Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Chiến tranh Triều Tiên

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

>> Sức mạnh thật sự của hệ thống phòng không Triều Tiên?

Mặc dù trang bị vũ khí đã lỗi thời, song hệ thống phòng không Triều Tiên vẫn có thể ‘hoàn thành’ các nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp, đó là đánh giá của Mil.eastday.com, một trang web của Trung Quốc. Vậy sức mạnh thật sự hệ thống "canh trời" của Triều Tiên mạnh tới đâu?

>> Tên lửa S-200 : Rồng lửa canh trời của Triều Tiên
>> Triều Tiên có thể vít cổ B-52 như Việt Nam? 


Quá khứ vinh quang

Bằng những vũ khí của thời Liên Xô, hệ thống phòng không Triều Tiên cũng đã làm Không lực Hoa Kỳ có những ký ức buồn.

Ngày 18/4/1990, máy bay trực trăng trinh sát hạng nhẹ OH-58B của quân đội Mỹ đã “phá vỡ” đường ranh giới quân sự hai miền Nam-Bắc (còn được biết đến là vĩ tuyến 38) và đã bị trúng đạn pháo phòng không của Quân đội Triều Tiên. Máy bay đã phải hạ cánh bắt buộc, hai phi công sống sót và bị bắt làm tù binh. Các phi công đã được trao trả sau khi có công hàm chính thức từ phía Hoa Kỳ.

Sau đó 13 năm, vào ngày 03/3/2003, máy bay trinh sát điện tử RC-135 cất cánh từ căn cứ trên lãnh thổ Nhật Bản và tiến đến cách bờ biển Triều Tiên 240 km với mục đích quan sát việc bố trí các hệ thống tên lửa của “Miền Bắc”. Ngay lập tức hai chiếc MiG-23 và một MiG-29 cất cánh đánh chặn. MiG-29 đã bay “rất sát” với máy bay do thám của đối phương, buộc RC-135 phải “bỏ chạy trong nỗi khiếp sợ” về phía Nhật Bản.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không Triều Tiên - Ảnh: Chinamil

Hệ thống phòng không "toàn Nga"

Triều Tiên là quốc gia có hệ thống phòng không rất hùng hậu với 300 bệ phóng tên lửa, bao gồm 240 SAM-2, 36 SAM-3 và 24 SAM-5 (S-200) đã từng tham chiến trên các chiến trường Trung Đông, Việt Nam, Nam Tư và được bố trí trên khắp lãnh thổ, nhất là gần khu phi quân sự và thủ đô Bình Nhưỡng.

Hệ thống phòng không SAM-2 được đưa vào Triều Tiên từ những năm 1964. SAM-2 có chiều dài 10,9 m, đường kính 0,65 m, trọng lượng 2.160 kg, tên lửa có tốc độ Mach 3, có thể phá hủy mục tiêu xa từ 13-35 km, độ cao mục tiêu từ 3-22 km. SAM-2 là một trong những vũ khí đã làm thất bại mưu toan của Mỹ ở Việt Nam. Thế nhưng, tổ hợp SAM-2 không có tính cơ động cao và cũng dễ bị “tổn thương” trong chiến tranh điện tử.

SAM-3 là hệ thống phòng không thế hệ thứ ba của Liên Xô, được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên không tầm thấp, ngoài ra cũng có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Chiều dài của SAM-3 là 5,95 m, tốc độ tối đa Mach 2, tấn công mục tiêu bay từ 20 m đến 8.000 m.

“Rồng sát thủ” S-200 là “át chủ bài” hệ thống phòng không Triều Tiên, được Liên Xô chuyển giao từ năm 1987, bố trí gần khu phi quân sự và thủ đô Bình Nhưỡng. SAM-5 có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 250-300 km và độ cao lên đến 40 km, tên lửa nặng tới 7,1 tấn, dài 10,8 m, được kết nối với 4 động cơ đẩy.

Tuy nhiên là tên lửa tầm xa nên khi mục tiêu lọt vào sau 60 km thì SAM-5 “bó tay”, mặt khác SAM-5 chỉ có thể “hạ” mục tiêu có tính cơ động không cao như máy bay ném bom chiến lược, khả năng kháng nhiễu kém. Nhưng nếu có chiến thuật, cách đánh hợp lý thì vẫn có thể bắn hạ những máy bay tối tân của đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Triều Tiên sở hữu khoảng 40 tiểu đoàn (240 bệ phóng) tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2)

Trong những năm 80 thế kỷ trước, Triều Tiên đã sản xuất hàng loạt hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) SA-7, chính là tên lửa vác vai 9K32 Strela-2 của Liên Xô. SA-7 nặng 14,5 kg, đường kính 0,72 m, trọng lượng 0,87 kg, tấn công mục tiêu tầm xa 3.400 m và độ cao 1.200 m. Đặc biệt của tên lửa này là nó tự hủy sau 14 giây nếu không trúng mục tiêu. Với thiết kế đơn giản, cho phép người lính có thể sử dụng thành thạo chỉ sau một ngày tìm hiểu.

Ngoài ra, trong biên chế của lực lượng phòng không Triều Tiên còn có MANPADS SA-16, có chiều dài 1,67 m, đường kính 0,72 m, trọng lượng 10,8 kg, tốc độ tối đa 880 m/s, có thể tấn công mục tiêu trong khoảng cách từ 600-8.000 m, độ cao mục tiêu từ 10-3500 m. MANPADS SA-16 tham chiến đầu tiên vào năm 1991 trong cuộc chiến vùng Vịnh, đã bắn hạ 8 máy bay ném bom A-10 và 4 máy bay chiến đấu đa chức năng AV-8. Chính những tổ hợp tên lửa này đã bắn rơi một số máy bay và trực thăng của Nga trong cuộc chiến tại Chechnya.

Lực lượng trên không “khủng”

Không quân quân đội Triều Tiên có 80.000 người, biên chế trong 3 trung đoàn máy bay ném bom hạng nhẹ, 6 trung đoàn máy bay ném bom và 10 trung đoàn máy bay chiến đấu.

Tổng số máy bay của không quân Triều Tiên là 1.500 máy bay các loại, trong đó 690 máy bay chiến đấu, bao gồm 80 máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28 và Yak-28, tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ có 110 MiG-17, 130 MiG-19, 130 MiG-21, 46 tiêm kích đánh chặn MiG-23, 40 tiêm kích hiện đại thế hệ thứ 4 MiG-29 có sức mạnh tác chiến hùng mạnh, 36 máy bay ném bom Su-25 và trực thăng Mi-24.

Vũ khí chính trên các máy bay chiến đấu là tên lửa dẫn đường AA-2 (K-13), AA-7 (R-23) và AA-11 (R-60) với tổng số lượng vào khoảng 1.000 tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mig-29 - Loại tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Triều Tiên

Năm 1999, Triều Tiên mua 40 máy bay MiG-21 đã qua sữ dụng của Kazakhstan với mục chính là “tìm kiếm” phụ tùng thay thế. Khả năng vận tải đường không của Quân đội Triều Tiên “giao phó” cho 300 máy bay, bao gồm các loại An-24, IL-14, IL-18, IL-62, Tu-134 và TU-154.

Ngoài ra còn có 283 máy bay trực thăng, chủ yếu là Heu-500D, Mi-2, Mi-8, Mi-17. Hệ thống máy bay huấn luyện có tất cả 283 máy bay, cơ bản là MiG-21 và Yak-18.

Là lực lượng hùng hậu, song tính sẵn sàng và sức mạnh chiến đấu của những máy bay, vũ khí kèm theo cũng như khả năng hợp đồng tác chiến của lực lượng Không quân Triều Tiên đến đâu sẽ là một bài toán khó cho các chuyên gia quân sự nước ngoài.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

>> Chống đổ bộ đường biển trong nửa đầu thế kỷ 21


Theo nhật xét của đại đa số các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực quốc phòng an ninh, trong nửa đầu thế kỷ 21, những nguy cơ tiềm ẩn làm mất ổn định sẽ hình thành trên các vùng nước ven bờ biển khoảng từ 200 – 300 km và các quần đảo, hải đảo. Không phải là tình cờ khi Lầu Năm góc quyết định tái cơ cấu các lực lượng vũ trang với nhiệm vụ sẵn sàng vô hiệu hóa mọi nguy cơ mất an ninh quốc gia từ hướng biển. Sự quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ vùng biển và hải đảo của Liên bang Nga không phải là vấn đề phải tranh luận, bởi vì phần lớn biên giới và lợi ích kinh tế của quốc gia chạy dài trên sóng nước của các đại dương.


Từ đại dương đến bờ biển. Nhiệm vụ chống đổ bộ đường biển và những vấn đề cấp thiết yêu cầu đổi mới.
Nếu tính đến những kinh nghiệm chiến trường trong chiến tranh Iraq, vào giai đoạn đầu tiên, khi chính quyền Thổ Nhĩ kỳ không đồng ý cho Mỹ mở đường bay cho máy bay quân Đồng minh trên không phận nước mình, còn Jordan thì không cho Mỹ được sử dụng các sân bay trên lãnh thổ, vì vậy, các chuyên gia chiến lược quân sự Mỹ đã tìm ra giải pháp, đóng những chiếc tầu dạng kho – cầu tầu nổi khổng lồ, có lượng giãn nước từ 62 – 68 nghìn tấn, có chiều dài lên đến 959 – 1011 ft và có khả năng cơ động với tốc độ 24 knots. Đây thật sự là một hòn đảo nhỏ biết bơi, mang trong mình nó kho tàng quân sự và các hầm chứa máy bay cất cánh thẳng đứng. nhưng chiếc tầu vận tải đổ bộ khổng lồ này thay thế các tầu vận tải thông thường phải bốc hàng lên tầu sớm trước thời gian, do các loại tầu vận tải đổ bộ này có rất nhiều khả năng công tác trên biển, rất ít phụ thuộc vào các căn cứ trên bờ biển và có thể đảm bảo năng lực tác chiến của các lực lượng viễn chinh tác chiến xa bờ ổn định và hiệu quả. Đồng thời, Lầu Năm góc cũng đặc biệt quan tâm đến khả năng cơ động tác chiến của các sư đoàn quân viễn chinh, đặt khả năng cơ động viễn chinh đến một quân đoàn lính thủy đánh bộ (150 nghìn sĩ quan và binh sĩ).

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trong chiến dịch đổ bộ Wonsan. Chiến tranh Triều Tiên năm 1950


http://nghiadx.blogspot.com
Biên chế lực lượng Liên đoàn viễn chinh hỗn hợp tấn công ESG


Liên đoàn viễn chinh hỗn hợp tấn công chủ lực binh chủng hợp thành (ESG) của hải quân Mỹ được triển khai trên biển Thái bình dương, Địa Trung hải và Ấn độ dương. Trong giai đoạn hiện nay người Mỹ có thể tổ chức 12 Liên đội viễn trinh hỗn hợp tấn công chủ lực ESG và 11 Liên đoàn tầu sân bay tấn công. Số lượng các liên đoàn của hạm đội có thể lên đến 37 – 38 dựa trên yêu cầu nhiệm vụ và mục đích biên chế Liên đoàn. Theo tính toán của các chuyên gia quân sự nước ngoài, để vận chuyển vượt biển một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cần khoảng 3-5 tầu đổ bộ và tầu vận tải, một lữ đoàn viễn chính lính thủy đánh bộ cần khoảng 46 tầu đổ bộ và tầu vận tải, trong số đó có từ 3-5 tầu đổ bộ vận tải – cầu tầu đa nhiệm có khả năng mang theo máy bay trực thăng chiến đấu, 4 tầu đổ bộ - cầu tầu, 10 tầu vận tải đổ bộ và 12 tầu vận tải hàng hóa, phương tiện có khả năng đổ bộ. Hiện nay, lực lượng lính thủy đánh bộ của hạm đội trên Đại Tây dương và Thái bình dương có 43 tầu đổ bộ, trong đó có 12 tầu đổ bộ đa nhiệm, 2 kỳ hạm, 11 tầu đổ bộ - cầu tầu có khả năng chuyên chở máy bay trực thăng chiến đấu, 15 tầu vận tải đổ bộ - cầu tầu (đối với tầu đổ bộ đa nhiệm, sức chở là 1700 đến 1870 người, tầu vận tải đổ bộ - cầu tầu có sức chứa là 840 đến 950 binh sĩ và sĩ quan, tàu vận tải đổ bộ có sức chứa là 366 – 500 người, tầu đổ bộ xe tăng có sức chứa 400 binh sĩ và sĩ quan lính thủy đánh bộ.

Trung Quốc, với quân số hiện nay khoảng 2,480,000 người, trong giai đoạn sắp tới sẽ giảm biên chế xuống còn 500 000 quân tinh nhuệ, đồng thời tăng cương ứng dụng khoa học công nghệ cho tất cả các quân binh chủng lực lượng vũ trang, đặc biệt là Hải quân. Lực lượng lính thủy đánh bộ của Trung Quốc có 15 tầu đổ bộ hạng nặng chở xe tăng, 24 tầu hàng trung, 13 tầu đổ bộ hạng nhẹ, 44 xuồng đổ bộ và khoảng 10 tầu đổ bộ chạy trên đệm khí.

http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ chiến dịch đổ bộ của lính thủy đánh bộ Hồng quân Xô viết trong chiến dịch giải phóng Novorussia tháng 9 năm 1943


http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ lực lượng lính thủy đánh bộ Liên bang Xô viết đổ bộ lên đảo Sumy thuộc quần đảo Kuriin


Cũng trong giai đoạn hiện nay, cần phải nhận xét rằng, nước Nga hiện đại không đặt sự quan tâm nhiều lắm đến việc xây dựng đội ngũ chuyên gia chống các chiến dịch đổ bộ và các hoạt động đổ bộ của đối phương. Sẽ thật sự khó khăn để tưởng tượng, khi một sĩ quan mới tốt nghiệp Học viên khoa học quân sự cao cấp có thể tổ chức tiếp nhận, thu thập và xử lý thông tin liên kết phối hợp từ các đơn vị Biên phòng hoặc các đơn vị trinh sát, tuần tiễu ven biển, từ các sư đoàn phòng không, từ cơ quan trinh sát – tình báo hải quân của hạm đội và từ các đơn vị trinh sát của không quân trong một không gian thời gian thực. 

Trên bản đồ nào người sĩ quan đó sẽ thể hiện tình huống? Nếu như chúng ta không nhìn trước được tất cả các phương tiện truyền thông, thông tin đa phương tiện hiện nay và tích hợp nó trên bản đồ tác chiến cấp chiến thuật! Đồng thời, phép đo vẽ địa hình và hải hình trên các bản đồ địa hình và hải đồ khác nhau về cơ bản topographic và khó có thể trùng khớp lên nhau. 

Điều cơ bản là trong các cơ quan tham mưu của các đơn vị như các trung - lữ - sư đoàn bộ binh cơ giới, các sư đoàn không quân và phòng không, các lực lượng bộ đội biên phòng biển và bờ biển, lực lượng cảnh sát biển, các đơn vị và các hải đoàn của các hạm đội không có những sĩ quan tham mưu, chuyên nghiệp và sâu sắc trong lĩnh vực liên kết phối hợp các đơn vị trong một tổ chức hiệp đồng liên quân cấp chiến dịch - chiến thuật nhằm liên kết phối hợp thu thập thông tin, xử lý thống tin, đồng bộ hóa công tác điều hành tác chiến, thì mọi yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ là không thể. Sẽ không thể tin được nếu có một sĩ quan tốt nghiệp Học viện sĩ quan công binh có thể khi chuẩn bị chiến đấu chống đổ bộ (trên biển và hải đảo) có thể đưa những thùng casset thủy lôi tấn công đáy tầu lên một chiếc phà kiểu "tankist” và lắp đặt được số mìn đó lên các bãi cát ngầm của vùng nước nông nhằm chống các tầu đổ bộ đổ quân lên bờ, nêu như người sĩ quan ấy không được học tập dù chỉ là ngắn ngày với một chương trình rút gọn.

http://nghiadx.blogspot.com
Sa bàn diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011 Nga - Khazastan


http://nghiadx.blogspot.com
Xe thiết giáp lội nước vượt vùng nước cận bờ


http://nghiadx.blogspot.com
BTP-70pb cập bờ trong diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011


Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các sĩ quan và các vị tướng chỉ có thể trở thành chuyên gia tổ chức hiệp đồng tác chiến phòng thủ chống đổ bộ đường biển và hiệp đồng tác chiến đổ bộ đường biển sau 3 -4 năm liên tục tự học và rèn luyện trong môi trường thực tế hoạt động và làm việc, trong các đợt diễn tập thực binh cấp chiến thuật, chiến dịch – chiến thuật và chiến dịch với sự tham gia của các quân chủng như Lục quân, các liên đoàn chiến hạm các binh chủng trong hạm đội của Hải quân, các lực lượng của không quân và lực lượng phòng không quân binh chủng (phòng không chiến trường của hải quân và lục quân), hiệp đồng tác chiến với lực lượng bộ đội biên phòng biển, cảnh sát biển và các lực lượng vũ trang bán vũ trang nội địa khác, bao gồm cả dân quân tự vệ biển.

Trong các đợt diễn tập chỉ huy và tập huấn tham mưu, ngay cả những tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp, chỉ huy các quân đoàn, tập đoàn quân hoặc hạm đội, tổ chức điều hành một thế trận hiệp đồng quân binh chủng với khả năng phản ứng tức thời, nhanh chóng theo tình huống chiến trường thời gian thực là bất khả thi. Nhưng chương trình tập huấn chỉ huy, điều hành tác chiến trên bản đồ với các bộ tư lệnh quân binh chủng hoàn toàn không thể thay thế được những chương trình diễn tập đồng bộ hóa tác chiến phòng thủ chống đổ bộ và đổ bộ đường biển có sử dụng binh khí kỹ thuật và binh lực. Sự thiếu hụt giữa lý thuyết với thực hành tác chiến được thấy trong các đơn vị thuộc các quân binh chủng khác nhau, thực hiện nhiệm vụ trên các tuyến phòng thủ bờ biển, trên biển và trên các quần đảo, hải đảo, khi triển khai tổ chức nghiên cứu hiệp đồng tác chiến trong chiến dịch chống đổ bộ đường biển và đồng bộ hóa hoạt động tác chiến binh lực và hỏa lực, phương tiện chiến đấu của quân chủng Không quân, Hải quân, Lục quân, Biên phòng và cảnh sát biển. 

Có nghĩa là những hiểu biết về lý luận và thực tiễn liên kết phối hợp, theo lý luận quân sự cần được nghiên cứu trong các học viện và nhà trường quân binh chủng hoàn toàn chưa được đề cập đến trong bất cứ một chương trình nào. Hiểu biết và nắm chắc được tính năng kỹ chiến thuật của hạm đội, của không quân hải quân, của lực lượng không quân, lực lượng biên phòng và lực lượng cảnh sát biển, cơ cấu biên chế tổ chức lực lượng và vũ khí trang bị phương tiện chiến đấu "trên mặt bằng” hiệp đồng tác chiến theo một nhịp độ chung, dưới sự chỉ huy của một nhạc trưởng trong chiến dịch chống đổ bộ trên tất cả các cấp độ của không gian chiến trường hoặc là chiến dịch đổ bộ đường biển của lính thủy đánh bộ phối hợp với lực lượng bộ binh cơ giới, tăng thiết giáp và các cụm pháo binh chiến trường, nếu không có những đợt diễn tập và huấn luyện thực binh với sử dụng binh khí trang bị kỹ thuật, thậm chí bắn đạn thật sẽ hoàn toàn không thực tế và không có tính khả thi. 

Một điều tưởng chừng như rất vụn vặt là sự thiếu hiểu biết các thuật ngữ chuyên ngành cũng như ký tín hiệu của lực lượng Hải quân và ngược lại (những thuật ngữ cũng như kí tín hiệu của Lục quân), tạo ra những khó khăn trong công tác hiệp đồng tác chiến, liên kết phối hợp và hỏa lực tập trung từ nhiều hướng, đồng thời cũng gây khó khăn khi các tư lệnh trưởng và các chỉ huy trưởng đơn vị ra quyết tâm chiến đấu và liên kết phối hợp.

Hoặc một ví dụ khác: Trong giai đoạn ngày nay, chúng ta hoàn toàn không hi vọng rằng các loại tầu vận tải có lượng giãn nước khác nhau, hoặc một loại phương tiện vận tải cụ thể nào đó, tầu vận tải quy định theo biên chế động viên công nghiệp hoặc các loại tầu của các lực lượng bán vũ trang hoặc các đơn vị kinh tế…. được sử dụng để vận chuyển lực lượng binh chủng hợp thành của Hải quân trong các chiến dịch đổ bộ hoặc chuyển quân, sẽ được chuẩn bị sẵn sàng trong khoang tầu những bộ gá (theo quy định trước đây của Hội đồng bộ trưởng liên bang Xô viết theo pháp lệnh động viên công nghiệp) để có thể lắp đặt gường hoặc ghế cho lực lượng đổ bộ ngồi cũng như các bộ gá để lắp vũ khí trang thiết bị phục vụ đổ bộ.

Đương nhiên, dù có trong biên chế dự bị động viên và có thể sử dụng ngay tức khắc theo tình huống, nhưng những phương tiện này cũng không thể sử dụng cho đổ bộ hoặc tác chiến phòng thủ biển đảo được. Chúng ta hoàn toàn không thể đưa lên tầu vận tải một container tên lửa X-35 Bal – E nếu hệ thống radar trên tầu vận tải và những trang thiết bị trên tầu không đồng bộ và tương thích với hệ thống điều khiển hỏa lực tên lửa. Thực sự khó khăn khi một chỉ huy trưởng hoặc tư lệnh trưởng quân khu, vùng duyên hải có thể phối hợp với các lực lượng trên không, trên biển và lực lượng phòng thủ bờ biển tổ chức chuẩn một đoàn congvoa quân sự hải hành phục vụ mục đích tiếp cận mục tiêu đang bị uy hiếp trong thời gian chiến thuật cho phép. 

Ngoài ra, sẽ rất khó tin rằng Cơ quan tham mưu lực lượng liên quân chủng với chỉ huy trưởng là đại diện của lực lượng Hải quân có thể phân phối quản lý mục tiêu đồng thời điều phối, đồng bộ hóa hỏa lực từ nhiều chiều, nhiều hướng nhằm tăng cường tối đa hỏa lực tiêu diệt mục tiêu giữa lực lượng không quân, các chiến hạm pháo binh – tên lửa của cụm tầu hỏa lực yểm trợ chi viện, tên lửa - pháo binh bảo vệ bờ biển, pháo binh tên lửa chiến trường của lục quân trong một chiến dịch đồng bộ hiệp đồng tác chiến chống đổ bộ đường biển hoặc tổ chức đổ bộ phản công đánh chiếm lại một khu vực duyên hải, một cụm đảo hoặc một đảo bị đánh chiếm bởi lực lượng đổ bộ đường biển của đối phương trong điều kiện hiện nay, khi các hoạt động diễn tập thực tế chỉ được thực hiện trên bản đồ với sự giới hạn của các cơ quan tham mưu các đơn vị quân binh chủng khác nhau nhưng khá đồng thuận trong báo cáo thành tích đạt được.

Chiến dịch đổ bộ (chống đổ bộ) được tiến hành theo nguyên tắc hiệp đồng tác chiến là nỗ lực của các đơn vị binh chủng hợp thành của Lục quân và Hải quân phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị và phân đội chiến đấu của lực lượng Không quân và lực lượng Phòng không các cấp. Trong giai đoạn đánh chặn đòn tấn công đổ bộ của đối phương là lực lượng bộ binh, lính thủy đánh bộ tại chỗ kết hợp với lực lượng Biên phòng, lực lượng cảnh sát biển và bao gồm cả lực lượng dân quân tự vệ biển. Phụ thuộc vào không gian chiến trường và quy mô của chiến dịch đổ bộ, thứ tự quy trình tiến hành chiến dịch bao gồm có : lên kế hoạch tác chiến, đưa lực lượng đổ bộ lên các tầu đổ bộ và tầu vận tải, cơ động vượt biển, có thể diễn tập thử đổ bộ khi có điều kiện, đổ bộ đường biển và tác chiến trên bờ biển. Tương tự như vậy, chiến dịch chống đổ bộ đường biển cũng diễn ra với trình tự: phát hiện mục tiêu lực lượng đổ bộ, lên kế hoạch phòng thủ bờ biển, triển khai lực lượng đánh chặn ngăn không cho địch phát triển, triển khai lực lượng bao vây chia cắt, đánh chặn đường lực lượng tiếp viện và yểm trợ hỏa lực, tập trung lực lượng tiêu diệt địch trên bờ và đánh tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương trên vùng biển xâm nhập.

Để tiến hành các chiến dịch đổ bộ đường biển, nước Nga chưa đủ số lượng các tầu đặc chủng dành cho đổ bộ đường biển và các tầu vận tải chuyên dụng. Theo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho đến nay, Liên bang Nga có khoảng 32 tầu đổ bộ. Nhưng cũng cần nhớ rằng , sự thiếu hụt các phương tiện đổ bộ đặc chủng cũng không làm cho Liên bang Xô viết gặp khó khăn khi tiến hành chiến dịch "Anadyr” vào năm 1961 giai đoạn từ 12 tháng 7 đến 22 tháng 10 thực hiện chuyến đổ bộ liên lục địa đưa cụm lực lượng liên quân đổ bộ lên Cuba với đầy đủ vũ khí trang bị trên các tầu vận tải dân sự. Cũng có những ví dụ khác: sư đoàn bộ binh cơ giới số 33 từ quân khu Danhevostoc, tác giả đã phục vụ trong sư đoàn vào năm 1979 đã tổ chức và thực hiện thành công cuộc đổ bộ trên các tầu vận tải của công ty vận tải biển Danhevostoc vào vịnh Olga thuộc vùng duyên hải Primorski.

Tính toán các vấn đề có thể phát sinh trong nhiệm vụ đổ bộ và chống đổ bộ đối với chỉ huy trưởng đơn vị binh chủng hợp thành, cũng như tư lệnh trưởng Hạm đội Thái bình dương trong tiến trình lên kế hoạch đổ bộ, thực tế chuyển binh lực xuống tầu, hành quân vượt biển dưới sự uy hiếp và hỏa lực nhiều chiều, nhiều hướng của đối phương trong điều kiện tác chiến hiện đại và đổ bộ lực lượng bộ binh cơ giới trong các chương trình diễn tập bắn đạn thật, cho thấy có cơ sở lý luận và thực tiễn để thay đổi quan điểm về đào tạo, huấn luyện các chuyên viên - sĩ quan về các hình thức tác chiến đổ bộ đường biển và chống đổ bộ đường biển trong lực lượng lục quân và hải quân. Vấn đề đầu tiên và cũng là quan trọng nhất- tổ chức điều hành các cơ quan tham mưu tác chiến và các đơn vị quân binh chủng hợp thành, các phân đội thuộc quân binh chủng khác nhau trong chiến đầu. Vấn đề thứ hai – lập kế hoạch tổ hợp hỏa lực từ các phương tiện hỏa lực tiêu diệt mục tiêu trong các cấp độ của chiến dịch đổ bộ đường biển (tương tự như vậy đối với các cấp độ của chiến dịch chống đổ bộ đường biển).

Thực tế các hoạt động trong diễn tập cho thấy rằng, chưa có căn cứ cho rằng các vấn đề đặt ra đã được giải quyết triệt để trong gian đoạn ngày nay. Hiệp đồng tác chiến giữa lực lượng Lục quân và Hạm đội được thực hiện chỉ trên lý thuyết. Các sĩ quan chỉ huy từ cấp trung đội đến cấp quân đoàn không nắm chắc được tính năng kỹ chiến thuật và năng lực tác chiến của lực lượng tác chiến liên kết phối hợp trong hoạt động tác chiến cụ thể.

Chưa có được sự đồng bộ hóa và nhất thể hóa liên kết truyền thông giữa các lực lượng Hải quân, Không quân, Lục quân, sự thiếu hụt hệ thống nhận biết địch ta duy nhất tạo ra những vấn đề khó khăn nghiêm trọng cho công tác tổ chức hỏa lực tập trung tiêu diệt mục tiêu. Những thông tin trinh sát thu được từ hệ thống vệ tinh trinh sát và máy bay trinh sát các độ cao do thiếu hụt các trạm thu phát tín hiệu thông tin liên lạc trực tiếp trong các đơn vị của Lục quân và một số đơn vị ngay cả của Hải quân, của Biên phòng dẫn đến thông tin tiếp cận các đơn vị trực tiếp chiến đấu chậm đến hàng giờ và hàng ngày. Hệ thống radar trinh sát, cảnh báo sớm và theo dõi mục tiêu thông thường chỉ hoạt động cho những mục đích và phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chủ yếu của Không quân và Phòng không, không có khả năng chuyển tải thông tin đến các đơn vị trực tiếp chiến đấu của Lục quân, Hải quân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và tất nhiên, đến các đơn vị an ninh nội địa và dân quân tự vệ. Trong giai đoạn hiện nay, song hành cùng với bản đồ địa hình thông thường là bản đồ kỹ thuật số với rất nhiều các tính năng hiện đại, vượt trội, nhưng cả bản đồ địa hình, bản đồ vùng biển thông thường cũng như kỹ thuật số vẫn không tương thích và phù hợp lẫn nhau (trong khu vực tập kết lực lượng, đưa lực lượng đổ bộ lên tầu hoặc khu vực tiến hành chiến dịch đổ bộ) gây khó khăn cho công tác lên kế hoạch đổ bộ và điều hành chiến dịch.

Trong lực lượng lính thủy đánh bộ, sự không đồng nhất các loại tầu đổ bộ làm tăng thêm thời gian đưa binh lực và vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu lên tầu. Những khó khăn đó xuất hiện trực tiếp trong nội dung tính toán kế hoạch đưa binh lực xuống các phương tiện vận tải thông thường, được điều động và chuẩn bị bởi các sĩ quan hậu cần, kỹ thuật của các sư đoàn và quân đoàn, do những bài giảng và huấn luyện về cơ động trên các phương tiện đổ bộ đường thủy thông thường hoàn toàn không được đưa vào chương trình trong các trường sĩ quan và học viện lục quân. Trong các cơ quan tham mưu của các đơn vị chiến đấu hầu như không thừa ra đội ngũ sĩ quan tham mưu – tác chiến chuyên nghiệp trong lĩnh vực tổ chức đồng bộ hóa liên kết phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa các cụm đơn vị tham gia chiến dịch (ngay cả trong biên chế tổ chức của các tập đoàn quân binh chủng hợp thành, hoặc các liên đoàn chiến hạm binh chủng hợp thành của hải quân và hạm đội) chính vì vậy, công tác liên kết phối hợp, hiệp đồng tác chiến quân chủng thường được giao cho một sĩ quan bất kỳ.

Nhưng vấn đề nghiêm trọng đó cũng xuất hiện đối với các đơn vị binh chủng hợp thành, các phân đội phòng thủ biển đảo và bờ biển. Phòng thủ và Phản công chống lại lực lượng đổ bộ đường biển đối phương (thông thường được chuẩn bị kỹ lưỡng và có thời gian huấn luyện, diễn tập thực binh, có vũ khí trang bị, phương tiện tác chiến mạnh và hỏa lực tập trung nhiều hướng, nhiều chiều đã được chuẩn bị kỹ lưỡng trong hiệp đồng quân binh chủng) được coi là một trong những nhiệm vụ vô cùng khó khăn và phức tạp từ nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ các đơn vị binh chủng hợp thành được giao nhiệm vụ xây dựng tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp trong điều kiện thời binh, khu vực phòng thủ theo chiều dài và tầm xa tác chiến về hướng biển vô cùng phức tạp ngay cả trong trường hợp phòng thủ, không nói về khó khăn gặp phải khi ngăn chặn đối phương đổ bộ bám bờ. Hoàn toàn không có gì bí mật, vài trăm km bãi cát rộng ven biển hoặc đồi núi thấp – rừng cây ven bờ biển của vùng Viễn Đông, theo chỉ lệnh của Bộ quốc phòng và mệnh lệnh cấp quân khu trước đây, trên thực tế, hoàn toàn không thể che chắn được bằng hỏa lực của đơn vị được giao, chưa nói đến khả năng phòng thủ.

Đối với những hòn đảo hoặc quần đảo, điều đó càng thực sự khó khăn do hỏa lực đi cùng của các phương tiện phòng thủ không đủ để kiểm soát toàn bộ, hệ thống phòng thủ hoàn toàn nằm phơi trong tầm hỏa lực của vũ khí chính xác, khả năng tràn ngập của lực lượng đổ bộ đối phương hầu như không có phương án nào khả thi ngăn chặn được trong thời gian ngắn dưới sức ép hỏa lực tập trung của không quân hải quân đối phương, pháo hạm, pháo phản lực và tên lửa hải – đất liền. Kinh nghiệm các cuộc diễn tập cho thấy, các đơn vị binh chủng hợp thành của lục quân chỉ có thể phòng thủ ở nhưng khu vực xung yếu, có khả năng đổ bộ cao nhất của đối phương, các khu vực còn lại dọc bờ biển hầu như không có lực lượng đủ mạnh và hỏa lực đủ mạnh để ngăn chặn, tình huống trên cũng được đặt ra với những hải đảo, quần đảo, một số khu vực còn không có cả các đài quan sát, trinh sát radar hoặc các trạm quan sát bằng mắt thường. Tất nhiên, trong những điều kiện đó, khả năng có một tuyến phòng thủ biển đảo tin cậy và hiệu quả không thể đặt ra với bờ biển, hải đảo và quần đảo Liên bang. Hy vọng vào khả năng có được sự yểm trợ tích cực từ nhiều hướng trên không, trên biển, hỏa lực tên lửa - pháo bờ biển và pháo binh chiến trường là không thực tế. 

Chính vì vậy, nếu tính đên số lượng không đáng kể lực lượng các đơn vị phòng thủ bờ biển và hải đảo trong khu vực Viễn Đông và các đảo nhỏ, những vấn đề khá nghiêm trọng đã nêu trên sẽ phải có giải pháp về công nghệ. Đó là hệ thống quản lý chiến trường ( Chỉ huy điều hành, kiểm soát, truyền thông, công nghệ thông tin, trinh sát cảnh báo sớm và hệ thống quản lý thông tin) dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin, truyền thông kỹ thuật số đa phương tiện và hệ thống cảnh báo sớm đa nguồn tin, đa chức năng là điều kiện cấp thiết ngày nay. Song hành cùng với hệ thống điều hành tác chiến, yêu cầu cần có các trang thiết bị tự động hóa (thiết bị canh gác và cảnh báo sớm, máy bay trinh sát không người lái, hệ thồng trinh sát trên các phương tiện dân sự, đồng bộ với hiện đại hóa về công nghệ thông tin, trinh sát, chỉ thị mục tiêu cho lực lượng dân quân, tự vệ biển.

Từ những tổng kết khách quan thực tế về nhiệm vụ phòng thủ bờ biển và hải đảo. Những việc cấp thiết phải làm ngay: Thứ nhất là quyết định của Bộ trưởng bộ quốc phòng là chuẩn hóa, đồng bộ hóa cơ sở bản đồ địa hình vùng ven biển, lãnh hải và thềm lục địa, hệ thống bản đồ này là cơ sở đầu tiên cho nội dung công tác hiệp đồng quân binh chủng giữa các đơn vị lục quân phòng thủ bờ biển, các đơn vị lính thủy đánh bộ, các đơn vị hỏa lực của hạm đội và binh chủng pháo binh, tên lửa chiến trường trên cả công nghệ in ấn thông thường topographic và bản đồ kỹ thuật số digital. Chuẩn hóa hệ thống ký tín hiệu, nhận dạng mục tiêu và phân biệt địch ta trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện cho tất cả các lực lượng tham gia bảo vệ bờ biển và hải đảo: Lục quân, không quân, hải quân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển và lực lượng dân quân tự vệ biển đảo. 

Thứ ba, trong điều kiện hiện nay, thực hiện đồng bộ hóa trên nền tảng kỹ thuật số quản lý chiến trường, việc cơ cấu biên chế lại các cơ quan tham mưu cấp đơn vị binh chủng hợp thành sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng sẽ là không thừa nều biên chế một sĩ quan tham mưu được huấn luyện và chuẩn bị tốt, thực hiện thuần thục, nhuần nhuyễn nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với các lực lượng quân chủng khác trên hướng biển. Thứ tư là thực tế chiến tranh tương lai gần cho thấy, cần phải có một chương trình đầy đủ nhằm đào tạo và huấn luyện các sĩ quan – chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực đổ bộ đường biển và chống đổ bộ không – biển.

Những biến động phức tạp của quan hệ kinh tê – chính trị - quân sự hải dương không có điều kiện cho bất cứ một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm. Mọi hành động chuẩn bị cho thực tế xung đột và chiến tranh giới hạn trong khu vực nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc sẽ phản ánh mạnh mẽ trên tình hình địa chính trị khu vực lợi ích. Sẽ không có thời gian cho những bài học kinh nghiệm chiến trường. Những bài học phải được rút ra ngay từ tình hình thực tế chuẩn bị của các cường quốc biển và những hoạt động thực tế sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang Liên bang trên biển và hải đảo. Đồng bộ hóa công tác quản lý chiến trường biển đảo và nâng cao năng lực hiệp đồng tác chiến của các Quân chủng và lực lượng vũ trang, đó là nhiệm vụ khẩn cấp mà Hội đồng quốc phòng, Bộ quốc phòng liên bang với các quân chủng, các lực lượng vũ trang phải thực hiện hôm nay.

"Phà" Tankist thuốc hạm đội Biển Caspia ngày 18.11.42 bị nổ khi vận chuyển thuốc nổ, thùng thuốc nổ đã phá hủy toàn bộ con phá và 6 chiến sĩ hy sinh.

(Anatoly Tsyganok.
Giám đốc Trung tâm dự báo quân sự, thạc sĩ Khoa học quân sự)

(Theo nguồn tech.edu)

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

>> Khoảng tối sau 'nghĩa vụ thiêng liêng' ở Hàn Quốc



Những vụ bắn giết và tự sát xảy ra liên tục gần đây trong lực lượng thủy quân lục chiến của Hàn Quốc đã phơi bày những mặt trái của chính sách huấn luyện khắc khổ và kỷ luật từng là niềm tự hào của người dân nước này.


“Nếu ai cũng là lính thủy đánh bộ được thì tôi đã chẳng tham gia” – Đó là khẩu hiệu của các quân đoàn Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc, cho thấy ý thức của lực lượng này về vị trí ưu tú của mình tại một quốc gia mà hầu như mọi thanh niên khỏe mạnh đều phải phục vụ trong quân đội như một “nghĩa vụ thiêng liêng”.

Tuy nhiên giờ đây niềm kiêu hãnh đó, cùng với vấn đề kỷ luật trong quân đội Hàn Quốc nói chung đang bị đặt dưới ánh mắt dò xét đầy khó chịu của toàn xã hội sau những diễn biến vừa qua.

Hồi tháng 6/2011, một số lính thủy đánh bộ đã xả súng vào một máy bay chở khách đang tiếp cận sân bay Seoul vì tưởng nhầm đó là một máy bay của Triều Tiên. Vụ việc đã đặt dấu hỏi lớn về công tác huấn luyện cũng như mức độ sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị lính thủy đánh bộ.


http://nghiadx.blogspot.com

Một buổi tập khắc khổ điển hình của lính thủy đánh bộ Hàn Quốc

Không chỉ vậy, vào ngày 4/7, một hạ sĩ quan lính thủy đánh bộ bất ngờ xả súng bừa bãi trong trại lính, giết chết 4 người và làm bị thương một người. Gần 1 tuần sau, một lính thủy đánh bộ khác treo cổ tự sát. Chỉ 4 ngày sau lại có thêm một thượng sĩ tự sát, cũng bằng cách treo cổ.

Cả 3 vụ việc xảy ra trong tháng 7 đều có cùng một nguyên nhân. Các nhân viên điều tra cho biết người hạ sĩ quan gây ra vụ xả súng đã bị đối xử tàn tệ trong một thời gian dài, trong khi nhiều vết bầm do đánh đập được tìm thấy trên thi thể của người lính tự sát hôm 10/7.

Binh nhì Chung Joon – hyok, đồng phạm trong vụ xả súng ngày 4/7 và là sinh viên trường dòng, khai rằng mình bị đánh đập không tiếc tay và bị đốt cả cuốn kinh thánh mang theo. Người ta đã bắt giữ 2 binh sĩ tra tấn Joon – hyok ngay sau đó.

Không còn là “chuyện bình thường”

Sử dụng bạo lực để siết chặt kỷ luật quân đội không phải là điều mới trong đội quân 650.000 người của Hàn Quốc, nhưng thảm kịch xảy ra cho thấy kiểu huấn luyện như vậy – bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1953 – đã không còn phù hợp với xã hội Hàn Quốc hiện đại.

Ngày càng có nhiều thanh niên trẻ gia nhập quân ngũ – những người chưa từng trải qua cảm giác chiến tranh. Không còn tôn thờ 21 tháng phục vụ trong quân đội là “nghĩa vụ thiêng liêng” như cha ông, các thanh niên Hàn Quốc giờ đây xem khoảng thời gian này như một sự gián đoạn khó chịu vào đời tư và sự nghiệp của họ.

Chính sự thay đổi này đã dẫn đến va chạm giữa các thế hệ trong quân đội Hàn Quốc, gây lo lắng cho những sĩ quan lớn tuổi luôn muốn xây dựng một lực lượng có tinh thần mạnh mẽ.

Nhiều ngưởi lính trẻ giờ đây không còn tình nguyện chịu đựng việc bị đối xử thô bạo kiểu đánh đập đến thủng màng nhĩ hoặc cắt sâu vào da thịt, vốn được khuyến khích trong quân đội Hàn Quốc như một cách tôi luyện binh sĩ cho chiến đấu.

Hồi tháng 3/2011, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia lên tiếng chỉ trích “những màn đánh đập và hành động tàn ác mang tính truyền thống và phổ biến trong quân đội”. Báo cáo của Trung tâm Nhân quyền Hàn Quốc về tình trạng bạo lực dựa trên phỏng vấn các binh sĩ đã và đang phục vụ trong lính thủy đánh bộ cho thấy tồn tại những kiểu trừng phạt như bị “đóng dấu” bằng đầu thuốc lá cháy đỏ, ăn côn trùng và tự làm nhục mình trước mặt cấp trên...

Chỉ trong vòng 2 năm từ 2009 đến nay, quân đội Hàn Quốc đã ghi nhận 943 trường hợp thủng màng nhĩ, nứt xương sườn và vô số chấn thương khác nghi ngờ là do đánh đập trong 2 sư đoàn lính thủy đánh bộ. Nhiều binh sĩ kể lại với nỗi khiếp sợ về loại cuốc chim nặng gần 3kg mà các sĩ quan dùng để “dạy bảo” cấp dưới.

Một trong những hình phạt bị khiếp sợ nhất, được cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm kịch ngày 4/7, đó là bị “tẩy chay”. “Đây là hình phạt dành cho những kẻ “chỉ điểm” – Kim Soong-nyong, một lính thủy đánh bộ giải ngũ năm 2008 cho biết – bạn bị xua đuổi và lăng nhục bởi cả những binh sĩ đồng trang lứa”.

Trò bạo lực hay truyền thống cần giữ gìn?

Tình hình nghiêm trọng đã buộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc phải tuyên bố mở chiến dịch thanh trừng các vụ bạo lực và ức hiếp xảy ra trong quân đội. Đích thân Tổng thống Lee Myung-bak phát biểu rằng cần phải “thay đổi tận gốc” văn hóa trong quân ngũ Hàn Quốc.

Thế nhưng đối với nhiều cựu quân nhân lính thủy đánh bộ thì những biện pháp khắc khổ như trên là cần thiết. “Bạn phải tuân phục cấp trên như chúa trời vậy – Kim Jong – ryeol, một cựu binh 51 tuổi đến từ Seoul, nói – Đó là cách đảm bảo các binh sĩ sẽ xông pha lửa đạn trong thời chiến”.

Kim Soong-nyong cũng đồng ý với nhận định trên: “Bất kỳ ai xin gia nhập lính thủy đánh bộ cũng đã chuẩn bị tinh thần cho những kiểu tôi luyện như bị đánh đập. Bởi quân đội không phải là trại hè cho thiếu nhi”.

Ở một tầm vóc lớn hơn, chính loại “văn hóa quân đội” này được xem là động lực thúc đẩy xã hội Hàn Quốc đi lên trong những năm qua. Những tập đoàn và viện khoa học lớn của Hàn Quốc hoạt động hiệu quả, theo nhiều ý kiến, là bởi văn hóa phục tùng và tôn trọng cấp trên.

Nhưng các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng cũng chính thứ văn hóa này phải chịu trách nhiệm về việc bóp chết sức sáng tạo cá nhân, bạo lực học đường và việc làm ngơ cho tham nhũng.

Nhưng dù có tranh cãi thế nào thì điều quan trọng là ngăn chặn những thảm kịch khác xảy ra, như lời tâm sự trong nước mắt của bà mẹ phạm nhân Chung Joon-hyok: “Tôi lấy làm tiếc cho những người đã bị giết chết, nhưng con trai tôi cũng chỉ là một nạn nhân. Mong rằng đây sẽ là dịp để quân đội chấm dứt những hành động xấu xa đang tồn tại”.

[BDV news]


Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

>> Hải quân Hàn Quốc: Khẳng định vị thế trên biển



Dù ít nhiều chịu ảnh hưởng của Mỹ từ điều lệnh, cấu trúc, vũ khí, trang thiết bị đến đào tạo, tác chiến nhưng Hải quân Hàn Quốc đang nỗ lực khẳng định vị thế trên biển.

Được thành lập năm 1948, hải quân Hàn Quốc ban đầu có nhiệm vụ bảo vệ bờ biển và hải đảo khỏi sự lấn át của các tàu chiến Nhật Bản. Sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), vũ khí và công nghệ của hải quân nước này hầu hết dựa vào nguồn viện trợ từ Mỹ.

Kế hoạch đầy tham vọng

Trong chương trình cải tổ quốc phòng đến 2020, nhằm đáp ứng yêu cầu mới, Hàn Quốc xác định việc phát triển nhanh hải quân là một trọng tâm.

Từ nhận thức này, Hải quân Hàn Quốc đã lên kế hoạch hiện đại hóa với tham vọng sẽ nâng cấp từ lực lượng phòng vệ ven bờ thành lực lượng có khả năng chủ động bảo vệ lợi ích quốc gia trên mọi khía cạnh, không chỉ bảo vệ bờ biển và nguồn tài nguyên biển, mà còn đảm bảo an ninh quốc gia với mục tiêu trở thành một nước có lực lượng hải quân hoạt động ở vùng nước sâu vào năm 2020.

Quân số thường trực của Hải quân Hàn Quốc có khoảng 68.000 người, trong đó có 25.000 lính thủy đánh bộ, cùng 170 tàu thuyền các loại. Tuy ít hơn Triều Tiên về số lượng, nhưng đa số đều là các chiến hạm mới và hiện đại hơn với vũ khí tối tân hơn.

Hải quân được chia thành 3 hạm đội: Hạm đội thứ nhất (đảm trách biển phía Tây), Hạm đội thứ hai (bảo vệ biển phía Đông), và Hạm đội thứ ba (bảo vệ từ Đông Hải tới eo biển Hàn Quốc).



Khu trục hạm Vua Sejong của Hải quân Hàn Quốc.


Nền tảng các hạm đội của Hải quân Hàn Quốc là khu trục hạm. Trong đó, khu trục hạm lớp King Sejong được coi là “quả đấm thép”. Đây là khu trục hạm mang tên lửa có điều khiển, có lượng choán nước 11.000 tấn, dài 166 m.

Tàu trang bị bốn động cơ General Electric LM2500 100.000 mã lực cho phép đạt tốc độ 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động trên 10.000 km. Hỏa lực chủ yếu trên khu trục hạm này gồm tên lửa hành trình hải đối đất Hyunmoon IIIC (tầm bắn 1.500 km, tương tự Tomahawk), 16 tên lửa chống hạm SSM-700K, tổ hợp tên lửa tầm ngắn RIM-116, 80 ống phóng thẳng đứng với tên lửa SM-2, ngư lôi chống ngầm phóng thẳng đứng K-VLS.

Nó cũng có thể chở 2 trực thăng hạng trung. Ngoài ra, tàu có trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis hiện đại nhất thế giới hiện nay. Đội tàu khu trục còn có 6 chiếc “Chungmugong” dự án KDX-2, có độ choán nước lên đến 5.520 tấn, dài 150 m và được trang bị tổng cộng 64 ống phóng, 32 trong số đó là ống phóng vạn năng, 8 tên lửa chống hạm và 21 tên lửa tầm ngắn.

Trong biên chế của Hải quân Hàn Quốc có 12 tàu ngầm. Trong đó, 3 tàu ngầm thuộc dự án 214 có lượng choán nước 1.690 tấn, có khả năng tác chiến dưới nước 2 tuần, tốc độ 20 hải lý/giờ, 8 ống phóng ngư lôi (4 trong số này có thể dùng để khởi động tên lửa “Harpoon”). Lực lượng lính thủy đánh bộ có 8 tàu đổ bộ xe tăng và 8 tàu đổ bộ hạng trung…

Niềm tự hào “Dokdo”

Tàu hiện đại và mạnh nhất là tàu đổ bộ “Dokdo”, được trang bị cho hải quân tháng 7/2007. Lượng choán nước 18.000 tấn, chiều dài 200m, có khả năng mang 15 máy bay trực thăng. Đây là chiến hạm lớn nhất của Hải quân Hàn Quốc và là kết quả đầu tiên của dự án LPX do Hải quân Hàn Quốc triển khai. Tàu đổ bộ tốc độ cao “Dokdo” được xây dựng dựa trên khái niệm “tấn công từ chân trời”.



"Ngôi sao" Hải quân Hàn Quốc - Tàu đổ bộ Dokdo.


Sàn thứ nhất của “Dokdo” có thể chứa 5 máy bay trực thăng UH-60 cùng một lúc, và sử dụng để triển khai các máy bay cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng kiểu Harrier hay F-35.

Sàn thứ hai gồm cabin, phòng chỉ huy, các hệ thống hỗ trợ và nơi ở của thủ thuỷ đoàn với diện tích đủ chỗ cho 700 quân đổ bộ. Sàn thứ ba là vị trí cho 2 tàu đổ bộ không khí - LCAC, “Dokdo” có thể chứa 70 xe tăng hoặc 200 xe tải, một tiểu đoàn cơ giới.

Ở phần đuôi của tàu có cửa lớn để “đổ” quân, vũ khí và trang thiết bị quân sự. Vũ khí trên tàu “Dokdo” gồm hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 và hệ thống pháo phòng không tầm ngắn Goalkeeper.

Ngoài ra, “Dokdo” còn có chức năng như một tàu chỉ huy với hệ thống C4ISR. Nói cách khác, “Dokdo” có thể tác chiến như một “tư lệnh hạm”.

Vươn ra đại dương

Trong một phát biểu tháng 3/2001, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung khẳng định chiến lược xây dựng hải quân là để “bảo vệ lợi ích quốc gia trên tất cả các đại dương và đóng vai trò trong việc bảo vệ thế giới”.

Chiến lược này mở toang “cánh cửa” ngân sách cho quân đội Hàn Quốc. Trong tài khoá 2011, ngân sách dành cho quân đội lên tới 27,7 tỷ USD . Ngân sách cho hải quân đã tăng gấp đôi trong những năm gần đây, từ 3 tỷ USD năm 2000 lên 6,5 tỷ USD năm 2006, trong đó có 2 tỷ USD dành cho đóng mới và mua sắm.

Sự đầu tư cho thấy sự ưu tiên hàng đầu của Hàn Quốc đối với hải quân, đồng thời xác định tầm quan trọng của hải quân trong các kế hoạch quân sự sau này.



Hải quân Hàn Quốc nỗ lực vươn ra biển lớn.

Để hiện thực hóa chiến lược trên, Hàn Quốc đang tích cực triển khai chương trình đóng tàu ngầm diesel thuộc dự án 214. Đến nay, đã có 3/6 tàu theo đơn đặt hàng đã được đưa vào sử dụng.

Năm 2008, Hàn Quốc thông qua chương trình FFX, theo đó sẽ đóng 9 tàu khu trục hiện đại hơn. 6 tàu khu trục loại FFX sẽ được lắp đặt hệ thống sonar dưới nước Thales mới do Israel chế tạo, có lượng choán nước 3.100 tấn, tốc độ 30 hải lý/giờ, dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Hàn Quốc từ năm 2011-2014.

[BDV news]

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

>> Hồ sơ Hạm đội 7 của Mỹ




Với 50-60 chiến hạm, 350 máy bay và 60.000 lính, Hạm đội 7 là lực lượng tác chiến chủ yếu nhằm tạo sức răn đe của Washington ở tây Thái Bình Dương.

Được thành lập ngày 15/5/1943 tại Brisbane (Australia), Hạm đội 7 từng tham gia chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và những trận đánh ác liệt như hải chiến Vịnh Leyte tháng 10/1944.

Kịch bản can dự

Hiện nay, Hạm đội 7 đóng đại bản doanh tại căn cứ Yokosuka (Nhật Bản) được đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương. Các đơn vị thuộc quyền Hạm đội 7 đóng rải rác tại một số căn cứ Hải quân ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các đảo của Mỹ ở tây Thái Bình Dương.

Khu vực trách nhiệm bao gồm toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương với 3 chức năng và cũng là nhiệm vụ chính: Bộ tư lệnh lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp trong cứu trợ thiên tai, hoặc khi hành quân hỗn hợp; Bộ tư lệnh hành quân của tất cả các lực lượng hải quân trong vùng; bảo vệ bán đảo Triều Tiên.

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Hải quân Mỹ đã xây dựng một số kịch bản quân sự chính khi sử dụng Hạm đội 7. Đó là trong trường hợp xảy ra xung đột tại Triều Tiên, hoặc xung đột tại eo biển Đài Loan.

Bên cạnh đó, Hạm đội 7 có trách nhiệm bảo đảm an ninh hành lang biển chiến lược từ Trung Đông đến Đông Bắc Á qua Tây Thái Bình Dương; bảo vệ các đồng minh của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ xác định đây là khu vực “sinh tử” đối với lợi ích an ninh quốc gia. Điều này giải thích tại sao Hạm đội 7 luôn được ưu tiên tăng cường về mọi mặt.

Theo tính toán của Washington, việc củng cố sức mạnh cho Hạm đội 7 sẽ giúp Mỹ ứng phó kịp thời với một số điểm “nóng” trong khu vực, đồng thời chủ động ngăn chặn bất kỳ nguy cơ nào đe dọa tuyến hàng hải huyết mạch.

Giới chức Mỹ từng khẳng định rằng, trọng tâm địa chính trị thế giới đang chuyển sang khu vực châu Á – Thá Bình Dương, một khu vực có nhiều nước “trỗi dậy cùng một lúc về sự giàu có và sức mạnh”.

Vì thế, việc duy trì tình trạng cân bằng chiến lược sẽ giúp Mỹ đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia của mình đối với khu vực. Trong bối cảnh đó, điều hiển nhiên là Lầu Năm Góc sẽ không tiếc tiền để đầu tư cho Hạm đội 7.

Phân bố lực lượng

Trong số chiến hạm của Hạm đội 7 có 18 chiếc hoạt động tại các căn cứ hải quân phía trước ở Nhật Bản và Guam. Đây là lực lượng chủ yếu thể hiện sự hiện diện của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hằng ngày đều có khoảng 50% lực lượng của Hạm đội 7 được triển khai trên khắp các vùng biển trách tại đây.

Trong khu vực đảm trách của mình ở Tây Thái Bình Dương, Hạm đội 7 tham gia gần 20 cuộc tập trận lớn hằng năm như: Rimpac, Carat, Seacat, Ulchi Focue Lens, Southern Frontier, Cope North...

Riêng cuộc tập trận Carat với một số nước ASEAN nhằm mục đích giữ “ổn định Đông Nam Á”, mà thực chất là bảo vệ hành lang biển đi qua khu vực này.



Kỳ hạm Blue Ridge của Hạm đội 7.


Để tiện cho việc chỉ huy tác chiến và điều hành hoạt động khác, Hạm đội 7 được tổ chức thành các lực lượng đặc nhiệm theo chức năng chuyên biệt.

Mỗi lực lượng đều có nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và vũ khí chuyên biệt gồm các loại tàu nổi như tàu sân bay, tầu tuần dương, tầu khu trục, khinh hạm, tàu tuần tiễu, tàu chiến đấu ven biển, tàu rải và quét mìn, tàu chỉ huy, tàu đổ bộ, và tàu ngầm.

Trong số 10 lực lượng đặc nhiệm, Đặc nhiệm 70 là lực lượng chiến đấu chủ yếu của hạm đội mà nòng cốt là tầu sân bay USS George Washington (CVN-73) và Liên đoàn Không quân số 5 (CVW-5).

Còn Lực lượng Đặc nhiệm 74 là lực lượng tầu ngầm có trách nhiệm hoạch định và điều phối các hoạt động của tầu ngầm trong phạm vi trách nhiệm của Hạm đội 7.



Súng máy 25mm trên kỳ hạm Blue Ridge.

Kỳ hạm của Hạm đội 7 là tàu chỉ huy đổ bộ Blue Ridge (LCC-19) được tái triển khai từ tháng 9/2004. Nhiệm vụ chủ chốt của LCC-19 là hỗ trợ về chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc và tình báo (C4I) cho toàn bộ Hạm đội 7. LCC-19 được trang bị tên lửa Mark 36 SRBOC, súng máy 25mm Bushmaster, trực thăng SH-60 Seahawk…

“Ngôi sao” CVN-73

Được mệnh danh là “ngôi sao” Hạm đội 7, USS George Washington (CVN-73) là tàu sân bay hạt nhân thứ 6 thuộc lớp Nimitz. Con tàu này do hãng Newport News đóng ra và được đưa vào biên chế Hải quân Mỹ từ ngày 4/7/1992.

Tàu có chiều dài 333m, rộng 78m, cao 74m, nặng 97.000 tấn, có thể chứa khoảng 80 máy bay và 6.250 thủy thủ với tổng diện tích lên tới 18.000m². Trên tàu có 4 thang máy để chuyển máy bay từ kho chứa lên sân đỗ, rộng 360m².

Như một căn cứ quân sự di động trên biển, động cơ của tàu sân bay Washington sử dụng năng lượng từ 2 lò phản ứng hạt nhân A4W, bảo đảm hoạt động trong hành trình dài 3 triệu hải lý trước khi phải tiếp liệu, và giúp điều khiển 4 bánh lái nặng 30.040kg/chiếc.

USS George Washington có thể đạt tốc độ khoảng 30 hải lý/giờ. “Ngôi sao” Hạm đội 7 được trang bị 2 hệ thống đánh chặn tên lửa 20mm Phalanx CIWS, 2 hệ thống phóng tên lửa Sea Sparrow SAM, và các máy bay hiện đại như F/A-18E/F, F/A-18A/C, E-2C…



"Ngôi sao" Hạm đội 7 - USS Geogre Washington.

Chuyến đi đầu tiên của “Ngôi sao” diễn ra vào năm 1994 nhân kỷ niệm 50 năm ngày D-Day (quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy trong Thế chiến 2).

Sau khi bị "bà hỏa" hỏi thăm ở ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ và tiêu tốn 70 triệu USD để sửa chữa thiệt hại ở San Diego (California), tháng 5/2008, tàu George Washington được chuyển tới căn cứ Yokosuka.

Hiện USS George Washington thường xuyên tham gia các cuộc tập trận với đồng minh của Mỹ trong khu vực, đồng thời thực hiện những chuyến tuần tra vùng Tây Thái Bình Dương.

[BDV news]


Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

>> Chủ lực hạm Missouri và khúc khải hoàn của Hải quân Mỹ



Nếu số phận Yamato gắn với sự sụp đổ của một đế chế thì chủ lực hạm Missouri lại gắn liền với vinh quang và sự trỗi dậy của siêu cường số một thế giới.

Chủ lực hạm Missouri thuộc lớp Iowa, được khởi xướng phát triển từ năm 1938. Chiến hạm đầu tiên thuộc lớp này được đưa vào trang bị ngày 29/5/1944, Trong lịch sử, có tất cả 4 chiếc loại này được hoàn thành.

Missouri là chủ giáp hạm được sử dụng lâu nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, tới tận năm 1992. Từ năm 1998, tất cả các chủ lực hạm thuộc lớp Iowa được ngưng sử dụng và trở thành điểm tham quan cho du khách.

Tuy không đồ sộ như Yamato của Nhật, chủ lực hạm Missouri vẫn được coi là một pháo đài trên biển, với hệ thống hỏa lực cực mạnh.

Chủ lực hạm Missouri được trang bị 9 pháo hạm hạng nặng cỡ nòng 410mm, pháo hạm này có thể bắn đạn xuyên giáp với cự ly tối đa là 32km. Ngoài ra, phải kể tới 20 pháo hạm 130mm, 80 khẩu pháo phòng không 40mm, 49 khẩu pháo phòng không 20mm.




Chủ lực hạm Missouri biểu tượng đầy uy lực của Hải quân Mỹ.


Chủ lực hạm Missouri được bọc giáp dày 500mm ở vỏ tàu phía trước tháp pháo, giáp dày 310mm ở thân tàu, dày 290mm tại các vách ngăn giữa tàu, còn lại là lớp vỏ thép dày 290-440 mm ở tháp pháo, thép dày 190mm ở boong tàu.

Để di chuyển, Missouri sử dụng hệ thống động lực gồm 8 nồi hơi, 4 động cơ tuabin hơi nước với tổng công suất lên tới 212.000 mã lực, 4 chân vịt, tốc độ tối đa theo lý thuyết là 36 hải lý/giờ, tốc độ trung bình 31 hải lý/giờ. Tốc độ tối đa thực tế của chủ lực hạm Missouri được ghi nhận là 35,2 hải lý/giờ vào năm 1968.

Thông số cơ bản: Dài 271 mét, rộng 33 mét, mớn nước 11 mét, tải trọng tiêu chuẩn 45.000 tấn, tải trọng đầy tải 52.000 tấn, thủy thủ đoàn 2.700 người.

Lịch sử tham chiến

Là thiết giáp hạm chủ lực của Hải quân Mỹ trong những năm chiến tranh thế giới thứ 2, chủ lực hạm Missouri tham gia tất cả các trận chiến lớn của Hải quân Mỹ chống lại Đế quốc Nhật Bản.



Mỗi lần chủ lực hạm Missouri khai hỏa tạo pháo hạm 410mm, một vùng nước phía trước họng súng bị lõm xuống.

Trong suốt chiến tranh thế giới thứ 2, Chủ lực hạm Missouri hoạt động trong biên chế của Hạm đội 3 với tư cách là soái hạm, đảm đương nhiệm vụ bảo vệ nhóm tác chiến của các tàu sân bay, yểm trợ và chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.

Do là soái hạm, nên chủ lực hạm Missouri không tham gia vào các trận đấu súng trực tiếp với tàu chiến của đối phương.

Tại mặt trận Thái Bình Dương, chủ lực hạm Missouri góp phần quan trọng trong việc đánh bại lực lượng Nhật Bản đồn trú trên đảo Okinawa.

Trong lịch sử tồn tại của mình, chủ lực hạm Missouri ghi dấu là nơi tổ chức và chứng kiến buổi lễ ký kết văn kiện đầu hàng của đế quốc Nhật, kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2.



Đô đốc Douglas MacArthur ký kết văn kiện đầu hàng của Đế quốc Nhật trước sự chứng kiến của đông đảo quan chức cao cấp của quân đội đồng minh ngay trên boong của Chủ lực hạm Missouri.


Trong chiến tranh Triều Tiên giai đoạn 1950-1955, chủ lực hạm Missouri tiếp tục đảm đương vai trò soái hạm, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ của Mỹ lên bán đảo. Khi đó, Missouri sử dụng các pháo hạm 410mm của mình, pháo kích dữ dội lên lực lượng quân đội Triều Tiên.

Trong chiến tranh Việt Nam, Missouri được điều động sang phục vụ tại Hạm đội 7. Do yêu cầu nhiệm vụ lúc đó, toàn bộ pháo phòng không trên tàu được tháo bỏ, chỉ giữ lại các pháo hạm 410mm và 130mm.

Nhiệm vụ của chủ lực hạm Missouri trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam là pháo kích các mục tiêu dọc bờ biển. Đặc biệt là khu vực các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Ngệ An.

Năm 1984, chiến hạm này được tái trang bị, toàn bộ pháo phòng không bị tháo bỏ, thay vào đó tổ hợp 8 tên lửa chống hạm Harpoon, cùng với 32 tên lửa hành trình Tomahawk, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx. Các hệ thống điện tử được lắp mới để tương thích vớ hệ thống vũ khí hiện đại.

Năm 1991, Missouri tham chiến ở Iraq. Trong chiến dịch này, chủ lực hạm Missouri đã bắn 28 quả tên lửa Tomahwk, cùng 759 quả đạn pháo 410mm.



Chủ lực hạm Missouri bắn tên lửa chống hạm trong chiến tranh Iraq 1991.

Biểu tượng của sức mạnh tổng lực

Nếu có một cuộc “so găng” giữa chủ lực hạm Missouri và Yamato, trong cùng thời kỳ lịch sử của chúng, phần thắng nhiều khả năng sẽ nghiêng về phía Yamato. Xét trên tất cả các chỉ số, thiết giáp hạm Yamato đều vượt trội.

Tuy nhiên, trên thực tế, Missouri luôn thể hiện vai trò là “người săn đuổi”, còn Yamato tuy đầy "sức mạnh" nhưng lúc nào cũng ở vào cái thế của “kẻ bị săn đuổi”.

Điều làm nên sự vẻ vang cho chủ lực hạm Missouri đến từ sức mạnh tổng lực của quân đội Mỹ. Bản thân là soái hạm, lại được bảo vệ chặt chẽ bởi đội tàu hộ tống đông đảo. Missouri luôn được rảnh tay để thực hiện nhiệm vụ, hiệu quả tác chiến cũng vì thế mà tăng lên.

Missouri cũng là nơi chứng kiến “ngày tàn” của một đế chế, điều đó cho thấy một điều: Chiến thắng trong mọi cuộc chiến phải dựa vào sức mạnh tổng lực của cả một quân đội, một dân tộc.
[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Những hung thần đáng sợ trên bầu trời



Fokker, A6M Zero, B – 29 hay nhiều cái tên khác chính là những cái tên gây nên nỗi khiếp sợ trên bầu trời trong những chiến trường lớn trên toàn thế giới.

Dưới sự giúp đỡ của một số chuyên gia hàng không và các cựu phi công chiến đấu, Popular Mechanics tổng kết lịch sử những chiếc máy bay sử chiến đấu. Dưới đây là danh sách 6 chiếc máy bay “tử thần” nhất trong suốt 100 năm qua, dựa trên sự thống trị bầu trời của loại máy bay trong thời kỳ nó còn hoạt động:

Fokker Eindecker


Những hình ảnh tư liệu về chiếc Fokker phục vụ quân đội Đức.


Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu sau khi anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay đầu tiên khoảng một thập kỷ. Kể từ đó, công nghệ hàng không đạt được nhiều bước phát triển vượt bậc.

Các kỹ sư trên khắp thế giới cùng nhau sáng tạo và thiết kế nên những chiếc máy bay có khả năng hoạt động lâu dài và cơ động. Nhà nghiên cứu lịch sử hàng không Walter Boyne nhận xét: “Vào thời điểm đó, sự bổ sung, cải tiến mới liên tiếp xuất hiện. Chẳng có một chiếc máy bay nào có thể giữ vai trò thống trị trong thời gian dài”.

Thế nhưng, trong suốt 8 tháng cuối năm 1915, máy bay Fokker Eindecker của Không quân Đức đã hoành hành trên bầu trời châu Âu. Nhiều nhà sử học gọi giai đoạn này là “Tai họa Fokker”. Boyne nói, chiếc máy bay mới và khủng khiếp của quân Đức đã gây ra cả sự sợ hãi lẫn căm phẫn đối với những chính phủ phe Hiệp ước.


Điểm vượt trội của Fokker là việc đồng bộ hóa súng máy và cánh quạt trước.


Cha đẻ của Eindecker là nhà thiết kế người Đức, Anthony Fokker; tên ông được đặt cho sản phẩm của mình. Anthony đã tìm cách đồng bộ bánh răng của cánh quạt và súng máy, giúp hỏa lực được bố trí hợp lý và thuận tiện cho việc không kích hơn mà không ảnh hưởng tới hoạt động bay. Trước đó, hầu hết các loại máy bay chiến đâu đều bố trí súng máy ở bên sườn do đó, phi công không thể bắn qua cánh quạt hoặc thân máy bay. Chính điều kỳ lạ này đã gây sốc cho những phi công Pháp và Anh.

Ngoài ra, Fokker còn gây nỗi sợ hãi về mặt tâm lý cho lực lượng dưới mặt đất. Bên cạnh việc phải đối mặt với xạ thủ, khí độc và pháo binh, lực lượng dưới mặt đất còn phải lo lắng với cái chết đến từ trên không.

Nhờ hoạt động tình báo, Pháp và Anh đã có được bản vẽ của Eindecker, thiết kế giúp thay đổi quan điểm về máy bay quân sự. Boyne nhận xét, Fokker chính là sự khởi đầu cho những chiếc máy bay giết người.


Thời kỳ đầu, Fokker chỉ được trang bị động cơ Oberursel U-1 100 mã lực.


Trang bị kỹ thuật:

Phi hành đoàn : 1người

Dài : 7,30 m; Sải cánh : 10,04 m; Cao : 2,49 m

Trọng lượng không tải : 399 kg; Tối đa khi cất cánh : 610 kg

Động cơ : 01 động cơ cánh quạt 09 xi-lanh Oberursel U-1 có 100 mã lực.

Tốc độ : 150 km/giờ; Trần bay: 3.600 m; Tầm hoạt động : 360 km

Hỏa lực : 01 súng máy 7,92mm MG.08.

Bay lần đầu : tháng 12/1915; Số lượng sản xuất : 249 chiếc.

A6M Zero

A6M Zero chính là con bài chủ lực trong giai đoạn đầu Thế chiến II của Nhật.


Theo John Parshall, tác giả cuốn Thanh kiếm vỡ: Câu chuyện chưa kể về trận chiến Midway, vào thời điểm bắt đầu nổ ra Thế chiến II, Hải quân Đế quốc Nhật đã vượt trội hơn nhiều so với Mỹ nhờ khai thác hiệu quả sức tàn phá hủy diệt của những chiếc máy bay ném bom bổ nhào và thủy phi cơ.

Parshall cho biết, sức mạnh thật sự của Hải quân Nhật nằm ở những chiến đấu cơ Zero do Mitshibishi sản xuất. Sức mạnh của Zero chính là sự cơ động. Các nhà thiết kế Nhật Bản đã đánh đổi thiết kế tiêu chuẩn như thùng xăng, vỏ bảo vệ để tạo nên mẫu máy bay cơ động, giảm khả năng trúng đạn.

Với Zero quân đội Nhật Bản sử dụng những phi công lão luyện nhất để khai thác những lợi thế triệt để sự cơ động khiến phi công của quân Đồng Minh phải học cách phản ứng thật nhanh với những chiếc Zero trong các cuộc hỗn chiến trên không.


Khả năng ưu việt nhất của Zero là tính cơ động cực cao.


Điều không may cho Hải quân Nhật là chiến tranh kéo dài, tiến bộ của công nghệ không cho phép bất kỳ loại máy bay nào mãi là ông hoàng trên bầu trời.

Các phi công của phe Đồng Minh vạch ra cách đối phó với Zero bằng cách dụ phi công Nhật không chiến ở độ cao 6,7 km, khiến khả năng cơ động của những chiếc Zero giảm sút đáng kể, thay vào đó là sự vượt trội của những chiếc máy bay động cơ mạnh của Mỹ. Người Mỹ không chỉ tạo ra những chiếc máy bay tốt hơn mà còn chế tạo với số lượng nhiều hơn. Trong khi đó, quân đội Nhật không đáp ứng được khả năng sản xuất để cạnh tranh. Nhất là, trong sản xuất các bộ phận của Zero đều được làm thủ công. Chính những sự thay đổi này đã đem đến những chiến thắng cho quân đội Mỹ trong trận Biển San Hô, trận Midway và trận đánh tại quần đảo Solomon.

Nhật Bản sử dụng những chiếc phi cơ Zero đến tận năm 1945. Khi đó, nó trở nên lỗi thời so với chiến đấu cơ mới như Spitfires, Hurricanes của Không quân Anh; P-51 và P-38 của Mỹ. Tuy nhiên, Parshall cho rằng, không thể phủ nhận tầm quan trọng và khả năng hủy diệt của những phi cơ Zero vào thời kỳ hoàng kim của nó.


Hình ảnh một chiếc A6M Zero xuất phát từ một tàu sân bay của Nhật.


Trang bị kỹ thuật:

Phi hành đoàn : 1 người

Dài : 9,06 m; Sải cánh : 12,0 m; Cao : 3,05 m

Trọng lượng không tải : 1.680 kg; Tối đa khi cất cánh : 2.410 kg.

Động cơ : 01 động cơ cánh quạt Nakajima Sakae 12 có 950 mã lực.

Tốc độ : 533 km/giờ; Trần bay: 10.000 m; Tầm hoạt động : 3.105 km.

Hỏa lực : 2 súng máy 7,7mm; 2 pháo 20mm; 2 bom 60kg, hoặc 2 bom 250kg gắn cố định khi tấn công cảm tử (kamikaze).

Bay lần đầu : 1/4/1939; Số lượng sản xuất : 11.000 chiếc.

Pháo đài bay B-29

B-29 thực sự là pháo đài bay với khả năng mang tới 6 tấn vũ khí.


Thời kỳ Chiến tranh thế giới lần I và giai đoạn đầu Thế Chiến II, những chiếc máy bay chiến đấu là nỗi sợ hãi với bất kỳ lực lượng nào, nhưng so với giai đoạn sau, chiến đấu cơ chỉ là một ván bài nhỏ. Đó là bình minh của những chiếc máy bay thả bom, kẻ phá hoại khủng khiếp từ bầu trời.

Có thể kể đến những cái tên như: Ju-87 và Ju-88 của Không quân Đức, những chiếc Avro Lancaster với khả năng thả bom hằng đêm trên đất Đức hoặc những chiếc B-17, B-24 của Mỹ có khả năng thả bom suốt ngày. Tuy nhiên, những kẻ hủy diệt này không thể sánh được với B-29, chiếc máy bay thả bom tầm xa đầu tiên của Mỹ.


Trong những trận dội bom, B-29 đi theo đội hình 20 chiếc.


B – 29 là sản phẩm của hãng hàng không Boeing, tham gia Thế chiến II khá muộn. Chiếc máy bay ném bom này bắt đầu tham gia chiến đấu vào năm 1944, là một phần của chiến dịch Matterhorn.

Theo đó, B- 29 sẽ tiến hành oanh tạc bom lên Nhật Bản với điểm xuất phát từ căn cứ đặt tại Trung Quốc. Mỗi pháo đài bay có thể mang tới 6 tấn bom và dội bom khi bay với đội hình có tới 20 chiếc trong một trận càn quét.

Theo thống kê, con số thiệt hại về người do những trận mưa bom mà B-29 dội xuống những thành phố như Tokyo, Yokohama lớn hơn nhiều tổn thất về người do vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945 và thành phố Nagasaki ngày 9/8/1945. Tính đến cuối năm 1945, pháo đài bay B – 29 đã giết hại hàng trăm nghìn người.

Pháo đài bay B – 29 tiếp tục phục vụ trong chiến tranh Triều Tiên và không thường xuyên cho đến năm 1960, khi dần bị thay thế bởi những loại máy bay ném bom mới hơn.

Boyne nhận xét, chính khả năng vận chuyển tầm xa và mang vũ khí hạt nhân của B-29 đã mở ra con đường phát triển rực rỡ của dòng máy bay ném bom chiến lược, đặc biệt trong Chiến tranh lạnh.


B-29 là tiền đề phát triển cho các loại máy bay thả bom trong Chiến tranh lạnh


Trang bị kỹ thuật:

Phi hành đoàn : 11 người Dài : 30,17 m; Sải cánh : 43,05 m; Cao : 8,46 m

Trọng lượng không tải : 33.800 kg; Tối đa khi cất cánh : 60.560 kg

Động cơ : 4 động cơ cánh quạt Wright R-3350-23/23A công suất 2.200 mã lực mỗi chiếc.

Tốc độ : 574 km/giờ; Trần bay: 10.200 m; Tầm hoạt động : 9.380 km

Hỏa lực : 12 súng máy 12,7mm M2 Browning điều khiển tự động ở các pháo tháp; 1 pháo 20mm M2 ở đuôi; 9.000 kg bom, có thể mang 2 bom 10.000kg T-14 Earthquake.

Bay lần đầu : 21/9/1942; Số lượng sản xuất : 3.970 chiếc.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang