Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 05 tháng 2 2012

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

>> Tiết lộ quá trình đào tạo Hải quân Việt Nam


Lần đầu tiên, trên trang ruvr.ru các chuyên gia Nga tiết lộ quá trình đào tạo cho sĩ quan và thủy thủ của Hải quân Việt Nam cách sử dụng các trang thiết bị vũ khí tối tân mới mua từ nước này.




http://nghiadx.blogspot.com
Gepard 3.9

Lấy ví dụ như với chiến hạm Gepard 3.9 mà Việt Nam mua, chúng tôi đã hoàn thành bản mô phỏng vào tháng 7 để tổ chức huấn luyện cho sĩ quan và thủy thủ Việt Nam trước khi chiến hạm này bàn giao tới khách hàng trước cả tháng trời, khi đó với việc được huấn luyện xong, các sĩ quan và thủy thủ Việt Nam có thể về làm chủ được thiết bị công nghệ mới ngay mà không phải mò mẫm thực tập trên chiến hạm thật nữa.
Trang web này nói rằng: Là một khách hàng tiềm năng của Nga, Việt Nam luôn đứng vững vàng trong top 10 quốc gia hàng đầu mà Nga có mối quan hệ tích cực nhất về lĩnh vực hợp tác quân sự- kỹ thuật. Nhất là về lĩnh vực Hải quân.

Trong năm 2011 này, Việt Nam đã nhận 2 tàu chiến lớp Gepard 3.9, ngoài ra Hải quân Việt Nam đã nhận được hai tàu tên lửa “Molnya”, và đã ký kết để cấp phép sản xuất ngay tại Việt Nam thêm 10 chiếc tàu loại này. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ nhận được cả 6 chiếc tàu ngầm loại diesel-điện.

Tất cả các trang thiết bị vũ khí trên đều được đóng mới hoàn toàn, với các hệ thống kiểm soát định vị, dẫn hướng và chiến đấu hiện đại nhất. Thậm chí cả những thủy thủ lão luyện giàu kinh nghiệm cũng cần qua khóa tái đào tạo, học lại để nắm vững cách sử dụng, đưa những con tàu mới vào qui trình thực hiện nhiệm vụ.

Có ý kiến cho rằng trên con tàu thực như vậy, khóa đào tạo là phương án không thành công. Khóa học kéo dài đến vài tháng, trong khi những con tàu phải làm sao đi vào hoạt động càng sớm càng tốt. Ngoài ra, một khóa đào tạo như vậy đòi hỏi khoản chi phí rất lớn.

Hơn nữa, các thiết bị trên tàu chiến và tàu ngầm bán cho Việt Nam của Nga không phải do 1 công ty sản xuất mà là sản phẩm hợp tác của nhiều công ty khác nhau, vì vậy việc huấn luyện sẽ rất mất thời gian và qua nhiều khâu đào tạo. Do đó, các chuyên gia Nga đã nghĩ ra phương án rất đặc biệt: “tiến hành đào tạo- luyện tập trên thiết bị mô phỏng”. Cơ sở chuyên sản xuất những thiết bị như vậy là Công ty Nga RET Kronstadt .

http://nghiadx.blogspot.com
Molnya biên chế Hải quân Việt Nam

Mấy năm về trước, công ty từng lắp ráp thiết bị mô phỏng đài chỉ huy dành cho một chiếc “Molnya”, rồi tiếp theo nó là tổ hợp tập luyện, mô phỏng toàn bộ hệ thống tích hợp của tàu “Molnya”. Trong kế hoạch năm tới, dự trù lắp mô phỏng thiết bị định vị và kính tiềm vọng cho tàu ngầm, do Việt Nam đặt hàng tại Nga.
Theo chuyên gia Evgeni Komrakov cho biết: “Chúng tôi làm một con tàu mô phỏng, bắt chước cấu trúc tổng thể hoặc những hệ thống riêng biệt: như đài chỉ huy, phòng liên lạc vô tuyến điện, khoang máy, hệ thống động cơ điều khiển từ xa, tổ hợp chiến đấu. Chỉ khác là trên tàu thì cần chui xuống khoang máy ở phía dưới, còn ở thiết bị tập của chúng tôi thì khoang máy là căn phòng kế bên. Việc tập huấn có thể tiến hành theo phương pháp riêng biệt từng cá nhân hoặc là trong thành phần một nhóm riêng biệt, hoặc là với toàn bộ thủy thủ đoàn.

Lấy ví dụ như với chiến hạm Gepard 3.9 mà Việt Nam mua, chúng tôi đã hoàn thành bản mô phỏng vào tháng 7 để tổ chức huấn luyện cho sĩ quan và thủy thủ Việt Nam trước khi chiến hạm này bàn giao tới khách hàng trước cả tháng trời, khi đó với việc được huấn luyện xong các sĩ quan và thủy thủ Việt Nam có thể về làm chủ được thiết bị công nghệ mới ngay mà không phải mò mẫm thực tập trên chiến hạm thật nữa.

Công ty của Nga này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm công tác ở Việt Nam. Mấy năm về trước, công ty từng lắp ráp thiết bị mô phỏng đài chỉ huy dành cho một chiếc “Molnya”, rồi tiếp theo nó là tổ hợp tập luyện, mô phỏng toàn bộ hệ thống tích hợp của tàu “Molnya”. Trong kế hoạch năm tới, dự trù lắp mô phỏng thiết bị định vị và kính tiềm vọng cho tàu ngầm, do Việt Nam đặt hàng tại Nga.

Ông Evgeni Komrakov tin chắc rằng: “Đào tạo tại thiết bị mô phỏng hoàn chỉnh là công tác hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với những con tàu mới. Thủy thủ đoàn được tập hợp từ nhiều đội khác nhau, họ chưa biết làm gì, thậm chí không thể cho phương tiện rời bến.

Còn trên con tàu mô phỏng, trong vài ba tuần lễ có thể đào tạo được thủy thủ đoàn làm trở thành những con người thành thạo công nghệ mới còn không họ sẽ mất đến vài tháng hoặc cả năm trời nếu huấn luyện- thực tập trên con tàu thật” – Tổng giám đốc Công ty RET Kronstadt cho biết thêm.

http://nghiadx.blogspot.com
"Sát thủ tàng hình" Kilo

Trong kế hoạch năm tới, dự trù lắp mô phỏng thiết bị định vị và kính tiềm vọng cho tàu ngầm, do Việt Nam đặt hàng tại Nga.
Thiết bị mô phỏng được chế tạo có tuổi thọ 15 năm. Trong khoảng thời gian này cần cải tiến, chủ yếu là kỹ thuật phần cứng và phần mềm của máy tính, để đảm bảo bắt kịp đà phát triển của công nghệ. Đây là công đoạn không phức tạp và chi phí thấp.

Từ những con tàu mô phỏng sơ khái, các chuyên gia Nga tiến hành nâng cấp mô hình con tàu huấn luyện để nó tiếp tục phục vụ, đào tạo thủy thủ đoàn và các bộ phận chiến đấu trên những hạm tàu mới do Nga sản xuất dành cho lực lượng Hải quân Việt Nam.

>> Nga cấp thêm tên lửa không đối đất cho Syria


Tập đoàn vũ khí tên lửa chiến thuật Nga tiếp tục cung cấp cho Syria tên lửa không đối đất thế hệ mới X-31A và X-31P.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa X-31 của Nga
Hãng thông tấn Itar Tass mới đây đưa tin, Tập đoàn vũ khí tên lửa chiến thuật Nga tiếp tục cung cấp cho Syria tên lửa không đối đất thế hệ mới X-31A và X-31P.

Đại diện Tập đoàn vũ khí tên lửa chiến thuật Nga cho biết, từ năm 2009 đến 2010,

Nga đã cung cấp đầy đủ số lượng tên lửa mà phía Syria yêu cầu trong hợp đồng. Sự hợp tác của hai bên trong tương lai sẽ tùy thuộc vào sự tiến triển của tình hình Syria.

Tập đoàn vũ khí tên lửa chiến thuật Nga được thành lập vào tháng 1/2002, là một trong những tập đoàn chủ yếu nghiên cứu và sản xuất các loại tên lửa cho Quân đội Nga.

Tập đoàn này đang phát triển hàng loạt các loại tên lửa cho loại máy bay chiến đấu T-50 thế hệ thứ 5 của Không quân Nga.

Tại Syria, cuộc biểu tình chống chính phủ vẫn tiếp diễn trong nhiều tháng qua và chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ và phe đối lập đã khiến cho hơn 2.000 người thiệt mạng, chính phủ đang phải đối mặt với các phần tử được trang bị vũ khí hiện đại.

Bộ trưởng Ngoại giao Syria cho biết, từ tháng 12/2011, số lượng binh lính và cảnh sát chính phủ đang tăng đột biến.

Bởi vậy, chính phủ cần trang bị cho họ những vũ khí hiện đại nếu không muốn cuộc biểu tình vượt ngoài tầm kiểm soát.

>> Bộ ba ‘lá chắn biển’ của Hải quân Việt Nam


Ngoài các chiến hạm, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có sự hỗ trợ từ các tổ hợp tên lửa đối hạm phóng từ đất liền để bảo vệ chủ quyền trên biển.


Tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh (NATO định danh là SSC-3) do Liên Xô phát triển và đưa vào phục vụ cuối những năm 1980.

Tổ hợp 4K51 gồm một xe mang bệ giá phóng 3P51 (cải tiến dựa trên xe vận tải hạng nặng MAZ-543), sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực cùng cụm ống phóng KT-161.

KT-161 chứa hai tên lửa hành trình đối hạm P-15M. Tên lửa có chiều dài 6,5m, đường kính thân 0,76m, trọng lượng phóng 2,5 tấn. Nó lắp một động cơ rocket nhiên liệu lỏng, tốc độ hành trình cận âm, tầm bắn tối đa 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 513kg.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển 4K51 (hình minh họa nước ngoài)


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp 4K51 Hải quân Việt Nam khai hỏa.


Khi phóng, động cơ rocket sẽ đưa P-15M rời bệ, đạt độ cao ổn định động cơ chính sẽ kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu. Trong hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 25-50m.

Ở pha giữa, tên lửa được điều khiển bằng hệ dẫn đường quán tính và ở pha cuối dùng radar chủ động.

Ngày nay, P-15M có kiểu dáng khá lớn, tốc độ chậm khó có khả năng xuyên phá được chiến hạm hiện đại có hệ thống phòng thủ tiên tiến. Nhưng nó vẫn rất hữu hiệu với tàu vận tải, tàu đổ bộ vốn không có khả năng tự bảo vệ không cao.

P-15M cũng là loại tên lửa chủ lực được trang bị cho nhiều chiến hạm của Hải quân Việt Nam như: tàu cao tốc tên lửa Osa II, project 1241.1 Tarantul.

Tổ hợp tên lửa bờ 4K44B Redut

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44B Redut (NATO định danh SSC-1) do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng từ những năm 1960.

Thành phần của 4K44 gồm: xe radar điều khiển và xe bệ giá phóng (mang 1 quả tên lửa) dựa trên khung thân xe vận tải ZIL-135K. Thông thường, một tổ hợp bố trí một xe radar và 3 xe mang tên lửa.

4K44 sử dụng tên lửa hành trình đối hạm tầm xa P-35. Đây là loại tên lửa cỡ lớn, dài gần 10m, đường kính thân 1,5m, trọng lượng phóng 4,2 tấn. P-35 lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 800 – 1.000kg đem lại sức công phá mạnh đủ sức đánh chìm chiến hạm cỡ lớn.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe mang bệ phóng tổ hợp tên lửa 4K44 Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com
4K44 phóng tên lửa hành trình đối hạm P-35.

P-35 dùng động cơ đẩy nhiên liệu rắn 4L44, tốc độ hành trình cận âm. Tên lửa dùng hệ dẫn đường quán tính kết hợp radar chủ động dẫn pha cuối. Đặc biệt, ở pha giữa nó có thể tiếp nhận thông tin mục tiêu từ trực thăng săn ngầm Ka-25 hoặc máy bay tuần thám biển Tu-95RT.

Có thể nói, 4K44 là tổ hợp tên lửa bờ có tầm bắn xa nhất của Hải quân Việt Nam, bao quát tiêu diệt mục tiêu trong cự ly tối đa gần 500km.

Tổ hợp tên lửa bờ Bastion

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 3K55 Bastion (NATO định danh SSC-5) do Nga phát triển đầu những năm 1990 để thay thế tổ hợp 4K44.

Một tổ hợp Bastion thường biên chế: 4 xe mang bệ giá phóng, một xe chỉ huy, một xe radar (hệ thống radar Monolit B) và xe vận chuyển, bảo dưỡng khác.

Xe phóng đặt trên khung thân xe vận tải MZKT-7930, ba tên lửa được bảo quản trong ống phóng đặt ở thùng sau, khi triển khai chiến đấu ống phóng sẽ dựng lên. Với việc phóng tên lửa theo phương thẳng đứng đảm bảo bao quát mục tiêu 360 độ mà không mất thời gian xoay hướng bắn.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa bờ hiện đại nhất Bastion của Hải quân Việt Nam.

Bastion sử dụng tên lửa hành trình đối hạm 3M55 Oniks. Tên lửa có chiều dài 8,9m, đường kính thân 0,67m, trọng lượng phóng 3 tấn. 3M55 trang bị hai động cơ, một động cơ nhiên liệu rắn để đưa lên tửa rời bệ phóng và một động cơ phản lực dòng thẳng cho hành trình bay. Đặc biệt, 3M55 đạt tốc độ hành trình gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, nhờ đó mà việc đánh chặn quả tên lửa này không dễ.

Tên lửa dùng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động/bị động ở pha cuối. Ở hành trình bay cuối tiếp cận mục tiêu, nó bay cách mặt nước 5-15m và có thể cơ động lẩn tránh hỏa lực phòng thủ đối phương. 3M55 lắp đầu đạn xuyên giáp thuốc nổ mạnh nặng 250kg đủ sức công phá các chiến hạm cỡ lớn, tầm bắn tối đa 300km.

Bastion là loại vũ khí chống hạm từ đất liền hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ vững chắc lãnh hải.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

>> Nga trình diễn "Sát thủ diệt hạm" tại Caspian trong năm nay


Trong năm nay các tổ hợp tên lửa bờ biển cơ động Bal-E sẽ được thử nghiệm bắn và đưa vào trang bị cho các đội tàu Caspian của Hải quân Nga. 



Ngày 8/2, Hãng tin Interfax dẫn nguồn tin từ Đại tá Igor Gorbulya, Tổng biên tập Cơ quan báo chí của Quân khu phía Nam cho hay, trong năm nay các tổ hợp tên lửa bờ biển cơ động Bal-E sẽ được thử nghiệm bắn và đưa vào trang bị cho các đội tàu Caspian của Hải quân Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình tổ hợp tên lửa bờ biển Bal-E trong triển lãm vũ khí năm 2009


Theo lời Gorbulya, tên lửa Bal-E sẽ được phóng ít nhất 3 lần với mục tiêu mô phỏng là các tàu nổi. Dự kiến vào tháng 9 tới, tổ hợp Bal-E sẽ được phóng thử nghiệm trong cuộc tập trận chiến lược “Kavkaz-2012”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp Bal-E sử dụng tên lửa chống tàu Kh-35E


Lần đầu tiên ông Gorbulya thông báo về việc cung cấp tổ hợp Bal-E cho các đội tàu ở Caspian là vào tháng 12/2011.

Tuy nhiên, ông không cho biết trong năm 2012 việc cung cấp bổ sung các tổ hợp này đã hoàn thành hay chưa mà chỉ nói về số lượng (khoảng 10 tổ hợp).

Tổ hợp Bal-E gồm sở chỉ huy điều khiển và liên lạc tự hành, bệ phóng tự hành, xe vận chuyển – nạp đạn.

Bal-E có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly đến 120km ban ngày cũng như đêm tối, trong mọi điều kiện thời tiết.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp Bal-E tiêu diệt mục tiêu mô phỏng


Ngoài Bal-E, trong khuôn khổ đơn đặt hàng quốc phòng năm 2011, Quân khu phía Nam còn nhận được một vài trăm trang thiết bị kỹ thuật bọc thép mới (xe chiến đấu chủ lực T-90, T-72BM, BMP-3 và BTR-82A) và hơn 200 tổ hợp liên lạc trên cơ sở xe bánh hơi và bánh xích.

Như vậy, tổng số lượng xe chiến đấu mới của Quân khu phía Nam được trang bị khoảng 70%.

>> Hệ thống tên lửa "lỡ hẹn" với Điện Biên Phủ trên không


Trong cuộc diễn tập bắn đạn thật tháng 12/2011 tại trường bắn quốc gia khu vực 1 (TB1), bên cạnh các loại tên lửa S-75M, 9K35 Strela 10, S-300, pháo phòng không. Việt Nam lần đầu công khai hệ thống tên lửa đất đối không nâng cấp S-125 Pechora-2TM. 

Pechora-2TM là gói nâng cấp hiện đại hóa hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung S-125 do công ty Tetraedr (Belarus) thực hiện.

S-125 do Liên Xô phát triển sản xuất năm 1963 chuyên dùng đánh chặn tiêu diệt mục tiêu ở tầm gần và tầm trung. So với S-75M, S-125 có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay thấp tốt hơn và khả năng kháng nhiễu (môi trường tác chiến điện tử) mạnh hơn.

S-125 được đưa vào biên chế trong Quân đội Nhân dân Việt Nam từ đầu những năm 1970. Thậm chí, trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (12 ngày cuối năm 1972), nó đã “có mặt” nhưng không tham gia chiến đấu.

Hiện nay, S-125 Pechora là một trong những “rồng lửa” chủ lực của Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đất đối không S-125.


Trong các cuộc xung đột sau này có sự tham gia của S-125, chiến công vang dội nhất mà loại tên lửa đạt được là năm 1999, tại cuộc chiến Kosovo lữ đoàn 250 Quân đội Nam Tư đã dùng S-125 bắn hạ máy bay ném bom tàng hình F-117 của Mỹ.

Ngày nay, tuy S-125 đã được xếp vào hàng “tên lửa lỗi thời, lạc hậu”. Nhưng đối với những quốc gia có ngân sách chi tiêu quốc phòng còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế từ nền kinh tế như Việt Nam thì việc duy trì S-125 là cần thiết.

Và để nâng cao khả năng chiến đấu thích ứng với môi trường chiến tranh hiện đại, giải pháp nâng cấp hiện đại hóa đưa yếu tố mới vào thiết kế cũ là việc làm tốt nhất để S-125 tiếp tục bảo vệ vững chắc vùng trời tổ quốc Việt Nam.

Việt Nam đã lựa chọn Belarus – nước thừa hưởng thành tựu công nghiệp quốc phòng Liên Xô là đối tác nâng cấp S-125 lên chuẩn S-125 Pechora-2TM.

Thành phần S-125-2TM

Gói nâng cấp S-125-2TM thiết kế để tiêu diệt mục tiêu (kể cả loại kích cỡ nhỏ) trên không ở tầm thấp và tầm trung trong môi trường gây nhiễu điện tử cao. Ngoài ra, nó có thể phá hủy cả mục tiêu trên mặt đất hoặc mặt biển.

Hệ thống nâng cấp có thể tác chiến phòng không độc lập hoặc nằm trong phòng không hợp nhất nhờ khả năng tương thích với mọi kiểu loại radar và các hệ thống thông tin chỉ huy phòng không.

S-125-2TM được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS cho phép định vị tọa độ, hiển thị vị trí trên bản đồ số. Điều này giúp rút ngắn thời gian thu hồi và triển khai hệ thống.

http://nghiadx.blogspot.com
Bệ phóng của hệ thống S-125-2TM Quân chủng PK-KQ Việt Nam trong đợt diễn tập bắn đạn thật TB1 2011.


http://nghiadx.blogspot.com
Đạn tên lửa 5V27 của S-125-TM rời bệ phóng lao thẳng tới mục tiêu.


Thành phần của S-125-2TM gồm:

- Đài radar điều khiển hỏa lực SNR-125-2TM gồm 2 xe: xe ăng ten UNV-2TM và xe điều khiển UNK-2TM. Đài này có khả năng theo dõi đồng thời hai mục tiêu cùng lúc, dẫn đường tiêu diệt cả hai mục tiêu bằng 2 tên lửa hoặc một mục tiêu bằng 2 tên lửa.

- Bệ phóng 5P73-2TM: mỗi bệ đặt 4 đạn tên lửa, mỗi hệ thống trang bị 4 bệ.

- Đạn tên lửa đối không có điều khiển 5V27 lắp đầu đạn nặng 70kg (33kg thuốc nổ và 4.500 mảnh).

- Hệ thống tự cung cấp điện năng APSS-2TM

- Đài trinh sát nhìn vòng và chỉ thị mục tiêu P-18T có cự ly hoạt động 360km, theo dõi cùng lúc 250 mục tiêu.

- Thành phần bổ trợ đảm bảo chiến đấu: xe chở và nạp đạn TRV-2TM.

“Lột xác” hoàn toàn

Với gói nâng cấp S-125-2TM, nó đã cải thiện đáng kể sức chiến đấu của hệ thống phòng không này. Cụ thể, S-125-2TM có khả năng theo dõi, tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc so với 1 mục tiêu hệ thống cũ.

Tuy cự ly bắn của tên lửa vẫn là 35km nhưng trần bay tiêu diệt mục tiêu có thể đạt 25.000m (so với 18.000m của S-125). Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa 100km so với 80km hệ thống cũ.

Đặc biệt, khả năng kháng nhiễu chặn tích cực là 2.700 W/MHz so với 24 W/MHz của S-125 (W/MHz nghĩa là cường độ nhiễu tính bằng công suất phát nhiễu W trên một đơn vị băng thông MHz, chỉ số W/MHz càng cao tính kháng nhiễu càng lớn).

Nhờ cơ giới hóa mạnh mẽ, thời gian thu hồi triển khai hệ thống rất nhanh 25-30 phút , đây là yếu tố quan trọng trong chiến tranh hiện đại (giúp đơn vị di chuyển trận địa mới để đối phó địch phản kích).

Các xe điều khiển radar thiết kế với “nội thất” tiện nghi cho kíp trắc thủ với các màn hình màu tinh thể lỏng có độ phân giải cao.

Dưới đây là một vài hình ảnh về hệ thống tên lửa nâng cấp S-125-2TM:

http://nghiadx.blogspot.com
Xe rơ moóc đặt cụm ăng ten UNV-2TM của đài radar điều khiển hỏa lực SNR-125-2TM.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe điều khiển UNK-2TM của đài SNR-125-2TM.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Nội thất tiện nghi, bắt mắt trong xe điều khiển UNK-2TM.


http://nghiadx.blogspot.com
Bệ phóng 5P73-2TM với 4 đạn tên lửa.


http://nghiadx.blogspot.com
Đài radar nhìn vòng và chỉ thị mục tiêu P-18T đặt trên xe vận tải Kamaz.


http://nghiadx.blogspot.com
Bố trí bên trong xe P-18T cũng khá tiện nghi.


>> "Phương Tây không cần phản ứng điên cuồng như thế!"


Đáp trả những lời lẽ vô cùng gay gắt của Mỹ và các nước EU về việc hai nước Nga - Trung bác bỏ dự thảo nghị quyết về Syria của Hội đồng Bảo an, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov chế giễu phản ứng này là "gần như điên cuồng".


Trước đó, trong chuyến thăm Bulgary, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gọi những gì mới diễn ra là một "trò hề", và cao giọng tuyên bố rằng với một Hội đồng Bảo an "què quặt" thì không còn cách nào khác là Mỹ và đồng minh phải tự tìm hướng giải quyết riêng.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton: "Những gì đã diễn ra ở HĐBA là một trò hề!" (Ảnh: BBC)


Còn Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé gọi 2 lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc là "vết nhơ đạo đức". Không kém phần nặng lời, Ngoại trưởng Anh William Hague gọi hành động này là một sự phản bội đối với người dân Syria.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Moscow, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov mỉa mai: "Những người nóng giận thì khó lòng mà sáng suốt." Ông khẳng định, những phản ứng 'cuồng loạn' này thực chất là nhằm che giấu những gì đang thực sự xảy ra ở Syria.

Theo ông, có nhiều hơn một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực tại đất nước Cộng hòa Arab này, và đó là lý do mà Nga ủng hộ các sáng kiến mà Liên đoàn Arab đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái, trong đó kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Syria bất kể nó đến từ đâu.

Ngoại trưởng Nga cũng thừa nhận nghị quyết của Hội đồng Bảo an đã bao gồm nội dung này, nhưng nhấn mạnh rằng không thể chỉ có những khẩu hiệu suông mà thiếu các bước cụ thể để thực thi nó.

"Các biện pháp được đề ra rất cụ thể, nhưng lại chỉ áp đặt cho một bên - chính phủ Syria. Chúng tôi đã yêu cầu sửa đổi một số điều để xóa bỏ sự bất công này, cũng như mô tả các bước cụ thể mà chúng tôi chờ đợi từ phía phe đối lập và cộng đồng quốc tế, liên quan đến các lực lượng vũ trang cực đoan ở Syria."

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov: "Phương Tây không cần phản ứng điên cuồng như thế!"


Trong số các sửa đổi này, song song với việc yêu cầu chính phủ Syria rút quân đội và lực lượng an ninh ra khỏi các thị trấn, Nga cũng đề xuất yêu cầu các nhóm vũ trang chống đối cũng phải rút quân và chấm dứt những nỗ lực chiếm đóng của họ. Ngoài ra, Nga đề nghị tách các nhóm đối lập chính trị với các phần tử cực đoan, đồng thời từ bình diện quốc tế thuyết phục các nhóm vũ trang chấm dứt bạo lực.

Ông Lavrov cho biết, Moscow hết sức ngạc nhiên khi Hội đồng Bảo an từ chối những đóng góp sửa đổi vô cùng hợp lý này và vội vàng đưa một bản nghị quyết chưa hoàn chỉnh ra biểu quyết. Ngoại trưởng này nhấn mạnh, phía Nga đã đề nghị hoãn cuộc bỏ phiếu lại vài ngày để chờ tin tức từ chuyến thăm Damascus của ông và Giám đốc Tình báo ở nước ngoài Mikhail Fradkov ngày 7/2. Theo ông, việc từ chối chờ đợi này là một sự thiếu tôn trọng.

Ngoại trưởng Nga khẳng định, các thế lực bên ngoài đang cố gắng lật đổ chính quyền Assad và điều này chỉ dẫn đến kết quả duy nhất là số nạn nhân ngày càng tăng. "Chúng tôi đã nhiều lần thúc giục Damscus đẩy nhanh tiến độ cải cách và vẫn đang tiếp tục nỗ lực làm điều đó. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng có những người lại mang mục đích khác, họ đang cố gắng lợi dụng diễn biến này để thay đổi chế độ."

http://nghiadx.blogspot.com
Cuộc chiến tại Homs do ai khởi xướng? (Ảnh: AP)


Ông mạnh mẽ chỉ trích, trong khi phe đối lập Syria cứ khăng khăng đòi nước ngoài can thiệp chứ không chấp nhận bất cứ sự thỏa hiệp nào với chính phủ, thì các thế lực bên ngoài lại khuyến khích các nhóm vũ trang cực đoan, bao gồm cả việc cung cấp vũ khí và tài trợ dưới nhiều hình thức. Từ đây, không khó để nhận ra rằng ai mới là người cổ vũ cho bạo lực.

Phản pháo lại điều này, đại diện Hội đồng Quốc gia Syria (SNC) của phe đối lập tuyên bố, 2 lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc là "hành động vô trách nhiệm", đồng thời cáo buộc Nga - Trung phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với tình trạng bắn giết leo thang ở quốc gia này.

Cuộc giao tranh ở thành phố Homs đang trở nên ngày càng dữ dội, tuy nhiên sự thật đằng sau đó thì chưa được tiết lộ. Phe đối lập tố cáo chính phủ Syria đã tấn công bằng vũ khí hạng nặng và nã rocket vào nhà dân, khiến không dưới 200 người thiệt mạng. Còn chính quyền Assad khẳng định chính các lực lượng vũ trang cực đoan đã cố tình kích động cuộc giao tranh đẫm máu này.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 2)


3. Damen Schelde Naval Shipbuilding 






Về mặt các mặt hàng dân sự và quá trình hình thành các bạn có thể tham khảo qua video sau (lấy từ Hanghaivietnam.com):



Damen Schelde Naval Shipbuilding (DSNS) đã có 50 năm kinh nghiệm trong việc chế tạo tàu chiến và là nhà cung cấp vũ khí chính cho hải quân hoàng gia Hà Lan, trong đó đáng chú ý là thể loại tàu khu trục, tàu khu trục đa nhiệm vụ, tàu hộ tống, tàu tuần tra, tàu hỗ trợ đổ bộ...

Một số hình ảnh về những chiếc tàu do DSNS chế tạo:

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
4. Tàu hộ tống lớp Sigma

Sigma là từ viết tắt của Ship Integrated Geometrical Modularity Approach, dạng tàu hộ tống nhỏ và có khả năng viễn dương. Được áp dụng công nghệ chế tạo theo kiểu modular phổ biến hiện nay, tàu thiết kế theo từng đoạn sau đó sẽ được lắp ghép lại với nhau một cách hoành chỉnh. Kích thước của tàu có thể được nhận biết thông qua tên gọi của nó, ví dụ SIGMA 9113 có nghĩa là tàu dài 91 mét và rộng 13, tương tự SIGMA 10513 sẽ có chiều dài 105 mét và chiều rộng 13 mét.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế theo kiểu modular của Sigma.


 Hiện nay chỉ có Hải quân Indonesia và Hải quân hoàng gia Ma Rốc là đang được trang bị cả tàu hộ tống lớp SIGMA và tàu khu trục nhỏ lớp SIGMA (biến thể của tàu hộ tống). Trong đó Indonesia sở hữu biến thể hộ tống 91113 và biến thể khu trục 10514, còn Ma Rốc lại sở hữu biến thể hộ tống 9813 và biến thể khu trục 1513.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống KRI Frans Kaiseipo (368) thuộc lớp Sigma của Indonesia (2009).

Nước thứ 3 sẽ được sở hữu 4 tàu hộ tống lớp SIGMA phiên bản 9113 chính là Việt Nam chúng ta, trong đó có 2 chiếc sẽ đóng ở Hà Lan và 2 chiếc đóng tại Việt Nam (rất có thể đó là xưởng đóng tàu Sông Thu, do có hợp tác với Damen).

http://nghiadx.blogspot.com


Về thông số kỹ thuật, một chiếc tàu hộ tống SIGMA điển hình sẽ có những thông số như sau:

- Tải trọng: 1.692 tấn

- Chiều dài: 90,71 m

- Rộng: 13,02 mét

- Mớn nước: 3,60 mét

- Tốc độ:

+ Tối đa: 52 km/h

+ Tuần tra: 33 km/h

+ Tiết kiệm: 26 km/h

- Phạm vi hoạt động:

+Ở tốc độ tuần tra 33 km/h: 6.700 km

+Ở tốc độ tiết kiệm 26 km/h: 8.900 km

- Thủy thủ đoàn: Từ 20-80 người.

Động cơ:

- 2 động cơ SEMT Pielstick 20PA6B STC hoạt động hiệu quả tại 8.910 kW.

- 4 máy phát điện Caterpillar 3406C TA hoạt động hiệu quả tại 350 kW.

- 1 máy phát điện khẩn cấp Caterpillar 3304B hoạt động hiệu quả tại 105 kW.

- 2 trục Rolls Royce Kamewa 5 cánh quạt CP.

- 2 thiết bị giảm truyền động bước đơn Renk ASL94 với trục ổn định thụ động.

Hệ thống cảm biến và xử lý: - Hệ thống điều khiển hỏa lực TACTICOS của Thales Group (Pháp).

- Radar trinh sát, tìm kiếm MW08 3D: thuộc gia đình 3D multibeam 'SMART', có khả năng theo dõi và giám sát mục tiêu.

- Thales TSB 2.525 Mk XA (kết hợp với MW08) sử dụng công nghệ "friend or foe" (IFF) nhằm phân biệt đâu là ta đâu là địch.

- Radar điều hướng hàng hải: Sperry Marine BridgeMasterE ARPA.

- Radar điều khiển hỏa lực: LIROD Mk 2.

- Hệ thống liên kết dữ liệu LINK Y Mk 2.

- Máy định vị thủy âm (Sonar) Thales UMS 4132 Kingklip ASW - sử dụng sóng siêu âm trung tần thụ động lẫn chủ động.

- Hệ thống liên lạc nội bộ FOCON của Thales hoặc ICCS của EID - cho phép liên lạc, trao đổi thông tin nội bộ trên tàu và với hệ thống thông tin bên ngoài thông qua bảng kiểm soát.

- Hệ thống liên lạc vệ tinh Nera F.

- Hệ thống la bàn và hải đồ điện tử Raytheon Ansschutz - giúp định vị và tính toán quỹ đạo hải hành.

- Hệ thống ngụy trang tàng hình: Thales DR3000 và Racal Scorpion 2L.

- Hệ thống tích hợp nền tảng quản lý: Imtech UniMACs 3000 Integrated Bridge.

- Hệ thống tác chiến điện tử và điều khiển mồi bẫy ngư lôi, tên lửa TERMA SKWS, DLT-12T

Vũ khí: - 2 hệ thống tên lửa đối không (phía trước và phía sau) với 4 ống phóng MBDA Mistral TETRAL. - 4 tên lửa chống hạm MBDA ExocetMM40 Block II.

- Một khẩu pháo hạm Oto Melara cỡ nòng 76mm

- 2 pháo phòng không Denel Vektor G12 cỡ nòng 20mm.

- Ngư lôi EuroTorp 3A 244S Mode II/MU 90 trong hai ống phóng đôi B515.

Sàn bay dùng cho trực thăng chiến đấu hoặc cứu hộ và có hầm chứa dành riêng cho trực thăng.

Video:


Reception Royal Moroccan Navy SIGMA-class Frigate


Indonesian FKO SIGMA
Một số hình ảnh minh họa:

http://nghiadx.blogspot.com
Ống phóng tên lửa MBDA Mistral TETRAL.


http://nghiadx.blogspot.com
Otobreda 76 mm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa MBDA Exocet.


http://nghiadx.blogspot.com
USS Stark sau khi bị 2 phát Exocet.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi M90 Impact.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống điều khiển hỏa lực TACTICOS của Thales Group


Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 1)


Cách đây vài ngày, một số tờ báo chính thống trong nước đã đăng tải thông tin về việc Việt Nam chúng ta đang có ý định mua 4 chiếc tàu hộ tống lớp Sigma của tập đoàn đóng tàu Damen, Hà Lan. Đây là một thông tin đáng chú ý, bởi lớp tàu Sigma là một trong những chiến hạm mạnh mẽ và cực kỳ giá trị hiện nay - cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có lẽ đây là thời điểm thích hợp để chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề thú vị xung quanh lớp tàu hộ tống này. 


>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 2)


http://nghiadx.blogspot.com
1. Tàu hộ tống là gì?

Tàu hộ tống có tên tiếng Anh là Corvette, một loại tàu chiến nhỏ, cơ động và được trang bị các loại vũ khí hạng nhẹ. Trước đây tàu hộ tống thường có thiết kế nhỏ hơn so với tàu khu trục (trên 2000 tấn) và lớn hơn so với các loại tàu tuần tra và tàu tấn công nhanh chiến thuật (dưới 500 tấn). Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay các mẫu thiết kế của tàu hộ tống thường có kích thước và vai trò giống như một loại khu trục nhỏ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống hơi nước Dupleix của Pháp (1856–1887)


Để hiểu được vai trò của tàu hộ tống, có lẽ chúng ta sẽ phải quay lại thời kỳ được gọc là Age of Sail (Kỷ nguyên Thuyền buồm) diễn ra từ khoảng những năm 1775 đến 1820, khi mà thương mại quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp trên biển và các lực lượng hải quân phát triển mạnh mẽ (chưa có máy bay nhé!).

Ở thời điểm này, tàu hộ tống bắt đầu xuất hiện, chúng là một trong những loại tàu nhỏ được phát triển từ Sloop-of-war (Thuyền buồm chiến đấu). Vai trò chủ yếu là tuần tra ven biển, chiến đấu trong các trận đánh nhỏ, hỗ trợ các loại tàu lớn hơn hay tham gia trong những nhiệm vụ nhằm biểu dương lực lượng.

Tàu hộ tống lớn nhất trong thời kỳ Age of Sail là USS Constellation, chế tạo vào năm 1855 và có chiều dài 54 mét, trang bị 24 khẩu súng. Với kích thước"khủng" trong thời điểm đó, USS Constellation được nhìn nhận như là một loại tàu khu trục nhỏ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống USS Intensity (PG-93) thuộc lớp Flower của Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai.


Theo thời gian, kích thước và tính năng của tàu hộ tống ngày càng được mở rộng. Trong giai đoạn "tích tụ vũ khí" để chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ 2, "corvette" thường được dùng để làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống các loại tàu lớn. Tuy nhiên thiết kế của chúng vẫn chưa "đủ sức" để đi viễn dương, vũ khí quá yếu để chống lại các loại máy chiến đấu và không lý tưởng để đối đầu với tàu ngầm.

Trong giai đoạn từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước cho đến nay, lực lượng hải quân hiện đại của các nước có xu hướng phát triển các loại chiến hạm nhỏ với tính linh hoạt rất cao. Tàu hộ tống thường có lượng giãn nước tiêu chuẩn từ 540 đến 2.750 tấn (lớp Sigma là 1.692 tấn), chiều dài trong khoảng 55 đến 100 mét (lớp Sigma là 90,7 mét) và được trang bị súng tầm trung và nhỏ, tên lửa đất-đối-đất, đất-đối-không và các loại vũ khí dưới nước khác. Một số còn có thể được trang bị trực thăng chống ngầm cỡ nhỏ hoặc trung bình.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống ARA Gomez Roca (P-46) thuộc lớp Espora của Argentine (03/2010).


Rất nhiều nước giáp biển hiện nay đã chế tạo tàu hộ tống bằng cách phát triển từ loại tàu dân sự có kích thước tương đương, sau đó mua thêm hệ thống cảm biến, vũ khí và các thiết bị khác được bán trên thị trường quốc tế - phần này chiếm khoảng 60% tổng chi phí.

2. Một số lớp tàu hộ tống điển hình

Skjold - tàu chiến nhanh nhất thế giới

Rất nhiều quốc gia có biển trên thế giới hiện nay đang sử dụng tàu hộ tống với các kích thước khác nhau. Trong đó ưu việt nhất hiện nay có lẽ là Skjold (Lá Chắn) của Nauy - lớp tàu hộ tống đầu tiên được sử dụng công nghệ tàng hình toàn bộ. Thực ra, Lá Chắn thuộc loại tàu tuần tra, tuy nhiên với tốc độ siêu nhanh là 60 hải lý - 111 km/h (trên mặt biển tĩnh) cùng khả năng di chuyển linh hoạt thì nó vẫn được coi là một tàu hộ tống.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống lớp Skjold năm 2008.


Hiện tại, Skjold được coi là tàu chiến vũ trang nhanh nhất thế giới, và chỉ chịu thua tàu tuần tra cánh ngầm không mang vũ khí của Canada là HMCS Bras d'Or với tốc độ khoảng 63 hải lý (116km/h).

Về mặt kỹ thuật, Skjold có tầm hoạt động lên tới 1.300 km, được trang bị radar đa nhiệm vụ đối không lẫn đối hải, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống cảm biến quang điện và cứu hộ.


Tàu hộ tống lớp Skjold

"Quái hạm" Littoral Combat Ship ( LCS )

http://nghiadx.blogspot.com
Littoral Combat Ship


Là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của quân đội Hoa Kỳ trong những năm gần đây, "quái thú" này thực sự làm kẻ thù khiếp sợ bởi vẻ ngoài không giống ai và sức mạnh mà nó được trang bị.

Mặc dù tốc độ không bằng Skjold, chỉ 40 hải lý (74 km/h) nhưng tầm hoạt động lại lên tới 19.000 km. LCS có thiết kế nhỏ hơn các loại khu trục tên lửa điều khiển khác của Hải Quân Hoa Kỳ và được so sánh với những lớp tàu hộ tống khác.

Ngoài việc trang bị công nghệ tàng hình tiên tiến nhất hiện nay, LCS còn được xem là một chiếc hạm vận chuyển cỡ nhỏ với một sàn bay và một kho chứa, đủ để giấu 2 chiếc trực thăng hạng nặng SH-60 Seahawk, một vài máy bay không người lái, cano và 4 đơn xe bọc thép. Tất cả luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.


LSC Demo


Lớp tàu hộ tống Braunschweig của Đức

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống lớp Braunschweig


K130 Braunschweig là lớp tàu hộ tống mới nhất của Đức, đôi khi còn được biết đến như là Korvette 130. Có tốc độ khá khiêm tốn so với 2 chiến hạm ở phía trên, chỉ khoảng 48 km/h và phạm vi hoạt động tối đa 7.400 km.

Braunschweig được trang bị công nghệ tàng hình, đi kèm với 2 trực thăng không người lái UAV và tên lửa dẫn đường Polyphem có tầm phóng xa khoảng 60 km.


Tàu hộ tống lớp Braunschweig


Lớp tàu hộ tống Milgem của Thổ Nhĩ Kỳ

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống lớp Milgem


Là một trong những nước có lực lượng hải quân mạnh nhất hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển một dự án có tên là MILGEM nhằm chế tạo ra một chiến hạm tàng hình hiện đại có khả năng chống trả tàu ngầm và làm nhiệm vụ tuần tra ở các vùng biển nông gần bờ.

Hiện tại lớp tàu hộ tống Milgem vẫn đang ở trong giai đoạn chế tạo và thử nghiệm.


Milgem
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang