Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 01 tháng 5 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc: 'Chiến tranh nhân dân đã lỗi thời'



Theo quan điểm thống nhất chung của giới lãnh đạo Trung Quốc, một quốc gia mạnh không thể tồn tại mà không có một quân đội hùng mạnh và hiện đại.



Theo Chính phủ Trung quốc, khái niệm chiến tranh nhân dân đã không còn khả năng bảo vệ vững chắc nên an ninh quốc gia cũng như đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, khái niệm này so với thời đại chiến tranh công nghệ cao hiện nay đã trở nên lỗi thời và không đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ đất nước.

Hiện nay trong biên chế của lực lượng vũ trang Trung quốc có tới 2.300.000 binh sỹ. Hàng năm chính phủ Trung Quốc đã dành một khoản ngân sách khổng lồ chi cho hiện đại hoá quân đội trong đó tập trung cho huấn luyện binh lính và trang bị vũ khí hiện đại, với mục tiêu “sẵn sàng đương đầu với bất kỳ các cuộc tấn công quy mô lớn và nguy cơ đe doạ đến nền anh ninh quốc gia, chủ quyền của trung Quốc”.

Chính phủ Trung Quốc muốn hướng đến phát triển một quân đội hiện đại, trước những nguy cơ đe doạ bằng chiến tranh công nghệ cao, không chỉ là các loại vũ khí siêu hiện đại phá huỷ trực tiếp mà cả những cuộc chiến tranh mạng, chiến tranh kỹ thuật số.

Trung Quốc cho rằng những nguy cơ đó mới đáng lo ngại vì vậy đòi hỏi phải có một lực lượng được đào tạo tinh nhuệ về chiến tranh vũ trụ, tập trung đào tạo lực lượng hải quân, lực lượng vệ tinh - định vị, và đặc biệt là lực lượng chiến tranh mạng.

Để đáp ứng với yêu cầu này, Chính phủ Trung Quốc cho rằng cần phải xác định cả các nhiệm vụ cụ thế khác của từng lực lượng trong quân đội, cần phải xác định nhiệm vụ nhất quán không chỉ sẵn sàng chiến đấu trên chiến trường quân sự mà còn trong cả lĩnh vực chính trị.

Ngoài ra, lực lượng vũ trang hiện đại của Trung Quốc cũng đặt ra kế hoạch sẵn sàng đẩy lui và xoá sổ các âm mưu khủng bố, ý đồ phá hoại cũng như các hoạt động lật đổ để bảo vệ sự ổn định và hòa hợp của xã hội.




Trước nguy cơ gia tăng xung đột trên thế giới, Trung Quốc đã đẩy nhanh hiện đại hoá quân đội.


Mới đây, chính phủ Trung Quốc đã công bố sách trắng quốc phòng, phê chuẩn nguồn ngân sách khổng lồ chi cho việc hiện đại hoá quân đội Trung Quốc với việc tăng thêm 12,7 % chi phí ngân sách quân sự.

Theo đó, ngân sách quân sự hiện có của Trung Quốc vào khoảng 601 tỷ nhân dân tệ tương đương khoảng 66 tỷ euro. Một con số đáng kinh ngạc, khiến nhiều quốc gia phải sửng sốt.

Theo giới chuyên gia phân tích quân sự trên thế giới, với con số này, Trung Quốc đã đứng vào vị trí thứ hai trên thế giới về ngân sách chi cho các hoạt động quân sự trong năm 2011. Trong đó, 1/3 ngân sách sẽ được chi cho việc đào tạo binh lính và mua sắm trang thiết bị vũ khí hiện đại cũng như đầu tư chế tạo vũ khí.

Ngoài tập trung phát triển quân sự, Trung Quốc còn bổ sung chi phí hỗ trợ các nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc, cũng như hỗ trợ cuộc chiến chống cướp biển.

Trong những năm gần đây, lực lượng hải quân của Trung Quốc đã tích cực tham gia vào các hoạt động chống cướp biển Somalia. Hoạt động này đã giúp quân đội Trung Quốc tích luỹ thêm kinh nghiệm, nâng cao khả năng chiến đấu. Cụ thể, vào tháng 12/2010 hải quân của Trung Quốc đã gửi 7 tàu chiến để hộ tống an toàn 3.139 tàu chở hàng.

Trung Quốc luôn theo dõi mọi diễn biến tại các điểm nóng trên toàn cầu. Tình hình đang diễn ra cũng khiến Trung Quốc lo ngại. Trung Quốc có thể mất hàng loạt hợp đồng với các quốc gia tại các khu vực này lên tới 20 tỷ USD. Những gì đang diễn ra tại Bắc Phi và Trung Đông khiến Trung Quốc ngày càng giành nhiều sự quan tâm cho việc phải đẩy nhanh hiện đại hoá quân đội.

Theo Tổ chức quốc tế Heritage Foundation, trong tháng 12/2010, lượng tài chính của Trung Quốc đổ vào các nước thuộc thế giới Arab ước tính khoảng 37 tỷ USD, ở các quốc gia châu Phi lên tới 43 tỷ USD, tại Tây Á - 45 tỷ USD, còn ở Đông Nam Á - 36 tỷ USD, ở khu vực Thái Bình Dương - 61 tỷ USD và ở châu Âu - 34 tỷ USD.

Rõ ràng, việc bảo vệ các kênh đầu tư thương mại trong bối cảnh xung đột và khủng hoảng chính trị leo thang tại những điểm nóng này cũng nằm trong phạm vi và nhiệm vụ quốc phòng mà sách trắng của Trung Quốc đề cập đến.


Việc Trung Quốc đầu tư mạnh cho quân sự khiến nhiều quốc gia phải lo ngại.


Sự khác biệt chính trong lần công bố Sách trắng quốc phòng lần này là đề cập đến các nhân tố xấu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng phát triển quốc phòng của Trung Quốc, điều này cũng khiến Trung Quốc lo ngại về gia tăng các nguy cơ rủi ro cho nền an ninh Trung Quốc.

Song song là sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh quân sự trên thế giới. Nhiều nước đang tích cực theo đuổi và áp dụng chiến lược toàn cầu, mở rộng phạm vị chiến trường ra cả không gian và các vùng cực. Trung Quốc cũng tỏ ra lo ngại bởi sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và hàng loạt các động thái tăng cường liên minh quân sự và can thiệp vào các vấn đề an ninh khu vực với nhiều vẫn đề như cuộc xung đột ở hai miền Triều Tiên cho đến tình hình tại Afghanistan…

Với những thực tế này, Trung Quốc cần phải xây dựng một “vũ khí” riêng. Mới đây, Trung Quốc liên tục tiền hành nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm các loại vũ khí tối tân và trang bị thêm nhiều máy bay hiện đại, tàu hỗ tống, tàu ngầm và tàu khu trục, hơn nữa còn tăng cường công tác đào tạo huấn luyện binh lính, tăng cường số quân.

Mặc dù Trung Quốc công bố sách trắng quốc phòng khá kín đáo tuy nhiên cũng thông qua đây Trung Quốc cũng muốn thị uy sức mạnh quân sự, tạo ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế, và ngầm cảnh báo với một số nước đang đối đầu với Trung Quốc.

[BDV news]


>> Các loại bom uy lực trong thế chiến 2



Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bom được cho là vũ khí chiến đấu hiệu quả nhất, và cuộc chiến này giống như một cuộc chạy đua của các loại bom.



Dưới đây là một số "vận động viên" trong cuộc đua đó:

Tallboy và Grand Slam: bom mạnh nhất trong Thế chiến 2
Tallboy và Grand Slam là hai quả bom do kỹ sư thiết kế máy bay ném bom người Anh Barney Uellis chế tạo thành công vào năm 1942.

Là một kỹ sư hàng không nhưng Barney Uellis ít được biết đến trong vai trò này và không để lại nhiều dấu ấn. Tuy nhiên, ông trở nên nổi tiếng khi trở thành tác giả của các loại bom mạnh nhất Thế chiến 2.

Những kinh nghiệm và kiến thức về khí động học đã cho phép ông chế tạo thành công loại bom có sức công phá khủng khiếp Tallboy vào năm 1942.



Bom Tallboy và Grand Slam của Anh.


Nhờ việc thiết kế theo mô hình khí động học mới, quả bom Tallboy đã nhanh chóng đạt được tốc độ và thậm chí đã vượt qua cả những rào cản âm thanh. Được ném xuống từ độ cao hơn 4 km, Tallboy có thể xuyên thủng khối bê tông dày 3 m và khoan sâu vào lòng đất tới 35 m, sau vụ nổ Tallboy để lại trên mặt đất một hố sâu có đường kính lên tới 40m.

Chính vì vậy, hai lần quân đồng minh đã sử dụng những quả bom Tallboy để tấn công vào các mục tiêu kiên cố của Đức. Loại bom này còn đánh hỏng thiết giáp hạm Tirpitz của Đức, khi đang hoạt động trong vịnh Na Uy. Theo thống kê, trong cuộc chiến này, phe đồng minh đã sử dụng hơn 854 quả bom Tallboy để tấn công các mục tiêu của quân đội Đức.

Thành công này đã khiến nhà chế tạo Barney Uellisu trở nên nổi tiếng, từ đó, ông tiếp tục cho ra đời bom Grand Slam có sức công phá tương đương thậm chí còn mạnh hơn cả Tallboy, vào năm 1943. Grand Slam được phát triển dựa trên thiết kế của Tallboy, điểm khác biệt của loại bom này là có thể xuyên thủng và phá huỷ mục tiêu được che chắn bởi lớp bê tông dày 7m.

Sau chiến tranh, bom Grand Slam tiếp tục được trang bị và phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh, tuy nhiên lực lượng này sử dụng Grand Slam ít dần vì chi phí chế tạo quá cao.

Hiện, Không quân Hoàng gia chỉ còn lại những bản sao của Grand Slam như bom Halifax và Lancaster.

Grand Slam có trọng lượng: 5,4 tấn; Khối lượng thuôc nổ: 2,4 tấn; Bom có chiều dài: 6,35 m; Đường kính lên tới 0,95 m

Fritz-X: bom có điều khiển đầu tiên trên thế giới
Vào năm 1943, trước sức tàn phá của máy bay ném bom của quân đồng minh, Đức đã ngay lập tức đáp trả bằng việc nghiên cứu và chế tạo thành công bom có điều khiển Fritz-X.


Bom Fritz-X của Đức.


Sở dĩ, Fritz-X được gọi là bom có điều khiển nhờ tích hợp hệ thống dẫn đường FuG 203/230. Thông qua hệ thống này, người điều khiển có thể tấn công chính xác mục tiêu của đối phương.

Trong Thế chiến 2, song song với việc phe đồng minh nhanh chóng phát triển các loại vũ khí mới thì người Đức cũng đã đẩy mạnh việc sản xuất các loại bom thông minh hơn.

Bom có trọng lượng: 1,362 tấn; Khối lượng thuốc nổ: 320kg; Fritz-X có chiều dài : 3,32m; Đường kính: 0,84m;

Ngoài ra, phải kể tới bom chùm SD Schmetterling của người Đức, được chế tạo thành công vào năm 1939. Đây là loại bom có sức phá huỷ lớn và bán kính sát thương rộng. Bề ngoài của SD2 Schmetterling là một quả bom cỡ lớn, tuy nhiên bên trong là hàng trăm quả bom con cỡ nhỏ.

Bom chùm đã được chứng minh khả năng phá huỷ hiệu quả tại chiến trường châu Âu và Bắc Phi những năm trước đó. Không quân Đức cũng đã sử dụng bom chùm cassette SD2, có chứa 108 quả bom nhỏ để phá huỷ các mục tiêu của quân đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ 2.

[BDV news]


>> Tính năng của tiêm kích Su-35



Su-35 là máy bay tiêm kích đa năng siêu cơ động hiện đại hóa thế hệ 4++.






Su-35S sản xuất loạt bay thử lần đầu tiên (knaapo.ru)


Su-35 sử dụng các công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, cho phép nó có ưu thế vượt trội so với các máy bay cùng loại

Công ty Sukhoi đã bắt đầu thử nghiệm bay cho tiêm kích đa năng Su-35S sản xuất loạt đầu tiên. Máy bay đã cất cánh từ sân bay của Liên hiệp sản xuất máy bay mang tên Gagarin ở Komsomolsk trên sông Amur (KnAAPO).

Trong vòng 1,5 giờ, máy bay đã thử các chế độ làm việc khác nhau của động cơ và hệ thống điều khiển, kiểm tra các đặc tính ổn định và khả năng điều khiển máy bay.

Kết quả thử nghiệm cho thấy các động cơ, các hệ thống và thiết bị đều hoạt động tốt. Người lái máy bay là phi công thử nghiệm công huân Nga Sergei Bogdan. Ông cũng là người lái mẫu chế thử Su-35 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 19.2.2009.


Sử dụng các công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, Su-35 có ưu thế vượt trội so với các máy bay cùng loại (knaapo.ru)


Lịch sử:

- Do Viện thiết kế OKB Sukhoi phát triển dựa trên Su-27.

- Chuyến bay đầu tiên: 1988.

- Bắt đầu sản xuất loạt: 1995.

- Nửa cuối thập niên 1990, chương trình bị đình hoãn.

- Nối lại sản xuất (biến thể cải tiến): 2006.

- Chuyến bay đầu tiên: 2008.

- Biến thể dành cho Không quân Nga có ký hiệu Su-35S. Đến năm 2015, Không quân Nga sẽ nhận được 48 chiếc Su-35S.

Máy bay tiêm kích siêu cơ động Su-35

- Thế hệ: 4++

- Tổ lái: 1 người.

- Trọng lượng cất cánh tối đa: 34,5 tấn.

- Tốc độ tối đa (ở độ cao lớn): 2.500 km/h.

- Tầm bay: 3.600 km.

- Trần bay thực tế: 18 km.

- Kích thước: Chiều dài x chiều cao x sải cánh, m: 21,9 x 5,9 x 14,7.

Vũ khí:

- Tải trọng chiến đấu: đến 8 tấn.

- 12 điểm treo vũ khí.

- 1 pháo 30 mm.

- Các vũ khí không-đối-không và không-đối-diện có hiệu quả cao.

Những đặc điểm chính:

- Khả năng siêu cơ động.

- Hệ thống thiết bị avionics dựa trên hệ thống thông tin-điều khiển số.

- Radar có tầm phát hiện xa, cho phép bám và tấn công đồng thời nhiều mục tiêu hơn.

- Động cơ có điều khiển vector lực kéo, công suất lớn. Độ bộc lộ radar nhỏ.

[VietnamDefence news]


>> Tên lửa chống tăng mới Karakal



Belarus đã ký hợp đồng đầu tiên bán các hệ thống tên lửa cơ động mới Karakal, Chủ tịch Ủy ban công nghiệp quốc phòng nhà nước Belarus, ông Sergei Gurulev cho hay.



“Hệ thống này do Belarus và Ukraine sản xuất, song nền tảng là Belarus”, - ông Gurulev nói, nhưng không tiết lộ khối lượng bán, giá trị và khách hàng.

Hệ thống Karakal lắp trên ô tô bọc thép nhẹ, gồm 2 khoang tách biệt, một dành cho kíp xe gồm 2 người, 1 cho module chiến đấu.




Hệ thống tên lửa chống tăng Karakal (armyrecognition.com)


Trong thành phần của Karakal gồm có bệ phóng lắp 4 tên lửa chống tăng sẵn sàng phóng. Karakal đã được công ty Beltech của Belarus trưng bày tại triển lãm vũ khí IDEX-2011 diễn ra ở Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vào tháng 2.2011. Hợp đồng xuất khẩu đầu tiên đã được ký chính tại đây.

Tại triển lãm, một đại diện của Beltech cho biết, Karakal được chế tạo dựa trên hệ thống tên lửa chống tăng mang vác Skif.

Khi trang bị đầy đủ, hệ thống có thể mang tới 12 tên lửa chống tăng và một hệ thống nạp đạn tự động.

Tại IDEX-2011, Belarus cũng tìm được khách hàng cho hệ thống tên lửa chống tăng Skif. Dự kiến, hợp đồng bán Skif sẽ được ký vào tháng 9.2011. Khách hàng mùa Skif vẫn chưa được tiết lộ.

Tên lửa chống tăng Skif dẫn bằng tia laser, tự động bám mục tiêu. Hệ thống cũng được trang bị khí tài ảnh nhiệt, cho phép tác chiến ban đêm. Skif có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm từ 100 m đến 5.000 m ban ngày và từ 100 m đến 3.000 m ban đêm. Tên lửa Skif có đường kính 130 mm.

[VietnamDefence news]


>> Đình chỉ bay toàn bộ F-22



Bộ chỉ huy Không quân Mỹ (USAF) đã tạm dừng bay đối với tất cả các tiêm kích F-22 Raptor do các hệ thống tạo oxy trên khoang có khả năng bị lỗi.



Quyết định cấm bay toàn bộ 165 chiếc F-22 trong trang bị của USAF được đưa ra từ hôm 3.5, nhưng 2 hôm sau mới được thông báo chính thức. USAF không tiết lộ thời hạn cấm bay là đến bao giờ.

Cuối tháng 3.2011, USAF do trục trặc của các hệ thống tạo khí oxy trên khoang OBOGS đã áp đặt độ cao bay giới hạn cho F-22, khi cấm bay cao quá 7.600 m khi thực hiện các chuyến bay tập thông thường. Như vậy, trong trường hợp hệ thống tạo oxy bị hỏng, phi công vẫn còn 10 s trước khi bị ngất.





F-22 Raptor (USAF)


Khi bay ở độ cao đến 7.600 m, trong vòng 10 s, phi công sẽ kịp hạ máy bay xuống độ cao 5.400 m là độ cao có thể thở không cần mặt nạ dưỡng khí.

Quyết định hạn chế độ cao bay đưa ra tháng 3.2011 chỉ áp dụng đối với các chuyến bay tập, chứ không áp dụng đối với các máy bay F-22 thực hiện phi vụ chiến đấu.

Còn lệnh đình chỉ bay vừa ban hành thì áp dụng đối với tất cả các máy bay F-22 Raptor.


[VietnamDefence news]


>> Sứ quán Mỹ điều tra vụ bạo động Mường Nhé



Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội nói đang kiểm chứng thông tin nói có người chết trong vụ bạo động của người Hmong ở Mường Nhé, Điện Biên.







Trong khi đó, giới phóng viên nước ngoài thường trú ở Việt Nam nói họ không được phép tới khu vực đang xảy ra sự kiện mà nhiều người cho là bất ổn sắc tộc quy mô nhất từ sau cuộc biểu tình của người Thượng ở Tây Nguyên năm 2004.

Một số nguồn tin nói với BBC rằng cho tới ngày thứ Sáu 06/05 vẫn còn đông người Hmong tụ tập tại Mường Nhé, trong khi chính quyền vẫn đang tìm cách giải tán họ.

Hôm thứ Năm, ông Lê Thành Đô, Chánh Văn phòng tỉnh Điện Biên, được Thông tấn xã Việt Nam trích lời, nói người Hmong tụ tập từ đầu tháng ở Mường Nhé vì tin rằng "một thế lực siêu nhiên sẽ tới mang họ đến Miền Đất Hứa".

Ông nói việc một số người Hmong kêu gọi thành lập vương quốc riêng đã gây bất ổn trong khu vực và rằng sau khi được vận động một số người đã trở về nhà.

Ông Đô được dẫn lời nói chính quyền "đang tìm cách giải quyết để sớm ổn định cuộc sống cho đồng bào".

Điều này cũng có nghĩa hiện sự việc chưa được giải quyết xong.

Một số tổ chức ở nước ngoài thì cáo buộc đã có thương vong trong vụ bất ổn.

Trung tâm Phân tích Chính sách Công, nhóm hoạt động ở Washington, nói 28 người Hmong thiệt mạng và hàng trăm người mất tích.

BBC không kiểm chứng được thông tin này.

Tuy nhiên Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội ra thông cáo nói họ đang điều tra và "kêu gọi các bên liên quan không sử dụng bạo lực, giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và theo đúng luật pháp Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn nhân quyền đã được quốc tế công nhận".

Thông tin báo chí

Sau nhiều ngày im lặng, hôm thứ Năm báo chí Việt Nam đồng loạt đăng bản tin do Thông tấn xã Việt Nam cung cấp dẫn lời ông Lê Thành Đô như đã nói ở trên.

Bản tin nói "lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân, kẻ xấu đã phao tin lừa bịp", kích động "gây mất trật tự, an ninh, an toàn".

Hãng thông tấn của Nhà nước Việt Nam cũng trích lời quan chức Điện Biên nói "chính quyền địa phương đã cử cán bộ xuống vận động, thuyết phục bà con không nên tin vào những thông tin bịa đặt lừa bịp, cùng các luận điệu sai trái đối với chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước".

Không thấy có báo nào cho hay đã cử phóng viên lên Điện Biên tìm hiểu tình hình.

Một nguồn tin giấu tên nói với BBC tình hình tại Mường Nhé hiện "gần như nội bất xuất, ngoại bất nhập".

Một nguồn tin khác cho rằng "Hiện tại chính quyền cấp tỉnh của các tỉnh Tây Bắc Việt Nam có đông đảo người dân Mông sinh sống như Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai... đã nhận được chỉ thị cấm người Hmong đi khỏi địa phương".

Lý do, như lời giải thích là "nhằm tránh sự liên kết và tổ chức" của họ và thời điểm nhạy cảm trước bầu cử Quốc hội 22/5.


Người Hmong ở tỉnh Điện Biên


Phóng viên nước ngoài thì than phiền bị khước từ yêu cầu tới khu vực này.

Hãng AFP khi đề đạt nguyện vọng lên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã được trả lời: "Không ai lên đó cả".

Bà Nguyễn Phương Nga, Vụ trưởng Vụ Báo chí, nói với hãng này: "Tình hình không tốt cho các ông lên đó", với lý do thời tiết xấu, đường xá khó khăn và quan chức địa phương đang bận việc tổ chức kỷ niệm ngày lễ chiến thắng Điện Biên Phủ 07/05.

Bà Nga cũng nói tình hình Mường Nhé đã "ổn định".

Các số điện thoại của giới hữu trách ở huyện Mường Nhé đều không liên lạc được trong ngày thứ Sáu.

Tình hình phức tạp

Vụ bạo động của hàng nghìn người Hmong tại Mường Nhé bắt đầu xảy ra khoảng 30/04.

Ngoài việc đòi thành lập vương quốc riêng, được biết người Hmong còn yêu sách cải thiện tự do tôn giáo.

Mường Nhé nằm cách thành phố Điện Biên 200km, là một huyện nghèo với trên 52.000 người. Đa số người Hmong theo đạo Tin Lành.

Một người Hmong ở trong khu vực nói với BBC rằng nhiều người Hmong theo đạo một cách "cuồng tín" và tình hình tại đây rất phức tạp.

Người này không trả lời thẳng khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng vụ bạo động này có liên quan nước ngoài hay không, nhưng nói trong tiếp xúc, ông thấy những người chủ đạo đều có địa chỉ và số điện thoại của các lãnh đạo người Hmong ở ngoài.

Ông cũng nói việc đời sống khổ cực và dân trí thấp khiến cho niềm tin có phần "cực đoan".

"Họ theo đạo Vàng Chứ, nhưng mà họ cũng không biết sâu xa triết lý của đạo này."

Báo đài Việt Nam gần đây có đăng bài chỉ trích việc người dân tộc thiểu số theo đạo Vàng Chứ, mà họ gọi là một phiên bản của đạo Tin Lành "gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân miền núi".

Báo chí cũng phê phán việc lan truyền những thông tin hoang đường trong cộng đồng người Hmong về một 'Miền Đất Hứa' khiến họ lơi là cuộc sống lao động.


Các hãng thông tấn nói vụ bất ổn xảy ra tại Nậm Kè



[Theo nguồn bbc Vietnamese news]


Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> Nâng sức chiến đấu cho MiG-21 Việt Nam sở hữu



MiG-21 là một trong những chiến đấu cơ thành công nhất trên thế giới. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, ngày nay vẫn còn hơn 30 quốc gia trên thế giới (Ấn Độ, Cuba, Việt Nam, Trung Quốc…) duy trì mẫu tiêm kích ‘huyền thoại’ này.



Mặc dù vậy, trải qua thời gian dài thì công nghệ quân sự thế giới hiện tại đã tiên tiến hơn rất nhiều so với thời điểm cuối những năm 1950.

Tiêm kích hạng nhẹ MiG-21 đã trở nên lạc hậu so với thời đại, hầu hết những quốc gia có “khả năng” đều đã tìm cách mua mới thay thế MiG-21. Tuy nhiên, không ít quân đội nhiều nước vẫn phải chấp nhận sử dụng MiG-21 do nền kinh tế không cho phép thay thế đồng loạt ngay lập tức.

Vì vậy, giải pháp “nâng cấp, hiện đại hóa” MiG-21 sẽ trở thành lựa chọn kinh tế dành cho quốc gia “ít tiền”. Từ đầu những năm 1990, nước Nga (nơi “khai sinh” ra MiG-21) đã tiến hành nâng cấp MiG-21 cho Ấn Độ thành tiêu chuẩn MiG-21 Bison khá thành công. Quốc gia Đông Âu Rumani tự hiện đại hóa MiG-21 của mình theo chuẩn Lancer.






Máy bay tiêm kích MiG-21-2000.


Israel dù không trực tiếp biên chế MiG-21 trong trang bị không quân và cũng không là “cha đẻ’ MiG-21. Tuy nhiên, họ cũng tích cực tham gia nâng cấp MiG-21 với dự án mang tên MiG-21-2000.

MiG-21-2000 tập trung vào việc cải tiến buồng lái, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của MiG-21-2000 thực hiện thành công ngày 24/5/1995.

Buồng lái “thân thiện”

Các chuyên gia quân sự phương Tây luôn luôn chê MiG-21 có buồng lái khá đơn giản, chật chội, thiếu tiện nghi dành cho phi công. Điều này được các kỹ sư Israel khắc phục trên MiG-21-2000.



Buồng lái sau khi nâng cấp của MiG-21-2000.


Buồng lái được “xếp đặt” thân thiện với phi công, nó được trang bị màn hình hiển thị trước mắt (HUD), màn hình màu đa chức năng, thanh điều khiển HOTAS, cặp thiết bị bán dẫn camera.

Đặc biệt, MiG-21-2000 trang bị hệ thống tín hiệu hiển thị trên mũ phi công (DASH). Thiết bị này hiển thị mọi thông tin quan trọng ví dụ như: tình trạng tên lửa, thông tin bay, dữ liệu cảnh báo.

Hệ thống điện tử hiện đại

MiG-21-2000 lắp đặt radar kiểm soát hỏa lực đa chế độ tiên tiến EL/M-2032. Loại radar này trong chế độ không đối không cho phép phát hiện mục tiêu tầm xa và theo dõi (cự ly hoạt động 150km). Chế độ không đối đất thì nó tạo ra bức ảnh mặt đất độ phân giải cao sử dụng radar khẩu độ tổng hợp (cư ly hoạt động 150km). Cuối cùng, chế độ không đối hải thì EL/M-2032 phát hiện và phân loại được mục tiêu với tầm dò 300km.

Trên máy bay cũng sẽ thiết kế hệ thống định vị quán tính mới (INS), định vị toàn cầu (GPS), máy tính xử lý dữ kiện không khí dạng số đảm bảo tăng khả năng định vị và độ chính xác dùng vũ khí.

Hệ thống vũ khí

Nguyên bản MiG-21 ban đầu trang bị các tên lửa đối không tầm ngắn AA-2 Atoll có tầm bắn dưới 10km.

Gói nâng cấp MiG-21-2000 cho phép máy bay mang các loại tên lửa tiên tiến hơn do Israel sản xuất như Python 4. Đây là loại tên lửa không đối không thế hệ thứ tư do Israel tự phát triển. Điểm đáng lưu ý là Python 4 kết hợp được với hệ thống hiển thị tín hiệu trên mũ phi công (DASH).



Tên lửa không đối không tầm ngắn Python 4.


Python 4 đạt tầm bắn tối đa 15km, tốc độ bay Mach 3,5 hoặc hơn nữa. Tên lửa thiết kế đầu dò đa tần số tiên tiến cùng với khả năng chống các biện pháp đối phó trả đũa điện tử máy bay đối phương.

Đối với nhiệm vụ không đối đất, MiG-21-2000 chỉ có thể mang được bom không điều khiển. Tuy nhiên, nó sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phần mềm CCIP (continuously computed impact point/Hệ thống được sử dụng để thả bom không điều khiển). Do đó, MiG-21-2000 công kích mục tiêu mặt đất đạt độ chính xác cao hơn.

Hợp đồng Gói nâng cấp MiG-21-2000 hội tụ nhiều yếu tố mới đem lại sức chiến đấu cao hơn cho MiG-21. Mặc dù vậy, không có nhiều quốc gia đặt hàng Israel Aircraft Industries nâng cấp MiG-21.

Chính phủ Campuchia đã từng có kế hoạch ký hợp đồng với Israel Aircraft Industries để nâng cấp 9 chiếc MiG-21bis và 2 MiG-21UM lên tiêu chuẩn MiG-21-2000, nhưng sau đó do những khó khăn về tài chính mà dự định này đã không thể hoàn thành.

Rất may, Israel đã ký hai hợp đồng nâng cấp với hai quốc gia Châu Phi. Đầu tiên là Uganda với hợp đồng nâng cấp 6 MiG-21bis/U lên tiêu chuẩn mới. Sau đó, chính phủ Zambian cũng ký thỏa thuận hiện đại hóa 9 MiG-21MF thành MiG-21-2000.


MiG-21 của Không quân Uganda sau khi được Israel Aircraft Industries nâng cấp đang chuẩn bị lên đường “hồi hương”.


[Bee news]


>> Chiến hạm lớn nhất Đông Nam Á



“Kỷ lục” chiến hạm lớn nhất hoạt động ở khu vực Đông Nam Á thuộc về hai khinh hạm lớp Knox biên chế trong Hải quân Thái Lan. 

Lớp tàu Knox là loại tàu khinh hạm thiết kế cho nhiệm vụ chống ngầm, phòng thủ bờ biển và bảo vệ các tàu thương mại.

Knox bắt đầu được Mỹ chế tạo từ năm 1965, đã có khoảng 46 chiếc được đóng. Hầu hết chúng đều đã bị loại ra khỏi thành phần trang bị hải quân Mỹ. Một số chiếc được bán ra nước ngoài, và đã có hai chiếc “lọt vào tay” hải quân Thái Lan.

Tàu chiến lớp Knox có chiều dài 134 mét, lượng choán nước 4.200 tấn, thủy thủ đoàn 240 người. Nếu so với các chiến hạm chủ lực trong khu vực Đông Nam Á như: Formidable (Singapore), Lekiu (Malaysia), Gepard 3.9 (Việt Nam), Van Speijk (Indonesia), Nakhodam Ragam (Brunei)… thì không có một lớp tàu nào có lượng choán nước ngang tầm Knox. Nên có thể coi, Knox là chiến hạm lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.




Khinh hạm Phutthayotfa Chulaok thuộc lớp tàu Knox của hải quân Thái Lan.


Hai chiến hạm Knox của Thái Lan mang tên: HTMS Phutthaloetla Naphalai (mua năm 1993), HTMS Phutthayotfa Chulalok (mua năm 1999).

Trước khi chuyển giao, hai chiếc tàu này đều trải qua đợt đại tu nâng cấp, thay đổi vũ khí theo yêu cầu của phía Thái Lan. Cả hai tàu đều hoạt động tích cực trong biên chế Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Hệ thống vũ khí


Khinh hạm Knox được thiết kế cho nhiệm vụ săn ngầm nên đầu tiên phải kể đến là hệ thống vũ khí săn ngầm.

Knox trang bị 8 tên lửa chống ngầm RUR-5 ASROC, loại vũ khí này được quân đội Mỹ phát triển vào những năm 1950. Tên lửa ASROC dài 4,5m, đường kính 422mm. ASROC không mang đầu đạn thuốc nổ thông thường mà nó mang ngư lôi Mark 46 hoặc bom phá tàu ngầm. ASROC trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn, tầm bắn 22km, tốc độ hành trình cận âm.



Khinh hạm Phutthayotfa Chulaok (số hiệu 461) và Phutthaloetla Naphalai (số hiệu 462) neo đậu tại cảng. Ngay sau tháp pháo là cụm ống phóng tên lửa chống ngầm ASROC.


Khi chiến hạm, máy bay tuần tra, trực thăng chống ngầm phát hiện tàu ngầm đối phương bằng hệ thống định vị siêu âm hoặc cảm biến thì sẽ chuyển tọa độ mục tiêu tới tàu chiến trang bị hệ thống ASROC. Chiến hạm sẽ bắn tên lửa ASROC mang ngư lôi chống ngầm hoặc bom phá tàu ngầm hướng tới mục tiêu. Ở một vị trí định sẵn trên quỹ đạo đường bay, ngư lôi sẽ tách khỏi tên lửa và rơi xuống biển bằng dù hãm, việc này sẽ giúp giảm thiểu tối đa âm thanh khi rơi xuống nước.

Thông thường, các tàu chiến lớp Knox do hải quân Mỹ đóng đều trang bị ngư lôi Mark 46. Tuy nhiên, khi được chuyển giao cho Hải quân Thái Lan thì Knox sử dụng ngư lôi chống ngầm Mark 44 (tầm bắn 5,4km).



Cận cảnh tên lửa hành trình đối hạm RGM-84 Harpoon.


Knox trang bị hỏa lực chống hạm tên lửa hành trình RGM-84 Harpoon (4 quả), tên lửa lắp hai động cơ (động cơ đẩy nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay chính), sử dụng radar chủ động dẫn đường giai đoạn cuối hành trình bay, tốc độ tên lửa 864km/h, tầm bắn 124km.



Tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần Phalanx “phun lửa”.


Knox của Hải quân Thái Lan trang bị tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần (Close – in wepon system – CIWS) Phalanx. Tổ hợp Phalanx lắp pháo M61 6 nòng cỡ 20mm, tốc độ bắn 4.500 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 3,6km. Phalanx sử dụng cho nhiệm vụ phòng không hoặc đánh chặn tên lửa chống hạm.



Pháo hạm 127mm khai hỏa.


Boong trước Knox lắp pháo hạm hiện đại Mark 45 cỡ 127mm dùng để chống hạm, phòng không và pháo kích bờ biển hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ. Pháo có tầm bắn khoảng 24km. Pháo kết hợp với hệ thống kiểm soát hỏa lực AN/SPG-53.

Hệ thống điện tử


Khinh hạm lớp Knox lắp đặt radar tìm kiếm trên không tầm xa AN/SPS-40B, radar tìm kiếm trên biển AN/SPS-67, hệ thống định vị thủy âm lắp trên thân tàu SQS-26CX, hệ thống định vị thủy âm kéo rê theo phía sau tàu SQR-18.

Ngoài ra, còn có hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 kết hợp thiết bị phóng mồi bẫy Mk36. Số lượng bệ phóng tùy thuộc vào kích cỡ của tàu.

Động cơ
Knox trang bị động cơ tuabin hơi nước cho phép đạt tốc độ tối đa 27 hải lý/h (50km/h).

Trực thăng
Ở đuôi tàu có sàn đỗ trực thăng và nhà chứa, các tàu lớp Knox trong hải quân Mỹ đều dùng trực thăng săn ngầm SH-2. Tuy nhiên, với hải quân Thái Lan có thể họ trang bị trực thăng khác.



Trực thăng hạng nhẹ hạ cánh trên boong tàu khinh hạm Phutthayotfa Chlaok.


Ngoài sở hữu kỷ lục chiến hạm lớn nhất Đông Nam Á, Thái Lan còn “giành kỷ lục” là quốc gia đầu tiên và duy nhất có hàng không mẫu hạm ở Đông Nam Á. 

>> Tình báo Nga hết phép



Các phương pháp của Cục Tình báo đối ngoại Nga SVR không còn phù hợp với các nhiệm vụ của nó.





Hồ sơ vụ án đại tá Poteyev bán đứng cho Mỹ 10 tình báo viên Nga đã được chuyển sang tòa án


Hôm 3.5, hồ sơ vụ án cựu đại tá SVR Aleksandr Poteyev, người được coi là thủ phạm gây ra sự đổ vợ của nhóm tình báo Nga hoạt động ở Mỹ, đã được chuyển sang tòa án, Trung tâm quan hệ xã hội của FSB Liên bang Nga cho hay.

Poteyev bị buộc tội theo điều 275 và mục 1 của điều 338 bộ luật hình sự Liên bang Nga (tiết lộ bí mật nhà nước và đào ngũ). Mức án cao nhất cho các điều này là 20 năm tù.

Tháng 7.2010, 10 người Nga bị tình nghi làm gián điệp cho Nga đã bị trục xuất khỏi nước Mỹ. Tất cả những người này đã có nguy cơ bị truy cứu hình sự và tịch thu tài sản vì tội gián điệp và rửa tiền. Tuy nhiên, cả 10 tình báo viên Nga đã tránh được sự trừng phạt vì được Mỹ đánh đổi với 4 người đang chịu án ở Nga vì tội làm gián điệp cho nước ngoài.

Nguyên nhân chính thức gây ra sự đổ vỡ của các tình báo viên Nga là có phản bội. Theo phóng đoán của các cơ quan đặc vụ Nga, người đã “bán đứng” các tình báo viên này chính là Aleksandr Poteyev.

Cục Tình báo đối ngoại Nga SVR, vốn mới kỷ niệm 90 năm ngày thành lập vào tháng 10.2010, hiện vẫn là cơ quan đặc vụ duy nhất của Nga chưa bị cải tổ sau khi tiếp nhận vào tháng 12.1991 quy chế cơ quan kế thừa Tổng cục I - KGB Liên Xô. Tuy nhiên, các nhiệm vụ hiện nay đặt ra cho cơ quan tình báo đối ngoại Nga trái ngược hẳn với những nhiệm vụ mà chính phủ Liên Xô từng đặt ra cho các cơ quan đặc vụ Liên Xô.

Chính sự không phù hợp của các phương pháp và cơ cấu đã có 60 năm nay với những nhiệm vụ hôm nay đã dẫn SVR tới hàng loạt những đổ vỡ mới đây, chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực tính báo, Andrei Soldatov nhận định.

Ông cho rằng, mặc dù cố gắng xây dựng, quảng bá trên báo chí hình ảnh “tự do”, SVR vẫn rất gắn bó với các truyền thống thời Liên Xô. Chuyện còn đi đến mức khôi hài là trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm vào tháng 12.2010, ban lãnh đạo SVR đã khánh thành bảng tưởng niệm Kim Philby, người mà nói cho chặt chẽ là chẳng có liên quan gì với tình báo đối ngoại Liên Xô.

*** - Tờ Svpressa (SP): Đây là phát biểu bất ngờ. Kim Philby được các độc giả của chúng tôi biết đến từ thời ngồi ghế nhà trường chính là với tư cách điệp viên của Liên Xô …

- Andrei Soldatov (AS): Ông ấy là điệp viên của tình báo Quốc tế Cộng sản, cũng giống như các thành viên còn lại của “Bộ năm Cambridge”. Toàn bộ các thành viên của nhóm này là những chiến sĩ cộng sản kiên định và hoạt động vì sự thắng lợi của các lý tưởng cộng sản trên toàn thế giới. Những nhiệm vụ, kể cả những nhiệm vụ được chính phủ Nga chính thức đặt ra cho các cơ quan đặc vụ hơi khác điều đó, đúng không?

- SP: Nhân đây nói về các nhiệm vụ. Vậy thì chức năng của tình báo đối ngoại ở Liên bang Nga là gì khi mà Nga trong học thuyết quân sự của mình không hề nêu tên một cường quốc hiện tại nào là kẻ địch tiềm tàng?

- AS: Các nhiệm vụ này được ông Vladimir Putin xác định vào năm 2007 khi ông ấy là Tổng thống Nga tiến cử ông Mikhail Fradkov vào vị trí Giám đốc SVR. Ngoài đấu tranh chống khủng bố quốc tế, các nỗ lực của tình báo đối ngoại, theo ông Putin, “cần phải tập trung vào bảo đảm cho tiềm lực công nghiệp và quốc phòng của đất nước. Tình báo đối ngoại phải có khả năng đánh giá kịp thời và thích đáng những thay đổi cục diện kinh tế quốc tế, tính toán những hậu quả của chúng đối với kinh tế đất nước và tất nhiên là cần phải bảo vệ tích cực hơn các lợi ích kinh tế của các công ty của chúng ta ở nước ngoài”.

- SP: Nghĩa là SVR chuyển thành cơ quan tình báo công nghiệp à?

- AS: Không nên hiểu hẹp như thế. Ngoài tình báo kinh tế, tổ hợp nhiệm vụ này còn bao gồm, chẳng hạn, bảo đảm cho các doanh nhân Nga các điều kiện thuận lợi trong các thương vụ quốc tế. Và chính ở đây, chúng ta cũng vấp phải những mâu thuẫn giữa chức năng hiện thời của SVR với những phương thức còn tồn tại mà cơ quan này kế thừa. Nói một cách đơn giản, ông Fradkov và đội của mình đang cố giải quyết những nhiệm vụ mới bằng những phương pháp cũ, điều này tất yếu dẫn tới những vụ đổ vỡ tai tiếng giống như vụ đổ vỡ của nhóm Mikhail Vlasenkov, hay được biết đến nhiều hơn với cái tên nữ nhân vật nổi bật nhất là Anna Chapman.

7 trong 10 điệp viên bị Mỹ bắt vào tháng 6.2010 là các tình báo viên bất hợp pháp được ‘đánh’ vào nước Mỹ từ nhiều năm trước và hóa ra là trong suốt những năm đó đã nằm dưới sự giám sát của các cơ quan đặc vụ Mỹ vốn chỉ chờ lý do để ra tay một lần là tóm gọn cả lưới. Thật khó nghĩ ra cách nào tốt hơn để chứng minh tính không hiệu quả của chiến thuật dựa vào các điệp viên bất hợp pháp trong hoạt động của tình báo hiện đại.

- SP: Nhưng tại sao các lưới tình báo bất hợp pháp vốn từng hoạt động hiệu quả như thế thời Liên Xô bỗng mất hết tác dụng?

- AS: Hiệu quả của các tình báo viên bất hợp pháp là huyền thoại mà ban lãnh đạo tình báo đối ngoại của cả Liên Xô và Nga cố ý nuôi dưỡng. Trong những năm 1940-1950, các tình báo viên bất hợp pháp Xô-viết chỉ cố lặp lại thành công của tình báo Quốc tế Cộng sản mà nền tảng cán bộ của nó là những người Anh, người Mỹ, người Đức… thật sự, hoạt động vì động cơ lý tưởng và thường là không có lợi lộc gì cho bản thân. Khi Quốc tế Cộng sản bị giải thể, còn Liên Xô dù là trên lời nói từ bỏ việc “xuất khẩu cách mạng” và bành trướng tư tưởng cộng sản, tình báo Liên Xô đã bắt đầu đi theo con đường chậm chạp và tốn kém của việc cài cắm kéo dài trong nhiều năm các điệp viên Nga trước đó đã được huấn luyện nhiều năm không kém và tốn kém.

Thậm chí chẳng có ai hỏi ngân sách Nga đã và đến nay đang tốn kém bao nhiêu để duy trì các mạng lưới cồng kềnh như thế. Mà hiệu quả của chúng trong mọi trường hợp tỏ ra là rất đáng ngờ. Thậm chí để chứng tỏ hiệu quả, người ta nêu ra cả bản thân sự tồn tại của nó.

Trong khi đó, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc thì cả sự cần thiết điều chỉnh nhiệm vụ của tình báo đối ngoại Nga về các điệp viên bất hợp pháp cũng biến mất. Làm gì phải mất nhiều năm huấn luyện một sĩ quan Nga đóng vai một doanh nhân Canada đang lobby cho một thương vụ của các tập đoàn Nga và Anh, sau đó chật vật cài cắm anh ta và chẳng biết phải mất bao nhiêu tiền và thời gian cho việc duy trì điệp viên ở trạng thái “nằm vùng” khi mà sẽ đơn giản (và rẻ tiền!) hơn nhiều là thỏa thuận với một doanh nhân Canada thật sự vốn sẵn lòng lobby cho các lợi ích của Nga mà bản thân không bị thiệt thòi?

- SP: Thế còn nhiệm vụ khác - đấu tranh chống khủng bố quốc tế - đặt ra cho SVR thì sao?

- AS: Sẽ khó nói hơn về những thành tựu của các cơ quan đặc vụ của chúng ta trên lĩnh vực này, bởi lẽ người ta sẽ chỉ biết đến các hành động của tình báo qua những thất bại của nó. Tuy nhiên, ngay cả ở đây cũng có thể nhớ lại ít ra là biến cố năm 2003, thời gian mở đầu chiến tranh Mỹ-Iraq. Khi tiến vào Baghdad, người Mỹ đã phát hiện được những bằng chứng cho thấy các điệp viên của các cơ quan đặc vụ của Saddam Hussein đã được SVR đào tạo.

Việc chúng ta đào tạo các điệp viên thậm chí chẳng phải là tồi tệ mà tồi tệ là ở chỗ việc đào tạo đã không được chấm dứt cho đến thời điểm cuối khi mà rõ ràng là thứ nhất, Mỹ chắc chắn sẽ đánh Iraq, hai là Saddam sẽ bại trận. Trong khi đó, SVR đã chẳng tiên liệu được cả vấn đề nọ, cũng như vấn đề kia, có nghĩa là rõ ràng không có sự dự báo dài hạn cần thiết cho mọi cơ quan tình báo.

Lãnh đạo SVR đã không rút ra bài học gì từ những vụ đổ vỡ năm 2003 và 2010, không có ai thậm chí bị kỷ luật dù là mang tính hình thức. Mà điều đó có nghĩa là cần phải thừa nhận rằng, sắp tới, chờ đợi tình báo đối ngoại Nga sẽ là những đổ vỡ mới.

[BDV news]


>> Máy bay ném bom hải quân Trung Quốc tập bay tốp đánh đêm



Vũ khí và chiến thuật mới của máy bay ném bom hải quân Trung Quốc.






Máy bay ném bom H-6M của không quân Trung Quốc


Loại máy bay ném bom trang bị tên lửa mới của hải quân Trung Quốc đã bắn tập thành công loại tên lửa mới, các mục tiêu đã bị tiêu diệt, Tân Hoa xã đưa tin hôm 26.4.11.

Bản tin của hãng này viết về trung đoàn trưởng Fan Bin (được bổ nhiệm tháng 6.2006) của trung đoàn máy bay ném bom Н của hải quân Trung Quốc. “Để chuẩn bị cho chiến tranh tương lai, trung đoàn đã bắt tay vào nghiên cứu các vấn đề tấn công ban đêm và trong điều kiện im lặng vô tuyến, thao dượt tấn công tốp, tiến hành tấn công thành nhiều đợt, cũng như các phương pháp tác chiến mới khác, tập luyện các nội dung hành động theo tốp ở độ cao nhỏ và tấn công thành mấy lượt…”.


Fan Bin


Trong một cuộc tập trận, bộ chỉ huy đã yêu cầu Fan Bin sử dụng một loại máy bay ném bom mới được đưa vào trang bị cách đây không lâu, và lần đầu tiên sẽ phóng loại tên lửa mới vào mục tiêu. Fan Bin lái máy bay và đã bắn trúng mục tiêu từ quả đạn đàu, khởi đầu cho các lần phóng chiến đấu tên lửa mới.

Fan Bin mấy năm gần đây đã xây dựng gần 60 phương án hành động trong những tình huống khẩn cấp và bản thân đã nhiều lần thoát khỏi các tình huống nguy hiểm như chảy nhiên liệu khi đang bay và hỏng hệ thống phanh. Fan Bin nhiều lần được tặng thưởng về thành tích chỉ huy, trung đoàn của anh ta trong 5 năm gần đây là đơn vị xuất sắc trong huấn luyện chiến đấu.

Qua bức ảnh Fan Bin được đăng tải, có thể thấy rằng anh ta là trung đoàn trưởng trung đoàn máy bay ném bom H-6. Trong hải quân Trung Quốc, các máy bay này được trang bị cho 1 trung đoàn của sư đoàn không quân số 1và 4 trung đoàn của sư đoàn không quân số 2 hải quân Trung Quốc.

Biến thể hải quân mới nhất mang tên lửa của máy bay ném bom H-6 là H-6M, mang được 4 tên lửa chống hạm YJ-81. Tháng 12.2009, đã có ảnh chụp các máy bay ném bom H-6M với các tên lửa hành trình mới CJ-10.

Trong khi đó, H-6M được nhận vào trang bị từ 2005 trở về trước, tức là trước khi Fan Bin được bổ nhiệm trung đoàn trưởng. Trước đó nữa, vào nửa cuối thập niên 1990, loại tên lửa YJ-8 được trang bị cho máy bay ném bom, cũng như cho các máy bay ném bom hải quân khác là JH-7A. Một loại tên lửa khác trang bị cho các máy bay ném bom hải quân là YJ-83К cũng được thử nghiệm trước khi Fan Bin được bổ nhiệm trung đoàn trưởng.

Như vậy, không loại trừ ở đây người ta nói đến biến thể mới của máy bay ném bom-mang tên lửa hải quân, có lẽ là biến thể hải quân của H-6K lắp động cơ D-30KP2 của Nga, và nó đã thực hiện phóng chiến đấu một biến thể mới của các tên lửa không-đối-hạm hiện có hoặc tên lửa YJ-62.
[VietnamDefence news]


>> 'Người thừa kế' số 1 của Bin Laden (kỳ cuối)



Trong tương lai không xa, al-Awlaki có thể sẽ trở thành tên trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới trong thời kỳ "Hậu bin Laden".



Kỳ cuối: Biểu tượng mới của cái khủng bố thời kỳ hậu bin Laden
Biến người Mỹ thành chiến binh cực đoan
Gần 3 năm trước, al-Awlaki chính thức tuyên bố đã gia nhập al-Qaeda và chỉ sau một thời gian ngắn, đã trở thành lãnh đạo chi nhánh cảu tổ chức tại bán đảo Arab.

Vai trò chính của al-Awlaki là tuyển dụng các thành viên mới cho mạng lưới al-Qaeda, đặc biệt là những thành viên thuộc khối các quốc gia nói tiếng Anh.

al-Awlaki đã truyền bá tư tưởng cực đoan cho một số phần tử, đặc biệt là người Mỹ, và xúi giục họ thực hiện những cuộc khủng bố ngay trong nước hoặc tham gia vào các mạng lưới khủng bố nước ngoài.

Một trong những vụ khủng bố đẫm máu nhất có liên quan đến al-Awlaki là vụ nổ súng tại Fort Hood vào ngày 5/11/2009 khiến 13 người thiệt mạng và 32 người bị thương.

Kẻ trực tiếp gây ra vụ thảm sát này là Nidal Malik Hasan, một bác sỹ tâm thần và là Thiếu tá Quân đội Mỹ. Tuy nhiên, các điều tra viên xác định al-Awlaki mới là kẻ chủ mưu thực sự. Bởi trước khi xảy ra vụ khủng bố, al-Awlaki đã trao đổi với Hasan qua email hàng chục lần để chuẩn bị cho kế hoạch này.



Nidal Malik Hasan (phải), kẻ đã thực hiện vụ nổ súng Fort Hood, là một trong những môn đệ của Anwar al-Awlaki. Ảnh: AP.


Sau sự kiện trên, al-Awlaki tiết lộ đã gặp Hasan vào năm 2001 khi còn làm thầy tế tại nhà thờ Hồi giáo Dar al-Hijrah, Virginia, Mỹ. al-Awlaki gọi Hasan là một trong những môn đệ của mình và ngợi ca người này là người anh hùng của thế giới Hồi giáo.

CIA cũng đưa ra các bằng chứng cho thấy al-Awlaki ã từng tiếp xúc và có nhiều ảnh hưởng với Faisal Shahzad, một người Pakistan gốc Mỹ. Nhiều khả năng, chính al-Awlaki đã xúi giục Shadzad tiến hành vụ đánh bom xăng tại Quảng trường Thời đại, nhưng âm mưu này đã không thành công.

Sharif Mobley, một công dân Mỹ bị bắt tại Yemen vì những cáo buộc có liên quan đến al-Qaeda, cũng khai nhận rằng thường xuyên trao đổi với al-Awlaki qua email và chịu nhiều tác động từ tư tưởng cực đoan của ông ta.

Khi người Mỹ nhận ra những thủ đoạn của al-Awlaki thì cũng đã không còn kịp nữa, bởi quá trình “nội địa hóa” các tín đồ Hồi giáo trên đất Mỹ đã diễn ra tương đối rộng. Lúc này đây, đã tới lúc chính quyền của ông Barack Obama phải hành động.

Lệnh tiêu diệt của Washington
Nước Mỹ đã đưa ra tuyên bố”Anwar al-Awlaki là tên trùm khủng bố toàn cầu đặc biệt nguy hiểm”, tất cả tài sản của ông ta tại Mỹ bị phong tỏa và những ai có dính líu tới al-Awlaki đều bị điều tra nghiêm ngặt.

Chỉ ít ngày sau, hai gói bưu phẩm bị nghi ngờ có bom đã được gửi tới Chicago từ Yemen thay cho lời thách thức của al-Awlaki dành cho người Mỹ.

Trước những nguy cơ về một vụ 11/9 mới, ông Barack Obama đã ủy quyền cho CIA tìm và tiêu diệt al-Awlaki. Mặc dù vậy, quyết định này đã khiến cho một số cơ quan luật pháp nước ngoài cảm thấy bất bình vì người Mỹ dường như đang đi quá quyền hạn của mình.


Thế giới vẫn chưa thể mừng vui sau cái chết của Osama bin Laden, bởi lẽ vẫn còn đó những kẻ như al-Awlaki sẵn sàng kế tục sự nghiệp của hắn. Ảnh: AP.


Ông Nasser al-Awlaki, cha đẻ của Anwar al-Awlaki, vẫn nhất mực tin tưởng rằng con trai mình không phải là khủng bố như cáo buộc của Mỹ. Ông quyết định kiện chính quyền của ông Obama vì đã đưa con trai mình vào danh sách những người bị tuyên án tử hình mà không qua xét xử.

Tuy nhiên, đơn kiện của ông đã bị bác bỏ vào ngày 7/12/2010 bởi lý do tổng thống Mỹ có quyền tuyên án một công dân Mỹ mà không cần thông qua bất kì thủ tục pháp lý nào mà chỉ cần dựa vào khẳng định người đó là một thành phần khủng bố.

Tháng 1/2011, các nhà chức trách Yemen đã xét xử vắng mặt al-Awlaki vì những cáo buộc có liên quan đến nhiều cuộc tấn công vũ lực với người nước ngoài và gây ra cái chết của một nhân viên bảo vệ người Pháp ở một công ty khai thác dầu. Kết thúc phiên tòa, al-Awlaki bị kết án 10 năm tù giam.

Hiện tại, al-Awlaki bị nghi ngờ là đang lẩn trốn tại miền núi của Shabwa và Marib, dưới sự bảo hộ của bộ tộc hùng mạnh Awalik sinh sống. Bộ tộc này từng tuyên bố sẽ không bao giờ hợp tác với Mỹ để sát hại Anwar al-Awlaki.

Rõ ràng, hiểm họa khủng bố vẫn còn bao trùm trên toàn thế giới kể cả khi Osama bin Laden đã chết. Bởi lẽ, ông trùm khủng bố có thể chết nhưng giấc mơ “Thánh chiến” vẫn còn đó và những người "kế tục" như al-Awlaki.

Với một người từng sống và hiểu rõ về phương Tây, trong tương lai không xa, al-Awlaki còn thể nguy hiểm hơn.

[BDV news]


>> Lực lượng vũ trụ của Quân đội Nga



Lực lượng vũ trụ (còn gọi là lực lượng không gian) là một đơn vị riêng biệt của quân đội Nga chuyên trách về các hoạt động quốc phòng trong không gian.



Lực lượng vũ trụ Nga được thành lập trên cơ sở Nghị định số 337 ngày 24/3/2001 của Tổng thống Nga và quyết định của Hội đồng An ninh Nga ngày 6/2/2001 về việc bảo đảm xây dựng, phát triển và hiện đại các lực lượng vũ trang Nga.



Biểu tượng của lực lượng vũ trụ.


Nhiệm vụ chính của lực lượng vũ trụ Nga bao gồm:

Cảnh báo và cung cấp thông tin kịp thời cho chỉ huy quân sự và lãnh đạo tối cao Nga về khả năng xảy ra một cuộc tấn công tên lửa hạt nhân từ bên ngoài; xây dựng, triển khai và điều khiển các nhóm quỹ đạo của các vệ tinh quân sự trong không gian thuộc Nga;

Kiểm soát không gian gần trái đất và liên tục thăm dò các khu vực của kẻ thù tiềm năng dưới sự hỗ trợ của các vệ tinh không gian;

Sẵn sàng phối hợp với hệ thống phòng thủ tại thủ đô Moscow để bẻ gẫy các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

Thành phần của lực lượng không gian Nga gồm: Các hệ thống phòng thủ tên lửa vũ trụ, Các trung tâm thử nghiệm vũ trụ quốc gia như Baikonur, Plesetsk, Svabotdu; Trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm và kiểm soát không gian Titov; Căn cứ điều khiển và vận hành các thiết bị không gian; Trường đào tạo quân sự không gian và các đơn vị bảo đảm, bên cạnh đó lực lượng không gian có biên chế quân số hơn 100.000 người.


Sơ đồ hệ thống các vệ tinh thuộc kiểm soát của lực lượng không gian Nga.


Vũ khí chính trang bị cho lực lượng này bao gồm các loại vệ tinh trinh sát, các trạm kiểm soát điện tử và tình báo điện tử, hệ thống truyền thông và các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu gồm khoảng 100 thiết bị, tên lửa các lớp gồm tên lửa hạng nhẹ như Start-1, Kosmos-3M, Cyclone-2, Cyclone-3, Rockot, tên lửa hạng trung như Soyuz U, Soyuz 2, Lightning-M và hạng nặng như Proton K, Proton M.

Bên cạnh đó lực lượng không gian Nga còn được trang bị các tổ hợp phương tiện kiểm soát vũ trụ mặt đất tự động như Naku SC, hệ thống chỉ huy Taman Base, Pheasant, hệ thống radar Kama, một hệ thống quang học lượng tử Sazhen-T, một trạm tiếp nhận và thu thập dữ liệu mặt đất Nauca-M 04, trạm radar DON 2H, DTV, Volga, Voronezh M và các tổ hợp quang học điện tử không gian OKNO.

Ngoài ra, lực lượng này còn được bổ sung thêm hệ thống phòng thủ tên lửa của thành phố Moscow A-135. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa hạt nhân tấn công vào thủ đô nước Nga và các khu trung tâm công nghiệp, tiếp đến là việc triển khai 68 tên lửa 53T6 Gazelle được dùng để đánh chặn trong các cuộc tấn công trong không gian có căn cứ chỉ huy ở thành phố Solnechnogorsk.

Các căn cứ của Lực lượng Không gian được triển khai trên toàn bộ lãnh thổ của Nga và khu vực biên giới. Ở nước ngoài, Nga cũng triển khai một số căn cứ tại Belarus, Azerbaijan, Kazakhstan, Tajikistan.

[BDV news]


>> 'Lá chắn' tên lửa của châu Âu kiểu Nga



Trung tướng Oleg Ostapenko đã trình bày đề nghị mới của Nga đối với hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu trong tương lai.



Nga và NATO đã đồng ý hợp tác trong kế hoạch lá chắn tên lửa châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh tại Lisbon vào tháng 12/2010.

Tuy nhiên, NATO muốn thiết lập hai hệ thống riêng rẽ trong khi mong muốn của Nga là xây dựng một hệ thống liên hợp với khả năng phối hợp tác chiến toàn diện.

“Chúng tôi đã sẵn sàng cùng với các chuyên gia NATO phát thảo ra “kiến trúc cơ bản” của hệ thống này. Thiết kế sẽ là tập hợp của các ý tưởng và sự chọn lựa kỹ càng những vị trí bố trí radar, tên lửa đánh chặn và trung tâm điều khiển, xử lý dữ liệu”, ông Ostapenko nói trong cuộc họp báo với tờ Nhật Báo Izvestia.



Hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu là một vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong vài năm trở lại đây.


Theo ông Ostapenko, việc xây dựng hệ thống chung bao gồm nhiều bộ phận nhỏ cấu thành sẽ hợp lý và kinh tế hơn cả. Theo đó, mỗi quốc gia sẽ chịu trách nhiệm đánh chặn và phá hủy tên lửa trong những khu vực được giao.

Nga sẵn sàng xây dựng “lá chắn tên lửa” tại khu vực Đông Âu, biển Đen, biển Barents và Baltic. Thêm nữa, Nga muốn mọi hoạt động triển khai tên lửa đều phải được phối hợp bởi một trung tâm chỉ huy và hệ thống sự lý dữ liệu duy nhất.

“Để đảm bảo sự tin cậy và trao đổi thông tin minh bạch, Việc xây dựng trung tâm xử lý dữ liệu hoạt động song song với trung tâm chỉ huy hoạt động phóng tên lửa là vô cùng cần thiết”, tướng Ostapenko cho biết.

Ngoài ra, một điều kiện của phía Nga đề ra là các chuyên gia của nước này phải được tham gia vào công tác điều hành hai trung tâm đầu nãocủa hệ thống. Nhiệm kỳ điều hành sẽ được luân phiên giữa các quốc gia thành viên.

[BDV news]


>> Yếu tố ngoại trong việc hiện đại hóa Hải quân Ấn Độ



Ấn Độ đang hợp tác với Nga, Đức, Hàn Quốc nhằm hiện đại hóa hải quân, cân bằng sức mạnh trên biển với Trung Quốc.



Nhờ Nga cải tạo tàu sân bay
Để chuẩn bị điều hành tàu sân bay Gorshkov sẽ được Nga bàn giao vào năm 2012, Hải quân Ấn Độ vừa cử một đoàn 150 người gồm kỹ thuật viên, quản lý và thủ thủ sang Nga để thực tập. Ấn Độ đã chi cho Nga 67,5 triệu USD cho việc huấn luyện thủy thủ của tàu này. Dự kiến có khoảng 1.500 thủ thủy sẽ làm việc trên tàu sân bay Gorshkov.

Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ, năm 2004, Nga và Ấn Độ ký một thỏa thuận, theo đó, Nga sẽ sửa chữa và bàn giao con tàu Gorshkov với giá 974 triệu USD cho nước này, nhưng sau đó phía Nga yêu cầu trả thêm. Công việc sửa chữa bị trì hoãn cho đến khi hai bên thỏa thuận một giá mới là 2,33 tỷ USD.



Tàu sân bay Gorshkov, và sắp tới chính thức mang tên INS Vikramaditya.


Hải quân Ấn Độ cũng đã đặt hàng trị giá 526 triệu USD để mua 16 máy bay MiG-29K. Phía Nga đã bắt đầu chuyển giao vào năm 2010 và đang được đỗ gần bờ biển Goa. Dự kiến những chiếc máy bay này sẽ được đưa vào hoạt động trên tàu sân bay do Nga cải tiến, sau khi đổi tên là INS Vikramaditya. Hiện Ấn Độ có một tàu sân bay là INS Viraat, và đang đóng mới một tàu khác là Tàu phòng không (Air Defense Ship) dự kiến sẽ đưa vào sử dụng năm 2014.

Nhờ Đức nâng cấp tàu ngầm
Do công việc đóng tàu ngầm theo thiết kế của Pháp bị chậm. Ấn Độ quay lại quyết định cách đây 11 năm, nhờ Đức nâng cấp 4 tàu ngầm cho hải quân. (*)

Dự kiến, New Delhi phải chi phí khoảng 500 triệu USD để nâng cấp 4 tàu ngầm lớp T-1500 của hãng HDW, trong đó, có trang bị thêm hệ thống điều khiển vũ khí, kết nối dữ liệu, ngư lôi và tên lửa mới.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ muốn những tàu ngầm của Đức được nâng cấp tại các xưởng ở Ấn Độ với sự trợ giúp kỹ thuật từ công ty HDW.

Hải quân Ấn Độ hiện chỉ có 14 chiếc tàu ngầm còn sử dụng được so với 21 chiếc trong những năm 1980. Trong khi đó, đội tàu ngầm của Trung Quốc, kể cả các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân ngày một tăng nhanh về số lượng.

Ngoài khó khăn về việc đóng tàu Scorpene, hải quân còn gặp phải sự chậm trễ trong việc mua thêm các tàu ngầm có động cơ AIP. Ấn Độ dự kiến sẽ mời các công ty sản xuất tàu ngầm tham gia đấu thầu vào dự án điểm, còn gọi là Dự án 751) trong vòng 3 tháng tới.

Các tàu ngầm lớp T-1500 được đóng theo một thỏa thuận ký năm 1983, trị giá 89 triệu USD. Các xưởng đóng tàu của công ty HDW ở Đức đã đóng 2 tàu, mỗi tàu mất 56 tháng, hai tàu khác họ thuê bên ngoài đóng, một cái mất 96 tháng và cái kia mất116 tháng.

Cuối thập niên 1980, New Delhi đã từng HDW vào "sổ đen" vì có tin đồn xảy ra tham nhũng trong khi ký hợp đồng. Lệnh cấm sau đó được hủy bỏ sau khi quá trình điều tra hoàn tất.

Thuê Hàn quốc đóng tàu quét mìn
Ấn Độ sẽ gửi đơn hàng tới một xưởng đóng tàu Hàn Quốc để đóng 8 tàu quét mìn cho hải quân, nhằm nâng cấp đội tàu hiện tại thành các tàu đặc chủng trong lĩnh vực này.


Tàu quét mìn lớp Pondicherry.


Bộ quốc phòng Ấn Độ đã "chấm" Công ty Kangnam có trụ sở tại Pusan vì có đơn chào thấp nhất và có đủ khả năng về kỹ thuật để thực thi hợp đồng sau khi công ty Intermarine của Italy bị loại cùng với một số công ty khác. Tuy giá cuối cùng chưa được tiết lộ, nhưng rất có thể là giá đóng mỗi tàu vào khoảng 670 triệu USD.

Là một bên đóng tàu quét mìn (MCMV), Kanganam sẽ được yêu cầu đóng mới 2 chiếc đầu tiên. Sau đó Công ty đóng tàu Goa (Ấn Độ) sẽ được phép ủy quyền đóng 6 tàu quét mìn còn lại theo phương thức chuyển giao công nghệ.


Hai căn cứ hải quân chính của Ấn Độ.


Hiện nay Hải quân Ấn Độ chỉ có một đội tàu quét mìn gồm 12 chiếc lớp Pondicherry/Karwar được phân chia đều cho hai khu vực Tư lệnh hải quân phía Tây có căn cứ tại Mumbai và Tư lệnh phía Đông có căn cứ tại Visakhapatnam.

Các tàu quyét mìn lớp Pondicherry/Karwar, được đóng vào những năm 1970 và 1980 hiện sắp hết hạn sử dụng và cần được thay thế trong thập niên này.

Công ty Kangnam sẽ bàn giao cho hải quân Ấn Độ hai tàu đầu tiên trước năm 2016, còn công Công ty đóng tàu Goa sẽ hoàn thành hợp đồng của mình trước năm 2018.

Hải quân Ấn Độ cũng đang cân nhắc mua thêm 2 tàu quét mìn đang sử dụng lớp Osprey của Mỹ, được Hải quân Mỹ bán sau khi được Quốc hội Mỹ cho phép giao thương với “các nước thân thiện.” Tháng 4/2005 Ấn Độ tỏ ý muốn mua lại hai tàu quét mìn này của Mỹ nhưng phải tới năm 2010 chính quyền Obama mới có câu trả lời chính thức.

(*) Năm 2000, Hải quân Ấn Độ đã phải hoãn việc nâng cấp tàu ngầm T-1500 và quyết định mua các tàu ngầm Scorpene. Những tàu ngầm này đã không được sửa chữa trong mấy năm qua.

Các tàu ngầm theo thiết kế của Pháp giờ đây được đặt trong kế hoạch hoặc đang được hãng Mazagon Docks (MDL) có trụ sở ở Mumbai chế tạo theo giấy phép, đã bị chậm hơn kế hoạch ít nhất là 3 năm.

Theo một hợp đồng ký năm 2005 với Pháp có trị giá 3,9 tỷ USD, việc đóng mới 3 tàu ngầm Scorpenes dự kiến được tiến hành vào các thời điểm: chiếc thứ nhất vào tháng 12/2006; chiếc thứ 2 vào tháng 12/2007 và chiếc thứ 3 vào tháng 8/2008.

Theo hợp đồng, mỗi năm MDL sẽ giao cho phía Ấn Độ 1 tàu, bắt đầu từ năm 2012. Nhưng giờ đây chiếc tàu thứ nhất sẽ được bàn giao vào năm 2015.

[BDV news]


>> Xu hướng tiến công tầm xa của Mỹ



Không quân Mỹ đang phát triển về chất và lượng nhằm thực hiện các đòn tiến công tầm xa trong thời gian vỏn vẹn 10 phút.



Không quân Mỹ (USAF) đã đề ra các kế hoạch xây dựng lực lượng tiến công chiến lược tầm xa có đủ khả năng:

+ Giành quyền chủ động, là lực lượng tham chiến đầu tiên;

+ Lựa chọn mục tiêu kỹ, tiến công có trọng điểm;

+ Đảm trách nhiều loại hình tiến công;

+ Chi viện hỏa lực cho lực lượng mặt đất.

Mục đích là đáp ứng với yêu cầu tác chiến hiện đại, ứng phó với mọi mối đe doạ đến an ninh quốc gia và đảm bảo khả năng tiến công mục tiêu di động và mục tiêu kiên cố dưới mặt đất, rút ngắn thời gian chu kỳ bình quân tiến công và tiêu diệt mục tiêu hiện nay từ 45 phút xuống trong vòng 10 phút, đặc biệt là các mục tiêu quan trọng có tính nhạy cảm mạnh về thời gian của đối phương,




Minh họa nguyên lý làm việc của Radar khẩu độ tổng hợp.



Máy bay tấn công không người lái X-45.


Phát triển phương tiện tiến công tầm xa
USAF sẽ đẩy mạnh phát triển nhiều loại phương tiện tiến công tầm xa, nâng cao khả năng sống sót và uy lực tiến công, với những biện pháp chủ yếu sau:

Nâng cấp máy bay tiến công:

Các máy bay tiến công sẽ được trang bị radar khẩu độ tổng hợp (SAR) và thiết bị chỉ thị mục tiêu di động, máy tính thế hệ mới và hệ thống điều khiển hoả lực.

Trong năm 2011, công tác nâng cấp radar và hệ thống vũ khí mới sẽ hoàn thành, nâng cao hơn nữa độ chính xác và tốc độ tiến công của máy bay.

Dự kiến, đến năm 2015, khả năng tình báo, giám sát và trinh sát của máy bay Mỹ sẽ được cải thiện toàn diện, trở thành phương tiện tác chiến tích hợp tình báo, trinh sát và tiến công thành một thể thống nhất.

Phát triển máy bay tiến công tầm xa mới:

Loại máy bay mới này là một bộ phận của kế hoạch phát triển lực lượng tiến công tầm xa, tới 2.700km, có thể mang hơn 30 quả bom đường kính nhỏ (SDB) được dẫn đường chính xác; USAF dự kiến sẽ đưa vào trang bị 150 chiếc.

Ngoài ra, Mỹ còn có ý định phát triển máy bay chiến đấu liên quân không người lái (J-UCAV) trên cơ sở của máy bay chiến đấu không người lái X-45, X-47.

Máy bay J-UCAV hãng Boeing sẽ được dùng cho các nhiệm vụ tiến công như chế áp phòng không đối phương (SEAD), tác chiến điện tử và các chiến dịch liên hợp. Đây là sự kết hợp các chương trình trước đây do DARPA, USAF, Boeing, Hải quân Mỹ, Northrop Grumman tiến hành.

Phát triển máy bay vũ trụ ngoài tầng khí quyển

Máy bay vũ trụ có tốc độ phản ứng nhanh, có thể tiến công bất cứ mục tiêu nào trên trái đất sau khi nhận lệnh 2 giờ, vì thế USAF luôn chú trọng phát triển máy bay vũ trụ.

Để đáp ứng nhu cầu của cuộc chiến chống khủng bố, USAF đang thực hiện chương trình Triển khai và tung phóng sức mạnh từ đất Mỹ - FALCON (Force Application and Launch from Continental United States).


Minh hoạt phương tiện bay của chương trình FALCON.


Phát triển hệ thống trinh sát, giám sát, giành và giữ vững ưu thế thông tin trên chiến trường

Tập trung phát triển hệ thống trinh sát vệ tinh hình ảnh, vệ tinh của USAF sẽ phát triển theo hướng tiểu hình hóa, ứng dụng kỹ thật đa tần và siêu cao tần, có thể thám sát được mục tiêu di động trên mặt đất.

Vệ tinh hình ảnh thế hệ thứ 6 là vệ tinh hình ảnh radar Lacrosse, trên vệ tinh có lắp radar khẩu độ tổng hợp SAR có độ phân giải 0,3-1 m, có thể trinh sát trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm.


Bản thiết kế Radar Lacrosse.


Để thích ứng với nhu cầu của cuộc chiến chống khủng bố, xu thế phát triển trong tương lai của vệ tinh USAF là:

Phát triển vệ tinh radar vũ trụ nhằm phát hiện và theo dõi mục tiêu di động trên mặt đất có tốc độ 4-100 km/h, trong phạm vi toàn cầu, cả ngày lẫn đêm.

USAF có kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD để phát triển loại vệ tinh này, đến năm 2021 bố trí các radar vũ trụ cải tiến, cuối cùng bố trí 8-12 vệ tinh này trên vũ trụ, để giám sát toàn cầu.

Phát triển vệ tinh trinh sát hình ảnh đa tần và siêu cao tần chủ yếu dùng để thám sát mục tiêu được ngụy trang, trên mặt đất, bao gồm vũ khí sát thương hàng loạt (vũ khí hạt nhân, sinh học, và hóa học).

USAF cho biết, trong 5 năm tới sẽ nghiên cứu chế tạo thành công vệ tinh trinh sát đa tần và trong 10 năm tới sẽ nghiên cứu chế tạo thành công vệ tinh trinh sát siêu cao tần, kế hoạch đến trước năm 2024 bố trí vệ tinh giám sát siêu cao tần.

Phát triển “vệ tinh công nghệ thế kỷ 21”: USAF cho biết loại vệ tinh này là “vệ tinh mini” hoặc “vệ tinh ảo”. Trên mỗi vệ tinh được lắp một máy thu kép ổn định hình ảnh, không những có thể thu được tín hiệu phản hồi do nó tự phát ra mà còn có thể thu được tín hiệu từ các vệ tinh mini khác, để có được độ phân giải cao.

Tăng cường năng lực thông tin liên lạc, chỉ huy, kiểm soát, cải thiện năng lực tiến công tức thời

Năng lực thông tin liên lạc chỉ huy kiểm soát mạnh hay yếu quyết định trực tiếp đến năng lực tiến công tức thời. Để nâng cao hơn năng lực này, USAF sẽ chú trọng tăng cường xây dựng năng lực thông tin liên lạc, chỉ huy, kiểm soát.

Cải tạo đường link dữ liệu L-16 cho tất cả các máy bay chiến đấu chủ yếu: Đường truyền dữ liệu L-16 là thiết bị quan trọng thực hiện kết nối giữa các nguồn thông tin, trung tâm chỉ huy, kiểm soát, máy bay và tên lửa, là phương thức quan trọng để cải thiện năng lực tiến công tức thì. Để nâng cao năng lực này trong tương lai, Mỹ sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi sử dụng đường truyền dữ liệu này.


Máy bay trinh sát điện tử RC-135.



Bên trong máy bay RC-135.


Phát triển “máy bay chỉ huy kiểm soát có nhiều thiết bị cảm biến” E-10: Loại máy bay này sẽ trở thành máy bay chỉ huy kiểm soát thế hệ sau, tích hợp được tính năng của các máy bay chỉ huy cảnh báo sớm E-3, JSTAR E-8 và máy bay trinh sát điện tử RC-135.

Theo ý tưởng của USAF, ngoài những tính năng trên, E-10 còn có khả năng chỉ huy, kiểm soát máy bay không người lái, phối hợp với radar trên vũ trụ và hệ thống tình báo, trinh sát giám sát.


Tên lửa không đối đất JASSM AGM-158.



Bom đường kính nhỏ SDB.



Bom xuyên hạng nặng EGBU-28.


Đẩy nhanh phát triển các hệ thống vũ khí hàng không, cải thiện hiệu quả tiến công Hệ thống vũ khí trên máy bay là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả tác chiến nên được USAF hết sức coi trọng. Tư duy cơ bản là phát triển theo hướng độ chính xác cao, uy lực lớn, tầm bắn xa, tác chiến trong mọi thời tiết và tiểu hình hóa, cụ thể:

Phát triển tên lửa hành trình không-đối-đất tàng hình tầm xa, tăng cường năng lực đột kích tầm xa. Tên lửa hành trình mà USAF phát triển chủ yếu là JASSM AGM-158.

Cải tiến vũ khí có điều khiển chính xác bằng vệ tinh, nâng cao khả năng chống nhiễu. Hiện nay, USAF chủ yếu sử dụng 2 biện pháp là cải tạo thiết bị chống nhiễu và lắp thêm hệ dẫn dự bị.

Phát triển vệ tinh dẫn đường thế hệ mới: USAF đang phát triển vệ tinh dẫn đường kiểu GPS III có tính năng ưu việt hơn là Pathfinder, có khả năng chống nhiễu cao gấp 100 lần, dự kiến đến năm 2014 sẽ vào sử dụng.

Phát triển bom đường kính nhỏ (SDB), tăng số lượng bom trên máy bay. Trọng lượng của bom SDB là 125kg, nhưng uy lực có thể bằng, thậm chí còn vượt cả bom JDAM có trọng lượng 908kg; dự kiến trang bị cho các loại máy bay chiến đấu thông thường F-15E, F-16, máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 và máy bay không người lái, trở thành vũ khí có điều khiển chính xác chủ yếu của USAF trong tương lai.

Phát triển bom xuyên có điều khiển chính xác hạng nặng EGBU-28, nâng cao năng lực tiến công mục tiêu kiên cố ngầm dưới đất. Do đối thủ tác chiến ngày càng chú trọng phòng vệ các công trình trọng yếu như sở chỉ huy kiểm soát ngầm dưới đất nên USAF phát triển loại bom xuyên hạng nặng EGBU-28 để tiến công hủy diệt công sự kiên cố của đối phương.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang