Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Chiến tranh vùng Vịnh

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh vùng Vịnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh vùng Vịnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

>> Chiến dịch vùng Vịnh và cái giá phải trả của Hải quân Mỹ


Mỹ đã đưa đến vùng Vịnh các trực thăng và tàu quét lôi trang bị tàu tuần tra không người lái Seafox giữa lúc căng thẳng với Iran ngày càng leo thang.

Động thái này sẽ giúp Hải quân Hoa Kỳ tăng cường các biện pháp chống thủy lôi, sẵn sàng mở rộng các tuyến đường trên khắp eo biển Hormuz, nơi có các tuyến đường thủy quan trọng của Iran.

"Chúng tôi đang đưa bốn tàu quét lôi tới khu vực đó”, Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh hải quân Mỹ nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện trong một buổi điều trần ngân sách Hải quân. "Chúng tôi muốn cải thiện khả năng dò tìm thủy lôi"

Phát biểu với các phóng viên sau phiên điều trần, Greenert từ chối cho biết khi nào tàu và trực thăng sẽ tới khu vực vùng Vịnh. "Đó là một chiến dịch", ông nói.


http://nghiadx.blogspot.com


Nhưng ông lưu ý rằng các tàu quét lôi sẽ làm cho cuộc hành quân từ căn cứ ở San Diego tới Bahrain trở nên chậm hơn.

Hải quân sẽ đưa các tàu quét lôi này đến vùng Vịnh bằng các tàu khu trục hạng nặng với tốc độ lớn nhất chỉ vào khoảng 14 hải lý.

Tàu khu trục hạng nặng khá chậm, đồng nghĩa với khả năng sẽ mất một tuần trước khi tàu có thể tới được Bahrain.

Ông Greenert tỏ ra lưỡng lự khi được hỏi động thái trên có phải nhằm chuẩn bị lực lượng cho chiến dịch đặc biệt hay không.

"Tôi sẽ không xem nó như là một sự tăng cường lực lượng quân sự," ông nói. "Bạn nên gọi nó là một chiến dịch quân sự."

Ban đầu, Đô đóc Greenert cho biết, thủy thủ của tàu sẽ không được luân chuyển như các tàu khác trong khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
USS Pioneer


Bốn tàu quét lôi đã được đưa vào Hạm đội thứ năm tại Bahrain theo sự sắp xếp trước chiến dịch quân sự. Các tàu còn lại sẽ được sử dụng quanh năm, trong khi các thuỷ thủ sẽ được luân chuyển trong khoảng thời gian 6 tháng từ căn cứ Hải quân ở San Diego.

Các nguồn tin Hải quân cho biết, bốn tàu rời căn cứ ở San Diego và có thể đến Bahrain trong vài tuần tới là Sentry, Devastator, Pioneer và Warrior.

Tại vùng vịnh Ả Rập, chúng sẽ phối hợp thực hiện nhiệm vụ cùng với bốn tàu hiện đang có mặt ở đó là Scout, Gladiator, Ardent và Dextrous. Còn lại ở San Diego sẽ chỉ có hai tàu, Champion và Chief.

http://nghiadx.blogspot.com
USS Scout


Các tàu quét lôi có trọng tải 1.379 tấn, thủy thủ đoàn 84 người, sử dụng hệ thống SLQ-48 để xác định và phá hủy trận địa thuỷ lôi của đối phương.

Tuy nhiên, hệ thống đã lỗi thời trong những năm gần đây. Hải quân đã xây dựng kế hoạch để sử dụng chiến hạm tuần duyên mới (LCS - Littoral Combat Ship).

Tuy nhiên, các hệ thống mới vẫn còn đang phát triển, nên Hải quân đã cố gắng giữ lại SLQ-48S hoạt động trong khả năng có thể.

Do sự giảm sút hiệu quả chiến đấu, cơ quan chỉ huy giám sát khu vực vùng Vịnh Ả Rập đã phải đưa ra một yêu cầu cấp thiết để tăng cường khả năng của các hệ thống chống thủy lôi.

Sự lựa chọn là tàu tuần tra không người lái SeaFox của hãng Atlas Elektronik và Ultra Electronics, hiện cũng đang được sử dụng trên tất cả các tàu quét lôi của Hải quân Hoàng gia Anh .

Hải quân Anh cũng đang duy trì các tàu thả thủy lôi ở một số khu vực thuộc vùng Vịnh, nơi chúng thường xuyên tiến hành hoạt động với các tàu Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng MH-53E Sea Dragon


Hải quân Mỹ sẽ mua 3 tàu Seafox để trang bị cho các tàu quét lôi, và nâng cấp 6 Seafox để sử dụng cùng với các máy bay trực thăng “Rồng biển” MH-53E Sea Dragon.

Theo dự kiến, chúng sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm tới.

Hải quân đã không cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến việc bổ sung các máy bay trực thăng đến Bahrain, kể cả hai phi đội trực thăng quét lôi HM-14 và HM-15 tại căn cứ Hải quân lớn nhất thế giới Norfolk.

Hải quân Mỹ đã xem xét kế hoạch tiếp tục hỗ trợ hệ thống chống thủy lôi hoạt động xung quanh eo biển Bahrain trong phạm vi 400 dặm.

Hải quân đã tân trang lại tàu Ponce - một tàu đổ bộ đã ngừng hoạt động để sử dụng nó như một phương tiện đặc biệt hỗ trợ cho các hệ thống chống thủy lôi.

Kế hoạch của chiến dịch quân sự này đã được đưa ra từ giữa năm 2010. Cựu tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc Gary Roughead cho biết từ đầu năm 2011 việc triển khai quân sự tại vùng Vịnh Ả-rập chỉ duy trì trong vòng hai năm, nhưng hiện tại cho thấy Hải quân Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

"Chúng tôi có thể duy trì nó đến hết năm nay và các năm tiếp theo," ông nói với các phóng viên. "Nhưng có một cái giá phải trả cho điều đó", ông cảnh báo.

"Điều gì sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai quân sự tại vùng Vịnh? Chính là chi phí bảo trì và huấn luyện nếu bạn muốn duy trì nó. Đó là một cuộc tranh luận không có hồi kết ".

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

>> 320 tên lửa hành trình Tomahawk tới gần biên giới Iran


(10/2) trong khu vực vùng Vịnh, Lầu Năm Góc đã đặt hơn 320 tên lửa Tomahawk, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bên trong lãnh thổ Iran


http://nghiadx.blogspot.com
Tomahawk

Những dữ liệu này được thu thập từ các hoạt động giám sát của Hải quân Mỹ trong khu vực. Hiện tại, trong vùng Vịnh Ba Tư và Biển Ả Rập có 2 nhóm tàu bay, dẫn đầu là tàu sân bay Carl Vinson và Abraham Lincoln.

Trong các nhóm tàu sân bay này còn có 2 tàu tuần dương mang theo 26 tên lửa hành trình, bốn tàu khu trục, có khả năng mang từ 8 đến 56 tên lửa hành trình, 2 tàu ngầm (Annapolis), mang theo 12 tên lửa hành trình, và tàu ngầm tên lửa Georgia được trang bị 154 tên lửa Tomahawks.

Đến tháng Tư, khi mà khu vực này có thêm một nhóm tàu sân bay, dẫn đầu là tàu sân bay Enterprise, cùng với tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường và ba tàu khu trục, số lượng tên lửa hành trình Tomahawk sẽ tăng lên 430 tên lửa với tầm hoạt động lên đến 1.600 km.

Trước đó, nó đã được báo cáo rằng các căn cứ quân sự Hoa Kỳ, nằm trên đảo Diego Garcia của Anh ở Ấn Độ Dương, đã được đưa đến hàng trăm bom khoan bê tông có khả năng tiêu diệt các cơ sở ngầm nằm sâu dưới lòng đất của Iran.

Tất cả điều này xảy ra đồng thời với việc Mỹ triển khai không quân, hiệp đồng tác chiến với lực lượng mặt đất và các đồng minh của mình xung quanh Iran.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga đang cố gắng để bác bỏ những tin đồn rằng Nga đang giúp Iran phát triển vũ khí hạt nhân và các phương tiện mang các loại vũ khí loại này.

Bộ Ngoại giao Nga tin rằng sự lây lan của tin đồn như vậy chỉ làm cho tình hình thêm trầm trọng.

http://nghiadx.blogspot.com
USS Enterprise

Mikhail Ulyanov, giám đốc Cục An ninh và Giải trừ quân bị Bộ Ngoại giao Nga, cho rằng những tin đồn không ngừng phát sinh xung quanh các chương trình hạt nhân Iran hoàn toàn không có cơ sở đúng đắn và chỉ mang "mục đích tuyên truyền chính trị."

Theo các nhà ngoại giao Nga, những tin đồn như vậy có thể khiến cho các các giải pháp quân sự và an ninh trong khu vực trở nên tai hại.

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Israel nói rằng họ sẽ tấn công Iran nếu các biện pháp trừng phạt kinh tế không mang lại kết quả như mong đợi. Ông cũng nhấn mạnh rằng sẽ là khó khăn để chống lại nước cộng hòa Hồi giáo, hiện đang sở hữu vũ khí hạt nhân.

Sau đó, Leon Panetta, người đứng đầu Lầu Năm Góc, cho rằng phía Israel có thể tấn công Iran trong mùa xuân năm nay.

Tomahawk là loại tên lửa tự dẫn với nhiều biến thể, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được phóng đi từ các hệ thống phóng mặt đất, tàu nổi hoặc tàu ngầm.

Tên lửa được phóng đi nhờ một động cơ khởi tốc, sau khi đạt tốc độ cần thiết, động cơ khởi tốc tách ra, động cơ hành trình phản lực mini hoạt động và đẩy tên lửa bay đi.

http://nghiadx.blogspot.com
Tomahawk

Tomahawk là loại tên lửa tầm xa, có khả năng sống còn cao, rất khó phát hiện bằng ra đa hay hồng ngoại. Các thiết bị chính bên trong bao gồm: hệ thống dẫn đường, đầu đạn (có nhiều loại theo từng phiên bản), hệ thống lái, khoang nhiên liệu và động cơ phản lực.

Tomahawk có một số biến thể như: biến thể tấn công mặt đất mang đầu đạn thông thường đơn khối TLAM-C, biến thể tấn công mặt đất mang đầu đạn chùm TLAM-D, biến thể tấn công mặt đất mang đầu đạn mang đầu đạn hạt nhân TLAM-N (chưa được sử dụng), biến thể chống hạm (TASM) và biến thể tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (GLCM, đã bị loại bỏ).

Loại Block III TLAM được đưa vào sử dụng năm 1993 có thể bay xa hơn và sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) để tăng độ chính xác.

Block IV TLAM có sự phát triển hơn do có hệ thống so sánh ảnh kỹ thuật số về vị trí mục tiêu mà nó sẽ tấn công (DSMAC).

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

>> "Chiến tranh vùng Vịnh lần 3" sắp xảy ra ???


"Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết", vì vậy các nước vùng Vịnh đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra xung đột giữa Mỹ - Iran.

Tăng cường mua sắm quốc phòng

Tình hình tại eo biển Hormuz đang trở nên hết sức căng thẳng với những tuyên bố của các bên liên quan. Sau khi kết thúc cuộc tâp trận hải quân kéo dài 10 ngày, ngày 6/1/2012 Tehran thông báo sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc tập trận mới trong tháng 2/2012.

Cùng với đó, Mỹ và Israel cũng tổ chức một cuộc tập trận phòng thủ tên lửa, diễn biến tình hình tại vùng Vịnh đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh nếu các bên liên quan không kiềm chế.



http://nghiadx.blogspot.com
Rất nhiều hệ thống vũ khí hiện đại trong đó có hệ thống đánh chặn siêu hạng THAAD (ảnh) đã có mặt tại vùng Vịnh nhằm đối phó với mối đe dọa từ Iran.


AFP dẫn lời nhà phân tích quân sự Riad Kahwaji (UAE) cho biết: Các quốc gia vùng Vịnh đang dõi theo từng bước diễn biến mối quan hệ giữa Mỹ - Iran". Bởi, một cuộc xung đột giữa phương Tây và Tehran đồng nghĩa với việc nền kinh tế các nước vùng Vịnh bị tàn phá, khủng hoảng kinh tế toàn cầu thêm trầm trọng. Nỗi quan ngại của các nước vùng Vịnh là có cơ sở khi các bên liên quan chưa cho thấy dấu hiệu nhượng bộ.

Dù vẫn hy vọng vào các biện pháp ngoại giao có thể làm dịu tình hình, song các quốc gia vùng Vịnh đã bắt đầu có những sự chuẩn bị để tăng cường khả năng phòng thủ nhằm đối phó với tình huống xấu nhất, đặc biệt là các quốc gia thân cận với phương Tây. “Không có quốc gia vùng Vịnh nào mong muốn chiến tranh xảy ra, nhưng các nước đều có những chuẩn bị cho khả năng xấu nhất”, ông Riad Kahwaji nói.

Các quốc gia vùng Vịnh đang chờ đợi diễn biến tình hình và đẩy mạnh mua sắm quốc phòng, tháng 12/2011 Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận trị giá 29,4 tỷ USD để mua 84 máy bay chiến đấu F-15 và nâng cấp 70 máy bay phản lực khác đang có trong biên chế. Không lâu sau đó UAE cũng ký một thỏa thuận trị giá 3,84 tỷ USD để mua hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD.

Trong năm 2011, Mỹ và Saudi Arabia cũng công bố hợp đồng trị giá 1,7 tỷ USD để mua sắm thêm các hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Kuwait cũng đặt mua tới 209 tên lửa Patriot trị giá 900 triệu USD. Hiện, tập đoàn Raytheon hoàn thành việc nâng cấp radar của hệ thống phòng không Patriot cho Kuwait.

Thủ tướng Qatar, ông Sheikh Hamad bin Jassem Al-Thani cho biết, trong quá khứ các nước vùng Vịnh đã cố gắng thu hẹp khoảng cách với Tehran và sẽ góp phần vào việc tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng tại đây. “Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều không có lợi ích với một cuộc xung đột tại vùng Vịnh, sự căng thẳng giữa Mỹ và Iran là đáng lo ngại. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc xung đột quân sự, tất cả chúng ta đều biết rằng không có người chiến thắng trong các cuộc xung đột như vậy, đặc biệt là đối với các nước vùng Vịnh”, ông nói.

Ngoài việc chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài, các quốc gia vùng Vịnh cũng đang chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ các cơ sở tên lửa của Iran bị nghi ngờ triển khai trong khu vực. Ông Riad Kahwaji nói: “Chúng tôi nghe nói nhiều đến các biện pháp phòng ngừa trong nhiều quốc gia nhằm đối phó với mối đe dọa bằng tên lửa từ Iran”

Muốn tránh chiến tranh cần phải hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran trong khu vực. Nhà phân tích chính trị người Kuwait Sami al-Faraj nhận định, có hai kịch bản có thể xảy ra ở vùng Vịnh. Thứ nhất: Loại bỏ hoàn toàn các biện pháp dùng đến chiến tranh trừ trường hợp bị bắt buộc phải sử dụng đến vũ lực. Thứ hai: Sự cần thiết phải chống lại việc Iran can thiệp vào Syria, Iraq, Lebanon, Yemen và Sudan nhằm thổi bùng căng thẳng giáo phái. Ông Faraj cho rằng khả năng thứ hai là mạnh mẽ hơn.

Cần lưu ý rằng Kuwait đã xây dựng các cơ sở dầu mỏ chiến lược, các trung tâm tài chính, kinh doanh gần bờ biển Iran. Cơ sở dầu mỏ chiến lược Ras Tanura của Saudi Arabia chỉ cách bờ biển Iran có 180km, trung tâm dầu mỏ chiến lược Abu Dhabi thuộc UAE chỉ cách bờ biển Iran có 220km.

Các quốc gia vùng Vịnh có nhiều lý do để lo ngại, một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ-Iran sẽ là thảm họa đối với các nước này. Không ai có thể đoán được Tehran sẽ làm gì với những vũ khí mà họ đang sở hữu.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 2)



Quá trình phát triển của xe tăng Mỹ luôn dựa trên quan điểm ứng dụng công nghệ hiện đại nhất vào thiết kế, tạo ra tiện nghi tối đa cho kíp lái trong vận hành và chiến đấu.

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 1)

Ngày nay, vị thế của xe tăng trên chiến trường không còn như trước, nhưng đây vẫn là lực lượng tiến công quan trọng. Trong loạt bài này, Đất Việt sẽ giới thiệu những cỗ máy từng được mệnh danh là “vua chiến trường”.

Kỳ 2: Xe tăng Mỹ tìm lại danh dự

Ngôi sao xuất hiện từ những thất bại

Từ trước tới nay, Mỹ luôn ưu tiên phát triển không quân và hải quân, do đó, lực lượng tăng – thiết giáp của nước này không được thực sự coi trọng, đặc biệt từ sau tranh thế giới thứ 2, thời điểm các vũ khí chống tăng phát triển mạnh mẽ. Điều này cũng lý giải cho thất bại của xe tăng Mỹ trước các đối thủ Nga suốt một thời gian dài. Trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1965, Pakistan mất hơn 100 chiếc M-48. Cuộc chiến tranh 6 ngày giữa Israel với khối Arab (năm 1967), M-48 của Jordan đã bị hạ gục đau đớn bởi những chiếc tăng cổ lỗ M-4 Sherman được nâng cấp pháo 105mm.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà lực lượng xe tăng Mỹ không có “ngôi sao”. Đầu những năm 1960, gặp phải “ác mộng” T-62 của Liên Xô, Mỹ bắt tay với Đức phát triển dự án MBT-70.

Kiểu dáng MBT-70 khá thấp (chiều cao khoảng 1,9m) đi ngược lại thiết kế truyền thống của tăng Mỹ. Điểm mới đáng ngạc nhiên ở MBT-70 là nó được trang bị pháo cỡ 152mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, thiết bị nạp đạn tự động… những kỹ thuật chưa bao giờ xuất hiện trên xe tăng Mỹ.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp nảy sinh, chi phí dự án tốn nhiều hơn so với dự tính. Cuối cùng, Mỹ và Đức đã “đường ai nấy đi”. Đức tập trung phát triển dự án mới và cho ra đời xe tăng Leopard 2, còn Mỹ điều phối lại chi phí và phát triển dự án XM815. Sau này được đổi tên thành XM1 – mẫu chế thử của xe tăng chiến đấu chủ lực mang tính cách mạng M1 Abrams.

Tiện nghi và an toàn hơn xe tăng Nga

Nếu như xe tăng Nga thiết kế theo tiêu chí rẻ, bền, tốt, kíp lái được huấn luyện để sửa chữa tăng trong điều kiện cần thì xe tăng Mỹ thiết kế tích hợp thiết bị điện tử công nghệ cao, giá cả đắt đỏ, đi kèm luôn có đội hình hậu cần đông đảo. Đặc biệt, trường phái thiết kế xe tăng của Mỹ luôn đề cao khả năng sống sót của tổ lái lên hàng đầu.

M1 Abrams chính thức đi vào phục vụ trong Lục quân Mỹ từ đầu năm 1980, Xe được ứng công nghệ giáp, điện tử tiên tiến trên thế giới. Toàn thân xe và tháp pháo của M1 được bọc loại giáp phức hợp. Biến thể M1A1 sau này còn được trang bị thêm lớp giáp Uranium nghèo để tăng khả năng phòng vệ trước các vũ khí chống tăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Bên trong xe tăng M1 Abrams.

Bên trong xe Abrams, khoang chứa đạn đặt sau tháp pháo cách biệt với khoang chiến đấu bằng lớp cửa thép. Khoang chứa đạn có hai tấm ván trên nóc, trong trường hợp đạn phát nổ thì sức nổ sẽ thổi bay các tấm ván trên nóc giải phóng toàn bộ năng lượng ra ngoài xe mà không gây ảnh hưởng cho tổ lái. Đây cũng là một trong những điểm mà các chuyên gia Phương Tây luôn đưa ra để chê xe tăng Nga (các mẫu T-54/55, T-62, T-72, T-80, T-90 thì khoang chứa đạn nằm chung với khoang chiến đấu). Mỹ cũng đưa vào M1 thiết bị phòng vệ AN/VLQ-8A “soft kill” có khả năng gây nhiễu các loại tên lửa chống tăng.

Tất cả các vị trí trên xe đều lắp các thiết bị chuyên dụng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mỗi người: trưởng xe có 6 kính quan sát bao quát 360 độ quanh xe, thiết bị quan sát hồng ngoại độc lập hoạt động cả ngày/đêm, tự động quét khu vực, tự chuyển thông tin về mục tiêu cho pháo thủ; pháo thủ có kính ngắm chính, khí tài ảnh nhiệt; lái xe quan sát qua màn hình hiển thị tình trạng nhiên liệu, điện năng, thiết bị điện tử và kính quan sát hỗ trợ thiết bị hồng ngoại.

Ngoài ra, cũng như các dòng xe tăng hiện đại, M1 Abrams lắp thiết bị đo xa laser và máy tính điều khiển hỏa lực. Loại máy tính đạn đạo trên M1 sẽ tự động tính toán phần tử bắn dựa trên những thông tin thu được từ các sensor.

Có thể nói, M1 Abram được tích hợp nhiều công nghệ điện tử tiên tiến trợ giúp tối đa cho tổ lái trong cuộc chiến tranh hiện đại cần có độ chính xác cao và tốc độ nhanh.

Từ chối mang tên lửa

Sở hữu nhiều tính năng tiên tiến nhưng M1 Abrams cũng từ chối không ít công nghệ hiện đại. Xét về sức mạnh hỏa lực, trong khi Nga luôn tìm cách phát triển vũ khí cho xe tăng thì Mỹ lại có xu hướng rút gọn. Hỏa lực của M1 Abrams là một pháo nòng trơn 120mm M256 có khả năng bắn được hầu hết các loại đạn nhưng các nhà thiết kế kiên quyết từ chối việc phóng tên lửa qua nòng pháo.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo 120mm thể hiện sức mạnh.

M1 cũng không sử dụng máy nạp đạn tự động, do đó tốc độ nạp đạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật và sức khỏe của người nạp đạn, cũng như điều kiện địa hình.

M1 Abrams sử dụng loại động cơ tuốc bin khí đa nhiên liệu cho phép một xe tăng có trọng lượng lên tới gần 70 tấn di chuyển tốc độ 67km/h. Loại động cơ này có một nhược điểm lớn là tiêu tốn quá nhiều nhiên liệu.

“Dòng tăng cuối cùng” của Mỹ?

Người ta thường thấy hình ảnh các loại xe tăng T-80, T-90 của Nga bay lên khỏi mặt đất khi vượt chướng ngại vật. Nhưng đối với M1 Abrams không có chuyện đó, bánh xích vẫn bám sát mặt đường. Tuy nhiên, thao diễn là một chuyện, chiến đấu lại là chuyện khác.

Một trong những cuộc chiến chứng minh hiệu quả của M1 Abrams là cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991. Tại đây, các sư đoàn tăng M1 của Mỹ đối đầu với các xe tăng của Quân đội tăng Iraq trang bị chủ yếu xe tăng do Liên Xô sản xuất (T-54/55, T-62, T-72). Các xe tăng M1 Abrams đã đánh bại hoàn toàn các đơn vị tăng Iraq với con số thiệt hại tối thiểu chưa từng thấy. Theo số liệu do phía Mỹ công bố, tổng kết cuộc chiến tranh vùng Vịnh, chỉ có 18 chiếc M1 Abrams bị phá hủy (9 chiếc có thể khôi phục lại). Đồng thời, cần nhớ rằng T-72 mà Iraq sử dụng chưa hẳn là biến thể tiên tiến của T-72. Vì là biến thể xuất khẩu, T-72 của Iraq vẫn dụng giáp thép truyền thống (không có giáp phản ứng nổ, pháo tăng không có khả năng phóng tên lửa qua nòng, thiết bị ngắm bắn - quan sát có nhiều hạn chế…)

Tuy “tỏa sáng” nhưng M1 Abrams có thể là dòng tăng cuối cùng của Mỹ. Theo đó, Quân đội Mỹ có dự định dừng thiết kế xe tăng mới, chỉ duy trì cải tiến xe tăng M-1 Abrams. Trong chiến tranh hiện đại, vai trò của xe tăng đang có chiều hướng suy giảm. Ngay bản thân nước Nga – quốc gia có truyền thống coi trọng sức mạnh tăng – thiết giáp – số lượng xe tăng bị cắt giảm mạnh mẽ, sau khi Liên bang Xô Viết tan vỡ.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 1)



Trong “cuộc chiến tranh 5 ngày” lực lượng tăng – thiết giáp Nga đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bật quân đội của Tổng thống Saakashvili ở Nam Ossetia, sau đúng 1 ngày giao tranh.

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 2)

Đây là hình ảnh dũng mãnh và mới mẻ nhất về “hậu duệ” của lực lượng tăng – thiết giáp hùng mạnh nhất trong chiến tranh thế giới 2 với đỉnh cao là xe tăng T-34.

Ngày nay, vị thế của xe tăng trên chiến trường không còn như trước, nhưng đây vẫn là lực lượng tiến công quan trọng. Vì vậy, trong loạt bài này, Đất Việt mong muốn cung cấp tới độc giả những nét cơ bản và cập nhật về cỗ máy chiến tranh từng được mệnh danh là “vua chiến trường” ở các cường quốc chế tạo xe tăng.

Kỳ 1: Xe tăng Nga – thương hiệu bị thách thức

Ác mộng của phương Tây

Có lẽ, do ánh hào quang của huyền thoại T-34, sau chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Xô và ngày nay là Nga vẫn “cưng chiều” và ưu tiên phát triển lực lượng tăng thiết giáp. Có thể nói, trong số các cường quốc quân sự thế giới, Liên Xô có nhiều mẫu thiết kế tăng – thiết giáp nhất. Từ thành công của dòng tăng hạng trung T-34, đầu những năm 1950, xe tăng chiến đẩu chủ lực T-54/55 ra đời, đây là loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất trên thế giới (gần 100.000 chiếc).

Năm 1961, Liên Xô cải tiến T-54/55 chế tạo và đưa T-62 vào phục vụ. Điểm nhấn đáng lưu ý trong sự phát triển xe tăng Liên Xô tập trung vào mẫu thiết kế T-64 ra đời khoảng năm 1962-1963, với pháo nòng trơn 125mm, hệ thống nạp đạn tự động (rút kíp lái xuống còn 3 người), vỏ giáp dùng vật liệu tổng hợp... Những đặc điểm này đã trở thành tiêu chuẩn cho xe tăng Liên Xô về sau.

So với những chiếc tăng cùng thời của Phương Tây, T-64 vượt trội về mọi mặt. Nhưng T-64 đã đi ngược lại trường phái thiết kế tăng của Liên Xô, nó là một chiếc xe có giá trị cao, khó sản xuất. Vì vậy, các nhà lãnh đạo Liên Xô nhanh chóng yêu cầu cục thiết kế tăng phát triển thiết kế mới vừa đảm bảo yếu tố rẻ tiền, dễ sản xuất, dễ bảo trì nhưng sức mạnh cũng phải tương đương hoặc hơn T-64.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.


Do đó, vào năm 1977, Liên Xô chính thức giới thiệu mẫu tăng mới mang tên T-72. Sự xuất hiện của T-72 biến các đối thủ M60 Patton (Mỹ), Leopard 1 (Đức) thành “đồ bỏ đi”. T-72 thừa hưởng đặc tính ưu việt nhất (giáp, vũ khí, hệ thống điện tử) của T-64 nhưng đạt tiêu chí rẻ, bền, tốt.

T-72 cũng được sản xuất với rất nhiều biến thể khác nhau, được liên tục được cải tiến qua từng giai đoạn và được xuất khẩu rộng rãi tới nhiều quốc gia trên thế giới, và có mặt trong nhiều cuộc xung đột ở Trung Đông, Bắc Phi, vùng lãnh thổ thuộc Liên Xô (cũ).
Cùng thời gian T-72 đi vào phục vụ, T-80 (một biến thể cao cấp của T-64) cũng được đưa vào biên chế. Đây là mẫu tăng đầu tiên của Liên Xô lắp động cơ tuốc bin khí cực khỏe, nhờ đó T-80 được mệnh danh là “xe tăng bay” với tốc độ tối đa lên tới 70km/h. Kế tục T-64, T-80 có hệ thống giáp phòng vệ kiên cố, ngoài lớp giáp chính còn bổ sung thêm giáp phản ứng nổ ERA cùng hệ thống đối phó trả đũa Shtora hoặc hệ thống phòng vệ chủ động Arena (tùy từng biến thể). Sức mạnh hỏa lực trang bị một pháo 125mm tích hợp phóng tên lửa chống tăng qua nòng.

Trong một thời gian dài, T-72 và T-80 là xe tăng chủ lực, niềm tự hào của bộ đội tăng – thiết giáp Xô Viết và là cơn ác mộng đối với xe tăng Phương Tây. Nhưng tới đầu những năm 1990, T-72 và T-80 trong quân đội Nga bắt đầu có những dấu hiệu lạc hậu. Đáng tiếc, người Nga nhận ra điều này từ thực tế phũ phàng trên chiến trường.

Mất mát của xe tăng Nga trên chiến trường

Xe tăng Nga (Liên Xô) dễ chế tạo, sử dụng, sửa chữa và bảo quản, rẻ tiền nhưng bền bỉ, hỏa lực luôn luôn vượt trội so với xe tăng Phương Tây nhưng tính độc lập tác chiến cao, ít dựa vào không quân. Chính điều này lại là điểm yếu chết người.

Gần đây nhất, trong cuộc chiến ở Libya, xe tăng T-72 quân đội trung thành với Tổng thông Gaddafi bị không quân NATO phá hủy không mấy khó khăn sau khi lực lượng này làm chủ bầu trời. Trước đó, “tại sân nhà”, trong cuộc chiến ở Chechnya (1994-1995), T-72 của Nga chịu thiệt hại không ít trước chiến thuật du kích phiến quân. Thảm hại nhất, trong chiến tranh vùng Vịnh 1991 và 2003, Quân đội Iraq mất gần 1.000 chiếc T-72.

Nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trên đến từ nhiều lẽ. Trình độ binh sĩ cũng được đánh giá là một nguyên nhân quan trọng. Thế nhưng yếu tố quyết định hơn cả là chiến thuật sử dụng xe tăng.


http://nghiadx.blogspot.com
T-72 của Quân đội Iraq bị phá hủy trong chiến tranh vùng vịnh 1991.


Trong chiến tranh vùng Vịnh và Libya, đối thủ của xe tăng Nga không phải là xe tăng mà là Không quân Mỹ và NATO, chiếm ưu thế áp đảo trên không và T-72 yếu thế hơn hẳn khi đối đầu với máy bay đối phương. Còn trong cuộc chiến Chechnya, xe tăng Nga gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với tác chiến phi đối xứng, với đối thủ là các toán du kích Chechnya trang bị súng chống tăng RPG.

Người Nga nhanh chóng nhận ra điểm yếu và bổ sung xe pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 đi kèm hỗ trợ hỏa lực nhưng chỉ hạn chế phần nào. Sau này, Nga phát triển xe hỗ trợ hỏa lực BMPT để đối phó với tác chiến trong đô thị.

Ngoài ra, cũng không thể phủ nhận vũ khí của T-72 trở nên lạc hậu trước M1A1 Abram hay Challenger. Trong chiến tranh vùng Vịnh, đạn 120mm APFSDS của M1A1 tiêu diệt T-72 Iraq ở cự ly 3.000m trong khi đạn pháo 125mm của T-72 Iraq tiêu diệt địch hiệu quả trong cự ly 1.800m. Do đó, lãnh đạo Nga đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng có một thiết kế tăng mới cho quân đội.

Những khó khăn kinh tế thời “hậu Xô Viết” không cho phép Nga phát triển tăng mới hoàn toàn. Giải pháp được đưa ra là sử dụng nền tảng có sẵn tiến hành nâng cấp, phương án này vừa tiết kiệm chi phí vừa giảm thời gian.

T-90 - Niềm hy vọng mới

Năm 1995, xe tăng chiến đấu chủ lực mới T-90 – biến thể cao cấp của T-72 chính thức đi vào phục vụ. Tuy không phải là thiết kế hoàn toàn mới, nhưng T-90 ẩn chứa những công nghệ đỉnh cao biến nó trở thành một trong những xe tăng hiện đại nhất thế giới.

T-90 sở hữu một trong những hệ thống phòng vệ tốt nhất trên thế giới. Nó gồm ba lớp: giáp tổng hợp, giáp phản ứng nổ thế hệ ba Kontakt-5 và thiết bị đối phó trả đũa Shtora. Xét về sức mạnh hỏa lực, đây là điểm không bao giờ xe tăng Nga chịu lép vế trước Mỹ và Phương Tây. Pháo 125mm 2A46 của T-90 bắn được hầu hết các loại đạn và nó tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng dẫn đường laze qua nòng.

Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 2A46M 125mm, cùng súng máy đồng trục, được ổn định bởi hệ thống 2E42-4 “Jasmine”. Pháo được trang bị bộ nạp tự động, có khả năng bắn các tên lửa có điều khiển, dẫn hướng bằng laser. Tầm bắn tối đa bằng đạn xuyên là 4.000m, tên lửa có điều khiển là 5.000m. Việc dẫn hướng tên lửa được thực hiện bằng laser ở chế độ bằng tay hoặc bán tự động.

Để tiến hành ngắm bắn trong điều kiện quan sát kém và ban đêm, xe tăng sử dụng thiết bị ngắm bắn Essa, trong đó tích hợp khí tài ảnh nhiệt Catherine-FC (Pháp). Với sự hỗ trợ của camera, trưởng xe và pháo thủ có thể quan sát thường xuyên địa hình từ các màn hình riêng và tiến hành điều khiển chính xác vũ khí với sự hỗ trợ của hệ thống ngắm bắn chính xác.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

>> Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc (P1)



"Chiến lược ngoại biên tổng thể" trong trường hợp Trung Quốc nghĩa là những hành động quân sự chủ động được tiến hành dọc theo một số chiến trường, trong đó bao gồm cả các quốc gia có biên giới biển.


"Chiến lược quân sự ngoại biên tổng thể" (da zhoubian guojia junshi zhanlue) là một thuật ngữ mới được các nhà nghiên cứu Trung Quốc thường xuyên sử dụng. Lần đầu tiên, thuật ngữ này xuất hiện trong một bài viết đăng trên tờ báo xuất bản hàng ngày bằng tiếng Trung Quốc, Đại Công báo (Ta Kung Pao) vào ngày 24/9/2009. Nó thể hiện thái độ hồ nghi về năng lực thực sự của Quân Giải phóng Nhân dân trong việc bảo vệ các biên giới xa xôi.

Những quan điểm này sau đó còn được thể hiện lại trên một tờ báo hàng ngày xuất bản bằng tiếng Trung khác có trụ sở đặt ở Hồng Công, Jing Bao vào ngày 29/1/2010.

Bởi nội dung này liên quan đến yếu tố địa chính trị của nhiều quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc, nên nó đòi hỏi phải có một sự nhận thức đúng đắn trong lĩnh vực học thuật.

Ba tháng sau, khái niệm này tiếp tục được đề cập đến trong một bài thuyết trình của Chen Xiangyang, một nhà nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR). Ông lý giải động cơ và tính cấp thiết của việc xây dựng một chiến lược cho Trung Quốc trong bối cảnh địa chính trị đang có những thay đổi chóng mặt ở khu vực Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á, và Đông Bắc Á. Sau này, ông tìm thấy độc giả trong hàng ngũ những sĩ quan cấp cao cả đang phục vụ và đã nghỉ hưu của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), trong đó bao gồm cả những đại biểu đến dự cuộc họp thường niên vừa mới bế mạc của Ủy ban quốc gia về Tư vấn Chính trị của Nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Đáng chú ý trong số các đại biểu này có Phó Đô đốc Yin Zhou và Thiếu tướng Luo Yuan.



Ảnh China Daily


Một vài nhà quan sát Trung Quốc, trong đó có cả Christina Lin nhìn nhận động thái của Trung Quốc trong việc mở rộng các tuyến đường sắt cao tốc, và trang bị cho trên 1.000 nhà ga xe lửa với các phương tiện vận tải quân sự như là một bước đi theo định hướng này.

Các nhà phân tích dường như coi sự dính líu của Tổng cục Hậu cần (GLD) của PLA đến việc thiết kế, lên kế hoạch và thực hiện các dự án đường sắt chạy qua các khu vực chiến lược là một minh chứng cụ thể.

Quyết định sử dụng chuyến tàu tốc hành Thượng Hải - Nam Kinh của PLA để vận chuyển binh lính trở lại đơn vị vào tháng 11/2010 được đánh giá như là một bước thử nghiệm của ý định triển khai nhanh trong vài giờ.

"Chiến lược ngoại biên tổng thể" trong trường hợp Trung Quốc nghĩa là những hành động quân sự chủ động được tiến hành dọc theo một số chiến trường, trong đó bao gồm cả các quốc gia có biên giới biển. Bất chấp những tuyến đường sắt cao tốc đã được xây dựng ở Tây Tạng và dự kiến sẽ được kết nối với Nepal, trong vấn đề này, các kế hoạch mở rộng mạng lưới đường sắt trong tương lai đến các quốc gia khác nằm trong phạm vi ngoại biên của Trung Quốc sẽ chỉ thu được những kết quả nghèo nàn bởi một số lý do. Bởi vậy, người ta kêu gọi một sự cải cách trong lĩnh vực học thuyết. Trong một thế giới đa cực tương lai, điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua sự đầu tư mạnh mẽ. Bởi Trung Quốc hiện nay đang đứng bên phải của cán cân quyền lực quốc tế đang biến đổi, những thay đổi trong giải pháp quân sự đơn phương không thể bị loại trừ hoàn toàn.

Bài viết này đi sâu vào tìm hiểu động cơ mà Trung Quốc xây dựng "Chiến lược ngoại biên tổng thể", cũng như tất cả những hàm ý chiến lược của chiến lược này. Được thừa kế một văn hóa chiến lược đặc trưng, xây dựng dựa trên nền tảng khái niệm của Shi, được coi là một biện pháp để làm dịch chuyển cán cân quyền lực chiến lược, các học giả Trung Quốc hiếm khi có những phát ngôn thiếu chính xác. Do vậy, việc các phương tiện truyền thông đề cập đến vấn đề này theo cách thức đó là kiểu "đánh lừa chiến lược" (Zhanlue Zhali) của Trung Quốc đối với thế giới nói chung. Phương pháp này rất giống với quan điểm chiến lược "đánh lừa đối phương" (bing yi zha li) của Tôn Tử.

Văn hóa chiến lược này của Trung Quốc cũng là một trong những nội dung được thể hiện qua các câu chuyện dân gian kể về Gia Cát Lượng (Zhuge Liang). Sự im lặng, bao gồm cả việc thiếu vắng một khái niệm trong cuốn Sách Trắng vừa mới được công bố, "Quốc phòng Trung Quốc năm 2010", là điều không thể chấp nhận được.

Cứ lần nào mà Trung Quốc đạt được thành tựu về kinh tế và quân sự, nước này lại sửa đổi học thuyết. Sự tâng bốc mà các phương tiện truyền thông giành cho khái niệm này vì vậy có thể được nhìn nhận như là một kết quả tất yếu nhưng đầy toan tính của quá trình trỗi dậy của Trung Quốc cả với tư cách của một cường quốc kinh tế và quân sự.

Nói tóm lại, bài viết này tập trung vào: Cơ sở học thuyết và động cơ của chiến lược này; những nhược điểm trong quá trình chuyển hướng chiến lược; và những biện pháp đối phó với ý đồ chiến lược này của Trung Quốc. Những giả thiết của nghiên cứu này gồm: sự chuyển hướng chiến lược của Trung Quốc từ phòng thủ sang tấn công là một sản phẩm của quá trình phát triển về kinh tế và quân sự; giới lãnh đạo đất nước Trung Quốc đều nhận thức được những sai lầm nên phần lớn các bài viết trên các phương tiện truyền thông hiện nay đều thiếu cơ sở để đi đến các kết luận cuối cùng; và các nước ở khu vực ngoại biên không có đủ điều kiện để tham gia chiến lược.

Cơ sở học thuyết và động cơ của chiến lược

Các thế hệ lãnh đạo kế tiếp nhau của Trung Quốc trong đó gồm cả Hồ Cẩm Đào được cho là tiếp tục phát triển văn hóa chiến lược sẵn sàng cho chiến tranh (parabellum). Trong văn hóa chiến lược này, khái niệm tuyệt đối linh hoạt (Quan Bian) là một yếu tố quyết định quan trọng. Nó được khắc họa tinh tế trong các nguyên tắc căn bản trong khái niệm của Shi (lợi thế chiến lược).

Khái niệm này mang lại cho giới lãnh đạo Trung Quốc một cách thức linh hoạt trong việc hoạch định chiến lược liên quan đến các yếu tố thời gian, địa điểm, sử dụng lực lượng và kế sách để khuếch trương các nguồn lực còn hạn chế và ngăn chặn đối phương chiếm mất lợi thế thông qua tấn công quân sự hoặc xóa bỏ hệ tư tưởng.

Khái niệm này được phát triển dựa trên quan điểm của Tôn Tử "chiến tranh là một chức năng quan trọng của nhà nước".

Theo như một nghiên cứu của Michael D. Swaine và Ashley J. Tellis đã chỉ ra, Trung Quốc cố gắng sử dụng các biện pháp răn đe và/hoặc hòa bình để hoặc tăng cường bảo vệ nước này trước nguy cơ ngoại xâm hoặc thôn tính các nước ở ngoại biên trong kỷ nguyên của quyền lực và hiện đại dựa trên sự tính toán toàn bộ các lợi thế so sánh của nước này. Sự phát triển và suy tàn của quyền lực và ảnh hưởng đối với các nước ở sát biên giới và khu vực ngoại biên đã luôn là một nhân tố dẫn đến sự thăng trầm của sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc (CNP).

Trong lịch sử, nước này đã từng sử dụng vũ lực quân sự trong khi đang đứng ở một vị thế mạnh để giải quyết những bất đồng trong quan hệ, để xâm chiếm các khu vực lãnh thổ và để ngăn chặn hoặc đánh bại các cuộc tấn công từ khu vực ngoại biên.

Văn hoá chiến lược tạo ra các khuynh hướng hay xu hướng. Vì vậy, rõ ràng nó có vai trò trong việc hình thành thái độ và hành vi. Đây là lý do giải thích tại sao đất nước Trung Quốc dưới thời Quốc dân đảng hay Đảng Cộng sản đều không có sự khác biệt trong vấn đề này. Cho dù chỉ đạt được những thành công hạn chế trong giai đoạn 1911-1935, Trung Quốc dưới thời Quốc dân đảng đã tiến hành các chiến dịch quân sự ở Tây Tạng, Tân Cương và Mông Cổ để xây dựng các vùng đệm vững chắc chống lại các cường quốc Anh và Nga ở khu vực ngoại biên.

Đi ngược lại với tất cả các yếu tố xã hội, văn hoá, ngôn ngữ và lịch sử hiện thời, những người theo chủ nghĩa dân tộc lấy cớ có quyền thống trị và/hoặc quyền cai quản nhất định của hoàng đế cuối cùng triều Thanh để bào chữa cho hành động phiêu lưu của mình.

Trong những năm 1950, 1960, và 1970, dưới thời kỳ chủ nghĩa cộng sản, Trung Quốc lại một lần nữa tiến hành các chiến dịch tương tự ở khu vực ngoại biên với một loạt những mục tiêu quân sự và chính trị, từ chính thức thành lập một khu vực ngoại biên mà đã tồn tại trong suốt triều đại nhà Thanh và giai đoạn đầu nền Cộng hoà đến xâm lược chủ quyền nước khác như Ấn Độ và Việt Nam.

Dẫu vậy, người ta có thể thấy những khác biệt trong trường hợp của chính sách, một chức năng của một loạt những yếu tố bao gồm cả công nghệ. Những theo đuổi liên tục của Trung Quốc trong việc cải cách chiến lược quân sự trong sáu thập kỷ qua đã chứng minh cho giả thiết này.

Trong khi là một bộ phận không thể thiếu được của tư duy chiến lược của Trung Quốc, vỏ bọc học thuyết của "chiến lược ngoại biên" của Trung Quốc đang dần cho thấy tính không rõ ràng của nó. Đây lại là một bước đi có tính toán của giới lãnh đạo Trung Quốc, gắn liền quá khứ chiến lược của họ, được thể hiện qua hai phép ẩn dụ, Vạn lý Trường Thành và Thành trống (kong yanwuting), những biểu tượng của sự kết hợp giữa những cái yếu và cái mạnh.

Có một sự thay đổi rõ ràng về nghĩa của những khái niệm chính trong các công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc ở cả bốn cấp độ dự báo chiến lược - tư tưởng quân sự (junshi sixiang), chiến lược quân sự (junshi zhanlue), chiến dịch quân sự (junshi Zhanyi) và chiến thuật quân sự (junshi zhanshu).

Trong suốt một thời gian dài cho đến tận các nghị quyết năm 1985 của Quân uỷ Trung ương (CMC) mà đã thể hiện sự ủng hộ với quan điểm của Đặng Tiểu Bình lấy "chiến tranh cục bộ" (jubu zhanzheng) để đối phó với chiến tranh tổng lực (quanbu zhanzheng), các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã không dự báo vượt ra khỏi khuôn khổ của những quy tắc của Chiến tranh nhân dân (renmin zhangzheng) và Phòng ngự tích cực (jiji fangyu). Có lẽ cũng không còn giải pháp thay thế nào khác.

Nền kinh tế yếu kém của Trung Quốc chắc hẳn không đủ khả năng trang bị thích hợp cho 2,8 triệu quân của Quân giải phóng nhân dân (PLA). Chiến lược chiến tranh nhân dân kêu gọi sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân và một chiến lược ba giai đoạn được tiến hành kết hợp với lấy chiến tranh du kích (youji zhanzheng) làm phương thức đấu tranh chính.

Mao Trạch Đông định nghĩa Phòng ngự tích cực trái với Phòng ngự bị động. Trong tác chiến, Phòng ngự tích cực nghĩa là giành thế chủ động tấn công trước. Căn cứ vào cách phân tích "mạnh-yếu" của Tôn Tử, chiến lược này cho phép Trung Quốc làm cái điều bất đắc dĩ phải làm.

Tất cả các chiến dịch quân sự của Trung Quốc trong quá khứ, kể cả Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, về mặt lý thuyết đã đặt nền móng cho sự ra đời của chiến lược ngoại biên này. Hiện tượng thay đổi, kéo theo sự minh bạch tương đối trong lời nói và hành động, là kết quả của một cuộc tranh luận khốc liệt khi đứng trước một loạt những phát triển, mặc dù chỉ diễn ra trong phạm vi của các mục tiêu quân sự quốc gia đã được định sẵn.

Khoa học Chiến lược Quân sự (zhanluexue), do Học viện Khoa học Quân sự (AMS) giới thiệu năm 1987, là một phương thức tiếp cận chiến lược "chiến tranh cục bộ" với mục đích tấn công, dựa trên Chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới, kết hợp giữa chiến tranh chiến hào và chiến tranh chớp nhoáng với tác chiến phối hợp quân binh chủng để đối phó với cuộc xâm lược có thể xảy ra từ phía Liên Xô.

Ngược lại, phiên bản năm 1999 của Khoa học Quân sự đã đề cập đến một phương thức tiếp cận chiến lược bao trùm hơn dựa trên việc chuẩn bị tiến hành một loạt những "cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện công nghệ hiện đại" (gaojishu tiaojian xia jubu zhanzheng) mà rất khác nhau về mục đích, cường độ và tính chất ác liệt. Hai công trình nghiên cứu khác trong năm đó, một của Đại tướng Zhang Wannian và một của Đại tướng Ma Baoan lần lượt có tiêu đề là Các vấn đề quân sự thế giới đương đại và Quốc phòng Trung Quốc (Dangdai Shijie Junshi Yu Zhongguo Guofang) và Hướng dẫn nghiên cứu lý thuyết chiến lược (Zhanlue Lilun Xuexi Zhinan), là những sự bổ sung khía cạnh công nghệ cho luận điểm này.

Những bài phê bình về Chiến tranh vùng Vịnh 1991 và Kosovo 1999 thay vào đó sẽ là những minh chứng sống động. Việc Mỹ tăng cường "chiến lược con trăn" và tranh giành những gì tốt đẹp nhất của hai thế giới thông qua việc sử dụng có chọn lựa "Học thuyết Monroe", chính sách "Mở cửa", và "Học thuyết Truman" được các giảng viên trích dẫn như là một ví dụ tiêu cực trong việc xác định mục tiêu cho chiến lược. Hướng dẫn nghiên cứu lý thuyết chiến lược (Zhanlue Lilun Xuexi Zhinan), do Đại học Quốc phòng Trung Quốc xuất bản năm 2002, thể hiện quan điểm nhất quán của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về bản chất và đặc điểm của khái niệm "chiến tranh cục bộ trong điều kiện công nghệ cao hiện đại".

[TuanVietnamnet news]


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

>> ‘Leopad 2A7+’ biến Trung Đông thành chảo lửa?



Cuối tháng 6/2011, trong một cuộc họp kín Hội đồng An ninh Liên bang Đức đã thông qua quyết định bán cho Arab Saudi hơn 200 xe tăng Leopad 2A7+.


Quyết định này đã bị chỉ trích gay gắt không chỉ từ phe đối lập trước hết là Đảng Đối lập Dân chủ Xã hội (SPD) và Đảng Xanh mà còn từ phía các thành viên của các Đảng cầm quyền CDU/CSU và FDP.

Như vậy, tương lai của hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD vẫn còn là một đám mây mù, tuy nhiên một trong các nguồn tin thân cận từ Chính phủ Arab Saudi cho biết, tối thiểu nước này sẽ nhận được 44 xe tăng từ Đức. Còn về phần mình, Chính phủ Đức hiếm khi đưa ra bình luận về sự kiện trên.

Mới đây, Tạp chí Spiegel cho hay Đức đã đồng ý bán cho Arab Saudi các xe tăng mới nhất của nước này Leopad 2A7+.

Tạp chí khẳng định, với việc thông qua hợp đồng, Chính phủ Đức đã từ bỏ chính sách vốn bị “trì trệ” kéo dài trong hàng chục năm gần đây (không cung cấp cho Hoàng gia Arab Saudi các loại vũ khí hạng nặng).




Mới đây, Chính phủ Đức đã quyết định bán hơn 200 xe tăng Leopard 2A7+ cho Arab Saudi

Quan hệ địa chính trị phức tạp

Riyadh quan tâm đến Leopard từ đầu những năm 1980. Tuy nhiên, Chính phủ Đức lúc đó, dưới sự cầm quyền của ông Helmut Schmidt đã từ chối cung cấp lô hàng này cho Arab Saudi một phần vì quan ngại cho “số phận” của Israel. Trong giai đoạn này, Arab Saudi có thái độ chống Nhà nước Do Thái.

Sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran, gia đình Hoàng gia Arab Saudi lo ngại, tinh thần cách mạng Hồi giáo dòng Shiite từ Iran sẽ tràn sang Arab Saudi, trọng tâm là khu vực phía đông, nơi đang tiến hành khai thác dầu mỏ.

Đồng thời, Mỹ cũng muốn có đồng minh thân cận mới cho mình tại khu vực Vịnh Ba Tư. Sự lựa chọn này chính là Arab Saudi. Chính vì vậy, 2 nước đã có mối quan hệ kinh tế và chính trị khá thân thiết chặt chẽ. Arab Saudinày chuyển nhượng dầu cho các Công ty Standard Oil và Texas Oil của Mỹ.



Quyết định bán xe tăng Leopard 2A7+ của Chính phủ Đức đang gây nhiều dư luận trái chiều


Đến năm 1980 ở Arab Saudi có khoảng 300.000 chuyên gia quân sự Mỹ. Quân đội nước này đã được hiện đại hóa đến tận gốc, các cơ sở hạ tầng quốc phòng được xây dựng. Năm 1981, Mỹ đã đồng ý bán cho Arab Saudi 5 máy bay cảnh báo sớm đường không AWACS trị giá 5,5 tỷ USD.

Trong thời gian xảy ra cuộc chiến tranh vùng Vịnh (năm 1990), theo yêu cầu của vua Fahd, 200.000 quân đội Mỹ trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu đã được điều đến Arab Saudi. Những người truyền đạo ở Mecca viết rằng: “Iraq đánh chiếm Kuwait, Mỹ đánh chiếm Arab Saudi”.

Trong các điều kiện này, cần phải nhận thấy rằng Arab Saudi có khuynh hướng đối đầu với Israel là không thể. Ngược lại, Arab Saudi và Israel có kẻ thù chung là Iran và mối nguy cơ chung là dòng Shiite ở các nước Iran, Iraq và Hezbolla của Lebanon.

Tình hình có thể sẽ còn tồi tệ hơn sau quyết định cuối cùng về việc Mỹ rút quân khỏi Iraq: Đất nước mà sau khi lật đổ Saddam Hussein đã đặt dưới sự kiểm soát của đa số người dòng Shiite, có thể chịu sự ảnh hưởng của Iran.

Chính trường Đức bất đồng vì hợp đồng bán Leopard

Về vấn đề này, nhiều nhà quan sát Đức nhận thấy, Arab Saudi cần các xe tăng mới không phải để chống lại Israel mà là phòng thủ trước mối nguy cơ tiềm tàng là Iran. Nếu xét đến sự cô lập và trừng phạt quốc tế nhằm ngăn chặn chương trình phát triển hạt nhân của Iran thì “hành động” Đức bán hơn 200 xe tăng mới cho Arab Saudi được phương Tây coi là chính đáng và hợp pháp.

Việc phản đối có thể giải thích bằng các cuộc đấu tranh cụ thể giữa các Tập đoàn quốc phòng vì thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, nhiều nhà chính trị Đức cho rằng, hiện nay chính phủ của họ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.

Tổng thư ký SPD, bà Andrea Nales tuyên bố rằng, hợp đồng cung cấp Leopad không có điều gì chung với chính sách đối ngoại trên cơ sở giá trị dân chủ. Theo lời bà, Arab Saudi đang ở tâm điểm khu vực có nguy cơ bùng nổ và “không nhất thiết phải mang que diêm cháy đặt cạnh thùng thuốc nổ”.

Chuyên gia phụ trách vấn đề đối ngoại thuộc SPD cho rằng, Đức không cần phải bán vũ khí (xe tăng) cho chế độ ở Arab Saudi bởi họ có thể sử dụng các cỗ máy tác chiến này chế áp các cuộc biểu tình của nhân dân.

Đồng Chủ tịch Đảng Xanh Claudia Roth gọi hợp đồng này “thảm họa” đối với chính sách đối ngoại của Đức. Chính vì vậy, Đảng SPD và Đảng Xanh đã yêu cầu cuộc điều trần quốc hội về vấn đề này.


Có thể nói rằng, vũ trang hóa cho Arab Saudi trước ngưỡng cửa có thể xảy ra cuộc xung đột quân sự với Iran là hết sức quan ngại ở Trung Đông


Trong Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel có nhiều người ủng hộ chống lại cáo buộc trên nhưng cũng có người lại im lặng.

Ngoại trưởng Đức Westerwelle tuyên bố, Hội đồng An ninh Liên bang (gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, những người đứng đầu các Bộ, Ngành…) đã xem xét hợp đồng với Arab Saudi khá khiêm túc và tính đến các vấn đề không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn vì trách nhiệm dân sự.

Người phát ngôn của Thủ tướng Đức, ông Stefan Seibert từ chối tiết lộ bất kỳ các chi tiết nào liên quan đến việc cung cấp Leopard cho Arab Saudi với những lý do riêng. Ông chỉ cho biết, thực hiện hợp đồng này Chính phủ Đức đã tính đến các lợi ích của Israel và hứa sẽ thông báo trong bản báo cáo thường niên về xuất khẩu vũ khí của chính phủ nếu hợp đồng này thành công.

Chính phủ và các nhà bình luận tranh cãi rất gay gắt với những quan điểm khác biệt. Lực lượng đối lập tỏ ra quan ngại cho an ninh của Israel, đồng thời cho rằng, việc cung cấp xe tăng cho Chính phủ Arab Saudi giúp nước này đối phó với “mùa xuân Arab” tại Bahrain, tiếp tay cho chính phủ Bahrrain đàn áp người biểu tình đòi thay đổi chính trị.

Hãng tin Reuters cho biết, những người đứng đầu phe CDU/CSU chiều ngày 4/7 đã tổ chức một cuộc họp kín bày tỏ quan điểm chống lại việc bán xe tăng cho Arab Saudi bởi họ cho rằng, vấn đề này cần phải phải tính đến nhân quyền.

Tuy nhiên, nhà bình luận Welt Clemens Wergin cho rằng, việc cung cấp xe tăng cho Arab Saudi có thể sẽ kìm hãm cuộc chạy đua hạt nhân tại Vịnh Ba Tư. “Có thể tránh được các cuộc chạy đua vũ trang nếu giúp Arab Saudi tiến hành chính sách đe dọa nhờ sự vượt trội áp đảo về các loại vũ khí thông thường”, nhà bình luận Clemens Wergin nói.

Cuối tháng 6/2011, Hoàng tử Turki al-Faisal ám chỉ Arab Saudi không thể cho phép mình thiếu các phương tiện kiềm chế các trường hợp Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Trợ lý của Hoàng tử Turki al-Faisal trả lời phỏng vấn của báo The Guardian (Anh) nói: “Chúng tôi không cho phép nước mình lâm vào tình trạng thụ động, khi Iran có bom mà chúng tôi không có”.

Các đặc tính của Leopard 2A7+

Dài 10,97m, rộng 4m, cao 2,64m; Công suất động cơ: 1.500 mã lực; Vận tốc: 72km/h;
Phạm vi hoạt động: 450km; Vũ khí: pháo nòng trơn 120mm L55, súng máy 12,7mm hoặc súng phóng lựu 40mm, súng máy đồng trục 7,62mm;
Cự ly tiêu diệt mục tiêu khi hành tiến: 2.500m; Kíp xe: 4 người;


[BDV news]


Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

>> Tại sao Trung Quốc phát triển 'quân xanh'?




Phát ngôn viên BQP Trung Quốc, ông Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố nước này lập “quân xanh” (*) nhằm mục đích đảm bảo vững chắc an ninh mạng quân sự.


(*) Đội quân xanh trên mạng (Online Blue Army)

Tuyên bố của ông Cảnh đưa ra nhằm đáp lại những câu hỏi trong một cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Bắc Kinh về việc liệu "Quân xanh" có phải là đội chuyên tấn công hệ thống mạng của những nước khác không.

Sự ra đời của “quân Xanh” nhanh chóng thu hút sự quan tâm dư luận thế giới và trở thành một chủ đề bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn quân sự.



Ông Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn viên của Bộ quốc phòng Trung Quốc


Dưới đây là bài đăng trên báo mạng Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, phân tích tại sao quốc gia này lại phát triển một đội quân đặc biệt chuyên về internet.

Trên thế giới hiện nay, tác chiến trên mạng không phải là hiếm. Mỹ đã từng sử dụng virus máy tính để phá hủy hệ thống phòng không của Iraq trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Sau đó, đơn vị quân sự trực tuyến của Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh ở Kosovo và Iraq. Ngoài nước Mỹ, các quốc gia Anh, Nga, Nhật và Ấn Độ cũng có các đơn vị chiến đấu tương tự.

Ý thức hệ phương Tây thường gán màu đỏ cho kẻ thù. Tuy nhiên Trung Quốc lại dùng màu xanh để ám chỉ lực lượng tấn công.

Ông Teng Jianqun, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nói rằng không nên cường điệu hóa vấn đề màu sắc của đội quân trực tuyến. “Bên xanh” và “bên đỏ” chỉ đơn thuần là cách gọi các phe đối đầu. Cái tên quân Xanh của Trung Quốc không có ý nghĩa gì đặc biệt. Hiện nay, cộng đồng quốc tế cũng không có một nguyên tắc nào về ý nghĩa của các màu sắc.

Thiếu tướng Luo Yuan, Phó tổng thư kí Học viện PLA (Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc) cho biết quân Xanh là cách gọi của binh lính chỉ những kẻ tấn công trên mạng trong các khóa huấn luyện.

Li Li – một chuyên gia quân sự tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc lưu ý “không nên so sánh các đội quân trực tuyến của Trung Quốc với các nước phương Tây. Quân Xanh đang trong giai đoạn hoàn thiện, nó mới chỉ như một tổ chức hoạt động trực tuyến chứ chưa hẳn là một đơn vị quân sự quy mô lớn”.

Giáo sư Zhang Shaozhong chỉ ra, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào internet, tuy nhiên Trung Quốc lại không có các máy chủ. Rất nhiều phần cứng của internet ở Trung Quốc là từ Mỹ. Trong trường hợp đó, Trung Quốc chỉ là “người sử dụng”, an ninh mạng quốc gia này rất yếu. Rất nhiều loại virus như “"blackmailer," "panda burning joss-sticks" và "dummycom” đang đe dọa an ninh mạng Trung Quốc.

Do đó, việc thành lập một lực lượng quân sự để đảm bảo an ninh mạng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, khi Trung Quốc xác nhận thiết lập "quân xanh", các phương tiện truyền thông phương Tây lại nghi ngờ đó là đội quân tin tặc.

Theo ông Teng Jianqun “quân xanh" không phải tin tặc. Thứ nhất, hoạt động của lực lượng này là hợp pháp, có tổ chức và hoạt động theo hướng dẫn của nhà nước. Trong khi đó hầu hết tin tặc thường hoạt động bất hợp pháp, gây ra thiệt hại. Thứ hai, quân Xanh góp phần bảo vệ an ninh quốc gia trái hẳn với tin tặc tấn công máy tính bằng virus và các thủ thuật”.

Ngoài ra ông cũng nhấn mạnh không hề có điểm chung nào giữa đội quân trực tuyến của Trung Quốc và tin tặc.

So với các nước đi trước, "quân xanh" của Trung Quốc còn một số điểm yếu. Tuy nhiên, sự ra đời của nó đã đáp ứng yêu cầu của lịch sử, thích ứng với sự thay đổi của thời đại. Cũng giống như không quân, hải quân, đội quân mạng này sẽ góp phần bảo vệ an ninh, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Thời gian qua, tác chiến mạng, chiến tranh mạng nổi lên thành một vấn đề an ninh toàn cầu. Thế giới ghi nhận nhiều trường hợp các cuộc tấn công tin học bị nghi ngờ có mục đích chính trị: như cuộc tấn công vào các máy tính điều khiển máy ly tâm của Iran (được cho là Mỹ và Israel chủ mưu), cuộc tấn công vào hệ thống mạng quân sự của Mỹ (Trung Quốc bị cho là chủ mưu). Trong bối cảnh này, nhiều ý kiến trong giới quân sự Mỹ nhìn nhận các cuộc tấn công tin học như vậy là lời tuyên chiến và nước Mỹ cần đáp trả hành động quân sự trên thực tế để răn đe các nguy cơ đến từ mạng ảo. Và một trong đối tượng răn đe chính là Trung Quốc, dù nước này luôn phủ nhận trách nhiệm và sự liên quan đến các cuộc tấn công tin học vào nước Mỹ.


[BDV news]


Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

>> Ấn Độ chi 100 tỷ rupee mở rộng căn cứ hải quân





Hải quân Ấn Độ đã sẵn sàng chi khoảng 100 tỷ rupee cho dự án mở rộng căn cứ hải quân chiến lược Karwar tại bang Karnataka. Tàu sân bay INS Vikramaditya, tàu ngầm tấn công Scorpene các một số tàu chiến khác dự kiến sẽ được đặt tại căn cứ này trong tương lai.


Tuyên bố được đưa ra vào thời điểm Ấn Độ đang phải đối mặt với khả năng Trung Quốc có thể sử dụng cảng biển nước sâu Gwadar tại Pakistan làm nơi triển khai tàu chiến. Cảng Gwadar của Pakistan được Trung Quốc giúp đỡ xây dựng từ thập kỷ trước và kéo dài cho tới bây giờ.




Trước đó, thông tin này được Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Ahmed Mukhtar khẳng định khi công khai tuyên bố Islamabad đã yêu cầu Bắc Kinh xây một căn cứ hải quân tại Gwadar, tạo ra lối vào trực tiếp tới khu vực vùng Vịnh.

Mặc dù, Trung Quốc sau đó đã nhanh chóng phủ nhận không quan tâm gì đến việc thiết lập một căn cứ hải quân tại Gwadar, nhưng vai trò lo lớn của Bắc Kinh trong việc xây dựng các cảng ở Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka lại khẳng định nỗ lực của Trung Quốc trong việc thực hiện chiến lược “chuỗi ngọc trai” của nước này tại khu vực Ấn Độ Dương.

Pakistan có 5 căn cứ hải quân và cảng biển lớn tại Gwadar, Ormara, Karachi, Pasni và Jiwani, trong khi đó căn cứ Karwar của Ấn Độ là căn cứ hải quân lớn thứ ba sau Mumbai và Visakhapatnam, thuộc bờ biển phía Đông.

“Sau một thời gian trì hoãn, Bộ quốc phòng đã chuẩn bị một báo cáo giải trình cho Ủy ban An ninh Nội các (CCS) về giai đoạn 2A của dự án “Seabird” tại Karwar sau khi điều chỉnh báo cáo dự án chi tiết”, một quan chức cho hay.

Dự án Seabird vẫn còn nhùng nhằng do sự trì hoãn lâu dài, và rắc rối khác liên quan đến vấn đề ngân sách kể từ khi được phê duyệt vào năm 1985 với chi phí ban đầu là 3,5 tỷ rupee. Giai đoạn 1 đã hoàn thành với tổng chi phí là 2,63 tỷ rupee, cho phép hải quân đặt 11 tàu chiến tại Karwar.

Trong gia đoạn 2, ngoài vai trò là cảng cho tàu neo và cập bến, Karwar còn là một căn cứ không quân, kho vũ khí, xưởng sửa chữa và đóng tàu, và hầm chứa tên lửa. Mục tiêu cuối cùng nhằm đặt khoảng 50 tàu chiến lớn tại Karwar sau khi giai đoạn 2B hoàn tất.

Sau khi hoàn tất công việc xây dưng, Hải quân Ấn Độ sẽ triển khai hai nhóm chiến đấu trên tàu sân bay INS Vikramaditya 44.570 tấn và tàu sân bay nội địa 40.000 tấn, dự kiến sẽ được biên chế vào 2015. Karwar là một căn cứ quan trọng cho hoạt động của lực lượng hải quân Ấn Độ tại Ấn Độ Dương và xa hơn nữa.


[Vitinfo news]


Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

>> Cách mạng khoa học trong quân sự và sự tác động đến phương thức tác chiến



Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ vào những năm cuối của thế kỷ 20 và thập niên đầu của thế kỷ 21 đã tác động mạnh mẽ, tạo ra một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực quân sự. Các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ triệt để ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ để phát triển hàng loạt các trang bị quân sự mới, vũ khí công nghệ cao (VKCNC).




Tên lửa hành trình Tô-ma-hốc được phóng lên từ tàu nổi của Anh. Ảnh: Internet

Sự xuất hiện của các loại vũ khí “thông minh” được điều khiển từ xa, có tầm hoạt động xuyên quốc gia, có khả năng tự tìm mục tiêu với độ chính xác cao, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, được phóng đi từ ngoài vùng hỏa lực đánh trả của đối phương… trong chiến tranh vùng Vịnh-1991 được xem là sự mở đầu của kỷ nguyên chiến tranh VKCNC. Ngoài tên lửa Pa-tri-ốt, tên lửa Tô-ma-hốc là vũ khí phòng không mặt đất kiểu mới, trong chiến tranh vùng Vịnh, lần đầu tiên Mỹ cho “trình làng” loại tên lửa không đối đất Slam... Trong chiến tranh Nam Tư (1999), chiến tranh Áp-ga-ni-xtan (2001), chiến tranh I-rắc (2003) và hiện tại là cuộc chiến tranh Li-bi, các loại VKCNC, nhất là tên lửa hành trình liên tục được cải tiến. Sau cải tiến, mỗi loại tên lửa đều có những tính năng ưu việt hơn, được bổ sung thêm những đầu đạn mới, cự ly phóng xa hơn và độ chính xác cao hơn...

Đáng chú ý, trong số các tên lửa hành trình mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh I-rắc, đa số là mang đầu đạn xuyên phá các công trình ngầm, kiên cố và các phương tiện cơ giới bọc thép... Từ thế hệ tên lửa đầu tiên đến nay, đã xuất hiện nhiều loại tên lửa Tô-ma-hốc. Điển hình phải kể đến là tên lửa hành trình Tô-ma-hốc BGM-109 phóng từ tàu ngầm, tàu nổi dùng để tiến công các mục tiêu trên đất liền. Các tên lửa Tô-ma-hốc chiến thuật, mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, được cải tiến và ký hiệu từ A đến D...

Trong các cuộc chiến tranh do Mỹ và liên quân tiến hành gần đây có sự xuất hiện của tên lửa hành trình Tô-ma-hốc nâng cấp từ Block-I đến Block-IV sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS, máy thu vệ tinh có khả năng kháng nhiễu cao, đầu đạn nhẹ hơn, tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn... Mặc dù phía liên quân xác nhận mục tiêu đánh phá không nhằm vào cá nhân nào, nhưng máy bay của họ đã không kích có định vị vào các căn cứ quân sự của chính quyền Ca-đa-phi. Các loại tên lửa được sử dụng trong các cuộc không kích của NATO vào Li-bi đều sử dụng hệ thống định vị GPS. Cuộc không kích trúng nhà con trai út của ông Ca-đa-phi đêm 30-4 vừa qua có thể xem là một minh chứng…

Ngoài tên lửa, một số nước còn nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí tiến công từ xa mới có khả năng tác chiến ban đầu tốt, nhất là độ chính xác và khả năng sát thương. Điển hình như thiết bị tung rải tự động AFDS do Đức và Mỹ phối hợp sản xuất; thiết bị tung rải DWS 24/39 trên máy bay do Đức và Thụy Điển hợp tác sản xuất… Sự ra đời của nhiều loại vũ khí mới đã tạo thành một hệ vũ khí với nhiều tính năng, tác dụng khác nhau.

Sự phát triển nhanh chóng của VKCNC đã tác động làm thay đổi hẳn phương thức tác chiến. Sau chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và một số nước đồng minh đưa ra khái niệm tác chiến mới: Tác chiến phi tiếp xúc. Khái niệm này được hiểu là: Tác chiến thoát ly tiếp xúc, đánh trả gián tiếp, bên tiến công có thể phá hủy các mục tiêu trên lãnh thổ đối phương mà không cần xâm phạm không phận và lãnh thổ của bên bị tiến công…

Qua các cuộc chiến tranh gần đây, tác chiến phi tiếp xúc đã thực sự trở thành biện pháp tác chiến chiến lược quan trọng, phổ biến và được vận dụng trong tất cả các giai đoạn chiến tranh, rõ nhất là trong giai đoạn tiến công hỏa lực. Trong tác chiến truyền thống, muốn tiêu diệt một chiếc xe tăng hoặc một khẩu pháo, một hầm ngầm… phải dội hàng chục tấn bom đạn, thì hiện nay bằng tác chiến phi tiếp xúc chỉ cần một quả tên lửa hoặc một quả đạn pháo được điều khiển với độ chính xác cao là có thể diệt gọn. Tương tự, nếu trong tác chiến truyền thống muốn phá hủy các mục tiêu chiến lược trên lãnh thổ đối phương, bên tiến công phải dùng không quân hoặc bộ binh xâm phạm không phận, lãnh thổ của đối phương. Nhưng trong tác chiến phi tiếp xúc, bằng các loại VKCNC, từ không phận, lãnh thổ của mình bên tiến công có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương… Có thể thấy, ưu điểm nổi bật của tác chiến phi tiếp xúc là, áp dụng được nhiều thủ đoạn, tổn thất sinh lực thấp, nhờ tiến công đối phương từ xa. Mặt khác bằng tác chiến phi tiếp xúc, bên tiến công có thể thoải mái lựa chọn mục tiêu đánh phá, vì thế hiệu quả tác chiến rất cao, mà tổn thất phụ lại thấp; có thể đánh bất cứ lúc nào, trong mọi điều kiện thời tiết…

Tuy đánh trúng tất cả các mục tiêu quan trọng nhưng VKCNC vẫn có những sai số dù rất nhỏ (theo tổng kết của NATO từ 7 đến 9%). Trong cuộc chiến tranh Nam Tư năm 1999, không quân Mỹ và NATO đã tốn khá nhiều bom, đạn do oanh kích vào các mục tiêu giả, trận địa giả do Nam Tư tạo ra. Hay gần đây nhất trong cuộc chiến tranh Li-bi không dưới hai lần máy bay của liên quân không kích nhầm vào mục tiêu của lực lượng nổi dậy… Qua nghiên cứu các cuộc chiến tranh gần đây, đặc biệt là sự chống trả của Nam Tư, I-rắc; Áp-ga-ni-xtan… cho thấy phương thức tác chiến này cũng bộc lộ những hạn chế. Đáng chú ý là, tác chiến phi tiếp xúc khó đạt hiệu quả cao ở địa hình rừng núi; khó phân biệt thật giả nếu không có một hệ thống truyền tin, tình báo, trinh sát tốt, hệ thống định vị và tác chiến điện tử mạnh; các vũ khí, phương tiện tiến công phi tiếp xúc phải bay một quãng đường xa đến hàng nghìn km, tốc độ không lớn và quỹ đạo bay khá ổn định; công tác bảo đảm chiến đấu phức tạp v.v..

Khi đề cập đến giải pháp đối phó với VKCNC và tác chiến phi tiếp xúc, các quốc gia trên thế đã phân tích khá kỹ những hạn chế trên. Đặc biệt là kinh nghiệm phòng tránh, đánh trả của Nam Tư trong cuộc chiến tranh Cô-xô-vô. Bằng chủ động phòng tránh; tăng cường khả năng cơ động; thực hiện ngụy trang, nghi binh và gây nhiễu… kết hợp với tích cực đánh trả bằng màn hỏa lực dày đặc, quân đội Nam Tư đã bắn rơi hơn 40 máy bay, đánh chặn được hơn 180 tên lửa hành trình… của NATO. Khi mà các nước tiến công dựa vào VKCNC đã thay đổi phương thức tác chiến cũ bằng tác chiến phi tiếp xúc, thì các nước bị tiến công cũng phải nghiên cứu tìm phương thức tác chiến mới cho phù hợp với tình hình. Đó là quy luật tất yếu của chiến tranh.


[BDV news]



Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

>> T-90AM: Xe tăng thế hệ mới hay T-72 cải tiến lần thứ 18?



Bộ Quốc phòng Nga đã chấp thuận giải mật xe tăng T-90AM và UVZ sẽ giới thiệu xe tăng thế hệ mới này tại triển lãm vũ khí ở Nizhny Tagil diễn ra từ ngày 8-11.9.2011.

Đó là tiết lộ của ông Oleg Sienko, Tổng giám đốc Tập đoàn khoa học-sản xuất (NPK) Uralvagonzavod (UVZ), nhà sản xuất xe tăng duy nhất của Nga hiện nay, hôm 7.4.2011. Vậy thực hư thế nào?




T-90 là xe tăng chủ lực tối tân nhất của quân đội Nga hiện nay


Không phải thế hệ mới!
Vài năm gần đây, Bộ Quốc phòng Nga thay đổi hẳn quan điểm mua sắm vũ khí khi mà nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) hùng mạnh một thời của Nga không thể đáp ứng nhu cầu của quân đội về các loại vũ khí công nghệ cao, phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại.

Nga không chỉ đã, đang và sẽ mua các vũ khí công nghệ cao như máy bay không người lái của Israel, tàu đổ bộ và pháo tàu của Pháp mà cả xe thiết giáp, pháo binh, vũ khí bộ binh vốn là thế mạnh của Nga qua các trường hợp mua xe ô tô bọc thép (của Italia), vỏ giáp (của Đức), pháo tàu (của Pháp), súng bắn tỉa, thậm chí, giới quân sự Nga đã nói đến sự hết thời của loại súng huyền thoại AK. Báo chí Nga còn bàn luận đến cả khả năng mua xe tăng Leopard của Đức hay Merkava của Israel thay cho T-90, mua súng Galil thay cho AK…


T-90S đang là mặt hàng bán chạy trên thị trường thế giới


Nga đang ở hoàn cảnh không thiếu tiền để mua vũ khí, song CNQP Nga không có khả năng đáp ứng các yêu cầu cả về chất lượng, số lượng, tiến độ...

Vì thế, việc giới quân sự Nga chỉ trích vũ khí nội địa và tìm cách mua sắm vũ khí phương Tây đi kèm chuyển giao công nghệ là một biện pháp gây áp lực đối với tổ hợp CNQP Nga buộc họ phải đổi mới, động não, đầu tư cho công nghệ vũ khí mới thay vì loanh quanh cải tiến vũ khí được phát triển, sản xuất từ thời Liên Xô.

Trong bối cảnh vũ khí Nga, xe tăng, xe bọc thép nói riêng bị các cấp lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các tướng lĩnh quân đội Nga chê trách kịch liệt như thế, việc ông Sienko dán mác “xe tăng thế hệ mới” cho T-90AM cũng là điều dễ hiểu.

Một mặt, ông Oleg Sienko khẳng định: “Chúng tôi đang có một xe tăng thế hệ mới... Т-90АМ sẽ được giới thiệu tại triển lãm vũ khí ngày 8-11.9.2011”, song sau đó, ông lại nói gần như trái ngược rằng, “đây là sự hiện đại hóa rất sâu Т-90”.

Những câu nói đầy mâu thuẫn của ông Sienko cho thấy, T-90AM không hề là xe tăng thế hệ mới mà chỉ là biến thể mới nhất của T-90, vốn là T-72BM đổi tên sau màn trình diễn tệ hại của T-72 trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 mà thôi.





T-90AM có gì mới?
Cứ theo như lời ông Sienko, T-90AM thực ra là xe tăng Т-90A được UVZ nâng cấp theo tất cả các yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga nêu ra vào tháng 12. 2009.

“Tại hội nghị năm 2009, chúng tôi đã nghe thấy nhiều lời chỉ trích của quân đội đối với chúng tôi, tôi cho rằng, sự chỉ trích là hoàn toàn công bằng. Họ đã chỉ ra những nhược điểm của xe tăng - đó là động cơ, hộp số, đạn pháo, khả năng quan sát vòng tròn và nhiều thứ khác, - ông Oleg Sienko nói. - Sau đó, chúng tôi đã lập một nhóm công tác và trong vòng 5 tháng đã khắc phục được tất cả các khiếm khuyết nêu ra - chúng tôi đã tăng công suất động cơ, chế tạo được nòng pháo đáp ứng các yêu cầu, chế tạo động cơ có công suất mạnh hơn 130 mã lực, tạo được khả năng quan sát toàn cảnh, chế tạo một ụ súng máy được bảo vệ hoàn toàn khác và nhiều thứ khác. Đó còn là một tổ hợp kỹ thuật-phần mềm có khả năng hiển thị bức tranh chiến trường hoàn toàn khác tới trưởng xe và mang lại những khả năng hoàn toàn khác, đó là máy nạp đạn tự động cải tiến và nhiều thứ, cho phép đưa xe tăng lên một trình độ mới”.


Hình ảnh được cho là của T-90AM/T-90M


Có thể tóm tắt là: đến nay ở T-90AM tất cả những điểm yếu mà Bộ Quốc phòng Nga nêu ra tháng 12.2009 như động cơ yếu, hộp số lạc hậu, nòng pháo hao mòn nhanh, súng máy thiếu sự bảo vệ, không có hệ thống quan sát toàn cảnh, máy nạp đạn tự động không phù hợp với loại đạn có uy lực mạnh hơn... đã được khắc phục. Chưa biết những cải tiến đó hiệu quả đến đâu, nhưng chỉ việc công suất động cơ chỉ tăng thêm 130 mã lực (động cơ của T-90A hiện có công suất 1.000 mã lực) cho thấy, T-90AM vẫn chỉ là “chú lùn” so với các xe tăng hiện đại khác về sức cơ động (Xe tăng M1 Abrams, Leopard 2, Merkava trang bị động cơ 1.500 mã lực, ngay các kiểu tăng T-84 của Ukraine cũng có động cơ 1.200 mã lực), đừng có trông mong có gì đột phá ở xe tăng này.

UVZ là hãng phát triển và sản xuất xe tăng duy nhất còn lại của Nga hiện nay, do nhà nước sở hữu 100% và là một trong những hãng sản xuất tăng lớn nhất thế giới.

Т-90 là tăng chủ lực của quân đội Nga, được phát triển từ giữa thập niên 1980 trên cơ sở hiện đại hóa Т-72B, ban đầu có ký hiệu Т-72BM, năm 1992 được nhận vào trang bị với tên Т-90 theo sắc lệnh của TT Nga Boris Yeltsin.

Xe có hệ thống động lực và bộ phận vận hành tương tự Т-72, nhưng có các trang thiết bị hiện đại hơn, hệ thống vũ khí có điều khiển tối tân và hệ thống bảo vệ mạnh hơn, trong đó có các hệ thống chế áp điện tử và phòng vệ tích cực.

Vũ khí của Т-90 gồm 1 pháo nòng trơn 125 mm, 1 súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 súng máy phòng không NSVT 12,7 mm.


Chiến tranh ở Libya - màn quảng cáo tồi tệ của T-72 và xe tăng Nga


Khi bình luận thông tin về T-90AM, Trung tướng dự bị Yuri Kovalenko, cựu Phó chủ nhiệm thứ nhất Tổng cục xe tăng-ô tô Bộ Quốc phòng Nga, người đã được giải thưởng về phát triển và đưa vào sử dụng Т-90 đánh giá, ưu điểm của Т-90 là tầm bắn của tên lửa có điều khiển trên Т-90 xa hơn gần 2 lần tầm bắn của các xe tăng nước ngoài, cho phép tiêu diệt mục tiêu ngoài tầm hỏa lực của đối phương. Nhưng T-90 có điểm yếu là khả năng sống còn tương đối thấp do đạn pháo được bố trí trong khoang chiến đấu, không được cách ly với kíp xe nên khi đạn nổ sẽ phá hủy cả xe cùng kíp xe.

Theo tướng Kovalenko, các công trình sư của UVZ đã tìm ra các giải pháp xử lý các nhược điểm này. Họ đã nghiên cứu đưa đạn dược ra khỏi thân xe, ra khỏi khoang điều khiển, phát triển các cơ cấu nạp đạn cho phép bảo vệ kíp xe chống đạn pháo bị nổ, tìm ra một số biện pháp chống cháy nổ hiệu quả cho xe.

Ông khẳng định: “Về khả năng sống còn và khả năng bảo vệ, chúng ta hiện vượt trước các nước phương Tây - cả về hệ thống phòng vệ tích cực, chúng ta cũng đang đi trước, cả vỏ giáp phản ứng nổ lắp liền của chúng ta cũng hoàn thiện hơn và tin cậy hơn nhiều. Trong các vấn đề này, chúng ta có ưu thế đối với kẻ địch tiềm tàng”.

Ông Kovalenko cũng nói, “đến nay, tiềm năng hiện đại hóa Т-90 vẫn chưa hết” và cho biết: “Trình độ hiện tại của Viện thiết kế Ural cho phép làm tất cả những gì quân đội mong muốn. Người ta dọa chúng ta bằng các loại tăng Abrams và Leopard, nhưng chúng ta đang giữ thế quân bình với chúng”. Theo ông, “chỉ cần bổ sung đôi chút khả năng chỉ huy/điều khiển để làm sao bằng các khí tài điều khiển, chúng ta có thể phân phối các mục tiêu, giao nhiệm vụ rất nhanh để tiêu diệt các phương tiện hỏa lực đối phương. Nếu chúng ta đạt được, chúng ta sẽ tiến lên trình độ tiên tiến”.


Hình ảnh giả định của T-95 (tank-t-90.ru)


Mặc dù, báo chí Nga nói rằng, tất cả các tính năng của T-90AM vẫn được giữ bí mật và mặc dù ông giám đốc UVZ nói, Т-90АМ là “sự hiện đại hóa rất sâu Т-90, cho phép tiến về trước một bước so với tất cả các mẫu xe tăng hiện đại hiện có trên thế giới”, chúng ta hay chờ xem “danh có phù kỳ thực không”.

Bản thân ông Sienko cũng thành thật nói rằng, UVZ chẳng muốn hiện đại hóa cái đã được sản xuất 30 năm, còn bất cứ cái gì mới đều tốt hơn. Ông cũng khẳng định tuy đã “đẽo gọt” lại hoàn toàn Т-72, nhưng xe tăng này vẫn là xe tăng thế hệ trước.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tướng lĩnh, công trình sư xe tăng Nga vẫn tiếc nuối dự án siêu xe tăng T-95 bị Bộ Quốc phòng Nga hủy bỏ.

Theo Tổng giám đốc UVZ Oleg Sienko thì Nga lẽ ra phải sản xuất xe tăng thế hệ mới từ ngày hôm qua.

Liên quan đến dự án Objekt-195 (T-95), ông Sienko đánh giá xe tăng này có tiềm năng khá tốt và có lẽ chúng tôi sẽ mạo hiểm hoàn thiện xe tăng này.


Hình ảnh được cho là của T-95 (tank-t-90.ru)


Màn quảng cáo thê thảm ở Libya


Sau các cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất và thứ hai, đến lượt chiến tranh của NATO chống Libya hủy diệt danh tiếng của xe tăng Nga.









Xác những chiếc T-72, cha đẻ của T-90, cháy lăn lóc, tháp văng khắp nơi sẽ đặt ra nghi vấn đối với hiệu quả chiến đấu và khả năng sống còn của chính T-90.





Những hình ảnh này có buộc quân đội Nga trở lại với dự án phát triển xe tăng thế hệ mới và quân đội các nước xem xét lại vai trò của xe tăng trên chiến trường hiện đại?


[Tổng hợp]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang