 km/s.

Hệ thống đem lại những khả năng tấn công mới và sức mạnh hỏa lực cao hơn cho lục quân. Ở tỉnh Leningrad đã triển khai lữ đoàn Iskander-M đầu tiên, dự định sẽ triển khai Iskander-M ở tỉnh Kaliningrad và vùng Krasnodar để đáp lại việc bắt đầu xâu dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng chiến đấu Ka-52 Alligator
Hãng phát triển và sản xuất: Vertolety Rossyy (Trực thăng Nga)

Mô tả: Ka-52 dùng để tiêu diệt phương tiện bọc thép và không bọc thép, sinh lực và mục tiêu bay. Máy bay đang được sản xuất loạt. Tổ lái 2 người, tốc độ hành trình 250 km/h, tầm bay thực tế 520 km.

Biến thể hải quân Ka-52K (bổ sung cơ cấu gập các lá cánh) dùng để triển khai trên các tàu sân bay trực thăng Mistral mà Hải quân Nga sẽ đưa vào trang bị vào năm 2014, cũng như các tàu chiến khác.

Toàn bộ 4 tàu Mistral mà Nga mua của Pháp sẽ được trang bị Ka-52K Alligator.

http://nghiadx.blogspot.com
Súng trường bắn tỉa ORSIS T-5000
Hãng phát triển và sản xuất: GK Promtechnologyy

Mô tả: Các đặc tính kỹ-chiến thuật của súng trường này cho phép tiêu diệt chắc chắn các mục tiêu bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, không cần bắn chỉnh và chuẩn bị kỹ thuật trước ở tầm đến 1,5 km.

Cho đến mới đây, các xạ thủ bắn tỉa Nga chỉ trông cậy vào súng trường SVD (Dragunov). Nhưng ngay trong năm 2011, đã hoàn thành phát triển loại súng kế thừa SVD và đang tiến hành thử nghiệm. Т-5000 hiện chưa được nhận vào trang bị, song hy vọng điều đó sẽ xảy ra vào năm 2012.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa Projekt 20380 Soobrazitelny
Cơ quan phát triển: Viện thiết kế TsMKB Almaz

Hãng sản xuất: Severnaya Verf

Mô tả: Là thiết kế tàu corvette đa năng (tàu ven bờ) có ứng dụng công nghệ tàng hình. Vũ khí gồm các hệ thống vũ khí tấn công, phòng không và chống ngầm. Vũ khí tấn công chủ yếu là hệ thống tên lửa đối hạm Uran có tầm bắn đến 130 km.

Tàu có chiều dài 104,5 m, chiều rộng 13 m, tốc độ đến 27 hải lý/h, tốc độ tiết kiệm 14 hải lý/h, thủy thủ đoàn 99 người.

Đây là chiến hạm sản xuất loạt đầu tiên của Nga chế tạo theo công nghệ tàng hình. Nhờ có độ bộc lộ nhỏ, tàu có khả năng rộng lớn trong tác chiến chống tàu ngầm lẫn tàu nổi. Tàu có thể phòng thủ tích cực khi đối phương sử dụng tên lửa và ngư lôi chống hạm.

http://nghiadx.blogspot.com
Súng phóng lựu RPG-32 Hashim
Hãng phát triển và sản xuất: GNPP Bazalt

Mô tả: Dùng để tiêu diệt rất nhiều loạt mục tiêu, từ các xe tăng chủ lực và xe chiến đấu hiện đại cho đến boongke, xe không bọc thép và bộ binh đối phương. Cỡ đạn 105 mm (súng cũng có thể dùng đạn lựu cỡ 72 mm). Chiều dài ở tư thế chiến đấu 0,9-1,2 m, trọng lượng 6-10 kg (tùy thuộc vào cỡ đạn).

RPG-32 có tầm bắn hiệu quả 200 m, tầm bắn có ngắm 700 m. Đạn lựu 105 mm PG-32V xuyên phá được giáp phản ứng nổ cộng với 650 mm giáp thép.

RPG-32 có hiệu quả cao nhờ sử dụng 2 loại đạn (đạn xuyên lõm và đạn nhiệt áp) cỡ 105 mm và 72 mm. Chủng loại đạn được lựa chọn đơn giản chỉ bằng cách lắp loại đạn cần thiết lên cơ cấu phóng.

RPG-32 Hashim gồm cơ cấu phóng sử dụng nhiều lần với cơ cấu ngắm chuẩn trực tiêu chuẩn (bảo đảm tốc độ ngắm cao hơn khoảng 2-3 lần so với ngắm “đầu ruồi” truyền thống).

Một đặc điểm quan trọng của súng phóng lựu RPG-32 là đặc tính đạn đạo đồng nhất của tất cả các phát bắn nên giảm được rất nhiều thời gian huấn luyện xạ thủ.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang